Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII - Phan Thị Hồng (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII - Phan Thị Hồng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_van_hoc_viet_nam_the_ky_xvii_xviii_phan_thi_hong.pdf
Nội dung text: Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII - Phan Thị Hồng (Phần 1)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT F 7 G GIÁO TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVII - XVIII PHAN THỊ HỒNG
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 2 - VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVIII o0o Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Phần thứ 1. KHÁI QUÁT I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH VĂN HỌC 1. Bối cảnh lịch sử Thế kỷ XV thịnh đạt kết thúc, bước sang thế kỷ XVI với xu thế tiến triển của lịch sử, chế độ phong kiến Việt Nam ngày càng bộc lộ rõ những mâu thuẫn phức tạp. Triều Lê sơ với kết cấu kinh tế - xã hội, thiết chế chính trị và hệ tư tưởng Nho giáo dần trở nên trì trệ, thoái hóa. Vua quan sa đọa, tàn bạo, triều chính ngày càng suy thoái, mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến trong nội bộ giai cấp thống trị, giữa nhà nước phong kiến với nhân dân ngày càng trở nên căng thẳng, quyết liệt. Thế kỷ XVI chứng kiến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều chính phong kiến mục nát như khởi nghĩa Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng (1511), khởi nghĩa Trần Tuân (1511) và lớn nhất là cuộc nổi dậy của Trần Cảo (1516 - 1521) ở vùng Đông Triều. Cùng với sự trì trệ, thoái hóa của triều Lê, nạn tranh chấp quyền lực giữa các phe phái phong kiến gây ra những cuộc hỗn chiến triền miên, dai dẳng giữa các tập đoàn phong kiến. Kết cục là Mạc Đăng Dung, con người “vũ dũng, khôn ngoan” trong cảnh tranh chấp hỗn loạn, hạ sát lẫn nhau giữa các phe phái đối lập đã thao túng được binh quyền, phế truất vua Lê vào giữa năm 1527. Triều đại phong kiến nhà Mạc được thành lập như một tất yếu lịch sử thay thế triều Lê đổ nát, tha hóa. Thay thế nhà Lê trị vì đất nước, trong khoảng thời gian mấy chục năm đầu, nhà Mạc với những cố gắng nhất định đã tạo được sự ổn định, phát triển cho xã hội, kinh tế Đại Việt. Tuy nhiên, ngay sau khi Mạc Đăng Dung lên ngôi, với danh nghĩa phù Lê phục quốc, các phe phái phong kiến khởi binh chống Mạc. Nhà Mạc với những mâu thuẫn cố hữu của chế độ quân chủ quan liêu theo mô hình Nho giáo cũng ngày càng lâm vào tình trạng bế tắc, suy yếu và thoái hóa. Từ năm 1546 cho đến năm 1592, khi vương triều Mạc bị Lê - Trịnh đánh bật khỏi kinh thành Thăng Long, đất nước đã phải chịu đựng nhiều cuộc chiến đau thương, tang tóc. Sử sách gọi nhà Mạc là Bắc Triều, nhà Lê trung hưng ở phía Nam đất nước là Nam Triều. Cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều kéo dài suốt thế kỷ XVI gây nhiều tang thương cho nhân dân cả nước, tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế Đại Việt. Năm 1592, Nam Triều thắng Bắc Triều, nhà Lê trung hưng được thành lập với một thiết chế phức tạp vua Lê chúa Trịnh. Họ Trịnh phò vua Lê lên ngôi ngày càng tỏ ra chuyên quyền đẩy vua Lê vào tình trạng có hư danh mà không có thực quyền. Mầm mống tranh chấp trong nội bộ tập đoàn Trịnh - Nguyễn phò Lê trước khi cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều kết thúc đã khiến Nguyễn Hàng (con Nguyễn Kim, người đứng đầu lực lượng Nam Triều thời gian đầu) vào trấn thủ và xây dựng cơ sở cát cứ ở Thuận Quảng (1558). Khi thấy lực lượng đã đủ mạnh, con cháu Nguyễn Hàng bắt đầu bộc lộ sự bất phục tòng Lê - Trịnh. Từ năm 1627 đến năm 1672, liên tục diễn ra những cuộc đụng độ, tranh chấp đẫm máu giữa Lê - Trịnh và Nguyễn. Cuộc chiến này không phân thắng bại, hai bên quyết định hưu chiến, lấy sông Gianh làm giới tuyến, chia đất nước làm hai nửa Đàng Trong và
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 2 - Đàng Ngoài. Sự thống nhất đất nước lại một lần nữa bị chia cắt sau những cuộc chiến đau thương, thảm khốc. Tình trạng cát cứ, phân tranh kéo dài, bạo lực triền miên đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự thống nhất và phát triển của đất nước, đời sống của nhân dân suốt từ đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII. Trong hoàn cảnh giai cấp phong kiến vì tranh quyền đoạt lợi gây nên những hậu quả nặng nề cho công cuộc xây dựng đất nước, nhưng bất chấp mọi khó khăn, cản trở, kinh tế, văn hóa thời bấy giờ vẫn bền bỉ phát triển. Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, công cuộc khai khẩn đất hoang, phát triển xóm làng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục được duy trì. Thủ công nghiệp với các nghề làm gốm, khắc chạm, thuộc da, dệt (vải, lụa, gấm vóc, chiếu, thảm), khắc in, làm giấy đã có những bước phát triển mới phục vụ cho nhu cầu con người ngày càng phong phú. Đã có những công trường thủ công khai thác các loại khoáng sản quý như vàng, đồng, sắt, chì kinh tế thương nghiệp (cả nội lẫn ngoại thương) đều được chú ý khai thông, mở mang. Từ thế kỷ XVI, XVII ngoài quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực, thương nhân các nước phương Tây (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp) cũng đã lui tới Đại Việt trao đổi hàng hóa. Đã xuất hiện những thương khẩu lớn và những đô thị phồn vinh ở cả hai miền đất nước. “Tuy nhiên, nền kinh tế hàng hóa với bước phát triển mới, không phải không tác động tới đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta. Thế lực đồng tiền cùng với lối sống thị dân ở nhiều thành thị và thương cảng đã góp phần phá hoại thêm đạo lý Khổng - Mạnh đang mất dần tác dụng và gia tăng tốc độ suy thoái của chế độ phong kiến” (1) Do cuộc sống xã hội bất ổn, chiến tranh phong kiến gây nhiều đau khổ, tang thương nên Phật giáo, Đạo giáo lại có cơ phục hưng như một sự đáp ứng cho nhu cầu tinh thần, tình cảm của con người. Các đền, chùa, đạo quán được tu sửa, xây cất nhiều trong khoảng thời gian hơn hai thế kỷ này. Ngay trong hàng ngũ vua chúa, quý tộc nhiều người đã là tín đồ Phật giáo, Đạo giáo. Xu hướng tam giáo đồng nguyên lại xuất hiện với mức độ sâu sắc hơn thời Lý Trần. Sự mở mang quan hệ giao lưu, buôn bán với các nước Phương Tây khiến Đạo Thiên Chúa bắt đầu được truyền bá vào đời sống xã hội, văn hóa Đại Việt. 2. Tình hình văn học Văn học hơn hai thế kỷ này đã ghi nhận những bước phát triển mới về nội dung, thể loại và ngôn ngữ. Để có những đổi mới này, đội ngũ tác gia văn học giảm mạnh thành phần vua chúa, sư sãi, tăng lên về tầng lớp Nho sĩ, đặc biệt là các Nho sĩ bình dân và ẩn dật. Nho sĩ bình dân với cuộc sống hoà đồng, gẫn gũi với nhân dân về điều kiện sinh hoạt, tư tưởng, tình cảm là lực lượng nền móng cho sự phát triển của văn học Nôm, đặc biệt là truyện thơ Nôm khuyết danh bình dân. Nho sĩ ẩn dật (bao gồm những người đỗ đạt cao, có danh vọng) là thành phần quan trọng đẩy văn học tiến lên một bước mới. Với kiến thức uyên thâm, tư tưởng vừa chính thống vừa uyển chuyển, sâu sắc, lành mạnh vì sống hoà hợp với xã hội, với (1) Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân Văn học Việt Nam thế kỷ X nửa đầu thế kỷ XVIII. Tập II, Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp. Hà Nội 1979. Trang 15 Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 3 - cuộc sống muôn dân, sáng tác của Nho sĩ ẩn dật thực sự mới mẻ, phong phú về nội dung, điêu luyện về ngôn ngữ nghệ thuật. Với thành phần Nho sĩ bình dân và ẩn dật, mối quan hệ giao lưu, sự chuyển hóa giữa văn học bác học và văn học dân gian được tăng cường theo xu hướng hai chiều. Văn học bác học trở nên đa dạng hơn về nội dung, đậm đà bản sắc dân tộc hơn khi tiếp nhận ảnh hưởng của văn học dân gian. Ngược lại, văn học dân gian sâu sắc, tinh tế hơn về nội dung và nghệ thuật khi có sự đóng góp, mài giũa của các Nho sĩ ẩn dật. Từ những thành tựu của văn học dân gian, văn học chữ Nôm đã ra đời, các truyện thơ Nôm, ngâm khúc, diễn ca lịch sử tiếp thu thể thơ lục bát, song thất lục bát của văn học dân gian để hoàn thiện, phát triển. Bao gồm hai bộ phận, bộ phận văn học chữ Nôm và bộ phận văn học chữ Hán liên kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, văn học hơn hai thế kỷ này thực sự trải qua một giai đoạn mới. Văn học chữ Nôm với những tác phẩm tiến bộ, chứa đựng những tư tưởng trái với quan niệm đạo lý chính thống đã từng bị nhà nước phong kiến cấm đoán, huỷ hoại. Thế kỷ XVI, XVII chứng kiến sự ra đời những lệnh chỉ nghiêm khắc của các chúa Trịnh về việc cấm khắc in, lưu hành thơ văn Nôm. Nhưng do đáp ứng được yêu cầu văn hóa của nhân dân, thơ văn Nôm vẫn được tồn tại, phát triển. Đó là điều ít nhiều giải thích hiện tượng có một số truyện thơ Nôm không còn lưu tên tác giả. Về tư tưởng, Nho giáo vẫn là hệ tư tưởng chính trong việc xây dựng, củng cố trật tự phong kiến, chỉ đạo tình cảm, đạo đức, lẽ sống của con người. Các tập đoàn phong kiến vẫn duy trì khoa cử, trọng vọng tầng lớp Nho sĩ vốn đắc lực phục vụ nhà nước phong kiến. Tuy nhiên, sự giảm sút chất lượng học tập cũng như tinh thần, đạo đức Nho sĩ là điều không tránh khỏi trong tình trạng các tập đoàn phong kiến tranh chấp, chia rẽ đất nước. Thơ phú Nôm giai đoạn này về mặt ngôn ngữ trở nên giản dị, trong sáng hơn trước nhiều. Những bài phú Nôm đặc sắc, lưu loát như Phụng thành xuân sắc phú (Nguyễn Giản Thanh), Đại Đồng phong cảnh phú (Nguyễn Hàng) cho thấy bút lực phú Nôm của các tác giả đã trở nên vững vàng, uyển chuyển. Thơ Nôm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khẳng định một cái mốc lớn trong quá trình phát triển cả về nội dung lẫn nghệ thuật, ngôn ngữ. Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm khoảng 170 bài thơ Nôm luật Đường (pha lục ngôn) thể hiện sự thành thạo, lưu loát, sinh động hiếm có. Sau Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ XVI) thơ Nôm luật Đường vẫn tiếp tục được duy trì, trau chuốt. Tập thơ Khâm định thăng bình bách vịnh của chúa Trịnh Căn có tới 88 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú điêu luyện, chải chuốt ca ngợi sự thanh bình, thịnh trị của đất nước. Nguyễn Cư Trinh, Mạc Thiên Tích, Nguyễn Tông Quai là những tác giả của văn học Đàng Trong có những bài thơ Nôm đề vịnh khá chững chạc, trong sáng. Các truyện thơ Nôm luật Đường chưa rõ tên tác giả như Vương Tường, Tô công phụng sứ, Lâm tuyền kỳ ngộ, Tam quốc thi thể hiện rõ sự tìm tòi, sáng tạo trong văn thơ Nôm tự sự. Quá trình tìm tòi này tất yếu dẫn đến việc xuất hiện truyện thơ Nôm lục bát, một sự thay thế hợp lý, hợp quy luật phát triển của nền văn học dân tộc. Các truyện thơ Nôm lục Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 4 - bát còn được lưu truyền và thất truyền giai đoạn này gồm có: Lạc Xương phân kính của Nguyễn Thế Nghi (thất truyền), Song Tinh Bất Dạ của Nguyễn Hữu Hào, Sứ trình tân truyện của Nguyễn Tông Quai, Ông Ninh cổ truyện (khuyết danh), Thoại Khanh - Châu Tuấn (khuyết danh), Lý Công truyện (khuyết danh).v v. Đáp ứng nhu cầu thể hiện tâm tư, tình cảm ngày càng phong phú, phức tạp của con người thời đại, những thể loại sử dụng thành tựu thơ ca dân gian (ngôn ngữ Nôm, thơ lục bát, song thất lục bát) như vãn, ca trù, ngâm khúc, diễn ca xuất hiện nhiều. Các tác giả và tác phẩm nổi bật của nhóm thể loại này gồm có: Nguyễn Giản Thanh với Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào, Phùng Khắc Khoan với Lâm tuyền vãn, Đào Duy Từ với Ngoạ Long cương vãn, Tư Dung vãn, Hoàng Sĩ Khải với Tứ thời khúc vịnh Các bài vãn, ca không còn lưu tên tác giả gồm có Lư Khê vãn, Thiên Nam ngữ lục (là tác phẩm đồ sộ với hơn 8000 câu thơ lục bát), Thiên Nam minh giám (gồm 936 câu song thất lục bát). Ở Đàng Trong, Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích được coi là những bài thơ sử dụng điệu thơ song thát lục bát để diễn tả tình cảm đậm đà với thiên nhiên đất nước. “Thế là thơ song thất lục bát đã thông dụng từ Nam đến Bắc, trở thành quen thuộc trong việc sáng tác khúc ngâm. Đáng chú ý là do khả năng trữ tình phong phú, điệu thơ này lúc đầu lại được dùng để viết các ca khúc lạc quan, hùng tráng nữa, nếu như sau này nó chủ yếu được dùng để viết các khúc ngâm buồn thương, oán vọng” (1). Nhìn chung, về mặt số lượng (tác giả, tác phẩm) và chất lượng (nội dung, thể loại, ngôn ngữ) văn học viết bằng chữ Nôm giai đoạn này thể hiện xu thế phát triển, đổi mới đầy triển vọng. Tiến trình vận động của xã hội, sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa, sự tiến triển của văn hóa và sự đa dạng, phong phú về tư tưởng của thời đại đã tạo tiền đề cho những tìm tòi, phát hiện và mở rộng tư tưởng nhân văn, nhân đạo của văn học Nôm. Văn học chữ Hán vẫn trong quá trình vận động, phát triển tuy không được mạnh mẽ như văn học Nôm. Thành tựu văn xuôi chữ Hán có thể kể đến các tác phẩm như Trung Tân quán bi ký, Thạch Khánh ký của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Thiên nam vân lục liệt truyện của Nguyễn Hàng, Tục truyền kỳ của Đoàn Thị Điểm, Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề, Nam Việt chí của Nguyễn Khoa Chiêm. Nổi bật nhất trong số tác phẩm trên là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, tập truyện ký truyền kỳ được ca ngợi là “thiên cổ kỳ bút” của văn học Đại Việt. Thành quả thơ chữ Hán được biểu hiện ở số lượng lớn các thi tập như: Bạch Vân âm thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Ngôn chí thi tập, Mai Lĩnh sứ Hoa thi tập (Phùng Khắc Khoan), Việt giám vịnh sử tập (Đặng Minh Khiêm), Khiếu vịnh thi tập (Hà Nhậm Đại), Tư hương vận lục (Lê Quang Bí), Vịnh sử thi tập (Nguyễn Bá Lân), Bắc sử thi tập (Đào Công Chính), Hoa trình thi tập (Nguyễn Quí Đức), Sứ hoa tập (Lê Anh Tuấn), Kính trai sứ tập (Phạm Khiêm Ích).v v. Điều đáng chú ý là trong các thi tập trên, một số lớn là những tập thơ vịnh sử, thơ bang giao (thơ đi sứ) và thơ đề cao đạo lý Nho gia. (1) Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân Văn học Việt Nam thế kỷ X nửa đầu thế kỷ XVIII. Sách đã dẫn. Trang 37 Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 5 - * * * Nội dung văn học hơn hai thế kỷ này trước hết thể hiện ở cảm hứng yêu nước, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc. Trên cơ sở cảm hứng yêu nước, nhiều tập thơ vịnh sử, diễn ca lịch sử, thơ đi sứ đã xuất hiện như một hiện tượng nổi bật của văn học thời đại. Có thể kể đến các tập thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm, Hà Nhậm Đại, Lê Quang Bí; các tác phẩm diễn ca lịch sử hùng hồn như Thiên Nam ngữ lục, Thiên Nam minh giám; các tập thơ đi sứ của Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Công Hãn Đề vịnh truyện cũ, người xưa, ngụ ý răn dạy người đời nhưng do xuất phát không chỉ từ chuẩn mực đạo đức Nho gia mà còn từ tình cảm, đạo lý sống dân tộc nên thơ vịnh sử thời kỳ này bớt đi nhiều sự khô khan, đơn điệu, trở nên khá sống động, giàu cảm xúc, tình đời. Bởi thế mà “không ít bài thơ vịnh sử đã vượt lên trên quan niệm giáo huấn khô khan, gò gẫm của Nho giáo bảo thủ, trở thành những bài ca yêu nước và tự hào về truyền thống văn hiến cao đẹp của dân tộc” (1) Như một bộ phận không tách rời của thơ vịnh sử, những tác phẩm diễn ca lịch sử một mặt ca tụng những nhân vật lịch sử có công với nước, đó là các vị vua chúa, tướng lĩnh, những vị anh hùng như Trưng Vương, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, Nguyễn Biểu, Nguyễn Trãi mặt khác, lên án bọn gian thần, hôn quân, bạo chúa, bọn phản nước, hại dân. Thơ đi sứ là mảng sáng tác đặc biệt của thơ văn yêu nước lúc bấy giờ. Do những khó khăn, phức tạp trong quan hệ bang giao thế kỷ XVI, XVII (xuất phát từ sự rối loạn trong nội bộ đất nước ta) nhưng các sứ thần Đại Việt vẫn tỏ rõ tư thế của những trí thức có trách nhiệm cao với vua, với nước. Lòng yêu nước, tâm sự nhớ nước, nhớ nhà, tinh thần tự hào dân tộc vẫn là những tình cảm, cảm xúc sâu nặng trên “sứ trình” vạn dặm gian nguy của Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Tông Quai, Vũ Cẩn.v v. Thơ văn đề vịnh thiên nhiên, mô tả phong vật đất nước là nguồn mạch trong trẻo của cảm hứng dân tộc, cảm hứng yêu nước. Từ Nguyễn Giản Thanh, Nguyễn Hàng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Đào Duy Từ, Mạc Thiên Bích, cảm hứng dạt dào trước thiên nhiên tươi đẹp của đất nước được tiếp nối, liền mạch, thống nhất thể hiện tình cảm yêu nước mang tính truyền thống của người dân Đại Việt. Xuất phát từ cảm hứng nhân văn, nhân đạo, văn học thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII còn thể hiện sự phê phán những tiêu cực của chế độ phong kiến, ca ngợi nhân cách thanh cao, liêm khiết, lối sống tự do, tự tại Văn học thế kỷ XVI với những tác giả lớn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng đã xuất hiện xu hướng lên án chế độ phong kiến với những tệ hại của nó như nội chiến phong kiến, sự tham bạo của tầng lớp vua quan, sự băng hoại, tha hóa của thế đạo nhân tâm. Chiến tranh với Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng (1) Bùi Duy Tân - Khải luận. Tổng tập văn học Việt Nam, tập 6. Nhà xuất bản khoa học xã hội. Hà Nội 1997. Trang 28 Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 6 - Khắc Khoan là chết chóc, tàn phá, là chia lìa, ly tán đau thương. Trước ảnh loạn lạc, binh đao khiến “máu chảy thành sông, xương chất như núi” Phùng Khắc Khoan băn khoăn không hiểu sao người đời lại chỉ ưa “vũ chiến” mà không phải là “văn chiến”. Thể hiện thái độ phê phán sự tàn bạo của nội chiến phong kiến, xót xa trước cảnh tang thương, khao khát thái bình cho dân cho nước, thơ văn các tác giả thế kỷ XVI đã khẳng định những giá trị nhân văn cao cả. Văn học các thế kỷ sau đã nâng cao, phát huy lên tầm mức mới những giá trị nội dung tư tưởng lớn này. Chế độ phong kiến còn là hang ổ làm nẩy sinh bọn quí tộc, quan liêu hám danh, trục lợi. Nguyễn Bỉnh Khiêm ví bọn quan liêu như loài chuột tham lam, gian giảo chuyên “chui vào góc thành, ẩn trong hang hốc” để tính mưu gian. Với ngòi bút của một ẩn sĩ thương đời, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ chất chứa sự căm ghét, oán giận sâu sắc bọn vua quan tham bạo, dối trá, dâm cuồng, chém giết người không ghê tay. Nho sĩ trí thức lúc bấy giờ cũng lắm kẻ hư đốn, trụy lạc “đổi họ để đi học, thay tên để ra thi”, khi đỗ đạt, làm quan thì “bán nước”, “dối vua” (Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào). Thế đạo nhân tâm trong thời đại lúc bấy giờ trở nên ngả nghiêng, băng hoại. Nguyễn Bỉnh Khiêm lên án gay gắt thói đời đen bạc, hám lợi, lo ngại trước những thủ đoạn lừa lọc, dối trá. Trước xã hội loạn lạc, đảo điên, tâm trạng các tác gia đều chứa chất ưu tư. Thơ Nguyễn Hàng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, truyện truyền kỳ của Nguyễn Dữ là nỗi lòng của những con người có lương tri, tâm huyết với đời. Thơ Nguyễn Hàng thiên về diễn tả tâm trạng người ẩn dật, với Nguyễn Bỉnh Khiêm thơ là tiếng nói lên án thói đời đen bạc, Nguyễn Dữ qua Truyền kỳ mạn lục thể hiện sự chán ghét thời cuộc đến mức “chân không bước đến thị thành, mình không vào đến cung đình” kể từ sau khi cáo quan. Suy nghĩ về cuộc đời, băn khoăn về lẽ sống, tâm tư nhiều lúc lâm vào tình trạng u uất, bi quan đó là những điều mà chúng ta có thể thấy rõ qua thơ văn các kẻ sĩ lúc bấy giờ. Thể hiện sự bất mãn, chán ghét sâu xa đối với những tệ hại, suy đồi của chế độ phong kiến, gián tiếp lên tiếng bảo vệ đạo lý, nhân phẩm, gợi mở tinh thần nhân văn, nhân đạo, đó là những giá trị mới của văn học giai đoạn. Chiều hướng vận động, phát triển của xã hội, của văn hóa, tư tưởng làm xuất hiện trong văn học chủ đề quyền sống con người. Tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, số phận người phụ nữ là những đề tài của một số tác phẩm có ý nghĩa mới mẻ lúc bấy giờ. Có thể thấy, gần nửa số truyện trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ mô tả tình yêu nam nữ, hạnh phúc gia đình, đặc biệt là số phận người phụ nữ. Nguyễn Dữ ca ngợi những mối tình thủy chung, son sắt, đồng thời cũng mô tả khá là lộ liễu, phóng túng những mối tình đắm đuối, si mê để rồi phủ nhận lại bằng những lời bình phê phán nghiêm khắc. Số phận đau thương, bất hạnh của người phụ nữ cũng đã bắt đầu được Nguyễn Dữ quan tâm thể hiện qua Truyền kỳ mạn lục. Đề tài hôn nhân tự do và số phận người phụ nữ còn được thể hiện trong các truyện thơ Nôm như Vương Tường, Lâm tuyền kỳ ngộ, Song Tinh Bất Dạ. Được coi là bài ca về hạnh phúc lứa đôi vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến. Đây là Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 7 - truyện thơ Nôm Đường luật cùng với Vương Tường và truyện thơ Nôm lục bát Song Tinh Bất Dạ được phóng tác từ tích truyện của văn học Trung Hoa nhưng lại nhằm đáp ứng một nhu cầu văn học mới có tính thời đại của nước ta, nhu cầu và khát vọng về tình cảm yêu đương và hạnh phúc đôi lứa. * * * Gắn liền với những đổi mới về nội dung, văn học thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII xuất hiện những sáng tạo về mặt thể loại. Trên cơ sở văn liệu Hán học, kết hợp với thành tựu của văn học dân gian, những chế tác mới về thể loại được thể hiện ở sự thành công của các thể loại lớn như truyện ký truyền kỳ, truyện thơ, khúc ngâm, thơ trường thiên cổ thể, diễn ca lịch sử. Sự xuất hiện các thể loại mới nhằm đáp ứng nhu cầu phản ánh chân thực, sinh động hiện thực xã hội, tâm trạng con người ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phức tạp Nhìn một cách khái quát, thể loại văn học thời đại đã cơ bản phân định thành hai loại hình: tự sự và trữ tình. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai loại hình này không phải hoàn toàn độc lập, tách biệt mà là hỗ trợ, gắn kết, tương tác qua lại nhau. Với truyện thơ, truyện truyền kỳ phương pháp tự sự được xây dựng trên cơ sở kết hợp các biện pháp và yếu tố tự sự, trữ tình để xây dựng các hình tượng nhân vật. Văn học chữ Hán có ưu thế về thể loại truyện ký truyền kỳ, thơ trường thiên cổ thể. Văn học chữ Nôm khẳng định bước phát triển mới với những thể loại lớn như truyện thơ Nôm, khúc ngâm, vịnh, diễn ca lịch sử. Điều đáng chú ý là trong những tác phẩm thuộc các thể loại mới như Lâm tuyền vãn, Tứ thời khúc vịnh, Ngọa Long cương vãn, Tư Dung vãn, Thiên Nam ngữ lục, Song Tinh Bất Dạ thể thơ lục bát và song thất lục bát đã được sử dụng một cách khá là thành thạo, phổ biến. Sự lên ngôi của hai thể thơ này vừa để đáp ứng nhu cầu phản ánh của văn học vừa “mở đường cho sự phát triển của các thể loại tự sự, trữ tình lớn trong lịch sử văn học và chứng minh một cách hùng hồn ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với việc xây dựng những thể loại mới của văn học viết dân tộc” (1) Về mặt ngôn ngữ, những thành tựu mới của văn học được thể hiện ở cả hai bộ phận, bộ phận văn học chữ Hán và bộ phận văn học Nôm. Văn xuôi tự sự nghệ thuật, điển hình là Truyền kỳ mạn lục có thể xem là một thành công lớn, tiêu biểu. Trong tác phẩm này: “Nguyễn Dữ sử dụng nhiều biện pháp tu từ để xây dựng hình tượng, cấu tạo tình tiết, diễn tả tâm lý, làm cho ngôn ngữ trong tác phẩm giàu tính hình tượng, lời văn nhịp nhàng, sinh động hấp dẫn” (2) Với các tác phẩm văn học Nôm, ngôn ngữ văn học dân tộc được nâng lên một trình độ phát triển mới so với trước cả về diện sử dụng lẫn chất lượng. Ngoài (1) Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân Văn học Việt Nam thế kỷ X nửa đầu thế kỷ XVIII. Sách đã dẫn. Trang 92. (2) Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân Văn học Việt Nam thế kỷ X nửa đầu thế kỷ XVIII. Sách đã dẫn. Trang 93. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 8 - việc được dùng để sáng tác, chữ Nôm và văn học Nôm còn được gia tăng vai trò, phong phú hóa ở sự xuất hiện bước đầu của những dịch phẩm (Thí dụ dịch phẩm Nôm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Thế Nghi thế kỷ XVI). Xu hướng phát triển của ngôn ngữ văn học Nôm một mặt thể hiện ở sự gia tăng Việt hóa từ ngữ, điển cố của văn học dân gian, nhất là thơ ca dân gian và khẩu ngữ hàng ngày của nhân dân (như thành ngữ, tục ngữ). Sự phong phú, giàu tính hình tượng, giàu sắc thái biểu hiện của ngôn ngữ văn học dân tộc chính là kết quả tất yếu của các xu hướng phát triển này. Thế kỷ XVI, XVII đánh dấu những bước phát triển mới về kiến trúc. Những ngôi chùa lớn (Chùa Tây Phương, Thiên Mụ, Bút Tháp, Đình Bảng ), những đạo quán, những bức tượng đồng to đẹp, những quả chuông.v v. được xây dựng, tu sửa, tô đúc gần như đồng loạt. Những bức phù điêu được chạm trổ với nghệ thuật điêu luyện khẳng định sự khéo léo, tài hoa của nghệ nhân tạo hình dân gian. Trong dân gian, các sinh hoạt văn hóa thôn dã như đua thuyền, đấu võ, đánh vật; các hình thức sinh hoạt âm nhạc, ca múa như hát chèo, hát ả đào, hát tuồng, múa đèn.v v. được nhân dân ưa thích trở nên khá thịnh hành, phát triển. Có thể nói: “Nền văn hóa vật chất và tinh thần phát triển như một thực thể thống nhất ở cả hai miền là sự biểu hiện sức mạnh và ý chí của nhân dân”, và “bất chấp sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, dân tộc ta vẫn tiến lên dần trong sự nghiệp mở mang đất nước và nâng cao nền văn hóa dân tộc. Điều đó có tác động mạnh đối với sự phát triển của văn học” (1) (1) Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân Văn học Việt Nam thế kỷ X nửa đầu thế kỷ XVIII. Sách đã dẫn. Trang 22 Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 9 - Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 10 - Phần thứ 2. CÁC TÁC GIA TIÊU BIỂU I. NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1491 - 1585) Nguyễn Bỉnh Khiêm tự là Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Ông xuất thân trong một gia đình trí thức Nho học, cha là người nổi tiếng có văn tài, mẹ là người thông tuệ con gái một viên Thượng thư triều Lê. Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng thông minh, hiếu học, học giỏi nhưng lớn lên vào thời buổi nhiễu nhương, ông “ẩn chí, đợi thời” nấn ná không chịu ra thi. Năm 1535, khi đã 45 tuổi ông mới ra thi, đậu Trạng nguyên rồi làm quan với nhà Mạc. Hoạn lộ tưởng chừng thông suốt, trải thăng từ Lại bộ Thượng thư, Thái phó, Trình tuyền hầu, gia phong Trình quốc công nhưng thực ra độ sau 8 năm làm quan với nhà Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tận mắt thấy cảnh gian thần hoành hành, triều chính ngày một rối loạn, ông viết sớ xin chém 18 lộng thần. Việc không được chấp thuận, ông thác cớ xin về trí sĩ, nhưng uy vọng và nhiệt tình với nước với dân khiến ông không thể dứt hẳn việc phò Mạc. Việc ông trở lại tham gia triều chính Mạc với vai trò như một cố vấn cho đến tuổi 70 là điều có thể giải thích được. Dù thế, thời gian trí sĩ, dạy học ở quê nhà với Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn là đáng kể. Bên bờ sông Tuyết Hàn, ông dựng am Bạch Vân, mở trường dạy học, lập quán, mở chợ, xây cầu.v v. làm những việc hữu ích. Học trò tới học đông, có nhiều người nổi tiếng, trong số họ đến tuổi trưởng thành người theo Mạc, người phò Lê, người như thầy nuôi chí ẩn dật. Vì sự uyên thâm trên nhiều lĩnh vực, người đời gọi ông là Trạng Trình, học trò truy tôn ông là Tuyết Giang phu tử. Cả nhà Mạc, Lê, Nguyễn tương truyền đều tôn kính ông, sai sứ hỏi ý kiến ông mỗi khi có việc hệ trọng. Tác phẩm thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm có Bạch Vân quốc ngữ thi (thơ Nôm, còn lại độ 170 bài), Bạch Vân am thi tập (thơ chữ Hán, còn độ 600 bài) cùng một số bài văn chữ Hán như Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký. Ngoài ra một vài tập sấm ký Nôm như Trình quốc công sấm ký, Trình tiên sinh quốc ngữ tương truyền là của ông nhưng điều này đến nay vẫn chưa được xác định chắc chắn. Nghiên cứu thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu vẫn là trên cơ sở những bài thơ còn lại của hai thi tập trên. * * * Nguyễn Bỉnh Khiêm - con người vốn nổi tiếng uyên thâm, nhiều khát vọng, lắm suy tư trước cuộc đời đã thể hiện mình, thời đại mình một cách sắc nét trong thơ văn. Bằng thơ, ông đã thể hiện những nhận thức sâu sắc, có tính triết học trước thiên nhiên, vạn vật, cuộc sống xã hội. Thơ ông chất chứa những suy tư, chiêm nghiệm trước cuộc đời; tư thế của ông, con mắt hay quan sát, thu nhận, nhận xét của ông là của một nhà triết học nhân sinh. Nhìn đóa hoa nở trong tháng rét, ông Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 11 - như thấy hiển hiện trước mắt sự biến hóa cơ mầu, huyền diệu của đất trời, muôn vật: Sinh sinh dục thức thiên cơ diệu, Nhận thủ hàn mai nghiệm nhất dương Trung Tân quán ngụ hứng - Thơ chữ Hán (Muốn biết cơ trời huyền diệu, muôn sự vật kế tiếp nhau sinh sản mãi, Hãy xem hoa mai nở trong tháng rét, sẽ thấy khí dương lại sinh ra) Ngụ hứng ở quán Trung Tân - Thơ chữ Hán Từ quán Trung Tân, Bạch Vân cư sĩ viết những dòng thơ đúc kết những trải nghiệm, suy tưởng về cuộc đời: Bành, Nhan thọ yểu tôn tiền tửu, Lưu, Hạng doanh thâu cục diện kỳ. Bát quái tượng suy thiên vãng phục, Sổ thanh quyên nghiệm thế hưng suy Trung Tân quán ngụ hứng - Thơ chữ Hán (Bành, Nhan thọ yểu như cuộc rượu bày trước be Lưu, Hạng được thua giống con cờ trên cuộc. Suy từ tượng của tám quẻ, biết sự vãng phục của trời Nghiệm qua vài tiếng đỗ quyên, hiểu lẽ hưng suy ở đời) Ngụ hứng ở quán Trung Tân - Thơ chữ Hán Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 12 - Sự đổi thay, vận động, luân chuyển tuần hoàn của muôn vật luôn được nhà thơ say sưa khẳng định. Đó là điều khiến thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm sâu sắc, khúc chiết, khó lẫn. Những suy tư, triết luận về cuộc đời, xã hội cũng được thể hiện xuất phát từ cái nhìn này. Ông viết thật giản dị nhưng cũng rất cao siêu: Thoi nhật nguyệt đưa thoăn thoắt, Cái phồn hoa khá nhạt nhèo. Hoa càng khoe nở hoa nên rữa, Nước chứa cho đầy nước ắt vơi Thơ Nôm Vũng nọ ghê khi làm bãi cát, Đồi kia có thuở trụt hòn doi. Khôn ngoan mới biết thăng thời giáng, Dại dột nào hay tiểu có đài. Đã khuất bao nhiêu thời lại duỗi, Đạo trời lồng lộng chẳng hề sai Thơ Nôm Lẽ tương sinh tương khắc được ông nhấn mạnh, nhắc nhở: Vị nọ có bùi không có ngọt, Thức kia chầy thắm lại chầy phai Thơ Nôm Dường như với Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong cuộc đời này không có gì là vĩnh viễn, bất di bất dịch, mà tất cả đều nằm trong quá trình biến dịch không Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 13 - ngừng nghỉ. Nắm được qui luật này, ông khiến người đời phải ngạc nhiên bởi những đúc rút uyên bác: Có thuở được thời mèo đuổi chuột, Đến khi thất thế kiến tha bò Thơ Nôm Đừng có nồng chi mà lại lạt, Nếu mà thắm lắm ắt liền phai. Thơ Nôm Ông cảnh báo: Làm người chớ thấy tài mà cậy, Có nhọn bao nhiêu lại có tù. Thơ Nôm Sự biến dịch, chuyển hóa của muôn vật từ dạng nọ sang dạng kia, từ hình thái này sang hình thái nọ, nổi bật nhất là sang hình thái đối lập, đó là điều Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn khẳng định. Đằng sau những nhật xét mang tính chất triết học, triết lý đó là hình bóng xã hội, cuộc đời, là thời đại đầy thăng trầm, biến cải lúc bấy giờ. Những tư tưởng triết học trong thơ Trạng Trình không phải do ông “lần đầu tiên đề xuất ra, mà đã từng được triết học phương Đông đề cập tới. Nhưng có điều là lẽ ra tương sinh tương khắc ấy, sự biến dịch có tính chất tuần hoàn ấy, ông đã có điều kiện thể nghiệm trong đời sống chính trị lúc đương thời. Vua quan dựng nhau lên rồi lại hạ nhau xuống, hết đời vua này lại đến đời vua khác, luôn luôn thay đổi không có gì bền vững, hết hưng lại vong, cứ ở trong cái vòng tuần hoàn lẩn quẩn của chế độ phong kiến mục nát mà không có lối thoát” (1). Và: “Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi nhấn mạnh đến sự biến đổi tuần hoàn của doanh và hư, vinh và nhục, được và mất, dài và ngắn, phúc và họa, giàu và (1) , (2) Lịch sử văn học Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học xã hội. Hà Nội 1980, trang 258, 259 Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 14 - nghèo.v v. đều có ý cảnh cáo những kẻ đương quyền, những kẻ đắc thời đắc thế. Thời ấy, thế ấy, quyền ấy là không cố định, là không vững chắc” (2). Ta biết, nếu như Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ nhắc lại đơn thuần những tư tưởng triết học xưa, thơ ông có lẽ không có gì đáng chú ý. Với việc cày xới lại những nhận thức sâu sắc về vạn vật của các nhà triết học thời trước, nhà thơ đã phản ánh phần nào hiện thực lịch sử, xã hội đương thời, gửi gắm phần nào những băn khoăn, day dứt trước những biến cải của đất nước, tình đời. Là người tinh thông triết học, rất lý trí nhưng cũng giàu tình đời, tình người. Nguyễn Bỉnh Khiêm qua thơ là con người vời niềm yêu, ghét rất rõ ràng. Ông ghét thói đời đen bạc, tráo trở, thực dụng, trọng của hơn người. Bạch Vân cư sĩ đã đúc kết được những kinh nghiệm vĩnh viễn về thói đời, tình người: Giàu trọng, sang yêu, khó chẳng vì, Nhị kết hoa thơm ong đến đỗ. Mỡ bùi, mật ngọt kiến vào đi Thơ Nôm Thớt có tanh tao ruồi dạm miệng, Ang không mật mỡ kiến bò chi Thơ Nôm Nhân nghĩa thời bấy giờ hiếm hoi “tựa vàng mười”, người đời coi “của nặng hơn người”, ông cảm thán xót xa: Người, của lấy cân ta thử nhắc, Mới hay rằng của nặng hơn người Thơ Nôm Ở thế mới hay người bạc ác, Giàu thời tìm đến khó thời lui Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 15 - Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm không ám chỉ riêng ai, mà triết lý về thói đời lòng người một cách khái quát. Bởi thế, ta cũng có thể nói rằng đó là xã hội, là cuộc sống con người thời đại ông. Thơ ông là sự khúc xạ hiện thực cuộc sống, con người thời bấy giờ: hám danh, hám lợi, thực dụng, trọng tiền tài hơn nhân nghĩa. Nguyễn Bỉnh Khiêm căm ghét, phê phán tất cả những thói xấu đó của con người thời ông * * * Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm chan chứa nỗi lòng một sĩ phu yêu nước, thương dân. Tấm lòng ưu ái với nước với dân của ông cũng tựa như Nguyễn Trãi cứ “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng” mà rút cục không được toại nguyện. Nói đến nước đang chìm trong loạn lạc, nhân dân lầm than, cơ khổ, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm chất chứa một nỗi trầm buồn, xa xót. Ông than thở, bất lực trước cảnh binh đao triền miên, con người cơ khổ: Lạc lạc can qua mãn mục tiền, Nhân dân bôn thoán dục cầu tuyền. Điên liên huề bão ta vô địa, Ái nộ căng linh bản hữu thiên Cảm hứng thi - Thơ chữ Hán (Giáo và mộc tua tủa bày đầy ra trước mắt, Nhân dân trốn chạy muốn tìm nơi an toàn. Khốn đốn dắt díu nhau thở than không có đất, Thương yêu che chở cho chắc rằng vẫn còn thời) Thơ cảm hứng - Thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm “ưu quốc” (lo nước) vì bấy giờ “khắp nơi chỗ nào cũng máu chảy thành sông, xương chất như núi” (Ngụ hứng - Thơ chữ Hán), dân Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 16 - tình khốn khổ, ly tán. Các bài Thương loạn, Cảm hứng, Hữu cảm, Ngụ ý.v v. đều nói lên sự lo lắng của ông trước hậu quả của chiến tranh. Thái độ đới với chiến tranh phong kiến của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dứt khoát, rõ ràng. Ông bày tỏ sự chán ngán, băn khoăn: Cổ lai nhân giả tư vô địch Hà tất khu khu sự chiến tranh Cảm hứng thi - Thơ chữ Hán (Từ xưa đến nay người có nhân không ai địch nổi, Việc gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh) Thơ cảm hứng - Thơ chữ Hán Cùng với chiến tranh, các tệ nạn xã hội như sự tham bạo, xa hoa của thế lực cầm quyền, giai cấp phong kiến quí tộc cũng góp phần đẩy nhân dân vào vòng đói khổ, đất nước suy vi. Nguyễn Bỉnh Khiêm ví bọn quan lại đục khoét tài sản của dân, nước như loài chuột tham lam “ngấm ngầm ăn vụng ăn trộm” bằng cách “chui vào góc thành, ẩn trong hang hốc ở nền xã, núp ở đó để tính mưu gian” (Tăng thử - Ghét chuột) Bọn quí tộc quan liêu, giàu có bất nhân cũng khiến ông căm ghét, khinh bỉ. Theo ông, bọn người này khi “Ở triều đình thì tranh nhau cái danh, ở chợ búa giành nhau cái lợi. Khoe là sang thì xe mát quán ấm, khoe là giàu thì nhà múa lầu hát. Thấy người chết đói dọc đường, không dám bỏ một đồng tiền ra cứu giúp ” (Trung Tân quán bi ký - Bài bi ký quán Trung Tân). Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm lòng “ưu quốc” gắn liền với lòng nhân ái chan chứa. Nói đến thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là nói đến lòng lo đời, thương đời đến niềm “tiên ưu, hậu lạc” (lo trước, vui sau). Ông có hai câu thơ tự thuật thâm trầm thể hiện tráng chí: Lão lai vị ngải tiên ưu chí, Đắc táng cùng thông khởi ngã ưu. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 17 - Tự thuật - Thơ chữ Hán (Tấm lòng lo trước thiên hạ đến già chưa thôi, Cùng, thông, đắc, táng ta có lo chi cho riêng mình) Tự thuật - Thơ chữ Hán Không chỉ lo buồn, căm ghét, bi phẫn trước thời thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn khẳng định bằng hành động cứu nước cứu dân của mình. Điều này được chứng minh bằng cuộc đời của ông, những nỗ lực tác động đến thời cuộc của ông. Trong bài thơ chữ Hán Cự ngao đới sơn (Con ngao lớn đội núi) ông thổ lộ tâm sự: Ngã kim dục triển phù nguy lực, Vãn khước quan hà cựu đế thành. (Ta đây muốn thi thố sức phò nguy, Kéo lại giang sơn thành cũ của nhà vua) Với lý tưởng “trí quân, trạch quân” lớn lao của một trí thức Nho học, Nguyễn Bỉnh Khiêm tự trao trách nhiệm cho mình, tự mình phấn đấu. Tuy nhiên, nếu như khát vọng “vãn khước quan hà” (kéo lại giang sơn) của ông thành đạt, đất nước thanh bình, an lạc thì thơ ông đã không chất chứa nhiều nỗi buồn, lo, ưu tư trĩu nặng như thế. Ông thú nhận sự bất lực của mình: Trí trạch vị thù ngô túc chí, Khu khu thâm quí lão phi tài. Trung Tân quán ngụ hứng - Thơ chữ Hán (Giúp nước thương dân chưa thỏa lòng ta hồi trước, Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 18 - Băn khoăn rất thẹn già không có tài) Ngụ hứng ở quán Trung Tân - Thơ chữ Hán Ưu ái sâu sắc với dân với nước nhà thơ chỉ còn biết khao khát sẽ có ngày “y cựu kiền khôn nhất thái hòa” (xoay lại kiền khôn buổi thái hòa) (Ngụ hứng - Thơ chữ Hán). Cuộc đời ông, rút lại khát vọng nhiều, hoài bão lớn nhưng không thực hiện được bao nhiêu. Tấc dạ lo đời (ưu thời thốn niệm - chữ trong bài thơ chữ Hán Trung Tân quán ngụ hứng) trĩu nặng khiến cho những vần thơ ông cũng trở nên ưu uất. Trong một bài thơ chữ Hán, ông tâm sự: Quang cảnh trục nhân niên tự thỉ, Nguy thời ưu quốc mấn thành ti. Thu tứ - Thơ chữ Hán (Bóng mặt trời đuổi đời người năm tháng nhanh như tên, Thời nguy nan lo việc nước mái tóc bạc như tơ) Thu tứ - Thơ chữ Hán Mái tóc bạc trắng như tơ - được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thơ ông - là hình ảnh vừa thực vừa mang tính tượng trưng cho niềm “ưu quốc” của Bạch Vân cư sĩ. * * * Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú về thể tài, có thất ngôn, ngũ ngôn, Đường luật, cổ thể; đề tài nội dung cũng đa dạng có ngôn chí, ngôn hoài, cảm thán, vịnh cảnh, vật.v v. Trong khuôn khổ những thể cách và nội dung quen thuộc của văn học nhà Nho, thơ ông lại có một số bài thể hiện sự biến chuyển của văn học nhằm phản ánh ngày một rộng rãi hơn hiện thực đời sống xã hội, hiện thực thời đại. Các bài như: Cảm thời cổ ý, Tăng thử (Ghét chuột), Thương loạn (Thương đời loạn).v v. về hình thức câu chữ đều khá dài, phương thức tự sự lấn át trữ tình. Những tệ hại của chế độ phong kiến đương thời, hiện thực chiến tranh phong kiến, những biến dịch kỳ lạ trong hiện thực đời sống xã hội là những điều mà Nguyễn Bỉnh Khiêm quan tâm thể hiện trong những tác phẩm ấy. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 19 - Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc biệt có phong vị riêng với chất triết lý hàm súc. “Một bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm thường mang một ý tứ về lẽ biến dịch, lẽ tương sinh, tương khắc, một sự răn dạy, một sự mỉa mai, chê trách, một quan niệm nhân sinh.v v. rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân và sự chiêm nghiệm của bản thân nhà thơ. Kết cấu của những bài thơ ấy không có gì đặc biệt so với thơ truyền thống, nhưng cái mới ở đây là chiều sâu của sự suy tưởng, thái độ ôn tồn thuyết giải và lối thể hiện giản dị, tự nhiên” (1) Là một nhà Nho uyên bác, thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa thể hiện sự đồng hóa, Việt hóa một cách khá là suôn sẻ nguồn văn liệu Hán học, vừa chứng minh sự thành thục, điêu luyện trong việc vận dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của ông. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng ngôn ngữ của đời sống hàng ngày, của khẩu ngữ (thành ngữ, tục ngữ) vẫn là nổi bật trong thơ ông. Sự gần gũi, dễ hiểu, dễ đồng điệu đồng cảm mà thơ ông tạo cho người đọc những thế kỷ sau cơ bản cũng xuất phát từ đây. Thật khó mà xác định rõ ràng tục ngữ, thành ngữ đã đi vào thơ ông, hay ngược lại thơ ông đã chuyển hóa thành tục ngữ, thành ngữ ở các trường hợp sau: Gần son thời đỏ mực thời đen, Sáng biết nhờ ơn thửa bóng đèn. Thơ Nôm Tay kia khéo nắm còn khôn mở, Miệng nọ hay cười có lúc ho. Thơ Nôm Vuốt mặt còn chờ qua mũi nọ, Rút dây lại nể động rừng chăng? .v v. Thơ Nôm Lối nói mát mẻ mà hàm ý sâu xa của dân gian có lẽ đã hòa quyện chặt chẽ với sự thâm thúy của một danh Nho trong những câu thơ: (1) Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân Văn học Việt Nam thế kỷ X nửa đầu thế kỷ XVIII. Sách đã dẫn. Trang 157 Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 20 - Thuở khó dẫu chào chào cũng lặng, Khi giàu chẳng hỏi hỏi thời quen. Thơ Nôm Thớt có tanh tao ruồi đậu đến, Ang không mật mỡ kiến bò chi. Thơ Nôm Còn bạc còn tiền còn đệ tử, Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Thơ Nôm Được thời thân thích chen chân đến Thất thế hương lư ngoảnh mặt đi .v v. Thơ Nôm Một trong những đặc điểm văn phong độc đáo của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là tính giàu nhịp điệu. Nhịp điệu và sự thay đổi nhịp điệu chẵn lẻ, dài ngắn trong từng câu, từng bài khiến thơ ông gồ gề, sống động và lôi cuốn người đọc. Người ta có cảm giác Trạng Trình với những suy tư, cảm xúc thông thái, sắc sảo trước cuộc sống đang sống lại trong những dòng thơ giàu nhịp điệu: Giàu mặc phận / khó đâu bì, Đọ thanh nhàn / khá nhất nhì. Vếu váo / câu thơ cũ rích, Khề khà / chén rượu hăng sì. Trăng thanh gió mát / là tương thức, Nước biếc non xanh / ấy cố tri. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn
- Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 21 - Thơ Nôm Mật ngọt ruồi vào / ruồi đắm đuối, Mùi thơm cá đến / cá phàn nàn. Thơ Nôm Trăng vằng vặc / soi lòng đạo, Gió hiu hiu / vỗ cửa Nho Thơ Nôm Cửa trúc vỗ tay / cười khúch khích Hiên mai vắt cẳng / hát nghêu ngao .v v. Thơ Nôm Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm chứng tỏ sự tinh thông, điêu luyện và tài hoa của ông trong việc vận dụng ngôn ngữ, chứng tỏ sự trưởng thành của ngôn ngữ văn học dân tộc trong quá trình mài giũa, phát triển, hoàn thiện. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn