Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch quốc tế trên địa bàn TPHCM từ nay đến năm 2020

pdf 157 trang hapham 2390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch quốc tế trên địa bàn TPHCM từ nay đến năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_mot_so_giai_phap_day_manh_hoat_dong_du_lich_quoc_te.pdf

Nội dung text: Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch quốc tế trên địa bàn TPHCM từ nay đến năm 2020

  1. p — lfl BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYÊN THỊ DUNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Quốc TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÔ Hồ CHÍ MINH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: KINH TẾ THÊ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TÊ QUỐC TÊ Mã số: 05.02.12 LUÂN VẨN THẠC SI KINH TE Người hướng d n khoa học: PGS,Tlã-tò©fè#Ì TƯỜNG ' Rti0\lì BAI HÓC NGOAI THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2001
  2. MỤC LỤC Lời mở đầu Trang CHƯƠNG 1: Sự CẦN THIẾT PHẢI ĐAY MẠNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ (DLQT) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ Hồ CHÍ MINH (TP.HCM) TỪ NAY ĐEN NĂM 2020. Ì 1.1. Lý luận chung về DLQT. Ì 1.1.1. Khái niệm, chức năng, đặc điểm, các hình thức của DLQT và sản phẩm DLQT. 1 Ì. Ì .2. Vaitò, v ị trí DLQT trong phát triển kinh tế quốc dân 7 1.1.3. Tổ chức không gian- lãnh thổ DLQT 12 Ì. Ì .4. Vai trò của Nhà nước trong cải thiện môi trường kinh doanh DLQT. 15 1.2.Nhữhg tiền đề tất yếu khách quan phát triển thị trường DLQT. 17 13. Sự cạn thiết phải đẩy mạnh hoạt động DLQT TPHCM. 19 1.3.1. Phát huy cao hơn nữa tiềm năng, lợi thế phát triển DLQT TPHCM và của cả nước. 19 1.3.2. Nâng cẳo vai ứò "động lực" của HĐDLQT trong điều kiện phát triển mới của TPHCM 24 1.3.3. Khẳng định vị trí kinh tế "mũi nhọn" của ngành DLQT trong chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng lợi thế hóa-hiện đẳi hóa của TPHCM và cả nước 24 1.3.4. Đảm bảo hiệu quả trong hội nhập du lịch khu vực và toàn cầu của TPHCM 25 1.3.5. Duy trì tính bền vững của môi trường DLQT trong điều kiện KTTT "mở" 25 Ì .3.6. Chủ động tẳo nhiều nhân tốtích cự c hơn nữa để thúc đẩy DLQT phát triển từ cơ chế, chính sách tổ chức quản lý, khuyến khích DLQT của Nhà nước, Chính phủ các cấp 26
  3. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Quốc TẾ (DLQT) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ Hồ CHÍ MINH (TPHCM) TRONG 15 NĂM QUA (1986 - 2000) 27 2.1. Thực trạng hoạt động DLQT TPHCM 27 2. Ì. Ì. Đánh giá kết quả kinh doanh 27 2. Ì. 1.1. Số lượt khách DLQT 27 2.1.1.2. Cơ cấu khách DLQT 31 2.1.1.3. Doanh thu từ hoạt động DLQT 33 2. Ì. Ì .4. Mạng lưới kinh doanh dịch vụ DLQT 36 2.1.1.5. Hệ thống doanh nghiệp du lịch (DNDL) 42 2.1.2. Đánh giá tình hình tổ chức quản lý hoạt động DLQT của Nhà nước, Chính phủ trên địa bàn TPHCM 45 2. Ì .2. Ì. Bộ máy tổ chức hành chính quản lý ngành du lịch trên địa bàn TPHCM 45 2. Ì .2.2. Công tác định hướng đối với hoạt động DLQT 48 2.1.2.3. Công tác tổ chức phối hợp, liên kết ngành - lãnh thổ DLQT 49 2. Ì .2.4. Công tác kiểm soát, thanh ưa hoạt động DLQT 51 2. Ì .2.5. Hỗ trợ hoạt động DLQT đối với các doanh nghiệp du lịch 52 2.1.3. Đánh giá tình hình hỗ trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong và ngoài nước đối với mồ rộng và phát triển hoạt động DLQT TPHCM 53 2.1.3.1. Các chính sách khuyến khích phát triển DLQT của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam 53 2.1.3.2. Sự hỗ trợ phát triển DLQT của các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ nước ngoài 54 2.2. Nhận xét chung. 55 2.2. Ì. Thuận lợi, kết quả và nguyên nhân. 55 2.2.2. Khó khăn, tồn tại và nguyên nhân. 57
  4. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Quốc TẾ (DLQT) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÔ Hồ CHÍ MINH (TPHCM) TỪ NAY ĐEN NĂM 2020 59 3.1. Dựbáo về triển vọng phát triển hoạt động DLQT TPHCM 59 3. Ì. Ì. Xu thế phát triển thị trường DLQT khu vực và toàn cầu đến năm 2020. 59 3.1.2. Kinh nghiệm của một số nước điển hình tại khu vực (NICs, NAICs, Trung Quốc) trong thu hút khách DLQT. 60 3.1.3. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn về đón tiếp khách DLQT ở TPHCM trong những năm sắp tới. 63 3. Ì .4. Quan điểm của Đụng, Nhà nước Việt Nam trong phát biển DLQT từ nay đến năm 2020. 66 3.2. Mục tiêu, phương hư&ng phát triển hoạt động DLQT TPHCM từ nay đến năm 2020 68 3.2.1. Quan điểm lựa chọn phương án hợp lý về phát triển DLQT. 68 3.2.2. Mục tiêu phấn đấu 70 3.2.3. Các phương hướng thực hiện: 74 3.3. Một số gi i pháp dẩy mạnh hoạt động DLQT TPHCM. 75 3.3.1. Các giụi pháp chiến lược. 75 3.3.1.1. Nâng cao nhận thức toàn diện về vai trò, vị trí mới của hoạt động DLQT. 75 3.3.1.2. Quán triệt quan điểm của Đụng và Nhà nước trong xây dựng và triển khai Quy hoạch tổ chức lãnh thổ du lịch, chiến lược phát triển DLQT theo mục tiêu "nhanh và bền vững ". 76 3.3.1.3. Hiệu lực hóa cơ chế, chính sách quụn lý và khuyên khích DLQT phù hợp với đặc điểm, tiềm năng, lợi thế riêng của TPHCM. 77 3.3.1.4. Tập trung ưu tiên đầu tư vốn, Công nghệ-Thông tin để hiện đại hóa mạng lưới kinh doanh, tăng tính tiện ích của cơ sở vật chất-kỹ thuật-hạ ủng du lịch nâng
  5. cấp các Tuyến, Điểm và Khu du lịch, tái tạo và làm giàu môi trường DLQT TPHCM 79 3.3.1.5. Phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hóa cao. 81 3.3.1.6. Nâng caotính đ ộc đáo, hấp dẫn của sản phẩm trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình dịch vụ DLQT, đồng thời thực hiện linh hoạt hóa giá cả để kéo dài tính mùa vụ 82 3.3.1.7. Đơn giản hóa các thủ tục xuất nhừp cảnh, thanh toán hàng - tiền, đảm bảo độ an toàn cao đối với thân thể, tài sản của khách DLQT. 83 3.3.1.8. Tăng cường khai thác tối đa thị trường du lịch trong và ngoài nước. 84 3.3.1.9. Cải thiện môi trường kinh doanh DLQT, hỗ ừỢ xây dựng các từp đoàn mạnh, phát triển rộng mạng lưới "vệ tinh" các DN vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống. 85 3.3.1.10. Tăng lợi thế cạnh tranh liên kết theo ngành - lãnh thổ du lịch, trong và ngoài nước. 87 3.3.2. Các giải pháp trước mắt: 87 3.3.2.1. Đối vói UBND TPHCM, sở Du lịch và các sở, Ban, Ngành hữu quan 87 3.3.2.2. Đối với các ĐNDL TPHCM 90 3.3.3. Mô hình tổ chức phối hợp đồng bộ về đẩy mạnh hoạt động DLQT TPHCM từ nay đến năm 2020 theo Ma trừn SWOT 94 3.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ 97 3.4. Ì. Đối với Trung ương 97 3.4.2. Đối với UBND TPHCM, các Sơ; Ban, Ngành hữu quan: 98 Kết luừn Phụ lục Danh mục tài liệu tham khảo cần thiết.
  6. LỜI MỞ ĐẦU l.Tính cấp thiết của đề tài Dưới tác động mạnh của cách mạng KH-CN, thế giới đã và đang bước vào giai đoạn " hậu công nghiệp". Xu thế " mềm hóa" nền kinh tế thế giới gia tăng nhanh và sâu sắc chưa từng thấy. Giá trị dịch vụ hiện chiếm trên 70% GDP của các nước phát triển, trên 50% GDP của các nước đang phát triển đã làm thay đổi căn bản tư duy, chiến lược phát triển, phương thức tổ chức quản lý của hốu hết các Nhà nước, doanh nghiệp [84]. Vòng cung CA-TBD nổi lên như một Trung tâm phát triển kinh tế-thương mại năng động nhất thế giới với bí quyết thành công là dựa trên "3T": Telecommunication-Transport- Tourist (Viễn thông-Vận tải-Du lịch) [ 105]. Riêng đối với Việt Nam vốn chỉ dựa vào kinh tế "lúa nước", giá trị dịch vụ trong năm 2000 đã chiếm tới 40,5% GDP, công nghiệp chiếm ở mức thấp hơn:34,5%, nông nghiệp chỉ còn giữ ở mức "khiêm tốn": 25%. Thành tựu này được Đại hội Đảng ta đánh giá như một trong nhũhg "bước chuyển dịchtích cực " nhất trong 15 năm "đổi mới toàn diện" và "mở cửa" nền kinh tế [83,54]. Mụctiêu trọng tâm của Chiến lược KT-XH quốc gia đến năm 2010 là nâng tỷ trọng dịch vụ lên "42-43% GDP" để tạo tiền đề vật chất cốn thiết đưa Việt Nam về cơ bản ữở thành nước công nghiệp trên thế giới đến năm 2020 [83,68] với quan điểm lựa chọn " phát triển du lịch thật sự phải trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn" [83,68] mà Đông Nam Bộ như một vùng trọng điểm của cả nước với nhiệm vụ "phát huy vai trò các trung tâm thương mại, xuất khẩu, viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, KH-CN văn hóa, đào tạo" [83,70]. Một trong những trung tâm thương mại - dịch vụ lớn nhất Đông Nam Bộ, kể cả ở phía Nam, trong cả nước chính là TPHCM với 2.029 km2, hơn 5 triệu dân (chỉ chiếm khoảng 0,63% diện tích, 6,59% dân số cả nước), song luôn dẫn đốu cả nước về các chỉ tiêu kinh tế: đóng góp bình quân 1/3 sản lượng công nghiệp, 1/3 NSNN, 45% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn vượt gấp rưỡi so với cả nước: trong giai đoạn 1991-1999 mức tăng bình quân GDP của cả nước là 8-9%/năm, riêng TPHCM tăng 14-15%/năm. Năm 2000, mức tăng GDP của cả nước và TPHCM có sụt giảm song vẫn đảm bảo vượt gấp
  7. rưỡi (cả nước: 6.8%, TPHCM 9%). TPHCM là địa phương đầu tiên mà Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tới làm việc kể từ khi ông nhận trách nhiệm cao nhất của Đảng, điều đó nói lên vai trò, vị trí đặc biệt của TPHCM đối với cả nước. Ông khọng định "mỗi phần trăm tăng trưởng GDP của thành phố đã ảnh hưởng rất quan trọng tới phát triển KT-XH của cả nước[16,2]. Một trong những ngành kinh tế "mũi nhọn " mà thành phố luôn dẫn đầu cả nước chính là ngành du lịch, trước hết là hoạt động DLQT. Năm 2000 đánh dấu mốc lịch sử đầu tiên cả nước đón trên 2 triệu lượt khách DLQT và 11 triệu du khách nội, chỉ riêng TPHCM đón được trên Ì triệu du khách quốc tế. Doanh thu du lịch của cả nước đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng doanh thu từ các dịch vụ. Du lịch Việt Nam (cùng các ngành liên quan) đã đảm bảo trên 10% GDP của cả nước (tính từ những năm 1996 đến nay). TPHCM luôn chiếm trên 40-60% cả nước kể cả ở 2 chỉtiêu " số lượt khách DLQT" và "doanh thu ngoai tệ" [41]. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, DLQT của thành phố vẫn chưa thật sự phát huy được tiềm năng, lợi thế mạnh của cả nước nói chung và của thành phố nóiriêng đ ể có thể phát triển nhanh và bền vũhg hơn nữa. Mặc dù rằng, Quy hoạch Tổng thể "phát triển du lịch" của TPHCM trong các giai đoạn 1996-2000, 2000- 2010 đã được soạn thảo song việc định hướng lâu dài về một Chiến lược riêng, phù hợp với điều kiện phát triển DLQT TPHCM thật sự vẫn chưa ổn định và hoàn chỉnh [94,2- 3]. Mặt khác, xét về phía quản lý kinh doanh du lịch của gần 490 doanh nghiệp và 598 cơ sở lưu trú phần lớn vẫn hoạt động theo kiểu "cò con", phá giá lẫn nhau. Tốc độ thu hút khách DLQT năm 2000 chỉ tăng 12,8% so với năm 1999, doanh thu tăng khoảng 18,7%. Nếu so với mức tăng KNXK của thành phố thì chỉ đạt được khoảng một nửa [94,3-4]. Theo đánh giá chung của doanh nghiệp là vì môi trường kinh doanh hiện nay vẫn chứa đựng đầy rủi ro, nếu có chăng chỉ có thể bắt đầu từ chiến lược tiếp thị để cạnh tanh tiêu thụ. Chiến lược đầu tư công nghệ mới và phát triển nguồn nhân lực là công việc của giai đoạn sau[64]. Hậu quả là năng lực cạnh tranh sản phẩm DLQT chưa thật sự đạt được ngang hoặc cao hơn so với các nước Đông NamẤ . Cho đến nay, Tp.HCM với trên 5 triệu dân mới thu hút được trên Ì triệu khách DLQT, trong khi đó Singapore ii
  8. với trên 3 triệu dân đã thu hút được một lượng khách DLQT vượt trên 2 lần số dân nước họ[2,14]. Khách DLQT quay lại Thành phố lần thứ hai rất hiếm (chưa đạt trên 15%)[95,3]. Nhận định chung về tình hình tổ chức quản lý kinh tế vĩ mô như đa số các Đại biểu Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 9 đánh giá "thởa thực trạng, thiếu giải pháp "[19]. Tở thực tế ởên, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho toàn ngành du lịch Tp.HCM là phải phân tích đánh giá lạitình hình hoạt động DLQT trên cơ sở lí luận khoa học và thực tiễn hoạt động du lịch trong và ngoài nước, trước hết là ương tổ chức quản lý và khuyến khích du lịch của Nhà nước, Chính phủ đại diện trực tiếp là UBND TPHCM và sở Du lịch và đề xuất các giải pháp đồng bộ, toàn diện hơn, nhờ vậy mới thật sự tạo ra nhân tốtích cự c thúc đẩy DLQT phát triển cao hơn cả về lượng và chất, xứng đáng là "động lực" cho tăng trưởng và phát triển nhanh của TPHCM "đi trước về đích trước" trong cả nước, tạo thế và lực vững chắc cho Việt Nam trở thành "con rồng" châu A trong 20 năm đầu thế kỷ 21. Chính tở những nhận thức vềtính thực tiễn cấp thiết, tác giả đã chọn đề tài " Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động DLQT trên địa bàn TPHCM từ nay đến năm 2020" làm luận văn thạc sĩ kinh tế cho mình theo chuyên ngành KTTG và QHKTQT. 2.Mục đích nghiên cứu Tở những luận cứ nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, quá trình khảo sát thực trạng hoạt động DLQT trên địa bàn TPHCM, tác giả cố gắng làm rõ vai trò, vị trí mới của DLQT TPHCM trong phát triển nhanh và bền vững, tạo "động lực' và "mũi nhọn" cho tiến trình CNH-HĐH của TPHCM và cả nước; làm rõ vai trò, vịtó của Nhà nước, Chính phủ mà cơ quan đại diện trực tiếp là TCDLVN, UBND TPHCM, sở Du lịch trong quản lý và khuyên khích DLQT để tạo ra nhân tốtích cực , hiệu lực thúc đẩy DLQT TPHCM nói riêng, trong cả nước nói chung. Trên cờ sở dự báo về triển vọng phát triển DLQT đến năm 2020 người viết đề xuất quan điểm lựa chọn phương án đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, khuyến khích của Nhà nước cùng với giải pháp, kiến nghị triển khai đồng bộ để đẩy mạnh hoạt động DLQT TPHCM đến năm 2020. 3.ĐỐỈ tượng và phạm vi nghiên cứu • Vai trò, vị trí của DLQT TPHCM trong phát triển TPHCM và cả nước. iii
  9. • Thực trạng hoạt động DLQT TPHCM qua 15 năm " đổi mới toàn diện" và " mở cửa" nền kinh tế(1986-2000). • Thực trạng tổ chức quản lý và khuyên khích hoạt động DLQT TPHCM của Nhà nước, Chính phủ từ Trung ương đến địa phương TPHCM. Như vậy, giới hạn về mặt không gian chủ yếu tập trung tại địa bàn TPHCM với khoảng thời gian khảo cứu từ năm 1986 đến năm 2000. Các giải pháp ứng dểng được đề xuất trong vòng 20 năm (2001-2020). 4.Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật lịch sử theo quan điểm phát triển, toàn diện, lịch sử-cể thể của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dểng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành xã hội, kinh tế như các mô hình-ma trận, so sánh-tương quan đồng thuận-nghịch biến, qui nạp-diễn giải, ngoài ra, người viết đã cố gắng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu "tại bàn" (với hơn 100 tư liệu tham khảo cần thiết trong và ngoài nước) và phương pháp nghiên cứu "hiện trường" (tổ chức 3 cuộc khảo sát thực tế trong 3 năm 1997-2000 theo chuyên đề:khách DLQT, doanh nghiệp DLQT, tổ chức-cơ quan quản lý DLQT), đăng tải nội dung đề tài trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng các bài báo, phương pháp chuyên gia, tao đổi ý kiến với các nhà nghiên cứu, quản lý có uytín tại Viện kinh tế TPHCM, sở Thương mại, Sở Du lịch và các giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành công tác tại trường Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học Ngoại thương 5.BÔ cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mểc tài liệu tham khảo cần thiết, phể lểc, luận văn gồm 3 chương, (trọng tâm là Chương 3) bao hàm nội dung trong gần 100 trang viết: Chương 1: Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động DLQT TPHCM từ nay đến năm 2020. Chương 2: Đánh giá thực trạng DLQT TPHCM trong 15 năm qua (1986-2000). Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động DLQT TPHCM từ nay đến năm 2020. iv
  10. QUY ƯỚC VIẾT TẮT AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC : Diễn đàn kinh tế Châu Ấ-Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Ấ CA-TBD : Châu Á- Thái Bình Dương CEPT : Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung AFTA CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-Hiện Đại Hóa DLQT : Du lịch quốc tế DLQT TPHCM : Du lịch quốc tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh DNDL : Doanh nghiệp du lịch DNQD : Doanh nghiệp quốc doanh DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DNĐTNN : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ĐNA : Đông Nam Á GDP • Tổng sản phẩm quốc nội KH-CN Khoa học - Công nghệ KTTG Kinh tế thế giới KTTT Kinh tế thị trưững KT-XH Kinh tế- xã hội Môi trưững du lịch VH-ST : Môi trưững du lịch văn hóa-sinh thái PATA Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương PCLĐQT Phân công lao động quốc tế QHKTQT Quan hệ kinh tế quốc tế TBCN Tư bản chủ nghĩa TCDLVN Tổng cục du lịch Việt Nam TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh ƯBND TPHCM: ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh WTOD : Tổ chức Du lịch thế giới WTOT : Tổ chức Thương mại thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  11. CHƯƠNG 1: Sự CẦN THIẾT PHẢI ĐAY MẠNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ (DLQT) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ Hồ CHÍ MINH (TPHCM) TỪ NAY ĐEN NĂM 2020. 1.1. Lý luận chung về DLQT. 1.1.1. Khái niệm, chức năng, đặc điểm, các hình thức của DLQT và sản ph m DLQT. 1.1.1.1. Khái niệm: "Du lịch" theo tiếng La tinh "Tusnus", tiếng Hy Lạp "Tornos", tiếng Anh "Tourism", tiếng Pháp "Tour" với ý nghĩa dã ngoại, dạo chơi, leo núi, vận động ngoài trời Thuật ngữ "tourism" ngày nay đã được quốc tế hóa, được hiểu như sự dịch chuyển của con người ra khỏi nơi thường sống và làm việc của mình để nâng cao sức khỏe tầm hiểu biết về đời sống văn hóa con người và môi trường sinh thái mới trong một khoọng thời gian tương đối ngắn (thông thường từ ba ngày đến một tháng). Theo các tư liệu chuyên nghiên cứu về du lịch, du lịch học đã được hình thành từ cuối thế kỷ 19 tại các nước công nghiệp phát triển, điển hình như Ao, Đức, Ý, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Pháp, [29,3]. Theo Robert Lanquar, "du lịch chỉ trở thành đối tượng nghiên cứu kinh tế có hệ thống từ sau thế chiến thứ n, với sự cổ vũ của hai nhà kinh tế Thụy Sĩ Krapt và Huiưikeer trong việc thành lập Hiệp hội quốc tế các chuyên gia khoa học về du lịch" [29,7]. Các nước XHCN bắt đầu nghiên cứu du lịch từ những năm 60 xuất phát từ nhu cầu bức thiết của thực tiễn phát triển DLQT xét ở cằ ba mặt: nhu cầu của người dân đi du lịch, lợi ích KT-XH của toàn quốc gia, lợi ích kinh doanh của DNDL [103]. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các tư liệu đều khẳng định chung là chưa thống nhất được khái niệm "du lịch". Điều đó đã và sẽ gây ra nhiều khó khăn cho vấn đề học thuật cũng như quọn lý hoạt động du lịch ở cọ cấp vĩ mô và vi mô. Xét ở khía cạnh KTTT, các khái niệm đưa ra có thể phân thành hai nhóm chính. Bọn chất và nội dung của hai nhóm quan điểm này không mâu thuẫn với nhau, hơn thế nữa đã bổ sung cho nhau để có được "khái niệm" đầy đủ về du lịch với tư cách như một ngành kinh doanh dịch vụ. Theo nhóm quan điểm thứ nhất, du lịch trước hết đáp ứng nhu cầu của du khách, tức là thỏa mãn giá trị sử dụng của sọn phẩm du lịch, như ý kiến của E. Guyer Freuler Ì
  12. [10,15]. Còn các nhà nghiên cứu du lịch sau thời E. Guyer Freuler lại quan niệm du lịch như là tổng thể các mối quan hệ nảy sinh giữa khách du lịch với môi trường và con người nơi khách đi qua và dừng lại, được chia thành hai nhóm: nhóm quan hệ vật chất và phi vật chất. Nhóm quan hệ vật chất gắn liền với dịch vỉ thỏa mãn cho khách trong quá trình di chuyển và dừng lại ngoài nơi cư trú nhằm mỉc đích tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, dưỡng bệnh Nhóm quan hệ phi vật chất gắn liền với kết quả mà khách du lịch tiếp thu vàtích lũ y được về mặt kiến thức, tầm hiểu biết, giá trị văn hóa, tinh thần trong quá tành du lịch, điển hình như quan điểm của w. Hunákeer, Clauder Kaspar, St Gallen (Thỉy Sĩ) [10,16]. Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng, du lịch như một sản phẩm đặc biệt (có giá trị trao đổi), làm tiền đề cho sự phát triển kinh doanh du lịch. Giáo sư người Bỉ Edmod Picara viết "du lịch là tổng hợp các tổ chức và các chức năng của nó không chỉ bao hàm về phương diện khách vãng lai, cái chính là về phương diện giá trị mà khách chi ra và của những khách nước ngoài đến với một ví tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết hoặc giải trí" [10,18]. Nội dung trên đã đưa lại hai ý nghĩa thực tiễn lớn đối với kinh doanh dịch vỉ du lịch: Thứ nhất, khách sẵn sàng chi tiêu một khoản tiền thích đáng cho du lịch và họ cần phải được phỉc vỉ thích đáng; Thứ hai, khách chỉ có chi tiêu chứ không có mỉc đích kiếm tiền. Quán triệttình thần của hai nhóm quan điểm trên trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, tại Điều khoản Ì Pháp lệnh Du lịch được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 08/02/1999 đã khẳng định " Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan tong, mang nội dung văn hóa sâu sắc, cótính liê n ngành, liên vùng và xã hội hóa cao: phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng của nhân dân và khách DLQT, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển KT-XH của đất nước "[85]. Các nhà làm luật thường coi khái niệm "du lịch" gắn với việc di chuyển của khách ngoài địa điểm cư trú thường xuyên của mình" [24]. DLQT là một trong nhũhg hình thức cơ bản của du lịch xét theo không gian lãnh thổ di chuyển, cư trú, tham quan, giải trí ngày càng trở thành một bộ phận hữu cơ của toàn bộ hoạt động du lịch quốc gia. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, DLQT được coi như động lực tăng trưởng và phát triển nhanh của quốc 2
  13. gia. Khi cam kết các hợp đồng về dịch vụ DLQT cần quán triệt haitính đ ặc thù của hoạt động: khách du lịch mang quốc tịch nước ngoài; thanh toán bằng ngoại tệ. Như vậy, DLQT là một loại hình thu ngoại tệ, là hình thức cơ bản của QHKTQT ngày nay, hình thành và phát triấn trên cơ sở xã hội hóa, "mềm hóa" ngày càng cao của lực lượng sản xuất trên quy mô quốc tế, đưa lại lợi ích KT-XH ngày càng lớn cho đời sống vật chất, tinh thần của con người, quốc gia và cộng đồng quốc tế. DLQT được hiấu như sự dịch chuyấn và Mi trú tạm thời của con người ở nước khác (không phải là nơi ở thường xuyên của họ) nhằm thỏa mãn nhũhg nhu cầu về tham quan, nâng cao hiấu biết về văn hóa, nghệ thuật, lịch sủi giao lưu tình cảm, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thấ thao Xhi quá trình quốc tế hóa đời sống KT-XH ngày càng tăng, các hình thức của DLQT ngày càng đa dạng, mangtính phát huy lợi thế so sánh, tổng hợp và liên kết ngành-lãnh thổ ngày càng cao đấ tạo nên lợi thế cạnh tranh quốc tế cho sản phẩm du lịch, gia tăng lợi ích quốc gia từ phân phối lại thu nhập quốc tế. 1.1.1.2.Chức năng của hoạt động kinh doanh DLQT: DLQT cũng giống như bất cứ hoạt động kinh tế nào khác, được hình thành và phát triấn khách quan trên cơ sở của PCLĐXH và PCLĐQT nhằm mục đích sinh lợi. Chức năng của hoạt động kinh doanh DLQT là lý do tồn tại cần thiết của DLQT: chuyấn hóa các nguồn lực đấ đạt được nhũng lợi ích KT-XH: phát triấn kinh tế, ổn định xã hội, cân bằng môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. phát huy năng lực cá nhân và hoàn thiện nhân cách con người, cho thấy tính lợi ích thiết thực của DLQT đối với con người và xã hội văn minh, tính lợi thế của nền kinh tế "mở" so với nền kinh tế "khép kia". Xét ở cấp độ ngành, DLQT thực hiện chức năng gắn liền thị trường du lịch các quốc gia với nhau, nhờ vậy hình thành nên một thị trường du lịch thế giới thống nhất. Xét ở cấp vĩ mô, DLQT chuyấn hóa các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, nguồn lực quốc gia thành các nguồn thu ngoại tệ, nhờ vậy chuyấn dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng lợi thế hóa-hiện đại hóa, thuận lợi hóa môi trường kinh tế vĩ mô. Xét ở cấp vi mô, DLQT góp phần chuyấn hóa với quy mô lớn các yếu tố "đầu vào", "đầu ra" của DNDL, nhờ vậy có khả năng tăng lợi nhuận, tăngtích lũy , tăng quy 3
  14. mô sản xuất, nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Chức năng kinh doanh của DLQT gắn liền với chức năng xã hội của nó bởi đây là hoạt động đặc thù, mangtính tổn g họp KT-XH cao, bởi vậy tồn tại ba nhóm quan điểm trong lựa chọn phương án kinh doanh DLQT. Thứ nhất, Chủ trương tăng trưởng nhanh GDP du lịch, coi nhẹ việc hạn chế, khắc phục những ảnh hưởngtiêu cực của kinh doanh tới môi trường DLQT. Thứ hai, Chủ trương đảm bảo sự bền vững của môi trường DLQT là lọi ích dài hạn, tăng trưởng nhanh GDP du lịch đưọc tiến hành tùy vào điều kiện phát triển thuận lọi. Thứba, Chủ trương điều chỉnh họp lý giữa tăng trưởng nhanh về GDP du lịch và đảm bảo sự bền vũiig, cân bằng của môi trường DLQT trong suốt quá trình phát triển. Chức năng DLQT là cơ sở tiền đề để xác định nhiệm vụ của hoạt động DLQT cho mỗi quốc gia, mỗi DNDL trong từng giai đoạn phát triển. Để nhiệm vụ phát triển DLQT đảm bảo thiết thực, các quốc gia và DNDL cần phải dựa vào các căn cứ sau: hiện trạng kinh doanh DLQT của DNDL; phát triển KT-XH của quốc gia; bối cảnh PCLĐQT; quan điểm ưa tiên phát triển của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh DLQT. 1.1.1.3.Các hình thức của DLQT. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn lớn nhằm đa dạng hóa sản phẩm và thị trường DLQT. Các hình thức đưọc phân loại theo đối tưọng chủ thể (quốc gia', các tổ chức DLQT, các công ty quốc tế và các mối quan hệ "chéo") đối tưọng khách thể (các sản phẩm DLQT mangtính "tha y thế" và "bổ sung"). Đến nay có rất nhiều căn cứ để phân loại DLQT: không gian (du lịch quốc gia, quốc tế); hướng chuyển dịch lãnh thổ của khách DLQT (chủ động, thụ động); nhu cầu của khách (du lịch văn hóa sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng ); phương tiện vận chuyển (bằng ô tô, máy bay, tàu, xe, thú ); vị trí địa lý của các cơ sở du lịch (biển, núi ); đặc điểm cơ sở lưu trú (trong Hotel, Motel, nhà trọ, cắm trại ); thời gian (dài ngày, ngắn ngày ); mùa (nghỉ đông, nghỉ hè ); hình thức tổ chức (theo đoàn, cá nhân-ba lô ); thành phần xã hội của khách (thưọng lưu, công đoàn ); lứa tuổi của khách (thanh thiếu niên, người hưu úi ); phương thức ký kết họp đồng (chương trình "cả gói", từng " công đoạn" ); hình thức thể thao (bơi thuyền, lướt 4
  15. ván, trượt tuyết )[phụ lục 52]. Trong nghiên cứu thường dựa vào ba căn cứ cơ bản để hình thành các thể loại du lịch: nhu cầu của khách, tiềm năng du lịch và khả năng thực tế của DNDL. Xu thế du lịch thế giới hiện nay diễn ra theo hai thể loại lớn: du lịch xanh và du lịch văn hóa kèm theo các phương tiện dịch chuyển hiện đại (khinh khí cầu, tàu vũ trạ ). Theo như tiến sĩ Trần Văn Thông: "du lịch xanh là loại hình du lịch hòa mình vào thiên nhiên xanh với nhiều mục tiêu khác nhau như ngoạn cảnh, tắm biển, săn bắn, leo núi, nghỉ dưẩng, chữa bệnh. Trong đó xu hướng du lịch điền dã-làng quê, bản làng, kênh rạch, miệt vườn ngày càng thu hút nhiều khách. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hóa của một nước thông qua các ditích lịch sử, các ditích vă n hóa, những phong tục tập quán còn hiện diệa "[61,14]. Ì. Ì. Ì .4. Nhũhg đặc điểm cơ bản của sản phẩm DLQT: Trong nền KTTT, sản phẩm DLQT được gọi là hàng hóa nếu như nó mang hai thuộctính chung: giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. Tuy nhiên, ngoài tính chất chung của hàng hóa, sản phẩm DLQT còn có những tính đặc thù cần chú trọng khai Me: • Tính tổng hợp: sản phẩm DLQT cấu thành từ nhiều sản phẩm của nhiều ngành, lãnh thổ để đáp ứng nhu cầu của khách từ khi nhập cảnh đến khi rời khỏi nước mà họ thăm viếng. Để đáp ứng cao nhu cầu của khách, sản phẩm DLQT phải gồm hai phần chính: hàng hóa vô hình (dịch vụ) và hàng hóa hữu hình. Dịch vụ gồm hai loại: dịch vụ cơ bản (vận tải, lưu trú, ăn, uống, tham quan, giải trí, chữa bệnh, nghĩ dưẩng ) và dịch vụ bổ sung (cắt tóc, giặt là, cho thuê xe, lều bạt, dụng cụ thể thao, thu đổi ngoại tệ, mua sắm, thăm thân (ngoài hợp đồng cam kết). Hàng hóa hữu hình gồm: đồ ăn, thức uống, đồ dùng sinh hoạt cá nhân "tại chỗ", hàng lưu niệm, mua mang về và thăm thân . Trong cơ cấu chi tiêu hiện đại của khách DLQT có sự chuyển dịch nhanh theo hướng giảm phần chi đối với dịch vụ cơ bản và tăng phần chi cho dịch vụ bổ sung. Đối với hàng hóa hữu hình thì "nặng" phần chi về hàng lưu niệm mangtính độc đáo. • Tính "trội" về dịch vụ: Vì mục đích chính của khách DLQT là cảm nhận về môi trường văn hóa-sinh thái, nâng cao sức khỏe và tinh thần cho bản thân. Do vậy đặc thù của sản phẩm DLQT được thể hiện dưới dạng phi vật chất (không nhìn thấy- sờ mó được, không kiểm tra được trước khi "đặt hàng", phải trả tiền trước cho nhà cung cấp, 5
  16. không thể xác định trước, chính xác về số lượng và chất lượng) và mang tính tiêu dùng trực tiếp (người sản xuất và khách trực tiếp trao đổi sản phẩm tại một địa điểm và cùng thời điểm. Do vậy người sản xuất phải luôn chọn "địa điểm, thời điểm" giao hàng thỏa mãn cao cho khách thì khách mới thỏa đáng khi chi tiêu), dịch vệ du lịch không thể "tích lũy" được song có thể "tái tạo, làm giàu" để phệc vệ tiêu dùng nhiều lần cho đồng thời nhiều khách (có giá trị gia tăng tùy theo "lượt" khách). Tĩnh chất này cộng với tay nghề đội ngũ nhân viên phệc vệ đã đưa du lịch thành ngành công nghiệp "không khói" cho tích lũy cao, là hai yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm DLQT (so với yếu tố vốn, công nghệ) là căn cứ cơ bản để xây dựng và triển khai chiến lược cạnh tranh kể cả ở ba phương diện: lợi thế tổng hợp, liên kết, so sánh theo ngành - lãnh thố. • Tính chu kỳ lành doanh ngắn, vòng đời sản phẩm nhanh:. Chu kỳ kinh doanh hay vòng đời sản phẩm DLQT cũng là một quá trình khép kín, trải qua ít nhất 4 giai đoạn cơ bản: khởi đầu, phất triển, bão hòa, suy thoái. Tuy nhiên, vòng đời sản phẩm DLQT rất gấp rút do thời gian du lịch của khách ngắn (tối đa là một tháng, thường chỉ dưới một tuần) nhu cầu thường tiềm tàng nên sản phẩm du lịch rất dễ bị thay thế, ngoài ra nhu cầu đó bị chi phối bởi nhiều yếu tố "phi" kinh tế như tập quán sinh hoạt, ăn uống, sức khỏe, vệ sinh môi trường, an ninh-trật tự xã hội, thời gian nghỉ phép, lứa tuổi giới tính-là các yếu tố chỉ "ổn định tương đối". Cũng chính vì vậy mà đặc thù sản phẩm DLQT là mang tính thời vệ trong chú kỳ kinh doanh. Tinh chất này đặt ra nhiều thách thức (phải chuẩn bị các điều kiện, khả năng đón khách với quy mô lớn, đáp ứng nhanh và tốt nhất vào thời kỳ "cao điểm") hơn là cơ hội (vào mùa vệ, nhu cầu khách cao có thể tăng giá, quay vòng vốn nhanh) bởi giai đoạn mùa "vắng khách" dài hơn nhiều so với mùa "đông khách" (thường chỉ vào một tuần nghỉ hè và nghỉ đông). • Tính kết hợp-bổ sung cao: Do nhu cầu về du lịch đa dạng, độc đáo nên các DNDL ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng của sản phẩm DLQT với giá cả hợp lý, các quốc gia ngày càng quan tâm tới liên kết hóa các điều kiện đón khách nên các chương trình "trọn gói' của khách thường phải kết hợp nhiều chương trình "trọn gói" với nhau. • Tính cạnh tranh cao về mặt chất lượng: về mặt lý thuyết, giá của sản phẩm du lịch mangtính đ ặc thù, mức cầu sản phẩm DLQT cótính "c o dãn" lớn(E>l); về mặt thực 6
  17. tiễn, sản phẩm DLQT đáp ứng phổ biến cho nhu cầu của khách có thu nhập cao hoặc khách có khả năngtích lũ y cao từ thu nhập thường ngày (tiết kiệm để đi du lịch trong năm). Khách DLQT hiện nay vẫn chủ yếu xuất phát từ Châu Au, Bốc Mỹ, chiếm trên 70% khách du lịch thế giới. Đây chính là khách có khả năng chi tiêu rất cao, tối thiểu gần 1000 USD cho một chuyến du lịch[29,22]. TTTG ngày nay thuộc về người mua do quy mô sản xuất kinh doanh phát triển tự phát, ồ ạt, công cụ cạnh tranh tuyền thống (về "giá") đã mất dần tác dụng, nhất là khi cách mạng KH-CN đang bước sang thời đại công nghệ-thông tin, vòng đời sản phẩm ngày càng rút ngốn, chất lượng sản phẩm thay thế liên tục. Theo các nhà nghiên cứu du lịch Việt Nam như Đặng Duy Lợi, Nguyễn Minh Tuệ, Trần Văn Thành [59] khẳng định: có ba yếu tố của sản phẩm du lịch quyết định đến việc thu hút khách DLQT, đó làtính hấ p dẫn độc đáo; độ an toàn cao; sự tiện nghi của cơ sở vật chất-kỹ thuật-hạ tầng du lịch. Tính hấp dẫn là yếu tố tổng hợp từ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, đa dạng của địa hình, thích hợp về khí hậu, đặc sốc và độc đáo về sinh thái- văn hóa của các ditích, đi ểm, khu du lịch. Tính ổn định của chất lượng sản phẩm DLQT trước hết là đáp ứng bốn yếu tố:tính bề n vững,tính thời vụ,tính liê n kết, sức chứa khách. Đánh giá chất lượng sản phẩm DLQT là một công việc hết sức khó khăn, cần phải biết chính xác "cảm nhận" của khách sau khi trực tiếp tiêu dùng dịch vụ du lịch so với sự mong chờ của họ trước đó. Bởi vậy, các DNDL thường xuyên phải thăm dò ý kiến khách qua mẫu phiếu điều tra [phụ lục 50] • Tính quốc tế: sản phẩm DLQT nhằm thỏa mãn nhu cầu cho khách nước ngoài với cảm nhận cao vềtính đ ặc thù của sản phẩm (khác xa về vị trí địa lý, văn hóa dân tộc, ngôn ngữ, thể chế chính tri, môi trường sinh thái- văn hóa ), do vậy nó chứa đựhg đầy rủi ro cho khách, cho DNDL và đòi hỏitính phối hợp cao về không gian- lãnh thổ du lịch. 1.1.2. Vai trò, vị trí DLQT trong phát triển kinh tế quốc dân. 1.1.2.1. Vai trò tích cực • Lợi ích kinh tế. - Lợi ích ngắn hạn: Góp phần tàng thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, giảm nợ nước ngoài, nâng cao năng lực chuyển đổi đồng nội tệ 7
  18. - Lợi ích dài hạn: Góp phần tăng nhanhtích lũy ; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng lợi thế hóa, hiện đại hóa, tăngtính hấ p dẫn của môi trường đầu tư- lành doanh; giải quyết đáng kể công ăn việc làm; tăng thu ngân sách, tăng thu nhập cho người lao động, tăng khả năng tiếp cận TTTG. Ngày nay, DLQT được coi như một nghành công nghiệp "không khói", "con gà đẻ trứng vàng". Tác động này đẩc biệt có ý nghĩa đối với giai đoạn đầu thực hiện Chiến lược "CNH-HĐH hướng vào xuất khẩu" đối với những nước có xuất phát điểm thấp. Sự năng động trong phát triển kinh tế của khu vực "vòng cung" CA- TBD là nhờ dựa vào "3T": Telecommunicatìon-Transport-Tourism (Viễn thông- Vận tải- Du lịch). Nếu như năm 1950, lượt khách chỉ đạt 25 triệu với tổng doanh thu 2,1 tỷ ƯSD, đến năm 1998, các con số tương ứng đạt được là 625 triệu và 445 tỷ USD. Như vậy, qua gần 50 năm, lượt khách DLQT tăng lên 25 lần, doanh thu tăng lên hơn 200 lần, tạo hơn 100 triệu việc làm. Tính trung bình hiện nay cứ 5 lượt khách DLQT tạo được Ì việc làm, cứ 9 lao động công nghiệp thì có Ì người làm trong ngành du lịch. Dự báo gần đây nhất của WTO, du lịch sẽ trở thành ngành công nghiệp lớn nhất trong nền KTTG, mỗi năm có tới 1,6 tỷ người chitiêu khoảng 2000 tỷ USD cho các chuyến du lịch. Như vậy, tỷ lệ đi du lịch chiếm khoảng 1/3 dân số thế giới [15]. Theo thống kê Việt Nam năm 2000, du lịch Việt Nam đã đón 13,330 triệu lượt khách (trong đó có trên 2 triệu lượt khách DLQT), tăng 8,5 lần về số lượt khách DLQT và 11 lần về số lượt khách nội địa so với năm 1990, thu 1,2 tỷ USD (chiếm 35% tổng thu ngoại tệ từ các loại hình dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam). Nếutính cả doanh thu từ thương nghiệp, lưu trú,vận tải, bưu điện phục vụ cho du lịch đủ có thể chiếm tới 15% GDP (GDP năm 2000 đạt khoảng 30 tỷ USD). Tốc độ tăng GDP trung bình của 10 năm chưa đạt 9%, trong khi đó GDP du lịch đạt đượcl2%. Lượng lao động trong ngành du lịch đạt khoảng 150 nghìn, mỗi năm tạo thêm được 15 nghìn việc làm. Du lịch quả thực là một ngành có lợi thế so sánh mạnh của Việt Nam nếu so với tổng thu ngoại tệ xuất khẩu gạo của cả nước cũng ương năm 2000 (chi đạt khoảng 700 triệu USD từ 3,5 triệu tấn gạo xuất khẩu). Năng suất lao động của ngành du lịch Việt Nam cũng rất cao so với thế giới (một người phục vụ cho 5 lượt khách DLQT): 150 nghìn lao động phục vụ cho hơn 13 triệu 8
  19. lượt khách du lịch, tức một lao động có thể phục vụ được cho 86 lượt khách nói chung, 13 lượt khách DLQT nóiriêng[57,l-5] [87] . • Lợi ích xã hội- văn hóa-chính trị- mòi trường. Là cầu nối quan trọng để hội nhập vào nền KTTG. Cho đến nay, DLQT của Việt Nam đã có quan hệ bạn hàng với gần 800 công ty DLQT của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Nếu như các QHKTĐN khác còn gặp nhiều khó khăn,riêng trong lĩnh vẹc du lịch, Việt Nam đã "mở đường" tốt đẹp trong hợp tác với Trung Quốc, khôi phục hợp tác truyền thống với LB Nga, bước đầu xây dẹng quan hệ hợp tác du lịch với Mỹ, là thành viên chính thức của tổ chức du lịch thế giới (WTO), Hiệp hội du lịch CA-TBD (PATA), ASEAN, đang triển khai hiệu quả Chương trình hợp tác du lịch vùngMekông[4]. - Tuyên truyền, giáo dục, giới thiệu, phản ánh nếp sống văn hóa, truyền thống của các dân tộc, thỏa mãn nhu cầu tinh thần, phục hồi sức khỏe cho người lao động, làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn, hiểu biết nhau hơn, tránh nhũhg xung đột không đáng có. DLQT được gọi là "hộ chiếu đi đến hòa bình" của các dân tộc trên toàn cầu, tạo tiền đề thuận lợi cho mở rộng và phát triển có hiệu quả QHKTQT [97]. - Thúc đẩy những nỗ lẹc chung từ phía người dân, du khách, DNDL, quốc gia để phục hưng văn hóa dân tộc từ các nguồn đóng góp vốn, sức lẹc của toàn cộng đồng. Trong kế hoạch 2001 - 2005, Chính phủ Việt Nam dành 2800 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ áng du lịch [57,1-5]. Chính khách DLQT khởi xướng và đề nghị bảo quản Hội An như một di sản văn hóa thế giới [28]. Góp phần cải (hiện môi trường sinh thái. Du lịch sinh thái hiện nay được coi trọng nhiều trên thế giới, tốc độ tăng trưởng du lịch sinh thái cao hơn ba lần tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành du lịch. Tẹ ý thức cao vềtính hấp dẫn sinh thái của sản phẩm DLQT, các DNDL ngày càng chủ động đầu tư tái tạo, làm giàu môi trường sinh thái, hình thành nên các làng du lịch, khu bảo tồn thiên nhiên. Việt kiều đã góp vốn 4 triệu USD để xây dẹng Làng du lịch cồn Tiên sau những chuyến du lịch cồn Tiên-quê hương của họ[65]. Chính khách DLQT đã thức dẩy ý thức cao của người dân bản xứ về sẹ cần thiết bảo tồn, tái tạo môi trường sống thiên nhiên giàu có đang 9
  20. bị bào mòn nhanh chóng. Tại các hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường hầu như là thừa nhận vai trò đáng kể của DLQT trong cải thiệntích cự c môi trường sinh thái [17,12]. 1.1.2.2.Ẩnh hưởng tiêu cực: Thể hiệntính hai mặt của DLQT, cần nhấn mạnh rụng, ảnh hưởng "ngược" của DLQT với tác dụng số nhân, hậu quả đưa lại cho nền KT-XH cũng không kém phần nghiêm trọng, bởi vậy, phát triển nhanh DLQT phải đi đôi với ổn định môi trường DLQT. Muốn vậy phải chủ động giảm thiểu những tác động sau đây: • Do chạy theo lợi nhuận tối đa, thương mại hóa các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần, cảnh quan thiên nhiên gây ra hư hại không có khả năng tái tạo. ơ "Điện Thái Hòa (Huế), ban quản lý cho phép mở dịch vụ thuê quần áo Vua để chụp ảnh trông như trò hề" [37]. Điện Biên Phủ oai hùng lịch sử đang bị các khách sạn, nhà hàng đua nhau mọc lên "như nấm" làm ngậm ngùi các du khách Tây Au [21]. Bác sĩ người Mỹ Shari Kessler, tác giả của tập sách, ảnh nổi tiếng "Posteards from Hanoi" đã tiếc thay cho những làng hoa Hà Nội xưa- nơi bây giờ phần lớn đã trở thành khu phố Tây san sát những khách sạn mini dăm bảy tầng [46]. Các rặng San hô tồn tại hàng ngàn năm ở bờ biển Nha Trang đang bị cày nát hàng ngày bởi 50 con tàu du lịch cập bến. • Làm biến chất các tập quán văn hóa độc đáo của cộng đồng dân tộc. Đến Việt Nam, ai cũng biết "chợtình" Sap a mang nét chân chất song bị khách DLQT làm mai một đi bởi cứ xúm lạitìm các h chụp ảnh nhũhg người dân tộc tham gia hội chợ khiến họ xấu hổ lặng lẽ bỏ đi. "Chợtình" đích thực đã dời sâu vào trong núi, chỉ còn lại với du khách phiên bản chợ tình nhốnhăng[71]. • Đội "lốt" khách DLQT lừa gạt người địa phường, buôn bán lòng vòng gây mất trật tự, thất thoát tài sản quốc gia. Hiện đang có hiện tượng du khách tây ba lô là những "Mã giám sinh" lừa gạt những gia đình ảo tưởng "một kẻ lấy Tây cả nhà dễ thở", móc nối với người địa phương buôn lậu, buôn bán phụ nữ, trẻ em, gây ra nạn chảy máu những tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ quý hiếm [38]. Hàng năm có khoảng 400- 500 trường hợp khách DLQT mang đồ cổ thật mà hải quan Tân Sơn Nhất phát hiện được [53]. 10
  21. • Du nhập lối sống xa lạ, làm ô uế thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội. Nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam ăn mặc quá tự do, ngay cả ở chùa chiền, các viện bảo tàng. Theo "thời trang", "hành vi" của khách DLQT một số người bản xứ bừt chước rất nhanh, trong lời nói thì pha tạp tiếng Anh bồi một cách bừa bãi [22]. • Làm gia tăng ô nhiễm môi sinh. Theotính toán, ngành du lịch sử dụng môi trường, khoảng không gian và chất thải bao giờ cũng chiếm kỷ lục. Một khách DLQT sử dụng không gian nhiều hơn 7 lần, tiêu thụ năng lượng gấp 100 lần so với dân địa phương [88]. Du khách quốc tế đã phát biểu cảm tưởng "thăm thú Việt Nam bây giờ là thích nhất, vài năm nữa chừc chẳng còn hấp dẫn vì du lịch bị ô nhiễm nặng" [66,35]. • Sinh ra số đông người thao túng, "sống bám" theo DLQT, vụ lợi gây thiệt hại cho hình ảnh, uytín, ch ủ quyền quốc gia. Đó là các nạn cò mồi, mại dâm, ma túy, trộm cướp, bán hàng rong cho người nước ngoài, làm hàng giả. Một số người dân tộc hiện nay đã biết mua vòng kim loại mạ bạc được sản xuất đại trà với giá rẻ rồi bán lại cho khách với giá cao. Từ sáng đến tận nửa đêm, người già, trẻ em bám lẵng nhang theo khách DLQT để ép mua hàng, thậm chí xông vào bàn ăn để bán hàng lưu niệm [7]. 1.1.2.3. Vị trí. • DLQT ngày nay được coi như một ngành công nghiệp với kỹ nghệ du lịch tương đối cao nhằm tăng nhanhtích lũy , hiệu quả kinh doanh cho DNDL. Tháng 7/1927, Ương Báo cáo gửi Hội đồng kinh tế Pháp, Ausher tuyên bố "trước đây du lịch là nghệ thuật đi chơi, ngày nay nó trở thành công nghiệp quốc gia đón tiếp khách tốt. Từ đó, du lịch đã hoàn toàn chuyển từ lĩnh vực giải trí cá nhân hay tập thể sang lĩnh vực kinh tế chung." [29,6]. Moginet viết "du lịch đóng một vai trò thúc đẩy. Đó là công nghiệp mẹ, một công nghiệp then chốt. Sự phát triển du lịch không phải là một nhân tố riêng lẻ về sự thịnh vượng của đất nước, nó tác động đến tất cả các ngành mà nó gia tăng hiệu suất" [29,6]. Robert Lanquar khẳng định "trong một thế kỷ mới, du lịch đã trở thành một trong những lĩnh vực chủ yếu của hoạt động kinh tế quốc gia. Cơ cấu công nghiệp của thế giới Phương Tây là cái nôi của du lịch hiện đại" [29,6]. DLQT là ngành công nghiệp có tính đặc thù: ngành công nghiệp xuất khẩu lao động "tại chỗ", công nghiệp "trừng". li
  22. • DLQT là ngành công nghiệp "mũi nhọn" trong điều kiện "mở cửa" nền kinh tế. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, khi dịch vụ chỉ mang chức năng "phục vụ" thì nội dung kinh tế của DLQT bị "mờ nhạt", thường chỉ được nhấn mạnh đến nội dung VH-XH và được coi như phúc lợi cho người lao động. Trong cơ chế KTTT, DLQT được coi như đối tượnơ "mua bán" và phát triớn tất yếu trong xã hội văn minh. Theo đà chuyên môn hóa SX-KD ngày càng cao, DLQT dần tách thành một ngành kinh tế tương đối độc lập. Ở Việt Nam, theo Phó Thủ tướng Phan Văn Khải "từ năm 1990 đến 1995, du lịch là ngành có tốc độ phát triớn liên tục 30 - 40%/năm. Cùng với Hàng không và xuất khẩu tăng trung bình trên 20%/năm, du lịch là ngành "động lực" đảm bảo cho tăng trưởng và phát triớn GDP tăng 8.5%/năm" [26]. • DLQT là ngành mangtính nhạy cảm cao, chịu sự chi phối rất nhanh từ mọi hoạt động kinh tế và ngược lại. Chúng ta không ngạc nhiên rằng, bắt đầu từ năm 1988 là năm hiệu lực hóa Luật ĐTNN tại Việt Nam, bắt đầu từ đó số lượng khách DLQT vào Việt Nam tăng "vọt", kéo theo là doanh thu và nộp ngân sách cũng cao hơn hẳn so với các năm trước đó (xem Bảng OI). Đài Loan là nước xếp hạng nhất về vốn FDI tại Việt Nam, du khách là người Đài Loan đến Việt Nam cũng chiếm tỷ trọng cao nhất [phụ lục 47]. • DLQT tuy là một ngành công nghiệp song rất phù hợp với quy mô vừa và nhỏ, đa dạng, dựa vào lợi thế, tiềm năng mạnh về văn hóa-sinh thái. Trên thực tế khảo sát cho thấy, sức chứa với quy mô hẹp lý của một điớm du lịch 100-500 người/ ngày với 50-250 người/lượt tham quan. Nơi lưu trú chỉ cần 10-15 phòng là đã có khả năng kinh doanh có lãi. • DLQT là một ngành công nghiệp mangtính b ổ sung cao, liên kết chặt với du lịch nội địa xét ở mối quan hệ nội bộ ngành. Hai hoạt động này chính là yếu tố "đầu vào", "đầu ra " cho nhau, liên hoàn trên cùng các điều kiện sản xuất kinh doanh. Hơn thế nữa, sự phát triớn DLQT sẽ thúc đẩy nhanh hoàn thiện sản phẩm du lịch nội địa, nhờ vậy liên thông hiệu quả giữa thị trường du lịch nội địa với thị trường du lịch thế giới. 1.1.3. Tổ chức không gian- lãnh thổ DLQT. Đây là một trong ba hướng chính yếu nhất của một Chiến lược phát triớn DLQT (hai hướng khác là tập trung, phân bổ nguồn lực; đổi mới, hoàn thiện không ngừng 12
  23. phương thức tổ chức và nghiệp vụ kinh doanh sản phẩm DLQT). Tổ chức qui hoạch khoa học luôn là yêu cầu thực tiễn cấp bách để xây dựhg mục tiêu, chính sách phát triển tổng thể của hoạt động DLQT; tạo cơ sở để bảo vệ và tôn tạo nguắn tài nguyên DLQT cho mục tiêu sử dụng trước mắt và trong trương lai; tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các DNDL với các chính sách quản lý DLQT trong tổng thể vùng, quốc gia và quốc tế; tăng cường và cân bằng lợi ích về các mặt xã hội, kinh tế, môi trường của ngành du lịch, hạn chế các tác động tiêu cực từ các nhân tố khách quan và chủ quan đưa lại. • Tính đặc thù của qui hoạch, Theo M. Buchơvarop, hệ thống lãnh thổ du lịch nói chung và DLQT nói riêng có một cấu trúc đặc thù, bao gắm nhiều phân hệ cấu thành, có mối quan hệ rất chặt chẽ và hướng tới hoàn thiện môi trường du lịch, đáp úhg cao nhu cầu phát sinh của khách du lịch [61,30-31]. Sơ ĐỒ OI: HỆ THÔNG LÃNH THO DU LỊCH (M. Bưchơvarốp, 1975) 4 X- • • í 5 li ì: Môi trường và các điều kiện phát sinh 0.ihu cầu của khách du lịch) li: Hệ thống lãnh thổ du lịch: Ì. Phân hệ phương tiện giao thông vận tải 2. Phân hệ khách du lịch 3. Phân hệ cán bộ phục vụ 4. Phân hệ tài nguyên du lịch 5. Phân hệ công trình kỹ thuật »- Các mối liên hệ bên trong hệ thống fc Các mối liên hệ với hệ thống khác Các mối liên hệ thôngtin giữ a ì và n 13
  24. • Tính khoa học của việc quy hoạch không gian-lãnh thổ của DLQT trước hết thể hiện ở mỗi dự án khả thi, phù hợp với quy hoạch môi trường kinh tế vĩ mô, đưa lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương, đảm bảo chất lượng cao sản phữm DLQT. • Tính đồng bộ của quy hoạch thể hiện trước hết trong phân vùng lãnh thổ DLQT. Trước năm 1999 Viện nghiên cứu phân vùng lãnh thổ du lịch Việt Nam đã đưa ra một hệ thống phân vùng du lịch năm cấp: điểm du lịch (xác định theo các thể loại du lịch), trung tâm du lịch (kết hợp lãnh thổ của các điểm cùng loại hay khác loại), tiểu vùng du lịch (kết hợp nhiều trung tâm và điểm du lịch), á vùng du lịch (kết hợp tiểu vùng, trung tâm), vùng du lịch Oà cấp cao nhất trong hệ thống phân vị du lịch, mang những nét đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng các á vùng, tiểu vùng). Theo Pháp lệnh Du lịch năm 1999 thì cách phân vị lãnh thổ du lịch có mới hơn: bao gồm khu du lịch (là "nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách, đem lại hiệu quả về KT-XH, môi trường") và điểm du lịch (là "nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách" [102]). Như vậy yếu tố cơ bản để xác định điểm và khu du lịch là tài nguyên du lịch của các lãnh thổ, đó là "cảnh quan thiên nhiên, ditích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch "[102]. Giữa Khu du lịch và các Điểm du lịch được nối kết thông suốt với nhau nhờ các tuyến du lịch [102]. Trong Quy hoạch tổ chức lãnh thổ du lịch cần thiết phải cụ thể hóa Quy hoạch tổ chức lãnh thổ đón khách DLQT (ngoài yêu tố "tài nguyên du lịch") căn cứ vào hai nhóm điều kiện cơ bản: điều kiện du lịch của khách quốc tế và điều kiện đón khách DLQT của quốc gia, các vùng lãnh thổ và các DNDL. - Nhóm điều kiện du lịch của khách DLQT. Thứ nhất, điều kiện vật chất: là khả năng thanh toán cho các khoản chi tiêu thực tế của khách DLQT, được quyết định bởi tăng thu nhập thực tế và khả năng thực tế dành thu nhập cho du lịch của mỗi người dân. Thực tế cho thấy, nếu thu nhập quốc dântính the o đầu người tăng lên 1%/năm thì chi phí cho du lịch tăng lên 1.5%/năm. Thứ hai, trình độ văn hóa: cùng với sự đi lên của cuộc sống văn minh, nhu cầu tinh thần, trí tuệ của con người ngày càng cao, càng khát khao những hiểu biết về các nền văn hóa của dân tộc khác. Thứ ba, thời gian nhàn rỗi 14
  25. thời gian nghỉ ngơi có trả lương: ngày nay, thời gian cuối tuần đa số người lao động dành cho việc du lịch. Xu thế chung trên thế giới, số ngày lao động trong tuần được rút ngắn lại từ 4-5 ngày/tuần. Cường độ làm việc ngày càng cao hơn, chậm lập gia đình hơn, nghỉ hè dài hơn để giành thời gian tham quan, vui chơi, giải trí. Thứ tư, điều kiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thanh toán quốc tế ngày càng nhanh chóng, an toàn, giá thành hạ thì việc đi du lịch của khách quốc tế càng thuận lợi bặi việc chi tiêu cua khách không phải nhằm vào mục đích chính là chi trả "trên đường". Thứ năm, điều kiện bảo đảm môi sinh: khách DLQT, đặc biệt đó là những người sống và làm việc ặ các nước công nghiệp phát triển, tốc độ đô thị hóa cao gây ra ô nhiễm môi trường và hội chúng "Stress" căng thẳng cường độ lao động Jiên họ luôn có nhu cầu đến nơi xanh, trong, sạch, yên Anh, thay đổi bầu không khí dù chỉ trong một thời gian ngắn mà phương cách tốt nhất là đi du lịch. Thứ sáu, điều kiện đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội: Du lịch là nhu cầu của con người văn minh, tuy nhiên cao hơn hết là nhu cầu an toàn thân thể, tài sản của khách. Khi đi DLQT, khách phải thâm nhập vào nhũng lãnh thổ "xa lạ "so với hệ thống pháp luật, tập quán sinh hoạt ặ nơi mình thường ặ nên điều kiện này luôn được khách DLQT xem ưọng. Thứ bảy, điều kiện chính trị, hòa bình càng ổn định thì việc DLQT của khách càng gia tăng. - Nhóm điều kiện khả năng đón khách DLQT: Thứ nhất, cơ sặ vật chất-kỹ thuật-hạ tầng du lịch phục vụ khách DLQT (xét cả về mặt lượng và mặt chất): vận chuyển (tuyến đường và giao thông vận tải); thông tin (điện thoại, fax, intemet ); lưu trú (hotel, motel ), ăn uống và vui chơi giải trí (restaurant, ban ); dịch vụ bổ sung (cửa hàng thương nghiệp, may đo, thể thao ). Thứ hai, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong từng loại hình dịch vụ du lịch cụ thể, đặc biệt đó là trình độ Marketing du lịch, ngoại ngữ, ngôn ngữ đất nước họ Thứ ba, hệ thống tổ chức quản lý của Nhà nước từ cấp Trung ương đến cơ sặ địa phương về định hướng, tổ chức, giám sát, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của các DNDL. 1.1.4. Vai trò của Nhà nước trong cải thiện môi trưừng kinh doanh DLQT. Môi trường kinh doanh DLQT là một bộ phận gắn bó hữu cơ của môi tường kinh tế vĩ mô và môi bương kinh doanh quốc tế, mangtính đ ặc trứng về môi trường văn hoá- 15
  26. sinh thái. Trong cơ chế KTTT có sự điều tiết thống nhất của Nhà nước về DLQT thì chức năng quản lý của Nhà nước thể hiện ở hai mặt cơ bản: phát huy những mặttích cực và sửa chữa khiếm khuyết của cơ chế KTTT tác động tới quá trình hoạt động kinh doanh DLQT của DNDL, bảo toàn vốn và tăng lãi cho họ. Để làm đưịc điều này, Nhà nước giữ những vai trò trọng yếu sau đây: Thứ nhất, không can thiệp trực tiếp, đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh và quyền cạnh tranh bình đẳng giữa các DNDL trong khai thác sản phẩm DLQT. Thứhai, bảo vệ quyền lịi chung và dài hạn theo các định hướng, phù hịp với mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mô: cân bằng tổng quát về chi tiêu, đầu tư, xuất khẩu, bảo vệ nội tệ qua việc kiềm chế lạm phát, cân bằng cán cân thu chi mậu dịch, cán cân thanh toán quốc tế, nị nước ngoài, giải quyết công ăn việc làm, bảo vệ môi trường văn hóa-sinh tháL.Thứ ba, tạo hành lang pháp lý để thị trường đồng bộ hóa và thông suốt, thống nhất trong cả nước và liên thông với thị trường ngoài nước nhằm phát huy cao độ các nguồn lực, năng lực vốn và năng lực sản xuất- kinh doanh của các DNDL. Thứ tư; khuyên khích kinh doanh DLQT thông qua các đòn bẩy khuyên khích vật chất như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả sản phẩm, các dịch vụ hỗ trị khác; bảo hộ có mức độ, có chọn lọc đối với các DNDL non trẻ, có triển vọng kinh doanh DLQT song chưa có khả năng cạnh tranh, thâm nhập vào thị trường DLQT trong hiện tại. Thứ năm, khi cần thiết tham gia trực tiếp vào hoạt động DLQT thông qua vốn ngân sách dành cho các DNDLNN hoạt động có hiệu quả, khẳng định vai trò chủ đạo của DNDLNN trong các DNDL để giữ vững định hướng XHCN. Hệ thống Pháp luật, chính sách thể chế-tổ chức của Nhà nước về quản lý, khuyên khích phát triển DLQT cũng đang đưịc đồng bộ hóa và hoàn thiện dần. Pháp lệnh Du lịch năm 1999 là cơ sở pháp lý cơ bản để điều tiết kinh tế về DLQT. Việc triển khai Chương trình Hành động Quốc gia về du lịch 2001-2005 hiện nay đưịc đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Đánh giá hiệu qua kinh doanh và hiệu quả KT-XH trong hoạt động DLQT, theo thừa nhận của Robert Lanquar, "là một việc phức tạp vì rằng cho đến nay chưa hề có một công cụ chuyên dùng để phân tích nào đạt đưịc những kết quả tổng thể" [29,9]. Việc đánh giá có thể phân theo ba nhóm chỉ tiêu [Phụ lục 49]. Hiệu quả đối với chiến lưịc phát triển kinh tế hay hiệu quả toàn bộ. 16
  27. Hiệu quả bộ phận đối với kinh tế quốc dân. Hiệu quả bên ngoài, tác động tới lĩnh vực xã hội, văn hóa, tài nguyên nhân lực. Theo quan điểm của tác giả, dù rằng việc đánh giá hiệu quả DLQT là rất phức tạp song cần thiết ở Việt Nam vì: Thứ nhà, xuất phát điểm phát triển nền kinh tế Việt Nam quá thấp, các nguồn lực quá khan hiếm, cần sỏ dụng tiết kiệm nhất. Thứ hai, sản phẩm "đầu ra" đòi hỏi năng lực cạnh tranh quốc tế. Thứ ba, nước ta đang chuyển đổi sang cơ chế Kin, hiệu quả được coi là vấn đề " trung tâm". Thứ úi, chiến lược CNH- HĐH của Đảng và Nhà nước ta đặt ra "xuất khẩu" là "động lực" cần tăng nhanhtích lũ y từ du lịch để đảm bảo cho sự thành công của chiến lược. 1.2. Nhũhg tiền đề tất yếu khách quan phát triển thị triiĩíng DLQT. Thi trường DLQT là phạm trù của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa-dịch vụ, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán; giữa cung và cầu; và toàn bộ các mối quan hệ thông tin, kinh tế, kỹ thuật gắn với các mối quan hệ đó [35,20]. Trên cơ sở PCLĐ xã hội sâu sắc dưới tác động của xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế, khi cách mạng KH-CN đã bước sang giai đoạn "hậu công nghiệp", thị trường du lịch cũng được quốc tế hóa cao, bùng phát vào những năm 50 của thế kỷ 20. về mặt biện chứng duy vật lịch sỏ, thị trường DLQT ra đời muộn hơn so với thị trường hàng hóa, thị trường du lịch nội địa khi dịch vụ du lịch trở thành nhu cầu tất yếu trao đổi giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, sản phẩm DLQT thuộc loại hình sản phẩm đặc biệt nên thị trường DLQT có sự độc lập tương đối thể hiện ở những điểm đặc thù sau: • Cầu trong DLQT được xem là biểu hiện tập trung các cầu của khách DLQT về di chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, chữa bệnh và các dịch vụ bổ sung khác; được tập trung ở các nơi thường trú của khách DLQT trước khi mang đến nơi có cung du lịch ở một nước khác (ngoài nơi thường trú của khách); chủ yếu là cầu về dịch vụ (dưới dạng phi vật chất); cótính nhạy cảm cao, dễ bị thay đổi, vòng đời ngắn, do chịu sự chi phối lớn của các cầu hàng hóa khác, các yếu tố "phi" kinh tế như sở thích, tâm lý, giới tính, lứa tuổi, điều kiện chính trị -xã hội, văn hóa - tôn giáo của khách DLQT. • Cung ương DLQT được xem là biểu-ịqện tập trung các nguồn cung và khả năng đón tiếp khách du lịch của các ỀĩfĐ>Lf'(ĩạều;kiệii tong bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ đôi NGOẠI THUONO Tk^Ẽtíiị 17
  28. ngũ lao động, dinh độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh thích ứng cao với nhu cầu của khách), độ hấp dẫn của điểm du lịch (đặctính của môi trường văn hóa-sinh thái), mối liên kết cao giữa các DNDL với các tổ chức môi giới du lịch ngoài nước, mối quan hệ trục tuyến giữa người cung cấp với người tiêu dùng cuối cùng là khách DLQT, chính sách hỗ trợ của Nhà nước về cải thiện môi trường kinh doanh DLQT, đối với nhà sản xuất - cung ứng, đối với khách DLQT về điều kiện an toàn thân thể- tài sản, thủ tục xuất nhập cảnh, điều kiện thanh toán. • Giá sản phẩm DLQT biến động mạnh hơn nhiều so với giá hàng hóa thông thường khác bởi sụ tác động của rất nhiều yếu tố "nhạy cảm ", nhất là yếu tố về tâm lý thỏa mãn của khách DLQT,tính d ễ làm giàu, dễ tổn thương của môi trường du lịch văn hóa-sinh thái do đó chiến lược định giá sản phẩm DLQT đòi hỏi hết sức linh hoạt, phù hợp với tìtìig thời điểm của vòng đời sản phẩm. Vì mức co giãn của cầu DLQT so với giá là khá lớn nên sản phẩm DLQT mangtính "cá biệt hóa" cao, nếu sản phẩm DLQT chất lượng càng cao thì khả năng thay thế càng ít cho dù có tác động về giá.Vì vậy, trong xây dụng chiến lược giá của các tập đoàn lữ hành quốc tế, chiến thuật giá linh hoạt rất được chú trọng. • Kênh phân phối gắn liền với thị trường gửi và nhận khách giữa những nước khác nhau. Vai trò của thông tin và xúc tiến du lịch rất lớn do khoảng cách giữa các thị trường quá xa và khách phải chi trước khi tiêu dùng. • Thị trường DLQT hiện đại mang tính đặc trưng TBCN lũng đoạn nhà nước với sụ lên ngôi của các tập đoàn lữ hành quốc tế cấu kết chặt chẽ với tư bản tài chính theo chiến lược kinh doanh toàn cầu, khống chế và chi phối mạnh tới các xu thế phát triển của nó tong mọi mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh. Tương quan lục lượng giữa các nước, khu vục du lịch thay đổi nhanh chóng và đáng kể, hình thành nên các Trung tâm cạnh tranh du lịch lớn nhất thế giới Mỹ-TâyẨ u-Nhật Bản, cấu trúc lại các "dòng" di chuyển khách theo lãnh thổ, cải tổ tư duy điều chỉnh mô hình, cơ chế quản lý kinh tế của các nước, các DNDL, các tổ chức quốc tế Cơ hội và thách thức từ thị trường DLQT tùy thuộc nhiều vào sụ chủ động,tích cục của Nhà nước, Chỉnh phủ, DNDL Việt Nam trong cải thiện 18
  29. môi trường kinh doanh quốc tế, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc tế về sản phẩm du lịch, bởi "tương lai du lịch thế kỷ 21 sẽ thuộc về Châu Á" [2]. 1.3. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động DLQT TPHCM. Hoạt động DLQT TPHCM qua 15 năm "đổi mới toàn diện" và "mở cửa" nền kinh tế tuy đã thu được những kết quả khả quan song vển chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển cao của Thành phố và cả nước. Hoạt động đó cần phải đẩy mạnh cả mặt lượng và chất theo những luận cứ sau đây: 1.3.1. Phát huy cao hơn nũ& tiềm năng, lợi thế phát triển DLQT TPHCM và của cả nước. Là "đầu tàu" của cả nước, song so với một số nước ĐNA thì các chỉ tiêu cơ bản hoạt động DLQT TPHCM còn quá thấp; với 5 triệu dân chỉ đón được gần Ì triệu khách DLQT, trong khi đó Singapore với 3 triệu dân đón được gần 7 triệu. Doanh thu ngoại tệ của TPHCM chỉ đạt khoảng 700 triệu ƯSD, trong khi đó Singapore đạt 5 tỉ. Tuy vậy TPHCM-trung tâm "đầu mối" du lịch toàn quốc gia còn nhiều tiềm năng, lợi thế tương đối mạnh so với các lãnh thổ quốc gia khác, thể hiện đặc trứng ở những điểm cơ bản sau: 1.3.1.1. TPHCM có tiềm lực kinh tế-tài chính-thương mại mạnh nhất quốc gia. TPHCM đóng góp tới 17.6% GDP của cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 29%, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 40%, vốn ĐTNN đạt trên 10% (vốn đăng ký) và 35% (vốn tăng),tích lũ y trên GDP đạt trên 43% (cả nước chỉ đạt 21.2%) Hệ quả tổng hóp là tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố luôn cao gấp khoảng 1.5 lần so với cả nước. 1.3.1.2. TPHCM-"đầu mối" xuất khẩu hàng hóa-dịch vụ VÓI qui mô lớn nhất quốc gia, thích nghi tương đối nhanh với biến chuyển của PCLĐQT. Với tên gọi "Hòn ngọc Viễn Đông", Thành phố đã thể hiện được sự hấp dển của nó đối với khách DLQT. Trước ngày giải phóng, TPHCM đã có 1690 công ty thương mại, 30 ngân hàng, 2230 nhà tư sản kinh doanh XNK, 220 khách sạn với 7720 phòng chứa được 16000 khách du lịch, số lượng hàng hóa đủ đáp ứng tiêu thụ cho 3.5 triệu dân Thành phố và khách vãng lai [55]. Sau 25 năm giải phóng,Thành phố được mở rộng quy mô không ngừng. Thu nhậptính trên đầu người của Thành phố vượt trên 1000 USD, cao gấp 3 lần so với cả nước, doanh số thương nghiệp bán ra chiếm 1/3 toàn quốc, là trung tâm của hàng trăm 19
  30. Lãnh sự quán, hàng ngàn các Văn phòng đại diện nước ngoài (năm 2000 có 1430, chiếm 70% của cả nước), hơn 10 khu chế xuất, khu công nghiệp với quy mô tương đối lớn, hàng ừăm siêu thị kiểu mẫu, khoảng 3.000 DN xuất khẩu trực tiếp, 1.000 DNDL và cơ sở du lịch với tổng số phòng 16.081, gần 100 khách sạn đạt hạng "sao". Hầu hết các DNDL du lịch Thành phố đều là "đầu mối" du lịch cho cáctình, thàn h trong cả nước và trên 50 quốc gia. 1.3.1.3. TPHCM - là "cực" tăng trưởng tạo nên lực "đẩy"và lực "hút" mạnh nhất về các nguồn lực cho toàn vùng kinh tế trọng &ểm Đông Nam Bộ. Do nhu cầu chuyên môn hóa sản xuất hướng vào xuất khẩu trên cơ sở PCLĐ sâu sộc giữa ngành- lãnh thổ, từ ngày 24/10/1997 Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Quyết định số 910/1997/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng trọng điểm kinh tế Đông Nam Bộ từ nay đến năm 2010 bao gồm 9 tỉnh, Thành phố mà TPHCM trở thành "cực" tăng trưởng mạnh nhất cho liên kết toàn vùng về chiều rộng lẫn chiều sâu, tốc độ và quy mô. 1.3.1.4. TPHCM có hệ số "mở cửa" nhanh và cao nhất so với cả nước. Theo Viện KTTG, hệ số "mở cửa" trung bình của cả nước giai đoạn 1990-1995 đạt khoảng 35%, riêng vùng m (từ TPHCM đến Sóc Trăng) đạt trên 70% [phụ lục 48]. Điều đó thể hiện rõ mức độtích cực, hiệu quả thâm nhập sâu vào PCLĐQT của Thành phố qua các loại hình ngoại thương, hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu lao động, kinh doanh dịch vụ thu hút ngoại tệ, dịch vụ tài chính, ngân hàng , bảo hiểm, dịch vụ thuê mua tài chính, mua nợ qua ngân hàng, giao dịch kiều hối, chứng khoáiL.Ngành ngân hàng TPHCM đã định hướng hoạt động cho những năm 2000 là vốn huy động khoảng trên 40 ngàn tỷ đồng (tăng 20-25%/năm) trong đó tỷ trọng cho vay trung và dài hạn phải chiếm trên 30-40% [82], chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu của hệ thống ngân hàng toàn quốc [90,38]. 1.3.1.5. TPHCM-đầu mối giao thông vận tải, búa chính vi n thông hiện đại và tiện nghi nhất so với cả nước. Do điều kiện tự nhiên và lịch sử, Thành phố là giao lộ chiến lược quốc gia và liên thông quốc tế, phát triển cả ở 4 phương thức vận tải: đường bộ, đường thủy, đường sột và đường hàng không. Tính đến cuối thập kỷ 90, tổng khối lượng 20
  31. vận tải của cả nước qua Thành phố chiếm khoảng 1/5 khối lượng hàng hóa, 1/4 số lượng hành khách. Mỗi ngày có khoảng 100 chuyên bay, với hơn 8 nghìn lượt khách trong và ngoài nước. cảng Sài Gòn và Sân bay Tân Sơn Nhất đảm nhận gần 70% khối lượng vận chuyển quốc tế về hàng hóa và lượng khách mỗi năm. Tuyến đường sắt liên vận Bắc- Nam không ngừng được cải tạo, nâng cấp, rút ngắn giờ chạy, đã nối tuyến với Trung Quốc. về thông tin liên lạc, Thành phố chiếm tới 22.5% số máy điện thoại và doanh thu bưu điện chiếm 32% so với cả nước và hiện nay đang phát triển mạng điện thoại vô tuyến. Mạng thông tin liên lạc đang được hiện đại hóa nhanh chóng theo tiêu chuẩn quốc tế. Thành phố là mựt trong hai cửa ngõ nối mạng Internet đầu tiên của quốc gia. Từ Thành phố có thể nhanh chóng, tương đối an toàn để đến được tất cả các nước [89]. 1.3.1.6. TPHCM-Trung tâm giáo dục-đào tạo,văn hóa-xã hội-y tế đa dạng, phong phú nhất "nước. Tính đến năm 1999, tại Thành phố có 22 đơn vị nghệ thuật chiếm 15.5%, số sách xuất bản đạt 8 triệu bản chiếm 5.6%, báo 180 triệu bản chiếm 35.7%. về y tế, Thành phố hiện có 35 bệnh viện và 33 phòng khám khu vực, 288 trạm y với số giường bệnh đạt khoảng 15.550, chiếm 11% so với cả nước. Y, bác sỹ của Thành phố ngày càng có uytín ca o trong điều tri bệnh và chăm sóc nghĩ dưỡng không chỉ trong nước mà còn thuực tầm cỡ quốc tế, nhất là các bệnh nan y [90,35]. Hệ thống đào tạo, nghiên cứu KH-công nghiệp nghệ tại Thành phố được xã hựi hóa cao, khả năng đào tạo hàng năm khoảng 16 vạn người, mỗi khóa tốt nghiệp 12 vạn, trong đó tập trung khoảng 75% thuực nhóm các ngành kỹ thuật, 25% các ngành dịch vụ, có khoảng trên 10 trường liên quan tới đào tạo lý luận và nghiệp vụ du lịch. về nghiên cứu KH-CN, hiện có 20 viện, 23 phân viện, 66 trung tâm với việc nghiên cứu tập trung vào giải quyết những yêu cầu thực tiễn cấp thiết về công nghệ chế biến có hàm lượng cao, mở rựng mạng lưới dịch vụ hiện đại, xử lý chất thải, đổi mới gien, giống cây-con và quản lý KTTT [90,23-24]. 1.3.1.7. TPHCM có dung lượng thị trường tiêu thụ và du lịch nội địa lớn nhất so vối 61 tỉnh, thành trong cả nước. Thị trường Thành phố với 5 triệu dân, thu nhập trung bình/năm trên 1000 USD/người, đây là bước "đệm" cần thiết để ổn định và bổ sung các loại hình kinh doanh của DNDL. Như năm 1998, tốc đự thu hút khách DLQT giảm sút 21
  32. khoảng 4% so với năm 1997, ương khi đó thu hút khách nội địa tăng 25% (xem Bảng OI). 1.3.1.8. Sự chủ động tập trung thitôhg xuyên hỗ trự của Đảng và Nhà nước Việt Nam, sự năng động, linh hoạt, hiệu quả trong quản lý và khuyến khích phát triển KT-XH của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phươhg- đại diện trực tiếp là UBND TPHCM. TPHCM là địa phương đầu tiên mà Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tới làm việc kể từ khi ông nhận trách nhiệm cao nhất của Đảng, ông đã khẳng định rõ vai trò và vị trí của TPHCM, "mỗi phần trăm tăng trưặng GDP của Thành phố đã ảnh hưặng rất quan trọng tới phát triển KT-XH của cả nước" [16,2]. Ông ủng hộ chủ trương tập trung ưu tiên về mọi mặt để Thành phố "có khả năng nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu và mặ rộng thị trường" [44]. về du lịch, Đảng và Nhà nước đã xác định quan điểm lựa chọn hướng đi là "phát triển du lịch thực sự phải trặ thành một ngành kinh tế mũi nhọn", tập trung ưu tiên đầu tư vào "nâng cao chất lượng và hiệu quả trên cơ sặ khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh Mi, truyền thống văn hóa, lịch sử, xây dựng và nâng cấp cơ sặ vật chất, đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước" [83,68]. 1.3.1.9. Tiềm năng du lịch văn hóa của TPHCM thể hiện sự kết tinh, hội tụ, dung hợp đặc sắc của nền văn hóa đa dân tộc, đa tồn giáo với truyền th ng lịch sử đấu tranh giữ nước và xây dựhg đất nước oai hùng. Thành phố hiện có 400 ditích lịch sử- văn hóa với đầy đủ các thể loại ditích văn hóa khảo cổ, ditích lịch sử, ditích vă n hóa, nghệ thuật, trong đó 33 ditích cách mạng, lịch sử, văn hóa được xếp hạng quốc gia tiêu biểu là Bến Nhà Rồng, Địa đạo củ Chi, Hội trường Thống Nhất, Chùa Vĩnh Nghiêm, Giác Lâra Các ditích văn hóa ẩn chứa sự giao thoa hài hòa của văn hóa phương Đông và phương Tây [33,6]. TPHCM là nơi duy nhất ặ Việt Nam có một "Chúm Town" (Chợ Lớn-nơi cư ngụ của người Hoa) [51] và các cộng đồng người Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ cũng sinh sống khá đông. Chỉ xét riêng người Việt, nơi đây đã hội tụ dân cư từ khắp miền đất nước. Dòng dân CƯ hình thành kể từ năm 1698 khi Chúa Nguyễn đưa 4 vạn dân Quãng Bình vào phía Nam khai phá đất hoang lập ấp. Cho đến nay, quá trình di cư vẫn tiếp diễn với tốc độ khá cao mỗi năm vài vạn người, kèm theo các phong tục, tập 22
  33. quán, lối sống khác nhau. Đặc trưng văn hóa đó thể hiện ngay trong tôn giáo. Nơi đây có thể bắt gặp dễ dàng nhũhg Tháp chuông nhà thờ cao vút (đạo Thiên Chúa) bên cạnh những mái chùa cổ kính (đạo Phật), những Thánh đường Hồi Giáo, đạo Tin Lành, đạo Cao Đài.Đây là một nền tôn giáo "khoan dung nhất thế giới" [60]. ơ Thành phố hiện có khoảng 50 làng nghề truyền thống thừ công mỹ nghệ, và có thểtìm thấy sản phẩm cừa trên 1000 làng nghề Việt Nam. Từ sau khi "mở cửa", các món ăn dân tộc với nghệ thuật cao về chế biến và nấu nướng thường được các khách sạn lớn khuyếch trương với danh mục từ hàng trăm món trở lên. TPHCM là quê hương cừa các di sản văn hóa phi vật thể, trước hết thể hiện ở cách ăn mặc, điển hình là chiếc áo dài duyên dáng. Các giá trị văn hóa này rất lớn và cần phải bảo tồn. Quốc hội nước XHCN Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 9 khẩn trương thông qua Luật "Di sản văn hóa" mà Chương in cừa Luật bao quát việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể" [23]. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học cừa TPHCM thể hiện ở các "phong cách nghệ thuật và kiến trúc về nơi cư trú, quần thể sinh hoạt cừa các tổ chức tôn giáo-văn hóa-xã hội theo thuyết phong thừy cừa triết học phương Đông, cừa dân tộc Chàm, cách tân hiện đại cừa phương Tây tuy khác xa nhau về thời gian, không gian nhưhg lại cùng tồn tại hài hòa trong từhg "mét vuông" như lời thán phục cừa du khách nước ngoài [69]. Rất tuyệt vời đó là rất nhiều công trình kiến trúc mang dáng vẻ cổ kính cừa Trung Hoa, vẻ mỹ lệ cừa Pháp, vẻ đồ sộ cừa Mỹ song tất cả đềutoát lê n sự đậm đà sắc thái văn Hóa dân tộc "Việt Nam. Khách DLQT rất thú vị với ngôn ngữ tiếng Việt có xuất xứ từ người Hoa, người Pháp nhưng đã được Việt hóa rất cao, biến thành cừa cải vô giá được cộng đồng dân tộc tại TPHCM sử dụng rất sành sỏi, tinh tế, sâu sắc. Nếu như tiềm năng du lịch văn hóa cừa Thành phố có thiếu đi "chút gì" như nhận xét Thành phố ít danh lam thắng cảnh, không có di sản văn hóa thế giới như Vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, kiến trúc cổ Mỹ Sơn thì ngay tại thời điểm này TPHCM có đừ điều kiện nối kết khách với các vùng lãnh thổ khác nhau, dẫn dắt khách tới 54 nền văn hóa dân tộc khác nhau trên mọi miền xứ sở Việt Nam để thỏa mãn cao nhu cầu thưởng thức văn hóa. Song bao trùm lên tất cả nét văn hóa hấp dẫn cừa Thành phố làtính cộng đồng, trọng tình cảm, hiếu khách, cần cù, tự tập, lạc quan, thông minh, nhạy bén cừa người dân đã thực sự làm cho nhiều du 23
  34. khách xúc động. Một cựu chiến binh Mỹ khi tiếp xúc với người dân Thành phố đã nói "những hoạt động của các bạn đã khiến mặc cảm về sự hận thù dân tộc thường trong suy nghĩ của chúng tôi được tháo gỡ hẳn " [5]. 1.3.1.10. Tiềm năng du lịch sinh thái của Thành phố tương đối hấp dẫn so với cả nước và nhiều nước trên thế giới. TPHCM tiếp giáp giữa miền Tây Nam Bộ trù phú, miền Đông Nam Bộ giàu đẹp, Tây Nguyên hùng vĩ, đấu mối trung tâm của tuyến đường xuyên Á nối bán đảo Đông Dương với các vị trí chiến lược trong vòng cung CA-TBD. Chính vì vậy, nơi đây từ xa xưa đã tấp nập khách buôn và du lịch từ phương Đông đến Phương Tây [52]. Thế mạnh du lịch của Thành phố là khí hậu ấm áp, ôn hòa, hệ thống sông ngòi kênh, rạch tỏa khắp, thiên nhiên xanh mát với hệ động thực vật phong phú đa dạng chưa bị ô nhiễm nặng. cả 4 phía Đông-Tây-Nam-Bắc tạo nên vành đai xanh-lá phổi cho Thành phố với những địa danh du lịch sinh thái đấy tiềm năng như củ Chi, cấn Giờ, Bình Quới-Thanh Đa, Làng Cò, Láng Le, Rừng Sác.Chuyên gia của WTO đã nhận xét.về sự hấp dẫn sinh thái của cấn Giờ "là một trong những tuyến điểm cuối cùng của hành tinh chưa được nhiều người đặt chân đến "[67]. Những vườn cây trái nhiệt đới đã để lại ấn tượng mạnh trong du khách "chúng tôi sang Việt Nam để thưởng thức vịtói câ y vùng nhiệt đới và hít thở luồng gió mát trong lành của thiên nhiên tươi nguyên" [62]. 1.3.2. Nâng cao vai trò "động lực" của hoạt động DLQT trong điều kiện phát triển mới của TPHCM. Trong Chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia vào những năm tới, GDP cấn đảm bảo tốc độ tăng trên 7%, của Thành phế phải vượt 11%. Muốn vậy, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu phải vượt gấp 2-3 lấn mức tăng trên. Tuy vậy, tốc độ tăng XNK trong các năm qua chưa đáp ứng được nhu cấu đó. Trong kế hoạch năm 2001, sở Du lịch Thành phố đề ra mức tăng doanh thu của ngành khoảng 15%. Đây là một nỗ lực lớn song vẫn quá chậm [94,9]. 1.3.3.Khẳng định vị trí kinh tế "mũi nhọn" của ngành DLQT trong chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng Lợi thế hóa-Hiện đại hóa của TPHCM và cả nước. Thời kỳ 1995-2000, cơ cấu kinh tế của cả nước là dịch vụ-công nghiệp-NN (41,89-32,06- 26,05%). Cơ cấu kinh tế của Thành phố mangtính tích cực hơn, "mũi nhọn" vẫn là dịch 24
  35. vụ (chiếm 53.25%), tương quan giữatì trọn g giá trị công nghiệp gấp hơn 20 lần so với NN (44.27-2.48)[75,3]. Qua khảo sát thực tế của tác giả, các DNDL tại TPHCM tham gia vào dịch vụ du lịch còn chiếm tỷ trọng quá thấp (7%). Từ thực tế trên cho thấy cần thiết phải định hướng lại sự dịch chuyển cơ cấu dịch vụ mà dịch vụ du lịch, DLQT cần khẳng định thế và lực để xác định vai trò kinh tế "mũi nhọn" của mình trong 20 năm tới. 1.3.4.Đảm bảo hiệu quả trong hội nhập du lịch khu vực và toàn cầu của TPHCM. Năm 2000, Việt Nam thu hút đưổc hơn 2 triệu khách DLQT, doanh thu đạt 1.2 tỷ USD. Trong khi đó Singapore đón khoảng gần 7 triệu khách, thu hút gần 5 tỷ USD; Thái Lan đón gần 10 triệu khách, thu gần 6 tỷ USD. Điều đó cho thấy rõ hiệu quả hội nhập du lịch của Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng là quá thấp. Trong hoàn cảnh này buộc ngành du lịch phải cải tổ toàn diện ở cấp độ vĩ mô lẫn vi mô để tăng khả năng chi tiêu của mỗi khách DLQT chứ không chỉ thuần túy coi trọng việc tăng số lưổng khách. 1.3.5. Duy trì tính bền vũhg của môi truồng DLQT trong điều kiện KTTT "mở". Vào những năm "mở cửa", tốc độ đô thị hóa quá nhanh cùng với sức ép của số lưổng khách du lịch đến Thành phố ngày càng tăng, các tiềm năng, điều kiện phát triển DLQT ngày càng đưổc khai thác triệt để trong khi đầu tư tái tạo, làm giàu môi tường du lịch còn quá phân tán, manh mún, mang nặngtính ch ắp vá. Nếu không chủ động quy hoạch lãnh thổ du lịch thì môi trường văn hóa-sinh thái vốn "nhạy cảm" của Thành phố sẽ nhanh chóng bị thương mại hóa. Sẽ là quá muộn nếu ngay tại thời điểm này Nhà nước không kiểm soát đưổc và không duytì că n bản sự bền vững của môi trường văn hóa- sinh thái của Thành phố. Trong lễ hội đông nghẹt người song với rất nhiều y phục xa lạ. Những đường phố, tòa nhà kiến trúc cổ xưa thơ mộng bị phá bỏ để nhường chỗ cho những cao ốc-khách sạn san sát nhau, cao "ngất nghểu" che lấp cả không gian kiến trúc. Theo khảo sát ý kiến của 100 khách DLQT đến TPHCM tiến hành vào tháng 7/1997- 1998,64% ý kiến cho rằng cách cư xử của người Việt Nam có ấn tưổng không tốt đối với họ, 75% ý kiến cho rằng nơi thích hổp nhất để tìm hiểu văn hóa Việt Nam không phảiỏ Thành phố mà là ở nông thôn; 40% ý kiên cho rằngtìm hiểu văn hóa Việt Nam nên ở phía Bắc, chỉ có 30% ý kiến cho rằng là ở phía Nam; chỉ có 21% ý kiến cho rằng TPHCM là một điển hình trong bản sắc văn hóa Việt Nam, 46% du khách góp ý về việc 25
  36. nhữhg nét bản sắc văn hóa độc đáo củariêng Việt Nam tại TPHCM đang bị mất dần do du lịch phát triển quá nhiều khách sạn, nhà hàng, văn hóa giao thông của người dân chưa tốt, kết cấu hạ tầng du lịch kém [phụ lục 48]. Đặc biệt môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm nặng do hàng loạt nhà máy nhả khói ngay trong khu dân cư, bóng cây thưa thớt dần do xây dọng các KCN, KCX, xử lý chất thải công nghiệp không tốt. Khảo sát 100 ý kiến khách DLQT về môi trường sinh thái, tiến hành vào tháng 7/1999 cho thấy: 65% ý kiến cho rằng Thành phố đang bị ô nhiễm trầm trọng, 85% ý kiến đánh giá điển hình tiêu cọc của sinh thái Thành phố là hiện tượng xả rác, tắc nghẽn giao thông, nước kênh rạch quá bẩn và hôL.đã làm nản lòng khách quay trở lại du lịch Thành phố. số khách DLQT đến Thành phố lần thứ hai không trên 15% [phụ lục 55]. 1.3.6. Chủ động tạo nhiều nhân tố tích cực hơn nữa để thúc đẩy DLQT phát triển từ cơ chế, chính sách tổ chức quản lý, khuyên khích DLQT của Nhà nước, chính phủ các cấp. Mặc dù toàn ngành du lịch Thành phố đã có những nỗ lọc nhất định, song tỉ trọng đóng góp của Thành phố trong cả nước có chiều hướng giảm dần. Nếu như trong những năm đầu thập kỷ 90, Thành phố luôn giữ được mức cao từ 72-75% trong doanh thu và số lượng khách DLQT đến Việt Nam thì ngày nay phải "chật vật" lắm mới giữ được mức 60%. Điều đó thể hiện sọ kém sút cạnh tranh du lịch so với các tỉnh, Thành phố khác, đồng thời cũng cho thấy các nhân tốtích cọc trong cơ chế, chính sách tổ chức quản lý và khuyên khích du lịch của Nhà nước, Chính phủ các cấp tại địa bàn TPHCM chưa đạt được nhũhg bước tiến rõ rệt, nhất là ở các mặt hỗ trợ xúc tiến du lịch, lành mạnh môi trường pháp lý và cạnh tranh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường văn hóa-sinh thái, nâng cao năng lọc đội ngũ cán bộ quản lý ngành [93,l-10]. Trên những căn cứ lý luận và thọc tiễn được phântích tươn g đối toàn diện cho thấy đẩy mạnh DLQT ở Việt Nam và TPHCM bằng nhữhg giải pháp hữu hiệu là cần thiết tất yếu, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng và đòi hỏi phải hiệu quả, các lợi thế so sánh "tĩnh", "hữu hình" đang san bằng nhanh, hiện nay, doanh thu từ hoạt động DLQT đã vượt kim ngạch xuất khẩu gạo. 26
  37. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG Dư LỊCH Quốc TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ Hồ CHÍ MINH TRONG 15 NĂM QUA (1986 - 2000) 2.1.Thực trạng hoạt động DLQT TPHCM. 2.1.1. Đánh giá kết quả kỉnh doanh. 2.1.1.1.Tăng nhanh số lượt khách DLQT song chưa thật ổn định, có chiều hưởng s t giảm mạnh tốc độ tăng tương đối. • về số lượt khách DLQT đến Thành phố: Trước năm 1975, khách DLQT đến Thành phố khá đông, trên dưới 100.000 lượưnăm [ph l c 12]. Thành phố lúc bấy giờ là "Thủ phủ" phía Nam của chính quyền ngụy, bị biến thành nơi "ăn chơi", "tủ kính phô trương nét phồn vinh giả tạo" của chính sách lệ thuộc Mỹ, mười lăm năm sau ngày giải phóng, tức vào năm 1989, số lượt khách DLQT vào Thành phố mới đạt ở mức của năm 1974 (xem Bảng OI), năm 1985 cũng chậ đạt được 16.279 lượt, bằng khoảng 17% so với mức năm 1974, chủ yếu là khách đến từ các nước XHCN. Khi Luật ĐTNN tại Việt Nam được hiệu lực hóa, tốc độ thu hút khách DLQT bắt đầu bùng phát. Năm 1988 đón được 33.639 lượt khách, vượt trên lo lần mức của năm 1977, song cũng mới chiếm được tỷ trọng 30.47% tổng lượt khách DLQT đến Việt Nam. Thời điểm "đột phá" chính là vào năm 1990, năm Nhà nước ta phát động "Năm du lịch Việt Nam", trong năm đó, Thành phố đón được 182.000 lượt với mức tăng so với năm 1989 là 133.94%, cả nước lúc bấy giờ chậ đón được 250.000 lượt, đạt mức tăng tương ứng 33.28%, nhờ vậy đưa tỷ trọng của Thành phố trong DLQT của Việt Nam tăng từ 30.4.7% năm 1988 lên 72.80%. Mức kỷ lục đạt được là 75% vào năm 1991, tức là chậ sau 3 năm phát triển. Tỷ trọng cao này được duy trì cho tới năm 1994. Nguyên nhân chính của sự thành công này là vì cơ chế tổ chức của ta đã chuyển sang hình thức mới: từ cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế KTTT với sự điều tiết thống nhất về mặt Nhà nước, giải phóng cao năng lực vốn và sản xuất-kinh doanh của DNDL. Như vậy, sau gần 10 năm "mở cửa", mức tăng khách DLQT đến Thành phố trung bình đạt trên 40-50%/năm, nhờ vậy, đã "kéo theo" mức tăng của cả nước đạt được là 30-40%/năm. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1995 trở đi, nhất là những năm chịu sự tác 27
  38. động của khủng hoảng, sức vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ của 60 tỉnh, thành ương cả nước, đồng thời cùng với việc xây dựhg ồ ạt và phá giá lẫn nhau giữa các khách sạn-nhà hàng, giữa các DNDL vượt quá tầm kiểm soát, quản lý Nhà nước trên đấa bàn Thành phố mà mức tăng thu hút khách DLQT đến Thành phố bấ sút giảm nghiêm trọng, chỉ còn đạt được 10-15%/năm. BẢNG OI: LƯỢNG KHÁCH DLQT ĐEN TPHCM TRONG GIAI ĐOẠN 1986 - 2000. Năm Lượt khách Tốc độ Lượt khách Tốc độ tăng Tỷ trọng của DLQT đến tăng liên DLQT đến liên hoàn TPHCMsovớicả TPHCM hoàn (%) Viêt Nam (%) nước (%) 86 17576 7.97 54 3232 13.00 3235 87 22 826 29.87 73 282 34.90 31.15 88 33 639 47.37 no 390 50.63 30.47 89 77799 31.28 187 573 69.92 41.48 90 182 000 133.94 250000 33.28 72.80 91 225 000 23.62 300 000 20.00 75.00 92 318 000 41.33 440 000 46.66 72.27 93 485000 52.51 669 862 52.27 7239 94 670 000 44.32 1 018 000 51.94 65.81 95 835 000 19.28 1 351 200 27.70 61.48 96 925 000 10.77 1 607 165 23.67 57.81 97 921000 -0.43 1 716 607 7.25 53.67 98 871000 -5.42 1 520 000 -11.42 5730 99 975000 11.93 • 1700000 • 11.84 5730 2000 1100 000 12.82 2 140 000 25.80 51.40 Nguồn: Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch TPHCM thòi kở 1996-2010 được UBND TPHCM phê duyệt tại Quyết đính SỐ4591/QĐ-UB-KT ngày 7/10/1996. Báo cáo hoạt động du lịch của sở Du lịch TPHCM1995 - 1999,2000. Hai năm nghiêm trọng nhất là năm 1997, 1998 có mức tăng "âm" là -0.43%, - 5.42%, kéo theo mức tăng "âm" rất lớn đối với cả nước: (-11.42% của năm 1998 so với năm 1997). Song đến năm 1999, 2000 đã đạt được mức tăng "dương"(12%). Nhờ vậy năm 2000 Thành phố đón được Ì. Ì triệu lượt khách DLQT, cả nước đón được 2,14 triệu. Tínhriêng thàn h phố, năm 2000 vượt 50 lần/năm 1987, vượt 333 lần/năm 1977 xét về chỉ tiêu số lượt khách. 28
  39. Theo Sở Du lịch, sở đĩ có khả năng hồi phục nhanh chóng mức tăng thu hút khách DLQT là do "tình hình thị trường gửi khách DLQT tiếp tục "tăng cầu", sự quan tâm kịp thời của Trung ương và Chính quyền Thành phố trong tăng cường tổ chức phối hợp đồng bộ giữa các Cập, Ban, Ngành hữu quan tới hoạt động du lịch theo hướng thuận lợi hóa tối đa các điều kiện đón khách DLQT, trước hết là việc xây dựng và triển khai Pháp lệnh Du lịch, thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về Du lịch để hướng dẫn thiết thực Chương trình hành động quốc gia về du lịch năm 2000 [94,1-8]. Sơ ĐỒ 02: HỆ THỐNG QUẢN LÝ THONG NHÁT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH VỆT NAM. QUỐC HỘI NHÀ NƯỚC Pháp lệnh Du lịch (10/2/1999) CHÍNH PHỦ Ban chi đạo Nhà Nước về Du lịch (1999) Chương Bình hành động quốc gia về du lịch "Việt Nam điểm đến cùa thiên niên kỷ mới" Các Bộ ngành và chức ủy ban nhân dântính- thàn h Tổng Cục Du lịch nàng, đoàn thể phố trự; thuộc Phò ng quản lý du Phòng nghiên cứu Phòng xúc tiến lịch chách sạn-nhà phát triển du lịch du lịch hàng ì r CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH DNQD: Trung ương, Tĩnh bạn, Thành phố DNNQD: Công ty TNHH, DNTN, Hộ cá thể DNĐTNN Tuy nhiên từ năm 1995 trở lại đây đã xuật hiện thực trạng đáng lo ngại: sụt giảm mạnh tỷ trọng của Thành phố trong cơ cậu khách DLQT của cả nước, từ 75% của năm 1991 xuống còn 51,4% năm 2000, làm mật dầntính "đ ầu tàu" kéo của ngành du lịch Thành phố đối với cả nước. Nếu so sánh trong cơ cậu khách DLQT đến Thành phố theo 29
  40. chương dinh lữ hành, theo lưu trú dùtình hìn h cũng diễn ra tương tự như vậy [phụ lục 18,19]. Chính vì sự sụt giảm mạnh vai trò vị trí của Thành phố là nguyên nhân chính yếu không những chưa thể đưa Việt Nam vượt trên 10% số lượt khách DLQT đến ĐNA trong suốt thập kỷ 90 mà thậm chí còn xuất hiện nguy cơ tụt hậu. Nếu như năm 1990, khách DLQT đến ĐNA đạt khoảng 25 triệu lượt, đến Việt Nam đạt 0,25 triệu, tỷ lệ chiếm 1%, đây là mức cao nhất so vỉi trưỉc đó, thì qua lo năm sau, tức vào năm 2000, ĐNA đón trên 30 triệu, Việt Nam đón trên 2 triệu, tỷ lệ chiếm đạt 6,67%. Theo dự kiến của WTOD đến năm 2020 ĐNA sẽ đón được trên 125 triệu, trong khi đó theo mục tiêu phấn đấu của TCDLVN chúng ta có thể đạt trên dưỉi 10 triệu, tỷ lệ chiếm khoảng 8% [phụ lục 08]. • Số lượt khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài từ Thành phố: Do thu nhập quá thấp (200USD/người/năm), ngành du lịch cũng chưa thực sự quan tâm tỉi khai thác loại hình "thụ động" này nên suốt 20 năm (1975 đến 1994) số khách này chỉ "lác đác". Đến năm 1994, cả nưỉc gửi đi số khách 23 nghìn, Thành phố gần 5 nghìn lượt, chiếm tỷ lệ 5/23, trên 21%. Tỷ lệ đạt cao nhất vào năm 1997 là 22,33% (11.000/49.267). Đến năm 2000, tỷ lệ tăng lên trên mức 25% (6 vạn/23 vạn). Sụt giảm nghiêm trọng nhất là vào năm 1999, chỉ còn 13,04%. số khách VN đi du lịch nưỉc ngoài từ Thành phố chỉ chiếm chưa tỉi 4% tổng lượt khách theo tour, 5,5% so vỉi số khách DLQT vào Thánh phố, dưỉi 5% so vỉi số khích du lịch nội địa tại Thành phố. Điều đó cho thấy loại hình du lịch này quá "thụ động", thường tự "bùng nổ" vào nhữỉig năm khủng hoảng, khi các đồng tiền ở các nưỉc lân cận "thả nổi", "mất giá" so vỉi VND, Đôla Mỹ, do chính sách khuyên mãi hàng tồn kho, ứ đọng, ế thừa của chính các nưỉc đó. Điển hình vào năm 1998, số khách gửi đi của cả nưỉc tăng vọt lên 7.5 vạn, gấp đôi so vỉi mức năm 1995. TPHCM cũng vậy, con số tương ứng là 1.6 vạn và 0.7 vạn. BẢNG 02: KHÁCH VỆT NAM ĐI DU LỊCH NƯỚC NGOÀI TỪ TPHCM. Đơn vị: Lượt khách Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 TPHCM(l) 4.904 7.000 9.000 11.000 15.900 25.800 60.000 Cả nước (2) 23.000 36.800 42.700 49.267 74.474 197.891 230.000 30
  41. Tỷ trọng (iy(2) 21.32% 19.02% 21.08% 22.33% 21.35% 13.04% 26.09% năm 1995 đến năm 1999,2000". 2.1.1.2. Cơ cấu khách DLQT đến TPHCM xét theo nguồn khách (quốc tịch) ngày càng đa dạng, tuy nhiên vẫn tùy thuộc chủ yếu vào thị trường gửi khách Châu Ấ. • Đặc điểm này phản ánh tình hình chung của toàn ngành DLVN: trước năm 1990, nguồn khách DLQT chủ yếu từ Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Au. Sau năm 1990, chủ trương "đa phương hóa thị trường" được triển khai cùng với mở rộng đầu tư-thương mại quốc tế, Việt Nam và TPHCM du lịch với trên 50 thị trường, tậ chức quốc tế và hàng trăm hãng du lịch trên thế giới, song vẫn tập trũng chủ yếu với 7 thị trường: Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, Nhật, Pháp, Anh, Thái Lan. Riêng 7 thị trường này luôn chiếm tới 2/3 số khách DLQT đến Việt Nam, 2/5 số khách DLQT đến thành phố. Nếu chỉ xétriêng nguồ n khách từ Châu Ấ với 4 thị trường chính là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Thái Lan đã chiếm tỷ trọng đến 50% số khách DLQT đến Việt Nam, 30% đến Thành phố [phụ lục 05,40]. Các số liệu trên cho thấy mức độ tùy thuộc của Thành phố vào thị trường Châu Ấ và một số thị trường chính khác thấp hơn so với cả nước. Đây là xu hướng phát triểntích cực do thị trường Châu Á mang tính trang gian đặc thù, khách du lịch Châu Á thường có mức chitiêu thấp hơn so với khách Châu Au, Bắc Mỹ, họ vẫn coi trọng yếu lố "giá cả" để lựa chọn Chương trình du lịch, đó cũng là lý do củatình trạng "sốkhách tăng song doanh thu sụt giảm". Hớn thế nữa, thực chất tính tùy thuộc ở đây chủ yếu là từ thị trường gửi khách Trung Quốc. Năm 1999, Trung Quốc gửi sang Việt Nam gần 50 vạn lượt khách, chiếm gần 30% số khách DLQT vào nước ta. Đây chủ yếu là khách du lịch kết hợp với buôn bán tại các tỉnh giáp biên giới Việt-Trung. Tuy nhiên số khách Trung Quốc đến Thành phố không đáng kể, chỉ khoảng 1-2 vạn, chiếm khoảng 2,4% tậng lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam. Lý do chính là do mức chi tiêu của khách Trung Quốc không cao nên khó đi xa, nếu có chỉ là thăm thân và thăm dò thị trường, buôn bán với phía Nam chưa thật thông thương. 31
  42. • Vịtó của các nguồn khách trong cơ cấu khách DLQT đến Thành phố có sự thay đổi căn bản so với cơ cấu cả nước. Xét những năm gần đây (1999-2001), xếp hạng từ vị tri cao nhất theo số khách, tại Việt Nam là: Trung Quốc (50 vạn), Mỹ (2 vạn), Đài Loan (17 vạn), Nhật (li vạn), Pháp (9 vạn), Anh (4 vạn), Thái Lan (2 vạn); tại TPHCM: Đài Loan (16 vạn), Nhật (9 vạn), Pháp (4 vạn), Trung Quốc (1,1 vạn), Hồng Kông (0,9 vạn). Cơ cấu nguồn khách DLQT đến Thành phố hướng tập trung vào các thị trượng gửi khách có mức chi tiêu cao, thượng được coi như thị trượng gửi khách trực tiếp. Nếu xét theo tỷ lệ khách đến Thành phố so với cả nước thì thứ tự sẽ là: Đài Loan (90%), Nhật (80%), Anh (72%), Thái Lan (68%), Pháp (43%), Mỹ (15%), Trung Quốc (2,4%). Tính tập trung này có thể được giải thích như sau: đối với thu hút khách Đài Loan: Do đầu tư của Đài Loan chuyển hướng tập trung vào thành phố, song hành với việc kết hợp du lịch để giải quyết việc gia đình; đối với khách Nhật: khai thác đầu tư và phát triển du lịch mua sắm của phụ nữ Nhật tại các siêu thị có sức hút lớn của thành phố; với khách Anh: du lịch gắn với thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam; với khách Thái lan: lợi thế về gần gũi về mặt địa lý, các doanh nhân Thái đầu tư và buôn bán với phía Nam hơn phía Bắc; với khách Pháp: sức hút của Thành phố thấp do ít dự án đầu tư của Pháp, họ sang chủ yếu đến thăm "chiến trượng xửa" tại Điện Biên Phủ; với khách Mỹ: Mỹ chưa có nhiều cơ hội đầu tư tại phía Nam, Thành phố vốn quen thuộc với Mỹ (thuộc địa .của Mỹ trước năm 1975), số đông nguồn khách Mỹ là Việt kiều về thăm thân ở phía Bắc, khoảng 20 vạnlượưnăm. • Thị trượng DLQT tại Thành phố nhanh "bão hòa": những năm đầu thập kỷ 90, Mỹ giữ vịtó th ứ nhất gửi khách vào Việt Nam, phần đông tập trung vào thành phố, gia tăng mỗi năm khoảng 5 vạn lượt, trung bình 10-15 vạn/năm. Tuy nhiên vào những năm khủng hoảng thì sụt giảm mỗi năm cũng khoảng 5 vạn lượt. Đến năm 1994, Mỹ lùi xuống vị trí thứ hai sau Đài Loan về số khách gửi đến Việt Nam., song vẫn giữ vị trí thứ hai sau Trung Quốc (năm 1999). Hiện tại Mỹ xếpở vị trí thứ 5 sau Đài Loan, Nhật, Pháp, Anh về số khách đến thành phố. Tốc độ thu hút khách Mỹ đến Thành phố của năm 2000 so với năm 1999 chỉ đạt 0,1%. Khách du lịch Pháp đến Thành phố 32
  43. (nhích hơn so với khách Mỹ) là 0,2%. Tốc độ thu hút khách Thái Lan cũng chỉ đạt 4%. Trong khi đó một số nguồn khách Đông Á (Trung Quốc, Nhật, Đài Loan) đang chuyển dịch vào Thành phố với tốc độ khá cao (69,6%, 29,2%, 16,9%) nhằm tìm kiếm cơ hội phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng qua "con đường" du lịch. • Các nguồn khách DLQT đến Thành phố phần lớn thiếutính tệ chức. Theo các khảo sát thực tế, 70% khách DLQT tự quyết định đi du lịch Việt Nam và TPHCM, chỉ có 10% thông qua tư vấn của các hãng điều hành du lịch nước ngoài, còn lại là do bạn bè, báo chí, sách hướng dẫn du lịch chung. 2.1.1.3.Doanh thu từ hoạt động DLQT tăng đều qua các năm, tuy nhiên xét về tốc độ tăng lại có chiều hướng sút giảm mạnh, nhất là vào thòi điểm khủng hoảng. Bắt đầu từ năm 90 trở đi khi số khách DLQT đến TPHCM tăng tỷ trọng từ 40% (năm 1989) lên trên 72,27%(vào năm 1992) so với cả nước, doanh thu du lịch được nâng lên ở tỷ trọng gần 60% (trong đó DLQT chiếm tới 75% doanh thu của toàn ngành du lịch thành phố) [95,19]. Tuy nhiên, những năm cuối thập kỷ 90, tỷ trọng này cũng chỉ còn duytì ở mức gần 40% mặc dù rằng số khách DLQT đến Thành phố vẫn chiếm tỷ trọng gần 60% so với cả nước thường có khả năng chi tiêu cao hơn so với đến nơi khác trong cả nước. Khách DLQT đến Việt Nam chi tiêu trung bình 60-80 USD/ngày, đến Thành phố 80- 100 USD/ngày. Thời gian lưu trú ở Việt Nam của khách không quá Ì tuần, ở Thành phố chỉ khoảng 3-4 ngày [phụ lục 24]. dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống chiếm trên 3/5 chi phí của khách. Hơn 85% số khách đi du lịch lần đầu, số khách quay trở lại chưa tới 15%, trong khi đó tỷ lệ này của Singapore, Thái Lan đạt gần 40%. Theo ý kiến khách DLQT, nguyên nhân là vì Thành phố chưa có sản phẩm độc đáo, đa dạng, giá còn cao, vệ sinh chưa an toàn, thủ tục rắc rối, thái độ nhân viên thờ đ, cơ sở hạ tầng chắp vá, điều kiện thanh toán khó khăn [phụ lục 55]. Bắt đầu từ năm 1995 trở đi, doanh thu ngoại tệ từ hoạt động DLQT của Việt Nam đạt trên mức 500 triệu USD. Đến năm 2000, doanh thu đó đạt được khoảng 1,2 tỷ USD. Nếu như tốc độ tầng doanh thu ngoại tệ về hoạt động DLQT của Việt Nam đạt trung bình năm 10-12%/năm thì chỉ tiêu này của Thành phố luôn là 17-18%, cao hơn gấp rưỡi so với tốc độ thu hút khách DLQT đến Thành phố [94,2]. Doanh thu toàn ngành du lịch Thành phố trong 5 năm (1995-1999) ện định từ 33
  44. mức 2600 tỷ đến 2800 tỷ đồng. Năm 2000 đạt được 3800 tỷ đồng, tăng 18,7 % so với năm 1999. Sỡ đĩ những năm trước, tốc độ tăng doanh thu còn chậm là do hậu quả của khủng hoảng khu vực, có những năm như 1997-1998, sụt giảm tới trên 10% so với năm trước. Xét về hình thức kinh doanh, tăng trưởng doanh thu không đồng đều [phụ lục 34,35]. Hình thức kinh doanh dờch vụ lưu trú và lữ hành chiếm tỷ trọng lớn nhất, thường chiếm từ 40% đến 50% trong tổng doanh thu toàn ngành, kế tiếp là bán hàng hóa thường chiếm từ 18% đến 23%. Hình thức kinh doanh có mức tăng trưởng nhanh nhất là các dờch vụ bổ sung khác (vui chơi, giảitó, chữa bệnh, tham quan ), trong 5 năm (1995-1999) tăng trưởng bình quân 14.5%, trong khi đó dờch vụ ăn uống tăng 5.78%. Riêng hình thức cơ bản là kinh doanh lưu trú lại có mức giảm -9.9% và kinh doanh lữ hành giảm - 11.65%. Nguyên nhân do mất cân đối cung-cầu bởi xây dựng quá nhiều cơ sở lưu trú, nhất là khi diễn ra khủng hoảng khu vực, số cơ sở lưu trú tăng vọt trên 30%, trong khi số khách DLQT đến Thành phố giảm xuống dưới 5%. Lúc bấy giờ cả nước có trên 3000 khách sạn với hơn 56000 phòng. Lượng phòng này đủ đón 3 triệu lượt khách DLQT, thế nhưng năm 1998 Việt Nam chỉ đón được 1.52 triệu khách DLQT, dẫn đến cạnh tranh phá giá rất mạnh. Công suất phòng cũng chỉ sử dụng được ở mức 30-35%. Ngoài ra số ngày lưu trú bình quân của một lượt khách cũng có chiều hướng giảm mạnh. Nếu năm 1995, số ngày lưu trú bình quân của một khách là 2,56, thì năm 1999 chỉ còn 1,4 ngày, chủ yếu là do số ngày lưu trú của một khách DLQT giảm nhiều:tò 5,1 8 ngày trong năm 1995 còn 3,55 ngày ương năm 1999, trong khi đó số ngày lưu trú bình quân của một khách trong nước tăng không đáng kể [phụ lục 22]. Kinh doanh lữ hành quốc tế giảm mạnh nhất do tác động từ nhiều yếu tố khách và chủ quan của toàn bộ quy trình hoạt động kinh doanh khép kín có sự tham gia của hàng loạt dờch vụ mà hoạt động này mang tính chuyên nghiệp chưa cao, các chương trình hầu như bờtày thuộc mạnh vào các tập đoàn du lờch nước ngoài, các DNDL lữ hành quốc tế của Thành phố chỉ như là một công ty "mồi giới "DLQT. Xét về chỉ tiêu đóng góp vào GDP của Thành phố nếutính riên g doanh thủ toàn ngành thì tỷ lệ này đạt khoảng 6-7%, tuy nhiên nếutính đón g góp của các ngành liên 34
  45. quan khác như phục vụ bán hàng hóa, ăn uống, vận chuyển, bưu điện, bảo hiểm thì tỷ lệ này đạt vào khoảng 15% [81,30]. Xét về chỉ tiêu so sánh giữa doanh thu du lịch với kim ngạch xuất khẩu thì tỷ lệ này đạt vào khoảng 18-20% [95,20]. Xét về khoản thu ngân sách Nhà nước, mỗi năm đóng góp thêm khoảng 50 tỷ đồng, năm 1999 đạt 310 tỷ đồng, năm 2000 đạt 360 tỷ, mủc tăng bình quân năm trên 10%, đạt gần 10% so với tổng doanh thu của ngành du lịch Thành phố. Xét về chỉ tiêu giải quyết công ăn việc làm và năng suất lao động, tổng số lao động hiện đang trực tiếp hoạt động ương các DNDL Việt Nam khoảng 150.000 người. Riêng ở Thành phố có trên 18000 người (13%), chiếm khoảng 11% tổng số lao động ương độ tuổi có việc làm ổn định tại Thành phố (đó là chưa kể hàng vạn lao động gián tiếp) đã tạo ra doanh thu du lịch khoảng 40-60% so với cả nước và cho thấy năng suất lao động của người Thành phố trong lĩnh vực du lịch là rất cao. Tính ra mỗi lao động tạo ra trên 200 triệu đồng doanh thu trong năm 2000. số lao động trong ngành du lịch Thành phố hiện nay tăng trung bình năm khoảng 3,86%. Trong đó các công ty TNHH tăng nhanh nhất (2,28 lần trong 5 năm 1995-1999), sau đó là các DNDL tư nhân (tăng 42%), các DNDL ĐTNN tăng 27,61%,riêng các DNDL NN giảm 6.36% do đang trong quá trình tổ chủc sắp xếp lại (xem Bảng 03). Xét về cơ cấu lao động, số người tham gia trong khu vực kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể (năm 1999 là 71,64%), công ty TNHH: 20,67%, DNDL TN 7,69%, các DNĐTNN: 23.12%. Cơ cấu lao động đang có xu hướng chuyển dịchtích cực , tuy hơi chậm: tỷ trọng lao động trong các DNDL NN giảm từ 86,71% xuống còn 71,64% của năm 1999 [phụ lục 26]. Xét quy mô số lao động trong một DNDL, các DNDL có vốn ĐTNN có số người lao động nhiều nhất, bình quân một DNDL có trên dưới 200 lao động, kế đến là DNDL NN (140), công ty TNHH (30), các DNDL TN (6 - 7) [phụ lục 26]. Trong năm 1999, số DNDL giải quyết công ăn việc làm với quy mô lớn như: Saigon Tourist (3397 lao động) Công ty Du lịch Phú Thọ (994), Công ty Du lịch Bến Thành (540), Công ty Du lịch Chợ lớn (917) . Trong đó, Saigon Tourist mặc dù phải giải quyết công ăn việc làm nhiều nhất trong các DNDL tại Thành phố nhưng luôn dẫn đầu các đơn vị kinh doanh có lãi trong hoạt động du lịch [70]. Tỷ lệ đầu tư cho ngành du lịch chiếm chưa đến 1% so với tổng số vốn Nhà nước đầu tư vào các ngành kinh tế, và tổng doanh thu du lịch [47]. 35
  46. TPHCM là địa phương thu hút được nhiều nhất ĐTNN vào du lịch, chiếm trên 50% trong tổng vốn ĐTNN vào toàn ngành du lịch Việt Nam (khoảng 5-6 tỷ USD) với gần 100/260 dự án [32], là ngành có tỷ suất lợi nhuận tương đối cao, đạt từ 25-35%. 2.1.1.4.Mạng lưới kinh doanh dịch vụ DLQT tương đối đầy đủ song kém tính chuyên nghiệp và liên kết. Cho đến nay, TPHCM có thể đảm nhận toàn bộ chu trinh khép kín khai thác chương trình DLQT "trủn gói" bao gồm từ dịch vụ vận chuyển, làm thủ tục xuất nhập cảnh, lưu trú, ăn uống cho đến tham quan, giải trí, mua sắm, dưỡng bệnh, thăm thân và các dịch vụ bổ sung khác. Tuy nhiên, DLQT tại Thành phố chủ yếu chỉ tập trung phát triển theo 4 hình thức: du lịch lịch sử-văn hóa, thăm thân, mua sắm, sinh thái. Mạng kinh doanh dịch vụ chưa mangtính chuyê n môn hóa cao một phần do chưa chú trủng đầu tư, mặt khác cũng do đặc điểm khách DLQT đến Việt Nam và Thành phố cho đến thời điểm này vẫn mangtính kế t hợp nhiều mục đích (đầu tư và công vụ, thăm viếng người thân, mua sắm ). Cơ cấu khách DLQT theo mục đích chuyên đi trong 10 năm gần đây đã có sự chuyển hướngtích cực : số khách DLQT đi theo mục đích du lịch thuần túy chỉ chiếm 40% vào năm 1993, đến đầu năm 2000, tỷ lệ này đạt được 47% [phụ lục 07]. Tuy vậy, với tỷ lệ đó vẫn chưa khẳng định đượctính ữ ội về du lịch. Cũng dotính kế t hợp nhiều mục đích của khách DLQT nên khách đến Thành phố hầu như dàn đều theo tháng trong năm, tức gần 100 ngàn khách /tháng, tháng "cao điểm" nhất thường là tháng 2 (tháng Tết), tháng 8 (nghĩ phép hè), tháng 11 (nghĩ phép năm). Tuy nhiên mức tăng lượng khách so với tháng bình thường khác cũng chỉ 5-10 ngàn khách, chỉ có tháng 8 tàng trung bình so với tháng 7 từ 15-25 ngàn khách. Vào nhữiig tháng đó các nơi vui chơi, giải trí, lưu trú thường "quá tải" do khách nội địa cũng tập trung đến, dẫn tới tình trạng đông khách mà vẫn thua lỗ vì DNDL rơi vào "vòng xoáy giá", nhất là đối với các DNDL lữ hành khi cam kết chương trình "trủn gói" sau đó mới triển khai thực hiện. Vào dịp 30/4 và 1/5/2001 vừa qua, giá vận chuyển khách du lịch đột ngột và đồng loạt tăng từ 70-100% so với ngày thường [40]. • Dịch vụ lữ hành quốc tế: nhạy bén nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của các đối tượng khách, hợp lý hóa giữa các công đoạn "khép lán" để giảm giá thành, tăng cường tiếp 36
  47. thị song vẫn rất bị động trong triển khai chương trinh "trọn gói", chất lượng tour có chiều hướng sút giảm do thiếutính chuyê n nghiệp, dịch vụ lữ hành quốc tế là "xương sống" của toàn bộ mạng lưới kinh doanh dịch vụ DLQT. dịch vụ này bao gồm: xây dầng, bán các chương trình tour; tổ chức các chuyến du lịch theo yêu cầu của khách; đại lý bán các chương trình tour; tổ chức du lịch theo chương trình đặt hàng của các công ty du lịch khác. Muốn vậy, dịch vụlữhành quốc tế phải liên kết hiệu quả, đồng bộ các dịch vụ du lịch riêng lẻ khác, tạo thành sản phẩm du lịch hỗn hợp hấp dẫn và chào bán qua các chương trình "trọn gói". Để trở thành cường quốc du lịch, quốc gia đó nhất thiết phải dầa trên hệ điếng lữ hành hùng mạnh, mangtính chuyên nghiệp hóa cao, đủ năng lầc cạnh tranh quốc tế. Đầu những năm 80, khi du lịch Việt Nam đang ở bước đầu tiên trong hội nhập du lịch toàn cầu, Nhà nước đã cho phép thành lập một cơ cấu tổ chức mới dưới dạng công ty lữ hành quốc tế độc lập với tên gọi là Ban Điều hành đưa đón khách (Vietnam Tourism). Theo quy chế quản lý lữ hành của Chính phủ, chỉ cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho các DNDL bảo đảm trầc tiếp ký kết được các chương trình tour cho ít nhất 500 lượt khách DLQT/năm, đạt tỷ lệ khách đi tom trọn gói 20% trở lên. Đến năm 2000, Việt Nam có khoảng 1000 DNDL lữ hành trong đó có 107 DNDL lữ hành quốc tế. Thành phố có 204 DNDL lữ hành (chiếm 1/5 so với cả nước) trong đó 30% là DNDL lữ hành quốc tế (khoảng 70). Theo đánh giá của các chuyên viên quản lý ngành, tỷ lệ đi tour trọn gói chỉ chiếm khoảng 12.7% so với tổng số khách xin vào, khoảng 30% khách sử dụng dịch vụ từng phần còn lại là khách liên kết du lịch với nhiều mục đích khác. Nhiều DNDL khai khống số khách thầc tế lên trên 500 lượưnăm để bảo đảm đủ điều kiện xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế nhuhg thầc tế chỉ chuyên kinh doanh dịch vụ Visa, thu gom khách từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất hợp pháp hoặc tiếp tay cho các DNDL nước ngoài núp bóng kinh doanh lữ hành quốc tế và trốn thuế. Đến nay, các chương trình DLQT do các DNDL lữ hành quốc tế đảm nhận vẫn còn quá đơn điệu, nhàm chán, dường như công cụ cạnh tranh duy nhất là giảm giá. Tuy vậy hạ giá lại rất tùy tiện, trong khi đó dù đã cố hạ giá song giá tour của ta vẫn cao hơn nhiều so với mặt bằng giá của các nước trong khu vầc và hậu quả là có nguy cơ triệt tiêu khả năng 37
  48. hình thành một ngành CNDL non trẻ của Việt Nam. Hơn thế nữa thông tin về du lịch của Thành phố chưa có cơ hội phát triển để trực tiếp đến với khách hàng ngoài nước. Trong số ừên 100 DNDL lữ hành quốc tế đang hoạt động hiện nay chỉ có khoảng 2-3 DNDL lớn như Saigon Tourist mới có tổ chức phòng tiếp thị, có vài văn phòng đại diện tại thị trượng gửi khách quốc tế. • Dịch vụ lưu trú: Được đa dạng hóa từ quy mô nhỏ (5-6 phòng) đến quy mô lớn (400 phòng trở lên) tuy nhiên thiếu tính tiện nghi cho khách, đang lâm vào tỉnh trạng khủng hoảng thừa do số cơ sở lưu trú tăng quá nhanh so với nhu cầu của khách (30%) dẫn tới công suất phòng thấp (30-35%), phá giá phòng lẫn nhau (trên 30%). Tính đến năm 2000, toàn ngành du lịch Việt Nam có khoảng 3.050 khách sạn-nhà hàng, trong đó hơn 430 khách sạn đạt tiêu chuẩn "sao" với 62.000 phòng đang khai thác. Các nhà nghỉ trọ tư nhân từ 10 phòng trở xuống đạt trên con số hàng vạn. Riêng Thành phố có 598 cơ sở lưu trú với 16081 phòng dưới sự quản lý và khai thác của 490 DNDL. Mỗi năm có khoảng 50 cơ sở lưu trú xin giải thể, chiếm trên 8% tổng cơ sở lưu trú tại Thành phố. Như vậy, Thành phố chiếm tỷ lệ 1/5 số cơ sở lưu trú, 1/4 số phòng so với cả nước. Năm 2000, Thành phố có lo khách sạn được TCDLVN công nhận hạng sao, nâng tổng số khách sạn được xếp hạng sao lên 90. Tình trạng giá bán phòng giảm liên tiếp như mấy năm trước đã dượng như chựng lại. Doanh thu phòng đã có chuyển biến tốt (không chỉ khắc phục được tình trạng sụt giảm mạnh đến 10% như năm 1999 mà còn đảm bảo tăng được 18% so với năm 1999), doanh thu của dịch vụ lưu bú đạt khoảng 600 tỷ đồng/năm, chiếm trên 20% doanh thu du lịch Thành phố. Tuy nhiên, tình trạng chung là khách sạn-nhà hàng vẫn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất-kỹ thuật-hạ tầng du lịch xuống cấp nhanh, vị tí không thuận lợi, chất lượng dịch vụ thấp, cung thừa so với cầu, hoạt động quảng cáo-tiếp thị kém, số ngày lưu trú của khách DLQT dưới 4 ngày. Gần đây có xu hướng khách DLQT muốn lưu trú tại địa phương khác để có thể gần gũi hơn với phong cảnh thiên nhiên trong sạch, tươi mát, tiện nghi, giá rẻ hơn (khoảng lo USD/đêm). 38