Giáo trình Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_qua_trinh_san_xuat_trong_doanh_nghiep_phan_1.pdf
Nội dung text: Giáo trình Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp (Phần 1)
- LỜI NÓI ĐẦU Sản xuất là việc trực tiếp tạo ra hành hóa, dịch vụ cung cấp cho thị trường, là nguồn gốc tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tạo ra sự tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân và thúc đẩy xã hội phát triển. Để đảm bảo sự ổn định của quá trình sản xuất cần phải có quản trị sản xuất. Đây là một trong những chức năng quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Nó tác động trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tài sản của doanh nghiệp và cung cấp cho thị trường những sản phẩm hay dịch vụ chất lượng đáp ứng nhu cầu biến đổi và hiệu quả kinh tế. Song song việc tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng tốt thì quản trị chất lượng cũng là một chức năng không kém phần quan trọng trong doanh nghiệp, góp phần đáng kể vào sự thành công của một doanh nghiệp. Tài liệu này được biên soạn nhằm hỗ trợ công việc giảng dạy và học tập, nghiên cứu của các sinh viên ngành kỹ thuật, trang bị những kiến thức cơ bản và cần thiết cho một nhà quản trị để đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình sản xuất. Trong quá trình biên soạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, nhóm tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của tất cả quý bạn đọc, quý thầy cô và các bạn sinh viênđể tài liệu được hoàn thiện hơn. 3
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 MỤC LỤC 5 Chương 1. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 10 Bài 1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 11 I. Tổng quan về doanh nghiệp 11 1. Khái niệm doanh nghiệp 11 2. Các đặc điểm của Doanh nghiệp 11 3. Các loại hình doanh nghiệp 14 4. Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp (Organizational Structure 20 II. Tổng quan về sản xuất và quản trị sản xuất trong doanh nghiệp 23 1. Khái niệm về sản xuất và quản trị sản xuất 23 2. Mục tiêu của quản trị sản xuất 24 3. Năng suất và sản xuất 25 Câu hỏi ôn tập 25 Bài 2. DỰ TOÁN CHI PHÍ TRONG SẢN XUẤT 27 I. Tổng quan về dự toán chi phí trong sản xuất (Product Cost Estimation) 27 1. Khái niệm 27 2. Mục tiêu của dự toán chi phí 27 3. Các yếu tố trong dự toán chi phí 28 4. Tổng chi phí của một sản phẩm 30 5. Các bước để dự toán chi phí sản xuất 30 II. Các bài tập ví dụ 31 5
- Câu hỏi và bài tập 35 Bài 3. BỐ TRÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 37 I. Khái quát về bố trí sản xuất trong doanh nghiệp 37 1. Khái niệm về bố trí sản xuất 37 2. Vai trò của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp 37 3. Những nguyên tắc trong việc bố trí sản xuất 38 II. Các loại hình bố trí sản xuất chủ yếu 38 1. Bố trí theo quy trình (chức năng) 38 2. Bố trí theo dây chuyền (sản phẩm) 39 3. Bố trí theo vị trí cố định 41 4. Bố trí theo hỗn hợp 41 III. Bài toán cân bằng chuyền 42 1. Giới thiệu về cân bằng chuyền 42 2. Các bước để thực hiện cân bằng chuyền 42 3. Các ví dụ cân bằng chuyền 44 Câu hỏi và bài tập 53 Bài 4. ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 73 I. Khái quát về điều độ sản xuất 73 1. Khái niệm 73 2. Nhiệm vụ của điều độ sản xuất 73 3. Nội dung của điều độ sản xuất 73 II. Lập lịch trình sản xuất 74 1. Khái niệm 74 2. Phân giao n công việc trên một máy 74 3. Phân giao n công việc trên 2 máy 79 4. Phân giao n công việc cho 3 máy 82 Câu hỏi và bài tập 84 6
- Bài 5. PHƯƠNG PHÁP TĂNG NĂNG SUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 87 I. Năng suất trong quản trị sản xuất 87 1. Khái niệm 87 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 88 II. Một số biện pháp giúp tăng năng suất trong doanh nghiệp 89 1. Sản xuất đúng thời hạn (Just in time - JIT) 89 2. KANBAN 92 3. 5S 94 4. Chu kỳ sản xuất 96 Câu hỏi ôn tập 102 Bài 6. QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO 103 I. Giới thiệu về hàng tồn kho 103 1. Khái niệm 103 2. Vai trò của quản trị hàng tồn kho 103 3. Mục tiêu của quản trị hàng tồn kho 104 4. Lợi ích của việc quản trị hàng tồn kho 104 5. Các chi phí liên quan đến hàng tồn kho 104 6. Các dạng hàng tồn kho và biện pháp giảm lượng hàng tồn kho105 II. Các kỹ thuật quản trị hàng tồn kho 106 1. Tổng quan 106 2. Kỹ thuật phân tích ABC 107 III. Mô hình đặt hàng kinh tế theo số lượng - EOQ (ECONOMIC ORDER QUANTITY) 109 1. Khái niệm 109 2. Nội dung 109 Câu hỏi ôn tập 113 7
- Chương II. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 115 Bài 7. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG 117 I. Giới thiệu 117 1. Khái niệm 117 2. Những đặc điểm của chất lượng 118 3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng 118 4. Kiểm tra 120 II. Quản lý chất lượng (QC) 121 1. Khái niệm QC 121 2. Mục tiêu của Quản lý Chất lượng 121 3. Lợi ích của quản lý chất lượng 121 4. Các bước để quản lý chất lượng 122 5. 7 công cụ quản lý chất lượng 122 6. Nguyên nhân làm biến đổi chất lượng 133 III. Vòng tròn chất lượng - Quality Circles 134 1. Khái niệm 134 III. Quản lý chất lượng toàn diện - Total Quality Management (TQM) 135 1. Những ý tưởng trong TQM 136 2. Những triết lý của TQM 136 3. Những nội dung cơ bản của TQM 137 Câu hỏi ôn tập 138 Bài 8. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 139 I. Giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng ISO và bộ ISO 9000 139 1. Tổng quan về ISO 139 2. Bộ ISO 9000 140 3. Tám nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO 142 8
- II. Tổng quan về Six Sigma (6) 143 1. Khái niệm 143 2. Lý do sử dụng 6 vào quản lý chất lượng 144 3. Các cấp độ trong 6 145 4. Những lợi ích khi sử dụng 6 146 5. Bốn nội dung cơ bản của 6 147 6. 6 và phương pháp DMAIC (Define - Measure - Analyse - Improve - Control) 148 Câu hỏi ôn tập 154 Tài liệu tham khảo 155 9
- Chương 1 QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 10
- Bài 1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP Mục tiêu bài học: - Định nghĩa được doanh nghiệp. - Trình bày được khái niệm và đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp. - Phân biệt rõ ràng giữa các loại hình doanh nghiệp. - Phân loại được các cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp. - Trình bày được khái niệm quá trình sản xuất và quản trị sản xuất trong doanh nghiệp. I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm doanh nghiệp Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.(Luật Doanh nghiệp 2005) Trong công nghiệp thì doanh nghiệp được hiểu là một đơn vị sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm tạo ra sản phẩm hàng hóa là những sản phẩm, dịch vụ, công việc có tính chất công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trên thị trường (phải thỏa mãn tối đa lợi ích của đối tượng tiêu dùng) thông qua đó đạt được mục đích của mình là tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. 2. Các đặc điểm của Doanh nghiệp 2.1. Chức năng sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với nhau tạo thành chu trình khép kín. Chu trình khép kín này được biểu diễn qua sơ đồ Hình 1.1: 11
- 1 2 3 45 Nghiên cứu Chọn sản phẩm Thiết kế Chuẩn bị các Tổ chức thị trườ ng hàng hóa sản phẩm yếu tố sản xuất sản xuất Điều tra Tổ chức tiêu Sản xuất Sản xuất thử, sau tiêu thụ thụ sản phẩm hàng loạt bán thử nghiệm 9 8 7 6 Hình 1.1. Chu trình khép kín của quá trình sản xuất – kinh doanh Hoạt động điều chỉnh( ) : hoạt động này hình thành dựa vào kết quả điều tra sau tiêu thụ. Trong chu trình hoạt động nêu trên, chức năng sản xuất chỉ là một giai đoạn trung gian trong suốt chu trình (khâu 3, 4, 5, 6, 7), các giai đoạn đầu (khâu 1, 2) và cuối (khâu 8, 9) của chu trình thuộc về chức năng lưu thông hay thuộc về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải căn cứ vào thị trường. Căn cứ để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào của doanh nghiệp chính là nhu cầu của thị trường, nói một cách khác đó chính là nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng trong xã hội.Vì vậy, việc nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác tâm lý, hành vi tiêu dùng của các đối tượng tiêu dùng về sản phẩm hành hóa của doanh nghiệp là một hoạt động cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tượng tiêu dùng rất quan trọng trong hoạt động kinh tế, các nhà kinh tế cho rằng đó chính là hai thành phần trong hệ thống kinh tế, sự tác động qua lại giữa hai thành phần đó có thể được biểu diễn qua chu trình hoạt động kinh tế sau đây: 12
- Đối tượng tiêu Doanh nghiệp dùng Thị trường sản phẩm 1. Người sản xuất hàng hoá 1. Người tiêu thụ hàng Thị trường yếu tố 2. Người sử dụng hóa sản xuất 2. Người sở hữu nguồn nguồn nhân lực nhân lực Hình 1.2. Chu trình hoạt động kinh tế Từ sơ đồ Hình 1.2 ta thấy rằng để tăng doanh thu tiêu thụ hàng hóa, mỗi doanh nghiệp phải luôn tìm mọi cách để người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm hàng hoá của mình.Muốn vậy, họ phải tạo ra khả năng tiêu dùng cao nhất cho người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa của họ so với hàng hóa của các đơn vị khác, thông qua đó doanh nghiệp mới có thể tăng lợi nhuận hoạt động của mình.Như vậy việc đáp ứng thỏa mãn cao nhất lợi ích tiêu dùng cho đối tượng tiêu dùng chỉ là phương tiện để doanh nghiệp đạt được mục đích của mình là tối đa hóa lợi nhuận. 2.3. Mục tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp là lợi nhuận Lợi nhuận thực hiện ngày càng cao là mục tiêu kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp: P (Profit) = GIÁ BÁN (Price) – GIÁ THÀNH (Cost) Tăng P bằng các biện pháp sau: + Giảm giá thành + Tăng giá bán một đơn vị sản phẩm. + Tăng sản lượng bán ra để tăng lợi nhuận đồng thời nó cũng kích thích lại sản xuất. Ngoài ra, hoạt động của doanh nghiệp phải hướng đến những mục tiêu xã hội nhất định như tôn trọng và bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo đảm và tạo việc làm cho người lao động, bảo đảm phục vụ cho những 13
- chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của nhà nước trong những giai đoạn kinh tế nhất định. Trong một số trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong những ngành đáp ứng cho những nhu cầu phúc lợi công cộng của xã hội hoặc những ngành mà sản phẩm của nó quyết định đến sự cân đối chung của nền kinh tế thì mục tiêu xã hội đôi lúc được đặt nặng hơn, đồng thời nhà nước sẽ có những chính sách ưu đãi về tín dụng, về tài chính hay chế độ trợ giá, 2.4. Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động phải chấp nhận sự cạnh tranh Cùng hướng vào việc thỏa mãn nhu cầu thị trường trong điều kiện các nguồn tài nguyên vật lực cho sản xuất bị hạn chế, các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động phải chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xác định một chiến lược sản xuất kinh doanh thích ứng trên thị trường cũng như phải có những công cụ, giải pháp phù hợp để thực hiện chiến lược đó. 3. Các loại hình doanh nghiệp 3.1. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 3.1.1. Khái niệm DNNN là tổ chức kinh tế nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. 3.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước DNNN là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Có nghĩa là được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. DNNN có thẩm quyền kinh tế bình đẳng với các doanh nghiệp khác và hạch toán kinh tế độc lập trong phạm vi vốn do nhà nước quản lý. Hình thức tổ chức của DNNN được tổ chức dưới các hình thức sau: Công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động do giám đốc (người quản lý) do nhà nước chỉ định, bổ nhiệm, miễn nhiệm 14
- Hoạt động của doanh nghiệp một mặt dựa vào thị trường, mặt khác phải dựa vào các phương hướng, đường lối, chính sách của nhà nước. Nó chịu sự chi phối trực tiếp của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.3. Phân loại Căn cứ vào mục đích hoạt động của DNNN có 2 loại: DNNN hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận, trong quá trình hoạt động thì doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc hoạch toán kinh tế lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi. DNNN hoạt động công ích là doanh nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của nhà nước hoặc thực hiện các nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Trong quá trình hoạt động thì các doanh nghiệp này có thể được nhà nước bù lỗ. 3.2. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) 3.2.1. Khái niệm DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.DNTN không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. Và mỗi cá nhân chỉ được thành lập một DNTN duy nhất. 3.2.2. Đặc điểm của DNTN DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và đầu tư, tất cả tài sản thuộc về một chủ sở hữu duy nhất; người chủ này là một cá nhân, một con người cụ thể. Cá nhân này vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là người quản lý hoạt động của DNTN. Cá nhân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành quản lý doanh nghiệp, song chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ trong hoạt động kinh doanh của DNTN. Vốn của DNTN do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai, chủ DN có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ: số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác. Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp. Trách nhiệm vô hạn nghĩa là chủ DN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình mà không có sự phân biệt tài sản trong kinh doanh và tài sản ngoài kinh doanh. DNTN không được phát hành chứng khoán để huy động vốn trong kinh doanh. 15
- DNTN là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân của một tổ chức được công nhận khi đủ các điều kiện sau đây: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các mối quan hệ xã hội một cách độc lập. Vì DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của doanh nghiệp, có nghĩa là chủ DNTN không có tài sản độc lập với DN và vì thế DNTN không có tư cách pháp nhân. 3.3. Công ty cổ phần 3.3.1. Khái niệm Theo Luật doanh nghiệp nêu rõ: công ty cổ phần là doanh nghiệp mà trong đó: Vốn điều lệ sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp theo quy định của pháp luật. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3.3.2. Đặc điểm của công ty cổ phần Về vốn của công ty như sau: vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau hoặc gọi là cổ phần. Mỗi cổ phần được thể hiện dưới dạng văn bản (chứng chỉ do công ty phát hành), bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty gọi là cổ phiếu. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hay nhiều cổ phần. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng việc mua cổ phần. Mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần. Về thành viên của công ty. Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có 3 thành viên tham gia công ty cổ phần. 16
- Về trách nhiệm của công ty. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty. Về phát hành chứng khoán. Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác để huy động vốn. Về chuyển nhượng phần vốn góp (cổ phần). Cổ phần của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu của công ty cổ phần được coi là hàng hoá, được mua, bán, chuyển nhượng tự do theo quy định của pháp luật. 3.4. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 3.4.1. Công ty TNHH 1 thành viên - Là DN do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Đặc điểm: Về chủ sở hữu công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Công ty TNHH một thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ. Về phát hành chứng khoán. Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phần để huy động vốn trong kinh doanh. Về chuyển nhượng vốn góp. Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật. 3.4.2. Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên - Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên công ty không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; Đặc điểm: Về vốn của công ty. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng hoặc không bằng nhau. 17
- Về thành viên của công ty. Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có từ hai thành viên và tối đa không quá 50 thành viên tham gia công ty. Công ty TNHH từ hai thành viên là DN có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Về phát hành chứng khoán. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Phần vốn góp của các thành viên công ty được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. 3.5. Công ty liên doanh 3.5.1. Khái niệm Công ty liên doanh là công ty do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Việt Nam. 3.5.2. Đặc điểm của công ty liên doanh Công ty liên doanh là công ty do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập, nhưng ít nhất phải có một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài và một bên là công ty của Việt Nam. Nếu không có một bên là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì không gọi là công ty liên doanh được. Vốn của công ty liên doanh một phần thuộc sở hữu của bên hoặc các bên nước ngoài. Còn một phần thuộc sở hữu của bên hoặc các bên Việt Nam. Trong mọi trường hợp, phần vốn góp của các bên nước ngoài không được thấp hơn 30% vốn điều lệ của công ty liên doanh trừ trường hợp pháp luật quy định. Công ty liên doanh được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh là chủ yếu. Trên cơ sở hợp đồng liên doanh, công ty phải xây dựng điều lệ công ty. 3.5.3. Lợi ích của việc liên doanh với nước ngoài Nhiều DNViệt Nam chọn hình thức liên doanh với nước ngoài cũng vì những lợi ích sau: - Khắc phục được hạn chế về vốn, công nghệ và nhân sự trong kinh doanh. - Sử dụng được hệ thống phân phối của đối tác. - Khái thác được tối đa các khả năng của đối phương. 18
- - Thị trường được bảo vệ bằng thuế quan và hạn ngạch. - Thị trường không cho phép chủ sở hữu 100%. 3.6. Công ty vốn 100% nước ngoài 3.6.1. Khái niệm Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài là công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà trong đó có các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn để thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. 3.6.2. Đặc điểm Công ty 100% vốn nước ngoài có thể do một tổ chức, một cá nhân hoặc có thể do nhiều tổ chức, nhiều cá nhân nước ngoài đầu tư vốn thành lập và hoạt động. Vốn và tài sản của công ty hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Công ty 100% vốn nước ngoài hoàn toàn do người nước ngoài quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Nhà nước Việt Nam chỉ quản lý “vòng ngoài” thông qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra việc chấp hành pháp luật Việt Nam, chứ không can thiệp vào việc tổ chức quản lý nội bộ công ty. 3.7. Công ty hợp danh Công ty hợp danh được định nghĩa là một loại hình doanh nghiệp, với những đặc điểm pháp lý cơ bản sau: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 19
- 4. Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp (Organizational Structure) 4.1. Khái niệm cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định được bố trí thành những cấp khác nhau nhằm thực hiện các chức năng quản trị và thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Cơ cấu tổ chức là sự phản ánh các hình thức sắp xếp các bộ phận, các cá nhân trong một tổ chức nhất định. Có nghĩa là mỗi cá nhân biết làm việc gì, ai là người lãnh đạo quản lý, điều hành, chỉ huy 4.2. Một số cơ cấu tổ chức thường được sử dụng 4.2.1. Cơ cấu tổ chức theo chức năng (Functionally Organizational Structure) Trong cơ cấu này, vai trò của từng vị trí được bố trí theo chức năng nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chung. Quản lý của từng bộ phận chức năng: sản xuất, bán hàng, tài chính, marketing là các trưởng phòng và sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại với giám đốc là người chịu trách nhiệm phối hợp các hoạt động trong công ty và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động của công ty. Sơ đồ tổ chức theo chức năng: Ban giám đốc : Bộ phận kỹ thuật. : Bộ phận maketing. : Bộ phận sản xuất. : Bộ phận tài chính. Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức theo chức năng 20
- Ưu điểm của dạng này Có sự chuyên môn hóa sâu sắc và cho phép các thành viên tập trung vào chuyên môn của mình. Tạo điều kiện tuyển dụng được các nhân viên với kỹ năng phù hợp với từng bộ phận chức năng. Nhược điểm Sẽ không phát huy được hiệu quả trong các công ty có quy mô lớn. Khi hoạt động của công ty tăng về qui mô, số lượng sản phẩm tăng thì sự tập trung của người quản lý đối với lĩnh vực chuyên môn của anh ta sẽ bị dàn mỏng, do đó sẽ làm giảm mối quan tâm tới các phân đoạn sản phẩm cụ thể và nhóm khách hàng của từng sản phẩm. 4.2.2. Cơ cấu tổ chức theo dự án (Project Organizational Structure) Khi một doanh nghiệp mở rộng sản xuất thì kiểu cơ cấu theo chức năng không còn phù hợp nữa mà thay vào đó thì cần phải có cơ cấu mới phù hợp hơn với điều kiện đó. Cơ cấu tổ chức theo dự án được hình thành. Cơ cấu tổ chức theo dự án được phân chia thành những đơn vị chuyên trách thiết kế, sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nào đó. Ban giám đốc Trưởng phòng dự án Trưởng phòng dự án : Bộ phận kỹ thuật. : Bộ phận maketing. : Bộ phận sản xuất. : Bộ phận tài chính. Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức theo dự án 21
- Ưu điểm của cơ cấu theo dự án Do chú trọng vào sản phẩm mình đảm nhiệm nên nhà quản trị duy trì tính linh hoạt, phản ứng kịp thời với những thay đổi về nhu cầu tiêu dùng và sự biến động của môi trường. Cơ cấu này cũng mang tính linh hoạt nên thích hợp với sự thay đổi của sản phẩm, cho phép xác định những yếu tố liên quan đến sản phẩm. Khuyến khích sự quan tâm với nhu cầu của khách hàng, phát triển kỹ năng tư duy quản trị trong phạm vi sản phẩm. Nhược điểm của cơ cấu theo dự án Cơ cấu này có nhược điểm quan trọng đó là sự phối hợp giữa các bộ phận sản phẩm rất khó ăn ý với nhau. Cơ cấu này chỉ cho phép điều động nhân sự trong phạm vi từng bộ tuyến sản phẩm vì nhân sự đã được chuyên môn hóa theo sản phẩm. Việc chuyển nhân viên ra ngoài phạm vi tuyến sản phẩm mà họ đang phục vụ cũng bị hạn chế. 4.2.3. Tổ chức cơ cấu theo ma trận (Matrix Organizational Structure) Cơ cấu này là sự kết hợp giữa cơ cấu theo dự án và cơ cấu chức năng. Cơ cấu này sẽ tạo ra trưởng phòng quản lý các dự án, người chịu trách nhiệm phối hợp các bộ phận dự án. Trong cơ cấu ma trận sẽ phân chia thành hai tuyến quyền lực. Tuyến chức năng hoạt động theo chiều dọc, và tuyến dự án hay sản phẩm hoạt động theo chiều ngang. Ưu điểm của cơ cấu Theo cơ cấu này thì ưu điểm trước hết của nó đó là giúp các nhà quản trị có thể linh hoạt điều động nhân sự giữa các bộ phận, đồng thời nó góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức. Ưu điểm lớn nhất của cơ cấu này đó là cho phép tập trung vào khách hàng và sản phẩm, đồng thời cho phép có sự chuyên sâu vào chức năng. Nhược điểm của cơ cấu Muốn đạt được điều đó thì cần đòi hỏi có sự hợp tác cao độ thì cơ cấu mới hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, để áp dụng cơ cấu ma trận sao cho có hiệu quả, công ty phải đầu tư tiền bạc và thời gian để đào tạo đội ngũ lãnh đạo và nhân viên phát triển các kỹ năng cần thiết. 22
- Ban giám đốc Trưởng TP T TP phòng dự án TP Trưởng dự án X Trưởng dự án Y Trưởng dự án Z Hình 1.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo Ma trận Tùy thuộc vào quy mô từng công ty, doanh nghiệp mà chọn kiểu cơ cấu cho phù hợp đảm bảo được phát huy hết các ưu điểm của mỗi loại cơ cấu. II. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT VÀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm về sản xuất và quản trị sản xuất 1.1. Sản xuất Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra. Những yếu tố đầu vào bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kỹ thuật, nguyên liệu. Đầu ra bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ. Sự chuyển đổi này là hoạt động trọng tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất. Đầu vào - Nguồn nhân lực Đầu ra Quá trình - Vốn - Sản phẩm biến đổi - Khoa học kỹ - Dịch vụ thuật Hình 1.6. Quá trình sản xuất 23
- 1.2. Quản trị sản xuất Quản trị sản xuất bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất. Trong một doanh nghiệp có 03 mục quản trị chính và cốt yếu nhất đó là quản trị tài chính, quản trị marketing và quản trị sản xuất. Nếu thiếu 1 trong 3 mục này thì doanh nghiệp không thể thành công. Mối quan hệ giữa chúng rất mật thiết hổ trợ bổ xung cho nhau. Ngoài ra còn có quản trị nhân sự, phân phối, kế toán. Sản xuất Tài chính Maketing Hình 1.7. Mối quan hệ giữa ba vai trò quản trị Quản trị sản xuất có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của doanh nghiệp nó chiếm đến 60% ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt và ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu quản trị không tốt sẽ làm cho doanh nghiệp bị thua lổ thậm chí bị phá sản. 2. Mục tiêu của quản trị sản xuất Sản xuất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp, cho nên quản trị sản xuất bị chi phối bởi mục đích của doanh nghiệp. Ðối với các doanh nghiệp kinh doanh mục đích là lợi nhuận, đối với doanh nghiệp công ích mục dích là phục vụ. Quản trị sản xuất với tư cách là tổ chức quản lý sử dụng các yếu tố đầu vào và cung cấp đầu ra phục vụ nhu cầu của thị truờng.Mục tiêu tổng quát đặt ra là đảm bảo thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất. Nhằm thực hiện mục tiêu này, quản trị sản xuất có các mục tiêu cụ thể sau: - Bảo đảm chất luợng sản phẩm và dịch vụ theo dúng yêu cầu của khách hàng. - Giảm chi phí sản xuất để tạo ra một đơn vị đầu ra tới mức thấp nhất . 24
- - Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. - Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao. 3. Năng suất và sản xuất Mức độ chuyển hóa đầu vào thành đầu ra là hiệu suất của sản xuất. Năng suất là tổng giá trị đầu ra (sản phẩm hay dịch vụ) được tạo ra đem chia cho tổng giá trị đầu vào (nguyên vật liệu, thiết bị, lao động ) Năng suất có thể tăng lên khi: + Sản xuất ra được nhiều lượng đầu ra hơn cùng với một lượng đầu vào. + Sản xuất ra một lượng đầu ra không đổi trong khi giảm đi lượng đầu vào. + Sản xuất ra được nhiều lượng đầu ra hơn trong khi sử dụng ít đi lượng đầu vào. Bằng cách quản trị sản xuất tốt một doanh nghiệp có thể tăng đầu ra của mình trong khi sử dụng ít lượng đầu vào. Năng suất cũng có thể tăng từ việc sử dụng những kỹ thuật sản xuất tốt hơn. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày thế nào là doanh nghiệp? Cho ví dụ tên về ba loại hình doanh nghiệp mà bạn biết. 2. Trình bày khái niệm và đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp. 3. Phân biệt giữa công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên trở lên. 4. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa DNTN và DNNN? 5. Tư cách pháp nhân là gì? Vì sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân? 6. Vì sao phải liên doanh với nước ngoài? 7. Có bao nhiêu kiểu cơ cấu tổ chức quản lý? Nêu đặc điểm của từng loại? 8. Sản xuất là gì? Năng suất là gì? Mối quan hệ giữa chúng? 9. Định nghĩa quản trị sản xuất? Vì sao quản trị sản xuất là chức năng quan trọng nhất trong quản trị doanh nghiệp? 25
- Bài 2 DỰ TOÁN CHI PHÍ TRONG SẢN XUẤT Mục tiêu bài học: - Trình bày được khái niệm dự toán chi phí trong sản xuất. - Giải thích vì sao cần phải dự toán chi phí trong sản xuất. - Trình bày được việc dự toán chi phí trong sản xuất gồm những yêu tố nào - Dự toán được chi phí cho một sản phẩm cơ khí bất kỳ I. TỔNG QUAN VỀ DỰ TOÁN CHI PHÍ TRONG SẢN XUẤT (PRODUCT COST ESTIMATION) 1. Khái niệm Dự toán chi phí là dự tính chi phí sản xuất của một công việc hoặc thực hiện một kế hoạch sản xuất trước khi đưa vào sản xuất thực tế, dự đoán giá của một sản phẩm trước khi chúng được tạo ra. Việc dự toán lý tưởng sẽ giúp cho chi phí sản xuất thực tế thấp nhất nhưng sẽ không bao giờ đảm bảo rằng chi phí sản xuất thực tế sẽ bằng với chi phí lúc dự toán. Tính chính xác của việc dự toán sẽ phụ thuộc vào thông tin chi tiết dự toán, cơ sở tính toán và độ tin cậy của dữ liệu sử dụng. 2. Mục tiêu của dự toán chi phí Là công cụ cung cấp những dấu hiệu cho nhà sản xuất thấy các dự án sắp thực hiện có kinh tế hay không. Cho phép các nhà sản xuất lựa chọn những phương án sản xuất khác nhau để đưa ra lựa chọn có hiệu quả kinh tế nhất. Cho phép các nhà sản xuất đưa ra được giá bán trước khi chúng được sản xuất thực tế. Giúp ích cho việc đưa ra quyết định tự sản xuất sản phẩm đó hay là mua sản phẩm đó từ công ty khác. Giúp nhà sản xuất mua sắm nguyên vật liệu, máy móc, chuẩn bị công nhân 27
- 3. Các yếu tố trong dự toán chi phí 3.1. Chi phí thiết kế Chi phí thiết kế của một sản phẩm được tính bằng việc xác định thời gian dự kiến cho việc thiết kế sản phẩm đó rồi đem nhân với tiền lương của người thiết kế trên mỗi đơn vị thời gian thì ta sẽ có được chi phí thiết kế. Nếu sản xuất những sản phẩm tương tự nhau thì việc xác định chi phí thiết kế có thể dựa vào những chi phí thiết kế đã được tính trước đó nhưng đối với những sản phẩm mới thì việc xác định chi phí thiết kế có thể tham khảo ý kiến của người thiết kế. 3.2. Chi phí soạn thảo Sau khi công việc thiết kế hoàn tất thì đến công việc soạn thảo để vẽ lại những bản vẽ trong công việc thiết kế. Thời gian để hoàn thành công việc này sẽ được ước tính và đem nhân với tiền lương của người soạn thảo trên một đơn vị thời gian sẽ cho ta chi phí soạn thảo. 3.3. Chi phí nguyên vật liệu Việc lập dự toán nguyên vật liệu để sử dụng cho quá trình sản xuất bao gồm các bước sau: + Lập một danh sách tất cả nguyên vật liệu được sử dụng cho quá trình sản xuất bao gồm cả nguyên vật liệu trực tiếp và nguyên vật liệu gián tiếp. + Số lượng (trọng lượng hoặc thể tích) của tất cả nguyên vật liệu cần được sử dụng trong sản xuất phải được ước tính. + Chi phí của mỗi nguyên vật liệu được tính bằng cách nhân số lượng ước tính với giá của nguyên vật liệu đó trong tương lai. Việc ước tính giá trong tương lai của một loại vật liệu được thực hiện bằng cách tham khảo giá hiện tại và xu hướng biến động giá của vật liệu đó trong tương lai. + Sau khi ước tính cho mỗi nguyên vật liệu ta tiến hành tổng tất cả lại sẽ cho ta chi phí tổng thể ước tính của nguyên vật liệu. 3.4. Chi phí lao động Việc xác định chi phí lao động tham gia vào quá trình sản xuất được ước tính bằng cách ước lượng thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm rồi đem nhân với chi phí lao động mỗi giờ. Để ước lượng thời gian lao động cần thiết cho một công việc, phải có kiến thức toàn diện về các hoạt động được thực hiện, máy sẽ được sử 28
- dụng, trình tự các hoạt động các công cụ được sử dụng và trình độ của người lao động. Công việc này có thể tham khảo ý kiến các kỹ sư, thợ chính sản xuất hoặc thông qua giám sát viên thực thiện. 3.5. Chi phí kiểm tra Một sản phẩm khi được sản xuất sẽ được kiểm tra ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất. Công việc này có thể là kiểm tra nguyên vật liệu, quá trình thanh tra hoặc là kiểm tra sản phẩm đã được hoàn thành. Chi phí cho thiết bị kiểm tra, các đồng hồ đo sẽ được đưa vào cho quá trình dự toán chi phí sản phẩm. 3.6. Chi phí bảo trì máy móc, công cụ, đồ gá Việc dự toán chi phí trong sản xuất cũng bao gồm cả chi phí bảo trì bảo dưỡng cho các máy móc, công cụ, đồ gá cần thiết cho quá trình sản xuất. Việc ước tính chi phí bảo trì có thể tham khảo giá hiện tại, xu hướng biến động của thị trường trong tương lai. 3.7. Chi phí quản lý Chi phí quản lý hay còn gọi là chi phí gián tiếp là chi phí mà không phát sinh cho bất kỳ đơn đặt hàng hoặc sản phẩm nào và chúng không có thể tính trực tiếp cho bất kỳ đơn đặt hàng hoặc sản phẩm nào cụ thể. Chi phí quản lý có thể được ước tính bằng cách tham khảo các chi phí quản lý của các sản phẩm tương tự được sản xuất trong quá khứ. Tóm lại, để dự toán chi phí cho một sản phẩm thì các mục đã trình bày trên đây có thể nhóm lại thành: - Chi phí vật liệu trực tiếp: đó là chi phí của nguyên vật liệu mà sẽ trở thành sản phẩm cuối cùng. - Chi phí lao động trực tiếp: đây là chi phí dựa trên tiền lương của người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất chẳng hạn như thợ tiện, thợ phay - Các chi phí trực tiếp khác: đây là loại chi phí (ngoại trừ chi phí vật liệu trực tiếp và chi phí lao động trực tiếp) mà có thể xác định để sản xuất một sản phẩm cụ thể chẳng hạn như chi phí đồ gá, chi phí công cụ máy móc - Chi phí gián tiếp: bao gồm tất cả chi phí khác trừ chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và các chi phí trực tiếp khác chẳng hạn như chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng 29
- Chi phí Chi phí nguyên lao động vật liệu DỰ TOÁN CHI PHÍ Chi phí Chi phí gián tiếp khác Hình 2.1. Các yếu tố cần ước tính dể dự toán chi phí 4. Tổng chi phí của một sản phẩm Hình 2.2. Tổng chi phí của một sản phẩm 5. Các bước để dự toán chi phí sản xuất. Các bước sau có thể áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào cần được dự toán: - Nghiên cứu kỹ lưỡng về yêu cầu dự toán chi phí. - Thực hiện phân tích sản phẩm và những hóa đơn cho chi phí vật liệu. - Lên danh sách những bộ phận, sản phẩm được mua từ thị trường và các bộ phận, sản phẩm được sản xuất trong nhà máy. - Xác định chi phí của những bộ phận, sản phẩm được mua từ bên ngoài. 30
- - Ước tính chi phí cho những bộ phận, sản phẩm được sản xuất tại nhà máy. - Lập kế hoạch sản xuất cho những sản phẩm được sản xuất tại nhà máy. - Ước tính thời gian gia công cho từng hoạt động được liệt kê trong quá trình lập kế hoạch sản xuất. - Lấy thời gian ước tính gia công nhân với mức lượng lao động trên một đơn vị thời gian để xác định chi phí lao động trực tiếp. - Xác định chi phí gián tiếp để có được tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm đó. Sau khi có được tổng chi phí sản xuất ta thêm vào lợi nhuận để xác định được giá bán của sản phẩm đó trên thị trường. II. CÁC BÀI TẬP VÍ DỤ 1. Dự toán tổng chi phí cho sản phẩm đúc bằng sắt được cho trong hình 2.3 với những dữ liệu sau: - Chi phí sắt nóng chảy = 30 VNĐ/KG. - Khối lượng Phế liệu = 17% của khối lượng vật đúc. - Giá trị thu hồi từ phế liệu = 5VNĐ/KG. - Chi phí gián tiếp (hành chính, sale, quản cáo, training ) = 2 VNĐ/KG. - Khối lượng riêng của kim loại = 7.2g/cm3. - Chi tiết các chi phí khác được cho trong bảng sau: Thời gian hoàn Chi phí lao động Chi phí Chi phí thành một SP tính trên một giờ quản lý trên (phút) (VNĐ) giờ (VNĐ) Làm khuôn và 10 30 30 đổ khuôn Làm nguội 4 10 30 Đánh bóng và 6 10 30 kiểm tra 31
- Hình 2.3. Bản vẽ chi tiết đúc (tất cả kích thước là mm) Lời giải Tính chi phí vật liệu: - Thể tích của chi tiết tính gần đúng = 2 x 6 x 2 x 6 + 1/2 x 3.14 x [7.52 - 62] x 6 = 335 cm3. - Khối lượng của chi tiết = 335 x 7.2 = 2412 g = 2.4 kg. - Khối lượng phế liệu = 2.4 x 0.17 = 0.4 kg. - Khối lượng sắt cho một sản phẩm = 2.4 + 0.4 = 2.8 kg. - Chi phí nguyên vật liệu = 2.8 x 30 = 84 VNĐ/sp - Giá trị thu hồi lại từ phế liệu = 0.4 x 5 = 2 VNĐ/sp - Chi phí dự toán = 84 – 2 = 82 VNĐ/sp Tính chi phí lao động và chi phí quản lý: Thời gian Chi phí lao động Chi phí quản Chi phí hoàn thành tính trên một giờ lý trên giờ một SP(phút) (VNĐ) (VNĐ) Làm khuôn và 10 30 10 *30 5 *10 5 đổ khuôn 60 60 32
- 4 4 Làm nguội 4 *10 0.67 *30 2 60 60 Đánh bóng và 6 6 6 *10 1 *30 3 kiểm tra 60 60 Tổng 6.67 10 - Chi phí lao động = 6.67 VNĐ/sp. - Chi phí quản lý = 10 VNĐ/sp - Chi phí hành chính = 2 x 2.8 =5.6 VNĐ/sp. Tổng chi phí cho một sản phẩm = 82 + 6.67 + 10 + 5.6 = 104.27 VNĐ/sp. 2. Hãy dự toán tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm đúc được cho trong hình 2.4. Sau đó tính toán giá thành bán sản phẩm đó với những dữ liệu sau: Khối lượng riêng của vật liệu = 7.2 g/cm3. Chi phí kim loại nóng chảy = 20 VNĐ/kg. Phế liệu = 20% khối lượng của vật đúc. Giá trị thu lại được từ phế liệu = 6 VNĐ /kg. Chi phí quản lý hành chính = 30 VNĐ/giờ. Chi phí bán hàng = 20% của chi phí sản xuất. Lợi nhuận = 20% của chi phí sản xuất. Các chi phí khác được cho trong bảng sau: Thời gian hoàn Chi phí lao Chi phí quản Chi phí thành một SP động tính trên lý trên giờ (phút) một giờ (VNĐ) (VNĐ) Làm khuôn và đổ 15 20 60 khuôn Phun bi làm sạch 5 10 40 Đánh bóng 6 10 40 33
- Hình 2.4. Bản vẽ chi tiết đúc (tất cả kích thước là mm) Lời giải Tính chi phí vật liệu: - Thể tích của chi tiết đúc = 3.14/4 x (102 x 6 + 82 x 4 + 62 x 4 -2.62 x 14) = 711 cm3. - Khối lượng chi tiết đúc = 711 x 7.2 = 5117 g = 5.117 kg. - Phế liệu = 0.20 x 5.117 = 1.02 kg. - Tổng khối lượng cần thiết = 5.117 + 1.02 = 6.14 kg. - Chi phí vật liệu = 6.14 x 20 = 122.8 VNĐ/sp. - Giá trị thu hồi = 1.02 x 6 = 6.12 VNĐ/sp. - Chi phí vật liệu cho một chi tiết = 122.8 - 6.1 = 116.7 VNĐ/sp. 34
- Tính chi phí lao động và chi phí sản xuất: Thời gian Chi phí lao động hoàn thành Chi phí quản lý Chi phí tính trên một giờ một SP trên giờ (VNĐ) (VNĐ) (phút) Làm khuôn và 15 15 15 *20 5 *60 15 đổ khuôn 60 60 Phun bi làm 5 5 5 *10 0.83 *40 3.33 sạch 60 60 6 6 Đánh bóng 6 *10 1 *40 4 60 60 Tổng 26 phút 6.83 22.33 - Chi phí lao động = 6.83 (VNĐ/sp). - Chi phí quản lý = 22.33 (VNĐ/sp). - Chi phí của nhà máy = 116.7 + 6.83 + 22.33 = 145.86 (VNĐ/sp). 30*26 - Chi phí hành chính = 13 (VNĐ/sp). 60 - Chi phí bán hàng = 0.2 x 145.86 = 29.17 (VNĐ/sp) - Lợi nhuận thu được = 0.2 x 145.86 = 29.17 (VNĐ/sp) Sau khi tính toán các chi phí ta được giá bán của sản phẩm là: = chi phí nhà máy + chi phí hành chính + chi phí bán hàng + lợi nhuận = 145.86 + 13 + 29.17 +29.17 = 217.2 VNĐ/sp. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Hãy cho biết dự toán chi phí trong sản xuất là gì? 2. Mục tiêu trong dự toán chi phí gồm những gì? 3. Cần những tính toán những yếu tố nào để dự toán chi phí? 4. Các bước để tiến hành dự toán là gì? 35
- 5. Hãy dự toán chi phí cho sản phẩm được cho trong hình 2.5 và các dữ liệu sau: Hình 2.5. Bản vẽ chi tiểt đúc (tất cả kích thước mm) Dữ liệu được lấy từ ví dụ 2. 36
- Bài 3 BỐ TRÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP Mục tiêu bài học: - Trình bày được khái niệm bố trí sản xuất trong doanh nghiệp. - Khái quát được vai trò bố trí sản xuất trong doanh nghiệp. - Trình bày được các loại hình bố trí sản xuất trong doanh nghiệp. - Mô tả được cách bố trí sản xuất theo dây chuyền trong doanh nghiệp. - Tính toán và cân bằng được dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất I. KHÁI QUÁT VỀ BỐ TRÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm về bố trí sản xuất Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là việc tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian các phương tiện dùng để sản xuất ra sản phẩm. Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp làlập kế hoạch sắp xếp tối ưu các tiện ích bao gồm: nhân sự, trang thiết bị, không gian lưu trữ, máy móc, nguyên vật liệu và tất cả các dịch vụ hỗ trợ khác. Kết quả của việc bố trí sản xuất là hình thành nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất và dây chuyền sản xuất. 2. Vai trò của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp Công việc bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng, nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày, vừa có tác động lâu dài trong quá trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như sau: + Tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất. + Sử dụng hiệu quả nhân sự, trang thiết bị và không gian sản xuất. + Cung cấp cho người lao động sự an toàn, thoải mái và thuận tiện. + Giảm chi phí đầu tư thiết bị. + Giảm tổng thời gian sản xuất, từ đó nâng cao năng suất sản xuất. + Duy trì doanh thu cao, duy trì tính linh hoạt của cơ cấu tổ chức. 37
- + Giảm việc xử lý nguyên vật liệu. 3. Những nguyên tắc trong việc bố trí sản xuất. Nguyên tắc kết hợp: Cách bố trí tốt là sự kết hợp giữa người, vật liệu, máy móc và các dịch vụ hỗ trợ khác để sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được hiệu quả tối đa. Nguyên tắc về khoảng cách tối thiểu: Nguyên tắc này liên quan đến việc đi lại di chuyển tối thiểu của người và nguyên vật liệu, các nhà máy sản xuất phải được bố trí theo cách mà tổng số khoảng cách giữa người và nguyên vật liệu càng ngắn càng tốt. Nguyên tắc về sử dụng không gian: Một nhà máy được bố trí tốt là nhà máy mà sử dụng hợp lý không gian theo ba chiều: ngang, dọc và cả chiều cao của nhà máy. Nguyên tắc dòng chảy: Một nhà máy bố trí tốt là hướng chảy của vật liệu phải được di chuyển từ nơi chứa vật liệu đến nơi hoàn thành, tức là không được có bất kỳ một sự quay ngược lại nào. Nguyên tắc an toàn, an ninh và hài lòng: một cách bố trí tốt là cách mà cung cấp cho người lao động sự an toàn, sự hài lòng và biện pháp an toàn chống lại trộm cắp, hỏa hoạn, tai nạn Nguyên tắc xử lý tối thiểu: Cách bố trí tốt là cách mà giảm được tối đa việc xử lý nguyên vật liệu, góp phần giảm thời gian phụ khi sản xuất. II. CÁC LOẠI HÌNH BỐ TRÍ SẢN XUẤT CHỦ YẾU 1. Bố trí theo quy trình (chức năng) Bố trí theo quy trình là sự sắp đặt vật lý trong đó các loại máy móc được xếp theo nhóm chức năng hoặc quy trình hoạt động. Tức là tất cả các máy móc thực hiện cùng một chức năng tương tự sẽ được sẽ được đặt tại một điểm trong nhà máy. Ví dụ như tất cả các máy tiện, máy phay, máy bào Như vậy trong quá trình bố trí các loại máy móc sẽ được nhóm lại với nhau theo nhóm chức năng. Một cách bố trí điển hình được minh họa như hình sau đây: Khu máy Khu máy Khu máy phay Tiện bào Khu máy Khu máy Khu vực hàn dập làm nguội Hình 3.1. Sơ đồ bố trí sản xuất theo quy trình 38
- Ưu điểm - Sử dụng loại hình bố trí này thì sẽ máy móc sẽ được sử dụng tốt hơn và cần ít máy hơn do đó đở tốn chi phí mua máy móc. - Tạo được tính linh hoạt sử dụng người lao động cũng như máy móc. - Sử dụng được tối ưu cơ sở sản xuất - Tính độc lập trong việc sản xuất các chi tiết và bộ phận cao. - Việc dừng một máy này không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến máy khác - Chi phí bảo dưỡng thấp, có thể bảo dưỡng theo thời gian và lượng phụ tùng thay thế không cần nhiều. - Có thể gia công được nhiều chủng loại sản phẩm cùng một lúc Hạn chế - Chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm sẽ tăng. - Sử dụng nguyên vật liệu kém hiệu quả. - Hiệu suất sử dụng máy móc thấp vì không phải lúc nào số máy đầu tư cũng đi vào sản xuất. - Việc lập lịch trình sản xuất sẽ khó khăn và hoạt động không ổn định. - Không gian và vốn sẽ tăng lên nếu sử dụng loại hình này. - Yêu cầu cao đối với tay nghề công nhân 2. Bố trí theo dây chuyền (sản phẩm) Theo loại hình bố trí này máy móc thiết bị sẽ được bố trí sắp xếp cố định theo một đường hình thành các dây chuyền. Việc bố trí này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: không gian nhà xưởng, các loại máy móc, việc lắp đặt máy móc, việc vận chuyển nguyên vật liệu Căn cứ vào tính chất của quá trình sản xuất, đường di chuyển của vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, người ta chia thành dây chuyền sản xuất hoặc dây chuyền lắp ráp. Dây chuyền được bố trí theo đường thẳng, chữ U, chữ M, Chữ L 39
- Nguyên Máy Máy Máy Làm nguội Sản phẩm làm Máy Máy Hình 3.2. Mô hình bố trí dây chuyền theo chữ U Nguyên Máy Máy Máy Sản liệu phay bào hàn phẩm Hình 3.3. Mô hình bố trí dây chuyền theo đường thẳng Có thể nhận thấy rằng loại hình bố trí theo chữ U có ưu điểm hơn so với theo đường thẳng, đó là ưu điểm về khả năng di chuyển của công nhân và máy móc trong quá trình sản xuất, độ dài nơi làm việc, chi phí vận chuyển Bố trí sản xuất theo sản phẩm có những ưu điểm sau: - Tiết kiệm được không gian nhà xưởng. - Hiệu suất sử dụng thiết bị máy móc và nhân công cao hơn. - Việc di chuyển của dòng nguyên vật liệu và sản phẩm sẽ dể dàng hơn, có logic hơn. - Tiết kiệm được chi phí vận chuyển nguyên vật liệu. - Chu kỳ sản xuất sản phẩm được thực hiện liên tục theo dây chuyền. Do đó tăng năng suất và giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm. - Hạn chế được thời gian nhàn rỗi của công nhân. Những hạn chế cần được khắc phục: - Việc trục trặc một bộ phận trong dây chuyền sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền, gây lãng phí thời gian sản xuất. - Nếu muốn thay đổi một vị trí nào đó sẽ ảnh hưởng đến cả loạt vị trí sau đó, vì thế cần có cách bố trí khoa học nhất. 40
- - Chi phí đầu tư, chi phí bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị lớn. - Công việc đơn điệu, nhàm chán đối với công nhân. 3. Bố trí theo vị trí cố định Cách bố trí này còn được gọi là bố trí theo dự án. Theo kiểu bố trí này thì sản phẩm sẽ được cố định tại một chỗ; còn các vật liệu, máy móc, người lao động và các yếu tố khác sẽ được đưa đến vị trí này để tiến hành sản xuất. Loại bố trí này phù hợp khi sản phẩm được sản xuất quá nặng hay quá lớn khiến cho việc di chuyển sản phẩm tốn nhiều chi phí. Sau đây là ví dụ về kiểu bố trí này: Nguyên vật liệu Xưởng Nhân công Sản phẩm đóng tàu Máy móc thiết bị Hình 3.4. Mô hình bố trí theo vị trí cố định. Ưu điểm: Do sản phẩm được cố định tại một chỗ nên sẽ không tốn chi phí vận chuyển từ nơi này đến nơi khác trong quá trình sản xuất. Vì vật, tốn ít chi phí choviệc đầu tư bố trí. Hạn chế: Đòi hỏi lao động phải có tay nghề cao, việc di chuyển thiết bị và lao động sẽ phát sinh chi phí. 4. Bố trí theo hỗn hợp Trên thực tế người ta thường kết hợp những kiểu bố trí lại với nhau để có thể tận dụng hết được ưu điểm của từng loại. Như vậy sẽ tăng năng suất lao động cũng như hạ giá thành sản phẩm. Nhưng muốn làm được điều này thì cần có người quản trị tốt và vốn đầu tư ban đầu sẽ cao. 41
- III. BÀI TOÁN CÂN BẰNG CHUYỀN 1. Giới thiệu về cân bằng chuyền Trong công việc bố trí sản xuất theo sản phẩm, quá trình sản xuất được thiết kế theo "mô hình dòng chảy" và được chia thành nhiều bước công việc khác nhau, mỗi bước công việc được thực hiện nhanh chóng nhờ sự chuyên môn hóa cao về công nhân, máy móc thiết bị. Quá trình phân giao nhiệm vụ cho từng nơi làm việc được gọi là cân bằng chuyền. Mục tiêu của việc cân bằng chuyền là tạo ra những nhóm bước công việc có thời gian gần bằng nhau. Dây chuyền được cân bằng chuyền tốt sẽ giảm tối đa thời gian ngừng máy, luồng công việc nhịp nhàng và đạt mức sử dụng năng lực sản xuất và lao động tốt hơn. Các nguyên tắc để thực hiện việc cân bằng chuyền - Công việc có thời gian dài nhất (Longest task time - LTT): Chọn công việc có sẵn mà có thời gian thực hiện dài nhất. - Công việc có thời gian ngắn nhất (Shortest task time - STT): Chọn công việc có sẵn mà có thời gian thực hiện ngắn nhất. - Công việc theo sau nhiều nhất (Most following tasks - MFT): Chọn công việc có sẵn mà có số công việc theo sau là nhiều nhất. - Công việc theo sau ít nhất (Least following tasks - LFT): Chọn công việc có sẵn mà có số công việc theo sau ít nhất. - Công việc theo vị trí trọng số (Ranked positional weight – RPW): Chọn công việc có sẵn mà có tổng thời gian các công việc theo sau là dài nhất. Trong thực tế cần ít nhất là 2 nguyên tắc để thực hiện một bài toán cân bằng chuyền đạt hiệu quả. 2. Các bước để thực hiện cân bằng chuyền Bước 1: Xác định các mối quan hệ tuần tự giữa các công việc và vẽ sơ đồ ưu tiên. T Bước 2: Tính nhịp chuyền mục tiêu sử dụng công thức sau: R t Q Trong đó: Rt là nhịp chuyền mục tiêu. T là tổng thời gian làm việc trong ngày. Q là tổng sản phẩm sản xuất được trong ngày. 42
- Bước 3: Tính số nơi làm việc tối thiểu đảm bảo sản xuất đạt chỉ tiêu. Số nơi làm việc tối thiểu được tính theo công thức sau: n ti i 1 Nmin Rt Trong đó: Nmin là số nơi làm việc ít nhất. ∑ti là tổng thời gian của các bước công việc. Bước 4: Lựa chọn nguyên tắc để thực hiện công việc cân bằng chuyền. Khi tiến hành phân giao công việc theo nguyên tắc đã chọn sẽ có trường hợp nguyên tắc bị phá vỡ, vì thế trong một bài toán cân bằng chuyền sẽ có nguyên tắc chính và nguyên tắc phụ. Bước 5: Tiến hành phân giao công việc. Bắt đầu từ nơi làm việc đầu tiên, phân giao công việc đầu tiên cho đến khi mà tổng thời gian các công việc bằng với nhịp chuyền hoặc không có công việc nào có thời gian khả thi để bố trí tiếp. Lặp lại với nơi làm việc thứ 2, 3 và cứ thế cho đến khi tất cả công việc được giao xong. Bước 6: Tính nhịp chuyền thực tế sau khi cân bằng Rtt = max{Ri} Ri là thời gian ở nơi làm việc thứ i sau khi cân bằng Bước 7: Tính thời gian nhàn rỗi và hiệu suất của dây chuyền Thời gian nhàn rỗi sau khi cân bằng : . %IT . Hiệu suất của dây chuyền: n ti i 1 E NR. tt N là số nơi làm việc sau khi cân bằng. 43
- Rtt là nhịp chuyền thực tế sau khi cân bằng, với Rtt = max{Ri} (Ri là thời gian tại ở nơi làm việc thứ i) Bước 8: Nếu hiệu năng của dây chuyền không đạt yêu cầu. Sử dụng nguyên tắc khác và tiến hành cân bằng lại dây chuyền. 3. Các ví dụ cân bằng chuyền 3.1. Sử dụng một nguyên tắc 3.1.1. Theo nguyên tắc LTT VD1: Một công ty muốn thực hiện cân bằng cho dây chuyền sản xuất 192 sản phẩm trong một ngày (8 giờ làm việc). Thứ tự công việc và thời gian mỗi công việc được cho trong bảng sau. Hãy sử dụng nguyên tắc LTT để phân giao công việc. Công việc Thời gian (giây) Công việc làm trước A 40 - B 80 A C 120 A D 25 B E 20 B F 15 B G 30 D,E,F H 145 C I 130 H J 115 G,I Tổng = 720 Lời giải Bước 1: Sơ đồ thứ tự ưu tiên các công việc trên dây chuyền 44
- 25’ D 80’ 30’ 20’ 40’ B E G A 15’ 11 F J 12 14 13 C H I Bước 2: Nhịp chuyền sản xuất: T 8.60.60 Rt 150 (giây/sp) Q 192 Bước 3:Số nơi làm việc tối thiểu: ∑ 720 4,8→ ọ 5 ơ à ệ 150 Bước 4: Theo đề bài chọn nguyên tắc LTT để phân giao công việc. Bước 5: Ta tiến hành phân giao công việc. Thực hiện như sau: Nơi làm Công việc Chọn Thời gian Thời gian Thời gian việc khả thi công việc làm việc cộng dồn còn lại A A 40 40 110 S1 B B 80 120 30 D, E, F D 25 145 5 E, F, C C 120 120 30 S2 E, F E 20 140 10 S3 F, H H 145 145 5 45
- F, I I 130 130 20 S4 F F 15 145 5 G, J G 30 30 120 S5 J J 115 145 5 Giải thích: Bắt đầu từ nơi làm việc đầu tiên: Theo sơ đồ thì công việc đầu tiên phải làm là A. thời gian còn lại sau khi làm công việc A = 150 - 40 = 110 giây. Sau A có 2 công việc là B và C, công việc khả thi đó là B vì thời gian làm việc của C hết 120 giây trong khi thời gian còn lại của nơi làm việc chỉ còn 110 giây. Sau khi làm công việc B còn lại 30 giây, vậy công việc khả thi sau B là D, E, F. Ở đây có 3 sự lựa chọn nên ta dùng nguyên tắc LTT để chọn. Theo bảng, ta chọn công việc D vì D có thời gian làm việc lớn hơn E và F. Sau khi làm xong công việc D thì thời gian còn lại chỉ còn 5 giây và không có công việc nào nhỏ hơn 5 giây nên nơi làm việc đầu tiên được phân giao xong. Tiếp theo là nơi làm việc thứ 2: Nhìn vào sơ đồ thì ta có 3 sự lựa chọn là E, F, C ta vẫn sử dụng nguyên tắc LTT để chọn được công việc C vì C có thời gian làm việc lớn hơn E, F. Sau khi làm xong C thì thời gian còn lại của trạm là 30 giây. Tiếp tục phân giao E và F, ta chọn E vì E có thời gian làm việc lớn F. Sau khi làm xong E thì thời gian còn lại là 10 và không có công việc nào khả thi để phân giao tiếp. Kết thúc nơi làm việc thứ 2. Nơi làm việc thứ 3: Có 2 công việc khả thi là F và H. Ta sẽ chọn H vì H có thời gian làm việc lớn hơn F, sau khi làm xong H thì thời gian còn lại là 5 giây. Kết thúc nơi làm việc thứ 3. Nơi làm việc thứ tư: Có 2 công việc khả thi đó là F và I. Ta chọn I vì I có thời gian làm việc lớn hơn F. Sau khi làm xong I thì thời gian còn lại là 20 giây. Công việc có khả thi tiếp theo là F và sau khi làm xong F thì thời gian còn lại là 5 giây. Nơi làm việc thứ 5: Ở đây có 2 sự lựa chọn là G và J. Lưu ý rằng G có thời gian làm việc nhỏ hơn J nhưng muốn làm được công việc J thì G phải làm trước vì thế ta chọn G chứ không chọn J. Sau khi làm xong G thì chỉ còn công việc cuối cùng khả thi là J. Bước 6: Thời gian nhàn rỗi sau khi cân bằng: 46