Đề cương bài giảng tham khảo Lý thuyết tài chính - Chương II: Tiền tệ và lưu thông tiền tệ

pdf 15 trang hapham 1750
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương bài giảng tham khảo Lý thuyết tài chính - Chương II: Tiền tệ và lưu thông tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_bai_giang_tham_khao_ly_thuyet_tai_chinh_chuong_ii_t.pdf

Nội dung text: Đề cương bài giảng tham khảo Lý thuyết tài chính - Chương II: Tiền tệ và lưu thông tiền tệ

  1. Chương II: Tiền tệ và lưu thông tiền tệ I. Tiền tệ 1.Khái niệm tiền tệ rước khi tiến hành nghiên cứu sâu về tiền tệ, đầu tiên cần phải nắm được khái niệm về tiền tệ, để thấy được cái gì có thể gọi được là tiền tệ, và đâu là tiêu chí để phân biệt các Tlo ại tiền tệ với nhau. a. Định nghĩa tiền tệ Có nhiều định nghĩa về tiền tệ khác nhau tùy theo quan điểm của mỗi người nghiên cứu, tuy nhiên dưới giác độ kinh tế học thì các nhà kinh tế thống nhất đưa ra định nghĩa về tiền tệ như sau: Tiền tệ là bất cứ vật gì được chấp nhận chung để đổi lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc để thanh toán các khoản nợ Như vậy có thể thấy ngay, tiền tệ trong định nghĩa này không chỉ đơn thuần là những loại tiền tệ thường được nhắc tới trong đời sống xã hội, mà ở đây bất cứ vật gì cũng có thể sử dụng làm tiền tệ nếu như vật đó được chấp nhận một cách rộng rãi trong trao đổi hàng hoá dịch vụ và thanh toán các khoản nợ.2 b. Thuộc tính của tiền tệ Phụ thuộc vào nhu cầu trao đổi của con người: Nếu như con người không còn nhu cầu trao đổi thì tiền tệ cũng chẳng còn ý nghĩa, do đó có thể thấy rõ tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó có thời điểm sinh ra và cũng có thời điểm mất đi. Thuộc tính này cũng quyết định các chức năng của tiền tệ. Sức mạnh của tiền tệ được thể hiện qua sức mua của nó: Một đồng tiền được đánh giá là mạnh hay không phụ thuộc vào việc có sử dụng được nó để mua được nhiều thứ hay không, những thứ đó ở đây bao gồm hàng hóa, dịch vụ, và kể cả những đồng tiền khác. Người ta gọi sức mạnh đó của tiền là sức mua (purchasing parity). Việc đo lường sức mua của tiền tệ được dựa trên việc đánh giá khả năng mua được một giỏ những hàng hoá và dịch vụ đã được chọn trước. Sức mua của đồng tiền được chia thành sức mua đối nội và sức mua đối ngoại, trong đó sức mua đối ngoại thể hiện khả năng sử dụng tiền để mua một hàng hóa của quốc gia khác. Điều này cũng có nghĩa sức mua đối ngoại bao hàm cả sức mua đối nội và tương quan so sánh giữa sức mua đối nội của hai đồng tiền (tỷ giá hối đoái). Vì vậy sức mua đối ngoại có tính phức tạp cao hơn so với sức mua đối nội. 2.Chức năng tiền tệ Khi nói đến chức năng của tiền tệ cũng có nghĩa là đề cập đến những yếu tố xuất phát từ bản chất của tiền tệ và tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. a. Phương tiện trao đổi3 Xuất phát từ thuộc tính của tiền tệ, có thể thấy ngay tiền tệ ra đời từ nhu cầu trao đổi hàng hoá của con người nên hiển nhiên đây là chức năng xuất hiện sớm nhất của tiền tệ. Tiền tệ được sử dụng như là trung gian làm cho việc mua bán trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Theo công 2 Việc được coi là chấp nhận chung cũng có nghĩa là được chấp nhận chung ở một phạm vi nhất định nào đó, có thể là vùng, quốc gia và thậm chi là quốc tế. 3 Còn gọi là chức năng phương tiện lưu thông
  2. Introductory Finance thức trao đổi hàng hoá H-T-H’ của Marx, tiền tệ (T) chỉ xuất hiện như một đối tượng trung gian nhằm chuyển hoá H thành H’. Do đó trong nhiều trường hợp người ta không cần tới giá trị thực tế của tiền mà chỉ cần tồn tại dưới dạng dấu hiệu giá trị là đủ. b. Thước đo giá trị Đồng thời với việc thực hiện chức năng phương tiện trao đổi, thì với tư cách là vật ngang giá được thừa nhận chung, tiền tệ còn thực hiện thêm chức năng thước đo giá trị, khi một hàng hoá được biểu hiện dưới dạng giá trị có nghĩa là giá trị của nó đã được quy đổi ra tiền. Với việc quy đổi ra tiền, giá trị của một hàng hoá sẽ dễ dàng được tính toán và so sánh với giá trị của các hàng hoá khác. Khi người ta sử dụng tiền để đo lường giá trị hàng hoá thì lúc này xuất hiện thuật ngữ giá cả hàng hoá. c. Phương tiện cất trữ Nói chung, hai chức năng nhắc tới ở trên là những chức năng ra đời đầu tiên của xã hội và cùng tồn tại song song với nhau, tuy nhiên trong quá trình phát triển thì tiền tệ lại hình thành nên những chức năng khác, một trong đó là chức năng phương tiện cất trữ. Khi nào tiền tệ không tham gia vào lưu thông nhưng nó vẫn còn được xã hội thừa nhận thì tiền tệ vẫn có thể thực hiện được chức năng cất trữ. d. Phương tiện thanh toán Khi nhu cầu xã hội phát triển lên một mức cao, tiền tệ xuất hiện với tư cách là một công cụ giúp trả nợ trong mua bán chịu. Thay vì sử dụng tiền như một dấu hiệu trung gian trong quá trình trao đổi H-T-H, lúc này người ta sử dụng tiền tệ với tư cách là một hàng hoá đặc biệt, được trao đổi trực tiếp để lấy hàng hoá khác. 3.Lịch sử phát triển của tiền tệ a. Sự ra đời của tiền tệ Sự ra đời của tiền tệ là kết quả tất yếu của một quá trình lịch sử xuất phát từ nhu cầu trao đổi hàng hóa của các cá nhân trong xã hội. Để có được hình thái tiền tệ cần tới một quá trình lâu dài của các hình thái trao đổi trong xã hội. 9 Hình thái trao đổi giản đơn4: Trong hình thái trao đổi này người ta sử dụng trực tiếp một hàng hóa này để đo lường giá trị một hàng hóa khác. 9 Hình thái trao đổi mở rộng5 qua một hàng hóa làm vật môi giới trung gian: Để có thể thuận tiện hơn trong việc trao đổi hàng hóa, một hàng hóa được sử dụng như vật ngang giá chung để có thể làm cơ sở trao đổi các hàng hóa khác. 9 Hình thái tiền tệ: Tới khi vật ngang giá chung được chấp nhận ở một phạm vi rộng, lúc này vật ngang giá chung đó trở thành tiền tệ. b. Quá trình phát triển của tiền tệ Quá trình phát triển của tiền tệ trải qua nhiều hình thái khác nhau, tuy nhiên có thể tổng kết lại những hình thái tiền tệ chủ yếu bao gồm: 9 Tiền tệ hàng hoá6 (commodity money): Tiền cũng đồng thời là một loại hàng hoá. Điều này cũng có nghĩa là hàng hoá nào được chấp nhận rộng rãi để trở thành vật ngang giá chung sẽ được coi là tiền. Nhưng như thế cũng có nghĩa là bất cứ thứ gì cũng có thể coi được là tiền, hoá tệ có thể là vật phi kim như xương động vật, vỏ sò, thuốc lá nhưng hoá tệ phổ biến nhất là những kim loại quý, đặc biệt là vàng. 4 Hay hình thái ngẫu nhiên 5 Hay hình thái đầy đủ 6 Còn gọi là hoá tệ
  3. Monetary Study Lý do để vàng được chấp nhận rộng rãi trở thành tiền tệ là nó 9 Dễ chia nhỏ 9 Không bị tác động bởi sự thay đổi năng suất lao động xã hội 9 Có độ bền vật lý tốt và dễ nhận biết Tuy nhiên đối với hoá tệ có một điểm cần lưu ý, đó là hoá tệ vẫn có thể thực hiện được vai trò là một hàng hoá nên nó cũng phải sản xuất ra mới có được. Khi nhu cầu đối với hoá tệ quá lớn thì lượng tiền sản xuất ra sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu xã hội, làm hạn chế quy mô của lưu thông. Vì vậy cần phải có một loại tiền mới đáp ứng được đòi hỏi của một nền kinh tế phát triển cao hơn. 9 Trước khi tiền tệ phát triển thêm một mức để được toàn bộ xã hội chấp nhận thành tiền giấy, nó còn phải trải qua một giai đoạn trung gian là tiền tượng trưng (token money). Ý nghĩa của sự tượng trưng ở đây là bản thân những loại tiền này có không đủ hoặc không có lượng giá trị mà nó đại biểu. Ví dụ như tiền đúc bằng bạc pha đồng của đế chế Roma chẳng hạn. Trong nhóm tiền tượng trưng này có hai đại biểu chính là tiền kim loại và sau đó mới là tiền giấy. ¾ Tiền kim loại: Mặc dù cũng sử dụng kim loại như vàng và bạc để đúc tiền, tuy nhiên lúc này giá trị của đồng tiền đúc không bằng 100% giá trị mà nó đại biểu. Với sự ra đời của tiền kim loại, con người bắt đầu biết đến cách sử dụng dấu hiệu của giá trị để đại biểu cho giá trị, tạo tiền đề cho sự ra đời của tiền giấy. ¾ Tiền giấy: Lúc này tiền giấy gần như không còn có giá trị nữa, nó chỉ còn đóng vai trò là một vật biểu hiện giá trị mà thôi. Nếu xét giá trị của một vật là lao động kết tinh trong việc tạo ra vật đó thì giá trị của đồng tiền giấy là quá nhỏ bé so với lượng giá trị mà nó đại biểu, do đó có thể coi tiền giấy hoàn toàn không có giá trị thực tế nữa. Thế nhưng tiền giấy được toàn bộ xã hội chấp nhận như là một đại biểu cho giá trị nên việc sở hữu tiền giấy cũng có nghĩa là đang sở hữu một lượng giá trị mà nó đại biểu. Có hai loại tiền giấy đặc trưng là tiền ngân hàng và tiền pháp định ¾ Tiền ngân hàng (bank note): Có thể đổi ra vàng, do các ngân hàng phát hành và được sử dụng một cách tự nguyện ¾ Tiền pháp định (fiat money): Không thể đổi ra vàng, do Nhà nước ấn hành và có tính chất bắt buộc lưu hành. 9 Tiền tín dụng: Không giống như tiền ngân hàng, tiền tín dụng không tồn tại trên thực tế mà chỉ tồn tại trên các tài khoản ngân hàng khi người dân đem tiền giấy gửi tại ngân hàng mà thôi. Tuy nhiên, tiền tín dụng vẫn được coi như là tiền đang thực sự hiện hữu và người sở hữu tiền tín dụng có quyền dùng nó như tiền giấy bất cứ khi nào mình muốn. Để có thể sử dụng loại tiền này có thể có hai cách, hoặc rút tiền giấy ra để dùng như bình thường hoặc dùng một công cụ đặc biệt do ngân hàng phát hành thay cho tiền giấy, công cụ đó là giấy chứng nhận nợ của ngân hàng đối với người gửi tiền. Đại biểu đặc trưng của nhóm công cụ này là séc. 9 Tiền điện tử: Tiền điện tử là dạng phát triển cao nhất của tiền tệ cho tới lúc này, thay vì việc phải mang theo trong người một cọc tiền hay một tập séc, lúc này người ta chỉ việc gửi tiền tại ngân hàng, khi đó lượng tiền trong tài khoản ngân hàng của người này sẽ được số hoá và trở thành tiền điện tử, tiền điện tử này hoàn toàn có thể sử dụng vào
  4. Introductory Finance các giao dịch như bình thường nếu cơ sở hạ tầng hỗ trợ được giao dịch sử dụng loại tiền này. II.Các chế độ tiền tệ Bên cạnh tiền tệ là vấn đề chủ yếu của chương, trong chương này cũng có một số vấn đề khác có liên quan đến tiền tệ đáng lưu tâm, lần lượt trong từng mục các vấn đề đó sẽ được đề cập, đầu tiên là các chế độ tiền tệ đã từng tồn tại trong lịch sử. Trước khi đi vào nghiên cứu các chế độ tiền tệ cần phải hiểu bản vị (Standard) là gì. Bản vị được hiểu là tiêu chuẩn để một quốc gia xây dựng chế độ tiền tệ 1.Chế độ hai bản vị (Bimetallic Standard) Chế độ hai bản vị là chế độ tiền tệ đầu tiên được thừa nhận chính thức trong lịch sử loài người. Nó bắt đầu hình thành vào đầu thế kỷ 18. Nguyên nhân hình thành chế độ hai bản vị là sự gia tăng của sản xuất xã hội làm cho khối lượng trao đổi ngày càng lớn, dẫn đến việc đồng tiền bạc được sử dụng trước đó trở nên không còn phù hợp nữa. Lúc này người ta bắt đầu sử dụng thêm vàng như là kim loại thứ hai để đúc tiền tệ. Vì vậy bạc và vàng đồng thời được coi là bản vị. Cả vàng và bạc đều được tự do đúc thành tiền và cùng có giá trị trong thanh toán và trao đổi. Trong chế độ hai bản vị này có hai cách quy đổi giữa giá trị đồng tiền vàng và giá trị đồng tiền bạc nên cũng có hai loại chế độ hai bản vị: a. Chế độ bản vị song song Trong chế độ bản vị song song, giá trị của đồng tiền bạc và giá trị của đồng tiền vàng được so sánh với nhau trên cơ sở so sánh thực tế giá trị của kim loại bạc và kim loại vàng vào cùng thời điểm. Như vậy có nghĩa là tỷ lệ giá trị mà đồng tiền bạc đại diện và giá trị mà đồng tiền vàng đại diện sẽ biến thiên cùng với sự thay đổi tương quan giá trị giữa kim loại vàng và kim loại bạc. Nhược điểm của chế độ này cũng bắt nguồn từ chính sự thay đổi tương quan liên tục này. Người nắm giữ tiền sẽ không thể quyết định được việc nắm giữ tiền nào là có lợi cho mình, do đó thường có tâm lý lựa chọn một loại tiền được sử dụng phổ biến hơn. b. Chế độ bản vị kép Khác với chế độ bản vị song song, chế độ bản vị kép lại quy định một tỷ lệ cố định giữa giá trị của đồng tiền vàng và đồng tiền bạc, không phụ thuộc vào giá trị thực tế của hai kim loại này. Điều này có nghĩa rằng nếu như một đồng Guinea được quy định bằng 10 đồng Shilling thì dù cho tỷ lệ giữa kim loại bạc và vàng có thay đổi thế nào đi chăng nữa thì tỷ lệ 1/10 này cũng không thay đổi. Mặc dù khắc phục được nhược điểm của chế độ bản vị song song nhưng chế độ này lại làm nảy sinh một vấn đề mới, đó là sự tương quan thực sự giữa hai đồng tiền. Nếu như tỷ lệ 1/10 được duy trì trên danh nghĩa và tỷ lệ thực sự chỉ là 1/8 (Nghĩa là lúc này giá trị của vàng để đúc một đồng vàng chỉ đổi được 8 đồng bạc) thì bạc sẽ trở nên bị kém đi về mặt giá trị tiền tệ, trong lúc đó giá trị nội tại của bạc vẫn giữ nguyên, vì vậy người dân sẽ rút bạc trong lưu thông để nấu chảy thành kim loại bạc có giá hơn. Người ta gọi đây là hiện tượng loại bỏ tiền tốt ra khỏi lưu thông. 2.Chế độ bản vị vàng (Gold Standard) Cho tới đầu thế kỷ 197, khi sản lượng vàng khai thác đủ lớn để phục vụ cho nhu cầu của xã hội, chế độ hai bản vị thực sự chấm dứt và thay vào đó là chế độ bản vị đơn nhất, gọi là chế độ bản vị vàng. Đồng tiền bằng bạc không còn được đưa vào lưu hành, nhờ đó chấm dứt được những vướng mắc của chế độ hai bản vị. Theo như chế độ bản vị vàng, kim loại vàng 7 Thời gian từ 1880-1914
  5. Monetary Study là kim loại duy nhất được sử dụng để đúc tiền. Chế độ này có sự phát triển theo ba giai đoạn khác nhau. a. Chế độ bản vị tiền vàng Đây là chế độ tiền tệ thông thoáng và ổn định nhất trong lịch sử, vì theo như quy định của chế độ này vàng được tự do đúc thành tiền, các loại tiền phụ, tiền ngân hàng cũng như tiền tín dụng được tự do đổi thành vàng nếu muốn, và bên cạnh đó pháp luật cũng cho phép tự do xuất nhập khẩu vàng. Theo như cách quy định này, vàng luôn được phản ánh trung thực giá trị của mình, do đó sẽ khó có khả năng xảy ra hiện tượng lạm phát. Tuy nhiên, nhược điểm của chế độ tiền tệ này là đồng tiền vàng vẫn là hàng hoá, do đó nó không thể sản xuất đủ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Thêm vào đó giá trị thực sự của đồng tiền trong lưu thông càng ngày càng kém đi so với lượng giá trị mà nó đại biểu vì nhiều nguyên nhân. b. Chế độ bản vị vàng thỏi Người ta gọi là chế độ bản vị vàng thỏi vì vàng không còn tồn tại dưới dạng tiền nữa mà được đúc thành thỏi. Trong chế độ bản vị vàng thỏi, vàng không còn được tự do đúc thành tiền để đưa vào lưu thông nữa, lúc này tiền trong lưu thông phải được quy định chặt chẽ về hàm lượng vàng. Bên cạnh đó, các loại tiền ngân hàng không được đổi ra vàng một cách tự do mà phải đạt một tiêu chuẩn nhất định do Nhà nước đề ra thì mới có thể đổi ra vàng. Hoạt động xuất nhập khẩu vàng cũng bị kiểm soát chặt chẽ và cũng có lúc bị cấm. c. Chế độ bản vị hối đoái vàng Chế độ bản vị hối đoái vàng cùng được áp dụng trong một quãng thời gian tương tự như chế độ bản vị vàng thỏi. Cũng có những quy định tương tự như chế độ bản vị vàng thỏi, nhưng khác đi một chút là các loại tiền ngân hàng trong chế độ này sẽ không được chuyển ra vàng mà chuyển ra ngoại tệ của nước thực hiện chế độ bản vị vàng thỏi. Việc chuyển đổi này cũng không được thực hiện tự do mà phải thực hiện với một số lượng đủ lớn. 3.Chế độ lưu thông tiền giấy Trong chế độ này, tiền giấy thay thế cho vàng thực hiện chức năng của tiền tệ, nhưng như đã phân tích, tiền giấy gần như không có giá trị mà nó chỉ là loại tiền mang dấu hiệu giá trị mà thôi. Sở dĩ tiền giấy được thừa nhận chung là do nó được Nhà nước công nhận, bảo đảm và bắt buộc mọi người phải tuân thủ. Một lý do khác không kém phần quan trọng, đó là lòng tin của người dân đối với đồng tiền giấy. Một khi lòng tin này mất đi thì người dân sẽ lựa chọn không nắm giữ đồng tiền giấy nữa và thay vào đó nắm giữ vàng hoặc những vật dụng có giá khác. III.Cung cầu tiền tệ Sự ra đời của tiền giấy, kèm theo đặc trưng của nó chỉ là đại biểu cho giá trị, đã dẫn đến một sự thay đổi lớn trong lưu thông hàng hoá và trao đổi. Trong thời kỳ vàng còn được coi là tiền tệ thì bản thân vàng đã có thể tự điều chỉnh các mối quan hệ cung cầu trong xã hội, làm cho lượng tiền trong lưu thông luôn giữ được tính ổn định, từ đó dẫn đến việc luôn có được một lưọng tiền hợp lý trong lưu thông thì với tiền giấy vấn đề lại khác. Tiền giấy, xét trên một khía cạnh, chỉ là đại biểu của tiền vàng mà thôi. Nhưng tiền giấy lại không đổi được ra vàng nên bản thân tiền giấy không thể điều hoà được trong lưu thông. Nếu như lượng tiền giấy tung vào lưu thông quá cao sẽ dẫn đến lạm phát và ngược lại. Vì vậy việc nghiên cứu các quy luật cung và cầu tiền tệ chính là nhằm để có được một lượng tiền giấy trong lưu thông tối ưu. Tuy nhiên trước khi đi vào nghiên cứu cung và cầu tiền tệ, cần phải nắm được khái niệm về khối tiền tệ.
  6. Introductory Finance 1.Khối tiền tệ Trong lưu thông tiền tệ, người ta đã hình thành nên những phép đo khối lượng tiền tệ trong lưu thông khác nhau tuỳ thuộc vào tính lỏng của tiền tệ, với những khối tiền tệ khác nhau thì tính lỏng chung trong khối cũng khác nhau. Cho đến nay có những khối tiền sau: M0: ¾ Bao gồm tổng lượng tiền mặt có trong lưu thông M1: ¾ M0 ¾ Tiền gửi không kỳ hạn có thể phát séc M2: ¾ M1 ¾ Tiền gửi tiết kiệm không thể phát séc ¾ Tiền gửi có kỳ hạn M3: ¾ M2 ¾ Tiền gửi ở các định chế tài chính ngoài ngân hàng L: ¾ M3 ¾ Tín phiếu kho bạc ¾ Trái phiếu kho bạc ¾ Chấp phiếu ngân hàng ¾ Thương phiếu 2.Cung tiền và cầu tiền Có thể hình dung về cung và cầu tiền tệ như sau: 9 Mức cung tiền là mức tiền được cung ứng cho nền kinh tế 9 Mức cầu tiền là số lượng tiền mà các cá nhân muốn nắm giữ a. Cung tiền Nhìn chung, hiện nay trong xã hội có hai nguồn chính để phát hành tiền ra thị trường, đó là NHTW và NHTM, trong đó NHTW phát hành tiền pháp định còn NHTM phát hành tiền tín dụng. Vì vậy đầu tiên có thể nhận định về mức cung của hai loại tiền này và các nhân tố ảnh hưởng như sau 9 Tiền giấy: Đây là tiền pháp định do NHTW phát hành, còn được gọi là cơ số tiền (MB)8. Lượng tiền giấy trong lưu thông tồn tại dưới hai dạng, dạng thứ nhất được nắm giữ bởi các chủ thể kinh tế, và được ký hiệu là C.9 Dạng thứ hai tồn tại trong các ngân hàng dưới dạng dự trữ, ký hiệu là R.10 Như vậy MB=C+R 9 Tiền tín dụng 8 MB= Monetary Base, còn gọi là lượng tiền cơ sở 9 Viết tắt của Cash (Tiền mặt) 10 Viết tắt của Reserve (Dự trữ)
  7. Monetary Study Bên cạnh tiền pháp định do NHTW phát hành, còn có loại tiền tín dụng do các NHTM phát hành, lượng tiền này dựa trên cơ sở số tiền dự trữ R mà các NHTM nắm giữ, được ký hiệu là D.11 Trên cơ sở của những phân tích trên, cộng với nhận xét lượng tiền dự trữ R không được đưa vào lưu thông (nếu đưa vào lưu thông thì sẽ không còn là dự trữ nữa), chúng ta sẽ có được công thức tính tổng lượng cung tiền MS.12 MS=C+D Trên thực tế, với việc sử dụng tiền tín dụng của các NHTM, lượng tiền cung ứng ra lưu thông đã lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở, để so sánh sự gia tăng của lượng cung tiền với cơ số tiền người ta sử dụng đại lượng số nhân tiền tệ m 13 m=MS/MB Từ công thức này có thể thấy MS = MB x m, hay nói cách khác, lượng cung tiền phụ thuộc vào lượng tiền cơ sở và số nhân tiền tệ. Thay MS = C + D14 và MB = R + C có m = (1 + C/D)/(R/D +C/D) C/D được gọi là c15 : Tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi tiết kiệm R/D được gọi là r16 : Tỷ lệ dự trữ của ngân hàng thương mại Khi đó sẽ có công thức tính m: m = (1 + c) / (r + c) Từ đây cũng có thể rút ra kết luận rằng số nhân tiền phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng thương mại và tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi tiết kiệm. b. Cầu tiền Tuy nhiên vấn đề cần nghiên cứu trong mục này là lượng tiền trong lưu thông như thế nào là vừa đủ. Câu hỏi đặt ra là mối tương quan giữa cung tiền và cầu tiền như thế nào sẽ làm cho nhu cầu đối với tiền tệ trở nên cân bằng. Để trả lời câu hỏi này đã có rất nhiều nhà kinh tế học xây dựng những học thuyết tiền tệ khác nhau, dưới đây là một số quan điểm tiêu biểu. Tuy nhiên tất cả các học thuyết này đều có một điểm chung, đó là dựa trên phương trình tương quan giữa tổng giá cả sản phẩm xã hội và lượng tiền trong lưu thông. Phương trình này có dạng chung như sau: M.V=P.Q17 Trong công thức này: +M: Lượng tiền trong lưu thông, hay nói cách khác là lượng cung tiền. +V: Số lần quay vòng của tiền tệ trong đơn vị thời gian +P: Giá cả sản phẩm xã hội +Q: Lượng sản phẩm xã hội 9 Quan điểm của K. Marx18 11 Viết tắt của Deposit (tiền gửi tiết kiệm) 12MS= Money Supply 13 m= money multiplier 14 Giả sử phép đo cung tiền là phép đo M1, gồm có tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn 15 c = Currency Ratio 16 r = Reserve Ratio 17 Đại lượng Q còn có thể được ký hiệu là Y- Yield
  8. Introductory Finance Theo quan điểm của Marx thì tổng số tiền cần thiết trong lưu thông bằng tổng giá cả hàng hoá trong lưu thông chia cho tốc độ luân chuyển của tiền tệ. Công thức ban đầu của Marx đơn giản chỉ là: P.Q M= V Theo lý luận của Marx, M được xây dựng theo công thức này chính là khối lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông, vì thế nên nếu như lượng cung tiền trong xã hội đạt bằng M thì sẽ làm cho thị trường ổn định. Còn nếu như lượng tiền thực tế trong lưu thông lớn hơn M sẽ dẫn tới lạm phát vì cung tiền đã vượt cầu tiền. Còn ngược lại thì sẽ có thể dẫn đến thiểu phát (giảm phát). Như vậy Marx là người đã đặt nền móng cho những lý luận về tiền tệ, những học thuyết được đề cập tiếp theo đây đã đi sâu hơn vào các biến số trong công thức trên để xác định khối lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông. 9 Quan điểm của I. Fisher19 Quan điểm của Fisher được thể hiện trong học thuyết số lượng tiền tệ20 của ông. Cũng dựa trên phương trình M.V=P.Q, Fisher đã đặt ra giả thiết đối với đại lượng V (số vòng quay của tiền tệ) trong ngắn hạn. Theo ông, trong ngắn hạn V là một đại lượng bất biến vì tốc độ quay vòng tiền phụ thuộc vào thói quen thanh toán, mà thói quen này rất khó thay đổi. Fisher đặt 1/V=k21, từ đó dẫn đến công thức Md= k.P.Q Với k không đổi nên lúc này Md (số lượng tiền do các chủ thể nắm giữ- cầu tiền tệ) hoàn toàn phụ thuộc vào P.Q, với P.Q là tổng chi tiêu của xã hội (cũng có thể hình dung như tổng thu nhập). Do đó, Fisher kết luận là cầu tiền là một hàm số thuần tuý của thu nhập. Đồng thời lúc đó, với việc cho rằng các chủ thể kinh tế giữ tiền chỉ nhằm mục đích giao dịch nên ông đưa ra thêm một kết luận khác là lãi suất hoàn toàn không có tác động gì tới cầu tiền. 9 Quan điểm của trường phái Cambridge Cũng dựa trên phương trình tương tự như của Fisher, nhưng các nhà kinh tế học theo trường phái Cambridge lại xuất phát từ động cơ nắm giữ tiền của các cá nhân để nghiên cúu, theo đó các cá nhân có thể nắm giữ tiền xuất phát từ động cơ giao dịch (giống như Fisher), nhưng bên cạnh đó họ cũng có thể giữ tiền vì mục đích cất trữ của cải. Các nhà kinh tế học theo trường phái Cambridge cũng không loại bỏ yếu tố lãi suất khi tính toán M. Tuy nhiên, họ cũng xây dựng công thức giống như của Fisher, với k là một hằng số không đổi, cũng có nghĩa là cầu tiền vẫn là một hàm số phụ thuộc vào thu nhập danh nghĩa. Và mặc dù không gạt bỏ lãi suất nhưng trong công thức của họ lãi suất không được đề cập tới. Trên thực tế, bằng những khảo sát người ta đã phát hiện ra rằng, trái ngược với những gì hai học thuyết trên giả định, V không hề bất biến. Do đó, những lý thuyết này không thể giải quyết được vấn đề cầu tiền vì đã không có sự hiện diện yếu tố biến động của V. 9 Quan điểm của J.M. Keynes22 18 Karl Marx, 1818-1883, nhà kinh tế chính trị học Đức 19 Irving Fisher, 1887-1947, nhà kinh tế học Mỹ 20 Quantity theory of Money 21 k được gọi là hệ số ưa thích tiền 22 John Maynard Keynes, 1883-1946, nhà kinh tế học Anh
  9. Monetary Study Vốn là một nhà kinh tế theo trường phái cổ điển Cambridge, Keynes cũng có cách tiếp cận vấn đề tương đối giống so với những gì trường phái này theo đuổi, đó là bắt đầu từ việc nghiên cứu nhu cầu của các cá nhân trong việc nắm giữ tiền. Tuy nhiên, ở Keynes đã có những thay đổi phản ánh được sự hiện diện của những yếu tố khác bên cạnh thu nhập. Quan điểm của ông được thể hiện trong lý thuyết ưa thích tiền mặt23, trong đó đề cập tới ba động cơ chính để con người nắm giữ tiền 9 Động cơ giao dịch: Tiền được sử dụng cho các giao dịch hàng ngày 9 Động cơ dự phòng: Tiền được cất trữ để dự phòng cho các sự kiện bất ngờ 9 Động cơ đầu cơ: Tiền được sử dụng cho mục đích mang tính đầu cơ Ở động cơ giao dịch và động cơ dự phòng, theo phân tích của Keynes thì cầu tiền vẫn tỷ lệ với thu nhập, như vậy chưa có sự thay đổi nào so với trường phái Cambridge, sự tiến bộ của Keynes chỉ thể hiện ở động cơ thứ ba, đó là động cơ đầu cơ. Trong động cơ này, con người nắm giữ tiền trên cơ sở so sánh với việc nắm giữ những tài sản tài chính có tính sinh lợi khác24. Nếu như việc nắm giữ tiền có lợi hơn so với việc nắm giữ trái phiếu thì các cá nhân sẽ giữ tiền, điển hình của trường hợp này là lãi suất giảm xuống. Như vậy theo Keynes cầu tiền tệ cho nhu cầu đầu cơ có liên hệ âm với lãi suất. Do đó, ông xây dựng một công thức tính cầu tiền tệ như sau: Md = f(i,Q).P Với i là lãi suất Tuy nhiên, điểm cần lưu ý trong công thức này là M liên hệ nghịch với i và liên hệ thuận với Q, vì vậy có thể biểu diễn dưới dạng sau. M d = f( i,Q) P - + Dấu trừ thể hiện mối liên hệ nghịch còn dấu cộng thể hiện mối liên hệ thuận. Trong điều kiện cân bằng Md bằng M, vì vậy chúng ta có công thức xác định V như sau: QQ VV == f(f(ii,,QQ)) - - ++ 9 Quan điểm thời kỳ hậu Keynes và học thuyết tiền tệ hiện đại của M. Friedman Sau thời kỳ của Keynes, đã có nhiều nhà kinh tế học tiếp tục phát triển học thuyết của ông như James Tobin, William Baumol. Đặc biệt nhà kinh tế học người mỹ M. Friedman đã cho ra đời học thuyết tiền tệ hiện đại nổi tiếng với quan điểm cho rằng cầu tiền tệ cũng là một loại cầu đối với tài sản, vì vậy nó cũng sẽ chịu bất kỳ tác động nào mà cầu đối với các loại tài sản khác gặp phải. IV.Lạm phát Trong những mục trước của chương khái niệm lạm phát đã được nhắc tới nhiều lần, tuy nhiên để nghiên cứu tiền tệ thì cần phải có cái nhìn cụ thể hơn về khái niệm này. 23 Liquidity Preference Theory 24 Trong học thuyết của Keynes là trái phiếu
  10. Introductory Finance 1.Khái niệm lạm phát Trước thời kỳ tiền tượng trưng ra đời, với sự tồn tại của tiền hàng hoá, bản thân đồng tiền cũng đã có giá trị nội tại của nó nên quan hệ cung cầu tiền tệ có thể tự cân bằng. Nhưng kể từ khi tiền tượng trưng, đặc biệt là tiền giấy ra đời thì số lượng giá trị mà đồng tiền đại biểu không tương xứng với giá trị nội tại của bản thân đồng tiền. Lúc này người ta chỉ quan tâm đến giá trị danh nghĩa của đồng tiền mà thôi25. Do đó bắt đầu dẫn đến hiện tượng số lượng tiền tệ trong lưu thông không tương xứng với nhu cầu thực tế, và thông thường hiện tượng xảy ra là lượng tiền trong lưu thông lớn hơn so với nhu cầu. Khi lượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu thực tế thì sức mua thực tế của đồng tiền thấp hơn so với số lượng giá trị mà nó đại biểu. Đó là nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Có thể có định nghĩa về lạm phát như sau: Lạm phát là sự mất giá tương đối lâu dài và liên tục của tiền giấy so với hàng hóa, ngoại tệ và vàng. Như vậy, để được coi là lạm phát thì sự mất giá phải kéo dài và có tính liên tục chứ không chỉ là trong một thời gian ngắn hoặc có tính ngắt quãng. Cũng cần lưu ý rằng trong giai đoạn đầu, tiền giấy chỉ mất giá so với hàng hoá, nhưng khi lạm phát tăng mạnh, lúc này do nhu cầu chuyển sang sử dụng các đồng tiền thay thế tiền giấy nên lạm phát mất giá cả so với vàng và ngoại tệ. 2.Đo lường lạm phát a. Tính toán lạm phát Để đo lường lạm phát, trước tiên cần phải có khái niệm về các chỉ số giá cả làm cơ sở tính toán mức độ lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)26: Được xây dựng dựa trên một “giỏ hàng”, bao gồm một số loại hàng tiêu dùng tiêu biểu và giá cả của những loại hàng này, trong khi tính toán CPI thì mức độ quan trọng của hàng hoá cũng được tính tới. n I P = ∑ i pj × d j j=1 Trong đó Ip: Chỉ số giá tiêu dùng ipj : Chỉ số giá cả của nhóm hàng hóa (dịch vụ) thứ j 27 dj: Tỷ trọng mức tiêu dùng của nhóm thứ j Dựa vào chỉ số CPI chúng ta có công thức tính toán lạm phát như sau: ⎛ I ⎞ ⎜ P ⎟ G P = ⎜ − 1⎟ × 100% ⎝ I P −1 ⎠ Trong đó GP là tỷ lệ lạm phát IP là chỉ số giá cả hiện tại IP-1 là chỉ số giá cả một năm trước b. Các loại lạm phát: 25 Giá trị danh nghĩa của đồng tiền là số lượng giá trị mà nó đại biểu được thể hiện trên bề mặt đồng tiền. 26 Consumer Price Index 27 Σdj = 1
  11. Monetary Study Có ba mức độ lạm phát được nhắc tới nhiều: 9 Lạm phát thông thường (Normal inflation): tốc độ lạm phát khoảng 10% 9 Lạm phát phi mã (High inflation): tốc độ lạm phát được đo lường bằng 2,3 con số 9 Siêu lạm phát (Hyper Inflation): tốc độ lạm phát lớn hơn 3 con số Trong trường hợp lạm phát thông thường thì lạm phát không gây ra hậu quả lớn, thậm chí trong nhiều trường hợp lạm phát thông thường còn có tác dụng kích thích sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên nếu đã xảy ra lạm phát phi mã hay siêu lạm phát thì hậu quả mà chúng mang lại cho nền kinh tế là không thể lường hết được. Tuy nhiên người ta cũng có một cách khác nữa để phân loại lạm phát, đó là lạm phát có thể lường trước được và lạm phát không thể lường trước được. Nếu lạm phát là lường trước được, tức là nó diễn ra ổn định theo quy luật, và thông thường là với một tỷ lệ thấp, thì các tác động đến nền kinh tế là không lớn vì xã hội đã tính đến khoản lạm phát này khi lập các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó là loại lạm phát không lường trước được, những lạm phát này xảy ra đột ngột và không được báo trước cho nên các thành phần kinh tế trong xã hội không có những dự báo và phải ứng phó một cách đột ngột. Những lạm phát kiểu này thường nguy hiểm và dễ bị đẩy lên thành lạm phát phi mã hoặc siêu lạm phát, gây ra những hậu quả rất xấu cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội. 3.Nguyên nhân của lạm phát Trong mục này, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát sẽ được đề cập tới, từ đó có thể giúp tìm hiểu thấu đáo hơn về bản chất cũng như cách ngăn ngừa lạm phát và những ảnh hưởng tiêu cực của nó tới đời sống kinh tế xã hội. a. Sự mất cân đối nghiêm trọng giữa quan hệ cung cầu28 Nguyên nhân đầu tiên có thể dẫn tới lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa quan hệ cung và cầu trên thị trường, đó có thể là sự mất cân đối cung cầu thể hiện trên những lĩnh vực sau: 9 Sự mất cân đối cung cầu trong ngân sách Nhà nước: Như trong chương ngân sách Nhà nước đã đề cập, ngân sách Nhà nước được xây dựng dựa trên cơ sở thu (cung) và chi (cầu). Nếu như xảy ra bội chi ngân sách Nhà nước (tức là cầu vượt quá cung), Nhà nước sẽ phải tìm biện pháp khắc phục, và một trong số những biện pháp khắc phục là phát hành thêm tiền để bù đắp lượng thiếu hụt, đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng cầu tiền tăng lêm làm xảy ra lạm phát. Tuy nhiên, cũng như những phân tích trong chương ngân sách Nhà nước đã chỉ ra, Nhà nước chỉ sử dụng biện pháp này trong trường hợp gặp phải những vấn đề nghiêm trọng, còn thông thường biện pháp được sử dụng để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước sẽ là vay nợ. 9 Sự mất cân đối cung cầu trong tiêu dùng của xã hội: Đây là nguyên nhân thường xuyên và chủ yếu dẫn đến lạm phát, do nhu cầu tiêu dùng của xã hội vượt quá khả năng cung ứng, cũng có thể do khả năng cung ứng gặp phải vấn đề nên bị suy giảm không đáp ứng được nhu cầu. Khi cầu vượt cung thì tất yếu dẫn đến sự gia tăng về giá cả, từ đó dẫn đến lạm phát. 9 Sự mất cân đối cung cầu trong kinh tế đối ngoại: Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hoạt động kinh tế đối ngoại, cộng với việc tăng cường thu hút các nguồn lực tài chính vào trong nước, nền kinh tế trong nước sẽ tăng trưởng về nhu cầu, tuy 28 Còn gọi là lạm phát do cầu kéo- demand-pull inflation
  12. Introductory Finance nhiên nếu như lượng cung không tăng kịp tốc độ để đáp ứng sự gia tăng nhu cầu thì tất yếu sẽ dẫn đến việc giá cả leo thang, từ đó tạo ra lạm phát. Như vậy, tựu trung lại, nhóm nguyên nhân dẫn đến lạm phát này đều do hiện tượng cầu vượt quá cung gây ra, vì vậy xuất hiện thuật ngữ lạm phát do cầu kéo. b. Sự gia tăng chi phí sản xuất trong nền kinh tế phát triển theo chiều hướng thị trường29 Bên cạnh lạm phát xuất phát từ việc cầu vượt quá cung, người ta còn thấy phổ biến loại lạm phát xuất phát từ nguyên nhân gia tăng chi phí sản xuất với mức độ vượt quá mức gia tăng của năng suất lao động, những yếu tố đó có thể là: Tiền lương Lợi nhuận ròng Giá nội địa của hàng nhập khẩu Tăng thuế hoặc các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước c. Sự khủng hoảng cơ cấu kinh tế xã hội Ở những nước đang có sự thay đổi về cơ cấu xã hội, thông thường tỷ trọng vốn dành cho hàng hoá dịch vụ tiêu dùng sẽ kém hơn so với tỷ trọng vốn dành cho phát triển cơ sở hạ tầng và công nghiệp nặng. Điều đó có thể làm dẫn đến sự thiếu thốn tạm thời hàng tiêu dùng, nhưng sự thiếu thốn này lại tác động vào tâm lý người tiêu dùng, dẫn đến việc giá cả tăng lên, từ đó làm nảy sinh nguy cơ lạm phát 4.Các ảnh hưởng của lạm phát Bên cạnh việc nghiên cứu nguyên nhân của lạm phát, một vấn đề nữa cũng cần được đề cập đến là các ảnh hưởng mà lạm phát gây ra cho đời sống kinh tế xã hội. a. Gây ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập thực tế của con người Dưới tác động của lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm đi, dẫn đến việc người dân sẽ mua được ít hàng hoá hơn với cùng một số tiền lương mình nhận được. Bên cạnh đó, lạm phát thường đi kèm với thất nghiệp, cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc nguồn thu nhập của các cá nhân bị đe doạ nghiêm trọng. b. Làm ảnh hưởng tới quyền lợi của những người có tiền đầu tư trung và dài hạn Khi đầu tư trung và dài hạn, nhà đầu tư đã tính lãi suất từ trước, nhưng trong điều kiện lạm phát mức lãi suất này không bù đắp được sự mất giá của tiền, từ đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. c. Ảnh hưởng tới sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trong điều kiện lạm phát, các quyết định tài chính, các quyết định đầu tư đều bị biến dạng, vốn thường tập trung trong ngắn hạn và chảy về những nơi nào có tính sinh lợi chứ không được tập trung vào đầu tư nhiều cho sản xuất, vì vậy làm ảnh hưởng tới sản xuất và sự phát triển chung của nền kinh tế. d. Ảnh hưởng tới chế độ tiền tệ và tín dụng Ảnh hưởng này của lạm phát làm cho tín dụng thương mại và hoạt động thu hút vốn nhàn rỗi của ngân hàng bị đe doạ, từ đó làm rối loạn hoạt động của các tổ chức tín dụng. 5.Một số vấn đề khác khi nghiên cứu lạm phát a. Sự sụt giá của tiền giấy trong điều kiện lạm phát Sự sụt giá của tiền giấy trong điều kiện lạm phát được thể hiện trên ba khía cạnh: 29 Còn gọi là lạm phát do phí đẩy- cost-push inflation
  13. Monetary Study Sụt giá đối với vàng Sụt giá đối với hàng hoá Sụt giá đối với ngoại tệ Những sự sụt giá này là không đồng nhất và thay đổi tuỳ theo từng loại hình lạm phát. b. Sự ổn định tiền tệ Muốn đạt được sự ổn định tiền tệ trong điều kiện lạm phát diễn ra cần có những điều kiện sau: Khôi phục lại được sản xuất bình thường Đảm bảo cân bằng trong thu chi tài chính Có đủ lượng vàng dự trữ c. Nhà nước sử dụng lạm phát như một công cụ cho những mục đích của mình Lạm phát không hẳn là một hiện tượng khách quan đối với nền kinh tế, đôi khi lạm phát là một công cụ được Nhà nước sử dụng có chủ đích nhằm phục vụ cho những mục đích của mình. Nếu xảy ra lạm phát mà Nhà nước có lợi thì Nhà nước vẫn sử dụng lạm phát để làm lợi cho mình, điển hình là việc Nhà nước sử dụng lạm phát để bù đắp bội chi ngân sách. Nói chung, Nhà nước sử dụng lạm phát như một công cụ đặc biệt để tăng thu tài chính và phân phối lại thu nhập quốc dân. V.Chính sách tiền tệ Vấn đề cần được nghiên cứu tiếp theo là các chính sách tiền tệ của Nhà nước, mặc dù chỉ là một bộ phận trong hệ thống chính sách kinh tế, tài chính của Nhà nước nhằm điều chỉnh nền kinh tế xã hội nhưng đây là một trong những nhóm chính sách quan trọng nhất tác động tới sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia. 1.Chính sách hoạt động công khai trên thị trường Là một trong những biện pháp tác động gián tiếp tới nền kinh tế của Nhà nước, theo đó Nhà nước thông qua NHTW để tác động tới các loại thị trường nhằm tạo ra những sự thay đổi theo mong muốn của Nhà nước. Thị trường mà Nhà nước ở đây có thể là thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn), thị trường hối đoái hoặc thị trường chứng khoán (thị trường vốn trung và dài hạn)30. Tại thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường mở31, với đặc điểm là chỉ mua bán những loại chứng khoán ngắn hạn và có tính lỏng cao, Nhà nước có thể sử dụng những biện pháp như đóng băng tiền tệ hay mua bán các loại tài sản tài chính có tính lỏng cao để làm thay đổi lượng tiền mặt có trong lưu thông. Tại thị trường hối đoái, với những chính sách quản lý ngoại hối khác nhau trong từng thời điểm, Nhà nước có thể điều chỉnh tỷ giá hối đoái để đảm bảo một sức mua đối ngoại hợp lý nhất của đồng nội tệ. Tại thị trường chứng khoán, NHTW có thể mua và bán các chứng khoán trung và dài hạn nhằm làm thay đổi mức cung tiền tệ theo chiều hướng mong muốn. Nhóm biện pháp tác động vào thị trường mở32 thuộc nhóm chính sách hoạt động công khai trên thị trường được Nhà nước sử dụng nhiều nhất khi muốn tác động để điều chỉnh hoạt động cung cầu tiền tệ theo ý muốn của mình vì nhóm chính sách này có nhiều ưu điểm mà các nhóm chính sách khác không có được. Trong nhóm này, đối tượng được điều chỉnh mua bán thường là các loại tín phiếu kho bạc. Do đặc điểm ngắn hạn của tín phiếu nên khi được tung ra mua bán trên thị trường nó sẽ gây tác động ngay lập tức đến cung và cầu tiền tệ, vì vậy phục vụ tốt hơn mục tiêu của chính sách tiền tệ. 30 Các loại thị trường vốn sẽ được đề cập kỹ trong chương thị trường vốn 31 Open Market- là loại thị trường tiền tệ có cả sự tham gia của các chủ thể phi ngân hàng 32 Còn gọi là nghiệp vụ thị trường mở- open market operations
  14. Introductory Finance Trong nhóm nghiệp vụ thị trường mở có hai phương thức, đó là phương thức chủ động và phương thức thụ động. Trong đó nghiệp vụ thị trường mở chủ động (Dynamic) nhằm thay đổi cơ số tiền MB còn nghiệp vụ thị trường mở thụ động (Defensive) nhằm phản ứng trước những thay đổi của cơ cấu tiền tệ trọng lưu thông. Một số ưu điểm nổi bật của nghiệp vụ thị trường mở 9 Có thể tiến hành một cách linh hoạt và nhanh chóng 9 Điều chỉnh được quan hệ cung cầu tiền tệ một cách chính xác 9 Do NHTW chủ động tiến hành nên có thể kiểm soát dễ dàng 2.Chính sách tái chiết khấu (discount policy) Là chính sách thể hiện sự cho vay của NHTW đối với các NHTM. Trong nghiệp vụ của mình, các NHTM có những lúc thiếu hụt tạm thời tiền mặt để giải quyết các yêu cầu thanh toán hoặc bù đắp lượng dự trữ bắt buộc. Khi đó, NHTM phải tìm đến NHTW để vay tiền, thường dưới dạng chiết khấu lại các chứng khoán có giá (tái chiết khấu). Khi NHTW thay đổi mức lãi suất tái chiết khấu, hạn mức tái chiết khấu hay điều kiện tái chiết khấu đối với các NHTM thì các NHTM sẽ tự động phải thay đổi lượng cung tiền ra thị trường, dẫn đến sự thay đổi trong thị trường tiền tệ. Ví dụ như khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu lên, có nghĩa là các NHTM sẽ đứng trước sự thu hẹp về khả năng hoàn trả vốn cho khách hàng, do đó NHTM bắt buộc phải tự động thu hẹp hoạt động tín dụng của mình, dẫn đến sự thu hẹp hoạt động lưu thông tiền tệ của toàn bộ nền kinh tế.33 3.Chính sách quỹ dự trữ bắt buộc (Reserve requirements) Quỹ dự trữ bắt buộc là một số tiền mà các NHTM bắt buộc phải có tính theo phần trăm tổng số dư tiền gửi tại một thời điểm nào đó. Tỷ lệ này ở Việt nam hiện nay là từ 0% trở lên đến 20% tổng số vốn huy động của NHTM. Quỹ dự trữ bắt buộc này sẽ được các NHTM lập tại NHTW, không được hưởng lãi suất và được quy định cụ thể trong từng thời kỳ. Như vậy trong cơ cấu tiền mặt của NHTM sẽ có dự trữ bắt buộc và dự trữ dư thừa. Việc thực hiện dự trữ bắt buộc là một chính sách nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho các NHTM, nhưng bên cạnh đó đây cũng là một chính sách có thể được sử dụng nhằm thay đổi cơ cấu tiền mặt trong lưu thông. Giả sử NHTW quyết định thay đổi mức dự trữ bắt buộc của các NHTM theo chiều hướng tăng lên, như vậy các NHTM sẽ phải chuyển bớt một phần dự trữ dư thừa thành dự trữ bắt buộc, dẫn đến việc làm suy giảm khả năng cho vay của các NHTM. Chính sách tái chiết khấu có một lợi thế là khả năng điều tiết công bằng vì việc thay đổi tỷ lệ dự trữ sẽ tác động tới toàn bộ các ngân hàng một cách bình đẳng. Và nó cũng là một biện pháp có sức tác động rất lớn tới nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này lại dẫn tới một nhược điểm chủ yếu của chính sách tái chiết khấu, đó là không thể tiến hành những điều chỉnh linh hoạt với mức độ không lớn. Do vậy, nói chung chính sách này không phải là lựa chọn hàng đầu của Nhà nước khi muốn tạo ra những thay đổi có mức độ vừa phải trong nền kinh tế. 4.Chính sách quản lý ngoại hối Chính sách quản lý ngoại hối thể hiện sự quản lý của Nhà nước đối với ngoại hối. Mục đích chính của chính sách này là việc kiểm soát các luồng ra vào của ngoại hối, đặc biệt là với các nước đang phát triển, nơi tình hình thiếu hụt cán cân thanh toán vãng lai đã trở nên phổ biến. Nói chung, nguyên tắc của chính sách quản lý ngoại hối là thu hút càng nhiều ngoại hối càng tốt, kiểm soát chặt chẽ và hạn chế ở mức hợp lý nhất các luồng ngoại hối ra khỏi biên giới quốc gia, cùng đó là việc quản lý nghiêm ngặt dự trữ ngoại hối quốc gia. 33 Chương ngân hàng và các nghiệp vụ ngân hàng sẽ đề cập kỹ hơn đến chính sách này.
  15. Monetary Study 5.Chính sách quản lý tỷ giá hối đoái (foreign exchange policy) Sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để điều tiết nền kinh tế cũng là một giải pháp thường được sử dụng. Chính sách này được thể hiện chủ yếu ở việc bán ra và mua vào ngoại tệ của NHTW trên thị trường ngoại hối. Trong chính sách tỷ giá hối đoái, yếu tố rất quan trọng quyết định hình thái can thiệp của Nhà nước vào thị trường ngoại hối là chế độ tỷ giá hối đoái của quốc gia. Cho đến nay có ba loại chế độ tỷ giá hối đoái được áp dụng: 9 Chế độ tỷ giá thả nổi Trong chế độ này, hoàn toàn không có bất cứ một sự can thiệp nào của Nhà nước, cụ thể là NHTW vào thị trường hối đoái, tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên cơ sở của các quan hệ cung cầu. 9 Chế độ tỷ giá cố định Trong chế độ này, NHTW luôn tham gia vào thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá hối đoái dao động quanh một mức tỷ giá hối đoái cố định. Như vậy, luôn phải có sự can thiệp của NHTW bằng cách mua vào hoặc bán ra đồng nội tệ nhằm đảm bảo tỷ giá không dao động quá xa mức cho phép. 9 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết Là sự dung hoà của hai chế độ trên, trong chế độ này mặc dù NHTW vẫn can thiệp vào thị trường để điều chỉnh tỷ giá, tuy nhiên lúc này tỷ giá hối đoái không còn bị bắt buộc phải được giữ ở một mức cố định hay dao động với biên độ hẹp quanh mức trung tâm nữa, vì vậy chế độ này vẫn có sự điều tiết nhất định nhưng vẫn dựa trên cơ sở thả nổi. VI.Hệ thống tiền tệ quốc tế (SGK)