Giáo trình Tiếng Việt thực hành (Phần 1)

pdf 56 trang hapham 1790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tiếng Việt thực hành (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiaotrinhtiengvietthuchanh_bactrungcap_phan_1_3874_348649.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tiếng Việt thực hành (Phần 1)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ––––––––––––––––– GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH Dành cho học sinh hệ Trung học (Tái bản lần thứ hai, có sửa chữa, bổ sung) Hà Nội, năm 2011 2
  2. LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, môn học Tiếng Việt thực hành được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng và một số trường trung học chuyên nghiệp. Tuỳ thuộc vào chức năng đào tạo của mỗi trường mà đặt ra yêu cầu cụ thể đối với môn học này. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đào tạo các ngành học Văn th ư - Lưu trữ, Hành chính văn phòng, Thư ký văn phòng, Thông tin thư viện, Hành chính học, Dịch vụ Pháp lí, Quản trị Nhân lực Học sinh tốt nghiệp ngoài việc nắm vững các nghiệp vụ về công tác văn phòng còn phải sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp công sở và soạn thảo văn bản - một việc rất quan trọng trợ giúp hoạt động của người lãnh đạo. Để tăng cường năng lực ngôn ngữ cho học sinh, nhiều năm qua, môn học Tiếng Việt thực hành đã được Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đưa vào giảng dạy cho hệ Trung học. Với thời lượ ng 60 tiết cho mỗi chuyên ngành và với một số kiến thức về tiếng Việt thực hành, môn học đã cung cấp kỹ năng cho học sinh trong việc nhận diện chính tả, viết hoa, sử dụng dấu câu, dùng từ, đặt câu đặc biệt là nắm được những yêu cầu về ngôn ngữ đối với văn bản hành chính, từ đó vận dụng vào việc soạn thảo văn bản cũng như giao tiếp hành chính. Giáo trình đã được sử dụng cho học sinh hệ trung cấp nhiều khóa học từ 2005 đến nay. Trong quá trình giảng dạy, nhóm tác giả nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp và học sinh về nội dung, hình thức và tính vận dụng của giáo trình đối với công tác soạn thảo văn bản và giao tiếp hành chính. Trên cơ sở những ý kiến đó, chúng tôi tiến hành bổ sung và chỉnh sửa một số nội dung của giáo trình nhằm giúp ngư ời đọc thuận lợi hơn trong việc thực hành tiếng Việt. Xin cảm ơn sự đóng góp của bạn đọc đối với giáo trình này. NHÓM BIÊN SOẠN 3
  3. MỤC LỤC Bài 1 6 KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT 6 I. KHÁI NIỆM TIẾNG VIỆT 6 II. NGUỒN GỐC VÀ QUAN HỆ HỌ HÀNG CỦA TIẾNG VIỆT 6 III. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT 7 IV. CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT 8 V. CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA TIẾNG VIỆT 10 IV. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP CỦA TIẾNG VIỆT 10 VII. GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TI ẾNG VIỆT 11 Bài 2 12 CHỮ VIẾT TRÊN VĂN BẢN 12 I, CHỮ QUỐC NGỮ 12 1. Chữ cái, nguyên âm và phụ âm 12 2. Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ và những bất hợp lý trong chữ quốc ngữ 12 II. CHÍNH TẢ 13 1. Đặc điểm chính tả tiếng Việt. 13 2. Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt 15 III, LỖI CHÍNH TẢ 17 1. Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành 17 2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn 18 IV - QUY TẮC VIẾT HOA 22 1. Tình trạng viết hoa trong chính tả tiếng Việt 22 2. Những quy định thông thường về việc viết hoa 23 3. Văn bản của Bộ Nội vụ quy định về viết hoa trong văn bản hành chính – kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV (xem phụ lục Tr.) 26 4. Quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài. 26 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 27 BÀI 3 33 TỪ HÁN VIỆT 33 I. KHÁI NIỆM TỪ HÁN VIỆT 33 II. NHỮNG BIỆN PHÁP VIỆT HÓA TỪ NGỮ GỐC HÁN CHỦ YẾU 33 1. Từ ngữ Hán được vay mượn trọn vẹn hai mặt kết cấu và ý nghĩa, ch ỉ Việt hóa âm đọc 33 2. Có những từ ngữ Hán được giữ nguyên nghĩa, chỉ thay đổi hình thức cấu tạo, âm thanh. 33 3. Một số từ ngữ Hán được Việt hóa bằng cách giữ nguyên hình thức cấu tạo từ nhưng có sự thay đổi về nghĩa 34 4. Dùng từ Hán được vay mượn như những yếu tố tạo từ để tạo ra những từ ghép 35 5. Chuyển dịch, sao phỏng các từ ngữ gốc Hán nhằm xây dựng và bổ sung vốn từ tiếng Việt. 36 III. LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT. 36 1. Lỗi về cấu tạo từ 36 2. Lỗi về nghĩa 39 3. Lỗi về phong cách 40 4. Lạm dụng từ Hán Việt. 40 IV. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT 40 V. MỞ RỘNG VỐN TỪ HÁN VIỆT 41 1. Các yếu tố chỉ số 41 2. Các yếu tố chỉ màu sắc 41 3. Các yếu tố chỉ cây cối và bộ phận cây cối 42 4. Các yếu tố chỉ cảnh vật tự nhiên 42 5. Các yếu tố chỉ tổ chức xã hội 43 6. Các yếu tố chỉ quan hệ thân thuộc và quan hệ xã hội 43 4
  4. 7. Các yếu tố chỉ thời gian 44 8. Các yếu tố chỉ không gian. 44 9. Các yếu tố chỉ vật dụng 45 10. Các yếu tố chỉ hoạt động, trạng thái 45 11. Các yếu tố chỉ hoạt động, trạng thái Error! Bookmark not defined. 12. Các yếu tố chỉ tính chất. 48 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 50 Baì 4 58 YÊU CẦU CHUNG CỦA VIỆC DÙNG TỪ VÀ CÂU 58 I. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ 58 1. Yêu cầu của việc sử dụng từ, ngữ trong văn bản 58 2. Một số lỗi về từ cần tránh 60 II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VỀ CÂU 61 1. Những yêu cầu về câu trong văn bản 61 2. Các loại lỗi câu thường gặp 63 BÀI TẬP 66 BÀI V 73 CÁCH DÙNG DẤU CÂU 73 I. Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU 73 II. CÁC LOẠI DẤU VÀ CÁCH SỬ DỤNG 73 1. Dấu chấm (.) 73 2. Dấu chấm hỏi (?) 74 3. Dấu chấm than (!) 75 4. Dấu chấm lửng ( ) 76 5. Dấu hai chấm (:) 77 6. Dấu gạch ngang (-) 79 7. Dấu ngoặc đơn ( ) 81 8. Dấu ngoặc kép " " 82 9. Dấu chấm phẩy (;) 83 10. Dấu phẩy (,) 86 11. Dấu móc vuông [ ] 87 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 89 Bài 6 100 NGÔN NGỮ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 100 I. PHONG CÁCH HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ 100 1. Khái niệm phong cách hành chính - công vụ 100 2. Đặc trưng của văn bản hành chính - công vụ 100 II, ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 105 III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 118 1. Về cấu trúc ngữ pháp 118 2. Câu phân loại theo mục đích nói 134 BÀI TẬP 144 PHỤ LỤC 152 MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH THƯỜNG GẶP 159 5
  5. Bài 1 TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH I. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT 1. Khái niệm tiếng Việt Tiếng Việt hay Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu người Việt Nam ở nước ngoài. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại). Ngày nay tiếng Việt dùng bảng c hữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ng ữ, cùng các dấu thanh để viết. Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc. Theo số liệu thống kê, nước ta có 54 dân tộc, trong đó có dân tộc Việt (còn gọi là dân tộc Kinh). Mỗi dân tộc ấy có ngôn ngữ riêng. Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt và là ngôn ngữ quốc gia của nước Việt Nam 2. Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt Thành tựu nghiên cứu khoa học nhiều năm gần đây cho rằng tiếng Việt (cùng với dân tộc Việt) có nguồn gốc bản địa. Đây là ngôn ngữ xuất hiện từ rất sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã, trong một xã hội có nền v ăn minh nông nghiệp. Tiếng Việt thuộc hệ Nam Á. Đó là một họ ngôn ngữ có từ rất xưa, trên một vùng rộng lớn nằm ở Đông Nam Á, vùng này, thời cổ vốn là một trung tâm văn hóa trên thế giới. Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường; có quan hệ họ hàng xa hơn với nhóm tiếng Môn-Khơme ở vùng núi phía Bắc, ở dọc Trường Sơn, ở miền Tây Nguyên, ở trên đất Cam-pu-chia, Miến Điện Ví dụ: từ tay trong tiếng Việt thì từ tương đương trong tiếng Mường là thay, trong tiếng Khơ-mú, tiếng Ba-na, tiếng Mơ-nông, tiếng Stiêng là ti, trong tiếng Khơme là đay, trong tiếng Môn là tai. 6
  6. Từ cội nguồn ấy, tiếng Việt đã có quá trình phát triển đầy sức sống, gắn bó với xã hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ. 3. Sơ lược về quá trình phát triển của tiếng Việt a. Tiếng Việt trong thời kỳ phong kiến Trong một ngàn năm Bắc thuộc và dưới các triều đại phong kiến Việt Nam cho đến trước thời kỳ thuộc Pháp, ngôn ngữ giữ vai trò chính thống ở Việt Nam là tiếng Hán; tiếng Việt chỉ được dùng làm phương tiện giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày. Song cha ông ta đã đấu tranh để bảo tồn và từng bước phát triển tiếng Việt để giành lại những vị trí xã hội bị tiếng Hán chiếm giữ. Để phát triển tiếng Việt, cha ông ta đã làm hai việc: - Thứ nhất: Làm phong phú thêm vốn từ bằng cách vay mượn nhiều từ ngữ Hán cổ và Việt hóa chúng để tạo thành từ Hán -Việt; - Thứ hai: Tạo ra chữ viết cho tiếng Việt, đó là chữ Nôm. Nhìn chung, tỷ lệ các yếu tố Hán trong tiếng Việt khá lớn (khoảng trên dưới 70%), nhưng về cơ bản chúng đã được Việt hóa. Việt hoá là phương thức tự bảo tồn và phát triển của tiếng Việt trước sự chèn ép của các ngôn ngữ ngoại lai. Theo hướng đó, tiếng Việt vừa giữ nguyên được bản sắc dân tộc, vừa ngày càng được hoàn thiện, tiến nhanh theo kịp trình độ các ngôn ngữ đã phát triển hiện nay trên thế giới. Trong giai đoạn này, có hai ngôn ngữ là tiếng Việt và văn ngôn Hán; có ba văn tự là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ được sử dụng. b. Tiếng Việt trong thời kỳ thuộc Pháp Trong thời kì thuộc Pháp, ở nước ta tồn tại ba ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Việt và văn ngôn Hán; có bốn loại văn tự là: Chữ Pháp, chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. Thời kì này, sự tranh chấp giữa ba ngôn ngữ diễn ra theo chiều hướng tiếng Pháp vươn lên chiếm vị trí số một, vai trò của văn ngôn Hán ngày càng giảm, vị thế của tiếng Việt ngày càng được đề cao. Đây là thời kì thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ Chính sách của nhà cầm quyền Pháp là đồng hoá về mặt ngôn ngữ và văn hoá. Chúng muốn người Việt chấp nhận sử dụng tiếng Pháp, chữ Pháp và chấp nhận văn hoá, chính trị Pháp. Để truyền bá tiếng Pháp và văn hoá Pháp nhằm củng cố nền thống trị của Thực dân Pháp, nhà cầm quyền Pháp buộc phải dùng tiếng Việt làm phương tiện 7
  7. chuyển ngữ. Vì thế, song song với việc dạy tiếng Pháp cho người Việt, thì việc dạy tiếng Việt cho viên chức hành chính Pháp được đặt ra. Do chữ quốc ngữ gần với chữ Pháp nên người Pháp chọn chữ quốc ngữ làm phương tiện dạy và học tiếng Việt. Điều này làm cho chữ quốc ngữ trở thành một phương tiện giáo dục chung. Dù người Pháp chủ trương sử dụng tiếng Việt và chữ Quốc ngữ là chuyển ngữ nhưng với thái độ rè rặt. Tiếng Việt được dạy chủ yếu ở lớp đồng ấu (lớp một); từ lớp sơ đẳng (lớp hai và lớp ba), học sinh học song ngữ Pháp -Việt; từ năm thứ thứ tư đến năm thứ sáu, tiếng Pháp giữ vị trí áp đảo; từ cấp trung học, tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn. Bối cảnh xã hội việt Nam thời thuộc Pháp đã tạo điều kiện cho sự phát triển chữ quốc ngữ nề văn hoá bằng chữ quốc ngữ. Văn xuôi tiếng Việt đã hình thành và phát triển. Báo chí, sách vở tiếng Việt ra đời ngày càng nhiều. Nhiều thuật ngữ, từ ngữ mới đã được sử dụng, tuy chủ yếu vẫn là từ Hán Việt như: lãng mạn, dân chủ, bán kính, ẩn số hoặc từ gốc Pháp như: Săm, axit, cao su, cà phê Phong trào thơ mới, tiểu thuyết lãng mạn nở rộ cùng với hoạt động sôi nổi của văn chương báo chí làm cho tiếng Việt thêm phong phú, tinh tế, đa dạng, ngày càng tỏ rõ tính năng động và tiềm năng phát triển dồi dào, đủ sức vươn lên làm tròn trách nhiệm nặng nề trong giai đoạn mới. c. Tiếng Việt từ Cách mạng tháng Tám đến nay Với bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2 tháng 9 năm 1945, tiếng Việt đã giành lại được vị trí xứng đáng của mình trong một nước Việt Nam độc lập, tự do. Tiếng Việt đã thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và của toàn dân, kể cả lĩnh vực đối ngoại Trong giai đoạn này, ở nước ta chỉ có một ngôn ngữ là tiếng Việt và một văn tự là chữ quốc ngữ. Tiếng Việt được dùng ở mọi cấp học và ở mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học từ thấp tới cao. Từ đây, tiếng Việt đã đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 4. Chữ viết tiếng Việt a. Vai trò của chữ viết đối với ngôn ngữ Chữ viết là hệ thống ký hiệu bằng đường nét được dùng để ghi lại ngôn ngữ. 8
  8. Đối với dân tộc nào cũng vậy, sự xuất hiện của chữ viết được coi như là một cái mốc quan trọng, có tác dụng quyết định bước tiến mới của nền văn minh, tạo điều kiện cần thiết cho tiếng nói dân tộc trở thành một ngôn ngữ phát triển tới trình độ cao. Chữ Nôm và chữ quốc ngữ đã phát huy vai trò như vậy đối với tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. b. Chữ Nôm Sách Tiền Hán thư thời Đông Hán có ghi: “ Thời Đào Đường, có người Việt ở Phương Nam cử sứ giả qua nhiều tầng thông dịch vào triều biếu con rùa thần có lẽ đã sống hàng nghìn năm, trên lưng có khắc chữ như con nòng nọc, ghi chép việc trời đất mở mang. Vua Nghiêu sai chép lại, gọi là Quy dịch”. Với những thông tin trên, ta thấy từ xa xưa, người Việt cổ đã có chữ viết, đã am tường thiên văn lịch pháp, có tri thức tối thiểu cho việc tổ chức xã hội và phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngôn ngữ của người Việt và người Hán chắc chắn là rất khác nhau, vì vậy phải qua nhiều tầng thồng dịch mới hiểu được nhau. Cũng có nghĩa là tiếng Hán và tiếng Việt khác nhau về cội nguồn và thuộc hai ngữ hệ. Điều đó khẳng định trên địa bàn nước Văn Lang cổ đại có một ngôn ngữ bản địa và cũng đã có chữ viết. Trong thời kỳ nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, chữ Hán giữ vị trí độc tôn. Khi ý thức độc lập, tự chủ và tự cường của dân tộc lên cao, khi yêu cầu phát triển về văn hóa và kinh tế của đất nước trở lên bức thiết, cha ông ta đã sáng chế ra một lối chữ ghi tiếng Việt, đó là chữ Nôm. Theo các nhà nghiên cứu, chữ Nôm có thể hình thành từ khoảng cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỷ IX, bước đầu được sử dụng từ thế kỷ X đến thế kỷ XII, khi nước nhà đã bước sang kỷ nguyên độc lập, với các triều đại Ngô, Đinh, tiền Lê, Lý, Trần lừng lẫy chiến công và rạng ngời văn hóa. Với sự ra đời của chữ Nôm, nền văn học viết bằng tiếng nói của dân tộc đã hình thành và phát triển để lại nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên, một mặt do giai cấp phong kiến thống trị sùng bái chữ Hán, khinh rẻ và kìm hãm tiếng nói và chữ viết của dân tộc, mặt khác do chữ Nôm có những nhược điểm nhất định (như ghi âm thiếu chính xác, cách viết không được được quy định thống nhất) cho nên tác dụng của nó không được phát huy đầy đủ. Khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi chữ quốc ngữ bắt đầu 9
  9. được thông dụng, chữ Hán không còn được dùng nữa thì chữ Nôm cũng kết thúc vai trò lịch sử của nó. c. Chữ quốc ngữ Từ giữa thế kỷ XVI, nhiều giáo sĩ người Âu đã đến Việt Nam truyền đạo. Họ học tiếng Việt, dùng chữ cái La -tinh ghi âm tiếng Việt để phục vụ cho việc giảng đạo, việc dịch và in các sách đạo. Ban đầu, việc ghi âm tiếng Việt còn chưa thống nhất. Mãi về sau, gần suốt nửa đầu thế kỷ XVII, họ mới xây dựng nên một lối viết tương đối thống nhất. Chữ quốc ngữ ra đời từ đó. Trong sự ra đời của chữ quốc ngữ, có phần công sức cộng tác của nhiều người Việt Nam, nhưng vai trò của những giáo sĩ người Âu, nhất là A.đơ Rốt, rất đáng lưu ý. Năm 1651, họ đã cho soạn thảo và xuất bản ở Rô -ma hai bộ sách chữ quốc ngữ đầu tiên. Có giá trị hơn cả là cuốn từ điển Việt -Bồ Đào Nha-La tinh. Ngày 10/4/1878, Thông tư của Giám đốc Nội vụ Béleard đã chính thức gọi chữ mà các giáo sĩ phương Tây tạo ra là quốc ngữ. Kể từ khi xuất hiện, chữ quốc ngữ đã có những biến đổi nhất định để đạt tới độ hoàn thiện như hiện nay. 5. Chức năng xã hội của tiếng Việt Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay. Đó là trong giao tiếp thường ngày; trong giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, giáo dục, quân sự, ngoại giao Tiếng Việt là chất liệu của sáng tạo n ghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ. Tiếng Việt là công cụ nhận thức, tư duy của người Việt và nó mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của người Việt. Tiếng Việt là phương tiện tổ chức và phát triển xã hội. Với các chức năng xã hội trọng đại như trên, vị trí và vai trò của tiếng Việt trong cuộc sống xã hội ở Việt Nam cũng như trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. 6. Đặc điểm và phương thức ngữ pháp của tiếng Việt Để thực hiện chức năng xã hội như trên, ngoài việc được tổ chức theo nguyên tắc hệ thống và nguyên tắc tín hiệu, tiếng Việt còn có một số đặc điểm riêng trong cơ cấu tổ chức và khi sử dụng cần chú ý: 10
  10. - Tiếng Việt là một ngôn ngữ phân tiết tính. - Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình. - Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu thanh điệu Tiếng Việt dùng các phương thức ngữ pháp cơ bản sau: - Phương thức trật tự từ - Phương thức hư từ - Phương thức ngữ điệu II. GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để sự giàu đẹp phong phú của nó, làm cho nó ngày càng trở nên hữu ích hơn trong giao tiếp xã hội là một vấn đề có lịch sử lâu đời và được đặt ra thường xuyên. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Tiếng nói là tài sản vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp". Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta cần: - Có tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối với tiếng nói và chữ viết của dân tộc; phải tìm tòi và phát hiện ra sự giàu đẹp, cùng bản sắc, tinh hoa tiến g nói của dân tộc ở tất cả các phương diện của nó: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách. - Phải rèn luyện một tư duy thường trực và thói quen trong sử dụng tiếng Việt sao cho đạt tới sự đúng đắn, chính xác, sáng sủa, mạch lạc nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao. - Sử dụng tiếng Việt trong sáng là sử dụng theo các chuẩn mực của tiếng Việt. Đó là chuẩn mực về phát âm và chữ viết, chuẩn mực về từ ngữ, về ngữ pháp và chuẩn mực về phong cách. - Luôn luôn tiếp nhận những yếu tố ngôn ngữ có giá trị tích cực từ các ngôn ngữ khác đảm bảo các yêu cầu về tính truyền thống và hiện đại để phát triển tiếng Việt hiện đại. 11
  11. Bài 2 CHỮ VIẾT TRÊN VĂN BẢN I. CHỮ QUỐC NGỮ 1. Chữ cái, nguyên âm và phụ âm - Chữ viết tiếng Việt (chữ quốc ngữ) được xây dựng theo hệ thống chữ cái La- tinh. Chữ viết tiếng Việt gồm 29 chữ cái sau: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y. Chữ cái là kí hiệu được dùng để ghi lại nguyên âm và phụ âm. - Nguyên âm: Là những âm âm mà khi phát âm, luồng hơi đ i từ trong phổi ra không gặp trở ngại gì đáng kể (Chú ý là nguyên âm là những âm không thể đánh vần được) Tiếng Việt gồm 14 nguyên âm, trong đó có 11 nguyên âm đơn và 03 nguyên âm đôi. + Nguyên âm đơn là nguyên âm được ghi lại bởi 01 chữ cái: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư + Nguyên âm đôi là nguyên âm được ghi lại bởi 02 chữ cái: iê (yê, ia, ya), ươ (ưa), uô (ua). - Phụ âm: Âm mà khi phát âm, luồng hơi từ phổi đi lên qua thanh hầu gặp phải cản trở đáng kể trước khi thoát ra ngoài (Chú ý phụ âm là nhữ ng âm có thể đánh vần được) Tiếng Việt có 23 phụ âm: b, c, (k, q), ch, d, đ, g(gh), gi, h, kh, l, m, n, nh, ng(ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x. Các phụ âm chia thành chia thành hai nhóm: phụ âm đầu và phụ âm cuối. Ngoài các chữ cái, do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu, chữ tiếng Việt còn sử dụng thêm 5 dấu để ghi thanh điệu: ` (ghi thanh huyền), ~ (ghi thanh ngã), . (ghi thanh nặng), ? (ghi thanh hỏi), ' (ghi thanh sắc), không dùng dấu để ghi thanh ngang (không). 2. Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ và những bất hợp lý trong chữ quốc ngữ So với chữ viết của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, chữ quốc ngữ có phần hợp lý hơn, do đó, chính tả của nó cũng giản tiện hơn rất nhiều. Nguyên nhân sâu xa nhất của điều này là ở chỗ chữ quốc ngữ được xây dựng theo n guyên tắc âm vị học. Nguyên tắc 12
  12. âm vị học trong chữ viết yêu cầu giữa âm và chữ phải có quan hệ tương ứng "1-1". Để đảm bảo nguyên tắc này, chữ quốc ngữ phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiên: - Mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị. - Mỗi ký hiệu luôn luôn chỉ có một giá trị, tức biểu thị chỉ cần một âm duy nhất ở mọi vị trí trong từ. Về căn bản, chữ quốc ngữ được tạo ra có tính đến khá đầy đủ các điều kiện đó. Tuy nhiên, chữ quốc ngữ vẫn tồn tại một số bất hợp lý. Đó là 2 trường hợp sau: a) Vi phạm nguyên tắc tương ứng "1-1" giữa ký hiệu và âm thanh. Điều này thể hiện ở chỗ dùng nhiều ký hiệu để biểu thị một âm. Ví dụ: -Âm /k/ được biểu thị bằng 3 ký hiệu: C, K, Q. -Âm /i/ được biểu thị bằng 2 ký hiệu: I, Y. -Âm /γ/ (gờ) được biểu thị bằng: G, GH. -Âm /η/ (ngờ) được biểu thị bằng: NG, NGH. b) Vi phạm tính đơn trị ( mỗi ký hiệu chỉ có một giá trị) của ký hiệu. Điều này thể hiện cụ thể ở chỗ: một ký hiệu biểu thị nhiều âm khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ với những âm trước và sau nó. Ví dụ: - Chữ G khi đứng trước các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị âm / γ/: (g); nhưng khi đứng trước i mà sau i là các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị âm /z/ (gi): gia, giữ ; khi G đi cùng với H, thì biểu t hị âm /γ/ (gh): ghi, ghế ; khi đứng trước I hoặc IÊ thì một mình G lại biểu thị âm /z/: gì, gìn, giết Ngoài ra, còn có tình trạng: - Dùng nhiều dấu phụ, như các trường hợp: ă, â, ô, ơ, ư. - Ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm, như các trường hợp: ch, gh, kh, nh, ng, ngh, th, tr Những bất hợp lý này là một nguyên nhân dẫn đến lỗi chính tả. II. CHÍNH TẢ Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), chính tả là cách viết chữ được coi là chuẩn. Tức là tôn trọng những quy ước về mặt chữ viết của một ngôn ngữ. 1. Đặc điểm chính tả tiếng Việt. 13
  13. a) Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính: các âm tiết được tách bạch rõ ràng trong dòng lời nói. Vì thế, khi viết, các âm tiết được viết rời, cách biệt nhau. Ví dụ: Tổ quốc Việt Nam gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo (gồm 15 âm tiết). b) Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình. Dù đứng độc lập hay là một yếu tố trong cấu tạo từ ghép hay đứng trong câu, trong văn bản thì hình thái của âm tiết không bao giờ thay đổi. Vì vậy, viết đúng chính tả cần đảm bảo: - Không viết thừa, viết thiếu chữ cái trong một âm tiết; - Không nhầm lẫn chữ cái trong một âm tiết; - Không đảo trật tự vị trí âm tiết trong một từ ghép c) Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu thanh điệu. Vì vậy, khi viết âm tiết, cần điền đúng loại thanh điệu và thanh điệu phải được điền đúng vị trí âm chính của âm tiết . - Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt: rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ âm tiếng Việt có cấu tạo như sau: THANH ĐIỆU PHỤ ÂM VẦN ĐẦU ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI THANH ĐIỆU Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được trong cấu tạo của bất kỳ âm tiết nào. - Cách xác định ký hiệu ghi trong âm chính trong chữ: Muốn xác định được ký hiệu ghi âm chính trong chữ, ta đặt chữ vào khuôn âm tiết. Ví dụ: THANH ĐIỆU PHỤ ÂM VẦN ĐẦU ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI THANH ĐIỆU H U Ấ N T O À T TH U YỀ N 14
  14. B # ƯỚ C # O À # # # ÙA # TH U Ỷ # Khi xác định được ký hiệu ghi âm chính trong chữ, ta ghi dấu thanh điệu kên trên (hoặc dưới) kí hiệu đó: bàn, toàn, hóa, họ, thuế Trong trường hợp có hai ký hiệu biểu thị âm chính (âm chính là nguyên âm đôi): + Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu có dấu phụ: tiến, chiến, quyển, suối, chứa ; + Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu đầu tiên (từ trái sang phải) khi cả hai ký hiệu không có dấu phụ: phía, của, múa ; + Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu thứ hai (từ trái sang phải) khi cả hai ký hiệu đều có dấu phụ: nước, bưởi Mẹo ghi thanh điệu đúng: - Khi có một nguyên âm, dấu ghi thanh điệu bao giờ cũng đánh lên nguyên âm đó; - Khi phần vần có từ hai nguyên âm trở lên, nếu: + Vần đang xét, về nguyên tắc có thể kết hợp với (hoặc đã sẵn có) một trong các phụ âm (m, n, p, t, c, ng, nh, ch) làm âm cuối, ta đặt dấu ghi thanh điệu trên (hoặc dưới) ký hiệu nguyên âm cuối cùng bên phải: hoà(ng), quyế (t), quyể(n), giườ(ng) ; + Vần đang xét về nguyên tắc, không thể kết hợp được với một trong các phụ âm kể trên làm âm cuối, ta đặt dấu ghi thanh điệu trên (dưới) ký hiệu nguyên âm ngay bên trái ký hiệu nguyên âm cuối cùng: hoài, hỏi, hảo, mày, múa, phía, chứa 2. Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt a) Các chữ cái biểu thị các phần của âm tiết - Tất cả các chữ cái ghi phụ âm đều có thể làm ký hiệu ghi âm đầu của âm tiết . - Tất cả các chữ cái ghi nguyên âm đều có thể làm ký hiệu âm chính của âm tiết. - Có hai chữ cái để ghi âm đệm là o và u (giữa chúng có sự phân bố vị trí rõ rệt. Xem mục b dưới đây). - Các ký hiệu: p, t, , c (ch), m, n, ng (nh), i, (y), u (o) biểu thị các âm cuối. 15
  15. b) Sự phân bố vị trí giữa các ký hiệu cùng biểu thị một âm. Tuy có những chỗ chưa hợp lý, song chữ quốc ngữ đã thiết lập được một bộ quy tắc kết hợp hiệu chỉnh cần thiết và đủ mạnh để loại bỏ khả năng tùy tiện, nước đôi khi viết. Các quy tắc bổ sung này đã được xã hội hóa và trở thành thói quen chính tả của người Việt. Nhờ chúng mà chính tả chữ quốc ngữ khắc phục được tính phức tạp, rắc rối phát nguyên từ những trường hợp vi phạm nguyên tắc ngữ âm học. Sau đây là các quy tắc bổ sung đó: *K, C, Q - K viết trước nguyên âm e, ê, i (y); hoặc nguyên âm đôi iê, ia: kiên, kia, kẻ, kĩ - C viết trước nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư (ca, căn, cân, cô, cư ). - Q viết trước âm đệm u (quả, quang, quân, quet ). - Riêng quốc và cuốc: Căn cứ vào nguồn gốc từ: nếu là từ Hán Việt, viết bằng quốc (quốc ca, quốc hiệu, quốc tế, đế quốc, cứu quốc ); nếu là từ thuần Việt, viết bằng cuốc (cuốc đất, cuốc xẻng, con chim cuốc ) - Trường hợp ka- ki, Bắc Kạn, ka-li theo thói quen k vẫn được viết trước a. *G – GH; NG - NGH - G, NG viết trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ơ, ô, u, ư (nga, ngăn, go, gô, ngơ, gù, ngưng ) - GH, NGH viết trước các nguyên âm e, ê, i (nghe, ghế, nghiên ) hoặc trước các nguyên âm đôi ia, iê (nghĩa, nghiên ) *IÊ, YÊ, IA, YA - IÊ viết sau âm đầu, trước âm cuối: chiến, tiên tiến - YÊ viết sau âm đêm, trước âm cuối: tuyên, quyên hoặc khi mở đầu âm tiết: yên, yết - IA viết sau đầu, không có âm cuối: chia, phía - YA viết sau âm đệm, không có âm cuối: khuya. *UA, UÔ - UA viết khi không có âm cuối: ủa, của, múa - UÔ viết trước âm cuối: suối, suốt, chuối *ƯA, ƯƠ - ƯA viết khi không có âm cuối: chưa, thừa 16
  16. - ƯƠ viết trước âm cuối: nước, thương *O, U làm âm đệm - Sau chữ cái ghi phụ âm Q chỉ viết U: quang, quân, quen, quyên - Sau các phụ âm khác hoặc mở đầu âm tiết: + Viết O trước các nguyên âm : a, ă, e (hoa, khoăn, toét ) + Viết U trước các nguyên âm : â, ê, y, ya, yê (huân, khuynh, khuya, nguyên, huê ) * I,Y làm âm chính (không có quy định thống nhất) Theo xu hướng hiện đại: - I, Y đều làm phần vần cho một âm tiết và dùng thay thế cho nhau. Ví dụ: kĩ thuật - kỹ thuật lí thuyết - lý thuyết thẩm mĩ - thẩm mỹ Tuy nhiên, xu hướng hiện nay những âm tiết này thường viết bằng I, chỉ trừ một vài trường hợp viết bằng Y. Đó là từ kỹ sư hay tên riêng Lê Thị Lý, nước Mỹ - I viết sau âm đầu: bi, phi, kĩ, mĩ, kinh, minh - Y viết sau âm đệm: quy, quynh - I, Y đều có khả năng độc lập tạo nên âm tiết: + I đối với các từ thuần Việt: ỉ eo, ầm ĩ, í ới + Y đối với từ Hán Việt: y tá, ý kiến, quân y, y lệnh, y phục III. LỖI CHÍNH TẢ 1. Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành Là loại lỗi cho người viết không nắm được các đặc điểm và nguyên tắc kết hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa trong tiếng Việt. Ví dụ: - Lỗi do đánh sai vị trí dấu thanh điệu: hóa, hóan, qúy, ngũyên - Lỗi do không nắm được các quy tắc phân bổ các kí hiệu cùng biểu thị một âm: nghành (ngh không đi trước chữ a), ngi ngờ (ng không đi trước chữ i); kách (k không đi trước chữ a, trừ kaki); qoăn (âm đệm sau q ghi bằng u); v.v - Lỗi do không nắm được quy tắc viết hoa: Trần bình Trọng, Nam định,Ủy ban Nhân dân 17
  17. Để khắc phục loại lỗi này, chỉ cần ghi nhớ và tuân thủ những đặc điểm và nguyên tắc kết hợp, quy tắc viết hoa của tiếng Việt. 2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất. Chính tả tiếng Việt về căn bản cũng là một chính tả thống nhất. Tuy nhiên, do tiếng Việt có nhiều phương ngữ, nên bên cạnh tính thống nhất là chủ đạo nó cũng có những nét khác biệt khá rõ ràng trong cách phát âm, cách dùng từ giữa các vùng và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về sự tồn tại trong thực tế ba "giọng" nói khác nhau: "giọng" miền Trung và "giọng" miền Nam, tương ứng với ba vùng phương ngữ theo cách chia tách của các nhà nghiên cứu: phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ, phương ngữ Nam Bộ. Mỗi một vùng phương ngữ có những đặc điểm phát âm tiếng Việt khác nhau. Chẳng hạn, đặc điểm nổi bật của phương ngữ Bắc Bộ là sự phát âm không phân biệt các từ có phụ âm đầu là s và x (xôi-sôi), tr và ch (tranh-chanh), gi và d/r (gia-da-ra) hoặc phát âm lẫn lộn các phụ âm l và n (nón- lón, là-nà); còn đặc điểm của phương ngữ Trung Bộ, Nam Bộ là không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã, không phân biệt các âm tiết có âm cuối là ch và t (lịch - lịt), n và ng (bàn- bàng), t và c (mặt-mặc), nh và n (nhanh - nhăn) và các từ có âm đầu là d và v (dề - về) v.v Đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng vùng khác phát âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả. Có thể quy những lỗi loại này về ba dạng chủ yếu sau đây: a) Lỗi viết sai phụ âm đầu * Lỗi do không phân biệt L và N: Hiện tượng lẫn lộn L và N là lỗi chính tả phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Hiện tượng này xảy ra không phải do L hoặc N không có trong cách phát âm, mà chủ yếu do có sự lẫn lộn về từ vựng, chữ đáng đọc L thì lại đọc là N và ngược lại. Có thể giảm bớt loại lỗi này bằng một số quy tắc để phân biệt L và N như sau: - L đứng trước âm đệm, còn N không đứng trước âm đệm (trừ chữ noãn trong noãn sào, noãn cầu): loe, loét, loắt, luật, lũy - Trong từ láy phụ âm đầu chỉ cần biết một âm tiết bắt đầu bằng L hay N là suy ra được âm tiết kia: lạnh lùng, lặn lội, lăm le, nặng nề, no nê, nô nức 18
  18. - Trong từ láy vần (không láy phụ âm đầu) không có chữ N đứng đầu âm tiết đầu: lệt bệt, lò cò, lộp độp, lò dò, liên miên, lau chau, lăng xăng, lăn tăn, lai rai, lởn vởn, lênh khênh - Trong từ láy vần: phụ âm đầu của âm tiết thứ nhất không phải là GI (hoặc không phải là âm tiết thiếu phụ âm đầu) như: gian nan, gieo neo, ảo não, áy náy thì phụ âm đầu của âm tiết thứ hai không thể là N (trừ khúm núm, khệ nệ). Ví dụ: khéo léo, khoác lác, cheo leo - Những từ có từ đồng nghĩa bắt đầu là NH, từ đó viết bằng L: nhầm (lầm), nhỡ (lỡ), nhố nhăng (lố lăng), nhấp nháy (lấp láy), nhem nhuốc (lem luốc) -Về nghĩa: những từ chỉ hoạt động ẩn náu, chỉ phương hướng thương viết bằng N: náu, né, nép, nấp, nương, nam *Lỗi do không phân biệt TR và CH Hiện tượng lẫn lộn TR và CH là do cách phát âm không phân biệt nhau. Có thể nhớ một số quy tắc nhỏ để phân biệt TR và CH như sau: -TR không kết hợp với những vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê; các vần này chỉ kết hợp với CH. Ví dụ: choáng mắt, loắt choắt, choai choai, choèn choẹt, chuếnh choáng - Từ láy phụ âm đầu phần lớn là CH (những từ láy phụ âm đầu là TR rất ít, có nghĩa là "trơ" : trơ trọi , trơ trụi, trống trải, trần truồng, trùng trục, trơ trẽn, trâng tráo, trơn trạo, trừng trộ; và khoảng 10 từ: trối trăng, trà trộn, tròn trặn, tròn trịa, trai tráng, trầm trồ, trăn trở, trằn trọc ) - Từ láy bộ phận vần (trừ tróc lóc, trót lọt, trẹt lét, trụi lũi) là âm tiết có CH: chênh vênh, chồm hỗm, chạng vạng, chán ngán, cheo leo, chênh lệch; lã chã, loai choai - Về ý nghĩa: những từ chỉ quan hệ gia đình viết bằng CH: cha, chú, cháu, chị, chồng, chắt, chút ; những từ chỉ đồ dùng trong gia đình (trừ cái tráp) viết bằng CH: chạn, chum, chĩnh, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chày, chổi, chậu ; những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phủ định viết bằng CH: chẳng, chăng, chưa, chớ; những từ chỉ quan hệ ngữ pháp vị trí viết bằng TR: trên, trong, trước *Lỗi do không phân biệt S và X. Hiện tượng lẫn lộn S và X cũng là do đặc điểm phát âm không phân biệt nhau. Có thể nhớ một số quy tắc phân biệt S và X như sau: 19
  19. - S không kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê; những vần này kết hợp với X. Ví dụ: xuề xòa, xoay xở, xoen xoét, xoắn, - Từ láy phụ âm đầu có tất cả các tiếng đều là S hoặc X: Sung sướng, xinh xắn - Từ láy bộ phận vần thường là chữ X: loăn xoăn, lòa xòa, bờm xờm, xoi mói (trừ lụp sụp - lụp xụp). - Về nghĩa: Tên thức ăn thư ờng viết với X: xôi, xúc xích, lạp xường, xá xíu ; những từ chỉ hơi đi ra viết với X: xì, xỉu, xùy, xọp, xẹp ; những từ chỉ nghĩa sụp xuống viết với S: sụt, sụp, sẩy chân, kém sút ; những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phần lớn đi với S: sự, sẽ, song * Lỗi do không phân biệt R, GI và D. Có thể nhớ một số quy tắc để phân biệt GI và D như sau: - R và GI không kết hợp với những vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy; những vần này kết hợp với D (trừ roa trong cu roa): dọa nạt, doanh trại - Xét về nguồn gốc: không có từ Hán Việt đi với R; trong các từ Hán Việt: D đi với dấu ngã và nặng; GI đi với hỏi và sắc. -Trong từ láy phụ âm đầu, các âm đầu giống nhau nên chỉ cần biết một tiếng viết bằng chữ nào thì tiếng còn lại viết bằng chữ ấy. Ví dụ: Rúc rích, dễ dàng - Trong từ láy bộ phận vần: R láy với B và C (K) còn GI và D không láy: bứt rứt, bủn rủn, co ro, cập rập ; R và D láy với L; còn GI không láy: liu diu, lim dim, lò dò, lầm rầm, lào rào, lai rai - Nếu một từ có hai hình thức viết, một trong hai hình thức đó viết bằng TR thì từ đó viết bằng GI: giăng - trăng, giầu- trầu, giai - trai, giồng - trồng Trên đây là một số lỗi cơ bản và cách khắc phục , ngoài ra về phụ âm đầu còn có thể có nhiều lỗi khác nhau như không phân biệt:V/GI/ D; NH/ GI/ D Những quy tắc nhỏ trên đây chỉ mang tính bổ trợ, còn nhiều điều quan trọng giúp chúng ta ít mắc lỗi chính tả là phải nắm vững nghĩa của từng cách viết. b) Lỗi viết sai phần vần Thông thường, trong dạng lỗi này hay gặp các lỗi viết sai do kh ông phân biệt được cách phát âm các vần: 20
  20. Uc/ ut, un/ ung-ôc/ ôt, ông/ ôn- oc/ ot, ang/ an - ac/ et/ ach, eng/ en/ anh- êc/ êt, ênh/ ên-ich/ it, inh/ in- ưc/ ưt, ưng/ ưn-ơng/ ơn-ac/ at, ang/ an-ăn/ ăt, ăng/ ăn-âc/ ât, âng/ ân-iêc/ iên- uôc/ uôt, uâng/ uân- ươc/ ươt, ương/ ươn. Muốn viết đúng chính tả, điều quan trọng vẫn phải là nhớ nghĩa của từ ở mặt chữ viết. Cần lưu ý: - Có một số vần không có trong chính tả tiếng Việt như: ÊC, ƯN, ƠC, ƠNG, OOC, ÔÔC gặp những cách phát âm như bửn phải biết là bẩn, chưn phải viết là chân, hoọc phải viết là học - Không có từ Hán Việt nào đi với các vần: ĂT (mà đi với ẮC: nguyên tắc, phản trắc, tài sắc ), ÂC, ƠT, ƯT (những chữ ấy viết với ÂT: nhất trí, tất yếu, thực chất, tổn thất ), ÂNG ( mà đi với Ân: nhân dân, thị trấn, kiên nhẫn, phẫn nộ, số phận ), IÊNG (mà đi với IÊN: chiến đấu, kiên trì, tiến triển ), UÔT (mà đi với UÔC: quốc gia, chiến cuộc, thân thuộc ), UÔN ( mà đi với UÔNG: tình huống, uổng phí ), ƯƠT và ƯƠN (mà đi với ƯƠC: tước lộc,chiến lược, dược liệu và ƯƠNG: miễn cưỡng, cao thượng, số lượng, đại tướng, công xưởng ) Ngoài ra có thể thấy: vần AC láy với ANG: bàng bạc, khang khác ; vần AN láy với AT: man mát, chan chát, nhàn nhạt (trừ: tan tác); vần ĂC láy với UC: trục trặc, hục hặc với ĂNG: phăng phắc, nằng nặc ; vần ĂN láy với AY và ÂY: dầy dặn, may mắn, với ĂT: săn bắt, ngăn ngắt ; vần ĂNG láy với ĂC: hăng hắc, nằng nặc với UNG: dùng dằng, tung tăng, thủng thẳng (trừ đúng đắn); vần ÂN láy với ÂT: phần phật, rần rật với A: dần dà, thẩn tha, lân la Ngoài những lỗi về âm cuối, trong phần vần còn có thể có những lỗi về nguyên âm chính: iêu/ ươu, iu/ ưu như hiêu- hươu, trìu tượng- trừu tượng c) Lỗi viết sai thanh điệu Lỗi viết sai thanh điệu do sự phát âm không phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã. Để khắc phục loại lỗi này có thể nhớ hai quy tắc nhỏ để phân biệt thanh hỏi, ngã như sau: -Trong các từ láy âm tiếng Việt có quy luật bổng trầm: Trong từ láy có hai tiếng thì cả hai tiếng hoặc đều là bổng hoặc đều là trầm; không có tiếng bổng láy với tiếng trầm, và ngược lại. 21
  21. Hệ bổng gồm các thanh: không, hỏi, sắc; hệ trầm gồm các thanh: huyền, nặng, ngã . Do vậy khi gặp một tiếng mà ta không biết là thanh hỏi hay thanh ngã ta hãy tạo ra một từ láy: nếu tiếng đó láy với tiếng bổng ta có thanh hỏi, ngược lại nếu láy với tiếng trầm ta có thanh ngã. Ví dụ: mở (trong mở mang) mang thanh hỏi; mỡ (trong mỡ màng) mang thanh ngã; nghỉ (trong nghỉ ngơi) mang thanh hỏi; nghĩ (trong nghĩ ngợi) mang thanh ngã v.v (Số ngoại lệ của quy tắc này rất ít: ngoan ngoãn, vỏn vẹn, khe khẽ, se sẽ, nháo nhào, đứ đừ, cuống cuồng và một vài từ như trơ trẽn, lam lũ trước kia cũng coi là ngoại lệ của quy tắc này). - Đối với những từ Hán Việt phát âm không phân biệt hỏi/ ngã. Gặp những từ bắt đầu bằng một trong các phụ âm : M, N, NH, V, L, D, NG thì đánh dấu ngã ( mĩ mãn, truy nã, nhã nhặn, vũ lực, vãng lai, phụ lão, dã man , ngôn ngữ, tín ngưỡng trừ ngải cứu); còn những từ bắt đầu bằng các phụ âm khác, hoặc không có phụ âm đầu thì đán h dấu hỏi. IV. QUY TẮC VIẾT HOA 1. Tình trạng viết hoa trong chính tả tiếng Việt Chữ hoa trong tiếng Việt có các chức năng cơ bản sau: - Đánh dấu sự bắt đầu một câu; - Biểu thị danh từ riêng; - Biểu thị thái độ tôn kính, tôn trọng, lịch sự. Chức năng thứ nhất và thứ ba nhìn chung được thực hiện một cách nhất quán trong chính tả tiếng Việt. Duy có chức năng ghi tên riêng của người, địa danh, tên cơ quan, tổ chức là còn nhiều điểm chưa thống nhất trong sử dụng. Ví dụ: - Cùng một tên người, tồn tại những cách viết khác nhau: Phan vũ diễm Hằng, Phan vũ Diễm Hằng, Phan Vũ Diễm Hằng, Phan - vũ - diễm - Hằng v.v - Cùng một tên tồn tại những cách viết khác nhau: Hà Nội, Hà-nội, Hà nội v.v - Cùng một tên tổ chức cơ quan cũng tồn tại những cách v iết khác nhau: Trường đại học bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học bách khoa Hà Nội v.v 22
  22. Để khắc phục tình trạng này, tiếng Việt đã có những quy định về việc viết hoa trong văn bản. 2. Những quy định thông thường về việc v iết hoa Trên văn bản, viết hoa là một quy định bắt buộc. Theo đó có những quy định chính tả cho việc viết hoa. Không thể tùy tiện viết hoa các con chữ đầu âm tiết của từ. Nói cách khác, viết hoa thể hiện trình độ văn hóa của người viết. Những quy định thông thường về cách viết hoa như sau: a. Viết hoa dùng để ngăn cách ý nghĩa (nội dung) của câu này với câu khác hay ngăn cách các đoạn văn trên văn bản. Vì thế, chữ cái đầu âm tiết của từ đứng đầu câu, đầu đoạn văn cần phải viết hoa. Ví dụ: Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và thuốc bảo vệ thực vật trong phạm vi cả nước. Cục Bảo vệ thực vật có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp, được mở tài khoản riêng. b. Viết hoa con chữ đầu âm tiết của từ đầu tiên trong các lời đối thoại. Ví dụ: -Mời đồng chí tham dự họp triển khai kế hoạch công tác của phòng kinh doanh. -Được. Tôi sẽ đến ngay. c. Viết hoa con chữ đầu âm tiết của một từ - sau dấu ngoặc kép - trong lời trích dẫn trực tiếp. Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: " Không có gì quý hơn độc lập, tự do". d. Trong văn bản thơ, con chữ đầu âm tiết của từ đầu dòng thơ, cần phải viết hoa. Ví dụ: Tre xanh Xanh tự bao giờ? 23
  23. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. e. Viết hoa họ tên người, tên tự, tên hiệu. Họ của người Việt Nam có thể do một từ biểu thị (Đinh, Lê, Lý, Nguyễn ) mà cũng có thể do hai từ (họ ghép) biểu thị (Trần Lê , Nguyễn Hoàng ). Tên người cũng vậy (Lan, Minh Khai ). Trước từ chỉ tên người có thể có từ "Văn" hay "Thị" để biểu thị giới tính (Hoàng Thị Hà, Lê Việt Tuấn ) hoặc sau họ và tên người có thể có tên tự, tên hiệu: (Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên). Quy định chung hiện nay là viết hoa con chữ đầu âm tiết của từ chỉ họ, chỉ tên, chỉ giới tính, chỉ tên tự, tên hiệu. Ví dụ: Tôn Thất Bách Nguyễn Thị Minh Khai g. Viết hoa tên địa lí, tên các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội Địa danh có thể là một từ do một âm tiết tạo thành ( Huế, Vinh ) có thể hai hoặc nhiều hơn hai âm tiết tạo thành (Hà Nội, Điện Biên Phủ ). Có những từ ghép chỉ địa danh liên kết (Cao - Bắc - Lạng, Thanh - Nghệ - Tĩnh, Thừa Thiên - Huế ) thì cần viết con chữ đầu của các âm tiết và giữa các tên địa lí có dấu gạch ngang. Tên các tổ chức hành chính, hiệp hội Ví dụ: Hội phật giáo. Hội cựu chiến binh. Ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhưng, để thể hiện sự trang trọng, có thể viết hoa các con chữ đầu âm tiết của một từ ghép trong tên gọi của một tổ chức. Ví dụ: Hội Phật giáo. Hội Cựu chiến binh. Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Hoặc viết hoa con chữ đầu âm tiết của một từ thông dụng nhưng được dùng với nghĩa kính trọng. Ví dụ: Bàn tay con nắm tay Cha Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng. 24
  24. Tổng thống nước Cộng hòa Pháp cùng Phu nhân sang thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. h. Viết hoa tên các ấn phẩm sách, báo, văn kiện, tạp chí Tên các ấn phẩm như tên sách, tên báo, tên tạp chí, văn kiện được in trên các bìa sách hoặc trang báo phụ thuộc vào kiểu con chữ, hoa văn màu sắc mà người trình bày tùy chọn không có những quy định bắt buộc. Ví dụ: -Tên báo: Nhân Dân, Hà nội mới, Quân đội nhân dân, phụ nữ Việt Nam -Tên tạp chí: Hoa Học trò, Quê hương, Tuổi trẻ Hạnh phúc -Tên sách: Tên sách cũng có cách trình bày tương tự như trên. Tên gọi văn kiện thường dùng con chữ in hoa chân phương: BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG LẦN THỨ VIII. Cần lưu ý: nếu trong văn bản viết tay, hoặc văn bản in có đề cập đến tên gọi các tác phẩm, sách, báo, văn kiện thì cách viết hoa (hoặc in hoa) như sau: - Tên người, địa danh, tên triều đại dùng làm tên gọi của các tác phẩm thì viết hoa tên người, địa danh, tên triều đại đó. Ví dụ: Hồ Chí Minh toàn tập Hậu Hán thư. Tam Quốc chí. Nghệ An kí. - Nếu trong câu đề cập đến tên tác phẩm, tác giả trong dấu ngoặc kép, thì chỉ viết hoa con chữ đầu của âm tiết tạo từ, hoặc cụm từ chỉ tên tác phẩm đó. Ví dụ: Trong tác phẩm "Dấu chân người lính", nhà văn Nguyễn Minh Châu đã khắc họa rõ nét những đức tính cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ. i. Viết hoa tên người, địa danh, tổ chức tiếng nước ngoài phiên âm ra tiếng Việt. 25
  25. Việc phiên âm tên người, địa danh, tên tổ chức nước ngoài ra tiếng Việt chủ yếu dựa vào cách phát âm và ghi lại cách phát âm đó bằng con chữ tiếng Việt. Người ta chỉ viết hoa con chữ đầu âm tiết của từ (giữa các âm tiết có thể dùng gạch nối). Ví dụ: Putin (hoặc Pu-tin) Italya (hoặc I - ta - li - a) V.I.Lênin (hoặc Lê-nin) Matxcơva (hoặc Mát - xcơ-va) Phơriđrich Ăngghen (hoặc Phơ-ri-đrích Ăng-ghen) Hiện nay việc phiên âm tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và ghi lại bằng con chữ tiếng Việt đang là vấn đề chưa được giải quyết; chẳng hạn khi phiên âm có thể viết liền các âm tiết (Italia, Mianma ) mà cũng có thể ngăn cách các âm tiết bằng dấu gạch nối. Ví dụ: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp đại sứ Mi - an - ma. 3. Văn bản của Bộ Nội vụ quy định về viết hoa trong văn bản hành chính – kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV (xem phụ lục) 4. Quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài. Trong các văn bản khoa học chúng ta thường gặp các tên riêng nước ngoài và các thuật ngữ quốc tế. Có ba cách xử lý các từ ngữ này, phụ thuộc vào loại hình văn bản trong đó chúng xuất hiện: để nguyên dạng, chuyển tự hoặc phiên âm. a. Cách viết nguyên dạng được dùng trong các sách báo, tạp chí chuyên môn, trong các tiểu luận, luận văn đại học và sau đại học. Chẳng hạn, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong thư mục của luận văn sau đại học, chữ Nga, chữ Trung Quốc, chữ Thái đều phải để nguyên dạng, không dịch. b. Cách chuyển tự (chuyển từ các chữ cái tiếng nước ngoài thành chữ cái Việt Nam) cũng được dùng trong các văn bản chuyên môn. Khi chuyển tự ta viết liền cả từ, không có gạch nối giữa các âm tiết và cũng không đánh dấu thanh. 26
  26. c. Cách phiên âm được dùng trong các sách báo phổ cập. Khi phiên âm cần viết rời từng âm tiết, giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có gạch nối, các âm tiết không đánh dấu thanh. Ví dụ: Xanh Pê-tec-bua, Na-pô-lê-ông Bô-na-pac, Vla-đi-mia I-lich-Lê -nin Nếu chữ viết trong nguyên ngữ dùng thuộc hệ La-tinh thì giữ nguyên dạng như trong nguyên ngữ, có thể giản lược các dấu phụ nếu thấy cần thiết (như các dấu phụ trong õ, ẽ, .). Nếu chữ viết nguyên ngữ không thuộc hệ chữ La-tinh thì dùng lối chuyển tự được quy ước sang chữ cái la-tinh. Chú ý: - Tên sông, núi v.v không thuộc riêng một nước nào và tên các tổ chức quốc tế thì viết theo dạng chữ thống nhất và phổ biến nhất trên thế giới (kể cả tên viết tắt, nếu có), ví dụ: Mekong, UNESCO, Himalaya Nhưng nếu là tên có ý nghĩa và thường được dịch nghĩa thì viết theo lối dịch nghĩa, ví dụ: Biển Đen (hay Hắc Hải), Liên Hợp Quốc - Một số tên riêng, nhất là tên đất, tên nhân vật lịch sử đã quen dùng từ lâu thì nói chung, giữ nguyên cách gọi cũ, ví dụ: Pháp, Đức, Hy Lạp, Thích Ca - Trong các sách giáo khoa ở các lớp dưới, có thể áp dụng đồng thời hai cách tên riêng nước ngoài: viết nguyên dạng (hoặc chuyển tự) và phiên âm - đặt trong ngoặc đơn, ví dụ: Shakespeare (Sêch-xpia), Curie (Quy-ri), Tchaikovskiy (Chai-cốp-xki) . CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CÂU HỎI Câu hỏi 1: Trình bày đặc điểm của chính tả tiếng Việt. Cho ví dụ minh họa. Câu hỏi 2. Nêu những bất hợp lí trong chữ Quốc ngữ. Cho ví dụ minh họa. BÀI TẬP Bài tập 1. Chọn từ thích hợp và điền vào chỗ trống trong những câu sau đây 1. Xí nghiệp này tinh bộ máy chứ không phải là thợ. a. dản b. giản c. giảm d. dảng e. giảng f. dãn 27
  27. 2. Ngay từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Dân chủ Nhân dân đã cho tuổi thơ một sự quan tâm đúng mức. a. giành b. dành c. rành 3. Cấp ủy đại hội quyết định số lượng đại biểu và . cho các Đảng bộ trực thuộc căn cứ vào số lượng đảng viên, số lượng Đảng bộ trực thuộc, vị trí quan trọng của từng Đảng bộ, theo hướng dẫn của Bộ Chính trị. a. Triệu tập b. chiệu tập c. chiêu tập d. phân bố e. phân bổ Bài tập 2. Đánh dấu vào những từ viết đúng 1a. Dản dị 1b. Giản dị 9a. Chia sẻ 9b. Chia xẻ 2a. Bảng đồ 2b. Bản đồ 10a. Bổ xung 10b. Bổ sung 3a. Bột phát 3b. Bộc phát 11a. Giao động 11b. Dao động 4a. Chất phác 4b. Chất phát 12a. Man mác 12b. Mang mác 5a. Chuyên ngành 5b. Chuyên nghành 13a. Qoăn qoeo 13b. Quăn queo 6a. Dành giật 6b. Giành giật 14a. Sắc son 14b. Sắt son 7a. Dấu giếm 7b. Giấu giếm 15a. Tàng trữ 15b. Tàng chữ 8a. Diễu cợt 8b. Giễu cợt 16a. Trăng trối 16b. Trăn trối Bài tập 3. Chọn từ đúng điền vào chỗ trống: 1. Cố tình làm lộn để tránh trách nhiệm. (lẩn, lẫn) 2. đường này có nhiều bảng cáo. (Quảng, quãng) 3. Đường bị nên xe phải máy đỗ lại. (tắc, tắt) 4. Chúng ta đã đánh địch ở đường này. (chặng, chặn) Bài tập 4. Chữa những trườ ng hợp viết hoa không đúng 1. Tôi còn nhớ lúc đó Cụ Toàn (Giáo Sư Viện Sĩ Nguyễn Khánh Toàn), Chủ nhiệm ủy ban Khoa Học Xã Hội đã là người thành lập ra Ban Đông Nam Á. Định hướng của Ban lúc mới thành lập là: a) Nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa Đông Nam Á; 28
  28. b) Lấy Việt Nam làm địa bàn thực địa để có tư liệu so sánh đối chiếu với lịch sử, văn hóa các nước Khác, đặc biệt là các nước ở bờ biển phía Nam của Đông Nam Á; c) Làm rõ tác động của văn hóa Trung quốc và ấn độ đối với Việt nam và các nước ở Đông Nam Á . 2. đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ chí Minh là đội dự bị tin cậy của đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho đảng, kế tục sự nghiệp Cách mạng vẻ vang của đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào Thanh niên; dẫn dắt đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Bài tập 5. Tách đoạn và chữa lỗi viết hoa phần văn bản cho đúng với nguyên bản Chính Phủ thống nhất quản lý Nhà nước về Dân quân tự vệ trong phạm vi cả nước. Bộ quốc phòng giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về tổ chức, xây dựng hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ. Tư lệnh Quân khu giúp Bộ quôc phòng trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác Dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn Quân khu. Các bộ, cơ qu an ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ quốc phòng thực hiện quản lý Nhà nước về tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ; theo dõi đôn đốc các đơn vị cơ sở trong Ng ành mình xây dựng Tự vệ theo kế hoạch của cơ quan Quân sự địa phương; giải quyết những vấn đề có liên quan đến tổ chức, xây dựng và hoạt động của Dân quân tự vệ. Bài tập 6. Chữa lại những trường hợp viết sai theo quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BNV 1.Các nước Đông Nam á 2. Ban Chấp hành Trung ương. 3. Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. 4. Ủy ban nhân dân Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội 5. Trường cao đẳng nội vụ hà nội 6. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam 7. Phó Tổng giám đốc Tổng Công ti Thép Việt Nam 29
  29. 8. Phó thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9. Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học Luật Nguyễn Văn A 10. Nghị quyết trung ương 2, khóa 8 của Đảng Bài tập 7. Chữa lỗi về viết hoa trong phần văn bản sau đây cho đúng với nguyên bản 1. Tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, ủy ban Thường vụ quốc hội giao cho Chính Phủ, tòa án Nhân dân tối cao, viện kiểm soát Nhân dân tối cao, hội đồng dân tộc, các ủy ban của quốc hội xoạn thảo dự thảo ngị quyết giải thích Luật, Pháp lệnh trình ủy ban Thường vụ Quốc hội. 2. Viện kiểm sát nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm xoát việc tuân theo Pháp Luật đối với Văn bản Quy phạm Pháp luật của bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính Phủ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân bảo đảm các văn bản đó không trái pháp luật. Bài tập 8. Hãy tách đoạn và chữa lỗi chính tả trong phần văn bản hành chính sau đây cho đúng với nguyên bản Đảng lãnh đạo quân đội nhân dâ n Việt Nam và công an nhân dân Việt nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; xây dựng quân đội và công an trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tuyệt đối chung thành với đảng, với Tổ quốc, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững trắc tổ quốc Việt nam Xã hội Chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tham gia xây dựng đất nước. Tổ chức đảng trong quân đội nhân dân Việt nam và công an nhân dân Việt nam hoạt động theo cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị của đảng theo chức năng giúp Cấp ủy hướng dẫn, kiểm tra công tác xã hội đảng và công tác quần chúng trong quân đội nhân dân Việt nam và công an nhân dân Việt Nam. Bài tập 9. Khi chép lại phần văn bản sau, đã có người nhầm lẫn về chính tả. Hãy sửa lại cho đúng Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, bãi bỏ hoặc đình trỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ Văn bản Quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan 30
  30. ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp Tỉnh trái hiến pháp, luật và các Văn bản Quy phạm pháp luật của Cơ quan nhà nước cấp trên; xem xét, quyết định đình trỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái hiến pháp, luật và các Văn bản Quy phạm pháp luật của Cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị ủy ban Thường vụ quốc hội bãi bỏ. Bài tập 10. Chữa lỗi sai về viết hoa trong phần văn bản sau đây cho đúng với nguyên bản Các cơ quan, tổ chức dưới đây được dùng con dấu có quốc huy: - Chủ tịch Nước,Văn phòng Chủ tịch Nước. - Ủy ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch Quốc hội, hội đồng dân tộc của quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, văn phòng Quốc hội. - Tòa án Nhân dân các Cấp và các tòa án khác; cơ quan thi hành án các cấp. - Viện kiểm sát nhân dân các cấp. - Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước thuộc Chính phủ. - Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp. - Phòng công chứng nhà nước các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương. - Đoàn Đại biểu Quốc hội các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan lãnh sự, các cơ quan đại diện và các cơ quan đại diện khác của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. - Các cơ quan thường xuyên làm công tác đố i ngoại với nước ngoài thuộc Bộ ngoại giao, sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh. Bài tập 11. Hãy sửa lại lỗi chính tả trong các câu sau cho đúng với nguyên bản. 1/ Người giới thiệu phải là đảng viên trính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm; phải báo cáo với chi bổ về lí lịch, phẩm trất, năng nực của người vào đảng và trịu chách nhiệm về sự giới thiệu của mình. có điều gì chưa dõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên sem sét. 31
  31. 2/ Và nghày nay, hiến máu để chuyền máu cứu sống mạng người đã ch ở thành việc thường suyên trong đời sống xả hội. 3/ Các cơ sở đào tạo phải mỡ tài khoản kinh phí hoạt động gữi kho bạc ở kho bạc Nhà nước Lơi đang dao dịch để gửi tiền học phí thu được. Kho bạc Nhà nước có chách nhiệm hướng dẫn thủ tục dao dịch, nập kế hoạch tiền mặt và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo dút tiền tri tiêu theo các lội dung ở trên. Bài tập 12. Nhận xét về cách viết hoa trong đoạn văn sau đây, cho biết những trường hợp nào viết hoa không đúng theo quy định. Viết lại cho đúng. a. Tôi còn nhớ lúc đó Cụ Toàn (Giáo Sư Viện Sĩ Nguyễn Khánh Toàn), Chủ nhiệm ủy ban Khoa Học Xã Hội đã là người thành lập ra Ban Đông Nam Á. Định hướng của Ban lúc mới thành lập là: 1. Nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa Đông Nam Á; 2. Lấy Việt Nam làm địa bàn thực địa để có tư liệu so sánh đối chiếu với lịch sử, văn hóa các nước Khác, đặc biệt là các nước ở bờ biển phía Nam của Đông Nam Á; 3. Làm rõ tác động của văn hóa Trung quốc và ấn độ đối với Việt nam và các nước ở Đông Nam Á . b. đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ chí Minh là đội dự bị tin cậy của đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho đảng, kế tục sự nghiệp Cách mạng vẻ vang của đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào Thanh niên; dẫn dắt đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. c. Thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần căn cứ vào quy chế làm việc của Chính phủ (điều 8) ban hành kèm theo Nghị Định số 13/CP ngày 01tháng 12 năm 1992 của Chính Phủ và tinh thần chỉ đạo trên đây của Thủ Tướng để rút kinh nghiệm về các thiếu sót trên và chấn chỉnh ngay việc kí Văn bản của cơ quan địa phương mình, cần có Quy chế thích hợp để bảo đảm việc thực hiện một cách nghiêm túc Công tác Văn phòng ở Các cấp. 32
  32. Bài 3 TỪ HÁN VIỆT I. KHÁI NIỆM TỪ HÁN VIỆT - Theo cách hiểu thông thường: Từ Hán Việt là những từ gốc Hán, được phát âm theo âm Hán Việt, là sản phẩm Việt hóa các yếu tố gốc Hán. - Với tư cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học: Từ Hán Việt là những từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán. II. NHỮNG BIỆN PHÁP VIỆT HÓA TỪ NGỮ GỐC HÁN CHỦ YẾU 1. Từ ngữ Hán được vay mượn trọn vẹn hai mặt kết cấu và ý nghĩa, chỉ Việt hóa âm đọc. Những từ ngữ Hán được vay mượn vẫn giữ nguyên kết cấu, ý nghĩa cơ bản ngoài những từ đơn như: tâm, tài, mệnh, phú v.v thường là từ ghép song âm và rải ra khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội, từ quá khứ đến hiện tại ví dụ: đế vương, khanh tướng, đại thần, nhân dân, quần chúng, chủ tịch, thủ tướng, nội các, văn chương, khoa cử, trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, cử nhân, tú tài, dân chủ, xã hội, cai trị, trị vì, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, chỉ huy, tác chiến, công sự, chinh chiến, xuất chinh, chinh phu, chinh phụ, chinh phục, chuyên môn, chuyên chính, chuyên dụng, chuyên nghiệp v.v Biện pháp này tạo ra một số lượng lớn từ Hán Việt. 2. Từ ngữ Hán được giữ nguyên nghĩa, t hay đổi hình thức cấu tạo, âm thanh. - Rút gọn các yếu tố trong cấu tạo từ. Ví dụ: Thừa trần (nghĩa đen là "hứng bụi - một bộ phận kiến trúc ngăn cách không gian nhà ở với mái nhà") thành trần (nhà). Lạc hoa sinh thành lạc (cây lạc, củ lạc). - Đảo vị trí các yếu tố trong cấu tạo nội bộ từ ghép. Ví dụ: 33
  33. nhiệt náo (Hán) thành náo nhiệt (Việt) thích phóng (Hán) thành phóng thích (Việt) cáo tố (Hán) thành tố cáo (Việt) thương tang (Hán) thành tang thương (Việt) - Hoặc thay đổi các yếu tố trong một từ, một ngữ. Ví dụ: nhất cử lưỡng đắc (Hán) thành nhất cử lưỡng tiện (Việt) an phận thủ kỉ (Hán) thành an phận thủ thường (Việt) cửu tử nhất sinh (Hán) thành thập tử nhất sinh (Việt). 3. Từ ngữ Hán được giữ nguyên hình thức cấu tạo từ nhưng có sự thay đ ổi về nghĩa. - Đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa Ví dụ: phương phi (Hán) vốn nghĩa là "hoa cỏ thơm tho", vào tiếng Việt lại có nghĩa là "béo tốt" (mặt mũi phương phi, người trông phương phi, béo tốt). khôi ngô (Hán) vống nghĩa là " người to lớn , cao lớn", vào tiếng Việt có nghĩa "mặt mũi sáng sủa dễ coi" (gương mặt khôi ngô) đinh ninh (Hán) vốn có nghĩa "dặn dò, nói đi nói lại, dặn đi dặn lại", ta thêm nghĩa "tin chắc, yên trí", "không thay đổi" ( cứ đinh ninh là nó còn đang ở nhà; Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn, Những lời hò hẹn vẫn còn đinh ninh. - ca dao), trong khi đó nghĩa "nhắc đi nhắc lại, nói đi nói lại cho nhớ, cho in sâu vào tâm khảm " vẫn được dùng (Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai mặt một lời song song - Truyện Kiều). - Cũng có trường hợp, từ ngữ Hán vừa bị rút gọn lại vừa bị đổi nghĩa không còn giữ lại nét nghĩa nào vốn có trong Hán ngữ, ví dụ như: lang bạt kì hồ (Hán) chẳng hạn, vốn là một câu thơ trong Kinh Thi, được rút gọn lại và mang một nghĩa chuyển rất xa trong tiếng Việt (cuộc đời lang bạt). - Có những từ ngữ Hán vào tiếng Việt đã chuyển đổi màu sắc tu từ. Ví dụ: thủ đoạn (Hán) vốn không có hàm ý xấu tốt, chỉ có nghĩa tương tự như: "cách thức, biện pháp, phương cách ", nhưng với tư cách là một từ Hán Việt, "thủ đ oạn" 34
  34. mang hàm ý xấu: "mánh khóe khôn ngoan và xảo trá, ác độc" (thủ đoạn bóc lột, thủ đoạn lừa đảo, một kẻ rất thủ đoạn v.v ) dã tâm trong tiếng Hán cũng không hàm ý xấu tốt, chỉ có nghĩa tương tự như: "khát vọng” nhưng với tư cách là một từ Hán Việt, dã tâm lại có hàm ý xấu: "lòng dạ hiểm độc" (dã tâm đen tối của kẻ thù) . Những từ gốc Hán được vay mượn không nhất thiết chỉ nhằm mục đích khỏa lấp chỗ trống do tiếng Việt còn thiếu từ tương ứng mà còn nhằm làm phong phú thêm sắc thái biểu cảm, tạo ra một phong thái trang trọng, tinh tế, uyển chuyển khi cần thiết hoặc tăng cường tính khái quát, trừu tượng hóa qua từ được dùng. Hiện tượng này có thể dễ dàng nhận thấy qua sự đối chiếu những từ Việt sẵn có và từ gốc Hán được vay mượn có quan hệ đồng nghĩa. Ví dụ: "vợ" và phu nhân "mẹ" và thân mẫu, cụ bà thân sinh "mẹ vợ" và nhạc mẫu "bố" và thân phụ, cụ ông thân sinh "bố vợ" và nhạc phụ "lấy vợ lấy chồng" và kết hôn, thành thân "đám cưới" và hôn lễ "đàn bà" và phụ nữ, nữ giới "trẻ con" và nhi đồng "đàn ông" và nam giới "xác chết" và tử thi, thi hài "ăn mày" và hành khất "núi sông" và giang sơn, sơn hà. 4. Dùng từ Hán được vay mượn như những yếu tố tạo từ Hán Việt Những từ được tạo ra bằng biện pháp này gồm hai loại: - Cả hai yếu tố tạo thành từ ghép đều là gốc Hán, ví dụ: sản xuất, sĩ diện, luận án, linh động, y tá, y tế, dược tá, trạm xá, chánh văn phòng, phó văn phòng, quả tình, hành lang 35
  35. - Trong hai yếu tố tạo thành từ ghép, một yếu tố là Việt, ví dụ: bao gồm, bồi đắp, sống động, thanh vắng, bao bọc, chối từ, binh lính, chân thật 5. Chuyển dịch, sao phỏng các từ ngữ gốc Hán nhằm xây dựng và bổ sung vốn từ tiếng Việt. Ví dụ: thiên địa (thuở trời đất), phong trần (gió bụi), hồng nhan (khách má hồng), thương (ông xanh), cửu trùng (chín tầng), thiên hạ (nước), nhung y (áo nhung), vũ thần (quan võ), tải đạo (chở đạo). Ngày nay, biện pháp sao phỏng này vẫn được dùng để Việt hóa sâu hơn nữa những từ ngữ gốc Hán. Có thể nêu một số ví dụ như sau: thiết lộ/ đường sắt, khí xa/ xe hơi, hỏa tiễn/ tên lửa, phi cơ/ máy bay, phi trường /sân bay, nhãn khoa/ khoa mắt, niêm mạc/ màng nhầy, đoạn mại/ bán đứt, giác ngạn/ bến giác (chữ nhà Phật), trung tu/ sửa chữa vừa, đại tu/ sửa chữa lớn, độc giả/ bạn đọc, khán giả/ người xem, thượng bán niên/ nửa năm đầu, hạ bán niên/ nửa năm cuối, thúc thủ/ bỏ tay, nhược tiểu/ nhỏ yếu, đa số/ số đông, thiểu số/ số ít, sơ bộ/ bước đầu, thâm nhập/ đi sâu v.v Có thể coi những cặp từ được nêu làm ví dụ trên đây là những cặp từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp. Và sự lựa chọn của người bản ngữ hiện nay là nghiêng về phí những từ mang nhiều sắc thái Việt hơn ( ví dụ giữa hỏa xa và "xe lửa" thì chọn "xe lửa"; thiết lộ và "đường sắt" thì chọn "đường sắt"). Có một số vấn đề cần lưu ý ở đây là: khuynh hướng lựa chọn nói trên cố nhiên sẽ được điều chỉnh trong những trường hợp cần phải cân nhắc tới màu sắc tu từ ( ví dụ như khi cần lựa chọn để sử dụng cho phù hợp những cặp từ đồng nghĩa: phụ nữ/ đàn bà, phu nhân / vợ v.v ) hoặc trong những khuôn khổ nhất định của yêu cầu biểu đạt, đặc biệt là trong các văn bản mang phong cách khoa học, như "tình nhân loại" thì được chấp nhận, còn nếu chuyển thành "tình loài người" thấy rất ngây ngô và ý nghĩa cũng không thật hoàn hảo, mặc dù ở những chỗ khác, nhân loại có thể chuyển thành loài người. III. LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT. 1. Lỗi về cấu tạo từ 36
  36. Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình từ và từ Hán Việt cũng mang đặc điểm này. Trong quá trình sử dụng, phải lưu ý dùng đúng về mặt âm thanh và cấu tạo từ đã được cộng đồng quy ước. Để tránh lỗi về cấu tạo từ, cần tránh: - Tự cải biến cấu tạo của từ Các biện pháp Việt hóa từ ngữ gốc Hán đều tạo ra một số lượng hữu hạn từ Hán Việt và các từ Hán Việt rất ổn định về mặt cấu tạo. Việc tự ý thay đổi cấu trúc từ sẽ dẫn đến sự sai lệch cả về cấu trúc lẫn ngữ nghĩa. Ví dụ 1. Trên một tờ báo của ngành truyền thông đại chúng có một câu như sau: Đây là một sản phẩm gốm nung có các văn hoa sặc sỡ. Văn hoa xuất hiện ở câu này không đúng chỗ, vì văn hoa và hoa văn tuy đảo vị trí các âm tiết như chức viên với viên chức nhưng nghĩa của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Hoa văn là hình trang trí có tính đặc thù của các dân tộc người, thường vẽ, dệt, khắc, chạm trên đồ vật: hoa văn trống đồng, hoa văn trên thổ cẩm của người Thái; còn văn hoa có nghĩa "văn vẻ, hoa mĩ", ví dụ như: lời lẽ văn hoa. Như vậy, trong câu trích dẫn trên kia, nên dùng hoa văn sẽ đúng hơn. Qua câu văn được trích dẫn, có thể đưa ra một vài nhận xét liên quan đến vấn đề Việt hóa từ ngữ Hán vay mượn và vấn đề dùng cho đúng từ Hán Việt như sau: Như chúng ta đều đã biết, một trong những biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn là đảo vị trí các yếu tố tạo thành từ ghép song âm tiết, (nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa) ví dụ như: lệ ngoại (H)/ ngoại lệ (V), động dao (H)/ dao động (V), cứu cấp (H)/ cấp cứu, chức viên (H)/ viên chức (V), nội hướng (H)/ hướng nội (V), ngoại hướng (H)/ hướng ngoại (V), cải hoán (H)/ hoán cải (V), trừ ngoại (H)/ ngoại trừ (V), khai triển (H)/ triển khai (V) v.v Nhưng, sự thay đổi này cũng có giới hạn và cần lưu ý đến những trường hợp đảo vị trí sẽ dẫn đến những ý nghĩa khác, hoặc một từ khác, kiểu như: vãng lai khác lai vãng. - Tự tạo từ Hán Việt bằng cách lắp ghép Tạo ra từ mới là việc làm cần thiết để phát triển vốn từ. Tuy nhiên, từ mới phải được hình thành theo những quy tắc nhất định và phải được cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận. 37
  37. Ví dụ: Tác quyền là một từ mới được hình thành trên cơ sở kết hợp nghĩa của hai từ tác giả và quyền. Tác quyền có nghĩa là "quyề n tác giả". hoặc vốn pháp định là một từ được hình thành trên cơ sở nghĩa của 3 từ: vốn, pháp luật, quy định. Trong thực tế, có nhiều tổ hợp từ được hình thành theo kiểu lắp ghép và kết quả là không được chấp nhận khi sử dụng. Ví dụ: Trong hệ thống từ Hán Việt, có nhiều từ được cấu tạo theo dạng Đa + x, Ví dụ như: đa tài, đa tình, đa sầu, đa cảm, đa thê, đa hệ với đa có nghĩa là "nhiều". Tuy nhiên, không phải bất cứ sự kết hợp nào của đa với một yếu tố khác cũng có thể chấp nhận được. Chẳng hạn có người viết Bà chủ quán là một người đa chồng thì đa chồng là một sự kết hợp sai, là một sự lắp ghép không được chấp nhận, nó là một sự lắp ghép không cần thiết, chỉ làm cho tiếng Việt thêm mù mờ, tối nghĩa. Trong trường hợp này chỉ có thể dùng cụm từ thuần Việt lắm chồng, nhiều chồng. Còn từ Hán Việt tương đương đa phu chỉ được dùng trong ngành Nhân loại học văn hóa, không được dùng trong trường hợp chỉ một người cụ thể. - Không nắm rõ hình thức vốn có của từ. Mỗi từ Hán Việt thường có một hình thức cấu tạo n hất định. Tuy nhiên, khi sử dụng có từ bị đọc nhầm âm. Ví dụ: Tham quan thường bị nhầm thành thăm quan. Tham quan là một từ Hán Việt đã được mượn từ lâu. Trong tiếng Hán, tham có hai nghĩa và được mượn vào tiếng Việt trong hai dãy từ phái sinh khác nha u. Với nghĩa "tham gia", tham có mặt trong các từ Hán Việt: tham chiến, tham chính, tham dự, tham gia, tham luận Với nghĩa "tham khảo", tham có mặt trong : tham bác, tham khảo, tham quan, tham vấn Trong tiếng Việt tham quan có nghĩa "xem nhìn tận nơi để thêm hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm". Nghĩa đầy đủ của tham quan không được phản ánh trong thăm quan, vì thăm chỉ là "đến hỏi han, xem xét để biết tình hình". Dùng Thăm quan thay cho tham quan là sai. Và nếu nói: Tổ chức đi tham quan là đúng Tổ chức đi thăm quan là không đúng Hoặc các tổ hợp dưới đây cũng bị coi là sai về mặt hình thức cấu tạo: Liệt vị 38
  38. Đơn phương độc mã Bệnh mãn tính Sáng lạn, sán lạn Hoạch toán Trìu tượng Đảo ngũ - Nhầm lẫn các từ gần âm bàn hoàn - bàng hoàng bàng quang - bàng quan bao biện - ngụy biện 2. Lỗi về nghĩa Cũng như từ thuần Việt, nghĩa là một mặt rất quan trọng của từ Hán Việt. Nghĩa này được quy ước và được sử dụng thống nhất trong cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, đây là một lớp từ vay mượn bằng nhiều con đườ ng, cách thức khác nhau nên việc hiểu đúng nghĩa của từ để sử dụng lại là một vấn đề còn nhiều khó khăn. Sự nhầm lẫn về nghĩa của từ dẫn đến sử dụng không đúng ngữ cảnh giao tiếp. Ví dụ: Từ cứu cánh có nghĩa là "mục đích", nhưng trên thực tế lại có rất n hiều người dùng với nghĩa "cứu giúp". Vì vậy, có cách dùng: Tập tài liệu này là cứu cánh cho các sinh viên trong kỳ thi. Và cách dùng đó là sai. Cam lai có nghĩa là "ngọt lại", nhưng có người hiểu nghĩa là "cam lai ghép". Chẳng hạn, thơ Bác có viết: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai”. thì cam lai ở đây được hiểu là cuộc sống hạnh phúc, sung sướng đã quay trở lại với con người. Hoặc có cách dùng từ bao biện với nghĩa là “dùng những lập luận có vẻ như hợp lí nhưng thật ra là sai lầm để tranh cãi trong một vấn đề” trong câu: Nói như thế là bao biện, sự thật không phải như vậy. 39
  39. Trong khi đó, nghĩa của từ bao biện là “Ôm đồm làm cả việc thuộc phận sự của người khác, khiến người có trách nhiệm không phát huy được sáng kiến ”. Ở câu trên, phải dùng từ ngụy biện mới chính xác về nghĩa: “Nói như thế là nguỵ biện, sự thật không phải như vậy.” 3. Lỗi về phong cách Từ Hán Việt có tính chất tĩnh, ít gợi hình ảnh, ổn định về nghĩa và đặc biệt có tính trang trọng, nghiêm túc. Do đó, nó phù hợp với các phong cách ngôn ngữ gọt rũa như phong cách ngôn ngữ hành hính, phong cách ngôn ngữ chính luận Riêng đối với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hoặc ngôn ngữ văn chương nghệ thuật, tỉ lệ từ Hán Việt xuất hiện ít hơn vì hai phong cách ngôn ngữ này đòi hỏi từ ngữ cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh. Khi sử dụng, nên lưu ý tới đặc điểm này để tránh lỗi. Ví dụ: Trong khẩu ngữ, không nên nói: Họ tương trợ nhau vượt qua khó khăn. Nên nói: Họ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn Hoặc trong văn bản hành chính lại nên viế t: Dự trù kinh phí tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam. mà không nên viết: Dự trù tiền tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam. 4. Lạm dụng từ Hán Việt. Mặc dù từ Hán Việt là một lớp từ rất quan trọng, song không nên lạm dụng. Trên thực tế, có nhiều trường hợp không chú ý đến yêu cầu này khiến văn bản trở nên mơ hồ, khó hiểu thậm chí bị sai lệch trong việc hiểu nội dung văn bản. Chỉ dùng từ Hán Việt khi từ thuần Việt không có hoặc không biểu đạt được ý nghĩa. Tránh dùng những từ Hán Việt cổ hoặc không thông dụng gây mơ hồ về nghĩa hoặc sai lệnh nội dung văn bản. Ví dụ: Không nên dùng: Học hiệu đã triển khai nhiệm vụ năm học mới mà nên dùng: Nhà trường đã triển khai nhiệm vụ năm học mới. hoặc nên dùng: Chúng tôi đón Đoàn tại Sân bay Quốc tế Nội Bài. mà không nên dùng: Chúng tôi đón Đoàn tại Phi trường Quốc tế Nội Bài. IV. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT - Dùng từ Hán Việt đúng âm, đúng nghĩa. - Dùng từ đúng phong cách ngôn ngữ. 40
  40. - Tránh lạm dụng từ Hán Việt. - Đối với các cặp từ Hán Việt và thuần Việt đồng nghĩa, cần thấy rằng bên cạnh sự giống nhau, giữa chúng vẫn có 3 điểm khác nhau: + Khác nhau về sắc thái ý nghĩa + Khác nhau về sắc thái biểu cảm + Khác nhau về màu sắc phong cách. - Cần phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa các từ Hán Việt gần âm, đồng âm. - Với các từ Hán Việt bị biến nhiều âm đọc khác nhau, cần căn cứ vào từ điển để lựa chọn âm đọc đúng. - Dùng từ Hán Việt đúng hoàn cảnh, đối tượng, nội dung và đích giao tiếp. V. MỞ RỘNG VỐN TỪ HÁN VIỆT 1. Các yếu tố chỉ số - Nhất : một (nhất thời, hợp nhất, độc nhất ); nhất còn có nghĩa là ở vị trí trên hết trong sự sắp xếp (giải nhất, nhất hạng ) - Nhị: hai (nhị diện, nhị thể, độc nhất vô nhị ) - Tam : ba (tam cấp, tam giác, tam thể ) - Tứ: bốn (tứ thời, tứ diện, tứ chi ) - Ngũ: năm (ngũ quả, ngũ hành ) - Lục: sáu (thơ lục bát, lục giác, lục lăng ) - Thất: bảy (thất điên bát đảo, song thất lục bát) - Bát: tám (bát giác, bát diện ) - Cửu: chín (bảng cửu chương, cửu tuyền ) - Thập: mười (thập phân, khách thập phương, đàn thập l ục, thập tự ) - Bách: trăm (bách chiến bách thắng, bách phát bách trúng, vườn bách thú ) - Thiên: nghìn (thiên niên kỉ, thiên lí mã, thiên biến vạn hóa ) 2. Các yếu tố chỉ màu sắc - Bạch: trắng (bạch cầu, chuột bạch ) - Hoàng: vàng (hoàng anh, hoàng cúc ) - Hồng: đỏ (hồng kì, hồng cầu, hồng ngọc ) 41
  41. - Hắc: đen (hắc ín, hắc ám ) - Thanh: xanh (thanh thiên, thanh vân ) - Ô: đen (ngựa ô, ô mai ) 3. Các yếu tố chỉ cây cối và bộ phận cây cối - Diệp: lá (diệp lục, vàng diệp ) - Căn: rễ (căn bản, thâm căn cố đế ) - Chi: cành (chi tiết, kim chi ngọc diệp ) - Thụ: cây (cổ thụ, đại thụ ) - Mộc: cây gỗ (mộc nhĩ, thuyền độc mộc ) - Thảo: cỏ (thảo nguyên, thảo mộc ) 4. Các yếu tố chỉ cảnh vật tự nhiên - Thiên: trời (thiên tài, thiên tai, bắn chỉ thiên ) - Địa: đất (địa hình, địa danh, địa đạo ) - Hải: biển (hải cảng, hải sản, hải quân ) - Dương: biển lớn (Thái Bình Dương, tuần dương hạm, viễn dương ) - Hà: sông (hà lưu, sơn hà, hà khẩu ) - Giang: sông lớn (giang sơn, trường giang, tràng giang đại hải ) - Sơn: núi (sơn cầm, sơn cước, sơn lâm, sơn thủy ) - Lâm: rừng (lâm nghiệp, lâm sản, kiểm lâm ) - Điền: ruộng (điền chủ, điền viên, công điền ) - Dã: đồng nội, nơi cách dân cư tương đối xa. Ví dụ: ( dã chiến, việt dã ) -Viên: vườn (công viên, điền viên, thảo cầm viên ) - Đạo: đường (thủy đạo, xích đạo ) - Lộ: đường (đại lộ, quốc lộ, lộ trình ) - Ngạn: bờ (tả ngạn, hữu ngạn ) - Nhật: mặt trời (nhật thực, nhật nguyệt ), nhật còn có nghĩa là ngày (nhật kí, cách nhật, sinh nhật ) - Nguyệt: trăng (nguyệt thực, vọng nguyệt, đàn nguyệt ), nguyệt còn có nghĩa là tháng (nguyệt phí ) 42
  42. - Tinh: sao, thiên thể (tinh cầu, hỏa tinh, vệ tinh ) - Vân: mây (thanh vân, phù vân ) 5. Các yếu tố chỉ tổ chức xã hội - Quốc: nước (quốc kì, quốc huy, ái quốc ) - Gia: nhà (gia chủ, gia tài, tang gia ) - Tộc: họ; cộng đồng người có tên gọi, địa lí cư trú, ngôn ngữ, văn hóa riêng (tộc trưởng, dân tộc, đại tộc ) - Hương: làng (hương xã ), quê hương (đồng hương, cố hương ) - Thị: chợ (thị trường, nhất cận thị nhị cận giang ) - Hiệu: trường (hiệu trưởng, giám hiệu ) - Nghệ: nghề (công nghệ, mĩ nghệ) - Nghiệp: nghề, công việc lớn lao (chuyên nghiệp, đồng nghiệp, thương nghiệp ). Nghiệp còn có nghĩa là sự học (tốt nghiệp, tu nghiệp ) lại còn có nghĩa là tài sản (sản nghiệp, nghiệp chủ ) 6. Các yếu tố chỉ quan hệ thân thuộc và quan hệ xã hội - Phụ, cha (phụ mẫu, phụ hệ ) Phụ còn dùng để xưng hô đối với đàn ông thuộc lớp trên (phụ huynh, phụ lão, sư phụ. ) - Mẫu: mẹ (mẫu giáo, bảo mẫu ) Mẫu còn có nghĩa là cái chính, cái lớn (mẫu hạm, mẫu số ) - Huynh: anh (huynh đệ, huynh trưởng ) - Đệ: em trai hoặc người đàn ông ít tuổi hơn (hiền đệ ). Đệ còn dùng để xưng hô nam giới cùng lứa nhưng ít tuổi hơn ( đồ đệ, sư đệ ) - Phu: chồng (vọng phu, vũ phu ). Phu còn có nghĩa là người đàn ông ở tuổi thành niên (sĩ phu, nông phu ) - Thê: vợ (thê nhi, bầu đàn thê tử ) - Tử: con (quý tử, đệ tử ). Tử còn dùng làm yếu tố đứng sau để cấu tạo từ có nghĩa là thành phần, cái, con, người (phần tử, nguyên tử ) - Tôn: cháu (trưởng tôn, đích tôn ) - Hữu: bạn (chiến hữu, hữu nghị ) 43
  43. - Bằng: bạn (bằng hữu, thân bằng cố hữu ) - Vương, đế, hoàng, quân: vua (vương cung, đế đô, hoàng hậu, quân chủ ) - Bộc: đầy tớ (lão bộc, nô bộc ) 7. Các yếu tố chỉ thời gian - Niên: năm (niên khóa, tất niên, thâm niên ). Niên còn có nghĩa là tuổi (thanh niên, thiếu niên ) - Nguyệt: tháng (nguyệt phí, nguyệt báo ). Nguyệt còn là trăng (Nguyệt thực). - Nhật: ngày (nhật ký, sinh nhật ). Nhật còn là mặt trời (Nhật thực) - Tuần: thời gian gồm 10 ngày (tháng có ba tuần) (thượng tuần, trung tuần, hạ tuần ). Tuần còn có nghĩa là khoảng thời gian 10 năm (lục tuần - 60 tuổi, ngũ tuần - 50 tuổi ). Tuần còn có nghĩa là thời gian bảy ngày (tuần lễ ). Tuần lại còn có nghĩa thời kì (tuần trăng mật ). Dạ: đêm (dạ hương, dạ hội, dạ quang ). 8. Các yếu tố chỉ không gian. -Thượng: trên. Ví dụ: thượng lưu, thượng lệnh, sân thượng, phạm t hượng Thượng còn là tiếng để tôn xưng vua chúa. Ví dụ: hoàng thượng, chúa thượng Ngoài ra thượng còn có nghĩa là lên. Ví dụ: thượng lộ bình an - hạ: dưới. Ví dụ: hạ lưu, hạ tầng, thiên hạ Hạ còn có nghĩa xuống, đưa xuống. Ví dụ: hạ lệnh, hạ thấp, hạ giá - ngoại: ngoài, nước ngoài. Ví dụ: ngoại bang, ngoại khóa, ngoại xâm, đối ngoại Còn nghĩa là thuộc dòng mẹ. Ví dụ: bà ngoại - trung: giữa. Ví dụ: trung bộ, trung thu, trung gian, tập trung Trung còn có nghĩa là trong. Ví dụ: không trung. Ngoài ra trung (tính từ) có nghĩa là ở mức giữa, mức vừa. Ví dụ: trung học, trung đoàn - tả: bên trái. Ví dụ: tả ngạn, tả biên Tả còn có nghĩa về chính trị, tư tưởng có chủ trương tiến bộ. Ví dụ: phái tả, cánh tả Còn có nghĩa là có chủ trương quá khích. Ví dụ: quá tả - hữu: bên phải. Ví dụ: hữu ngạn Còn có nghĩa về tư tưởng chính trị có chủ trương bảo thủ, phản động. Ví dụ: phái hữu, hữu khuynh 44
  44. - tiền: phía trước. Ví dụ: tiền tuyến, tiền đạo, mặt tiền Tiền còn có nghĩa là trước về thời gian. ví dụ: tiền nhân, tiền bối - hậu: phía sau. Ví dụ: hậu vệ, hậu bị Hậu còn có nghĩa là sau về thời gian. Ví dụ: tối hậu thư, hậu sinh khả úy - biểu: bề ngoài, bên ngoài. Ví dụ: biểu bì Biểu còn có nghĩa là thể hiện ra bên ngoài. Ví dụ: biểu diễn, biểu đạt, biểu dương 9. Các yếu tố chỉ vật dụng - thư: sách. Ví dụ: thư viện, thư mục Thư còn có nghĩa là giấy truyền tin, tình cảm đến người khác. Ví dụ: viết thư Lại còn có nghĩa là giấy tờ. Ví dụ: chứng minh thư, văn thư - xa: xe. Ví dụ: xa lộ, chiến xa - kế: dụng cụ đo lường. Ví dụ: lực kế, phong kế Kế còn có nghĩa là tính toán, đo lường. Ví dụ: kế toán, thiết kế - cụ: đồ dùng. Ví dụ: dụng cụ, nhạc cụ, y cụ - phẩm : hàng hóa. Ví dụ: dược phẩm, tặng phẩm, hóa phẩm - đăng: đèn. Ví dụ: hải đăng, ảo đăng - cầm: đàn. Ví dụ: phong cầm, vĩ cầm - y: áo, quần áo nói chung. Ví dụ: y phục - hóa: hàng mua bán, trao đổi. Ví dụ: bách hóa, hàng hóa, ngoại hóa, hóa đơn - đường: nhà. Ví dụ: an dưỡng đường, giáo đường - xá: nhà. Ví dụ: bệnh xá, ký túc xá 10. Các yếu tố chỉ hoạt động, trạng thái - thực: ăn. Ví dụ: thực phẩm, thực quản, bội thực, tuyệt thực - thuyết: nói, giảng, giải cho người ta rõ, làm cho người ta theo. Ví dụ: thuyết phục, diễn thuyết - đàm: nói chuyện. Ví dụ: đàm luận, hội đàm - độc: đọc. Ví dụ: độc giả - tiếu: cười. Ví dụ: tiếu lâm - thính: nghe. Ví dụ: thính giác, dự thính 45
  45. - khán: xem. Ví dụ: khán giả, khán đài - kiến: nhìn thấy, xem. Ví dụ: chứng kiến, kiến tập Kiến còn có nghĩa là gặp. Ví dụ: tiếp kiến, yết kiến - thị: nhìn. Ví dụ: thị giác, thị lực, cận thị Thị còn có nghĩa là coi. Ví dụ: giám thị - quan: xem, nhìn. Ví dụ: quan sát, quan trắc, lạc quan - sát: xem xét. Ví dụ: trinh sát, kiểm sát - vọng: nhìn ra nơi xa. Ví dụ: kính viễn vọng, lầu vọng nguyệt Vọng còn có nghĩa là mong mỏi, trông mong. Ví dụ: khát vọng, hy vọng, ước vọng - xúc: chạm phải. Ví dụ: xúc giác, tiếp xúc - hỉ: mừng. Ví dụ: báo hỉ, hoan hỉ, song hỉ - nộ: tức giận. Ví dụ: phẫn nộ, thịnh nộ - ái: yêu, thương. Ví dụ: ái quốc, tình ái - ai: buồn thương. Ví dụ: bi ai, ai oán - lạc: vui. Ví dụ: lạc quan, hoan lạc - tri: biết. Ví dụ: tiên tri, vô tri - úy: sợ. Ví dụ: úy tử thám sinh, hậu sinh khả úy - tín: tin. Ví dụ: tín đồ, tín ngưỡng, tín nhiệm - vấn: hỏi. Ví dụ: vấn đáp, vấn tội, nghi vấn - ký: ghi. Ví dụ: ký hiệu, tốc ký Ký còn có nghĩa là nhớ. Ví dụ: ký ức - niệm: nhớ. Ví dụ: tưởng niệm, tâm niệm - giám: theo dõi kiểm tra, đôn đôc. Ví dụ: giám khảo, giám sát - tưởng: nghĩ. Ví dụ: ảo tưởng, suy tưởng Tưởng còn có nghĩa là nhớ. Ví dụ: hồi tưởng, tưởng nhớ - cáo: cho biêt. Ví dụ: báo cáo, quảng cáo, thông cáo - hiếu: ham. Ví dụ: hiếu học, hiếu thắng - tử: chết. Ví dụ: cảm tử, báo tử - sinh: sống. Ví dụ: sinh mạng, sinh vật - tồn: còn. Ví dụ: bảo tồn, tồn kho - vong: mất. Ví dụ: diệt vong, vong quốc - hữu: có. Ví dụ: hữu ích, hữu hiệu 46
  46. - vô: không có. Ví dụ: vô hạn, vô ích - phi: trái với, không phải. Ví dụ: phi pháp, phi đạo đức - trưởng: lớn lên. Ví dụ: trưởng thành, sinh trưởng - đắc: được. Ví dụ: đắc thắng, đắc kế, đắc ý, đắc đạo - thất: mất. Ví dụ: thất học, thất nghiệp, thất tình, thất thoát. - cư: ở. Ví dụ: cư trú, cư dân Cư còn có nghĩa là chỗ ở. Ví dụ: an cư lạc nghiệp, cổ cư - phi: bay. Ví dụ: phi đội, phi công Phi còn có nghĩa là nhanh như bay. Ví dụ: phi báo, song phi - tẩu: chạy. Ví dụ: bôn tẩu - xuất: ra. Ví dụ: xuất huyết, xuất trận Xuất còn có nghĩa đưa ra. Ví dụ: xuất quỹ, xuất trình - nhập: vào. Ví dụ: nhập học, thu nhập Nhập còn có nghĩa đưa vào. Ví dụ: nhập kho - lai: đến, lại. Ví dụ: lai vãng, tương lai - li: rời. Ví dụ: li biệt, chia ly - vãng: qua. Ví dụ: vãng lai Vãng còn có nghĩa là đã qua, về trước. Ví dụ: dĩ vãng - khứ: đi. Ví dụ: khứ hồi, quá khứ - hồi: trở lại. Ví dụ: hồi hương, thu hồi - ngộ: gặp. Ví dụ: ngộ nạn, hội ngộ - tòng: theo. Ví dụ: tòng quân, lực bất tòng tâm - tùng: theo. Ví dụ: tùy tùng, phụ tùng - giáo: dạy. Ví dụ: giáo viên, giáo dục Giáo còn có nghĩa là đạo. Ví dụ: giáo đường, Phật giáo - huấn: dạy bảo. Ví dụ: huấn luyện, di huấn, giáo huấn - canh: cày. Ví dụ: canh tác, thâm canh Canh còn có nghĩa là trồng trọt. Ví dụ: định canh, chuyên canh - ngư: đánh cá. Ví dụ: ngư dân, ngư cụ - mục: chăn súc vật. Ví dụ: mục dân, mục đồng - kiến: dựng, lập lên. Ví dụ: kiến quốc, kiến thiết, kiến trúc 47
  47. - thiết: tạo ra, xây dựng lên. Ví dụ: thiết lập, thiết kế - dưỡng: nuôi. Ví dụ: phụng dưỡng, dinh dưỡng - dục: dậy. Ví dụ: đức dục, trí dục - tác: làm, tạo ra. Ví dụ: tác giả, công tác - hành: làm. Ví dụ: thực hành, hành hung Hành còn có nghĩa là đi. Ví dụ: hành khách, diễu hành - chiến: đánh. Ví dụ: chiến đấu, thiện chiến, chiến thắng - đả: đánh. Ví dụ: đả đảo, ẩu đả - sát: giết. Ví dụ: sát hại, sát trùng, ám sát - kháng: chống lại. Ví dụ: kháng chiến, phản kháng - trở: ngăn cản. Ví dụ: trở lực, ngăn trở - khai: mở. Ví dụ: khai mạc, khai hội - bế: đóng. Ví dụ: bế mạc, khai hội - lưu: chảy. Ví dụ: lưu vực, lưu thông Lưu còn có nghĩa là thông suốt, trôi chảy. Ví dụ: lưu loát, lưu hành. - triển: mở rộng ra. Ví dụ: triển khai, tiến triển - khuếch: mở rộng, làm cho lớn lên, to ra. Ví dụ: khuếch đại, khuếch âm. - vệ: giữ Ví dụ: vệ quốc, hậu vệ - bảo: chăm sóc, giữ gìn. Ví dụ : bảo mật, bảo tồn Bảo còn có nghĩa là phụ trách, chịu trách nhiệm. Ví dụ: bảo đảm, bảo trợ - tham: dự vào, nhập vào. Ví dụ: tham dự, tham quan - trợ: giúp đỡ. Ví dụ: cứu trợ, trợ chiến 11. Các yếu tố chỉ tính chất. - đại: lớn. Ví dụ: đại lộ, đại thắng, quảng đại Đại còn có nghĩa là không tường tận, không thật chính xác. Ví dụ: đại khái, đại lược - tiểu: nhỏ. Ví dụ: tiểu đội, tiểu thương, nhược tiểu - thâm: sâu. Ví dụ: thâm nhập, thâm tâm, thâm thù - thiển: cạn, không sâu sắc. Ví dụ: thiển cận, thiển nghĩ - cận: gần. Ví dụ: cận thị, lân cận, tiếp cận - viễn: xa. Ví dụ: viễn thị, vĩnh viễn 48
  48. - cường: mạnh. Ví dụ: cường tráng, cường thịnh - nhược: yếu. Ví dụ: nhược điểm, suy nhược - nhu: mềm, mềm mỏng.Ví dụ: nhu nhược, nhu mì - cương: cứng. Ví dụ: cương quyết, cương trực - kiên: bền. Ví dụ: kiên cố, kiên gan, kiên tâm - bần: nghèo. Ví dụ: bần hàn, bần khổ, bần nông - phú: giàu. Ví dụ: phú ông, phú quý, phong phú - minh: sáng. Ví dụ: minh mẫn, hiền minh, thông minh Minh còn có nghĩa rõ ràng. Ví dụ: minh họa, thuyết minh - ám: tối. Ví dụ: hắc ám, mờ ám á còn có nghĩa là kín, không công khai. Ví dụ: ám chỉ, ám sát - u: vắng vẻ và thiếu ánh sáng. Ví dụ: u ám, u tối, âm u. U còn có nghĩa là sâu kín, không bộc lộ ra. Ví dụ: u uất, u buồn - đa: nhiều. Ví dụ: đa giác, đa mưu, đa số - thiểu: ít. Ví dụ: thiểu số, tối thiểu - chân: thật. Ví dụ: chân dung, chân lí, chân tình - thiện: tốt lành. Ví dụ: thiện cảm, lương thiện, thiện chí Thiện còn có nghĩa là giỏi, thành thạo. Ví dụ: thiện chiến, thiện xạ - lương: tốt lành. Ví dụ: lương tâm, bất lương - mĩ: đẹp. Ví dụ: mĩ quan, mĩ phẩm, mỹ nữ - trường: dài, lâu. Ví dụ: trường ca, trường kỳ - đoản: ngắn. Ví dụ: đoản kiếm, đoản mệnh - vi: rất nhỏ. Ví dụ: vi huyết quản, vi trùng, vi mô - vĩ: to lớn. Ví dụ: vĩ đại, vĩ nhân, hùng vĩ, vĩ mô - tối: rất, nhất. Ví dụ: tối đa, tối tân, tối hậu thư, tối ưu - trọng: nặng. Ví dụ: trọng lượng, trọng tải Trọng còn có nghĩa là ở mức độ rất cao, rất nặng. Ví dụ: trọng tội, trọng án - khinh: nhẹ. Ví dụ: khinh khí cầu, khinh binh - lão: già. Ví dụ: lão tướng, trường xuân, bất lão - ấu: bé, mới sinh. Ví dụ: ấu thơ, ấu trùng - thiếu: trẻ. Ví dụ: thiếu niên, thiếu thời. 49
  49. - nhiệt: nóng. Ví dụ: nhiệt đới, nhiệt huyết, nồng nhiệt - hàn: lạnh. Ví dụ: hàn đới, bần hàn, đại hàn - ôn: ấm. Ví dụ: ôn đới Ôn còn có nghĩa là điềm đạm. Ví dụ: ôn tồn - quảng: rộng. Ví dụ: quảng đại, quảng cáo, quảng giao - khoan: rộng rãi, không khắt khe. Ví dụ: khoan dung, khoan nhượng - viên: tròn. Ví dụ: viên trụ Viên còn có nghĩa là đầy đủ. Ví dụ: viên mãn, đoàn viên - mãn: đầy đủ. Ví dụ: mãn ý, thỏa mãn, bất mãn Mãn còn có nghĩa là đầy đủ, đã hết một việc gì đó. Ví dụ: mãn khóa, mãn tang - hảo: tốt. Ví dụ: hảo tâm, hảo hạng - hạnh: may mắn, sung sướng. Ví dụ: hạnh phúc, bất hạnh - tốc: nhanh. Ví dụ: tốc độ, tốc hành, tốc chiến - cựu: cũ. Ví dụ: cựu binh, thủ cựu, cựu tổng thống - tân: mới. Ví dụ: tân binh, tân thời, tối tân - cố: cũ, trước kia. Ví dụ: cố đô, cố tri Cố còn có nghĩa là đã qua đời. Ví dụ: cố bộ trưởng , quá cố - hòa: đều, vừa phải. Ví dụ: điều hòa, dung hòa, thuận hòa Hòa còn có nghĩa là không có chiến tranh, không xung đột, tranh chấp. Ví dụ: hòa bình, hòa hảo, bất hòa - bình: bằng phẳng. Ví dụ: bình nguyên, bình định Bình còn có nghĩa là ngang đều. Ví dụ: bình đẳng, bình hành Còn có nghĩa là thường, vừa phải. Ví dụ: bình thường, bình dân Lại còn có nghĩa là yên ổn. Ví dụ: hòa bình, bình yên CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CÂU HỎI Câu hỏi 1. Trình bày đặc trưng của từ Hán Việt. Cho thí dụ minh họa. Câu hỏi 2. Trình bày sự khác nhau giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt về màu sắc phong cách. BÀI TẬP Bài tập 1. Những từ gạch chân sau đây dùng đúng hay sai? Chữa lại những từ dùng sai 50
  50. 1. Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm về tính xác thực và hơp lí của các hành động tài chính như quản lí vốn, tài sản 2. Người nào lợi dụng chức vụ, uy quyền trong hoạt động giao thông đường bộ để gây phiền hà, hạch sách, nhận quà biếu thì tùy theo bản chất, mức độ vi phạm mà bị sử lí kỷ luật hoặc bị truy tố nhiệm vụ hình sự. 3. Chủ chương đổi mới của Nhà nước đã tạo ra những điều kiện thuận tiện cho các doanh nhân nước ngoài đưa tiền vào Việt Nam. Bài tập 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống 1. Công dân có tố cáo những hành chính của tổ chức, cá nhân và những của người có xử phạt hành chính với cơ quan nhà nước có Cho các từ sau: Quyền hành Phạm vi Trách nhiệm Quyền lợi Thẩm quyền Quyền Quyền hạn Vi phạm Quyết định 2. Người nào phát hiện đường bộ bị hư hỏng hoặc bị , hành lang an toàn bị phải kịp thời báo cho chính quyền địa phương, cơ quan đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để , trong trường hợp , có báo hiệu ngay cho người giao thông biết. Cho các từ sau: Giao thông Cấp thiết Lấn chiếm Công trình Cần thiết Điều khiển Xâm lấn Phương pháp Quản lí Xâm hại Biện pháp Giải quyết Điều khiển Xử lý Tham gia Điều khiển Cách Trình báo Bài tập 3. Những cặp từ sau đây có sự khác biệt về ý nghĩa không? 51
  51. Quan trọng / Nghiêm trọng Bảo đảm / Đảm bảo Trách nhiệm / Nhiệm vụ Thâm nhập / Xâm nhập Yếu điểm / Điểm yếu Thực hành / Thực thi Bàng quang / Bàng quan Phong thanh / Mong manh Mục đích / Mục tiêu Bàn hoàn / Bàng hoàng Kỹ năng / Kỹ xảo Kiểm sát / Kiểm soát Đơn phương / Đơn thương Tri thức / Trí thức Khả năng / Năng lực Bảo tồn / Bảo tàng Yến anh / Yến oanh Nhân thân / Thân nhân Giả thuyết / Giả thiết Khả thi / Khả dĩ Bài tập 4. 1. Trong những từ sau đây, "hành" có ý nghĩa gì? Hành vi Hành hung Hành động Hành pháp Hành khất Hành hình Hành lang Đồng hành 2. Trong những từ sau đây, "xử" có ý nghĩa gì? Phán xử Xử tử Xử lí Ứng xử Xử thế Cư xử Bài tập 5. Tìm những từ Hán Việt đồng nghĩa với những từ thuần Việt sau Ép buộc Cách làm Hằng ngày Trưng bày Xây dựng Giữ gìn Nói Sung sướng Đàn bà Tiền Sân bay Trẻ con Chữa Anh em Ngả nghiêng Bài tập 6. Những từ gạch chân sau đây dùng đúng hay sai? Chữa những từ dùng sai. 52
  52. 1. Các cách áp dụng để tổ chức lại danh nghiệp bao gồm: Sát nhập vào doanh nghiệp nhà nước khác; chia tách danh nghiệp nhà nước cho hợp pháp với chức trách, nhiệm vụ và phạm vi mới 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt cảnh cáo, thu tang chứng, đồ dùng được sử dụng để vi phạm hành chính. 3. Công ti tài chính là danh nghiệp thành viên hoạch toán độc lập của tổng công ti. 4. Danh nghiệp nhà nước phải mở rộng phạm vi kinh doanh theo khả năng của danh nghiệp và yêu cầu của thị trường. Bài tập 9. Những kết hợp từ sau đây có đúng không? Tại sao? Tái tạo lại Nghĩa cử đẹp Đại quy mô lớn Ngày sinh nhật Tối ưu nhất Chưa vị thành niên Hoàn thành xong Tất cả mọi người ai nấy đều vui vẻ. Cấm không được vi phạm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Tạm ngừng cắt điện từ để sửa chữa đường dây Tạm ngừng cấp điện 14h đến 16h để sửa chữa đường dây Bài tập 10. Cho đoạn văn sau Trong trường tiểu học, giáo viên là lực lượng giáo dục chính, giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục. Giáo viên tiểu học phải có tư cách, đạo đức gương mẫu, có năng lực thực hiện giáo dục toàn diện và có trình độ đào tạo sư phạm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Điều lệ Trường tiểu học) 53
  53. Trong đoạn văn trên, có thể thay từ ''lực lượng'' bằng từ ''đội n gũ'', từ ''chủ đạo'' bằng từ "chính'', từ ''năng lực'' bằng từ ''khả năng'', từ ''toàn diện'' bằng cụm từ ''mọi mặt'', từ ''trình độ'' bằng từ ''năng lực'' được không? Tại sao? Bài tập 11. Những từ gạch chân dưới đây dùng đúng hay sai? Chữa lạ i những từ dùng sai 1. Nhà thầu xây dựng chỉ được phép nhận thầu thi hành những công trình thực hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, phù hợp với năng lực của mình; thi hành đúng thiết kế được duyệt; ứng dụng đúng các tiêu chí kĩ thuật đã được quy địn h và chịu sự giám soát, kiểm soát thường xuyên về chất lượng công trình của chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan dám định Nhà nước theo phân cấp quản lí chất lượng công trình xây lắp. 2. Các dự án sản xuất kinh doanh của cá nhân, tổ chức kinh tế không thuộc doanh nghiệp Nhà nước, chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh doanh. Việc kinh doanh phải theo quy định của pháp luật. Nếu dự án có xây dựng, chủ đầu tư phải lập hồ sơ trình tổ chức có thẩm quyền để cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Quy chế này. Bài tập 12. Đánh dấu (x) vào những từ đúng nghe) phong phanh / (nghe) phong (bệnh) mạn tính / (bệnh) mãn tính thanh giám sát / giám soát sáng lạn / xán lạn danh nghiệp / doanh nghiệp đảo ngũ / đào ngũ hoạch toán / hạch toán nhậm chức / nhận chức quả phụ / góa phụ khẳng định / khảng định góa bụa / góa phụ trìu tượng / trừu tượng (Viện) kiểm soát /(Viện) kiểm sát tham quan / thăm quan liệt vị / việt vị khúc chiết / khúc triết tinh giản biên chế / tinh giảm biên chế sáp nhập / sát nhập tiệt chủng / tuyệt chủng môn đăng hộ đối / môn đăng hậu đối vu oan giáng họa / vu oan giá họa bầu đàn thê tử / bầu đoàn thê tử tiền tuyến / tuyền tuyến 54
  54. vũ phu / phũ phu Phản ảnh / Phản ánh Bài tập 13. Phân biệt nghĩa của các từ trong từng cặp sau: Chủ nghĩa xã hội / Xã hội chủ nghĩa Yếu điểm / Điểm yếu Đảm bảo / Bảo đảm Thân nhân / Nhân thân Vãng lai / Lai vãng Bàn hoàn / Bàng hoàng Ích lợi / Lợi ích Bàng quang / Bàng quan Thành danh / Thanh danh Hoa văn / Văn hoa Bài tập 14. Chữa lỗi sai về đặt câu, dùng từ Hán Việt trong phần văn bản hành chính sau: Nhà nước đầu tư, phát huy và thống nhất quản lí việc duy trì sức khỏe của quân dân, huy động và tổ chức mọi đội ngũ xây dựng và phát triển y học Việt Nam theo phương hướng dự bị, phối kết hợp chữa bệnh với phòng bệnh, phát triển và kết hợp y dược cổ đại với y học hiện đại, kết hợp y tế nhân dân với y tế nhà nước, thực thi bảo hiểm y tế, tạo mọi điều kiện để mọi người dân được chăm chút sức khỏe; nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe đồng bào miền núi và dân tộc tiểu số; cấm tổ chức và cá nhân chữa bệnh, sản xuất, buôn gian bán lậu thuốc chữa bệnh trái phép gây hao tổ cho sức khỏe của quân dân. Bài tập 15. Chọn từ thích hợp với từng nội dung sau: - Đứng ở giữa hai bên đối lập, không theo hoặc không phụ thuộc vào bên nào. - Ở giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền hai sự vật. - Đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già. - Tầng lớp giữa trong xã hội. a. Trung gian; b. Trung bình; c. Trung niên; d. Trung lập; e. Trung hòa; g. Trung tính; h. Trung lưu Bài tập 16. Từ các nhóm từ sau đây, rút ra ý nghĩa và sự khác biệt về ý nghĩa của các yếu tố trung và chung. - Cáo chung, lâm chung, chung thủy, chung khảo, chung kết, chung quy, chung thân. 55
  55. - Trung bình, trung lập, trung cổ, trung tuyến. - Trung thành, trung nghĩa, bất trung, trung kiên. Bài tập 17. Chữa lỗi sai về dùng từ trong những đoạn văn sau đây: 1. Lập hồ sơ đầy đủ để phục vụ kịp thời các yêu cầu của cấp ủy và các ban, ngành về khai thác tài liệu và nộp v ào kho lưu trữ cấp ủy đúng thời điểm quy định. 2. Người đánh máy, in phải bảo đảm bí mật, chuẩn xác nội dung văn bản và trình diễn đúng tiêu chí kĩ thuật (sạch, đẹp, cân đối, tiết kiệm ). 3. Ngoài các thành phần hình thức bắt buộc, tùy theo nội dung và tính chất từng văn bản cụ thể, người kí văn bản có thể tự quyết bổ xung các thành phần hình thức sau đây: ( ) Bài tập 18. Giải thích ý nghĩa của một số từ sau: Công chứng Miễn giảm Ngụy biện Chánh án Thừa hành Thi hành Công báo Công vụ Ban hành Chánh Văn phòng Yêu cầu Bãi bỏ Thường phạm Đề nghị Thực thi Nhậm chức Thường phạm Kiến nghị Công chứng Nhậm chức Đề xuất Chánh án Thường trú Trình tự Công báo Cứu cánh Căn cứ Chánh Văn phòng Thường vụ Bao biện Bài tập 19. Cho đoạn văn sau: "Những dự án nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và cho phép phân ra các dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) thì những dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) được lập báo cáo nghiên cứu khả thi như một dự án đầu tư độc lập, việc trình duyệt và quản lý dự án phải theo quy định của dự án nhóm A". (Quy chế quản lí đầu tư và xây dựng) Thay từ "tiền khả thi" bằng cụm từ "trước khi thực hiện", 56
  56. "tiểu dự án" bằng cụm từ "dự án nhỏ", "độc lập" bằng cụm từ "đứng một mình" “trình duyệt” bằng “ trình báo” có đúng không? Tại sao? Bài tập 20. Phân biệt nghĩa và cách sử dụng của các cặp từ đồng nghĩa sau đây: Nhược điểm / Điểm yếu Hạnh phúc / Sung sướng Siêu thị / Chợ Vĩ đại / To lớn Phúc đáp / Trả lời Không phận / Vùng trời Hy sinh / Chết Từ trần / Qua đời Sinh viên / Người học Căn cứ / Xét Văn bản / Giấy tờ Hoàn thành Xong 57