Khóa luận Dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu và các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam

pdf 110 trang hapham 950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu và các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_dich_vu_giam_dinh_hang_hoa_xuat_nhap_khau_va_cac_g.pdf

Nội dung text: Khóa luận Dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu và các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Như Tiến Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tuyết Thanh Lớp : A3 - K37 HÀ NỘI - 2002
  2. Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ 3 I. Sơ lược về dịch vụ giám định hàng hoá 3 1. Giám định hàng hoá là một nhu cầu khách quan trong Thương mại quốc tế3 2. Dịch vụ giám định và tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định 4 2.1. Dịch vụ giám định 4 2.1.1. Khái niệm 4 2.1.2. Lợi ích của dịch vụ giám định hàng hoá 5 2.2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá 8 2.2.1. Khái niệm 8 2.2.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu 9 2.2.3. Phân biệt tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định với KCS và cơ quan kiểm tra chất lượng của Nhà nước 10 II. Các loại hình giám định và thị trường giám định ở Việt Nam 11 1. Các loại hình giám định ở Việt nam hiện nay 11 1.1. Căn cứ vào nội dung và đối tượng giám định 11 1.1.1. Giám định hàng hoá 11 1.1.2. Giám định phi hàng hoá 11 1.2. Căn cứ vào tính chất, mục đích và cơ quan tiến hành giám định 12 1.2.1. Giám định thương mại 12 1.2.2. Giám định chất lượng bắt buộc đối với một số hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước quy định phải kiểm tra 12 1.2.3. Giám định hàng hoá phục vụ việc tính thuế và làm thủ tục thông quan theo yêu cầu của Hải quan 13 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
  3. Khoá luận tốt nghiệp 1.2.4. Giám định kiểm tra chất lượng hàng hoá chuyên ngành 13 1.2.5. Giám định máy móc thiết bị, công trình đầu tư theo qui định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 13 1.3. Căn cứ vào thời gian và địa điểm giám định 13 2. Thị trường giám định ở Việt Nam hiện nay 14 2.1. Các tổ chức giám định ở Việt Nam hiện nay 14 2.2. Thị trường giám định ở Việt Nam hiện nay 16 III. Quản lý Nhà nước về hoạt động dịch vụ giám định hàng hoá 22 CHƯƠNG II: NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XNK 23 I. Nghiệp vụ giám định hàng hoá xnk 23 1. Quy trình giám định tổng quát 23 1.1. Thủ tục, bộ hồ sơ yêu cầu giám định và nghĩa vụ của khách hàng 23 1.1.1. Đối với người xuất khẩu 23 1.1.2. Đối với người nhập khẩu 24 1.2. Các bước hoàn thành vụ giám định đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định 26 2. Các phương pháp giám định hàng hoá XNK cơ bản 30 2.1. Phương pháp giám định quy cách phẩm chất 30 2.1.1. Định nghĩa 30 2.1.2. Trình tự tiến hành 30 2.2. Phương pháp giám định số lượng chi tiết 32 2.2.1. Định nghĩa 32 2.2.2. Trình tự tiến hành 32 2.3. Phương pháp giám định khối lượng thương mại 34 2.3.1. Định nghĩa 34 2.3.2. Trình tự tiến hành 35 2.4. Phương pháp giám định khối lượng theo mớn nước 39 2.4.1. Khái niệm 39 2.4.2. Trình tự tiến hành 39 2.5. Phương pháp giám định hàng tổn thất 44 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
  4. Khoá luận tốt nghiệp 2.5.1. Khái niệm 44 2.5.2. Xác định mức độ hàng tổn thất 44 2.5.3. Xác định nguyên nhân hàng bị tổn thất 46 2.5.4. Phương pháp giám định hàng tổn thất: 49 II. Những vấn đề cần quan tâm trong nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu 52 1. Hợp đồng giám định hàng hoá 52 1.1. Hợp đồng giám định dưới dạng “giấy yêu cầu giám định” 52 1.2.Hợp đồng giám định dưới dạng “hợp đồng bao” 52 1.3. Hợp đồng giám định nguyên tắc 53 2. Phí giám định 53 3. Chứng thư giám định 54 3.1. Khái niệm 54 3.2. Ý nghĩa của chứng thư giám định 54 3.2.1. Là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ thanh toán 55 3.2.2. Là chứng từ cần thiết trong bộ chứng từ gửi kèm hàng hoá 55 3.2.3. Là chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ khiếu nại 56 3.2.4. Là chứng từ phục vụ cho các yêu cầu quản lý Nhà nước 56 3.3. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định 56 3.3.1. Đối với lô hàng 56 3.3.2. Đối với người yêu cầu giám định 57 3.3.3. Đối với tổ chức giám định 57 3.3.4. Đối với các đối tượng khác 59 4. Phản bác chứng thư giám định 59 III. Các tranh chấp thường gặp trong quá trình giám định 61 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM 67 I. Đánh giá hoạt động dịch vụ giám định 67 1. Những thuận lợi: 67 1.1. Yếu tố khách quan 67 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
  5. Khoá luận tốt nghiệp 1.2. Yếu tố chủ quan 68 2. Khó khăn, tồn tại 70 2.1. Khách quan 70 2.2. Chủ quan 72 II. Xu hướng về thị trường và dịch vụ giám định hiện nay 76 III. Các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định ở Việt Nam hiện nay 79 1. Giải pháp từ phía Nhà Nước 79 1.1. Tránh trồng chéo, mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật 79 1.2. Có biện pháp quán lí chặt chẽ các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định 83 1.3. Nâng cao giá trị pháp lí của chứng thư giám định 84 2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định 88 2.1. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực 88 2.2. Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật 88 2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ giám định 88 2.4. Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thị trường, khai thác giám định 89 2.4.1. Production (Chính sách sản phẩm) 89 2.4.2. Price (Chính sách giá cả) 90 2.4.3. Chính sách khách hàng 91 2.4.4. Promotion (Chính sách cổ động hỗ trợ kinh doanh) 92 2.5. Có biện pháp xử lí kịp thời các sai phạm trong giám định 92 2.6. Duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lí Nhà nước 93 3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu 93 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
  6. Khoá luận tốt nghiệp Danh mục các từ viết tắt Công ty TNHH : Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ KHCNMT : Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Bộ LĐTBXH : Bộ Lao động Thương binh và Xã hội XNK : Xuất nhập khẩu XK : Xuất khẩu NK : Nhập khẩu TTTTQTVN : Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam XHCN : Xã hội chủ nghĩa CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South East Asia Nations) AFTA : Khu vực mậu dịch tự do Asean (Asean Free Trade Area) EU : Liên minh Châu Âu (European Union) H/Đ : Hợp đồng L/C : Thư tín dụng (Letter of Credit) D/A : Phương thức thanh toán thờ thu chấp nhận chứng từ (Documetary against acceptance) TTR : Tỷ giá điện hối (Telegraphic Transfer Rate) P/L : Phiếu đóng gói chi tiết (Packing list) B/L : Vận đơn (Bill of lading) AWB : Vận đơn đường không (Airway Bill) Invoice : Hoá đơn thương mại COR : Biên bản hàng tổn thất, đổ vỡ (Cargo outturn report) ROROC : Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo) Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
  7. Khoá luận tốt nghiệp Survey Record : Biên bản giám định Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
  8. Khoá luận tốt nghiệp Lời nói đầu Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, ngày nay hàng hoá, dịch vụ của mỗi nước đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia của mình, hội nhập vào dòng chảy quốc tế. Thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của thị trường địa phương, thị trường dân tộc. Quá trình trao đổi hàng hoá dịch vụ của mỗi quốc gia đã góp phần mở rộng thị trường thế giới và tăng nhanh các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình này, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò to lớn đối với nền kinh tế nước ta nói riêng và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần tạo ra cơ sở, nền tảng vững chắc để chúng ta phát huy nội lực quốc gia, tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hoá luôn có nguy cơ phải chịu những rủi ro, tổn thất, hỏng, vỡ, Do đó để giải quyết tranh chấp và có chứng cứ khách quan phân định trách nhiệm đối với các bên tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng mua bán Ngoại thương, đồng thời để giải quyết nhiều vấn đề khác liên quan trong thanh toán, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá người ta thường chỉ định trong hợp đồng hoặc trực tiếp yêu cầu một tổ chức giám định chuyên nghiệp, hợp pháp, hoạt động độc lập, trung lập, có đủ năng lực về kĩ thuật và nghiệp vụ thay họ đứng ra làm bên trung gian chứng kiến và tiến hành xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, phương tiện để các bên có căn cứ thực hiện, thanh toán và phân chia trách nhiệm của mình. Với vai trò và ý nghĩa như vậy, hoạt động giám định hàng hoá xuất nhập khẩu là một loại dịch vụ gắn liền và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, theo đà phát triển của hoạt động Ngoại thương, yêu cầu về giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng thì cùng với sự xuất hiện của một số công ty giám định nước ngoài và rất nhiều các công ty giám định trong nước, thị trường giám định ngày càng phức tạp, lộn xộn và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi đó, các văn bản pháp luật về lĩnh vức Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 1
  9. Khoá luận tốt nghiệp này còn quá ít, việc quản lý các công ty giám định cũng như các quy định về tiêu chuẩn giám định viên còn sơ sài, còn nhiều người chưa hiểu và chưa biết về loại hình dịch vụ giám định, chưa có một trường Đại học, Cao đẳng hay Dạy nghề nào trong cả nước đào tạo nghề này. Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò quan trọng của dịch vụ giám định cũng như các vấn đề còn tồn tại xung quanh loại hình dịch vụ này mà em đã chọn đề tài “Dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu và các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Kết cấu Khoá luận gồm ba chương: Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo, PGS, TS. Nguyễn Như Tiến, Khoa Kinh tế Ngoại thương, Trường Đại học Ngoại thương đã tận tình chỉ bảo em rất nhiều để em có thể hoàn thành khoá luận này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các bác lãnh đạo, các cô chú cán bộ công nhân viên Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam- Vinacontrol, Chi nhánh Vinacontrol Hà Nội, Chi nhánh Vinacontrol Hải Phòng, Công ty giám định Đại Việt, Văn phòng đại diện công ty giám định SGS, Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá luận này. Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 2
  10. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ I. SƠ LƯỢC VỀ DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ 1. GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ LÀ MỘT NHU CẦU KHÁCH QUAN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: Trong Thương mại quốc tế, việc thực hiện một hợp đồng mua bán Ngoại thương thường trải qua nhiều giai đoạn với nhiều chủ sở hữu khác nhau: Từ người sản xuất đến người xuất khẩu, người vận chuyển, người giao nhận, xếp dỡ, rồi đến tay người nhập khẩu, bảo quản, phân phối, và cuối cùng là người tiêu dùng. Quá trình này lại diễn ra vào những thời gian, những lãnh thổ khác nhau, người mua, người bán, người vận tải, người bảo hiểm và những người có quyền lợi liên quan đến hàng hoá không thể trực tiếp và có đầy đủ điều kiện, phương tiện để tiến hành việc kiểm tra hàng hoá theo yêu cầu như đã kí kết trong hợp đồng. Đồng thời trong quá trình này, hàng hoá luôn có nguy cơ phải chịu những rủi ro, tổn thất, hỏng, vỡ, Khi có những sự cố nói trên xảy ra, những người tham gia thực hiện hợp đồng mua bán Ngoại thương cũng như các bên có liên quan đều tìm những chứng cứ chứng minh mình đã thực hiện đúng nghĩa vụ và được miễn trách. Mặt khác, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình này thường được xác định bằng một hợp đồng như hợp đồng mua bán Ngoại thương, hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng xếp dỡ, Theo thông lệ quốc tế, Công ước về vận tải, giao nhận, bảo hiểm mỗi bên tham gia vào quá trình lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu đều tìm cách chứng minh mình đã thực hiện đúng nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng nhằm miễn trách cho mình về các tranh chấp phát sinh nếu có. Như vậy để chứng minh hàng hoá được giao đúng với các điều kiện đã được thoả thuận, để giải quyết tranh chấp và có chứng cứ khách quan để phân định trách nhiệm đối với các bên tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 3
  11. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá mua bán Ngoại thương khi hàng hoá bị sai hỏng, thiếu mất, Đồng thời để giải quyết nhiều vấn đề khác liên quan trong thanh toán, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá người ta thường chỉ định trong hợp đồng hoặc trực tiếp yêu cầu một tổ chức thứ ba chuyên nghiệp, hợp pháp, hoạt động độc lập, trung lập, có đủ năng lực về kĩ thuật và nghiệp vụ thay họ đứng ra làm bên trung gian chứng kiến và tiến hành xác định tình trạng, số khối lượng, phẩm chất thực tế của hàng hoá, phương tiện để các bên có căn cứ thực hiện, thanh toán và phân chia trách nhiệm của mình. Tổ chức thứ ba trung lập, độc lập, chuyên nghiệp này chính là các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định được hình thành ở các quốc gia trên thế giới. Việc hình thành các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định là một sự phân công lao động xã hội tất yếu và hợp lí nhằm giúp cho các nhà doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực trong việc thực hiện một hợp đồng xuất nhập khẩu. Các tổ chức chuyên về giám định sẽ có đầy đủ các điều kiện và phương tiện để tiến hành việc kiểm tra hàng hoá một cách tốt hơn (họ có dụng cụ, trang thiết bị thí nghiệm và thử nghiệm, có đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm kiểm tra hàng hoá, phương tiện ) Với vai trò và ý nghĩa như vậy, hoạt động giám định hàng hoá xuất nhập khẩu là một loại dịch vụ gắn liền và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Dịch vụ này đã xuất hiện hàng trăm năm nay trên thế giới và trở thành một tập quán thương mại được thừa nhận rộng rãi, một hoạt động không thể thiếu trong thuơng mại. 2. DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH 2.1. Dịch vụ giám định 2.1.1. Khái niệm Trong đời sống kinh tế-xã hội, giám định là một nhu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với sự phát triển và hoà nhập vào khu vực của nền kinh tế-xã hội Việt Nam. Trong lĩnh vực Ngoại thương, dịch vụ giám định giữ vai trò Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 4
  12. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá đặc biệt quan trọng. Các thương nhân mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu luôn luôn sử dụng dịch vụ giám định để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong quá trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Luật pháp tất cả các nước đều có các qui định về lĩnh vực dịch vụ này. Trong Luật của Việt Nam, theo Điều 172–Luật Thương mại Việt Nam 1997 qui định: Giám định hàng hoá là hành vi thương mại do một tổ chức giám định độc lập thực hiện để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Còn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lại có khái niệm cụ thể hơn: Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu là một hoạt động dịch vụ do một cơ quan giám định độc lập, trung lập thực hiện thông qua việc sử dụng các phương pháp khoa học kĩ thuật và nghiệp vụ giám định để xác định và cung cấp các chứng cứ về thực trạng hàng hoá, phương tiện cũng như các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các tổ chức, cá nhân khác. 2.1.2. Lợi ích của dịch vụ giám định hàng hoá Giám định hàng hoá không chỉ làm thuận lợi hoá hoạt động thương mại mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động quản lí Nhà nước đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. . Lợi ích chủ yếu của dịch vụ giám định hàng hoá trong Thương mại Trước hết giám định hàng hoá làm tăng thêm trách nhiệm của các bên có liên quan trong quá trình thực hiện các Hợp đồng mua bán, từ đó ngăn ngừa các rủi ro, tổn thất và những nghi ngờ, tranh chấp giữa các bên. Đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra, chứng thư giám định được sử dụng như một chứng cứ khách quan mang tính pháp lí quan trọng để các bên có thể giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, hạn chế tranh cãi kéo dài, tốn thời gian và chi phí ảnh hưởng xấu đến uy tín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 5
  13. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá Đối với các bên tham gia và liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện Hợp đồng mua bán, họ có thể yên tâm với những việc mà mình đã cố gắng làm đúng, bởi lẽ họ tìm thấy ở giám định người trọng tài vô tư, khách quan, luôn đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ và tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cụ thể là: + Đối với các nhà xuất nhập khẩu: Do biểu thuế có quá nhiều điều không rõ ràng và nhiều kẽ hở cho nên các cơ quan chức năng luôn có xu hướng áp dụng biểu thuế cao còn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu luôn tính thuế cho hàng hoá với mức thuế có lợi cho mình nhất do vậy thường xuyên có tranh chấp giữa chủ hàng với các cơ quan chức năng. Việc thông quan hàng hoá trở thành mối quan tâm hàng đầu và đau đầu các nhà xuất nhập khẩu. Nhờ có giám định mà các bên thống nhất cách hiểu về hàng hoá, giúp cho việc thông quan được tiến hành một cách thuận lợi. + Đối với nhà xuất khẩu: Dịch vụ giám định giúp cho nhà xuất khẩu chủ động tính toán cả về số lượng và chất lượng cho phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu xuất khẩu hàng hoá. Nhờ sự hỗ trợ của dịch vụ giám định mà các công ty xuất khẩu có kinh nghiệm tốt trong việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát các khâu sản xuất, chế biến, gom hàng đảm bảo chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, cũng như tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nước ngoài. Mặt khác thông qua chứng thư giám định, người xuất khẩu có bằng chứng minh mình đã làm đúng nghĩa vụ ghi trong hợp đồng. Ngoài ra, chứng thư giám định còn là một chứng từ quan trọng để người xuất khẩu thanh toán tiền hàng. + Đối với người nhập khẩu: Nhờ dịch vụ giám định mà người nhập khẩu có cơ sở để yên tâm mình nhận đúng, nhận đủ loại hàng mà mình đã đặt mua (đúng chất lượng, đúng chủng loại, đúng nguồn gốc, giá cả, ) mà không phải tự đầu tư, tổ chức kiểm tra hàng hoá do đó tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của. Không những vậy, chứng thư giám định còn là một văn bản không thể thiếu trong bộ hồ sơ khiếu nại. Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 6
  14. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá + Đối với người vận tải: Họ có một chỗ dựa tin cậy để xác định rằng họ đã thực hiện công việc của mình đúng với các quy định cũng như yêu cầu kĩ thuật trong vận tải: phương tiện vận tải có đủ khả năng, điều kiện chuyên chở hàng hoá, chứng minh cho người vận tải đã làm hết khả năng để hạn chế tối đa các thiệt hại khi có tổn thất và xác nhận cho họ quyền hưởng miễn trách trong vận tải khi có tổn thất đối với hàng hoá. + Đối với người bảo hiểm: Dịch vụ giám định giúp người bảo hiểm xác định mức độ, nguyên nhân gây hư hỏng, tổn thất đối với hàng hoá và phương tiện vận tải để làm cơ sở bồi thường thiệt hại cho khách hàng. + Đối với các ngân hàng: Chứng thư giám định là một trong những cơ sở để họ chuyển tiền tới người xuất khẩu. Người xuất khẩu yên tâm nhận được tiền bán hàng đầy đủ và đúng thời hạn khi họ thực hiện đúng các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng. . Giám định hàng hoá hỗ trợ tích cực cho hoạt động quản lí Nhà nước đối với hàng hoá xuất nhập khẩu: Giám định có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lí Nhà nước đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, trong đó cần phải kể đến là: - Hoạt động giám định hàng hoá gắn liền với hoạt động của Hải quan. Thông qua việc giám định về chủng loại, số, khối lượng, chất lượng, giá cả hàng hoá, Hoạt động giám định giúp Hải quan thực hiện tốt chính sách thu thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại - Đặc biệt, giám định hàng hoá là hoạt động hữu hiệu giúp Nhà nước quản lí chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, để các doanh nghiệp tránh nhập phải hàng xấu, hàng kém chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tránh làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của nhân dân, làm ảnh hưởng đến môi trường, gây rối loạn thị trường trong nước, - Giám định giúp Nhà nước quản lý, kiểm soát để các doanh nghiệp trong nước không xuất đi hàng xấu, hàng kém phẩm chất làm mất uy tín quốc Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 7
  15. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá gia hoặc xuất đi hàng tốt hơn nhiều so với thoả thuận trong hợp đồng, làm thiệt hại lợi ích quốc gia cũng như của chính người xuất khẩu - Ngoài ra hoạt động giám định trong lĩnh vực thẩm định, đánh giá các công trình đầu tư, công trình xây dựng, không những giúp cho Nhà nước nắm được chất lượng các công trình, hạn chế đưa vào nước ta những máy móc, thiết bị lạc hậu mà còn giúp cho các doanh nghiệp, các bên đối tác quyết toán sát với giá trị thực tế của các công trình. Từ đó hạn chế được những thiệt hại cho các nhà đầu tư trong nước. - Giám định góp phần bảo vệ đường lối kinh tế, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đồng thời đảm bảo bí mật an ninh kinh tế quốc gia. Với vai trò và ý nghĩa như vậy, hoạt động giám định hàng hoá xuất nhập khẩu là một loại dịch vụ gắn liền và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Ngoại thương cũng như cho hoạt động quản lí Nhà nước. 2.2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá 2.2.1. Khái niệm Căn cứ theo các văn bản pháp quy của Nhà nước về dịch vụ giám định hàng hoá thì tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định (gọi tắt là tổ chức giám định) được hiểu là: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động độc lập và chuyên kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá. Trên cơ sở quy định này, theo Điều 3 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP thì có ba đối tượng sau đây được phép kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá: + Doanh nghiệp giám định Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật hiện hành của Việt Nam. + Doanh nghiệp giám định được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được giám định và cấp chứng thư giám định theo ngành nghề đã ghi trong giấy phép đầu tư. + Chi nhánh của các tổ chức giám định nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam theo giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Như vậy, ta có thể rút ra khái niệm về tổ chức giám định như sau: Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 8
  16. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá Tổ chức giám định hàng hoá là một tổ chức được thành lập một cách hợp pháp, thực hiện công tác giám định hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng, hoạt động một cách độc lập, trung lập. Tổ chức giám định không có quyền lợi liên quan đến hàng hoá, họ chỉ là tổ chức trung gian thực hiện nghiệp vụ giám định một cách khách quan trung thực để xác định và cung cấp các chứng cứ về thực trạng hàng hoá, phương tiện cũng như các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của khách hàng. 2.2.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu . Vị trí Tổ chức giám định hàng hoá xuất nhập khẩu là một tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, mang tính chất độc lập, trung lập. Vị trí độc lập, trung lập có nghĩa: Tổ chức giám định không có liên quan về quyền lợi vật chất với bất cứ bên nào. Về nghiệp vụ không bị chi phối bởi bất cứ ngành nào, không thiên về phái nào, tự mình độc lập đem hết khả năng và trách nhiệm cung cấp chứng cứ cụ thể, đúng thực tế, làm cơ sở cho các bên liên quan giải quyết tranh chấp. Việc giám định có thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc theo uỷ quyền của Nhà nước. . Chức năng Tổ chức giám định hàng hoá xuất nhập khẩu có chức năng kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, tự hạch toán độc lập, tự trang trải chi phí. . Nhiệm vụ - Hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. - Tổ chức thực hiện việc giám định: Hướng dẫn thực hiện và quản lí theo quy định về quản lí kĩ thuật nghiệp vụ, quy trình và phương pháp giám định, thực hiện đúng yêu cầu của khách hàng đã được quy định trong hợp đồng. Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 9
  17. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá - Cấp chứng thư giám định: Chính xác, trung thực kịp thời và đảm bảo tính pháp lí của chứng thư giám định. 2.2.3. Phân biệt tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định với KCS và cơ quan kiểm tra chất lượng của Nhà nước Việc phân biệt sự khác nhau giữa ba tổ chức này là rất cần thiết. Chúng ta cần phải làm sáng tỏ hoạt động và tác dụng của chúng để khai thác, vận dụng sao cho có lợi nhất và đạt tính pháp lí cao nhất, tránh gõ nhầm cửa, vừa tốn kém, vừa phiền hà Trước hết cần hiểu rõ khái niệm tổ chức và cơ quan. “Tổ chức giám định” được hiểu là tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định thuần tuý, khách quan, làm theo yêu cầu, không chịu sự áp đặt của phía nào và không có quyền lợi trực tiếp từ lô hàng giám định. Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997 thì tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định phải là thương nhân. Còn cơ quan mang tính chất hành chính sự nghiệp, làm một chức năng nào đó mà Nhà nước giao. + KCS của nhà sản xuất: Là bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá do công ty tự thành lập để kiểm tra sản phẩm, hàng hoá của chính mình trong quá trình sản xuất xem có đạt yêu cầu mà nhà sản xuất đã đặt ra hay không. Văn bản kiểm tra này chỉ có giá trị đối với nhà sản xuất, mà không có giá trị pháp lí đối người khác. + Cơ quan kiểm tra chất lượng của Nhà nước: Là cơ quan thực hiện chức năng kiểm tra chất lượng do nhà nước giao phó. Như vậy cơ quan kiểm tra chất lượng của nhà nước chỉ làm những công việc theo tên gọi và chức năng của mình, không được thu phí giám định. Giấy chứng nhận giám định của họ chỉ có giá trị cho lô hàng thuộc quản lí Nhà nước theo ngành dọc mà không có giá trị pháp lí đối với các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá. + Tổ chức giám định: Là tổ chức chuyên kinh doanh dịch vụ giám định, có thu phí giám định và được pháp luật các nước thừa nhận. Các tổ chức này hoạt động độc lập, trung lập, khách quan, làm theo yêu cầu của khách hàng. Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 10
  18. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá II. CÁC LOẠI HÌNH GIÁM ĐỊNH VÀ THỊ TRƯỜNG GIÁM ĐỊNH Ở VIỆT NAM 1. CÁC LOẠI HÌNH GIÁM ĐỊNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Tuỳ thuộc vào đối tượng, nội dung, tính chất, mục đích và cơ quan tiến hành giám định, tuỳ thuộc vào thời gian và địa điểm giám định mà người ta có thể có nhiều cách phân loại dịch vụ giám định khác nhau. 1.1. Căn cứ vào nội dung và đối tượng giám định: Có thể chia giám định thành hai loại: Giám định hàng hoá và giám định phi hàng hoá. 1.1.1. Giám định hàng hoá bao gồm: - Giám định số, khối lượng hàng hoá. - Giám định quy cách, phẩm chất, tình trạng hàng hoá. - Giám định bao bì, kí mã hiệu. - Giám định tổn thất hàng hoá. - Giám định thể tích hàng đối với hàng lỏng. - Giám định mức độ vệ sinh, an toàn cho việc sử dụng hàng hoá. - Thẩm định trị giá hàng hoá. - Giám định nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá. - Giám định đặc tính hàng hoá và tính năng sử dụng. - Giám định lắp đặt, vận hành, nghiệm thu hệ thống máy móc thiết bị 1.1.2. Giám định phi hàng hoá bao gồm: - Giám định điều kiện của các phương tiện vận tải như: Độ kín chắc, sạch sẽ hầm tàu phù hợp với việc sắp xếp và vận chuyển hàng hoá. Giám định điều kiện, kĩ thuật sắp xếp, nhiệt độ của các phương tiện vận chuyển hàng đông lạnh, các vật liệu chèn lót, hệ thống thông gió, - Giám định phương tiện vận tải trước khi sửa chữa, phá huỷ. - Giám định phượng tiện vận tải trước khi cho thuê và nhận lại. - Giám định kho tàng và cách bảo quản hàng hoá. Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 11
  19. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá - Giám định và giám sát quá trình sản xuất hàng hoá về các mặt chất lượng, vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường, - Giám sát, giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, xếp hàng. - Thẩm định hạch toán công trình đầu tư. - Giám định công trình xây dựng 1.2. Căn cứ vào tính chất, mục đích và cơ quan tiến hành giám định, người ta có thể chia giám định thành các loại sau đây 1.2.1. Giám định thương mại Là việc giám định, giám sát hàng hoá về các mặt số, khối lượng, phẩm chất, quy cách, tình trạng, bao bì, kí mã hiệu, vệ sinh, an toàn hàng hoá, theo quy định của hợp đồng mua bán Ngoại thương. Giám định các điều kiện, tình trạng, khả năng chuyên chở của phương tiện vận tải theo quy định của hợp đồng vận tải. Giám định nguyên nhân, mức độ tổn thất hàng hoá phục vụ cho việc tính toán bồi thường tổn thất theo hợp đồng bảo hiểm, Hoạt động giám định thương mại này do các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định độc lập, trung lập tiến hành theo yêu cầu của khách hàng. 1.2.2. Giám định chất lượng bắt buộc đối với một số hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước quy định phải kiểm tra (còn gọi là kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu) Danh mục này hiện nay bao gồm khoảng 13 nhóm mặt hàng về lương thực, thực phẩm, máy móc thiết bị lẻ1 Cơ quan kiểm tra Nhà nước là các cơ quan sự nghiệp kĩ thuật chuyên ngành trực thuộc các Bộ chuyên ngành hoặc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Tuy nhiên, giấy chứng nhận kiểm tra Nhà nước về chất lượng không có giá trị khiếu nại đối với các bên mua bán trong hợp đồng mua bán Ngoại thương mà chỉ phục vụ cho yêu cầu quản lí Nhà nước. 1 Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Tài liệu giám định hàng hoá xuất nhập khẩu - 2001 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 12
  20. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá 1.2.3. Giám định hàng hoá phục vụ việc tính thuế và làm thủ tục thông quan theo yêu cầu của Hải quan Gồm các nội dung sau: - Giám định xác định tên hàng để cho phép nhập khẩu và áp mã thuế đối với hàng hoá nhập khẩu - Xác định số, khối lượng thực tế của hàng hoá - Xác định tình trạng cũ, mới, chất lượng còn lại của hàng đã qua sử dụng - Xác định mức độ hư hỏng, tổn thất, thiếu hụt để thực hiện việc giảm thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế và NĐ 54/CP. Cơ quan tiến hành giám định có thể do Hải quan hoặc chủ hàng chỉ định 1.2.4. Giám định kiểm tra chất lượng hàng hoá chuyên ngành Hoạt động này do các cơ quan quản lý chuyên ngành áp dụng đối với hàng hoá chuyên ngành sử dụng tại Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các cơ quan này chỉ được thực hiện việc kiểm tra khi được Bộ KHCNMT hoặc Bộ chủ quản uỷ quyền và chỉ áp dụng đối với hàng hoá thuộc danh mục nhà nước bắt buộc kiểm tra. Hiện nay, có tình trạng một số Bộ tự ý qui định một số mặt hàng thuộc lĩnh vực Bộ đó quản lý khi xuất nhập khẩu phải được cơ quan kiểm tra chất lượng chuyên ngành của Bộ đó cấp giấy chứng nhận chất lượng là trái pháp luật (trái với pháp lệnh về chất lượng hàng hoá và NĐ 86/CP). 1.2.5. Giám định máy móc thiết bị, công trình đầu tư theo qui định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Hoạt động này do các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định độc lập, trung lập trong nước hoặc nước ngoài tiến hành nhằm chống lại việc khai tăng giá trị máy móc, thiết bị góp vốn đầu tư, xác định trình độ công nghệ và chất lượng thiết bị đầu tư. 1.3. Căn cứ vào thời gian và địa điểm giám định, người ta có thể phân loại thành Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 13
  21. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá - Giám định trong quá trình sản xuất - Giám định và giám sát việc giao nhận hàng hoá - Giám định hàng hoá trên tàu trước khi dỡ hàng - Giám định hàng hoá tại kho bãi, 2. THỊ TRƯỜNG GIÁM ĐỊNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Các tổ chức giám định ở Việt Nam hiện nay Hiện nay ở Việt Nam có hơn 40 tổ chức giám định (gồm cả Doanh nghiệp và Cơ quan quản lý Nhà nước) đang hoạt động trên thị trường giám định Việt Nam. Chúng ta có thể chia ra làm 5 nhóm như sau: * Nhóm 1: Tổ chức giám định do Nhà nước thành lập Ở Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất một tổ chức giám định do nhà nước thành lập. Đó là Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam- Vinacontrol được thành lập năm 1957 do Bộ Thương mại quản lý. Đây là doanh nghiệp dịch vụ đạt tiêu chuẩn ISO 9002 đầu tiên tại Việt Nam. * Nhóm 2: Tổ chức giám định nước ngoài - Công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài: . SGS – Societé General de Suveillance - Thuỵ Sỹ . BV – Bureaux Veritas – Pháp . Apave – Pháp . Det Noorsue Veritas – Na Uy . Shinken - Đức . Shin Nihon Kentei Kyokai – Nhật . Ofis (liên doanh giữa Omic và FCC) - Văn phòng đại diện: . NKKK - Nippon Kaija Kentei Kyokai – Nhật Bản . OMIC – Overseas Marchandise Inspection Company . Lloyd – Anh Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 14
  22. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá * Nhóm 3: Tổ chức giám định trong nước: Gồm các công ty cổ phần và công ty TNHH, dưới đây là một số công ty tiêu biểu: . Công ty TNHH giám định Ngân Hà - Micontrol (The Milky way Inspection Co.) . Công ty TNHH á Châu – AIS . Công ty TNHH Nhật Minh - Sulicontrol . Công ty cổ phần Đại Việt– Davicontrol (Đại Việt Control Co., Ltd.) . Công ty TNHH giám định Mêkông - MIC (Mêkong Control Co., Ltd.) . Công ty giám định Thái Bình Dương - Pico . Công ty TNHH Viễn Đông . Công ty TNHH Việt Minh . Công ty TNHH Thăng Long . Công ty TNHH Thái Đức Việt . Công ty TNHH Thông tin . Công ty TNHH giám định Sài Gòn – SaiGon control Co., Ltd * Nhóm 4: Tổ chức giám định dưới dạng cơ quan giám định mang tính chất Nhà nước do các bộ chủ quản, chuyên ngành có hàng hoá xuất nhập khẩu đứng ra thành lập và quản lý: . Food control: Trung tâm giám định hàng nông sản thực phẩm . Cafe control: Trung tâm giám định cà phê . Caspect: Trung tâm giám định Khoa học Công nghệ và hàng hoá . Testcontrol: Trung tâm giám định phân tích hàng hoá . Quacontrol (Quality control center): Trung tâm kiểm tra chất lượng than (Quảng Ninh) * Nhóm 5: Tổ chức giám định dưới dạng cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý pháp quyền về chất lượng hàng hoá nói chung: . Các Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I, II, III trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 15
  23. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá . FCC (Food & Commodities Control Center): Trung tâm kiểm tra chất lượng hàng hoá và thực phẩm. 2.2. Thị trường giám định ở Việt Nam hiện nay Ngày nay, theo đà phát triển của kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu, yêu cầu về giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Thị trường về dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng nhộn nhịp, sôi động, đa dạng và phức tạp. Giám định hàng hoá là loại dịch vụ luôn gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu, cho nên hoạt động giám định hàng hoá ở Việt Nam chỉ thực sự sôi động và nhộn nhịp tại 5 khu vực (5 trung tâm kinh tế lớn của cả nước). Đó là: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Quảng Ninh. + Khu vực Hải Phòng: Cảng Hải Phòng là cảng lớn nhất của Miền Bắc, hầu như mọi loại hàng hoá xuất nhập khẩu vào Miền Bắc đều qua đây nên thị trường giám định tại khu vực này có tính cạnh tranh rất mạnh. Đây là khu vực có rất nhiều công ty giám định hoạt động, đứng thứ hai sau cả nước chỉ sau TP. Hồ Chí Minh. Hầu hết các công ty giám định đều có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Hải Phòng. Tại khu vực này, dịch vụ giám định các mặt hàng sau đang cạnh tranh quyết liệt: . Mặt hàng gạo xuất khẩu: Đây là mặt hàng chiến lược của nhà nước, lượng xuất khẩu khá ổn định qua các năm. Các công ty giám định hoạt động trong các lĩnh vực này rất đông, nổi bật là Vinacontrol (chi nhánh Hải Phòng), SGS, OMIC, Foodcontrol, ICT, Davicontrol, - Vinacontrol: Có bạn hàng quen là Vinafood 2 và một số công ty xuất nhập khẩu của các tỉnh. - SGS, OMIC: Do bạn hàng nước ngoài nhập khẩu gạo của Việt Nam yêu cầu. Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 16
  24. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá - Food control: Nhờ có áp lực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - ICT, Davicontrol: Thị phần nhỏ, chủ yếu dựa vào quan hệ thân quen và chính sách hoa hồng hậu hĩnh . Mặt hàng nông sản: lạc, chè - Lạc: Chủ yếu do SGS giám định, vì nước nhập khẩu qui định trong Hợp đồng mua bán Ngoại thương - Chè: Chủ yếu do Vinacontrol (chi nhánh Hải Phòng) giám định vì công ty này có khách hàng lớn, thân quen là Vinatea. Hiện nay, Vinacontrol giám định khoảng 87% khối lượng chè xuất khẩu của Nhà nước.2 . Mặt hàng phân bón nhập khẩu: Tại khu vực Hải Phòng, Vinacontrol giám định hầu như toàn bộ khối lượng phân bón nhập khẩu. Lý do là Vinacontrol được nhiều tổ chức giám định nước ngoài uỷ thác cũng như có uy tín cao trong lĩnh vực này. . Mặt hàng sắt thép nhập khẩu: Hầu như toàn bộ lượng sắt thép nhập khẩu qua cảng Hải Phòng đều do SGS giám định. . Mặt hàng tiêu dùng (may mặc, giày dép): Đây là mặt hàng chủ lực của nhà nước. Thị trường xuất khẩu chính là EU, các nhà nhập khẩu EU sẽ trực tiếp kiểm tra hoặc thuê hãng B.V, do đó mặt hàng này hầu như B.V độc quyền giám định. . Mặt hàng bông nhập khẩu: Chủ yếu do Vinatex nhập khẩu nhưng Saigoncontrol lại giám định theo uỷ thác của ITS. . Về hàng hải: Khách hàng giám định chủ yếu là các hãng tàu hoặc các đại lý hãng tàu. Các công ty giám định hoạt động mạnh trong lĩnh vực này là SGS, FCC, Micontrol, MIC và Pico (chủ yếu do nhận được yêu cầu từ “công ty mẹ” tại TP. Hồ Chí Minh) 2 Nguồn: Bộ Thương mại: Báo cáo tóm tắt hội nghị chuyên đề về giám định hàng hoá - 08/2001 - Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 17
  25. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá . Giám định về tổn thất: Chủ yếu do tàu của các công ty bảo hiểm trong nước yêu cầu. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực này là Micontrol và MIC, đặc biệt là Micontrol có chính sách khách hàng rất hấp dẫn. . Giám định phục vụ quản lí Nhà Nước: Chủ yếu do chi cục Tổng cục Đo lường Chất lượng Hải Phòng giám định, ngoài ra còn có các công ty giám định khác như ICT, Micontrol, Sulicontrol, + Khu vực Quảng Ninh Thị trường giám định khu vực Quảng Ninh nhỏ nên không có nhiều các tổ chức giám định hoạt động. Tuy nhiên các tổ chức giám định ở đây đang tập trung vào các mặt hàng, loại hình giám định có tính chất quyết định, chủ lực của khu vực. . Mặt hàng than xuất khẩu: Đây là mặt hàng chủ lực của khu vực Quảng Ninh. Công ty xuất khẩu chủ yếu là Tổng công ty than, nên công ty giám định hầu như toàn bộ khối lượng than trong khu vực này là Quacontrol. Bên cạnh đó SGS hoạt động cũng rất tích cực do có đơn hàng từ khách hàng nước ngoài yêu cầu. Hơn nữa, SGS là đơn vị duy nhất có phòng thí nghiệm than hiện đại tại Quảng Ninh. Tuy nhiên, sau Nghị định số 20/1999/NĐ-CP thì khách hàng đang có chiều hướng yêu cầu SGS và Vinacontrol mà không yêu cầu Quacontrol nữa. . Giám định hàng hải, hàng lỏng nhập khẩu: Từ trước đến nay, chi nhánh Vinacontrol Quảng Ninh vẫn là đơn vị giám định chính trong lĩnh vực này. Hiện nay, xuất hiện thêm 3 công ty cạnh tranh mạnh với Vinacontrol là MIC, ITS, SGS, thậm chí cả Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I. . Giám định hàng thông quan: Các mặt hàng giám định để thông quan có chiều hướng giảm vì có khá nhiều mặt hàng do Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I giám định theo quy định của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, thêm vào đó Hải quan lại vận dụng kết quả của Trung tâm này cấp lần đầu đem photo để sử dụng cho lần sau nếu mặt hàng cùng chủng loại. Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 18
  26. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá + Khu vực thành phố Hồ Chí Minh Đây là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất của cả nước nên có rất nhiều công ty giám định hoạt động. Tất cả các các công ty giám định đang hoạt động tại Việt Nam đều có chi nhánh hoặc trụ sở tại đây. Mức độ cạnh tranh ở khu vực này quyết liệt hơn ở tất cả các khu vực khác trên cả nước. . Giám định gạo xuất khẩu: TP. Hồ Chí Minh là trung tâm xuất khẩu gạo lớn nhất của cả nước. Mặt hàng này thường được người mua chỉ định SGS, OMIC, còn người bán trong nước có xu hướng yêu cầu các công ty giám định TNHH, các công ty giám định cổ phần hoặc FCC. Đây là mặt hàng mà thị phần của Vinacontrol đã bị giảm đáng kể. Trước kia thị phần của Vinacontrol lên tới 70% nhưng nay ở khu vực này chỉ còn gần 15%3. Vinacontrol bị mất một khách hàng khá lớn là Vinafood 1 (họ chuyển sang yêu cầu SGS hoặc Food control giám định do áp lực của Bộ NN&PTNT). . Giám định mặt hàng xăng, dầu thô, gas hoá lỏng: Đây là thị trường lớn, lợi nhuận cao, đồng thời cũng khá phức tạp. Các công ty giám định nước ngoài chiếm ưu thế trong lĩnh vực này. Mặc dù chỉ trong vòng 3 năm, kể từ 1999 đến nay công ty 100% vốn nước ngoài ITS bằng việc khai thác khách hàng từ nước ngoài đã giành được 30% thị phần giám định dầu thô xuất khẩu. Công ty Vinacontrol vẫn giữ được thị phần đáng kể (gần 45%) do các nhà xuất nhập khẩu chính về mặt hàng này: Petrolimex, Petechim, Vinapco, PVGC, SaiGon Petrol đều là khách hàng quen của Vinacontrol.4 . Giám định mặt hàng tinh dầu nhập khẩu: Các công ty nhập khẩu tinh dầu hiện nay giành nhiều yêu cầu giám định cho các công ty giám định TNHH. Về mặt hàng tinh dầu, đến nay Vinacontrol mất hơn 30% thị phần5. Gas hoá lỏng cũng như tinh dầu đang là mục tiêu để công ty TNHH Á Châu (AIS) cạnh tranh quyết liệt với các công ty khác. 3 Nguồn: Vinacontrol: Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2002, tháng 02/2002 4 Nguồn: Bộ Thương mại: Báo cáo tóm tắt hội nghị chuyên đề về giám định hàng hoá – 08/2001 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 19
  27. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá . Giám định về hàng hải: Do có chính sách hoa hồng hấp dẫn cho thuyền trưởng và các đại lý viên của hãng tàu, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ nên các công ty TNHH, cổ phần dần dần xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này. Thị trường giám định hàng hải không còn là độc quyền của Vinacontrol, SGS, BV và P/I nữa mà còn có thêm rất nhiều các công ty khác, đặc biệt chú ý là Pico, Micontrol, MIC, ICT . Giám định mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu: Mặt hàng này thường do phía nước ngoài yêu cầu các tổ chức giám định nước ngoài như SGS, BV giám định. Một phần máy móc thiết bị nhập khẩu do các cơ quan quản lý của Bộ KHCNMT và Bộ LĐTBXH kiểm tra, cấp giấy chứng nhận. Đối với thiết bị lẻ, khách hàng thường yêu cầu các công ty TNHH giám định vì được trả hoa hồng cao. . Giám định mặt hàng tiêu dùng xuất nhập khẩu: Khách hàng nước ngoài thường yêu cầu: SGS, BV giám định. Khách hàng trong nước, thường yêu cầu chi nhánh Vinacontrol thành phố Hồ Chí Minh giám định. Đây cũng là mặt hàng chủ lực của chi nhánh. Tuy nhiên mặt hàng này hiện nay cũng bị chia sẻ cho nhiều Công ty giám định TNHH khác vì các Công ty TNHH này rất chịu khó mở rộng mối quan hệ và chịu trả hoa hồng rất cao. . Giám định để bảo hiểm bồi thường: Đây là loại hình giám định khá phổ biến, hứa hẹn nguồn phí giám định cao. Thời gian qua, người yêu cầu giám định nhiều ở lĩnh vực này là Bảo Minh và chủ yếu là yêu cầu Vinacontrol giám định. Đối với các Công ty bảo hiểm khác họ thường yêu cầu các công ty giám định TNHH như Pico, Micontrol vì họ giám định nhanh, thường đứng về phía các Công ty bảo hiểm. . Giám định phục vụ quản lý Nhà nước: Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực III hoàn toàn khống chế các khách hàng yêu cầu giám định đối với những mặt hàng thuộc danh mục bắt buộc kiểm tra Nhà nước về chất lượng. 5 Nguồn: Vinacontrol: Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 20
  28. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá + Khu vực Đà Nẵng: Tại khu vực này, cạnh tranh mới trở nên quyết liệt trong thời gian gần đây khi có nhiều dự án của Nhà nước được thực hiện ở khu vực này. Khách hàng địa phương chủ yếu vẫn yêu cầu chi nhánh Vinacontrol Đà Nẵng do chi nhánh có nhiều bạn hàng quen ở khu vực này. Tuy vậy, đã có rất nhiều Công ty giám định xâm nhập thị trường này: FCC, Micontrol, OMIC, Cafecontrol, SGS, ITS, AIS . Giám định hàng hoá xuất khẩu của các Công ty liên doanh: người mua thường chỉ định tổ chức giám định nước ngoài . Giám định hàng nông sản xuất khẩu: Lạc chủ yếu do SGS giám định do quy định của nước nhập khẩu, cà phê do cafecontrol giám định vì dựa vào áp lực của Bộ NN&PTNT. . Giám định hàng thông quan phục vụ quản lý: Thường theo chỉ dẫn của Hải quan, hoặc chọn các Công ty giám định làm nhanh, chiều khách, phí thấp, hoa hồng cao, có mối quan hệ gần gũi. + Khu vực Hà Nội: Đây là nơi tập trung các cơ quan của Chính phủ, các Công ty, các Tổng Công ty lớn của cả nước cho nên nhiều tổ chức giám định tập trung tại đây đặc biệt là các tổ chức giám định nước ngoài như: SGS, B.V, OMIC, ITS, Apave. Một số công ty trong nước hoạt động mạnh ở lĩnh vực này: ICT, Caspect, Pico, FCC, Cafecontrol, Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I, Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản . Giám định máy móc thiết bị nhập khẩu: Khách hàng nước ngoài yêu cầu các Công ty giám định nước ngài (SGS, BV, Apave) giám định, khách hàng trong nước thì phần lớn do sức ép của Bộ chủ quản nên thường yêu cầu các tổ chức giám định như FCC, Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I. Phần rất ít còn lại thường yêu cầu Vinacontrol giám định. công tác năm 2002, tháng 02/2002 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 21
  29. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá . Giám định hàng may mặc, giày dép xuất khẩu: Mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu sang EU nên hầu như người ta chỉ định B.V ngay từ khi ký hợp đồng. . Giám định mặt hàng phân bón nhập khẩu: Do phải phụ thuộc vào người bán nước ngoài nên hầu như người ta chỉ định SGS hoặc FCC ngay từ khi kí hợp đồng. . Giám định mặt hàng chè: Phần lớn do Vinacontrol giám định. Tuy nhiên, nay Vinacontrol đã phải chia sẻ thị phần cho FCC (gần 30%). . Giám định mặt hàng lạc: Hoàn toàn do SGS giám định do họ khai thác từ phía người mua nước ngoài (SGS thường ký hợp đồng giám định bao) . Giám định hàng phục vụ quản lý Nhà Nước: Do Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I thực hiện. . Giám định hàng phục vụ thông quan: Phần lớn Hải quan chỉ dẫn đến Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I. III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ Theo điều 5 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP thì: “Bộ Thương mại là cơ quan chịu trách nhiệm quản lí Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ giám định hàng hoá” Tuy nhiên thị trường giám định rất đa dạng, có rất nhiều loại hình công ty giám định hoạt động mà bản thân các công ty này không trực thuộc Bộ Thương mại hay bất kì một Bộ chủ quản cụ thể nào như: các công ty cổ phần, công ty TNHH của Việt Nam, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Như vậy trên thực tế thì Bộ Thương mại chỉ trực tiếp quản lí một công ty giám định duy nhất đó là Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam– Vinacontrol. Vậy các công ty còn lại sẽ do ai quản lí? Theo các văn bản pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2000, thì các công ty TNHH và công ty cổ phần được thành lập theo pháp Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 22
  30. Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá luật hiện hành của Việt Nam sẽ do cơ quan cấp giấy phép đăng kí kinh doanh quản lí, còn các công ty giám định có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ do cơ quan cấp giấy phép đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lí. Bên cạnh đó, công ty giám định hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề cụ thể nào thì sẽ do Bộ chuyên ngành đó quản lí. Như vậy, có rất nhiều các Bộ, ban ngành tham gia vào việc quản lí hoạt động dịch vụ giám định hàng hoá như: Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Trọng tài kinh tế Việt Nam, và các sở, ban ngành trực thuộc Tỉnh, Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 23
  31. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu CHƯƠNG II NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XNK I. NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XNK 1. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TỔNG QUÁT 1.1. Thủ tục, bộ hồ sơ yêu cầu giám định và nghĩa vụ của khách hàng 1.1.1. Đối với người xuất khẩu Khi ký kết hợp đồng xuất khẩu hoặc mở L/C, thường người mua hoặc hai bên bán mua cùng chỉ định một tổ chức giám định trung lập, độc lập mà đôi bên tin tưởng để kiểm tra hàng hoá trước khi xuất khẩu. Chứng thư giám định của tổ chức này là cơ sở thanh toán tiền hàng và giải quyết tranh chấp về sau nếu có. Thông thường phí giám định do người bán chịu. + Thủ tục yêu cầu giám định Nhà xuất khẩu đến tổ chức giám định đã được chỉ định làm các thủ tục sau: - Gửi giấy yêu cầu giám định đã điền đầy đủ nội dung, ký tên đóng dấu (xem mẫu ở phụ lục1) - Đính kèm hợp đồng hoặc L/C trong đó chỉ rõ hạng mục cần giám định, phương pháp lấy mẫu, chỉ tiêu kiểm tra và định mức kiểm tra. - Hẹn rõ ngày giờ, địa điểm, người liên hệ để giám định - Số lượng chứng thư yêu cầu, ngôn ngữ được sử dụng trong chứng thư - Thoả thuận phí giám định + Nghĩa vụ của người yêu cầu giám định - Người yêu cầu giám định có nghĩa vụ bố trí phương tiện, nhân công, vật tư cần thiết phục vụ cho công việc giám định tại hiện trường. Nếu thoả thuận toàn bộ công việc do tổ chức giám định tự giải quyết thì chi phí phát sinh sẽ tính gộp vào chi phí giám định đã thoả thuận. Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 23
  32. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu - Tổ chức giám định có nghĩa vụ bố trí giám định viên đủ năng lực, trình độ đến nơi kiểm tra hàng hoá và tiến hành đầy đủ các hạng mục giám định theo đúng phương pháp, tiêu chuẩn qui định. Thông thường việc giám định hàng xuất khẩu được tiến hành theo 3 bước. Bước 1: Giám định chính thức lúc hàng được coi là đủ số, khối lượng và đạt phẩm chất qui định. Bước 2: Giám sát quá trình xếp hàng lên phương tiện trung chuyển từ kho bãi ra phương tiện vận tải chuyên chở bằng đường biển, đường không, đường sắt Bước 3: Giám sát xếp hàng lên phương tiện vận tải Trong trường hợp chuyên chở hàng bằng container do chủ hàng tự xếp, việc đếm và niêm chì bước 02 và 03 thực hiện cùng một lúc. + Cấp và sử dụng chứng thư giám định - Sau khi ký được B/L hoặc AWB với hãng vận tải, nhà XK cung cấp bản vận đơn copy cho tổ chức giám định để được cấp chứng thư giám định - Tổ chức giám định cấp chứng thư giám định chính xác, trung thực, kịp thời cho các nhà XK với nội dung phù hợp với các qui định của hợp đồng, L/C - Nhà XK sử dụng chứng thư giám định vào các mục đích: . Thanh toán tiền hàng theo L/C, D/A, TTR . Thông báo cho người mua biết mình đã hoàn thành nhiệm vụ giám định. . Thông báo cho người vận tải, bảo hiểm biết các thông tin chi tiết về hàng hoá, có phương án thích hợp cho việc chuyên chở hàng hoá. 1.1.2. Đối với người nhập khẩu Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 24
  33. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Khi nhập khẩu hàng hoá, nếu phát hiện có vấn đề về số, khối lượng, phẩm chất, bao bì hoặc tổn thất, nhà nhập khẩu phải lập thư dự kháng gửi ngay đến các đối tượng có liên quan để giành quyền khiếu nại: - Khiếu nại người bán hàng: Thiếu hụt khối lượng khi số lượng kiện đủ và bao bì nguyên vẹn, khiếu nại về hàng kém phẩm chất, sai tên hàng, sai ký mã hiệu, nhãn hiệu - Khiếu nại người bảo hiểm: Hàng bị tổn thất trong điều kiện được bảo hiểm và có mua bảo hiểm. - Khiếu nại người vận tải, cảng nhận hàng: Hàng bị tổn thất ngoài mức độ được bảo hiểm hoặc ngoài điều kiện được bảo hiểm, nhưng chứng minh được lỗi do tàu hoặc lỗi do cảng. Phải nhanh chóng ngay sau đó mời một tổ chức giám định trung lập, độc lập đến giám định, kiểm tra hàng hoá và cấp chứng thư giám định làm cơ sở cho việc khiếu nại, đòi bồi thường. Cần lưu ý các điểm sau đây: . Nên mời tổ chức giám định đã được chỉ định trong hợp đồng nhập khẩu hoặc có uy tín hoặc được pháp luật chỉ định. . Việc giám định có thể do một tổ chức độc lập thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều tổ chức giám định khác nhau đại diện cho người mua, người bán, bảo hiểm, chủ tàu cùng tham gia đối tịch. + Thủ tục yêu cầu giám định: Nhà NK đến tổ chức giám định làm các thủ tục sau: - Gửi giấy yêu cầu giám định hoặc ký hợp đồng giám định dài hạn đối với số lượng hàng lớn hoặc nhiều chuyến. - Đính kèm theo HĐ, packing list, hoá đơn, chứng nhận phẩm chất hoặc tài liệu bản vẽ (đối với máy móc thiết bị) - Hẹn ngày giờ, địa điểm giám định. - Thoả thuận phí, điều kiện và nội dung cần giám định cụ thể để đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của nhà NK, tổ chức giám định sẽ tiến hành giám định các hạng mục: Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 25
  34. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu . Giám định số, khối lượng, phẩm chất, bao bì, kỹ mã hiệu, nhãn hiệu, tình trạng hàng hoá. . Giám định tổn thất để khiếu nại người bán, người bảo hiểm, người vận tải hoặc xin giảm thuế. . Giám định trị giá thiết bị nhập khẩu, nghiệm thu vận hành hệ thống máy móc thiết bị đầu tư nhập khẩu. + Sử dụng chứng thư giám định Sau khi hoàn thành vụ giám định và nhận được chứng nhận giám định, người nhập khẩu thường dùng chứng thư giám định vào việc thông quan hàng hoá hoặc dùng nó như một chứng từ quan trọng trong bộ hồ sơ khiếu nại gửi các bên liên quan. Bộ hồ sơ khiếu nại bao gồm: - Thư dự kháng - Chứng thư giám định - Chứng từ gốc của lô hàng nhập khẩu (B/L, Packing list, Invoice, chứng nhận thực phẩm ) - Chứng từ chứng minh: COR, ROROC, SURVEY RECORD, - Thư đòi bồi thường ghi rõ các chi phí và số tổng cộng, thể thức đề nghị đền bù (trả tiền vào tài khoản, gửi bổ xung hàng ) - Các biên bản khác 1.2. Các bước hoàn thành vụ giám định đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu giám định: Nơi nhận yêu cầu có thể là một trong các nơi: Công ty, chi nhánh, bộ phận nghiệp vụ các trạm, các tổ đại diện Trường hợp ngoại lệ có thể là giám định viên đang giám định tại hiện trường, giám định viên hàng hải hoặc giám định viên khác và mọi người trong đơn vị khai thác được. - Các loại giấy yêu cầu: Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 26
  35. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu . Giấy yêu cầu theo mẫu của tổ chức giám định . Giấy yêu cầu của các tổ chức kinh doanh, cá nhân nước ngoài trong và ngoài nước yêu cầu . Giấy yêu cầu của các hãng tàu biển, hàng không, chủ phương tiện đến Việt Nam yêu cầu . Giấy yêu cầu của các đồng nghiệp quốc tế. . Giấy trưng cầu giám định của Hải quan, Công an, Toà án, phục vụ công vụ của các cơ quan Nhà nước. . Các công văn mời giám định của các tổ chức kinh doanh. - Nhận yêu cầu có thể: . Nhận trực tiếp . Nhận bằng fax . Nhận bằng Email: Đối với khách hàng nước ngoài . Nhận qua điện thoại: Áp dụng đối với khách hàng quen thuộc hoặc công việc quá gấp. Tuy nhiên người nhận điện thoại phải chịu mọi trách nhiệm và hoàn tất thủ tục và sau đó phải ghi nội dung vào “Tờ ghi chép yêu cầu giám định bằng điện thoại”, ký tên, ghi số thứ tự của giấy yêu cầu vào sổ nhận yêu cầu giám định. Chú ý: Trước khi cấp chứng thư phải có giấy yêu cầu giám định. Khi đã ký hợp đồng giám định bao, có thể chấp nhận yêu cầu giám định bằng fax, Email (không cần giấy yêu cầu) nếu trong hợp đồng ghi rõ chấp nhận phương thức yêu cầu bằng điện thoại, Email. Chấp nhận giấy yêu cầu không có dấu nếu khách hàng đã đăng ký chữ ký lần đầu. Bước 2: Kiểm tra giấy yêu cầu giám định và các giấy tờ tài liệu kèm theo. + Kiểm tra về thủ tục hành chính: Giấy yêu cầu phải có ngày, tháng, năm viết yêu cầu, họ, tên, chữ ký người yêu cầu. Nếu là đơn vị tổ chức kinh doanh yêu cầu: Giấy yêu cầu phải có tên pháp nhân, người có thẩm quyền ký và đóng dấu. Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 27
  36. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Đối với người nước ngoài đã quen dùng ấn chỉ riêng và chữ ký thì có thể chấp nhận. Nếu là cá nhân yêu cầu: Giấy yêu cầu phải ghi rõ tên, địa chỉ, số Chứng minh thư nhân dân. + Xác định yêu cầu của khách hàng: - Loại hình giám định - Ngày và địa điểm giám định - Ngày cấp chứng thư - Số bản chứng thư giám định cần cấp (tiếng Việt hoặc tiếng Nước ngoài). + Thể thức thanh toán, số tài khoản tại ngân hàng (nếu cần) + Kiểm tra giấy tờ, tài liệu kèm theo: Các giấy tờ, tài liệu kèm theo phải đầy đủ, đồng bộ với nhau về số liệu, dữ liệu và phải phù hợp với kê khai trong giấy yêu cầu về tên hàng, chủng loại, số lượng, ký mã hiệu, tên tàu, B/L và phải hợp lý về mặt thời gian phát sinh các loại giấy tờ đó. + Kiểm tra mẫu đối chứng của HĐ hoặc mẫu hàng (nếu có). Bước 3: Đánh giá khả năng kỹ thuật và xác định các điều kiện để thực hiện vụ giám định: Tất cả các bước kiểm tra trên, nếu thấy điểm nào không rõ phải trao đổi trực tiếp với khách hàng bằng mọi phương tiện thông tin. Khi các vấn đề đã được phúc đáp thì căn cứ vào các yếu tố sau để báo với khách hàng về mặt nguyên tắc là có thể đảm nhận được việc giám định hay không. - Về nhân lực:Yêu cầu chuyên môn, số lượng giám định viên, cộng tác viên nếu cần. - Thiết bị: Chủng loại, số lượng, dụng cụ dùng tại hiện trường - Các vật tư khác - Chi phí (đi lại, ăn, ở ) Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 28
  37. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu - Các tài liệu - Phương pháp tiến hành giám định. Bước 4: Chào phí giám định (Nếu khách hàng chấp nhận mức phí đó thì tiếp các bước sau). Bước 5: Chấp nhận yêu cầu giám định hoặc từ chối vụ giám định: Nếu tổ chức giám định không đủ khả năng hoặc khách hàng không cung cấp đủ giấy tờ, tài liệu, thông tin cần thiết thì từ chối vụ giám định. Nếu chấp nhận yêu cầu giám định thì phải xác nhận chấp nhận yêu cầu giám định. Có thể xác nhận theo một trong hai cách sau: . Xác nhận yêu cầu giám định bằng một văn bản . Ký, xác nhận vào góc trái giấy yêu cầu giám định. Bước 6: Thực hiện vụ giám định: - Tiến hành giám định theo các phương pháp giám định đã được xác định ở bước 3. - Lấy mẫu, xử lý mẫu và gửi đi kiểm tra Chú ý: Nếu khách hàng có bổ sung hoặc thay đổi nội dung yêu cầu giám định thì phải có thông báo bằng văn bản. Bước 7: Xét duyệt chứng thư giám định và giao chứng thư giám định cho khách hàng. - Chứng thư giám định trước khi cấp ra phải được soát xét và duyệt cẩn thận, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu chính đáng của khách hàng. - Chứng thư giám định phải có chữ ký của giám định viên, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền thay mặt cho tổ chức giám định và ghi rõ họ tên. Bước 8: Sau khi xét duyệt chứng thư, giao chứng thư cho khách hàng và giải quyết khiếu nại (nếu có): Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 29
  38. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Khi có khiếu nại thì phải xem xét lại toàn bộ hồ sơ và tiến trình vụ giám định để phản bác khiếu nại. Nếu chứng thư có sai sót thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Bước 9: Lưu trữ hồ sơ vụ giám định: - Hồ sơ vụ giám định phải bao gồm tất cả các giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ giám định như: . Giấy yêu cầu giám định . Chứng thư giám định . Giấy ghi diễn biến vụ giám định . Các tài liệu khác liên quan đến vụ giám định. - Thời gian lưu trữ hồ sơ vụ giám định: 03 năm, riêng những hồ sơ có vấn đề phát sinh ngay trong quá trình giám định hay trong quá trình lưu trữ thì phải lưu 05 năm. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XNK CƠ BẢN : 2.1. Phương pháp giám định quy cách phẩm chất. 2.1.1. Định nghĩa : Giám định quy cách phẩm chất một lô hàng XNK là kiểm tra các chỉ tiêu về quy cách phẩm chất hàng hoá theo các điều khoản đã được ghi trong HĐ, L/C hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Lô hàng giám định là lượng hàng có cùng quy cách phẩm chất, cùng một giấy chứng nhận phẩm chất, được chỉ định trên giấy yêu cầu của khách hàng. 2.1.2. Trình tự tiến hành. + Công tác chuẩn bị Bước 1: Kiểm tra thủ tục nhận yêu cầu giám định. Bước 2: Nghiên cứu giấy tờ kèm theo: HĐ, L/C, Packing list, tài liệu kỹthuật (nếu là máy móc thiết bị: sơ đồ, bản vẽ, hướng dẫn sử dụng ), các Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 30
  39. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu chỉ tiêu, phương pháp kiểm tra, ngày dự kiến xếp hàng xuống tàu (hàng xuất), ngày hết hạn đòi bồi thường (hàng nhập). Bước 3: Dự kiến công việc: Dự kiến công việc phải làm tại hiện trường, tính số lượng kiện phải lấy mẫu, dự kiến những khó khăn có thể gặp phải và biện pháp giải quyết, Bước 4: Chuẩn bị giấy tờ, dụng cụ, túi đựng và bảo quản mẫu máy móc thiết bị cần dùng, máy ảnh (nếu cần). + Công tác tại hiện trường Bước 1: Kiểm tra tình hình sắp xếp và bảo quản hàng hoá tại kho bãi: Hàng hoá phải được sắp xếp theo từng lô thuận tiện cho việc kiểm đếm số lượng và lấy mẫu. Bước 2: Kiểm tra bao bì: Tình trạng bao bì, ký mã hiệu, cách đóng gói, Bước 3: Kiểm tra hàng hoá: Chỉ kiểm tra những kiện hàng nguyên vẹn, khô ráo. Đối với máy móc thiết bị cần kiểm tra điều kiện bảo quản máy móc, các chỉ tiêu phẩm chất thông qua việc vận hành máy. Bước 4: Lấy mẫu hàng hoá: Trong quá trình lấy mẫu hàng hoá, nếu phát hiện thấy cùng một loại hàng hoá nhưng lại có nhiều quy cách khác nhau thì phải lấy mẫu riêng từng loại quy cách, đồng thời xác định tỷ lệ của từng loại. Sau khi lấy mẫu phải thông báo số khối lượng mẫu đã lấy bằng phiếu lấy mẫu để vào kiện hàng đó. Sau khi lấy mẫu xong phải xác định số khối lượng mẫu đã lấy và viết biên lai gửi lại cho người yêu cầu. Chụp ảnh hàng hoá (nếu cần). + Tạo mẫu và phân tích mẫu: - Tạo mẫu: Sau khi lấy đủ số lượng mẫu cần thiết, dùng phương pháp đấu trộn và giản lược thích hợp để tạo mẫu đại diện cho lô hàng. Mẫu đại diện chia thành các phần sau đây: . Mẫu lưu . Mẫu thử: cảm quan, phân tích lý hoá Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 31
  40. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu . Mẫu cho người mua (hoặc người bán) nếu cần. - Phân tích mẫu: Khi gửi mẫu đến cơ sở kiểm tra cần kèm theo giấy yêu cầu kiểm tra mẫu. Giấy yêu cầu kiểm tra này phải lập làm 2 bản : Một bản đính cùng mẫu, bản thứ hai (có chữ ký xác nhận của cơ sở kiểm tra) và lưu vào bộ hồ sơ giám định. + Xử lý kết quả: Khi có kết quả, đối chiếu với HĐ, L/C hoặc hàng mẫu để có nhận xét về tính phù hợp của các kết quả kiểm tra. Nếu có nghi ngờ về kết quả kiểm tra, cần phải tiến hành kiểm tra kỹ lại từ bước 1, nếu cần phải lấy mẫu lại. Riêng hàng xuất khẩu, nếu kết quả không phù hợp phải báo ngay cho người yêu cầu biết để tìm biện pháp giải quyết + Cấp chứng thư giám định: Chứng thư giám định được cấp ngay sau khi đã hoàn thành những việc trên và chậm nhất không quá 3 ngày kể từ ngày hoàn thành việc giám định đồng thời phải trước ngày hết hạn khiếu nại (đối với hàng nhập khẩu). Mẫu chứng thư giám định theo mẫu của người yêu cầu, HĐ/L/C hoặc nếu không có quy định cụ thể thì cấp theo nội dung như phụ lục 3. 2.2. Phương pháp giám định số lượng chi tiết 2.2.1. Định nghĩa Giám định số lượng chi tiết một lô hàng xuất nhập khẩu là xác định số lượng chi tiết hàng thực tế có của lô hàng đó (hàng đóng bao, kiện chỉ xác định ở những bao, kiện nguyên vẹn) rồi so sánh với số lượng của người bán. Lô hàng giám định là lô hàng có cùng một quy cách phẩm chất, cùng một giấy chứng nhận phẩm chất được chỉ định trên giấy yêu cầu của khách hàng. 2.2.2. Trình tự tiến hành + Công tác chuẩn bị Bước 1: Kiểm tra thủ tục nhận yêu cầu giám định. Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 32
  41. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Bước 2: Nghiên cứu giấy tờ kèm theo: HĐ, L/C, Packing list, Giấy chứng nhận số lượng, các điều khoản về bao bì, tên hàng, tài liệu kỹ thuật (nếu là máy móc thiết bị: sơ đồ, bản vẽ, hướng dẫn sử dụng ), các chỉ tiêu, phương pháp kiểm tra, ngày dự kiến xếp hàng xuống tàu (hàng xuất), ngày hết hạn đòi bồi thường (hàng nhập). Bước 3: Dự kiến công việc : Dự kiến công việc tại hiện trường, tính số lượng kiện phải mở kiểm tra, dự kiến những khó khăn có thể gặp phải và biện pháp giải quyết, Bước 4: Chuẩn bị giấy tờ, phiếu cân, đo, đếm, máy móc thiết bị cần dùng, máy ảnh (nếu cần). + Công tác tại hiện trường: Bước 1: Kiểm tra ký mã hiệu, tình hình sắp xếp và bảo quản hàng hoá. Hàng hoá phải được xắp xếp theo từng lô, thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hoá. Nếu số lượng kiện không đủ đại diện cho lô hàng thì phải báo ngay cho người yêu cầu bằng văn bản để từ chối hoặc tạm hoãn việc giám định. Bước 2: Kiểm tra bao bì trước khi mở: Nếu phát hiện bao bì không nguyên vẹn phải để riêng ra và báo cho chủ hàng biết để bổ sung yêu cầu giám định tổn thất hoặc tìm cách giải quyết. Bước 3: Kiểm tra số lượng: Chỉ kiểm tra những bao, kiện còn nguyên vẹn. Chú ý: Đối với những lô hàng cần phải mở 100% bao, kiện mà lại có những bao kiện không nguyên vẹn thì chỉ chứng thực tế những bao, kiện đã mở. Đối với lô hàng có số bao, kiện cần mở là X% nhưng số bao, kiện còn lại không đủ X% hoặc còn đủ X% nhưng không đủ đại diện cho lô hàng thì chỉ chứng thực tế những bao, kiện đã mở. - Phương pháp kiểm tra: Căn cứ vào đơn vị mua bán trong HĐ, L/C để đong, đo, đếm trực tiếp một cách thông thường hay qua khâu trung gian như Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 33
  42. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu máy móc, đồng hồ đong, đo, đếm chuyên dùng số liệu có thể là số thu được khi đong, đo, đếm toàn bộ hoặc có thể là phần còn lại sau khi đã trừ đi phần bù (số linh kiện điện tử, phụ tùng hỏng trong máy móc ) hoặc trừ đi phần không đo đếm theo quy định (đoạn đầu tấm, phần hai biên đối với vải PE, tấm băng truyền, vỏ của gỗ cây ). Chú ý: Nếu phát hiện hàng hư hỏng, sai quy cách thì phải ghi đầy đủ hiện tượng này vào diễn biến vụ giám định. Khi ghi kết quả kiểm tra phải ghi rõ số lượng thực có của từng loại, từng kiện. - Chụp ảnh (nếu cần). Bước 4: Tính toán và xử lý kết quả - Tính toán kết quả: Căn cứ vào kết quả kiểm tra tại hiện trường để tính toán tổng hợp từng loại rồi so sánh với giấy tờ của người yêu cầu. - Xử lý kết quả: Đối với hàng NK : chứng nhận kết quả kiểm tra, đối chiếu với số lượng của người bán. Đối với hàng XK : nếu thiếu hàng phải báo ngay cho người yêu cầu biết để tìm biện pháp giải quyết, nếu không mới chứng thực tế. + Cấp chứng thư giám định: Chứng thư giám định được cấp ngay sau khi đã hoàn thành những việc trên và chậm nhất không quá 3 ngày kể từ ngày hoàn thiện việc giám định đồng thời phải trước ngày hết hạn khiếu nại (đối với hàng nhập khẩu). Mẫu chứng thư giám định theo mẫu của người yêu cầu, HĐ/L/C hoặc nếu không có quy định cụ thể thì cấp theo nội dung như phụ lục 4 – 6. 2.3. Phương pháp giám định khối lượng thương mại 2.3.1. Định nghĩa Giám định khối lượng thương mại một lô hàng xuất nhập khẩu là xác định khối lượng hàng theo hồi độ ẩm quy định của những bao, kiện nguyên vẹn, khô ráo rồi so sánh với khối lượng của người bán. Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 34
  43. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Lô hàng giám định là lô hàng có cùng một quy cách phẩm chất, cùng một giấy chứng nhận phẩm chất được chỉ định trên giấy yêu cầu giám định của khách hàng. Khối lượng thương mại là khối lượng trong đó cứ 100 đơn vị khối lượng hàng khô đã được thêm vào số đơn vị khối lượng nước theo tỷ lệ quy định. Hồi độ ẩm là tỷ lệ nước/100 đơn vị khối lượng hàng khô. Hồi độ ẩm quy định là khối lượng ẩm ghi trong hợp đồng, là tỷ lệ nước quy định được cộng thêm vào 100 đơn vị khối lượng hàng khô. Hồi độ ẩm thực tế là tỷ lệ nước có trong 100 đơn vị khối lượng hàng khô. Chú ý: Các định nghĩa trên là định nghĩa thông thường theo quy ước chung đã được thừa nhận. Tuy nhiên, trong mua bán quốc tế, khái niệm về khối lượng thương mại còn được mở rộng như: - Khối lượng tính theo độ khô (thuỷ phần bằng không) - Khối lượng tính theo thuỷ phần quy định (tức khối lượng hàng trong đó cứ 100 đơn vị khối lượng cả hàng khô và nước thì phải có số đơn vị khối lượng nước theo quy định). 2.3.2. Trình tự tiến hành. + Công tác chuẩn bị Bước 1: Kiểm tra thủ tục nhận yêu cầu giám định. Bước 2: Nghiên cứu giấy tờ kèm theo: HĐ, L/C, Packing list, các điều khoản về tên hàng, đơn vị tính khối lượng, các chỉ tiêu, phương pháp kiểm tra, ngày dự kiến xếp hàng xuống tàu (hàng xuất), ngày hết hạn đòi bồi thường (hàng nhập). Bước 3: Dự kiến công việc: Dự kiến công việc tại hiện trường, dự kiến những khó khăn có thể gặp phải và biện pháp giải quyết, tính số lượng kiện Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 35
  44. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu cần lấy ra để cân cả bì và tính toán số lượng kiện cần mở lấy mẫu làm độ ẩm, Bước 4: Chuẩn bị giấy tờ, dụng cụ, túi đựng và bảo quản mẫu, cân kĩ thuật có độ chính xác 0,01gam, có đủ quả cân, quả đọ có tổng khối lượng bằng mức cân lớn nhất, máy ảnh (nếu cần). + Công tác tại hiện trường: Bước 1: Kiểm tra hàng hoá: - Kiểm tra ký mã hiệu, tình hình sắp xếp và bảo quản hàng hoá. Hàng hoá phải được xắp xếp theo từng lô, thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hoá. Nếu số lượng kiện không đủ đại diện cho lô hàng thì phải báo ngay cho người yêu cầu bằng văn bản để từ chối hoặc tạm hoãn việc giám định - Kiểm tra bao bì trước khi mở: Nếu phát hiện bao bì không nguyên vẹn phải để riêng ra và báo cho chủ hàng biết để bổ sung yêu cầu giám định tổn thất hoặc tìm cách giải quyết. Bước 2: Thử cân bàn: Đề nghị chủ hàng cho kiểm tra giấy kiểm định cân (của cơ quan có thẩm quyền và còn hạn). Trường hợp giám định viên có chứng chỉ kiểm định cân do cơ quan Nhà nước cấp thì được phép kiểm định cân trước khi cân. Bước 3: Thử cân kỹ thuật: Để cân nơi có đủ ánh sáng, khuất gió rồi tiến hành kê cân, lấy thăng bằng, kiểm tra độ trung thành và độ nhạy của cân. Bước 4: Tiến hành cân: Số lượng bao, kiện lấy ra cân như đã dự tính trước. Chỉ cân những kiện nguyên vẹn, khô ráo và cân riêng biệt từng kiện một. Cân khối lượng cả bì nếu là hàng đóng loại bao bì không hoặc ít thay đổi, cân tịnh nếu là hàng đóng loại bao bì dễ thay đổi về khối lượng. Bước 5: Cân bì: Nếu cân khối lượng cả bì, ngay sau khi cân xong, mở ra 10 kiện cân bì. Sau khi cân bì, so sánh khối lượng bì thực cân với khối lượng bì của người bán, nếu khối lượng từng chiếc bì chênh lệch trên 3% thì phải cân thêm từ 10 - 20 bì nữa. Lấy kết quả 2 lần cân tính cho toàn bộ lô theo nguyên tắc bình quân (nếu là bì thống nhất). Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 36
  45. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Bước 6: Lấy mẫu: Theo phương pháp quy định trong HĐ, L/C. Nếu không có quy định cụ thể thì theo quy định của Công ty giám định hoặc theo các quy định hiện hành. Cân mẫu bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01 gam. + Sấy mẫu, tính hồi độ ẩm thực tế và độ ẩm thực tế - Sấy mẫu: Mẫu được sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ quy định (tuỳ theo loại hàng) đến khối lượng không đổi. Khối lượng được coi như không đổi khi 2 lần cân liên tiếp chênh lệch nhau không quá 0,05% (thời gian sấy lại khoảng 30 phút). - Tính hồi độ ẩm thực tế ( Rt) Pa Pb . Tính cho từng mẫu theo công thức: Ri 100% Pb Trong đó: Ri: Hồi độ ẩm từng mẫu Pa: Là khối lượng mẫu trước khi sấy Pb: Là khối lượng mẫu sau khi sấy . Tính cho từng seri/mẫu sau khi đã loại bỏ những kết quả bất hợp lý. 1 n Tính theo công thức: Rt  Ri n i 1 Trong đó: Rt: Hồi độ ẩm thực tế theo seri/mẫu n: Số lượng mẫu sấy trong 1 seri/mẫu sau khi đã loại bỏ những kết quả bất hợp lý. - Tính độ ẩm thực tế (R’t) Pa Pb . Tính cho từng mẫu theo công thức: R' i 100% Pa Trong đó: R’i: Độ ẩm từng mẫu Pa: Là khối lượng mẫu trước khi sấy Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 37
  46. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Pb: Là khối lượng mẫu sau khi sấy . Tính cho từng seri/mẫu sau khi đã loại bỏ những kết quả bất hợp lý. 1 n Tính theo công thức: R't  R'i n i 1 + Tính toán khối lượng thương mại và xử lý kết quả : - Tính toán kết quả . Tính khối lượng thương mại (Pt) theo hồi độ ẩm quy định. Tính theo 100 Re công thức: Pt Nt 100 Rt Trong đó: Pt: Khối lượng thương mại tính theo hồi độ ẩm quy định cho từng seri/ mẫu Nt: Khối lượng tịnh cân được cho từng seri/ mẫu Re: Hồi độ ẩm quy định trong hợp đồng Rt: Hồi độ ẩm thực tế từng seri/ mẫu . Tính KLTM (P’t) theo độ ẩm quy định: P't Nt Nt(R'e R't) Trong đó: (Re’ – R’t): Nếu > 0 thì dùng (+) , nếu 0,3% thì phải báo cho chủ hàng giải quyết, nếu không khắc phục sửa chữa thì chứng nhận theo thực tế kiểm tra. + Cấp chứng thư giám định Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 38
  47. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Chứng thư giám định được cấp ngay sau khi đã hoàn thành những việc trên và chậm nhất không quá 3 ngày kể từ ngày hoàn thành việc giám định đồng thời phải trước ngày hết hạn khiếu nại (đối với hàng nhập khẩu). Mẫu chứng thư giám định theo mẫu của người yêu cầu, HĐ/L/C. Nếu không có quy định cụ thể thì cấp theo nội dung như phụ lục 11. 2.4. Phương pháp giám định khối lượng theo mớn nước 2.4.1. Khái niệm Mớn nước là chiều sâu khoảng nước tàu chìm đọc ở thước nước ghi hai bên mạn mũi, lái và giữa tàu. Mớn nước giữa là chiều sâu khoảng nước tàu chìm ở vị trí giữa tàu Lượng choán nước là lượng nước mà tàu chiếm chỗ. Lượng cố định (Constant store) bao gồm : Thuỷ thủ, đồ dùng và các trang thiết bị thêm cho tàu sau khi tàu xuất xưởng. Hàng hoá khác là hàng hoá xếp trên tàu không thuộc hàng hoá xác định. “Dead weight” là trọng tải con tàu theo thiết kế “Light Ship” là khối lượng con tàu theo thiết kế TPC/TPI là số tấn ứng với việc thay đổi mớn nước sâu 1 cm hay 1 inch tại FM. Lbp là chiều dài tính toán con tàu theo thiết kế LOA là chiều dài toàn tàu LCF là khoảng cách từ tâm nổi đến đường trục giữa tại FM MTC/MTI là moment cần thiết tác dụng lên tàu để làm độ lệch mớn nước thay đổi 1 cm hay 1 inch. 2.4.2. Trình tự tiến hành + Công tác chuẩn bị: Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 39
  48. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Dự kiến công việc, nghiên cứu giấy tờ kèm theo, chuẩn bị giấy tờ, máy 15 móc, dụng cụ: các ấn chỉ cần dùng, tỷ trọng kế d 0C có khoảng xác định từ 4 1,000 – 1,030 và có giá trị độ chia 0,001, dụng cụ lấy mẫu nước, ống đựng nước mẫu, thước thép cuộn có độ dài trên 20m đầu có quả nặng có giá trị độ chia tới 1mm, thuốc thử nước, dầu, ống chắn sóng. + Công tác tại hiện trường: Bước 1: Tiến hành đo lần đầu. Đo trong điều kiện tàu ở tư thế nổi tự do, biển lặng, các hoạt động lớn trên tàu phải tạm dừng trong thời gian tiến hành đo như: Cân bằng tàu, bơm nước, hoạt động của cần cẩu. Các con số thước nước phải rõ ràng, chính xác . Nếu có sóng lớn phải sử dụng dụng cụ chắn sóng. Bước 2: Kiểm tra tài liệu kỹ thuật của tàu. Kiểm tra các số liệu của tàu về : Dầu, nước ngọt, nước dằn tàu (ballast water), lượng cố định ( constant store), hàng hoá khác, vật liệu chèn lót. Bước 3: Tiến hành đọc hay đo mớn nước : Dùng mắt thường để đọc. Khi dùng thước đo trực tiếp phải giữ thước theo phương thẳng đứng. Đọc hay đo mớn nước mũi, lái và giữa hai bên mạn tàu. - Mớn nước mũi trung bình (Fobq) được tính theo công thức sau: Fp Fs Fobq 2 Trong đó: Fp: Mớn nước mũi trái Fs: Mớn nước mũi phải - Mớn nước lái, mớn nước giữa bình quân (Aobq, Mobq) được tính tương tự Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 40
  49. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Chú ý: Nếu không có thước giữa thì phải dùng thước đo từ vạch trọng tải mùa hạ (Summer line) hoặc đường boong (deck line) đến mặt nước. - Mớn nước giữa bình quân được tính theo công thức sau: (R rp) (R rs) Mobq 2 Trong đó: R: Khoảng cách từ vạch đo đến đáy tàu rp, rs: Là khoảng cách từ vạch đo đến mặt nước ở mạn trái, mạn phải tàu Bước 4: Xác định tỷ trọng nước nơi tàu đậu : Lấy mẫu nước nơi tàu đậu tại vị trí giữa của con tàu, ở độ sâu bằng 1/2 chiều sâu mớn nước giữa của tàu, 15 sau đó đo bằng tỷ trọng kế d 0C. Kết quả đo lấy chính xác đến 1/2 giá trị 4 độ chia (0,0005). Bước 5: Kiểm tra các hầm không, đo các hầm chứa nước, chứa nhiên liệu của tàu, đo tỷ trọng nước dằn tàu. Bước 6: Tính toán kết quả đo lần đầu (nếu mớn nước mũi và lái chênh lệch thì phải hiệu chỉnh mớn nước mũi và lái) - Tính mớn nước trung bình toàn tàu theo các bước và công thức sau : Fbq Abq . Mớn nước mũi, lái trung bình (FAbq): FAbq 2 FAbq Mbq . Mớn nước tổng trung bình (Mm): Mm 2 Mm Mbq . Mớn nước trung bình toàn tầu (Mf): Mf 2 - Tính lượng choán nước (Mw): Lấy một điểm ở cột thước nước trong bảng choán nước tương ứng với mớn nước trung bình toàn tàu, chiếu đường nằm ngang qua cột khối lượng có Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 41
  50. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu tỷ trọng trùng với tỷ trọng thực tế đo hoặc tỷ trọng tiêu chuẩn, bằng phương pháp nội suy xác định được Mw tương ứng. - Tính khối lượng nước và nhiên liệu: Lấy kết quả đo được đem tra bảng. Bảng tính theo m3 thì: m = Dt x V trong đó Dt là tỷ trọng thực tế đo được. Bảng tính theo khối lượng: Dt m Mo trong đó Mo là khối lượng được tra ở cột tỷ trọng tiêu chuẩn đo, Do Do là tỷ trọng tiêu chuẩn. - Tính lượng cố định (Constant store–Wct): Đối với tàu lấy hàng được tính theo công thức sau : Wct =Mw Wtc Wdc – (Wse + Wls) Trong đó: Mw: Lượng choán nước của tàu Wtc: Lượng điều chỉnh choán nước khi tàu chênh lệch mũi, lái Wdc: Lượng điều chỉnh tỷ trọng Wls: Khối lượng của tàu khi xuất xưởng (ls : Light ship) Wse: Gồm các khối lượng khác trên tàu như : Dầu (f/oil), nước ngọt (fw), nước dằn tàu (bw), hàng hoá khác (oc). Chú ý: Nếu constant store âm thì phải kiểm tra các khả năng sau: Tàu mắc cạn, các đường cong thuỷ tĩnh hay các tài liệu khác không đúng. - Tính khối lượng hàng hoá ước tính (Who) đối với tàu, dỡ hàng như sau : Who = [Mw Wtc Wdc – (Wse + Wls)] – Wct Trong đó: Wct: Lượng cố định tàu báo Wse: Bao gồm (Wf/oil + Wfw + Wbw + Woc) Wf/oil: Khối lượng dầu Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 42
  51. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Wfw: Khối lượng nước ngọt Wbw: Khối lượng nước dằn tàu Woc: Khối lượng hàng hoá khác Khi tính toán: Đối với đơn vị đo chiều dài theo hệ mét phải lấy đến mm. Đối với đơn vị đo thể tích phải lấy đến 0,1m3. Đối với đơn vị đo khối lượng phải lấy đến 0,1MT. Đối với đơn vị đo độ dài theo hệ Anh phải lấy đến 1/32 inch. - Lập bảng ghi số liệu đo lần đầu có xác nhận của tàu: Nếu khối lượng hàng hoá tính được vượt quá chênh lệch cho phép quy định trong HĐ, L/C và/hoặc các văn bản, giấy tờ có liên quan thì phải kiểm tra lại kết quả đo và các phép tính. Bước 7: Tiến hành đo lần cuối: Sau khi tàu xếp, dỡ hàng xong thì tiến hành đo và tính tương tự như trên, được lượng choán nước M’w, khối lượng dầu các loại W’f/oil, W’fw, W’oc, W’bw - Khối lượng hàng hoá (Wh) được tính theo công thức sau : . Đối với tàu xếp hàng : Wh = II – I . Đối với tàu dỡ hàng : Wh = I – II Trong đó: I = Mw – [ Wf/oil + Wfw + Wbw + Woc ] II = M’w – [ W’f/oil + W’fw + W’bw + W’oc ] + Đánh giá và xử lý kết quả: Lập biên bản giám định trên cơ sở kết quả đo tính lần 1 và lần 2. Đối với tàu dỡ hàng, nếu khối lượng hàng hoá xác định phù hợp với B/L, hoặc giấy chứng nhận khối lượng cho phép, không phải kèm theo bảng chi tiết đo các hầm nước và nhiên liệu. Biên bản giám định và bản đo chi tiết các hầm phải ghi đúng, rõ ràng, sạch sẽ và không được tẩy xoá. + Cấp chứng thư giám định: Chứng thư giám định được cấp ngay sau khi đã hoàn thành những việc trên và chậm nhất không quá 3 ngày đồng thời phải trước ngày hết hạn khiếu Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 43
  52. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu nại (đối với hàng nhập khẩu). Mẫu chứng thư giám định theo mẫu của người yêu cầu, HĐ/L/C. 2.5. Phương pháp giám định hàng tổn thất 2.5.1. Khái niệm Giám định tổn thất một lô hàng là kiểm tra tình trạng tổn thất của hàng hoá, nghiên cứu hiện trường, các tài liệu chứng cứ có liên quan để xác định đầy đủ mức độ và nguyên nhân tổn thất. Lô hàng giám định là lượng hàng có cùng chứng từ được chỉ định trên giấy yêu cầu của khách hàng. 2.5.2. Xác định mức độ hàng tổn thất Tuỳ theo từng loại tổn thất mà ta phải làm các công việc sau: Đối với việc xác định khối lượng hàng tổn thất Xác định khối lượng hàng nguyên thuỷ (khi chưa bị tổn thất): Phải căn cứ vào hoá đơn, packing list, hoặc các thông số ghi trên bao bì. Trường hợp các điều kiện trên không có thì ta căn cứ theo khối lượng bình quân của những kiện nguyên vẹn để tính. Xác định khối lượng bì của lô hàng: Trường hợp bao bì chưa có thay đổi lớn về khối lượng thì căn cứ vào khối lượng bì ghi trên bao bì và trên các giấy tờ kèm theo của lô hàng. Trường hợp bao bì đã thay đổi lớn về khối lượng thì đối với loại bao bì đóng thống nhất cân 5- 10 bì đại diện. Đối với loại bao bì đóng không thống nhất, cân 10 – 20 bì đại diện để tính bình quân cho mỗi kiện. Trường hợp ít thì đổ ra cân bì toàn bộ. Xác định khối lượng tịnh thực tế của lô hàng: Cân khối lượng thực tế cả bì, sau đó trừ đi khối lượng bì ta được khối lượng tịnh. Trường hợp hàng không có bao bì hoặc mất hết bao bì thì cân ngay khối lượng tịnh. Đối với việc xác định số lượng hàng bị tổn thất: Phải căn cứ vào đơn vị mua bán ghi trong hợp đồng mua bán, tuy nhiên cần chú ý : + Xác định hàng thừa, thiếu của toàn bộ lô hàng phải căn cứ theo hoá đơn. Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 44
  53. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu + Xác định hàng thừa, thiếu của một hoặc một số kiện phải căn cứ vào packing list hoặc các thông số ghi trên bao bì. + Hàng bán theo đơn vị cái, bộ, tá mở kiểm tra toàn bộ để xác định số lượng của từng loại (tốt, hư hỏng), trường hợp lô hàng lớn, đóng thống nhất có thể mở kiểm tra theo tỷ lệ. Hàng tính theo đơn vị mét, m2, m3 phải chú ý phương pháp đo và tính toán quy định trong hợp đồng và trong giấy tờ kèm theo. Đối với việc xác định mức độ tổn thất về chất: + Tổn thất do ướt gây nên: Hàng bị ướt có thể do nước ngọt, nước mặn, nước biển, dầu mỡ, hoá chất khi xác định cần chú ý: - Đặc tính, tính chất của hàng hoá - Chất gây ướt: Phải lấy mẫu để phân tích - Trong lô hàng bị ướt cần tách riêng những kiện khô để hạn chế mức độ gia tăng thiệt hại và nâng cao độ chính xác của công tác giám định. - Hàng bị ướt phải có biện pháp cứu chữa càng sớm càng tốt để hạn chế thiệt hại. + Tổn thất do ẩm gây nên: Hàng bị ẩm là hàng trong quá trình vận chuyển do ảnh hưởng của khí hậu thay đổi, hút hơi ẩm trong không khí hoặc hàng xếp trong hầm tầu thông gió không tốt, phát sinh ra mồ hôi làm hàng bị ẩm hoặc hàng xếp trong hầm tầu, trong kho chung với hàng có thuỷ phần cao . Hàng bị ẩm thường bị ảnh hưởng đến phẩm chất như kim khí bị gỉ, xi măng, dược liệu, hoá chất bị vón cục, lương thực bị mốc thối Đặc điểm bao bì của hàng bị ẩm là hầu hết bao bì của lô hàng vẫn khô ráo chỉ có vết ướt nhẹ đã khô nhìn rất kỹ mới thấy được, hoặc hòm gỗ bên ngoài khô nhưng giấy lót bên trong bị ẩm Đối với việc xác định mức độ tổn thất do đổ vỡ: Cần chú ý những điểm sau : Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 45
  54. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu + Hàng đổ vỡ không chỉ nói bản thân hàng bị vỡ mà nói cả bao bì bị vỡ gây nên hỏng phẩm chất hàng bên trong (như thuốc viên, thuốc bột đựng trong chai thuỷ tinh nếu vỡ thì thuốc bên trong bị chảy còn ảnh hưởng đến những chai xung quanh; đường, gạo đựng trong bao bị rách ảnh hưởng đến phẩm chất của đường, gạo ) + Hàng bị vỡ có loại nhìn thấy rất dễ dàng, nhưng có loại không thể nhìn thấy được như bóng đèn điện tử bị đứt tóc, chập cực hoặc máy móc tinh vi bị chấn động mạnh nhìn bên ngoài vẫn nguyên vẹn nhưng bên trong phẩm chất đã bị ảnh hưởng do đó ta phải kiểm tra thật kỹ, nếu cần ta phải dùng máy móc, dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra hoặc mời chuyên gia. + Hàng lương thực bị rách vỡ ta cần phải phân loại tốt, quét hót riêng để giảm giá. + Hoá chất, dược liệu bị đổ vỡ, một phần bị lẫn tạp chất bẩn, cần tách riêng phần này có thể huỷ bỏ, không nên lấy mẫu chung để đánh giá. Đối với việc xác định mức độ tổn thất về bao bì và trang trí: Hàng tổn thất về bao bì và trang trí là hàng tổn thất nhưng phẩm chất còn tốt, số khối lượng đủ chỉ có bao bì và/hoặc nhãn bị tổn thất như: Đồ hộp vỏ bị bẹp, giấy nhãn bị ướt, rách bẩn. Tân dược chai bị vỡ, nhãn nhoè, hộp rách. Hàng tạp hoá nhãn bị rách bẩn, mất. Xác định mức độ tổn thất các loại hàng này ta phải xác định số lượng từng loại bị tổn thất và tình trạng tổn thất của từng loại để giảm giá trị hoặc tính chi phí thay thế đóng gói lại. 2.5.3. Xác định nguyên nhân hàng bị tổn thất Xác định nguyên nhân tổn thất là một trong hai mục đích quan trọng của công tác giám định hàng tổn thất để tìm ra đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường. Đây là một công việc hết sức phức tạp. Do đó muốn xác định được chính xác nguyên nhân ta phải căn cứ vào tình trạng thực tế của bao bì, hàng hoá, tính chất hàng hoá, các giấy tờ có liên quan và phải điều tra nghiên cứu Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 46
  55. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu những ý kiến của các đơn vị có kiên quan. Dưới đây là những căn cứ cần nắm vững để xác định nguyên nhân hàng bị tổn thất : + Căn cứ vào bao bì: - Bao bì nguyên vẹn khô ráo, hàng bên trong bị tổn thất thường do: . Sơ suất trong khâu đóng gói. . Do ký mã hiệu không đúng (vd: hàng dễ đổ vỡ mà ký mã hiệu không có hình chiếc ly, hàng cần bảo quản nơi khô ráo râm mát tránh ánh sáng mặt trời mà kí mã hiệu không có hình chiếc ô, ) . Do chèn lót, sắp xếp bên trong không đúng quy cách . Do chấn động mạnh trong quá trình vận chuyển - Bao bì ướt, hàng bên trong bị tổn thất: Trừ trường hợp tàu gặp nạn, còn lại thường do: . Miệng hầm tàu đóng không kín chắc nên nước biển, nước mưa tạt vào làm hàng bị ướt . Xếp hàng không đúng kỹ thuật: Hàng lỏng xếp trên hoặc cạnh hàng khô, hàng xếp ngoài trời không che đậy . Bị mưa bão trong quá trình xếp, dỡ hàng. . Thiết bị của tàu bị hư hỏng làm nước tràn vào lô hàng - Bao bì bị thôi đinh rút ván hoặc mở ra đóng lại một cách khéo léo: Do bị mấy cắp tinh vi trong quá trình vận chuyển, xác định được trường hợp này nhiều khi rất khó khăn, nếu ta không kiểm tra được tình trạng bao bì trước khi mở, trong khi mở và giấy lót bên trong thì rất dễ nhầm lẫn với tình trạng bao bì nguyên vẹn sau khi công nhân đã mở kiểm tra. Để xác định được hầu hết các trường hợp này ta thường dùng phương pháp cân trước khi mở hòm. - Bao bì bị cháy: Thường do lửa ở bên ngoài tác động vào, cần kiểm tra các thiết bị điện, hàng hoá bên cạnh hoặc cháy do bản thân hàng tự bốc cháy (như bông, đay khô tự bốc cháy); hàng xếp gần buồng máy nóng cháy Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 47
  56. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu - Bao bì bị lấm bẩn, hàng bên trong bị tổn thất: Thường do những nguyên nhân sau đây: Hầm chứa hàng chưa dọn sạch; dùng bao bì bị lấm bẩn để đóng hàng, trang thiết bị của tầu bị hỏng, chất xếp hàng lỏng hoặc gây bẩn bên cạnh + Căn cứ vào tình trạng hư hỏng của hàng hoá - Hàng hư hỏng do gỉ: Thường do những nguyên nhân sau đây : Hàng tiếp xúc với nước, nhất là nước mặn, tiếp xúc với hoá chất, do thông gió không tốt hơi nước đọng gây gỉ hoặc bao bì không phù hợp - Hàng hư hỏng do côn trùng thường do: Côn trùng có sẵn trong hàng; côn trùng ở hàng xếp bên cạnh, côn trùng có sẵn trong kho, hầm tầu - Hàng hư hỏng do môi trường thường do: Hầm, kho xếp hàng có mùi hàng hoá khác, hàng có mùi xếp cạnh hàng không có mùi; dùng bao bì có nhiều mùi lạ + Căn cứ vào tính chất hàng hoá như: - NaOH lạnh thì đóng cục, nóng chảy. - Một số hoá chất khi nóng thì thăng hoa khối lượng bị hao hụt. - Lương thực có thuỷ phần cao gây hấp hơi nên hư hại + Căn cứ vào hành trình và thời gian vận chuyển của lô hàng: Từ kho người bán đến khi giám định ở bến đến thời gian là bao lâu, hàng có chuyển tải không, có hỏng hàng không, tàu có gặp nạn không. Ví dụ như máy móc, đồ dùng kim khí bị gỉ nặng, nhưng thời gian vận chuyển ngắn bao bì khô ráo có thể kết luận gỉ trước khi xếp hàng xuống tàu ở bến đi. + Căn cứ vào cách sắp xếp và bảo quản - Như hàng tránh ánh sáng, tránh nước mưa lại xếp ngoài bãi không che đậy. - Như hàng cần bảo quản ở buồng lạnh lại xếp ở kho thường + Căn cứ vào giấy tờ được cung cấp - Biên bản hàng tổn thất ký với tầu (COR) - Biên bản hàng tổn thất cảng ký với chủ hàng Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 48
  57. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Khi hàng hoá bị tổn thất, để xác định được nguyên nhân tổn thất cần phải căn cứ vào những vấn đề nêu trên. Ngoài ra phải điều tra, thu thập, nghiên cứu những ý kiến của các đơn vị có liên quan. Trong nhiều trường hợp việc này rất cần thiết vì các đơn vị này nhiều khi biết rõ nguyên nhân hàng tổn thất, do đó giúp ta xác định được nguyên nhân một cách nhanh chóng, chính xác. Cụ thể: - Người vận chuyển là người hiểu rõ nhất về hành trình, tình trạng của hàng hoá từ bến đi đến bến đến. - Chủ hàng ngoại thương là người biết được tình hình lô hàng từ khi tầu đến cho đến khi giao hàng cho chủ hàng nội địa. Có trường hợp người bán viết thư riêng báo trước cho người mua biết tình hình hàng hoá bị tổn thất hoặc kém phẩm chất (dù là trường hợp hy hữu). - Công ty kiểm kiện và ty kho hàng cảng là những đơn vị giao nhận nên họ là người biết rõ nhất tình trạng hàng hoá trong quá trình xếp dỡ. - Hải quan là cơ quan giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu do đó hàng hoá có vấn đề gì họ đều nắm được và ghi chép đầy đủ. 2.5.4. Phương pháp giám định hàng tổn thất: + Công tác chuẩn bị: - Kiểm tra thủ tục nhận yêu cầu giám định và nghiên cứu các giấy tờ kèm theo như: Hợp đồng, packing list, giấy chứng nhận số lượng, khối lượng, phẩm chất của người bán, các giấy tờ phát sinh khi có tổn thất (COR, ROROC ). Cần nắm chắc: Tính thương phẩm của mặt hàng, đơn vị mua bán, ngày hết hạn đòi bồi thường. - Dự kiến công việc: Dự kiến những việc phải làm tại hiện trường, các bước kiểm tra, phân loại, lấy mẫu, phân tích, xác định mức độ, nguyên nhân tổn thất. Dự kiến những khó khăn vướng mắc có thể gặp phải và phương án giải quyết. - Chuẩn bị giấy tờ, dụng cụ máy móc: Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 49
  58. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu . Báo cáo diễn biến vụ giám định . Phiếu cân, đo, đếm . Biên bản lấy mẫu . Biên bản giám định hàng tổn thất . Máy ảnh, găng tay, đèn pin, máy tính . Dụng cụ lấy mẫu, túi, lọ đựng mẫu . Thước và dụng cụ thử nước . Dụng cụ an toàn lao động . Máy móc, dụng cụ cần thiết khác + Công tác tại hiện trường - Giám định tại tàu: Bước 1: Gặp sỹ quan hàng hoá của tàu để trao đổi thông tin: Nói rõ nội dung sẽ làm và làm theo yêu cầu của ai, cần chú ý phối hợp ở mức độ nào như: Cung cấp giấy tờ cần thiết phục vụ cho vụ giám định, việc mở hầm hàng, có dùng cẩu hay không, các thông số đặc định con tàu, tên thuyền trưởng, thuyền phó Nghiên cứu Cago plan, Manifest. Extract of log book, seaprotest, Mater’s receipt tại cảng xuất nếu cần thiết. Bước 2: Cùng sỹ quan hàng hoá hoặc người được sỹ quan hàng hoá uỷ quyền và người yêu cầu đến nơi hàng tổn thất để kiểm tra. Kiểm tra ký mã hiệu ghi trên bao bì, tình trạng tổn thất của bao bì, kiểm tra nắp hầm tàu, vệ sinh tàu, thiết bị của tàu, tình trạng chèn lót, sắp xếp trong hầm tàu, những lô hàng xếp bên cạnh, nghĩa là tất cả những yếu tố xung quanh có thể gây nên tổn thất như: . Hàng ướt: Phải kiểm tra các thiết bị của tàu như nắp hầm, ống dẫn nước, dầu, ống thông gió. . Hàng bị rách, vỡ phải kiểm tra cách sắp xếp chèn lót, dụng cụ bốc dỡ Bước 3: Lấy mẫu: Các trường hợp cần lấy mẫu Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 50
  59. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu . Hàng bị ướt, gỉ nhưng chưa xác định được nguyên nhân . Hàng lỏng có hiện tượng tổn thất như phân lớp, đục, bọt, váng . Hàng bị sâu, mối, mọt, côn trùng . Những mặt hàng phải tra tại phòng thực nghiệm mới xác định được mức độ và nguyên nhân tổn thất. Bước 4: Chụp ảnh là việc làm bắt buộc đối với vụ giám định tổn thất - Chụp tổng thể con tàu (rõ tên tàu), nắp và hầm tàu có hàng bị tổn thất. - Chụp những lô hàng bên cạnh, chụp đặc tả lô hàng tổn thất tại thời điểm ban đầu như bao bì bên ngoài, ký mã hiệu hàng hoá trông thấy được. - Chụp trong quá trình giám định + Giám định tại kho bãi: Bước 1: Kiểm tra chung về bao bì, ký mã hiệu, cách sắp xếp hàng hoá. Kiểm tra tình hình sắp xếp và bảo quản hàng tại kho bãi, đối chiếu với tính chất thương phẩm của mặt hàng đó xem sự sắp xếp có làm cho hàng hoá bị tổn thất thêm không. Bước 2: Kiểm tra sơ bộ tổng thể: Kiểm tra sơ bộ tình trạng của lô hàng rồi căn cứ vào mức độ tổn thất của bao bì và hàng hoá, lượng hàng ít hay nhiều, tính chất thương phẩm của nó, hàng bị tổn thất đồng nhất hay phải phân loại, làm tại kho bãi cảng hay phải đưa về kho riêng, phải đưa vào vận hành, mà chọn cách làm thích hợp để tiến hành kiểm tra kỹ tình trạng hàng hoá tổn thất. Bước 3: Lấy mẫu (nếu cần) Bước 4: Chụp ảnh: Chụp kho bãi để hàng, bao bì, hàng hoá. + Xử lý kết quả và tính toán Căn cứ vào kết quả kiểm tra tại hiện trường, tính toán các số liệu rồi đối chiếu với các giấy tờ kèm theo để : Xác định mức độ tổn thất, xác định nguyên nhân tổn thất, xác định tỷ lệ giảm giá trị thương mại. + Cấp chứng thư giám định. Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 51
  60. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Chứng thư giám định được cấp ngay sau khi đã hoàn thành những việc trên và chậm nhất không quá 3 ngày đồng thời phải trước ngày hết hạn khiếu nại (đối với hàng nhập khẩu). Mẫu chứng thư giám định theo mẫu của người yêu cầu, HĐ/L/C. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU 1. HỢP ĐỒNG GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ Để đảm bảo tính pháp lý trong mối quan hệ kinh tế nói chung và để xác định rõ trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình giám định hàng hoá người yêu cầu giám định và tổ chức giám định thường ký kết hợp đồng giám định trước khi thực hiện các vụ giám định đó. Trên thực tế, người ta thường gặp các dạng hợp đồng giám định chính sau đây: 1.1. Hợp đồng giám định dưới dạng “giấy yêu cầu giám định” (yêu cầu từng vụ riêng lẻ). Đây là dạng hợp đồng giám định đơn giản nhất và được sử dụng thông dụng nhất. Mỗi tổ chức giám định thường có mẫu giấy yêu cầu giám định riêng của mình, song nhìn chung, nội dung liên quan đến nghiệp vụ thường có: - Thông tin về người giám định - Thông tin về hàng hoá - Hạng mục yêu cầu giám định - Phương pháp giám định (nếu có yêu cầu) - Thời gian, địa điểm và người liên hệ giám định - Các chứng từ người giám định yêu cầu cung cấp - Số lượng, ngôn ngữ của chứng thư - Phí giám định (có thể không ghi) và phương thức thanh toán 1.2. Hợp đồng giám định dưới dạng “hợp đồng bao” (dùng cho lâu dài) Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 52
  61. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Hợp đồng giám định loại này có bố cục nội dung tương tự như các hợp đồng kinh tế khác, tuy nhiên cũng vẫn phải đảm bảo đủ các nội dung như ở “giấy yêu cầu giám định”. “Hợp đồng bao” thường được ký kết đối với các công trình đầu tư hoặc một loại mặt hàng xuất hoặc nhập khẩu ổn định trong thời gian dài. Khi đã ký “hợp đồng bao” khách hàng chỉ cần thông báo thì tổ chức giám định phải cử người đến nơi giám định theo yêu cầu. 1.3. Hợp đồng giám định nguyên tắc Loại hợp đồng này cũng có các nội dung như “hợp đồng bao” tuy nhiên các nội dung đưa ra phần lớn mang tính nguyên tắc chung. Đây là loại hợp đồng thường ký kết với các tổ chức giám định đồng nghiệp để thực hiện uỷ thác giám định dài hạn với các Tổng Công ty hoặc tập đoàn kinh doanh lớn để làm cơ sở cho các đơn vị trực thuộc thực hiện, ngoài ra loại hợp đồng này cũng dùng để ký kết với khách hàng yêu cầu giám định nhiều loại hàng hoá khác nhau trong thời gian dài Khi ký “hợp đồng nguyên tắc”, khách hàng vẫn phải gửi “giấy yêu cầu giám định” đến tổ chức giám định khi có lô hàng cần giám định. 2. PHÍ GIÁM ĐỊNH Phí giám định được thoả thuận theo các cách sau: + Thoả thuận trọn gói từng vụ giám định, từng mẫu hàng phân tích đã được xác định về công việc chi tiết. + Tính theo tỷ lệ % giá trị lô hàng đã dược xác định về loại hình giám định. + Tính theo đầu tấn giám định, theo đầu sản phẩm giám định. + Tính theo ngày công. Với mỗi lô hàng xuất khẩu bình thường, phí giám định thường được thu theo tỷ lệ sau: . Giám định về phẩm chất : 0,2-0,3% trị giá FOB Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 53
  62. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu . Giám định về số lượng : 0,1-0,3% trị giá FOB . Giám định về số lượng và phẩm chất: 0,2-0,5% trị giá FOB . Thẩm định giá : 0,3-0,5% trị giá FOB 3. CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH 3.1. Khái niệm Nếu ví một vụ giám định là một dây chuyền sản xuất thì chứng thư giám định là sản phẩm cuối cùng, là kết quả của cả một quá trình từ khâu giám định tại hiện trường, tại phòng thí nghiệm, lên chứng thư cho đến khâu dịch, duyệt, đánh máy. Chứng thư giám định là một văn bản ghi nhận kết quả của vụ giám định và là chứng cứ pháp lý quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố tụng về hàng hoá xuất nhập khẩu. Theo Điều 9 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12/4/1999 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá thì: “Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hoá về số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, giá trị hàng hoá, tổn thất, an toàn, vệ sinh và các yêu cầu khác được một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định độc lập cấp theo yêu cầu của bên yêu cầu giám định”. Mỗi tổ chức giám định có mẫu chứng thư đặc thù riêng của tổ chức mình. Số lượng bản chứng thư, ngôn ngữ chứng thư được cấp tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa người yêu cầu giám định và tổ chức giám định. Nội dung ghi trong chứng thư phải phản ánh khách quan, trung thực kết quả giám định. Chứng thư chỉ cấp cho người yêu cầu giám định hoặc cho người thứ ba theo thoả thuận bằng văn bản với người yêu cầu giám định. 3.2. Ý nghĩa của chứng thư giám định Chứng thư giám định là sản phẩm của dịch vụ giám định. Nó như là một bảo bối đáng tin cậy của các nhà kinh doanh trên thế giới; là bằng chứng cụ thể và khách quan về thực trạng hàng hoá, phương tiện tại thời điểm giám Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 54
  63. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu định. Chứng thư giám định giúp các bên có liên quan xác định việc thực hiện nghĩa vụ của họ và phân chia trách nhiệm của các bên đối với hàng hoá, phương tiện. Tuỳ thuộc vào mục đích của người yêu cầu giám định, căn cứ vào nội dung trong các hợp đồng cụ thể, chứng thư giám định có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau. Ngày nay, đã thành thông lệ, tất cả các bộ chứng từ liên quan đến việc thực hiện một hợp đồng xuất nhập khẩu đều cần phải có Chứng thư giám định. 3.2.1. Là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ thanh toán Theo phương thức thanh toán thường dùng nhất hiện nay là thanh toán bằng tín dụng thư và thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ thì khi muốn thanh toán tiền hàng xuất khẩu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải lập một bộ chứng từ bao gồm các chứng từ đã được qui định trong hợp đồng mua bán, trong đó chứng thư giám định là một chứng từ quan trọng. Chứng thư giám định giúp Ngân hàng và người nhập khẩu có căn cứ để xem xét sự phù hợp của hàng hoá được giao với hợp đồng đã ký kết, làm cơ sở cho việc thanh toán. Kết quả của chứng thư giám định phải phù hợp với các chỉ tiêu đề ra của L/C và/hoặc hợp đồng. Một số ngân hàng của ta còn quy định một cách máy móc rằng Chứng thư giám định cần phải rập khuôn theo L/C, nếu một chỉ tiêu nào đó có sự chênh lệch mặc dù sự chênh lệch đó rõ ràng là tốt hơn (ví dụ hợp đồng và L/C quy định gạo xuất khẩu có độ ẩm 13% nhưng Giấy chứng nhận phẩm chất ghi “ẩm dộ 12.8%” thì cũng bị coi là không phù hợp). Điều này cho thấy vai trò rất quan trọng của chứng thư giám định trong bộ chứng từ thanh toán. 3.2.2. Là chứng từ cần thiết trong bộ chứng từ gửi kèm hàng hoá Một số nước qui định khi gửi hàng, người bán phải gửi một bộ chứng từ đi kèm với hàng hoá. Những chứng từ này do hợp đồng qui định cụ thể nhưng thông thường gồm các chứng từ sau: Vận tải đơn, Phiếu đóng gói chi tiết, Chứng thư giám định (về số lượng, khối lượng, phẩm chất ), Giấy chứng nhận xuất xứ Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 55
  64. Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu 3.2.3. Là chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ khiếu nại (bao gồm khiếu nại người bán, người vận chuyển, người bảo hiểm ). Khi nhận hàng hoá nếu có nghi vấn hoặc phát hiện hàng hoá bị hư hỏng, thiếu hụt, mất mát, sai quy cách, bao bì hư hỏng, người mua phải lập bộ hồ sơ khiếu nại. Thành phần của bộ chứng từ này phụ thuộc vào đối tượng khiếu nại và nội dung khiếu nại nhưng bất cứ việc khiếu nại nào liên quan đến hàng hoá, phương tiện vận tải cũng cần phải có chứng thư giám định (hoặc biên bản giám định). Đối với bộ hồ sơ khiếu nại, chứng thư giám định là một chứng từ không thể thiếu, nó là chứng cứ để các bên liên quan xem xét thực trạng hàng hoá và xác định trách nhiệm thuộc về ai. Các bên có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại nếu hồ sơ khiếu nại không có chứng thư giám định. Do vậy khi phát hiện hàng hoá có hư hỏng, mất mát hoặc có vấn đề nghi vấn, cần yêu cầu giám định ngay để đảm bảo các yếu tố pháp lý cần thiết và kịp thời hạn khiếu nại. 3.2.4. Là chứng từ phục vụ cho các yêu cầu quản lý Nhà nước Theo qui định của Nhà nước, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể được hưởng sự cho phép hay ưu đãi nếu như đáp ứng được một số yêu cầu, ví dụ như: giám định chân hàng của Vinacontrol hoặc Foodcontrol trước khi xuất khẩu gạo, Giám định hàng tái nhập hoặc tái xuất để khấu trừ thuế XNK hoặc khấu trừ chỉ tiêu cho phép XNK 3.3. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định 3.3.1. Đối với lô hàng “Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với hàng hoá được yêu cầu giám định” (Điều 10-Luật Thương mại Việt Nam 1997). Nghĩa là chứng thư giám định chỉ được dùng cho chính lô hàng được yêu cầu giám định trong hoạt động XNK như: Kèm theo hợp đồng để chứng minh lô hàng đạt tiêu chuẩn. Cặp vào bộ hồ sơ làm thủ tục Hải quan Khi lô hàng đó đã xuất hoặc nhập khẩu thì lô hàng khác dù cùng chủng loại, cùng qui cách phẩm chất nếu xuất hoặc nhập vẫn cần phải yêu cầu giám định mà Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37 56