Bài giảng Tin học đại cương - Bài 4: Nhập xuất - Nguyễn Mạnh Hiển

pdf 25 trang hapham 1390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học đại cương - Bài 4: Nhập xuất - Nguyễn Mạnh Hiển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tin_hoc_dai_cuong_bai_4_nhap_xuat_nguyen_manh_hien.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tin học đại cương - Bài 4: Nhập xuất - Nguyễn Mạnh Hiển

  1. BÀI 4: NHẬP XUẤT Nguyễn Mạnh Hiển Khoa Công nghệ thông tin hiennm@tlu.edu.vn
  2. Nội dung bài giảng • Nhập xuất với bàn phím và màn hình • Nhập xuất với tệp văn bản
  3. Tổng quan về nhập xuất Luồng nhập Luồng xuất Thiết bị Chương trình Thiết bị nhập C++ xuất • Thiết bị nhập có thể là bàn phím hoặc tệp tin trên ổ cứng • Thiết bị xuất có thể là màn hình hoặc tệp tin trên ổ cứng • cin là luồng nhập chuẩn, gắn với bàn phím • cout là luồng xuất chuẩn, gắn với màn hình • cin và cout được khai báo trong tệp tiêu đề iostream, tức là phải có dòng định hướng bộ tiền xử lý sau ở đầu chương trình nếu muốn dùng chúng: #include
  4. Kiểu dữ liệu luồng nhập xuất • C++ cho phép định nghĩa các kiểu dữ liệu mới dưới dạng lớp • Một lớp bao gồm: − Dữ liệu − Các hàm để xử lý dữ liệu đó (còn gọi là các phương thức) • Thư viện chuẩn C++ gồm nhiều lớp phục vụ các mục đích khác nhau: − Lớp istream (biểu diễn luồng nhập): cin thực chất là một biến kiểu istream − Lớp ostream (biểu diễn luồng xuất): cout thực chất là một biến kiểu ostream (Chú ý: biến có kiểu lớp còn được gọi là đối tượng nên ta thường nói đối tượng cin và đối tượng cout)
  5. Nhập xuất với cin và cout • Phải có dòng định hướng bộ tiền xử lý sau: #include • Nhập dữ liệu từ bàn phím: std::cin >> x; • Xuất dữ liệu ra màn hình: std::cout << x; • Để bỏ "std::", phải có câu lệnh sau: using namespace std;
  6. Nhập giá trị từ bàn phím với cin • Cách 1: cin >> biến1; cin >> biến2; cin >> biếnN; • Cách 2: cin >> biến1 >> biến2 >> >> biếnN; • Trong câu lệnh nhập, có bao nhiêu biến (ở bên phải cin) thì phải nhập bấy nhiêu giá trị với kiểu phù hợp − Sau khi gõ xong một giá trị, phải gõ thêm dấu cách, dấu tab hoặc dấu xuống dòng (Enter) trước khi gõ giá trị tiếp theo; kết thúc toàn bộ quá trình nhập bằng dấu xuống dòng − Nếu giá trị nhập vào không phù hợp với kiểu của biến thì có thể dẫn đến những kết quả ngoài ý muốn
  7. Ví dụ về cin int n; double x; double y1; double y2; cin >> n; // nhap gia tri cho mot bien nguyen cin >> x; // nhap gia tri cho mot bien thuc cin >> y1 >> y2; // nhap gia tri cho hai bien thuc (Chú ý: Đối với số thực, có thể nhập vào theo kiểu 1.2e-3 để biểu thị số thực 1.2 x 10-3)
  8. In giá trị ra màn hình với cout • Cách 1: cout << biểu-thức-1; cout << biểu-thức-2; cout << biểu-thức-N; • Cách 2: cout << biểu-thức-1 << << biểu-thức-N; • Giá trị của các biểu thức sẽ được in nối tiếp nhau trên màn hình • Nếu muốn xuống dòng thì thay một trong các biểu thức bằng ký hiệu endl hoặc ký tự '\n'
  9. Ví dụ về cout double x = 2.56; cout << x << endl; // in gia tri cua bien x cout << -6.2 << endl; // in so thuc cout << "xin chào" << endl; // in xau ky tu cout << 2 + x*x << endl; // in gia tri cua bieu thuc Cách khác (cho cùng kết quả in trên màn hình): cout << x << endl << -6.2 << endl << "xin chao" << endl << 2 + x*x << endl;
  10. Ví dụ về nhập xuất dữ liệu // Tinh tong va tich cua hai so thuc #include using namespace std; int main() { double x1, x2; cout > x1 >> x2; cout << "Tong cua hai so la " << x1 + x2 << endl; cout << "Tich cua hai so la " << x1 * x2 << endl; return 0; }
  11. Kiểu dữ liệu xâu ký tự • Ta đã biết cách viết các xâu ký tự như sau: "Xin chao cac ban" • Thư viện chuẩn C++ có lớp string cho phép ta khai báo các biến có giá trị là một xâu ký tự • Lớp string được khai báo trong tệp tiêu đề string nên phải có dòng định hướng bộ tiền xử lý sau: #include • Khai báo và gán giá trị cho biến xâu: string loi_chao; loi_chao = "Xin chao cac ban";
  12. Nhập xâu ký tự Hãy chạy chương trình sau, nhập vào họ tên đầy đủ của bạn và phát hiện vấn đề! #include #include // string la tep tieu de chua lop string (xau) using namespace std; int main() { string hoten; // khai bao bien xau hoten cout > hoten; // nhap mot xau ky tu va gan cho bien xau hoten cout << "Xin chao " << hoten << endl; return 0; }
  13. Nhập xâu ký tự với hàm getline • Để nhập xâu ký tự chứa dấu cách: getline(cin, ); #include #include using namespace std; int main() { string hoten; cout << "Nhap ho ten: "; getline(cin, hoten); // dung ham getline thay cho cin cout << "Xin chao " << hoten << endl; return 0; }
  14. Tệp tin (file) • Tệp tin (còn gọi là tập tin hay tệp) nằm trên các thiết bị lưu trữ ngoài (như ổ cứng), chứa các dữ liệu như văn bản, hình ảnh, • Hai loại tệp: − Tệp văn bản: Dữ liệu dưới dạng văn bản (gồm các ký tự) mà con người đọc được − Tệp nhị phân: Dữ liệu dưới dạng mã nhị phân (0/1), con người không đọc được
  15. Đọc ghi tệp • Thư viện chuẩn C++ có các lớp cho phép nhập xuất (đọc ghi) đối với tệp • Phải có dòng định hướng bộ tiền xử lý sau: #include • Các lớp thường dùng: − ifstream: Đọc tệp − ofstream: Ghi tệp − fstream: Đọc/ghi tệp
  16. Ví dụ về đọc tệp văn bản #include Tệp "dulieu.txt" #include 100 using namespace std; 2.48 int main() { int n; double x; ifstream tep; // khai bao bien tep tep.open("dulieu.txt"); // mo tep dung ham open tep >> n >> x; // nhap du lieu tu tep tep.close(); // dong tep dung ham close cout << "n = " << n << ", x = " << x; return 0; }
  17. Ví dụ về ghi tệp văn bản #include #include using namespace std; int main() { int tuoi = 20; ofstream tep; // khai bao bien tep tep.open("sinhvien.txt"); // mo tep tep << "Le Van Tuan\n"; // ghi ho ten ra tep tep << tuoi; // ghi tuoi ra tep tep.close(); // dong tep cout << "Da hoan thanh ghi tep"; return 0; }
  18. Một số phương thức làm việc với tệp • Phương thức (hàm): − open: Mở tệp − is_open: Kiểm tra tệp được mở? − close: Đóng tệp − eof: Kiểm tra ở cuối tệp? • Cách gọi phương thức: . (các tham số); Ví dụ: ifstream f; // khai bao bien tep f.open("dulieu.txt"); // goi phuong thuc
  19. Các bước làm việc với tệp 1. Khai báo biến tệp 2. Mở tệp 3. Đọc/ghi tệp 4. Đóng tệp
  20. Khai báo biến tệp • Cú pháp: ; • Khai báo biến tệp dùng để đọc tệp: ifstream tep1; • Khai báo biến tệp dùng để ghi tệp: ofstream tep2;
  21. Mở tệp • Cách 1: ; .open( ); • Cách 2: ( ); • Ví dụ: ifstream tep1; tep1.open("dulieu.txt"); ofstream tep2("sinhvien.txt");
  22. Đọc ghi tệp • Cú pháp tương tự như với cin và cout • Đọc tệp: biến-tệp >> biến-1; biến-tệp >> biến-2 >> biến-3; • Ghi tệp: biến-tệp << biểu-thức-1; biến-tệp << biểu-thức-2 << biểu-thức-3;
  23. Đóng tệp • Cú pháp .close(); • Đóng tệp để đảm bảo dữ liệu của tệp được toàn vẹn
  24. Bài tập • Viết chương trình C++ để ghi các thông tin sau ra một tệp văn bản (đặt tên là "thongtin.txt"), mỗi thông tin nằm trên một dòng riêng: − Họ tên của bạn − Ngày sinh − Giới tính − Quê quán • Viết một chương trình khác để đọc và hiển thị nội dung của tệp "thongtin.txt" bên trên ra màn hình
  25. Hết bài 4