Luận văn Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_cham_soc_suc_khoe_nguoi_co_cong_cach_mang_thuc_tran.pdf
Nội dung text: Luận văn Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG Luận văn Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) 1
- 1. Lý do chọn đề tài Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam liên tục phải đối mặt với chiến tranh. Mỗi cuộc chiến qua đi để lại những hậu quả nặng nề mà nhân dân ta phải gánh chịu và khắc phục. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở thế kỉ XX, những tổn thất của nhân dân ta về người và của, về cơ hội để phát triển đất nước là vô cùng to lớn. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những con người của thời chiến, những người đã trực tiếp tham gia và cả những người đã đóng góp công sức vào cuộc kháng chiến “thần thánh” đó, mà những di chứng của nó vẫn gieo rắc lên các thế hệ tương lai. Khó khăn lại càng chồng chất khó khăn. Điều đó đã tạo ra không ít thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Những người đang sống trong thời bình như chúng ta hiện nay, không thể không thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh, nhất là những người lính đã trực tiếp ra chiến trường và những người giúp đỡ cách mạng mà hiện tại đang phải gánh chịu những nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn do chiến tranh để lại. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và để phát huy truyền thống ấy, mỗi người trong chúng ta có một lúc nào đó trong cuộc sống đã tự hỏi: Chúng ta phải làm gì để bù đắp và thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công cách mạng – những người mà sức khỏe và điều kiện sống của họ chắc chắn còn gặp nhiều khó khăn? Chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho người có công là một trong những chính sách được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng. Những chính sách cho người có công cách mạng như: chính sách bảo hiểm y tế, chính sách chăm sóc sức khỏe, chính sách ưu đãi về kinh tế, chính sách trợ cấp đã được ban hành và thực hiện. Hơn nữa, được sự chung tay góp sức của toàn cộng đồng, những chính sách này trong nhiều năm qua đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho người có công cách mạng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta vẫn thiếu các nguồn lực để có thể thực hiện một cách tốt nhất công việc này. Việt Nam là một nước nghèo. Thêm vào đó, những năm qua do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, của thiên tai hạn hán, lũ lụt thường xuyên nên điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước càng gặp nhiều 2
- khó khăn. Vì thế, công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng vẫn chưa có điều kiện quan tâm, đầu tư đúng mức. Như chúng ta đã biết, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Đối với những người có công CM, nhất là những thương, bệnh binh vấn đề này càng cấp thiết và cần quan tâm nhiều hơn hết. Tại Hội thảo Công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ người có công, được Cục người có công (Bộ Lao động-TBXH) tổ chức ngày 15/4/2010, tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã khẳng định “Công tác điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe, được xem như là một yêu cầu bức thiết vì rất nhiều đối tượng người có công đã bày tỏ nguyện vọng và mong muốn được đi thăm quan, nghỉ ngơi điều dưỡng sức khoẻ dù chỉ là một lần”. Trên thực tế, nhu cầu được điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe của người có công CM tại các cơ sở chăm sóc người có công là rất cao nhưng số lượng được đi điều dưỡng hàng năm rất ít, còn lại đa số điều dưỡng tại nhà. Tình trạng này cũng là phổ biến tại Huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Đây là một huyện thuộc căn cứ cách mạng cũ nên số người có công cách mạng khá đông (2459 người trong đó thương, bệnh binh là 1567 người, chiếm phần đông là 3 xã Ân nghĩa:79 người, Ân Tường Tây: 75 người, Ân Tường Đông là: 75 người) [12]. Trong những năm vừa qua, mỗi năm chỉ có khoảng 60 người được đưa đi điều dưỡng tại Trung tâm chăm sóc người có công CM tại thành phố Quy Nhơn. Để giải quyết vấn đề bất cập này, Sở LĐTB và XH tỉnh Bình Định đã ra công văn số 225/LĐTBXH – NCC ngày 14/02/2011, nêu rõ “Đối với các đối tượng thuộc diện điều dưỡng luân phiên 5 năm 1 lần đề nghị Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phải căn cứ danh sách các năm trước để rà soát, đối chiếu, tránh trùng lặp, nếu địa phương nào lập danh sách đối tượng chưa đủ 5 năm thì phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định”. Mặc dù vậy, công văn này cũng có mặt chưa thỏa đáng và gây lúng túng cho nhiều địa phương trong quá trình thực hiện bởi ở một số địa phương đối tượng đủ 5 năm thì thiếu chỉ tiêu, trong khi đó nhiều đối tượng chưa đủ 5 năm lại có nguyện vọng được đi điều dưỡng tiếp. Những nhu cầu, nguyện vọng của người có công cách mạng về chăm sóc sức khỏe nếu không được giải quyết tốt, trước hết sẽ trực tiếp tác động xấu đến sức khỏe và cuộc sống của những người có công cách mạng, sau đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến 3
- chất lượng cuộc sống của gia đình họ cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của Huyện và của đất nước nói chung. Xuất phát từ mong muốn làm được một việc có ích và từ thực tế bất cập giữa nhu cầu cần chăm sóc sức khỏe của người có công cách mạng và những khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng, nhất là tại một huyện miền núi còn vô vàn khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo đời sống của người dân như Hoài Ân, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta luôn phải đối mặt với những rủi ro, một trong những rủi ro thường gặp là ốm đau, bệnh tật vì vậy mà vấn đề chăm sóc sức khỏe gần như là mối quan tâm rất lớn của tất cả mọi người. Trong những năm qua nước ta cũng nhận thức một cách đúng đắn đầy đủ về tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi cá nhân. Đảng và nhà nước đã rất chú ý quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân, gần đây Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách chăm sóc sức khỏe cho toàn dân. Chẳng hạn, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc có nêu rõ “thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, đổi mới cơ chế và chính sách viện phí, trong đó có chính sách trợ cấp và bảo hiểm cho NCCCM tiến tới bảo hiểm y tế cho người dân”. Hay một loạt các văn kiện khác về vấn đề này cũng được ban hành như chỉ thị số 16 của Ban bí thư trung ương về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Cho đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân, trong đó có thể kể đến một số đề tài : “Khảo sát về hệ thống chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình ở nông thôn miền núi, miền Trung” (năm 1992); “Thực trạng hút thuốc lá tại Việt Nam” (Đại học Califonia tài trợ (năm 1999)), “Đánh giá 10 năm thi hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam” (Uỷ ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em quản lý và tài trợ thực hiện năm 2001) . . . Trong đó đáng chú ý hơn cả là đề tài “đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao ở tuổi Việt Nam” của nhóm tác giả: Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Khương Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thắng và cộng sự. Đề tài này làm phong phú thêm nguồn tài 4
- liệu cho đề tài “Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)”. Đề tài “Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao ở tuổi Việt Nam” chỉ mới đi sâu vào việc nghiên cứu thực trạng về bệnh tật, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế của người cao tuổi; việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi của gia đình; việc triển khai thực hiện các chính sách chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi để cung cấp bằng chứng khoa học cho việc xây dựng chính sách và chiến lược nhằm “ nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi”. Nhưng đề tài này chưa đưa ra được những giải pháp để nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cũng như những giải pháp cho việc xây dựng chính sách và chiến lược nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi như mục tiêu mà đề tài đã đưa ra. Cho đến nay hầu như có rất ít đề tài nghiên cứu về NCCCM, mà đa số thực trạng về cuộc sống của họ được thể hiện một phần qua các trang báo: dân trí, báo công an nhân dân, báo quân đội nhân dân . . . trong đó bài viết “Người bệnh binh già trong căn nhà xiêu vẹo” trên báo dân trí (thứ tư ngày 12/1/1011). Bài báo này viết về cuộc sống gia đình người bệnh binh Nguyễn Anh Thập (xã Song Lộc – Can Lộc – Hà Tỉnh) vô cùng khó khăn: bản thân ông bị bệnh tật hành hạ, vợ con gặp nạn, ốm đau liên miên, nuôi con cái học hành, gia đình ông lại cưu mang hai cụ già không có con. Họ phải sống trong một căn nhà xiêu vẹo đe đọa đến tính mạng bất cứ lúc nào. Qua đó phản ánh thực trạng vẫn còn một số NCCCM chưa được quan tâm, chăm sóc đúng mức, cuộc sống của họ còn chứa đựng vô vàng khó khăn, thách thức và ẩn hiện những nguy cơ. Trong quá trình thực tập tác giả cũng đã thực hiện chuyên đề tốt nghiệp “thực trạng thực hiện công tác điều dưỡng cho người có công cách mạng của phòng LĐ – TB & XH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định” . Đề tài này cũng đã phần nào phản ánh được thực trạng về bệnh tật, thực hiện chế độ điều dưỡng cho NCCCM và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện công tác này tốt hơn, tuy nhiên gặp phải một số hạn chế về thời gian nên đề tài mới phản ánh được một mặt của vấn đề chăm sóc sức khỏe và chưa phản ánh được đầy đủ thực trạng chăm sóc sức khỏe cho NCCCM. Cho nên những giải pháp đưa ra chưa mang tính tổng thể, toàn diện để giải quyết triệt và bền vững vấn đề sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCCCM. 5
- Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nghiên cứu có trước, tác giả thực hiện đề tài “Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)” với mong muốn làm rõ thực trạng về chăm sóc sức khỏe cho NCCCM, cũng như góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe NCCCM. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nhằm mục tiêu tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho NCCCM, thực trạng vấn đề chăm sóc sức khỏe NCCCM ở huyện Hoài Ân đang diễn ra như thế nào, đã đạt được những kết quả nào, còn những mặt tồn tại, yếu kém nào? Những thuận lợi và những khó khăn mà công tác này gặp phải là gì? Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe của người có công cách mạng đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung giải quyết những nghiệm vụ sau: Nghiên cứu lý luận về người có công cách mạng (chủ yếu tập trung vào đối tượng thương binh và bệnh binh); sức khỏe và chăm sóc sức khỏe; chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng. Tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Chủ yếu là những người đã tham gia cách mạng từ năm 1945 – 1975 họ thuộc nhóm người cao tuổi, độ tuổi đang gặp nhiều vấn đề về sức: Đây là lứa tuổi có sự lão hóa và xuất hiện nhiều bệnh tật nhất trong các gia đoạn phát triển của cuộc đời con người cộng thêm những vết thương, bệnh tật do chiến tranh gây ra, cho nên họ rất cần đến sự can thiệp của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Trên cơ sở tìm hiểu rỏ thực trạng chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng, tác giả đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đối với công tác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng tại địa phương. 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát Đối tượng nghiên cứu 6
- Như tên đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng và giải pháp chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Đối tượng khảo sát Đề tài tiến hành khảo sát 130 thương, bệnh binh. 5.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng huyện Hoài Ân – tỉnh Bình Định. 5.3. Phạm vi nghiên cứu Người có công cách mạng bao gồm rất nhiều đối tượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung vào hai nhóm đối tượng chiếm số lượng rất đông tại huyện là thương binh và bệnh binh và chỉ khảo sát nhóm đối tượng tham gia cách mạng trong giai đoạn 1945 – 1975. Đồng thời, đề tài chỉ khảo sát tại 3 xã có số lượng thương, bệnh binh đông nhất trong Huyện là: Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân Nghĩa 6. Giả thuyết nghiên cứu Hầu hết người có công cách mạng ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đã và đang được chăm sóc sức khỏe theo chính sách của Đảng và Nhà nước. Người có công cách mạng ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định có nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe nhưng chất lượng và hiệu quả của công tác này chưa cao do rất nhiều khó khăn mang lại, nhất là thiếu thốn về tài chính, đội ngũ y, bác sĩ; cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu Gia đình, chính quyền các cấp, các cơ sở y tế, đội ngũ y, bác sĩ và cả cộng đồng có vai trò rất lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng. Chính họ sẽ góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tình trạng sức khỏe cho người có công cách mạng. 7. Phương pháp nghiên cứu và xử lý thông tin 7.1. Phương pháp nghiên cứu 7.1.1. Phương pháp chọn mẫu Phương pháp này được tác giả lựa chọn sử dụng trong đề tài bởi người có công cách mạng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau và họ sống rải rác trên địa bàn huyện 7
- nên rất khó khăn để điều tra tổng thể. Cụ thể của phương pháp này tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu tỷ lệ, mẫu điều tra được tiến hành trên hai nhóm đối tượng là thương binh, bệnh binh và được điều tra điển hình tại 3 xã nhiều thương, bệnh binh: Ân Tường Tây, Ân Tường Đông Ân Nghĩa. Số lượng mẫu nghiên cứu là 130 đối tượng, đủ đại diện cho thương, bệnh binh cũng như người có công cách mạng của cả huyện Hoài Ân -tỉnh Bình Định. Tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu tỉ lệ nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, đảm bảo phản ánh đúng thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng trên địa bàn Huyện. 7.1.2. Phương pháp thu thập thông tin tư liệu Thu thập các thông tin từ các nguồn như sách, báo, khóa luận, trên mạng internet, tạp chí, các báo cáo liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng. Những thông tin thu thập được xử lí theo yêu cầu của khóa luận nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan. 7.1.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến Bảng trưng cầu ý kiến gồm tất cả 28 câu, trong đó có 14 câu hỏi đóng, 13 câu hỏi vừa đóng vừa mở, 1 câu hỏi mở. Tổng cộng có 130 phiếu được phát tại 3 xã: Ân Tường Tây, Ân Tường Đông và xã Ân Nghĩa. Mục đích của phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của người có công cách mạng, cụ thể là thương binh và bệnh binh về vấn đề chăm sóc sức khỏe của họ. 7.1.4. Phương pháp phỏng vấn Nhằm tìm hiểu sâu hơn vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 45 đối tượng cụ thể tại xã Ân Tường Tây là 15 người, xã Ân Tường Đông là 15, xã Ân Nghĩa là 15 người và một số vị lãnh đạo địa phương, các ban nghành có liên quan như: phòng LĐTB và XH, những người thực hiện chính sách người có công CM tại các xã, Bệnh viện huyện Hoài Ân, trạm y tế các xã 8
- 7.1.5. Phương pháp quan sát kèm theo ghi hình Tác giả sử dụng phương pháp quan sát và ghi hình nhằm phối hợp với phương pháp trưng cầu ý kiến và phương pháp phỏng vấn với mục đích tìm hiểu và đảm bảo tính khách quan và độ chính xác của những thông tin thu được. 7.2. Phương pháp xử lý thông tin 7.2.1. Thông tin thu được từ các tài liệu Tất cả những thông tin thu thập được, tác giả đã tổng thuật, lược thuật theo các chủ đề, tổng quan tình hình nghiên cứu, xác lập một số lý thuyết, khái niệm làm cơ sở lý luận, xây dựng giả thiết nghiên cứu, mô tả bối cảnh kinh tế – văn hóa – xã hội ở địa phương. 7.2.2. Thông tin thu được qua phiếu trưng cầu ý kiến Phiếu trưng cầu ý kiến chủ yếu được xử lý theo tỷ lệ % trong đó kết hợp với so sánh tương quan giữa các biến quan trọng để có thể thấy rõ mối quan hệ trong các vấn đề phân tích. 7.2.3. Thông tin thu được qua phỏng vấn Những thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sâu được tác ghi băng, ghi chép sau đó phân loại, chọn lọc, dưới dạng trích dẫn từ các biên bản đã được xử lý và sử dụng. 7.2.4. Thông tin thu được qua quan sát và hình ảnh Tác giả tiến hành đối chiếu, so sánh thông tin từ việc quan sát, ghi chép cũng như những hình ảnh thu được để hình thành câu trả lời và kiểm tra độ chính sát của thông tin cho bảng hỏi cũng như phỏng vấn sâu. 8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 8.1. Ý nghĩa lý luận Những thông tin thu thập được từ nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về người có công cách mạng, người cao tuổi nói riêng và lý luận về chính sách xã hội nói chung. 9
- Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực người có công cách mạng, chính sách xã hội và chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Như chúng ta đã biết, chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng là một việc làm vô cùng cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, công tác này gặp rất nhiều khó khăn, bất cập ở nhiều địa phương. Với kết quả nghiên cứu của đề tài, người thực hiện đề tài mong muốn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe người có công tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định; gợi mở một số giải pháp để các cấp, chính quyền địa phương, gia đình, các bên liên quan và cả cộng đồng sẽ nhận thức rõ và đầy đủ vai trò và trách nhiệm trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng. Đồng thời, cũng như là một thông điệp hướng sự quan tâm và chung tay góp sức của cộng đồng, nhất là những người trẻ tuổi ở địa phương để cùng thực hiện có hiệu quả hơn công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng đặc biệt với đối tượng là thương, bệnh binh. 9. Cấu trúc khóa luận Khóa luận được cấu trúc làm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận khuyến nghị. Trong đó phần nội dung được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng chăm sóc sức khỏe cho NCCCM huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho NCCCM huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định 10
- PHẦN 2. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.Chính sách xã hội Chính sách xã hội là những quy định bằng văn bản nhằm để hỗ trợ cho nhóm đối tượng trong xã hội. Nó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đối với họ, góp phần tạo ra sự công bằng, bình đẳng, ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội. Chính sách xã hội bao gồm một số nội dung cơ bản sau: Chính sách xã hội có những đặc trưng riêng, nhờ vậy, mà người ta có thể phân biệt nó với các chính sách khác như: chính sách chính sách chính trị, chính sách kinh tế, tư tưởng. . . xét trên phương diện quản lý những đặc trưng đó là: Chính sách xã hội bao giờ cũng liên quan đến con người, bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, lấy con người và các nhóm người làm đối tượng tác động để hoàn thiện và phát triển con người, hình thành các chuẩn mực và giá trị xã hội. Chính sách xã hội mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, bởi vì mục tiêu cơ bản của nó là hiệu quả xã hội. Công bằng xã hội là nội dung cơ bản của chính sách xã hội. Nhà nước sử dụng chính sách xã hội như một công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng các giá trị mới, hướng vào cái thiện, cái tốt, hạn chế và đẩy lùi cái xấu, cái ác. Chính sách xã hội của nhà nước thể hiện trách nhiệm xã hội cao, tạo những điều kiện, cơ hội như nhau để mọi người phát triển và hòa nhập cộng đồng. Hiệu quả chính sách xã hội là ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo công bằng xã hội. Chính sách xã hội còn mang tính kế thừa lịch sử, nó có sự thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia, dân tộc. Bất kỳ một khoa học nào cũng có đối tượng nhiên cứu của mình, đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách nói chung và chính sách xã hội nói riêng là hệ thống chính sách cũng như quy trình chính sách trên thực tiễn (hoạch định, thực thi, đánh giá chính sách). Với đối tượng nghiên cứu như trên, chính sách xã hội có những chức năng cơ bản: 11
- Chức năng nhận thức: Chính sách xã hội phát hiện ra tính quy luật của xã hội (phản ánh đời sống văn hóa và các quan hệ văn hóa xã hội), tính quy luật của chính trị và sự vận động của hệ thống chính trị trong xã hội. Tất cả các quy luật này đều phản ánh nội dung của chính sách và đóng vai trò quy định nội dung, phương hướng của chính sách xã hội, nên việc nhận thức nó là hết sức quan trọng của chính sách xã hội. Chức năng phân tích, dự báo, đề xuất biện pháp cho công tác quản lý xã hội: một chính sách xã hội khoa học gắn liền với thực tiễn xã hội sẽ giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo phân tích, dự báo những vấn đề xã hội trong tương lai gần hoặc xa, làm cơ sở để lượng giá và đề xuất chính sách xã hội. Chức năng thực tiễn: chính sách xã hội phản ánh đúng thực tiễn, đi vào thực tiễn một cách thích hợp, nó sẽ làm cho xã hội luôn ở trạng thái ổn định, góp phần hoàn chỉnh cơ cấu xã hội, đẩy mạnh tính tích cực của các thành viên trong xã hội, sử dụng tốt tiềm năng lao động của đất nước. Sự hoàn thiện chính sách xã hội phụ thuộc vào sự tăng trưởng và phát triển xã hội, nhưng chính sách xã hội không hoàn toàn phụ thuộc một cách máy móc mà có tính độc lập tương đối. Mục tiêu của khoa học chính sách xã hội là thông qua việc nghiên cứu thực tiễn các chính sách để tìm ra những giải pháp để cải tiến hệ thống chính sách, nâng cao chất lượng hoạch định và thực thi chính sách của nhà nước hướng đến mục tiêu cuối cùng là công bằng, an sinh và tiến bộ xã hội. Do mục tiêu và chức năng của mình, chính sách xã hội đã trở thành một lĩnh vực rất rộng lớn, hoặc có thể xem là nó thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Có thể phân chia chính sách xã hội theo nhiều khía cạnh để tìm hiểu hoặc quản lý. Có thể nói chính sách xã hội ở cấp độ nhà nước, khu vực, nơi làm việc, cộng đồng. Chính sách xã hội có thể phân chia theo các nhóm xã hội được tác động: nhóm nghề nghiệp, giới, tuổi, tộc người. Thông thường, người ta nói đến những lĩnh vực chủ chốt sau đây: chính sách bảo đảm thu nhập trong trường hợp bình thường hoặc gặp rủi ro, chính sách thị trường lao động, chính sách xã hội doanh nghiệp, chính sách nhà ở, chính sách gia đình, phụ nữ và trẻ em, chính sách xã hội trong giáo dục, chính sách xã hội trong y tế, chính sách giúp đỡ thanh niên, chính sách người cao tuổi, trợ giúp xã hội. . . [8; 9 – 11] Do hoàn cảnh đất nước ta có lịch sử phát triển khác với các nước khác cho nên chính sách xã hội được nhận thức và thực hiện cũng mang đặc điểm riêng biệt. 12
- Trước thời kỳ đổi mới (năm 1986) ở nước ta chính sách xã hội chưa được nhận thức đầy đủ. Còn tồn tại quan niệm chính sách xã hội chỉ là những chính sách dành cho những đối tượng xã hội đặc biệt thiếu khả năng lao động hoặc cần ưu đãi. Nhiều người coi chính sách xã hội là chính sách cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội và bảo hiểm xã hội. Nhiều vấn đề ở tầm vĩ mô như dân số, việc làm, thiết kế, những phương án phát triển chưa tính toán đầy đủ đến những vấn đề xã hội và môi trường xã hội cần thiết cho con người. Đôi khi chính sách kinh tế tách rời chính sách xã hội, còn chính sách xã hội đôi khi vượt quá trình độ phát triển của nền kinh tế. Chủ nghĩa bình quân không chỉ trong phân phối thu nhập nói chung, mà cả trong việc thực hiện chính sách xã hội. Nhiều nhu cầu xã hội của cá nhân đáng được thỏa mãn nhưng lại đồng hóa trong tập thể, cộng đồng. Những đặc điểm khác biệt của cá nhân ít được quan tâm. Chính sách xã hội chưa được nhận thức và thực hiện đầy đủ với tất cả những yêu cầu của nó. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và thực hiện ngày càng tốt chính sách xã hội. Vấn đề xã hội được tính đến nhiều hơn trong các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách xã hội được nhận thức một cách toàn diện trên cả tầm vĩ mô và vi mô. Nhân tố con người và những điểm khác biệt của cá nhân đã được chú trọng. Thực hiện chính sách xã hội được xem là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả các lực lượng xã hội chứ không còn là nhiệm vụ của riêng nhà nước như giai đoạn trước đây. Chủ nghĩa bình quân cũng được khắc phục. Với chính sách mở cửa tạo điều kiện để chúng ta huy động tiềm lực quốc tế cho việc giải quyết nhiều vấn đề xã hội do các cuộc chiến trong lịch sữ để lại cũng như những vấn đề mới xuất hiện do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường [8; 55]. 1.2. Chính sách xã hội cho người có công CM Chính sách xã hội cho người có công cách mạng thể hiện truyền thống tốt đẹp của chúng ta “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, nó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước ta với thế hệ đã “sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc”. Trong đó có rất nhiều chính sách cụ thể: chính sách trợ cấp, chính sách bảo hiểm, chính sách điều dưỡng, chính sách chăm sóc sức khỏe, chính sách ưu đãi trong kinh tế cho người có công. Trong đề này tác giả thực hiện nghiên cứu về chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công. 13
- Chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công, người có công CM đặc biệt là nhóm đối tượng thương binh, bệnh binh là những người rất cần đến chế độ chăm sóc nhất là vấn đề chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, cụ thể người có công cách mạng được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe được quy định trong Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2006 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế, theo thông tư chế độ chăm sóc sức khỏe đối với NCCCM cụ thể như sau: Chế độ bảo hiểm và quyền lợi về bảo hiểm y tế của người có công CM Những đối tượng có công cách mạng được hưởng bảo hiểm y tế bao gồm: người có công với cách mạng và thân nhân của họ được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về bảo hiểm y tế. Người có công với cách mạng và thân nhân của họ được hưởng quyền lợi về chăm sóc sức khỏe theo quy định của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chế độ điều dưỡng Là một trong những chế độ rất tốt và đạt hiệu quả cao, có tầm quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe người có công cách mạng và nó nhiệt liệt được hưởng ứng. Nó được chia ra làm hai phương thức điều dưỡng đó là: Điều dưỡng mỗi năm một lần, bao gồm những đối tượng như sau: người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (gọi chung là thương binh), bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang sống tại gia đình; người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Điều dưỡng luân phiên 5 năm một lần, gồm những đối tượng sau: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến; người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy 14
- giảm khả năng lao động dưới 81%; thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới 81% đang sống tại gia đình; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Trong đó có những quy định về kinh phí và nơi điều dưỡng cụ thể: Điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng Thời gian điều dưỡng tối đa là 10 ngày (không kể thời gian đi và về). Mức chi điều dưỡng: 1.500.000 đồng/người/lần, bao gồm: Tiền ăn sáng và 2 bữa chính: 1.100.000 đồng. Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường: 100.000 đồng. Quà tặng đối tượng: 100.000 đồng. Chi khác (khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, nghe chuyện thời sự, tham quan, chụp ảnh, phục hồi chức năng, ): 200.000 đồng. Điều dưỡng tại gia đình Mức chi điều dưỡng là 800.000 đồng/người/lần. [5] Chế độ chăm sóc sức khỏe cho thương binh Theo điều 20, 21, 22 của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng thì thương binh được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe như sau: Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh. Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước; thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho con từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng ở gia đình thì người phục vụ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế và trợ cấp hàng tháng. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dành cho thương binh, bệnh binh được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được miễn hoặc giảm thuế, vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật. 15
- Chế độ chăm sóc sức khỏe đối với bệnh binh Theo điều 23, 24, 25 của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng thì bệnh binh được hưởng các chế độ chăm sóc như sau: Trợ cấp hàng tháng theo tỷ lệ mất sức lao động. Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước. Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho con từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng ở gia đình thì người phục vụ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế và trợ cấp hàng tháng. Tổ chức thực hiện và những yêu cầu thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe cho người có công CM Tổ chức thực hiện Căn cứ vào những quy định trên các tổ chức, cá nhân ban ngành có liên quan: Bộ LĐ – TB&XH, Bộ tài chính, Bộ y tế, phòng LĐ – TB&XH ở địa phương, các trung tâm chăm sóc người có công tổ chức thực hiện, cụ thể là: Hàng năm, căn cứ dự toán chi ưu đãi người có công và số lượng thực tế các đối tượng thuộc diện điều dưỡng của từng địa phương, Bộ lao động – thương binh và xã hội phối hợp với Bộ tài chính phân bổ kinh phí ngay từ đầu năm cho Sở lao động – thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ đó triển khai xuống các Phòng lao động – thương binh và xã hội triển khai thực hiện đúng theo quy định. Sở lao động – thương binh và xã hội lập danh sách đối tượng được điều dưỡng trong năm và ra quyết định điều dưỡng người có công. Sở lao động – thương binh và xã hội lập kế hoạch chi tiết phân bổ xuống Phòng lao động – thương binh và xã hội, phòng LĐ – TB&XH, hai bên phối hợp tổ chức thực hiện đưa đối tượng đi điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng hoặc điều dưỡng tại gia 16
- đình theo quy định. Sở lao động – thương binh và xã hội phối hợp với Sở Y tế thực hiện thăm khám sức khỏe cho đối tượng điều dưỡng tại gia đình. Kinh phí chi tiền điện, nước sinh hoạt, văn nghệ, báo chí được giao dự toán trực tiếp cho các cơ sở điều dưỡng người có công với cách mạng do Ngành lao động – thương binh và xã hội quản lý theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11/3/2009. Những yêu cầu đặt ra khi thực hiện Đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đặc biệt là ngành LĐ – TB&XH và ngành y tế, các tổ chức đoàn thể, người được điều dưỡng. Đòi hỏi khi thực hiện đảm bảo thực hiện đúng quy định của các chính sách. Trong thời gian điều dưỡng tập trung nếu bị ốm đau đột xuất thì được giới thiệu đi điều trị tại bệnh viện gần nhất theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành. Trường hợp đối tượng đi điều dưỡng tập trung, nếu không ở hết thời gian của đợt điều dưỡng thì không được thanh toán lại tiền. Số kinh phí còn lại do Sở lao động – thương binh và xã hội quản lý để tăng số đối tượng hưởng chế độ điều dưỡng hàng năm [5]. 1.3. Các khái niệm liên quan 1.3.1. Chính sách xã hội Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách xã hội trong đó định nghĩa của PGS.TS. Lê Trung Nguyệt được xem là đầy đủ chính xác, nó chỉ rõ chủ thể xây dựng chính sách và đề ra nhiệm vụ cụ thể của chính sách xã hội. “Chính sách xã hội là loại chính sách được thể hiện bằng pháp luật của nhà nước thành một hệ thống quan điểm, chủ trương phương hướng và biện pháp để giải quyết những vấn đề xã hội nhất định, trước hết là những vấn đề liên quan đến công bằng xã hội, và phát triển an sinh xã hội, nhằm góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội” [8; 7]. 1.3.2. Quan niệm về người có công cách mạng Cho đến nay, hầu như chưa có một định nghĩa cụ thể về người có công cách mạng. Theo Pháp lệnh ưu đãi dành cho người có công cách mạng, ban hành theo quyết định năm 2005 “Người có công cách mạng" là những người: 17
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945. Liệt sĩ. Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Bệnh binh. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Người có công giúp đỡ CM. Thân nhân của những người có công cách mạng. Trong đó được khái niệm một cách rõ ràng về từng loại đối tượng cụ thể: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945. Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm 18
- cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hay có thể hiểu bà mẹ Việt Nam anh hùng là người đã sinh ra và nuôi dưỡng những đưa con liệt sĩ, theo quy định ít nhất là 2 người con. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận thương binh" và "Huy hiệu thương binh" thuộc một trong các trường hợp sau đây: chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trong đó được chia ra làm 4 loại: thương binh loại 1 (trên 81% ), thương binh loại 2 (từ 61% - 80% ), thương binh hạng 3 (từ 41% - 60% ), thương binh loại 4 (từ 21% - 40% ). Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp tại Điều 19 (quy định về thương binh) được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh". Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được gọi chung là thương binh. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh" thuộc một trong các trường hợp sau đây: chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên; hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ 3 năm nhưng đã có đủ 10 năm trở lên công tác trong Quân đội nhân 19
- dân, Công an nhân dân; đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ 10 năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; làm nghĩa vụ quốc tế; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học. Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng (về trợ cấp, bảo hiểm) là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng “Huân chương kháng chiến”, “Huy chương kháng chiến”. Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"; người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945; người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến [17]. Chúng ta có thể nhận thấy rằng người có công CM bao gồm rất nhiều đối tượng nhưng trong đề tài này tác giả chỉ tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe thương, bệnh binh hơn ai hết họ là những người rất cần đến hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ở đối tượng thương, bệnh binh được chia ra làm nhiều loại đối tượng khác nhau và trong khóa luận này tác giả tìm hiểu những người thương, bệnh binh chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ 20
- chiến đấu; bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể hoặc bệnh tật trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và cuộc chiến chống Mỹ (1954 - 1975). 1.3.3. Sức khỏe và chăm sóc sức khỏe Sức khỏe Có rất nhiều quan niệm khác nhau về sức khỏe, theo Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra định nghĩa “Sức khỏe là một trạng thái sản khoái đầy đủ về thể chất, tinh thần và các quan hệ xã hội, nó không chỉ bó hẹp vào nghĩa là không có thương tật hay bệnh tật xã hội” [18; 55]. Như vậy có thể hiểu một người hoàn toàn khỏe mạnh phải là một người có đầy đủ sức khỏe về thể chất, tinh thần và có các mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Cụ thể: Một người được xem là có sức khỏe thể chất không những không có thương tật, bệnh tật mà các hoạt động về thể lực cũng như tất cả các hoạt động sống đều ở trạng thái tốt nhất và phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, lứa tuổi . . .; sức khỏe tâm thần là một trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, bình an trong tâm hồn và biết chấp nhận những căng thẳng trong cuộc sống cũng như cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có được sự cân bằng và hòa hợp giữa cá nhân, những người xung quanh và môi trường; để đạt được trạng thái hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội tức là phải có thu nhập đủ sống, an sinh xã hội được đảm bảo, thiết lập và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp, thuận lợi với người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, rộng hơn là cộng đồng và xã hội . . . kết hợp hài hòa giữa lợi ích các nhân với lợi ích của người khác đồng thời được cống hiến cho cộng đồng, xã hội và được mọi người thừa nhận. Có được một cơ thể khỏe mạnh là mơ ước - mục tiêu - mục đích mà mọi người hướng đến và cố gắng thực hiện mọi biện pháp để đạt đến cái ngưỡng đó. Tất cả những yếu tố về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, quan hệ xã hội được kết hợp một cách hài hòa và đảm bảo sẽ làm nên vẻ đẹp sáng ngời của một con người, như cha ông ta đã từng khẳng định “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Các yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau, nếu thiếu một trong các thành tố trên sẽ không làm nên sức khỏe con người. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có sự chăm lo phát triển một cách hợp lý, hài hòa 21
- cân đối giữa các yếu tố để đạt đến một trạng thái sức khỏe tốt và có cuộc sống lý tưởng nhất. Định nghĩa trên đã chỉ cho chúng ta thấy rõ trạng thái sức khỏe cần đạt được để từ đó mỗi cá nhân hướng đến và vạch ra mục tiêu, phương pháp để đạt được. Tuy nhiên, định nghĩa trên cũng gặp phải hạn chế là chưa đưa ra được mục tiêu, phương pháp, kế hoạch thực hiện cho các lực lượng tham gia vào quá trình chăm sóc sức khỏe. Quan điểm về chăm sóc sức khỏe Việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ trước hết phải do chính bản thân mỗi cá nhân thực hiện. Tục ngữ cũng đã dạy: “Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khoẻ là của chính mình”. Đầu tư chăm sóc sức khoẻ là phải đầu tư chăm sóc ngay khi còn đang khoẻ mạnh, khi chưa thành bệnh mới là đầu tư chăm sóc có ý nghĩa và hiệu quả kinh tế cao nhất. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên có thể hiểu: chăm sóc sức khỏe là những hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe của con người. Theo WHO thì nâng cao sức khỏe chính là sự hổ trợ mà trong đó quan trọng nhất là tạo khả năng cho người dân kiểm soát và nâng cao sức khỏe của mình. Chi tiết hơn, nguyên lý thực hiện nâng cao sức khỏe thể hiện ở 3 hoạt động chính đó là: Xây dựng chính sách là hoạt động nhằm thúc đẩy sự hoàn thành các chính sách mang lại sức khỏe cho người dân. Tạo khả năng là hoạt động nhiều mặt bao gồm môi trường thuận lợi, cung cấp thông tin, hướng dẫn kỹ năng sống và tạo ra các cơ hội giúp người dân có khả năng chọn lựa những điều kiện có lợi cho sức khỏe. Phối hợp liên ngành là tạo điều kiện phối hợp các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, tập thể nhằm tăng cường phối hợp để tạo được hiệu quả tốt cho sức khỏe người dân đến mức cao nhất. Ba hoạt động trên nói lên cơ chế nâng cao sức khỏe là: “môi trường lành mạnh”, “tự chăm sóc”, và “trợ giúp lẫn nhau”. Có rất nhiều ý kiến, cách thức và những yêu cầu đặt ra cho mỗi cá nhân cũng như cộng đồng trong việc chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên có thể thấy chăm sóc sức khỏe thường tập trung vào 3 lĩnh vực như sau: 22
- Chăm sóc sức khỏe thể chất Trước tiên một yêu cầu chung và vô cùng quan trọng đặt ra cho mỗi cá nhân là cần phải chăm sóc sức khỏe của mình một cách tích cực chủ động, thay vì đợi bị bệnh và đi chữa bệnh. Để có sức khỏe thể chất tốt cần phải khám sức khỏe tổng quát; không nên hút thuốc lá; uống rượu bia có chừng mực; cần phải chú ý đến cân nặng của cơ thể; cần chú ý đến lượng cholesteron trong máu; chú ý đến việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể; cần sắp xếp một chương trình vận động cho cơ thể (thời khóa biểu); phải luôn lượng khả năng và giới hạn sức khỏe của bản thân. Chăm sóc sức khỏe tinh thần Để có được sức khỏe tinh thần tốt nhất có các yêu cầu đặt ra đối với mỗi cá thể đó là học cách tự đánh giá bản thân một cách lành mạnh; biết cho và nhận; tạo dựng mối quan hệ gia đình tích cực; biết đề ra những ưu tiên cho bản thân mình phù hợp với điều kiện hoàn cảnh; cần dành thời gian để nghỉ ngơi và đi du lịch tham quan; cần phải trang bị cho bản thân những cách quản lý và đối phó với stress hiệu quả nhất; phải luôn luôn sống lạc quan, yêu đời; hãy học cách ứng phó với những thay đổi có thể ảnh hưởng đến bản thân (tăng cường khả năng thích ứng) biết cách điều chỉnh và ứng phó cảm xúc của bản thân, đặc biệt là những xúc cảm tiêu cực, hướng vào bản thân. Quan hệ xã hội Đây cũng là một lĩnh vực ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mỗi cá thể, mỗi người cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội thể dục thể thao, văn hóa, tham gia các tổ chức, đoàn thể xã hội, tạo lập và duy trì các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp. Như chúng ta đã biết sức khỏe con người là tổng hòa các yếu tố về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và các quan hệ xã hội và để có được sức khỏe tốt ta cần giải quyết hài hòa các yếu tố trên một cách tối ưu. Đồng thời sức khỏe của mỗi người không phải chỉ dựa vào sự cố gắng của bản thân là đạt được mà còn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khách quan. Vào đầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sức khỏe con người có nhiều vấn đề cần đề cập đến với những căn bệnh không thuốc chữa. Từ đó con người luôn tích cực tìm kiếm những phương pháp để có được sức khỏe tốt, trong quá trình tìm kiếm đó các nhà khoa học đã xây dựng nên mô hình các yếu tố quyết định sức khỏe của con người thế kỷ XXI . 23
- Đây là một mô hình vô cùng hữu ích đối với mỗi chúng ta. Bởi vì thông qua nó giúp cho chúng ta biết được các mức độ phòng bệnh, chữa bệnh cũng như các yếu tố có vai trò tác động đến sức khỏe để từ đó tự tìm ra giải pháp làm thay đổi các yếu tố đó theo hướng có lợi cho sức khỏe. Yếu tố tổng Môi trường xã Môi trường vật Môi trường cá quát hội và cộng đồng chất nhân và gia đình Giáo dục SỨC KHỎE VÀ Yếu tố nguy Dự phòng TRẠNG THÁI KHỎE cơ/ tình trạng cấp I dễ bị tổn Thu nhập MẠNH thương Dự phòng Bệnh tật và chấn Hệ thống chăm cấp II thương sóc sức khỏe Dự phòng cấp III Hồi phục Tàn phế Tử vong Sơ đồ 1 : Mô hình các yếu tố quyết định sức khỏe thế kỷ XXI (Robert Evans) [16; 68] Cụ thể mô hình này thể hiện sức khỏe con người chịu sự tác động của các yếu tố tổng quát: môi trường cá nhân và gia đình, môi trường vật chất, môi trường xã hội và cộng đồng. Nó chia ra làm 3 cấp độ dự phòng: dự phòng cấp I tức là cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, ta tự tìm ra những phương pháp chăm sóc sức khỏe tốt, ngăn ngừa bệnh tật và các yếu tố ảnh hưởng như giáo dục, thu nhập, các yếu tố nguy cơ (tức là những nguy cơ bệnh tật nào đang rình rập), từ đó tìm ra các biện pháp hạn chế, khắc phục, 24
- loại bỏ nguy cơ bệnh tật. Dự phòng cấp II tức là một khi cơ thể con người đã có dấu hiệu bệnh tật thì cần phải can thiệp sớm, thông qua các tác động của hệ thống chăm sóc sức khỏe tìm ra phương pháp chữa trị sớm nhất, kịp thời và hiệu quả nhất để cải thiện chữa trị bệnh tật và chấn thương. Dự phòng cấp III tức là khi chúng ta đã mắc bệnh cần phải tìm cho mình dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, có thể phục hồi để trở lại trạng thái khỏe mạnh ban đầu hay trở nên tàn phế, tử vong phụ thuộc phần lớn vào hệ thống chăm sóc sức khỏe. Mô hình này có ý nghĩa quan trọng với đề tài này, nó làm cơ sở lý luận hỗ trợ tác giả trong quá trình tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho NCCCM. Tác giả cũng có thể đưa ra các giải pháp tập trung vào việc cải thiện, tăng cường sự tác động của các yếu tố: vai trò của cá nhân, gia đình, vật chất, xã hội theo hướng tích cực. 1.2.4. Phúc lợi xã hội Thuật ngữ phúc lợi xã hội đã được Việt Nam sử dụng từ vài chục năm qua với những phạm vi khác nhau. Phúc lợi xã hội được xem như là một hệ thống hay một thiết chế mà chức năng xã hội của nó là đảm bảo những nhu cầu xã hội thiết yếu của các tầng lớp dân cư theo những điều kiện của cấu trúc xã hội. Đồng thời việc xác định những nhu cầu này do xã hội quy định. Thông thường, phạm vi các nhu cầu cơ bản này liên quan đến nhu cầu về lương thực thực phẩm, việc làm, thu nhập. Nhìn từ góc độ cơ cấu xã hội, hệ thống phúc lợi xã hội tác động vào các điều kiện an sinh xã hội của các nhóm xã hội theo hướng đảm bảo công bằng xã hội, đặc biệt chú trọng các nhóm xã hội yếu thế. Trong ý nghĩa đó, phúc lợi xã hội cho người có công cách mạng là một trong những vấn đề cần quan tâm. Chăm lo phúc lợi người có công cách mạng giúp họ đảm nhận những vai trò xã hội mới là công việc có ý nghĩa to lớn đối với phát triển xã hội.Hiện nay, người có công cách mạng có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với gia đình và xã hội: trong truyền đạt kho tri thức, kinh nghiệm sản xuất, lịch sử, các di sản văn hóa (chủ trì những lễ nghi) tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, là người hòa giải những bất hòa trong gia đình, tranh chấp ngoài cộng đồng xã hội chứ không phải là gánh nặng như trong suy nghĩ của chúng ta. Hoạt động trợ giúp trong mạng lưới xã hội cũng được xem là một dạng của phúc lợi xã hội. Giữa phúc lợi xã hội và mạng lưới xã hội có quan hệ qua lại với nhau. 25
- Trong khóa luận, khảo sát hoạt động trợ giúp từ mạng lưới xã hội người có công cách mạng về vấn đề chăm sóc sức khỏe [dẫn nhập 7; 28]. 1.2.5. Bảo hiểm và bảo hiểm y tế Bảo hiểm Có thể hiểu “Bảo hiểm là một hoạt động mà qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào khoảng đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xãy ra rủi ro và toàn bộ trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo phương pháp thống kê” [1] Bảo hiểm y tế “Là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và đối tượng có trách nhiệm theo quy định của luật bảo hiểm y tế” [1]. Trong quá trình đăng ký khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, có quy định cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tức là cơ sở khám, chữa bệnh đầu tiên theo đăng ký của người tham gia bảo hiểm y tế và được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế. 1.2.6. Người cao tuổi Người cao tuổi hay người già là một thuật ngữ dùng để chỉ những người nhìn chung đã có nhiều tuổi . Lâu nay ta vẫn quen dung khái niệm “người già”.Theo từ điển Việt Nam , già tức là “ở vào tuổi có những hiện tượng sinh lý suy yếu dần trong gia đoạn cuối của quá trình sống tự nhiên” .Như vậy về mặc thuật ngữ, “người già” hay “người cao tuổi” cũng chỉ là hai cách nói khác nhau mang cùng một nội dung chỉ “người đã rất nhiều tuổi so với tuổi đời trung bình”, trong khóa luận này tác giã sữ dụng tuật ngữ “người cao tuổi”. Theo quy định hành chính quốc tế, người từ 60 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi [dẫn nhập 7; 29] Những khó khăn mà người cao tuổi gặp phải Đa số NCCCM trong mẫu nghiên cứu này thuộc nhóm người cao tuổi và họ cũng không thể tránh khỏi quy luật khách quan (tuổi cao dẫn đến thay đổi về hoạt động chức năng tâm, sinh lý, thay đổi về lao động và thu nhập, thay đổi về phạm vi, mức độ 26
- quan hệ xã hội). Chính những thay đổi này khiến cho người cao tuổi gặp phải những khó khăn sau đây: Về sinh lý: phần lớn người cao tuổi sức khỏe giảm sút do sự thoái hóa tự nhiên của các tế bào dẫn tới: suy giảm quá trình đồng hóa, dị hóa và hoạt động của các cơ quan nội tạng; cơ bắp bị nhão; xương do bị vôi hóa nhiều nên dòn và dễ gãy, đi lại khó khăn; trí nhớ ngán hạn giảm sút trong khi đó trí nhớ dài hạn vẫn ở mức độ cao, dễ mắt bệnh đãng trí hay bệnh mất trí, khả năng tư duy kém.; chất lượng hoạt động của cơ quan cảm nhận bị suy giảm (mắt kém, nặng tai ) Về tâm lý: về mặc tâm lý của người cao tuổi có nhiều biến đổi phức tạp nhất là giao đoạn đầu bước vào tuổi cao họ chưa kịp thíc ứng: do sự từng trải khiến cho họ khó chấp nhận cái mới, khó thay đổi ý kiến chính điều này đã khiến cho họ và con cháu khó hài hòa với nhau; phần lớn do giảm khả năng trí tuệ khiến cho một số người có thể cảm thấy bất lực, mất tự chủ, nhạy cảm. . . cho nên đôi lúc họ tự giận bản thân mình và giận người khác và từ chối sự giúp đỡ mặt dù hoàn cảnh của họ rất cần sự giúp đỡ; một số luôn có tâm lý lo âu, buồn chán, đôi khi họ cảm thấy chán sống nhất là những người có bệnh nặng. Về mặt xã hội: do đi lại khó khăn và sức khỏe giảm sút nên quan hệ xã hội của họ bị thu hẹp đáng kể; xã hội thường có quan niệm cứng nhắt, đôi khi sai lệch về họ chẳng hạn như quan niệm người cao tuổi thì yếu và vô ích không còn đóng góp trong xã hội (o đó xã hội còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của họ như ăn, ở, khám chữa bệnh); sự thay đổi nhanh chóng của xã hội bên ngoài, dễ làm cho họ có thể cảm thấy những hiểu biết, giá trị của mình là lỗi thời và dễ tạo cảm giác bị cô lập, bi quan. 27
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Tổng quan về huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định Huyện Hoài Ân nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Định, có diện tích rộng vào hàng thứ ba trong 11 đơn vị hành chính của Tỉnh. Là vùng bán sơn địa nên địa hình đa dạng, đồi núi xen kẽ với đồng bằng, thung lũng. Hệ thống sông suối ở Hoài Ân chia cắt mạnh địa hình, gây khó khăn cho việc giao lưu giữa các vùng, nhất là vào mùa mưa khiến cho vấn đề đảm bảo an sinh cho người dân còn nhiều khó khăn đôi khi không đáp ứng đủ nhu cầu. Không những thế trong những năm gần đây thiên tai hạn hán, lũ lụt xảy ra triền miên, đặc biệt là trong năm 2010 và năm 2011 vừa qua với những trận lũ lụt chưa từng có trong 45 năm qua đã để lại những thiệt hại hết sức nặng nề: nhà cửa, các công trình bị đổ nát, thiệt hại hàng nghìn ha lương thực, hoa màu (khiến cho vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cho người dân gặp nhiều khó khăn), cũng như gây ra nhiều dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi và tác động xấu đến sức khỏe của con người đặc biệt là nhóm đối tượng yếu thế: trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi. . . gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội. Theo số liệu điều tra gần đây nhất cả huyện có gần 92 ngàn người, trong đó người Kinh chiếm đa số, ngoài ra còn có các dân tộc anh em như: Bana, H rê. Hoài Ân là một trong những huyện có truyền thống yêu nước nồng nàn tinh thần đấu tranh CM kiên cường bất khuất. Là một Huyện có số người có công CM tương đối đông (2459) và cuộc sống của họ còn gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chương trình, chính sách để phát triển Huyện nhưng cho đến nay Huyện là một trong những Huyện miền núi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Bình Định, tính đến đầu năm 2011 cả huyện có tới 15890 hộ nghèo chiếm 67,6% so với tổng số hộ là 23523 hộ. Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Trong những năm qua, người dân đã xây dựng các mô hình sản xuất như kinh tế trang trại, chăn nuôi qui mô tập trung và đã đạt được một số hiệu quả sau: lương thực có hạt là 60.305 tấn trong đó thóc là 52066 tấn, diện tích rau màu là 949 ha, đậu là 149 ha, đàn bò là 16297 con, đàn trâu là 2209 con, đàn heo là 142394 con (năm 2009). Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa cao và chưa thật sự 28
- bền vững. Do cuộc sống còn nghèo nàn lạc hậu cho nên việc đầu tư cho các dịch vụ an sinh xã hội cò rất thấp và chưa đạt được hiệu quả. Báo cáo các khoản chi cho sự nghiệp phát triển của Huyện năm 2010 thể hiện rõ điều này (chi cho quốc phòng là 550.000.000đ, an ninh là 220.000.000đ, giáo dục và đào tạo nghề 49.467.000đ, y tế 400.560.000đ). Cũng như vậy, vấn đề đầu tư chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung cũng như cho người có công cách mạng nói riêng chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, còn nhiều khó khăn và bất cập (chủ yếu là dựa vào nguồn kinh phí do nhà nước hỗ trợ). Mạng lưới y tế ngày nay tuy được mở rộng nhưng hệ thống y tế mà đặc biệt là trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ y, bác sĩ còn thiếu và yếu chưa đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân: Hiện mới chỉ có 50% số xã trong huyện có bác sĩ, cả Huyện có 1 bệnh viện, 15 trạm xá. Tổng cộng có 134 giường bệnh. Có 22 bác sĩ, y sĩ 80, y tá 24, dược sĩ có bằng đại học, dược sĩ có bằng Trung cấp chuyên nghiệp, dược tá, kỹ thuật viên trung cấp 10, nữ hộ sinh 15, Huyện vẫn chưa có phòng khám khu vực, trung tâm kế hoạch hóa gia đình, viện điều dưỡng. . .[14]. Mặc dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức nhưng Huyện vẫn luôn quan tâm, chú trọng đến lĩnh vực văn hóa, giáo dục, từ năm 1997 Hoài Ân đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Đến nay, trên 80% số xã đồng bằng đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Bình quân cứ 3 người dân có một người đi học. Hiện nay Hoài Ân có 11 trường mẫu giáo, 19 trường tiểu học, 8 trường trung học cơ sở, 2 trường trung học cơ sở kết hợp với trung học phổ thông, 1 trường trung học phổ thông. Những năm gần đây con em Hoài Ân đỗ vào các trường đại học nổi tiếng ở trong nước rất nhiều: đại học Khoa học XH&NV, ĐH khoa học tự nhiên, ĐH bách khoa trong các tỉnh thành phố, ĐH quốc gia, Đại học y dược ( Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. HCM) . . . đây là một tín hiệu lạc quan trong việc cung cấp và nâng cao nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao trình độ đội ngũ y, bác sĩ trong tương lai [13]. 2.2. Thực trạng chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định Hoài Ân là một huyện có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh CM kiên cường bất khuất “sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc 29
- (quyết tử cho tổ quốc quyết sinh)”. Chính vì vậy, đây cũng là huyện có số lượng NCCCM rất đông (theo số liệu thống kê của phòng LĐ – TB&XH cả huyện có 2459 người trong đó thương, bệnh binh là 1567 người). Trong mẫu nghiên cứu tác giả tiến hành khảo sát thực trạng chăm sóc sức khỏe cho nhóm đối tượng chủ yếu là thương, bệnh binh. 2.2.1. Diện mạo của NCCCM huyện Hoài Ân Do đặc thù lịch sử Việt Nam, người phụ nữ hàng ngàn năm nay ngoài việc ở nhà chăm lo thực hiện vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất, họ còn là hậu phương cho tiền tuyến và còn trực tiếp ra chiến trường. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, người phụ nữ tiếp tục thể hiện vai trò to lớn của họ trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Số lượng phụ nữ và nam giới CCCM gần như có sự chênh lệch không đáng kể. Trong mẫu nghiên cứu, nam (chiếm tỷ lệ 51,5 %), nữ (chiếm tỷ lệ 48.5%) [bảng 1; phụ lục 3]. Con số này thể hiện khoảng cách tương đối nhỏ giữa hai giới về tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh CM. Kết quả này càng chứng tỏ chúng ta đã tiến hành tốt cuộc vận động và triển khai thành công chiến lược chiến tranh nhân dân, thực hiện theo chủ trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh “bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc . Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm không có gươm thì dùng cuốc . ” và quán triệt tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Về độ tuổi Hầu hết những NCCCM trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ hiện nay đã trở thành những người tuổi cao (những người ở nhóm tuổi từ 60 – 70 tuổi (chiếm 32.3%), trong độ tuổi từ 70 – 80 (chiếm 36.9%), trong khi đó ở độ tuổi dưới 60 tuổi (chỉ chiếm 15.4% ) (đa số họ ở ranh giới từ 50 – 60 tuổi)). Đây là lứa tuổi gặp nhiều khó khăn nhất trong các giai đoạn phát triển của con người, là lứa tuổi có sự lão hóa về cơ thể, là lúc sức khỏe yếu kém và xuất hiện nhiều căn bệnh và cũng là lúc họ gặp nhiều khủng hoảng về tâm lý. Hơn ai hết, họ rất cần đến sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ giúp đỡ của các thành viên trong gia đình, bạn bè, cộng đồng, xã hội để họ có thể an hưởng tuổi già trong niềm vui, niềm hạnh phúc mĩ mãn. 30
- Bảng 2: Độ tuổi Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 60 tuổi 20 15.40% Từ 60 – 70 tuổi 42 32.30% Từ 70 – 80 tuổi 48 36.90% Trên 80 tuổi 20 15.40% Tổng 130 100 Tương quan giới tính – độ tuổi [bảng 1; phụ lục 4] cho thấy, trong tổng số nam thì chủ yếu nam ở lứa tuổi từ 70 – 80 tuổi khá cao (chiếm 43.6%), trên 80 tuổi (chiếm 23.9%), còn nữ chủ yếu là thuộc nhóm tuổi từ 60 – 70 tuổi (chiếm 47.6%), từ 70 – 80 tuổi (chiếm 26.9%). So sánh tương quan nam trong các nhóm tuổi cao chiếm tỷ lệ cao hơn nữ, nam trong độ tuổi trên 80 tuổi (chiếm 23.9%), nữ (chỉ chiếm 6.3%); dưới 60 tuổi nữ (chiếm tới 19.1%) nam (chỉ chiếm 11.9%). Sở dĩ có tình trạng này bởi số người nam tham gia cách mạng từ năm 1945-1954 nhiều hơn nữ. Như vậy, xét về đặc điểm tuổi cao sức yếu và bệnh tật thì đa số nam sẽ là người có sức khỏe yếu và có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tuổi tác nhiều hơn nữ. . . Về trình độ học vấn Học vấn có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc cũng như cuộc sống của mỗi người, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong mẫu điều tra, trình độ học vấn của người có công cách mạng rất thấp. Người không đi học (chiếm tỉ lệ 42.3%), người học cấp I (là 25.4%) trong khi đó ở nhóm đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp – cao đẳng – đại học lại là con số vô cùng thấp (chỉ chiếm 3% ), ở trình độ trên đại học thì không có người nào [bảng 3; phụ lục 3]. Nguyên nhân NCCCM có trình dộ học vấn thấp phần lớn là do điều kiện chiến tranh. Trình độ học vấn ở nam và nữ cũng có sự chênh lệch đáng kể, trong tổng số 67 nam thì tỷ lệ nam không đi học chiếm 29.9%, những người học cấp I chiếm 32.8%, trung cấp chuyên nghiệp – cao đẳng – đại học chỉ chiếm 6% và trong 63 nữ thì số người không đi học chiếm 55.5% (đây là con số khá cao), không có người nào có trình độ trung cấp chuyên nghiệp – cao đẳng – đại học [bảng 2; phụ lục 4 ]. Như vậy, trình độ học vấn của nữ thấp hơn nam ở mọi cấp độ, điều này có thể giải thích rằng, 31
- sau khi đất nước giành được độc lập thì một số người nam có điều kiện đi học lại từ đó nâng cao trình độ học vấn còn đa số phụ nữ từ chiến trường trở về họ lại lao vào công việc sản xuất để đảm bảo cho cuộc sống đồng thời họ còn mang thêm gánh nặng chồng con nên họ đã hy sinh để chồng con đi học, cụ Y (80 tuổi, thôn Lộc Gian xã Ân Tường Đông) tâm sự “Sau khi trở về với gia đình lúc ấy tôi đã 30 tuổi các cụ nhà giục tôi lấy chồng, tôi lấy chồng 1 năm sau thì sinh con, dù là tôi rất muốn đi học thêm nhưng nghĩ đi nghĩ lại dù sao mình cũng đã biết cái chữ rồi, thôi để tạo điều kiện tốt chăm lo cho con học hành và tạo dựng tương lai của nó về sau là tôi thấy mãn nguyện rồi”). Về số thành viên trong gia đình Trước đó, do bối cảnh kinh tế – xã hội của đất nước, trình độ dân trí còn thấp và công tác kế hoạch hóa gia đình chưa được chú trọng nên trên thực tế số con trong gia đình của NCCCM là rất đông, gần như là trung bình ở con số dao động từ 5 – 10 người. Tại thời điểm tác giả tiến hành khảo sát thì hầu hết các con của NCCCM đã trưởng thành và lập gia thất. Do đó, NCCCM hoặc là ở với gia đình mới của con (thông thường là người con trai út trong gia đình) hoặc là họ ở riêng, vì vậy số thành viên trong gia đình của đối tượng khảo sát chủ yếu ở ngưỡng từ 1- 8 người mà phổ biến nhất là từ 3 – 4 người (chiếm 35.4% ) và từ 4 – 6 người (chiếm 37.4%) [bảng 4; phụ lục 3]. Đối với NCCCM mô hình gia đình truyền thống là một mô hình lý tưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trong mẫu nghiên cứu này vẫn có một số người sống một mình hoặc là chỉ sống với người bạn đời của mình, đôi khi họ còn phải chăm sóc cháu để cho con đi làm ăn xa, số gia đình có từ 1 – 2 người (chiếm 13.1% ) [bảng 4; phụ lục 3]. Điều đó đã gây ra rất nhiều khó khăn, trở ngại cho cuộc sống của họ, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe bản thân. Đôi khi ốm đau, bệnh tật họ không có người chăm sóc, theo lời tâm sự của cụ bà H (67 tuổi) “Hiện tôi đang ở với gia đình của đứa con út nhưng mà vợ chồng nó ít khi ở nhà lắm, chúng nó phải vào Nam làm ăn, chứ ở đây không có việc để làm cuộc sống khó khăn lắm, giờ chỉ có tôi và đứa cháu gái 9 tuổi (con của vợ chồng đứa con út) cùng nương tựa vào nhau, chăm sóc cho nhau nhưng con bé còn quá nhỏ nên nó còn khờ lắm, những lúc tôi hay nó ốm đau 32
- là rất khổ. Nhưng phải chấp nhận vì cuộc sống mưu sinh mà, chỉ ước gì chúng nó ở trong đó bình an cố gắng làm ăn tích góp để cho con cái có điều kiện học tập về sau”. Về nghề nghiệp Với đặc thù là một huyện miền núi nghèo cư dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp (chiếm 39.2%), trong khi đó cán bộ công chức – viên chức chỉ (chiếm 6.9%,), buôn bán (chỉ chiếm 6.2%), chủ yếu là buôn bán nhỏ để kiếm thêm thu nhập, [bảng 5; phụ lục 3]. Còn lại là nghỉ hưu hoặc là không làm gì cả do tuổi cao sức khỏe yếu kém, bệnh tật. Như vậy, mặc dù đã là người cao tuổi nhưng số đông NCCCM vẫn phải tham gia làm việc đồng áng để phụ giúp con cháu, đôi khi những công việc họ phải làm là quá sức của mình. Chính điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tình trạng bệnh tật và sức khỏe của họ. Hình 1: cụ D (62 tuổi, bệnh binh 51%) tham gia lao động sản xuất vì trời lạnh tuổi cao sức yếu bà phải mang chiếc áo mưa để chống chọi. Giữa nam và nữ về nghề nghiệp cũng có sự chênh lệch đáng kể [bảng 3; phụ lục 4]. Nữ làm nông và buôn bán chiếm tỉ lệ cao hơn nam (nữ làm nông 49,2% so với nam làm nông 29,8%; nữ buôn bán 12,7% so với nam buôn bán 0%). Trong khi đó, nam nghỉ hưu chiếm tỷ lệ cao hơn nữ gần 30%. Trong mỗi giới cũng có sự chênh lệch về nghề nghiệp đáng kể nam nghỉ hưu chiếm tỉ lệ cao nhất, trong khi đó, ở nữ thì số người làm nông lại chiếm tỉ lệ cao nhất. Có thể giải thích sự chênh lệch về nghề nghiệp là do sự phân công lao động, vai trò cũng như mối quan hệ truyền thống giữa nam và nữ có sự thay đổi không đáng kể. Về thu nhập Thu nhập là mối quan tâm lớn của NCCCM và gia đình của họ bởi nó chi phối nhiều đến chất lượng sống. Thế nhưng, vẫn còn nhiều NCCCM huyện Hoài Ân có thu 33
- nhập thấp, thu nhập hàng tháng từ 500.000đ – 1 triệu đồng (chiếm tới 63.8%), từ 1 – 2 triệu (chiếm 30%), trong khi đó trên 2 triệu đồng (chỉ chiếm 6.2%) [bảng 6; phụ lục 3]. Nguồn thu trong gia đình họ chủ yếu là nhờ số tiền trợ cấp hàng tháng cho thương, bệnh binh tùy theo tỷ lệ thương tật và mất sức lao động, họ được nhận từ 500.000đ – 1 triệu, thậm chí có những người dù là nhận được trợ cấp nhưng do hoàn cảnh sống của gia đình quá khó khăn không đảm bảo cho cuộc sống, nhiều người được xếp vào danh sách hộ nghèo, được sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo. Giữa nam và nữ thì gần như số gia đình mà nam là NCCCM có thu nhập cao hơn gia đình nữ là NCCCM, thu nhập từ 500.000đ – 1 triệu, nữ (chiếm tới 74.6%) trong khi đó nam (chỉ chiếm 53.7%), trên 2 triệu đồng, nam (chiếm tới 9%, nữ chỉ chiếm 3.2%), [bảng 4; phụ lục 4], sở dĩ như vậy là bởi vì do vấn đề nghề nghiệp số nam là cán bộ công nhân – viên chức và được hưởng lương hưu cao hơn nữ. Thu nhập của NCCCM thấp là do họ bị thương tật, mất sức lao động; trình độ học vấn thấp; đồng thời cũng do tác động từ những điều kiện khách quan khác như: điều kiện tự nhiên, khí hậu cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho sản xuất Thu nhập thấp và hàng loạt hệ lụy của nó đối với NCCCM đã hạn chế họ trong việc tiếp cận các dịch vụ an sinh, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe. Đa số những người được phỏng vấn cho rằng với mức thu nhập đó của họ không đủ trang trải cho sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, theo lời cụ B (67 tuổi thôn Tân Thịnh – xã Ân Tường Tây) “với số tiền đó không đủ đâu vào đâu cả, nhà tôi còn phải nuôi 2 đứa con đang học đại học, gia đình tôi phải chạy đôn chạy đáo nhiều lúc thiếu thốn đủ điều phải vay mượn khắp nơi, chưa kể đến việc tôi thường xuyên đau ốm có năm phải vào viện điều trị 3 – 4 lần mà mỗi lần như thế thì chi phí khá cao.” Thời điểm tham gia CM Những người thương, bệnh binh trong mẫu nghiên cứu chủ yếu tham gia vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 – 1975), trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là vào giai đoạn từ 1954 – 1975 (chiếm tới 70%), từ 1945 – 1954 (chiếm 29.2%), còn trong giai đoạn trước 1945 (chỉ chiếm 0.8%) [bảng 7; phụ lục 3]. Điều này có thể hiểu được qua lời tâm sự của cụ Q (60 tuổi, thôn Phú Hữu 1, xã Ân Tương Tây), “tôi có hoài bảo muốn tham gia CM từ rất sớm, từ lúc mới khoảng 8 tuổi khi đi học và nhìn thấy những người làm CM tôi ngưỡng mộ họ lắm, tôi xin gia đình cho đi CM lúc 10 34
- tuổi nhưng gia đình không cho vì họ sợ tôi còn quá trẻ, cuối cùng, đến lúc tôi tròn 15 tuổi mới được tham gia, lúc đó tôi thấy vui sướng và tự hào lắm”. Phần nữa, có thể hiểu đa số những người tham gia cách mạng trước năm 1945 đã qua đời. Về những cống hiến cho CM Gần như những người tham gia cách mạng đã cống hiến hết cả tuổi thanh xuân của mình để đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc, thống nhất nước nhà. Trong mẫu nghiên cứu, đa số họ cống hiến từ 5 – 10 năm (chiếm tới 67.7%), dưới 5 năm (chỉ chiếm 31.5%) [bảng 8; phụ lục 3]. Rất nhiều người có mong ước được cống hiến nhiều hơn nữa nhưng vì nhiều lý do khác nhau và phần đông là vì họ bị mắc bệnh nặng, bị thương tật không thể tiếp tục trực tiếp tham gia chiến đấu buộc họ phải trở lại quê nhà, như trường hợp ông T (83 tuổi, thôn Nghiã Nhơn – xã Ân Nghĩa, thương binh 91%) tâm sự “lúc đó tôi bị thương vì vết thương quá nặng tôi được họ bí mật đưa về bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh chữa trị, sau khi đã khỏe lại thì tôi đã bị mất đi chân phải, không thể tiếp tục tham gia chiến đấu được nữa khi nghe được tin đó tôi buồn, thất vọng và đau đớn vô cùng, tôi thấy đau lòng còn hơn việc tôi bị mất đi một chân”. Hình 2: chân dung cụ Đ đã mất đi vĩnh viễn một chân khi tham gia chiến trường miền Bắc Trong số những người được khảo sát đa số là thương binh (chiếm tới 73.1%), [bảng 9; phụ lục 3] trong đó có 20% người có tỷ lệ thương tật từ 60 – 80%. [bảng 9.1; phụ lục 3]. Đây là tỷ lệ thương tật khá cao, gần như họ mất đi hơn một nữa thân thể của mình. Họ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề sinh hoạt hàng ngày cũng như việc tham gia lao động sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình. Bệnh binh (chiếm tỷ lệ 35
- 26.9%), [bảng 9; phụ lục 3] trong đó tỷ lệ mất sức lao động của họ khá cao, cao nhất là tỷ lệ mất sức lao động từ 61% - 70% (chiếm 71.4%) trong tổng số bệnh binh [bảng 9.2; phụ lục 3]. Những người được phỏng vấn đều cho rằng cuộc sống của thương, bệnh binh là rất khó khăn. cụ P (69 tuổi, thôn Tân Thịnh – xã Ân Tường Tây) tâm sự, “chắc phần nào cháu cũng thấy được những khó khăn, vất vã của chúng tôi rồi đấy, đặc biệt là mỗi khi thời tiết thay đổi, trái gió trở trời vết thương hoành hoành từng cơn, đau đớn lắm, nhất là những người bị vết thương ở đầu” 2.2.2. Thực trạng về sức khỏe của NCCCM của Huyện Sức khỏe của con người nói chung và NCCCM nói riêng vào những năm tháng cuối đời là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau, được hình thành trong suốt cuộc đời như trạng thái sức khỏe bẩm sinh, chế độ dinh dưỡng, điều kiện sống, các thói quen và lối sống văn hóa, những thành đạt thăng tiến cá nhân, khả năng hòa nhập cộng đồng, tình trạng hôn nhân, bệnh tật Vì vậy, sức khỏe là một trong những mối quan tâm, lo lắng không những của NCCCM mà còn là của cả gia đình, cộng đồng và xã hội. Đối tượng khảo sát trong mẫu nghiên cứu này tương đối đặc biệt: họ vừa là thương, bệnh binh vừa là những người thuộc nhóm cao tuổi cho nên tình trạng sức khỏe rất nhiều vấn đề cần quan tâm và đề cập đến. 2.2.2.1. Thực trạng về sức khỏe thể chất Phần đông những NCCCM đều có tình trạng sức khỏe thể chất rất yếu, họ mang trong mình nhiều căn bệnh nguy hiểm (gần như trung bình từ 3 – 4 bệnh), đó là chưa kể đến những căn bệnh tiềm ẩn chưa phát hiện. Mẫu nghiên cứu cho thấy họ mắc phải những căn bệnh chủ yếu liên quan đến tình trạng tuổi cao, trong tổng số 9 nhóm bệnh thường gặp thì chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh về xương khớp (chiế 87.7%), bệnh về đường tiêu hóa (chiếm 69.2%), bệnh về đường hô hấp (chiếm 61.5%), bệnh huyết áp (chiếm 57.7%), bệnh tim (chiếm 37.7%). 36
- Bảng 10: Các căn bệnh mắc phải Các căn bệnh mắc phải Số Tỷ lệ lượng (%) Bệnh về tim 49 37.7 Bệnh tai biến mạch máu não 6 4.6 Bệnh đường tiêu hóa 90 69.2 Bệnh đường hô hấp 80 61.5 Bệnh trầm cảm 8 6.2 Bệnh xương khớp 114 87.7 Bệnh về gan, thận 39 30 Bệnh huyết áp 75 57.7 Bệnh khác 4 3.1 Trong tổng số nam thì những căn bệnh mà họ mắc phải nhiều nhất là xương khớp (chiếm 81.1%), bệnh hô hấp (chiếm 76.1%), bệnh về đường tiêu hóa (chiếm 61.2%). Còn trong tổng số nữ chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh xương khớp (chiếm 87.3%), bệnh về đường tiêu hóa (chiếm 77.8%). So sánh tương quan giữa giới tính – bệnh tật hầu như nam mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn nữ, đồng thời căn bệnh mà nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ rất nhiều là bệnh về đường hô hấp, nam chiếm tới 76.1% trong khi đó nữ chỉ chiếm 46%, bệnh về gan thận, nam chiếm 38.8%, nữ chiếm 20%. Nguyên nhân tất yếu là số nam trong nhóm có độ tuổi cao nhất trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (nam chiếm 23.9%, nữ chỉ chiếm 6.4%), [bảng 1 phụ lục 4] hơn nữa thông thường nam có rất nhiều thói quen ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe: hút thuốc, rượu bia. . . là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các căn bệnh về hô hấp mà cụ thể như bệnh phổi và các căn bệnh về gan thận như sơ gan, ung thư gan. . . Nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới về các căn bệnh tim (nữ chiếm tỷ lệ 47.6%) trong khi đó nam (chỉ chiếm 28.4%) và bệnh trầm cảm thì nữ (chiếm 9.5%), nam (chiếm 3%) [bảng 8; mục lục 4], là do đặc điểm tâm, sinh lý của phụ nữ và nam giới, vốn phụ nữ có sức khỏe thể chất yếu hơn nam, rất nhạy cảm với các vấn đề trong cuộc sống họ rất dễ rơi vào trạng thái buồn chán, lo âu, sợ hãi hơn nam giới. . . Hơn nữa, trong mẫu nghiên cứu có một số phụ nữ đang ở trong giai đoạn có những biến đổi mạnh mẽ về tâm lý, họ phải trải qua những khủng hoảng, những cảm xúc tiêu cực do thời kỳ mãn kinh gây ra. 37
- Ở các độ tuổi khác nhau, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh tật cũng như các căn bệnh mắc phải là khác nhau: độ tuổi càng cao bệnh tật mắc phải càng nhiều và họ mang những căn bệnh phổ biến ở nhóm người cao tuổi: bệnh xương khớp ở độ tuổi từ 70 – 80 tuổi chiếm tới 100%, trên 80 tuổi 100%, từ 60 – 70 tuổi chiếm 83.3% trong khi đó dưới 60 tuổi chỉ chiếm 55% (do tuổi cao khiến cho cơ bắp bị nhão, xương bị vôi hóa, dòn và rất dễ gãy) . Bệnh về đường tiêu hóa (những người trên 80 tuổi chiếm 85%, từ 60 – 70 tuổi chiếm 71.1%, từ 70 – 80 tuổi chiếm 71.1% trong khi đó dưới 60 tuổi chỉ chiếm 45%) do tuổi càng cao thì sự suy giảm quá trình đồng hóa, dị hóa và hoạt động của các cơ quan nội tạng đặc biệt là hệ tiêu hóa càng lớn, Bệnh huyết áp (ở độ tuổi trên 80 tuổi chiếm 75%, dưới 60 tuổi chỉ chiếm 50%). Bệnh trầm cảm đa số là ở độ tuổi dưới 60 (15%), từ 60 – 70 tuổi (9.5%), từ 70 – 80 tuổi 0% [bảng 16; phụ lục 4]. Do ở độ tuổi này đa số họ hoặc là sắp vào giai đoạn nghỉ hưu hoặc là đã nghỉ hưu (đối với những người là cán bộ công chức – viên chức) dẫn đến những biến động mạnh mẽ, họ giảm đi các hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội (bạn bè, đồng nghiệp) một cách đột ngột khiến cho họ chưa kịp thích nghi. hay là họ bắt đầu bước vào gia đoạn đầu của tuổi già với những biến đổi tâm sinh lý diễn ra đột ngột khiến họ gặp lúng túng trong việc đối phó với những cảm xúc tiêu cực dẫn đến dễ rơi vào stress và trạng thái trầm cảm nặng. Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình chăm sóc sức khoẻ của NCCCM. Những người có trình độ học vấn càng thấp thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao và những căn bệnh chủ yếu mà họ mắc phải là: bệnh hô hấp những người có trình độ cấp II (chiếm 95.8%) , nhóm người có trình độ TCCN – CĐ – ĐH (chỉ chiếm 50%); bệnh xương khớp nhóm người học cấp I (chiếm 93.9%), nhóm người ở trình độ cấp II (chiếm 91.7%), nhóm người không đi học (chiếm 89.1%); đặt trong tương quan so sánh với trình độ học vấn và bệnh tật, thì bệnh về gan thận nhóm người không đi học (chiếm 34.5%) trong khi những người có trình độ cấp III (chỉ chiếm tỷ lệ 21.4%), những người học TCCN – CĐ – ĐH (chỉ chiếm 25%); bệnh huyết áp ở nhóm người học cấp I (chiếm 77.8%), nhóm TCCN – CĐ – ĐH (chiếm 0% ) [bảng 19; phụ lục 4]. Có thể hiểu theo hai khía cạnh, một phần vì đa số những người có trình độ học vấn thấp thuộc nhóm người có độ tuổi cao trong mẫu điều tra. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là những người có trình độ càng cao thì họ càng có ý thức tích cực về sức khỏe, 38
- bệnh tật họ không ngừng đi tìm kiếm những thông tin về vấn đề chăm sóc sức khỏe, từ đó họ có nhiều hành vi bảo vệ sức khỏe. Điều kiện kinh tế và bệnh tật có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại với nhau. Điều này càng thể hiện rõ ở NCCCM. Đối với những gia đình NCCCM có kinh tế khá giả thì NCCCM nói riêng và tất cả các thành viên trong gia đình họ đều có thể được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh, trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đương nhiên tình trạng sức khỏe của họ được đảm bảo tốt hơn. Trái lại, những gia đình NCCCM có thu nhập thấp thì bản thân họ và gia đình đều hạn chế hoặc không được tiếp cận với các dịch vụ, kể cả dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điều đó làm cho tình trạng sức khỏe của họ không được đảm bảo, mắc nhiều bệnh và khi đó sẽ tác động ngược trở lại đối với kinh tế gia đình. Số liệu sau thể hiện rất rõ điều này: người bị bệnh về tim thường chỉ có thu nhập từ 500.000đ – 1 triệu đồng (chiếm tới 43.4%), từ 1 triệu – 2 triệu (chiếm 30.7%) trong khi đó trên 2 triệu (chỉ chiếm 12.5%). Người bi bệnh về gan thận có mức thu nhập từ 500.000đ – 1 triệu đồng (chiếm tới 32.5%) trong khi đó ở mức thu nhập trên 2 triệu (chiếm 25%) [bảng 21; phụ lục 4]. Như vậy, số liệu điều tra đã mô tả đa số tình trạng sức khỏe của NCCCM là rất yếu. Và tình trạng ấy là do rất nhiều nguyên nhân cụ thể gây ra, các nguyên nhân đó có quan hệ khăng khít với nhau, đôi khi là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Số người bị mắc bệnh do điều kiện thời tiết (chiếm 95.3%), di chứng của chiến tranh (chiếm 92.3%), tuổi cao sức yếu (chiếm 91,5%), một nguyên nhân hết sức quan trọng là không chăm sóc chu đáo (ở đây bao gồm việc cá nhân không quan tâm chăm sóc bản thân và không được người khác chăm sóc), (chiếm 76.2%) [bảng 11; phụ lục 3] . Nguyên nhân bị bệnh ở nam và nữ, theo các độ tuổi, trình độ học vấn khác nhau, đều có sự khác biệt. Về giới tính, hầu như cả hai giới đều xuất phát từ 4 nguyên nhân cơ bản với tần xuất khá cao là: tuổi cao sức yếu, không chăm sóc chu đáo, di chứng chiến tranh, điều kiện thời tiết. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch, nguyên nhân không chăm sóc chu đáo nữ cao hơn nam, nữ (chiếm 85.7%), nam (chiếm 67.2%) [bảng 7; phụ lục 4] và trong nguyên nhân này đa số nam là không nhận được sự chăm sóc chu đáo từ người khác còn nữ lại là xuất phát từ bản thân họ ít quan tâm, chăm sóc cho chính mình, (tỷ lệ nam tìm kiếm các thông tin về chăm sóc sức khỏe và thực hiện hành vi tốt cho sức 39
- khỏe cao hơn nữ điển hình tỷ lệ nam tập thể dục dưỡng sinh (chiếm 22.4%), nữ (chiếm 0%) [bảng 15; phụ lục 4], hay số lần đi khám chữa bệnh của nam cao hơn: từ 3 – 4 lần, nam (chiế 20.9%), nữ (chỉ chiếm 12.7% ) [bảng 9 phụ lục 4]). Về độ tuổi, tất yếu ở độ tuổi càng cao càng chịu sự tác động mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, điều kiện thời tiết, đặc biệt với những người thương, bệnh binh thì còn có thêm yếu tố thương tật, bệnh tật gây ra tình trạng sức khỏe yếu kém: so sánh giữa hai nhóm tuổi, trên 80 tuổi cả 3 nguyên nhân trên đều (chiếm 100%) còn ở nhóm tuổi dưới 60 tuổi với con số tương đương là tuổi cao sức yếu (chiếm 45%), điều kiện thời tiết (chiếm 90%), di chứng chiến tranh (chiếm 55%) [bảng 17; phụ lục 4]. Về trình độ học vấn, những người ở nhóm không đi học và học cấp I đều khẳng định nguyên nhân bệnh tật của họ là do tuổi cao sức yếu (chiếm con số tuyệt đối 100%; ở trình độ cấp III (chiếm 64.3%), nhóm người có trình độ TCCN – CĐ - ĐH chiếm 50%) . Phần khác, họ cũng cho rằng, bệnh tật của họ là do không được chăm sóc chu đáo (ở nhóm người không đi học là 89.1% trong khi đó ở trình độ TCCN – CĐ – ĐH chỉ chiếm 25%) [bảng 20; phụ lục 4]. NCCCM giải thích về nguyên nhân bệnh tật của họ như vậy cũng có thể hiểu được bởi thực tế là trình độ học vấn càng thấp thì càng hạn chế hiểu biết về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe (nhiều người có những hành vi thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà họ không hề biết hoặc nếu biết thì cũng chỉ ở cấp độ sơ khai (biết tác động xấu nhưng không biết cách phòng ngừa). Ngược lại, trình độ học vấn càng cao thì càng có ý thức về sức khỏe như có hành vi, thói quen tốt cho sức khỏe, học cách phòng bệnh. . . 2.2.2.2. Thực trạng về sức khỏe tinh thần Trong các yếu tố sức khỏe con người, sức khỏe tinh thần có vai trò quan trọng, nó tác động, chi phối sức khỏe thể chất và quan hệ xã hội của NCCCM. Một khi tinh thần không thoải mái, luôn lo âu, buồn phiền, bất an. . . sẽ làm cho tình trạng sức khỏe giảm sút hoặc làm cho các căn bệnh mà họ mắc phải trở nên trầm trọng hơn. . . và họ sẽ không có hứng thú để tham gia các hoạt động xã hội cũng như ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ của NCCCM. Do sự từng trải khiến cho họ khó chấp nhận cái mới, khó thay đổi ý kiến chính điều này đã khiến cho họ và con cháu khó hòa hợp với nhau và việc họ không hài lòng 40
- về con cháu là rất nhiều, đôi khi nó khiến cho họ có cảm giác hụt hẫng thất vọng, cô đơn. Cho dù họ đã từng là những con người chí khí ngất trời “đầu đội trời chân đạp đất” nhưng phần lớn do tuổi cao giảm khả năng trí tuệ và hoạt động trong cuộc sống khiến cho một số NCCCM có thể cảm thấy bất lực, yếu sức, mất tự chủ, nhạy cảm, dễ mủi lòng, hờn dỗi, uất ức cho nên đôi lúc họ tự giận bản thân mình và giận người khác, từ chối sự giúp đỡ mặc dù hoàn cảnh của họ rất cần sự giúp đỡ của gia đình và xã hội. Một số luôn có tâm lý lo âu, buồn chán, đôi khi họ cảm thấy chán sống, nhất là những người có bệnh lâu dài và yếu sức. Điển hình như trường hợp cụ P (69 tuổi; Trí Tường – Ân Tường Đông; thương binh 21%), cụ là một người rất lạc quan yêu đời nhưng cách đây 4 năm tâm trạng cụ trở nên u uất, trầm cảm nặng khi cụ mắc phải căn bệnh tai bến mạch máu não, suốt thời gian qua cụ chỉ biết nằm trên giường “chờ chết” (theo lời của cụ), cụ tâm sự “tôi chỉ muốn chết đi cho nhẹ người, giờ tôi trở thành người vô dụng báo hại con cháu, tôi nằm liệt giường chẳng những không giúp được gì cho chúng mà còn báo hại chúng phục dịch tận nơi, tôi cảm thấy thật là nặng nề. Lúc đầu mới phát bệnh tôi đã có ý định đi theo các đồng chí, đồng đội nhưng tôi cảm động trước sự chăm sóc tận tình của con, cháu đặc biệt là đứa cháu dâu út, mới về làm dâu không bao lâu là tôi ngã bệnh”. Cuộc sống của người thân luôn tác động mạnh mẽ đến họ, dường như họ lấy con cháu làm lẽ sống cho đời mình, dù là có những lúc họ không hài lòng, bất đồng, trách móc con, cháu. . . nhưng tình yêu thương mà họ dành cho con, cháu là vô bờ bến, họ luôn theo dõi từng bước chân, từng hành động, họ đau nỗi đau của con cháu. Cuộc đời luôn ẩn chứa những tai họa, những rủi ro mà người ta không ngờ tới, nếu họ không đủ dũng cảm để đương đầu, không đủ kinh nghiệm để đối phó thì rất dễ rơi vào tình trạng mê hoặc bản thân (sống trong cảnh ảo) hoặc là hủy hoại bản thân với nhiều hình thức khác nhau. Có rất nhiều người trong mẫu nghiên cứu rơi vào hoàn cảnh bất hạnh với những vết thương lòng khó chữa, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của họ. Chẳng hạn như câu chuyện thương tâm của cô năm N (59 tuổi, thương binh 51%, thôn Tân Thạnh – Ân Tường Tây): vào ngày 22/12/2010 (âm lịch) con gái cô bị tai nạn giao thông và mất trước 1 ngày lên xe hoa. Tác giả thường xuyên đến thăm hỏi, động viên cô, lúc nào ánh mắt cô cũng buồn rười rượi, nhìn xa xăm một cách vô định vô 41
- hồn, nhìn cặp mắt ấy người ta hiểu được cô đang phải gánh chịu nỗi đau vô cùng lớn. Cô tâm sự “từ ngày con bé ra đi tôi không còn thiết gì nữa, cuộc sống của tôi giờ thật là vô nghĩa, tại sao ông trời lại đối xử với tôi như vậy, đời tôi chưa từng làm chuyện ác, chưa từng hại ai, thật là bất hạnh khi người tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh (những giọt nước mắt cô lăng dài khiến cho bất cứ ai cũng sẽ cảm nhận được nỗi đau đớn bất hạnh này)”. Có thể khẳng định rằng, trong các yếu tố có ảnh hưởng đến sức khoẻ người cao tuổi nói chung và NCCCM nói riêng, gia đình hòa thuận, tinh thần thoải mái, lạc quan yêu đời, là yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe, trực tiếp nhất là sức khỏe thể chất của họ, ngược lại thì sẽ có tác động tiêu cực. 2.2.2.3. Thực trạng về mặt quan hệ xã hội Do NCCCM đa số ở độ tuổi nghỉ hưu, đi lại khó khăn và sức khỏe giảm sút nên quan hệ xã hội của họ bị thu hẹp đáng kể. Họ gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp, bà con hàng xóm, người thân cũng như giảm đi khả năng tham gia vào các tổ chức xã hội và các hoạt động xã hội (tỷ lệ người không tham gia các tổ chức đoàn thể rất cao (chiếm 66.2%) [bảng 21; phụ lục 3], còn số người có tham gia thì đa số họ tham gia vào các tổ chức ở tại thôn, xã gần nhà. Những hoạt động mà họ tham gia chủ yếu là nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần, những hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe thể chất thì hầu như không có. Tỷ lệ tham gia vào các tổ chức xã hội của nhóm người có độ tuổi càng thì càng ít dần (do tuổi cao sức yếu đi lại khó khăn cùng với tâm lý ngại làm phiền co cháu). Phụ nữ có tỷ lệ không tham gia cao hơn nam giới, nữ chiếm 77.8%, nam chỉ chiếm 55.2% [13; phụ lục 4]) (do phụ nữ còn phải lao động sản xuất và làm nhiều công việc chăm sóc gia đình). 2.2.3. Thực trạng thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho NCCCM huyện Hoài Ân 2.2.3.1. Về công tác thực hiện những quy định, chính sách của Nhà nước đối với NCCCM Trong những năm qua, Huyện đã thực hiện tương đối tốt các chính sách cho NCCCM, cụ thể chính sách về chăm sóc sức khỏe bao gồm: chính sách bảo hiểm, chính sách trợ cấp hàng tháng, chính sách điều dưỡng. 42
- Về bảo hiểm Trong mẫu nghiên cứu này 100% NCCCM được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định: cấp thẻ bảo hiểm, được chi trả tiền viện phí [bảng 12; phụ lục 3]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế họ phải chi phí nhiều khoản khác: đi lại, ăn ở, bồi dưỡng cho cán bộ . . . thậm chí là đối với những bệnh nặng họ phải tự thanh toán mua các loại thuốc đắt tiền tại quầy thuốc tư của bệnh viện để bổ sung, hỗ trợ điều trị. Cô D (50 tuổi, xã Ân Tường Đông) đưa ra nhận xét “Bà cụ được phát thẻ bảo hiểm y tế và được khám chữa bệnh miễn phí vậy mà, vừa rồi bà cụ bị gãy chân đưa vào bệnh viện, lúc ấy là nửa đêm các bác sĩ bảo tôi ra ngoài tiệm thuốc tư của bệnh viện để mua dụng cụ và thuốc vào nẹp cho bà cụ, mấy hôm sau bên cạnh họ chữa trị bằng thuốc miễn phí của bệnh viện họ còn bảo tôi trực tiếp đi mua nhiều thứ thuốc khác, tôi không biết là thuốc gì mà đắt lắm. Sau một tuần chi phí quá cao bà cụ đòi xuất viện. Vậy thì sao gọi là miễn phí trong chữa bệnh được”. Chính điều này là một trong những lý do hạn chế việc sử dụng thẻ bảo hiểm để khám, chữa bệnh cũng như giảm đi cơ hội khám chữa của người dân, đặc biệt là người nghèo, những người có điều kiện kinh tế khó khăn . Khiến cho ý nghĩa nhân văn của việc khám chữa bệnh miễn phí bằng bảo hiểm không còn nguyên vẹn. Tồn tại bên trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho NCCCM là tình trạng thủ tục đăng ký rườm rà phức tạp, mất thời gian chờ đợi, điều này là khó khăn lớn của những người thuộc nhóm cao tuổi và thương, bệnh binh. Việc thực hiện cấp phát thẻ bảo hiểm cho người dân nói chung và NCCCM nói riêng còn nhiều khó khăn trở ngại, đơn vị trực tiếp cấp phát bảo hiểm cho NCCCM là phòng LĐ – TB&XH Huyện. Do số lượng người được cấp khá đông khiến cho nhân viên đôi lúc nhầm lẫn về thông tin của NCCCM, buộc họ phải mất thời gian sửa đi sửa lại rất vất vã hơn nữa vào năm 2010 quy định cơ sở khám chữa, bệnh bảo hiểm y tế ban đầu cho NCCCM là trạm y tế các xã, trên thực tế NCCCM có nhu cầu cao được khám chữa bệnh tại bệnh viện Huyện vì theo họ chất lượng khám, chữa bệnh của trạm y tế xã không cao, nơi này chủ yếu chỉ khám, chữa các căn bệnh thông thường: cảm cúm, nhức đầu. . .nếu họ muốn khám bệnh tại bệnh viện phải xin giấy chuyển viện rất phức tạp đôi khi họ không sử dụng thẻ bảo hiểm mà trực tiếp khám tư ở bệnh viện. Về trợ cấp hàng háng 43
- 100% đối tượng thương, bệnh binh trong mẫu nghiên cứu này đều nhận được trợ cấp ưu đãi hàng tháng [bảng 18; phụ lục 3] và nhờ khoản trợ cấp đó họ có thể chi phí một phần cho sinh hoạt hàng ngày của mình để cuộc sống họ đỡ khó khăn vất vả hơn. Với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và địa phương hiện tại thì trên thực tế đây là khoản trợ cấp còn thấp (khoảng từ 500.000đ – 1,5 triệu tùy vào tỷ lệ mất sức lao động và tỷ lệ thương tật) với những khó khăn trong điều kiện kinh tế của gia đình chưa đáp ứng được nhu cầu an sinh của họ. Lời tâm sự của cụ H (66 tuổi, bệnh binh 71%, xã Ân tường Tây) đã khẳng định điều này “Nhờ có khoản trợ cấp đó gia đình chúng tôi có thêm một khoản thu nhập để chi phí, tuy nhiên, so với thị trường giá cả ngày nay thì đó là số tiền tương đối ít ỏi, mỗi khi tôi lên cơn đau tim thì số tiền đó không đủ cho tôi nằm viện”. Về điều dưỡng Điều dưỡng là phương thức, hoạt động nằm trong công tác chăm sóc sức khỏe cho NCCCM. 100% NCCCM huyện Hoài Ân đều được hưởng chế độ điều dưỡng, trong đó điều dưỡng luân phiên 5 năm 1 lần chiếm tỷ lệ cao nhất 98.5%, điều dưỡng luân phiên 1 năm một lần chỉ chiếm 1.5% (đó là một người có cống hiến cho sự nghiệp CM trên 10 năm và một người có tỷ lệ thương tật trên 81%) [bảng 19; phụ lục 3] phần đông những người được điều dưỡng luân phiên 5 năm một lần không hài lòng vì họ cho rằng, khoảng cách giữa 2 lần điều dưỡng là quá lâu và như thế số lần được điều dưỡng sẽ bị hạn chế. Đa số NCCCM điều dưỡng tại gia đình (chiếm 89.2%), chỉ có (10.7%) số được điều dưỡng tại cơ sở đây là con số rất hạn chế [bảng 20; phụ lục 3]. Điều này xuất phát từ thực trạng số lượng NCCCM quá đông trong khi đó cả tỉnh Bình Định chỉ có một trung tâm Chăm sóc người có công không đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của NCCCCM. Tỷ lệ điều dưỡng tại cơ sở của nam cao hơn nữ, (nam chiếm 17.9%), nữ (chỉ chiếm 3.2%) [bảng 12; phụ lục 4], nguyên nhân do đa số phụ nữ phải thực hiện rất nhiều công việc (sản xuất, chăm sóc con cái. . . nên họ không có thời gian rảnh rổi để đi điều dưỡng trong vòng 10 ngày tại các trung tâm chăm sóc NCCCM. Hầu hết NCCCM đều nhận thấy tác động của điều dưỡng đối với việc chăm sóc sức khỏe của họ là rất tích cực, đặc biệt là khi họ được điều dưỡng tại trung tâm Chăm sóc NCCCM. 44
- Về phía các cán bộ thực hiện công tác điều dưỡng cho rằng họ gặp phải rất nhiều khó khăn và lúng túng, theo lời anh M (là cán bộ công tác tại phòng LĐ – TB&XH xã Ân tín ) “khi thực hiện công tác điều dưỡng cho người có công chúng tôi gặp phải nhiều khó khăn, nhu cầu được điều dưỡng tại cơ sở của NCCCM rất cao, mà theo quy định công văn mới của phòng LĐ – TB&XH huyện hướng dẫn thì không thể đáp ứng được nhu cầu đó. Vì có thể họ không thuộc đối tượng được điều dưỡng tại trung tâm vào năm nay. Họ hưởng phương thức điều dưỡng luân phiên 5 năm 1 lần (đến 5 năm mới được điều dưỡng trở lại), với nhóm đối tượng này trước đây chúng tôi có thể xê xoa, chưa được 5 năm chúng tôi vẫn lập danh sách cho đi điều dưỡng tại cơ sở vì thiếu chỉ tiêu nhưng năm nay công văn của sở LĐ – TB&XH Bình Định đã nêu rõ (Nếu địa phương nào lập danh sách đối tượng chưa đủ 5 năm thì phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định”) cho dù họ có nhu cầu nhưng chưa đủ 5 năm hay dù là thiếu người để đưa đi cũng không dám đưa nhóm đối tượng này đi điều dưỡng tại trung tâm chăm sóc NCCCM tỉnh Bình Định. Nói tóm lại, việc thực thi chính sách chăm sóc sức khỏe cho NCCCM còn gặp nhiều khó khăn là do: việc ban hành các văn bản hướng dẫn của các ngành có liên quan chưa kịp thời, chưa cụ thể; do vậy tuyến cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, không linh động điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương; thiếu sự phối hợp liên ngành trong triển khai thực hiện các chính sách đặc biệt ở tuyến cơ sở; do thiếu văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cũng như kiểm tra, giám sát việc thực thi cụ thể của địa phương đối với từng cấp; việc phổ biến văn bản chính sách ở tuyến xã chưa thật sự đầy đủ tới tất cả các đối tượng có liên quan; thiếu kinh phí, nguồn nhân lực, cũng như nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm đối với NCCCM của một số nhà lãnh đạo địa phương, của cộng đồng. 2.2.3.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe NCCCM huyện Hoài Ân Do kinh phí đầu tư hàng năm cho lĩnh vực y tế quá thấp, năm 2010 chi phí đầu tư cho y tế Huyện là 400.560.000đ [13] với nguồn kinh phí này khó có thể đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng chất lượng làm việc của cơ sở khám, chữa bệnh. Cở sở vật chất, trang thiết bị thiếu về số lượng và lạc hậu về kỹ thuật, khiến cho chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân ở Huyện rất kém. Có nhiều trường hợp, các loại thiết 45
- bị y tế trong khi được sử dụng vì quá cũ, lạc hậu nên cho kết quả chuẩn đoán sai bệnh, dẫn đến trường hợp phải chết oan. Những NCCCM đã từng đi khám, chữa bệnh cho rằng phổ biến thiếu thốn về cơ sở vật chất trang thiết bị chiếm 46.9% [bảng 17; phụ lục 3]. . Hình 3: Tình trạng thiếu giường bệnh trong phòng cấp cứu Tại những nơi khám, chữa bệnh khác nhau có mức độ thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị khác nhau. Thông thường tại các cở sở khám chữa bệnh quy mô nhỏ rơi vào tình trạng rất thiếu thốn, không có đối tượng nào trong mẫu điều tra cho rằng tại phòng khám tư của Huyện rất đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị trong khi bệnh viện thành phố, tỉnh (chiếm tới 50% ). Bên cạnh đó, NCCCM còn đánh giá bệnh viện thành phố, tỉnh ý kiến cho rằng rất thiếu thốn (chiếm 0%), phòng khám tư (chiếm 13.5%), trạm y tế xã (chiếm 21.7%) [bảng 26; phụ lục 4]. Đây cũng là lý do khiến cho người ta mong muốn được khám chữa bệnh tại những nơi có quy mô lớn. 2.2.3.3. Về nguồn nhân lực trong chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng huyện Hoài Ân 2.2.3.3.1. Về đội ngũ cán bộ y tế Là một huyện còn nhiều khó khăn, đội ngũ nhân viên trong ngành y tế của Huyện hiện nay rất mỏng (vừa thiếu vừa yếu) chưa thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Theo thống kê của phòng Y Tế huyện Hoài Ân năm 2010 (cả Huyện có 4181.8 người/1 bác sĩ, 3833.3 người/y tá, 686.6 người /1 giường bệnh, 115 người/y sĩ. Trình độ của các y, bác sĩ còn thấp, chủ yếu có bằng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, chưa có ai có bằng tiến sĩ hay thạc sĩ trong ngành y). 46
- Không những thiếu về số lượng, kém về trình độ mà nhận thức, thái độ phục vụ của họ với bệnh nhân chưa đạt hiệu quả. Người dân vẫn còn phàn nàn nhiều về thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ. Số liệu điều tra cho thấy có tới 36.9% ý kiến cho rằng y, bác sĩ còn lạnh lùng, cẩu thả, thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng bệnh nhân, số ý kiến cho rằng họ ân cần, chu đáo có trách nhiệm, tôn trọng bệnh nhân là rất ít (chỉ chiếm 13.8% [bảng 16; phụ lục 3]. Thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên y tế ở các cơ sở khác nhau cũng có sự khác biệt. Theo đánh giá của NCCCM đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện thành phố, tỉnh Ân cần, chu đáo có trách nhiệm, tôn trọng bệnh nhân cao nhất (chiếm 50%), phòng khám tư (chiếm 21.6%) và thấp nhất là trạm y tế xã chỉ (chiếm 4.4%). Ngược lại thái độ lạnh lùng, cẩu thả, thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng bệnh nhân của y, bác sĩ chiếm tỷ lệ cao nhất là trạm y tế xã (chiếm 65.2%), trong khi đó tại phòng khám tư (chiếm 16.2%), bệnh viện thành phố tỉnh (chiếm 20%) [bảng 25; phụ lục 4]. Điều này chứng tỏ rằng tại các phòng khám tư và bệnh viện thành phố, tỉnh thái độ phục vụ của nhân viên y tế tốt hơn (bởi vì tại những nơi này mang hình thức kinh doanh rất cao buột đội ngũ y, bác sĩ phải có thái độ phục vụ tốt đối với bệnh nhân để có thể thu hút khách hàng). Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người thích khám, chữa bệnh ở phòng khám tư (dù là phải tốn kém) và bệnh viện huyện nhiều hơn trạm y tế xã. Hình 4: Bệnh viện lúc nào cũng đông đúc bệnh nhân, trạm y tế gần như là vắng bóng bệnh nhân. 2.2.3.3.2. Về chính quyền địa phương và cộng đồng Hiện nay, việc thực hiện chế độ chăm sóc NCCCM nói chung và chăm sóc sức khỏe NCCCCM nói riêng của Huyện được thể hiện qua việc tổ chức các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” . 47
- Để động viên về mặt tinh thần cho NCCCCM, chính quyền đại phương thường tổ một số buổi lễ để NCCCM có thể gặp gỡ, trò chuyện, động viên nhau nhưng do hình thức tổ chức chưa phong phú thiếu sự đa dạng nên chưa thu hút được mọi người tham gia.Trong các hoạt động đó, hoạt động tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống CM thu hút NCCCM tham gia khá đông (chiếm 45.4%), tiếp đến là tổ chức gặp gỡ trò chuyện về những năm tháng tham gia CM (chiếm 29.2%). Các hoạt động trò chuyện với thế hệ trẻ về truyền thống CM (chiếm 6.9%), các cuộc thi (văn nghệ, thể dục thể thao, kiến thức. . . (chiếm 6.2%)) [bảng 22; phụ lục 3], (vì những hoạt động trò chuyện, các cuộc thi. . . ít được tổ chức hoặc nếu có tổ chức thì đối tượng chính được mời tham dự là những NCCCM thuộc nhóm đối tượng cán bộ – công chức viên chức còn những đới tượng có công là dân thường ít khi được mời tham dự những chương trình đó). Sự nhì nhận về việc tổ chức các hoạt động của Nam và nữ cũng có sự khác biệt, chọn câu trả lời không có hoạt động nào của nữ cao hơn nam (nữ chiếm 60.3%; nam chiếm 44.8%) có thể hiểu đại đa số phụ nữ CCCM hoặc là họ không được mời tham gia hoặc là họ không biết, hoặc là họ không muốn quan tâm tìm hiểu. Đối với công tác chăm sóc sức khỏe thể chất cho NCCCM thông qua việc tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho họ hầu như không được thực hiện. Việc chăm sóc sức khỏe cho NCCCM hiện nay của ngành y tế mang tính thụ động. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho NCCCM gần như chưa được thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch dựa trên mô hình sức khỏe cụ thể của NCCCM của Huyện. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như khó khăn về kinh phí, nhân lực. . . tuy nhiên, phần lớn là do nhận thức hạn chế của một số nhà lãnh đạo địa phương. Bên cạnh những hoạt động trên, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tiến hành đến nhà thăm hỏi, tặng quà động viên (chiếm tỷ lệ cao nhất là hội cựu chiến binh 30%và cán bộ địa phương 14.6%, hội người cao tuổi 11.5%, trong khi đó các tổ chức cá nhân còn trẻ, khỏe lại tham gia vào công tác này rất ít đoàn thanh niên 3.1%, giáo viên , học sinh 1.5% [bảng 24; phụ lục 3] (đây là lực lượng rất dồi dào và hơn ai hết họ phải tham gia để thể hiện lòng biết ơn những anh hùng đã hy sinh cũng như giúp họ phát huy tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh cách mạng và học noi gương NCCCM). 48
- Chủ yếu chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể đến nhà thăm hỏi, tặng quà và động viên vào những ngày lễ lớn của đất nước ngày Thương binh liệt sĩ (chiếm 43.8%), ngày Quốc khánh (chiếm 30.7%). Mức độ đến nhà cũng rất hạn chế, trong số những NCCCM chọn phương án rất thường xuyên (đến từ 1 – 2 lần/ năm) (chiếm tỷ lệ rất thấp 6.9%) thỉnh thoảng (từ 3 – 5năm/lần) (chiếm tới 46.2%) [bảng 23; phụ lục 3]. Đồng thời tỷ lệ người không được đến nhà, không có vào dịp thời gian nào và không có tổ chức, đoàn thể nào đến thăm hỏi, tặng quà động viên là rất cao (chiếm 35.4%) [bảng 24; phụ lục 3] (Những người này vẫn được thăm hỏi tặng quà động viên nhưng chính quyền địa phương, các tổ chức cá nhân không trực tiếp đến nhà họ mà họ được mời đến phòng LĐ – TB&XH xã nhận quà, thông thường là người thân của họ đi. Đa số những người này không thích cách làm đó vì theo họ thì nó giống như sự bố thí, họ thích được chính quyền, các tổ chức đoàn thể trực tiếp đến nhà và trao tặng cho họ những món quà tình nghĩa hơn). Lời tâm sự bác Q (61 tuổi, thôn Chí Thịnh – xã Ân Tường Tây) “không phải năm nào họ cũng đến thăm, có thể năm nay họ tặng cho tôi năm sau họ tặng cho người khác, từ trước tới giờ chưa bao giờ họ trực tiếp đến nhà tặng quà cho tôi mà là tôi nhận thông báo trực tiếp lên phòng LĐ – TB&XH xã nhận. Tôi không thích lắm vì nó giống như sự bố thí, ban ơn”. Những hoạt động của chính quyền địa phương và các tổ chức, đoàn thể trong công tác chăm sóc NCCCCM nói chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu được quan tâm, chăm sóc của NCCCM của huyện Hoài Ân. 2.2.3.3.3. Về gia đình người có công CM Có thể thấy, kiểu gia đình gồm nhiều thế hệ sống chung với mối quan hệ khăn khít là điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình, đặc biệt là gia đình người cao tuổi và thương, bệnh binh. Môi trường gia đình có ảnh hưởng quyết định và gần gũi nhất đối với sự suy giảm hay ổn định sức khỏe của họ. NCCCM nhận được sự chăm sóc trực tiếp gần gũi và đầy đủ nhất ngay trong chính gia đình của mình. Hơn nữa, chính trong gia đình giữa con cháu và họ tìm được cảm giác bình yên, sự thỏa mãn và vui vẻ, đặc biệt cảm giác có ích là cảm giác trực tiếp tạo ra trạng thái sảng khoái hay u uất. Các mối quan hệ trong gia đình như: quan hệ giữa cụ ông và cụ bà, giữa các cụ và con cháu có ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm, tâm trạng, là 49