Khóa luận Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoan_thien_co_che_quan_ly_tai_chinh_trong_cac_tap.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Sinh viên thực hiện : Đinh Vũ Ngọc Anh Lớp : Anh 3 Khoá : 45 Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Kim Anh Hà Nội, tháng 05/2010
- MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC 4 1.1. Lý luận tổng quan về Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc 4 1.1.1 Các quan niệm về Tập đoàn kinh tế 4 1.1.2 Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế Nhà nước. 7 1.1.3 Mô hình phát triển của Tập đoàn kinh tế Nhà nước 10 1.1.4 Vai trò của Tập đoàn kinh tế Nhà nước 13 1.2. Tổng quan về cơ chế quản lý tài chính 14 1.2.1 Quan điểm về cơ chế quản lý tài chính 14 1.2.2 Nội dung của cơ chế quản lý tài chính 15 1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính trong Tập đoàn kinh tế Nhà nước 31 1.2.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước 32 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM TỪ KHI CHUYỂN ĐỔI ĐẾN NAY 34 2.1 Quá trình hình thành và hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc 34 2.1.1 Sự ra đời của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở nước ta 34 2.1.2 Quá trình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước từ khi chuyển đổi đến nay 36 2.2 Thực trạng cơ chế quản lý tại chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc 49 2.2.1 Cơ chế huy động vốn 49 2.2.2. Cơ chế quản lý sử dụng vốn và tài sản 61 2.2.3 Cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận 69
- 2.2.4 Cơ chế kiểm soát tài chính 70 2.3. Đánh giá cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc 73 2.3.1 Những kết quả đạt được 73 2.3.2 Những mặt hạn chế 74 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM 78 3.1 Kinh nghiệm quản lý cơ chế tài chính tại Trung Quốc 78 3.1.1 Mô hình Tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc 78 3.1.2. Cơ chế quản lý tài chính của các Tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc 81 3.1.3 Bài học cho Việt Nam 84 3.2 Quan điểm của Nhà nƣớc về xu hƣớng phát triển cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc 85 3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc ở Việt Nam 87 3.3.1. Đối với Nhà nước 87 3.3.2. Đối với các Tập đoàn kinh tế Nhà nước 91 3.3.3. Đối với các nhà quản lý của Tập đoàn kinh tế Nhà nước 101 KẾT LUẬN 102 PHỤ LỤC 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCQLTC : Cơ chế quản lý tài chính CNXH : Chủ nghĩa xã hội CPH : Cổ phần hoá HĐQT : Hội đồng quản trị HTĐL : Hạch toán độc lập HTPT : Hạch toán phụ thuộc NSNN : Ngân sách nhà nƣớc SCIC : Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc TCT : Tổng công ty TĐDN : Tập đoàn doanh nghiệp TĐKTNN : Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định TSLĐ : Tài sản lƣu động TTCK : Thị trƣờng chứng khoán XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: So sánh mô hình tổng công ty với 35 Bảng 2.2: Quy mô doanh thu của các tập đoàn kinh tế nhà nước 38 Bảng 2.3: Lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế nhà nước 39 Bảng 2.4 : Quy mô lực lượng lao động trong các TĐKTNN 41 Bảng 2.5: Quy mô giao dịch của TTCK 4 năm gần đây 50 Bảng 2.6: Kết quả hoạt động SXKD của các đơn vị thuộc tập đoàn Bưu chính viễn thông sau khi thực hiện CPH (Đơn vị: Tỷ đồng) 53 Bảng 2.7: Nợ tổ chức tín dụng trong nước của 7 TĐKTNN (không bao gồm TĐ Bảo Việt)( tỷ đồng) 56 Bảng 2.8: Quy mô vốn chủ sở hữu và vốn đầu tư Nhà nước tại các TĐKTNN 58 Bảng 2.9 : Hiệu suất sử dụng tài sản của các TĐKTNN 67 Bảng 3.1: Bảng xếp loại điểm của các tiêu chí quyết định 97 Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm phản ánh mức độ quan trọng của 98 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh thu và nộp NSNN của tập đoàn PVN từ 2000-2009 43 Biểu đồ 2.2: Thị phần điện thoại cố định trong nước 44 Biểu đồ 2.3: Thị phần thuê bao di động trên cả nước 45 Biểu đồ 2.4: Thị phần thuê bao Internet băng rộng trong nước 45 Biểu đồ 2.5: Giải ngân ODA giai đoạn 2007 - 2009 61 Biểu đồ 2.6: Vốn kinh doanh bình quân cho một lao động (tỷ đồng/người) 61 Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của 8 TĐKTNN 66 Biểu đồ 2.8: ROA của 6 TĐKTNN năm 2008 68 Biểu đồ 2.9: ROE của 7 TĐKTNN năm 2008 75
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Bốn yếu tố quyết định đến mô hình TĐKTNN 12 Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức theo mô hình công ty mẹ- con 12 Sơ đồ 1.3: Cơ chế đầu tư đơn cấp trong các TĐKTNN 24 Sơ đồ 1.4: Cơ chế đầu tư đa cấp trong các TĐKTNN 24 Sơ đồ 1.5: Cơ chế đầu tư hỗn hợp trong các TĐKTNN 25 Sơ đồ1.6: Phân phối lợi nhuận 29 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Viettel 47 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu vốn nhà nước trong các tập đoàn kinh tế nhà nước 64 Sơ đồ 2.3: Các tầng kiểm soát tài chính trong các TĐKTNN 72 Sơ đồ 3.1: Lộ trình tái cơ cấu cấu trúc trong các TĐKTNN 92 Sơ đồ 3.2: Các tầng kiểm soát tài chính trong các TĐKTNN 100
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khủng hoảng tài chính 2008 đã qua đi nhƣng hậu quả mà nó đã và đang để lại có tác động không hề nhỏ đến kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, đa quốc gia, xuyên quốc gia đang nỗ lực hết sức để hạn chế, đẩy lùi tàn dƣ của cuộc suy thoái đồng thời khôi phục và hƣng thịnh lại tiềm lực tài chính, sức sản xuất và khả năng tiêu thụ hàng hóa của mình. Đây chính là lúc những yếu kém bị lột tẩy và những thế mạnh chứng tỏ sức mạnh và nổi lên sau cơn khủng hoảng. Vì vậy mà bên cạnh hàng loạt doanh nghiệp phá sản, nợ nần thì vẫn có những doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Các tập đoàn kinh tế (TĐKT) chính là những ví dụ điển hình cho lập luận này. Bên cạnh General Motor tuyên bố phá sản thì lại có những tập đoàn nhƣ Samsung (Hàn Quốc), IBM (Mỹ), Mobil&Exxon (Mỹ) vẫn gia tăng sản xuất và mở rộng quy mô. Tại Việt Nam, các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc (TĐKTNN) bắt đầu đƣợc thành lập từ năm 1994 sau khi có quyết định số 91/TTg của Thủ tƣớng chính phủ, quyết định chuyển đổi từ các tổng công ty 91. Trong suốt thời gian thành lập đến nay, các TĐKTNN đã chứng tỏ đƣợc vai trò đối với kinh tế- xã hội của đất nƣớc. Các TĐKT không chỉ có vai trò nòng cốt, xƣơng sống trong các lĩnh vực trọng yếu của quốc gia mà còn có tầm ảnh hƣởng rất lớn vấn đề chính trị- văn hoá- xã hội. Xác định đƣợc những vai trò to lớn của TĐKTNN, mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc ta chính là phát triển mô hình TĐKT và hỗ trợ bằng chính sách vĩ mô để giúp giảm thiểu những thiệt hại cho các tập đoàn sau cơn đại khủng hoảng. Mô hình TĐKT có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức đa dạng, phức hợp nên đòi hỏi các tập đoàn phải có một cơ chế quản lý tài chính phù hợp và hiệu quả với mình. Từ khi chuyển đổi, các TĐKTNN đã không ngừng cải cách cơ chế quản lý tài chính sao cho phù hợp với bối cảnh kinh tế mới và nội lực của bản thân. Tuy nhiên, dù đã nỗ lực hết sức nhƣng trong việc xây dựng và quản lý cơ chế tài chính của các TĐKTNN còn nhiều bất cập và chƣa thực sự phù hợp. Điều đó khiến cho các tập đoàn gặp nhiều khó khăn, mất cân bằng trong hoạt động tài chính. Nghiên cứu những điểm mạnh và từ đó đƣa ra những giải pháp 1
- hoàn thiện cơ chế tài chính tại các TĐKTNN ở Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết nhằm thúc đẩy các TĐKTNN nói riêng và nền kinh tế của đất nƣớc nói chung phát triển một cách ổn định và công bằng. Từ những lí do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa và hoàn thiện những nội dung cơ bản về mô hình TĐKTNN và cơ chế quản lý tài chính thời kì hội nhập. - Phân tích và đánh giá hoạt động của các TĐKTNN hiện nay trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. - Đƣa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại và phát triển những lối đi mới trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: mô hình TĐKT trên Thế giới và TĐKTNN tại Việt Nam, nội dung và quá trình cải cách cơ chế quản lý tài chính của các TĐKTNN Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: Không gian: mô hình TĐKTNN ở Trung Quốc và Việt Nam Thời gian: Từ năm 1994 khi có quyết định 91/TTg đến nay (đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO) 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Phƣơng pháp thực nghiệm: Tác giả tự thu thập và tổng hợp các số liệu, các sự kiện, thông tin tài chính của các TĐKTNN ở Việt Nam và Trung Quốc. Phƣơng pháp phân tích thống kê, so sánh và bảng biểu, phƣơng pháp quy nạp. 2
- 5. Kết cấu khóa luận Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chữ viết tắt, bảng biểu, mục lục, nội dung của khóa luận gồm ba chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên nội dung của khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thày cô thông cảm và đóng góp ý kiến giúp khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Thị Kim Anh và các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh đã nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. 3
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC 1.1. Lý luận tổng quan về tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 1.1.1 Các quan niệm về tập đoàn kinh tế a. Quan niệm của thế giới Xét về mặt lịch sử, TĐKT đã ra đời từ cách đây rất lâu khi mà có sự xuất hiện của phát minh vĩ đại tiên phong cho nền công nghiệp thế giới đó là đầu máy tàu hỏa chạy bằng hơi nƣớc. Các nhà tƣ bản cần một nguồn vốn lớn để xây dựng và phát triển phát minh vĩ đại này, vì thế việc tích tụ, tập trung sản xuất và hợp tác nghiên cứu, phát triển đã diễn ra mạnh mẽ vào những năm sau thế chiến thứ II hình thành các tập đoàn tƣ bản lớn. Tuy nhiên, thuật ngữ “ tập đoàn kinh tế’’ mới thực sự đƣợc ngƣời ta dùng đến vào những năm 60 của thế kỉ XX khi những Conglomerate đƣợc hình thành từ những đơn vị kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Sau đó lan rộng ra toàn thế giới và đến ngày nay, thuật ngữ này có những tên gọi khác nhau ở các quốc gia khác nhau và vì thế mà quan niệm về TĐKT cũng có khác nhau đôi chút. Nếu các nƣớc phƣơng Tây dùng “group” hay “business group” để ám chỉ một tổ hợp các công ty hay chi nhánh góp cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ về hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) hay tài chính hoặc cả hai nhƣng cũng có thể tham gia góp vốn hoặc kiểm soát các tổ hợp khác thì tại Nhật Bản dùng từ Keiretsu (trƣớc đây gọi là Zaibatsu) làm tên gọi của TĐKT đƣợc giải thích nhƣ sau: Keiretsu là một nhóm các doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý , nắm giữ cổ phần của nhau và có mối quan hệ mât thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm hoặc tập đoàn bao gồm các công ty có sự liên kết không chặt chẽ đƣợc tổ chức quanh một ngân hàng để phục vụ lợi ích mỗi bên. Còn tại Trung Quốc, tập đoàn doanh nghiệp là một hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp bao gồm công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên ( bao gồm công ty con và các doanh nghiệp liên kết khác), trong đó công ty mẹ giữ vai trò trung tâm kết nối các công ty thành viên với nhau và các công ty liên kết phải có đầy đủ các 4
- quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân độc lập. Về thực chất, các tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc có nhiều điểm khá tƣơng đồng với Keiretsu của Nhật Bản. Tuy nhiên, điều khác biệt là quá trình hình thành nên các tập đoàn doanh nghiệp mang đậm dấu ấn của Nhà nƣớc Trung Quốc, đặc biệt là sự can thiệp trong giai đoạn đầu tiên cũng nhƣ các chính sách hỗ trợ và ƣu đãi sau này. Bên cạnh các định nghĩa khác nhau của các quốc gia trên thế giới, các chuyên gia kinh tế cũng đã nghiên cứu và đƣa ra một số định nghĩa về TĐKT nhƣ sau: “TĐKT là một tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên các thị trƣờng khác nhau dƣới sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung, trong đó các thành viên của chúng ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ tin cậy lẫn nhau trên cơ sở sắc tộc hoặc bối cảnh thƣơng mại” (Leff, 1978); hay năm 1994, nhà kinh tế học Mark Granovette (Mỹ) đã nghiên cứu và đƣa ra định nghĩa về TĐKT nhƣ sau: “TĐKT dựa trên hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ thông qua mối ràng buộc trung gian, một mặt ngăn ngừa sự liên minh ngắn hạn ràng buộc đơn thuần giữa các công ty, mặt khác ngăn ngừa một nhóm công ty sát nhập với nhau thành một tổ chức duy nhất”. Cho đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa nào đƣợc coi là chuẩn mực, thống nhất cho thuật ngữ “tập đoàn kinh tế” trên thế giới, nhƣng cho dù các định nghĩa ở các quốc gia có khác nhau nhƣ thế nào đi chăng nữa thì những nét cơ bản về TĐKT là khá thống nhất và có thể tập hợp thành một khái niệm chung về TĐKT nhƣ sau: TĐKT là tập hợp các doang nghiệp, bao gồm công ty mẹ, các công ty con và công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thị trƣờng khác nhau có mối quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, trong đó các công ty thành viên chịu sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung của công ty mẹ và cùng thực hiện các hoạt động SXKD theo chiến lƣợc chung của tập đoàn. b. Quan niệm của Việt Nam Mặc dù có khá nhiều văn bản quy định về TĐKT nhƣ Nghị định 39/CP ngày 27/6/1999, quyết định chuyển đổi các Tổng công ty 91 số 91/QĐ-TTg ngày 7/3/1994, Luật Doanh nghiệp 2005 và gần đây nhất là Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 5
- (TĐKTNN) của Chính phủ đã đƣợc ban hành ngày 5/11/2009 nhƣng tại Việt Nam vẫn chƣa có một định nghĩa đƣợc coi là chuẩn mực cũng nhƣ các quy định cụ thể nào về TĐKT. Tuy khung pháp lý xoay quanh hoạt động của các TĐKTNN lại đƣợc quy định khá cụ thể tại Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 do Chính phủ ban hành về quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nƣớc và quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác, trong đó Nghị định có định nghĩa về TĐKTNN: “TĐKTNN là nhóm công ty có tư cách pháp nhân độc lập, đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và TĐKTNN không có tư cách pháp nhân độc lập” nhƣng thuật ngữ “tập đoàn kinh tế” lại chỉ đƣợc đề cập chung chung. Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì loại hình TĐKT đƣợc xếp là một thành phần trong nhóm công ty, cụ thể nhƣ sau: "Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Thành phần của nhóm công ty gồm có: Công ty mẹ, công ty con, TĐKT, các hình thức khác." Theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ƣơng CIEM thì:"Khái niệm TĐKT đƣợc hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lƣợc phát triển." Mặc dù chƣa thực sự hoàn thiện các hành lang pháp lý quy định về định nghĩa, tƣ cách pháp nhân, phƣơng thức hoạt động cho các TĐKT nói chung nhƣ Trung Quốc, nhƣng Đảng và Nhà nƣớc ta đã đặc biệt quan tâm tới mô hình TĐKTNN từ rất sớm. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc nhiệm vụ cơ bản của các TĐKTNN đó chính là xây dựng và phát triển mô hình TĐKT theo những đặc trƣng cơ bản của TĐKTNN và phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và với điều kiện kinh tế của nƣớc ta, phát triển những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của cả nƣớc phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế những TĐKTNN có vốn nhà nƣớc rất mạnh do sự hỗ trợ của nhà nƣớc cả về vốn lẫn các chính sách đầu tƣ khác. Bên cạnh đó, với xu hƣớng toàn cầu hóa và thƣơng mại 6
- hóa đang ngày càng lan rộng, Đảng ta cũng rất khuyến khích những TĐKT tƣ nhân có vốn trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài hoạt động bằng nhiều chính sách ƣu đãi khác. Trong nội dung của khóa luận tác giả xin phép đƣợc đề cập đến các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc (viết tắt là TĐKTNN). 1.1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế nhà nước. a. Đặc điểm về quy mô Khi đã gọi là TĐKTNN thì có thể nói nôm na rằng đó là một tổ chức có sở hữu nhà nƣớc với quy mô rất lớn không chỉ về vốn, số lƣợng lao động, doanh thu hàng năm mà còn về phạm vi hoạt động. Vốn: Vốn của TĐKTNN là rất lớn, đƣợc huy động từ nhiều kênh khác nhau, qua đó các TĐKT tham gia vào nhiều kênh đầu tƣ khác nhau tạo một dòng vốn lƣu chuyển lớn trong thị trƣờng vốn Các TĐKT thƣờng huy động từ hai nguồn chính: Một là tích lũy từ nội bộ nền kinh tế trong nƣớc mà chủ yếu là từ nhà nƣớc; Hai là thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài qua các kênh hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (FPI), hợp đồng hợp tác kinh doanh Những TĐKTNN tại Việt nam đƣợc chuyển đổi từ các Tổng công ty (TCT) 91 cũ, có số vốn chủ yếu là của nhà nƣớc. Đến nay mặc dù đã và đang tiến hành cổ phần hóa các TĐKTNN nhƣng Nhà nƣớc vẫn là một chủ sở hữu nắm giữ phần lớn cổ phần của các tập đoàn. Lao động: TĐKTNN không chỉ có số lƣợng rất lớn lao động mà chất lƣợng lao động còn rất cao, đƣợc tuyển chọn và đào tạo kĩ lƣỡng. Doanh thu: Nhƣ đã nói ở trên các TĐKTNN có tiềm lực rất lớn về vốn, nhờ đó mà có thể đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất và thâm nhập các thị trƣờng mới, tận dụng đƣợc lợi thế chi phí về quy mô nên có thể nâng cao năng suất lao động từ đó doanh thu tăng trƣởng một cách nhanh chóng và đạt những con số khổng lồ thu đƣợc từ các kênh đầu tƣ khác nhau. Phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động của các TĐKTNN không chỉ trong nƣớc mà còn trên toàn thế giới bằng rất nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất hiện nay là mua lại và sáp nhập, liên doanh, liên kết thành các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia Các TĐKTNN hoạt động trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ của Việt 7
- Nam và hiện đang tiến hành các dự án thành lập các chi nhánh, công ty con ở nƣớc ngoài. b. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh Đặc điểm nổi bật của các TĐKTNN đó là hoạt động đa ngành nghề trong nhiều lĩnh vực kinh doanh chủ chốt trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, với một tiềm lực tài chính và nhân lực rất mạnh cộng với sự khuyến khích của Nhà nƣớc thì việc mở rộng phạm vi hoạt động và ngành nghề kinh doanh chủ yếu là để phân tán rủi ro và tận dụng lợi thế chi phí giảm theo quy mô. Nhƣ tập đoàn Petronas (Malaysia) bắt nguồn từ hoạt động trong lĩnh vực dầu khí rồi mở rộng sang việc kinh doanh bất động sản, siêu thị, vui chơi, giải trí, đào tạo nguồn nhân lực. Tại Việt Nam, những tập đoàn lớn nhƣ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Dầu khí Việt Nam (PVN), bƣu chính viễn thông (VNPT) hầu nhƣ là độc quyền trong những lĩnh vực kinh doanh chính nhƣ điện lực, dầu khí c. Đặc điểm về các hình thức liên kết Hình thành từ khá lâu và phát triển ở nhiều nƣớc nên các hình thức liên kết của TĐKT hiện nay rất đa dạng và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. - Nếu tiếp cận theo tiêu chí phƣơng thức hình thành và nguyên tắc tổ chức thì TĐKT có các hình thức liên kết sau: Liên kết cứng: Liên kết này là hình thức biểu hiện sự thống nhất của các công ty thành viên thành 1 tổ chức có mối quan hệ rất chặt chẽ và mất đi hẳn tính độc lập về tài chính, sản xuất và thƣơng mại. TĐKT này đƣợc cấu tạo dƣới dạng đa sở hữu theo kiểu công ty cổ phần với nhiều thành viên đồng sở hữu. Liên kết này chủ yếu diễn ra ở những công ty hoạt động trong cùng ngành, cùng chu kỳ sản xuất hay quy trình sản xuất để bổ sung đầu vào cho nhau. Liên kết mềm: Liên kết này là hình thức biểu hiện sự thỏa thuận giữa các công ty thành viên với nhau về quy mô sản xuất, hợp tác, nghiên cứu và trao đổi bằng phát minh sáng chế kĩ thuật, quy định giá cả và thị trƣờng tiêu thụ mà trong đó các công ty thành viên vẫn không mất đi tính độc lập về tài chính, sản xuất hay thƣơng mại. Họ thống nhất thành lập một Ban 8
- quản trị chung điều hành các hoạt động phối hợp của tập đoàn theo một đƣờng lối chung. Holding Company: Là một công ty mẹ đƣợc hình thành trên cơ sở xác lập thống nhất về tài chính và sự kiểm soát tài chính của công ty mẹ do các công ty thành viên thỏa thuận và kí kết các hiệp định về tài chính. Đây là hình thức tổng hợp đƣợc hai ƣu điểm của hai hình thức trên: công ty mẹ chặt chẽ trong kiểm soát tài chính nhƣng lại nới lỏng kiểm soát trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thƣơng mại. - Nếu tiếp cận theo tiêu chí nguồn gốc xuât xứ và tính chất đặc trƣng thì TĐKT có những hình thức liên kết sau: Consortium: Xét về phƣơng diện ngôn ngữ, “Consortium” là một từ gốc Latin có nghĩa là “đối tác, hiệp hội hoặc hội”, đƣợc sử dụng để chỉ sự tập hợp của 2 hay nhiều thực thể nhằm mục đích tham gia vào một hoạt động SXKD chung hoặc đóng góp nguồn lực vào quá trình SXKD để đạt đƣợc mục tiêu chung. Khi tham gia vào một Consortium, các công ty vẫn giữ nguyên tƣ cách pháp nhân độc lập của mình. Thông thƣờng, vai trò kiểm soát của Consortium đối với các công ty thành viên chủ yếu giới hạn trong các hoạt động chung của cả tập đoàn, đặc biệt là việc phân phối lợi nhuận. Sự ra đời của một Consortium đƣợc xác lập trên cơ sở hợp đồng, trong đó quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của từng công ty thành viên tham gia Consortium. Cartel: Cartel là một nhóm các nhà sản xuất độc lập có cùng mục đích là tăng lợi nhuận chung bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hoá, hoặc các biện pháp hạn chế khác. Đặc trƣng tiêu biểu trong hoạt động của Cartel là việc kiểm soát giá bán hàng hoá, dịch vụ nhƣng cũng có một số Cartel đƣợc tổ chức nhằm kiểm soát giá mua nguyên vật liệu đầu vào. Tại nhiều nƣớc, mặc dù bị cấm bởi luật chống phá giá (Antitrust law); tuy nhiên, nhiều Cartel vẫn tiếp tục tồn tại trên phạm vi quốc gia và quốc tế, dƣới hình thức ngầm hoặc công khai, chính thức hoặc không chính thức. 9
- Ngoài ra còn rất nhiều kiểu liên kết khác nhƣ Trust, Syndicate, Conglomerate, Concern Tại Việt Nam hay dùng từ Holding Company hay Conglomerate để chỉ công ty mẹ của một TĐKTNN. 1.1.3 Mô hình phát triển của tập đoàn kinh tế nhà nước a. Nguyên tắc hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế nhà nước Các doanh nghiệp muốn phát triển lên thành TĐTKNN cần phải hội tụ đủ các điều kiện cần và đủ. Trong đó điều kiện cần là tuân thủ các nguyên tắc chung khi tiến hành thành lập TĐKT: - Chiến lƣợc phát triển phải phù hợp với chính sách và chiến lƣợc phát triển kinh tế của nhà nƣớc nhằm thúc đẩy hoạt động của các TĐKTNN theo đúng hƣớng. - Kể từ khi Luật Cạnh tranh (2004) ra đời càng cho thấy quan điểm của Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN đó là khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, nghiêm cấm các hành vi hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí độc quyền làm tổn hại đến các doanh nghiệp khác trên thị trƣờng. Khi tiến hành mua lại, sáp nhập, liên doanh, liên kết thành TĐKTNN các doanh nghiệp phải tuân thủ quy định này của luật Cạnh tranh (trừ một số tập đoàn đƣợc phép hoạt động độc quyền dƣới sự bảo hộ của Nhà nƣớc trong các lĩnh vực trọng yếu nhƣ dầu khí, điện lực, viễn thông). - Việc hình thành và phát triển các TĐKTNN phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện của các công ty thành viên, không thể ép buộc bằng các mệnh lệnh hành chính. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, để tập đoàn hoạt động hiệu quả, việc hình thành tập đoàn cần đảm bảo các điều kiện sau: - Sản xuất phải đạt đến một trình độ xã hội hoá nhất định. - Nền kinh tế thị trƣờng đạt trình độ nhất định và thiết lập cơ cấu thị trƣờng vững chắc. - Chính phủ phải ban hành tƣơng đối đầy đủ các quy định và chính sách liên quan đến hình thành và phát triển tập đoàn. 10
- - Đáp ứng điều kiện bên trong của tập đoàn: quy mô vốn đăng ký của công ty mẹ, tổng vốn đăng ký của cả tập đoàn, số lƣợng doanh nghiệp thành viên tối thiểu, tƣ cách pháp nhân của các công ty thành viên. - Điều kiện về nguồn nhân lực, bộ máy quản lý, trình độ khoa học- công nghệ. Với bối cảnh kinh tế đang phục hồi sau khủng hoảng nhƣ hiện nay, việc xem xét và cân nhắc những điều kiện trên càng hết sức quan trọng. Có thể tóm tắt thành bốn điều kiện chính: - Về quy mô sản xuất, trình độ tích tụ sản xuất: Mô hình TĐKTNN tại Việt Nam muốn hoạt động hiệu quả phải rút kinh nghiệm từ mô hình tổng công ty 91, nghĩa là trình độ sản xuất phải phát triển và số vốn góp phải đủ lớn (ít nhất là 12.000 tỷ đồng). - Về mối quan hệ liên kết, cơ cấu quản lý: Mối quan hệ giữa công ty mẹ- công ty con phải là mối quan hệ chặt chẽ, phân cấp rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của công ty mẹ đối với công ty con và ngƣợc lại. Đồng thời phải tách bạch vai trò của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. - Về môi trƣờng kinh doanh: Đây là yếu tố khách quan thuộc về nhà nƣớc. Trong những năm vừa qua, nƣớc ta đã mở cửa thị trƣờng, là thành viên của WTO và gần đây nhất là chủ tịch ASEAN, vì thế môi trƣờng kinh doanh tại Việt nam ngày càng đƣợc đánh giá là hấp dẫn. Môi trƣờng pháp lý cần phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa nhƣ: các hàng rào thƣơng mại dần đƣợc rỡ bỏ, các chính sách thƣơng mại thông thoáng hơn, hành lang pháp lý không còn cứng nhắc nhƣ trƣớc. - Về trình độ đội ngũ quản lý: nguồn nhân lực cấp cao phải đƣợc đào tạo, thƣờng xuyên trau dồi và học hỏi kiến thức của các nƣớc bạn thì mới có thể vận hành đƣợc bộ máy khổng lồ của một TĐKTNN. Nếu chỉ dựa trên 3 yếu tố trên mà lơ là công tác đào tạo nguồn nhân lực thì TĐKTNN chỉ có “thế” chứ chƣa có “lực”. 11
- b. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế nhà nước Sơ đồ 1.1: Bốn yếu tố quyết định đến mô hình TĐKTNN Về cơ bản, mô hình TĐKTNN nhƣ thế nào đƣợc quyết định dựa trên bốn yếu tố: mục tiêu, chiến lƣợc của tập đoàn, các quy định pháp luật về tập đoàn, môi trƣờng kinh doanh và các đặc điểm của các đơn vị thành viên. Vì thế, cơ cấu tổ chức của các TĐKT trên thế giới rất đa dạng. Do đặc trƣng cơ bản của một TĐKTNN là thành phần kinh tế do Nhà nƣớc thành lập, hoạt động theo định hƣớng của Nhà nƣớc cho nên TĐKTNN ở Việt Nam đi theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức theo mô hình công ty mẹ- con Trong quan hệ giữa công y mẹ- công ty con, công ty mẹ có thể là chủ hoặc cổ đông góp vốn vào công ty con hoặc không có mối quan hệ tài chính nào với công ty con, còn công ty con có thể là: 12
- - Công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có vốn góp của công ty mẹ, có thể hoạt động trong hoặc ngoài nƣớc. - Công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ làm chủ. - Công ty liên doanh với nƣớc ngoài, công ty mẹ nắm giữ quyền chi phối hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tƣ nƣớc ngoài và điều lệ của công ty. - Công ty con không có vốn góp, cổ phần của công ty mẹ nhƣng tự nguyện chịu sự chi phối của công ty mẹ thông qua các hoạt động liên kết. Ở Việt Nam, qua nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm từ các nƣớc trên thế giới, Đảng và Nhà nƣớc nhận thấy mô hình công ty mẹ- công ty con trong các TĐKTNN rất phù hợp với điều kiện và nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở nƣớc ta. 1.1.4 Vai trò của TĐKTNN Kể từ khi hình thành, TĐKTNN đã thể hiện rõ vai trò to lớn của mình không chỉ đối với nền kinh tế mà còn có ảnh hƣởng tới văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia. Nhƣ đã đề cập ở phần 1.2, các TĐKTNN có vốn rất lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực nòng cốt và nắm giữ số lƣợng lao động lớn, vì thế vai trò và tầm ảnh hƣởng của TĐKT tới một quốc gia là không hề nhỏ. Thứ nhất, với tầm vóc của mình, các TĐKTNN đã huy động một số lƣợng lớn nguồn lực dồi dào của xã hội, giải quyết đƣợc thực trạng thất nghiệp, đào tạo và phát triển kỹ năng và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN thay thế những nếp nghĩ, nếp làm của đội ngũ quản lý trong cơ chế quan liêu, bao cấp trƣớc kia, nâng cao đời sống và tay nghề cho ngƣời lao động. Qua đó tạo lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực của Việt Nam với các nƣớc khác. Thứ hai, TĐKTNN giữ vững vai trò trụ cột trong nền kinh tế, là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và khu vực hóa nền kinh tế theo đúng sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc. Thứ ba, đầu tƣ mạnh vào công tác nghiên cứu và phát triển khoa học- công nghệ, các TĐKTNN đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học- công nghệ của đất nƣớc trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa. TĐKTNN bảo vệ nền 13
- sản xuất trong nƣớc, cạnh tranh với các công ty đa quốc gia, TĐKT lớn của các nƣớc khác. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nƣớc có thể thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế kể cả thị trƣờng các nƣớc phát triển. Thứ tƣ, các TĐKTNN có tiềm lực rất lớn về tài chính, liên tục mở rộng quy mô sản xuất, tận dụng đƣợc lợi thế chi phí theo quy mô từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ của tập đoàn mà của cả quốc gia. Thứ năm, trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, chính các TĐKTNN đã tái cơ cấu và thúc đẩy quá trình tiêu thụ, xuất nhập khẩu hàng hóa làm tăng GDP đồng thời cùng chung tay với chính phủ thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát giúp nền kinh tế đất nƣớc thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. 1.2. Tổng quan về cơ chế quản lý tài chính 1.2.1 Quan điểm về cơ chế quản lý tài chính Khi nói về CCQLTC trƣớc hết phải hiểu cơ chế là gì? Trong đại từ điển kinh tế thị trƣờng có định nghĩa: “Cơ chế là tổng thể các phương pháp, các hình thức, các công cụ được vận dụng để tác động lên một hệ thống như liên kết, điều hòa, phân phối hoạt động giữa các bộ phận trong hệ thống để đạt được những mục tiêu cuối cùng1.” Có nghĩa là cơ chế là cách thức tiến hành lên một chủ thể để đạt đƣợc mục tiêu mong muốn. Với cách nhận thức nhƣ vậy, tác giả đƣa ra định nghĩa về CCQLTC nhƣ sau: CCQLTC là tổng thể những phƣơng pháp, các hình thức, các công cụ đƣợc vận dụng tác động lên hệ thống tài chính nhằm điều hòa, phân phối, liên kết các nguồn lực một cách hiệu quả nhất giúp hoạt động của doanh nghiệp đƣợc duy trì và phát triển. CCQLTC bao gồm bốn nội dung: cơ chế huy động vốn, cơ chế quản lý và sử dụng vốn và tài sản, cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận, cơ chế kiểm soát tài chính. - Cơ chế huy động vốn bao gồm phƣơng pháp, hình thức, công cụ huy động nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn. 1 Nguyễn Hữu Quỳnh (1998), Đại từ điển kinh tế thị trƣờng, Nxb Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, tr.281 14
- - Cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản bao gồm các phƣơng pháp, hình thức cân đối, phân phối và điều hòa sử dụng vốn và tài sản nhằm khai thác hiệu quả tối đa trên chi phí tối thiểu. - Cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận bao gồm các phƣơng pháp, các hình thức quản lý lợi nhuận, phân phối và sử dụng kết quả kinh doanh, hình thành và sử dụng các quỹ tập trung của doanh nghiệp. - Cơ chế kiểm soát tài chính bao gồm các phƣơng pháp, hình thức và công cụ nhằm kiểm soát các thông tin tài chính, kiểm soát số liệu về dự toán, quyết toán, kiểm soát nội bộ. Nƣớc ta có ban hành Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nƣớc và quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác và thông tƣ 72/2005/TT-BTC hƣớng dẫn xây dựng Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nƣớc hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Sau đó, vì điều kiện và bối cảnh kinh tế không còn phù hợp để áp dụng hai văn bản trên, ngày 5/2/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2009/NĐ-CP quy định mới về việc quản lý cơ chế tài chính của công ty nhà nƣớc và quản lý vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp khác. Chứng tỏ CCQLTC đóng một vai trò quyết định tới hoạt động của một doanh nghiệp càng quan trọng hơn đối với một TĐKTNN. Có một cơ chế quản lý tài chính phù hợp với mô hình tập đoàn là nền tảng để các tập đoàn phát huy hết sức mạnh tài chính, nguồn lực, công nghệ của mình trong hoạt động SXKD và các hoạt động khác. 1.2.2 Nội dung của cơ chế quản lý tài chính 1.2.2.1 Cơ chế huy động vốn Mục tiêu của công tác huy động và sử dụng vốn là không ngừng mở rộng quy mô vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của TĐKT. Khi tập đoàn huy động vốn, tùy vào nhu cầu bù đắp nguồn vốn nào mà tập đoàn quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn hay dài hạn. Quyết định nguồn vốn dài hạn bao gồm những quyết định xem tập đoàn nên huy động bao nhiêu vốn chủ sở hữu và bao nhiêu nợ vay, quyết định xem loại vốn chủ sở hữu nào và loại nợ vay nào tập đoàn nên sử dụng và quyết định khi nào nên huy động các nguồn vốn đó. Quyết định nguồn vốn ngắn hạn, về 15
- nguyên tắc chỉ nên đƣa ra khi tập đoàn cần đầu tƣ vào các tài sản lƣu động. Huy động nguồn vốn ngắn hạn khi tập đoàn cần đầu tƣ vào tài sản lƣu động thời vụ gồm có: - Các khoản nợ phải trả ngƣời bán - Các khoản ứng trƣớc của ngƣời mua - Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nƣớc - Các khoản phải trả công nhân viên - Các khoản phải trả khác - Vay ngắn hạn từ ngân hàng Hiện nay, có rất nhiều kênh huy động vốn cho các TĐKTNN cũng nhƣ là các doanh nghiệp khác, có thể kể đến những hình thức huy động chủ yếu sau: a. Thị trường chứng khoán Trên thế giới, kênh huy động này đã phát triển từ rất lâu nhƣng tại Việt nam mấy năm gần đây mới đƣợc các TĐKTNN sử dụng nhiều. Huy động vốn qua TTCK có ƣu điểm là huy động nhanh chóng vốn nhàn dỗi từ các nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, hình thức huy động này chiếm một chi phí khá cao, thời gian tích lũy vốn lâu và có nhiều rủi ro. Huy động vốn qua TTCK có thể qua các loại chứng khoán sau: - Thƣơng phiếu: Thƣơng phiếu ra đời trên cơ sở quan hệ mua bán chịu giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Trong quá trình phát triển, thƣơng phiếu dần dần biến đổi tính chất, từ một giấy chứng nhận nợ thông thƣờng đã trở thành một công cụ lƣu thông tín dụng có thể thực hiện đƣợc chức năng phƣơng tiện lƣu thông và phƣơng tiện thanh toán thay thế cho tiền mặt trong nền kinh tế. Thƣơng phiếu tồn tại dƣới 2 hình thức là hối phiếu và lệnh phiếu: Hối phiếu là chứng chỉ có giá do ngƣời bán chịu lập, là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện, yêu cầu ngƣời mua khi nhìn thấy hối phiếu chịu trả một số tiền xác định vào một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho ngƣời thụ hƣởng. Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do ngƣời mua chịu lập, cam kết trả một số tiền xác định trong một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho ngƣời thụ hƣởng. 16
- - Trái phiếu công ty: Trái phiếu công ty là công cụ nợ dài hạn do công ty phát hành nhằm huy động vốn dài hạn. Trên trái phiếu bao giờ cũng có ghi một số tiền nhất định, gọi là mệnh giá của trái phiếu. Mệnh giá nói chung (face or par value) tức là giá trị đƣợc công bố của tài sản. Trong trƣờng hợp trái phiếu, mệnh giá thƣờng đƣợc công bố là 1.000USD hoặc 100.000 đồng nhƣ ở Việt Nam. Ngoài việc công bố mệnh giá, ngƣời phát hành trái phiếu còn công bố lãi suất của trái phiếu. Lãi suất của trái phiếu (coupon rate) tức là lãi suất mà ngƣời mua trái phiếu đƣợc hƣởng, nó bằng lãi đƣợc hƣởng chia cho mệnh giá của trái phiếu. Thông qua phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có thể vay đƣợc từ thị trƣờng một khoản vốn khá lớn. Nhờ đó tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cãi thiện đáng kể, tập đoàn sẽ có thêm tiền để đầu tƣ, mở rộng hoạt động sản suất kinh doanh. Có rất nhiều loại trái phiếu, đƣợc phân loại theo nhiều căn cứ: Căn cứ vào thứ tự ƣu tiên thanh toán: Trái phiếu cao cấp và trái phiếu thứ cấp Căn cứ theo lãi suất coupon: lãi suất cố định, lãi suất thay đổi, lãi suất bằng 0. Liên quan đến việc hoàn trả gốc: trái phiếu có thể thu hồi trƣớc hạn, trái phiế có thể bán trƣớc hạn cho nhà phát hành, trái phiếu chuyển đổi. Căn cứ theo tính chất đảm bảo: Bond (loại trái phiếu có tài sản đảm bảo) và Denbenture (loại trái phiếu không có tài sản đảm bảo) - Cổ phiếu: Khác với trái phiếu, cổ phiếu là chứng nhận góp vốn vào công ty cổ phần. Nó là chứng khoán vốn, trong khi trái phiếu là chứng khoán nợ. Theo định nghĩa của pháp luật doanh nghiệp thì: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó2. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu còn đƣợc chia thành cổ phiếu ƣu đãi và cổ phiếu phổ thông hay còn gọi là cổ phiếu thƣờng. Cổ phiếu thƣờng đƣợc xem nhƣ là loại cổ phiếu có thu nhập không cố định. Cổ 2 Quốc hội khoá X, Luật doanh nghiệp 2005, điều 85 17
- phiếu ƣu đãi bao gồm: Cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết, Cổ phiếu ƣu đãi cổ tức, Cổ phiếu ƣu đãi hoàn lại trong đó có cổ phiếu ƣu đãi cổ tức có thu nhập cố định. Phát hành cổ phiếu ƣu đãi cổ tức : Một TĐKTNN có thể chọn cách phát hành cổ phiếu ƣu đãi cổ tức mới để huy động vốn. Những ngƣời mua các cổ phiếu này đƣợc hƣởng mức cổ tức cố định hàng năm và sẽ đƣợc điều chỉnh nếu mức chi trả cổ phiếu phổ thông cao hơn. Họ có quyền ƣu tiên đặc biệt khi tập đoàn gặp phải khó khăn về tài chính. Nếu lợi nhuận bị hạn chế thì chủ sở hữu cổ phiếu ƣu đãi cổ tức sẽ đƣợc nhận cổ tức sau trái chủ nhƣng trƣớc chủ sở hữu bất kỳ loại cổ phiếu thƣờng nào. Chào bán cổ phiếu phổ thông: Nếu một TĐKTNN đang ở trong tình trạng tài chính lành mạnh, nó có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu phổ thông của các công ty thành viên hay của chính tập đoàn. Thông thƣờng, các ngân hàng đầu tƣ giúp các tập đoàn phát hành cổ phiếu, đồng ý mua bất kỳ cổ phần mới nào đƣợc phát hành với mức giá đặt trƣớc nếu công chúng từ chối mua cổ phiếu đó với mức giá tối thiểu nhất định. Việc các cổ đông phổ thông có đƣợc nhận cổ tức sau khi kết thúc một niên độ kế toán hay không còn phụ thuộc vào chính sách cổ tức của tập đoàn và quyết định của hội đồng quản trị. Mặc dù ngƣời giữ cổ phiếu phổ thông có quyền riêng bầu chọn hội đồng quản trị tập đoàn, nhƣng họ lại chƣa đƣợc nhận cổ tức khi đến kỳ phân chia lợi nhuận nếu tập đoàn chƣa thanh toán tiền lãi cho các trái chủ và cổ tức ƣu đãi cho những ngƣời nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi cổ tức. Cơ hội huy động vốn bằng cổ phiếu trên thị trƣờng niêm yết phụ thuộc vào quy mô vốn hóa của thị trƣờng, trong đó tốc độ thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp và niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng đóng vai trò quyết định. Quy mô vốn hóa và số lƣợng công ty niêm yết trên thị trƣờng thay đổi hàng ngày theo hƣớng càng tăng đã mở ra cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tƣ nói chung và cho hoạt động của doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, số lƣợng tài khoản giao dịch và khối lƣợng vốn các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đổ vào thị trƣờng cổ phiếu cũng tăng theo khiến cho việc tìm kiếm cơ hội huy động vốn trở thành việc cạnh tranh gay gắt. 18
- b. Huy động vốn tín dụng Đây là hình thức huy động vốn phổ biến hiện nay bởi thủ tục đơn giản hơn hình thức huy động vốn qua TTCK và tiết kiệm chi phí tuy nhiên các TĐKTNN thƣờng phải có một tài sản đảm bảo cho khoản tín dụng. Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay ( ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (ở đây là các TĐKTNN), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán3. Giá trị hoàn trả thông thƣờng phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là ngƣời đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần gốc. Các TĐKTNN có thể vay vốn từ các tổ chức khác nhau mà theo đó có các tên gọi khác nhau: - Tín dụng nhà nƣớc: Tín dụng nhà nƣớc về thực chất có thể coi nhƣ một khoản chi của ngân sách nhà nƣớc, vì cho vay theo lãi suất ƣu đãi, tức lãi suất cho vay thƣờng thấp hơn lãi suất trên thị trƣờng tín dụng, nên Nhà nƣớc phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất. Song tín dụng nhà nƣớc có những ƣu thế riêng, phát triển hoạt động tín dụng nhà nƣớc là đi liền với giảm bao cấp về chi ngân sách nhà nƣớc trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của ngƣời sử dụng vốn. Hiện tại, hoạt động tín dụng nhà nƣớc do Quỹ hỗ trợ phát triển đảm nhận. Đây là một tổ chức tài chính nhà nƣớc thực hiện việc tài trợ chính sách. - Tín dụng Ngân hàng: Là khoản tín dụng đƣợc cấp bởi các ngân hàng thƣơng mại. Căn cứ vào từng đặc điểm của tín dụng, có thể phân loại tín dụng nhƣ sau: Căn cứ vào mục đích sử dụng khoản tín dụng: cho vay bất động sản, cho vay công nghiệp và thƣơng mại, cho vay nông nghiệp, cho vay các định chế tài chính, cho vay cá nhân, cho thuê Căn cứ vào thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn (dƣới 1 năm), cho vay trung hạn (từ 1-5 năm), cho vay dài hạn (từ 5 năm trở lên) 3 Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình “Tín dụng Ngân hàng”, Nxb Thống kê, tr.20 19
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: cho vay không bảo đảm, cho vay có bảo đảm Căn cứ vào phƣơng pháp hoàn trả: cho vay có thời hạn, cho vay không có thời hạn cụ thể Căn cứ vào xuất xứ tín dụng: cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp - Tín dụng từ các tổ chức phi ngân hàng và nguồn khác: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. TĐKTNN có thể huy động vốn từ các tổ chức này với mức lãi suất có thể thấp hơn lãi suất ngân hàng hoặc đƣợc hƣởng một số ƣu đãi khác vì các tổ chức tín dụng này muốn tạo lợi thế cạnh tranh. Mặc dù vậy, đây là một kênh vay vốn còn khá mới mẻ với các TĐKTNN ở Việt Nam. c. Huy động nguồn vốn nội bộ Vốn nội bộ luôn là nguồn vốn có sẵn nhƣng dàn trải, không thể huy động bất cứ lúc nào vì thời điểm nhàn dỗi của khoản đầu tƣ là khác nhau. Tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ tuy không giải quyết đƣợc toàn bộ nhu cầu vốn của tập đoàn nhƣng đƣợc coi là biện pháp chủ động và với chi phí thấp. Hình thức này đƣợc huy động theo các cách sau: - Cách 1: Thực hiện tái đầu tƣ từ khoản lợi nhuận giữ lại. Lợi nhuận thu đƣợc đƣợc chia ra theo tỷ lệ nào đó và tiếp tục quay vòng vốn, làm tăng vốn chủ sở hữu (VCSH) để tiếp tục các hoạt động kinh doanh. Khi thực hiện cách này còn phải phụ thuộc vào điều lệ của công ty, tình hình kinh doanh các ký trƣớc và sự đồng thuận của các chủ sở hữu công ty. - Cách 2: Lƣu chuyển vốn nội bộ từ việc tận dụng tín dụng nội bộ nghĩa là vay của nhân viên trong công ty với lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng, nhƣng bù vào đó công ty sẽ có những chính sách ƣu đãi khác bù đắp và khuyến khích nhân viên. 4 Quốc hội (2004), Luật các tổ chức tín dụng, điều 20. 20
- Ngoài ra, trong mô hình TĐKTNN các công ty con có thể kêu gọi sự đầu tƣ của công ty mẹ dƣới hình thức đầu tƣ thêm vốn hoặc cấp tín dụng. - Cách 3: Thành lập một định chế tài chính với quan hệ là công ty con. Định chế tài chính này có thể là Ngân hàng thƣơng mại hoặc các tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhƣ: công ty tài chính, quỹ đầu tƣ, công ty bảo hiểm Vai trò của định chế tài chính của tập đoàn trong việc điều hoà vốn nội bộ có tầm quan trọng đặc biệt. Khi tồn tại vốn nhàn dỗi, chƣa sử dụng đến của một công ty thành viên trong khi các công ty thành viên khác đang có nhu cầu bù đắp vốn thì lúc này vau trò trung gian tài chính của các định chế tài chính, đặc biệt là các công ty tài chính đƣợc phát huy cao độ. d. Huy động nguồn vốn khác Ngoài những kênh huy động đã nói ở trên, doanh nghiệp có thể dùng đến các hình thức huy động khác nhƣ: - Cho thuê tài chính (cho thuê vốn- Capital leases): là loại cho thuê trung và dài hạn, bên cho thuê là các TĐKTNN, bên đi thuê là các cá nhân, tổ chức khác không đƣợc phá hủy hợp đồng. Bên đi thuê chịu trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuế tài sản. Phần lớn các hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê đƣợc quyền gia hạn hợp đồng hoặc đƣợc quyền mua đứt tài sản sau khi thời hạn hợp đồng kết thúc. Thực chất cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ vốn cho bên đi thuê, trong đó theo yêu cầu sử dụng của bên đi thuê, các TĐKTNN dùng tài sản có sẵn chuyển giao cho bên đi thuê sử dụng và nhận lại khoản tiển thuê. Nhƣng trong ngắn hạn cũng là một kênh cung cấp vốn cho các tập đoàn đang rất cần vốn. Hình thức này thƣờng đƣợc áp dụng trong ngành bất động sản hoặc thiết bị sản xuất. - Cho thuê vận hành (Operation leases): Cho thuê vận hành là hình thức cho thuê hoạt động, tức cho thuê tài sản có thời hạn nhất định (thời gian thuê chỉ chiếm một phần trong khoảng thời gian hữu dụng của tài sản và là ngắn hạn) và sẽ trả lại các TĐKTNN khi kết thúc thời gian thuê tài sản. Các tập đoàn giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng đã thỏa thuận. Tiền thuê hoạt động sẽ giúp các tập đoàn trang trải một số nhu cầu vốn lƣu động thiếu hụt. Nhƣng hình thức này mang lại số vốn không lớn lại phải trải đều theo các kỳ. 21
- - Liên doanh, liên kết sản xuất: là hình thức hợp tác giữa hai chủ thể kinh doanh (có thể trong nƣớc hoặc ngoài nƣớc) bằng cách thành lập 1 pháp nhân mới hoặc chỉ thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh cùng thực hiện những hoạt động kinh doanh hợp pháp để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh chung cùng có lợi cho cả hai bên. Nếu TĐKTNN có quy trình kĩ thuật, thƣơng hiệu hoặc nguồn lực chất lƣợng nhƣng lại thiếu tiềm lực về vốn có thể huy động theo hình thức này. Có thể kể đến các kênh nhƣ thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hay kí kết các hợp đồng BOT, BT, Đây là hình thức biểu hiện tính chất toàn cầu hóa rõ nhất và hiện đang rất đƣợc các doanh nghiệp ƣa dùng. 1.2.2.2 Cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản a. Quản lý, sử dụng vốn Vốn sau khi đã đƣợc huy động, doanh nghiệp phải lên kế hoạch quản lý, sử dụng vốn sao cho vốn phải sinh lời với tỷ suất sinh lời lớn hơn lãi suất công bố tại ngân hàng. Trƣớc hết vay vốn để bù đắp nhu cầu vốn thiếu hụt trong quá trình SXKD. Sau đó, nguồn vốn dƣ thừa sẽ đƣợc đầu tƣ vào các kênh khác nhau vì nguyên tắc của một doanh nghiệp là không đƣợc để quá nhiều tiền nhàn rỗi. Hiệu quả của việc đầu tƣ phụ thuộc chủ yếu vào các quyết định sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Về cơ bản, quyết định nguồn vốn gồm quyết định nguồn vốn ngắn hạn, quyết định nguồn vốn dài hạn, quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu, quyết định vay để mua hay thuê tài sản. Doanh nghiệp phải quyết định xem nguồn vốn ngắn hạn đầu tƣ vào kênh nào, nguồn vốn dài hạn sử dụng ra sao để cân bằng nguồn vốn trong doanh nghiệp. Theo mô hình công ty mẹ - công ty con đang đƣợc áp dụng tại VN, các TĐKTNN nhìn chung có những thẩm quyền nhƣ sau đối với các quyết định đầu tƣ: - Đầu tƣ mới 100% vào những công ty 100% vốn của tập đoàn, hay những công ty đã có/sẽ có vốn chi phối của tập đoàn. - Đầu tƣ phát triển SXKD vào những công ty nói trên. - Đầu tƣ vào những công ty liên kết cũng nhƣ việc tăng hay giảm vốn sau này. Trong nền kinh tế mở nhƣ hiện nay, có rất nhiều hình thức đầu tƣ để sinh lời: 22
- - Đầu tƣ vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh: Đây là mục tiêu chính từ các khoản vốn huy động đƣợc. Doanh nghiệp có thể sử dụng vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh theo hai hƣớng: Theo chiều rộng: Tiến hành mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng thị trƣờng. Vốn sẽ đƣợc đầu tƣ vào máy móc, nhà xƣởng, trang thiết bị kỹ thuật, nhân viên mới. Theo chiều sâu: Doanh nghiệp sử dụng vốn đổi mới công nghệ, thay thế các thiết bị cũ bằng các dây chuyền sản xuất mới, hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, từ đó nâng cao chất lƣợng đầu ra. - Đầu tƣ vốn ra ngoài TĐKTNN5: Góp vốn, mua cổ phần để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới; Mua cổ phần hoặc góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh đang hoạt động; Mua lại một công ty khác; Mua công trái, trái phiếu để hƣởng lãi; Đầu tƣ ra nƣớc ngoài: đây là hình thức đầu tƣ rất đƣợc nhà nƣớc khuyến khích vì có tác động tích cực đến cán cân thanh toán của quốc gia. Doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài dƣới các hình thức nhƣ: đầu tƣ chứng khoán, góp vốn cổ phần, hợp tác liên doanh Và một số hình thức đầu tƣ khác theo quy định của pháp luật Cơ chế đầu tƣ vốn xét trong mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con, cháu, công ty liên kết trong các TĐKTNN đƣợc phân loại thành các loại hình sau: - Đầu tƣ đơn cấp: đây là cơ chế đầu tƣ đơn thuần chỉ có một cấp, công ty mẹ đầu tƣ trực tiếp xuống công ty con, công ty con đầu tƣ trực tiếp xuống các công ty cháu 5 Chính phủ (2009), Nghị định 09/2009/NĐ-CP, chƣơng 2, mục 1, điều 7 23
- Sơ đồ 1.3: Cơ chế đầu tư đơn cấp trong các TĐKTNN - Đầu tƣ đa cấp: Trong mô hình đa cấp, các công ty, đặc biệt là công ty mẹ, vừa đầu tƣ trực tiếp vào các công ty con, đồng thời cũng đầu tƣ trực tiếp vào các công ty cháu, chắt ở dƣới, không thông qua công ty trung gian nào. Sơ đồ 1.4: Cơ chế đầu tư đa cấp trong các TĐKTNN - Đầu tƣ hỗn hợp: là mô hình kết hợp tất cả các hình thức đầu tƣ đơn cấp, đa cấp và các công ty con, cháu còn đầu tƣ ngƣợc lại công ty mẹ. 24
- Sơ đồ 1.5: Cơ chế đầu tư hỗn hợp trong các TĐKTNN b. Quản lý, sử dụng tài sản Thực chất, vốn và tài sản là hai mặt của một vấn đề, vốn chính là biểu hiện bằng tiền của tài sản. Vì thế khi nghiên cứu cơ chế quản lý và sử dụng vốn thì không thể không nói tới cơ chế quản lý, sử dụng tài sản. Khi sử dụng tài sản, TĐKTNN đƣa ra các quyết định đầu tƣ liên quan đến: tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản cần có và mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp. Quản lý tài sản trong các TĐKTNN đƣợc xét trên hai góc độ: quản lý nhà nƣớc về sử dụng tài sản và quan hệ sử dụng tài sản trong nội bộ tập đoàn. - Nhà nƣớc quản lý tài sản của mình trong các TĐKTNN theo cơ chế tăng quyền tự chủ cho các TĐKTNN trong các quyết định nhƣ: đƣợc quyền thay đổi cấu trúc tài sản sao cho phù hợp với yêu cầu SXKD của tập đoàn, đƣợc cầm cố, thế chấp tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng hợp pháp của TĐKTNN. - Cơ chế quản lý và sử dụng tài sản đối với các TĐKTNN bao gồm các nội dung sau: cơ chế cấp phát vốn, tài sản cho các doanh nghiệp là thành viên, cơ chế phân cấp đầu tƣ, cơ chế thực hiện góp liên doanh hay đầu tƣ vào các doanh nghiệp khác Trong đó cơ chế quản lý tài sản tập trung vào cơ chế phân cấp sử dụng tài sản. Hội đồng quản trị (HĐQT) có quyền ban hành cơ chế này, quyết định những chính sách và biện pháp về sử dụng tài sản trong các doanh nghiệp là thành viên. Quản lý tài sản bao gồm quản lý tài sản cố định (TSCĐ) và quản lý tài sản lƣu động (TSLĐ). 25
- Quản lý tài sản cố định: Theo thông tƣ 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính, mỗi TSCĐ (bao gồm TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình) phải đƣợc quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán: Giá trị còn lại trên sổ = Nguyên giá của tài - Số hao mòn luỹ kế của kế toán của TSCĐ sản cố định TSCĐ Để quản lý đƣợc số hao mòn lũy kế của TSCĐ, tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao gồm cả tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý, trừ những tài sản cố định thuộc công trình phúc lợi công cộng, nhà ở. Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phƣơng pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp đƣợc lựa chọn các phƣơng pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp nhƣ sau: phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần có điều chỉnh phƣơng pháp khấu hao theo số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm Quản lý tài sản lưu động: Tài sản lƣu động là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng luân chuyển và thu hồi trong vòng 1 năm. TSLĐ thƣờng đƣợc tài trợ bằng vốn lƣu động (vốn ngắn hạn). Vì thế quản lý TSLĐ chính là quản lý vốn lƣu động theo các hoạt động sau: Xác định nhu cầu về vốn lƣu động Xây dựng và quản lý các định mức hao phí về nguyên, nhiên, vật liệu, tiền lƣơng và các chi phí bằng tiền khác Xây dựng và quản lý các định mức về tồn quỹ tiền mặt, các khoản phải thu, khoản phải trả, số lƣợng hàng tồn kho Trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải tổ chức kiểm kê, xác định số lƣợng tài sản (tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn, tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn), đối chiếu các khoản công nợ phải trả, phải thu khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm để xử lý tổn thất tài sản và đánh giá lại tài sản (trong một số trƣờng hợp). Theo nghị định 09/2009/NĐ-CP, vấn đề quản lý vốn và tài sản của nhà nƣớc tại các doanh nghiệp, TĐKTNN nhà nƣớc phải có trách nhiệm bảo toàn và phát 26
- triển vốn và tài sản của nhà nƣớc, sử dụng vào những mục đích sinh lời, có lợi cho xã hội và không vi phạm pháp luật. 1.2.2.3 Cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hƣớng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. Theo quy định hiện hành, lợi nhuận bao gồm lợi nhuận từ hoạt động SXKD và lợi nhuận khác. Lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và các khoản chi phí: Lợi nhuận = Doanh thu thuần – Các khoản chi phí Đi đôi với việc quản lý lợi nhuận, các TĐKTNN phải quản lý doanh thu và chi phí bằng cơ chế quản lý doanh thu và chi phí: - Doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và các thu nhập khác. Cơ chế quản lý doanh thu phụ thuộc nhiều vào mô hình hoạt động kinh doanh đa ngành hay đơn ngành và tính chất sở hữu của từng loại hình TĐKTNN. Cơ chế quản lý doanh thu đƣợc thực hiện theo 3 cách: Cơ chế quản lý doanh thu theo hình thức tập trung: cơ chế hoạt động dựa trên cơ sở quản lý chặt chẽ doanh thu của các công ty thành viên, qua đó xác định doanh thu của toàn bộ tập đoàn. Hình thức này chỉ phù hợp với những tập đoàn kinh doanh đơn ngành, kết quả kinh doanh ổn định không phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố của môi trƣờng bên trong và bên ngoài và quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là liên kết chặt. Cơ chế quản lý doanh thu theo hình thức phân tán: hình thức này không xây dựng định mức doanh thu cho các công ty thành viên mà chỉ thống kê doanh thu của toàn tập đoàn nhằm đƣa ra chiến lƣợc phát triển cho toàn tập đoàn. Hình thức này phù hợp với các TĐKTNN kinh doanh đa ngành và quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là liên kết chặt. Cơ chế quản lý doanh thu theo hình thức hỗn hợp: là hình thức tổng hợp của hai hình thức trên. Trong TĐKTNN có các đơn vị hạch toán độc lập (HTĐL) và hạch toán phụ thuộc (HTPT). Hình thức này hiện nay rất phổ biến trong các TĐKTNN. 27
- - Chi phí là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD trong năm tài chính, bao gồm chi phí SXKD và các chi phí khác. Cơ chế quản lý chi phí cũng tuỳ vào mô hình hoạt động kinh doanh đa ngành hay đơn ngành mà các TĐKTNN có các hình thức khác nhau: Cơ chế quản lý chi phí theo hình thức khoán chi phí: hình thức này phù hợp với các TĐKTNN kinh doanh đa ngành, khó có thể lƣợng hoá hoặc quy chuẩn về một định mức nhất định. Gọi là khoán chi phí nhƣng thực chất là phƣơng thức khoán theo các chỉ tiêu nhƣ: khoán theo doanh thu, khoán theo tốc độ phát triển sản phẩm Cơ chế quản lý chi phí theo hình thức áp dụng định mức: Đối với các TĐKTNN kinh doanh đơn ngành thì áp dụng một định mức nhất định cho các công ty thành viên. Cơ chế quản lý chi phí theo hình thức hỗn hợp: là hình thức tổng hợp của hai hình thức trên. Dựa theo cơ chế quản lý doanh thu và chi phí mà TĐKTNN xây dựng cơ chế quản lý lợi nhuận cho phù hợp. Cơ chế quản lý lợi nhuận cũng có ba hình thức quản lý: Cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức tập trung Cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức phân tán Cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức hỗn hợp Trong cơ chế quản lý lợi nhuận, cơ chế phân phối lợi nhuận trong các TĐKTNN đƣợc các chủ sở hữu và ngƣời lao động quan tâm nhất. Lợi nhuận sau thuế đƣợc phân phối theo điều lệ của tập đoàn, quy định của nhà nƣớc và các phƣơng án kinh doanh ở kỳ tiếp theo của tập đoàn theo sơ đồ 1.6: 28
- Sơ đồ1.6: Phân phối lợi nhuận Theo Nghị định 09/2009/NĐ-CP, lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu nhập khác, sẽ tiến hành phân phối lần lƣợt từ bƣớc 1 đến bƣớc 5 nhƣ sơ đồ 1.6, không đƣợc đảo lộn thứ tự các bƣớc. Phần lợi nhuận còn lại ở bƣớc thứ 5 đƣợc phân phối nhƣ sau6: a. Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có); b. Bù đắp khoản lỗ của các năm trƣớc đã hết thời hạn đƣợc trừ vào lợi nhuận trƣớc thuế; c. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dƣ quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa; d. Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã đƣợc nhà nƣớc quy định đối với TĐKTNN đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập. đ. Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm a, b, c, d đƣợc phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại TĐKTNN và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm. 6 Chính phủ, Nghị định 09/2009/NĐ-CP, chƣơng 2, mục 4, điều 27 29
- Đối với các TĐKTNN, các công ty thành viên cùng góp một quỹ chung (trích nộp cho công ty mẹ) để phục vụ mục đích chung của cả tập đoàn. 1.2.2.4. Cơ chế kiểm soát tài chính Song song với các cơ chế trên là cơ chế kiểm soát tài chính. Việc kiểm tra, giám sát tài chính của các TĐKTNN phải luôn luôn sát sao và kịp thời, bao gồm: - Nhà nƣớc thực hiện kiểm tra, giám sát có định kỳ đối với các TĐKTNN. Nhà nƣớc kiểm soát tài chính thông qua cơ chế quản lý tài chính và ban hành quy định về Luật kế toán, điều lệ tổ chức kế toán, Luật kiểm toán - Công ty mẹ thực hiện kiểm tra, giám sát các công ty con, công ty liên kết. Mức độ kiểm soát phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm sở hữu cổ phần chi phối trong các công ty này. TĐKTNN phải tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê theo đúng quy định của pháp luật đồng thời phải chịu sự kiểm tra, giám sát tài chính của các đơn vị có thẩm quyền nhƣ: thanh tra, các cơ quan độc lập, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. Sau khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh, để minh bạch và chính xác trong những báo cáo tài chính và khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng cho nhà nƣớc, tập đoàn phải chịu sử kiểm tra, soát xét của các kiểm toán viên. Công tác kiểm toán đƣợc thực hiện theo các nội dung sau: - Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán quyết toán vốn đầu tƣ nhằm kiểm tra và xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp, độ tin cậy của báo cáo trƣớc khi giám đốc, tổng giám đốc ký duyệt và công bố. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm toán viên nội bộ đƣa ra những kiến nghị và tƣ vấn cần thiết cho hoạt động SXKD của TĐKTNN nhằm đảm bảo tính hiệu quả và hợp lý. - Kiểm toán tuân thủ: kiểm tra tính tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính, chế độ quản lý của nhà nƣớc và tình hình chấp hành các chính sách, quy chế, quyết định của hội đồng quản trị, Ban giám đốc Nội dung công việc kiểm toán tuân thủ đƣợc kết hợp với cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản. - Kiểm toán chuyên đề theo các nội dung cụ thể tại các đơn vị nhằm đảm bảo thực hiện quản lý theo các mục tiêu đã định có ảnh hƣởng quan trọng tới việc quản 30
- lý, điều hành của TĐKTNN nhƣ kiểm toán chuyên đề quản lý tài sản, quản lý tem thƣ, kiểm toán ngân quỹ, kiểm toán quản lý công nợ . Thực chất, ba nội dung trên đều cùng đƣợc kết hợp thực hiện để đảm bảo đánh giá toàn diện tình hình quản lý ở một lĩnh vƣc cụ thể. Đối với các TĐKTNN, vai trò và công việc của các kiểm soát viên nội bộ càng phải đƣợc nêu cao, cụ thể và chặt chẽ hơn tại các công ty con và đƣợc sự kiểm soát trực tiếp từ công ty mẹ. 1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn kinh tế nhà nước - CCQLTC trong các TCT 91- tiền thân của các TĐKTNN bị ảnh hƣởng từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, trƣớc khi có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc. Quy mô vốn của các TCT phụ thuộc vào cơ chế cấp phát vốn của ngân sách nhà nƣớc (NSNN) nên các TCT không phát huy đƣợc khả năng tự chủ, sáng tạo trong việc tạo lập, huy động vốn. Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, có sự điều tiết của chính phủ hiện nay, CCQLTC trong các TĐKT hoàn toàn phụ thuộc vào các động lực kinh tế và cung cầu về vốn trên thị trƣờng. Nhƣ vậy, cơ chế huy động vốn trong các TĐKTNN nói riêng và tất cả doanh nghiệp nói chung phụ thuộc vào một số yếu tố cụ thể của mỗi nền kinh tế: hệ thống tài chính và thị trƣờng tài chính; hệ thống luật phát và vai trò can thiệp vĩ mô của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế và môi trƣờng kinh doanh đa dạng của quốc gia. - Trong môi trƣờng có sự điều tiết của Chính phủ; có sự mở rộng hơn các kênh thu hút vốn cho các doanh nghiệp và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với các công cụ tài chính khác nhau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là các TĐKTNN phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của Chính phủ và bị kiểm soát tƣơng đối chặt chẽ của các cơ quan chức năng của Chính phủ nhƣ Bộ Tài Chính, Ngân hàng thƣơng mại, Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc, cơ quan kiểm toán, cơ quan chủ quản Hoạt động huy động vốn của các TĐKTNN bị kiểm soát một số mặt nhƣ: phƣơng thức huy động vốn, công cụ tài chính và cơ chế báo cáo. Vì vậy, cơ chế kiểm soát của các cơ quan, ban ngành có tác động đến hƣớng đi của CCQLTC trong các TĐKTNN. 31
- - Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của các TĐKTNN và mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con cũng là yếu tố có ảnh hƣởng lớn thứ hai đến CCQLTC. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con càng chặt chẽ thì sự ảnh hƣởng của những quyết định của công ty mẹ đến CCQLTC của công ty con càng lớn và ngƣợc lại. - Ngoài ra, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của TĐKTNN cũng có tác động không nhỏ đến CCQLTC đặc biệt là cơ chế huy động vốn. TĐKTNN hoạt động trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng hay công nghiệp nặng thƣờng có nhu cầu về vốn rất lớn. Những TĐKTNN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hoặc một số lĩnh vực khác có nhu cầu về vốn ít hơn. Vì thế mà CCQLTC ở các TĐKTNN là khác nhau. 1.2.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước Khi khủng hoảng tài chính xảy ra, tƣởng chừng những TĐKTNN sẽ đứng vững và nổi lên nhƣ là một hiện tƣợng chống lại “cơn bão” khủng hoảng. Nhƣng sự phá sản của rất nhiều các TĐKT trên thế giới là một lời cảnh báo cho các TĐKT khác đang ung dung tin rằng CCQLTC của mình đủ tốt. Ví dụ điển hình là tập đoàn General Motor, Mỹ (GM) đã nộp đơn xin phá sản đầu năm 2009, khủng hoảng nền kinh tế Mỹ không phải là lí do duy nhất nhƣng nó là yếu tố cơ bản nhất để đẩy nhanh quá trình này. Không quản lý tốt chi phí, khiến chi phí của mỗi sản phẩm dôi lên quá cao mà độ bền của sản phẩm lại không làm vừa lòng ngƣời tiêu dùng đã đẩy GM vào tình trạng phá sản. Theo giới chuyên gia, sự sụp đổ của GM có thể làm tê liệt nền kinh tế Mỹ, khiến số ngƣời thất nghiệp tăng cao. Thực tế đã chứng minh rằng, bất cứ mặt nào yếu kém của doanh nghiệp đều dẫn đến sự yếu kém về CCQLTC. CCQLTC là yếu tố căn bản và quan trọng nhất để một TĐKTNN có đủ nội lực để tiến hành sản xuất, kinh doanh đạt năng suất cao nhất. Vậy nền kinh tế của Việt Nam sẽ ra sao nếu tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hay tập đoàn điện lực Việt Nam- những tập đoàn có số vốn rất lớn của nhà nƣớc sẽ phá sản vì yếu kém trong cơ chế quản lý tài chính? Điều đó sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến kinh tế- chính trị- xã hội của Việt Nam: - Số lƣợng ngƣời thất nghiệp gia tăng một cách chóng mặt làm tăng tỉ lệ thất nghiệp của nƣớc ta. Tỷ lệ thất nghiệp cao gây khó khăn cho cuộc sống của rất nhiều 32
- ngƣời lao động dẫn đến những ảnh hƣởng xấu đến tốc độ tăng trƣởng quốc gia và nền kinh tế đất nƣớc. - Thâm hụt vốn của ngân sách nhà nƣớc khi nguồn vốn đầu tƣ vào các TĐKTNN là quá lớn. Mức thâm hụt vƣợt quá giới hạn cho phép, chính phủ không thể tự chống đỡ đành phải dựa vào sự hỗ trợ từ nƣớc ngoài bằng cách tăng khoản nợ quốc gia. Nợ nƣớc ngoài dôi lên quá cao khiến Nhà nƣớc mất tự chủ, bị nƣớc ngoài chi phối bề ngoài là về mặt tài chính nhƣng thực chất ẩn chứa nguy cơ chính trị bên trong. - Nhà nƣớc mất công cụ điều tiết kinh tế đẩy nền kinh tế vào nguy cơ rơi vào tình trạng tê liệt dẫn đến khủng hoảng. - Khi các TĐKTNN rơi vào phá sản, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ nhảy vào các ngành nghề thế mạnh và nhạy cảm của nƣớc ta mà các tập đoàn đang nắm giữ chủ yếu. Điều này tạo cơ hội cho những thành phần nƣớc ngoài muốn chống phá chủ nghĩa XHCN ở nƣớc ta khống chế và chi phối nền kinh tế, qua đó chi phối chính trị và làm lệch lạc định hƣớng XHCN của nƣớc ta. Chính vì vậy, đổi mới căn bản chính sách, hoàn thiện CCQLTC tại các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các TĐKTNN là vấn đề cấp thiết để không đi theo vết xe đổ của các TĐKTNN trên thế giới trong thời kì hậu khủng hoảng. Tóm lại, việc xây dựng một CCQLTC hoàn thiện tại các TĐKTNN là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ có ý nghĩa tạo điều kiện để các TĐKTNN phát huy năng lực một cách tốt nhất mà còn tạo lợi nhuận và uy tín đối cho nhà nƣớc và cũng đồng thời có những ảnh hƣởng tích cực đến kinh tế- chính trị- xã hội. 33
- CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM TỪ KHI CHUYỂN ĐỔI ĐẾN NAY 2.1 Quá trình hình thành và hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc 2.1.1 Sự ra đời của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta Xét trên góc độ vi mô, cơ chế quản lý nền kinh tế của nƣớc ta đã thay đổi, từ kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN có sự quản lý của nhà nƣớc và sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc trong những năm qua là hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đƣa đất nƣớc phát triển sánh kịp với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Vì thế việc hình thành các tổ chức kinh tế lớn nhằm phục vụ mục tiêu trên là vô cùng cấp thiết. Trƣớc năm 1994, các TCT nhà nƣớc (các TCT 91 và 90) đã cơ cấu và sắp xếp lại nhƣng vẫn chƣa nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng vốn tƣơng xứng với quy mô của mô hình Tổng công ty, vì trong quá trình hoạt động, các tổng công ty 91 gặp nhiều vƣớng mắc: - Hiện tƣợng tham ô, tham nhũng diễn ra rất nhiều trong các tổng công ty 91 - Tổng công ty đƣợc hình thành theo phƣơng pháp cộng dồn nên sản xuất đơn ngành và đƣợc hình thành theo các mệnh lệnh hành chính nên mối quan hệ giữa các công ty thành viên và tổng công ty mang tính ép buộc. - Vai trò của TCT đối với các công ty thành viên rất mờ nhạt, đặc biệt là vai trò điều phối vốn chỉ có ở trên văn bản. Chính vì những lí do đó, ngày 7/3/1994, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 91/TTg về việc thí điểm chuyển đổi các tổng công ty 91 theo mô hình TĐKT. Theo quyết định này, Tổng công ty theo mô hình TĐKT có những sự khác biệt ƣu việt hơn mô hình Tổng công ty 91 nhƣ bảng 2.1 sau: 34
- Bảng 2.1: So sánh mô hình tổng công ty với mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước So sánh Tổng công ty TĐKTNN TĐKTNN không có tƣ cách pháp nhân. Về TCT là một pháp nhân mặt pháp lý, các đơn vị SXKD thuộc tập đoàn Tƣ cách kinh tế, các đơn vị có thể là chi nhánh thuộc sở hữu hoàn toàn pháp thành viên có mức độ công ty mẹ, hoặc công ty có tƣ cách pháp nhân độc lập khác nhau nhân, nhƣng công ty mẹ nắm giữ cổ phần và có khả năng khống chế. TĐKTNN thông thƣờng có sở hữu đa TCT là tập hợp các dạng, đó là sự tập hợp các chủ sở hữu khác Sở hữu doanh nghiệp đều nhau có chung mục tiêu kinh doanh, trong đó thuộc sở hữu nhà nƣớc Nhà nƣớc vẫn nắm giữ số cổ phần lớn trong các TĐKNN. TCT và TĐKTNN có những nét tƣơng đồng về cơ cấu tổ chức quản lý: Cơ cấu tổ Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát. Nhƣng cơ cấu tổ chức chức quản lý, các mối quan hệ quản lý, và các nhiệm vụ, trách nhiệm của quản lý từng cấp quản lý của TĐKTNN đƣợc phân cấp một cách cụ thể, rõ ràng hơn dần mang dáng dấp của mô hình quản lý hiện đại. Trong tập đoàn thƣờng có sự thỏa thuận Quan hệ lỏng lẻo, vai chia thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Công ty trò của TCT đối với thành viên chủ động hoàn toàn trong việc sử Các mối các công ty thành viên dụng nguồn vốn tự có cho SXKD. Quan hệ tài liên kết rất mờ nhạt, đặc biệt chính giữa công ty mẹ và công ty con chủ yếu kinh tế vai trò điều phối vốn là quan hệ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho chỉ có trên văn bản các công ty con vay vốn từ nguồn vốn cổ phần chung của tập đoàn (thành lập 1 Holding Company hoạt động nhƣ một công ty tài chính chung của cả tập đoàn) 35
- Do sự yếu kém trong công tác sử dụng vốn của các TCT 91, mô hình kinh tế này không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế và, xu hƣớng toàn cầu cũng nhƣ là sự phát triển của quan hệ sản xuất ở nƣớc ta. Vì thế việc chuyển đổi sang các TĐKTNN là bƣớc đi đúng đắn và phù hợp của Đảng và Nhà nƣớc ta. Danh sách các TĐKTNN Việt Nam7 tính đến thời điểm hiện tại có: TĐ Bƣu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) TĐ Than - Khoáng sản Việt Nam – Vinacomin (TKV) TĐ Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam- PVN) TĐ Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD Holdings) TĐ Dệt may Việt Nam- Vinatex (DM) TĐ Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam- Vinashin (VNS) TĐ Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) TĐ Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt (BV) TĐ Viễn thông Quân đội (Viettel) TĐ Công nghiệp hóa chất Việt Nam- Vinachem (HCV) TĐ Điện lựcViệt Nam (EVN) TĐ Công nghiệp xây dựng Việt Nam (Songda) 2.1.2 Quá trình hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước từ khi chuyển đổi đến nay a. Tình hình chung TĐKTNN là một cơ cấu sở hữu đƣợc tổ chức thành hệ thống với quy mô lớn, vừa có chức năng sản xuất - kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cƣờng khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực (tài chính, lao động, công nghệ ) để có sức mạnh cạnh tranh trên thị trƣờng nhằm tối đa hoá lợi nhuận thông qua hoạt động trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Từ khi có quyết định chuyển đổi từ các TCT 91 sang mô hình TĐKT, các TĐKTNN đã chứng minh đƣợc vai trò nòng cốt của mình đối với nền kinh tế: 7 Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2010), truy cập ngày 12/3/2010. 36
- - Nhiều TĐKTNN có đƣợc nhiều lợi thế thƣơng mại nhờ sự độc quyền trong các ngành nhƣ: điện lực, dầu khí, viễn thông nâng cao hiệu quả hoạt động của các TĐKTNN này trên thị trƣờng. Ngƣợc lại, mặt trái của sự độc quyền lại bóp chết sự cạnh tranh gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay để công bằng và phát triển hóa sức cạnh tranh của các TĐKT tƣ nhân, nhà nƣớc ta đang từng bƣớc xóa bỏ sự độc quyền của các TĐKT nhà nƣớc (trừ một số TĐKTNN hoạt động trong các lĩnh vực trọng yếu nhƣ dầu khí, điện lực, viễn thông ), tạo sức cạnh tranh cho các TĐKT tƣ nhân. Tuy nhiên, không thể phủ nhận nhờ những lợi thế cạnh tranh đó mà các TĐKTNN đã đóng góp những thành quả có ý nghĩa rất lớn với nền kinh tế Việt Nam8: Kể từ khi thành lập, tập đoàn PVN giữ bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu nhƣ: phân đạm, khí hóa lỏng, điện. Với nguồn thu chiếm 25% - 30% ngân sách, việc chi phối ngành dầu khí đã góp phần quan trọng để Nhà nƣớc thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Mặc dù, giá bán than trong nƣớc còn thấp hơn giá thành sản xuất nhƣng tập đoàn vẫn nghiêm túc chấp hành chỉ đạo của Chính phủ chƣa tăng giá bán cho một số ngành quan trọng để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Tập đoàn TKV cung cấp trên 97% tổng lƣợng than tiêu thụ trong nƣớc, góp phần bảo đảm an ninh năng lƣợng. Tập đoàn EVN cung cấp cho nền kinh tế 94% sản lƣợng với hệ thống phân phối tới 100% các huyện trên toàn quốc; vẫn thực hiện bù lỗ cho điện nông thôn bình quân mỗi năm 5.000 tỉ đồng. Tập đoàn Dệt may là đơn vị trọng yếu trong ngành dệt may, với 18% doanh thu xuất khẩu toàn ngành, trong đó nhiều loại mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhƣ: sợi, vải chiếm trên 30%, bông chiếm trên 90%. Đặc biệt, tỷ trọng những mặt hàng cao cấp của dệt may Việt Nam chủ yếu do tập đoàn nắm giữ. 8 Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, “Phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, truy cập ngày 14/3/2010. 37
- - Nhà nƣớc nắm phần lớn cổ phần trong các TĐKTNN lớn, vì thế mọi hoạt động, chiến lƣợc và hƣớng phát triển của TĐKTNN đều hƣớng đến mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc. Vì thế trong thời gian qua, TĐKTNN đã thể hiện rõ vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế, chi phối nhiều lĩnh vực hoạt động, đóng góp không nhỏ vào tăng trƣởng kinh tế, góp phần thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Từ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình TĐKTNN, doanh thu và quy mô của các tập đoàn đều tăng nhanh. Hai bảng dƣới đây là bảng đánh giá quy mô doanh thu và lợi nhuận của các TĐKTNN từ năm 2006- 2008: Bảng 2.2: Quy mô doanh thu của các tập đoàn kinh tế nhà nước Doanh thu (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Tập 2006 2007 2008 ‘07/‘06 ‘08/‘07 Trung đoàn bình VNPT 37.601 43.380 55.500 15,37 27,93 21,65 VRG 11.629 13.474 16.296 15,87 20,94 18,38 VNS 11.778 21.098 29.707 79,13 40,80 58,82 TKV 28.978 37.458 57.454 29,26 53,38 40,81 PVN 180.118 213.400 295.435 18,47 38,44 28,45 DM 11.584 12.405 11.459 7,09 -7,63 -0,54 EVN 44.917 58.106 65.401 29,36 12,55 20,67 VN 6.965 6.425 11.746 -7,75 82,82 29,86 HCV 19.949 Tổng 333.570 411.746 562.947 24,49 33,36 27,26 Nguồn: Tạp chí Tài chính Doanh Nghiệp số 10/2009 38
- Bảng 2.3: Lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế nhà nước Lợi nhuận trƣớc thuế Lợi nhuận sau thuế Tập đoàn (tỷ đồng) (tỷ đồng) 2006 2007 2008 2006 2007 2008 VNPT 13.331 13.008 48.700 9.491 8.654 VRG 4.545 4.293 4.545 3.302 3.335 3.499 VNS 453 721 774 TKV 2.664 3.151 6.234 2.049 2.424 4.619 PVN 76.049 60.707 77.349 32.272 17.841 22.365 DM 187 449 381 168 407 335 EVN 2.627 4.459 2.096 2.256 3.336 1.543 BV 644 779 677 490 636 529 Tổng 100.047 86.845 91.283 50.481 37.354 33.664 Nguồn: Tạp chí Tài chính Doanh Nghiệp số 10/2009 (Ghi chú: Trong bảng thiếu một vài số liệu của VNPT và VNS) Hai bảng trên cho thấy doanh thu của các TĐKTNN là rất lớn (năm 2008, tất cả các tập đoàn doanh thu đều trên 10 tỷ đồng) và có xu hƣớng tăng, PVN luôn là tập đoàn dẫn đầu về doanh thu qua các năm nhƣng tốc độ tăng trƣởng doanh thu trung bình lại không cao bằng các tập đoàn khác nhƣ VNS, TKV. Tuy nhiên, riêng doanh thu của tập đoàn dệt may năm 2008 giảm so với năm 2007 do những khó khăn về thị trƣờng xuất khẩu dệt may trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi tổng doanh thu của đa số các tập đoàn tăng, lợi nhuận các tập đoàn có sự điều chỉnh tăng, giảm khác nhau. Doanh thu của PVN, VRG tăng qua các năm nhƣng lợi nhuận năm 2007 lại giảm so với năm 2006 do đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc và phải bù những khoản chi phí không đƣợc giảm trừ doanh thu. - Các TĐKTNN là các đầu mối xuất khẩu trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu chủ đạo của đất nƣớc, có giá trị xuất khẩu lớn: Kim ngạch xuất khẩu cua PVN năm 2009 đạt 7,82 tỷ USD, bằng 134% kế hoạch năm, bằng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc (giá dầu trung 39
- bình năm 2009 là 64 USD/thùng, giảm 38 USD/thùng so với giá dầu trung bình năm 2008 (102 USD/thùng)9. Năm 2009, tăng trƣởng xuất khẩu âm 9,7% nên kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam cũng bị sụt giảm 2 tỷ USD. Tuy vậy, tập đoàn dệt may Việt Nam là một trong số ít doanh nghiệp dệt may đạt mức tăng trƣởng dƣơng trong năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu của tập đoàn dệt may năm 2009 là 1,74 tỷ USD chiếm trên 19% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Riêng năm 2010, tập đoàn dệt may đƣa ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD tăng 15% so với cùng kỳ và các giá trị sản xuất công nghiệp10. - Năm 2009, trong bối cảnh chịu nhiều tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, các TĐKTNN đã chung tay cùng Chính phủ đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết phát triển kinh tế- xã hội theo mục tiêu đề ra. Cụ thể, TKV đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ than, không tăng giá bán cho các hộ tiêu thụ, PVN tập trung đẩy mạnh xuất khẩu với kim ngạch đạt 6,2 tỷ USD, DM vƣợt khó khăn, tìm kiếm thị trƣờng đảm bảo việc làm cho 119 nghìn lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD. - Cùng với xu hƣớng gia tăng quy mô sản xuất, doanh thu, tài sản qua các năm, số lƣợng lao động làm việc trong các TĐKTNN có xu hƣớng gia tăng, theo bảng sau: 9 Cổng thông tin điện tử tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (6/01/2010), truy cập ngày 14/3/2010. 10 Cổng thông tin điện tử tập đoàn dệt may Việt Nam (22/2/2010), truy cập ngày 14/3/2010. 40
- Bảng 2.4 : Quy mô lực lượng lao động trong các TĐKTNN Tập đoàn Số lao động (ngƣời) Tốc độ tăng (%) 2006 2007 2008 ‘07/‘06 ‘08/‘07 Trung bình VNPT 92.769 90.712 2,22 VRG 90.559 93.925 97.137 3,72 3,42 3,57 VNS 38.135 60.359 59.514 58,28 -1,40 24,92 TKV 111.086 117.617 121.289 5,88 3,12 4,49 PVN 21.356 25.342 32.031 18,66 26,39 22,47 Dệt may 45.978 42.817 39.002 -6,88 -8,91 -7,90 EVN 84.987 88.134 93.430 3,7 6,01 4,85 Bảo Việt 5.655 5.907 6.301 4,46 6,67 5,56 Tổng 490.525 524.813 448.704 6,99 3,36 6,21 Nguồn: Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 10/2009 Bảng 2.4 cho thấy, TKV là tập đoàn có số lƣợng lao động lớn nhất trong 3 năm 2006, 2007, 2008 nhƣng số lƣợng này đƣợc duy trì khá ổn định, bằng chứng là tốc độ tăng thuộc mức trung bình so với các tập đoàn khác (tốc độ tăng trung bình là 4,49%). Quy mô lực lƣợng lao động trong tập đoàn dệt may có xu hƣớng giảm rõ rệt và là TĐKTNN duy nhất có tốc độ tăng quy mô lực lƣợng lao động âm trong khi dệt may vốn đƣợc xem là ngành sử dụng nhiều lao động. Điều này đƣợc giải thích bằng lí do tập đoàn đã khắc phục khó khăn từ khủng hoảng tài chính bằng cách tiến hành tái cơ cấu cấu trúc, trong đó đẩy mạnh vào tái cấu trúc nguồn nhân lực, tập trung đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao, cắt giảm một lƣợng lao động tay nghề không cao. - Bên cạnh đó, việc các TĐKTNN góp phần đảm bảo an sinh xã hội bằng nỗ lực tạo công ăn việc làm, chấp hành nghiêm túc các chủ trƣơng của Chính phủ về điều hành giá cả cũng đƣợc ngƣời đứng đầu Chính phủ ghi nhận. Trong năm 2008, PVN đã ủng hộ 5.000 căn nhà đại đoàn kết, xây mới 8 trƣờng học và nhiều chƣơng trình an sinh xã hội khác. 41
- Nhìn chung, các TĐKTNN nhà nƣớc đã thực sự phát huy vai trò đầu tàu trong việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, không gây ra đổ vỡ hệ thống doanh nghiệp. Nhiều tập đoàn đứng vững, phát triển, duy trì đƣợc sự tăng trƣởng khá cao, huy động đƣợc nguồn lực đầu tƣ lớn trong điều kiện kinh tế suy giảm mạnh. Với những nỗ lực cùng với Chính phủ ngăn chặn khủng hoảng và phục hồi nền kinh tế trong năm 2009 – thời điểm đƣợc coi là đáy của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu, đầu năm 2010, các TĐKTNN đã đƣợc Nhà nƣớc ghi nhận là khu vực kinh tế chủ lực trong công tác đầy lùi suy thoái. b. Tình hình hoạt động của một số TĐKTNN mạnh Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam- PVN Tập đoàn thành lập từ tháng 9/1975, ban đầu là Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, sau đó chuyển thành Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam theo quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006. Từ khi thành lập đến nay, PVN vẫn luôn là một đơn vị đi đầu về sự tăng trƣởng doanh thu khổng lồ và đóng góp ngân sách nhà nƣớc đều đặn tăng qua các năm: 42
- Biểu đồ 2.1: Doanh thu và nộp NSNN của tập đoàn PVN từ 2000-2009 (đơn vị: tỷ đồng) Nguồn: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (2009), Báo cáo giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch 2006-2010 Từ biểu đồ trên cho thấy, doanh thu qua các năm liên tục tăng, đặc biệt năm 2008 là năm nƣớc ta bị ảnh hƣởng nhiều nhất của khủng hoảng tài chính, nhƣng doanh thu của PVN đạt 295.435 tỷ đồng, tăng 38,4% tăng cao nhất so với các năm trở lại đây. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận qua các năm lại giảm cụ thể theo tính toán tỷ suất lợi nhuận từ năm 2006, 2007, 2008 tƣơng ứng là 42,2%; 28,44%; 26,18%11. Điều này có nghĩa là hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh năm sau không bằng năm trƣớc một phần là do những khó khăn trong hoạt động SXKD từ cuộc khủng hoảng tài chính làm tăng tỷ suất phí, một phần do các dự án mới đầu tƣ chƣa mang lại lợi nhuận ngay. Những khó khăn từ cơn suy thoái đã tác động đến doanh thu của PVN năm 2009 giảm 82.935 tỷ đồng so với năm 2008 và 900 tỷ đồng so với năm 2007. Bên cạnh việc chú trọng phục hổi mức tăng trƣởng trƣớc đây của tập đoàn, PVN đã tiến hành quá trình cải cách trong nội bộ tập đoàn, cụ thể là tiến hành cổ phần hóa một số đơn vị thành viên. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số các đơn vị trong PVN đƣợc sắp xếp đổi mới khoảng 110 đơn vị với các hình thức: cổ phần hóa; niêm yết; tái cấu trúc, chuyển nhƣợng phần vốn; góp vốn, sắp xếp lại các đơn vị thành viên và chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên12. Tại phiên họp thƣờng kỳ tháng 11/2008, Chính phủ đã đƣa ra các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì mức tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Với vai trò là TĐKT chủ lực của nhà nƣớc, Tập đoàn PVN xây dựng và tổ chức thực hiện ngay Chƣơng trình hành động cùng Chính phủ thực hiện đồng bộ 11 Tác giả tự tính toán từ số liệu tổng hợp trong các bảng 2.2, 2.3. 12 Diễn đàn doanh nghiệp (9/4/2010), Hội thảo “Quản trị doanh nghiệp ngành dầu khí khi tham gia TTCK Việt Nam”, gia-ttck-viet-nam.htm, truy cập ngày 24/3/2010. 43
- các giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành của Đảng uỷ, Hội đồng Quản trị, Ban Tổng giám đốc của PVN trong tháng cuối năm 2008 và năm 2009. Theo đó, ngày 11/12/2008, Tập đoàn đã ban hành “chƣơng trình hành động” của PVN thực hiện các giải pháp cấp bách của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì mức tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Có thể nói, trong thời gian qua, PVN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhà nƣớc giao phó, xứng đáng là một tập đoàn đầu tàu và là tấm gƣơng cho các TĐKTNN khác. Tập đoàn Bƣu chính viễn thông – VNPT VNPT chính thức hoạt động theo mô hình TĐKTNN theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày 9/1/2006 và là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chuyển đổi từ tổng công ty 91 sang mô hình TĐKTNN. Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nƣớc trong những lĩnh vực truyền thống nhƣ dịch vụ viễn thông đƣờng trục, dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin, dịch vụ truyền thông, sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tƣ, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin thì VNPT còn đƣợc phép trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các lĩnh vực khác nhƣ dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng, dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng và các ngành nghề khác. Cho dù trên thị trƣờng di động Việt Nam hiện nay có tới 7 mạng di động đang cạnh tranh quyết liệt, nhƣng hai mạng di động của VNPT là MobiFone và VinaFone vẫn là những mạng di động có số thuê bao và doanh thu lớn nhất. Trong đó, MobiFone nhiều năm liền đƣợc đánh giá là mạng di động có chất lƣợng dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất. Sau đây là 3 biểu đồ biểu diễn thị phần của VNPT trong lĩnh vực bƣu chính- viễn thông trên cả nƣớc năm 2009: Biểu đồ 2.2: Thị phần điện thoại cố định trong nước 44
- Biểu đồ 2.3: Thị phần thuê bao di động trên cả nước Biểu đồ 2.4: Thị phần thuê bao Internet băng rộng trong nước 45
- Nguồn: Bộ Thông tin và truyền thông, kết quả tổng hợp số liệu về phát triển bưu chính, viễn thông và Internet năm 2009, so-1-tren-thi-truong.htm Theo VNPT, năm 2009, doanh thu của tập đoàn duy trì ở mức tăng trƣởng hơn 30%, đạt 78.450 tỷ đồng, tăng hơn 18.000 tỷ đồng so với mục tiêu đặt ra. Trong số 8 TĐKTNN năm 2008, VNPT có đóng góp vào ngân sách đứng thứ nhì, chỉ sau PVN. Tuy duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao nhƣng nội tại VNPT còn nhiều ngổn ngang kể từ sau quá trình tái cơ cấu mô hình tổ chức bắt đầu từ năm 2006 – VNPT chuyển thành TĐKT hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con. Hiện tại, VNPT cũng đang trong quá trình cổ phần hóa tập đoàn. Tính đến hết năm 2009, VNPT đã cổ phần hóa đƣợc hơn 40 đơn vị thành viên. Theo các con số thống kê, năm 2005, doanh thu của VNPT đạt 33.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nƣớc 5.000 tỷ đồng. Chỉ ba năm sau đó, doanh thu VNPT đã tăng 68%, đạt gần 55,5 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách tăng 36%, đạt hơn 6.800 tỷ đồng13. VNPT cũng tham gia rất tích cực vào các quan hệ kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ với các bạn hàng quốc tế, hiện tại tập đoàn đang tiến hành các thủ tục để mở chi nhánh tại Mỹ, lập liên doanh tại Singapore. Theo xếp hạng VNR500 của website: www.vnr500.vietnamnet.com thì sau PVN, VNPT là tập đoàn đứng thứ hai cả về doanh thu hàng năm, nộp ngân sách nhà nƣớc, quy mô hoạt động chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ mà nhà nƣớc giao phó. Tập đoàn Viễn thông quân đội- Viettel Tập đoàn Viễn thông Quân đội đƣợc thí điểm thành lập theo Quyết định số 2078/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2009. Tập đoàn Viễn thông Quân đội đƣợc thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại TCT Viễn thông Quân đội và các đơn vị thành viên. Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội (tên viết tắt là Viettel) đƣợc hình thành trên cơ sở tổ chức lại các phòng ban chức năng của TCT Viễn thông Quân đội, công ty Viễn thông Viettel và công ty Truyền dẫn Viettel. Viettel là 13 Cục tài chính doanh nghiệp (2008), Báo cáo tình hình SXKD- tài chính của VNPT năm 2006, 2007, 2008. 46
- mô hình thí điểm đầu tiên tập đoàn trực thuộc Bộ chủ quản (các tập đoàn khác trực thuộc Chính phủ). Việc quân đội có một TĐKT quốc phòng mạnh là một vấn đề có tính chiến lƣợc, nhất là đối với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong giai đoạn mới. Vì vậy, chiến lƣợc và định hƣớng phát triển của Viettel chính là sự tƣ duy của các chiến sỹ quân đội làm kinh tế nên cũng có sự khác biệt so với các tập đoàn khác. Trong cơ cấu tổ chức, Viettel là tập đoàn duy nhất không có Hội đồng quản trị: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Viettel 47
- Nguồn: Cổng thông tin tập đoàn Viễn thông quân đội, language/vi-VN/21/5/2010.viettel Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn bị ảnh hƣởng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái, Viettel tiếp tục duy trì tăng trƣởng cao, đạt mức 81% (tăng trƣởng toàn ngành gần 61%). Doanh thu đạt 60,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 42% doanh thu của ngành)14. Với kết quả trên, Viettel là doanh nghiệp có mức tăng trƣởng cao nhất trong các trong doanh nghiệp viễn thông và đứng thứ 4 về doanh thu trong các tập đoàn nhà nƣớc trong năm qua. Năm 2009, Viettel cũng nộp ngân sách Nhà nƣớc gần 7 nghìn tỷ đồng đóng góp cho ngân sách quốc phòng 160 tỷ đồng và lợi nhuận đạt trên 10 nghìn tỷ đồng. Cùng năm 2009, Viettel là doanh nghiệp trong danh sách 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông duy nhất ở Việt Nam đƣợc nhận giải “Nhà cung cấp dịch vụ của năm” khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng. Chuyển lên Tập đoàn, Viettel tích tụ đƣợc các nguồn lực để thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng thị trƣờng và hội nhập với kinh tế quốc tế. Cũng từ khi chuyển lên mô hình TĐKTNN, Viettel nhận thấy đƣợc những nguy cơ và khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính, vì thế tập đoàn đã thực hiện tái cấu trúc lại toàn bộ hệ thống chứ không chỉ vài bộ phận riêng lẻ nào trong năm 2009. Tập đoàn đã tiến hành tổ chức lại kinh doanh ở tuyến dƣới sâu và rộng hơn, tổ chức các công ty độc lập theo từng lĩnh vực, giải quyết sự kết hợp giữa phân tán và tập trung, hình thành các lĩnh vực kinh doanh mới, tìm ra những phân đoạn thị trƣờng mới và tối ƣu hóa các chi phí. Hƣớng tới thị trƣờng viễn thông ở khu vực nông thôn. Và Viettel đã thành công ở mảng điện thoại không dây giá rẻ, tại khu vực mà các đối thủ khác trong ngành cho là chất lƣợng đời sống còn quá thấp nên không thể khai thác nhu cầu của ngƣời dân vùng quê. 14 Công ty TNHH Chứng khoán ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam (22/01/2010), “Viettel đạt mức tăng trƣởng đứng đầu về viễn thông”, truy cập ngày 16/3/2010. 48
- Bởi quá trình phát triển của Viettel từ trƣớc đến nay và cả trong tƣơng lai luôn gắn liền với sự phát triển và trƣởng thành của Quân đội, với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Trở thành TĐKTNN, Viettel có cơ hội tích tụ nguồn lực để đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao, vƣơn lên trở thành đơn vị chủ lực trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin của đất nƣớc, để xây dựng một tập đoàn mang tầm khu vực và thế giới. 2.2 Thực trạng cơ chế quản lý tại chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 2.2.1 Cơ chế huy động vốn Sau khủng hoảng, nhiều định chế tài chính lớn mạnh trên thế giới sụp đổ, việc huy động vốn đã trở nên khó khăn không chỉ đối với các doanh nghiệp lớn trên thế giới mà còn đối với các TĐKTNN ở Việt Nam. Hơn 10 năm qua nền kinh tế nhà nƣớc đã hình thành và phát triển đồng bộ hơn, từng bƣớc đổi mới cơ chế, chính sách quản lý tài chính đối với TĐKTNN, chuyển từ cơ chế quản lý hành chính sang mở rộng quyền tự chủ tài chính, quyền tự chủ kinh doanh và chế độ tự chịu trách nhiệm của các TĐKTNN tạo điều kiện thuận lợi về tài chính để khuyến khích kinh doanh; bƣớc đầu xử lý có kết quả các vấn đề nợ quá hạn giữa các tập đoàn với ngân hàng; thực hiện ƣu đãi tài chính, đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại, đa dạng hóa các hình thức sở hữu của các tập đoàn đƣợc triển khai khá mạnh mẽ và đem lại kết quả nhất định. Hòa nhập với xu thế toàn cầu hóa, thị trƣờng tài chính tại Việt Nam ngày càng phát triển và đa dạng. Điểm mới từ những năm Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trƣờng, gia nhập WTO đó chính là sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng tài chính cuốn theo sự hình thành các tổ chức tài chính ngân hàng và phi ngân hàng. Từ khi có những tổ chức này thì các kênh huy động vốn cũng mở rộng dần ra. Nắm bắt đƣợc sự phát triển đó, các TĐKTNN đã thành lập nhiều công ty tài chính, công ty bảo hiểm thậm chí cả quỹ đầu tƣ cho riêng mình với mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ một thị trƣờng béo bở và thêm một kênh huy động vốn cho TĐ thông qua các công ty thành viên này. Điển hình nhƣ: 49
- - PVN thành lập Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) - VRC có Công ty tài chính cao su (RFC) - Vinacomin có Công ty tài chính than- khoáng sản (CMF) - EVN có Công ty Tài chính Điện lực - Sông đà có Tổng công ty tài chính Sông Đà (SDFC) - Vinatex có Công ty tài chính Dệt may - Bảo Việt có Ngân hàng thƣơng mại cố phần Bảo Việt, Công ty chứng khoán Bảo Việt Thực tế cho thấy, từ khi chuyển đổi với cách làm việc mới, cơ chế huy động vốn tại các TĐKTNN đã đƣợc cải thiện đáng kể và bƣớc đầu đem lại những thành quả đáng mừng: a. Thị trường chứng khoán - Phát hành cổ phiếu Những năm qua, TTCK tại Việt Nam bắt đầu giao dịch sôi động và khối lƣợng giao dịch ngày càng lớn. TTCK ra đời là một kênh huy động vốn mới xuất hiện. TTCK là nhân tố quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính trên khía cạnh phản ánh các quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp. Mặc dù năm 2009, TTCK Việt Nam có nhiều biến động do ảnh hƣởng của sự sụp đổ các định chế tài chính lớn trên thế giới nhƣng các nhà đầu tƣ vẫn kì vọng vào TTCK năm 2010 sẽ có bƣớc nhảy vọt vì từ khi đi vào hoạt động đến nay TTCK Việt Nam đã phát triển không ngừng. Bảng 2.5: Quy mô giao dịch của TTCK 4 năm gần đây Thị Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 trƣờng Khối lƣợng cp 538,5 1.817 2.978 10.432 (triệu) HOSE Giá trị (tỷ VND) 35.742 217.835 124.576 423.299 Giá TB 1 CP (VND) 66.370 119.900 41.832 40.577 50
- Khối lƣợng cp 95,6 612 1.531 5.765 (triệu) HNX Giá trị (tỷ VND) 3.917 63.442 57.122 197.524 Giá TB 1 CP (VND) 40.970 103.630 37.310 34.263 Toàn Khối lƣợng cp 6.341 2.426 4.509 16.197 thị (triệu) trƣờng Giá trị (tỷ VND) 39.3389 281.258 181.698 620.823 Giá TB 1 CP (VND) 62.118 115.935 40.296 38.329 Nguồn: công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt (4/1/2010), Báo cáo tổng kết TTCK 2009 và dự báo 2010, dd376f7a32f3.pdf Dựa vào bảng trên, ta thấy quy mô thị trƣờng đã tăng lên khá lớn, đặc biệt là năm 2009 có sự bứt phá bất ngờ của khối lƣợng cổ phiếu giao dịch và giá trị giao dịch trên toàn thị trƣờng, giá trung bình 1 cổ phiếu lại giảm nhẹ so với năm 2009. Tuy nhiên, năm 2008, khối lƣợng giao dịch cổ phiếu của toàn thị trƣờng tăng nhƣng tổng giá trị giảm 35,4% xuống còn 181.698 tỷ đồng, giá trị trung bình một cổ phiếu giảm giá chỉ còn bằng gần 1/3 so với năm 2007. TTCK Việt Nam suy giảm mạnh, các quỹ đầu tƣ đều có giá trị tài sản ròng giảm phổ biến từ 40-60%, các loại chứng khoán và các khoản đầu tƣ góp vốn trong danh mục đầu tƣ của một số đơn vị bị ảnh hƣởng. Hầu hết các tập đoàn bị lỗ hoặc không phát sinh lợi nhuận trong lĩnh vực đầu tƣ chứng khoán và góp vốn vào quỹ đầu tƣ. Một số tập đoàn đã phải rút vốn ra khỏi những lĩnh vực đầu tƣ vào công cụ tài chính, với sự hỗ trợ của chính sách Nhà nƣớc mới bảo toàn đƣợc vốn đầu tƣ ban đầu (ví dụ: VNS rút vốn khỏi Công ty Bảo Việt). Nhƣng nhìn chung, thị trƣờng cổ phiếu ngày càng sôi động và trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Các TĐKTNN sau khi đã thành lập các định chế tài chính riêng thì việc huy động vốn gián tiếp thông qua phát hành cổ phiếu của các định chế này càng dễ dàng hơn. 51
- Tập đoàn PVN huy động đƣợc khoảng 4.170 tỷ đồng vào năm 2007 sau đợt tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu tiên ra công chúng của PVFC. Ngoài ra, PVN đang tiến hành cổ phần hóa các công ty con để mau chóng tổ chức bán đấu giá cổ phiếu của các công ty này nhằm huy động thêm vốn15. Tập đoàn Bảo Việt đã niêm yết cổ phiếu trên TTCK ngày 25/6/2009 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mức giá tham chiếu 38.500 đồng. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là ± 20% so với giá tham chiếu, đem lại một nguồn vốn lớn cho tập đoàn16. Hiện nay, theo chủ trƣơng của Nhà nƣớc, các TĐKTNN đang tiến hành cổ phần hóa nhƣng xem ra còn rất lâu và sẽ gặp nhiều khó khăn vì TĐKTNN là một tổ chức có quy mô lớn. Nhƣng đã có một số TĐKTNN cổ phần hóa thành công, ví dụ nhƣ VNPT, Bảo Việt mặc dù vẫn còn nhiều sai phạm trong quá trình cổ phần hoá. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số các đơn vị trong PVN đƣợc sắp xếp đổi mới là gần 90 đơn vị, trong đó có 20 doanh nghiệp trực thuộc PVN đang niêm yết trên 3 sàn: HOSE, HNX và UPCoM17. Giá trị vốn hóa niêm yết của doanh nghiệp ngành dầu khí là 58.112 tỷ đồng, tƣơng đƣơng khoảng 9% tổng mức vốn hóa thị trƣờng. PVN đã lên kế hoạch đƣa 4 doanh nghiệp là: TCT cổ phần Tài chính dầu khí (PVF); TCT cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC); TCT cổ phần Bảo hiểm dầu khí (PVI); TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) lên niêm yết trên TTCK Singapore. Chính phủ đã có chủ trƣơng bảo hộ cho một số ngành công nghiệp trong nƣớc phát triển, trong đó có một số TĐKTNN đƣợc hƣởng chính sách này. Đây là một chủ trƣơng đúng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên đã có tình trạng có TĐKTNN tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành nhƣng không phải bằng con 15 Ban kiểm soát nội bộ, “Hiệu quả hoạt động trên TTCK của PVFC”, Bản tin nội bộ PVFC, sô 12, tháng 3/2008, tr.4,5 16 Cổng thông tin điện tử tập đoàn Bảo Việt, Công bố thông tin, truy cập ngày 24/3/2010. 17 Diễn đàn doanh nghiệp (9/4/2010), Hội thảo “Quản trị doanh nghiệp ngành dầu khí khi tham gia TTCK Việt Nam”, gia-ttck-viet-nam.htm, truy cập ngày 24/3/2010. 52
- đƣờng cổ phần hóa và niêm yết trên TTCK mà bằng vốn vay, nghĩa là thành lập nhiều doanh nghiệp, cấp vốn cho nhiều doanh nghiệp để thực hiện các dự án lớn nhƣng nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu hình thành từ vốn đi vay. Điều này không những chứa đựng nhiều rủi ro cho tập đoàn mà còn khả năng đạt hiệu quả cao hay không còn phải xem xét ở nhiều khía cạnh. Nhƣng phát triển theo hƣớng cổ phần hoá lại đem lại hiệu quả rõ rệt. Sau khi cổ phần hóa, VNPT đã huy động đƣợc nguồn vốn lớn từ đó tập trung vào sản xuất, kinh doanh vì thế đã đạt đƣợc kết quả khả quan, nhƣ bảng sau: Bảng 2.6: Kết quả hoạt động SXKD của các đơn vị thuộc tập đoàn Bưu chính viễn thông sau khi thực hiện CPH (Đơn vị: Tỷ đồng) Trƣớc khi Sau khi So sánh Chỉ tiêu thựchiện CPH thực hiện CPH mức độ tăng Doanh thu 2.427 5.331 220% Nộp NSNN 200 364 182% Lợi nhuận sau thuế 158 252 159% Nguồn: Cục tài chính doanh nghiệp, “Báo cáo SXKD- tài chính của VNPT” Cả lợi nhuận và doanh thu của các đơn vị đƣợc cổ phần hoá của VNPT đều tăng trên 150% không những tạo nguồn lợi riêng cho tập đoàn mà còn đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc 364 tỷ đồng tăng 182% so với trƣớc khi thực hiện cổ phần hoá. Kết quả đã đánh dấu thành công bƣớc đầu của quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nƣớc đặc biệt là các TĐKTNN. 53
- Nhìn chung, tuy gặp khó khăn vào năm 2008-2009 khi TTCK biến động xấu nhƣng các TĐKT đã tìm đƣợc một kênh huy động vốn hiệu quả qua việc bán cổ phần ra bên ngoài nhờ sự phát triển không ngừng của TTCK qua những năm qua và vẫn kỳ vọng vào sự khôi phục lại của thị trƣờng trong năm 2010. - Phát hành trái phiếu Bên cạnh việc cổ phần hóa đang thực hiện dở dang, thị trƣờng trái phiếu cũng khá phát triển. Các tập đoàn có lợi khi phát hành trái phiếu bởi vì tiền lãi phải trả trên trái phiếu đƣợc xem nhƣ một loại chi phí kinh doanh đƣợc khấu trừ thuế. Phát hành trái phiếu trong nƣớc là một bƣớc tiến quan trọng trong việc khẳng định sự có mặt của các TĐKTNN trên thị trƣờng vốn. Tuy nhiên, các tập đoàn muốn phát hành trái phiếu công ty thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau18: - Tập đoàn có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mƣời tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; - Hoạt động kinh doanh của năm liền trƣớc năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm; - Có phƣơng án phát hành, phƣơng án sử dụng và trả nợ vốn thu đƣợc từ đợt cháo bán đƣợc Hội đồng quản trị thông qua; - Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tƣ về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ và các điều kiện khác. Trái phiếu công ty của các TĐKTNN đƣợc phát hành liên tục nhiều đợt nhằm tạo ra một kênh huy động vốn ổn định, linh hoạt, chủ động phát huy nội lực của nền kinh tế nhằm phát triển các ngành nghề mũi nhọn của đất nƣớc. Tính đến 31/12/2008, có 4 tập đoàn đã phát hành và bán trái phiếu cho các tổ chức tín dụng đạt 3.621 tỷ đồng. Tập đoàn EVN bán trái phiếu cho các tổ chức tín dụng với số lƣợng là 1549 tỷ đồng, tiếp đến là tập đoàn Vinashin là 1.272 tỷ đồng, tập đoàn 18 Quốc hội (2007), Luật Chứng khoán 2007, điều 12, khoản 2. 54
- PVN là 500 tỷ đồng, tập đoàn Vinacomin là 300 tỷ đồng19. Có một số trƣờng hợp sử dụng vốn huy động trái phiếu để trả nợ vay ngân hàng. Ngoài ra, các tập đoàn huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu của các định chế tài chính nhƣ công ty tài chính, bảo hiểm của các tập đoàn. Ví dụ điển hình là PVFC đã phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam cho PVN ngày 3/9/2003. Trong 2 năm 2006-2007, PVFC đã huy động đƣợc 2.190 tỷ đồng bao gồm vốn trung và dài hạn cho PVN từ phát hành trái phiếu Dầu khí. PVFC cũng là doanh nghiệp Dầu khí đầu tiên niêm yết trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội với khối lƣợng đăng ký giao dịch là 3.682.016 trái phiếu, tƣơng đƣơng với tổng giá trị 368.201.600.000 đồng.20 Tuy nhiên, các tập đoàn vẫn phải thanh toán các khoản tiền lãi ngay cả khi họ thấy không có lợi nhuận. Nếu các nhà đầu tƣ nghi ngờ khả năng trả lãi của một công ty, họ sẽ hoặc là từ chối mua trái phiếu của công ty đó, hoặc sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro lớn hơn của họ. Vì lý do đó, vốn huy động đƣợc của các tập đoàn kinh tế tƣ nhân bằng hình thức phát hành trái phiếu rất ít so với các TĐKTNN. Ngoài ra, huy động vốn qua phát hành hối phiếu cũng đƣợc các TĐKTNN sử dụng thƣờng đi kèm các hợp đồng thƣơng mại nhƣng không phổ biến và thƣờng xuyên bởi hình thức này đem lại số vốn nhỏ lẻ và phải thực hiện rải rác. Có lẽ sự phát triển của các TĐKT này đang làm phong phú cho hàng hóa trên TTCK, nguồn hàng hóa có chất lƣợng từ việc cổ phần hóa TĐKTNN mới đang ở thời điểm bắt đầu và hứa hẹn sẽ có một tƣơng lai giao dịch rất sôi động và là kênh huy động vốn lớn của các tập đoàn. b. Vay tín dụng - Tín dụng nhà nước 19 Th.S Nguyễn Xuân Sinh (2009), “Đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, TCT nhà nƣớc”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 22/2009, tr.9. 20 Ban kiểm soát nội bộ (2008), “Hiệu quả hoạt động trên TTCK của PVFC”, Bản tin nội bộ PVFC, sô 12, tháng 3/2008, tr.4,5 55