Bài giảng Văn hóa ứng xử nơi công sở
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Văn hóa ứng xử nơi công sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_van_hoa_ung_xu_noi_cong_so.ppt
Nội dung text: Bài giảng Văn hóa ứng xử nơi công sở
- Văn hóa ứng xử nơi công sở
- Văn hóa ứng xử nơi công sở Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn thì có một cách khá tốt để xây dựng giá trị bản thân đó là hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự chốn công sở. Công sở là nơi thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, với các cơ quan hữu quan, đồng cấp và cấp trên; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại nơi công sở chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình làm việc, giao tiếp, yếu tố quan trọng hơn cả chính là yếu tố con người. Con người sẽ quyết định văn hóa công sở, quyết định sự thành bại cũng như dấu ấn ghi lại của tổchức trong suốt quá trình tổ chức đó hoạt động.
- Khái niệm Vậy văn hóa công sở là gì? văn hóa là tổng hòa những giá trị hữu hình và vô hình bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý, môi trường – cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xửcủa CBCC nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao.
- Xây dựng văn hóa công sở Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng lề lối, nề nếp làm việc khoa học, có trật tựkỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định chung nhưng không mất đi tính dân chủ. Văn hóa công sở được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở góp phần tạo dựng niềm tin, sự đoàn kết nhất trí của cả tập thể trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của cơ quan đơn vị.
- Cách hành xử văn hóa chốn công sở thực tế mang lại rất nhiều lợi ích. Văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử nơi công sở nói riêng chính là thước đo sự văn minh của mỗi CBCC hay nói khác đi nó phản ánh sựnhận thức cũng như ý thức của mỗi cá nhân trong môi trường làm việc nơi công sở.
- Con người tác động đến việc hình thành văn hóa công sở đồng thời văn hóa với những giá trị bền vững được kế thừa và tiếp thu có chọn lọc từ quá khứ đến hiện tại, tương lai; từ môi trường bên trong đến bên ngoài công sở sẽ có tác động trở lại góp phần hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, đạo đức cho CBCC. Xây dựng văn hóa công sở chính là xây dựng một môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả. > tạo bầu không khí cởi mở giúp CBCC hứng khởi làm việc đưa chất lượng và hiệu quả công việc lên cao.
- Cách thức ửng xử đơn giản như biết cười, biết nói lời cảm ơn, biết xin phép hay nói lời xin lỗi
- - Đến công sở làm việc ăn mặc phải gọn gàng, phù hợp, đi đứng nhẹ nhàng, đặc biệt tránh đi giầy dép tạo ra tiếng ồn quá lớn làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung. - Luôn ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp bàn làm việc, phòng làm việc, giữ vệ sinh công sở sạch như giữ vệ sinh ở chính nhà mình. - Không lạm dụng máy tính cơ quan vào những trò tiêu khiển trong giờlàm việc, vừa ảnh hưởng đến năng suất công việc, vừa tạo thói quen xấu cho bản thân. - Điện thoại nên để ở chế độ rung hoặc im lặng, tránh gây tiếng ồn ảnh hưởng đến đồng nghiệp và ảnh hưởng đến không khí làm việc yên tĩnh tại cơ quan.
- - Gõ cửa trước khi vào phòng sếp hay bất kỳ phòng nào khác. - Trong công việc, khi trảlời điện thoại cần nói năng mạch lạc, rõ ràng. Tuyệt đối tránh dùng ngôn từtục tĩu tại nơi làm việc trong quá trình giao tiếp, không nói quá nhanh, quá chậm, quá nhỏ hoặc quá lớn, không xen vào chuyện người khác, không cướp lời người khác khi nói. - Cần thực hành đúng văn hóa bắt tay tại công sở.
- - Trong công sở nên xưng hô theo chức danh đối với người có chức vụ, xưng hô bằng tên đối với người cùng trang lứa, đối với người lớn tuổi nên dùng đại từnhân xưng, không nên xưng hô theo kiểu gia đình. - Không buôn chuyện; không tạo bè kéo cánh để tranh chức, tranh quyền; tránh thái độ xun xoe với người trên, hách dịch với người dưới; tránh lấy cớ vì hiệu quả công việc mà cố tình không thừa nhận năng lực gây khó dễ cho những thành viên khác, đặc biệt là người mới đến làm việc tại cơ quan. Người đi trước phải dẫn dắt người đi sau, chỉ bảo và giúp họ tiến bộ.
- Văn hóa công sở được hình thành theo tính kếthừa và tiếp thu có sáng tạo, có chọn lọc qua các giai đoạn, do đó văn hóa công sở không ngừng được bổ sung và ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại. Để tạo nét văn hóa riêng cho mỗi công sở đòi hỏi phải có sự đồng thuận và cố gắng trên tinh thần tự giác của các cá nhân trong từng tổ chức nói riêng và toàn hệ thống nói chung.
- Xây dựng văn hóa công sở thực chất là xây dựng con người mới. Cần làm tốt chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, phụ cấp, tạo môi trường và động cơ làm việc cho CBCC. Hoàn thiện xây dựng văn hóa công sở có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn vì nó thể hiện chất lượng và hiệu quả khi xử lý, giải quyết công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ CBCC nhằm góp phần vào quá trình cải cách hành chính mà nghịquyết TW5 (khóa X) của Đảng đã đề ra.
- Các yếu tố cấu thành nên văn hóa công sở: Bên trong - Con người - Thể chế - Tài chính - Văn hóa tổ chức - Thông tin - Mục tiêu tổ chức - Cơ cấu tổ chức
- Bên ngoài - Môi trường chính trị - Hệ thống cơ sở pháp luật của nhà nước - Xu thế hoạt động của thế giới - Các yếu tố của môi trường tự nhiên - Các mqh của tổ chức - Các công dân tại nơi tổ chức hoạt động - Văn hóa hành chính của hệ thống công vụ - Tiến độ phát triển của KHKT - Đời sống KTVH của đất nước
- 10 nguyên tắc vàng trong ứng xử công sở Học cách ứng xửvới cấp trên Tôn trọng đồng nghiệp Xây dựng quan hệvới cấp dưới Đừng biến mình thành “thiên lôi công sở” Tránh những đềnghịkhông phù hợp với chuyên môn Hạn chế“tán gẫu” quá nhiều nơi công sở Khoe khoang tiền thưởng “Nói xấu” đồng nghiệp Văn hóa sửdụng điện thoại Làm việc hết sức, chơi hết mình