Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Chương III: Tài sản lưu động và vốn lưu động trong doanh nghiệp

pdf 21 trang hapham 2230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Chương III: Tài sản lưu động và vốn lưu động trong doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_chuong_iii_tai_san_luu_don.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Chương III: Tài sản lưu động và vốn lưu động trong doanh nghiệp

  1. Ch−¬ng III: tμi s¶n l−u ®éng vμ vèn l−u ®éng trong doanh nghiÖp 3.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI SẢN LƯU ĐỘNG, VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 3.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tài sản lưu động trong doanh nghiệp a. Khái niệm: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bộ phận chủ yếu của đối tượng lao động cấu thành nên thực thể của sản phẩm và một bộ phận khác sẽ hao phí mất đi cùng với quá trình kinh doanh. Do các đối tượng lao động trực tiếp tham gia cấu tạo nên thực thể sản phẩm nên hình thái vật chất sẽ bị thay đổi và chỉ tham gia một lần vào chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sang kỳ kinh doanh tiếp theo doanh nghiệp sẽ phải sử dụng đối tượng lao động mới. Đối tượng lao động phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp gồm: - Vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu, năng lượng, động lực. - Vật tư nằm trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang). Hai bộ phận trên biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động. Ngoài ra để lưu thông được sản phẩm phải chi một số tiền tương ứng với một số công việc như: chọn lọc đóng gói, xuất giao một số sản phẩm thanh toán với khách hàng. Vậy: Tài sản lưu động là đối tượng lao động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, mà đặc điểm của chúng là luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. b. Đặc điểm của tài sản lưu động: - Tham gia vào một chu kỳ kinh doanh. - Thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo nên thực thể sản phẩm. - Giá trị luân chuyển một lần vào giá thành sản phẩm làm ra. 3.1.2. Khái niệm vốn lưu động: Số tiền ứng trước về tài sản lưu động hiện có và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được bình thường liên tục gọi là vốn lưu động. 3.2. PHÂN LOẠI VÀ KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG 3.2.1. Phân loại vốn lưu động a. Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động được chia thành 3 loại * Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất (Vdt) gồm: - Nguyên vật liệu chính hay bán thành phẩm mua ngoài: là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào sản xuất chúng cấu tạo nên thực thể sản phẩm. - Nguyên vật liệu phụ: là những loại vật liệu giúp cho việc hình thành sản phẩm làm cho sản phẩm bền hơn đẹp hơn. - Nhiên liệu: là những loại dự trữ cho sản xuất có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất như than, củi, xăng dầu 39
  2. - Vốn phụ tùng thay thế: là giá trị của những chi tiết, phụ tùng, linh kiện máy móc thiết bị dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận của máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải - Vốn vật liệu đóng gói: là những vật liệu dùng để đóng gói trong quá trình sản xuất như bao ni lông, giấy, hộp - Công cụ lao động nhỏ có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất nhưng giá trị nhỏ không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định. * Vốn lưu động trong quá trình sản xuất (Vsx) Vốn sản xuất đang chế tạo (bán thành phẩm) là giá trị khối lượng sản phẩm đang còn trong quá trình chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công nghệ, đã kết thúc một vài quy trình chế biến nhưng còn phải chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Vốn chi phí trả trước: là những chi phí thực tế đã chi ra trong kỳ, nhưng chi phí này tương đối lớn nên phải phân bổ dần vào giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo cho giá thành ổn định như: chi phí sửa chữa lớn, nghiên cứu chế thử sản phẩm, tiền lương công nhân nghỉ phép, công cụ xuất dùng * Vốn lưu động trong quá trình lưu thông - Vốn thành phẩm gồm những thành phẩm sản xuất xong nhập kho được dự trữ cho quá trình tiêu thụ. - Vốn hàng hoá là những hàng hoá phải mua từ bên ngoài (đối với đơn vị kinh doanh thương mại). - Vốn hàng gửi bán là giá trị của hàng hoá, thành phẩm đơn vị đã xuất gửi cho khách hàng mà chưa được khách hàng chấp nhận. - Vốn bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. - Vốn trong thanh toán là những khoản phải thu tạm ứng phát sinh trong quá trình bán hàng hoặc thanh toán nội bộ. - Vốn đầu tư chứng khoán ngắn hạn là giá trị các loại chứng khoán ngắn hạn. Qua cách phân loại trên ta biết kết cấu của vốn lưu động từ đó có biện pháp quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn có hiệu quả. b. Phân loại theo hình thái biểu hiện, vốn lưu động: gồm 3 loại * Vốn vật tư hàng hoá: gồm vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá Đối với loại vốn này cần xác định vốn dự trữ hợp lý để từ đó xác định nhu cầu vốn lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục. * Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán: gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản nợ phải thu, những khoản vốn này dễ sảy ra thất thoát và bị chiếm dụng vốn nên cần quản lý chặt chẽ. * Vốn trả trước ngắn hạn: như chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, chi phí về công cụ dụng cụ. Qua cách phân loại này giúp doanh nghiệp có cơ sở xác định nhu cầu vốn lưu động được đúng đắn. 40
  3. c. Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn lưu động chia làm hai loại * Vốn lưu động được hình thành từ vốn chủ sở hữu gồm: - Vốn ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách cấp. - Vốn cổ phần, liên doanh - Vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh * Nguồn vốn vay: gồm vốn vay ngắn hạn và các khoản nợ hợp pháp như nợ thuế, nợ cán bộ công nhân viên, nhà cung cấp Qua cách phân loại này giúp doanh nghiệp lựa chọn đối tượng huy động vốn tối ưu để có được số vốn ổn định đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. d. Căn cứ vào khả năng chuyển hoá thành tiền vốn lưu động gồm - Vốn bằng tiền - Vốn các khoản phải thu - Hàng tồn kho - Vốn tài sản lưu động khác như tạm ứng, chi phí trả trước, thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 3.2.2. Kết cấu vốn lưu động a. Khái niệm Kết cấu vốn lưu động là tỷ träng giữa từng bộ phận vốn lưu động trên tổng số vốn lưu động cña doanh nghiÖp. Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động giúp ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng của mỗi loại vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động, đồng thời tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động * Nhân tố về mặt sản xuất: gồm các nhân tố qui mô sản xuất, tính chất sản xuất, trình độ sản xuất, qui trình công nghệ, độ phức tạp của sản phẩm khác nhau thì tỷ trọng vốn lưu động ở các khâu dự trữ - sản xuất - lưu thông cũng khác nhau. * Nhân tố về cung ứng tiêu thụ Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường cần rất nhiều vật tư, hàng hoá và do nhiều đơn vị cung cấp khác nhau. Nếu đơn vị cung ứng vật tư, hàng hoá càng nhiều, càng gần thì vốn dự trữ càng ít. Trong điều kiện tiêu thụ sản phẩm cũng có ảnh hưởng nhất định đến kết cấu vốn lưu động. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm mỗi lần nhiều hay ít, khoảng cách giữa doanh nghiệp với đơn vị mua hàng dài hay ngắn đều trực tiếp ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động. * Nhân tố về mặt thanh toán Sử dụng thể thức thanh toán khác nhau thì vốn chiếm dụng trong quá trình thanh toán cũng khác nhau. Do đó nó ảnh hưởng đến việc tăng giảm vốn lưu động chiếm dùng ở khâu này. 41
  4. 3.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC VỐN LƯU ĐỘNG 3.3.1. Ý nghĩa, nguyên tắc xác định định mức vốn lưu động a. Khái niệm: Định mức vốn lưu động là xác định số vốn chiếm dùng cần thiết, tối thiểu trên các gia đoạn luân chuyển vốn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường liên tục. b. ý nghĩa: Định mức vốn lưu động hợp lý là cơ sở để doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm. Định mức vốn lưu động là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn của doanh nghiệp, nhằm củng cố chế độ hạch toán kinh tế. Định mức vốn là căn cứ xác định mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác và với ngân hàng. c. Nguyên tắc xác định định mức vốn lưu động: - Phải đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh một cách hợp lý tránh tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Định mức vốn phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm. - Đảm bảo cân đối với các bộ phận kế hoạch trong doanh nghiệp (vì vốn lưu động là một bộ phận cấu thành nguồn tài chính của doanh nghiệp) 3.3.2. Phương pháp xác định định mức vốn lưu động 3.3.2.1. Phương pháp trực tiếp a. Định mức vốn trong khâu dự trữ a1. Định mức vốn lưu động đối với nguyên vật liệu chính (Vvlc) Vvlc = Fn x Ndt (3.1) Trong đó: - Fn là phí tổn tiêu hao nguyên vật liệu chính bình quân mỗi ngày, đêm kỳ kế hoạch - Ndt số ngày định mức dự trữ kỳ kế hoạch. Σ F Fn = (3.2) n Trong đó: F là tổng phí tổn tiêu hao nguyên vật liệu chính kỳ kế hoạch; n số ngày kỳ kế hoạch (30, 90, 360). Số lượng sản Định mức tiêu Đơn giá vật liệu Σ F = phẩm sản xuất kỳ x hao cho mỗi x chính kỳ kế hoạch kế hoạch (Qsx) đơn vị sản phẩm . Số lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch được căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xác định. 42
  5. . Định mức tiêu hao nguyên vật liệu: căn cứ vào bảng định mức của doanh nghiệp hoặc định mức chung của ngành, của doanh nghiệp khác tương đương để xác định. . Đơn giá vật liệu chính kỳ kế hoạch: có thể ước tính hoặc tính theo đơn giá bình quân của kỳ trước. Chú ý: - Định mức vốn phải xây dựng riêng cho từng loại nguyên vật liệu chính. Vì vậy tổng phí tổn tiêu hao cũng phải tính riêng từng loại vật liệu chính. - Nếu kỳ kế hoạch có dự kiến dùng nguyên vật liệu chính cho nhu cầu khác (sửa chữa lớn, chế thử sản phẩm mới ) thì phải xác định thêm số vốn cho nhu cầu này. * Xác định số ngày định mức dự trữ (Ndt ) Là số ngày kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu chính đến lúc đưa nguyên vật liệu chính vào sản xuất gồm: + Số ngày hàng đang đi đường (Ntđ ): là số ngày kể từ lúc doanh nghiệp trả tiền nguyên vật liệu chính đến lúc nguyên vật liệu về đến doanh nghiệp. . Nếu nguyên vật liệu đến cùng lúc với việc trả tiền thì số ngày này bằng 0. . Nếu doanh nghiệp áp dụng thể thức thành toán nhờ ngân hàng thu hộ thì ngày đi đường được xác định: Ntđ = Nvc - ( Nbđ + Nnh + Nnt ) (3.3) Trong đó: Nvc Số ngày vận chuyển Nbđ Số ngày bưu điện chuyển chứng từ Nnh Số ngày làm thủ tục thanh toán ở hai ngân hàng Nnt Số ngày nhận trả tiền . Nếu doanh nghiệp áp dụng thể thức thanh toán thư tín dụng thì: Ntđ = Nvc + ( Nbđ + Nnh ) (3.4) . Trường hợp có nhiều đơn vị cùng cung cấp nguyên vật liệu chính thì trước hết: Xác định số ngày hàng đi trên đường riêng cho từng đơn vị cung cấp. Sau đó căn cứ vào số lượng cung cấp của mỗi đơn vị để tính số ngày hàng đi trên đường bình quân. n Σ ( Qtđ x Ntđ )i i =1 Ntđ = (3.5) n Σ Qtđi i =1 Trong đó: Qtđi Số lượng nguyên vật liệu đi trên đường của mỗi nhà cung cấp Ntđi Số ngày đi trên đường của mỗi nhà cung cấp 43
  6. + Số ngày kiểm nhận nhập kho (Nkn ) : là số ngày hàng đến đơn vị làm thủ tục kiểm nhận, nhập kho. + Số ngày cung cấp cách nhau (Ncc ) - Là khoảng cách giữa hai lần nhập kho. Số ngày cung cấp cách nhau càng ngắn thì số lần cung cấp càng nhiều, nguyên vật liệu chính dự trữ để luân chuyển hàng ngày ít nên doanh nghiệp giảm được vốn dự trữ tăng tốc độ luân chuyển vốn. - Cách xác định ngày cung cấp cách nhau: Nếu hợp đồng quy định số lần cung cấp thì số ngày này được tính dựa trên hợp đồng. Trường hợp hợp đồng không quy định thì căn cứ vào số ngày cung cấp cách nhau kỳ báo cáo để tính ngày cung cấp cách nhau bình quân kỳ báo cáo. Sau đó căn cứ tình hình thực hiện kỳ kế hoạch để điều chỉnh cho kỳ kế hoạch theo công thức sau n Σ (Qcc x Ncc)i i =1 Ncco = (3.6) Qcci Trong đó: Qcci Số lượng nguyên vật liệu cung cấp lần thứ i Ncci Số ngày cung cấp cách nhau lần thứ i Ncc kỳ kế hoạch = Ncco x Hệ số điều chỉnh số ngày cung cấp cách nhau kỳ KH - Nếu cùng một loại nguyên vật liệu nhưng do nhiều đơn vị khác nhau cung cấp và số ngày cung cấp cách nhau của mỗi đơn vị không giống nhau, thì trước hết xác định số ngày cung cấp cách nhau riêng cho mỗi đơn vị cung cấp. Sau đó tính số ngày cung cấp cách nhau bình quân bằng phương pháp bình quân gia quyền. - Do doanh nghiệp sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau nên phát sinh khả năng sử dụng vốn xen kẽ giữa các vật liệu, khi tính số ngày cung cấp cách nhau thường được điều chỉnh bằng hệ số xen kẽ, hệ số này được xác định như sau: Số vốn chiếm dụng bình quân về nguyên vật liệu mỗi ngày Hxk = Số vốn dự trữ cao nhất Vậy số ngày cung cấp cách nhau kỳ kế hoạch được tính: Ncc = Ncco x Hxk + Số ngày chuẩn bị sử dụng (Ncb): là số ngày cần thiết để chỉnh lý và chuẩn bị nguyên vật liệu theo yêu cầu về mặt kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng (cát sàng, sỏi rửa trước khi đổ bê tông) + Số ngày bảo hiểm (Nbh): là số ngày dự trữ đề phòng bất trắc sảy ra khi thực hiện hợp đồng (cung cấp nguyên vật liệu không phù hợp với hợp đồng, cung cấp sai hẹn ) 44
  7. Tổng hợp lại ta có số ngày định mức dự trữ nguyên vật liệu: Ndt = Ntđ + Nkn + Ncc + Ncb + Nbh (3.7) a2. Định mức vốn vật liệu phụ (Vvlp) Đối với vật liệu phụ sử dụng khối lượng lớn, thường xuyên phương pháp xác định như đối với vật liệu chính. Đối với vật liệu phụ dùng ít, không thường xuyên: Vvlf = Fvf x Nvf (3.8) Trong đó: Nvf = No (1 ± t %) Do = x (1 ± t%) Fno Fvf: là phí tổn tiêu hao vật liệu bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch. Nvf: Số ngày định mức dự trữ vật liệu phụ kỳ kế hoạch. No: Số ngày dự trữ vật liệu phụ thực tế kỳ báo cáo. Do: Số dư bình quân về vật liệu phụ năm báo cáo. Fno: Số vật liệu phụ tiêu hao bình quân mỗi ngày kỳ báo cáo t%: tỷ lệ tăng tốc độ luân chuyển vốn kỳ kế hoạch so với kỳ báo báo. Ví dụ 10 : Căn cứ vào những tài liệu dưới đây, hãy xác định nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính về thép tròn năm kế hoạch cho doanh nghiệp cơ khí, đồng thời xác định số vốn tiết kiệm do giảm bớt định mức tiêu hao và do rút ngắn số ngày cung cấp cách nhau. Tài liệu: 1. Theo kế hoạch sản xuất và định mức kinh tế - kĩ thuật thì năm kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 5 mặt hàng, sản lượng và mức tiêu hao thép tròn cho một đơn vị sản phẩm như sau: Định mức tiêu hao Tên SP Sản lượng sản xuất (cái) cho mỗi sản phẩm (kg) A 500 150 B 1.000 120 C 2.500 180 D 1.500 100 E 1.000 80 1) Theo kế hoạch cải tiến kỹ thuật thì mức tiêu hao thép tròn cho mỗi đơn vị sản phẩm (đối với cả 5 mặt hàng) giảm 10%. 2) Trong năm kế hoạch doanh nghiệp còn dự kiến sử dụng thép tròn vào việc chế thử sản phẩm mới và sửa chữa lớn tài sản cố định là: 7.200 kg. 45
  8. 3) Thép tròn do ba đơn vị cung cấp, theo hợp đồng đã ký kết dự tính cho năm kế hoạch thì số lượng cung cấp cả năm, số ngày cung cấp cách nhau, số ngày vận chuyển, số ngày bưu điện chuyển chứng từ, số ngày làm thủ tục ở hai ngân hàng và số ngày nhận trả tiền hàng như sau: Đơn Số lượng Số ngày Số ngày Số ngày Số ngày Số vị cung cấp cung cấp vận Bưu điện làm thủ tục ngày cung (tấn) cách nhau chuyển chuyển ở ngân hàng thanh cấp chứng từ toán X 500 40 15 3 2 5 Y 700 60 12 2 3 5 Z 800 50 17 4 2 5 5) Theo kế hoạch cung cấp vật tư, mỗi kg thép tròn tính theo giá mua bình quân là 8.000 đồng và số ngày cung cấp cách nhau bình quân năm kế hoạch so với hợp đồng giảm đi 5 ngày. 6) Các loại ngày chỉnh lí, kiểm nhận nhập kho, ngày bảo hiểm của thép tròn tính chung là 12 ngày. 7) Hệ số xen kẽ (hệ số cung cấp cách nhau) tính như năm báo cáo. Biết rằng trong năm báo cáo số tồn kho bình mỗi ngày của nguyên vật liệu chính là 1,5 triệu đồng và số tồn kho cao nhất là 2,5 triệu đồng. Bài giải: 1) Tính định mức vốn nguyên vật liệu chính thép tròn năm kế hoạch: * Tính Fn năm kế hoạch: (đvt: 1.000đ) F = (500 x 150 + 1.000 x 120 + 2.500 x 180 + 1.500 x 100 + 1.000 x 80) x 8 x 0, 9 + (7200 x 8) F = 6.375.600 6.375.600 Fn = = 17.660/ ngày 360 * Tính Ndt năm kế hoạch: + Nt đ : - Nt đ của đơn vị X = 15 - (3 + 2 + 5) = 5 ngày - Nt đ của đơn vị Y = 12 - (2 + 3 + 5) = 2 ngày - Nt đ của đơn vị Z = 17 - (4 + 2 + 5) = 6 ngày (500 x 5) + (700 x 2) + (800 x 6) Nt đ = = 4,35 ngày 2.000 46
  9. (500 x 40) + (700 x 60) + (800 x50) + Ncccn theo hợp đồng = = 51 ngày 2.000 + Ncccn năm kế hoạch = 51 - 5 = 46 ngày 1.500 + Hxk = = 0,6 2.500 Ndt = 4,35 + 46 x 0,6 + 12 = 43,95 (hoặc tròn số là 44 ngày) Vvlc thép tròn = 17.660 x 44 = 777.040 (ngàn đồng) 2) Tính vốn tiết kiệm do giảm định mức tiêu hao vật tư: 6.300.000 7.000.000 Vtk một ngày = - 360 360 = 17.500 - 19.444 = - 1.944/ngày Vtk = - 10944 x 44 = - 85.536 (ngàn đồng) 3) Tính vốn tiết kiệm do rút ngắn số ngày cung cấp cách nhau: Vtk = (- 5) x 0,6 x 17.660 = - 52.980 (ngàn đồng) a3. Xác định nhu cầu vốn đối với phụ tùng thay thế (Vft) Đối với nhóm phụ có giá trị cao, sử dụng nhiều và thường xuyên thì xác định nhu cầu về vốn cho từng loại như sau: f x M Vf t = x g x Nft (3.9) T Trong đó: f : là số lượng phụ tùng cần thiết nào đó trên một máy M : số máy sử dụng phụ tùng đó T : thời gian sử dụng phụ tùng G : giá kế hoạch của phụ tùng Nf t: số ngày dự trữ phụ tùng Đối với nhóm phụ tùng có giá trị nhỏ, sử dụng ít và không thường xuyên thì có thể xác định cho cả nhóm dựa vào số dư thực tế của kỳ trước kết hợp với tốc đọ luân chuyển vốn kỳ kế hoạch. b. Định mức vốn trong khâu sản xuất (Vsx) b1. Định mức vốn sản phẩm đang chế tạo và bán thành phẩm tự chế (Vdd) Vdd = Pn x Ck x Hs. (3.10) Pn Là phí tổn sản xuất bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch Ck Chu kỳ sản xuất sản phẩm Hs. Hệ số sản phẩm đang chế tạo. 47
  10. ΣP Gi¸ thμnh s¶n xuÊt đơn vị sản phẩm x Qsx Pn = = n 360 Ck là khoảng cách thời gian kể từ lúc đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi sản phẩm được chế tạo xong qua kiểm nghiệm nhập kho. + Nếu những sản phẩm sản xuất liên tục hoặc sản xuất hàng loạt: Số lượng sản phẩm đang chế tạo kết dư bình quân năm báo cáo Ck = Số lượng sản phẩm sản xuất bình quân mỗi ngày kỳ báo cáo + Nếu sản phẩm có nguyên vật liệu chính bỏ vào quá trình sản xuất một lần ngay từ đầu: Chi phí nguyên vật liệu chính nằm trong chi phí sản xuất thuộc sản phẩm đang chế tạo kết dư bình quân năm báo cáo Ck = Chi phí nguyên vật liệu chính nằm trong Zsx của sản phẩm sản xuất bình quân mỗi ngày kỳ báo cáo Hs: Hệ số sản phẩm đang chế tạo: là tỷ lệ phần trăm giữa giá thành bình quân của sản phẩm đang chế tạo và Zsx của sản phẩm + Nếu phí tổn sản xuất bỏ dần mỗi ngày trong chu kỳ sản xuất: TPlk Hs = x 100% (3.11) TPn x Ck TPlk: Tổng phí tổn luỹ kế phát sinh mỗi ngày trong chu kỳ sản xuất của sản phẩm đang chế tạo. TPn: Tổng phí tổn sản xuất bỏ vào mỗi ngày trong chu kỳ sản xuất. Ví dụ 11: tại doanh nghiệp X để sản xuất sản phẩm A, chi phí sản xuất bỏ vào các ngày trong chu kỳ sản xuất như sau: Phí tổn sản xuất Chu kỳ Phí tổn luỹ kế mỗi ngày 1 2.400.000 2.400.000 2 2.100.000 4.500.000 3 1.800.000 6.300.000 4 1.200.000 7.500.000 5 600.000 8.100.000 6 900.000 900.000 Cộng 9.000.000 37.800.000 48
  11. Yêu cầu: Hãy xác định HSA ? Bài giải: 37.800.000 HSA = x 100% = 70% 9.000.000 x 6 + Nếu phí tổn sản xuất bỏ vào phần lớn ở những ngày đầu trong chu kỳ sản xuất: Pđ + Pt/2 Hs = x 100% Pđ + Pt Pđ : Phí tổn bỏ vào lần đầu Pt :Phí tổn bỏ vào lần sau. Ví dụ 12: Doanh nghiệp X để sản xuất sản phẩm B, chi phí sản xuất bỏ vào mỗi ngày trong chu kỳ sản xuất: Ck Phí tổn phát sinh 1 6.000.000 2 1.000.000 . . . . . . 7 500.000 Cộng 10.000.000 Yêu cầu: Hãy xác định HSB? Bài giải 4.000.000 6.000.000 + 2 HSB = x 100% = 80% 10.000.000 b2. Định mức vốn chi phí trả trước (Vtt) Vtt = Dđ + Sps - Spb (3.12) Dđ : Số dư chi phí trả trước đầu kỳ kế hoạch. Sps : Chi phí trả trước phát sinh trong kỳ kế hoạch. Spb : Chi phí trả trước sẽ phân bổ trong kỳ kế hoạch. c. Định mức vốn thμnh phÈm trong khâu lưu thông (Vtp) Vtp = Zn x Ntp (3.13) Zn : Là giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch. 49
  12. Ntp : Số ngày dự trữ thành phẩm kỳ kế hoạch. Σ Zsx của sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch Zn = Số ngày kỳ kế hoạch Số lượng sản phẩm tiêu thụ x Zsx đơn vị sản phẩm = (30, 90, 360) Ntp : số ngày dự trữ thành phẩm gồm ba loại ngày sau: + Số ngày dự trữ thành phẩm trong kho (N tk): là số ngày kể từ lúc sản phẩm nhập kho cho đến khi thành phẩm xuất khỏi kho của doanh nghiệp. - Nếu hợp đồng quy định khoảng cách giữa hai lần giao hàng thì số ngày dự trữ thành phẩm tại kho là thời gian cách nhau đó (lấy khoảng cách lớn nhất). - Nếu hợp đồng chỉ quy định số lượng hàng xuất giao mỗi lần thì số ngày dự trữ thành phẩm tại kho được xác định bằng số ngày tích luỹ thành lô. Số ngày Số lượng sản phẩm hàng hoá xuất giao mỗi lần tích luỹ = thành lô Số lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất bình quân mỗi ngày kỳ KH Số lượng sản phẩm hàng Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm hoá sản xuất bình quân = mỗi ngày kỳ kế hoạch 360 ngày Chú ý: Số ngày dự trữ thành phẩm trong kho luôn biến động từ thấp nhất đến cao nhất nên số ngày này cũng được điều chỉnh bằng hệ số xen kẽ vốn thành phẩm tương tự như vật liệu. + Số ngày xuất vận (Nxv): là số ngày cần thiết để đưa hàng từ kho đến địa điểm giao hàng. Số ngày này căn cứ vào khoảng cách từ kho của doanh nghiệp đến địa điểm giao hàng và phương tiện vận chuyển hàng để xác định. Nếu hợp đồng quy định địa điểm giao hàng tại kho thì số ngày này = 0. + Số ngày thanh toán (Ntt ): là số ngày kể từ lúc nhận được chứng từ vận chuyển cho đến lúc thu được tiền hàng, số ngày này tuỳ thuộc vào thời gian làm thủ tục thanh toán để xác định. Sau khi xác định được các ngày trên, ta xác định được số ngày luân chuyển vốn thành phẩm : Ntp = (Ntk x Hxk ) + Nxv + Ntt (3.14) 50
  13. Ví dụ 13: Căn cứ vào tài liệu sau đây; Hãy xác định định mức vốn thành phẩm cho xí nghiệp gạch ngói. Tài liệu: 1) Năm báo cáo sản lượng sản xuất và giá thành sản xuất thực tế đơn vị sản phẩm: Tên sản phẩm Số lượng (1.000viên) Zsx thực tế đơn vị (1.000đ) Gạch 18.000 4 Ngói 27.000 2 2) Năm kế hoạch nhiệm vụ sản xuất tăng nên sản lượng tăng hơn năm báo cáo 20% cho mỗi loại, đồng thời do cải tiến kỹ thuật và hợp lý hoá sản xuất nên Zsx đơn vị sản phẩm giảm 5%. 3) Năm kế hoạch doanh nghiệp xuất giao gạch, ngói cho nhiều khách hàng khác nhau, nhưng khách hàng mua nhiều nhất mỗi lần về gạch không quá 240.000 viên, về ngói không quá 540.000 viên, thời gian xuất vận và thời gian thanh toán của cả gạch, ngói đều là 1 và 3 ngày. 4) Số dư bình quân về vốn thành phẩm tồn kho là: 231.500.000đ, và tồn kho cao nhất là: 461.000.000đ. Bài giải 1) Tính Vtp gạch: 18.000 x 1,2 x 4 x 0,95 Zn gạch = = 228 (triệu đồng/ngày) 360 18.000 x 1,2 Ntk gạch: - Số gạch sản xuất bình quân mỗi ngày = 360 = 60 (ngàn viên/ngày) 240 - Số ngày tích luỹ thành lô = = 4 ngày 6 231.500 Hxk vốn thành phẩm = = 0,5 463.000 Vtp gạch = (4 x 0,5 + 1 + 3) x 228 = 1.368 (triệu đồng) 2) Tính Vtp ngói: (cách làm tương tự như gạch) + Zn ngói = 171 (triệu đồng/ngày) + Nt k ngói = 6 ngày Vtp ngói = (6 x 0,5 +1 +3) x 171 =1.197 (triệu đồng/ngày) 51
  14. Vậy Vtp = 1.368 + 1.197 = 2.565 (triệu đồng) 3.3.2.2. Phương pháp gián tiếp Phương pháp này căn cứ vào số dư bình quân vốn lưu động và doanh thu tiêu thụ kỳ báo cáo, đồng thời xem xét tình hình thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động cho từng khâu dự trữ - sản xuất - lưu thông năm kế hoạch. F1 Vvlc = Vvlco x ( 1- t%) (3.15) Fo P1 Vdd = Vddo x x ( 1- t % ) (3.16) Po Z1 Vtp = Vtpo x x ( 1- t % ) (3.17) Zo M1 Vđm = Vbqo x x (1 - t%) (3.18) Mo Trong đó: Vbqo Số dư bình quân của toàn bộ vốn lưu động năm báo cáo. M1, Mo là tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch, năm báo cáo (DTT). t% tỷ lệ tăng tốc độ luân chuyển vốn kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo. Ko – K1 t% = x 100% (3.19) Ko Sau đó căn cứ vào tỷ trọng của từng khoản vốn để xác định vốn lưu động trong mỗi khâu. Ví dụ 14: Tại doanh nghiệp X có tình hình sau: (đvt: 1.000đ ) Doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. I. Tài liệu năm báo cáo 1) Căn cứ vào tài liệu kế toán thì số dư về vốn lưu động 3 quý đầu năm báo cáo : - Đầu quý I : 840.000 - Cuối quý II: 860.000 - Cuối quý I : 850.000 - Cuối quý III: 870.000 2) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm thực tế 3 quý đầu năm báo cáo 3.605.000 52
  15. 3) Thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp 3 quý đầu năm 380.000 4) Dự kiến quý IV năm báo cáo có tình hình: - Số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ cả quý : + Sản phẩm A: 2.000 cái + Sản phẩm B: 3.000 cái + Sản phẩm C: 1.000 cái. - Vốn lưu động kết dư cuối quý IV: 880.000 - Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp quý IV: 125.000 II - Tài liệu năm kế hoạch 1) Căn cứ vào kế hoạch SX thì số lượng sản phẩm hàng hoá SX cả năm: - Sản phẩm A: 20.000 cái. - Sản phẩm B: 15.000 cái. - Sản phẩm C: 4.000 cái. 2) Giá bán đơn vị sản phẩm A và C năm kế hoạch như năm báo cáo và bằng: - Sản phẩm A: 150.000đ/ cái - Sản phẩm C: 300.000đ/ cái. - Riêng sản phẩm B từ ngày 01/01 năm kế hoạch giảm giá bán từ 200.000đ/ cái năm báo cáo xuống còn 180.000đ/ cái năm kế hoạch. 3) Dự kiến số lượng sản phẩm hàng hoá kết dư cuối năm kế hoạchcủa cả 3 mặt hàng A, B, C đều = 10% so với số lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất cả năm. 4) Số ngày luân chuyển một vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch rút ngắn được 7,2 ngày so với năm báo cáo. 5) Thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến cả năm: 620.000. 6) Căn cứ vào tình hình sử dụng vốn lưu động qua các năm thì vốn lưu động khâu dự trữ chiếm 40% - Khâu sản xuất 35% - Khâu lưu thông 25%. Yêu cầu: Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng khâu: dự trữ, sản xuất, lưu thông. Bài giải: Xác định nhu cầu vốn lưu động qua các khâu: dự trữ , sản xuất,lưu thông: 840/2 + 850 + 860 + 870 + 880/2 -Vbqo = = 860 (triệu) 4 - DTq4 = (2 x 150) + (3 x 200) + (1 x 300) = 1.200 (triệu) - Mo = 3.605 + 1.200 - (380 + 125) = 4.300 (triệu) - Tính doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch: (DTKH) + Qt A = 20.000 x 0.9 = 18.000 cái 53
  16. + Qt B = 15.000 x 0.9 = 13.500 cái + Qt C = 4.000 x 0.9 = 3.600 cái DTKH = (18 x 150) + (13,5 x 180) + (3,6 x 300) = 6.210 (triệu) - M1 = 6.210 - 620 = 5.590 (triệu) - Tính t%: 4.300 Lo = = 5 (vòng/ năm) 860 360 Ko = = 72 (ngày/ vòng) 5 7,2 t% = x 100% = 10% 72 5.590 - Vđm = 860 x x (1 - 10%) = 1.006,2 (triệu) 4.300 - Vdt = 1.006,2 x 40% = 402,48 (triệu) - Vsx = 1.006,2 x 35% = 352,17 (triệu) - Vlt = 1.006,2 x 25% = 201,24 (triệu) 3.4. KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG ĐỊNH MỨC 3.4.1. Ý nghĩa của lập kế hoạch nguồn vốn lưu động - Lập kế hoạch nguồn vốn lưu động định mức là xác định vốn lưu động định mức và khả năng đảm bảo để đáp ứng vốn lưu động trong doanh nghiệp. - Là cơ sở để tổ chức quản lý và có biện pháp sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý nhất. 3.4.2. Nội dung và kết cấu của kế hoạch nguồn vốn lưu động gồm: * Phần 1: Định mức vốn lưu động: phần này phản ánh từng khoản vốn lưu động định mức và tình hình luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch, năm báo cáo. - Căn cứ vào kết quả xác định vốn lưu động định mức cho từng khâu. - Ngoài ra còn tính tổng mức luân chuyển, kỳ luân chuyển bình quân, số lần luân chuyển trong năm kế hoạch, năm báo cáo. * Phần 2: Nguồn vốn lưu động định mức: Phần này so sánh giữa nhu cầu vốn lưu động đã xác định được ở phần I với khả năng nguồn vốn lưu động đã được kế hoạch hoá có tính chất bền vững và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp để xác định số vốn lưu động thiếu, thừa từ đó mà có định hướng giải quyết. 54
  17. Vtt = ± (Vtc ± Nđm ) - Vđm (3.20) Trong đó: Vtt vốn lưu động thừa, thiếu năm kế hoạch. Vtc vốn lưu động thực có đến đầu kỳ kế hoạch Nđm.: nợ định mức + Nếu thừa vốn: Doanh nghiệp xem xét khả năng để mở rộng kinh doanh hoặc đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu nhằm kiếm lời. + Nếu thiếu vốn: - Huy động vốn từ nội bộ doanh nghiệp (từ lợi nhuận bổ sung, từ quỹ đầu tư phát triển, từ các khoản nợ hợp pháp ). - Huy động vốn từ bên ngoài qua hình thức liên doanh liên kết, phát hành cổ phiếu và trái phiếu, vay trong và ngoài nước Mẫu biểu: Phần I : VỐN LƯU ĐỘNG ĐỊNH MỨC. Năm 200N Ước thực hiện T Năm kế hoạch Tên khoản mục kỳ báo cáo T M K M K Vđm 1 Nguyên vËt liÖu chÝnh 2 Bán thμnh phÈm mua ngoài 3 Vật liệu phụ 4 Nhiên liệu 5 Phụ tùng thay thế 6 Công cụ lao động nhỏ 7 Vật liệu đóng gói 8 Sản phẩm dở dang 9 Bán thμnh phÈm tự chế 10 Chi phí trả trước 11 Thành phẩm 12 Hàng hoá mua ngoài 13 Tổng cộng Tình hình luân chuyển VLĐ Năm báo cáo Năm kế hoạch 1 Tổng mức luân chuyển (M) 2 Số lần luân chuyển (L) 3 Kỳ luân chuyển (K) 55
  18. Phần II: NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG ĐỊNH MỨC Chỉ tiêu Kế hoạch năm 1, Định mức vốn lưu động: - Ngân sách cấp - Vốn cổ phần, vèn liên doanh - vốn vay 2, Vtc : Trong đó: : - Ngân sách cấp - Vốn cổ phần, liên doanh - vốn vay 3, Nđm ( tăng hoặc giảm ) 4, Vlđ ( tăng hoặc giảm ) 3.5. BẢO TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 3.5.1. Bảo toàn vốn lưu động a. Sự cần thiết phải bảo toàn vốn lưu động. - Hàng hoá ứ đọng kém, mất phẩm chất không phù hợp thị hiếu nên không tiêu thụ được hoặc bán giá nhỏ hơn giá thành. - Sự rủi ro bất thường xảy ra trong kinh doanh, thua lỗ kéo dài dẫn đến không bù đắp đủ chi phí. - Nền kinh tế có lạm phát, giá cả tăng nhanh nên sau mỗi vòng luân chuyển, vốn lưu động của doanh nghiệp bị mất dần do tốc độ trượt giá. - Vốn lưu động trong thanh toán bị chiếm dụng lẫn nhau, kéo dài với số lượng lớn khi đồng tiền dần dần bị mất giá. - Bảo toàn vốn lưu động thực chất là bảo đảm cho số vốn cuối kỳ mua đủ một lượng vật tư, hàng hoá tương đương với đầu kỳ khi giá cả tăng. b. Biện pháp bảo toàn vốn lưu động - Định kỳ phải tiến hành kiểm kê đánh giá và đánh giá lại vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, vốn thanh toán để xác định vốn hiện có của doanh nghiệp theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở kiểm kê, đánh giá vật tư hàng hoá mà đối chiếu với số liệu sổ sách kế toán để điều chỉnh cho hợp lý. - Các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh, bảo toàn vốn ngay trong quá trình kinh doanh trên cơ sở có sự thay đổi về giá do nhà nước quyết định điều chỉnh (doanh nghiệp nhà nước). - Giải quyết những vật tư ứ đọng kém, mất phẩm chất, theo chế độ tài chính hiện hành (gắn với trách nhiệm vật chất). - Có biện pháp tích cực để thu hồi nợ nhằm tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. 56
  19. - Dành một phần lợi nhuận để bù đắp trượt giá tránh bị mất vốn. Số vốn lưu động Số vốn lưu động đã phải bảo toàn đến = được giao ( hoặc phải x Htg vốn lưu động cuối năm báo cáo bảo toàn ở đầu năm) Trong đó : Htg là hệ số tăng hoặc giảm vốn lưu động 3.5.2. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Qua chØ tiªu hiÖu suÊt lu©n chuyÓn vèn l−u ®éng cã thÓ ®¸nh gi¸ kh¸i qu¸t t×nh h×nh qu¶n lý vμ sö dông vèn l−u ®éng. ChØ tiªu nμy ®−îc l−îng hãa thμnh hai chØ tiªu sau: a. Số vòng (lần) luân chuyển vốn lưu động (L): M L = (3.21) Vbq (Vđm) Trong đó: M : là tổng mức luân chuyển vốn (doanh thu thuần) Vbq: là Vốn lưu động chiếm dùng bình quân trong kỳ (số dư bình quân về vố:n lưu động). Vđm : là vốn lưu động dịnh mức kỳ kế hoạch Chú ý: Nếu tính số lần luân chuyển Vốn lưu động cho năm kế hoạch thì sử dụng Vđm Vđ + Vc Vbq = 2 Trong đó : Vđ,Vc là vốn lưu động đầu và cuối kỳ. Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói lên trong một kỳ nào đó vốn lưu động của doanh nghiệp thực hiện được mấy vòng tuần hoàn. b. Kỳ luân chuyển bình quân: ( K) n Vbq x n K = = (3.22) L M n: là số ngày trong kỳ (30, 90, 360) Ý nghĩa: chỉ tiêu nay cho biết số ngày cần thiết để thực hiện một vòng tuần hoàn của vốn lưu động. Trong doanh nghiÖp ngoμi viÖc x¸c ®Þnh hiÖu suÊt lu©n chuyÓn vèn l−u ®éng trong qu¸ tr×nh ho¹t ®éng kinh doanh (tæng hiÖu suÊt) cßn cã thÓ x¸c ®Þnh hiÖu suÊt lu©n chuyÓn vèn l−u ®éng qua tõng kh©u dù tr÷ - s¶n xuÊt - l−u th«ng: - Kh©u dù tr÷: (Kdt) Vdt x n 57
  20. Kdt = (3.23) Mdt - Kh©u s¶n xuÊt: (Ksx ) Vsx x n Ksx = (3.24) Msx - Kh©u l−u th«ng: (Ktp) Vtp x n Ktp = (3.25) Mtp Trong đó: Kdt, Ksx, Ktp là kỳ luân chuyển bình quân của vốn trong khâu dự trữ, sản xuất, lưu thông. Vdt, Vsx, Vtp là số dư bình quân về vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất, lưu thông. Mdt: mức luân chuyển của vốn dự trữ (thường lấy tổng phí tổn tiêu hao về nguyên vật liệu chính trong kỳ). Msx: mức luân chuyển của vốn sản xuất (thường lấy chỉ tiêu tổng giá thành sản xuất trong kỳ). Mtp: mức luân chuyển của vốn lưu thông (thường lấy chỉ tiêu tổng giá thành sản phẩm tiêu thụ trong kỳ). 3.5.3. Phương hướng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động a. Ý nghĩa của việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động tức là rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong lĩnh vực dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Từ đó mà giảm bớt lượng vốn lưu động chiếm dùng, tiết kiệm vốn lưu động trong luân chuyển. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là điều kiện rất quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, doanh nghiệp có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dùng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ, có thể với số vốn như cũ nhưng doanh nghiệp mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn ảnh hưởng tích cực đến việc hạ giá thành và giảm bớt chi phí lưu thông. b. Phương hướng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu dự trữ bằng cách chọn điểm cung cấp hợp lý để rút ngắn số ngày hàng đi trên đường, số ngày cung cấp cách nhau; căn cư nhu cầu vốn lưu động đã xác định và tình hình cung cấp vật tư thực hiện việc tổ chức hợp lý mua sắm, dự trữ vật tư nhằm rút bớt số lượng dự trữ, luân chuyển hàng ngày 58
  21. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại để rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất, để hạ giá thành sản phẩm. Tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu lưu thông: nâng cao sản phẩm sản xuất, làm tốt công tác tiếp thị để tăng doanh thu tiêu thụ. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán nhằm rút ngắn số ngày xuất vận và thanh toán để thu tiền hàng kịp thời, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở khâu này. Kịp thời phát hiện và giải quyết những vật tư, hàng hoá ứ đọng trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vật tư hàng hoá ứ đọng. Vấn đề quan trọng ở đây là làm sao tăng cường kiểm sóat để có thể phát hiện được số vật tư, hàng hoá ứ đọng đó, đồng thời có biện pháp nhanh để giải quyết tránh ứ đọng vốn, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn./. 59