Đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội

pdf 81 trang hapham 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_phat_trien_du_lich_huyen_chuong_my_thanh_p.pdf

Nội dung text: Đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội

  1. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ xa xƣa, con ngƣời đã biết tìm đến những chuyến du lịch nhƣ một hình thức nghỉ ngơi, giải trí, thoả mãn tính hiếu kỳ của mình. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động du lịch ngày càng phát triển cả về qui mô lẫn chất lƣợng, đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của con ngƣời. Xuất phát từ định hƣớng đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp. Lấy du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hà Tây, những năm qua, Chƣơng Mỹ đã vận dụng và đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế du lịch, bƣớc đầu có những kết quả khả quan, góp phần không nhỏ trong việc tăng trƣởng kinh tế và thúc đẩy phát triển văn hoá xã hội. Việc sát nhập Hà Tây vào Hà Nội ngày 01/08/208 là một sự kiện đặc biệt quan trọng có ảnh hƣởng to lớn tới tất cả các lĩnh vực, đó còn là một cơ hội mới cho du lịch Chƣơng Mỹ đƣợc hội nhập và phát triển với ngành du lịch cả nuớc. Chƣơng Mỹ là một vùng đất có bề dày lịch sử và giàu tiềm năng du lịch. Do quá trình đô thị hoá ngày nay đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nơi trên cả nƣớc, Chƣơng Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. Việc đi du lịch cuối tuần, nghỉ dƣỡng Nhất là ở những địa bàn gần đang là xu thế chung của xã hội. Do đó việc phát triển du lịch còn có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của ngƣời dân huyện Chƣơng Mỹ. Chƣơng Mỹ là huyện có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch, gồm các: Cụm danh thắng Tử Trầm Sơn, chùa Trăm Gian, các hồ nƣớc lớn, khu du lịch sinh thái Xuân Mai, khu du lịch làng nghề truyền thống Phú Vinh Đồng thời, trong những năm trƣớc mắt và lâu dài Chƣơng Mỹ có các khu đô thị trong chuỗi đô thị Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 1
  2. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Tây, dự án sân bay quốc tế Miếu Môn và một số địa danh khác có tiềm năng cả về tự nhiên và văn hoá để có thể phát triển mạnh về du lịch. Tuy nhiên việc phát triển du lịch của huyện còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng do điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và yếu kém, các tài nguyên du lịch chƣa đƣợc khai thác hết, phần lớn vẫn còn ở dạng tiềm năng. Trƣớc thực tế đó tác giả chọn đề tài "Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chƣơng Mỹ Thành phố Hà Nội" với mong muốn đóng góp một phần vào việc phát triển du lịch của huyện, của Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng nhân dân khi chất lƣợng cuộc sống ngày một đi lên. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI * Mục đích của đề tài Đề tài đƣợc thực hiện với 3 mục đích chính sau đây: - Làm rõ khái niệm cung - cầu du lịch và những vấn đề liên quan. - Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Chƣơng Mỹ. - Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở huyện Chƣơng Mỹ. * Nhiệm vụ của đề tài Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần giải quyết đƣợc 3 nhiệm vụ chính sau đây: - Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển du lịch. - Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng du lịch ở huyện Chƣơng Mỹ. - Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch và đƣa ra các giải pháp phát triển du lịch ở huyện Chƣơng Mỹ. 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài dự trên cơ sở tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành, phát triển du lịch và thực tiễn của việc phát triển du lịch ở huyện Chƣơng Mỹ, Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 2
  3. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội vận dụng chúng vào việc phân tích tổng thể hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm khai thác hợp lý lãnh thổ du lịch, tôn trọng mục tiêu bảo tồn và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng. * Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ huyện Chƣơng Mỹ - nơi có tiềm năng và các điều kiện phát triển du lịch của huyện. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực địa là phƣơng pháp truyền thống trong nghiên cứu du lịch, đặc biệt là trong việc nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch thông qua đó cho phép đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những nhƣợc điểm, phát huy những ƣu điểm. Đây là phƣơng pháp khoa học nhất để thu đƣợc số liệu tƣơng đối chính xác về số lƣợng khách, về nhu cầu - sở thích của họ và những dịch vụ mà họ quan tâm. *Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Đây là phƣơng pháp rất quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Để có đƣợc thông tin đầy đủ về mọi mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, trong khu vực. Cần tiến hành thu thập thông tin tƣ liệu về nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn, sau đó xử lý chúng để có tƣ liệu cần thiết. 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đã xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch địa phƣơng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân, đồng thời bảo vệ tài nguyên môi trƣờng Về mặt thực tiễn thì những kết quả điều tra, nghiên cứu của sinh viên thực hiện đề tài có thể là nguồn tƣ liệu cần thiết cho việc nhìn nhận, đánh giá, quy hoạch phát triển du lịch ở Chƣơng Mỹ, nhằm đầu tƣ khai thác một cách hợp lý và hiệu quả sao cho tƣơng xứng với nguồn tài nguyên hiện có. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 3
  4. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội 6. CẤU TRÚC CỦA KHOÁ LUẬN Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận đƣợc bố cục thành 3 chƣơng nhƣ sau: - Chƣơng 1: Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển du lịch. - Chƣơng 2: Tiềm năng phát triển du lịch huyện Chƣơng Mỹ. - Chƣơng 3: Hiện trạng hoạt động du lịch huyện Chƣơng Mỹ và những giải pháp phát triển du lịch. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 4
  5. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội CHƢƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Du lịch chỉ có thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi nhất định. Trong số các điều kiện đó có những điều kiện trực tiếp tác động đến việc hình thành nhu cầu du lịch và việc tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, bên cạnh đó có những điều kiện mang tính phổ biến nằm trong các mặt của đời sống xã hội và cũng có những điều kiện gắn liền với đặc điểm của từng khu vực địƣ lý. Tuy nhiên, tất cả các điều kiện này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành môi trƣờng cho sự phát sinh, phát triển du lịch. 1.1. CẦU VÀ CÁC NHÂN TỐ TẠO CẦU DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm về nhu cầu du lịch Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt và mang tính tổng hợp cao, biểu hiện sự mong muốn tạm thời rời nơi ở thƣờng xuyên để đến với thiên nhiên và văn hoá ở nơi khác, là nguyện vọng rất cần thiết của con ngƣời muốn đƣợc giải phóng khởi sự căng thẳng, tiếng ồn, sự ô nhiễm môi trƣờng ngày càng tăng tại các trung tâm công nghiệp để nghỉ ngơi, giải trí, tăng cƣờng sự hiểu biết, phục hồi sức khoẻ Nhu cầu du lịch thể hiện ở 3 mức: nhu cầu du lịch cá nhân, nhu cầu du lịch của nhóm ngƣời và nhu cầu du lịch xã hội [6]. Cầu trong du lịch là một bộ phận nhu cầu du lịch của xã hội có khả năng thanh toán về hàng hoá vật chất và dịch vụ du lịch đảm bảo sự đi lại, lƣu trú tạm thời của con ngƣời ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu văn hoá, chữa bệnh, tham gia vào các chƣơng trình đặc biệt và các mục đích khác. Cầu trong du lịch là mắt xích trung gian đặc biệt giữa nhu cầu và tiêu Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 5
  6. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội dùng du lịch giữa các nƣớc, giữa các vùng, địa phƣơng. Cầu du lịch đƣợc đáp ứng thông qua chuyến đi và lƣu lại ngoài nơi cƣ trú, với khối lƣợng dịch vụ hàng hoá nhất định. Dịch vụ lƣu trú, ăn uống không phải là mục đích của cầu hàng hoá nhất định. Dịch vụ lƣu trú, ăn uống không phải là mục đích của cầu trong du lịch, nhƣng là thành phần đáng kể trong khối lƣợng của cầu du lịch và quyết định chất lƣợng của chuyến đi du lịch [6]. Cầu du lịch đƣợc cấu thành bởi hai nhóm cầu về dịch vụ du lịch (dịch vụ chính, dịch vụ đặc trƣng, dịch vụ bổ sung) và cầu về hàng hoá vật chất (hàng lƣu niệm và hàng có giá trị kinh tế cao). Cầu trong du lịch chủ yếu là cầu về dịch vụ, rất đa dạng, phong phú, có tính linh hoạt cao. Cầu du lịch có tính chu kỳ, nằm phân tán và cách xa cung về mặt không gian. Các nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến cầu du lịch gồm: Yếu tố tự nhiên, văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, giao thông vận tải và các yếu tố khác. Mỗi nhóm yếu tố tác động vào cầu du lịch theo cơ chế khác nhau, ảnh hƣởng đến việc hình thành cầu, khối lƣợng và cơ cấu du lịch. CẦU DU LỊCH CẦU VỀ DU LỊCH CẦU VỀ HÀNG HÓA DU LỊCH DỊCH DỊCH HÀNG HÀNG ĐẶC VỤ VỤ BỔ LƢU CÓ GIÁ TRƢNG CHÍNH SUNG NIỆM TRỊ DỊCH VỤ DỊCH DỊCH DỊCH DỊCH VẬN VỤ VỤ ĂN VỤ VUI VỤ SỬA CHUYỂN LƢU UỐNG CHƠI CHỮA TRÚ Hình 1.1 Sơ đồ phân nhóm cầu du lịch [6] Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 6
  7. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội 1.1.2. Sự phát triển của nền sản xuất Đây là nhân tố quan trọng, mang tính quyết định đối với nhu cầu du lịch. Các nhà du lịch học kinh điển đã chỉ ra rằng sự xuất hiện và mở rộng các nhu cầu khác nhau (trong đó có nhu cầu nghỉ ngơi du lịch) là kết quả của sự phát triển nền sản xuất. Sự phát triển của kinh tế đi đôi với gia tăng thu nhập của ngƣời lao động. Khi đời sống sản xuất của ngƣời dân đƣợc cải thiện, nhu cầu đƣợc hƣởng thụ thành quả lao động của mình cũng từ đó mà tăng theo. Các nhân tố đó làm thúc đẩy nhu cầu nghỉ ngơi, khám phá thiên nhiên của con ngƣời. Nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi con ngƣời vận dụng trí óc ngày càng nhiều tạo áp lực công việc, nguy cơ stress và mệt mỏi tăng cao đòi hỏi thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn và thƣờng xuyên hơn vì vậy du lịch là một hình thức nghỉ ngơi giải trí thuận lợi và phù hợp. Mặt khác khi kinh tế phát triển nó sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu phức tạp của du khách khi đi du lịch: Công nghiệp phát triển tạo ra các vật liệu đa dạng để xây dựng các công trình du lịch và hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của du khách. Nông nghiệp phát triển đảm bảo cho nhu cầu ăn uống của du khách. Bên cạnh đó các món ăn truyền thống, đặc biệt của địa phƣơng cũng là một yếu tố thúc đẩy sự tìm tòi và muốn khám phá của du khách. Giao thông vận tải là nhân tố quan trọng trong việc thức đẩy nhu cầu du lịch của du khách. Giao thông thuận lợi, an toàn sẽ là yếu tố đầu tiên mà du khách quan tâm khi đi du lịch. Trong những năm gần đây xu hƣớng phát triển giao thông trong du lịch theo hai hƣớng chính: + Phát triển về số lƣợng: Thực chất là việc tăng số lƣợng các phƣơng tiện vận chuyển. Sự phát triển này đã làm cho mạng lƣới giao thông vƣơn tới mọi nơi trên trái đất. + Phát triển về chất lƣợng gồm: Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 7
  8. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội - Tốc độ vận chuyển: Việc tăng tốc độ phát triển cho phép tiết kiệm thời gian đi lại và cho phép kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch. - Đảm bảo an toàn trong vận chuyển hành khách nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật. - Đảm bảo tiện lợi trong vận chuyển: Các phƣơng tiện vận chuyển ngày càng có đầy đủ tiện nghi để làm vừa lòng khách. + Vận chuyển giá rẻ: Sao cho mọi tầng lớp nhân dân có thể sử dụng đƣợc các phƣơng tiện vận chuyển. 1.1.3. Dân cƣ và đặc điểm kinh tế xã hội của dân cƣ Dân cƣ chính là ngƣời đi du lịch, là ngƣời mà các nhà quản lý du lịch phải tìm hiểu khi muốn đầu tƣ xây dựng các loại hình du lịch. Các yếu tố cần xem xét ở đây là đặc điểm phân bố, mật độ, cấu trúc và đặc điểm kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cƣ. Điều kiện sống của ngƣời dân chính là nhân tố để phát triển du lịch. Khi đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện, nhu cầu nghỉ ngơi giải trí thiết yếu đƣợc tăng lên khi khả năng chi trả cho chi phí du lịch ngày càng cao thì họ sẽ tham gia vào các loại hình du lịch khác nhau. Giáo dục là nhân tố kích thích nhu cầu du lịch. Khi trình độ giáo dục cao thì nhu cầu đƣợc hiểu biết và mong muốn tìm hiểu thiên nhiên và các nền văn hoá mới cũng vì đó mà tăng theo. Theo thống kê của Robert W.McItosh năm 1995 ở Hoa Kỳ thì những gia đình mà chủ gia đình có trình độ văn hoá càng cao thì tỷ lệ đi du lịch càng lớn [11]. Bảng 1.1. Nhu cầu du lịch phụ thuộc vào trình độ dân trí Trình độ văn hoá của chủ gia đình Tỷ lệ đi du lịch Chƣa có trình độ trung học 50% Có trình độ trung học 65% Có trình độ cao đẳng 4 năm 75% Có trình độ đại học 95% Nguồn: Robert W. McItosh [11] Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 8
  9. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Mặt khác, giáo dục còn liên quan tới vấn đề nghề nghiệp và thu nhập của ngƣời dân. Đối với những ngƣời có trình độ văn hoá cao hơn thì cơ hội để họ tìm đƣợc công việc phù hợp với thu nhập sẽ cao hơn đối với những ngƣới có trình độ văn hoá thấp hơn. Kết cấu tuổi cũng là vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu nhu cầu du lịch của ngƣời dân. Ở mỗi độ tuổi khác nhau có nhu cầu nghỉ ngơi và tham gia các loại hình du lịch khác nhau. Bên cạnh đó, khả năng chi trả cho chi phí du lịch cũng khác nhau. Nghiên cứu nhu cầu du lịch theo kết cấu tuổi sẽ giúp cho các nhà du lịch có thể tổ chức đƣợc các loại hình du lịch hợp lý, thu hút đƣợc lƣợng khách tối đa tham gia du lịch và đáp ứng đƣợc một cách tốt nhất nhu cầu của từng lứa tuổi. Bảng 1.2. Cấu trúc nhu cầu du lịch theo kết cấu tuổi (%) Tuổi từ Các loại hình du Tuổi từ Tuổi từ Tuổi từ Tuổi từ 50 trở lịch 16 - 24 25 - 29 30 - 39 40 - 49 lên Chữa bệnh 2 3 6 18 49 Bồi dƣỡng sức khoẻ 10 23 43 52 37 Thể thao 68 62 39 21 3 Tham quan 20 12 12 9 11 Tổng cộng 100 100 100 100 100 Nguồn: I.I. Pirojnik 1995 [11] Một số yếu tố khác cũng cần quan tâm khi nghiên cứu về dân cƣ là mật độ dân số, sự thay đổi cấu trúc, đội dài tuổi thọ Dân cƣ một mặt là ngƣời phục vụ của du lịch, mặt khác họ còn là lực lƣợng lao động phục vụ cho ngành du lịch. Xu hƣớng tiến tới của các nền kinh tế chính là tăng tỷ trọng của các ngành du lịch vì vậy đòi hỏi một lực lƣợng lao động tƣơng đối lớn và có trình độ cao để đáp ứng những yêu cầu Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 9
  10. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội của khách du lịch. Những hƣớng dẫn viên du lịch chính là bộ mặt của ngành du lịch. Cách ứng xử với khách cùng với kiến thức chuyên môn của họ tạo nên sự hài lòng và lƣu luyến của du khách sau mỗi chuyến đi du lịch. Nói tóm lại, dân cƣ và đặc điểm kinh tế - xã hội của dân cƣ là một trong các nhân tố chính tác động đến cầu của du lịch. 1.1.4. Thời gian nhàn rỗi Đây là điều kiện không thể thiếu trong việc hình thành nhu cầu du lịch. Con ngƣời chỉ có thể đi du lịch khi có thời gian rỗi. Quỹ thời gian của con ngƣời đƣợc chia làm 2 phần là thời gian dành cho công việc và thời gian ngoài công việc. Thời gian rỗi của con ngƣời là mục tiêu khai thác của các nhà kinh doanh du lịch. Trong thời gian này con ngƣời có thể tham gia rất nhiều các hoạt động nhƣ thƣ giãn, học tập, du lịch hay các hoạt động xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến sự tăng trƣởng nhanh của năng suất lao động cũng nhƣ tiện nghi trong cuộc sống thì thời gian rỗi của con ngƣời ngày càng gia tăng. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch nói chung. Tất nhiên sự phát triển này cũng tạo một sức ép lớn các doanh nghiệp du lịch từ các sản phẩm thay thế. Nhƣ vậy thời gian rỗi là thời gian không làm việc mà trong khoảng đó diễn ra quá trình phục hồi và phát triển thể lực, trí tuệ và tinh thần của con ngƣời. 1.1.5. Quá trình đô thị hoá và sức ép môi trƣờng Đô thị hoá là kết quả của sự phát triển lực lƣợng sản xuất. Quá trình đô thị hoá làm xuất hiện một lối sống đặc biệt - lối sống thành thị, đồng thời hình thành các thành phố lớn và các cụm thành phố. Quá trình đô thị hoá đã thúc đẩy quá trình cải thiện điều kiện vật chất và văn hoá cho nhân dân, làm thay đổi tâm lý và hành vi của con ngƣời. Khi nhận xét ý nghĩa tích cực của quá trình đô thị hoá, Lênin đã chỉ ra rằng sự di chuyển dân nông thôn vào thành Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 10
  11. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội phố đã cuốn họ vào một cuộc sống xã hội hiện đại, "nâng cao trình độ và nhận thức của họ, tạo cho họ những thói quen và nhu cầu văn hoá"[11]. Tỷ lệ dân sống trong thành phố (có từ 5000 ngƣời trở lên) trong tổng số dân thế giới tăng từ 35% năm 1800 lên 37,5% trong thập kỷ 70 của thế kỷ này. Trong khi đó số dân sống trong thành phố tăng từ 19% năm 1920 lên 37% năm 1970, tới 41% năm 1980 [11]. Mặt tiêu cực của quá trình đô thị hoá là làm tăng mật độ dân số đối với các thành phố lớn, tách con ngƣời ra khỏi thế giới tự nhiên xung quanh, thay đổi bầu không khí trong lành Quá trình đô thị hoá làm cho môi trƣờng của các thành phố lớn bị đe doạ bởi khí thải và rác thải, gây ô nhiễm nghiêm trọng bầu không khí trong lành vốn có trƣớc kia. Chính vì vậy, ngƣời dân ở các thành phố lớn xu hƣớng đi nghỉ cuối tuần tìm về với thiên nhiên và bầu không khí trong lành cao hơn nhiều đối với nhiều nơi khác. Hoạt động du lịch là một hình thức nghỉ ngơi hấp dẫn đối với ngƣời dân sống ở các thành phố lớn nơi chịu sức ép lớn của quá trình đô thị hoá và tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Mặt tích cực của quá trình đô thị hoá chính là làm cải thiện cuộc sống của ngƣời dân, nâng cao thu nhập. Quá trình đô thị hoá lại làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi du lịch của ngƣời dân thành phố. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhu cầu du lịch của ngƣời dân thành phố hoặc các điểm tập trung dân cƣ lớn hơn nhiều so với ngƣời dân nông thôn [11]. Tình trạng làm việc căng thẳng, nạn ô nhiễm môi trƣờng đòi hỏi con ngƣời phải nghỉ ngơi, tìm những nơi có môi trƣờng trong lành để thƣ giãn, phục hồi sức khoẻ. 1.2. CUNG VÀ KHẢ NĂNG CUNG ỨNG NHU CẦU DU LỊCH 1.2.1. Cung trong du lịch Cung du lịch là khả năng cung cấp hàng hoá du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, bao gồm toàn bộ hàng hoá du lịch (cả hàng hoá vật chất và dịch vụ du lịch) đƣợc đƣa ra trên thị trƣờng để bán với các mức giá khác nhau mà Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 11
  12. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội ngƣời bán chấp nhận trong một thời gian và không gian nhất định [6]. Giá trị thị trƣờng du lịch tồn tại dƣới ba hình thái: giá trị thấp, giá trị trung bình và giá trị cao, tác động trực tiếp đến cung du lịch, quyết định cơ bản loại hình của cung du lịch: cung du lịch bị giá trị thấp chi phối, cung du lịch bị giá trị cao chi phối và cung du lịch bị giá trị trung bình chi phối. Cung du lịch chủ yếu không ở dạng hiện vật, thƣờng không có tính mềm dẻo, linh hoạt, hạn chế về mặt số lƣợng và thƣờng đƣợc tổ chức một cách thống nhất trên thị trƣờng với tính chuyên môn hoá cao. Cũng nhƣ cầu du lịch, khi nói đến cung du lịch ta thƣờng hiểu cung du lịch đƣợc cấu thành bởi cung của từng cá nhân, là tổng mức cung của toàn bộ ngƣời bán trên thị trƣờng. Trên thị trƣờng du lịch, cũng nhƣ trên thị trƣờng chung, khối lƣợng hàng hoá vật chất và dịch vụ du lịch đƣợc cung cấp trong khoảng thời gian xác định tăng lên khi giá của nó tăng lên. Ngoài giá của bản thân các hàng hoá vật chất và dịch vụ còn có nhiều yếu tố xác định cơ cấu, khả năng của cung du lịch. Các nhóm yếu tố cơ bản là: Sự phát triển của lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất và các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ; Cầu du lịch, các yếu tố đầu vào (các yếu tố sản xuất); Số lƣợng ngƣời sản xuất; các kỳ vọng; Mức độ tập trung hoá của cung; Chính sách thuế; Chính sách du lịch của từng quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phƣơng; Các sự kiện bất thƣờng [6]. 1.2.2. Tài nguyên du lịch Tài nguyên là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và đời sống của con ngƣời, hiểu biết theo nghĩa rộng tức là tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn lực, năng lƣợng và thông tin có trên trái đất đồng thời trong không gian vũ trụ liên quan mà con ngƣời có thể sử dụng phục vụ cho đời sống, cho sự phát triển của mình. Các yếu tố của tài nguyên liên quan đến các điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử văn hoá - kinh tế - xã hội vốn có trong tự nhiên hoặc do con ngƣời tạo dựng nên, các yếu tố này luôn luôn tồn tại và gắn liền với môi Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 12
  13. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội đặc thù của mỗi vùng miền, mỗi địa phƣơng. Nhƣng các yếu tố này chỉ trở thành tài nguyên du lịch khi đƣợc đầu tƣ quy hoạch và phát triển, đƣợc khai thác và sử dụng cho mục đích phát triển du lịch. Trong pháp lệnh du lịch nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999) thì tài nguyên du lịch đƣợc hiểu là: "Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời có thể đƣợc sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch". Tài nguyên du lịch có thể đƣợc hiểu là tài nguyên du lịch đang khai thác và tài nguyên du lịch chƣa đƣợc khai thác. Mức độ khai thác các tiềm năng liên quan đến tài nguyên du lịch phụ thuộc vào khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá các tiềm năng, tài nguyên vốn có tiềm ẩn, trình độ phát triển khoa học công nghệ đã tạo ra các phƣơng tiện để khai thác các tiềm năng - tài nguyên đó. 1.2.2.1. Tài nguyên du lịch thiên nhiên Trƣớc hết, các hợp phần tự nhiên là điều kiện cần thiết cho hoạt động du lịch. Mặt khác, trong những trƣờng hợp cụ thể, và do vậy chúng đƣợc trực tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch nên trở thành tài nguyên du lịch tự nhiên. Các phần hợp tự nhiên (địa lý) đó là địa hình, khí hậu, thuỷ văn, động thực vật Ngoài ra khoảng cách từ nơi có tài nguyên đến các nguồn khách chính (các đô thị, trung tâm cung cấp khách, trung tâm trung chuyển khách ) cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tƣợng và hiện tƣợng môi trƣờng tự nhiên bao quanh chúng ta, có khả năng làm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch nhƣ: nghỉ ngơi, tham quan, khám phá, nghiên cứu khoa học, vui chơi Đƣợc con ngƣời khai thác phục vụ cho các hoạt động du lịch. Tài Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 13
  14. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội nguyên tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu nguồn nƣớc và sinh vật. *Vị trí địa lý: Khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với nƣớc nhận khách du lịch. Nếu nƣớc nhận khách ở xa điểm gửi khách điều đó có ảnh hƣởng đến khách trên ba khía cạnh chính. Thứ nhất, du khách phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa. Thứ hai, du khách phải rút ngắn thời gian giao lƣu lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất rất nhiều. Thứ ba, du khách phải hao tốn quá nhiều sức khỏe cho đi lại [3]. Lẽ dĩ nhiên nhƣng bất lợi trên của khoảng cách thể hiện rất rõ nét đối với du khách đi du lịch bằng phƣơng tiện ôtô, tàu hoả, và tàu thuỷ. Ngày nay, ngành vận tải hàng không không ngừng đƣợc cải tiến và có xu hƣớng giảm giá có thể sẽ khắc phục phần nào những bất lợi đối với du khách du lịch và đối với nƣớc xa nguồn khách du lịch. Trong một số trƣờng hợp, khoảng cách từ nơi đón khách đến nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ vì sự tƣơng phản, khác lạ giữa điểm du lịch và điểm nguồn khách. Xét trên tổng thể các yếu tố cho thấy vị trí địa lý là một thành tố quan trọng tạo thành cung du lịch. * Địa hình: Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là đặc điểm hình thái địa hình, nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn để khai thác cho du lịch. Đặc điểm hình thái của du lịch bao gồm: núi đồi, đồng bằng và các kiểu địa hình đặc biệt nhƣ karstơ (đá vôi) và kiểu địa hình bờ bãi biển. Địa hình đồng bằng khá đơn điệu nhƣng có thể tác động gián tiếp đến du lịch thông qua các hoạt động nông nghiệp, văn hoá do con ngƣời tạo ra . Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 14
  15. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Địa hình đồi núi thấp với không gian thoáng đãng và bao la thích hợp với loại hình cắm trại, thăm quan. Hơn nữa vùng đồi lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hoá lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch nhƣ: tham quan theo chuyên đề, nghiên cức khoa học Địa hình núi có sức hấp dẫn hơn cả đối với du lịch, có thể phát triển các loại hình du lịch khác nhau nhƣ: Leo núi, thể thao, tham quan, nghỉ dƣỡng, nghỉ mát, sinh thái Thƣờng kết hợp với các nguồn tài nguyên du lịch khác nhƣ: động thực vật, nguồn nƣớc, khí hậu, tạo nên nguồn tài nguyên du lịch tổng hợp có khả năng tổ chức các loại hình du lịch ngắn ngày cũng nhƣ dài ngày. Các dạng địa hình đặc biệt gồm có địa hình Karstơ là kiểu địa hình tạo nên do sự lƣu động của nƣớc trong các đá dễ hoà tan nhƣ đá vôi, đá phấn, thạch cao gần karstơ (hang động), Karstơ ngập nƣớc, Karstơ trên cạn. * Khí hậu: Là thành phần quan trọng của môi trƣờng tự nhiên đối với hoạt động du lịch. Trong các chỉ tiêu khí hậu đáng chú ý là 2 chỉ tiêu: Nhiệt độ không khí và độ ẩm. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác nhƣ: Gió, lƣợng mƣa, thành phần lý hoá của không khí, áp suất của khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt. Để đánh giá cụ thể các điều kiện khí hậu đối với hoạt động du lịch cần phải đánh giá ảnh hƣởng của các điều kiện đó tới sức khoẻ con ngƣời và loại hình du lịch. Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hoà thƣờng đƣợc khách du lịch ƣa thích. Những cuộc thăm dò cho thấy khách du kịch thƣờng tránh những nơi quá lạnh, quá ấm hoặc quá nóng hay quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những khí hậu khác nhau. Ví dụ, khách du lịch đi biển thì thƣờng ƣa thích những điều kiện khí hậu thuận lợi: số ngày mƣa tƣơng đối ít với thời vụ du Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 15
  16. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội lịch, số ngày nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày không cao lắm, nhiệt độ nƣớc biển điều hoà, thích hợp nhất đối với du khách du lịch tắm biển là nhiệt độ nƣớc biển từ 20oC - 25oC. Khí hậu tạo nên tính mùa vụ trong du lịch: - Mùa du lịch cả năm thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh muối khoáng, du lịch trên núi cả mùa đông và mùa hè. - Mùa đông là mùa du lịch trên núi, du lịch thể thao. - Mùa hè là mùa du lịch có thể phát triển nhiều loại hình du lịch: Du lịch biển, du lịch trên núi, du lịch đồng bằng - nhân văn, du lịch trung du - nghiên cứu. * Tài nguyên nước: Bao gồm nƣớc chảy trên mặt và nƣớc ngầm. Nguồn nƣớc mặt bao gồm đại dƣơng, biển, sông, suối, karstơ, thác nƣớc. Trong tài nguyên nƣớc phải nói đến tài nguyên nƣớc khoáng chủ yếu là nƣớc dƣới đất có giá trị du lịch an dƣỡng và chữa bệnh. Để thuận lợi cho việc chữa bệnh, các nhà bác học đã tiến hành nghiên cứu phân loại nƣớc khoáng vào mục đích chữa bệnh khác nhau. Nhóm nƣớc khoáng cacbonic là nhóm nƣớc khoáng quý có công dụng giải khát rất tốt và chữa một số bệnh nhƣ cao huyết áp, sơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh về hệ thần kinh ngoại biên. Nhóm nƣớc khoáng silic có công hiệu đối với các loại bệnh về đƣờng tiêu hoá này. Ngoài ra còn nhiều nhóm nƣớc khoáng khác với ý nghĩa du lịch chữa bệnh khác nhau. * Tài nguyên sinh vật: Chủ yếu phát triển du lịch sinh thái. Các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên động thực vật phục vụ mục đích tham quan du lịch: - Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình. - Có loài đặc trƣng cho khu vực, loài đặc hữu, loài quí hiếm đối với thế Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 16
  17. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội giới và trong nƣớc. - Có một số động vật (thú, chim, bò sát, côn trùng, cá ), phong phú hoặc điển hình cho vùng. - Có các loại khai thác đặc sản phục vụ nhu cầu khách du lịch. - Thực, động vật có màu hấp dẫn, vui mắt, một số loài phổ biến dễ quan sát bằng mắt thƣờng, ống nhòm hoặc nghe tiếng hót, tiếng kêu và có thể chụp ảnh đƣợc. - Đƣờng xá (đƣờng mòn) thuận tiện cho việc đi lại quan sát, vui chơi của khách - Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn thể thao: quy định loài đƣợc săn bắn là loài phổ biến, không ảnh hƣởng đến số lƣợng quỹ đen động vật hoạt động (ở dƣới nƣớc, mặt đất, trên cây) nhanh nhẹn, có địa hình tƣơng đối dễ vận động; xa khu dân cƣ trú của nhân dân, quân đội và cơ quan. Ngoài ra khu vực dành cho săn bắn thể thao phải tƣơng đối rộng, đảm bảo tầm bay của đạn và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách du lịch. Phải cấm dùng súng quân sự, mìn và chất nổ nguy hiểm. - Chỉ tiêu đối với du lịch nghiên cứu khoa học: + Nơi có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng. + Nơi còn tồn tại loài quý hiếm. + Nơi có thể đi lại, quan sát và chụp ảnh đƣợc. + Có quy định thu mẫu của cơ quan quản lý. 1.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Là loại tài nguyên do con ngƣời sáng tạo ra hay nói cách khác nó là đối tƣợng và hiện tƣợng đƣợc tạo ra một cách nhân tạo bao gồm: các di tích lịch sử văn hoá, các di tích khảo cổ học, lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống, phong tục tập quán, các nét văn hoá đƣơng đại, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các sự kiện * Các di tích lịch sử văn hoá: Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 17
  18. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng những giá trị điển hình, lịch sử, do tập thể, cá nhân con ngƣời hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Các di tích lịch sử văn hoá là bộ mặt của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia về quá khứ và có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển trí tuệ, tài năng của con ngƣời, phát triển khoa học nhân văn và khoa học lịch sử có sức hút lớn đối với du khách. Các di tích lịch sử văn hóa bao gồm: - Di tích văn hoá khảo cổ (các di tích khảo cổ). - Di tích lịch sử: di tích ghi dấu về dân tộc học (ăn ở, sinh hoạt của các tộc ngƣời); di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định chiều hƣớng phát triển của đất nƣớc, của địa phƣơng; di tích ghi dấu chiến công chống xâm lƣợc; di tích ghi dấu những kỷ niệm; di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động, di tích ghi dấu tội ác của đế quốc phong kiến. - Di tích văn hoá nghệ thuật (ghi dấu về kiến trúc, về văn hoá xã hội và về các mặt tinh thần). - Di tích các danh lam thắng cảnh: cảnh đẹp tự nhiên cộng với các giá trị nhân văn do con ngƣời sáng tạo ra. * Các di sản văn hoá: Các di sản văn hoá muốn đƣợc ghi tên vào danh sách di sản văn hoá thế giới phải đạt 6 tiêu chuẩn: - Là tác phẩm độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con ngƣời. - Có ảnh hƣởng quan trọng tới sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc; nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hoá nhất định. - Chứng cứ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 18
  19. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội - Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa. - Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống, nói lên đƣợc một nên văn hoá đang có nguy cơ bị huỷ hoại bởi trƣớc những biến động không cƣỡng lại đƣợc. - Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngƣỡng đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn xác thực về những ý tƣởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng nhƣ về vị trí. * Các lễ hội: Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là dịp để con ngƣời hƣớng về một sự kiện lịch sử trọng đại nhƣ: ngƣỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ƣơc mơ mà cuốc sống thực tại chƣa giải quyết đƣợc. Lễ hội gồm có 2 phần: phần nghi lễ và phần hội. - Phần nghi lễ gắn liền với những ghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và không gian. Phần nghi lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tƣởng niệm lịch sử, hƣớng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng lỗi lạc của dân tộc có ảnh hƣởng lớn tới sự phát triển của xã hội - Phần hội diễn ra những hoạt động biểu tƣợng điển hình của tâm lý cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó đối với thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội thƣờng có những trò chơi, những đêm thi nghề, thi hát - Thời gian của lễ hội: Lễ hội xuất hiện vào thời điểm linh thiêng của sự chuyển tiếp giữa hai mùa, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ lao động, chuẩn bị bƣớc sang một chu kỳ mới. - Lễ hội thƣờng tập trung chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu trong một Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 19
  20. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội năm. * Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: Có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch, đó lạ các tập tục lạ về cƣ trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cƣ trú và xây dựng, trang phục dân tộc * Các đối tượng văn hoá, thể thao và các hoạt động nhận thức khác: Đó là các trung tâm của các viện khoa học, các trƣờng đại học, các thƣ viện lớn và nổi tiếng, các tác phẩm có triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thƣờng xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, biểu diễn balê, các cuộc thi hoa hậu, thi giọng hát hay, các làng nghề thủ công truyền thống 1.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch: Bao gồm các phƣơng tiện của ngành du lịch hoặc liên quan đến ngành du lịch, nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách trong chuyến du lịch nhƣ: Khách sạn, nhà hàng, các phƣơng tiện vận chuyển, các khu vui chơi giải trí, các phƣơng tiện tham quan Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch là các yếu tố đầu vào và do đó có tác động quan trọng tới hoạt động kinh doanh du lịch, vì nó trực tiếp tạo ra sản phẩm du lịch, cũng nhƣ quyết định tới chất lƣợng của sản phẩm du lịch. Với chức năng của mình, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch chỉ thực hiện đƣợc liên kết các sản phẩm đơn lẻ của các nhà sản xuất thành một sản phẩm hoàn chỉnh mà ít khi và ít có khả năng tác động thay đổi các sản phẩm. Cơ sở hạ tầng là những phƣơng tiện vật chất không phải do tổ chức du lịch xây dựng mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đƣờng xá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đƣờng sắt, công viên của toàn dân, mạng lƣới thƣơng nghiệp các khu dân cƣ gần đô thị, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng, các giá Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 20
  21. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội trị văn hoá và lịch sử của toàn xã hội. Cơ sở hạ tầng là cơ sở vật chất bậc hai đối với du lịch, nó đƣợc xây dựng để phục vụ nhân dân địa phƣơng và sau nữa là phục vụ cả khách du lịch đến thăm đất nƣớc và vùng du lịch. Đây là cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó nằm sát ngay nơi du lịch, nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và trong trừng mực nhất định nào đó nó quyết định đến chất lƣợng phục vụ du lịch. Nói chung các điều kiện kỹ thuật liên quan đến việc sẵn sàng đón tiếp khách du lịch, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển du lịch của một đất nƣớc, của một vùng. Các điều kiện về kinh tế liên quan đến việc sẵn sàng đón tiếp du khách là phải kể đến là việc cung ứng vật tƣ hàng hoá, lƣơng thực, thực phẩm cho các tổ chức du lịch và khách du lịch. Song song với việc cung ứng đều đặn và đầy đủ vật tƣ hàng hoá cho tổ chức du lịch, cần phải quan tâm chất lƣợng giá cả của hàng hoá vật tƣ để đảm bảo cho tổ chức du lịch có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng [11]. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 21
  22. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội CHƢƠNG 2: CÁC ĐIỀU KIỆN CUNG ỨNG DU LỊCH CỦA HUYỆN CHƢƠNG MỸ 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Chƣơng Mỹ là huyện bán sơn địa, đồng thời cũng là một trong 5 cửa ô - địa bàn trọng điểm ở cửa ngõ phía Tây Nam Thăng Long - Hà Nội. Huyện Chƣơng Mỹ nằm trên trục đƣờng quốc lộ 6 có thể xuôi xuống Thành phố Hà Đông, Hà Nội và ngƣợc lên Hoà Bình rồi qua Sơn La, Lai Châu, thị trấn Xuân Mai vừa là giao điểm của quốc lộ 6, vừa có thể nối với quốc lộ số 21 ở vị trí về phía Bắc và với Tam Điệp (Ninh Bình) ở phía Nam, ngoài ra có thể nối với đƣờng cao tốc Láng - Hoà Lạc, trục giao thông mới rất quan trọng của Hà Nội. Vị trí địa lý vào khoảng 105 độ 30' 30" đến 105 độ 52' 30" vĩ độ Bắc, 105 độ 19' đến 105 độ 99'. Về địa lý hành chính, phía Bắc giáp với huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai, phía Nam giáp huyện Ứng Hoà và huyện Mỹ Đức, phía Đông giáp huyện Thanh Oai, phía Tây giáp huyện Lƣơng Sơn tỉnh Hoà Bình. Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê tính đến năm 2006 huyện Chƣơng Mỹ có diện tích tự nhiên là 232 km2, dân số 28,2 vạn ngƣời, mật độ dân số là 1.173 ng/km2. Tỷ lệ dân số hàng năm là 1,03%. Về cơ cấu giới tính, nữ còn chiếm tỷ trọng cao hơn do hậu quả của chiến tranh lâu dài, nay trong hoà bình đang có xu hƣớng chuyển đổi để cân bằng. 2.1.1.2. Địa hình Thiên nhiên thật hào phóng khi ban tặng cho vùng đất này một địa hình khá đa dạng, vừa có đặc trƣng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trƣng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng bãi, hồ, hang động Cùng dệt nên Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 22
  23. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Nhƣng thiên nhiên cũng thật dữ dội khi biến nơi đây thành rốn nƣớc của các con suối lớn đổ về từ thƣợng nguồn, mang trên vai trọng trách phân lũ khi sức đê sông Hồng chở che Thủ đô trở nên quá tải. Với địa hình bán sơn địa đã tạo cho Chƣơng mỹ một nguồn tài nguyên khoáng sản tƣơng đối đa dạng: cát sông và đá núi (nguyên liệu để là xi măng, đá vôi, hàng thủ công mỹ nghệ ) Huyện có 32 đơn vị hành chính: 02 thị trấn và 30 xã, chia thành 3 vùng kinh tế rõ rệt: + Vùng bán sơn địa, giới hạn bởi: phía Bắc và đông bắc giáp bờ hữu sông Tích (chiều dài con sông chảy qua huyện 5 km), sông Bùi (chiều dài con sông chảy qua huyện 23 km. Phía Tây và phía Nam giáp huyện Lƣơng Sơn tỉnh Hoà Bình. phía Nam giáp huyện Mỹ Đức; gồm 10 xã, thị trấn. Diện tích đất tự nhiên có: 9842,36 ha; trong đó có 384 ha đất canh tác, cao độ địa hình phân bố từ (+4) (+10). Thuỷ thế có xu hƣớng thấp dần từ dãy núi Lƣơng Sơn về phía sông Bùi, sông Tích, các xã vùng này thƣờng chịu ảnh hƣởng của lũ rừng Ngang của dãy núi Hoà Bình. Địa hình khu vực rất phức tạp, đất đai xen kẹp và bị chia cắt và các khu vực đồi gò thấp với các ô trũng, chằm sâu và các dòng suối nhỏ, các đƣờng tràn thoát lũ của 2 hồ chứa nƣớc lớn. Hồ Đồng Sƣơng diện tích: 203 ha với dung tích 5 triệu m3 nƣớc, hồ Văn Sơn diện tích: 168 ha, với dung tích 4 triệu m3. Chạy dọc giữa vùng bán sơn địa là quốc lộ 21A có hơn 10 km thuộc đoạn đầu đƣờng Hồ Chí Minh, nối liền chuỗi đó trong tƣơng lai: Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc. Thế mạnh của vùng đất bán sơn địa là có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trang trại, phát triển kinh tế thƣơng mại, dịch vụ; phát triển du lịch sinh thái vùng hồ. + Vùng bãi ven đáy, giới hạn bởi: đê hữu Đáy và dòng sông Đáy (chiều dài con sông chạy qua huyện 28 km) gồm 9 xã với tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính là 5052,83 ha trong đó có: 3083,217 ha đất canh tác và dãy núi Tử Trầm có di tích lịch sử văn hoá chùa Trầm. Cao độ đất đai phân bố từ (+4) - (+7). Đây là vùng đất màu mỡ, có nhiều tiềm năng phát triển cả Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 23
  24. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội lúa và màu, nhất là phát triển các loại cây ăn quả, các loại cây rau, mầu có giá trị kinh tế cao - có tiềm năng phát triển khu du lịch tâm linh, sinh thái và vui chơi giải trí. + Vùng Trũng giữa huyện; từ bên tả sông Bùi, sông Tích đến giáp các vùng hữu sông Đáy gồm 14 xã, diện tích đất tự nhiên: 7966,81 ha; trong đó có 1978,31 ha đất canh tác. Cao độ đất đai số từ (+4) - (+5), nơi thấp (+2) - (+3), nơi cao (+6) - (+7) - vùng này có quốc lộ 6A chạy qua, nối liền thủ đô Hà Nội với vùng Tây Bắc bao la có nhiều thế mạnh của tổ quốc; là vùng có nhiều làng nghề, đặc biệt có xã Tiên Phƣơng nằm trên một dãy núi đất trù phú hữu tình với chùa Trăm Gian nổi tiếng. Vùng đất này vừa có nhiều tiềm năng phát triển lúa có năng suất, chất lƣợng cao; vừa có nhiều tiềm năng phát triển các điểm, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phát triển du lịch tâm linh, sinh thái, du lịch làng nghề. 2.1.1.3. Khí hậu Khí hậu, thuỷ văn trong vùng mang đặc điểm chung của khu vực đồng bằng sông Hồng: chủ yếu là chế độ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23 – 240C. Mùa hạ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình là 270C, nóng nhất là vào thàng 6 và tháng 7 nhiệt độ có khi lên cao nhất tới 36 đến 380C. Mùa đông nhiệt độ trung bình là 190C, tháng giêng và tháng hai là tháng lạnh nhất, có năm nhiệt độ xuống thấp chỉ vào khaỏng 60C đến 80C. Nắng cả năm có tổng số trung bình là 1276 giờ, số giờ nắng phụ thuộc theo mùa. Các tháng hè số giờ nắng nhiều, cao nhất là vào các tháng 5, 6, 7 và 10. Ngƣợc lại vào mùa đông thì trời âm u, độ ẩm trong không khí cao. Có tháng chỉ có 17 đến 18 giờ nắng (2 - 1997), còn trung bình chiếm 28% số giờ nắng trong năm. Độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch nhau không lớn lắm, giữa tháng khô nhất và tháng ẩm nhất độ ẩm chỉ chênh nhau 12%. Các tháng hanh khô là Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 24
  25. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội từ tháng 10, 11 vào tháng 6. Độ ẩm trung bình tối đa là 92% và tối thiểu là 80%, đây là độ ẩm đặc trƣng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Lƣợng mƣa bình bình từ 1800 - 2000mm/ năm, song phân bố không đều, tập trung 85% từ tháng 4 đến tháng 10, chỉ có 15% vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Năm mƣa nhiều nhất đến 2400mm, mƣa ít nhất là 1200mm, đƣợc chia làm 2 mùa đó là mùa khô và mùa mƣa. - Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10 lƣợng mƣa chiếm 85%, có năm đến 90% lƣợng mƣa cả năm. Cũng có năm cá biệt, mùa mƣa kết thúc muộn kéo dài sang tháng 11 vẫn còn mƣa lớn và chiếm tới 20% lƣợng mƣa cả năm (1996). Mƣa nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9. Mƣa nhiều, tập trung gây ngập lụt nhất là khi mƣa kết thúc kết hợp với bão làm nƣớc lũ lên cao. - Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 của năm trƣớc đến tháng 4 của năm sau, lƣợng mƣa thời gian này chỉ chiếm 29% lƣợng mƣa của cả năm. Mƣa ít nhất là vào tháng chạp, tháng giêng, tháng hai, có tháng không có trận mƣa nào. Cũng có năm mƣa muộn ảnh hƣởng lớn tới việc gieo trồng vụ đông hoặc mƣa sớm gây trở ngại cho thu hoạch vụ chiêm xuân. Gió thay đổi theo mùa, tốc độ trung bình từ 2 - 2,3m/s. Mùa đông chủ yếu là gió mùa Đông Bắc với tần suất từ 60 - 70%. Tốc độ trung bình là 2,4 - 2,6m/s lớn hơn cả mùa hạ, cuối đông gió chuyển hƣớng sang hƣớng Đông. Những ngày đầu có gió mùa Đông Bắc thƣờng ở cấp 4, cấp 5. Mùa hạ, hƣớng gió thịnh hành là hƣớng Đông Nam có tần suất từ 50 - 70%, tốc độ gió là 1,9 đến 2,2m/s, khi có bão tốc độ gió cực đại gần 40m/s. Đầu mùa hạ thƣờng xuất hiện gió Tây Nam khô nóng. 2.1.1.4. Sông ngòi Hệ thống sông ngòi của huyện có 3 con sông lớn chảy qua địa phận huyện đó là sông Tích, sông Đáy và sông Bùi. Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng, chảy qua địa phận Hà Nội xuống Hà Nam, Ninh Bình rồi đổ ra cửa Đáy. Sông chảy qua 9 xã của huyện với chiều dài là 28 km. Sông Đáy Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 25
  26. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội chảy theo hƣớng tây bắc - đông nam, có chiều rộng là khoảng từ 100 - 120 m. Sông Đáy hiện đang là nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt cho toàn huyện Chƣơng Mỹ, ngoài ra nó còn cung cấp một lƣợng nƣớc lớn đáng kể cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động công nghiệp. Do sông Đáy có độ sâu tƣơng đối, lại kéo dài từ Hà Nội xuống Ninh Bình, nên giao thông đƣờng thuỷ khá tốt thuận lợi cho tầu bè qua lại. Sông Tích hay còn gọi sông Tích Giang là phụ lƣu cấp I của sông Đáy thuốc hệ thống sông Hồng, bát nguồn từ dãy núi Ba Vì, đầu nguồn là các hồ suối Hai, Đồng Mô. Sông Tích chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài chính của sông Tích là 91 km (Tổng chiều dài toàn lƣu vực sông Tích là 110 km) diện tích lƣu vực 1330 km2. Chiều dài con sông chảy qua huyện là 5 km, nhận nƣớc từ sông Bùi tại vị trí cầu Tân Trƣợng trên quốc lộ 6 thuộc địa bàn huyện Chƣơng Mỹ và đổ nƣớc vào sông Đáy tại xã Phúc Lâm huyện Mỹ Đức. Chiều dài sông Bùi chảy qua địa phận huyện Chƣơng Mỹ 23 km từ cầu Tân Trƣợng đến Ba Thá, chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, chủ yếu là cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp. 2.1.1.5. Sinh vật Sinh vật của huyện Chƣơng Mỹ tƣơng đối đa dạng, tập trung và có giá trị nhất đối vối hoạt động du lịch, cũng nhƣ việc phục vụ cho hoạt động lâm nghiệp đó là diện tích rừng trong núi chạy dọc theo hình cách cung tạo thành một bức tƣờng án ngữ ở phía Tây của huyện. Diện tích rừng hiện nay của huyện là vào khoảng 523,98 ha, với nhiều loại sinh vật có giá trị, trong đó thực vật là khoảng 303 loài bao gồm cả thực vật bậc cao và thực vật bậc thấp thuộc 215 chi và 97 họ, trong đó có nhiều loài cây có giá trị nhƣ: lim, gụ, bạch đàn Các loại thuốc nhƣ: Tam thất, mã tiên, cam thảo Ngoài ra còn có các cây ăn quả khác có giá trị kinh tế cao. Đây không chỉ là lá phổi mà còn là kho vàng tiền của huyện. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 26
  27. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Rừng Chƣơng Mỹ là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, thảm thực vật phát triển quanh năm và là nơi cƣ trú của nhiều loài động thực vật. Tuy nhiên hiện nay do tình trạng khai thác lâm nghiệp không có qui hoạch nên diện tích rừng đã giảm đi nhiều so với những năm của thập kỷ 70 - 80, khi đó diện tích rừng Chƣơng Mỹ vào khoảng 900 - 1000 ha, cùng với rừng Hoà Bình tạo thành một lá phổi xanh rất lớn. Theo thống kê của Phòng Tài nguyên và môi trƣờng huyện thì hiện nay hệ động vật của rừng Chƣơng Mỹ chỉ còn lại rất ít và đang có nguy cơ bị tuyệt diệt. Động vật với 13 loài thú, 24 loài chim, 17 loài bò sát, 5 loài ếch nhái, 19 loài cá, 17 loài côn trùng, ngoài ra còn một số loài sinh vật khác. Thảm thực vật ngoài các giá trị kinh tế và tác động phòng hộ giữ đất, giữ nƣớc và là nơi trú ẩn, sinh sống của các loài động vật thì nó cũng là đối tƣợng hấp dẫn khách du lịch ƣa thích loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu hoặc săn bắn. 2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.1.2.1. Thắng cảnh núi trầm Ngày xƣa trên trời cao có một ngôi sao màu đỏ tía xuống khắp trần gian, làm cho đâu đâu cũng sáng sủa vui vẻ. Thế rồi, một ngày kia, sao đâm sầm xuống đất, hoá thành năm ngọn núi đá lớn, đó là Tử Trầm Sơn, tên tự là ngũ Nhạc Sơn. Thắng cảnh núi Trầm thuộc thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chƣơng Mỹ, cách trung tâm Thành phố Hà Đông chừng trên 10 km về phía Tây. Từ thủ đô Hà Nội, đi theo quốc lộ 6 qua Thành phố Hà Đông, qua cầu Mai Lĩnh là gặp đất Phụng Châu. Đi tiếp theo quốc lộ 6 qua đầu thôn Ninh Sơn, rẽ phải theo đồi Ninh Sơn độ 2 km là đến núi Trầm. Ở đây có chùa Trầm, hang Trầm, có tiếng là một danh thắng. Gần đó là chùa Vô Vi, một di tích nổi tiếng. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 27
  28. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Núi trầm là một núi đá lớn. Từ xa nhìn núi có năm ngọn giống năm con Phƣợng Hoàng từ trên trời sà xuống đất, đang nhô đầu lên cao. Khu vực chùa Trầm (Long Tiên tự) và hang Trầm (Long Tiên động) là khu vực có nhiều thắng cảnh và công trình xây dựng nhất. Ở chân núi, một sân rộng bằng phẳng, cây cao, bóng cao che mát; bốn mùa du khách thập phƣơng tụ tập, trai tài gái sắc dập dìu. Từ ngoài đƣờng đi vào sân, không khí mát dịu, thoáng trong nhƣ đón bƣớc cho ta và cảnh tiên. Dãy núi Trầm có hang động kỳ thú gọi là động Long Tiên rộng và đẹp, Long Tiên động là thắng cảnh bậc nhất ở Tử Trầm Sơn. Thời Lê và thời Nguyễn đều biết đựa vào địa hình đẹp và thơ mộng để xây dựng danh lam cổ tích. Năm Chính Hoà thứ 17 (1696), vua Lê Huy Tông sai thợ đục tạc 48 pho tƣợng đá để thờ trong hang động. Long Tiên động có lỗ thông thoáng từ trên đỉnh núi chiếu sáng tự nhiên vào các pho tƣợng phật tạo nên không gian ba chiều huyền ảo. Phía trên của hang đƣợc khắc ba chữ Hán khá to "Long Tiên động". Cửa động rất rộng, làm cho bề cao nhƣ bị kéo xuống hơi thấp mặc dù mái đá còn cao hơn đầu ngƣời đứng rất nhiều. Động có thể chứa hàng ngàn ngƣời. Vách động phía bên trái bằng phẳng, cao. Các tao nhân, mặc khách xƣa đã cho khắc tại đây 15 bài thơ Hán và một bài Nôm để nói lên tình cảm của mình với núi non, phong cảnh ở Trầm. Vách sau hang cũng là một vách đá lớn, nhũ đá tạo nên vách động có hình tƣợng một con Khủng Long - con Rồng dữ. Ở hang Rồng, lòng hang hẹp và thấp, ngóc ngách không biết bao nhiêu mà kể. Ngƣời quen đƣờng, lần theo nhũ đá đi mãi vào trong, có thể đến nhiều cửa ra ở rất xa cửa động Long Tiên, thậm chí có thể sang đƣợc đến xóm San ở bên kia núi. Nhƣng đi vào hang Rồng rất nhiều nguy hiểm vì tối, vì ngóc ngách dễ lạc đƣờng, vì có thể bất ngờ rơi xuống hố "địa ngục" và rất dễ va chạm vào đầu vì nhiều chỗ hẹp và thấp phải chui qua. Núi Bút, núi Vô Vi, núi Cung là ba hòn núi nhỏ, nằm chìa ra ngoài cánh đồng, cách khối núi Trầm chỉ vài trăm mét. Núi Cung và núi Bút liền Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 28
  29. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội nhau. Trƣớc kia ở đây có một khối đã khổng lồ dựng đứng lên trời mà ngƣời xƣa gọi là Kình Thiên bút tức bút chống trời. Gần đây, do phá đá, bút Kình Thiên đã đổ sập. Hàng ngàn tấn đá từ trên cao đổ sập ầm ầm. Các khối đá đổ hiện còn nhiều ở chân núi, nơi có những thửa ruộng sâu. Vòng theo ngọn Phƣợng Hoàng ta qua hang Bảy Cửa. Hang này ngóc ngách, đi sâu vào trong không biết bao nhiêu đƣờng. Qua hang Bảy Cửa một đoạn, có đƣờng lên Bến Tám. Xƣa kia, mỗi lần về chơi vùng Trầm, vua chúa thƣờng lên núi tắm tại một nơi nƣớc trong núi đọng thành hồ nhỏ trong suốt. Hồ nƣớc này nay đã cạn. Đi tiếp về đầu xóm San, ta gặp hang Sƣ. Hang Sƣ là một hang lớn, cửa hang rộng và cao, nên hang rất sáng. Phía ngoài hang Sƣ nền đất hơi cao, phía trong nền hang hơi thấp và trần hang phía trong cũng thấp dần xuống. Hang Sƣ đã sáng và khô ráo, mƣa gió và nƣớc không thể tràn vào. Rời hang Sƣ di tiếp theo chân núi, ta đến hang Nƣớc. Bên ngoài hang Nƣớc cũng to, rộng và sáng nhƣng đi sâu vào cuối hang, trần hang thấp xuống, nên hang sâu xuống thành một bậc hang thứ hai sâu hơn ngoài cửa hang và phía dƣới có nƣớc. Nƣớc ở hang thông với những hang động ở trong núi nên không bao giờ cạn. Tƣơng truyền hang này thông với hồ bán nguyệt ở chân đền Mẫu Thƣợng và cá từ đây đi qua núi sang hồ. Giữa ba ngọn núi trên cao, có một chỗ bằng phẳng rất rộng. Trƣớc kia, Có một cặp nhân tình nào đó không lấy đƣợc nhau đã lên đây tự tử. Bà con ở đây nhân đó đặt tên là thung lũng tình yêu. Tại thung lũng tình yêu, các hòn đá rải ra rất bằng phẳng. Trên núi cao vắng vẻ, trƣớc cảnh trời mênh mông, phóng khoáng khiến ngƣời đời dứt bỏ mọi toan tính. Đỉnh núi cao nhất ở núi Trầm gọi là đỉnh Thập Tự. Ngƣời ta đã khắc trên núi để đánh dấu. Ở đỉnh này, trƣớc kia bộ đội có đặt một cột ăng ten thu tin tức và đã xây một nhà làm việc ở đây. Ở xóm Miễu Long Châu còn mộ thầy thuốc Trâu Canh, ngƣời đã chữa bệnh vô sinh cho vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369) mà Đại Việt sử ký toàn thƣ Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 29
  30. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội đã nói đến. Câu chuyện về thầy thuốc Trâu Canh gắn với cây thuốc núi Trầm. Nay ở khu vực núi Trầm còn có nhiều cây thuốc quý nhƣ: cây núc lác, cây phấn chiều (sâm nam), cây sâu róm, cây sống đời vẫn đƣợc khắp nơi, có ngƣời tìm mua. 2.1.2.2. Khu du lịch sinh thái Xuân Mai Khu di lịch sinh thái Xuân Mai thuộc thị trấn Xuân Mai, có diện tích gần 4 ha, gồm một hồ câu cá, khu bể bơi ngoài trời cho ngƣời lớn và trẻ em, khu nhà nghỉ, khu massage, khu nhà ăn và nhà bếp. Rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch cuối tuần. 2.1.2.3. Khu du lịch sinh thái Văn Sơn Khu du lịch sinh thái Văn Sơn với các hồ Văn Sơn, uốn lƣợn quanh co nằm trên địa phận hai xã Tân tiến và Nam Phƣơng Tiến. Hồ rộng khoảng 168 ha, dung tích 4 triệu m3 nƣớc với các khu thể thao nƣớc, khu vui chơi giải trí Cùng các khu đồi cây xanh có khả năng phát triển các loại biệt thự, khách sạn, sân golf, khu nghỉ dƣỡng 2.1.2.4. Hồ Đồng Sương Hồ Đồng Sƣơng phẳng lặng trong lành thuộc xã Trần Phú với diện tích 203ha mặt nƣớc, dung tích 5 triệu m3, đƣợc bao quanh là núi, lại nằm ven đƣờng Hồ Chí Minh, cách thị trấn Xuân Mai chừng 10 - 20 km. bên cạnh những nếp nhà tranh ven núi, toả khói lam chiều, những đàn cò trắng - cò lửa, le le nghiêng mình nhào lộn soi bóng xuống mặt hồ tạo cho du khách sự yên bình, để quên đi bao lo toan, bận rộn đời thƣờng. 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN 2.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2.1.1.Dân cư Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê tính đến năm 2006, dân số của huyện Chƣơng Mỹ là 28,2 vạn ngƣời, mật độ dân số là 1.173 Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 30
  31. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội ngƣời/km2, gồm 2 dân tộc: Kinh và Mƣờng có 1 thôn (thôn Đồng Ké - xã Trần Phú) có 110 hộ với 460 ngƣời. Lực lƣợng lao động toàn huyện có 14,5 vạn ngƣời chiếm trên 52% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%.Tỷ lệ tăng dân số trung bình từ năm 1998 - 2003 là 1,13%. Trong những năm gần đây với việc triển khai kế hoạch hoá gia đình, tốc độ dân số chỉ vào khoảng 1,03%, chất lƣợng đội ngũ lao động ngày càng cải thiện và có khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của huyện. 2.2.1.2. Kinh tế và xã hội Trong những năm qua, kinh tế của huyện có mức tăng trƣởng khá, năm sau cao hơn năm trƣớc. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm khá cao (năm 2006 là 15,5%). Bình quân thu nhập đầu ngƣời tăng từ 4,2 triệu đồng (năm 2004) lên 5,8 triệu đồng (năm 2006). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trong đó giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế năm 2006 là: - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 34,5% - Dịch vụ - thƣơng mại - du lịch: 33% - Nông - lâm nghiệp: 32,5% Về nông nghiệp: Từng bƣớc phát triển theo hƣớng bền vững, hiệu quả, tạo sản phẩm hàng hoá, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn, giá trị sản xuất năm 2005 ƣớc đạt 559 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 6%. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản: Tốc độ tăng trƣởng khá, bình quân 21,1% năm. Các thành phần kinh tế phát triển nhanh cả về số lƣợng, chất lƣợng, qui mô. Đã quy hoạch đƣợc 02 khu công nghiệp và 13 điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với làng nghề, với tổng diện tích 780 ha. Đã tiếp nhận 62 dự án vào thuê đất để phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó 42 dự án đã đi vào sản xuất. Đến nay đã có 138 doanh Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 31
  32. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội nghiệp, công ty TNHH, công ty cổ phần và tổ hợp sản xuất đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn góp phần tăng thu cho ngân sách hàng chục tỷ đồng và giải quyết việc làm cho trên 9.000 lao động. Từ năm 2001 đến nay đã mở 95 lớp cho 4.580 lƣợt lao động ở 30 xã, thị trấn, với tổng kinh phí đầu tƣ trên 1 tỷ đồng, tạo điều kiện chuyển trên 10.000 hộ sang sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thu hút giải quyết việc làm cho trên 50.000 lao động. Toàn huyện có 02 xã có 100% số làng đƣợc công nhận làng nghề, 32/32 xã, thị trấn có ngành nghề, 70% số làng có nghề, trong đó: 20 làng đƣợc công nhận làng nghề. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2005 ƣớc đạt 929 tỷ đồng. Về du lịch, thƣơng mại: năm 2005 ƣớc đạt 425 tỷ đồng. Du lịch bƣớc đầu đã đƣợc quan tâm, trong năm 2000 - 2005 đã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu du lịch chùa Trầm với qui mô 50 ha, đã và đang triển khai quy hoạch tổng thể du lịch của huyện và quy hoạch chi tiết khu du lịch làng nghề, du lịch Đồng Sƣơng, Văn Sơn đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho du lịch hàng chục tỷ đồng. 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.2.2.1. Tài nguyên vật thể Theo thống kê của sở Văn hoá Thành phố Hà Nội thì hiện nay toàn huyện Chƣơng Mỹ có hơn 1000 di tích các loại, trong đó có 32 di tích cấp quốc gia, 74 di tích cấp tỉnh. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 32
  33. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Bảng 2.1. 32 Di tích cấp quốc gia của huyện Chƣơng Mỹ Tên xã, thị trấn S.lƣợng dtích Tên di tích Thị Trấn Chúc Sơn 3 Đình Nội, Đình Xá, Đình Ninh Sơn. Hoàng Văn Thụ 1 Đình Thuần Lƣơng. Đình Bài Trƣợng, Đền Bài Trƣợng, Hoàng Diệu 5 Đình Cốc Thƣợng, Đình Cốc Trung, Đình Cốc Hạ. Đình Thƣợng Võ Lao, Đình Hạ Võ Văn Võ 4 Lao, Đình Văn La, Chùa Đại Quang. Hoà Chính 2 Đình yên Nhân, Chùa Yên Nhân. Lam Điền 3 Nhà thờ Đặng Tiến Đông, Đình Lam Điền, Quán Lam Điền. Đình Tốt Động, Đình Yên Duyệt, Tốt Động 4 Văn chỉ Đặng Ma La, lăng mộ Lý Triệu. Đông Sơn 2 Đình Quyết Hạ, Quán Lƣơng Sơn. Tiên Phƣơng 1 Chùa Trăm Gian. Đồng Lạc 2 Đình Yên Sơn, Đình Yên lạc. Chùa Trầm, Động Long Tiên, Quan Phụng Châu 5 Âm Viện, Chùa Vô Vi, Đình Phƣơng Bản. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 33
  34. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Bảng 2.2. 74 Di tích cấp tỉnh của huyện Chƣơng Mỹ Tên xã, thị trấn S.lƣợng dtích Tên di tích Đình Trên, Đình Quán Hóp, Đình Đại Yên 5 Nội An, Đình Yên Khê, Chùa Thông. Đình Đồng Lệ, Đình Thái Hoà, Hợp Đồng 3 Chùa Đồng Lệ. Đình Giáp Ngọ, Đình Tràng An, Thị Trấn Chúc Sơn 4 Quán Tràng An, Đình Thị Hoàng Diệu 2 Đình An Vọng, Chùa Bài Trƣợng. Đình Trung Vực Trong, Đình An Thƣợng Vực 3 Thƣợng, Đình Đồng Luân. Hoà chính 1 Đình Lƣu Xá. Đình Đại Từ, Đình Lƣơng Xá, Lam Điền 6 Chùa Lƣơng Xá, Chùa Đại Từ, Đình ứng Hoà, Đền Đại Từ. Đình Tiến Tiên, Đình Phƣơng Tân Tiến 2 Hạnh. Đình Phƣơng Khê, Đình Cổ Pháp, Tiên Phƣơng 7 Đình Tiên Lữ, Quán vật, Quan Ngoại, Quán Giữa, Quán Miễu. Đình Phƣợng Luật, Đình Thọ An, Đồng Lạc 4 Chùa Phƣợng Luật, Đền Yên Lạc. Đình Ngọc Hoà, Đình Chúc Lý, Ngọc Hoà 3 Chùa Chúc Lý. Đình Trung Cao, Miếu Mạc Thanh, Trung Hoà 3 Chúa Phúc Liễn. Phú Nghĩa 8 Đình Quan Châm, Quán Quan Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 34
  35. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Tên xã, thị trấn S.lƣợng dtích Tên di tích Châm, Đình Phú Vinh, Quan Phú Vinh, Quán Đồng Trữ, Chùa Đồng Trƣc, Đình Khê Than, Quan Khê Than. Mỹ Lƣơng 2 Đình Khôn Duy, Quan Vua. Đình Dƣơng Khê, Đình Hồng Thái, Trần Phú 4 Đền Miếu Môn, Đình Trung Tiến Đình Nhân Lý, Chùa Nhân Lý, Nam Phƣơng Tiến 3 Đình Nam hài Đình Thôn Trung, Chùa Thôn Hồng Phong 4 Trung. Đình Yên Cốc, Chùa Yên Cốc. Đền Trung, đền Ngoài, Đình Long Châu sau, Đình Long Châu Miếu, Chùa Phƣợng Làng, Quán Thƣợng Phụng Châu 10 Phƣơng nghĩa, Quán Hạ Phƣợng Nghĩa, Quán Anh Phƣợng Nghĩa, Đình Phƣợng Nghĩa, Chùa Long Châu Sau. (Nguồn: Phòng Văn hoá thông tin huyện Chương Mỹ) Do có nhiều hạn chế trong việc thu thập tài liệu và giới hạn của một bài khoá luận. Nên ở đây em chỉ xin giới thiệu một vài di tích tiêu biểu có giá trị đối với du lịch của huyện và của Thành phố. Chùa Trăm Gian Chùa Trăn Gian có tên chữ là Quảng Nghiêm tự, hay chùa Tiên Lữ, có ngƣời còn gọi là chùa Núi, vì ở xóm Núi thuộc xã Tiên Phƣơng, huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội. Chùa đƣợc lập từ đời Lý Cao Tông (1185) trên một quả Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 35
  36. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội đồi cao khoảng dăm chục mét, có tên là núi Mã, xung quanh có nhiều cây cổ thụ che rợp mặt đồi. Đời Trần có một vị cao tăng tu tại đây, tên là Nguyễn Lữ, hiệu Bình An. Tƣơng truyền tuy có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn là Đức Thánh Bối. Chùa Quảng Nghiêm là một quần thể kiến trúc độc đáo. Theo cách tính cứ 4 góc cột là một gian thì chùa có cả thảy 104 gian, chia thành 3 cụm kiến trúc chính. Cụm thứ nhất gồm 4 cột trụ và 2 quán, trƣớc đây là nơi đánh cờ ngƣời trong ngày hội, tiếp đó là nhà Giá ngự nhìn ra mặt hồ sen, nơi đặt kiệu Thánh để xem trò múa rối nƣớc. Trèo qua mấy trăm bậc gạch xây là tới cụm thứ hai gồm một toà gác chuông 2 tầng mái, có lan can chạy quây 4 mặt. Các ván bằng đều có chạm hình mây hoa. Tại đây treo một quả chuông cao 1,10m, đƣờng kính 0,6m đúc năm 1974. Trên chuông có khắc một bài minh của Phan Huy Ích. Qua gác chuông, leo 25 bậc đá xanh hình rồng mây, đến sân trên có kê một sập đá hình chữ nhật. Lại leo 9 bậc đá, hai bên có lan can chạm hình rồng cuộn khúc tới cụm thứ 3 đó là chùa chính, gồm nhà bái đƣờng, toà thiêu hƣơng, và thƣợng điện. Hai bên là hai dãy hành lang. Trong cùng là nhà tổ, giữa lại có lầu trống bên trong treo một trống lớn, đƣờng kính 1m và một khánh đồng dài 1,20m, cao 0,60m đúc năm 1749. Tại đây có 153 pho tƣợng, hầu hết bằng gỗ, một số ít bằng đất nung, đặc biệt quí là tƣợng Tuyết Sơn, tƣợng Quan Thế Âm Bồ Tát. Trong chùa còn có nhiều bia, hoành phi, câu đối. Riêng có hai câu đối khảm trai, tƣơng truyền có từ thời nhà Hồ (1400 - 1406). Về mặt nghệ thuật điêu khắc, tƣợng ở đây không vƣợt đƣợc tƣợng ở chùa Sùng Phúc, nhƣng về mặt lịch sử, chùa lại có pho tƣợng đáng chú ý, đặt ở gian bên trái. Đó là tƣợng đô đốc Đặng Tiến Đông, nhân dân địa phƣơng quen gọi là tƣợng Quân Đội. Ông là tƣớng lĩnh Tây Sơn, chỉ huy đạo quân tiến vào phía nam Thăng Long, đánh đòn quyết định tạo nên sự thất bại thảm hại của quân xâm lƣợc nhà Thanh, Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 36
  37. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội giải phóng Thăng Long vào ngày 5 tết Kỷ Dậu (1789). Vị đô đốc này đã đƣợc Phan Huy Ích soạn văn bia ca tụng công lao và đƣợc vua sắc phong. Tƣợng đƣợc phát hiện vào năm 1972. Ngoài ra còn có tƣợng Đức Thánh Bối đặt trong khám gỗ gian bên phải. Đây là tƣợng cốt rút bằng mây đan ngoài bọc bằng vải sơn, tƣơng truyền là tƣợng bỏ hài cốt của ông. Là một trong những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của Hà Nội, chùa Trăm Gian không chỉ là một trung tâm tín ngƣỡng và tôn giáo mà còn là một ngôi chùa có giá trị to lớn về mặt nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Chính vì vậy chùa luôn thu hút một số lƣợng lớn Phật tử du khách về chiêm bái. Khu danh thắng núi Trầm Nằm cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 25 km, danh thắng chùa Trầm là một địa điểm du lịch khá thú vị thuộc xã Phụng Châu, huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội. Không bề thế nhƣ chùa Trăm Gian ở cách đó vài kilômét, nhƣng rất hợp với cái tên của mình, chùa Trầm lại có những nét "duyên thầm" rất riêng. Chùa Trầm đƣợc gọi tên theo tên ngọn núi mà nó dựa vào. Tƣơng truyền ngày xƣa, ở trên đỉnh núi này có một cây trầm rất to, thân cây nhiều ngƣời ôm không xuể, toả hƣơng thơm khắp vùng. Sau này dù cây không còn nữa nhƣng ngƣời ta vẫn gọi là núi Trầm hay núi Tử Trầm. Toàn bộ khu núi Trầm này xƣa kia cũng là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung và đã cho xây nhiều công trình mà nay vẫn còn dấu tích. Chùa Trầm nhỏ, mang vẻ đẹp cổ kính. Sự nhỏ bé ấy, vẻ đẹp ấy cùng với khoảng sân đất rộng, bằng phẳng phía trƣớc và những cây đại thụ vây quanh đã tạo nên một không gian vừa thanh bình vừa thiêng liêng và tạo cho khách một sự thƣ thái, dễ chịu. Đến với chùa Trầm, du khách không chỉ thắp hƣơng lễ Phật, cầu mong cho mình những điều tốt đẹp mà còn đƣợc thƣởng ngoạn cảnh thiên nhiên đặc sắc trong động Long Tiên, trên núi Tử Trầm. Vãn cảnh chùa xong, du khách có thể vào khám phá động Long Tiên. Ở gian rộng nhất của động là chùa Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 37
  38. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Hang với ban thờ Phật và nhiều bức tƣợng thờ khác đều đƣợc tạc bằng đá. Ngoài ra, chùa Hang còn có các văn bia khắc trên vách động, trống đá, khánh đá rất đẹp. Ở giữa các ngách động sâu và đẹp hơn, du khách sẽ đƣợc chiêm ngƣỡng những tuyệt tác long lanh từ những nhũ đá và nƣớc ngầm của thiên nhiên nhƣ: "Bầu sữa mẹ", "Bông hoa đá", "Mái tóc tiên". Có một ngách động rất đặc biệt đƣợc những ngƣời dân gọi là "thung lũng tình yêu", hẹp, dài và trắc trở nhƣ những thử thách cho những đôi yêu nhau chinh phục. Ngƣời ta tin rằng, vƣợt qua đƣợc động là có đƣợc tình yêu bền vững. Ra khỏi động rồi, du khách có thể "luyện tập" một chút sự dẻo dai bằng việc leo núi Tử Trầm. Điều khích lệ du khách là lên đỉnh có thể thƣởng thức một không gian cao, khoáng đãng và có thể thu hút vào tầm mắt "muôn trùng nƣớc non". Không chỉ ghi dấu tích của một thời phong kiến xa xƣa, chùa Trầm còn là nơi đài Tiếng nói Việt Nam từng đặt cơ sở trong kháng chiến chống Pháp và truyền đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ năm 1946. Phong cảnh hữu tình, đó là một tiềm năng lợi thế về du lịch của Chƣơng Mỹ. Rõ ràng khi có định hƣớng đúng, biết tận dụng khai thác triệt để non xanh Tử Trầm Sơn chắc chắn ngƣời dân Chƣơng mỹ vừa nâng niu trân trọng một di tích lịch sử vừa đem lại nguồn thu không nhỏ. Góp phần làm giầu đẹp quê hƣơng Chƣơng Mỹ anh hùng. Đình Quán Cốc Cùng nằm trên một dải đê sông Đáy, các ngôi đình Quán Cốc thƣợng, Quán Cốc Trung, Quán Cốc Hạ khá gần nhau về cự ly, thờ chung các vị thành hoàng và xa xƣa cùng chung tên Kim Cốc. Cụm di tích này thuộc xã Hoàng Diệu huyện Chƣơng Mỹ. Từ Hà Nội, thị xã Hà Đông theo quốc lộ số 6, đi khoảng 8 km gần đến thị trấn Chúc Sơn, rẽ tay trái theo đê sông Đáy, đi khoảng 12 km trên đê là tới di tích. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 38
  39. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Theo thần phả do Hàn Lâm Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và bản sao của Hùng Lĩnh Thiếu Khanh Nguyễn Hiền sao lại năm Vĩnh Hựu lục niên (1740) hiện lƣu tại di tích, thì cụm di tích này thờ bà Lý Thị Ngọc Ba. Lần theo những địa danh lịch sử mà bản thần phả viết nhƣ chùa Linh ứng, bến đò Tân Độ, các gò đất, quán Lộ thiên nhân dân vùng Quán Cốc ngày nay vẫn tƣơng truyền đó là đồn binh của mẹ con bà họ Lý. Đình Quán Cốc Thƣợng thờ ngƣời con trai thứ ba và thứ tƣ của bà và hiện có 15 đạo sắc phong. Một ngôi đình quy mô không lớn, đƣợc trùng tu vào năm Tự Đức tứ niên (1851) mang dáng dấp công trình kiến trúc Nguyễn. Họa tiết trang trí đều mang mô típ thời Nguyễn với đề tài “tứ quý”, “tứ linh”. Đình Quán Cốc Trung nơi thờ bà Lý Thị Ngọc Ba và ngƣời con trai thứ năm, do chiến tranh, nay đình chỉ còn phần Hậu cung. Ngoài ngọc phả, đình còn lƣu giữ đƣợc 26 đạo sắc phong thời Lê và thời Nguyễn. Đình Quán Cốc Hạ đƣợc xây dựng trên một gò cao, tƣơng truyền cũng là đồn binh của nghĩa quân- nơi đây còn gọi là quán, có gò nổi xây bệ thờ lộ thiên và một ngôi miếu nhỏ. Đầu năm 1954, giặc Pháp bắn phá nơi đây, tàn phá gây thiệt hại nặng cho di tích. Hiện tại khu di tích này còn 7 tấm bia hậu ghi công những ngƣời ngày xƣa đã hƣng công xây dựng. Nhìn tổng thể, các di tích ở Quán Cốc đều nằm bên tả ngạn sông Đáy. Theo đƣờng chim bay, các di tích cách nhau dƣới 1 km. Nếu căn cứ vào truyền thuyết và tƣ liệu điền dã, hồi cố thì giá trị của các di tích này chủ yếu là địa điểm lịch sử, còn về kiến trúc và điêu khắc thì thời gian và chiến tranh đã hủy hoại mất nhiều. Các di tích này hiện nay đang đƣợc nhân dân địa phƣơng góp công, góp của từng bƣớc tu sửa và tôn tạo lại. Đình Tốt Động Ngôi đình này mang tên của làng, gọi là đình Tốt Động thuộc xã Tốt Động, huyện Chƣơng Mỹ. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 39
  40. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Từ thủ đô Hà Nội, thị xã Hà Đông, theo đƣờng quốc lộ số 6, đến thị trấn Chúc Sơn, rẽ tay trái xuống chợ Chúc. Qua khỏi chợ Chúc, đi theo đƣờng liên xã gọi là đƣờng Nguyễn Văn Trỗi khoảng 7 km là tới di tích. Theo thần phả và các đạo sắc phong hiện lƣu tại đình Tốt Động thì đình này thờ thành hoàng là tƣớng công Đỗ Bí, một danh tƣớng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi hồi thế kỷ thứ XV. Đình Tốt Động sau nhiều lần sửa chữa, hiện tại mang dấu tích là một công trình kiến trúc thời Nguyễn thế kỷ XIX. Đình đƣợc xây dựng ở một thế rất đẹp, cao ráo và thoáng đãng ở đầu làng Tốt Động - nơi xảy ra trận quyết chiến chiến lƣợc năm 1426, quân dân ta đã tiêu diệt trên sáu vạn quân địch, bẻ gẫy cuộc tấn công của Tổng binh Vƣơng Thông. Trên mảnh đất lịch sử này, ngôi đình đƣợc dựng lên để thờ một danh tƣớng của nghĩa quân hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc. Đình Tốt Động kiến trúc chữ Nhị (=) bao gồm một tòa Đại bái và một tòa Hậu cung. Đại bái đƣợc kiến trúc theo hình thức bốn hàng chân gỗ và vì nóc kiểu chồng rƣờng. Hệ thống cột, vì kèo đều đƣợc ngƣời xƣa làm bằng gỗ tứ thiết. Về điêu khắc, các bức cốn trong đình đều giữ đƣợc nguyên vẹn. Đề tài chủ yếu của các bức cốn này là “ngƣ long hý thủy” nhƣng bố cục của mỗi bức cốn có khác nhau. Do công trình đƣợc trùng tu vào thời Nguyễn nên phần điêu khắc ở nội thất mang tính đăng đối - đối xứng. Hình tƣợng con rồng đƣợc thể hiện khá nhiều ở đầu dƣ, cốn, cửa võng Ngoài ra một số họa tiết “tứ quý” (thông, mai, trúc, cúc) cũng đƣợc nghệ nhân thể hiện ở các bức cốn. Nhìn tổng thể, đình Tốt Động khá bề thế, khang trang. Đình còn đủ cột trụ, tƣờng bao, các mái đao cong vút và các hạng mục khác nhƣ sân gạch, hai dãy tả, hữu mạc Cách đình không xa, về phía Tây là làng Yên Duyệt. Nơi đây có lăng mộ Lý Triện - một danh tƣớng, bạn chiến đấu của Đỗ Bí. Hội làng vào dịp đầu xuân có lễ rƣớc kiệu và nhiều trò chơi mang tính thƣợng võ: múa gậy, đấu vật vui nhộn cả vùng. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 40
  41. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội 2.2.2.2. Tài nguyên phi vật thể * Lễ hội: Huyện Chƣơng Mỹ có 32 xã, thị trấn trong đó có tất cả 23 lễ hội truyền thống. Bảng 2.3. Danh sách các lễ hội quan trọng trong năm của huyện Thời gian Đối tƣợng Tên lễ hội tổ chức Địa điểm Nội dung tƣởng niệm (ÂL) Lễ hội chùa 4-6/1 Xã Tiên Nguyễn Bình Tế, lễ, cờ, đu, Trăm Gian Phƣơng An múa sênh tiền Hội Đình Giáp 12/1 Xã Ngọc Sơn Tiên Dung công Tế, lễ, văn Ngọ chúa nghệ Hội chùa 2/2 Xã Phụng Thờ phật Lễ, vân nghệ Trầm Châu Hội đình Đại 3-5/3 Xã Đại Yên Hùng Hựu Đại Tễ, múa rồng Phẩm Vƣơng Hội làng Lam 20/3 Xã Lam Điền Tƣớng Nguyễn Tễ, múa sƣ tử Điền Phục Hội đình Đông 23/3 Xã Đông Cao sơn Đại Tế, múa cờ Cựu Phƣơng Yên Vƣơng Lễ hội Phú 16-18/7 Xã Phú Nghĩa Thái phi Vũ Thị Tế lễ, rƣớc Hoa Trang Phƣơng kiệu, đua bơi, cờ ngƣời, hát chèo. Hội đình Chúc 10/6 Xã Ngọc Hoà Cao Sơn đại Tế, múa sƣ tử Lý Vƣơng Lễ hội làng 19/12 Xã Đồng Phú Quang Thống Tế, bơi, cờ Hoà Xá Đại vƣơng ngƣời (Nguồn: Phòng Văn hoá thông tin huyện) Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 41
  42. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Lễ hội Phú Hoa Trang Cách thủ đô Hà Nội 25 km theo đƣờng quốc lộ 6A đi Hoà Bình, qua thị trấn Chúc Sơn - huyện Chƣơng Mỹ. Từ km 25 rẽ tay phải trên con đƣờng bê tông thẳng tắp về tời điểm du lịch làng nghề mây - tre - đan nổi tiếng, cũng là một vùng quê văn hoá, nơi có lễ hội truyền thống dân gian đậm nét của vùng đồng trũng Phú Hoa Trang, ngày nay là xã Phú Nghĩa - Chƣơng Mỹ - Thành phố Hà Nội. Lễ hội đƣợc tổ chức 3 ngày, từ ngày 16 đến 18 tháng 7 âm lịch. đặc trƣng của lễ hội là đua bơi, một tục hèm đã trở thành biểu tƣợng rất đáng trân trọng bảo tồn tại đây. Không gian lễ hội đƣợc tổ chức ở ba thôn: Phú Vinh, Nghĩa Hảo, Khê Than. Sáng ngày 16 tháng 7, nhân dân trong vùng Phú Hoa Trang đã hân hoan trong sắc màu và âm thanh ngày hội. Tại các ngôi đình, quán các chức sắc, các bậc trƣởng lão cùng trai đinh trong làng đã tề tựu đông đủ chuẩn bị tiến hành lần lƣợt các nghi lễ rất nghiêm trang và thành kính. Trƣớc là chuẩn bị giầu rƣợu làm lễ khai môn (mở cửa đình, quán). Tiếp theo là: Lễ giải mã (cởi tấm phủ long ngài bài vị) Lễ mộc dục (tắm rửa, lau chùi long ngai, kiệu thánh) Lễ phong mã (choàng áo các vị Thánh, long ngai) Lễ yên vị. Lễ phụng nghi (lễ rƣớc kiệu đức chúa ngài vào đình). Lễ rƣớc kiệu đƣợc tổ chức rất trang trọng tạo nên sự thành kính và linh thiêng. Lễ hội đã thu hút cả cộng đồng tham gia với trống dong cờ mở làm thăng hoa trong tâm thức của muôn ngƣời. Đi đầu là hàng cờ hội, trống nhạc, hai hàng bát bửu, chấp kích sơn son thiếp vàng lấp lánh các biểu tƣợng binh khí. Tiếp đó là kiệu hoa rƣớc mâm ngũ quả có 4 đô nƣớc, sau là kiệu song loan rƣớc sắc gồm 8 đô rƣớc, cuối cùng là cỗ kiệu bát cống sơn son thiếp vàng chạm khắc tinh sảo. Trên kiệu rƣớc, tƣợng đức chúa bà đƣợc đặt trong Khám, lung linh hƣơng nến. Ngài ngồi trong tƣ thế nghiêm trang nhƣ Thánh Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 42
  43. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội mẫu và vẻ nhìn nhƣ thấu hiểu mọi cõi nhân dân. Kiệu do 16 đô nữ trinh bạch, mặc áo năm thân, chân đi hài đƣợc tuyển chọn trong làng, rƣớc kiệu về ngự tại gian giữa cung đình. Tối ngày 16/7 diễn ra tế nhập tịch (tế yết). Sáng ngày 17/7 tiếp tục hội chính của làng. Trƣớc tiên là lễ tấu, xin đƣợc mở các cuộc vui chơi, sau là lễ đón rƣớc các Quan Anh theo luật tục kết chạ của từng làng. Đây là mối quan hệ máu thịt của cƣ dân các cộng đồng lân cận. Bởi lẽ trong vùng nƣớc ngập cần có sự đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái, che chở bảo vệ lẫn nhau để duy trì cuộc sống, do đó việc kết chạ ở nơi đây rất rộng. Lễ đón anh cả đƣợc tổ chức chu đáo với đạo lý "Tứ hải giai huynh đệ" đôi bên tổ chức tế hội đồng, sau đó thụ lộc tại đình, rồi tham dự cuộc vui trong làng. Các trò vui chơi trong ngày hội đƣợc diễn ra cả trên sân đình, quán và dƣới nƣớc. Trò vui nào cũng thu hút hấp dẫn. Ngƣời xem hoà trong mầu cờ, sắc áo, chiêng trống vang lừng, trai gái trẻ già đều đƣợc thăng hoa trong suốt ba ngày hội lớn. Trong không gian lễ hội tung bừng và sùng kính, Phú Hoa Trang còn sản sinh một loại hình văn nghệ dân gian vô cùng đặc sắc. Đó là tục diễn xƣớng hát cửa đình trên thuyền thúng với nhiều thể loại. Tuy hình ảnh đồng lầy nƣớc nổi đã lùi xa dần, nhƣng trong tâm trí của mỗi ngƣời Phú Nghĩa luôn còn sống động thần tƣợng cao đẹp, thiên liêng của vị đức chùa bà là ngƣời khai sáng và sản sinh ra những loại hình văn hoá dân gian vô cùng đặc sắc của miền quê đất trũng. Hơn nữa địa bàn Chƣơng Mỹ lại là vùng phân lũ khi cần để bảo vệ thủ đô Hà Nội, thì lễ hội nên khôi phục các cuộc đua bơi, nhằm rèn luỵen kỹ năng chống chọi với thiên tai, bão lũ vẫn rất cần thiết cho cả hôm nay và mai sau. Lễ hội chùa Trăm Gian Đã là chùa thì phải thờ Phật, song ở chùa Trăm Gian Phật giáo đã hoà Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 43
  44. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội nhập tín ngƣỡng địa phƣơng nên còn thờ cả Thánh, và hội chùa Trăm Gian là để kỷ niệm đức thánh Nguyễn Bình An, đƣợc tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Giêng (thƣờng kéo dài đến mồng 6). Lễ hội quan trọng có rƣớc kiệu thánh, thi cỗ chay và trình rối cạn, ngoài ra còn có các trò vui nhƣ đánh cờ ngƣời, đấu vật, múa rối nƣớc, đốt pháo hoa Vào trƣớc ngày hội, làng cho dán bảng giấy hội ở nhiều nơi để mời khách thập phƣơng về dự. Lễ hội to trƣớc đây mà dân địa phƣơng còn nhớ là vào năm 1953, tờ Bảng hội mở đầu bằng thông tin: "Đỉnh núi non dài cảnh Thiên Thai, Quảng Nghiêm tên tự ấy chẳng sai Xuân nhật thƣợng quan lai vãng cảnh Quốc tế ngàn năm để tiếng truyền " Lịch hội truyền thống là ngày mồng 4. Đại đám có rƣớc kiệu Thánh, mồng 5 thổi cỗ chùa và mồng 6 tế tạ có thi oản chuối. Ngày mồng 4, bắt đầu bằng giờ Thìn (7- 9 giờ sáng) thì rƣớc kiệu ra sập đá trƣớc nhà tiền đƣờng để chí kiệu (tức chồng đòn), cắm tàn quạt xung quanh và dàn bày bát bửu. Sau đó rƣớc xuống núi theo đƣờng chữ chi từ chùa xuống gác chuông thì vòng qua phải rồi quay lại đi giữa gác chuông và nhà giá ngự, sau đó ngoặt trở lại đi giữa nhà giá ngự và hồ bán nguyệt để ra đƣờng làng, từ đây đi thẳng ra Quán Thánh ở giữa đồng chiêm là nơi có dấu tích bƣớc chân thứ nhất của Thánh về quê xin tƣơng cà. Đến hòn đá ở Quán Thánh thì tổ chức tế. Chỉ huy đám rƣớc là ông Quản Tuần cùng các chức sắc chánh phó tổng, do trƣơng tuần dẹp đƣờng. Tế xong thì rƣớc về, khi đến chân núi thì rƣớc thẳng lên chùa mà không phải đi chữ chi nữa. Trong hội rƣớc ngày mồng 4, cỗ chay do nhà chùa sửa, có 16 bánh chƣng và 16 bánh dầy, cúng xong chia đều cho 4 thôn, các quan viên đƣợc góc bánh chƣng, bánh dầy, sắc mục mà chƣa mua nhiều chỉ đƣợc một lát oản thôi. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 44
  45. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Ngày 5 thổi cỗ chùa, ngƣời đến lƣợt phải làm, không đƣợc cấp ruộng. Từ tối hôm trƣớc, ra đình thổi cỗ đã cho ngƣời đi mời khắp lƣợt, ngƣời đến chúc đều có quà mừng. Gia đình phải chuẩn bị gạo ngon, rá mới để vo, và chậu mới để đựng cơm canh. Vo gạo cả dãy dài, ông chủ đi xem thọc tay vào từng rá gạo để kiểm tra, ăn cỗ chùa vào trƣa ngày 5. Những ngày hội chùa đều có cuộc vui. Đặc sắc nhất là cờ ngƣời đƣợc tổ chức trên sàn ở giữa hồ bán nguyệt, ngƣời xem đứng trên bờ quanh hồ. Trong nhà Giá ngự và trên bờ phía sƣờn núi đặt kiệu Thánh chí ở đấy để cũng xem trò dƣới hồ. Những ngƣời giỏi cờ khắp thiên hạ muốn vào đấu phải xin Ban quản cờ ghi tên rồi vào trong nhà khảo qua cờ bàn để xem tài cao thấp, sau đó chờ đến lƣợt mới lên sàn đấu. Đấu vật cũng có nhƣng ít thôi, vì đây không có hói vật, tổ chức trên bãi cỏ quanh chùa, thƣờng thu hút các hói vật Quảng Bị, Chúc Sơn, Đồng Lƣ Hội pháo cũng sôi nổi, có pháo bông, pháo hoa, pháo ném vào màn pháo trên cao, pháo chuột, pháo nhị thanh. Đoàn dân anh Bối Khê thƣờng mang dàn pháo hoa lên mừng. Pháo hoa khi nổ nở ra các hình ngƣời xay lúa, ngƣời giã gạo và có khi là cả câu đối - chẳng hạn nhƣ câu vốn có trong chùa: " Bắc quốc chí kim kinh lộ vũ Nam phƣơng tự cổ vong trƣờng vân" Rối nƣớc đƣợc tổ chức dƣới hồ, do ngƣời thuộc phƣờng rối nƣớc các nơi đƣợc đón về biểu diễn. Lễ hội chùa Trăm Gian truyền thống là lễ hội Phật giáo của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc, trong cái áo khoác tín ngƣỡng xƣa, là việc giáo dục tinh thần yêu nƣớc và đoàn kết, rèn luyện tinh thần thƣợng võ và thi tài khéo léo. Tinh thần ấy vẫn cần cho xã hội hôm nay, tất nhiên có sự đổi mới ở chừng mực cho thích hợp. * Làng nghề truyền thống Theo dấu thời gian, tìm trong các trang sử của quê hƣơng thấy "Ngƣời Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 45
  46. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội quê ta tài hoa lỗi lạc, đất quê ta tụ khí anh tài". Thiên nhiên, trời đất đã ban tặng cho Chƣơng mỹ một vùng đất trù phú, con ngƣời yêu lao động sáng tạo. Nhờ đó mà những hình ảnh về con ngƣời Chƣơng Mỹ ngày càng đẹp hơn trong con mắt bạn bè và càng tự hào hơn bởi những sản phẩm có giá trị cao giàu trí sáng tạo. Nếu nói Hà Tây là đất trăm nghề thì cũng không ngại nói Chƣơng Mỹ là quê hƣơng của những làng nghề truyền thống nhƣ: nghề Mây tre giang Phú Vinh; Tạc tƣợng Long Châu; Nón lá Văn Võ nghề thêu ren truyền thống Hồng Phong, Tiên Phƣơng Về ẩm thực ở Chƣơng Mỹ có thôn Chi Nê xã Trung Hoà nấu rƣợu gạo, xã Phụng Châu có nghề làm nem chạo Mỗi làng nghề truyền thống ở Chƣơng Mỹ mang những màu sắc, nghề luôn gắn liền với tên làng, tên xã. Song điểm chung của các làng nghề truyền thống ở Chƣơng Mỹ là nghề luôn thu hút đƣợc nhiều lao động, nghề làm đẹp con ngƣời, làm đẹp lòng ngƣời và làm đẹp cho đời. Có những sản phẩm chuyên để trƣng bày và trang trí ở những nơi sang trọng. Nhƣng có những sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân mà không thể thiếu hoặc thay thế hoàn toàn đƣợc. Giữa những nét đặc sắc của từng nghề và những điểm chung hiếm có của các làng nghề đang đan xen vào nhau tạo thành một bức tranh "làng nghề" nhiều màu sắc và có ý nghĩa quan trọng góp phần vào sự phát triển chung của huyện. Mây tre giang đan ở Phú Vinh Làng nghề Mây tre giang đan Phú Vinh, nằm ven đƣờng quốc lộ 6 cách thủ đô Hà nội trên 20 km. Không chỉ bây giờ mới nổi tiếng, mây tre giang đan ở Phú Vinh đã đi vào lòng mỗi ngƣời dân và nổi tiếng từ rất lâu. Đến Phú Vinh ta vẫn đƣợc nghe câu thơ: "Hỡi cô thắt bao xanh Có về Phú Nghĩa với anh thì về Phú Nghĩa có giếng Bồ đề Có nơi nghỉ mát, có nghề mây đan". Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 46
  47. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Rất cô đọng nhƣng cũng rất đầy đủ về con ngƣời cảnh vật Phú Nghĩa. Ngƣời dân Phú Vinh - Phú Nghĩa luôn tự hào về nghề Mây tre giang đan của mình. Lịch sử của nghề và ông tổ của nghề là ai, thì hầu hết ngƣời dân ở đây đều không ai biết rõ. Có câu chuyện kể rằng: ở Phú Vinh có ngƣời đỗ Thám Hoa và làm quan trong triều, một ông quan thanh liêm, chính trực. Nhƣng không may có lần trong triều bị đánh cắp mất Đỉnh. Ông quan họ Nguyễn ngƣời làng Phú Vinh bị vu oan và phải vào tù. Trong tù Thám Hoa họ Nguyễn đã kết thân với một ngƣời Hoa, ông này biết nghề đan và đã dạy cho Thám Hoa biết nghề đan. Mãn hạn tù Thám Hoa họ Nguyễn trở về làng lấy vợ rồi làm nghề đan lát và truyền cho ngƣời dân nơi đây. Có nhận định cho rằng nghề mây đan ở Phú Vinh có từ thế kỷ XVII, bởi tìm thấy bộ tranh đại diện cho 3 vùng của đất nƣớc đang đƣợc lƣu giữ ở cố đô Huế trên các bức tranh ghi năm 1712. Đời Thành Thái Tam niên các nghệ nhân Phú Vinh đã tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, đƣợc tham gia cuộc đấu xảo "Vân Hồ" vua đã biết và khen ngợi, ban thƣởng cho 9 cụ bằng "Cửu Phẩm", trên bằng ghi rõ "Vân đằng mỹ nghệ cửu phẩm thực nghiệp". "Trong tỉnh Hà Tây (cũ) có nhiều cơ sở làm nghề mây. Mỗi nơi có những tài khoé riêng. Nhƣnng tiêu biểu hơn cả là ở làng Phú Vinh thuộc huyện Chƣơng Mỹ, đƣợc biết đến bởi đây là "Xứ Mây" đƣợc coi là đỉnh cao của nghệ thuật đan Mây hiện nay. Các loại hàng bằng mây ở Phú Vinh đẹp đến mức thời kỳ Pháp đô hộ nƣớc ta có dòng họ nhà Pêtanh ở Pháp, yêu mến sản phẩm mây đã nghĩ đến chuyện độc quyền mua và bán sản phẩm mây của Phú Vinh. Sau khi Pháp bại trận, chuyện làm ăn của ngƣời Pháp cũng gặp khó khăn, hơn nữa ngƣời Hoa lúc đó cũng rất chuộng đồ mây của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm từ hàng mây của Phú Vinh. Ngƣời Hoa đã thay dòng họ Pêtanh độc quyền mua bán sản phẩm mây của Phú Vinh. Điều đó cho thấy sản phẩm mây của Phú Vinh không chỉ nổi tiếng trong nƣớc mà còn đƣợc nhiều ngƣời nƣớc ngoài ƣa chuộng. Nhiều sản phẩm đã tham gia các kỳ triển lãm lớn và đƣợc tặng Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 47
  48. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội thƣởng nhƣ: giải quốc tế ở Đức với sản phẩm Lồng bàn (giá trị sản phẩm 1.800 mác Đức); giải vàng ở Nga - bức tranh Lênin trên sông Vônga Cố nghệ nhân Nguyễn Văn Khiếu - thôn Gò Dầu (Phú Nghĩa) đã kết ảnh bác Hồ và đan câu đối bằng nguyên liệu mây, cố nghệ nhân Hoàng Văn Khu - xóm Hạ - thôn Phú Vinh - đã làm nhiêu sản phẩm tranh, lọ hoa, ảnh Phi Đen CasTrô (Cu Ba). Ông Nguyễn Văn Vạn với tác phẩm: Nhà sàn Bác Hồ tại hội chợ triển lãm toàn quốc, đoạt giải bàn tay vàng Cũng nhƣ dự án về du lịch làng nghề, lao động của 30/32 xã, thị trấn tham gia làng nghề đã chứng minh rằng nghề Mây tre giang đan ở Chƣơng Mỹ (nghề truyền thống có nguồn gốc Phú Vinh) vẫn đang khởi sắc. Nón lá Văn La Chƣa thật rõ lịch sử làm nón của làng nón lá Văn La. Chỉ biết rằng theo tƣơng truyền thì từ thế kỷ thứ 18 phụ nữ Trang Văn La (ngày xƣa) đã biết làm nón. Qua bao đời nay, các thế hệ phụ nữ ở làng Văn La đã tự hào truyền cho nhau cái nghề khéo léo, biến những dải lá gồi non xù xì, quăn queo những cuộn sợi móc, sợi dứa rối mù, thành những chiếc nón phẳng phiu duyên dáng. Theo ông Minh (hơn 70 tuổi) ở thôn Văn La - Văn Võ kể lại rằng: Lớn lên ông đã thấy con gái trong làng khâu nón, nhƣng nghề nón có sau nghề làm áo tơi lá, áo tơi lá đƣợc quàng từ cổ và dài chấm khoeo đƣợc kết bằng lá cọ, tuy là áo tơi nhƣng có thể che mƣa và che nắng, mùa nắng đi làm đồng quàng nó trên lƣng cũng tránh đƣợc cái nóng ran ngƣời. Từ chiếc áo tơi đã nảy ra sáng kiến làm nón đơn sơ để đội đầu. Theo kinh nghiệm làm nghề của ngƣời Văn La cho biết khâu nón bao giờ cũng bắt đầu từ đỉnh nón, rồi trở dần những vành dƣới. Những vết khâu phải làm sao trải trên mỗi vành theo những khoảng cách đều đặn tăm tắp. Để làm nón tốt, khâu nón đẹp ngƣời thợ phải có một đôi mắt sáng để có ƣớc lƣợng chính xác và lành nghề đến mức thành nghệ thuật, để làm đƣợc nghề nón và có những chiếc nón đẹp cần phải có một kỹ thuật tốt, đức tính cần cù, Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 48
  49. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội kiên nhẫn. Trải qua nhiều năm với những thăng trầm của lịch sử nghề nón nói chung đến nay thôn Văn La - xã Văn võ vẫn giữ đƣợc nghề truyền thống của mình. Năm 2001, cả huyện Chƣơng Mỹ có 9 làng nghề truyền thống. Trong đó duy nhất chỉ có một làng nghề làm nón mũ là Văn La - Văn võ. Nghề làm nón ở Văn La đã góp phần xoá đói giảm nghèo, tận dụng đƣợc lao động khi nhàn rỗi là trẻ em tữ 5 - 6 tuổi, sau giờ học cũng có thể phụ giúp gia đình làm nón, những ngƣời cao tuổi phụ giúp con cháu làm nón để thảnh thơi lúc tuổi già cũng nhƣ truyền nghề, truyền kinh nghiệm cho con cháu. Nay nghề làm nón Văn La đã phát triển rộng sang thôn Võ Lao - Văn Võ và nhiều nơi khác cũng mang nghề khâu nón về làm. mỗi năm Văn La thu từ nghề nón từ 3,5 đến 4,5 tỷ đồng, trong xã đã thu hút đƣợc hàng nghìn lao động. Mỗi lao động thu đƣợc từ 500 đến 600 ngàn đồng/ngƣời/tháng. Nghề phụ (khâu nón) đã góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, xây dựng môi trƣờng văn hoá, con ngƣời mới ở Văn La. Chạm khắc đá - Long Châu. Tƣợng đá do các nghệ nhân ở Long Châu chạm khắc nổi tiếng khắp đó đây. Năm 2001, nghệ nhân Nguyễn Văn Củng đã đƣợc nhận phục hồi một bia tiến sỹ, một con rồng đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, sau đó nghệ nhân đƣợc nhận làm tiếp cho chùa Yên Tử một cây cầu bằng đá có chiều rộng 3m, chiều dài 32m và một cây đèn cùng một số con giống trong chùa. Và một số sản phẩm khắc đá nhƣ: Tƣợng Phật Bà đƣợc đặt ở Quảng Ninh, ngựa đá đặt ở Hà Bắc và một con rồng đƣợc đặt ở Đền Đô, nơi thờ các vị vua triều Lý thuộc huyện Từ Sơn, có những sản phẩm đƣợc đƣa vào Thành phố Hồ Chí Minh. Với sức nặng của đá nên có thể nghĩ những sản phẩm từ đá ít có cơ hội đi xa hơn nhƣ hàng mây tre giang đan. Nhƣng thật kỳ diệu dù sức nặng hàng tấn những sản phẩm nhƣ tƣợng đức mẹ Maria và Tƣợng Pharaon đã vƣợt qua biển, băng qua đại dƣơng xuất khẩu ra nƣớc ngoài, trong đó có nƣớc Pháp. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 49
  50. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Lịch sử của nghề đá ở Long Châu cũng không thật rõ chỉ áng chừng cách đây khoảng 200 năm. Khi thực dân Pháp chiếm đóng ở Chƣơng Mỹ nghề khắc đá tạm lắng xuống. Từ năm 1990, trở lại đây với nhiều chính sách mới của Đảng và Nhà nƣớc, tôn trọng tôn giáo, tự do tín ngƣỡng cho phép khôi phục lại các di tích lịch sử, văn hoá, đình chùa, đền, miếu trƣớc đây bị tàn phá, những nghệ nhân tạc tƣợng ở Long Châu đƣợc phần vào khôi phục lại các tƣợng ở các di tích đó nhƣ: tƣợng voi khổng lồ, tƣợng trâu, sƣ tử, rồng, rùa, hạc đá đƣợc mô phỏng nhƣ thật rồi các loại bia truyền thần, trống, khánh đá, tƣợng phật, chậu cảnh, cây đèn . Cả thôn hiện nay chỉ có gần chục gia đình chuyên khắc đá với hơn 20 lao động, các gia đình này đều là họ hàng anh em với nhau. Ngƣời Long Châu khẳng định rất nhiều và nhiều ngƣời biết đến Long Châu nhƣng không phải do đƣợc nằm trên trục đƣờng số 6A và trong diện tích qui hoạch của khu di tích lịch sử chùa Trầm. Bao bọc lấy thôn là những dãy đá đẹp, có những dãy núi chứa đựng các hang động và các khu căn cứ quân sự, điểm di tích lịch sử, văn hoá. Mà biết đến Long Châu bởi qua các sản phẩm khắc đá thể hiện từ những đôi bàn tay khéo léo, tài hoa. Cùng với sự phát triển du lịch sinh thái, dự án phát triển du lịch làng nghề đang là hƣớng mở cho các làng nghề ở Chƣơng Mỹ phát triển cả về qui mô và chiều sâu của nghề. Với lợi ích kinh tế đã rõ, song bên cạnh đó phải luôn phát huy đƣợc các giá trị truyền thống nhân, cấy nghề và khôi phục lại những nghề đang có nguy cơ thất truyền, để cho bức tranh làng nghề của quê hƣơng thêm sinh động và Chƣơng Mỹ sẽ là nơi hội tụ của các nét đẹp văn hoá, là quê hƣơng của các làng nghề truyền thống. 2.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT 2.3.1. Cơ sở hạ tầng * Giao thông vận tải Nằm ở phía Tây Nam của Thành phố, huyện chƣơng Mỹ có các tuyến đƣờng Hồ Chí Minh và quốc lộ 6A, tuyến tỉnh lộ 419, chạy qua với tổng chiều dài gần 60 km. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 50
  51. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội - Quốc lộ 6A chạy qua địa phận Chƣơng mỹ nối thủ đô Hà Nội với vùng Tây Bắc bao la có nhiều thế mạnh của Tổ quốc. Có hàng ngàn ha đất chuyên dụng để mở rộng các khu, cụm, điểm công nghiệp dọc theo các tuyến quốc lộ 6A. - Chạy dọc bán sơn địa là quốc lộ 21A, có hơn 10 km thuộc đoạn đầu đƣờng Hồ Chí Minh nối liền chuỗi giao thông quan trong trong tƣơng lai: Miếu Môn - Xuân mai - Hoà Lạc. - Ngoài ra còn có đƣờng tỉnh lộ 80, 419. Hệ thống giao thông đƣờng thuỷ sông Bùi, sống Đáy, sông Tích cũng khá thuận tiện tạo điều kiện để Chƣơng Mỹ phát triển kinh tế và đảm bảo công tác an ninh quốc phòng. Đồng thời các tuyến giao thông đƣờng huyện, xã, liên thôn đƣợc bố trí, phân bố tƣơng đối đều và hợp lý. Đến nay đƣợc trải cấp phối 100%, thảm nhựa, bê tông hoá hơn 50% (riêng đƣờng trục huyện trên 80%). Chƣơng mỹ có hệ thống giao thông đƣờng bộ dày đặc với 653,5 km tuyến đƣờng huyện, 212 km đƣờng xã, thôn và 1 đƣờng đê kết hợp với giao thông. Với hệ thống giao thông bao gồm cả đƣờng bộ và đƣờng thuỷ, nên Chƣơng Mỹ có nhiều điều kiện thuận lợi cho giao thông giữa các miền trong và ngoài huyện, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. * Hệ thống điện lực Hiện nay toàn huyện bao gồm 30 xã và 2 thị trấn đều có điện sinh hoạt, tiêu thụ bình quân đầu ngƣời hàng năm là vào khoảng 190kwh/ngƣời/năm, trong đó khoảng 48% cho sản xuất và 52% cho sinh hoạt - dịch vụ. * Nước sinh hoạt Nhìn chung nƣớc sinh hoạt của huyện tƣơng đối dồi dào do có hệ thống cácsông lớn: sông Tích, sông Đáy, sông Bùi chảy qua địa bàn huyện, cung cấp một lƣợng nƣớc lớn cho sinh hoạt cũng nhƣ cho sản xuát công nghiệp. Tại thị trấn Xuân Mai hiện đang có một nhà máy cung cấp nƣớc sạch Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 51
  52. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội tập trung cho toàn thị trấn và các nơi lân cận. Những năm tới sẽ có một số dự án xây dựng thêm một số nhà máy mới, với chất lƣợng nƣớc ngày càng đảm bảo hơn. Nhìn chung tại các khu dân cƣ tập chung, các thị trấn và dọc quốc lộ 6 đều có hệ thống thoát nƣớc khá tốt. Năm 2008 hệ thống công trình thoát nƣớc tại thị trấn Chúc Sơn đã đƣợc làm mới 100% đảm bảo cho sinh hoạt ngƣời dân và mỹ quan khu vực. Vấn đề này đang đƣợc các cấp chính quyền và ngƣời dân ủng hộ, đầu tƣ nâng cấp. * Thông tin liên lạc Mạng lƣới viễn thông, bƣu chính của huyện đƣợc thành phố, Nhà nƣớc cung cấp khá hoàn chỉnh, phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Huyện có đài phát thanh sóng FM, 100% số xã, thị trấn có đài truyền thanh. 27/32 xã, thị trấn có điểm bƣu điện văn hoá xã, 03 bƣu cục nhỏ và 01 bƣu cục trung tâm thuộc thị trấn Xuân Mai và thị trấn Chúc Sơn. Lắp đặt 900 km cáp đến từng thôn xóm, các khu công nghiệp nên tất cả các xã đều có điện toại liên lạc, báo đọc hàng ngày. Đến nay 100% xã, thị trấn có điện thoại, số máy điện thoại thuê bao đã đạt 5,5 máy/100 dân. 2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật * Phương tiện vận chuyển Toàn huyện gồm có 5 xe chuyên chở khách tham quan du lịch thuộc các khu công nghiệp lớn. Khách ở đây chủ yếu là công nhân, cán bộ, thƣờng đi dải dác vào các ngày nghỉ, lễ, tết Bên cạnh đó toàn huyện còn có 2 hãng Taxi với tổng số 70 xe. Huyện có 1 bến xe với qui mô nhỏ. Do huyện nằm trên trục đƣờng quốc lộ 6 nên có rất nhiều xe khách chạy qua và đặc biệt có tuyến xe bus Hà Đông - Xuân Mai, 15 phút một chuyến. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 52
  53. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội * Cơ sở y tế Về cơ sở y tế có 1 bệnh viện huyện, 32 trạm y tế xã, thị trấn chƣa kể mạng lƣới y tế trong khu vực kinh tế công nghiệp. Hệ thống y tế đƣợc đầu tƣ và xây dựng mới từ huyện đến cơ sở, 28/32 xã, thị trấn có bác sỹ, 10/32 trạm đạt tiêu chuẩn quốc gia. 100% thôn, xóm có các bộ y tế thôn. Ngành y tế huyện đã thực sự thực hiện tốt các chƣơng trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng đảm bảo chức năng là ngành chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân. * Về giáo dục đào tạo Ngành giáo dục đào tạo Chƣơng Mỹ đã góp công sức to lớn của mình vào sự nghiệp nâng cao dân trí của nhân dân. Từ một huyện dân trí thấp (1945 - 95% dân số mù chữ) đến nay gần 99,8% số dân biết chữ. Đại bộ phận nhân dân có học vấn từ tiểu học trở lên. Hệ thống giáo dục đào tạo của huyện gồm có: 02 trƣờng Đại học, 03 trƣờng cao đẳng, 02 trƣờng trung cấp, 01 trƣờng trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, 06 trƣờng trung học phổ thông, 36 trƣờng trung học sơ sở, 39 trƣờng tiểu học, 37 trƣờng mầm non. Trong những năm gần đây giáo dục đào tạo của huyện phát triển tƣơng đối toàn diện. Giáo dục huyện đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành kinh tế trong toàn huyện cũng nhƣ các địa phƣơng khác. * Cơ sở lưu trú Cơ sở lƣu trú hiện nay của huyện đang từng bƣớc đầu tƣ, tuy nhiên vẫn chƣa xứng với tiềm năng đang có. Theo thống kê sơ bộ của UBND huyện thì số cơ sở lƣu trú của huyện bao gồm 21 nhà nghỉ, nhà khách và 01 khách sạn với tổng cộng 178 phòng tất cả đều có qui mô vừa và nhỏ, nằm rải rác trong toàn huyện và tập trung nhiều nhất ở thị trấn, trục đƣờng quốc lộ 6A. Do có qui mô nhỏ nên các cơ sở lƣu trú chủ yếu phục vụ khách qua đƣờng, khách bình dân và khách vãng lai với thời gian lƣu trú không nhiều. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 53
  54. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Thực trạng khai thác của các cơ sở lƣu trú vẫn còn nhiều hạn chế, hầu hết các nhà nghỉ, khách sạn chỉ làm các nhiệm vụ về kinh doanh ăn nghỉ cho khách còn các dịch vụ khác thì rất thiếu. * Nhà hàng phục vụ ăn uống Số lƣợng các nhà hàng phục vụ ăn uống thƣờng gắn liền với các nhà nghỉ, nhà khách, khách sạn. Ngoài ra còn có các nhà hàng chỉ chuyên phục vụ ăn uống nằm nhiều ở các khu dân cƣ tập trung, thị trấn, các điểm du lịch và dọc đƣờng quốc lộ. Cũng nhƣ nhà nghỉ, qui mô của các cơ sở phục vụ ăn uống phần lớn trung bình và nhỏ, thƣờng phục vụ các món ăn bình dân, các món thông dụng Bên cạnh đó cũng có các nhà hàng phục vụ các món ăn độc đáo, mang hƣơng vị núi rừng là niềm cảm hứng cho du khách gần xa. Hiện nay theo nguồn của Phòng Văn hoá thông tin huyện, số cơ sở phục vụ cho nhu cầu ăn uống là vào khoảng 259 cơ sở. Nổi tiếng là các cơ sở ở thị trấn Xuân Mai với khu du lịch sinh thái Xuân Mai, và thị trấn Chúc Sơn. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 54
  55. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN CHƢƠNG MỸ 3.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA HUYỆN 3.1.1. Vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế - xã hội huyện Chƣơng mỹ Chƣơng Mỹ là huyện giàu tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện thì vị trí mà ngành du lịch huyện hiện nay chƣa tƣơng xứng với những gì đang có. Du lịch chƣa khẳng định đƣợc vai trò là ngành kinh tế quan trọng của địa phƣơng, đóng góp chƣa đáng kể trong cơ cấu GDP chung của toàn huyện. Nhìn một cách khách quan và tổng thể cho thấy nông nghiệp đang là ngành kinh tế chủ đạo của huyện. Trong những năm qua nhờ định hƣớng phát triển kinh tế công nghiệp, lấy du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện nên ngành nông nghiệp đang có xu hƣớng giảm dần từ 40% năm 2004 xuống 29,4% năm 2007. Ngành công nghiệp và xây dựng cũng đang có sự khởi sắc và có bƣớc phát triển vƣợt bậc từ 25% năm 2004 lên 37% năm 2007, còn lại là các ngành khác trong đó có du lịch - dịch vụ chiếm 33,2% năm 2007. Bảng 3.1. Bảng cơ cấu kinh tế huyện giai đoạn 2004 - 2007. (Đơn vị tính: %) Ngành 2004 2005 2006 2007 Nông lâm nghiệp 40 36,4 32,5 29,4 Công nghiệp - xây dựng 25 30,3 34,5 37,4 Dịch vụ- du lịch 35 33,3 33 33,2 (Nguồn: UBND huyện Chương Mỹ) Ngành du lịch huyện trong những năm gần đây doanh thu đã tăng lên nhiều so với những năm trƣớc, tuy nhiên tỷ trọng lại không có sự thay đổi Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 55
  56. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội nhiều trong cơ cấu kinh tế, đó cũng là thực trạng chung của huyện vì sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp và xây dựng. Hiện nay đóng góp của ngành du lịch vào nguồn ngân sách của huyện tuy có tăng nhƣng không đáng kể so với yêu cầu về vốn đầu tƣ lại rất lớn. Chính vì vậy, xét trên tính hiệu quả về kinh tế thì du lịch là ngành đem lại hiệu quả kinh tế không cao. Tính đến nay doanh thu của ngành du lịch huyện chƣa đƣợc thống kê riêng, nó đƣợc tính chung với ngành dịch vụ. Trong giai đoạng 2005 - 2007 trên địa bàn huyện đã có nhiều dự án đang đƣợc đầu tƣ và bƣớc đầu đã đi vào hoạt động. Những khu vực đƣợc đầu tƣ nhiều nhất là: Khu di lịch sân gofl và dịch vụ hồ Văn Sơn Diện tích: 179,2 ha. Tổng số vốn đầu tƣ: 22 triệu USD. Lĩnh vực đầu tƣ: xây dựng sân gofl 36 lỗ và khu du lịch phụ trợ. Thời gian đầu tƣ: từ 2007 - 2010. Chủ đầu tƣ: công ty TNHH DKENC ( Hàn Quốc) ( Nguồn: Sở du lịch Hà Nội) Hiện nay toàn huyện có 01 khách sạn 2 sao thuộc thị trấn Xuân Mai và 21 nhà nghỉ với qui mô vừa và nhỏ, phục vụ chủ yếu là khách nội địa. Về mặt xã hội thì du lịch có đóng góp vào giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, tuy nhiên ngành còn phát triển ở dạng tiềm năng nên số lao động tham gia không nhiều. Theo thống kê của phòng Văn hoá thông tin huyện Chƣơng Mỹ cho thấy, số lao động hoạt động trong ngành du lịch - dịch vụ năm 2005 là 245 ngƣời đến năm 2007 là gần 779 ngƣời. Tuy nhiên chất lƣợng nguồn lao động còn nhiều hạn chế, tính chuyên môn nghiệp vụ chƣa cao, đa số hoạt động theo phong trào tại các điểm du lịch nổi tiếng của huyện. Nhìn một cách tổng thể có thể cho ta thấy những chỉ tiêu trên đã thể hiện cho một thực tế khởi sắc của ngành du lịch huyện. Du lịch đã và đang có những đóng góp nhất định trong đời sống xã hội của ngƣời dân Chƣơng Mỹ, điều quan trọng hiện nay là sự quan tâm của các cơ quan chức năng huyện và Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 56
  57. Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội Thành phố trong việc biến du lịch huyện phát triển đi lên, đem lại thành công và có đƣợc một vị trí mới xứng đáng hơn nữa trong tƣơng lai, trong nền kinh tế của huyện. 3.1.2. Thực trạng khách du lịch Theo thống kê những năm gần đây lƣợng khách du lịch đến với huyện có sự tăng lên, năm sau cao hơn nay trƣớc. Đây là điều đáng mừng cho du lịch huyện nói riêng và cho ngành du lịch Thành phố nói chung. Bảng 3.2.Thống kê khách du lịch đến huyện Chƣơng Mỹ từ năm 2005-2008. (Đơn vị tính: lượt người) Năm 2005 2006 2007 2008 Khách nội địa 104064 137481 159091 176411 Khách quốc tế 141 158 173 189 Tổng số khách 104205 137.639 159.264 176.600 (Nguồn: Phòng văn hoá thông tin huyện Chương Mỹ) Tính đến năm 2007 lƣợng khách du lịch đến với huyện Chƣơng Mỹ là khoảng 176.600 lƣợt ngƣời, khách nội địa chiếm đa số so với khách quốc tế, lƣợng khách quốc tế từ năm 2005 dến 2007 có tăng nhƣng rất ít. Khách du lịch nội địa khá đa dạng nhƣng chủ yếu đến từ các tỉnh lân cận nhƣ: Hoà Bình, Hà Nam, Nam Định, Hƣng Yên chủ yếu họ chỉ dừng chân trong ngày không lƣu lại qua đêm, lƣợng khách tập trung chủ yếu vào các tháng đầu năm do có nhiều lễ hội, đặc biệt là lễ hội chùa Thầy gần đó. Mức chi tiêu trung bình của khách khi dừng chân qua huyện là thấp chỉ từ 50.000 đến 100.000 VND/khách. Các địa điểm thu hút khách nhiều nhất của huyện là các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của huyện nhƣ: chùa Trầm, chùa Trăn Gian, khu du lịch sinh thái Xuân Mai, hồ Văn Sơn Các điểm này thu hút khoảng trên 90% lƣợng khách đến huyện. Sinh viên: Tô Thị Huyền Trang - Lớp: VH903 57