Đề cương bài giảng tham khảo Lý thuyết tài chính - Chương V: Những vấn đề cơ bản của tín dụng

pdf 13 trang hapham 2310
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương bài giảng tham khảo Lý thuyết tài chính - Chương V: Những vấn đề cơ bản của tín dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_bai_giang_tham_khao_ly_thuyet_tai_chinh_chuong_v_nh.pdf

Nội dung text: Đề cương bài giảng tham khảo Lý thuyết tài chính - Chương V: Những vấn đề cơ bản của tín dụng

  1. Chương V: Những vấn đề cơ bản của tín dụng I. Khái niệm tín dụng (Credit) Với tín dụng, một hình dung đơn giản mà mọi người đều có thể thấy ngay là quan hệ tín dụng thực chất là quan hệ vay trả. Trong chương đầu tiên tín dụng cũng đã được nhắc tới với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống các quan hệ tài chính trong một nền kinh tế. Tuy nhiên để có thể nghiên cứu cụ thể hơn về tín dụng thì trong chương này định nghĩa về tín dụng được nhắc lại. 1.Định nghĩa tín dụng Tín dụng là một hệ thống các quan hệ phân phối mang tính chất có hoàn trả giữa các chủ thể kinh tế. Từ định nghĩa trên có thể thấy ngay rằng tín dụng cũng là một loại quan hệ tài chính cơ bản, với đặc trưng của loại quan hệ này là tính chất có hoàn trả trong phân phối. Sự hoàn trả của quan hệ phân phối trong tín dụng là bắt buộc và không kèm theo bất cứ một điều kiện nào, vì vậy còn có thể gọi quan hệ phân phối trong tín dụng là quan hệ phân phối hoàn trả không điều kiện76. Quan hệ này được thực hiện giữa hai nhóm chủ thể kinh tế cơ bản trong nền kinh tế, đó là giữa những người đang tạm thời có vốn nhàn rỗi sang những người đang tạm thời thiếu vốn và ngược lại.77 Những người có vốn để cho vay được gọi là người cấp tín dụng (Creditor), còn người được cấp vốn thì gọi là người nhận tín dụng (Debtor). Tuy nhiên trong thực tế đời sống kinh tế ngày nay, chỉ có một tỷ lệ nhỏ các quan hệ tín dụng là diễn ra trực tiếp giữa hai chủ thể này, mà phần lớn các quan hệ tín dụng được thực hiện thông qua chủ thế thứ ba, đó là các trung gian tài chính (Financial Intermediaries) thực hiện chức năng kinh doanh tín dụng, trong đó chủ yếu là các ngân hàng và các công ty tài chính. Trong tín dụng, có một điểm cần lưu ý là trong quá trình phân phối vốn tín dụng, lúc đầu vốn sẽ di chuyển từ người cấp tín dụng sang người nhận tín dụng, và sau đó khi hoàn trả lại cho người cấp tín dụng thì lượng vốn này sẽ được kèm theo một số tiền trội thêm, số tiền này được gọi là tiền lãi, cũng được hiểu như là giá cả của việc cấp tín dụng. Tiền lãi được tính toán dựa trên cơ sở của một tỷ lệ lãi suất được thoả thuận từ trước giữa người cấp tín dụng và người nhận tín dụng.78 Lãi suất là một tỷ lệ phần trăm trội thêm nhất định so với số tiền mà người cấp tín dụng cho người nhận tín dụng vay lúc đầu. 2.Bản chất và vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế quốc dân Xét về bản chất, tín dụng là một loại quan hệ phát sinh từ nhu cầu thực tế của con người, với người đang có một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi thì nhu cầu nảy sinh sẽ là phải làm cho lượng vốn nhàn rỗi đó đem lại một lợi ích nào đó cho bản thân, còn đối với những người đang tạm thời thiếu vốn, họ sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí phụ thêm để có thể có được lượng vốn cần thiết phục vụ cho các nhu cầu của mình. Khi hai nhu cầu này gặp nhau thì tín dụng tự nhiên hình thành, vì vậy có thể nói tín dụng là một hiện tượng kinh tế khách quan. Theo quan điểm của Marx, tín dụng là một quá trình vận động của tiền với công thức biểu diễn rút gọn là T-H-T’ (T’ > T). Để có thể có được một T’ lớn hơn so với lượng tiền T lúc đầu, trong giai đoạn sản xuất (H), lượng vốn này phải được sử dụng vào sản xuất, với đặc 76 Còn có thể gọi tắt là quan hệ phân phối hoàn trả. 77 Cần đặc biệt chú ý là quan hệ này chỉ diến ra giữa những người đang tạm thời thiếu hoặc thừa vốn, do tính chất hai chiều trong quan hệ tín dụng nên không thể có chuyện vốn cấp phát một chiều. 78 Đọc thêm mục III.1.2 Lãi suất
  2. Introductory Finance điểm của hàng hoá sức lao động, lượng giá trị mới tạo ra sẽ lớn hơn lúc đầu, và một phần của lượng giá trị mới tạo ra đó sẽ được trích ra để trả phần phụ trội cho lượng tiền T lúc đầu. Và như vậy có thể thấy bản chất của tín dụng là việc chia sẻ lợi nhuận giữa tư bản thương nghiệp và tư bản sản xuất. Sự hình thành và phát triển của tín dụng, do vậy, cũng đã có từ rất sớm. Những trường hợp đầu tiên người ta ghi nhận về tín dụng là sự ra đời của những tiệm cho vay nặng lãi dưới thời kỳ phong kiến. Nhưng do đặc điểm của thời kỳ này là lãi suất quá cao, nên tín dụng không thể phát triển, nó chỉ tồn tại như một sự bổ sung cho quan hệ sản xuất phong kiến thống trị thời kỳ đó. Nhưng khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời, tín dụng đã có một sự thay đổi cơ bản về chất. Đó là sự thoái trào của hiện tượng cho vay nặng lãi và sự phát triển của một loại hình tín dụng mới với mức lãi suất vừa phải. Với một mức lãi suất có thể chấp nhận được, con người trở nên mong muốn vay mượn hơn, do đó dẫn tín dụng phát triển thành một hệ thống rộng rãi trong toàn xã hội. Và cho đến ngày nay tín dụng vẫn là một ngành kinh tế có tính hiệu quả cao và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. a. Tín dụng làm tăng cường tính linh hoạt của nền kinh tế Với khả năng tập trung và tích tụ vốn trong các trung gian tài chính, tín dụng đã làm cho sản xuất kinh doanh trong xã hội có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn cần thiết hơn, do đó tín dụng góp phần làm tăng quy mô sản xuất và lưu thông hàng hoá, từ đó góp phần làm cho nền kinh tế có được tính linh hoạt cao hơn. b. Tín dụng tiết kiệm chi phí lưu thông và tăng tốc độ chu chuyển vốn Vì tín dụng làm tích tụ vốn, đồng thời thực hiện việc chu chuyển vốn chủ yếu thông qua việc chuyển khoản chứ không dùng tiền mặt nên lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư sẽ giảm đi, và lượng tiền mặt trong lưu thông cũng giảm đi. Với sự giảm đi này, chi phí lưu thông cũng sẽ được tiết kiệm và vốn sẽ được chu chuyển nhanh hơn. c. Các vai trò khác Khi không dùng tới tiền mặt mà sử dụng vốn trong các tài khoản, tín dụng có thể làm mở rộng số nhân tiền trong nền kinh tế. Bên cạnh đó hiện tượng tiền mặt hoá nền kinh tế cũng sẽ được kiềm chế. Tín dụng cũng hút được một lượng tiền nhàn rỗi lớn trong dân cư vào các quỹ tiết kiệm, lượng tiền này sẽ được sử dụng vào những mục đích sinh lợi, do đó cũng sẽ làm cho nền kinh tế phát triển hơn. II.Các loại tín dụng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân 1.Căn cứ vào thời hạn tín dụng a. Tín dụng không kỳ hạn Tín dụng không kỳ hạn là loại tín dụng không có quy định cụ thể thời gian đáo hạn Với tín dụng không kỳ hạn, việc không quy định cụ thể thời gian đáo hạn không có nghĩa là người cấp tín dụng có quyền đòi lại vốn tín dụng đã cấp bất kỳ lúc nào, điều này còn phụ thuộc vào tuỳ từng loại tín dụng không kỳ hạn cụ thể. 9 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Thực ra đây là một hình thức cho vay của dân chúng đối với các ngân hàng. Nếu quan niệm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là việc ngân hàng giữ tiền hộ dân chúng thì hoàn toàn không chính xác. Ngân hàng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền tiết kiệm, và nếu như lãi suất này không đủ hấp dẫn thì người dân sẽ không gửi tiết kiệm ngân hàng nữa mà sử dụng tiền vào những mục đích sinh lợi khác. Do đó cần phải có những chính sách Bài giảng tham khả o 64
  3. Credit phù hợp để thu hút lượng tiền nhàn rỗi từ dân chúng vào các thể chế tài chính thông qua kênh tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. 9 Tín dụng gọi trả (To call credits) Là loại tín dụng theo đó Ngân hàng là người cho vay, lượng vốn cho vay không được quy định kỳ hạn cụ thể. Khi nào Ngân hàng có nhu cầu thu hồi vốn vay thì sẽ thông báo cho người nhận tín dụng biết trước trong vòng một số ngày nhất định để chuẩn bị. Tuy nhiên, có thể thấy ngay rằng tín dụng gọi trả là một loại hình tín dụng không ổn định, dù cho người nhận tín dụng có một số ngày nhất định để chuẩn bị hoàn trả. Vì dù cho có một số ngày nhất định như vậy thì cũng không hề dễ dàng để huy động được vốn trả nợ. Xuất phát từ tính không ổn định này nên tín dụng gọi trả cũng có những đặc điểm riêng: ¾ Tín dụng gọi trả thường có một khoảng thời gian nhất định, gọi là thời gian chống gọi trả. Trong khoảng thời gian này, ngân hàng không được phép đòi tiền từ người nhận tín dụng. Độ dài của thời gian chống gọi trả là bao nhiêu lâu phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa ngân hàng và người nhận tín dụng. ¾ Lãi suất trong tín dụng gọi trả là thấp, xuất phát từ việc người đi vay thường tỏ ra không mặn mà lắm với kiểu vay nợ không ổn định này. Việc giảm lãi suất sẽ làm cho tín dụng gọi trả có độ hấp dẫn cao hơn. Bên cạnh đó, các điều kiện để xét cấp tín dụng trong tín dụng gọi trả cũng thông thoáng hơn nhiều so với tín dụng thông thường. Bởi vì xét cho cùng loại hình tín dụng này phục vụ chủ yếu cho lợi ích của các ngân hàng. 9 Tín dụng thấu chi(Overdraft) Tín dụng thấu chi thực ra là loại hình tín dụng bổ sung cho một hợp đồng tín dụng sẵn có. Nếu như khách hàng đang có một tài khoản mở tại ngân hàng, vào một thời điểm nào đó và vì một lý do nào đó tài khoản này tạm thời hết tiền. Cùng thời điểm đó khách hàng này có nhu cầu chi tiêu cho một mục đích nào đó của mình, ngân hàng sẽ tự động cho khách hàng rút thêm một lượng tiền từ tài khoản đã trống của mình để sử dụng. Đó là cơ chế của tín dụng thấu chi. Việc hoàn trả sẽ được thực hiện khi trong tài khoản của khách hàng có tiền, và ngân hàng khấu trừ thẳng vào số tiền trong tài khoản đó. Như vậy, khi sử dụng dịch vụ tín dụng thấu chi, thậm chí khách hàng không phải thực hiện thủ tục vay nợ và trả nợ. Lãi suất của tín dụng thấu chi thường là thấp, thông thường xấp xỉ với lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể được vay thấu chi với định mức tín dụng tối đa là 10% giá trị số dư tài khoản năm trước của mình. Với nhiều ưu đãi như vậy, tín dụng thấu chi thường được sử dụng như là một công cụ để các ngân hàng cạnh tranh với nhau nhằm thu hút khách hàng về phía mình. b. Tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn ngắn hơn một năm Tín dụng ngắn hạn cũng được chia thành nhiều loại nhỏ. 9 Tín dụng overnight (tín dụng nóng)79 Là loại tín dụng có thời hạn chỉ trong một đêm. Buổi tối hôm trước vay, sáng ngày hôm sau sẽ phải hoàn trả đầy đủ cả tiền vay lẫn lãi. Người ta thường gọi tín dụng overnight là tín dụng nóng vì lãi suất của loại hình tín dụng này thường là cao. Loại hình tín dụng này nhằm phục vụ cho những đối tượng sử dụng vốn khi các ngân hàng đã nghỉ vào 79 Còn gọi là tín dụng qua đêm 65 Bài giảng tham khảo
  4. Introductory Finance buổi tối. Họ vay vốn từ một ngân hàng nước khác có múi giờ chênh lệch để sử dụng cho mục đích của mình. 9 Tín dụng T/N và S/N80 Là những loại tín dụng có thời hạn 1 ngày và 2 ngày. Đây cũng là một loại hình tín dụng vay nóng tương tự như tín dụng overnight, chỉ có điều là thời hạn dài hơn. Loại hình tín dụng này chủ yếu phục vụ những đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn trong những ngày nghỉ cuối tuần, khi mà các ngân hàng ngừng làm việc vào 1 hoặc 2 ngày cuối tuần. 9 Tín dụng ngắn hạn Đây là loại hình tín dụng ngắn hạn chính, thông thường nó có một thời hạn là chẵn tháng, ví dụ như 1,2,3 tháng. Tuy nhiên cũng có thể quy định thời hạn vay là 30, 60, 90 hay 180 ngày. Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý là tín dụng ngắn hạn có đối tượng vay không phải là cá nhân, vì thông thường các cá nhân sẽ là chủ thể gửi tiền vào các ngân hàng theo hình thức tiết kiệm. Còn đối tượng nhận tín dụng ngắn hạn ở đây là các doanh nghiệp. Họ thường vay vốn ngắn hạn để trang trải các khoản nợ nần đến hạn mà tạm thời chưa có vốn để thanh toán. c. Tín dụng trung hạn Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ một đến năm năm. Thực ra trong thực tế người ta không sử dụng tiêu chí tín dụng trung hạn, tiêu chí được sử dụng phổ biến là tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn. Đây chỉ là một tiêu chí tương đối, nếu cứ có hợp đồng tín dụng nào trong phạm vi từ một đến năm năm có thể gọi được là tín dụng trung hạn.81 Mục đích của tín dụng trung hạn thường là các hợp đồng vay mượn nhằm trang trải cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định hoặc đầu tư nhưng với quy mô nhỏ và có thời gian thu hồi vốn tương đối nhanh. d. Tín dụng dài hạn Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn lớn hơn năm 82 Loại hình tín dụng này thường đi kèm với các ưu đãi nhất định vì mục tiêu của việc vay nợ dài hạn thường là để đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư đổi mới có chiều sâu một hệ thống trang thiết bị, thường là ở cấp ngành. Do đó đối tượng cấp tín dụng dài hạn thường là Nhà nước hoặc là các tổ chức quốc tế.83 2.Căn cứ vào chủ thể cấp tín dụng a. Tín dụng thương mại Là loại hình tín dụng giữa các chủ thể kinh tế phi tín dụng với nhau. Trong tín dụng thương mại không có sự tham gia của các trung gian tài chính như ngân hàng hay quỹ tín dụng. Thực ra tín dụng thương mại còn ra đời trước cả tín dụng với sự tham gia của 80 Tín dụng Tomorrow next và Spot next 81 Thực ra cứ có thời hạn vay lớn hơn một năm thì đã có thể gọi là tín dụng dài hạn được rồi. 82 Đây cũng chỉ là cách phân loại tương đối vì trong thực tế hầu như không có khái niệm tín dụng trung hạn. 83 Xem thêm chương NSNN, mục thu ngân sách từ vay nợ. Bài giảng tham khả o 66
  5. Credit các ngân hàng. Tín dụng thương mại ra đời không phải vì mục đích kinh doanh kiếm lợi nhuận mà nhằm mục đích tạo điều kiện cho các quan hệ thương mại diễn ra được nhanh chóng và thuận lợi. Vì đặc điểm này nên tín dụng thương mại hầu như không diễn ra dưới dạng tiền tệ mà chủ yếu diễn ra dưới dạng cung cấp hàng hoá và dịch vụ. Và cũng vì diễn ra giữa các chủ thể phi tín dụng với nhau nên quy mô của tín dụng thương mại là nhỏ lẻ và thời hạn tín dụng ngắn. b. Tín dụng ngân hàng Là loại quan hệ tín dụng trong đó có một bên tham gia là các ngân hàng và tổ chức tín dụng, bên còn lại là các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Bên phía các tổ chức tín dụng thì các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo, do đó loại hình quan hệ tín dụng này được gọi là tín dụng ngân hàng. Do mục tiêu của tín dụng ngân hàng là kinh doanh thu lợi nhuận nên đối tượng tín dụng ở đây là tiền tệ, tín dụng ngân hàng cũng có quy mô lớn và thời hạn tín dụng dài hơn so với tín dụng thương mại. Cũng vì sự phát triển của các tổ chức tín dụng nhằm thu lợi nhuận nên tín dụng ngân hàng đã phát triển thành một hệ thống trong xã hội và chiếm tỷ lệ đại đa số trong các loại quan hệ tín dụng. c. Tín dụng Nhà nước Tín dụng Nhà nước là loại quan hệ tín dụng giữa một bên là Nhà nước và bên còn lại là các chủ thể kinh tế khác. Nhà nước không chỉ đóng vai trò là người cho vay mà còn có thể đóng vai trò người đi vay trong loại hình quan hệ tín dụng này. Khi ngân sách Nhà nước tạm thời bị thiếu hụt, Nhà nước có thể thông qua một số công cụ để huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức xã hội. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có thể thông qua việc cho vay ưu đãi để khuyến khích những ngành nghề, khu vực cần ưu tiên phát triển. 3.Căn cứ vào mục đích cấp tín dụng a. Tín dụng xuất khẩu Tín dụng xuất khẩu là loại hình tín dụng nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu diễn ra được mạnh mẽ và dễ dàng hơn. Người cấp tín dụng xuất khẩu là nhà xuất khẩu hoặc ngân hàng, còn người nhận loại tín dụng này là nhà nhập khẩu. Tín dụng xuất khẩu còn được sử dụng như là một biện pháp để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của quốc gia. b. Tín dụng nhập khẩu Là loại hình tín dụng nhằm khuyến khích hoạt động nhập khẩu, người cung cấp tín dụng là nhà nhập khẩu còn người nhận tín dụng là nhà xuất khẩu nước khác. c. Tín dụng tiêu dùng Là nhóm loại hình tín dụng nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng bình thường. Ví dụ điển hình của tín dụng tiêu dùng là hoạt động mua bán trả góp các vật dụng có giá trị lớn như xe máy, hoặc thậm chí là nhà cửa. Tín dụng tiêu dùng thường được thực hiện với sự xuất hiện của các công ty tài chính. 4.Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng Trong tiêu chí phân loại này, đối tượng được sử dụng để cấp tín dụng là gì sẽ hình thành nên quan hệ tín dụng tương ứng. 67 Bài giảng tham khảo
  6. Introductory Finance a. Tín dụng hàng hoá Là loại quan hệ tín dụng trong đó đối tượng cho vay là hàng hoá. Vì nó không diễn ra dưới dạng giá trị nên tín dụng hàng hoá thường có quy mô nhỏ và thơì hạn tín dụng ngắn. Cũng có thể quy đồng tín dụng hàng hoá với tín dụng thương mại bởi vì các ngân hàng không thực hiện các nghiệp vụ tín dụng hàng hoá. b. Tín dụng tiền tệ Là loại quan hệ tín dụng có đối tượng cho vay là tiền tệ. Tất nhiên, do đã sử dụng tới quan hệ phân phối dưới dạng giá trị nên các hoạt động cho vay và trả trong tín dụng tiền tệ có điều kiện để phát triển mạnh mẽ, dẫn tới cả quy mô và thời hạn của tín dụng tiền tệ đều là rất đáng kể. Với đặc trưng kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng, cũng có thể quy đồng nhóm tín dụng tiền tệ với tín dụng ngân hàng. c. Tín dụng thuê mua84 Tín dụng thuê mua là loại quan hệ tín dụng có đặc trưng là sự vay mượn được gắn liền với quan hệ thuê giữa người cấp tín dụng và người nhận tín dụng. tín dụng thuê mua có thể được chia thành hai nhóm cơ bản, đó là tín dụng thuê vận hành và tín dụng thuê hoạt động. 9 Thuê vận hành (Operating Lease) Là quan hệ trong đó người thuê không có nghĩa vụ đối với các chi phí có liên quan tới sự hao mòn, chi phí bảo dưỡng, bảo hành hay các nghĩa vụ đối với tài sản của bên cho thuê. Bên thuê sẽ sử dụng tài sản thuê trong khoảng thời gian ngắn, sau đó trả lại bên cho thuê hoặc mua lại nếu muốn. 9 Thuê tài chính Một tài sản được coi là tài sản thuê tài chính khi có đầy đủ 4 đặc trưng: Bên thuê được quyền lựa chọn mua lại hoặc thuê tiếp khi hợp đồng hết hạn Bên thuê phải thuê trong ít nhất 60% thời gian sử dụng hữu ích của thiết bị thuê Bên thuê nếu mua lại phải đã trả ít nhất số tiền tương đương với giá trị ban đầu của thiết bị thuê Bên thuê nếu mua lại phải được quyền mua với giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của thiết bị thuê vào thời điểm mua lại. Thường thì tài sản thuê tài chính là các máy móc thiết bị có giá trị, dễ bị lạc hậu nên các doanh nghiệp lựa chọn cách thuê tài chính để đảm bảo được khả năng đổi mới công nghệ. 5.Căn cứ vào khả năng bao tín dụng a. Tín dụng Factoring Là loại tín dụng do một công ty chuyên thực hiện nghiệp vụ Factoring đảm trách, theo hợp đồng Factoring thì công ty sẽ chiết khấu85 lên tới 80% giá trị của các hối phiếu do khách hàng cầm giữ, công ty này sẽ có trách nhiệm đòi tiền của các hối phiếu đó. Khi đã thu được tiền thì hai bên sẽ cùng thảo luận để quyết toán phần chênh lệch giữa giá trị đã chiết khấu và số tiền thực tế thu được.86 84 Xem thêm mục phân loại tài sản cố định trong chương tài chính doanh nghiệp 85 Nghiệp vụ chiết khấu là việc mua lại một giấy tờ ghi nhận nợ trước khi loại giấy tờ này đến hạn thanh toán, vì vậy giá chiết khấu bao giờ cũng thấp hơn so với mệnh giá của loại chứng từ đó. 86 Bao gồm cả các khoản lợi tức phát sinh trong khoảng thời gian này. Bài giảng tham khả o 68
  7. Credit b. Tín dụng Forfaiting Khác với nghiệp vụ Factoring, thay vì chỉ chiết khấu hối phiếu, công ty Forfaiting sẽ mua đứt toàn bộ hối phiếu của khách hàng, sau đó công ty này sẽ hoàn toàn gánh chịu rủi ro trong việc có thu được tiền hàng hay không. 6.Căn cứ vào phạm vi sử dụng tín dụng a. Tín dụng trong nước Là loại quan hệ tín dụng diễn ra giữa các chủ thể trong cùng một quốc gia. Với tín dụng trong nước, quy mô và phạm vi thường diễn ra không lớn, do đó các quan hệ tín dụng trong nước chủ yếu là những quan hệ diễn ra giữa các ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế. b. Tín dụng quốc tế Là loại quan hệ tín dụng diễn ra giữa chủ thể của các quốc gia khác nhau. Thông thường quan hệ này diễn ra ở tầm vĩ mô, thường là vay mượn giữa các quốc gia, các chính phủ. Tín dụng quốc tế cũng thường diễn ra giữa các chi nhánh của các MNCs. III.Những vấn đề cần chú ý trong tín dụng Khi nghiên cứu tín dụng, có một số vấn đề cần chú ý, những vấn đề này tham gia vào việc quyết định có cho vay hay không, và cũng quyết định một hợp đồng tín dụng như thế nào là có lợi. Đây cũng có thể là căn cứ để so sánh giữa các hợp đồng tín dụng với nhau. 1.Nguồn hình thành nên vốn tín dụng Vốn tín dụng có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên có thể gộp các nguồn hình thành nên tín dụng vào các nhóm khác nhau. Tất cả các nhóm này đều có đặc điểm là nó được hình thành từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, những khoản vốn nhàn rỗi này có thể xuất phát từ: a. Quỹ khấu hao Tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ được trích khấu hao87, tuy nhiên trong thời gian chưa trích hết khấu hao, số tiền trong quỹ khấu hao này sẽ được đem đi gửi ngân hàng để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp. Đây chính là nguồn chủ yếu hình thành nên vốn tín dụng trong nền kinh tế. b. Nguồn nợ chưa đến hạn trả hoặc những khoản phát sinh do chu kỳ sản xuất: Một doanh nghiệp luôn hoạt động theo các chu kỳ sản xuất khác nhau. Như vậy, nếu như giữa các chu kỳ sản xuất doanh nghiệp luôn có một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi do đã được thu về từ chu kỳ trước nhưng chưa được sử dụng ngay vì chưa đến chu kỳ kinh doanh kế tiếp. Bên cạnh đó còn có những khoản vốn tạm thời nhàn rỗi phát sinh từ những khoản nợ chưa đến hạn trả.88 Đây cũng là những nguồn có thể hình thành nên vốn tín dụng trong nền kinh tế. c. Những khoản lợi nhuận không chia giữ lại nhưng chưa đủ để mở rộng quy mô sản xuất: Những khoản lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp giữ lại không chia cho các cổ đông nhằm mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh cũng cần phải đạt đến một mức đầu tiên mới đủ để cho doanh nghiệp có thể mở rộng được quy mô, trong khi chưa tích luỹ đủ thì phần lợi nhuận để lại này cũng sẽ được doanh nghiệp gửi ngân hàng để tận dụng các nguồn lợi có thể có. 87 Xem thêm phần khấu hao TSCĐ trong chương tài chính doanh nghiệp. 88 Xem thêm phần nợ chưa đến hạn trả trong chương tài chính doanh nghiệp. 69 Bài giảng tham khảo
  8. Introductory Finance d. Các nguồn khác Một số nguồn khác cũng có thể hình thành nên các khoản tín dụng là những khoản vốn huy động từ các chủ thể kinh tế cũng thực hiện chức năng cho vay ở quy mô nhỏ, và một phần khác là các khoản vốn tiết kiệm huy động được từ các cá nhân trong nền kinh tế. 2.Tiền lãi và lãi suất trong tín dụng Tiền lãi trong tín dụng là số tiền mà người cho vay sẽ nhận được ngoài số tiền cho vay ban đầu sau khi quan hệ tín dụng kết thúc. Về bản chất, tiền lãi là một phần của lợi nhuận mà người đi vay kiếm được nhờ số tiền vay ban đầu, do đó có thể hình dung tiền lãi như là sự san sẻ lợi nhuận giữa người cho vay và người đi vay. Công thức xác định tiền lãi như sau: Tiền lãi = Lãi suất x Số tiền gốc. Như vậy, để xác định tiền lãi cần phải căn cứ trên cơ sở của số tiền gốc, tức là số tiền đã cho vay đi lúc ban đầu và lãi suất. Cũng có thể thấy ngay rằng lãi suất chính là giá cả của hợp đồng vay mượn giữa người cung cấp tín dụng và người nhận tín dụng. Giá cả này có thể dao động trong khoảng từ 0 tới mức cao nhất là tỷ suất lợi nhuận bình quân của xã hội. Tất nhiên, mức giá cả thấp nhất sẽ lớn hơn 0 vì các ngân hàng cần phải có lãi. Còn mức lãi suất cao nhất thì bị chặn trên bởi tỷ suất lợi nhuận bình quân.89 a. Các yếu tố tác động tới lãi suất Cũng giống như một quan hệ mua bán thông thường, lãi suất sẽ được xác định dựa trên hai căn cứ chủ yếu là chi phí cung cấp tín dụng và tương quan cung cầu trên thị trường tín dụng. Bên cạnh đó, lãi suất cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, các yếu tố vĩ mô khác. 9 Chi phí tín dụng: Đây là nhóm nhân tố chủ yếu quyết định tới lãi suất, cũng giống như trong trường hợp cung cấp dịch vụ thông thường, nhóm nhân tố liên quan tới chi phí cung cấp dịch vụ bao giờ cũng là quan trọng nhất. ¾ Chiếm tỷ lệ chủ yếu trong nhóm này là chi phí để huy động vốn vay. Để có thể cho vay, hệ thống ngân hàng cần phải có vốn vay huy động vào, do vậy nếu yếu tố đầu vào này thay đổi thì gần như chắc chắn lãi suất cho vay của ngân hàng cũng sẽ thay đổi. Có thể liệt kê ra những yếu tố chi phí huy động vốn vay như lãi suất tiền gửi tiết kiệm, lãi suất trả cho trái phiếu, lãi suất tài khoản vãng lai, lãi suất tái chiết khấu của ngân hàng trung ương. ¾ Một phần khác trong chi phí tín dụng là mức lạm phát dự tính. Các ngân hàng bắt buộc phải tính tới cả sự mất giá của đồng tiền vì tín dụng là một hoạt động kéo dài theo thời gian. Các ngân hàng cần phải đảm bảo được lợi ích thực tế của mình vào thời điểm hợp đồng tín dụng đáo hạn. Và để đảm bảo được lợi ích này thì các ngân hàng không thể bỏ qua yếu tố lạm phát. ¾ Với một cơ cấu hoạt động vừa huy động vốn, vừa kinh doanh bằng cách cho vay, các ngân hàng luôn phải duy trì một bộ máy nhân viên và các trụ sở giao dịch đáng kể. Và tất nhiên, những chi phí có liên quan như khấu hao trang thiết bị máy móc, tiền thuê trụ sở hay tiền lương của cán bộ ngân hàng đều phải được tính toán như một bộ phận cấu thành của chi phí tín dụng. Bên cạnh đó, ngân 89 Nếu lãi suất cao hơn mức tỷ suất lợi nhuận bình quân thì sẽ không có doanh nghiệp nào vay ngân hàng nữa vì dù cho có vay ngân hàng để hoạt động kinh doanh thì số tiền lợi nhuận mà doanh nghiệp đó có được từ số tiền vay cũng chưa đủ để trả lãi suất ngân hàng. Bài giảng tham khả o 70
  9. Credit hàng thực hiện việc kinh doanh tín dụng cũng phải chịu một khoản thuế của Nhà nước đánh vào thu nhập có được từ hoạt động kinh doanh của mình. Do đó tổ chức tín dụng cần phải có một tính toán phù hợp để đảm bảo chi phí hợp lý trên cả cơ sở của số thuế phải nộp. 9 Quan hệ cung cầu về vốn Nhóm các yếu tố có liên quan đến cung và cầu tín dụng có tác động quan trọng tới sự biến động của giá cả tín dụng, vì tương quan cung cầu tín dụng thay đổi tất yếu sẽ làm cho mức biến động của lãi suất cũng phải biến đổi theo. Cung tín dụng phụ thuộc vào các yếu tố sau: ¾ Thu nhập của xã hội ¾ Mức tiết kiệm ¾ Lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong các quỹ tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ¾ Nguồn tài trợ ¾ Khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng ¾ Cầu tín dụng lại phụ thuộc vào các yếu tố: ¾ Nhu cầu vay mượn của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và Nhà nước. ¾ Nhu cầu đầu tư ¾ 9 Các yếu tố môi trường vĩ mô Các yếu tố môi trường vĩ mô như sự tác động điều tiết của chính phủ, yếu tố tâm lý của người dân cũng tác động tới lãi suất trong tín dụng. Thông thường, các yếu tố này chủ yếu bao gồm các biện pháp điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế thông qua một loạt các biện pháp tài chính như: ¾ Thay đổi lãi suất tái chiết khấu (tái cấp vốn) ¾ Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc RRR ¾ Thay đổi mức lãi suất trần và lãi suất sàn ¾ Thay đổi trong chính sách ngoại hối ¾ b. Các loại lãi suất Căn cứ theo các tiêu chí cụ thể, lãi suất có thể được chia thành những nhóm khác nhau. 9 Căn cứ theo nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng: Theo tiêu chí này, lãi suất mà một ngân hàng thực hiện sẽ gồm có lãi suất đi vay và lãi suất cho vay. Lãi suất đi vay (Bid Rate): Là mức lãi suất mà ngân hàng vay từ khách hàng. Mức lãi suất này được ngân hàng công bố để làm cơ sở tính toán tiền lãi cho những người gửi tiền tại ngân hàng. Lãi suất cho vay (Offered Rate): Là mức lãi suất mà ngân hàng cho khách hàng vay. Mức lãi suất này cao hơn so với lãi suất đi vay bởi vì đây là loại lãi suất quyết định lợi nhuận của ngân hàng. Người vay tiền từ ngân hàng sẽ phải trả tiền cho ngân hàng trên cơ sở lãi suất này. Khi ngân hàng công bố các mức lãi suất, thông thường thì lãi suất đi vay sẽ được để trước, rồi sau đó sẽ là lãi suất cho vay. 9 Căn cứ theo cách tính lãi của ngân hàng Theo căn cứ này, lãi suất sẽ gồm có lãi suất đơn (Ordinary Rate) và lãi suất ghép (Compound Rate) 71 Bài giảng tham khảo
  10. Introductory Finance Lãi suất đơn là loại lãi suất mà khi tính toán, tiền lãi sẽ không được ghép chung với số tiền vốn ban đầu. Trong mỗi đợt, khi tính toán số tiền lãi của đợt tiếp theo, số tiền sử dụng để tính lãi vẫn chỉ là số tiền gốc lúc ban đầu chứ không được cộng thêm số tiền lãi đã tích luỹ. Lãi suất ghép là loại lãi suất mà khi tính toán, số tiền lãi được hưởng trong mỗi đợt sẽ được cộng thêm vào số vốn ban đầu để hình thành một số tiền mới. Số tiền mới hình thành này sẽ là cơ sở để tính toán tiền lãi của đợt ngay tiếp theo nó. 9 Căn cứ theo giá trị thực tế của tiền lãi Theo căn cứ này, lãi suất sẽ bao gồm lãi suất danh nghĩa (Nominal Rate) và lãi suất thực tế (Real Rate). Lãi suất danh nghĩa là loại lãi suất mà người đi vay có nghĩa vụ phải tính toán để trả nợ, căn cứ theo thông báo chính thức của ngân hàng hay căn cứ vào hợp đồng vay nợ. Lãi suất thực tế là loại lãi suất đã có tính tới yếu tố trượt giá do lạm phát. Vì quan hệ tín dụng được kéo dài theo thời gian nên khi hết hạn hợp đồng tín dụng, số tiền lãi thực tế mà người đi vay phải trả sẽ không tính toán được theo lãi suất danh nghĩa. Lúc đó số tiền này phải tính toán theo lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa - tốc độ lạm phát. 9 Căn cứ theo thời hạn tín dụng Theo thời hạn tín dụng, lãi suất sẽ được chia thành lãi suất không kỳ hạn, lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn Việc chia lãi suất như trên được thực hiện xuất phát từ việc có những khoản vay theo những thời hạn tín dụng khác nhau, gồm có vay không kỳ hạn, vay ngắn hạn và vay dài hạn. 9 Các căn cứ khác Còn có thể có các căn cứ khác để phân loại lãi suất như lãi suất tiền gửi bằng đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, lãi suất huy động trong nước và lãi suất huy động quốc tế 3.Phí suất tín dụng Phí suất tín dụng (Cost of Credit) là tỷ lệ phần trăm mỗi năm của tổng chi phí vay thực tế so với tổng số tiền vay thực tế. Phí suất tín dụng phản ánh người đi vay thực sự phải bỏ ra một khoản chi phí như thế nào để có thể có được một khoản vay với một số tiền bằng tổng số tiền vay thực tế. So với lãi suất, phí suất tín dụng sẽ phản ánh một cách trung thực và chính xác hơn những gì mà người đi vay đã phải bỏ ra để có thể vay được tiền. Thông thường, tổng chi phí tiền vay thực tế bao gồm: ¾ Tiền lãi vay của ngân hàng ¾ Hoa hồng tín dụng ¾ Các khoản phí phải trả cho ngân hàng ¾ Các thiệt hại xảy ra do phải đảm bảo tiền vay bằng đặt cọc ¾ Các chi phí vay khác ¾ Trong lúc đó, tổng số tiền thực tế có thể vay được sẽ được tính toán bằng số tiền vay nhận được (danh nghĩa) trừ đi các khoản sau ¾ Thủ tục phí và các khoản phí cho ngân hàng ¾ Tiền đặt cọc đảm bảo tiền vay. VD: SGK 4.Thời hạn tín dụng Thời hạn tín dụng phản ánh khoảng thời gian mà người đi vay tín dụng được nhận, được sử dụng và phải hoàn trả lượng vốn mà người đó đã vay. Thời hạn tín dụng là số đo đối với Bài giảng tham khả o 72
  11. Credit lượng tiền mà người đi vay được hưởng nên cần phải có sự tính toán chặt chẽ. Có thể chia thời hạn tín dụng ra làm hai loại. a. Thời hạn tín dụng chung Thời hạn tín dụng chung là thời hạn tính từ khi khoản tín dụng bắt đầu được cấp cho đến khi nó được hoàn trả toàn bộ. Thời hạn tín dụng chung được chia ra thành ba giai đoạn, giai đoạn cấp tín dụng, giai đoạn ưu đãi và giai đoạn hoàn trả. 9 Thời kỳ cấp tín dụng khởi đầu từ lúc bắt đầu cấp tín dụng và kết thúc khi toàn bộ khoản tín dụng đã được người đi vay nhận đủ. 9 Thời kỳ ưu đãi được tính từ lúc bắt đầu nhận đủ tiền vay tới lúc bắt đầu phải hoàn trả vốn vay. 9 Thời kỳ hoàn trả được tính từ khi bắt đầu hoàn trả cho tới lúc hoàn trả xong toàn bộ. VD: SGK b. Thời hạn tín dụng trung bình Thời hạn tín dụng trung bình là khoảng thời gian khi người đi vay thực sự được quyền sử dụng toàn bộ lượng vốn đi vay. Việc xác định được thời hạn tín dụng trung bình sẽ giúp cho người đi vay tính toán chính xác hiệu quả của khoản vốn vay, và cũng là cơ sở để so sánh các hợp đồng tín dụng khác nhau. Thời hạn tín dụng trung bình được xác định bằng cách tính toán tổng của từng thời hạn trung bình của mỗi thời kỳ trong cách tính thời hạn tín dụng chung. Thời hạn tín dụng trung bình phụ thuộc rất nhiều vào cách cấp phát và hoàn trả vốn vay. Với những cách cấp phát và hoàn trả vốn vay khác nhau, thời hạn tín dụng trung bình có thể rất khác nhau mặc dù thời hạn tín dụng chung không thay đổi. Thông thường có những cách cấp phát và hoàn trả chủ yếu sau: ¾ Cấp phát và hoàn trả toàn bộ một lần ¾ Cấp phát và hoàn trả thành nhiều đợt với giá trị cấp và trả mỗi đợt bằng nhau. Các đợt này cũng cách nhau một khoảng thời gian không đổi. ¾ Hoàn trả theo cách luỹ tiến hoặc luỹ thoái. VD: SGK 5.Phương tiện lưu thông tín dụng Trong thực tế, các phương tiện lưu thông tín dụng chính là cơ sở giúp cho tín dụng có thể phát triển một cách mạnh mẽ. Đó là các chứng từ ghi nhận một khoản tín dụng nào đó, có thể đó là chứng từ ghi nhận một khoản nợ, cũng có thể đó là chứng từ ghi nhận một quyền đòi nợ. Thông thường có những loại phương tiện lưu thông tín dụng chủ yếu sau: a. Thương phiếu: Thương phiếu là những chứng từ được sử dụng phổ biến trong tín dụng thương mại, gồm có hối phiếu thương mại và kỳ phiếu Hối phiếu thương mại (Commercial Bill of Exchange): Là một lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát để đòi tiền người khác khi đã hoàn thành nghĩa vụ đối với người đó. Thông thường hối phiếu được lập dưới ba dạng chủ yếu: Hối phiếu trắng, hối phiếu đích danh và hối phiếu theo lệnh Kỳ phiếu (Promissory Note): Là một cam kết trả tiền do một người lập ra để cam kết trả tiền cho người có tên trên kỳ phiếu đó. 73 Bài giảng tham khảo
  12. Introductory Finance b. Các chứng từ của ngân hàng. Các chứng từ ghi nợ của ngân hàng gồm có Séc, hối phiếu ngân hàng, thư tín dụng, giấy chứng nhận tiền gửi, giấy chứng nhận quyền rút tiền Séc (Chèque): Là lệnh yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản của người cầm giữ séc để trả tiền cho người có tên trên tờ séc với số tiền được ghi trên tờ séc đó. Thư tín dụng (Letter of Credit- L/C): Là một chứng từ phổ biến trong hoạt động thanh toán quốc tế. Thư tín dụng do người mua lập ra để trả tiền hàng cho người bán, nó có tính độc lập tương đối với hợp đồng mua bán. Nếu như người bán không thực hiện đủ các điều kiện như ghi trong thư tín dụng thì ngân hàng sẽ từ chối trả tiền hàng cho người bán. Thẻ tín dụng: Là loại phương tiện tín dụng hiện đại. Thẻ tín dụng cho phép người dùng có những quyền lực mua hàng đặc biệt mặc dù không sở hữu tiền mặt trong người. Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs) và các chứng chỉ rút tiền đặc biệt (NOW)90 xuât hiện tại Mỹ, thường có giá trị thể hiện trên bề mặt rất lớn. IV.Hai loại hình tín dụng cơ bản trong nền kinh tế và đặc điểm của nó Trong nền kinh tế có hai loại hình tín dụng phổ biến nhất, đó là tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng, mỗi loại hình tín dụng này lại có những đặc điểm khác nhau, tuy nhiên với những ưu điểm riêng của mình, tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng đều tồn tại một cách khách quan trong nền kinh tế, bổ trợ cho nhau cùng phát triển. 1.Tín dụng thương mại Tín dụng thương mại có những đặc điểm sau: ¾ Trong tín dụng thương mại không có sự tồn tại của các trung gian tài chính ¾ Đối tượng cho vay trong tín dụng thương mại là hàng hoá và dịch vụ ¾ Thời hạn tín dụng thương mại là ngắn ¾ Quy mô và phương hướng của tín dụng thương mại cũng bị hạn chế, nó chỉ có thể diễn ra giữa các chủ thể kinh tế phi tín dụng có đặc điểm kinh doanh tương đồng với nhau. Do những đặc điểm này nên tín dụng thương mại không thể đáp ứng được các đòi hỏi của một nền sản xuất quy mô lớn, tuy nhiên nó vẫn tồn tại trong bất cứ một nền kinh tế nào do nó vẫn còn là một quan hệ cần thiết trong xã hội. Sự cần thiết của tín dụng thương mại được thể hiện ở các điểm sau: Thứ nhất, dạng tồn tại chủ yếu của tín dụng thương mại là mua bán chịu giữa các chủ thể kinh tế, đây là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế vì nếu như trong một nền kinh tế mọi quan hệ đều tồn tại ăn khớp một cách hoàn hảo tới mức vốn của nơi này luôn luôn vừa đủ để thanh toán cho hàng của nơi khác khi việc giao hàng hoàn tất thì đó là một nền kinh tế không tưởng. Việc lệch giai đoạn giữa các ngành kinh tế khác nhau là tất nhiên trong quá trình tái sản xuất, do đó không thể không có việc mua bán chịu. Thứ hai, tín dụng thương mại không chỉ diễn ra giữa những người sản xuất với nhau mà còn diễn ra giữa tầng lớp buôn bán và những người sản xuất, do đó nếu đòi hỏi những người buôn bán luôn phải có đủ tiền để thanh toán cho những người sản xuất khi họ giao hàng thì điều này cũng là không thể. 2.Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng có những đặc điểm sau: ¾ Trong quan hệ tín dụng ngân hàng luôn có sự tham gia của một bên là trung gian tín dụng. ¾ Đối tượng cho vay trong tín dụng ngân hàng là tiền tệ ¾ Thời hạn của tín dụng ngân hàng mang tính linh hoạt rất cao ¾ Tín dụng ngân hàng cho phép thực hiện những nghiệp vụ như chiết khấu, thế chấp. 90 Negotiable Certificate of Deposit và Negotiable Order of Withdrawal accounts. Bài giảng tham khả o 74
  13. Credit Với những đặc điểm này, tín dụng ngân hàng một mặt đã đáp ứng những nhu cầu của xã hội mà tín dụng thương mại không thể đáp ứng được. Tín dụng ngân hàng có thể hỗ trợ cho tín dụng thương mại thông qua các nghiệp vụ như chiết khấu và thế chấp các chứng từ sử dụng trong tín dụng thương mại khi nó chưa đến hạn thanh toán. Bên cạnh đó, với khả năng tạo tiền của các ngân hàng thương mại, hệ thống ngân hàng còn có thể tạo ra một lượng vốn dồi dào cung cấp cho các nhu cầu khác nhau của nền kinh tế, với lượng vốn mới tạo ra này, cùng với việc sử dụng đối tượng cho vay là tiền tệ chứ không phải là hàng hoá dịch vụ, tín dụng ngân hàng có một lợi thế rất lớn so với tín dụng thương mại. Do đó, tín dụng ngân hàng phát triển mạnh hơn nhiều so với tín dụng thương mại, cả về quy mô, phương hướng và trình độ. 75 Bài giảng tham khảo