Luận văn Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ hai hệ đại học trường đại học TDTT Đã Nẵng

doc 49 trang hapham 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ hai hệ đại học trường đại học TDTT Đã Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnghien_cuu_lua_chon_he_thong_bai_tap_nham_phat_trien_suc_man.doc

Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ hai hệ đại học trường đại học TDTT Đã Nẵng

  1. LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ NĂM THỨ HAI HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG.
  2. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 2 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Cơ sở lí luận lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ 4 1.2. Đặc điểm của môn bóng đá : 5 1.3. khái niệm và đặc điểm các tố chất thể lực. 6 1.4. Đặc điểm của các tố chất thể lực trong bóng đá 10 1.5. Đặc điểm của tố chất sức mạnh tốc độ trong bóng đá và phương pháp huấn luyện 11 1.6. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 18 đến22. 15 CHƯƠNG 2: MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 18 2.1. Mục đích nghiên cứu 18 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu 18 2.3. Phương pháp nghiên cứu. 19 2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 19 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm 19 2.3.3. Phương pháp quan sát sư phạm 19 2.3.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 19 2.3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 20 2.3.6. Phương pháp toán thống kê 20 2.4. Tổ chức nghiên cứu: 20 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 22 3.1. Giải quyết nhiệm vụ 1 22 3.2. Giải quyết nhiệm vụ2: 27 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
  3. ĐẶT VẤN ĐỀ Thể dục thể thao là một hoạt động không thể thiếu được trong nền văn hoá của mỗi dân tộc, cũng như nền văn minh của nhân loại. Ngay từ khi mới ra đời thể dục thể thao là một bộ phận hữu cơ của nền văn hoá xã hội, là phương tiện giáo dục. Thể dục thể thao còn mang đầy đủ tính lịch sử, tính kế thừa, tính giai cấp , tính dân tộc. Vì vậy mà thông qua thể dục thể thao ta có thể đánh giá được sự phát triển của quốc gia, dân tộc Mặt khác thể dục thể thao còn tạo mối quan hệ giao lưu thắt chặt tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp, chế độ chính trị xã hội. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với sức khoẻ nhân dân ,đối với vận mệnh của đất nước chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Mỗi một dân tộc yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt đi một phần, mỗi một dân tộc khoẻ mạnh sẽ làm cho ca nước mạnh khoẻ”.Vì vậy nghành thể dục thể thao cần quan tâm nhiều đến giáo dục thể chất trong trường học, phong tào thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao mới xứng đáng với tư tưởng Hồ Chí Minh “ Hỡi đồng bào cả nước, giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần sức khoẻ mới thành công” Để thực hiện tư tưởng của người, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm tới việc chăm sóc và bồi dưỡng sức khoẻ cho nhân dân, đặt biệt là thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước. Từ ngày đất nước đổi mới và hội nhập đến nay, đã có nhiều môn thể thao phát triển sâu rộng, mạnh mẽ, trong đó có môn “Bóng Đá”. Bóng đá là môn thể thao “ vua” bởi tính hấp dẫn, lôi cuốn và đầy bất ngờ của nó. Nên nó đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia tập luyện và thi đấu. Ngoài việc nâng cao sức khoẻ cho con người, thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng còn giáo dục con người những phẩm chất đạo đức như: tính kiên trì, lòng dũng cảm góp phần phát triển con người một cách toàn diện.Xây dựng con người mới XHCN. Trong quá trình hội nhập và phát triển với phong trào bóng đá trên thế giới chúng ta cũng đã đạt những thành tựu đáng khích lệ như huy chương bạc Seagames 19, 21, huy chương đồng Seagames 20, huy chương bac tiger cup 98 và đặt biệt thành công rực rỡ nhất gần đây là chức vô địch AFF cup 2008. Đặc điểm của môn bóng đá là môn phức tạp cao, mang tính chất đối kháng nên đòi hỏi các cầu thủ bóng đá phải có kỹ thuật cùng với thể lực thật dồi dào, trong thể lực tố chất sức mạnh tốc độ đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt trong bóng đá hiện đại ngày nay trận đấu diễn ra rất quyết liệt và với tốc độ rất nhanh, các cầu thủ phải thường xuyên va chạm với nhau trong các tình huống tranh chấp bóng, hầu như các cầu thủ xuất sắc trên thế giới như : Maradona, Pele, Ronaldo, Kaka đều có sức mạnh tốc độ rất tuyệt vời. Họ thường dành phần thắng trong những tình huống tranh chấp bóng tay đôi, có thể dẫn bóng với tốc độ nhanh
  4. vượt qua vài ba cầu thủ rất dễ dàng, hay những cú sút cầu môn mà đối phương rất khó khăn trong việc cản phá. Chính vì lẽ đó mà ông Sam Zanetti huấn luyện viên trưởng CLB Inter Milan nói rằng “ Tất cả các đội bóng đều ngang tài nhau, chính thể lực và quyết tâm là yếu tố quyết định” Qua thực tiễn theo dõi các trận thi đấu của bóng đá Việt Nam cũng như tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, chúng tôi nhận thấy.Thực trạng sức mạnh tốc độ của VĐV bóng đá Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng phát triển không tốt, thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể tới việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong nhiều năm qua, trong khi có những bài tập không còn phù hợp với bóng đá hiện đại. Đều đó góp phần làm giảm sút thể lực của VĐV trong quá trình huấn luyện, giảng dạy cũng như trong quá trình thi đấu bóng đá.Thực trạng này là một vấn đề được các chuyên gia quan tâm và nghiên cứu nhằm tìm ra những bài tập thể lực chuyên môn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình huấn luyện, giảng dạy. Trong đó việc chuẩn bị thể lực cho thế hệ trẻ được quan tâm hơn cả. Qua thực tiễn quan sát các trận đấu của sinh viên trường tham gia giải bóng đá sinh viên chuyên sâu truyền thống hàng năm, hay giải bóng đá sinh viên tranh cúp huda khu vực Miền Trung –Tây Nguyên và đặc biệt là giải bóng đá sinh viên toàn quốc. Chúng tôi nhận thấy thể lực chuyên môn của các em sinh viên còn yếu, nhất là tố chất sức mạnh tốc độ được thể hiện qua những động tác chạy ( tốc độ, nước rút ) dẫn bóng, tranh cướp bóng, sút cầu môn của các em. Xuất phát từ những vấn đề trên nhằm mục đích phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ hai hệ đại học trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Là một sinh viên chuyên nghành bóng đá, được sự giảng dạy của các thầy cùng với các kiến thức đã được học. Với sự mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và tập luyện bóng đá ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Chúng tôi lựa chọn nà nghiên cứu đề tài: “NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ NĂM THỨ HAI HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG”.
  5. CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ. Từ thực tế cho thấy sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh, nghĩa là trong thời gian ngắn nhất với tốc độ co cơ lớn nhất nó phụ thuộc vào thiết diên sinh lý của cơ, thiết diện sinh lý càng lớn thì lực co cơ càng lớn, phát triển sức mạnh tốc độ thông thường dựa vào sức mạnh tối đa làm cơ sở và tốc độ co cơ là nhân tố quyết định. Sức mạnh và sức mạnh tốc độ còn phụ thuộc vào các loại cơ cụ thể như sau: Sợi cơ sáng xẩm( cơ có màu sáng co nhanh tạo sức mạnh lớn). Vì vậy các VĐV cự ly ngắn thường có sợi cơ màu sáng chiếm ưu thế thậm chí chiếm 92% trong tất cả các loại cơ. Trong mọi hoạt động cơ bắp khi sinh ra lực được đánh giá dưới nhiều hình thức, có thể thay đổi độ dài của cơ. Nếu giảm độ dài của cơ là chế độ là cơ chế khắc phục, còn tăng là nhượng bộ. Trong chế độ hoạt động như vậy cơ bắp có thể sinh ra các lực cơ học có chỉ số khác nhau. Người ta dựa vào chế độ hoạt đông của cơ làm cơ sở để phân biệt các loại sức mạnh. Nếu con người thực hiện hàng loạt các động tác với nổ lực cơ bắp tối đa để làm chuyển động vật thể có khối lượng khác nhau sẽ sinh ra lực khác nhau. Lúc đầu tăng khối lượng vật thể thì lực cơ bắp cũng tăng lên nhưng tới một giới hạn nhất định nào đó ta tăng khối lượng vật thể thì ta không thấy lực cơ bắp tăng lên nữa. Chứng tỏ lực cơ bắp sản sinh ra luôn tỉ lệ thuận với khối lượng vật thể chịu tác dụng. Ngoài ra còn có mối quan hệ giữa lực và tốc độ. Ví dụ: khi đẩy một quả tạ khối lượng khác nhau thì sẽ có sự chênh lệch giữa lực và tốc độ, tốc độ càng cao thì lực càng nhỏ và ngược lại. Đây là mối quan hệ tỉ lệ nghịch. Mức độ hoạt động của cơ phụ thuộc vào bởi nhũng yếu tố sau: - Sung động của các notron thần kinh vận động trong sường trước tuỷ sống đến cơ. - Bản chất của giáo dục sức mạnh là lựa chọn lực đối kháng khác nhau dẫn đến những kích thích cũng khác nhau và cơ chế đều hoà sức mạnh tạo ra khác nhau. Ngưyên lý chung nhất trong phát triển tốc độ là tạo ra sức căng cơ tối đa trong thời gian ngắn nhất. Như vậy giá trị của nguyên tắc phát triển sức mạnh tốc độ là sự nổ lực tối đa của cơ bắp với mức căng thẳng cao nhất trong một lần co cơ với thời gian ngắn nhất. Muốn phát triển tối ưu sức mạnh tốc độ thì cần phải nâng cao số động tác và hoàn thiện các nhânt tố ảnh hưởng tốc độ tối đa. Hehinger đã chứng minh tìm thấy trong huấn luyện sức mạnh tốc độ đó là nếu dùng cường độ dưới 30% sức mạnh tối đa thì không thu được sự phát triển sức mạnh của cơ, vì thế phát triển sức mạnh tốc độ cần cường độ tác động phải đạt 75% sức mạnh tối đa của cơ thể mới có thể phát triến sức mạnh và tối ưu năng lực sức mạnh tốc độ. Ngoài ra sự hoàn thiện vận động trong các bài tập phát triển tốc độ cũng rất cần thiết, bởi nếu chúng ta chọn những bài tập mà người tập chưa thông thạo về kỹ thuật động tác thì người tập chỉ tập trung trước hết vào kỹ thuật động tác nên không đảm bảo được cường độ qui định, dẫn đến hiệu quả bị hạn chế.
  6. Mặt khác trong quá trình thực hiện bài tập cần chú ý đến thời gian thực hiện bài tập, vì thời gian thực hiện bài tập được xác định sao cho tốc độ không bị giảm sút ở cuối cự ly, thời gian quãng nghỉ giữa các lần tập cần phải phù hợp để cho cơ thể phục hồi tương đối hoàn toàn. Nó được xác định trên cơ sở diễn biến hưng phấn thần kinh trung ương và tốc đô hồi phục của các chức năng thực vật. Căn cứ vào diễn biến hưng phấn thần kinh trung ương thì quãng nghỉ phải đầy đủ. 1.2. Đặc điểm của môn bóng đá : Bóng đá là môn thể thao đối kháng cao trực tiếp, các tình huống trên sân rất đang dạng và phức tạp đòi hỏi phải có ý chí chiến đấu cao, sự phối hợp thông minh của cả một tập thể, sự đa dạng vào phong phú, hấp dẫn của bóng đá được thể hiện 3 đặc điểm lớn sau: tính tập thể, tính chiến đấu, tính phức tạp. a. Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao. Trận đấu bóng đá được tiến hành trên một sân rộng với hai đội, mỗi đội có mười một cầu thủ. Trong một đội bóng các cá nhân cầu thủ rất quan trọng , một đội bóng hay không thể thếu những cầu thủ xuất sắc. Tuy nhiên không có bất cứ cầu thủ nào đủ sức vượt qua một không gian rộng lớn và sự cản phá quyết liệt của đối phương để ghi bàn thắng. Điều đó đòi hỏi các cầu thủ Phải biết chơi có tổ chức, biết phối hợp chặt chẽ với nhau, hổ trợ cho nhau trong tấn công cũng như trong phòng thủ vì mục đích chung của toàn đội là giành chiến thắng. Với trình độ kĩ thuật cao như ngày nay. Do vậy tính tập thể trong thi đấu cũng đòi hỏi ngày càng cao, trong tấn công cũng như trong phòng thủ đòi hỏi toàn đội phải tham gia.Thực chất của việc nâng cao trình độ chiến thuật là nâng cao trình độ hiệp đồng tổ chức tấn công và phòng thủ, nâng cao tính tập thể của bóng đá. b. Bóng đá là môn thể thao có tính chiến đấu cao . Trong thi đấu đội nào cũng muốn giành chiến thắng. Vì vậy các đội bóng thường sử dụng mọi biện pháp trong khuôn khổ luật cho phép để tiến hành tấn công cũng như phòng thủ. Có thể nói trận đấu bóng đá là cuộc đấu ý chí, đấu trí, đấu lực, đấu về trình độ kĩ chiến thuật giữa hai đội, cuộc đấu này lại được tiến hành trong thời gian dài với sự đối kháng của các cầu thủ. Do đó có thể nói tính chiến đấu thể hiện trong trận đấu rất cao, đội nào thể hiện sự vượt trội về mọi mặt mới có thể làm chủ trận đấu và giành chiến thắng. Chính tính chiến đấu cao của bóng đá là một trong những yếu tố quan trọng hấp dẫn mọi lứa tuổi. c. Bóng đá là môn thể thao có tính phức tạp. Một đặc điểm rất đặc biệt của môn bóng đá là cầu thủ không được dùng tay chơi bóng(trừ thủ môn trong khu vực cho phép)mà chủ yếu là dùng chân và các bộ phận khác để điều khiển quả bóng. Hai đặc tính này đã nói lên phần nào đặc tính phức tạp của bóng đá. Chân và các bộ phận khác của cơ thể (đầu, vai, ngực)là các bộ phận ít linh hoạt, nhưng trong
  7. bóng đá không chỉ thực hiện các chức năng vốn có của nó mà còn được dùng để thực hiện nhiệm vụ vô cùng quan trọng là điều khiển trái bóng. Một vật thể rất linh hoạt, với các yêu cầu đây là điều vô cùng phức tạp. Sự đối kháng cao trong thi đấu cũng là một yếu tố tạo nên tính phức tạp, trong quá trình thực hiện các hoạt động luôn bị đối phương cản trở, tấn công Trong thi đấu vô vàn tình huống xảy ra mà cầu thủ giải quyết tức thời, mà trong thực tế các tình huống đó diễn ra rất đa dạng và không hề lặp lại. Đây là đều vô cùng khó khăn và đồng thời cũng vô cùng hấp dẫn của bóng đá. Bóng đá ngày càng phát triển yêu cầu đối với cầu thủ ngày càng cao. Để đáp ứng những yêu cầu đó thì trong mỗi cầu thủ phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và hợp lý các kĩ chiến thuật, cả trong tấn công cũng như trong phòng thủ ở trình độ cao, trong nhịp độ cao của trận đấu. 1.3. khái niệm và đặc điểm các tố chất thể lực. Các tố chất thể lực của con người gồm: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo. Ta tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của từng tố chất với các quan điểm khác nhau. *Tố chất sức mạnh - Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT Sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng sự nổ lực cơ bắp. Nói cách khác, sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại sự nổ lực cơ bắp. - Cơ bắp sinh ra lực trong các trường hợp. + Không thay đổi độ dài cơ (chế độ tĩnh) + Giảm độ dìa của cơ (chế độ khắc phục) + Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ) - Sức mạnh phụ thuộc vào: + Quan hệ giữa lực cơ bắp sản sinh và khối lượng vật thể chịu tác động: Nếu con người thực hiện một loạt động với nỗ lực cơ bắp tối đa để làm chuyển động những vật thể có khối lượng khác nhau thì lực sinh ra sẽ khác nhau. + Quan hệ giữa lực và tốc độ: giữa lực và tốc độ có tương quan tỷ lệ nghịch với nhau, tốc độ càng cao thì lực càng nhỏ và ngược lại. Để rèn luyện sức mạnh người ta sử dụng các bài tập sức mạnh, tức là các động tác với lực đối kháng. Các bài tập này đươc chia làm hai nhóm. 1. Các bài tập với lực đối kháng bên ngoài - Các bài tập với dụng cụ nặng - Các bài tập với lực đối kháng của người cùng tập - Các bài tập với lực đàn hồi
  8. - Các bài tập với lực đối kháng của môi trường bên ngoài (chạy trên cát, mùn cưa) 2. Các bài tập khắc phục trong lượng cơ thể - Sức mạnh được chia ra làm hai loại : + Sức mạnh đơn thuần(khả năng sinh ra lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh) + Sức mạnh tốc độ (khả năng sinh ra lực trong các động tác nhanh) Ngoài những loại sức mạnh cơ bản trên ta thường gặp một số khái niệm khác + Sức mạnh bộc phát: Là khả năng con người phát huy nội lực lớn trong thời gian ngắn nhất. + Sức mạnh bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của cơ thể khi hoạt động sức mạnh + Sức manh tương đối: Là sức mạnh tuyệt đối trên 1kg trọng lượng cơ thể - Theo quan điểm sinh lý TDTT Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ. - Sức mạnh phụ thuộc vào: + Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ + Chế độ co cơ của các đơn vị vận động (sợi cơ) đó + Chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co *Tố chất sức nhanh(năng lực tốc độ) - Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Xác định tính chất nhanh của động tác cũng như xác định thời gian của phản ứng vận động - Người ta phân biệt ba hình thức đơn giản biểu hiện sức nhanh như sau; + Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động + Tốc độ động tác đơn (Với lượng đối kháng bên ngoài nhỏ) + Tần số động tác Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau và không phụ thuộc vào nhau . - Phân loại sức nhanh: + Sức nhanh của phản ứng vận động đơn giản + Sức nhanh của phản ứng vận động phức tạp + Sức nhanh của tần số động tác - Những yếu tố là những điều kiện để phát huy sức nhanh: + Đặc điểm tâm lý: Thể hiện ở sự nổ lực ý chí của VĐV khi vận động + Đặc điểm sinh lý: Thể hiện ở số lượng cơ tham gia hoạt động + Sự sắp xếp của cơ trong các cơ đảm bảo tính phối hợp, đàn hồi, co giãn, thả lỏng trong vận động.
  9. + Sự linh hoạt của thần kinh cơ đảm bảo cho sự thay đổi thật nhanh giữa hưng phấn và ức chế. + Trình độ của khả năng phối hợp vận động làm việc thực hiện yêu cầu vận động hợp lý hơn với tốc độ cao. + Trình độ của các tố chất khác nhau, đặc biệt là sức mạnh đảm bảo cho các yêu cầu tăng tốc. Phương pháp giáo dục sức nhanh : - Phương pháp giáo dục sức nhanh của phản ứng vận động đơn giản - Phương pháp giáo dục sức nhanh phản ứng vận động phức tạp - Phương pháp giáo dục sức nhanh của tần số động tác - Theo quan điểm sinh lý TDTT Tố chất sức nhanh là năng lực phản ứng nhanh, chậm của cơ thể đối với các loại kích thích, nhằm hình thành mọi động tác hoặc di động một cự ly nào đó trong một đơn vị thời gian . *Tố chất sức bền - Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT Sức bền là năng lực thực hiện động tác với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu đựng được. Do thời gian hoạt động cuối cùng bị giới hạn bởi sự xuất hiện của sự mệt mỏi nên cũng có thể định nghĩa sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó. - Sức bền trong vận động thể lực bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố: + Kỹ thuật thể thao hợp lý, đảm bảo phát huy hiệu quả và đồng thời tiết kiệm đươc năng lượng trong khi vận động. + Năng lượng duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các trung tâm thần kinh. + Khả năng hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hô hấp + Tiết kiệm của các quá trình trao đổi chất + Cơ thể có nguồn năng lượng lớn + Sự phối hợp hài hòa của các chức năng sinh lý + Khả năng chịu đựng chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ sự nổ lực của ý chí. - Nâng cao sức bền thực chất là quá trình làm cho cơ thể thích nghi dần dần với lượng vận động ngày càng lớn. - Nâng cao sức bền chung là cơ sở để nâng cao sức bền chuyên môn và nâng cao năng lực vận động của cơ thể nói chung
  10. - Theo quan điểm sinh lý TDTT Sức bền là năng lực thực hiện lâu dài một hành động nào đó. - Sức bền được chia làm hai loại: + Sức bền ưa khí : Nó phụ thuộc vào khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể và khả năng duy trì lâu dài mức độ hấp thụ oxy cao. Mức độ hấp thụ oxy tối đa của con người quyêt định khả năng làm việc trong điều kiện ưa khí của họ, vo 2 max cơ thể còn cao thì công suất hoạt động ưa khí tối đa sẽ càng lớn. Ngoài ra VO 2 max càng cao thì cơ thể thực hiện hoạt động ưa khí càng dể dàng vì vậy càng được hoạt động lâu hơn. Như vậy về bản chất sức bền chính là khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể. + Sức bền yếm khí: Gồm sức bền hệ thống cung cấp năng lượng liên tuc và sức bền hệ thống cung cấp năng lượng ATP, CP. *Tố chất mềm dẻo - Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn. - Biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo - Năng lực mềm dẻo được phân thành hai loại: Mềm dẻo tích cực và mềm dẻo thụ động + Mềm dẻo tích cực: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp + Mềm dẻo thụ động: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ tác động của ngoại lai như: Trọng lượng của cơ thể , lực ấn , lực ép của HLV hoặc bài tập. - Năng lực mềm dẻo phụ thuộc vào đàn tính của cơ bắp và giây chằng *Ý nghĩa của năng lực mềm dẻo: - Nhờ có mềm dẻo việc thực hiện các kỹ thuật động tác mang tinh chất tiết kiệm. Do đó ít tốn sức hơn. - Cũng nhờ có khả năng mềm dẻo việc học tập và hoàn thiện các kỹ xảo động tác nhanh hơn - Ảnh hưởng lớn đến các tố chất khác do đó là điều kiện để phát huy tất cả các tố chất - Ngoài ra nhờ có mềm dẻo VĐV có thể hạn chế chấn thương *Tố chất khéo léo - Theo quan điểm lý luận và phương pháp TDTT Khéo léo là khả năng hoạt động phối hợp cơ thể của VĐV để cùng một lúc thực hiện có hiệu quả cao nhiều nhiệm vụ vận động nhờ vốn tích lũy kĩ xảo, kỹ thuật và khả năng thu nhận xử lý tổng hợp nhiều thông tin, tình huống trong vận động. - Khéo léo được hình thành và phát triển trong tập luyện
  11. - Có mối quan hệ chặt chẽ các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như sức mạnh, sức nhanh và sức bền. * Ý nghĩa của tố chất khéo léo. - Có tác dụng tốt trong việc học tập các kỹ thuật thể thao, nó làm cho VĐV lĩnh hội nhanh kỹ thuật mới và thực hiện tốt hơn những yêu cầu vận động đã đặt ra. - VĐV có thể học tập nhanh không những một kỹ thuật mà cả những kỹ thuật phức tạp khác. - Đem lại khả năng chịu đựng lượng vận động cho VĐV điều này có ý nghĩa trong huấn luyện cũng như thi đấu, khả năng này được áp dụng như phương tiện để khởi động và nghỉ ngơi tích cực cho VĐV. - Đối với việc hoàn thiện và ổn định kỹ thuật thì khả năng phối hợp vận động đóng vai trò rất quan trọng. VĐV có thể thông qua khả năng này để thực hiện kỹ thuật động tác một cách tự động hóa. - Coi như là một phương tiện để giáo dưỡng kỹ thuật thể thao và tuyển chọn VĐV. - Tuy nhiên khả năng đó không có ý nghĩa như nhau trong tất cả các môn thể thao. - Theo quan điểm sinh lý TDTT Khéo léo là khả năng thực hiện các động tác phối hợp phức tạp và khả năng hình thành động tác mới phù hợp với yêu cầu vận động . - Sự khéo léo có thể được biểu hiện dưới ba hình thức sau. + Trong sự chuẩn xác của động tác về không gian + Trong sự chuẩn xác của động tác khi thực hiện động tác bị hạn chế + Khả năng giải quyết nhanh và dùng những tình huống xuất hiện bất ngờ trong hoạt động . - Khéo léo phụ thuộc vào mức độ phát triển của các tố chất khác như sức mạnh bền, sức nhanh . - Mức độ phát triển khéo léo liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng của hệ thần kinh trung ương. 1.4. Đặc điểm của các tố chất thể lực trong bóng đá. Bóng đá là môn thể thao phức tạp, các tình huống trên sân luôn đa dạng nên để đáp ứng được những điều đó thì đòi hỏi có sự trang bị đầy các tố chất thể lực như: sức nhanh sử dụng trong các động tác di chuyển với tốc độ cao không bóng và có bóng, sức mạnh trong các động tác tranh cướp bóng, sút cầu môn , sức bền để đảm bảo thể lực trong suốt trận đấu, mềm dẻo và khéo léo để xoay trở trong pham vi hẹp thoát ra khỏi sự đeo bám của đối phương. Trong đó tố chất sức mạnh đóng vai trò rất quan trọng, trong tố chất sức mạnh thì sức mạnh tốc độ đóng vai trò rất quan trọng và nó được coi là thước đo cho trình độ huấn luyện thể lực.
  12. 1.5. Đặc điểm của tố chất sức mạnh tốc độ trong bóng đá và phương pháp huấn luyện. Khái niệm : Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục các lực cản với tốc độ co cơ cao của VĐV. 1.5.1. Đặc điểm sức mạnh tốc độ trong môn bóng đá. Bóng đá là môn thể thao mang tính đối kháng cao, lượng vận động lớn, cường độ cao, thời gian hoạt động dài, chiến thuật phát triển nhanh, các động tác kỹ thuật có cường độ cao, sự đua tranh quyết liệt, sử dụng nhiều loại hình sức phát nhanh, chạy đổi hướng, xuất phát đột ngột. Nhằm đẩy đối phương vào thế bị động. Trong khi đó thời gian nghỉ giữa những lần di chuyển đó lại không nhiều. Mặt khác những trận đấu thường kéo dài 90 phút có khi đến 120 phút. Do đó muốn trở thành cầu thủ bóng đá giỏi thì VĐV phải có nền tảng thể lực tốt.Trong các tố chất thể lực thì sức mạnh tốc độ là một trong những tố chất rất quan trọng. Ngoài ra việc huấn luyện thể lực là cơ sở để phát triển các tố chất vận động khác. Hơn nữa có thể lực cầu thủ sẽ làm chủ được tinh thần, tâm lý ổn định trong những giây phút căng thẳng, đảm bảo hiệu xuất thi đấu. Như vậy đối với mỗi môn thể thao khác nhau sẽ có những thành phần quy định đặc thù sức mạnh trong hoạt động thi đấu của từng môn cụ thể. Vậy sức mạnh là gì? sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng sự nổ lực cơ bắp. Nói cách khác sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại sự nổ lực cơ bắp. - Sức mạnh được chia làm hai loại . + Sức mạnh đơn thuần: (khả năng sinh ra lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh ) Ví dụ: Động tác khống chế bóng do đồng đội chuyền đến bằng vai, đầu, ngực + Sức mạnh tốc độ : ( khả năng sinh ra lực trong các động tác nhanh ) Ví dụ: Chạy dẫn bóng với tốc độ cao, tranh cướp bóng Ngoài những loại sức mạnh cơ bản trên ta thương gặp một số khái niệm khác như : + Sức mạnh bộc phát : Là khả năng con người phát huy nội lực trong thời gian ngắn . Ví dụ: Bật nhảy đánh đầu, sút cầu môn + Sức mạnh tương đối : Là sức mạnh tuyệt đối trên một kg trọng lượng cơ thể + Sức mạnh bền : Là khả năng chống lại mệt mỏi của cơ thể khi hoạt động sức mạnh . Ví dụ: Khả năng duy trì thể lực trong suốt một trận đấu. Trong bóng đá hiện đại tốc độ trận đấu diễn ra rất nhanh, đòi hỏi các cầu thủ phải di chuyển liên tục để thực hiện các ý đồ chiến thuật như: phòng thủ kèm người, phòng thủ khu vực, phối hợp nhóm 2 - 3 người, bật tường nhanh, di chuyển không bóng lôi kéo đối phương, chạy hoán đổi vị trí cho nhau, tấn công nhanh, tấn công trận tuyến, đột phá cá nhân đồng thời đòi hỏi cầu thủ phải xử lý tốt những tình huống xảy ra trên sân, phải thực hiện tốt kỹ thuật, phải chính xác và nhanh chóng trong những điều kiện khác nhau. Do đó sức mạnh trong bóng đá là điều kiện để nâng cao thanh tích cho VĐV.
  13. Người ta thường nói trong bóng đá thể lực là nền tảng, kỹ thuật là cơ sở, chiến thuật là tạm thời tức nếu chúng ta chỉ dựa vào kỹ thuật không thì sẽ không có một đội bóng tốt mà ta cần phải biết kết hơp với thể lực. Như vậy chúng ta có thể thấy thể lực chiếm một vị trí quan trọng như thế nào trong bóng đá. Cùng với sức mạnh, tố chất sức mạnh tốc độ là một trong những tố chất đặc trưng không thể thiếu trong bóng đá, nhất là trong bóng đá hiện đại ngày nay. Có tốc độ chúng ta có thể chơi bóng với tốc độ nhanh, có thể chiến thắng trong những pha phản công nhanh nhất là khi sử dụng lối chơi phòng thủ phản công. Nhưng đều quan trọng bóng đá là môn chiến đấu cao các cầu thủ phải tranh chấp nhau rất quyết liệt ở những pha tranh chấp bóng tay đôi, bật nhảy tại chỗ đánh đầu, hay những pha dẫn bóng với tốc độ cao và luôn gặp phải sự truy cản rất quyết liệt của đối phương, để vượt qua được sự truy cản và chiến thắng đối phương trong những tình huống đó thì đòi hỏi cầu thủ phải có sức mạnh mà sức mạnh tốc độ là yếu tố không thể thiếu. Qua theo dõi và quan sát các trận thi đấu bóng đá, ta nhận thấy VĐV bóng đá phải di chuyển và chạy nước rút rất nhiều, trong những pha tranh bóng, dẫn bóng tốc độ bởi khuynh hướng của bóng đá hiện đại là đảy nhanh tốc độ trận đấu, gây bất ngờ cho đối phương bằng tấn công nhanh đẩy hậu vệ vào hoạt động tấn công và đẩy tiền đạo vào hoạt động phòng thủ. Do đó vai trò của sức mạnh tốc độ trong bóng đá là hết sức quan trọng. Muốn phát triển tối ưu sức mạnh tốc độ thì cân phải cường độ và hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tốc độ tối đa. Hehinger đã chứng minh tìm thấy trong huấn luyện sức mạnh tốc độ là nếu dùng cường độ dưới 30% sức mạnh tối đa thì không thu được sự phát triển sức mạnh cua cơ. Vì thế phát triển sức mạnh tốc độ cần cường độ tác động phải phải đạt 75% sức mạnh tối đa của cơ thể mới có thể phát triển sức mạnh và tối ưu năng lực sức mạnh tốc độ. Ngoài ra sự hoàn thiện vận động trong các bài tập phát triển tốc độ cũng rất cần thiết, bởi vì chúng ta lựa chọn những bài tập mà người tập chưa thông thạo về kỹ thuật động tác thì người tập chỉ tập trung trước hết vào kỹ thuật động tác nên không đảm bảo cường độ qui định dẫn đến hiệu quả bị hạn chế. Mặt khác trong quá trình thực hiện bài tập cần chú ý thời gian thực hiện bài tập tương đối ngắn, nếu kéo dài sẽ làm thần kinh mệt mỏi tác dụng bài tập chuyển sang phát triển sức bền. Quãng nghỉ giữa các bài tập là quãng nghỉ đầy đủ đảm bảo cho sự hồi phục các chức năng của cơ thể. 1.5.2. Phương pháp huấn luyện a. Xu hướng huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng đá . Theo đà phát triển của bóng đá ngày nay, công tác huấn luyện thể lực cần phải tìm hiểu, khai thác những nhân tố thúc đẩy nguồn lực tiềm tàng của VĐV, thông thường những nhân tố đó là khối lượng vận động và cường độ vận động, nó là động lực chính làm tăng nhanh thể lực cũng như thành tích cho VĐV, thực tiễn đã chứng minh các cường quốc bóng
  14. đá trên thế giới như Braxin, CHLB Đức, Anh, Pháp, ý trong công tác huấn luyện đã chú ý giải quyết khối lượng vận động cao và cường độ vận động lớn một cách hợp lý . Đây cũng là kinh nghiệm mà bất cứ huấn luyện viên nào cũng biết nhưng để làm được đều đó thì không phải ai cũng có thể làm được, bởi muốn làm đươc thì phải tiến hành huấn luyện một cách nghiêm túc, khoa học và phải biết hệ thống hóa các bài tập, phải tập luyện liên tục trong nhiều năm mới có thể thành đạt và trở thành những VĐV đỉnh cao. Trong huấn luyện diễn biến tuần tự mục tiêu của từng giai đoạn thường là không chuyển tiếp hết được do vậy bất kì một huấn luyện viên nào muốn VĐV vượt quá đặc điểm của quá trình huấn luyện chuyên môn hoá quá sớm để đạt thành tích nhất thời, thì tất yếu sẽ dẫn đến sự bắt buộc vđv đạt thành tích khi chưa có thể đạt được và như vậy hậu quả của nó là thời gian duy trì thành tích ngắn, đời hoàn kim của VĐV mau lụi tàn không những thế mà có thể làm cho vđv có những tác hại sấu mà không thể lường trước được. Thể dục thể thao là cánh cửa mở của nền khoa học hiện đại, công tác huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá cũng giống như môn khoa học khác đó là đối với việc mở mang kiến thức khoa học mới có tính nhạy cảm rất cao, do vậy huấn luyện thể lực cần phải huấn luyện nhiều hướng, vận dụng các phương pháp, phương tiện huấn luyện tiên tiến. Ngày nay công tác huấn lưyện thể lực cho VĐV bóng đá là huấn luyện đồng bộ, tổng hợp, chia thành nhiều chu kỳ, tất cả các nhân tố kỹ thuật, chiến thuật, phong cách, trí tuệ, tâm lý thi đấu .đặc biệt trong xu thế huấn luyện bóng đá hiện nay sử dụng nhiều thủ đoạn mang tính chất đối kháng cao, diễn ra với tốc độ nhanh, có kết hợp với bóng, tỷ lệ huấn luyện thể lực không đơn thuần không kết hợp với bóng từ chỗ lớn tới chỗ giảm dần, có như vậy công tác huấn luyện thể lực cho bóng đá mới phù hợp với yêu cầu chung của nền bóng đá hiện đại . Huấn luyện đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành cho VĐV những năng lực vận động kỹ -chiến thuật thi đấu và các chỉ số lượng vận động thi đấu, mức độ căng thẳng tâm lý. Do đó trong huấn luyện thể thao hiện đại thì huấn luyện thể lực giữ vị trí tính chất và tầm quan trọng đặc biệt. Với xu hướng bóng đá hiện nay toàn đội tấn công toàn đội phòng thủ tức là lối đá tổng lực và so với bóng đá trước kia dù là trên bình diện chất lượng. Tốc độ của trận đấu hay mức độ đối kháng quyết liệt của trận đấu đều được nâng cao và phát triển khá dài, do đó yêu cầu huấn luyện thể lực cho vđv bóng đá hiện nay là rất cao. *Tóm lại: Thông qua việc tham khảo các tài liệu chuyên môn chúng tôi nhận thấy: Xu hướng của huấn luyện thể thao hiện đại đòi hỏi ngay từ đầu đối với từng môn thể thao phải quan tâm và phát triển các tố chất đặc thù, định hướng và phát triển thể lực chuyên môn. Như trong bóng đá sức mạnh tốc độ là tố chất đặc thù bởi vậy ngay từ đầu cần phải
  15. huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV một cách toàn diện, tạo cơ sở cho phát triển thành tích sau này. Trong thực tế một trận đấu bóng đá kéo dài 90 phút có khi đến 120 phút đòi hói vđv phải di chuyển, tranh cướp bóng, đua tốc độ. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả khi thực hiện kỹ - chiến thuật, thì VĐV phải có khả năng duy trì tốt sức mạnh tốc độ, có thể nói sức mạnh tốc độ là tố chất đặc trưng của bóng đá, là thước đo của trình độ huấn luyện thể lực. Nó là cơ sở để VĐV phát huy hết khả năng về kỹ - chiến thuật và đạt được hiệu quả cao nhất trong thi đấu. b. Phương pháp huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ. Huấn luyện sức mạnh là huấn luyện bằng những hình thức của lượng vận động phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền. Ngoài ra các năng lực sức mạnh này cũng có thể đươc hoàn thiện khi giải quyết có trọng điểm các nhiệm vụ khác của huấn luyện thể thao, nếu cường độ vận động của các hình thức vận động đặt ra đủ lớn. Sự phát triển sức mạnh tối đa đòi hỏi không những phải nâng cao tốc độ co cơ mà còn phải nâng cao sức mạnh tốc độ.Ý nghĩa của sức mạnh tối đa này đối với năng lực sức mạnh tốc độ phụ thuộc vào các yêu cầu của cấu trúc thành tích của môn thi đấu. Trong các môn mà sức mạnh tối đa là cơ sở quyết định tốc độ vận động tối ưu thì phải phối hợp huấn luyện sức mạnh tối đa và sức manh tốc độ với nhau. Đó là phương pháp huấn luyện đặc biệt. Việc huấn luyện này phải đảm bảo sự biến đổi một cách tốt nhất năng lực sức mạnh tối đa thành năng lực sức mạnh tốc độ. Phương pháp cho huấn luyện sức mạnh tốc độ là cần phải nâng cao sức mạnh và tốc độ một cách có trọng tâm tuỳ theo yêu cầu. Ở đây cần quan tâm tới những yêu cầu thi đấu chuyên môn. Nếu tiến hành huấn luyện sức mạnh với các lực cản bên ngoài rất lớn thì sẽ nâng cao được sức mạnh tối đa và tốc độ co cơ nhưng không có tác dung nâng cao tốc độ co cơ như khi nó đặc trưng như khi thi đấu với lực cản bên ngoài nhỏ. Huấn luyện sức mạnh tốc độ yêu cầu sắp xếp tất cả các yếu tố của vận động Do đó Gundlach yêu cầu một cách có căn cứ rằng: Tất cả các sức mạnh thể chất và tâm lý phải được sử dụng hoàn toàn từ đầu chí cuối đoạn đường tăng tốc với ý nghĩa của sự co cơ bộc phát. Vì tác dụng của huấn luyên sức mạnh tốc độ phụ thuộc chủ yếu vào hưng phấn tối ưu của hệ thần kinh trung ương, nên không tiến hành nó trong điều kiện mệt mỏi(mệt mỏi làm giảm, chậm động tác) cần phải hạn chế một cách thích hợp toàn bộ khối lượng của lượng vận động sức mạnh tốc độ trong một buổi tập và hạn chế số lần lặp lại trong một đợt. Về phương pháp tổ chức huấn luyện thì tập theo trạm và các bài tập có tác dụng nhất cần phải đặt ở đầu phần tập chính của buổi tập, sắp xếp chính xác các lần nghỉ giữa các đợt.
  16. 1.6. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 18 đến22. Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, để đạt hiệu quả tốt thì người giáo viên và HLV phải nắm chắc các đặc điểm về tâm, sinh lý của lứa tuổi; từ đó mà áp dụng các phương pháp và các phương tiện tập luyện sao cho phù hợp với trình độ, lứa tuổi, giới tính và trạng thái sức khoẻ; đó cũng là một trong các nhân tố quan trọng để tác động bài tập thể chất lên cơ thể con người. Nói đến bài tập thể chất là nói đến LVĐ, mà LVĐ bao gồm cường độ và khối lượng sẽ tác động trực tiếp lên cơ thể người tập. muốn có thành tích thì LVĐ là mấu chốt 1.6.1 Đặc điểm về tâm lý: Trong tâm lý học lứa tuổi, người ta định nghĩa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Những đặc điểm tâm lý của hoạt động thanh niên lứa tuổi 18 - 22. Tâm lý học Mác xít cho rằng cần phải nghiên cứu tuổi thanh niên một cách phức hợp, phải kết hợp quan điểm tâm lý xã hội học với việc tính đến những quy luật bên trong của sự phát triển; đó là vấn đề phức tạp và khó khăn. Bởi vì không phải lúc nào nhịp độ các giai đoạn phát triển của sự phát triển tâm lý cũng trùng hợp với các giai đoạn trưởng thành về mặt xã hội. Theo tác giả Phạm Ngọc Viễn: “ Sự bắt đầu trưởng thành của một con người như là một cá thể, một nhân cách, một chủ thể nhận thức và một chủ thể lao động là không trùng hợp nhau về thời gian” (80 (27) 44. Xét về nội dung và tình cảm của hoạt động lứa tuổi này phức tạp hơn nhiều so với lứa tuổi thanh niên ở giai đoạn trước. Ở tuổi này không những đòi hỏi về mặt học tập mà còn đòi hỏi tính năng động, sáng tạo ở mực độ cao hơn nhiều; đồng thời cũng đòi hỏi muốn nắm được chương trình học tập một cách sâu sắc thì cần phát triển tư duy về lý luận. Khi tuổi càng trưởng thành thì kinh nghiệm sống càng phong phú, họ càng ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc đời. Do vậy, thái độ ý thức học tập của các em lứa tuuôỉ này phát triển cao. Các em được thúc đẩy bởi động cơ học tập và đã nhận thức được ý nghĩa xã hội của môn học, của nghề nghiệp mình lựa chọn, đó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và huấn luyện. - Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ: Tri giác có mục đích đã dạt ở một mức độ cao; quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Ở lứa tuổi này ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ; đồng thời vai trò của ghi nhớ lôgíc, trừu tượng ngày một tăng rõ rệt, đặc biệt các em đã tạo được tâm thể trong ghi nhớ.Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phát triển nên các em suy nghĩ chặt chẽ hơn, có căn cứ hơn và nhất quán hơn. Đây là cơ sở để hình thành thế giới quan.
  17. - Sự phát triển về ý thức: Sự phát triển về ý thức là đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của thanh niên trong giai đoạn này. Đặc điểm quan trọng là sự tự ý thức của lứa tuổi này, nó xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, hoạt động, địa vị xã hội, mối quan hệ với thế giới xung quanh buộc các em phải ý thức được nhân cách của mình. Các em không chỉ nhận thức được cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức được vị trí của mình trong xã hội tương lai. các em có được phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ trong lao động, biết yêu lao động, tính cần cù, dũng cảm, tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, ý chí cao, biết khắc phục những khó khăn đẻ đạt được mục đích mình đã định. Đây chính là đặc điểm thuận lợi để rèn luyện các tố chất thể lực. Không những các em biết đánh giá hành vi của mình mà còn biết đánh giá những phẩm chất, mạnh, yếu của người khác. -Sự hình thành thế giới quan: Ở lứa tuổi này đã có sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử Những điều đó được ý thức vào các hình thức tiêu chuẩn, nguyên tắc hành vi được xác định vào một hệ thống hoàn chỉnh (8,27,44) 1.6.2 Đặc điểm về sinh lý: -Hệ xương: Vẫn tiếp tục được cốt hoá mãi tới năm 24 - 25 tuổi mới hoàn thiện, các cơ tăng khối lượng và đạt 43 - 44% trọng lượng toàn thân. Sự cốt hoá bộ xương có nghĩa là đã chấm dứt sự phát triển chiều dài. Quá trình đó xảy ra do các màng xương được phát triển dày lên bao bọc quanh sụn. -Hệ thần kinh: Đựoc phát triển một cách hoàn thiện; khả năng tư duy, phân tích tổng hợp và trừu tượng hoá được phát triển thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc hình thành phản xạ có điều kiện. Ngoài ra do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên, làm cho quá trình hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế. Giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng, ảnh hưởng đến hoạt động thể lực, cho nên phải sử dụng các bài tập sao cho phù hợp. - Hệ cơ: Riêng cơ bắp, cơ lớn phát triển nhanh ( cơ đùi) và các cơ co phát triển sớm hơn cơ duỗi. Vì vậy, sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh, sức bền là hợp lý nhưng các bài tập phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và đảm bảo cho tất cả các loại cơ. - Hệ tuần hoàn: Đã phát triển hoàn thiện, mạch đập của nam vào khoảng 70 - 75 lần/phút và nữ khoảng 75 - 80 lần/phút. Sau vận động mạch và huyết áp hồi phục tương đối nhanh, cho nên phù hợp với, những bài tập có khối lượng cường độ tương đối lớn. - Hệ hô hấp: Đã hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam là 75 - 80cm và nữ là 80 - 85cm, diện tiếp xúc của phổi khoảng 120 - 150cm 2, dung lượng phổi khoảng 4 - 5lít, tần số
  18. hô hấp 10 -20 lần/phút. Vì vậy tập các bài tập phát triển sức mạnh và sức mạnh tốc độ rất phù hợp với lứa tuổi này. Nói tóm lại: Đây là giai đoạn thuận lợi nhất cho việc hoàn thiện các tố chất thể lực. Do sức mạnh cơ bắp và sức bền đã được phát triển rất lớn, khả năng phối hợp vận động tốt lên rõ rệt. Vì vậy, ở tuổi này có thể áp dụng tất cả các bài tập dùng sức mạnh và sức bền, tham gia tập luyện và thi đấu tất cả các môn thể thao rất tốt. Vấn đề giáo dục sức bền ở lứa tuổi này đặc biệt thuận lợi vì khối lượng tim và mạch máu đều đã đến mức tiêu chuẩn, hoạt động của tim ổn định. hệ thần kinh phát triển đầy đủ. Hệ thống tín hiệu thứ hai đã đạt tới mức hoàn chỉnh, ngôn ngữ bên trong và bên ngoài rất phong phú. Trong khi hệ thần kinh phát triển đầy đủ thì cấu trúc nội tế bào của não lại trở nên phức tạp hơn nhiều so với thời kỳ trước, số các sợi thớ liên hiệp tăng lên, các quá trình hưng phấn và ức chế cũng như mối liên hệ giữa chúng được hoàn thiện. (9,19,20,34) Tất cả những điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho ta áp dụng các phương tiện và phương pháp tập luyện để giáo dục các tố chất thể lực. Sự phát triển các tố chất thể lực theo lứa tuổi, quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể lực luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kĩ năng vận động và mức độ phát triển của cơ quan và hệ cơ của cơ thể. Sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình trưởng thành xảy ra không đồng đều, các tố chất đều có những giai đoạn phát triển với nhịp điệu nhanh và những giai đoạn phát triển tương đối chậm; ngoài ra sự phát triển các tố chất xảy ra không đồng bộ, mỗi tố chất phát triển theo một nhịp độ riêng vào những thời kỳ khác nhau và đạt đến mức phát triển cao ở những thời kỳ khác nhau. Ví dụ như tố chất tốc độ là một tố chất vận động được đặc trưng bởi thời gian tiềm tàng của phản ứng, tần số động tác và tốc độ của một động tác đơn lẻ. Trong hoạt động thể lực tố chất tốc độ thường biểu hiện một cách tổng hợp thời gian phản ứng có thể đo được 5 - 7 tuổi ( 0,30 ” - 0,40” ) và đến 13 - 14 tuổi đã đạt mức của người lớn (0,11” - 0,25” ). Tốc độ một động tác đơn lẻ cũng biến đổi rõ rệt, 16 - 17 tuổi lại hơi giảm xuống và 20 - 30 tuổi lại tăng lên. Nếu tập luyện thường xuyên và hệ thống thì tố chất tốc độ sẽ phát triển tốt (20,34) Trong quá trình trưởng thành của cơ thể, tố chất sức mạnh biến đổi đáng kể trong các hoạt động tĩnh lực cũng như động lực. Sức mạnh tĩnh lực được đánh giá bằng thời gian duy trì một gắng sức tĩnh nào đó. Chỉ số này tăng dần theo lứa tuổi, mặc dù khác nhau giữa các nhóm cơ. Sức mạnh động lực được đánh giá cao bằng khả năng hoạt động thể lực cụ thể qua các chỉ số hoạt động trên xe đạp lực kế 2700kgm/phút ở lứa tuổi trưởng thành.
  19. Tóm lại: Từ những đặc điểm tâm sinh lý nói trên đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất và tinh thần; là giai đoạn thuận lợi cho việc hình thành các kĩ năng, kĩ xảo và việc phát triển các tố chất thể lực cho lứa tuổi này. Các điều kiện thuận lợi về mặt sinh lý đó là sự phát triển hoàn thiện toàn bộ các hệ thống chức năng của cơ thể. Về mặt tâm lý, đặc điểm nổi bật là sự nhận thức được vai trò địa vị của mình trong xã hội, nhận thức được nghề nghiệp mình đã chọn. Từ đó các em có được sự nỗ lực rèn luyện ý chí, khắc phục khó khăn để đạt được mục đích của mình đã định; đây cũng là phẩm chất tâm lý quan trọng trong giáo dục sức mạnh. CHƯƠNG 2: MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn những bài tập có hiệu quả nhất nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sing viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2 hệ đại học trường ĐH TDTT Đà nẵng, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và tập luyện bóng đá. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu.
  20. Nhiêm vụ 1: Tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2, hệ đại học trường Đại học TDTT Đà Nẵng Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ hai hệ đại học trường ĐH TDTT Đà Nẵng. 2.3. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết các nhiêm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau. 2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu những cơ sở lí luận và thực tiễn.Tổng hợp một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thông qua các tài liệu chuyên môn. 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp các HLV, giáo viên các nhà chuyên môn giàu kinh nghiệm về các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng và phát triển sức mạnh tốc độ trong quá trình huấn luyện và giảng dạy bóng đá. Từ đó giúp chúng tôi có thêm cơ sở thực tiễn cho việc lựa chọn các bài tập cho quá trình thực nghiệm sư phạm. 2.3.3. Phương pháp quan sát sư phạm. Thông qua việc quan sát các buổi học, các buổi tập, các trận đấu bóng đá của sinh viên nhằm đánh giá tố chất sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng. 2.3.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. Nhằm kiểm tra và đánh giá sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá trước và sau thực nghiệm thông qua các test đã lựa chọn. Test 1: Bật nhảy nâng cao đùi thơì gian 20s(lần) Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa, trong thời gian 20s Cách thực hiện: Bật hai chân, lưng phải thẳng, nâng gối ngang đùi mới hạ xuống được tính 1 lần. Cách đánh giá: Tính tổng số lần bật nhảy liên tục trong thời gian 20s Test 2: Chạy sút cầu môn 05 quả liên tục, chạy đà 5m(s) Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ, củng cố kỹ thuật sút cầu môn Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa, sút bóng trực tiếp vào cầu môn mới được tính, bóng căng và mạnh Cách thực hiện : Một người phục vụ bóng đặt bóng ở 16m50 Người thực hiện thực hiện xuất phát ở điểm giới hạn cách vị trí đặt bóng là 05m chạy
  21. sút lần lượt, sau khi sút bóng chạy nhanh về vòng qua điểm giới hạn để thực hiện những lần tiếp sau cho đến hết 05 quả Cách đánh giá: Tính thời gian sút hết 05 quả bóng (s) Test 3: Chạy đà ném biên(m) Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ, phối hợp vận động Yêu cầu: Ném biên trong hành lang 04m, đúng kỹ thuật và luật Cách thực hiện: Người thực hiện chạy đà ném bóng trong hành lang giới hạn 4m, nếu bóng vượt ra ngoài đường giới hạn này coi là phạm qui. Cách đánh giá: Tính độ xa (điểm rơi) của bóng (m). Thực hiện 03 lần lấy lần ném xa nhất. 2.3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Nhằm mục đích kiểm tra đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn sau khi chúng tôi ứng dụng vào trong giảng dạy. 2.3.6. Phương pháp toán thống kê. Để phân tích kết quả nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp toán học thống kê với các tham số đặc trưng mà chúng tôi quan tâm là: a. Số bình cộng x tính theo công thức n xi i 1 x n 1,2,3 n n trong đó x : là số trung bình xi : là giá trị của từng cá thể n : là số lượng đối tượng b. Phương sai  2 tính theo công thức 2 2 2  x x A  x x B  A B n 30 nA nB 2 c. Tính t được tính : x A x B t n 30  2  2 nA nB      r 2 2 d. Hệ số tương quan r:      2.4. Tổ chức nghiên cứu: 2.4.1. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện:
  22. TT Nội dung thực hiện Thời gian Thời gian Sản phẩm bắt đầu kết thúc thu được 1 Xác định hướng nghiên 20/8/2009 31/8/2009 Tên đề tài cứu, lựa chọn đề tài. 2 Xây dựng đề cương nghiên 5/9/2009 10/9/2009 Đề cương chi tiết cứu. 3 Bảo vệ đề cương 20/9/2009 20/9/2009 Đề cương được thông qua 4 Viết tổng quan nghiên cứu 09/2009 11/2009 Tổng quan nghiên cứu 5 Đánh giá thực trạng 10/2009 12/2009 Kết quả thực trạng 6 Thu thập và xử lý số liệu 12/2009 1/2010 Số liệu nghiên cứu lần 1 7 Gửi và nhận kết quả phỏng 1/2010 2/2010 Kết quả phỏng vấn vấn 8 Lựa chọn bài tập 2/2010 3/2010 Các bài tập 9 Thu thập và xử lý số liệu 4/2010 5/2010 Số liệu nghiên cứu lần 2 10 Tiến hành thực nghiệm 4/2010 5/2010 Kết quả thực nghiệm 11 Đánh giá kết quả ứng dụng 3/2010 6/2010 Hiệu quả bài tập 12 Viết luận văn 05/2009 06/2010 Luận văn 13 Sửa luận văn và hoàn chỉnh 4/2010 6/2010 Luận văn được thông luận văn báo cáo. qua hội đồng khoa học 2.4.2. Đối tượng nghiên cứu: - Sinh viên chuyên sâu bóng đá khóa Đại học 2, trường Đại học TDTT Đà Nẵng. 2.4.3. Địa điểm nghiên cứu: - Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. 2.4.4. Trang thiết bị, dụng cụ nghiên cứu: - Sân bóng đá, bóng, còi và các dụng cụ hỗ trợ khác. 2.5. Dự kiến sản phẩm và địa chỉ ứng dụng : 2.5.1. Dự kiến sản phẩm : - Báo cáo toàn văn đề tài. - Đề tài áp dụng sẽ góp phần phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2 hệ đại học, trường Đại học TDTT Đà Nẵng. 2.5.2. Địa chỉ ứng dụng :
  23. - Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Giải quyết nhiệm vụ 1 Tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2, hệ đại học trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã triển khai theo các bước sau: 3.1.1. Đánh giá chương trình học sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2, hệ đại học trường Đại học TDTT Đà Nẵng: Bóng đá là một môn học thuộc chuyên ngành cơ bản được đưa vào giảng dạy ngay từ đầu tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Trong quá trình học tập ở trường thì sinh viên chuyên sâu bóng đá học tập tương đối đầy đủ các kỹ chiến thuật cơ bản của môn bóng đá, chương trình môn học được từng bước cải tiến cho phù hợp với những cải cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi thống kê nội dung chương trình môn học và trình bày ở bảng 3.1. BẢNG 3.1. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG Các hình thức lên lớp Học Học Học Thực Bài tập Kiểm Tổng kỳ phần trình Lý thuyết hành phương pháp tra I 1 4 46 04 06 04 60 II 2 4 42 06 06 06 60 III 3 4 40 08 06 06 60 IV 4 4 40 08 06 06 60 V 5 4 40 06 08 06 60 VI 6 4 38 08 08 06 60 VII 7 4 38 08 08 06 60 VIII 8 4 46 08 06 60 Tổng 8 32 330 48 56 46 480 Tỷ lệ 68.75 10.00 11.67 9.58 100,00 (%) Chương trình được tiến hành trong suốt 8 học kỳ của 4 năm học với tổng số là 8 học phần, 32 đơn vị học trình với tổng thời gian là 480 tiết. Chương trình được phân thành 4 hình thức lên lớp chính là: thực hành, lý thuyết, phương pháp, kiểm tra. Trong đó các phần lên lớp chính trên giảng đường tập trung chủ yếu vào hai hình thức chính là lý thuyết và thảo luận bài tập, còn lên lớp thực hành là tập luyện và thực tập phương pháp giảng dạy, trọng tài.
  24. Với 330 giờ tập luyện thực hành phân bố ra trong 08 học kỳ của 4 năm học, với các loại hình kỹ thuật, chiến thuật thể lực và thi đấu. Theo kế hoạch phân bố thời gian tập luyện trong tuần thì có 4 tiết học chuyên sâu (tương đương 2 giáo án). Qua đó, ta có thể thấy số giờ giành cho thực hành cũng như số giờ giành cho huấn luyện - giảng dạy kỹ thuật cho sinh viên còn quá ít. Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng việc phân phối thời gian giảng dạy - thực hành qua từng năm học cụ thể ( năm thứ 2) như sau: BẢNG 3.2. THỜI GIAN TẬP LUYỆN KỸ THUẬT, CHIẾN THUẬT, THỂ LỰC VÀ THI ĐẤU TRONG NĂM HỌC THỨ 2: TT Các hình thức tập luyện Học kì I Học kì II Tổng (tiết) (tiết) Tiết Tỷ lệ (%) 1 Kỹ thuật 36 34 70 70.0 2 Chiến thuật 02 04 06 6.0 3 Thể lực 08 08 16 16.0 4 Thi đấu, phương pháp TT 04 04 08 8.0 Tổng 50 50 100 100,00 Qua bảng 3.2. ta thấy số tiết thực hành cho tập luyện thể lực là tương đối ít so với giờ giành cho kỹ thuật ,chiến thuật, thi đấu (số tiết tập luyện thể lực chiếm 16.0 %). Song đấy mới chỉ là số tiết dành riêng cho tập luyện thể lực nói chung. Về thực trạng việc phân phối thời gian giảng dạy và tập luyện thể lực cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2, hệ đại học trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3.3. BẢNG 3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN THỂ LỰC CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ NĂM THỨ 2, HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG. TT NỘI DUNG SỐ TIẾT TỶ LỆ % 1 Sức nhanh 10 22,22 % 2 S ức b ền 11 24,44 % 3 Sức mạnh: SM T Đ 05 11,11 % SMB 08 17,8 % 4 Mềm dẻo 05 11,11 % 5 Khả năng phối hợp vận động 06 13,32 % 45 100 % Tổng
  25. Qua bảng 3.3 chúng ta thấy chương trình giảng dạy và tập luyện thể lực cho sinh viên chuyên sâu bóng đá đại học năm thứ hai, hệ đại học tại trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng như sau: - Thời gian tập luyện sức nhanh là: 22,22% - Thời gian tập luyện sức bền là: 24.44% - Thời gian tập luyện sức mạnh tốc độ là: 11.11% - Thời gian tập luyện sức mạnh bền là: 17.8% - Thời gian tập luyện mềm dẻo là: 11,11% - Thời gian tập luyện khả năng phối hợp vận động là : 13,32% Sức mạnh tốc độ là tố chất thể lực cơ bản, đặc thù được sử dụng rất nhiều trong tập luyện, thi đấu và rất quan trọng đối với cầu thủ khi thực hiện những pha tăng tốc dẫn bóng đột phá, những pha tranh chấp bóng tay đôi, sút cầu môn Chính vì vậy thời gian dành cho tập luyện sức mạnh tốc độ chiếm (11,11%) so với các tố chất thể lực khác trong chương trình là thấp. Theo các nhà chuyên môn thì thời gian tập luyện kĩ thuật đá bóng bằng mu trong chiếm tỷ lệ khoảng 17.00% là hợp lý. 3.1.2. Quan sát và đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2 hệ đại học trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng có nhiệm vụ đào tạo cán bộ TDTT có trình độ Đại học và Cao đẳng cho các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Sinh viên vào trường học tập môn chuyên sâu bóng đá đều là những sinh viên có bộc lộ năng khiếu môn bóng đá, và phần lớn đã chơi môn bóng đá từ phổ thông, chủ yếu là chơi bóng theo thói quen và ngẫu hứng; chưa được tập các kỹ thuật, thể lực cũng như chiến thuật một cách cơ bản, chưa có khái niệm thi đấu rõ rệt. Do đó nhiều sinh viên khi bước vào tập luyện một cách bài bản thì bộc lộ rõ những yếu kém về kĩ thuật , thể lực(sức mạnh tốc độ), nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trong quá trình tập luyện và thi đấu. Thực tế trong tập luyện và thi đấu cho thấy, khi các tố chất thể lực cơ bản của sinh viên còn yếu sẽ gây cản trở rất lớn trong việc tiếp thu và thực hiện các kỹ - chiến thuật trong tập luyện nói chung và trong thi đấu nói riêng mà giáo viên đưa ra sẽ đạt hiệu quả không cao. 3.1.3. Thực trạng sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá đại học năm thứ 2 trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Để đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ (thông qua các tets sư phạm), chúng tôi tiến hành kiểm tra sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá các khoá đại học 2, đại học 1 và đại học 42 với 3 test được bộ môn bóng đá sử dụng trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo các học kỳ trong quá trình đào tạo. Kết quả trình bày bảng 3.4.
  26. BẢNG 3.4. THỰC TRẠNG SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG. Năm thứ 2 ĐH2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 TT Test Trung bình (n = 24) ĐH1(n = 28) ĐH42(n =22) Bật nhảy nâng cao 1. đùi, thời gian 20s( 27,00 0,1 30,4 0,41 32,5 0,5 30,37 0,42 lần) Sút bóng 05 quả liên 2. 34,9 0,5 36,4 0,65 37,3 0,68 36,2 0,61 tục, chạy đà 05m(s) 3. Chạy đà ném biên(m) 18,0 0,32 20,4 0,33 22,5 0,34 20,3 0,33 Từ kết quả thu được ở bảng 3.4 cho thấy, Sự hoàn thiện và nâng cao sức mạnh tốc độ của sinh viên các khoá là tương đối đồng đều. Qua từng năm tập luyện thành tích có tăng lên. Tuy nhiên sự phát triển sức mạnh tốc độ là chưa đáng kể, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Với mục đích đánh giá thực trạng kết quả xếp loại sức mạnh tốc độ của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đánh giá xếp loại kết quả kiểm tra các nội dung đánh giá thể lực (theo tiêu chuẩn của bộ môn bóng đá xây dựng) của sinh viên chuyên sâu bóng đá hệ đại học các khoá (2;1;42) tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 3.5. BẢNG 3.5. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG. Nội dung kiểm tra Bật nhảy nâng Sút bóng 05 quả Chạy đà ném Đối Mức cao đùi, thời gian liên tục, chạy đà biên(m) tượng xếp loại 20s( lần) 05m(s) n % N % n % Năm Giỏi 02 8,3 01 4,16 02 8,33 thứ 2 Khá 03 12,5 04 16,67 04 16,67 (n=24) TB 09 37,5 08 33,33 10 41,67 Yếu 10 41,6 11 45,84 08 33,33 Năm Giỏi 02 7,14 04 14,28s 02 7,14 thứ 3 Khá 04 14,28 05 19,23 05 19,23 (n=28) TB 12 42,86 10 38,46 12 46,15 Yếu 10 35,72 9 34,61 09 34,61 Năm thứ Giỏi 03 13,64 02 9,09 03 13,64 4 Khá 04 18,18 04 18,18 04 18,18 (n = TB 10 45,45 09 40,9 10 45,45 22) Yếu 05 22,73 07 31,83 05 22,73
  27. Từ kết quả thu được ở bảng 3.5 cho thấy, sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá còn nhiều hạn chế. Đa số thành tích của các em ở mức trung bình và yếu kém (chiếm 60 – 70 %). Tỷ lệ sinh viên ở mức giỏi và khá chiếm tỷ lệ rất thấp. Thông qua các tài liệu mà chúng tôi tham khảo và qua trao đổi với các giáo viên giảng dạy trong bộ môn bóng đá trong nhà trường, các huấn luyện viên bóng đá ở khu vực Miền Trung, các nhà khoa học TDTT chuyên nghành bóng đá. Chúng tôi rút ra được nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên đó là: trong quá trình giảng dạy, huấn luyện có một số điểm chưa hợp lý: + Các chỉ tiêu đánh giá (test) thể lực hiện được sử dụng phần lớn trọng nhiều năm qua. Trong đó có một số chỉ tiêu đánh giá (test) đã không còn phù hợp với xu hướng phát triển của bóng đá hiện đại. + Việc đánh giá trình độ thể lực của sinh viên không có sự khác biệt qua từng học kỳ, năm học. + Việc sử dụng thời gian để phát triển các tốt chất thể lực (cụ thể là thời gian quá ngắn) + Việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên không hợp lý và có mâu thuẫn. Sức mạnh tốc độ hạn chế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện kỹ thuật và chiến thuật cũng như trong thi đấu. Chính vì vậy, việc áp dụng phương pháp, bài tập một cách khoa học và hợp lý nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên là việc làm rất đáng quan tâm trong huấn luyện và giảng dạy bóng đá. 3.1.4. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên bóng đá năm thứ 2, hệ đại học tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Để đánh giá được thực trạng về việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chúng tôi tiến hành tổng hợp, thống kê các dạng bài tập mà bộ môn đã sử dụng. Kết quả chúng tôi trình bày ở bảng 3.6. BẢNG 3.6. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ NĂM THỨ 2 HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG. Nhóm TT Bài tập Số lần Tổng Tỷ lệ
  28. bài tập sử (lần) (%) dụng (lần) 1 Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s (l ần) 02 Bài tập 2 Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh (2phút) 03 9 36 không 3 Nhảy liên tục 2 tay chạm mu bàn ch ân(l ần) 02 bóng 4 Chạy tốc độ cao c ác cự ly 20,40,60m 02 5 Chạy đà ném biên(m). 04 6 Sút cầu môn 05 quả liên tục, chạy đà 5m(s). 03 Bài tập D ẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 05 quả liên 11 44 có bóng 7 02 tiếp(s) 8 Dẫn bóng tốc độ cao 30m sút cầu m ôn5 chạm(s). 02 Bài tập 9 Trò chơi ôm bóng chạy. 02 trò chơi 5 20 và thi 10 Thi đ ấu s ân nh ỏ v ới đi ều ki ện. 03 đấu Tổng 82 82 100.00 Từ kết quả thu được ở bảng 3.6 cho thấy, đa số các bài tập kĩ thuật có bóng được sử dụng (chiếm 44% lần sử dụng). Các bài tập không bóng và bài tập trò chơi và thi đấu thì ít được sử dụng (chiếm 36% và 20%). Theo các nhà chuyên môn thì nhóm bài tập kĩ thuật có bóng và trò chơi thi đấu gây hưng phấn mạnh trong tập luyện của năm học thứ 2 là phù hợp và có hiệu quả trong huấn luyện, giảng dạy, tập luyện phát triển sức mạnh tốc độ. Như vậy, từ các kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở trên, có thể thấy rằng, sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá hệ đại học nói chung và đại học năm thứ 2 nói riêng trường Đại học TDTT Đà Nẵng còn hạn chế. Thời gian giành cho tập luyện sức mạnh tốc độ còn ít. Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chưa được sử dụng một cách hợp lý. Chính vì vậy, việc lựa chọn được những bài tập có hiệu quả nhất nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên năm thứ 2 là vấn đề rất cần thiết. 3.2. Giải quyết nhiệm vụ2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các bài tập nhằm phát triến sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2, hệ đại học trường Đại Học TDTT Đà Nẵng. Để giải quyết nhiệm vụ này chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo các bước sau: 3.2.1. Xác định nguyên tắc lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ. Để lựa chọn được bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá, trước hết chúng ta phải xác định được nguyên tắc lựa chọn. Chúng tôi đã dựa vào các nguyên tắc huấn luyện, dựa vào cơ sở lý luận của sức mạnh tốc độ, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý và trình độ thực tế về sức mạnh tốc độ của sinh viên, dựa vào mục đích yêu cầu về huấn luyện
  29. thể lực và chương trình đào tạo của nhà trường nhằm bước đầu xác định các nguyên tắc lựa chọn. Nguyên tắc lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá như sau: - Nguyên tắc 1: Các bài tập được lựa chọn phải có tính định hướng phát triển sức mạnh tốc độ rõ rệt nhằm tác động trực tiếp vào các nhóm cơ chủ yếu tham gia vào hoạt động kỹ - chiến thuật bóng đá. - Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo tính khả thi, nghĩa là các bài tập có thể thực hiện được trên đối tượng và điều kiện học tập của sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học TDTT Đà Nẵng. - Nguyên tắc 3: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính hợp lý, nghĩa là nội dung, hình thức, khối lượng vận động phai phù hợp với đặc điểm đối tượng, điều kiện thực tiễn giảng dạy trong nhà trường. - Nguyên tắc 4: Các bài tập phải có tính hiệu quả, nghĩa là các bài tập phải nâng cao được năng lực sức mạnh tốc độ cho sinh viên. - Nguyên tắc 5: Các bài tập phải có tính đa dạng, tạo hứng thú tập luyện cho sinh viên. - Nguyên tắc 6: Các bài tập phải có tính tiếp cận với xu hướng sử dụng các biện pháp và phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ trong huấn luyện hiện đại. Sau khi bước đầu xác định được 6 nguyên tắc để lựa chọn bài tập, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 30 nhà khoa học, giáo viên , huấn luyện viên và các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong và ngoài trường về mức độ quan trọng của các nguyên tắc trên. Trong 30 người phỏng vấn thì có 6 phó giáo sư - tiến sĩ chiếm 20 %; 21 giáo viên và huấn luyện viên bóng đá chiếm tỷ lệ 70% và 03 nhà chuyên môn có kinh nghiệm chiếm tỷ lệ 10%. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.7.
  30. BẢNG 3.7. KẾT QUẢ PHỎNG VẪN XÁC ĐỊNH NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ( n = 30). Kết quả TT Nội dung phỏng vấn Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ phiếu % phiếu % phiếu % 1 Nguyên tắc có tính định 27 90 3 10 0 0 hướng rõ rệt 2 Nguyên tắc tính khả thi 29 96,7 1 3,3 0 0 3 Nguyên tắc tính hợp lý 26 86,7 3 10 1 3,3 4 Nguyên tắc tính hiệu quả 27 90 2 6,7 1 3,3 5 Nguyên tắc tính đa dạng 30 100 0 0 0 0 6 Nguyên tắc tính hiện đại 29 96,7 1 3,3 0 0 Qua bảng 3.7. ta có thể rút ra nhận xét: Tất cả 6 nguyên tắc mà chúng tôi đề xuất đã được các chuyên gia, giáo viên, HLV bóng đá đánh giá ở mức độ rất quan trọng chiếm tỷ lệ từ 86- 100% số phiếu.Vì vậy, đề tài sử dụng cả 6 nguyên tắc trên làm thành tiêu chí định hướng trong việc lựa chọn các bài tập. 3.2.2. Lựa chọn test kiểm tra đánh giá sức mạnh tốc độ cho sinh viên bóng đá. Thông qua việc phân tích tổng hợp, tham khảo các tài liệu chuyên môn đề tài xác định được 5 test để đánh giá năng lực sức mạnh, tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2 hệ Đại học trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Đó là các test sau: Test 1: Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s (lần) Test 2: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (s) Test 3: Sút cầu môn 05 quả liên tục, chạy đà 5m (quả) Test 4: Chạy đà ném biên(m) Test 5: Dẫn bóng tốc độ 30m (s) lặp lại 3 lần Để đảm bảo tính thực tiễn và độ tin cậy của các test trên, chúng tôi tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia, HLV, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và huấn luyện. Hầu hết các ý kiến đều đồng ý sử dụng các text trên để đánh giá sức mạnh tốc độ cho sinh viên bóng đá, song cần lưu ý kiểm tra tính thông báo của các test. 3.2.3. Xác định tính thông báo của các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại Học TDTT Đà Nẵng.
  31. Để xác định tính thông báo của các chỉ tiêu, test đã lựa chọn, chúng tôi tiến hành xác định mối tương quan giữa các chỉ tiêu, các test đã lựa chọn với kết quả học tập nội dung thực hành môn bóng đá của đối tượng nghiên cứa( kết quả học tập thực hành được lưu trữ tại bộ môn bóng đá - đá cầu và phòng đào tạo trường Đại Học TDTT Đà Nẵng). Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra sơ bộ trên đối tượng nghiên cứu( 64 sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại Học TDTT Đà Nẵng các khoá đại học 42, đại hoc1, đại hoc2, trong đó khoá đại học 42: 22 sinh viên, đại học 1: 28 sinh viên, đại học 2: 24 sinh viên). Theo từng năm học ( từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 trong chương trình đào tạo).Thông qua 05 test đã lựa chọn. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.8. BẢNG 3.8.: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH TỐC ĐỘ VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP THỰC HÀNH MÔN BÓNG ĐÁ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG. TT test Hệ số tương quan r Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 (n = 22) (n=24) (n=28) 1 Bật nhảy nâng cao đùi, thời 0,708 0,836 0,845 gian 20s (lần) 2 Dẫn bóng luồn cọc sút cầu 0,327 0,306 0,423 môn (s) 3 Sút cầu môn 05 quả liên tục, 0,725 0,748 0,79 chạy đà 5m(s) 4 Chạy đà ném biên (m) 0,781 0,787 0,856 5 Dẫn bóng tốc độ 30m(s) lặp 0,313 0,275 0,442 lại 3 lần - Kết quả thu được ở bảng 3.8 cho thấy có 03/05 test (1, 3, 4) đã lựa chọn ở đối tượng nghiên cứu có mối tương quan mạnh, có đầy đủ tính thông báo(/r/ > 0,6 với p < 0,05) có thể ứng dụng trong thực tiễn đánh giá khả năng sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng
  32. đá trường Đại Học TDTT Đà Nẵng. - Mức độ tương quan giữa các test với kết quả học tâp thực hành của đối tượng nghiên cứu đều tăng theo từng năm học. Mức độ tương quan của các test với thành tích thi đấu, học tập của đối tượng nghiên cứu ở năm học thứ tư chặt chẽ hơn so với năm học thứ hai và năm thứ ba. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu về vấn đề này của các tác giả trong và ngoài nước. - Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã lựa chọn được các test đủ giá trị thông báo để tiếp tục nghiên cứu về độ tin cậy của chúng, bao gồm 03 test sau: - Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s(lần) - Sút cầu môn 05 quả liên tục, chạy đà 5m(s) - Chạy đà ném biên(m) 3.2.4. Xác định độ tin cậy của các test đánh giá sứcmạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại Học TDTT Đà Nẵng. Nhằm mục đích xác định độ tin cậy của các test đã qua khảo nghiệm tính thong báo để đánh giá sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại Học TDTT Đà Nẵng, chúng tôi đã kiểm tra 2 lần trong điều kiện quy trình, quy phạm như nhau và trong cùng một thời điểm. Thời điểm kiểm tra ở tuần đầu tiên và tuần thứ ba tháng 10/ 2009. Kết quả được trình bày ở bảng 3.9. BẢNG 3.9.: KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC TEST ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG.
  33. Năm thứ hai Năm thứ ba Năm thứ tư Hệ số Hệ số Hệ số Các test (n = 24) (n = 28) tương (n = 22) TT tương Lần 1 tương kiểm tra Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 quan Lần 2 quan (r) x  quan (r) x  x  x  x  (r) x  Bật nhảy 27,2 29, nâng cao 5 27,43 28,15 28,26 06 29,12 1. đùi thời 0,845 0,862 0,886 0,8 0,83 0,88 0,89 0, 0,92 gian20s 2 91 (lần) Sútcầu 17,1 16, môn 05 4 17,18 16,85 16,93 65 16,72 1. quả liên 0,831 0,876 0,864 0,6 0,62 0,57 0,59 0, 0,56 tục chạy 1 55 đà 5m(s) 20,2 22, Chạy đà 3 20,45 21,02 21,34 05 22,13 2. ném 0,836 0,845 0,851 0,6 0,69 0,75 0,78 0, 0,82 biên(m) 7 81 Từ kết quả thu được ở bảng 3.9 cho thấy : cả 03 test đã qua kiểm tra tính thông báo ở các năm học thứ hai, thứ ba và thứ tư đều thể hiện hệ số tin cậy giữa 2 lần kiểm tra ở mức độ rất cao ( r > 0,800 với p < 0,05). Điều đó cho thấy các test trên đều thể hiện mối tương quan mạnh, có đầy đủ tính thông báo, đủ độ tin cậy, manh tính khả thi và phù hợp vơi đối tượng nghiên cứu cũng như điều kiện thực tiễn tại nhà trường trong việc đánh giá sức mạnh tốc độ của đối tượng nghỉên cứu. Như vậy từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đã lựa chọn được 03 test chuyên môn đặc trưng, các test này đều đảm bảo đủ độ tin cậy, tính thông báo, có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá sức mạnh tốc độ của nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại Học TDTT Đà Nẵng. 3.2.5. Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá năm thứ 2, hệ Đại học trường Đại học TDTT Đà Nẵng Để có cơ sở trong việc lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên. Chúng tôi tổng hợp các bài tập mà bộ môn đã sử dụng trong tài liệu chuyên môn, các bài tập mới mà các đội bóng đang sử dụng, tham khảo các sách huấn luyện bóng đá trong nước và nước ngoài. Chúng tôi đã tổng hợp được các bài tập dưới đây: * Nhóm các bài tập không bóng. 1.Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s(lần) 2. Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh trong 2 phút 3.chạy biến tốc 50m nhanh 50m chậm 4. Chạy tốc độ cao ở các cự ly 20, 40, 60m (s). 5.Nhảy liên tục 2 tay chạm mu bàn chân(lần)
  34. 6. Chạy tới lui 25m(s) 7. Gánh tạ 20kg, thời gian 30s( lần) 8. Chạy 200m với quãng nghỉ đầy đủ . 9.Nằm sấp chống đẩy thời gian 20s(lần) * Nhóm các bài tập có bóng. 10. Chạy đà ném biên (m) 11.Chuyền bóng phản hồi mạnh, thời gian 1 phút. 12. Sút bóng 5 quả liên tục, chạy đà 5m(s) 13.Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 05 quả liên tiếp (s). 14. Dẫn bóng tốc độ cao 30m sút cầu môn 5 chạm (s) 15. Chuyền bóng bật tường sút cầu môn 16.Tung bóng gần 16m50, A-B tranh bóng sút cầu môn 3 quả liên tục 17. Động tác giả đuổi theo bóng sút cầu môn. 18. Bài tập phối hợp 03 người sút cầu môn 19.Bài tập di chuyển bật nhảy đánh đầu(s) * Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu. 20.Trò chơi chạy ôm bóng . 21.Thi đấu cầu môn nhỏ với điều kiện. 22. Trò chơi đuổi nhau thời gian 1 phút 23. Trò chơi đá gà (30s) 24. Đá bóng con nhện (5phút 25.Cõng nhau thi đấu sân nhỏ(10phút) Trên cơ sở 25 bài tập đã tổng hợp, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi đến các giáo viên, huấn luyện viên, cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng đá tại trường đại học TDTT Đà Nẵng, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Đà Nẵng, Huế . Chúng tôi phát ra 30 phiếu và thu về được cả 30 phiếu. Kết quả phỏng vấn chúng tôi trình bày ở bảng 3.10. BẢNG 3.10. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ NĂM THỨ 2, HỆ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG. Nhóm Tán Tỷ lệ Không Tỷ lệ
  35. bài Tên bài tập thành % tán % tập thành 1. Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 29 96,66 01 3,34 Nhóm 20s(lần) bài tập 2. Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh 25 83,33 05 16,67 không (2 phút). bóng. 3. Chạy biến tốc 50m nhanh 50m 19 63,33 11 36,67 chậm 4. Chạy tốc độ cao các cự ly 27 90 03 10 20,40,60m. 5. Nhảy liên tục 2 tay chạm mu 27 90 03 10 bàn chân(lần). 6. Chạy tới lui 25m(s). 17 56,67 13 43,33 7. Gánh tạ 20kg, thời gian30s(lần). 26 86,66 04 13,34 8.Chạy 200m với quãng nghỉ đầy 18 60 12 40 đủ. 9. Nằm xấp chống đẩy thời gian 27 90 03 10 20s(lần). Nhóm 10. Chạy đà ném biên 29 96,66 01 3,34 bài bập 11. Chuyền bóng phản hồi mạnh, 17 56,67 13 43,33 có thời gian 1phút. bóng 12. Sút bóng 5 quả liên tục, chạy 29 96,66 01 3,34 đà 5m(s). 13. Dẫn bóng luồn cọc sút cầu 27 90 03 10 môn 05 quả liên tiếp(s). 14 Dẫn bóng tốc độ cao30m sút 28 93,33 02 6,67 cầu môn 5 chạm(s). 15. Chuyền bóng bậttường sút cầu 17 57 13 43 môn 16. Tung bóng gần 16m50, A-B 27 90 03 10 tranh bóng sút cầu môn3 quả liên tiếp 17. Động tác giả đuổi theo bóng 16 53,3 14 46,7 sút cầu môn. 18.
  36. Trò 20. Trò chơi ôm bóng chạy. 23 76 07 24 chơi và 21. Thi đấu cầu môn nhỏ với điều 25 83,3 05 16,7 thi kiện. đấu. 22. Trò chơi đuổi nhau thời gian 16 54 14 46 1phút. 23.Trò chơi đá gà(30s) 26 86,67 04 13,33 24. Đá bóng con nhện(5phút). 27 90 03 10 25. Cõng nhau thi đấu sân nhỏ 28 93,33 02 6,67 Qua bảng 3.10 với kết quả phỏng vấn trên cho thấy hầu hết các giáo viên, huấn luyện viên, các nhà chuyên môn đa số đều tán thành các bài tập đã lựa chọn. Qua đó chúng tôi lựa chọn được 18 bài tập có tỷ lệ số phiếu tán thành từ 70% trở lên để đưa vào thực nghiệm nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá. Đó là các bài tập: * Nhóm các bài tập không bóng. 1.Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s(lần) 2. Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh trong 2 phút 3 Chạy tốc độ cao ở các cự ly 20, 40, 60m (s). 4.Nhảy liên tục 2 tay chạm mu bàn chân(lần) 5. Gánh tạ 20kg, thời gian 30s( lần) 6.Nằm sấp chống đẩy thời gian 20s(lần) * Nhóm các bài tập có bóng. 7. Chạy đà ném biên (m) 8. Sút bóng 5 quả liên tục, chạy đà 5m(s) 9.Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 05 quả liên tiếp (s). 10. Dẫn bóng tốc độ cao 30m sút cầu môn 5 chạm (s) 11.Tung bóng gần 16m50, A-B tranh bóng sút cầu môn 3 quả liên tục 12. Bài tập phối hợp 03 người sút cầu môn 13.Bài tập di chuyển bật nhảy đánh đầu(s) * Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu. 14. Trò chơi chạy ôm bóng . 15. Thi đấu cầu môn nhỏ với điều kiện. 16. Trò chơi đá gà (30s) 17. Đá bóng con nhện (5phút) 18.Cõng nhau thi đấu sân nhỏ(10phút)
  37. Sau khi đã lựa chọn được 18 bài tập trình bày ở trên. để đánh giá hiệu quả các bài tập chúng tôi tiến hành ứng dụng vào quá trình thực nghiệm 3.2.6 Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các bài tập. * Chúng tôi tiến hành theo phương pháp thực nghiệm so sánh song song. * Thời gian thực nghiệm chúng tôi căn cứ vào chương trình năm học 2009 – 2010. - Giai đoạn 1: Từ ngày 06/10/2009 đến ngày 06/01/2009 ( 3 tháng). - Giai đoạn 2: Từ ngày 02/03/2010 đến ngày 30 /05/2010 ( 3 tháng). Nhằm xác định hiệu quả của các bài tập đã lưa chọn trong việc phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên bóng đá năm thứ 2 hệ đại học. Đề tài đã tổ chức thực nghiệm sư phạm cụ thể như sau: + Đối tượng thực nghiệm: Đề tài tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là 24 sinh viên chuyên sâu bóng đá lớp 2D khoá ĐH2 trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Được chia làm hai nhóm. * Nhóm thực nghiệm: Gồm 12 sinh viên * Nhóm đối chứng: Gồm 12 sinh viên +Thời gian thực nghiệm: Đề tài tiến hành thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu với thời gian là 06 tháng tương đương với 48 giáo án. Đối tượng thực nghiệm được tập luyện theo giáo án với thời lượng 2 buổi / 1 tuần. Trong đó thời gian dành cho việc ứng dụng các bài tập đã lựa chọn là từ 25- 30 phút. Các bài tập được ứng dụng vào cuối phần cơ bản.Nhóm đối chứng tập luyện các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ do giáo viên bộ môn biên soạn. Các điều kiện tập luyện là tương đối đồng đều. + Cách thức kiểm tra: Số lần kiểm tra : Trong quá trình thực nghiệm, các đối tượng nghiên cưu đều được kiểm tra ban đầu và kiểm tra sau 3 và 6 tháng tập luyện. Tổng số lần kiểm tra sư phạm trên đối tượng nghiên cứu là 3 lần. + Nội dung kiểm tra: Là các test đã lựa chọn như trình bày ở bảng 3.1. 3.2.7. Xây dựng tiến trình thực nghiệm. Với 18 bài tập được lựa và căn cứ vào tiến độ nghiên cứu . Đồng thời qua tham khảo một số kết quả tập luyện và giảng dạy chúng tôi bắt đầu ứng dụng các bài tập đã lựa chọn vào thực tiễn huấn luyện cho đối tượng thực nghiệm trong 06 tháng tức 24 tuần, mỗi tuần 2 buổi và mỗi buổi 3 bài tập. Nhằm đánh giá sự phát triển sức mạnh tốc độ của sinh viên. Tiến trình thực nghiệm được trình bày ở bảng 4.11.(phụ lục2) 3.2.8. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn.
  38. Để có cơ sở đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn trong thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành so sánh kết quả điểm kiểm tra ban đầu giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu về năng lực sức mạnh tốc độ trong giai đoạn trước khi vào thực nghiệm. Kết quả so sánh sức mạnh tốc độ của 2 nhóm được trình bày ở bảng 3.12. B ẢNG 3.12: KẾT QUẢ KIỂM TRA SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA 2 NHÓM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ KHOÁ ĐH2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG TRƯỚC THỰC NGHIỆM (nA = nB= 12) tbảng = 2,074 Kết quả kiểm tra (x  ) TT Test Nhóm ĐC Nhóm TN t P (n = 12) (n = 12) Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 1. 27,48 0,85 27,35 0,82 0,4264 >0.05 20s(lần). Sút bóng 05 quả liê n tục , chạy đ à 2. 17,25 0,6 17,36 0,62 0,4416 >0.05 5m(s). 3. Chạy đà ném biên (m). 20,23 0,7 20,09 0,67 0,5005 >0.05 Từ kết quả ở bảng 3.12 cho thấy thành tích trước thực nghiệm của cả 2 nhóm đều có Ttính = 0,4264;0,4416 và 0,5005 < Tbảng = 2,074 . Vậy ta có thể kết luận rằng sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p = 0,05. Như vậy thành tích ban đầu của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm là tương đương nhau Để đánh giá được hiệu quả của bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá trong quá trình tập luyện, chúng tôi tiến hành kiểm tra ở 2 thời điểm là 03 và 06 tháng với mục tiêu tìm hiểu sự tăng trưởng về sức mạnh tốc độ thông qua tác động định hướng của bài tập tác động đến kỹ chiến thuật của sinh viên trong thi đấu. Trên cơ sở đó chúng tôi xem xét, đánh giá hiệu quả tác động của bài tập đã lựa chọn trong quá trình thực hiện, kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 3.13 và 3.14. BẢNG 3.13. KẾT QUẢ KIỂM TRA SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA 2 NHÓM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ KHOÁ ĐH2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG SAU 03 TH ÁNG THỰC NGHIỆM (nA = nB= 12) tbảng = 2,074 Kết quả kiểm tra (x  ) TT Test Nhóm ĐC Nhóm TN t P (n = 12) (n = 12) Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 1 27,64 0,86 28,35 0,89 2,4369 <0.05 20s(lần). Sút bóng 05 quả liê n tục , chạy 2 17,07 0,52 16,65 0,45 2,1159 <0.05 đ à 5m(s).
  39. 3 Chạy đà ném biên (m). 20,45 0,72 21,08 0,75 2,0993 Tbảng = 2,074 ở ngưỡng xác suất p = 0,05. Hay nói cách khác các bài tập ứng dụng để phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá khoá ĐH2 trường ĐH TDTT Đà Nẵng do chúng tôi lựa chọn bắt đầu đã có hiệu quả. Để khẳng định được một cách chính xác hơn chúng tôi tiến hành sử dụng các bài tập đã lựa chọn trên đối tượng thực nghiệm. Kết quả sau 06 tháng tiếp theo được trình bày tại bảng 3.14. B ẢNG 3.14. KẾT QUẢ KIỂM TRA SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CỦA 2 NHÓM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ KHOÁ ĐH2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG SAU 06 TH ÁNG THỰC NGHIỆM (nA = nB = 12) tbảng = 2,074 Kết quả kiểm tra (x  ) TT Test Nhóm ĐC Nhóm TN t P (n = 12) (n = 12) Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 1 28,30 0,88 29,55 1,11 3,057 Tbảng = 2,074 Để so sánh kết quả giữa 2 nhóm được chặt chẽ hơn, chúng tôi tiến hành so sánh thành tích của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm bằng phương pháp tự đối chiếu, kết quả thu được được trình bày từ bảng 3.15. B ẢNG 3.15. SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM TRA SỨC MẠNH TỐC ĐỘ GIỮA 2 NHÓM TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM (nA = nB = 12) tbảng = 2,074 Test Kết quả kiểm tra (x  ) t p Trước TN Sau TN
  40. Nhóm 28,3 0,88 Bật nhảy nâng cao đối 2,3216 Tbảng = 2,074 ở ngưỡng xác suất p = 0,05. Ở nhóm thực nghiệm đề tài nhận thấy Ttính= 5,5221; 7,5272 và 6,7893 > Tbảng = 2,074 ở ngưỡng xác suất p = 0,05. Để khẳng định thêm hiệu quả các bài tập ứng dụng nhằm phát triển tố chất sức mạnh tốc độ. Chúng tôi tiến hành kiểm tra và đánh giá nhịp độ tăng trưởng của cảc hai nhóm trước và sau thực nghiệm. kết quả được trình bày ở bảng 3.16 và 3.17 . ( bảng 4.5 v à 4.6) Từ đó ta có thể kết luận rằng thành tích của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, nhịp độ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm cũng lớn hơn nhóm đối chứng. Như vậy, các bài tập được chúng tôi áp dụng bước đầu đã tỏ rõ tính hiệu quả rõ rệt. Từ kết quả trên có thể khẳng định rằng với 18 bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn ứng dụng trong 06 tháng tập luyện cho sinh viên chuyên sâu bóng đá lớp 2D khóa ĐH2 trường ĐH TDTT Đà Nẵng có hiệu quả cao về việc phát triển sức mạnh tốc độ.
  41. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận: 1.1. Thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học TDTT Đà Nẵng như sau: - Thời gian huấn luyện thể lực chuyên môn ( đặc biệt là sức mạnh tốc độ) là ít. Tổng thời gian huấn luyện sức mạnh tốc độ trong chương trình là 05/ 45 tiết ( chiếm tỷ lệ 11,1 %). Theo các nhà chuyên môn thì thời gian huấn luyện sức mạnh tốc độ chiếm tỷ lệ khoảng 17 % là hợp lý. - Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chưa được sử dụng một cách đa dạng, các bài tập không bóng còn sử dụng nhiều, trong khi đó các bài tập chuyên môn có bóng thì ít được sử dụng. - Thực trạng sức mạnh tốc độ của sinh viên chuyên sâu bóng đá còn nhiều hạn chế. So sánh với thang điểm đánh giá và tuyển chọn, thành tích của các em đều ở mức trung bình và yếu kém ( chiếm 60 – 80%).
  42. 1.2. Qua nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn được 18 bài tập để đưa vào quá trình thực nghiệm nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá gồm các nhóm bài tập sau: * Nhóm các bài tập không bóng. 1.Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s(lần) 2. Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh trong 2 phút 3 Chạy tốc độ cao ở các cự ly 20, 40, 60m (s). 4.Nhảy liên tục 2 tay chạm mu bàn chân(lần) 5. Gánh tạ 20kg, thời gian 30s( lần) 6.Nằm sấp chống đẩy thời gian 20s(lần) * Nhóm các bài tập có bóng. 7. Chạy đà ném biên (m) 8. Sút bóng 5 quả liên tục, chạy đà 5m(s) 9.Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 05 quả liên tiếp (s). 10. Dẫn bóng tốc độ cao 30m sút cầu môn 5 chạm (s) 11.Tung bóng gần 16m50, A-B tranh bóng sút cầu môn 3 quả liên tục 12. Bài tập phối hợp 03 người sút cầu môn 13.Bài tập di chuyển bật nhảy đánh đầu(s) * Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu. 14.Trò chơi chạy ôm bóng . 15.Thi đấu cầu môn nhỏ với điều kiện. 16 Trò chơi đá gà (30s) 17. Đá bóng con nhện (5phút 18.Cõng nhau thi đấu sân nhỏ(10phút) Các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn được qua thực nghiệm đã có hiệu quả trong việc nâng cao sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được kiểm nghiệm bằng toán học thống kê, đạt độ tin cậy cần thiết ở ngưỡng xác suất P < 0,05. 2. Kiến nghị: Từ những kết luận của đề tài chúng tôi đi đến kiến nghị như sau: - Đề nghị Bộ môn cho phép áp dụng các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn vào chương trình đào tạo sinh viên chuyên sâu bóng đá, đồng thời phổ biến làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo khác.
  43. - Để thuận lợi cho việc áp dụng bài tập và huấn luyện thể lực cho sinh viên đề nghị nhà trường tăng cường cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo của bộ môn bóng đá nói riêng và của trường Đại học TDTT Đà Nẵng nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Aulic I.V.(1982). Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội, Người dịch: Phạm Ngọc Trân. 2. Bộ môn Bóng đá (1976), Bóng đá, NXB TDTT, Hà Nội. 3. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, NXB TP. Hồ Chí Minh. 4. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB TDTT, Hà Nội. 5. Dương Nghiệp Chí (1987), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 6. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 7. Nguyễn Quang Doanh, Nguyễn hữu Côi (2003), Giáo trình bóng đá dành cho sinh viên Trường cao đẳng TDTT Đà Nẵng, Đà Nẵng. 8. Vũ Cao Đàm (1995), Hướng dẫn chuẩn bị luận văn khoa học, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, NXB TDTT, Hà Nội. 9. Harre-D (1996), Học thuyết huấn luyện, ( PTS Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển dịch) NXB TDTT, Hà Nội. 10.Lưu Quang Hiệp, Lê Hữu Hưng (2002), Giải phẫu các cơ quan vận động, NXB TDTT, Hà Nội. 11.Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 12.Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Vũ Chung Thuỷ, Lê Hữu Hưng (2000), Y học TDTT, Hà Nội. 13.Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 14.Ivanôp (1996), Những cơ sở của Toán học thống kê - PGS.TS Trần Đức Dũng, NXB TDTT, Hà Nội. 15.Đào Hữu Hồ, Xác suất thống kê, NXB giáo dục. 16.Lê Văn Lẫm, Đo lường thể thao, Tài liệu giảng dạy dành cho các khoá bồi dưỡng sau đại học. 17.Matvêep L.P. Mochinhikocôp K.G (1998), "Về các quy luật bước đầu chuyên môn hoá trong thể thao", Bản tin khoa học kĩ thuật TDTT, Viện khoa học TDTT chuyên đề tuyển chọn và huấn luyện vận động viên trẻ, Hà Nội.
  44. 18.Liên đoàn bóng đá châu Á (1999), Đào tạo huấn luyện viên bóng đá trình độ C, B, A, NXB TDTT, Hà Nội. Người dịch: Nguyễn Huy Bích. 19.Phan Hồng Minh (1996), "Một số vấn đề về thể thao hiện đại", Bản tin khoa học TDTT, Hà Nội. 20.Nguyễn Ngọc Mỹ (1999), Giáo trình kĩ thuật đá bóng, NXB TDTT, Hà Nội 21.M.C Kêdưlôp (1962), Những vấn đề lý luận chung về các môn bóng, NXB TDTT, Hà Nội. 22.Nôvicốp A.D. Matvêep L.P (1976), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất tập 1 và 2, NXB TDTT, Hà Nội. 23.Ozolin M.G (1980), Huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 24.Philin V.P (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB TDTT, Hà Nội. 25.Richard Alagich (1998), Huấn luyện bóng đá hiện đại, NXB TDTT, Hà Nội, người dịch: Nguyễn Huy Bích, Phạm Anh Thiệu. 26.Diên Phong (1999) - 130 câu hỏi đáp về huấn luyện thể thao hiện đại, người dịch: PGS.TS Nguyễn Thiệt Tình, Nguyễn Văn Trạch. 27.Nguyễn Xuân Sinh, chủ biên (1999), Giáo trình nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 28.Ma Tuyết Điền (2001), Bóng đá kĩ chiến thuật và phương pháp tập luyện, NXB TDTT, Hà Nội. Người dịch: Đặng Bình. 29.Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, TS. Trịnh Trung Hiếu (1998), Sinh lý và huấn luyện thể thao, NXB TP. Hồ Chí Minh. 30.Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 31.Phạm Danh Tốn (1998), Lý luận và phương pháp văn hoá thể chất, tài liệu giảng dạy cho học viên cao học TDTT. 32.Nguyễn Thế Truyền (1990), " Độ tuổi và những năng lực thể thao" Thông tin KHKT - TDTT số 3 Viện KH TDTT. 33.Nguyễn Thế Truyền, Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh, Ngô Đức Nhuận, Nguyễn Thị Tuyết (1999), " Xác định chuẩn mực đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên một số môn thể thao", Báo cáo kết quả nghiên cứu, Hà Nội. 34.Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 35.Nguyễn Thiệt Tình (1997), Huấn luyện và giảng dạy bóng đá, NXB TDTT, Hà Nội. 36.Nguyễn Toán (1984)- Mô hình tuyển chọn vận động viên một số môn bóng, TTKH TDTT 07/1984.
  45. 37.Vũ Đức Thu và cộng sự (1995)- Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, NXB TDTT, Hà Nội. 38.Phạm Ngọc Viễn (1999), Tuyển chọn và huấn luyện ban đầu cầu thủ bóng đá trẻ, NXB TDTT, Hà Nội. 39.Phạm Ngọc Viễn (1990), " Bước đầu dự báo mô hình trình độ huấn luyện tâm lý của vận động viên cấp cao một số môn thể thao", Kết quả nghiên cứu đề tài cấp ngành, Hà Nội. 40.Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ (1991), Tâm lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 41.Phạm Ngọc Viễn, Phạm Quang, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc (2004), Chương trình huấn luyện bóng đá trẻ 11-18 tuổi, NXB TDTT, Hà Nội. PHỤ LỤC. BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO& DU LỊCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Trường Đại học TDTT I Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN Kính gửi: .
  46. Chức vụ: Nhằm tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá, mong các thầy, cô giáo, HLV và các nhà chuyên môn nghiên cứu kĩ những câu hỏi dưới đây của chúng tôi và cho cách trả lời bằng đánh dấu (x) vào ô cần thiết ( tán thành). Ý kiến đóng góp của đồng chí sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích trong việc ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng. Xin chân thành cảm ơn! Xin đồng chí cho biết sơ lược về bản thân. Họ và tên: . Tuổi: Trình độ chuyên môn: Đơn vị công tác: Thâm niên công tác giảng dạy, huấn luyện bóng đá: Câu 1: Lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ: * Nhóm các bài tập không bóng. 1. Bật nhảy nâng cao đùi , thời gian 20s(lần) 2. Chạy đổi hướngtheo hiệu lệnh ( 2phút) 3. Chạy biến tốc 50m nhanh 50m chậm 4. Chạy tốc độ cao cáccự ly 20,40,60m 5. Nhảy liên tục 2 tay chạm mu bàn chân (lần) 6. Chạy tới lui 25m (s) 7. Gánh tạ 20kg, thời gian 30s (lần) 8. Chạy 200m với quãng nghỉ đầy đủ 9. Nằm sấp chống đẩy thời gian 20s (lần) Nhóm các bài tập có bóng. 10.Chạy đà ném biên (m) 11. Chuyền bóng phản hồi mạnh thời gian 1phút 12. Sút bóng 5 quả liên tục, chạy đà 5m(s) 13. Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 05 quả liên tiếp (s). 14. Dẫn bóng tốc độ cao 30m sút cầu môn 5 chạm (s) 15. Chuyền bóng bật tường sút cầu môn 16.Tung bóng gần 16m50, A-B tranh bóng sút cầu môn 3 quả liên tục 17. Động tác giả đuổi theo bóng sút cầu môn 18. Bài tập phối hợp 3 người sút cầu môn
  47. 19. Bài tập di chuyển bật nhảy đánh đầu(s) Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu. 20.Trò chơi ôm bóng chạy. 21. Thi đấu cầu môn nhỏ với điềo kiện. 22.Trò chơi truy đuổi nhau (1phút). 23.Trò chơi đá gà (30s) 24. Đá bóng con nhện (5phút 25.Cõng nhau thi đấu sân nhỏ(10phút) Câu 2: Lựa chọn Test đánh giá sức mạnh tốc độ. Theo các thầy, cô giáo ,HLV những test nào thường được sử dụng để đánh giá sức mạnh tốc độ? 1. Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s(lần). 2. Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (s). 3. Sút cầu môn 05 quả liên tục, chạy đà 5m (s). 4.Chạy đà ném biên (m). 5.Dẫn bóng tốc độ 30m lặp laih 5lần (s). Câu 3: Xác định nguyên tắc lựa chọn bài tập. Theo đồng chí các nguyên tắc dưới đây, nguyên tắc nào là rất quan trọng, quan trọng và ít quan trọng? TT Nội dung nguyên tắc Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng 1 Nguyên tắc có tính định hướng rõ rệt 2 Nguyên tắc tính khả thi 3
  48. Nguyên tắc tính hợp lý 4 Nguyên tắc tính hiệu quả 5 Nguyên tắc tính đa dạng 6 Nguyên tắc tính hiện đại Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của đồng chí! Ngày tháng năm Người phỏng vấn Người được phỏng vấn NGUYỄN ĐÌNH VIỆT ( Ký tên)