Giáo trình mô đun Trồng mới - Trồng nho

pdf 93 trang hapham 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Trồng mới - Trồng nho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_trong_moi_ma_so_md02_trong_nho.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Trồng mới - Trồng nho

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG MỚI Mã số: MĐ02 NGHỀ TRỒNG NHO Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ02
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Cây nho thuộc họ Vitaceae, là loại cây lâu năm; sản phẩm thu hoạch chính là trái nho dùng để ăn tươi, chế biến làm rượu nho hay các loại nước giải khát khác. Ở Việt Nam diện tích trồng nho tập trung 90% ở Ninh Thuận và chủ yếu trái nho được dùng để ăn tươi. Đối với vùng có khí hậu ôn đới, cây nho chỉ cho thu hoạch mỗi năm một vụ, trong khi ở Ninh Thuận cây nho có khả năng sinh trưởng liên tục và cho thu hoạch 2 – 3 vụ mỗi năm, đạt năng suất bình quân từ 15 – 20 tấn/ha/năm. Vì vậy, cây nho được đánh giá là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng để sản xuất bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng nho cần được đào tạo dạy nghề theo các chương trình phù hợp. Chương trình đào tạo nghề “Trồng nho” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại vườn nho các địa phương có khí hậu nhiệt đới khô nóng, lượng mưa thấp có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ tiếp tục làm nghề trồng nho. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Chuẩn bị cây giống 2) Trồng mới 3) Chăm sóc nho 4) Quản lý dịch hại nho 5) Thu hoạch và tiêu thụ Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ của Viện nghiên cứu bông Nha Hố, đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông nghiệp, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng nho”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình mô đun“Trồng mới” giới thiệu những kiến thức cơ bản về các yêu cầu chọn đất để trồng nho, chuẩn bị phân bón lót cho nho, thực hiện trồng nho theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chăm sóc sau trồng; bên cạnh đó giáo trình sẽ giúp người học rèn luyện các kỹ năng thực hiện đúng các bước, dọn đất, đào hố, bón phân lót, trồng mới và chăm sóc sau trồng.
  4. 3 Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Thị Kim Thu 2. Đặng Thị Hồng 3. Trịnh Thị Vân
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 Bài 1. CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG 6 1. Chọn đất 6 2. Thu gom và xử lý tàn dư, cỏ dại 7 2.1. Thu gom tàn dư thực vật 7 2.2. Xử lý tàn dư thực vật 7 3. Cày bừa đất 7 3.1. Mục đích của việc làm đất 7 3.2. Yêu cầu kỹ thuật 8 3.3. Cày 8 3.4. Bừa 9 4. Đào hố 9 4.1. Xác định khoảng cách hàng, khoảng cách hố 9 4.2. Đào hố 10 Bài 2. BÓN LÓT 14 1. Phân hữu cơ 14 1.1 Tác dụng 15 1.2. Liều lượng 15 1.3. Cách bón 15 2. Vôi 16 2.1.Tác dụng 16 2.2. Liều lượng 16 2.3. Cách bón 17 3. Lân 18 3.1. Tác dụng 18 3.2. Liều lượng 18 3.3. Cách bón 19 Bài 3. TRỒNG MỚI 23 1. Thời vụ trồng 23 2. Chuẩn bị cây giống 23 3. Các bước trồng mới 24 3.1. Cuốc lỗ 24 3.2. Rải cây 25 3.3. Trồng cây vào hố 25 3.4. Trồng dặm 26 4. Tưới nước và tiêu nước 27 4.1.Tưới nước 27 4.2.Tiêu nước 27 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 Bài đọc thêm 38
  6. 5 MÔ ĐUN TRỒNG MỚI Mã mô đun: MĐ02 Giới thiệu mô đun Mô đun trồng mới nho là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. MĐ02: “Trồng mới” có thời gian đào tạo 74 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra; Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị đất, xác định mật độ khoảng cách hàng cây, chuẩn bị phân bón, đào hố và trồng mới một cách thành thạo. Bên cạnh đó mô đun cũng trình bày hệ thống các bài thực hành khi kết thúc mô đun. Mô đun được trình bày thành 3 bài gồm Chuẩn bị đất, Bón lót, Trồng mới. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các yêu cầu chọn đất để trồng nho, chuẩn bị phân bón lót cho nho, thực hiện trồng nho theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chăm sóc sau trồng. Học viên sau khi hoàn thành mô đun có kỹ năng thực hiện đúng các bước, dọn đất, đào hố, bón phân lót, trồng mới và trồng dặm.
  7. 6 Bài 1. CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG Chuẩn bị đất trồng nho là một khâu kỹ thuật quan trọng, là khâu không thể thiếu đối với bất kỳ cây trồng nào, nó đảm bảo thuận lợi cho các khâu kỹ thuật tiếp theo tạo điều kiện để cây nho sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng xuất cao, tăng thu nhập cho người trồng nho. Mục tiêu: - Nêu được các khâu công việc trong chuẩn bị đất trồng (chọn đất, xử lý tàn dư thực vật, cày bừa, đào hố); - Thực hiện được các khâu công việc xử lý cỏ dại, cày bừa, đào hố; - Chọn được vùng đất trồng nho thích hợp tại địa phương. A. Nội dung 1. Chọn đất Để cây nho sinh trưởng tốt, có sức sống cao, kéo dài được chu kỳ khai thác thì người trồng nho cần đặc biệt quan tâm tới việc chọn đất trồng. Đất được chọn phải có đủ điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Khu đất thấp dễ bị ngập úng thì không nên chọn để trồng nho. Vị trí vùng đất chọn để làm vườn nho cũng cần được quan tâm. - Đất trồng nho tốt là đất thịt hoặc thịt pha cát, đất tơi dễ làm có kết cấu tốt, tầng canh tác dày, thoát nước tốt, không tích lũy muối độc và không chứa nhiều mầm mống sâu bệnh trong đất như tuyến trùng và các loại nấm hại rễ. Hình 2.1.1: Chuẩn bị đất trồng nho
  8. 7 - Mực nước ngầm ở độ sâu lớn hơn 2 mét kể từ mặt đất. Cây nho không thể sinh trưởng tốt trên đất quá ướt vì sự sinh trưởng của bộ rễ bị đình trệ do thiếu không khí. Do đó phải làm hệ thống thoát nước khi thiết lập giàn nho. 2. Thu gom và xử lý tàn dư, cỏ dại 2.1. Thu gom tàn dư thực vật Mục đích của thu gom tàn dư thực vật là loại bỏ hết cỏ dại và các tàn dư thực vật khác, làm giảm nguy cơ lây nhiễm sâu bệnh lây lan sang nho khi trồng. - Khi lập vườn nho cần chú ý khâu xử lý tàn dư, cỏ dại - Đối với loại cây bụi lớn có hệ rễ ăn sâu dùng máy ủi sạch rồi cày tơi lại. - Công việc phát dọn sạch cỏ và các loại cây dại phải được tiến hành trước khi trồng một tháng. Hình 2.1.2: Thu hom gốc rễ cây dại 2.2. Xử lý tàn dư thực vật Cỏ và các loài cây dại sau khi được phát quang cần đem ra khỏi vườn hoặc tiến hành tiêu hủy bằng cách đốt cho cháy hết. Những cây, cỏ không cháy hết cần đưa ra khỏi vườn để cho khô, sau đó đốt lại cho cháy sạch để loại bỏ mầm mống của sâu, bệnh hại có lẫn trong tàn dư thực vật. 3. Cày bừa đất 3.1. Mục đích của việc làm đất Mục đích của việc làm đất trồng nho là:
  9. 8 - Làm đất tơi xốp, cải thiện tính chất lý, hoá học của đất. - Làm tăng tính thấm nước, tính giữ nước, giữ phân của đất. - Làm đất còn góp phần cải thiện chế độ nước chế độ không khí, làm tăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật trong đất. - Làm đất còn có tác dụng diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hại trong đất. - San phẳng mặt ruộng. 3.2. Yêu cầu kỹ thuật Việc chọn quy trình làm đất phù hợp, tùy theo khả năng thâm canh của người trồng nho nhưng phải đảm bảo các yêu cầu chung sau: - Cày đúng độ sâu 20-30cm. - Cày không sót, không lỏi, sát bờ, sát góc. - Đất mới khai phá số lần cày bừa nhiều hơn đất đã trồng các cây trồng khác. - Đất có tầng canh tác dày, xốp, nhẹ cày ít lần hơn đất có tầng canh tác mỏng. 3.3. Cày - Đất trồng nho phải được cày sâu từ 20 – 30 cm. Làm như vậy để tạo điều kiện lưu thông không khí và nước, tránh hiện tượng nghẹt thối rễ do úng tạo nên. - Cày từ một đến hai lần tùy theo từng loại đất, đảm bảo cày không sót, không lỏi. Hình 2.1.3: Cày đất trồng nho
  10. 9 3.4. Bừa Bừa 1 – 2 lần vừa làm đất tơi xốp, vừa có tác dụng san phẳng mặt ruộng, đồng thời loại bỏ những gốc, rễ cỏ dại còn sót lại. Hình 2.1.4: Bừa đất trồng nho 4. Đào hố 4.1. Xác định khoảng cách hàng, khoảng cách hố Xác định mật độ và khoảng cách trồng là một trong những biện pháp trong hệ thống kỹ thuật canh tác. Đối với nho mật độ và khoảng cách trồng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vườn cây trong một thời gian dài, do đó cần xác định mật độ và khoảng cách thích hợp để nho sinh trưởng phát triển thuận lợi cho năng suất cao. Mật độ có liên quan chặt chẽ với năng xuất nho vì nó là một yếu tố cấu thành năng xuất. Nếu trồng với mật độ quá dày sâu bệnh dễ phát sinh phát triển đặc biệt đối với cây nho, làm giảm năng xuất rõ rệt. * Xác định mật độ, khoảng cách trồng căn cứ vào các yếu tố sau: - Giống nho. - Đặc điểm khí hậu, thời tiết. - Độ phì nhiêu của đất. - Khả năng đầu tư, chỉ tiêu phấn đấu về năng xuất. - Trình độ thâm canh. * Khoảng cách trồng của một số giống nho: - Đối với giống nho đỏ Cardinal, giống Black Queen, Redstar và những giống nho khác có khả năng phát triển trung bình đến mạnh với kiểu tạo hình theo hệ thống giàn lưới qua đầu có thể áp dụng các khoảng cách và mật độ trồng như sau:
  11. 10 + Khoảng cách hàng cách hàng 3m x cây cách cây 2,5m (mật độ khoảng 1330 cây/ha). + Khoảng cách hàng cách hàng 3m x cây cách cây 2m (mật độ khoảng 1660 cây/ha) + Khoảng cách hàng cách hàng 3m x cây cách cây 1,5m. (mật độ khoảng 2220 cây/ha) - Ở Việt Nam, kiểu tạo hình giàn lưới qua đầu nên trồng khoảng cách và mật như sau: + Hàng cách hàng 2,7m x cây cách cây 3m (mật độ khoảng 1200 cây/ha) + Hàng cách hàng 2,5m x cây cách cây 2m (mật độ khoảng 2000 cây/ha) Trồng quá dày sẽ không có cành to và khỏe để có khả năng cho chùm lớn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Vì vậy, tùy giống nho, tùy kiểu tạo hình mà bố trí khoảng cách phù hợp, tạo điều kiện cho nho sinh trưởng mạnh, năng suất cao. Sau khi xác định khoảng cách hàng thì cần tiến hành lên luống để tạo rãnh giữa các hàng và dẫn nước vào theo rãnh tưới cho nho. Hình 2.1.5: Lên luống trồng nho 4.2. Đào hố Sau khi chuẩn bị đất tiến hành các công việc sau: - Căng dây, xác định hàng.
  12. 11 Hình 2.1.6: Căng dây xác định hàng - Xác định khoảng cách giữa các hố. - Cắm cọc. Hình 2.1.7:Cắm cọc xác định khoảng cách - Đào hố. - Tùy vào tình hình đất đai và giống để xác định kích thước hố đào phù hợp. Thông thường hiện nay đào hố kích thước 60 x 60 x 60 cm . Đất mặt để một bên, đất ở dưới để một bên để khi bón lót phân thì cho phân hữu cơ, vôi, lân xuống hố trộn đều với phần đất mặt rồi dùng đất cái lấp kín phân. Hố được đào phải đảm bảo đúng kích thước để trộn phân và lấp phân đủ kín, đồng thời làm cho đất được xốp thoáng, tạo điều kiện cho bộ rễ nho phát triển thuận lợi.
  13. 12 Hình 2.1.8: Kích thước hố trồng nho B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1.Câu hỏi 1.1. Chuẩn bị đất trước khi trồng gồm các công việc: a. Thu dọn tàn dư thực vật. b. Cày. c. Bừa. d. Tất cả các ý trên. 2. Chọn nơi đất trồng nho có mực nước ngầm sâu: a. 1 mét. b. 2 mét. c. 3 mét. d. 4 mét. 3. Cày bừa đất nhằm: a. Cải thiện lý, hóa tính đất. b. Tăng khả năng giữ phân c. Giúp đất tơi xốp. d. Tất cả các ý trên đều đúng. 4. Bừa san phẳng mặt ruộng nhằm: a. Thuận tiện cho việc đi lại. b. Trồng cây đều và đẹp. c. Cây lên tốt. d. Thuận tiện cho tưới nước. 2. Các bài thực hành : 2.1.Bài thực hành số 2.1.1: Xác định khoảng cách và đào hố trồng nho - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức phần lý thuyết + Sau khi xác định mật độ học viên biết cách đào hố để chuẩn bị trồng mới nho - Nguồn lực: Giấy, bút, máy tính, cuốc, xẻng
  14. 13 - Cách thức tổ chức thực hiện: + Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Xác định khoảng cách, đào hố. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 2-3 học viên, bầu nhóm trưởng. + Mỗi nhóm thực hiện xác định khoảng cách hàng và hố để rồi tiến hành đào. + Giao công việc cho từng nhóm. + Giáo viên hướng dẫn cho học viên đào hố. + Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thục hiện công việc sau: Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật tự các bước 1 Xác định -Xác định khoảng cách - Đảm bảo mật độ 2000 khoảng hàng 2,5m dùng dây căng cây/ha. cách theo hàng - Hàng phải thẳng, cây cách - Dùng que cắm đánh dấu đều. hố, hố cách hố 2m để đào 2 Chuẩn bị Chuẩn bị dụng cụ đào hố - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đào hố 3 Đào hố - Sâu 60cm, rộng 60cm - Đủ kích thước, thẳng hàng - Lớp đất mặt để một bên. - Lớp đất bên dưới để một bên + Giáo viên nhắc nhở, quan sát học viên thực hiện công việc - Địa điểm: Vườn trồng nho - Thời gian hoàn thành: 6 tiết (5 tiết thực hiện công việc tính toán và đào hố, 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài). - Tiêu chuẩn của công việc: học sinh phải xác định chính xác khoảng cách hố trồng để tiến hành đào hố và hố đào phải đảm bảo kích thước. C. GHI NHỚ Cần chú ý: Xác định đúng mật độ, khoảng cách hợp lý đối với từng giống nho tại địa phương.
  15. 14 Bài 2. BÓN LÓT Mục tiêu: - Chọn được các loại phân bón lót phù hợp cho cây nho, - Tính toán được lượng phân lót cần bón, - Thực hiện được kỹ thuật xử lý phân hữu cơ. A. Nội dung Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây nho. Một số loại phân mà chất chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nằm phần lớn ở dạng khó tiêu hoặc chậm phân giải. Vì vậy cần có thời gian cho sự chuyển hoá các chất này sang dạng dễ tiêu hơn. Do đó, các loại phân này cần được bón sớm để có thời gian phân giải cung cấp từ từ chất dinh dưỡng cho cây nho. Các loại phân sử dụng bón lót gồm:phân hữu cơ, phân lân và vôi. 1. Phân hữu cơ Phân hữu cơ gồm các loại phân có thể sản xuất tại chỗ như: Phân hữu cơ vi sinh phân chuồng, phân xanh, phân rác mục, chất thải thô của công nghiệp chế biến nông sản đã được ủ hoai mục. Phân hữu cơ thường cung cấp đủ cả đạm, lân, kali và các chất vi lượng nhưng hàm lượng thấp. Hình 2.2.1: Ủ phân hữu cơ
  16. 15 1.1 Tác dụng - Làm cho đất có kết cấu tốt, đất tơi xốp, thoáng khí. - Giữ được nước và dinh dưỡng để cung cấp từ từ cho cây sử dụng. - Ngoài ra phân hữu cơ còn cung cấp các nguyên tố vi lượng như: Mg, Mn, Bo, Cu, Mo là những chất cây cần ít, nhưng không thể thiếu được. - Giá trị chủ yếu của việc bón phân hữu cơ là cung cấp chất mùn cho đất, cải tạo đất. Hình 2.2.2: Phân hữu cơ được ủ thành đống 1.2. Liều lượng Liều lượng bón phân hữu cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: - Khả năng đầu tư. - Độ phì nhiêu của đất. Thông thường liều lượng bón phân hữu cơ để bón lót cho đất trồng nho từ 30 - 50 tấn/ ha. 1.3. Cách bón - Trộn lớp đất mặt với khoảng từ 10 – 20 kg phân hữu cơ, 0,3 – 0,5 kg vôi và 0,3 – 0,5 kg lân, sau đó cho phân đã trộn xuống hố rồi dùng đất còn lại lấp gần đầy miệng hố để kín phân và hạn chế cỏ mọc. - Dùng que nhỏ đánh dấu tâm hố để tiện cho việc trồng sau này. - Việc trộn phân, lấp hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất từ 15 – 20 ngày. * Ngoài ra có thể đưa phân hữu cơ, lân, vôi xuống hố sau đó đưa lớp đất mặt trộn đều phân và lấp kín bằng mặt.
  17. 16 Hình 2.2.3: Trộn phân 2. Vôi 2.1.Tác dụng Trong nông nghiệp vôi thường được sử dụng ở dạng vôi bột: bột đá vôi (CaCO3) hoặc vôi sống (CaO). Tác dụng của vôi: - Khử chua, huy động chất dinh dưỡng cho cây. - Tăng cường hoạt động của vi sinh vật. - Làm đất tơi xốp dễ cày bừa. - Làm cho đất tới xốp tạo thuận lợi cho rễ phát triển và hút nhiều dinh dưỡng từ đất. 2.2. Liều lượng Tùy vào độ chua của đất mà xác định lượng vôi bón cho phù hợp. Để đánh giá độ chua của đất người ta dùng trị số pH (đây là ký hiệu để chỉ độ chua). Bảng 2.2.1: Phân cấp độ chua của đất theo trị số pH pHH20 pHKCl Cấp độ chua < 4,6 < 3,5 Quá chua 4,6 – 5,5 3,5 – 4,5 Rất chua 5,6 – 6,5 4,6 – 5,5 Chua ít 6,6 – 7,5 5,6 – 6,5 Trung tính
  18. 17 Sau khi xác định được độ chua của đất, nếu pHKCl 6,5 Không cần - - - Trong trường hợp không xác định được độ chua của đất có thể bón lượng vôi khoảng 500- 1000kg vôi/ha. 2.3. Cách bón Có 2 cách bón vôi: - Rải đều vôi trên mặt ruộng sau đó cày hoặc bừa đảo đều. Chú ý khi bón vôi phải đi lùi ngược chiều gió tránh vôi tiếp xúc vào mắt, gây hại mắt. - Vôi bón chung với phân hữu cơ, phân lân cho vào hố, sau đó trộn đều với lớp đất mặt trong hố rồi lấp đầy hố trước khi trồng mới. Hình 2.2.4: Bón vôi với phân lân trước khi trồng
  19. 18 3. Lân Do đặc tính của cây trồng là có nhu cầu lân rất sớm, lúc cây còn nhỏ để bộ rễ phát triển, mặt khác khi bón vào đất sẽ bị keo đất hấp phụ ngay, sau đó mới giải phóng dần vào dung dịch đất cho nên lân cần phải tập trung bón lót. 3.1. Tác dụng - Giúp cây nho đâm nhiều rễ. - Mau hồi sức khi mới trồng, chống sâu bệnh. - Tăng khả năng chịu hạn cho cây khi lớn. - Lân tham gia cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ trong cây, lân là thành phần của một số men để xúc tiến quá trình sinh hóa trong cây. - Lân giúp cây phân cành, ra hoa thuận lợi, làm quả to, vỏ quả mỏng, màu sắc đẹp, cũng như xúc tiến quá trình hút đạm của cây. 3.2. Liều lượng Lượng phân lân nguyên chất bón lót tùy vào mật độ và khả năng đầu tư mà có thể biến động từ 150 – 180 kg/ha, Như vậy, nếu sử dụng supe lân thì bón với liều lượng từ 837 – 937 kg/ha, nếu dung lân nung chảy thì khoảng 882 – 1000kg/ha. Loại phân lân thường sử dụng: - Lân supe: hàm lượng P2O5 16-18% - Lân nung chảy: hàm lượng P2O5 15-17%. Hình 2.2.5: Phân lân bón lót
  20. 19 Bảng 2.2.3: Lượng phân lân có thể bón theo khả năng đầu tư (kg/ha) Lượng lân Khả năng đầu tư Supe lân Lân nung chảy nguyên chất Thấp 120 705 750 Trung bình 150 882 936 Cao 180 1059 1125 3.3. Cách bón - Phân lân cần có thời gian để hòa tan vì vậy nên tiến hành bón sớm, sâu trong đất để nâng hàm lượng dinh dưỡng trong lớp đất. Lân ít di động nên có thể tích lũy trong đất để cây sử dụng dần dần. - Thông thường mỗi hố bón từ 0,3 – 0,5kg lân kết hợp với phân hữu cơ và vôi. - Có 2 cách bón phân lân: + Trộn lân với phân hữu cơ và vôi với lớp đất mặt, sau đó cho vào hố trước khi trồng mới. + Trộn lân với phân hữu cơ và vôi trong hố trồng. Hình 2.2.6: Trộn đều lân, vôi trước khi trồng B. Câu hỏi và bài tập thực hành
  21. 20 1.Câu hỏi 1.1.Tác dụng chính của phân hữu cơ khi bón vào đất. a. Cung cấp mùn cho đất b. Cung cấp đạm cho đất c. Cung cấp lân cho đất d. Cung cấp kali. 2. Khi bón vôi vào đất, vôi có tác dụng chủ yếu: a. Cung cấp dinh dưỡng cho đất b. Cung cấp thức ăn cho vi sinh vật đất c. Khử chua cho đất d. Tất cả các ý trên đều đúng 3. Trong quá trình trồng trọt, người ta thường dung lân bón vào đất nhằm mục đích chính là: a. Xúc tiến sự hút đạm của cây b. Tăng khả năng chịu hạn của cây c. Giúp cho sản phẩm có màu xắc đẹp d.Tất cả các ý trên đều đúng 4. Khi bón phân, nên bón a.Phối hợp cùng lúc cả phân hữu cơ, vôi và lân b. Dùng những loại dễ bón c. Bón những loại phân có sẵn d. Bón theo nhu cầu của cây 2. Bài thực hành 2.1.Bài thực hành số 2.2.1: Tính lượng phân hữu cơ và vôi cho việc trồng mới nho. - Mục tiêu: Học sinh biết tính được số phân hữu cơ và vôi cần thiết chuẩn bị cho việc trồng mới và lập kế hoạch dự trù kinh phí, vật tư. - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính tay. - Cách tiến hành: Chia nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh thực hiện việc tính toán lượng phân hữu cơ, vôi cần thiết cho việc chuẩn bị trồng 1 ha nho với khoảng cách trồng là 3 x 2 mét. Cho biết lượng phân hữu cơ cho một hố là 15 kg và vôi là 0,3 kg. - Thời gian hoàn thành: 4 tiết (3 tiết thực hiện công việc tính toán, 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài). - Kết quả cần đạt được: học sinh phải tính toán đủ số phân hữu cơ và vôi cần thiết cho trồng mới 1 ha.
  22. 21 2.2.Bài thực hành số 2.2.2: Tính lượng phân lân nung chảy cho việc trồng mới nho - Mục tiêu: Học sinh biết tính được số phân lân nung chảy cần thiết chuẩn bị cho việc trồng mới và lập kế hoạch dự trù kinh phí, vật tư. - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính tay. - Cách tiến hành: Chia nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh thực hiện việc tính toán lượng phân lân nung chảy cho việc chuẩn bị trồng 1 ha nho. Cho biết lượng lân nguyên chất bón cho 1 ha là 150 kg P2O5 - Thời gian hoàn thành: 4 tiết (3 tiết thực hiện công việc tính toán, 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài). - Kết quả cần đạt được sau bài tập thực hành: học sinh phải tính toán đủ số phân lân nung chảy cần thiết cho trồng mới 1 ha . 2.3. Bài thực hành số 2.2.3 Rải và trộn phân bón lót - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức phần lý thuyết. + Sau khi thực hành học viên biết cách rải và trộn phân bón lót trước khi trồng. - Nguồn lực: Cuốc, xẻng, phân chuồng, phân lân ,vôi, xe đẩy, bao tay, dụng cụ đựng phân . - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Rải và trộn phân bón lót. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 2-3 học viên, bầu nhóm trưởng. + Giao công việc cho từng nhóm. + Giáo viên hướng dẫn cho học viên rải phân, trộn phân. + Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thục hiện công việc sau: Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật tự các bước 1 Chuẩn bị - Chuẩn bị dụng cụ vận - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chuyển phân. vận chuyển. - Chuẩn bị phân bón lót. - Chuẩn bị đầy đủ loại phân bón và lượng phân bón. 2 Rải phân Rải 15 kg phân hữu cơ + Đủ lượng phân cần thiết. 0,5 kg lân + 0,3 - 0,5 kg vôi cho mỗi hố.
  23. 22 3 Trộn phân - Trộn đều phân với lớp đất Trộn đều phân với đất mặt . 4 Lấp đất - Dùng ít đất lấp kín phân Phân được lấp kín + Giáo viên quan sát học viên thực hiện công việc. - Thời gian cần thiết để thực hiện 10 giờ - Địa điểm: Vườn trồng - Tiêu chuẩn của công việc: + Rải đủ lượng phân + Đảo đều phân với đất, lấp kín phân. C. GHI NHỚ - Trước khi trồng nho nhất thiết phải bón lót phân lân, phân hữu cơ và vôi (nếu đất chua). - Không nên trồng ở những vùng có mực nước ngầm dưới 70cm. - Cây nho kém chịu úng, cần trồng ở những vùng đất thoát nước tốt.
  24. 23 Bài 3. TRỒNG MỚI Mục tiêu: - Xác định được thời vụ trồng nho. - Nêu được các bước trồng nho. - Thực hiện trồng nho đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Thời vụ trồng - Căn cứ để xác định thời vụ trồng nho: + Căn cứ điều kiện thời tiết khí hậu từng vùng. + Căn cứ vào điều kiện đất đai. + Căn cứ vào cây giống sẵn có. - Để cây nho sinh trưởng phát triển tốt nên trồng nho vào những tháng mưa hoặc có điều kiện tưới tùy theo vùng. Thông thường nho ở vùng Ninh Thuận thường trồng từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Đây là thời vụ tốt nhất cho cây nho con sinh trưởng phát triển. Chú ý: Tuyệt đối không nên trồng nho trong tháng mưa nhiều và các tháng nắng nóng vì cây nho phát triển rất kém và tỷ lệ chết cao. 2. Chuẩn bị cây giống Để đảm bảo năng suất, chất lượng nho sau này nên trồng bằng cây giống đã chọn lọc kỹ. Cây con phải khỏe mạnh, không sâu bệnh, đã qua huấn luyện ánh sáng đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn của cây con trước khi xuất vườn. Chọn cây giống trồng cần chú ý: - Cây con phải khỏe mạnh, không sâu bệnh. - Tuổi cây: 6 – 7 tháng - Chiều cao: 40 – 50cm - Đường kính thân: 5 – 6mm - Số lá: ít nhất 5 lá - Dáng thân: Không bị dị dạng
  25. 24 Hình 2.3.1: Tiêu chuẩn cây con đem trồng 3. Các bước trồng mới 3.1. Cuốc lỗ - Dùng cuốc xới lại hố để tạo cho đất trong hố được xốp thoáng, đối với những hố bị lún cần lấp thêm đất để mặt hố tương đối bằng phẳng. - Tạo lỗ sâu 20 – 25cm ở giữa hố, các lỗ ở các hố phải thẳng hàng. Hình 2.3.2: Cuốc lỗ để trồng
  26. 25 3.2. Rải cây - Trước khi rải cây cần đếm số lượng hố và chuẩn bị lượng cây giống phù hợp. - Sau khi trồng xong nên tạo bồn xung quanh cây con với đường kính 50 – 60cm để tiện cho việc tưới nước. - Mỗi hố nên rải 1 cây để tiện cho việc quan sát, tránh sót cây ở các hố. - Khi rải cây nên chú ý đặt cây nhẹ nhàng, tránh dập và gãy cây con. Rải .cây dọc theo luống, 3.3. Trồng cây vào hố - Dùng dao rạch hoặc xé túi nilon không để vỡ bầu đất. Hình 2.3.3: Dùng dao rạch túi PE - Đặt cây xuống hố và giữ cây thẳng. Hình 2.3.4: Đặt cây xuống hố
  27. 26 - Nếu trồng cây ghép phải chừa từ vị trí ghép đến mặt đất trên 10cm. Hình 2.3.5: Lấp đất xung quanh cây con - Lấp đất lại và dặm chặt đất xung quanh cây con (không nên nén quá chặt). Hình 2.3.6: Cây con đã trồng - Cắm cây sát với chồi cây con và cố định lại bằng dây mềm. 3.4. Trồng dặm - Sau khi trồng mới khoảng 15 – 20 ngày phải tiến hành thăm vườn kiểm tra số cây chết, cây yếu để tiến hành trồng dặm kịp thời. - Nên trồng dặm càng sớm càng tốt. - Các bước trồng dặm tương tự như trồng mới.
  28. 27 Hình 2.3.7: Cây nho đem trồng dặm 4. Tưới nước và tiêu nước 4.1.Tưới nước Sau khi trồng xong nước phải tưới đủ ẩm. Nho mới trồng cần được tiến nước 2 – 3 ngày một lần, sau đó giãn thưa dần ra. Nên tưới bằng các dụng cụ cầm tay, đổ trực tiếp nước vào từng gốc hoặc làm thành rạch nhỏ ngay cạnh gốc cây để tưới, không nên tưới tràn như nho đã lớn để tránh cỏ mọc. 4.2.Tiêu nước Nếu sau khi trồng xong gặp mưa lớn dễ gây úng cho vườn nho thì phải tiến hành tiêu nước càng nhanh càng tốt. Xung quanh ruộng nho cần có mương tiêu nước, nhất là những nơi có mực nước ngầm cao cách tầng đất mặt khoảng 2m thì hệ thống mương tiêu phải được đặc biệt chú ý. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1.Câu hỏi:
  29. 28 1.1. Tiêu chuẩn cây con đem trồng: a. Cây con phải khỏe mạnh, không sâu bệnh. b. Chiều cao: 40 – 50cm. c. Đường kính thân: 5 - 6mm d. Tất cả các tiêu chuẩn trên 1.2. Sau khi trồng nho xong: a. Nên tưới nước ngay b. Chờ trời mưa c. Chờ có nước d. Tưới nước lúc rảnh việc 2. Bài thực hành: 2.1 Bài thực hành số 2.3.1. Tính lượng cây giống cần thiết - Mục tiêu: Củng cố kiến thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc chuẩn bị giống cho trồng mới. - Nguồn lực: giấy, bút, máy tính tay. - Cách thức tiến hành: Thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành việc tính toán lượng cây giống cần thiết để đầu tư trồng mới 1hecta nho với khoảng cách trồng xác định 2m × 2,5m. - Nhiệm vụ của nhóm hoặc cá nhân: thực hiện việc tính toán chính xác số cây giống cần thiết cho trồng mới và trồng dặm cho 1 ha. - Thời gian hoàn thành: 5 Tiết (4 tiết học sinh thực hiện, 1 tiết giáo viên hướng dẫn mở đầu và nhận xét, đánh giá). - Kết quả cần đạt được: Học sinh phải tính toán được số lượng cây giống cần thiết cho trồng mới và số cây dự phòng cho trồng dặm. 2.2. Bài thực hành số 2.3.2: Vận chuyển cây giống để trồng - Mục tiêu: Củng cố kiến thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc vận chuyển cây giống cho trồng mới. Thứ Nội dung các Yêu cầu kỹ Dụng cụ, Chỉ dẫn công việc tự bước thuật trang bị Chọn cây Chọn cây giống đúng - Chọn cây đúng - Phương 1 giống tiêu chuẩn. tiêu chuẩn và đủ tiện đựng số cây cây
  30. 29 Xếp cây vào Vận chuyển cây đến Xếp cây đứng Sọt đựng, 2 sọt nơi trồng thẳng không đổ cây giống ngả Vận chuyển Vận chuyển không làm Không làm vỡ Phương 3 cây đến nơi dập nát cây bầu, dập cây tiện vận trồng chuyển Rải cây Rải đều cây đến các hố - Không làm vỡ Sọt đựng, 4 trồng bầu, gãy cây. cây giống - Nguồn lực: Cây giống đủ tiêu chuẩn để trồng, xe vận chuyển, sọt đựng cây, bao tay, vườn trồng nho. - Cách thức tiến hành: Lớp chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3 – 5 học sinh, tiến hành vận chuyển cây giống để trồng mới 1000 m2 nho. - Nhiệm vụ của nhóm: thực hiện việc vận chuyển và rải đều đến các hố chuẩn bị trồng mới cho 1000m2 nho. - Thời gian hoàn thành: 8Tiết (7 tiết học sinh thực hiện, 1 tiết giáo viên hướng dẫn mở đầu và nhận xét, đánh giá). - Kết quả cần đạt được: Học sinh phải vận chuyển và rải hết được số lượng cây giống cần thiết tới các hố cho trồng mới. 2.3. Bài thực hành số 2.3.3: Trồng mới - Mục tiêu: Học sinh khi trồng đảm bảo đúng kỹ thuật. - Nguồn lực cần thiết: Cây giống đủ tiêu chuẩn, hố trồng đã bón phân lót, cuốc, dao, diện tích vườn trồng mới 1000 m2. - Cách tiến hành: Lớp chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3 – 5 học sinh. Đảm bảo mỗi học sinh thực hiện trồng mới 20 cây nho. Thứ Nội dung Yêu cầu kỹ Dụng cụ, Chỉ dẫn công việc tự các bước thuật trang bị Cầm cây Ngọn cây hướng ra Cầm vừa đủ chắc Cây giống 1 con lên ngoài, gốc hướng vào trong. Rạch túi Dùng dao hoặc tay xé Không bị vỡ bầu Cây giống, 2 PE túi PE. đất dao nhỏ Bóc bỏ Bóc bỏ túi PE Không làm vỡ cây giống, 3 túi PE bầu, dập cây. 4 Đặt cây Đặt cây giữa hố Cây thẳng, không cây giống,
  31. 30 vào hố nghiêng ngả. - Lấp đất Lấp đất lại và dặm phải chừa từ vị trí cây giống, Th 5 chặt đất xung quanh ghép đến mặt đất đất ời cây con trên 10cm gia n hoàn thành: 10 tiết (9 tiết thực hiện công việc trồng, 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài). - Kết quả cần đạt được sau bài thực hành: học sinh phải trồng đảm bảo đúng kỹ thuật, đảm bảo tỷ lệ sống cao. 2.4. Bài thực hành số 2.3.4: Tưới nước sau trồng - Mục tiêu: Học sinh tưới nước cho cây nho đủ, đúng kỹ thuật. - Nguồn lực cần thiết: Cây con đã trồng, nguồn nước tưới, vòi nước, ống nước, xô, gáo nhựa, diện tích vườn trồng mới 10000 m2. - Cách tiến hành: Mỗi học sinh thực hiện tưới 200 cây nho mới trồng. - Thời gian hoàn thành: 5 tiết (4 tiết thực hiện công việc trồng, 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài). - Kết quả cần đạt được sau bài thực hành: học sinh phải trồng đảm bảo tưới đủ và đúng kỹ thuật, đảm bảo đất đủ ẩm. C. GHI NHỚ - Chọn được cây đúng tiêu chuẩn để trồng. - Các bước trồng nho. - Lợi ích của việc tưới và tiêu nước.
  32. 31 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Mô đun trồng mới cây nho là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề kỹ thuật trồng cây nho, được học sau mô đun chuẩn bị cây giống. - Mô đun bao gồm các nội dung: Chuẩn bị đất trồng nho, chuẩn bị phân bón lót, trồng mới nho. II. Mục tiêu Học xong mô đun này người học có khả năng: - Trình bày được nội dung công việc của chọn đất trồng; - Thực hiện được các bước làm đất trồng nho; - Trồng cây nho đúng quy trình kỹ thuật; - Tuân thủ các tiêu chuẩn trong quy trình và các quy định an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường III. Nội dung chính của mô đun Loại Thời gian STT Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* Tích Phòng Chuẩn bị đất trồng hợp học,vườn MĐ 02- 01 nho nho 8 2 6 Tích Phòng MĐ 02-02 Bón lót hợp học/vườn ươm 26 2 22 2 Tích Phòng MĐ 02-03 Trồng mới nho hợp học/vườn ươm 34 4 24 2 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 72 8 56 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 2.1. Đánh giá bài thực hành số 2.1.1: Xác định khoảng cách và đào hố trồng nho
  33. 32 - Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu có). - Giáo viên lựa chọn 1 – 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp. - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. - Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Khoảng cách hàng, hố đều Dùng thước đo khoảng cách Tiêu chí 2: Hố đào phải đúng kích Dùng thước đo khoảng cách thước Tiêu chí 3: Lớp đất mặt để riêng, đất Quan sát thao tác thực hiện của học viên dưới để riêng 2.2. Đánh giá bài thực hành số 2.2.1: Tính lượng phân hữu cơ và vôi cho trồng mới - Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét đánh giá kết quả của buổi thực hành. Nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt. - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. - Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Tính toán lượng phân bón lót trước khi trồng mới 1 ha nho với khoảng cách trồng 2 × 2,5m (bao gồm phân chuồng, vôi). Theo quy trình bón lót trước khi trồng: Phân chuồng bón 10 – 20kg/hố; vôi 0,3 – 0,5 kg/hố Lời giải: Theo cách tính số cây ở bài tập 1 Số hố cần bón phân cho 1ha là 2000 hố. - Lượng phân chuồng tối thiểu cần bón: 2000hố × 10 kg/hố = 20000 kg/ha - Lượng phân chuồng bón mức cao cần bón: 2000hố × 20 kg/hố = 40000kg/ha - Lượng vôi tối thiểu cần bón: 2000hố x 0,3 kg/hố = 600kg/ha
  34. 33 - Lượng vôi tối đa cần bón: 2000hố x 0,5 kg/hố = 1000 kg/ha 2.3. Đánh giá bài thực hành số 2.2.2: Tính lượng phân lân nung chảy cho trồng mới 1 ha. - Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét đánh giá kết quả của buổi thực hành. Nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt. - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. - Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Lượng phân bón lót tùy vào mật độ và khả năng đầu tư mà có thể biến động từ 150 kg P2O5/ 1ha, tương đương 837 kg supe lân/ha, nếu dùng lân nung chảy thì khoảng 882kg kg/ha. 2.4. Đánh giá bài thực hành số 2.2.3: Rải và trộn phân bón lót - Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu có). - Giáo viên lựa chọn 1 – 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp. - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. - Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Rải đủ lượng phân bón lót Xác định lượng phân còn lại trên đồng ruộng Tiêu chí 2: Trộn đều phân với đất Quan sát thao tác thực hiện của học viên Tiêu chí 3: Lấp kín phân Quan sát thao tác thực hiện của học viên 2.5. Đánh giá bài thực hành số 2.3.1. Tính lượng cây giống cần thiết - Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét đánh giá kết quả của buổi thực hành. Nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt. - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. - Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
  35. 34 Tính toán lượng cây giống cần thiết để đầu tư trồng mới 1ha nho với khoảng cách trồng xác định 2 × 2,5m. Lời giải: - Đổi 1 hecta ra mét vuông 1 hecta = 10000 m2 - Diện tích một cây nho chiếm 2 x 2,5m = 5m2 - Số cây nho trồng trên 1 ha = 10.000m2: 5m2 = 2000 cây - Dự phòng cây trồng dặm 10% = 2000cây × 10/100 = 200 cây Vậy số cây cần chuẩn bị để trồng : 2000cây + 200cây =2200 cây 2.6. Đánh giá bài thực hành số 2.3.2: Vận chuyển cây giống để trồng - Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu có). - Giáo viên lựa chọn 1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. - Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chọn cây giống Đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn. Tiêu chí 2: Vận chuyển cây Cây không bị dập, không vỡ bầu đất. Tiêu chí 3: Moi lỗ trồng Lỗ vừa đủ để đặt cây. Tiêu chí 4:Rải cây Rải đủ số cây đến các lỗ. 2.7. Đánh giá bài thực hành số 2.3.3: Trồng mới - Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu có). - Giáo viên lựa chọn 1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. - Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:
  36. 35 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị cây giống Đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn Tiêu chí 2: Tạo lỗ trồng Đúng tâm hố, thẳng hàng Tiêu chí 3: Trồng cây Đúng độ sâu, cây không nghiêng ngả, thẳng hàng Tiêu chí 4: Dọn vệ sinh đồng Không để sót rác, bao bì sau trồng ruộng 2.8. Đánh giá bài thực hành số 2.3.4: Kỹ thuật tưới nước sau trồng. - Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu có) - Giáo viên lựa chọn 1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. - Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn Tiêu chí 2: Nước tưới đồng đều Kiểm tra theo mẫu các vị trí khác nhau trong vườn Tiêu chí 2: Tưới đảm bảo đủ nước Đủ độ ẩm
  37. 36 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyển, 2000. Kỹ thuật trồng nho. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. HCM. [2]. Lê Văn Kha, Nguyễn Thị Ý Thuận, 2002. Kỹ thuật trồng nho ghép. Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên Hải tỉnh Bình Thuận – SEDEC. [3]. Đường Hồng Dật, 2002. Cẩm nang phân bón. Nhà xuất bản Hà Nội. [6]. B. Aubert, 1972. Nghề trồng nho ăn quả ở các vùng nhiệt đới. Tạp chí quả nhiệt đới.
  38. 37 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Nguyễn Viết Thông - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 4. Các ủy viên: - Ông Phan Duy Nghĩa, Giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Nguyễn Hữu Lễ, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Nguyễn Tuấn Điệp - Trưởng phòng Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang - Ông Phan Hải Triều, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Cây công nghiệp và Cây ăn quả Lâm Đồng./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Trần Văn Chánh, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên 2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Dương Thị Hương, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Hữu Lễ, giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Bà Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng./.
  39. 38 Bài đọc thêm BÀI 1: PHÂN HỮU CƠ 1. Khái niệm và đặc điểm phân hữu cơ 1.1. Khái niệm Phân hữu cơ là loại phân được chế biến từ tàn tích và chất thải của sinh vật. Khi được bón vào đất, phân hữu cơ bị phân giải cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Phân hữu cơ có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, dễ chế biến, được sử dụng từ lâu đời. Phân hữu cơ là một nhóm rất đa dạng, bao gồm các loại: Phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh và các loại phân hữu cơ khác. 1.2. Đặc điểm của phân hữu cơ - Phân hữu cơ là loại phân toàn diện, khác với các loại phân khác, trong thành phần của phân hữu cơ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, bao gồm cả các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng và cả chất kích thích sinh trưởng. Vì vậy khi bón phân hữu cơ, cây trồng được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Trong thực tế, phân hữu cơ được coi là nền dinh dưỡng của cây trồng. - Lượng dinh dưỡng quy ra chất hữu hiệu trong phân hữu cơ thấp, và thường ở dạng khó tiêu cần trải qua quá trình phân giải cây trồng mới có thể sử dụng được. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng, cần phối hợp với các loại phân khác, nhằm cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây. - Phân hữu cơ có khả năng cải tạo đất một cách trực tiếp và lâu dài, làm tăng cường độ xốp, kết cấu đất, tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng. Sở dĩ như vậy là do trong phân hữu cơ có chứa một tỷ lệ chất hữu cơ lớn và một số vi sinh vật thúc đẩy các quá trình chuyển hóa trong đất. - Trong một số loại phân hữu cơ còn chứa một số chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh cho người, gia súc và cây trồng. Vì vậy trước khi sử dụng phải chế biến bằng cách ủ phân. 2. Phân chuồng 2.1. Vai trò, đặc điểm, thành phần phân chuồng 2.1.1. Vai trò Phân chuồng là loại phân được chế biến từ các chất thải của gia súc (bao gồm phân đặc và nước giải) và các chất độn khác (bao gồm xác thực vật và thức ăn thừa). Phân chuồng là nguồn cung cấp dinh dưỡng tự nhiên có khối lượng rất lớn và là nguồn tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất rất có giá trị. Khi
  40. 39 bón phân chuồng hợp lý, cấu trúc đất sẽ được cải thiện, tăng khả năng giữ nước hữu dụng và giảm xói mòn đất. Nhưng ngòai những lợi ích của việc sử dụng phân chuồng, có thể dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng trong đất (hoặc ô nhiễm) nếu sử dụng không hợp lý, ảnh hưởng đến chất lượng nước. 2.1.2. Đặc điểm của phân chuồng Phân chuồng tươi hoặc đang phân giải dở dang có chứa nhiều axit hữu cơ nên có độ chua cao. Trong phân chứa nhiều chất hôi thối và mầm mống vi sinh vật có hại bao gồm vi sinh vật gây bệnh, vì vậy có thể gây ô nhiễm môi trường và là nguồn phát tán bệnh cho người, gia súc và cây trồng. Chất dinh dưỡng phần lớn ở dạng khó tiêu, nên cần thời gian nhất định phân chuồng mới phát huy tác dụng. 2.1.3. Thành phần của phân chuồng Thành phần của phân chuồng bao gồm chất thải gia súc và chất độn 2.1.3.1. Chất thải của gia súc Chất thải gia súc bao gồm phân đặc và nước tiểu, đây là thành phần chính tạo nên chất dinh dưỡng trong phân chuồng, mặt khác còn cung cấp nguồn vi sinh vật phân giải chất hữu cơ khó tiêu trong phân chuồng. Chất thải gia súc bao gồm các chất xơ, protein, lipit, axit hữu cơ, urê và các chất khóang vv. Hàm lượng các chất chứa trong chất thải của gia súc phụ thuộc vào loại gia súc, mục đích chăn nuôi, tuổi và sức khoẻ của gia súc, loại thức ăn Lượng chất thải của gia súc phụ thuộc vào loại gia súc, tuổi gia súc. Ví dụ trung bình một ngày đêm 1 con trâu, bò thải ra lượng phân đặc 10-20kg và 5-10 lít nước tiểu. Trong khi đó các chỉ tiêu này đối với lợn là 1-2kg và 2,5-4,0 lít nước tiểu. Bảng 4: Thành phần hóa học trong chất thải của một số loại gia súc Hàm lượng các chất (%) Gia Loại phân súc H2O N P2O5 K2O CaO Chất hữu cơ Lợn Phân 82,0 0,56 0,40 0,44 0,09 15,0 Nước tiểu 96,0 0,30 0,12 0,95 - 02,5 Trâu, Phân 83,0 0,32 0,25 0,15 0,34 14,5 bò
  41. 40 Nước tiểu 94,5 0,50 0,03 0,65 0,04 03,0 Ngựa Phân 76,0 0,55 0,30 0,24 0,15 20,0 Nước tiểu 90,0 1,20 0,01 1,50 0,45 06,0 Dê Phân 65,0 0,65 0,50 0,25 0,46 28,0 Nước tiểu 87,0 1,40 0,03 2,10 0,10 07,2 2.1.3.2. Chất độn Độn chuồng vừa có tác dụng giữ ấm, tạo điều kiện khô ráo cho gia súc, vừa tăng thêm khối lượng phân. Vì vậy chất độn chuồng cần có tác dụng hút nước phân, nước giải, giữ đạm và tăng cả khối lượng lẫn chất lượng phân chuồng. Vật liệu làm chất độn có thể dùng rơm, rạ, cỏ khô, trấu, than bùn vv Tỷ lệ giữa chất độn và chất thải nên ở mức 2/1-3/1 là thích hợp. Các chất được dùng làm chất độn phải đạt các yêu cầu sau đây: - Chất độn phải khô có khả năng hút nhiều nước và chất khí. - Nên cắt ngắn, xốp để thuận lới cho việc lấy phân ra khỏi chuồng gia súc và thuận lợi cho quá trình ủ phân, phân mau hoai mục. - Tỷ lệ C/N trong chất độn phải thấp. Như vậy thân lá dùng làm chất độ tốt hơn gốc, rễ và cành cây cứng. 2.2. Ủ phân chuồng 2.2.1. Tác dụng của việc ủ phân - Thúc đẩy quá trình phân giải chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó tiêu, chậm tiêu trong phân chuồng thành dạng dễ tiêu hơn làm cho phân nhanh phát huy tác dụng - Làm giảm sức sống, hoặc tiêu diệt các sinh vật có hại trong phân tươi như cỏ dại, mầm mống sinh vật gây bệnh cho người và gia súc (các mầm mống gây bệnh này tồn tại dưới dạng các bào tử, sợi, hạch nấm, nha bào vi khuẩn, trứng tuyến trùng và tuyến trùng non vv ) - Phân huỷ bớt các chất độc hại làm giảm mùi hôi thối và các chất gây ô nghiễm môi trường. - Làm giảm hàm lượng nước trong phân tươi, tiên cho khâu vận chuyển và bón phân - Cải thiện về lý tính: làm cho phân tơi vụn, xốp hơn dễ bón - Mặt khác, trong phân tươi tỷ lệ C/N cao, nếu bón trực tiếp vào đất giai đoạn đầu các loài vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ ở các giai đoạn đầu hoạt
  42. 41 động mạnh, chúng sử dụng nhiều chất dinh dưỡng nên tạo ra tình trạng tranh chấp chất dinh dưỡng với cây trồng. 2.2.2. Nguyên tắc cần thiết khi ủ phân chuồng Phải có chất độn: Cần có chất độn sớm và đầy đủ về số lượng để đảm bảo số lượng và chất lượng của phân. Khi ủ phân cần che tủ phân kỹ để hạn chế sự bốc thoát hơi nước trong phân, phân không bị trôi màu, tránh được nhiệt độ cao sẽ làm mất đạm trong phân và giúp cho quá trình phân giải xenlulo diễn ra từ từ. Luôn luôn đảm bảo ẩm độ đống phân cao từ 60 – 70%. Trong quá trình ủ phân phải đảo phân nhằm đảm bảo ẩm độ đống phân đều, nguyên liệu phân giải nhanh, vi sinh vật phân bố đồng đều và phân không bị mốc 2.3. Phương pháp ủ phân chuồng Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân, nguyên liệu phân đưa vào ủ để lựa chọn phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân. Có 3 phương pháp ủ phân: 2.3.1. Ủ nóng (còn gọi ủ tơi hay ủ xốp) + Tác dụng và phạm vi áp dụng Trong quá trình ủ nóng tạo ra nhiệt độ cao, có tác dụng làm cho chất hữu cơ phân giải nhanh, các sinh vật có hại như cỏ dại, vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt. Nhanh tạo được phân ủ đáp ứng yêu cầu sử dụng sớm Nhược điểm của phương pháp này là làm khối lượng phân giảm nhiều. Lượng đạm bị mất dưới dạng khí NH3 lớn. Phương pháp này được áp dụng cho các loại phân chuồng chứa nhiều chất độn, phân lấy ra từ chuồng gia súc bị bệnh. + Cách tiến hành Lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Kiểm tra thường xuyên, khi thấy đống phân bị khô cần tưới nước phân lên đống phân để giữ ẩm. Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh, trong đó các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thóang.
  43. 42 Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm. 2.3.2. Ủ nguội (còn gọi là ủ nén chặt) + Tác dụng và phạm vi áp dụng Đây là phương pháp có những ưu, nhược điểm ngược lại so với phương pháp ủ nóng nêu trên. Thường áp dụng trong trường hợp thời gian đến khi cần sử dụng dài (4- 6 tháng), nguồn phân nguyên liệu an toàn về sinh vật gây hại Phương pháp này thời gian ủ lâu hơn, vì quá trình phân giải chất hữu cơ xảy ra chậm, trong điều kiện yếm khí, nhiệt độ sinh ra trong quá trình ủ thấp. Tác dụng tiêu diệt các sinh vật có hại chậm và thấp hơn phương pháp ủ nóng. Nhưng có ưu điểm là khối lượng phân bị giảm không lớn, ít bị mất ở dạng khí. + Cách làm: Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1.5 – 2.0 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài. Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trườngởtong đống phân là môi trường yếm khí, lượng khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm. Do vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao (chỉ ở mức 30 – 35oC). Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonát, ít bị phân huỷ thành amôniắc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều. Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 4 - 5 thậm chí 6 tháng phân ủ mới sử dụng được. Thời gian ủ lâu nhưng chất lượng phân ủ tốt hơn ủ nóng. 2.3.3. Ủ kết hợp + Ưu, nhược điểm Đó là sự kết hợp giữa 2 phương pháp ủ nóng và ủ nguội, trong đó ủ nóng trước, ủ nguội sau. Do có sự kết hợp nên phương pháp này có được ưu điểm của cả hai phương pháp trên đồng thời khắc phục được một phần nhược điểm của các phương pháp đó. + Cách tiến hành Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp xốp, không nén chặt nhằm thúc đẩy quá trình phân giải háo khí. Trong giai đoạn này nhiệt độ tăng đạt 50 – 60oC. Để thúc đẩy tốc độ phân giải trong giai đoạn này có thể bổ sung một lượng phân men, đó là
  44. 43 loại phân chuồng loại tốt chứa nhiều vi sinh vật phân giải như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt. Sau thời gian 5 – 6 ngày (nếu trời mát có thể kéo dài hơn: từ 7 -10 ngày), tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí, giảm bớt tốc độ phân giải, hạn chế hiện tượng mất đạm dưới dạng khí. Sau đó tiếp tục xếp lớp phân chuồng khác lên, tiến hành với quy trình công việc tương tự. Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Phương pháp ủ kết hợp rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng, chất lượng phân sau ủ tốt. 2.4. Cách sử dụng phân chuồng + Phương thức sử dụng phân chuồng - Bón lót trước khi trồng: sử dụng phân chuồng trộn với các loại phân hóa học khác bón trước khi gieo trồng. - Bón phục hồi cây sau thu hoạch đối với các loại cây dài ngày sau mỗi chu kỳ phát triển cây bị tổn hao hiều chất dinh dưỡng cho việc tạo thành sản phẩm thu hoạch cần bón bổ sung dinh dưỡng cho cây phục hồi sinh trưởng. Nhằm mục đích này phân chuồng được sử dụng bón phối hợp với các loại phân hóa học khác. - Bón thúc: phân chuồng chỉ sử dụng bón thúc cho cây khi được ủ hoai mục và sử dụng với cây có thời gian sinh trưởng dài và bón thúc vào những thời điểm sớm. + Kỹ thuật bón phân chuồng - Bón lót trước khi trồng theo hố, hàng, hốc - Bón phục hồi sinh trưởng hàng năm bằng cách đào rãnh xung quanh mép tán, bón phân rồi lấp đất. - Bón thúc bằng cách rạch hàng bón phân rồi lấp đất, hoặc ngâm nước phân tưới vào vùng đất dưới gốc cây 3. Các nguồn phân hữu cơ khác 3.1. Phân bắc và nước giải 3.1.1. Phân bắc Phân bắc là loại phân hữu cơ được chế biến từ sản phẩm bài tiết của con người. Phân bắc có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là đạm. Đạm và kali trong phân bắc chủ yếu ở các dạng muối dễ tiêu. Chất hữu cơ trong phân bắc ở dạng dễ phân giải. Chính vì vậy phân bắc có hiệu quá cao và nhanh chóng. Tuy nhiên trong thành phần của phân còn có chứa một số sản phẩm gây mùi khó chịu (NH3; H2S ) và vi sinh vật gây bệnh (trứng giun sán ).
  45. 44 Hướng sử dụng: Xu hướng là hạn chế dần việc sử dụng loại phân này. Tuy nhiên hiện nay trong điều kiện thiếu phân bón vẫn nên tận thu. Việc sử dụng loại phân này nhất thiết phải qua chế biến bằng các biện pháp như làm hố xí hai ngăn, ủ kỹ trước khi sử dụng nhằm tiêu huỷ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Phân bắc là loại phân có tính kiềm, sử dụng tốt cho đất chua. Có thể dùng bón lót hoặc bón thúc, nhưng bón thúc có hiệu quả cao hơn. 3.1.2. Nước giải Bao gồm nước giải của người và gia súc. Trong thành phần có chứa các chất dinh dưỡng hoà tan ( chủ yếu là đạm và kali, tỷ lệ lân rất thấp) nên cây trồng dễ sử dụng. Trong nước tiểu N tồn tại chủ yếu ở dạng urê và axit uric, các dạng này nhanh chóng bị chuyển biến thành Amôn cacbonat không bền nên rất dễ bị mất. (NH4)2CO3 > NH3 + CO2. Việc tận thu nước giải nên tiến hành trong bể kín (điều kiện bão hoà CO2 sẽ làm cho quá trình phân huỷ amôn cacbonat bị hạn chế). Có thể phủ một lớp dầu nhờn cũng có tác dụng tương tự. Trong thực tế người ta thường dùng tro bếp để tận thu nước tiểu. Bằng biện pháp ngâm supelân trong nước giải với hàm lượng 3-5%, có tác dụng bảo vệ đạm trong nước giải đồng thời tăng hiệu quả của phân lân. Biện pháp sử dụng: - Nước giải có thể dùng pha loãng với 2-3 phần nước tưới cho cây. - Có thể dùng bón lót. - Ngâm với supelân, tưới bổ sung cho cây trồng. Cần lưu ý: Sau khi tưới phải xới xáo vùi phân ngay. Nếu để sau 2-3 ngày lượng đạm bị mất có thể lên tới 30-40%. 3.3. Phân rác Phân rác (compost), đó là loại phân hữu cơ được chế biến từ rác thải sinh hoạt (loại rác thải hữu cơ), cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ v.v được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi cho đến khi hoai mục. Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong những giới hạn rất lớn tuỳ thuộc vào bản chất và thành phần của rác. Nguyên liệu để làm phân rác có các loại sau đây: - Rác các loại (các chất phế thải đã loại bỏ các tạp chất không phải là hữu cơ, các chất không hoai mục được). - Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch như rơm rạ, thân lá cây.
  46. 45 - Các chất gây men và phụ trợ (phân chuồng hoai mục, vôi, nước tiểu, bùn, phân lân, tro bếp). 3.4. Phân xanh 3.4.1. Khái niệm Phân xanh là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của thực vật để bón cho cây trồng. Phân xanh được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Phân xanh có thể là loại cây hoang dại (như cỏ lào, lá xoan ) hoặc cây do con người trồng với mục đích sử dụng thân lá làm phân bón (thường là các loại cây họ đậu). Khi sử dụng các bộ phận của cây phân xanh làm chất độn chuồng, thì không được gọi là phân xanh. 3.4.2. Tác dụng của cây phân xanh trong sản xuất nông nghiệp Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và bổ sung vào đất Có khả năng cố định Nitơ nhờ vi khuẩn công sinh làm tăng mà lượng đạm trong đất. Cây phân xanh có tác dụng che phủ đất lớn, đặc biệt là các loại cây thân bò như trinh nữ không gai, đậu mèo được dùng để làm cây phủ đất. một số được sử dụng cây che bóng, cây giữ đất chống xói mòn, cây cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Đất mặn có thể trồng điền thanh tía để cải tạo. Làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, tăng cường độ phì nhiêu của tầng đất mặt. Một số cây phân xanh có khả năng đồng hóa dinh dưỡng khó tiêu trong đất tạo thành chất hữu cơ, khi chất hữu cơ này bị phân giải cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. 3.4.3. Một số loại cây phân xanh + Cây dây dại: (Pucraria montana). + Cây cốt khí: (Tephosia candida). + Cây Đậu mèo: (Mucana). + Cây chàm: (Indicago). + Cây cỏ stylo: (Stylosanthes gracilis). + Cây keo dậu: (Leucara). + Cây đậu triều: (Cajanus). + Cây muồng: (Crotalaria). + Các loại đậu: (Phaseolus). + Một số loại điền thanh: (Sesbania).
  47. 46 BÀI 2: PHÂN VI SINH 1. Khái niệm, đặc điểm 1.1. Khái niệm Phân vi sinh (hay phân vi sinh vật). Đó là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao. 1.2. Đặc điểm - Phân vi sinh vật là chế phẩm của các vi sinh vật sống. Chất lượng của phân vi sinh phụ thuộc vào đặc tính của chủng vi sinh, thành phần và điều kiện chất mang và thời gian bảo quản. Thời gian sử dụng thường ngắn: khoảng 6 - 12 tháng. - Mỗi loại phân vi sinh chỉ có đặc tính đối với một loại cây trồng nhất định nên phân vi sinh không thể sử dụng tuỳ tiện. - Trong mỗi loại phân vi sinh có thể chỉ có một chủng vi sinh vật hoạt động nhưng cũng có thể có 2 - 3 chủng có mối quan hệ tương hỗ tăng cường hoạt động cho nhau. Nếu có sự kết hợp tốt thì sản phẩm phân vi sinh sẽ có chất lượng cao. - Sau khi bón phân vi sinh cho đất và cây trồng, mật độ vi sinh vật tăng mạnh sau đó giảm dần và ổn định trong quá trình cây trồng phát triển, khi thu hoạch mật độ này giảm mạnh cân bằng với quần thể sinh vật đất. Vì vậy để đảm bảo liên tục các chủng vi sinh này cần bón thường xuyên ở các vụ sau. Có thể bón liên tục nhiều năm không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất. - Hàm lượng dinh dưỡng N,P,K trong phân thấp vì vậy phân vi sinh có thể bón kết hợp với các loại phân vô cơ khác chứ không thể dùng để thay thế. 2. Cách sử dụng - Thường dùng thay thế phân chuồng bón lót là chính, và cũng dùng bón thúc cho cây lưu niên sau thu hoạch, kèm với phân vô cơ (NPK). - Liều lượng bón: 200 - 400 kg/ha với cây ngắn ngày như: Rau, màu, đậu đỗ, cây lương thực 0,5-1kg/cây lưu niên trồng mới. Nếu cây lớn tuổi, bón theo diện tích tán cây: Cứ 0,5-1kg/m2 tán lá.
  48. 47 Chú ý trộn đều phân với đất mặt, bón xong lấp đất và nếu đất quá khô phải tưới đủ ẩm. - Phân vi sinh cũng có thể tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo, trồng. 3. Một số loại phân vi sinh 3.1. Phân vi sinh cố định đạm Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố định Nitơ từ không khí. Đáng chú ý có các loài: tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium; xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella. Phần lớn các loài vi khuẩn cố định đạm thường sống cộng sinh với các cây họ đậu. Chúng xâm nhập vào rễ cây và sống cộng sinh trong đó, tạo thành các nốt sần ở rễ cây. Chúng sử dụng chất hữu cơ của cây để sinh trưởng đồng thời hút đạm từ không khí để cung cấp cho cây, một phần tích luỹ lại trong cơ thể chúng. Hiện nay trên thị trường phân bón nước ta, phân vi sinh vật cố định đạm được bán dưới các tên thương phẩm sau đây: Phân nitragin chứa vi khuẩn nốt sần cây đậu tương. Phân rhidafo chứa vi khuẩn nốt sần cây lạc. Azotobacterin chứa vi khuẩn hút đạm tự do. Azozin chứa vi khuẩn hút đạm từ không khí sống trong ruộng lúa. Loại phân này có thể trộn với hạt giống lúa. 3.2. Phân vi sinh hòa tan lân Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hoà tan lân. Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhóm HTL (hoà tan lân, các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là PSM – phosphate solubilizing microorganisms). Nhóm hoà tan lân bao gồm: Aspergillus niger, một số loài thuộc các chi vi khuẩn Pseudomonas, Bacillus, Micrococens. Nhóm vi sinh vật này dễ dàng nuôi cấy trên môi trường nhân tạo. Nhiều nơi người ta đã đưa trộn sinh khối hoặc bào tử các loại vi sinh vật hoà tan lân sau khi nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, với bột phosphorit hoặc apatit rồi bón cho cây. Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật HTL đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất cây bị thiếu lân. Một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để cung cấp cho cây. Trong số này, đáng kể là loài VA mycorrhiza. Loài này có thể hoà tan phosphat sắt trong đất để cung cấp lân cho cây. Ngoài ra loài này còn có khả năng huy động các nguyên tố Cu, Zn, Fe cho cây trồng. Nhiều nơi người ta sử dụng VA mycorrhiza đã làm tăng năng suất cam, chanh, táo, cà phê Nuôi cấy VA mycorrhiza trên môi trường nhân tạo rất khó. Vì vậy hiện
  49. 48 nay các chế phẩm có chưa VA mycorrhiza chỉ có bán rất hạn chế trên thị trường phân bón Mỹ. Những năm gần đây, trên thị trường phân bón ở một số nước có bán chế phẩm Phospho – bacterin trong có chứa vi khuẩn giải phóng lân dễ tiêu từ các chất hữu cơ. 3.3. Phân vi sinh kích thích tăng trưởng cây Gồm một nhóm nhiều loài vi sinh vật khác nhau, trong đó có vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, v.v được các nhà khoa học phân lập ra từ tập đoàn vi sinh vật đất. Người ta sử dụng những chế phẩm gồm tập đoàn vi sinh vật được chọn lọc để phun lên cây hoặc bón vào đất làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, tăng năng suất. Chế phẩm này còn làm tăng khả năng nảy mầm của hạt, tăng trọng lượng hạt, thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh. Như vậy, chế phẩm này có tác động tương đối tổng hợp lên cây trồng. Để sản xuất chế phẩm vi sinh vật kích thích tăng trưởng của cây, người ta sử dụng công nghệ lên men vi sinh vật. ở các nước phát triển người ta sử dụng các thiết bị lên men tự động, công suất lớn. ở nước ta, đã dùng kỹ thuật lên men trên môi trường bán rắn để sản xuất chế phẩm này, bước đầu cho kết quả khá tốt. BÀI 3 : PHÂN HÓA HỌC 1. Khái niệm Phân hóa học là loại phân được điều chế, sản xuất bằng con đường hóa học. Phân hóa học còn được gọi là phân vô cơ, phân khóang. Phân hóa học bản chất là các chất vô cơ, đó là các loại muối khóang có chứa các chất dinh dưỡng của cây. Tuy nhiên không phải tất cả các loại phân hóa học đều là hợp chất vô cơ, chẳng hạn như phân urê CO(NH2)2 là hợp chất hữu cơ hóa học. 2. Phân loại Căn cứ vào loại chất dinh dưỡng chứa trong phân hóa học, người ta chia thành 3 loại phân chính: phân đa lượng, phân trung lượng, phân vi lượng. Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng, người ta chia thành 2 loại phân: phân đơn, phân hỗn hợp (phân phức hợp). 3. Đặc điểm phân hóa học 3.1. Phân hóa học có thành phần ít phức tạp Phần lớn các loại phân hóa học (loại phân đơn) chỉ bao gồm một hoặc một vài yếu tố dinh dưỡng. Khi bón các loại phân này cây trồng chỉ được cung cấp một hay một vài yếu tố dinh dưỡng.
  50. 49 3.2. Phân hóa học có hàm lượng dinh dưỡng cao Hầu hết các loại phân hóa học đều có hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân cao. Ví dụ: trong đạm urê chứa 46%N, phân kali clorua có hàm lượng K2O là 55% (Theo tính toán, hàm lượng N chứa trong 1 kg urê tương đương với trong 80-150kg phân chuồng). Chính vì vậy phân hóa học được sử dụng với một lượng không lớn như các loại phân hữu cơ, tiết kiệm được chi phí trong việc vận chuyển và sử dụng. 3.3. Phân hóa học không có khả năng đem lại mùn và vi sinh vật cho đất một cách trực tiếp Trong phân không bao gồm các thành phần hữu cơ khác, không chứa các vi sinh vật, mà các thành phần này vốn rất quan trọng đối với độ phì nhiêu của đất. Khi sử dụng liên tục phân hóa học với một lượng lớn có thể làm cho đất bị thóai hóa theo chiều hướng đất bị chai cứng, mất kết cấu. Tuy nhiên nếu đầu tư phân hóa học thông qua cây họ đậu để sản xuất ra một lượng sinh khối lớn bón cho đất để cải tạo đất, thì phân hóa học có khả năng cải tạo đất, hay nói cách khác phân hóa học có khả năng cải tạo đất một cách gián tiếp. 3.4. Phân hóa học dễ hòa tan trong nước Đa số các loại phân hóa học đều dễ hòa tan. Vì vậy, khi sử dụng phân hóa học thường gây ra các phản ứng môi trường. 3.4.1. Phản ứng hóa học Là phản ứng được tạo ra do bản chất hóa học của phân. Bản thân phân hóa học là những hợp chất hóa học. Trong đất cũng tồn tại nhiều chất khác nhau, khi bón phân hóa học vào đất chúng tác động với các thành phần khác trong đất tạo nên các các phản ứng hóa học. Kết quả của các phản ứng đó có thể là những chất có bản chất axit hoặc bazơ làm cho phản ứng của đất thay đổi theo hướng axit hoặc bazơ. Phân có phản ứng chua hóa học (gọi tắt là phân chua hóa học): Là loại phân được điều chế từ một gốc Axit mạnh với một gốc bazơ yếu. Ví dụ: phân amôn sulphat (NH4SO4), amôn clorua (NH4Cl) NH4Cl + H2O = NH4OH + HCl. (NH4)2SO4 + 2H2O = 2NH4OH + H2SO4. Phân có phản ứng kiềm hóa học (gọi tắt là phân kiềm hóa học): Là loại phân được điều chế từ một gốc axit yếu với một gốc bazơ mạnh. Ví dụ: phân K2CO3 K2CO3 + H2O = 2KOH + H2CO3
  51. 50 Phân có phản ứng trung tính hóa học (gọi tắt là phân trung tính hóa học): Là loại phân hóa học mà sau khi bón không làm cho đất thay đổi về mức độ phản ứng. Các loại phân được tạo thành từ gốc axit mạnh và bazơ mạnh hoặc từ một gốc axit yếu với một bazo yếu. Các loại phân này sau khi bón không làm đổi phản ứng của môi trường đất. Ví dụ: K2SO4 + 2H2O = 2 KOH + H2SO4 (NH4)CO3 + 2H2O = 2 NH4OH + H2CO3 3.4.2. Phản ứng sinh lý Là phản ứng xảy ra trong và sau quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây và của đất, những nguyên tố còn lại sẽ gây phản ứng phụ cho đất. Thông thường trong thành phần của các loại phân bón hóa học đều có các nhóm axit hay bazơ. Nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu có thể nằm trong nhóm axit, nhưng cũng có thể nằm trong nhóm bazơ. Cây trồng hút dinh dưỡng một cách chọn lọc, nghĩa là các nhóm chứa chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây sẽ được được hút với lượng lớn hơn. Ngược lại, nhóm không chứa chất dinh dưỡng chủ yếu được hút với lượng ít hơn, thậm chí không hút, do đó dư lại trong đất. Kết quả là sau quá trình cây hút dinh dưỡng sản phẩm còn dư lại làm cho đất có phản ứng chua, kiềm hoặc trung tính (nếu gốc axit còn dư lại nhiều hơn thì phản ứng của đất biến đổi theo chiều hướng chua, và ngược lại gốc bazơ còn dư lại nhiều hơn thì phản ứng của đất biến đổi theo chiều hướng kiềm). Phân chua sinh lý: Là loại phân hóa học mà sau quá trình cây hút dinh dưỡng làm cho đất biến đổi theo chiều hướng chua. Các loại phân hóa học vừa có gốc axit vừa có gốc bazơ, nhưng nguyên tố dinh dưỡng chính nằm trong gốc bazơ thuộc nhóm này. Nguyên nhân do cây hút các gốc bazơ nhiều hơn, phần dư lại là gốc axit, gốc này được tích luỹ dần làm cho đất biến đổi dần theo chiều hướng chua. Ví dụ như KCl, K2SO4, (NH4)2SO4 Phân kiềm sinh lý: là loại phân hóa học mà sau quá trình cây hút dinh dưỡng làm cho đất biến đổi theo chiều hướng kiềm. Các loại phân hóa học vừa có gốc axit vừa có gốc bazơ, nhưng nguyên tố dinh dưỡng chính nằm trong gốc axit thường là phân kiềm sinh lý. Bởi vì, sau khi bón phân cây hút các gốc axit nhiều hơn, phần dư lại là gốc bazơ, gốc này được tích luỹ dần làm cho đất biến đổi dần theo chiều hướng kiềm. Ví dụ như phân NaNO3, Ca(NO3)2 Phân trung tính sinh lý: Là loại phân mà cả gốc axit và bazơ đều chứa nguyên tố dinh dưỡng, các gốc này được cây hút với lượng tương đương, kết quả là trong đất không có sự tăng dần gốc axit hay bazơ nên không làm thay đổi phản ứng của đất. Ví dụ như NH4NO3, KNO3
  52. 51 BÀI 4: CÁC DẠNG PHÂN ĐA LƯỢNG 1. Phân đạm và cách sử dụng 1.1. Đạm trong đất Hàm lượng đạm trong đất Việt Nam dao động từ 0,042- 0,6%, trung bình là 0,12%. Tỷ lệ đạm trong đất phụ thuộc vào loại đất. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn dinh dưỡng dễ bị rửa trôi nên thường nghèo đạm. 1.1.1. Các dạng đạm trong đất Trong đất đạm tồn tại ở các dạng sau: - Đạm hữu cơ: là dạng đạm nằm trong các hợp chất hữu cơ như chất mùn, protein, các amit, axit amin (nhưng chủ yếu là trong chất mùn). Khi các chất này bị phân giải, đạm được giải phóng cung cấp cho cây trồng. + - Dạng đạm bị keo đất hấp phụ: Bao gồm hai dạng chủ yếu NH4 và - + NO3 Vì keo đất chủ yếu là keo âm, nên có khả năng hấp phụ đạm ở dạng NH4 - còn đạm dạng NO3 ít được keo đất hấp phụ, dễ bị rửa trôi theo nước mưa và nước tưới. - Dạng đạm hoà tan: đạm hòa tan bao gồm các chất (hữu cơ và vô cơ) + - chứa nitơ hoà tan trong dung dịch đất hoặc các ion NH4 và NO3 . Dạng đạm này cây trồng có thể sử dụng được ngay. Tuy nhiên, dạng này chiếm tỷ lệ nhỏ trong đất. Sau mỗi đợt bón phân dạng đạm hoà tan lại tăng lên, nhưng cũng bị giảm đi rất nhanh do quá trình rửa trôi và các quá trình chuyển hóa đạm xảy ra trong đất. 1.1.2. Sự chuyển hóa đạm trong đất 1.1.2.1. Quá trình phân giải chất hữu cơ Đó là quá trình chuyển hóa đạm từ dạng hữu cơ sang dạng vô cơ. Trong đất các hợp chất hữu cơ chứa đạm bị phân giải dưới tác động của vi sinh vật tạo thành các sản phẩm trung gian, sau đó cho ra sản phẩm cuối cùng là các chất khóang mà cây trồng có thể sử dụng được (quá trình khóang hóa). Quá trình phân giải chất hữu cơ giải phóng đạm ở dạng các chất đơn giản cây trồng có thể hút được đạm. Tuy nhiên, gây hiện tượng mất đạm (ở dạng amoniac và nitơ phân tử). 1.1.2.2. Quá trình amôn hóa Amôn hóa là quá trình biến đổi đạm từ các hợp chất khác nhau tạo thành + đạm ở dạng amôn (NH4 ). Sau đó có thể biến đổi tiếp tạo thành amoniac (NH3). Ví dụ: Quá trình amôn hóa urê xảy ra sau khi bón urê vào đất. CO(NH2)2 + 2H2O >. (NH4)2CO3 (Quá trình amôn hóa). (NH4)2CO3 > NH3 + CO2 + H2O
  53. 52 Quá trình này xảy ra rất nhanh khi gặp nhiệt độ cao và trong môi trường có phản ứng kiềm. Kết quả là làm cho đạm bị mất đi dưới dạng khí amôniac. 1.1.2.3. Quá trình nitrat hóa + Quá trình nitrat hóa là quá trình biến đổi đạm dạng NH3 (hoặc ion NH4 ) - tạo thành đạm dạng NO3 . Quá trình nitrat hóa xảy ra qua 2 giai đoạn: Giai đoạn nitrit hóa NH3 + 3O2 > 2HNO2 + H2O + Q. Giai đoạn nitrat hóa 2HNO2 + O2 > 2HNO3 + Q. Cả hai giai đoạn nói trên xảy ra dưới tác động của vi sinh vật nitrat hóa. Kết - quả của quá trình trên tạo thành dạng đạm NO3 tuy cây vẫn sử dụng được nhưng dạng này ít được keo đất hấp phụ, mặt khác dễ bị biến đổi tiếp theo quá trình phản nitrat hóa. 1.1.2.4. Quá trình phản nitrat hóa - Phản nitrat hóa là quá trình biến đổi đạm từ dạng NO3 thành nitơ phân tử (N2) dưới tác động của vi sinh vật phản nitrat hóa 4HNO3 > 2H2O +5O2 + 2N2 Kết quả là đạm bị mất đi dưới dạng khí nitơ phân tử. Tất cả các quá trình biến đổi đạm trên đây đều được xảy ra nhờ hoạt động của các loại vi sinh vật khác nhau trong đất. Quá trình nitrat hóa và phản nitrat hóa xảy ra mạnh trong điều kiện đất thóang khí có đủ O2. Nếu hai quá trình này xảy ra mạnh sẽ làm mất đạm dưới - dạng NO3 bị rửa trôi hoặc dạng N2 bay vào khí quyển. 1.2. Đạm trong cây 1.2.1. Tỷ lệ đạm trong cây Đạm là chất có vai trò rất quan trọng đối với cây, là thành phần không thể thiếu được để duy trì sự sống. Tỷ lệ đạm trong cây thay đổi từ 1- 6%. Tỷ lệ này khác nhau ở các loại cây trồng và trong các bộ phận khác nhau trên cùng một cây: - Cây họ đậu thường có hàm lượng đạm lớn hơn so với cây họ hòa thảo. - Trong các bộ phận còn non hàm lượng đạm cao hơn trong các bộ phận già, trong các bộ phận tích luỹ chất dinh dưỡng như quả, hạt, củ hàm lượng đạm cao hơn so với trong thân, lá. Đạm tồn tại trong cây ở dạng hữu cơ và vô cơ. Đạm hữu cơ nằm trong các hợp chất hữu cơ như protein, một phần ở dạng hoà tan như các axit amin, amit. Đây là dạng chiếm tỷ lệ chủ yếu. Đạm vô cơ chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu ở
  54. 53 + - dạng NH4 và NO3 hoà tan. Các ion có trong cây là do cây hút chưa được chuyển hóa, dạng này dần dần được chuyển hóa thành đạm dạng hữu cơ. 1.2.2. Vai trò của đạm trong đời sống cây trồng Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây, là yếu tố có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và cây trồng nói riêng. Vai trò của đạm đối với cây được thể hiện ở các mặt sau: - Tham gia vào việc tạo nên các axit amin, protein, đây là một trong những chất chủ yếu tạo nên các cấu trúc của cây. Vì vậy đạm có tác dụng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Bón đạm làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Trong các nhóm cây trồng, đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như rau cải, cải bắp v.v Cuối quá trình sinh trưởng phát triển, protein được tích luỹ trong bộ phận thu hoạch, quyết định chất lượng nông sản. Nếu sản phẩm đó được sử dụng làm giống để tiếp tục gieo trồng thì thành phần và hàm lượng protein ảnh hưởng rất lớn đến sức sống của thế hệ sau. - Đạm có trong thành phần của diệp lục - yếu tố thực hiện quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ, vì vậy đạm có tác dụng quyết định năng suất, đặc biệt là đối với cây thu thân, lá. Thiếu đạm cây không tổng hợp được diệp lục, hoặc tổng hợp kém nên khả năng quang hợp giảm. - Đạm có trong thành phần của một số chất có hoạt tính sinh học cao như vitamin, chất kích thích sinh trưởng, chất kháng sinh, các enzim, có tác dụng xúc tiến các quá trình sinh lý và các phản ứng sinh hóa trong cây. 1.2.3. Sự đồng hóa đạm của cây + - Cây hút đạm chủ yếu dưới dạng NH4 và NO3 . Tuy nhiên, cây cũng có thể hút trực tiếp một phần đạm dưới dạng các chất protêin dễ tan như các amin, amit. Một số loại cây họ đậu có khả năng đồng hóa đạm ở dạng nitơ phân tử (N2) trong không khí tạo thành đạm dạng sinh học nhờ vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh. + - Quá trình hút và đồng hóa đạm NH4 và NO3 phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Loại cây trồng: Mỗi loại cây có khả năng đồng hóa khác nhau đối với hai + - dạng đạm này: Ví dụ củ cải đường, lúa mỳ, lúa mạch hút NH4 mạnh hơn NO3 , trong khi đó khoai tây lúa nước thì ngược lại. + - Tuổi cây: Cây non hút NH4 mạnh hơn cây trưởng thành. Chính vì vậy bón thúc cho cây ở thời kỳ cây con nên sử dụng phân đạm dạng amôn hoặc loại phân đạm mà sau khi bón vào đất bị biến đổi nhanh chóng thành dạng amôn thì hiệu quả cao hơn.
  55. 54 - pH môi trường: pH môi trường có liên quan trực tiếp đến đến khả năng hút đạm của cây, cụ thể về dạng đạm cây hút và lượng hút: trên đất có phản - + ứng chua cây hút NO3 mạnh hơn NH4 , còn trên đất có phản ứng trung tính thì ngược lại. Về lượng hút, nhìn chung đất quá chua (pH thấp) cây hút đạm kém, biểu hiện ra bên ngoài là sinh trưởng kém, đẻ nhánh, phân cành ít, khối lượng sinh khối tạo ra thấp. - Quan hệ giữa các ion chứa N với các ion khác: + + 2+ 2+ Ion NH4 đối kháng với các ion như K , Mg , Ca , tức là nếu trong đất + hàm lượng các ion này cao thì cây hút NH4 yếu đi và ngược laị. - 2- - 3- Ion NO3 đối kháng với các ion SO4 , Cl , và PO4 . - Quan hệ với một số chất vi lượng trong đất: ví dụ khi trong đất có đủ Mo - + thì cây hút NO3 mạnh hơn NH4 . + - Nồng độ oxy trong đất: Đất tơi xốp thóang khí (đủ oxy) cây hút NH4 + mạnh. Ngược lại trong điều kiện yếm khí cây hút NH4 kém. - Hàm lương hydratcacbon trong cây: trong điều kiện thiếu ánh sáng, quang hợp giảm việc hình thành các chất gluxit trong cây diễn ra hạn chế cây + không hút được NH4 , chính vì vậy biện pháp bố trí mật độ hợp lý, tạo tán, tỉa cành, dọn sạch cỏ dại có tác dụng gián tiếp trong việc nâng cao hiệu lực của các + loại phân đạm amôn (phân đạm chứa gốc NH4 ). 1.2.4. Biểu hiện của cây khi thiếu đạm và thừa đạm 1.2.4.1. Biểu hiện của cây khi thiếu đạm Cây sinh trưởng kém, còi cọc, cây thấp,ít chồi cành, đẻ nhánh kém. Lá nhỏ có màu vàng. Các lá già phía dưới vàng trước, vàng từ chót lá vàng vào, từ gân chính vàng ra, vàng theo hình chữ V. Quả và hạt nhỏ, cây chín sớm, phẩm chất kém. 1.2.4.2. Biểu hiện của cây khi thừa đạm Cây mọc vống, mềm yếu ớt, lá mỏng có màu xanh đậm, chậm ra hoa kết quả, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Thời gian sinh trưởng kéo dài, cây chậm ra hoa kết quả. - Năng suất, phẩm chất nông sản giảm, sản phẩm khó bảo quản. 1.3. Phân đạm và cách sử dụng 1.3.1. Urê (cacbamit) CO(NH2)2 Là loại phân đạm thuộc nhóm amin. Phân urê có 44 – 48% N nguyên chất. thông thường là 46%. Phân urê chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới, là loại phân có tỷ lệ N cao nhất. 1.3.1.1. Đặc điểm Trên thị trường có bán 2 loại phân urê có chất lượng giống nhau:
  56. 55 - Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm mạnh. - Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. 1.3.1.2. Sử dụng Phân urê thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Vì vậy loại phân đạm này đang được sử dụng khá rộng rãi trong sản xuất. Phân này bón thích hợp trên đất chua phèn. Phân urê được dùng để bón thúc, không nên bón quá sớm, không bón trên bề mặt đất. Có thể pha và phun lên lá với nồng độ thấp 0.5 – 1.5% để phun lên lá. Trong chăn nuôi, urê được dùng trực tiếp bằng cách cho thêm vào khẩu phần thức ăn cho lợn, trâu bò. Phân này cần được bảo quản kỹ trong túi polyethylen và không được phơi ra nắng. Bởi vì khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng urê rất dễ bị phân huỷ và bay hơi. Các túi phân urê khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn. 1.3.2. Amôn sunphat (NH4)2SO4 Còn gọi là phân SA. Sunphat đạm có chứa 20 – 21% N nguyên chất. Trong phân này còn có 29% lưu huỳnh (S). Trên thế giới loại phân này chiếm 8% tổng lượng phân hóa học sản xuất hàng năm. 1.3.2.1. Đặc điểm Dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân này có mùi nước tiểu (mùi amôniac), vị mặn và hơi chua. Cho nên nhiều nơi gọi là phân + muối diêm. Khi bón vào đất, tan nhanh, ion NH4 được keo đất hấp phụ. Là loại phân chua hóa học và chua sinh lý và khi bón liên tục nhiều năm sẽ gây ra phản ứng chua cho đất. 1.3.2.2. Sử dụng Sunphat amôn là loại phân bón tốt vì có cả N và lưu huỳnh là hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây. Có thể đem bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất không bị phèn, bị chua. Nếu đất chua cần bón thêm vôi, lân. Phân sunphat amôn dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, trên các loại đất bạc màu (thiếu S).
  57. 56 Đối với cây trồng: đạm sunphat amôn được dùng chuyên để bón cho các loài cây cần nhiều S và ít N như đậu đỗ, lạc v.v và các loại cây vừa cần nhiều S vừa cần nhiều N như ngô. Tuy nhiên hiện nay loại phân này ít được sử dụng hơn so với urê. Cần lưu ý đạm sunphat amôn là loại phân có tác dụng nhanh, rất chóng phát huy tác dụng đối với cây trồng, cho nên thường được dùng để bón thúc và bón thành nhiều lần để tránh mất đạm. Khi bón cho cây con cần chú ý là phân này dễ gây cháy lá. Không nên sử dụng phân đạm sunphat để bón trên đất phèn, đất lầy thụt vì phân dễ làm chua thêm đất. Nên bón phân kết hợp với phân chuồng, nâng cao tính đệm của đất, giảm tác hại của loại phân này. Sau một số năm sử dụng cần bón vôi cho đất để cải tạo chua. Tác dụng 2+ 2- của vôi trong trường hợp này thể hiện ở chỗ ion Ca kết hợp với ion SO4 tạo thành muối CaSO4 kết tủa, không tạo thành H2SO4. + [KĐ]Ca + + (NH4)2SO4 > [KĐ]2NH4+ + CaSO4. 1.3.3. Amôn nitrat (NH4NO3) Phân amôn nitrat có chứa 33 – 35% N nguyên chất. Ở các nước trên thế giới loại phân này chiếm 11% tổng số phân đạm được sản xuất hàng năm. 1.3.3.1. Đặc điểm Phân này ở dưới dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám. Amôn nitrat dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó bảo quản và khó sử dụng. Là loại phân chua hóa học. Tuy vậy, đây là loại phân bón quý vì có chứa + - cả NH4 và cả NO3 , phân này có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau. 1.3.3.2. Sử dụng Amôn nitrat bón thích hợp cho các loại cây trồng cạn như thuốc lá, bông, mía, ngô Loại phân này được dùng để pha thành dung dịch dinh dưỡng để tưới cây trong nhà kính và tưới bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả. 2. Lân và phân lân 2.1. Lân trong đất Hàm lượng lân trong đất biến động từ 0,03-0,12%, phụ thuộc vào thành phần cơ giới, tính chất của đá mẹ, và tỷ lệ chất hữu cơ trong đất. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng lớn thì hàm lượng lân càng cao. 2.1.1. Các dạng tồn tại của lân trong đất Lân trong đất tồn tại dưới 2 dạng: Lân vô cơ và lân hữu cơ
  58. 57 - Lân hữu cơ có trong các hợp chất hữu cơ dưới dạng axit nucleic, glyxerophotphat, photphatit, và phitat. Khi chất hữu cơ bị phân giải sẽ giải phóng lân cung cấp cho cây trồng. - Lân vô cơ: Tồn tại dưới các dạng muối phôtphat.Trong đất chua chủ yếu là các phôtphat sắt, phôtphat nhôm. Trong đất kiềm là các photphat canxi, photphat magiê. Trong đất mặn là photphat natri. 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng cố định lân trong đất Hàm lượng mùn trong đất: Đất càng giàu mùn, trong đó tỷ lệ axit humic cao sẽ hạn chế quá trình cố định lân. Chất hữu cơ đưa vào làm tăng độ phì nhiêu đất, tăng lượng axit hữu cơ và hàm lượng hydrat cacbon, hình thành vật chất mùn mới có hoạt tính trao đổi cao. Dạng chất này rất giàu các nhóm chức, nhất là nóm - COOH có tác dụng ngăn cản sự giữ chặt lân thông qua việc tạo hiệu ứng hình thành phức các cation hóa trị 2 và 3 làm hạn chế kết tủa ở dạng phốt phát vô cơ. Phản ứng của môi trường đất: Đất quá chua hoặc quá kiềm đều xảy ra quá trình cố định lân mạnh. Thành phần cơ giới đất: Đất có tỷ lệ hạt sét càng cao, khả năng cố định lân càng lớn. 2.2. Lân trong cây 2.2.1. Tỷ lệ lân trong cây Nguyên tố dinh dưỡng Phôtpho (P) là một trong 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với cây trồng. Cây trồng sử dụng dinh dưỡng Phốtpho 2- 3- thông qua các nhóm chứa nguyên tố này (H2PO4; HPO4 ; và PO4 ) ngoài ra còn dưới dạng các hợp chất hữu cơ dễ tan chứa phốt pho (axit amin, amit ). Các chất dinh dưỡng chứa phôt pho nói trên được gọi chung là dinh dưỡng lân hay chất chứa lân. Tỷ lệ lân trong cây biến động từ 0,3-1,4% so với trọng lượng chất khô. Tỷ lệ này khác nhau đối với các loại cây trồng và các bộ phận khác nhau của cây: Lân trong cây họ đậu lớn hơn trong cây họ hoà thảo. Trong các bộ phận non hàm lượng lân lớn hơn trong các bộ phận già. Trong hạt lớn hơn trong thân, lá. Các dạng lân trong cây: - Lân hữu cơ, có trong các chất nucleoprotein, glyxerophotphat, phitin. - Lân vô cơ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cây dưới dạng hợp chất orthophotphat. 2.2.2. Vai trò của lân đối với đời sống cây trồng Lân có vai trò rất quan trọng đối với cây, thể hiện:
  59. 58 - Lân là một trong các chất cần thiết nhất cho quá trình trao đổi chất của cây trồng, có trong thành phần của glyxerophotphat là sản phẩm đầu tiên trong quá trình quang hợp. Lân có trong chất béo và protein, lân tham gia vào thành phần các hợp chất cao năng như ATP, ADP. Lân có trong thành phần của nhân tế bào. Tham gia vào thành phần các enzim, các protêin, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Vì những tác dụng đó lân có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào, thúc đẩy việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. - Lân tăng cường sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra xung quanh, tăng khả năng hút nước, hút dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. - Lân có trong chất béo và protein là những chất dự trữ chủ yếu trong các bộ phận nhất là bộ phân thu hoạch do đó quyết định phẩm chất nông sản, đặc biệt là nông sản làm giống. - Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống chị rét, chống chịu một số loại sâu bệnh hại. Tăng cường độ cứng mô cơ giới, giúp cho cây chống đổ. Về mặt quan hệ với các yếu tố dinh dưỡng khác: lân có tác dụng hạn chế tác hại của hiện tượng bón thừa đạm. 2.2.3. Sự đồng hóa lân của cây 2.2.3.1. Dạng lân cây hấp thu - Cây hấp thụ lân dới dạng ion phốtphat, trong đó chủ yếu là H2PO4 và 1 ít 2- HPO4 ở dạng vô cơ và hữu cơ. Dạng lân vô cơ là các hợp chất vô cơ có chứa lân: Ca(H2PO4)2 và CaHPO4 Dạng lân hữ cơ: Cây không hút trực tiếp các hợp chát lan hữu cơ mà phải nhờ tác dụng phân giải của các vi sinh vật sẽ giải phóng ra lân ở dạng dễ tiêu mà cây hấp thụ được. 2.2.3.2. Ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đồng hóa lân của cây Giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây: Cây cần nhiều lân từ lúc đẻ nhánh đến lúc ra hoa. Loại cây trồng: Cây họ đậu, cây phân xanh có khả năng chuyển hóa lân vô cơ thành đạm hữu cơ và lân hữ cơ cung cấp cho cây. PH môi trường. 2.2.4. Biểu hiện của cây khi thiếu lân - Cây mọc yếu, bộ rễ kém phát triển, tán cây nhỏ.
  60. 59 - Lá cây có màu huyết dụ, tím nhạt hay xanh đậm, lá giá hay bị rách,lá khô héo màu tối đen. - Chồi nách kém phát triển, cây đẻ nhánh kém, trổ bông chậm. - Sức chống chịu của cây giảm. - Cây chín muộn, hạt lép lửng nhiều, phẩm chất nông sản giảm rõ rệt, quả nhỏ, màu sắc xấu. 2.3. Phân lân và cách sử dụng 2.3.1. Supe photphat (Supe lân hay lân Lâm Thao) Ca(H2PO4)2.CaSO4 Supe lân là phân lân được chế biến bằng cách tác động H2SO4 với quặng apatit, để chuyển apatit thành photphat 1 Canxi. Trong phân có chứa 15 – 16% P2O5 dễ tiêu, 11 – 12% S, 22 – 23% CaO. Đặc điểm Phân có dạng bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc. Một số trường hợp supe lân được sản xuất dưới dạng viên. Phân dễ hoà tan trong nước cho nên cây dễ sử dụng. Phân thường phát huy hiệu quả nhanh, ít bị rửa trôi. Trong phân còn chứa một lượng khá lớn axit, vì vậy phân có phản ứng chua. Supe lân ít hút ẩm, nhưng nếu cất giữ không cẩn thận phân có thể bị nhão và vón thành cục. Phân có tính axit nên dễ làm hỏng bao bì và dụng cụ đong đựng bằng sắt. Sử dụng Phân này có thể sử dụng để bón ở các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua đều được. Tuy nhiên, ở các loại đất chua nên bón vôi khử chua trước khi bón supe lân. Supe lân có thể dùng để ủ với phân chuồng. Trong quá trình ủ phân chuồng nên kết hợp 2-5% supelân, vừa có tác dụng tăng chất lượng phân chuồng vừa tăng hiệu quả của phân lân. Nếu supe lân quá chua, cần trung hoà bớt độ chua trước khi sử dụng. Có thể dùng phôtphat nội địa hoặc apatit. Nếu đất chua nhiều dùng 15 – 20% apatit để trung hoà, đất chua ít dùng 10 – 15%. Nếu dùng tro bếp để trung hoà độ chua của supe lân thì dùng 10 – 15%, nếu dùng vôi thì tỷ lệ là 5 – 10%. Sử dụng supe lân trên nền đất đủ đạm, nếu cây trồng thiếu đạm hiệu quả của phân lân không cao. Phân supe lân thường phát huy hiệu quả nhanh, cho nên để tăng hiệu lực của phân, người ta thường bón tập trung, bón theo hốc, hoặc sản xuất thành dạng viên để bón cho cây.
  61. 60 2.3.2. Lân nung chảy (Lân Văn Điển – Techmohotphat – Lân nhiệt luyện) Là loại phân lân được chế biến từ nguyên liệu là apatit (loại 2 và loại 3) nung ở nhiệt độ 1450 – 15000C cho quặng nóng chảy, sau đó để nguội đột ngột rồi nghiền nhỏ.Các thành phần dinh dưỡng có trong phân: P2O5 : 15 – 17% MgO: 15 – 18% CaO: 28 – 34% SiO2: 24 – 30% Trong phân còn có các chất vi lượng khác: Fe2O3, B, Mn, Cu, Co, Zn Đặc điểm: Phân có dạng bột màu xanh nhạt, gần như màu tro. Phân có phản ứng kiềm, vì vậy không nên trộn lẫn với phân đạm vì dễ làm cho đạm bị mất. Phân này không tan trong nước, nhưng tan được trong axit yếu. Cây sử dụng dễ dàng do trong quá trình sống cây tiết ra các axit hữu cơ làm tan phân. Tecmô phôtphat ít hút ẩm. Luôn ở trong trạng thái tơi rời và không làm hỏng dụng cụ đong đựng. Sử dụng: Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc đều tốt. Tecmô phôtphat phát huy hiệu lực tốt ở các vùng đất chua, vì phân có phản ứng kiềm. Phân sử dụng có hiệu quả cao trên các vùng đất cát nghèo, đất bạc màu vì phân chứa nhiều vôi, có các nguyên tố vi lượng và một ít kali. Phân này thường được bón rải, ít khi bón tập trung và ít được sản xuất dưới dạng viên. 3. Kali và phân kali 3.1. Kali trong đất 3.1.1.Tỷ lệ Kali trong đất Trong đất tỷ lệ kali trung bình chiếm khoảng 2%, dao động trong phạm vi 0,5-3%. Tỷ lệ kali trong đất phụ thuộc vào: - Nguồn gốc của đất: Đất được hình thành từ đá mẹ chứa nhiều khóang vật như phenspat, mica, aluminsilicat thường có tỷ lệ kali cao hơn. - Thành phần cơ giới đất: Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ kali > trong đất có thành phần cơ giới nhẹ. 3.1.2. Sự chuyển hóa kali trong đất 3.1.2.1. Các dạng tồn tại của kali trong đất Trong đất, kali tồn tại dưới các dạng sau: - Kali hòa tan trong dung dịch đất: Các muối hoà tan như K2CO3 , KHCO3 trong thành phần của dung dịch đất, cây trồng có thể hút được K+ dưới
  62. 61 các dạng này. Hiệu quả của K trong dung dịch đất đối với sự hấp thu của cây trồng chịu tác động bởi sự hiện diện của các cation khác, đặt biệt là Ca2+ và Mg2+. - Kali trao đổi: K+ nằm trong phức hệ hấp phụ của keo đất. Thông qua quá trình trao đổi ion giữa keo đất và dung dịch đất, K+ được giải phóng, cây trồng sử dụng được. Tuy nhiên khả năng hấp thu của keo đất đối với ion K+ yếu, nên ion này dễ bị rửa trôi. - Kali trong thành phần của các khóang vật: dạng này cây trồng không thể sử dụng ngay, chỉ khi khóang vật bị phong hóa tạo thành đất cây trồng mới có thể hút được. 3.1.2.2. Quá trình chuyển hóa kali trong đất - Các muối tan chứa kali thường xuyên bị rửa trôi theo nước mưa hoặc nước tưới làm cho dạng này bị mất dần. - Quá trình trao đổi ion giữa keo đất và dung dịch đất làm cho cây hút được K+ nhưng đồng thời cũng làm giảm lượng chứa kali trong đất. - Quá trình phong hóa khóang vật xảy ra chậm trong thời gian dài. Qúa trình này giải phóng kali cung cấp vào đất nhưng với tốc độ chậm không đáp ứng được nhu cầu kali của cây trồng. Tuy nhiên đây cũng là nguồn đáng kể bổ sung kali cho đất. 3.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ion K+ trong đất Khoáng sét: Đất chứa nhiều khoáng sét dạng montmorilonit, illit có khả năng cố định K+ mạnh hơn đất chứa nhiều khóang kaolinit. Hàm lượng chất mùn trong đất: Đất càng giàu mùn, lượng K+ bị cố định bởi keo sét càng thấp, do đó càng thuận lợi cho cây trong việc hút dinh dưỡng kali. Nhiệt độ: Nhiệt độ cao giúp cho quá trình giải phóng K+ từ khóang vật và keo đất càng cao, do đó cây được cung cấp K+ nhiều hơn nhưng đồng thời cũng làm cho ion này bị rửa trôi mạnh hơn. Độ ẩm đất: Khi đất từ trạng thái độ ẩm thấp chuyển sang trạng thái độ ẩm cao kali được giải phóng nhiều hơn, và ngược lại kali bị cố định mạnh hơn. 3.2. Kali trong cây 3.2.1. Tỷ lệ Kali trong cây Tỷ lệ Kali trong cây biến động trong phạm vi từ 0,5 – 6% chất khô. Kali không nằm trong thành phần của bất kỳ chất hữu cơ nào trong cây. Kali tồn tại dưới dạng ion dung dịch bào và một phần tạo phức không ổn định với các chất keo của tế bào chất. Hàm lượng Kali trong cây nhiều hay ít phụ thuộc vào loại cây trồng. Các loại cây như hướng dương, thuốc lá, củ cải đường và các loại cây lấy củ như
  63. 62 khoai lang, khoai tây có nhu cầu kali cao nên tỷ lệ kali trong các cây này rất cao (chiếm từ 4 – 6% trọng lượng chất khô). Tỷ lệ Kali trong thân lá thường cao hơn tỷ lệ kali trong hạt, trong rễ và trong củ. Trong rơm rạ ngũ cốc K2O đạt đến 1 – 1,5% chất khô trong khi trong hạt tỷ lệ kali chỉ bằng 0,5% chất khô. Trong cùng một cây đang phát triển, thì ở bộ phận non, ở các bộ phận hoạt động mạnh, tỷ lệ kali cao hơn ở các bộ phận già. Khi đất không cung cấp đủ kali thì kali ở bộ phận già được vận chuyển vào các bộ phận non, bộ phận hoạt động mạnh hơn. Hiện tượng thiếu kali do vậy xuất hiện ở lá già trước. Khi tỷ lệ kali trong cây giảm xuống đến 2 – 3 lần so với lượng bình thường mới thấy triệu chứng thiếu kali biểu hiện trên lá. Khi hiện tượng thiếu kali thể hiện rõ trên lá thì việc thiếu kali đã có thể làm giảm năng suất. Do vậy, không nên đợi xuất hiện triệu chứng thiếu kali mới bón kali cho cây. 3.2.2. Vai trò của Kali đối với đời sống cây trồng Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa của cây. Kali xúc tiến quá trình quang hợp bằng cách thúc đẩy sự vận chuyển các chất gluxit từ lá về các cơ quan khác. Kali thúc đẩy quá trình tổng hợp tích lũy các chất: tinh bột, đường bột, chất béo thúc đẩy sự xâm nhập đạm vào trong cây và tích lũy các hợp chất hữu cơ chứa đạm. Kali kích thích sự hoạt động của các men nên thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cây, đồng thời kali còn tham gia trung hòa các axit hữu cơ có trong quá trình trao đổi chất, góp phần tạo nên prôtít. Kali tăng cường sự tạo thành các bó mạch, tăng cường bề dày mô cơ giới, tăng độ dài sợi và số lượng sợi, làm cho cây cứng cáp, tăng tính chống sâu bệnh, chống đổ ngã. Kali tăng cường độ chứa nước của chất nguyên sinh, tăng khả năng giữ nước và tính thấm của nó, giảm sự thoát hơi nước của cây giúp cho cây chịu hạn. Kali giúp tăng cường hàm lượng khoáng trong nhựa cây, giúp cho cây chịu lạnh tốt. Kali làm tăng năng suất, phẩm chất nông sản: làm hạt chắc, mẩy, sáng vỏ, màu sắc quả đẹp, chất lượng quả cao: tăng lượng đường trong quả, quả có hương thơm, dễ bảo quản. 3.2.3. Sự đồng hóa kali của cây Cây hút kali dưới dạng ion K+ trao đổi hay hòa tan. Các dạng cây khác nhau có nhu cầu K khác nhau.
  64. 63 Quan hệ giữa Kali với bón vôi: Khi bón vôi vào đất thì nhu cầu về Kali của cây nhiều hơn. Khi K có nhiều trong dung dịch đất thì vai trò của Canxi trong cây không rõ. 3.2.4. Biểu hiện của cây khi thiếu kali - Cây sinh trưởng kém, đầu và 2 mép lá vàng, phiến lá xuất hiện nhiều đốm nâu. Biểu hiện này xuất hiện ở lá già trước, lá non sau. - Mô nâng đỡ kém phát triển, cây mềm yếu dễ đổ ngã, sức đề kháng chống chịu giảm sút. - Các mô có thể bị chết, mép lá cong xuống phía dưới, lá nhăn. - Năng suất, phẩm chất nông sản giảm rõ rệt, hạt lép nhiều, củ nhỏ, quả chín chậm, quả chín khống đều, mẫu mã xấu. 3.3. Phân kali và cách sử dụng 3.3.1. Kali sunphat K2SO4 Hàm lượng kali nguyên chất trong sunphat kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh 18%. Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng. Dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên ít vón cục. Phân sunphat kali thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Sử dụng có hiệu quả cao đối với cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê. Phân chứa yếu tố S cần thiết cho các loại cây có nhu cầu S cao như: đậu, lạc Sunphat kali là loại phân chua sinh lý. Sử dụng lâu trên một chân đất có thể làm tăng độ chua của đất. Không dùng sunphat kali liên tục nhiều năm trên các loại đất chua, vì phân có thể làm tăng thêm độ chua của đất. 2+ + Đối với đất kiềm [KĐ]Ca + K2SO4 > [KĐ]2K + CaSO4. + 3+ + Đối với đất chua [KĐ]2H 2Al + K2SO4 > [KĐ]8K + H2SO4 +Al2(SO4)3. 3.3.2. Kali clorua KCl Hiện nay, phân clorua kali được sản xuất với khối lượng lớn trên thế giới và chiếm đến 93% tổng lượng phân kali. Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 58 – 62%. Ngoài ra trong phân còn có một ít muối ăn (NaCl). Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt. Nông dân ở một số nơi gọi là phân muối ớt. Cũng có dạng clorua kali có màu xám đục hoặc xám trắng. Phân được kết tinh thành hạt nhỏ. Hoà tan mạnh trong nước. Khi để khô có độ rời tốt, dễ bón. Nhưng nếu để ẩm phân kết dính lại với nhau khó sử dụng. Đây là loại phân chua sinh lý, nhưng gốc Cl- dễ bị rửa trôi nên chỉ làm chua đất tạm thời.
  65. 64 Có thể dùng để bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc. Bón thúc lúc cây sắp ra hoa làm cho cây cứng cáp, tăng phẩm chất nông sản. Clorua kali rất thích hợp với cây dừa vì dừa là cây ưa clo. Không nên dùng phân này để bón vào đất mặn, là loại đất có nhiều clo, và không bón cho thuốc lá là loại cây không ưa clo. Cũng không nên dùng bón cho một số loài cây như: chè, cà phê, vì phân ảnh hưởng đến phẩm chất nông sản (làm giảm hương vị). 3.3.3. Tro thực vật (tro bếp) Trong tro có kali, lân, vôi và các nguyên tố vi lượng. Tùy nguyên liệu đem đốt mà tỷ lệ các chất khoáng trong tro có khác nhau. Bảng 1: Tỷ lệ các chất khoáng trong một số tro thực vật K2O (%) P2O5 (%) K2O (%) Tro cây ngũ cốc 16,2 – 35,3 2,5 – 4,7 8,5 – 15 Tro gỗ cây lá rộng 10 3,5 30 Tro gỗ cây lá kim 6 2,5 35 Tro cây hướng dương 36,3 2,5 18,5 Tro phân chuồng 11 5 9 Tro than bùn 1 1,2 29 Tro than đá 2 1 Trong tro kali tồn tại dưới dạng K2CO3 rất dễ tan trong nước. Đây là dạng kali thích hợp với tất cả các loại cây trồng, đặc biệt là cây mẫn cảm với clo. Tro phải được bảo quản ở chỗ khô ráo vì nước sẽ hòa tan kali, do vậy chất lượng phân bón giảm. Tro có tính kiềm nên phát huy tác dụng tốt trên các loại đất chua. Mặc dù có tính kiềm có thể làm mất đạm ở dạng NH3, nhưng do trong tro có tỷ lệ SiO2 cao nên có khả năng giữ đạm tốt, có thể dùng tro bếp để ủ với phân chuồng mà không bị mất đạm. SiO2 + H2O +2NH4OH > (NH4)2SiO3 +2H2O. Tro các loại được sử dụng làm phân bón rất có hiệu quả ở những loại đất thiếu kali hoặc trong trường hợp bón quá nhiều phân đạm.
  66. 65 4. Phân phức hợp 4.1. Khái niệm Các loại phân hóa học đang được sử dụng phổ biến hiện nay thường chỉ chứa 1 yếu tố dinh dưỡng. Nếu không có sự hiểu biết nhất định về yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng, về đất đai và sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật rất có thể gây tình trạng bón mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Nhằm tăng hiệu quả của phân bón, đồng thời cung cấp liền một lúc nhiều yếu tố dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu đa dạng về dinh dưỡng của cây trồng, người ta tiến hành sản xuất và sử dụng các loại phân chứa nhiều yếu tố dinh dưỡng, thậm chí cả chất kích thích sinh trưởng. Các loại phân đó được gọi là phân phức hợp. Phân phức hợp là loại phân chứa ít nhất 2 yếu tố dinh dưỡng trong thành phần của chúng. Còn được gọi là phân bón đa nguyên tố. 4.2. Phân loại và cách gọi tên phân phức hợp Căn cứ vào đặc điểm của phân, quá trình chế biến. Người ta phân chia ra 2 loại phân phức hợp: Phân hỗn hợp và phân hóa hợp. 4.2.1. Phân hỗn hợp Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và đều đặn. Phân hỗn hợp có các tỷ lệ N:P:K ở các tổ hợp khác nhau được lựa chọn phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. Ngoài các yếu tố đa lượng rất cần thiết cho cây, phân hỗn hợp còn có thể có thêm cả các nguyên tố trung lượng: Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng khác. Nguyên tắc và những điều cần lưu ý khi trộn phân: Có những loại phân trộn được với nhau và khi bón cho cây các nguyên tố dinh dưỡng trong hỗn hợp đều phát huy được tác dụng tốt. Tuy vậy, có những loại phân không trộn lẫn với nhau được, bởi vì khi trộn, loại phân này có thể làm mất hoặc giảm các nguyên tố dinh dưỡng có ở trong loại phân kia, hoặc tạo thành các chất có hại cho cây, làm xấu đất (xem bảng khả năng trộn các loại phân với nhau) . 4.2.2. Phân hóa hợp Phân hóa hợp hay phân tổng hợp là các loại phân đã được sản xuất thông qua các phản ứng hóa học để tạo thành một thể phân bón gồm nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Trong quá trình tạo thành phân hóa hợp các nguyên tố dinh dưỡng tác động với nhau theo các phản ứng hóa học để tạo thành hợp chất mới. Ví dụ: NH3+ H3 PO4 > NH4H2PO4 Phân amônphôtphat (Amôphot). 2NH3 + H3PO4 > (NH4)2HPO4 Phân DAP hay Diamônphotphat.
  67. 66 NaNO3 + KCl > KNO3 + NaCl. Cũng như phân hỗn hợp, trong thành phần phân hóa hợp ngoài các yếu tố đa lượng rất cần thiết cho cây còn có thể có thêm cả các nguyên tố trung lượng vi lượng khác. Phân hóa hợp được sản xuất với các tỷ lệ N:P:K khác nhau phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. 4.3. Các loại phân phức hợp 4.3.1. Phân NP Là loại phân chứa 2 yếu tố dinh dưỡng N và P. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân NP khác nhau. * Phân amophor: Thành phần của phân này gồm: 18% N, 18% P2O5. Phân có dạng viên rời, khô. Phân có khả năng hoà tan hoàn toàn trong nước. Phân được sản xuất bằng cách trộn supe lân với sunphat amôn. Phân này được sử dụng để bón trên đất có hàm lượng kali cao như các loại đất phù sa, đất phèn * Phân diamophos (DAP): Phân có thành phần P2O5 – 40%, N – 18%. Phân có hàm lượng lân cao, cho nên sử dụng thích hợp cho các vùng đất phèn, đất bazan. Diamophos có thể sử dụng để bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc. Diamophos thường được dùng để bón cho đất có hàm lượng NPK trung bình hoặc các loại đất có N, K2O lớn hơn P2O5. Người ta ít dùng phân này để bón cho đất thiếu kali như đất bạc màu, đất cát nhẹ, đất xám, đất trung tính. Phân này ít được dùng để bón cho cây lấy củ, bón cho lúa gieo khô. Phân DAP có chứa đạm, lân dễ tiêu, không làm chua đất. * Phân hỗn hợp N-P: bao gồm nhiều loại phân hỗn hợp với tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau như: 20:20:0; 23:23:0 và 10:10:0 được sản xuất ra chuyên sử dụng để bón lót vào đất. 4.3.2. Phân NK * Phân kali nitrat: Dạng phân 2 yếu tố chứa 13% N và 45% K2O. Phân này được dùng để bón cho đất nghèo kali. Thường được dùng để bón cho cây ăn quả, cây lấy củ. * Phân hỗn hợp N-K: 30:0:10; 20:0:20 và 20:0:10. Các dạng phân này có chứa N; K và một số nguyên tố trung lượng. Trong các dạng phân này không có lân. Các dạng phân này được dùng để bón vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, vì vào thời kỳ này cây không còn yêu cầu đối với lân. 4.3.3. Phân PK * Phân PK 0:1:3