Khóa luận Nghiên cứu phát triển Du lịch bền vững ở Chùa Hương

pdf 107 trang hapham 3671
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu phát triển Du lịch bền vững ở Chùa Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_phat_trien_du_lich_ben_vung_o_chua_huon.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu phát triển Du lịch bền vững ở Chùa Hương

  1. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001-2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 1
  2. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Sinh viên : Phạm Thị Hương Mai Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hải HẢI PHÒNG - 2011 Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 2
  3. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở CHÙA HƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 3
  4. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Sinh viên : Phạm Thị Hương Mai Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hải HẢI PHÒNG - 2011 Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 4
  5. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 5
  6. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Sinh viên : Phạm Thị Hương Mai Mã số: 1366010006 Lớp : VHL 301 Ngành: Văn hóa du lịch Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển Du lịch bền vững ở Chùa Hương NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu ). . . . . . . . . . . . . . . . . . . Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 6
  7. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương 2. Các tài liệu, số liệu cần thiết: . . . . . . . . . . . . . . . . 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. . . . . . . . . CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Học hàm, học vị: Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 7
  8. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: . . . . . . Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm 2011 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng năm 2011 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2011 HIỆU TRƢỞNG GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 8
  9. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của đề tài (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2011 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 9
  10. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ lâu du lịch đã là hiện tượng kinh tế xã hội quan trọng với đời sống nhân loại. Trong quá trình phát triển, hoàn thiện và tự làm mới mình của ngành du lịch bằng nhiều chiến lược cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch thì phát triển du lịch bền vững là một chiến lược không thể thiếu được và trở thành động cơ đi du lịch lớn nhất hiện nay. Ngày nay phát triển du lịch bền vững đã và đang trở thành một xu hướng mới không chỉ của riêng một quốc gia mà là của toàn thế giới. Sở dĩ như vậy là vì trong quá trình phát triển kinh tế toàn cầu, môi truờng đã trở thành một trong những vấn đề gây ra nhiều bức xúc cho nhân loại. Môi trường đang ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng, gây tổn hại cho con người đang sống ở hiện tại và các thế hệ tương lai. Điều đó đã buộc chúng ta phải xem xét lại thước đo của sự phát triển, đó là cần phải tính đến lợi ích của những cộng đồng không được hưởng lợi hoặc hưởng lợi quá ít từ sự tăng trưởng, đến lợi ích của thế hệ mai sau, đến chi phí cần phải sử dụng để đền bù thiệt hại về môi trường hay để cải thiện môi trường. Chính vì lẽ đó mà phát triển bền vững đã trở thành một nhu cầu tất yếu đối với tất cả những quốc gia muốn duy trì sự phát triển của đất nước mình một cách hiệu quả và lâu dài. Sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung phải được đảm bảo một cách thống nhất và đồng thời trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường tức là phải phát triển hài hoà giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường. Áp dụng vấn đề này trong lĩnh vực du lịch, du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, là “con gà đẻ trứng vàng” trong các ngành kinh tế dịch vụ. Trong xu hướng phát triển, du lịch ngày càng được coi trọng trong cán cân kinh tế của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc khai thác một cách hợp lý và đảm bảo tính lâu dài của tài nguyên du lịch lại thực sự là điều cần phải xem xét. Bởi lẽ, trên thực tế phát triển du lịch chủ yếu dựa vào tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Nếu một trong hai trụ cột này bị mất thì du lịch phải đối mặt với nguy cơ suy thoái trầm trọng. Do vậy, để phát triển du lịch cần Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 10
  11. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương phải có sự thay đổi trong phương pháp quản lý, phải kết hợp hài hoà giữa nhu cầu trước mắt và lợi ích lâu dài ở cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, nhằm mục đích bảo tồn và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Để làm được điều này thì một trong những giải pháp hữu hiệu nhất mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn đó là “phát triển du lịch bền vững”. Ý thức được điều này, ở Việt Nam quan điểm phát triển du lịch bền vững cũng đã và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều điểm và khu du lịch. Lợi ích mà du lịch bền vững mang lại là rất lớn. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa mà còn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du lịch trong tương lai. Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng với tiềm năng rất lớn về du lịch. Nhờ những lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên cũng như những di tích chùa chiền, hang động mang đậm phong cách Phật giáo mà điểm du lịch này đã và đang hấp dẫn rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện nay, Chùa Hương cũng không thể tránh khỏi những vấn đề bất cập chung của ngành du lịch. Ở Việt Nam nói chung và ở Chùa Hương nói riêng đang phải gánh chịu những hậu quả của việc quy hoạch phát triển du lịch một cách tự phát chỉ về những mục đích thương mại trước mắt mà không có tầm nhìn xa về tương lai gây ra những ảnh hưởng xấu cho môi trường và sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là làm thế nào để việc phát triển du lịch Chùa Hương phải đi đôi với việc bảo tồn các di tích, các giá trị truyền thống vốn có của nó cũng như bảo vệ cảnh quan môi trường. Phát triển du lịch bền vững là giải pháp hữu hiệu, là hướng đi mới và hết sức cần thiết đối với Chùa Hương trong giai đoạn hiện nay. Và trên đây là những lý do để em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương” làm đề tài nghiên cứu cho bài khoá luận tốt nghiệp của mình. Em hi vọng qua đó có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của Chùa Hương nói riêng và của Việt Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 11
  12. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Nam nói chung, thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững của nước nhà trong tương lai. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích chính của đề tài là làm r thực trạng hoạt động du lịch và những vấn đề môi trường trong khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp khả thi nhất nhằm phát triển du lịch bền vững tại Chùa Hương. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần tiến hành những nhiệm vụ sau: - Tổng quan cơ sở lí luận về phát triển du lịch bền vững, làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở khu vực Chùa Hương. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch ở Chùa Hương và những ảnh hưởng của nó tới sự phát triển bền vững trong khu vực. - Đề xuất các giải pháp cho việc phát triển du lịch bền vững trong khu vực. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tình hình phát triển du lịch bền vững ở khu vực Chùa Hương dựa trên những số liệu và đánh giá các yếu tố như lượng khách, doanh thu hàng năm, thực trạng khai thác tài nguyên môi trường, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch, nguồn lao động, tình hình an ninh trật tự, tệ nạn xã hội 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài trong phạm vi các nhân tố hình thành nên du lịch trong khu vực Chùa Hương. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin: Thông qua các nguồn tài liệu như công tác chuẩn bị, tổ chức quản lý lề hội Chùa Hương từ năm 2007 đến 2011, sau đó xử lý các thông tin thu thập được để lựa chọn những tư liệu phù hợp và cần thiết cho đề tài. Phương pháp này được sử dụng để phục vụ cho các công việc: Giới thiệu tổng quan về Chùa Hương và tiềm năng phát triển du lịch tại Chùa Hương theo quan điểm bền vững. - Phương pháp điều tra thực tế: Trực tiếp tới khu du lịch Chùa Hương quan Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 12
  13. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương sát thực tế về cơ sở hạ tầng du lịch, tình hình an ninh trật tự, thực trạng khai thác và phát triển du lịch của các thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá tại Chùa Hương, thực trạng khai thác tài nguyên và môi trường tại khu di tích danh thắng Chùa Hương, khách du lịch về trẩy hội Chùa Hương. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học và thực tiễn. Nó cung cấp cái nhìn tổng quát về một quan điểm mới, đó là phát triển du lịch bền vững, được áp dụng vào khu du lịch Chùa Hương. Đề tài hướng đến vấn đề chủ yếu là phát triển du lịch bền vững, một vấn đề đang trở nên nóng bỏng và nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý không phải của riêng Việt Nam mà của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đề tài cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hiện trạng hoạt động du lịch của khu di tích danh thắng Chùa Hương trong những năm gần đây dựa trên quan điểm bền vững để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại Chùa Hương. Đề tài này đã đưa ra một quan điểm, một hướng đi mới cho du lịch Chùa Hương. Qua đó cung cấp cho các nhà điều hành, các cán bộ tổ chức, quản lý và người lao động trong ngành du lịch tại Chùa Hương những giải pháp thích hợp để áp dụng vào phát triển du lịch bền vững tại đây. Phát triển du lịch phải đi đôi với việc bảo vệ, duy trì và tái tạo các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống vốn có của nó, đồng thời cũng tạo ra hiệu quả kinh tế lâu dài, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân bản địa, đảm bảo tốt tình hình an ninh trật tự tại khu du lịch. Cũng thông qua đề tài nghiên cứu này mà ý thức của toàn dân về công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên tại các điểm du lịch nói chung và tại Chùa Hương nói riêng sẽ dần được nâng cao, không chỉ những người dân bản địa mà cả những người đã, đang và sẽ tới thăm khu di tích danh thắng này. Đồng thời đề tài còn có ý nghĩa về mặt lý luận, nó cung cấp một cái nhìn mới về phát triển du lịch bền vững, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quan điểm này và thấy được tầm quan trọng của nó trong sự phát triển của ngành du lịch hiện nay. Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 13
  14. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương 7. Bố cục của đề tài Đề tài có kết cấu chính gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở Chùa Hương Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại Chùa Hương Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 14
  15. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm môi trƣờng và môi trƣờng du lịch 1.1.1. Khái niệm môi trường Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8 đã đưa ra khái niệm về môi trường, theo đó: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Thành phần của môi trường được định nghĩa: “Thành phần của môi trường được hiểu là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác”. Như vậy, thành phần của môi trường là hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều yếu tố vô sinh và hữu sinh. Môi trường sống của con người theo chức năng gồm 2 loại: - Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên (vật lý, hóa học, sinh học), tồn tại ngoài ý muốn của con người, ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước . Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất đai xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cảnh đẹp để tham quan, giải trí, làm cuộc sống thêm phong phú. - Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như Liên hợp quốc, hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, các tổ chức Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cuộc sống con người khác với sinh vật khác. Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 15
  16. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên nhân tạo Về khái niệm “bảo vệ môi trường”, Luật Bảo vệ môi trường cũng giải thích rõ: “Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”. Đồng thời, tại Điều 6, Luật Bảo vệ Môi trường có ghi: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”. 1.1.2. Khái niệm du lịch Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội của người dân. Du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Du lịch được ví như một ngành “công nghiệp không khói” và đối với các nước phát triển, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế còn ốm yếu của quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay nhận thức về du lịch vẫn chưa thống nhất. Sau đây là một số khái niệm điển hình: Theo định nghĩa của Hunziher và Kraff: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ” [Trần Đức Thanh, 2005, 9] Luật du lịch Việt Nam năm 2005 ( điều 4 ) đã đưa ra khái niệm về du lịch: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Nếu hiểu theo khái niệm trên thì du lich được coi là một hiện tượng xã hội. - Còn theo Bách khoa toàn thư 1995: Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 16
  17. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Du lịch: + “ Là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, ” [Trần Đức Thanh, 2005, 13]. + “Là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ, ”[Trần Đức Thanh, 2005, 13]. Đây là một khái niệm rộng hơn vì theo khái niệm này du lịch vừa được coi là một hiện tượng xã hội, vừa được coi là một ngành kinh tế. Du lịch không chỉ phục vụ cho mục đích nghỉ ngơi, giải trí và xem các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử có tác dụng làm tăng thêm tình yêu đất nước, tình hữu nghị, hợp tác và nâng cao hiểu biết của con người mà bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa về mặt kinh tế, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước. Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm du lịch có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Cho đến nay, không ít người chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tình đoàn kết Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như các lĩnh vực văn hoá, thể thao, giáo dục. 1.1.3. Khái niệm môi trường du lịch Điểm 21, điều 3 Luật du lịch ghi rõ: “Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch”. Điều 9 của Luật du lịch cũng quy định các nội dung bảo vệ môi trường du lịch như sau: - Môi trường tự nhiên, môi truờng xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm đảm bảo môi trường du lịch xanh, sạch đẹp, an ninh, an toàn, Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 17
  18. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương lành mạnh và văn minh. - Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch. - Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương. - Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình. Khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phuơng và các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam. 1.2. Mối quan hệ giữa môi trƣờng và du lịch 1.2.1. Tác động của du lịch tới môi trường Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó tác động qua lại với nhiều ngành kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực, trong đó quan hệ giữa du lịch và môi trường gắn kết hữu cơ với nhau: sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch phát triển chỉ khi môi trường được bảo vệ. Các tác động xảy ra không chỉ đối với môi trường tự nhiên mà đối với cả môi trường xã hội - nhân văn. a. Hoạt động du lịch tác động đến môi trường xã hội – nhân văn  Tác động tích cực Du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩu tại chỗ); tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương; góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương (y tế, thông tin, vui chơi giải trí) kèm theo các hoạt động phát triển du lịch. Bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn hoá, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 18
  19. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương thống bằng các nguồn kinh phí thu trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động du lịch. Phát triển du lịch tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hoá truyền thống của cộng đồng vốn đã bị mai một, đặc biệt là các lễ hội. Nhiều lễ hội truyền thống của một địa phương riêng lẻ đã được nâng cấp thành các lễ hội du lịch, thu hút số lượng lớn khách từ các vùng miền khác cùng tham gia.  Tác động tiêu cực Hoạt động du lịch cũng gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá – xã hội, đó là: - Các giá trị văn hoá truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hoá xa lạ, do xu hướng thị trường hoá các hoạt động văn hoá, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống. - Các di sản văn hoá, lịch sử, khảo cổ dễ bị xuống cấp khi chịu tác động thêm của khách du lịch tới thăm nếu không có các biện pháp bảo vệ. - Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời kỳ cao điểm có thể vượt qua khả năng đáp ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương; tiêu biểu là ách tắc giao thông, các nhu cầu về cung cấp nước, năng lượng của hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn vượt quá khả năng của địa phương. - Các hoạt động du lịch chuyên đề như khảo cổ học có thể nảy sinh mâu thuẫn với các hoạt động tín ngưỡng truyền thống ở địa phương. - Mâu thuẫn nảy sinh giữa những người làm du lịch với dân cư địa phương do việc phân bố lợi ích và chi phí từ du lịch trong nhiều trường hợp chưa được công bằng. b. Hoạt động du lịch tác động đến môi trường tự nhiên  Tác động tích cực Hoạt động du lịch góp phần tăng hiệu quả sử dụng quỹ đất còn trống hoặc sử dụng không hiệu quả. Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh tế tại các khu vực nhạy cảm (vườn quốc gia, khu bảo Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 19
  20. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương tồn thiên nhiên ). Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng. Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo  Tác động tiêu cực Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước, ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăng nhanh. Điều này sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép. Vấn đề này sẽ càng trở nên nghiêm trọng vào mùa du lịch. Tăng thêm sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven biển vốn đã rất hạn chế, miền núi trung du do bị khai thác sử dụng cho mục đích xây dựng các bến bãi, hải cảng, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển đô thị. Các hệ sinh thái và môi trường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép của phát triển du lịch. Tài nguyên thiên nhiên có thể bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý. Nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở vùng ven biển, hải đảo và các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới. Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như: các khu rừng nhiệt đới, hang động, cảnh quan thường rất hấp dẫn với du khách, nhưng cũng dễ bị tổn thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi phát triển du lịch đến mức quá tải, đa dạng sinh học bị đe doạ do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như: san hô, đồi mồi bị săn bắt trái phép phục vụ nhu cầm ẩm thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu vật của khách du lịch. Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 20
  21. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Ngoài ra, cuộc sống và tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm trong chu trình sống ( di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ ) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Thực tế cho thấy phát triển du lịch thường đi kèm với những tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu trong quá trình phát triển, các tác động tiêu cực đến môi trường không được liệt kê thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường, quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Do vậy trong quá trình phát triển du lịch phải lồng ghép các yêu cầu và giải pháp về bảo vệ môi trường ngay từ khâu lập quy hoạch, xây dựng các chiến lược phát triển đến triển khai các dự án, thiết kế các sản phẩm du lịch cụ thể. 1.2.2. Tác động của môi trường tới du lịch  Tác động tích cực Trong hoạt động du lịch thì khách du lịch có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển tại một thời điểm, địa phương hay một vùng. Số lượng khách du lịch nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân văn, đó chính là môi trường du lịch. Môi trường du lịch luôn luôn tỷ lệ thuận với khách du lịch, môi trường tốt, phong phú và hấp dẫn thuận lợi sẽ thu hút khách càng đông và tạo điều kiện tích cực đến phát triển du lịch, mang lại nhiều thu nhập cho nền kinh tế quốc gia, địa phương và cộng đồng. Nhưng nếu chất lượng môi trường, dù môi trường tự nhiên nhân tạo, lịch sử văn hóa, xã hội không cao thì khó phát triển du lịch. Ví dụ những nơi có nhiều di tích, nhưng không được tôn tạo, giữ gìn, không được nghiên cứu kỹ để làm rõ và thể hiện đầy đủ các giá trị văn hóa, lịch sử thì không thể thu hút khách du lịch. Phát triển du lịch đồng nghĩa với khai thác các giá trị tài nguyên và môi trường. Tại điểm du lịch có tài nguyên hấp dẫn và môi trường tốt thu hút nhiều khách đến tham quan nghiên cứu khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch và Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 21
  22. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương đồng thời các dịch vụ du lịch phục vụ cho nhu cầu của khách cũng phát triển.  Tác động tiêu cực Trên thực tế cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang bị hao mòn. Thiên nhiên bị xâm hại do sự có mặt thường xuyên của du khách. Xã hội, nguồn tài nguyên nhân văn đang bị biến đổi từng ngày bởi hoạt động du lịch. Khi tự nhiên không còn đa dạng, phong phú, hoang sơ, khi môi trường không còn trong lành; khi văn hóa bản địa không còn những nét riêng của mình, khi tệ nạn xã hội phát triển, thiếu an toàn thì du lịch sẽ mất dần ý nghĩa. Điều này được biểu hiện rõ nét nhất tại các điểm du lịch, nếu môi trường không còn sự hấp dẫn, môi sinh bị tàn phá quá mức thì du khách sẽ có sự chuyển hướng tới những điểm đến khác. 1.3. Phát triển du lịch bền vững 1.3.1. Khái niệm về phát triển bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định hướng một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hoá riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” ( công bố bởi Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế - IUCN ) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động tới môi trường sinh thái học”. Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 thông qua báo cáo Brundtland của Uỷ ban môi trường và Phát triển thế giới ( WCED), nay là Uỷ ban Brundtland, theo báo cáo này thì: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình sao cho không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”. Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 22
  23. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Cho đến nay, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng hầu hết đều công nhận: Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà giữa các mục tiêu tăng cường kinh tế với các mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường. Phát trriển bền vững còn bao hàm cả khía cạnh phát triển trong sự quản lý tốt các xung đột môi trường. 1.3.2. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững Khái niệm về phát triển du lịch bền vững không tách rời khái niệm về phát triển bền vững. Từ đầu thập niên 1990, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đe doạ, huỷ hoại môi trường sinh thái, đến các nền văn hoá bản địa. Hậu quả của các tác động này sẽ lại ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vậy đã xuất hiện nhu cầu nghiên cứu “phát triển bền vững” nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đảm bảo sự phát triển lâu dài. Một số loại hình quan tâm đến khía cạnh môi trường đã xuất hiện như: du lịch sinh thái; du lịch xanh; du lịch dựa vào thiên nhiên; du lịch khám phá; du lịch mạo hiểm đã góp phần nâng cao hình ảnh về một hướng phát triển du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững. Có rất nhiều khái niệm về du lịch bền vững, sau đây là một số khái niệm điển hình: - Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới ( WTO ) đưa ra hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de janeiro năm 1992 thì: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. - Khái niệm du lịch bền vững của World Conservation Union, 1996: “Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên và tất cả các đặc điểm văn hoá kèm theo ( có thể là trong quá khứ và cả hiện tại ) theo cách Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 23
  24. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương”. Như vậy có thể coi “phát triển du lịch bền vững” là một nhánh của “phát triển bền vững” đã được Hội nghị Uỷ ban Thế giới và Môi trường xác định năm 1987. Hoạt động phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác. Ngược lại, tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các ngành khác, sự phát triển bền vững chung của khu vực. Trọng tâm của phát triển du lịch bền vững là đấu tranh cho sự cân bằng giữa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường và văn hoá cộng đồng trong khi phải tăng cường sự thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách. Sự cân bằng này có thể thay đổi theo thời gian, khi có sự thay đổi về các quy tắc xã hội, các điều kiện đảm bảo môi trường sinh thái và sự phát triển của khoa học công nghệ. Mặc dù vậy, phương pháp tiếp cận đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững phải dựa vào sự cân bằng tài nguyên môi trường với quy hoạch thống nhất. “Du lịch bền vững” ở Việt Nam là một khái niệm còn mới. Mặc dù còn những quan điểm chưa thực sự thống nhất về khái niệm phát triển du lịch bền vững, nhưng cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”. Đối với ngành du lịch của chúng ta thì “phát triển bền vững” có nghĩa là việc quản lý toàn bộ các bộ phận cấu thành ngành du lịch, đảm bảo phát triển Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 24
  25. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương cân bằng để có thể mang lại những lợi ích lâu dài về kinh tế, xã hội mà không gây ra những tổn hại cho môi trường tự nhiên và bản sắc văn hoá của điểm du lịch. Quá trình phát triển du lịch bền vững phải có sự kết hợp hài hoà giữa nhu cầu hiện tại và tương lai ở cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, nhằm mục đích tái tạo, bảo tồn và phát triển tự nhiên, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc. 1.3.3. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch bền vững cần phải đạt được những mục tiêu cơ bản sau:  Phát triển bền vững về kinh tế Điều này có nghĩa phát triển du lịch bền vững phải làm tăng nguồn lợi kinh tế đóng góp cho ngân sách địa phương và cho ngân sách nhà nước, tối ưu hoá đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập quốc dân, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Đồng thời phải có những đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường như giáo dục ý thức toàn dân về bảo vệ tài nguyên môi trường tại các điểm du lịch, trích nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch để chi phí cho việc duy trì, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái.  Phát triển bền vững về môi trường Đây là một trong những mục tiêu cơ bản mà du lịch bền vững hướng tới, phải sử dụng bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch theo hướng tiết kiệm, bền vững, đảm bảo sự tái tạo và phục hồi của tài nguyên. Đó là phát triển du lịch phải đi đôi với việc bảo tồn, duy trì và cải tạo môi trường, không để xảy ra tình trạng xuống cấp về môi trường gây ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái.  Phát triển bền vững về xã hội Thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, tạo nhiều việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương, cải thiện tính công bằng xã hội, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách. Thu nhập từ du lịch phải được phân bố rộng khắp toàn xã hội. Để đạt được du lịch bền vững, trong quá trình phát triển du lịch và quy hoạch du lịch cần phải thực hiện có nguyên tắc Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 25
  26. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương 1.3.4. Các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững  Sử dụng nguồn lực một cách bền vững Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá - xã hội là rất cần thiết, nó giúp cho việc kinh doanh phát triển lâu dài. Du lịch là ngành kinh tế có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch lại được coi là sản phẩm du lịch quan trọng nhất và là mục đích chuyến đi của du khách. Vì vậy, trong quá trình quy hoạch các dự án phát triển du lịch cần xây dựng những phương cách, chiến lược bảo tồn, tôn tạo, khai thác tài nguyên du lịch theo hướng tiết kiệm, hợp lý để lưu lại cho thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên như thế hệ hiện tại được hưởng.  Duy trì tính đa dạng Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá - xã hội là hết sức quan trọng đối với du lịch bền vững; là cơ sở cho việc tồn tại, phát triển của ngành du lịch. Trong quá trình xây dựng và thực hiện các dự án quy hoạch du lịch, cũng như sự phát triển du lịch do nhiều nguyên nhân khác nhau nên dễ làm mất đi tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá - xã hội. Vì vậy trong quá trình quy hoach du lịch cần phải xây dựng, thực hiện các phương cách, chiến lược nhằm duy trì bảo tồn được tính đa dạng của tự nhiên và văn hoá xã hội.  Giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải Sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên và các tài nguyên khác không chỉ dẫn đến sự huỷ hoại môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên mà còn không đảm bảo nguồn tài nguyên cho sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Các chất thải của phương tiện vận chuyển khách, chất tẩy rửa, dầu ăn, nước thải từ dịch vụ giặt đồ và nấu ăn, cùng với lượng chất thải khác từ các dịch vụ phục vụ du khách, cũng như khách du lịch nếu không được thu gom xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật, hoặc tái chế thì chúng sẽ trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, việc quy hoạch phát triển du lịch đúng đắn ngay từ khi lập dự án là phải tiến hành đánh giá tác động từ hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường, từ đó dự kiến những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm giảm tiêu thụ Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 26
  27. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương quá mức tài nguyên và giảm lượng chất thải vào môi trường là cần thiết.  Hợp nhất quy hoạch du lịch vào quá trình quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Cần hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược của địa phương và quốc gia. Quy hoạch phát triển du lịch là một bộ phận của quy hoạch kinh tế - xã hội, nó làm tăng khả năng tồn tại, phát triển lâu dài của ngành du lịch. Do vậy, trong quá trình quy hoạch du lịch cần phải tính đến sự hoà hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.  Hỗ trợ kinh tế địa phương và thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương - Hỗ trợ kinh tế địa phương Nguồn tài nguyên mà ngành du lịch sử dụng vốn thuộc quyền sở hữu chung của người dân bản địa. Hoạt động du lịch một mặt mang lại hiệu quả tích cực cho kinh tế - xã hội của địa phương, mặt khác cũng để lại những hậu quả tiêu cực cho tài nguyên môi trường và kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, ngành du lịch có trách nhiệm đóng góp một phần thu nhập cho phát triển kinh tế địa phương. - Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường, mà còn góp phần duy trì, phát triển du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn với du khách. Đồng thời khi cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình quy hoạch và chỉ đạo phát triển du lịch, thì họ có thể trở thành đối tác tích cực, tạo ra sự kiểm chứng và có nghĩa vụ với môi trường. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch có thể giúp cho họ xoá đói giảm nghèo, góp phần thu được nhiều ngoại tệ, có lợi cho cả cộng đồng địa phương và khách du lịch, đồng thời cũng nâng cao triển vọng phát triển lâu dài của sản phẩm du lịch.  Lấy ý kiến của quần chúng và các đối tượng có liên quan Việc lấy ý kiến của cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan khác nhau, các doanh nghiệp du lịch là rất cần thiết. Đây là một bước nhằm nâng cao Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 27
  28. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương nhận thức của các bên tham gia với các dự án quy hoạch, cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi. Đồng thời, điều này giúp cho các bên tham gia có thể ủng hộ cho việc thực hiện các dự án quy hoạch. Do vậy, trong quá trình triển khai các dự án quy hoạch du lịch cần vận dụng nguyên tắc này trong điều tra xã hội học.  Tiến hành nghiên cứu Thông tin, số liệu để xây dựng dự án và ngay cả khi dự án được thực hiện đều không sẵn có. Để cả dự án quy hoạch có hiệu quả, ngay từ thời kì tiền dự án đến khi thực hiện dự án cần: Đầu tư nhiều cho công tác điều tra, giám sát, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp mới có thể xây dựng được các mục tiêu, định hướng, các giải pháp của dự án phù hợp. Công tác nghiên cứu còn giúp cho việc nhận thức rõ những thiếu sót, hạn chế của dự án quy hoạch để từ đó có những giải pháp, kế hoạch điều chỉnh, bổ sung phù hợp, kịp thời. Đồng thời, kết quả điều tra, thống kê, đánh giá còn cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quy hoạch của dự án ở những giai đoạn sau.  Đào tạo nguồn nhân lực Con người luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nhất là đối với sự phát triển của ngành du lịch – ngành kinh tế đòi hỏi cao về “lao động sống”. Vì vậy, trong quá trình phát triển du lịch bền vững, ngoài các yếu tố kể trên thì cần phải có đội ngũ quản lý, đội ngũ lao động trực tiếp được đào tạo cơ bản về mọi mặt, có trình độ chuyên môn cao, đem lại lợi ích kinh tế cho ngành và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường.  Nâng cao trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đối với phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững thì việc tuyên truyền, xúc tiến và quảng bá luôn là hoạt động rất quan trọng. Tiến trình xúc tiến, quảng bá này sẽ đảm bảo khả năng thu hút khách du lịch, tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch. Bởi vậy, khi thực hiện quảng bá, xúc tiến và tiếp thị cần phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và đầy đủ để đảm bảo tính bền vững trong du lịch. Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 28
  29. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương 1.3.5. Các tiêu chí cơ bản về phát triển du lịch bền vững Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao với sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội. Sự phát triển của du lịch phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước cũng như của khu vực. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà có thể đánh giá phát triển du lịch bền vững một cách tuỳ tiện mà phải dựa trên các tiêu chí cơ bản về phát triển du lịch bền vững bao gồm: 1.3.5.1. Các tiêu chí về kinh tế Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo sự tăng trưởng liên tục và ổn định lâu dài của các chỉ tiêu kinh tế du lịch. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển và mức khởi điểm của các chỉ tiêu kinh tế ở mỗi nước, mỗi địa phương mà mức độ tăng trưởng sẽ cao thấp khác nhau, được lựa chọn để đánh giá tính bền vững. Với chỉ tiêu này cần đề cập đến những chỉ tiêu cụ thể sau:  Chỉ tiêu khách du lịch Là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với quá trình phát triển du lịch, thành. Chỉ tiêu này bao gồm: Số lượng tuyệt đối về khách, số ngày lưu trú trung bình, số khách quay trở lại, khả năng thanh toán, mức độ hài lòng của khách.  Chỉ tiêu thu nhập và tổng sản phẩm quốc nội ngành du lịch (GDP du lịch). Đây là chỉ tiêu đánh dấu sự phát triển của du lịch cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng; là thước đo mức độ phát triển và cho sự thành công của ngành du lịch. Tài nguyên du lịch (của một vùng lãnh thổ nào đó) bao gồm tất cả các khoản thu được do khách du lịch chi trả (trên lãnh thổ đó) cho du lịch như lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách (không kể vận chuyển quốc tế), các dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ bổ sung khác. Giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, là thước đo sự phát triển của ngành kinh tế nói chung và của từng ngành nói riêng. Đối với ngành du lịch, việc tăng trưởng thường xuyên và liên tục của chỉ tiêu GDP không những đảm bảo cho sự phát triển về mặt kinh tế mà còn cho thấy vị Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 29
  30. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương trí của ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng này cao, ổn định và tăng trưởng theo thời gian thì ngành du lịch ngày càng phát triển gần với mục tiêu phát triển bền vững.  Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật trong du lịch (bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, khu du lịch ) là thước đo phản ánh sự phát triển của ngành du lịch. Vì vậy, nó trở thành yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của ngành du lịch.  Chỉ tiêu nguồn nhân lực trong du lịch Đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định chất lượng và giá cả của sản phẩm dịch vụ, là yếu tố quyết định sự hài lòng của khách. Bởi thế, nên sự phát triển về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ lao động du lịch sẽ đảm bảo cho sự phát triển về chất lượng các sản phẩm, chất lượng các dịch vụ du lịch và góp phần đáng kể vào quá trình phát triển du lịch bền vững. 1.3.5.2. Các tiêu chí về mặt tài nguyên môi trường Phát triển bền vững phải đảm bảo khai thác và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường. Việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch cần được quản lý và giám sát để không những đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai, tiêu chí này bao gồm:  Số lượng (tỉ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư, tôn tạo và bảo tồn Các khu, điểm du lịch là nơi chứa tài nguyên du lịch - yếu tố cơ bản hấp dẫn khách du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, đa dạng thì sức hấp dẫn và hiệu quả của hoạt động du lịch ngày càng cao. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên phần lớn không có khả năng tái tạo, vì vậy chỉ tiêu về tỉ lệ các khu, điểm du lịch cần được bảo tồn và tôn tạo được coi là một trong những yếu tố cơ bản của sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch về mặt tài nguyên – môi trường.  Tỉ lệ (số lượng) các khu, điểm du lịch được quy hoạch Việc xây dựng quy hoạch du lịch làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 30
  31. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương các kế hoạch, các dự án phát triển cụ thể đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch. Quy hoạch du lịch là quá trình kiểm kê, phân tích, đánh giá các nguồn lực và các điều kiện có liên quan đến phát triển du lịch. Từ đó xác định các phương án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tác động của du lịch đến tài nguyên - môi trường, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, hướng tới phát triển một cách bền vững.  Áp lực lên môi trường tại các khu du lịch Một trong những mục tiêu mà phát triển du lịch bền vững hướng tới là bảo vệ môi trường. Việc phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch mà không chú trọng đến công tác đánh giá, quản lí đến tác động môi trường tại các khu vực phát triển du lịch sẽ là những nguyên nhân chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững. Để hạn chế những tác động tiêu cực và quản lý nguồn tài nguyên - môi trường một cách có hiệu quả cần lưu ý đến vấn đề giảm thiểu các chất thải, mức độ kiểm soát các hoạt động phát triển du lịch, mức độ đầu tư bảo tồn và duy trì tính đa dạng sinh học, vấn đề sức chứa tại các điểm du lịch.  Mật độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho công tác bảo tồn và bảo vệ môi trường Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ du lịch không những mang lại nguồn thu cho ngành du lịch mà còn có thể đóng góp một phần vào ngân sách của cộng đồng địa phương - cơ quan chủ quản của các nguồn tài nguyên du lịch, nhằm mục đích bảo tồn, tôn tạo và nâng cấp nguồn tài nguyên đó. Mật độ đóng góp này của ngành du lịch càng cao thì càng thể hiện sự bền vững của ngành du lịch. 1.3.5.3. Các tiêu chí về xã hội Đây là yếu tố rất quan trọng thể hiện tính bền vững trong phát triển du lịch. Yếu tố này đòi hỏi ngành du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho quá trình phát triển của toàn xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, tham gia xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, chia sẻ lợi ích từ các Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 31
  32. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương hoạt động du lịch, đảm bảo sự công bằng trong phát triển, góp phần hỗ trợ các ngành khác cùng phát triển.  Mức độ phát triển hệ thống các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ Trong bối cảnh thị trường luôn có nhiều thay đổi bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan thì việc phát triển hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một điều tất yếu. Việc phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ không những có thể hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động, mà còn tạo công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ cư dân địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống, thu hút các nguồn lực phát triển du lịch , đảm bảo sự phát triển bền vững về mặt kinh tế, xã hội.  Tác động đến xã hội từ các hoạt động du lịch Du lịch là ngành kinh tế mang tính chất xã hội cao. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững về mặt xã hội, vấn đề đặt ra là cần phải phát huy hơn nữa những mặt tích cực và kiểm soát, hạn chế những tiêu cực từ hoạt động du lịch. Cần có hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nước và quy định của chính quyền các địa phương để kịp thời phát hiện xử lí các vi phạm, từng bước khắc phục những hạn chế do tác động của hoạt động du lịch gây ra, góp phần vào sự phát triển bền vững trong du lịch.  Mức độ hài lòng và hợp tác của cộng đồng địa phương với các hoạt động du lịch Mức độ hài lòng và hợp tác của cộng đồng địa phương với các hoạt động du lịch đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển du lịch bền vững bởi họ chính là chủ nhân của nguồn tài nguyên du lịch. Để có được sự hài lòng và hợp tác của cư dân địa phương thì vai trò và trách nhiệm của họ phải được quan tâm hàng đầu: - Phải phát huy vai trò của cộng đồng địa phương trong việc giám sát, thực hiện các dự án quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch. - Ưu tiên cho người dân địa phương tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, tạo công ăn việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống. - Tăng cường khả năng tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 32
  33. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường. - Ưu tiên cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch , tạo phúc lợi cho cộng đồng địa phương 1.3.6. Vai trò của môi trường với phát triển du lịch bền vững Từ những phân tích trên đây về phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng, có thể thấy được vai trò hết sức quan trọng của môi trường đối với sự phát triển du lịch bền vững. Điều này còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với phát triển du lịch khi môi trường được xem là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm du lịch nói riêng và sự tồn tại của du lịch nói chung. Nói một cách khác, hoạt động phát triển du lịch có bền vững hay không phụ thuộc một phần rất quan trọng vào tình trạng môi trường. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường tự nhiên nói chung và môi trường du lịch tự nhiên nói riêng luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Nếu trong quá trình phát triển đó, các tác động tiêu cực đến môi trường không được kiểm soát thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường, giải pháp quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới sự suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển du lịch bền vững. Một đặc tính của môi trường tự nhiên là khả năng tự làm sạch. Ví dụ một dòng sông có thể trung hoà và tự làm sạch với một lượng nước thải ở chừng mực cho phép; các chất khí thải dần dần được bầu khí quyển làm sạch; một vịnh biển có khả năng tự làm sạch sau một thời gian bởi các dòng triều và các dòng chảy khác ra, vào vịnh; một lượng khí, bụi đưa vào không khí có thể được cây xanh lọc sạch sau một thời gian nào đó. Do vậy ở mức độ tác động cho phép, môi trường tự nhiên có thể tự tồn tại với chất lượng ban đầu của nó, hay nói một cách khác, ở một chừng mực nào đó môi trường tự nhiên có thể “tự vệ” đối với những tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội. Tuy nhiên khả năng này không phải là vô tận và nếu thiếu các biện pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu thì môi trường sẽ đứng trước nguy cơ suy thoái, ảnh hưởng đến phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng. Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 33
  34. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Tiểu kết chƣơng 1 Bảo vệ môi trường du lịch gắn liền với sự phát triển bền vững là một nội dung quan trọng của các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng của quốc gia. Nếu không đặt vị trí bảo vệ môi trường lên hàng đầu thì không thể đạt được mục tiêu phát triển ngành du lịch tại địa phương hay một vùng du lịch. Du lịch và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, môi trường là tiền đề, cơ sở phát triển du lịch và ngược lại phát triển du lịch tác động đến môi trường trên hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Muốn bảo vệ môi trường du lịch bởi sự tác động của du lịch và các ngành khác thì phải nhận thức được tính chất hoạt động của du lịch và đặc điểm các vùng du lịch có liên quan, ảnh hưởng bởi hoạt động của các ngành kinh tế khác. Trong điều kiện hiện nay, bảo vệ môi trường du lịch không chỉ mang nội dung quản lý hành chính mà còn mang nội dung chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường du lịch là nhiệm vụ của cảc cộng đồng, nhà nước là người tổ chức thực hiện có hiệu quả. Để bảo vệ môi trường du lịch phải sử dụng tổng hợp các biện pháp quản lý. Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 34
  35. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CHÙA HƢƠNG 2.1. Giới thiệu khái quát khu vực Chùa Hƣơng 2.1.1. Vị trí địa lý Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế Chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hoá tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa, đền thờ Phật và một số ngôi chùa thờ thần, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, phía nam huyện Mỹ Đức, Hà Nội ven bờ sông Đáy, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng hơn 60km về phía Tây Nam. Trung tâm của cụm đền chùa này chính là Chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Đây là một khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung, có diện tích khoảng 6km2 , nằm trên một dải núi chạy từ núi Hoàng Côn trong dãy Hoàng Liên Sơn, vượt qua sông Đà, núi Ba Vì, qua Chương Mỹ - Hà Nội xuống tận Nho Quan - Ninh Bình. Có thể đi đến điểm tham quan này từ hai hướng là Hà Nội và Hà Nam. Từ Phủ Lý - Hà Nam ngoài đường bộ ta có thể đi thuyền ngược dòng sông Đáy đến bến Đục rồi vào chùa. Còn từ Hà Nội vào thì qua thành phố Hà Đông theo đường 21B tới thị trấn Tế Tiêu rẽ trái, đi khoảng 12km nữa là tới bến Đục rồi lên thuyền vào chùa. Có thể nói chùa Hương nằm ở vị trí rất thuận lợi, du khách từ mọi miền tổ quốc đều có thể dễ dàng tới thăm khu di tích danh thắng này. 2.1.2. Lịch sử hình thành Theo truyền thuyết, vùng núi và hang động này được tìm thấy cách đây hơn 2000 năm và đã được đặt tên là Hương Sơn - lấy tên một ngọn núi ở phía Bắc Tuyết Sơn trong dãy Himalaya (Ấn Độ) - nơi Đức Phật đẫ ngồi tu luyện khổ hạnh suốt 6 năm ròng rã. đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã có am thờ Phật dựng trên mảnh đất chùa Thiên Trù. Theo sách “Hương Sơn Thiên Trù thiên phú” thì chùa Hương được xây dựng từ thời Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hoà (1680 – 1705). Bia tại thiên Trù ghi rằng việc xây dựng nền đất, bậc đá và xây dựng Kim Dung bảo điện của chùa được thực hiện vào năm 1686. Các ngôi Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 35
  36. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương chùa chính được xây dựng với quy mô lớn vào khoảng cuối thế kỷ XVII, và đến đầu thế kỷ XX trong khu vực này đã có hơn 100 ngôi chùa. Nhưng trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, khu vực chùa Hương đã bị giặc tàn phá ngay từ những năm đầu (lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 2 nhuận năm Đinh Hợi tức ngày 02/4/1997. Lần thứ hai vào ngày 22 tháng 11 năm Mậu Tý, tức ngày 22/12/1948. Lần thứ ba ném bom vào ngày 12 tháng 6 năm Tân Mão, tức ngày 15/7/1950). Một số công trình đã bị tàn phá như: Chùa Thiên Trù, Thánh Điện và lầu các chùa Tiên Sơn, đền Ngũ Nhạc và cả khu di tích (nhân tạo) Chùa Hương, về sau mới được xây dựng lại. 2.2. Tiềm năng du lịch tại Chùa Hƣơng 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.2.1.1. Địa hình Khu di tích, danh thắng Hương Sơn có địa hình chủ yếu là những dãy núi đá vôi chạy dài. Theo các nhà nghiên cứu những dãy núi đá vôi này có cách đây khoảng 200 triệu năm, đây là một vùng núi có vẻ đẹp nên thơ, trữ tình với rất nhiều những ngọn núi có các hình thù và tên gọi khác nhau như: Núi Mâm Xôi, núi Con Gà, núi Con Voi, núi Con Trăn, núi Con Rùa, núi Ly xa xa là cả một dãy núi trùng điệp xanh lơ kéo dài mãi tới giáp tỉnh Hòa Bình. Chính điều này đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên độc đáo, kỳ bí, hấp dẫn. Trước khi vào Chùa Hương để thắp hương và vãn cảnh chùa, trên đường đi chúng ta có thể thả hồn mình với sông nước và ngắm những ngọn núi đặc sắc này. Đầu tiên là núi Con Rồng nằm ở bên phải suối Yến. Tiếp đến là tới núi Dẹo có hình dáng ngả về một bên, rồi đến núi Cánh Phượng và đối diện là núi Ly (núi Sư Tử). Trên đỉnh núi có tượng đài chiến thắng để ca ngợi nhân dân Hương Sơn anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đi tiếp chúng ta sẽ nhìn thấy núi Ái hay núi Con Rùa. Tiếp đến là núi Phòng Sư với những tảng đá được chia đều các khoang giống như trai phòng của các vị sư. Trên đỉnh có hai tảng đá trông như hình ông sư và bà vãi. Ngược thêm một chút nữa là núi Con Gà, núi Con Voi. Qua núi Con Voi là đến núi Mâm Xôi, đây cũng chính là ngọn núi cuối cùng trên đường đi trước khi chúng ta tới thăm quần Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 36
  37. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương thể các di tích đền, chùa trong khu vực Chùa Hương. Sự hấp dẫn của Hương sơn không chỉ thể hiện ở vẻ đẹp bề ngoài mà còn cả ở bên trong. Đó là vẻ đẹp sâu lắng, giàu triết lý dân gian của hệ thống các hang động karster. Ven núi có hang Sơn Thuỷ hữu tình, hang Long Vân, hang Cá. Trên cao có hang Hồng Sơn, hang Sũng Sàm, hang Trú Quân, động Tiên, động Tuyết Sơn (động Ngọc Long), động Hinh Bồng, động Hương Tích . Hang động ở Hương Sơn là yếu tố cấu thành quan trọng để quần thể Hương Sơn trở thành một danh thắng nổi tiếng và đây cũng là nét đặc thù của quần thể này. Dãy Hương Sơn do sự xâm thực lâu đời của thiên nhiên, nước đã khoét núi đá thành nhiều hang động, trong đó đặc biệt và có giá trị nhất là động Hương Tích - sản phẩm đặc sắc của thiên nhiên. Dưới đây là một số hang động tiêu biểu: - Động Hương Tích: Đây là một trong những hang động đẹp và quan trọng nhất của quần thể di tích danh thắng Hương Sơn. Động Hương Tích nằm trên núi Hương Tích ở độ cao hơn 900m. Đường lên động có nhiều chỗ quanh co, lúc lên dốc, lúc xuống dốc. Càng tới gần động thì dốc càng cao, lên tới bậc đá cao nhất đứng nhìn xuống chúng ta sẽ thấy một vòm hang động rộng, sâu hun hút trông giống như hàm một con rồng lớn, cửa động bằng đá xanh được ghép dựng lên năm Đinh Mão - 1927, tuy không bề thế nhưng cũng gợi lên vẻ thâm nghiêm linh địa của động. Qua cổng đi xuống 120 bậc đá là vào tới lòng động. Tại đây có rất nhiều những nhũ đá - tác phẩm tuyệt mỹ mà tạo hoá phải thầm lặng hàng triệu năm bồi hoàn mới thành khối, thành những hình thù lạ lùng đến thế. Ngay ở khoảng giữa gần cửa ra vào có một nhũ đá gọi là “Đụn gạo”. Đi sâu một chút có một lối lên trời và một lối xuống âm phủ. Trong động những măng đá, nhũ đá rủ xuống tạo thành muôn vàn hình dạng, người xưa thoả sức để đặt tên: nong tằm, nè kén, ao bèo, chuồng lợn, cây vàng, cây bạc, đầu cô, đầu cậu, bầu sữa mẹ, cây tiền Những nhũ đá với hình thù kì lạ đó thể hiện những ước mơ bình dị của con người. Hương Tích là một động đẹp mà các bậc vua chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục. Năm 1770 khi Chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn đã tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động “Nam Thiên Đệ Nhất Động” (Động đẹp nhất trời Nam). Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 37
  38. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương - Hang Bà: Trên đường vào thăm quần thể các di tích của Chùa Hương, ngược suối Yến chúng ta sẽ thấy Hang Bà. Trước cửa hang khắc bốn chữ “Sơn Thuỷ hữu tình”. Đây chính là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm trong một lần vãn cảnh Chùa Hương vào năm Canh Dần 1770. Dừng lại trước cửa hang là cả một vùng non nước đẹp như tranh, bóng cây nhặt thưa che phủ núi đồi, hai bên bờ suối là những bông hoa gạo đỏ rực rỡ, tiếng chim kêu ríu rít tạo ra một khung cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ làm say đắm lòng người. - Động Tiên Sơn: Dài 70m, có từ trước thời Lê - Trịnh nhưng bị đất đá, cây rừng che lấp. Lúc 15 giờ ngày 28 tháng 2 năm Quý Mão (1903) ( Theo tài liệu của ông Dương Tự Giáp ) một tiều phu Hương thôn lấy củi đánh rơi con dao quắm xuống hang bèn chui xuống để lấy liền phát hiện ra động, khi đào đất moi đá thấy cửa động lộ ra. Động tuy nhỏ nhưng có địa thế và rất nhiều những nhũ đá đẹp muôn hình muôn vẻ như: Bàn tay Phật, trái tim, khánh đá, ngà voi trắng, chiêng đá Những nhũ đá này khi gõ lên sẽ phát hiện ra âm thanh như tiếng trống, tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng khánh, tiếng cồng rất độc đáo. - Động Tuyết Sơn: Trên cửa động có khắc ba chữ “Ngọc Long động”, trông động có rất nhiều nhũ đá đẹp. Theo Phan Huy Chú “có chỗ quấn quýt như một ổ rồng”, vì vậy mà người ta đặt tên cho động Tuyết Sơn là “Ngọc Long động”. Động tuy không sâu, rộng như động Hương Tích nhưng có những nét đẹp độc đáo riêng. Trong động ánh sáng lờ mờ huyền ảo với rất nhiều những nhũ đá thiết tha rủ xuống, trập trùng hiện ra giống như ổ rồng quấn quýt. Với những dãy núi và hệ thống hang động độc đáo như trên, có thể nói về mặt địa hình khu di tích danh thắng Chùa Hương có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Sự kết hợp hài hoà giữa những ngọn núi, hang động và cây rừng đã tạo ra một cảnh sắc thiên nhiên vô cùng hấp dẫn mà ít nơi nào có được. Cái đẹp của Hương Sơn không phải là đảo xanh giữa biển như ở Hạ Long mà là núi nằm giữa những cánh đồng lúa nước. Với tất cả những ai yêu thiên nhiên, muốn hoà mình vào với thiên nhiên thì chắc chắn đây sẽ là một điểm dừng chân lý tưởng. 2.2.1.2. Khí hậu Khu vực Chùa Hương mang những đặc điểm khí hậu chung của vùng Bắc Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 38
  39. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Bộ, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô, ít mưa. Nằm trong vùng nhiệt đới nên khu vực này quanh năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và có nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình là 23oC; có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, độ ẩm trung bình 79%, lượng mưa trung bình 1800mm, mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình là 29oC. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là khí hậu mùa đông, nhiệt độ trung bình là 15oC, cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10. Như vậy là khu vực Hương Sơn có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Lễ hội Chùa Hương diễn ra vào ba tháng mùa xuân, bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng giêng và kết thúc vào cuối tháng 3 âm lịch. 2.2.1.3. Thuỷ văn Khu vực Chùa Hương có hệ thống sông suối rất thuận lợi để phục vụ cho nhu cầu tham quan của du khách vào mùa lễ hội. Trong đó tiêu biểu và giữ vai trò quan trọng nhất để làm nên sự thú vị cho du khách khi tới thăm quần thể khu di tích danh thắng Chùa Hương là dòng suối Yến thơ mộng. Suối Yến mang một vẻ đẹp hiền hoà giữa hai triền núi. Độ dài của suối khoảng 3km với khúc thẳng, khúc quanh khiến ta như có cảm giác con suối dài vô tận. Vào mùa lễ hội con suối hiền hoà bỗng sôi động hẳn lên với những con thuyền tấp nập chở khách vào tham gia lễ hội. Lên thuyền từ bến Đục, theo dòng suối Yến ta có thể thư thái thả hồn mình hoà quyện cùng thiên nhiên, thưởng thức cái thú ngồi thuyền chiêm ngưỡng bầu trời cảnh bụt, khoái cảm nhìn sông, ngắm núi như thể ta đang thấy một góc của non sông đất nước vừa thơ, vừa thực thu gọn trong tầm mắt và cũng huyền ảo như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Có thể nói dòng suối Yến không đơn thuần chỉ là con đường dẫn chúng ta vào thăm quần thể di tích danh thắng Chùa Hương mà nó còn là một nét độc đáo hiếm có, tạo nên vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình làm say đắm lòng người. Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 39
  40. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương 2.2.1.4. Sinh vật Tài nguyên sinh vật của khu vực này rất đa dạng, có nhiều loại động - thực vật quý hiếm. Với diện tích rừng gần 700ha, có khoảng 350 loài thảo mộc, 92 họ, 251 chi trong đó có nhiều loại cây có giá trị như: lát hao, bách, thông, lim và nhiều loại động vật như: gà lôi trứng, trăn đất, kỳ đà mốc, báo hoa Có thể nói Hương Sơn có những khu rừng nguyên sinh với những thảm động - thực vật rất phong phú và quý hiếm tạo nên môi trường sinh thái độc đáo, đa dạng sinh học. Với những giá trị như vậy, tài nguyên sinh vật đã trở thành tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Nó không chỉ là điểm hấp dẫn đối với những du khách yêu thiên nhiên, muốn khám phá thiên nhiên mà còn thu hút cả những du khách ham học hỏi, nghiên cứu về hệ động thực vật ở Chùa Hương. 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.2.2.1. Di tích lịch sử văn hoá tại Chùa Hương Bên cạnh những thắng cảnh đẹp, Chùa Hương còn là một quần thể những di tích nổi tiếng và hết sức giá trị, đó là những ngôi đền, chùa và chùa trong động. Đây là yếu tố rất quan trọng để tạo nên sự hấp dẫn của Chùa Hương, hình thành loại hình du lịch tâm linh. Từ đầu thế kỷ XX toàn khu Hương Sơn đã có tới hơn 100 chùa, trong đó có những ngôi chùa có quy mô lớn với nghệ thuật kiến trúc tinh xảo như chùa Tam Bảo và nhà thờ tổ Thiên Trù tráng lệ. Từ đó đến nay việc kiến tạo chùa có lúc thăng lúc trầm nhưng Chùa Hương không bao giờ bị lãng quên trong tâm trí người dân. Quần thể những di tích văn hoá lịch sử ở Hương Sơn cùng với những thắng cảnh và hang động khác hình thành ba tuyến chính: Tuyến Hương Tích, tuyến Long Vân và tuyến Chùa Tuyết. Đây chính là điều kiện rất thuận lợi để hình thành những tuyến và tour du lịch hấp dẫn để phục vụ du khách về trẩy hội Chùa Hương. Cụ thể các tuyến như sau: a) Tuyến Hương Tích: Gồm đền Trình, chùa Thanh Sơn, chùa Hương Đài, chùa Thiên Trù, Hinh Bồng, chùa Tiên, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, động Hương Tích. Có thể nói đây là tuyến hấp dẫn nhất đối với du khách vì tất cả những gì đặc sắc nhất hầu như là tập trung ở tuyến này. Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 40
  41. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương - Đền Trình: Tên tự là Ngũ Nhạc Linh Từ, nằm ở địa phận thôn Yến Vĩ, xã Hương Sơn, bên dưới chân quả núi năm ngọn liền kề nhau tạo thành một vệt hình dáng giống Thanh Long (Rồng xanh) gọi là Ngũ Nhạc, cách bến Yến khoảng 500m, được khởi dựng vào khoảng thế kỷ XV. Theo bia ký và thần phả còn lưu giữ được thì xưa kia ở vùng này dược coi là cửa rừng, có một ngôi miếu thờ Sơn tướng. Hàng năm bà con Yến Vĩ có tục tế khai sơn (lễ mở cửa rừng) vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch đầu năm để cầu phúc cho dân, cầu an cho đất nước. Đồng thời cũng là cáo yết với Sơn thần để bắt đầu một năm mới hương dân vào rừng làm ăn, khai thác và nuôi trồng lâm sản. Thần phả Ngũ Nhạc cho rằng Sơn tướng là tiền thân của một vị danh thần trung dũng từ thuở Hùng Vương đã phò vua giúp nước tiêu diệt giặc Ân giữ yên cho cơ nghiệp họ Hùng (đời vua Hùng Huy Vương thứ 6) góp phần làm cho đất nước thanh bình, thịnh trị. Ông yêu mến cảnh vật và hương dân nên sau khi cáo quan đã về trí sĩ ở vùng này. Nhân dân Yến Vĩ cảm công đức của ông nên đã tôn thờ ông làm phúc thần của làng để quanh năm hương hoả. Tục tế khai sơn ở vùng này đến nay đã được mở rộng và phát triển theo chiều hướng văn hoá tiến bộ. Theo truyền thuyết phong thuỷ (địa lý cổ) thì hình thế Ngũ Nhạc là một con Rồng xanh gác cổng trời Nam. Trước cửa đền là cả một thế phong thuỷ bao la với sự hội tụ của bốn dòng nuớc thiên nhiên. Về kiến trúc: xa xưa Đền Trình chỉ là một ngôi miếu nhỏ nằm ở giữa vùng non xanh nước biếc. Đến thời Lê Anh Tông – niên hiệu Hồng Phúc thứ nhất (Nhâm Thân – 1572) Lễ bộ triều đình Hậu Lê mới biên soạn thần phả cho Đền và phong sắc. Và hàng năm khách thập phương về trẩy hội đã đóng góp công đức cho Đền. Nhân dân địa phương xây dựng trải qua nhiều đời, đến đầu thế kỷ XVIII thì trở thành một lâu đài nguy nga. Nhưng vào năm 1947, giặc Pháp đã tàn phá Đền trơ trụi chỉ còn lại mấy gian hậu cung. Sau ngày hoà bình lặp lại, Đền đã được nhân dân địa phương dần dần khôi phục. Hai đợt tu bổ gần đây nhất là vào những năm 1992 – 1993, 1996 – 1997, toàn bộ nội ngoại thất đã được làm lại khang trang cao đẹp hơn xưa. - Chùa Thiên Trù: Toạ lạc trên thềm núi Lão, xây dựng từ thời vua Lê Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 41
  42. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Thánh Tông. Vào niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497), sư tổ Viên Quang Chân nhân, Quốc phong Thượng Lâm Viện – Tăng Lục Ty Hoà - Thượng Viên Giác Tôn Giả chống gậy thiền vượt suối non cùng cư dân vào dựng thảo am thờ Phật, khai sáng thiền môn Thiên Trù tự. Chùa Thiên Trù là một công trình kiến trúc văn hoá nghệ thuật Lê - Nguyễn đã bị giặc tàn phá những năm kháng chiến chống Pháp, trở thành đống tro tàn, gạch vụn. Năm Kỷ Tỵ - 1989, nhờ công đức thập phương, cố Thượng toạ Thích Viên Thành cùng dân thôn Yến Vĩ với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, chùa Thiên Trù được xây dựng lại to đẹp khang trang. Năm 1984, ban quản lý chùa Hương được Bộ Văn Hoá cấp gỗ lim dựng lại gác chuông phong cách kiến trúc thế kỷ 17. Gác chuông 16 mái, dài 9,2m, rộng 7,8m, cao 8,2m dựng giữ sân chùa làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của cảnh chùa. Từ sân chùa trông lên, gác chuông như một bông sen cách điệu mang đậm phong cách dân gian độc đáo. Về kiến trúc: Chùa Thiên Trù được xây dựng trên một mảnh đất hình chữ nhật. Kiểu kiến trúc của chùa có tên gọi là “Ngũ môn tam cấp” - tức năm cửa ba bậc. Qua cửa là đến sân, hai bên sân là hai dãy nhà tranh làm nơi ăn nghỉ cho du khách trong ngày hội. Qua sân là đến bảo thềm thứ nhất, trước bảo thềm này có đặt một đỉnh đồng cao 3m dùng để khói nhang. Qua bảo thềm thứ nhất là đến bảo thềm thứ hai. Hai bên sân bảo thềm thứ hai là những gian nhà cầu cho khách ngủ trọ. Tiếp đến là bảo thềm thứ ba, qua hai cửa Tam Quan nối vào Tam Bảo chính là nơi thờ Phật. Hai bên Tam Quan là gác trống bên trái và gác chuông bên phải. Hai bên Tam bảo là hai hồ nước, các buồng sư, buồng công văn, nhà dấu, nhà oản Phía sau Tam Bảo là điện Thánh Mẫu bên trái; gác tàng thư, nhà tổ ở giữa; và Thiên Thuỷ tháp bên phải. Trải qua nhiều năm chùa Thiên Trù luôn được tô điểm thêm những nét vẽ cho bức tranh thiên nhiên bằng những công trình kiến trúc đặc sắc. Đây là một điểm tham quan nổi tiếng và quan trọng của quần thể khu di tích - danh thắng chùa Hương mà không một du khách nào có thể bỏ qua khi tham gia lễ hội này. - Chùa Hinh Bồng: Theo sách “Lịch triều hiến chương” của Phan Huy Chú thì xưa kia có một toà động Hinh Bồng tuyệt đẹp ở phía Nam Hương Tích. Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 42
  43. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Nhưng vì có một cuộc sạt lở ở quả núi này nên động đã bị đất đá và cây rừng che lấp. Đến năm Nhâm Thân (1932) nhân dân thôn Yến Vĩ tìm thấy ở trên Thong Gạo có một toà cũng khá đẹp nên mới lập hội thiện để mở chùa. Thỉnh sư cụ Đàm Tuyết quê ở Hải Phòng đến trụ trì khai sơn. Sau đó 8 năm có bà Hải Khoát đến kế đăng và tiếp tục mở mang. Năm Quý Mùi (1943) đúc chuông đồng lớn, hiện treo ở trong động. Năm Nhâm Dần (1962) hội thiện này cùng với nhân dân đã cúng về nhà chùa để sát nhập vào danh mục khu thắng cảnh quốc gia duy trì và xây dựng. Ngày 28 tháng 9 năm 1992 một cuộc địa chấn nhỏ đã làm một khối đá ở nóc động lở xuống lấp mất động này. Thượng toạ Thích Vỉên Thành cùng chư tăng trong chùa có sự tham gia của ông Nguyễn Văn Bạo ( Minh Bạo ) thu dọn và mở mang lại động, xây thêm Quan Âm Đài, điện thờ Thánh, miếu Sơn thần Đến nay, tuy chưa phải là động Hinh Bồng ghi trong sử sách nhưng khu chùa động này cũng đã được tu bổ, xây dựng thành nơi khang trang tú lệ. - Chùa Tiên Sơn: Từ Thiên Trù ( chùa Ngoài ) rẽ phải theo một con đường nhỏ men theo sườn núi lối đi vào chùa Trong khoảng hơn 1km là đến chùa Tiên Sơn. Chùa được xây dựng trên một ngọn núi cao, gọi là núi Thanh Long. Chùa nhỏ nhưng có cổng tam quan vút cao. Chùa ở trong động Núi Tiên, thờ Phật Bà Quan Thế Âm. Trong chùa có bài thơ mang bút tích của chúa Trịnh Sâm và năm pho tượng bạch thạch. Động này có từ trước thời Lê - Trịnh, nhưng bị đất đá cây rừng che lấp. Năm Quý Mão (1903), một người tiều phu đã phát hiện ra động. Sau đó hội thiện làng Yến Vĩ bèn đứng ra mở chùa, lại được đại sư Thanh Tích - động chủ Hương Sơn tận tình giúp đỡ. Đến năm Giáp Thìn (1904) đục thêm một cửa vào bên tay phải. Năm Đinh Mùi (1907) tạc ba pho tượng Bồ Tát bằng đá Ngọc Thạch (tìm thấy trên nóc động). Năm Kỷ Dậu (1909) đúc toà Cửu Long bằng đồng. Năm Tân Hợi (1911) tạc thêm hai pho tượng Trang Vương và Hoàng Hậu bằng đá Ngọc Thạch. Rồi tiếp tục điện Mẫu, nhà tầng . Đến tháng 2 năm Đinh Hợi (1947) giặc tràn vào đốt phá. Ngày 20 tháng 6 năm Nhâm Thìn (1952) lại ném bom xoá gần hết dấu tích nhân tạo của chùa. Năm Nhâm Dần (1962), hội thiện này đã cúng khu vực động về nhà chùa sát nhập vào danh mục khu di tích để quốc gia quản lý và tôn tạo lại. Từ năm 1994 đến 1996, ban xây Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 43
  44. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương dựng chùa Hương và Tùng Lâm Hương Thiên nới thêm sân động, xây dựng lại tổ đường, bảo điện và hai toà tả hữu vu khiến cho khu chùa động Tiên Sơn lại khang trang tú lệ như xưa. Ngày nay, khách lên chiêm bái cảnh Tiên Sơn không khỏi bàng hoàng sững sờ trước cảnh đẹp thần tiên nơi đất Phật. - Chùa Giải Oan: Vẫn trên đường vào động Hương Tích, rẽ tay trái là chùa Giải Oan. Chùa do sư tổ Thông Dụng, Huý Thám, pháp danh Cương Trực đời thứ hai khai sáng vào triều hậu Lê, đời Thuần Tông năm Ất Mão, niên hiệu Long Đức thứ tư (1735). Chùa được dựng ở lưng chừng núi Long Tuyền, lúc đầu chỉ là một thảo am nhỏ bằng tre gỗ đơn sơ. Đến năm Mậu Thìn (1928), đại sư Thanh Tích, sư tổ đời thứ 9, tôn tạo lại theo thế “Ỷ bích sơn” và đề bốn chữ “Giải Oan Khê tự” trên nóc. Đến năm Đinh Sửu (1937) được trùng tu lại. Năm 1995 chùa được tu bổ thêm am Từ Vân, kè lại sân chùa và xây dựng một số công trình phục vụ khách hành hương. Chùa là nơi thờ phụng đức Bồ Tát Quan Thế Âm là Phật chủ. Hiện nay am Từ Vân còn lưu giữ một pho tượng Tứ Tý Quan Âm được đúc vào thế kỷ XVIII. Trong chùa có nước Thanh Trì trong suốt không bao giờ cạn. Tương truyền đây chính là nơi Đức Chúa Ba (Quan Âm Diệu Thiện) đã dùng để tắm, tẩy sạch bụi trần trước khi đi vào cõi Phật, từ đó giếng này được gọi là giếng Giải Oan. Khách đi lễ thường múc nước uống để cầu mong giải thoát khỏi mọi oan ức trên đời. Ngoài khu chính điện và am Từ Vân, hai bên tả hữu toà Tam Bảo còn có am Phật Tích nơi có dấu chân Phật Bà in sâu trên đá, có dải đá rủ xuống nước như bức tranh thiên nhiên, có động Tuyết Quỳnh - nơi thờ thần núi Hương Sơn, vị thần đã hoá hổ cướp pháp trường dẫn đường đưa Đức Chúa Ba vào Hương Tích. Dưới chân núi Giải Oan còn có chín khe suối nhỏ, vào mùa mưa nước chảy róc rách tạo thành những âm hưởng của bản nhạc thiên nhiên thanh thoát. - Đền Cửa Võng: Hay còn gọi là đền Trấn Song, nằm trên ngọn núi Trấn Song. Đền được xây dựng ở thế núi cao, dưới chân núi là một thung lũng khá sâu, nhìn qua thung lũng là một võng núi. Sở dĩ gọi tên núi, tên đền như thế vì núi và đền nằm chắn ngang trước cửa động Hương Tích như một cái cửa võng có chắn song thưa. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi: “Đến chùa Thiên Trù Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 44
  45. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương nghỉ ngơi, từ đây đi lên khu Giải Oan và thung mơ lên Trấn Song đi ngược Tam Điệp, đường đi phải vin vào đá rất hiểm trở mới đến được động Hương Tích”. Đền thờ bà chúa Thượng Ngàn, tương truyền là người cai quản núi rừng ở khu vực Hương Sơn, đồng thời cũng là nơi ở của những ngọc nữ thường xuyên mang tin tức từ chùa Ngoài vào chùa Trong. Năm Canh Thân (1800) hoà thượng Hải Viên xây dựng lại chùa to đẹp hơn. Ngày 19 tháng 5 năm 1958, Bác Hồ đi vãn cảnh Chùa Hương và đã dừng chân ở đây. - Chùa Hương Tích: Đây chính là trọng điểm của khu thắng cảnh, Chùa Hương Tích nằm trong động Hương Tích - là nơi bà Chúa Ba chín năm khổ luyện đường tu, đắc đạo trở thành Bồ Tát. Ở đó phật hiện thân trong tín ngưỡng thờ đá, dân quen gọi là Bụt Mọc. Sức mạnh huyền diệu của Phật pháp hoà nhập với linh hồn thiêng liêng của những cột đá, nhũ đá có hình thù kỳ lạ sẽ truyền cho các tín đồ niềm tin, sản sinh ra năng lượng, tăng thêm sức mạnh cho mỗi người. Người đi lễ đến đây cầu mong sự sinh sôi nảy nở, khát vọng cuộc sống đầy đủ. Nhà nông cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu thì đã có “Đụn gạo” trắng như ngọc. Người buôn bán mong sao làm ăn có lãi, tiền của nhiều như “Cây vàng, cây bạc”. Ai mong sinh con trai thì xoa đầu Cậu, ai ước sinh con gái thì xoa đầu Cô. Người ốm yếu tin rằng giọt nước từ “Bầu sữa mẹ” sẽ cho mình mau khoẻ. Ai muốn chăn nuôi phát triển ra cầu “Lợn tiên”. Người trồng dâu nuôi tằm thì đến chỗ “Nong tằm né kén”. Bên cạnh những công trình điêu khắc thiên nhiên còn có những công trình điêu khắc nhân tạo, trong đó giá trị nhất là pho tượng Phật Bà Quan Thế Âm bằng đá xanh được tạc vào thời Tây Sơn. Phật Bà có hình dáng một thiếu nữ, khuôn mặt trái xoan, cổ cao ba ngấn, đầu đội mũ Bồ Tát. Phật Bà ngồi lên một tảng đá trông tựa gốc cổ thụ, chân như để hờ lên một bông sen đang độ nở. Cũng ở khu vực này đã tìm thấy dấu vết của người nguyên thuỷ, những hiện vật khảo cổ có giá trị thời kỳ văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn - Đông Sơn. Chùa Hương Tích được xây thời Lê Chính Hoà (1680 - 1705). Ngoài ra trong động Hương Tích còn có chuông đồng được đúc vào năm 1655. b) Tuyến Long Vân: Gồm động và chùa Long Vân, động Tiên, động Người Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 45
  46. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Xưa, chùa Cây Khế, Hinh Bồng tự. Điểm nhấn của tuyến này chính là chùa Long Vân. Sau khi vào đền Trình, xuống đò đi tiếp chúng ta sẽ thấy dòng suối rẽ đôi, phía bên phải là đường vào Hương Tích, phía bên trái là đi vào động và chùa Long Vân. Suối Long Vân là một nhánh của suối Yến, dài 1,5km. Từ bến Long Vân leo cao khoảng 150m là đến chùa Long Vân. Chùa nằm ở trên sườn núi, một nửa lấp sau núi Ân Sơn, một nửa lộ ra giữa rừng cây xanh biếc, mây trắng quấn quýt quanh năm. Chùa được xây dựng vào năm Canh Thân (1920) do công của sư thầy Thanh Nhàn cùng dân thôn Đục Khê và thập phương hưng công tạo dựng. Động Long Vân cũng được khai tạo vào thời gian này. Động tuy nhỏ nhưng hương khói quanh năm khiến chúng ta luôn có cảm giác thần tiên thoát tục. Trong động có một Tam Bảo nhỏ thờ Phật. Chùa Long Vân cùng với chùa Cây Khế tạo nên một quần thể thắng cảnh nằm giữa hai khu di tích Tuyết Sơn và Hương Tích hấp dẫn du khách thập phương. c) Tuyến Tuyết Sơn: Gồm đền Trình, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả, Bảo Đài, đền Mẫu, đền Thượng, động Ngọc Long - Chùa Tuyết Sơn: Đến đầu địa điểm khu thắng cảnh Hương Sơn chúng ta rẽ tay trái đi về phía Nam chừng 4km đến một quần thể đền, chùa, hang động khác trong thắng cảnh, đó là khu Tuyết Sơn. Tuyết Sơn là một quần thể di tích đẹp thứ hai sau động Hương Tích. Suối Tuyết tuy nhỏ nhưng nước trong xanh uốn lượn quanh co như một con Rồng đang bò sâu vào trong dãy núi cao ngất. Từ đây chúng ta vào thắp hương trình lễ ở đền Trình Phú Yên rồi vào Bảo Đài Cổ Sái để lễ Phật, nghe kinh. Chùa Bảo Đài có phong cảnh phong quang u tịch, trong chùa có toà Cửu Long có giá trị mỹ thuật cao. - Động Ngọc Long: Động không rộng lắm nhưng có nét đẹp độc đáo riêng. Đẹp nhất vẫn là pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tạc liền vào vách đá với vẻ đẹp rất từ bi nhân hậu, thương đời của một đấng cứu khổ. Theo tấm bia công đức đề niên hiệu Chính Hoà năm thứ 25 Giáp Thân (1704) thì việc mở cửa động có phần công đức to lớn của bà Quận phu nhân Hoàng Ngọc Hương vào năm Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 46
  47. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Giáp Tuất (1694). 2.2.2.2. Di tích khảo cổ học Hang Sũng Sàm là một di chỉ khảo cổ học đáng quý của khu vực Chùa Hương. Cho tới hôm nay, không kể những tầng văn hoá của người nguyên thuỷ được phát hiện ở hang Sũng Sàm (ốc đá, xương thú) có niên đại trên một vạn năm, tầng đá cuội, gạch nối văn hoá Hoà Bình và văn hoá Bắc Sơn thì cổ vật ghi niên đại sớm nhất ở Hương Sơn là quả chuông đồng có tên “Bảo Đài Hương Tích sơn hồng chung”. Chuông cao 1,24m, đường kính đáy 0,63m, thân chuông có bốn núm lồi chia ra ở bốn góc, hai góc đối xứng, mỗi góc hai núm. Xung quanh mỗi núm là những chấm tròn tạo nên sự khác biệt so với chuông cùng thời. Niên đại ghi trên chuông chính xá là Thịnh Đức năm thứ ba, đây là quả chuông khá đẹp được đúc vào thời Lê. Quả chuông thứ hai là được đúc từ thời Tây Sơn – niên hiệu Cảnh Thịnh thứ hai (1793) do nhà sư Hải Viên đi phổ khuyến thập phương đúc nên. Chuông cao 1,2m, đường kính đáy 0,56m, thân chuông có gờ chia làm 4 múi, bốn góc nổi lên bốn núm chuông, xung quanh núm là hạt tròn trông như hình bông hoa cúc. Chuông chùa như khí cụ hội tụ linh khí non sông và phát tiếng ngân vang như mưa nhuần thấm vào chúng sinh. Chuông này trước treo trong động Hương Tích, nay treo ở nhà tổ Thiên Trù. Ngoài ra còn nhiều cổ vật bằng đá, nhiều nhất là bia đá, bia có niên đai sớm nhất là Chính Hoà năm thứ tư (1683) ghi công hoà thượng Viên Quang “một lòng thanh khiết, tinh thông Tam Bảo, trong tu sửa động báu Hương Tích, ngoài mở Phật cảnh Thiên Trù”. Bia tên là “Thiên Trù tự bi ký”, hiện dựng ở nhà bia trên đường từ bến Thiên Trù vào chùa. Đây chính là những cổ vật vô cùng quý giá của Chùa Hương nói riêng và của Việt Nam nói chung, thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách về trẩy hội, đặc biệt là các nhà sử học, nhà nghiên cứu 2.2.2.3. Lễ hội văn hoá, tín ngưỡng tại Chùa Hương Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn. Hàng triệu Phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 47
  48. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Hương, hành trình về một miền đất Phật – nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành để dâng lên Người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hoà quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích Phật thoại và văn hoá tâm linh. Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức – Hà Nội. Ngày mồng 6 tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Ngày mồng 6 tháng 1 là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ “mở cửa rừng” đồng nghĩa với mở cửa chùa – khai hội Chùa Hương. Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng không chỉ bởi cảnh đẹp thiên nhiên mà còn là một nét đẹp văn hoá tín ngưỡng đạo Phật của người dân Việt Nam. Theo truyền thuyết thì ở vùng “linh sơn phúc địa” này vào thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện - tục gọi là bà Chúa Ba, ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm vào đây tu hành và đắc đạo. Phật sử kể lại: Ngài giáng sinh vào ngày 19 tháng 2 âm lịch. Do đó, Phật tử Việt nam đều kỷ niệm ngày đó là ngày Khánh Đản. Người phát hiện ra khu Phật tích này đầu tiên là ba vị hoà thượng thời Lê Thánh Tông thế kỷ XVI, nhưng đến niên hiệu Chính Hoà năm thứ 7 (1687) khi hoà thượng Trần Đạo Viên Quang về đây tái thiết Thiên Trù mới vận động nhân dân và Phật tử tổ chức lễ Khánh Đản Phật bà Quan Âm vào ngày 19 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đến thời đại sư Thông Lâm tổ chức mở hội vào hai ngày 18 -19 tháng 2 âm lịch. Làng Yến Vĩ là làng sở tại, hàng năm vào ngày mồng 6 tết thường làm lễ mở cửa rừng gọi là “Tế khai sơn” tại đền Ngũ Nhạc (cửa ngõ của chùa Hương). Nhưng ông cha ta ngày xưa thường có quan niệm “mùa xuân là mùa của dạo chơi non nước” (xuân du phương thảo địa) nên các tao nhân mặc khách thường bơi thuyền chống gậy thăm cảnh rải rác từ cuối tháng giêng cho tới cuối tháng ba. Đến năm Bính Thân - niên hiệu Thành Thái năm thứ 8 (1896) mới chính thức mở hội lớn vào cả tháng 2 âm lịch. Từ đó số lượng người đi trẩy hội ngày càng tăng và Chùa Hương ngày nay có thể coi là điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách. Dưới góc độ văn hoá dân gian, lễ hội chùa Hương mang màu sắc hội cầu Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 48
  49. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương may. Lễ hội Chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Vào dịp lễ hội trong Chùa Hương Tích có lễ dâng hương gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chạy đàn rồi mới tiến dâng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt. Về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa Ngoài lại thờ các vị Sơn thần với đủ màu sắc của Đạo giáo. Đền Cửa Võng là “chân Long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng núi rừng xung quanh với cái tên “Tì nữ tuý Hồng” của Sơn thần tối cao, chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần. Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng, gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam, có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo - Phật – và cả Nho giáo. Nhưng tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tình cảm cộng đồng lấn đi. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước, dàn nhạc bát âm kế theo. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn Du khách đến Chùa Hương sẽ có dịp được chứng kiến và tham dự vào không khí sinh hoạt văn hoá lễ hội, cảm nhận được sự linh thiêng của ngày hội lịch sử ấy để từ đó hồi tưởng về quá khứ của tổ tiên ở một làng quê ven chân núi. Lễ hội Chùa Hương chính là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như: du lịch lễ hội, du lịch tâm linh, du lịch văn hoá 2.2.2.4. Đặc sản chùa Hương Ở Chùa Hương có rất nhiều loại đặc sản khác nhau như: mơ rừng, củ mài và rau sắng. - Mơ rừng: Cây mơ được dân thôn trồng nhiều trong các thung, các núi. Nhờ chất đất ở vùng núi đá vôi nên mơ ở đây có hương vị rất lạ, vị chua mà không gắt. Quả mơ to, cùi dày, hạt nhỏ, khi chín có màu vàng, mùi thơm. Mơ chùa hương có tới bốn loại với bốn hương vị khác nhau được người dân địa Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 49
  50. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương phương gọi là mơ đà, mơ chấm son, mơ bồ hóng, mơ nứa. Cả bốn loại mơ trên đều có tác dụng giải khát, ngâm rượu, làm ô mai, làm sirô Đã hơn 700 năm nay, mơ chùa Hương còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh đường ruột, trừ đờm, chữa các bệnh viêm họng, mất tiếng, khô miệng, háo nước, đặc biệt trừ ho bổ phổi. Người dân ở đây còn lấy gỗ cây mơ già, chặt từng miếng nhỏ cho vào nước sạch nấu lấy nước uống gọi là nước “lão mai”. Nước có màu hồng, thơm mát. - Củ mài: Là một loại cây dây leo mọc ở các vùng đồi núi, dây cứng từng đốt, lá hình trái tim, hoa từng chùm cánh bướm, rễ củ ăn sâu xuống đất. Dây củ mài tàn rụng vào mùa đông, nảy mầm vào mùa xuân, mùa xuân cũng chính là mùa thu hoạch củ mài. Củ mài Chùa Hương có hai loại là củ mài tẻ và củ mài nếp. Củ mài tẻ có màu trắng nhạt, không thơm, rắn. Củ mài nếp có màu trắng hoặc xanh lơ, bột mịn thơm, bở và dẻo. Củ mài ở Hương Sơn luộc ăn rất ngon. Củ mài nấu với mật ong đã trở thành đặc sản ở địa phương và thường dùng để cúng Phật. - Rau sắng: Đây là một loại cây thân gỗ, cao to, có màu trắng, lá hình lưỡi mác màu xanh, thường mọc ở khe đất trên những dãy núi đá vôi, ra hoa và lộc non vào mùa xuân, hoa mọc thành từng chùm từ những mắt ở thân cây, được gọi là ròng ròng, lá non gọi là rau sắng. Rau sắng nấu canh ăn rất ngon, ngọt và mát. Rau sắng Chùa Hương đã từng đi vào thơ ca và các giai thoại văn học. Đặc sản của chùa Hương cũng là một trong những yếu tố để Chùa Hương trở thành điểm tham quan hấp dẫn với du khách và kích thích sự quay trở lại của các du khách đã từng tới đây. 2.2.3. Cơ sở hạ tầng du lịch tại khu di tích danh thắng chùa Hương Khu di tích danh thắng Hương Sơn có cơ sở hạ tầng phát triển. Cơ sở hạ tầng ở đây không ngừng được đầu tư nâng cấp để có thể đáp ứng được nhu cầu du lịch của du khách. Mùa lễ hội năm 2009, để hạn chế những bất cập của lễ hội trước, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành xã Hương Sơn, ban xây dựng chùa Hương đầu tư tu bổ, tôn tạo cơ sở hạ tầng trong khu di tích thắng cảnh Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 50
  51. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Chùa Hương với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng, gồm: - Hoàn thành dự ấn nâng cấp đường bộ tuyến Thiên Trù – Hương Sơn, đường lên chùa Tiên Sơn, nâng cấp đường lên chùa Hinh Bồng, hai sân bê tông cổng kiểm soát vé thắng cảnh Hội Xá và Tiên Mai, xây dựng bến đò chùa Tuyết Sơn, Thanh Sơn - Hương Đài, nạo vét mở rộng suối từ Đền Trình đi Long Vân, đường bộ từ Long Vân đi Thanh Sơn, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng tại trạm kiểm tra bến Thiên Trù, tiếp tục hoàn thiện nhà tả vu - hữu vu khu vực chùa Thiên Trù. - Công ty cổ phần du lịch vận tải Hương Sơn bảo trì hệ thống thiết bị để phục vụ du khách tham quan du lịch an toàn. - Ban tổ chức lễ hội phối hợp với Sở giao thông vận tải dựng các biển chỉ dẫn giao thông và phân luồng hướng dẫn giao thông cả đường bộ và đường thuỷ, đảm bảo an toàn giao thông trước và trong thời gian diễn ra lễ hội. Đến năm 2010, hưởng ứng “Năm du lịch quốc gia” và chào mừng “Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, Uỷ Ban nhân dân huyện Mỹ Đức chỉ đạo các cấp, các ngành, Uỷ Ban nhân dân xã Hương Sơn, Ban xây dựng Chùa Hương đầu tư, tu bổ, tôn tạo cơ sở hạ tầng trong khu di tích thắng cảnh Hương Sơn với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng, gồm: - Giao thông đường bộ: Sửa, nâng cấp 12km đường giao thông từ Tế Tiêu về trung tâm xã Hương Sơn, riêng đoạn đường từ ngã tư thị trấn Tế Tiêu tới cầu Hội Xá dài 2km được mở rộng thêm. Tại ngã tư Tế Tiêu đã được lắp đặt hệ thống đèn giao thông. - Giao thông đường thuỷ: Ban tổ chức cho bơm nước từ sông Đáy vào suối Yến để phục vụ việc chuyên chở khách bằng thuyền đò. - Nâng cấp cầu Hội: Cầu Hội được mở rộng, nâng cấp, tu sửa với chiều rộng mặt cầu là 2,5m, chiều dài là 43,1m tỷ lệ thuận với chiều rộng của suối Yến, không còn hiện tượng tắc thuyền, đò trên dòng suối. - Một con đường bộ từ cổng động Hương Tích tới ga cáp treo số 3 đã được xây dựng với tổng chiều dài 110m, rộng 4,8m nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho du khách khi lên thăm động Hương Tích. Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 51
  52. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương - Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường số 1, bến đò Cổng Vại (Tuyết Sơn) đã cơ bản hoàn thành. - Công ty cổ phần du lịch vận tải Hương Sơn (Cáp treo) đã hoàn thành công trình mở rộng sân ga cáp treo số 1, bảo trì hệ thống, thiết bị vận chuyển khách. Lễ hội chùa hương năm 2011, cơ sở vật chất được chỉnh trang với nguồn vốn đầu tư lên đến 21 tỷ đồng: Các tuyến đường chính trên tuyến từ Hà Nội về chùa Hương đã được Sở Giao Thông vận tải cho chỉnh trang lại, phía huyện Mỹ Đức cũng đang tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa những tuyến đường xuống cấp trên địa bàn. Dọc suối Yến được cắm biển báo và làm vệ sinh môi trường, đảm bảo việc đi lại của người dân được thuận tiện. - Ban tổ chức đầu tư 5 tỷ đồng cải tạo tuyến đường đi từ Thiên Trù đi động Hinh Bồng, san lấp bớt những đoạn quá dốc. - Cáp treo từ Thiên Trù đến động Hương Tích đã được nâng cấp, huyện Mỹ Đức đã phối hợp với công ty cổ phần Vận tải du lịch Hương Sơn xử lý triệt để cáp treo có thể vận chuyển hành khách an toàn, tránh tình trạng mất điện đột ngột như năm trước. Dù vậy trong những thời điểm đông khách, do công tác phân luồng chưa đảm bảo, tại đây vẫn xảy ra tình trạng ùn tắc. - Đường thuỷ, một trong những tuyến giao thông quan trọng của chùa Hương cũng được cải thiện. Bến Thiên Trù được đầu tư nạo vét, mở rộng về phía bờ khoảng 4000m2 để thuyền đò neo đậu. Theo thống kê, có tới 4600 thuyền đăng ký phục vụ trong ba tháng lễ hội, trong đó có 700 – 800 đò chất lượng cao được trang bị ghế ngồi để phục vụ khách. - Bến Thiên Trù đã được mở rộng tiếp bên bờ phải khoảng 3000m2, đường bộ đi Thiên Trù được cải tạo nâng cấp, đảm bảo thuận tiện an toàn cho du khách tham quan thêm nhiều cụm pano, băng rôn, khẩu hiệu giới thiệu và tuyên truyền đã được lắp đặt. Giao thông đường bộ trong nội bộ khu vực thắng cảnh đã được đầu tư với nhiều nguồn kinh phí nhằm cải tạo nâng cấp đường xá. - Huyện Mỹ Đức đã quy hoạch và xây dựng các địa điểm kinh doanh Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 52
  53. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương trong chùa Thiên Trù, khu xử lý rác tại bến Yến, xây dựng một trạm cấp cứu sức khoẻ trên chùa Thiên Trù để kịp thời sơ cứu và phục hồi sức khoẻ cho những du khách không may gặp tai nạn trên đường trẩy hội. Ngoài những điều kiện thuận lợi trên, hệ thống điện nước của khu du lịch chùa Hương tương đối ổn định, cung cấp và phục vụ đầy đủ cho nhu cầu của khách. Vào mùa lễ hội, khu vực chùa Hương được ưu tiên không cắt điện để duy trì hệ thống cáp treo được hoạt động liên tục. Các trục đường chính được lắp đèn chiếu sáng, đèn cao áp từ năm 2006 để du khách có thể dễ dàng đi lại. Chi nhánh ngân hàng Hương Sơn cách trung tâm xã Hương Sơn chừng 500m trên đường đi vào bến Yến. Đến đây du khách có thể thực hiện giao dịch như: gửi tiền, rút tiền trong nước và quốc tế một cách dễ dàng. Trung tâm chăm sóc sức khoẻ nằm cách trung tâm xã Hương Sơn khoảng 100m về phía Nam trên đường đi vào bến Yến. Vào dịp lễ hội ở đây luôn thường trực đội ngũ bác sĩ, y tá để kịp thời chữa trị cho các du khách khi họ gặp các vấn đề về sức khoẻ. Phòng y tế huyện thường xuyên chỉ đạo bệnh viện huyện và trung tâm y tế dự phòng tổ chức mạng lưới y - bác sĩ thường trực tại các điểm theo kế hoạch trong toàn khu vực lễ hội. Chuẩn bị đầy đủ y cụ và cơ số thuốc đảm bảo cấp cứu, sơ cứu tại chỗ, tạo điều kiện cho du khách và nhân dân địa phương tham gia lễ hội được yên tâm. Bưu điện Hương Sơn cách trụ sở xã Hương Sơn chừng 100m về phía Tây. Khi tới trẩy hội Chùa Hương du khách có thể thực hiện các giao dịch thư tín, điện thoại, fax tại bưu điện. Vào mùa lễ hội bưu điện mở cửa 16h/24h để phục vụ du khách. Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng ở khu vực Hương Sơn không ngừng được củng cố và phát triển. Đây là điều kiện rất thuận lợi để du khách có thể về trẩy hội Chùa Hương một cách dễ dàng và thuận tiện. Tuy nhiên bên cạnh đó hệ thống cơ sở hạ tầng ở đây vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Một số con đường, đặc biệt là đoạn đường từ Hà Nam tới cổng trạm soát vé Tiên Mai bị xuống cấp nghiêm trọng gây khó khăn trong việc Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 53
  54. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương đi lại cho các du khách đến thăm khu du lịch Chùa Hương từ hướng này. Nhìn chung Chùa Hương có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Hiện nay hoạt động du lịch đã phát triển mạnh mẽ ở đây đem lại nguồn lợi lớn cho ngân sách xã hội cũng như cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại những yếu kém và hạn chế nhất định. Đó là những thiếu sót trong phương pháp quản lý và quy hoạch, chưa có những biện pháp hợp lý để bảo vệ môi trường tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tình hình an ninh trật tự vẫn chưa được đảm bảo Vì vậy, cần phải có những biện pháp để giải quyết những vấn đề cấp bách đó. 2.3. Thực trạng phát triển du lịch ở chùa Hƣơng Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch tại chùa Hương phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế lớn không chỉ cho địa phương mà còn đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Có thể nói, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành du lịch tại chùa Hương nói riêng và ngành du lịch cả nước nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển không ngừng đó lại đang xuất hiện những dấu hiệu của sự phát triển thiếu bền vững. 2.3.1. Lượng khách và doanh thu Với những lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn như trên, trong những năm gần đây số lượng du khách tới tham quan, du lịch tại Chùa Hương đã tăng lên đáng kể, kéo theo đó là mức doanh thu từ các hoạt động du lịch cũng ngày cành tăng cao. Theo con số thống kê của ngành ( báo cáo tổng kết công tác tổ chức, quản lý lễ hội Chùa Hương năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011), lượng du khách và doanh thu trong những năm gần đây của khu du lịch Chùa Hương như sau: Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 54
  55. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Bảng 2.3.1.1. Thống kê lượng khách và doanh thu của Chùa Hương từ năm 2007 – 2011. Lượng khách Khách nội Khách quốc Doanh thu Năm (Lượt người) địa tế ( Đồng ) (Lượt người) (Lượt người) 2007 947.861 936.699 11.162 52.203.355.000 2008 1.103.133 1.093.877 9.256 60.723.565.000 2009 1.202.866 1.195.552 7.314 66.202.730.000 2010 1.249.823 1.241.904 7.919 68.788.740.000 2011 1.334.391 1.326.531 7.760 73.430.155.000 (Nguồn: Ban quản lý khu di tích Chùa Hương) ( Ghi chú: Vé thắng cảnh và bảo hiểm cho toàn tuyến : 30.000 đ; Vé đò khách Việt Nam :25.000 đ; Vé đò khách nước ngoài : - Tuyến Hương Tích : 35.000 đ - Tuyến Long Vân : 25.000 đ ) Theo bảng thống kê trên ta có thể nhận thấy trong thời gian gần đây lượng du khách tới thăm quan tại điểm du lịch Chùa Hương tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng trưởng về lượng khách: Năm 2008 so với năm 2007 là: 1,16% Năm 2009 so với năm 2008 là: 1,09% Năm 2010 so với năm 2009 là: 1,04 % Năm 2011 so với năm 2010 là: 1,07 % Đây là một thuận lợi lớn đối với ngành du lịch Chùa Hương. Vì lượng khách tăng sẽ làm cho doanh thu và ngân sách địa phương cũng như thu nhập của người dân địa phương tăng lên một cách nhanh chóng, đóng góp một phần rất lớn vào tổng ngân sách nhà nước. Mùa lễ hội năm 2010, ngân sách huyện nộp Kho bạc là 26.246.283.000 đồng, năm 2011 là 28.017.221.000 đồng Đặc biệt hơn nữa sẽ cải thiện được chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây. Bên cạnh nguồn doanh thu chính từ phí thắng cảnh và vé thuyền đò, lễ hội Chùa Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 55
  56. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương Hương cò đem lại thu nhập cho người dân địa phương và các khoản thu từ việc trông giữ xe, dịch vụ chụp ảnh, dịch vụ trông giữ xuống đò và một số khoản thu khác nữa. Mức thu từ các dịch vụ này cũng không phải là nhỏ. Điển hình là mùa lễ hội năm 2010, trong phần báo cáo về công tác điều hành cổng trạm, kiểm tra vé thắng cảnh, quản lý tài chính (Báo cáo công tác tổ chức, quản lý lễ hội chùa Hương năm 2010) của Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Đức thì các nguồn thu ngoài vé thắng cảnh là 932.255.000 đồng. Trong đó: Bảng 2.3.1.2. Nguồn doanh thu từ các loại dịch vụ tại Chùa Hương năm 2010 Doanh thu Dịch vụ (đồng) Thu trông giữ xe 802.000.000 Thu dịch vụ chụp ảnh 64.900.000 Thu khách đi đò 46.120.000 Thu khác 19.235.000 (Nguồn: Ban quản lý khu di tích Chùa Hương) Việc đem lại lợi ích từ các hoạt động du lịch cho người dân bản địa có ý nghĩa rất quan trọng vì giúp họ tăng thu nhập cũng chính là giúp bảo vệ tài nguyên một cách an toàn nhất. Chùa Hương có khả năng thu hút rất nhiều các đối tượng khách khác nhau bao gồm cả: học sinh, sinh viên, viên chức nhà nước, những người làm ăn buôn bán, người già không phân biệt lứa tuổi, địa vị xã hội. Họ đến chùa Hương cùng tấm lòng thành kính với Đức Phật để cầu mong sức khoẻ, sự may mắn, no đủ 2.3.2. Nguồn nhân lực du lịch tại Chùa Hương. Có thể nói, nguồn nhân lực du lịch tại khu di tích thắng cảnh Chùa Hương rất dồi dào và ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, bao gồm cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Ước tính hiện nay có khoảng trên 10 nghìn lao động hoạt động trong ngành du lịch, bao gồm các cán bộ Hương Sơn, lực lượng công an, lao động phục vụ trong các hàng, quán, nhà nghỉ, lao động thuyền, đò vận chuyển khách, lao động làm công tác vệ sinh môi trường Sinh viên: Phạm Thị Hương Mai - Lớp VHL301 56