Bài giảng Tin học văn phòng - Microsoft Word

ppt 75 trang hapham 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học văn phòng - Microsoft Word", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tin_hoc_van_phong_microsoft_word.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tin học văn phòng - Microsoft Word

  1. VIEÄN KEÁ TOAÙN VAØ QUAÛN TRÒ DOANH NGHIEÄP 285 CMT8 – QUAÄN 10 – TP. HOÀ CHÍ MINH GV:LÊ NGUYÊN PHƯƠNG
  2. PHẦN II: MICROSOFT WORD
  3. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU MICROSOFT WORD I. Khởi động và thoát khỏi Microsoft Word ĐN: Word là phần mềm soạn thảo văn bản cao cấp chạy dưới môi trường Windows, chuyên dùng để phục vụ cho công tác văn phòng. 1.Khởi động Microsoft Word  Vào Start | Programs | Click vào Shortcut trên Desktop Click vào biểu tượng Word trên Toolbar
  4. 2. Thoát khỏi MS Word Trước khi thoát bạn nên lưu nội dung lại. Nếu không sẽ xuất hiện hộp thoại: Các cách thoát khỏi MS Word  File | Exit  Nhấn tổ hợp Alt + F4  Bấm vào nút X trên góc phải màn hình
  5. II.Màn hình MS Word Thanh tiêu đề Thanh Menu Thanh công cụ Thước Cửa sổ soạn thảo Thanh cuộn Thanh trạng thái
  6. Thanh tiêu đề: hiển thị tiêu đề tập tin tương ứng
  7. Thanh Menu: chứa các lệnh để gọi tới các chức năng của Word khi đang làm việc.
  8. Thanh công cụ: bao gồm nhiều thanh công cụ, mỗi thanh công cụ bao gồm nhiều nút lệnh để phục vụ một nhóm công việc nào đó. Vd: khi soạn thảo văn bản bạn phải dùng đến thanh công cụ chuẩn Standard và thanh công cụ định dạng Formating, hoặc khi vẽ thì dùng đến thanh công cụ Drawing.
  9. Thước (Ruler): gồm hai thước bao viền trang văn bản. Sử dụng thước này bạn có thể điểu chỉnh được lề trang văn bản, cũng như thiết lập các điểm dịch (Tab).
  10. Cửa sổ soạn thảo: là nơi để chế bản tài liệu. Bạn có thể gõ văn bản, định dạng, chèn các hình ảnh lên đây.
  11. Thanh cuộn: dùng để xem phần bị khuất của văn bản theo chiều ngang hay chiều dọc
  12. Thanh trạng thái: giúp ta biết được một vài trạng thái cần thiết khi làm việc. Vd: bạn đang làm việc ở trang mấy, dòng bao nhiêu,
  13. III.Thao tác quản lý tài liệu 1. Tạo mới văn bản Thông thường khi khởi động Word, một màn hình trắng xuất hiện. Đó cũng chính là tài liệu mới do Word tạo ra. Tuy nhiên để tạo một tài liệu mới, bạn có thể sử dụng một trong các cách sau: • Vào File | New • Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N • Chọn vào biểu tượng  trên thanh Standard
  14. 2. Ghi tài liệu lên đĩa Để ghi tài liệu đang làm việc trên đĩa, bạn có thể chọn một trong các cách sau: • Vào File | Save • Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S • Chọn vào biểu tượng trên thanh công cụ Standard Sau khi thực hiện thao tác trên thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra: + Nếu là file cũ thì mọi thay đổi sẽ được lưu vào.
  15. + Nếu là file cũ thì mọi thay đổi sẽ được lưu vào. + Nếu là file mới thì hộp thoại Save As xuất hiện cho phép lưu tài liệu bởi tên mới Chọn đích cần lưu Gõ tên tập tin vào
  16.  Trường hợp nếu bạn muốn lưu văn bản hiện hành với một tên mới khác thì vào File | Save As sau chọn đích cần lưu và đặt tên tập tin rồi nhấn nút Save.  Chú ý: Bạn phải thường xuyên ghi dữ liệu để tránh trường hợp mất dữ liệu khi bị sự cố mất điện hay máy bị hư. 3. Mở tài liệu đã tồn tại trên đĩa Có thể thực hiện một trong các cách sau: • File | Open • Dùng tổ hợp phím Ctrl + O hay Ctrl + F12
  17. • Chọn vào biểu tượng  trên thanh Standard. Hộp thoại Open xuất hiện: Hãy tìm đến và chọn vào tài liệu cần mở rồi nhấn Open
  18. Mặt khác bạn cũng có thể mở nhanh tài liệu đã làm việc gần nhất bằng cách vào menu File như sau: Sau đó bạn click chuột lên tập tin cần mở
  19. 4. Đóng văn bản Có thể thực hiện một trong các cách sau: • File | Close • Bấm vào nút X trên góc phải của văn bản
  20. CHƯƠNG 2: SOẠN THẢO CƠ BẢN I. Một số thao tác cơ bản 1.Nhập văn bản a)Sử dụng bộ gõ Tiếng Việt Để có thể đưa Tiếng Việt sử dụng trên máy tính, các nhà lập trình phải xây dựng phần mềm gõ Tiếng Việt và các bộ phông chữ Tiếng Việt đi kèm. Quy tắc gõ Tiếng Việt như (SGK / 39) Chú ý: Nếu Font chữ bắt đầu bởi các chữ “VNI-” thì bắt buộc bạn phải chọn bảng mã VNI Windows.
  21. Chú ý: Nếu là các Font “Tahoma, Arial, Times New Roman” thì bắt buộc bạn phải chọn bảng mã Unicode. Màn hình của phần mềm gõ Tiếng Việt (Unikey):
  22. b)Sử dụng bàn phím Bật Tiếng Việt (nếu bạn muốn gõ Tiếng Việt) và sử dụng những thao tác soạn thảo thông thường để soạn thảo tài liệu. Xem (SGK / 39) Cách gõ bàn phím 10 ngón tay ❖Cách đặt bàn tay (rất quan trọng): - Bàn tay trái: ngón út (A), ngón áp út (S), ngón giữa (D), ngón trỏ (F). - Bàn tay trái: ngón trỏ (J), ngón giữa (K), ngón áp út (L), ngón út (: và ;). Hai ngón tay cái thay nhau đánh phím Space
  23. ❖Nhiệm vụ các ngón tay ➢ Tay trái - Ngón áp út: S,W,X,2 - Ngón giữa: D,E,C,3 - Ngón trỏ: F,R,G,T,V,B,5,6 - Ngón út: đánh tất cả các phím còn lại bên trái ➢ Tay phải - Ngón trỏ: J,U,Y,H,N,M,7,8 - Ngón giữa: K,I - Ngón áp út: L,O,>,0 - Ngón út: đánh tất cả các phím còn lại bên phải
  24. 2.Các thao tác trên khối văn bản a)Đánh dấu khối Khối văn bản là một nhóm bao gồm nhiều ký tự, dòng, nhiều dòng, đoạn, nhiều đoạn , hoặc cả một văn bản. Phương pháp chung - Bằng chuột: nhấp tại vị trí đầu khối rê chuột về cuối khối cần chọn - Bằng bàn phím: đưa con trỏ về vị trí đầu khối, nhấn giữ phím Shift rồi dùng phím mũi tên di chuyển về cuối khối cần chọn.
  25. b)Sao chép khối - Chọn khối muốn sao chép - Vào Edit | Copy, hay nhấn tổ hợp phím Ctrl + C, hoặc nhấn vào biểu tượng Copy trên thanh công cụ. - Đưa con trỏ vào vị trí cần dán rồi. - Vào Edit | Paste, hay nhấn tổ hợp phím Ctrl + V, hoặc nhấn vào biểu tượng Paste trên thanh công cụ.
  26. c)Di chuyển khối văn bản - Chọn khối muốn di chuyển - Vào Edit | Cut, hay nhấn tổ hợp phím Ctrl + X, hoặc nhấn vào biểu tượng Cut trên thanh công cụ. Lúc này, khối văn bản sẽ bị mất đi, chúng sẽ được lưu vào bộ nhớ đệm của máy tính. - Rồi thực hiện dán khối văn bản như phần sao chép Ngoài ra, ta cũng có thể thực hiện bằng cách: chọn khối muốn di chuyển. Dùng chuột kéo rê vùng văn bản đã được chọn và thả vào vị trí cần di chuyển đến.
  27. d)Xóa khối văn bản - Chọn khối muốn xóa - Nhấn Delete 3.Thiết lập Tab Vào Format | Tabs -Tab stop position: vị trí dừng của Tab. -Default tab stops: thiết lập bước nhảy ngầm định của Tab. -Alignment: các kiểu canh Tab
  28. II.Kỹ năng định dạng văn bản 1.Định dạng đơn giản a)Định dạng Font chữ Đánh dấu khối văn bản cần định dạng, sau đó thực hiện các bước sau: vào Format | Font - Font: xác định font chữ cho phù hợp. - Style: hiển thị chữ theo các kiểu - Size: kích thước - Font color: màu cho ký tự - Effects: hiệu ứng font (SGK / 41)
  29. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng thanh Formating để định dạng: b)Thay đổi kiểu ký tự: - Chọn đoạn văn bản cần thay đổi. - Vào Format | Change Case sau đó chọn các kiểu thay đổi. Bạn có thể dùng tổ hợp phím Shift + F3
  30. 2.Định dạng đoạn văn bản Đánh dấu khối văn bản muốn định dạng. Vào Format | Paragraph Alignmennt: Chọn kiểu căn lề cho đoạn Indentation: Thiết lập khoảng cách từ mép lề đoạn so với lề trang Spacing: Thiết lập các khoảng các dòng
  31. 3.Thiết lập Bullets and Numbering Phần này sẽ hướng dẫn các thiết lập các loại đánh dấu đầu đoạn (Bullets) và các đánh số chỉ mục (Numbering) cho các tiêu đề. Đặt con trỏ lên đầu đoạn, Vào Format | Bullets and Numbering - Muốn đánh dấu thì chọn thẻ Bulleted. - Muốn đánh chỉ số thì chọn thẻ Numbered.
  32. Sau đó, dùng chuột chọn lên các kiểu hiển thị. Riêng Bullet bạn còn có thể chọn các kiểu hiển thị khác bằng cách nhấn vào nút Customize Font: chọn loại phông chữ cho Bullet Picture: chọn kiểu Bullet là các hình ảnh khác Character: có thể chọn Bullet là một ký tự đặc biệt (Symbol)
  33. 4.Soạn thảo công thức toán học Để có thể soạn thảo công thức toán học, máy tính của bạn phải được cài đặt Microsoft Equation 3.0 cùng với bộ Microsoft Office. - Chọn vị trí cần chèn công thức toán học - Vào Insert | Object thì hộp thoại sau xuất hiện: Chọn vào Microsoft Equation 3.0 rồi click OK
  34. Thanh công cụ Equation: chứa các nút lệnh cho phép chọn các mẫu công thức và các ký tự ký hiệu, phần tử trong một công thức toán học. 5.Chia văn bản thành nhiều cột - Chọn đoạn văn bản cần chia cột - Vào Format | Columns - Chọn các cách chia cột
  35. 6.Tạo chữ cái lớn đầu đoạn văn bản (Drop Cap) - Đặt con trỏ lên đoạn cần tạo chữ cái lớn đầu đoạn. Vào Format | Drop Cap Hộp thoại xuất hiện - Thiết lập các thông số. + Position: Chọn kiểu chữ cần đặt + Font: Chọn font chữ + Lines to drop:Số dòng văn bản làm chiều cao cho chữ + Distance from text: khoảng các từ chữ cái lớn đến ký tự tiếp theo. Cuối cùng nhấn OK.
  36. 7.Tạo và quản lý các Style - Vào Format | Style Hộp thoại Style xuất hiện: - Để tạo mới, nhấn vào nút New Style - Thiết lập thông số cho Style mới rồi click OK Đặt tên Style Chọn cách định dạng khác Chọn cách định dạng có sẳn
  37. 8.Định dạng khung và nền (Border and Shading) Đặt con trỏ vào dòng muốn định dạng hoặc đánh dấu đoạn văn bản cần định dạng. Sau đó vào Format | Border and Shading - Border: định dạng khung cho đoạn văn bản. - Page Border: định dạng khung cho trang giấy. - Shading: định dạng màu và kiểu nền
  38. 9.Định dạng trang in Đặt con trỏ vào dòng muốn định dạng hoặc đánh dấu đoạn văn bản cần định dạng. Sau đó vào Format | Border and Shading - Margins: xác định khoảng cách lề của trang giấy. - Paper: chọn khổ giấy cho trang giấy.
  39. CHƯƠNG 3: LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG TRÊN VĂN BẢN I. Chèn các ký tự đặc biệt (Insert Symbol) - Đặt con trỏ vào vị trí cần chèn - Vào Insert Symbol - Chọn font (Symbol, Webdings, Wingdings) - Click Insert
  40. II.Chỉnh sửa hình ảnh 1. Chèn Clip Art - Đặt con trỏ tại vị trí muốn chèn ảnh - Vào Insert | Picture + Chọn Clip Art: chèn hình ảnh có sẳn trong hình ảnh. + From File: chèn hình ảnh từ bên ngoài vào. - Click vào hình ảnh muốn chèn - Nhấn nút Insert
  41. Hộp thoại Clip Art: Hộp thoại Clip Art: Chọn hình Rồi Click vào cần chèn nút Insert
  42. Hình ảnh được chèn vào văn bản ta cũng có thể thay đổi kích thước của chúng. Ngoài ra ta cũng có thể thay đổi vị trí chèn ảnh và xoá chúng đi. Nếu muốn xóa ta chọn vào hình ảnh và nhấn phím Delete. 2. Thay đổi cách trình bày của hình ảnh: Tuỳ thuộc vào cách hiển thị hình ảnh của từng văn bản, ta thực hiện các bước sau: - Click phải chuột vào hình ảnh và chọn Format Picture. - Chọn thẻ Layout và chọn các cách trình bày.
  43. - In line with text: hình ảnh nằm giữa nội dung văn bản. - Square: nội dung văn bản nằm xung quanh hình ảnh. - Tight: giống Square nhưng nội dung văn bản nằm lấp vào vị trí trống của hình. - Behind Text: ảnh nằm dưới nội dung văn bản. - In front of text: ảnh nằm trên nội dung văn bản.
  44. III.WordArt Tạo WordArt - Đặt con trỏ tại vị trí muốn chèn ảnh - Vào Insert | Picture | WordArt Chọn kiểu Sau đó click OK để hiển thị hộp thoại soạn thảo Text sau:
  45. Vùng nhập nội dung Sau đó click OK Ta cũng có thể thay đổi nội dung soạn thảo, kích thước, vị trí và xoá WordArt. Đây là thanh hiệu chỉnh WordArt Hộp thoại thay đổi kiểu dáng
  46. IV.Sử dụng thanh công cụ Drawing Để mở được thanh công cụ Drawing ta thực hiện như sau: - View | Toolbars | Drawing: - Chọn vào các biểu tượng để vẽ, sau đó đưa con chuột vào vùng cần vẽ và click + Drap để thực hiện. - Ngoài những biểu tượng đã hiển thị bên ngoài thanh công cụ, ta cũng có thể chọn các biểu tượng vẽ khác bằng cách chọn AutoShapes.
  47. Ta cũng có thể hiệu chỉnh hình vẽ như: di chuyển, thay đổi kích thước và xoá. Ngoài ra, ta cũng có thể tô màu cho những hình đã được vẽ Tô màu nền cho hình Tô màu cho Tạo bóng đường viền cho hình vẽ
  48. Trên thanh Drawing, ngoài những công cụ để vẽ hình ta còn có công cụ Text Box. Khung Text Box này có thể chứa hình ảnh, văn bản, hay Table. Cách sử dụng Text Box hoàn toàn giống như cách sử dụng các công cụ khách trên thanh Drawing. Khung Text Box
  49. V.Tạo biểu đồ - Đưa con trỏ vào vị trí chèn - Insert | Picture | Chart - Thay đổi số liệu theo yêu cầu. - Bạn có thể thay đổi kích thước, thay đổi kiểu biểu đồ, di chuyển, xóa.
  50. CHƯƠNG 4: BẢNG BIỂU I. Tạo cấu trúc bảng 1.Chèn bảng mới Cách 1: + Đưa con trỏ vào vị trí cần chèn + Table | Insert | Table + Thiết lập số dòng, cột cần chèn. + Xác định chiều rộng cho các cột + Cuối cùng Click OK
  51. Cách 2: + Click vào biểu tượng Insert Table trên thanh công cụ Standard để xuất hiện hộp thoại sau: + Đưa chuột vào hộp thoại và chọn số dòng số cột của bảng cần chèn. VD: Hình bên chọn bảng mới với 4 dòng, 4 cột. Ta có được kết quả sau khi thực hiện như sau:
  52. 2.Sửa cấu trúc bảng Sau khi đã chèn bảng xong, ta có thể chèn thêm hoặc xóa đi các cột, dòng của bảng. Cách thực hiện: ❖Đặt con trỏ vào ô nằm gần cột, dòng cần chèn vào ❖Table | Insert | Chọn kiểu cần chèn: • Columns to the Left: chèn • Rows Above: chèn thêm thêm cột vào phía trái dòng dòng vào phái trên dòng đang chọn. đang chọn • Columns to the right: • Rows Below: chèn thêm chèn thêm một cột vào phía dòng vào phía dưới dòng phải dòng đang chọn đang chọn
  53. 3.Xóa cột hoặc dòng ❖Đánh dấu các cột hoặc dòng muốn xóa ❖Table | Delete | Columns (xóa cột), hay Rows (xóa dòng) 4.Trộn ô Trộn ô là thao tác trộn nhiều ô kề nhau trên một bảng lại thành một ô. Cách thực hiện: + Chọn các ô cần trộn. + Table | Merge Cells
  54. 4.Tách ô Tách ô là thao tác tách một ô thành nhiều ô + Chọn ô muốn tách + Table | Split Cells 5.Vẽ bảng Trong trường hợp muốn vẽ thêm các đường cho bảng, bạn có thể sử dụng chức năng này. Click vào biểu tượng để mở thanh công cụ Tables and Borders. Nhấn nút Draw Table con chuột lúc này sẽ chuyển sang hình bút chì cho bạn vẽ thêm các đường kẻ cho bảng
  55. II.Định dạng bảng biểu 1.Định dạng dữ liệu trong ô ☺Định dạng font, màu chữ trên bảng thực hiện giống như việc định dạng trên văn bản ☺Định dạng lề: Chọn các ô cần định dạng. Click phải chuột lên vùng đã chọn, mở mục rồi chọn kiểu lề muốn định dạng theo bảng
  56. ☺Định dạng hướng văn bản: chọn các ô cần định dạng. Click phải chuột lên vùng đã chọn, mở mục a hộp thoại Text Derection xuất hiện Dùng chuột chọn vào hướng muốn thiết lập trong mục Oriention. Sau đó click OK
  57. 2.Tô nền, kẻ viền + Chọn các ô cần tô nền hay kẻ viên + Click phải chuột lên vùng đã chọn, mở mục chọn a hộp thoại Border and Shading xuất hiện. Cách tháo tác giống như phần văn bản
  58. 3.Tính toán trên bảng a. Thao tác chèn công thức toán học vào bảng + Đặt con trỏ lên ô chứa giá trị tính tổng + Chọn Table | Formula thì hộp thoại xuất hiện Nhập công thức toán học vào. Sau đó nhấn OK + Cuối cùng click OK
  59. b.Tính tổng VD: Hãy tính tổng để điền giá trị vào các ô có dấu ? STT Họ Tên Lương Phụ cấp Thực lãnh 1 Nguyễn Nam 507000 150000 ? 2 Trần Khánh 600000 150000 ? 3 Minh Hoa 630000 200000 ? Tổng cộng ? ? ?
  60. Các bước thực hiện: + Bước 1: Đặt con trỏ lên ô cần chứa giá trị tổng. + Bước 2: Vào Table | Formula Hộp thoại Formula xuất hiện. Sau đó trong mục Formula gõ công thức cần tính vào. Có 3 loại công thức tính tổng: =SUM(Above): tính tổng các dòng từ trên dòng đặt điểm trỏ. Sử dụng tính trên dòng Tổng cộng =SUM(Left): tính tổng các dòng bên trái dòng đặt điểm trỏ. Sử dụng cho tính (Thực lãnh = Lương + Phụ cấp)
  61. =SUM(Right): tính tổng các dòng bên phải dòng đặt điểm trỏ. Cuối cùng click OK c. Tính trung bình cộng Tương tự như hàm SUM. Ta cũng có 3 laọi công thức tính trung bình cộng =AVEGATE(Above) =AVEGATE(Left) =AVEGATE(Right)
  62. d.Tính toán lại công thức Nếu bạn thay đổi giá trị trên bảng sau khi đã tính toán, thì bạn cần phải tính toán lại. Muốn tính toán lại bạn thực hiện như sau: + Chọn ô chứa công thức, hay toàn bộ bảng. + Nhấn phím F9 để thực hiện tính toán lại. 4.Tạo tiêu đề và sắp xếp dữ liệu trên bảng a. Tạo tiêu đề: Chọn hàng cần tạo tiêu đề. Vào Table | Heading Rows Repeat để thực hiện việc tạo tiêu đề
  63. b.Sắp xếp dữ liệu trên bảng Đặt con trỏ vào bảng cần sắp xếp. Vào Table | Sort. Sắp xếp tăng Sắp xếp giảm Chọn cột Sắp xếp theo cần sắp xếp kiểu dữ liệu Cuối cùng Click OK
  64. CHƯƠNG 5: XỬ LÝ VĂN BẢN I. Tìm và thay thế 1.Tìm kiếm - Vào Edit | Find, hoặc nhấn Ctr + F. Hộp thoại Find and Replace xuất hiện Nhập nội dung cần tìm Click Find Chấm dứt Next để tìm tìm kiếm
  65. 2.Tìm kiếm và thay thế - Vào Edit | Replace, hoặc nhấn Ctr + H. Hộp thoại Find and Replace xuất hiện. - Chọn tab Replace Chấm dứt Nhập nội tìm kiếm dung cần tìm Nhập nội dung cần thay thế - Khi click Replace All thì các từ trong Find what sẽ được thay bởi từ trong Find with - Nếu click Find next thì word sẽ tìm, nếu thấy sẽ đánh dấu vào. Sau đó, click Replace để thay thế.
  66. II.Thiết lập Autocorrect 1.Thiết lập Autocorrect - Vào Tool | Autocorrect Option - Chọn tab Autocorrect - Nhập nội dung viết tắt vào Replace. Nội dung thay thế cho nội dung viết tắt vào with. - Sau đó, click Add để đưa vào danh sách. - Click OK để hoàn thành. Để sử dụng Autocorrect, bạn nhập từ viết tắt sau đó nhấn phím phân cách từ để đưa nội dung thay thế vào
  67. 2.Thiết lập AutoText - Vào Tool | Autocorrect Option - Chọn tab AutoText - Nhập nội dung vào hộp Enter AutoText entries here - Sau đó, click Add để đưa vào danh sách. - Click OK để hoàn thành. Với AutoText, bạn nhập xong từ đầu tiên, Word sẽ hiện dòng tip chứa nội dung dùng thay thế. Nếu muốn đưa vào văn bản, bạn nhấn Enter, còn không thì tiếp tục nhập các từ khác
  68. III.Tạo Header, Footer và chú thích 1.Tạo Header, Footer - Vào View | Header and Footer - Gõ và định dạng chữ. - Để chèn số trang bạn click Insert Page. Chèn ngày hiện hành, click Insert Date. Chèn giờ hiện hành, click Insert Time. - Click Close để trở về chế độ soạn thảo bình thường - Nếu muốn chỉnh sửa hoặc xóa thì vào View | Header and Footer. Đánh đấu khối rồi nhấn phím Delete để xóa.
  69. 2.Tạo chú thích - Đưa con trỏ vào sau từ muốn tạo chú thích - Insert | Reference | Footnote Nội dung chú thích được trình bày cuối trang Nội dung chú thích được trình bày cuối văn bản Các chú thích được đánh tự động Do người sử dụng đánh vào
  70. IV.Đánh số trang và di chuyển đến 1 trang 1.Đánh số trang - Vào Insert | Page Number - Trong hộp Position: xác định đánh số trang ở đầu hay cuối trang. - Hộp Alignment: xác định kiểu canh lề (trái, phải, giữa) - Click vào Format để định dạng số trang. Bạn có thể chọn kiểu đánh số trong hộp thoại Number Format. Bạn có thể chọn số trang bắt đầu là bao nhiêu trong hộp thoại Start at
  71. 2.Di chuyển đến một trang - Vào Edit | Go to, hoặc nhấn Ctr + G - Trong hộp thoại Go to what bạn chọn Page, sau đó nhập số trang cần di chuyển trong hộp thoại Enter page number và nhấn nút Next để thực hiện. Click Close để kết thúc.
  72. V.Trộn thư (Mail Merge) Để thực hiện trộn thư, bạn phải có tập tin chứa nội dung và tập tin chứa dữ liệu. Các bước trộn thư: + Vào Tool | Mail Merge. + Trong Mail Merge Toolbar bạn lần lượt thực hiện như sau: • Open Data Source: mở tập tin chứa dữ liệu • Insert Merge Field: đưa vào tập tin chứa nội dung • Merge to New Document: tạo một tập tin mới sau khi trộn thư hoàn chỉnh.
  73. VI.In ấn 1.Xem tài liệu trước khi in + Vào File | Print Preview, hoặc click vào biểu tượng Print Preview trên thanh Formating + Tại màn hình này chúng ta có thể chỉnh sửa văn bản trong chế độ Preview. Ngoài ra bạn có thể xem nội dung một trang văn bản hay nội dung nhiều trang văn bản cùng một lúc. + Để trở về màn hình soạn thảo văn bản thông thường bạn click nút Close
  74. 2.In văn bản + Vào File | Print, hoặc nhấn Ctr + P Xác định máy in trong hộp thoại Name Trong hộp thoại Page Range: All: In tất cả các trang văn bản Current Page: In trang hiện hành Pages: In trang được chỉ định Xác định số lượng tờ muốn in
  75. 3.In phong bì + Vào Tool | Letters and Mailings | Envelopes and Labels. + Nhập tên và địa chỉ người nhận trong khung Delivery Address. + Nhập tên và địa chỉ người gửi trong khung Return Address. + Click vào Preview để mở hộp thoại Envelope Option. Trong hộp thoại này bạn có thể chỉnh sửa vị trí cho các địa chỉ, sau đó click OK + Click Print để in phong bì