Giáo trình Kĩ năng thực hành Tour

pdf 186 trang hapham 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kĩ năng thực hành Tour", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ki_nang_thuc_hanh_tour.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kĩ năng thực hành Tour

  1. ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA DU LỊCH GIÁO TRÌNH KỸ NĂNG THỰC HÀNH TOUR 1
  2. CHƯƠNG 01 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH TOUR 1.1. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH DU LỊCH 1.1.1. Cơ cấu tổ chức của bộ phận tổ chức điều hành du lịch trong doanh nghiệp 1) Trưởng phòng điều hành 2) Phó trưởng phòng điều hành 3) Nhân viên điều hành phụ trách dịch vụ phòng, khách sạn 4) Nhân viên điều hành phụ trách dịch vụ tại các địa phương (dịch vụ tỉnh) 5) Nhân viên điều hành phụ trách dịch vụ ăn uống 6) Nhân viên điều hành phụ trách dịch vụ vé máy bay, tàu thuyền 7) Nhân viên điều hành phụ trách quản lý & triển khai hồ sơ của phòng Tùy quy mô của mỗi công ty thì cơ cấu tổ chức nhân sự của Bộ phận điều hành có sự khác nhau. 2
  3. 1.1.2. Vai trò của bộ phận tổ chức điều hành du lịch trong doanh nghiệp  Triển khai thực hiện việc tổ chức & điều hành các dịch vụ của các bộ phận sau:  Phòng sales & marketing (hay thường gọi các phòng thị trường)  Các chi nhánh ở các địa phương  Các cá nhân chuyên trách sales & marketing Các công việc chủ yếu sau như: đặt phòng, đặt ăn, đặt vé máy bay, đặt vé tàu, đặt xe & hướng dẫn (nếu công ty không có bộ phận điều hành xe và hướng dẫn riêng), lo các dịch vụ, thủ tục về quản lý xuất nhập cảnh, công văn xin tham quan căn cứ chiến trường xưa nếu khách là cựu chiến binh Thực hiện công tác tổ chức & điều hành dịch vụ nối tour liên quan đến địa bàn mà phòng phụ trách (nếu công ty có nhiều chi nhánh, nhiều đại lý và văn phòng đại diện). 3
  4. 1.1.2. Vai trò của bộ phận tổ chức điều hành du lịch trong doanh nghiệp  Thường xuyên thiết lập và duy trì mối quan hệ với các cơ quan chức năng nhằm tranh thủ sự hổ trợ và hợp tác khi có sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện như: . Sở ngoại vụ, . Lãnh sự quán, . Công an địa phương, . An ninh sân bay, . Hải quan, bệnh viện, . Các đại lý hàng không  Theo dõi kỹ việc thực hiện các hợp đồng, các chương trình du lịch của bộ phận và có sự điều chỉnh hợp lý.  Phối kết hợp với các bộ phận khác như kế toán, sales marketing nhằm thực hiện việc thanh toán, tránh thất thoát cho công ty, thu tiền khách hàng hoặc thanh toán cho các đối tác cung cấp dịch vụ. 4
  5. 1.1.2. Vai trò của bộ phận tổ chức điều hành du lịch trong doanh nghiệp  Tăng cường việc nhắc nhở các đối tác về hóa đơn, chứng từ và công nợ.  Tăng cường việc nhắc nhở các Bộ phận liên quan bổ sung hồ sơ tồn đọng nhằm “khớp” hồ sơ.  Hướng dẫn cho các cộng tác viên, các đối tác về thủ tục hành chính liên quan đến công ty như: tạm ứng, hoàn tạm ứng, quyết toán, hóa đơn, chứng từ 5
  6. 1.1.2. Vai trò của bộ phận tổ chức điều hành du lịch trong doanh nghiệp  Kiểm tra quá trình thực hiện triển khai dịch vụ của hướng dẫn nhằm đảm bảo không phát sinh và đánh giá trình độ phục vụ của nhân viên.  Điều chỉnh chương trình khi có sự thay đổi từ khách hàng, thời tiết  Tư vấn, thông tin cho Ban giám đốc, cho các bộ phận liên quan về tính chất dịch vụ ở các nơi và sự thay đổi (nếu có) từ các đối tác cung cấp dịch vụ  Thực hiện việc báo cáo cho cấp trên tình hình điều hành theo: tuần, tháng, quý, năm. 6
  7. 1.1.3. Quy trình tổ chức điều hành du lịch Sau khi Bộ phận Sale-marketing đã hoàn tất hồ sơ hộp đồng với khách hàng (hoặc đại diện Hãng lữ hành ở nước ngoài) & chuyển sang cho bộ phận điều hành thực hiện. Bộ phận điều hành triển khai tổ chức thực hiện hợp đồng như đặt dịch vụ, giám sát thực hiện Sau khi hộp đồng du lịch được triển khai xong, Bộ phận điều hành đối chiếu, kiểm tra dịch vụ, hóa đơn chứng từ nhằm thông tin cho Bộ phận sale- marketing để bộ phận này tiến hành thanh lý hợp đồng & thu tiền khách hàng, đối tác (đại diện Hãng lữ hành ở nước ngoài) 7
  8. Quy trình tổ chức điều hành & nối tour giữa trụ sở công ty và Chi nhánh Ví dụ: Một hãng du lịch ở nước ngoài – nơi chuyển 24 khách Mỹ cho công ty đã gửi thông tin về đoàn cho nhân viên X (sales- tại Trụ Sở Hà Nội). Sau đó, nhân viên X gửi (bằng email) thông tin cho Chi nhánh Tp.HCM, nội dung cụ thể như sau: đoàn 24 khách Mỹ, tham quan Việt Nam, điểm cuối cùng là đến Tp.HCM & Các tỉnh ở miền Nam từ 4/4 – 12/4/2009, số lượng phòng là 12, 05DBL & 07 TWN, đặt tàu Blue Ginger cho khách đi Campuchia ngày cuối cùng Nhân viên A (Điều hành) được Chi nhánh tại Tp.HCM phân công nhiệm vụ: nhận và quản lý hồ sơ. 8
  9. Quy trình tổ chức điều hành & nối tour giữa trụ sở công ty và Chi nhánh  Sau khi nhận chương trình được email (hoặc fax) từ nhân viên sale X, Nhân viên A trả lời (reply) xác nhận đã nhận email của X & tiếp theo đó A photocopy nội dung thông báo này cho tất cả các bộ phận liên quan, nhằm triển khai dịch vụ trong thời gian sớm nhất, đặc biệt mùa du lịch cao điểm và Lễ, Tết.  Sau khi nhận chương trình từ A, tất cả mọi người phải ký xác nhận là đã nhận hồ sơ triển khai mới từ A.  Nhân viên A lưu vào hồ sơ gốc: lưu ý các lần bổ sung: Bổ sung lần 1, bổ sung lần 2,3,4  Trước ngày đoàn khởi hành, hướng dẫn viên du lịch nhận hồ sơ đoàn chuẩn bị hướng dẫn cho đoàn sắp tới. 9
  10. Quy trình tổ chức điều hành & nối tour giữa trụ sở công ty và Chi nhánh . Trưởng phòng (hoặc phó) lấy nội dung chương trình bổ sung gần nhất (của nhân viên X- ở Hà Nội) để photocopy . Trưởng phòng đưa chương trình tour (tờ giấy) cho tất cả anh chị em phụ trách từng dịch vụ (đặt phòng, hướng dẫn, xe ) để xác nhận dịch vụ mà họ đã đặt bằng văn bản. Đây là dịp tốt nhất để nhân viên phụ trách từng khâu kiểm tra dịch vụ lần cuối cùng trước khi đoàn khởi hành, để đảm bảo mọi dịch vụ hoàn hảo trước khi phục vụ du khách. . Việc xác nhận (reconfirm) dịch vụ này trước khi đoàn đến khi vực mà Chi nhánh phụ trách quản lý là nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những phát sinh, sự cố đáng tiếc có thể xảy ra, qua đó nâng cao năng lực canh tranh của các doanh nghiệp lữ hành. 10
  11. Quy trình tổ chức điều hành & nối tour giữa trụ sở công ty và Chi nhánh  Nếu nhân viên X nhận bất cứ thông tin thay đổi về đoàn khách Mỹ như giảm hoặc tăng khách  Sau khi nhận thông tin thay đổi từ nhân viên X, nhân viên A (Điều hành) sẽ triển khai dịch vụ này cho tất cả mọi người liên quan ở Việt Nam liên quan đến dịch vụ của đoàn.  Sau khi nhận chương trình được email (hoặc fax) từ nhân viên sale X, nhân viên A trả lời (reply) xác nhận đã nhận email của X & tiếp theo đó A photocopy nội dung thông báo này cho tất cả các bộ phận liên quan.  Quy trình cứ như thế mà thực hiện. 11
  12. Quy trình tổ chức điều hành & nối tour giữa trụ sở công ty và Chi nhánh Hướng dẫn viên ký xác nhận vào chương trình: đã nhận thông tin, hoàn tất thủ và tài chính v.v liên quan đến đoàn. Khi mọi người phụ trách dịch vụ đã ký xong, trưởng phòng (hoặc phó) photocopy và gửi cho hướng dẫn 01 bản và trưởng phòng (hoặc phó) giữ 01 bản nhằm lưu hồ sơ và kiểm tra theo dõi quá trình thực hiện đoàn. Sau khi, đoàn kết thúc tại Việt Nam, trưởng phòng (hoặc phó) sẽ kiểm tra quá trình chi tiêu và thực hiện đoàn của hướng dẫn viên. Nếu quá trình thực hiện đoàn có phát sinh thì hướng dẫn viên phải gọi báo cáo về phòng điều hành. 12
  13. Quy trình tổ chức điều hành & nối tour giữa trụ sở công ty và Chi nhánh Tùy từng trường hợp. tùy từng chính sách, nội quy mà mỗi công ty có cách giải quyết khác nhau. Nếu phát sinh nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến tài chính, uy tín doanh nghiệp thì đại diện trưởng phòng, đại diện Chi nhánh giải quyết luôn. Nếu phát sinh nhiều, ảnh hưởng nhiều đến tài chính thì Chi nhánh phải báo cho nhân viên X hoặc trưởng phòng của nhân viên X để giải quyết. Tùy từng trường hợp, mức độ mà nhân viên X xử lý. Nếu phát sinh nhiều, ảnh hưởng nhiều đến tài chính thì nhân viên X gọi cho Hãng lữ hành ở nước ngoài vì thực tế Chi nhánh Tp.HCM, trụ sở ở Hà Nội, nhân viên X chỉ làm trung gian tại Việt Nam, phụ trách làm trung chuyển khách, làm đại diện cho đối tác nước ngoài tại Việt Nam mà thôi. 13
  14. 1.2. THỰC HIỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH TOUR 1.2.1. Lên kế hoạch tổ chức điều hành du lịch 1.2.1.1. Lên kế hoạch tổ chức đặt phòng:  Khách sạn nào  Thành phố hay địa phương  Ngày vào, ngày ra  Loại phòng (Twins, double, Triple, extra bed standard, superior, deluxe, suite, phòng cho người tàn tật )  Số lượng phòng (giá cho trẻ em, phụ thu )  Giá cả/giá phòng  Chế độ F.O.C  Phương thức thanh toán v.v 14
  15. 1.2.1. Lên kế hoạch tổ chức điều hành du lịch Một số lưu ý khi đặt phòng:  Mọi thứ nên cụ thể hóa & xác nhận bằng văn bản, tránh xác nhận qua điện thoại  Đặt đúng nhu cầu, yêu cầu của khách. Lưu ý “nhu cầu, yêu cầu”. Có thể họ không rõ nên “yêu cầu” không đúng “nhu cầu”, vì nhu cầu họ có thể cao hơn yêu cầu nhưng doanh nghiệp lữ hành lại không biết.  Không nên “cò kè bớt một thêm hai ” khi không cần thiết  Chú ý điều khoản hủy – phạt: có thể xin gia hạn thời gian hủy-phạt, giảm mức phạt nhằm tạo sự an tòan cho công ty, cho Bộ phận sales khi làm việc với đối tác.  Ngày chuyển khoản: chuyển khoản trước & đúng hạn, “Ủy nhiệm chi”  Ngày cut of: danh sách đoàn, phạt  Phòng cho khách VIP, phòng có view  Khách béo phì, khách bị khuyết tật v.v & v.v 15
  16. 1.2. THỰC HIỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH TOUR 1.2.1.2. Lên kế hoạch tổ chức đặt dịch vụ ăn uống Nhà hàng, quán ăn nào: tùy từng đối tượng khách Thành phố hay địa phương Ngày vào, ngày ra Mức giá thực đơn: Âu, Á, Việt Nam Số lượng khách (giá cho trẻ em, phụ thu hoặc không phụ thu cho trẻ ); Chế độ F.O.C Phương thức thanh toán v.v 16
  17. Một số lưu ý khi đặt ăn 1) Mọi thứ nên cụ thể hóa & xác nhận bằng văn bản, hạn chế xác nhận qua điện thoại 2) Đặt đúng nhu cầu, yêu cầu của khách. 3) Khách ăn chay, ăn kiêng 4) Thời gian phục vụ ăn ở các nhà hàng: ví dụ lưu ý mức hủy – phạt ở Đội Tàu Bonsai tại Tp.HCM 5) Điều khoản hủy – phạt: có thể xin gia hạn thời gian hủy-phạt, giảm mức phạt 6) Ngày chuyển khoản: chuyển khoản trước & đúng hạn, “Ủy nhiệm chi” 7) Thời hạn chót để hủy 8) Phòng ăn, không gian ăn cho khách: khách VIP, phòng có view đẹp 17
  18. 1.2.1.3. Lên kế hoạch tổ chức đặt vé máy bay 1.2.1.3. Lên kế hoạch tổ chức đặt vé máy bay Thời gian đặt dịch vụ (booking) Thời gian hủy – phạt Thời gian đón hoặc tiễn (quốc tế/ quốc nội) Hạng vé (Loại chỗ ngồi) Loại vé máy bay không được thay đổi ngày, giờ bay v.v & v.v 18
  19. 1.2.1.4. Lên kế hoạch tổ chức đặt vé tàu hỏa Thời gian hủy – phạt Thời gian đặt dịch vụ (booking) Hạng vé (Loại chỗ ngồi) 19
  20. Một số lưu ý khi đặt vé máy bay, vé tàu hỏa Chất lượng tàu. Thời gian chờ tàu khởi hành Phòng cho khách nghỉ ngơi để chờ đến giờ ra ga, ra sân bay Đối chiếu tên khách trước khi xuất vé. Vé cho trẻ em. Tàu hỏa ở Việt Nam chất lượng kém nên khó phục vụ khách quốc tế, đặc biệt Châu Âu. Tàu chất lượng tương đối khá (mà người ta tạm gọi là “05 sao”) còn ít và chỉ phục vụ tuyến Tp.HCM – Phan Thiết – Nha Trang – Qui Nhơn, với tần suất ít. 20
  21. 1.2.1.5. Lên kế hoạch tổ chức đặt vé cáp treo  Thời gian đặt dịch vụ booking  Thời gian hủy – phạt  Hạng vé (Loại chỗ ngồi)  Vé khứ hồi khác vé một lượt  Vé cáp treo ở Bà Nà không được Cục thuế khấu trừ v.v & v.v 21
  22. 1.2.1.6. Lên kế hoạch tổ chức đặt tàu thuyền, xe du lịch Thời gian đặt dịch vụ (booking). Thời gian hủy – phạt Hạng vé (Loại chỗ ngồi) Vé khứ hồi khác vé một lượt 22
  23. 1.2.1.6. Lên kế hoạch tổ chức đặt tàu thuyền, xe du lịch Lưu ý: mùa cao điểm, Lễ, Tết Giá tàu, đặc biệt giá xe ôtô khu vực Tp.HCM và phía Nam tăng cao Nếu công ty khai thác lữ hành quốc tế nhiều, cần có chiến lược về xe ôtô hoặc liên kết với đối tác uy tín và giá cả mềm nhằm phục vụ tốt cho khách hàng. Tàu, đặc biệt tàu khai thác các tour từ Tp.HCM đi các tỉnh Nam Bộ vào mùa cao điểm. Tàu từ Hạ Long/ Hải Phòng đi Móng Cái (Quảng Ninh) Tình trạng kém an toàn tại các bến tàu du lịch khắp miền Bắc - Nam. Ở Việt Nam đang thiếu cầu cảng lớn để các loại tàu du lịch quốc tế lớn phục vụ du khách tàu biển cập cảng (ở Sài Gòn ). 23
  24. 1.2.1.7. Lên kế hoạch tổ chức đặt chuyểân khoản Thời gian chuyển khoản Địa chỉ chuyển khoản Số tiền chuyển khoản Phiếu ủy nhiệm chi (nếu có) 24
  25. 1.2.2. Thực hiện tổ chức (lãnh đạo) du lịch 1.2.2.1. Sự phối hợp giữa bộ phận điều hành & các bộ phận khác Sự phối hợp giữa bộ phận điều hành & sales- marketing. Sự phối hợp giữa bộ phận điều hành với bộ phận điều xe và hướng dẫn. Sự phối hợp giữa bộ phận điều hành & kế toán. Sự phối hợp giữa bộ phận điều hành & các bộ phận khác. 1.2.2.2. Bài tập tình huống 25
  26. 1.2.2. Thực hiện tổ chức (lãnh đạo) du lịch 1.2.3. Thực hiện điều hành (điều khiển) du lịch Quy trách nhiệm ở từng phòng ban & mối liên kết giữa các phòng ban Phối kết hợp tổ chức hoạt động giữa các phòng ban Điều chỉnh, bổ sung và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh có thể xảy ra. Cần có chính sách khuyến khích, động viên, tạo động cơ, nhu cầu để từng phòng ban, từng nhân viên hăng say hoạt động, giúp họ phát huy khả năng làm việc và kích thích cao độ sự sáng tạo của người lao động nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. 26
  27. 1.2.3.1. Các điểm cần lưu ý khi tổ chức điều hành du lịch Nắm rõ giá cả dịch vụ đầu vào Hợp đồng và đàm phán với đối tác cung cấp dịch vụ. Biết khai thác tối đa tiềm năng của nhân viên, công tác viên Mở rộng & nâng cao mối quan hệ với các đối tác cung cấp dịch vụ, với khách hàng. 27
  28. 1.2.3.1. Các điểm cần lưu ý khi tổ chức điều hành du lịch Nắm rõ giá cả dịch vụ: 1. Giá phòng khách sạn: loại phòng, số lượng phòng, phòng họp & những dịch vụ đi kèm 2. Giá dịch vụ ăn uống tại các nơi: thực đơn cho từng loại khách, giá theo mùa 28
  29. 1.2.3.1. Các điểm cần lưu ý khi tổ chức điều hành du lịch Giá vé máy bay: vé điện tử, giá theo mùa, book sớm, book trễ, hạng vé, lưu ý hủy chỗ, thay tên khách. Vé tàu hỏa: loại tàu (tàu Thống Nhất, tàu chuyên tuyến SN, tàu 05 sao ), loại ghế, giá theo mùa Vé cáp treo: khứ hồi, một lượt, người lớn, trẻ em Tham quan: ngưới lớn, trẻ em, thời gian không được tham quan Xe du lịch: đời xe, số ghế, quy định tốc độ của ngành giao thông, chất lượng dịch vụ của bên đối tác 29
  30. 1.2.3.1. Các điểm cần lưu ý khi tổ chức điều hành du lịch  Chỉ đạo hướng dẫn trong tổ chức điều hành khách Inbound (quốc tế đến)  Kiểm tra số khách từ khi bắt đầu đoàn tại sân bay  Đối chiếu chương trình với khách  Nhắc hướng dẫn kiểm tra & lưu ý khách giữ vé máy bay cho các chặng bay còn lại  Lưu ý hướng dẫn nhắc khách giấy tờ, tiền bạc, tư trang  Thống nhất với bên xe giờ đón /tiễn (với đòan có nhiều nhóm, đi riêng lẻ).  Nhắc hướng dẫn về thủ tục, hóa đơn chứng từ (hóa đơn GTGT, hóa đơn trực tiếp, hóa đơn bán lẻ, hóa đơn đặc thù )  Nhắc hướng dẫn kiểm tra visa, passport, giấy thông hành của khách  Nhắc hướng dẫn về công văn, thẻ hướng dẫn, thủ tục phục vụ đoàn cựu chiến binh. 30
  31. 1.2.3.1. Các điểm cần lưu ý khi tổ chức điều hành du lịch  Cập nhật những thông tin về đoàn từ hướng dẫn viên như khách ăn kiêng, ăn chay; khách muốn ăn Á, Âu; khách muốn ăn (trưa + tối) muộn; khách muốn cắt bớt hoặc thay đổi chương trình  Hướng dẫn phải lấy chữ ký xác nhận dịch vụ phát sinh mà công ty cung cấp , đã có sự thống nhất với khách hàng để dễ dàng cho việc thu tiền bên khách, bean hãng lữ hành của các đối tác của công ty ở nước ngoài sau này. 31
  32. Chỉ đạo hướng dẫn trong tổ chức điều hành khách outbound (khách Việt Nam ra nước ngoài) Kiểm tra các nội dung sau trước khi đoàn ra sân bay du lịch nước ngoài như: Kiểm tra hộ chiếu (passport) + visa của khách Hoàn tất việc chuận bị tờ khai hải quan Thông tin về khi hậu thời tiết; về thực đơn, khẩu vị món ăn tại nước đến nhằm cho khách có sự chuẩ bị trước 32
  33. Chỉ đạo hướng dẫn trong tổ chức điều hành khách outbound (khách Việt Nam ra nước ngoài) Thông tin về hành lý (xách tay, ký gửi ) trên chuyến bay; về transit Thông báo hành lý quá cước, hàng hóa cấm mang theo trên đường hàng không Thông tin về đổi tiền ngoại tệ Thông tin về điểm đến, về đất nước du khách đến như luật môi trường, văn hóa, tín ngưỡng, những điều nên và không nên tại nứơc đến Nhắc hướng dẫn kiểm tra & lưu ý khách giữ vé máy bay cho các chặng bay còn lại. Lưu ý hướng dẫn nhắc khách giấy tờ, tiền bạc, tư trang 33
  34. Chỉ đạo hướng dẫn trong tổ chức điều hành khách outbound (khách Việt Nam ra nước ngoài)  Thống nhất với bên xe giờ đón /tiễn (với đoàn có nhiều nhóm, đi riêng lẻ).  Nhắc hướng dẫn kiểm tra visa, passport, giấy thông hành của khách  Cập nhật những thông tin về đoàn từ hướng dẫn viên như khách ăn kiêng, ăn chay.  Lưu ý khách nên mang theo thực phẩm gì & số lượng  Hướng dẫn phải lấy chữ ký xác nhận, bên doanh nghiệp lữ hành đã bố trí cho khách những dịch vụ phát sinh, đã có sự thống nhất với khách hàng để dễ dàng cho việc thanh lý hợp đồng sau này. 34
  35. Chỉ đạo hướng dẫn trong tổ chức điều hành khách Việt Nam du lịch trong nước  Kiểm tra số khách trước giờ bắt đầu khởi hành  Nhắc hướng dẫn kiểm tra & lưu ý khách giữ vé máy bay cho các chặng bay còn lại (nếu đoàn có vé máy bay).  Lưu ý hướng dẫn nhắc khách giấy tờ, tiền bạc, tư trang  Thống nhất với bên xe giờ đón /tiễn (với đoàn có nhiều nhóm, đi riêng lẻ).  Nhắc hướng dẫn về thủ tục, hóa đơn chứng từ (hóa đơn GTGT, hóa đơn trực tiếp, hóa đơn bán lẻ, hóa đơn đặc thù )  Nhắc hướng dẫn kiểm tra CMND, ảnh 3 x4 (nếu qua Cửa Khẩu), giấy thông hành của khách  Nhắc hướng dẫn về công văn, thủ tục phục vụ đoàn đến những địa phương đặc biệt. 35
  36. Chỉ đạo hướng dẫn trong tổ chức điều hành khách Việt Nam du lịch trong nước Cập nhật những thông tin về đoàn từ hướng dẫn viên như khách ăn kiêng, ăn chay; khách muốn ăn (trưa + tối) sớm hay muộn; khách muốn cắt bớt hoặc thay đổi chương trình Chuẩn bị các chương trình có game shows Hướng dẫn phải lấy chữ ký xác nhận dịch vụ phát sinh mà công ty cung cấp, đã có sự thống nhất với khách hàng để dễ dàng cho việc thanh lý hợp đồng sau này. 36
  37. 1.2.3.2. Các cách giải quyết những tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức điều hành 1) Khách phàn nàn (complain) về dịch vụ (khách sạn, ăn uống, xe, hướng dẫn viên ) 2) Khách muốn hủy tour về sớm 3) Khách muốn thay hướng dẫn, thay xe, thay đổi một số dịch vụ 4) Khách muốn hủy tour nhưng không chịu phí phạt 5) Sự cố về xe hư, hướng dẫn bị bệnh đột xuất (hay ngủ quên) nên không đón khách 6) Khách có chế độ ăn kiêng hoặc ăn chay 7) Khách không bay được vì hành lý có chứa hàng cấm 37
  38. 1.2.3.2. Các cách giải quyết những tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức điều hành 8) Khách bị thất lạc hành lý tại sân bay 9) Khách bị xuất vé máy bay sai tên (so với passport) 10)Khách bị mất giấy tờ, vé máy bay, tư trang 11)Khách bị cướp giật 12)Khách có nhiều chứng bệnh nguy hiểm (khách đi xe lăn, khách quá can ) 13)Khách bị bệnh 14)Khách bị tai nạn, tai nạn giao thông 15)Khách tử vong v.v 38
  39. 1.2.4. kiểm tra quá trình thực hiện tổ chức điều hành du lịch  Kiểm tra tiến trình thực hiện của hướng dẫn nhằm đảm bảo không phát sinh và qua đó cũng đánh giá trình độ phục vụ của nhân viên.  Điều chỉnh chương trình khi có sự thay đổi từ khách hàng, thời tiết  Kiểm tra hóa đơn chứng từ & hồ sơ thanh quyết toán của hướng dẫn trước khi thanh lý hợp đồng.  Đối chiếu, kiểm tra hoá đơn chứng từ & hổ trợ việc thu cộng nợ Kiểm tra (cùng với Bộ phận kế toán) các hồ sơ thanh quyết toán của các đòan, của các đối tác, các khách hàng và hướng dẫn nhằm tránh sai xót. Nhắc nhở các đối tác về hóa đơn, chứng từ và công nợ liên quan đến tour. Nhắc nhở các Bộ phận liên quan bổ sung hồ sơ tồn đọng nhằm “khớp” hồ. 39
  40. 1.3. THỰC HIỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH TOUR MẪU 1.3.1. CÁC TOUR MẪU 1.3.1.1. Các tour Nam Trung Bộ & Nam Bộ 1) Tuyến TP.HCM – Bà Rịa – Vũng Tàu (Long Hải, Phước Hải, Hồ Cốc, Xuyên Mộc, Côn Đảo) 2) Tuyến TP.HCM – Côn Đảo 3) Tuyến TP.HCM – Đồng Nai (Nam Cát Tiên, thác Giang Điền, Thác Mai, Cù Lao Phố) 4) Tuyến TP.HCM – Lái Thiêu – Bình Dương 5) Tuyến TP.HCM – Củ Chi – Tây Ninh 6) Tuyến TP.HCM – Mũi Né – Hòn Rơm – Phan Thiết 7) Tuyến TP.HCM – Ninh Chữ 8) Tuyến TP.HCM – Ninh Chữ – Đà Lạt 40
  41. 1.3. THỰC HIỆN KỸ NĂNG TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH TOUR MẪU 1.3.1.1. Các tour Nam Trung Bộ & Nam Bộ 1)Tuyến TP.HCM – Đà Lạt 2)Tuyến TP.HCM – Đà Lạt – Nha Trang 3)Tuyến TP.HCM – Nha Trang 4)Tuyến TP.HCM – Nha Trang – Qui Nhơn 5)Tuyến TP.HCM – Phú Quốc 6)Tuyến TP.HCM – ĐBS Cửu Long 41
  42. 1.3.1.2. Các tour Bắc Trung Bộâ & vùng duyên hải miền Trung 1) Tuyến Huế – Hội An – Đà Nẵng – Quảng Bình 2) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Quảng Bình 3) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Bà Nà – Quảng Bình 4) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Bà Nà – Quảng Bình – Quảng Trị 5) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Bà Nà – Quảng Bình – Quảng Trị 6) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Bà Nà – Quảng Bình – Nghệ An 7) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Bà Nà – Quảng Bình – Nghệ An – Hà Nội – Các tỉnh phía Bắc 8) Tuyến Huế – Quảng Bình – Quảng Trị – đường Hồ Chí Minh 42
  43. 1.3.1.2. Các tour Bắc Trung Bộâ & vùng duyên hải miền Trung 9) Tuyến Huế– Quảng Trị – Quảng Bình – đường Trường Sơn – Tp.HCM - ĐBSCL 10)Tuyến Huế– Quy Nhơn – Đắc Lắc – Pleiku – Kontum – Đà Lạt – Tp.HCM 11)Tuyến Huế– Quy Nhơn – Đắc Lắc – Đà Lạt – Tp.HCM - ĐBSCL 12)Tuyến Huế– Quy Nhơn – Nha Trang – Ninh Thuận - Phan Thiết – Tp.HCM 13)Tuyến Huế– Quy Nhơn – Nha Trang – Ninh Thuận - Phan Thiết – Tp.HCM - ĐBSCL 14)Tuyến Huế– Quy Nhơn – Nha Trang – Ninh Thuận - Phan Thiết – Tp.HCM – Vũng Tàu (Long Hải – Phước Hải – Bình Châu) 15)Tuyến Huế– Quy Nhơn – Nha Trang – Ninh Thuận - Phan Thiết – Tp.HCM – Vũng Tàu (Long Hải – Phước Hải – Bình Châu)43
  44. 1.3.1.3. Các tour Bắc Bộâ 1) Tuyến du lịch trong trung tâm du lịch Hà Nội 2) Tuyến du lịch Hà Nội – Hà Tây (Chùa Hương, chùa Thầy ) 3) Tuyến du lịch Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang 4) Tuyến du lịch Hà Nội – Quảng Ninh Hà Nội – Hải Dương – Yên Tử – Hạ Long Hà Nội – Hải Dương – Yên Tử – Hạ Long – vịnh Bái Tử Long Hà Nội – Móng Cái – Trà Cổ – Đông Hưng (Trung Quốc) Hà Nội – Móng Cái – Trà Cổ – Trung Quốc – Hạ Long 44
  45. 1.3.1.3. Các tour Bắc Bộâ 5) Tuyến du lịch Hà Nội – Hải Phòng (Đồ Sơn – Cát Bà) 6) Tuyến du lịch Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Lạng Sơn Hà Nội – Thái Nguyên Hà Nội – Bắc Kạn (Vườn quốc gia Ba Bể) Hà Nội – Cao Bằng – Lạng Sơn Tuyến du lịch Hà Nội – Điện Biên Phủ Hà Nội – Hòa Bình – Mai Châu – Kim Bôi Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên Phủ 7) Tuyến du lịch Hà Nội – Tuyên Quang 45
  46. 1.3.1.3. Các tour Bắc Bộâ 8) Tuyến du lịch Hà Nội – Lào Cai – Sapa . Hà Nội – Tam Đảo . Hà Nội – Đền Hùng . Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai – Sapa . Tuyến du lịch Hà Nội – Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định 9) Tuyến du lịch Hà Nội – thanh Hóa 10)Tuyến du lịch Hà Nội – Nghệ An – Hà Tĩnh 46
  47. 1.3.2. Thực hiện tổ chức điều hành tour mẫu Tổ chức điều hành tour miền Đông Nam Bộ Tổ chức điều hành tour miền Tây Nam Bộ Tổ chức điều hành tour Tây Nguyên Tổ chức điều hành tour liên tuyến Nam Bộ - Tây Nguyên Tổ chức điều hành tour liên tuyến Nam Bộ Trung Bộ Tổ chức điều hành tour liên tuyến Nam Bộ - Nam Trung Bộ Tổ chức điều hành tour liên tuyến Nam Bộ - miền Trung Tổ chức điều hành tour Miền Bắc 47
  48. 1.3.2. Thực hiện tổ chức điều hành tour mẫu Tổ chức điều hành tour Xuyên Việt Tổ chức điều hành tour du lịch sự kiện, du lịch Mice Tổ chức tour du lịch chuyên đề  Du lịch kết hợp học tập  Du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học  Du lịch kết hợp chữa bệnh  Du lịch trãi nghiệm Tổ chức tour dã ngoại, sinh hoạt lửa trại 48
  49. CHƯƠNG 02 THỰC HÀNH KỸ NĂNG BÁO CÁO QUYẾT TOÁN 2.1. VAI TRÒ CỦA BÁO CÁO VÀ QUYẾT TOÁN ĐOÀN Hướng dẫn phải báo cáo cho Bộ phận điều hành về tình hình chung của đoàn và những phát sinh (nếu có). Báo cáo tình hình dịch vụ sự thay đổi hoặc phát sinh tại các nơi lên cấp trên theo: tuần, tháng, quý, năm. 49
  50. 2.2. THỰC HÀNH KỸ NĂNG BÁO CÁO QUYẾT TOÁN 2.2.1. Những điều cần lưu ý khi báo cáo & quyết toán đoàn 2.2.2. Những bảng báo cáo & quyết toán đoàn mẫu 50
  51. CHƯƠNG 03 BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH TOUR 3.1. Kỹ năng lên kế hoạch 3.2. Kỹ năng thiết kế sản phẩm 3.3. Kỹ năng đàm phán – bán hàng 3.4. Kỹ năng tổ chức điều hành 3.5. Kỹ năng giải quyết tình huống 3.6. Kỹ năng giao tiếp 3.7. Kỹ năng thuyết trình, thuyết minh 51
  52. 3.3. KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN – BÁN HÀNG Một số yêu cầu cần tuân thủ khi thuyết phục khách hàng: Thuyết phục phải dựa trên cơ sở sự thật: lợi ích THẬT của sản phẩm đáp ứng nhu cầu THẬT của người mua. Đặt khách hàng ở vị trí trung tâm trong quá trình thuyết phục. Thuyết phục phải nhiệt tình, tập trung, hợp lý và ngắn gọn. 52
  53. Kỹ năng bán hàng thường trãi qua 05 bước: Bước 1: Tóm tắt hoàn cảnh :  Điều kiện: điều kiện, hoàn cảnh của đối tượng liên quan đến lợi ích sản phẩm như vấn đề đi lại, làm việc, giải trí, học tập, các quan hệ xã hội, sinh hoạt gia đình  Nhu cầu: Tìm rõ nhu cầu hiện có của đối tượng như: nhu cầu nâng cao chất lượng sống, nhu cầu nâng cao kiến thức, đi lại thuận tiện, nhu cầu làm đẹp, nhu cầu thể hiện bản thân  Hạn chế: chỉ rõ những hạn chế hiện nay của đối tượng như: khó khăn trong đi lại (xe cũ, xe hư), chưa thật sự thoải mái và khỏe khi sống trong căn nhà này (nhỏ, hẹp, tù túng )  Cơ hội: trình bày những cơ hội mà đối tượng đang có. 53
  54. Kỹ năng bán hàng thường trãi qua 05 bước: Bước 1: Tóm tắt hoàn cảnh: VD: Công ty của chúng tôi có nhiều loại nhà giá cả phù hợp và chất lượng tốt như thiết kế hợp lý, tiện ích, không xa trung tâm, giao thông thuận tiện, đảm bảo cơ bản phong thủy, nằm trong khu vực có nhiều dịch vụ tiện ích và hài hòa với cây cối, cảnh quang thiên nhiên môi trường xung quanh (=> khắc phục những hạn chế của căn nhà cũ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chủ nhân). 54
  55. Kỹ năng bán hàng thường trãi qua 05 bước: Bước 2: Đưa ra ý tưởng Cần thỏa mãn nhu cầu: Đưa ra ý tưởng cho đối tượng nên khắc phục hạn chế và tận dụng cơ hội đang có bằng cách mua hàng. Lợi ích sản phẩm phù hợp nhu cầu: Khẳng định lợi ích của sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Gợi ý hành động: cho khách thấy chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu khi khách hàng mua hàng này. 55
  56. Kỹ năng bán hàng thường trãi qua 05 bước: Bước 3: Giải quyết công việc làm như thế nào . Người bán hàng: giới thiệu khái quát về đặc tính nổi trội của sản phẩm, giá bán sản phẩm, cách thức bán, hình thức mua, điểm mua, giao hàng, điều kiện kèm theo, dịch vụ kèm theo có thể so sánh sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh . Đoán trước câu hỏi: Khách thường hỏi: “Nó có phù hợp với hoàn cảnh của tôi ? Lợi ích là cái gì? Nó hoạt động như thế nào? Tôi phải làm gì để mua?”. . Đảm bảo hiểu rõ: khẳng định sự hiểu rõ mong muốn của đối tượng và đảm bảo đối tượng cũng hiểu rõ những mong muốn của người bán. 56
  57. Kỹ năng bán hàng thường trãi qua 05 bước: Bước 4: Cũng cố giải pháp lợi ích Tìm cách để ý tưởng của người bán bắt được nhu cầu. Nhắc nhở khách hàng cần phải thỏa mãn nhu cầu vì những lợi ích của sản phẩm. VD: Chất DHA có trong sữa Nuti IQ nhằm phát triển trí tuệ trẻ em, canxi có trong sữa Nuti Vita nhằm phát triển chiều cao.  Gợi lại những cơ hội: Khẳng định lại những cơ hội mà người mua có được khi mua hàng như thỏa mãn nhu cầu hiện tại, sỡ hữu được những sản phẩm tối ưu với giá cả hợp lý, cơ hội nhận được sự gia tăng giá trị của sản phẩm (dịch vụ kèm theo), cơ hội nhận được những phần thưởng giá trị (khuyến mãi)  Đặc biệt: Những mạnh tính nổi trội của sản phẩm bằng những con số hay sự kiện cụ thể như: nhiều người mua hàng, uy tín thương hiệu tăng lên, giá trị tăng thêm cho khách hàng bằng những hình thức khuyến mãi, dịch vụ kèm theo Có thể so sánh với các sản phẩm cạnh tranh khác. 57
  58. Kỹ năng bán hàng thường trãi qua 05 bước: Bước 5: Gợi ý nhanh bước tiếp theo Mục đích là để kết thúc bán hàng hàng: . Người bán hàng đưa ra lời đề nghị bán hàng . Nói lời kết thúc bán hàng Làm cho lần chào hàng sau có khởi đầu dễ dàng 58
  59. 3.4. Kỹ năng nâng cao hiệu quả tổ chức & điều tour du lịch Trưởng bộ phận điều hành phải thường xuyên kiểm tra và đôn đốc nhân viên phụ trách từng khâu dịch vụ, để đảm bảo mọi dịch vụ đến với khách hàng: nhanh chóng, kịp thời và hoàn hảo. Mỗi nhân viên phải nắm rõ giá cả dịch vụ đầu vào. Mỗi nhân viên bộ phận điều hành phải linh hoạt và khéo léo trong việc hợp đồng và đàm phán với đối tác cung cấp dịch vụ. 59
  60. 3.4. Kỹ năng nâng cao hiệu quả tổ chức & điều tour du lịch Biết khai thác tối đa tiềm năng của nhân viên, công tác viên. Cố vấn hoặc trực tiếp tuyển chọn những nhân sự (hướng dẫn viên cộng tác, điều hành) giỏi và có tâm huyết 60
  61. 3.4. Kỹ năng nâng cao hiệu quả tổ chức & điều tour du lịch Duy trì và phát triển mối quan hệ với các cơ quan chức năng (sở ngoại vụ, lãnh sự quán, công an địa phương, an ninh sân bay, hải quan, bệnh viện, các đại lý hàng không ) nhằm tranh thủ sự hỗ trợ trong quá trình thực hiện dịch vụ sau này. Kiểm tra chặt chẽ quá trình thực hiện triển khai dịch vụ nhằm đảm bảo không phát sinh những dịch vụ có thể ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu doanh nghiệp, lợi nhuận và mục tiêu tổng thể chiến lược phát triển của doanh nghiệp 61
  62. 3.5. Kỹ năng giải quyết tình huống 3.5.1. Khái niệm phản đối Phản đối hay phản bác là sự lo ngại, sự tranh luận hay một câu hỏi đối với một đề nghị, một dự định hay một ý kiến. 62
  63. 3.5.2. Một số phương pháp xử lý phản đối Phản đối luôn hiện diện và tiềm ẩn mọi lúc mọi nơi Phản đối nếu không giải quyết sẽ gây những trở ngại, thậm chí hậu quả là những tổn thất nặng nề. Có những phản đối đúng, có những phản đối sai. Cần xác định những phản đối đúng, những phản đối sai để có những phương án giải quyết phù hợp. Nắm rõ thông tin về: sản phẩm, thị trường, thị phần, khách hàng, chương trình marketing, đối thủ cạnh tranh để giúp nhận diện được phản đối của khách hàng đúng hay sai, nhằm giúp cho người bán khẳng định thêm về sự hiểu nhằm của khách hàng. 63
  64. 3.5.2. Một số phương pháp xử lý phản đối Phán đoán trước và loại ngay từ đầu khi phản đối bắt đầu xuất hiện, vì khi phản đối chưa bộc lộ rõ ràng thể hiện mức độ chưa cao hoặc đối tượng chưa đủ lý do để tự tin phản đối. Phải bình tĩnh khi xử lý phản đối. Câu trả lời phản đối phải khéo léo, logic và chính xác cao. 64
  65. 3.5.3. Quy trình xử lý phản đối Bước 1: Xác định phản đối thật Bước 2: Hiểu rõ phản đối Bước 3: Kiểm tra phản đối Bước 4: Xử lý phản đối, sử dụng phương pháp APAP sau: Thừa nhận phản đối (Accepting) Thăm dò để hiểu rõ (Probing) Trả lời phản đối (Answering) Thăm dò để xác nhận sự chấp thuận câu trả lời (Probing) 65
  66. 3.5.3. Quy trình xử lý phản đối Bước 4: Xử lý phản đối, sử dụng phương pháp APAP sau: Thừa nhận phản đối (Accepting) Đồng ý với nội dung phản đối và tìm hiểu chúng Đặt ra những câu hỏi nghi vấn: “Tại sao anh/ chị không đồng ý ?”. “Anh/ chị thấy chất lượng như thế nào ?”. Thăm dò để hiểu rõ (Probing): Tìm hiểu lý do khách phản đối Đặt ra những câu hỏi: “Anh/ chị không tin chất lượng của sản phẩm đó?” v.v 66
  67. 3.5.3. Quy trình xử lý phản đối Trả lời phản đối (Answering) Trả lời phản đối dựa vào những thông tin đã có, những dẫn chứng xác thực và những lý do chính đáng. Chứng minh cho khách thấy được những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng hơn là những mối lo ngại thiếu căn cứ.  Giải thích: khi sản phẩm bị hiểu nhầm  Chứng minh: khi sản phẩm bị nghi ngờ  Đưa ra giải pháp đối phó: khi khách tha phiền 67
  68. 3.5.3. Quy trình xử lý phản đối Thăm dò để xác nhận sự chấp thuận câu trả lời (Probing) Tìm hiểu những giải pháp ta đưa ra có làm họ bớt nghi ngờ không. Nếu họ vẫn còn nghi ngờ, ta phải tìm hiểu thêm lý do phản đối của họ. Đưa thêm dẫn chứng để tăng thêm mức độ tin cậy cho câu trả lời của người bán hàng. 68
  69. 3.7. Kỹ năng trình bày, thuyết trình 3.7.1. Vai trò của trình bày, thuyết trình  Trình bày là quá trình truyền đạt thông tin về một vấn đề chi tiết một cách trực tiếp ở phạm vi nhỏ với thời gian diễn ra ngắn và đối tượng trình bày chỉ có một hoặc một số người.  Thuyết trình mang ý nghĩa rộng hơn và nội dung bao gồm nhiều vấn đề theo một chủ đề nhất định và đối tượng của thuyết trình thì phong phú đa dạng bao gồm nhiều người, họ thường tham gia nghe thuyết trình một cách chủ động hơn đối tượng trình bày.  Khả năng trình bày ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của một con người. Một người có kiến thức sâu rộng có, khả năng diễn đạt tốt là một lợi thế rất lớn để có thể động viên, thuyết phục người khác có tư duy đúng, hành động hiệu quả hơn, góp phần hoàn thành mục tiêu của tổ chức. 69
  70. 3.7. Kỹ năng trình bày, thuyết trình Người có khả năng trình bày tốt làm người nghe bị thuyết phục, khiến họ thay đổi thái độ, niềm tin và hành động. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trình bày:  Nội dung trình bày  Mục đích trình bày  Kỹ thuật trình bày  Phong cách người trình bày  Bối cảnh xảy ra  Tâm lý, điều kiện và khả năng nhận thức của người nghe 70
  71. 3.7.2. Nguyên tắc trình bày, thuyết trình . Thuyết trình là sự kết hợp giữa nghệ thuật và kỹ năng. . Nghệ thuật thuyết trình thể hiện sự sáng tạo trong giao tiếp với khán giả, thông qua nội dung bài nói và việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ. . Kỹ năng thuyết trình là cách thức và kỹ thuật mà người thuyết trình sử dụng để truyền đạt thông tin. . Để thuyết trình thuyết phục cao cần lưu ý một số nguyên tắc như: am tường bối cảnh thuyết trình, tâm lý khán giả, tiếp nhận thông tin, chuẩn bị tân trạng, nội dung bài thuyết trình. 71
  72. 3.7.2. Nguyên tắc trình bày, thuyết trình Một số nguyên tắc giúp người thuyết trình thành công như sau:  Nguyên tắc 1: Thuyết trình là một quá trình gia tiếp hai chiều nên đòi hỏi người thuyết trình phải có: khả năng viết, khả năng nói, khả năng truyền đạt và thuyết phục.  Nguyên tắc 2: Phải chuẩn bị tốt cho buổi thuyết trình. Một số cần lưu ý khi chuẩn bị thuyết trình như: . Mục đích thuyết trình . Đối tượng muốn thuyết trình . Những điều muốn truyền đạt . Cách thức truyền đạt . Các công cụ hỗ trợ . Địa điểm và thời gian thực hiện 72
  73. 3.7.2. Nguyên tắc trình bày, thuyết trình Một số nguyên tắc giúp người thuyết trình thành công như sau:  Nguyên tắc 3: Soạn ra những vấn đề cần truyền đạt và xác định những yếu tố cốt lõi, để hướng đến khán giả.  Nguyên tắc 4: Thuyết trình là nói chứ không đọc nội dung  Nguyên tắc 5: Phải biết ngừng khi đã nói hết nội dung. 73
  74. 3.7.2. Nguyên tắc trình bày, thuyết trình Cần lưu ý 04 đặc tính sau khi thuyết trình: Tính logic của bài thuyết trình: tập trung vào yếu tố cốt lõi và có bước chuyển tiếp giữa các vấn đề. Tính dễ hiểu, thể hiện qua nội dung trình bày rõ ràng, không diễn đạt chung chung, sử dụng các hình vẽ, sơ đồ minh họa Tính thuyết phục, thể hiện qua cảm xúc, nội dung khi thuyết trình và sử dụng dẫn chứng xác thực. Tính dự đoán, phán đoán trước các phản đối để chuẩn bị câu trả lời. 74
  75. 3.7.3. Chuẩn bị thuyết trình, thuyết minh Bước 1: Xác nhận đặc điểm của buổi thuyết trình Bước 2: Viết nội dung bài thuyết trình Bước 3: Chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ Bước 4: Thông tin đến thính giả tham dự Bước 5: Thực hiện một số yêu cầu trước khi thuyết trình 75
  76. 3.7.3. Chuẩn bị thuyết trình, thuyết minh Bước 2: Viết nội dung bài thuyết trình Những yêu cầu cơ bản khi viết thuyết trình: Viết đúng những điều sẽ nói Dùng từ dễ hiểu, câu ngắn ngọn, tập trung ý chính, sử dụng câu hoặc nhóm từ chuyển tiếp ý. Đánh số trang Sử dụng các tín hiệu: gạch dưới, các nút chấm, các con số Sử dụng các kiểu chữ to, có khỏa trống phù hợp để dễ đọc. 76
  77. Mười lời khuyên để viết bài thuyết trình tốt: 1) Sử dụng câu ngắn gọn và phù hợp ngữ cảnh 2) Sử dụng chiều dài các câu khác nhau để thu hút thính giả 3) Sử dụng các kiểu rút gọn 4) Tránh những từ sáo rỗng 5) Thánh sử dụng thuật ngữ 6) Chia bài viết thành những đoạn nhỏ 7) Chỉ sử dụng những con số để so sánh/ thể hiện sự tương phản 8) Sử dụng những bản đồ, hình vẽ phù hợp 9) Thể hiện mối liên hệ bản thân với vấn đề thuyết trình 10)Thể hiện những thông tin mới lạ và ý tưởng độc đáo. 77
  78. Bước 3: Chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ o Các phần mềm tin học o Máy chiếu và phim (overhead và slide) o Máy Projectors (LCD) và máy tính xách tay o Bảng trình bày (bảng trắng, bảng đen) o Thước dùng máy chiếu, viết điện tử dùng cho LCD o Cặp giấy, business cards o Sản phẩm mẫu o Catalogue, brochure, bìa hồ sơ o Microphone o Video o Trang phục, đồng phục o Luôn có một ly nước không đá trên bục thuyết trình 78
  79. Bước 4: Thông tin đến thính giả tham dự Thông tin đến thính giả phải đầy đủ và nghiêm túc. Quy trình phổ biến về công tác thông tin như sau : . Lập danh sách đối tượng liên quan . Phân tích và quyết định đối tượng cần thông tin . Tìm hiểu cách thức liên lạc . Tiến hành thông tin 79
  80. Bước 5: Thực hiện một số yêu cầu trước khi thuyết trình, thuyết minh Luyện tập trước cách phân phối bài thuyết trình Đứng trên bục tập thuyết trình nhiều lần và canh giờ nói. Luyện phát âm những từ khó, luyện lên - xuống giọng ở các trọng âm Kiểm tra các dụng cụ cần thiết để sử dụng khi thuyết trình Đến phòng thuyết trình sớm để: kiểm tra micro, bục thuyết trình, thử máy chiếu, kiểm tra đèn, đóng các màn cửa sổ lại 80
  81. Phong cách thuyết trình Biểu hiện thái độ vui vẻ khi xuất hiện và háo hức sẵng sàng chia sẻ với thính giả. Đè nén cảm xúc, đứng lên bục thuyết trình, không nói vài giây và nhìn thẳng thính giả. Trình bày tuần tự các phần của bài nói, ý chính, ý phụ một cách có tổ chức. Cần thể hiện sự chân thành tự nhiên, điềm tĩnh, biểu lộ tâm trạng tự nhiên, nói như đang nói thẳng với hầu hết thính giả. Hít hơi thật sâu và thở đều đặn để các cơ da mặt thật sự thoải mái. Nói thuyết trình chứ không phải đọc 81
  82. Phong cách thuyết trình  Giọng nói phải truyền cảm và nói lớn để nhấn mạnh  Chú ý đến âm lượng, âm sắc, âm tần, âm điệu khi nói.  Không nên nói kiều lưỡng lờ như : uh, um  Trang phục phải gọn gàng, phù hợp với bối cảnh, chủ đề thuyết trình  Chú ý tư thế, cử chỉ, điệu bộ khi thuyết trình như lấy kính râm ra và cuối đầu chào nhẹ khi được mồi lên bục.  Khi bước ra chỗ ngồi phải chững chạc, không quá nhanh, không quá chậm, đứng trước bục tự nhiên và nhìn một vòng qua thính giả.  Không nên quá châm chú vào bài nói mà nên nhìn vài dây vào khán giả đang lắng nghe bạn, cần thể hiện những cử chỉ quan tâm đến thính giả như : nhìn, mỉm cười, tập trung về phía đối tượng. 82
  83. Phong cách thuyết trình Không nên hành động thiếu tập trung như : gấp tay lại, sờ cổ, sờ miệng. Không biểu hiện một dáng đứng mệt mỏi, chệnh choạng. Nên đứng thẳng, cao lên. Để micro xa hoặc khác hướng thu phát âm thanh của loa nhằm tránh tiếng hú khó nghe. Cần thường xuyên thay đổi điệu bộ di chuyển, thể hiện sự đa dạng trong các bước đi, đi nhanh để nhấn mạnh các điểm thu vị, đi chậm để thúc đẩy thính giả tập trung nghe vấn đề, không nên biểu lộ sự vội vàng trong dáng đi, cần chững chạc, mực thướt. 83
  84. CHƯƠNG 04: THỰC HÀNH KỸ NĂNG THỰC HÀNH TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH TOUR DU LỊCH 84
  85. CHƯƠNG 4: THỰC HÀNH 4.1. Tổ chức điều hành tour miền Đông Nam Bộ Tour: TP.HCM - Côn Đảo: 03 ngày 02 đêm, máy bay ĐẶT DỊCH VỤ: 1. ĐẶT VÉ MÁY BAY: vì máy bay đi Côn Đảo ít chỗ, 01 (ít) chuyến trong ngày  Đặt vé máy bay sớm  Đặt 02 lượt  Đặt vé máy bay cho hướng dẫn  Kiểm tra kỹ tên khách, giới tính, tuổi tác trước khi xuất vé  Kiểm tra booking vé trước khi hợp đồng dịch vụ với khách 85
  86. 4.1. Tổ chức điều hành tour miền Đông Nam Bộ 2. ĐẶT XE: Đặt xe đưa đón sân bay (02lượt), tham quan Côn huyện Đảo. Lưu ý xe ở Côn Đảo:  Xe loai nhỏ  Ít xe  Ít chỗ Đặt xe đưa đón sân bay ở Tp.HCM (02lượt) 86
  87. 4.1. Tổ chức điều hành tour miền Đông Nam Bộ 3. ĐẶT PHÒNG: Đặt trươcù phòng Đặt theo thỏa thuận Đặt căn cứ nhu cầu khách Đặt căn cứ điều kiện chuyển khoản Lưu ý: ăn sáng buffet hay set menu, phòng cho nội bộ không Tiêu chuẩn phòng: phòng double?, twins?, triple? Phòng tập thể? 87
  88. 4.1. Tổ chức điều hành tour miền Đông Nam Bộ 4. ĐẶT ĂN:  Đặt ăn ở đâu? trong khách sạn? nhà hàng ở bên ngoài?  Thực đơn như thế nào?  Thực đơn theo nhu cầu khách? Tinh ý để thỏa mãn nhu cầu của khách?  Có nên gửi thực đơn cho khách xem trước?  Nhiều du khách, đoàn khách yêu cầu phải gửi cho họ xem thực đơn trước?  Thực đơn tránh trùng lập!  Lưu ý khách ăn chay, ăn kiêng 88
  89. 4.1. Tổ chức điều hành tour miền Đông Nam Bộ 5. ĐẶT HƯỚNG DẪN VIÊN: Hướng dẫn từ Sài Gòn hay từ Côn Đảo (tùy theo thỏa thuận trước đó) Bố trí hướng dẫn trước để đảm bảo có hướng dẫn giỏi Đặt trước hướng dẫn cộng tác để đảm bảo có hướng dẫn giỏi, đặc biệt vào mùa cao điểm (nếu công cty bạn không có hướng dẫn cộng tác). Đặt hướng dẫn địa phương (nếu cần thiết cho đoàn khách hoặc hướng dẫn từ Sài Gòn không tiện) 89
  90. 4.1. Tổ chức điều hành tour miền Đông Nam Bộ  Hướng dẫn phục vụ đoàn là khách VIP, đoàn đặc thù như tổ chức sự kiện,Mice, teambuilding, sinh hoạt lửa trại dã ngoại v.v Hướng dẫn phục vụ đoàn khách Isreal, Ý, Nhật Hướng dẫn phục vụ đoàn khách là người tàn tật, béo phì Hướng dẫn phục vụ đoàn cựu chiến binh Hướng dẫn phục vụ đoàn học sinh, sinh viên chuyên đề 6. ĐẶT DỊCH VỤ TÀU THUYỀN (nếu có) Thông báo dịch vụ tàu thuyền tại Côn Đảo không? (nếu khách chưa yêu cầu) Khi khách đến nơi, có phát sinh nhu cầu? Lúc đó báo giá thế nào? ai báo giá? báo giá bao nhiêu? Lưu ý: tàu chất lượng, giá cả, áo phao cứu sinh 90
  91. 4.1. Tổ chức điều hành tour miền Đông Nam Bộ 7. MUA BẢO HIỂM: . Mua cho đoàn trước khi đi (bắt buộc) . Mua trước ít nhất 02 ngày (trước ngày k/hành) . Lưu ý mua tránh vào thứ 7, chủ nhật, vì công ty bảo hiểm thường nghỉ . Mua bảo hiểm phải được bên bảo hiểm xác nhận bằng fax . Fax mua bảo hiểm phải ghi đủ thông tin cần thiết (ngày K/H, số ngày, phí bảo hiểm, tên, tuổi, tuyến tham quan ) 91
  92. 4.1. Tổ chức điều hành tour miền Đông Nam Bộ 8. ĐẶT CÁC DỊCH VỤ KHÁC (nếu có) Nước + Khăn + Nón du lịch + Quà v.v: cho hướng dẫn, tài xế, phụ xế, sinh viên thực tập tùy nhu cầu khách (nước có thương hiệu hay không, tùy giá tour, đối tượng khách Khăn: tiệt trùng hay thường? Số lượng nhiều hay ít? Nón du lịch: cho khách nội hay ngoại, khách sang trọng hay bình dân? v.v Quà: tùy nhu cầu khách, tùy đoàn, quà cho khách VIP, khách hưởng tuần trăng mật, khách hội nghị v.v. 92
  93. 4.1. Tổ chức điều hành tour miền Đông Nam Bộ Lưu ý chung: Đặt dịch vụ + xem có VAT? Hóa đơn tài chính ? Hóa đơn bán lẻ? Lưu ý thời tiết, tình hình cạnh tranh Lưu ý thông tin cho hướng dẫn về: dịch vụ, tâm lý, nhu cầu du khách, cách ghi hóa đơn, mã số thuế . 93
  94. 4.1. Tổ chức điều hành tour miền Đông Nam Bộ 9. GIAO ĐOÀN CHO HƯỚNG DẪN: Lưu ý: 1) Hướng dẫn đọc kỹ chương trình, kiểm tra dịch vụ trước khi phục vụ khách 2) Hướng dẫn đối chiếu chương trình khi đón khách, lấy thông tin quan trọng, kịp thời từ khách để báo về phòng điều hành như: ăn kiêng, ăn chay . 3) Hướng dẫn phục vụ khách đặt biệt, khách Vip 4) Hướng dẫn lưu ý khách về hành lý, giấy tờ tùy thân, tiền bạc 5) Hướng dẫn check dịch vụ trước khi đến 6) Hướng dẫn lấy hóa đơn. 7) Nên ghi chú tất cả chi phí trước khi quyết toán đoàn 8) Đưa phiếu khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng cho hướng dẫn 94
  95. 4.1. Tổ chức điều hành tour miền Đông Nam Bộ 10. HƯỚNG DẪN QUYẾT TOÁN ĐOÀN: 1) Điều hành lưu ý ướng dẫn kiểm tra kỹ dịch vụ đã sử dụng, hóa đơn chứng từ (đầy đủ, hợp lệ ) 2) Kiểm tra dịch vụ, hóa đơn chứng từ của hướng dẫn 3) Kiểm tra mức độ hài lòng của khách hàng 4) Thanh toán công tác phí cho hướng dẫn 95
  96. 4.1. Tổ chức điều hành tour miền Đông Nam Bộ THANH LÝ HỢP ĐỒNG: a. Gửi thanh lý hợp đồng cho khách b. Lưu ý: các khoản phát sinh để phụ thu c. Đàm phán, thỏa thuận để thống nhất nội dung thanh lý hợp đồng d. Tiến hành ký thanh lý hợp đồng: tiền mặt hay chuyển khỏa? thanh toán mấy đợt? v.v. & v.v e. Lưu ý điều khoản chuyển tiền, thời gian chuyển ? f. Thống nhất nội dung viết hóa đơn: mấy hóa đơn? mấy mã số thuế? địa chỉ đơn vị viết hóa đơn? v.v & v.v g. Tiến hành thu tiền khách hàng & giao hóa đơn cho khách h. Viết thư cảm ơn gửi khách hàng i. Lưu ý dịch vụ sau khách hàng. 96
  97. Chương 5 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN DU LỊCH & KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA VIỆT NAM 5.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên & tài nguyên du lịch Việt Nam 5.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên & tài nguyên du lịch Việt Nam  Bộ phận đất liền nước ta có diện tích: 329.297 km2  Đứng thứ 56 về diện tích so với các quốc gia trên thế giới.  Đứng thứ 4 về diện tích so với các quốc gia Đông Nam Á (Sau Indonesia, Mianma, Thailan)  Phía Bắc phần đất liền giáp Trung Quốc có đường biên giới dài hơn 1.400 km.  Phía Tây giáp Lào có đường biên giới dài 2.067 km và giáp Campuchia với đường biên giới dài 1.080 km  Phía Tây giáp với Biển Đông với đường biển dài 3.260 km. 97
  98. 5.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên & tài nguyên du lịch Việt Nam Điểm cực Bắc: thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Điểm cực Nam: thuộc xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau Điểm cực Tây: thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên Điểm cực Đông: Trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 98
  99. 5.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên & tài nguyên du lịch Việt Nam  Bộ phận lãnh hải nước ta có diện tích rộng trên 1 triệu km2, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.  Vị trí của nước ta gần như nằm ở trung tâm Đông Nam Á.  Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được thiên nhiên ưu đãi.  Khu vực Đông Nam Á là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nên Việt Nam có sự hợp tác về nhiều mặt giữa các quốc gia. 99
  100. 5.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên & tài nguyên du lịch Việt Nam Vị trí địa lý của nước ta có những hạn chế: Thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão Một số vùng thường xuyên bị hạn hán, mưa lũ đe dọa. Hình thể đất nước kéo dài tiếp giáp với nhiều quốc gia nên gây tốn kém chi phí xây dựng đường giao thông, gây khó khăn cho việc tổ chức, quản lý và hoạt động du lịch. Bờ biển dài, đường biên giới tiếp giáp với nhiều quốc gia nên chi phí bảo vệ quốc phòng cũng rất tốn kém. 100
  101. 5.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên Địa hình lục địa: Nước ta có địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích đất liền, chủ yếu đồi núi thấp. Núi có độ cao trên 2.000m chỉ chiếm 1%. Tây Bắc: Phanxipăng (cao 3.143m), Tây Côn Lĩnh (cao 2.431m) Cấu tạo địa chất của địa hình núi nước ta: đá vôi, đá badan, đá hoa cương Trong đó, địa hình đá vôi chiếm khoảng 50.000 km2 phân bố nhiều nơi, tạo nhiều phong cảnh đẹp. Nước ta có khoảng 400 hang động đá vôi (Đặc biệt quần đảo đá vôi Vịnh Hạ Long). 101
  102. 5.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên & tài nguyên du lịch Việt Nam Địa hình đồng bằng nước ta khá bằng phẳng: ĐBS Cửu Long, ĐB Sông Hồng và các đồng bằng ở Duyên hải miền Trung. Các đồng bằng này góp phần hình thành và nuôi dưỡng các nền văn hóa, văn minh ở nước ta, góp phần thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch sông nước, sinh thái và văn hóa ĐB Sông Hồng: 1,5 triệu ha, nền văn minh Sông Hồng, nền văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt. ĐBS Cửu Long: 4 triệu ha, hàng năm tiến ra biển 100m, có nhiều vùng ngập nước, hệ thống kênh rạch dày đặc và hệ sinh thái phong phú đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái (miệt vườn, sông nước) hoặc sinh thái công đồng. 102
  103. 5.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên & tài nguyên du lịch Việt Nam Biển và bờ biển: Nước ta có đường biển 3.260 km. Các cảng biển: Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu Nhiệt độ trung bình nước ta: 25 – 28 0C Độ mặn trung bình của nước Biển Đông: là 34 %, thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, lặn biển. Biển nước ta còn có 2.028 loài cá biển (trong đó: 650 loài rong biển, 300 loài thân mềm, 300 loài, 90 loài tôm, 350 loài san hô ) 103
  104. 5.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên & tài nguyên du lịch Việt Nam Các khu dự trữ sinh quyển thế giới: • Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ (TP.HCM) • Vườn quốc gia Nam Cát Tiên (Đồng Nai) • Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) • Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) 104
  105. 5.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên & tài nguyên du lịch Việt Nam Nước ta có gần 4.000 hòn đảo lớn nhỏ: Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà Vùng núi cao nước ta có nhiều điểm có phong cảnh đẹp: Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo, Bạch Mã, Bà Nà, Ba Vì Tài nguyên sinh vật: Việt Nam là một quốc gia có sự đa dạng về sinh học Hệ động thực vật Việt Nam có mức đặc hữu cao. 105
  106. 5.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 5.1.3.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể Từ 1962- 1997: Nhà nước đã xếp hạng được: 2.147 di tích. Đến năm 2005: có 05 di sản thế giới được xếp hạng:  Ngày 14/12/1993: Cố đô Huế được công nhận di sản văn hóa thế giới.  Ngày 04/12/1999: Di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An được công nhận di sản văn hóa thế giới.  Tháng 11/2003: Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận di sản văn hóa phi vật thể thế giới.  Ngày 25/11/2005: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của thế giới.  TP.HCM, Huế, Hà Nội là những địa phương có số lượng các di tích lịch sử văn hóa nhiều và chất lượng cao, thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các trung tâm du lịch. 106
  107. 5.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 5.1.3.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể 1.CHÙA 2.ĐÌNH 3.ĐỀN 4.NHÀ THỜ 5.THÁNH ĐƯỜNG 107
  108. 5.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 5.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể LỄ HỘI: Lễ hội Việt Nam có gần 400 lễ hội Lễ hội Lim ở Bắc Ninh Lễ hội Đền Hùng Lễ hội Chùa Hương Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Lễ hội đền Kiếp Bạc Lễ hội hát lượn của người Tày Lễ hội Quan Âm (Ngũ Hành Sơn) Lễ hội Ka tê (của người Chăm) Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ 108
  109. 5.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể  Các festival du lịch được tổ chức ở các di sản văn hóa, tự nhiên và các trung tâm du lịch trên cả nước nhằm quảng bá thu hút khách du lịch.  Văn hóa nghệ thuật: 1. Nhã nhạc cung đình 2. Nghệ thuật hát chèo 3. Nghệ thuật hát Ả Đào 4. Hát quan họ Bắc Ninh 5. Nghệ thuật tuồng, hát bội 6. Hát bài chòi 7. Nghệ thuật đàn ca tài tử, cải lương Nam Bộ 8. Hát xoan ghẹo (Phú Thọ) 9. Ca Huế 10.Hò đối đáp v.v 109
  110. 5.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể Nghệ thuật ẩm thực: 1. Hà Nội: Phở, cốm, bánh cốm, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá lả vọng 2. Bắc Giang: rượu Làng Vân 3. Hải Dương: Bánh đậu 4. Hưng Yên: Tương bần 5. Lạng Sơn: Phở chua, vịt quay thất khê, lợn quay 6. Huế: bún bò, cơm hến 7. Hội An: Cao lầu, mì Quảng . 8. Nam Bộ: bánh xèo, chả giò, lẩu mắm, canh chua, cá kho tộ 9. Mỹ Tho: hủ tiếu 110
  111. 5.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể Làng nghề cổ truyền:  Việt Nam có trên 6.000 làng nghề cổ truyền  Các địa phương có nhiều làng nghề nhất hiện nay: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Nam, Thái Bình Văn hóa dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc, theo 8 nhóm ngôn ngữ: Việt – Mường, Tày - Thái, H’Mông – Dao, Ka Đai, Tạng – Miến, Môn – Khơ me, nhóm Nam Đảo và Hán. 111
  112. 5.2. Kết cấu hạ tầng 6.2.1. Hệ thống giao thông vận tải 6.2.1.1. Hệ thống đường ô tô Tính đến 10/1999: cả nước có gần 205.000km đường ô tô. Trong đó: . Có 90 tuyến quốc lộ (tổng chiều dài 15.360 km), . Tỉnh lộ: tổng chiều dài 17.450 km . Huyện lộ: tổng chiều dài 36.950 km . Đường đô thị: tổng chiều dài 3.211 km . Đường liên xã: phần còn lại Trên quốc lộ 1 & tỉnh lộ: có 7.440 cây cầu (chỉ có 59% cầu vĩnh cửu) 112
  113. 5.2. Kết cấu hạ tầng Các tuyến đường ô tô chính trong vùng sông Hồng & miền núi trung du phía Bắc: Quốc lộ 1A: từ Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) – Cà Mau: dài 2300km, chạy qua hơn 33 tỉnh thành. Đường Hồ Chí Minh: từ cột mốc 108 (Cao Bằng) – Năm Căn (Cà Mau) dài 3.167km: giai đoạn I: từ Hòa Lạc – Bình Phước 1700km, phần còn lại đang thực hiện & dự kiến hoàn thành năm 2010. Quốc lộ 2: từ Phù Lỗ (Hà Nội) – cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang): 313 km, qua các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang Quốc lộ 3: từ cầu Đuống (Hà Nội) – cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) dài 343 km, qua các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng. Từ Thái Nguyên có quốc lộ 1B đi Đông Đăng 148km113.
  114. Các tuyến đường ô tô chính trong vùng sông Hồng & miền núi trung du phía Bắc Quốc lộ 4: Có đường 4A từ Cao Bằng đi Đông Đăng (Lạng Sơn) dài 118km. Có đường 4B từ Lạng Sơn đi Tiên Yên – cảng Mũi Chùa (Quảng Ninh) Có đường 4C từ thị xã Hà Giang đi Mèo Vạc (Hà Giang)168km. Có đường 4D từ Pa So (Huyện Phong Thổ - Lai Châu) đến Mường Khương (Lào Cai) 200km. 114
  115. Các tuyến đường ô tô chính trong vùng sông Hồng & miền núi trung du phía Bắc Quốc lộ 5: từ cầu Chui (Hà Nội) – chùa Vẽ (Hải Phòng) dài 106 km. Quốc lộ 5 nối quốc lộ 10 & quốc lộ 18. Quốc lộ 6: từ Hà Nội – Lai Châu dài 522 km (đến Điện Biên dài 478km). Quốc lộ 6 đi qua các tỉnh: Hà Tây, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Quốc lộ 10: từ ngã ba Biểu Nghi (Quảng Ninh) qua Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, gặp quốc lộ 1A ở Thị xã Ninh Bình, sau đó, qua Kim Sơn (Ninh Bình), Nga Sơn, Hậu Lộc (Thanh Hóa), gặp tuyến quốc lộ 1A ở cầu Tào Xuyên dài 230km. Quốc lộ 18: từ Nội Bài (Hà Nội) qua Bắc Ninh, Hải Dương đến cầu Bắc Luân (Móng Cái – Quảng Ninh), dài 342 km. 115
  116. Các tuyến đường ô tô chính trong vùng sông Hồng & miền núi trung du phía Bắc Quốc lộ 21: dài 200 km từ thị xã Sơn Tây (Hà Tây) qua Xuân Mai, Chi Nê (Hà Tây), Phủ Lý (Hà Nam) đến cảng Hải Thịnh (Nam Định) Quốc lộ 32: dài 404 km từ Hà Nội đến Sơn Tây (Hà Tây) qua Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, có các đoạn quốc lộ 279, quốc lộ 37 nối quốc lộ 32, quốc lộ 6. Quốc lộ 37: dài 465 km từ thị trấn Sao Đỏ (Hải Dương) trên quốc lộ 18 sau đó qua Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái đến Mộc Châu (Sơn La). Quốc lộ 39: dài 109 km từ Phố Nối (Hưng Yên) – cảng Diêm Điền (Thái Bình) 116
  117. Các tuyến đường ô tô chính trong vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên  Quốc lộ 15: dài 706 km, bắt đầu từ ngã ba Tòng Đậu (Hòa Bình) qua Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Cam Lộ (Quảng Trị), chất lượng chưa tốt.  Quốc lộ 7: dài 225 km, từ thị trấn Diễn Châu (Nghệ An) đến cửa khẩu Nậm Cấn (Kỳ Sơn – Nghệ An) – qua Luông Pha Băng (Lào).  Quốc lộ 8: dài 85 km, từ thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)- cửa khẩu Cầu Treo (Hương Sơn – Hà Tĩnh)- tới Viêng Chăn (Lào).  Quốc lộ 9: dài 83 km, từ cảng cửa Việt qua thị xã Đông Hà- cửa khẩu Lao Bảo (Hướng Hóa – Quảng Trị)- Xavanakhet (Hạ Lào) – tới Đông Bắc (Thái Lan).  Quốc lộ 14: dài 890 km, từ cầu Đakrông (Quảng Trị) – nối đường 9 qua các huyện phía tây của Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Komtum, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Châu Thành (Bình Phước), gặp quốc lộ 13. 117
  118. Các tuyến đường ô tô chính trong vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên Quốc lộ 19: Nối quy Nhơn với Pleiku, qua cửa khẩu Lệ Thanh, nối vùng Đông Bắc Campuchia, dài 247 km Quốc lộ 25: dài 180 km, từ Tuy Hòa theo thung lũng Sông Ba, sông A Yun, thị trấn Chư Sê (Gia Lai). Quốc lộ 26: dài 151 km, từ Ninh Hòa (Khánh Hòa) - Buôn Ma Thuột Quốc lộ 27: dài 274 km, từ Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) - Buôn Ma Thuột. Quốc lộ 20: dài 268 km, từ ngã Ba Dầu Giây (Đồng Nai) – Di Linh – Lâm Viên – Đà Lạt. 118
  119. Các tuyến đường ô tô chính trong vùng Đông Nam Bộ Quốc lộ 51: dài 86 km, từ Biên Hòa – Vũng tàu Quốc lộ 13: dài 142 km, từ Vĩnh Bình (TPHCM) – Lái Thiêu – Thủ Dầu Một – Chơn Thành – Lộc Ninh – cửa khẩu Hoa Lư ( Bình Phước) – Crache Campuchia)–Viêng Chăn (Lào) Quốc lộ 22: dài 82 km, từ ngã tư Thủ Đức (TPHCM) – cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) – Roay Riêng và Pnom Penh (Campuchia). 119
  120. Các tuyến đường ô tô chính trong vùng Đồâng bằng sông Cửu Long  Quốc lộ 80: dài 213 km, từ cầu Mỹ Thuận, qua Vĩnh Long, Sa Đéc, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên- kết thúc tại cửa khẩu Xà Xia (biên giới Campuchia).  Quốc lộ 91: dài 142 km, từ Cần Thơ – Long Xuyên – Châu Đốc – cửa khẩu Tịnh Biên – biên giới Campuchia.  Quốc lộ 30: dài 121 km, từ ngã ba An Hữu (trên quốc lộ 1A- Tiền Giang) – chạy theo sông Tiền – qua Cao Lãnh – Hồng Ngự – cửa khẩu Dinh Bà (biên giới Campuchia). Tuyến đường này thường ngập nước trong mùa lũ.  Quốc lộ 60: dài 127km, từ ngã ba Trung Lương (Mỹ Tho) – qua phà Rạch Miễu – bến Tre – qua phà Hàm Luông – Mỏ Cày – qua phà Cổ Chiên – sang thị xã Trà Vinh - qua phà Đại Ngãi – đến Sóc Trăng. Tuyến đường này qua các tỉnh ven biển của ĐBSCL. 120
  121. 5.2.1.2. Hệ thống đường sắt Hệ thống đường sắt nước ta (xây dựng 1906-1933): 2.632 km đường đơn tuyến: 261 nhà ga 1.777 cây cầu (có 1.201 cây cầu trong tình trạng kỹ thuật xấu) Các tuyến đường sắt chính: 1. Đường sắt Thống Nhất (Bắc - Nam): 1.726 km (Hà Nội – TP.HCM) 2. Hà Nội – Hải Phòng: dài 102 km 3. Hà Nội – Thái Nguyên: dài 75 km 4. Hà Nội – Lào Cai: dài 293 km 5. Hà Nội – Đồng Đăng: dài 162,5 km 6. Hà Nội – Lào Cai 7. Lưu Xá – Kép – Uông Bí - Bãi Cháy: 175km 121
  122. 5.2.1.3. Hệ thống đường sông Nước ta có: khoảng 11.000 km đường sông, đang được khai thác vận tải. Cả nước có hàng trăm cảng sông (trong đó có 30 cảng chính, chỉ có 14 cầu tàu năm 1998), năng lực bốc xếp chỉ 10 triệu tấn/ năm. 122
  123. Các tuyến đường sông chính trên hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình 1. Hà Nội – Hưng Yên – Nam Định – Thái Bình 2. Hải Phòng – Hải Dương – Thái Bình – Nam Định 3. Hải Phòng – Hải Dương – Bắc Giang 4. Hà Nội – Bắc Ninh 5. Sơn Tây – Hòa Bình 6. Hà Nội – Việt Trì 7. Việt Trì – Tuyên Quang 8. Quảng Ninh – Ninh Bình (323km): qua sông Luộc, sông Đào và sông Đáy. 9. Quảng Ninh – Hà Nội (313km) 10.Hạ Long – Móng Cái (Quảng Ninh) 123
  124. Các tuyến đường sông chính trên sông Mekong và sông Đồng Nai 1) TP.HCM – Mỹ Tho (191km) 2) TP.HCM – Hồng Ngự (194km) 3) TP.HCM – Long Xuyên (200km) 4) TP.HCM – Cần Thơ (160km) 5) TP.HCM – Rạch Giá (257km) 6) TP.HCM – Trà Vinh (150 km) 7) TP.HCM – Tây Ninh (170km) 8) TP.HCM (đường ven biển )– Cà Mau (303km) 124
  125. 5.2.1.4. Hệ thống đường biển Cả nước: 73 cảng biển, nặng lực vận tải 31 triệu tấn/ năm Trong đó:  Miền Đông Nam Bộ 27 cảng, nặng lực vận tải 18 triệu tấn/ năm  Duyên hải Miền Trung 17 cảng (chỉ có Đà Nẵng là cảng lớn)  Ven biển sông Hồng: 7 cảng  Vùng Đông Bắc: 5 cảng Có 5 cảng lớn nhất do Trung Ương quản lý: Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ. 125
  126. 5.2.1.5. Hệ thống đường hàng không 03 sân bay quốc tế: . Tân Sân Nhất: có năng lực đón hơn 10 triệu lượt khách /năm . Nội Bài: có năng lực đón hơn 4 triệu lượt khách /năm . Đà Nẵng: có năng lực đón hơn 1,5 triệu lượt khách /năm 19 sân bay địa phương: . Hiện tại còn một số sân bay khác vẫn đang hoạt động: Gia Lâm (Hà Nội), Điện Biên Phủ, Cát Bi (Hải Phòng), Nà Sản (Sơn La), Vinh (Nghệ An), Phú Bài (Huế), Phù Cát (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa) Buôn Mê Thuộc, Pleiku (Gia Lai), Liên Khương (Lâm Đồng), Phú Quốc, Rạch Giá (Kiên Giang), Trà Nốc (Cần Thơ), Chu Lai (Quảng Nam), Tuy Hòa (Phú Yên), Cỏ Óng (Côn Đảo - Bà Rịa – Vũng Tàu). . Sân bay quốc tế đang xây dựng: Long Thành (Đồng Nai) 126
  127. 5.2.1.5. Hệ thống đường hàng không Các tuyến hàng không trong nước: Hà Nội đi: TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Điện Biên Phủ, Nà Sản, Nha Trang, Vinh, Đà Lạt TP.HCM đi: Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Phú Quốc, Buôn Ma Thuộc, Đà Lạt, Nha Trang, Vinh, Đà Lạt, Côn Đảo, Quy Nhơn, Pleiku, Tuy Hòa, Hải Phòng, Cà Mau Đà Nẵng đi: Hà Nội, Buôn Ma Thuộc, Nha Trang, Vinh, Đà Lạt, Pleiku, Hải Phòng. 127
  128. 5.2.1.5. Hệ thống đường hàng không Các tuyến hàng không quốc teÁ: Hà Nội đi: Bangkok, Kualalupua (Malaysia), Singapore, Dubai, Quảng Châu, Hồng Kông, Côn Minh, Bắc Kinh, Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan), Mat-xcơ-a (Nga), Paris TP.HCM đi: Bangkok, PnomPenh, Riemriep, Kualalupua (Malaysia), Singapore, Dubai, Quảng Châu, Hồng Kông, Côn Minh, Bắc Kinh, Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc, Đại Hùng (Đài Loan), Manila (Philipine), Meo-Bơn, Sydney (ÚC), Osaka (Nhật), Paris, Vien (ÁO), Zunich (Thụy Sỹ) 128
  129. 5.2.2. Thông tin viễn thông . Cơ sở vật chất kỹ thuật thông tin viễn thông của Việt Nam đang dần dần được nâng cấp và hiện đại hóa nhằm rút dần khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới. . Ở hầu khắp các địa phương mạng điện thoại được phủ sóng, có các trạm phát sóng kỹ thuật số. . Tính đến 2004: bình quân 10 chiếc điện thoại/100 dân € 129
  130. 5.2.3. Cấp thoát nước và xử lý nước thải Tỷ lệ người dân nước ta sử dụng nước sạch: khoảng 50% Nhiều điểm du lịch thiếu nước sạch hoặc nước bị nhiễm mặn như: Hà Tiên, Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà, Quảng Ninh, Sa Pa, Mai Châu Ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM: 40-60 lít nước/ngày/người. Ở Thái Lan: 160 lít nước/ngày/người Ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM: nước thải, hệ thống thoát nước xuống cấp, việc ô nhiễm nguồn nước sạch là những vấn đề đang nan giải. 130
  131. Chương 6: TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH VÙNG BẮC BỘ 6.1. Khái quát vùng du lịch Bắc Bộ 6.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên & nhân văn 6.1.1.1. Vị trí địa lý . Vùng có diện tích: 149.064 km2. 28 tỉnh thành phố. . Tam giác phát triển du lịch: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh . Vùng có 7 tỉnh phía Bắc: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cao, Lai Châu, Điện Biên, giáp với Trung Quốc. . Vùng có 2 tỉnh phía Tây: Lai Châu, Sơn La, giáp với Lào. 131
  132. 6.1.1.2. Điều kiện tự nhiên Vùng có thiên nhiên đa dạng, phong phú, mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa. Địa hình:  Vùng có địa hình núi cao, hiểm trở nhất nước: dãy Hoàng Liên Sơn (với đỉnh Phanxiphan cao 3.143m), hệ thống núi đá vôi từ Hòa Bình đến Thanh Hóa.  Vùng có địa hình đồng bằng Châu thổ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp và một số đồng bằng giữa núi như: Mường Thanh, Mường Lò, Mường Tấc, Than Uyên Khí hậu:  Vùng có khí hậu trung bình: 21 – 24 0c, có mùa đông lạnh, khí hậu không ổn định, nhiều thiên tai, song nhìn chung thích hợp để phát triển nhiều loại hình du lịch. Động thực vật: Vùng còn một số tương đối phong phú rừng nhiệt đới, rừng nguyên sinh với sự đa dạng sinh học 132
  133. 6.1.1.3. Điều kiện nhân văn Vùng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn trong suốt hàng ngàn năm dựng nước và giữa nước của dân tộc nên còn lưu giữ nhiều: di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật có giá trị, nhiều truyền thuyết dân gian; là nơi sản sinh nhiều danh nhân kiệt xuất như: Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm ; là nơi có các nền văn hóa xuất hiện từ thời tiền sử như: nền văn minh lúa nước, văn hóa Đông Sơn 133
  134. 6.1.2. Tài nguyên du lịch 6.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Vùng có nhiều điểm, thắng cảnh du lịch đẹp, thơ mộng và hùng vĩ như : Sapa, Tam Đảo, Ba Vì là những nơi thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, khí hậu mát mẻ quanh năm (ở độ cao trên 1000m). Vùng có nhiều rừng già nguyên sinh, các khu bảo tồn, các vườn quốc gia : Cúc Phương, Tam Đảo, Bà Vì, Ba Bể, Thanh Sơn, Xuân Thủy, Hoàng Liên với hệ sinh thái rừng nhiệt đới điển hình, thích hợp phát triển loại hình du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học. Vùng có nhiều dạng địa hình karst với các hang động đá vôi đẹp thích hợp phát triển du lịch như: Hương Sơn (Hà Tây), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Vịnh Hạ Long, Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn) 134
  135. 6.1.2. Tài nguyên du lịch 6.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Vùng có nhiều bãi biển tương đối đẹp: Bãi Cháy, Trà Cổ, Titop, (Quảng Ninh), Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng) Vùng có nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo nổi tiếng như: Hồ Ba Bể, Hồ Tây, Hồ Núi Cốc Vùng có nhiều nguồn nước khoáng : Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Mỹ Lâm (Tuyên Quang) có chất lượng giải khát cao và chữa trị bệnh. 135
  136. 6.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn  Vùng có nhiều di chỉ khảo của của các nền văn hóa như: Đông Sơn, Hòa Bình, Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Gò Đậu, Gò Mun, Sơn Vi, Núi Đọ, Hạ Long thời tiền sử  Vùng có nhiều di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật có giá trị giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nghiên cứu khoa học  Vùng còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa tinh thần như : các làng điệu dân ca, hát chèo, hát xoan, hát ghẹo, quan họ, hát văn, ví dặm, hát lượn, chiêng, khèn, các điệu múa dân tộc (múa xòe, múa khèn, múa ô, múa sạp, múa rối nước ). 136
  137. 6.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Vùng có nhiều lễ hội truyền thống: Đền Hùng (Phú Thọ), Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), Hội Lim, Hội Giống (Bắc Ninh), Hội Chùa Hương (Hà Tây), chọi Trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) Vùng có nhiều công trình kiến trúc phong phú và mỹ thuật như: Chùa Một Cột, chùa Cổ Lễ (Nam Định), chùa Tây Phương (Hà Tây), nhà cổ, thành cổ ở Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội). 137
  138. 6.1. Khái quát vùng du lịch Bắc Bộ 6.1.3. Kinh tế – xã hội  Vùng có truyền thống về sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp lâu đời, hiện đang tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.  Vùng có nhiều sản phẩm nhiệt đới giới thiệu cho du khách như: Gạo tám, gạo nếp, mận Bắc Hà, đào Sapa, bưởi Đoan Hùng, cam Bố Hạ, nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà  Vùng có nhiều sản phẩm tiêu thủ công mỹ nghệ nổi tiếng hàng trăm năm qua.  Vùng có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối khá. 138
  139. 6.1. Khái quát vùng du lịch Bắc Bộ 6.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật  Nhiều trung tâm du lịch như: Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng có cơ sở phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn, resort . đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ đi lại của du khách. Còn lại đa số các địa phương khác nhìn chung còn yếu kém.  Vùng còn thiếu nhiều cơ sở vui chơi giải trí.  Nhiều điểm du lịch đẹp và giàu tiềm năng nhưng chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như: Pắc Pó, Thác Bản Giốc, hồ Thác Bà, hồ Cấm Sơn, cao nguyên Đồng Văn 139
  140. 6.2. Các loại hình du lịch đặc trưng chủ yếu của vùng Bắc Bộ 6.2.1. Du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái 1) Du lịch hội nghị, hội thảo, công vụ 2) Tham quan, nghiên cứu 3) Du lịch nghỉ dưỡng 4) Du lịch sinh thái 140
  141. 6.2. Các loại hình du lịch đặc trưng chủ yếu của vùng Bắc Bộ 6.2.2. Các địa phương hoạt động chủ yếu Tập trung chủ yếu: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Tây, Hòa Bình, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hưng Yên, Nam Định. Các di tích lịch sử: Đền Hùng, cố đô Hoa Lư, Vân Đồn, sông Bạch Đằng (Quảng Ninh – Hải Phòng), Kiếp Bạc (Hải Dương), Pắc Pó, Đông Khê, Thất Khê (Cao Bằng), Ải Chi Lăng (Lạng Sơn), Tân Trào (Tuyên Quang), Điện Biên Phủ 141
  142. 6.2.2. Các địa phương hoạt động chủ yếu Địa bàn có nhiều giá trị văn hóa các tộc người: 1) Mường (Hòa Bình) 2) Tày, Nùng (Cao Bằng – Lạng Sơn) 3) H’Mông, Dao (Hà Giang – Lào Cai) 4) Thái (Sơn La – Lai Châu – Điện Biên) Địa bàn có nhiều điểm tham quan cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng vùng hồ: Hồ thủy điện Hòa Bình, Thác Bà (Yên Bái), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), Cấm Sơn, Khuôn Thần (Bắc Giang), hồ Suối Hai, Đông Mô (Hà Tây), Hồ Tây, Hồ Gươm, hồ Pa Khoang (Điện Biên) 142
  143. 6.3. Một số tuyến du lịch đang phát triển trong vùng  Tuyến du lịch trong trung tâm du lịch Hà Nội  Tuyến du lịch Hà Nội – Hà Tây (Chùa Hương, chùa Thầy )  Tuyến du lịch Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang  Tuyến du lịch Hà Nội – Quảng Ninh . Hà Nội – Hải Dương – Yên Tử – Hạ Long . Hà Nội – Hải Dương – Yên Tử – Hạ Long – vịnh Bái Tử Long . Hà Nội – Móng Cái – Trà Cổ – Đông Hưng (Trung Quốc) . Hà Nội – Móng Cái – Trà Cổ – Trung Quốc – Hạ Long . Tuyến du lịch Hà Nội – Hải Phòng (Đồ Sơn – Cát Bà)  Tuyến du lịch Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Lạng Sơn . Hà Nội – Thái Nguyên . Hà Nội – Bắc Kạn (Vườn quốc gia Ba Bể) . Hà Nội – Cao Bằng – Lạng Sơn 143
  144. 6.3. Một số tuyến du lịch đang phát triển trong vùng Tuyến du lịch Hà Nội – Điện Biên Phủ . Hà Nội – Hòa Bình – Mai Châu – Kim Bôi . Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên Phủ Tuyến du lịch Hà Nội – Tuyên Quang Tuyến du lịch Hà Nội – Lào Cai – Sapa . Hà Nội – Tam Đảo . Hà Nội – Đền Hùng . Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai – Sapa Tuyến du lịch Hà Nội – Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định Tuyến du lịch Hà Nội – Thanh Hóa Tuyến du lịch Hà Nội – Nghệ An – Hà Tĩnh 144
  145. 6.4. Các điểm tham quan ở Hà Nội 6.4.1. Các điểm tham quan trong nội thành Hà Nội 1) Khu phố cổ Hà Nội 2) Thành cổ Hà Nội 3) Kỳ Đài (Cột cờ) 4) Điện kính thiên 5) Khu di tích khảo cổ Ba Đình (18 Hoàng Diệu) 6) Văn Miếu Quốc Tử Giám 7) Quảng trường Ba Đình – Lăng Hồ Chí Minh – Chùa Một Cột 8) Phủ chủ tịch – Nhà sàn Bác Hồ 9) Chùa Trấn Quốc 10)Chùa Kim Liên 11)Hồ Tây 12)Phủ Tây Hồ 145
  146. 6.4.1. Các điểm tham quan trong nội thành Hà Nội 13)Trấn Vũ Quán 14)Hồ Hoàn Kiếm – Đền Ngọc Sơn 15)Nhà hát lớn thành phố 16)Chùa Lý Quốc Sư 17)Chùa Láng 18)Chúa Quán Sứ 19)Đền Hai Bà Trưng 20)Chợ Đồng Xuân 21)Công viên Lê Nin (công viên Thống Nhất) 22)Vườn thú Thủ Lệ 23)Các bảo tàng: Bảo tàng lịch sử, mỹ thuật, dân tộc, Hồ Chí Minh 146
  147. 6.4. Các điểm tham quan ở Hà Nội 7.4.2. Các điểm tham quan trong ngoại thành Hà Nội 1. Khu di tích Cổ Loa 2. Khu di tích Phù Đổng 3. Làng nghề Bát Tràng 4. Những cây cầu bắt qua sông Hồng: Long Biên, Thăng Long, Chương Dương 147
  148. 6.4.3. Nghệ thuật ẩm thực của Hà Nội 1.Phở Hà Nội 2.Chả cá Lã Vọng 3.Cốm làng Vòng 4.Bánh tôm Hồ Tây 5.Cà phê Báo 148
  149. Chương 7: TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ 7.1. Khái quát về vùng du lịch Bắc Trung Bộ 7.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Vùng nằm trên một dãy đất trung gian với nhiều biến động suốt chiều dài lịch sử của đất nước nên ảnh hưởng sâu sắc đến: tự nhiên, kinh tế, xã hội Sông Gianh (Quảng Bình) là chiến tuyến gần một thế kỹ Trịnh – Nguyễn phân tranh. Thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên ở Đà Nẵng. Sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc trong suốt quá trình kháng chiến chống Mỹ. 149
  150. 7.1. Khái quát về vùng du lịch Bắc Trung Bộ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử văn hóa và hàng trăm ngôi chùa, đền, miếu, lăng tẩm Huế là thủ phủ của xứ Đàng Trong dưới thời Chúa Nguyễn. Huế là kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn và các vua của triều Nguyễn. Huế là trung tâm phật giáo của Miền Trung và của cả nước Mỹ Sơn là thánh đô của vương quốc Chăm Pa (thế kỷ thứ IV) và Hội An đã một thời là thương cảng sầm uất nhất Miền Trung của vương quốc Chăm Pa. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ được hình thành và phát triển trên một địa hình phức tạp, là nơi giao lưu tiếp giáp giữa hai miền Nam Bắc đã tạo cho thiên nhiên vùng này sự phong phú, đa dạng và có nhiều nét độc đáo riêng. 150
  151. 7.1. Khái quát về vùng du lịch Bắc Trung Bộ Khoảng 4/5 diện tích của vùng là: đồi núi và cồn cát, địa hình chi cắt. Dãy Trường Sơn trung bình cao 600 – 800m, có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển, tạo nhiều cảnh quan đẹp. Đồng bằng của vùng nhỏ hẹp, có nhiều cồn cát, lấn sâu vào đất liền. Bờ biển có nhiều đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đảo và cù lao. Sông ngòi của vùng thường ngắn, dốc, nước trong xanh tạo nên những phong cảnh đẹp, nhưng thường có lũ đột ngột. Hệ sinh thái hệ động thực vật phong phú đa dạng. Biển của vùng là những ngư trường rộng lớn để cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho du khách. 151
  152. 7.1.2. Tài nguyên du lịch 7.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên  Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch:  Tham quan  Nghỉ dưỡng  Thể thao  Tắm biển – nghỉ dưỡng  Nghiên cứu khoa học Tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng:  Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vưòn quốc gia Bạch Mã, kdl Bà Nà, đèo Hải Vân, biển Cảnh Dương, Thuận An, Lăng Cô, Mỹ Khê, Non Nước, Sa Huỳnh, Ngũ Hành Sơn, Bán đảo Sơn Trà, Thanh Bình, Cù Lao Chàm, Đèo Ngang, Cửa Tùng 152
  153. 7.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn của vùng phong phú, đa dạng và có mức độ tập trung cao, có giá trị về mặt lịch sử văn hóa so với nhiều vùng khác trong cả nước tạo sức hấp dẫn du khách. 153
  154. 7.1. Khái quát về vùng du lịch Bắc Trung Bộ Tài nguyên du lịch nhân văn của vùng: . Di tích Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải, hệ thống địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, Thánh địa LaVang, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, đường Trường Sơn. . Vùng còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa nghệ thuật có giá trị về tinh thần như: Nhã nhạc cung đình Huế, Ca Huế, hát Bài chòi . Vùng có nhiều dân tộc khác nhau cùng cư trú và mỗi dân tộc có những nét đẹp về bản sắc văn hóa riêng, là tài sản quý giá hấp dẫn khách du lịch. . Vùng còn gìn giữ nhiều phong tục tập quán sinh hoạt mang nhiều nét đẹp truyền thống của dân tộc và còn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Làng dệt thổ cẩm Bru – Vân Kiều, thêu ren, dệt thảm len, tơ lụa đất Quảng, Nghề chạm khắc ở chân núi Ngũ Hành Sơn, nghề làm Tò Hoe (Hội An) 154
  155. 7.1.3. Cơ sở hạ tầng  Hệ thống giao thông của vùng nhìn chung thuận lợi cho phát triển du lịch:  Đường sắt, đường bộ Bắc Nam chạy dọc địa phận của vùng  Quốc lộ 9: từ Cửa Việt – Lao Bảo, dài 89km.  Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (công nhận 1993) thuận lợi cho việc phát triển du lịch với Lào, Thái Lan và Campuchia.  Đường Hồ Chí Minh giúp phát triển du lịch với các tỉnh Tây Nguyên.  Vùng có một số sân bay quan trọng nhằm tạo sự thuận lợi cho du khách.  Hệ thống cấp thoát nước của vùng còn kém, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện tại, đặc biệt những năm tới. 155
  156. 7.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn, resort, khu vui chơi giải trí, làng nghề nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, tham quan nhìn chung khá và thường tập trung ở Hội An, Huế, Đà Nẵng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khu vực cơ sở vật chất còn kém. 156
  157. 7.1.5. Các loại hình du lịch đặc trưng & các địa phương hoạt động du lịch chủ yếu 7.1.5.1. Các loại hình du lịch Tham quan (cảnh quan, biển, hồ, đầm, phá, núi, hang động,vườn quốc gia ) Du lịch sinh thái ( Tham quan vườn quốc gia ) Du lịch về nguồn (tham quan nghiên cứu các di tích thời chống Mỹ ) Nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng nước khoáng Thể thao biển Tắm biển – nghỉ dưỡng Nghiên cứu khoa học Du lịch lễ hội Du lịch hội nghị, hội thảo 157
  158. 7.1.5.2. Các tài nguyên du lịch chủ yếu của địa phương Các di sản văn hóa truyền thống như:  Các di sản văn hóa thời Nhà Nguyễn (tập trung tại Huế và vùng lân cận) :  Hoàng Thành  Khu Lăng Tẩm  Các khu nhà vườn  Các di tích dọc sông Hương Các di sản văn hóa Văn hóa Chăm:  Thánh địa Mỹ Sơn  Kinh đô Trà kiệu  Bảo tàng Chăm  Đô thị cổ Hội An 158
  159. 7.1.5.2. Các tài nguyên du lịch chủ yếu của địa phương  Các di tích lịch sử:  Thành cổ Quảng Trị  Cầu Hiền Lương  Địa đạo Vĩnh Mốc  Các di tích tôn giáo:  Thánh địa LaVang  Cụm đền chùa Ngũ Hành Sơn  Các khu cảnh quan nghỉ dưỡng, giải trí:  Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển:  Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế)  Cửa Đại, cù Lao Chàm (Hội An)  Non Nước, Thanh Bình, Mỹ Khê, Sơn Trà (Đà Nẵng)  Mỹ Khê (Quảng Ngãi)  Cửa tùng (Quảng Trị)  Cửa Lò (Nghệ An) 159  Đèo Ngang, Lý Hòa, bãi Đá Nhảy (Quảng Bình)
  160. 7.1.5.2. Các tài nguyên du lịch chủ yếu của địa phương Cảnh quan nghỉ dưỡng, giải trí vùng đầm phá: Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, Sông Hương, hồ Thủy Tiên (Huế) Hồ Phú Ninh, Vịnh Nam Ô (Quảng Nam – Đà Nẵng) Sông Hàn (Đà Nẵng) Cảnh quan nghỉ dưỡng vùng núi: Bạch Mã, Bà Nà, bán đảo Sơn Trà Cảnh quan nghỉ dưỡng vùng núi đá hang động: Phong Nha – Kẻ Bàng 160
  161. 7.2. Các tuyến điểm du lịch chính trong vùng và liên vùng 1) Tuyến Huế – Hội An – Đà Nẵng – Quảng Bình 2) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Quảng Bình 3) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Bà Nà – Quảng Bình 4) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Bà Nà – Quảng Bình – Quảng Trị 5) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Bà Nà – Quảng Bình – Quảng Trị 6) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Bà Nà – Quảng Bình – Nghệ An 7) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Bà Nà – Quảng Bình – Nghệ An – Hà Nội – Các tỉnh phía Bắc 8) Tuyến Huế – Quảng Bình – Quảng Trị – đường Hồ Chí Minh 9) Tuyến Huế– Quảng Trị – Quảng Bình – đường Trường Sơn – Tp.HCM - ĐBSCL 161
  162. 7.2. Các tuyến điểm du lịch chính trong vùng và liên vùng 10) Tuyến Huế– Quy Nhơn – Đắc Lắc – Pleiku – Kontum – Đà Lạt – Tp.HCM 11) Tuyến Huế– Quy Nhơn – Đắc Lắc – Đà Lạt – Tp.HCM - ĐBSCL 12) Tuyến Huế– Quy Nhơn – Nha Trang – Ninh Thuận - Phan Thiết – Tp.HCM 13) Tuyến Huế– Quy Nhơn – Nha Trang – Ninh Thuận - Phan Thiết – Tp.HCM - ĐBSCL 14) Tuyến Huế– Quy Nhơn – Nha Trang – Ninh Thuận - Phan Thiết – Tp.HCM – Vũng Tàu (Long Hải – Phước Hải – Bình Châu) 15) Tuyến Huế– Quy Nhơn – Nha Trang – Ninh Thuận - Phan Thiết – Tp.HCM – Vũng Tàu (Long Hải – Phước Hải – Bình Châu) 162
  163. 7.3. Các điểm du lịch chính ở Huế 7.3.1. Thành Huế: 1. Kinh thành 2. Hoàng thành: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Thế Miếu, Cửu Đỉnh, Hiển Lân Các, Cung Diên Thọ, Điện Thọ Ninh, Tạ Trường Du, lầu Tịnh Minh 3. Tử cấm thành 7.3.2. Lăng tẩm Huế: 1. Lăng Gia Long 2. Lăng Minh Mạng 3. Lăng Tự Đức 4. Lăng Khải Định 163
  164. 7.3. Các điểm du lịch chính ở Huế 7.3.3. Một số di tích lịch sử văn hóa ở Huế: 1) Hổ quyền 2) Văn Miếu Huế 3) Chùa ở Huế: Thiên Mụ, Từ Hiếu, Báo Quốc, Từ Đàm 4) Nhà thờ ở Huế: nhà thờ Phổ Cam (1680) 7.3.4. Một số thắng cảnh đẹp ở Huế: 1. Làng Dương Nỗ: nơi chủ tịch Hồ Chí Minh sống thời niên thiếu 2. Cầu tràng Tiền 3. Sông Hương 4. Núi Ngự Bình 164
  165. 7.3. Các điểm du lịch chính ở Huế 7.3.5. Một số loại hình văn hóa nghệ thuật ở Huế:  Nhã nhạc cung đình  Ca Huế 7.3.6. Nghệ thuật ẩm thực Huế: Dinh dưỡng và cách chế biến các món ăn xứ Huế là cả một phong cách nghệ thuật ẩm thực. Những giá trị này không chỉ dừng lại ở trong những giá trị ẩm thực đơn thuần mà nó đã vươn tới đỉnh cao của nếp sống văn hóa cổ truyền, đầy ắp triết lý nhân sinh sâu sắc.  Cơm Hến  Cơm muối Huế  Tôm chua Huế  Bún Bò Huế 165
  166. Chương 8: TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH VÙNG NAM TRUNG BỘ & NAM BỘ 8.1. Khái quát về vùng du lịch Nam Bộ và Nam Trung Bộ . Vùng du lịch Nam Bộ và Nam Trung Bộ là một vùng rộng lớn của đất nước. . Vùng có 30 tỉnh thành: 6 tỉnh duyên hải Miền Trung, 5 tỉnh Tây Nguyên, 6 tỉnh Miền Đông Nam Bộ, 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. . Vùng du lịch Nam Bộ và Nam Trung Bộ là một vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội phong phú đa dạng, là nơi cư trú của nhiều tộc người, với nhiều bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng nên thuận lợi cho việc phát triển du lịch. . Tuy nhiên, vùng du lịch này vũng còn rất nhiều địa phương trình độ phát triển kinh tế xã hội và du lịch chưa cao. 166
  167. Chương 8: TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH VÙNG NAM TRUNG BỘ & NAM BỘ 8.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên  Là khu vực duyên hải nên vùng có nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng:  Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết, Ninh Chữ, Phú Quốc, Cam Ranh, Long Hải, Phước Hải, Vũng Tàu, Côn Đảo  Nhiều cảng lớn: Vũng Tàu, Nha Trang, Cam Ranh  Nhiều hòn đảo đẹp: các đảo từ Mũi Né chạy dài đến Vịnh Cam Ranh, Phú Quốc, Côn Đảo. 167
  168. 8.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên . Vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ trung bình 26 0C . Mùa mưa cao điểm từ tháng 5 – 11. Lương mưa trung bình năm: 1500-2000mm . Khí hậu của vùng nhìn chung rất thuận lợi để phát triển du lịch. . Đặc biệt có các cao nguyên, khí hậu mát mẻ quanh năm : không quá 300C nhưng cũng hiếm khi thấp hơn 140C. . Cùng có nhiều nguồn nước khoáng ở Tây Nguyên và Nam Bộ. . Vùng có hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng, nơi còn lưu giữ nhiều khu rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia không chỉ là tài sản của Việt Nam mà còn của thế giới. 168
  169. 8.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên . Vườn quốc gia: Nam Cát Tiên, Phú Quốc, Côn Đảo, Yook Đôn, U Minh Thượng, Đất Mũi, Tràm Chim (Đồng Tháp) . Qũy dự trữ sinh quyển: Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ (TP.HCM), Nam Cát Tiên (Đồng Nai) . Khu dự trữ thiên nhiên: Suối Trại (Tây Sơn – Bình Định) . Trạm thuần dưỡng động vật: Ea Keo (Buôn Ma Thuột), đảo khỉ . Các đảo Yến: Nha Trang - Khánh Hòa . Hệ sinh thái vùng ĐB Sông Cửu Long 169
  170. Chương 8: TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH VÙNG NAM TRUNG BỘ & NAM BỘ 8.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn • Vùng có nhiều điều kiện phát triển kinh tế xã hội và du lịch lớn nhất cả nước. • Vùng có vựa lúa lớn nhất cả nước: ĐBS Cửu Long • Vùng có vùng trồng cây ăn quả và xuất khẩu lớn nhất cả nước: ĐBS Cửu Long • Vùng là nơi phát triển kinh tế cây công nghiệp lớn nhất cả nước: Tây Nguyên và Đông Nam Bộ • TP.HCM là trung tâm, là một trong 10 thành phố phát triển năng động nhất thế giới (1997). 170
  171. Chương 8: TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH VÙNG NAM TRUNG BỘ & NAM BỘ Vùng du lịch Nam Bộ và Nam Trung Bộ là nơi cư trú của nhiều tộc người, với nhiều bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng nên thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Dân tộc Chăm: Kiến trúc chăm, Lễ hội Ka Tê, các điệu múa, gốm Dân tộc Khơ me (Nam Bộ): Những ngôi chùa tháp, những lễ hội mừng lúa mới, lễ hội Ok-Om-Bok, lễ hội đua ghe Ngo, lễ hội đua bò Dân tộc Ê Đê, M’Nông, Lạch (Tây Nguyên): Những ngôi nhà dài, nhà sàn, lễ hội công chiêng, rượu cần Dân tộc STiêng (Bình Phước, Đồng nai): Sóc Bombo Công đồng Hoa ở các nơi, đặc biệt Tp.HCM Nhiều lễ hội thu hút du khách: Lễ hội săn voi, đâm trâu, bỏ mã, cầu mưa 171
  172. Chương 8: TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH VÙNG NAM TRUNG BỘ & NAM BỘ Tuy nhiên, những giá trị tài nguyên nhân văn trên phân bố không đồng đều giữa các vùng: Những nơi có mật độ di tích cao: TPHCM có 400 di tích, mật độ 19,1 di tích / km2, với 17 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, Vũng tàu: 100 di tích, mật độ 5,1 di tích/ km2. 172
  173. 8.1.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch  Vùng có mạng lưới giao thông tương đối phát triển, với nhiều loại đường giao thông khác nhau so với các vùng khác, tạo cho vùng nhiều điều kiện phát triển kinh tế và du lịch với các vùng khác và quốc tế.  Vùng có tuyến đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, nối Tp.HCM với các tỉnh khác trong cả nước, tạo thuận lợi cho việc khai thác, phát triển tuyến điểm du lịch.  Vùng có mạng lưới giao thông đường sông dày đặc, vừa là phương tiện vừa là đối tượng tham quan du lịch như hệ thống sông Cửu Long, hạ lưu sông Đồng Nai, hệ thống kênh đào  Vùng có hệ thống đường biển với các hải cảng: Sài Gòn, Nha Trang, Hà Tiên, Rạch Giá 173
  174. 8.1.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Vùng có nhiều sân bay với nhiều tuyến bay trong nước và quốc tế. Vùng có nhiều nhà máy thủy điện (Đa Nhim, Trị An, Yaly, Thác Mơ ) cũng là những địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách. Vùng có mật độ tập trung về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cao như ở: Tp.HCM, Nha Trang, Đà Lạt, Bà Rịa Vũng Tàu, Phan Thiết 174
  175. 8.1.4. Các loại hình du lịch đặc trưng & các địa phương hoạt động du lịch chủ yếu Vùng Nam Trung Bộ: Du lịch tham quan nghỉ dưỡng (biển, núi) Du lịch văn hóa Vùng Nam Bộ: Du lịch tham quan nghỉ dưỡng Du lịch tham quan nghỉ dưỡng – chữa bệnh Du lịch sinh thái Du lịch sinh thái cộng đồng Du lịch hội nghị, hội thảo Du lịch sinh thái Du lịch mua sắm 175
  176. CÁC ĐỊA PHƯƠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỤ THỂ Các cảnh quan nghỉ dưỡng, giải trí ven biển thuộc: Bình Định, Phú Yên (Vũng Rô), Khánh Hòa (Nha Trang, Hòn Mun, Hòn Tằm, Hòn Miễu, đảo Yến, Vịnh Nha Phu, Vịnh Vân Phong, Đại Lãnh, Dốc Lết, Ninh Thuận (Ninh Chữ), Bình Thuận (Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Mũi Né, Hòn Rơm, Cổ Thạch), Bà Rịa Vũng Tàu ( Long Hải, Phước Hải, Hồ Cốc, Xuyên Mộc, Côn Đảo), Kiên Giang (Hà Tiên, Hòn Chông, Phú Quốc) 176
  177. CÁC ĐỊA PHƯƠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỤ THỂ Các cảnh quan nghỉ dưỡng vùng núi thuộc: Cao nguyên Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc): Suối Vàng, Suối Bạc, Hồ Đankia, Hồ Xuân Hương, Hồ Đa Thiện, Tuyền Lâm Các cảnh quan hồ: Thị Nại (Qui Nhơn), hệ thống hồ ở Đà Lạt, Hồ Yaly (Kon Tum), Biển Hồ (Pleiku), Hồ Lak (Đắc Lắc), Trị An (Đồng Nai), Dầu Tiếng (Tây Ninh), Thác Mơ (Bình Phước) Các cảnh quan vườn quốc gia: Nam Cát Tiên, Côn Đảo, Phú Quốc, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Tràm Chim 177
  178. CÁC ĐỊA PHƯƠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỤ THỂ Các di tích chống Mỹ cứu nước thuộc: Bán đảo Phượng Hoàng (Qui Nhơn), Cam Ranh (Khánh Hòa), sân bay Thanh Sơn (Ninh Thuận), Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, Bến Dược (TP.HCM), Xuân Lộc, chiến Khu D (Đồng Nai), núi Bà Đen, TW Cục miền Nam (Tây Ninh), Bạch Dinh (Vũng Tàu), Đồng Khởi (Bến Tre), Ấp Bắc (Tiền Giang), Côn Đảo 178
  179. 8.2. Các tuyến điểm du lịch chủ yếu của vùng 1) Tuyến TP.HCM – Bà Rịa – Vũng Tàu (Long Hải, Phước Hải, Hồ Cốc, Xuyên Mộc, Côn Đảo) 2) Tuyến TP.HCM – Côn Đảo 3) Tuyến TP.HCM – Đồng Nai (Nam Cát Tiên, thác Giang Điền, Thác Mai, Cù Lao Phố) 4) Tuyến TP.HCM – Lái Thiêu – Bình Dương 5) Tuyến TP.HCM – Củ Chi – Tây Ninh 6) Tuyến TP.HCM – Mũi Né – Hòn Rơm – Phan Thiết 7) Tuyến TP.HCM – Ninh Chữ 179
  180. 8.2. Các tuyến điểm du lịch chủ yếu của vùng 8) Tuyến TP.HCM – Ninh Chữ – Đà Lạt 9) Tuyến TP.HCM – Đà Lạt 10)Tuyến TP.HCM – Đà Lạt – Nha Trang 11)Tuyến TP.HCM – Nha Trang 12)Tuyến TP.HCM – Nha Trang – Qui Nhơn 13)Tuyến TP.HCM – Vĩnh Long – Châu Đốc – Cần Thơ 14)Tuyến TP.HCM – Hà Tiên – Phú Quốc 15)Tuyến TP.HCM – Phú Quốc 16)Tuyến TP.HCM – ĐBS Cửu Long 180
  181. PHỤ LỤC 01 GHI CHÚ: Giáo trình này được dùng để dạy cho các lớp: 150 tiết 1. Các tài liệu cho sinh viên, học viên tham khảo 2. Các tài liệu trợ giảng đính kèm tham khảo 181
  182. PHỤ LỤC 02 CÁC TÀI LIỆU CHO SINH VIÊN, HỌC VIÊN THAM KHẢO:  Các biểu mẫu: 1)Các chương trình du lịch dịch vụ mẫu (Anh & Việt) 2)Chiết tính giá tour du lịch 3)Các giá cả dịch vụ tham khảo 4)Các mẫu hợp đồng, thanh lý du lịch (Việt & Anh) 5)Các thủ tục hành chính tại doanh nghiệp lữ hành  Các tư liệu: 1)Các trang Web tìm hiểu về ngành, về các hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. 2)Các bài tập tình huống thường xảy ra đối với các doanh nghiệp lữ hành. 3)Luật du lịch và các thông tư, văn bản của ngành. 182