Bài giảng Tổng quan du lịch và khách sạn - Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn

ppt 55 trang hapham 3570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổng quan du lịch và khách sạn - Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tong_quan_du_lich_va_khach_san_chuong_1_khai_quat.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tổng quan du lịch và khách sạn - Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn

  1. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.1.1. Du lịch: -Trước thế kỷ 19, du lịch chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một ít người thuộc tầng lớp trên. Cho đến thế kỷ 20, khách du lịch vẫn tự lo cho việc đi lại và ăn ở của mình vì lúc đó du lịch chưa được coi là đối tượng kinh doanh của nền kinh tế. Người ta coi du lịch là một hiện tượng nhân văn nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức và giải trí của con người. (
  2. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.1.1. Du lịch: - Có nhiều khái niệm khác nhau khi định nghĩa về du lịch. Tuỳ vào sự nhận thức của mỗi người xem mục đích đi du lịch là gì họ sẽ đưa ra khái niệm du lịch với những nội dung khác nhau. Người ta cho rằng du lịch là một hiện tượng xuất hiện nảy sinh trong đời sống loài người, theo nhận thức này thì du lịch là những người đến viếng thăm một quốc gia nào đó ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, mục đích đa dạng nhưng không vì mục đích kiếm tiền. Du lịch có thể được hiểu “là hoạ t động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định” .
  3. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.1.1. Du lịch: - Ngày nay, khi du lịch ngày càng phát triển thì các hoạt động kinh tế du lịch ngày càng gắn bó và phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ. Du lịch được xem như là một ngành công nghệ, là toàn bộ hoạt động mà có mục tiêu, là chuyển các nguồn lực, vốn , nguyên liệu thành những sản phẩm dịch vụ hàng hoá để cung cấp cho khách du lịch. (
  4. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.1.1. Du lịch: 1.1.2. Khách du lịch: Khách du lịch là một người đi tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và thay đổi thu nhận từ một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên” Năm 1937 Ủy ban thống kê của liên hiệp quốc đưa ra khái niệm về khách quốc tế như sau: “Du khách quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24h” Khách tham quan là những người chỉ đi thăm viếng trong chốc lát, trong ngày, thời gian chuyến đi không đủ 24h.
  5. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.1.1. Du lịch: 1.1.2. Khách du lịch: 1.1.3. Điểm đến du lịch: Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch. Điểm đến du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên về tự nhiên, nhân văn, kinh tế-xã hội hay một công trình riêng biệt phục vụ cho du lịch
  6. Lênh đênh trên hồ Ba Bể
  7. Cưỡi voi ở Buôn Mê Thuộc
  8. Hạ Long Vinpearl Land Đà Lạt Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La, mộc châu)
  9. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.1.1. Du lịch: 1.1.2. Khách du lịch: 1.1.3. Điểm đến du lịch: 1.1.4. Khách sạn: Khách sạn là những công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, có nhiều phòng ngủ được trang bị sẵn các thiết bị đồ đạc tiện nghi, dụng cụ chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác.
  10. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.1.1. Du lịch: 1.1.2. Khách du lịch: 1.1.3. Điểm đến du lịch: 1.1.4. Khách sạn: -Căn cứ vào việc sử 1.2. Các loại hành du lịch: dụng các phương tiện giao thông. - Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ. - Căn cứ vào phương - Căn cứ vào mục đích chuyến đi. thức hợp đồng. - Căn cứ vào loại hình lưu trú. - Căn cứ vào tài nguyên - Căn cứ vào thời gian chuyến đi. du lịch. - Căn cứ vào lứa tuổi của du khách. - Một số cách phân loại - Căn cứ vào quốc tịch của DK. khác
  11. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN 1.2.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: • Du lịch quốc tế • Du lịch nội địa • Du lịch quốc gia
  12. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN 1.2.2. Căn cứ vào mục đích chuyến đi: • Du lịch tham quan • Du lịch hội nghị • Du lịch giải trí • Du lịch thể thao kết hợp • Du lịch chữa bệnh • Du lịch nghỉ dưỡng • Du lịch thăm thân • Du lịch khám phá • Du lịch kinh doanh • Du lịch thể thao • Du lịch lễ hội • Du lịch tôn giáo • Du lịch nghiên cứu (học tập)
  13. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN 1.2.3. Căn cứ vào loại hình lưu trú: • Khách sạn • Nhà trọ thanh niên • Camping (Cắm trại) • Bungaloue • Làng du lịch
  14. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN 1.2.4. Căn cứ vào thời gian chuyến đi: • Du lịch ngắn ngày • Du lịch dài ngày
  15. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN 1.2.5. Căn cứ vào lứa tuổi của du khách: • Du lịch thiếu niên • Du lịch thanh niên • Du lịch trung niên • Du lịch người cao tuổi
  16. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN 1.2.6. Căn cứ vào quốc tịch của du khách:
  17. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN 1.2.7. Căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện giao thông: • Du lịch xe đạp • Du lịch o to • Du lịch bằng tau hoả • Du lịch bằng tau thuỷ • Du lịch may bay
  18. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN 1.2.8. Căn cứ vào phương thức hợp đồng: • Du lịch trọn gói • Du lịch từng phần
  19. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN 1.2.9. Căn cứ vào tài nguyên du lịch: • Du lịch thiên nhiên • Du lịch văn hoá.
  20. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN 1.2.10. Một số cách phân loại khác: • Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch •
  21. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.2. Các loại hành du lịch: 1.3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch: 1.3.1. Nhu cầu du lịch: (Động cơ) - Động cơ là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người hành động. “Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích con người thực hiện du lịch, đi du lịch tới nơi nào, thường được biểu hiện ra bằng các hình thức nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, săn lùng điều mới lạ, từ đó thúc đẩy nảy sinh hành động du lịch”
  22. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.2. Các loại hành du lịch: 1.3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch: 1.3.1. Nhu cầu du lịch: (Động cơ) Nhu cầu con người: + Nhu cầu sinh lý + Nhu cầu an toàn + Nhu cầu xã hội + Nhu cầu được kính trọng + Nhu cầu tự thể hiện bản thân
  23. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.2. Các loại hành du lịch: 1.3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch: 1.3.1. Nhu cầu du lịch: (Động cơ) 1.3.2. Sản phẩm của du lịch: +Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ và làm thỏa mãn các nhu cầu của con người, do vậy, cần tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Theo Luật Du lịch, “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”
  24. Từ thực tế hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch”.
  25. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.2. Các loại hành du lịch: 1.3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch: 1.4. Thời vụ du lịch: 1.4.1. Khái niệm và đặc điểm của thời vụ du lịch: 1.4.1.1. Thời vụ du lịch: Thời vụ du lịch được hiểu là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch dưới tác động của một số nhân tố xác định.
  26. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN 1.4.1.2. Đặc điểm của thời vụ du lịch: •Thời vụ trong du lịch là quy luật có tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch. •Một nước hoặc một vùng có thể có một hay nhiều thời vụ du lịch, tùy thuộc vào các thể loại du lịch được khai thác ở đó. •Cường độ của thời vụ du lịch không đều nhau vào các tháng khác nhau: •Thời gian mà cường độ của thời vụ du lịch lớn nhất (cực đại) được gọi là thời vụ chính hoặc chính vụ (mùa cao điểm) •Thời gian có cường độ nhỏ hơn vào trước và sau mùa chính có thể gọi là trước mùa chính (đầu mùa) và sau mùa chính (cuối mùa) •Thời gian còn lại với cường độ rất nhỏ thì gọi là ngoài mùa (mùa chết).
  27. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN •Ở các nước, các vùng du lịch phát triển, thời vụ du lịch kéo dài hơn và chênh lệch cường độ của mùa du lịch chính so với thời kỳ trước và sau mùa vụ chính thể hiện yếu hơn Ngược lại, ở những noi du lịch mới phát triển, mùa du lịch thường ngắn hơn và sự chênh lệch cường độ của mùa du lịch chính so với thời gian trước và sau mùa chính thể hiện rõ nét hơn. •Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các loại hình du lịch khác nhau.
  28. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.2. Các loại hành du lịch: 1.3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch: 1.4. Thời vụ du lịch: 1.4.1. Khái niệm và đặc điểm của thời vụ du lịch: 1.4.2. Các nhân tố tác động đến tính thời vụ của hoạt động du lịch: - Khí hậu, môi trường, thời vụ. - Dịch bệnh. - Kinh tế. - Chính sách.
  29. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.2. Các loại hành du lịch: 1.3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch: 1.4. Thời vụ du lịch: 1.4.1. Khái niệm và đặc điểm của thời vụ du lịch: 1.4.2. Các nhân tố tác động đến tính thời vụ của hoạt động du lịch: 1.4.3. Một số giải pháp khắc phục bất lợi của thời vụ du lịch:
  30. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN 1.4.3. Một số giải pháp khắc phục bất lợi của thời vụ du lịch: •Xác định khả năng kéo dài thời vụ du lịch. •Hình thành thời vụ du lịch thứ 2 trong năm. •Nghiên cứu thị trường để xác định số lượng và thành phần của luồng du khách triển vọng ngoài mùa du lịch chính. •Nâng cao chất lượng sẵn sang đón tiếp du khách quanh năm cho cả nước, vùng và khu du lịch. •Sử dụng tích cực các động lực kinh tế.
  31. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.2. Các loại hành du lịch: 1.3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch: 1.4. Thời vụ du lịch: 1.5. Một số loại hình lưu trú du lịch tiêu biểu: 1.5.1. Hotel: Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm các loại sau:
  32. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN a) Khách sạn thành phố (city hotel) là khách sạn được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch; b) Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) là khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch; c) Khách sạn nổi (floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc neo đậu trên mặt nước; d) Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần đường giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.(Thông tư Số: 88/2008/TT-BVHTTDL)
  33. - Khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao: là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: 1. Vị trí, kiến trúc; 2. Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ; 3. Dịch vụ và mức độ phục vụ; 4. Nhân viên phục vụ; 5. Vệ sinh
  34. Hình ảnh Hội An Riverside Resort & Spa
  35. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.2. Các loại hành du lịch: 1.3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch: 1.4. Thời vụ du lịch: 1.5. Một số loại hình lưu trú du lịch tiêu biểu: 1.5.1. Hotel: 1.5.2. Motel: - Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần đường giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.(Thông tư Số: 88/2008/TT- BVHTTDL)
  36. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.2. Các loại hành du lịch: 1.3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch: 1.4. Thời vụ du lịch: 1.5. Một số loại hình lưu trú du lịch tiêu biểu: 1.5.1. Hotel: 1.5.2. Motel: 1.5.3. Làng du lịch:
  37. Làng Du Lịch Mỹ Khánh thuộc huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ MỘT NGÀY LÀM ĐIỀN CHỦ
  38. - Làng du lịch (tourist village) là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch
  39. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.2. Các loại hành du lịch: 1.3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch: 1.4. Thời vụ du lịch: 1.5. Một số loại hình lưu trú du lịch tiêu biểu: 1.5.1. Hotel: 1.5.2. Motel: 1.5.3. Làng du lịch: 1.5.4. Camping: (Cắm trại)
  40. Du lịch cắm trại là một trong những hoạt động ưa thích của giới trẻ, vừa có không gian riêng tư vừa được tự tay chuẩn bị mọi thứ cho một chuyến dã ngoại đích thực. Cao nguyên Đồng Cao, Bắc Giang
  41. Cắm trại diễn tả một tầm mức hoạt động rộng lớn. Các người cắm trại mưu sinh (Survivalist campers) khởi hành với ít hành tranh ngoài đôi giày của họ trong khi những người du hành thưởng ngoạn bằng xe đến cắm trại với các trang bị như điện, lò nấu, và đồ đạc dụng cụ tiện nghi khác. Cắm trại có thể là cắm trại đơn giản nhưng thường thường nó được kết hợp với các hoạt động khác như đi bộ đường dài, bơi lội, và câu cá. Nó có thể được kết hợp với đi bộ đường xa như đi bộ mang trang bị sau lưng hay một loạt các lần đi bộ đường xa từ một vị trí trung tâm. Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.1(TT88/2008/TT )
  42. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.2. Các loại hành du lịch: 1.3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch: 1.4. Thời vụ du lịch: 1.5. Một số loại hình lưu trú du lịch tiêu biểu: 1.5.1. Hotel: 1.5.2. Motel: 1.5.3. Làng du lịch: 1.5.4. Camping: (Cắm trại) 1.5.5. Tàu du lịch:
  43. Tàu du lịch quốc tế Celebrity Millennium hiện đại Đây là tàu biển cao cấp hàng đầu thế giới, có tiện nghi xa hoa bao gồm hệ thống phòng nghỉ, các phòng ăn tối độc đáo, sang trọng, khu giải trí sòng bài, nhà hát, sân bóng rổ, sân tennis, hồ bơi, spa, shopping, dancing
  44. Tàu du lịch hay tàu du hành (tiếng Anh: cruise ship) là một loại tàu hành khách rất lớn dùng trên những chuyến du ngoạn, vừa để đưa khách đến những thắng cảnh, và vừa để khách hưởng ngoạn các dịch vụ và tiện nghi trên tàu. Kỹ nghệ du lịch bằng tàu du hành đóng góp một phần lớn trong ngành du lịch nói chung. Tính trung bình từ năm 2001 thì chín chiếc tàu du hành được hạ thuỷ mỗi năm để phục vụ thị trường hành khách Bắc Mỹ và Âu châu. Thị trường Á châu-Thái Bình Dương nhỏ hơn và thường dùng loại tàu cũ hơn nhưng những khu vực phát triển mạnh cũng có đưa tàu mới vào phục vụ. Tàu du hành thường chạy với điểm xuất tuyến và điểm hồi tuyến chung một cảng, khác những tàu viễn dương (ocean liner) thường không chạy tuyến khứ hồi mà ghé những bến mới liên tục. Có khi tàu viễn dương ra khơi hằng nhiều tháng trước khi trở lại bến xuất phát.[1]
  45. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: 1.2. Các loại hành du lịch: 1.3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch: 1.4. Thời vụ du lịch: 1.5. Một số loại hình lưu trú du lịch tiêu biểu: 1.5.1. Hotel: 1.5.2. Motel: 1.5.3. Làng du lịch: 1.5.4. Camping: (Cắm trại) 1.5.5. Tàu du lịch: 1.5.6. Caravan:
  46. Đoàn caravan của du lịch Nam Phương ngược sông Mã chinh phục hành trình Tây tiến. (
  47. Du lịch caravan, theo các nhà tổ chức du lịch, có nghĩa là những gia đình đi du lịch theo đoàn và mỗi xe đều có kéo theo những rơ-mooc nhỏ dùng làm nơi nghỉ ngơi. Trên thế giới, việc các đoàn du lịch caravan đi qua nhiều quốc gia là không hiếm nhưng tại Việt Nam, HỘI AN TRAVEL đã tổ chức thành công nhiều tour Caravan đến từ HỒNG KÔNG, THÁI LAN, SINGAPORE, Mới đây công ty đã đưa ra 2 chương trình CARAVAN Du xuân đó là: Đón tết tại xứ sở triệu voi (LÀO), và Caravan du xuân: Đón tết trên đất Thái và tham quan LÀO Nói đến loại hình du lịch caravan, người ta nghĩ ngay đến những đoàn xe nối tiếp nhau trên những cung đường. Thế nhưng để chuẩn bị cho đầy đủ các vật dụng trong chuyến đi là điều không đơn giản, đặc biệt là đối với chuyến caravan đầu tiên.
  48. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN 1.5.1. Hotel: 1.5.2. Motel: 1.5.3. Làng du lịch: 1.5.4. Camping: (Cắm trại) 1.5.5. Tàu du lịch: 1.5.6. Caravan: 1.5.7. Bugalow: Bungalow là kiểu nhà một tầng có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ, những ngôi nhà được thiết kế có diện tích nhỏ, một tầng duy nhất và mái hiên rộng.
  49. Thuật ngữ này đầu tiên được tìm thấy tại Anh từ năm 1696, để mô tả loại nhà xây dựng đơn giản cho các thủy thủ. Đối nghịch với căn hộ (apartment), thường dành cho tầng lớp cao hơn trong xã hội, bungalow là loại nhà dành cho người lao động trung bình trong thành phố. Bungalow còn là những ngôi nhà cho ngững người độc thân trong rừng, bên bờ suối chỉ có chỗ ngủ, toilet, bếp nấu nhỏ. Những ngôi nhà gỗ trên cây, những container cho những người vô gia cư Tại Việt Nam, khái niệm bungalow chủ yếu chỉ xuất hiện ở những khu nghỉ dưỡng dọc các bãi biển, khoảng 5-7 năm trở lại đây. Dễ thấy nhất là trong các khu resort, bungalow được sử dụng nhiều vì dễ áp dụng, khá hiệu quả, thi công nhanh và thuận lợi, phù hợp với không gian. Bungalow thường gần khu đón tiếp trung tâm để bạn có thể đi bộ (khoảng 3-5 phút). Nếu xa hơn, khách sạn sẽ bố trí xe đến tận nơi (thường dùng xe điện để bảo vệ môi trường và sự yên tĩnh).
  50. Một family bungalow tại BlueOcean Resort Mũi Né. Ảnh:blueoceanresort
  51. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN 1.5.1. Hotel: 1.5.2. Motel: 1.5.3. Làng du lịch: 1.5.4. Camping: (Cắm trại) 1.5.5. Tàu du lịch: 1.5.6. Caravan: 1.5.7. Bugalow: 1.5.8. Resort: Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) là khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch; (Thông tư Số: 88/2008/TT-BVHTTDL)
  52. Resort được hiểu đơn giản là một khu nghỉ dưỡng khép kín, khi đến với resort du khách thường tận hưởng cảnh quan, các dịch vụ vui chơi, chăm sóc sức khỏe, tham quan ngay trong khuôn viên resort. Điều này khác với các khách sạn, nhà nghỉ thông thường bởi các khách sạn, nhà nghỉ chỉ đơn giản là nơi lưu trú cho du khách đi tham quan.
  53. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN 1.5.1. Hotel: 1.5.2. Motel: 1.5.3. Làng du lịch: 1.5.4. Camping: (Cắm trại) 1.5.5. Tàu du lịch: 1.5.6. Caravan: 1.5.7. Bugalow: 1.5.8. Resort: 1.5.9.Homestays: Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.1(TT88)
  54. TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN