Đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở khu vực di sản Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

pdf 65 trang hapham 2500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở khu vực di sản Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_phat_trien_du_lich_ben_vung_o_khu_vuc_di_s.pdf

Nội dung text: Đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở khu vực di sản Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

  1. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Cấu trúc của khóa luận 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG 5 1.1. Phát triển du lịch bền vững 5 1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững 5 1.1.2. Khái niệm về du lịch bền vững 8 1.1.3. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững 11 1.1.4. Các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững 11 1.1.5. Vai trò của môi trường với phát triển du lịch bền vững 15 1.2.Mối quan hệ giữa môi trường và du lịch 17 1.2.1 Tác động của du lịch tới môi trường 17 1.2.2. Tác động của môi trường tới du lịch 21 1.3. Sức chứa du lịch 22 CHƢƠNG 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ MÔI TRƢỜNG Ở KHU VỰC VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 27 2.1. Khái quát khu vực Vịnh Hạ Long 27 2.1.1. Thành phố Hạ Long 27 2.1.2. Vịnh Hạ Long 28 2.2. Hoạt động du lịch và những tác động tới môi trường 30 2.2.1. Hiện trạng hoạt động du lịch 30 2.2.2. Những ảnh hưởng tới môi trường 38 2.3. Các hoạt động kinh tế - xã hội khác và vấn đề môi trường 46 2.3.1. Khai thác than 46 2.3.2. Lấn biển và quá trình đô thị hóa 47 2.3.3. Nuôi trồng thủy hải sản 49 2.3.4. Hoạt động của dân cư trên Vịnh 50 Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 1
  2. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHU VỰC VỊNH HẠ LONG 52 3.1. Những những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn di sản . 52 3.1.1. Thuận lợi 52 3.1.2. Khó khăn 53 3.2. Các giải pháp cụ thể 53 3.2.1. Thực hiện quy hoạch và quản lý các dự án 53 3.2.2. Quản lý các hoạt động trên Vịnh Hạ Long 55 3.2.3. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng 60 3.2.4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học 60 3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý di sản 61 3.2.6. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế 62 KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban quản lý Vịnh Hạ Long , Báo cáo kết quả công tác phối hợp bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, ngày 04/3/2009. 2. Nguyễn Đình Hòe, Du lịch bền vững, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, năm 2001. 3. Phạm Trung Lương, Tài nguyên và môi trường du lịch, NXBGD, 2000 4. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 5. Tổng cục du lịch,.Kỷ yếu hội thảo Bảo vệ Môi trường du lịch, Hạ Long, 2007. 6. Trần Văn Thông, Tổng quan du lịch, tài liệu lưu hành nội bộ. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 2
  3. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long 7. Trần Văn Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 8. Bùi Thị Hải Yến, Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản giáo dục, 2007 9. Website Ha Long Bay, Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long. 10. Website tư liệu Vịnh Hạ Long. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 3
  4. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học dưới mái trường Đại học Dân Lập Hải Phòng em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo. Được sự quan tâm của các thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường chúng em đã trưởng thành và biết thêm được nhiều điều. Các thầy cô đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em có thể đi sâu thâm nhập vào thực tế. Chúng em lại có cơ hội kiểm chứng những điều đã học bằng những kinh nghiệm thực tiễn, có thật. Kinh nghiệm, tri thức mà các thầy cô trang bị cho chúng em chính là vốn tài sản quý giá để chúng em bước vào đời. Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới toàn thể các thầy cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy cô đã giảng dạy chúng em trong suốt thời gian theo học tại mái trường đại học Dân Lập Hải Phòng, các thầy cô trong tổ bộ môn khoa văn hoá Du Lịch. Em xin chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ, công tác tốt, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” cao quý của toàn dân tộc. Trong suốt thời gian làm đề tài “nghiên cứu phát triển bền vững tại khu vực Vịnh Hạ Long”, em đã được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Hải (chủ nhiệm bộ môn địa lý nhân văn và kinh tế sinh thái - Khoa Địa Lý - trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhân đây, em xin gửi tới cô lòng biết ơn chân thành nhất. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long, Sở du lịch Quảng Ninh, Sở văn hoá thông tin tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp cho em những tư liệu cần thiết để hoàn thành đề tài này. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 4
  5. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở địa đầu đông bắc của tổ quốc, với rất nhiều thế mạnh về vị trí địa lý, về tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, cảng biển và tài nguyên du lịch. Trong định hướng tương lai Quảng Ninh sẽ phát triển đồng thời cả mảng công nghiệp và dịch vụ vận tải biển và ngành du lịch. Với những định hướng trên, trong tương lai không xa Quảng Ninh sẽ phát triển mạnh hơn nữa góp phần chung vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nói tới Quảng Ninh là nói tới ngành công nghiệp khai thác than - một ngành công nghiệp truyền thống của tỉnh, nói tới công nghiệp đóng tàu, công nghiệp dịch vụ vận tải biển Đồng thời chúng ta không thể không nhắc tới Vịnh Hạ Long - một di sản thiên nhiên đã hai lần được thế giới công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đó là vào ngày 17 tháng 12 năm 1994 trong kỳ họp lần thứ 18 tại phù - kẹt, Thái Lan, Uỷ ban di sản thế giới đã chính thức công nhận Vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thế giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mỹ theo tiêu chuẩn (iii). Tiếp đó vào ngày 29 tháng 11 năm 2000 tại hội nghị lần thứ 24 của Uỷ Ban di sản thế giới tại thành phố Cairns, bang Qeensland, Australia sau khi nghe thuyết trình của trung tâm di sản thế giới và đánh giá của IUCN (tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế), Uỷ ban di sản thế giới đã chính thức công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn (i) (tiêu chuẩn về giá trị địa chất, địa mạo). Điều này đã tạo cho vùng đất Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng có thêm thế mạnh mới cho phát triển du lịch. Tuy nhiên trong thời gian gần đây ngành du lịch phát triển song song với các ngành công nghiệp vốn đã là thế mạnh thì một vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy tổng hợp được cả các thế mạnh về công nghiệp, về dịch vụ và du lịch mà không làm ảnh hưởng tới môi sinh, môi trường cho phát triển bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo Trung Ương và địa phương. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 5
  6. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Một thực trạng đang tồn tại xung quanh khu vực di sản Vịnh Hạ Long đó là cùng với quá trình phát triển kinh tế thì một vấn đề cấp thiết đặt ra là tác động tiêu cực của nó tới môi sinh và môi trường là rất lớn đòi hỏi các giải pháp mang tính khoa học và đồng bộ nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế mà vẫn có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Là một người con sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Quảng Ninh đầy nắng và gió lộng, lại là một sinh viên của ngành văn hoá du lịch do đó em rất mong muốn bày tỏ những suy nghĩ và hiểu biết của mình nhằm đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng quê hương yêu dấu. Chính bởi thế cho nên em đã chọn đề tài mang tên: “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở khu vực di sản Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm tìm hiểu hoạt động kinh tế, xã hội đang diễn xung quanh khu vực di sản Vịnh Hạ Long đã và đang ảnh hưởng đến vấn đề môi sinh, môi trường tại khu vực di sản. Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm mục đích bảo tồn và phát triển du lịch theo hướng bền vững trong tương lai. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hoá các vấn đề có liên quan tới môi trường, vấn đề phát triển bền vững, mối quan hệ giữa môi trường và du lịch, những tác động của hoạt động du lịch tới môi trường và ngược lại . Tìm hiểu các hoạt động kinh tế, xã hội như hoạt động khai thác than, hoạt động khai thác đá sản xuất xi măng, hoạt động dịch vụ vận tải biển, các cảng than, hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản, lượng khách quốc tế ra vào hàng năm ảnh hưởng như thế nào tới khu vực di sản. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các vấn kinh tế, xã hội đang diễn ra ảnh hưởng tới vấn đề phát triển Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 6
  7. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long du lịch bền vững tại khu vực di sản Vịnh Hạ Long. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực di sản Vịnh Hạ Long. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng các phương pháp khác nhau, bổ xung cho nhau, tạo điều kiện để khoá luận đạt được kết quả một cách khả quan, có cơ sở khoa học. Các phương pháp đã sử dụng: - Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu. - Phương pháp nghiên cứu thực địa. - Phương pháp phân tích hệ thống. - Phương pháp thống kê. 5. Cấu trúc của khoá luận Khoá luận gồm: - Phần mở đầu. - Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch bền vững. Chương 2 : Hiện trạng hoạt động du lịch và vấn đề môi trường. Chương 3: Các giải pháp phát triển du lịch bền vững. - Phần kết luận - Tài liệu tham khảo - Phụ lục. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 7
  8. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1 Phát triển du lịch bền vững 1 .1.1 Khái niệm về phát triển bền vững Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hoá Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội loài người nói riêng. Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao các giá trị văn hoá cộng đồng. Sự chuyển đổi của các hình thái xã hội từ xã hội công xã nguyên thuỷ lên chiếm hữu nô lệ lên phong kiến rồi chế độ tư bản được coi là một quá trình phát triển. Mục tiêu của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của con người, làm cho con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên, tạo lập một xã hội công bằng và bình đẳng giữa các thành viên. Các mục tiêu của phát triển thường được cụ thể hoá bằng những chỉ tiêu về đời sống vật chất như lương thực, nhà ở, điều kiện bảo đảm sức khoẻ và đời sống tinh thần như giáo dục, mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, sự bình đẳng xã hội, tự do chính trị, truyền thống lịch sử của từng quốc gia. Sau một thời gian dài phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, bên cạnh những lợi ích xã hội, nâng cao điều kiện sống cho con người, hoạt động phát triển cũng đã và đang làm cạn kiệt tài nguyên, gây ra những tác động tiêu cực làm suy thoái môi trường trái đất. Trước những thực tế không thể phủ nhận là môi trường ngày càng bị ô nhiễm bởi chất thải từ các hoạt động kinh tế, nhiều hệ sinh thái đã bị suy thoái ở mức báo dộng, nhiều loài sinh vật đã và đang có nguy cơ bị diệt vong, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của toàn xã hội qua nhiều thế hệ Từ nhận thức này đã xuất hiện một khái niệm mới của con người về hoạt động phát triển, đó là “phát triển bền vững”. Lý thuyết về phát triển bền vững xuất hiện từ những năm 80 và chính Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 8
  9. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long thức đưa ra tại Hội nghị của Uỷ Ban thế giới về Phát Triển và Môi trường (WCED) nổi tiếng với tên gọi của Uỷ ban Brundtlant năm 1987. Trong định nghĩa của Brudtlant thì: “Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cấu của các thế hệ mai sau”. Tuy nhiên nội dung chủ yếu của vấn đề này xoay quanh vấn đề kinh tế. Một định nghĩa khác về phát triển bền vững được các nhà khoa học trên thế giới đề cập tới một cách tổng quát hơn: “Phát triển bền vững là các hoạt động phát triển của con người nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng đồng đối với lịch sử hình thành và hoàn thiện sự sống trên trái đất”. Mặc dù còn nhiều tranh luận xung quanh khái niệm về phát triển bền vững ở những góc độ khác nhau, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng cho đến nay khái niệm mà Uỷ ban Thế Giới về phát triển và môi trường WCED đưa ra năm 1987 được sử dụng rộng rãi, làm chuẩn mực để so sánh các hoạt động phát triển có trách nhiệm đối với môi trường của con người. Theo quan điểm của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra năm 1980 “Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. Điều này khẳng định rằng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các nước trên thế giới phải được xác định trong mối quan hệ bền vững. Tại hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO – 92 và RIO – 92+5, quan niệm về phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung, theo đó: “Phát triển bền vững được hình thành trong sự hoà nhập, xen cài và thoả hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hoá – xã hội”. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 9
  10. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Biểu đồ 1: Quan niệm về phát triển bền vững . Hệ xã hội Phát triển bền vững Hệ kinh tế Hệ tự nhiên Theo Phạm Trung Lương [3] Dưới quan điểm phát triển bền vững này, Jacobs và sadler (1992) cho rằng phát triển bền vững là kết quả tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của 3 hệ thống nói trên, đồng thời xác định phát triển bền vững không cho phép con người vì sự ưu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với hệ khác, hay nói cụ thể hơn thì phát triển bền vững là sự dung hoà các tương tác và sự thoả hiệp giữa 3 hệ thống nói trên nhằm đưa ra các mục tiêu hẹp hơn cho sự phát triển bền vững bao gồm: - Tăng cường sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng vào những quyết định mang tính chất chính trị trong quá trình phát triển của xã hội. - Tạo ra những khả năng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không làm suy thoái tài nguyên thông qua việc áp dụng những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 10
  11. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long - Giải quyết các xung đột xã hội do phát triển không công bằng. Ở Việt Nam, lý luận về phát triển bền vững cũng được các nhà khoa học, lý luận quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững, đối chiếu với những hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Chỉ thị số 36/CT của Bộ Chính Trị BCHTW Đảng ngày 25/6/1998 đã xác định mục tiêu và các quan điểm cơ bản cho phát triển bền vững dựa chủ yếu vào hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời trong “báo cáo chính trị” tại Đại Hội Đảng VIII (1996) cũng đã chính thức đề cập đến khía cạnh bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thành không thể tách rời của phát triển bền vững. [5] 1.1.2 Phát triển du lịch bền vững (DLBV) Khái niện về phát triển du lịch bền vững không tách rời khái niệm về phát triển bền vững. Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững được đề cập, tiến hành nghiên cứu thì đã có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm đưa ra các khía cạnh ảnh hưởng của du lịch có liên quan đến phát triển bền vững. Ở một góc độ khác có thể dễ dàng nhận thấy du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên, bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, rõ rệt và sự phát triển của du lịch gắn liền với môi trường. Chính vì vậy bản thân sự phát triển của du lịch đòi hỏi sự phát triển bền vững chung của xã hội và ngược lại. Từ đầu thập niên 1990 các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đe doạ huỷ hoại môi trường sinh thái, đến các nền văn hoá bản địa. Hậu quả của các tác động này sẽ lại ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vậy đã xuất hiện nhu cầu nghiên cứu “phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đảm bảo sự phát triển lâu dài. Một số loại hình du lịch bước đầu quan tâm đến khía cạnh môi trường đã bắt Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 11
  12. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long đầu xuất hiện như: Du lịch sinh thái Du lịch dựa vào thiên nhiên Du lịch khám phá Du lịch mạo hiểm Hiện nay trong quá trình thống nhất về nhận thức, quan niệm về phát triển du lịch bền vững vẫn còn những bất đồng, đặc biệt giữa những quan điểm coi phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo nguyên tắc chính là bảo tồn tài nguyên, môi trường và văn hoá với quan điểm cho rằng nguyên tắc hàng đầu của sự phát triển du lịch bền vững là sự tăng trưởng về kinh tế do du lịch mang lại. Dưới góc độ về kinh tế mà sự quan tâm chủ yếu đối với sự phát triển du lịch là lợi nhuận thì: “Du lịch bền vững là quá trình hoạt động du lịch mà ở đó có thể duy trì được sự phát triển trong một thời gian, giai đoạn không xác định”. Tuy nhiên quan niệm này chịu rất nhiều sự chỉ trích, phê phán của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu về môi trường và tài nguyên. Đa số cho rằng du lịch bền vững được hiểu là: “Hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn hoá nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời tiếp tục duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”. Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (WTO) đưa ra hội nghị về Môi Trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Rio de janeiro năm 1992 thì: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 12
  13. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. Như vậy có thể coi phát triển du lịch bền vững là một nhánh của phát triển bền vững đã được Hội nghị Uỷ ban Thế giới và Môi trường xác định năm 1987. Hoạt động phát triển DLBV là hoạt động phát triển ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức, và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác. Ngược lại tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các ngành khác, sự phát triển bền vững chung của khu vực. Trọng tâm của phát triển du lịch bền vững là đấu tranh cho sự cân bằng giữa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, và bảo vệ tài nguyên, môi trường và văn hoá cộng đồng trong khi phải tăng cường sự thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách. Sự cân bằng này có thể thay đổi theo thời gian, khi có sự thay đổi về các quy tắc xã hội, các điều kiện đảm bảo môi trường sinh thái và sự phát triển của khoa học công nghệ. Mặc dù vậy phương pháp tiếp cận đảm bảo cho sự phát triển DLBV phải dựa vào sự cân bằng tài nguyên môi trường với một quy hoạch thống nhất. DLBV ở Việt Nam là một khái niệm còn mới. Tuy nhiên thông qua các bài học và kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhận thức về một phương thức phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng đã xuất hiện ở Việt Nam dưới hình thức các loại hình du lịch tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu với tên gọi là du lịch sinh thái, du lịch tự nhiên Mặc dù còn những quan điểm chưa thực sự thống nhất về khái niệm phát triển du lịch bền vững, tuy nhiên cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 13
  14. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn bảo đảm sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”. [5] 1.1.3 Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững: - Phát triển bền vững về kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, nên phát triển du lịch bền vững cần phải bền vững về kinh tế, thu nhập phải lớn hơn chi phí, phải đạt được sự tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài, tối ưu hoá đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập quốc dân, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. - Phát triển bền vững về môi trường: Phải sử dụng bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch theo hướng tiết kiệm, bền vững, đảm bảo sự tái tạo và phục hồi của tài nguyên, nâng cao chất lượng tài nguyên và môi trường, thu hút cộng đồng và du khách vào các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên. - Phát triển bền vững về xã hội: Thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, tạo nhiều việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương, cải thiện tính công bằng xã hội, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách. Như vậy, các nhà quy hoạch trong quá trình quy hoạch du lịch cần xem xét đến việc đáp ứng các mục tiêu phát triển du lịch bền vững của các hệ thống lãnh thổ được quy hoạch. Để đạt được phát triển du lịch bền vững, trong quá trình phát triển du lịch và quy hoạch du lịch cần phải thực hiện có nguyên tắc. [8] 1.1.4 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững: - Sử dụng nguồn lực một cách bền vững: Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá – xã hội là rất cần thiết, nó giúp cho việc kinh doanh phát triển lâu dài. Du lịch là ngành kinh tế có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch lại được coi là sản phẩm du lịch quan trọng nhất, là mục đích chuyến đi của du khác. Nhưng nhiều loại tài Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 14
  15. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long nguyên du lịch không thể không thể đổi mới, tái chế hay thay thế được. Hoạt động du lịch đã mang lại hiệu quả về nhiều mặt, nhưng cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực như: làm cạn kiệt, suy giảm tài nguyên và môi trường Vì vậy, trong quá trình quy hoạch các dự án phát triển du lịch cần xây dựng những phương cách, chiến lược bảo tồn, tôn tạo, khai thác tài nguyên du lịch theo hướng tiết kiệm, hợp lý để lưu lại cho thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên như thế hệ hiện tại được hưởng. - Duy trì tính đa dạng: Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá – xã hội là hết sức quan trọng đối với du lịch bền vững lâu dài; là cơ sở cho việc tồn tại, phát triển của ngành du lịch. Trong quá trình xây dựng và thực hiện các dự án quy hoạch du lịch, cũng như sự phát triển du lịch do nhiều nguyên nhân khác nhau nên dễ làm mất đi tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá – xã hội. Vì vậy trong quá trình quy hoạch du lịch cần phải xây dựng, thực hiện các phương cách, chiến lược nhằm duy trì bảo tồn được tính đa dạng của tự nhiên, văn hoá – xã hội. - Giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải: Sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên và các tài nguyên khác không chỉ dẫn đến sự huỷ hoại môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên mà còn không đảm bảo nguồn tài nguyên cho sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Các chất thải của phương tiện vận chuyển khách, chất tẩy rửa, dầu ăn, nước thải từ dịch vụ giặt đồ và nấu ăn, cùng với lượng chất thải khác từ các dịch vụ phục vụ du khách, cũng như khách du lịch. Nếu chúng không được thu gom xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật, hoặc tái chế sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Do vậy việc quy hoạch phát triển du lịch đúng đắn ngay từ khi lập dự án phải tiến hành đánh giá tác động từ hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường, từ đó dự kiến những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm lượng chất thải vào môi trường là cần thiết. - Hợp nhất quy hoạch du lịch vào quá trình quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Du lịch là một ngành kinh tế mang tính liên ngành, nó có mối quan hệ Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 15
  16. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long qua lại chặt chẽ với nhiều ngành kinh tế - xã hội. Ngành du lịch mang lại hiệu quả trực tiếp và gián tiếp đối với các ngành kinh tế - xã hội. Do vậy cần hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược của địa phương và quốc gia. Quy hoạch phát triển du lịch là một bộ phận của quy hoạch kinh tế - xã hội, nó làm tăng khả năng tồn tại, phát triển lâu dài của ngành du lịch. - Hỗ trợ kinh tế địa phương: Nguồn tài nguyên mà ngành du lịch sử dụng vốn thuộc quyền sở hữu của người dân bản địa như đường giao thông, điện nước, hệ thống xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể không chỉ phục vụ riêng cho ngành du lịch nhưng vẫn thúc đẩy du lịch phát triển. Hoạt động du lịch một mặt mang lại hiệu quả tích cực cho kinh tế xã hội của địa phương, mặt khác cũng để lại những hậu quả tiêu cực cho tài nguyên môi trường và kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy ngành du lịch có trách nhiệm đóng góp một phần thu nhập cho phát triển kinh tế địa phương, trong quá trình hoạch định các giải pháp, chính sách khi quy hoạch du lịch cần phải tính đến đóng góp từ thu nhập du lịch cho kinh tế địa phương và quốc gia. - Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi truờng; mà còn góp phần duy trì, phát triển du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn với du khách. Sự tham gia của địa phương là cần thiết cho ngành du lịch. Dân cư, nền văn hoá, môi trường, lối sống và truyền thống của địa phương là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch tới điểm du lịch. Sự tham gia thực sự của cộng đồng có thể làm phong phú thêm kinh nghiệm và sản phẩm du lịch. Khi cộng đồng được tham gia vào quá trình quy hoạch và chỉ đạo phát triển du lịch, thì họ có thể trở thành đối tác tích cực, tạo ra sự kiểm chứng và có nghĩa vụ với môi trường. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch có thể giúp họ xoá đói, giảm nghèo, góp phần thu được nhiều ngoại tệ, có lợi cho cả cộng đồng địa phương và khách du lịch, đồng thời cũng nâng cao Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 16
  17. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long triển vọng phát triển lâu dài của sản phẩm du lịch. Thực tế trong nhiều dự án quy hoạch du lịch, cộng đồng địa phương thường chỉ được tham gia vào những công việc có thu nhập thấp, nặng nhọc, mang tính mùa vụ. Trong khi họ lại chịu nhiều tác động tiêu cực cả về kinh tế - xã hội, văn hoá từ hoạt động du lịch. Do vậy, ngay từ đầu khi tiến hành quy hoạch du lịch cần phải tính đến các phương cách, chiến lược để thu hút cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch. - Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan: Việc lấy ý kiến của đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan khác nhau, các doanh nghiệp du lịch là rất cần thiết. Đây là một bước nhằm nâng cao nhận thức của các bên tham gia với các dự án quy hoạch, cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi. Đồng thời, điều này giúp cho các bên tham gia có thể ủng hộ cho việc thực hiện các dự án quy hoạch. Do vậy, trong quá trình triển khai các dự án quy hoạch du lịch cần vận dụng nguyên tắc này trong việc điều tra xã hội học, lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan vừa để giải toả các mâu thuẫn tiềm ẩn; vừa tìm thấy các nguyên nhân bất đồng, những vấn đề cần giải quyết; góp phần thu hút các bên tích cực tham gia vào việc thực hiện dự án quy hoạch phát triển du lịch. - Đào tạo nhân viên : Nguồn nhân lực du lịch là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, nó quyết định sự phát triển du lịch bền vững. Để đạt được các mục tiêu phát triển, các dự án quy hoạch ngay từ đầu cần phải hoạch định các chiến lược, giải pháp để đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. - Tiếp thị du lịch một các có trách nhiệm: Để thực hiện được các mục tiêu phát triển du lịch bền vững, các dự án quy hoạch du lịch cần hoạch định được các chiến lược, marketing, quảng bá cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nâng cao sự tôn trọng của du khách với môi trường tự nhiên, văn hoá - xã hội tại điểm đến, đồng thời làm tăng sự thoả mãn của du khách. - Tiến hành nghiên cứu: Thông tin, số liệu để xây dựng dự án và ngay cả khi dự án được thực hiện đều không sẵn có. Để các dự án quy hoạch có hiệu Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 17
  18. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long quả, ngay từ thời kỳ tiền dự án đến khi thực hiện dự án cần: đầu tư nhiều cho công tác điều tra, giám sát, thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp mới có thể được xây dựng được các mục tiêu, định hướng, các giải pháp của dự án phù hợp. Công tác nghiên cứu còn giúp cho việc nhận thức rõ được những thiếu sót, hạn chế của dự án quy hoạch để từ đó có những giải pháp, kế hoạch điều chỉnh, bổ sung phù hợp, kịp thời. Đồng thời kết quả điều tra, thống kê, đánh giá còn cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quy hoạch của dự án ở những giai đoạn sau [8]. 1.1.5 Vai trò của môi trường với phát triển DLBV Từ những phân tích trên đây về phát triển bền vững nói chung và phát triển DLBV nói riêng, có thể thấy được vai trò hết sức quan trọng của môi trường đối với phát triển du lịch bền vững. Điều này còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với phát triển du lịch khi môi trường được xem là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm du lịch nói riêng và sự tồn tại của du lịch nói chung. Nói một cách khác, hoạt động phát triển du lịch có bền vững hay không phụ thuộc một phần rất quan trọng vào tình trạng môi trường. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường tự nhiên nói chung và môi trường du lịch tự nhiên nói riêng luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Nếu trong quá trình phát triển đó, các tác động tiêu cực đến môi trường không được kiểm soát thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường, giải pháp quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới sự suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển du lịch bền vững. Cơ chế suy thoái môi trường nói chung, môi trường du lịch tự nhiên nói riêng, dưới tác động của các yếu tố phát triển kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động du lịch, được thể hiện theo sơ đồ sau: Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 18
  19. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Bảng 1.1 Cơ chế suy thoái môi trƣờng tự nhiên Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội chính . Phát triển Phát triển Khai thác Phát triển Phát triển Các quá cơ sở HT Công tài nguyên, GT – VT du lịch trình phát và ĐT nghiệp khoáng sản triển KT – XH Gia tăng Gia tăng Gia tăng Thay đổi khí th ải, bụi, tiếng nước thải chất thải hìmh thức ồn rắn sử dụng đất Thay đổi cấu Mất thảm trúc địa mạo thực vật Giảm tính đa Gia tăng xói dạng sinh học mòn Ô nhiễm Ô nhiễm môi Ô nhiễm môi Suy thoái môi Biến đổi Gia tăng tai không khí trường nước trường đất trường sinh thái cảnh quan biến, sự cố MT Thiếu các biện pháp bảo vệ môi trƣờng Suy thoái môi trƣờng du lịch tự nhiên Nguồn: Tài nguyên và môi trƣờng du lịch (Phạm Trung Lƣơng) [3] Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 19
  20. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Một đặc tính của môi trường tự nhiên là khả năng tự làm sạch. Ví dụ một dòng sông có thể trung hoà và tự làm sạch với một lượng nước thải ở chừng mực cho phép; các chất khí thải dần dần được bầu khí quyển làm sạch; một vịnh biển có khả năng tự làm sạch sau một thời gian bởi các dòng triều và các dòng chảy khác ra, vào vịnh; một lượng khí, bụi đưa vào không khí có thể được cây xanh lọc sạch sau một thời gian nào đó Do vậy ở mức độ tác động cho phép môi trường tự nhiên có thể tự tồn tại với chất lượng ban đầu của nó, hay nói một cách khác, ở một chừng mực nào đó môi trường tự nhiên có thể “tự vệ’’ đối với những tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội. Tuy nhiên khả năng này không phải là vô tận và nếu thiếu các biện pháp BVMT hữu hiệu thì môi trường sẽ đứng trước nguy cơ suy thoái, ảnh hưởng đến phát triển bền vững nói chung và phát triển DLBV nói riêng. [5] 1.2 Mối quan hệ giữa môi trƣờng và du lịch 1.2.1 Hoạt động du lịch tác động đến môi trường Trong quá triển khai, phát triển, hoạt động du lịch sẽ có những tác động nhất định tới môi trường. Các tác động xảy ra không chỉ đối với môi trường tự nhiên mà đối với cả môi trường xã hội, nhân văn. Các tác động cũng có thể là tích cực góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học qua việc phát triển cảnh quan công viên cây xanh, vườn thú, công viên biển phục vụ du lịch hay góp phần bảo tồn và thúc đẩy các hoạt động làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó hoạt động du lịch cũng có thể là các tác động tiêu cực môi trường như dẫn tới sự xuống cấp nhanh chóng các công trình kiến trúc nếu không có biện pháp bảo vệ các công trình kiến trúc, văn hoá lịch sử do mật độ tham quan, hành vi của khách du lịch trong chuyến đi du lịch hoặc phát triển du lịch quá mức, quá tải tại khu vực hệ sinh thái nhạy cảm dễ bị tổn thương đó là các hang động, thác nước, vườn quốc gia, khu bảo tồn Có rất nhiều nguồn tác động đến môi trường trong quá trình phát triển du lịch như việc xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng (xây dựng đường xá, cầu cống, bến bãi ), xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (khách sạn, khu vui chơi giải trí, Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 20
  21. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long công viên, vườn cây ), hay chính các hoạt động du lịch như thể thao, tắm biển, tham quan các vườn Quốc Gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các dịch vụ du lịch như hàng quán, vận chuyển khách. Để đánh giá một cách phù hợp hơn theo các định hướng phát triển và dưới góc độ nhìn nhận về môi trường, các tiềm năng du lịch có thể được thể hiện qua các hoạt động du lịch sau: 1.2.1.1 Tác động tích cực: Du lịch phát triển sẽ mang lại những đóng góp to lớn cho nền kinh tế xã hội trên 4 lĩnh vực chủ yếu sau: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh thu nhập quốc dân: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, do đó việc phát triển du lịch góp phần thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển thông qua việc đáp ứng các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của khách như: phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước có ý nghĩa phát triển kinh tế của vùng. Thu nhập xã hội từ du lịch góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào việc nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương. Đồng thời thông qua các hoạt động du lịch sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hoá của các xã có điểm du lịch. Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng địa phương thông qua các dịch vụ phục vụ du lịch; phát triển du lịch từ khâu chuẩn bị đầu tư xây dựng đến khi có các hoạt động du lịch diễn ra sẽ tạo thêm nhiều khả năng, cơ hội việc làm cho cư dân địa phương (mở hàng quán phục vụ du khách, các công việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch, xây dựng hay tham gia vào các công đoạn xây dựng công trình, tham gia vào vận chuyển khách ). Ai cũng có thể thấy được rằng tại một vùng hay tại một địa phương du lịch phát triển cũng mang lại thu nhập chung cho cộng đồng dân cư địa phương, nhà nước và địa phương. Góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội địa phương: Phát triển du lịch kéo theo các dịch vụ đi kèm góp phần cải thiện về hạ tầng cơ sở và dịch vụ xã hội cho địa phương: Y tế, giao thông, thông tin liên lạc, các khu Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 21
  22. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long vui chơi giải trí Do có các dự án phát triển du lịch sẽ kéo theo các dự án đầu tư khác về cơ sở hạ tầng tới khu du lịch. Tạo điều kiện phát triển giao lưu văn hoá giữa các vùng, cộng đồng trong khu vực và quốc tế: Việc phát triển du lịch tạo ra cơ hội giao lưu văn hoá của người dân trong vùng với các địa phương trong cả nước, với người nước ngoài thông qua giao tiếp với khách du lịch. Phát triển du lịch góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ trong vùng cả về cơ sở hạ tầng xã hội cũng như nhận thức của dân địa phương. Những tác động về văn hoá - xã hội của du lịch được thể hiện trong việc góp phần làm thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, lễ nghi truyền thống khi người dân địa phương quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với du khách. [5] 1.2.1.2 Các tác động tiêu cực: Những thành tựu mà du lịch mang lại cho nền kinh tế xã hội là không nhỏ theo như phân tích ở phần trên. Tuy nhiên cũng như bất kỳ một nền kinh tế nào khác thì việc phát triển du lịch cũng khó tránh khỏi những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Những tác động chính của hoạt động du lịch tới môi trường kinh tế xã hội tập trung vào 6 vấn đề sau: Ảnh hưởng đến kết cấu dân số (số lượng, thành phần, giới tính) theo ngành nghề: Do nhu cầu về nhân lực và sức hút lao động từ thu nhập du lịch, du lịch phát triển sẽ thu hút một phần không nhỏ lao động trong các ngành nghề khác đặc biệt là trong nông nghiệp làm giảm lượng lao động sản xuất lương thực của địa phương có hoạt động du lịch. Bên cạnh đó hiện tượng nhập cư của một số lao động trong du lịch, của những nhà đầu tư kinh doanh du lịch ở nơi khác về và vấn đề di cư của dân trong khu vực do nhu cầu giải phóng mặt bằng sẽ gây ra những vấn đề khác nhau của xã hội như mâu thuẫn giữa người mới và cư dân địa phương trong cư trú, tìm kiếm việc làm, thay đổi phong cách sinh hoạt Tuy nhiên ở đây chủ yếu là sự thay đổi trong nội tại nhất là việc hợp lý hoá việc tổ chức sản xuất dịch vụ trong bản thân nông dân khu Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 22
  23. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long vực. Việc xây dựng các khách sạn cao tầng sẽ là nguyên nhân của việc di chuyển chỗ ở và tái định cư ngoài ý muốn của người dân địa phương do nhu cầu giải phóng mặt bằng. An ninh và trật tự an toàn xã hội bị đe dọa : Du lịch phát triển thu hút ngày càng đông du khách cả khách quốc tế và khách nội địa, nhiều đối tượng khách khó có thể kiểm soát được do vậy các tệ nạn xã hội sẽ phát sinh thông qua hoạt động của khách du lịch hay đáp ứng nhu cầu của du khách như: mại dâm, ma tuý, cờ bạc, tranh giành khách giữa những người dân địa phương Ngoài ra do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp chưa được công bằng sẽ gây ra mâu thuẫn giữa những người làm du lịch với dân địa phương. Gây áp lực lên cơ sở hạ tầng nội khu vực theo mùa: Do tính mùa vụ của hoạt động du lịch (du lịch biển, lễ hội ) cho nên vào thời kỳ cao điểm số lượng khách và nhu cầu sinh hoạt của du khách có thể vượt qua khả năng đáp ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương tiêu biểu là ách tắc giao thông, các nhu cầu về cung cấp nước, năng lượng, khả năng của hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn vượt quá khả năng của địa phương nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Thay đổi phương thức tiêu dùng: Việc phát triển du lịch đã mang lại tăng thu nhập và mức sống của dân địa phương, tăng sức mua nhưng đồng thời cũng làm tăng giá các hàng hoá và nguyên liệu, thực phẩm. Điều này biểu hiện rõ nhất ở sự chi tiêu tương đối thoải mái của khách du lịch làm giá cả các mặt hàng trong khu vực bị nâng cao hơn gây khó khăn trong cơ cấu chi tiêu của cư dân trong vùng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Hơn nữa với tỷ trọng ngày càng tăng của du lịch, dịch vụ đòi hỏi người dân địa phương phải hiểu biết thêm nhiều mặt nhất là về cơ chế thị trường. Chuẩn mực xã hội thay đổi, trong một số trường hợp làm suy thoái văn hoá truyền thống: Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 23
  24. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Khi du lịch phát triển, người dân trong vùng có nhiều điều kiện tiếp xúc với khách du lịch sẽ dẫn đến quan niệm sống, lời nói và việc làm sẽ thay đổi các hệ thống giá trị nhân cách, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, lễ nghi truyền thống. Một số đơn vị kinh doanh du lịch chỉ chạy theo lợi nhuận đã thương mại hoá các hoạt động văn hoá biến lễ hội thành hoạt động nghệ thuật trình diễn, mất lễ nghi đối với các nghi lễ tôn giáo truyền thống. Các hoạt động du lịch chuyên đề như khảo cổ học có thể nảy sinh mâu thuẫn với các hoạt động tín ngưỡng của địa phương. Tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền xã hội: Du lịch gắn liền với việc tiếp xúc của dân cư địa phương với khách du lịch ngoại vùng, do vậy sự xâm nhập của dòng khách du lịch từ các vùng địa lý và các chủng tộc khác nhau cũng đồng thời kéo theo nguy cơ lan truyền của các bệnh khác nhau (bệnh ngoài da, đường ruột, bệnh lây truyền qua đường tình dục ). Ngoài ra, các ô nhiễm môi trường (rác thải, nước bẩn, ô nhiễm không khí, tiếng ồn ) cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng địa phương. [5] 1.2.2 Ảnh hƣởng của môi trƣờng đối với việc phát triển du lịch 1.2.2.1 Tác động tích cực Trong hoạt động du lịch thì khách du lịch có vai trò quan trọng quyết định tồn tại và phát triển du lịch tại một điểm, địa phương hay một vùng. Số lượng khách du lịch nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân văn, chính là môi trường du lịch. Môi trường du lịch luôn luôn tỷ lệ thuận với khách du lịch, môi trường tốt, phong phú và hấp dẫn thuận lợi thu hút khách càng đông và tạo điều kiện tích cực đến phát triển du lịch mang lại nhiều thu nhập cho nền kinh tế quốc gia, địa phương và cộng đồng. Nhưng nếu chất lượng môi trường, dù môi trường tự nhiên nhân tạo, lịch sử văn hoá, xã hội không cao thì khó phát triển du lịch. Ví dụ những nơi có nhiều di tích, nhưng không được tôn tạo, giữ gìn, không được nghiên cứu Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 24
  25. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long kỹ để làm rõ và thể hiện đầy đủ các giá trị văn hoá, lịch sử thì không thể thu hút khách du lịch. Phát triển du lịch đồng nghĩa với khai thác các giá trị tài nguyên và môi trường. Tại điểm du lịch có tài nguyên hấp dẫn và môi trường tốt thu hút nhiều khách đến tham quan nghiên cứu khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch và đồng thời các dịch vụ du lịch phục vụ cho nhu cầu của khách cũng phát triển. 1.2.2.2 Tác động tiêu cực Trên thực tế cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang bị hao mòn. Thiên nhiên bị xâm hại do sự có mặt thường xuyên của du khách. Xã hội, nguồn tài nguyên nhân văn đang bị biến đổi từng ngày bởi hoạt động du lịch. Khi tự nhiên không còn đa dạng, phong phú, tương phản, hoang sơ, khi môi trường không còn trong lành; khi văn hoá bản địa không còn những nét riêng của mình, khi tệ nạn xã hội phát triển, thiếu an toàn thì du lịch sẽ mất dần ý nghĩa. Điều này được biểu hiện rõ nét nhất tại các điểm đến du lịch, nếu môi trường không còn sự hấp dẫn, môi sinh bị tàn phá quá mức thì khách du lịch sẽ có sự chuyển hướng tới những điểm đến khác. 1.3 . Sức chứa du lịch Sức chứa hay khả năng tải (carrying capacity) du lịch lần đầu tiên được định nghĩa vào những năm đầu của thập kỷ 60 bởi Hội đồng Du lịch và Môi trường của Anh. Đây là một trong những khái niệm hàng đầu trong quản lý du lịch, chính vì vậy mà hiện nay có rất nhiều cách hiểu về “sức chứa ’’. Theo WTO (năm 1992) thì “Sức chứa du lịch là mức độ sử dụng của khách tham quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên”. [2] Các học giả nước ngoài cũng có nhiều ý kiến khác nhau về sức chứa du lịch. Theo D’Amore, 1983 thì “Sức chứa là điểm trong quá trình tăng trưởng du lịch mà người địa phương bắt đầu thấy mất cân bằng do mức độ tác động Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 25
  26. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long xã hội không thể chấp nhận được của hoạt động du lịch”. [2] Shelby và Heberlein, 1987 lại cho rằng “Sức chứa là mức độ sử dụng mà vượt qua nó thì vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.[2] Theo Boo, 1990 “Sức chứa là số lượng du khách cực đại sử dụng điểm du lịch, có thể thoả mãn nhu cầu cao nhưng ít gây tác động xấu đến tài nguyên”. Luc Hens, 1998 lại quan niệm “Sức chứa là số lượng người cực đại có thể sử dụng điểm du lịch mà không gây suy thoái đến mức không thể chấp nhận được đối với môi trường tự nhiên và không làm suy giảm đến mức không thể chấp nhận được việc thoả mãn nhu cầu của du khách”. [2] Ở Việt Nam, khái niệm sức chứa cũng đã được Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiếu đề cập đến như là “Số lượng người cực đại mà điểm du lịch có thể chấp nhận, không gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột xã hội giữa cộng đồng địa phương và du khách và không làm suy thoái nền kinh tế truyền thống của cộng đồng bản địa ”. Như vậy, các khái niệm trên chỉ ra rằng, có những giới hạn cho việc sử dụng của du khách, nếu vượt quá, sẽ làm giảm sự hài lòng của khách và mang lại những tác động ngược trở lại về mặt xã hội, kinh tế, văn hoá, môi trường của khu vực. +) Các yếu tố của sức chứa du lịch. Sức chứa du lịch liên quan đến số lượng khách du lịch và bao gồm các khía cạnh: vật lý - sinh học, tâm lý, xã hội và mức độ quản lý (Theo WTO, 1992; Ceballos - Lascurain, 1996; Koeman, 1998). Yếu tố vật lý - sinh học: Khía cạnh vật lý là số lượng khách thực tế mà điểm có thể chứa. Khía cạnh sinh học là ngưỡng của hoạt động du lịch mà trên mức đó thì sự suy thoái môi trường đến mức không thể chấp nhận được hay không thể đảo ngược sẽ xảy ra. Khía cạnh xã hội: Đây là điểm mà tại đó suy thoái văn hoá – xã hội của dân cư địa phương sẽ xảy ra nếu du khách vượt quá ngưỡng nhất định. Khía cạnh tâm lý: Trong quá trình thưởng ngoạn du lịch, những nhóm Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 26
  27. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long người này có thể ảnh hưởng đến sự hứng thú hay kinh nghiệm du lịch của nhóm người kia. Yếu tố này phụ thuộc vào địa điểm, tính chất tham quan và số lượng của những nhóm người tham quan. Khía cạnh quản lý: thể hiện mức độ khách tối đa có thể quản lý thích đáng trong một khu tham quan. Yếu tố này liên quan đến các phương tiện và việc giám sát các hoạt động du lịch nhằm đảm bảo sự tiện lợi cho du khách mà không gây ra những tác động xấu đến môi trường du lịch. +) Công thức tính sức chứa du lịch. Buollón (1985), đã đưa ra một công thức ước tính sức chứa khách du lịch cho một khu vực, trong đó dành cho các hoạt động của du khách bằng tiêu chuẩn bình quân cho một cá nhân thường tính bằng m2/người. Theo Ceballos – Lascurain (1996), sức chứa du lịch của một khu vực cụ thể liên quan đến các yếu tố như: các chính sách cho du lịch và quản lý; hiện trạng tham quan của điểm du lịch; các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tham quan Vì vậy, xác định sức chứa cho mỗi điểm tham quan, cần nhận rõ các mức độ khác nhau của sức chứa. Sức chứa tự nhiên (phýical carrying Capacity : PCC): Là số khách tối đa mà điểm, tuyến tham quan có khả năng chứa, dựa trên tiêu chuẩn cá nhân trung bình. PCC = A x V/a x Rf Trong đó: A - diện tích dành cho du lịch (Area for tourist use) V/a – tiêu chuẩn cá nhân trung bình = số khách/m2 (visitor/ area) Rf - tổng thời gian mở cửa tham quan/ thời gian trung bình 1 lần tham quan. Sức chứa thực tế (Real Carrying Capacity: RCC): là sức chứa tự nhiên bị hạn chế bởi các điều kiện cụ thể của các địa điểm tham quan như: môi trường, sinh thái, xã hội. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 27
  28. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long RCC có thể được biểu hiện bằng công thức khái quát sau: RCC = PCC – Cf1 – Cf2 - - Cfn Trong đó: Cf là các biến số điều chỉnh, nếu biểu thị bằng %, được tính: Ml Cf = ── x 100 Mt Trong đó: Cf = biến số điều chỉnh Ml = mức độ hạn chế của biến số Mt = tổng số khả năng của biến số Như vậy: 100 – Cf1 100 – Cf2 100 – Cfn RCC = PCC x ──── x ──── x x ──── 100 100 100 Các biến số điều chỉnh liên quan chặt chẽ với các đặc điểm và điều kiện cụ thể của mỗi tuyến, điểm tham quan, và không nhất thiết giống nhau cho các điểm tham quan khác nhau. Sức chứa cho phép - sức chứa hiệu quả (Effective or Permissible Carrying capacity : ECC): là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi các điều kiện liên quan đến mức độ quản lý du lịch. Ví dụ, mức độ đảm bảo yêu cầu quản lý chỉ đáp ứng Q % , ECC sẽ là: ECC = RCC x Q/100 Như vậy, PCC luôn lớn hơn RCC và RCC luôn lớn hơn hoặc bằng ECC. Sức chứa thay đổi tuỳ thuộc vào địa điểm, tính mùa, thời gian, thái độ của người sử dụng, việc thiết kế các phương tiện, tình trạng và mức độ quản lý, cũng như đặc trưng động về môi trường của bản thân điểm du lịch. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 28
  29. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Tiểu kết Bảo vệ môi trường du lịch gắn liền với sự phát triển bền vững là một nội dung quan trọng của các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng của quốc gia. Nếu không đặt vị trí bảo vệ môi trường du lịch thì không thể đạt được mục tiêu phát triển ngành du lịch tại địa phương hay một vùng du lịch. Du lịch và môi trường du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, môi truờng là tiền đề, cơ sở phát triển du lịch và ngược lại phát triển du lịch tác động đến môi trường trên hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Muốn bảo vệ môi trường du lịch bởi sự tác động của du lịch và các ngành khác thì phải nhận thức được tính chất hoạt động du lịch và đặc điểm các vùng du lịch có liên quan ảnh hưởng hoạt động của các ngành kinh tế khác. Trong điều kiện hiện nay, bảo vệ môi trường du lịch không chỉ mang nội dung quản lý hành chính mà còn mang nội dung chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường du lịch phải là nhiệm vụ của cả cộng đồng, nhà nước là người tổ chức thực hiện có hiệu quả. Để bảo vệ môi trường du lịch phải sử dụng tổng hợp các biện pháp quản lý.[5] Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 29
  30. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long CHƢƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG Ở KHU VỰC VỊNH HẠ LONG 2.1 Vài nét khái quát chung về khu vực Hạ Long 2.1.2 Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh có tọa độ từ 106056’ đến 107037’ kinh độ đông và 200 43’ đến 21009’ vĩ độ Bắc. Phía Tây và Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam và tây giáp đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng). Trên bản đồ thế giới, phía bắc Vịnh Hạ Long tiếp giáp với Trung Quốc; phía đông Vịnh Hạ Long tiếp giáp với Biển Đông. Năm 1962, Vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km2 với 1969 hòn đảo. Khu trung tâm Vịnh Hạ Long với diện tích 434 km2 và 775 hòn đảo có giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất địa mạo được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (chữ viết tắt tiếng Anh là UNESCO) 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (năm 1994 và năm 2000). Khu di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận (Khu vực bảo vệ I - vùng lõi) được giới hạn bởi 3 điểm: Đảo Đầu Gỗ phía Tây; hồ Ba Hầm phía Nam và đảo Cống Tây phía Đông. Khu vực bảo vệ II - vùng đệm được xác định bởi bờ vịnh dọc theo quốc lộ 18A, từ kho xăng dầu B12 (Cái Dăm) đến cây số 11 (phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả). Khu vực bảo vệ III - vùng phụ cận là vùng biển và đất liền bao quanh khu đệm, kể cả vùng biên tiếp giáp với Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng). Các đảo trên Vịnh Hạ Long chủ yếu là đảo đá vôi được hình thành cách đây trên 500 triệu năm, tập trung ở khu vực phía Đông Nam và Tây Nam; một Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 30
  31. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long số đảo phiến thạch phân bố rải rác chủ yếu ở khu vực Đông Nam với độ cao trung bình từ 50 - 200m được phủ lớp thực vật phong phú, đa dạng. Ẩn giấu trong những hòn đảo đá là hệ thống hang động vô cùng phong phú với măng, nhũ đá có quy mô, hình dáng, màu sắc đa dạng, huyền ảo Một số hang động còn chứa đựng các dấu tích của người Tiền sử Hạ Long đang là điểm hấp dẫn khách tham quan như: Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Sửng Sốt, Soi Nhụ, Thiên Long, Mê Cung, Tam Cung 2.1.2 Thành Phố Hạ Long Hạ Long là thành phố đô thị loại 2, có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá cao, hệ thống quy hoạch chung xây dựng thành phố, quy hoạch chi tiết các khu đô thị, khu công nghiệp đã cơ bản phủ kín là căn cứ quan trọng trong quá trình đầu tư xây dựng để trở thành một thành phố du lịch, văn minh, hiện đại. Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố đa dạng, phong phú đặc biệt là: than đá (trữ lượng địa chất than đá 592 triệu tấn), đá vôi (trữ lượng 1,3 tỷ tấn, hàm lượng CaO 54,36%), đất sét (trữ lượng 63,5 triệu m3 ) thuận lợi cho công nghiệp khai thác than, sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, điện, luyện cán thép, công nghiệp đóng tầu Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp của thành phố. Thành phố Hạ Long có 50 km bờ biển và biển ở thành phố là một trong 04 ngư trường trọng điểm của cả nước có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao; ngoài ra Hạ Long có gần 2000 ha diện tích mặt nước và 1553 km2 mặt nước Vịnh có khả năng nuôi trồng thuỷ sản. Đây là một tiềm năng to lớn để phát triển ngành thuỷ sản. Nghề nuôi cá lồng bè được duy trì. Nhiều hộ áp dụng phương pháp nuôi mới như: nuôi lồng, nuôi rào chắn cho năng suất, hiệu quả cao hơn, sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Thành phố Hạ Long có giải bờ biển dài 50 km, có hệ thống cảng biển phát triển, có cảng nước sâu Cái Lân (có 19 bến cảng, giai đoạn 1 là 7 bến, cho tầu có trọng tải 5000 DWT, công xuất thiết kế hoàn chỉnh là 21,6 triệu Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 31
  32. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long tấn/năm, tổng diện tích cảng sau 2010 là 300 ha), cảng tầu khách quốc tế Hồng Gai, cảng tầu du lịch Bãi Cháy, cảng xăng dầu B12, cảng than Nam Cầu Trắng, hệ thống cảng đặc thù, chuyên dụng khác (như cảng xi măng, than, bốc dỡ vật liệu xây dựng ) và nhiều bến thuyền phục vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách. Hệ thống cảng biển của Hạ Long có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển giao thông vận tải biển trong nước cũng như quốc tế, là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cảng biển. Hệ thống giao thông, vận tải của thành phố phát triển khá đồng bộ: đường bộ, sắt, thuỷ và hệ thống cảng biển. Giao thông vận tải thành phố Hạ Long có rất nhiều thuận lợi vừa có điều kiện thông thương với các nước trong khu vực và thế giới thông qua cảng Cái Lân, với các tỉnh trong nước thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long nói chung và phát triển dịch vụ giao thông vận tải nói riêng Thuộc Giáp Khẩu (nay thuộc phường Hà Khánh) đã phát hiện một số di chỉ lớn thời trung kỳ Đồ đá mới. Ở Đồng Mang (nay thuộc phường Giếng Đáy) đảo Tuần Châu, Cái Lân (nay thuộc phường Bãi Cháy) Cọc Tám (nay thuộc phường Hồng Gai) và trong nhiều hang động, nhiều mái đá trên vịnh Hạ Long, đã phát hiện những di chỉ thời đại Đồ đá mới được các nhà khảo cổ học định danh là nền Văn hoá Hạ Long cách đây từ 5 đến 7 ngàn năm. Cụm di tích lịch sử và danh thắng ở trung tâm thành phố bao gồm: Núi Bài Thơ, Đền thờ Đức Ông Đông Hải Đại Vương, Chùa Long Tiên ở bên núi Bài Thơ. Là trung tâm chính trị, văn hoá của Tỉnh, thành phố Hạ Long có một số địa chỉ văn hoá khác như Cung Văn hoá lao động Việt Nhật, Cung văn hoá thiếu nhi, sân vận động và nhà thi đấu thể thao. Ngoài ra, còn thư viện, trung tâm văn hoá Tỉnh và các cửa hàng sách. Thành phố Hạ Long cũng là nơi đặt trụ sở của Sở văn hoá và Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Tỉnh, Hội văn học nghệ thuật thành phố Hạ Long, với nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng trong cả nước. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 32
  33. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long 2.1.3 Giao thông đến TP Hạ Long Những năm qua, hệ thống giao thông từ các địa phương khác ở khu vực Bắc bộ đến thành phố đã được đầu tư phát triển với tốc độ nhanh, khá đồng bộ cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ, đã tạo tiền đề, động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đáp ứng tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. 2.2 Hoạt động du lịch và những ảnh hƣởng tới môi trƣờng 2.2.1 Hiện trạng hoạt động du lịch Sau khi vịnh Hạ Long được chính thức công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và được đầu tư, nâng cấp đưa vào khai thác phục vụ du lịch thì hoạt động du lịch trên Vịnh đã đạt được những kết quả nhất định . Trên vịnh Hạ Long có thể phát triển các loại hình du lịch: du lịch tham quan, du lịch thể thao, vui chơi giải trí, du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu văn hoá - lịch sử. Nhưng loại hình du lịch phát triển chủ yếu trên Vịnh là du lịch tham quan, ngắm cảnh. 2.2.1.1 Khách du lịch Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 33
  34. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Bảng 2.1 Lƣợng khách và phí tham quan Vịnh Hạ Long từ năm 1996 đến năm 2008. Đón tiếp phục vụ khách tham quan Tổng thu phí Năm Khách nội địa Tổng lƣợt Khách quốc tế tham quan khách 1996 191.248 45.000 236.248 1.185.828.000 1997 122.294 94.014 216.308 1.483.376.000 1998 214.433 113.140 327.563 4.800.011.000 1999 464.768 129.327 594.095 9.957.145.000 2000 554.870 297.562 852.432 16.576.470.000 2001 457.514 536.676 994.190 22.590.600.000 2002 576.970 704.721 1.281.691 29.157.100.000 2003 611.728 695.192 1.306.919 27.793.790.000 2004 734.602 817.156 1.551.758 34.782.765.000 2005 608.775 809.361 1.418.136 40.725.885.000 2006 734.084 728.016 1.462.100 42.057.760.000 2007 764.521 1.023.808 1.788.329 51.736.330.000 2008 928.519 1.693.671 2.622.190 86.401.105.000 (Nguồn: Ban quản lý Vịnh Hạ Long) 3000000 2500000 2000000 khách nội địa 1500000 Khách quốc tế 1000000 Tổng lượt khách 500000 0 2004 2005 2006 2007 2008 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ lƣợng khách tham quan Vịnh Hạ Long từ 2004 đến 2008. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 34
  35. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Qua bảng số liệu thống kê lượng khách và thu phí tham quan Vịnh Hạ Long từ năm 1996 đến năm 2008 ta nhận thấy: Tổng số lượng khách đến tham quan Vịnh Hạ Long trong thời gian gần đây tăng nhanh nhưng không ổn định giữa các thời kỳ. Giai đoạn 1996 – 2000 tổng lượt khách tăng 2.385.942 lượt (tăng hơn 11 lần). Trong đó: Khách Việt Nam tăng 737.271 lượt (tăng 4,8 lần). Khách nước ngoài tăng 1.648.671 lượt tăng 37,6 lần) Có được kết quả này là do công tác tổ chức đón khách được ban quản lý Vịnh chú trọng, công tác tuyên truyền quảng bá ngày càng được xúc tiến mạnh mẽ, các dịch vụ phục vụ khách ngày càng hoàn thiện hơn, tính mến khách của điểm đến Trong giai đoạn đầu xét về cơ cấu khách thì số lượng khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng cao hơn 80,9 % , còn khách du lịch quốc tế chỉ chiếm 19,1%. Giai đoạn sau (năm 20008) thì đã có sự thay đổi trong cơ cấu khách, trong đó : khách du lịch quốc tế lại chiếm đa số (64,6 %), còn khách du lịch nội địa chỉ chiếm 35,4 %. Có sự chuyển dịch này là do trong thời gian gần đây Vịnh Hạ long được hai lần công nhận là di sản thiên nhiên (không chỉ bởi giá trị về cảnh quan mà cả về giá trị địa chất ), các chương trình truyền hình giới thiệu, quảng bá khu vực di sản trong nước và trên thế giới, chương trình chạy đua danh hiệu Vịnh Hạ Long là một trong 7 kì quan thiên nhiên thế giới mới Do đó du khách quốc tế biết đến Vịnh Hạ Long nhiều hơn , làm chuyển dịch cơ cấu du khách đến thăm quan. 2.2.1.2.Các tuyến tham quan *Một số tuyến cơ bản thăm quan vịnh Hạ Long: Tuyến 1(4 tiếng): Cảng tàu du lịch -Thiên Cung - Đầu Gỗ - Đỉnh Hương - Gà Chọi . Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 35
  36. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Tuyến 2 (6 tiếng): Cảng tàu du lịch - Thiên Cung - Đầu Gỗ - Đỉnh Hương - Gà Chọi - Sửng sốt - Ti Tốp . Tuyến 3 (6 tiếng): Cảng tàu du lịch - Tam Cung - Sửng Sốt -Ti Tốp . Tuyến 4 (8 tiếng): Cảng tàu du lịch - Sửng Sốt - Mê Cung - Hồ Ba Hầm. Tuyến 5 (2 ngày): Cảng tàu du lịch - Ngọc Vừng - Quan Lạn. * Các tuyến du lịch: đường biển quốc tế Khách đến thăm Vịnh Hạ Long cũng như các danh thắng khác của Quảng Ninh ngày càng tăng là do sự hiện diện trở lại của tuyến du lịch đường biển. Ngoài các tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long, Hải Nam (Trung Quốc) - Hạ Long được duy trì 1 ngày/chuyến, các tour khác như: Hồng Kông - Hạ Long 1 tuần/chuyến cũng được duy trì đúng lịch trình, tạo ấn tượng tốt đối với du khách và đối tác. Cùng với đó, hãng tàu du lịch quốc tế nổi tiếng Star Cruises (có trụ sở tại Malaysia) tiếp tục hợp tác nối tuyến đưa các chuyến tàu biển chở khách du lịch đến Hạ Long hằng tuần, góp phần tạo nên diện mạo mới cho du lịch Quảng Ninh. Trong ngày 29-4, Vịnh Hạ Long đã đón 3 tàu biển quốc tế: Super Star Gemini; Super Star Virgo (hãng tàu Star Cruises) và tàu Minh Hoa Công Chúa 2 (tuyến Bắc Hải - Hạ Long), chở theo hơn 4.000 du khách và thuyền viên nước ngoài đến thăm quan. Năm 2008, trên Vịnh Hạ Long có 420 tàu du lịch tham gia vận chuyển khách tham quan Vịnh, trong đó có 81 tàu 3 sao, 108 tàu 2 sao, 76 tàu 1 sao, 145 tàu đạt tiêu chuẩn tối thiểu.Tuy nhiên, tại cảng tàu khách du lịch Bãi Cháy còn một số bất cập cần phải khắc phục như: mặt bằng sân cảng chật hẹp, cầu cảng đang trong tình trạng quá tải. Qua một số năm cho thấy vào các ngày, giờ cao điểm (hầu hết vào buổi sáng) lượng khách có nhu cầu tham quan Vịnh rất cao, khoảng 3500 đến 4000 khách cùng 200 chuyến tàu rời cảng. Vì vậy để thông thoáng vùng nước và đảm bảo an toàn, những tàu chưa có khách không được cập vào cảng hoặc đã trả khách xong phải khẩn trương di chuyển ra phao neo đậu. Mỗi tàu vào đón khách được quy định tối đa là 30 Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 36
  37. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long phút và những tàu không đạt tiêu chuẩn tối thiểu thì kiên quyết không được tham gia đón khách để đảm bảo an toàn cho du khách. Trong 3 ngày, từ 30 tháng 4 đến 2-5-2006, tại cảng tàu khách du lịch Bãi Cháy đã có 29.181 lượt khách tham quan Vịnh Hạ Long, tăng lên trên 30 % so với cùng kỳ (trong đó có 6.435 lượt khách quốc tế) với 1.577 chuyến tàu xuất bến. Đặc biệt ngày 30 - 4 đã có 620 tàu xuất bến (tăng 17 % so với ngày 30 - 4 năm 2005),với 13.319 lượt khách (tăng 39 % so với ngày 30 - 4 năm 2005) đây cũng là ngày có số tuyến tàu và lượng khách cao nhất từ trước đến nay 2.2.1.3. Cở sở vật chất kỹ thuật Với lợi thế nằm bên bờ Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới, hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách tới tham quan đã tạo rất nhiều thuận lợi cho TP Hạ Long thực hiện mục tiêu của mình. Thành phố đã không ngừng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân. Điều đó đang tạo cho Hạ Long có một sức hút không nhỏ đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch. Để du lịch đảm bảo các yếu tố về chất lượng, thành phố thường xuyên quan tâm cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ. Thời gian qua, thành phố đã tiến hành thẩm định phân loại các nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn để đề nghị Sở Du lịch xét công nhận tiêu chuẩn. Hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 400 cơ sở kinh doanh nhà nghỉ với trên 6.400 phòng và gần 11.000 giường, trong đó có 50 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao; trên 360 tầu chở khách có chất lượng cao, trong đó có 90 tầu đủ tiêu chuẩn đón khách nghỉ đêm trên Vịnh. Trật tự ở các bến xe, bến tầu được củng cố, giảm rất nhiều hiện tượng tiêu cực trong hoạt động dịch vụ kinh doanh. Năm 2006 và những tháng đầu năm 2007, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố tiếp tục đầu tư, hoàn thiện đưa vào hoạt động nhiều công trình, sản phẩm du lịch ở khu du lịch Tuần Châu, Bãi Cháy, Hoàng Gia đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của đông đảo người dân và khách du lịch trong và ngoài nước. 2.2.1.4 Một số thành tựu cơ bản Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 37
  38. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Nhìn lại chặng đường gần đây, nhất là giai đoạn từ năm 2001 đến nay du lịch Hạ Long đã có bước phát triển nhanh, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng được đầu tư lớn. Đến hết năm 2008 nhiều chỉ tiêu về khách du lịch đã đạt con số dự kiến năm 2010 với 2,85 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 1.700 tỷ đồng. Hoạt động du lịch đã có tác động tích cực đến sự phát triển của ngành kinh tế dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đặc biệt, công tác đầu tư phát triển du lịch Hạ Long luôn được Tổng cục Du lịch và tỉnh quan tâm sâu sát. Cùng với việc đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật xã hội chung, TP Hạ Long đã chỉ đạo mạnh mẽ việc triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch, tạo điều kiện tốt nhất cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các sản phẩm, loại hình du lịch, đáp ứng nhu cầu tham quan ngày càng cao của khách du lịch trong và ngoài nước. Tính đến thời điểm hiện tại, Hạ Long có trên 500 khách sạn với gần 9.000 phòng nghỉ, trong đó có 10 KS 4 sao, 17 KS 3 sao. Tổng số buồng, phòng được xếp hạng từ 1-4 sao chiếm tỷ lệ 35% tổng số buồng, phòng trên địa bàn. Năm 2001 mới chỉ có 200 tàu vận chuyển khách tham quan Vịnh Hạ Long, đến nay đã tăng lên trên 360 tàu. Đáng chú ý là loại hình tàu nghỉ đêm trên Vịnh với tổng số 90 tàu được đầu tư lớn với các phòng đủ tiêu chuẩn chất lượng cao. Một trong những thành công lớn của du lịch Hạ Long những năm qua là việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch. Cùng với chính sách mở cửa phát triển kinh tế của đất nước, phát huy lợi thế của địa phương, những năm qua, Hạ Long đã không ngừng tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch. Thành phố đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch với các địa phương ở các nước như các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc), khai thông nhiều tuyến du lịch đường biển, ký kết thoả thuận chi tiết khung về Dự án hợp tác phát triển sản phẩm du lịch với Công ty STT - Hoa Kỳ Đây chính là những “cánh cửa” nối dài cánh tay du lịch Quảng Ninh vươn tới nhiều thị trường du lịch. Với những sách lược có tính chất đón đầu, mở rộng Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 38
  39. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long hợp tác quốc tế đã giúp du lịch Hạ Long khẳng định thương hiệu, sớm hội nhập với khu vực và quốc tế. 2.2.1.5 Con số dự báo trong tương lai Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch thành phố năm 2015 đạt khoảng 14%, doanh thu 4.000 tỷ đồng, năm 2020 là khoảng 8.000 tỷ, sau năm 2010 phát triển thành trung tâm du lịch hạt nhân của vùng duyên hải Đông Bắc; phấn đấu trở thành trung tâm du lịch biển chất lượng quốc tế vào giai đoạn 2015-2020. Những mục tiêu trên đã và đang được thành phố thực hiện đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Trong đó đặc biệt tập trung khai thác có hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn có quy mô hiện đại, bền vững. Đồng thời phát triển rộng ra ngoài địa bàn thành phố với việc hình thành khu du lịch Hạ Long gồm: Trung tâm du lịch Hạ Long và vùng phụ cận thành phố, một phần huyện Hoành Bồ, trong đó trọng điểm là Vịnh Hạ Long - Bãi Cháy - Hùng Thắng - Tuần Châu và trung tâm TP Hạ Long; xây dựng Hạ Long là trung tâm du lịch hạt nhân của vùng duyên hải Đông Bắc và trở thành trung tâm du lịch biển có chất lượng quốc tế vào giai đoạn sau. Từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá, cảnh quan môi trường. Quy hoạch cũng đặt ra định hướng phát triển về không gian, tuyến điểm du lịch, cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch, bảo vệ môi trường Về không gian theo 3 hướng chính: Đông nam - phát triển ra vịnh Hạ Long; hướng đông bắc - phát triển bám theo trục đường ven biển và hướng tây bắc - phát triển lên núi, cũng như việc khai thác thêm không gian trên cao và không gian dưới đáy đại dương, góp phần làm phong phú thêm các tuyến, điểm du lịch. Theo đó sẽ hình thành nhiều hơn nữa các khu du lịch trọng điểm và các tuyến, điểm tham quan. Trong đó khu vực Vịnh Hạ Long sẽ hình thành các Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 39
  40. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long điểm tham quan chủ yếu, hạn chế phát triển các khu lưu trú, nghỉ dưỡng, bằng việc xây dựng các khu tham quan như: Khu du lịch tâm linh - huyền thoại đảo Đầu Gỗ; Khu vui chơi giải trí - lưu trú đảo Bồ Hòn; Khu du lịch sinh thái nhân văn đảo Hang Trai, Đầu Bê Khu vực phía tây TP Hạ Long sẽ gồm: Khu lưu trú - dịch vụ Bãi Cháy; Khu du lịch tổng hợp Hùng Thắng; Khu du lịch sinh thái Đồn Điền. Phía đông thành phố sẽ là các khu di tích lịch sử núi Bài Thơ; Khu tham quan phố cổ Hòn Gai, Khu bảo tàng than Hà Lầm. Gắn liền với các khu du lịch là các tuyến du lịch được đa dạng hoá hơn nữa gồm cả trên bờ, trên biển và trên núi. Với việc phát triển các khu, điểm, tuyến du lịch đồng bộ sẽ tạo ra diện mạo mới cho du lịch TP Hạ Long cả về không gian và cảnh quan kiến trúc đô thị. Với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tổng cục Du lịch, của lãnh đạo tỉnh, cũng như các cơ quan, ban, ngành Trung ương và địa phương, cùng sự nỗ lực, cố gắng của chính mình, chặng đường tới sẽ là một giai đoạn thịnh vượng hơn nữa của du lịch Hạ Long. Sự thịnh vượng này sẽ là mở đầu cho một hướng đi chuyên nghiệp hóa và mang lại hiệu quả bền vững cho một trung tâm du lịch lớn của đất nước. 2.2.2. Những ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường 2.2.2.1 Tác động tích cực - Do sự phát triển của du lịch, yêu cầu của việc đầu tư của tỉnh Quảng Ninh và sự kêu gọi đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài một cách đồng bộ và toàn diện. Các dự án nâng cấp đầu tư cải tạo môi trường đang được đẩy mạnh thực hiện nhằm khai thác tốt các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch mà vẫn đảm bảo tốt công tác bảo vệ môi trường để đạt mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. * Các dự án đầu tư bao gồm Bảng 2.2 Các dự án theo quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ long đến năm 2020 đã đƣợc chính phủ phê duyệt. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 40
  41. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Quy mô STT Khu chức năng Địa điểm Loại hình du lịch (ha) Trung tâm dịch vụ Bao gồm vườn động vật, công viên 1 10 du lịch trên bờ Hoàng Gia ven bờ Bãi Cháy, đảo Rều Đảo Tuần Châu: Bãi tắm, khách sạn Khu du lịch giải trí 2 sân golf, công viên, làng chài du lịch, 860 quốc tế bến tàu. Hang, động, hình dạng các đảo kỳ lạ, Công viên Vạn đảo Soi Sim, điểm dừng chân tham 3 3845 Cảnh quan, điểm dừng chân ngắm cảnh, lầu ngắm cảnh đảo Titốp. Hồ Ba Hầm, đảo Hang Trai: Tham 4 Thung lũng biển quan thám hiểm dưới đại dương, lặn, 3440 động nước. Công viên yên tĩnh: Khu ngủ trên Vịnh, bãi tắm, khu nuôi ngọc trai, du Công viên giải trí lịch tham quan vườn quốc gia giải 5 13105 trên biển trí Khu công viên động: lướt ván, mô tô biển, nhảy dù, thuyền buồm. 6 Công viên san hô Đảo Đầu Bê, Cống Đỏ: Lặn, bãi tắm. 5815 Hòn Xếp: Tham quan, picnic, trung 7 Công viên đá xếp 508 tâm dịch vụ du lịch. Đảo Cống Đông: Bơi thuyền làng 8 Khu vực thể thao 2679 chài, săn bắt, leo núi. 9 Thiên đường mặt Đảo Ngọc Vừng - đảo Phượng 4650 Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 41
  42. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long trời Hoàng: Bãi tắm hoang dã, tham quan (ngọc trai, hải sản biển), cắm trại, du lịch hoang dã. Đảo Trà Bản, Đống Chén, Vạn Cảnh: Khu du lịch sinh Thể thao leo núi, cắm trại, vườn quốc 10 23280 thái gia Bãi Tử Long, lễ hội trên biển, làng chài. Đảo Quan Lạn: Tham quan di tích, Công viên Văn hoá bãi tắm, thương cảng cổ Vân Đồn, 11 10570 - Lịch sử công trình kiến trúc cổ (đình, chùa), làng chài truyền thống Đảo Ba Mùn (Vườn Quốc gia Bãi Tử Công viên rừng 12 Long): Tham quan động thực vật 5656 nguyên sinh hoang dã. Làng cổ sinh TT Các di chỉ khảo cổ học, Mê Cung; văn hoá nổi Cửa Tiên Ông; Thiên Long, làng chài Cửa 13 Vạn (Bảo tàng Sinh Vạn, tái tạo hoạt động người Việt cổ thái Hạ Long) bằng mô hình ảo và thực. (Nguồn: Ban quản lý Vịnh Hạ Long) Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 42
  43. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Bảng 2.3 Các dự án đã thực hiện: Thời gian bắt Tổng kinh phí STT Tên dự án Các hạng mục công trình chính đầu thực đã đầu tƣ (đ) hiện Hệ thống đường dẫn tham quan trong động. Hệ thống chiếu sáng trong động. Dự án tôn tạo Nạo vét luồng lạch và xây dựng Năm 1 động Thiên 6.820.000.000 bến cập tàu vào, ra trước cửa động. 1997 Cung Đường dẫn tham quan liên hoàn từ động Thiên Cung sang hang Đầu Gỗ. Hệ thống đường, cầu dẫn tham quan trong hang. Hệ thống chiếu sáng trong hang. Dự án tôn tạo Hệ thống bậc, đường dẫn vào, ra Năm 2 3.560.000.000 hang Đầu Gỗ bên ngoài cửa hang. 1998 Cầu tàu đón khách. Các công trình dịch vụ, vệ sinh khác. Xây kè, đổ cát bãi tắm. Bến cập tàu ra vào. Dự án tôn tạo Hệ thống đường dẫn lên đỉnh núi. Năm 3 bãi tắm đảo Ti 1.500.000.000 Hai lầu ngắm cảnh . 1998 tốp Các công trình dịch vụ, vệ sinh khác. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 43
  44. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Hệ thống bậc, cầu dẫn vào, ra bên ngoài cửa hang. Hệ thống đường tham quan trong hang. Dự án tôn tạo Năm 4 Hệ thống chiếu sáng trong hang. 5.100.000.000 hang Sửng Sốt 1999 Bến cập tàu và đường dẫn đón, trả khách. Nạo vét luồng tàu ra vào. Công trình dịch vụ, vệ sinh khác. Dự án tôn tạo khu vui chơi Xây kè bến cập tàu lên đảo. Năm 5 giải trí trên đảo Xây kè đổ cát bãi tắm. 4.038.000.000 2001 Soi Sim giai Một số công trình dịch vụ, vệ sinh. đoạn I Tàu công tác Đưa đón nhân viên đi làm việc Năm 6 3.500.000.000 cao tốc trên Vịnh. 2003 Phục vụ công tác tìm kiếm Năm 7 Tàu cứu nạn 1.147.000.000 cứu nạn trên Vịnh. 2003 (Nguồn: Ban quản lý Vịnh Hạ Long) Các dự án kêu gọi đầu tư * Dự án khu du lịch sinh thái, văn hóa động Mê Cung trên đảo Lờm Bò. * Dự án Bảo tàng Sinh thái Hạ Long. * Dự án bảo tồn và nâng cấp chất lượng môi trường Vịnh Hạ Long: Nội dung dự án: Thu gom, thanh tra, xử lý chất thải; tuyên truyền vận động cộng đồng nâng cao ý thức trách nhiệm, tham gia bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Mục tiêu dự án: Giữ được chất lượng nước vùng lõi Di sản thế giới Vịnh Hạ Long. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 44
  45. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long * Dự án nghiên cứu, điều tra giá trị đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long: Hiện nay, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đang hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học trung ương và địa phương tiến hành khảo sát, nghiên cứu, điều tra, sưu tầm, nhằm đánh giá một cách đầy đủ nhất giá trị đa dạng sinh học của Vịnh Hạ Long, tiến tới lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới theo tiêu chuẩn IV trong thời gian tới. * Ngoài ra tỉnh Quảng Ninh còn triển khai rất nhiều biện pháp hữu hiệu khác để bảo vệ môi trường nhằm phát triển du lịch trong tương lai: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 07/CT – UBND ngày 22/2/2006 của UBND tỉnh Quảng Ninh “v/v tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long”, một số giải pháp bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long đã được triển khai như: UBND tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định số 498/2007/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 ban hành Quy chế quản lý Vịnh Hạ Long (sửa đổi) làm cơ sở quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản và quản lý các hoạt động trên Vịnh Hạ Long. Công văn số 4306/UBND-MT ngày 13/11/2006 của UBND tỉnh Quảng Ninh v/v không cho phép dùng phao xốp làm bệ nổi cho các công trình trên Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Đến nay, đã đầu tư cho các nhà nổi mẫu: làm 05 nhà nổi xi mănglưới thép cho 04 Trung tâm và Đội kiểm tra xử lý vi phạm trên Vịnh Hạ Long, làm 02 nhà nổi bằng phao nhựa tại đảo Cống Đỏ và làng chài Cửa Vạn để các đơn vị sản xuất kinh doanh, dân cư sống trên Vịnh thực hiện. Tuy nhiên, giá thành thay thế phao xốp còn cao, nhận thức về chủ trương, lợi ích của việc thay thế phao xốp của cộng đồng còn hạn chế, diều kiện kinh tế của các hộ dân còn thấp, do vậy việc thay thế toàn bộ phao xốp còn gặp nhiều khó khăn. Trong thêi gian tíi Ban Qu¶n lý VÞnh H¹ Long sÏ tiÕp tôc tuyªn truyÒn, x©y dùng lé tr×nh cô thÓ, vËn ®éng vµ cã c¸c gi¶i ph¸p hç trî ng• d©n thùc hiÖn. - Thùc hiÖn chñ tr•¬ng cña UBND tØnh t¹i c«ng v¨n sè 2765/UBND-XD ngµy 20/6/2007 cña UBND tØnh Qu¶ng Ninh “V/v l¾p ®Æt, thö nghiÖm c¸c thiÕt Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 45
  46. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long bÞ nh»m t¨ng c•êng b¶o vÖ m«i tr•êng sinh th¸i VÞnh H¹ Long”, hiÖn nay, ®· l¾p ®Æt 03 hÖ thèng xö lý chÊt th¶i Biofast t¹i c¸c ®iÓm tham quan, du lÞch trªn VÞnh H¹ Long t¹i hang Söng Sèt, ®éng Thiªn Cung vµ nhµ næi xi m¨ng l•íi thÐp cña §éi kiÓm tra, xö lý vi ph¹m trªn VÞnh H¹ Long, nh»m thö nghiÖm, gi¶i quyÕt n•íc th¶i tõ c¸c tµu thuyÒn, ®iÓm du lÞch, d©n c• sèng trªn VÞnh. - Thùc hiÖn QuyÕt ®Þnh sè 3601/Q§-UBND ngµy 16/11/2006 cña UBND tØnh V/v §Çu t• trang thiÕt bÞ quan tr¾c m«i tr•êng trang thiÕt bÞ b¶o vÖ m«i tr•êng, Ban qu¶n lý VÞnh H¹ Long ®· ®Çu t• 4.245 triÖu ®ång mua s¾m trang thiÕt bÞ. Ngoµi ra, cßn trang thªm bÞ tµu thuyÒn, thïng chøa r¸c, ®Çu t•, mua s¾m thiÕt bÞ thu gom vµ xö lý r¸c th¶i. - Chó träng c«ng t¸c x· héi ho¸ b¶o vÖ m«i tr•êng. Huy ®éng nguån lùc tõ c¸c tæ chøc, doanh nghiÖp, hiÖp héi, céng ®ång d©n c• cïng tham gia c¸c ho¹t ®éng b¶o vÖ m«i tr•êng Di s¶n. Tæ chøc c¸c buæi ra qu©n lµm s¹ch m«i tr•êng nh©n c¸c ngµy lÔ, ngµy m«i tr•êng thÕ giíi, th¸ng hµnh ®éng b¶o vÖ m«i tr•êng di s¶n VÞnh H¹ Long. - T¨ng c•êng kiÓm tra, xö lý nghiªm c¸c tr•êng hîp vi ph¹m LuËt Di s¶n V¨n hãa, LuËt B¶o vÖ M«i tr•êng, ng¨n chÆn kÞp thêi c¸c hµnh vi x©m h¹i ®Õn gi¸ trÞ, c¶nh quan, m«i tr•êng Di s¶n 2.2.2.2 Các tác động tiêu cực: - Với số lượng khách du lịch đến với Vịnh Hạ Long ngày càng tăng, năm 2008 lượng khách đạt 2.622.190 (lượt khách) thì các vấn đề về môi trường đặt ra là: + Vấn đề lượng rác thải ngày càng tăng. + Các loại thuỷ hải sản bị khai thác phục vụ khách du lịch ngày càng nhiều có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên. + Cảnh quan môi trường bị phá huỷ do một số khách thiếu ý thức như để lại dấu tích, viết vẽ lên cảnh quan, hái lá bẻ cành, vứt rác bừa bãi . + Lượng rác thải từ các nhà hàng khách sạn đổ ra biển. + Tài nguyên san hô và hệ sinh thái ven bờ bị phá huỷ. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 46
  47. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long - Việc quy hoạch các dự án thiếu đồng bộ sẽ gây tác động xấu đến môi trường - Ho¹t ®éng tµu thuyÒn du lÞch, dÞch vô trªn vÞnh h¹ long. + HiÖn nay, trªn VÞnh H¹ Long cã trªn 350 tµu du lÞch ho¹t ®éng, trong ®ã: 46 tµu ®¹t tiªu chuÈn 3 sao; 55 tµu ®¹t tiªu chuÈn 2 sao; 106 tµu ®¹t tiªu chuÈn 1 sao; 99 tµu ®¹t tiªu chuÈn tèi thiÓu; cßn l¹i lµ c¸c tµu th¶i (thêi gian khai th¸c trªn 10 n¨m, kh«ng cã ch•¬ng tr×nh c¶i ho¸n, kh«ng l¾p ®Æt thiÕt bÞ ®¶m b¶o vÖ sinh m«i tr•êng). + L•îng kh¸ch du lÞch ®Õn H¹ Long ngµy mét t¨ng nhanh: N¨m 1996 l•îng kh¸c du lÞch lµ 236.000 l•ît th× n¨m 2004 ®¹t 1.551.000 l•ît kh¸ch. Ho¹t ®éng cña tµu thuyÒn du lÞch trªn VÞnh H¹ Long cã ¶nh h•ëng rÊt lín ®Õn m«i tr•êng sinh th¸i Di s¶n nh•: * Lµm t¨ng ®é ®ôc trªn VÞnh khi tµu di chuyÓn: HiÖn cã nhiÒu tµu du lÞch lín, khi di chuyÓn víi tèc ®é cao g©y ®ôc dßng ch¶y. * HÇu hÕt c¸c tµu du lÞch kh«ng cã thiÕt bÞ thu gom vµ xö lý n•íc th¶i. Toµn bé n•íc th¶i sinh ho¹t ®•îc th¶i trùc tiÕp ra VÞnh, g©y ¶nh h•ëng lín ®Õn m«i tr•êng Di s¶n. Bªn c¹nh ®ã, qu¸ tr×nh vËn hµnh m¸y mãc, thiÕt bÞ cña c¸c tÇu thuyÒn do ch•a cã thiÕt bÞ xö lý hay thiÕt bÞ chøa nªn ®· x¶ trùc tiÕp xuèng VÞnh c¸c hçn hîp cã chøa dÇu nh• x¶ n•íc lacanh, n•íc röa sµn, rß rØ dÇu vµ nhiªn liÖu. * §i ®«i víi sù gia t¨ng vÒ sè l•îng c¸c ph•¬ng tiÖn giao th«ng trªn VÞnh lµ c¸c cöa hµng kinh doanh x¨ng dÇu cung cÊp nhiªn liÖu cho ph•¬ng tiÖn giao th«ng (t¹i c¸c ®iÓm: BÕn §oan, bÕn Lß v«i, c¶ng Míi, vông §©ng, c¶ng VËt t•). §©y lµ nguyªn nh©n chÝnh g©y dÇu loang, t¨ng nång ®é kim lo¹i nÆng trong n•íc, ¶nh h•ëng ®Õn sinh vËt biÓn. * T¨ng l•îng chÊt th¶i do kh¸ch du lÞch vµ nh÷ng ng•êi ®iÒu hµnh ph•¬ng tiÖn trªn VÞnh. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 47
  48. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long 2.3. Các hoạt động kinh tế xã hội ảnh hƣởng tới môi trƣờng Vịnh Hạ Long: Thùc hiÖn ý kiÕn chØ ®¹o cña UBND tØnh vÒ viÖc nghiªn cøu ®¸nh gi¸ thùc tr¹ng m«i tr•êng VÞnh H¹ Long, Ban Qu¶n lý VÞnh H¹ Long ®· phèi hîp víi c¸c ban ngµnh ®oµn thÓ cña tØnh tæng hîp c¸c th«ng tin sè liÖu cã liªn quan ®Õn m«i tr•êng VÞnh H¹ Long. Ban Qu¶n lý VÞnh H¹ Long b¸o c¸o cô thÓ nh• sau: Trong b¸o c¸o nµy ®Ò cËp tíi 6 vÊn ®Ò. Trong tõng vÊn ®Ò ®· nªu thùc tr¹ng, nguyªn nh©n vµ ®Ò xuÊt c¸c gi¶i ph¸p cÇn gi¶i quyÕt. 1. Khai th¸c than, chÕ biÕn than. 2. LÊn biÓn, ®æ th¶i. 3. Thùc tr¹ng nu«i trång thuû h¶i s¶n. 4. Ph¸ rõng ngËp mÆn. 5. C• d©n sinh sèng trªn VÞnh H¹ Long. 2.3.1 Khai th¸c, chÕ biÕn than HiÖn nay, thµnh phè H¹ Long cã 5 má khai th¸c lé thiªn, 3 má khai th¸c hÇm lß vµ 05 c¶ng. T¹i CÈm Ph¶ cã 07 má khai th¸c lé thiªn, 14 má khai th¸c hÇm lß vµ 10 c¶ng. H¹ Long vµ CÈm Ph¶ cã 04 nhµ m¸y sµng tuyÓn than. Quy tr×nh khai th¸c má, khai th¸c lé thiªn lµ bèc xóc ®Êt ®¸ vµ ®æ th¶i ra c¸c b·i th¶i cña má. C¸c má khai th¸c hÇm lß, l•îng ®Êt ®¸ th¶i ra m«i tr•êng Ýt h¬n. Tæng l•îng ®Êt ®¸ th¶i cña ngµnh than hµng n¨m lµ 150 triÖu m3, trong ®ã c¸c b·i th¶i ven bê VÞnh H¹ Long nh•: B·i th¶i Nam Lé Phong: réng 21ha; b·i th¶i Nam §Ìo Nai: 230ha; b·i th¶i nhµ m¸y tuyÓn than Nam CÇu Tr¾ng: 80ha; b·i th¶i nhµ m¸y tuyÓn than Cöa ¤ng: 125ha. N•íc th¶i má: Tæng l•îng n•íc th¶i má hµng n¨m kho¶ng 30 triÖu m3. ¶nh h•ëng ®Õn m«i tr•êng c¶nh quan VÞnh: HÇu hÕt n•íc th¶i má vµ ®Êt th¶i mang tÝnh axÝt, ®é ®ôc cao (cã thÓ quan s¸t ®•îc do mµu) ®Òu ®•îc ®æ trùc tiÕp ra VÞnh mµ kh«ng qua xö lý nh•: má than Hµ Tu, Cao S¬n, §Ìo Nai, C¶ng than Nam CÇu Tr¾ng v.v. Qua kh¶o s¸t thùc tÕ t¹i c¸c c¶ng than vµ c¸c b·i ®æ th¶i t¹i c¶ng than cho thÊy vÉn cßn t×nh tr¹ng ®æ th¶i lÊn biÓn mét sè Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 48
  49. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long ®iÓm ven bê khu vùc H¹ Long, CÈm Ph¶. C¸c c¶ng than bèc xóc g©y bôi, « nhiÔm n•íc côc bé, ®Æc biÖt lµ t×nh tr¹ng vËn chuyÓn, bèc rãt than trong vïng b¶o vÖ tuyÖt ®èi vÉn cßn x¶y ra. NhiÒu tµu cã t¶i träng lín ®Õn nhËn than kh«ng thÓ vµo c¶ng tµu ®•îc (nhÊt lµ khu vùc H¹ Long), ph¶i dïng biÖn ph¸p chuyÓn t¶i nªn l•îng than r¬i v·i xuèng VÞnh H¹ Long kh¸ nhiÒu. Nh÷ng ho¹t ®éng nµy ®ang diÔn ra hµng ngµy t¹i khu ®Öm vµ vïng lâi cña Di s¶n vµ cã nguy c¬ ¶nh h•ëng lín ®Õn chÊt l•îng n•íc khu vùc b¶o vÖ tuyÖt ®èi, ®ang g©y båi l¾ng bê VÞnh vµ ngoµi VÞnh. Trong B¸o c¸o hiÖn tr¹ng m«i tr•êng tØnh Qu¶ng Ninh n¨m 2004 (phÇn VÞnh H¹ Long), qua quan tr¾c c¸c chØ sè m«i tr•êng cho thÊy: t¹i c¸c khu vùc ven bê H¹ Long ®· cã nh÷ng biÓu hiÖn « nhiÔm côc bé do t¨ng l•îng chÊt r¾n l¬ löng (TSS), gi¶m l•îng «xy hoµ tan (DO), nhu cÇu «xi sinh ho¸ vµ ho¸ häc (BOD, COD), Nitr¬rit vµ khuÈn g©y bÖnh Coliform do ¶nh h­ëng cña c¸c khu vùc d©n c• gÇn bê nh• L¸n BÌ, Vùng §©ng vµ c¸c c¶ng than ven bê nh• Nam CÇu Tr¾ng g©y ®é ®ôc xÊp xØ hoÆc v­ît tiªu chuÈn cho phÐp (Theo TCVN 5943-1995) vµ cã nh÷ng t¸c ®éng nhÊt ®Þnh tíi chÊt l•îng n•íc VÞnh H¹ Long. ChÊt l•îng n•íc t¹i khu vùc CÈm Ph¶ - M«ng D•¬ng: vÉn chÞu t¸c ®éng cña c¸c ho¹t ®éng khai th¸c, chÕ biÕn vµ vËn chuyÓn than g©y ®é ®ôc cao, hµm l•îng TSS cã khi v•ît tiªu chuÈn cho phÐp. Nh• vËy, ho¹t ®éng s¶n xuÊt than ®ang cã t¸c ®éng m¹nh vµ xÊu ®Õn m«i tr•êng VÞnh H¹ Long c¶ trªn 4 mÆt: ChÊt l•îng n•íc bÞ suy gi¶m (c¸c th«ng sè BOD, COD, DO, TSS, pH, nhiÖt ®é, ®é trong, hµm lîng kim lo¹i nÆng ®Òu xÊp xØ hoÆc vît tiªu chuÈn cho phÐp). HiÖn t•îng båi l¾ng ven bê vµ ngoµi VÞnh ngµy cµng gia t¨ng. MÊt c©n b»ng HÖ sinh th¸i. Kh«ng khÝ bÞ « nhiÔm. 2.3.2 LÊn biÓn, ®æ th¶i. HiÖn nay, khu vùc H¹ long - CÈm Ph¶ cã 21 dù ¸n lÊn biÓn vµ 17 dù ¸n ®æ bïn th¶i. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 49
  50. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Theo quy ®Þnh, c¸c dù ¸n lÊn biÓn ph¶i tu©n thñ nghiªm nh÷ng quy ®Þnh vÒ ®æ th¶i nh•: ®¾p bê v©y, chèng båi l¾ng bïn c¸t tr•íc khi ®æ th¶i; ph¶i cã b¸o c¸o ®¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i tr•êng, cã ph•¬ng ¸n kü thuËt thi c«ng; thùc hiÖn quan tr¾c m«i tr•êng; n¹o vÐt bïn khi hoµn thµnh dù ¸n. Tuy nhiªn, rÊt nhiÒu dù ¸n kh«ng thùc hiÖn ®Çy ®ñ c¸c thñ tôc vµ c¸c quy tr×nh nªu trªn, c¸ biÖt, cã dù ¸n ch•a ®•îc cÊp phÐp ®· tiÕn hµnh san lÊp, ®æ th¶i. Th¸ng 07/2005, §oµn kiÓm tra liªn ngµnh do Së Tµi nguyªn m«i tr•êng chñ tr× kiÓm tra c«ng t¸c b¶o vÖ m«i tr•êng cña c¸c dù ¸n lÊn biÓn khu vùc H¹ Long, CÈm Ph¶ kÕt luËn: - 12/21 dù ¸n kh«ng thùc hiÖn viÖc ®¾p bê, v©y c¸t chèng båi l¾ng. 5/21 dù ¸n kh«ng cã thiÕt kÕ kü thuËt thi c«ng. 11/21 dù ¸n ch•a cã b¸o c¸o ®¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i tr•êng. 19/21 dù ¸n kh«ng thùc hiÖn quan tr¾c m«i tr•êng. 20/21 dù ¸n kh«ng b¸o c¸o ®Þnh kú vÒ c«ng t¸c m«i tr•êng. 16/21 dù ¸n kh«ng thùc hiÖn viÖc n¹o vÐt bïn. PhÇn lín c¸c dù ¸n kh«ng thùc hiÖn ®óng theo tinh thÇn chØ ®¹o t¹i v¨n b¶n sè 1009/UB ngµy 24/5/2004 cña UBND tØnh lµ: Ph¶i thùc hiÖn ®óng hå s¬ thiÕt kÕ ®•îc duyÖt, ®óng quy tr×nh san lÊp mÆt b»ng, ph¶i hót vµ vËn chuyÓn ®æ ®óng n¬i quy ®Þnh. HËu qu¶ cña viÖc lµm ®ã dÉn ®Õn t×nh tr¹ng båi l¾ng trÇm tÝch ra biÓn, tuy nhiªn kh«ng x¸c ®Þnh ®•îc khèi l•îng bïn. C¸c dù ¸n trªn qua quan s¸t b»ng m¾t th•êng ®Òu thÊy hiÖn t•îng dån bïn ra biÓn, g©y båi l¾ng « nhiÔm nghiªm träng cho VÞnh H¹ Long vµ khu Cöa Lôc. HËu qu¶ cña viÖc san lÊp mÆt b»ng, lÊn biÓn lµm cho diÖn tÝch rõng ngËp mÆn bÞ mÊt, luång l¹ch bÞ thu hÑp, tèc ®é dßng ch¶y cao cuèn theo ®Êt ®¸ g©y l¾ng ®äng trÇm tÝch cho VÞnh H¹ Long. Ngoµi ra, viÖc l¾ng ®äng trÇm tÝch ®¸y VÞnh cßn liªn quan mËt thiÕt ®Õn c¸c dù ¸n hót bïn, ®æ th¶i. HiÖn trªn VÞnh H¹ Long cã 17 dù ¸n ®æ bïn th¶i trªn VÞnh H¹ Long víi tæng khèi l•îng bïn th¶i xin ®æ lµ 4.742.155m3, hiÖn ®· thùc hiÖn viÖc ®æ th¶i ®•îc kho¶ng 4.507.829m3 c«ng viÖc, cßn ®æ kho¶ng 215.000m3. Tuy nhiªn, viÖc hót ®æ bïn ®æ th¶i hiÖn cßn nhiÒu bÊt cËp Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 50
  51. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long nh•: tõ viÖc cÊp phÐp ®Õn viÖc ®æ th¶i; ViÖc cÊp phÐp ch•a theo mét quy tr×nh, quy ®Þnh, hå s¬ cÊp ch•a chÆt chÏ; thiÕu b¶n ®å hiÖn tr¹ng khu ®æ th¶i, hoÆc b¶n ®å khu ®æ th¶i kh«ng chÝnh x¸c; vÞ trÝ ®æ th¶i ®•îc cÊp kh«ng râ; cã khi chØ lµ mét ®iÓm chø kh«ng ph¶i lµ khu vùc; hoÆc chång lÊn lªn nhau; ®¬n vÞ ®æ th¶i kh«ng thùc hiÖn ®óng quy tr×nh ®æ th¶i; kh«ng khèng chÕ ®iÓm ®æ th¶i, kh«ng ®¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i tr•êng cña viÖc ®æ th¶i, kh«ng thùc hiÖn viÖc lËp b¸o c¸o hoµn c«ng sau khi ®æ th¶i; cã ®iÓm ®æ th¶i ®•îc cÊp cho 04 dù ¸n cïng lóc §Æc biÖt, c¬ quan qu¶n lý nhµ n•íc ch•a gi¸m s¸t ®•îc viÖc ®æ th¶i trªn VÞnh H¹ Long dÉn ®Õn t×nh tr¹ng mét sè dù ¸n hót bïn kh«ng thùc hiÖn nghiªm viÖc ®æ th¶i mµ tù tiÖn x¶ th¶i bïn trªn vïng b¶o vÖ tuyÖt ®èi vµ vïng ®Öm cña di s¶n VÞnh H¹ Long. ChØ tÝnh riªng n¨m 2005, Ban Qu¶n lý VÞnh H¹ Long ®· b¾t ®•îc 05 xµ lan ®æ th¶i sai n¬i quy ®Þnh, ®ã lµ vµo vïng lâi cña Di s¶n: Dù ¸n ®•êng bao biÓn L¸n BÌ vµ dù ¸n n¹o vÐt luång c¶ng Nam CÇu Tr¾ng. 2.3.3 Thùc tr¹ng nu«i trång thuû s¶n TØnh Qu¶ng Ninh ®· phª duyÖt 07 ®Þa ®iÓm nu«i trång h¶i s¶n trªn VÞnh H¹ Long. HiÖn nay, trªn VÞnh H¹ Long cã 456 bÌ nu«i c¸, ghÑ, lµm dÞch vô vµ 60 ha mÆt biÓn nu«i trai cÊy ngäc. Tuy nhiªn, rÊt nhiÒu bÌ neo ®Ëu, nu«i trång thuû s¶n kh«ng ®óng vÞ trÝ quy ®Þnh. Ban Qu¶n lý VÞnh H¹ Long ®· kiÓm tra x¸c ®Þnh cã 126 bÌ neo ®Ëu sai n¬i quy ®Þnh tËp trung t¹i khu vùc ph•êng Hång Hµ, Cét 5, Cét 8, Ba Hang HÇu hÕt c¸c bÌ nu«i trång thuû s¶n trªn VÞnh H¹ Long ®Òu kh«ng cã giÊy phÐp vÒ vÖ sinh m«i tr •êng vµ ch•a cã biÖn ph¸p thu gom vµ xö lý chÊt th¶i. C¸c chÊt th¶i ®Òu th¶i trùc tiÕp xuèng biÓn, trong ®ã cã nh÷ng chÊt th¶i ®éc h¹i nh­: dÇu m¸y, dÇu DO, xØ than vµ c¸c r¸c th¶i. Bªn c¹nh ®ã, viÖc nu«i trång h¶i s¶n ë vïng triÒu rÊt phæ biÕn: H¹ Long cã 1.140 ha; khu Yªn h•ng cã 7.500 ha; Hoµnh Bå cã 686 ha, CÈm Ph¶ cã 500 ha. Trªn VÞnh H¹ Long cã kho¶ng 1.500 nh©n khÈu chuyªn sèng b»ng nghÒ ®¸nh b¾t vµ nu«i trång h¶i s¶n, khu vùc ven bê nh•: cét 5, cét 8, Hïng Th¾ng vÉn cßn nhiÒu hé d©n tham gia khai th¸c nguån lîi h¶i s¶n trªn VÞnh H¹ Long. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 51
  52. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Nh÷ng ¶nh h•ëng ®Õn VÞnh H¹ Long: ViÖc nu«i trång thuû h¶i s¶n b»ng ®Çm cã ¶nh h•ëng lín ®Õn m«i tr•êng sinh th¸i VÞnh H¹ Long nh•: lµm chÕt rõng ngËp mÆn, ®Êt bÞ phÌn ho¸ sau mét thêi gian khai th¸c. §Æc biÖt, viÖc ®¾p ®Çm nu«i trång h¶i s¶n lµm mÊt m«i tr•êng sinh sèng cña c¸c loµi thuû h¶i s¶n, dÉn ®Õn sù diÖt vong mét sè loµi. ViÖc khai th¸c thuû h¶i s¶n trªn VÞnh H¹ Long hiÖn nay nh• khai th¸c b»ng te, tr·, kÐo tµu khai th¸c c¹n kiÖt nguån lîi, ®¸nh b¾t b»ng c¸c biÖn ph¸p mang tÝnh huû diÖt nh•: m×n, gi· ®iÖn, l•íi m¾t nhá cã ¶nh h•ëng nghiªm träng ®Õn m«i tr•êng sinh th¸i vµ ®a d¹ng sinh häc VÞnh H¹ Long. Bªn c¹nh ®ã, c¸c chÊt th¶i tõ thøc ¨n cho c¸ lång bÌ, c¸c hé ng• d©n, ao, ®Çm nu«i trång thuû s¶n (l•îng thøc ¨n thõa, thuèc kh¸ng sinh ) g©y « nhiÔm h÷u c¬ tÇng n•íc ven bê, lµm thay ®æi tÝnh chÊt ho¸ häc cña n•íc, lµm thay ®æi kÕt cÊu ®Êt ven bê VÞnh, t¨ng nguy c¬ xãi lë, båi l¾ng, t¨ng ®é ®ôc cña n•íc. 2.3.4 Ph¸ rõng ngËp mÆn KÕt qu¶ theo dâi diÔn biÕn rõng vµ ®Êt l©m nghiÖp tØnh Qu¶ng Ninh tõ 1972 ®Õn 2003 cho thÊy: * DiÖn tÝch rõng ngËp mÆn cña toµn tØnh Qu¶ng Ninh: N¨m 1972: 39.400 ha. N¨m 2000: 22.969 ha, gi¶m 16.431ha so víi n¨m 1972 N¨m 2002: 22.020ha, gi¶m 949ha so víi n¨m 2000. N¨m 2003: 20.713,4ha, gi¶m 1.307ha so víi n¨m 2000. N¨m 2004: 21.204 ha, t¨ng 491ha so víi n¨m 2002. Tæng sè rõng ngËp mÆn bÞ mÊt ®i tõ n¨m 1998 ®Õn 2003 lµ 2.509 ha (chiÕm 11% tæng diÖn tÝch rõng ngËp mÆn cña tØnh). Nh÷ng ®Þa ®iÓm mÊt diÖn tÝch rõng ngËp mÆn ven bê VÞnh H¹ Long tõ n¨m 1998 ®Õn 2003: Thµnh phè H¹ Long: 295ha (tËp trung vµo nh÷ng khu vùc: Cöa Lôc, §¹i Yªn, Cao Xanh - Hµ Kh¸nh, Hïng Th¾ng); CÈm Ph¶: 133 ha; Hoµnh Bå: 212ha; Yªn H•ng: 236ha. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 52
  53. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Bảng 2.4 Thèng kª diÖn tÝch RNM ®· chuyÓn ®æi môc ®Ých sö dông (mÊt) tõ n¨m 1998 ®Õn 2003 DiÖn tÝch chuyÓn ®æi tt Tªn huyÖn Nu«i Ghi chó Tæng DT M.®Ých kh¸c thuû s¶n 1 H¹ Long 295 161 134 2 Hoµnh Bå 212 212 3 Yªn H•ng 236 236 4 CÈm Ph¶ 133 133 Rõng ngËp mÆn cã vai trß to lín ®èi víi m«i tr•êng sinh th¸i nh•: cã thÓ ng¨n chÆn sù ph¸t t¸n cña c¸c chÊt g©y « nhiÔm tõ bê ra VÞnh, mÆt kh¸c cßn lµ m«i tr•êng sèng lý t•ëng cho c¸c loµi h¶i s¶n, b¶o vÖ ®ª biÓn. Rõng ngËp mÆn bÞ ph¸ huû còng ®ång nghÜa víi nguy c¬ gi¶m s¶n l•îng h¶i s¶n, t¨ng nång ®é c¸c chÊt g©y « nhiÔm ven bê vµ ph¸t t¸n chÊt « nhiÔm ra VÞnh. Nguyªn nh©n suy gi¶m: LÊn biÓn ph¸t triÓn ®« thÞ. §¾p ®Çm nu«i trång thuû s¶n. Khai th¸c c¸t. C¸c nguyªn nh©n kh¸c. 2.3.5 D©n c• sinh sèng trªn VÞnh H¹ Long. HiÖn trªn VÞnh H¹ Long cã kho¶ng 700 hé ng• d©n víi 1.500 nh©n khÈu, sinh sèng trªn 04 lµng chµi: Ba Hang; Cöa V¹n; Cèng TÇu; V«ng Viªng thuéc ph•êng Hïng Th¾ng, Tp H¹ Long. Ph•¬ng thøc sèng chñ yÕu trªn nhµ bÌ vµ thuyÒn gç, sèng b»ng nghÒ ®¸nh b¾t vµ nu«i trång h¶i s¶n. Nh÷ng ¶nh h•ëng ®Õn VÞnh H¹ Long: G©y « nhiÔm m«i tr•êng do c¸c chÊt th¶i sinh ho¹t hµng ngµy cña ng• d©n. ViÖc ph¸t triÓn qu¸ møc nhµ bÌ, neo ®Ëu sai vÞ trÝ lµm ¶nh h•ëng xÊu tíi m«i tr•êng c¶nh quan khu Di s¶n. An ninh trËt tù khu vùc bÞ ¶nh h•ëng. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 53
  54. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHU VỰC VỊNH HẠ LONG 3.1 Nhận định chung về những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn di sản 3.1.1 ThuËn lîi - C«ng t¸c qu¶n lý, b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ Di s¶n thiªn nhiªn thÕ giíi VÞnh H¹ Long ®· nhËn ®•îc sù quan t©m, chØ ®¹o cña TØnh uû, Héi ®ång Nh©n d©n, UBND TØnh Qu¶ng Ninh, Bé V¨n ho¸ - ThÓ thao vµ Du lÞch, Uû ban quèc gia UNESCO ViÖt Nam, V¨n phßng UNESCO t¹i Hµ Néi, Uû ban Di s¶n thÕ giíi, sù gióp ®ì, phèi hîp cña c¸c cÊp, c¸c ngµnh, céng ®ång ®Þa ph•¬ng vµ c¸c tæ chøc quèc tÕ. - Bé m¸y c¬ quan qu¶n lý Di s¶n VÞnh H¹ Long ®•îc cñng cè, hoµn thiÖn h¬n. C¬ chÕ chÝnh s¸ch ®•îc ®iÒu chØnh vµ bæ sung, t¹o c¬ së ph¸p lý cho c¸c ho¹t ®éng qu¶n lý b¶o tån, ph¸t huy gi¸ trÞ Di s¶n VÞnh H¹ Long cã hiÖu qu¶ thiÕt thùc. - HÖ thèng c¬ së h¹ tÇng, trang thiÕt bÞ kü thuËt, ph•¬ng tiÖn phôc vô cho c«ng t¸c qu¶n lý, b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ Di s¶n ®· ®•îc ®Çu t•, c¶i thiÖn, b•íc ®Çu ®· ®¸p øng ®•îc yªu cÇu qu¶n lý Di s¶n thÕ giíi. - Sù phèi hîp gi÷a c¬ quan qu¶n lý Di s¶n víi c¸c ban, ngµnh chøc n¨ng, ®Þa ph•¬ng ®•îc ®Èy m¹nh. - NhËn thøc cña céng ®ång, du kh¸ch vÒ c«ng t¸c qu¶n lý, b¶o tån Di s¶n ®•îc n©ng lªn. - C¸c gi¸ trÞ cña Di s¶n thiªn nhiªn thÕ giíi VÞnh H¹ Long vÉn ®•îc b¶o tån nguyªn tr¹ng, c¸c vÊn ®Ò bøc xóc trªn VÞnh H¹ Long ®ang ®•îc ®Çu t•, gi¶i quyÕt, gãp phÇn lµm gi¶m ¸p lùc ®èi víi Di s¶n. - Mèi quan hÖ hîp t¸c víi c¸c tæ chøc, c¸ nh©n, c¬ quan nghiªn cøu khoa häc trong vµ ngoµi n•íc ®•îc duy tr× vµ më réng. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 54
  55. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long 3.1.2 Nh÷ng th¸ch thøc - VÞnh H¹ Long réng lín, trong ®iÒu kiÖn m«i tr•êng biÓn ®¶o, n¬i diÔn ra nhiÒu ho¹t ®éng kinh tÕ - x· héi, cã liªn quan ®Õn nhiÒu ngµnh, ®Þa ph•¬ng, lÜnh vùc kh¸c nhau nh•: giao th«ng, c¶ng biÓn, ®¸nh b¾t, nu«i trång thuû s¶n, du lÞch, dÞch vô, kinh doanh t¹o søc Ðp kh«ng nhá ®Õn m«i tr•êng c¶nh quan vµ c«ng t¸c qu¶n lý, b¶o tån c¸c gi¸ trÞ Di s¶n VÞnh H¹ Long, ®Æc biÖt lµ m«i tr•êng sinh th¸i. - MÆc dï n¨ng lùc qu¶n lý Di s¶n cña Ban qu¶n lý VÞnh H¹ Long ®· ®•îc n©ng lªn, nh•ng vÉn ch•a ®¸p øng ®•îc ®Çy ®ñ c¸c yªu cÇu vÒ qu¶n lý Di s¶n. - C¬ së vËt chÊt, trang thiÕt bÞ mang tÝnh c«ng nghÖ cao ch•a ®•îc ®Çu t• tháa ®¸ng phôc vô cho c«ng t¸c qu¶n lý, b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ Di s¶n VÞnh H¹ Long. - NhËn thøc vµ sù quan t©m cña mét sè ngµnh, ®Þa ph•¬ng, céng ®ång vÒ c«ng t¸c qu¶n lý, b¶o tån Di s¶n vÉn ch•a ®Çy ®ñ . 3.2 Các giải pháp cụ thể 3.2.1 TriÓn khai thùc hiÖn c¸c quy ho¹ch vµ qu¶n lý c¸c dù ¸n - Trªn c¬ së Quy ho¹ch b¶o tån, ph¸t huy gi¸ trÞ Di s¶n VÞnh H¹ Long ®Õn n¨m 2020 ®· ®•îc Thñ t•íng ChÝnh phñ ViÖt Nam phª duyÖt, UBND tØnh Qu¶ng Ninh ®· ban hµnh QuyÕt ®Þnh sè 1317/Q§-UBND ngµy 29/4/2008 “V/v Phª duyÖt kÕ ho¹ch ­u tiªn ®Çu t­ c¸c dù ¸n b¶o tån, t«n t¹o vµ ph¸t huy gi¸ trÞ Di s¶n VÞnh H¹ Long ®Õn n¨m 2010”, víi nh÷ng h¹ng môc: * C¸c dù ¸n •u tiªn ®Çu t• b»ng ng©n s¸ch: §Çu t• n©ng cao n¨ng lùc qu¶n lý Di s¶n, tuyªn truyÒn, qu¶ng b¸, b¶o vÖ m«i tr•êng c¶nh quan. C¸c dù ¸n ®iÒu tra nghiªn cøu ®¸nh gi¸ c¸c gi¸ trÞ ®a d¹ng sinh häc; ®Þa chÊt, ®Þa m¹o; v¨n ho¸, lÞch sö; quan tr¾c biÕn ®éng c¸c hang ®éng vµ ®¶o ®¸ trªn VÞnh H¹ Long; quan tr¾c m«i tr•êng VÞnh H¹ Long. T¹m thêi ®ãng cöa mét sè hang ®éng phôc vô c«ng t¸c qu¶n lý, b¶o tån vµ nghiªn cøu khoa häc nh•: Tam Cung, Kim Quy, L©u §µi, Hå §éng Tiªn. Kh«ng më réng ®Çu t•, khai th¸c c¸c ®¶o ®¸ phôc vô ph¸t triÓn du lÞch. §iÒu chØnh c¸c ho¹t ®éng ®Çu t•, t«n t¹o trªn VÞnh theo h•íng n©ng cao chÊt l•îng. Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 55
  56. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long ViÖc ®Çu t• trªn VÞnh ®¶m b¶o kh«ng ph¸ vì m«i tr•êng c¶nh quan vµ ®¹t ®•îc môc ®Ých b¶o tån c¸c gi¸ trÞ di s¶n VÞnh H¹ Long. * C¸c dù ¸n khuyÕn khÝch ®Çu t• theo h×nh thøc x· héi ho¸ gåm: phôc håi r¹n san h«, t¶o, c¸c loµi c©y vµ sinh vËt quý hiÕm cña VÞnh H¹ Long. * C¸c dù ¸n ®Çu t•, x©y dùng c¸c c«ng tr×nh phôc vô cho qu¶n lý, b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ Di s¶n nh•: c¶i t¹o ®•êng ®i, n¹o vÐt luång l¹ch tr•íc cöa ®éng Thiªn Cung - hang §Çu Gç; c¶i t¹o bÕn vµo, bÕn ra cho tµu du lÞch hang Söng Sèt, ®¶o Ti-tèp; Trung t©m v¨n ho¸ næi Cöa V¹n; c¶i t¹o b·i t¾m B·i Ch¸y; khu du lÞch sinh th¸i ®¶o Ngäc Võng. - Thùc hiÖn C«ng v¨n sè 153/TB-UBND ngµy 05/9/2008 cña UBND tØnh Qu¶ng Ninh vÒ viÖc chØ ®¹o c¸c së, ban ngµnh liªn quan rµ so¸t, kiÓm tra, ®¸nh gi¸ thùc tr¹ng ®Çu t• c¬ së h¹ tÇng cho VÞnh H¹ Long (gåm c¶ vïng lâi vµ ven bê VÞnh), tõ ®ã cã nh÷ng gi¶i ph¸p ®iÒu chØnh quy m«, vÞ trÝ cho phï hîp víi yªu cÇu b¶o tån vµ qu¶n lý Di s¶n. - §iÒu chØnh quy m« mét sè dù ¸n khu vùc ven bê VÞnh H¹ Long trªn mét sè lÜnh vùc: c«ng nghiÖp, c¶ng thuû néi ®Þa, x©y dùng c¸c khu ®« thÞ nh»m lµm gi¶m ¸p lùc ®èi víi m«i tr•êng Di s¶n VÞnh H¹ Long. - TriÓn khai thùc hiÖn Dù ¸n n©ng cao n¨ng lùc qu¶n lý Di s¶n cña Ban qu¶n lý VÞnh H¹ Long theo QuyÕt ®Þnh sè 1026/Q§-UBND ngµy 08/4/2007 cña UBND tØnh Qu¶ng Ninh “V/v Phª duyÖt dù ¸n n©ng cao n¨ng lùc Ban qu¶n lý VÞnh H¹ Long”. - TiÕp tôc thùc hiÖn c¸c dù ¸n thµnh phÇn cña Dù ¸n B¶o tµng Sinh th¸i H¹ Long. ®· ®•îc Thñ t•íng ChÝnh phñ phª duyÖt nh•: Cöa V¹n, Ngäc Võng, B¹ch §»ng, Nói Bµi Th¬ - TriÓn khai thùc hiÖn “Quy ho¹ch về ®Þnh h•íng ph¸t triÓn thµnh phè H¹ Long ®Õn n¨m 2020”, trong ®ã chó träng tíi viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ g¾n víi ph¸t triÓn v¨n hãa x· héi, an ninh quèc phßng, ®¶m b¶o thµnh phè H¹ Long lµ mét ®Þa bµn æn ®Þnh vÒ chÝnh trÞ, trËt tù, an toµn x· héi, lµnh m¹nh vÒ v¨n hãa, ph¸t triÓn kinh tÕ ®i ®«i víi viÖc b¶o vÖ tµi nguyªn, m«i tr•êng vµ c¶nh quan Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 56
  57. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long Di s¶n thiªn nhiªn thÕ giíi VÞnh H¹ Long”. - Ngµy 28/9/2006, UBND tØnh Qu¶ng Ninh ®· ra v¨n b¶n sè 3562/UBND-MT yªu cÇu ®×nh chØ ho¹t ®éng ®æ th¶i trªn biÓn cña tÊt c¶ c¸c ®¬n vÞ ®ang cã ho¹t ®éng ®æ th¶i trªn vïng biÓn Qu¶ng Ninh. Kh«ng cÊp míi cho c¸c dù ¸n lÊn biÓn, ®æ th¶i. Víi c¸c dù ¸n ®· cÊp phÐp, ph¶i tu©n thñ nghiªm c¸c quy ®Þnh vÒ b¶o vÖ m«i tr•êng khi thùc hiÖn dù ¸n vµ sau khi kÕt thóc dù ¸n. - T¨ng c•êng c«ng t¸c kiÓm tra vµ xö lý nghiªm c¸c tr•êng hîp ®æ bïn th¶i kh«ng ®óng n¬i quy ®Þnh. 3.2.2 Qu¶n lý c¸c ho¹t ®éng trªn VÞnh H¹ Long * §èi víi d©n c• trªn VÞnh H¹ Long HiÖn nay, trªn VÞnh H¹ Long cã 618 nhµ bÌ víi 2.214 nh©n khÈu sinh sèng. ViÖc qu¶n lý ng• d©n ®•îc quan t©m và cã nh÷ng gi¶i ph¸p phï hîp. §· thµnh lËp 3 khu d©n c• trªn VÞnh H¹ Long do UBND ph•êng Hïng Th¾ng - thµnh phè H¹ Long qu¶n lý. §· tiÕn hµnh cÊp chøng minh th• nh©n d©n, lµm sæ hé khÈu cho c¸c hé d©n sinh sèng trªn VÞnh H¹ Long nh»m qu¶n lý chÆt chÏ sè d©n c• víi quan ®iÓm t«n träng lÞch sö tån t¹i cña céng ®ång ng• d©n trªn VÞnh nh•ng h¹n chÕ vµ kiÓm so¸t chÆt chÏ xu h•íng gia t¨ng d©n sè trªn VÞnh. - TØnh ñy Qu¶ng Ninh ®· cã th«ng b¸o sè 395 -TB/TU ngµy 2/4/2007 trong ®ã yªu cÇu h¹n chÕ vµ kh«ng khuyÕn khÝch viÖc c• tró cña c¸c hé d©n trªn VÞnh, qu¶n lý chÆt chÏ sè d©n ®ang sinh sèng trªn VÞnh H¹ Long. - Ký cam kÕt b¶o vÖ m«i tr•êng víi 100% c¸c hé ng• d©n, cam kÕt thay thÕ phao xèp víi 546 chñ nhµ bÌ. Tæ chøc kiÓm tra, di chuyÓn c¸c nhµ bÌ neo ®Ëu kh«ng ®óng n¬i quy ®Þnh, xö lý triÖt ®Ó n¹n ¨n xin vµ ®eo b¸m tµu thuyÒn du lÞch. - TiÕp tôc thùc hiÖn c¸c gi¶i ph¸p thu gom vµ xö lý chÊt th¶i cña c¸c hé ng• d©n, tuyªn truyÒn gi¸o dôc n©ng cao nhËn thøc cña céng ®ång ng• d©n vÒ b¶o vÖ m«i tr•êng c¶nh quan Di s¶n. - UBND thµnh phè H¹ Long ®· hoµn thµnh vµ phª duyÖt ®Ò ¸n Quy ho¹ch s¾p xÕp c¸c lµng chµi trªn VÞnh H¹ Long, trong ®ã ®· thùc hiÖn c¸c biÖn ph¸p: Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 57
  58. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại khu vực vịnh Hạ Long + S¾p xÕp l¹i m« h×nh tæ chøc hµnh chÝnh míi cña c¸c côm, khu d©n c• trªn VÞnh H¹ Long. + KiÓm so¸t vµ ng¨n chÆn c¸c hé d©n trªn bê xuèng VÞnh c• tró tr¸i phÐp vµ tõng b•íc tæ chøc di dêi c¸c hé d©n vµo vÞ trÝ ®•îc qui ho¹ch. + Kh«ng cho t¸ch hé lµm nhµ ë míi, cã chÝnh s¸ch hç trî ng• d©n chuyÓn ®æi c¬ cÊu nghÒ nghiÖp vµ lµm nhµ ë trªn ®Êt liÒn. Tuy nhiªn, cßn mét sè tån t¹i h¹n chÕ cÇn ®•îc kh¾c phôc nh•: viÖc thu gom vµ xö lý r¸c th¶i ch•a ®•îc triÖt ®Ó, ý thøc b¶o vÖ m«i tr•êng cña mét sè ng• d©n, céng ®ång ®Þa ph•¬ng ch•a cao. T×nh tr¹ng d©n c• n¬i kh¸c ®Õn c• tró tr¸i phÐp trªn VÞnh, hiÖn t•îng ®eo b¸m tµu thuyÒn du lÞch nµi Ðp gi¸ mÆc dï ®· ®•îc chÊn chØnh vµ xö lý nghiªm nh•ng vÉn x¶y ra, viÖc thay thÕ phao xèp cßn chËm. * §èi víi ho¹t ®éng khai th¸c, chÕ biÕn than: - UBND tØnh Qu¶ng Ninh ®· cã Th«ng b¸o sè 180/TB-UBND ngµy 29/9/2006 yªu cÇu TËp ®oµn C«ng nghiÖp than vµ kho¸ng s¶n ViÖt Nam vµ c¸c doanh nghiÖp thùc hiÖn rµ so¸t vµ s¾p xÕp hÖ thèng c¶ng than chuyªn dông theo quy ho¹ch ®· ®•îc UBND tØnh Qu¶ng Ninh phª duyÖt, ®ång thêi ®Çu t• c¬ së h¹ tÇng, kü thuËt nh»m hiÖn ®¹i ho¸ ph•¬ng tiÖn bèc xÕp, vËn chuyÓn, ®¶m b¶o m«i tr•êng. - Bé C«ng nghiÖp và ngành than ®· x©y dùng quy ho¹ch vµ lé tr×nh khai th¸c than theo QuyÕt ®Þnh sè 1293/Q§-NLDK ngµy 01/06/2004 vÒ viÖc Phª duyÖt Quy ho¹ch ph¸t triÓn vïng than Hßn Gai ®Õn n¨m 2010 vµ dù b¸o ®Õn n¨m 2020, trong ®ã ®Æc biÖt chó träng tíi c«ng t¸c qu¶n lý, b¶o vÖ m«i tr•êng VÞnh H¹ Long: + Kh«ng ph¸t triÓn c¸c má lé thiªn míi. §Èy m¹nh khai th¸c má lé thiªn hiÖn cã ®Ó sím kÕt thóc khai th¸c lé thiªn. + Quy ho¹ch khai th¸c than hÇm lß; quy ho¹ch l¹i hÖ thèng c¸c b·i ®æ th¶i cña ngµnh than. - Ngµy 25/10/2006 TËp ®oµn C«ng nghiÖp than vµ kho¸ng s¶n ViÖt Nam ®· cã QuyÕt ®Þnh sè 2318/Q§-XNKT chÊm døt chuyÓn t¶i than trªn VÞnh H¹ Nguyễn Hồng Vinh – VH 903 58