Bài giảng Xã hội học lao động - Trần Văm Kham

ppt 41 trang hapham 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xã hội học lao động - Trần Văm Kham", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_xa_hoi_hoc_lao_dong_tran_vam_kham.ppt

Nội dung text: Bài giảng Xã hội học lao động - Trần Văm Kham

  1. XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG Giảng viên: Trần Văn Kham Email: khamtv@ussh.edu.vn
  2. GiỚI THIỆU LÀM QUEN • Tôi đã từng là một công nhân? • Tôi có 5 năm kinh nghiệm làm việc ở trường Đại học? • Tôi vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh về Xã hội học? • Làm việc ở bộ phận đào tạo hiện là công việc chính của tôi? • Tôi có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Nga?
  3. BUỔI 01 - Giới thiệu môn học - Giới thiệu tiến trình hoàn thành môn học và sử dụng tài liệu môn học - Hướng dẫn làm việc nhóm - Xã hội học lao động là một chuyên ngành xã hội học
  4. Nguyên tắc của lớp học •Tham gia tích cực •Tôn trọng lẫn nhau-tôn trọng sự khác biệt •Cởi mở • Không sử dụng điện thoại • Một người nói-mọi người nghe
  5. Nội dung chính của môn học •Bài 1: Xã hội học lao động là một khoa học •Bài 2: Các luận điểm lý thuyết của XHH LĐ •Bài 3: Cấu trúc vi mô của lao động •Bài 4: Thiết chế và tổ chức lao động •Bài 5: Phân công lao động và thị trường lao động •Bài 6: Sự biến đổi lao động và biến đổi xã hội •Bài 7: Một số chủ đề của Xã hội học lao động (Tài liệu hướng dẫn môn học)
  6. .????? • Học thông qua trải nghiệm của người học • Chia sẻ sự hiểu biết về môn học và các vấn đề liên quan • Sử dụng nguồn học liệu online trên trang web Tài khoản: xhh54 Password: 54xhh Khuyến khích trao đổi qua email Khuyến khích làm việc nhóm
  7. Làm việc nhóm •Lớp được chia thành 9 nhóm •Mỗi nhóm được giao 01 chủ đề •Trình bày kết quả trước lớp: 30 phút •Khi một nhóm trình bày: 8 nhóm còn lại lắng nghe- chuẩn bị 01 ý kiến đánh giá mặt tốt- 01 ý kiến đánh giá mặt chưa tốt cần khắc phục (về nội dung chuyên môn và cách thức trình bày)
  8. Làm việc nhóm •Điểm số kết quả làm việc nhóm là kết quả điểm số thành phần của cá nhân = 30% tổng số điểm môn học •Đánh giá kết quả nhóm = điểm trung bình tổng điểm đánh giá của 8 nhóm + điểm đánh giá của giảng viên •Sản phẩm của nhóm: Bài thuyết trình + báo cáo quá trình làm việc của nhóm
  9. Yêu cầu về bài trình bày của nhóm (01 tiết học) •Thời gian trình bày: 20-30 phút •Nội dung trình bày: • Báo cáo nhanh quá trình làm việc cảu nhóm • Chủ đề được phân công trình bày (nói rõ lý do, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, những phát hiện, những lý giải và kết luận) •Khuyến khích sử dụng trình chiếu •Tổ chức thảo luận: 15-25 phút • Nhận xét và câu hỏi của các nhóm tham dự • Nhận xét và đánh giá của giảng viên • Trả lời câu hỏi
  10. Cách phân chia nhóm •Đếm số từ 1 đến 9 đến hết lớp •Nhóm hình thành dựa trên thành viên cùng số •Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng •Chuẩn bị nội dung; thuyết trình và góp ý cho các nhóm khác
  11. Các chủ đề của nhóm •Nhóm 1: Quan điểm quản lý khoa học của F.Taylor •Nhóm 2: M.Weber và hành động xã hội: ứng dụng cho phân tích mối quan hệ xã hội ở nơi làm việc •Nhóm 3: Phân công lao động của Emile Durkheim và phân tích sự phân công lao động trong gia đình hiện nay •Nhóm 4: Những vấn đề xã hội học từ Luật lao động
  12. Các chủ đề của nhóm •Nhóm 5: Lao động trẻ em hiện nay: Các phương pháp tiếp cận xã hội học •Nhóm 6: Lao động nông thôn khu vực thu hồi đất nông nghiệp •Nhóm 7: Di cư lao động nông thôn-đô thị •Nhóm 8: Lao động và việc làm dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá •Nhóm 9: Việc làm của sinh viên ngành xã hội học trong tương lai: Những triển vọng và thách thức
  13. Lịch trình tổ chức thuyết trình Thời gian Nhóm Ghi chú 09/09/2012 Nhóm 1+2 16/09/2012 Nhóm 3+4 23/09/2012 Nhóm 5+6 30/09/2012 Nhóm 7+8 07/10/2012 Nhóm 9
  14. BUỔI I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG
  15. Trò chơi kiểm tra kiến thức Xã hội học Đại cương
  16. Xã hội học lao động là gì? Xã hội học lao động là chuyên ngành xã hội học tập trung nghiên cứu các quy luật của sự hình thành, vận động và biến đổi mối quan hệ của lao động với con người và với xã hội. • Thứ nhất, cách định nghĩa này nhất quán với định nghĩa về đối tượng nc của xhh là quy luật của mối quan hệ giữa con người với xã hội; • Thứ hai, khẳng định đối tượng NC của XHH LĐ là quan hệ lao động-NC lao động trong mối quan hệ giữa con người và với xã hội; • Thứ ba, XHH LĐ vận dụng được hệ thống lý thuyết, phạm trù, phương pháp của XHH
  17. Tại sao cần có XHH Lao động? • Vai trò của lao động đối với sự phát triển loài người • Thông qua lao động: cá thể người thành cá nhân và nhân cách • Lao động được nghiên cứu với tư cách là một hiện tượng xã hội với cá khái niệm đặc thù: thiết chế lao động và cấu trúc xã hội của lao động • Hướng đến làm rõ bản chất xã hội của hiện tượng lao động và giải quyết một số vấn đề xã hội của lao động trong quá trình toàn cầu hóa và điều kiện kinh tế thị trường
  18. Nhiệm vụ nghiên cứu Xã hội học lao động có nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu ứng dụng-triển khai (nghiên cứu-phát triển) • Trọng tâm nghiên cứu lý luận để học hỏi, tiếp thu một cách có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của bộ môn này trên thế giới. • Đối với nhiệm vụ này, việc tìm hiểu và giới thiệu các lý thuyết, các cách tiếp cận lý thuyết, khái niệm xã hội học lao động là rất quan trọng và cần thiết.
  19. Nhiệm vụ nghiên cứu • Tập trung vào nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng-triển khai và nghiên cứu tổng kết thực tiến về những vấn đề nảy sinh trong lao động ở Việt Nam hiện nay. • Một số nhiệm vụ cụ thể có thể là phân công lao động trong xã hội, sự biến đổi cấu trúc xã hội, những vấn đề mâu thuẫn- xung đột trong quan hệ lao động, những vấn đề xã hội của thất nghiệp, thiếu việc làm, và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá • Nhiệm vụ này gắn liền với nhiệm vụ lý luận với ý nghĩa là vận dụng tri thức lý luận của xã hội học lao động vào ứng dụng-triển khai.
  20. Định hướng tiếp cận của XHH Lao động Xã hội học lao động hướng vào việc nghiên cứu: (i) hành vi ứng xử của con người trong các tình huống lao động cụ thể trong mối quan hệ với cấu trúc xã hội; (ii) hành vi ứng xử của con người trước sự thay đổi của cấu trúc lao động trong quá trình công nghiệp hoá; (iii) nghiên cứu quan hệ con người trong lĩnh vực công nghiệp
  21. Các cách tiếp cận Tiếp cận cấu trúc-chức năng • Đại diện tiêu biểu của phương pháp tiếp cận này là Emile Durkheim, T.Parsons và nhiều tác giả khác; • Lao động và PCLĐ nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định của xã hội với tư cách là hệ thống • Lao động giao dịch tài chính-ứng dụng do nhu cầu đầu tư vốn ngày càng cao. • Lao động nông thôn di chuyển vào thành thị là do nhu cầu sử dụng lao động tự do ngày càng lớn. • Khu vực lao động ngoài quốc doanh phát triển là do nhu cầu sử dụng lao động rất đa dạng.
  22. Các cách tiếp cận Tiếp cận cấu trúc-chức năng •Chuyển đổi cơ cấu lao động không đơn thuần là chuyển đổi cơ cấu kinh tế, • Đó là sự chuyển đổi cấu trúc giá trị nghề nghiệp của các nhóm xã hội và sự định hướng chọn nghề của thanh niên; • đó là việc sắp xếp và tổ chức lại lao động cho phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của từng nhóm xã hội, từng vùng kinh tế.
  23. Các cách tiếp cận Tiếp cận thiết chế xã hội • Thiết chế xã hội là gì? • Quan điểm thiết chế được phát triển mạnh mẽ ở lĩnh vực kinh tế học, • Lao động được tổ chức theo những mô thức nhất định và tuân theo những thủ tục, quy định và chuẩn mực được pháp quy hoá để đảm bảo đáp ứng nhu cầu xác định mà xã hội đặt ra. •các thiết chế như hợp đồng lao động và cách tổ chức lao động dưới hình thức công ty, nhà máy có khả năng làm giảm chi phí giao dịch
  24. Các cách tiếp cận Tiếp cận thiết chế xã hội • Thiết chế lao động dưới hình thức các công ty, nhà máy ngày càng phổ biến. Ngoài ra, còn dưới hình thức gia đình, kinh tế hộ và hình thức tập thể. • Chú ý đến những biến đổi trong hệ thống giá trị, chuẩn mực và các quy định pháp quy trong việc kiểm soát, điều tiết hoạt động lao động. • Quan tâm đến nghiên cứu các vấn đề quan hệ xã hội trong lao động, mà biểu hiện tập trung nhất là những xung đột giữa chủ và thợ trong các tổ chức doanh nghiệp
  25. Các cách tiếp cận Hành động xã hội • Max Weber, Tacolt Parson và một số học giả khác •Lao động là hoạt động có mục đích và kế hoạch của cá nhân, các nhóm xã hội. •Chủ đề: vấn đề tạo việc làm và nâng cao chất lượng, trình độ lực lượng lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
  26. Các cách tiếp cận khác Tiếp cận từ giác độ quan hệ nhân bản Tiếp cận từ giác độ quan hệ lao động/quan hệ công nghiệp Tiếp cận từ giác độ đánh giá công nghệ Nghiên cứu từ giác độ môi trường sống Tiếp cận xã hội học về nơi làm việc Quan điểm xung đột trong nghiên cứu nơi làm việc
  27. Các thành tố của một quá trình nghiên cứu Nhận thức luận Luận điểm lý thuyết Phương pháp luận Phương pháp nghiên cứu (thu thập và xử lý dữ liệu)
  28. Đạo đức nghiên cứu Tuân thủ các quy điều đạo đức chuyên môn Đảm bảo sự riêng tư Tính trung lập trong nghiên cứu Chấp nhận kết quả nghiên cứu ở mọi tình huống
  29. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
  30. Lao động • Lao động là phương thức sống đặc trưng của con người • Lao động của con người là một hành động xã hội phản ánh đối tượng lao động, mục đích lao động, phương tiện lao động, điều kiện lao động và xu hướng của lao động. • Tính chất hai mặt của lao động: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng • Thời gian lao động xã hội tất yếu và thời gian lao động cá biệt
  31. Lực lượng lao động •là tổng thể tài nguyên sức lao động toàn xã hội ở một thời kỳ nhất định. •Số lượng, lực lượng sức lao động dựa vào số lượng nhân khẩu trong độ tuổi lao động có năng lực lao động đang có việc làm hay không việc làm chuẩn.
  32. Sức lao động • khả năng lao động tiềm ẩn của con người dưới hình thức tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện các thao tác, hành vi, hoạt động nhất định; • sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó; • sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó
  33. Việc làm • Việc làm là khái niệm dùng để chị loại hoạt động lao động được trả công, có thu nhập, có người thứ ba can thiệp ; • Nói tới việc làm là nói tới loại lao động với tư cách là vai trò xã hội được quy định bởi hệ thống ngành nghề và cấu trúc thị trường lao động • Cần phân biệt loại lao động được trả công và lao động không được trả công • Lao động nhà rỗi và thất nghiệp
  34. Quan niệm pháp lý về lao động và việc làm • Quan điểm xuất phát: Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người-tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội • Quan niệm về Người lao động, Người sử dụng lao động, Việc làm đã được quy định trong Luật lao động Việt Nam • Tại sao cần quan tâm? Phát hiện vấn đề cần giải quyết (lao động trẻ em, vấn đề quan hệ lao động ) • Thông qua Luật LĐ: Nhà nước quy định công dân được phép làm gì-làm việc đó như thế nào • Xem xét lao động dừng lại ở khía cạnh kết quả hoạt động chứ chưa nói tới nhu cầu, động cơ, tính chất và cơ chế của lao động
  35. Quan niệm pháp lý về người lao động • Điều 6, bộ luật Lao động: • Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động • Hợp đồng lao động: là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả côn, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động • Phân loại lao động: • Người lao động chưa thành niên: từ 15-18 tuổi • Người lao động thành niên: 18-60 với nam và 18-55 đối với nữ • Người lao động cao tuổi: trên 60 với nam và trên 55 với nữ
  36. Thất nghiệp • Luật bảo hiểm xã hội (2006): Điều 2 mục 3: • Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân VN làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 điều này • Điều 3 mục 4 giải thích: • Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động,hợp đồng làm việc nhưng chưa có việc làm
  37. Mối quan hệ xã hội học lao động với • Xã hội học lao động có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế học, nhất là kinh tế học lao động đến mức nhiều khái niệm của xã hội học lao động được phân tích theo quan điểm của kinh tế hoạch hoặc đơn giản là sử dụng luôn các khái niệm của kinh tế học. • xã hội học lao động có kế thừa những kết quả nghiên cứu từ các chuyên ngành khác và cả những ngành ngoài khoa học xã hội như kinh tế học, quản lý học và khoa học về lao động để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề ra; • Ở một số quốc gia có công nghiệp phát triển, xã hội học lao động có quan hệ chặt chẽ với xã hội học công nghiệp • Ở những nước nông nghiệp và công nghiệp hoá, xã hội học lao động quan tâm nhiều đến sự biến đổi cơ cấu lao động ở nông thôn và di cư lao động
  38. NỘI DUNG CẦN LƯU Ý (1) Đối tượng nghiên cứu của xã hội học lao động là gì? (5) Mối quan hệ của (2) Xã hội học lao xã hội học lao động động có nhiệm vụ với các ngành khoa học khác? nghiên cứu gì? (3) Xã hội học lao (4) Các khái niệm động có các cơ bản của xã hội phương pháp tiếp học lao động? cận gì?
  39. BÀI HỌC KẾ TIẾP Một số lý thuyết trong Xã hội học lao động Quan điểm Quan điểm về tâm lý- hậu hiện đại quản lý Hành động Quan điểm xã hội của hệ thống của Weber Durkheim Các quan điểm tương tác luận