Báo cáo Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_giai_phap_nang_cao_chat_luong_tin_dung_trung_va_dai.pdf
Nội dung text: Báo cáo Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ −−−−−−−−−−− LÊ THỊ HOÀI THU BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh - Nghệ An Ngành: Tài chính ngân hàng Vinh, tháng 3 năm 2012
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ −−−−−−− BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng tÝn dông trung vµ dµi h¹n t¹i Ng©n hµng n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n thµnh phè Vinh - NghÖ An Ngành: Tài chính – Ngân hàng Giáo viên hướng dẫn : Th.s Đoàn Thị Thành Vinh Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hoài Thu Lớp : 49b2 - TCNH MSSV : 0854025435 Vinh, tháng 03 năm 2012 2
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu MỤC LỤC Trang Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ A. LỜI MỞ ĐẦU 6 B. NỘI DUNG Phần 1: Khái quát chung về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh 10 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT thành phố Vinh 10 1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 12 1.2.1. Chức năng nhiệm vụ 12 1.2.2. Cơ cấu tổ chức 13 1.3. Tình hình hoạt động của NHNo & PTNT thành phố Vinh trong thời gian qua 18 1.3.1. Tình hình huy động vốn 18 1.3.2. Tình hình sử dụng vốn 20 1.3.3. Công tác tài chính - kế toán - ngân quỹ 22 1.3.4. Hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán xuất nhập khẩu 23 1.3.5. Một số hoat động khác 25 Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài 26 hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh 2.1. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng trong những 26 năm qua 2.1.1. thực trạng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng 26 2.1.1.1. Huy động vốn trung và dài hạn 26 2.1.1.2. Cho vay trung và dài hạn 29 2.1.1.3. Thu nợ cho vay trung và dài hạn 31 2.1.1.4. Dư nợ cho vay trung và dài hạn 33 2.1.2. Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng 36 2.1.2.1. Kết quả đạt được 36 3
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu 2.1.2.2. Hạn chế và nguyên nhân 38 2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh 41 2.2.1. Định hướng phát triển tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng trong tương lai 41 2.2.1.1. Định hướng chung 41 2.2.1.2. Phương hướng phát triển cho vay trung và dài hạn 43 2.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh 44 2.2.2.1. Cải tiến, đa dạng hoá cơ cấu, loại hình cho vay trung và dài hạn. 44 2.2.2.2. Thực hiện tốt công tác khách hàng và mở rộng tín dụng 45 2.2.2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở nân cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư 46 2.2.2.4 Tăng cường kiểm tra tín dụng 47 2.2.2.5 Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng 48 2.2.2.6. Ngăn ngừa và xử lý những khoản nợ quá hạn 49 2.2.2.7. Thành lập và đưa vào hoạt động phòng Marketing 49 2.2.3. Một số kiến nghị 50 2.2.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 50 2.2.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 51 2.2.3.4. Kiến nghị đối với chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh 51 C. KẾT LUẬN 53 Danh mục tài liệu tham khảo 54 4
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh 14 Bảng 1.1: Phân loại nguồn vốn 19 Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh 21 Bảng 1.3: Tình hình kế toán - ngân quỹ của chi nhánh 23 Bảng 1.4: Tình hình hoạt động dịch vụ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh 24 Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh 26 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn bằng ngoại tệ của Chi nhánh 28 Bảng 2.3: Doanh số cho vay trung - dài hạn 30 Bảng 2.4: Doanh số thu nợ của Ngân hàng 31 Bảng 2.5. Vòng quay vốn của Ngân hàng 33 Bảng 2.6. Dư nợ cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh 34 Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh, 28 Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay trung và dài hạn của chi nhánh 30 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng 32 Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay của Ngân hàng 34 Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn 35 5
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu A. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế khi mà các mối quan hệ hàng hóa tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế giữa các nước ngày càng trở nên cần thiết. Vì vậy, nền kinh tế nói chung và đề tài chính nói riêng của mỗi nước cũng phải hòa nhập với nền tài chính quốc tế và các ngân hàng cùng các hoạt động kinh doanh đã góp một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hòa nhập này. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) các doanh nghiệp và Ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường. Để đứng vững và theo kịp thế giới Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn nữa, phát triển hơn nữa, phải có một nền kinh tế vững chắc đặc biệt là ngành ngân hàng. Trong bối cảnh hòa nhập đó, các ngân hàng thương mại trong nước sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới. Nền kinh tế càng phát triển thì độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng không thể tránh khỏi. Tín dụng, trong đó tín dụng trung và dài hạn là một vĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng với nền kinh tế và cũng là lĩnh vực mà các ngân hàng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài. Trong hoạt động tín dung trung và dài hạn của các ngân hàng còn rất nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, tính khả thi của dự án gây thiệt hại cho ngân hàng. Trong những năm qua, Các ngân hàng Ngoại Thương Việt nam nói chung và Chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển nông Thôn thành phố Vinh nói riêng đã có nhiều cố gắng và có những thành tựu nhất định như tỉ lệ nợ xấu giảm, dư nợ tín dụng tăng Song để đứng vững trong môi trường cạnh tranh và đầy thử thách, bắt kịp thời đại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh phải nỗ lực hơn nữa để hạn chế rủi ro, đưa ra những biện pháp tối ưu để làm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Xuất phát từ bối cạnh đất nước và thưc trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh, em đã nghiên cứu và chọn đề tài: “ Giải 6
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh ” 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống lại những vấn đề có tính lý luận về chất lượng tín dụng trong hoạt động trung và dài hạn để khẳng định chất lượng tín dụng là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh để tìm ra một số vấn đề còn tồn tại, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) thành phố Vinh trong thời gian tới. Đưa ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong chất lượng tín dụng để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Đồng thời, đi sâu vào doanh số cho vay từ năm 2009 đến năm 2011 của Ngân hàng để thấy được mặt mạnh và mặt yếu trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn hạn tại Ngân hàng. Từ đó, đưa ra những giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao hiểu quả trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do chất lượng trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn là một vấn đề rộng và phức tạp, em chỉ tập trung vào đối tượng nghiên cứu là hình thức cho vay đối với các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân. Phạm vi nghiên cứu là các dự án được thực hiện tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh từ năm 2009 đến năm 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp trực quan: Phương pháp trực quan là phương pháp sử dụng nghiên cứu các biểu đồ, các bảng biểu, các bảng đo lường hiệu quả, tài liệu quy trình làm nguồ tham khảo cho lãnh đạo trong việc quản lý cấp dưới 4.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận: 7
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Phương pháp nghiên cứu lý luận là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động và phát triển không ngừng. Bao gồm hệ thống các nguyên tắc hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới hiện thực của con người xuất phát từ phươngpháp lý lận. Ngoài ra, trong bài khóa luận em sử dụng các số liệu thực tế để luận chứng thông qua các phương pháp: Phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở Phương pháp thống kê. Phương pháp thống kê là một hệ thống các phương pháp, bao gồm thu thập tổng hợp, trình bày số liệu tính toán các đặc trưng đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích dự đoán và ra quyết định Phương pháp phân tích đánh giá số liệu thực tế tại chi nhánh Đây là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để đánh giá thực hiện công việc. Trong bảng liệt kê những điểm chính yếu theo yêu cầu của công việc như chất lượng, số lượng công việc và sắp xếp thứ tự theo đánh giá thực hiện công việc từ mức kém nhất đến xuất sắc, hoặc theo thang điểm. Đánh giá công việc thức hiện là đo lường kết quả công việc thưc hiện so với chỉ tiêu đề ra. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài được kết cấu như sau: A - Lời mở đầu B - Nội dung Phần 1: Khái quát chung về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh. Phần 2: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh - Nghệ An. C - Kết luận 8
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Do trình độ còn hạn chế nên bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và ban bè để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Để hoàn thiện bài viết này, trước hết em xin chân thành cảm ơn tới Thạc sĩ Đoàn Thị Thành Vinh - người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ công tác tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh - Phòng giao dịch Lê Lợi đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Lê Thị Hoài Thu 9
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu B. NỘI DUNG Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VÊ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ VINH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh Hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam là một trong những NHTM quốc doanh lớn của Việt Nam, ra đời, trưởng thành và phát triển cùng với sự lớn mạnh của đất nước. NHNo & PTNT có hệ thống mạng lưới các chi nhánh phân bố rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước. Từ năm 1995 trở về trước, Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Nghệ An là một chi nhánh có trụ sở tại thành phố Vinh, mạng lưới kinh doanh gồm có một Hội sở kéo dài tại Ngân hàng tỉnh và 18 chi nhánh Ngân hàng Huyện, thị xã. Hoạt động của Hội sở ngân hàng tỉnh lúc này chủ yếu là làm công tác huy động vốn, cho vay các doanh nghiệp và Hợp tác xã, thực hiện chức năng điều hòa vốn cho các Ngân hàng cơ sở, làm đầu mối thanh toán trực tiếp với Ngân hàng Nông nghiệp cơ sở các huyện và Ngân hàng Nông nghiệp trung ư² g, thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng thông qua Ngân hàng nhà nước. Nhưng khi bước sang hạch toán kinh tế và kinh doanh một cách thiết thực, việc quản lý quá nhiều đầu mối hoạt động và trên một địa bàn quá rộng phần nào đã làm hạn chế đến công tác quản lý cũng như chỉ đạo kinh doanh trực tiếp tại Hội sở của ban lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh. Đồng thời, từ khi thực hiện quy định cho vay trực tiếp đối với hộ sản xuất kinh doanh thì hoạt động đầu tư của Hội sở Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh không thể gắn chặt và chưa thể có sự 10
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu phối hợp, kết hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền địa phương trong việc quản lý khách hàng vay vốn. Nhận thức rõ tình hình thực tế trên, Ban giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh đã lập đề án trình Ngân hàng nhà nước và cấp ủy chính quyền tỉnh Nghệ An cũng như Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam xin thành lập Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp thành phố Vinh. Theo đó, Ngày 01 tháng 12 năm 1995, Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã ký quyết định số 556/QĐ-NHNo về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp thành phố Vinh trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Nghệ An. Cũng như nhiều chi nhánh khác, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thành phố Vinh là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, có bảng cân đối tài khoản, hạch toán kinh tế nội bộ, hoạt động theo điều lệ và quy chế của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Ngày 01 tháng 01 năm 1996 chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thành phố Vinh đã chính thức đi vào hoạt động với chức năng nhiệm vụ chính là huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, chế biến, công nghệ thực phẩm và tất cả các thành phần kinh tế khác trên địa bàn Thành phố Vinh.Tất cả tài sản tiền vốn thuộc Hội sở giao dịch quản lý đã được Ban giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh Nghệ An bàn giao cho Ngân hàng nông nghiệp Thành phố Vinh. Bước đầu thành lập Ngân hàng nông nghiệp Thành phố Vinh có cơ cấu tổ chức bộ máy gồm 02 phòng và 01 tổ nghiệp vụ cùng với mạng lưới 05 Quỹ tiết kiệm của Hội sở chuyển qua, với tổng số biên chế gồm 53 cán bộ chủ yếu được chuyển từ văn phòng và Hội sở Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh sang. Sự ra đời của Ngân hàng nông nghiệp Thành phố Vinh đánh dấu thêm một bước chuyển hướng sang kinh doanh thực sự của Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh Nghệ An là: hoạt động của Ngân hàng phải thực sự gắn liền với sự quản lý hành chính đối với người vay vốn của chính quyền địa phương. Mặt khác, hoạt động của Ngân hàng phải thực sự tranh thủ được sự lãnh đạo chỉ đạo ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương nơi sở tại, cũng như sự ủng hộ của các ngành các cấp, nhằm tạo lập cho được một thị trường đầu tư lành mạnh và lâu dài. Ngay sau khi được thành lập và đi vào hoạt động, trong năm 1996 Ngân hàng nông nghiệp Thành phố Vinh tập trung ổn định củng cố công tác tổ chức 11
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu cán bộ, củng cố và nâng cao cá mạng lưới hiện có nhận bàn giao từ Hội sở Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh, như: thành lập Ngân hàng cấp 4 liên phường Hồng Sơn trên cơ sở sát nhập Quỹ tiết kiệm số 5 Chợ Vinh làm cho mạng lưới hoạt động bước đầu được mở rộng, vươn tới chiếm lĩnh được thị trường phía đông nam thành phố Vinh - trong đó đặc biệt là đã chiếm lĩnh được thị trường cho vay đối với kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp quốc doanh. Về tổ chức cán bộ: trong năm 1995 - 1996, do thị trường bất động sản ở thành phố Vinh có nhiều biến động. Một số khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực nhà đất bị vỡ nợ, kéo theo sự vi phạm của một số cán bộ Ngân hàng. Vì vậy, trong năm 1996 ngoài việc tích cực mở rộng mạng lưới kinh doanh, công tác cán bộ cũng được sắp xếp, củng cố để phục vụ cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. Từ năm 1997 đến năm 2000, đây là thời kỳ Ngân hàng nông nghiệp được đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thành phố Vinh cũng được đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh. Công tác tổ chức cán bộ trong giai đoạn này tương đối ổn định. Trong năm 1997, toàn thể cán bộ tín dụng có nợ quá hạn thuộc diện chuyên đi thu nợ theo quy định tại văn bản số 806 của Tổng giám đốc, được trở lại làm nhiệm vụ cho vay. Từ đó đã giải tỏa được tư tưởng hoang mang dao động đối với những cán bộ làm công tác tín dụng. Từ năm 2001 đến năm 2002, do nhu cầu mở rộng kinh doanh và yêu cầu nhiệm vụ công tác Ngân hàng trong giai đoạn mới, do đó có 11 đồng chí cán bộ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh được điều động về công tác tại văn phòng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh, đồng thời tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh được bổ sung thêm 16 cán bộ từ các huyện khác về. Đến năm 2002, tổng số cán bộ có mặt trong biên chế là 65 người, tăng hơn so với khi thành lập là 12 người. Trong đó số cán bộ cũ có mặt kể từ khi thành lập là 32 người. Từ năm 2003 đến nay, số cán bộ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ công việc được giao cũng như phù hợp với quy mô ngày càng mở rộng của Ngân hàng. Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng nông 12
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh có trung tâm đặt tại tầng 1, số 364 - Nguyễn Văn Cừ - Thành phố Vinh - Nghệ An. 1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 1.2.1. Chức năng nhiệm vụ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh hoạt động với các chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau: Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiện không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước bằng đồng tiền Việt Nam và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu trái phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động khác theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên. Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân họ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp quyền phán quyết. Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho phép. Kinh doanh dịch vụ thu chi tiền mặt, cất giữ các loại giấy tờ có giá và làm dịch vụ thanh toán. Thực hiện hạch toán kinh doanh phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên. Thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra việc chấp hành thể lệ chế độ của ngành và chính sách của Đảng và Nhà nước. Tổ chức thực hiện phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Chấp hành đầy đủ các loại báo cáo theo quy định và theo yêu cầu đột xuất của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên giao. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức 13
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường khi nước ta gia nhập vào WTO, đồng thời để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh ngày càng khốc liệt, NHNo & PTNT Thành phố Vinh đã có những chuyển biến tích cực không ngừng. Để đáp ứng tốt hơn những nhiệm vụ trong giai đoạn mới Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh đã có cơ cấu như sau: Sơ đồ 1: Giám đốc P.Giám đốc: Kế BAN GIÁM ĐỐC hoạch - Kinh doanh P.Giám đốc: Kế toán - Ngân quỹ Phòng Kế hoạch Phòng hành chính Phòng Kế toán - - Kinh doanh Ngân quỹ nhân sự Các phòng giao dịch trên địa bàn thành phố 14
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu ( Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ NHNo&PTNT thành phố Vinh) * Ban giám đốc: Gồm có một giám đốc và 02 phó giám đốc đảm nhiệm chác vụ tại các phòng nghiệp vụ. Chức năng hoạt động của ban giám đốc: Thực hiện và hoạt động quản lý nói chung của toàn chi nhánh. Điều hành, hướng dẫn, tổ chức nhân sự thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Phổ biến thực hiện các kế hoạch từ trụ sở chính, trực tiếp báo cáo với cấp trên những vấn đề phát sinh và việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của chi nhánh. * Phòng kế hoạch - Kinh doanh: Bao gồm phòng Tín dụng, 1 bộ phận của phòng thanh toán quốc tế, phòng kế hoạch tổng hợp và 1 bộ phận Marketing. Do đó, nhiệm vụ của phòng Kế hoạch - kinh doanh bao gồm nhiệm vụ của các bộ phận đó: - Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh. - Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết định kế hoạch đến các phòng giao dịch trên địa bàn. - Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các phòng giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn. - Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, nă. Dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết. - Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. - Tổng hợp báo cáo chuyên để theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh giao. * Phòng Kế toán - ngân quỹ Bao gồm công việc của phòng kế toán ngân quỹ, 1 bộ phận của phòng thanh toán quốc tế, 1 bộ phận của phòng Marketing và phòng điện toán. Nhiệm vụ của phòng kễ toán ngân quỹ là: 15
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng nông nghiệp cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định. Chấp hành quy chế về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chấp hành chế đọ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh giao. * Phòng hành chính nhân sự Bao gồm bộ phận về tổ chức và bộ phận về hành chính quản trị, thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. 16
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế cảu Ngân hàng nông nghiệp. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. Dự thảo quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Tham gia, đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phòng giao dịch, chi nhánh. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất, cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước theo quy định. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, Ngân hàng Nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh. Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. * Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh. Hiện nay trên địa bàn có 08 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh để đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu giao dịch của khách hàng. Bao gồm: - Phòng giao dịch Lê Lợi, Số 186 - Trường Chinh - Phòng giao dịch Hồng Sơn, Số 190 - Trần Phú - Phòng giao dịch Chợ Vinh, Số 48 - Thái Phiên - Phòng giao dịch Bến Thủy, Số 50 - Nguyễn Văn Trỗi - Phòng giao dịch Hưng Dũng, Số 58 - Nguyễn Phong Sắc 17
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu - Phòng giao dịch Hưng Lộc, Xóm 13 - Xã Hưng Lộc - Phòng giao dịch Nghi Phú, Đường Mai Lão Bạng - Phòng giao dịch Quán Bánh, Xóm 15 - Nghi Kim Các phòng giao dịch này tuy hoạt động độc lập tại các địa bàn riêng của mình nhưng cũng có sự liên kết chặt chẽ với nhau, cùng nhau đóng góp và xây dựng giúp cho hoạt động của NHNo & PTNT Thành phố Vinh được diễn ra thông suốt và hiệu quả. 1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh trong thời gian qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là hoạt động tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán Họat động cơ bản của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi của tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư dưới nhiều hình thức đa dạng về kỳ hạn, lãi suất nhằm thu hút khách hàng gửi tiền, thu hút vốn để đầu tư cho vay và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng đa dạng khác. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc những khó khăn, khai thác một cách có hiệu quả những thuận lợi cộng với sự đoàn kết nhất trí của Ban giám đốc, Ban chấp hành công đoàn, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên và sự giúp đỡ quan tâm của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh đã xác định cho mình một hướng đi phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và đã đạt được những kết quả bước đầu. 1.3.1 Tình hình huy động vốn Nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh phục vụ kinh doanh chủ yếu là nguồn huy động từ nền kinh tế, nó chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Do đó huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản lớn nhất của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh. 18
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Bảng 1.1: Phân loại nguồn vốn Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu ± 2009 ± 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tổng vốn huy động 853.596 100 922.410 100 68.814 8,06 923.483 100 1.073 0,12 - Nội tệ 791.337 92,7 876.150 94,98 84.813 10,72 876.741 94,93 591 0,06 - Ngoại tệ 62.259 7,3 46.260 5,02 -18.740 -30,1 46.742 5,07 482 1,04 2. Theo thành phần 853.596 100 922.410 100 68.814 8,06 923.483 100 1.073 0,12 kinh tế - Dân cư 686.601 80,43 703.606 76,3 17.005 2,48 801.438 86,78 97.832 13,9 - Các tổ chức kinh tế - khác 166.995 19,57 218.804 23,7 51.809 31,02 122.045 13,22 -96.759 44,22 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh) * Năm 2009 Nguồn vốn huy động đạt 853.596 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 15.642 triệu đồng, tốc độ tăng 1,87%. So với kế hoạch Ngân hàng cấp trên giao đạt 85,1%. Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 686.601 triệu đồng, tăng 3.008 triệu đồng, tốc độ tăng 0,44%, chiếm tỷ trọng 80,4% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn bình quân đạt 8,62 tỷ đồng/người. Nguồn vốn nội tệ đạt 791.337 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 14.864 triệu đồng, tốc độ tăng 1,91%, so với kế hoạch Ngân hàng cấp trên giao đạt 85,09%. Nguồn vốn ngoại tệ đạt 3.281 ngàn USD và 132 ngàn EUR ( tổng quy đổi thành USD là 3.470 ngàn, tổng quy đổi bằng 62.259 triệu VND). Nguồn vốn USD giảm so với năm 2008 là 151,3 ngàn USD, tốc độ giảm 4,18%, so với kế hoạch Ngân hàng cấp trên giao đạt 85,29%. 19
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu * Năm 2010 Nguồn vốn huy động đạt 922.410 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 68.814 triệu đồng, tốc độ tăng 8,06%. So với kế hoạch Ngân hàng cấp trên giao đạt 95,1%. Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 703.606 triệu đồng, tăng 17.005 triệu đồng, tốc độ tăng 2,48%, chiếm tỷ trọng 76,3% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn bình quân đạt 9.043 triệu đồng/người. Nguồn vốn nội tệ đạt 876.150 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 84.813 triệu đồng, tốc độ tăng 10,72%, so với kế hoạch Ngân hàng cấp trên giao đạt 95,17%. Nguồn vốn ngoại tệ đạt 2.285 ngàn USD và 119 ngàn EUR ( tổng quy đổi bằng 46.260 triệu VND). Nguồn vốn USD giảm so với năm 2009 là 990 ngàn USD, tốc độ giảm 30,1%, so với kế hoạch Ngân hàng cấp trên giao đạt 97,7%. * Năm 2011 Nguồn vốn huy động đạt 923.483 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 1.073 triệu đồng, tốc độ tăng 0,12%. Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 801.438 triệu đồng, tăng 97.832 triệu đồng, tốc độ tăng 13,9%, chiếm tỷ trọng 86,78% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn nội tệ đạt 876.741 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 591 triệu đồng, tốc độ tăng 0,06%, so với kế hoạch Ngân hàng cấp trên giao đạt 91,32%. Nguồn vốn ngoại tệ đạt 2.150 ngàn USD và 73,198 ngàn EUR ( tổng quy đổi bằng 46.742 triệu VND). Nguồn vốn USD giảm so với năm 2010 là 136 ngàn USD. 1.3.2. Tình hình sử dụng vốn Với phương châm tăng trưởng vững chắc, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh đã từng bước tiếp cận thị trường, từ đó xác định cho mình hướng đầu tư phù hợp với trình độ cán bộ, khả năng quản lý Kết quả công tác tín dụng của chi nhánh thể hiện qua các chỉ tiêu sau: 20
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu ± 2009 ± 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tổng doanh số 871.525 100 1.006.274 100 134.749 15,46 1.039.139 100 32.865 3,27 cho vay a,Theo thời hạn vay - Vay ngắn hạn 703.665 80,74 849.676 84,43 146.011 20,75 870.808 83,8 21.132 2,49 - Vay trung hạn 167.860 19,26 156.598 15,57 -11.262 -6,71 168.331 16,2 11.733 7,49 b, Theo đối tượng - Doanh nghiệp 387.085 44,42 395.546 39,3 8.461 2,19 - - - - - Hộ gia đình 484.440 55,58 610.728 60,7 126.288 26,07 - - - - 2. Doanh số thu nợ 693.139 100 904.801 100 211.662 30,54 1.008.034 100 103.233 11,4 a,Theo thời hạn vay - Vay ngắn hạn 594.594 85,78 770.538 85,16 175.994 29,59 852.414 84,56 81.876 10,63 - Vay trung hạn 98.545 14,22 134.263 14,84 33.512 33,26 165.620 15,44 22.357 16,65 b, Theo đối tượng - Doanh nghiệp 301.292 43,46 347.968 38,45 46.676 15,49 - - - - - Hộ gia đình 391.847 56,54 556.833 61,55 164.986 42,1 - - - - 3. Dư nợ cho vay 503.978 100 605.450 100 101.472 20,13 636.555 100 31.105 5,13 a, Theo nguồn vốn - Nội tệ 503.978 100 605.450 100 101.472 20,13 - - - - - Ngoại tệ 0 0 0 0 0 0 - - - - b, Theo loại hình vay - vay thông thường 501.772 99,56 603.629 99,69 101.857 20,29 634.963 99,75 31.334 5,19 - Ủy thác đầu tư 2.206 0,44 1.821 0,31 -385 17,45 1.592 0,25 -229 -12,6 c, Theo đối tượng - Doanh nghiệp 201.602 40 249.180 41,15 47.578 23,6 263.955 41,47 14.775 5,92 - Hộ gia đình 302.376 60 356.270 58,85 53.894 17,82 372.600 58,53 16.329 4,58 4. Tổng nợ xấu 111 159 48 43,24 193 34 21,38 21
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vinh năm 2009, 2010, 2011) Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình sử dụng vốn trong các năm có sự tăng trưởng mạnh. Doanh số cho vay tính đến 31/12/2011 đạt 1.039.139 triệu đồng, tăng 3,27% so với cùng thời điểm năm trước với số tiền là 32.865 triệu đồng. Công tác thu nợ được thực hiện song song, đạt 1.008.034 triệu đồng, tăng 11,4% so với năm 2010. Đó là do mục tiêu của ngân hàng là an toàn vốn và có lợi nhuận. Dư nợ trong năm qua tăng 5,13% so với cùng thời điểm năm trước điều này chứng tỏ rằng chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh đã tích cực mở rộng đầu tư tín dụng. 1.3.3. Công tác tài chính - Kế toán - Ngân quỹ a, Công tác tài chính * Năm 2009 - Tổng thu tài chính tăng trưởng so với năm 2008 là 13,43%; thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng 57%; thu phí điều hòa vốn chiểm tỷ trọng 25,36%. - Tổng chi tài chính chưa lương tăng so với năm 2008 là 10%; chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng 78,45%. - Chênh lệch thu - chi tài chính chưa lương vượt kế hoạch Ngân hàng cấp trên giao 15%. Đảm bảo tiền lương kinh doanh cho cán bộ viên chức và có 1 phần lương năng suất. Nộp đầy đủ các khoản thuế cho ngân sách nhà nước và lệ phí cũng như các khoản đóng góp theo lương cho cán bộ viên chức. * Năm 2010 - Tổng thu tài chính tăng trưởng so với năm 2009 là 21,7%; thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng 70%; thu phí điều hòa vốn chiểm tỷ trọng 20,18%. - Tổng chi tài chính chưa lương tăng so với năm 2009 là 21,14%; chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng 83,12%. - Chênh lệch thu - chi tài chính chưa lương vượt kế hoạch Ngân hàng cấp trên giao 18,68%. Đảm bảo tiền lương kinh doanh cho cán bộ viên chức và có 1 phần lương năng suất. Nộp đầy đủ các khoản thuế cho ngân sách nhà nước và lệ phí cũng như các khoản đóng góp theo lương cho cán bộ viên chức. *Năm 2011 22
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu - Tổng thu tài chính bằng 135,2% so với năm trước; thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng 82,8%. - Tổng chi tài chính cả năm bằng 118,5% so với năm trước; trong đó chi cho hoạt động tín dụng chiếm 88,3%/tổng chi. - Chênh lệch thu - chi tài chính chưa lương bằng 184,62% so với năm trước, đạt 158,5% kế hoạch giao. Chênh lệch thu - chi chưa lương bình quân đầu người bằng 132% mức bình quân đầu người toàn hệ thống. Thực hiện nghiêm túc và hoàn thành các khoản nộp ngân sách nhà nước, BHXH, BHYT đối với người lao động b, Công tác kế toán - ngân quỹ Bảng 1.3: Tình hình kế toán - ngân quỹ của chi nhánh Đơn vị: tỷ đồng 2009 2010 2011 Chỉ tiêu ± 2009 ± 2010 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu tiền mặt 6.578 8.348 1.770 26,9 9.724 1.376 16,84 2. Tổng chi tiền mặt 6.576 8.349 1.773 26,9 9.722 1.373 16,44 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh năm 2009, 2010, 2011) Bên cạnh đó, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh đã thực hiện nghiêm túc chế độ trả lại tiền thừa cho khách hàng. - Năm 2009, đã trả 1.445 món, với số tiền 1.292.155.000 đồng. Ngoài ra đã thu giữ 59 tờ bạc giả, với số tiền 8.705.000 đồng, lập văn bản nộp Ngân hàng nhà nước theo quy định. - Năm 2010, đã trả 1.486 món, với số tiền 1.404.250.000 đồng. - Năm 2011, đã trả 812 món, với số tiền 1.486.000.000 đồng. 1.3.4. Hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán xuất nhập khẩu Ngoài những hoạt động chủ yếu như tín dụng, huy động vốn thì Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh còn thực hiện các 23
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán xuất nhập khẩu để tăng thêm nguồn thu cho Ngân hàng mình. Nhìn chung hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ đã có nhiều tiến bộ qua từng năm, nhờ có cơ chế khoán, tính sáng tạo và sự cố gắng của cán bộ viên chức nên các sản phẩm dịch vụ mới đến được với khách hàng, doanh thu dịch vụ năm sau tăng hơn năm trước và chiếm tỷ lệ quan trọng trong thu nhập của đơn vị, nghiệp vụ kinh doanh đã phong phú và hiệu quả hơn. Điều đó được thể hiện qua bẳng số liệu sau: Bảng 1.4: Tình hình hoạt động dịch vụ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh Đơn vị: Triệu đồng 2009 2010 2011 Chỉ tiêu ± 2009 ± 2010 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Tổng doanh thu dịch vụ 4.335 4.867 532 12,27 5.984 1.117 22,95 2. Doanh số bán Bảo hiểm 372,5 566,753 194,253 52,14 495,5 -71,253 -12,5 ABIC 3. Thu phí các dịch vụ 668,1 1.072,542 404,442 50,53 - - - (Mobilebanking, VN Toup) 4. Tổng thu nghiệp vụ bảo 831,6 971 139,4 16,76 735 236 24,3 lãnh 5. Chi trả kiều hối (Triệu 2,510 3,711 1,201 47,84 4.830 1.119 30,15 USD) - Trả qua WU 2,295 3,232 0,937 40,82 - - - - Trả qua Ngân hàng 0,215 0,479 0,264 122,79 - - - 6. Doanh số mua ngoại tệ mặt 121,16 340 218,84 180,62 1.102 762 224,2 (ngàn USD) 7. Doanh số bán ngoại tệ mặt 70,9 306 235,1 331,59 1.207 901 294,4 (ngàn USD) 8. Doanh số mua ngoại tệ bằng 560,16 227 -333,16 -59,47 - - - chuyển khoản (ngàn USD) 9. Doanh số bán ngoại tệ bằng 463,82 544,5 80,68 17,39 - - - chuyển khoản (ngàn USD) 10. Doanh thu phí về kinh 417 370,52 -46,48 -11,14 422 51,48 13,89 doanh ngoại tệ & kiều hối 24
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Thành phố Vinh năm 2009, 2010, 2011) Từ số liệu bảng trên có thể nhìn thấy doanh thu dịch vụ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh đều tăng qua các năm. Đến cuối năm 2011, tổng doanh thu dịch vụ của Ngân hàng đã đạt được 5.984 triệu đồng, tăng hơn so với năm trước 1.117 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 22,95%. Doanh thu dịch vụ của Ngân hàng tăng là do hoạt động dịch vụ của Ngân hàng đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đây là một trong những điểm mạnh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh nói riêng và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung. 1.3.5. Một số hoạt động khác * Công tác kiểm tra kiểm toán Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ rất được coi trọng. Ngoài việc kiểm tra của kiểm toán nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp cấp trên; Ban giám đốc đã ra quyết định thành lập các đoàn tự kiểm tra về việc thực hiện quy trình nghiệp vụ trên Hệ thống IPCAS; kiểm tra chấp hành lãi suất cho vay; kiểm tra chất lượng tín dụng. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm kiểm tra viên đã xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra kiểm toán và thực hiện theo phiếu giao việc của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An. Bộ phận hậu kiểm tra đã thường xuyên triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra sau nên mọi hoạt động diễn ra bình thường và đảm bảo an toàn. * Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng và hành chính văn phòng. Công tác tổ chức, đào tạo cán bộ và thực hiện thi đua khen thưởng kịp thời cho cán bộ nhân viên là hoạt động rất được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh coi trọng. Vì vậy, Ngân hàng đã triển khai nghiêm túc công tác đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, quy hoạch cán bộ. Bố trí cho cán bộ viên chức đi nghỉ dưỡng, tham quan, học hỏi kinh nghiệm theo chế độ quy định. Các phong trào thi đua được duy trì, khơi dậy lòng yêu nước, yêu ngành, yêu cơ quan của tập thể cán bộ viên chức. 25
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Phần 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ VINH 2.1. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng trong những năm qua 2.1.1. Thực trạng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Năm 2009 tuy trong điều kiện khó khăn của tình trạng suy thoái, nhưng nề kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Vinh tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt 16,7%. Thu ngân sách thành phố đạt 729 tỷ đồng vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năm 2010 và 2011 cả nước và cả tỉnh đều phái đối mặt với những khó khăn từ nền kinh tế, tuy nhiên kinh tế thành phố Vinh vẫn tiếp tục tăng, thu ngân sách thành phố đạt trên nghìn tỷ đồng. Sau đây là kết quả hoạt động tind ugnj trung và dài hạn của 3 năm 2009- 2011 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh: 2.1.1.1. Huy động vốn trung và dài hạn Ngân hàng là một tổ chức thương mại trung gian, sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng là các công tác huy động vốn và cho vay. Chính vì vậy, nghiệp vụ huy động vốn chính là nghiệp vụ rất quan trọng tạo nên nguồn vốn giúp ngân hàng tồn tại, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh ( Đơn vị: triệu đồng) 2009 2010 2011 ±2009 ±2010 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá Giá trị % Giá % % trị trị Tổ chức 686.601 72,2 703.606 76,3 17.005 2,47 801.438 86,78 93.325 13,26 kinh tế Dân cư 166.995 27,8 218.804 23,7 51.809 31,02 122.045 13,22 96.803 44,24 Tổng 853.596 100 922.410 100 68,814 8,06 923.483 100 2.405 0,26 26
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu ( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh) Hoạt động huy động vốn của chi nhánh không ngừng tăng lên về quy mô và có sự thay đổi trong cơ cấu theo chiều hướng tích cực. Trong đó tỷ lệ huy động vốn trong dân cư ngày càng giảm, thay vào đó là tỷ lệ huy động vốn từ các tổ chức kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu do tâm lý của người dân lo ngại sự mất giá của đồng tiền trước các biến động tăng giá tiêu dùng. Mặt khác, trên địa bàn có quá nhiều ngân hàng cạnh tranh. Nhiều hình thức huy động vốn với lãi suất cao, đặc biệt các NHTMCP có mức lãi suất cao hơn hẳn so với các NHTM NN. Nhiều kênh huy động vốn của các tổ chức khác cũng được tăng cường như trái phiếu Chính phủ, Kho bạc, giáo dục được phát hành với lãi suất hấp dẫn đó thu hút hàng nghìn tỷ đồng từ dân cư. Nhiều ngân hàng nếu không tăng được lãi suất thì dùng nhiều hình thức như khuyến mại, dự thưởng để thu hút khách hàng. Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn về huy động vốn, Chi nhánh đã dùng nhiều biện pháp, như áp dụng nhiều thể thức tiết kiệm (Tiết kiệm bậc thang luỹ tiền theo số dư tiền gửi, theo thời gian gửi, Tiết kiệm gửi góp, Tiết kiệm dự thưởng), tăng cường quảng cáo, tiếp thị Nắm bắt được nhu cầu của các đơn vị trong thời gian “nhạy cảm” cần chu chuyển vốn nhanh, chi nhánh đã huy động cả những kỳ hạn ngắn. Kết quả là ngoài chỉ tiêu kế hoạch huy động đã hoàn thành vượt mức, Chi nhỏnh còn huy động giúp TW vào thời điểm những tháng cuối năm. Các loại hình huy động vốn của chi nhánh cũng ngày càng phong phú, thu hút được sự chú ý của khách hàng. Các dich vụ của chi nhánh đó là: Tiết kiệm trả trước, tiết kiệm trả sau, tiết kiệm tích luỹ Không chỉ vậy chi nhánh còn mang đến cho các khách hàng sự phục vụ tận tình, chăm sóc chu đáo các nhu cầu của khách. Chính vì vậy ngày càng nhiều khách hàng đến với chi nhánh. Tính đến 31/12/2011 tổng vốn huy động được của chi nhánh là 923.483 triệu VNĐ, tăng 0,26% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 801.438 triệu VNĐ, chiếm 86,78% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 13,26% so với cùng kỳ năm trước. Dưới đây là biểu đồ thể hiện hoạt động huy động vốn: 27
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh 900 800 700 Tổ chức kinh tế 600 Dân cư 500 400 300 200 100 0 2009 2010 2011 Ngoài huy động vốn từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế còn có nguồn huy động vốn từ nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ. Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn bằng ngoại tệ của Chi nhánh ( Đơn vị: triệu đồng ) 2009 2010 2011 ±2009 ±2010 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá Giá trị % Giá % % trị trị 1. Nội tệ 791.337 86,68 876.150 90,93 84.813 10,71 876.741 90,91 591 0,06 2. Ngoại tệ 121.518 13,32 87.390 9,07 34.128 28,08 87.592 9,09 202 0,23 (quy đổi VND) USD 59.058 41.130 17.928 30,35 40.850 208 0,68 EUR 62.460 46.260 16.200 25,93 46.742 482 1,04 Tổng cộng quy 912.855 100 963.540 100 50.685 5,55 964.333 100 793 0,08 VND ( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố Vinh 3 năm qua) 28
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Dựa vào bảng ta thấy, vốn huy động nội tệ tăng lên từng năm tương ứng, vốn huy động ngoại tệ có sự giảm dần theo từng năm. Nguồn vốn huy động nội tệ năm 2011 đạt 876.741 triệu đồng chiếm 91,32%, tăng 591 triệu đồng so với năm 2010 và tăng 85.404 triệu đồng so với năm 2009. Nguồn vốn huy động ngoại tệ năm 2009 đạt 121.518 triệu đồng tương ứng 85,09%, năm 2010 vốn huy động ngoại tệ có sự giảm sút rõ rệt, đạt 87.390 triệu đồng, giảm 34.128 triệu đồng. Sang năm 2011, do tỷ giá ngoại tệ tăng nên đạt 87.592 triệu đồng, tăng 202 triệu đồng so với năm 2010. Tuy nhiên, tổng nguồn vốn mà Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh huy động trong năm 2011 đạt 964.333 triệu đồng, tăng 51.470 triệu đồng so với năm 2009 và tăng 793 triệu đồng so với năm 2010. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh ngày càng tăng và có hiệu quả qua các năm. Mặc dù trong những năm qua thị trường vốn huy động có nhiều biến động như việc tăng chỉ số giá tiêu dùng, biến động thị trường tiền tệ do tác động của việc lãi suất trên thị trường quốc tế, cuộc chạy đua lãi suất VNĐ trên thị trường trong nước, những biến động thất thường của giá vàng, giá bất động sản, chứng khoán, tỉ giá USD. Như vậy, trong thời gian tới Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh cần quan tâm nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng có tiền gửi ngoại tệ nhất là trong môi trường cạnh tranh hoạt động Ngân hàng ngày càng gay gắt. 2.1.1.2. Cho vay trung và dài hạn Tín dụng là hoạt động cơ bản của Ngân hàng. Tình hình tăng trưởng cho vay trung và dài hạn của chi nhánh được thể hiện ở bảng sau: 29
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Bảng 2.3: Doanh số cho vay trung - dài hạn Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng số 871.525 100 1.006.274 100 1.039.139 100 1. Cho vay trung và dài hạn 167.860 19,3 156.598 15,6 168.331 16,2 2. Cho vay ngắn hạn 703.665 80,7 849.676 84,4 870.808 83,8 ( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố Vinh 3 năm qua) Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay trung và dài hạn của chi nhánh 1000 900 800 700 1. Cho vay trung và 600 dài hạn 500 2. Cho vay ngắn hạn 400 300 200 100 0 2009 2010 2011 Từ bảng 2.3 và biểu đồ 2.2 cho thấy doanh số cho vay trung và dài hạn có sự biến động không đều qua các năm. Trong năm 2010, doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng đạt 156.598 triệu đồng, giảm so với năm 2009 là 11.262 triệu đồng, tốc độ giảm là 6,7%. Qua đi sâu tìm hiểu, sở dĩ năm 2010 cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng giảm trong những tháng cuối năm, doanh thu từ dự án còn thấp, Ngân hàng chuyển sang cho vay ngắn hạn để tránh rủi ro. 30
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Sang năm 2011, doanh số cho vay trung và dài hạn của chi nhánh đạt 16,2% tổng doanh số cho vay, với số tiền là 168.331, tăng so với năm 2010 là 11.733 triệu đồng. So với năm 2009, thì doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng trong năm 2011 tăng 471 triệu đồng, tốc độ tăng đạt được là 0,3%. Có thể thấy rằng bước sang năm 2011, chi nhánh đã có nhiều chính sách nhằm làm tăng doanh số cho vay trung và dài hạn của mình để đưa tổng doanh số cho vay của Ngân hàng tăng hơn nhiều so với các năm trước. Đây là một sự nỗ lực đáng ghi nhận của Ngân hàng. Trong cho vay trung và dài hạn đã chú trọng đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực có xu hướng phát triển mạnh, các sản phẩm dịch vụ có ưu thế cạnh tranh cao trong nước và tham gia hội nhập thế giới như: ngành Điện, Bưu chính viễn thông Do đó các dự án đầu tư đều phát huy hiệu quả, khách hàng đã mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ mới, có uy tín trong cạnh tranh. 2.1.1.3. Thu nợ cho vay trung và dài hạn Bảng 2.4: Doanh số thu nợ của Ngân hàng Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng doanh số thu nợ 693.139 100 904.801 100 1.008.034 100 1. Cho vay ngắn hạn 594.594 85,7 770.538 85,2 852.414 84,5 2. Cho vay trung và dài hạn 100.751 14,3 134.263 14,8 156.620 15,5 ( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố Vinh 3 năm qua) Trong năm 2009, thu nợ cho vay trung và dài hạn của chi nhánh chiếm 14,3% tổng doanh số thu nợ, với số tiền là 100.751 triệu đồng. Bước sang năm 2010, thu nợ cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng đạt 134.263 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,8% tổng doanh số thu nợ trong năm, Tăng hơn so với năm 2009 là 33.512 triệu đồng, tốc độ tăng là 33,3%. 31
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Đến năm 2011, thu nợ cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh chiếm tỷ trọng 15,5% tổng doanh số thu nợ, với số tiền là 156.620 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2010 là 22.357 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 16,65%. Có thể thấy, tốc độ tăng và số tiền tăng của năm 2010 nhiều hơn so với tốc độ tăng và số tiền tăng của năm 2011. Tuy nhiên tỷ trọng thu nợ cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh không những không có dấu hiệu giảm mà còn tăng lên qua từng năm, thể hiện qua biểu đồ 2.3: Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng thu nợ cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng 15.6 15.4 15.2 15 14.8 14.6 14.4 14.2 14 13.8 13.6 2009 2010 2011 Năm 2009, thu nợ cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh chiếm tỷ trọng 14,3% trên tổng doanh số thu nợ, thì sang năm 2010, tỷ lệ đó đã tăng lên thành 14,8%, và đến năm 2011 đã chiếm tỷ trọng 15,5% trên tổng doanh số thu nợ cho vay của Ngân hàng trong năm. Điều đó cho thấy những cố gắng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh trong những năm qua nhằm đẩy mạnh công tác thu nợ cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng đã đạt được những kết quả rõ nét. 32
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất ngjt ín dụng trung và dài hạn là chỉ tiêu Vòng quay vốn trung và dài hạn: Thu nợ trung và dài hạn Vòng quay vốn trung và dài hạn của chi nhánh = Tổng dư nợ trung và dài hạn Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả vốn trung và dài hạn tăng lên, vốn đầu tư cho dự án được thu hồi nhanh, đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp mà dư nợ cao có nghĩa là vốn Ngân hàng cho vay thu hồi chậm, khả năng quay vòng vốn kém, ta có số liệu sau: Bảng 2.5. Vòng quay vốn của Ngân hàng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Dư nợ trung và dài hạn 177.047 186.383 212.278 Thu nợ trung và dài hạn 100.751 134.263 156.620 Vòng quay 0,57 0,72 0,74 ( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố Vinh 3 năm qua) Như vậy vòng quay vốn của Ngân hàng có xu hướng tăng lên mạnh, năm 2009 là 0,57 và năm 2010 là 0,72 đến năm 2011 tốc độ thu nợ nhanh 0,73 vòng. Điều này cho thấy công tác thu nợ của Chi nhánh ngày càng tốt hơn. 2.1.1.4. Dư nợ cho vay trung và dài hạn 33
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Bảng 2.6. Dư nợ cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ cho vay 503.978 100 605.450 100 636.555 100 1. Cho vay trung và dài hạn 177.047 35,1 186.383 30,7 212.278 33,3 2. Ủy thác đầu tư 2.206 1.2 1.821 0,4 1.592 0,3 3. Cho vay ngắn hạn 324.725 63,7 417.246 68,9 422.685 66,4 ( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố Vinh 3 năm qua) Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay của Ngân hàng 450000 400000 350000 1. Cho vay trung và 300000 dài hạn 250000 2. Ủy thác đầu tư 200000 150000 3. Cho vay ngắn hạn 100000 50000 0 2009 2010 2011 Qua bảng 2.2 và rõ hơn là biểu đồ 4 ta thấy dư nợ trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh tăng lên. 34
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Năm 2009, Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh là 503.978 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay trung và dài hạn là 177.047 triệu đồng, chiếm 35,1%. Năm 2010, Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh là 605.450 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay trung và dài hạn là 186.383 triệu đồng, tăng so với năm 2009 9.336 triệu đồng, chiếm 30,7% tổng dư nợ năm 2010, tốc độ tăng là 5,3%. Năm 2011, Ngân hàng có tổng dư nợ là 636.555 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 33,3%, với số tiền là 212.278 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2010 là 25.895 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 13,8%. Chi nhánh đã có nhiều đổi mới trong cho vay trung và dài hạn như xác định mức tín dụng cho từng doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp, hỗ trợ tổn thất cho nhứng đơn vị làm ăn tốt có khó khăn tạm thời và hỗ trợ tạm thời cho ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các dự án có hiệu quả. Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn 36 35 34 33 32 31 30 29 28 2009 2010 2011 Nhìn vào biểu đồ 2.5 ta sẽ thấy tỷ trọng của dư nợ cho vay trung và dài hạn từ năm 2009 đến năm 2011 giảm trong khi dư nợ cho vay trung và dài hạn ở các năm vẫn tăng lên. Điều này được lý giải là do mặc dù dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng nhưng dư nợ cho vay ngắn hạn cũng tăng lên nhiều hơn qua các năm, làm cho dư nợ cho vay trung và dài hạn dù có tăng nhưng tỷ trọng vẫn thấp 35
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu và giảm dần ở các năm. Và trong tình hình nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn và xảy ra nhiều biến động như hiện nay thì tăng cho vay ngắn hạn sẽ an toàn hơn cho Ngân hàng. 2.1.2. Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng 2.1.2.1. Kết quả đạt được Chất lượng tín dụng trung và dài hạn là một chỉ tiêu có tính tương đối và khá trìu tượng. Các khoản tín dụng trung và dài hạn được coi là chất lượng khi nó thỏa mãn được nhu cầu của Ngân hàng, khách hàng và phù hợp với nền kinh tế hiện đại. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh, chất lượng tín dụng trung và dài hạn còn thể hiện ở sự đóng góp vốn trung và dài hạn vào các mục tiêu chung của nền kinh tế nhằm tạo công ăn việc làm, tiết kiệm ngoại tệ Đây là chỉ tiêu khó đánh giá về mặt định lượng. Trong những năm qua, tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh đã thực hiện theo phương châm đổi mới cơ chế, đầu tư theo chiều sâu. Tín dụng trung và dài hạn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển sản xuất nhưng thiếu vốn để đổi mới thiết bị, công nghệ, là góp phần tháo gỡ khó khăn và thực sự nâng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cho các đơn vị vay vốn. Bằng sự nỗ lực cuả toàn hệ thống, căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch hoạt động kinh doanh nói chung và tăng trưởng tín dụng nói riêng, năm 2011 Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh đã phấn dấu đạt mức dư nợ 636.555 triệu đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng là 5,13%. Các chỉ tiêu khác đều thực hiện ở mức đạt và vượt kế hoạch đã đặt ra. Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung và dài hạn phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo hướng kết hợp nhiều hình thức cho vay bằng nhiều loại vốn, tìm kiếm các dự án có hiệu quả và chú trọng các dự án trọng điểm trong các chương trình phát triển kinh tế của các bộ ngành. Tính đến năm 2011 đã có nhiều dự án cho vay trung và dài hạn đã và đang hoạt động tốt, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Số lược khách hàng tăng nhanh qua các năm ( năm 2011 tăng thêm 53 khách), xử lý dứt nợ tồn đọng, tăng cường giám sát các khoản cho vay, nâng tỷ trọng cho vay bằng tài sản và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo an toàn, hiệu quả. 36
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển mọi công trình đầu tư cho sản xuất kinh doanh từ cấp phát ngân sách sang cơ chế vay trả, xóa mọi hình thức bao cấp, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh đã nhanh chóng thay đổi cơ chế và hòa nhập vào thị trường để tồn tại, đứng vững và tăng trưởng, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp đầu tư và phát triển đất nước. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh đã có định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với chính sách tiền tệ của Đảng và Nhà nước, do đó công tác tín dụng trung và dài hạn đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết của nền kinh tế và bản thân Ngân hàng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh đã thực sự trở thành bạn hàng đáng tin cậy của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngân hàng thường xuyên bám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp, hướng dẫn đơn vị lập hồ sơ vay vốn, tổ chức giao dịch một cửa, tránh mọi phiền hà cho doanh nghiệp trong quan hệ vay vốn, xây dựng uy tín và niềm tin giữa khách hàng và Ngân hàng. Đối với mọi dự án đầu tư, Ngân hàng đều thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ xét duyệt cho vay, thẩm định dự án, phân tích tín dụng, phát hiện rủi ro tiềm ẩn, loại trừ dự án kém hiệu quả và thực hiện các bước kiểm tra, đảm bảo mỗi khoản vay đều có người chịu trách nhiệm, nhưng mức độ khác nhau. Ngân hàng lựa chọn những cán bộ tinh thông nghề nghiệp, nhiệt tình công tác vào những công trình trọng điểm, để giúp đỡ và tư vấn cho doanh nghiệp được vay vốn nhanh chóng, sớm đưa các công trình vào sản xuất kinh doanh, mang lại lợi ích cho cả Ngân hàng và khách hàng. Để tạo nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn, Ngân hàng đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động, chú trọng tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn thông qua việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tăng tiền gửi và tiền tiết kiệm dài hạn trong dân cư, khai thác nhiều nguồn tài trợ trung dài hạn của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế Ngân hàng thay đổi cơ cấu cho vay trung và dài hạn, chủ yếu hướng vào các ngành công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn, phục vụ cho phát triển kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn còn gặp nhiều khó khăn liên quan đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn mà Ngân hàng cần phải giải quyết. 37
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu 2.1.2.2. Hạn chế và nguyên nhân a, Hạn chế Mặc dù tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh đã đạt được một số kết quả quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của Ngân hàng. Nhưng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh vẫn còn nhiều tồn tại và han chế. Thời gian xét duyệt một dự án cho vay còn dài, thủ tục rườm rà vì có nhiều giấy tờ biểu mẫu được đòi hỏi, do vậy nó làm cho cán bộ tín dụng mất thời gian điều tra đồng thời làm cho doanh nghiệp đi vay vốn chán nản. Nhất là những khoản vay không lớn, khi vay được vốn thì doanh nghiệp đã mất đi những cơ hội mà đáng ra nếu vay đựơc sớm thì mọi việc theo tiến độ thì tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, việc thực hiện qui trình nghiệp vụ cho vay chưa nghiêm túc và khoa học nên dẫn đến việc giải quyết vay cho khách hàng còn chậm. Về nguồn vốn cho vay, chúng ta đều biết rằng nguồn vốn để ngân hàng cho vay trung - dài hạn chủ yếu tính từ nguồn vốn huy động dưới 12 tháng của các tổ chức kinh tế và cá nhân, các nguồn tài trợ, uỷ thác từ nước ngoài ngân hàng thừa vốn nhưng lại thiếu vốn nội tệ, ngoại tệ với kỳ hạn dài để cho vay trung - dài hạn. Quy mô của các khoản vay trung - dài hạn còn nhỏ bé. Số lượng của các dự án cho vay còn ít do hình thức tín dụng chứa đựng rủi ro cao Có nhiều dự án Ngân hàng cho vay, khâu thẩm định mang tính hợp lý hoá thủ tục cán bộ tín dụng đã lấy chính dự án mà doanh nghiệp trình ngân hàng vào trong tờ thẩm định của mình mà không xem xét các yếu tố với nhiều giác độ khác nhau. Tức là thời gian hiệu quả kinh tế chỉ là trên giấy tờ với cả hai phía ngân hành và khách hàng. Do khách hàng tìm mọi cách để vay vốn nhưng sản xuất kinh doanh chưa chắc đã đạt hiệu quả như báo cáo, vẫn phát sinh tình trạng nợ quá hạn. Trong tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh cán bộ ngân hàng quá dè dặt, cẩn thận.Việc xem xét kỹ lưỡng khi quyết định cho vay tới thành phần kinh tế này là cần thiết nhưng việc bỏ qua thành phần kinh tế này thì ngân hàng mất đi một mảng khách hàng lớn. 38
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu b, Một số nhân tố chủ yếu tác động đến chất lượng cho vay trung và dài hạn. - Nguyên nhân từ phía ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng hai yếu tố rủi ro và lợi nhuận luôn là bạn đồng hành. Nếu ngân hàng chỉ chạy theo lợi nhuận cao mà thiếu sự thận trọng cần thiết thì có thể sẽ phải trả giá đắt cho những rủi ro gặp phải, nhưng ngược lại vì rủi ro mà không dám mở rộng cho vay thì có thể sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, mất đi nhiều khách hàng tốt. Đây là vấn đề nan giải mà hiện nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh đang gặp phải. Vì mục tiêu an toàn vốn nên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh có xu hướng thu hẹp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vẫn biết cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời gian qua gặp nhiều rủi ro, song không phải mọi doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều như nhau. Đây là điểm ngân hàng nên chú ý hơn trong thời gian tới. Hoạt động Marketing trong ngân hàng chưa được quan tâm chú ý. Hoạt động này mới chỉ được thực hiện đơn thuần dưới dạng các hoạt động bề nổi như tuyên truyền, quảng cáo,chứ chưa thực sự xuất phát từ việc nghiên cứu nắm bắt nhu cầu khách hàng để tìm cách thoả mãn tốt nhất nhu cầu đó. Lâu nay hoạt động Marketing vẫn thường được coi là nhiệm vụ của các nhân viên giao dịch, trong khi đó mạng lưới thông tin về khách hàng còn yếu kém, ít áp dụng công nghệ thông tin vào việc thu thập các yếu tố về khách hàng, sản phẩm, dịch vụ - Nguyên nhân từ phía khách hàng. Khả năng của các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu về chế độ tín dụng trung dài hạn của ngân hàng còn thấp. Vướng mắc chủ yếu thường gặp phải là doanh nghiệp không có đủ vốn theo chế độ, không đủ tài sản thế chấp theo quy định đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, không có nhiều dự án khả thi. Để đảm bảo nguyên tắc an toàn, Ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phải có vốn tự có tối thiểu tham gia vào dự án (mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật tối thiểu là 10%, xây dựng cơ bản mới 30%, phục vụ đời sống 40%) nhưng phổ biến là các doanh nghiệp không thực hiện được. Về tài sản thế chấp, theo tính toán hiện nay thì chỉ có 20% giá trị tài sản của các doanh nghiệp có thể 39
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu sử dụng làm tài sản thế chấp hợp pháp, con số này là quá nhỏ bé so với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Về dự án sản xuất kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp lập được các phương án kinh tế khá tốt nhưng do không cụ thể hoá được thành các dự án khả thi, nên cũng không được ngân hàng cho vay vốn. Khả năng quản lý và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp còn thấp, cộng với tình trạng làm ăn thiếu trung thực thường xuyên xảy ra giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với nhau và với các Ngân hàng, biểu hiện ở sử dụng vốn vay không đúng mục đích, cung cấp thông tin không chính xác cho Ngân hàng, lừa đảo chiếm dụng vỗn lẫn nhau là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó theo quyết định 417 của Ngân hàng Nhà nước đã quy định: Tất cả các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn ngân hàng không cần phải có tài sản thế chấp hay bảo lãnh mà chỉ cần có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi thì được vay vốn. Điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhà nước trong việc vay vốn của ngân hàng để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Song đối với Ngân hàng, rủi ro lại càng cao vì phương án sản xuất kinh doanh dù có tốt đến đâu cũng có thể xảy ra những rủi ro, khi đó Ngân hàng sẽ không có gì đảm bảo cho khoản tín dụng của mình. Thêm vào đó Ngân hàng lại không có một sự hỗ trợ nào của Nhà nước khi các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gặp rủi ro. - Nguyên nhân khác. Môi trường pháp lý về hoạt động tín dụng trung, dài hạn chưa đầy đủ và đồng bộ, chính sách tín dụng còn nhiều thiếu sót, khả năng thực thi của các luật về tài sản thế chấp còn yếu. Bên cạnh đó hiệu lực pháp lý của các cơ quan hành pháp chưa đủ mạnh để giải quyết các tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mại tài sản thế chấp. Hoạt động cho vay trung, dài hạn còn chịu sự chi phối của nhiều cấp nhiều ngành, vì vậy mà khi có một dự án cho vay theo chỉ định không có hiệu quả, nhưng Ngân hàng vẫn phải cho vay, mặc dù Ngân hàng biết rằng dự án này không đạt yêu cầu về thẩm định. Từ đó khiến cho hoạt động cho vay trung, dài hạn gặp nhiều khó khăn, làm giảm chất lượng tín dụng trung, dài hạn. 40
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Một vấn đề nữa là mặc dù Chính phủ đã quy định các Ngân hàng thương mại có quyền tự chủ quyết định về việc cho vay của mình và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, song trên thực tế không phải lúc nào Ngân hàng cũng có được quyền chủ động đó. Có nhiều khi do những tác động từ nhiều phía như chính quyền địa phương nên Ngân hàng vẫn phải cho vay những dự án có thể đem lại rủi ro cho Ngân hàng. Hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, vì vậy Ngân hàng thiếu thông tin khi xem xét đánh giá khách hàng để quyết định cho vay. Điều đó một mặt hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, mặt khác làm tăng thêm tình trạng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng, do đánh giá khách hàng không chính xác khiến cho chất lượng tín dụng không được cao. Qua phần trên ta thấy được những kết quả đạt được và những khó khăn còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh nói chung, nhưng trước hết là cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh trong vài năm gần đây. Những khó khăn, thử thách trong hoạt động tín dụng trung dài hạn, đòi hỏi Chi nhánh phải có những biện pháp tích cực để sớm khắc phục. 2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh 2.2.1. Định hướng phát triển tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng trong thời gian tới 2.2.1.1. Định hướng chung. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2012 với phương châm là: tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động theo luật Ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng, từng bước phát triển vững chắc, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa để phát huy vai trò của một Ngân hàng quốc doanh, góp phần thực hiện các chính sách tiền tệ, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng thêm thế và lực để bước vào thế kỷ 21, từng bước hội nhập vào khu vực và thế giới . 41
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Các mục tiêu kinh doanh chủ yếu: Tổng nguồn vốn huy động, tốc độ tăng trưởng 25%/năm, trong đó nguồn vốn dân cư chiếm tỷ lệ 85% trở lên trong tổng nguồn vốn. Dư nợ cho vay nền kinh tế tốc độ tăng trưởng từ 12% - 15%/năm. Nợ xấu < 1%/ tổng dư nợ. Từ những mục tiêu trên đây, NH hình thành các phương hướng là: * Lành mạch hoá và nâng cao năng lực tài chính: Xây dựng phương án xử lý nợ tồn đọng từ 31/12/2011 trở về trước và nâng cao chất lượng tín dụng. Xây dựng kế hoạch tài chính lành mạnh gắn với thực hiện hạch toán kế toán đầy đủ theo nguyên tắc tự trang trải và cẩn trọng; nâng cao hiệu quả kinh doanh; cơ cấu lại nguồn thu và thực hiện tiết kiệm chi phí, bảo đảm đủ trang trải chi phí, trích dự phòng rủi ro; quản lý chi tiêu theo định mức. * Cải thiện cơ cấu tài sản nợ có: Tiếp tục phát huy kết quả các năm trước, duy trì tăng trưởng nguồn vốn ở mức cao và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Vận dụng các cơ chế hiện hành để tổ chức điều hành nguồn vốn linh hoạt, phấn đấu dần dần điều chỉnh cơ cấu tài sản Nợ – Có phù hợp, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. * Dịch vụ và công nghệ Ngân hàng: Trang bị thêm các máy chủ loại lớn, với tốc độ xử lý cao phục vụ mảng dịch vụ cho khách hàng như Homebanking, Phonebanking, Internetbanking nhằm mở rộng hơn nữa các dịch vụ ngân hàng, tăng thêm hiệu quả sử dụng ATM. Có kế hoạch từng bước thực hiện hạch toán chặt chẽ đối với nghiệp vụ cho vay, điều hành nguồn vốn, đẩy nhanh khâu phục vụ khách hàng, nhất là nghiệp vụ thanh toán và tăng cường kiểm soát kế toán. Đặc biệt chú trọng xây dựng các chương trình phần mềm ứng dụng phục vụ cho nghiệp vụ và công tác điều hành kinh doanh. * Công tác tổ chức đào tạo cán bộ: 42
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Tổ chức các hội nghị, hội thảo, mời các chuyên gia trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngân hàng tài chính về truyền đạt. Chú trọng tập huấn nghiệp vụ về cơ chế chính sách chế độ, hướng dẫn chế độ mới. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, chính sách để khuyến khích để mọi người tích cực tham gia nghiên cứu, nâng cao trình độ nghiệp vụ. 2.2.1.2. Phương hướng phát triển cho vay trung và dài hạn. Nằm trong kế hoạch phát triển kinh doanh của Ngân hàng, phương hướng phát triển cho vay trung và dài hạn được cụ thể hoá như sau: - Lựa chọn những dự án hiệu quả của các đơn vị để xét duyệt cho vay. Khi xét duyệt dự án, lấy hiệu quả và tính khả thi của dự án là tiêu chuẩn hàng đầu. Duy trì thường xuyên việc đánh giá, phân loại khách hàng theo định kì (trên cơ sở các thông tin có chọn lọc ), từ đó xây dựng hạn mức tín dụng cho từng khách hàng, có chính sách lãi suất phù hợp kết hợp với chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ, theo hướng đáp ứng tối đa nhu cấu khách hàng để có thể gia tăng số dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng, đồng thời tăng doanh số giao dịch. Mở rộng cho vay sang các lĩnh vực khác và các thành phần kinh tế khác như công ty cổ phần, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Thí điểm lựa chọn một số công ty cổ phần đã có uy tín trong giao dịch, có khả năng tài chính để đầu tư trên cơ sở đảm bảo đúng chế độ quy định. Có kế hoạch tiếp thị và khai thác khách hàng tốt. Tăng cường thu thập thông tin về các chương trình đầu tư phát triển của thành phố, của các bộ ngành, các tổng công ty, kết hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, lên kế hoạch tiếp cận cụ thể và có các chính sách phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. Thực hiện nghiêm túc luật tổ chức tín dụng và quy trình tín dụng của ngành, nâng cao vai trò công tác thẩm định dự án trong xét duyệt cho vay trung và dài hạn, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, nhất là đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu khó khăn ngăn chặn việc không phát sinh thêm nợ quá hạn và rủi ro trong tín dụng. Mở rộng cho vay ngoại tệ với những khách hàng có khả năng tái tạo ngoại tệ hoặc tìm được nguồn cung ngoại tệ từ các doanh nghiệp khác, cho vay kết hợp với áp dụng các biệm pháp phòng chống rủi ro tỉ giá, xác định khả năng hỗ trợ 43
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu ngoại tệ của Ngân hàng đối với một số khách hàng có doanh số giao dịch lớn để nâng mức tăng trưởng tín dụng một cách an toàn trên cơ sở chính sách cung ứng ngoại tệ phù hợp với tình hình cung cầu. 2.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh Là lá cờ đầu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh không những phải thực hiện những phương hướng của toàn ngành Ngân hàng, mà còn phải thực hiện các phương hướng phát triển của cả hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra đối với Ngân hàng là rất lớn. Hiện tại, hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trở ngại và có nhiều tồn tại, trong đó các trở ngại thuộc về chủ quan bản thân ngân hàng chiếm phần không nhỏ. Để giải quyết những vấn đề đó, em xin đề nghị Ngân hàng áp dụng một số giải pháp sau đây để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng. 2.2.2.1. Cải tiến, đa dạng hoá cơ cấu, loại hình cho vay trung và dài hạn Muốn phát triển và thu hút được khách hàng, Ngân hàng phải có nhiều loại sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của nhiều loại khách hàng khác nhau. Đồng thời đa dạng hoá các loại khách hàng cũng làm giảm rủi ro cho hoạt động Ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới chiến lược sản phẩm của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh cần hướng tới những nội dung sau: - Luôn cải tiến và đổi mới các hình thức cho vay, đầu tư cho phù hợp với quá trình biến đổi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người vay cũng như nền kinh tế, để thu hút khách hàng, ngoài các hình thức cho vay của Ngân hàng, họ cần đa dạng hoá và mở rộng các hình thức cho vay. - Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ gia đình, cá nhân trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn, đảm bảo an toàn vốn tín dụng bằng cách khoán triệt để cho cán bộ tín dụng về số lượng khách hàng và số dư nợ. Nhất là trong lĩnh vực cho vay ngoài quốc doanh, Ngân hàng còn quá dè dặt trong cho vay. 44
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu - Đổi mới quan điểm chính sách và cơ cấu cho vay phù hợp với nền kinh tế. Chuyển đổi cơ cấu đầu tư cho vay phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xã hội của địa phương và Chính phủ. Để thực hiện điều này trong thời gian tới Ngân hàng cần cho vay theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sản xuất mũi nhọn chủ lực của nền kinh tế. Trong thời gian tới Ngân hàng cần tìm đến những khách hàng thuộc ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, đồng thời khi cho vay ưu tiên cho các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, có tác động tốt tới môi trường, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thành phố, của đất nước, giải quyết được việc làm cho người lao động. - Đa dạng hoá loại tiền cho vay; hiện nay để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế mở, các doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ rất lớn để nhập máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất. Vì vậy họ rất cần vay bằng ngoại tệ để thanh toán với đối tác. Do vậy Ngân hàng cần đáp ứng nhu cầu này để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Ngoài nhu cầu vay bằng ngoại tệ bằng USD, Ngân hàng cần đáp ứng các loại tiền khác như EURO, YEN 2.2.2.2. Thực hiện tốt công tác khách hàng và mở rộng tín dụng. Có thể nói chiến lược khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi Ngân hàng. Vì vậy việc đặt ra chiến lược khách hàng là rất quan trọng. Hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh có hơn 40 Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ tiền tệ, do đó sự cạnh tranh xẩy ra là tất yếu. Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho thành công và phát triển của Ngân hàng. Vì vậy chiến lược khách hàng cần được xây dựng trên quan điểm hợp tác kinh doanh ngày càng sâu rộng với các nhà sản xuất kinh doanh trên cơ sở lợi ích trước mắt và lâu dài. Xác định bạn hàng chiến lược lâu dài và khẳng định bạn hàng trước mặt để có quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với các khách hàng nhất là các khách hàng truyền thống. Để đạt được điều đó Ngân hàng tiến hành các công việc: - Ngân hàng cần đi sâu nắm tình hình sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn như cổ phần hoá, giải thể, sát nhập vv để xem xét định hướng đầu tư, đầu tư vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn tốt đảm bảo thủ tục. 45
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu - Mở rộng đồng tài trợ các dự án có hiệu quả với các Ngân hàng bạn để giảm thiểu rủi ro và tăng trưởng tín dụng, chuyển dần sang đầu tư trung và dài hạn, các dự án đồng tài trợ để chia xẻ rủi ro. Sáu tháng một lần tiến hành phân loại khách hàng theo những tiêu thức cụ thể của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá khách hàng đúng thực chất để từ đó có những chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng. - Mở rộng và chú trọng đầu tư cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn tư nhân cá thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo đủ điều kiện vay vốn, mở rộng cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên của các cơ quan làm ăn có hiệu quả, thu nhập ổn định “phấn đấu tăng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh lên 50%”, đảm bảo an toàn vốn, áp dụng linh hoạt cơ chế lãi xuất cho vay và phí bảo lãnh. 2.2.2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở nân cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, mới bằng các biện pháp như hạn chế và dẫn đến việc đầu tư các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả trên cơ sở thẩm định chắc chắn các món vay phát sinh, thường xuyên kiểm tra kiểm soát trước trong và sau khi vay. Món vay phải kiểm soát nhiều lần để nắm tình hình biến động tiền hàng và có hướng thu nợ sử lý kịp thời khi có chiều hướng sấu. Muốn hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, thì Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định và quy trình cho vay theo đúng văn bản chế độ tín dụng của ngành cũng hướng dấn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, và các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phòng ngừa rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó Ngân hàng phải làm tốt công tác thẩm định cho mỗi dự án. Nếu làm tốt công tác này thì rủi ro trong quá trình cho vay sẽ hạn chế đi nhiều. Để làm tốt công tác thẩm định dự án, Ngân hàng cần thực hiện tốt những nội dung sau đây: 46
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu - Phải nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tín. Các thông tin phải được kiểm tra tính chính xác kỹ càng trước khi phân tích. Muốn vậy thông tin phải được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu. Hiện nay các nguồn thông tin có thể thu thập là từ chính bản thân doanh nghiệp vay vốn, từ hồ sơ lưu trữ của Ngân hàng, từ các bạn hàng của chính doanh nghiệp, từ trung tâm thông tin của Ngân hàng Nhà nước hoặc từ thông tin đại chúng vv. Nói chung nguồn thông tin có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng để có thể thu thập lượng thông tin nhiều, nhanh, với tốc độ cao thì Ngân hàng phải thu thập thông tin một cách thường xuyên. Đồng thời Ngân hàng nên có một bộ phận chuyên thu thập thông tin để lượng thông tin được cập nhật hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực. Sau đó mới tiến hành phân loại và lưu trữ, khi nào cần có thể có được ngay. - Ngân hàng nên tiến hành lập phòng hoặc nhóm chuyên trách thẩm định dự án. Để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao, Ngân hàng có thể quy định đối với những dự án có số vốn lớn hơn một mức nào đó thì phải có một bộ phận chuyên trách thẩm định, như vậy công việc thẩm định sẽ toàn diện hơn và bao quát hơn. - Nâng cao chất lượng thẩm định cho các cán bộ tín dụng; cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao chất lượng cho các cán bộ tín dụng, mở các khoá học để phổ biến các văn bản pháp luật mới được ban hành của ngành cũng như của các lĩnh vực cho vay. Đặc biệt các văn bản hướng dẫn về hạch toán trong các doanh nghiệp. - Nâng cao hơn nữa trong việc chỉ đạo theo chuyên đề kinh doanh đối với các Ngân hàng phường nhằm đảm bảo tập trung thống nhất nhưng vẫn phát huy quyền tự chủ của các phường, tổ chỉ đạo Ngân hàng phường cần bám sát hơn nữa Ngân hàng phường để nắm bắt tình hình kiểm tra và thẩm định nhanh chóng các món vay vượt quyền phán quyết khi Ngân hàng phường phát sinh nhằm đảm bảo tăng trưởng rín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng an toàn vốn trên toàn thành phố. 2.2.2.4 Tăng cường kiểm tra tín dụng. Sau khi phát tiền vay xong, Ngân hàng thường chỉ chú ý xem nguồn trả nợ từ đâu. Điều này rất nguy hiểm vì Ngân hàng sẽ không nắm bắt được thời điểm khi 47
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu doanh nghiệp bắt đầu gặp trục trặc trong kinh doanh, đến khi phát hiện đã quá muộn. Chính điều này đã làm nảy sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Do vậy Ngân hàng luôn phải đảm bảo nắm chắc được tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn cũng như nắm chắc được các khoản cho vay ra đang sử dụng thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các khoản cho vay. Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về kết quả kinh doanh kèm với số tiền trả nợ định kỳ. Các khoản nợ gốc lớn trước khi đến hạn Ngân hàng cần có sự nhắc nhở xem liệu khách hàng có thể trả nợ đúng hạn không. Nếu phát hiện không khả năng trả nợ thì Ngân hàng điều tra ngay và đưa ra các biện pháp kịp thời. Bên cạnh việc kiểm tra khách hàng, Ngân hàng cần phải kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách thường xuyên, nghiêm túc dựa trên quan điểm phòng chống sai sót là chủ yếu. Ngân hàng cần thực hiện kiểm tra việc lập hồ sơ tín dụng đảm bảo tính pháp lý, kiểm tra thời hạn cho vay, thời hạn gia hạn nợ vv để chắc chắn rằng hoạt động tín dụng đã được bảo đảm về mặt nội bộ. 2.2.2.5 Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng. Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì một yếu tố không thể thiếu được đó là cán bộ tín dụng. Người cán bộ tín dụng là người am hiều khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh vì nó liên quan gián tiếp tới chất lượng món vay. Ngân hàng nên phân chia mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một mảng cho vay nhất định được chia theo ngành. Tuỳ theo trình độ, năng lực của từng người để ban lãnh đạo phân công công việc cho phù hợp. Việc chuyên môn hoá như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng giám sát, sát cánh cùng khách hàng trong vấn đề quản lý vốn. Bên cạnh đó phải chú trọng công tác đào tạo cán bộ và đào tạo lại cán bộ đang làm việc cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế về nhiều mặt như thẩm định đến hạn cho vay, các văn bản chế độ của ngành và ngoài ngành liên quan đến lĩnh vực tín dụng, kiến thức thị trường liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Tổ chức những buổi trao đổi về nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ để học hỏi 48
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu kinh nghiệp lẫn nhau. Giao cho cán bộ cũ kèm cặp cán bộ mới và chấn chỉnh lại nơi làm việc cho gọn gàng, sạch đẹp. Rà soát lại đội ngũ cán bộ kinh doanh để điều động và bổ sung cán bộ cho phù hợp và đáp ứng được nhiệm vụ kinh doanh trong giai đoạn mới. Đào tạo cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng vi tính nhằm đáp ứng được yêu cầu của công nghệ mới khi đưa trương trình WB vào áp dụng tại Ngân hàng. 2.2.2.6. Ngăn ngừa và xử lý những khoản nợ quá hạn. Trong hoạt động Ngân hàng thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi nhưng quan trọng là làm cách nào để Ngân hàng giảm thiểu rủi ro, đồng thời không đẩy khách hàng mình đến chỗ phá sản. Đặc biệt hiện nay, một khoản vay của khách hàng không trả được thì cả vốn và lãi trong tổng số vốn vay của khách hàng đều được chuyển thành nợ quá hạn. Vì vậy cùng với hoạt động cho vay Ngân hàng cần có những biện pháp khai thác, giúp đỡ khách hàng để giảm thấp thiệt hại cho cả Ngân hàng và khách hàng đó là: - Cơ cấu lại các khoản nợ, phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ đã được xử lý rủi ro để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi thông qua phân tích nợ có đảm bảo, không có đảm bảo, thực trạng tài sản thế chấp có thể xử lý thu hồi nợ, phương án xử lý và vận dụng các giải pháp, chính sách của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng. - Trong một số điều kiện Ngân hàng có thể tăng thêm vốn vay đối với các doanh nghiệp. Theo cách này có thể làm tăng rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Nhưng xét về lâu dài, nếu chúng ta thấy doanh nghiệp có khả năng duy trì phát triển kinh doanh, đồng thời họ vẫn có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm trả nợ thì Ngân hàng bỏ vốn thêm giúp đỡ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả là cách thu hồi vốn tốt nhất. Đây cũng là cách có lợi cho cả hai bên, vừa giúp doanh nghiệp thoát khỏi cảnh khó khăn vừa giúp Ngân hàng thu được nợ. - Ngoài ra, đối với những khoản cho vay khó đòi thì Ngân hàng cần có quan hệ chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng có liên quan trong việc thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. 2.2.2.7. Thành lập và đưa vào hoạt động phòng Marketing 49
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Hiện nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh chưa thành lập được phòng Marketing riêng biệt. Sự chậm trễ đó có thể lý giải là do các nguyên nhân sau: do sự chậm trễ trong việc chuẩn bị cơ sở vật chất, do thiếu hụt nhân viên làm việc trong lĩnh vực Marketing, do sự đánh giá không đúng mức vai trò của Marketing trong hoạt động của Ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì vai trò của Marketing là rất quan trọng trong việc quản bá và giới thiệu về mình cũng như hình ảnh của doanh nghiệp trong con mắt người tiêu dùng. Không ai phủ nhận vai trò của Marketing trong quá trình phát triển của doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế thị trường. Chính Marrketing đã giúp khách hàng hiểu biết hơn về Ngân hàng và các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp, nó làm cầu nối giúp Ngân hàng đến gần với khách hàng hơn. Do vậy sự hình thành và đi vào hoạt động của phòng Marketing của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh là rất cần thiết, giúp Ngân hàng quảng bá được hình ảnh của mình trên thị trường và tư vấn cho khách hàng những điều thực sự cần thiết trong quá trình vay vốn và sử dụng nguồn vốn đã vay. 2.2.3. Một số kiến nghị 2.2.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. Về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng. Nhìn chung hệ thống văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng đã có nhiều điểm mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các Ngân hàng thương mại, tháo gỡ phần nào khó khăn, vướng mắc cho các Ngân hàng thương mại trong quá trình làm thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, cho vay và xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ.Việc không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật nói trên đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động tín dụng có hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, một số định trong các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay và quy chế cho vay vẫn chưa sát với tình hình thực tế và chưa phù hợp với các văn bản pháp luật mới ban hành. Ngân hàng Nhà Nước cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cũng như tính pháp lý để tạo 50
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu điều kiện cho công tác tín dụng tại các Ngân hàng thương mại được an toàn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các văn bản liên quan đến cơ chế tín dụng còn quá nhiều, ngoài cơ chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước còn nhiều công văn, quyết định, thông tư, chỉ thị của các cấp các ngành có liên quan chỉ đạo cho từng ngành nghề như: Nuôi trồng thuỷ sản , lâm nghiệp, mía đường, vv. Mỗi ngành nghề được thêm bớt một số điều kiện nên khi thực hiện cho vay phải tham chiếu nhiều loại văn bản. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp cơ cấu lại hệ thống văn bản pháp luật nhằm đáp ứng hoạt động tín dụng thực hiện một cách khoa học, nhanh chóng, an toàn. 2.2.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần có các văn bản, chế độ hướng dẫn đầy đủ, kịp thời và chính xác nghiệp vụ tín dụng để làm cơ sở và căn cứ cho các chi nhánh thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Đồng thời quy trình tín dụng phải được giảm bớt, thuận tiện cho cả Ngân hàng và khách hàng. Các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng cần được tổ chức hàng năm về kiến thức pháp luật, về kỹ thuật thẩm định, về Marketing vv. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ Ngân hàng mà đặc biệt là cán bộ tín dụng để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động Ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng. 2.2.3.3. Kiến nghị đối với chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh Sự thành công của khách hàng cũng chính là sự thành công của ngân hàng, vì vậy không thể không nói tới vai trò của khách hàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với các khách hàng lớn của ngân hàng, cần thường xuyên giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài. Nhiều khách hàng lớn hiện nay là các doanh nghiệp nhà nước vì vậy trong việc vay vốn không phải thế chấp, đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng là khó khăn cho ngân hàng. 51
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá nhân muốn vay vốn của ngân hàng cần thực hiện đầy đủ các thủ tục cầm cố, thế chấp, bảo lãnh giúp cho ngân hàng thực hiện nhanh chóng các nghiệp vụ của mình, đảm bảo an toàn đồng vốn và sử dụng vốn đúng mục đích. Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh. Em hy vọng rằng nếu những giải pháp này được xem xét và vận dụng sẽ góp một phần cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng như mục đích của chuyên đề này đã nêu ra. 52
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu C - KẾT LUẬN Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng mà mang lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, Ngân hàng cần phải đảm bảo được hoạt động của mình vừa an toàn vừa hiệu quả. Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn không chỉ là mong muốn của riêng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh mà còn là của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và cũng là mong muốn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Qua thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh, em nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng trung và dài hạn trong công cuộc đổi mới. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn đã thể hiện vai trò quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp, với bản thân của ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh cũng có một số hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn phải là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành có liên quan để tạo ra một hành lang vững chắc cho Ngân hàng phát huy có hiệu quả. Với hiểu biết có hạn, lại chưa có kinh nghiệm thực tế nên nếu bài viết có những vấn đề còn nhiều sai sót trong việc đưa ra và làm rõ các nguyên nhân tồn tại và tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn tại nói trên. Những giải pháp trong bài có thể còn thiếu tính thực tế, chưa xét đến bối cảnh cũng như điều kiện áp dụng. Nhưng em cũng mong rằng những giải pháp này sẽ có giá trị tham khảo đối với Ngân hàng, phần nào đưa ra phương hướng để mở rộng tín dụng trung dài hạn, đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với việc cải thiện tình hình cho vay hiện nay tại Ngân hàng. 53
- B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO. - Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Vinh các năm 2009 đến 2011 - Ngân hàng thương mại. EWARD WREED,EWARD KGILL - Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính FREDERIC S.MISHKIN - Nghiệp vụ ngân ngân hàng hiện đại DAVID COX - Kinh tế học DAVID BEGG - Giáo trình “Quản trị ngân hàng thương mại “ Khoa NHTC - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Lê Văn Tề - Luật ngân ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng - Luận văn tốt nghiệp K48 54