Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu

pdf 104 trang hapham 1330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu

  1. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU Ngành: Kế Toán Chuyên ngành: Kế Toán – Kiểm Toán Giảng viên hướng dẫn : TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thanh Trang MSSV: 0954030612 Lớp: 09DKKT2 TP.HỒ CHÍ MINH, 2013
  2. Khóa Luận Tốt Nghiệp i GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu là trung thực, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Tác giả (ký tên) Trần Thị Thanh Trang Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  3. Khóa Luận Tốt Nghiệp ii GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận của mình, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin chân thành cảm ơn đến tất cả thầy cô của trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức hết sức quý báu trong suốt 4 năm em học ở trường. Em xin chân thành cảm ơn cô Dương Thị Mai Hà Trâm – Giảng viên hướng dẫn Khóa Luận Tốt Nghiệp đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận của mình. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu, và tập thể phòng Kế Toán – Tài Chính đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian em làm khóa luận, tạo điều kiện cho em trong việc thu thập dữ liệu. Đồng thời, tạo điều kiện cho em được tiếp cận với công tác kế toán thực tế, hiểu rõ hơn giữa lý thuyết học tại Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM và thực tế tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu . Tuy nhiên vì thời gian giới hạn, kiến thức cũng như khả năng làm bài của em còn hạn chế, vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, các anh chị, bạn bè để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Tác giả (ký tên) Trần Thị Thanh Trang Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  4. Khóa Luận Tốt Nghiệp iii GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 1 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Kết cấu của luận văn 2 Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp 3 1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp 4 1.2 Những vấn đề chung. 4 1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 4 1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp . 5 1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 5 1.2.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế (yếu tố) 5 1.2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế 5 1.2.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng công việc hoàn thành 6 1.2.2.1.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí 6 1.2.2.1.5 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí 7 1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 7 1.2.2.2.1 Xét theo thời điểm và nguồn số liệu 7 1.2.2.2.2 Xét theo phạm vi phát sinh chi phí 8 1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8 Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  5. Khóa Luận Tốt Nghiệp iv GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 1.2.4 Nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 8 1.3 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp . 9 1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 9 1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 9 1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 10 1.3.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10 1.3.3.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 13 1.3.3.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 15 1.3.3.4 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí máy thi công 18 1.3.3.5 Kế toán các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất xây lắp 21 1.3.3.5.1 Thiệt hại phá đi làm lại 21 1.3.3.5.2 Thiệt hại ngừng sản xuất 22 1.3.3.6 Tổng hợp chi phí sản xuất 23 1.4 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 27 1.5 Tính giá thành sản phẩm 29 1.5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp 29 1.5.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm 29 1.5.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 30 Chương 2: Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu 32 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu 33 2.1.1 Vài nét về công ty 33 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 33 2.1.3 Đặc điểm của công ty 34 2.1.3.1 Mục tiêu hoạt động 34 2.1.3.2 Đặc điểm về kinh doanh 35 2.1.4 Cách thức tổ chức quản lý 35 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức 36 Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  6. Khóa Luận Tốt Nghiệp v GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 37 2.1.4.3 Quy trình sản xuất 40 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 41 2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 41 2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 41 2.1.5.3 Tổ chức sổ kế toán 42 2.1.5.3.1 Hình thức sổ kế toán 42 2.1.5.3.2 Hệ thống chứng từ kế toán 43 2.1.5.4 Chính sách kế toán được áp dụng 44 2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu 44 2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 44 2.2.1.1 Đặc điểm phân loại chi phí 44 2.2.1.2 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí 45 2.2.1.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí 45 2.2.1.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí 46 2.2.1.3 Đặc điểm công tác đánh giá sản phẩm dở dang 47 2.2.1.4 Đặc điểm công tác tính giá thành sản phẩm 47 2.2.1.4.1 Đối tượng tính giá thành 48 2.2.1.4.2 Kỳ tính giá thành 48 2.2.1.4.3 Phương pháp tính giá thành 48 2.2.2 Nội dung và trình tự hạch toán chi phí sản xuất 48 2.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 48 2.2.2.1.1 Đặc điểm 48 2.2.2.1.2 Tài khoản sử dụng 49 2.2.2.1.3 Chứng từ sử dụng 49 2.2.2.1.4 Sổ sách 50 2.2.2.1.5 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho 50 2.2.2.1.6 Quy trình theo dõi và hạch toán chi phí nguyên vật liệu 50 Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  7. Khóa Luận Tốt Nghiệp vi GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 2.2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 55 2.2.2.2.1 Đặc điểm 55 2.2.2.2.2 Tài khoản sử dụng 55 2.2.2.2.3 Chứng từ sử dụng 56 2.2.2.2.4 Sổ sách 56 2.2.2.2.5 Hình thức trả lương 56 2.2.2.2.6 Quy trình theo dõi và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 57 2.2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 60 2.2.2.3.1 Đặc điểm chung 60 2.2.2.3.2 Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung 61 2.2.2.3.3 Đặc điểm, chứng từ và sổ sách sử dụng, quy trình hạch toán các yếu tố của chi phí sản xuất chung 61 2.2.2.3.4 Số liệu minh họa 67 2.2.3 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 79 2.2.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất 79 2.2.3.2 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 81 2.2.3.3 Tính giá thành sản phẩm 82 Chương 3: Nhận xét và Kiến nghị 83 3.1 Nhận xét 84 3.2 Kiến nghị 86 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  8. Khóa Luận Tốt Nghiệp vii GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 BTC Bộ tài chính 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 5 BV Bảo vệ 6 CT Công trình 7 CNV Công nhân viên 8 CBCNV Cán bộ công nhân viên 9 CP Chi phí 10 CPSX Chi phí sản xuất 11 CTGS Chứng từ ghi sổ 12 CK Cuối kỳ 13 DN Doanh nghiệp 14 ĐK Đầu kỳ 15 Đ đồng 16 Đvt Đơn vị tính 17 GTGT Giá trị gia tăng 18 HCNS Hành chánh nhân sự 19 HĐQT Hội đồng quản trị 20 HĐBT Hội đồng bộ trưởng 21 KPCĐ Kinh phí công đoàn 22 NVPX Nhân viên phân xưởng 23 NCTT Nhân công trực tiếp 24 NXT Nhập xuất thẳng 25 NVL Nguyên vật liệu 26 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp 27 PB Phân bổ 28 PX Phân xưởng 29 SXC Sản xuất chung 30 SX Sản xuất 31 SP Sản phẩm 32 SXKD Sản xuất kinh doanh 33 TK Tài khoản 34 TSCĐ Tài sản cố định 35 VNĐ Việt Nam đồng Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  9. Khóa Luận Tốt Nghiệp viii GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG Trang Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên 13 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên 14 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên 17 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí máy thi công theo phương pháp kê khai thường xuyên 20 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán thiệt hại phá đi làm lại trong quá trình sản xuất 21 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán thiệt hại ngừng sản xuất 23 Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp trực tiếp thi công toàn bộ công trình theo phương pháp kê khai thường xuyên 25 Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp vừa trực tiếp thi công vừa giao thầu lại theo phương pháp kê khai thường xuyên 27 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu 36 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất trong Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu 40 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu 41 Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức chứng từ ghi sổ 43 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng 62 Sơ đồ 2.6: Sơ đồ quy trình hạch toán chi phí vật liệu 63 Sơ đồ 2.7: Sơ đồ quy trình hạch toán chi phí dụng cụ sản xuất 64 Sơ đồ 2.8: Sơ đồ quy trình hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ 65 Sơ đồ 2.9: Sơ đồ hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài 66 Sơ đồ 2.10: Sơ đồ quy trình hạch toán chi phí bằng tiền khác 67 Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  10. Khóa Luận Tốt Nghiệp ix GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm DANH SÁCH CÁC MẪU SỬ DỤNG Trang Mẫu số 2.1: Phiếu chi – Tạm ứng tiền CT-Dangote 01/11 51 Mẫu số 2.2: Phiếu nhập kho 52 Mẫu số 2.3: Phiếu xuất kho 52 Mẫu số 2.4: Sổ chi tiết TK 621- CT-Dangote 01/11 55 Mẫu số 2.5: Bảng chấm công PXN1- CT-Dangote 01/11 58 Mẫu số 2.6: Bảng thanh toán lương PXN1 – CT-Dangote 01/11 59 Mẫu số 2.7: Sổ chi tiết tài khoản 622 – CT-Dangote 01/11 60 Mẫu số 2.8: Sổ chi tiết tài khoản 6271 quý I năm 2012 68 Mẫu số 2.9: Sổ chi tiết tài khoản 6272 quý I năm 2012 69 Mẫu số 2.10: Sổ chi tiết tài khoản 6273 quý I năm 2012 70 Mẫu số 2.11: Bảng kê trích khấu hao tài sản cố định quý I năm 2012 70 Mẫu số 2.12: Sổ chi tiết tài khoản 6274 quý I năm 2012 71 Mẫu số 2.13: Sổ chi tiết tài khoản 6277-CT-Dangote 01/11-Quý I năm 2012 72 Mẫu số 2.14: Bảng kê các chứng từ chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh chung cho tất cả các công trình trong quý I năm 2012 73 Mẫu số 2.15: Sổ chi tiết tài khoản 6278- CT-Dangote01/11- Quý I năm 2012 74 Mẫu số 2.16: Bảng kê các chứng từ chi phí bằng tiền khác phát sinh chung cho tất cả các công trình trong quý I năm 2012 75 Mẫu số 2.17: Phân bổ chi phí sản xuất chung công trình quý I năm 2012 78 Mẫu số 2.18: Tập hợp chi phí sản xuất chung CT-Dangote 01/11 79 Mẫu số 2.19: Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh quý I năm 2012 CT- Dangote 01/11 80 Mẫu số 2.20: Sổ chi tiết tài khoản 154 CT-Dangote 01/11 quý I năm 2012 81 Mẫu số 2.21: Phiếu tính giá thành sản phẩm CT-Dangote 01/11 82 Mẫu số 2.22: Bảng so sánh chi phí sản xuất chung cần phân bổ 90 Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp 1 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp 1 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường đổi mới, xu hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa đất nước. Đòi hỏi các doanh nghiệp, công ty luôn tiếp cận, phát triển theo chủ trương, chính sách của nhà nước. Mỗi doanh nghiệp phải chủ động mở cửa hội nhập, cạnh tranh cùng phát triển. Luôn tạo ra cho mình những chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả kinh doanh đạt được là tối ưu. Một trong những chiến lược quan trọng nhất của doanh nghiệp đó là việc xác định giá thành hợp lý. Các doanh nghiệp cần phải biết kết hợp các yếu tố đầu vào một cách tối ưu để không chỉ cho ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật mà còn phải có một giá thành hợp lý không chỉ đảm bảo mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà mang tính cạnh tranh cao đối với doanh nghiệp cùng ngành, thu hút khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy, mà mỗi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Việc làm thế nào để quản lý tốt chi phí phát sinh, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả đạt được cao là một câu hỏi khó, luôn được các nhà quản lý quan tâm. Điều này còn quan trọng hơn đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp vì đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp là phải thi công các công trình – hạng mục công trình trong thời gian dài, địa điểm thi công không cố định nên việc quản lý các chi phí phát sinh là rất phức tạp. Đòi hỏi công tác kế toán luôn cập nhật thông tin, phản ánh kịp thời, chính xác các khoản chi cho mỗi một công trình để giúp nhà quản lý đưa ra quyết định chính xác nhất. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành. Cùng với thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu em đã quyết định chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu” để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu đòi hỏi tính trung thực, chính xác, khách quan. Vì thế, trong quá trình nghiên cứu em luôn phải tìm hiểu và cập nhật các thông tin, nội dung, các chính sách, quy định liên quan đến đề tài. Bám sát tình hình thực tiễn tại công ty để có cái nhìn tổng quát nhất. Từ đó, chuyên sâu vào công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp 2 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu chung về mặt lý luận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nhằm khái quát hóa những vấn đề có tính chất tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Nghiên cứu thực trạng tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu. Việc nghiên cứu nhằm bổ sung và trau dồi thêm kiến thức cho bản thân. Để từ những kiến thức em đúc kết được đưa ra các đề xuất, biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhận thấy được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, để đạt được yêu cầu nghiên cứu đặt ra em cần phải xác định rõ các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình bao gồm: Đối tượng nghiên cứu Về đề tài này, em sẽ nghiên cứu về cách kế toán tập hợp chi phí sản xuất như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp giữa lý thuyết và thực tế. Trong đó, đi sâu nghiên cứu quy trình tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty. Em sẽ nghiên cứu thông qua một hoặc vài công trình đã thi công để xem xét thực tế công ty hạch toán như thế nào, từ việc kiểm tra hóa đơn chứng từ cho đến cách lên sổ sách kế toán. Phạm vi nghiên cứu Tập trung vào nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty. Em sẽ nghiên cứu công tác kế toán tại công ty theo kỳ kế toán là quý, cụ thể là quý 1 năm 2012 với số liệu minh họa được lấy trong tháng 3 năm 2012. 5. Kết cấu của luận văn Nội dung của bài luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo bao gồm 3 chương: Chƣơng 1: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại doanh nghiệp xây lắp. Chƣơng 2: Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu. Chƣơng 3: Nhận xét và Kiến nghị. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp 3 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp 4 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế cơ bản như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị Do vậy, để tồn tại và phát triển, quá trình sản xuất kinh doanh cần phải được định hướng và tổ chức theo những hướng đã định. Sự quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tổng hợp và cung cấp các thông tin cần thiết này thì trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là thành phần cơ bản quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất. Đối với các sản phẩm xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại được chia thành nhiều công việc khác nhau và chịu sự tác động của các yếu tố môi trường. Vì vậy, yêu cầu thông tin về chi phí sản xuất càng phải nhanh chóng, linh hoạt nhằm giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt những thông tin kinh tế liên quan đến chi phí. Từ đó, tìm ra phương pháp sản xuất hiệu quả, đảm bảo chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán. Nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp xây lắp. 1.2 Những vấn đề chung 1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp  Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động xây lắp trong một thời kỳ nhất định. Chi phí của đơn vị xây lắp gồm chi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp. Chi phí sản xuất xây lắp là toàn bộ các chi phí phát sinh trong lĩnh vực hoạt động sản xuất xây lắp. Nó là bộ phận cơ bản để hình thành giá thành sản phẩm xây lắp. Chi phí sản xuất ngoài xây lắp là toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong lĩnh vực sản xuất ngoài xây lắp như: hoạt động sản xuất công nghiệp phụ trợ, hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ trợ.  Giá thành sản phẩm: Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp 5 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa bỏ ra để tiến hành sản xuất khối lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ nhất định hoàn thành. Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí thấp nhất và hạ giá thành. Giá thành sản phẩm xây lắp gồm 4 khoản mục sau: - Khoản mục chi phí vật liệu. - Khoản mục chi phí nhân công. - Khoản mục chi phí máy thi công. - Khoản mục chi phí sản xuất chung. 1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp 1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo các tiêu thức khác nhau. Có một số cách phân loại phổ biến như sau: 1.2.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế (yếu tố) Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu bao gồm chi phí NVL chính, vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí vật liệu khác sử dụng vào sản xuất. Yếu tố chi phí tiền lương gồm có các khoản chi phí cho công nhân trực tiếp SX như: tiền lương, phụ cấp lương Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: các khoản trích theo lương của CNV tính vào chi phí. Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ gồm toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài gồm chi phí trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp như: tiền điện, nước, điện thoại, chi phí quảng cáo Yếu tố chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí SXKD bằng tiền phát sinh trong quá trình SXKD của doanh nghiệp. 1.2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế: có 4 khoản mục: Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp 6 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của các vật liệu chính, vật liệu kết cấu, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển bán thành phẩm và giá trị vật liệu luân chuyển tính vào chi phí trong kỳ tạo nên sản phẩm xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp và tiền công thuê ngoài để thực hiện khối lượng xây lắp. Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí sử dụng máy thi công để hoàn thành sản phẩm xây lắp bao gồm: -Chi phí nhân công. -Chi phí vật liệu. -Chi phí dịch vụ sản xuất. -Chi phí khấu hao máy thi công. -Chi phí dịch vụ mua ngoài. -Chi phí bằng tiền khác để sử dụng máy thi công. Chi phí sản xuất chung: là những chi phí được dùng để quản lý và phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm bao gồm: -Chi phí nhân viên phân xưởng. -Chi phí vật liệu. -Chi phí dụng cụ sản xuất. -Chi phí khấu hao TSCĐ. -Chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ -Chi phí bằng tiền khác. 1.2.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng công việc hoàn thành Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất chia làm hai loại: Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương đương tỷ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như: chi phí NVLTT, chi phí NCTT Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như: chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, tiền lương bộ phận quản lý doanh nghiệp Hỗn hợp phí bao gồm cả hai yếu tố biến phí và định phí như chi phí điện thoại cố định, chi phí bán hàng. 1.2.2.1.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp 7 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp với quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định bao gồm nguyên vật liệu xây dựng, tiền lương công nhân sản xuất, khấu hao máy móc thiết bị thi công. Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thường phát sinh ở bộ phận quản lý. Vì vậy, kế toán phải phân bổ các đối tượng liên quan theo một tiêu thức thích hợp. Cách phân loại chi phí này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách chính xác và hợp lý. 1.2.2.1.5 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí Chi phí đơn nhất: là chi phí do một yếu tố chi phí duy nhất cấu thành như chi phí nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất. Chi phí tổng hợp: là những chi phí bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng do cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung. 1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1.2.2.2.5 Xét theo thời điểm và nguồn số liệu Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng kế hoạch. Việc tính giá thành do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch được xác định theo công thức: Giá thành kế hoạch Giá thành dự toán _ Mức hạ giá thành = công tác xây lắp công tác xây lắp kế hoạch (tính cho từng công trình, hạng mục công trình) Giá thành dự toán: được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Là hạn mức chi phí cao nhất mà đơn vị có thể chi ra để đảm bảo có lãi, là tiêu chuẩn để đơn vị xây lắp phấn đấu hạ giá thành thực tế và là căn cứ để chủ đầu tư thanh toán cho doanh nghiệp khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu. Giá thành dự toán của Giá thành dự toán từng công trình- hạng = của từng công trình- hạng _ Lãi định mức mục công trình mục công trình Trong đó: Lãi định mức là số phần trăm trên giá thành xây lắp do Nhà Nước quy định đối với từng loại xây lắp khác nhau, từng sản phẩm xây lắp cụ thể. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp 8 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Giá thành thực tế: Sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi phí sản xuất thực tế mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây dựng nhất định. Nó được xác định theo số liệu kế toán cung cấp. 1.2.2.2.6 Xét theo phạm vi phát sinh chi phí Giá thành sản xuất là giá thành tính trên cơ sở toàn bộ chi phí liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm, gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí máy thi công, chi phí SX chung. Giá thành toàn bộ là giá thành tính trên cơ sở toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí máy thi công, chi phí SX chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Chúng đều giới hạn để tập hợp chi phí cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra giá thành. - Giống nhau: Cả 2 cùng giống nhau về chất, cùng biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hóa. - Khác nhau: Chúng khác nhau về lượng. Chi phí sản xuất gắn liền với một kỳ nhất định. Còn giá thành sản phẩm gắn với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định. 1.2.4 Nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Thực hiện các tiêu chuẩn chứng từ, hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán phải phù hợp với quy định của Nhà Nước, các chuẩn mực cũng như chế độ kế toán. Xác định được đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp. Tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Tính toán chính xác giá thành thực tế của đối tượng tính giá thành và thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện công tác tính giá thành của doanh nghiệp. Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận có liên quan đến việc tính toán, phân loại chi phí phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhanh chóng, trung thực và hợp lý. Lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp 9 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 1.3 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nơi phát sinh và chịu chi phí. Tùy theo yêu cầu quản lý, yêu cầu tính giá thành mà đối tượng tập hợp chi phí có thể được xác định là từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng phân xưởng sản xuất hay từng giai đoạn công nghệ sản xuất sản phẩm. Xác định đối tượng tập hợp chi phí là nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí phải căn cứ vào: - Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: sản xuất giản đơn, sản xuất phức tạp. - Loại hình sản xuất: sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt. - Đặc điểm tổ chức sản xuất: có phân xưởng hoặc không có phân xưởng, đội sản xuất. - Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. - Đơn vị giá thành áp dụng trong doanh nghiệp. Do đó, đối với doanh nghiệp xây lắp, thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là từng công trình – hạng mục công trình hay các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình từ đó mà xác định phương pháp hạch toán chi phí sản xuất thích hợp. 1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp hạch toán CPSX là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các CPSX trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán CPSX. Thực chất của phương pháp kế toán CPSX chính là việc mở các sổ (thẻ) chi tiết hạch toán chi phí tương ứng với các đối tượng kế toán chi phí đã được lựa chọn, cuối kỳ tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Vì vậy, dựa trên đối tượng chi phí trong DN xây lắp, kế toán xác định các phương pháp hạch toán CPSX sau: phương pháp hạch toán CPSX theo từng công trình – hạng mục công trình, theo các giai đoạn công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình Có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là: Phương pháp tập hợp trực tiếp: là phương pháp áp dụng đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt, chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Phương pháp phân bổ gián tiếp: là phương pháp áp dụng khi một loại chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, không thể tập hợp riêng cho từng Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  21. Khóa Luận Tốt Nghiệp 10 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm đối tượng được. Vì vậy, cần phải thực hiện việc phân bổ cho từng đối tượng có liên quan. Việc phân bổ trải qua 2 bước: - Bước 1: Tính hệ số phân bổ C H = T Trong đó: C: tổng chi phí đã tập hợp phân bổ T: tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ - Bước 2: Phân bổ chi phí cho từng đối tượng liên quan x H Trong đó: : Chi phí phân bổ cho từng đối tượng : Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n Có 2 phương pháp để hạch toán kế toán là: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Riêng đối với ngành xây lắp, chỉ được áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên, không được áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. Phần chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC vượt trên mức bình thường và phần chi phí SX cố định không phân bổ, không được tính vào giá thành xây lắp mà hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ. 1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.3.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Khái niệm: Chi phí NVLTT là những chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu được sử dụng để cấu thành nên sản phẩm xây lắp.  Tính giá xuất kho nguyên vật liệu: Việc tính giá xuất kho NVL phụ thuộc vào đơn giá của từng loại NVL trong các thời kỳ khác nhau, sự biến động về mặt giá cả trên thị trường, chi phí mua phát sinh liên quan đến NVL. Điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý được giá mua và chi phí mua để không chỉ đảm bảo được chất lượng NVL mà còn tiết kiệm được chi phí. Tùy thuộc vào quy mô, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng một trong 4 phương pháp sau để tính giá xuất kho nguyên vật liệu: - Phương pháp thực tế đích danh - Phương pháp bình quân gia quyền - Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO) - Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO) Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  22. Khóa Luận Tốt Nghiệp 11 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Phương pháp thực tế đích danh Phương pháp này được áp dụng đối với đơn vị có ít loại mặt hàng, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được. Khi xuất kho vật liệu doanh nghiệp chỉ định rõ giá xuất. Vì vậy, doanh nghiệp phải biết được các NVL tồn kho, các NVL xuất kho thuộc những lần mua nào và dùng đơn giá của những lần mua đó để xác định giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ. Phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp này, giá trị của từng loại NVL được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng. - Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tùy theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính đơn giá bình quân cho từng mặt hàng. Giá trị NVL tồn Giá trị NVL nhập + Đơn giá thực tế bình kho đầu kỳ trong kỳ = quân gia quyền của NVL Số lượng NVL tồn Số lượng NVL + kho đầu kỳ nhập trong kỳ Giá trị thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất trong kỳ x Đơn giá bình quân Trị giá NVL tồn kho cuối kỳ = Số lượng NVL tồn kho x Đơn giá bình quân - Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm) Sau mỗi lần nhập NVL, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và đơn giá bình quân cho từng loại hàng tồn kho theo công thức sau: Giá trị NVL tồn Giá trị NVL + nhập trước lần xuất Đơn giá xuất kho lần kho đầu kỳ thứ a thứ a = Số lượng NVL Số lượng NVL + nhập trước lần xuất tồn kho đầu kỳ thứ a Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO) Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  23. Khóa Luận Tốt Nghiệp 12 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Theo phương pháp này, giá trị NVL xuất dùng được tính theo giá nhập kho lần trước, xong mới tính theo giá nhập kho lần sau. Giá trị NVL cuối kỳ là NVL được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO) Theo phương pháp này, giá trị NVL xuất dùng được tính theo giá của lần nhập sau cùng và NVL còn lại cuối kỳ là những NVL được mua hoặc sản xuất trước đó.  Chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi  Tài khoản sử dụng: 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Nội dung và kết cấu của tài khoản này: Bên Nợ: Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ hạch toán. Bên Có: - Trị giá NVLTT sử dụng không hết được nhập lại kho. - Kết chuyển chi phí NVLTT vào chi phí SXKD dở dang. TK 621 không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.  Phƣơng pháp hạch toán: Xuất NVL để SXSP, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152- Nguyên vật liệu Xuất thẳng NVL, công cụ, dụng cụ để SXSP, kế toán ghi: Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 331, 111, 112 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí NVLTT, ghi: Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường) Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp NVL xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động xây lắp, cuối kỳ nhập lại kho, ghi: Nợ TK 152- Nguyên vật liệu Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  24. Khóa Luận Tốt Nghiệp 13 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên TK 152 TK 621 TK 152 (1) (4) TK 111, 112, TK 632 141, 331 (5) (2) TK 154 (6) TK 133 (3) Ghi chú: (1): Xuất kho NVL để sản xuất sản phẩm (2): Mua NVL xuất thẳng để sản xuất sản phẩm (3): Thuế GTGT được khấu trừ (4): NVL thừa nhập lại kho (5): Chi phí NVL vượt trên mức bình thường (6): Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào chi phí SXKD dở dang 1.3.3.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp  Khái niệm: Là các khoản chi phí về tiền lương chính- lương phụ, phụ cấp lương cho công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động thuộc DN quản lý và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc.  Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương.  Tài khoản sử dụng: 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Nội dung và kết cấu của tài khoản này: Bên Nợ: Chi phí NCTT tham gia vào quá trình SXSP. Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT vào chi phí SXKD dở dang. TK 622 không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  25. Khóa Luận Tốt Nghiệp 14 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm  Chú ý: đối với hoạt động xây lắp không hạch toán tài khoản này khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho CNTT điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên quỹ lương phải trả CNTT của hoạt động xây lắp, điều khiển máy thi công, phục vụ máy thi công.  Phƣơng pháp hạch toán: Lương phải trả cho CNTT sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334- Phải trả CNV Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTT sản xuất, ghi: Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335- Chi phí phải trả Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTT sản xuất, ghi: Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Phần chi phí NCTT vượt trên mức bình thường) Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên TK 334 TK 622 TK 632 (1) (3) TK 154 TK 335 (4) (2) Ghi chú: (1): Chi phí lương cho công nhân trực tiếp sản xuất (2): Trích khoản tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất (3): Chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường (4): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  26. Khóa Luận Tốt Nghiệp 15 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 1.3.3.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung  Khái niệm: Chi phí SX chung là những chi phí được dùng để quản lý và phục vụ cho quá trình SX ra SP, bao gồm: Chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, các chi phí khác liên quan đến hoạt động SX.  Phƣơng pháp phân bổ chi phí sản xuất chung Đối với các chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều sản phẩm, dịch vụ trong phân xưởng thì cần phải phân bổ khoản chi phí này theo từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức thích hợp. Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng có liên quan. Các tiêu thức được sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung như: . Phân bổ chi phí SX chung theo định mức. . Phân bổ chi phí SX chung theo giờ công SXKD định mức hoặc thực tế. . Phân bổ chi phí SX chung theo ca máy thi công. . Phân bổ chi phí SX chung theo chi phí nhân công. . Phân bổ chi phí SX chung theo chi phí NVLTT, chi phí NCTT. Để xác định mức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí ta thường sử dụng công thức sau: Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ Mức phân bổ chi Số đơn vị của từng phí sản xuất chung = Tổng đơn vị của các x đối tượng (tính theo cho từng đối tượng đối tượng được phân tiêu thức đã chọn) bổ (tính theo tiêu thức đã chọn)  Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, các chứng từ khác liên quan  Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung” Nội dung và kết cấu của tài khoản này: Bên Nợ: Chi phí SX chung phát sinh. Bên Có: - Các khoản giảm chi phí SX chung. - Kết chuyển chi phí SX chung. TK 627 không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. TK 627 có 6 TK cấp 2: - TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  27. Khóa Luận Tốt Nghiệp 16 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm - TK 6272: Chi phí vật liệu. - TK 6273: Chi phí dụng cụ SX. - TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. - TK 6278: Chi phí khác bằng tiền.  Phƣơng pháp hạch toán: Lương phải trả cho NVPX, kế toán ghi: Nợ TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 334- Phải trả CNV Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của NVPX vào chi phí SX, ghi: Nợ TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 338- Phải trả-phải nộp khác Xuất vật liệu cho phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 6272- Chi phí vật liệu Có TK 152- Nguyên vật liệu Xuất công cụ dụng cụ cho phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 142, 242, 627 Có TK 153- Công cụ, dụng cụ Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận phân xưởng sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng SX Có TK- 214- Hao mòn TSCĐ Chi phí điện, nước, điện thoại, dùng ở bộ phận phân xưởng SX, ghi: Nợ TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài Có TK 331, 335, 111, 112 Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ dùng ở phân xưởng SX, kế toán ghi: Nợ TK 6278- Chi phí khác bằng tiền Có TK 335- Chi phí phải trả Phát sinh giảm chi phí SX chung, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 138 Có TK 627- Chi phí SX chung Cuối kỳ, tính và phân bổ chi phí SX chung, kế toán ghi: Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (chi phí SX chung cố định không phân bổ) Có TK 627- Chi phí SX chung Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  28. Khóa Luận Tốt Nghiệp 17 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên TK 334, 338 TK 627 TK 111,112,138 (1) (7) TK 142,152,153 TK 632 (2) (8) TK 214 (3) TK 154 (9) TK 111, 112, 335 (4) TK 111, 112 TK 133 (5) (6) Ghi chú: (1): Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng (2): Xuất vật liệu, công cụ dụng cụ (3): Khấu hao TSCĐ (4): Chi phí điện, nước, sửa chữa, thuê ngoài (5): Thuế GTGT (6): Chi phí bằng tiền khác (7): Các khoản giảm chi phí sản xuất (8): Chi phí sản xuất chung vượt trên mức bình thường (9): Kết chuyển chi phí sản xuất chung Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  29. Khóa Luận Tốt Nghiệp 18 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 1.3.3.4 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí máy thi công  Khái niệm: Là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây, lắp bằng máy.  Phƣơng pháp phân bổ chi phí sử dụng máy thi công Do đặc điểm của ngành xây lắp, một máy thi công có thể sử dụng cho nhiều công trình trong một kỳ hạch toán. Vì vậy, cần phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng đối tượng liên quan. Chi phí sử dụng máy thi công được phân bổ cho các đối tượng xây lắp theo phương pháp thích hợp căn cứ vào số ca máy hoặc khối lượng phục vụ thực tế. Công thức phân bổ chi phí sử dụng máy thi công thường được sử dụng như sau: Tổng chi phí sử dụng máy thi công phát sinh Mức phân bổ chi Tiêu thức phân bổ trong kỳ phí sử dụng máy chi phí sử dụng máy = x thi công Tổng tiêu thức phân bổ thi công của từng cho từng đối tượng (dự toán chi phí sử dụng đối tượng máy thi công, số ca máy thi công qui đổi )  Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, các chứng từ khác liên quan  Tài khoản sử dụng: TK 623 “Chi phí máy thi công” Nội dung và kết cấu của tài khoản này: Bên Nợ: Chi phí máy thi công phát sinh. Bên Có: - Các khoản giảm chi phí máy thi công. - Kết chuyển chi phí máy thi công. TK 623 không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. TK 623 có 6 TK cấp 2: - TK 6231: Chi phí nhân công. - TK 6232: Chi phí vật liệu. - TK 6233: Chi phí dụng cụ SX. - TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công. - TK 6237: Chi phí mua ngoài. - TK 6238: Chi phí khác bằng tiền.  Phƣơng pháp hạch toán: Lương phải trả cho công nhân điều khiển xe, máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 6231- Chi phí nhân công sử dụng máy Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  30. Khóa Luận Tốt Nghiệp 19 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Có TK 334- Phải trả CNV Xuất vật liệu phục vụ máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 6232- Chi phí vật liệu dùng cho xe, máy thi công Có TK 152- Nguyên vật liệu Xuất công cụ, dụng cụ phục vụ máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 142, 242, 623 Có TK 153- Công cụ, dụng cụ Trích khấu hao TSCĐ máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 6234- Chi phí khấu hao xe, máy thi công Có TK 214- Hao mòn TSCĐ Chi phí điện, nước, điện thoại phục vụ máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài Có TK 331, 335, 111, 112 Phát sinh giảm chi phí máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 138 Có TK 623- Chi phí máy thi công Cuối kỳ, tính và phân bổ chi phí máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường) Có TK 623- Chi phí máy thi công Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  31. Khóa Luận Tốt Nghiệp 20 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí máy thi công theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên TK 623 TK 111,112, 138 TK 334 (1) (7) TK 142,152,153 TK 632 (2) (8) TK 214 (3) TK 154 TK 111, 112, 331 (9) (4) TK 133 TK 111, 112 (5) (6) Ghi chú: (1): Lương của công nhân điều khiển xe, máy thi công (2): Xuất vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho xe, máy thi công (3): Chi phí khấu hao xe, máy thi công (4): Chi phí dịch vụ mua ngoài như: chi phí điện, nước, sửa chữa, thuê ngoài (5): Chi phí bằng tiền khác (6): Thuế GTGT (7): Các khoản giảm máy thi công (8): Chi phí sử dụng máy thi công vượt mức bình thường (9): Kết chuyển chi phí máy thi công Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  32. Khóa Luận Tốt Nghiệp 21 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 1.3.3.5 Kế toán các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất xây lắp 1.3.3.5.1 Thiệt hại phá đi làm lại Trong quá trình thi công có những công trình hoặc phần việc phải phá đi làm lại do thiên tai, hỏa hoạn, do lỗi bên giao thầu như sửa đổi thiết kế hoặc có thể do bên thi công gây ra. Giá trị thiệt hại phá đi làm lại là số chênh lệch giữa giá trị khối lượng phải phá đi làm lại với giá trị vật tư thu hồi được. Giá trị khối lượng phá đi làm lại bao gồm các phí tổn về chi phí NVL, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung đã bỏ ra để xây dựng khối lượng xây lắp đó và các chi phí phát sinh dùng để phá khối lượng đó. Giá trị thiệt hại phá đi làm lại có thể được xử lý như sau: . Nếu do thiên tai gây ra được xem như khoản thiệt hại bất thường. . Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại, bên thi công coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình và bàn giao tiêu thụ. . Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành hoặc tính vào khoản thiệt hại bất thường sau khi trừ đi phần giá trị bắt người phạm lỗi bồi thường thiệt hại và phần giá trị phế liệu thu hồi được. Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán thiệt hại phá đi làm lại trong quá trình sản xuất TK 154 TK 632 (2) TK 152, 111 (3) TK 138 (1388), 334 (4) (1) (7) TK 1381 (5) (6) TK 811 (8) (9) Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  33. Khóa Luận Tốt Nghiệp 22 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Ghi chú: (1): Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí SXC (2): Giá trị thiệt hại do bên giao thầu gây ra (3): Giá trị phế liệu thu hồi giảm thiệt hại (4): Giá trị thiệt hại bắt bồi thường (5): Thiệt hại đang chờ xử lý (6): Xử lý giá trị thiệt hại (7): Bắt bồi thường (8): Lỗ bất thường (9): Giá trị thiệt hại tính vào khoản lỗ bất thường 1.3.3.5.2 Thiệt hại ngừng sản xuất Thiệt hại ngừng sản xuất là những thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định, có thể do thời tiết, do tình hình cung cấp NVL, máy móc thi công và các nguyên nhân khác gây ra. Các khoản thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất bao gồm tiền lương phải trả trong thời gian ngừng sản xuất, giá trị nguyên, nhiên vật liệu, chi phí phát sinh trong quá trình ngừng sản xuất. Trong trường hợp ngừng việc theo thời vụ hoặc ngừng việc theo kế hoạch, doanh nghiệp phải lập dự toán chi phí trong thời gian ngừng việc và tiến hành trích trước chi phí ngừng sản xuất vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi kết thúc niên độ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành bàn giao, kế toán xác định số chênh lệch giữa số đã trích trước với chi phí thực tế đã phát sinh. Nếu chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì phải lập bút toán hoàn nhập số chênh lệch. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  34. Khóa Luận Tốt Nghiệp 23 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán thiệt hại ngừng sản xuất TK 111, 112, 152, TK 623, 627, 642, 811 153, 331, 334 TK 133 (2) (1) (3) TK 335 (4) (5) TK 623, 627, 642, 811 (6) (7) Ghi chú: (1): Chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh (2): Thuế GTGT nếu được khấu trừ (3): Trường hợp không có trích trước (4): Chi phí thực tế (5): Trích trước chi phí ngừng sản xuất théo kế hoạch, theo thời vụ (6): Chênh lệch chi phí thực tế lớn hơn chi phí đã trích (7): Hoàn nhập số chênh lệch chi phí đã trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh 1.3.3.6 Tổng hợp chi phí sản xuất Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí và phương pháp hạch toán chi phí đã xác định tương ứng, cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SX chung, chi phí sử dụng máy thi công vào bên Nợ TK 154 – chi phí SXKD dở dang, tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.  Nội dung và kết cấu của tài khoản 154 “Chi phí SXKD dở dang” Bên Nợ: Tập hợp chi phí SX phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp. Bên Có: - Các khoản giảm chi phí SX. - Giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  35. Khóa Luận Tốt Nghiệp 24 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Số dư bên Nợ: Chi phí SXKD còn dở dang, chưa hoàn thành cuối kỳ và giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán. TK 154 bao gồm các TK cấp 2: - TK 1541: Xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm xây lắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ (kể cả các nhà thầu phụ chưa được xác định trong kỳ kế toán). - TK 1542: Sản phẩm khác: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm khác và phản ánh giá trị sản phẩm khác dở dang cuối kỳ (các thành phẩm, cấu kiện xây lắp). - TK 1543: Dịch vụ: Dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ. - TK 1544: Chi phí bảo hành xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí bảo hành công trình xây lắp, lắp đặt thực tế phát sinh trong kỳ và giá trị bảo hành công trình xây lắp còn dở dang cuối kỳ. Sản phẩm xây lắp không phải làm thủ tục nhập kho mà chỉ làm thủ tục nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp sản phẩm xây lắp đã hoàn thành nhưng còn chờ tiêu thụ như xây nhà để bán hoặc sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao, thì cũng được coi là sản phẩm được nhập kho thành phẩm (TK 155). Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  36. Khóa Luận Tốt Nghiệp 25 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất trong trƣờng hợp doanh nghiệp xây lắp trực tiếp thi công toàn bộ công trình theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên TK 152, 141 TK 621 TK 154 TK 111 (1) SDDK (19) TK 111, 331 (15) (2) TK 152 TK 334, 111 TK 622 (3) (20) (16) TK 623 TK 334 TK 138 (4) TK 152, 153 (5) (21) (17) TK 214 (6) TK 155 TK 331, 111 (22) (7) TK 334, 338 TK 627 TK 632 (8) (23) TK 152, 153 (9) TK 142 (10) (18) TK 214 (11) TK 331, 111 (12) TK 333 (13) SDCK TK 335 (14) Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  37. Khóa Luận Tốt Nghiệp 26 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Ghi chú: (1): Tập hợp chi phí NVL trực tiếp dùng cho thi công xây lắp xuất từ kho hoặc quyết toán với các đội theo số tiền tạm ứng. (2): Tập hợp chi phí NVL mua ngoài trực tiếp thi công xây lắp. (3): Tập hợp chi phí tiền lương phải trả hoặc tiền lương thuê ngoài của công nhân trực tiếp thi công xây lắp. (4): Tập hợp chi phí tiền lương của công nhân máy móc thi công. (5): Tập hợp chi phí NVL, công cụ dụng cụ dùng cho xe máy thi công. (6): Tập hợp chi phí khấu hao máy thi công. (7): Tập hợp chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho xe máy thi công, chi phí khác bằng tiền hoặc chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài. (8): Tập hợp chi phí lương nhân viên phục vụ, quản lý thi công và trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN của toàn bộ công nhân thuộc bộ phận thi công xây lắp. (9): Tập hợp chi phí NVL, công cụ dụng cụ phục vụ quản lý thi công. (10): Phân bổ chi phí phục vụ quản lý thi công xây lắp ảnh hưởng nhiều kỳ. (11): Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ dùng phục vụ quản lý thi công. (12): Tập hợp chi phí điện, nước, chi phí bảo vệ, bảo hiểm mua ngoài (13): Tập hợp các khoản thuế tính vào chi phí thi công. (14): Trích trước các khoản chi phí có liên quan đến việc thi công xây lắp. (15): Kết chuyển chi phí NVLTT. (16): Kết chuyển chi phí NCTT. (17): Kết chuyển chi phí máy thi công. (18): Kết chuyển chi phí sản xuất chung. (19): Giá trị vật tư, phế liệu thu hồi trong quá trình thi công xây lắp bán ra ngoài. (20): Giá trị vật tư phế liệu thu hồi nhập kho. (21): Giá trị các khoản thiệt hại phá đi làm lại do bên thi công chịu. (22): Giá thành thực tế, hạng mục công trình hoàn thành chờ bán. (23): Giá thành thực tế khối lượng công việc, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao trong kỳ. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  38. Khóa Luận Tốt Nghiệp 27 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong trƣờng hợp doanh nghiệp xây lắp vừa trực tiếp thi công vừa giao thầu lại theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên TK 152, 153, 334,338,214, TK621,622, 331, 111 623, 627 TK 154 TK 632 SDDK (1) (5) (6) TK 336 (2) TK 331 (3) SDCK (4) Ghi chú: (1): Tập hợp chi phí thi công do đơn vị xây lắp trực tiếp thực hiện. (2): Kết chuyển chi phí thi công do đơn vị trực tiếp thực hiện. (3): Tập hợp chi phí khối lượng công việc, hạng mục, công trình và giao thầu lại cho các đơn vị trong nội bộ của doanh nghiệp xây lắp tổ chức kế toán riêng. (4): Tập hợp chi phí khối lượng, công việc, hạng mục, công trình giao thầu lại cho bên ngoài đã bàn giao cho đơn vị trong kỳ. (5): Giá thành thực tế khối lượng công việc, hạng mục, công trình hoàn thành bàn giao trong kỳ. (6): Tập hợp chi phí khối lượng công việc, hạng mục, công trình giao thầu lại cho bên ngoài đã bàn giao trực tiếp trong kỳ. Chi phí này căn cứ vào giá giao thầu lại không bao gồm thuế GTGT. 1.4 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những SP còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Muốn tính giá thành SP trung thực, DN phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  39. Khóa Luận Tốt Nghiệp 28 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Với đặc điểm thi công của các công trình xây lắp là thời gian thường kéo dài, khối lượng công việc lớn, kết thúc phức tạp nên cuối kỳ kế toán sẽ có những công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành. Do đó, SP dở dang trong sản xuất xây lắp là các công trình hay hạng mục công trình đang thi công dở dang, chưa hoàn thành hoặc khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được chủ đầu tư nghiệm thu, chưa chấp nhận thanh toán. Xác định SP dở dang trong DN xây lắp chính là việc tính toán, xác định phần chi phí SX trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở dang cuối kỳ. Việc tính giá SP dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư. - Trường hợp qui định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang thực tế là tổng chi phí lũy kế phát sinh từ lúc khởi công đến cuối mỗi kỳ. Cụ thể: Giá trị SP xây lắp Giá trị SP xây lắp dở Chi phí phát sinh = + dở dang CK dang ĐK trong kỳ - Trường hợp bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn hoàn thành, sản phẩm dở dang là các giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành. Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo phương pháp phân bổ chi phí thực tế căn cứ vào giá thành dự toán và mức độ hoàn thành theo các bước: Giá thành dự toán khối Giá thành dự toán của Tỷ lệ hoàn thành lượng dở dang CK = x từng giai đoạn của từng giai đoạn của từng giai đoạn Chi phí thực tế dở Chi phí thực tế phát + dang ĐK sinh trong kỳ Hệ số phân bổ chi phí thực tế cho = giai đoạn dở dang Giá thành dự toán Tổng giá thành dự của khối lượng xây + toán khối lượng dở lắp hoàn thành bàn dang cuối kỳ của giao trong kỳ các giai đoạn Chi phí sản xuất thực Giá thành dự toán khối tế dở dang CK của = lượng dở dang CK của x Hệ số phân bổ từng giai đoạn từng giai đoạn Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  40. Khóa Luận Tốt Nghiệp 29 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm - Trường hợp bàn giao thanh toán theo định kỳ khối lượng hoàn thành của từng loại công việc hoặc bộ phận kết cấu, xác định chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ như sau: Giá thành dự toán của Khối lượng Đơn giá Tỷ lệ từng khối = x x dở dang dự toán hoàn thành lượng dở dang Chi phí thực Chi phí thực + tế phát sinh tế dở dang ĐK trong kỳ Giá thành Chi phí thực dự toán tế của khối = x của khối lượng xây lắp Giá thành dự Tổng giá thành lượng dở dở dang CK toán khối + dự toán của dang CK lượng xây lắp các khối lượng hoàn thành bàn dở dang CK giao trong kỳ 1.5 Tính giá thành sản phẩm 1.5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp Đối với DN xây lắp, đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành, khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành Cần phân biệt giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. Tuy nhiên, trong DN xây lắp thì đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí. 1.5.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian nhất định để DN tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP. Có thể là tháng, quý hoặc tùy chọn khác. Việc tính giá thành SP xây lắp phải thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình và theo các khoản mục chi phí đã được quy định. Thời gian hoàn thành một công trình thường kéo dài. Vì vậy, trong DN xây lắp việc tính giá thành thường chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng (công trình, hạng mục công trình) hoàn thành, nên kỳ tính giá thành thường không đồng nhất với kỳ báo cáo. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  41. Khóa Luận Tốt Nghiệp 30 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 1.5.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Phương pháp tính giá thành là một hay một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm, khối lượng xây lắp hoàn thành. Tùy theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí SX và đối tượng tính giá thành SP mà lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành thích hợp. Trong DN xây lắp, thường áp dụng các phương pháp tính giá thành như sau:  Phƣơng pháp trực tiếp (phƣơng pháp giản đơn): Phương pháp này áp dụng cho các DN xây lắp có số lượng công trình, giai đoạn công việc ít nhưng có khối lượng SX lớn, có đối tượng tập hợp chi phí SX trùng với đối tượng tính giá thành. Giá thành SP theo phương pháp này được tính như sau: Chi phí Chi phí SX Giá thành sản Chi phí SXKD = SXKD dở + phát sinh - phẩm xây lắp dở dang CK dang ĐK trong kỳ  Phƣơng pháp tỷ lệ: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí SX theo từng nhóm sản phẩm nhưng đối tượng tính giá thành lại là sản phẩm từng loại. Khi đó, kế toán căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí SX thực tế với chi phí SX kế hoạch (hoặc dự toán) của các công trình, hạng mục công trình liên quan. Giá thành thực tế Giá thành kế Tỷ lệ giữa chi phí so = x sản phẩm hoàn thành hoạch (dự toán) với kế hoạch dự toán  Phƣơng pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này áp dụng đối với các công trình, hạng mục công trình được chia thành nhiều giai đoạn thi công. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí SX là các giai đoạn thi công nhưng đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành. Khi đó, giá thành của toàn bộ công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành được xác định bằng cách cộng chi phí SX của các giai đoạn thi công. Cụ thể là: Z = Dđk + C1 + + Cn + Dck Trong đó: Z là giá thành thực tế của toàn bộ công trình, hạng mục công trình. Dđk, Dck là chi phí dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. C1 Cn là chi phí SX của từng giai đoạn. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  42. Khóa Luận Tốt Nghiệp 31 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm  Phƣơng pháp tính giá thành theo định mức: Phương pháp này có mục đích kịp thời phát hiện ra mọi chi phí SX và phát sinh vượt quá định mức, từ đó, tăng cường kiểm tra, phân tích kế hoạch giá thành. So sánh chi phí phát sinh với định mức để xác định số chênh lệch. Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch thực tế của = định mức +(-) do thay đổi +(-) so với định sản phẩm sản phẩm định mức mức Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  43. Khóa Luận Tốt Nghiệp 32 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  44. Khóa Luận Tốt Nghiệp 33 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu 2.1.1 Vài nét về công ty - Tên chính thức: Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây Dựng Bình Triệu. - Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần. - Hình thức hoạt động: Hoạt động dưới luật công ty. - Nhận thầu theo phương thức tự tìm kiếm, tự đấu thầu. - Tên giao dịch trong nước: BTC. - Trụ sở chính: 79/5B Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh. - Điện thoại: + 84(8)899-4387. - Fax: +84(8)899-4389. - Email: btc@hcm.vnn.vn, nngiao@btc5.vn. - Chi nhánh: Phân xưởng gia công kết cấu thép. Địa chỉ: Khóm 8, Phường Cây Gáo, Thị trấn Vĩnh An, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai. - Tình hình nhân sự: 120 người. - Vốn điều lệ: 13.512.858.342 đồng. 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty - Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu tiền thân là xưởng sửa chữa xe máy Bình Triệu được thành lập từ năm 1982 theo quyết định số 675/QĐ/TCCB ngày 11/10/1982 do Bộ Thủy Lợi cấp. Tháng 11/1985: Qua thời gian hoạt động và không ngừng phát triển, ngày 25/11/1985, Bộ Thủy Lợi ra quyết định số 746/QĐ/TCCB thành lập xí nghiệp Cơ khí sửa chữa xe máy Bình Triệu. Tháng 10/1992: Theo quyết định số 489/QĐ/TCCB của bộ trưởng Bộ Thủy Lợi, ngày 27/10/1992 đổi tên thành Nhà máy sửa chữa xe máy Bình Triệu trực thuộc Tổng Công Ty Xây Dựng số 4. - Tháng 3/1993: Căn cứ theo quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 và nghị định số 156/HĐBT ngày 07/05/1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng về đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà nước, Nhà máy sửa chữa Bình Triệu được thành lập theo quyết định số 98/QĐ/TCCB ngày 15/03/1993 của Bộ Thủy Lợi. - Tháng 09/1995: Nhà máy sửa chữa Bình Triệu được đổi tên thành Công ty Cơ khí Lắp ráp Thiết bị Bình Triệu theo quyết định số 77/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Thủy Lợi ngày 04/09/1995. - Tháng 12/1998: Thực hiện chính sách cổ phần hóa của nhà nước, Công ty Cơ khí Lắp ráp Thiết bị Bình Triệu đã mạnh dạn đăng ký cổ phần hóa và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chấp nhận phương án cổ phần hóa theo Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  45. Khóa Luận Tốt Nghiệp 34 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm quyết định số 206/QĐ/BNN-TCCB ngày 08/12/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn và trở thành Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Và Xây Dựng Bình Triệu. Thời gian hoạt động của công ty là 30 năm kể từ ngày ghi trong quyết định chuyển thể từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần. - Tháng 06/2000: Công ty xin bổ sung các ngành nghề kinh doanh sau vào danh mục các ngành nghề được phép hoạt động: Mua bán máy móc thiết bị, các loại sản phẩm cơ khí, xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 35 KV, xây dựng lắp đặt chất tạo thiết bị cấp thoát nước và xử lý môi trường, chế tạo lắp đặt sửa chữa các loại hình áp lực, hệ thống đường ống áp lực, sản xuất và lắp đặt các loại phương tiện cơ giới đường bộ. - Tháng 05/2001: Công ty đã nhận được chứng nhận về quản lý chất lượng ISO- 9002 do BVQI (Vương quốc Anh) cấp. - Tháng 07/2001, công ty điều chỉnh vốn điều lệ thành 13.512.858.342 đồng theo chấp thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Công ty cũng bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh sau: lắp đặt thiết bị cơ điện, hệ thống điều khiển dây chuyền thiết bị công nghệ các nhà máy công nghiệp- nông nghiệp- cơ khí, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sửa chữa, bảo trì các loại thiết bị nặng. - Năm 2002: Công ty căn cứ vào công văn số 352/CBTT-BTC ngày 18/07/2002 về việc công bố thông tin tức thời cho trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh và phí quản lý niêm yết với tổng số cổ phần được phép niêm yết là 1.232.345. Ban Giám Đốc Công Ty chịu trách nhiệm trước pháp luật thông tin công bố tại công văn này. - Năm 2006: Công ty bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh sau: Trung đại tu các loại máy thi công cơ giới, chế tạo phụ tùng thay thế, lắp đặt cấu kiện kim loại, thiết bị công trình thủy điện, sản xuất lắp ráp kết cấu thép trong xây dựng công nghiệp, xây dựng công trình thủy lợi thủy điện, công nghệ và dân dụng, san lắp mặt bằng xây dựng, xử lý nền móng công trình, xây dựng cầu đường. - Từ năm 2006 đến nay: Công ty không ngừng phát triển, tìm nguồn khách hàng, xây dựng các công trình xi măng để xuất khẩu. 2.1.3 Đặc điểm của công ty 2.1.3.1 Mục tiêu hoạt động Chế tạo sản phẩm đạt: tiến độ, chất lượng, chính xác và thỏa mãn nhu cầu cùa khách hàng. Trang bị thêm các thiết bị mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và nâng công suất lên 10.000 tấn thiết bị và kết cấu thép mỗi năm. Phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, huy động nội lực, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng vững chắc. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  46. Khóa Luận Tốt Nghiệp 35 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 2.1.3.2 Đặc điểm về kinh doanh  Các sản phẩm chính của công ty bao gồm: Các phương tiện cơ giới đường bộ: đại tu, đóng mới các loại xe rơ-mooc tải trọng 10 tấn đến 60 tấn. Thi công trọn gói các dây chuyền sản xuất (thiết bị chính nhập khẩu, thiết bị phụ trợ chế tạo trong nước) của các nhá máy công nghiệp. Thiết kế và xây dựng loại chìa khóa trao tay các nhà kho, nhà xưởng hoàn chỉnh: khung thép, cửa mái, hệ thống cứu hỏa, hệ thống chống sét Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, cống thủy lợi, xử lý môi trường, bến cảng. Sửa chữa, chế tạo, lắp ráp cửa van (van cung, van phẳng, cửa van tự động một chiều, hệ thống tưới tiêu, trạm bơm ) Trung đại tu các phương tiện giao thông vận tải đường bộ, máy xây dựng phục hồi bơm thủy lực và các thiết bị thủy lực. Chế tạo các loại phụ tùng phục vụ các thị trường trong và ngoài nước. Sửa chữa và thay đổi các loại xích ben, gầu, máy ủi, đào. Chế tạo dây chuyền thiết bị công nghiệp. Xây dựng trong ngành thủy lợi.  Các sản phẩm của Công ty có thể phân thành 4 chủng loại sau: Gia công chế tạo, lắp ráp cấu kiện thép và thiết bị cơ khí công trình. Chế tạo ra những sản phẩm cơ khí chính xác. Lắp đặt dây chuyền thiết bị công nghiệp. Xây dựng các hạng mục công trình thủy lợi, thủy điện, công trình lọc bụi xi- măng. Hiện nay, Công ty đang cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm lên cao hơn nữa nhằm gia tăng khả năng xuất khẩu vào các thị trường trong khu vực ASEAN, Nam Á, Châu Phi. 2.1.4 Cách thức tổ chức quản lý Công ty hoạt động theo một quy trình khép kín, theo chỉ đạo từ cấp trên xuống cấp dưới. Các thành viên trong công ty được phân chia trách nhiệm rõ ràng, bất kiêm nhiệm, có sự thống nhất quan điểm của ban lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động cho toàn bộ hoạt động của công ty. Định hướng công việc và mục tiêu rõ ràng cho sự phát triển của công ty. Thực hiện các chính sách ưu đãi, khen thưởng để khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ và đạt hiệu quả cao hơn nữa. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  47. Khóa Luận Tốt Nghiệp 36 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu ĐẠI HỘI ĐỒNG CÔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG KẾ HÀNH BAN KẾ KỸ TOÁN CHÍNH SẢN HO ẠCH THUẬT TÀI NHÂN XUẤT CHÍNH SỰ-BV PX N2 PX N1 PX N3 PX N4 Đội lắp ráp Đội xây dựng Tổ phun cát, sơn Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  48. Khóa Luận Tốt Nghiệp 37 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận  Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau: - Thông qua định hướng phát triển của công ty. Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần. - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát. Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của Công ty. Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. - Thông qua báo csáo tài chính hàng năm. Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại. Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty. Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty.  Ban kiểm soát: - Thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý điều hành của Hội đồng quản trị, Giám đốc và những người quản lý Công ty. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty. - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.  Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây: - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. - Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác. Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty. - Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật Doanh nghiệp. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc Điều lệ công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và lợi ích của các cán bộ đó. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  49. Khóa Luận Tốt Nghiệp 38 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm - Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn mua bán cổ phần của doanh nghiệp khác. - Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.  Ban giám đốc: - Toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản cấp trên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Giám đốc: Có quyền điều hành mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty mình, điều phối việc chi tiêu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó giám đốc: Là người giúp việc đắc lực cho Giám đốc. Cụ thể là đóng góp ý kiến cho Giám đốc, đôn đốc sản xuất, kịp thời điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong trường hợp Giám đốc vắng mặt.  Phòng kế hoạch: - Có nhiệm vụ lập theo dõi thực hiện các kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm về các hợp đồng kinh tế, hợp đồng giao khoán, đối nội và đối ngoại. Lập đơn giá cho từng mặt hàng được sản xuất, đồng thời tìm hiểu nắm bắt, nghiên cứu thị trường nhằm kịp thời điều chỉnh mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. - Có trách nhiệm soạn thảo luân chuyển công văn trong nội bộ Công ty và các đơn vị kinh tế khác, phụ trách cho lãnh đạo tiếp khách. - Có trách nhiệm mua nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời sản xuất của Công ty. Sau khi có nguồn nguyên vật liệu nhập kho phòng vật tư có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình nhập xuất sản phẩm. Mục đích của công việc theo dõi này nhằm việc lập các bảng hợp đồng đối chiếu với phòng kế toán.  Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm theo dõi tình trạng kỹ thuật máy móc, thiết bị, sáng tạo mẫu mã sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Mặt khác, kết hợp chặt chẽ với các phân xưởng để kịp thời cải tạo thiết bị phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, với các yêu cầu của sản xuất cho tất cả các phân xưởng của Công ty.  Phòng kế toán tài chính: Có trách nhiệm ghi chép, thanh toán và phản ánh một cách đầy đủ chính xác, trung thực, kịp thời toàn bộ tình hình tài chính, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản trong đơn vị, kiểm tra tình hình kế hoạch thu chi tài chính, đồng thời kiểm tra chế độ hạch toán kế toán tại đơn vị.  Phòng hành chính nhân sự - bảo vệ: Có trách nhiệm về quản lý nhân sự, tính toán lương và thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với toàn bộ công nhân viên, xác lập các chỉ tiêu về lương. Quản lý, bảo vệ tài sản cho công ty, chống thất thoát, hư hỏng, trộm cắp.  Ban sản xuất: Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  50. Khóa Luận Tốt Nghiệp 39 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm - Tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất, quản lý quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào, sử dụng hiệu quả nguồn lao động cho việc SX. - Nhằm hoàn thành chức năng SX, cung cấp SP cho khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.  Phân xƣởng N1: Phân xưởng sửa chữa, đại tu, trung tu xe máy thi công, photo, xe cơ giới.  Phân xƣởng N2: Phân xưởng sản xuất, chế tạo phụ tùng phục vụ phân xưởng N1 sửa chữa.  Phân xƣởng N3: Rèn, tôi, đúc  Phân xƣởng N4: Sản xuất kết cấu thép, khung nhà kho, cơ khí, công trình thủy điện, thủy lợi  Đội lắp ráp: Lắp đặt thiết bị máy móc, kết cấu thép cho phân xưởng 4.  Đội xây dựng: Xây dựng thi công công trình thủy lợi  Tổ phun cát, sơn: Đánh bóng, phun làm sạch bề mặt kim loại, phun sơn, phun kẽm phục vụ công trình. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  51. Khóa Luận Tốt Nghiệp 40 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 2.1.4.3 Quy trình sản xuất Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất trong Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu Nghiên cứu yêu cầu của khách Giao vật tư cho đơn vị thi hàng công Thiết kế yêu cầu kỹ thuật, lập Thực hiện quy trình sản xuất tiến độ thi công Thiết kế bản vẽ Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất Lập phương án dự báo vật tư Kiểm tra quá trình sản xuất trong quá trình sang giai đoạn L ập kế hoạch cung ứng vật tư Kiểm tra quá trình thực hiện chống ăn mòn kim loại Lập tiến độ sản xuất, phương án điều độ sản xuất Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm lần cuối Phát hành bản vẽ Đóng gói bao bì, bảo quản cho xí nghiệp, xuất xưởng Kiểm tra vật tư nhập vào Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  52. Khóa Luận Tốt Nghiệp 41 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu Kế toán trưởng – Trưởng phòng Phó kế toán trưởng – Kế toán tổng hợp Thủ KT KT tài KT tiền KT giá thanh sản cố lương thành, quỹ toán định vật BHXH doanh thu, công nợ tư tiêu thụ 2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn - Kế toán trƣởng: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty và làm nhiệm vụ đối với nhà nước, cân đối và điều phối các loại vốn, kiểm tra các khoản thu, chi, nhập xuất tài sản, vật tư, kí duyệt các báo cáo, các chứng từ kế toán, tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán tại công ty. Kiểm tra việc trả lương, khen thưởng cho người lao động, phân công lao động về công tác kế toán thống kê. - Phó kế toán trƣởng – Kiêm kế toán tổng hợp: Đảm nhiệm công việc kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng, ghi chép bảo quản sổ cái, sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, tập hợp các chứng từ kế toán, lập báo cáo kế toán, chịu trách nhiệm về sự cân đối giữa sổ tổng hợp với sổ chi tiết hàng tháng, quý, năm thông qua kế toán trưởng, đối chiếu bảo quản tốt số liệu trên sổ và trên máy, bảo quản các tài liệu kế toán tổng hợp, mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Kế toán thanh toán – công nợ: Theo dõi các khoản thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán tiền tạm ứng của công nhân viên, thanh toán công tác phí ăn ở - Kế toán tài sản cố định và vật tƣ: Lập và giữ thẻ tài sản cố định, theo dõi tăng giảm tài sản cố định và quỹ khấu hao, kiểm kê và báo cáo tài sản cố định hàng năm đề xuất thanh lý tài sản cố định không đủ tiêu chuẩn, theo dõi ghi chép và lên chứng từ về vật liệu, nhập, xuất, tồn kho, mở sổ chi tiết vật liệu song song với thẻ kho, hướng dẫn thủ kho mở và ghi thẻ kho. Phát hiện kịp thời những bất hợp lý về nhập xuất vật liệu, kiểm kê vật liệu định kỳ nhằm tránh những sai sót. Hàng tháng tổng hợp chi phí vật liệu xuất dùng cho các đối tượng. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  53. Khóa Luận Tốt Nghiệp 42 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm - Kế toán tiền lƣơng và BHXH: Thanh toán phân bổ lương, theo dõi thanh toán BHXH, quyết toán bảo hiểm. - Kế toán giá thành, doanh thu, tiêu thụ: Theo dõi bán hàng và nợ nần với người mua, lập hoá đơn bán hàng, lập các thủ tục đòi nợ với khách hàng, lên các chứng từ tiêu thụ sản phẩm, kiểm kê, đánh giá thành phẩm, sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Thủ quỹ: Bảo quản thủ kho, chi tiền mặt, giữ sổ thu chi tiền mặt và phiếu thu, chi trước khi lên tổng hợp thống kê, lập báo cáo thống kê định kỳ, chấm công hằng ngày. 2.1.5.3 Tổ chức sổ kế toán 2.1.5.3.1 Hình thức sổ kế toán Hình thức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ sách có kết cấu khác nhau theo một trình tự hạch toán nhất định nhằm hoàn thiện hóa và tính hóa các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý kinh doanh. Các hình thức sổ kế toán quy định áp dụng thống nhất đối với DN xây lắp gồm: Hình thức sổ kế toán nhật ký chung, hình thức sổ kế toán nhật ký- sổ cái, hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ, hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý mà kế toán có thể lựa chọn một trong những hình thức ghi sổ trên. Sau đây, em xin trình bày hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là hình thức sổ mà đơn vị em đang thực tập áp dụng. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Do kế toán lập trên cơ sở chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ). Và có chứng từ kế toán kèm theo, phải được kế toán duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, các sổ và thẻ kế toán chi tiết. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  54. Khóa Luận Tốt Nghiệp 43 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ Quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Bảng kê Sổ đăng ký CTGS Bảng tổng hợp CTGS Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Ghi cuối 3 tháng : Đối chiếu, kiểm tra Hiện nay, công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Smart pro, các bước cần thực hiện để sử dụng phần mềm kế toán này như sau: - Bước 1: Thu thập, kiểm tra các chứng từ kế toán (các dữ liệu đầu vào). - Bước 2: Nhập các dữ liệu vào máy và khai báo yêu cầu thông tin đầu ra. - Bước 3: Máy tính sẽ tự động xử lý thông tin đầu vào và đưa ra các thông tin đầu ra bao gồm: sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp, các loại báo cáo. Vì vậy, căn cứ để ghi chứng từ ghi sổ là các chứng từ gốc, kế toán chỉ việc nhập số liệu từ các chứng từ gốc vào các yếu tố từ phần mềm Smart pro. 2.1.5.3.2 Hệ thống chứng từ kế toán Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính. Hệ thống chứng từ kế toán mà công ty đang sử dụng bao gồm những loại sau: Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  55. Khóa Luận Tốt Nghiệp 44 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Bảng chấm công. Bảng chấm công làm thêm giờ. Bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán tiền thuê ngoài. Hợp đồng giao khoán. Biên bản thanh lý nghiệm thu hợp đồng giao khoán. Bảng kê trích nộp các khoản theo lương. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Phiếu nhập kho. Phiếu xuất kho. Biên bản nghiệm thu. Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm. Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ. Bảng kê mua hàng. Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ. Phiếu thu, phiếu chi. Giấy đề nghị tạm ứng. Phiếu yêu cầu vật tư. Giấy đề nghị thanh toán và phiếu hoàn ứng. Bảng kiểm kê quỹ. Bảng kê chi tiền. Bảng kê thu tiền. Biên bản giao nhận tài sản cố định, dụng cụ kèm theo. Biên bản thanh lý tài sản cố định. Biên bản bàn giao sửa chữa lớn hoàn thành. Biên bản đánh giá lại TSCĐ. Biên bản kiểm kê TSCĐ. Bảng tính và khấu hao TSCĐ. Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH. Hóa đơn GTGT. Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn. 2.1.5.4 Chính sách kế toán được áp dụng Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến 31/12. Kế toán quyết toán và thành lập báo cáo theo tháng quý năm bao gồm: - Bảng cân đối kế toán Mẫu B01- DN - Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Mẫu B02- DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu B03- DN - Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B09- DN Đơn vị sử dụng trong đơn vị kế toán: đồng Việt Nam (VNĐ). Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp nộp thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng. 2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu 2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.2.1.1 Đặc điểm phân loại chi phí Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu là công ty chuyên thi công trọn gói các dây chuyền sản xuất (thiết bị chính nhập khẩu, thiết bị phụ trợ chế tạo trong nước) của các nhà máy công nghiệp, lắp đặt dây chuyền thiết bị công nghiệp Công ty không hoạt động bên lĩnh vực cơ sở hạ tầng nên kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty sẽ không có chi phí máy thi công (TK 623). Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu tiến hành phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Cách phân loại này là dựa vào Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  56. Khóa Luận Tốt Nghiệp 45 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo đó, chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm ba khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. 2.2.1.2 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí 2.2.1.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Để phù hợp với quy trình công nghệ, với đặc điểm ngành nghề kinh doanh, với đặc điểm của sản phẩm xây lắp là các công trình- hạng mục công trình có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài. Cho nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của Công ty được xác định là các công trình, hạng mục công trình xây lắp. Một số những công trình mà công ty đã hoàn thành và đang thực hiện:  CT-CTHANH-047/11 – Công trình Công Thanh – Polysius.  CT-CTHANH-329/11 – Công trình xi măng Tân Trường – Công Thanh.  CT-CTHANH-BEUMER – Công trình Công Thanh – Beumer.  CT-CTHANH-H-B-2 – Công trình xi măng Công Thanh.  CT-CTHANH-Loseche1 – Công trình xưởng nghiền than – Công Thanh.  CT-CTHANH-Loseche2 – Công trình xưởng nguyên liệu thô.  CT-CTHANH-Loseche5 – Công trình Media piping.  CT-DANGOTE-01/11 – Công trình Dangote HM gầu tải & hệ thống lọc bụi – H & B (PO881755/11) (CT- Dangote sierra leone).  CT-DANGOTE-02/11 – Công trình Dangote HM 850 hàng rào – H & B (PO881756/11).  CT-DANGOTE-03/11 – Công trình Dangote HM 710 hàng rào – H & B (PO881758/11).  CT-YAMAMA-01/11 – Công trình Yamama HM máy đóng bao & hệ thống lọc bụi – H & B (PO881754/11).  CT-WESTERIA-01/12 – Công trình truc loader – Westeria.  CT-WESTERIA-323/11 – Công trình chutes – Westeria Để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất Công ty đã sử dụng các tài khoản: TK 621- chi phí NVLTT. TK 622- chi phí NCTT. TK 627- chi phí sản xuất chung. Đến cuối kỳ, tổng hợp chi phí và kết chuyển toàn bộ sang TK 154. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  57. Khóa Luận Tốt Nghiệp 46 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Các tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình – hạng mục công trình. Ví dụ như:  CT-CTHANH-BEUMER – Công trình Công Thanh – Beumer. TK 621- CT-Cthanh-Beumer TK 622- CT-Cthanh-Beumer TK 627- CT-Cthanh-Beumer TK 154- CT-Cthanh-Beumer  CT-CTHANH-Loseche5 – Công trình Media piping. TK 621- CT-Cthanh-Loseche5 TK 622- CT-Cthanh-Loseche5 TK 627- CT-Cthanh-Loseche5 TK 154- CT-Cthanh-Loseche5  CT-DANGOTE-01/11 – Công trình Dangote HM gầu tải & hệ thống lọc bụi – H & B (PO881755/11) (CT- Dangote sierra leone). TK 621- CT-Dangote-01/11 TK 622- CT-Dangote-01/11 TK 627- CT-Dangote-01/11 TK 154- CT-Dangote-01/11 2.2.1.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí Phương pháp hạch toán chi phí mà Công ty áp dụng là phương pháp trực tiếp, phương pháp gián tiếp: - Phương pháp trực tiếp: Các chi phí trực tiếp phát sinh ở công trình- hạng mục công trình nào sẽ được hạch toán trực tiếp vào công trình- hạng mục công trình đó. - Phương pháp gián tiếp: Các chi phí gián tiếp mà liên quan đến nhiều công trình- hạng mục công trình thì kế toán sẽ tập hợp và cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp. Đối với những chi phí riêng của từng công trình thì hạch toán trực tiếp vào từng công trình, ví dụ như :  CT-DANGOTE-01/11 – Công trình Dangote HM gầu tải & hệ thống lọc bụi – H & B (PO881755/11). + Ghi nhận chi phí: Nợ TK 621- CT-Dangote-01/11 Nợ TK 622- CT-Dangote-01/11 Nợ TK 627- CT-Dangote-01/11 Có TK 111, 152, 141, 334 +Cuối kỳ, kết chuyển chi phí vào TK 154: Nợ TK 154- CT-Dangote-01/11 Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  58. Khóa Luận Tốt Nghiệp 47 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm CóTK 621- CT-Dangote-01/11 Có TK 622- CT-Dangote-01/11 Có TK 627- CT-Dangote-01/11 Đối với chi phí chung liên quan đến nhiều công trình thì ghi nhận chi phí chung, cuối kỳ phân bổ chi phí theo tiêu thức thích hợp vào TK 154 cho từng công trình liên quan, ví dụ như : + Ghi nhận chi phí: Nợ TK 621 Nợ TK 622 Nợ TK 627 Có TK 111, 152, 141, 334 + Cuối kỳ, phân bổ chi phí cho từng công trình:  CT-DANGOTE-01/11 – Công trình Dangote HM gầu tải & hệ thống lọc bụi – H & B (PO881755/11). Giả sử có chi phí chung phát sinh liên quan đến 3 công trình thì phải tiến hành phân bổ chi phí chung cho 3 công trình và ghi nhận chi phí cho các công trình liên quan. Chi phí phân bổ cho công trình CT-DANGOTE-01/11 kết chuyển vào TK 154, hạch toán như sau: Nợ TK 154- CT-Dangote-01/11 CóTK 621 Có TK 622 Có TK 627 2.2.1.3 Đặc điểm công tác đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang trong công ty xây lắp chính là các công trình- hạng mục công trình chưa hoàn thành trong kỳ tính đến thời điểm cuối kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp. Thường được xác định theo kỳ kế toán là quý. Việc tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp xây lắp cũng phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa Công ty với chủ đầu tư. Đối với, Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu thì các hợp đồng thương mại qui định thanh toán sản phẩm xây lắp khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối kỳ kế toán mà sản phẩm chưa hoàn thành. Giá trị SP xây lắp Giá trị SP xây lắp dở Chi phí phát sinh = + dở dang CK dang ĐK trong kỳ 2.2.1.4 Đặc điểm công tác tính giá thành sản phẩm Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  59. Khóa Luận Tốt Nghiệp 48 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 2.2.1.4.1 Đối tượng tính giá thành Cần phân biệt đối tượng tính giá thành với đối tượng hạch toán chi phí. Tuy nhiên, tại Công ty thì đối tượng tập hợp chi phí cũng chính là đối tượng tính giá thành đó là các công trình- hạng mục công trình. Đối tượng tính giá thành của công ty có thể là toàn bộ công trình đối với những công trình nhỏ mà thời gian dưới một năm, có thể là hạng mục công trình lớn thời gian thi công dài do bên chủ đầu tư và nhận thầu ký kết hợp đồng thanh toán. 2.2.1.4.2 Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành chính là thời điểm công trình- hạng mục công trình hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng. Trong bài khóa luận này em xin chọn tính giá thành công trình DANGOTE- 01/11- Công trình Dangote HM gầu tải & hệ thống lọc bụi – H & B theo hợp đồng số PO881755/11. Công trình thi công từ ngày 01/09/2011 đến 31/03/2012. Kỳ tính giá thành của công trình này là quý. Với số liệu minh họa được lấy trong quý I năm 2012, cụ thể là số liệu của tháng 3 năm 2012 của công trình Dangote 01/11. 2.2.1.4.3 Phương pháp tính giá thành Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn). Theo đó, giá thành sản phẩm xây lắp được tính theo công thức: Chi phí Chi phí SX Giá thành sản Chi phí SXKD = SXKD dở + phát sinh - phẩm xây lắp dở dang CK dang ĐK trong kỳ 2.2.2 Nội dung và trình tự hạch toán chi phí sản xuất 2.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.2.1.1 Đặc điểm Chi phí NVLTT bao gồm giá trị NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cần thiết để tham gia cấu thành nên thực thể của sản phẩm xây lắp. Trong DN xây lắp, chi phí NVLTT thường chiếm tỷ lệ khá lớn (khoảng 60- 80%) trong giá thành từng công trình, hạng mục công trình. Do vậy, việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm vật liệu là một yêu cầu hết sức cần thiết trong công tác quản lý, nhằm làm giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Xác định được tầm quan trọng của nó, Công ty luôn chú trọng tới việc quản lý vật liệu từ khâu mua vào, vận chuyển cho tới khi xuất dùng cho công trình. Để tổ chức quản lý, hạch toán NVL tốt thì Công ty đã phân loại NVL như sau: - NVL chính: Thép, lưới thép, ống bạc, ống inox Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  60. Khóa Luận Tốt Nghiệp 49 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm - NVL khác: Cát, cáp cao su, dây hàn, que hàn - Nhiên liệu: Dầu nhờn, mỡ máy - Vật liệu phụ: Bạc đạn, bình ắc quy Mỗi loại vật liệu tại Công ty lại có mã số riêng để dễ dàng hạch toán, theo dõi, chẳng hạn: Mã hiệu Tên VTHH Đơn vị tính KTHH100002 Thép H100 x 100 Mét KTHH120002 Thép H120 x 120 Mét KTHH125002 Thép H125 x 125 Mét Các loại nguyên vật liệu của công ty được phân loại và hạch toán vào TK 152 được mở chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu cụ thể như sau: TK 1522N: Dầu nhờn, mỡ máy (mua ngoài_NXT. TK 1523GCN: Hàng gia công ngoài. TK 1523I: Vật tư chính (nhập khẩu). TK 1523K: Vật tư chính (trong kho). TK 1523N: Vật tư chính (mua ngoài_NXT). TK 1524K: Vật liệu khác (trong kho). TK 1524N: Vật liệu khác (mua ngoài_NXT) 2.2.2.1.2 Tài khoản sử dụng Chi phí NVLTT được Công ty hạch toán trên TK 621. Để thuận tiện cho việc theo dõi NVL, chi phí NVL của từng công trình, TK 621 được công ty mở chi tiết cho từng công trình- hạng mục công trình. Chẳng hạn như: TK 621- CT-Cthanh-Beumer TK 621- CT-Cthanh-Loseche5 TK 621- CT-Dangote-01/11 2.2.2.1.3 Chứng từ sử dụng Công ty sử dụng các chứng từ sau: Phiếu yêu cầu vật tư. Giấy đề nghị tạm ứng. Phiếu chi. Biên bản nghiệm thu nguyên vật liệu. Phiếu nhập kho. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  61. Khóa Luận Tốt Nghiệp 50 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Hóa đơn GTGT. Phiếu hoàn ứng. Phiếu xuất kho. Phiếu tổng hợp hàng nhập kho. Phiếu tổng hợp hàng xuất kho 2.2.2.1.4 Sổ sách Sổ chi tiết TK 621. Sổ cái TK 621. Sổ chi tiết TK 152. Sổ cái TK 152. 2.2.2.1.5 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm). Phương pháp này cho độ chính xác cao, công việc tính toán không bị dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung. Đồng thời, việc sử dụng phần mềm kế toán trên máy tính giúp kế toán công ty không tốn nhiều thời gian để tính toán giá xuất kho cho NVL. Sau mỗi lần nhập NVL, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và đơn giá bình quân cho từng loại hàng tồn kho theo công thức sau: Giá trị NVL tồn Giá trị NVL + nhập trước lần xuất Đơn giá xuất kho lần kho đầu kỳ thứ a thứ a = Số lượng NVL Số lượng NVL + nhập trước lần xuất tồn kho đầu kỳ thứ a Từ đó, tính ra được trị giá NVL xuất kho: Giá trị thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá bình quân 2.2.2.1.6 Quy trình theo dõi và hạch toán chi phí nguyên vật liệu  Quy trình theo dõi: Thông thường, khi Công ty được giao thầu công trình thì phòng kỹ thuật sẽ căn cứ trên bản vẽ thiết kế thi công của từng công trình, hạng mục công trình để tính khối lượng xây lắp và định mức dự toán xây dựng cơ bản, định mức nội bộ để yêu cầu vật tư cần thiết sử dụng. Do đó, mức độ nhập- xuất NVL là do phòng kỹ thuật tính toán và đưa lên kế hoạch. Sau khi được trình duyệt từ Ban Giám Đốc thì nhân viên vật tư có nhiệm vụ đi mua vật tư (có thể giao cho đội SX trực tiếp mua). Trước khi đi mua thì nhân viên mua vật tư phải làm giấy đề nghị tạm ứng Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  62. Khóa Luận Tốt Nghiệp 51 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm (Phụ lục) với đầy đủ thông tin như: Tên, bộ phân công tác, nội dung tạm ứng, số tiền và phải có sự trình duyệt từ Ban Giám Đốc. Khi đó, căn cứ vào giấy tạm ứng kế toán viết phiếu chi (Mẫu số 2.1), đến khi hoàn ứng phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lý. Mẫu số 2.1: Phiếu chi – Tạm ứng tiền CT-Dangote 01/11  Cách thức luân chuyển nguyên vật liệu: NVL tại Công ty được luân chuyển theo 2 hướng: NVL được chuyển trực tiếp ra công trình- NXT hoặc NVL có thể được chuyển về kho để dự trữ.  NVL được chuyển trực tiếp ra công trình- NXT: Đối với việc mua vật tư chuyển thẳng ra công trình để sử dụng ngay thì được quản lý bởi người phụ trách ngoài công trình. Sau khi NVL được chuyển về Công ty để bàn giao cho công trình thì NVL phải được kiểm tra chất lượng, biên bản nghiệm thu vật liệu và hóa đơn GTGT giao cho người đi thu mua vật tư. Hóa đơn GTGT (Phụ Lục) sẽ được chuyển về phòng kế toán để kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy và thực hiện lập đồng thời phiếu nhập kho NVL (Mẫu số 2.2), phiếu xuất kho NVL (Mẫu số 2.3). Sau đó, thanh toán tiền cho nhà cung cấp hoặc hoàn ứng tiền mua vật tư.  NVL được chuyển về kho để dự trữ. Đối với vật tư mua về nhập kho thì khi về đến kho, thủ kho làm thủ tục kiểm nhận chất lượng và chỉ nhập kho những vật tư đảm bảo tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật. Dựa trên số hóa đơn, giấy báo nhận hàng thủ kho tiến hành lập phiếu nhập kho và ghi chép vào thẻ kho. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  63. Khóa Luận Tốt Nghiệp 52 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Khi có yêu cầu xuất kho đưa vào sử dụng thì kế toán lập phiếu xuất kho, chuyển phiếu xuất kho xuống thủ kho. Trên cơ sở phiếu xuất, thủ kho làm nhiệm vụ kiểm kê và giao vật tư, ký vào phiếu xuất và ghi rõ số thực xuất vào thẻ kho. Phiếu xuất kho được chi củ thể cho từng công trình, hạng mục công trình. Sau đó, kế toán nhập dữ liệu vào máy, máy tính sẽ tự động tính ra số thành tiền của vật tư xuất, theo phương pháp bình quân gia quyền. Mẫu số 2.2: Phiếu nhập kho Mẫu số 2.3: Phiếu xuất kho  Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Số liệu được lấy của tháng 3 năm 2012, theo quá trình nghiên cứu em nhận thấy NVL của công ty được nhập chuyển thẳng ra công trình thi công- NXT. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  64. Khóa Luận Tốt Nghiệp 53 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Số liệu minh họa: + Ngày 31/03: Căn cứ vào hóa đơn mua nguyên vật liệu (số 1046 ngày 29/2/2012) bằng tiền tạm ứng, VAT 10%, bao gồm vật liệu sau: S Đơn Tên vật tư Mã Số Đơn T vị Thành tiền hàng hóa VTHH lượng Giá T tính 1 Gỗ tạp NGTA000001 M3 3 3.767.120 11.301.360 Tiền hàng 11.301.360 Tiền thuế 1.130.136 Tổng thanh toán 12.431.496 Nguyên vật liệu nhập xuất thẳng ra công trình, căn cứ theo hóa đơn mua vật liệu bằng tiền tạm ứng, kế toán thực hiện đồng thời viết phiếu nhập kho và xuất kho (NXT-083/07/12): Kế toán định khoản khi mua vật tư về vào ngày 31/3/2012: Nợ TK 1524N: 11.301.360 Nợ TK 1331: 1.130.136 Có TK 141: 12.431.496 Xuất dùng cho công trình, dựa trên phiếu xuất kho số: NXT- 122/07/12, kế toán ghi: Nợ TK 621- CT-Dangote-01/11: 11.301.360 Có TK 1524N: 11.301.360 + Ngày 31/03: Căn cứ vào hóa đơn mua nguyên vật liệu (số 4568 ngày 29/2/2012) bằng tiền tạm ứng, VAT 10%, bao gồm vật liệu sau: S Đơn Tên vật tư Mã Số Đơn T vị Thành tiền hàng hóa VTHH lượng Giá T tính Sơn Interzinc 1 NSON042001 Lít 20 189.735 3.794.700 42 grey Intergard 740 Ral 2 NSON740035 Lít 100 161.379 16.137.900 7035 light Grey Tiền hàng 19.932.600 Tiền thuế 1.993.260 Tổng thanh toán 21.925.860 Nguyên vật liệu nhập xuất thẳng ra công trình, căn cứ theo hóa đơn mua vật liệu bằng tiền tạm ứng, kế toán thực hiện đồng thời viết phiếu nhập kho và xuất kho (NXT-122/07/12): Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
  65. Khóa Luận Tốt Nghiệp 54 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Kế toán định khoản khi mua vật tư về vào ngày 31/3/2012: Nợ TK 1524N: 19.932.600 Nợ TK 1331: 1.993.260 Có TK 141: 21.925.860 Xuất dùng cho công trình, dựa trên phiếu xuất kho số: NXT- 122/07/12, kế toán ghi: Nợ TK 621- CT-Dangote-01/11: 19.932.600 Có TK 1524N: 19.932.600 + Ngày 31/03: Căn cứ vào hóa đơn mua nguyên vật liệu (số 4612 ngày 05/03/2012) bằng tiền tạm ứng, VAT 10%, bao gồm vật liệu sau: S Đơn Tên vật tư Mã Số Đơn T vị Thành tiền hàng hóa VTHH lượng Giá T tính Lưới thép hàn d4@50x50 1 NLTH041475 Tấm 164 218.182 35.781.848 (1475x1050)mm Tiền hàng 35.781.848 Tiền thuế 3.578.185 Tổng thanh toán 39.360.033 Nguyên vật liệu nhập xuất thẳng ra công trình, căn cứ theo hóa đơn mua vật liệu bằng tiền tạm ứng, kế toán thực hiện đồng thời viết phiếu nhập kho và xuất kho (NXT-123/09/12): Kế toán định khoản khi mua vật tư về vào ngày 31/3/2012: Nợ TK 1523N: 35.781.848 Nợ TK 1331: 3.578.185 Có TK 141: 39.360.033 Xuất dùng cho công trình, dựa trên phiếu xuất kho số: NXT- 122/07/12, kế toán ghi: Nợ TK 621- CT-Dangote-01/11: 35.781.848 Có TK 1523N: 35.781.848 Căn cứ vào các chứng từ, kế toán nhập dữ liệu vào máy. Máy tính sẽ tự động chuyển các dữ liệu vào các sổ có liên quan: Sổ chi tiết TK 621 (Mẫu số 2.4), sổ cái TK 621. Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang