Bài giảng Tổ chức hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổ chức hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_to_chuc_he_thong_thong_tin_quan_ly_trong_doanh_ngh.ppt
Nội dung text: Bài giảng Tổ chức hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp
- Chương V Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp
- -Những khái niệm cơ bản . 1_Một số khái niệm cơ bản về CNTT Máy tính Chương trình Làm việc theo chương trình Phần mềm Mạng 2_Các giai đoạn thực hiện hệ thống thông tin quản lý 2
- Máy tính : Máy tính là thiết bị xử lý thông tin theo nguyên lý làm việc theo chương trình. Xử lý thông tin là việc chế biến dữ liệu ở đầu vào và thành thông tin ở đầu ra 3
- Chương trình : Chương trình là một chuổi liên tiếp các tác vụ mà máy tính phải thực hiện và có thể thực hiện được để xử lý những dữ liệu đầu vào thành thông tin ở đầu ra . 4
- Làm việc theo chương trình Xem ví dụ : Có 2 tốp thợ ; một tốp thợ bậc 3 và một tốp thợ bậc 5; những công nhân này chuyên làm hai loại sản phẩm A & B trên một loại máy. Ngày thứ chẵn họ làm chi tiết A; ngày thứ lẻ họ làm chi tiết B. Năng suất lao động ( SẢN PHẨM/ngày) của các nhóm thợ trong việc sx hai loại sp trên như sau : Loại sản phẩm A B Loại thợ Bậc 3 7 5 Bậc 5 9 8 Sau một tuần ( 6 ngày ) làm việc tổng số các loại sản phẩm làm ra như sau : 138 sản phẩm A và 108 sản phẩm B 5
- Tổ trưởng báo cáo : " Tuần rồi tổ đã hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra ; tinh thần làm việc và năng suất đảm bảo tốt . Quản đốc bấm vào máy 2 con số : 138 và 108 và cho máy thực hiện chương trình tiếp nhận và thẩm tra báo cáo; sau đó hỏi lại tổ trưởng : " Như vậy tổ chỉ có 4 công nhân bậc 3 và 2 công nhân bậc 5 đi làm tuần rồi ?" ( Quản đốc biết tổ này có 5 công nhân bậc 3 và 2 công nhân bậc 5 ) Lúc này tổ trưởng mới thú nhận : tuần rồi trong tổ có 1 công nhân bậc 3 nghỉ ốm cả tuần . 6
- Quản đốc đã có sẳn trong máy tính một chương trình kiểm tra tiếp nhận báo cáo của tổ Bước 1 : 138/3 ( biết sản phẩm A sx trong 1 ngày ) = 46 ( nếu phép chia không hết cho 3 thì QĐ biết ngay là có vấn đề gì đó cần hỏi thêm ) Bước 2 : 108 /3 (biết sản phẩm B sx trong 1 ngày ) = 36 ( nếu phép chia không hết cho 3 thì QĐ biết ngay là có vấn đề gì đó cần hỏi thêm ) Bước 3 : tính định thức 7 9 kết quả là 56 - 45 = 11 5 8 Bước 4 : Lấy kết quả định thức 46 9 chia cho 11 = 2 ( in kết quả cn bậc 5) 36 8 nếu không chia hết cho 11 là có vấn đề cần hỏi thêm . Bước 5 : Lấy kết quả định thức 46 7 chia cho 11 = 4 ( in kết quả cn bậc 3) 36 5 nếu không chia hết cho 11 là có vấn đề cần hỏi thêm . 7
- THUẬT TOÁN Gọi x là số công nhân bậc 3; y là số công nhân bậc 5 Trong tuần có 3 ngày thứ chẵn ( thứ 2; 4; 6 ) &có 3 ngày thứ lẻ ( thứ 3; 5; 7 ) Số sản phẩm A làm được : 3(x.7 +y.9) = 138 Số sản phẩm B làm được : 3(x.5 +y.8) = 108 Hệ phương trình là : 7x+9y = 46 5x+8y =108 giải ra theo định thức có được x= 4 và y =2 8
- Như vậy : "chương trình thẩm định sơ bộ báo cáo đã có sẵn trong máy tính và Quản Đốc chỉ cần ghi 2 động tác : nhập vào 2 số : 138 và 108 ; sau đó cho chạy chương trình xử lý gồm 5 bước như trên là có ngay thông tin để xem xét giải quyết vấn đề thẩm định báo cáo của tổ trưởng tổ đó . 9
- Phần mềm : Phần mềm bao gồm các chương trình tính toán do các chuyên gia lập trình tạo nên và cài sẵn trong máy để thực hiện các bài toán mà tính chất tính toán có thể rất phức tạp . thí dụ như : chương trình thẩm định sơ bộ báo cáo, chương trình tính và in hoá đơn bán hàng; chương trình lập dự toán cho một công trình xây dựng; chương trình kế toán tính giá thành sản phẩm 10
- Mạng Mạng máy tính là một số máy tính được nối với nhau qua các đường cáp để có thể truyền dữ liệu; thông tin từ máy này qua máy khác . 1. Mạng cục bộ ( diện hẹp) LAN- ( Local Area Network ) 2. Mạng diện rộng ( WAN )- Wide Area Network 3. Mạng Internet - Mạng toàn cầu 11
- Mạng cục bộ ( diện hẹp) LAN- ( Local Area Network ) Mỗi mạng LAN có một máy chủ ( Server) và một số máy tính cá nhân - được gọi là các trạm làm việc - Work Station ). Các máy tính được nối váo mạng nhờ một tấm cart mạng ( Network Interface Cart ) Cart mạng đưa dữ liệu từ các trạm làm việc ra mạng và thu nhận dữ liệu từ mạng vào các trạm làm việc . Mỗi mạng LAN cần có một hệ điều hành Mạng - các hệ điều hành mạng thông dụng hiện nay là Novel Netware; Lantastic. Máy tính Máy tính cá nhân CSDL cá nhân S E R V Máy tính E Máy in cá nhân Network Interface Cart R 12
- Máy tính Máy tính cá nhân CSDL cá nhân S E R V Máy tính E Máy in cá nhân Network Interface Cart R 13
- Mạng diện rộng ( WAN )- Wide Area Network - phạm vi của nó có thể trong một quốc gia hay nhiều quốc gia ; trong lục địa SER Mạng LAN VER WAN Mạng LAN 14
- Mạng Internet - Mạng toàn cầu - Phạm vi trải rộng khắp các lục địa trên trái đất Hànội TP HCM London Paris Mạng Internet Tokyo Newyork 15
- 2-Các giai đoạn thực hiện hệ thống thông tin quản lý – Giai đoạn 1 : những năm 50 - 60 thực hiện các nghiệp vụ quản lý bằng thủ công ( vì chưa có máy tính ) – Giai đoạn 2 :Những năm 60 - 70 có lẽ công việc kế toán là loại công việc đầu tiên dùng chương trình kế toán trên máy để lập sổ sách kế toán . KTV nhập các dữ liệu từ các sấp hoá đơn; phiếu thu; chi sau đó chạy chương trình kế toán ; làm các báo cáo kế toán tháng cho giám đốc – Giai đoạn 3 :Những năm 70 - 80 lúc này mỗi nhân viên đều có máy tính để làm việc; hết ngày mỗi người chạy ngay chương trình báo cáo phần việc trong ngày của mình để giám đốc hoặc những người có trách nhiệm hỏi là có ngay số liệu để báo cáo . nhưng giai đoạn này các máy tính trong cơ quan; xí nghiệp chưa có nối mạng với nhau . 16
- Giai đoạn 4 :Những năm 80 - 90 các máy tính được nối mạng với nhau ( LAN - Local Area Network - hoặc WAN - Wide Area Network -) do vậy số liệu cũa một nghiệp vụ nào đó được nhập vào máy một lần và mọi đúc kết ; cập nhật ở các khâu sẽ có ngay tức thời ( thời gian thực ). Giai đoạn 5 : Từ giữa thập kỷ 90 đến nay các doanh nghiệp đã có nối mạng toàn cầu ; các giao dịch như : đặt hàng; quảng cáo; bán hàng; thanh toán đều trên mạng . Nếu nói rằng Doanh nghiệp đã tổ chức hệ thống thông tin trên máy tính ( hầu hết các khâu quản lý đã sử dụng máy tính làm công cụ trợ giúp quan trọng )- giai đoạn 3 - thì nước ta chậm độ 30 năm . 17
- Internet Internet ra đời từ khi công nghệ đã khắc phục hai khó khăn lớn nhất là : -Tương thích hoá ( thống nhất hoá ) công nghệ nền tảng thực thi nguyên lý làm việc của các mạng máy tính -Khắc phục khoảng cách truyền tin cho nhau giữa các máy tính đã được nối với nhau ( cục bộ, diên rộng và toàn cầu ). Internet là môi trường kết nối máy tính; các mạng máy tính toàn cầu cho phép cung cấp cho người sử dụng rất nhiều dịch vụ phong phú trong việc trao đổi thông tin bất kể người đó đang sử dụng máy tính nào; đang ở đâu nếu máy đó có nối mạng toàn cầu 18
- Một số dịch vụ quan trọng mà Internet cung cấp như : 1. Thư điện tử ( E-mail ) 2. Tra cứu thông tin trên các kho tàng thông tin trên Internet ( Các WEBSITE) 3. Tự xây dựng các WEBSITE riêng cho mình ( Đối với doanh nghiệp đây là dịch vụ rất quan trọng hỗ trợ cho loại hình thương mại mới của thời đại Internet đó là Thương mại- điện tử(- E-commerce - Electronic commerce) 19
- Thương mại điện tử Là một hoạt động mua bán thông qua một khoa học về điện tử trong môi trường điện chứ không phải môi trường thực vật lý - đó là việc mua bán qua mạng Internet. – Mua bán hàng qua mạng ( B2C năm 1999 ở Mỹ 20 tỷ USD dự đoán 2004 đạt 184 tỷ USD B2B năm 1999 ở Mỹ 150 tỷ USD dự báo 2003 đạt 200 tỷ USD ) – Tiếp thị qua mạng Internet – Quảng cáo qua mạng ( trên WEBSITE; qua việc gữi E-mail ) 20
- ( chú ý : CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ - là chữ ký không bằng tay mà bằng kỹ thuật số - chữ ký điện tử là loại chữ ký phải có sự chứng nhận kỹ thuật số ; nghĩa là nó phải được tạo ra từ một phần mên ; có phiên bản xác nhận tương tự như chữ ký mẫu . Khi sử dụng phải báo cho đối tác biết phương thức giống như cách sử dụng một thẻ tín dụng để thanh toán trên mạng E-lock ( WWW.elock.com) cung cấp một số sản phẩm như thế cho các doanh nghiệp- Assured Office- khi cần bảo đảm các tài liệu bằng kỹ thuật số ( thí dụ - chữ ký điện tử ).Tổng thống Bill Clintonđã sử dụng phần mềm của E-lock để đặt chữ ký điện tử của mình vào bản đạo luật Global and national commerce - The electronic signatures in global and national commerce Act ngày tháng 6 năm 2000. 21
- Chính phủ điện tử - e-Gorvernment Chính phủ điện tử là chính phủ làm việc với người dân 24/24; 7/7 ;người dân có thể thụ hưởng các dịch vụ công dù họ ở bất cứ đâu . 22
- II- NHỮNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP Những mối quan hệ mà CNTT hỗ trợ giải quyết trong quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . – Quan hệ giữa cán bộ quản lý nghiệp vụ với cấp trên và với cơ quan nhà nước . – Quan hệ giữa các cán bộ quản lý nghiệp vụ với nhau ( trong một phòng ban hay khác phòng ban ) – Quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp (là doanh nghiệp hoặc cá nhân). – Quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng ( là doanh nghiệp hoặc cá nhân ). 23
- Quan hệ giữa cán bộ quản lý nghiệp vụ với cấp trên và với cơ quan nhà nước . Yêu cầu mỗi nhân viên ; chuyên viên phải biết dùng công nghệ thông tin để giải quyết tốt nhiệm vụ; công việc của mình . Cụ thể phải biết và có thể sử dụng các chương trình xử lý nghiệp vụ như : soạn thảo văn bản; quản lý văn thư đi đến; quản lý nhân sự; quản lý kho hàng Mối quan hệ này được giải quyết cơ bản nhờ năng suất, chất lượng của chính từng người ở cương vị của mình . 24
- b- Quan hệ giữa các cán bộ quản lý nghiệp vụ với nhau ( trong một phòng ban hay khác phòng ban ) CNTT tham gia giải quyết các mối quan hệ này tại doanh nghiệp là nhằm xoá đi các bất hợp lý nói trên ; phải bảo đảm nguyên tắc cơ bản sau : Dữ liệu cơ bản về một đối tượng quản lý sẽ nhất quán trong mọi kết quả khai thác thông tin về đối tượng này Muốn vậy hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp cần sử dụng công cụ Mạng và các kỹ thuật cơ sở dữ liệu ở mức cao . 25
- C. Quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp (là doanh nghiệp hoặc cá nhân). Sử dụng CNTT hỗ trợ giải quyết mối quan hệ Doanh Nghiệp – Nhà cung cấp khác hẳn về chất so với 2 mối quan hệ đã xem xét trên Những công nghệ có thể được vận dụng để giải quyết những mối quan hệ nội tại thì nay nói chung là không đủ để giải quyết mối quan hệ này. Do đó lúc này thường phải sử dụng các dịch vụ Internet. 27
- D. Quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng ( là doanh nghiệp hoặc cá nhân ). Những ứng dụng CNTT ở đây cũng đòi hỏi các công nghệ tương tự trường hợp vừa đề cập trên. Dĩ nhiên các chương trình thì hoàn toàn khác. 28
- 2- Những ứng dụng CNTT chủ yếu trong doanh nghiệp và tình hình hiện nay. – Ưùng dụng CNTT hỗ trợ công việc văn phòng, công tác nghiệp vụ của cá nhân (tạm gọi là mức ứng dụng 1). – Ứng dụng CNTT tạo lập môi trường hỗ trợ hệ thống quản lý doanh nghiệp như một hệ thống (tạm gọi là mức ứng dụng 2). – Ứng dụng CNTT tạo lập môi trường hỗ trợ giao tiếp và hội nhập của doanh nghiệp (tạm gọi là mức ứng dụng 3). 29
- 1-Ưùng dụng CNTT hỗ trợ công việc văn phòng, công tác nghiệp vụ của cá nhân (tạm gọi là mức ứng dụng 1). nhằm hỗ trợ giải quyết các mối quan hệ loại 1 đã trình bày trên, hay nói cách khác là trang bị và nâng cao việc sử dụng máy tính làm việc cho từng người tốt hơn. 30
- Khuyến cáo : nếu chưa bắt đầu ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp thì tốt nhất không nên triển khai ở mức ứng dụng này. Đã tương đối vững trong các ứng dụng này thì đi tiếp như thế nào ? doanh nghiệp đã ứng dụng vững ở mức này thì nếu càng đi sâu càng tạo ra hình thái chia cắt thông tin, từ đó sẽ pháp sinh các mâu thuẫn thông tin, lãng phí nguồn lực. Doanh nghiệp cần khẩn trương chuyển sang mức 2 sẽ đề cập phía dưới. Làm việc này với yêu cầu phải thừa kế các CSDL tổ chức biệt lập của từng người, vừa kết nối chúng lại. Thông thường thì hệ thống phần mềm sẽ đổi mới hoàn toàn, hệ thống phần cứng tổ chức lại khá cơ bản. Cái quan trọng nhất phải giữ lại tối đa là dữ liệu, thông tin. Đây là việc khó, cần có các phân tích viên trình độ cao. 31
- 3- Mô hình cơ bản ứng dụng CNTT tạo lập môi trường hỗ trợ hoạt động quản lý của doanh nghiệp như một hệ thống 32
- Cửa hàng Quan hệ nghiệp vụ Kế toán Giám Đốc Kho hàng Sơ đồ 1 33
- Số hoá đơn; ngày xuất Cửa hàng Mã hàng; tên hàng; số lượng; giá đơn vị Kế toán Tiền từng món hàng; Tổng cộng Hoá đơn bán hàng Phiếu thu Hoá đơn ;chi tiền mua hàng Kho hàng Phiếu xuất kho Giám Đốc Phiếu nhập kho 34 Quan hệ thông tin (Sơ đồ 2)
- Số hoá đơn; ngày xuất Cửa hàng Mã hàng; tên hàng; số lượng; giá đơn vị Kế toán Tiền từng món hàng; Tổng cộng Hoá đơn bán hàng Phiếu thu Hoá đơn ;chi tiền Giao mua hàng Kho hàng diện Phiếu xuất kho Giám Đốc Phiếu nhập kho Giao diện , Yêu cầu xử lý thông tin : 35 Cập nhật gì ? Khai thác gì ?
- Cửa hàng N E T Kế toán W O Máy chủ R SER K VER I N Kho T E R F A C E Giám C Đốc A R T 36 Mạng LAN (LOCAL AREA NETWORK)
- a- các bước tổ chức : 1.Lãnh đạo doanh nghiệp xác định vấn đề cần giải quyết bằng ứng dụng CNTT 2.Lập lược đồ thông tin doanh nghiệp ứng với nội dung dự định giải quyết. 3.xây dựng các lược đồ CSDL vận hành trong hệ thống. 37
- 4. Thuê một chuyên gia am hiểu thẩm định lại lược đồ thông tin doanh nghiệp. 5. Mời công ty CNTT am hiểu các hệ thống quản trị doanh nghiệp thiết kế hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và kế hoạch hóa nguồn lực doanh nghiệp. (ERP ) ( Enterprise resource planning ) 6. Chuyên gia nói ở trên sẽ thẩm định lại bản thiết kế này. 7. Mời công ty CNTT thi công hệ thống đã được thiết kế và thẩm định. 38
- 8. Công tác cài đặt, vận hành thử và bàn giao; phải đưa vấn đề huấn luyện nhân viên, đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp lên hàng đầu. 9. Ký hợp đồng bảo trì; hậu mãi đối với hệ thống. 39
- Xu thế triển khai áp dụng công tác tin học hóa điều hành quản lý tại doanh nghiệp hiện nay *là xây dựng các ứng dụng cho từng bộ phận công ty. Ví du 1. phòng Tài chính, trang bị và triển khai chương trình hạch toán. 2. phòng Vật tư xây dựng, chương trình quản lý vật tư. 3. phòng Tổ chức, tiến hành xây dựng chương trình quản lý nhân sự 4. Và lần lượt tại các phòng ban khác triển khai tương tự. 40
- Thuận lợi : 1. Nhanh chóng đưa ứng dụng cụ thể tại từng bộ phận của Công ty 2. đảm bảo thông tin cho các chương trình ứng dụng 3. tạo ra cảm giác chủ động trong công việc 4. Về mặt đầu tư, tạo cảm giác dễ triển khai ứng dụng tin học do ngân sách được chia thành nhiều phần nhỏ, 41
- Khó khăn có thể gặp trong tương lai : 1. các ứng dụng mang tính rời rạc, đơn lẻ 2. Có rất nhiều thông tin giống nhau phải cập nhật và quản lý tại nhiều nơi, 3. Không thống nhất số liệu báo cáo trong một công ty do tính không đồng bộ trong quá trình cập nhật dữ liệu giữa các phòng, ban 4. Tương lai khi phối hợp kết nối các phân hệ với nhau hoặc mở rộng thêm hệ thống. Lúc này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong kết nối thông tin cũng như tái sử dụng thông tin đã có. 42
- Việc áp dụng những ứng dụng rời rạc không thể tạo nên dòng luân chuyển dữ liệu giữa các bộ phận trong công ty nên hầu như không có cơ hội xây dựng một quy trình quản lý tối ưu thông qua những phần mềm ứng dụng rất thông dụng trong các doanh nghiệp ở các nước tiên tiến hiện nay. 43
- *là xây dựng hệ tích hợp coi toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như một thể thống nhất Trên cơ sở đó, phát triển từng module cho từng chức năng của doanh nghiệp Các module này có thể khai thác độc lập nhưng vẫn chuẩn bị thông tin đầy đủ phục vụ kết nối với các module khác khi chúng đưa được vào làm việc. Giống như chúng ta đã có một thiết kế tổng thể cho một ngôi nhà lớn và việc xây dựng các đơn nguyên của ngôi nhà phải tuân theo thiết kế một cách chặt chẽ để không phá hủy kiến trúc chung. 44
- Việc sử dụng giải pháp tích hợp cho phép chúng ta vẫn có thể áp dụng tin học hóa quản lý theo từng giai đoạn (tuy nhiên đôi khi buộc tuân thủ và thứ tự triển khai ) nhưng lại khắc phục phần lớn các vấn đề tồn tại gặp phải như đã phân tích. Mặt tích cực nhất của hệ tích hợp là không chỉ cho phép sử dụng phần mềm ứng dụng dưới dạng theo dõi các tiến trình mà còn như là một công cụ hướng dẫn (Driven-tool) giúp áp dụng các quy trình quản lý sản xuất kinh doanh tối ưu, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. 45
- Chú ý đặc biệt: Vai trò người lãnh đạo trong việc triển khai hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và kế hoạch hóa nguồn lực doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng. Nếu ở mức ứng dụng 1 vấn đề chỉ đơn giản là một số chuyên viên được trang bị công cụ làm việc mới, hiệu quả hơn thì mức ứng dụng 2 thực chất là trang bị cho doanh nghiệp công nghệ quản lý mới. 46
- Chi nhánh 1 Chi nhánh 2 Phòng ban 1 Phòng ban 2 Mạng Lan Mạng Wan Bảo mật ; phân quyền Tàichính - kế toán Bán hàng Quan hệ khách hàng Cung Ứng Tiếp thị Bảo hiểm Nhân sự - Tiền Lương Kho vận Tài sản cố định Quản lý sản xuất Lịch công tác Ngân sách Quản lý chất lượng Báo cáo tổng hợp Kế hoạch sản xuất kinh doanh CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA DOANH NGHIỆP 47
- Mô hình cơ bản ứng dụng CNTT tạo lập môi trường hỗ trợ hoạt động giao tiếp và hội nhập của doanh nghiệp. Những mức ứng dụng CNTT vừa trình bày trên là nhằm sử dụng CNTT hỗ trợ giải quyết thật tốt 2 mối quan hệ nhân viên - lãnh đạo và người quản lý-người quản lý trong doanh nghiệp. Công nghệ thông tin những thập kỷ 80 trở về trước không cho phép giải quyết tốt các mối quan hệ vượt qua khoảng cách. Ccâng ty lớn với nhiều chi nhánh nói chung cũng chịu chung tình trạng này. Với Internet, những ứng dụng hoàn toàn mới đã và đang phát triển rất mạnh. 48
- Mô hình ứng dụng CNTT tạo lập môi trường hỗ trợ hoạt động giao tiếp và hội nhập của doanh nghiệp. Chi nhánh 1 Chi nhánh 2 Phòng ban 1 Phòng ban 2 Khách hàng Mạng Lan Mạng Wan INTERNET Bảo mật ; phân quyền Tàichính - kế toán Bán hàng Quan hệ khách hàng Cung Ứng Tiếp thị Bảo hiểm Nhân sự - Tiền Lương Kho vận Tài sản cố định Quản lý sản xuất Lịch công tác Ngân sách Quản lý chất lượng Báo cáo tổng hợp Kế hoạch sản xuất kinh doanh CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA 49 DOANH NGHIỆP
- Triển khai các ứng dụng Internet cho doanh nghiệp như thế nào? nên tập trung vào 4 việc sau : 1. Sử dụng thành thạo và hiệu quả dịch vụ thư điện tử. 2. Thiết lập các trang Web của mình và đặt chúng trên các WebSite phổ biến. 3. Thành thạo phương thức kìm kiếm thông tin cần thiết trên Internet. 4. Thực hiện hình thức thương mại điện tử doanh nghiệp –khách hàng (B2C); doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B). (ở nước ta khi triển khai các ứng dụng này còn nhiều khó khăn về pháp lý, về hạ tầng kỹ thuật; cả về cách thức thanh toán.) 50
- Tại sao hiệu quả ứng dụng CNTT tại Việt Nam chưa cao? Xuất phát từ những quan sát thực tế, hiện trạng ứng dụng CNTT tại Việt Nam trong những năm qua còn yếu kém. nếu chúng ta : - So sánh với các nước trong khu vực như Singapore, Malaisia, Thailand - So sánh với tốc độ phát triển ứng dụng của ngành tin học viễn thông trên thế giới. - So sánh với tiền bạc mà chúng ta đã đầu tư. - So với nhân lực mà chúng ta đã đầu tư. - So với thời gian mà chúng ta đã triển khai. - So với kế hoạch mà nhà nước và các doanh nghiệp đã đưa ra. - So với mong muốn của chính chúng ta. Như vậy, quan điểm “về cơ bản là thất bại” không phải là hoàn toàn vô lý. 51
- những dự án đầu tư không được đánh giá hiệu quả một cách nghiêm ngặt thường là những dự án yếu kém (không sinh lời). Theo logic này, hiệu quả ứng dụng CNTT trong những năm qua phải là yếu kém (?). Tuy nhiên, không phải ai cũng chia sẻ quan điểm này. Nếu điểm lại các chương trình , dự án lớn nhỏ trong khu vực ứng dụng CNTT tại Việt Nam, hầu hết báo cáo tổng kết đều đưa ra kết luận “cơ bản là thành công”, mặc dù cũng có thể chỉ ra một vài việc chưa làm được. Vì vậy quan điểm cho rằng “cơ bản là thất bại” chỉ là ý kiến thiểu số, không dễ dàng được mọi người chấp nhận. Quan điểm lạc quan có lý nếu chúng ta lấy cái ngày xưa của chính chúng ta làm tiêu chuẩn so sánh. Ngày xưa có vài chục cán bộ tin học, bây giờ hàng ngàn. Ngày xưa cả nước có vài cái máy tính, bây giờ cá nhân có thể mua cho riêng mình máy tính có công suất và tính năng cao gấp ngàn lần 52
- những nguyên nhân không thành công của các dự án ứng dụng CNTT là gì? 1-Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất là Nhận thức chưa đúng mức vai trò của CNTT trong việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của các cấp lãnh đạo. 2-Nguyên nhân thứ hai là môi trường ứng dụng CNTT chưa tốt 3-Nguyên nhân thứ ba là các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam chưa cảm thấy nguy cơ mất cạnh tranh khi Việt Nam tham gia vào các khối kinh tế thương mại khu vực và thế giới. 53
- 4- Nguyên nhân thứ tư là các đề cương dự án CNTT chất lượng kém nhưng vẫn được triển khai. 5- Nguyên nhân thứ năm là thiếu cán bộ có đủ trình độ Và các nguyên nhân khác nữa. 54
- 1. nhận thức của các nhà đầu tư còn phiến diện, coi trọng phần cứng, coi nhẹ phần mềm. 2. Đa số coi trọng công tác tổ chức thực hiện. Rất ít lãnh đạo coi trọng việc tái cấu trúc các quy trình cũ để nâng cao hiệu quả của ứng dụng CNTT. 3. Không đánh giá đúng tầm quan trọng trong mối quan hệ tương tác với người sử dụng. Nhiều thiết kế hình thành không tham khảo ý kiến của người sử dụng. 55
- 4. Nhiều dự án bỏ ngỏ phần đào tạo, hoặc chỉ làm lấy lệ. 5. Một số dự án không đánh giá đúng vai trò của các công nghệ liên quan. Có nhiều dự án không thành công vì chọn sai đối tác. 6.Cung cách tổ chức thầu hiện nay chủ yếu dựa vào giá bỏ thầu. 56
- 7.Các tiêu chí về kỹ thuật, kinh nghiệm triển khai, đội ngũ thực hiện, quy trình thực hiện ít được chú ý. 8. Các công ty đầu tư vào các quy trình chất lượng ISO 9000 không được cộng điểm, cho dù chất lượng triển khai của những công ty này có mức độ đảm bảo cao hơn rất nhiều. Nhiều dự án thất bại do quy trình chuyển giao (bàn giao hệ thống) không tốt. 9. Một số dự án khác không có hiệu quả do không có kinh phí để duy trì hệ thống sau khi nghiệm thu như : cập nhật dữ liệu, khắc phục sự cố 57