Bài thảo luận Quản trị king doanh dịch vụ - Biện pháp quản lý cầu du lịch quốc tế đên Việt Nam

doc 31 trang hapham 3170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thảo luận Quản trị king doanh dịch vụ - Biện pháp quản lý cầu du lịch quốc tế đên Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thao_luan_quan_tri_king_doanh_dich_vu_bien_phap_quan_ly.doc

Nội dung text: Bài thảo luận Quản trị king doanh dịch vụ - Biện pháp quản lý cầu du lịch quốc tế đên Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ===000=== BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH DỊCH VỤ Đề tài : Biện pháp quản lý cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam Giảng viên: Mrs Thực hiện : Nhóm 11_HQ1A_K5 Hà nội 09/2010
  2. Mục Lục Biện pháp quản lý cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam Phần I : Một số lý luận về cầu dịch vụ 1.1. Đặc điểm nhu cầu và cầu dịch vụ. 1.2. Nội dung quản trị cầu dịch vụ. Phần 2 : Thực trạng nguồn khách và quản lý cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam 2.1. Khái quát về hoạt động du lịch tại Việt Nam. 2.2. Đặc điểm cầu du lịch của khách du lịch quốc tế đến tại Việt Nam 2.3. Thực trạng quản lý cầu du lịch quốc tế đến tại Việt Nam 2.4. Nhận xét 2.4.1. Ưu điểm 2.4.2. Nhược điểm Phầm III : Một số biện pháp quản lý cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam. 3.1. Xu hường cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam. 3.2. Giải pháp nhằm quản lý tốt cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam. 3.2.1. Củng cố bộ máy nhà nước về du lịch. 3.2.2. Cải thiện và nâng cao chat lượng các dịch vụ trong các chương trình du lịch. 3.2.3. Xây dựng các khu vui chơi giải trí nhằm thu hút khách đến ở lại lâu dài. 3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quản lý du lịch tại Việt Nam 3.2.5. Cần phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bề vững.
  3. LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đã có được những bước tăng trưởng, phát triển đáng kể trong những năm qua. Bên cạnh việc quan tâm đến việc phát triển của các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ các ngành dịch vụ, trong đó ngành DU LỊCH “công nghiệp không khói” cũng được nhà nước rất quan tâm. Ở nước ta, tuy đây là một ngành kinh tế còn non trẻ nhưng tầm quan trọng của du lịch đã được đánh giá đúng mức, có tiềm năng du lịch rất lớn. Đây là hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận có triển vọng phát triển trong xã hội hiện đại. Trong năm 2010 thủ đô Hà Nội và phố cổ Hội An lọt vào top 10 điểm đến du lịch hấp dẫn nhất châu Á do Smart tralvel Asia-Tạp chí có trụ sở tại Hồng công bình chọn, Vịnh Hạ Long vươn lên vị trí thứ 2 trong cuộc bầu chọn kỳ quan thiên nhiên thế giới, trên trang www.vote7.com , Hoàng Thành được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới Năm 2010, Châu Á dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng du lịch tuy nhiên du lịch VN xem chừng như vẫn “lận đận”, thu hút khách quốc tế ở mức khiêm tốn so với các nước trong khu vực do chưa khai thác hết tiềm năng du lịch. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là mục tiêu của rất nhiều quốc gia bởi du lịch đem lại lợi nhuận cao. Ngành du lịch cũng giống như các ngành kinh doanh khác, cần tới sự quan tâm của tất cả các ngành có lien quan. Để hiểu rõ về vấn đề này nhóm 10 nghiên cứu về “Biện pháp quản lý cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam” nội dung của bài thảo luận gồm có 3 phần: Phần I: Một số lý luận về cầu Dịch vụ Phần II: Thực trạng nguồn khách và quản lý cầu du lich quốc tế đến Việt Nam. Phần III: Một số biện pháp nhằm quản lý tới cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam
  4. PHẦN I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CẦU DỊCH VỤ 1.1 Đặc điểm nhu cầu và cầu dịch vụ 1.1.1 Khái niệm và sự phát triển cầu dịch vụ - Khái niệm: Nhu cầu dịch vụ là trạng thái tâm lý mà cá nhân cảm thấy thiếu hụt về vật chất hoặc tinh thần, có thể nhận biết hoặc không nhận biết được. - Sự phát triển nhu cầu theo 7 bậc: 1. Nhu cầu thiết yếu 2. Nhu cầu an toàn 3. Nhu cầu giao tiếp xã hội 4. Nhu cầu được kính trọng 5. Nhu cầu hiểu biết 6. Nhu cầu thẩm mỹ 7. Nhu cầu tự phát triển, tự hoàn thiện - Cầu dịch vụ: là số lượng dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kỳ duy nhất. 1.1.2 Đặc điểm nhu cầu và cầu dịch vụ: - Nhu cầu dịch vụ có xu hướng phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, do thu nhập cá nhân ngày càng tăng, nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, thời gian liên tục co giãn lại, nhận thức của cá nhân tăng lên. Vì vậy nhà quản trị phải nhận thức được xu hướng để có thể chuyển đổi hình thức kinh doanh. - Nhu cầu dịch vụ mang tính vô hạn, không biết được điểm dừng cuối cùng. Do luôn luôn có khoảng cách giữa kỳ vọng và nhận thức khách hàng. Do ảnh hưởng của quá trình tiêu dùng, do đời sống văn minh ngày càng cao, nhu cầu phát triển ngày càng cao. Đòi hỏi nhà quản trị phải nhận thức được rằng không bao giờ thỏa mãn hết
  5. nhu cầu của khách hàng, tạo ra những cái vượt quá kỳ vọng của khách hàng. - Nhu cầu mang tính đa dạng và phức tạp: đa dạng về chủng loại, giá cả, chất lượng do nhà cung ứng chủ động tạo ra. Đa dạng dịch vụ do sự phát triển của kinh tế- xã hội, do nhu cầu dịch vụ là nhu cầu có tính chuyên nghiệp cao, phụ thuộc vào tuổi tác, cá nhân, trình độ nhà quản trị phải chủ động tạọ ra sự đa dạng về dịch vụ. - Nhu cầu dịch vụ có tính tổng hợp, đồng bộ: Xuất phát tự nhu cầu dịch vụ trọn gói của khách hàng. Suất trọn gói là tổng hợp những dịch vụ được chuyển bởi tinh chất trọn vẹn trong cùng môi trường thống nhất: Cơ sở vật chất, vật liệu hàng hóa, dịch vụ hiện hành tác động tới lợi ích khách hàng nhận được ngay, tác động đến giác quan, bản chất dịch vụ; dịch vụ ẩn là lợi ích mà khách hàng cảm nhận mơ hồ, không phân biệt được bản chất dịch vụ. Nhà quản trị phải tạo ra các suất trọn gói để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng. - Nhu cầu khách hàng có tính thời vụ thời điểm: là sự biến động lặp đi lặp lại hàng năm trong cung và cầu làm giảm sự tác động của một số nhân tố. Do thời gian rảnh rỗi tác động đến lượng thời gian rảnh rỗi, thời điểm xã hội rảnh rỗi, thời gian rảnh rỗi kéo dài, số lượng xảy ra nhiều lần, khách hàng và điêu kiên tự nhiên, thu nhập tăng, mức thu nhập ổn định, tính thời vụ giảm, thời điểm có thu nhập, mốt, tập quán Nhà quản trị phải làm giảm tính thời vụ, kéo dài thời vụ chính, cân bằng cung- cầu. - Tính linh hoạt (dễ bị thay thế): luôn luôn có sản phẩm thay thế. Do dich vụ là vô hình nhu cầu dịch vụ là nhất thời, luôn đổi mới, luôn luôn có sản phẩm nâng cấp. Nhà quản trị phải đa dạng hóa dịch vụ, đổi mới dịch vụ. - Nhu cầu dịch vụ luôn có biên độ dao dộng không đều giữa các loại hình dịch vụ và giữa các tập khách hàng khách hàng cùng tiêu dung một loại sản phẩm dịch vụ. Do tính thời vụ, do sự khác biệt giữa
  6. các tập khách hàng cung tiêu dùng dịch vụ. Nhà quản trị cung ứng vào thời điểm khác nhau để đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Tính lan truyền cao, mang cấp số nhân: Do bản chất dịch vụ là vô hình. Nhà quản trị rất thận trọng khi cung ứng dịch vụ, phải làm đúng dịch vụ ngay từ đầu, phải có chất lượng đồng đều. 1.1.3 Hàng chờ dịch vụ (Xếp hàng dịch vụ) - Khái niệm: là một dòng khách hàng đang chờ đợi được cung ứng dịch vụ từ một hay nhiều người phục vụ hoặc nhà cung ứng. - Sự cần thiết của hàng chờ + Cầu dịch vụ ở thời điểm hiện tại vượt quá khả năng cung ứng + Do nhân viên phục vụ quá bận nên không phục vụ ngay được cho những khách hàng mới tới. + Do thời gian phục vụ thay đổi + Do khách hàng: thời gian, thời điểm khác với nhà cung ứng. + Do tần suất của khách hàng lớn hơn thời gian định mức phục vụ cho 1 khách hàng. + Do tính ngẫu nhiên của khách hàng + Do tinh thời vụ, thời điểm của nhu cầu và cầu. - Ý nghĩa: Hàng chờ là tất yếu trong dich vụ, nên nhà cung ứng phải chăm sóc khách hàng trong hàng chờ. + Phải nghiên cứu tâm lý khách hàng + Đưa ra các quy tắc dịch vụ tương ứng * Đặc điểm của hình thức xếp hàng trong dịch vu du lịch quốc tế đến - Nhóm dân cư: mang cả tính đồng nhất và tính không đồng nhất. Ví dụ: nhóm khách hàng đến từ cùng một Quốc Gia, các khách hàng đơn lê ở các nước khác nhau - Dòng khách đến: là quá trình khách hàng tiếp cận với nhà cung ứng: bao gồm nhóm thụ động và nhóm chủ động. - Hìnhdạng hàng chờ: số lượng khách hàng, vị thế khách hàng, yêu cầu khách hàng, hiệu quả dịch vụ đối với khách hàng
  7. - Kỷ luật hàng chờ: là những chính sách do nhà quản lý đề ra nhằm lựa chọn khách hàng tiếp theo để phục vụ. - Tiến trình dịch vụ: Là quá trình cung ứng dịch vụ bao gồm: phân bổ thời gian phục vụ, bố trí nhân viên phục vụ, thực thi các chính sách quản lý và hoạt động tác nghiệp cho nhân viên. 1.2 Nội dung quản trị cầu dịch vụ. 1.2.1 Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng a>Nghiên cứu sự mong đợi của khách hàng - Mong đợi (kỳ vọng) là những mong muốn của khách hàng về những gì sẽ xảy ra trong quá trình tiêu dung dịch vụ đó. - Khách hàng mong đợi điều gì nhanh hơn, tốt hơn, rẻ hơn. - Các mức mong đợi dịch vụ: + Mong đợi dịch vụ mức độ cao: mong đợi dịch vụ mong muốn, là mức dịch vụ khách hàng nhận được. + Mong đợi dịch vụ mức độ thấp: mong đợi tương xứng, thỏa đáng, là mức dịch vụ khách hàng chấp nhận được. b>Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu - Ảnh hưởng nhu cầu cá nhân: giá cả, thu nhập cá nhân, sở thích, thị hiếu cá nhân - Ảnh hưởng nhu cầu xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nhân khẩu học c> Nghiên cứu các trang thái thỏa mãn nhu cầu: - Nhu cầu được thỏa mãn hoàn toàn: cả 4 nhân tố của suất trọn gói đều đáp ứng nhu cầu khách hàng, cảm nhận vượt quá sự mong đợi. - Nhu cầu được thỏa mãn một phần: khi một hoặc một vài yếu tố của suất trọn gọi không đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Nhu cầu không được thỏa mãn: cảm nhận thấp hơn mức mong đợi, cả 4 nhân tố của suất trọn gọi không thỏa mãn nhu cầu khách hàng. * Phương pháp nghiên cứu:
  8. - Nhà quản trị: lập kế hoạch và triển khai điều tra - Nhân viên: tiếp xúc trực tiếp có điều kiện nắm bắt nhu cầu khách hàng. - Đối thủ cạnh tranh: thông qua việc điều tra đối chiếu sản phẩm đối ngẫu, cặp khách hàng đối ngẫu. - Khách hàng: đối tượng điều tra chình từ doanh nghiệp, điều tra trực tiếp, hòm thư góp ý Doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, mong đợi của khách hàng, từ đó thiết kế, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 1.2.2 Quản lý cầu a> Quản lý cầu hiện tại - Là việc quản lý khách hàng hiện tại của doanh nghiệp, những người đã mua và tiêu dùng sản phẩm với mục tiêu duy trì sự trung thành khách hàng, làm tăng tỷ lệ khách hàng quay trở lại doanh nghiệp. - Giải pháp: nhà cung ứng cần đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Cần phải cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm sẽ cung ứng, tạo ra sự cam kết giữa các yếu tố đan xen: cơ sỏ vật chất hỗ trợ, vật liệu, hàng hóa cần đảm bảo các yếu tố hữu hình. Làm giảm hoặc hạn chế khách hàng bỏ đi, lôi kéo thêm khách hàng mới. Nhà quản trị phải nắm rõ khách hàng trung thành, gấy nên tiếng vang, thu được nhiều lợi nhuân hơn, kích thích mua nhiều sản phẩm, ít nhạy cảm với biến đổi giá, tiêu tốn ít chi phí của doanh nghiệp, dễ dàng hơn cho quá trình tiêu dung, phục vụ nhiều đối tượng hơn, có ý nghĩa trong cạnh tranh doanh nghiệp. - Xây dựng được danh mục khách hàng thường xuyên đê có chính sách chăm sóc phù hợp: khuyến mai, hội nghị chiêu đãi khách hàng, quà tặng, áp dụng mức giá ưu đãi.
  9. - Thường xuyên lấy ý kiến khách hàng, các phàn nàn từ phía khách hàng về các dịch vụ đã cung ứng cho khách hàng. - Định kỳ phát phiếu thăm dò mức độ trong sư dụng dich vụ, khách hàng dựa vào các tiêu chuẩn sẵn có và xác thực từ đó doanh nghiệp có thể hoàn thiện dịch vụ. b> Quản lý cầu tiềm năng - Là quản lý những khách hàng có tiền và có nhu cầu tiêu dùng dịch vụ trong doanh nghiệp, nhưng chưa tiêu dùng các dich vụ đó, nhằm thu hút thêm khách hàng. - Tiếp thị, xúc tiến quảng bá để khách hàng biết và tìm đến doanh nghiệp nhằm tiêu dung dịch vụ. - Nâng cao chất lượng dịch vụ để tiếng lành đồn xa. - Sử dụng chính sách giá để làm đòn bẩy, tùy vào từng trường hợp phải sử dụng các chính sách giá phù hợp, chính sách giá linh hoạt. - Dùng hình thức đặt trước để quản lý khách hàng tiềm năng, khuyến khích khách hàng đặt trước các dịch vụ, khuyến mại, giảm giá, tặng quà cho các khách hàng đặt trước - Dùng các chiến dịch khuyến mại hợp lý và hiệu quả để kích thích nhu cầu khách hàng, giảm giá, bốc thăm trúng thưởng, tặng quà đi kèm - Quản lý hàng chờ khách hàng c> Quản lý hàng chờ dich vụ Dịch vụ hàng chờ hiện - Sử dụng bố trí các trang bị phù hợp: bàn, ghế, âm thanh, ánh sáng để lấp chỗ trống trong khi khách hàng chờ. - Bố trí các vật dụng phù hợp: tivi, áp phích, quảng cáo - Thực hiên triết lý kinh doanh ( Mỹ, Trung Quốc) khách hàng quên đi thời gian chờ đợi - Tăng năng suất lao động, giảm thời gian cung ứng dịch vụ cho một khách hàng nhưng không được giảm chất lương dịch vụ.
  10. Bố trí sử dụng lao động hợp lý, đào tạo, nâng cao trình độ lao động. Nhân viên cần: ngoại hình, ngoại giao, ngoại ngữ, nghiệp vụ, nhân cách - 10 vai trò quan trọng trong quản lý: nhà ngoại giao, tâm lý, chính trị, yêu nước, nha kinh tế, người bạn, người cha, người con, nhà giáo, chiến sỹ công an. - Cần phải áp dụng kỷ luật hàng chờ một cách phù hợp để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, áp dụng ký luật hàng chờ như: ưu tiên hàng chờ thời gian phục vụ ngắn trước - Làm cho khách hàng không bao giơ thấy phải chờ đợi dài: bố trí vật dụng để che chắn hàng chờ - Tạo cho khách hàng tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ, thường áp dụng cho các dịch vụ mang tính chất tự phục vụ. - Sử dụng nhiều các dịch vụ miễn phí để làm tăng lợi ích cho khách hàng. Dịch vụ hàng chờ ẩn - Là hàng chờ mà lượng khách hàng chờ được phục vụ nhưng cả khách hàng và dịch vụ đều không nhìn thấy nhau. - Ví dụ: khách hàng đặt gói dịch vụ du lịch đến các địa điểm qua điện thoại, internet, chào hàng - Cần nâng cao chất lượng phục vụ - Nâng cao năng suất lao động để giảm thời gian chờ đợi của khách hàng vi dụ nhu: chuyển phát nhanh vé máy bay đến địa chỉ nhà khách hàng, chuyển phát lịch trình du lịch - Vận dụng và hướng khách hàng phù hợp với khả năng cung ứng của doanh nghiệp vi dụ như: chủ động gọi lại để làm giảm chi phí cho khách hàng, gửi thư email hướng dẫn - Quảng cáo, chào hàng, dùng giá làm đòn bẩy.
  11. PHẦN II: Thực trạng nguồn khách và quản lý cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam. 2.1. Khái quát về hoạt động du lịch tại Việt Nam. Có những dấu hiệu lịch sử cho thấy rằng hoạt động du lịch Việt Nam đã có từ lâu đời. Song, cho đến nay vẫn chưa xác định được thởi điểm hình thành. Qua một số tài liệu ta có thể khái quat vè hoạt động du lịch của Việt Nam qua các thời kỳ: Thời kỳ đầu, sách “ Đại nam nhất thống” đã ghi về vùng du lịch Phan Thiết năm 1887, có phòng riêng tiếp vua chúa các nước Đông Dương và toàn quyền Pháp với nhiều khách sạn và biệt thự nghỉ mát. Vào mùa xuân nhiều hội hè được mở ra, nhất là ở các tỉnh miền Bắc, thu hút khách ở mọi miền đất nước. Hội đền Hùng (10/3), Hội chùa Hương (từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch), Hội Lim, Hội Gióng là những lễ hội đã có từ lâu đời, mang tính chất truyền thống và cũng là tiềm năng du lịch của nước ta. Thời kỳ Pháp thuộc, ở những trung tâm Knh tế - Văn hoá như: Hà NỘi, Hải Phòng, Sài Gòn hình thành hoạt động kinh doanh lưu trú, ăn uống phục vụ khách bộ hành và khách ngoại quốc. Tại những vùng có khí hậu tốt, có những danh lam thắng cảnh đẹp như Hạ Long, Tam Đảo, Nha Trang, Đà Lạt đã xây dựng nhiều biệt thự, khách sạn nghỉ dưỡng phục vụ cho các nhà cầm quyền và những người thương nhân giàu có. Sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc, Nhà nước quốc hữu hoá toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và giao thong cho Bộ Nội thương quản lý. Hoạt động du lịch lúc này mang tính chất phục vụ là chủ yếu. Do nhu cầu về du lịch trong nước và quốc tế xuất hiện, để khắc phục tình trạng tự phát của du lịch đại chúng Chính phủ ban hành Nghị định số 26/CP (9/7/1960) về việc “ Thành lập Công ty Du
  12. lịch Việt Nam: (trực thuộc Bộ Ngoại thương), là mốc đánh dấu sự ra đời của ngành du lịch Việt Nam. Từ khi ra đời, ngành du lịch Việt Nam có nhiều thay đổi ( trong đó cả bộ máy tổ chức quản lý), có thể chia quá trình thành và phát triển ngành du lịch thành và phát triển ngành du lịch thành những giai đoạn sau: a/ Giai đoạn 1960 – 1979: Theo Nghị định 26/CP (9/7/1960) thì Công ty du lịch Việt Nam là một tổ chức kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tế, trực thuộc Bộ Ngoại thương. Hoạt động của Công ty du lịch Việt Nam lúc này mang tính chất phục vụ nghỉ dưỡng và tham quan cho các đoàn khách quốc tế đến Việt Nam và các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Năm 1963, theo quy định 164/BNT – TCCB ngày 16/3/1963 về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty du lịch Việt Nam có vốn, tài sản riêng, có tư cách pháp nhân, trực thuộc Bộ Ngoại thương, có nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Việt Nam để kinh doanh trong việc phục vụ khách du lịch nước ngoài vào du lịch trong nước, khách trong nước đi du lịch nước ngoài và các đoàn cán bộ, công nhân viên, nhân dân lao động Việt Nam đi tham quan, nghỉ mát trong nước. Ngày 5/8/1964 đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra phá hoại miền Bắc Việt Nam. Trong tình hình đất nước có chiến tranh như vậy, du lịch không có điều kiện hoạt động phát triển. Để đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn cho khách du lịch, ngày 12/9/1969 trên cơ sở Công ty du lịch Việt Nam, Vụ Du lịch được thành lập và được chuyển sang Bộ Công An. Đến năm 1975 khi đất nước được thống nhất, ngành du lịch Việt Nam được tiếp quản hàng loạt các khách sạn, nhà hàng của chính
  13. quyền miền Nam Việt Nam để lại ở các Thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Đà nẵng, Vũng Tàu Song sự quản lý các cơ sở này lại không tập trung vào một mối. Công ty du lịch Việt Nam được giao cho một số cơ sở phục vụ lưu trú và ăn uống ở Vũng Tàu, Đà Nẵng còn lại các cơ sở khác được giao cho các ngành, các đơn vị khác nhau. Đây cũng là nguyển nhân dẫn tới việc quản lý ngành không được thống nhất. Năm 1977 du lịch được giao toàn bộ cho ngành công an quản lý. Dần dần, do sự giao lưu giữa hai miền gia tăng và lượng khách từ các nước xã hội chủ nghĩa cũ đến Việt Nam công vụ ngày càng tăng với những nhu cẩu nghỉ dưỡng tham quan, ở một số tỉnh, thành phố đã thành lập Công ty du lịch địa phương, đặc biệt là ở các vùng phía Nam. Trước tình hình đó Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập nhằm thống nhất quản lý công tác du lịch trong cả nước. b/ Giai đoạn 1979 – 1990: Ngày 27/6/1978, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 282/NQ-QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam ( từ một vụ của Bộ Nội vụ). Với quyền hạn được mở rộng trong giai đoạn này Tổng cục Du lịch Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách thống nhất đối với trên 30 Công ty du lịch trong cả nước cùng với một cơ sở vật chất du lịch ngày một phát triển và hàng vạn cán bộ công nhân viên có trình độ kinh nghiệm để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Trên thực tế Tổng cục du lịch ngoài chức năng quản lý nhà nước về du lịch còn quản lý trực tiếp các doanh nghiệp du lịch Nhà nước thuộc Trung ương. Trong đó không tách biệt giữa hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh.
  14. c/ Giai đoạn 1990 đến nay: Trong quá trình tinh giảm biên chế, rút gọn bộ máy tổ chức, ngày 31/3/1990, căn cứ Quyết định số 224 của Hội đồng Nhà nước, Tổng cục du lịch Việt Nam được sát nhập với một số cơ quan khác thành Bộ Văn hoá – Thông tin – Thể thao và Du lịch. Cùng thời gian này, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có sự chuyển đổi cơ bản, đạt những thành quả đáng khích lệ. Thêm vào đó, năm 1990 được chọn là “ Năm du lịch Việt Nam” đã góp phần thúc đẩy tích cực cho hoạt động du lịch của đất nước. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh du lịch đã được mở ra ở nhiều ngành, nhiều cơ quan, không chỉ trong phạm vi các thành phần kinh tế quốc doanh mà còn có cả những thành phần kinh tế khác. Đảng và Nhà nước đã xác định và ngày càng khẳng định cần phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Hiện trên cả nước có 14 Sở du lịch, 47 Sở thương mại du lịch,trên 1000 doanh nghiệp lữ hành thuộc mọi thành phần, trong đó có 108 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 150 nghìn lao động trực tiếp, 3000 lao động gián tiếp trong ngành du lịch, 13 trường và trung tâm dạy nghề khách sạn, 9 trường đại học có khoa Du lịch. Hầu hết các hoạt động lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp là việc đón khách nước ngoài vào Việt nam để du lịch, trước đây chủ yếu là du khách các nước gần kề hoặc có quan hệ với Việt nam, đến nay Việt Nam đã đón được rất nhiều khách từ khắp các châu lục do Việt nam mở rộng quảng bá về Du lịch. Các doanh nghiệp quốc doanh kinh doanh du lịch quốc tế vẫn chiếm ưu thế, thu nhập tăng đều mỗi năm vừa hoàn thành nộp ngân sách Nhà nước vừa tăng thu nhập cho nhân viên. Ngoài ra, các doanh nghiệp này còn đầu tư vốn, mở rộng trang thiết bị, đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ Tuy nhiên, so với tốc
  15. độ phát triển các ngành khác, ngành du lịch quốc tế có phần tăng trưởng chậm hiệu quả kinh tế chưa cao, lợi nhuận không ổn định, mặc dù chất lượng quản lý đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường, ngành dịch vụ phát triển khá nhanh, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Đầu những năm 90, doanh nghiệp lữ hành mọc lên như nấm, một số công ty sản xuất quốc doanh cũng tham gia kinh doanh lĩnh vực này. Một số công ty nhà nước đứng ra bảo trợ cho một số công ty tư nhân mở văn phòng du lịch và được coi như một chi nhánh của công ty. Các cửa hàng ăn uống, shop bán lưu niệm xuất hiện ngày càng nhiều, phần lớn là để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của người Việt Nam và khách nước ngoài. Tuy nhiên, cho một mục tiêu lâu dài, sự quản lý không chặt chẽ sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho hoạt động du lịch cả nước. Nhiều công ty nhỏ và văn phòng du lịch vì không đủ kinh nghiệm mở rộng và khai thác thị trường, không đủ sức cạnh tranh với các công ty chuyên môn lớn nên đã hạ giá thành kéo theo chất lượng dịch vụ kém, rút ngắn thời gian thực hiện tour và gây ra một tâm lý mất tin tưởng ở du khách. Khi đến mùa du lịch, tình trạng “chiến tranh giá cả” đã xảy ra, gây ra ảnh hưởng xấu cho uy tín của ngành Du lịch Việt Nam và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của lữ hành quốc tế. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đã giúp các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân không được phép kinh doanh lữ hành quốc tế trốn thuế, thậm chí một số văn phòng du lịch và thương mại nước ngoài không được phép kinh doanh du lịch cũng tham gia kinh doanh.
  16. 2.2. Đặc điểm cầu du lịch của khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam”: Thị trường khách du lịch là một yếu tố rất quan trọng, nó mang tính chất quyết định đối với sự phát triển của ngành du lịch. Việc nghiên cứu và phân tích thị trường khách du lịch là một cơ sở khoa học để lựa chọn thị trường ưu tiên, xây dựng chiến lược về thị trường và chiến lược sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch. Thị trường khách quốc tế có thể phân theo 3 tiêu chí cơ bản: * Theo quốc tịch: Các thị trường then chốt của Du lịch Việt nam bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Nhật bản, ASEAN, Tây Âu, Bắc Mỹ Những đặc điểm cơ bản của thị trường này được đánh giá như sau: Thị trường khách Trung Quốc: Tăng trung bình 11,5%/năm. Mục đích chủ yếu qua lại buôn bán, thăm quan. Phương tiện chủ yếu là đường bộ. Ngày lưu trú trung bình từ 3-4 ngày. Đóng góp vào tổng thu nhập chỉ chiếm 3,4% tổng thu nhập toàn ngành. Thị trường khách Đài Loan: Chiếm thị phần 16-18%. Lượng khách Đài Loan chủ yếu là thương mại kết hợp thăm quan. Phương tiện chủ yếu là máy bay. Khả năng chi tiêu cao. Thị trường khách Nhật Bản: Tăng trung bình tăng 23,7%/năm. Mục đích tham quan du lịch, thương mại Phương tiện chủ yếu là máy bay. Lưu trú trung bình 5-7 ngày. Khả năng chi tiêu cao
  17. Thị trường khách ASEAN: Chủ yếu là Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia. Mục đích là thương mại, thăm người than, tham quan du lịch Phương tiện chính là đường bộ Khả năng chi tiêu lớn, đặc biệt là khách thương mại Thị trường khách Tây Âu: Chủ yếu là Anh, Pháp, Đức. Thị trường này tăng khá nhanh. Là thị trường quan trọng, khách có khả năng chi trả rất cao. Mục đích chủ yếu là tham quan du lịch, thương mại, thăm người thân. Thời gian lưu trú dài, khoảng 1-3 tuần, thường từ 7-10 ngày. Chi tiêu trung bình đạt 76USD/ngày/người. Thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ và Canada): là thị trường có mức tăng trưởng cao. Mục đích chủ yếu: tham quan du lịch, thương mại , và các mục đích khác. Lưu trú khoảng 7-10 ngày. Phương tiện chính là máy bay; Chi tiêu trung bình khoảng 100USD/ngày/người * Theo mục đích chuyến đi: Tham quan du lịch: Mức độ tăng trưởng tương đối cao. Có khả năng thanh toán tương đối cao: 70-80USD/ngày/người, ngày lưu trú trung bình khoảng 7-8ngày. Khách thương mại du lịch: Mức độ tăng trưởng: 10,1%. Khách có khả năng chi trả tương đối cao: 160USD/ngày/người, thời gian lưu trú khoảng 5-6 ngày. Khách thăm người thân: Mức tăng không ổn đinh qua các năm. Trung bình tăng 10,9%/năm. Mức chi tiêu thấp, ít lưu trú trong hệ thống khách sạn Sự biến động về thị phần nói chung không ảnh hưởng nhiều đến tổng thu nhập chung của ngành Du lịch. * Theo phương tiện vận chuyển:
  18. Đường không: Mỗi năm tăng 11,47%. Thị phần tăng nhẹ qua các năm. Lưu trú khoảng 7-8 ngày. Mức chi tiêu khoảng 90- 95USD/ngày/người. Chiếm 87,7% tổng doanh thu. Đường bộ: Tăng trung bình 12%/năm. Thị phần tăng nhanh và liên tục Ngày lưu trú thấp, mức chi tiêu thấp. Chiếm 8,9% tổng doanh thu. Đường biển: Đối tượng là khách Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Trung quốc, Tây âu Lưu trú ngắn, khoảng 2-3 ngày. Mức chi tiêu hạn chế. Chiếm 2-4% tổng thu nhập. Qua việc nghiên cứu các tiêu chí nêu trên, ta có thể đánh giá chung về phát triển thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt nam như sau: + Về số lượng, trong ba năm 2004-2007, số khách du lịch quốc tế đến Việt nam có gia tăng nhưng không ổn định, hầu hết các chỉ tiêu đều giảm ở năm 2005. + Thị trường Trung quốc có tốc độ gia tăng cao, liên tục, chiếm thị phần lớn nhất (có thể nói là phát triển bền vững), nhưng đây là thị trường có mức chi tiêu thấp nhất, có ngày lưu trú thấp nhất nên hiệu quả về kinh tế chưa cao. + Các thị trường có khả năng chi tiêu cao như Nhất bản, Hàn quốc, Pháp, Mỹ có mức tăng trưởng tương đối ổn định . Mặc dù thị trường này có lúc suy giảm cả về số lượng lẫn thị phần và ảnh hưởng đến thu nhập của ngành nhưng sự suy giảm này là không đáng kể. Với những thị trường này cần có những chiến lược cụ thể (về sản phẩm, về giá cả ) để khuyến khích và thu hút ngày càng nhiều, góp phần tăng trưởng ổn định và lâu dài các thị trường nói trên.
  19. + Thị trường khách tham quan du lịch thuần tuý là thị trường có thị phần lớn nhất, có ngày lưu trú dài nhất, có khả năng chi trả tương đối cao. Thị trường này phát triển tương đối ổn định và hiệu quả, đóng góp một phần lớn cho tổng thu nhập của ngành. Đối với thị trường này cần mở rộng các điểm tham quan mới, tổ chức các tour mới hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều khách hơn. + Thị trường khách du lịch thương mại chiếm thị phần thấp nhất, nhưng đây lại là thị trường có khả năng chi tiêu cao nhất, có khả năng đóng góp đáng kể cho tổng thu nhập toàn ngành; đây cũng là thị trường có ý muốn quay trở lại Việt Nam .Tuy nhiên trong thời gian qua thị trường này phát triển không ổn định, có chiều hướng suy giảm cả về số lượng lẫn thị phần. Đối với thị trường này cần có những chính sách, những ưu đãi nhất định về đầu tư để thu hút và hấp dẫn họ vào Việt Nam. Thị trường khách du lịch hàng không là thị trường quan trọng nhất: Chiếm thị phần cao nhất, có khả năng chi tiêu cao nhất, có ngày lưu trú dài nhất, đóng góp cho tổng thu toàn ngành lớn nhất. Tuy nhiên, trong thời gian qua lại tăng trưởng chậm, mặc dù số lượng có tăng lên nhưng thị phần có xu hướng giảm dần. Đây là một yếu tố không có lợi cho sự phát triển của du lịch Việt Nam. Để thu hút được nhiều khách du lịch hàng không, cần có sự phối hợp kinh doanh giữa hai ngành Du lịch và Hàng không. Khách du lịch đường bộ và đường biển vào Việt Nam phát triển nhanh cả về số lượng, tốc độ tăng trưởng cũng như thị phần. Tuy nhiên, đây là những thị trường có khả năng chi tiêu thấp, ngày lưu trú ngắn nên đóng góp cho tổng thu nhập của ngành còn hạn chế. Sự biến động của các thị trường này ảnh hưởng rất nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch. 2.3. Thực trạng quản lý cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam 2.3.1. Thực trạng quản lý cầu du lịch hiện tại của Việt Nam.
  20. Thị trường khách du lịch là một yếu tố rất quan trọng, nó mang tính chất quyết định đối với sự phát triển của ngành du lịch. Việc nghiên cứu và phân tích thị trường khách du lịch là để lựa chọn thị trường ưu tiên, xây dựng chiến lược về thị trường và chiến lược sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch. Khách du lếch quếc tế đến Viết Nam (Đơn vị tớnh: lượt người) 2395780 2400000 2330050 2200000 214010 2000000 00000 178175 1800000 1715637 4000 1600000 152012 8 1400000 1200000 1000000 800000 600000 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn: Báo cáo chính thức lượng khách quốc tế đến Việt Nam - Tổng cục Du lịch - 5/2008 (
  21. Thị trường khách quốc tế đến Việt Nam như các đặc điểm trên có thể phân theo 3 tiêu chí như sau: + Theo quốc tịch: Thị trường khách Trung Quốc. Thị trường khách Đài Loan. Thị trường khách Nhật Bản. Thị trường khách ASEAN. Thị trường khách Tây Âu. Thị trường khác. + Theo mục đích chuyến đi: Tham quan du lịch. Khách thương mại du lịch. Khách thăm người thân. + Theo phương tiện vận chuyển: Đường không. Đường bộ. Đường biển. - Du lịch thế giới phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước. Năm 2010 dự báo thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch. Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống dân cư và trong xã hội và là một trong những ngành kinh tế phát triển nhất trên thế giới.
  22. - Nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao và ngày càng quan tâm tới điều kiện về an toàn và sức khỏe, xu hướng du khách chỉ chọn những điểm đến, những cơ sở dịch vụ du lịch quan tâm đến bảo vệ môi trường. Chỉ những nơi môi trường xanh - sạch - đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể có sức cạnh tranh thu hút khách và từ đó các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương mới có thể thu lợi từ du lịch. Hiện nay, do quá trình công nghiệp hóa, dân số ngày càng tăng, vấn đề đô thị hóa và nạn xây dựng tràn lan không theo quy hoạch, kế hoạch dẫn tới việc khai thác và sử dụng quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, gia tăng các chất thải và khí thải, nước thải, tiếng ồn làm ô nhiễm và xuống cấp môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả cộng đồng dân cư - Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách không chỉ của ngành du lịch mà của các cấp, các ngành, toàn xã hội, của các quốc gia để phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống xã hội của từng địa phương, từng ngành và của từng người dân sống trong xã hội * Hiện nay với sự đi lên và phát triển nhanh không ngừng của nền kinh tế thế giới. thu nhập của người dân được nâng cao. Nhu cầu đi du lịch tham quan tìm hiểu lại càng được phát triển mạnh. Việc định hướng, xúc tiến các mục tiêu, tổ chức, kiểm soát các hoạt động của du lịch luôn được đặt ra đối với tổng cục du lịch Việt Nam. Để có thể phát triển du lịch và thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam là việc mà tổng cục du lịch phải nắm bắt tâm lý khách du lịch thời cơ và thách thức đối với du lịch Việt Nam. Cần phải nắm bắt nhu cầu, sở thích, thói quen tiêu dùng của khách du lịch và nghiên cứu lượng khách đến du lịch vào thời kỳ cao điểm trong năm. Để có phương án để đáp ứng tối đa nhu cầu du khách đến Việt Nam. - Ở nước ta, nhờ thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt nam đã khởi sắc và ngày
  23. càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Số doanh nghiệp du lịch tăng đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế đã phát huy được hiệu quả tích cực góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch - Trong nhiều năm nay, cho dù ngành du lịch VN ra sức thu hút du khách với những hoạt động khá rầm rộ, những lọai hình tour du lịch đa dạng, với những nỗ lực cải tiến địa điểm du lịch, xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch VN tại hải ngọai nhưng nói chung, du lịch VN xem chừng như vẫn “lận đận”, thu hút khách quốc tế ở mức khiêm tốn so với các nước trong khu vực. - So sánh với các nước trong khu vực, tiềm năng và tài nguyên du lịch VN là “số một”, nhưng cứ mãi lận đận theo từng đợt “trùng tu rồi cải tạo”, không thu hút được bao nhiêu du khách quốc tế – thậm chí lâm vào tình trạng có nhiều du khách “một đi không trở lại” – vì VN “có đủ thiên thời, địa lợi” mà thiếu “nhân hoà”. Đó là yếu tố con người trong quản lý và quy họach 2.4. Nhận xét. 2.4.1. Ưu điểm. • Đất nước chúng ta trả dài theo biển thù bắc vào nam với rất nhiều cảnh đẹp thiên nhiên dọc trên các vùng miền của đất nước.Việt Nam nổi tiếng với tài sản tự nhiên của nó.Trải dài dọc theo bờ biển phía đông bán đảo đông dương, Việt Nam có bốn mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông. Đây là một lợi thế cho khách du lịch để trải nghiệm mọi cảm xúc sâu sắc khác nhau của mỗi mùa • Con người Việt Nam rất hiếu khách và có nhiều món ăn phong phú hấp dẫn khắp mọi miền đất nước.Việt Nam cungc tự hào về kho tàng văn hóa dân gian như truyện cổ tích , truyền thuyết, thơ dân gian, các bài hát và âm nhạc.
  24. • Tình hình chính trị ổn định so với nhiều nước trên thế giới. Điều đó khiến cho du khách quốc tế vào Việt Nam cảm thấy an toàn khi đi tham quan du lịch. 2.4.2. Nhược điểm. •Bên cạnh những ưu điểm chúng ta còn nhiều nhược điểm không hay mang lại cho du khách khi đến với Việt Nam.Chún ta chưa biết khai thác hết những tiềm năng du lịch cảu đất nước, mặc dù đây là ngành mang lại kinh tế rất lớn cho đất nước. •Cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông vận tải và trang thiết bị cho việc phục vụ du lịch chưa tốt. Nhiều khu dụ án không được quy hoạch đầy đủ nên rất nhiều công trình dự án còn bỏ dở, gây nên sự lãng phí. Ảnh hưởng đến công tác phục vụ du khách. • Ngành dịch vụ mấy năm gần đây có biến chuyển nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Vẫn có sự móc túi khách hàng một cách trắng trợn làm cho du khách không hài lòng. •Môi trường Việt Nam đang ô nhiễm khiến cho du khách đi du lịch không được thảo mái. Làm ảnh hưởng lớn đến du lịch Việt Nam. Phần III Một số biện pháp nhằm quản lý tới cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam. 3.1. Xu hướng cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam. Du lịch sẽ phát triển lên tầm cao mới trong thế kỷ 21 khi nó trở nên dễ tiếp cận hơn. Điều này sẽ dẫn đến cơ hội xứng đáng cho các điểm đến phát triển và mới nổi ở Việt Nam. Nó cũng sẽ tạo ra những thách thức lớn, không chỉ trong việc thu hút và phục vụ nhu cầu du lịch tăng, mà còn giảm thiểu các tiêu cực tiềm năng có nhiều yếu tố bên ngoài sẽ nổi lên như là kết quả của sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch. Các điểm đến thành công sẽ có sự cân bằng trong việc phát triển các ngành công nghiệp du lịch của họ bằng cách theo dõi các xu hướng quốc tế, tham gia các bên liên quan du lịch, bảo đảm lợi ích của du lịch lớn
  25. hơn bất kỳ tác động tiêu cực tiềm năng và cam kết một cách công bằng phân phối nhiều hơn doanh thu du lịch. 3.2. Giải pháp nhằm quản lý tốt cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam. 3.2.1. Củng cố bộ máy quản lý nhà nước về du lịch - Bộ máy và năng lực quản lý Nhà nước về Du lịch, hệ thống kinh doanh du lịch từng bước được kiện toàn, thích ứng dần với cơ chế mới: Từ chức năng đó, Tổng cục Du lịch có 20 nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức gồm 6 Vụ, Thanh tra, Cục Xúc tiến, Văn phòng; 8 đơn vị sự nghiệp và 15 doanh nghiệp trực thuộc. + Các cơ chế chính sách phát triển du lịch được bổ sung, tạo môi trường cho du lịch hoạt động thông thoáng. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy hoạch các vùng du lịch và các trọng điểm du lịch đã được xây dựng; trên 50 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và một số điểm du lịch, khu du lịch đã có quy hoạch. Hàng trăm dự án quy hoạch chi tiết du lịch đang được khẩn trương thực hiện, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần quản lý, khai thác tài nguyên du lịch ngày một hiệu quả. + Chính sách, thể chế tạo nền tảng thúc đẩy du lịch phát triển đã được hình thành và đổi mới phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển du lịch thế giới. Tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển đi vào nề nếp và có định hướng, mục tiêu rõ ràng. Các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Du lịch về các lĩnh vực quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện du lịch ở trong và ngoài nước; lữ hành, hướng dẫn du lịch; lưu trú; thanh tra du lịch; xử phạt hành chính; quản lý môi trường du lịch đã được ban hành và thực hiện có hiệu quả.
  26. + Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch như Pháp lệnh xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại cho người Việt Nam; cho người nước ngoài và các văn bản liên quan khác được bổ sung; thủ tục hải quan được cải tiến thuận tiện hơn cho khách và các nhà đầu tư là giải pháp chủ động, tích cực trong bối cảnh suy giảm kinh tế và dịch bệnh hiện nay để thu hút khách và các nhà đầu tư. 3.2.2. Cải thiện và nâng cao chất lượng của các dịch vụ trong các chương trình du lịch - Huy động các nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng + Toàn Ngành và các địa phương, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm du lịch, đã phát huy nội lực, huy động vốn từ nhiều nguồn để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. + Từ 2001 đến 2009, Chính phủ đã cấp 4.836 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm. Chiến lược phát triển du lịch 2010 - 2015 đã xác định; khai thác và phát huy lợi thế về hạ tầng và điều kiện kinh tế - xã hội của các khu kinh tế mở và vùng kinh tế trọng điểm để phát triển du lịch; gắn kết hoạt động du lịch với hoạt động của các khu kinh tế mở, các vùng kinh tế trọng điểm. + Vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước đã khuyến khích các địa phương, các thành phần kinh tế đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.Việc tăng cường mở rộng hợp tác, thu hút vốn đầu tư, tài trợ của quốc tế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Tổng cục Du lịch cũng đã chỉ đạo toàn Ngành tích cực tìm kiếm, khai thác nguồn đầu tư quốc tế. Các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, bên cạnh việc quảng bá thu hút khách, đều ưu tiên đặc biệt kêu gọi đầu tư du lịch. - Xây dựng cơ sở vật chất
  27. + Trong giai đoạn 2000 - 2009, cả nước đã nâng cấp, xây mới trên 60.000 phòng khách sạn (tăng gấp gần 2,5 lần so với 30 năm trước). + Phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển đa dạng cả đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ và dần được hiện đại hóa. Một số khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf, công viên chuyên đề và cơ sở giải trí được đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu của du khách. + Năng lực vận chuyển khách du lịch tăng, chất lượng được nâng lên. Phương tiện vận chuyển khách du lịch với hàng nghìn xe ô tô, tàu thuyền các loại, chất lượng phương tiện được tăng cường đổi mới thường xuyên. Với cơ sở vật chất kỹ thuật như hiện nay, ngành Du lịch nước ta đã đảm bảo phục vụ hàng chục triệu lượt khách quốc tế và nội địa, tổ chức được các sự kiện, hội nghị quốc tế lớn - Đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Toàn ngành đã chú trọng xây dựng phát triển nhiều loại hình du lịch, các tuyến du lịch mới cả đường bộ, đường sông, đường biển, nối các điểm du lịch, khu du lịch ở miền núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng ven biển và hải đảo. Hình thành các loại hình du lịch mới, đặc thù như đi bộ, leo núi, lặn biển, hang động, du lịch đường bộ xuyên Việt bằng xe đạp, mô tô, du lịch đồng quê, về cội nguồn Chú trọng khai thác giá trị nhân văn giàu bản sắc dân tộc, tổ chức các hội thi nấu ăn, thi hướng dẫn viên du lịch để nâng cao chất lượng sản phẩm. - Phát triển nguồn nhân lực du lịch. + Công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã có những cố gắng trong hình thành đội ngũ cán bộ, quản lý, tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường kiểm tra chuyên ngành và liên ngành đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.
  28. + Quy mô tuyển sinh ngày càng tăng, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế; mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng (khoảng gần 40 trường), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (hơn 30 trường) và nhiều trung tâm dạy nghề được hình thành và phát triển nhanh, đang được định hướng, quy hoạch và điều chỉnh hợp lý. + Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch được nâng cấp, xây dựng mới, trang bị ngày càng đồng bộ và hiện đại. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên - nhân tố quyết định sự nghiệp và chất lượng đào tạo - tăng nhanh về số lượng, nâng dần về kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ và có trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. + Chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng từng bước được chuẩn hóa. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên một bước, lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được hình thành; nguồn lực trong nước đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã được tăng cường. Nguồn lực bên ngoài được thu hút ngày một tăng, đến nay đã thu hút được trên 30 triệu USD cho phát triển nguồn nhân lực du lịch và sử dụng ngày một hiệu quả. 3.2.3. Xác định khu vui chơi giải trí thu hút khách đến ở lại lâu hơn.trí Cần phải xây dựng các khu vui chơi giải trí nhằm thu hút khách du lịch ở lại lâu dài. Tại Việt Nam hiện nay nhu cầu về dịch vụ vui chơi giải trí rất lớn, nhưng hiện tại dịch vụ này vẫn chưa đủ sức phục vụ hết nhu cầu của khách trong nước cũng như chưa đủ sức thu hút người nước ngoài. Khách du lịch hiện tại thường phải đến nhiều vị trí khác nhau để tận hưởng nhiều loại dịch vụ và mua sắm khác nhau. Chúng ta cần phải xây dựng nhiều công viên giải trí – sinh thái văn hóa với các loại hình vui chơi giải trí, hoạt động nghệ thuật, nhà triển lãm văn hóa dân tộc, khách sạn, nhà quản lý. Bên cạnh đó khu vui chơi sẽ bao gồm nhiều loại hình phục vụ cho thanh thiếu niên, từ
  29. các trò chơi truyền thống đến các trò chơi cảm giác mạnh. Đặc biệt, tại đây sẽ có khu công viên chuyên đề phục vụ các đối tượng riêng biệt như các đoàn du lịch, thiếu nhi, câu lạc bộ du thuyền, sân chơi thể dục thể thao, nhà hàng. Khu dịch vụ khách sạn, khu ẩm thực, nhà quản lý. Khu ẩm thực không chỉ đặc biệt có đủ món ăn ba miền mà còn có tất cả các món ăn mang phong cách Á, Âu. Khu nhà nghỉ ven hồ sẽ được xây dựng các dạng nhà nghỉ sinh thái, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng. Khu cắm trại tổ chức các khu cắm trại dã ngoại, bố trí một số tiện ích công cộng phục vụ cho các đoàn khách du lịch tham quan. Khu công viên nước bao gồm các trò chơi nước thú vị, phục vụ cho mọi lứa tuổi. Khu lân viên dành riêng cho những ai thích sự yên tĩnh, với các dãy đồi nhân tạo cùng nhiều loại cây rừng nhiệt đới, tạo mảng xanh lớn cho toàn khu vực. Khu dân cư xây dựng các khu nhà cao tầng, khu biệt thự nhà vườn 3.2.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quản lý du lịch ở Việt Nam. - Quy hoạch các khu du lịch theo từng vùng từng điểm. - Có sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước trong mùa cao điểm, tránh tình trạng tự tăng giá, ép giá các dịch vụ du lịch trong chính vụ. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền , quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam. - Thực hiện công tác tuyên truyền tới người dân giúp họ ý thức được lợi ích của du lịch đem lại. Từ đó họ có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ các giá trị du lịch. -Tăng cường kiểm tra giám sát nguồn nguyên liệu chế bíên thực phẩm tại các cơ sở phục vụ ăn uống.
  30. - Đưa công tác tuyên truyền giữ gìn các giá trị du lịch vào nhà trường, vào các cụm tuyến dân cư để mọi người hiểu rõ và có ý thức giữ gìn. - Giảm các thủ tục hành chính, giấy tờ hải quan, mở rộng việc cấp thị thực cho du khách khi vào Việt Nam. - Tạo môi trường xã hội, chính trị ổn định giúp du khách cảm thấy an toàn khi ở Việt Nam. 3.2.5 Cần phát triển du lịch Việt Nam theo hướng phát triển bền vững. - Xây dựng các chương trình du lịch theo điểm, theo tuyến du lịch. - Tạo công ăn việc làm cho những người dân sống gần các khu du lịch, gắn lợi ích của họ với giá trị của khu du lịch. Từ đó họ có ý thức giữ gìn và phát triển du lịch - Tạo ra nhiều dịch vụ bổ sung nhằm kéo dài thời gian ngỉ ngơi, vui chơi của du khách. - Cần quy hoạch các khu du lịch một cách hợp lý. -Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ tốt có thể phục vụ nhiều loại khách nước ngoài. - Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông thuận tiện nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại, vui chơi của du khách. - Xây dựng cơ sở vật chất tiện ngi như : Khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của du khách. KẾT LUẬN
  31. Qua phần ngiên cứu ở trênNhư vậy những nội dung đã nghiên cứu ở trên cho phép chúng ta kết luận rằng định hướng “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” của nước ta là hoàn toàn đúng. Bởi những lợi ích mà du lịch mang lại về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường là không thể phủ nhận. Bên cạnh những thành tựu mà ngành du lịch đã đạt được trong thời gian qua thì du lịch Việt Nam vẫn còn những hạn chế về nhiều mặt. Song với nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí, đặc điểm, xu hướng phát triển của du lịch thì Đảng và nhà nước không ngừng đưa ra những chính sách để khắc phục những hạn chế. Phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành khác và ngược lại. Nhờ đó nền kinh tế nước ta mới có thể phát triển nhanh chóng, đủ sức hội nhập với khu vực và thế giới đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 và trở thành một nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực.