Đề xuất một số chính sách thúc đẩy phát triển bền vững cho du lịch Việt Nam

ppt 14 trang hapham 3230
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất một số chính sách thúc đẩy phát triển bền vững cho du lịch Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptde_xuat_mot_so_chinh_sach_thuc_day_phat_trien_ben_vung_cho_d.ppt

Nội dung text: Đề xuất một số chính sách thúc đẩy phát triển bền vững cho du lịch Việt Nam

  1. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO DU LỊCH VIỆT NAM Vũ Thế Bình Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam
  2. 1. Về Quy hoạch Du lịch 2. Về khuyến khích đầu tư Du lịch 3. Về tạo thuận lợi cho khách du lịch 4. Về an ninh an toàn của khách du lịch 5. Tái thành lập Thanh tra chuyên ngành Du lịch 6. Về xúc tiến du lịch 7. Về nguồn nhân lực du lịch 8. Về phát triển du lịch có trách nhiệm 9. Đẩy mạnh Chương trình kích cầu du lịch 10. Sửa đổi Luật du lịch
  3. 1. Về Quy hoạch Du lịch  Tình hình quy hoạch du lịch ở các địa phương.  Kiến nghị: - Đẩy mạnh quy hoạch du lịch. - Bộ VHTT&DL có thể ban hành (hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành) quy định: Phải có ý kiến thẩm định của: + Cơ quan QLNN về du lịch, + Hiệp hội Du lịch - Có cơ chế thuê tổ chức, chuyên gia nước ngoài xây dựng quy hoạch du lịch.
  4. 2. Về khuyến khích đầu tư Du lịch  Mục tiêu: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, nguồn thu quan trọng nhất của DLVN.  Tình trạng hiện nay: có sự lẫn lộn giữa các dự án đầu tư bất động sản với dự án đầu tư cơ sở vật chất du lịch (thực chất là kinh doanh bán đất, bán nhà).  Kiến nghị: - Quy định tách bạch các dự án bất động sản và dự án khách sạn, resort. - Đánh thuế đất xây dựng khách sạn và thuế đất khuôn viên khác nhau. - Đưa giá điện, nước của khách sạn về với giá sản xuất.
  5. 3.Về chính sách tạo thuận lợi cho khách du lịch  Tình hình: - Tổ chức Du lịch Thế Giới xác định miễn thị thực là một biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch ở các quốc gia. Kiến nghị: - Nhà nước tiếp tục xem xét miễn thị thực đơn phương cho một số thị trường trọng điểm. - Tạo thuận lợi cho khách du lịch tham gia nhiều loại hình du lịch mới ở Việt Nam. - Đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện cho khách du lịch sử dụng phương tiện tự lái vào Việt Nam.
  6. 4. Về an ninh an toàn của khách du lịch  Tình hình an ninh an toàn của du khách đã được cải thiện, tuy vẫn còn chưa dứt điểm. HHDLVN đã nhiều lần đề nghị nhà nước cho thành lập Cảnh sát du lịch. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có chỉ đạo, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì.  Kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cho thành lập nhanh lực lượng Cảnh sát du lịch, trước mắt ở Hà Nội và Tp.HCM, sau đó ở các trung tâm du lịch cả nước. Lực lượng chuyên trách này không chỉ bảo vệ khách mà còn đảm bảo cho các hoạt động DL được thuận lợi.
  7. 5. Tái thành lập Thanh tra chuyên ngành Du lịch  Việc bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của các hoạt động du lịch đòi hỏi phải có lực lượng chuyên trách là Thanh tra Du lịch. Tình hình lộn xộn, hoạt động không phép, trái phép đang diễn ra tràn lan cả nước, không chỉ làm suy giảm hình ảnh của DLVN mà còn thiệt hại to lớn cho ngành Du lịch, thất thu cho nhà nước.  Kiến nghị: Tái thành lập Thanh tra Du lịch ở Trung ương và cấp tỉnh, thành phố.
  8. 6. Về xúc tiến du lịch  Công tác xúc tiến du lịch hiện nay đang bị biến dạng. Nhiều sự kiện trong nước, nước ngoài, nhiều lễ hội mang danh du lịch, nhưng thực ra không liên quan đến du lịch, đôi khi còn làm méo mó hình ảnh của du lịch, làm mất tính chuyên nghiệp của hoạt động du lịch. Nguồn kinh phí của nhà nước dành cho xúc tiến điểm đến quốc gia bị giảm và chậm. Việt Nam ngày càng ít tham gia các sự kiện xúc tiến du lịch chuyên nghiệp.
  9. 6. Về xúc tiến du lịch (tiếp) Kiến nghị:  Nhà nước cho phép thành lập Qũy xúc tiến du lịch độc lập, giao ngành du lịch quản lý để triển khai kế hoạch xúc tiến dài hạn.  Có sự phân chia công việc giữa cơ quan Quản lý nhà nước về du lịch và Hiệp hội trong xúc tiến du lịch.  Thực hiện Luật Du lịch, đề nghị Chính phủ cho phép ngành du lịch thành lập Văn phòng đại diện ở nước ngoài.  Tăng cường tính chuyên nghiệp của các hoạt động xúc tiến du lịch.
  10. 7. Về nguồn nhân lực du lịch  Để có được ngành du lịch phát triển phải có nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, với các tiêu chí về trình độ, nghiệp vụ, văn hóa và về tư cách đạo đức.  Kiến nghị: Ưu tiên tập trung hỗ trợ các trường đào tạo nghề du lịch. Ngành du lịch xây dựng tiêu chí cho các chức danh ngành nghề du lịch, áp dụng tiêu chuẩn nghề du lịch VTOS. Đặc biệt là quy định về trình độ nghiệp vụ làm cơ sở cho các trường đào tạo du lịch xây dựng đào tạo chương trình đào tạo phù hợp.
  11. 8. Về phát triển du lịch có trách nhiệm  Là ngành nhạy cảm với môi trường tự nhiên và xã hội, du lịch cần thiết phải được phát triển theo hướng bền vững và có trách nhiệm. Kiến nghị:  Nhà nước ban hành các quy định về du lịch có trách nhiệm đối với các cơ sở dịch vụ và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.  HHDL có thể triển khai thí điểm việc phong tặng danh hiệu du lịch có trách nhiệm cho các cơ sở du lịch (lữ hành và khách sạn, dịch vụ) có cam kết và nghiệm túc thực hiện các quy định về du lịch có trách nhiệm.
  12. 9. Đẩy mạnh Chương trình kích cầu du lịch  Chương trình kích cầu du lịch lần đầu tiên triển khai 2009 với tên gọi Ấn tượng Việt Nam.  HHDLVN và các HHDL địa phương đang triển khai liên tục Chương trình KCDL, các doanh nghiệp đã bước đầu làm quen với khái niệm KCDL.  Kiến nghị: Nhà nước cần ban hành Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tham gia Chương trình kích cầu du lịch với một số ưu đãi về thuế, về phí để thúc đẩy du lịch đặc biệt ở các mùa thấp điểm, các thời gian có khủng hoảng.
  13. 10. Sửa đổi Luật du lịch  Luật Du lịch triển khai được 8 năm, đến nay một số nội dung cần được bổ sung, sửa đổi. Thực tế cho thấy nhiều vấn đề về quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch như quản lý môi trường du lịch, sản phẩm du lịch, khu, điểm du lịch, quản lý lữ hành đặc biệt là outbound và nội địa, tiêu chuẩn Hướng dẫn viên, quyền lợi của khách du lịch, vai trò của các Hiệp hội,  Kiến nghị: Đề nghị Bộ trình Chính phủ cho sửa đổi Luật Du lịch trình Quốc hội thông qua vào năm 2015.
  14. Cảm ơn!