Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng vườn Quốc gia Cúc Phương

pdf 84 trang hapham 3201
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng vườn Quốc gia Cúc Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_phat_trien_du_lich_cong_dong_vuon_quoc_gia_cuc_phuong.pdf

Nội dung text: Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng vườn Quốc gia Cúc Phương

  1. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình phát triển của mình, ngành Du lịch ngày càng nhận thấy rằng: Phát triển một cách bền vững và tồn tại lâu dài là điều rất cần thiết. Do đó mà vấn đề môi trường, bảo vệ tài nguyên ngày càng được quan tâm nhiều hơn trên nhiều phương tiện, nhiều hình thức khác nhau. Du lịch là ngành tổng hợp, có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế xã hội, trong đó có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời với cộng đồng địa phương hay nói cách khác là với những người dân–chủ nhân của những vùng đất có tài nguyên mà ngành Du lịch đang khai thác và sử dụng. Đặc biệt là những nơi có loại hình DLST và văn hoá phát triển, sự thành công hay thất bại trong quá trình hoạt động du lịch, khai thác tài nguyên, phụ thuộc rất nhiều vào việc phối hợp, điều hoà, lợi ích, chia sẻ nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia. Một điều không thể phụ nhận là ngành du lịch đã đem lại rất nhiều lợi ích trực tiếp hay gián tiếp cho CĐĐP như: Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giúp xây dựng và tu bổ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn, đem đến sự hiểu biết, giao lưu văn hoá, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của vùng của đất nước Điều đó mang ý nghĩa nhân văn rất lớn, thể hiện đường lối chiến lược, chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng đắn, phù hợp của mỗi vùng, của mỗi quốc gia. Sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch ở mỗi địa phương, mỗi vùng khác nhau. Sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp, điều đó phụ thuộc vào tài nguyên ở đó có những tiềm năng gì cho quá trình phát triển du lịch. Để thu hút, tổ chức sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch đã là một điều khó, nhưng để hướng dẫn, chỉ đạo họ theo một quỹ đạo với tính chất như những người làm du lịch thực thụ, có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên lại là điều khó khăn hơn. Cúc Phương là một vùng đất giàu tiềm năng du lịch cả về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Hơn nữa, nơi đây có sự tham gia đông đảo và trực tiếp Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -1- Líp: VHL301
  2. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng của CĐĐP trong hoạt động du lịch. Nhưng trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên còn thể hiện nhiều bất cập trong quản lý, sự điều hoà lợi ích giữa các bên tham gia chưa tốt, dẫn đến chất lượng sản phẩm du lịch bị giảm sút, chưa tạo được sự đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng cuộc sống người dân chưa thực sự được đảm bảo. Sự tham gia của CĐĐP trong các hoạt động du lịch ở đây vẫn còn ở mức thấp, người dân mới chỉ chủ yếu tham gia vào một số khâu không quan trọng, lợi ích về kinh tế không thường xuyên và bấp bênh. Các hình thức tham gia hầu như mang tính chất tự phát, xuất phát từ quy luật cung cầu của kinh tế thị trường (người dân thấy có lợi, có thu nhập thì họ làm) trong khi đó đất canh tác để làm nông nghiệp thì ngày càng bị thu hẹp để sử dụng các mục đích du lịch. do đó vấn đề việc làm của người dân lại trở nên cấp thiết hơn. Vấn đề đặt ra đối với du lịch Cúc Phương là cần giúp người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch, có sự liên kết với nhau, mang tính cộng đồng sâu sắc, toàn dân làm du lịch, cùng vì những mục đích lợi ich chung .Việc tổ chức thu hút CĐĐP vào hoạt động du lịch, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao nhận thức về du lịch, về ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên môi trường, ý nghĩa của việc tạo ra môi trường nhân văn hấp dẫn khách du lịch. Để làm được điều đó, cần có sự quan tâm liên kết của rất nhiều ngành nhiều cơ quan có chức trách mà trực tiếp là ngành Du lịch và chính quyền địa phương. Đòi hỏi ngành Du lịch ngoài những nghiên cứu về tài nguyên, tìm những giải pháp cho phát triển du lịch thì cần còn có sự nghiên cứu một cách toàn diện, thiết thực hơn về cộng đồng địa phương, thấy được vai trò quan trọng của CĐĐP cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Từ trước tới nay ,đã có rất nhiều sách báo, tài liệu, các tác giả, viết về Cúc Phương, nhưng chủ yếu ca ngợi về cảnh đẹp của thiên nhiên, tìm hiểu về lịch sử, văn hoá phục vụ cho mục đích du lịch mà ít ai tìm hiểu về người dân địa phương – chủ nhân của những tài nguyên đó đã làm du lịch như thế nào? Tác động của du lịch đến đời sống của họ ra sao? Chính vì thế tác giả đã chọn đề tài “ Phát triển du lịch cộng đồng VQG Cúc Phương” với mong muốn vận dụng Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -2- Líp: VHL301
  3. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng những kiến thức đã học về chuyên ngành Văn hoá Du lịch để góp phần vào bảo vệ sự đa dạng sinh học môi trường địa phương, tăng hiệu quả kinh tế, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư địa phương ở VQG Cúc Phương đồng thời thoả mãn nhu cầu du lịch của khách. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ 2.1 Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu các tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch, mục tiêu của đề tài là phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đệm hài hoà với bảo tồn tài nguyên ở VQG và phát triển kinh tế -xã hội của địa phương góp phần nâng cao đời sống của dân cư và bảo vệ môi trường. 2.2 Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu trên đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu tổng quan về Du lịch và DLCĐ. - Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch ở VQG Cúc Phương và phát hiện những tồn tại cần giải quyết. - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển DLCĐ ở Cúc Phương. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu của đề tài giới hạn trong lãnh thổ của VQG gồm cả vùng lõi và vùng đệm. - Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu việc phát triển hoạt động du lịch và DLCĐ tại VQG Cúc Phương. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch gắn với dân cư địa phương ở VQG Cúc Phương. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng phát triển du lịch và đưa ra giải pháp nhằm khai thác hợp lý lãnh thổ du lịch, tôn trọng mục tiêu bảo tồn khai thác những giá trị Văn hoá những sản phẩm sẵn có của cộng đồng địa phương và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -3- Líp: VHL301
  4. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng 4. Ý nghĩa của khoá luận: Về mặt lý luận, đề tài đã tổng quan về du lịch và DLCĐ ứng dụng chúng để nghiên cứu cho một địa điểm cụ thể đó là VQG Cúc Phương. Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tin cậy cho việc quy hoạch phát triển DLCĐ ở VQG. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong khoá luận tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó có một số phương pháp chủ yếu như sau: - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu - Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tế - Phương pháp điều tra xã hội học - Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế - Phương pháp xử lý thông tin 6. Kết cấu của khoá luận : Khoá luận được kết cấu 3 chương ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục - Chương 1: Tổng quan về du lịch và du lich cộng đồng - Chương 2: Tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng ở Vườn Quốc Gia Cúc Phương - Chương 3: Định hướng một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở VQG Cúc phương Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -4- Líp: VHL301
  5. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1 Khái niệm chung 1.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái Trong những năm qua, DLST đã trở thành một lĩnh vực phát triển nhanh nhất của nghành du lịch với tốc độ phát triển nhanh gấp 3 lần cả nghành du lịch xét về tổng thể. Đồng thời DLST cũng đang dần được cộng đồng địa phương và bản địa nhìn nhận như một công cụ quan trọng để nâng cao mức sống một cách bền vững, bảo tồn văn hoá và đa dạng sinh học. Nếu như lịch sử ngành lữ hành nói riêng và ngành du lịch trên thế giới nói chung được đánh dấu bằng sự kiện nhà du lịch và kinh tế người Anh Thomas Cook đã tổ chức chuyến tham quan đặc biệt bằng tàu hoả từ Leicester đến Lafburoy với chặng đường dài 12 dặm cho 570 khách đi dự hội nghị năm 1841 thì quan niệm về loại hình du lịch sinh thái được ra đời muộn sau này. Năm 1987 khái niệm đầu tiên về du lịch sinh thái mới được Hector Ceballos- Lascurain đưa ra tương đối hoàn chỉnh về khái niệm DLST đó là: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan,với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được khám phá”. Mặc dù có chung những quan niệm cơ bản về DLST ,song căn cứ vào những đặc thù và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển những định nghĩa riêng về DLST. Theo hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”. Khái niệm DLST cho đến nay vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau còn nhiều điểm chưa thống nhất, nhiều cuộc hội thảo chuyên đề được tổ chức với sự tham gia của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nghành đã đưa ra những khái niệm khác nhau về du lịch sinh thái. Trong cuộc hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển Du lịch sinh thái” tại Việt Nam năm 1999, khái niệm du lịch sinh thái mới có sự thống nhất bước đầu: “Du lịch sinh thái là loại Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -5- Líp: VHL301
  6. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáob dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. 1.1.2 Khái niệm du lịch cộng đồng 1.1.2.1 du lịch cộng đồng – . . Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -6- Líp: VHL301
  7. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng ASEAN: , . . : - (Community – based Tourism) - (Community – development in tourism). - (Community – Based Ecotourism). - (Community – Participation in Tourism). : - (Thế Đạt, Du lịch và du lịch sinh thái, 2003). Du lịch sinh thái nhấn mạnh và đề cao yếu tố giáo dục, nâng cao ý thức con người trong vấn đề bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa do con người tạo ra. - quan (Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, 2001). Du lịch bền vững hướng đến việc quản lý các nguồn tài nguyên sao cho các nhu cầu kinh tế xã hội đều được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các đặc điểm sinh thái, sự đa dạng sinh học và hệ thống hỗ trợ đời sống. Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -7- Líp: VHL301
  8. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng . 1.1.2.2 nghi . : “ (Nicole Hausler and Wolfang Strasdas, Community Based Sustainable Tourism A Reader, 2000). Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trò chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn họ quản lý. (Rest: Respondsible Ecological Social Tours, Thailand, 1997) V : . Tiến sĩ – Kiến trúc sư Dương Đình Hiển – : "Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của du lịch cộng đồng ở cả hai khía cạnh: Thứ nhất là khai thác được các giá trị văn hoá bản địa. Thứ hai là tạo được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao được đời sống của cộng đồng và có ý nghĩa lớn trong xoá đói giảm nghèo. Để Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -8- Líp: VHL301
  9. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng thành công được điều này, chúng ta phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng đầu tiên, từ đó phát huy giá trị của văn hoá bản địa để phục vụ du khách". Mục đích của DLCĐ là khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các di sản, văn hoá, nâng cao đời sống cộng đồng, xoá đói giảm nghèo, tạo ra thu nhập cho người dân bên cạnh việc mang lại doanh thu cho du lịch ngày càng tăng. Đồng thời, khuyến khích sự tham gia của CĐĐP với sự tự nguyện giúp họ chủ động hơn, tôn trọng và có trách nhiệm đối với tài nguyên du lịch. Tổ chức bảo vệ thiên nhiên hoang dã đưa ra khái niệm mối quan hệ giữa nguồn tài nguyên và hoạt động du lịch, cộng đồng trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là: Sơ đồ : Mối quan hệ giữa tài nguyên và hành động DLCĐ . Tài nguyên tự nhiên và văn hoá Hành động Thu nhập Các động cơ khuyến khích (Nguồn : Tổ chức bảo vệ tài nguyên hoang dã) Mô hình trên cho thấy mối quan hệ giữa nguồn tài nguyên và hành động của cộng đồng, có ý nghĩa rất lớn trong phát triển DLCĐ. Có tài nguyên du lịch là đối tượng thu hút khách du lịch tạo thu nhập cho cộng đồng và khách họ tham gia các hoạt động bảo tồn, bảo vệ tài nguyên môi trường và ngược lại tài nguyên môi trường tốt sẽ hấp dẫn khách du lịch tới tham quan. Nói một cách khác đây là vòng tuần hoàn trong phát triển du lịch cộng đồng. 1.1.3 Khái niệm Vườn Quốc Gia Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra định nghĩa khá hoàn chỉnh về VQG như sau: VQG là một vùng tương đối rộng nơi có một vài Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -9- Líp: VHL301
  10. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng hệ sinh thái không bị thay đổi về mặt vật chất do sự khai phá và xâm chiếm của con người, nơi có loài động động vật, thực vật, các sinh cảnh, các đặc điểm hình thái, địa mạo có sức thu hút đặc biệt xét về mặt khoa học, giáo dục và giải trí hay là nơi có cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Nơi có những người có thẩm quyền cao nhất của đất nước đã triển khai những biện pháp ngăn ngừa hoặc xoá bỏ càng sớm càng tốt sự khai thác và xâm chiếm của con người trên toàn bộ khu vực và thành công trong việc buộc con người tôn trọng các đặc điểm sinh thái, địa mạo hoặc thẩm mĩ của khu vực, vì những đặc điểm này dẫn đến việc chọn khu vực làm địa điểm thành lập vườn. Nơi du khách được phép vào tham quan, dưới những điều kiện nhất định để đáp ứng được nguyện vọng, cũng như các mục đích về giáo dục văn hoá. Việc thành lập VQG và các khu bảo tồn nhằm mục tiêu chính trong bảo tồn đa dạng sinh học và tính toàn vẹn lãnh thổ, phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường, tạo môi trường du lịch. VQG phải đảm bảo được sẽ tạo điều kiện cho các thế hệ hiện nay và mai sau thưởng thức được những gì mà VQG mang lại. Như vậy VQG là những địa bàn phù hợp cho du lịch sinh thái. 1.2 Vai trò và đặc điểm của du lịch cộng đồng 1.2.1 Vai trò của du lịch cộng đồng Một nhà nghiên cứu đã từng nói: Tình bạn và đồng minh không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích là tồn tại vĩnh viễn. Do vậy, ngành du lịch muốn khai thác tài nguyên, phát triển hoạt động du lịch tại địa phương thì lợi ích của người dân nơi đây cũng phải được đảm bảo. Chính vì thế, một trong những nguyên tắc để phát triển bền vững là không thể tách rời CĐĐP tại điểm du lịch đó ra khỏi hoạt động du lịch. Bởi chính họ mới là chủ nhân của những vùng đất, là người chủ thực sự hiểu rõ, sống cùng, gắn bó và dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa. Họ là những người bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hoá bản địa và tự nhiên của nơi diễn ra hoạt động du lịch. “ Nhìn từ góc độ kinh tế và môi trường, nếu không có sự tham gia của người dân, nguồn tài nguyên, làm cơ sở cho du lịch, sẽ có thể dần dần bị huỷ hoại và không đầu tư được nữa”. Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -10- Líp: VHL301
  11. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng Đối với cộng đồng địa phương, ít ai hiểu rõ về DLST, DLCĐ như thế nào. Hầu hết, vì cuộc sống mưu sinh mà vô tình họ trở thành một trong những phần quan trọng của hoạt động du lịch. Việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương vào các hoạt động du lịch như: Hướng dẫn viên, cung cấp các dịch vụ, sản xuất và bán hàng lưu niệm, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách Thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương từ đó cuộc sống của người dân sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào khai thác tự nhiên. Để người dân nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên để dễ dàng quy trách nhiệm đối với mỗi thành viên. Đòi hỏi việc huy động sự tham gia của CĐĐP không chỉ dừng lại ở những công việc trên mà cần đánh giá vai trò của họ lên tầm cao hơn, ngang bằng bởi những lý do: Người dân địa phương là người sinh ra và lớn lên tồn tại trên vùng đất, họ sẽ là người hiểu rõ hơn ai hết về mảnh đất đó. Từ những kinh nghiệm, học hỏi, chia sẻ lẫn nhau giữa người dân địa phương và người làm du lịch, sẽ cùng hoạch định, có những giải pháp có thể can thiệp thích hợp vì lợi ích chung. Trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch, không chỉ đơn thuần tồn tại mối quan hệ hai chiều là giữa người làm du lịch và CĐĐP mà có rất nhiều mối quan hệ giữa các bên tham gia: giữa người dân địa phương với các nhà quản lý, người dân địa phương với khách du lịch, người dân với người làm du lịch, các công ty du lịch cùng khai thác trên một địa bàn hay nhiều địa bàn khác nhau và ngay với những người dân với nhau Nếu các quan hệ này được phối hợp tốt sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển du lịch. Nhưng nếu không làm tốt sẽ có rất nhiều mâu thuẫn xảy ra. Chính vì thế, để điều hoà được các mối quan hệ đó là một vấn đề quan trọng bởi nó là cơ sở để cho du lịch bền vững phát triển. DLCĐ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bao gồm sự đa dạng sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hoá DLCĐ góp phần phát triển kinh tế địa phương thông qua việc tăng doanh thu du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng. DLCĐ có sự tham gia ngày càng đông đảo và tích cực của Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -11- Líp: VHL301
  12. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng CĐĐP, mang lại cho du khách một sản phẩm du lịch có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội. Có thể nói DLCĐ mang lại rất nhiều lợi ích về mọi mặt và có vai trò rất lớn đối với nhiều vấn đề như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, tài nguyên môi trường của quốc gia, khu vực và chính bản thân cộng đồng. - Đối với công tác bảo tồn tài nguyên: + Góp phần bảo vệ bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái. + Bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá vật thể và phi vật thể của cộng đồng. - Đối với du lịch: + Tạo ra sự đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch của một vùng, một quốc gia. + Góp phần thu hút khách du lịch. + DLCĐ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên du lịch nói riêng. - Đối với cộng đồng + DLCĐ mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ du lịch cho du khách. Đồng thời những thành viên khác của cộng đồng cùng được hưởng lợi từ sự tái đầu tư của nguồn doanh thu du lịch vào việc hỗ trợ cung cấp phát triển cơ sở hạ tầng góp phần thay đổi xã hội địa phương. + DLCĐ giúp cộng đồng nhận ra trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường của địa phương tại khu du lịch, từ đó tác động đến nhận thức của các cộng đồng khác về vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường của cộng đồng. Như vậy có thể khẳng định rằng việc phát triển DLCĐ có vai trò rất lớn đối với mọi mặt trong xã hội. Bên cạnh những lợi ích từ DLCĐ đem lại cho xã hội thì nó cũng có những mặt trái, DLCĐ gây ra một số tác hại, ảnh hưởng xấu đối với cộng đồng địa phương và tài nguyên du lịch địa phương. Nhưng chúng Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -12- Líp: VHL301
  13. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng ta nhận thấy rằng vai trò của DLCĐ là rất quan trọng trên nhiều khía cạnh của cộng đồng, du lịch, thiên nhiên . 1.2.2 Đặc điểm của du lịch cộng đồng Bởi lẽ có nhiều quan điểm về du lịch cộng đồng, tùy theo các nhà nghiên cứu, các lãnh thổ khác nhau, song chúng ta có thể nêu ra được những đặc điểm nổi bật của DLCĐ như sau: - Sự tham gia tích cực của người dân địa phương: Họ được trao quyền làm chủ, quản lý và vừa thực hiện các dịch vụ du lịch. - Phát triển du lịch cộng đồng đồng nghĩa với việc chia sẻ lợi ích công bằng cho cộng đồng địa phương và các bên tham gia. - Hoạt động du lịch thu hút các cộng đồng địa phương, đem lại lợi ích cho họ, tạo cơ hội việc làm và cải thiện điều kiện sống cho họ. - Điều kiện tiên quyết là khu du lịch hay điểm du lịch đó phải có nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng, hấp dẫn và còn khá nguyên vẹn giá trị. - Cộng đồng dân cư làm du lịch cộng đồng phải là người sinh sống trên địa bàn phát triển du lịch hoặc liền kề với khu vực chứa tài nguyên du lịch. - Các dịch vụ du lịch do người dân địa phương cung cấp có tính đặc trưng, đặc thù của địa phương cao và ít mang tính chuyên môn hóa. - Ngoài việc phát triển du lịch, cộng đồng dân cư còn có trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo tồn tài các giá trị tự nhiên và nhân văn của địa phương. - Khách du lịch thường không đòi hỏi dịch vụ mang tính tiện nghi hay chất lượng cao. - Khách du lịch thường có nhận thức cao, thích khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ, những giá trị nguyên bản. - Địa điểm tổ chức phát triển du lịch dựa vào DLCĐ diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng địa phương. Đây là khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, hấp dẫn, có độ nhạy cảm về đa dạng sinh học, chính trị, văn hoá, xã hội và hiện đang bị tác động của con người. Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -13- Líp: VHL301
  14. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng - DLCĐ đóng vai trò quan trọng trong công việc xoá đói giảm nghèo. Điều này được thể hiện ở việc DLCĐ có tác động tích cực đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành nghề và lao động. Trước khi tham gia DLCĐ người dân chủ yếu sinh sống trong điều kiện kinh tế tự cung tự cấp, nghề chính của họ là sản xuất nông nghiệp. Khi DLCĐ phát triển người dân có điều kiện phát triển và các ngành nghề truyền thống phát triển và duy trì trở thành sản phẩm du lịch độc đáo. Từ đó việc tiêu thụ những sản phẩm tại chỗ được dễ dàng hơn. Thu nhập từ dịch vụ cho thuê phòng, bán hàng, chở khách, biểu diễn văn nghệ giúp cải thiện cuộc sống của nhân dân, cùng với đó cơ cấu ngành nghề lao động cũng có sự thay đổi, hình thành các công việc mang tính du lịch mới. - Phát triển DLCĐ góp phần làm đa dạng hoá các ngành kinh tế, trong khi vẫn duy trì và phát triển các ngành kinh tế truyền thống . - DLCĐ còn bao gồm yếu tố trợ giúp, tạo điều kiện các bên tham gia trong đó vai trò của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý nhà nước, Ban quản lý VQG. Chính do những đặc điểm trên nên hệ thống các sản phẩm và dịch vụ của loại hình DLCĐ khá đa dạng và có những đặc trưng khác nhau ở mỗi khu DLCĐ riêng biệt. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế ,xã hội, văn hoá của dân cư tại khu du lịch. Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -14- Líp: VHL301
  15. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng Dưới đây là một số loại hình DLCĐ tiêu biểu : Loại hình DLCĐ Hình thức thể hiện Chuyên đề đặc - Xem chim và các loài động vật quý hiếm khác biệt - Xem lan rừng và các loại thực vật khác - Tìm hiểu cây thuốc bản địa - Học nghề thủ công, mỹ nghệ - Thưởng thức văn hoá dân gian bản địa Du lịch mạo hiểm - Đi bộ dã ngoại - Chèo thuyền trên sông, thác ghềnh - Bơi lặn - Leo Núi - Xem động vật hoang dã Du lịch làng, bản - Cùng ăn, cùng ở, sinh hoạt với dân cư địa phương - Tham quan làng bản bằng phương tiện thô sơ hoặc đi bộ Du lịch sinh thái nông - Tham quan đồn điền, trang trại, khu nuôi trồng nghiệp - Tham quan canh tác cùng người dân như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản . - Tham gia các hoạt động ngoài trời tại khu vực nông thôn. Du lich trên sông - Du thuyền tham quan các cảnh đẹp trên sông, kênh rạch ven biển khu du lịch sinh thái - Tham gia các hoạt động trên tàu ,thuyền - Nghỉ qua đêm trên thuyền Giao lưu văn hoá - Tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng tham quan học tập - Giao lưu văn hoá nghệ thuật dân gian - Tìm hiểu chia sẻ kinh nghiệm gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc với cư dân địa phương Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -15- Líp: VHL301
  16. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng Mặc dù đã có những sản phẩm DLCĐ khác nhau nhưng nhìn chung lại, đều có đặc điểm: Đó là DLST gắn với du lịch đồng quê, du khách trực tiếp thâm nhập các giá trị văn hoá bản địa và trải nghiệm cuộc sống dân giã tại khu du lịch. 1.3 Các nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch cộng đồng Nguyên tắc để phát triển DLCĐ là người dân địa phương phải biết kết hợp với hoạt động du lịch để chia sẻ bình đẳng trong lợi ích kinh tế, xã hội và văn hoá mà họ mang lại cho cộng đồng. Đây là phương thức phát triển du lịch không chỉ hướng đến việc đáp ứng nhu cầu của khách mà còn hướng đến lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương. Người dân địa phương đóng vai trò quan trọng, làm vệ tinh còn doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân. Thực chất là các phương thức phát triển du lịch bền vững có trách nhiệm với tài nguyên môi trường cũng như phát triển cộng đồng, chủ thể của các hoạt động du lịch và nguồn lợi từ các hoạt động này là hướng vào cộng đồng.Vì vậy khi phát triển DLCĐ cần thực hiện các nguyên tắc sau: - Du lịch cộng đồng phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên ,cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng. - Đưa các thành viên của cộng đồng tham gia ngay từ đầu trong tất cả các khâu. - Phát huy niềm tự hào của cộng đồng đối với các giá trị văn hoá, tự nhiên địa phương. - Nhận biết, hỗ trợ và phát huy quyền sở hữu cộng đồng đối với du lịch, khai thác tiềm năng của địa phương nhưng phải đảm bảo phát triển bền vững, không làm hại cho lợi ích của các thế hệ kế tiếp. - Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng, cân bằng lợi ích cá nhân. - Bảo tồn các đặc điểm và văn hoá đặc trưng của địa phương ,bảo vệ môi trường. - Thúc đẩy sự học hỏi về văn hoá của nhau. - Tôn trọng sự khác biệt về văn hoá và nhân phẩm. - Đóng góp một phần lợi ích cố định vào các dự án cộng đồng. - Phân bổ lợi ích công bằng giữa các thành viên trong cộng đồng. Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -16- Líp: VHL301
  17. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng Hiện nay, DLST dựa vào cộng đồng được xem như một công cụ hữu hiệu của bảo tồn dựa vào cộng đồng và quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên không phải lúc nào DLCĐ cũng là lựa chọn phù hợp. Trong nhiều trường hợp, DLCĐ lại thích hợp hơn vì phạm vi của DLCĐ hẹp hơn rất nhiều. Không chỉ là tham gia chủ động của cộng đồng trong các khâu của dự án mà tỷ lệ thành viên cộng đồng hưởng lợi trực tiếp từ DLST phải tương đối lớn. DLST cũng là một nghành kinh doanh, có những đòi hỏi riêng đối với những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực này. Một dự án DLST chỉ cần một số lượng lao động nhất định làm công tác quản lý, hướng dẫn khách, phục vụ, sản xuất sản phẩm du lịch bán cho khách Do đó, một cộng đồng nhỏ dễ có khả năng phát triển DLST hơn. Trước tiên, quá trình xây dựng năng lực và chương trình nâng cao nhận thức sẽ dễ thành công hơn khi áp dụng cho một cộng đồng nhỏ. Thứ hai là tỷ lệ người hưởng lợi trực tiếp so với toàn bộ cộng đồng sẽ lớn. Nhờ vậy, DLST mới mang lại lơi ích đáng kể cho cho cộng đồng và việc phân phối lợi nhuận công bằng cho cả cộng đồng sẽ được đảm bảo. Ngược lại, đối với cộng đồng lớn, phân bố địa lý rộng, sự tham gia của họ sẽ gặp nhiều hạn chế. Không phải tất cả các thành viên cộng đồng đều có thể tham gia vì nếu toàn bộ một cộng đồng rộng lớn cùng tham gia, sẽ khó đạt được sự thống nhất và hiệu quả. Nhu cầu thị trường có giới hạn và cung phải tương thích với cầu. Phạm vi của DLST rất rộng, các hoạt động DLST có thể mở rộng phạm vi ra xung quanh mà không nhất thiết đa số thành viên cộng đồng dân cư ở đó phải tham gia một cách tích cực và chủ động như DLCĐ. 1.4 Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng Các chuyên gia đều cho rằng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phụ thuộc vào các điều kiện cơ bản là:  Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và mang tính đặc trưng cao Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -17- Líp: VHL301
  18. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, 1999). Như vậy ngay trong định nghĩa của tài nguyên du lịch đã cho thấy tầm quan trọng của nó. Nó được xem như tiền đề phát triển của bất cứ loại hình du lịch nào. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú hấp dẫn bao nhiêu, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Nó bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn: - Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố hợp phần tự nhiên, các hiện tương tự nhiên và quá trình biến đổi của chúng, tạo nên các điều kiện thường xuyên tác động đến sự sống và hoạt động của con người được sử dụng vào mục đích du lịch. - Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra; bao gồm toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sang tạo ra có giá trị phục vụ du lịch.Các giá trị đó lại được phân ra thành các giá trị văn hóa vật thể như các di tích văn hóa, lịch sử, các sản phẩm truyền thống hay các giá trị văn hóa phi vật thể như các phong tục, tập quán, các lễ hội của cộng đồng. Du lịch cộng đồng được xác lập trên một địa điểm xác định gắn với các giá trị tài nguyên sẵn có của nó, là sự hòa quyện của các giá trị tự nhiên và nhân văn. Có thể nói nếu không có tài nguyên du lịch thì không thể phát triển du lịch.Vì vậy đứng trên góc độ địa lý thì việc nghiên cứu tài nguyên du lịch luôn là nền tảng cho sự phát triển du lịch địa phương.  Điều kiện về yếu tố cộng đồng là sự tham gia rộng rãi và hiệu quả Điều này dược đánh giá trên các yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch. Xác định phạm vi cộng đồng là những dân cư sinh hoạt và lao động cố định, lâu dài trong hoặc liền kề vùng có tài nguyên thiên nhiên. Cộng đồng dân cư đóng vai trò xuyên suốt trong hoạt động du lịch, vừa là Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -18- Líp: VHL301
  19. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, vừa là người quản lý, có trách nhiệm bảo tồn tài nguyên du lịch. Các yếu tố cộng đồng quyết định tới sự phát triển du lịch cộng đồng là: - Sự ý thức về tầm quan trọng cũng như tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp một sản phẩm du lịch đúng nghĩa; điều đó phải bắt nguồn từ việc nhận thức về lợi ích của du lịch cộng đồng tới sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa và môi trường của cộng đồng. - Ý thức tự hào về cộng đồng tức là tự hào về truyền thống văn hóa bản địa. - Ý thức về trách nhiệm bảo tồn các tài nguyên tự nhiên, môi trường và văn hóa bản địa. - Cộng đồng phải có một trình độ văn hóa nhất định để hiểu được các giá trị văn hóa bản địa, tiếp thu và ứng dụng các kiến thức văn hóa và kỹ thuật phù hơp vào hoạt động du lịch. - Cộng đồng phải có trình độ hiểu biết về hoạt động du lịch để từ đó cân bằng giữa lợi ích kinh tế và văn hóa, môi trường, giữa văn hóa bản địa và nhu cầu của khách; đó là cơ sở để không làm mai một các giá trị văn hóa bản địa dẫn tới sự xuống cấp của các sản phẩm du lịch đặc trưng.  Điều kiện về cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng Trước tiên ta phải kể đến chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chủ trương của Nhà nước thể hiện ở mục tiêu phát triển và chiến lược phát triên du lịch quốc gia đến các văn bản pháp luật có tính pháp lý với việc quản lý hoạt động du lịch. Nếu Nhà nước có chủ trương phát triển du lịch thì có các chính sách thuận lợi thu hút khách du lịch và đầu tư cho du lịch.Từ đó Nhà nước sẽ có những đầu tư cho địa phương như hỗ trợ vốn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật làm du lịch. Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong điều kiện phát triển du lịch công đồng. Bằng quyền lực của mình, họ có thể bác bỏ, cấm đoán hay khuyến khích việc xây dựng điểm du lịch cũng như phát triển du lịch. Sự yểm Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -19- Líp: VHL301
  20. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng trợ cũng như ủng hộ của chính quyền địa phương thể hiện ở các mặt: - Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan như việc cấp thủ tục hành chính, các quy định không quá khắt khe đối với khách du lịch. - Khuyến khích và hỗ trợ địa phương tham gia hoạt động du lịch: Hỗ trợ đầu tư về vốn, kỹ thuật cho cộng đồng, có những chính sách thông thoáng, mở cửa đối với các tổ chức, đoàn thể tham gia phát triển du lịch. - Tham gia định hướng chỉ đạo và quản lý các hoạt động du lịch. - Tạo môi trường an toàn cho khách du lịch bằng các biện pháp an ninh cần thiết  Nguồn cầu của du lịch là động lực để phát triển du lịch cộng đồng của địa phương Đối tượng của du lịch bao giờ cũng là khách du lịch. Đứng dưới góc độ du lịch nói chung, họ là khách thể, là yếu tố tạo ra thị trường. Và hơn hết có cầu thì mới có cung, do đó cho thấy tầm quan trọng mang tính quyết định sự hình thành và phát triển của một loại hình du lịch cũng như điểm du lịch. Khách du lịch có động cơ là tiếp cận các nguồn tài nguyên du lịch ở địa phương cũng như nhu cầu có bản khác. Cộng đồng địa phương sẽ có được lợi ích khi cung cấp các sản phẩm du lịch cho khách. Nếu nhu cầu của khách du lịch cao thì nguồn cung cũng phải tương ứng. Như vậy khách du lịch là động lực phát triển cho du lịch.  Sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Tổ chức phi chính phủ là các tổ chức hoạt động vì mục đích phát triển cộng đồng trong nhiều lĩnh vực nhu kinh tế, văn hóa, du lịch, môi trường và giáo dục Trong bối cảnh điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước nói chung cũng như địa phương nói riêng còn khó khăn thì sự hỗ trợ của các tổ chức này là rât quan trọng. Đối với du lịch cộng đồng, sự hỗ trợ thể hiện ở các mặt: - Sự nghiên cứu về tiềm năng du lịch địa phương cùng những giải pháp giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch. - Sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -20- Líp: VHL301
  21. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng  Sự liên kết với các doanh nghiệp du lịch trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch Trong điều kiện phát triển du lịch hiện nay thì doanh nghiệp du lịch vẫn đóng vai trò lớn đối với địa phương. Đối với du lịch cộng đồng thì các doanh nghiệp du lịch lữ hành là rất quan trọng. Các doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong việc tiếp cận khách du lịch, tạo dựng các sản phẩm du lịch, các tua du lịch Nó giống như các doanh nhân trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay, luôn luôn đi trước một bước trong chiến lược kinh doanh cũng như những bước đột phá phát triển kinh tế của đất nước.Mô hình du lịch ở Bản Lác, Mai Châu là một ví dụ. Hoạt động du lịch của người dân hoàn toàn tự phát, không có nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Song nhờ các doanh nghiệp du lịch dẫn khách tới mà lượng khách ngày càng đông. Hiện nay du lịch cộng đồng ở Bản Lác đã trở thành điểm du lịch hút khách và có thương hiệu. Công tác tiếp thị được coi là rất quan trọng, được coi là công tác kích cầu, tạo điều kiện cho khách du lịch biết tới du lịch địa phương và những cơ hội tiếp cận với điểm du lịch. Hoàn thiện chiến lược quảng bá và xúc tiến du lịch tạo điều kiện cho du khách khám phá bản sắc văn hóa bản địa trong phong cảnh tự nhiên hoang sơ, đồng thời nâng cao thu nhập và gìn giữ, bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn. 1.5 Xu hƣớng phát triển du lịch và DLCĐ trên thế giới và Việt Nam hiện nay. Hiện nay du lịch là mà một ngành mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đầu tư phát triển vì lợi ích du lịch, nó mang lại công ăn việc làm góp phần tăng thu nhập cho người lao động, tăng ngân sách cho địa phương, quốc gia có tài nguyên du lịch. Đồng thời du lịch là một ngành có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, tổ chức và có sự tham gia đông đảo của nhiều tổ chức cộng đồng dân cư. Ở một số nước đã chứng minh rằng khi du lịch có sự tham gia của cộng đồng đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển các dịch vụ cung cấp cho du khách, bảo vệ tài nguyên môi trường. Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -21- Líp: VHL301
  22. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng Du lịch đã trở thành cầu nối văn hoá các quốc gia trên thế giới ,tạo ra khả năng giao lưu học hỏi, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, khoảng cách biên giới dần được xoá đi, đưa loài người xích lại gần nhau hơn vì sự phát triển chung của toàn cầu. Một cuộc điều tra nghiên cứu thị trường khách du lịch cộng đồng quy mô lớn của hiệp hội DLST thế giới năm 2002-2003 đã cho thấy những xu hướng du lịch mới của nền công nghiệp du lịch toàn cầu. Ngày nay du khách có nhu cầu nâng cao trong việc tìm hiểu thông tin và học hỏi. Tìm hiểu khi đi du lịch trong nhiều lĩnh vực như kinh tế văn hoá, phong tục tập quán, thông tin giáo dục, môi trường Du khách muốn tìm hiểu vấn đề văn hoá xã hội, chính trị, tiếp xúc với người dân địa phương, ẩm thực địa phương hay nghỉ tại các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ của dân bản địa. Các tác động đến môi trường và trách nhiệm của khách sạn tại điểm đến được khách quan tâm hàng đầu bởi có như vậy khách du lịch mới có cơ hội đi du lịch tại các điểm, khu vực không bị ô nhiễm, nhân văn độc đáo, nguyên sơ, làm cho chuyến đi của họ có ý nghĩa xã hội nhân văn hơn. Khách du lịch cũng thể hiện trách nhiệm cao hơn của mình bởi khả năng chi trả cho các nỗ lực bảo tồn tài tài nguyên du lịch tại điểm đến. Người ta đã thống kê và cho biết 60% khách du lịch Mỹ sẵn sàng đi tour với công ty du lịch bảo vệ văn hoá lịch sử của điểm đến dẫu có giá cao hơn 5-7 % khách Anh, Úc sẵn sàng trả thêm tiền cho tới 1.500 USD cho hai lần nghỉ tại khách sạn có chính sách bảo vệ môi trường địa phương. Trong nghiên cứu về dự án hỗ trợ du lịch bền vững tại sapa đã cho thấy khách quốc tế sẵn sàng trả 4-5 lần phí tham quan nếu tiền thu được sử dụng cho cộng đồng. Trên thế giới nhiều mô hình DLCĐ đã mang lại kết quả cao như mô hình phát triển DLCĐ tại làng du lịch ở thôn nham-Quế lâm –Trung Quốc, làng du lịch người da đỏ ở Bang Massa chu Sehs –Mỹ, khu du lịch Vườn Quốc Gia GuNung Hari Mun–Indonesia. Nắm bắt được lợi ích, xu thế phát triển chung của DLCĐ trên thế giới, các nhà hoạt động du lịch Việt Nam đã và đang phối hợp với các tổ chức quốc Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -22- Líp: VHL301
  23. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng tế, chính quyền cộng đồng địa phương xây dựng các mô hình DLCĐ ở các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch phong phú. Bước đầu mô hình đã khẳng định được vị thế của mình và thu hút được rất nhiều khách đến tham quan đặc biệt là khách quốc tế. Ở Việt Nam mô hình DLCĐ được bắt đầu nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm từ năm 2000 và đến nay, đã có một số mô hình được ghi nhận và mang lại nhiều hiệu quả như mô hình DLCĐ tại VQG Ba Bể, khu du lịch Suối Voi, khu du lịch cộng đồng Vân Long - Ninh Bình và Việt Hải - Hải Phòng. Tiểu kết chƣơng 1: Chương 1 là cơ sở lý luận về vấn đề có liên quan tới đề tài đó là DLCĐ. Đây là cơ sở, tiền đề quan trọng để tiếp cận với du lịch cộng đồng trên cơ sở đó có thể xây dựng và phát triển DLCĐ tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương. Có thể nói hiện nay ngành du lịch Việt Nam và thế giới đã và đang phát triển mạnh mẽ và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. DLCĐ là một trong những phương thức phát triển du lịch đang được chú ý và có khả năng phát triển hơn nữa. Trong giai đoạn hiện nay du lịch phát triển là phương thức hữu hiệu góp phần thúc đẩy phát triển du lịch một cách bền vững trong tương lai. DLCĐ mang lại ý nghĩa to lớn đối với cộng đồng dân cư và kinh tế của địa phương, mang lại rất nhiều những lợi ích về mọi mặt và có vai trò to lớn trong các mặt của đời sống như : kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng Chính bởi những lợi ích và vai trò trên mà phát triển DLCĐ là một tất yếu. Phát triển DLCĐ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của cộng đồng địa phương. Bên cạnh những lợi ích có được từ DLCĐ thì nó cũng gây ra một số tác hại tới cộng đồng địa phương và tài nguyên du lịch. Nhưng dù sao DLCĐ cũng đã mang lại tầm quan trọng trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -23- Líp: VHL301
  24. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VQG CÚC PHƢƠNG 2.1 Khái quát về VQG Cúc Phƣơng 2.1.1 Lịch sử hình thành VQG Cúc phương Vườn Quốc Gia Cúc Phương cách thủ đô Hà Nội 120km về phía Nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp, có một mảnh đất nhỏ đã trở nên vô cùng quen thuộc, thân thương, gợi lên tính hiếu kỳ cho biết bao du khách trong và ngoài nước, đó là Vườn Quốc Gia Cúc Phương – Vườn quốc gia đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam. Vườn Quốc Gia Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ba tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hoá, Hoà Bình. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Vườn quốc gia Cúc Phương là nơi mang những giá trị lịch sử và là một địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại cách đây khoảng 12000 năm đã được phát hiện tại Vườn Quốc Gia, chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực Cúc Phương từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Người ta đã phát hiện một loạt các hiện vật như mồ mả, rìu đá ,mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền trong một số hang động thuộc Vườn quốc gia này. Gần đây, một bộ phận xương của một loài lưỡng cư biển, rất có thể là thằn lằn cá (Ichthyosaurus spp). Đã được phát hiện ở trong địa bàn vườn. Đây là khám phá đầu tiên của loài này ở Việt Nam. Năm 1960 rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 như là một khu rừng cấm với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam. Quyết định số 18/QĐ – LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành Vườn quốc gia Cúc Phương và thành lập một Ban quản lý Vườn quốc gia này. Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -24- Líp: VHL301
  25. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng Quyết định số 333/QĐ-LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng và trách nhiệm của Ban quản lý. Ngày 9 tháng 8 năm 1966 Cúc Phương được nêu danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 194/CT của Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với phân hạng quản lý là Vườn quốc gia và diện tích đựơc quyết định là 25.000 ha. Luận chứng kinh tế kỹ thuật của Vườn quốc gia đã được Viện điều tra quy hoạch rừng xây dựng vào tháng10 năm 1985. Luận chứng này sau đó được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt ngày 9 tháng 5 năm 1988 theo quyết định số 139/CT. Trong luận chứng, ranh giới của của Vườn quốc gia đã được xác định lại và tổng diện tích được đưa ra là 22.200 ha, bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 5.880 ha thuộc địa giới huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá và 5000 ha thuộc địa giới huyện Yên Thuỷ, Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình. 2.1.2 Chức năng của Vườn quốc gia Cúc Phương . Nằm trong bốn loại của hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam, Cúc Phương được xếp vào loại thứ hai : Vườn quốc gia “là khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn diện về các mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích văn hoá, phục vụ tham quan du lịch”. Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập với ba chức năng cơ bản sau : + Bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn di tích văn hoá. + Nghiên cứu và phục vụ khoa học. + Phục vụ tham quan du lịch. Để thực hiện các chức năng trên ,luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã xác định các nhiệm vụ cụ thể của Vườn quốc gia Cúc Phương như sau : + Quản lý, bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên còn nguyên vẹn của Vườn, mọi giá trị tài nguyên văn hoá, lịch sử, khảo cổ, các cảnh quan có giá trị thẩm mỹ đặc biệt, phục hồi những khu vực đã bị tác động hoặc tàn phá. + Tổ chức điều tra, nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, phục vụ công tác bảo vệ phục hồi, quản lý khai thác nguồn tài nguyên một cách hợp lý. + Đảm nhiệm dịch vụ du lịch, tôn trọng luật lệ, nguyên tắc bảo vệ, sử Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -25- Líp: VHL301
  26. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng dụng tài nguyên của Vườn quốc gia, tạo điều kiện cho mọi người tham quan học tập, giải trí, thưởng thức giá trị của Vườn quốc gia, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Trong ba nhiệm vụ chủ yếu trên thì hai nhiệm vụ sau cũng tạo điều kiện hỗ trợ cho nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là bảo tồn .Phát triển du lịch ở đây đòi hỏi sự tôn trọng nghiêm ngặt các luật lệ cũng như các nguyên tắc bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên của vườn quốc gia. 2.2 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại VQG Cúc Phƣơng và khu vực các xã vùng đệm . 2.2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực VQG Cúc Phương  Địa chất – địa hình Khu vực Cúc Phương được hình thành bởi chuyển động tạo sơn Kimeri ( vào cuối kỷ Jura ,đầu kỷ Kreta ), trong đầu nguyên đại trung sinh kỷ Trias cách ngày nay khoảng 260 triệu năm. Khu vực được tạo thành bởi các loại mẫu chất sau: Đá vôi sét, thuộc hệ tầng Tân Lạc tuổi Trias sớm. Đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao tuổi Trias giữa. Đá vôi sét, thuộc hệ tầng Nậm Thẳm tuổi Trias giữa. Trầm tích biển thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc. Thành tạo Humit thuộc hệ tầng Hải Hưng. Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phía Đông Nam của dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng Tây Bắc. Dãy núi vôi này với ưu thế là kiểu Karst tự nhiên, hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 triệu năm. Dãy núi này nhô lên đến độ cao 636m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng đồng bằng. Phần dãy núi đá vôi bao quanh VQG có chiều dài khoảng 25km và rộng đến 10km, ở giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi. Thuộc dạng địa hình kartst nửa che phủ, Cúc Phương nằm trọn vẹn trong cảnh địa lý đồi kartst xâm thực, tạo nên các hang động đẹp. Các hang động này đều có thể khai thác cho tham quan, nghiên cứu như: Động người xưa, Hang Con Moong, Động Phò Mã giáng, Động Trăng Khuyết Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -26- Líp: VHL301
  27. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng Cúc Phương có 3 dạng địa hình chính liên quan đến hai loại sản phẩm cấu tạo đất chủ yếu với các loại đá mẹ khác nhau: - Địa hình núi cao, dốc đứng: Sản phẩm đá vôi. - Địa hình bãi bằng, thung lũng đẹp: Sản phẩm bồi tụ. - Địa hình núi thấp và ít dốc: Sản phẩm đất sét.  Khí hậu Theo số liệu thu thập tại trạm khí tượng Cúc Phương từ năm 1992-2002 nhiệt độ bình quân của Cúc Phương là 22,5°C. Biến thiên độ trung bình năm từ 13- 15°C. Độ ẩm không khí cao với độ ẩm tương đối trung bình năm gần 85%. Lượng mưa trung bình năm đo được là 1681mm với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô lạnh bắt đầu tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đây cũng là thời điểm thú rừng ra ngoài kiếm ăn nhiều nhất. Điều kiện thời tiết khí hậu ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch của VQG Cúc Phương. Mùa hè là thời gian khách Việt Nam hay đi chơi, nghỉ mát. Khí hậu điều hoà, mát mẻ của rừng là một trong những nét hấp dẫn đối với khách du lịch từ các thành phố, đô thị lớn Thế nhưng, mùa hè đồng thời là mùa mưa bão khiến các hoạt động du lịch gặp khó khăn. Môi trường ẩm ướt, nhiều vắt và đường trơn ướt gây trở ngại đến hoạt động đi xuyên rừng. Mùa khô là thời điểm thích hợp nhất để quan sát thú đêm vì thú rừng hay ra ngoài ăn vào thời điểm này. Tuy nhiên, nhiệt độ trong rừng hạ xuống thấp lại gây trở ngại khác cho chuyến đi.  Thuỷ văn Trừ sông Bưởi, sông Ngang, các suối ở khu vực Cúc Phương đa số thuộc suối cạn xuất hiện theo mùa mưa dạng karst tương đối điển hình .Có nhiều hang động, mắt hút nước và dòng chảy ngầm. Ao hồ ở đây không nhiều, Hồ lớn nhất là khu Hồ Yên Quang, một hồ nhân tạo nằm phía Đông Nam của VQG.  Tài nguyên Sinh Vật Cúc Phương có đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm. Với diện tích nhỏ, chỉ bằng 1/1500 lần diện tích của cả nước nhưng đã phát hiện được 1983 loài thực vật, chiếm 17.27 % trong tổng số loài thực vật của Việt Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -27- Líp: VHL301
  28. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng Nam. Bước vào rừng già nguyên thuỷ Cúc Phương con người cảm thấy sững sờ, nhỏ bé khi lạc vào thế giới hoang sơ đậm màu xanh kỳ vỹ trường tồn. Hàng chục người ôm mới hết chu vi những cây đại thụ tuổi ngàn năm cao chọc trời từ 45 đến 75m, sống âm thầm trước bão táp nắng mưa mà trở nên khổng lồ. Để đứng vững chúng phải có bộ rễ thật đồ sộ, phần chìm sâu dưới lòng đất, phần nổi dựng đứng như thành, chạy dài hàng chục mét như cây đăng cổ thụ cao 45m, đường kính 5m; cây Vù hương cao 45m, đường kính 2,5m; cây Chò chỉ cao 70m, đường kính 1,5m; cây Sấu cổ thụ cao 45m, đường kính 2,5m với hệ thống bạnh vè cao chừng 10m chạy dài 20m tựa như bức tường thành; cây Chò xanh ngàn năm cao 45m, chu vi gốc 25m. Có những loài không phải là cây gỗ lớn, không thuộc tầng rừng nào, chúng sống nương nhờ vào thân cây khác, đó là các loài tổ diều, phong lan, tầm gửi. Rừng nhiệt đới là xứ sở huyền diệu của các loài phong lan với hoa lạ, rất thanh tao, quý phái ví như những cô gái kiều diễm tô hương sắc trong rừng. Hệ dây leo trong VQG Cúc phương cũng muôn hình, muôn vẻ, chúng trườn từ cây này sang cây khác như những con trăn khổng lồ. Giống như các loài phong lan, tổ diều, các loài dây leo mềm yếu cũng phải dựa vào cây chủ, cắm chân từ mảnh đất ẩm ướt, vươn ngọn quấn quanh cây chủ mà leo dần để đón ánh mặt trời. Khác với loài dây leo lại có loài cây ống bội bạc làm sao, chúng sinh từ trên cây khác và thả rễ quấn quanh thân cây chủ, khi rễ bám đất chúng phát triển rất nhanh rồi bóp chết cây củ bằng bộ rễ khổng lồ - người ta gọi đó là loài Đa bóp cổ, một hiện tượng quái dị trong thế giới thực vật vô tri vô giác. Thế mới biết cuộc sống sinh tồn của cỏ cây cũng cam go khốc liệt, thế giới thực vật vô cùng phong phú như vô tận, chứa đựng biết bao điều bí ẩn. Chẳng thua kém thế giới thực vật, khu hệ động vật Cúc Phương cũng rất đa dạng và phng phú. Theo số liệu điều tra mới nhất Cúc Phương có 89 loài thú, 307 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá và gần 2000 loài côn trùng. Trong các loài thú của Cúc Phương, nhiều loài đã được xếp vào loại quý Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -28- Líp: VHL301
  29. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng hiếm như báo gấm, báo lửa, gấu ngựa và nhiều loài đặc hữu của Cúc Phương như sóc bụng đỏ sống trên núi đá vôi phổ biến là các loài linh trưởng như khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, vượn, voọc, ban ngày chúng lang thang kiếm ăn, đêm về trú ngụ trong hang động. Ở Cúc Phương có một loài thú linh trưởng rất đẹp, ngoài Việt Nam chúng không còn tồn tại nơi nào khác trên thế giới, đó là loài Voọc mông trắng – một báu vật của tạo hoá, loài voọc này đã được chọn làm biểu tượng của VQG Cúc Phương. Cúc phương còn là nơi cư trú của nhiều loài chim nhiệt đới và nhiều sắc lông, kích cỡ, âm thanh, giọng hót Từ mờ sáng đến chiều tối rừng già vang lên không dứt bản hoà tấu của các loài chim. Trong tổng số 307 loài, Cúc Phương có rất nhiều loài chim quý hiếm chẳng hạn như gà lôi trắng, chim gõ kiến đầu đỏ, chim phượng hoàng đất đuôi cụt, bụng vằn Chính vì vậy, Cúc Phương được chọn là một trong những điểm lý tưởng để các nhà khoa học trong nước và trên thế giới tham quan và nghiên cứu về các loài chim. Thế giới côn trùng Cúc Phương cũng đa dạng và muôn hình muôn vẻ, trước những kẻ thù, các loài côn trùng nhỏ bé yếu đuối, chỉ có cách ẩn mình trốn tránh. Có loài được tạo hoá cho phép tàng hình, như loài bọ lá thân hình giống như chiếc lá tươi khi chúng ẩn mình vào cỏ cây thì khó có đôi mắt tinh tường nào biết được. Có loài bọ que giống hệt cành cây nhỏ, khẳng khiu, ngộ nghĩnh, đây cũng thực sự là những kiệt tác của tạo hoá. Mùa bướm nở, rừng già như trẻ lại tưng bừng lấp lánh ngàn vàng, bướm nhiều vô kể đủ dạng, đủ màu phơi bày như một bức tranh kỳ ảo. Bởi vậy, Cúc Phương được chọn là điểm đến của nhiều du khách trong kỳ nghỉ hè. 2.2.2 Các yếu tố văn hoá, lịch sử Từ xa xưa, Cúc Phương còn là nơi cư trú và sinh sống của đồng bào Mường với những nét văn hoá riêng. Đó là những nếp nhà sàn, những trang phục, những phong tục tập quán, lễ hội cồng chiêng, những điệu hò mang đậm sắc thái văn hoá dân tộc Mường. Năm 2000 Cúc Phương đã phát hiện một hoá thạch động vật xương sống. Hoá thạch lộ ra trong đá vôi phân lớp dầy, theo kết luận ban đầu của Viện Cổ Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -29- Líp: VHL301
  30. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng Sinh học Việt Nam, đây là hoá thạch của một loài Placodontia (Bò sát răng phiến) sống cách ngày nay chừng 200 đến 230 triệu năm và là hoá thạch lần đầu tiên tìm thấy ở Đông Nam Á. Như vậy, hoá thạch của loài bò sát, các dấu tích của Động người xưa, hang Con Moong, cuộc sống của cư dân dân tộc Mường thực sự là một trang văn hoá, lịch sử độc đáo và có giá trị của Cúc Phương. Những cứ liệu này đã bổ sung cho kho tàng văn hoá, lịch sử và khoa học Cúc Phương, đặc biệt cho ta rõ thêm bề dày lịch sử thiên nhiên và con người trên mảnh đất Cúc Phương này. 2.2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư sống ở khu vực VQG Cúc Phương VQG Cúc Phương có một phần đất đai nằm trên địa bàn quản lý của 16 xã thuộc 4 huyện và 3 tỉnh. - 4 huyện là: Thạch Thành (tỉnh Thanh Hoá), Yên Thuỷ (Hoà Bình), Lạc Sơn (Hoà Bình), Nho Quan (Ninh Bình). - Gồm 16 xã là: Thạch Lâm, Văn Phương, Cúc Phương, Kỳ Phú, Yên Quang, Ngọc Lương, Thành Mỹ, Thành Yên, Thạch Yên, Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Hàng Trạm, An Nghĩa, Yên Nghiệp. - Có 4 thôn Đồi, Biện Đông, Biện Tây và bản Khanh là nằm hoàn toàn trong vùng lõi của Vườn còn lại 5 thôn khác như : Nội Thành, Thống Nhất, Nghéo, Nga 1 và Nga 2 có một phần thuộc vùng lõi. - Cúc Phương và Kỳ Phú là hai xã thuộc vùng đệm nằm sát ngay cổng VQG Cúc Phương. Là hai xã miền núi nên dân số không đông, tập trung không đều, chủ yếu ở ven đường giao thông chính, thưa thớt ở núi cao và khu vực VQG. Bảng 2.1: Dân số và sự phân bố dân cƣ xã Cúc Phƣơng và Kỳ Phú Xã Dânsố (ngƣời) Diện tích (km2) Mật độ dân số (ngƣời /km2) Kỳ Phú 4950 57,0 87 Cúc Phương 2640 123,7 21 ( Nguồn : phòng thống kê xã ) Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -30- Líp: VHL301
  31. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng Mật độ dân số trung bình của các xã vùng đệm là 138 người /km2 nhưng phân bố không đều. Một số xã có mật độ dân số thấp như Cúc Phương 21 người /km2, Thạch Lâm 38 người /km2, Kỳ Phú 87 người /km2 trong khi có xã mật độ đông đến 454 người /km2 như ở Văn Phương. Về thành phần dân tộc, dân cư sống ở khu vực VQG chủ yếu là người Kinh và người Mường. Dân bản địa ở đây vốn là người dân tộc Mường còn người Kinh sau này mới di dân đến. Hiện nay, người Mường tập trung chủ yếu ở các thôn bản thuộc vùng núi các xã Yên Nghiã, Ân Nghĩa, Thành Mỹ, Văn Phương, Thành Yên,Thạch Lâm. Bảng 2.2: Thành phần dân tộc của cộng đồng sống ở khu vực VQG Cúc Phƣơng . Huyện Lạc Sơn Nho Quan Thạch Thành Yên Thuỷ Năm điều tra 2010 2010 2010 2010 Kinh ( %) 9,7 88,1 55,48 28,9 Mường (%) 90,3 11,9 44,26 64,05 (Nguồn : Ban quản lý VQG Cúc Phương) Nhìn chung đời sống của người dân trong và ngoài vùng đệm còn gặp nhiều khó khăn, dân số tăng nhanh, diện tích canh tác ngày càng hạn hẹp nguồn thu nhập chính dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong vùng đệm, diện tích lúa nước chiếm gần 52% tổng diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất màu chiếm 21,9 % và diện tích cây công nghiệp là 26,2%. Xét về cơ cấu cây trồng như: ngô, lúa, sắn vẫn là cây trồng chính tại các thôn bản ở Ninh Bình và Hoà Bình. Riêng ở xã Cúc Phương và Kỳ Phú, nhiều hộ dân đã chuyển sang trồng Mía theo chính sách mở rộng vùng nguyên liệu xuống Ninh Bình của nhà máy mía đường Việt – Đài, Thanh Hoá. Đa số thôn vùng đệm ở Thanh Hoá nằm trong vùng nguyên liệu chính của nhà máy nên mía đã trở thành cây trồng chính từ nhiều năm nay. Hiện nay, trồng mía đang mang lại nguồn thu nhập chính, cải thiện đáng kể đời sống của người dân vì mỗi năm các hộ trồng mía thu lại được hàng chục triệu đồng sau khi bán cho nhà máy mía đường. Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -31- Líp: VHL301
  32. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng Chăn nuôi tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình thuần nông. Hầu hết các hộ đều chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm. Nhiều hộ chăn nuôi trâu bò làm sức kéo ,nuôi gia cầm để cải thiện bữa ăn nên không bán vì vậy nên không thể tính vào tổng thu nhập hàng năm. Chăn nuôi dê mang lại lợi nhuận cao cho người dân nhưng do vấn đề bảo vệ rừng trên núi đá nên người dân khó phát triển được đàn dê. Hiện nay, số hộ nuôi dê đã giảm vì không có đất chăn thả. Tại một số thôn cận kề với VQG, nuôi hươu và nhím đang trở nên phổ biến với khoảng 50 hộ nuôi hươu và 60 hộ nuôi nhím, tập trung chủ yếu ở hai xã Kỳ Phú và Cúc Phương. Hiện nay có 400 con hươu mỗi con thu nhập từ bán nhung hươu từ 17 triệu đến 18 triệu/năm. Những hộ nuôi và bán nhím cũng phải chịu rủi ro cao vì kỹ thuật còn thiếu. Về trình độ học vấn, phần đông lao động ở đây có trình độ phổ thông cơ sở. Theo số liệu được khảo sát về tình hình kinh tế - xã hội tại các thôn mẫu tiến hành vào tháng 6/2007 cho thấy khoảng 40% lao động phổ thông ở trình độ phổ thông cơ sở. 2.3 Một số dự án có tác động đến tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng - VQG mở trụ sở đón khách thứ 2 ở Thanh Hoá Hiện nay, VQG đang cho xây dựng cơ sở đón khách thứ 2 của Vườn đặt ở xóm Voọc, Thanh Hoá với mục đích đón khách qua Hoà Bình, hướng tới đối tượng khách từ Mai Châu hoặc Pù Luông xuống. Dự án này là một phần trong dự án phát triển DLCĐ Pù Luông – Cúc Phương do FFI tài trợ. Thành lập cơ sở ở đây sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch khu vực ven sông Bưởi. Các bản Mường có tiềm năng trở thành nơi triển khai các hoạt động du lịch, không còn là điểm cuối của tuyến du lịch như trước đây. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào những hoạt động du lịch mới hướng tới kết hợp với du lịch Pù Luông thì những hoạt động du lịch cũ mà cụ thể là du lịch ở bản Khanh có thể sẽ bị suy thoái. - Nhà máy mía đường Việt –Đài mở rộng vùng nguyên liệu xuống Ninh Bình. Nhờ vậy, một số đoạn đường giao thông qua một số thôn vùng đệm thuộc xã Cúc Phương đang được nâng cấp, cụ thể là đoạn từ thôn Bãi Cả vào đến thôn Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -32- Líp: VHL301
  33. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng Sấm 3. Đường đi thuận tiện, dễ dàng sẽ là yếu tố thuận lợi đối với dịch vụ lưu trú ở vùng đệm. - Dự án phát triển DLST ở VQG Cúc Phương Công ty Du lịch và Bảo tồn SAPIO kết hợp với tập đoàn truyền thông Arena triển khai dự án phát triển du lịch Cúc Phương theo hướng DLST. Dự án sẽ không mở ra những tuyến đường cụ thể, kể cả lối mòn mới để đi tham quan nhằm tránh tác động tiêu cực đến môi trường. Thay vào đó, người hướng dẫn viên sẽ phải tự nhớ đường và sử dụng các thiết bị định vị hiện đại để dẫn khách đi. Đoàn khách không được quá 5 người và phải tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu do công ty đề ra. Các hoạt động du lịch chuyên sâu sẽ được khai thác: Ví dụ như tour tìm hiểu về các loài rùa ở Cúc Phương, đầu tiên du khách sẽ được vào Trung tâm cứu hộ Rùa ở Cúc Phương để tìm hiểu về tình trạng bảo tồn, nghe diễn giải về loài rùa và sau đó sẽ vào sâu trong rừng để tìm hiểu loài rùa trong tự nhiên. Dự án kéo dài 30 năm, vào giai đoạn sẽ chuyển giao lại cho VQG quản lý. Trong 5 năm đầu xây dựng dự án, sẽ tuyển khoảng 50 lao động địa phương. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ cần tổng số khoảng 150 lao động. Nguồn nhân lực mà dự án hướng tới là thanh niên địa phương trong độ tuổi từ 18-30 và chủ dự án sẽ bỏ ra toàn bộ kinh phí để đào tạo họ. Dự án sẽ hợp tác với các bản xung quanh để phát triển lưu trú làng bản, các sản phẩm du lịch. Cộng đồng chỉ chịu trách nhiệm làm ra sản phẩm theo hợp đồng còn SAPIO sẽ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công tác quảng bá về du lịch VQG Cúc Phương sẽ được thúc đẩy mạnh, hướng tới đối tượng là khách du lịch quốc tế. Đây thực sự là một điều kiện rất thuận lợi để nâng cao năng lực và vai trò của cộng đồng trong hoạt động du lịch. Với con số 150 lao động, rõ ràng cộng đồng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận và rèn luyện những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để phát triển du lịch ở địa phương. Nguồn nhân lực được đào tạo một cách chuyên nghiệp khi tham gia dự án là nguồn nhân lực tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng sau này. Tuy nhiên, trong giai đoạn thực hiện dự án, tỷ Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -33- Líp: VHL301
  34. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng lệ người được hưởng lợi trực tiếp so với toàn bộ cộng đồng sinh sống ở vùng đệm và vùng lõi của Vườn còn rất nhỏ. Hoạt động du lịch đi vào chiều sâu và chỉ diễn ra trong ranh giới Vườn, hoàn toàn không mở ra vùng đệm nên sẽ không phát huy tiềm năng du lịch vùng đệm. Các làng bản trong kế hoạch hợp tác lưu trú của dự án cũng sẽ bị hạn chế vì sẽ chỉ có một số ít làng bản đạt tiêu chuẩn để phát triển dịch vụ nhà nghỉ sinh thái. 2.4 Thực trạng hoạt động du lịch, du lịch cộng đồng tại khu vực VQG Cúc phƣơng 2.4.1 Khách du lịch 2.4.1.1 Thành phần khách tham quan a. Khách trong nước Khách du lịch với thành phần chủ yếu là sinh viên, học sinh trong các trường đại học, cao đẳng, các trường phổ thông trong nước chiếm tới 60% -70% lượng khách đến thăm vườn. Loại khách này thường đi tập trung theo đoàn với số lượng đông từ 40- 50 người, có khi lên tới hàng trăm người. Thời gian thăm quan chủ yếu là vào các ngày lễ, nghỉ hè hay vào thời gian tham quan, học tập của trường Khách du lịch chuyên đề, nghiên cứu khoa học, đây là những nhà khoa học nghiên cứu về động vật, lâm học nhiệt đới họ thường đi nhóm nhỏ và thời gian đi bất kể trong năm và thường lưu lại lâu hơn . Khách tham quan của các cơ quan, các tổ chức ở các cấp các ngành, các địa phương. Khách du lịch là các nhà lãnh đạo Đảng Nhà nước và các nhà hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, báo chí Khách du lịch tự do (du lịch hè) thường đi theo nhóm từ 5 – 10 người, thời gian không có tính quy luật rõ rệt. b. Khách nước ngoài Khách du lịch chuyên đề: gồm các chuyên gia nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ động - thực vật, công tác bảo tồn Thời gian lưu trú lâu hơn và đến vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -34- Líp: VHL301
  35. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng Khách du lịch tự nhiên thuần tuý, tìm hiểu về thiên nhiên và tính chất nguyên sinh của Vườn Quốc Gia, cũng như các yếu tố lịch sử, văn hoá của khu vực. Đối tượng này thường đến vào mùa du lịch, chủ yếu là vào mùa khô. 2.4.1.2 Số lượng khách tham quan Trong những năm gần đây, do các nguyên nhân khác nhau như giao thông khó khăn, du lịch tự nhiên chưa trở thành nhu cầu lớn nên số lượng khách tới Cúc Phương không nhiều, chỉ khoảng từ 4000- 5000 lượt khách/năm. Bảng 2.3 Bảng số lƣợng khách đếnVQG Cúc Phƣơng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Khách Khách nội địa 74.408 71.224 73.236 72.772 28.800 Khách quốc tế 9.010 10.551 9.556 10.828 4.400 Tổng số khách 83.418 81. 775 82.792 83.600 33.200 ( Nguồn : Số liệu thống kê BQL Du Lịch VQG Cúc Phương tính tới tháng4/2011) Dựa vào số lượng thống kê ở trên, có thể thấy số lượng khách du lịch số lượng khách tham quan quốc tế của VQG Cúc Phương tăng đồng đều qua từng năm, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Hơn nữa hoạt động du lịch tại VQG Cúc Phương lại không có sự phân biệt rõ rệt về mùa du lịch, thường mở quanh năm, song lượng khách thường đông hơn vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 12 và từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm) lượng khách chiếm tới 70% với cả khách trong nước và ngoài nước. Mặc dù, hoạt động du lịch tại VQG Cúc Phương có sự tăng lên về mặt số lượng khách nhưng khách du lịch đến tham quan tại đây chủ yếu 60% là khách tham quan trong ngày, thời gian lưu trú ngắn. Số lượng khách lưu trú tại vườn chiếm tỷ lệ nhỏ, thời gian lưu trú thường không quá 3 ngày. Do vậy doanh thu từ du lịch còn chưa tương xứng với số lượng khách đến tham quan. 2.4.1.3 Thời gian tham quan Mặc dù du lịch Cúc Phương không có mùa rõ rệt, VQG mở cửa đón khách quanh năm, song lượng khách đến với Cúc Phương lại tập trung đông vào mùa khô (thời gian từ tháng 12 tới tháng 4), khách trong nước thường đến vào Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -35- Líp: VHL301
  36. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng mùa lễ hội. Vì vậy, khách trong nước tập trung vào hai thời kỳ : từ tháng 2 đến tháng 5, cao điểm vào tháng 3; và từ tháng 10 đến tháng 12, lượng khách chiếm khoảng 70 %. Tuy nhiên vào mùa mưa vẫn rải rác có khách đến thăm, nhất là vào các dịp nghỉ lễ và ngày nghỉ cuối tuần. Đối với khách quốc tế, lượng khách thường xuyên thay đổi nhưng đông hơn cả là vào các tháng 10, 11, 12 (mùa khô) và ít nhất là vào các tháng 5, 6, 7 (mùa nóng và mưa nhiều). 2.4.2 Các hoạt động du lịch Để giúp cho việc tìm hiểu và khám phá những bí ẩn của thiên nhiên Cúc Phương. Hiện tại Vườn quốc gia đã xây dựng được nhiều các hoạt động du lịch mà du khách có thể lựa chọn và tham gia. a. Đi bộ trong rừng nguyên sinh Cúc phương đã xây dựng được nhiều tuyến đi bộ trong rừng với nội dung và thời gian khác nhau, du khách có thể lựa chọn cho mình những tuyến tham quan phù hợp, một số tuyến đi bộ du khách có thể khám phá, tuy nhiên với sự hướng dẫn, giới thiệu của hướng dẫn viên, chắc chắn chuyến đi của du khách sẽ trở nên thú vị và ý nghĩa hơn. Tuyến cắm trại và ngủ đêm trong rừng, tuyến đi bộ dài ngày lên khu bảo tồn Ngọc Sơn, khu bảo tồn Pù Luông là những tuyến hấp dẫn được nhiều du khách quan tâm. b. Du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng Thiên nhiên Cúc Phương vô cùng quan trọng, là nguồn tạo lập sinh kế cho cộng đồng địa phương, du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng là giải pháp quan trọng, phần cải thiện đời sống nhân dân. Với một hoặc hai đêm nghỉ lại tại Bản Mường, du khách đã góp phần tạo thu nhập cho người dân, hỗ trợ công tác bảo tồn. Trong thời gian ở bản, người Mường với lòng nhiệt tình, mến khách sẽ mang lại cho du khách thời gian thoải mái và cơ hội để tìm hiểu, khám phá những nét văn hoá bản địa độc đáo. c. Xem động vật hoang dã ban đêm Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, VQG có thể tổ chức chương trình xem động vật hoang dã ban đêm, du khách có cơ hội được nhìn thấy một số loài động Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -36- Líp: VHL301
  37. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng vật hoang dã như : Sóc đen, sóc bay, Hoẵng, Culi và một số loài thú ăn thịt nhỏ . d. Xem Chim Cúc Phương là một trong những điểm đa dạng nhất về khu hệ chim ở miền Bắc Việt Nam, với 308 loài đã được phát hiện và thống kê, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Gõ kiến đầu đỏ, Gà lôi trắng, Niệc nâu, Đuôi cụt bụng vằn đặc biệt có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương. Vì vậy, Cúc Phương đã trở thành một địa điểm không thể bỏ qua đối với các nhà khoa học và các nhà xem chim.Thời điểm tốt nhất để xem chim là vào buổi sáng sớm và chiều tối. e. Đạp xe trong rừng Một trong những hình thức khám phá bí ẩn của thiên nhiên Cúc Phương đó là đạp xe đạp trong rừng. Đạp xe trong rừng sẽ mang lại cho du khách không chỉ những cảm giác yên tĩnh, cảm nhận thực sự về thiên nhiên mà còn giúp cho du khách có được những cơ hội để bắt gặp những loài động vật khó gặp ở Cúc Phương. f. Quan sát các loài bò sát và lưỡng cư, côn trùng Cúc Phương là điểm đa dạng về bò sát, lưỡng cư và côn trùng. Hiện tại Vườn quốc gia đã điều tra và thống kê được 110 loài bò sát và lưỡng cư, 1899 loài côn trùng, trong đó có nhiều loài là đặc hữu của Cúc Phương và Việt Nam. Một số loài dễ gặp và có hình dạng kỳ lạ như : Rắn lục, ếch xanh hay các loài bọ que g. Thăm các điểm đa dạng sinh học Hiện tại Cúc Phương đã thống kê được 43 điểm đa dạng sinh học ,đây là kết quả từ sự hợp tác nghiên cứu giữa Vườn quốc gia Cúc Phương và nhóm hợp tác nghiên cứu đa dạng sinh học quốc tế ( ICBG ), thăm các điểm đa dạng sinh học này du khách sẽ có nhiều cơ hội để học tập và tìm hiểu các loài thực vật nhiệt đới. h. Chương trình văn nghệ dân tộc Đến với Cúc Phương, ngoài cơ hội chiêm ngưỡng những vẻ đẹp mà tạo hoá ban tặng, du khách còn đựơc thưởng thức những điệu múa, những bài hát truyền Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -37- Líp: VHL301
  38. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng thống của dân tộc Mường và các dân tộc vùng cao. Hoạt động này được xây dựng nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá các dân tộc vùng núi nói chung và văn hoá dân tộc Mường nói riêng. i. Bơi thuyền kayak Nghỉ lại tại Cúc Phương, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động giải trí, thư giãn. Chèo thuyền kayak trên hồ Mạc và hồ Yên Quang là một trong những hoạt động hấp dẫn được du khách ưa thích. 2.4.3 Doanh thu từ du lịch Bảng 2.4 Doanh thu từ hoạt động du lịch VQG Cúc Phƣơng ( giai đoạn từ năm 2007 đến 2010) Nguồn thu 2007 2008 2009 2010 Vé 1.328.257.000 1.389.296.000 1.408.000.000 1.423.000.000 Lưu trú 1.027.914.000 1.345.464.730 1.431.171.657 1.843.000.000 Dịch vụ 265.400.000 297.500.000 263.000.000 289.000.000 Văn nghệ 0 40.558.000 50.016.000 60.010.000 Khác 69.815.716 48.024.700 83.059.483 84.170.000 Tổng cộng 2.691.386.716 3.120.843.430 3.235.250.140 3.699.180.000 (Nguồn : Số liệu thống kê BQL Du lịch VQG Cúc Phương 2011) Nhìn chung, doanh thu của VQG Cúc Phương ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ Ban quản lý của Vườn đã biết khai thác tốt hơn những tài nguyên trong vườn và đồng thời đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách tham quan. Tuy nhiên các nguồn thu từ hoạt động du lịch của Vườn còn hạn chế, chưa xứng đáng với nguồn tài nguyên du lịch của Vườn. Hầu hết các khoản chủ yếu từ lệ phí tham quan, phòng nghỉ còn các nguồn thu từ dịch vụ ăn uống và hàng hoá còn hạn chế. Hơn nữa, trong tổng số doanh thu thì nguồn thu từ khách nước ngoài đóng góp một tỷ lệ đáng kể (khoảng 40%) mặc dù số khách nước ngoài chiếm tỷ lệ nhỏ (7-10 %) so với tổng số khách tới thăm Vườn. Như vậy, để tăng doanh thu trong tương lai hơn nữa, Ban quản lý VQG Cúc Phương cần có cơ chế, chính sách hoạt động nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -38- Líp: VHL301
  39. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng tham quan và lưu trú dài ngày của khách du lịch nội địa và thu hút thời gian lưu trú dài ngày hơn đối với khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó các dịch vị ăn uống và hàng hoá bán cho du khách cũng cần có sự đầu tư nâng cấp; các giá trị văn hoá bản địa nơi đây cần được khai thác tối ưu để phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch. Đây cũng là cơ hội tốt để cộng đồng địa phương có cơ hội tham gia vào hoạt động phục vụ và kinh doanh du lịch. 2.4.4 Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật Để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch, những năm vừa qua,VQG Cúc Phương đã không ngừng xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách du lịch cụ thể: a. Về dịch vụ lưu trú Hiện tại, Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường VQG Cúc Phương có tổ chức 3 cơ sở lưu trú ở 3 khu vực: Cổng vườn, khu Hồ Mạc và khu trung tâm vườn, với tổng số 67 phòng với tổng sức chứa khoảng 332 chỗ nghỉ. Trong đó có: 51 phòng đôi, 6 phòng đơn, 6 phòng 4 giường và 4 nhà sàn tập thể theo kiểu truyền thống của người Mường, mỗi nhà có thể nghỉ được 40 người. Các cơ sở lưu trú này đã được Sở Du Lich Ninh Bình công nhận là nhà nghỉ đủ tiêu chuẩn đón khách.  Khu dịch vụ trung tâm tại cổng Vườn Đây là nơi đón khách du lịch, bán vé vào cổng, cũng là nơi tổ chức hướng dẫn khách đến các điểm tham quan và các tuyến du lịch. Ngay tại Trung Tâm du khách có thể đến tham quan Vườn thực vật, Trung tâm cứu hộ Thú Linh Trưởng, Rùa, khu nuôi sinh sản một số loài động vật hoang dã và Bảo tàng động thực vật Cúc Phương. Khu nhà khách VQG sẽ đón tiếp các du khách có nhu cầu nghỉ lại và phục vụ ăn uống tại cửu hàng, tuy nhiên dịch vụ còn chưa phong phú đa dạng. Phòng nghỉ ở khu vực bày bao gồm: + Các phòng nghỉ hiện đại và đầy đủ tiện nghi, vệ sinh khép kín, trong phòng có điều hoà, ti vi và quạt điện Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -39- Líp: VHL301
  40. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng + Nhà Sàn với khu công trình phụ chung, nước nóng và quạt. + Căn hộ riêng biệt :vệ sinh khép kín, điều hoà, ti vi, nước nóng. Phòng ăn: có thiết bị đầy đủ, sang trọng có thể phục vụ hàng trăm lựơt du khách. Bên cạnh đó còn có các quầy hàng lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. Khu vui chơi thể thao, cùng với các dịch vụ khác như cho thuê các trang thiết bị phục vụ đi rừng, xe đạp địa hình, phòng họp từ 40 chỗ ngồi cho tới 200 chỗ ngồi, thuê phương tiện giặt là,vận chuyển  Khu du lịch Hồ Mạc Khu du lịch mới được xây dựng mấy năm gần đây, cơ sở hạ tầng chưa phát triển đầy đủ. Ưu điểm nổi trổi ở khu vực này là không gian và cảnh quan đẹp, các hồ nước với những điều kiện lý tưởng để xây dựng một trung tâm du lịch sinh thái và vui chơi giải trí ở đây. Phòng nghỉ ở đây cũng bao gồm các căn hộ riêng biệt, cùng nhà sàn tập thể với các trang thiết bị đầy đủ. Phòng ăn với trang thiết bị đầy đủ với sức chứa có thể phục vụ hàng trăm lượt khách, tiệc đứng, tổ chức lửa trại. Phòng họp với sức chứa 200-300 chỗ ngồi Các quầy hàng lưu niệm, cùng các dịch vụ biểu diễn văn nghệ dân tộc, bida, câu cá, trò chơi dân gian, lửa trại  Khu trung tâm Bống Nằm cách trung tâm hành chính VQG khoảng 20km, bản Bống là địa điểm nằm giữa VQG và cũng là trung tâm của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Hàng chục năm nay, khu du lịch Bống là điểm đến hầu hết của các đoàn khách. Tại đây du khách sẽ đến tham quan các cây cổ thụ : Cây Chò xanh ngàn năm tuổi, cây Sấu Cổ Thụ và có thể leo lên đỉnh Mây Bạc, đỉnh Kim Giao. Trên đường đi du khách có thể thăm Động Người Xưa, cây Đăng, cây Vù Hương Tại đây có các loại nhà nghỉ như: nhà sàn cho vài chục người, nhà cấp bốn với các loại phòng cho hai hoặc ba, bốn người; nhà hai tầng với loại phòng một, hai người. Những loại nhà nghỉ này phục vụ cho đối tượng không đòi hỏi cao về tiện nghi. Hai nhà luồng (bungalow) với thiết kế kiểu nhà sàn thấp, mái ngói, các tiện nghi sinh hoạt đầy đủ hơn (khép kín) thường dành cho gia đình. Du khách có thể nghỉ tại Bống, nhưng rất hạn chế vì nguồn điện ở đây vẫn sử Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -40- Líp: VHL301
  41. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng dụng máy nổ. Hình thức lều trại không được phép dựng trong Vườn nhằm hạn chế các tác động đến môi trường thiên nhiên trong VQG (vệ sinh, tiếng ồn, đốt lửa trại). Mức độ sử dụng phòng chỉ đạt từ 15-20%, song lại không đáp ứng đủ nhu cầu vào những thời điểm đông khách, nhất là vào những ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ .  Dịch vụ tại các bản Mường Ngoài ba khu vực chính trong Vườn, các dịch vụ lưư trú, ăn uống và vui chơi giải trí cũng được tổ chức tại các bản Mường. Ẩm thực của đồng bào Mường sẽ mang lại cho du khách những hương vị đậm đà khó quên. Để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách ngày càng tốt hơn, năm 2007 VQG Cúc Phương đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp toàn bộ những dãy nhà nghỉ đã xuống cấp và bổ sung thêm trang thiết bị như điều hoà, tivi, tủ lạnh Đồng thời, các điều kiện về an toàn, phòng chống cháy nổ chũng được duy trì tốt. b. Về dịch vụ ăn uống và bán hàng  Dịch vụ ăn uống : Trong phạm vi Vườn có hai nhà ăn, một ở khu đón khách ngoài cổng Vườn và một ở khu trung tâm, phục vụ theo yêu cầu đặt trước của khách. Các nhà ăn này không có điều kiện phục vụ trực tiếp do phải mua thực phẩm ở thị trấn Nho Quan, cách cổng vườn 15km. Hơn nữa thị trấn Nho Quan không phải là một trung tâm lớn để có thể cung ứng thực phẩm thường xuyên trong cả ngày. Điều này làm hạn chế phần nào việc đảm bảo sự thuận tiện cho khách tham quan khi có nhu cầu đột xuất, cũng như hạn chế về sự phong phú các món ăn. Bên cạnh đó trình độ tay nghề của các nhân viên phục vụ chưa cao dẫn đến tình trạng làm hạn chế khả năng phục vụ khách .  Các điểm bán hàng còn ít và nghèo nàn về các mặt hàng Hai điểm dịch vụ ở khu trung tâm và khu cổng vườn chỉ bán một số đồ uống, bánh kẹo, thuốc lá. Cùng các loại hàng lưu niệm như đũa Kim Giao, một vài sản phẩm trang phục của người Mường, tranh ảnh, sách giới thiệu về Vườn quốc gia. Xong các mặt hàng này còn đơn điệu về chủng loại và chưa thực sự Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -41- Líp: VHL301
  42. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng thu hút được sự chú ý của khách. c. Cơ sở hạ tầng Chức năng chính của Vườn là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động du lịch thường xuyên mâu thuẫn với công tác bảo tồn. Chính vì vậy, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cũng phải phù hợp với tính chất bảo tồn, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Từ năm 1990 trở lại đây nhiều công trình đã được xây dựng, đó là 55km đường ô tô nối từ quốc lộ 1A vào tới trung tâm Vườn; hơn 600m2 nhà phục vụ khách nghỉ; Các công trình kiến trúc như cầu vào Động Người Xưa, hệ thống chứa nước phục vụ phòng chống cháy, cải thiện môi sinh và là nguồn nước cho thú hoang, hệ thống chuồng trại phục vụ cho công tác nuôi dưỡng và cứu hộ các loài động vật hoang dã, các khu dành cho thể thao văn hoá, cải tạo hệ thống điện nước, nhà bảo tàng khoa học, xây dựng mới trung tâm du khách . - Nhà hàng: Với sức chứa khoảng 60 – 100 người, phục vụ đặt tiệc, các món ăn dân tộc và đồ ăn kiêng. - Quầy lưu niệm: Sản phẩm hàng hoá phong phú, các sản phẩm của người dân bản địa. - Khu vui chơi thể thao: Phục vụ các môn thể thao như: Cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền - Phòng nghỉ: + Phòng đôi khép kín: Số lượng 30 – 40 phòng, đầy đủ trang thiết bị, giá từ 120.000đ – 200.000đ. + Nhà sàn: Xây dựng theo kiểu truyền thống, giá từ 50.000đ – 70.000đ. - Xe đạp: Du khách có thể thực hiện chuyến du lịch bằng xe đạp và thuê xe đạp tại văn phòng du lịch trong Vườn. Các dịch vụ khác: Cho thuê các trang thiết bị phục vụ đi rừng, phòng họp với 40 – 50 chỗ ngồi, tổ chức giao lưu văn hoá văn nghệ, văn nghệ dân tộc Mường. d. Các sở dịch vụ đón khách Khu đón khách ở cổng vườn có nhiệm vụ tiếp đón, thu lệ phí tham quan, Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -42- Líp: VHL301
  43. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng hướng dẫn sơ đồ tham quan và phổ biến các nội quy cần thiết cho khách. Tác phong đón khách có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin về Vườn quốc gia và tăng cường ý thức bảo vệ môi trường cho mọi đối tượng khách. Ở khu cổng vườn có một trung tâm đào tạo đa dạng sinh học được thành lập năm 1995 của quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (Worl wide fund for –WWF) nhằm mục đích tập huấn lực lượng kiểm lâm của nhà nước. e. Cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ khác Nhìn chung việc tổ chức và trang thiết bị cơ sở vật chất về thể thao, văn hoá ở VQG Cúc Phương còn nhiều hạn chế. Khu cổng Vườn có sân bóng chuyền, cầu lông, song chủ yếu phục vụ cho các nhân viên trong Vườn. Tại khu vực hồ Yên Quang cũng có một số dịch vụ như câu cá, bơi thuyền kayak Nhưng những dịch vụ này chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của du khách do chất lượng dịch vụ vẫn còn nhiều hạn chế. f. Giao thông và phương tiện giao thông vận chuyển trong rừng Hệ thống giao thông bao quanh Vườn quốc gia tương đối hoàn chỉnh. Phía tây Bắc, đường Hồ Chí Minh vắt qua Vườn quốc gia với chiều dài gần 10km nối tỉnh Hoà Bình với tỉnh Thanh Hoá. Phía Đông Bắc là đường tỉnh lộ nối quốc lộ 1A với đường Hồ Chí Minh và các tỉnh Hoà Bình, Sơn La. Phía Tây Nam là đường tỉnh lộ từ Ninh Bình theo đường Nguyễn Văn Trỗi, qua Rịa, Thạch Thành (Thanh Hoá) nối với đường Hồ Chí Minh. Đường từ Nho Quan tới Vườn dài 13km, đang chuẩn bị được cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Đường từ Cúc Phương đi Bái Đính, Hoa Lư – Ninh Bình đang được công ty Xuân Trường xây dựng. Trong tương lai đây sẽ là con đường huyết mạch phát triển kinh tế và du lịch của Ninh Bình. Trong Vườn quốc gia đoạn đường từ văn phòng tới trung tâm Bống dài 18km đã được cải tạo và nâng cấp, các đoạn đi bộ tới các điểm tham quan du lịch cũng đã được tu sữa một phần. Trong thời gian tới, để phục vụ cho công tác bảo vệ rừng và du lịch cần mở thêm tuyến đường ven Vườn Quốc Gia tới động Vui Xuân, Động Con Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -43- Líp: VHL301
  44. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng Moong, hồ Yên Quang chạy theo ven ranh giới của VQG. Ngoài các trục đường chính từ trung tâm Vườn nối với thị trấn Nho Quan thì các con đường đến các điểm tham quan trong Vườn chưa được xây dựng bê tông, đường đi dài và có nhiều đoạn gồ ghề khó đi gây khó khăn trong việc đi lại. Phương tiện vận chuyển chính trong khu trung tâm Vườn vẫn là đi bộ. 2.4.5 Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch Tổng số lao động trong Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường là 35 người, trong đó biên chế là 8 người, lao động hợp đồng không thời hạn là 21 người, hợp đồng công việc là 6 người, ngoài ra thuê khoán 5 người lao động theo ngày để làm những công việc không ổn định. Nhìn chung, trình độ nhân viên của vườn chưa đồng đều. - Trình độ đại học là 9 người, trong đó tốt nghiệp các chuyên ngành Lâm nghiệp (5 người), Du lịch (1 người), Ngoại ngữ (1 người) và ngành Kinh tế (2 người). - Trình độ trung cấp là 10 người, trong đó chủ yếu là tốt nghiệp trung cấp Lâm nghiệp và 1 người tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch. - Trình độ sơ cấp là 15 người chủ yếu là các ngành nghề Buồng, bàn, nấu ăn, hướng dẫn và số còn lại là lao động phổ thông. Qua số liệu trên cho thấy thực trạng chất lượng lao động của Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường còn một số tồn tại sau: Về số lượng còn mỏng, về trình độ chuyên môn được đào tạo thiếu về chuyên ngành du lịch, ngoại ngữ và quản trị kinh doanh thể hiện tính chuyên nghiệp chưa cao. Mặc dù vậy, VQG Cúc phương nói chung và Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường nói riêng có chính sách ưu tiên trong việc tuyển dụng lao động là người địa phương vào làm việc trong các lĩnh vực như: bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học và kinh doanh dịch vụ du lịch. Nhưng số lượng chưa cao vì việc tuyển dụng còn gặp một số trở ngại lớn là người dân nơi đây rất khó có thể đáp ứng tốt được khả năng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong tương lai VQG Cúc Phương muốn phát triển tốt loại hình du lịch sinh thái và muốn cho cuộc sống của người dân bên trong và ngoài Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -44- Líp: VHL301
  45. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng vùng đệm này càng được đảm bảo và tốt hơn thì việc đào tạo cộng đồng địa phương nơi đây tham gia vào hoạt động du lịch là việc làm không thể tránh khỏi. 2.4.6 Hiện trạng khai thác tài nguyên Hiện nay có khoảng hơn 200 hộ gia đình tham gia vào hoạt động cung cấp các dịch vụ cho du khách khi đi tham quan du lịch tại VQG Cúc Phương. Các dịch vụ mà cộng đồng dân cư có thể trực tiếp cung cấp cho du khách như: Các dịch vụ lưu trú nhà dân, ăn uống, phục vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ cung cấp các sản phẩm thủ công lưu niệm và dịch vụ du lịch trải nghiệm cuộc sống cộng đồng người dân nơi đây. Hoạt động du lịch ở VQG Cúc Phương thường tập trung vào một số điểm, tuyến tham quan chủ yếu, hình thức du lịch còn đơn điệu . Đến Cúc Phương khách du lịch hầu hết đều đến cây Chò Ngàn Năm, bởi lẽ cây Chò Ngàn Năm được coi là biểu tượng của Vườn quốc gia Cúc Phương. Trong khi đó tuyến Động Người Xưa, Cây Đăng Cổ Thụ, tuyến cây Sấu Cổ Thụ - Sông Bưởi -Thác Giao Thuỷ - bản Mường là một tuyến du lịch kết hợp rất đặc sắc mang đậm bản chất của những tuyến du lịch sinh thái .Tuy nhiên, lượng khách đến tham quan chiếm tỷ lệ thấp (20%- 30%), chủ yếu là khách nước ngoài với hình thức đi bộ xuyên rừng tới bản Khanh. Các tuyến dài với hình thức đi bộ xuyên rừng có lượng khách rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do đoạn đường đi bộ dài và khó khăn, mất nhiều thời gian và sức lực. Nên không thu hút đựoc du khách. Các hoạt động diễn ra trong quá trình tham quan vẫn còn hạn chế, chủ yếu là các hoạt động đi bộ trong rừng, tham quan cây Chò ngàn năm, Động người xưa, ngắm cảnh, nghỉ ngơi, chụp ảnh, thăm trung tâm cứu hộ Các hoạt động khác trong du lịch sinh thái còn hạn chế và hầu như ít được đề cập tới như leo núi, đi xuyên rừng, chèo bè mảng trên sông suối, tìm hiểu văn hoá bản địa Hình thức đi bè mảng trên sông Bưởi, thăm thác Giao thuỷ chưa thực sự được khai thác nhiều, mặc dù nó là tuyến du lịch mà cộng đồng địa phương có thể tham gia và mang lại những lợi ích cho họ. Như vậy việc khai thác tài nguyên du lịch Cúc Phương với các loại hình Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -45- Líp: VHL301
  46. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng du lịch khác nhau còn hạn chế. Điều này khiến du lịch Cúc Phương trở nên đơn điệu, chỉ tập trung một số điểm, gây nên những bất cập trong quản lý du lịch với vấn đề bảo tồn. 2.5 Đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực VQG 2.5.1 Thuận lợi Cúc phương là khu rừng vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ của mình qua nhiều thế kỷ. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Vườn có ưu thế và sự hấp dẫn đặc biệt bởi VQG Cúc phương có những giá trị về hệ sinh thái, Cúc Phương còn là một địa điểm thú vị cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học khảo cổ với những di chỉ còn sót lại của Người Xưa. Cúc Phương còn là nơi cư trú và sinh sống của đồng bào Mường với những nét văn hoá riêng. Đó là những nếp nhà sàn, những trang phục, những phong tục tập quán, lễ hội cồng chiêng, những điệu hò mang đậm sắc thái văn hoá dân tộc Mường. Ngày nay khi nhu cầu du lịch của con người ngày càng cao.Thì việc lựa chọn các điểm du lịch hướng về cuộc sống thiên nhiên ngày càng được nhiều người lựa chọn. Với vị trí thuận lợi, chỉ cách thủ đô Hà Nội về phía Nam 120km. Cúc Phương đã trở thành sự lựa chọn của mỗi người trong các kỳ nghỉ tết, hay trong các đợt tham quan, học tập nhận thức của trường Đại học, Cao đẳng. Nhận được được sự quan tâm của Ban giám Đốc Vườn, cùng các đoàn thể, Cúc Phương dần được xây dựng thành một điểm du lịch có quy mô và hoàn thiện hơn. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng đã phần nào đáp ứng được khả năng phục vụ khách du lịch. Các dự án vẫn đang tiếp tục được xây dựng sản phẩm du lịch và hỗ trợ cộng đồng địa phương, cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo các điều kiện phục vụ tốt nhất cho du khách. Hoạt động du lịch trong Vườn quốc gia Cúc Phương cũng có vai trò hỗ trợ kinh phí cho công tác bảo tồn, nâng cao nhận thức cho khách du lịch, tạo cơ hội thu hút đầu tư cho công tác bảo tồn. Cộng đồng dân cư nhận thức được việc khai thác các động thực vật hoang dã ,chặt phá rừng bừa bãi đã tác động xấu phá vỡ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái tự nhiên. Vì thế người dân mong muốn phát triển du lịch và tham gia tích Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -46- Líp: VHL301
  47. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng cực vào việc xây dựng và tổ chức các hoạt động du lịch phục vụ khách như một sinh kế bền vững cho đời sống kinh tế địa phương. Nguồn thu từ hoạt động du lịch đã được đưa một phần vào việc chi trả lương cho cán bộ làm công tác bảo tồn, cải tạo, tu bổ các phương tiện, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch. Du lịch góp phần tạo các mối quan hệ giữa các Vườn quốc gia với các tổ chức trong nước và quốc tế, tạo ra cơ hội thu hút các dự án, đầu tư, hỗ trợ bảo tồn. Nhiều tổ chức bảo tồn động vật, các vườn thú của nhiều nước đã có những ủng hộ cho Trung tâm cứu hộ các loài Linh Trưởng như: Cộng hoà liên bang Đức, Mỹ, Anh Đặc biệt, dự án bảo tồn dưới sự tài trợ của tổ chức Quỹ bảo tồn động thực vật hoang dã thế giới (FFI – Fauna Flora International) còn có những hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng dân cư vùng đệm với hiệu quả cao, đóng góp đáng kể vào công tác nghiên cứu và bảo tồn của Vườn quốc gia. Mô hình DLCĐ trong giai đoạn hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh trên thế giới và Việt Nam. Đặc biệt loại hình này rất hấp dẫn với khách nước ngoài, cầu du lịch cũng ngày càng cao với sự gia tăng đối tượng nghiên cứu, khách tìm hiểu tự nhiên các VQG và khu du lịch sinh thái, khách du lịch cuối tuần Điều này cho ta biết lượng khách đến với Cúc Phương ngày một tăng cao, doanh thu từ hoạt động du lịch cũng từ đó mà ngày càng tăng lên. 2.5.2 Khó khăn Bên cạnh những mặt thuận lợi, việc phát triển DLCĐ ở VQG Cúc Phương cũng gặp không ít những khó khăn sau: Cúc Phương nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng cần được bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Chính vì thế, các hoạt động du lịch diễn ra ở khu vực trung tâm Vườn cần phải được hạn chế. Tránh các tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Các sản phẩm du lịch chưa được khai thác và phát triển mạnh, đa dạng. Vì vậy vẫn còn mờ nhạt chưa tạo ra được sản phẩm sản phẩm hấp dẫn đặc trưng cho khu du lịch. Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -47- Líp: VHL301
  48. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng Lượng khách tham gia ngày càng đông, lại tập trung vào một khoảng thời gian nhất định gây nên sự quá tải đối với môi trường du lịch. Nước thải, thu hái cây cảnh và ô nhiễm tiếng ồn từ những nhóm khách quá đông là những vấn đề chưa kiểm soát được. Đa số khách du lịch là học sinh ,sinh viên đi theo đoàn với số lượng đông và thường tập trung cao điểm vào các dịp lễ hội, ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần. Vào những ngày đó lượng khách tham gia quá đông thường gây nên sự quá tải về mọi mặt. Mối quan hệ chia sẻ lợi ích, nguồn lợi từ du lịch mang lại chưa có quy tắc rõ ràng giữa các đối tượng tham gia hoạt động du lịch như: cộng đồng dân cư, ban quản lý DLCĐ, công ty lữ hành VQG Cúc Phương còn yếu kém trong việc quảng bá hình ảnh khu du lịch đến với thị trường khách du lịch, chưa có những phương thức và chiến lược lâu dài cho chiến lược Marketting khu du lịch. Vì vậy cho nên nguồn khách vẫn chưa khai thác được hết, nhiều du khách mới chỉ biết đến VQG Cúc Phương mà chưa có thông tin về loại hình DLCĐ tại đây. Một trong những mối đe doạ lớn nhất của VQG Cúc Phương là việc đường mòn Hồ Chí Minh được xây dựng chạy dọc theo thung lũng phía tây Sông Bưởi với chiều dài 10km. Ngoài những tác động trực tiếp trong thời gian thi công, đến nay sau khi con đường này được hoàn thành nó đã làm cho khả năng tiếp cận các khu vực trong rừng tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khai thác lâm sản trái phép trong rừng cũng như hoạt động tái định cư của một số địa bàn dân cư trong khu vực này. Cộng đồng dân cư nhận thức chung về du lịch còn hạn chế, hướng dẫn viên địa phương còn hạn chế về kỹ năng thuyết minh, kiến thức chuyên ngành về văn hoá và sinh thái Kế hoạch quản lý của Vườn lại tập trung vào việc phát triển du lịch điều này đã làm giảm hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Điều này cũng có thể dẫn đến sự phát triển cơ sở hạ tầng du lịch với những tác động tiêu cực về điều kiện cho việc xâm nhập để khai thác lâm sản. Tương tự như vậy, việc xây dựng các hồ nhân tạo trong Vườn quốc gia sẽ dẫn đến một khoản rừng bị phát Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -48- Líp: VHL301
  49. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng quang và làm thay đổi chế độ thuỷ văn cuả Vườn. 2.5.3 Những tác động của hoạt động du lịch đến cộng đồng cư dân ven VQG Cúc phương a. Tác động tích cực Từ khi có sự phát triển du lịch, vùng đất này có sự thay da đổi thịt. Trước hết là cơ sở hạ tầng : Đường xá giao thông, điện nước, thông tin liên lạc được mở mang cải thiện, từ đó mà cuộc sống người dân được thay đổi cả về nhận thức lẫn chất lượng cuộc sống. Người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập, được giao tiếp, giao lưu văn hoá, tiếp xúc với nền kinh tế công nghiệp DLCĐ giúp thay đổi nhận thức, tác phong, phong cách giao tiếp ứng xử của cộng đồng dân cư, Ban quản lý DLCĐ. Trước đây khi hoạt động DLCĐ chưa phát triển người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, người dân ít có điều kiện giao tiếp với bên ngoài xã hội. Khi hoạt động DLCĐ được thực hiện thì người dân nơi đây bắt đầu được đào tạo các kỹ năng của người làm du lịch, người dân thường xuyên được tiếp xúc với nhiều đối tượng khách, đặc biệt là người nước ngoài. Từ đó đã làm cho người dân được mở mang kiến thức, hiểu biết hơn về con người cũng như bản sắc văn hoá của họ và người dân tự tin hơn trong trong giao tiếp. Người dân dần dần xoá bỏ đi những lối sống lạc hậu, cổ hũ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Về phần người dân, họ cũng nhận thấy rằng sự tham gia vào hoạt động du lịch đem lại cho họ những thu nhập mà quanh năm suốt tháng lam lũ cũng không có được. Họ càng ngày càng gắn bó với hoạt động du lịch hơn. Sự mong ngóng, chờ đợi khách tới thăm, dần đi vào tâm trí của người dân nơi đây. Đối với những hộ tham gia hoạt động kinh doanh như : Phục vụ lưu trú, ăn uống thì sẽ bổ sung, tăng cường và thay đổi trang thiết bị phục vụ sinh hoạt lưu trú cũng như ăn uống. Chính những điều này đã giúp cải thiện cuộc sống của người dân được tốt hơn, từ đó phục vụ cho các hoạt động lưu trú ăn uống của khách du lịch có hiệu quả hơn. Hoạt động du lịch phát triển sẽ tạo ra nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo tồn và bảo vệ Đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên môi trường. Hoạt Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -49- Líp: VHL301
  50. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng động du lịch cộng đồng phát triển thì người dân nơi đây sẽ được đào tạo các kỹ năng của người làm du lịch, kỹ năng sử dụng ỉnternet Rất nhiều các hoạt động về giáo dục môi trường đến các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên, sẽ giúp nâng cao tầm hiểu biết cho họ về tầm quan trọng của nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn tại địa phương. Từ đó mỗi người dân sẽ có ý thức hơn trong việc bảo tồn tài nguyên và môi trường. b. Tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực thì hoạt động DLCĐ tại VQG Cúc Phương còn có những tác động tiêu cực như sau: Hoạt động du lịch phát triển đem đến sự thay đổi to lớn đối với thôn xã có điểm du lịch này. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế địa phương thì nó còn có tác động đến văn hoá – xã hội của vùng, nhất là tại xã Cúc Phương địa điểm có hoạt động du lịch diễn ra sôi động, trực tiếp thì sự thay đổi này càng rõ ràng hơn. Sự tác động này phần lớn đem đến sự thay đổi tốt đẹp nhưng sẽ không thể tránh được những tác động xấu đến đời sống của người dân như: sự ô nhiễm môi trường, phá vỡ cảnh quan và đặc biệt là vấn đề văn hoá làng xã bị biến dạng. Tác động đến văn hoá bản địa: làm thay đổi tập quán và lối sống truyền thống của người dân địa phương, chính sự tiếp xúc với du khách (đa phần là những người thu nhập cao, văn hoá, phong tục đa dạng ). Bên cạnh việc giúp cho những người dân ở đây có sự nhanh nhẹn, hoà nhập vào sự buôn bán trao đổi, có tầm nhận thức cao hơn thì nó cũng làm cho quan hệ giữa những người dân thay đổi: vì mục đích kiếm tiền mà tình làng nghĩa xóm trở nên phai nhạt hơn, người dân coi trọng đồng tiền hơn. Các thanh thiếu niên cũng kiếm tiền do bán bưu thiếp, bưu ảnh lại tiếp xúc với nhiều loại văn hoá ngoại lai không thiếu những thói hư tật xấu dẫn đến các tệ nạn xã hội như: nghiện hút, cờ bạc, bỏ học, trộm cắp làm mất trật tự an ninh xóm làng, làm ô nhiễm nền văn hoá truyền thống của cư dân tại Vườn quốc gia. Hàng năm Vườn đón nhiều đoàn khách trong nước và ngoài nước tới tham quan sẽ phá vỡ nhịp sống yên bình thường nhật nơi đây, làm đảo lộn cuộc sống của họ. Hoạt động du lịch đã làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường tự nhiên và Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -50- Líp: VHL301
  51. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng môi trường xã hội. Hoạt động du lịch càng phát triển thì sẽ gây ra những tác động lớn đến tài nguyên tự nhiên: đất, nước, cảnh quan như rác thải ô nhiễm, đất bị xói mòn và làm thay đổi cảnh quan tự nhiên, nguồn nước bị ô nhiễm, khai thác rừng tác động tới đời sống hoang dã của các loài động thực vật: khai thác quá mức nhiễu loạn sinh cư và loài nhập lai Rác thải nhiều không chỉ gây ô nhiễm môi trường của các loài động thực vật mà còn tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân phá vỡ cảnh quan quanh khu vực. Để hạn chế những tiêu cực mà hoạt động du lịch tác động tới cộng đồng dân cư ở Vườn quốc gia Cúc Phương thì đòi hỏi cần phải có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của Ban quản lý Vườn và cộng đồng địa phương nơi đây. Tiểu kết chƣơng 2: Như vây, khả năng phát triển du lịch tại Cúc Phương trong những năm tới có nhiều điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa du lịch với cộng đồng dân cư địa phương nơi đây hầu như vẫn đứng ngoài cuộc và hầu như không có quyền lợi đối với sự phát triển của hoạt động du lịch nơi đây. Trong khi cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn, vất vả và muốn cải thiện cuộc sống thì bắt buộc họ phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế hiện có của mình. Và một trong các biện pháp hữu hiệu giúp người dân tại Cúc Phương xoá đói giảm nghèo là tham gia vào hoạt động phục vụ du lịch. Chính vì vậy, phát triển du lịch cộng đồng nhằm giúp người dân xoá đói giảm nghèo là rất cần thiết. Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -51- Líp: VHL301
  52. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VQG CÚC PHƢƠNG 3.1 Định hƣớng tổ chức không gian lãnh thổ du lịch tại VQG Trong khu vực VQG Cúc Phương cần phải xác định được không gian lãnh thổ du lịch tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, cũng như mục đích sử dụng đối với mỗi vùng khác nhau. Đối với vùng tài nguyên cần được bảo vệ: Đây là vùng có các hệ sinh thái nguyên sinh, nơi cư trú của các động vật hoang dã quý hiếm, đặc hữu, bản địa cần được bảo vệ. Đây là vùng rừng đặc dụng, vì thế không nên mở rộng các hoạt động du lịch gây ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng trong thực tế, các hoạt động du lịch của Vườn đã diễn ra chủ yếu ở đây. Bởi vậy định hướng sử dụng trước mắt trong vùng này là trung hoà giữa yêu cầu bảo tồn và nhu cầu du lịch. Trong quá trình diễn ra hoạt động du lịch cần đảm bảo việc tuân thủ các nội quy tham quan (về vật dụng, thức ăn mang theo, rác thải, việc thu lượm mẫu vật). Hiện tại, phần lớn lượng khách du lịch tập trung trong khu vực trung tâm. Vì vậy, cần hạn chế lượng khách tham quan trong vùng này, trước mắt nên hạn chế lượng khách trên cơ sở sức chứa của một tuyến tham quan (tối đa là 100- 150 khách /ngày). Sau đó, chỉ cho phép các hoạt động nghiên cứu, du lịch sinh thái đặc biệt, đó chính là việc giảm số lượng khách quan tâm đến chất lượng dịch vụ và bảo tồn. Đối với vùng nằm trong vùng phân khu chức năng bảo vệ nguyên vẹn của Vườn và giáp ranh phân khu phục hồi sinh thái, là vùng có vị trí như là vùng chuyển tiếp về các đặc điểm tự nhiên, vừa giữ vai trò như một vùng đệm cho vùng tài nguyên hạt nhân được bảo vệ bên trong. Lại vừa có vai trò tăng cường cho khu vực phục hồi sinh thái. Trong vùng này tập trung một số điểm hấp dẫn đã được khai thác cho hoạt động du lịch như Động Người Xưa và có thể khai thác mở rộng hơn nữa như cây Đăng cổ thụ, đỉnh Mây Kim Giao, động Trăng Khuyết. Những điểm này có thể thay thế cho những điểm tham quan hiện đang có lượng khách tập trung trong vùng tự nhiên cần được bảo vệ như cây Chò xanh ngàn năm tuổi Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -52- Líp: VHL301
  53. Ph¸t triÓn du lÞch céng ®ång t¹i v•ên Quèc gia Cóc Ph•¬ng ,cây Sấu cổ thụ Ở đây, nguồn tài nguyên cũng cần được bảo vệ, song có thể cho phép sử dụng du lịch ở mức độ cho phép của môi trường như: Du lịch nhóm nhỏ, đề cao chất lượng du lịch, sử dụng các phương tiện không gây ảnh hưởng đến môi trường như: ô tô điện, xe ngựa, xe đạp và đi bộ. Tăng cường và đảm bảo việc tuân thủ các nội quy tham quan (về vật dụng, thức ăn mang theo, rác thải, việc thu lượm mẫu vật), tăng cường các phương tiện giáo dục môi trường trên tuyến tham quan, các đường mòn phải đảm bảo được các yêu cầu thiết yếu của du lịch sinh thái như sơ đồ tham quan, các biển báo, biển chỉ dẫn, thuyết minh, thùng rác, nơi vệ sinh.v v Những yêu cầu trên nhằm đáp ứng cho khách, các nhu cầu trong du lịch sinh thái là nâng cao nhận thức về thiên nhiên, làm phong phú thêm kinh nghiệm du lịch một cách có chất lượng. Trong khu vực dành cho các hoạt động du lịch sinh thái mở rộng các hoạt động du lịch như : pic nic, cắm trại, nghỉ ngơi giải trí, tham quan bằng ô tô có thể được phép trong vùng này. Tuy nhiên, thuộc phân khu phục hồi sinh thái của Vườn, nên các hoạt động tham quan như picnic, cắm trại tại vùng này vẫn cần đảm bảo thực hiện các nội quy chặt chẽ. Các cơ sở nghiên cứu, bảo tồn nên được mở rộng tham quan nhằm tăng cường kinh nghiệm du lịch, tác dụng giáo dục cho khách nâng cao chất lượng du lịch. Có thể bổ sung những loại hình vui chơi, giải trí phù hợp ở khu vực dành cho dịch vụ sản xuất và dịch vụ du lịch của vườn. Để đảm bảo hoạt động du lịch được duy trì tốt, các nhóm khách tham quan không nên quá lớn và có sự quan tâm thích đáng đến môi trường. Nơi tập kết các xe chở khách cần được quy hoạch thành một khu riêng biệt, vừa đảm bảo mỹ quan, vừa không gây ảnh hưởng đến các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí cho khách, hạn chế tác động lớn đến sự phục hồi của sinh thái tự nhiên. Các cơ sở dịch vụ ăn nghỉ, bán hàng không nên mở rộng thêm ở đây mà nên có xu hướng chuyển dần ra địa bàn của cộng đồng địa phương. Đối với phân khu dịch vụ du lịch cộng đồng bao gồm các thôn Nga, Bãi Cả, Sấm, những bản tái định cư ở Sinh viªn: Hoµng ThÞ H•êng -53- Líp: VHL301