Giáo trình Quản trị doanh nghiệp - Hồ Thị Diệu Ánh (Phần 1)

pdf 128 trang hapham 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản trị doanh nghiệp - Hồ Thị Diệu Ánh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_doanh_nghiep_ho_thi_dieu_anh_phan_1.pdf

Nội dung text: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp - Hồ Thị Diệu Ánh (Phần 1)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ QUAN HỆ DOANH NGHIỆP Chủ biên: ThS. Hồ Thị Diệu Ánh GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VINH - 2011
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ QUAN HỆ DOANH NGHIỆP Chủ biên: ThS. Hồ Thị Diệu Ánh GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Giáo trình đào tạo từ xa) VINH - 2011
  3. LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế toàn cầu đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam thất bại trên thương trường đều do thiếu năng lực quản trị. Điều dễ hiểu là các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thành lập chưa được chuẩn bị kỹ về kiến thức quản trị để thích ứng được với môi trường kinh doanh hiện đại. Ngoài các điều kiện như vốn, công nghệ, tài nguyên và nguồn nhân lực doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp thì mới có thể có cơ hội thành công trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp được biên soạn cho loại hình đào tạo từ xa nhằm đáp ứng một cách tương đối căn bản và có hệ thống các kiến thức chủ yếu của môn học Quản trị doanh nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành kế toán. Bao gồm những vấn đề như phương pháp khởi nghiệp, kỹ năng lập chiến lược, hợp đồng đàm phán, xây dựng văn hóa doanh nghiệp Cuốn sách là tài liệu nghiên cứu không chỉ cho giảng viên, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh mà còn dùng làm tài liệu cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Tham gia biên soạn gồm có: ThS. Hồ Thị Diệu Ánh, chủ biên và biên soạn các chương 3, 8 PGS.TS. Nguyễn Đăng Bằng, biên soạn chương 9 ThS. Trần Văn Hào, biên soạn các chương 6, 10 ThS. Thái Thị Kim Oanh, biên soạn các chương 4, 7 CN. Trần Thị Lê Na, biên soạn chương 1 CN. Trần Quang Bách, biên soạn chương 5 CN. Hoàng Thị Cẩm Thương, biên soạn chương 2 Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do xuất bản lần đầu, khó tránh khỏi thiếu sót, nhóm tác giả rất mong nhận được góp ý chân thành của bạn đọc để lần xuất bản sau hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! NHÓM TÁC GIẢ 3
  4. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Sau khi nghiên cứu xong chương này người đọc sẽ hiểu một số nội dung cơ bản sau: ­ Quản trị là gì? Vì sao phải quản trị? ­ Khái niệm, đặc điểm của quản trị. ­ Cách thức quản trị là một khoa học hay một nghệ thuật. ­ Các trường phái quản trị căn bản và cách thức áp dụng các tư tưởng trong hoạt động quản trị. ­ Các loại hình doanh nghiệp, những căn cứ để đánh giá và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả. 1. Quản trị và quản trị doanh nghiệp 1.1. Khái niệm Quản trị Quản trị tiếng Anh là management được hiểu là quản lý, quản trị. Tiếng Anh còn sử dụng một thuật ngữ nữa là administration với nghĩa là quản lý hành chính, chính quyền. Tiếng Pháp có 2 thuật ngữ tương đương là gestion (tương đương với management) và administration. Để hiểu rõ khái niệm quản trị, ta có thể lấy một ví dụ: Lớp bạn quyết định đi chơi xa (picnic) vào ngày chủ nhật. Sự sắp xếp dễ dàng nhất là mỗi sinh viên sẽ đi bất cứ nơi đâu mà người đó thích, mang theo thức ăn riêng và làm bất cứ điều gì mà mỗi người muốn. Nhưng điều đó khó có thể gọi là một chuyến đi chơi chung của lớp được. Để có một cuộc du ngoạn thành công, phải tiến hành tổ chức cuộc đi chơi đó. Trước tiên, lớp phải bầu một bạn sinh viên đứng ra tổ chức. Mọi người có thể gọi anh ta là nhà tổ chức, nhân vật chủ chốt, thủ lĩnh, người hướng dẫn, người điều phối chuyến đi hay bất cứ tên gọi nào khác. Nhiệm vụ chính của anh ta là bảo đảm cho mục tiêu của lớp được thực hiện và cả lớp có một cuộc du ngoạn thích thú, bổ ích. Anh ta là người quản lý mọi việc, triệu tập một cuộc họp lớp và đi tới một sự nhất trí chung về tất cả những vấn đề mà mọi ngưòi quan tâm. Chẳng hạn như chọn nơi đi, phương tiện, xác định thời điểm và các hoạt động sẽ diễn ra trong buổi đi chơi đó. Tổ chức, phân công công việc cho các thành viên, đồng thời làm thế nào để tất cả đồng lòng nhất trí. Trước chuyến đi anh ta phải kiểm tra lại mọi việc đã được chuẩn bị đầy đủ hay chưa. Tình huống trên là một minh họa đơn giản về quản trị. Thông qua việc hoạch định, tổ chức, lãmh đạo và kiểm soát thích hợp cuộc đi chơi chung của lớp sẽ đạt được thành công. Thuật ngữ quản trị dùng ở đây có nghĩa là một phương thức làm cho hoạt động hướng đến mục tiêu được hoàn thành với một hiệu quả cao, bằng và thông qua người khác. Quản trị (Management) là từ thường được dùng phổ biến trong nhiều sách giáo khoa và nhiều tài liệu khác. Nếu xét riêng từng từ một thì ta có thể tạm giải thích như sau: ­ Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu qui định sẵn. Ví dụ: Cha mẹ bắt đứa bé phải làm theo một kế hoạch do mình định ra; sáng phải đi học, buổi trưa 4
  5. nghỉ ngơi, buổi chiều học bài, trước khi đi phải thưa về phải chào, Đó là cái khuôn mẫu chung phải thực hiện chứ không để đối tượng tự do hoạt động một cách tùy thích. ­ Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đó định. Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành. Nhằm đạt tới trạng thái mong đợi, có thể có và cần phải có mà người ta gọi là mục tiêu. Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì quản trị là một yếu tố cần thiết để đảm bảo nỗ lực cá nhân. Hoạt động quản trị là những hoạt động chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tập thể. Nếu mỗi cá nhân sống riêng lẻ thì không cần đến hoạt động quản trị. Những hoạt động khiến hai người cùng khiêng một khúc gỗ đi về một hướng là hoạt động quản trị. Trong Bộ tư bản Mác có đưa một hình ảnh về hoạt động quản trị đó như là hoạt động của một chỉ huy dàn nhạc. Người này không đánh trống không chơi nhạc cụ mà chỉ dùng một cây đũa để chỉ huy, phối hợp các nhạc công chơi các nhạc cụ khác nhau để tạo nên bản giao hưởng. Koontz và O’ Donnell trong cuốn “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” cho rằng “có lẽ không lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế duy trì một môi trường trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành mục tiêu đã định.” Stoner và Robbins cho rằng: “Quản trị là một tiến trình bao gồm việc hoạch định, tổ chức quản trị con người, kiểm tra các hoạt động trong một đơn vị, một cách có hệ thống, nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó”.Bên cạnh đó quản trị còn được hiểu: + Quản trị là một quá trình làm việc với và thông qua những người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biến động. + Quản trị là quá trình ra quyết định. + Quản trị là nghệ thuật hoàn thành mục tiêu đề ra thông qua con người. Quá trình quản trị muốn thực hiện phải thông qua các chức năng cơ bản hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Dựa vào các hoạt động trong các chức năng sẽ tiến hành thực hiện quá trình quản trị. Vậy quá trình quản trị có thể được hiểu một cách tổng quát: Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng bị quản trị nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. Từ khái niệm của quản trị, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm sau: Đặc điểm của quản trị: ­ Để quản trị luôn tồn tại hệ quản trị bao gồm hai phân hệ: chủ thể quản trị và đối tượng bị quản trị. Chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các tác động quản trị nhằm dẫn dắt đối tượng quản trị đi đến mục tiêu. Chủ thể quản trị có thể là một người, một bộ máy quản trị gồm nhiều người, một thiết bị. 5
  6. Đối tượng quản trị tiếp nhận các tác động của chủ thể quản trị để tiến hành hoạt động nhằm đạt được mục tiêu. Đây có thể là những yếu tố thuộc giới vô sinh, giới sinh vật hoặc con người. ­ Phải có một hoặc một tập hợp mục đích thống nhất cho cả chủ thể và đối tượng quản trị. Mục đích này như là “ngôn ngữ chung” thống nhất tư duy và hành động của chủ thể quản trị và đối tượng quản trị. Đạt mục đích theo cách tốt nhất trong hoàn cảnh môi trường luôn biến động và nguồn lực hạn chế là lý do tồn tại của quản trị.Tức là quản trị luôn quan tâm đến tính hiệu quả của hoạt động. Đó cũng là căn cứ quan trọng nhất để chủ thể tiến hành các tác động quản trị. ­ Quản trị bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin nhiều chiều. Quản trị là một quá trình thông tin. Chủ thể quản trị phải liên tục thu thập dữ liệu về môi trường và về tổ chức, tiến hành chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, bảo quản thông tin, truyền tin và ra các quyết định ­ một dạng thông tin đặc biệt nhằm tác động lên đối tượng quản trị. Còn đối tượng quản trị phải tiếp nhận các tác động quản trị của chủ thể cùng các đảm bảo vật chất khác để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời trong tổ chức còn có một luồng thông tin tham mưu cố vấn cho các nhà quản trị cấp cao, ở đây ta gọi là thông tin chéo. ­ Quản trị bao giờ cũng có khả năng thích nghi. Đứng trước những thay đổi của đối tượng quản trị cũng như môi trường cả về quy mô và mức độ phức tạp, chủ thể quản trị không chịu bó tay mà vẫn có thể tiếp tục quản trị có hiệu quả thông qua việc điều chỉnh, đổi mới cơ cấu, phương pháp, công cụ và hoạt động của mình để đạt đến mục tiêu. 1.2. Quản trị doanh nghiệp Các doanh nghiệp là các chủ thể kinh doanh chủ yếu của nền kinh tế thị trường, cho nên nói quản trị doanh nghiệp cũng là nói đến quản trị kinh doanh. Khái niệm quản trị doanh nghiệp (quản trị kinh doanh) cũng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Các nhà quản lý Bắc âu cho rằng: Quản trị doanh nghiệp là công việc điều hành các nguồn nhân lực và vật lực trong một tổ chức theo khuôn khổ của một xã hội, giúp cho tổ chức đó hoàn thành một mục tiêu lâu dài hay một ý đồ thương mại nào đó, đồng thời tiến tới những mục tiêu ngắn hạn đã xác định cụ thể. Một số nhà quản lý Mỹ cho rằng: quản trị doanh nghiệp là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản trị là nhằm hình thành một môi trường (môi trường trong doanh nghiệp) mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất, sự bất mãn cá nhân ít nhất. Có thể hiểu quản trị doanh nghiệp là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích trong doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp theo đúng luật định và thông lệ xã hội. ­ Sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản trị (doanh nghiệp) là việc tổ chức thực hiện các chức năng của quản trị nhằm phối 6
  7. hợp các mục tiêu và các động lực của mọi lao động trong doanh nghiệp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. ­ Việc sử dụng tốt nhất các tiềm năng, các cơ hội của doanh nghiệp cũng có nghĩa là việc sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trong điều kiện chấp nhận cạnh tranh, rủi ro của doanh nghiệp trên thị trường. ­ Việc tuân thủ đúng luật định và thông lệ xã hội là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh theo đúng những điều mà pháp luật trong nước và quốc tế không cấm, những thông lệ, quy ước mà thị trường chấp nhận. Xét về mặt tổ chức và kỹ thuật của hoạt động quản trị, quản trị doanh nghiệp trả lời các câu hỏi: Thứ nhất. quản trị là làm gì? Mọi nhà quản trị đều thực hiện những quá trình quản trị bao gồm: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát, trong đó: Chức năng hoạch định là việc ra quyết định lựa chọn đường lối hành động mà một tổ chức và mọi bộ phận phải tuân theo. Hoạch định có nghĩa phải xác định trước xem phải làm cái gì, ai làm và làm như thế nào, vào khi nào, ai sẽ làm. Việc hoạch định bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của chúng ta tới chỗ chúng ta mong muốn có trong tương lai dự định. Hoạch định là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị bao gồm việc xác định mục tiêu họat động, xây dựng chiến lược tổng thể để đạt mục tiêu và thiết lập một hệ thống kế hoạch để phối hợp họat động. Chức năng tổ chức là chức năng thiết kế cơ cấu tổ chức, tổ chức công việc và tổ chức nhân sự cho một tổ chức. Những công việc liên quan đến chức năng này bao gồm xác định những việc phải làm, người nào làm, phối hợp hoạt động ra sao, bộ phận nào được hình thành, quan hệ giữa các bộ phận được thiết lập như thế nào và hệ thống quyền hành trong tổ chức được thiết lập như thế nào, hệ thống quyền hành được thiết lập ra sao. Chức năng lãnh đạo là chức năng tác động đến con người để họ sẵn sàng cố gắng hăng hái hướng tới sự đạt được mục tiêu của nhóm và tổ chức. Một tổ chức bao giờ cũng gồm nhiều người, mỗi một cá nhân có cá tính riêng hoàn cảnh riêng và vị trí khác nhau. Nhiệm vụ của lãnh đạo là phải biết động cơ và hành vi của những người dưới quyền để biết cách động viên, điều khiển lãnh đạo người khác. Quá trình lãnh đạo là tìm ra phương pháp, phong cách lãnh đạo phù hợp nhằm giải quyết các hoạt động của tổ chức một cách hiệu quả nhất.Cách thức tác động nhà quản trị bao gồm: quyết định, chỉ thị, thông báo, hướng dẫn, khuyến khích, động viên, khen thưởng và thậm chí là trừng phạt. Chức năng kiểm tra là chức năng cuối cùng của nhà quản trị, là quá trình đo lường và điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức nhằm thực hiện đúng các kế hoạch đã đề ra. Kiểm tra nhằm đo lường những hoạt động, kết quả họat động tìm ra các nguyên nhân gây ra sai lệch và tìm các giải pháp sửa sai cho tổ chức. Chức năng kiểm tra là một chức năng khép kín của chu kỳ quản trị, mở ra một chu kỳ quản trị mới tạo sự liên tục cho quá trình quản trị và nó giúp nhà quản trị biết khi nào khi nào phải điều chỉnh hoạt động, khi nào cần phải hoạch định mới. 7
  8. Thứ hai, đối tượng chủ yếu của quản trị là gì? Đối tượng chủ yếu và trực tiếp của quản trị là những mối quan hệ con người bên trong và bên ngoài tổ chức. Chủ thể quản trị tác động lên con người, thông qua đó mà tác động đến các yếu tố vật chất và phi vật chất khác như vốn, vật tư, máy móc, thiết bị, công nghệ, thông tin để tạo ra kết quả cuối cùng của toàn bộ hoạt động. Như vậy, xét về thực chất, quản trị doanh nghiệp là quản trị cong người, biến sức mạnh của nhiều người thành sức mạnh chung của doanh nghiệp để đi tới mục tiêu. Với đối tưọng là những mối quan hệ con người, quản trị doanh nghiệp chính là dạng quản trị phức tạp nhất, và khó khăn nhất.Chính vì vậy đòi hỏi rất cao tính nghệ thuật trong quản trị. Thứ ba, quản trị được tiến hành khi nào? Đối với một doanh nghiệp, quản trị là quá trình được thực hiện lên tục theo thời gian. Trong mối quan hệ với thời gian, quản trị là tập trung những cố gắng tạo dựng tương la mong muốn trên cơ sở của quá khứ và hiện tại. Quản trị là những hành động có thể gây ảnh hưởng to lớn và lâu dài đối với tổ chức. Thứ tư, mục đích của quản trị doanh nghịêp là gì? Nhà quản trị cần thực hiện được mục đích của doanh nghiệp (qua đó mục đích của nhóm và của cá nhân cũng được thực hiện) với hiệu quả cao nhất. Xét về mặt kinh tế - xã hội, quản trị doanh nghiệp phải trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động vì mục đích gì? Ai nắm quyền lãnh đạo và điều hành tổ chức? Ai là đối tượng và khách thể quản trị? giá trị gia tăng nhờ hoạt động quản trị thuộc về ai? 1.3. Quản trị doanh nghiệp vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật và là một nghề Tính khoa học của Quản trị ­ Thứ nhất, quản trị phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các qui luật tự nhiên, xã hội. Điều đó đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các qui luật khách quan chung và riêng của tự nhiên và xã hội. ­ Thứ hai, trên cơ sở đó mà vận dụng tốt nhất các thành tựu khoa học, trước hết là triết học, kinh tế học, toán học, tin học, điều khiển học, công nghệ học, và các kinh nghiệm trong thực tế vào thực hành quản trị. ­ Thứ ba, quản trị phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tổ chức trong từng giai đoạn cụ thể. Điều đó cũng có nghĩa, người Quản trị vừa phải kiên trì các nguyên tắc vừa phải vận dụng một cách linh hoạt những phương pháp, những kỹ thuật Quản trị phù hợp trong từng điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Tính nghệ thuật của quản trị Người ta thường xem quản trị là một nghệ thuật còn người quản trị là một nghệ sỹ tài năng. Quản trị khác với những họat động sáng tạo khác ở chỗ nhà “nghệ sỹ quản trị” phải sáng tạo không ngừng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh. Muốn có nghệ thuật quản trị điêu luyện người ta phải rèn luyện được kỹ năng biến lý luận thành thực tiễn. Nhà quản trị hiểu biết lý thuyết quản trị nhưng để quản trị có thể hữu hiệu, nhà quản trị phải biết linh hoạt vận dụng các lý thuyết vào tình huống thực tế. Nghệ thuật là kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, cái 8
  9. “mẹo” của quản trị. Nếu khoa học là sự hiểu biết kiến thức có hệ thống thì nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống. ­ Trong nghệ thuật sử dụng người. trước hết phải hiểu đặc điểm tâm lí, năng lực thực tế của con người, từ đó sử dụng họ vào việc gì, lĩnh vực gì, ở cấp bậc nào là phù hợp nhất; có như vậy mới phát huy hết khả năng và sự cống hiến nhiều nhất của mỗi cá nhân cho tập thể. ­ Nghệ thuật giáo dục con người. Giáo dục một con người có thể thông qua nhiều hình thức: khen – chê, thuyết phục, tự phê bình và phê bình, khen thưởng và kỷ luật đều đòi hỏi ở tính nghệ thuật rất cao. Áp dụng hình thức, biện pháp giáo dục không phù hợp chẳng những giúp cho người ta tiến bộ hơn mà ngược lại làm phản tác dụng, tăng thêm tính tiêu cực trong tư tưởng và hành động. ­ Nghệ thuật giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh. Cũng đòi hỏi tính nghệ thuật rất cao. Trong thực tế không phải người nào cũng có khả năng này, cùng một việc như nhau đối với người này đàm phán thành công còn người khác thì thất bại. ­ Nghệ thuật ra quyết định quản trị. Quyết định quản trị là một thông điệp biểu hiện ý chí của nhà quản trị buộc đối tượng phải thi hành được diễn đạt bằng nhiều hình thức như: văn bản chữ viết, lời nói, hành động, Ngoài đặc điểm chung của quyết định quản trị mang tính mệnh lệnh, cưỡng chế ra thì mỗi hình thức của quyết định lại có những đặc điểm riêng, chẳng hạn như quyết định bằng lời không mang tính bài bản, khuôn mẫu như quyết định bằng văn bản chữ viết nhưng lại đòi hỏi ở tính sáng tạo, thích nghi và tính thuyết phục hơn. ­ Nghệ thuật quảng cáo. Trước hết là gây ấn tượng cho người nghe, người đọc. Nhưng trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều đó. Có những quảng cáo chúng ta xem thấy vui vui, thích thú, có cảm tình sản phẩm của họ. Nhưng cũng có quảng cáo lại thấy chán ngán, gây bực bội, phiền muộn cho người nghe, người đọc, Vì sao như vậy? Nghệ thuật là cái gì đó hết sức riêng tư của từng người, không thể “nhập khẩu” từ người khác. Nó đòi hỏi ở người quản trị (mà trước hết là người lãnh đạo) không những biết vận dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học hiện có vào hoàn cảnh cụ thể của mình mà còn tích lũy vốn kinh nghiệm của bản thân, của người khác để nâng chúng lên thành nghệ thuật – tức biến nó thành cái riêng của mình. 2. Tư tưởng quản trị doanh nghiệp 2.1 Giới thiệu chung về sự phát triển của tư tưởng quản trị Năm nghìn năm trước công nguyên người Sumerian (vùng Iraq hiện nay) đã hoàn thiện một hệ thống phức tạp những quy trình thương mại với hệ thống cân đong. Người Ai cập thành lập nhà nước ba nghìn năm trước công nguyên và những kim tự tháp là dấu tích của trình độ kế hoạch, tổ chức, kiểm soát công trình phức tạp. Người Trung Hoa cũng có những định chế chính quyền nhất định chặt chẽ thể hiện trình độ tổ chức cao. Ở châu Âu những kỹ thuật và phương pháp quản trị bắt đầu được áp dụng trong kinh doanh từ thế kỷ 16, khi hoạt động thương mại phát triển mạnh. Còn 9
  10. trước đó lý thuyết quản trị chưa được phát triển. Mặc dù quản trị xuất hiện rất lâu, nhưng các lý thuyết quản trị (quản trị học) mãi cho đến đầu thế kỷ XX mới hình thành và phát triển. Người có công sáng lập ra lý thuyết quản trị đầu tiên đó là TAYLOR (người Mỹ) với tác phẩm “ NHỮNG NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ” vào năm 1911. Từ đó đến nay, đã có không ít lý thuyết quản trị ra đời với nhiều học giả thuộc các trường phái Quản trị khác nhau. Song, trong quyển sách này chỉ đề cập những lý thuyết quản trị của các trường phái tiêu biểu nhất. 2.2 Trường phái quản trị khoa học “Quản trị khoa học” là thuật ngữ dùng để chỉ các ý kiến của một nhóm tác giả ở Hoa Kỳ vào đầu thập niên của thế kỷ XX, được Louis Brandeis sử dụng lần đầu tiên trong một báo cáo trước Ủy Ban Thương Mại Hoa Kỳ vào năm 1910. Sau đó được Taylor sử dụng để đặt tên cho tác phẩm của mình với nhan đề “Các nguyên tắc quản trị khoa học”, xuất bản năm 1911. Vì vậy, thuật ngữ này đã trở thành tên của một lý thuyết và gắn liền với tên tuổi của Taylor cho đến ngày nay. Lý thuyết “Quản trị khoa học” là nổ lực đầu tiên của con người trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc và những phương pháp quản trị doanh nghiệp căn bản. Nó đánh dấu một bước ngoặc mới, chấm dứt một quá trình rất dài bao gồm nhiều thế kỷ mà con người chỉ biết quản trị theo kinh nghiệm. Taylor không phải là tác giả duy nhất của lý thuyết này. Nhưng ông thực sự xứng đáng với tên gọi là cha đẻ của Quản trị học mà nhiều học giả phương Tây suy tôn. a. Frederick Winslow Taylor (1856 – 1915) Vào những năm cuối thế kỷ XIX, lúc đó Taylor là một công nhân bình thường phấn đấu thành một nhà quản trị sản xuất nhà máy Midvale Steel Works, và theo học lấy bằng kỹ sư bằng cách học Đại học ban đêm ở Viện kỹ thuật Stevens, Hoa Kỳ. Với một con người có ý chí và khả năng làm việc tốt, Taylor đã quan sát và phát hiện ra rằng: ­ Các nhà quản trị thuê mướn nhân công trên cơ sở ai đến trước mướn trước, không lưu ý đến khả năng và nghề nghiệp của công nhân. ­ Công tác huấn luyện nhân viên hầu như không có và không có hệ thống tổ chức học việc. ­ Công việc làm theo thói quen, theo kinh nghiệm không có phương pháp và tiêu chuẩn. ­ Hầu hết các công việc và trách nhiệm đều giao cho người công nhân như phương pháp làm việc, tiêu chuẩn công việc, khuyến khích công nhân, ­ Nhà quản trị làm việc bên cạnh người thợ mà quên mất chức năng chính là lập kế hoạch và tổ chức công việc. Tính chuyên nghiệp của nhà quản trị không được thừa nhận. Từ đó, ông cho ra đời hai tác phẩm: “Quản trị phân xưởng” (Shop Management) xuất bản năm 1906 và đặc biệt là “Những nguyên tắc quản trị khoa học” (Principles of Scientific Management) xuất bản năm 1911, với 4 tư 10
  11. tưởng chủ yếu mà sau này có nhiều người gọi đó là 4 nguyên tắc chung của quản trị "bảo đảm sự thịnh vượng cho chủ và sự sung túc cho công nhân" 1­ Các nhà quản trị từ cấp cơ sở trở lên nên dành nhiều thời gian và công sức để lập kế hoạch hoạt động của tổ chức cho công nhân làm việc và kiểm tra hoạt động thay vì cùng tham gia công việc cụ thể của người thừa hành. Ý tưởng này, lần đầu tiên hình thành chuyên môn hoá lao động quản trị, tách lao động Quản trị khỏi sản xuất để hệ thống này thực hiện các công việc đích thực của mình đó là các chức năng quản trị; làm theo phương pháp khoa học thay vì theo kinh nghiệm. 2­ Các nhà quản trị phải đầu tư để tìm ra những phương cách hoạt động khoa học để hướng dẫn công nhân, thay vì để công nhân tự ý chọn phương pháp làm việc riêng của họ. 3­ Các nhà quản trị nên sử dụng các biện pháp kinh tế để động viên công nhân hăng hái làm việc. Trong đó Ông đề ra phương pháp trả lương theo năng suất, khuyến khích thưởng theo sản lượng bảo đảm an toàn lao động bằng các dụng cụ thích hợp. 4­ Phân chia trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi một cách hợp lí giữa những nhà Quản trị và người thừa hành. Tránh trút hết trách nhiệm cho người công nhân.Tạo ra tính chuyên nghiệp trong quản trị Những nét phát họa đó chưa đủ để xem là một lý thuyết hoàn thiện. Song, nhờ có những “viên gạch” đầu tiên này mà các nhà quản trị sau này đã vun đắp thành những “lâu đài lý thuyết” tráng lệ. Người có công đóng góp không kém phần quan trọng cho lý thuyết “Quản trị khoa học” đó là Henry L.Gantt b. Henry.L.Gantt (1861 – 1919) Là cộng sự của Taylor, có nhiều đóng góp phát triển lý thuyết Taylor, đặc biệt là hoạt động kiểm soát sản xuất, xây dựng biểu đồ sản xuất (biểu đồ Gantt), Henry L.Gantt cùng làm việc với Taylor trong các nhà máy Midvale, Simonds và Bethlebem Steel. Ông cho rằng, hệ thống trả lương theo sản phẩm do Taylor đề xướng không có tác động khuyến khích nhiều cho công nhân. Do đó, Ông ta đã bổ sung chế độ trả lương có thưởng. Theo đó, công nhân làm vượt định mức trong ngày họ được thưởng thêm tiền, kể cả người quản trị trực tiếp. Một đóng góp khác của L.Gantt là “biểu đồ Gantt”. Một kỹ thuật diễn tả thời gian kế hoạch của công việc bằng cách phân tích thời gian cho từng cônng việc và biểu diễn chúng trên một biểu đồ mà nhìn vào đó, nhà Quản trị có thể thấy được tiến trình thực hiện công việc, từ đó có thể điều chỉnh công việc đạt tới mục tiêu một cách tốt nhất. Tuy là một sáng kiến đơn giản nhưng biểu đồ Gantt đã có nhiều hữu ích, do đó nó được sử dụng khả phổ biến trong Quản trị ngày nay. c. Ông bà Frank Gilbreth (1868 –1924) và Lilian Gilbreth (1878 –1972) Cùng quan điểm với Taylor và Gantt, ông ­ bà Gilbreth cho rằng năng suất lao động quyết định đến hiệu quả. Nhưng, con đường để tăng năng suất lao động không phải tác động vào người công nhân, mà bằng cách giảm các động tác thừa. Để chứng minh cho luận điểm của mình, ông ­ bà Gilbreth đã khám phá ra rằng trong 12 thao tác mà một người thợ xây thực hiện để xây gạch lên 11
  12. tường, có thể rút xuống còn 4, và nhờ đó mà mỗi ngày một người thợ xây có thể xây được 2.700 viên gạch thay vì 1000 viên, mà không cần phải hối thúc. Ông bà Gilbreth cũng cho rằng, làm giảm các động tác thừa không những làm tăng năng suất lao động mà chúng còn có liên quan trực tiếp đến sự mệt nhọc của công nhân, do đó giảm bớt số lượng thao tác cũng làm giảm mệt nhọc cho người công nhân. Vì vậy, ông ­ bà Gilbreth là một trong những người đầu tiên quan tâm đến khía cạnh tâm lý con người trong quản trị, nhận định đó được thể hiện khá rõ trong luận án Tiến sĩ “Tâm lí quản trị” mà bà Lilian Gilbreth đã bảo vệ thành công năm 1914, nhưng rất tiếc là do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tư tưởng của Bà lúc bấy giờ chưa được các nhà quản trị quan tâm đúng mức. Ngoài ra Lilian được coi là đệ nhất phu nhân của quản trị vì bà còn tập trung vào nghiên cứu khía cạnh nhân bản của quản trị, quan tâm đến sự mệt nhọc của người lao động, và tìm mọi cách để giảm thiểu sự mệt nhọc đó. * Đánh giá trường phái quản trị khoa học Trường phái quản trị khoa học có nhiều đóng góp có giá trị cho việc phát triển của tư tưởng quản trị + Họ phát triển kỹ năng quản trị thông qua phân công và chuyên môn hóa quá trình lao động, hình thành đường lối sản xuất dây chuyền. + Họ nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện, đào tạo nhân viên, có chế độ đãi ngộ hợp lý để tăng năng suát lao động. + Nhấn mạnh việc giảm giá thành để tăng hiệu quả, dùng những phương pháp có hệ thống và hợp lý để giải quyết các vấn đề quản trị. + Coi quản trị như là một đối tượng nghiên cứu khoa học. Nhược điểm, hạn chế của trường phái này: + Chỉ áp dụng tốt trong trường hợp môi trường ổn định, khó áp dụng trong môi trường phức tạp, nhiều thay đổi. + Quá đề cao bản chất kinh tế và duy lý của con người, coi con người là một yếu tố của quá trình sản xuất nên tìm mọi cách để khai thác tối đa năng suất lao động, đánh giá thấp nhu cầu xã hội và tự thể hiện của con người, vấn đề nhân bản ít được quan tâm. + Phương pháp này áp dụng những nguyên tắc quản trị phổ quát cho mọi hoàn cảnh mà không thấy tính đặc thù của môi trường, họ cũng quá chú ý tới khía cạnh kỹ thuật của quản trị. 2.3 Trường phái lý thuyết quản trị hành chính Sau lý thuyết “Quản trị khoa học”, lý thuyết “Quản trị hành chính” là một lý thuyết quản trị xuất hiện rất sớm, tiêu biểu nhất là Fayol của Pháp, Max Weber của Đức và Chester Barnard của Mỹ. Trong khi trường phái quản trị khoa học chú trọng đến hợp lý hóa công việc và nhiệm vụ mà các công nhân phải làm thì trường phái quản trị hành chính lại phát triển những nguyên tắc quản trị chung cho cả một tổ chức , chính vì thế trường phái này còn được gọi là tư tưởng quản trị tổ chức cổ điển. Lý thuyết này ra đời căn cứ trên giả thuyết: Mặc dù mỗi loại hình tổ chức có những đặc điểm riêng (doanh nghiệp, nhà nước, các tổ chức đoàn thể, tôn giáo ), nhưng chúng đều có chung một tiến trình Quản trị mà qua đó nhà quản 12
  13. trị có thể quản trị tốt bất cứ một tổ chức nào. Người có công lớn đề ra lý thuyết này là Henry Fayol. a. Henry Fayol (1814 – 1925) Henry Fayol là một nhà công ngiệp Pháp. Năm 1916, Ông xuất bản tác phẩm “Quản trị công nghiệp và quản trị chung” (Administration inductrielle et generale) trình bày nhiều quan niệm mới về quản trị. Trong đó, Ông trình bày lý thuyết quản trị của mình một cách có hệ thống, tổng hợp và ở trình độ cao hơn so với các lý thuyết khác cùng thời. Ông phân chia công việc doanh nghiệp ra thành 6 loại: . Sản xuất (kỹ thuật sản xuất). . Thương mại (mua bán, trao đổi). . Tài chính (tạo và sử dụng vốn có hiệu quả). . An ninh (bảo vệ tài sản và nhân viên). . Kế toán. . Quản trị. Những đề xuất này của ông có ý nghĩa rất to lớn cho thực hành Quản trị. Ngày nay, hầu hết các loại hình doanh nghiệp đều tổ chức bộ máy dựa trên các phát hoạ chung của Fayol. Tùy theo từng loại hình và qui mô doanh nghiệp, sự phân chia có thể khác nhau, nhưng nhìn chung họ đều tổ chức theo từng nhóm công việc để quản trị. Đề ra 14 nguyên tắc quản trị: - Phân chia công việc: Sự phân chia công việc một cách cụ thể, chi tiết, bảo đảm sự chuyên môn hóa là rất cần thiết. Nó đảm bảo công việc được hoàn thành nhanh chóng và có chất lượng tieet và hiệu quả. - Thẩm quyền và trách nhiệm: Thẩm quyền và trách nhiệm có quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với nhau. Giao trách nhiệm mà không giao quyền thì công việc không hoàn thành được. Có quyền quyết định mà không có trách nhiệm về các quyết định đã đưa ra thì sẽ dẫn tới thói vô trách nhiệm và những hậu quả xấu. - Kỷ luật: Bao hàm sự tuân thủ và tôn trọng những thỏa thuận nhằm đạt đến sự tuân lệnh - Thống nhất chỉ huy : thống nhất các mệnh lệnh điều khiển, chỉ huy (mọi công nhân nhận lệnh từ một cấp chỉ huy trực tiếp, duy nhất ). - Thống nhất điều khiển: mỗi nhóm hoạt động có một mục tiêu cho nhóm nhưng tất cả phải có chung một kế hoạch hoạt động thống nhất để cùng các nhóm khác hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. - Lợi ích cá nhân phụ thuộc vào lợi ích chung: Quyền lợi của cá nhân phải phù hợp với quyền lợi của tổ chức, điều đó bảo đảm sự hài hòa và tính khả thi trong hoạt động của con người và tổ chức. - Thù lao xứng đáng: Cách trả công phải công bằng, hợp lý và mang lại sự thỏa mãn tối đa có thể cho nhà quản trị và người lao động. - Tập trung và phân tán: Là mức độ quan hệ và thẩm quyền giữa tập trung và phân tán. Chuẩn mực của mối quan hệ này phải dẫn tới "năng suất tòan bộ cao nhất". 13
  14. ­ Hệ thống quyền hành: Là thứ bậc từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Phải bảo đảm nguyên tắc, không được đi trệch đường dây. Sự vận động phải linh hoạt không cứng nhắc. ­ Trật tự: Người nào, vật nào cũng có chỗ riêng của nó cần phải đặt đúng người đúng chỗ. Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc sắp xếp và sử dụng con người và dụng cụ máy móc. ­ Công bằng: Sự công bằng trong cách đối xử với cấp dưới và nhân viên cũng như lòng tử tế đối với họ là sự cần thiết tạo nên lòng trung thành và sự tận tụy của nhân viên đối với tổ chức. ­ Ổn định nhiệm vụ: Sự ổn định nhiệm vụ là nguyên tắc cần thiết trong quản trị. Nó đảm bảo cho sự hoạt động với mục tiêu rõ ràng và có điều kiện chuẩn bị chu đáo. Sự thay đổi luôn luôn thường kéo theo sự bất ổn và lãng phí. - Sáng kiến: Sáng kiến được quan niệm là sự suy nghĩ ra và thực hiện công việc một cách sáng tạo. Fayol khuyên các nhà quản trị nên "hy sinh lòng tự kiêu cá nhân" để cho phép cấp dưới thực hiện sự sáng tạo của họ, điều này rất có lợi cho công việc. ­ Tinh thần đoàn kết: Đoàn kết là sức mạnh , đem lại những hiệu quả to lớn. Fayol còn đề ra một hệ thống các chức năng quản trị: . Hoạch định. . Tổ chức. . Chỉ huy. . Phối hợp. . Kiểm tra. Nhận xét về Fayol, các GS. Koontz và O’Donnell của Đại học California cho rằng, chính Fayol bằng những tư tưởng rất phù hợp với hệ thống quản trị kinh doanh hiện đại, thực sự xứng đáng được xem là cha đẻ của khoa học quản trị kinh doanh ngày nay, chứ không phải là Taylor. Hạn chế chủ yếu của Henry Fayol là ông chưa chú ý đầy đủ các mặt tâm lý và môi trường xã hội của người lao động, hệ thống của ông vẫn bị đóng kín, chưa chỉ rõ mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, thị trường, các đối thủ cạnh tranh và các ràng buộc của nhà nước b. Maz Weber (1864 – 1920) Maz Weber là một nhà Xã hội học, người sáng lập ra xã hội học hiện đại và có nhiều đóng góp vào Quản trị học. Ông tiếp cận quản trị bằng việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế và chính trị vĩ mô. Lý thuyết quản trị của Weber là phát triển tổ chức hợp lý mà Ông đặt tên là Hệ thống thư lại (Bureaucracy) là hệ thống quản trị hữu hiệu cho tất cả các tổ chức chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, Lý thuyết này cho phép một tổ chức được sắp xếp một hệ thống quản trị theo thứ bậc chặt chẽ, hành xử theo quyền hành chức vụ được qui định rõ ràng. Như vậy, lý thuyết Hệ thống thư lại của Weber thể hiện rõ nét kiểu quản lý “Hành chính”; nó làm cho việc quản trị được tiến hành một cách qui củ, bài bản và chặt chẽ; phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bên, của mỗi cấp trong hệ thống tổ chức. Song, áp dụng quản trị theo Hệ thống thư lại trong 14
  15. các tổ chức doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dễ mắc phải bệnh quan liêu, giấy tờ cứng nhắc, không thích hợp với môi trường biến động; triệt tiêu động lực thúc đẩy sự nhiệt tình, năng động của cấp dưới, không khai thác hết các nguồn lực phát triển của doanh nghiệp. Tác phẩm “ lý luận về tổ chức kinh tế và xã hội” đã đóng góp to lớn vào lý luận tổ chức cổ điển. Ông xây dựng lý thuyết hành chính quan liêu chủ yếu trong tổ chức ở cơ quan chính phủ. Theo ông, để quản trị có hiệu quả phải tổ chức lao động hợp lý, phải xây dựng được một hệ thống chức vụ, phù hợp với nó là một hệ thống quyền hành. Quyền hành căn cứ trên chức vụ, ngược lại chức vụ tạo ra quyền hành. Việc xây dựng một hệ thống chức vụ và quyền hành phải căn cứ vào các nguyên tắc sau: ­ Mọi hoạt động của tổ chức đều phải có văn bản quy định. ­ Chỉ có người có chức cụ mới có quyền quyết định. ­ Chỉ có những người có năng lực mới được giao chức vụ. ­ Mọi quyết định trong tổ chức phải mang tính khách quan. c. Chestger Barnard (1886 – 1961) Chester Barnard tốt nghiệp Đại học Harvard và làm việc tại một công ty điện thoại của Mỹ năm 1909, rồi 28 năm sau là Chủ tịch công ty New Jarsey Bell năm 1927. Trong nhiều năm với cương vị công tác của mình, Ông đã đúc kết nhiều kinh nghiệm và cho ra đời tác phẩm “Các chức năng của Quản trị” (The functions of the executive) vào năm 1938 và đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển về quản trị học cho đến ngày nay. Lý thuyết của Chester barnard dựa trên nền tảng Chủ nghĩa nhân văn và Chủ nghĩa kinh nghiệm, tập trung nghiên cứu cá nhân và tổ chức. ­ Đối với tổ chức: Ông cho rằng, một tổ chức (xí nghiệp, công ty ) là một hệ thống hợp tác nhiều người với 3 yếu tố cơ bản: ­ Sự sẵn sàng hợp tác, ­ Có mục tiêu chung, ­ Có sự thông đạt. Nếu thiếu một trong 3 yếu tố này thì tổ chức bị tan vỡ. - Đối với cá nhân: Chester Barnard nhấn mạnh yếu tố quyền hành trong tổ chức. Nhưng Ông cho rằng, nguồn gốc của quyền hành không xuất phát từ người ra mệnh lệnh, mà xuất phát từ sự chấp nhận của cấp dưới. Sự chấp nhận đó chỉ có thể có với 4 điều kiện: 1. Cấp dưới hiểu rõ mệnh lệnh. 2. Nội dung ra lệnh phù hợp với mục tiêu của tổ chức. 3. Nội dung ra lệnh phù hợp với lợi ích của họ. 4. Họ có khả năng thực hiện mệnh lệnh đó. Như vậy, cá nhân và tổ chức chỉ thực sự tồn tại khi mà các bên có sự thõa mãn cho nhau. Các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như các tổ chức khác, nó tồn tại dựa trên sự cân bằng giữa sự đóng góp và sự thoã mãn của cá nhân. Một khi cá nhân nổ lực để đạt được các mục đích mà tổ chức theo đuổi thì hoạt động của anh ta có thể xem là có kết quả. Trong quá trình đó, nếu Anh ta đáp ứng được nhu cầu cá nhân và thõa mãn những động cơ cá nhân, thì hoạt động đó 15
  16. được xem là có hiệu quả. Sự tồn tại của tổ chức phụ thuộc vào kết quả lẫn hiệu quả. Do đó người quản trị giỏi phải tìm kiếm cả kết quả và hiệu quả. Bên cạnh việc tập trung nghiên cứu về cá nhân và tổ chức, tác phẩm của Ông còn nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của một số vấn đề khác thuộc chuyên môn và đạo đức như: Quyết định Quản trị, thông tin trong Quản trị, hệ thống chức vụ, sự lãnh đạo và đạo đức trong kinh doanh, là những ý tưởng mới lúc bấy giờ và nó luôn có giá trị về lý thuyết cũng như thực hành Quản trị cho đến ngày nay. * Trường phái quản trị hành chính còn có các đại diện khác như Luther Gulick và Lyndal Urwich. Họ đã phát triển phân loại chức năng của Henry Fayol thành 7 chức năng trong từ viết tắt “ POSDCORB” P: Planning (Kế hoạch) O: Organizing (Tổ chức) S: Staffing (Nhân sự) D: Directing (Chỉ huy) CO: Coordinating (Phối hợp) R: Rewieing (Kiểm tra) B: Budgeting (Ngân sách) * Đánh giá trường phái lý thuyết quản trị hành chính Đồng quan điểm với lý thuyết “Quản trị một cách khoa học”, lý thuyết “Quản trị hành chính” chủ trương rằng, để đem lại hiệu quả phải bằng con đường tăng năng suất lao động. Nhưng, theo Fayol muốn tăng năng suất lao động phải sắp xếp tổ chức một cách hợp lí thay vì tìm cách tác động vào người công nhân (tức Taylor và những người trước đó xuất phát vấn đề từ phía người công nhân, còn Fayol thì xuất phát từ phía người quản trị). Mặc dù lúc bấy giờ có nhiều ý kiến nghi ngờ về giá trị thực tế của lý thuyết “Quản trị hành chính” của Fayol, nhưng ngày nay không ai có thể bác bỏ được sự thật về sự đóng góp to lớn của nó trên. Giới hạn của trường phái này: các tư tưởng được thiết lập trong một tổ chức ổn định, quan điển quản trị cứng rắn, ít chú ý đến con người và xã hội nên dễ dẫn tới xa rời thực tế. 2.4. Trường phái tâm lý xã hội Ngay những thập niên đầu của thế kỷ XX, trong khi các lý thuyết quản trị Cổ điển đang thịnh hành thì những tư tưởng tâm lý xã hội cũng đã xuất hiện, chẳng hạn như trường hợp của Lilian Gilbreth, nhưng những tư tưởng này chưa gây được sự chú ý của các nhà khoa học, và nhanh chóng bị lãng quên. Mãi cho đến khi các giáo sư của trường kinh doanh Harvard (Mỹ) tham dự vào cuộc vận động nghiên cứu và nhất là cuộc nghiên cứu ở nhà máy Hawthornes năm 1924, được xem là dấu mốc khởi sự chính thức của các lý thuyết thuộc trường phái Tâm lý xã hội, lúc này vấn đề tâm lý xã hội mới được chính thức thừa nhận ở Mỹ, và từ đó lan truyền ra các nước phương Tây. Nếu trường phái Cổ điển quan tâm đến yếu tố vật chất của con người, nặng về tổ chức, kiểm tra kiểm soát và khuyến khích bằng lợi ích vật chất thì trường phái Tác phong hay còn gọi là trường phái Tâm lý - xã hội hay trường phái Tương quan nhân sự, họ quan tâm đến yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã 16
  17. hội của con người trong công việc. Các lý thuyết của trường phái này cho rằng hiệu quả cũng do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không phải do các yếu tố vật chất quyết định, mà do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý xã hội của con người. Các tác giả được xem là có đóng góp đáng kể cho trường phái Tâm lý xã hội đó là: Đại diện là Hugo Munsterberg, Mary Parker Follet, Elton Mayor, Douglas Mc Gregor, Abraham Maslow a. Hugo Munsterberg Nhiều nhà khoa học xem Hugo Munsterberg là người đã lập ra một ngành học mới là ngành tâm lý học công nghiệp. Trong tác phẩm nhan đề “Tâm lý học và hiệu quả trong công nghiệp” xuất bản năm 1913, Ông đã đặt vấn đề phải nghiên cứu một cách khoa học tác phong của con người để tìm ra những mẫu mực chung và giải thích những sự khác biệt. Cũng giống như các tác giả của lý thuyết “Quản trị một cách khoa học” năng suất lao động là con đường đi đến hiệu quả, nhưng năng suất lao động không do các yếu tố vật chất mà do các yếu tố phi vật chất quyết định, Munsterberg cho rằng năng suất lao động sẽ cao hơn nếu công việc giao phó cho họ được nghiên cứu, phân tích chu đáo và hợp kỹ năng cũng như hợp với đặc điểm tâm lý của họ. Từ lập luận đó, Munsterberg đã đề nghị các nhà quản trị dùng các bài trắc nghiệm tâm lý để tuyển chọn nhân viên, và phải tìm hiểu tác phong con người trước khi đi tìm các kỹ thuật thích hợp để động viên họ làm việc. Những ý kiến ấy, lúc đầu không được các nhà khoa học và các nhà thực hành quản trị chú ý, nhưng càng về sau, khi mà đời sống vật chất con người ngày càng được cải thiện thì ý kiến đó lại càng có nhiều ý nghĩa to lớn cho quản trị. b. Mary Parker Follet Nếu Hugo Munsterberg được xem là người có tư tưởng tâm lý (tâm lý trong quản lý) đầu tiên thì Mary Parker Follet là người có tư tưởng xã hội (xã hội trong quản lý) sớm nhất. Ông cho rằng, ngoài khía cạnh kinh tế và kỹ thuật, các doanh nghiệp còn được xem là một hệ thống của những quan hệ xã hội, và hoạt động quản trị là một tiến trình mang tính chất quan hệ xã hội. Những ý kiến của Ông nhấn mạnh: về sự chấp nhận quyền hành; sự quan trọng của phối hợp; sự hội nhập của các thành viên trong tổ chức là những giả thuyết khoa học hướng dẫn cho những người sau này nghiên cứu. Những ý tưởng đó được người Nhật tin tưởng áp dụng, đem lại những thành quả nhất định. c. Elton Mayo và cuộc nghiên cứu nhà máy Hawthornes Những ý kiến của Hugo Munsterberg và Mary Parker Follet trước đây cũng chỉ làm cho các nhà khoa học để ý hơn trước về khía cạnh tâm lý – xã hội trong quản trị. Và, chỉ khi có cuộc nghiên cứu ở nhà máy Hawthornes thuộc Công ty điện lực miền Tây (Western Electric Company) ở gần Chicago (Mỹ) năm 1924 thành công thì các lý thuyết quản trị thuộc trường phái Tác phong mới thực sự được các nhà khoa học thừa nhận, đánh dấu một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển của lý thuyết Quản trị. 17
  18. Chủ đích cuộc nghiên cứu nhằm tìm xem các yếu tố vật chất (tiếng ồn, ánh sáng, độ nóng, ) có ảnh hưởng đến năng suất lao động không? Thế là hai nhóm nữ công nhân đã được tổ chức đưa vào cuộc nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã nâng dần tình trạng tốt đẹp của các yếu tố vật chất và đo lường năng suất. Kết quả cho thấy khi các điều kiện vật chất được cải thiện, năng suất lao độg đã nâng cao hơn. Tuy nhiên, khi làm cuộc thí nghiệm ngược lại, các nhà nghiên cứu thấy rằng năng suất của các nữ công nhân này vẫn tiếp tục gia tăng dù các điều kiện vật chất đã bị hạ xuống như lúc ban đầu. Elton Mayo (1880 – 1949) một giáo sư về tâm lý học của trường kinh doanh Harvard đã được tham gia vào cuộc nghiên cứu để giải thích hiện tượng được xem là nghịch lý này. Liên tục trong 5 năm, từ 1927 đến 1932, Mayo đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau và đã ghi nhận được nhiều khám phá quan trọng. Trong cuộc nghiên cứu đầu tiên, Mayo thấy ánh sáng nơi làm việc không gây ảnh hưởng đến năng suất của công nhân. Cuộc nghiên cứu thứ hai, Mayo lại thấy các điều kkiện làm việc không có hoặc có ít quan hệ với năng suất. Cuộc nghiên cứu thứ 3, Mayo thấy tiền lương và tiền thưởng không tạo ra tác động nào đến năng suất lao động của tập thể. Trái lại những yếu tố có quan hệ đến năng suất lao động lại là những yếu tố phi vật chất. Từ kết quả nghiên cứu đó, Mayo kết luận rằng giữa tâm lý và tác phong có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau; và hơn nữa khi con người làm việc chung trong tập thể, thì ảnh hưởng của tập thể lại đóng vai trò to lớn trong việc tạo ra tác phong của cá nhân. Với tư cách con người trong tập thể, công nhân có xu hướng tuân theo các qui định của tập thể, dù chỉ là những qui định không chính thức, hơn là những kích thích từ bên ngoài. Những khám phá này cũng đưa đến nhận thức mới về con người trong quản trị. Ông và các đồng nghiệp đã đưa ra kết luận trong tác phẩm “ Những vấn đề con người của nền văn minh công nghiệp”: + Việc đối thoại với công nhân có thể giúp họ trút bỏ gánh nặng tâm lý không cần thiết, điều chỉnh thái độ của họ với những vấn đề cá nhân khiến họ tự nói ra các vấn đề của mình và tự đưa ra kết luận. + Đối thoại có thể giúp công nhân chung sống một cách dễ dàng hơn, thân thiện hơn với mọi người xung quanh. + Đối thoại, phỏng vấn sẽ tăng cường ý nguyện và khả năng hợp tác tốt giữa công nhân. + Việc trò chuyện với công nhân là phương pháp để bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên. + Trò chuyện với công nhân là biện pháp quan trọng để thu thập thông tin. Mặc dù bị nhiều chỉ trích về tính khoa học của các phương pháp nghiên cứu được áp dụng, nhưng công trình của Mayo tại nhà máy Hawthornes đã mở ra một kỷ nguyên mới trong quản trị học, và từ đấy phát triển thành “Phong trào quan hệ con người” đối địch lại với “Phong trào khoa học”. Với sự nhấn mạnh đến mối quan hệ con người trong quản trị, các nhà quản trị phải tìm cách gia tăng thỏa mãn tâm lý và tinh thần của nhân viên. d. Mc Gregor (1909 – 1964) 18
  19. Phát triển các kết quả nghiên cứu của Mayo, Mc Gregor đã cho rằng các nhà Quản trị trước đây đã tiến hành các cách thức quản trị trên những giả thuyết sai lầm về tác phong con người. Những giả thuyết đó cho rằng, phần đông mọi người không thích làm việc, thích được chỉ huy hơn là tự mình phải gánh vác trách nhiệm, và hầu hết mọi người đều chỉ làm tốt công việc vì quyền lợi vật chất. Chính vì những giả thuyết sai lầm đó mà các nhà quản trị đã xây dựng bộ máy tổ chức với quyền hành tập trung, đặt ra nhiều nguyên tắc thủ tục, đồng thời với một hệ thống kiểm tra và giám sát chặt chẽ. Mc Gregor đã đặt tên cho những giả thuyết này là thuyết X. Ông đề nghị một loạt giả thuyết khác, gọi là thuyết Y, sau này trở thành lý thuyết của Ông. Ngược lại với thuyết X, thuyết Y cho rằng công nhân sẽ thích thú với công việc nếu có được những điều kiện thuận lợi và họ có thể đóng góp nhiều hơn cho tổ chức. Từ đó, Mc. Gregor đề nghị các nhà quản trị nên quan tâm đến sự phối hợp hoạt động hơn là chú trọng đến các cơ chế kiểm tra không cần thiết trong tổ chức. Thuyết Y của Mc. Gregor làm phong phú thêm cho lý thuyết quản trị. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định, mà sau này tác giả lý thuyết Z, Willam Ouchi – người Nhật Bản đã kịch liệt phê phán. e. Chris Argyris (1923) Đồng quan điểm với Mc. Gregor, Chris Argyris đã đưa ra những ý kiến bác bỏ các ý kiến về sự động viên và sự thỏa mãn của công nhân của các lý thuyết Cổ điển. Ông cho rằng, sự nhấn mạnh thái quá việc kiểm soát đối với nhân viên của các nhà quản trị sẽ đưa nhân viên đến thái độ thụ động, lệ thuộc, né tránh trách nhiệm. Trong trạng thái tâm lý bị ức chế, họ sẽ cảm thấy bất bình với nơi làm việc, sẽ có những tác phong tiêu cực đối với việc hoàn thành mục tiêu chung. Chris Argyris cho rằng, bản chất con người luôn luôn muốn là người trưởng thành, muốn độc lập, sự phong phú trong hành động, sự đa dạng trong các mối quan hệ, và khả năng tự làm chủ. Từ những phân tích trên, Ông đề nghị các nhà quản trị phải tạo điều kiện cho nhân viên tự thể hiện, xứng đáng như những người trưởng thành, và điều đó sẽ có lợi cho tổ chức. f. Abraham Maslow (1908 – 1970) Trong trường phái Tâm lý – xã hội, Maslow là một trong những người có lập luận sắc sảo. Ông cho rằng, hoạt động của con người nhằm để thỏa mãn nhu cầu cá nhân (thoã mãn về vật chất và tinh thần), sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân ở các mức độ khác nhau quyết định đến tác phong của họ. Maslow xây dựng lý thuyết về nhu cầu con người gồm 5 mức độ được xếp từ thấp đến cao: Nhu cầu về vật chất, nhu cầu được an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được trọng vọng, nhu cầu tự hoàn thiện. Quản trị có hữu hiệu là sự đáp ứng các mức độ nhu cầu đang cần được thỏa mãn của con người. Biết vậy, nhưng vận dụng chúng trong thực tế thì không phải dễ, bỡi một sự thật hiển nhiên là, nhu cầu thường vượt quá khả năng cho phép đáp ứng, hơn nữa không phải bất cứ lúc nào, lợi ích nào của cá nhân 19
  20. cũng phù hợp với lợi ích của tập thể, lúc đó người quản trị chỉ có thể bớt một ít ở bên này để cho nặng bên kia chứ không thể đáp ứng hoàn toàn được. Các lý thuyết thuộc trường phái Tâm lý xã hội đã khắc phục được “con người thuần lý ­ kinh tế” của các lý thuyết thuộc trường phái Cổ điển. Họ xem con người với tư cách là những cá nhân có những mối quan hệ mật thiết trong một tổ chức. Sự tương tác giữa các cá nhân và tập thể trong mối quan hệ thân thiện, hợp tác sẽ làm tăng năng suất lao động. Hay nói cách khác, năng suất lao động tùy thuộc nhiều vào các yếu tố tâm lý ­ xã hội. Quan điểm này được thể hiện ở các nội dung sau: ­ Các đơn vị kinh doanh là một hệ thống xã hội, bên cạnh tính kinh tế và kỹ thuật đã được nhận thấy. ­ Con người không chỉ có thể động viên bằng các yếu tố vật chất, mà còn các yếu tố tâm lý ­ xã hội. ­ Các nhóm và tổ chức phi chính thức trong xí nghiệp có tác động nhiều đến tinh thần, thái độ và kết quả lao động của công nhân. ­ Sự lãnh đạo của các nhà quản trị không chỉ đơn thuần dựa vào chức danh chính thức trong bộ máy tổ chức, mà còn phải dựa nhiều vào các yếu tố tâm lý ­ xã hội. ­ Sự thỏa mãn tinh thần có mối liên quan chặt chẽ với năng suất và kết quả lao động. ­ Sự tham gia làm tăng năng suất lao động. ­ Công nhân có nhiều nhu cầu về tâm lý ­ xã hội cần được thỏa mãn. ­ Tài năng quản trị đòi hỏi nhà quản trị phải có các kỹ năng quản trị, đặc biệt là kỹ năng quan hệ với con người tốt. * Ý nghĩa khoa học của lý thuyết ­ Lý thuyết tâm lý xã hội (hay lý thuyết tác phong, lý thuyết hành vi) đã bổ sung cho lý thuyết cổ điển khi cho rằng năng suất lao động không chỉ thuần tuý là vấn đề kỹ thuật, khoa học. ­ Nhờ những đóng góp của lý thuyết này, ngày nay nhà quản trị hiểu rõ hơn về sự động viên con người, về ảnh hưởng của tập thể, mối quan hệ đến hành vi người lao động, ảnh hưởng đến năng suất lao động, giúp nhà quản trị có cách thức quản trị thích hợp. 2.5. Trường phái hệ thống trong quản trị doanh nghiệp Lý thuyết quản trị này còn gọi là lý thuyết quản trị định lượng. Họ cho rằng quản trị là quyết định (management is decision ­ making) và muốn quản trị có hiệu quả, các quyết định phải đúng đắn. Để có quyết định đúng, nhà quản trị phải có quan điểm hệ thống khi xem xét các sự việc, thu thập và xử lý thông tin để ra các quyết định. * Quản trị định lượng có những đặc trưng cơ bản sau: ­ Nhấn mạnh đến phương pháp khoa học trong giải quyết các vấn đề quản trị. ­ Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để giải quyết các vấn đề. Tức là coi doanh nghiệp là một tổ chức của một hệ thống thống nhất của các bộ phận có quan hệ hữu cơ với nhau (chẳng hạn như các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh). 20
  21. ­ Sử dụng rộng rãi các mô hình toán học, thống kê. ­ Quan tâm đến các yếu tố kinh tế – kỹ thuật trong quản trị hơn là các yếu tố tâm lý – xã hội. ­ Sử dụng máy tính điện tử làm công cụ. + Những đóng góp và giới hạn của lý thuyết định lượng về quản trị. ­ Lý thuyết định lượng về quản trị có thể được xem là sự triển khai các quan điểm của lý thuyết quản trị khoa học của Taylor. ­ Được áp dụng mạnh mẽ từ thập niên 60 trở đi, các kỹ thuật quản trị định lượng đã giúp giải quyết những vấn đề trong các lĩnh vực như: tài chính, sản xuất, dự báo, hoạch định, kiểm soát ­ Mặc dù vậy, lý thuyết định lượng vẫn chưa giải quyết được khía cạnh con người trong quản trị. ­ Các khái niệm, kỹ thuật của lý thuyết này tương đối khó hiểu cần phải có những chuyên gia giỏi vì vậy sự phổ biến của lý thuyết này vẫn còn hạn chế. 2.6. Trường phái quản trị Nhật Bản - Lý thuyết Z. William Ouchi – Người Nhật bản, phản bác lý thuyết X và Y của Gregor, Ông cho rằng, trong thực tế không có người nào dạng X (Lười biếng) hay dạng Y (Siêng năng) cả. Lười biếng hay siêng năng là thái độ lao động của người lao động chứ không phải là bản chất của con người. Thái độ của con người tuỳ thuộc vào cách thức mà họ được đối xử như thế nào trong thực tế. Nếu họ được đối xử mà theo họ cho là tốt thì sẽ làm việc siêng năng và ngược lại thì chây lười. Tư tưởng của Ouchi trong thuyết Z là đề cao vai trò tập thể trong môt tổ chức. Ông chủ trương, trong quá trình điều khiển không nên áp đặt từ trên xuống, để nhân viên tự xử sự cho phù hợp từng tình huống, mọi người được tham gia vào các quyết định chung; vì quyết định tập thể thường sáng suốt, có hiệu quả hơn cá nhân. Nếu đem so sánh với cách quản trị các doanh nghiệp của các nước Âu Mỹ thì Thuyết Z có những khác biệt rõ rệt: DN Nhật Bản DN Âu Mỹ . Làm việc suốt đời . Làm việc trong từng thời hạn. . Đánh giá và đề bạt chậm . Đánh giá và đề bạt nhanh. . Không chuyên môn hóa ngành nghề . Chuyên môn hóa ngành nghề. . Cơ chế kiểm tra mặc nhiên . Cơ chế kiểm tra hiển nhiên. . Quyết định và trách nhiệm tập thể . Quyết định và trách nhiệm cá nhân. . Quan hệ rộng rãi. . Quan hệ cục bộ. Trước hết, phải khẳng định lý thuyết Z là một đóng góp không nhỏ vào kho tàng quản trị học, những giá trị tư tưởng mới mang đậm nét đặc trưng của nền văn hóa Phương đông. Nhờ đó, mà hơn nửa thập kỷ qua người Nhật đã làm nên những kỳ tích. Một đất nước nghèo tài nguyên, cũng chịu nhiều mất mát, tổn thất nặng nề trong thế chiến thứ hai, nay đã là một cường quốc kinh tế, đứng thứ hai sau Mỹ. 21
  22. - Lý thuyết Kaizen (Cải tiến – Cải thiện). Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, nhưng không phải lúc nào cũng suông sẻ. Không tránh khỏi qui luật chung của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa, có lúc hưng thịnh; có khi bị khủng hoảng, suy thoái. Masaaiimai – Người Nhật, là tác giả của lý thuyết Kaizen (Cải tiến), ra đời nhằm làm phong phú hơn các lý tuyết quản trị nói chung và lý thuyết Z nói riêng; giúp cho hoạt động của các doanh nghiệp thích nghi hơn với môi trường đầy năng động, và nhất là trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Những nội dung chủ yếu của lý thuyết này là: ­ Cải tiến từng bước. ­ Phát huy tinh thần tập thể trong cải tiến mọi mặt trong doanh nghiệp, trong đó họ chú trọng các lĩnh vực:  Kỷ luật.  Quản lý thời gian.  Phát triển tay nghề.  Các hoạt động trong công ty.  Tinh thần lao động.  Sự cảm thông. Đặc điểm Kaizen (Cải tiến) của Nhật khác với (đổi mới) trong các công ty Mỹ: Kaizen (Nhật) Đổi mới (Mỹ) 1. Hiệu quả Dài hạn, không tác động đột Ngắn hạn, tác động đột ngột ngột 2. Tốc độ Những bước đi nhỏ. Những bước đi lớn. 3. Thời gian Liên tục và tăng dần. Gián đoạn và không tăng dần. 4. Thay đổi Từ từ và liên tục. Thình lình và hay thay đổi. 5. Liên quan Mọi người Chọn lựa một số người. 6. Cách tiến Tập thể, có hệ thống Cá nhân, không có hệ hành thống. 7. Cách thức Duy trì và cải tiến. Phá bỏ và xây dựng lại. 8. Tính chất Kỹ thuật thường và hiện đại Đột phá kỹ thuật mới. 9. Đòi hỏi Đầu tư ít nhưng cần nổ lực duy Đầu tư lớn, ít nổ lực duy trì trì. 10. Hướng nổ Vào con người Vào công nghệ. lực 11. Tiêu Quá trình và sự cố gắng để có Lợi nhuận. chuẩn đánh kết quả cao hơn trước giá 12. Lợi thế Có thể đạt kết quả tốt với nền Thích hợp với nền công kinh tế phát triển chậm. nghiệp phát triển nhanh. Các lý thuyết quản trị Nhật Bản thực chất là sự triển khai các lý thuyết quản trị của trường phái Tâm lý xã hội trong điều kiện nền văn hóa Nhật bản, mang nặng bản sắc văn hóa phương Đông. Họ đề cao vai trò tập thể, tinh thần 22
  23. đồng đội và công đồng trách nhiệm; xây dựng một nền văn hoá lành mạnh trong một tập thể là biện pháp tác động tích cực nhất đem lại hiệu quả. 3. Phân loại doanh nghiệp 3.1 Khái niệm doanh nghiệp Có rất nhiều khái niệm khác nhau về doanh nghiệp: + Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh, thực hiện các chức năng sản xuất, mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu con người và xã hội và thông qua đó để kiếm lời. Tổ chức là một nhóm người làm việc chung với nhau nhằm đạt được mục tiêu nào đó trong một thể chế nhất định. Theo quan điểm này thì tổ chức có những đặc trưng cơ bản là: ­ Một nhóm người cùng hoạt động với nhau, ­ Có mục tiêu chung, ­ Được quản trị theo các thể chế, nguyên tắc, chuẩn mực nhất định. Tổ chức có thể là tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo Mỗi loại tổ chức có mục tiêu riêng, chẳng hạn tổ chức kinh tế có mục tiêu là giá trị vật chất, là lợi ích, và doanh nghiệp là tổ chức thuộc loại này. + Theo Luật doanh nghiệp: “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. 3.2. Phân loại doanh nghiệp Có rất nhiều tiêu thức để phân loại doanh nghiệp, sau đây là một số tiêu thức phân loại chủ yếu: * Căn cứ vào hình thức pháp lý, có: DNNN, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH (1 thành viên và nhiều thành viên), doanh nghiệp tư nhân, HTX, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. * Căn cứ vào hình thức sở hữu có: doanh nghiệp quốc doanh (DNNN), doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có sở hữu hỗn hợp. ( doanh nghiệp liên doanh, DNNN không sở hữu 100% vốn nhà nước). * Căn cứ vào mục tiêu hoạt động chủ yếu có doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích. * Căn cứ vào chức năng hoạt động có thể chia thành doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp dịch vụ. * Căn cứ vào quy mô có: Doanh nghiệp quy mô lớn (vốn >10 tỷ đồng), doanh nghiệp quy mô vừa và doanh nghiệp quy mô nhỏ. * Ngoài ra còn có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại doanh nghiệp. 3.3. Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp Ở nước ta hiện nay nếu căn cứ theo tính chất pháp lý bao gồm có các doanh nghiệp sau: *Doanh nghiệp nhà nước: 23
  24. Khái niệm: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội do nhà nước giao. Như vậy, doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. DNNN được ngân sách nhà nước đầu tư vốn toàn bộ, ngoài số vốn đầu tư doanh nghiệp có thể huy động vốn dưới hình thức khác, nhưng không được thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Việc phân phối lợi nhuận sau thuế được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Vậy đã có sự thay đổi về quan niệm về bản chất của doanh nghiệp nhà nước đó là: Trước đây DNNN là 1 tổ chức kinh tế mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích. Hiện nay, DNNN có thể sở hữu 100% vốn hoặc chỉ chiếm vốn cổ phần hoặc vốn góp chi phối. Hình thức tổ chức có thể là công ty Nhà nước, công ty cổ phần hoặc công ty TNHH. DNNN có các loại hình sau: + Công ty Nhà nước: là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, Nhà nước thành lập, tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo luật DN. + Công ty cổ phần Nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty Nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước ủy quyền góp vốn, hoạt động theo luật doanh nghiệp. + Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên: là công ty TNHH do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Công ty TNHH Nhà nước hình thành do một số tổ chức, doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước lập nên, (Vd: bộ đội có các sở sản xuất, trường học có nhà trẻ ), hoạt động và hạch toán phụ thuộc, được gọi là công ty TNHH 1 thành viên. + Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên: là công ty TNHH trong đó tất cả các thành viên đều là công ty Nhà nước hoặc có thành viên là công ty Nhà nước và các thành viên khác là tổ chức được Nhà nước ủy quyền góp vốn; hoạt động theo luật doanh nghiệp. + Doanh nghiệp có cổ phần hoặc vốn góp chi phối của Nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, hoạt động theo luật doanh nghiệp. + Công ty Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác: là công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chiếm >50% vốn điều lệ của doanh nghiệp khác. *Doanh nghiệp tư nhân Khái niệm: Là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ số tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ của pháp luật chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp là người chủ doanh nghiệp và có thể huy động thêm vốn từ bên ngoài dưới hình 24
  25. thức đi vay, doanh nghiệp không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào ra thị trường để tăng thêm vốn. Phần thu nhập sau thuế thuộc quyền sở hữu và sử dụng của chủ doanh nghiệp.Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình tức là phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. đây cũng chính là điều bất lợi của doanh nghiệp này. * Công ty cổ phần Khái niệm: Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều cổ phần do tối thiểu 3 cổ đông sở hữu, được phép phát hành chứng khoán và có tư cách pháp nhân. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã đóng góp. Đặc điểm của công ty cổ phần: Vốn của công ty cổ phần được chia ra nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cổ phần được xác định bằng các chứng khoán gọi là cổ phiếu. Công ty cổ phần được phát hành các loại cổ phiếu (cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi), trái phiếu. Các cổ phiếu thường được chuyển nhượng tự do. Thông thường, công ty cổ phần được thành lập từ việc bán cổ phần. Con đường thứ 2 hình thành công ty cổ phần ở nước ta là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên vốn mà đã góp vào công ty. Cơ quan quyết định cao nhất ở công ty cổ phần là đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông). Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải thành lập ban kiểm soát. * Công ty trách nhiệm hữu hạn: Khái niệm: Là một loại công ty do thành viên góp vốn để thành lập và họ cũng chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp đã góp vào công ty. Đây cũng là ưu thế của công ty trách nhiệm hữu hạn so với loại hình tư nhân. ­ Vốn điều lệ của công ty do các thành viên đóng góp, có thể bằng tiền, bằng tài sản hoặc bằng sở hữu công nghiệp và các phần vốn góp có thể không bằng nhau và trong quá trình hoạt động công ty có thể thực hiện tăng vốn bằng cách kết nạp thêm thành viên mới. Ngoài vốn góp của các thành viên công ty có thể sử dụng các hình thức để huy động vốn từ bên ngoài nhưng không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. ­ Việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên được thực hiện tự do, còn việc chuyển nhượng phần vốn góp của cho người không phải là thành viên của công ty phải được sự mhất trí của của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 3/4 số vốn điều lệ công ty 25
  26. ­ Việc phân phối lợi nhuận sau thuế do các thành viên quyết định. Việc phân chia lợi nhuận cho các thành viên tuỳ thuộc vào số vốn đóng góp của các thành viên đó. Công ty TNHH có 2 loại: Công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. (so sánh với công ty tư nhân) Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó nhiều nhất là 50 thành viên góp vốn thành lập, không được quền phát hành cổ phiếu, có tư cách pháp nhân. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã cam kết đóng góp. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải lập hội động thành viên, trên 11 thành viên phải lập ban kiểm soát. * Công ty hợp danh: Khái niệm: Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất 2 thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn, không được phát hành chứng khoán. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm bằng số vốn đóng góp về các khoản nợ của công ty. Trong thực tế, các hoạt động kinh doanh được tổ chức dưới dạng hợp danh thường là các cửa hàng dịch vụ bán lẻ, hoặc các hoạt động mang tính nghề nghiệp như luật sư, kế toán, kiểm toán, khám chữa bệnh Có 3 yếu tố để xác định đó có phải là hợp danh hay không? + Sự liên kết của 2 hay nhiều người + Kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. + Đồng sở hữu (để xác định có phải là đồng sở hữu hay không chúng ta phải xem xét họ có cùng chia sẻ rủi ro, chia sẻ lợi nhuận và cia sẻ việc quản lý hay không?). Có một đặc điểm khi thành lập công ty hợp danh thì yêu cầu phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh. Ngoài thành viên hợp danh còn có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty, nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh, liên đới chụi trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty, các thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty (trừ trường hợp được uỷ quyền), song có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp vào công ty. Công ty hợp danh không được quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn *Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam gồm có doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% Vốn nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập tại VN do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn nhằm 26
  27. thực hiện mục đích chung là tìm kiếm lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, tuân theo pháp luật của VN. Phần vốn góp của bên nước ngoài không quy định tối đa nhưng tối thiểu không được thấp hơn 30% số vốn pháp định, trừ những trường hợp do chính phủ quy định Việc góp vốn tham gia có thể bằng đồng việt nam, bằng tài sản hiện vật hoặc quyền sở hữu công nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật VN. Việc sử dụng phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được thực hiện theo điều lệ doanh nghiệp liên doanh. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài có lợi nhuận và chuyển số lợi nhuận đó về nước họ thì phải nộp một khoản thuế về việc chuyển nhượng ra nước ngoài tuỳ thuộc vào mức vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. * Cơ sở lựa chọn loại hình doanh nghiệp Giả sử rằng khi chúng ta bỏ tiền ra để đầu tư kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp nào đó, thì chúng ta thường đặt câu hỏi: + Loại hình doanh nghiệp này có dễ dàng tổ chức và quản lý không? + Loại hình doanh nghiệp nào là công cụ tốt nhất để bảo vệ tiền đầu tư của mình? (rủi ro) + Loại hình doanh nghiệp nào có thể giảm được tối đa các nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước? + Loại hình doanh nghiệp nào thuận lợi hơn trong trường hợp muốn mở rộng đầu tư hoặc huy động thêm vốn cho sản xuất kinh doanh? Tuy nhiên, sẽ không có một câu trả lời chung cho tất cả các câu hỏi này. Nghĩa là ta không thể tìm được một loại hình doanh nghiệp nào đáp ứng tất cả các đòi hỏi trên: vừa dễ dàng quản lý, giảm tối đa rủi ro, dễ huy động vốn, Hay nói cách khác, không có loại hình doanh nghiệp nào là tốt nhất, mà mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu và nhược điểm riêng khi so sánh với nhau. Sau đây chúng ta sẽ làm rõ các ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp theo tinh thần Luật doanh nghiệp trên 7 khía cạnh sau: * Thành lập và góp vốn ­ Thành lập doanh nghiệp tư nhân: bản chất của doanh nghiệp tư nhân là hoạt động kinh doanh do một cá nhân điều hành và tự chịu trách nhiệm. Do doanh nghiệp tư nhân không có yếu tố đồng sở hữu, do đó kho có khái niệm “thành viên góp vốn”. Hay nói cách khác không thể đầu tư kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân với tư cách là người góp vốn. Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời vừa là người góp vốn, vừa là người thành lập và quản lý. Theo yêu cầu của luật doanh nghiệp, nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Nhà đầu tư phải là cá nhân, họ không thể là một tổ chức hay một doanh nghiệp khác. 27
  28. + Nhà đầu tư phải là người được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp (không thuộc 1 trong các đối tượng quy định tại khoản 2 điều 13 luật doanh nghiệp). + Chỉ có một nhà đầu tư duy nhất. Nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân không được kết nạp thêm thành viên. trong trường hợp muốn kết nạp thêm thành viên thì chủ doanh nghiệp buộc phải giải thể và thành lập doanh nghiệp mới là công ty hợp danh, công ty TNHH hay công ty cổ phần. ­ Thành lập, góp vốn vào công ty hợp danh Để thành lập được công ty hợp danh yêu cầu tối thiểu phải có 2 nhà đầu tư với yêu cầu giống như đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. Ngoài thành viên hợp danh, công ty còn có thể có thành viên góp vốn. Tức là, trong công ty hợp danh thì ít nhất phải có 2 thành viên hợp danh. Ngoài ra, công ty có thể có hoặc không có thành viên góp vốn, hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của thành viên hợp danh. Các thành viên góp vốn trong công ty hợp danh, về nguyên tắc không được tham gia quản lý công ty, trừ trường hợp được uỷ quyền. Pháp luật không thừa nhận công ty hợp danh chỉ có các thành viên góp vốn hoặc một thành viên hợp danh và một thành viên góp vốn. ­ Thành lập và góp vốn vào công ty TNHH, công ty cổ phần. Đối với công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên, số lượng thành viên tối đa là 50 người. Nếu trong trường hợp vượt quá số lượng thì phải khai trừ bớt các thành viên, chia nhỏ công ty hoặc chuyển đổi thành công ty cổ phần. Đối với công ty cổ phần thì yêu cầu tối thiểu là 3 người và không hạn chế số lượng tối đa. * Chế độ trách nhiệm của nhà đầu tư Có thể nói vấn đề trách nhiệm là vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm nhất khi họ quyết định lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Dưới khía cạnh về chế độ trách nhiệm có thể chia các doanh nghiệp thành 2 loại, bao gồm: doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn và doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn. Còn thành viên góp vốn đối với công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần thuộc loại có trách nhiệm hữu hạn. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Như vậy, trong 4 loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh là người đầu tư có trách nhiệm vô hạn. Trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân có thể nói là bất lợi lớn nhất đối với doanh nghiệp tư nhân một khi rủi ro kinh doanh xẩy ra. Mọi khoản thua lỗ xẩy ra trong hoạt động kinh doanh đều do một mình chủ doanh nghiệp tư nhân gánh chịu. Quy mô càng lớn thì rủi ro càng lớn. Khi quy mô kinh doanh tăng lên và kèm theo đó là nghĩa vụ tăng lên thì đặc điểm này sẽ càng làm cho doanh nghiệp tư nhân trở thành một mô hình kinh doanh kém hấp dẫn. 28
  29. Tuy nhiên, chính chế độ trách nhiệm vô hạn, một mặt là bất lợi cho doanh nghiệp tư nhân thì mặt khác nó lại là một ưu điểm cho loại hình doanh nghiệp này. Chính chế độ trách nhiệm vô hạn đã nâng cao uy tín, sự tin tưởng của chủ doanh nghiệp trong quan hệ với bạn hàng và các chủ nợ. Bởi lẽ chủ nợ hoặc đối tác biết rằng tài sản để đảm bảo cho giao dịch của họ không chỉ giới hạn bởi tài sản của doanh nghiệp mà còn cả tài sản riêng của chủ doanh nghiệp. Tương tự như trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các nghĩa vụ của công ty. ở đây, nếu xem xét kỹ thì chế độ trách nhiệm của các thành viên hợp danh có 2 điểm khác. Thứ nhất, chế độ trách nhiệm của các thành viên hợp danh là chế độ trách nhiệm liên đới. Điều này có nghĩa là người có quyền có thể yêu cầu bất kỳ ai trong số các thành viên hợp danh thực hiện nhĩa vụ đã cam kết, ngay cả trong trường hợp nghĩa vụ này phát sinh do hành vi của thành viên hợp danh kia nhân danh công ty thực hiện. Thứ 2, trách nhiệm liên đới này chỉ giới hạn trong phạm vi nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động của công ty. Nếu nghĩa vụ phát sinh do hoạt động của một cá nhân thành viên hợp danh nào đó không nhân danh công ty thì ở đây sẽ không phát sinh trách nhiệm liên đới, mà đó chỉ là trách nhiệm riêng của cá nhân thành viên đó. Như đã phân tích ở trên, thì thành viên góp vốn của công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần là những người chịu trách nhiệm hữu hạn, do đó, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên và các cổ đông trong công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Hay nói cách khác, sự thiệt hại của nhà đầu tư này chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Chủ nợ hay bên thứ 3 có quyền không thể yêu cầu đối tượng này phải đem tài sản riêng của họ trả nợ thay cho công ty, trừ trường hợp có sự thoả thuận được giữa công ty và đối tượng nhà đầu tư. Theo quy định của luật, tài sản, tiền vốn của các thành viên, cổ đông đóng vào công ty sẽ được coi là tài sản thuộc sở hữu công ty và công ty có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho công ty. lúc này các thành viên công ty hay cổ đông chỉ còn là sở hữu phần quyền trong công ty mà thôi. Do mọi hoạt động kinh doanh đều nhân danh công ty và trong trường hợp nếu phát sinh thua lỗ thì người chịu trách nhiệm là công ty chứ không phải là các thành viên hay cổ đông. Chủ nợ không có quyền kiện đòi các thành viên công ty hay cổ đông trả nợ cho mình mà họ chỉ có quyền kiện đòi công ty mà thôi. Như vậy, để miêu tả trách nhiệm của các thành viên hay cổ đông công ty, chính xác nhất chúng ta phải nói rằng khi họ góp vốn trở thành thành viên hay cổ đông của công ty thì sự thiệt hại của nhà đầu tư, trong trường hợp rủi ro nhất, cũng chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty mà thôi, họ không có trách nhiệm phải dùng tài sản cá nhân của mình để thanh toán các nghĩa vụ đã cam kết. Nhận xét: Xét dưới góc độ này thì việc đầu tư vào công ty TNHH hoặc công ty cổ phần sẽ hạn chế được rủi ro phá sản hay khánh kiệt do thua lỗ trong kinh doanh. Ưu điểm này thích hợp đối với nhà đầu tư không muốn mạo hiểm, 29
  30. và do đó, đối với những người này họ sẽ không muốn trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh, mà họ thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần hay góp vốn vào công ty hợp danh, mua cổ phần của công ty cổ phần. Cùng với việc, một nhà đầu tư có thể đầu tư cùng một lúc vào nhiều công ty TNHH hay công ty cổ phần, đã làm cho 2 loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần trở thành công cụ để phân tán rủi ro một cách tốt nhất. Chính ưu điểm này mà hiện nay đã làm cho loại hình công ty TNHH trở nên ngày càng phổ biến ở nước ta. *Tổ chức quản lý ­ Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh: Thông thường, thì bất cứ nhà đầu tư nào khi đầu tư kinh doanh với một số tiền dù lớn hay nhỏ đều muốn có quyền được xem xét và kiểm soát đối với những quyết định kinh doanh mà có thể ảnh hưởng đến khoản tiền đầu tư của mình. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhà đầu tư không quan tâm lắm đến hoạt động của công ty, họ chỉ mua cổ phiếu với hy vọng có được cổ tức cao. Sau đây chúng ta sẽ xem xét nhà đầu tư nào và loại hình doanh nghiệp nào thì nhu cầu của các nhà đầu tư được đáp ứng. Doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu tổ chức, quản lý linh hoạt nhất. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có thể thuê giám đốc, thuê các chức danh quản lý khác, pháp luật không thể cấm. Điều này cuãng xuất phát từ bản chất của loại hình doanh nghiệp này: chế độ trách nhiệm rất cao của chủ doanh nghiệp , và như vậy, về nguyên tắc, nhà đầu tư có rủi ro cành cao thì quyền hạn của họ cũng phải càng lớn. Trên thực tế, luật pháp cho phép chủ doanh nghiệp tư nhân một phạm vi quyền hạn rất rộng lớn, thậm chí chủ doanh nghiệp có thể bán hay cho thuê cả doanh nghiệp của mình. Cũng tương tự như vậy đối với doanh nghiệp tư nhân, các thành viên hợp danh cũng có quyền hạn rất lớn trong tổ chức quản lý và điều hành công ty, các thành viên hợp danh tự thoả thuận và quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty. Nếu so sánh với doanh nghiệp tư nhân thì có điểm cần lưu ý là: + Thành viên hợp danh có quyền tiến hành các hoạt động nhân danh công ty, và các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khia quyết định các vấn đề quản lý công ty. + Thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty và hoạt động nhân danh công ty (trừ trường hợp được uỷ quyền). ­ Đối với công ty TNHH và công ty cổ phần: Không giống với trường hợp của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, luật pháp quy định khá chặt chẽ về cơ cấu tổ chức quản lý của hai loại công ty này, đặc biệt là đối với công ty cổ phần. Sở dĩ phải quy định như vậy là do: + Bảo vệ lợi ích của thành viên/ cổ đông góp vốn thiểu số trong công ty, hạn chế trường hợp thành viên/cổ đông lớn lạm dụng quyền lực để thu lợi cho cá nhân mình, gây thiệt hại cho thành viên/cổ đông thiểu số, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền lực để tiến hành giao dịch tư lợi. 30
  31. + Đặc biệt trong công ty cổ phần, số lượng cổ đông thường rất lớn, thậm chí hàng trăm nghìn, hàng triệu, nên tiềm tàng nguy cơ mâu thuẫn giữa các cổ đông. Cho nên, nếu pháp luật không quy định cơ cấu tổ chức quản lý, quá trình ra quyết định chặt chẽ, thì có thể xẩy ra mâu thuẫn, tranh giành quyền lực không giải quyết được. Như vậy thì, đầu tư vào công ty TNHH thì nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền tham gia quản lý của mình đến đâu. nhà đầu tư góp vốn để trở thành thành viên của công ty thì đương nhiên trở thành thành viên Hội đồng thành viên, do đó có quyền dự họp và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đông thành viên. Tuy nhiên, mức độ quyết định phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp vào công ty, vốn càng nhiều quyền biểu quyết càng lớn. Đối với cổ đông của công ty cổ phần, về cơ bản, việc tham gia của cổ đông vào quá trình ra quyết định của công ty giống như trong trường hợp của công ty TNHH, đó là thực hiện thông qua Đại hội đồng cổ đông và bầu Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, điểm khác so với trường hợp của công ty TNHH là trong công ty cổ phần có rất nhiều loại cổ phần, do vậy, mức độ thẩm quyền tham gia vào quá trình ra quyết định của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào loại cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông có quyền quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông theo số lượng cổ phần mà họ nắm giữ. Trong trường hợp này, so sánh với cổ đông phổ thông thì cổ đông ưu đãi biểu quyết có ưu thế hơn. Bởi vì, tuỳ thuộc vào Điều lệ công ty quy định, một cổ phần ưu đãi biểu quyết có nhiều phiếu bầu hơn so với một cổ phần phổ thông. Tuy nhiên, đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thì loại cổ phần này chỉ được sử dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực như: tiền tệ, tín dụng, bưu chính viễn thông Cổ phần ưu đẫi biểu quyết không được quyền chuyển nhượng cho người khác. Công ty cổ phần cũng có thể quy định loại cổ phần cho cổ đông “nhát gan”, đó là cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại. Cổ đông nắm giữ 2 loại cổ phần này không có quyền tham gia vào quá trình ra quyết định của công ty, nhưng đổi lại họ lại được ưu đãi hơn về cổ tức hay ưu tiên thanh toán trức khi hoạt động kinh doanh của công ty bị thua lỗ, phá sản. * Thuế Nhiều khi tiềm năng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh lại tiềm ẩn chính trong chính sách thuế. Chính vì vậy, ở các nước vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm sau vấn đề trách nhiệm chính là nghĩa vụ thuế. ở các nước này, việc thay đổi chính sách thuế, hay đơn giản chỉ là việc tăng giảm thuế suất cũng đã làm cho đặc điểm này đang là ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này bỗng chốc trở thành yếu điểm cho loại hình doanh nghiệp khác. Điểm cơ bản là về nguyên tắc, có sự phân biệt cách đánh thuế giữa loại hình công ty và và doanh nghiệp cá nhân, loại hình hợp danh. Bởi công ty được coi là một thực thể độc lập chịu thuế, nên kinh doanh dưới hình thức công ty sẽ bị đánh thuế 2 lần: (1) thuế thu nhập công ty và (2) các cổ đông lại phải trả thuế thu nhập từ việc nhận cổ tức. Lợi thế của loại hình doanh nghiệp cá nhân và hợp danh là thuế được đánh trực tiếp vào thu nhập của thành viên. 31
  32. Nghiên cứu các quy định về chính sách thuế ở Việt nam, thì khác với các nước khác, có thể nói gần như không có sự khác biệt nhiều về chính sách thuế áp dụng đối với 4 loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp không phân biệt theo loại hình doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh, cũng giống như công ty TNHH và cổ phần đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tương tự, đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân cũng không phân biệt theo loại hình doanh nghiệp. Do đó có thể kết luận, khác biệt với các nước khác, tất cả loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp đều bị đánh thuế 2 lần. Lợi thế duy nhất trong lĩnh vực này dành cho doanh nghiệp tư nhân. Luật doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tư nhân có thể tạm ngừng hoạt động trong một thời gian nhất định. Do đó, trong thời gian tạm ngừng hoạt động này, doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế. Còn các loại hình doanh nghiệp khác, không được hưởng chế độ này. * Tài chính Tài chính là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt khi mà hoạt động kinh doanh tiến triển tốt, nhà đầu tư có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh thì lúc này việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp nào thuận lợi cho việc huy động thêm vốn trở nên có tác dụng. Tất nhiên, trong quá trình hoạt động, nhà đầu tư có thể chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, nhưng việc này không phải bao giờ cũng tốt. Do vậy, khi lựa chọn hình thức doanh nghiệp nhà đầu tư nên cân nhắc trước đến yếu tố này. ­ Đối với doanh nghiệp tư nhân, có thể nói vay mượn là cách duy nhất khi họ có nhu cầu thêm vốn cho hoạt động kinh doanh. ­ Nếu như doanh nghiệp tư nhân chỉ có một kênh huy động vốn duy nhất là vay mượn thì đối với 2 loại hình công ty hợp danh và công ty TNHH, việc huy động vốn có thể thực hiện qua 2 kênh nữa: + Từ việc góp thêm vốn của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn cảu công ty hợp danh hay các thành viên đối với công ty TNHH. + Kết nạp thêm thành viên mới. ­ Đối với công ty cổ phần, ngoài các kênh đã nêu ở trên, công ty cổ phần còn có thể huy động thêm vốn bằng cách: + Phát hành và chào bán cổ phần mới. + Phát hành trái phiếu. Nhận xét: Trong số các loại hình doanh nghiệp, thì công ty cổ phần là thể chế kinh doanh huy động vốn có cơ chế mở và linh hoạt nhất, có khả năng tích tụ và tập trung vốn với quy mô lớn nhất. Công ty cổ phần xuất hiện và phát triển đã tạo ra điều kiện và môi trường thúc đẩy vốn luân chuyển linh hoạt trong nền kinh tế, làm cho nguồn lực được phân bổ, sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn. * Tổ chức lại Dưới góc độ này thì đây là điểm bất lợi đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Những rủi ro xẩy ra đối với chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh, ngay cả khi rủi ro đó không phải xẩy ra trong hoạt động kinh doanh như chết chóc, tai nạn, ốm đau đều là nguy cơ dẫn đến phá sản hay chấm dứt hoạt động của loại hình công ty này. Ngược lại, đối với công ty 32
  33. TNHH và công ty cổ phần thì những rủi ro trên có thể không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không nhiều đến hoạt động và tồn tại của công ty. Tuy nhiên, chuyển đổi hình thức công ty là cơ cấu lại công ty cũng là một hiện tượng bình thường trong quá trình kinh doanh. Khi mới bắt đầu kinh doanh với quy mô nhỏ, người ta có thể chọn hình thức kinh doanh dễ quản lý như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH Cùng với quá trình phát triển, quy mô kinh doanh được mở rộng và đa dạng, thì khi đó loại hình lựa chọn ban đầu không thích hợp, vì vậy họ muốn chuyển sang loại hình khác. nhưng ngay cả trong trường hợp này thì công ty TNHH và công ty cổ phần vẫn là ưu điểm. Điều này thể hiện: Công ty TNHH và công ty cổ phần có thể thực hiện được tất cả các động tác như chia, tách, hợp nhất, sát nhập và chuyển đổi công ty. Tong khi đó, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh chỉ có thể hợp nhất hoặc sát nhập mà thôi. Điều này cho thấy, nếu công ty TNHH có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, huy động thêm vốn, họ có thể dễ dàng chuyển thành công ty cổ phần để tận dụng ưu điểm của công ty cổ phần trong việc huy động vốn. Công ty TNHH và công ty cổ phần có thể thực hiện thủ tục tách doanh nghiệp. Đây có thể là một ưu điểm rất lớn mà các loại hình doanh nghiệp khác không có được. Ưu điểm này phát huy tác dụng, đặc biệt khi có sự xung đột, mâu thuẫn giữa các thành viên. Vệc giải quyết có thể cho thành viên đó tách ra mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty bị tách (công ty bị tách vẫn tiếp tcụ hoạt động). Mâu thuẫn giữa các thành viên hợp danh, nếu không giải quyết được sẽ là nguy cơ giải thể công ty. * Giải thể và phá sản Giải thể và phá sản là hiện tượng công ty chấm dứt hoạt động, công ty bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh. Vấn đề cân nhắc trong khía cạnh này là làm sao bảo toàn được tối đa tiền vốn đầu tư vào công ty khi bị giải thể hay phá sản. Như vậy, dưới góc độ này thì công ty cổ phần là an toàn nhất cho một số nàh đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư sự mạo hiểm. Đầu tiên phải kể đến cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi hoàn lại. Cổ phần này được hoàn lại bất kỳ khi nào cho cổ đông sở hữu loại cổ phần này yêu cầu hoặc theo các trường hợp mà công ty và cổ đông đó thoả thuận và ghi vào cổ phiếu của cổ phần này. Như vậy, cổ đông sở hữu loại cổ phần này là an toàn nhất, họ có thể yêu cầu công ty hoàn lại ngay cả khi mới thấy nghi ngờ công ty có nguy cơ bị giải thể hoặc phá sản. Tuy không được như cổ đông ưu đãi hoàn lại, nhưng cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức, ngoài việc được nhận một ưu đãi về cổ tức mà thông thường là cao hơn so với loại cổ phần khác, còn được xếp vào danh sách ưu tiên thanh toán khi công ty giải thể, chỉ đứng sau chủ nợ, cổ đông ưu đãi hoàn lại. Còn cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông và biểu quyết thì khi công ty giải thể, thì họ chỉ được thanh toán bằng phần tài sản còn lại của công ty sau khi đã thanh toán hết cho chủ nợ và các cổ đông khác. So sánh giữa các loại cổ đông trong công ty cổ phần, khi công ty giải thể hay phá sản, thì rõ ràng nhà đầu tư an toàn nhất là cổ đông ưu đãi hoàn lại, tiếp 33
  34. đến là cổ đông ưu đãi cổ tức, sau đó mới đến cổ đông ưu đãi biểu quyết và cổ dông phổ thông. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng bị quản trị nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. . Quản trị doanh nghiệp là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích trong doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp theo đúng luật định và thông lệ xã hội. . Quản trị doanh nghiệp vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật và là một nghề. Trong đó, tính khoa học thể hiện sự phù hợp của quản trị với quá trình vận động của các qui luật tự nhiên, xã hội. Trên cơ sở đó, vận dụng tốt nhất các thành tựu khoa học và các kinh nghiệm trong thực tế vào thực hành quản trị. Đồng thời, quản trị phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tổ chức trong từng giai đoạn cụ thể. Tính nghệ thuật của quản trị là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống như nghệ thuật sử dụng người, nghệ thuật giáo dục con người, nghệ thuật giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh, nghệ thuật ra quyết định quản trị, nghệ thuật quảng cáo Bên cạnh đó, quản trị doanh nghiệp là một nghề đòi hỏi người làm công tác quản trị cần được đào tạo, học tập một cách bài bản, có nắm bắt và vận dụng kiến thức trên thực tiễn. . Nghiên cứu quản trị doanh nghiệp theo chiều dài lịch sử có nhiều tư tưởng, quan điểm khác nhau đề cập tới nhiều khía cạnh của nền kinh tế, xã hội bao gồm Trường phái quản trị khoa học: Frederick Winslow Taylor (1856 – 1915), Henry.L.Gantt (1861 – 1919), Ông bà Frank Gilbreth (1868 –1924) và Lilian Gilbreth (1878 –1972); Trường phái lý thuyết quản trị hành chính: Henry Fayol (1814 – 1925), Maz Weber (1864 – 1920),Chestger Barnard (1886 – 1961); Trường phái tâm lý xã hội: Hugo Munsterberg, Mary Parker Folle, Elton Mayo và cuộc nghiên cứu nhà máy Hawthornes, Mc Gregor (1909 – 1964), Chris Argyris (1923), Abraham Maslow (1908 – 1970); Trường phái hệ thống trong quản trị doanh nghiệp; Trường phái quản trị Nhật Bản: Lý thuyết Z, Lý thuyết Kaizen (Cải tiến – Cải thiện). . Theo Luật doanh nghiệp: “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. . Ở nước ta hiện nay nếu căn cứ theo tính chất pháp lý bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 1. Khái niệm quản trị, các chức năng cơ bản của quản trị. Tại sao công việc quản trị lại cần thiết cho hoạt động của tổ chức? 34
  35. 2. Nội dung, quan điểm của các trường phái quản trị. Làm rõ đóng góp của mỗi trường phái với khoa học quản trị ngày nay. Liên hệ việc vận dụng các trường phái quản trị vào quá trình hoạt động doanh nghiệp ở Việt Nam. 3. Bình luận câu nói “ Ai cũng có thể trở thành nhà quản trị”. 4. Phân loại các loại hình doanh nghiệp? Phân tích các căn cứ để tiến hành lựa chọn loại hình kinh doanh? Loại hình nào phổ biến ở nước ta hiện nay? Cho ví dụ cụ thể. 35
  36. CHƯƠNG 2 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Sau khi nghiên cứu xong chương này người đọc sẽ hiểu một số nội dung cơ bản sau: ­ Môi trường Marketing là gì? ­ Phân loại môi trường Marketing. ­ Sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường Marketing đến hoạt động của doanh nghiệp. 1. Khái niệm và phân loại môi trường 1.1. Khái niệm Môi trường kinh doanh được hiểu là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, thường xuyên biến đổi và tác động trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ quan niệm này có thể hiểu môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Những thay đổi của môi trường kinh doanh ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tốt và khong tốt. Môi trường không chỉ có những thay đổ, những diễn biến từ từ và dễ dàng nhận thấy mà nó còn luôn tiềm ẩn những biến động mà các nhà kinh doanh không thể lường trước và không thể sự báo trước được. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình hội nhập và phát triển, môi trường kinh doanh sẽ ngày càng vượt ra khuôn khổ nền kinh tế quốc dân để hòa nhập vào môi trường kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường kinh doanh biến động không ngừng. Khái quát đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh thế kỷ XXI: Thứ nhất, phạm vi kinh doanh mang tính toàn cầu. Ngày nay thế giới đã hình thành nhiều khu vực kinh tế như khối thị trường chung Châu Âu, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), khu vực kinh tế Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Châu Phi Đặc trưng này mở rộng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ hoạt động trong phạm vi đất nước mình mà còn ở thị trường khu vực và thế giới. Điều này cũng có nghĩa là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở trong nước mà còn phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong khu vực và thế giới. Thứ hai, môi trường kinh doanh ngày càng biến động và có nhiều bất ổn. Điều này xuất phát từ sự bất ổn của thị trường. Môi trường kinh doanh càng mở rộng thì càng có nhiều thành viên kinh tế tham gia, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã rút ngắn khoảng cách về không gian, làm cho các doanh nghiệp ở những quốc gia khác nhau cũng có thể cạnh tranh trực tiếp không chỉ ở sản phẩm đầu ra mà còn ở việc cung cấp nguồn lực đầu vào, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chính điều này gây ra sự bất ổn của môi trường kinh doanh. 1.2. Phân loại môi trường 36
  37. Môi trường kinh doanh là tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố tồn tại bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, do đó có nhiều cách để phân loại môi trường kinh doanh. 1.2.1. Căn cứ theo phạm vi và cấp độ của môi trường Theo phạm vi cấp độ môi trường có thể phân thành các loại sau: a. Môi trường bên ngoài: Bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài gồm hai cấp độ: + Môi trường vĩ mô: còn gọi là môi trường tổng quát, được hình thành từ những điều kiện chung nhất của một quốc gia nào đó. Bao gồm các yếu tố như: các điều kiện về kinh tế, chính trị, pháp luật, tự nhiên và công nghệ. + Môi trường vi mô: còn gọi là môi trường đặc thù, được hình thành tuỳ thuộc vào những điều kiện sản xuất kinh doanh trong từng ngành và bởi đặc điểm hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Môi trường này thường bao gồm các yếu tố như: khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, những người cung cấp, các nhóm áp lực. b. Môi trường bên trong (môi trường nội bộ): Bao gồm các yếu tố bên trong của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể môi trường nội bộ gồm các yếu tố như: nguồn nhân lực, khả năng nghiên cứu và phát triển của tổ chức, sản xuất, tài chính,marketing,văn hoá của tổ chức 1.2.2 Căn cứ theo mức độ phức tạp và mức độ biến động của môi trường. Theo tiêu thức này môi trường được phân thành 4 loại + Môi trường đơn giản ổn định + Môi trường đơn giản năng động + Môi trường phức tạp ổn định + Môi trường phức tạp năng động Hai cách phân loại trên thường được sử dụng kết hợp trong quá trình nghiên cứu môi trường của một doanh nghiệp. Khi nghiên cứu môi trường theo từng yếu tố, ta sử dụng cách phân loại thứ nhất. Khi tổng hợp và nhận định chung về môi trường, có thể sử dụng cách phân loại thứ hai. Trong môn học này chúng ta sẽ tiếp cận môi trường kinh doanh theo cách phân loại thứ nhất. 2. Vai trò và đặc điểm các loại môi trường 2.1. Vai trò của môi trường Môi trường kinh doanh bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoai doanh nghiệp nên nó sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp như sau: Thứ nhất, môi trường kinh doanh tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh tạo ra những cơ hội thuận lợi và cả thách thức, sức ép và đe doạ đối với các nhà kinh doanh. Do đó, môi trường kinh doanh sẽ tác động đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, những cơ hội và thời cơ và môi trường kinh doanh mang lại có thể làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; và ngược lại, những rủi ro mà môi trường kinh doanh tạo ra có thể làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn. Thứ hai, môi trường kinh doanh hình thành phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Những yếu tố của môi trường kinh doanh về kinh tế, chính trị, luật pháp là những nhân tố hình thành nên hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động đồng thời tạo ra phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà kinh 37
  38. doanh sẽ dự báo những ảnh hưởng của môi trường kinh doanh có thể tác động lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, để từ đó xác định phạm vi hoạt động cho doanh nghiệp. Việc xác định phạm vi hoạt động sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt những rủi ro không đáng có mà môi trường kinh doanh có thể mang lại cho doanh nghiệp. Thứ ba, môi trường kinh doanh tác động đến mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp khi thành lập đều xây dựng cho mình những mục tiêu và chiến lược hoạt động nhất định. Sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh là vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải để ý, và khi xây dựng chiến lược cũng như mục tiêu cho doanh nghiệp mình thì cần phải nghiên cứu kỹ môi trường kinh doanh cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Việc nghiên cứu môi trường bên trong và bên ngoài sẽ giúp cho các doanh nghiệp xác định được các điểm mạnh, điểm yếu của chính doanh nghiệp mình cũng như cơ hội và nguy cơ mà môi trường kinh doanh mang đến, từ đó sẽ hoạch định chiến lược hoạt động một cách hợp lý. 2.2. Đặc điểm 2.2.1. Môi trường bên ngoài Môi trường bên ngoài được chia làm 2 loại là môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô là môi trường bao gồm các yếu tố, các lực lượng mang tính chất xã hôi rộng lớn, chúng có ảnh hưởng tới toàn bộ môi trường vi mô và tới hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô tập hợp tất cả các yếu tố mà từng doanh nghiệp không thể kiểm soát và thay đổi được. Đó là những yếu tố thuộc về kinh tế, chính trị luật pháp, văn hoá xã hội, tự nhiên, khoa học công nghệ Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp, và trong một chừng mực nhất định, doanh nghiệp có thể tác động để cải thiện môi trường vi mô. Môi trường vi mô bao gồm các nhân tố khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh và nhóm áp lực xã hội * Môi trường vĩ mô a. Môi trường kinh tế Đây là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị. Sự tác động của các yếu tố môi trường này có tính chất trực tiếp, và năng động hơn so với một yếu tố khác của môi trường tổng quát. Môi trường kinh tế trước hết phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế chung về cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng Bên cạnh đó môi trường kinh tế được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: tổng sản phẩm quốc nội GDP, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát và các biến động trên thị trường chứng khoán Nền kinh tế thế giới đã và đang diễn ra xu hướng vận động nhiều chiều. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các quốc gia chậm phát triển và phát triển theo hướng dịch vụ hậu công nghiệp, xu thế toàn cầu hoá, những nỗ lực cạnh tranh và hợp tác đang làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế của từng vùng, từng khu vực. Thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ­ dịch vụ bêncạnh việc tăng mức tuyệt đối về thu nhập quốc dân sẽ là nền tảng để mỗi quốc gia hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chiến lược hoạt động mang tính toàn cầu, đa quốc gia là một đòi hỏi tất yếu, một thách thức đối với các nhà kinh doanh. Đây là một yếu tố rất quan 38
  39. trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị. Sự tác động của các yếu tố môi trường này có tính chất trực tiếp, và năng động hơn so với một yếu tố khác của môi trường tổng quát. Những diễn biến của môi trường kinh tế vĩ mô bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe doạ khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến chiến lược của doanh nghiệp. Có rất nhiều yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô tuy nhiên sau đây chỉ đề cập đến một số yếu tố cơ bản thường được quan tâm nhất. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. Sự thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP), số liệu về tốc độ tăng trưởng của GDP và GNP hàng năm sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ tăng lên của thu nhập tính bình quân đầu người, qua đây cho phép dự đoán dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của doanh nghiệp. Lãi suất tín dụng được biểu hiện bằng số tiền lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay tính trên tổng số tiền vay trong một thời gian nhất định. Nói cách khác lãi suất tín dụng là cái giá của quyền được sử dụng tiền tệ (vốn) trong một khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó. Trong nền kinh tế thị trường thông thường ngân hàng trung ương ấn định khung lãi suất chung. Trong phạm vi khung lãi suất ấn định các tổ chức tín dụng tự xác định lãi suất riêng theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Chính sách lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như khi lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng đến mức lời của các doanh nghiệp, ngoài ra khi lãi suất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống. Công cụ lãi suất trong nền kinh tế là một tất yếu khách quan mức lãi suất phù hợp là cơ hội đối với doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển nền kinh tế nói chung. Tỷ giá hối đoái là hệ số quy đổi của một đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác. Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác. Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đối với hoạt động thương mại quốc tế, trạng thái cán cân thanh toán, tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc làm và lạm phát. Khi đồng nội tệ mất giá sẽ khích gia tăng xuất khẩu, từ đó gây tác động lan truyền thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và tạo việc làm ổn định cho người lao động. Tuy nhiên, đồng nội tệ mất giá sẽ làm cho giá cả hàng hóa tư liệu sản xuất nhập khẩu tăng cao, từ đó giá thành sản xuất trong nước tăng cao. Điều này làm cho mặt bằng giá cả trong nước tăng cao và sức ép lạm phát trong nước cao. Ngược lại khi đồng nội tệ lên giá thì hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài sẽ rẻ hơn, từ đó làm cho lạm phát trong nước giảm thấp. Thế nhưng, đồng 39