Đề cương môn học Phân tích định lượng trong kinh doanh
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn học Phân tích định lượng trong kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_mon_hoc_phan_tich_dinh_luong_trong_kinh_doanh.doc
Nội dung text: Đề cương môn học Phân tích định lượng trong kinh doanh
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG KINH DOANH Thời lượng: 4 đơn vị học trình (60 tiết) Đánh giá kết quả: 30% điểm thực hành 70% thi cuối môn học Các kiến thức cần có: Thống kê ứng dụng trong kinh doanh Hình thức giảng dạy: Giảng lý thuyết, bài tập minh họa, thực hành phòng máy. Mục tiêu của môn học: Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để sử dụng được một số ứng dụng quan trọng của phân tích định lượng trong quản trị. Giáo trình, tài liệu: Tham khảo chính: 1. Nguyễn Quang Trung (2005), ‘Phân tích định lượng trong quản trị’, Đại học Mở-Bán công Tp.HCM. 2. Trần Tuấn Anh (2003), Bài tập thực hành phân tích định lượng, Đại học Mở - Bán công Tp.HCM. Tham khảo thêm: 1. Bùi Tường Trí (1994), Giáo trình phân tích định lượng trong quản trị. NXB: Thống Kê. 2. Nguyễn Xuân Thuỷ (1997), Phân tích định lượng trong quản trị, NXB: Thống Kê 3. Render. B, Stair (2003) Quantitative Analysis for Management, Practice Hall International NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC Chương 1: Giới thiệu về phân tích định lượng a. Số tiết dự kiến: 5 tiết b. Mục tiêu của chương: Sau khi học xong chương này, sinh viên phải: Biết được có những cách phân tích nào trước khi đưa ra quyết định Phải liệt kê được các bước trong quá trình ra quyết định Các đề mục của chương: 1. Mô tả được các cách phân tích ra quyết định 2. Định nghĩa phân tích định lượng 3. Mô tả cách tiếp cận phân tích định lượng. 4. Sáu bước trong quá trình ra quyết định a. Phải định nghĩa rõ ràng vấn đế đặt ra
- b. Liệt kê tất cả các phương án (thay thế) có thể có c. Xác định các biến cố hay trạng thái có khả năng xảy ra d. Xác định kết quả của các sự kết hợp giữa phương án và biến cố e. Chọn một trong các mô hình toán học của lý thuyết ra quyết định f. Ứng dụng mô hình ra quyết định c. Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết trên lớp, làm các bài tập minh họa. Chương 2: Cơ sở của các mô hình lý thuyết ra quyết định a. Số tiết dự kiến: 15 tiết (10 tiết lý thuyết và bài tập, 5 tiết thực hành) b. Mục tiêu của chương: Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: 1. Mô tả được các loại của môi trường ra quyết định 2. Sử dụng được các giá trị xác suất để ra quyết định trong môi trường có rủi ro 3. Ra quyết định trong môi trường không chắc chắn, nơi mà có rủi ro nhưng không biết giá trị xác suất . 4. Sử dụng được máy tính để giải quyết các vấn đề ra quyết định cơ bản c. Các đề mục của chương: Giới thiệu Các loại môi trường ra quyết định Loại 1: Ra quyết định trong môi trường chắc chắn (Decision making under certainty) Loại 2: Ra quyết định trong môi trường có rủi ro (decision making under risk) Loại 3: Ra quyết định trong môi trường không chắc chắn (Decision making under uncertainty) Ra quyết định trong môi trường có rủi ro Giá trị tiền tệ kỳ vọng EMV (Expected monetary value) Giá trị kỳ vọng của thông tin hoàn hảo Tổn thất cơ hội Phân tích độ nhạy Ra quyết định trong môi trường không chắc chắn Maximax Herwicz Maximin Minimax Laplace Phân tích biên với số lượng lớn các phương án và trạng thái tự nhiên Phân tích biên tế với phân phối rời rạc Phân tích biên với phân phối chuẩn d. Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết trên lớp và thực hành Chương 3: Cây quyết định
- a. Số tiết dự kiến: 15 tiết (10 tiết lý thuyết và bài tập, 5 tiết thực hành) b. Mục tiêu của chương: Học xong chương này, sinh viên có thể: 1. Xây dựng được cây quyết định một cách chính xác và hữu dụng 2. Ôn lại ước lượng xác suất theo định lý Bayes 3. Hiểu tầm quan trọng và sử dụng được lý thuyết dụng ích trong việc ra quyết định. 4. Sử dụng máy tính để giải quyết các bài toán phức tạp c. Các đề mục của chương: Giới thiệu Cây quyết định Cây quyết định đơn giản Cây quyết định phức tạp Giá trị kỳ vọng của thông tin mẫu– EVSI Tính xác suất có điều kiện theo định lý Bayes d. Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết trên lớp và thực hành Chương 4: Quy hoạch tuyến tính a. Số tiết dự kiến: 10 tiết (5 tiết lý thuyết và bài tập, 5 tiết thực hành) b. Mục tiêu của chương: Học xong chương này, sinh viên có thể: 1. Hiểu các giả định căn bản và các tính chất của quy hoạch tuyến tính (LP). 2. Giải các bài toán về Quy hoạch tuyến tính ở mức độ nhỏ và vừa. 3. Giải bằng đồ thị các bài toán quy hoạch tuyến tính gồm hai biến bằng phương pháp điểm góc và đường đồng lợi nhuận, đồng chi phí. 4. Hiểu các trường hợp đặc biệt của quy hoạch tuyến tính: không có miền nghiệm (infeasibility), miền nghiệm không giới hạn (unboundedness), thừa điều kiện ràng buộc (redundancy) và nhiều nghiệm tối ưu (alternative optima). c. Các đề mục của chương: Giới thiệu Các giả định của một bài toán quy hoạch tuyến tính Tính chắc chắn (certainty) Tính chia được (divisibility) Tính tỉ lệ (proportionality) Tính không âm (nonnegative) Tính cộng dồn (additivity) Hình thành một bài toán quy hoạch tuyến tính Giải bài toán quy hoạch tuyến tính bằng đồ thị Thể hiện các điều kiện ràng buộc lên sơ đồ Tìm nghiệm bằng phương pháp đường đồng lợi nhuận (isoprofit method)
- Tìm nghiệm bằng phương pháp điểm góc (corner point method) Giải bài toán tối thiểu bằng quy hoạch tuyến tính Công ty thực phẩm VS Giải bài toán tối thiểu hóa bằng phương pháp điểm góc Phương pháp đường đồng chi phí Bốn trường hợp đặc biệt trong quy hoạch tuyến tính Hiện tượng không có miền nghiệm Hiện tượng nghiệm không giới hạn Hiện tượng thừa điều kiện ràng buộc Hiện tượng nhiều nghiệm tối ưu d. Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết trên lớp làm bài tập Chương 5: Quản trị dự án a. Số tiết dự kiến: 10 tiết (10 tiết lý thuyết và bài tập) b. Mục tiêu của chương: Học xong chương này, sinh viên có thể: 1. Hiểu được cách lập kế hoạch, giám sát và kiểm soát các dự án bằng sơ đồ PERT 2. Xác định được thời gian sớm nhất, muộn nhất hoàn thành sự kiện, thời gian dự trữ và thời gian hoàn tất. 3. Xác định được xác suất hoàn thành dự án. 4. Rút ngắn thời gian hoàn thành dự án với chi phí thấp nhất c. Các đề mục của chương: Giới thiệu Các bước của PERT và CPM Kỹ thuật PERT Ví dụ về PERT Vẽ sơ đồ PERT Các thời gian của công việc Cách tìm đường găng Cách tính các yếu tố thời gian trong một sự kiện Xác suất hoàn thành dự án Công việc giả (hay công việc ảo) trong PERT PERT và chi phí Lập kế hoạch và lên lịch trình về chi phí dự án Bốn bước trong quy trình phân bổ chi phí Phân bổ chi phí cho công ty TV Giám sát và kiểm soát chi phí của dự án
- Rút ngắn thời gian hoàn thành dự án bằng phương pháp đường găng Rút ngắn thời gian hoàn thành dự án bằng phương pháp quy hoạch tuyến tính d. Phương pháp dạy và học: giảng lý thuyết trên lớp và làm bài tập Ôn tập a. Số tiết dự kiến: 5 tiết b. Mục tiêu : hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học. Viết đề cương : Ths. Nguyễn Quang Trung CÁC GIẢNG VIÊN THAM GIA GIẢNG DẠY 1. Trần Tuấn Anh - Thạc Sỹ Quản trị Kinh doanh (Đại học Tự do Brussels - Đại học Mở Bán công Tp.HCM). - Từ 1990 : Giảng dạy tại Đại học Mở bán công Tp.HCM. Công trình nghiên cứu: Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trong một số ngành thương mại dịch vụ. 2. Nguyễn Quang Trung - Cử nhân Quản trị kinh doanh – chuyên ngành Ngoại thương (2000). Đại học Kinh tế Tp.HCM - Thạc Sỹ Kinh Tế Phát Triển (2002), chương trình Cao Học Việt Nam- Hà Lan Đào tạo Kinh Tế Phát Triển, hợp tác giữa trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh và Viện Khoa Học Xã Hội Hà Lan (ISS). - Từ 2003: Giảng viên cơ hữu của Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh. - Từ 2002: Công tác tại công ty XNK VCS, 191 Nguyễn Thái Học, Q.1 Tp.HCM - Từ 2001: Công tác tại công ty FPT – Tp.HCM Công trình nghiên cứu (từ 2003 -2005) - Tham gia biên soạn các giáo trình: o Phân tích định lượng trong quản trị - lưu hành nội bộ - Đại học Mở Bán Công Tp.HCM. o Dự báo trong kinh doanh - lưu hành nội bộ - Đại học Mở Bán Công Tp.HCM. o Thống kê ứng dụng trong kinh doanh – Nhà Xuất Bản Đại học Quốc gia Tp.HCM. - Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp trường “Khảo sát nhu cầu học tập và bổ sung kiến thức sau Đại Học tại Tp. Hồ Chí Minh” (2005). 3. Võ Đức Hoàng Vũ - Thạc Sỹ Kinh Tế Phát Triển, chương trình Cao Học Việt Nam- Hà Lan Đào tạo Kinh Tế Phát Triển, hợp tác giữa trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh và Viện Khoa Học Xã Hội Hà Lan (ISS).
- - Cử nhân Tài chính ngân hàng (2000), Đại học Kinh tế Tp.HCM. - Chuyên viên IT cho dự án cao học Việt Nam – Hà Lan (từ tháng 7/2000) - Từ 2003: Giảng viên cơ hữu trường Đại Học Kinh tế Tp.HCM Công trình nghiên cứu: Tham gia các đề tài nghiên cứu: - Mô hình dự báo kinh tế nông nghiệp của của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2002 -2010 (2004). - Khảo sát kinh tế xã hội của 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu long (2003) - Khảo sát kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phước (2002)