Khác biệt giới trong nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý về bạo hành trẻ em hiện nay
Bạn đang xem tài liệu "Khác biệt giới trong nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý về bạo hành trẻ em hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khac_biet_gioi_trong_nhan_thuc_cua_can_bo_lanh_dao_quan_ly_v.pdf
Nội dung text: Khác biệt giới trong nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý về bạo hành trẻ em hiện nay
- Xã hội học số 3 (123), 2013 KHÁC BIỆT GIỚI TRONG NHẬN THỨC CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM HIỆN NAY NGUYỄN THỊ THÙY LINH* LÃ MINH TUYẾN Ở Việt Nam, tình trạng bạo hành trẻ em khá nghiêm trọng, phức tạp, trở thành một vấn đề cấp thiết của xã hội. Theo báo cáo tình trạng trẻ em thế giới của Unicef năm 2009, hiện có khoảng 500 triệu trẻ em bị ảnh hưởng của bạo lực chiếm khoảng ¼ tổng số trẻ em trên thế giới. Đối với nước ta, tình trạng bạo lực trẻ em trong những năm gần đây diễn biến phức tạp. Trong hai năm 2008-2009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ (bình quân gần 3.000 vụ một năm), trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát hiện và xử lý, trong đó có một số vụ gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, người sử dụng lao động và những người có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em đối xử một cách bạo lực. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực trẻ em, trước hết phải kể đến nhận thức của gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ, hay nhiều thói quen, phong tục, tập quán có hại cho trẻ em chưa được các cấp, các ngành quan tâm đấu tranh loại bỏ như đánh con là việc “bình thường”. Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vì họ không muốn có sự “rắc rối” liên quan đến họ. Sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức; đa phần những trẻ em bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm, tự ti hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác. Câu hỏi đặt ra là: đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý hiện nay có nhận thức như thế nào về quyền trẻ em và vấn đề bạo hành trẻ em? Nguyên nhân của bạo hành trẻ em hiện nay là gì? Và một số giải pháp, khuyến nghị nhằm giảm hiện tượng bạo hành trẻ em hiện nay là gì? Bài viết sẽ góp phần trả lời những câu hỏi đã nêu1. 1. Nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý về Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay theo giới tính Nhắc tới Công ước quốc tế về quyền trẻ em, phần lớn các cán bộ lãnh đạo, quản lý là nam (92,8%) và nữ (97,9%) đều đã nghe tới Công ước này. Trong đó tỷ lệ cán bộ nam (13,8%) * TS, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. ThS, Học viện Chính trị-Hành chính khu vực I. 1 Những số liệu trong bài viết này do chính tác giả khảo sát với số mẫu là 200 cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các lớp cao cấp lý luận chính trị tập trung và không tập trung đang học tại trung tâm học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2013. Trong đó học viên 03 lớp tập trung là 120 học viên và 01 lớp không tập trung là 80 học viên. Với độ tuổi của các học viên thấp nhất là 29 tuổi và cao nhất là 55 tuổi, 43% học viên, 16% học viên có độ tuổi từ 29 đến 35 tuổi, 43% học viên có độ tuổi từ 36 đến 40 tuổi, 22% học viên có độ tuổi từ 40 đến 45 tuổi. Tỷ lệ nữ tham gia vào các lớp cao cấp của cả hai hệ này chiếm tỷ lệ 24%, trong khi đó tỷ lệ của nam giới là 76%. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
- Xã hội học số 3 (123), 2013 biết rất rõ về nội dung của Công ước thấp hơn so với cán bộ nữ (22,9%), ngược lại tỷ lệ cán bộ nam biết sơ qua/biết ít về Công ước quốc tế về quyền trẻ em là 77,6% trong khi đó tỷ lệ này với nữ là 72,9%. Tỷ lệ cán bộ nam không biết về nội dung của Công ước cao hơn tỷ lệ cán bộ nữ là 4,4%. Điều này cho thấy nhận thức của cán bộ nam và nữ có tỷ lệ khác nhau về Công ước quốc tế về quyền trẻ em song họ mới chỉ nghe và biết có Công ước quốc tế về quyền trẻ em chứ chưa thực sự biết rất rõ về nó. Nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý có sự khác nhau giữa cán bộ nam và cán bộ nữ về các nội dung của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, do vậy, khi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý biết nội dung Công ước quốc tế quyền trẻ em từ nguồn thông tin nào thì cũng có sự khác nhau giữa các cán bộ lãnh đạo, quản lý nam và nữ. 31,2% cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ biết từ nguồn đài truyền hình và báo thì cán bộ lãnh đạo, quản lý nam biết nội dung của Công ước từ nguồn này là 17,8% thấp hơn rất nhiều so với cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ. Tuy nhiên ở một số kênh thông tin như báo, đài truyền hình, báo và đài truyền thanh và một số kênh thông tin khác thì tỷ lệ nam cao hơn tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ. Số liệu ở Bảng 1 cho thấy cán bộ lãnh đạo, quản lý tìm hiểu về Công ước quốc tế về quyền trẻ em từ nhiều nguồn khác nhau, và tỷ lệ của cán bộ lãnh đạo, quản lý nam và nữ tìm hiểu từ các kênh thông tin là khác nhau. Kết quả này còn cho thấy rằng các cán bộ lãnh đạo, quản lý dù là nam hay nữ vẫn tự mình tìm hiểu thông tin qua các kênh truyền thông đại chúng là chủ yếu mà ít có thời gian tìm hiểu thông tin qua các lớp tập huấn hay các cán bộ dân số, gia đình và trẻ em. Bảng 1: Khác biệt giới trong nhận thức về nội dung Công ước quốc tế về quyền trẻ em từ những kênh thông tin Đơn vị: % Giới tính Kênh thông tin Nam Nữ Đài truyền hình 15,8 20,8 Báo 24,3 16,7 Tập huấn 2,6 2,1 Đài truyền thanh 7,2 4,2 Cán bộ dân số, gia đình và trẻ em 0,7 0,0 Đài truyền hình và báo 17,8 31,2 Đài truyền hình và tập huấn 1,3 2,1 Đài truyền hình và đài tiếng nói 1,3 6,2 Đài truyền hình và cán bộ dân số, gia đình và trẻ em 0,0 2,1 Báo và tập huấn 0,7 0,0 Báo và đài truyền thanh 1,3 4,2 Đài truyền hình, báo và tập huấn 3,3 0,0 Đài truyền hình, báo và đài truyền thanh 15,8 4,2 Đài truyền hình, báo và cán bộ dân số, gia đình và trẻ em 1,3 2,1 Đài truyền hình, báo, tập huấn và đài truyền thanh 2,0 4,2 Đài truyền hình, báo, đài truyền thanh và cán bộ dân số, gia đình & trẻ em 3,9 0,0 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
- Xã hội học số 3 (123), 2013 Giới tính Kênh thông tin Nam Nữ Đài truyền hình, báo, tập huấn và cán bộ dân số, gia đình và trẻ em 0,7 0,0 Chung 100,0 100,0 Với sự hiểu biết về Công ước quốc tế của cán bộ lãnh đạo, quản lý là khác nhau, do vậy quan niệm về quyền trẻ em của các cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng có những điểm khác nhau. Có sự chênh lệch về tỷ lệ của nam và nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý quan niệm về quyền trẻ em. Đối với quan niệm “quyền trẻ em là những gì các em được hưởng để có điều kiện phát triển toàn diện” thì cả nam và nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý có quan niệm tương đối như nhau chiếm tỷ lệ rất cao là trên 80%. Song với quan niệm “trẻ em là chủ thể của quyền và có những nghĩa vụ kèm theo” là có sự chênh lệch cao nhất về tỷ lệ nữ cao hơn nam là 20,8%; tỷ lệ chênh lệch cao thứ 2 của nữ so với nam là quan niệm “quyền trẻ em dựa trên mối quan hệ cơ bản giữa trẻ em - người được hưởng quyền và có quyền yêu cầu tất cả những người lớn trong bộ máy nhà nước, cộng đồng và gia đình có trách nhiệm pháp lý thực hiện các đòi hỏi của trẻ em” là 17,5%. Quan niệm “quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người” và “quyền trẻ em không phù hợp với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hiện nay” có chênh lệch tỷ lệ nam cao hơn nữ. Bảng 2: Khác biệt giới trong quan niệm về quyền trẻ em của cán bộ lãnh đạo, quản lý Đơn vị: % Giới tính Quan niệm về quyền trẻ em Nam Nữ 1. Quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người 67,8 60,4 2. Quyền trẻ em là những gì các em được hưởng để có điều kiện phát triển toàn diện 82,2 81,2 3. Trẻ em là chủ thể của quyền và có những nghĩa vụ kèm theo 25,0 45,8 4. Quyền trẻ em được dựa trên mối quan hệ cơ bản giữa trẻ em - người được hưởng 53,3 70,8 quyền và có quyền yêu cầu với tất cả những người lớn trong bộ máy nhà nước, cộng đồng và gia đình có trách nhiệm pháp lý thực hiện các đòi hỏi của trẻ em 5. Quyền trẻ em phù hợp với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hiện nay 63,2 70,8 6. Quyền trẻ em không phù hợp với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hiện nay 13,8 12,5 Kết quả ở Bảng 2 cho thấy cả nam và nữ đều có quan niệm về quyền trẻ em khá tốt. Song tỷ lệ nữ có nhiều quan niệm đúng cao hơn tỷ lệ của nam cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đây không phải là kết quả bất ngờ vì dù phụ nữ có làm lãnh đạo, quản lý thì họ vẫn luôn có trách nhiệm giữ và làm tròn chức năng của mình trong gia đình. Chính vì vậy mà họ có những hiểu biết về quyền trẻ em và có trách nhiệm bảo vệ, quan tâm tới việc thực hiện quyền trẻ em. Với quan niệm quyền trẻ em là những quyền gì thì cũng vẫn có sự khác nhau trong nhận thức của cán bộ nam và nữ. Nhìn chung, hầu hết cán bộ lãnh đạo, quản lý đều có nhận thức đúng về các quyền mà trẻ em được hưởng. Bảng 3: Khác biệt giới trong nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý về quyền trẻ em trong Công ước quốc tế quyền trẻ em Đơn vị: % Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
- Xã hội học số 3 (123), 2013 Giới tính Các quyền trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em Nam Nữ 1. Được sống và phát triển 53,3 70,8 2. Được có họ tên và quốc tịch 63,2 70,8 3. Được giữ gìn bản sắc 53,3 52,1 4. Được sống với cha mẹ 88,8 89,6 5. Được đoàn tụ gia đình 78,3 79,2 6. Được tự do biểu đạt 53,3 52,1 7. Được giáo dục 88,8 89,6 8. Được hưởng an toàn xã hội 78,3 79,2 9. Được bảo vệ đời tư 67,8 62,5 10. Được nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, sinh hoạt văn hóa 86,2 85,4 11. Được bảo vệ khỏi bị bóc lột kinh tế và các công việc nguy hiểm, độc hại 83,6 85,4 12. Được phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hoà nhập cộng đồng 70,4 72,9 13. Được tự do kết giao và hội họp hoà bình 44,7 41,7 14. Được chăm sóc sức khoẻ và hưởng các dịch vụ chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ 84,2 95,8 15. Được tiếp xúc thông tin nhiều nguồn 45,4 39,6 Trong tất cả các quyền mà trẻ em được hưởng tỷ lệ cao nhất mà nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý chọn là các quyền: “được chăm sóc sức khoẻ và hưởng các dịch vụ chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ” (95,8%); “được sống với cha mẹ” và “được giáo dục” (89,6%), “được nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, sinh hoạt văn hóa” và “được bảo vệ khỏi bị bóc lột kinh tế và các công việc nguy hiểm, độc hại” đều chiếm tỷ lệ 85,4%. Trong khi đó cán bộ lãnh đạo, quản lý là nam có tỷ lệ cao cho rằng quyền trẻ em là những quyền: “được sống với cha mẹ” và “được giáo dục” (chiếm tỷ lệ cao nhất là 88,8%); “được nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, sinh hoạt văn hóa” (86,2%); “được chăm sóc sức khoẻ và hưởng các dịch vụ chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ” (84,2%); “được bảo vệ khỏi bị bóc lột kinh tế và các công việc nguy hiểm, độc hại” (83,6%). Có 2 quyền mà cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nam và nữ chọn là “được tự do kết giao và hội họp hoà bình” và “được tiếp xúc thông tin nhiều nguồn” đều chiếm tỷ lệ thấp dưới 50%. Ít bậc cha mẹ cho rằng trẻ em có quyền được hưởng hai quyền này, ngược lại đây là quyền mà thường trẻ em bị xâm hại nhiều nhất. Các bậc cha mẹ cho rằng con cái mình sinh ra mình có quyền được biết và được kiểm soát bạn bè của con, cho con chơi với ai mới được chơi. Đó là sự áp đặt của cha mẹ lên con cái. Có người còn quan niệm rằng con mình đẻ ra mình muốn làm gì cũng được. Đây là quan niệm vi phạm quyền của trẻ em. Mặc dù, hiểu biết về Công ước quốc tế về quyền trẻ em của cán bộ lãnh đạo, quản lý có sự chênh lệch, có những quyền có những chênh lệch rất cao về tỷ lệ, nhưng với Quyền trẻ em trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em các cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức đúng và khá cao. Có sự chênh lệch giữa tỷ lệ nam và nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhưng không nhiều. Hầu hết người được hỏi đều hiểu biết rõ các quyền trẻ em theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
- Xã hội học số 3 (123), 2013 dục trẻ em ở Việt Nam (xem Bảng 4). Bảng 4: Khác biệt giới về quyền trẻ em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam Đơn vị: % Các quyền thuộc quyền trẻ em theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ Giới tính em ở Việt Nam Nam Nữ 1. Được khai sinh và có quốc tịch 92,1 95,8 2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng 96,7 93,8 3. Được sống chung với cha mẹ 89,5 87,5 4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự 92,1 95,8 5. Được chăm sóc sức khoẻ 96,7 93,8 6. Được học tập 89,5 87,5 7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch 92,1 95,8 8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội 96,7 93,8 9. Được có tài sản 89,5 87,5 10. Được phát triển năng khiếu 89,5 95,8 Như vậy, với sự hiểu biết về 10 quyền trẻ em được hưởng theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì cán bộ lãnh đạo, quản lý cho thấy họ nắm rất rõ các quyền trẻ em Việt Nam được hưởng. Chính sự hiểu biết rất rõ các quyền trẻ em được hưởng ở Việt Nam của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ giúp Đảng và Nhà nước trong công cuộc bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bị bạo hành một cách hiệu quả. 2. Khác biệt giới trong nhận thức về bạo hành trẻ em hiện nay của cán bộ lãnh đạo quản lý hiện nay Bạo hành trẻ em hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau, quan niệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng vậy họ cũng có cách hiểu khác nhau về bạo hành trẻ em. Bảng 5 dưới đây đưa ra 14 quan niệm về bạo hành trẻ em mà cán bộ lãnh đạo, quản lý đã có sự nhận thức khác nhau giữa cán bộ là nam và nữ. Phần lớn các cán bộ lãnh đạo, quản lý đều có nhận thức đúng thế nào là bạo hành trẻ em, song có sự khác biệt về tỷ lệ nhận thức với mỗi quan niệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý là nam và nữ. Với quan niệm “bạo hành trẻ em là hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em” thì cả nam và nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý đều cho rằng đó là bạo hành trẻ em, và chiếm tỷ lệ cao nhất trên 95%. Không có sự khác biệt đáng kể trong nhận thức của nam và nữ về quan niệm này. Quan niệm cho rằng “bạo hành trẻ em là đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em” chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tất cả các quan niệm về bạo hành trẻ em, trong đó tỷ lệ của nam là 43,5% và nữ là 41,5%. Sự chênh lệch giữa nữ cao hơn nam 10,8% với quan niệm “bạo hành trẻ em là lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động”. Một số quan niệm khác như: “dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
- Xã hội học số 3 (123), 2013 kéo trẻ em đánh bạc”; “xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác”; “lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi” thì tỷ lệ nam cao hơn tỷ lệ nữ. Bảng 5: Khác biệt giới trong quan niệm về bạo hành đối với trẻ em Đơn vị:% Giới tính Quan niệm về bạo hành trẻ em của cán bộ lãnh đạo, quản lý Nam Nữ 1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em 65,8 66,7 2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi 65,8 66,7 3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép 74,3 64,6 chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc 4. Bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ 57,2 70,8 5. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại 82,2 85,4 tình dục trẻ em 6. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo 69,1 70,8 lực, đồi trụy 7. Làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; 50,0 50,0 sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em 8. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em 96,1 97,9 9. Lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi 65,8 58,3 10. Xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân 55,3 45,8 thể, nhân phẩm, danh dự của người khác 11. Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm 80,9 91,7 hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động 12. Cản trở việc học tập của trẻ em 60,5 54,2 13. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc 77,6 83,3 dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật 14. Đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí 43,5 41,5 của trẻ em. Những quan niệm về bạo hành trẻ em được cán bộ nhận thức đúng và chiếm tỷ lệ khá cao, song vẫn có sự khác biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên, nhận thức về hành vi nào của cha mẹ được coi là bạo hành trẻ lại không cao. Quan niệm cho rằng “đòi hỏi con thực hiện những việc quá sức” là hành vi bạo hành với con cái của cha mẹ chiếm tỷ lệ đồng ý cao nhất của nam (88,8%) và nữ (87,5%). Tiếp theo với hành vi “xem con như gánh nặng, của nợ” thì nhận thức của nam là 77,6% và của nữ là 81,2%. Đây là tỷ lệ khá cao khi cả cán bộ nam và nữ đều cho rằng đó là hành vi bạo hành trẻ em. Song với hành vi “ít quan tâm tới con cái” thì tỷ lệ nam cán bộ lãnh đạo quản lý cho đó là hành vi bạo hành thấp hơn của nữ là 15,7%. Tỷ lệ chênh lệch Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
- Xã hội học số 3 (123), 2013 nam cao hơn nữ ở những hành vi: “phủ nhận các vấn đề của con hoặc quy trách nhiệm cho trẻ” là 13%; “đánh, mắng con” là 13%; “yêu cầu giáo viên kỷ luật nặng với con” là 3,8%; Bảng 6: Khác biệt giới trong nhận thức về hành vi của cha mẹ được coi là bạo hành trẻ em Đơn vị:% Giới tính Hành vi nào được coi là bạo hành trẻ em Nam Nữ 1. Ít quan tâm tới con cái 32,2 47,9 2. Phủ nhận các vấn đề của con hoặc quy trách nhiệm cho trẻ 52,6 39,6 3. Yêu cầu giáo viên kỷ luật nặng với con 68,4 64,6 4. Xem con như gánh nặng, của nợ 77,6 81,2 5. Đòi hỏi con thực hiện những việc quá sức 88,8 87,5 6. Đánh, mắng con 52,6 39,6 Kết quả này cho thấy nam và nữ rất khác nhau trong nhận thức về hành vi bạo hành với trẻ em. Trong khi đó bạo hành trẻ em theo khái niệm đưa ra trong bài viết này là bất kỳ hình thức nào làm tổn hại tới thể chất và tinh thần của trẻ đều là hành vi bạo hành trẻ em. Do vậy các hành vi này đều là hành vi bạo hành đối với trẻ em. Nhiều hành vi bạo hành với trẻ em lại chiếm tỷ lệ được nhận thức không cao trong khi đó nhận thức chung về thế nào là bạo hành thì lại khá tốt. Từ kết quả trên đặt ra câu hỏi nguyên nhân dẫn tới bạo hành trẻ em hiện nay như thế nào? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành trẻ em hiện nay, như bắt nguồn từ kinh tế, xã hội, văn hóa, thói quen , đồng thời biểu hiện sự thiếu vắng của việc thực thi luật pháp. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đi sâu phân tích một số nguyên nhân cụ thể mà hầu hết khi được hỏi các cán bộ lãnh đạo, quản lý đều cho rằng xuất phát từ ba nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất, là do yếu tố về văn hóa, phong tục tập quán ở Việt Nam. Văn hóa Việt Nam trong giáo dục con cái từ trước tới nay có ảnh hưởng nhiều từ Nho giáo, do vậy hầu hết cha mẹ áp đặt ý muốn của mình lên con cái. Trước đây, tất cả mọi việc đều theo ý sắp đặt của cha mẹ. Qua quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa thì hiện nay tư tưởng này đã có nhiều thay đổi, đã bắt đầu có sự trao đổi với con cái và quyết định theo ý của con cái. Song cách dạy con vẫn chưa có sự thay đổi nhiều. Ngày này cha mẹ dạy con vẫn theo quan niệm “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, với quan niệm này các nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý chiếm tỷ lệ 70,4%, cao hơn của nam giới là 1,6%. Các cán bộ cho rằng nguyên nhân do quan niệm cha mẹ sinh ra thì có quyền đánh, mắng con chiếm tỷ lệ trên 80% với cả hai giới. Nguyên nhân do yếu tố cha mẹ cho rằng mình có quyền làm gì con cũng được vì mình sinh ra chúng thì cán bộ nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới là 13,4%. Nguyên nhân dẫn tới bạo hành nữa là do quan niệm con cái không có quyền tham gia và phát biểu ý kiến trong gia đình thì tỷ lệ của nữ cán bộ là 56,2% còn của nam là 53,9%. Như vậy với nguyên nhân dẫn đến bạo hành do yếu tố văn hóa được các cán bộ lãnh đạo, quản lý đánh giá khá cao. Thứ hai, nguyên nhân do nhóm yếu tố về pháp luật. Luật pháp là cơ sở pháp lý để buộc con người ta làm theo, thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. Bạo hành trẻ em cũng đã có quy định theo luật. Các hình phạt bạo hành trẻ em theo luật còn thấp, mới chỉ mang tính Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
- Xã hội học số 3 (123), 2013 răn đe. Do vậy yếu tố luật pháp chưa nghiêm có thể là nhóm nguyên nhân khiến bạo hành trẻ em hiện nay còn phổ biến. Trong nhận thức của nam và nữ cán bộ có sự khác nhau về các yếu tố dẫn tới bạo hành trẻ em hiện nay. Trong nhóm yếu tố về pháp luật, tỷ lệ nam cao hơn tỷ lệ nữ ở các yếu tố: do pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe những người có hành vi bạo lực của nam là 76,3% và nữ là 75,0%; “Chưa có quy định cụ thể trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ em” với nam là 53,3% và nữ là 52,1%. Tuy nhiên với yếu tố “do pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống: chưa có quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng” thì tỷ lệ nam thấp hơn nữ khá nhiều là 14,1% và nguyên nhân “do việc thực hiện các văn bản pháp pháp Luật về phòng chống bạo hành trẻ em chưa thực sự nghiêm túc” của nữ cao hơn của nam là 6,6%. Kết quả này cho thấy pháp luật đã đưa ra nhưng khi thực thi còn kém hiệu quả và chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe những người có hành vi bạo lực. Vấn đề này đặt ra cho pháp luật Việt Nam cần phải có những sửa đổi và người trực tiếp đưa ra vấn đề cần phải sửa đổi là chính đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Bảng 7: Khác biệt giới về nguyên nhân do nhóm yếu tố về pháp luật Đơn vị:% Giới tính Nguyên nhân do nhóm yếu tố về pháp luật Nam Nữ 1. Do pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe những người có hành vi bạo lực 76,3 75,0 2. Do pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống: chưa có quy định cụ thể 67,1 81,2 về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng 3. Chưa có quy định đặc biệt trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ em 53,3 52,1 4. Do việc thực hiện các văn bản pháp pháp Luật về phòng chống bạo hành trẻ em 80,9 87,5 chưa thực sự nghiêm túc Thứ ba, do nhóm yếu tố xã hội. Xã hội đã dùng nhiều cách để lên tiếng bảo vệ trẻ em như: dư luận xã hội, tin đồn, . Song hiệu quả của những hình thức đó chỉ mang lại làn sóng phản đối sau khi có những phóng sự, khi có những bài viết, và sau đó dư luận cũng bị lùi xa nếu không tiếp tục theo đuổi những sự kiện này. Đó cũng là một trong những nhân tố làm cho bạo hành trẻ em vẫn còn tồn tại và diễn ra ngày càng nhiều hơn như hiện nay. Bảng 8: Khác biệt giới trong nguyên nhân do nhóm yếu tố về xã hội Đơn vị: % Giới tính Nguyên nhân do nhóm yếu tố về xã hội Nam Nữ 1. Do tiếng nói bảo vệ trẻ em chưa đủ mạnh 72,4 70,8 2. Cách xử lý của chính quyền về bạo hành trẻ em còn yếu. 85,5 93,8 3. Do thái độ thờ ơ, vô cảm của cộng đồng 78,9 62,5 Nguyên nhân của bạo hành trẻ em do nhóm yếu tố về xã hội các cán bộ đều lựa chọn với tỷ lệ khá cao. Cụ thể là các cán bộ lãnh đạo, quản lý cho rằng “do tiếng nói bảo vệ trẻ em chưa đủ mạnh” khiến vẫn còn tồn tại nạn bạo hành trẻ em của cán bộ nam cao hơn cán bộ nữ là 1,6%. Với “cách xử lý của chính quyền về bạo hành trẻ em còn yếu” chiếm tỷ lệ cao nhất của cả nam (85,5%) Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
- Xã hội học số 3 (123), 2013 và nữ (93,8%). Nguyên nhân “do thái độ thờ ơ, vô cảm của cộng đồng” có sự chênh lệch khá cao giữa nam và nữ, tỷ lệ nam cao hơn nữ là 16,4%. Với cả ba nhóm nguyên nhân trên đã chỉ ra khác biệt trong nhận thức của nam và nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý, qua đó chỉ ra những mặt hạn chế của các chính sách, luật pháp của Việt Nam về bảo vệ trẻ em bị bạo hành. 3. Một số giải pháp và khuyến nghị Để từng bước hạn chế tình trạng bạo lực trẻ em cần tập trung vào một số giải pháp sau: - Nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm và năng lực của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc chủ động phòng ngừa có hiệu quả các hành vi bạo lực, xâm hại đối với trẻ em. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vệ bảo vệ trẻ em của Việt Nam trong đó chú trọng tới chính sách bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại như: tăng hình phạt đối với người bạo hành trẻ em, có quy định trong trường hợp nhạn tố giác từ trẻ em, coi trẻ em là nhân chứng, xây dựng và ban hành Luật Internet, thực thi các điều khoản của Luật nghiêm túc. - Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Nhà trường trong việc quản lý giáo dục trẻ em, cần phải thực hiện tốt công tác tư vấn, tham vấn học đường và phát huy vai trò của công tác Đoàn, Đội. Môi trường gia đình có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách, do đó cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo. Chính quyền địa phương phải quan tâm, chăm lo cho trẻ em. Cộng đồng không vô cảm trước những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực. Khuyến nghị Đối với gia đình: Trong gia đình đặc biệt là cha mẹ - những người quyết định trực tiếp đến sự trưởng thành và nên người của các em. Cha mẹ cần quan tâm đúng mức đến nguyện vọng tâm tư, tình cảm của con trong từng giai đoạn trưởng thành, và thực hiện các quyền cho trẻ em, cha mẹ cần được tìm hiểu và thực hiện các quyền của trẻ em và chính trẻ em trong gia đình cũng cần phải biết mình có quyền gì và yêu cầu cha mẹ phải thực hiện. Đối với nhà trường: Bên cạnh công tác truyền đạt kiến thức học tập cho học sinh, nhà trường cần lồng ghép các kỹ năng sống vào từng môn học, thành lập tổ tư vấn về tâm sinh lí của học sinh. Tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường một cách rộng rãi tới học sinh cũng như phụ huynh học sinh nhằm nâng cao hiểu biết của phụ huynh về đặc điểm lứa tuổi của con em mình. Đối với xã hội: Nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề bạo hành trẻ em, khuyến khích người dân kịp thời phát hiện, tố cáo các hành vi vi phạm đến quyền và lợi ích của trẻ em. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị có liên quan trong việc giải quyết, khắc phục hậu quả của tình trạng bạo hành gây ra đối với trẻ. Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan, trong đó chú trọng những quy định về chính sách bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhóm trẻ yếu thế, trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Bên cạnh đó, cần có thêm nhiều biện pháp chế tài nghiêm và đủ mạnh để răn đe, giáo dục những đối tượng có hành vi vi phạm. Tài liệu trích dẫn Quốc Hội 2004. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (Sửa đổi, bổ sung 2004). Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
- Xã hội học số 3 (123), 2013 George A. Theodorson and Achilles G. Theodorson. 1969. A Modern Dictionary of Sociology. New York: Thomas Y. Crowell Company. George A. Theodorson and Achilles G. Theodorson. A Modern Dictionary of Sociology. New York: Thomas Y. Crowell Company tr. 56. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn