Khóa luận Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định

pdf 75 trang hapham 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_viec_to_chuc_quan_ly_khai_thac_le_khai_an.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định

  1. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích chọn đề tài 2 3. Ý nghĩa của khoá luận 2 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Kết quả đạt được 2 7. Bố cục của bài khoá luận 3 CHƢƠNG 1:KHÁI QUÁT VỀ ĐỀN TRẦN VÀ LỄ KHAI ẤN ĐỀN TRẦN 1.1. Một số vấn đề về du lịch văn hoá 4 1.1.1. Khái niệm du lịch văn hoá 4 1.1.2. Nguồn tài nguyên du lịch văn hoá 4 1.1.3. Đặc điểm của du lịch văn hoá 5 1.2. Khái quát về Nam Định 5 1.2.1. Vị trí địa lý 5 1.2.2. Giao thông vận tải 6 1.2.3. Kinh tế - xã hội 7 1.2.4. Tài nguyên du lịch của Nam Định 8 1.3. Tìm hiểu về cụm di tích lịch sử đền Trần 9 1.3.1. Đền Thiên Trường 11 1.3.2. Đền Cố Trạch 13 1.3.3. Đền Trùng Hoa và Bảo tàng văn hoá 14 1.3.4. Chùa Phổ Minh 15 1.4. Lễ khai ấn đền Trần 17 1.4.1. Lịch sử ra đời 17 1.4.2. Ý nghĩa 18 1.4.3. Diễn trình lễ khai ấn 18 1.5 Tiểu kết chƣơng 1 24 Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902 1
  2. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC LỄ KHAI ẤN ĐỀN TRẦN PHỤC VỤ DU LỊCH 2.1. Vai trò lễ khai ấn đền Trần 25 2.2. Kế hoạch tổ chức lễ khai ấn đềnTrần 26 2.2.1. Mục đích yêu cầu 27 2.2.2. Nội dung và chương trình buổi lễ khai ấn 27 2.3. Đại biểu mời dự lễ khai ấn 30 2.3.1. Thành phần dự lễ khai ấn 30 2.3.2. Đón tiếp khách mời 31 2.4. Phân công trách nhiệm 34 2.4.1. Văn phòng thành uỷ - HĐND – UBND thành phố 34 2.4.2. BQL khu di tích lịch sử - văn hoá đền Trần, chùa Tháp 35 2.4.3. UBND phường Lộc Vượng 37 2.4.4. UBND phường Lộc Hạ 38 2.4.5. Phòng văn hoá thông tin 38 2.4.6. Đài phát thanh thành phố 38 2.4.7. Công an thành phố, BCH quân sự thành phố, đội quản lý trật tự đô thị 39 2.4.8. Phòng tài chính kế hoạch 39 2.4.9. Chi nhánh điện thành phố 40 2.4.10. Công ty môi trường Nam Định 40 2.4.11. Phòng y tế thành phố 40 2.4.12. Trung tâm y tế thành phố 40 2.4.13. Công ty TNHH nhà nước một thành viên công trình đô thị 40 2.4.14. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố 40 2.5. Tổ chức thực hiện 41 2.6. Đánh giá chung 43 2.6.1. Những mặt đạt được 43 2.6.2. Những mặt tồn tại cần khắc phục 45 2.7 Tiểu kết chƣơng 2 47 Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  3. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LỄ KHAI ẤN ĐỀN TRẦN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NAM ĐỊNH 3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển du lịch Nam Định 48 3.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch Nam Định 48 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Nam Định 49 3.2. Định hƣớng phát triển tại khu di tích lịch sử - văn hoá đền Trần 50 3.3. Các giải pháp 51 3.3.1. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, khôi phục và bảo tồn tài nguyên du lịch tại cụm di tích lịch sử đền Trần 51 3.3.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật,cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 54 3.3.3. Đào tạo cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch 58 3.3.4. Nâng cao nhận thức của người dân địa phương và ý thức bảo tồn tài nguyên du lịch văn hoá với khách du lịch 59 3.3.5. Tăng cường công tác quảng bá xúc tiến về du lịch 59 3.3.6. Đa dạng hoá hoạt động và xây dựng sản phẩm du lịch mới 60 3.3.7. Kết nối các tuyến điểm du lịch 60 3.4. Một số kiến nghị với UBND tỉnh Nam Định 63 3.5. Tiểu kết chƣơng 3 64 KẾT LUẬN CHUNG 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC 67 Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  4. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BQL: Ban quản lý HĐND: Hội Đồng Nhân Dân UBND: Uỷ Ban Nhân Dân MTTQ: Mặt Trận Tổ Quốc LSVH: Lịch Sử Văn Hoá TP: thành phố TNHH: Trách nhiệm hữu hạn Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  5. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành khoá luận em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa văn hoá du lịch đã dìu dắt em suốt 4 năm ngồi trên ghế giảng đường Đại học dân lập Hải Phòng. Đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ Dương Văn Sáu đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian em làm khoá luận này. Em xin cảm ơn Sở văn hoá - thể thao và du lịch tỉnh Nam Định, ban quản lý di tích đền Trần đã cung cấp tài liệu để em có thể hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình. Do thời gian nghiên cứu tìm hiểuvà kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô, bạn bè để khoá luận hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thị Thanh Dung Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  6. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Triều đại nhà Trần trị vì 181 năm (1225-1400),(1407-1413) với 14 đời vua đã đạt được nhiều thành tựu về trị quốc làm cho đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá tăng trưởng nhiều mặt. Nhà Trần đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Đây là thời kỳ lịch sử phát triển tới đỉnh cao của văn minh Đại Việt. Trong gần 2000 di tích lịch sử-văn hoá của tỉnh Nam Định thì những di tích lịch sử- văn hoá thời Trần đặt ở vị trí hàng đầu. Trong những thập niên qua nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn đã tập trung nghiên cứu nhiều di sản văn hoá thời Trần ở vùng đất Tức Mặc - Lộc Vượng - Nam Định. Vùng đất này được đặt cách phong lên làm phủ Thiên Trường có cung điện dinh thự và trên thực tế nó có vai trò là 1 “hành đô” kinh đô thứ 2 sau kinh thành Thăng Long. Trong các di tích lịch sử - văn hoá thời Trần thì nổi nên là cụm di tích đền Trần. Cụm di tích này chứa đựng những giá trị văn hoá lịch sử sâu sắc in đậm dấu ấn về triều đại Trần. Cùng với sự biến đổi của thời gian, cụm di tích này đã có nhiều biến đổi và đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nên quy mô và kiến trúc của cụm di tích đã có nhiều nét biến đổi mới. Hiện nay nơi đây còn bảo lưu rất nhiều cổ vật, di tích công trình kiến trúc thời Trần như đền Thiên Trường , đền Cố Trạch, chùa Phổ Minh. Đêm 14 rạng ngày 15 tháng Giêng, nhân dân cả nước nô nức kéo nhau về đền Trần để dự buổi lễ khai ấn. Đây là lễ hội duy nhất ở nước ta chỉ có tổ chức ở đền Trần.Theo tập tục sau những ngày nghỉ ngơi ăn tết, bắt đầu từ ngày rằm triều đình trở lại làm việc bình thường. Lễ khai ấn là buổi lễ của 1 vương triều mở đầu cho ngày làm việc của 1 năm mới. Là 1 công dân mang họ Trần và Nam Định cũng chính là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Tôi rất tự hào và rất muốn tìm hiểu về cụm di tích đền Trần. Tôi đã từng tới thăm khu di tích đền Trần, tôi nhận thấy ở đây cả 1 nền văn hoá đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, một giai đoạn hào hùng của cả dân tộc. Đây chính là nguồn tài nguyên nhân văn căn bản và trọng yếu để phát triển nơi đây thành một điểm du Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  7. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định lịch văn hoá hấp dẫn. Qua hoạt động du lịch sẽ góp phần làm sống lại những giá trị văn hoá Việt trong 1 thời kỳ hào hùng của dân tộc. Tuy nhiên những hiểu biết của tôi về cụm di tích đền Trần còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn giúp tôi có sự hiểu biết hơn nữa về lễ khai ấn và cụm di tích đền Trần. 2. Mục đích của khoá luận Khoá luận này nhằm tìm hiểu công tác tổ chức, quản lý, khai thác lễ khai ấn đền Trần với hoạt động du lịch. Đồng thời đánh giá nhưng mặt mạnh, mặt yếu của việc tổ chức lễ khai ấn đền Trần từ đó có những giải pháp nhằm thu hút hơn nữa du khách đến với đền Trần - Nam Định. 3. Ý nghĩa của khoá luận Khoá luận đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong việc phát triển lễ khai ấn đền Trần nhằn thu hút hơn nữa khách du lịch đến với đền Trần - Nam Định. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trước bài khóa luận này đã có rất nhiều bài khoá luận nghiên cứu về cụm di tích đền Trần với rất nhiều đề tài khác nhau.Tuy nhiên những đề tài này chỉ khai thác về khía cạnh văn hoá , lịch sử, nghệ thuật còn về klhai thác lễ khai ấn trong hoạt động du lịch còn hạn chế. Chính vì vậy bài khoá luận này nhằm đóng góp nhũng ý kiến về khai thác lễ khai ần đền Trần với sự phát triển du lịch của tỉnh Nam Định. 5. Phạm vi nghiên cứu Cụm di tích lịch sử đền Trần chứa đựng các giá trị văn hoá, lịch sử của triều đại nhà Trần. Nơi thờ 14 vị hoàng đế thời Trần cùng với rất nhiều các danh tướng, các vị phu nhân, công chúa. Đồng thời nơi đây cũng tổ chức các lễ hội truyền thống, các nghi thức truyền thống. Đối tượng nghiên cứu trong bài kết luận này là cụm di tích lịch sử đền Trần tại thành phố Nam Định. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành khoá luận này, người viết đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong đó có một số phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  8. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Phương pháp nghiên cứu thực địa Phương pháp khảo tả Phương pháp điều tra xã hội học 7. Bố cục khoá luận Trong khoá luận, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Khoá luận gồm 3 chương: Chương1: Khái quát về Đền Trần và Lễ khai ấn Đền Trần. Chương 2: Thực trạng việc tổ chức, quản lý và khai thác Lễ khai ấn đền Trần phục vụ du lịch. Chương 3: Định hướng, giải pháp phát huy giá trị của Lễ khai ấn đền Trần với sự phát triển du lịch tại Nam Định. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  9. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỀN TRẦN VÀ LỄ KHAI ẤN ĐỀN TRẦN 1.1. Một số vấn đề về du lịch văn hoá 1.1.1. Định nghĩa về du lịch văn hoá Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống (Khoản 1, điều 4, chương I, luật du lịch Việt Nam năm 2005) Du lịch văn hoá là một trong những loại hình du lịch bền vững, hấp dẫn du khách, có nhiều nguồn lực để phát triển, được nhà nước địa phương quan tâm phát triển. Du lịch văn hoá là một sản phẩm du lịch sử dụng những giá trị văn hoá đậm đà bản sắc của địa phương.Vật hấp dẫn bao gồm các công trình kiến trúc mỹ thuật, các di tích lịch sử, các hoạt động tôn giáo, nghi thức xã hội, ẩm thực cộng đồng địa phương là người sản sinh, bảo tồn và sở hữu những giá trị văn hoá địa phương. Du lịch văn hoá có nhiều loại như : du lịch lễ hội, du lịch tôn giáo, du lịch tham quan nghiên cứu và vui chơi giải trí. Để phát triển du lịch văn hoá chúng ta phải có tài nguyên du lịch văn hoá. 1.1.2. Tài nguyên du lịch văn Tài nguyên du lịch văn hoá là các di sản văn hoá do con người tạo ra bao gồm các di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá , khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ lưu truyền khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học ngữ văn, truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  10. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật cổ vật quốc gia. 1.1.3. Đặc điểm của du lịch văn hoá Hiện nay, du lịch văn hoá đang có xu hướng gia tăng không ngừng được phát triển do một số nguyên nhân sau: Các đối tượng văn hoá được coi là tài nguyên đặc biệt hấp đẫn du khách, thu hút du khách bởi tính đa dạng, độc đáo, truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Tập trung chủ yếu ở những nơi có lịch sử lâu đời, có hệ thống giao thông dễ đến nên thuận lợi cho sự tham quan của du khách. Không phụ thuộc vào tính mùa vụ, điều kiện tự nhiên, du khách có thể tham quan, tìm hiểu nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Du lịch đang phát triển mạnh mẽ trở thành ngành kinh tế có đóng góp to lớn trong GDP và trở thành ngành kinh tế chủ đạo của nhiều quốc gia. Du lịch thúc đẩy sự hiểu biết về văn hoá giữa các quốc gia, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng. Ngày nay du lịch đã và đang phát triển rất mạnh. Các đối tượng văn hoá, tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở tạo nên các loại hình du lịch văn hoá phong phú. Nó đánh dấu sự khác nhau nhau giữa nơi này với nơi khác, dân tộc này với dân tộc khác, quốc gia này với quốc gia khác. Đó cũng là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của con người. 1.2. Khái quát về Nam Định 1.2.1. Vị trí địa lý Nam Định là tỉnh phía Nam châu thổ sông Hồng. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông Nam giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1650,8km2 với dân số là 1.991.200 người (2007). Được chia thành 10 đơn vị hành chính gồm 9 huyện:Vụ Bản, Mỹ Lộc, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, Hải Hậu và 1 thành phố loại II trực thuộc tỉnh. Thành phố Nam Định là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh cách thủ đô Hà Nội 90km về phía Nam theo quốc lộ 1 và quốc lộ 21. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  11. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định 1.2.2. Giao thông vận tải Về giao thông đường bộ qua thành phố Nam Định tương đối thuận tiện có đường quốc lộ 10 từ thành phố Ninh Bình qua Nam Định sang Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh và đường quốc lộ 21 nối Nam Định với đường quốc lộ 1A. Ngoài ra còn có các tuyến quốc lộ 21B đi các huyện Trực Ninh, Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thuỷ, tỉnh lộ 55 đi Nghĩa Hưng, tỉnh lộ 38A đi Lý Nhân (Hà Nam). Thành phố Nam Định còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua. Ga Nam Định là 1 trong những ga lớn trên tuyến đường sắt thuận tiện cho hành khách đi đến những thành phố lớn trong cả nước như Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Phương tiện đi lại trong thành phố tương đối thuận tiện và đơn giản. Đến Nam Định, có thể đi lại bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như taxi, xe ôm, xích lô Hiện nay tại Nam Định có 3 tuyến xe buýt hoạt động từ 5h00 đến 18h00 hàng ngày: số 01 cầu Tân Đệ - Quất Lâm (Giao Thuỷ), số 02 thị trấn Mỹ Lộc - thị trấn Cồn (Hải Hậu), số 03 ngã 3 đương Văn Cao - thị trấn Đông Bình (Nghĩa Hưng). Hàng ngày từ 5h00 đến 21h00 đều có ô tô đi từ thành phố Nam Định đến Hà Nội và ngược lại, từ 5h00 đến 19h00 chạy từ Nam Định đến Hải Phòng và ngược lại. Nam Định có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ sông khoảng 0,6 - 0,9 km/km2, có các sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ, sông Đào với tổng chiều dài 251km cung hệ thống sông nội đồng dài 279 km .Vì vậy Nam Định có nhiều thuận lợi trong việc sử dụng khai thác vận chuyển đường thuỷ, một loại hình vận tải hiện đang có sức hấp dẫn lớn với du khách.Về phiá Đông có Sông Hồng – con sông lớn ở vùng Bắc Bộ nối thủ đô Hà Nội với Nam Định chảy ra biển Đông, trong tương lai tuyến du lịch sông Hồng được đầu tư khai thác sẽ tạo cơ hội mới cho ngành du lịch Nam Định phát triển. Về phía Tây có sông Đáy chảy xuôi từ Hà Tây qua Ninh Bình tới Nam Định và đổ ra biển Đông. Đây là 1 tuyến giao thông đường thuỷ có tiềm năng lớn cho việc khai thác phục vụ du lịch. Có thể nói giao thông ở Nam Định rất thuận tiện cho việc đi lại của con người, điều này thúc đẩy cho lượng khách đến Nam Định ngày một tăng. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  12. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định 1.2.3. Kinh tế - xã hội Nam Định là thành phố đang phát triển với rất nhiều các khu công nghiệp.Trong đó ngành dệt may là phát triển nhất, nó được coi là khu trọng tâm phát triển chiến lược của ngành dệt may Việt Nam.Với trên 20 doanh nghiệp dệt may đang hoạt động trên địa bàn, với những doanh nghiệp có tiềm lực lớn và có thương hiệu như công ty TNHH Dệt Nam Định, công ty cổ phần may Nam Định. Trong quá trình cùng cả nước thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Nam Định đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong toàn bộ nền kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đó là việc phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ trong tổng sản phẩm xã hội của tỉnh. Thành phố Nam Định là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Nam Định, theo nghị định số 54-NQ-TW ngày 14/9/2005 của bộ chính trị và Quyết định của Thủ tướng chính phủ ngày 19/5/2006 về quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Nam Định đến năm 2020 “chỉnh trang, hiện đại hoá của các đô thị lớn:Hà Nội, Hải Phòng ,Nam Định xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đào tạo làm hạt nhân phát triển của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng”.Theo đó thành phố Nam Định là trung tâm của một số ngành công nghiệp, đào tạo, khoa học công nghệ, y tế - chăm sóc sức khoẻ, nghiên cứu y học, văn hoá du lịch, thể thao. Phát triển thành phố Nam Định với tầm nhìn dài hạn, hướng tới văn minh hiện đại, giữ gìn bản sắc riêng biệt của thành phố. Phát triển mở rộng gắn hết với các vùng phụ cận, các khu đô thị mới được xây dựng hiện đại có kết cấu hạ tầng đồng bộ, kiến trúc đô thị có bẳn sắc riêng của vùng, xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng của thành phố đạt các chỉ tiêu của thành phố đô thị loại I, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của đô thị trung tâm vùng. Dự kiến đến năm 2020 thành phố được chia thành 4 khu chức năng: Khu trung tâm ( khu phố cũ) là nơi đặt trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá của tỉnh và thành phố. Khu phát triển mở rộng về phía Bắc xây dựng một số công trình có quy mô, tính chất vùng như : công viên văn hoá du lịch Tức Mặc, làng cổ Tức Mặc, khu di tích đền Trần, chùa Tháp, khu liên hợp thể dục thể thao Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  13. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Khu mở rộng về phía Tây và Tây Nam : bố trí các khu công nghiệp tập trung kho bãi, là đầu mối giao thông đường sắt và đường bộ. Khu phát triển mở rộng về phái Nam sông Đào : cải tạo các khu dân, làng xóm cũ thành một quần thể làng sinh thái trông hoa, cây cảnh với xây dựng mô hình làng sinh thái. 1.2.4. Tài nguyên du lịch của Nam Định Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực - thực phẩm của đồng bằng Bắc bộ không những đủ cho tiêu dùng trong tỉnh mà còn xuất khẩu. Đồng thời, nơi đây còn có sản xuất công nghiệp phát triển tương đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống, trong đó có công nghiệp Dệt - May là một trong những trung tâm dệt may của cả nước. Tỉnh có rất nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ, tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với nhiều di tích lịch sử, văn hoá; nhiều điểm tham quan du lịch. Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam Định có bề dày văn hoá truyền thống. Kho tàng văn hoá này bắt nguồn từ đời sống của cư dân, được lưu truyền và phát triển dưới nhiều hình thức, sinh hoạt đa dạng như loại hình hát chèo, hát văn, rối nước, hát xẩm nhiều lễ hội cổ truyền, nhiều trò vui dân gian như bơi thuyền, hầu bóng Nam Định là tỉnh có bề dày lịch sử và văn hoá, có một kho tàng di sản văn hoá phong phú đa dạng bao gồm các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Theo thông kê chưa đầy đủ Nam Định có 1655 di tích bao gồm 562 chùa, 590 đền, 272 đình, 88 miếu, 63 phủ có 74 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đây nơi phát tích của vương triều Trần, Đức Thánh Trần Hưng Đạo, một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với các khu di tích nhà Trần, chùa Phổ Minh, khu di tích Phủ Dày, tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được đặt trước nhà hát 3-2 bên bờ hồ Vị Xuyên tại trung tâm thành phố. Đây là một điểm du lịch mới nhưng hấp dẫn du khách. Nam Định còn là quê hương của các bậc võ tướng anh hùng, đồng thời cũng là quê hương của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Trần Tế Xương (Tú Xương), Nguyễn Bính Thành phố Nam Định chủ yếu ở phía bắc sông Đào, Nam Định có 40 phố cổ, những con phố nhỏ nằm ven bờ sông Đào mang dáng vẻ riêng gắn liền với 750 năm phát triển của thành phố. Những thành phố cổ của Nam Định cũng như Hà Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  14. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Nội đa phần là các phố nghề như hàng Vàng, hàng Bát, hàng Nâu Hiện nay những thành phố ở đây đa phần không còn giữ lại được tên cổ và cũng không còn buôn bán những mặt hàng truyền thống, tuy nhiên nó vẫn còn phần nào giữ được dáng vẻ cổ kính như ở Hà Nội. Đến với Nam Định du khách sẽ được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng như phở bò, bánh gai bà Thi Bên cạnh các di sản văn hoá vật thể, Nam Định còn có hệ thống di sản văn hoá phi vật thể với hơn 100 lễ hội lớn nhỏ. Các lễ hội đều gắn liền với các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước gắn liền với các di tích lịch sử cách mạng, lịch sử văn hoá Hoạt động lễ hội ở Nam Định thường diĩen ra vào hai mùa chính: hội xuân và hội thu. Bên cạnh các di tích lịch sử văn hoá truyền thống, Nam Định hiện nay đang khôi phục lại, hình thành mới các các giá trị văn hoá đặc sắc tiêu biểu là lễ khai ấn đầu xuân tại đền Trần đêm 14 tháng Giêng hàng năm. Theo truyền thuyết đây là một lễ trọng mang tính chất hành chính có từ thời Trần mở đầu cho năm làm việc mới của bộ máy chính quyền phong kiến. Ngày nay người dân đi trẩy hội du xuân với tâm thức hướng về cội nguồn, mang theo ước vọng xin được ấn vua hằng cầu mong sự tốt lành hanh thông đến với gia đình và người thân trong năm mới. 1.3 Tìm hiểu về cụm di tích lịch sử đền Trần Dòng họ Trần đã dấy sự nghiệp từ vùng đất Tức Mặc nay thuộc vùng Lộc Vượng thành phố Nam Định. Đây là vùng đất có thế “Long ngoạ” - Rồng nằm phát tích đế vương và khánh tướng. Người xưa cho rằng đây là thế đất địa linh chính vì lẽ đó mà đã sản sinh ra những nhân kiệt nổi tiếng võ công văn trị ở thời đại nhà Trần - một thời kỳ được đánh giá là giai đoạn phát triển tới đỉnh cao của văn minh Đại Việt. Sau khi thay vương triều Lý, dòng họ Trần đã nắm triều chính và quản lý quốc gia Đại Việt từ 1225-1400. Gần 2 thế kỷ, với những đức anh quân, những văn thần võ tướng, vương triều Trần cùng quân dân cả nước thực hiện thắng lợi nhiện vụ bảo vệ và xây dựng đất nước, giữ vững độc lập dân tộc, đề cao ý thức tự lập tự cường. Nằm cách quốc lộ 10 khoảng 300m, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 3 km, thuộc địa phận làng Tức Mặc, xã Lộc Vượng ngoại thành Nam Định. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  15. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Đây là quê hương của nhà Trần, nơi sinh ra Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng dân tộc. Khu di tích đền Trần rộng hàng chục hecta. Mùa xuân có lễ khai ấn, mùa thu có lễ hội đền Trần. Người quê Nam Định dù đi đâu về đâu vẫn nhớ về những lễ hội truyền thống trên vùng đất tổ của các vua nhà Trần với các di tích văn hoá lịch sử như đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa Phổ Minh. Sử cũ cho biết vào năm 1239, nhà vua sai Phùng Tá Chu xây dựng hành cung ở làng quê mình để lúc thư nhàn về thăm. Đến tháng 2 năm Nhâm Tuất (1262) Thượng Hoàng đến chơi hành cung ở Tức Mặc, ban yến tiệc cho dân và thăng làng Tức Mặc lên là Phủ Thiên Trường, dựng tiếp cung Trùng Quang để cho các vua đã nhường ngôi (Thái Thượng Hoàng) về ở. Phía Tây cung đình là chùa Phổ Minh, dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thượng hoàng nghỉ tại đó. 700 năm trôi qua, cung điện nay không còn nữa chỉ có ngôi đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, chùa Phổ Minh và tháp Phổ Minh. Do thời gian và chiến tranh cung triều nhà Trần không còn tồn tại nhưng con cháu dòng họ Trần cùng với các triều đại phong kiến thời Lê, thời Nguyễn và nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều quan tâm tu bổ và tôn tạo khu di tích - lịch sử văn hoá đền Trần – Tiên miếu xưa và cũng chính là “Thái miếu” của nhà Trần (1225-1413). Đền Trần tại đường Trần Thừa phường Lộc Vượng, được xây dựng trên nền Thái Miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá huỷ. Đền Trần gồm 3 công trình kiến trúc chính: đền Thiên Trường, đền Cổ Trạch và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật, chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiên Trường, phía Tây là đền Trùng Hoa, phía Đông là Đền Cố Trạch. Cả 3 đền đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Đền Thiên Trường được xây dựng trên nền Thái Miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các Thái Thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần hiện nay được nhân dân địa phương xây bằng gỗ từ năm thứ 15 niên hiệu Chính Hoà (1695), các năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  16. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Song song với việc tu bổ công trình kiến trúc của khu di tích đền Trần thì việc tổ chức lễ kỉ niệm ngày sinh, ngày mất của 14 vua Trần cùng các danh tướng, danh thần và các vị thần có liên quan đến mảnh đất phát tích đế vương cũng được nhân dân địa phương và nhà nước của các triều đại tổ chức rất long trọng. Đó là việc làm thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”của hậu thế đối với các bậc tiền nhân.Về với mảnh đất Thiên Trường dự lễ hội đền Trần du khách sẽ có dịp bước vào thế giới lịch sử, được sống lại với hào khí Đông A trong 3 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông của dân tộc. 1.3.1. Đền Thiên Thƣờng (Thƣợng Miếu) Đền Thiên Trường (còn gọi là đền Thượng). Đây là khu Thái miếu của Nhà Trần xưa. Tại đây còn chân tảng cánh sen thời Trần được xếp theo bình đồ kiến trúc nội công ngoại quốc, đây là lối kiến trúc theo kiểu cung điện xưa. Đền Thiên Thường có diện tích 5 ha, theo “Trần thị đại tông từ đường” văn bia, câu đối tại đền Thiên Trường được xây dựng vào năm Chính Hoà thứ XV (1695), ban đầu chỉ có 3 lớp nhà bằng gỗ lim, lợp tranh. Đến năm 1705 nơi đây được chính thức gọi là “Trần Miếu” trải qua nhiều triều đại đền được trùng tu mở rộng có quy mô như ngày nay. Đền Thiên Trường nằm trên một khu đất cao ráo, có thể khẳng định là vị trí trung tâm của tổng thể miếu đền nơi đây. Đó là nơi thờ 14 vị vua Trần, việc thờ cúng tất cả các vua triều Trần kể cả người công cao đức trọng đến người non trẻ không phát huy được đức sáng của Thượng Hoàng là theo nghi thức dòng tộc, thể hiện đạo lý truyền thống và việc bài trí tất cả các vua ở toà đệ nhị đều đặt theo hàng ngang còn mang ý nghĩa liệt miếu. Trước khi vào đền Thiên Trường phải qua hệ thống ngũ môn. Cổng chính giữa phía trên có bức đại tự bằng đá khắc 3 chữ lớn “Chính Nam Môn”(cửa chính nam). Trên bức đại tự bằng đá có 2 chữ “Trần Miếu”(miếu nhà Trần). Xuất phát từ tư tưởng nho gia: Là vua của một nước thì quay về hướng nam để nghe thần dân trăm họ tâu bày hay nói cách khác là lắng nghe ý kiến của trăm họ. Qua cổng men theo hồ nước hình chữ nhật đã được kè đá xung quanh, phần đường đi được lát gạch, sát mép hồ trồng nhiều cây xanh như liễu, lựu, ngâu toả bóng nghiên ngả Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  17. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định trên hồ hoà quyện với cột trụ tường hoa, mái ngói cùng mây trời như thêu dệt bức tranh thuỷ mặc Trần Miếu, tạo không gian cho mặt nước và cảnh quan môi trường. Trước đền Thiên Trường có bốn đồng trụ uy nghi soi bóng trên mặt hồ rồi đến một sân gạch rộng, hai bên có hai voi nằm phủ phục chầu ngay lối vào và 14 đỉnh hương chất liệu bằng đồng. Sân trong còn gọi là sân rồng. Giữa sân rồng có đường chính đạo được lát bằng gạch hoa thời Trần (gạch phục chế). Hệ thống bậc lên xuống của toà tiền đường xây đá phiến. Phía trước bậc thềm có hai cặp rồng chầu trước cửa với đường nét chạm khắc rồng mây mềm mại mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Đền được xây dựng trên một trục thần đạo tạo sự cân xứng đăng đối, tiện bài trí đồ thờ tự, song lại mang dáng dấp cung điện. Đền có kiến trúc nội công ngoại quốc gồm chính tẩm, siêu hương, tiền đường và các công trình khác tạo nên một chỉnh thể kiến trúc thống nhất như hai dãy tả hưu vu, hai dãy tả hữu ống muống cùng hai dãy giải vũ đông tây khiến công trình có tới 9 toà nhà gồm 31 gian lớn nhỏ khác nhau được làm theo phong cách cổ truyền, các công trình kiến trúc được nằm ẩn hiện dưới những hàng cây cổ thụ tạo cho khu đền thêm cổ kính, u tịch. Tiền đường có 5 gian dài 13m, rộng 6m có vì giữa lam theo lối “câu đầu kẻ bẩy” hai vì bên làm theo kiểu chồng rường bổ trụ, có đấu kết cấu chặt chẽ. Hệ thống cột cái gồm 12 chiếc, đường kính 0,4m. Hệ thống cột quân thấp và nhỏ hơn cột cái. Toàn bộ hệ thống cột cái và cột quân được đặt trên những chiếc chân tảng đá chạm cánh sen là những di vật tiêu biểu của thời Trần, hệ thống cột khung ở đây với 24 chiếc làm bằng gỗ lim chạm công phu tạo cho công trình chắc chắn thanh thoát. Chính tẩm có chiều dài 13m20, rộng gần 12m thiết kế không cầu kỳ nhưng to cao theo lối cổ trồng diềm cạnh tân thành 3 gian cuốn hậu cung thờ tự .Chính diện cao 7m, phần hiên rộng 4,2m khiến diện tích hiên khá thoải mái, khách hành hương đứng ngoài bái vọng. Chính tẩm có nhiều đồ thờ : bộ ngai ba tầng bằng gỗ vàng tẩm sơn son thiếp vàng chạm rồng chầu mặt nguyệt, hoa lá, đỉnh hương bằng đồng, bức cuốn thư, những bao lơn chạm khắc chim lạc ngậm hoa sen, súng nước mây tán sinh động. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  18. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Phía trước chính điện là siêu hương. Đây là toà mái cong 4 mái nhằm làm dịu sự khô cứng của các hạng múc mái chảy ở bốn phía, các đầu tạo cong được tao thành hình rồng, phượng, các đầu kìm được chạm khắc mây tản hài hoà tạo cho công trình mềm mại, duyên dáng, huyền bí. Hai bên Đông - Tây siêu hương có 2 toà nhà nhỏ, mỗi toà 3 gian làm kiểu trụ, câu đầu cổ truyền, là nơi thờ các văn quan, võ tướng giúp vua trị quốc an dân, cũng như xông pha trận mạc bảo vệ đất nước. Hai toà này có chức năng bố tự cho quy hoạch công trình được kín đáo, nghiêm ngặt cho khu thờ tự. Khu đền còn có 2 nhà ống muống nằm ở đầu hồi tiền đường 2 dải vũ đạo cho kiến trúc và đền uy nghi bề thế. Việc thờ tự ở thượng miếu nhìn trung từ công trình đến bài trí, đồ thờ tự còn đơn giản chưa được ngưng tầm với vị thế, cũng như công lao và các bậc tiên quân hoàng đế, cũng như hoàng hậu, vương phi vương triều Trần. Tuy trình thờ tự còn khiêm tốn, nhưng về thư tịch lại rất phong phú.Có thể nói câu đối, hoành phi, đại tự với những lời lẽ tán dương khiến hậu duệ nhà trần và nhân dân thập phương ai về Trần miếu, được đọc thư tịch ắt cũng hồi tưởng một lịch sử hào hùng, đồng thời thấy nó thêm ý thức đền đáp nghĩa và nhân dân đối liệt thánh vương triều xưa. 1.3.2. Đền Cố Trạch (đền Hạ) Khoảng đời Tự Đức trong lần trùng tu sửa đền Thiên Trường vào năm 1852 đã đào được một tấm bia đá có dòng chữ “Hưng Đạo thân Vương Cố Trạch”(nhà cũ của Hưng Đạo Vương).Vì vậy nhân dân đã dựng đền thờ của ông tại đây. Ngày 28.4.1962, bộ văn hoá đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 313. Đền Cố Trạch được khánh thành và lập bài vị thờ Trần Hưng Đạo cùng gia đình và các vị gia tướng vào năm Thành Thái thứ 7(1895). Quy mô kiến trúc ngôi đền Cố Trạch hiện nay hoàn toàn mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, bộ khung bằng gỗ lim, mái lợp ngói nam. Công trình chính của đền gồm toà tiền đường 5 gian, toà thiêu hương (siêu hương) bốn mái cong. Toàn bộ xà, bẩy, kẻ cũng như dàn mái đều dồn lực và tứ trụ (bốn cột) xung quanh có hệ thống thoát Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  19. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định nước, tách nền và mái với hai bên giải vũ, tiếp đến nội cung có hai toà : đệ nhị 5 gian, đệ nhất 3 gian được làm theo kiểu chữ nhị. Bước chân vào đền du khách sẽ gặp ngay ở cung đệ nhất bức đại tự khắc gỗ năm Đinh Dậu(1897). Qua cung đệ nhất đến cung đệ nhị du khách sẽ gặp vật báu có một không hai đó là bộ cánh cửa gỗ, khi khép cửa lại nó tạo thành những bức tranh lịch sử liên hoàn chạm khắc tỉ mỉ công phu. Mỗi cánh cửa mở ra là một sự kiện, một nhân vật lịch sử của thời Trần hiện về, từ hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt đến cảnh Trần Thái Tông lên ngôi hoàng đế, rồi các hội nghị Diên Hồng, hội nghị Bình Than, trận Chương Dương-Hàm Tử, trận Bạch Đằng giang nổi tiếng, cảnh Thoát Hoan chui ống đồng tháo chạy hiện lên sinh động qua bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của các nghệ nhân. Sau 2 cung là khu “Tại Thiên Hương”Hưng Đạo Vương và các quan văn võ được thiết kế thờ trong không gian không có mái che để trời đất hoà tụ. Toà tiền đường có ban thờ, bài vị 3 danh tướng có công trong chống giặc Nguyên Mông là Nguyễn Chế Nghĩa, Phạm Ngũ Lão, Phạm Ngô. 1.3.3. Đền Trùng Hoa và bảo tàng văn hoá Phủ Thiên Trường xưa mà trung tâm là cung địên Trùng Quang, nơi ngự của các thái thượng hoàng thời Trần. Còn cung Trùng Hoa là nơi nghỉ của các vị hoàng đế mỗi khi từ Kinh thành Thăng Long về phủ Thiên Trường yết kiến vua cha – Thái thượng hoàng. Cả hai cung điện Trùng Quang và Trùng Hoa đều bị giặc Minh tàn phá từ thế kỷ 15. Người sau mới tạo dựng được ngôi đền Trần trên nền cung địên Trùng Quang xưa để thờ 14 vị hoàng đế đời Trần. Trên nền tảng của cung điện Trùng Hoa xưa, năm 2000 nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã đầu tư kinh phí cho một số địa phương như: Ninh Bình, Bắc Ninh, Nam Định có những di tích liên quan đến Thủ đô để trùng tu khôi phục các di tích. Từ nguồn kinh phí này tỉnh Nam Định đã xây dựng ngôi đền Trùng Hoa nằn ở phía tây đền Thiên Trường trong khuôn viên của khu di tích đền Trần. Để hoà nhập với tổng thể khu di tích lịch sử văn hoá đền Trần – chùa Tháp, bình đồ kiến trúc của đền Trùng Hoa cũng giống như đền Thiên Trường và đền Cố Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  20. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Trạch bao gồm: Tiền đường 5 gian, nối tiền đường với trung đường là kinh đàn (hay còn gọi là thiêu hương) và 2 gian tả hữu vu. Trung đường 5 gian và chính tẩm 3 gian. Kiến trúc đền Trùng Hoa mặc dù mới được phục dựng nhưng mang phong cách của thế kỷ XVII – XVIII trở về trước, các toà đều được làm theo kiểu bốn mái với bốn đầu đao được uốn cong, các bộ vì được thiết kế theo kiểu chồng rường, hệ thống bẩy hiên, kẻ góc có chạm khắc lá lật, chữ thọ. Ván bịt hồi đại bái và hậu cung chạm nổi rồng mây. Bộ mái lợp ngói mũi, bờ mái có gắn hoa chanh kép. Trên đầu bờ nóc có gắn hai con kìm nóc và mặt nguyệt ở giữa, trêm mỗi góc đao mái có các đầu rồng con sổ trang trí. Tường bao che đầu hồi xây nối giáp nhà tả hữu vu bằng bằng gạch kiểu chữ công, mặt trong trát, mặt ngoài xây mạch truyền thống. Hệ thống của bằng gỗ lim làm theo kiểu thượng song, hạ bản, dưới ngưỡng cửa là ngạch đá. Phần nền lát gạch kiểu chữ công, xung quanh bó thền bằng đá. Phía trước bậc thềm có 6 con rồng mây chạm khắc sâu 15 cm đặt theo các trục tim cột.Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại toà trung đường và toà chính tẩm. Toà thiêu hương là nơi đặt ngai vàng và bài vị thờ hội đồng các quan, gian tả vu thờ các quan văn, gian hữu vu thờ các quan võ. Đền Trùng Hoa mới được phục dựng nên việc tế lễ trong những ngày huý kỵ có phần đơn giản hơn đền Thiên Trường và đền Cố Trạch. Nhà bảo tàng có trưng bày nhiều di vật của triều Trần như tượng Sát Thát - biểu tượng hào khí Đông A, cọc Bạch Đằng, đầu rồng bằng đất nung Đây là những di vật giúp cho du khách có thể hiểu hơn về văn hoà cũng như lịch sử hào hùng của dân tộc. 1.3.4. Chùa Phổ Minh Chùa Phổ Minh còn gọi là chùa Tháp, tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định. Chùa cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía Bắc, cách đền Trần 300m về phía tây. Là công trình kiến trúc phật giáo nguyên thuỷ được xây dựng từ thời Lý (1010-1225) và được mở mang vào năm 1262, đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278) mang đậm dấu ấn kiến trúc tiêu biểu thời Trần Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  21. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Đây là 1 ngôi chùa có quy mô lớn. Trong chùa có nhà thuỷ ra, có sen, nhiều cây cổ thụ sum sê. Trước cửa có chiếc vạc đồng nặng hơn 7 tấn, cao 1,6m, rộng hơn 2m. Chiếc vạc này là 1 trong “tứ đại khí” nổi tiếng và Việt Nam nhưng đến nay không còn nữa. Qua nhiều lần tu sửa đến nay quy mô và chùa đã bị thu hẹp nhiều so với trước. Tuy vậy dấu ấn kiến trúc đời trần ở đây còn lại khá nhiều: 96 chân đá chạm hoa sen, nhiều đôi sóc đá, 2 đôi rồng chạm đá trước bài đường. Đặc biệt là ngôi tháp được sử dụng năm 1305 đời vua Trần Anh Tông (1293). Tháp trang trí hình cánh sen, 14 tầng cao 21,2m cạnh đáy 5,2m. Mái các tầng đều hẹp, dáng cao vút cong ở bốn phía nhỏ dần lên tận đỉnh. Bệ tháp và tầng thứ nhất được xây bằng đá xanh,các tầng còn lại xây bằng gạch trên đỉnh tháp là bút tháp hình bầu rượu được làm bằng đá kiến trúc tổng thể tháp hình chóp, đáy vuông .Mỗi tầng đều trổ bốn cửa ván cuốn, chạm khắc công phu với những đề tài hoa sen, hoa cúc, súng nước, mây trời. Giữa các tầng là gờ mái, mặt ngoài những viên gạch các tầng trên được trang trí đầu rồng. Trọng lượng tháp nặng khoảng 700 tấn trên một diện tích nhỏ 30m lại ở vùng chiêm trũng nhưng vẫn đứng vững suốt 7 thế kỷ qua. Qua tháp phổ Minh là đến kiến trúc chính của chùa theo kiểu “nội công, ngoại quốc” gồm 3 phần đại bái, thiêu hương và thượng điện. Nhà đại bái có chiều dài 25m, trên nóc có đắp dòng chữ “Phổ Minh Tự” tiền đường có bậc tam cấp, có đôi rồng đá thể hiện nghệ thuật chạm khắc thời Trần thân mập ,các khúc uốn, cổ vươn cao, có móng vững chắc, có sừng, tai, râu. Kết cấu của bái đường được liên kết bằng 10 vì nhà theo kiểu nhị hàng chân làm cho không gian của 2 hồi thoáng rộng nhưng vững chãi mái được làm theo kiểu “tường hồi bít ốc”.Tiền đường là nơi lưu giữ một cổ vật quý đó là chiếc chuông do vua Nguyễn Quang Toản (con trai Nguyễn Huệ) cung tiến thời Cảnh Thịnh (1876) chuông cao 1,48m, đường kính rộng 0,82m. Nhà đại bái có bộ cánh cửa gỗ với nghệ thuật chạm khắc từ thế kỷ XIII có giá trị nhiều mặt. Bộ cánh cửa bằng gỗ lim, mỗi tấm cao 1,9m, rộng 0,8m, mặt ngoài chia ô đa dạng trang trí hình rồng trong khuôn uốn nửa hình lá đề. Nhà đại bái có 11 pho tượng 2 pho tượng bằng đất sét, 9 pho tượng bằng gỗ quý được tạc khéo léo sơn son thiếp vàng, tạo cho sự rạng rỡ uy nghi của toà nhà. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  22. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Thiêu hương cấu trúc theo kiểu mái dốc cân xứng với hệ thống cửa võng và các xà nối thiêu hương và thượng điện. Thiêu hương có hệ thống ván nong trước cửa và vành chạm lộng đề tài tứ linh hướng về mặt trời sinh động, tinh tế. Nơi đây đặt 20 pho tượng thờ theo 7 lớp gồm thượng A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát được tạc cẩn thận, khéo léo, sơn son thiếp vàng. Thượng điện gồm 6 tượng có giá trị cao về nhiều mặt nghệ thuật nhất là 3 pho tượng thờ 3 vị phật tổ của thiền phái Trúc Lâm, đặc biệt tượng Trần Nhân Tông với khuôn mặt trái xoan, tóc quăn, mũi dọc dừa, tai dài to, mặc áo cà sa tay để trần - một hình tượng phật pháp. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, lần đại tu mới nhất là các năm 1994-1995. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Chùa Phổ Minh còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc như hệ thống điện thờ, nhà thờ tổ, nhà tăng, hệ thống tháp mộ, những cổ vật mang phong thái nghệ thuật kiến trúc có giá trị nhiều mặt nên chùa đã hấp dân nhiều tín đồ Phật tử, các du khách và nhiều nhà nghiên cứu đến bái yết, tham quan, nghiên cứu. 1.4. Lễ khai ấn đền Trần 1.4.1. Lịch sử ra đời Lễ khai ấn được xem là “linh hồn” của lễ hội đền Trần. Tương truyền sau khi đánh thắng quân Nguyên lần thứ nhất vào ngày 14 tháng Giêng vua Trần đã mở tiệc chiêu đãi tại Phủ thiên Trường và phong chứ cho các quan quân có công. Kể từ đó, cứ vào ngày ngày đúng giờ Tý (23h00) các vua Trần lại “khai ấn” đánh dáu sự trở lại quốc sự sau khi nghỉ tết âm lịch. Lễ khai ấn trước hết là một tập tục. Thế kỷ XIII, vào năm 1239 của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tổ tiên tại phủ thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên Mông lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 được thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại. Thiên Trường không phải là kinh đô nước Việt nhưng gắn với việc khai ấn là bởi trong kháng chiến chống Nguyên Mông Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  23. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định dễ tiến thoái như một thủ đô kháng chiến theo cách gọi hiện đại để tận dụng địa thế và huy động sức người sức của của cả vùng trấn Sơn Nam phủ Thiên Trường. Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là “hùng thắng Đông kinh hộ ấn vàng”. Ấn cũ hiện nay không còn, năm 1822 vua Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”, ấn mới khắc là “Trần miếu điển cố” để nhắc lại tích cũ, dưới đó có thêm câu “tích phúc vô cương”. Và từ đây lễ khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11h00 đêm 14 đến 1h00 sáng 15) là một tập tục văn hoá mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ trời đất tiên tổ thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông cha ông. Đây cũng là “tín hiệu nhắc nhở” chấm dứt ngày tết thực sự bắt tay vào công việc, công bố ngày làm việc đầu tiên của năm mới. 1.3.2. Ý nghĩa Lễ khai ấn đền Trần vừa bảo tồn nếp cũ từ buổi Trần sơ, vừa tôn thờ có tiếp nối các vị hoàng đế cũng như lương tướng của vương triều. Do đó ý nghĩa càng thêm to lớn. Ý nghĩa khai ấn đầu năm rất đơn giản, chỉ là sau khi nghỉ tết từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng (âm lịch) vua mới khai ấn để nhập triều làm việc. Thủ tục này vẫn được cán bộ lãnh đạo Nam Định cung một số bộ ngành trung ương tổ chức thường niên và mọi người ít biết đến. Nhưng mấy năm nay việc này lại trở nên rầm rộ được mọi người quan tâm, chờ đợi. Không chỉ người Nam Định mà người tứ xứ đổ về chờ đợi thời khắc nửa đêm để xin được một tấm ấn vua ban để được tấn tài tấn lộc trong năm mới. Đầu năm đi đền chùa để cảm tạ ơn trời đất, tưởng nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc. Tưởng nhớ tổ tiên ông bà và cầu xin cho gia đình một năm mới nhiều sức khoẻ may mắn đã trở thành một phong tục, một nếp sinh hoạt văn hoá tinh thần tốt đẹp mang đậm đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn. 1.4.3. Lễ khai ấn xƣa và nay Lễ khai ấn là một trong hai kỳ lễ lớn trong năm của đền Trần. Lễ khai ấn diễn ra gồm hai phần đó là lễ dâng hương và lễ khai ấn. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  24. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Sách Nam Định địa dư chí lược của tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh viết đầu thế kỷ XX gồm hai tập thượng và hạ. Tập hạ viết về phong tục ở Tức Mặc như sau: Tức Mặc có lệ 15 tháng Giêng Đấu vật ở miếu Trần, Thượng Lỗi có lệ thi xôi ngày 5 tháng Giêng, tế nữ quan vào ngày 6 tháng Giêng tại nơi thờ bà Thục Côn, Phụ Long, Đệ Nhì có lệ thi chèo thuyền vào ngày 18 tháng 7. Phương Bông và Đệ Tứ hát bài bông, đánh cờ, bói cá vào ngày 10 tháng 3. Từ trong thư tịch cổ đến truyền thuyết ở địa phương, tục lệ đầu xuân miếu nhà Trần có quy định việc tế tổ tiên trong những ngày này có tổ chức: rước nước, tế cá cùng những hình thức khích lệ võ công cũng như văn chương thơ phú Hàng năm cứ đến ngày 14, 15 ,16 tháng Giêng có sự hợp tế của 8 xã, lúc đầu năm nào cũng thực hiện sau vì tốn kém cũng như việc tổ chức quá vất vả nên định lại vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Theo các văn bản Hán Nôm và khảo sát thực tế thì các xã có liên quan đến cung điện phủ đệ nhà Trần Bao gồm : - Làng Lốc tức Lộc Quý thờ Thái sư Trần Thủ Độ. - Làng Hậu Bối thơ Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải. - Làng Kênh tức Động Kính thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. - Làng Bái tức làng Đại Bái thờ tướng Yết Kiêu. - Làng Bái Trạch thờ tướng Lư Cao Mang. - Làng Hạ Lộc tức Bảo Lộc thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. - Làng Tức Mặc thờ vua Trần Nhân Tông ở chùa Tháp. - Làng Vọc tức làng Thành Thị thờ vua Trần Nhân Tông. Làng Vọc vốn nằm trên đất huyện Mỹ Lộc nhưng đến năm Thành Thái thứ 2 (1890) lại sáp nhập vào tổng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Do đương xá xa xôi và địa giới hành chính có sự thay đổi nên sau này ở đây chỉ đưa lễ đến tham gia không phải rước kiệu xuống nữa. Tại làng Tức Mặc dân làng rước kiệu “ngọc lộ” từ chùa Phổ Minh đưa bát hương Trúc Lâm đệ nhất tổ sang Trần Miếu vào chiều ngày 14. Theo lệ cổ vào ngày 14 tháng Giêng, ông trưởng họ Trần lên chùa thắp hươngtam bảo sau đó vào Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  25. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định thượng điện nơi thờ Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông làm lễ xin rước bát nhang ra kiệu “ngọc lộ”. Đám rước có đầy đủ nghi trượng và đoàn tín đồ cầm phan theo sau. Theo sau kiệu “ngọc lộ” còn có kiệu thần của các xã Lộc Quý, Hạ Lộc, Hậu Bồi Tuy chùa Phổ Minh và Trần Miếu chỉ cách nhau khoảng 400m mà phải khởi kiệu từ đầu giờ Mão (5h) đến cuối giờ Mão (7h) mới đến nơi. Khi đoàn kiệu đến Trần Miếu thì tế chủ rút 5 nén nhang ở lô nhang kiệu “ngọc lộ” cắm vào lô nhang ở đền Thiên Trường trước thần chủ của Đức vua Trần Nhân Tông và bắt đầu tiến hành tế lễ đến chiều 16 mới rước kiệu trở về chùa. Trưa ngày 14 còn rước bát nhang tổ họ Trần và choé nước xuống đền phố hàng Tiện là nơi thơ Đức Thánh Trần, tế lễ một tuần nhang rồi rước về đền Thiên Trường. Tước khi rước về có hái một chùm hoa hồng đem theo để cắm trên ban đền Thiên Trường, còn choé nước thì để lại Hàng Tiện làm nước thánh. Lệ này đã lâu không thực hiện được nữa nhưng qua việc khảo sát thực tế khiến những người làm công tác nghiên cứu cần có câu giải đáp mối quan hệ của tộc Trần giữa Tức Mặc và phố Hàng Tiện. Theo lệ xưa trước khi khai ấn, kiệu thần ở các nơi cũng như kiệu “ngọc lộ” phải được đề tựu tại Trần Miếu. Diễn biến đêm khai ấn được thực hiện như sau: Thường ngày ấn được để ở cung cấm đền Cố Trạch cách nơi cử hành lễ 200m. Đêm ngày 14 ban tổ chức phải chuẩn bị mực dấu, lụa vàng, giấy vàng dọc theo khổ khoảng 20 x 40 cm và trước giờ Tý chủ tế phải làm lễ ở đền Cố Trạch xin rước ấn ra kiệu. Đúng giờ Tý (23h00) lễ khai ấn tiến hành bên trong phủ do những già làng thực hiện.Tất cả diễn ra dưới sự chứng kiến của lãnh đạo tỉnh, thành phố, khách mời. Đoàn rước có nhạc cổ,nghi trượng cùng đoàn người mặc áo tế rước từ đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường. Tại trung tâm trong đền Thiên Trường ấn đặt tại ban công đồng lễ khai ấn được cử hành trong không khí đặc biệt tôn nghiêm theo đạo Phật. Tiếng chuông đồng, khánh đá đồng loạt được gióng lên trong khói hương trầm nghi ngút. Trước giờ phút linh thiêng của buổi khai ấn, chủ tế ngồi nghiêm trang ở chiếu giữa, bồi tế dâng ấn cùng tập lụa, giấy đặt phía trước một cách trịnh trọng. Từ 24h00 cửa sẽ mở để cho tất cả những người muốn vào lễ hoặc xin ấn. Chiêng trống nổi lên, bát son đỏ,thiệp giấy vàng được đư ra chủ tế và các Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  26. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định cụ cao tuổi lần lượt đóng ấn trên từng tờ giấy, lụa hoặc vải. Mọi người vây quanh chờ đợi được nhận tờ điệp có dấu ấn của miếu nhà Trần. Bên cạnh con dấu son ban tổ chức còn phải đề ngày, tháng, năm trong tờ điệp nhưng viết sao cho đủ số chữ để khi tính phải có chữ sinh (theo kiểu tính sinh, lão, bệnh, tử). Dấu ấn đỏ in trên giấy vàng thể hiện một thời minh trị vững vàng được trao cho thần dân đất Việt. Những người đến dự lễ khai ấn nhận được lá ấn sẽ đem về nhà dán tại đền, phủ, từ đường hoặc tại gia với hy vọng sẽ trừ được tà ma, cầu mong đại tài, đại lộc mọi sự được như ý. Mặc dù phải thức thâu đêm để làm lễ khai ấn nhưng sáng ngày 15 vẫn tổ chức lễ rước nước. Trước khi đi chủ tế vào lễ xin rút một nén nhang ở bát hương tổ va 14 nén ở bát hương hoàng đế rồi cắm vào bát hương công đồng đặt lên kiệu bát cống. Đoàn phù giá nghiêm trang trong lễ phục cùng cờ biển uy nghi, phụng nghinh kiệu ra phía ngoài cổng đền rồi dừng lại làm lễ cáo trời đất cầu cho mưa thuận gió hoà, cầu cho quốc thái dân an. Sau đó đám rước tiếp tục diễu hành theo nhịp chiêng trống ra bến sông Hồng ở Hữu Bị cách bến sông Hồng chừng 3km. Khi đoàn kiệu đến bến sông đám rước dừng lại, ban tế chuẩn bị choé đựng nước xuống thuyền, chở ra giữa sông lấy nước tế. Người cầm bình đi lấy nước được dân làng bình chọn từ trước, phải là người khoẻ mạnh, có đạo đức, con cháu đầy đủ, trong năm gia đình không có chuyện buồn, sau khi được dân làng chọn cử phải ăn chay, lên đền ở hàng tuần trước ngày mở hội. Khi thuyền rước nước ra giữa dòng sông thuyền được neo lại và bắt đầu làm lễ. Theo nhịp chống chiêng những gáo nước trong ở giữa dòng được múc lên đổ đầy bình phủ vải lụa đỏ chuyển lên kiệu trở về đền theo đường cũ. Nước rước về đền được múc chuyển vào các bát đưa lên ban thờ và bắt đầu tổ chức tế nước. Sau khi tế nước, lộc này được ban cho con cháu họ Trần uống, để nhắc nhở hậu duệ không quên nguồn gốc của tổ tiên, cũng như nghề sông nước mà ông cha đã từng trải, để từ đó dựng lên cơ nghiệp đế vương dòng tộc Đông A. Sáng ngày 16 tháng Giêng, có lệ tế cá tại đền Thiên Trường. Cá gồm có một đôi cá triều đẩu, cá chép mỗi con hai cân. Tất cả đều dùng cá sống được dựng vào Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  27. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định trong 11 thùng sơn đỏ, đặt ở trước bát nhang công đồng. Tế từ mờ sáng đến giữa trưa thì rước cá này thả ra sông Hồng. Sáng 16 khi trời chưa sáng rõ thì dùng lễ chay tế trời đất ở giữa sân, hướng về phía đông bày lễ chay, dưới đặt lễ tam sinh, lễ cả con lợn sống, sau đó hạ lễ xuống thì trời sáng, đem số thịt ấy chia cho cả họ và biếu quan sở tại ( mỗi lễ biếu đều một cân thịt và một cân xôi). Trưa ngày 16, cả họ hội ở giữa sân đền, cứ theo thứ vị mỗi ông trưởng chi vào lễ một tuần rồi ngồi uống rượu ăn xôi thịt. Đêm 16 tế tạ, quy định phải tế xong trước giờ Hợi. Theo các bậc cao niên ở hương Tức Mặc phủ Thiên Trường xưa, nay thuộc phường Lộc Vượng ngay từ khi ngôi nhà thờ đại tôn họ Trần được chuyển thành ngôi đền thờ các vua Trần của làng Tức Mặc thì lễ khai ấn được tổ chức thương xuyên hàng năm để kỷ niệm một thời vàng son của đơn vị hành chính phủ Thiên Trường xưa. Lễ khai ấn thường do quan đầu tỉnh về chủ trì sau này tỉnh giao cho huyện sở tại và những năm trước cách mạng tháng Tám giao cho Chánh Tổng hoặc lý trưởng điều hành. Hiện nay lễ khai ấn do những người cao tuổi của địa phương đứng ra chủ trì. Ngay từ buổi tối ngày 14 tháng Giêng, những người cao tuổi làng Tức Mặc và nhân dân khắp nơi đã tề tựu trước đền, trước là lễ thánh, sau tham dự buổi lễ trọng thể bắt đầu từ giờ Hợi (11h00 đêm) người chủ trì buổi lễ khăn áo chỉnh tề vào chính cung làm lễ xin rước hòm ấn sang đền Thiên Trường.Trong hòm có hai con dấu: con dấu nhỏ trên mặt có hai chữ “Trần miếu” bằng chữ triện, con dấu lớn có chữ “Trần miếu tự điển” (lệ thờ tự tại đền Trần) khắc theo kiểu chữ chân. Cả hai con dấu đều bằng gỗ. Trước đây còn một con dấu bằng đồng khắc bốn chữ triện “Trần triều chi bảo”(dấu quốc bảo của triều Trần) con dấu này mới dùng làm lễ khai ấn nhưng do thời gian, chiến tranh con dấu nay đã bị thất lạc. Đoàn rước hòm ấn được tổ chức rất trọng thể và đông vui. Đi đầu có cờ thần rồi đến phù giá bao gồm bát biểu, chấp kích, kiệu rướ hòm ấn, các mâm hoa quả, đoàmbát âm, đoàn tế cùng với dân làng và khách thập phương. Đoàn đi theo nhịp trống chiêng, vòng qua hồ dưới ánh sáng lung linh của đèn nến, sao trời và hệ thống đèn cao áp. Khi đoàn tế tiến vào trong đền Thiên Trường, tất cả toả ra hai Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  28. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định bên cho đội tế tiến lên trước. Đội tế sắp xếp hàng ngũ và bắt đầu làm lễ tế xong, ông chủ tế thay mặt dong họ Trần dâng một lá sớ lên các vua Trần. Khi các vị quan trên làm lễ khai ấn thì còn có một lá sớ nữa của chính quyền đương chức dâng lên. Các thủ tục tế, tấu sớ xong, người chủ cuộc tế dùng con dấu đóng lên tờ giấy đầu tiên, sau đó để các vị trong ban hành lễ đóng tiếp con dấu có chữ “Trần miếu tự điển” cho mọi người đư về nhà dán lấy may và trừ tà dấu son đỏ đóng trên các tờ giấy vàng. Trước đây số dấu đong phát ra không nhiều vì chủ yếu chỉ phục cho dân làng Tức Mặc đến lễ và xin về. Hiện nay nhà đền còn dung vải thay cho giấy đóng dấu son nên dùng được bền và trang trọng, việc chuẩn bị để phục vụ cho du khách nhà đền phải chuẩn bị trước hàng tháng. Kết thúc buổi lễ khai ấn các cụ già bao giờ cũng tổ chức lễ tạ và moi người ra về với không khí hồ hởi vui vẻ. Trong những năm gần đây lễ khai ấn đầu xuân tại đền Trần đã trở thành một đêm hội rất đông vui. Nó không còn bó hẹp trong phạm vi làng Tức Mặc và nhân dân thàn phố Nam Định mà du khách ở mọi miền đất nước đổ về đây xin “lộc ấn” rất đông. Nhiều du khách muốn đến với lễ khai ấn đầu năm để tìm hiểu nét đẹp văn hoá truyền thống, có người coi đây như một dịp du xuân độc đáo và mọi người đến khu di tích đền Trần - chùa Tháp dâng hương tưởng niệm đều mong muốn được ban phúc lành cho gia đình và bản thân. Một điều rất có ý nghĩa trong nội dung lá ấn còn có dòng chữ “Tích phúc vô cương” Chữ tích ở đây có nghĩa là ban cho. Vậy du khách về dự lễ hội đền Trần nhận được ấn lộc đầu xuân nghĩa là được vua ban cho mọi điều phúc lành. Lễ khai ấn ở Trần Miếu là tập tục từ xa xưa mà nhân dân địa phương cũng như cả nước tham gia một cách chân tình vì bản sắc của một vùng quê truyền thống, nơi sản sinh ra các bậc vua hiền và vị anh hùng đân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ngày lễ khai ấn đền Trần vẫn là một ngày hội vui không chỉ riêng của vùng lúa Nam Định mà còn cả nhân dân ở miền Bắc với một đức tin không gì thay đổi, với những ước nguyện về một ngày mai tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  29. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định 1.5 Tiểu kết chƣơng 1 Cụm di tích lịch sử đền Trần không chỉ chứa đựng những công trình kiến trúc đền, chùa, tháp minh chứng cho một triều đại ,một thời kỳ phát triển của dân tộc mà nó còn chứ đựng những giá trị văn hoá lịch sử, nghệ thuật, lễ hội của cả triều đại nhà Trần.Nó là nguồn tài nguyên vô cùng hấp dẫn có thể thu hút đươc một lượng khách đông đảo đến nơi đây. Đền Trần với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần có chỗ đứng không nhỏ trong lòng người dân Việt. Có thể nói di sản của Trần Miếu là những tinh hoa kỳ diệu của một triều đại anh hùng, các bậc thánh nhân anh hùng. Nơi đây đã gợi mở nhiều khía cạnh đối với khoa học lịch sử, khảo cổ, lễ hội truyền thống Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  30. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC LỄ KHAI ẤN ĐỀN TRẦN PHỤC VỤ DU LỊCH 2.1. Vai trò lễ khai ấn đền Trần Lễ khai ấn phản ánh ước mơ khát vọng của nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Mỗi người đến đây hy vọng trong tay có “bảo ấn” để bản thân và gia đình được an khang thịnh vượng,quốc thái dân an.Do vậy mặc dù khai ấn vào giờ Tý phải thức thâu đêm mọi người cũng không quản ngại. Thực tế này đã diễn ra nhiều năm và do ước vọng chính đáng nên lễ khai ấn năm sau đông hơn năm trước. Người muôn phương đổ về Trần Miếu từ miền xuôi đến miền ngược, từ người có chức sắc đến dân thường ai cũng rạo rực chờ đợi đên khai ấn đầu xuân. Tương truyền Quốc ấn của vua Trần thuộc loại “tối linh”nhất là hanh thông trong thăng quan tiến chức. Không biết có phải vì buổi lễ này mang một ý nghĩa thiêng liêng và đặc biệt gần gũi với “đời sống”của quan chức như vậy mà lễ khai ấn là một trong những lễ hội đầu năm thu hút được số khách là quan chức thập phương về dự đông nhất trong các lễ hội. Gia đình nào có con em đang học hành thi cử thế nào cũng phải đến đền Trần với mong muốn học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt, con đường công danh được thăng tiến, vẻ vang. Chính vì niềm tin này mà lễ khai ấn năm nào tại đền Trần cũng xảy ra tình trạng hỗn loạn. Lễ khai ấn đền Trần là một hoạt động hết sức có ý nghĩa và là một nét độc đáo của đền Trần thì vài năm gần đây lại nhuốn màu mê tín dị đoan. Ai cũng cố tình chen lấn, giằng xé để lấy thậm chí để mua bằng được một mảnh vải đỏ hay một tấm giấy điệp có dấu ấn vua. Đến viếng đền Trần vào những ngày chưa khai ấn khách vẫn cố tìm mua một tấm thẻ vàng nho nhỏ có dấu mộc đỏ nhét vào túi vì tin đó là lá bùa sẽ mang lại nhiều quan lộc cho mình. Lễ khai ấn tổ chức hàng năm nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá, tinh thần, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  31. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định 2.2. Kế hoạch tổ chức lễ khai ấn đềnTrần Tuy chỉ diễn ra trong khoảng 2 giờ nhưng công tác tổ chức lễ hội đền Trần đã được chuẩn bị cách đó nửa năm trước giờ khai ấn. Do số lượng khách thập phương mỗi năm lại tham gia lễ hội đền Trần đông hơn nên công tác chuẩn bị đã được những người tổ chức nơi đây bắt đầu từ rất sớm. Tháng 8 (âm lịch) các ông thủ từ đã ngồi lại phân công từng công việc cụ thể như trông đền, trông nom hương khói thờ cúng, tài chính. Cũng tại thời điểm đó nhà đền cũng đưa ra thông báo để khách thập phương biết và đăng ký nhận được ấn của đền, thời gian đăng ký kéo dài đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng. Những người hát chầu văn đã luyện tập miệt mài suốt 6 tháng những thủ từ cho hay cần phải lo sớm một phần còn do vấn đề tâm linh - tín ngưỡng, phải hương khói chỉn chu thì tự mình mới cảm thấy an tâm. Theo ban tổ chức 20 ngày trước giờ khai ấn (24 tháng Chạp) đúng giờ Thìn đền Trần tiến hành lễ kéo cờ, mở cửa đền đón khách thập phương về cầu an, lễ tạ. Công tác chuẩn bị đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của 4 bộ phận :nhà đền, ban an ninh - quốc phòng, ban văn hoá - thông tin và ban tài chính. Về số lượng ấn phát ra, ông Trần Kha - thành viên ban tổ chức cho biết đền chủ yếu căn cứ vào số lượng người đăng ký đến ngày mùng 5 để in. Ngoài số ấn đóng trên vải dã xong, nhà đền vẫn cho chạy máy 3 ca hết công suất để gấp rút hoàn thành ấn trên giấy, dự kiến đến 13 tháng Giêng công việc sẽ kết thúc. Chuẩn bị cho lễ khai ấn đền Trần, thành phố Nam Định đã huy động 1328 người thuộc nhiều lực lượng như công an, quân sự, trật tự trinh sát, cơ động mạnh (trong đó có hơn 800 cảnh sát) làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông ở khắp các tuyến phố phường, xã nơi diễn ra lễ hội, nhất là nơi tổ chức lễ khai ấn. Lễ khai ấn đêm 14 tháng Giêng hàng năm tại đền Trần - phường Lộc Vượng - thành phố Nam Định là một việc làm có ý nghĩa to lớn nhằm phát huy truyền thống dựng nước, gữi nước của dân tộc, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân đã làm rạng danh quê hương đất nước ; đồng thời thu hút klhách thập phương tham dự, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố ngày càng phát triển. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  32. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Thực hiện chỉ thị 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Ban chấp hành TW, chỉ thị 14/1998/CT-TTg ngày 28/03/1998 của Thủ tướng chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Căn cứ Quyết định số 39/2001/QĐ- BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ VHTT về việc ban hành quy chế tổ chức lễ hội. Căn cứ quy chế lễ hội ban hành kèm theo Quyết định 681/2005 QĐ-UBND ngày 12/03/2005 của UBND tỉnh Nam Định. Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của thường trực tỉnh uỷ-HĐND-UBND tỉnh Nam Định, thường trực thành uỷ-HĐND-UBND thành phố ngày 30 tháng 01 năm 2009 về việc tổ chức lễ khai ấn tại đền Trần đêm 14 thàng Giêng Kỷ Sửu năm 2009 UBND thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức lễ khai ấn cụ thể như sau: 2.2.1. Mục đích yêu cầu - Tổ chức lễ khai ấn đầu năm tại đền Trần nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản văn hoá, đồng thời tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, đặc biệt là thời Trần; động viên đông đảo mọi tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở mọi người hăng say lao động, học tập công tác. Phấn đấu làm tốt công việc của mình trong một năm mới . - Lễ khai ấn phải được tổ chức trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống; đúng quy chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/08/2001 của bộ trưởng Bộ Văn Hoá Thông Tin. - Lễ khai ấn phải đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh cảnh quan môi trường và tạo được ấn tượng tốt đẹp cho khách thập phương trong những ngày đầu xuân năm mới. 2.2.2. Nội dung và chƣơng trình buổi lễ khai ấn - Từ 7h00 đến 19h00 ngày 14 tháng Giêng ân lịch, khách thập phương vào lễ đầu năm tại đền Trần. Từ 19h00 dến 20h00 mời nhân dân và khách thập phương ra ngoài khuôn viên đền Trần để Ban tổ chức lễ khai ấn đón đại biểu có phù hiệu đỏ và phù hiệu xanh vào khu vực hành lễ và chuẩn bị tổ chức rước ấn. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  33. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định - Đại biểu có giấy mời và phù hiệu (đại biểu tự túc phương tiện) có mặt tại cống đền Trần từ trước 20h00 để mời vào khuôn viên đền. - Đại biểu có giấy mời và phù hiệu được mời đi theo đoàn của tỉnh có mặt tại trụ sở UBND tỉnh trước 21h00. - Đại biểu có giấy mời và phù hiệu được mời đi theo đoàn của thành phố có mặt tại trụ sở UBND thành phố trước 20h30. - Đại biểu có phù hiệu đỏ lên xe có phù hiệu đỏ, đại biểu có phù hiệu xanh lên xe có phù hiệu xanh (xe do ban tổ chức chuẩn bị ). Toàn bộ đại biểu có phù hiệu đỏ được mời vào khu vực sân hành lễ, đại biểu có phù hiệu xanh được mời vào khuôn viên đền Trần. Sau lễ khai mạc mời đại biểu có phù hiệu đỏ vào trong cung đền Thiên Trường chứng kiến hành lễ khai ấn, đại biểu có phù hiệu xanh đứng trong sân đền Trùng Hoa để chứng kiến lễ khai ấn và nhận ấn giấy ở các nhà Giải vũ. - Từ 22h00-22h10: lễ rước ấn bắt đầu từ đền Cố Trạch do 14 cụ cao niên thôn Tức Mặc - phường Lộc Vượng thực hiện (mặc trang phục quần áo tế, có đội nhạc lễ phục vụ). - Từ 22h10 đến 22h30: rước ấn từ trong nội cung đền Cố Trạch ra kiệu đặt ở ngoài sân đền, do 2 cụ trong đội tế thực hiện (một người mang bát hương, một người mang ấn). -Tổ chức đoàn rước, đi đầu là cờ ngũ sắc, đồ tế khí, đội nhạc lễ, đội tế, đại biểu khách mời thm dự, phạm vi rước từ sân đền Cố Trạch qua cổng rẽ trái đi vòng quanh bờ hồ vào cổng chính đền Thiên Trường, đặt kiệu tại sân đền, hai cụ đi trước dâng bát hương và ấn và o bàn làm lễ. -Từ 22h30 đến 22h35: tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu do đồng chí Đồng Quốc Doanh – chánh văn phòng HĐND – UBND thành phố thực hiện. -Từ 22h35 đến 22h40: diễn văn lễ khai ấn do đồng chí Nguyễn Viết Hưng - chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện. -Từ 22h40 đến 23h10:Nhà đền dâng sớ khai ấn (đóng dấu ấn) tại nội cung đền Thiên Trường, thành phần thực hiện gồm: 14 cụ cao niên phường Lộc Vượng làm lễ khai ấn. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  34. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Các đại biểu có phù hiệu đỏ vào nội cung chứng kiến lễ khai ấn. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo tỉnh, thành phố, phường Lộc Vượng và 01 cụ cao niên phường Lộc Vượng đóng dấu ấn gồm: 1. Các đồng chí lãnh đạo Trung ưong Đảng, nhà nước, chính phủ (nếu có). 2. Đ/c Chu Văn Đạt - Bí thư Tỉnh uỷ, chủ tịch HĐND tỉnh 3. Đ/c Phạm Hồng Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ 4. Đ/c Trần Minh Oanh -Chủ tịch UBND tỉnh 5. Đ/c Nguyễn Khắc Hưng -Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ 6. Đ/c Trần Đăng Hùng -Phó Bí thư TT Thành uỷ, chủ tịch HĐHĐ TP 7. Đ/c Nguyễn Viết Hưng -Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP 8. Đ/c Trần Khắc Minh - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND phường Lộc Vượng 9. Đ/c Trần Văn Minh - Chủ tịch UBND phường Lộc Vượng 10. Một cụ cao niên - phường Lộc Vượng Mỗi đồng chí chỉ đóng một lá ấn, sau đó dâng ấn vào hòm, đồng thời giao cho các cụ nhà đền dâng tại các đình, chùa thuộc phường Lộc Vượng: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, chùa Tháp, chùa Thượng Lỗi, Văn chỉ Huyền Đàn, đình Tức Mặc, đình Kênh, đình Bái, đình Vĩnh Trường. Giao cho lãnh đạo BQL di tích LSVH trực tiếp phục vụ lễ đóng ấn. - Tổ chức phát ấn cho đại biểu mời dự lễ và khách thập phương: Đại biểu có phù hiệu đỏ vào trong đền Thiên Trường chứng kiến hành lễ khai ấn vào cửa bên phải (cửa hướng đông) và ra cửa bên trái (của hướng tây). Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Chủ tịch UBND thành phố sẽ trực tiếp phát cho mỗi người 01 lá ấn vải tại cửa ra. (Giao cho công an thành phố chủ trì phối hợp cùng Ban Quản Lý di tích xây dựng phương án chi tiết, khắc phục hạn chế của những năm trước, đảm bảo việc phát ấn cho các đại biểu trong cung trật tự an toàn). Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  35. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Sau khi đại biểu có phù hiệu đỏ vào nội cung đền Thiên Trường, ở bên ngoài sân đền Thiên Trường tổ chức phát ấn giấy cho các đại biểu có phù hiệu xanh. Bố trí từ 20 đến 30 bàn phát ấn ở ba Nhà Giải Vũ : đền Cố Trạch, đền Thiên Trường và phái trứoc nhà trưng bày triển lãm đền Trùng Hoa. Mời các đồng chí thường trực HĐND – UBND thành phố tham gia cùng với nhà đền phát ấn cho các đại biểu có phù hiệu xanh và du khách thập phương tại các vị trí phát ấn do Ban tổ chức lễ khai ấn quy định. Ban quản lý Khu di tích thành phố phối hợp với UBND, Hội người cao tuổi phường Lộc Vượng, bố trí đủ người phát ấn cho du khách đảm bảo nhanh, kịp thời. Thời gian phát ấn cho đại biểu có phù hiệu xanh sau khi đại biểu có phù hiệu đỏ vào trong cung chứng kiến hành lễ. 23h45 mở cửa đền cho mọi người tiếp tục vào lễ đầu năm và xin ấn. Các đoàn đại biểu thành phố mời do Văn phòng HĐND – UBND thành phố đảm nhiệm việc phát ấn tại trụ sở UBND thành phố. Các cơ quan đơn vị thuộc thành phố do phòng văn hoá và thông tin thành phố phát ấn giấy (tại phòng Văn hoá Thông tin). 2.3. Đại biểu mời dự lễ khai ấn (có giấy mời không ghi tên đại biểu, kèm theo phù hiệu để vào cổng đền Trần). 2.2.3.1.Thành phần dự lễ khai ấn: Lãnh đạo TW Đảng và Nhà nước (nếu có) Lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành Trung ương Các Đ/c trong Ban trường vụ Tỉnh uỷ, TTHĐND, TTUBND tỉnh Các Đ/c trong Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Chánh văn phòng tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Giám đốc các sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo các huyện trong tỉnh Các Đ/c trong ban thương vụ thành uỷ - thường trực HĐND, thường trực UBND thành phố, Chủ tịch UBMTTQ thành phố. Trưởng các đoàn khách mời của thành phố. Lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể của thành phố. Thường trực Đảng uỷ, HĐND, UBND phường Lộc Vượng và các phường xã thuộc thành phố, chủ tịch UBMTTQ, Chủ tịch hội người cao tuổi và một số cụ đại Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  36. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định diện hội người cao tuổi phường Lộc Vượng đại diện họ Trần Việt Nam, tổng số dự kiến 1200- 1500 đại biểu. 2.2.3.3. Đón tiếp khách mời ` *Khách mời của tỉnh: Các đoàn khách của TW Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành của Trung ương do UBND tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh đón tiếp. 21h00 mời các đoàn đại biểu của tỉnh có mặt tại trụ sở UBND tỉnh để mời lên xe do Ban tổ chức chuẩn bị. * Khách mời của thành phố: Các đoàn khách thuộc các quận, huyện, thành phố, thị xã trong hiệp hội đô thị Việt Nam do Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố đón tiếp. Thời gian đón tiếp các đoàn đại biểu của thành phố: (do văn phòng Thành uỷ - HĐND – UBND thành phố đảm nhiệm) Từ 13h00 (ngày 14 âm lịch) ngày 08 tháng 02 năm 2009 đón tiếp tại trụ sở UBND thành phố. Từ 14h00 đến 16h00 các đoàn đại biểu đi đền Trần, chùa Tháp dâng lễ và thắp hương . Từ 17h00 đến 18h00 mời các đoàn khách của thành phố ăn cơm tại khách sạn Sơn Nam. 20h30 mời các đoàn đại biểu của thành phố tập trung tại sân trụ sở UBND thành phố. Toàn bộ 20 xe 29 chỗ ngồi tập kết tại đường Hà Huy Tập để đón đại biểu của thành phố lên địa điểm tập kết tại UBND tỉnh (xe phù hiệu đỏ đón khách có phù hiệu đỏ; xe phù hiệu xanh đón khách có phù hiệu xanh). Đại biểu có giấy mời và phù hiệu (đại biểu tự túc phương tiện) có mặt trước cổng đền Trần trước 20h00 để mời vào khuôn viên đền. * Đoàn xe gồm: Ban tổ chức lễ khai ấn thành phố bố trí 01 phù hiệu xe phục vụ lãnh đạo tỉnh; 03 phù hiệu dự phòng xe con (do đồng chí bí thư tỉnh uỷ điều hành). Bố trí 15 xe 29 chỗ ngồi: trong đó 03 xe phù hiệu đỏ chở đại biểu có phù hiệu đỏ; 7 xe phù hiệu xanh chở đai biểu có phù hiệu xanh; (05 xe 29 chỗ dự phòng do đồng chí bí Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  37. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định thư tỉnh uỷ điều hành) toàn bộ xe ô tô đỗ tại đường Vị Hoàng (trước cửa UBND tỉnh Nam Định) Ban tổ chức lễ khai ấn thành phố bố trí 01 phù hiệu cho xe lãnh đạo thành phố, 05 xe 29 chỗ ngồi trong đó 02 xe phù hiệu đỏ chở khách có phù hiệu đỏ, 03 xe phù hiệu xanh đón khách có phù hiệu xanh của thành uỷ - HĐND - UBND có phù hiệu đỏ và phù hiệu xanh. Đoàn đại biểu của tỉnh và thành phố tập kết tại đường Vị Hoàng, trước cửa UBND tỉnh Nam Định lúc 21h00 để 21h30 đi lên đền Trần theo đường dành riêng cho đoàn đại biểu, đề nghị công an tỉnh Nam Định bố trí sắp xếp đội hình và dân đường đi theo hành trình: từ đường Vị Hoàng - đường Trường Chinh - đường Mạc Thị Bưởi - đường Trần Thái Tông - giẽ đường Trần Thừa vào khu vực lễ khai ấn tại đền Trần. Xe đại biểu phù hiệu đỏ (5 xe 4 chỗ, 7 xe 29 chỗ) 1. Xe 4 chỗ lãnh đạo tỉnh. 2. Xe 4 chỗ lãnh đạo thành phố 3. Xe 4 chỗ dự phòng 4. Xe 4 chỗ dự phòng 5. Xe 4 chỗ dự phòng (Các xe 4 chỗ dự phòng do đông chí bí thư tỉnh uỷ điều hành). 6. Xe 29 chỗ lãnh đạo tỉnh. 7.Xe 29 chỗ lãnh đạo thành phố. 8.Xe 29 chỗ đại biểu thành phố. 9.Xe 29 chỗ đại biểu tỉnh. 10.Xe 29 chỗ đại biểu tỉnh. 11.Xe 29 chỗ dự phòng . 12.Xe 29 chỗ dự phòng. (Hai xe 29 chỗ dự phòng do đồng chí bí thư tỉnh uỷ điều hành) Xe đại biểu phù hiệu xanh (13 xe 29 chỗ) 13. Xe 29 chỗ đại biểu thành phố. 14. Xe 29 chỗ đại biểu thành phố. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  38. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định 15.Xe 29 chỗ đại biểu tỉnh. 16. Xe 29 chỗ đại biểu tỉnh. 17. Xe 29 chỗ đại biểu tỉnh. 18. Xe 29 chỗ đại biểu tỉnh. 19. Xe 29 chỗ đại biểu tỉnh. 20. Xe 29 chỗ đại biểu tỉnh. 21. Xe 29 chỗ đại biểu tỉnh. 22. Xe 29 chỗ đại biểu tỉnh. 23. Xe 29 chỗ dự phòng. 24. Xe 29 chỗ dự phòng. 25. Xe 29 chỗ dự phòng. (Ba xe dự phòng do đồng chí bí thư tỉnh uỷ điều hành). Xe Ban tổ chức (không đi theo đoàn). Xe của Đ/c Phó Chủ tịch UBND Tỉnh biển kiểm soát:18B – 7767 1. Xe Chủ tịch UBND thành phố biển kiểm soát 18B – 6868 2. Xe của phó chủ tịch thường trực UBND thành phố (trưởng ban tổ chức ) biển kiểm soát 18B – 0889 3. Xe của Chủ tịch HĐND thành phố biển kiểm soát 18B – 1107 Xe của các cơ quan phục vụ (không đi theo đoàn) 1. Xe Điện lực Nam Định 2. Xe viễn thông Nam Định 3. Xe cứu thương của Trung tâm y tế dự phòng Xe của các cơ quan báo chí phục vụ (không đi theo đoàn). 1. Đài Truyền hình Việt Nam 2. Báo Nhân dân. 3. Đài phát thanh truyền hình tỉnh. 4. Các báo Trung ương. 5. Báo Nam Định. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  39. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Các sở, ban, ngành của tỉnh và các phòng, ban, ngành của thành phố tự túc phương tiện lên dự lễ khai ấn. 2.4. Phân công trách nhiệm 2.4.1. Văn phòng Thành uỷ - HĐND –UBND thành phố: a. Văn phòng thành uỷ Các đoàn khách đăng ký với văn phòng thành uỷ về dự lễ khai ấn thì văn phòng Thành uỷ chủ động bố trí nơi nghỉ cho các đoàn, báo số lượng đại biểu cho đồng chí Trần Thị Liên Hương – phó Chánh văn phòng HĐND – UBND thành phố để bố trí tiếp cơm tại khách sạn Sơn Nam. Tiếp nhận 1500 ấn vải từ nhà đền để phục vụ thường trực thành uỷlàm công tác đối ngoại và các đoàn khách về dự lễ khai ấn. Tiếp nhân phù hiệu đỏ, xanh, giấy mời, phù hiệu xe từ văn phòng HĐND – UBND thành phố để phục vụ thường trực thành uỷ và các đoàn khách. Mời đại biểu tập trung tại UBND thành phố lúc 20h30 ngày 14 tháng Giêng ân lịch để mời lên xe ô tô nơi đến tập kết tại UBND tỉnh.Tiếp nhận vị trí các bàn phát ấn tại đền Trần từ Ban tổ chức lễ khai ấn và mời các đồng chí Uỷ viên Ban thường vụ - Trưởng các ban xây dựng Đảng tham gia phát ấn giấy cho đại biểu có phù hiệu xanh và du khách thập phương trong đêm khai ấn. Dự toán kinh phí phục vụ các đoàn khách trình chủ tịch UBND thành phố duyệt cấp. b. Văn phòng HĐND – UBND thành phố Đồng chí Chánh văn phòng HĐND – UBND thành phố chuẩn bị nội dung và tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự lễ khai ấn. Bài diễn văn do Chủ tịch UBND thành phố đọc tại lễ khai ấn. Tiếp nhận phù hiệu đỏ, xanh, giấy mời và phù hiệu xe vào sáng ngày 13 tháng Giêng âm lịch để đong dấu và phát cho các đơn vị, cá nhân từ 8h00 sáng ngày 14 tháng 01 âm lịch. Tiếp nhận vị trí các bàn phát ấn tại đền Trần từ Ban tổ chức lễ khai ấn và mời các đồng chí Uỷ viên Ban thường vụ - Trưởng các ban xây dựng Đảng tham gia phát ấn giấy cho đại biểu có phù hiệu xanh và du khách thập phương trong đêm khai ấn. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  40. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Tiếp cơm các đoàn khách về dự lễ khai ấn (đăng ký với văn phòng Thành uỷ va văn phòng HĐND – UBND thành phố) tại khách sạn Sơn Nam, buổi trưa 11h00, buổi chiều 17h00 đến 18h00, mời lãnh đạo thành phố, lãnh đạo hai văn phòng tiếp khách. Đón tiếp các đoàn đại biểu khách mời của thành phố lên xe 29 chỗ ngồi do ban tổ chức chuẩn bị vào lúc 20h30 để lên vị trí tập kết tại UBND tỉnh Nam Định đảm bảo thời gian quy định 21h00. Dự toán kinh phí phục vụ các đoàn khách trình chủ tịch UBND thành phố duyệt cấp. 2.4.2. Ban quản lý khu di tích lịch sử - văn hoá đền Trần, chùa Tháp : Xây dựng các kế hoạch cụ thể, đảm bảo thực hiện tốt các nội dung: Tuyên truyền để nhân dân địa phương và khách thập phương hiểu đúng mục đích ý nghĩa của việc tổ chức lễ khai ấn hàng năm (tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của phường và hệ thống loa phóng thanh tại nhà đền, viết thông báo trên bảng đặt bên ngoài di tích thông báo rõ thời gian, các nội dung, quy định cụ thể về lễ khai ấn, nhắc nhở công tác an ninh trật tự ) Ban quản lý khu di tích thống nhất với nhà sư trụ trì chùa Tháp chủ trì, chủ động tổ chức đàn lễ tại chùa. Chuẩn bị hệ thống loa máy, trang âm và thực hiện tốt việc trang trí khánh tiết phục vụ lễ hội; đảm bảo trang trọng, uy linh. Chịu trách nhiệm phương án coi xe đảm bảo thu đúng giá quy định. In phù hiệu, giấy mời, phù hiệu xe theo kế hoạch đươch duyệt: Phù hiệu đỏ : 120 chiếc Phù hiệu xanh : 1200 chiếc Giấy mời : 1320 chiếc Phù hiệu xe : 35 chiếc Thuê 20 xe 29 chỗ ngồi để đưa đón khách mời của tỉnh và thành phố tập trung tại đường Hà Huy Tập lúc 20h30. Phối hợp cùng UBND phường Lộc Vượng cử người có trách nhiệm quản lý dấu ấn để phục vụ quá trình làm lễ khai ấn đảm bảo đúng thời gian quy định. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  41. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Cùng với UBND phường Lộc Vượng thống nhất với nhà đền chuẩn bị đủ số lượng ấn các loại để phát cho khách mời có phù hiệu đỏ, xanh, phục vụ các cơ quan, đơn vị của trung ương, tỉnh, thành phố, UBND các huyện trong tỉnh (đã đăng ký) và khách thập phương có nhu cầu sử dụng. Kết thúc việc ghi công đức và viết sớ tại nhà đền lúc 18h30 để đảm bảo an ninh trật tự. Chuẩn bị các hòm công đức đặt tại nơi phát ấn để khách thập phương trực tiếp thực hiện công đức. Chủ trì phối hợp cùng UBND phường Lộc Vượng tổ chức trông coi phương tiện của du khách, vé và thu tiền trông coi các loại phương tiện thực hiện theo đúng những quy định hiện hành của Nhà nước. Lập dự toán kinh phí phục vụ công tác an ninh, trật tự đối với các lực lượng do thành phố điều động, công tác vệ sinh môi trường, điện sinh hoạt, điện chiếu sáng xung quanh tường bao, làm hàng rào dây thép gai, lưới B40 tường phía trước, sau và hai bên đền Trần phục vụ công tác an ninh trật tự. Tu sửa, lắp đặt hệ thống barie khu vực sân đền Thiên Trường đảm bảo an toàn quá trình khai ấn. Dậu sắt phía trước nhà trưng bày triển lãm đền Trùng Hoa, các nhà Giải vũ để phát ấn cho du khách, làm mới 100 barie gấp dài 2,5m phục vụ phương án an toàn giao thông. Làm các biển báo giao thông theo phương án của Công an tỉnh, thành phố. Hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước sạch tại đền Trần, chỉnh trang nhà truyền thống trưng bày hiện vật tại đền Trùng Hoa, bổ sung những barie bị hỏng, trang bị 01 bộ tăng âm loa thùng phục vụ lễ hội, sản xuất, lắp dựng 14 cột cờ tại phía trước đền Trần, 10 cột cờ phía trước chùa Tháp (chất liệu bằng inốc, mỗi cột cao 7m), in và phát hành giấy ghi nhận công đức năm 2009 theo mẫu được duyệt. Ký kết hợp đồng với các đơn vị thi công, thực hiện các công việc được UBND thành phố giao phục vụ kịp thời lễ khai ấn. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  42. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định 2.4.3. UBND Phƣờng Lộc Vƣợng Bố trí đủ lực lượng tổ chức nghi lễ và lễ rước ấn theo đúng nghi lễ truyền thống. Cử người có trách nhiệm cùng BQL khu di tích, Công an thành phố quản lý dấu ấn để lễ khai ấn đảm bảo đúng thời gian quy định. Phối hợp cùng BQL bố trí các điểm coi, giữ phương tiện giao thông theo phương án của công an thành phố. Huy động lực lượng dânphòng đeo băng đỏ phối hợp với cảnh sát giao thông hướng dẫn các phương tiện đỗ, đậu đúng nơi quy định. Tuyên truyền, quán triệt, kiểm tra việc thu tiền trông giữ phương tiện theo đúng giá quy định và hợp đồng kinh tế đã ký kết. Xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm. Điều động lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng an ninh của phường phối hựp vứi lực lượng công an tỉnh, công an thành phố, Ban chỉ huy quân sự thành phố đảm bảo tót công tác trật tự an ninh, an toàn xã hội trước trong và sau lễ hội. Đảm bảo kinh phí trả thù lao cho các lực lượng do phường điều động làm công tác trật tự an ninh, lực lượng tăng cường cho nhà Đền và lực lượng tham gia lễ rước ấn Có biện pháp di chuyển toàn bộ những người hành khất ra khỏi khu vực di tích trong suốt thời gian tổ chức lễ hội . Chuẩn bị 500 ấn vải để phát cho đại biểu chứng kiến khai ấn trong nội cung đền Thiên Trường và 100 ấn vải cho các lực lượng bảo vệ trong cung. Chuẩn bị cho Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh 2000 ấn vải để đối ngoại với các Bộ, ban, ngành của TW, tỉnh bạn (thực hiện giao xong trước 10 giờ ngày 14 tháng Giêng âm lịch năm 2009). Chuẩn bị 700 ấn vải cho Sở Văn hoá thể thao – Du lịch, Sở Thông tin truyền thông để đối ngoại với các Cục, Vụ, Viện của Bộ Văn hoá thể thao – Du lịch và Bộ thông tin truyền thông. Chuẩn bị cho Thành uỷ 1500 ấn vải, UBND thành phố 1500 ấn vải để đối ngoại, phòng Văn hoá và Thông tin 1000 ấn giấy để phát cho các cơ quan, đơn vị Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  43. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định thuộc thành phố quản lý (thực hiện giao xong trước 10 giờ ngày 14 tháng Giêng ân lịch năm 2009). Chuẩn bị ấn vải để cho lực lượng công an, quân sự, đội quản lý trật tự đô thị trực tiếp tham gia phục vụ lễ khai ấn, mỗi người 01 ấn, tổng số 1650 ấn. 2.4.4. UBND phƣờng Lộc Hạ Phối hợp chặt chẽ với BQL khu di tích thực hiện kế hoạch bảo vệ lễ hội. Xây dựng kế hoạch tuàn tra, bảo vệ an toàn khu vực chùa Đệ Tứ. Bố trí đầy đủ lực lượng tham gia các công việc theo đề nghị của nhà chùa. Bố trí lực lượng phối hợp với Đội cảnh sát giao thông thành phố để sắp xếp, trông coi các phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn của phường đảm bảo an ninh trật tự. Có biện pháp di chuyển toàn bộ những người hành khất ra khỏi khu vực di tích trong quá trình tổ chức lễ hội. 2.4.5. Phòng Văn hoá và Thông tin Phối hợp với BQL khu di tích thành phố, UBND phường Lộc Vương và Đài phát thanh thành phố và Đài truyền thanh phường, xã làm tốt công tác tuyên truyên, trang trí, khánh tiết phục vụ lễ khai ấn, đảm bảo không khí sôi động nhưng trang trọng. Kiểm duyệt các bài tuyên truyền phát tại lễ hội. Nhận 1000 ấn giấy từ nhà Đền để phát cho các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố quản lý. 2.4.6. Đài phát thanh thành phố Thực hiện công tác tuyên truyền trên hệ thống của Đài phát thanh thành phố và Đài truyền thanh phường, xã về mục đích, ý nghĩa và thời gian tổ chức lễ khai ấn để mọi người hiểu rõ về ý nghĩa của lễ hội. Viết các bài tuyên truyền để đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  44. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định 2.4.7. Công an Thành phố, BCH quân sự thành phố, Đội quản Lý trật tự đô thị Công an thành phố chủ trì xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông toàn bộ khu vực khu di tích trước trong và sau lễ hội, có phương án ngăn chặn việc thu tiền trông coi phương tiện bất hợp pháp, báo cáo giám đốc Công an tỉnh và Ban tổ chức lễ khai ấn phê duyệt. Lập phương án bảo vệ an ninh trật tự trình Công an tỉnh phê duyệt. Xây dựng phương án phân luồng đường, chỉ dẫn giao thông, quy định địa điểm đỗ xe của các đoàn đại biểu, khách thập phương về dự lễ hội, bố trí xe dẫn đoàn đại biểu của Trung ương, tỉnh và thành phố từ trụ sở UBND tỉnh lên đền Trần.(Chỉ cho những xe có phù hiệu phục vụ lễ khai ấn tham gia). Lập hàng rào bảo vệ đoàn rước kiệu, rước ấn, khu vực hành lễ và cửa vào,cửa ra nội cung đền Thiên Trường (chỉ cho những đại biểu có phù hiệu đỏ vào nội cung đền Thiên Trường dự lễ khia ấn). Dựng khung nhà bạt (tạm thời) tại khu vực vườn cây phía trước bên phải đền Trần làm trụ sở chỉ huy, điều hành và khung nhà bạt cho đội y tế thường trực cấp cứu. 2.4.8. Phòng tài chính kế hoạch Cân đối cấp kịp thời kinh phí từ nguồn thu lễ hội đảm bảo các công việc chuẩn bị phục vụ cho lễ khai ấn được UBND thành phố duyệt. Hướng dẫn kiểm tra BQL khu di tích, phường Lộc Vượng thực hiện quản lý thu, chi tài chính theo quy định hiện hành. Theo chức năng nhiện vụ của mình, phối hợp với BQL thị trường và các ngành của tỉnh kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc chấp hành thu tiền trông coi các loại phương tiện trong các bãi đỗ, đậu xe và trên tuyến đường 10 (từ cầu Đá đến cầu vượt Lộc Hoà). Xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành của Nhà nước và pháp luật. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  45. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định 2.4.9. Chi nhánh điện thành phố Chịu trách nhiệm cung cấp nguồn điện ổn định phục vụ lễ hội, không để xảy ra những sự cố về điện, đồng thời có phương án xử lý khi bị mất điện tại khu vực lễ hội. 2.4.10. Công ty môi trƣờng Nam Định Thống nhất vứi BQL khu di tích ký hợp đồng thu gom, vận chuyển rác trong và ngoài khuôn viên nhà Đền, nhà Chùa xong trước 8h00 ngày 15 tháng Giêng ân lịch. 2.4.11. Phòng y tế thành phố Bố trí nhân viên y tế, phương tiện chuyên dùng và chuẩn bị đủ cơ số thuốc cần thiết và thường trực tại phía sau đền Thiên Trường ( giáp hồi đền Trùng Hoa) làm nhiệm vụ sơ cứu người bị nạn. Phối hợp với Công an thành phố, quân sự thành phố, nhân viên bảo vệ BQL di tích có biện pháp sơ cứu người bị nạn. 2.4.12. Trung tâm y tế thành phố Bố trí xe cứu thương tập kết tại khu vực vườn ươm Công ty giống cây trồng để phục vụ đại biểu, khách thập phương bị tai nạn hoặc liên quan đến vấn đề sức khoẻ xảy ra tại lễ hội và phối hợp với phòng y tế trong quá trình phục vụ lễ khai ấn. 2.4.13. Công ty TNHH nhà nƣớc một thành viên công trình đô thị Thắp sáng 100% đèn điện chiếu sáng tại khu vực lễ hội từ 18h00 ngày 14 thàng Giêng đến 5h30 ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Phối hợp với BQL khu di tích khảo sát, lập thiết kế dự toán kinh phí để lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng quanh đền Trần đảm bảo an ninh trật tự và mở một lối đi mới cho xe quay đầu tại dải phân cách đường Trần Thừa (trước đền Trần). 2.4.14. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh thành phố Huy động 30 thanh niên tình nguyện (mặc áo đồng phục) phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông và sắp xếp các phương tiện đỗ trên tuyến đường quốc lộ 10 (từ cầu Đá đến cầu vượt Lộc Hoà), dưới sự điều hành của cảnh sát giao thông thành phố. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  46. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định Lập dự toán trang bị băng, cờ cho đội thanh niên tình nguyện. 2.5. Tổ chức thực hiện a.Thành lập Ban tổ chức lễ khai ấn UBND Thành phố thành lập Ban tổ chức lễ khai ấn do đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố làm Trưởng ban và lãnh đạo các đơn vị: - Văn phòng HĐND và UBND Thành phố - Ban quản lý khu di tích lịch sử - văn hoá đền Trần, chùa Tháp - Phòng văn hoá và thông tin - Công an thành phố - Ban chỉ huy quân sự thành phố - Phòng tài chính kế hoạch thành phố - Đài phát thanh thành phố - Mời ban dân vận thành uỷ tham gia - MTTQ thành phố tham gia - UBND phường Lộc Vượng - UBND phường Lộc Hạ - Chi nhánh điện thành phố. - Phòng y tế, Trung tâm y tế dự phòng thành phố. - Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị. b. Thông qua kế hoạch của các đơn vị UBND thành phố giao ban tổ chức lễ khai ấn thông qua kế hoạch chi tiết của các đơn vị : UBND phường Lộc Vượng,UBND phường Lộc Hạ, Ban quản lý khu di tích, Công an Thành phố xong trước ngày 13 tháng Giêng âm lịch. c. Giao ban tổ chức lễ khai ấn kiểm tra công tác chuẩn bị của các ngành, các đơn vị vào hai ngày 09 và 12 tháng Giêng âm lịch. Kiểm tra kế hoạch triển khai của công an và quân sự vào sáng ngày 10 và 12 tháng Giêng ân lịch. Chiều ngày 13 tháng Giêng âm lịch tổng duyệt phương án đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực làm lễ và các khu vực khác liên quan. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  47. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định d. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình chuẩn bị và tổ chức lễ khai ấn. Đánh giá thi đua, khen thưởng kịp thời các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. Như vậy,Lễ khai ấn thường được các cán bộ lãnh đạo Nam Định cùng một số bộ ngành trung ương tổ chức thường niên.lễ khai ấn năm Kỷ Sửu có sự hiện diện của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng các lãnh đạo cấp cao khác. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã đóng chiếc ấn đầu tiên. Trước đây ít người biết đến, nhưng khoảng 5 năm nay lễ khai ấn càng trở lên rầm rộ. Nếu như lễ khai ấn năm 2007 có khoảng 4 vạn người về dự lễ thì trong năm nay số lượng đã tăng lên gấp rưỡi khoảng 7 vạn người. Trong số này có nhiều đoàn khách là cán bộ công chức của các bộ ban, ngành trung ương và các tỉnh phía Bắc. Người dân bản xứ và người tứ xứ ai cũng thắc thỏm đổ về đền Trần chờ đợi thời khắc lúc nửa đêm để xin được một tấm ấn vua ban với hy vọng tấn tài tấn lộc trong năm mới. Để xin được “ấn” vua ban lúc nửa đêm, thường người ta phải xếp hàng xin thẻ trước đó rất lâu .Có 2 loại ấn: ấn được đóng trên giấy điệp vàng dành cho “thường dân”, ấn được đóng trên tấm lụa đỏ là dành cho quan chức cấp tỉnh, trung ương về dự.Cứ 10 khắc trên lụa đỏ chỉ có một tấm duy nhất là có giá trị vì được cắt ra từ tấm áo hoàng bào của các đời vua. Nếu ai may mắn được tấm lụa đó thì coi như đắc lộc, đắc thọ. Mỗi năm vào lễ khai ấn nhà đền thường phát ra khoảng 10 vạn ấn Trước đây, những chiếc ấn được ban tổ chức phát ra hầu như đã được bố trí đâu vào đó. Ngay từ ngày rằm tháng Tám các tín đồ du khách thập phương đã phải đăng ký với ban tổ chức để nhận và nâng niu một chiếc phiếu đăng ký nhận ấn sau đêm khai ấn 14 tháng Giêng. Chính vì thế những chiếc ấn “xịn” tại đền Trần trong ngày khai ấn đều không thể mua được bằng tiền, tất cả đã được trù bị từ trước. Trong số 2.600 khách mời có giấy mời vào đến 2.300 khách có thẻ xanh, 300 khách VIP có thẻ đỏ mới được vào sân đình dự lễ khai ấn, phần lớn đã không thể vào dự lễ do cổng đền đã bị dân chúng đứng chật cúng đến giờ khai ấn hàng loạt khách VIP mang thẻ đỏ trên ngực vẫn bực dọc đứng cánh xa ngoài công đền nhưng Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  48. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định người may mắn được vào khu vực sân đình dự lễ cũng không kém khi họ nhàu nhĩ, mồ hôi ướt hết quần áo chân không chạm được đất khi chen vào khu vực phát ấn. Gọi là phát ấn nhưng chỉ có những người có thẻ đỏ vào dự lễ mới được chủ tịch UBND thành phố Nam Định ban cho mỗi người một ấn (tấm vải lụa có triện của vua Trần). Hơn nửa số người đến dự lễ khai ấn đã tả tơi ra về mà không có ấn tín trên tay. Một giờ sáng 15 tháng Giêng mọi người bắt đầu ra về trả lại đền Trần không khí tĩnh lặng của đêm như chưa hề có lễ hội. Những người trên tay có tấm ấn vua ban khấp khởi hi vọng một sự tốt đẹp hơn trong năm mới để năm sau hoá vàng tấm ấn cũ và tiếp tục tìm đến đến Trần ấn mới. 2.6 Đánh giá chung 2.6.1 Những mặt đạt đƣợc Lễ khai ấn đền Trần thực sự là một lễ hội rất tâm linh và cung mang đầy chất nhân văn. Đó là niềm tự hào lớn của tỉnh Nam Định, bởi vậy trong năm 2006, 2007, 2008, đền Trần đã được đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở, trùng tu tôn tạo di tích và trở nên khang trang. Đường dẫn vào đền đã được mở rộng và nâng cấp thành 4 làn đường, có bãi đỗ xe được quy hoạch ra xa đảm bảo sự thông thoáng văn minh nơi di tích. Công tác vệ sinh môi trường được đảm bảo. Số khách đến qua các năm tăng. Năm 2007 là 4 vạn người, năm 2008 tăng lên 7 vạn người. Thống kê số lượng khách lượng khách du lịch đến với cụm di tích lịch sử đền Trần qua một số năm Đơn vị:lượt khách Khách DL Số lượng khách đến Nam Định Số lượng khách đến đền Trần Khách quốc Khách nội địa Khách quốc tế Khách nội địa tế Năm 2005 1.145.700 4.300 235.300 700 2006 1.264.000 5.000 269.500 1000 2007 1.392.000 6.540 342.000 1.900 2008 1.550.000 7.210 431.000 2.500 Nguồn: Sở VH-TT &DL tỉnh Nam Định Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  49. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định 1600000 1400000 1200000 1000000 800000 East 600000 West 400000 200000 0 2005 2006 2007 2008 Biểu đồ so sánh lƣợng khách đến cụm di tích lịch sử đền Trần trong tổng số khách đến Nam Định Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng lượng khách đến với Nam Định và cụm di tích đền Trần tăng dần qua các năm. Lượng khách đến Nam Định năm 2005 là 1.150.000 lượt khách thì năm 2006 tăng 1.270.000 lượt khách, năm 2007 là 1.398.540 lượt khách và đến năm 2008 tăng 1.557.210 lượt khách. Như vậy từ năm 2005 đến 2008 tăng 407.210 lượt khách. Đây là con số không cao nhưng nó cũng đánh giá được du lịch Nam định đang phát triển. Số lượng khách đến đền Trần cũng ngày được tăng lên, năm 2005 là 236.000 lượt khách tương ứng 20,52% so với lượng khách đến Nam Định, năm 2006 là 270.500 lượt khách tương ứng 21,3%, năm 2007 là 334.900 lượt khách tương ứng 24,6% thì đến năm 2008 tăng lên 433.500 lượt khách tương ứng 27,83%. Như vậy từ năm 2005 đến 2008 lượng khách đến với cum di tích đền Trần tăng lên 197.500 lượt khách tương ứng 7,31%. Với kết quả này chúng ta thấy rằng du khách ngày cang quan tâm đến cụm di tích đền Trần và đến đây ngày một đông hơn. Đây là cơ sở để đầu tư phát triển du lịch tại cụm di tích lịch sử đền Trần. Ở đây đã phát hành các tập gấp in trên giấy công đức và hơn nữa là hàng năm vào ngày khai ấn thì đài truyền hình thường phát sóng trên truyền hình trung ương, Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  50. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định địa phương. Điều này sẽ làm cho nhiều người biết đến cụm di tích này hơn và đến đây đông hơn. Hiện nay, cụm di tích đang được trùng tu, sửa chũa để chuẩn bị đề nghị công nhận là di sản văn hoá thế giới. Hàng loạt các dự án đầu tư, quy hoạch đang được nghiên cứu nhằn phát triển nơi đây thành trung tâm du lịch của tỉnh Nam Định và của cả nước. 2.6.2 Những mặt tồn tại cần khắc phục Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở vui chơi giải trí để phục vụ khách du lịch còn ít về số lượng và thấp về chất lượng.Vào ngày khai ấn tất cả các khách sạn nhà nghỉ trong thanh phố đều “cháy phòng”.Theo thống kê của sở thương mại du lịch tỉnh Nam Định thì toàn tỉnh có 304 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch,162 khách sạn nhà nghỉ với tổng số 2259 buồng phòng.trong đó có 35 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1-3 sao với tổng số 1451 phòng, có 560 phòng đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 3 sao trong đó có 90 phòng được tổng cục du lịch xếp hạng 3 sao. Đây là một con số quá thấp đòi hỏi tỉnh Nam định cần có kế hoạch đầu tư xây dựng thêm các cơ sở vật chất kĩ thuật để phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của tỉnh Nam Định còn kém, nằm trong tình trạng đó khu di tích đền Trần cũng đang gặp nhiều khó khăn về hệ thống các cơ sở vạt chất kỹ thuật phục vụ du lịch, số lượng và chất lượng còn han chế. Bởi nó chịu ảnh hưởng lớn của tính mùa vụ và đặc điểm khách du lịch của khu di tích phần lớn lượng khách đến với khu di tích này vào mùa lễ hội (hội xuân và hội thu).Hơn nữa khách du lịch đến đây chủ yếu với mục đích đi đi du lịch lễ hội, du lịch văn hoá tâm linh và thường là nhãng khách đi về trong ngày, chỉ có một số rất ít là sử dụng dịch vụ lưu trú. Vì vậy việc đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú nhà hàng, khách sạn cũng như hoạt động kinh doanh các khu vui chơi giải trí ở đây còn rất hạn chế bởi nguy cơ rủi ro cao, khả năng hoàn vốn chậm. Ngược lại sự yếu kém về số lượng và chất lượng của các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cũng là nguyên nhân chính không giữ được khách lưu trú lại dài ngày và làm giảm nguồn doanh thu du lịch. Một trong những định hướng quan trọng để phát triển hoạt động du lịch, khai thác tốt nhất các giá trị văn hoá của khu di tích là phải đầu Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  51. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định tư xây dựng nơi đây thành một khu du lịch tổng hợp với nhiều loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá tâm linh. Khu vực đền Trần còn chưa có nhà vệ sinh công cộng, chưa bố trí các thùng rác nên khách còn vứt rác bừa bãi. Hệ thống thông tin liên lạc còn kém phát triển, tại cụm di tích không có trạm điện thoại công cộng, bưu điện văn hoá, các dich vụ bưu chính viễn thông còn hạn chế. Công tác quản lý còn nhiều bất cập chưa có sự thống nhất giữa các điểm du lịch trong cụm. Người dân tự ý chắn hàng rào coi xe ven đường với giá vé quá cao: 10.000-20.000đồng/xe máy, 30.000-50.000đồng/ô tô. Việc bố trí bày các hàng quán bán vàng hương, lưu niệm chưa hợp lý. Tình hình an ninh trật tự không đươc tốt. Ban tổ chức đã điều động khá lực lượng công an, tự quản nhưng tình trạng ùn tắc kéo dài tại khu vực lối vào đền vẫn xảy ra khá nghiêm trọng. Hàng chục người ăn xin vẫn lăn lê bò toài gào khóc xin tiền ngay giữa đường. Ban tổ chức cũng đã cấm xe vào khu vực đền nhưng vẫn có gần chục chiếc ô tô cả xe 40 chỗ chiến hết lòng đường làm dòng người càng lộn xộn thậm chí nhiều người bị ngạt thở bị chèn, đẩy lao xuống ruộng tình trạng ăn cắp, cướp giật, móc túi được dịp hoành hành, nhiều đối tượng tổ chức cờ bạc công khai với trò xóc đĩa, xóc đũa, quay số dọc đường vào đền ngay trước mặt công an. Tình trạng mua bán ấn diễn ra phổ biến. Mấy năm trước chưa đến giờ khai ấn loại ấn đóng trên điệp vàng đã được bày bán tràn lan trên các quán hàng. Nhiều người bảo đó là giả nhưng người bán hàng đã khẳng định trăm phần trăm là thật và được lấy từ trong ra. Những người đứng ngoài không vào được muốn có ấn phải mua của mấy tay cò chủ yếu là ấn giả với giá từ 10.000-100.000 đồng/ấn tuỳ vào loại ấn và theo độ hớ của người bán. Hàng trăm điểm bán ấn đen không phải của đền bán ra và giống với những chiếc ấn mua ở đền Bảo Lộc cách đó 2 km với giá 30.000 đã lên đến 200.000đống/ấn. Ngay vệ đường mấy đám ngồi kiểm ví chia chác nhau số chiến lợi phẩm lấy được trong đám đông. Ban tổ chức liên tục loan báo nhà đền đã chuẩn bị 1 triệu ấn ban cho dân nhưng thực tế chỉ sau khoảng 30 phút hai địa điểm bán ấn đã tuyên bố hết ấn. Ấn ban ra có hạn người đến xin Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  52. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định đông,lễ khai ấn trở thành lễ “cướp ấn”, có trường hợp sau khi mua xong trong lúc chen ra đã bị giật cướp mất ấn tín. Năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã có yêu cầu các đơn vị dùng xe công đi đền Trần phải kiểm điểm nhưng năm qua xe công vẫn rầm rập đi lễ đền Trần và nhiều xe đã bị báo chí bắt tại trận. Lễ hội năm nay nhiều quan chức đã tính cho mình một phương án “hoá trang” nhưng vẫn xin được đại lộc. Các quan chuẩn bị sẵn cho mình một chiếc xe biển trắng hoặc vẫn đi xe công nhưng lấy báo che biển số lại hay gửi xe ở một khu nhà nghỉ khá hẻo lánh trong thành phố rồi thuê xe máy đến đền Trần. Việc xúc tiến quảng bá cho cụm di tích đền Trần còn hạn chế nên lượng khách du lịch đến với đền Trần trong những ngày ngoài lễ hội còn ít. 2.7.Tiểu kết chƣơng 2 Cụm di tích lịch sử đền Trần là điểm du lịch văn hoá quan trọng của Nam Định. Cụm di tích này có giá trị rất cao về cả mặt lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng, có ý nghĩa rất lớn đối với người Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động du lịch mới chỉ thể hiện bước đầu, chưa khai thác hết tiềm năng đòi hỏi các cấp, các ngành của thành phố Nam Định có các giải pháp hữu hiệu nhằn khai thác các giá trị của cụm di tích hơn nữa, đẩy mạnh hoạt động du lịch góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của địa phương. Nam Định là mảnh đất giàu tiềm năng phát triển du lịch với hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, các làng nghề truyền thống, các lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc mà đền Trần chỉ góp một phần nhỏ. Đền Trần đã và đang khai thác được những giá trị văn hoá gắn với phát triển du lịch đẻ làm giàu cho quê hương. Đó cũng chính là cách làm hiệu quả nhất để giữ gìn dòng chảy văn hoá, gắn truyền thống với hiện tại và tương lai. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902
  53. Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LỄ KHAI ẤN ĐỀN TRẦN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NAM ĐỊNH 3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển du lịch Nam Định 3.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch Nam Định Trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, huy động tối đa nguồn nội lực và triệt để tranh thủ sự hợp tác hỗ trợ từ bên ngoài để đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế có vị trí quan trọng của tỉnh. Góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội, góp phần vào sự nghiệp ccông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Mục tiêu kinh tế : Phát triển ngành kinh tế năng động, nâng cao thu nhập của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và cải thiện cán cân thanh toán bằng cách tạo môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển. Từ đó đưa du lịch trở thành một trong các ngành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương chiếm tỷ trọng đáng kể trong khối ngành dịch vụ - thương mại - du lịch. - Mục tiêu về văn hoá – xã hội : Du lịch mang nội dung văn hoá sâu sắc, một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch chính là nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc. Do vậy quy hoạch phát triển du lịch phải mang được nội dung khuyến khích việc bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc. Cần đẩy mạnh du lịch quốc tế để tuyên truyền, trao đổi văn hoá song cũng cần phải nghiên cứu phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của nhân dân, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân. Mặt khác mục tiêu phát triển du lịch Nam Định là nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Sinh viên: Trần Thị Thanh Dung – VH902