Đề tài ngiên cứu khoa học - Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài ngiên cứu khoa học - Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_ngien_cuu_khoa_hoc_day_hoc_chu_de_tu_chon_ngu_van_lop.doc
Nội dung text: Đề tài ngiên cứu khoa học - Dạy học chủ đề tự chọn Ngữ văn Lớp 9
- TRƯỜNG CĐSP DAKLAK Đ Ề TÀI NGIÊN CỨU KHOA HỌC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN NGỮ VĂN LỚP 9 Người thực hiện: Trịnh Đức Long Tổ Văn –Khoa xã hội NĂM 2006
- A-PHẠN MẠ ĐẠU 3 I-Lý do chền đề tài: 3 II-Mềc đích nghiên cều: 3 III-Đềi tưềng nghiên cều: 3 IV-Nhiềm về nghiên cều: 3 V-Lềa chền các phương pháp nghiên cều: 3 B- PHẠN NẠI DUNG 4 Chương I:Tìm hiẠu đẠc điẠm chương trình v nhẠng đẠnh hưẠng vẠ nẠi dung v phương pháp khi dẠy tẠ chẠn NgẠ văn lẠp 9 4 A-NhẠn diẠn đẠc điẠm chương trình NgẠ văn lẠp 9: 4 I-ĐẠc điẠm chung: 5 II- ĐẠc điẠm phân môn văn hẠc: 5 III-ĐẠc điẠm phân môn làm văn: 6 B-NhẠng đẠnh hưẠng vẠ nẠi dung và phương pháp khi triẠn khai chẠ đẠ tẠ chẠn NgẠ văn 9( PhẠn văn và làm văn): 7 I-ĐẠnh hưẠng chung vẠ dẠy hẠc tẠ chẠn: 7 II-NẠi dung kiẠn thẠc chẠ đẠ tẠ chẠn lẠp 9: 7 III-ĐẠnh hưẠng phương pháp biên soẠn và dẠy chẠ đẠ tẠ chẠn lẠp 9: 8 Chương II: Biên soẠn mẠt sẠ chẠ đẠ tẠ chẠn phẠn văn hẠc và làm văn lẠp 9 11 Chề đề 1: TÌM HIẠU ĐẠC ĐIẠM MẠT SẠ THẠ LOẠI 11 NẠI DUNG CH Ạ ĐẠ: 11 PHẠN HƯẠNG DẠN THẠC HIẠN CHẠ ĐẠ 33 C-PHẠN KẠT LUẠN 37 2
- A-PHẦN MỞ ĐẦU I-Lý do chọn đề tài: 1-Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình bậc trung học cơ sở trong đó đặt ra yêu cầu thực hiện chương trình tự chọn bắt đầu cho học sinh khối lớp 8 và 9. Việc học tự chọn góp phần thực hiện mục tiêu hướng đến người học, lấy người học làm trung tâm trong hoạt động dạy học. Chương trình đáp ứng nhu cầu tự học của học sinh, rèn luyện kỹ năng tích cực trong học sinh. Hơn nữa dạy học tự chọn đáp ứng được xu hướng phân hóa đối tượng dạy học, đây là nguyên tắc dạy học hiện đại. 2-Xuất phát từ thực tiễn nhận thức của bản thân được Sở cử tham gia hội nghị tập huấn bồi dưỡng giảng viên cốt cán dạy học tự chọn tại Đà Nẵng (tháng 10/2004) sau đó về triển khai cho giáo viên tỉnh nhà. 3-Xuất phát từ thực tiễn việc thực hiện chương trình (các chủ đề tự chọn) môn Ngữ văn của giáo viên trung học cơ sở hiện nay còn nhiều lúng túng về nội dung và phương pháp dạy. Bộ giáo dục và đào tạo mới đề ra chủ trương thực hiện từ năm học 2004-2005, nguồn tài liệu về các chủ đề tự chọn còn hạn chế (chủ yếu giáo viên THCS phải tự thiết kế chủ đề để dạy)nên khi thực hiện còn nhiều bất cập chưa mang tính đồng bộ thống nhất giữa các trường. Sau một năm triển khai thực hiện dạy học tự chọn lớp 8, bản thân đã trực tiếp gặp gỡ trao đổi với một số giáo viên THCS tại tỉnh nhà khi thực hiện chương trình tự chọn, nhiều giáo viên còn trăn trở băn khoăn khi dạy. Năm học 2005-2006 sở GD&ĐT DakLak tiếp tục chỉ đạo việc dạy tự chọn lớp 9 trong đó tập trung vào việc biên soạn các chủ đề tự chọn cho từng môn học cụ thể, bản thân nhận thấy đây là vấn đề cần quan tâm giải quyết đáp ứng phục vụ việc dạy học Ngữ văn trung học cơ sở nên mạnh dạn triển khai đề tài này. Đề tài mang tính nối tiếp đề tài NCKH năm 2005. II-Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động dạy học tự chọn môn Ngữ văn lớp 9 trung học cơ sở góp phần giúp cho giáo viên định hướng triển khai các chủ đề tự chọn dạy đạt hiệu quả cao. III-Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chú ý khảo sát các đối tượng nghiên cứu sau: 1-Những chủ trương định hướng của Bộ GD và ĐT về việc thực hiện dạy học tự chọn ở THCS. 2-Nội dung chương trình tự chọn môn Ngữ văn lớp 9 trung học cơ sở(phần văn học và tập làm văn) IV-Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung giải quyết 2 nhiệm vụ sau: 1- Tìm hiểu đặc điểm chương trình tự chọn môn Ngữ văn lớp 9 2-Biên soạn một số chủ đề tự chọn môn Ngữ văn lớp 9 (Phần văn học và làm văn ) và định hướng phương pháp dạy trong từng chủ đề cụ thể. V-Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu: 1-Sử dụng hệ thống các phương pháp thực nghiệm: Tiến hành quan sát, điều tra thông qua hoạt động dự giờ tiết dạy tự chọn của một số giáo viên THCS. Trưng cầu ý kiến trao đổi với giáo viên và học sinh THCS về việc dạy học tự học. 2-Vận dụng một số thành tựu về khoa học giáo dục, khoa học nghiên cứu văn học được khẳng định trong những năm gần đây như:Dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học tích 3
- cực nhằm phát huy tính chủ thể sáng tạo của học sinh, tiếp nhận văn học, thi pháp học, phương pháp dạy văn theo mô hình sơ đồ trực quan. B- PHẦN NỘI DUNG Chương I:Tìm hiểu đặc điểm chương trình v những định hướng về nội dung v phương pháp khi dạy tự chọn Ngữ văn lớp 9 A-Nhận diện đặc điểm chương trình Ngữ văn lớp 9: Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT việc thực hiện chương trình tự chọn với 3 loại hình chủ đề: Bám sát, nâng cao và đáp ứng không nằm ngoài quỹ đạo của chương trình chính khóa, lấy nội dung chương trình chính khóa làm nền tảng để thiết kế chủ đề tự chọn. Do vậy muốn thực hiện tốt hoạt động dạy học tự chọn, giáo viên cần phải nhận diện đặc điểm nội dung chương trình chính khóa. 4
- I-Đặc điểm chung: 1-Đây là lớp cuối cấp học nên chương trình Ngữ văn 9 ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức mới cịn tập trung vo việc củng cố kiến thức, ơn tập tồn cấp học. Việc thực hiện tích hợp dọc kiến thức từ lớp 6 dến lớp 9 luơn được đặt ra và giải quyết một cách triệt để. 2-Nội dung các bài dạy trong cả 3 phân môn đều có khả năng tích hợp cao (Cả tích hợp ngang lẫn tích hợp dọc). Do vậy dạy Ngữ văn lớp 9 giáo viên phải nhậy cảm nắm chắc mục tiêu chương trình tồn cấp học, đây là cái đích để đạt đến chất lượng tồn cấp THCS. II- Đặc điểm phân môn văn học: 1-Các văn bản được chọn dạy trong chương trình thể hiện r nt dấu hiệu tích hợp. Nhiều văn bản có sự đan xen của cc phương thức biểu đạt nên là điều kiện tốt để thực hiện tích hợp với phân môn làm văn.Dưới đây là một số ví dụ thống kê dấu hiệu tích hợp ngang Văn bản Cc phương thức biểu đạt Tích hợp môn làm văn +Kiều ở Lầu Ngưng Biểu cảm kết hợp với tự sự, kể Độc thoại nội tâm trong Bích chuyện văn bản tự sự +Bi thơ tiểu đội xe không kính +Bến qu Tự sự kết hợp với nghị luận v Tự sự kết hợp với nghị +Cố hương biểu cảm luận v miu tả nội tm +Bàn về đọc sách Nghị luận kết hợp với thuyết Nghị luận về một sự việc, +Tiếng nói của văn minh v biểu cảm về một vấn đề tư tưởng nghệ đạo lý 2-Chương trình đưa thm một số thể loại mới vo học +Truyện thơ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) +Kịch nĩi: Tơi v chng ta (Lưu Quang Vũ) +Thơ văn xuôi: Mây và sóng (Tagor) Đến lớp 9 học sinh có thể nhận diện đặc điểm cơ bản của hết thảy các thể loại văn học phổ biến. Chương trình dnh hẳn một phần ơn tập cc thể loại văn học. 3-Tuy chương trình THCS khơng hướng tới việc dạy lịch sử văn học nhưng đến lớp 9 học sinh đ tiếp cận cc tc phẩm tiu biểu cho cc giai đoạn văn học. Trong bài tổng kết phần văn học có đề cập đến đặc điểm nội dung và thi pháp của các giai đoạn văn học Việt Nam. 4-Chương trình cấu trc đồng quy mang tính kế thừa liên thông từ lớp 6 đến lớp 9 (dấu hiệu tích hợp dọc). Điều này được thể hiện r nt trong kiến thức về cc phương thức biểu đạt trong văn bản tác phẩm. Chương trình vẫn giới thiệu cc kiểu văn bản tự sự, trữ tình, chính luận m học sinh đ tiếp cận ở lớp 6,7,8 ; đến lớp 9 có nâng cao hơn ( Dung lượng văn bản bề thế, cấu trúc phực tạp, đặc biệt các văn bản có sự đan xen của các phương thức biểu đạt). Ví dụ thống kê dưới đây thể hiện dấu hiệu tích hợp dọc khi dạy kiểu văn bản tự sự từ lớp 6 đến lớp 9 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 1-Tự sự dân gian: Tự sự hiện đại: Tự sự hiện đại: 1-Tự sự Trung đại: Thần thoại, truyền +Cổng trường mở +Tôi đi học +Người con gái thuyết, cổ tích, ngụ ra +Trong lòng mẹ Nam Xương. 5
- ngôn, truyện cười. +Cuộc chia tay của +Tức nước vỡ bờ +Hoàng Lê nhất 2-Tự sự Trung đại: những con búp bê +Lão Hạc thống chí +Con hổ có nghĩa +Mẹ tôi +Cô bé bán diêm +Truyện Kiều +Mẹ hiền dạy con *Nhận xét: +Đánh nhau với cối +Luc Vân Tiên +Thầy thuốc cốt ở Tự sự có đan xen xay gió 2-Tự sự hiện đại: tấm lòng yếu tố biểu cảm +Hai cây phong +Chiếc lược ngà 3-Tự sự hiện đại: *Nhận xét: +Lặng lẽ Sa Pa +Dế mèn phiên lưu Tự sự đan xen yếu tố +Bến Quê ký miêu tả, chú ý ngôi +Ngôi sao xa xôi +Vượt thác kể tự sự +Rôbinxơn ngoài +Buổi học cuối đảo hoang cùng +Bố của Ximông *Nhận xét: +Con chó Bấc Văn bản ngắn, cốt *Nhận xét: truyện đơn giản, sự Độ khó của văn kiện tình tiết ít bản tăng dần; cốt truyện phức tạp; yếu tố nghị luận, biểu cảm, thuyết minh, biểu cảm đan xen với tự sự trong văn bản III-Đặc điểm phân môn làm văn: 1-So với 2 phân môn Văn và tiếng Việt thì phn mơn lm văn có nhiều thay đổi hơn cả. Điểm cần lưu ý gio vin l thuật ngữ kiểu bi trước đây được thay thế bằng kiểu văn bản. Khái niệm kiểu văn bản rộng hơn kiểu bi. Kiểu văn bản được hiểu l phương thức biểu đạt của văn bản đó. Theo hướng hiểu này phân môn làm văn ở THCS sẽ rèn luyện học sinh kỹ năng viết 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành. Các thuật ngữ như kiểu bi:giải thích, chứng minh, bình luận, phn tích trước đây được quan niệm như một dạng thức nghị luận. 2-Tất cả các kiểu văn bản đó đều được trở đi trở lại ít nhất 2 lần trong chương trình cấp học, đến lớp 9 học sinh nắm vững đặc điểm và kỹ năng tạo lập tất cả các kiểu văn bản. Dấu hiệu tích hợp dọc được thể hiện r nt nhất trong phn mơn ny.Bảng thống k dưới đây thể hiện dấu hiệu tích hợp đồng tâm kiến thức về kiểu văn bản tự sự: Lớp 6 Lớp 8 Lớp 9 1-Tìm hiểu chung về tự sự 1-Tóm tắt văn bản tự sự 1-Miêu tả, nghị luận trong 2-Sự việc và nhân vật 2-Miêu tả và biểu cảm văn bản tự sự. trong văn tự sự trong văn bản tự sự 2-Độc-Đối thoại trong văn 3-Tìm hiểu đề và cách làm 3-Kể chuyện theo ngôi:kết bản tự sự văn tự sự, chủ đề tự sự. hợp miêu tả và biểu cảm 3-Tự sự kết hợp với biểu 4-Thứ tự kể trong tự sự, kể cảm, nghị luận. chuyện tưởng tượng sáng 4-Chuyển đổi ngôi kể tạo trong tự sự 6
- Nội dung chương trình hoàn thiện kiến thức về văn bản tự sự. Lớp 9 có điều kiện tích hợp dọc hết thảy nội dung kiến thức về các kiểu văn bản được học từ lớp 6,7,8 : Yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự. Lớp 9 cũng có điều kiện thực hiện tích hợp ngang giữa phân môn làm văn và văn học một cách triệt để nhất, bởi lẽ hệ thống văn bản trong phần văn đều xuất hiện dấu hiệu đan xen của các phương thức biểu đạt (Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê, Cố hương ). Giáo viên cần giới thiệu cho học sinh nhận biết sự nâng cao, mở rộng kiến thức tự sự từ lớp 6 đến lớp 9, kiến thức mang tính đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Do vậy nền tảng kiến thức lớp dưới là cần thiết và luôn được sử dụng . Vd: Khi tìm hiểu khái niệm tự sự là gì? -Lớp 6 nêu khái niệm: Tự sự là trình bày, kể về các sự việc và nhân vật -Lớp 9 khái niệm được mở rộng: Tái hiện lại sự việc có tính liên tục, quá trình, giữa các sự việc luôn có mối quan hệ và có ý nghĩa. B-Những định hướng về nội dung và phương pháp khi triển khai chủ đề tự chọn Ngữ văn 9( Phần văn và làm văn): I-Định hướng chung về dạy học tự chọn: 1-Cùng với chương trình chính khoá, dạy học tự chọn góp phần thực hiện mục tiêu cấp học:Dạy học nhằm hướng đến người học, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng tự học của học sinh. Trước đây chúng ta vẫn chưa chú ý đúng mức đến nhu cầu cá thể của học sinh nên phần nào hạn chế khả năng sở trường của các em, có thể xem đây là sự thay đổi cả triết lý giáo dục mang tính nhân bản. 2-Thực hiện nguyên tắc phân hóa trong dạy học : Đây là yêu cầu trong việc đổi mới hoạt động dạy học. Do lấy người học làm trung tâm nên đối tượng dạy học thay đổi tất yếu phương pháp dạy học cũng thay đổi, không thể thực hiện nội dung và phương pháp đồng nhất cho mọi đối tượng được. Dạy học tự chọn là giải pháp tích cực thực hiện nguyên tắc phân hóa. 3-Dạy học tự chọn góp phần củng cố kiến thức trong chương trình chính khoá, góp phần đào sâu mở rộng nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng ứng dụng kiến thức trong nhà trường để giải quyết những tình huống trong cuộc sống. Cần xác định rằng dạy học tự chọn không phải là hoạt động ngoại khoá, dạy học thêm như cách hiểu thông thường bấy lâu nay. Do vậy khi chọn chủ đề cần phải bám sát nội dung chương trình chính khóa phát hiện các điểm nhấn về nội dung kiến thức trong chương trình, có như thế chủ đề mới đem lại hiệu quả thiết thực. II-Nội dung kiến thức chủ đề tự chọn lớp 9: 1-Xác lập phạm vi kiến thức: Phạm vi kiến thức của chủ đề tự chọn rộng, mang tính khái quát hơn rất nhiều so với nội dung kiến thức trong giáo án của bài dạy. Do vậy khi soạn mỗi chủ đề rất công phu, phải có cách nhìn bao quát diện rộng của chương trình môn học(Nhất là đối với các chủ đề nâng cao phải tham khảo mở rộng nhiều kiến thức so với sách giáo khoa). Điều này đòi hỏi giáo viên phải có năng lực khái quát hóa vấn đề. Cụ thể đối với chương trình Ngữ văn 9 có thể thực hiện các chủ đề trong đó phạm vi kiến thức bao quát toàn cấp học vừa mang tính chất hệ thống hóa, củng cố ôn tập vừa mang tính rèn luyện kỹ năng làm văn, cảm thụ văn học để tạo tiền đề cho bậc học cao hơn. 7
- 2-Định hướng xây dựng hai loại chủ đề bám sát và nâng cao: +Chủ đề bám sát: Củng cố hệ thống hóa, tổng kết các đơn vị kiến thức đã học để học sinh nắm vững kiến thức và có khả năng vận dụng thực hành. Mức độ của chủ đề này căn cứ vào mục tiêu bài học trong chương trình-Sách giáo khoa. Đối với lớp 9 có thể củng cố kiến thức về các thể loại văn học,nội dung tư tưởng, đặc điểm thi pháp của một giai đoạn văn học, các phương thức biểu đạt trong văn bản Vd:Một số chủ đề phần văn và làm văn lớp 9 Những cảm hứng tư tưởng chủ đạo trong văn học Việt Nam Vẻ đẹp tư tưởng nghệ thuật của văn xuôi Trung đại qua một số tác phẩm đã học Đặc điểm một số thể loại Văn học Việt Nam Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận +Chủ đề nâng cao: Trên cơ sở kiến thức đã học, tiếp tục nâng cao mở rộng trên nguyên tắc đồng tâm. Chủ đề này thường triển khai dưới dạng các chuyên đề đi sâu khai thác hoặc tổng hợp về một vấn đề nào đó có liên quan đến kiến thức đã học. Chủ đề nâng cao đã giúp cho học sinh rèn luyện năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương đã học ở mức độ sâu hơn, bước đầu nhận diện được một số đặc điểm, tính chất văn học sử qua các giai đoạn văn học, Rèn luyện kỹ năng làm một bài văn hay Vd: Một số chủ đề phần văn và làm văn lớp 9 Nét đặc sắc của văn xuôi Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám Những yếu tố ngoài văn bản và việc đọc hiểu tác phẩm văn học Phương thức biểu đạt và việc kết hợp của chúng trong một văn bản Các thao tác lập luận và sự kết hợp của chúng trong một bài văn nghị luận III-Định hướng phương pháp biên soạn và dạy chủ đề tự chọn lớp 9: 1-Phương pháp biên soạn chủ đề tự chọn: Sau khi dự kiến xác định hệ thống chủ đề, giáo viên tiến hành biên soạn tài liệu dạy học tự chọn. Đây là công việc khó bởi lẽ nó khác so với giáo án một tiết dạy thông thường, đòi hỏi khả năng khái quát vấn đề từ những đơn vị kiến thức đơn lẻ trong mỗi bài học. Khi biên soạn giáo viên cần chú ý một số vấn đề sau: +Thu thập tham khảo tài liệu có liên quan đến chủ đề, chọn lựa những kiến thức cần thiết phục vụ bài soạn(Đối với chủ đề nâng cao cần mở rộng bổ sung thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa) +Xác định nội hàm chủ đề để định lượng phạm vi mức độ kiến thức cần sử dụng, từ đó định tính thành những vấn đề cần triển khai (Dưới dạng các luận điểm khoa học). +Tiến hành lập đề cương bài dạy trong đó không chỉ chú ý đến nội dung chủ đề mà còn dự kiến kế hoạch triển khai thức hiện( thể hiện qua việc xác lập hệ thống những hoạt động dạy và học). Theo chương trình THCS mới, các nội dung tự chọn môn Ngữ văn lớp 9 với thời lượng khoảng 35 tiết / học kỳ. Mỗi chủ đề tự chọn có thời lượng khoảng 6 đến 8 tiết. Giáo viên cần xác định quỹ thời gian để định lượng kiến thức cho phù hợp với tầm sức học sinh. Cấu trúc một chủ đề tự chọn gồm 2 phần: -Phần nội dung bài đọc: có thể ngắn hoặc dài tuỳ theo nội dung của từng chủ đề, biên soạn linh hoạt nhưng phải tập trung thể hiện kiến thức cơ bản cần trang bị, khắc sâu cho học sinh. -Phần hướng dẫn thức hiện: cung cấp những thông tin về phương pháp, hướng dẫn luyện tập thực hành, tự học. 8
- Do đây là lần đầu thực hiện nên sau khi biên soạn xong, giáo viên cần trình bày nội dung và ý tưởng triển khai chủ đề, tiến hành trao đổi thảo luận trong tổ chuyên môn trước khi đưa ra thực hiện. +Cho học sinh tham khảo trước tài liệu chủ đề tự chọn để chuẩn bị học 2-Phương pháp dạy học tự chọn: Dạy học tự chọn là hình thức dạy học mới, với điều kiện tài liệu về giảng dạy, phòng học còn hạn chế không tránh khỏi những khó khăn về phương pháp khi thực hiện. Thực chất dạy học tự chọn vừa có điểm giống với hình thức dạy chính khoá, lại vừa có điểm khác biệt mang tính đặc thù riêng. Muốn đề ra phương pháp tích hợp cần hiểu rõ đối tượng, tính chất và nội dung dạy học tự chọn. Đặc thù của dạy tự chọn có những thuận lợi và khó khăn về phương pháp như sau: +Thuận lợi:Đối tượng người học tương đối thuần nhất, vì bản thân việc dạy tự chọn đã hàm nghĩa phân hóa đối tượng người học cùng loại : cùng năng lực(Khá, giỏi ,yếu, kém), hoặc cùng sở thích nguyện vọng. Vì thế khi triển khai giáo viên có thể vận dụng một loại phương pháp nào đó tương ứng thích hợp cho từng chủ đề. +Khó khăn: Về cơ bản chủ đề tự chọn nhằm hướng dẫn học sinh đọc và học ở nhà do đó đòi hỏi học sinh phải có tính tự giác cao, học sinh muốn tiếp thu tốt phải làm việc ở nhà khá nhiều. Hơn nữa nội dung kiến thức và kỹ năng tập trung giải quyết một vấn đề tương đối hoàn chỉnh, trọn vẹn nên dung lượng bài học khá lớn, một chủ đề có khi phải thực hiện trong 2-3 buổi học (8 tiết) nên tính liên thông sẽ bị phá vỡ nếu học sinh không tập trung chú ý. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có năng lực vận dụng thuần thục các phương pháp cho phù hợp tuỳ theo từng thời điểm cụ thể. *Các bước lên lớp của một chủ đề tự chọn: +Bước1: Giáo viên giới thiệu mục đích, ý nghĩa và yêu cầu cần đạt của chủ đề tự chọn để cho học sinh có cái nhìn tổng thể về chủ đề, chuẩn bị tâm thế và nội dung học tập. +Bước 2:Tổ chức cho học sinh hoạt động học tập, trao đổi theo phần gợi ý thực hiện đã nêu trong tài liệu học tập của học sinh. Kiến thức và kỹ năng trong chủ đề khá phong phú nên giáo viên cần chủ động xác định công việc trong mỗi tiết học cho phù hợp, điều tiết thời gian đảm bảo tỉ lệ cân đối giữa các phần trong bài dạy. Phần gợi ý thực hiện trong các chủ đề đã nêu trong tài liệu, vì thế giáo viên dựa vào đó để điều hành tiết học. Mấu chốt khi thực hiện bước 2 là:Giáo viên nêu vấn đề và học sinh thực hiện làm việc trao đổi theo nhóm, cho học sinh chủ động nêu chính kiến của mình về bài học(Vấn đề khó có thể có nhiều ý kiến trái ngược nhau).Học sinh có thể trình bày ý kiến của mình đã chuẩn bị ở nhà. Thời lượng dành cho bước này là cơ bản(Khoảng 5 tiết). +Bước 3: Giáo viên tổng kết rút kinh nghiệm và đánh giá sau khi học xong chủ đề Do chủ đề có dung lượng kiến thức nhiều, phải thức hiện thành nhiều bởi vì thế cần dành một thời gian nhất định để tổng kết và khắc sâu một số kiến thức và kỹ năng cơ bản. Trong bước này cũng cần dành một thời lượng gọn nhẹ trong mỗi chủ đề để đành giá kết quả học tập của học sinh, củng cố rút kinh nghiệm về việc học tập của học sinh *Một số phương pháp có thể ứng dụng khi triển khai dạy học tự chọn: Trong khi triển khai dạy học không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào cả mà phải vận dụng linh hoạt tuỳ theo loại hình chủ đề, nội dung chủ đề và thời điểm sử dụng. 9
- +Phương pháp thuyết trình,đàm thoại có thể sử dụng khi giáo viên giới thiệu, trình bày hoặc củng cố chủ đề. +Phương pháp trực quan, đóng vai có thể sử dụng để minh họa cho vấn đề trình bày được sinh động hấp dẫn hơn. +Phương pháp thảo luận nhóm,nghiên cứu tình huống, tranh luận nên sử dụng triệt để khi cho học sinh tiếp cận phân tích vấn đề(đặc biệt là vấn đề mới và khó trong chủ đề). Nhìn chung cách thực hiện dạy học tự chọn theo hướng tích cực là cho học sinh tiếp cận giải quyết vấn đề, tiếp cận cùng tham gia, tiếp cận kiến tạo để lĩnh hội tri thức mới. 10
- Chương II: Biên soạn một số chủ đề tự chọn phần văn học và làm văn lớp 9 Chủ đề 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM. A-MỤC TIÊU: 1-Nắm vững đặc điểm của từng thể loại văn học sau khi đã tiếp cận hệ thống văn bản tác phẩm văn học trong chương trình THCS. 2-Bước đầu nhận diện một số khái niệm lý luận văn học về thể loại. 3-Biết vận dụng kiến thức về thể loại để phân tích tác phẩm văn học. 4-Mở ra hướng tích hợp kiến thức về các phương thức biểu đạt trong phân môn làm văn. B-KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: Chuyên đề triển khai trong 8 tiết (Đan xen giữa lý thuyết và luyện tập) C- TÀI LIỆU CHUẨN BỊ: 1-Bài học TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 2-Hệ thống các bài tập 3-Chọn lựa một số văn bản tác phẩm văn học tiêu biểu theo thể loại trong sách Ngữ văn lớp 6,7,8,9. NỘI DUNG CH Ủ ĐỀ: A-Tìm hiểu chung về thể loại văn học: 1-Thể loại văn học là những phương thức biểu đạt tồn tại cụ thể và tương đối ổn định trên văn bản của tác phẩm. Đây là dấu hiệu hình thức để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Vd: Một bài thơ, một truyện ngắn, một vở kịch. 2-Phân biệt LOẠI và THỂ: LOẠI rộng hơn THỂ, THỂ nằm trong LOẠI. Loại là phương thức biểu đạt của tác phẩm ( Tự sự, trữ tình, kịch, chính luận). Dưới đây là bảng phân loại tổng quát thể loại văn học PHƯƠNG PHƯƠNG THỨC THỂ LOẠI THỨC THỂ LOẠI (LOẠI) VĂN HỌC (LOẠI) VĂN HỌC Truyện ngắn Bi kịch Tiểu thuyết KỊCH Hài kịch TỰ SỰ Truyện thơ Chính kịch Truyện ký Lục bát Hịch Song thất lục bát CHÍNH LUẬN Cáo TRỮ TÌNH Thơ Đường luật Chiếu Thơ tự do Văn chính luận 11
- 3-Một số căn cứ để phân chia thể loại văn học: + Thể văn: Văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu +Phương thức biểu đạt: Tự sự (kể chuyện trình bày sự việc), Trữ tình (Biểu lộ tình cảm), kịch (diễn xuất trên sân khấu) , Chính luận ( biện luận thuyết giải) 4-Chú ý: Trong thực tế các tác phẩm văn học luôn có sự thâm nhập đan xen của các phương thức biểu đạt. Chẳng hạn trong tác phẩm tự sự vẫn có yếu tố trữ tình, chính luận nên khi phân tích cần chú ý. Vd: Truyên ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu không chỉ có kể chuyện về cuộc đời số phận nhân vật Nhĩ mà tác giả còn đan xen vào những lời bình luận triết lý về cuộc sống: ”Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có cái gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải , đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết.” B-Đặc điểm một số thể loại văn học: I-Phương thức tự sự: (Truyện) 1-Đặc điểm chung của truyện: 1.1-Truyện là thể loại chỉ tác phẩm sáng tác theo phương thức tự sự, sử dụng yếu tố miêu tả và kể chuyện nhằm tường thuật lại hiện thực cuộc sống trong thế giới tự nhiên, xã hội, con người. Truyện có khả năng miêu tả hiện thực cuộc sống một cách chân thực cụ thể sinh động. Khi miêu tả truyện không bị giới hạn về không gian thời gian. Vd:Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao kể về số phận cuộc đời nghèo khổ bất hạnh của người nông dân (nhân vật lão Hạc) trước Cách mạng tháng Tám. 1.2-Truyện có cốt truyện, đó là hệ thống xâu chuỗi các sự kiện xảy ra từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc truyện. Những sự kiện miêu tả trong truyện đều có tác động ảnh hưởng đến số phận tính cách của nhân vật trong tác phẩm. Do vậy khi tìm hiểu truyện người đọc cần nắm vững hệ thống các sự kiện miêu tả để tóm tắt được cốt truyện. Vd: Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”có các sự kiện sau: -Vua Hùng kén rể -Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn -Vua Hùng ra điều kiện chọn rể -Sơn Tinh đến trước cưới được Mị Nương -Thuỷ Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh -Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua trận rút về -Hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh gây ra lụt lội 1.3-Truyện có nhân vật, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu của truyện. Nhân vật trong truyện chủ yếu là con người nhưng cũng có khi là con vật mang những nét tính cách như con người (Nhân vật truyện ngụ ngôn, nhân vật Dế mèn ).Nhân vật trong truyện được miêu tả khá cụ thể sinh động qua các phương diện như: Ngoại hình, lai lịch, hành động, tâm lý, lời nói. Đây là những phương diện để khắc hoạ tính cách nhân vật. Có thể chia nhân vật truyện thành những loại sau: +Căn cứ vào vai trò của nhân vật trong tác phẩm: -Nhân vật chính: Nhân vật đóng vai trò chủ chốt xuất hiện nhiều trong tác phẩm, làm nên sườn cốt truyện.Vd: Nhân vật Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải 12
- -Nhân vật trung tâm:Trong hệ thống nhân vật chính xuất hiện nhân vật thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm. Vd: Nhân vật Thúy Kiều -Nhân vật phụ: xuất hịên ít, bổ sung làm cho nhân vật chính thêm sinh động Vd: Nhân vật Thuý Vân, Đạm Tiên. +Căn cứ vào nội dung tư tưởng tác phẩm: -Nhân vật chính diện: Nhân vật tích cực, lý tưởng thể hiện cảm hứng ngợi ca Vd: Nhân vật Tấm, Thạch Sanh -Nhân vật phản diện :Nhân vật xấu thể hiện cảm hứng phê phán. Vd: Nhân vật mẹ con Cám, Lý Thông 1.4-Ngôn ngữ truyện bao gồm ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật +Ngôn ngữ người kể chuyện: dạng thức ngôn ngữ trần thuật, kể chuyện, miêu tả góp phần cụ thể hóa đối tượng miêu tả.Thông qua lời kể, sự việc được giới thiệu một cách rõ ràng. Người kể thông thường là tác giả (ngôi kể thứ ba) nhưng cũng có khi là nhân vật sắm vai người kể chuyện (Ngôi kể thứ nhất). Vd1: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ trăm lạng bạc cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến bất hòa” (Người con Gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) Lời kể theo ngôi thứ ba giới thiệu về cuộc đời tính tình người con gái Nam Xương Vd2:”Tinh mơ sáng hôm sau, tôi về tới cổng nhà. Trên mái ngói, mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió, đủ rõ nhà không đổi chủ không dược. Những gia đình khác có lẽ đã dọn đi rồi, cho nên cảnh tượng càng hiu quạnh” ( Cố hương - Lỗ Tấn) Lời kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật kể về sự việc trở về mái nhà xưa +Ngôn ngữ nhân vật: Bao gồm ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật và ngôn ngữ nhân vật độc thoại nội tâm. Dạng thức ngôn ngữ này góp phần khắc hoạ rõ nét tâm trạng, tính cách nhân vật. Vd:”Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước ” (Làng- Kim Lân) Lời độc thoại nội tâm của nhân vật ông Hai thể hiện tâm trạng đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc. 2-Một số thể loại truyện tiêu biểu: 2.1-Truyện ngắn: Là dạng thức tự sự ngắn gọn, dung lượng hiện thực ít, số lượng nhân vật trong truyện không nhiều, khắc họa những nét điển hình của nhân vật (nhất là nhân vật chính) Vd: Làng (Kim Lân ), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) 2.2-Truyện ký: Dạng thức tự sự kể lại những câu chuyện có thật trong lịch sử, nhân vật truyện xây dựng từ nguyên mẫu những con người có thật ở ngoài đời. Vd: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc). 2.3-Truyện thơ: Dạng thức tự sự, kể chuyện miêu tả hiện thực bằng thơ (Văn vần).Ở dạng này yếu tố biểu cảm đan xen với yếu tố tự sự khá nhiều. Vd: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) 13
- 2.4-Tiểu thuyết: Dạng thức tự sự với dung lượng hiện thực lớn (Có khi cả một thời đại lịch sử), nhiều nhân vật, sự kiện, kết cấu gồm nhiều chương đoạn. Vd: Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) II-Phương thức trữ tình: (Thơ) 1-Đặc điểm chung của thơ: 1.1-Thơ là thể loại văn học chỉ tác phẩm sáng tác theo phương thức trữ tình thiên về việc bộc lộ giải bày tâm trạng, cảm xúc (Biểu cảm) của người viết (Còn gọi là chủ thể trữ tình). Vd: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ : Tác giả mượn tâm trạng con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát tự do mãnh liệt. 1.2-Khi giải bày cảm xúc, thơ thường sử dụng cách nói giàu hình ảnh gợi tả, thi vị, giàu trí tưởng tượng bay bổng tạo ra khả năng liên tưởng phong phú. Đây chính là điểm khác biệt giữa thơ và truyện: Truyện thiên về quan sát miêu tả, thơ thiên về liên tưởng biểu hiện. Chính vì thế thơ ca thường sử dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật (So sánh, ẩn dụ, nhân hóa ) để tạo những biểu tượng nghệ thuật độc đáo. Vd: Hình ảnh “Bánh Trôi nước” trong thơ Hồ Xuân Hương biểu tượng cho số phận hẩm hiu bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo “ trong bài thơ “Đồng chí “của Chính Hữu khơi gợi vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ bay bổng của nhà thơ chiến sĩ. 1.3-Ngôn ngữ thơ ca được tổ chức khá đặc biệt thể hiện qua nhịp ngắt, cách sử dụng khéo léo các thanh điệu, sự phối hợp Bằng, Trắc, sự hiệp vần thơ tạo ra giai điệu trầm bổng sâu lắng góp phần thể hiện cảm xúc của tác giả. Vd: “Ta nghe / hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng / hè ôi! Ngột làm sao / chết uất thôi Con chim Tu hú / ngoài trời cứ kêu” (Khi con Tu Hú - Tố hữu) Cách ngắt nhịp đặc biệt : 6/2 (Câu 8) và 3/3 (Câu 6) đặc tả tâm trạng uất hận dồn nén muốn vượt thoát sự ngột ngạt của cảnh ngộ tù đày. 2-Một số thể thơ phổ biến trong văn học Việt nam: 2.1-Thơ lục bát: +Thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý của Việt Nam. Đơn vị cơ bản là tổ hợp gồm một cặp câu cố định (6 tiếng và tám tiếng). Đây là thể thơ phổ biến trong ca dao. +Cách gieo vần: chữ cuối của câu 6 hiệp vần với chữ thứ 6 của câu 8, chữ cuối của câu 8 lại hiệp vần với chữ cuối của câu 6 cứ thế lặp lại theo quy luật ổn định. Vần ở chữ cuối gọi là vần chân, vần ở trong dòng gọi là vần lưng. Vd: “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” +Về thanh : các chữ thứ 2,6,8 phải thanh Bằng, chữ thứ 4 thanh Trắc. Tuy chữ thứ 6 và 8 ở câu 8 đều là thanh Bằng nhưng phải khác nhau về dấu (Thanh huyền: trầm, thanh không dấu: bổng: 14
- “ Ta về mình có nhớ ta B T B Ta về ta nhớ những hoa cùng người” B T B T 2.2-Thơ song thất lục bát: +Thể thơ cách luật cổ điển thuần túy của Việt Nam. Đơn vị cơ bản là một khổ thơ gồm tổ hợp 4 câu: Song thất ( Hai câu 7) + Lục bát, là thể thơ có sự kết hợp giữa lục bát và thơ bảy chữ. Số lượng khổ thơ trong bài không hạn định Vd: Bài “ Sau phút chia ly “ (Trích Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm) +Cách gieo vần: Chữ cuối câu 7 trên vần với chữ thứ 5 câu 7 dưới (Vần Trắc),Chữ cuối câu 7 dưới vần với chữ cuối câu 6 (Vần Bằng), chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ 6 câu 8 (Vần Bằng), chữ cuối câu 8 lại vần với chữ thứ 5 câu 7 trên của khổ sau (Vần Bằng). Vd: “ Thuở đất trời nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt 2.3-Thơ Đường luật: +Thơ Đường luật là thể thơ cách luật xuất hiện vào thời nhà Đường ở Trung Quốc (618 – 977) và du nhập vào nước ta trong giai đoạn văn học Trung đại (Thế kỷ X-hết thể kỷ XIX). Thơ Đường luật có ba dạng thức chính : Bát cú (8 câu), Tứ tuyệt (4 câu) và trường luật (10 câu trở lên) trong đó dạng thức thất ngôn Đường luật bát cú là điển hình nhất. Vd: Bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan + Đặc điểm thể thơ Thất ngôn Đường luật bát cú: - Số lượng câu, chữ: một bài thơ có 8 câu, mỗi câu thơ có bảy chữ -Vần: Chỉ sử dụng vần Bằng để gieo ở chữ cuối các câu 1,2,4,6,8. Nếu gieo không đúng gọi là lạc vần, nếu gieo miễn cưỡng gọi là ép vần. Vd: Các chữ hiệp vần trong bài thơ Qua đèo Ngang là: tà, hoa, nhà, gia, ta -Luật: Theo hệ thống ngang có sự quy định về Bằng Trắc trong từng câu thơ và toàn bài. Bài thơ được chia làm 4 liên (Cặp), mỗi liên gồm 2 câu , Bằng Trắc trong hai câu phải đối nhau theo nguyên tắc: Chữ thứ 1,3,5 được tự do (nhất, tam, ngũ bất luận), chữ thứ 2,4,6 phải đối nhau đúng luật (nhị, tứ, lục phân minh ). Dưới đây là công thức về luật của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: Liên 1 T T B B T T B Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà T B B T T B B Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Liên 2 B B T T B B T Lom khom dưới núi, tiều vài chú T T B B T T B Lác đác ven sông, chợ mấy nhà Liên 3 T T B B B T T Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc B B T T T B B Thương nhà mỏi mệng, cái gia gia Liên 4 B B T T B B T Dừng chân đứng lại, trời, non, nước T T B B B T B Một mảnh tình riêng, ta với ta. -Niêm(dính) : Theo hệ thống dọc thì chữ thứ 2 của các cặp câu sau phải niêm với nhau: Câu 1- câu 8; Câu 2 – Câu 3; Câu 4 – Câu 5; Câu 6 – Câu 7. Từng cặp này phải giống nhau về Bằng Trắc. 15
- Vd: Bài thơ Qua đèo Ngang: Tới - Mảnh; Cây - Khom; Đác - Nước; Nhà - Chân -Đối : Các cặp câu 3 và 4, câu 5 và 6 phải đối nhau về thanh, ý và từ loại Vd: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác ven sông chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia -Về bố cục: Bài thơ chia làm 4 phần : Đề (câu 1,2), Thực (câu 3,4), Luận (câu 5,6), Kết (câu 7,8) 2.4-Thơ tự do: +Thể thơ xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX và nở rộ vào những năm 1932-1945 cùng với sự ra đời của phong trào Thơ mới. Có thể coi đây là sự hiện đại hóa thơ ca về phương diện thể loại. +Thơ tự do không bị ràng buộc bởi những quy tắc chặt chẽ như thơ cách luật cổ điển, số câu thơ số chữ trong câu thơ không hạn định mà thay đổi tùy theo cảm xúc của tác giả. III-Phương thức chính luận: 1-Đặc điểm chung về văn chính luận: 1.1-Văn chính luận là thể loại đặc biệt trong sáng tác văn học trong đó người viết đứng trên một lập trường quan điểm nhất định, vận dụng lý lẽ và thực tế và dùng ngôn ngữ trực tiếp của mình để trình bày, phân tích, giải quyết một vấn đề xã hội, chính trị do cuộc sống đặt ra cho người đọc đồng tình thấu hiểu. Vd: Bài”Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp). Bằng những lý lẽ và dẫn chứng sinh động, tác giả tố cáo chế độ thực dân đã biến những người nghèo khổ ở các nước thuộc địa thành vật hy sinh cho các cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. 1.2- Văn chính luận mang tính thực tiễn, tính mục đích, tính chiến đấu và tính giáo dục rõ nét. Người viết sử dụng lý lẽ, lập luận mạch lạc chặt chẽ theo tư duy logic nhằm thuyết phục người đọc. Vd: Cách dẫn dắt vấn đề trong bài “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm khá logic chặt chẽ với sự triển khai phân tích những luận điểm tương ứng với bố cục của tác phẩm: +Luận điểm 1: Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách - Một hoạt động không thể thiếu được của con người. +Luận điểm 2: Đưa ra những khó khăn, bất cập, nguy hại trong tình hình đọc sách hiện nay của con người. +Luận điểm 3: Định hướng phương pháp đọc sách đạt hiệu quả cao, chọn lựa sách cần đọc. 1.3-Ngôn ngữ chính luận chính xác, trong sáng; cấu trúc cú pháp câu văn chặt chẽ; giọng điệu văn chương hùng hồn nhằm đạt hiệu quả tuyên truyền một cách có nghệ thuật. Vd: Cấu trúc câu văn trong “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” 16
- Câu văn cấu trúc theo quan hệ nhân - quả, sử dụng phương thức điệp cú pháp trong các vế câu tạo sự logic chặt chẽ. Giọng văn sảng khoái, tự hào, hùng hồn khẳng định thành quả giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. 1.4-Văn chính luận tuy thiên về lý trí nhưng vẫn đan xen yếu tố biểu cảm, người viết không chỉ phân tích diễn giải mà còn bày tỏ thái độ tình cảm đối với vấn đề nghị luận. Văn chính luận sử dụng cách nói giàu hình ảnh mang tính nghệ thuật cao. VD: Bài “Hịch Tướng sĩ ” của Trần Quốc Tuấn “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” 2-Một số thể văn chính luận trong văn học Trung đại Việt Nam : 2.1-Đặc trưng của văn chính luận Trung đại: +Thuộc kiểu văn Biền ngẫu ,gọi tắt là Biền văn ( 駢 偶 ): được du nhập từ văn học cổ điển Trung Quốc vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Đây là loại văn chương gồm nhiều vế đối nhau theo nguyên tắc đối xứng. Câu văn chia thành 2 vế tương đương về số lượng từ, giống nhau về cấu trúc cú pháp. Vd: “Nhân tài như lá mùa thu Tuấn kiệt như sao buổi sớm” +Từ ngữ dùng trong Biền văn phải trang trọng (Điển nhã), thường sử dụng từ ngữ Hán Việt mang sắc thái cổ kính, sử dụng các điển tích, điển cố trong lịch sử xa xưa. Đây là nét tâm lý đặc thù của của con người thời Trung đại: Học theo tiền bối, noi theo mệnh trời. Họ coi thời hoàng kim là thời đã qua, khuôn mẫu quy phạm được làm nên bởi tiền bối nên thường trích dẫn điển tích, điển cố và trở thành nguyên tắc thẩm mỹ khi sáng tác. Vd: “Than ôi! một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi) Từ “Nhung y” chỉ tấm áo giáp vua ban mặc ra trận được mượn từ điển tích trong Thiên Vũ Thành (Kinh Thư). Tích kể rằng Vũ Vương (Nhà Chu) dấy binh tiêu diệt vua Trụ là tên vua bạo chúa. Quần chúng nể phục Vũ Vương và ca ngợi: “Nhất nhung y thiên hạ đại định”(Mặc áo bào một lần mà thiên hạ yên ổn). Nguyễn Trãi mượn tích này để ca ngợi sự nghiệp kháng chiến chống Minh của Lê Lợi. 2.2-Một số thể văn tiêu biểu: a-Hịch: +Hịch là thể văn chính luận cổ điển thường do những tướng lĩnh, vua chúa viết nhằm kêu gọi tuyên truyền động viên tinh thần chiến đấu của toàn dân. Hịch thường xuất hiện khi đất nước lâm nguy, có giặc ngoại bang xâm lược. Hịch được truyền nhằm mục đích kêu gọi toàn dân đánh giặc, tạo niềm tin tâm thế cho quân sĩ trước giờ xuất chinh, làm cho kẻ thù nao núng tinh thần. Vd: Hịch tướng sĩ, Hịch Quang Trung, Hịch đánh Tây +Hịch thường nêu những vấn đề trọng đại mang tính thời sự cấp bách gắn liền với vận mệnh quốc gia dân tộc. Hịch đưa ra những luận đề chính luận để phân tích, tuyên truyền. Giọng văn dứt khoát, dồn dập trên tinh thần kêu gọi. Vd: “Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những tổ tông ta bị giày xéo mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp 17
- này chịu nhục rồi đến trăm năm sau, tiếng khôn dơ khôn rửa, tiếng xấu còn lưu, mà đến thanh danh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?” (Hịch tướng sĩ ) Tác giả phân tích diễn giải cái được - mất, thiệt - hơn, thịnh - suy, lợi - hại như những cặp phạm trù chính luận mang tính đối nghịch để tướng sĩ suy nghĩ xoá bỏ tư tưởng cầu an hưởng lạc. Sự lập luận hướng vào tâm lý tướng sĩ thức tình lòng danh dự, tự trọng của người trượng phu quân tử. +Kết cấu: Một bài hịch thường có 3 phần: -Phần mở đầu: Trên cơ sở lý luận và lịch sử, người viết khơi dậy truyền thống yêu nước vẻ vang của dân tộc -Phần nội dung: Phân tích nhận định tình hình quân địch và ta; vạch trần tội ác của kẻ thù để kích thích lòng căm thù giặc sâu sắc. -Phần kết luận: Định hướng đường lối chủ trương đánh giặc và kêu gọi toàn dân đoàn kết chiến đấu. b-Cáo: +Là thể văn chính luận cổ điển dùng trong vương triều. Vua chúa, lãnh tụ thường sử dụng thể loại này để tuyên bố kết quả sự nghiệp chiến đấu chống giặc thắng lợi cho thần dân thiên hạ biết. Có thể coi đây là bản tuyên ngôn của vương triều mang tính pháp lý lịch sử. Vd: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) tuyên bố về sự nghiệp kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn thắng lợi. Thang cáo (Kinh thư) tuyên bố sự việc vua Thang chiến thắng vua Kiệt ở thời Tam đại (Trung Quốc). +Cáo thường nêu những vấn đề trọng đại mang tầm vóc quốc gia, gắn liền với vận mệnh lịch sử của dân tộc như :chống giặc ngoại xâm, độc lập dân tộc, truyền thống anh hùng. Giữa cáo và hịch tuy có chỗ gần gũi nhau về nội dung nhưng mục đích viết thì khác biệt: -Hịch xuất hiện khi cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm bắt đầu xảy ra nhằm kêu gọi chống giặc cứu nước. -Cáo xuất hiện khi cuộc chiến tranh kết thúc nhằm tuyên ngôn chiến thắng như khúc ca khải hoàn. Vd: Bình Ngô đại cáo khẳng định hành trình lịch sử chống giặc Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, tuyên bố quyền độc lập tự do của nước Đại Việt vào thế kỷ XV +Mặc dù là một thứ công văn nhưng nhiều bài cáo là một tác phẩm văn học đích thực, cảm hứng anh hùng là âm hưỡng chủ đạo. Giọng văn luôn có sự thay đổi tuỳ theo mục đích chính luận. - Khi thì rắn rỏi đanh thép nhằm luận tội ác kẻ thù : “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Dối trời, lừa dân đủ muôn nghìn kế Gây binh kết oán, trải hai mươi năm” - Khi thì tự hào sảng khoái ngợi ca chính nghĩa: “ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật 18
- Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay Sĩ khí đã hăng Quân thanh càng mạnh” +Kết cấu một bài cáo thường theo trình tự 4 phần - Nêu tư tưởng chính trị hay quan niệm đạo đức của thời đại làm cơ sở cho sự lập luận Vd: Luận đề chính nghĩa mở đầu Bình Ngô đại cáo: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” - Vạch rõ tính chất đối nghịch về tư tưởng của kẻ thù xâm lược, tố cáo tội ác của giặc. - Tường thuật quá trình chiến đấu gian khổ và tất thắng - Tuyên bố kết quả thắng lợi và khẳng định tính chính nghĩa của sự nghiệp cho thần dân thiên hạ biết. c-Chiếu: +Là thể văn chính luận cổ điển vua chúa thường dùng để ban bố một chủ trương mệnh lệnh quan trọng của vương triều. Chức năng của chiếu là công bố những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ nhà vua nêu ra và yêu cấu thần dân thực hiện. Chiếu xuất hiện từ thời cổ đại ở Trung Quốc ban đầu gọi là mệnh, sau đó gọi là lệnh. đến đời nhà Tần đổi là chiếu.(Liên hệ với những công văn, sắc lệnh của chính phủ hiên nay) Vd: Thiên đô chiếu (Lý Thái Tổ), Xá thuế chiếu (Lý Thánh Tông), Lâm chung di chiếu (Lý Nhân Tông). +Mặc dù là công văn nhưng để mang tính thuyết phục thần dân thiên hạ nhưng nhiều bài chiếu mang đặc điểm của tác phẩm văn học đích thực thể hiện qua những dấu hiệu sau: -Việc trình bày các chủ trương không phải bằng những mệnh lệnh trừu tượng khô cứng mà từ mệnh lệnh của con tim với nhiệt huyết nồng nàn. Yếu tố biểu cảm có sự đan xen với chính luận. Vd: Những lập luận trong “Chiếu dời đô” đều xuất phát từ lý lẽ của trái tim hơn là lý trí thuần tuý. Việc dời đô ra Đại La là chân lý xuất phát từ “Vâng mệnh trời”, “theo ý muôn dân”, “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời”. Đan xen với những câu văn chính luận là câu văn biểu cảm thống thiết: “ Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”. -Ngôn ngữ không chỉ mang tính đơn thoại một chiều của người trên ban lệnh cho kẻ dưới mà là ngôn từ mang tính chất đối thoại trao đổi tâm tình gần gũi thân mật. Vd: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” PHẦN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 1-Để thực hiện tốt các nội dung cơ bản nêu ra ở phần mục tiêu chủ đề, giáo viên cần chú ý một số định hướng sau khi thực hiện chuyên đề: +Thực hiện đan xen giữa việc cung cấp kiến thức lý thuyết và thực hành luyện tập trong mỗi tiết học. +Chọn lọc những tác phẩm văn học tiêu biểu đã học trong chương trình từ lớp 6 đến lớp 9 để làm ngữ liệu minh hoạ lý thuyết, không nên sa vào thuyết giảng lý thuyết thuần tuý. +Luôn có ý thức tích hợp với phân môn làm văn: Các phương thức biểu đạt (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận.) 19
- 2-Một số gợi ý về hoạt động dạy học trong từng tiết dạy cụ thể: Tiết 1: Giới thiệu cho HS về mục đích, khái quát nội dung chuyên đề và thực hiện phần Tìm hiểu chung về thể loại văn học *Hoạt động 1: GV cho HS nhắc lại một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình theo thể loại (Có thể sử dụng bảng thống kê) TRUYỆN THƠ CHÍNH LUẬN *Hoạt động 2: Cho HS nhận diện phương thức biểu đạt ở một số tác phẩm theo thể loại: Truyện ( tự sự:kể, tả); Thơ ( Trữ tình, biểu cảm); Chính luận (lập luận) từ đó dẫn dắt hình thành khái niệm thể loại văn học. *Hoạt động 3: GV dùng bảng phân chia thể loại để cho HS nhận diện cấp độ LOẠI và THỂ. *Hoạt động 4: GV dùng một số tác phẩm văn học để làm rõ hiện tượng đan xen của các phương thức biểu đạt trong tác phẩm. Tiết 2: Dạy nội dung Đặc điểm phương thức tự sự (Truyện) *Hoạt đông 1: Tìm hiểu khái niệm truyện GV hướng dẫn HS tìm hiểu một tác phẩm truyện phát hiện các yếu tố miêu tả, kể chuyện từ đó hình thành khái niệm. *Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc trưng của truyện: + GV hướng dẫn HS tìm hiểu các yếu tố của truyện như:cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ truyện. Phương pháp tiến hành: Cho HS khảo sát tác phẩm cụ thể phát hiện các yếu tố trên sau đó khái quát thành lý luận. *Hoạt động 3: GV dùng một số tác phẩm truyện đã học cho HS chỉ ra những nét đặc trưng riêng của từng thể loại truyện : Truyện ngắn, truyện ký, truyện thơ, tiểu thuyết. *Hoạt động 4: Luyện Tập Bài tập 1: Tóm tắt một số tác phẩm truyện đã học dưới dạng lược đồ cốt truyện (Tìm và xâu chuỗi các sự kiện trong tác phẩm). Bài tập 2:Phân tích những nét độc đáo trong việc miêu tả nhân vật Mã Giám sinh (Ngoại hình,lai lịch, hành động, suy nghĩ, lời nói) trong đoạn trích “Mã Giám sinh mua kiều” để làm nổi bật tính cách xấu xa của hắn. Bài tập 3:Nhận xét về ngôi kể trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao. Tiết 3: Dạy nội dung đặc điểm phương thức trữ tình (Thơ) *Hoạt động 1:Tìm hiểu bản chất của thơ. GV giải thích thuật ngữ trữ tình (biểu lộ tình cảm) để làm rõ bản chất thơ ca. Cho HS so sánh sự khác nhau cơ bản giữa trữ tình (Thơ) và tự sự (truyện) (Dùng tác phẩm cụ thể để so sánh). *Hoạt động 2:GVchọn lựa những bài thơ tiêu biểu trong chương trình để HS nhận diện những đặc trưng cơ bản của thơ: thể hiện cảm xúc bằng cách nói giàu hình ảnh gợi tả, trí tưởng tượng bay bổng, ngôn ngữ thơ ca tổ chức đặc biệt ( Vần thơ, nhịp thơ, thanh điệu). Đây chính là điểm nhấn khác biệt giữa thơ và truyện. *Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập1:Nhận diện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “ Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa” (Nguyễn Du) 20
- Bài tập 2: Đọc và ngắt nhịp đúng những câu thơ sau: +Một chiếc xe đạp băng vào bóng tối (Xuân Diệu) +Càng nhìn ta lại càng say (Tố Hữu) +Non cao tuổi vẫn chưa già (Tản Đà) +Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy (Nguyễn Đình Thi) Vì sao lại ngắt nhịp như thế? Tiết 4: Giới thiệu đặc điểm một số thể thơ phổ biến trong văn học Việt Nam *Hoạt động 1:GV cho HS nhắc lại một số bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6,7,8,9 theo thể loại (Có thể dùng bảng thống kê phân loại) Lục bát Song thất lục bát Thơ Đường luật Thơ tự do *Hoạt động 2: GV dùng những bài thơ tiêu biểu trong chương trình hướng dẫn HS nhận dạng đặc điểm về cấu trúc, hiệp vần, thanh điệu của các thể thơ Lục bát, song thất lục bát, Đường luật, tự do (Nên dành thời gian cho thể thơ khó như thơ Đường luật). Ở phần này GV không nên thiên về lý thuyết mà tăng cường dùng dẫn chứng tác phẩm để mô tả đặc điểm thể loại. Chú ý: Do nội dung kiến thức trong tiết học khá nhiều nên phần luyện tập dành cho tiết sau. Tiết 5: Luyện tập củng cố phương thức trữ tình Hình thức luyện tập phong phú đa dạng : tổ chức theo nhóm thảo luận hoặc từng HS. Loại hình bài tập đa dạng: Bài tập nhận diện phát hiện, phân tích cảm thụ, bài tập sáng tạo Bài tập1: Tìm hiểu đặc điểm thể thơ Đường luật qua bài “Bạn đến chơi nhà”(Nguyễn khuyến) (Ngữ văn 7). Bài tập 2:Cảm nhận của em về những nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn thơ sau: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như một mảnh hồn làng Rướn thân nắng bao la thâu góp gió ” (Quê hương - Tế Hanh) Bài tập 3:Phát hiện và cảm thụ những nét độc đáo đặc biệt trong những câu thơ sau: + “Mùa xuân cùng em lên đồi thông Ta như chim bay trên tầng không” (Lê Anh Xuân) + “ Tài cao phận thấp chí khí uất Giang hồ mê chơi quên quê hương” (Tản Đà) + “ Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh” (Nguyễn Du) + “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi” (Chế Lan Viên). Bài tập 4: Tìm và phân tích những câu thơ sử dụng hình ảnh gợi tả, giàu trí tưởng tượng Bài tập 5:(Làm ở nhà) Sáng tác một bài thơ lục bát về chủ đề nhà trường. Tiết 6: Dạy nội dung đặc điểm phương thức chính luận *Hoạt động1: GV cho HS nhắc lại những tác phẩm chính luận đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. Nhân xét về đặc điểm phương thức biểu đạt trong tác phẩm (tích hợp với kiến thức phân môn làm văn). Từ đó hình thành khái niệm về văn chính luận. *Hoạt động 2:GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm văn chính luận qua các bình diện: Lý lẽ lập luận logic (Hệ thống luận điểm), dẫn chứng thuyết phục (luận cứ), ngôn ngữ 21
- chính xác. Đặc biệt chú ý yếu tố biểu cảm đan xen tạo cho bài văn vừa thấu tình, đạt lý (Tích hợp với kiến thức làm văn: Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận). Chọn lựa một số tác phẩm tiêu biểu để dẫn chứng (chú ý cả chính luận Trung đại và hiện đại). *Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1: Tìm hệ thống luận điểm luận cứ trong bài “Chiếu dời đô” (Lý Công Uẩn). Bài tập 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn bản “Thuế máu” (Phần I: Chiến tranh và “Người bản xứ”) Tiết 7: Tìm hiểu một số thể văn chính luận trong văn học Trung đại Việt Nam *Hoạt động 1:GV cho HS nhắc lại một số thể loại chính luận trong văn học Trung đại Việt Nam qua một số tác phẩm đã học. *Hoạt động 2: GV dụng những tác phẩm chính luận đã học hướng dẫn HS nhận diện đặc điểm chung của văn chính luận Trung đại. Có thể giải thích rõ thêm về thuật ngữ “Biền ngẫu”:Nghĩa đen : “Biền” chỉ hai con ngựa thắng chung xe, “Ngẫu”chỉ hai người gọi cùng một lúc. Biền ngẫu còn gọi là “Đối trượng”nghĩa là sóng đôi như hai hàng thị vệ xếp nghiêm trang trong lúc chầu vua, Thuật ngữ này chỉ loại văn có sự cân xứng sóng đôi trong cấu trúc câu văn . *Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của từng thể văn chính luận Trung đại: Hịch, Cáo, Chiếu (Dựa vào tác phẩm cụ thể để nhận diện) *Hoạt động 4: Luyện Tập Bài tập 1: Dựa vào kết cấu, em hãy tìm hiểu bố cục bài Hịch tướng sĩ Bài tập 2: So sánh điểm giống và khác nhau giữa Hịch và Cáo Bài tập 3: Tìm những yếu tố biểu cảm trong bài Hịch tướng sĩ. Giả sử lược bỏ những yếu tố ấy đi thì tác phẩm sẽ thế nào? Tiết 8: Tổng kết chuyên đề *GV hướng dẫn HS ôn tập tất cả các thể loại văn học đã học, có thể sử dụng hình thức biểu bảng để ôn tập. GV dùng bảng câm để HS điền khuyết. Đặc điểm Phương Các thể loại VH Tác phẩm tiêu biểu Tác giả thức biểu đạt Tự sự Trữ tình Chính luận *Kiểm tra chuyên đề: Nên ra đề vận dụng kiến thức về thể loại để tìm hiểu một tác phẩm văn học cụ thể. Đề ra gồm cả phần trắc nghiệm và tự luận.Gợi ý một dạng thức đề sau: I-Phần trắc nghiệm(3 điểm) Câu1(0,5 điểm): Đặc trưng cơ bản của truyện là: a-Sử dụng lập luận để giải thích một vấn đề theo quan điểm của người viết. b-Thể hiện tâm trạng cảm xúc cuả tác giả c-Kể chuyện miêu tả tường thuật về sự việc. d-Đưa sự việc lên sân khấu trình diễn Câu 2(0,5 điểm): Khi cảm thụ thơ cần chú ý khai thác các yếu tố: a-Cốt truyện , nhân vật, sự kiện b-Hệ thống lập luận và dẫn chứng c-Tâm trạng của tác giả d-Hình ảnh, từ ngữ, nhịp điệu góp phần thể hiện cảm xúc. 22
- Câu 3(0,5 điểm): Tác phẩm chính luận thường sử dụng các phương thức biểu đạt gì? a-Miêu tả +Kể chuyện c-Kể chuyên +Biểu cảm b-Biểu cảm + Thuyết minh d-Lập luận +Biểu cảm Câu 4(0,5 điểm):Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” sáng tác theo thể loại nào? a-Truyện thơ c-Văn chính luận b-Tuỳ bút d-Tiểu thuyết lịch sử Câu 5(0,5 điểm):Tác phẩm “Chiếu dời đô” sáng tác nhằm mục đích gì? a-Tuyên ngôn độc lập c-Công bố một chủ trương b-Giải bày cảm xúc d-Tường thuật sự việc Câu 6 (0,5 điểm):Bài thơ “Lượm” có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào? a-Tự sự +Lập luận c-Biểu cảm +Tự sự b-Biểu cảm +Thuyết minh d-Biểu cảm +Lập luận . II-Phần tự luận(7 điểm) Cảm nhận của em trong việc Nguyễn Du miêu tả tài sắc của nhân vật Thuý Vân, Thuý Kiều qua đoạn thơ sau: “Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” 23
- Chủ đề: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN A-MỤC TIÊU: Qua chủ đề này, HS sẽ nắm vững được những kiến thức và kỹ năng cơ bản sau: 1-Thế nào là văn nghị luận, bản chất đặc trưng của nghị luận 2-Các dạng thức nghị luận được học trong chương trình 3-Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận +Nắm vững các nguyên tắc khi triển khai một vấn đề nghị luận +Một số lỗi sai học sinh thường mắc phải khi làm bài văn nghị luận +Định hướng những kỹ năng để làm một bài văn nghị luận đúng và hay. 4-Tích hợp với phân môn văn học từ các văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. B-KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: Chuyên đề thực hiện trong 8 tiết (Đan xen cả lý thuyết và luyện tập) C-TÀI LIỆU CHUẨN BỊ: 1-Bài học Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận 2-Một số văn bản nghị luận đặc sắc trong Văn học Việt Nam và thế giới 3-Các bài tập luyện tập NỘI DUNG CH Ủ ĐỀ: I-Khái quát về văn nghị luận: 1-Thế nào là văn nghị luận: Văn nghị luận là loại văn dùng những lý lẽ lập luận, dẫn chứng nhằm bàn bạc, thảo luận đề xuất những ý kiến riêng của người viết về những vấn đề trong đời sống xã hội như: Văn hóa, triết học, đạo đức, chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật Vd:Bàn luận về phép học (La Sơn Phu Tử), Đi bộ ngao du (Ru-xô),Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc). Hãy thử so sánh hai đoạn văn, thơ dưới đây: Vd1:“Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khoẻ được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn lại những người đi bộ lại vui vẻ, khoai khoái và hài lòng với tất cả.” (Đi bộ ngao du (Ru-xô) Vd 2: “Mặc dù bị trói chân tay Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng Vui say ai cấm ta đừng Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu” (Thơ Hồ Chí Minh) Ở Ví dụ 1 là đoạn văn nghị luận, tác giả dùng lý lẽ và dẫn chứng để nêu bật vai trò tác dụng của việc đi bộ ngao du.Ở ví dụ 2 là bài thơ thể hiện cảm xúc tâm trạng ung dung tự tại của Bác trên đường đi. 2-Vai trò tác dụng của văn nghị luận: Nghị luận là kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội. Thực tiễn nhu cầu giao tiếp luôn đặt ra những tình huống đòi hỏi con người phải lập luận cắt nghĩa các vấn đề đặt ra 24
- trong đời sống. Nghị luận có tác dụng rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt một vấn đề nào đó một cách chặt chẽ, khúc chiết thấu tình đạt lý. Nếu như văn miêu tả biểu cảm rèn luyện óc quan sát, trí tưởng tượng giàu cảm xúc thì văn nghị luận rèn luyện tư duy logic, năng lực lập luận để thuyết phục người tiếp nhận. Trong nhà trường nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong phân môn làm văn. 3-Một số dạng thức nghị luận trong chương trình làm văn THCS: Văn nghị luận được học trong chương trình làm văn THCS bao gồm một số dạng thức sau: 3.1-Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội:Trình bày quan điểm, suy nghĩ, thái độ (Khẳng định hay phủ định, biểu dương hay phê phán) về một sự việc, hiện tượng nào đó xảy ra trong đời sống (gia đình, học đường,xã hội ) Vd: Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường, vượt khó trong học tập . 3.2-Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý: Trình bày suy nghĩ, thái độ về một quan niệm tư tưởng, đạo lý, lối sống, văn hóa định hình trong cuộc sống của con người. Những quan niệm đó thường thể hiện dưới hình thức một ý kiến nhận định đánh giá có tính chất khuyên răn (Tục ngữ, danh ngôn, nhận định mang tính chân lý). Vd: Nghị luận về đức tính tự trọng, đức hy sinh, lòng vị tha Nghị luận về đạo lý “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn”, “yêu nước thương nòi” 3.3-Nghị luận về nhân vật văn học: Trình bày những nhận xét, đánh giá thông qua việc cảm nhận phân tích nhân vật văn học. Những ý kiến nhận xét xuất phát từ cách xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả (Đặc điểm ngoại hình, tính cách), ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. Vd: Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong truyện “Người con gái Nam Xương” 3.4-Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: cảm thụ, trình bày những nhận xét đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. Khi nghị luận cần bám vào những yếu tố trong văn bản như: cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, cấu trúc câu thơ Vd:Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ “Mây và sóng” của Tagor. *Chú ý: +Cần phân biệt rõ hai khái niệm: Kiểu bài nghị luận và phương pháp nghị luận.Ở chương trình làm văn lớp 7 chúng ta có học nội dung: Lập luận chứng minh và giải thích. Đây không phải là kiểu bài (như cách gọi của sách giáo khoa cũ) mà chỉ là phép lập luận (Phương pháp nghị luận). +Tuy nghị luận là một kiểu văn bản độc lập với các kiểu văn bản khác như: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. điều hành nhưng trong thực tế khi tạo lập văn bản người viết thường có sự đan xen của các phương thức biểu đạt để làm cho văn bản phong phú hấp dẫn: -Nghị luận +thuyết minh + biểu cảm -Tự sự + Biểu cảm + Nghị luận II-Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận: 1-Vấn đề có ý nghĩa xã hội là nội dung nghị luận: “Vấn đề” xuất hiện do nhu cầu thực tiễn đặt ra. Nhiệm vụ của văn nghị luận là tìm hiểu, phân tích và giải quyết vấn đề một cách khoa học. Trong cuộc sống có vô vàn vấn đề nhưng không phải vấn đề nào cũng trở thành đối tượng của văn nghị luận. Văn nghị luận 25
- chỉ tập trung giải quyết những vấn đề mang ý nghĩa xã hội, tức là vấn đề được nhiều người quan tâm, nếu giải quyết nó sẽ có tác dụng đối với sự phát triển con người và xã hội. Vấn đề có thể là một hiện tượng trong đời sống xã hội, hiện tượng văn học nghệ thuật, quan điểm tư tưởng đạo lý Vd: Vấn đề nhu cầu đọc sách, vấn đề bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, Vấn đề thơ Mới 2-Tính chất logic của văn nghị luận: Văn nghị luận sử dụng lập luận lý lẽ để bàn bạc giải thích làm sáng tỏ vấn đề. Lập luận chỉ thực sự có ý nghĩa thuyết phục, tường minh nếu các luận điểm được triển khai hợp lý đảm bảo tính logic của vấn đề. Vd: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được triển khai bằng lập luận khá logic: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Quan điểm nhân nghĩa được hiểu là nhân dân được yên ổn, mà muốn an dân thì phải ‘Trừ bạo” tức là đánh giặc cứu nước. 3-Tính chỉnh thể trong cấu trúc văn nghị luận: Một bài nghị luận dù dài hay ngắn đều là một văn bản hoàn chỉnh về cấu trúc nội dung lẫn hình thức. Nội dung các luận điểm có mối quan hệ với nhau chặt chẽ, cấu trúc hình thức văn bản gồm 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận; mỗi phần thực hiện chức năng nghị luận khác nhau. Vd:Trong bài “Đi bộ ngao du”, Ru-xô chỉ ra tác dụng của việc đi bộ bằng những luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ trong chỉnh thể văn bản: +Luận điểm 1: Đi bộ ngao du khiến con người được tự do không lệ thuộc vào điều gì cả +Luận điểm 2: Đi bộ ngao du có dịp mở mang vốn hiểu biết về cuộc sống +Luận điểm 3: Đi bộ ngao du góp phần rèn luyện sức khỏe, thư giãn tinh thần. 4-Tính chất đối thoại trong văn nghị luận: Mục đích văn nghị luận là bàn bạc thảo luận và đề xuất vấn đề nào đó để thuyết phục con người nên bao giờ cũng có một ai đó để giao tiếp, đối thoại. Do vậy “hình ảnh người đối thoại” là vấn đề chủ thể nghị luận luôn quan tâm. Tính chất đối thoại được thể hiện thông qua từ ngữ, sử dụng câu văn,giọng điệu nghị luận. Vd: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là cuộc đối thoại, trao đổi, tranh luận giữa tác giả và tướng sĩ nhà Trần để động viên thuyết phục ý chí đánh giặc, xoá bỏ tư tưởng cầu an hưởng lạc đang tồn tại trong một bộ phận tướng sĩ lúc bấy giờ: “Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta” III-Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận: 1-Nắm vững một số nguyên tắc cơ bản khi làm văn nghị luận: Khi thực hiện tạo lập một văn bản nghị luận, chúng ta cần lưu ý một số yêu cầu mang tính nguyên tắc như sau: 1.1-Tính định hướng: Khi nghị luận phải xác định đúng hướng, có nghĩa là các ý kiến lý lẽ đưa ra dù mở rộng đi sâu đến đâu cũng phải xoay quanh trục luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. Nghị luận không được dài dòng, lan man, xa đề hay lạc đề. Do vậy phải xác 26
- định nội dung cần nghị luận là gì, vấn đề này có liên quan đến việc phân tích tìm hiểu đề khi làm văn. Vd: Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” để khẳng định yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc, tác giả Hồ Chí Minh đã triển khai những luận điểm sau xoay quanh trục chủ đề: +Lịch sử đã chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta +Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với truyền thống tổ tiên ngày trước +Bổn phận của chúng ta là phải biến lòng yêu nước thành hành động yêu nước cụ thể. 1.2-Tính mạch lạc, liên kết: Hệ thống các luận điểm, luận cứ phải được sắp xếp có ý trước, ý sau, ý chính, ý phụ theo từng cấp độ để người đọc dễ dàng theo dõi và nhận ra mạch ý của văn bản. Bài nghị luận phải mạch lạc nhưng không phải như một phép cộng đơn giản của từng luận điểm riêng lẻ mà giữa các ý có sự liên kết thành một chuỗi lập luận từ ý này đến ý khác, ý sau mở rộng bổ sung cho ý trước, ý phụ cụ thể hóa ý chính.Các ý liên kết thành hệ thống xuay quanh chủ đề. Liên kết bao gồm cả liên kết nội dung ( liên kết ý ) và liên kết hình thức ( Liên kết giữa các đoạn văn, câu văn, từ ngữ ). Tính mạch lạc và liên kết luôn có sự gắn bó với nhau tạo nên chỉnh thể bài văn trọn vẹn. Để có được phẩm chất này , lập luận đóng vai trò quan trọng khi triển khai bài viết. Vd: Tính mạch lạc, liên kết trong bài “Bàn về đọc sách”của tác giả Chu Quang Tiềm thể hiện qua sự sắp xếp, xâu chuỗi hệ thống các luận điểm như sau theo trình tự bố cục bài văn: Phần I: “ Học vấn Phát hiện thế giới mới”: Khẳng định vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc đọc sách: +Vai trò của sách: -Sách là kho tàng cất giữ di sản tinh thần của nhân loại -Sách là cột mốc trên con đường tiến hóa của nhân loại -Sách lưu giữ các thành tựu tri thức của nhân loại qua từng thời đại. + Tác dụng của sách: -Sách góp phần tích luỹ nâng cao vốn tri thức - Là sự chuẩn bị cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới. Phần II: “Lịch sử càng tiến lên tiêu hao lực lượng”: Chỉ ra những khó khăn, bất cập của việc đọc sách trong thời đại hiện nay + Sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” không kịp tiêu hóa. +Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, đọc lan man lãng phí thời gian vô ích. Phần III: “Đọc sách không cốt lấy nhiều hết bài”: Bàn về phương pháp đọc sách ( Lựa chọn sách cần đọc và cách đọc sách thế nào để hiệu quả ) +Lựa chọn sách cần đọc -Chọn sách có giá trị, thiết thực bổ ích cho mình -Cần đọc kỹ những cuốn sách thuộc lãnh vực chuyên môn của mình +Phương pháp đọc sách -Không nên đọc lấy số lượng, đọc lướt qua mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm, tưởng tượng -Đọc có kế hoạch, có hệ thống không đọc tràn lan theo kiểu ngẫu hứng cá nhân 27
- 1.3-Tính trong sáng:Văn phong bài nghị luận phải trong sáng, chuẩn tắc. Điều này thể hiện qua việc dùng từ, đặt câu, đặc biệt dụng nhiều từ ngữ khái quát, trừu tượng kết hợp với từ ngữ giàu hình ảnh và những câu văn mang tính phán đoán, suy luận. Cần chọn lựa giọng điệu nghị luận cho phù hợp với vấn đề và đối tượng nghị luận. Vd: Chu Quang Tiềm ví việc đọc sách không chịu suy ngẫm như “cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa, ý loạn” hoặc ví việc đọc sách như “đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh và đại quân tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu” 2-Một số lỗi học sinh thường mắc phải khi làm bài nghị luận: Trong quá trình làm bài văn nghị luận học sinh thường mắc phải những lỗi sau: 2.1-Không có ý thức thói quen lập dàn ý khi làm bài: Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi làm bài thường nghĩ đến đâu viết đến đó mà không lập dàn ý. Hậu quả là bài viết thiếu mạch lạc, logic, ý lôn xộn. 2.2-Lạc ý: “Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ là nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt và sâu sắc ”. Nội dung chính của luận điểm này là nói về tình yêu nam nữ (Thể hiện qua câu chủ đề), nhưng khi triển khai luận cứ lại lạc ý nhắc đến yêu xóm làng, ruộng đồng. 2.3-Thiếu ý : “ Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng thời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất cờ hồng đánh tan quân thái thú Tô Định. Đất nước ta sau hơn hai thể kỷ bị quân phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn”. Nội dung chính của luận điểm này nói đến truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta trong mọi thời đại nhưng khi triển khai luận cứ chỉ mới nói đến thời kỳ lịch sử Trung đại chưa bao quát ý lớn nhắc đến toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc. 2.4-Lặp ý: “Mọi vật trong bài Mùa thu câu cá của Nguyễn Khuyến đều buồn. Mùa thu câu cá là một bài thơ buồn. Cảnh vật đều phảng phất nỗi buồn man mác. Nỗi buồn như thấm vào cảnh vật. Cảnh vật nào mà chẳng buồn khi con người có tâm trạng buồn”. Nội dung thông báo trong lập luận là nỗi buồn của thi nhân trong bài “Mùa thu câu cá” nhưng lặp lại thừa ở nhiều câu . 2.5-Mâu thuẫn ý: “Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Sóng biển cài then , đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không có một tiếng động. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm bay phần phật trước gió. Tiếng sóng vỗ mạn thuyền rì rầm nghe như bản nhạc vô tận của biển cả ngân nga muôn lời tâm sự” . Đoạn văn các ý mâu thuẫn, thiếu logic ở chỗ nói đến không gian biển khơi yên tĩnh vắng lặng mà lại “Lá cờ phần phật trước gió”, “sóng rì rầm như bản nhạc vô tận ngân nga”. 2.6-Lỗi diễn đạt sáo rỗng, công thức: “Anh là nhà thơ vĩ đại đã viết nên những tác phẩm tuyệt diệu với một nội dung trữ tình sâu sắc, một hình thức nghệ thuật điêu luyện, xứng đáng ở đỉnh cao chói lọi trên văn đàn thơ ca rực rỡ của dân tộc”. Bệnh sáo rỗng dẫn đến những câu văn “đao to búa lớn” mà ý lại chung chung nghèo nàn. 2.7-Lỗi sai không tách đoạn văn: mỗi ý lớn (Luận điểm) phải được tách bạch thành một đoạn cụ thể, nhưng trong thực tế bài làm học sinh thường ít ý thức phân chia cấp độ luận điểm nên bài viết không làm rõ được các ý chính. 28
- 2.8-Lỗi sai về kiến thức: Bao gồm kiến thức các môn học như: văn học, lịch sử, địa lý “Nguyễn Trãi đã cùng Quang Trung đánh tan quân Minh và viết nên tác phẩm Bình Ngô đại cáo” 2.9-Lỗi sai ngữ pháp: “Qua tác phẩm Tắt đèn cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ ” “Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời tổ quốc đến những bà mẹ chèo đò anh dũng trên các giòng sông đầy bom đạn”. Viết câu văn chưa đầy đủ thành phần câu. 2.10-Lỗi sai về câu không logic: “Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ”. tuy câu này không sai ngữ pháp nhưng sai về logic vì dùng cặp từ hô ứng “Không những mà còn” nên phải sửa là : Không những hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung. 2.11-Lỗi sai về dùng từ: Học sinh thường sai khi sử dụng từ ngữ ( sai về nghĩa của từ, sai về ngữ âm, sắc thái phong cách từ ngữ, lặp từ). Vd: “Người dũng sĩ hiên ngang không chịu khuất phục, như con cà cuống chết đến đít còn cay” (Sai sắc thái phong cách) Để khắc phục những lỗi trên khi làm bài học sinh thường xuyên phải hình thành ý thức kỹ năng tạo lập văn bản trên các bình diện như: Kỹ năng sử dụng từ ngữ, kỹ năng đặt câu, Kỹ năng lập luận. 3-Định hướng một số kỹ năng cơ bản khi làm văn nghị luận: Khi làm văn nghị luận học sinh cần nắm vững các thao tác làm một bài văn : Tìm hiểu đề, lập dàn ý, triển khai tạo lập văn bản và đọc lại sửa chữa hoàn chỉnh văn bản 3.1-Kỹ năng tìm hiểu đề: Bất kỳ một đề văn nghị luận nào cũng đặt ra những yêu cầu cần phải giải quyết. Những yêu cầu đó bao gồm: +Đề yêu cầu kiểu nghị luận gì?: Học sinh nhớ lại những kiểu bài nghị luận đã học để xác định (Sự việc hiện tượng xã hội, tư tưởng đạo lý, nhân vật, tác phẩm văn học) +Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? có thể gọi đây là nội dung vấn đề cần nghị luận (gọi tắt là luận đề). Học sinh nhận diện chính xác nội dung luận đề sẽ tránh được hiện tượng lạc đề khi xây dựng luận điểm. . +Việc giải quyết vấn đề ấy phải sử dụng những tư liệu nào để dẫn chứng? Đây là cơ sở để tạo lập các luận chứng. Vd:Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về sự chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Đề đặt ra những yêu cầu sau: - Kiểu bài:Nghị luận về một nhân vật văn học -Vấn đề cần nghị luận: phân tích cảm nhận sự chuyển biến về tư tưởng và tình cảm của người nông dân Việt Nam đi theo kháng chiến qua nhân vật ông Hai. -Tư liệu: Tác phẩm Làng của Kim Lân ,có thể dùng các tác phẩm khác có liên quan để mở rộng như: Đồng chí (Chính Hữu), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) 3.2-Kỹ năng lập dàn ý: Dàn ý một bài văn nghị luận gồm 3 phần, mỗi phần đảm nhận một chức năng nghị luận khác nhau. Dàn ý là dạng đề cương trình bày bài văn +Phần mở bài: Giới thiệu khái quát luận đề cần trao đổi bàn bạc thực chất là trả lời câu hỏi:Viết, bàn bạc vấn đề gì? 29
- +Phần thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu cần triển khai thể hiện qua hệ thống những luận điểm, luận cứ và luận chứng (lập luận) theo từng cấp độ từ lớn đến nhỏ như sau: -Luận điểm (còn gọi là ý lớn): là những ý kiến quan điểm chính được nêu ra trong bài văn. Hệ thống các luận điểm được sắp xếp trình bày một cách hợp lý, đầy đủ và được triển khai bằng những lý lẽ, dẫn chứng hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề mà luận điểm nêu ra. Luận điểm là linh hồn của bài văn , nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. -Luận cứ và luận chứng: Trong mỗi luận điểm lại có nhiều luận cứ là các dẫn chứng (chứng cứ) cụ thể nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm. Luận chứng (hay lập luận) là sự tổ chức các luận điểm và luận cứ, các lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề tạo nên sự hiểu và đồng tình của người đọc. +Phần kết bài: Nêu những ý kiến khái quát có tính chất tổng kết đánh giá ý nghĩa của vấn đề nghị luận. Vd: Dàn ý bài nghị luận: “Em hãy nêu suy nghĩ của mình về vai trò tác dụng của sách trong đời sống tinh thần của con người” I-Mở bài: Giới thiệu khái quát vai trò tác dụng của sách trong đời sống II-Thân bài: 1-Luận điểm 1: Vai trò của sách trong đời sống: a-Luận cứ 1: Sách là kho tàng tri thức:về kinh nghiệm sản suất, về đời sống con người,về thế giới tự nhiên (Dẫn chứng). b-Luận cứ 2: Sách là sản phẩm tinh thần của con người: Sách là kết quả của lao động trí tuệ, sách là hàng hóa có giá trị đặc biệt (Dẫn chứng) c-Luận cứ 3: Sách là người bạn tâm tình gần gũi của con người: khuyên nhủ điều hay lẽ phải, làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú. (Dẫn chứng) 2-Luận điểm 2: Tác dụng của sách trong đời sống: a-Luận cứ 1: Sách giúp ta hiểu biết những chân trời mới về khoa học tự nhiên, xã hội (Dẫn chứng) b-Luận cứ 2: Sách giúp ta vượt qua giới hạn thời gian, không gian: Tìm hiểu quá khứ, cảm nhận hiện tại, hướng tới tương lai; hiểu trong nước và trên thế giới. (Dẫn chứng) 3-Luận điểm 3: Bàn về việc đọc sách: a-Luận cứ 1: Đọc sách tốt: Góp phần nâng cao hiểu biết, khám phá chính bản thân mình, chắp cánh ước mơ và khát vọng sáng tạo (Dẫn chứng) b-Luận cứ 2: Đọc sách xấu : Hiểu sai sự thật, nhìn nhận lệch lạc, tự hạ thấp nhân cách. 4-Luận điểm 4: Thái độ đọc sách a-Luận cứ 1: Tạo thói quen đọc sách (Dẫn chứng) b-Luận cứ 2: Chọn sách tốt có giá trị khoa học và nhân văn (Dẫn chứng) c-Luận cứ 3: Phê phán, lên án sách có nội dung xấu (Dẫn chứng) III-Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc đọc sách 3.3-Kỹ năng lập luận: Lập luận là đặc trưng quan trọng của văn nghị luận thể hiện năng lực tư duy, khả năng thuyết phục của người viết để người đọc hiểu và tin vào vấn đề nghị luận. Lập luận cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự logic, độ chính xác và tính nghệ thuật của bài văn nghị luận. Do vậy nếu lập luận không chặt chẽ thì dù luận điểm, luận cứ đưa ra có hay mấy đi chăng nữa thì vẫn không có sức thuyết phục. Có thể định hướng một số kỹ năng lập luận sau: 30
- +Sử dụng đa dạng và linh hoạt những phép lập luận:Trong tư duy nhận thức người ta thường sử dụng các phép lập luận phổ biến như: Diễn dịch, Quy nạp, tổng- phân -hợp, so sánh, đối lập, nêu giả thiết -Diễn dịch: Cách lập luận đi từ khái quát đến cụ thể (từ ý lớn đến ý nhỏ) Vd: “Trong xã hội Truyện Kiều, đồng tiền đã thành một sức mạnh tác quái rất ghê. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý. Sai Nha vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người. Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm. Khuyển Ưng vì tiền mà làm những điều ác” (Hoài Thanh) -Quy nạp: Cách lập luận đi từ cụ thể đến khái quát (từ ý nhỏ đến ý lớn) Vd: “Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài, điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thì giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu. Vì vậy nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy (Hồ Chí Minh) -Tổng-phân-hợp: Cách lập luận đi từ ý tổng quát sau đó phân tích cụ thể hoá và cuối cùng khái quát hoá, tổng hợp ở mức độ cao hơn. Vd: “ Văn học dân gian đã đem lại những hiểu biết cực kỳ phong phú và đa dạng về cuộc sống nhân dân các thời đại. VHDG cho ta thấy rõ quan điểm về vũ trụ, về nhân sinh, những kinh nghiệm sản xuất, những tập quán lao động, những quan hệ họ hàng, những tín ngưỡng, phẩm chất đạo đức và tình cảm nhiều mặt trong đời sống con người. Điểm đáng quý ở đây là tính cổ xưa và tính nguyên sơ của nó. Người đời nay và mai sau có thể qua VHDG mà tái hiện đời sống tinh thần của nhân dân trong quá khứ.” ( SGK Văn học lớp 10) -So sánh: Để thấy sự giống và khác nhau, sự kế thừa và phát triển của những vấn đề cần nghị luận. Có thể so sánh hai sự việc, hai tư tưởng, hai nhân vật, hai tác phẩm +Tạo sắc thái tranh luận đối thoại khi lập luận: Để lập luận chặt chẽ, kín cạnh hấp dẫn, khi viết nên đặt mình vào vị trí người đọc, giả định người đọc không cùng ý tưởng với mình, đặt ra những lời phản bác có thể từ độc giả để lập luận cho hết nhẽ và “kín võ”. Lập luận hay là tạo ra một cuộc đối thoại, tranh luận ngầm về vấn đề nào đó Vd: “Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do điều kiện học tập, có người lại cho là do tái năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người” (Nguyên Hương - Trò chuyện với bạn trẻ) 3.4-Kỹ năng diễn đạt ý và hành văn: Tính thuyết phục của lập luận không chỉ ở sự chặt chẽ, khúc chiết mà còn tuỳ thuộc vào khâu diễn đạt ý tứ, hành văn (Từ mức độ đúng đến mức độ hay). Để có được một bài văn hay, học sinh cần chú ý một số kỹ năng sau: +Sử dụng đa dạng giọng điệu khi diễn đạt: Khi nghị luận, người viết bao giờ cũng thể hiện thái độ tình cảm của mình, giọng điệu góp phần thể hiện sắc thái biểu cảm. Do vậy quá trình viết nên thay đổi giọng điệu tuỳ theo mục đích và nội dung vấn đề nghị luận, đan xen yếu tố biểu cảm trong lập luận ( khi thì trữ tình đằm thắm, khi thì thống thiết đau thương, khi thì rắn rỏi đanh thép, khi thì sảng khoái hào hùng, khi thì hóm hỉnh diễu nhại ) Vd: “Trời đất ơi! Tú Bà nói không đầy nửa phút mà bọt mép của mụ văng ra đến mãi ngàn năm! Tưởng chừng như mụ xé xác người ta ra rồi! Tưởng chừng như mụ nói rách cả trang giấy truyện Kiều” hoặc : “Nhân vật chính phải kể Kim Trọng, chàng thanh niên, chàng 31
- thư sinh, tuấn tú làm sao, tao nhã làm sao! Kim Trọng bước đi mà xinh đẹp cả một vùng( Một vùng như thể cây quỳnh cành giao)” (Xuân Diệu – Các nhà thơ Cổ điển Việt Nam) +Sử dụng các phép liên kết câu, đoạn văn: Để lập luận được chặt chẽ văn nghị luận thường sử dụng các từ như: Tại sao, thật vậy, tuy thế, cho nên, có nghĩa là, giả sử, nếu như, mặt khác, không những mà còn, nói chung, tóm lại .Đây được xem là hệ thống từ phục vụ lập luận. Hệ thống từ này đóng vai trò liên kết các ý, các vế, các đoạn văn thành một chỉnh thể thống nhất. Vd: “ Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão ” (Trần Quốc Tuấn) +Sử dụng đa dạng các kiểu câu: Ở trường phổ thông học sinh được học nhiều kiểu câu phân chia thành những tiêu chí khác nhau, mỗt kiểu câu nếu sử dụng đúng mục đích sẽ phát huy hiệu quả nghệ thuật trong bài viết.Thông thường bài viết hay sử dụng câu khẳng định, phủ định nhưng đôi lúc để nhấn mạnh tình cảm thái độ của người viết có thể sử dụng câu nghi vấn hoặc cảm thán Vd: “Nhưng hỡi ôi! Niềm vui quá ngắn trước vẻ đẹp của tình người và cảnh đời” (Văn Giá Bài thơ “Đây thôn Vĩ Giạ”) “Nguyên Hồng đã sống hơn 60 năm, đã viết hơn 40 năm, ai biết được ông đã đổ ra bao nhiêu nước mắt cho đời và cho nghệ thuật. Bây giờ nằm dưới ba tấc đất, nguồn nước mắt ấy liệu có bao giờ khô cạn được chăng?” (Nguyễn Đăng Mạnh – Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng) +Sử dụng từ ngữ chính xác, độc đáo: Từ ngữ trong bài nghị luận phải chuẩn xác (Về chính tả, ngữ nghĩa, phong cách) phản ánh đúng đối tượng nghị luận. Một trong những yếu tố để bài văn hay là sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc sảo giàu hình ảnh lột tả đúng thần thái của sự việc. Từ ngữ giàu hình ảnh làm tăng sức thuyết phục, làm cho chân lý vừa sáng tỏ, vừa thấm thía. Muốn vậy đòi hỏi học sinh phải thường xuyên tích luỹ vốn từ, luôn có ý thức cân nhắc lựa chọn khi sử dụng. Học sinh nên có thói quen đọc sách, học tập cách viết của các nhà phê bình văn học. Vd: “Nam Cao quăng lên, đánh bài ngửa cái thằng tôi nhàu nát mọt cách không khoan nhượng, không né tránh vào con chữ. Viết hết, viết cạn kiệt. Viết xong , lại “đọc, nghiền ngẫm, tìm tòi. nhận xét và suy tưởng” rồi lại tẩy xoá, thêm bớt cứ như thế các trang văn quằn quại ra đời. Có tiếng nấc, tiếng vặn mình, tiếng chửi thầm thiên hạ và chửi cả chính mình. Tất cả cử ngổn ngang bời bời trên trang viết. Ông viết như một sự hành xác, như cứu rỗi, như xua đuổi tà ma trong chính hồn mình. Viết đến nghẹt thở.” ( Văn Giá – Gánh mặc cảm trong đời sống và đời viết Nam Cao) *Điều cuối cùng muốn nhắn nhủ các em học sinh rằng muốn có một bài văn hay đòi hỏi phải có cảm xúc chân thật khi viết: cảm xúc hồn nhiên tươi trẻ xuất phái từ suy ngẫm trải nghiệm của chính mình, phải lao tâm khổ luyện. Hãy tránh lối viết theo kiểu khuôn sáo “đạo văn”(Bắt chước một cách máy móc từ những bài văn mẫu) - Một thực trạng của một số học sinh hiện nay. Hãy viết bằng chính tâm sức của mình, bằng sự nung nấu từ con tim, có như thế bài văn mới là sản phẩm sáng tạo của chính các em! 32
- PHẦN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 1-Để thực hiện tốt mục tiêu đặt ra, giáo viên cần lưu ý những định hướng sau khi triển khai chủ đề: +Kết hợp đan xen giữa việc cung cấp lý thuyết và thực hành (chú ý tăng cường rèn luyện học sinh kỹ năng thực hành) +Chú ý tích hợp kiến thức văn học và tiếng Việt khi dạy + Tập hợp những bài làm của học sinh (những đoạn văn hay, những lỗi sai) khi chấm bài để làm ngữ liệu minh họa, cho chính các em nhận diện lỗi sai của mình và sửa chữa. 2-Gợi ý một số hoạt động dạy học qua từng tiết dạy: Tiết 1: Thực hiện nội dung khái quát về văn nghị luận – Tìm hiểu đặc trưng văn nghị luận: *Hoạt động 1: GV cho HS quan sát 2 ví dụ về kiểu văn bản biểu cảm và nghị luận để nhận diện bản chất nghị luận, từ đó rút ra khái niệm.GV hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của văn bản nghị luận trong đời sống.Cần cho HS hiểu rằng rèn luyện lập luận không chỉ phục vụ cho môn làm văn trong nhà trường mà còn phục vụ trong đời sống bởi lẽ trong giao tiếp luôn cần yếu tố lập luận (Dùng ví dụ minh họa) *Hoạt động 2: GV Giới thiệu các kiểu nghị luận trong chương trình làm văn THCS (Tích hợp dọc nhắc lại phần làm văn lớp 7). Cho HS nhân diện đặc trưng của từng kiểu nghị luận (Nên dùng dẫn chứng để nhận diện) . *Hoạt động 3: GV phân tích rõ từng đặc điểm của văn bản nghị luận. Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với đặc điểm các kiểu văn bản khác như: Biểu cảm, thuyết minh, tự sự để làm nổi bật tính đặc thù của nghị luận. *Hoạt động 4: Luyện tập: Chọn một vài văn bản nghị luận để HS nhận diện đặc trưng nghị luận Tiết 2: Tìm hiểu những nguyên tắc khi làm văn nghị luận và những lỗi HS thường mắc phải khi làm văn nghị luận *Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS nắm vững 4 nguyên tắc cần thiết khi triển khai nghị luận. GV cần cho HS nhận biết rằng đây là những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một bài văn nghị luận. Về phương pháp GV có thể dùng một bài văn nghị luận chuẩn mực để phân tích chứng minh những nguyên tắc đó. *Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS nhận biết những lỗi sai khi làm văn nghị luận. Phần này GV nên chuẩn bị tư liệu phong phú (tập hợp những lỗi sai của HS trong quá trình chấm bài viết). GV hướng dẫn HS tự tìm ra lỗi sai (Sai ở điểm gì ? vì sao sai? và chỉ ra cách thức sửa chữa ( cho HS thực hiện theo nhóm và thảo luận nêu ý kiến) *Hoạt động 3: Luyện Tập Bài tập 1: Tập viết một đoạn văn ngắn ( 5 câu ) đảm bảo tính định hướng, mạch lạc, liên kết. (Cho mỗi tổ viết sau đó nhận xét) Bài tập 2: Chỉ ra lỗi sai và chữa lại những câu, đoạn sau: 33
- 1-Với nghệ thuật so sánh của tác giả đã làm nổi bật sự hy sinh to lớn của người mẹ Việt Nam 2-Trong xã hội phong kiến thối nát, cái xã hội chỉ biết sống vì mình 3-Khi thực dân pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu đã chứng kiến tận mắt tình cảnh nhân dân lầm than cơ cực. 4-Cư dân Văn Lang rất hay ca hát và nhảy múa. Họ hát trong những đêm trăng và ngày hội. Họ hát trong lúc chèo thuyền và săn bắn. Nhạc cụ đệm cho những điệu hát rất phong phú. Tiết 3, 4: Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý (Nên phân thời gian dành cho HS thực hành nhiều) *Hoạt động 1: GV cho HS nhắc lại các thao tác làm một bài văn (4 thao tác: Tìm hiểu đề, lập dàn ý, tạo lập văn bản, đọc kiểm tra tu chỉnh bài viết.), nhấn mạnh vai trò và tác dụng của việc tìm hiểu đề và lập dàn ý. *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kỹ năng tìm hiểu đề nghị luận. Gợi ý các câu hỏi :Vì sao phải tìm hiểu đề? Khi tìm hiểu đề phải xác định những yêu cầu gì? ( Kiểu bài, nội dung nghị luận, vùng tư liệu dẫn chứng). GV đưa ra một số đề cho HS tìm hiểu. *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kỹ năng lập dàn ý. Gợi ý các câu hỏi : vì sao phải lập dàn ý? Những tác hại của việc làm văn không lập dàn ý? Bố cục dàn ý gồm mấy phần, nhiệm vụ của từng phần đó như thế nào? +Hướng dẫn HS thực hiện phần mở bài: GV cho HS nhận rõ nhiệm vụ của phần mở bài, giới thiệu một số hình thức mở bài thường sử dụng ( trực tiếp, gián tiếp ). GV chuẩn bị ví dụ về hai cách mở bài, nói được điểm trội của các kiểu mở bài. +Hướng dẫn HS lập dàn ý cho phần thân bài gồm các thao tác sau: - Tìm ý : Tìm các luận điểm (ý chính) cần triển khai ( Lưu ý HS luôn bám sát yêu cầu nội dung nghị luận để xác lập ý ).GV cho HS đọc một bài văn nghị luận và yêu cầu xác định những ý chính trong bài. (Hoặc có thể đưa ra đề văn để HS xác lập ý). Trong mỗi ý lớn (Luận điểm) tiếp tục tìm ý nhỏ, cụ thể (Luận cứ). -Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý : Ý chính, ý phụ ; ý khái quát, ý cụ thể. Lưu ý :GV có thể dùng phương pháp mô hình, sơ đồ hóa (Sơ đồ Graph) để HS thấy được cấp độ của ý lớn nhỏ: VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN Luận điểm 1 Luận điểm 2 Luận điểm 3 Luận điểm 4 Luận cứ Luận cứ Luận cứ Luận cứ Luận cứ Luận cứ Luận cứ Luận cứ 1a 1b 2a 2b 3a 3b 4a 4b +Hướng dẫn HS thực hiện phần kết bài *Hoạt động 4: Luyện tập Bài tập 1: Tìm hiểu đề “Chớ nên tự phụ” và thảo luận các câu hỏi sau: +Đề nêu lên vấn đề gì? +Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? +Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định? 34
- +Đề này đòi hỏi người viết phải giải quyết nội dung nghị luận gì? dự kiến những luận điểm cần triển khai. Bài tập 2: Tóm tắt thành dàn ý văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi Bài tập 3: Lập dàn ý đề văn sau: “Vai trò tác dụng của sách đối với học sinh” Tiết 5,6: Rèn luyện kỹ năng lập luận, kỹ năng diễn đạt hành văn: *Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS nhận biết vai trò của lập luận trong văn nghị luận: Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề làm cho người đọc hiểu, tin và đồng tình với người viết. Lập luận chặt chẽ sắc sảo là nhân tố quyết định thành công của bài viết.( Phân tích một ví dụ có sự lập luận chặt chẽ hoặc đưa ra ví dụ về lập luận thiếu logic trong bài làm HS để các em nhận xét và sửa chữa) *Hoạt động 2 : GV cho HS tìm hiểu cách thức lập luận sắc sảo khi triển khai luận điểm +Nắm vững đặc điểm của một số phép lập luận (Diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, so sánh ). Chỉ ra tác dụng của các phép lập luận (Nên dụng ví dụ để phân tích). Có thể dùng sơ đồ dể minh họa: I 1 2 3 T P H A B 1 2 3 I DIỄN DỊCH QUY NẠP TỔNG – PHÂN - TỔNG SO SÁNH + Tạo sắc thái tranh luận và đối thoại khi lập luận: Đây là yêu cầu cao khi nghị luận, GV nên triệt để sử dụng ví dụ minh hoạ để các em nhận ra cuộc đối thoại ngầm trong lời văn (chú ý giọng văn mang tính trao đổi bàn bạc với người tiếp nhận). *Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS kỹ năng diễn đạt hành văn khi làm bài. GV cho các em nhận thức rằng điều kiện để hành văn tốt đòi hỏi HS phải có vốn từ phong phú, nắm chắc ngữ pháp tiếng Việt, có trí tưởng tượng phong phú và có vốn sống, vốn kiến thức văn học dồi dào. Từ viết đúng đến viết trúng (hay) là một quá trình rèn luyện. Khi thực hiện phần này nên tích hợp với phân môn tiếng Việt ( từ vựng và ngữ pháp). GV nên chọn một số đoạn văn nghị luận hay để giới thiệu hoặc có thể kết hợp sửa những lỗi hành văn vụng trong bài làm của các em Lưu ý: GV cần nhắc nhở các em về hiện tượng “Đạo văn” diễn ra khá phổ biến trong HS. Một số HS ít chịu nghiễn ngẫm suy nghĩ viết bài mà thường dựa vào sách văn mẫu sao chép, lắp ráp một cách chắp vá thô vụng. Muốn ngăn chặn hiện tượng này ngoài việc giáo dục các em tinh thần tự lập khio làm bài cấn phải cải tiến khâu ra đề. Thiết nghĩ nên tránh ra những đề giống hệt trong sách văn mẫu, hướng dẫn các em cách đọc sách văn mẫu để rèn luyện tư duy chứ không phải để sao chép bắt chước máy móc. *Hoạt động 4: Luyện tập Bài tập 1: Tập viết những đoạn văn sử dụng phép lập luận diễn dịch, quy nạp, tổng-phân- hợp. Bài tập 2: Đoạn văn sau sử dụng phép lập luận gì? Phân tích cấu trúc sơ đồ đoạn văn : “ Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “Mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng”, chở vội cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình Em thương thầy giáo một hôm trời mưa , đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường” (Xuân Diệu). 35
- Bài tập 3: Sắp xếp lại những câu trong đoạn văn sau để lập luận đảm bảo tính logic, chặt chẽ: “ Khi đất nước bị xâm lược, yêu nước tất phải hành động, phải chuyển thành chủ nghĩa anh hùng. Cả nước trở thành chiến sĩ. Cuộc chiến tranh nhân dân được phát huy đến cao độ đã tạo nên trên đất nước này một chủ nghĩa anh hùng toàn dân. Các nhà văn, nhà thơ đã phản ánh được hiện thực đó, cũng bằng tinh thần của người chiến sĩ hiểu theo cả hai nghĩa cầm bút và cầm súng. Cho nên người đàn bà con mọn cũng hăng hái cầm súng, những em nhỏ cũng muốn lập công, những mẹ già cũng tham gia chiến đấu. Họ thực sự tạo nên một nền văn học chiến đấu có sức cổ vũ lớn lao” Tiết 7,8: Luyện tập củng cố, kiểm tra chuyên đề *Hoạt động trong tiết luyện tập củng cố tập trung rèn luyện kỹ năng làm văn một các toàn diện. GV tập trung cho HS luyện tập lập dàn ý, lập luận và diễn đạt, chú ý hình thức luyện nói dưới dạng từng tổ lên trình bài văn của mình. Tiết này chủ yếu dành cho HS hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV. *Dành 1 tiết để kiểm tra chuyên đề dưới dạng cho HS làm một bài làm văn. Khi HS làm bài GV nên theo dõi kiểm tra việc lập dàn ý của các em. *Chuyên đề này có ý nghĩa củng cố kiến thức và kỹ năng làm văn của toàn cấp học nên GV khi ra đề có thể thực hiện tích hợp dọc: Văn lập luận giải thích, chứng minh (Lớp 7), yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn nghị luận (Lớp 8), nghị luận về một sự việc, tư tưởng đạo lý, nhân vật văn học, đoạn thơ, bài thơ (Lớp 9) và tích hợp ngang nhằm ôn lại một số kiến thức văn học có thể sử dụng khi ra đề nội dung nghị luận ( Tục ngữ, ca dao, một số bài thơ, nhân vật văn học mà các em đã học) Gợi ý một số đề: Đề 1: Dân tộc ta có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Em hãy trình bày một tấm gương thiếu niên anh hùng và nêu suy nghĩ của mình. Đề 2: Ngạn ngữ có câu : “Thời gian là vàng bạc”. Là học sinh, em có suy nghĩ gì về ý kiến đó. Đề 3: Cảm nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân Đề 4: Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính hữu 36
- C-PHẦN KẾT LUẬN Hướng nghiên cứu và triển khai đề tài” Dạy học tự chọn Ngữ văn lớp 9 trung học cơ sở” theo quan điểm của người viết là thỏa đáng và thiết thực. Sau một quá trình thực hiện đề tài, người viết rút ra những ý kiến đáng ghi nhận sau: 1-Đối với việc dạy học ở trường cao đẳng sư phạm: Đề tài được xem như một tài liệu tham khảo phục vụ cho học phần phương pháp dạy văn –Tiếng Việt. Sinh viên có thể tham khảo và ứng dụng trong quá trình tập giảng. 2-Đối với công tác bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở:Đề tài gợi mở nhiều định hướng thiết thực về phương pháp dạy học văn và tiếng Việt phục vụ dạy học chương trình Ngữ văn theo hướng tích cực.Giáo viên có thể dùng làm tài liệu giảng dạy khi triển khai dạy học tự chọn 3-Bước đầu đề tài đã gợi mở một số hướng đi tích cực trong việc triển khai hoạt động dạy học tự chọn, tuy chưa phải là khuôn mẫu điển hình nhưng đã mô tả được tiến trình và cách thức vận dụng để người đọc tham khảo. Trên đây chỉ là nhũng gợi ý ban đầu, trong dung lượng giới hạn của đề tài này người viết chưa thể giải quyết một cách triệt để phương pháp tích cực trong dạy học tự chọn.Trong quá trình triển khai đề tài, người viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, chân thành kính mong quý đồng nghiệp bổ sung góp ý hoàn thiện. Xin thành thực cảm ơn! Buôn Ma Thuột, tháng 4 năm 2006 Người thực hiện: Trịnh Đức Long Thư mục tài liệu tham khảo 37
- 1-Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học tự chọn ở THCS – Bộ GD&ĐT – Hà Nội, tháng 9 năm 2004. 2-Tài liệu dạy học theo các chủ đề tự chọn ở trường THCS – Môn Ngữ văn lớp 8 – Nhà xuất bản giáo dục năm 2004. 3-Chương trình Ngữ văn lớp 9 4-Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 9 – Môn Ngữ văn – Hà Nội 2004. 5-Hoạt động dạy học ở trường THCS – Nxb giáo dục – Hà Nội 1998 6- Phương pháp dạy học văn- GS. Phan Trọng Luận-Nxb Đại học quốc gia – Hà Nội- 1997. 7-Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông( Tập 1 và 2)- GS. Phan Trọng Luận- Nxb Giáo dục-1996. 8-Lịch sử văn học Việt Nam Tập III – Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Long – Nxb -Đại học sư phạm năm 2000 9-Một số bài nghiên cứu về dạy học tự chọn trong tạp chí “Thế giới quanh ta” 10- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn lớp 9 11-Lý luận văn học – Phương Lựu –Trần đình Sử - Nguyễn Xuân Nam – Nxb Giáo dục1997 12-Muốn viết bài văn hay- Nguyễn Đăng Mạnh – Nxb Giáo dục – 1996 13-Giáo trình Tiếng Việt thực hành (Cao đẳng sư phạm) –Nxb Đại học sư phạm – Hà Nội 2004 38