Dinh dưỡng và điều trị
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dinh dưỡng và điều trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- dinh_duong_va_dieu_tri.pdf
Nội dung text: Dinh dưỡng và điều trị
- Dinh dưỡng và điều trị 2. Dinh dưỡng và sức khỏe: Khi ăn một bát cơm, một miếng thịt gà luộc, một bát canh cải hoặc con cá rô kho chúng ta thường muốn biết chúng được tiêu hóa, hấp thụ ra sao, cũng như tác dụng như thế nào đến sức khỏe. Thực phẩm có thể gây tác hại đến sức khỏe nếu không được sử dụng, nấu nướng hay bảo quản đúng cách, đảm bảo những nguyên tắc an toàn thực phẩm. Đó là những nội dung chính của quyển sách này. 3. Dinh dưỡng và trị liệu: Ngoài việc sử dụng thuốc men và các phương thức trị liệu, dinh dưỡng cũng giữ một vai trò rất quan trọng đối với người bệnh. Một bệnh nhân tiểu đường nếu biết cách ăn uống sẽ có thể hạn chế hậu quả xấu khi lượng đường trong máu lên quá cao; người huyết áp cao mà không tiết giảm muối ăn thì sẽ dễ dàng bị tai biến não hoặc cơn suy tim Quyển sách này đưa ra những hướng dẫn về ăn uống để có thể hỗ trợ việc trị bệnh, đã được các nghiên cứu khoa học và thực tế chứng minh là mang lại hiệu quả tốt. Người ta thường nói: “Ăn để sống chứ không phải sống để ăn.” Thật ra, đây chỉ là một lời khuyên có tính cách luân lý chứ không hề có ý bảo ta phải coi thường việc ăn uống, vì thực tế là: Sống thì phải ăn. Để sinh tồn, cơ thể cần đến năng lượng cũng như động cơ cần xăng dầu. Thực phẩm cung cấp những yếu tố mà cơ thể hấp thụ được để tạo thành năng lượng, gọi chung là dinh dưỡng. Do đó, dinh dưỡng chính là chìa khóa của sức khỏe. Người ta có thể khỏe mạnh hay đau yếu do nguồn dinh dưỡng thích hợp hay không thích hợp, phong phú hay nghèo nàn. Dinh dưỡng là yếu tố quyết định chi phối phần lớn, nếu không nói là toàn bộ, vấn đề sức khỏe của con người. Vì thế, dinh dưỡng là mấu chốt của hầu 6
- Dinh dưỡng và điều trị Những kiến thức này được trình bày một cách cặn kẽ nhưng không quá rườm rà, dễ hiểu nhưng cũng không vì thế mà trở thành sơ lược, thô thiển. Do đó, với những ai quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng thì bộ sách này thật xứng đáng là kim chỉ nam trong thực tế, là người hướng dẫn trung thành và thực tiễn mỗi ngày, có thể giúp ích tức thì và thiết thực. Sách mô tả một cách khoa học các món ăn, đặc biệt chi tiết hơn là những món ăn thường được sử dụng mỗi ngày, gợi ý những chọn lựa thích hợp mà chúng ta luôn phải đưa ra trong cuộc sống. Một phần quan trọng – gần như trọng tâm của bộ sách – được dành để bàn đến mối tương quan giữa dinh dưỡng và các bệnh tật thường gặp như: tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, viêm gan, táo bón Tác giả luôn có những lời khuyên hữu ích nhằm đặt căn bản vững chắc cho một cuộc sống khỏe mạnh, ít bệnh tật. Nói chung, bộ sách nhắm đến trả lời phần lớn những câu hỏi liên quan đến vấn đề ăn uống, nhưng đặc biệt cung cấp cho bạn đọc một cách chi tiết hơn những gì cần biết trong việc ăn uống hằng ngày, khi đang khỏe mạnh cũng như khi có bệnh. Với mục tiêu đề ra như vậy, bộ sách của Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức có thể nói là một thành quả rất đáng khen về cả hai mặt khoa học cũng như thực dụng, bởi vì nó đáp ứng được cả tính chính xác của một tác phẩm khoa học cũng như tính dễ hiểu của một tài liệu hướng dẫn dành cho quảng đại quần chúng. Khi giới thiệu bộ sách này đến với quý độc giả, chúng tôi hy vọng là nó sẽ mang lại những kiến thức bổ ích và thiết thực ngay trong cuộc sống hằng ngày, giúp cho quý vị có thể tự mình bảo vệ sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống. Bác Sĩ TRẦN MINH TÙNG 8
- Dinh dưỡng và điều trị các mô protein, giúp chuyển hoá chất béo và cung cấp năng lượng cho hệ thần kinh trung ương. Khi glucose trong máu không được sử dụng hết thì nồng độ glucose trong máu sẽ tăng cao. Trong tình trạng bình thường, thận có khả năng giữ đường này lại thay vì bài tiết ra ngoài. Người bệnh tiểu đường có lượng glucose quá cao nên thận buộc phải thải bớt ra ngoài theo nước tiểu. Từ đó có tên là bệnh tiểu đường. Bệnh thường gia tăng với tuổi cao, nhất là từ sau 55 tuổi. Người châu Á ít bị tiểu đường phụ thuộc vào insulin hơn là người da trắng; nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Điều hòa đường trong máu là trách nhiệm của chất nội tiết insulin do tụy tạng tiết ra. Insulin chuyển đường từ huyết tương vào các tế bào để chuyển hóa ra năng lượng. Đồng thời insulin cũng giúp gan chuyển hoá một phần glucose thành chất béo để dự trữ trong các tế bào mỡ. Khi vì một lý do nào mà insulin không làm được công việc chuyển hóa này thì nồng độ đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Cholesterol trong máu cũng tăng cao vì thiếu insulin. Mức độ bình thường của glucose trong máu khi đói thay đổi trong khoảng từ 50mg/dl tới 115mg/dl máu. Khi nhịn ăn lâu như qua đêm thì mức độ này thấp nhất, sau bữa ăn thì nồng độ đường tăng hơi cao hơn. Máu được lấy vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì để thử nồng độ đường. Nếu sau hai lần thử nghiệm liên tiếp mà nồng độ glucose trên 140mg/dl thì xác định là bệnh tiểu đường. Nếu nồng độ đường ở trong khoảng 115mg/dl tới 140mg/dl thì chỉ nghi 10
- Dinh dưỡng và điều trị Bệnh tiểu đường loại II có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng tình trạng quá cân và dư thừa chất béo của cơ thể thường được coi là những nguy cơ gây bệnh hàng đầu. Triệu chứng Các triệu chứng chính của bệnh tiểu đường là rất khát nước. Người bệnh tiểu tiện liên tục với nhiều nước tiểu, ăn nhiều mà vẫn sút cân. Đôi khi người bệnh tiểu đường loại II không có triệu chứng gì. Khi không được kiểm soát, điều hòa, nồng độ đường trong máu tăng cao bất thường đưa tới các biến chứng trầm trọng cho nhiều cơ quan khác như mất thị giác, suy thận, bệnh tim mạch với huyết áp cao, cao cholesterol, vữa xơ động mạch, rối loạn cảm giác thần kinh, liệt hoặc cương dương và dễ bị bệnh nhiễm trùng. Nhiều người bị nhiễm độc chi dưới trầm trọng đến nỗi phải cắt bỏ bàn chân. Nếu không được điều trị, người bệnh rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, mặc dù trong máu vẫn đầy tràn chất bổ không dùng đến phải thải theo nước tiểu ra ngoài mà tế bào cần đến lại không tiếp nhận được. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ tư do bệnh tật gây ra tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ tử vong có thể giảm nhiều nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Dinh dưỡng với bệnh tiểu đường Trọng tâm của việc điều trị bệnh tiểu đường là giữ cho nồng độ đường glucose trong máu ở mức độ bình thường. 12
- Dinh dưỡng và điều trị Trong tiểu đường loại I, bệnh nhân cần và phụ thuộc vào insulin thì chế độ dinh dưỡng được tính toán sao cho người bệnh vẫn có thể dùng bữa ăn chung trong gia đình nhưng có sự thay đổi linh động về năng lượng cho thích hợp với liều lượng dược phẩm, nhất là insulin. Để xác định một chế độ dinh dưỡng thích hợp cho mỗi người bệnh cần có sự cố vấn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị. Người bệnh cũng cần được hướng dẫn để biết rõ tình trạng bệnh của mình, thông thạo cách tự đo mức đường trong máu và sau đó có thể tự gia giảm số năng lượng cần tiêu thụ tùy theo tình trạng bệnh, và hiểu biết rõ công dụng các dược phẩm đang dùng. Sự cân đối tỷ lệ năng lượng cung cấp từ ba chất dinh dưỡng cơ bản: carbohydrat, chất béo và chất đạm là điều rất quan trọng. Tỷ lệ này thường được các chuyên gia xác định là khoảng từ 50% đến 60% từ carbohydrat (tinh bột và đường), dưới 30% từ chất béo và 15% đến 20% từ chất đạm. Về carbohydrat thì cần giới hạn đường tinh chế ở mức 5% và nên ăn chung với các thực phẩm khác để tránh glucose trong máu tăng cao quá nhanh. Như vậy, phần năng lượng còn lại là lấy từ tinh bột. Chất béo thì nên dùng nhiều loại chất béo bão hòa của thực vật hơn là chất béo bão hòa của động vật, và hạn chế tối đa các dạng chất béo chưa bão hòa.1 1 Các acid béo có ba loại khác nhau: loại có dạng rắn, tức là dạng acid béo bão hòa (saturated), dạng ít rắn hơn là acid béo chưa bão hòa dạng đơn (monounsaturated) với các ngoại lệ là dầu ô-liu và dầu phộng, và dạng lỏng là acid béo chưa bão hòa dạng đa (polyunsaturated). Hai dạng sau thường được chỉ chung một cách đơn giản là acid béo chưa bão hòa (unsaturated), để phân biệt với dạng acid béo bão hòa (saturated). 14
- Dinh dưỡng và điều trị Gần đây việc ăn đường đã được nghiên cứu lại, và đa số các chuyên gia đều khuyên là chỉ nên dùng khoảng dưới 5% tổng lượng carbohydrat là đường, và dùng chung với thực phẩm khác. Đồng thời lượng đường này cũng cần gia giảm cho phù hợp với liều lượng các dược phẩm đang dùng. Cũng trong chiều hướng này, vào tháng 12 năm 2001, tổ chức The American Diabetes Association đã đưa ra một hướng dẫn mới, theo đó người mắc bệnh tiểu đường đôi khi có thể ăn chất ngọt, miễn là họ giữ mức độ đường trong máu bình thường. Hướng dẫn cũng khuyên người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như rau, trái cây và năng vận động cơ thể. 16
- DINH DƯỠNG VỚI BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH Bệnh động mạch vành (Coronary artery disease - CAD) ộng mạch vành là những mạch máu chạy quanh Đtrái tim để nuôi cơ quan này. Sau mỗi nhịp tim đập thì máu được đưa đi nuôi khắp cơ thể qua động mạch chủ. Riêng máu nuôi tim thì được chuyển trực tiếp vào động mạch vành. Các động mạch này gồm hai nhánh bao quanh trái tim như một cái vương miện. Nếu một trong những phân nhánh bị nghẹt thì tế bào tim ở vùng đó thiếu dinh dưỡng, thiếu dưỡng khí (oxy), gọi là sự thiếu máu cục bộ cơ tim (myocardial ischemia) và người bệnh sẽ có những cơn đau thắt tim (angina pectoris). Nếu động mạch bị nghẽn vĩnh viễn thì cơn suy tim sẽ xảy ra vì nhồi máu cơ tim (myocardial infarction) và tế bào tim bị tiêu hủy. Nguyên nhân Vì sao có sự tắc nghẽn động mạch vành? Trong đa số các trường hợp, có những mảng chất béo dần dần đóng lại ở thành động mạch, khiến cho lòng mạch máu thu hẹp dần, khiến máu lưu thông bị tắc lại và tắc 18
- Dinh dưỡng và điều trị testosterone. Còn nữ giới thì một phần được sự bảo vệ của hormon nữ estrogen làm giảm cholesterol LDL. Khi mãn kinh, người phụ nữ không còn hormon nữ estrogen thì cholesterol LDL nhích lên cao. c. Di truyền Vữa xơ động mạch đôi khi thấy ở nhiều người trong cùng một gia đình, nhất là khi cha mẹ hoặc anh chị em bị bệnh. d. Chủng tộc Người châu Á ít bị vữa xơ động mạch và cơn suy tim hơn người Âu Mỹ, người Mỹ gốc châu Phi lại hay bị bệnh tim và huyết áp cao nhiều hơn. đ. Thuốc lá Nicotin trong thuốc là làm tăng huyết áp và nhịp tim, làm máu dễ đóng cục, làm giảm HDL, tăng LDL, tất cả đều có thể đưa tới bệnh tim mạch. Nicotin là một trong nhiều yếu tố khởi sự làm hư hỏng tế bào động mạch, đưa đến vữa xơ mạch máu này. Hít thở khói thuốc lá do người khác thải ra cũng có hại. Bỏ hút thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch một cách đáng kể. e. Béo phì Thống kê cho thấy người béo phì hay bị huyết áp cao, bệnh tim, cao cholesterol và do đó thường bị suy tim. 20
- Dinh dưỡng và điều trị LDL (low density lipoprotein), HDL (hight density lipoprotein) và triglycerid. Protein là chất vận chuyển lipid và hỗn hợp đó có tên là lipoprotein. Tỷ trọng (density) là tỷ lệ protein/lipid. Khi nhiều protein (high density) thì là HDL, ít protein (low density) thì là LDL. Trong tổng lượng cholesterol thì từ 60–70% là LDL, 20–30% là HDL, 10–15% là VLDL (very low density lipoprotein). Cholesterol ở mức độ dưới 200mg/dl là lý tưởng, từ 200mg/dl đến 239 mg/dl còn tạm chấp nhận được, nếu lên trên 240 mg/dl thì là rất cao và có nguy cơ xấu. LDL thường được coi như không tốt vì nó là thành phần gây nhiều rắc rối cho hệ tim mạch. Dạng cholesterol này vận chuyển chất béo (lipid) trong thực phẩm vào các tế bào. Khi tế bào hết chỗ chứa thì chất béo đóng ở thành động mạch, lâu dần đưa tới vữa xơ, tắc nghẽn. Mức độ lý tưởng của LDL trong máu là dưới 130mg/dl. Từ 130mg/dl đến 159mg/dl là bắt đầu có vấn đề, và lên cao hơn 160mg/dl là nguy hiểm. HDL vận chuyển chất béo vào dự trữ trong gan để cho lượng chất béo trong máu chỉ vừa đủ dùng, không có dư để đóng vào thành động mạch. Lượng HDL trong máu mà bằng hoặc cao hơn 35mg/dl là tốt, nếu HDL có thể cao hơn 60mg/dl thì thật lý tưởng và an toàn. Bình thường, cơ thể tạo ra vừa đủ số cholesterol mà ta cần. Cholesterol trong máu có tới 85% là do cơ thể tự tạo ra; còn lại 15% là do thực phẩm cung cấp. 22
- Dinh dưỡng và điều trị 3. Tăng chất béo chưa bão hòa Để thay thế cho chất béo bão hòa, nên dùng nhiều chất béo chưa bão hòa. Dầu ôliu, dầu hạt cải dầu (canola) có nhiều chất béo chưa bão hòa dạng đơn. Dầu ngô (bắp), dầu hạt cây rum (safflower) có nhiều chất béo chưa bão hòa dạng đa. Sử dụng các loại dầu này có thể làm giảm cholesterol và tăng tỷ lệ HDL trong máu. 4. Giảm cholesterol Cholesterol không có trong thực vật, mà có nhiều trong các thực phẩm từ động vật. Cholesterol trong thức ăn có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu. Lòng đỏ trứng, gan động vật có ít chất béo bão hòa nhưng lại có nhiều cholesterol. Nếu không có bệnh tim, có thể ăn khoảng ba lòng đỏ trứng một tuần. Lòng trắng trứng, rau trái không có cholesterol. Có thể ăn nhiều lòng trắng trứng vì đây là nguồn chất đạm khá cao. Động vật có vỏ như tôm, cua, sò, hến không có nhiều cholesterol, nên có thể ăn với mức độ vừa phải. 5. Ăn nhiều cá Nên ăn nhiều các loại cá như cá hồi (salmon), cá lam (bluefish), cá thu, cá ngừ, cá trích, cá sardine vì các loại cá này có nhiều dầu Omega–3. Dạng chất béo này được xem là có khả năng hạ mức triglycerid, ngăn chặn quá trình đóng cục máu gây ngừng nhịp tim bất thường, tăng cường tính miễn dịch, giúp mắt và não phát triển tốt hơn. Acid béo Omega–3 cũng có trong hạt và dầu quả óc chó (walnut), dầu hạt lanh (flaxseed) 24
- Dinh dưỡng và điều trị Trong mấy thập niên qua đã có nhiều tiến bộ trong việc bào chế các dược phẩm có thể hạ cholesterol tới 40%. Tuy nhiên, theo số đông các chuyên gia y tế, dược phẩm nên dành cho trường hợp cholesterol lên rất cao, sau khi không thành công với các phương tiện khác như dinh dưỡng, vận động cơ thể, thay đổi nếp sống. Thuốc cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi liều lượng, tác dụng phụ, và nên dùng dược phẩm đã có bảo đảm an toàn. Không nên dùng dược phẩm để thay thế cho tiết chế ăn uống cũng như các phương tiện khác. Kiểm soát cholesterol là việc làm lâu dài, cần kiên nhẫn với các phương pháp được nhiều chuyên gia công nhận. Nên dè dặt với những giới thiệu, quảng cáo chữa khỏi hoàn toàn mà không cần thuốc hoặc một chế độ ăn uống nhiều chất này, bỏ chất kia. Dinh dưỡng trong bệnh tật cũng như trong sức khỏe cần sự đa dạng, phối hợp cân đối nhiều loại thực phẩm khác nhau. 26
- Dinh dưỡng và điều trị Huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực hay sức ép của máu vào thành động mạch. Áp lực này được tạo ra khi trái tim bóp, đẩy máu vào huyết quản. Tùy theo lượng máu và sức cản của thành mạch mà áp suất cao hoặc thấp. Huyết áp được mô tả bằng hai chỉ số: – Huyết áp tâm thu (systolic), là chỉ số đứng trước, chỉ áp suất khi tim bóp vào để đưa máu sang động mạch chủ. – Huyết áp tâm trương (diastolic), là chỉ số đứng sau, chỉ áp suất khi tim thư giãn giữa hai nhịp đập và máu từ động mạch chủ chạy vào các mao quản đi nuôi cơ thể. Lấy ví dụ, khi kết quả đo huyết áp là 120/80, điều đó cho biết huyết áp tâm thu là 120 và huyết áp tâm trương là 80. Đơn vị đo áp suất ở đây là milimét thủy ngân (mmHg), và kết quả trên được ghi đầy đủ là: 120/80 mmHg. Trung bình, người từ 18 tới 50 tuổi có huyết áp dưới 140/90. Buổi sáng khi mới ngủ dậy, huyết áp thường thấp; huyết áp cao hơn từ sáng tới chiều. Huyết áp cũng tạm thời nhích lên khi ta có cảm xúc mạnh hoặc vận động nhiều. Tự đo huyết áp định kỳ là việc đáng khuyến khích để ghi nhận sự thay đổi áp suất trong ngày, giúp thầy thuốc dễ điều chỉnh thuốc men. Có thể đo hai lần một ngày trong hai tuần, rồi mỗi ngày một lần trước khi uống thuốc. Khi huyết áp đã tương đối bình thường thì chỉ cần đo vài lần trong tuần. Khi đo huyết áp cần phải thư giãn, thoải mái thì kết quả mới chính xác. 28
- Dinh dưỡng và điều trị khác. Điều đó tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng, chiều cao, thời điểm đo Tuy vậy, cách đây nhiều năm, y học vẫn cố gắng đưa ra một tiêu chí chung mang tính thực dụng để xác định tình trạng huyết áp cao, đó là giới hạn chỉ số đo bình thường không quá 140/90mmHg ở người trưởng thành. Nếu vượt quá giới hạn này là xem như bị huyết áp cao, và cần thiết phải được điều trị. Hiện nay, tiêu chí như trên được cho là không đủ chính xác, và tình trạng huyết áp cao được xác định theo một tiêu chí mới chặt chẽ hơn. Để xác định bệnh huyết áp cao, số đo huyết áp phải là cao hơn 150/95mmHg, và kết quả này phải được ghi nhận 3 lần liên tiếp trong 3 ngày, vào 3 thời điểm khác nhau trong ngày. Theo tiêu chí mới này thì có một số người trước đây bị xem là huyết áp cao nay bỗng nhiên được “khỏi bệnh”! Và điều này là cực kỳ nguy hiểm. Để giải quyết thỏa đáng sự bất hợp lý này, mới đây các nhà chuyên môn đã đề nghị một tiêu chí để xác định tình trạng gọi là tiền tăng huyết áp. Đó là khi huyết áp tâm thu từ 120–139mmHg và huyết áp tâm trương từ 80–90mmHg. Gọi là tiền tăng huyết áp, vì những người có huyết áp như thế này tuy chưa xếp vào loại huyết áp cao nhưng có nhiều nguy cơ sẽ bị huyết áp cao trong tương lai gần, nếu không biết giữ gìn, đề phòng. Nguyên nhân và điều trị Huyết áp cao là rủi ro lớn đưa tới tai biến động mạch não, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng gây ra cơn suy tim và bại thận. 30
- Dinh dưỡng và điều trị Chẳng hạn như huyết áp cao vì co hẹp mạch máu ở thận hoặc do u bướu nang thượng thận. Dinh dưỡng với bệnh huyết áp cao Căn cứ vào những nguy cơ gây bệnh vừa liệt kê trên đây, có thể thấy là bệnh huyết áp cao có quan hệ với chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là sự tiêu thụ muối ăn và bệnh béo phì. Đây là hai yếu tố có thể thay đổi được theo hướng tích cực hơn cho người bệnh. 1. Muối ăn Cách đây vài thập niên, khi chưa có các loại thuốc hiệu quả để kiểm soát huyết áp cao thì hạn chế ăn muối là biện pháp chính. Trong một thời gian dài, thầy thuốc chỉ biết khuyên bệnh nhân hạn chế muối (ăn cơm lạt) và vận động cơ thể để đối phó với bệnh huyết áp cao, vì không biết làm gì khác hơn. Ngày nay, tuy việc giảm muối không còn là biện pháp chính, nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị huyết áp cao ở một số người. Đã có nhiều ý kiến khác nhau về việc giới hạn lượng muối ăn mỗi ngày. Một số nhà nghiên cứu cho là muối không gây ảnh hưởng gì đối với người có huyết áp bình thường. Với người tăng huyết áp thì giới hạn muối chỉ hạ thấp một tỷ lệ rất nhỏ. Do đó các nhà nghiên cứu của nhóm này không tin tưởng nhiều vào công hiệu của việc giảm muối trong điều trị huyết áp cao. 32
- Dinh dưỡng và điều trị Đa số thực phẩm làm sẵn như đồ hộp, thực phẩm đông lạnh đều có nhiều muối. Các nhà sản xuất đã cố gắng cắt giảm muối trong thực phẩm chế biến, nhưng vẫn còn khá cao. Lý do là khi thêm muối thì món ăn sẽ hấp dẫn hơn so với một món ăn nhạt nhẽo. Vì thế, các vị cao niên thường dùng nhiều muối gấp hai người trẻ tuổi, mà thực ra chỉ là để thỏa mãn khẩu vị chứ không cần thiết cho cơ thể. Để giảm muối cũng không khó khăn lắm, chỉ cần có sự quyết tâm. Khi nấu, nên cho muối hơi nhạt, rồi thêm vào đôi chút khi ăn nếu cảm thấy cần; xả bớt muối trong rau đóng hộp; lưu ý số lượng muối trong nước uống, vì nhiều nơi có lượng rất cao; đọc kỹ nhãn hiệu trên thực phẩm để biết rõ số lượng muối trong món ăn (được ghi là natri hoặc natri). 2. Chất béo Chất béo trong máu nhiều quá sẽ làm cho các thành phần khác của máu kết dính với nhau, tim phải tăng sức co bóp để đẩy số máu dính cục này vào động mạch và do đó áp suất động mạch tăng lên. Một số nghiên cứu cho thấy khi giảm chất béo thì huyết áp cũng giảm theo. Có ý kiến cho rằng giảm chất béo làm hạ huyết áp tốt hơn là giảm muối. Một vài loại cá chứa nhiều chất béo omega–3 lại có tác dụng làm hạ huyết áp. 3. Béo phì Rất nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh sự liên hệ nhân quả giữa béo phì và huyết áp cao. Người mập có nguy cơ bị huyết áp cao hơn người bình thường gấp hai tới sáu 34
- Dinh dưỡng và điều trị Theo một số nghiên cứu, kali giúp giảm huyết áp bằng cách làm thư giãn mạch máu, lòng mạch máu rộng hơn, giảm sức cản thành mạch; làm tăng sự bài tiết nước và muối natri ra khỏi cơ thể; làm giảm renin tiết ra từ thận. Kali có nhiều trong trái bơ, chuối, cam, khoai tây, hạt đậu Magnesium làm hạ huyết áp bằng cách làm giãn nở mạch máu, giảm lực cản thành mạch. Magnesium có nhiều trong các loại rau có lá màu xanh, các loại hạt, thịt, cá, trứng Calci làm giảm huyết áp cao gây ra do ăn nhiều muối natri. Calci có nhiều trong rau lá xanh, sữa, phomát, sữa chua, cá hộp sardin, salmon 6. Rau, trái cây Thực phẩm thực vật cũng giúp làm giảm huyết áp cao, đó là nhờ có nhiều chất xơ (fiber) và các chất chống oxy hóa như vitamin C. Các nhà dinh dưỡng đã đề nghị nên dùng nhiều loại rau, trái cây, các loại hạt khác nhau. Tỏi, rau cần tây, mướp đắng, đã được dân gian dùng để chữa huyết áp cao vì tính cách lợi tiểu của chúng. Ngoài ra, để kiểm soát huyết áp, người bệnh cũng cần có một chương trình vận động cơ thể đều đặn, vừa sức mình. Người ít vận động dễ bị huyết áp cao hơn người vận động nhiều tới 30%. Sự vận động cơ thể đều đặn có thể làm hạ cả huyết áp tâm trương và tâm thu từ 6–7mmHg. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh huyết áp cao do Ủy 36
- DINH DƯỠNG VỚI BỆNH ALZHEIMER ệnh Alzheimer là tình trạng rối loạn não bộ gây ra Bsự sa sút dần dần và không thể hồi phục cho trí nhớ và khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng nhận thức về không gian, thời gian, và cuối cùng dẫn đến tình trạng mất khả năng tự chăm sóc trong các nhu cầu hằng ngày. Năm 1906, bác sĩ người Đức Alois Alzheimer lần đầu tiên xác định và mô tả căn bệnh này. Ngày nay, bệnh Alzheimer được thừa nhận là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự sa sút năng lực tinh thần và trí tuệ ở những người từ 65 tuổi trở lên. Bệnh hiếm khi xuất hiện ở độ tuổi từ 30 – 60. Tại Hoa Kỳ, số bệnh nhân trong độ tuổi này chỉ chiếm không đến 10% trong tổng số 4 triệu người mắc bệnh Alzheimer. Nói một cách dễ hiểu, bệnh Alzheimer làm cho bệnh nhân dần dần trở nên lú lẫn, nhưng nghiêm trọng hơn nhiều so với trạng thái lú lẫn thông thường do kém minh mẫn ở tuổi già. Lú là trạng thái suy kém, hầu như không còn trí nhớ, trí khôn, còn lẫn là không phân biệt được sự việc, nhận lầm sự việc này ra sự việc khác. Lú lẫn là nói chung tình trạng suy kém trí nhớ, hay lẫn, hay quên. Nhưng lú lẫn trong bệnh Alzheimer là một sự suy kém nghiêm trọng đến mức làm cho người bệnh ngoài các rối loạn về nhận thức và suy xét còn có sự thay đổi về hành vi, nhân cách và nhất là không còn khả năng tự chăm sóc trong các nhu cầu hằng ngày. 38
- Dinh dưỡng và điều trị Tuy nhiên, tìm hiểu y sử và quan sát một số triệu chứng dấu hiệu cũng giúp định bệnh sơ khởi, trong giai đoạn đầu của bệnh. Người mắc bệnh Alzheimer thường có những biểu hiện sau: – Hay quên, thậm chí quên cả tên các con vật nuôi trong nhà hoặc các đồ vật rất thường dùng. – Mất định hướng trong không gian. – Có những nghi ngờ hoang tưởng. – Tính tình bướng bỉnh, phá phách và thay đổi trong dáng điệu đi đứng. Bệnh thường kéo dài cả năm, mười năm, qua nhiều diễn tiến khác nhau tùy từng người bệnh. Cuối cùng, vì suy nhược toàn bộ, người bệnh đi đến tình trạng nằm liệt giường liệt chiếu, không kiểm soát được đại tiểu tiện, suy dinh dưỡng, và thường ra đi vĩnh viễn vì nhiễm trùng hoặc sưng phổi. Mọi biện pháp can thiệp đều chỉ tập trung vào việc hỗ trợ, chăm sóc người bệnh, vì thực ra chưa có dược phẩm hay phương thức nào để điều trị bệnh này. Đã có nhiều thử nghiệm một số dược phẩm, nhưng đa số chỉ cải thiện được đôi chút về rối loạn tri thức mà thôi. Một vài nghiên cứu cho rằng niacin có thể có công dụng tăng máu lưu thông lên não. Gần đây, một số nghiên cứu cho thấy acetylcholine, một chất có chức năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh (neurotransmitter) có vẻ như giảm rất nhiều ở người bệnh Alzheimer. Acetylcholine có nhiều ảnh hưởng tới sự học hỏi và trí nhớ, nên nhiều nhà khoa học cho là thực phẩm có acetylcholine sẽ giúp ích cho người bệnh một phần nào. 40
- Dinh dưỡng và điều trị là thực phẩm mà họ nhặt ở đâu đó. Với hành vi của một trẻ thơ, họ cũng giấu hoặc ném thực phẩm đi. Nhiều khi người bệnh không nhận ra thức ăn là gì, đưa vào miệng mà không nhai nuốt. Người bệnh cũng nghịch với thực phẩm như đồ chơi; không biết thìa đũa dùng để làm gì, hoặc không nhớ cả cách đưa thức ăn vào miệng. Bệnh nhân hay giẫy giụa, chuyển động cơ thể nên việc tự ăn hoặc nuôi ăn cũng trở ngại. Trung tâm thần kinh điều hành cảm giác đói và khát bị suy hao nên người bệnh không thấy đói khát. Kém vệ sinh răng miệng nên người bệnh nhai nuốt khó khăn, nhất là khi miệng khô không có nước bọt. Mùi hôi của nước tiểu, phân trong người làm người bệnh mất hứng thú ăn uống. Việc dinh dưỡng hầu như lệ thuộc vào người chăm sóc. Nhu cầu dinh dưỡng vẫn là sự cân bằng của những nhóm thực phẩm cơ bản hợp với sở thích và tình trạng sức khỏe người bệnh. Nên để ý tới những món ăn mà người bệnh thích hoặc không thích, hoặc phải kiêng cữ vì đang mắc vài bệnh mạn tính nào khác. 2. Một số vấn đề mà người chăm sóc cần lưu ý a. Lưu ý xem bệnh nhân có còn mắc phải những bệnh nào khác, hoặc do ảnh hưởng dược phẩm nào khiến họ không ăn ngon miệng. Đôi khi chỉ vì buồn rầu mà người bệnh biếng ăn. b. Đưa người bệnh đi khám nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng miệng, nếu có thể cần xử lý thích hợp để giúp 42
- Dinh dưỡng và điều trị k. Dành nhiều thời gian đủ để người bệnh ăn cũng như để giúp người bệnh ăn. Nhắc nhở người bệnh nhai, nuốt khi thấy họ lơ đãng. l. Một số bệnh nhân thường đi lang thang nên tiêu hao nhiều năng lượng mà lại không ngồi yên để ăn, do đó rất dễ bị suy dinh dưỡng. Cần có sẵn một số thực phẩm dễ ăn, làm sẵn để tiện đâu cho ăn đó. m. Với bệnh nhân không tự ăn uống được, người chăm sóc cần kiên nhẫn giúp họ ăn, khích lệ họ nhai, nuốt; tạo không khí vui nhẹ để bệnh nhân khỏi phân tâm, bối rối. n. Lưu ý nhiều nếu bệnh nhân hay bị nghẹn vì thực phẩm, nước uống, nhất là người đang uống các loại thuốc thần kinh, an thần. Những người này rất dễ bị khó khăn về hô hấp, đưa đến thức ăn đi lầm đường vào khí quản, gây ra sưng phổi. Sự chăm sóc thường kéo dài nhiều năm. Nên người chăm sóc cần được sự giúp đỡ, hỗ trợ của thân nhân, bạn bè. Khi cần, cũng không nên ngần ngại nhờ đến cơ quan y tế xã hội vì các nơi này đã thấu hiểu vấn đề nên có sẵn các phương tiện trợ giúp. 44
- Dinh dưỡng và điều trị – Tiểu cầu (platelet) tạo nút bít chỗ hở ở mạch máu và kích thích sự đông máu để chống lại tình trạng chảy máu khi cơ thể bị thương tích, băng huyết Thiếu hoặc thừa dinh dưỡng đều gây ra nhiều rối loạn cho cả tế bào máu lẫn huyết tương. Huyết tương có quá nhiều chất béo sẽ đưa tới các bệnh tim mạch. Hồng cầu là thành phần của máu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ dinh dưỡng. Thiếu dinh dưỡng dẫn đến bệnh thiếu máu (anemia) là trường hợp rất thường xảy ra. Thiếu máu Thiếu máu là tình trạng giảm kích thước hồng cầu và lượng huyết cầu tố (hemoglobin). Nguyên nhân thiếu máu có thể là do chảy máu, xuất huyết nội tạng, băng huyết hoặc do mất cân đối khi cơ thể tạo ra ít hồng cầu hơn số lượng bị mất đi, do một số bệnh mạn tính, do tiêu hủy hồng cầu trong một số bệnh bẩm sinh, do độc tính của một số dược phẩm, hóa chất, do thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sản xuất hồng cầu như sắt, vitamin B12, E, folacin hoặc do tập hợp của tất cả các nguyên nhân này. Như vậy, thiếu máu tự nó không phải là một chứng bệnh, mà là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Hậu quả của thiếu máu là giới hạn sự trao đổi dưỡng khí và thán khí giữa máu và các tế bào cơ thể, cũng như cung cấp không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào, cơ quan Có nhiều loại thiếu máu, nhưng dựa vào nguyên nhân có thể phân thành hai nhóm chính: 46
- Dinh dưỡng và điều trị Cơ thể hấp thụ sắt nhiều hơn khi lượng dự trữ của cơ thể xuống thấp và ít hơn khi lượng dự trữ đầy đủ. Trong thực phẩm có hai dạng sắt: sắt heme có nhiều trong thịt đỏ (thịt heo, bò, cừu ), thịt gà, cá và sắt nonheme có nhiều trong thực vật và lòng đỏ trứng. Sắt heme được hấp thụ dễ dàng hơn nên cơ thể hấp thụ nhanh và nhiều dạng sắt này hơn so với sắt nonheme. Nhưng khi ăn chung thực phẩm gốc thực vật với thịt cá hoặc dùng thêm vitamin C thì sự hấp thụ sắt nonheme cũng trở nên dễ hơn. Thí dụ ăn sáng với trứng tráng mà có thêm ít thịt nạc sẽ giúp hấp thụ sắt dễ hơn; thịt gà giúp hấp thụ sắt có trong gạo; thịt heo giúp hấp thụ sắt có trong đậu Gan bò có nhiều sắt hơn thịt bò, thịt gà, thịt heo, cá. Trong thiếu máu do thiếu sắt, hồng cầu thường nhỏ và lượng hemoglobin cũng thấp. Đây là bệnh thiếu dinh dưỡng thông thường nhất trên thế giới và cũng là bệnh thiếu máu thường thấy ở phụ nữ có thai và trẻ em. Nhu cầu sắt Nhu cầu sắt cao ở trẻ sinh thiếu tháng: mỗi ngày 1mg sắt, so với trẻ sinh bình thường chỉ cần một phần ba số lượng này. Trẻ 2 tuổi cần 1mg /ngày, và tăng lên 2mg/ngày ở tuổi đang lớn để rồi trở lại mức trung bình là 1,2mg/ngày. Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ thì cần khoảng 2mg/ngày để bù lại lượng sắt thất thoát vào mỗi kỳ kinh. Khi có thai, nhu cầu sắt tăng gấp đôi vào khoảng tháng thứ 6, gấp ba vào tháng thứ 9 để cung ứng đủ máu cho thai nhi và cho tử cung lớn rộng. 48
- Dinh dưỡng và điều trị Định bệnh Thường thường, xét nghiệm kích thước, hình dáng và màu của hồng cầu cho ta một khái niệm cơ bản về loại thiếu máu. Để chính xác hơn, có thể đo lượng ferritin trong huyết tương để biết kho dự trữ sắt có thiếu hay không; đo lượng transferin được chuyển cho hồng cầu; đo lượng erythrocyte protoporphyrin tự do, một chất mà khi hợp với sắt sẽ trở thành hemoglobin. Nếu chất này có nhiều trong máu là dấu hiệu của thiếu sắt. Vì thế, không phải cứ thấy sắt trong máu thấp là uống sắt, mà phải căn cứ vào mức độ ferririn và transferin. Điều trị Điều trị căn cứ vào việc xác định nguyên nhân gây bệnh rồi trị nguyên nhân. Ngoài ra, cũng cần bổ sung cho kho dự trữ sắt bằng cách cho người bệnh dùng sắt dưới dạng ferrous sulfat từ 200–300mg/lần, mỗi ngày ba lần. Có 2 dạng thuốc viên và thuốc nước. Sắt được hấp thụ dễ dàng khi bụng đói, nhưng lại gây ra kích thích niêm mạc. Để tránh khó chịu dạ dày và táo bón, có thể uống khi no bụng. Khi không uống được như là rối loạn tiêu hóa thì có thể tiêm dung dịch thuốc bổ có sắt. Về thực phẩm thì thịt bò, cá, gà, gan, trứng, đậu, sữa, đều có nhiều sắt. Sắt trong các thực phẩm động vật (dạng sắt heme) được hấp thụ nhiều hơn sắt trong thực vật (dạng sắt nonheme). 50
- Dinh dưỡng và điều trị Thiếu vitamin này thường là do: a. Không ăn đầy đủ thực phẩm có B12 như thịt, pho mát, trứng, sữa bò, sữa chua Bệnh thường gặp ở người ăn chay thuần túy, chỉ ăn rau trái. Trẻ em bú sữa của người mẹ ăn chay hoặc áp dụng chế độ dinh dưỡng sai, thường là do kiêng khem, và đôi khi bệnh cũng xuất hiện ở người nghiện rượu. Vì gan dự trữ nhiều vitamin B12, nên bệnh chỉ xảy ra sau khoảng vài năm liên tục không ăn thực phẩm có vitamin này. b. Không hấp thụ được vitamin B12 là nguyên nhân chính gây bệnh. Sự hấp thụ này xảy ra ở đoạn cuối của hồi tràng (ileum) với sự hiện diện của một nhân tố nội tại (intrinsic factor) do dạ dày tiết ra. B12 bám vào nhân tố này để được hấp thụ vào ruột. Bệnh xảy ra trước khi kho dự trữ cạn hẳn vitamin này. Những lý do đưa tới kém hấp thụ là: bệnh dạ dày tiết ra không đủ nhân tố nội tại; cắt bỏ một phần dạ dày; bệnh ở hồi tràng (ileum) như trong bệnh Crohn; ký sinh trùng trong ruột sử dụng hết vitamin B12. Hấp thụ cũng giảm dần khi cao tuổi, vì dịch vị dạ dày ít dần đi. Vì thế, sau 60 tuổi nên kiểm tra mức độ B12 hằng năm để phát hiện những trường hợp thiếu vitamin này và bổ sung bằng cách tiêm B12. c. Không sử dụng được B12 trong các bệnh thận, gan, suy dinh dưỡng, ung thư. Diễn tiến của bệnh rất âm thầm. Người bệnh ăn mất ngon, đại tiện khi bón khi lỏng, đau ngầm ở bụng dưới, lưỡi đỏ rát, sút cân, rối loạn chức năng dây thần kinh ngoại vi. Khi bệnh đã được chẩn đoán thì bệnh nhân cần được tiêm B12. Ban đầu tiêm mỗi tuần một mũi, cho tới khi hồng 52
- DINH DƯỠNG VỚI BỆNH THẬN ột số người sinh ra chỉ có một trái thận, trong khi Mnhững người bình thường có 2 trái thận, có hình hạt đậu với kích thước ở người trưởng thành là khoảng từ 10cm đến 13cm chiều dài và từ 5cm đến 7,5cm chiều rộng (nghĩa là khoảng gần như con chuột máy tính) và được bố trí nằm cân đối ở hai bên xương sống, phía sau bụng. Trái thận màu hồng nhạt, nửa đỏ nửa nâu, nặng khoảng 115g. Thực ra, mỗi người chỉ cần một trái thận là đủ để hoàn tất những nhiệm vụ căn bản. Nhưng tạo hóa có lẽ đã dự phòng là một lúc nào đó thận có thể hư hỏng, nên đã đặt vào mỗi người đến hai trái thận. Và như thế, nếu hỏng đi một trái, chúng ta vẫn có thể sống bình thường; còn nếu hỏng cả hai, vẫn còn có cơ hội nhận được một trái thận từ người thân nào đó để tiếp tục sống, bởi vì mỗi người đều có 2 trái thận nên chuyện san sẻ này là hoàn toàn có thể làm được. Cấu tạo chính của thận là hàng triệu vi cầu thận nhỏ bé. Mỗi ngày có tới gần 200 lít chất lỏng với đủ các thành phần hóa chất được lọc qua đó và khoảng 1,5 lít nước tiểu được bài tiết ra ngoài. Tuy nhỏ bé nhưng thận giữ nhiều chức năng rất quan trọng đối với cơ thể. Các nhiệm vụ căn bản của thận là điều hòa toàn thể khối chất lỏng trong cơ thể, cân bằng nồng độ acid-kiềm; thải 54
- Dinh dưỡng và điều trị Bình thường, thận có thể tiếp tục nhiệm vụ bài tiết dù chỉ còn lại khoảng vài chục phần trăm số lượng vi cầu thận. Các đơn vị lọc còn lại này sẽ lớn lên và làm việc gấp đôi, gấp ba để bù đắp cho các vi cầu thận đã suy hỏng. 1. Bệnh lý Thận có thể bị viêm do các tác nhân hóa học, dược phẩm, vật lý hay tác nhân gây nhiễm. Bệnh ngoài thận như tiểu đường, huyết áp cao, hoặc một cản trở lưu thông máu tới thận cũng đủ để làm thận suy. Hậu quả của suy thận là sự ứ đọng các chất thải trong máu, nhất là ure, chất thải của đạm. Suy thận diễn tiến chậm. Giai đoạn đầu hầu như không có dấu hiệu. Rồi một số bệnh nhân cảm thấy hơi mỏi mệt, hay đi tiểu ban đêm vì thận không còn khả năng cô đọng nước tiểu; bàn chân hơi sưng, huyết áp hơi lên cao, hồng cầu hơi giảm. Khi bệnh trầm trọng thì các biến chứng cũng leo thang: huyết áp tăng vọt, nhịp tim rối loạn, thiếu hồng cầu, xương yếu dễ gãy, xuất huyết dạ dày, băng huyết vì máu loãng, mất chất dinh dưỡng. Khoáng natri và kali bị giữ lại trong cơ thể. Nhiều natri quá đưa đến huyết áp cao, sưng phù chân. Kali cao làm nhịp tim rối loạn. Bệnh nhân ói mửa, giảm cân, trở nên suy yếu dần nếu không được chữa chạy. Khi đã đến giai đoạn cuối của suy thận thì chỉ còn có cách thay thận (ghép một trái thận khác) hoặc lọc máu (Hemodialysis) để loại bỏ kali, ure và các chất có hại khác trong máu. 2. Dinh dưỡng với người suy thận Dinh dưỡng trong suy thận có vai trò rất quan trọng và tập trung vào các mục đích sau đây: 56
- Dinh dưỡng và điều trị Ngoài ra người bệnh cũng cần dùng thêm các vitamin C, B, folacin mà không cần uống thêm các vitamin hòa tan trong mỡ như vitamin A, E, K. Một chế độ dinh dưỡng cho người suy thận rất phức tạp, nên người bệnh cần phải tham khảo lời khuyên của chuyên viên dinh dưỡng, và nhất là tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Mỗi cá nhân cần có một khẩu phần riêng biệt, thích hợp với bệnh tình của mình. Sỏi thận 1. Phân loại Theo thống kê, trung bình có khoảng 10% nam giới và 3% nữ giới bị sỏi thận ít nhất một lần trong đời. Có bốn loại sỏi thận, phân loại theo chất cấu tạo sỏi. Mặc dù triệu chứng các loại sỏi thận giống nhau nhưng nguyên nhân cũng như phương thức điều trị lại khác nhau. Thông thường nhất là sỏi do khoáng calci oxalat hoặc phosphat, với tỷ lệ 90% và thường thấy ở nam giới vào tuổi trung niên. Ba loại khác là sỏi do acid uric, magnesium ammonium sulfat và cystin. Loại sau cùng chỉ có ở một số người bị rối loạn bẩm sinh về chuyển hóa chất dinh dưỡng căn bản. Khi nồng độ các chất này trong nước tiểu lên cao thì chúng kết tinh thành sỏi trong thận hoặc ở ống dẫn nước tiểu. Nguyên nhân của sự kết tinh cũng như làm sao ngăn ngừa sự kết tinh đều chưa được làm sáng tỏ mặc dù đã có nhiều nghiên cứu khoa học. Nhưng điều chắc chắn là sỏi thường tái kết tinh nhiều lần trong cuộc đời người bệnh. 58
- Dinh dưỡng và điều trị Nhiều khi lượng calci trong nước tiểu tăng là do sự hấp thụ calci kém từ thực phẩm trong một vài bệnh đường ruột như bệnh Crohn, suy tụy tạng hoặc khi dùng quá nhiều vitamin C (vitamin này được chuyển hóa ra oxalate) hoặc do thận rỉ calci ra ngoài. Nếu là do hấp thụ từ ruột thì sự hạn chế thực phẩm có calci oxalat giúp ích cho việc điều trị. Thực phẩm có nhiều oxalat là rau spinach, quả dâu, sô-cô-la, các loại quả hạch, trà Nhiều chuyên gia khuyên giảm bớt sự tiêu thụ calci. Nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, vì hạn chế quá làm thiếu calci, cơ thể sẽ rút calci ở xương và làm xương suy yếu, dễ gãy. Có ý kiến khác cho là sự giới hạn calci có thể làm tăng nguy cơ bị sạn oxalat, vì calci cao sẽ giúp gia tăng sự hấp thụ oxalat trong ruột và giảm sạn oxalat trong nước tiểu. – Sạn acid uric Acid uric sinh ra từ sự chuyển hóa chất purin trong đạm động vật và một số thực phẩm khác. Acid uric trong nước tiểu cũng tăng cao ở người bị bệnh thống phong (gout) khi uống nhiều thuốc Aspirin, Probenecid. Do đó, khi hạn chế thực phẩm có nhiều purin sẽ làm giảm mạnh nguy cơ bị sỏi này. Thực phẩm có nhiều purin là: gan, óc, tim, thận động vật, cá herring, sardin, bia, rượu vang, thịt, đậu, súp lơ, nấm, rau spinach, tôm cá 60
- DINH DƯỠNG VỚI BỆNH LOÃNG XƯƠNG ếu như tính chất tiêu biểu của da là sự uyển chuyển, Ndẻo dai bề ngoài, thì xương là tượng trưng cho sự kiên cố bên trong của cơ thể con người. Cơ thể một người trưởng thành có 206 chiếc xương, chiếm 14% tổng trọng lượng cơ thể. Nhiệm vụ chính của bộ xương là tạo ra một bộ khung vững chắc để trên đó phân bố tất cả các cơ quan của cơ thể, đồng thời cũng bảo vệ các cơ quan nội tạng. Xương cũng phối hợp với bắp thịt để giúp cơ thể chuyển động và di chuyển một cách uyển chuyển và vững chắc. Cấu tạo của xương Thành phần hóa học của xương là hỗn hợp chất hữu cơ và vô cơ theo tỷ lệ 1:2. Xương được cấu tạo với ba chất căn bản: 45% khoáng chất, trong đó calci chiếm đa số, 30% các mô mềm collagen với tế bào, mạch máu và 25% nước. Khoáng chất chính là calci phosphat (5/6), số còn lại là calci carbonat, fluorid, chlorid, magnesium, một ít natri chlorid và sulfat. Collagen là chất hữu cơ có thể tách riêng khi ngâm xương vào dung dịch. Có tới 98% tổng lượng calci trong cơ thể được dự trữ ở xương và 1% lưu hành trong máu. Khi calci trong máu giảm 62
- Dinh dưỡng và điều trị Khi lượng calci trong máu giảm, parathormon rút calci từ xương ra để cân bằng. Khi nhu cầu calci đủ rồi thì tuyến giáp lại tiết ra hormon calcitonin để chặn tác dụng của parathormon . Estrogen là loại hormon nữ, nhưng cũng có một lượng rất nhỏ ở nam giới. Estrogen làm giảm sự rút lấy calci từ xương. Vì thế, khi mãn kinh nữ giới thường bị bệnh loãng xương. Vitamin D giúp sự tạo xương và duy trì xương cứng chắc. Trong khi đó, một số chất như cà phê, thuốc lá, rượu lại làm giảm sự hấp thụ calci. Thuốc kháng sinh tetracyclin, erythromycin, isoniazid, làm giảm hấp thụ calci; các thuốc chống acid dạ dày như Mylanta, Maalox, thuốc lợi tiểu furosemid, thiazid làm tăng bài tiết calci qua nước tiểu. Calci trong thực phẩm ít khi gây ra xáo trộn cho cơ thể, nhưng khi uống thêm thì calci có thể gây ra một vài vấn đề chẳng hạn như đầy hơi, táo bón hoặc nước tiểu nhiều calci đưa tới sỏi thận. Vì dạ dày chỉ có thể hấp thụ từng lượng nhỏ calci, ta nên uống khoáng chất này làm nhiều lần, mỗi lần một ít. Sự xáo trộn của calci có thể dẫn đến một bệnh phổ biến là loãng xương. Bệnh loãng xương (Osteoporosis) Thoái hóa xương là một diễn biến bình thường, khởi sự ngay từ tuổi trung niên và nối tiếp cho tới khi về già. Trong diễn biến này, thành phần cấu tạo xương không thay đổi, nhưng khối lượng và độ đặc của xương thay đổi. 64
- Dinh dưỡng và điều trị 5. Cho con bú. Khi nuôi con bằng sữa mẹ quá sáu tháng thì sự hao xương nhất thời có thể xảy ra, vì lượng calci trong sữa rất lớn (khoảng 320mg/lít). Vì thế, người mẹ cần dùng đủ số calci và vitamin D để phòng bệnh xương. 6. Dược phẩm. Một số dược phẩm như Dilantin, Phenobarbital, Corticosteroid, Lithium, Phenothia- zine, Tetracycline, Cyclosporin, hormon tuyến giáp làm tiêu hao calci từ xương hoặc ngăn cản sự hấp thụ calci ở ruột. 7. Ít vận động cơ thể. Cơ thể ít vận động dẫn đến hao xương, giảm khối xương. Người bệnh nằm liệt giường lâu ngày thì xương rất yếu và dễ gãy. 8. Tâm trạng căng thẳng như chấn thương, đói khát, sợ hãi. 9. Dùng nhiều rượu và thuốc lá. 10. Thiếu vitamin D. Quan sát những người sử dụng cùng lượng calci như nhau, người sống ở vùng có ít ánh nắng thường bị loãng xương nhiều hơn người sống ở vùng có nhiều ánh nắng. Đó là vì nắng chiếu trên da tạo ra vitamin D, và vitamin D góp phần tích cực trong việc bảo vệ xương. Ngoài ra, thực phẩm có nhiều chất xơ làm giảm hấp thụ calci; ăn nhiều đạm động vật làm tăng bài tiết calci trong nước tiểu, trong khi đạm thực vật không có tác dụng này. Uống nhiều cà phê cũng làm hao xương ở người cao tuổi, nhất là khi không uống thêm loại sữa có bổ sung calci. Để tránh loãng xương, ngoài việc tiêu thụ đầy đủ lượng calci như đã nói ở trên, ta cần tránh các nguy cơ đưa đến hư hao xương. 66
- DINH DƯỠNG VỚI BỆNH VIÊM KHỚP XƯƠNG “Nắng mưa là chuyện của trời, Đau xương, nhức khớp, chuyện người tuổi cao.” người cao tuổi, viêm khớp xương là bệnh rất thường Ởxảy ra, nhất là khi thời tiết đổi thay. Các cụ thường thấy đau ở những khớp gần đầu ngón tay, xương sống, đầu gối, hông và cổ tay, do sự thoái hóa của xương và sụn. Nam nữ đều có thể mắc bệnh như nhau. Đôi khi, có những vị cao tuổi bị viêm khớp mà không biết, cho tới khi tình cờ chụp X quang mới biết là đã có bệnh từ mấy thập niên qua. Ta cần phân biệt bệnh viêm khớp xương (osteo-arthritis) với bệnh thấp khớp (rheumatoid arthritis). Thấp khớp xuất hiện ở bất cứ tuổi nào, thường gây tổn thương cho nhiều khớp, nhất là ở đốt cuối ngón tay, ngón chân, cổ tay, đầu gối. Đôi khi bệnh lan tới các cơ quan nội tạng như tim, thận, phổi, dây thần kinh và gây ra những triệu chứng tổng quát như sốt, mệt mỏi, biếng ăn, thiếu hồng cầu, giảm cân Cấu tạo của khớp Bệnh viêm khớp xương thường xảy ra ở các khớp cử động như đầu gối, khớp háng, khớp cột sống Mỗi khớp có nhiều thành phần như bắp thịt, dây chằng, sụn, xương, gân. Tất cả hoạt động nhịp nhàng với nhau để 68
- Dinh dưỡng và điều trị calci làm khớp đau. Khớp co duỗi khó khăn vì màng hoạt dịch mỏng và khô dần. Khi bị viêm, khớp xương có nhiều thay đổi như sự hóa xơ và gồ ghề của sụn, khả năng chất đệm kém đi, đầu xương mọc gai, xương giảm khối lượng. Mặc dù ta không biết rõ cơ chế gây viêm, nhưng sự hao mòn hay thoái hóa do sử dụng khớp lâu năm được coi như là nguyên nhân chính. Vì thế những khớp chịu sức nặng của cơ thể như xương thắt lưng, hông, đầu gối thường hay bị bệnh. Sự thoái hóa này diễn ra từ từ trong khoảng thời gian khá lâu và trở nên rõ ràng khi về già. Tuy thường xảy ra ở người cao tuổi nhưng không phải người cao tuổi nào cũng mắc phải bệnh viêm này. Thanh thiếu niên không thấy có bệnh, tuổi trung niên có nhưng rất hiếm, và từ tuổi 50 trở lên thì tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi: 27% ở tuổi 60–70, 45% ở tuổi 80. Các nguy cơ làm dễ mắc bệnh gồm có béo phì (giảm cân là phương thức trị liệu tốt), chấn thương khớp, tật bẩm sinh, bệnh về chuyển hóa, di truyền, xáo trộn lượng hormon . Các vận động viên liên tục bị chấn thương ở khớp, dù chỉ là nhẹ thôi, hoặc một người lao động suốt ngày khuân vác nặng nhọc, đều là những đối tượng dễ bị viêm khớp khi tuổi cao. Để hiểu rõ hơn về viêm khớp, cần giải thích đôi chút về hiện tượng viêm (inflammation). Viêm là một đáp ứng bảo vệ của cơ thể với tổn thương gây ra do tác nhân sinh nhiễm, hóa chất hoặc tác nhân vật lý. Các mạch máu ở gần nơi tổn thương giãn nở, đưa nhiều máu tới vùng này. Bạch cầu vào mô tiết ra chất 70
- Dinh dưỡng và điều trị Quan sát cho thấy đàn ông thường bị giới hạn sử dụng các chi trên, còn phụ nữ hay bị ở các chi dưới, nhưng khi tới tuổi trên 80 thì tứ chi đều bị ảnh hưởng như nhau. Việc định bệnh căn cứ vào các triệu chứng, khám tổng quát cơ thể và chụp X quang. Viêm khớp khó chữa lành hẳn, nhưng sau một năm, chứng đau nhức thường giảm bớt. Sự thoái hóa làm mòn hết sụn, hai đầu xương tiếp tục cọ xát vào nhau và trở nên nhẵn bóng như ngà. Điều trị Cho tới nay, chưa có dược phẩm hay phương thức nào có thể giúp phục hồi tế bào sụn và chữa dứt viêm khớp xương, mà chỉ chữa theo triệu chứng: đau đâu chữa đó, đau lúc nào uống thuốc lúc ấy. Tuy nhiên, với những phương tiện hiện có, người bệnh có thể duy trì, cải thiện một số chức năng của khớp bị bệnh, làm bớt đau và làm cho đời sống linh dễ chịu hơn. Người bệnh cần được hướng dẫn, tìm hiểu về bệnh, biết rõ căn nguyên, nguy cơ gây bệnh để tránh, biết phải làm gì để bớt đau và thích nghi với những khó khăn, khiếm dụng do bệnh gây ra. 1. Vật lý trị liệu Đây là phương thức được dùng rất nhiều hiện nay vì tỏ ra có nhiều công hiệu. Nó giúp bệnh nhân phục hồi một số chức năng của bắp thịt và khớp như khả năng co duỗi, sự di động, mềm mại; hướng dẫn cách chọn lựa và sử dụng gậy chống, nạng tựa người 72
- Dinh dưỡng và điều trị capsaicin, mỗi ngày thoa đều trên khớp đau ba hoặc bốn lần. Thuốc chống viêm không có stéroid như ibuprofen, naproxen, Celebrex, Daypro có nhiều công hiệu. Các thuốc giảm đau đều có nhiều tác dụng phụ không tốt, nên trước khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Ngoài ra, sử dụng những máy phát sóng từ trường hoặc chích thuốc Corticosteroid, Hyaluroran vào khớp cũng giúp giảm cơn đau nhức một phần nào. Trường hợp nặng có thể giải phẫu thay khớp. Dinh dưỡng với bệnh viêm khớp xương Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia đã đề nghị áp dụng dinh dưỡng trong việc chữa bệnh viêm khớp xương. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định là một chế độ ăn uống hoặc một món thực phẩm nào đó có thể trị được bệnh viêm khớp. Có người cho rằng ăn vài trăm gram cá mỗi ngày thì có thể giảm cứng khớp mỗi sáng khi thức dậy. Bác sĩ Joel M. Kremer của Đại học Y Khoa New York cho hay, uống viên dầu cá trong hai tuần lễ liên tục có thể giúp bệnh nhân viêm khớp giảm sưng đau. Dầu cá có chứa acid béo Omega-3. Một số thử nghiệm cho thấy cà chua, súp lơ xanh cũng làm giảm bớt đau viêm khớp. Hiện có một vài loại thuốc đang lưu hành được cho là có khả năng làm thuyên giảm các triệu chứng của viêm khớp. Đó là: 74
- Dinh dưỡng và điều trị Kết luận Viêm khớp xương kinh niên đưa tới nhiều trở ngại, khó khăn cho người bệnh. Ngoài thuốc men và các phương thức trị liệu, bệnh nhân cũng nên khéo léo tổ chức hợp lý các sinh hoạt hằng ngày để tránh khớp đau nhiều hơn. Chẳng hạn như: – Khi làm việc, khi ăn, nên ngồi nhiều hơn là đứng. – Ghế ngồi có chỗ dựa lưng để giảm căng thẳng cho bắp thịt ở lưng. – Ghế có dựa tay để giúp đứng lên ngồi xuống dễ dàng. – Mở hộp thức ăn với dụng cụ thay vì dùng sức mạnh của bàn tay. – Đừng cầm vật gì nặng quá lâu. – Nên thường xuyên co duỗi các khớp xương, vươn vai để cột sống khỏi cứng nhắc. – Khi cần nâng một vật nặng, nên sử dụng cả hai tay thay vì một tay và chịu sức nặng vào hai chân chứ không vào xương sống lưng. Làm được như vậy là ta đã một phần nào tránh được sự mất khả năng di động. Mà không tự di động là một trong những nguyên nhân đưa tới lệ thuộc vào người khác của tuổi già cũng như của bệnh viêm khớp xương trầm trọng. 76
- Dinh dưỡng và điều trị Thực vậy, trong lĩnh vực dinh dưỡng, qua nghiên cứu và quan sát dịch tể học, người ta đã tìm ra có một liên hệ giữa thực phẩm và ung thư. Nếu có một số thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ ung thư thì một số khác lại có khả năng làm giảm. Điều cần nhớ là nguy cơ gây ung thư tùy thuộc vào số lượng tác nhân: Tác nhân gây ung thư càng nhiều thì bệnh càng mau phát triển. Thời gian từ khi tiếp xúc với tác nhân cho tới khi có dấu hiệu bệnh cũng khá lâu, có khi cả 5 đến 10 năm, và không phải mọi người tiếp xúc với cùng một tác nhân đều mắc bệnh. Mặt khác, cần biết là những kết quả quan sát dịch tể không xác định liên hệ nhân quả, không cung cấp kết luận khoa học mà chỉ cung cấp những đầu mối để khoa học nghiên cứu. Cho tới nay chưa có bằng chứng hiển nhiên rằng một thực phẩm nào đó gây ra ung thư hoặc có khả năng ngăn ngừa ung thư. Nhưng biết được một số các mối liên hệ đáng nghi ngờ để tránh, hoặc có lợi để tuân theo cũng là điều nên làm. I. Thực phẩm tăng nguy cơ ung thư 1. Chất béo Nhiều quan sát dịch tể và nghiên cứu khoa học đã nhận thấy có một liên hệ nào đó giữa số lượng chất béo trong thực phẩm với các trường hợp ung thư vú, tuyến nhiếp hộ, đại tràng. Các bệnh ung thư này xuất hiện với tỷ lệ cao ở Hoa Kỳ, nơi mà chất mỡ được tiêu thụ rất nhiều, và với tỷ lệ rất thấp ở Nhật Bản, nơi mà người ta ít ăn chất béo. 78
- Dinh dưỡng và điều trị bào ung thư tuyến nhiếp hộ tăng trưởng nhanh hơn nếu có nhiều testosterone. Riêng về cholesterol thì có nghiên cứu lại cho rằng nếu quá thấp có thể làm tăng nguy cơ ung thư lên đôi chút. Như vậy, nếu mức cholesterol ở khoảng dưới 180mg/dl thì không nên tìm cách hạ thấp nữa, vì cũng chưa hẳn đã hoàn toàn có lợi. 2. Chất đạm Một số nghiên cứu cho rằng tiêu thụ nhiều đạm có một ảnh hưởng nào đó với ung thư vú, dạ con, thận, tuyến nhiếp hộ, đại tràng, tụy tạng. Quan sát cho thấy ung thư giảm khi ăn đạm dưới mức cần thiết, và tăng khi ăn gấp đôi hoặc gấp ba. Các nghiên cứu này thường gặp khó khăn vì trong đạm đôi khi có lẫn nhiều mỡ và ít chất xơ. Theo Edward Giovannucci, ung thư tuyến nhiếp hộ phát triển nhanh hơn khi ăn nhiều thịt. Nhưng nghiên cứu của tổ chức Iowa Women Health Study lại đặt nghi vấn về mối liên hệ giữa ung thư đại tràng với thịt, chất béo và hoạt động thể thao. Một nghiên cứu khác lại thấy rằng khi giới hạn vài loại acid amin thì có thể khống chế tế bào ung thư. Người ta cũng nói đến một sự kiện là thịt nướng than quá cháy tạo ra một hóa chất có nguy cơ gây ung thư. Những vấn đề nêu trên có những mối liên hệ đan xen rất phức tạp giữa nhiều yếu tố, và cho đến nay vẫn còn nhiều điều khó hiểu cần tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn. 3. Carbohydrat Cho tới nay, chưa có nhận xét nào về sự liên hệ giữa carbohydrat với ung thư như trường hợp chất đạm và chất 80
- Dinh dưỡng và điều trị trông hấp dẫn hơn và tăng mùi vị. Các chất phụ gia này có thể được lấy từ thảo mộc hoặc tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Theo luật pháp thì các nhà sản xuất thực phẩm phải bảo đảm là chỉ sử dụng các chất phụ gia an toàn và đã được chính quyền kiểm tra, chấp thuận. Tuy nhiên, cũng có những chất mà sau khi dùng một thời gian mới phát hiện được nguy cơ của chúng. Đường hóa học cyclamat và saccharin đã được cho là làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang ở loài chuột. Cyclamate bị cấm ở Hoa Kỳ từ thập niên 1970. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới cũng như Cơ quan Thực phẩm Thế giới lại tuyên bố là đường này an toàn và vẫn được dùng ở trên 40 quốc gia. Saccharin cũng bị Cơ quan Quản lý Thực - Dược phẩm Hoa Kỳ đề nghị cấm vào năm 1972, nhưng vì áp lực và nhu cầu của dân chúng nên đường vẫn còn được bán. Thực ra, ở loài chuột thì nguy cơ gây ung thư bàng quang cũng chỉ xảy ra khi cho chúng tiêu thụ một số lượng rất lớn các loại đường nói trên. Các chất phụ gia nitrit và nitrat được nói đến trong nguy cơ gây ung thư, vì có sự chuyển hóa sinh ra nitrosamin là chất có khả năng gây ung thư ở nhiều loài vật. Nitrit và nitrat được dùng để bảo quản thịt và đồ uống. Nhưng hai chất này cũng có tự nhiên trong một số thực phẩm và trong nước bọt của chúng ta. Nói chung thì các chất phụ gia thực phẩm hiện đang được phép sử dụng đều được coi như an toàn cho người tiêu thụ. Chất nào bị nghi ngờ gây ung thư, như các chất tạo màu Red # 32, Orange # 2 đều đã bị cấm. Có thời kỳ, dư luận đã nhắc tới nguy cơ gây ung thư của hai chất bảo quản 82
- Dinh dưỡng và điều trị chất gây ung thư dạ dày và thực quản. Đó là các chất polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH) và heterocyclic aromatic amine. 10. Cà phê Đã có một thời cà phê bị gán cho là có thể gây ung thư dạ dày, miệng, gan, vú, đại tràng. Nhưng các nghiên cứu mới đã gỡ mối oan này cho cà phê. Viện Ung thư Hoa Kỳ đã xác định cà phê dùng vừa phải không có nguy cơ gây ung thư. Ngược lại, nghiên cứu của Lee Wattenberg tại Đại học Minnesota cho là cà phê có thể ngăn chặn ung thư ở loài chuột và nghiên cứu tại Na Uy cũng cho biết cà phê có thể ngừa ung thư đại tràng. 11. Thuốc lá Mặc dù thuốc lá không phải là thực phẩm nhưng lại là chất được sử dụng rất nhiều và phổ biến. Vì thế, tác hại của nó gây ra cho sức khỏe có một tầm quan trọng rộng khắp đối với số đông người. Các nhà hóa học đã phân tích và nhận dạng ít nhất là một tá chất gây ung thư nằm trong nhựa thuốc lá. Đã có nhiều dẫn chứng khoa học về việc thuốc lá là nguyên nhân của nhiều loại ung thư ở cả nam và nữ giới, nhất là ung thư phổi. Có tới 85% trường hợp tử vong trong bệnh ung thư phổi là do hút thuốc lá. Hút thuốc lá cũng là nguy cơ gây ung thư miệng, bàng quang, thận, tụy tạng. Người hít khói thuốc do người khác thải ra cũng chịu nhiều tác hại đến sức khỏe. Vì thế, hiện nay phong trào vận động bỏ hút thuốc lá đã 84
- Dinh dưỡng và điều trị dày giảm khi tiêu thụ nhiều rau trái tươi, nhất là các loại chanh, cam có nhiều vitamin C. Một chế độ dinh dưỡng thiếu rau trái tươi và ít vitamin C làm gia tăng nguy cơ bị ung thư miệng, cuống họng, cổ tử cung. Nhưng kết quả tốt này chỉ có được khi sử dụng vitamin C có tự nhiên trong rau trái chứ không phải vitamin C được bào chế ở dạng viên uống. 3. Vitamin E Vitamin này ngăn chặn sự tạo thành chất gây ung thư nitrosamin. 4. Calci Nghiên cứu ở loài vật cho thấy calci có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Các nhà khoa học giải thích là calci tác dụng với chất béo và acid mật ở ruột, tạo ra một hợp chất khiến ruột bớt tiếp xúc với chất độc hại, nhờ đó mà ruột được bảo vệ. Tuy vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của calci đối với bệnh ung thư ở người thì chưa đưa tới kết luận chắc chắn nào. 5. Selen Selen là một nguyên tố á kim hiếm, hiện diện rất ít trên trái đất. Nhu cầu cơ thể với á kim này rất nhỏ. Selen có trong ngũ cốc và thịt động vật. Gần đây, á kim này đã được mô tả là có nhiều đóng góp cho sức khỏe con người. Riêng trong lĩnh vực ung thư thì selen có thể giải độc các chất gây ung thư, tăng sức đề kháng của cơ thể với tế bào bất bình thường. 86
- Dinh dưỡng và điều trị III. Những quan niệm sai lầm Vì cho đến nay ung thư vẫn là một bệnh khó trị, nên nhiều bệnh nhân sau khi đã thất vọng với các phương thức trị liệu của khoa học, bèn quay sang các phương thức trị liệu khác. Đã có nhiều quảng cáo, giới thiệu một số thực phẩm đặc chế, một vài loại thuốc thiên nhiên, vài phương pháp gia truyền có thể trị khỏi ung thư. Nhiều người quảng bá phương pháp tẩy độc cơ thể để chữa ung thư. Họ giải thích nguyên nhân các bệnh, kể cả ung thư, là sự tích tụ các chất độc trong cơ thể. Tẩy bỏ hết chất độc là hết bệnh. Nên họ áp dụng phương pháp rửa ruột bằng nhiều chất như cà phê, nước ép mầm lúa mạch rồi cho bệnh nhân ăn một chế độ dinh dưỡng với thực phẩm thiên nhiên, hữu cơ, không thịt, không đường, không gia vị. Phương pháp này đưa tới một số rủi ro như mất thăng bằng các chất điện giải trong cơ thể, viêm ruột do tác dụng của các chất đưa vào để tẩy độc, nhiễm trùng ruột, đôi khi thủng ruột. Một số người khác dùng chất Laetrile để trị ung thư. Laetrile còn được gọi là vitamin B17 hoặc amygdalin, được lấy ra từ hạt trái hạnh đắng (bitter almond), rất độc vì có chứa chất cyanogenic glycoside. Chất độc này được người Ai Cập xưa kia dùng để hành quyết tội phạm. Laetrile đã được sản xuất và bán công khai tại hơn 20 quốc gia như Đức, Ý, Bỉ, Mexico, Philippin. Cơ quan Quản lý Thực - Dược phẩm Hoa Kỳ không công nhận chất này và cấm lưu hành, nên nhiều bệnh nhân ung thư phải sang Mexico để mua. 88
- Dinh dưỡng và điều trị giác với thực phẩm, lơ là việc ăn uống, mau no chán. Tế bào ung thư chiếm đoạt hết chất dinh dưỡng khiến tế bào lành bị suy kiệt. Kết quả là chứng suy nhược tổng quát và giảm cân (cachexia). Người bệnh yếu ớt, suy sụp toàn diện cơ thể, cộng thêm mất thăng bằng nước và chất điện giải vì thường bị ói mửa và tiêu chảy. V. Ảnh hưởng của phương thức điều trị ung thư với dinh dưỡng. Ngoài ảnh hưởng của ung thư, các phương pháp trị liệu cũng ảnh hưởng lớn tới sự dinh dưỡng. Các phương pháp trị liệu có thể là hóa trị, phóng xạ trị liệu, giải phẫu, miễn dịch trị hoặc sự phối hợp của nhiều phương pháp. Hóa trị liệu có nhược điểm là gây cho người bệnh các vấn đề như ói mửa, viêm miệng, táo bón, suy gan, thất thoát kali, đạm, calci. Mức độ của các vấn đề này tùy thuộc vào loại thuốc, thời gian dùng và liều lượng. Ảnh hưởng của phóng xạ trị liệu tùy thuộc vào vùng cơ thể nhận chất phóng xạ. Chẳng hạn phóng xạ vùng đầu sẽ đưa tới viêm khô miệng, thay đổi vị giác và khứu giác; phóng xạ vùng bụng đưa tới viêm dạ dày, ói mửa, tiêu chảy, biếng ăn, kém tiêu hóa. Phóng xạ cũng làm giảm sức đề kháng của cơ thể như là hóa trị. Giải phẫu có thể cắt bớt phần cơ thể bị bệnh, đưa tới giảm chức năng toàn diện cũng như suy dinh dưỡng. Đôi khi giải phẫu lại thường kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị, khiến các tác dụng xấu gia tăng. 90
- Dinh dưỡng và điều trị Khi người bệnh không thể ăn uống bình thường được thì phải cho ăn bằng ống đưa vào thực quản và cần sự giúp đỡ của nhân viên có huấn luyện và kinh nghiệm về dinh dưỡng. Kết luận Chất dinh dưỡng và bệnh ung thư chắc chắn là phải có những mối liên hệ tích cực cũng như tiêu cực. Tuy nhiên, để hiểu rõ và vận dụng tốt các mối liên hệ này theo hướng có lợi, khoa học cần phải có nhiều nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề hơn nữa. Tuy nhiên, với những hiểu biết hiện nay của chúng ta về dinh dưỡng và bệnh ung thư thì chọn lựa tốt nhất là nên giảm bớt chất béo, ăn nhiều rau, trái, cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất, và tránh những món ăn đã được chứng minh là có khả năng gây ung thư. 92
- Dinh dưỡng và điều trị Thiếu đạm trầm trọng đưa tới bệnh Kwashiorkor. Bệnh này thường thấy ở trẻ em dưới bốn tuổi tại một số các bộ lạc ở châu Phi. Bệnh phát triển khi đứa trẻ thôi bú sữa mẹ và ăn uống theo chế độ truyền thống của gia đình, vốn không đầy đủ chất dinh dưỡng. Chế độ này có những chất mà trẻ em không thể tiêu hóa, hấp thụ được, nên chúng bị thiếu chất đạm. Triệu chứng bệnh gồm có: sưng phù cơ thể, ăn mất ngon, tiêu chảy, mất cảm xúc, đứa trẻ không tăng trưởng được. Riêng về da thì có sự thay đổi màu trên da, da rất khô, biểu bì tróc vảy mỏng với nhiều vết nhăn. Tóc rất thưa, mất màu sắc. Chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều thịt, cá, rau trái, bệnh sẽ thuyên giảm rất nhanh. 2. Thiếu chất béo Thiếu chất béo là trường hợp rất hiếm khi xảy ra, vì thông thường thì chế độ ăn hằng ngày của chúng ta cung cấp quá dư thừa chất béo đến mức cần phải giảm bớt. Tuy nhiên, đôi khi cũng có những trường hợp thiếu. Chẳng hạn như khi ăn chế độ có rất ít chất béo hoặc ở người phải nuôi dưỡng qua truyền mạch máu lâu ngày thì sẽ thiếu một số acid béo cần thiết như acid linoleic. Da bệnh nhân sẽ khô và lớp biểu bì sẽ tróc ra những vảy da mỏng nhỏ. 3. Thiếu Vitamin A Thường thường, chỉ thiếu vitamin A khi có bệnh về bộ máy tiêu hóa, khi giải phẫu lớn ở bộ phận này hoặc khi cơ thể không hấp thụ được thực phẩm. 94
- Dinh dưỡng và điều trị Thiếu vitamin, cơ thể sẽ mỏi mệt, vết thương lâu lành, miệng lở; môi sưng, đỏ, nứt; da trên mũi nứt; lưỡi sưng đỏ, đau, nứt rãnh; mắt đỏ vì mạch máu nổi lên nhiều, mờ mắt; thiếu hồng cầu. Phụ nữ có thai thiếu vitamin B2 có thể gây ra chậm phát triển xương của thai nhi. Trên da có rối loạn ở các tuyến nhờn, da khô, tróc vảy mỏng, đặc biệt là ở nếp da gấp, chung quanh mũi và bìu dái đàn ông. Các chất nhờn đóng cục trên lỗ chân lông khiến da nom rất xấu, gồ ghề. Vitamin B2 có nhiều trong gan, thận, tim động vật; có vừa phải trong pho mát, trứng, thịt nạc, nấm, sữa, cá sardine. Nhu cầu mỗi ngày cho người lớn là 1,3–1,5mg; trẻ em là 1,1mg. Chưa có báo cáo nào về hậu quả của thừa vitamin B2. 5. Thiếu vitamin B3 (niacin) Vitamin B3 (niacin) có nhiều trong thực phẩm. Ở động vật, niacin có dưới dạng nicotamid; thực vật thì ở dạng acid nicotinic. Niacin có công dụng như sau: – Là thành phần của hai loại enzym cần thiết cho sự hô hấp của các tế bào. – Giúp chuyển hóa chất đạm, chất béo, carbohydrat để tạo ra năng lượng; 96
- Dinh dưỡng và điều trị Thừa vitamin B3 có thể làm mạch máu ngoại vi giãn nở, máu đưa đến da nhiều và làm da nóng, ngứa; đường trong máu lên cao; suy tim. Nhu cầu vitamin B3 hằng ngày cho người lớn là từ 15– 17mg, trẻ em là 5mg. Một số vấn đề khác Khi thiếu sắt và kẽm, da cũng tróc vảy mỏng, khô nứt da khóe miệng, tóc rụng, móng chân tay giòn dễ gãy. Nhiều người cho rằng sô-cô-la, pho mát và các món ăn nhiều chất béo gây ra mụn trứng cá trên da hoặc làm cho mụn trầm trọng hơn, nhưng các nghiên cứu khoa học chưa chứng minh được điều này. Nhiều bệnh nhân bệnh chàm (eczema) cho rằng sau khi ăn trứng hoặc uống sữa thì bệnh nặng hơn, nhưng khoa học chưa xác định điều này. Một vấn đề khác về da cũng được nhiều người lưu tâm trong phạm vi chất dinh dưỡng, đó là tình trạng da nhăn khô khi tuổi già. Thay đổi trên da là một hiện tượng bình thường của sự lão hóa. Sau tuổi 25, chất collagen chống đỡ cho lớp da bắt đầu thoái hóa; tế bào mỡ giảm dần; da trở nên khô hơn vì ít giữ nước, rồi với niên kỷ chồng chất, tác động của trọng lực, da sệ xuống, nhăn nheo. Ngoài ra dưới ảnh hưởng của ánh nắng, các nguồn tia tử 98
- DINH DƯỠNG VỚI BỆNH CỦA RĂNG ừ thời cổ La Mã, Hy Lạp, các thầy thuốc đã nhận Tthấy có sự liên hệ giữa thức ăn và các bệnh của răng. Vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, Aristotle đã quả quyết rằng việc ăn quả vả là một trong những nguyên nhân làm hư răng. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự ăn uống và thức ăn có vai trò lớn đối với quá trình mọc răng, sự vững chắc của răng cũng như các bệnh răng-miệng. Thành phần dinh dưỡng của một món ăn, cách tiêu thụ món ăn đó cũng có thể ngăn ngừa hoặc gây ra bệnh cho răng. Ngược lại, tình trạng tốt xấu của răng – miệng cũng có ảnh hưởng lớn tới dinh dưỡng của cơ thể. Quá trình mọc răng và nhu cầu dinh dưỡng Con người có hai thời kỳ tạo răng. Ngay từ khi bào thai mới được hai, ba tháng, răng đã bắt đầu hình thành. Sau khi sinh, từ 6 tháng tới 30 tháng tuổi, răng nhú ra và tăng trưởng. Đây là lớp răng sữa gồm có mười chiếc hàm trên và hàm dưới. Rồi tới khoảng 6 tuổi thì răng vĩnh viễn lần lượt mọc đủ, cả thảy từ 28 tới 32 chiếc, tùy theo 4 răng khôn có mọc ra hay không. Các chất dinh dưỡng mà người mẹ tiêu thụ cần đầy đủ cho sự cấu tạo và tăng trưởng của thai nhi. 100
- Dinh dưỡng và điều trị Và sau khi đứa trẻ chào đời cho đến suốt quá trình lớn lên và phát triển, sự vững chắc và toàn vẹn của răng tùy thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Răng có thể bị sâu răng, rụng; nha chu có thể bị viêm làm hư hao tới răng Sâu răng Năm 1986, khi khai quật một ngôi mộ cổ Ai Cập, người ta đã thấy một hàm răng có chiếc răng được nhét một mẩu kim loại vào thân răng. Các nhà khảo cổ suy luận rằng, vị cổ nhân này nhét mẩu kim loại vào răng để ngăn sâu khỏi vào nằm trong đó mà phá răng. Như vậy thì bệnh sâu răng không phải là mới lạ, mà vốn đã có tự ngàn xưa. Ngày nay, khoa học đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến bệnh sâu răng, chỉ rõ những nguyên nhân gây sâu răng cũng như có nhiều phương thức phòng ngừa hữu hiệu. 1. Diễn tiến của quá trình sâu răng Sâu răng là một loại bệnh nhiễm khuẩn. Quan sát các động vật không có vi khuẩn trong miệng đều cho thấy chúng không bị sâu răng. Trong bệnh này, các sản phẩm chuyển hóa acid hữu cơ sinh ra do tác dụng của vi khuẩn trên thực phẩm dính kẹt trong răng miệng, làm mất dần khoáng chất calci ở men răng. Từ đó răng bị phá hủy dần dần. Sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ răng nào trong miệng cũng như bất cứ phần nào của răng. Răng mới mọc dễ bị hư hơn răng đã có lâu, vì thế khi mới mọc răng sữa hoặc răng thường phải chăm sóc kỹ hơn. Vi sinh vật trong miệng làm hư răng nhiều nhất là loại 102
- Dinh dưỡng và điều trị Chất đạm trong thịt, trứng, cá; chất béo, vài loại pho mát có tác dụng bảo vệ răng khỏi sâu. Chất béo tạo ra một lớp dầu mỏng che răng nên có tác dụng làm giảm tác dụng của đường, làm giảm độ dính của thực phẩm vào răng miệng. Thực phẩm có nhiều xơ như dưa gang, rau riếp giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bựa vôi. Thực phẩm không gây sâu răng là loại khi ăn không làm tăng nồng độ acid của nước bọt. Ăn uống nhiều lần (ăn vặt) trong ngày cũng làm thay đổi độ acid/kiềm của nước bọt và ảnh hưởng tới sự sâu răng. Thí dụ ăn năm cái kẹo một lúc rồi súc miệng thì ít có hại hơn là lai rai ăn số kẹo đó trong ngày. Ăn quà vặt cũng là một nguy cơ gây sâu răng vì độ acid trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày. Cần nhớ là mỗi lần có một lượng nhỏ carbohydrat dễ lên men được đưa vào miệng thì độ acid trong nước bọt lại tăng cao và ăn mòn men răng. Thực phẩm ăn xen kẽ cũng có ảnh hưởng tới khả năng gây sâu răng. Thực phẩm gây sâu răng mà ăn xen kẽ với thực phẩm không gây sâu răng thì sẽ tốt hơn. Chuối thường hay dính răng, dễ đưa đến sâu răng, nhưng khi ăn kèm theo uống sữa thì tác dụng xấu giảm đi. Tráng miệng với miếng bánh ga-tô dính răng mà sau đó lại nhai miếng pho mát Thụy Sĩ thì miệng sạch mau hơn. Sữa có nhiều calci, phosphor nên có tác dụng trung hòa với thực phẩm dễ gây sâu răng như đường. Dạng lỏng hay đặc của thực phẩm cũng là một yếu tố quan trọng. 104
- Dinh dưỡng và điều trị Về dinh dưỡng thì nên cẩn thận với thực phẩm có nhiều đường ngọt. Mặc dù đường ngọt đã được chứng minh là nguy cơ số một gây sâu răng, nhưng khuynh hướng chung của chúng ta vẫn là thích các món ăn ngọt. Khuynh hướng này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em đang độ tuổi phát triển, khi chưa có được ý thức tự bảo vệ trong việc chọn lựa món ăn tốt cho sức khỏe. Nhiều bà mẹ dùng kẹo ngọt để khen thưởng con. Nhiều người cho con bú bình nước pha với đường, thay cho sữa. Có bà mẹ lại nhúng núm vú cao su vào mật ong rồi cho con ngậm. Tất cả đều là nguyên nhân dễ dàng làm hỏng những chiếc răng non. Khi ngủ, không nên cho ngậm bình sữa, vì có thể trẻ không nuốt hết, sữa đọng trong miệng và là môi trường tốt cho vi khuẩn. Có thể cho bé ngậm núm vú giả hoặc ngậm bình nước lã. Ngoài việc sữa mẹ có nhiều bổ dưỡng, con mút núm vú mẹ còn giúp hàm răng ngay ngắn hơn. Trẻ em cần chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng với đầy đủ calci, phosphor để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của răng. Fluor, một hóa chất ngăn ngừa sâu răng rất công hiệu, cũng cần được hiện diện trong thực phẩm hoặc nước uống. Cha mẹ cần hướng dẫn con trẻ trong việc giữ gìn vệ sinh răng, cách dùng bàn chải, dây cọ răng (flossing). Bàn chải răng nên thay mới khi không còn đảm bảo làm sạch răng, và cần được thường xuyên rửa kỹ để loại bỏ thực phẩm cũng như vi khuẩn dính vào. Vệ sinh răng miệng nói chung gồm có: 106
- Dinh dưỡng và điều trị răng (periodontitis). Viêm nướu răng có thể điều trị được và cần được điều trị ngay để tránh nhiều trầm trọng hơn cho mô nâng đỡ và sự rụng răng. Khởi đầu của bệnh nha chu là mảng bựa (plaque) bám trên ranh giới răng và nướu mà thành phần cấu tạo có vi khuẩn với chất hữu cơ. Vi khuẩn tiết ra chất độc làm nướu sưng, viêm, chảy máu. Nếu không chữa sẽ có những túi nhỏ chứa đầy vi khuẩn xuất hiện chung quanh răng. Nha chu, và đôi khi cả xương hàm, sẽ bị nhiễm độc. Các mảng bựa bám chặt cần được nha sĩ giúp lấy đi, vì dùng bàn chải đánh răng không đủ để làm sạch chúng. Trong bệnh nha chu, ngoài vệ sinh răng miệng, sự dinh dưỡng cũng có vai trò đáng kể. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ làm nướu khỏe mạnh để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất độc hại. Thiếu vitamin C, folacin làm yếu nướu. Thiếu vitamin C trầm trọng khi chế độ ăn uống không có rau tươi và trái cây sẽ gây ra bệnh scurvy trong đó nướu răng sưng và chảy máu. Thiếu chất đạm, vitamin A và B cũng đều đưa tới bệnh nha chu. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, bệnh tuyến cận giáp (parathyroid gland), bệnh thiếu hồng cầu, khô miệng, hoặc đang điều trị bằng phóng xạ cũng có nguy cơ mắc bệnh nha chu. 108
- Dinh dưỡng và điều trị Nhưng cho đến năm 1983, tại Australia, bác sĩ Barry J. Marshall chuyên về bệnh dạ dày và ruột đã tìm ra thêm một nguyên nhân của bệnh, đó là vi khuẩn Helicobacter pylori. Khám phá này đã thay đổi hẳn phương thức điều trị và cũng như cách định bệnh loét dạ dày. Sau nhiều nghiên cứu, các bác sĩ đều cho là có đến 90% các trường hợp loét dạ dày do vi khuẩn gây ra, vì khi trị với thuốc kháng sinh thì dứt bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân đầu tiên đưa đến nhiễm vi khuẩn cũng như cơ chế lây lan của bệnh vẫn chưa được hiểu rõ. Trong dạ dày luôn luôn có dịch vị và nước acid rất mạnh do dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Bình thường, nước acid không gây ra vấn đề gì cho dạ dày, bởi vì dạ dày có một lớp niêm mạc che chở và vì luôn luôn có một sự cân bằng giữa acid và dịch vị. Khi vì một lý do nào đó mà sự cân bằng này bị xáo trộn thì niêm mạc dạ dày bị ăn mòn và tạo ra những vết loét. Có giải thích cho là vi khuẩn Helicobacter pylori và thuốc giảm đau nhức làm rối loạn sức đề kháng của niêm dịch, mở đường cho acid làm mòn niêm mạc dạ dày. Ngoài phần trên của dạ dày, bệnh có thể xảy ra ở đoạn đầu của ruột tá (duodenum) hay phần dưới của dạ dày. Triệu chứng Người bị loét dạ dày thường thấy đau ngầm ngầm ở bụng trên hay dưới ngực. Cảm giác đau này như đang bị gặm nhấm, nóng rát rất khó chịu. Nhưng khi uống một chút sữa, ăn một ít thức ăn hay uống viên thuốc chống acid là giảm liền. Nhưng với một số người, thức ăn lại làm tăng cơn đau. 110
- Dinh dưỡng và điều trị Những trường hợp loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra (chiếm đến 90%) thường được trị dứt bằng thuốc kháng sinh và hiếm khi tái phát. Còn nếu xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter pylori cho kết quả âm tính thì vẫn phải áp dụng các phương pháp điều trị truyền thống liên quan đến độ acid trong dạ dày. Trong những trường hợp này, bệnh nhân thường ít có khả năng dứt hẳn bệnh, cũng như nguy cơ tái phát rất cao. Dưới đây nói qua về các thuốc thường dùng trong điều trị bệnh loét dạ dày. a. Cimetidine, Ranitidine, Famotidine Nhóm thuốc này chặn không cho acid tiết ra từ các tế bào trong dạ dày. Thuốc không được dùng trong đau dạ dày nhẹ như no hơi, ợ chua, khó chịu dạ dày vì không có công hiệu. Khi uống các thuốc này, cần lưu ý một số điểm sau đây: – Thông báo ngay với bác sĩ nếu dị ứng với thuốc hay đang có các bệnh về thận, gan. – Không uống rượu hay hút thuốc lá. – Uống thuốc khi ăn và trước khi đi ngủ. Nếu quên một lần uống thì khi nào nhớ ra cần uống ngay; nhưng nếu đã gần đến giờ uống lần kế tiếp thì bỏ qua chứ đừng “uống bù” hai liều thuốc cùng một lúc. – Giữ thuốc nơi nhiệt độ vừa phải, không ẩm thấp, tránh ánh sáng. – Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn uống các loại thuốc giảm đau nhức như aspirin, ibuprofen hay các thuốc chống viêm không steroid khác. 112
- Dinh dưỡng và điều trị Dinh dưỡng với bệnh loét dạ dày – tá tràng Người bị loét dạ dày – tá tràng thường hay thiếu dinh dưỡng. Lý do là họ ăn không thấy ngon, thường hay buồn nôn, ói mửa. Khi ăn thức ăn hơi cứng là đau bụng nên họ giảm ăn uống. Theo nhiều bác sĩ, trong khi điều trị bệnh này thì một chế độ ăn uống giới hạn loại thực phẩm nào đó là không cần thiết, giúp ích rất ít cho sự lành bệnh. Hơn thế nữa, kiến thức về dinh dưỡng thay đổi cũng làm người ta nghĩ khác đi về một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như trước đây có ý kiến cho rằng sữa làm giảm cơn đau thì ngày nay có người lại nói sữa kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn; trước đây nhiều người thường khuyên không nên uống nước cam thì ngày nay lại nói là uống được; các thực phẩm có vị cay trước đây thường tránh, ngày nay cũng cho là dùng được, ngoại trừ ớt quá cay. Thuốc lá được cho là tác nhân làm bệnh khó chữa hoặc dễ tái phát. Vì thế bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng tốt nhất là nên nói lời từ giã với thuốc lá. Về thời điểm ăn của người bệnh cũng có nhiều ý kiến thay đổi. Trước đây bệnh nhân được khuyên ăn làm nhiều bữa nhỏ để giảm đau. Ngày nay, các nghiên cứu mới cho rằng cách ăn như vậy sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn. Cho nên bệnh nhân được khuyên là nên ăn đều đặn vào các bữa chính trong ngày với lượng thực phẩm vừa phải. Về các loại thực phẩm nên dùng và nên tránh thì sau đây là một số ý kiến chung: 114
- Dinh dưỡng và điều trị Bệnh nhân có một số triệu chứng như đi tiêu chảy; phân có chất béo vì không được hấp thụ đôi khi mùi rất hôi; sút cân; các bắp thịt teo dần; bụng căng phồng nhiều hơi; hậu quả của thiếu vitamin như hồng cầu thấp, to nhỏ bất thường Kém hấp thụ chất béo là trường hợp thường xảy ra. Khi chất béo bị thải ra ngoài thì các vitamin hòa tan trong chất béo như A, D, E và K cũng mất theo. Nói chung bệnh nhân có nguy cơ thiếu dinh dưỡng vì họ ăn ít đi. Dinh dưỡng với hội chứng kém hấp thụ Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều trị. Trước hết là phải phát hiện và điều trị nguyên nhân gây ra hội chứng kém hấp thụ. Vitamin và khoáng chất cần được bổ sung. Chế độ dinh dưỡng cần được thay đổi tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh. Nói chung, chế độ ăn của người bệnh cần được tăng thêm nhiều chất đạm và năng lượng. Trong một vài trường hợp có thể cần phải giới hạn carbohydrat, acid amin. Nếu bị tiêu chảy nhiều thì cần giới hạn chất xơ. Bệnh viêm loét đại tràng Viêm loét đại tràng (ulcerative colitis) là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là từ 15 tới 35 tuổi và thường thấy ở những người trong cùng một gia đình. 116
- Dinh dưỡng và điều trị Hội chứng ruột dễ kích thích Theo nhiều kết quả quan sát, hội chứng ruột dễ kích thích (irritable bowel syndrome) rất thường gặp và chiếm đến 70% trong số những người mắc các bệnh đường tiêu hóa. Bệnh thường gặp ở độ tuổi thiếu niên và ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh nhân thường hay đau bụng với các thay đổi về đại tiện. Đau có thể ở bất cứ nơi nào trên bụng, xảy ra sau khi ăn và giảm đau sau khi đại tiện. Đầy hơi cũng thường xảy ra, và nếu hơi thoát ra được thì bệnh nhân thấy dễ chịu. Bệnh nhân thường hay bị táo bón nhiều hơn là tiêu chảy. Phân ra thành những viên nhỏ và khô. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định. Có thể là do nhu động các cơ thành ruột bị rối loạn hoặc do thay đổi chức năng các hormon . Bệnh thường bộc phát dưới tác dụng của một vài loại thực phẩm cũng như khi người bệnh có những căng thẳng, lo âu, buồn phiền Khi thấy có các triệu chứng bệnh, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng đắn. Nhiều người bệnh lạm dụng thuốc nhuận trường vì thường xuyên bị táo bón. Đây là điểm cần xét lại vì hậu quả sự lạm dụng sẽ làm bệnh trầm trọng hơn cũng như thất thoát chất điện giải trong cơ thể vì tiêu chảy kinh niên. Nhiều người cũng áp dụng chế độ ăn uống khác thường, loại bỏ món này, món nọ chỉ vì nghi ngờ chúng gây ra bệnh. Kết quả là thiếu dinh dưỡng. 118
- DINH DƯỠNG VỚI BỆNH VIÊM GAN an là tuyến lớn nhất trong cơ thể, có trọng lượng Gtrung bình từ 1,2kg đến 1,6kg và nằm ở góc trên bên phải khoang bụng. Gan có đến hơn 500 chức năng khác nhau, trong đó có nhiều chức năng quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng như là: a. Gan tổng hợp mật, chứa trong túi mật trước khi đưa vào tá tràng. Mật giúp nhũ hóa chất béo tại tá tràng để lipase của tụy tạng biến đổi dễ dàng hơn thành các acid béo và glycerol, là những chất sẽ được hấp thụ vào máu. b. Gan là nơi quan trọng để chuyển hóa các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, carbohydrat. c. Gan điều hòa lượng đường glucose trong máu, chuyển hóa lượng glucose thừa thành glycogen và dự trữ cho nhu cầu trong tương lai. d. Gan loại bỏ các acid amin thừa bằng cách phân hủy chúng thành ammonia, urea và thải ra ngoài. đ. Gan tạo hồng cầu ở thai nhi và sản sinh protein, các vitamin B12, D và K. e. Gan vô hiệu hóa các chất độc, tiêu hủy các tế bào hồng cầu già và các chất bất lợi cho cơ thể như estrogen ở nam giới. f. Gan tổng hợp các chất đông máu thiết yếu prothrombin, fibrinogen, heparin và các chất kháng đông. 120
- Dinh dưỡng và điều trị do đưa vào miệng các thức ăn có lẫn phân người bệnh. Trường hợp này rất thường xảy ra ở địa phương kém vệ sinh công cộng hoặc cá nhân không giữ vệ sinh riêng. b. Bệnh cũng lây lan qua thực phẩm nhiễm trùng, nhất là ăn đồ biển còn sống. c. Máu và dịch thải của người bệnh. d. Sinh hoạt tình dục với người có bệnh. Giao tiếp thông thường với người bệnh như bắt tay, chào hỏi không bị lây bệnh trực tiếp, trừ trường hợp không đảm bảo các điều kiện vệ sinh như sau khi tiếp xúc dùng tay chưa rửa sạch cầm nắm thức ăn. Đã có nhiều trường hợp viêm gan A ở Hoa Kỳ do hành tươi nhiễm virus tại nơi trồng trọt dùng phân có lẫn virus này. Triệu chứng Thời kỳ ủ bệnh từ 2 đến 6 tuần lễ. Đôi khi bệnh không có triệu chứng. Nhưng khi có thì xuất hiện rất nhanh với nóng sốt, mệt mỏi, kém ăn, ói mửa, đau bụng, nước tiểu đậm, da vàng. Các dấu hiệu này kéo dài từ 2 tháng tới 6 tháng. Trẻ em ít có triệu chứng và là nguồn mang virus cũng như nguồn gốc lây lan bệnh rất lớn. Bệnh không để lại hậu quả lâu dài, không đưa tới viêm gan mạn tính. Không có thuốc đặc trị để chữa viêm gan A. Vì thế, điều trị chủ yếu là giải quyết các triệu chứng, hỗ trợ sức khỏe, tránh những chất có hại cho gan. 122
- Dinh dưỡng và điều trị c. Sau khi tiếp xúc với người bị viêm gan A. Vì thuốc chủng ngừa có hiệu lực chậm sau một tháng, nên trong trường hợp này phải dùng loại huyết thanh miễn dịch có kháng thể (immune globuli) để có tác dụng phòng bệnh tức thời. Thuốc chủng ngừa viêm gan A, cũng như mọi loại dược phẩm khác, đều có thể gây ra dị ứng. Nhưng rủi ro do thuốc chủng ngừa viêm gan A gây ra không nguy hiểm. Thường thì khoảng 4, 5 ngày sau khi tiêm có thể hơi đau nơi kim tiêm, hoặc nhức đầu nhẹ trong vài ngày. Sự an toàn của thuốc ngừa với phụ nữ có thai chưa được xác định, nhưng các rủi ro, nếu có đều nhẹ. Huyết thanh miễn dịch có kháng thể (immune globuli) thường được dùng để cung cấp tính miễn dịch tạm thời cho những người tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan A, hoặc những người đi đến những vùng có bệnh này mà chưa được chủng ngừa trước đó. II. Viêm gan B Bệnh viêm gan B (Hepatitis B) trước đây được gọi là viêm gan huyết thanh. Khi đó, người ta tưởng là bệnh chỉ lây truyền do tiếp nhận máu có virus, do dùng chung kim tiêm nhiễm virus, hoặc khi xâm da, xỏ lỗ tai Ngày nay, khoa học đã chứng minh là virus gây bệnh viêm gan B còn có trong nước bọt, nước mắt, tinh dịch người bệnh và có thể lây truyền qua hoạt động tình dục. Viêm gan B là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây ung thư, đặc biệt là ung thư gan, sau thuốc lá. 124
- Dinh dưỡng và điều trị đ. Sống chung với người bị viêm gan B. f. Người lọc máu vì thận suy hay tiếp nhận máu. Mặc dù độ an toàn của việc truyền máu đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ nhiễm virus viêm gan B qua đường này. g. Nhân viên y tế, nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bác sĩ, nha sĩ thường tiếp xúc với người bệnh viêm gan B đều có thể bị lây bệnh. h. Trẻ sơ sinh mà mẹ bị viêm gan B thì trong quá trình sinh nở, do tiếp cận với máu của người mẹ nên có thể bị lây bệnh. Triệu chứng Có đến hơn 50% số người mắc bệnh viêm gan B không có triệu chứng, nhất là ở trẻ em. Người bệnh có các dấu hiệu giống như bị cảm cúm: mệt mỏi, ăn mất ngon, suy yếu cơ thể, ói mửa, nóng sốt, nhức đầu, đau nhức toàn thân, da ngứa nổi mẩn đỏ, nước tiểu vàng, phân trắng, vàng da và tròng mắt. Thường thường bệnh kéo dài từ 4 đến 8 tuần lễ rồi tự thuyên giảm không cần trị liệu nếu không có biến chứng hay hậu quả xấu như chuyển sang viêm gan mạn tính (10%), suy gan, xơ gan (cirrhosis). Xơ gan đôi khi đưa đến ung thư gan. Người bị viêm gan mạn tính thường không có biểu hiện triệu chứng bệnh, nhưng bệnh vẫn có thể lan truyền sang người khác vì họ có mang virus gây bệnh. Trong thời kỳ cấp tính, Interferon được dùng để điều trị với hiệu quả ngăn chặn sự tăng sinh của virus. Việc dùng thuốc này cần được bác sĩ chỉ định và theo dõi. 126
- Dinh dưỡng và điều trị năm có tới gần 200 triệu người nhiễm bệnh trên toàn thế giới, với từ 3 tới 4 triệu trường hợp mới phát hiện. Truyền bệnh Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh. Có tới 80% viêm gan C do truyền máu có virus hoặc sử dụng lại kim tiêm, ống chích không được diệt trùng kỹ. Những trường hợp lây truyền từ mẹ sang con và lây truyền do giao hợp đều rất hiếm. Xâm chàm, xỏ khuyên tai đều có thể lây truyền bệnh nếu dụng cụ bị nhiễm virus. Viêm gan C không lây lan do ho, hắt hơi, qua thực phẩm, dùng chung vật dụng hoặc tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm hôn Chưa có trường hợp lây bệnh nào khi nuôi con bằng sữa mẹ. Tại các quốc gia đang phát triển thì có đến 90% lây lan do sử dụng chung ống tiêm, do được truyền máu có bệnh, người bị bệnh máu, bệnh thận đang lọc máu, giao hợp với nhiều người. Viêm gan C xuất hiện nhiều ở một số quốc gia châu Phi, vùng Đông Nam Á, phía đông Địa Trung Hải, rất ít ở Bắc Mỹ và Tây Âu. Triệu chứng Thời kỳ ủ bệnh từ 3 tới 16 tuần lễ. Bệnh thường không có triệu chứng, hoặc chỉ có mệt mỏi, biếng ăn, nhức xương, sốt nhẹ, vàng da. 128
- Dinh dưỡng và điều trị Bệnh nhân thường có cảm giác đói bụng nhưng lại bị mất khẩu vị, biếng ăn. Do đó dẫn đến thiếu dinh dưỡng, trong khi gan lại rất cần chất bổ để phục hồi và tái tạo các tế bào bị tổn thương. Đôi khi người bệnh bị nôn ói sau khi ăn. Vì thế, thực phẩm nên phân chia thành nhiều bữa nhỏ. Mỗi ngày cần khoảng 60g chất đạm với thịt động vật và rau trái. Không cần giới hạn chất béo, trừ khi người bệnh không tiêu hóa được chất này. Chất béo từ sữa, trứng dễ tiêu hơn là từ món ăn chiên xào với mỡ hoặc lẫn trong thịt. Còn carbohydrat thì dùng lượng vừa phải. Nếu bệnh nhân ói mửa quá nhiều sau khi ăn thì phải sử dụng phương pháp nuôi ăn bằng ống hoặc qua mạch máu. Bệnh xơ gan Xơ gan (cirrhosis) là bệnh do gan phản ứng lại với các chấn thương hoặc tử vong của tế bào bằng cách tạo ra những mô sợi kết lại với nhau. Ở giữa các mô sợi này là một nhóm các tế bào mới được sinh sản. Gan trở thành màu hung đen và có những cục xơ cứng nhỏ rải rác đó đây. Các mô sợi ngày càng nhiều hơn và chiếm chỗ của tế bào gan bình thường. Các chức năng của gan bị suy yếu vì chỉ còn một số ít tế bào gan hoạt động được. Nguyên nhân gây ra xơ gan gồm có nghiện rượu, nhiễm virus, nghẹt ống mật kéo dài, bệnh tự miễn gan, hậu quả của suy tim mạn tính, suy dinh dưỡng và rất nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân. 130
- DINH DƯỠNG VỚI BỆNH TÁO BÓN áo bón là một tình trạng gây khó chịu khá phổ biến, Tnhưng thường gặp nhất là ở tuổi già, bởi vì có ít nhất là 25% các vị lão nam và 34% các vị lão bà phải chịu ảnh hưởng của tình trạng khó chịu này. Táo bón có thể là dấu hiệu của một số bệnh, là tác dụng phụ của một vài dược phẩm, hoặc hậu quả của một nếp sống ít vận động, hoặc dinh dưỡng không cân đối. Nó đã làm nhiều người bị ám ảnh, mất vui trong cuộc sống. Và người ta không ngại bỏ tiền ra chữa chạy để hy vọng có được sự hanh thông đại tiện. Táo bón đã được ông tổ của nền y học phương Tây là Hipprocrates quan tâm đến khi nói rằng “Muốn có một sức khỏe tốt, cần phải đại tiện đều đặn.” Định nghĩa Cơ thể mỗi người có một thói quen riêng trong việc đào thải chất bã của sự tiêu hóa thực phẩm. Có người đại tiện đều đặn mỗi ngày một lần, có người đến hai hoặc ba ngày một lần. Khi tình trạng tiêu hóa bình thường, cơ thể luôn tuân theo thói quen đều đặn đó, cứ đến đúng thời điểm là sẽ có một cảm giác kích thích nhắc nhở ta thực hiện “nhiệm vụ”. Khi thói quen đó không được duy trì như thường lệ thì điều đó có nghĩa là hệ tiêu hóa đang có vấn đề. Mỗi người có thể hiểu về táo bón theo một cách khác nhau. 132
- Dinh dưỡng và điều trị b. Kế đến là táo bón co cứng ruột: thay vì thư giãn sau mỗi nhịp bóp thì đại tràng lại co cứng, ôm chặt chất bã, phân trở nên khô, kết thành từng cục nhỏ. Nguyên nhân có thể do không tập thành thói quen đại tiện đều đặn, không ăn sáng để kích thích đại tiện, lạm dụng thuốc. c. Loại thứ ba là táo bón do mất trương lực ruột: thường thấy ở người cao tuổi, đặc biệt người bị bệnh tâm trí. Trong trường hợp này, ruột không không co bóp đủ để di chuyển chất bã, khiến cho phân nằm đầy trong trực tràng mà vẫn không kích thích hậu môn để tạo ra cảm giác muốn đại tiện. Thay đổi chức năng của ruột khi tuổi già Sau khi được tiêu hóa, hấp thụ hết chất bổ dưỡng ở dạ dày và ruột non, phần bã của thức ăn sẽ được chuyển xuống đại tràng. Nơi đây, nước trong chất bã được ruột hút giữ lại, phân được thành hình và được đào thải ra khỏi cơ thể. Trung bình, thời gian cần thiết để một món ăn vào miệng cho tới lúc được đào thải là 8 giờ. Ruột co bóp đều đặn, nhất là sau bữa ăn, và với trợ giúp chuyển động nhịp nhàng lên xuống của cơ hoành ở bụng, cùng đẩy phân xuống trực tràng. Phân kích thích khiến cơ vòng hậu môn mở rộng và phân thoát ra ngoài. Nghiên cứu cho thấy là các chức năng của ruột trong việc đại tiện không thay đổi mấy ở người cao tuổi: thời gian lưu thông của phân trong đại tràng không chậm, sự đẩy phân ra khỏi trực tràng không bị trì hoãn. Nhưng ở người cao niên bị táo bón thì các động tác này 134
- Dinh dưỡng và điều trị Thêm vào đó, quý vị cao niên thường uống nhiều loại thuốc cùng một lúc nên việc đào thải chất bã tiêu hóa lại càng khó khăn hơn. 3. Các bệnh mạn tính Bệnh làm suy nhược thần kinh, trì hoãn chức năng co bóp, đùn đẩy của đại tràng, như các bệnh Parkinson, tiểu đường, tai biến mạch máu não nhất là khi bị chấn thương thần kinh cột sống. Ngoài ra, ung bướu ruột, giảm năng tuyến giáp, giảm kali, tăng calci trong máu cũng là những nguy cơ đưa tới táo bón. 4. Bệnh tâm thần Trầm cảm, sa sút trí tuệ làm giảm tống xuất phân ở hậu môn. Người bệnh đôi khi mất cảm giác, không biết tới những thôi thúc đại tiện như bình thường. 5. Ít vận động Khi cơ thể ít vận động, ruột, cơ hoành đều giảm co bóp, phân chậm di chuyển, đưa tới tình trạng táo bón. Sự vận động cơ thể làm tăng chuyển động của ruột. Định bệnh Sự định bệnh và tìm nguyên nhân trước hết là căn cứ vào các chi tiết do người bệnh cung cấp. Khi người cao tuổi than phiền có sự thay đổi đột ngột về thói quen đại tiện, về kích cỡ và mức đậm đặc của phân thì họ cần được lưu ý, khám nghiệm. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại - trực tràng hay các bệnh nghiêm trọng khác. Nếu bệnh nhân không tự mô tả, thầy thuốc cần hỏi kỹ về 136