Khóa luận Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty kiểm toán Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty kiểm toán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_giai_phap_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cho_cac_con.pdf
Nội dung text: Khóa luận Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty kiểm toán Việt Nam
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Ngọc Bích Lớp : Anh 1 Khoá : 42 A Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Trần Thị Kim Anh Hà Nội - Tháng 11/2007
- Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Chƣơng I: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh 3 1. Các quan điểm về năng lực cạnh tranh 3 1.1. Các khái niệm, quan điểm về năng lực cạnh tranh 3 1.1.1. Cạnh tranh 3 1.1.2. Năng lực cạnh tranh 4 1.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 7 1.2.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm 7 1.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của quốc gia 8 1.3. Một số tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp 8 1.3.1. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8 1.3.2. Một số tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 10 2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14 2.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 14 2.1.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp 14 2.1.2. Năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp 15 2.1.3. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 16 2.1.4. Văn hóa doanh nghiệp 16 2.1.5. Năng lực tài chính của doanh nghiệp 17 2.1.6. Năng lực công nghệ của doanh nghiệp 17 2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 17 2.2.1. Sự cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh 17 2.2.2. Tốc độ đổi mới công nghệ trong ngành 18 Nguyễn Thị Ngọc Bích Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế 2.2.3. Môi trường kinh doanh và các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước 18 3. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ 19 3.1. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ 19 3.1.1. Khái niệm về dịch vụ 19 3.1.2. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ 20 3.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ 22 3.2.1. Danh tiếng về chất lượng dịch vụ 23 3.2.2. Nguồn nhân lực giỏi 25 3.2.3. Danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp 26 3.2.4. Định hướng khách hàng, nghiên cứu thị trường 26 3.2.5. Công nghệ 27 Chƣơng II: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam 28 1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của các công ty kiểm toán Việt Nam và bối cảnh cạnh tranh trên thị trường kinh doanh dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam 28 1.1. Sơ lược về sự phát triển của các công ty kiểm toán Việt Nam 28 1.1.1. Các mốc văn bản pháp lý quan trọng 28 1.1.2. Sự phát triển của các công ty kiểm toán Việt Nam 29 1.2. Bối cảnh cạnh tranh trên thị trường kinh doanh dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam. 32 1.2.1. Phân chia các nhóm công ty trên thị trường 32 1.2.2. Phân tích chung về hoạt động của ngành kiểm toán 34 2. Phân tích năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam 40 2.1. Tiêu chí về nguồn nhân lực 40 2.1.1. Số lượng Kiểm toán viên 41 2.1.2. Tỷ lệ Tổng số cán bộ nhân viên/Kiểm toán viên có chứng chỉ 43 2.2. Tiêu chí về chất lượng sản phẩm dịch vụ 46 Nguyễn Thị Ngọc Bích Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế 2.2.1. Chất lượng của các báo cáo kiểm toán thực hiện cho khách hàng 47 2.2.2.Tính đa dạng của các loại hình dịch vụ kế toán, kiểm toán 48 2.3. Tiêu chí về thị phần 49 2.3.1. Thị phần 49 2.3.2. Khả năng mở rộng thị phần 52 2.4. Tiêu chí khác 53 2.4.1. Giá phí dịch vụ kế toán, kiểm toán 53 2.4.2. Công nghệ 54 2.4.3. Thương hiệu 55 3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam 55 3.1. Những điểm mạnh của các công ty kiểm toán Việt Nam 56 3.2. Những điểm yếu của các công ty kiểm toán Việt Nam 56 Chƣơng III: Các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty kiểm toán Việt Nam 59 1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty kiểm toán Việt Nam 59 2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty kiểm toán Việt Nam 64 2.1. Nghiên cứu kỹ về thị trường mục tiêu 64 2.2. Chính sách về nguồn nhân lực 65 2.3. Chính sách về sản phẩm dịch vụ 68 2.3.1. Hiểu biết về khách hàng 68 2.3.2. Đa dạng hóa loại hình dịch vụ 69 2.3.3. Cải tiến công nghệ và quy trình làm việc 69 2.3.4. Kiểm soát chất lượng dịch vụ 70 2.4. Chính sách về thương hiệu 71 2.5. Chính sách giá dịch vụ 72 2.6. Hợp tác và hợp tác quốc tế 72 2.7. Xây dựng văn hóa cho công ty 76 Nguyễn Thị Ngọc Bích Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế 3. Một số đề xuất đối với Nhà Nước nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty kiểm toán Việt Nam 77 3.1. Về phía các cơ quan Nhà nước 77 3.2. Về phía các Hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo 77 Kết luận 79 Danh mục tài liệu tham khảo i Danh mục các chữ viết tắt ii Danh mục các bảng biểu iii Danh mục biểu đồ iii Nguyễn Thị Ngọc Bích Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động kiểm toán Việt Nam chính thức được hình thành từ tháng 5 năm 1991 với sự thành lập của hai công ty kiểm toán VACO và AASC trực thuộc Bộ tài chính. Cùng với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hệ thống tài chính, cải cách hệ thống kế toán Việt Nam, hoạt động kiểm toán độc lập đã từng bước phát triển, ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp. Hiện nay, ở Việt Nam đã có 126 công ty và gần 4000 nhân viên hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán. Tuy nhiên hầu hết các công ty kiểm toán độc lập ở nước ta chưa đạt được chuẩn mực quốc tế, do quy mô vốn nhỏ, lĩnh vực hoạt động hạn chế, và tính chuyên nghiệp chưa cao. Đây là một bất lợi lớn cho các công ty kiểm toán Việt Nam khi đất nước đã bước qua ngưỡng cửa hội nhập, thị trường tài chính nói chung và thị trường dịch vụ kiểm toán nói riêng được mở ra mạnh hơn, xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh quốc tế hơn. Các công ty kiểm toán Việt Nam cũng đã và đang sử dụng những biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tuy nhiên hầu hết còn đang rất rời rạc và thiếu tính đồng bộ. Để có thể tồn tại và phát triển được trong bối cảnh cạnh tranh mới, các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam cần có những chiến lược mới cụ thể hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty kiểm toán Việt Nam”, em mong muốn có thể tìm được những giải pháp hữu ích và thiết thực cho các công ty kiểm toán trong nước để cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ lớn quốc tế. Bài khóa luận của em bao gồm 3 phần chính sau đây: Chương I. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh Chương II. Thực trạng về nănog lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam Chương III. Các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty kiểm toán Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Bích 1 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Vì kiến thức và hiểu biết thực tế của em còn hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh khỏi có những sai sót, em rất mong được sự thông cảm và đóng góp từ các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn Giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Trần Thị Kim Anh đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận này. Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2007 Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Bích Nguyễn Thị Ngọc Bích 2 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1. Các khái niệm, quan điểm về năng lực cạnh tranh Những năm gần đây, kể từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, chủ đề cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh thường xuyên được nói tới. Hiện vẫn còn rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh và việc nhận thức đúng đắn bản chất cũng như tầm quan trọng của chúng sẽ giúp các doanh nghiệp hoạch định được những chiến lược đúng đắn để phát triển. 1.1.1. Cạnh tranh “Cạnh tranh” hiểu theo một nghĩa thông dụng nhất là “cố gắng dành phần hơn, phần thắng về mình, giữa những người, tổ chức hoạt động nhằm mục đích như nhau” (theo Từ điển Tiếng Việt ). Động từ “cạnh tranh” (compete) trong từ điển Anh – Anh (Oxford) được giải thích là “to try to be more successful or better than somebody else who is trying to do the same thing as you”, có nghĩa là “là việc cố gắng để làm tốt hơn, thành công hơn so với một người khác cũng đang làm một công việc tương tự”. Cạnh tranh trong kinh doanh là “sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh”.1 Trong từ điển Kinh tế kinh doanh Anh – Việt: “Cạnh tranh là sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, do đó có nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng cách bán theo giá cả thấp nhất hay cung cấp một chất lượng hàng hóa tốt nhất”. Như vậy cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế có bản chất là một mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Các chủ thể kinh tế này có cùng 1 Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Năm 2004) Trang164. Nguyễn Thị Ngọc Bích 3 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế mục tiêu và cố gắng đạt được mục tiêu đó ở mức độ càng cao càng tốt. Các doanh nghiệp cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, gia tăng thị phần, phát triển thị trường để tồn tại, phát triển. Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa và là đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, khả năng tiêu thụ hàng hóa quyết định sản xuất và mọi hoạt động kinh tế, các chủ thể kinh tế chịu mọi sự tác động của quan hệ cung- cầu và cạnh tranh với nhau nhằm đạt hiệu quả và doanh lợi bằng việc mở rộng và cải tiến sản xuất, kinh doanh. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tổ chức quản lý có hiệu quả hơn để giành ưu thế so với đối thủ cạnh tranh, đạt được mục đích kinh doanh. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh Trong lĩnh vực kinh tế, năng lực cạnh tranh được nhìn nhận ở 3 góc độ: năng lực cạnh tranh của sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của quốc gia. a. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện thông qua mức độ chấp nhận hay tiêu thụ của thị trường đối với sản phẩm đó so với những sản phẩm khác. Một sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường là một sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. b. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh thông thường được xem xét ở mức độ của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh có thể được định nghĩa như là “khả năng của một công ty tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức, hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trường mới”. Báo cáo về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1985 cũng có đề cập đến khái niệm năng lực cạnh tranh “năng lực cạnh tranh quốc tế là năng lực và cơ hội trong hoàn cảnh riêng trước mắt Nguyễn Thị Ngọc Bích 4 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế và tương lai của doanh nghiệp có sức hấp dẫn về giá cả và chất lượng hơn so với đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước để thiết kế, sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ”. UNCTAD2 thuộc Liên hợp quốc thì nhìn nhận thuật ngữ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở những góc độ khác nhau và cụ thể hơn: là “năng lực của một doanh nghiệp trong việc giữ vững hoặc tăng thị phần của mình một cách vững chắc”, hoặc “năng lực hạ giá thành hoặc cung cấp sản phẩm bền, đẹp, rẻ của doanh nghiệp”, hoặc “năng lực cạnh tranh thể hiện thông qua tỷ suất lợi nhuận”. Tóm lại, khi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần phải chú ý tới 3 nội dung chính sau đây: Thứ nhất, việc so sánh năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp phải được đặt trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh. Phân tích năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là phân tích các yếu tố nội tại của doanh nghiệp và của các đối thủ cạnh tranh của nó để so sánh và tìm ra lợi thế so sánh của doanh nghiệp đó so với đối thủ. Thứ hai, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn phải được thể hiện thông qua khả năng thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng, bởi lẽ nhu cầu của khách hàng vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu của khách hàng thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp cũng phải nhanh chóng thay đổi để đáp ứng những nhu cầu mới của khách hàng. Doanh nghiệp nào có thể thay đổi càng nhanh chóng, càng đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó càng cao. Thứ ba, năng lực cạnh của doanh nghiệp phải được thể hiện thông qua việc duy trì và phát triển liên tục các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp chính là ưu thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp phải có khả năng duy trì và sáng tạo liên tục các lợi thế cạnh tranh của mình, luôn luôn đi trước đối thủ, không để các đối thủ 2 Tổ chức về phát triển và thương mại Liên hợp quốc Nguyễn Thị Ngọc Bích 5 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế đuổi kịp và bắt chước dễ dàng. Thực hiện được điều này thì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường mới thật sự bền vững. c. Năng lực cạnh tranh của quốc gia Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2002, định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là: “khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng thay đổi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian”. Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã chọn định nghĩa về cạnh tranh cố gắng kết hợp cả các doanh nghiệp, ngành, và quốc gia: “khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Năm 1995, cũng trong báo cáo về năng lực cạnh tranh, WEF mở rộng định nghĩa năng lực cạnh tranh ra phạm vi quốc gia: “năng lực cạnh tranh quốc tế là năng lực của một công ty, một nước trong việc sản xuất ra của cải trên thị trường thế giới nhiều hơn đối thủ cạnh tranh của nó” và “năng lực cạnh tranh là năng lực của một nền kinh tế có thể tạo ra sự tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh tế đầy biến động của thị trường thế giới”. Năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định thông qua hai chỉ tiêu cơ bản sau: - Chỉ số năng lực cạnh tranh – GCI (Growth Competitiveness Index) do các yếu tố đóng góp váo sự phát triển trong tương lai của một nền kinh tế (trong vòng 5 năm tới), được thể hiện ở mức thay đổi của GDP đầu người. Chỉ số này là tổng hợp của 3 chỉ số: trình độ công nghệ, chất lượng của thể chế công cộng, và các điều kiện kinh tế vĩ mô. Những yếu tố này giải thích tại sao sự thịnh vượng của một vài quốc gia tăng lên nhanh hơn so với những quốc gia khác. - Chỉ số năng lực cạnh tranh vi mô – MICI (Microeconomic Competitiveness Index) cho biết các yếu tố làm nền tảng của năng suất và hoạt động của nền kinh tế hiện thời, bao gồm hai chỉ số: chất lượng các hoạt Nguyễn Thị Ngọc Bích 6 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế động và chiến lược của các doanh nghiệp, và chất lượng của môi trường kinh doanh quốc gia. Những yếu tố này giải thích tại sao một vài quốc gia có thể duy trì mức thịnh vượng cao hơn những quốc gia khác. 1.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Như đã đề cập đến ở mục 1.1.2, năng lực cạnh tranh bao gồm 3 cấp độ: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và Năng lực cạnh tranh của quốc gia. Mối quan hệ giữa 3 cấp độ năng lực cạnh tranh này là mối quan hệ qua lại chặt chẽ, trong đó vai trò của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mang tính quyết định. 1.2.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là nền tảng, cơ sở để xây dựng nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá trước hết thông qua sản phẩm của nó. Đầu ra cuối cùng của doanh nghiệp là các sản phẩm phục vụ thị trường. Độ thỏa mãn của thị trường đối với sản phẩm càng cao, nghĩa là năng lực cạnh tranh của sản phẩm càng cao thì chỗ đứng trên thị trường của doanh nghiệp càng vững. Ngược lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lại quyết định năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Điều đó thể hiện qua một thực tế là muốn tạo ra một sản phẩm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần phải giải quyết tốt được vấn đề sử dụng nguồn lực đầu vào. Với nguồn lực đầu vào giống hệt nhau, như vốn, con người, công nghệ doanh nghiệp nào có thể tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả phải chăng nhất, thỏa mãn cao nhất nhu cầu của thị trường, thì doanh nghiệp đó sẽ có năng lực cạnh tranh cao nhất. Sản phẩm của một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao chắc chắn sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn sản phẩm của một doanh nghiệp khác. Nguyễn Thị Ngọc Bích 7 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế 1.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của quốc gia Như đã phân tích ở trên, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là một phần trong năng lực cạnh tranh của quốc gia. Các quốc gia muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì không chỉ dựa vào những lợi thế sẵn có mà phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Cho dù các quốc gia đã có những lợi thế nhất định vẫn cần phải có những chính sách phù hợp để khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong nước có phát triển thì nền kinh tế của quốc gia đó mới phát triển và sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước đảm bảo cho các nguồn lực quốc gia được khai thác hiệu quả, đem lại của cải và sự thịnh vượng cho quốc gia đó. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp của nước ngoài còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững cho quốc gia, tránh nguy cơ thị trường trong nước bị thao túng bởi các công ty nước ngoài, đồng thời vươn tầm ảnh hưởng sang quốc gia khác. 1.3. Một số tiêu chí và phƣơng pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp 1.3.1. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Như đã đề cập ở mục 1.2, lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp chính là ưu thế của một doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh thể hiện điểm mạnh của một doanh nghiệp trên cơ sở có sự so sánh trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh khác. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp được hình thành thông qua việc nỗ lực duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh để từ đó chiếm ưu thế trên thị trường của doanh nghiệp đó. Muốn đánh giá năng lực cạnh tranh cần dựa trên sự so sánh các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Sau đây là Nguyễn Thị Ngọc Bích 8 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa vào sự phân tích lợi thế cạnh tranh theo “Mô hình chuỗi giá trị” của Michael Porter.3 Theo M. Porter, hoạt động của doanh nghiệp có thể được xem là một chuỗi các hoạt động để chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra. Các hoạt động này được gọi các hoạt động tạo ra giá trị được chia thành 9 nhóm hoạt động thuộc hai loại: Các hoạt động chính: Những hoạt động liên quan trực tiếp đến việc hình thành nên sản phẩm, bao gồm: hoạt động hậu cần đầu vào, chế tạo sản phẩm, hậu cần đầu ra, marketing và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng. Các hoạt động hỗ trợ: Những hoạt động trợ giúp cho việc thực hiện các hoạt động chính, bao gồm: những yếu tố thuộc nền tảng chung của doanh nghiệp, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực và hoạt động thu mua đầu vào. A Bảng 1. Mô hình chuỗi giá trị của M.Porter E H Nền tảng chung (quản trị, tài chớnh, kế toỏn, kế hoạch húa chiến lược) Các Quản trị nguồn nhõn lực (tuyển dụng, đµo tạo, phỏt triển) hoạt Biên động Phát triển công nghệ (R&D, cải tiến sản phẩm) lợi hỗ Mua sắm (mua nguyờn vật liệu, mỏy múc thiết bị khác) nhuận trợ Hậu cần đầu Sản xuất Hậu cần Marketing Dịchvụ vµo (tiếp (gia công, đầu ra (lưu vµ bán hµng (lắp đặt D H nhận nguyên chế biến, kho, phân (quảng cáo, bảo dưỡng vật liệu vµ lắp ráp, phối thµnh xúc tiến bán, sửa chữa, lưu kho) kiểm tra phẩm) đặt giá, kênh thay thế) ấ ượ ố ch t l ng) phân ph i) B C F 3 Giáo sư môn Quản trị kinh doanh của Đại học Havard Hoa Kỳ Nguyễn Thị Ngọc Bích 9 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Các hoạt động chính Quá trình doanh nghiệp thực hiện mỗi một hoạt động trên đều phải bỏ ra khoản chi phí. Diện tích hình ABCDE thể hiện tổng chi phí thực hiện để tạo ra giá trị. Mặt khác, sản phẩm hay đầu ra của doanh nghiệp được sự đánh giá của người tiêu dùng, độ thỏa mãn của người tiêu dùng càng cao thì họ càng sẵn sàng trả mức giá cao hơn. Diện tích hình ABFGH thể hiện giá trị do các hoạt động đó tạo ra, tức là mức giá tối đa khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm của doanh nghiệp. Muốn có lợi thế cạnh tranh và thu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn trung bình, doanh nghiệp có hai phương pháp cơ bản: 1. Giảm chi phí (đẩy đường CDE sang trái, làm giảm diện tích hình ABCDE). 2. Tạo sự khác biệt của sản phẩm để tăng giá trị cho khách hàng, khi đó sẽ làm cho mức giá sẵn sàng chi trả của khách hàng tăng lên (đẩy đường FGH sang bên phải, làm tăng diện tích hình ABFGH). Khi tiến hành phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần phân tích chi tiết các hoạt động của doanh nghiệp trông chuỗi giá trị đó, xem xét hoạt động nào là điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đồng thời cần phân tích cả chuỗi giá trị của đối thủ cạnh tranh (thường là đối thủ cạnh tranh lớn và trực tiếp nhất) để có thể xây dựng những chiến lược nhằm phát huy lợi thế, khắc phục những điểm yếu, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ. 1.3.2. Một số tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trên thị trường, đánh giá lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp đòi hỏi phải xem xét một cách toàn diện và dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số tiêu thức phân tích chính: a. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần Thị phần của doanh nghiệp thể hiện được mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi phân tích không nên chỉ tập trung vào số Nguyễn Thị Ngọc Bích 10 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế liệu tuyệt đối của thị phần trong một thời kỳ nhất định mà còn phải xem xét cả tốc độ phát triển, mở rộng thị trường của doanh nghiệp trong các thời kỳ khác nhau nữa. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao không chỉ duy trì được mức độ thị phần lớn, mà còn phải không ngừng mở rộng, chiếm lĩnh thị trường được nhiều hơn nữa so với các đối thủ cạnh tranh khác. b. Tính hiệu quả sản xuất, kinh doanh Hiệu quả sản xuất, kinh doanh có thể được thể hiện qua việc tính toán năng suất theo công thức: Năng suất = Đầu ra/ Đầu vào Trong đó: Đầu ra là hàng hóa, dịch vụ; Đầu vào là nguyên vật liệu, nguồn vốn, nhân công Doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả, năng suất càng cao thì cần càng ít đầu vào để sản xuất ra một lượng sản phẩm đầu ra cho trước. Khi đó, so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ có lợi thế về chi phí thấp hơn. Các chỉ tiêu về năng suất, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là các chỉ tiêu có tính định lượng và tương đối rõ ràng hơn để xác định năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. c. Chất lượng của sản phẩm và tính hiệu quả của các quá trình sản xuất Sản phẩm là đầu ra cuối cùng của doanh nghiệp, được sản xuất nhằm mục đích phục vụ thị trường, phục vụ khách hàng. Chất lượng sản phẩm sẽ được thị trường kiểm định thông qua quá trình sử dụng sản phẩm. Người tiêu dùng đánh giá chất lượng sản phẩm càng cao, thì họ càng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn cho sản phẩm đó. Chất lượng sản phẩm càng cao thì càng khẳng định được uy tín, danh tiếng của sản phẩm, của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể định được mức giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh khác. Các quá trình trong nội bộ doanh nghiệp như thu mua đầu vào, nghiên cứu, sản xuất, phân phối nếu hoạt động hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp hạ Nguyễn Thị Ngọc Bích 11 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế thấp được chi phí, tránh lãng phí và nâng cao năng suất. Khi đó, doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm. Như vậy, chất lượng sản phẩm cao có thể giúp doanh nghiệp nâng được mức giá bán cao, đồng thời với việc thực hiện hiệu quả các quá trình sản xuất có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu vào. Hai cách này, theo mô hình “Chuỗi giá trị” đều mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận cao hơn, thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đánh giá chất lượng của sản phẩm, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá: Các thông số kỹ thuật, tỷ lệ sản phẩm sai hỏng, chi phí tài chính và thời gian sửa chữa sản phẩm sai hỏng, việc triển khai áp dụng các hệ thống quản trị chất lượng như ISO, TQM Cũng có thể sử dụng các thống kê nhận xét, đánh giá của khách hàng nếu sản phẩm là dịch vụ. d. Khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quá trình kinh doanh Các nguồn lực đầu vào không chỉ bao gồm các nguồn lực mà doanh nghiệp có sẵn, mà cả những nguồn lực ở bên ngoài, trong đó doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt, tiếp cận và sử dụng hiệu quả những nguồn lực này thì có thể phát triển nhanh chóng hơn, chiếm được nhiều ưu thế hơn trên thị trường. Cụ thể ta có thể xem xét một số nguồn lực cụ thể: Nguồn thông tin: Thông tin ngày nay đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thông tin mà các doanh nghiệp quan tâm là: Thông tin nguồn cung, cầu trên thị trường, thông tin về sự thay đổi của chính sách luật pháp, thông tin về hoạt động của đối thủ Doanh nghiệp có khả năng nắm bắt và xử lý nhanh nhạy, chính xác những thông tin này có thể đi trước một bước so với đối thủ cạnh tranh trong việc đưa ra được những quyết định và chiến lược đúng đắn cho công ty. Khả năng thu hút và phát triển nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có chuyên môn cao, tâm huyết và làm việc hiệu quả có thể mang lại sự thành công bền vững cho doanh nghiệp. Chính nguồn lực con người là động lực của mọi đổi mới, sáng tạo, giúp doanh nghiệp khai thác có hiệu quả những nguồn lực khác. Nguyễn Thị Ngọc Bích 12 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày nay còn thể hiện thông qua khả năng thu hút, đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng và trung thành với công ty. Các chỉ tiêu xem xét: Tỷ lệ nhân viên có tay nghề cao, tỷ lệ chi phí đầu tư cho đào tạo nhân viên, năng suất lao động bình quân Khả năng huy động và sử dụng có hiệu quả những nguồn lực tài chính: Vốn quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp được đầu tư lớn thường có ưu thế hơn về công nghệ, cơ sở vật chất và tạo điều kiện cho việc chiếm được thị trường lớn. Tuy nhiên, sự hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp, hay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn phải phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng nguồn lực tài chính đó có hiệu quả hay không. Nguồn lực tài chính sử dụng hiệu quả mang lại tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn cao cho doanh nghiệp. Các chỉ tiêu cần đánh giá: Các tỷ lệ tài chính phản ánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, Các chỉ tiêu tính toán hiệu quả sử dụng vốn (Tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn, Tỷ lệ doanh thu trên vốn ), Lợi nhuận giữ lại và chính sách cổ tức của doanh nghiệp e. Khả năng liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế Ngày nay, hợp tác và hợp tác quốc tế ngày càng trở nên phổ biến. Nguyên nhân là do cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, và các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, hoặc mới ra đời trở nên khó khăn hơn khi phải một mình tìm kiếm thị phần và chống lại sự cạnh tranh của những doanh nghiệp lớn, đi trước. Liên kết và hợp tác quốc tế giúp doanh nghiệp có thể tận dụng những lợi thế của doanh nghiệp đối tác, mở rộng thị trường hơn và tìm được đồng minh cùng cạnh tranh với những đối thủ khác. Khả năng liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp khác thể hiện ở việc nhận biết cơ hội kinh doanh mới, lựa chọn đúng đắn đối tác kinh doanh để cùng nhau phát triển và thể hiện sự chủ động, nhanh nhạy của doanh nghiệp trước thị trường. f. Uy tín, danh tiếng của sản phẩm và của doanh nghiệp Nguyễn Thị Ngọc Bích 13 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Uy tín của sản phẩm, của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì được mối quan hệ lâu dài, ổn định và có lợi với nhà cung cấp, với các đối tác liên kết, đồng thời duy trì được lượng khách hàng truyền thống, thuyết phục được những khách hàng mới dễ dàng hơn, tạo điều kiện mở rộng thị trường. Một vấn đề quan trọng liên quan đến việc nâng cao uy tín của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp phát triển thành công các thương hiệu mạnh. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, dễ dàng phát triển thị phần. Tuy nhiên khi đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ chú ý vào số lượng các thương hiệu mạnh hiện có của doanh nghiệp, mà còn phải đánh giá được khả năng phát triển của thương hiệu đó. Cần đánh giá các chỉ tiêu như: chi phí cho hoạt động phát triển thương hiệu, số lượng thương hiệu hiện có, mức độ nổi tiếng và được ưa chuộng của thương hiệu so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của đối thủ cạnh tranh có thể được sử dụng để phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 2.1.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp Lựa chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp có tính chất quyết định đến mọi chiến lược kinh doanh khác của doanh nghiệp. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu thực chất là xác định lại phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Thị trường lựa chọn càng lớn đòi hỏi doanh nghiệp càng phải cạnh tranh nhiều hơn với nhiều đối thủ hơn, chính vì thế thị trường lựa chọn của doanh nghiệp sẽ quyết định một phần tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Có ba lý do chính bắt buộc doanh nghiệp cần phải xác định cụ thể phạm vi kinh doanh của mình: Nguyễn Thị Ngọc Bích 14 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Thứ nhất: Thị trường tổng thể có rất nhiều khách hàng với rất nhiều nhu cầu khác nhau cần phải đáp ứng. Không một doanh nghiệp cá biệt nào có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu và ước muốn của khách hàng tiềm năng. Do đó, doanh nghiệp cần phải xác định rõ được nhu cầu của khách hàng cần thỏa mãn. Thứ hai: Doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, và họ luôn cũng có những cách thức để cạnh tranh với doanh nghiệp. Thứ ba: Mỗi doanh nghiệp thường chỉ có một hoặc một vài thế mạnh nào đó để thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Có nghĩa là nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp là có hạn. Do vậy, để kinh doanh có hiệu quả, để duy trì và phát triển được thị phần, doanh nghiệp cần phải tìm được cho mình những đoạn thị trường mà ở đó họ có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng hơn hẳn đối thủ cạnh tranh. Có như thế doanh nghiệp mới có thể tập trung được toàn bộ nguồn lực của mình, phát huy thế mạnh của mình để cạnh tranh hiệu quả trong thị trường đó. Có ba cách doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi kinh doanh của mình: 1. Thu hút thêm khách hàng bằng cách đưa sản phẩm tiêu thụ ở thị trường mới; 2. Mở rộng danh mục sản phẩm thỏa mãn nhiều nhu cầu của thị trường hơn; 3. Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới, vượt khỏi sự cạnh tranh của đối thủ. 2.1.2. Năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp Năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp được thể hiện thông qua tầm nhìn chiến lược về đường lối phát triển cho doanh nghiệp, khả năng sử dụng hiệu quả con người cũng như các nguồn lực khác của doanh nghiệp, tận dụng mọi thời cơ và các nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho mục tiêu phát triển chung. Người lãnh đạo phải hiểu rõ vai trò và tính tất yếu của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trên thị trường. Hình thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và liên tục, đòi hỏi những người lãnh đạo phải có mục tiêu rõ ràng, và kiên trì theo đuổi, có và phối hợp sử dụng những chính sách phù hợp để làm cho cả Nguyễn Thị Ngọc Bích 15 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế bộ máy doanh nghiệp vận hành hiệu quả, hướng về mục tiêu chung đó. Cụ thể như chính sách thu hút và đào tạo nhân lực, sử dụng người lao động trong doanh nghiệp, chính sách đầu tư, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm 2.1.3. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh hiệu quả ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh là cách thức mà doanh nghiệp tiến hành việc khai thác và phát huy tối đa các nguồn lực của mình cũng như sử dụng các nguồn lực khác. Thông qua các chiến lược kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp có thể tập trung đầu tư mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới, chiếm lĩnh thị trường, nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình so với đối thủ cạnh tranh khác. 2.1.4. Văn hóa doanh nghiệp Hiện nay, vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp đang được các doanh nghiệp quan tâm và xem như là một yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là vừa là bản sắc, nét riêng của doanh nghiệp để phân biệt so với đối thủ cạnh tranh khác, đồng thời là truyền thống của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới cách thức làm việc và hợp tác giữa các cá nhân, tập thể trong hệ thống của doanh nghiệp, và sự sáng tạo của họ. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng đòi hỏi một thời gian lâu dài và bền bỉ, tuy nhiên, một khi văn hóa doanh nghiệp đã được hình thành, nó có sức ảnh hưởng to lớn đến hành vi của mọi cá nhân trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hệ văn hóa ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nó có thể là truyền thống khuyến khích đổi mới, sáng tạo, trọng người tài, khuyến khích sự học hỏi, hợp tác, chia sẻ giữa các thành viên Trong văn hóa doanh nghiệp, yếu tố quan trọng và nền tảng nhất là hệ giá trị triết lý doanh nghiệp, được xem là tôn chỉ hoạt động, kim chỉ nam của Nguyễn Thị Ngọc Bích 16 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế mục tiêu phát triển công ty. Ngoài ra, cách thức tổ chức, tập quán và niềm tin trong doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng, khó thay đổi trong doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp tốt là những doanh nghiệp xây dựng được hệ giá trị triết lý vững chắc, tổ chức, hình thành được các thói quen tốt trong doanh nghiệp4. 2.1.5. Năng lực tài chính của doanh nghiệp Năng lực tài chính thể hiện tiềm lực về nguồn lực vốn của doanh nghiệp. Quy mô vốn của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có điều kiện để đầu tư phát triển công nghệ, cơ sở vật chất cho doanh nghiệp, thực hiện nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. Quy mô vốn lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động ở phạm vi thị trường rộng lớn hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, năng lực tài chính của doanh nghiệp, quan trọng hơn là thể hiện ở khả năng quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính đó. Cho dù doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, nhưng vẫn có thể có năng lực cạnh tranh tốt nếu biết huy động những nguồn lực tài chính thích hợp để sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, hàng hóa có sức cạnh tranh phục vụ tốt thị trường mục tiêu. 2.1.6. Năng lực công nghệ của doanh nghiệp Công nghệ hiện đại là điều kiện cần thiết để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp. Công nghệ cao giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu vào, rút ngắn thời gian sản xuất, giảm lãng phí và giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng cho sản phẩm. Năng lực công nghệ của doanh nghiệp thể hiện ở hai mặt: trình độ hiện đại của trang thiết bị công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trình độ ứng dụng, sử dụng các trang thiết bị đó của đội ngũ nhân viên. 2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 2.2.1. Sự cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh 4 Tiến sĩ Đỗ Minh Cương, Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, trang 263. Nguyễn Thị Ngọc Bích 17 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp phải được đặt trong mối quan hệ so sánh tương đối với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Do đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của sự cạnh tranh từ doanh nghiệp khác. Nếu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có khả năng nhanh chóng thay đổi, bắt chước sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc cải tiến sản phẩm tốt hơn, đáp ứng nhiều nhu cầu của thị trường hơn, hoạt động có hiệu quả hơn so với doanh nghiệp thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trở nên yếu đi so với đối thủ. Chính vì thế, doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt là doanh nghiệp phải duy trì và phát triển được những lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh, liên tục cải tiến, nghiên cứu sản phẩm mới tốt hơn, quản lý hiệu quả hơn, đồng thời chú ý tốc độ và những chiến lược phát triển của đối thủ để đưa ra những chiến lược, quyết định hợp lý, kịp thời. 2.2.2. Tốc độ đổi mới công nghệ trong ngành Trong các ngành có tốc độ đổi mới công nghệ nhanh chóng như công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, các ngành có sử dụng nguồn nhân lực chất xám cao thì sản phẩm của các doanh nghiệp luôn có nguy cơ trở nên lỗi thời trong một thời gian rất ngắn. ở những ngành này, nhu cầu của thị trường luôn thay đổi, đối thủ cạnh tranh cũng thường là những doanh nghiệp năng động, do đó, chỉ các doanh nghiệp nào có khả năng bắt kịp với tốc độ thay đổi này thì mới có khả năng trụ vững và phát triển được. 2.2.3. Môi trường kinh doanh và các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước Môi trường kinh doanh có tác động trực tiếp tới sự hoạt động của doanh nghiệp. Một môi trường kinh doanh thuận lợi đầu tiên phải ở trong một môi trường chính trị ổn định, an toàn và khuyến khích các hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Hơn thế nữa, môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp phải là một môi trường có sự cạnh tranh công khai và bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh là động lực để các doanh nghiệp đổi mới và phát triển. Nguyễn Thị Ngọc Bích 18 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng góp phần ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ví dụ cụ thể là khi Nhà nước chủ trương một nền kinh tế bao cấp, tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều được Nhà nước hỗ trợ, và tất yếu khiến cho các doanh nghiệp không có động lực để cạnh tranh và phát triển. Một môi trường kinh doanh không có sự cạnh tranh thì không thể có năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được. Ngược lại, nếu Nhà nước thông qua các pháp luật, các chủ trương, chính sách để tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp đều có cơ hội bình đẳng như nhau về khả năng tiếp cận các nguồn lực và thị trường. Khi đó, các doanh nghiệp buộc phải nỗ lực hết mình để vươn lên, tồn tại và phát triển trong thị trường đó. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp do đó cũng có động lực để nâng cao. 3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ 3.1. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ 3.1.1. Khái niệm về dịch vụ a. Khái niệm Theo Philip Kotler, giáo sư bộ môn Marketing quốc tế trường Đại học quản trị Kellogg, Chicago, Mỹ và là chuyên gia marketing hàng đầu thế giới thì “ Dịch vụ là một giải pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung ứng cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất.”5 Như vậy, mặc dù cũng là một loại hàng hóa, một loại đầu ra mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, nhưng dịch vụ lại có những điểm khác biệt cơ bản so với các sản phẩm vật chất khác. b. Phân loại dịch vụ Dịch vụ có thể được phân loại theo những cách sau đây: 5 Giáo trình Marketing cơ bản (Trường Đại học Kinh tế quốc dân- Nhà xuất bản Giáo dục Năm 2002) Trang 449 Nguyễn Thị Ngọc Bích 19 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Theo mối liên hệ với khách hàng: Có hai loại, thứ nhất là loại hình dịch vụ đòi hỏi sự liên quan trực tiếp với khách hàng: Ví dụ dịch vụ du lịch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở loại hình dịch vụ này, đòi hỏi phải có sự có mặt của khách hàng khi tiến hành dịch vụ, khách hàng là đối tượng trực tiếp nhận dịch vụ đó. Loại hình dịch vụ thứ hai là loại hình dịch vụ không đòi hỏi sự liên quan trực tiếp với khách hàng như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ sửa chữa ở loại hình này, khách hàng không phải là đối tượng trực tiếp nhận dịch vụ, họ không cần trực tiếp phải có mặt khi tiến hành dịch vụ nhưng vẫn có thể thỏa mãn được nhu cầu, ví dụ như xe của họ vẫn có thể được sửa chữa, bưu phẩm của họ vẫn được giao Theo động cơ mua dịch vụ của khách hàng: Có hai loại là Dịch vụ thỏa mãn nhu cầu cá nhân (ví dụ như dịch vụ giải trí, dịch vụ bảo hiểm cá nhân ) và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu nghề nghiệp (ví dụ như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính ). Theo mục tiêu của người cung ứng dịch vụ: Bao gồm: Dịch vụ thương mại là loại hình dịch vụ phổ biến nhất trên thị trường, vì mục tiêu lợi nhuận của các chủ doanh nghiệp; và Dịch vụ phi thương mại thường là các dịch vụ do Nhà nước đứng ra cung cấp vì mục tiêu công cộng, xã hội như dịch vụ xe bus, dịch vụ môi trường, cây xanh 3.1.2. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ a. Tính vô hình hay phi vật chất Như đã nêu trên, dịch vụ là một “giải pháp” hay “lợi ích”, có nghĩa là những khái niệm trừu tượng, vô hình. Khách hàng không thể thử, nhìn, nghe trước sản phẩm dịch vụ trước khi mua, cho nên khách hàng thường ít tin tưởng vào sự lựa chọn trước khi mua của mình hơn. Để củng cố niềm tin cho khách hàng, doanh nghiệp thường phải thực hiện những biện pháp sau đây: Thứ nhất: Tăng tính hữu hình cho dịch vụ. Ví dụ như trong dịch vụ thiết kế website, nhà cung cấp có thể cho khách hàng xem trước các website mẫu mà họ thiết kế để khách hàng có thể dễ hình dung; hoặc tạo ấn tượng tin Nguyễn Thị Ngọc Bích 20 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế tưởng ban đầu cho khách hàng bằng những hình ảnh bên ngoài như đầu tư vào trụ sở làm việc khang trang, hiện đại, tác phong làm việc chuyên nghiệp Thứ hai: Làm cho khách hàng chú ý tới những lợi ích có liên quan đến dịch vụ đó. Ví dụ như trong kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, doanh nghiệp phải thuyết được khách hàng rằng họ có thể được lợi rất nhiều từ việc mua bảo hiểm như: chỉ bằng những khoản tiền nhỏ đóng hàng tháng, họ có thể yên tâm có được mức hỗ trợ về tài chính khi xảy ra rủi ro, đồng thời vẫn có thể là một khoản tiết kiệm có giá trị nếu không xảy ra những sự kiện bất thường. Thứ ba: Đặt tên gọi cho có ý nghĩa, gợi lên giá trị cho dịch vụ của mình. Ví dụ như: Khẩu hiệu của công ty bảo hiểm Prudential là “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” tạo cảm giác được tôn trọng và quan tâm trong khách hàng. Ngoài ra doanh nghiệp cần chú ý để tập trung vào nội dung của dịch vụ, sao cho tên gọi có thể phản ánh trung thực và khái quát nhất về dịch vụ, dịch vụ phải đồng nhất với tên gọi, giúp cho khách hàng có thể ghi nhớ. Thứ tư: Tạo sự tin cậy cho khách hàng về sản phẩm bằng cách mời những chuyên gia, người nổi tiếng thuyết trình, quảng cáo sản phẩm. Đây cũng là một phương pháp marketing hiệu quả cho dịch vụ mà các doanh nghiệp hay áp dụng, bởi vì đối với dịch vụ thì việc có thể thuyết phục được khách hàng và tạo được cảm giác tin cậy cho khách hàng chính là nhiệm vụ quan trọng nhất. b. Tính không thể tách rời khỏi nguồn gốc Quá trình sản xuất và tiêu thụ dịch vụ là hai quá trình diễn ra đồng thời. Khác với sản phẩm vật chất, dịch vụ không thể tách rời khỏi nguồn gốc của nó. Nguồn gốc ở đây có thể là con người (nhân viên tiến hành dịch vụ) hoặc máy móc (máy móc thực hiện dịch vụ). Nếu dịch vụ đòi hỏi con người, thì các nhân viên liên quan là một bộ phận tất yếu của dịch vụ. Ví dụ, giả sử một người đi cắt tóc tại một cửa hiệu quen thì giá trị của dịch vụ có thể không Nguyễn Thị Ngọc Bích 21 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế được như mong muốn nếu thợ cắt tóc chính đi vắng và cho người mới học việc làm thay thế. c. Tính không ổn định và khó xác định chất lượng Sở dĩ nói dịch vụ có tính không ổn định và khó xác định chất lượng cho dịch vụ là vì không thể nào có được một tiêu chuẩn chung và chính xác cho dịch vụ. Kinh doanh dịch vụ là loại hình kinh doanh phải sử dụng nhiều đến con người. Ngay cả khi thực hiện trực tiếp công việc là máy móc, thì khả năng kỹ thuật, chuyên môn của nhân viên vẫn đóng vai trò quyết định để hình thành chất lượng của dịch vụ. Chất lượng của dịch vụ là không ổn định và hoàn toàn tùy thuộc hoàn cảnh tạo ra dịch vụ như: nhân viên, thời gian và địa điểm cung ứng dịch vụ. Các công ty kinh doanh dịch vụ có thể cải tiến sản phẩm của mình theo hai cách: 1. Đầu tư vào nguồn nhân lực; 2. Thường xuyên đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng để so sánh với đối thủ cạnh tranh, chấn chỉnh các điểm còn thiếu sót và chưa tốt để chấn chỉnh kịp thời. Việc đánh giá chất lượng dịch vụ đôi khi còn phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm chủ quan của từng khách hàng, chính vì thế mà các doanh nghiệp ngày nay đang có xu hướng tập trung hơn vào một số đối tượng khách hàng để đảm bảo tính đồng nhất cho dịch vụ của mình. d. Tính không lưu giữ được Dịch vụ không có hình thái vật chất nên nó không thể lưu kho được như các loại hàng hóa khác. Trong ngành sản xuất, người ta có thể sản xuất hàng hóa trước khi xuất hiện nhu cầu tiêu thụ thật sự. Ví dụ như vào mùa hè, người bán hàng có thể nhập sẵn quần áo mùa đông vào kho, chuẩn bị trước cho nhu cầu của khách hàng sắp tới. Nhưng với dịch vụ, giả sử trong ngành dịch vụ hàng không, nếu khách hàng hủy bỏ vé máy bay đặt trước, thì vé không bị bán sẽ bị mất vĩnh viễn, bởi vì chỉ có một chuyến bay đó vào thời điểm đó mà thôi. 3.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Nguyễn Thị Ngọc Bích 22 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Do những đặc điểm khác biệt của dịch vụ, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thường tập trung vào những yếu tố sau để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường: 3.2.1. Danh tiếng về chất lượng dịch vụ Cũng như những ngành sản xuất, một trong những chiến lược cạnh tranh quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ là đảm bảo chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, rất khó để có thể xác định được rõ ràng chất lượng sản phẩm dịch vụ như thế nào là tốt do tính vô hình của nó. Chính vì thế nên để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường, thì các doanh nghiệp thường phải tiến hành những nhiệm vụ sau đây: Muốn có dịch vụ chất lượng cao doanh nghiệp trước hết phải hiểu được những mong đợi của khách hàng về mặt chất lượng: khách hàng muốn cái gì, khi nào, ở đâu và dưới hình thức nào? Ngoài ra, chất lượng dịch vụ có thể được đặc trưng bởi những yếu tố sau: Một triết lý chất lượng đã ăn sâu từ lâu: Đối với ngành dịch vụ, yếu tố “niềm tin” là rất quan trọng. Do khách hàng không thể thử để biết trước sản phẩm mà mình mua có chất lượng như thế nào cho nên họ buộc phải tin lời người cung cấp. Chính vì thế, khách hàng cần một lời hứa, một sự đảm bảo chắc chắn của nhà cung cấp về dịch vụ. Các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong ngành dịch vụ thì trước hết phải xây dựng được một triết lý chất lượng lâu dài và vững chãi. Nhiệm vụ của doanh nghiệp không chỉ là tìm được một triết lý hay và ấn tượng với khách hàng, mà hơn thế nữa, còn phải nỗ lực để cụ thể hóa bằng các hoạt động để thực hiện triết lý đó nhằm thuyết phục khách hàng, xây dựng niềm tin trong họ. Quy định về chất lượng rất chặt chẽ: Quy định chặt chẽ về chất lượng thể hiện sự nghiêm túc và quyết tâm thực hiện yêu cầu về chất lượng của người cung cấp. Việc này không những góp phần làm tăng chất lượng của dịch vụ mà còn làm tăng niềm tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm dịch vụ. Theo dõi thường xuyên kết quả: Việc theo dõi thường xuyên kết quả cũng là một biện pháp để kiểm soát chất lượng. Trong ngành dịch vụ, mỗi Nguyễn Thị Ngọc Bích 23 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế một lần cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đều có thể mang lại một giá trị khác nhau. Giả sử như cùng một khách hàng xem một bộ phim, lần đầu tiên, anh ta rất hứng thú và hoàn toàn hài lòng về bộ phim cũng như giá vé vào rạp mà anh đã mua. Tuy nhiên, cũng người khách đấy, xem bộ phim ấy, nhưng đến lần thứ ba, thì chắc chắn không còn thấy thích thú như ban đầu nữa. Việc theo dõi thường xuyên kết quả có thể giúp cho nhà cung cấp dịch vụ biết được những phản ứng khác nhau của khách hàng, để từ đó tìm ra các vấn đề hạn chế của dịch vụ và tìm cách cải tiến, nâng cao chất lượng. Hệ thống ghi nhận và xử lý những khiếu nại, phàn nàn của khách hàng: Việc ghi nhận và xử lý những khiếu nại, phàn nàn của khách hàng là việc làm cần thiết để thực hiện việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến sản phẩm để nó ngày càng đáp ứng được nhiều yêu cầu của khách hàng hơn. Các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt trên thị trường là những doanh nghiệp chịu khó nghiên cứu và tìm ra bằng được điểm không vừa ý của khách hàng, để từ đó có thể cải tiến sản phẩm cho tốt hơn, gần với điều mà khách hàng mong muốn hơn. Thỏa mãn đồng thời nhân viên và khách hàng: Chất lượng dịch vụ tốt phải thỏa mãn được khách hàng là điều dễ hiểu, vì mục tiêu của dịch vụ trước hết là để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ có chất lượng càng cao khi càng thỏa mãn được nhiều nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, một dịch vụ có chất lượng tốt cũng phải đảm bảo thỏa mãn được nhân viên tiến hành dịch vụ. Nhân viên là người trực tiếp phục vụ khách hàng, và chất lượng của dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào khả năng, thái độ tâm lý của nhân viên. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thường phải có những chính sách cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên như cung cấp trang thiết bị đầy đủ, tạo môi trường thoải mái , để giúp cho nhân viên có một tâm lý tốt làm việc. Sự liên tục đổi mới và cải tiến sản phẩm: Dịch vụ cũng luôn có xu hướng bị cũ đi so với sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ luôn phải chú ý để cải tiến và đổi mới chất lượng dịch vụ, để phục vụ khách hàng được tốt nhất, hay hơn cả sự mong đợi của khách Nguyễn Thị Ngọc Bích 24 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế hàng. Điều này có thể làm cho các doanh nghiệp phải chịu nhiều chi phí tốn kém, nhưng bù lại, có thể xây dựng được hình ảnh của doanh nghiệp trong khách hàng luôn mới mẻ, năng động và vì khách hàng- một yếu tố để tăng sự ưa thích và tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp. Hỗ trợ về sản phẩm, dịch vụ: Hỗ trợ về dịch vụ là một vũ khí cạnh tranh được nhiều công ty sử dụng. Các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ đi kèm thường giúp công ty xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng và tạo cho khách hàng một niềm tin tuyệt đối vào sản phẩm dịch vụ của công ty. Một công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán có thể đồng thời cung cấp thêm cả dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng, đưa cho họ những lời khuyên bổ ích cho hoạt động kinh doanh Khi đó, niềm tin của khách hàng vào khả năng chuyên môn của doanh nghiệp tăng lên, mà khách hàng còn cảm nhận được sự quan âm chu đáo của doanh nghiệp, tạo được mối thiện cảm và quan hệ tốt đẹp với doanh nghiệp 3.2.2. Nguồn nhân lực giỏi Nhân viên giỏi là một trong những nhân tố quyết định tới chất lượng của công việc, quyết định hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Có được một đội ngũ nhân viên giỏi là một vũ khí cạnh tranh đầy uy lực, đặc biệt đối với ngành dịch vụ. Như đã phân tích ở trong mục 1.1.2., đặc điểm của dịch vụ là không thể tách rời khỏi nguồn gốc của nó, nghĩa là nó luôn liên quan trực tiếp tới người cung cấp, thực hiện dịch vụ, kể cả khi dịch vụ là do máy móc đảm nhiệm thì vai trò của con người là quyết định bởi chính con người điều khiển hệ thống máy móc đó. Nguồn nhân lực giỏi trước hết thể hiện thông qua năng lực chuyên môn của công nhân viên, năng suất lao động, hiệu quả làm việc của họ. Trong ngành dịch vụ, nhân viên còn yêu cầu phải có khả năng giao tiếp tốt, tác phong làm việc chuyên nghiệp tạo được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, gây được thiện cảm và sự tin cậy đối với khách hàng. Mỗi nhân viên có thể thay mặt cho công ty, có thể quảng bá cho hình ảnh của công ty. Nguyễn Thị Ngọc Bích 25 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ không chỉ thể hiện ở việc thu hút được một đội ngũ nhân viên hùng hậu, mà nhiệm vụ chính của họ là đào tạo và hướng dẫn nhân viên của mình tốt nhất để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và hơn hết là duy trì và phát triển được đội ngũ nhân viên có chất lượng của mình. Thực tế trên thị trường cạnh tranh hiện nay, nạn chảy máu chất xám diễn ra phổ biến, nhất là ở những ngành yêu cầu lượng chất xám cao như dịch vụ. Một doanh nghiệp có nguồn nhân lực không ổn định hay chất lượng kém thì không thể hoạt động hiệu quả để cạnh tranh được với các đối thủ khác được. Các doanh nghiệp phải có những chính sách phù hợp thỏa mãn được nhu cầu của nhân viên để giữ chân họ ở lại. 3.2.3. Danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp Trong bối cảnh hội nhập, không chỉ các ngành sản xuất mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng đang nỗ lực từng bước tạo dựng danh tiếng cho mình. Một số doanh nghiệp trong ngành ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, kiểm toán hay viễn thông giờ đây đã quan tâm hơn tới việc triển khai các hoạt động xây dựng thương hiệu cho mình. Trong ngành dịch vụ, đôi khi yếu tố giá cả không phải là yếu tố quyết định đến lựa chọn của khách hàng, mà chủ yếu phụ thuộc vào tâm lý ưa thích của khách hàng. Một thương hiệu tốt làm tăng sự tin tưởng của khách hàng, dễ dàng thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ. Một thương hiệu tốt phải là một thương hiệu để lại được ấn tượng tốt đẹp và sâu sắc trong tâm trí khách hàng thông qua chất lượng dịch vụ mang nét đặc trưng của mình. 3.2.4. Định hướng khách hàng, nghiên cứu thị trường Định hướng khách hàng và nghiên cứu thị trường là một nhiệm vụ của khâu Marketing trong ngành dịch vụ. Việc định hướng khách hàng hay phân đoạn thị trường là rất quan trọng đối với ngành dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ. Việc định hướng khách hàng giúp cho các nhà quản lý đánh giá và tập trung các nguồn lực vào những khu vực thị trường có thể đem lại những thành công to lớn nhất: Xác định được các đoạn thị trường hiệu quả Nguyễn Thị Ngọc Bích 26 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế nhất và các đoạn mà ở đó cạnh tranh yếu nhất; Xác định được những nhu cầu chưa được thỏa mãn của người tiêu thụ và đó có thể biểu thị một cơ hội cho doanh nghiệp; Xác định chương trình Marketing theo cách thức tối ưu hơn; Tối đa hóa hiệu quả phân bổ các nguồn lực và kiểm soát có hiệu quả hơn kết quả của các hoạt động Marketing trên từng đoạn thị trường. 3.2.5. Công nghệ Công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dịch vụ. Công nghệ cao góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tiết kiệm thời gian và hao phí, đồng thời đối với những ngành đòi hỏi lượng chất xám cao như dịch vụ kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ là một trong những yếu tố quyết định để cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao có thể chiếm được ưu thế cạnh tranh trong việc khai thác các nguồn lực quan trọng như thông tin, hoặc rút ngắn thời gian thực hiện dịch vụ, hoặc quản lý tốt hơn các nguồn lực đầu vào của mình để tiết kiệm chi phí. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thường phải luôn chú ý tới việc nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp, không đơn thuần là việc mua sắm thêm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, mà còn phải huấn luyện được đội ngũ nhân viên của mình sử dụng được hệ thống công nghệ đó. Nguyễn Thị Ngọc Bích 27 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 1. SƠ LƢỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM VÀ BỐI CẢNH CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƢỜNG KINH DOANH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM 1.1. Sơ lƣợc về sự phát triển của các công ty kiểm toán Việt Nam 1.1.1. Các mốc văn bản pháp lý quan trọng Ngày 29/01/1994, Nghị định số 07/CP được ban hành, chính thức công nhận vai trò của Kiểm toán độc lập. Theo đó, hoạt động kiểm toán đã được định nghĩa là “ việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn, hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán, và báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, tổ chức xã hội khi có yêu cầu của các đơn vị này.” Nghị định 07/CP 1994 là nền tảng cho những quy định được ban hành sau này về kiểm toán độc lập (ví dụ các quy định về kiểm toán cho các tổ chức tín dụng). Nghị định 07/CP không yêu cầu kiểm toán độc lập bắt buộc đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, mà chỉ mang tính chất định hướng, gợi ý. Đến năm 1997, Bộ tài chính ban hành Thông tư số 60/TC/CDKT ngày 1/9/1997 hướng dẫn kế toán và kiểm toán đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thông tư số 60 năm 1997 quy định báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập hàng năm. Năm 2004, Nghị định số 105/2004 ban hành thay thế nghị định 07/CP. Nghị định số 105 năm 2004 đã tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho hoạt động kiểm toán tại Việt Nam, không phân biệt công ty kiểm toán trong nước hay nước ngoài. Bên cạnh các quyết định, nghị định quy định trực tiếp về hoạt động kiểm toán độc lập, việc ban hành các chuẩn mực kế toán và kiểm toán cũng đã góp phần hình thành một khung pháp lý chặt chẽ, rõ ràng hơn cho ngành Nguyễn Thị Ngọc Bích 28 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế kiểm toán Việt Nam. Từ năm 1999 đến 2005, lần lượt 26 chuẩn mực kế toán và 37 chuẩn mực kiểm toán được ban hành góp phần hoàn thiện thêm hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. 1.1.2. Sự phát triển của các công ty kiểm toán Việt Nam Năm 1991, hai công ty kiểm toán đầu tiên được thành lập là Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty tư vấn dịch vụ Kế toán – Kiểm toán (AASC), đều là hai công ty trực thuộc Bộ tài chính với số lượng kiểm toán viên khi đó mới chỉ là mười ba người. Sau 15 năm hoạt động, các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng doanh nghiệp, đội ngũ kiểm toán viên, loại hình dịch vụ cũng như chất lượng cung cấp dịch vụ kiểm toán. a. Về số lượng doanh nghiệp Bảng 2. Diễn biến số lƣợng doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam Năm 1991 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2006 31/3/2007 2 7 34 105 126 Nguồn: Thống kê của Vụ chế độ kế toán và kiểm toán Bộ tài chính các năm. Theo thống kê của Bộ tài chính6, tính tới ngày 31/03/2007, ở Việt Nam có 126 công ty kiểm toán độc lập đăng ký hoạt động với Hội Kiểm toán hành nghề Việt Nam, gồm: 3 công ty là doanh nghiệp Nhà nước (AASC, AISC, AAC) ; 4 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (E&Y, PWC, KPMG và Grant Thorton) ; 15 công ty hợp danh, 95 công ty trách nhiệm hữu hạn, 9 công ty cổ phần. Bộ tài chính cũng ước tính hiện có khoảng gần 160 văn phòng của các công ty kiểm toán trên cả nước và đến ngày 31/12/2006 có 4385 người làm việc trong các công ty kiểm toán. Tuy nhiên, theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP, Nghị định số 133/2005/NĐ-Cp của Chính phủ và công văn số 4022/BTC- CĐKT ngày 6 Một số tình hình về hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập năm 2006, Bộ tài chính Vụ chế độ kế toán và kiểm toán, ngày 19/04/2007 Nguyễn Thị Ngọc Bích 29 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế 23/03/2007 của Bộ tài chính về chuyển đổi loại hình công ty kiểm toán, đến nay có 4 hình thức: Công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, theo Nghị định 105, có 20 doanh nghiệp kiểm toán thuộc diện phải chuyển đổi loại hình, trong đó: 4 DNNN (VACO, AASC, AAC và AISC); 16 công ty cổ phần khác. Tính đến ngày 5/6/2007, chỉ còn 4 công ty chưa chuyển đổi xong là: AASC, AISC, Đất việt, và VAI. b. Về số lượng kiểm toán viên Đội ngũ kiểm toán viên không ngừng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Từ tháng 10/2004 Bộ tài chính mới chỉ cấp chứng chỉ cho 49 người đủ điều kiện, tiêu chuẩn kiểm toán viên chuyên nghiệp, nhưng đến tháng 5/2006, số chứng chỉ kiểm toán viên đã đạt 1.096 chứng chỉ. Theo thống kê mới nhất của VACPA, tính đến ngày 12/4/2007, đã có 1.300 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên (tăng so với năm 2006), trong đó số có chứng chỉ KTV làm việc trong các công ty kiểm toán là 888 người. Đội ngũ kiểm toán viên không những tăng về số lượng mà trình độ kỹ năng chuyên môn cũng đang hướng tới đạt trình độ quốc tế. Trong các kiểm toán viên người Việt Nam đã có 59 người đạt trình độ và được cấp chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế (như ACCA, CPA úc, CPA Mỹ, ). Tình hình phát triển số lượng kiểm toán viên có thể xem trong bảng số liệu sau: Bảng 3. Tình hình nhân viên tại các công ty kiểm toán Việt Nam Năm 2006 Năm 2005 Chỉ tiêu Só Số Tỷ lệ Tỷ lệ ngƣời ngƣời 4,410 100.0% 3,897 100% Trong đó: 1. Nhân viên chuyên nghiệp 3,325 75.4% 3,091 79% Trong đó 1.1. Số người có chứng chỉ kiểm toán viên 888 2.7% 870 28% Nguyễn Thị Ngọc Bích 30 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Trong đó: 1.1.1. Số người vừa có chứng chỉ KTV Việt Nam, vừa có chứng chỉ KTV nước ngoài 11 1.2% 57 7% 1.1.2. Số người có chứng chỉ KTV Việt Nam 780 87.8% 749 88% 1.1.3. Só người có chứng chỉ KTV nước ngoài 97 10.9% 34 5% 1.2. Số người chưa có chứng chỉ kiểm toán viên 2,438 73.3% 2,221 72% 2. Nhân viên khác 1,085 24.6% 806 21% Nguồn: Số liệu thống kê của Vụ chế độ kế toán và kiểm toán Bộ tài chính ngày 31/3/2007 c. Loại hình dịch vụ Các dịch vụ do các công ty kiểm toán cung cấp đã không ngừng được đa dạng hóa theo hướng mở rộng từng loại dịch vụ chi tiết trong dịch vụ kiểm toán. Mở rộng các dịch vụ tư vấn kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn quản lý, tư vấn thuế, tư vấn đầu tư, tư vấn sáp nhập, giải thể doanh nghiệp. Phát triển thêm các dịch vụ tin học, dịch vụ thẩm định, định giá tài sản, dịch vụ tuyển dụng nhân viên, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin Bảng 4. Bảng phân tích doanh thu của ngành theo dịch vụ (Đơn vị: Triệu VNĐ) Năm 2006 Năm 2005 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng doanh thu 888,662.12 100.0% 622,255 100% 1. Kiểm toán báo cáo tài chính 516,826.92 58.2% 353,879 57% 2. Kiểm toán báo cáo QTVĐT hoàn thành 45,083.18 5.1% 32,782 5% 3. Tư vấn tài chính, thuế, kế toán 213,239.37 24.0% 146,976 24% 4. Dịch vụ tư vấn nguồn nhân lực, tư 91,549.94 10.3% 71,701 12% Nguyễn Thị Ngọc Bích 31 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế vấn quản lý, định giá tài sản 5. Dịch vụ liên quan khác 32,976.58 3.4% 16917 2.0% Nguồn: Số liệu thống kê của Vụ chế độ kế toán và kiểm toán Bộ tài chính ngày 31/3/2007 Biểu đồ 1. Phân tích doanh thu của ngành theo loại hình dịch vụ năm 2006 3% 10% KT BCTC 24% KT B¸o c¸o QTV§T hoµn thµnh 58% T• vÊn TC, thuÕ, kÕ to¸n DÞch vô t• vÊn nguån nh©n lùc, t• vÊn qu¶n lý, ®Þnh gi¸ tµi s¶n 5% DÞch vô liªn quan kh¸c Tuy nhiên dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính (chiếm đến 58.2% năm 2006). Các loại hình dịch vụ còn lại chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong đó dịch vụ tư vấn chiếm khoảng 35%. 1.2. Bối cảnh cạnh tranh trên thị trƣờng kinh doanh dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam. 1.2.1. Phân chia các nhóm công ty trên thị trường Trước khi có quy định về việc chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp kiểm toán theo Nghị định 105/NĐ-CP, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam thường được chia thành 3 nhóm: Nhóm Doanh nghiệp nhà nước; Nhóm Công ty TNHH, CP, HD; Nhóm Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi tắt là Nguyễn Thị Ngọc Bích 32 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế nhóm các công ty kiểm toán nước ngoài) hiện đang chiếm ưu thế trên thị trường kiểm toán Việt Nam, đòi hỏi các công ty kiểm toán trong nước phải nỗ lực rất nhiều mới có thể cạnh tranh được. Các công ty kiểm toán nước ngoài Các công ty kiểm toán nước ngoài vào thị trường Việt Nam khá sớm: đầu tiên là E&Y năm 1992, chỉ một năm sau khi kiểm toán độc lập được chính thức hoạt động tại Việt Nam; sau đó là PWC và KPMG vào năm 1994; Grant Thorton đến muộn hơn, vào năm 1999. Chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán nước ngoài được đánh giá là cao và tương đương nhau. Các công ty này có kinh nghiệm về tổ chức quản lý, quy trình đào tạo nhân viên bài bản, đặc biệt họ buộc các nhân viên phải tự tìm tòi, học hỏi, có khả năng đáp ứng được yêu cầu cao của công việc. Các công ty này thường có chế độ tiền lương hấp dẫn để thu hút, tuyển chọn nguồn nhân lực giỏi, đòi hỏi sự cống hiến của nhân viên. Các công ty kiểm toán nước ngoài thường có thế mạnh về kiểm toán các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, các dự án quốc tế. Các công ty kiểm toán là Doanh nghiệp nhà nước Với ưu thế về khả năng am hiểu pháp luật, chế độ quản lý kinh tế tài chính tại Việt Nam, đồng thời được hỗ trợ về việc đào tạo kiểm toán viên, các công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước được đánh giá là có chất lượng dịch vụ tương đối cao, có thể thực hiện được hầu hết các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, thị trường của loại doanh nghiệp này là rộng nhất, bao gồm cả các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài, DNNN, dự án, công ty TNHH Tuy nhiên, các công ty này cũng còn một số hạn chế và khó khăn như: thiếu tính chuyên môn hóa, bộ máy quản lý cồng kềnh, chế độ tiền lương thấp, Các công ty kiểm toán TNHH, công ty kiểm toán tư nhân trong nước Từ năm 1998, các công ty kiểm toán tư nhân và trách nhiệm hữu hạn phát triển rất nhanh và có xu hướng phát triển nhanh hơn nữa do sự thông Nguyễn Thị Ngọc Bích 33 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế thoáng của Luật doanh nghiệp, và thị trường kiểm toán tiềm năng. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp này mới chỉ phát triển được về số lượng, còn chất lượng dịch vụ chưa cao, thậm chí có những dịch vụ kiểm toán còn chưa đạt yêu cầu. Các doanh nghiệp này đang gặp phải một số khó khăn như: lực lượng kiểm toán viên quá mỏng, chưa có uy tín trên thị trường, quy mô vốn nhỏ, Theo Nghị định 105/NĐ-CP, sau ngày 21/04/2007, các công ty kiểm toán là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần được thành lập trước ngày Nghị định có hiệu lực phải hoàn tất việc chuyển đổi hình thức sở hữu. Thực tế là rất nhiều công ty mới chỉ hoàn thành việc chuyển đổi vào tháng 7 năm 2007. Tính đến nay, mặc dù về hình thức sở hữu đã có sự thay đổi, nhưng do thời gian quá ngắn, việc chuyển đổi này hầu như chưa ảnh hưởng gì đến khả năng cạnh tranh của các công ty trên thị trường. Chính vì thế, dựa vào sự phân chia các nhóm công ty như trước, các công ty kiểm toán trong nước có thể được chia thành hai nhóm chính như sau: - Các công ty kiểm toán có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước - Các công ty kiểm toán trong nước khác. 1.2.2. Phân tích chung về hoạt động của ngành kiểm toán a. Về doanh thu Bảng 5. Bảng phân tích doanh thu của cả ngành trong những năm gần đây Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2000 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 06/05 Chỉ tiêu GT % GT % GT % GT % Tổng 281.7 461.7 622.3 888.7 141% doanh thu Các công ty có 72.6 26% 143.2 31% 174.6 28% 213.8 24% 119% nguồn gốc DNNN Nguyễn Thị Ngọc Bích 34 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Các công ty trong 4.2 1% 74.1 16% 136.7 22% 212.9 24% 151% nước khác Các công ty nước 201.9 72% 244.4 53% 311.0 50% 462.8 52% 149% ngoài Nguồn: Số liệu thống kê của Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán Bộ tài chính Như vậy, thị trường kiểm toán vẫn đang phát triển với tốc độ lớn, trong năm 2006 doanh thu trung bình của ngành tăng 41% so với năm 2005. Trong đó, nhóm các công ty kiểm toán nước ngoài và nhóm các công ty kiểm toán trong nước khác duy trì được tốc độ phát triển lớn hơn tốc độ phát triển của ngành (49% và 51%) trong khi đó, nhóm các công ty có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước đang có xu hướng phát triển chậm lại (19%). Nguyễn Thị Ngọc Bích 35 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Biểu đồ 2. Doanh thu của các nhóm công ty qua các năm Đơn vị: Tỷ VNĐ 900 800 700 C¸c c«ng ty KT 600 n•íc ngoµi 500 C¸c c«ng ty trong 400 n•íc kh¸c 300 200 C¸c c«ng ty cã nguån gèc 100 DNNN 0 N¨m N¨m N¨m N¨m 2000 2004 2005 2006 Cũng theo thống kê của Vụ chế độ kế toán và kiểm toán của Bộ tài chính, trong 15 năm qua, doanh thu trung bình của các công ty kiểm toán tăng trung bình từ 20-25%, có công ty tăng trưởng đạt mức 40%. Mức tăng trưởng của nhóm các công ty kiểm toán trong nước khác là cao nhất (85%), tuy nhiên nhóm các công ty có vốn đầu tư nước ngoài là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trên thị trường (trên 50%). Nguyễn Thị Ngọc Bích 36 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Bảng 6. 10 công ty có doanh thu cao nhất tại thị trƣờng Việt Nam năm 2006 Doanh thu Tốc độ tăng TT Tên công ty kiểm toán (Triệu VNĐ) DT (%) Công ty TNHH Price Water House 1 172,528 72 Coopers Việt Nam (PWC) Công ty TNHH Ernst & Young Việt 2 137,638 31 Nam (E&Y) 3 Công ty TNHH KPMG Việt Nam 133,586 44 Công ty kiểm toán Việt Nam TNHH 4 81,599 26 (VACO) Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế 5 59,916 39 toán và kiểm toán (AASC) Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn 6 42,630 52 (A&C) Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn 7 21,828 15 tài chính kế toán (AFC) 8 Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam 19,004 55 Công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học 9 18,229 23 (AISC) Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá 10 15,100 19 Việt Nam (VAE) Nguồn: Website www.kiemtoan.com.vn7 7 Bài “10 hãng kiểm toán có doanh thu cao nhất thế giới và Việt Nam năm 2006” ngày 20/07/2007. Nguyễn Thị Ngọc Bích 37 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Biểu đồ 3. 10 công ty có doanh thu lớn nhất năm 2006 tại Việt Nam Đơn vị: Triệu VNĐ 200000 172,528 137,638 133,586 150000 81,599 100000 59,916 42,630 50000 21,828 19,004 18,229 15,100 0 PWC E&Y KPMG VACO AASC A&C AFC G.T AISC VAE Như vậy các công ty kiểm toán nước ngoài là những công ty đứng đầu về doanh thu trong ngành kiểm toán ở Việt Nam (PWC, E&Y, KPMG, riêng Grant Thorton Việt Nam đứng thứ 8). Các công ty tiếp theo đứng trong Top 10 đều là những doanh nghiệp nhà nước như VACO, AASC (hai công ty được thành lập đầu tiên, trực thuộc Bộ tài chính), AISC và A&C. AFC trong Top 10 cũng là công ty được thành lập sớm (1995) và hiện đã là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế (Bảng 6). b. Về cơ cấu khách hàng Theo thống kê của Bộ tài chính, đối tượng khách hàng chủ yếu của các công ty kiểm toán ở Việt Nam là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy nhiên đang có xu hướng giảm năm 2006 chiếm hơn 45% trong khi năm 2005 là 60%. Nhóm chiếm tỷ lệ cao tiếp theo là nhóm các doanh nghiệp nhà nước và các công ty khác, trong đó số lượng khách hàng là các công ty khác (hợp danh, TNHH, cổ phần và HTX) đang tăng nhanh, năm 2005 chỉ chiếm 10% nhưng năm 2006 đã tăng lên chiếm 21.3%. Nguyễn Thị Ngọc Bích 38 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Bảng 7. Phân tích cơ cấu khách hàng của cả ngành Năm 2006 Năm 2005 Số Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ lƣợng Tỷ lệ KH KH 1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 6,491 45.6% 5,640 60% ngoài 2. Công ty TNHH, CP, DN tư nhân, 3,031 21.2% 2,198 10% HTX 3. Doanh nghiệp nhà nước 3,482 24.5% 2,653 20% 4. Đơn vị HCSN, tổ chức đoàn thể xã 786 5.5% 686 1% hội 5. Tổ chức, dự án quốc tế 449 3.2% 341 9% Tổng cộng 14,240 100.0% 11,518 100% Nguồn: Số liệu thống kê của Vụ chế độ kế toán và kiểm toán Bộ tài chính ngày 31/3/2007 Theo cơ cấu khách hàng tính cho năm 2005, các khách hàng trên thị trường dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (49%), Doanh nghiệp nhà nước chiếm 23%, Công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, tư nhân chiếm 19%, Đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức xã hội chiếm 6%, Dự án quốc tế chiếm 3%. Trong đó, các công ty kiểm toán nước ngoài chủ yếu phục vụ khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài (90%), và thường là các khách hàng lớn. Ví dụ như: tập đoàn Coca-Cola của Mỹ ký hợp đồng kiểm toán với công ty Ernst & Young, Pepsi là khách hàng của KPMG, còn khách hàng của các công ty kiểm toán trong nước chủ yếu là khách hàng trong nước và các công ty liên doanh. Nguyễn Thị Ngọc Bích 39 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Bảng 8. Bảng phân tích cơ cấu khách hàng năm 2005 Công ty Công ty KT có Công ty KT Công ty KT nguồn gốc trong nước Số tổng hợp nước ngoài DNNN khác Số Số Số Số % % % % Khách hàng lượng lượng lượng lượng 1. DN FDI 1719 34.5% 2160 47.1% 1761 89.9% 5640 49.0% 2. Công ty 911 18.3% 1197 26.1% 90 4.6% 2198 19.1% TNHH 3. DNNN 1640 33.0% 991 21.6% 22 1.1% 2653 23.0% 4. HCSN, Tổ 572 11.5% 113 2.5% 1 0.1% 686 6.0% chức 5. Dự án 135 2.7% 121 2.6% 85 4.3% 341 3.0% Tổng 4977 100.0% 4582 100.0% 1959 100.0% 11518 100.0% Nguồn: Tạp chí Kiểm toán só 11/20068 2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 2.1. Tiêu chí về nguồn nhân lực Đối với các công ty kiểm toán thì nguồn nhân lực (KTV và cán bộ quản lý có chứng chỉ kiểm toán viên) là yếu tố cốt lõi, quyết định chất lượng dịch vụ cung cấp, quyết định sự thành công hay thất bại, sự tồn tại và phát triển của công ty. Nguồn nhân lực cũng là một loại “tài sản vô hình” của công ty, và nguồn lực này luôn có xu hướng vận động, không ổn định. Trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập và cạnh tranh cao, các công ty kiểm toán luôn phải đối mặt với nguy cơ bị “chảy máu chất xám” do những nhân viên giỏi luôn có cơ hội để chuyển sang những đối thủ cạnh tranh khác có chính sách nhân sự hấp dẫn hơn. Mặt khác, giá trị nguồn nhân lực kết tinh và tạo ra giá trị sản phẩm dịch vụ chiếm một tỷ lệ rất cao . Đánh giá năng lực cạnh tranh 8 TS. Lê Quang Bình Xu hướng phát triển của kiếm toán độc lập ở Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Bích 40 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế của một công ty kiểm toán trước hết phải xem xét nguồn nhân lực của công ty đó. 2.1.1. Số lượng Kiểm toán viên Số lượng kiểm toán viên của công ty không chỉ thể hiện quy mô của công ty mà còn thể hiện được chất lượng dịch vụ của công ty. Các kiểm toán viên là những người đã được đào tạo đầy đủ về kiến thức nghiệp vụ kiểm toán, đồng thời có nhiều kinh nghiệm, nên có thể đảm nhiệm được những phần hành quan trọng trong một hợp đồng kiểm toán. Chính vì thế, các công ty kiểm toán có đội ngũ kiểm toán viên lớn có thể gây dựng được niềm tin cho khách hàng, tăng uy tín cho công ty, và có khả năng tiếp cận được những hợp đồng lớn hơn. a. Các công ty có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước Nhóm các công ty kiểm toán có nguồn gốc là doanh nghiệp nhà nước đều có số lượng kiểm toán viên lớn, ví dụ AASC và VACO đều đứng ở vị trí thứ nhất và thứ hai, các công ty còn lại như AISC, AAC, và A&C đều nằm trong Top 10 công ty có số lượng kiểm toán viên cao nhất tại Việt Nam. Các công ty này có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước, nên yêu cầu tuyển dụng nhân lực đầu vào tương đối cao, lại được hỗ trợ trong việc đào tạo kiểm toán viên nên nguồn nhân lực tương đối đồng đều và có chất lượng. Số lượng kiểm toán viên tại những công ty này còn cao hơn nhiều số lượng kiểm toán viên của các công ty kiểm toán nước ngoài. Ví dụ: PWC là công ty kiểm toán nước ngoài có doanh thu cao nhất tại Việt Nam cũng chỉ có số kiểm toán viên bằng 50% so với VACO (Deloitte Việt Nam), hay 40% so với AASC. Bảng 9. 10 công ty có số lƣợng kiểm toán viên lớn nhất tại Việt Nam STT Tên công ty Viết tắt NV KTV Công ty dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và 1 AASC 291 107 Kiểm toán 2 Công ty Kiểm toán Việt Nam TNHH VACO 367 92 3 Công ty Cổ phần Kiểm toán và tư vấn (A&C) A&C 289 77 Nguyễn Thị Ngọc Bích 41 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế 4 Công ty TNHH KPMG Việt Nam KPMG 322 74 5 Công ty TNHH Price Waterhouse Coopers Việt Nam PwC 281 44 Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Tài chính 6 AFC 212 35 Kế toán (AFC) 7 Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y) E&Y 252 31 8 Công ty Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (AISC) AISC 154 24 9 Công ty TNHH Kiểm toán DTL DTL 68 16 Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt 10 VAE 102 14 Nam(VAE) Nguồn: Số liệu thống kê của Vụ chế độ kế toán và kiểm toán Bộ tài chính ngày 31/3/2007 b. Các công ty kiểm toán trong nước khác Bên cạnh các công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước, từ năm 1999, hàng loạt các công ty kiểm toán của Việt Nam được thành lập. Các công ty này hầu hết đều có quy mô nhỏ, với số lượng kiểm toán viên thấp, từ 3 đến 6 người trong khi yêu cầu tối thiểu để thành lập một công ty kiểm toán là phải có từ 3 kiểm toán viên trở lên. Với số lượng kiểm toán viên ít như trên, các công ty này rất khó có thể đảm nhiệm được những hợp đồng kiểm toán lớn, với các khách hàng lớn và xây dựng uy tín của mình đối với khách hàng. Theo số liệu thống kê của Bộ tài chính, tổng hợp 69 công ty kiểm toán vừa và nhỏ thuộc nhóm này ta được bảng: Bảng 10. Bảng thống kê số lƣợng kiểm toán viên ở các công ty kiểm toán trong nƣớc khác Số Kiểm toán viên Số công ty Tỷ lệ % 3-4 38 55 5-6 24 35 7-9 7 10 Tổng 69 100 Nguyễn Thị Ngọc Bích 42 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Nguồn: Số liệu thống kê của Vụ chế độ kế toán và kiểm toán Bộ tài chính ngày 31/3/2007 Như vậy, gần 90% công ty thuộc nhóm này chỉ có từ 3- 6 kiểm toán viên, chứng tỏ lực lượng nhân sự rất mỏng và thiếu tính chuyên nghiệp, khó có thể đảm nhiệm được những hợp đồng kiểm toán lón,và có chất lượng kiểm toán cao. 2.1.2. Tỷ lệ Tổng số cán bộ nhân viên/Kiểm toán viên có chứng chỉ Công ty có tỷ lệ Tổng số cán bộ nhân viên/Kiểm toán viên có chứng chỉ thấp thể hiện khả năng thu hút, duy trì, phát triển nguồn nhân lực tốt. Điều đó đồng nghĩa là công ty có một quy mô “tài sản - vốn vô hình” đặc biệt để tạo ra giá trị dịch vụ lớn, chất lượng tốt có lợi thế trong cạnh tranh với các đối thủ.Chỉ tiêu Tổng số cán bộ nhân viên/Kiểm toán viên có chứng chỉ biểu hiện cả lượng và chất của quy mô công ty, thể hiện độ đồng đều của các nhân viên trong công ty. Ta cũng xem xét chỉ tiêu này theo hai nhóm: Nhóm các công ty kiểm toán có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước và nhóm các công ty kiểm toán trong nước khác. a. Các công ty kiểm toán có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước Bảng sau sắp xếp các công ty có quy mô tương đối lớn theo tỷ lệ số lượng nhân viên/ kiểm toán viên (nghĩa là chỉ xét đối với các công ty có số lượng kiểm toán viên lớn hơn hoặc bằng 10 nhân viên). Bảng 11. Bảng sắp xếp một số công ty theo tỷ lệ số lƣợng NV/KTV STT Tên công ty Viết tắt NV KTV NV/KTV Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài 1 AASC 291 107 3 chính Kế toán và Kiểm toán Công ty cổ phần Kiểm toán và 2 A&C 289 77 4 Tư vấn (A&C) 3 Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC 53 14 4 4 Công ty Kiểm toán Việt Nam VACO 367 92 4 Nguyễn Thị Ngọc Bích 43 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế TNHH 5 Công ty TNHH Kiểm toán DTL DTL 68 16 4 6 Công ty TNHH KPMG Việt Nam KPMG 322 74 4 Công ty TNHH Kiểm toán và 7 CPA-HN 65 14 5 Kế toán Hà Nội (CPA-HN) Công ty TNHH Grant Thornton 8 G.T 65 11 6 Việt Nam (G.T) Công ty Cổ phần Kiểm toán và 9 AFC 212 35 6 Tư vấn Tài chính Kế toán Công ty TNHH Price 10 PWC 281 44 6 Waterhouse Coopers Việt Nam Công ty Kiểm toán và Dịch vụ 11 AISC 154 24 6 Tin học (AISC) Công ty TNHH Kiểm toán và 12 VAE 102 14 7 Định giá Việt Nam (VAE) Công ty TNHH Ernst & Young 13 E&Y 252 31 8 Việt Nam (E&Y) Nguồn: Số liệu thống kê của Vụ chế độ kế toán và kiểm toán Bộ tài chính ngày 31/3/2007 Xét tỷ lệ NV/ KTV của các công ty kiểm toán có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ này từ khoảng 3-4 nhân viên/ 1 kiểm toán viên, cao nhất là AISC thì tỷ lệ này là 6/1. So sánh với các công ty kiểm toán nước ngoài đều có tỷ lệ NV/KTV cao hơn, khoảng từ 6-8 nhân viên/ 1 kiểm toán viên. Như vậy, nhìn chung, các công ty kiểm toán có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước thường có lợi thế về nguồn nhân lực hơn so với các công ty kiểm toán nước ngoài. Tuy nhiên, khi xem xét nguồn nhân lực, cần phải chú ý một thực tế nữa là các công ty kiểm toán nước ngoài thường có nhiều chính Nguyễn Thị Ngọc Bích 44 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế sách hấp dẫn để thu hút nhân viên đầu vào giỏi, đồng thời họ quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo nhân viên trong quá trình làm việc, đề cao chất lượng lao động và không quá coi trọng bằng cấp của nhân viên mới vào. Đây cũng có thể là một nguyên nhân khiến cho có sự chênh lệch về số lượng kiểm toán viên và tỷ lệ nhân viên/ kiểm toán viên của hai nhóm công ty này. b. Các công ty kiểm toán trong nước khác Xét tỷ lệ Số lượng nhân viên/ Số lượng kiểm toán viên của 69 công ty kiểm toán trong nước khác: Bảng 12. Bảng phân tích các công ty kiểm toán trong nƣớc khác theo tỷ lệ Số lƣợng NV/KTV Tỷ lệ NV/KTV 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 >10 Số công ty 4 19 23 11 7 5 Tỷ lệ % 6% 28% 33% 16% 10% 7% Nguồn: Số liệu thống kê của Vụ chế độ kế toán và kiểm toán Bộ tài chính ngày 31/3/2007 Ở nhóm các công ty kiểm toán này, nhìn chung tỷ lệ Số nhân viên/ Số kiểm toán viên cao, 33% số công ty có trên 7-8 nhân viên/1 kiểm toán viên, chứng tỏ nguồn lực nhân sự ở những công ty này còn nhiều hạn chế so với hai nhóm công ty còn lại. Mặt khác, tỷ lệ này là không đồng đều và việc dựa vào chỉ số Số nhân viên/ Số kiểm toán viên để đánh giá năng lực cạnh tranh ở các công ty này đôi khi không hoàn toàn chính xác. Sở dĩ như vậy là vì một số các công ty có tỷ lệ này rất thấp, từ 1-2 nhân viên/ kiểm toán viên, nhưng thực chất là do số nhân viên quá ít. Ví dụ như có công ty chỉ có 6 nhân viên, trong đó có 3 kiểm toán viên để thỏa mãn yêu cầu thành lập công ty như công ty TNHH Tài chính và kiểm toán Việt Nam. Một vấn đề cần chú ý khi phân tích năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam trên khía cạnh nguồn nhân lực là nguy cơ “chảy máu chất xám” ở các công ty này. Các công ty kiểm toán Việt Nam, đặc biệt là các Nguyễn Thị Ngọc Bích 45 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế công ty có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước mặc dù có đội ngũ nhân viên có chất lượng, nhưng hiện đang phải đối mặt với nguy cơ bị mất dần thế mạnh này. Lý do là các đối thủ nước ngoài thường có những chính sách ưu đãi hơn đối với nhân viên giỏi, thu hút được cả những nhân viên có kinh nghiệm giỏi từ các công ty khác về làm việc. Các công ty kiểm toán nước ngoài trích từ 60-70% doanh thu của mình để trả lương cho nhân viên trong khi tỷ lệ này ở các công ty kiểm toán trong nước chỉ đạt 30%. Riêng mức lương khởi điểm của các công ty kiểm toán nước ngoài đối với nhân viên mới thường từ 300-400USD, cao hơn từ 2 đến 3 lần so với mức lương ở các công ty kiểm toán trong nước. Hơn nữa, nhân viên tại các công ty kiểm toán nước ngoài thường có khả năng ngoại ngữ và tin học tốt hơn so với các công ty trong nước, chính điều này cũng giúp cho các công ty kiểm toán nước ngoài có lợi thế hơn trong việc thực hiện các hợp đồng kiểm toán cho các khách hàng quốc tế lớn, tham gia hợp tác kiểm toán được với các công ty, các chi nhánh khác trong khu vực. 2.2. Tiêu chí về chất lƣợng sản phẩm dịch vụ Chất lượng của dịch vụ kiểm toán là một yếu tố vô hình và sẽ được chính các khách hàng của các công ty đánh giá. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào khả năng tổ chức, trình độ chuyên môn và uy tín của công ty kiểm toán trên thị trường cũng như nhiều yếu tố khác như công nghệ, trình độ của KTV, khách hàng v.v. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau và cùng nhau phản ánh năng lực cạnh tranh của một công ty. Nếu chất lượng dịch vụ của công ty càng cao thì uy tín càng lớn, càng thu hút được nhiều khách hàng tin tưởng đến với công ty, từ đó càng nhiều cơ hội tăng doanh thu, tăng thị trường, thị phần phát triển, biểu hiện của năng lực cạnh tranh cao. Để đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty kiểm toán thường đánh giá qua các chỉ tiêu: Chất lượng các báo cáo kiểm toán thực hiện cho khách hàng; Thực trạng hoạt động của các khách hàng do công ty tư vấn hoặc Nguyễn Thị Ngọc Bích 46 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế cung cấp các dịch vụ kế toán, thuế, tài chính, hệ thống kiểm soát nội bộ; Tính đa dạng của các loại hình dịch vụ kế toán, kiểm toán 2.2.1. Chất lượng của các báo cáo kiểm toán thực hiện cho khách hàng Chất lượng của các báo cáo kiểm toán thực hiện cho khách hàng là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng dịch vụ của một công ty kiểm toán. Mục đích của kiểm toán là đưa ra các nhận định về tính trung thực và đầy đủ của các thông tin, số liệu của báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh cho những người sử dụng báo cáo. Chính vì thế, báo cáo kiểm toán phải loại trừ được những sai sót, đảm bảo tính tin cậy của các báo cáo tài chính, thông tin đó. Tại các công ty kiểm toán có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước có nhiều lợi thế về lực lượng kiểm toán viên có trình độ và nhiều kinh nghiệm, do đó chất lượng kiểm toán được đánh giá chung là cao so với các công ty khác trong ngành. Các công ty kiểm toán trong nước khác hầu hết đều là các công ty nhỏ, mới thành lập, với lượng kiểm toán viên ít, chưa có nhiều uy tín trên thị trường, lại bị tác động nhiều bởi chính sách giá phí thấp, nên hiện tại chất lượng kiểm toán vẫn được đánh giá là không cao. Mặt khác, tại các công ty kiểm toán Việt Nam, kiểm toán viên nhìn chung chưa có tác phong làm việc chuyên nghiệp, và vẫn còn hiện tượng chưa thực hiện được nguyên tắc độc lập của kiểm toán viên, khiến cho chất lượng kiểm toán không cao. Mặt khác, muốn chất lượng dịch vụ kiểm toán tốt, các công ty phải có các biện pháp để kiểm soát chất lượng dịch vụ cho công ty mình. Kiểm soát chất lượng là một biện pháp hữu hiệu để xử lý các rủi ro phát sinh từ việc tranh chấp trách nhiệm nghề nghiệp. Kiểm toán là dịch vụ kinh doanh có điều kiện và mang tính chất tư vấn pháp lý cao, yêu cầu kiểm toán viên phải làm việc trong khuôn khổ của các chuẩn mực chuyên nghiệp và các quy định của pháp luật mà nếu làm trái với những yêu cầu đó, kiểm toán viên sẽ bị phán xét. Các quy trình kiểm soát chất lượng toàn diện có thể đảm bảo cho chính công ty cũng như với xã hội rằng các Chuẩn mực cao nhất của nghề nghiệp đã được tuân thủ. Hiện tại, ở Việt Nam, các công ty kiểm toán nước ngoài đã thực hiện nghiêm ngặt các thủ tục kiểm soát chất lượng trong nhiều năm, góp Nguyễn Thị Ngọc Bích 47 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế phần làm tăng uy tín cũng như đảm bảo được chất lượng tốt nhất cho dịch vụ kiểm toán của mình. Các công ty kiểm toán Việt Nam, kể cả các công ty có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước và các công ty kiểm toán trong nước khác, vẫn chưa thực sự xây dựng được một hệ thống kiểm soát chất lượng hiệu quả cho công ty mình, hoặc có xây dựng nhưng không được áp dụng một cách triệt để. Đây chính là một nguyên nhân khiến cho chất lượng kiểm toán của các công ty trong nước không được khách hàng đánh giá cao và đủ độ tin cậy. Tuy nhiên, gần đây, một số công ty trong nước đã gia nhập làm thành viên của một số hãng kiểm toán quốc tế. Để đáp ứng được những yêu cầu trở thành thành viên của các hãng này, các công ty Việt Nam hiện đã quan tâm hơn và đang từng bước thực hiện các quy trình kiểm soát chất lượng cho công ty mình. 2.2.2.Tính đa dạng của các loại hình dịch vụ kế toán, kiểm toán Tiêu chí này thể hiện công ty có đủ điều kiện và khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng về nhiều loại dịch vụ cần thiết (các loại kiểm toán: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản; dịch vụ kế toán: soát xét kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ ghi sổ kế toán, các dịch vụ khác như: chứng nhận, đánh giá, lập các báo cáo không chính thức; các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn thuế, tư vấn quản lý ). Tính đa dạng các loại hình dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thể hiện khả năng hỗ trợ giữa các loại hình để đem lại cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, tiện lợi nhất, đồng thời cũng mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty. Đồng thời tiêu chí này còn thể hiện khả năng công ty đáp ứng nhu cầu dịch vụ khách hàng một cách đa dạng, như các ngành, các lĩnh vực, các loại hình kinh doanh (SXCN, XDCB, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải , dịch vụ du lịch, ngân hàng, tài chính, đơn vị sự nghiệp ). Nếu một công ty kiểm toán chỉ cung cấp được một vài loại dịch vụ kiểm toán hoặc chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ở một vài loại hình doanh nghiệp thì chắc chắn khi cạnh tranh với các công ty khác sẽ gặp nhiều khó khăn và không có ưu thế. Nguyễn Thị Ngọc Bích 48 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Các loại hình dịch vụ ở các công ty trong nước giờ đây đã khá đa dạng, và đầy đủ so với các loại hình dịch vụ của các công ty kiểm toán nước ngoài như: . Dịch vụ kiểm toán: dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, thực hiện việc soát xét khả năng sáp nhập và mua bán doanh nghiệp, kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định, hợp nhất báo cáo tài chính cho tập đoàn quốc tế và dịch vụ kiểm toán vốn đầu tư cho các dự án đầu tư hoàn thành . Dịch vụ kế toán . Dịch vụ tư vấn: Tư vấn thuế, tư vấn luật và kinh doanh, tư vấn giải pháp doanh nghiệp và tư vấn tài chính công ty . Dịch vụ đào tạo. Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính và dịch vụ kế toán vần là hai dịch vụ cơ bản, các loại hình dịch vụ còn lại thường ra đời muộn hơn và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của toàn bộ công ty. Ví dụ tại Công ty Kiểm toán Việt Nam TNHH vào năm 2006, doanh thu dịch vụ kiểm toán chiếm 77% doanh thu, tư vấn tài chính: 10%, tư vấn thuế: 10% và các dịch vụ khác chỉ chiếm 3%. Như vậy, tuy các công ty đã chú trọng đến việc mở rộng thêm loại hình dịch vụ, nhưng hầu hết vẫn tập trung vào phát triển mảng dịch vụ chính là kiểm toán, đặc biệt là báo cáo tài chính. Các công ty kiểm toán vừa và nhỏ khác hầu như cũng có đăng ký kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ, nhưng thực chất chỉ thực hiện dịch vụ báo cáo tài chính là chủ yếu. Các dịch vụ trong các công ty này cũng chưa thực sự liên kết với nhau để có thể tiến hành nhiều dịch vụ cho một khách hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất, tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận. 2.3. Tiêu chí về thị phần 2.3.1. Thị phần Thị phần càng lớn, sức cạnh tranh của các công ty càng mạnh và ngược lại. Để tồn tại và có khả năng cạnh tranh, công ty phải chiếm giữ được một phần thị trường, trong đó có được những khách hàng chiến lược và lâu dài về doanh thu vì vị trí kinh doanh của họ trên thị trường sẽ ảnh hưởng đáng kể đến uy tín của công ty kiểm toán. Nguyễn Thị Ngọc Bích 49 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế a. Các công ty kiểm toán có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước Theo thống kê năm 2006 của Bộ tài chính tổng hợp số liệu của 88 công ty kiểm toán nộp báo cáo, doanh thu của các công ty kiểm toán có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 24% so với tổng doanh thu, chưa bằng 1/2 doanh thu của 4 công ty kiểm toán nước ngoài. Tỷ lệ này chứng tỏ khả năng cạnh tranh còn rất thấp của các công ty này so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Bảng 13. Bảng phân tích theo tỷ lệ Doanh thu/ Khách hàng năm 2006 của các nhóm công ty DT/KH Tổng DT Tổng Số liệu theo từng nhóm (triệu (triệuVNĐ) KH VNĐ/KH) Nhóm các công ty nước ngoài 443.751 2.346 189,2 Nhóm các công ty có nguồn gốc 208.575 4.285 48,7 DNNN Nhóm các công ty trong nước khác 205.443 7.609 27,0 Tổng hợp 857.769 14.240 60,2 Nguồn: Số liệu thống kê tại 88 công ty của Vụ chế độ kế toán và kiểm toán Bộ tài chính ngày 31/3/2007 Nguyễn Thị Ngọc Bích 50 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Biểu đồ 4: Tỷ lệ Doanh thu/Khách hàng theo từng nhóm công ty năm 2006 Đơn vị: Triệu VNĐ/KH 200 189.2 Nhãm c¸c c«ng ty 180 n•íc ngoµi (kÓ c¶ 160 G.T) 140 Nhãm c¸c C«ng ty 120 cã nguån gèc 100 DNNN 80 60.2 Nhãm c¸c C«ng ty 48.7 60 cã nguån gèc 27 40 DNNN 20 TB ngµnh 0 Nhãm c¸c c«ng Nhãm c¸c C«ng Nhãm c¸c C«ng TB ngµnh ty n•íc ngoµi (kÓ ty cã nguån gèc ty cã nguån gèc c¶ G.T) DNNN DNNN Xét tỷ lệ Doanh thu/ Khách hàng, số liệu chung của ngành là 60,2 triệu VNĐ/ khách hàng, trong khi tỷ lệ này của nhóm các công ty có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước là 48,7 triệu, nghĩa là thấp hơn cả mức trung bình của ngành. Như vậy chứng tỏ hiệu quả hoạt động của các công ty này còn thấp, và các công ty này vẫn còn phải sử dụng nhiều đến việc tính giá phí thấp để giữ khách hàng. So sánh với tỷ lệ Doanh thu/ Khách hàng của các công ty kiểm toán nước ngoài (3 công ty lớn: PWC, E&Y, KPMG)9 là 189,2 triệu VNĐ/ khách hàng, gấp gần 4 lần tỷ lệ của các công ty có nguồn gốc DNNN Việt Nam, chứng tỏ đẳng cấp vượt trội của các đối thủ nước ngoài so với các công ty trong nước. b. Các công ty kiểm toán trong nước khác Cũng theo số liệu thống kê 88 công ty năm 2006 của Bộ tài chính, doanh thu của 69 công ty kiểm toán trong nước khác chỉ chiếm 24% so với tổng doanh thu, và tỷ lệ Doanh thu/ khách hàng chỉ đạt 27 triệu/ khách hàng chứng tỏ sức cạnh tranh rất thấp của các công ty này trên thị trường. Các khách hàng chiến 9 Riêng công ty Grant Thorton (G.T) chưa có số liệu về khách hàng, số liệu DT/KH do đó chỉ tính cho 3 công ty kiểm toán nước ngoài còn lại. Số liệu ở bảng 13 chưa đầy đủ do có nhiều công ty không báo cáo số lượng khách hàng của mình. Nguyễn Thị Ngọc Bích 51 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế lược và lâu dài của các công ty này chủ yếu là các khách hàng nhỏ, ít tên tuổi. Cũng trên bảng sắp xếp doanh thu các công ty kiểm toán, ta thấy có cả các công ty có doanh thu một năm chỉ đạt 80 triệu đồng như công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông, Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Phan Dũng là cực thấp, và hầu như không đủ điều kiện để tồn tại và cạnh tranh trên thị trường. 2.3.2. Khả năng mở rộng thị phần Như đã phân tích ở chương I, khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào số liệu tuyệt đối thị phần mà doanh nghiệp đang nắm giữ, mà còn phụ thuộc vào khả năng duy trì và phát triển thị phần của doanh nghiệp. Nhu cầu kiểm toán của thị trường Việt Nam là còn rất lớn, do sự phát triển kinh tế, yêu cầu hội nhập khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập, dự án mới được thực hiện và đặc biệt, một lượng lớn các công ty chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán bắt buộc phải thực hiện kiểm toán cũng là những khách hàng tiềm năng cho các công ty kiểm toán. Từ bảng 14 ta thấy, thị phần của các công ty kiểm toán có nguồn gốc là các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng bị thu hẹp lại, giảm từ 31% năm 2004 xuống 28% năm 2005, và 24% năm 2006. Chứng tỏ các công ty này đang có xu hướng phát triển chậm lại, và chưa thực sự đủ sức cạnh tranh để giữ vững thị phần của mình. Bảng 14. Bảng Thị phần của các nhóm công ty kiểm toán trong các năm Năm 2000 2004 2005 2006 Số Tổng 100% 100% 100% 100% 1. Nhóm công ty có nguồn gốc DNNN 25.8% 31.0% 28.0% 24% 2. Nhóm công ty KT trong nước khác 1.6% 16.0% 22% 24% 3. Nhóm công ty KT nước ngoài 72.8% 53.0% 50% 52% Nguồn: Số liệu thống kê của Vụ chế độ kế toán và kiểm toán Bộ tài chính theo các năm Nguyễn Thị Ngọc Bích 52 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế Trong khi đó thị phần của các công ty kiểm toán trong nước thuộc các loại hình khác lại tăng nhanh, từ 16% năm 2004 lên 22% năm 2005 và 24% năm 2006. Có điều này là do những năm gần đây, nhu cầu kiểm toán tăng mạnh, cùng với sự thông thoáng hơn trong việc thành lập mới các công ty kiểm toán, khiến cho hàng loạt các công ty kiểm toán mới ra đời. Một số công ty thuộc nhóm này đã hoạt động tương đối hiệu quả như VAE, M&H tuy mới thành lập đầu những năm 2000 nhưng đã đạt mức doanh thu lớn so với các công ty khác (đứng vị trí thứ 12 và 16 trên bảng xếp hạng doanh thu). 2.4. Tiêu chí khác 2.4.1. Giá phí dịch vụ kế toán, kiểm toán Giá phí dịch vụ kế toán, kiểm toán cũng quyết định rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của công ty kiểm toán. Tương tự như đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, dịch vụ, nếu chi phí/giá thành sản phẩm thấp hơn đối thủ thì khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách hàng sẽ cao hơn. Vì vậy, đối với công ty kiểm toán, giá phí phải đủ sực cạnh tranh với dịch vụ cùng loại trong khu vực và những đối thủ cạnh tranh với mình. Tuy nhiên giá phí dịch vụ có thể phản ánh chất lượng dịch vụ. Nếu các công ty kiểm toán đều thực hiện giảm giá dịch vụ liên tục để thu hút khách hàng thì kết quả có thể ngược lại vì có thể sẽ khiến cho khách hàng nghi ngờ về chất lượng dịch vụ được cung cấp. Mặt khác, nếu các nhà cung ứng dịch vụ lạm dụng chính sách giá trong chiến lược cạnh tranh sẽ gây tác động tiêu cực, bởi khi giá phí dịch vụ nhỏ hơn giá thành, thì sẽ khiến cho công ty hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, và sẽ không thể đứng vững trên thị trường được. Trên thị trường dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam, giá phí dịch vụ được chia thành hai nhóm: Thứ nhất là loại giá phí “đẳng cấp quốc tế và khu vực”, là loại giá phí tính theo số giờ kiểm toán viên của từng vị trí thực hiện công việc dịch vụ, và chủ yếu áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính của các dự án quốc tế, ngân hàng thế giới, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ hai là loại giá phí “phổ biến trong nước” nghĩa là tính trên cơ sở ước tính doanh thu, tài sản, khối lượng công việc và dựa trên giá cạnh tranh của doanh Nguyễn Thị Ngọc Bích 53 Lớp Anh 1 Khóa 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế nghiệp. Hầu hết các công ty kiểm toán trong nước hiện vẫn đang áp dụng mức tính phí thứ hai, và hầu hết sử dụng mức phí thấp để cạnh tranh với các doanh công ty khác. Điều này là một điểm bất lợi của các công ty trong nước vì cạnh tranh về giá không phải là một chiến lược có thể sử dụng lâu dài để cạnh tranh. Một khi đã áp dụng mức giá thấp, các công ty phải chịu nhiều sức ép như cắt bớt các khâu kiểm tra, rút ngắn thời gian kiểm toán để đảm bảo vừa trang trải được lượng kinh phí bỏ ra, vừa có lợi nhuận, nhưng chính điều đó lại có thể làm sút giảm chất lượng của dịch vụ. Hơn thế nữa, ngành dịch vụ kiểm toán là một ngành yêu cầu hàm lượng chất xám cao, và sức mạnh cạnh tranh của công ty phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của dịch vụ chứ không phải là giá phí. 2.4.2. Công nghệ Trong ngành dịch vụ kiểm toán, công nghệ khẳng định đẳng cấp của các công ty kiểm toán. Công nghệ không chỉ đơn thuần là việc trang bị máy móc, thiết bị cần thiết để phục vụ kiểm toán như máy tính, phần mềm kế toán, phần mềm kiểm toán mà còn đòi hỏi cả trình độ chuyên môn của người lao động có thể sử dụng thành thạo thiết bị đó. Với trình độ công nghệ tin học ngày càng cao như hiện nay, rất nhiều phần việc của kiểm toán viên được thay thế bởi máy vi tính. Việc sử dụng máy tính giúp cho công việc được tiến hành nhanh chóng hơn, chính xác hơn, và đảm bảo khách quan hơn. Tại các công ty kiểm toán nước ngoài, cơ sở vật chất cũng như việc ứng dụng công nghệ vào công việc là rất cao, các kiểm toán viên được đào tạo bài bản về những kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm này, cũng như được trang bị các công cụ hiện đại để tiến hành công việc. Các công ty kiểm toán Việt Nam, do còn nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính, nên về mặt công nghệ còn kém hơn nhiều so với các đối thủ nước ngoài. Một số công ty lớn như VACO, AASC vấn đề sử dụng công nghệ cũng được quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết các công ty khác, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như công nghệ còn rất yếu kém. Có thể lấy việc lập và duy trì các website của các công ty là một ví dụ. Website đóng vai trò là một công cụ quảng bá hữu hiệu trong thời đại công nghệ thông Nguyễn Thị Ngọc Bích 54 Lớp Anh 1 Khóa 42