Luận văn Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững

pdf 130 trang hapham 4260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phat_trien_du_lich_nha_trang_theo_huong_ben_vung.pdf

Nội dung text: Luận văn Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đào Thị Bích Nguyệt PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHA TRANG (KHÁNH HÒA) THEO HƯỚNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đào Thị Bích Nguyệt PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHA TRANG (KHÁNH HÒA) THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành : Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên) Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN ĐỨC TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục đồ thị MỞ ĐẦU 1 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 8 1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững. 8 1.1.1. Phát triển bền vững 8 1.1.2. Phát triển du lịch bền vững. 11 1.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa bào bộ chỉ tiêu môi trường của tổ chức du lịch thế giới UNWTO 27 1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế xã hội hiện nay 30 1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nơi và bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững du lịch Nha Trang 31 1.4.1. Một số điển hình về phát triển du lịch không bền vững 31 1.4.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững 33 1.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho du lịch Thành phố Nha Trang 35 Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHA TRANG 38 2.1. Tổng quan về thực trạng kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang 38 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế 38 2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 39 2.1.3. Về giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái 39 2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Nha Trang 43 2.2.1. Tiềm năng du lịch Nha Trang 43 2.2.2. Hiện trạng môi trường du lịch Nha Trang 60
  4. 2.2.3. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng du lịch Nha Trang 62 2.2.4. Thực trạng phát triển du lịch Nha Trang 64 2.3. Cơ hội thách thức phát triển bền vững du lịch Nha Trang 81 2.3.1. Đánh giá nhanh tính bền vững của du lịch Nha Trang dựa vào hệ thống chỉ tiêu 81 2.3.2. Đánh giá chung về du lịch Nha Trang 86 2.3.3. Cơ hội và thách thức phát triển bền vững du lịch Nha Trang 92 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH NHA TRANG. 95 3.1. Định hướng phát triển du lịch Nha Trang 98 3.1.1. Các quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch bền vững 98 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Nha Trang 100 3.2. Giải pháp phát triển bền vững du lịch Nha Trang 105 3.2.1. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch 105 3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch 108 3.2.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch 109 3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường du lịch 111 3.2.5. Giải pháp về môi trường du lịch 113 3.2.6. Giải pháp về liên kết phát triển du lịch 116 3.2.7. Giải pháp về tổ chức quản lý 119 3.2.8. Giải pháp về tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, phát triển các lễ hội truyền thống và nâng cáp khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí phục vụ du lịch 120 3.2.9. Tăng cường, nâng cao tính trách nghiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch 120 KẾT LUẬN 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND : Ủy ban nhân dân TP : Thành phố UNWTO : Tổ chức du lịch thế giới GDP : Tổng thu nhập quốc nội DL : Du lịch TTPT : Trung tâm phát triển VH-TT-DL : Văn hóa – Thể thao – Du lịch HĐND : Hội đồng nhân dân CSLTDL : Cơ sở lưu trú du lịch
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 : Loại hình du lịch phân loại theo khả năng tương thích với 24 Bảng 1.2 : Du lịch bền vững và du lịch không bền vững 26 Bảng 1.3 : Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững. 27 Bảng 1.4 : Các chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch 28 Bảng 1.5 : Hệ thống chỉ tiêu môi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch 29 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Số lượng khách du lịch giai đoạn 2009 - 2011 67 Biểu đồ 2.2 :Số lượng ngày khách do các CSLT phục vụ giai đoạn 2009 – 2011 68 Biểu đồ 2.3 : Số lượng lao động di lịch tại Nha Trang 74
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch được xem là “ngành công nghiệp không khói” là “ con gà đẻ trứng vàng” bởi vì hàng năm ngành du lịch đã đem về cho mỗi quốc gia một số tiền khổng lồ. Du lịch là hiện tượng kinh tế xã hội thu hút hàng triệu người trên thế giới. Bản chất kinh tế của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá phục vụ thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của du khách. Bên cạnh sự phát triển rất nhanh của ngành công nghiệp không khói này thì chúng ta đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch, các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch ngày càng gia tăng. Điều đó đã trở thành mối lo ngại lớn của các nhà chức trách, của mọi người dân trên thế giới, thúc dục những người làm du lịch phải tìm hướng đi mới cho mình đó là phát triển du lịch một cách bền vững. TP. Nha Trang là địa bàn hội tụ đậm nét các yếu tố nền tảng cho một trung tâm du lịch biển quốc tế bao gồm đô thị phát triển với đầy đủ các giá trị văn hóa, nhân văn được đánh giá cao, môi trường khá trong sạch, con người hiền hòa, nhã nhặn kết hợp với các giá trị về cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của vịnh, biển, núi, sông, vùng ngập mặn, cảnh quan sinh thái nông nghiệp trù phú, hệ sinh thái biển đa dạng. Thành phố có nhiều di sản văn hóa lịch sử quý giá như Tháp Bà Ponagar, Viện Pasteur, Viện Hải dương học Trong thành phố đã hình thành mạng lưới các cơ sở dịch vụ văn hóa ẩm thực chất lượng cao, mang nét truyền thống, góp phần tạo nên bản sắc hấp dẫn của du lịch Nha Trang. Các di sản thiên nhiên - văn hóa, nhân văn đã và đang được bảo tồn ổn định, bước đầu khai thác có hiệu quả. Nhờ thế, số lượt khách du lịch đến Nha Trang ngày càng tăng. Năm 2008, Nha Trang đón 1,6 triệu lượt khách, tăng 17,4% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 330.000 lượt, tăng 17% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu hoạt động du lịch và dịch vụ ước đạt 1.282 tỷ đồng, tăng 31,4%. Hiện tại, thành phố có 366 cơ sở kinh doanh lưu trú với 8.728 phòng và 14.178 giường, thu hút 7.770 lao động trực tiếp. Chính những điều kiện đó mà du lịch Nha Trang trong thời gian vừa qua là địa chỉ quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế, đóng góp trên 70% vào tổng
  8. 2 doanh thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên sự phát triển "nóng" về du lịch của Nha Trang cũng đang đứng trước những thách thức không bền vững nếu không được kiểm soát với mục tiêu bền vững.Vì những lý do trên em đã chon đề tài: “PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHA TRANG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ” được nghiên cứu thực hiện với hy vọng đánh giá thực trạng hoạt động du lịch Nha Trang để từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp khắc phục những tồn tại và đẩy mạnh phát triển du lịch Nha Trang, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Nha Trang – Khánh Hòa. 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn vào địa bàn Nha Trang. Phân tích tiềm năng, thực trạng du lịch và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Thành phố Nha Trang, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Thu thập và hệ thống các thông tin về du lịch Nha Trang Khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của Nha Trang. Trên cơ sở đó đánh giá những lợi thế và hạn chế của chúng đối với việc phát triển du lịch. trên quan điểm phát triển bền vững Đề ra giải pháp phát triển du lịch tỉnh Nha Trang theo hướng bền vững. 2.3. Giới hạn nghiên cứu 2.3.1. Giới hạn về nội dung Giới hạn trong phạm vi ngành du lịch nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, thực trạng phát triển ngành của Nha Trang. Trên cơ sở đó sẽ phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của Nha Trang. Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch cho Nha Trang trong tương lai để đảm báo phát triển bền vững.
  9. 3 2.3.2. Giới hạn về không gian và thời gian Về không gian: Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi thành phố Nha Trang Về thời gian : Đề tài tập trung điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu và phân tích trong giai đọan 2005-2010. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3.1. Trên thế giới Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như các hội thảo, hội nghị về việc nghiên cứu du lịch như các nghiên cứu nổi bật: nghiên cứu sức chứa và ổn định của các địa điểm du lịch (Kadaxkia,1972; Sepfer, 1973), nghiên cứu các vùng thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô trước đây do các nhà du lịch cảnh quan Đại Học Tổng Hợp Maxcova (E.B.Xmirnova, V.B.Nhefedova) hay công trình khai thác lãnh thổ du lịch của I.I.Pirojnic (Belorutxia), Jean Piere (France) về phân tích các tụ điểm du lịch và vùng du lịch. Từ khi cụm từ “phát triển bền vững” ra đời ở Đức vào năm 1980, nhiều nghiên cứu khoa học đã được tiến hành nhằm phân tích những tác động của du lịch đến sự phát triển bền vững, sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của môi trường sinh thái trong khi khai thác du lịch. Chuyên gia du lịch người Thuỵ Sĩ Jos Krippendorf (1975) và Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về những suy thoái do hoạt động du lịch gây ra và đưa ra khái niệm về du lịch rắn (hard tourism) - loại hình du lịch ồ ạt, bằng xe hơi, gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với môi trường và du lịch mềm (soft toursim/gentle tourism) - loại hình du lịch ít gây ảnh hưởng nhất đến môi trường và có chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng địa phương [13]. Năm 1992, trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất đã diễn ra Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc, 182 Chính phủ đã thông qua chương trình Nghị sự 21 nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại bước vào thế kỉ XXI. Chương trình Nghị sự đã nêu lên các vấn đề liên quan đến môi trường và phát triển, đề ra chiến lược hướng tới các hoạt động mang
  10. 4 tính bền vững hơn. Về du lịch bền vững, từ những năm 1990, nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững đã được tiến hành. Một số loại hình du lịch mới ra đời, nhấn mạnh khía cạnh môi trường như du lịch sinh thái, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch thay thế hay du lịch khám phá nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng về hoạt động du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững. Năm 1996, “chương trình Nghị sự 21 về du lịch: Hướng tới phát triển bền vững về môi trường” đã được Hội đồng Lữ hành du lịch thế giới, Tổ chức du lịch thế giới và Hội đồng Trái đất xây dựng, nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phối hợp hành động giữa các Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ và ngành du lịch trong việc xây dựng chiến lược du lịch và nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch bền vững. Các nhà Địa lý học bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực du lịch từ những năm 30 (Mc Murray 1930; Jones 1935; Selke 1936) và đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ II. Nhiều nhà Địa lý học người Mỹ, Anh, Canađa đã tiến hành các nghiên cứu về du lịch ở góc độ địa lý như Gilbert (1949), Wolfe (1951), Coppock (1977). Về sau, khi du lịch ngày càng phát triển và cụm từ du lịch bền vững được nhắc đến nhiều hơn thì những nghiên cứu của các nhà địa lý học về du lịch cũng đã tăng lên rất nhiều, bởi khó có thể tìm thấy một khía cạnh của du lịch mà không dính dáng đến địa lý và rất ít các ngành của địa lý mà không có ít nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu hiện tượng du lịch. 3.2. Ở Việt Nam Du lịch bắt đầu được thực hiện nghiên cứu và mới quan tâm từ thập niên 90 trở lại đây. Một số công trình khởi đầu và cũng là nền tảng cho du lịch như: Dự án VIE/ 89/ 003 về kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam do tổ chức Du Lịch Thế Giới (OMT) thực hiện, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000 do Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch tiến hành (1994) và các quyển sách đã được biên soạn: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Cơ sở địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Tổng quan du lịch, Quy hoạch
  11. 5 du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn, Kinh tế du lịch và du lịch học đã tập trung nghiên cứu lý luận và thực tế trên phạm vi khác nhau. Du lịch Nha Trang vốn đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và hiện nay cũng đang được nghiên cứu từ các hãng thông tấn báo chí hay đài truyền hình Tỉnh và đài Quốc Gia, hoặc của sinh viên của các trường: Đại Học Sư Phạm TP.HCM, Đại Học Văn Lang, Đại Học Cần Thơ hay Trường Nghiệp Vụ Du Lịch .Tuy nhiên, những công trình đó chưa đi sâu khai thác và nghiên cứu kỹ trên cơ sở khoa học mà chỉ bước đầu cho việc nghiên cứu các góc cạnh khác nhau của vấn đề du lịch - một vấn đề có rất nhiều phức tạp và liên quan với các đối tượng khác.Ngày nay, với sự phát triển du lịch sôi động của cả nước nói chung, du lịch khu vực biển miền trung noi riêng thì du lịch Nha Trang đã trở thành đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu. 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Các quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống tổng hợp Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở, gồm các thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Nghiên cứu du lịch không thể tách rời hệ thống kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, khái quát của toàn bộ hệ thống du lịch trong khi vẫn bao quát được hoạt động của mỗi phân hệ trong hệ thống đó. Du lịch Nha Trang cần được nghiên cứu trong mối quan hệ tương hỗ: kinh tế - xã hội - môi trường không chỉ riêng Nha Trang mà của cả nước. Quan điểm này được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện luận văn. 4.1.2. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Quá trình ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn và kéo dài đến tương lai. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát
  12. 6 triển trong thời gian sắp tới. Quan điểm này được vận dụng trong khi phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình phát triển hệ thống du lịch và dự báo xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ. 4.1.3. Quan điểm lãnh thổ Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên và dịch vụ cho du lịch. Việc nghiên cứu du lịch bền vững của Thành phố Nha Trang không thể tách rời với hiện trạng và xu hướng du lịch của Việt Nam. Quá trình phát triển du lịch bền vững của tỉnh Nha Trang là một phần trong quá trình phát triển du lịch bền vững của khu vực Dyên hải miền trung và của cả nước. 4.1.4. Quan điểm sinh thái Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Quan điểm sinh thái cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái, đánh giá tác động của du lịch đến môi trường và khả năng chịu đựng của môi trường trước sự phát triển của kinh tế nói chung, du lịch nói riêng. 4.1.5. Quan điểm du lịch bền vững Mục tiêu của du lịch bền vững là bảo vệ tài nguyên và môi trường, tăng cường bảo tồn và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách bền vững. Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch nhằm đạt đến sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Luận văn quán triệt quan điểm này trong suốt quá trình đánh giá tiềm năng, phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng nghiên cứu những đối tượng có mối quan hệ đa chiều và biến động trong không gian và thời gian như ngành du lịch. 4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa Nhằm điều tra bổ sung và kiểm tra lại những thông tin cần thiết cho quá
  13. 7 trình phân tích, xử lí số liệu trước khi thực hiện đề tài. Trên thực tế, các số liệu thống kê của ngành du lịch nói chung còn nhiều bất cập và chưa thống nhất. 4.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp, đề tài sẽ áp dụng phương pháp bản đồ và biểu đồ nhằm thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên biểu đồ, cũng như xác định được địa điểm và phân bố theo lãnh thổ của các đối tượng nghiên cứu trên bản đồ. Xây dựng một số bản đồ mang tính chức năng như: bản đồ hành chính, bản đồ tài nguyên du lịch, bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn. Trên bản đồ cũng giúp thể hiện quy luật của toàn bộ hệ thống trong không gian. 4.2.4. Phương pháp toán và thống kê du lịch Phương pháp này nghiên cứu về mặt định lượng của các chỉ tiêu phát triển trong hoạt động du lịch. Những thông tin, số liệu có liên quan đến các hoạt động du lịch ở địa phương sẽ thu thập, thống kê làm cơ sở cho việc xử lí, phân tích và đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu của đề tài đã đề ra. 4.2.5. Phương pháp dự báo Để đánh giá và xác định các vấn đề trong nội dung có liên quan, dựa vào các nguyên nhân, hệ quả và tính hệ thống trong việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch, từ đó dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch trong tương lai của tỉnh. 4.2.6. Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin Các chương trình phần mềm xử lí các thông tin thu được thông qua điều tra như Exel, Word, Windows, Mapinfo để xử lí, phân tích kết quả điều tra và thể hiện qua các bảng thống kê, các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ 5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc chính của luận văn được chia làm ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững. Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững. Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Nha Trang theo hướng bền vững.
  14. 8 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững 1.1.1. Phát triển bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, chính trị, văn hoá, địa lý riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững Từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã đạt được tốc độ khá cao, người ta đã bắt đầu có những lo nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Theo thời gian, quan niệm về phát triển bền vững ngày càng được hoàn thiện. Năm 1987, vấn đề phát triển bền vững được Ngân hàng thế giới (WB) đề cập lần đầu tiên, theo đó phát triển bền vững là " Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai". Quan niệm đầu tiên về phát triển bền vững của WB chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống của con người trong quá trình phát triển của con người chưa thấy được vấn đề xã hội được đề cập đến. Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi trường và tài nguyên thiên nhiên thì yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với một ý nghĩa cũng vô cùng quan trọng trong vấn đề phát triển bền vững. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức Johannesbug (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định : Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm : tăng trưởng về mặt kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sống. Cùng với đó tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trường. Mối quan hệ đó được thể hiên qua hình vẽ sau:
  15. 9 Môi trường Phát triển bền vững Xã hội Kinh tế Hình 1.1 : Mối quan hệ trong phát triển bền vững Nguồn : Giáo trình kinh tế phát triển Bền vững về mặt kinh tế là phát triển kinh tế nhanh và ổn định trong một thời gian dài. Tăng trưởng nhanh chưa chắc đã có được phát triển bền vững về mặt kinh tế. Vì thế chúng ta phải luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng ổn định hợp lý và lâu dài không nên chỉ chú trọng và nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế nhanh. Bền vững về mặt môi trường : Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống và sự phát triển của mỗi cá thể và của cộng đồng, nó bao gồm toàn bộ các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học và xã hội bao quanh. Bền vững về mặt môi trường là ở đó con người có cuộc sống chất lượng cao dựa trên nền tảng sinh thái bền vững. Bền vững về xã hội : Tính bền vững đó phải mang tính nhân văn hay nói một cách khác là phải đem lại phúc lợi và chia sẻ công bằng cho mọi công bằng cho mọi cá nhân trong xã hội. Phát triển phải được gắn liền với một xã hội ổn định, hoà bình, mở rộng và nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người cùng với đó là việc nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển.
  16. 10 Ngoài ra phát triển bền vững còn được xem là sự phát triển "bình đẳng và cân đối". Bình đẳng được hiểu là bình đẳng giữa các nhóm người trong cùng một xã hội. Còn tính cân đối được thể hiện ở việc cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội – môi 1.1.1.2. Các thước đo về phát triển bền vững Cũng như tăng trưởn kinh tế, phát triển bền vững có thước đo riêng và rất đặc trưng. Tuy nhiên hệ thống thước đo này rất phức tạp và nhiều thước đo rất khó xác định vì chúng phải đánh giá trên cả 3 phương diện kinh tế- xã hội- môi trường. Về mặt kinh tế, tính bền vững thể hiện ở các chỉ số như: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), cơ cấu GDP và GNP, GDP/người, GNP/người Theo tiêu chuẩn quốc tế thì chỉ tiêu GDP/người phải ở mức 5% mới được coi là phát triển bền vững và cơ cấu GDP mạnh là cơ cấu có tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu phải cao hơn tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong cơ cấu. Về mặt xã hội, có các chỉ tiêu đánh giá như: chỉ số phát triển con người (HDI), hệ số bất bình đẳng thu nhập, giáo dục, y tế, văn hoá HDI là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp sự phát triển của con người vì vậy muốn phát triển bền vững thì yêu cầu đặt ra đối với chỉ tiêu này là phải tăng trưởng và đạt đến mức trung bình. Chỉ số bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là một trong số các chỉ tiêu quan trọng trong phát triển bền vững vì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột, bất ổn trong xã hội. Về mặt môi trường các chỉ tiêu đánh giá như : mức độ ô nhiêm (không khí, nguồn nước ), mức độ che phủ rừng là những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá tính bền vững của môi trường. Môi trường bền vững là môi trường luôn thay đổi nhưng vẫn làm tròn ba chức năng : là không gian sinh tồn ; là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản suất của con người ; là nơi chứa đựng, xử lý chất thải. Ngoài ra còn phải quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới; các chỉ tiêu về giáo dục: tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi, tỷ lệ học trung học, đại học, các
  17. 11 chỉ tiêu về hoạt động văn hoá khác. 1.1.2. Phát triển du lịch bền vững. 1.1.2.1. Các quan niệm về du lịch và du khách a) Các quan niệm về du lịch. Khái niệm về du lịch Du lịch là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử của nhân loại. Hàng vạn năm trước đây, khi bầy người nguyên thủy còn sống du cư lang thang khắp các châu lục, lúc đó du lịch chưa xuất hiện, hay là chưa có du lịch như cách hiểu của chúng ta ngày nay. Cách đây khoảng 6000 năm, có sự ra đời của nông nghiệp ở châu thổ của một số con sông lớn trên thế giới: sông Hồng Hà ( Trung quốc), sông Nin( Châu Phi), Lưỡng hà( Trung Á) Trồng trọt và chăn nuôi dần thay thế cho hái lượm và săn bắn. Dân nông nghiệp bắt đầu định cư, tạo ra các làng bản, thôn xóm trên các vùng đất cao của các vùng châu thổ. Nông nghiệp với trồng trọt và chăn nuôi đã làm cho đời sống của xã hội loài người có sự thay đổi về căn bản. Từ đời sống nguyên thủy lang thang, nay đây mai đó không nhà, không cửa, chuyển sang đời sống định cư trong các làng bản, thôn xóm. Mỗi người, mỗi gia đình đều có ngôi nhà của mình. Để một lúc nào đó một số thành viên của gia đình rồi sẽ quản lí nhà của mình. Ra đi (có hẹn ngày sẽ trở lại), hiện tượng ra đi đó của các cư dân chính là hiện tượng du lịch. Tóm lại: du lịch đã xuất hiện vào thời đại nông nghiệp cách đây khoảng 6000 năm khi loài người sống định cư trong các làng bản, thôn xóm để trồng trọt và chăn nuôi – nghề chính của thời nông nghiệp. Hiện tượng du lịch có thể coi là xuất hiện sớm như vậy, nhưng nghề kinh doanh lữ hành ra đời ở Nước Anh năm 1842, người sáng lập ra nó là Người Anh : ông Thomas Cook – ông trở thành ông tổ của nghề kinh doanh du lịch trên thế giới. Du lịch hiện đại mới xuất hiện vào năm 1945 (sau thế chiến thứ 2). Khi con người sử dụng máy bay để đi du lịch. Máy bay giúp con người bay nữa vòng trái đất hết có 1 ngày(248) trong khi đó tàu hỏa hết 15 ngày, tàu thủy 3 tháng mới đi được nữa vòng trái đất.
  18. 12 Ngành du lịch hiện đại và ngành hàng không liên quan với nhau như hình với bóng. Về thuật ngữ: từ du lịch tiếng Pháp : Tourisme có nguồn gốc từ từ La tour ( đi một vòng). Nhu vậy người đi đã xuất phát từ ngôi nhà của mình, đi 1 vòng sau đó lại trở về nhà. Tourisme(Anh), Myfyfu( Nga) cũng phiên âm từ tiếng Pháp. Theo tác giả Robert Lanquar tác giả quân kinh tế du lịch (1993), từ Tourist lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng anh năm 1800. Từ du lịch theo tiếng Trung Quốc: Du: tức là Hành là sự ra đi Lịch: là sự trái đời người 4 yếu tố: - Thực: ăn tốt - Trú: ở tốt - Lạc: vui chơi, giải trí tốt - Y: mặc đẹp, mua sắm nhiều hàng hóa Định nghĩa du lịch:Mỗi tác giả viết lách đều có cách định nghĩa riêng của mình về du lịch, vì thế có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về du lịch( hàng trăm cách của hàng trăm tác giả). Chung quy lại có 1 số cách định nghĩa như nhau: Các cách định nghĩa ngắn gọn, bao quát: Ví dụ: trong từ điển Tiếng Việt: hai chữ du lịch được định nghĩa như sau: “Du lịch là đi chơi cho biết xứ người.” Một nhà du lịch học người Pháp là Husher cũng có cách định nghĩa tương tự: “ du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân”. Như vậy phải khẳng định: Du lịch là đi chơi chứ không phải đi làm, hay đi kiếm việc làm Thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều có viết: “Nghề chơi cũng lắm công phu ” . Bởi vậy mới có nhiều điều mà chúng ta cần phải học. Viện sĩ Nguyễn Khắc Kiệm, một nhà xã hội học nổi tiếng của Việt Nam cũng đưa ra 1 cách định nghĩa ngắn gọn về du lịch: “ Du lịch là sự mở rộng về không gian văn hóa của con người ”Như vậy ở đây du lịch lại liên quan mặt thiết tới văn hóa.
  19. 13 Các cách định nghĩa của các nhà du lịch học nổi tiếng của các quốc gia có du lịch phát triển mạnh trên thế giới. Azak ( Ai Cập ) “ Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời, từ một vùng này sang một vùng khác, từ mặt nước này sang mặt nước khác, vốn không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.” Kaspar ( Ý) “ Du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xãy ra trong quá trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải là nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ.” Kpaff ( Thụy Sĩ) “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và làm việc thường xuyên của họ.” Nhà kinh tế du lịch Người Đức Kalfiotis cho rằng: “ Du lịch là sự di chuyển tạm thời của các cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức. Do đó có thể tạo nên các hoạt động kinh tế. Quan niệm của các nhà thống kê du lịch người Việt Nam: Nguyễn Cao Thắng và Tô Đăng Hải (1990). “ Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiều vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi hoặc kết hợp hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.” Trên thế giới, Mỹ là nơi có hoạt động du lịch mạnh nhất và lớn nhất. Các học giả du lịch người Mỹ cũng đóng góp rất nhiều các l y luận về du lịch. Hai học giả Mỹ: Mathieson và Mall Định nghĩa: “ Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân tới nơi ở và làm việc của họ, là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và các cơ sở vật chất
  20. 14 tạo ra để đáp ứng những nhu cầu của họ” Theo các nhà Địa lý du lịch của Hoa Kỳ: Michaud: “ Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ lại ít nhất 1 đêm ở ngoài nơi ở thường ngày với l y do: giải trí, kinh doanh, chữa bệnh, thể thao hoặc tôn giáo” Trong hoạt động du lịch, thực tế chỉ ra rằng, ngoài tiếp cận với môi trường thiên nhiên, phải có mối quan hệ với cộng đồng nơi đến mới đảm bảo cho một sự phát triển du lịch lâu dài và bền vững. Một nhà kinh tế du lịch người Mỹ là ColtMan ( Michael.M.Coltman) đã định nghĩa:“ Du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của 4 nhóm cộng đồng bao gồm: Du khách: Người bỏ tiền ra để đi du lịch Cơ quan cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng phục vụ du lịch ( khách sạn, nhà hàng ) Chính quyền nơi diễn ra du lịch Dân địa phương tại nơi du lịch Từ đó đưa ra định nghĩa: “ Du lịch là tổng thể các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa du khách, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và phục vụ nhu cầu của du khách” Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá- xã hội của các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là ngành công nghiệp- công nghiệp du lịch- và hiện nay ngành "công nghiệp" này chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với các nước đang phát triển, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia.
  21. 15 Để có nhận thức khoa học về du lịch, nhận thức đó phải trải qua quá trình từ thấp tới cao, từ việc chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Quan niệm trước đây về du lịch. Trước đây người ta mới chỉ quan niệm du lịch là một hoạt độn mang tính chất văn hoá, nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí và những nhu cầu hiểu biết của con người, du lịch không được coi là hoạt động kinh tế, không mang tính chất kinh doanh và ít được đầu tư để phát triển. Trong nhiều thế kỷ trước đây, du khách hầu hết là những người hành hương, thương nhân, sinh viên và cả nghệ sĩ Đến đầu thế kỷ 20, du lịch vẫn còn dành riêng cho những người khá giả, họ đi du lịch là để giải trí. Còn du lịch ngày nay gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người, và một hoạt động du lịch như vậy được thực sự bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Mặc dù vậy, khi đề cập đến du lịch, không ít người thường lầm tưởng rằng : du lịch chỉ là những kỳ nghỉ hè tầm thường, với các sân bay, bãi biển đầy người, hoặc hình ảnh những xe du lịch chở du khách tham quan các phố Do đó, muốn cho du lịch phát triển mạnh mẽ và đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng của đời sống con người, trước hết cần phải có quan niệm đúng đắn về du lịch. Quan niệm khoa học về du lịch. Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tai Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch : Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ . Định nghĩa này là cơ sở cho định nghĩa du khách đã được Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức, tiền thân của Tổ chức du lịch thế giới thông qua. Trong định nghĩa này, các tác giả đã gộp hai phạm trù hoạt động du khách và hoạt động kinh tế thành một hệ thống nhân- quả. Khác với các quan điểm trên, các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các
  22. 16 chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ dưỡng sức tham gia tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích : nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, v.v Theo nghĩa thứ hai, du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt : nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Chúng ta biết rằng, trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và nhận thức, các từ ngữ thường có khá nhiều nghĩa, nhiều khi trái ngược nhau. Như vậy, cố gắng giải thích đơn vị từ đa nghĩa bằng cách gộp các nội dung khác nhau vào một định nghĩa sẽ làm cho khái niệm trở nên khó hiểu và không rõ ràng. Dựa theo cách tiếp cận trên, nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là : + Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. + Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Ở mỗi thời đại, quan niệm về du lịch có sự thay đổi bắt đầu ngay từ thời kì đồ đá, khi mà con người phải “đi” vì lí do sinh tồn trước cái đói và sự sợ hãi. Đến thời kì cường thịnh của đế quốc La Mã, các chuyến du ngoạn bằng ngựa đã mang mục đích tiêu khiển của tầng lớp thống trị. Khi tàu hoả ra đời vào thế kỉ XIX, nó tạo động lực cho du lịch phát triển hơn. Rồi lần lượt đến tàu thuỷ, ô tô, máy bay, chúng ngày càng làm cho du lịch gắn bó mật thiết với con người.
  23. 17 Năm 1925, Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch được thành lập tại Hà Lan, đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi, phát triển các khái niệm về du lịch. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Năm 1985, I.I.Pirogionic đưa ra khái niệm: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”. Ở Việt Nam, theo luật du lịch ban hành từ tháng 6 thăm 2005 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”. WTO định nghĩa: “ Du lịch theo nghĩa hành động được định nghĩa là một hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các dịch vụ xung quanh hoạt động này. Người đi du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường tối thiểu là 80 km trong khoảng thời gian hơn 24 giờ với mục đích giải trí tiêu khiển”. Còn nhiều quan niệm khác về du lịch. Trong luận văn này, tôi sử dụng định nghĩa về du lịch do Tổng cục du lịch Việt Nam ban hành trong luật Du lịch năm 2005. b) Quan niệm về du khách. Du khách là người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi của họ với mục đích thoả mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiểu biết, phục vụ sức khoẻ, xây dựng hay tăng cường tình cảm của con người (với nhau hoặc với thiên nhiên), thư giãn, giải trí hoặc thể hiện mình kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất và các dịch vụ do các cơ sở của ngành du lịch cung ứng. Trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam, có thể cụ thể hoá tiêu chí cơ bản này bằng việc nghỉ qua đêm tại một cơ sở
  24. 18 lưu trú của ngành du lịch. Nói một cách khác thì du khách là người từ nơi khác đến với hoặc kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hoặc vô hình của thiên nhiên và hoặc của cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống Cần phải phân biệt hai loại du khách cơ bản. Những người mà chuyến đi của họ có mục đích chính là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện, tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá được gọi là du khách thuần tuý. Ngược lại có những người thực hiện chuyến đi vì một mục đích khác như công tác, tìm kiếm cơ hội làm ăn, hội họp Trên đường đi hay tại nơi đến, những người này sắp xếp được thời gian cho việc thăm quan, nghỉ ngơi. Khi đó họ mới được coi là du khách. Để nói lên sự kết hợp đó, chuyến đi của họ được gọi là du lịch công vụ, du lịch thể thao du lịch tôn giáo Do du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội mà còn là một lĩnh vực kinh tế với đối tượng phục vụ là người đi du lịch nên việc thống nhất khái niệm du khách là một nhu cầu tất yếu. Đối với doanh nghiệp du lịch, thông qua số lượng du khách có thể nắm được doanh thu. Sự chuẩn hoá khái niệm du khách sẽ giúp các nhà thống kê thống nhất được tiêu chí phân định giữa khách tham quan và du khách, giúp cho các cơ quan quản lý xác định được nghĩa vụ, đối với nhà nước của các doanh nghiệp du lịch. Việc thống nhất và chuẩn hoá định nghĩa du khách còn có ý nghĩa làm cho du lịch Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào hoạt động thống kê du lịch khu vực và quốc tế. 1.1.2.2. Quan niệm về phát triển du lịch bền vững Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến , nâng cấp và hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người quan tâm trong những năm gần đây. Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho rằng : Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai. Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện tại không được
  25. 19 xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài. Theo định nghĩa mới của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về môi trười và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992: "Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người". Trong định nghĩa mới này thì du lịch đã được hiểu một cách đầy đủ hơn nó được xem xét trên cả ba lĩnh vực kinh tế- xã hội- môi trường. Năm 1996, WTTC đưa ra khái niệm: “Du lịch bền vững là sự đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch mai sau”. Và mới đây hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Đông Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Việt Nam đã đưa ra quan điểm về du lịch bền vững đó là: " các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau,du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương. Du lịch bền vững đòi hỏi các cấp và đơn vị kinh doanh du lịch quản lí tất cả các dạng tài nguyên du lịch theo một cách nào đó để một mặt đáp ứng được các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, mặt khác vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái đảm bảo sự sống (theo Hens L. 1998). Đối với Việt Nam, “phát triển bền vững” được thể hiện trong chỉ thị
  26. 20 36/CT của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25/06/1998: Mục tiêu và các quan điểm cơ bản cho phát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lí tài nguyên như một cấu thành không thể tách rời của phát triển bền vững. Theo quan điểm của Tổng cục du lịch Việt Nam, phát triển du lịch phải được định hướng và quản lí theo phương châm: Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, khai thác, sử dụng hợp lí và phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên, chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tránh hiện đại hoá hoặc làm biến dạng môi trường, cảnh quan di tích, xây dựng và giữ gìn môi trường xã hội lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là ở các đô thị du lịch và các điểm tham quan du lịch. Điều 5, luật du lịch Việt Nam: “Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo hài hoà giữa kinh tế - xã hội – môi trường, phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá – lịch sử, du lịch sinh thái, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch. Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam”. Như vậy, có thể nói đối với cả Việt Nam và thế giới, du lịch bền vững không phải là một loại hình hay trào lưu du lịch mà đó là cương lĩnh phát triển du
  27. 21 lịch của thời đại. 1.1.2.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững Muốn đảm bảo phát triển du lịch bền vững, thì nhất thiết chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của phát triển bền vững, bao gồm 10 nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đó được coi là nền tảng cơ bản nhất để duy trì phát triển du lịch lâu dài. Nguyên tắc 2: Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Thực hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảm chi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Nguyên tắc 3: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội. Nguyên tắc 4: Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hoá. Việc duy trì tính đa dạng sẽ tạo cho sức bật cho ngành du lịch giúp du lịch phát triển một cách bền vững. Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển. Du lịch được coi là một ngành tổng hợp vì vậy sự phát triển của du lịch có liên quan mật thiết với các ngành kinh tế khác trong đó có cả kinh tế địa phương vì vậy muốn phát triển bền vững du lịch thì du lịch phải có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa phương phát triển. Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Sự tham gia của cộng đồng địa phương không chỉ đem lợi nhuận cho cộng đồng mà còn làm tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường. Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan. Điều đó giúp thống nhất trong quá trình phát triển du lịch giảm thiểu những mâu thuẫn của mọi nguời, đi đến tính thống nhất cao về quan điểm phát triển giúp phát triển du lịch được lâu dài.
  28. 22 Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Như chúng ta đã biết nguồn nhân lực phục vụ du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nguồn nhân lực có chất lượng sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng và bền vững hơn. Nguyên tắc 9: tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm (marketing du lịch). Đó là việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho du khách, quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm qua đó giúp du khách thoả mãn tối đa nhu cầu của mình. Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu. Triển khai nghiên cứu, nhằm mang lại lợi ích cho khu du lịch, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp du lịch. Tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, và môi trường xã hội. Du lịch bền vững sẽ tác động tích cực đến đời sống xã hội và kinh tế. Du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng và là ngành mũi nhon chỉ khi nó được phát triển một cách bền vững. Mặt khác cần triển khai các nguyên tắc trên trong toàn bộ hệ thống của nền kinh tế xã hội thì khi đó mới đem lại hiệu quả cao, hiệu quả tốt nhất. 1.1.2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững a) Nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo lập ra sự hấp dẫn du khách. Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch thiên nhiên. Tài nguyên du lịch thiên nhiên như: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản, tạo thành cảnh quan, các dạng địa hình, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút du khách, giúp du lịch phát triển. Tài nguyên nhân văn gồm: hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội là yếu tố cơ bản để phát triển du lịch.
  29. 23 b) Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng là vấn đề không thể thiếu được, là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch và nó có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách du lịch đến với địa điểm du lịch nó bao gồm: Mạng lưới giao thông vận tải: là nhân tố quyết định đến việc phát triển du lịch cũng như khai thác những tiềm năng du lịch của địa phương. Mạng lưới giao thông thuận lợi mới thu hút được du khách đến với địa điểm du lịch. Mạng lưới thông tin liên lạc và internet: Giúp trao đổi thông tin, tìm kiếm dễ dàng các điểm du lịch mà mình thích từ đó lên kế hoạch cho chuyến đi giúp chuyến đi được thuận lợi. Mặt khác nhờ có mạng lưới thông tin và internet sẽ giúp liên kết trong các doanh nghiệp du lịch với nhau, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Bao gồm trang thiết bị, phương tiện, cơ sở cần thiết để đón tiếp khách du lịch, nơi lưu trú cho khách du lịch, khu vui chơi giải trí là yếu tố quan trọng để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi cũng như nhu cầu giải trí của du khách từ đó thu hút được nhiều khách du lịch hơn. c) Đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người). Là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của du lịch. Chất lượng công tác kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc sử dụng lao động có chất lượng hay không bởi vì lao động làm việc trong du lịch không những thực hiện công tác chuyên môn về du lịch của mình hộ còn thực hiện nhiêm vụ quan trọng là trao đổi văn hoá, giao tiếp với du khách tạo cho du khách có cảm giác hứng khởi trong lúc du lịch. d) Yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch. Các yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch bao gồm mức thu nhập, trình độ văn hoá, thời gian rỗi. Thứ nhất, trình độ văn hoá: khi nhận thức của con người càng cao thì việc họ thích thú với khám phá thế giới, thiên nhiên, vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi ngày càng tăng về nhu cầu, động cơ đi du lịch tăng lên. Theo một số cuộc điều tra cho thấy: nếu người chủ gia đình có trình độ văn hoá ở mức trung học thì tỷ lệ đi du lịch
  30. 24 là 65%, trình độ cao đẳng tỷ lệ này là 75% , trình độ đai học thì tỉ lệ này lên tới 85%. Thứ hai, Mức thu nhập (Hay điều kiện sống): Đây là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Khi thu nhập của người dân tăng lên thì ngoài việc chi tiêu cho cơm ăn áo mặc thì họ sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ trong đó có cả việc đi du lịch. Cuối cùng là thời gian rỗi: Phần lớn mọi người đi du lịch khi họ rảnh rỗi (ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, cuối tuần ). Vì vậy nhân tố này cũng rất quan trọng để phát triển du lịch. e) Đường lối chính sách phát triển du lịch. Là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch, với một đường lối chính sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy du lịch phát triển. Đường lối phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung , đường lối phát triển kinh tế - xã hội vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự phát triển chung của xã hội. f) Tham gia của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch làm cho du lịch phát triển bền vững hơn. Sự tham gia của cộng đồng dân cư không những tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư mà còn tăng tính trách nhiệm trong việc phát triển du lịch. Việc tham gia này là hết sức cần thiết và không thể thiếu được. Trên đây chỉ là một số yếu tố chủ yếu để phát triển du lịch ở mỗi địa phương. Tuỳ thuộc vào mỗi địa phương mà có những yếu tố khác đặc trưng riêng. Tuy nhiên các yếu tố này không tách rời nhau mà kết hợp lại với nhau thành một khối thống nhất tạo nên sức mạnh cho việc phát triển du lịch thành công. 1.1.2.5. Dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững du lịch không bền vững Bảng 1.1: Loại hình du lịch phân loại theo khả năng tương thích với khái niệm du lịch bền vững Không tương thích Tương thích cao * Du lịch bờ biển có thị trường lớn * Du lịch sinh thái * Kỳ nghỉ có tác động tiêu cực với môi * Du lịch văn hóa, du lịch lịch sử thu hút
  31. 25 trường tự nhiên khách ham tìm hiểu của 1 khu vực * Du lịch tình dục * Điểm du lịch đô thị có sự dụng những khu vực trống * Du lịch săn bắn và câu cá ở nơi quản * Du lịch nông thôn quy mô nhỏ lý yếu * Du lịch ở những nơi có môi trường * Kỳ nghỉ bảo tồn, trong đó du khách nhạy cảm như rừng nhiệt đới, nam cực, thực hiện công tác bảo tồn trong kỳ nghỉ bắc cực của mình Nguồn: Du lịch bền vững. Muốn củng cố khái niệm du lịch bền vững, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tác động của du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững có một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra tác động của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội đã đưa ra so sánh các yếu tố được coi là không bền vững và các yếu tố được coi là bền vững trong phát triển du lịch.
  32. 26 Bảng 1.2: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững Du lịch kém bền vững hơn Du lịch bền vững hơn Khái niệm chung: Phát triển nhanh Phát trỉên chậm Phát triển không kiểm soát Phát triển có kiểm soát Quy mô không phù hợp Quy mô phù hợp Mục tiêu ngắn hạn Mục tiêu dài hạn Phương pháp tiếp cận theo số lượng Phương pháp tiếp cận theo chất lượng Tìm kiếm sự tối đa Tìm kiếm sự cân bằng Kiểm soát từ xa Địa phương kiểm soát Chiến lược phát triển: Không lập kế hoạch, triển khai tùy tiện Quy hoạch trước, triển khai sau Kế hoạch theo dự án Kế hoạch theo quan điểm Phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực Phương pháp tiếp cận chính luận Tập trung vào các trọng điểm Quan tâm tới cả vùng Áp lực và lới ích tập trung Phân tán áp lực và lợi ích Thời vụ và mùa cao điểm Quanh năm và cần bằng Các nhà thầu bên ngoài Các nhà thầu địa phương Nhân công bên ngoài Nhân công địa phương Kiến trúc theo thị hiếu của khách du lịch Kiến trúc bản địa Xúc tiến Marketing tràn lan Xúc tiến Marketing có tập trung theo đối tượng. Nguồn lực: Sự dụng tài nguyên nước, năng lượng Sử dụng vừa phải tài nguyên nước, năng lãng phí lượng Không tái sịnh Tăng cường tài sinh Không chú ý tới lãng phí sản xuất Giảm thiểu lãng phí Thực phẩm nhập khẩu Thực phẩm sản xuất tại địa phương Tiền bất hợp pháp, không khai báo rõ Tiền hợp pháp rang Nguồn nhân lực chất lượng kém Nguồn nhân lực có chất lượng Khách du lịch: Số lượng nhiều Số lượng ít Không có nhận thức cụ thể Có thông tin cần thiết bất kỳ lúc nào Không học tiếng địa phương Học tiến địa phương Bị động và bị thuyết phục, bảo thủ Chủ động và có nhu cầu Không ý tứ và kỹ lưỡng Thông cảm và lịch thiệp Tìm kiếm du lịch tình dục Không tham gia vào du lịch tình dục Lẵng lẽ, kỳ quặc Lặng lẽ, riêng biệt Không trở lại tham quan Trở lại tham quan Nguồn: Du lịch bền vững.
  33. 27 Tùy thuộc vào đặc điểm của khu du lịch để sử dụng các yếu tố để đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch. 1.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa bào bộ chỉ tiêu môi trường của tổ chức du lịch thế giới UNWTO Chỉ tiêu môi trường là những thông tin tổng hợp giúp đánh giá các hoạt động bền vững của du lịch. Để đánh giá mức độ bền vững của điểm du lịch, chúng ta thường dùng các chỉ tiêu đơn và bộ chỉ tiêu đơn. Tổ chức du lịch thế giới WTO xây dựng hai bộ chỉ tiêu đơn là: chỉ tiêu chung cho ngành du lịch bền vững và chỉ tiêu đặc thù cho điểm du lịch. Ngoài ra,còn sử dụng phương pháp PRA (đánh giá có sự tham gia của cộng đồng) để đánh giá. Bảng 1.3 : các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững. STT Chỉ tiêu Cách xác định 1 Bảo vệ điểm du lịch Loại bảo vệ điểm du lịch theo tiêu chuẩn IUCN Số du khách viếng thăm điểm du lịch( tính theo 2 Áp lực năm, tháng cao điểm) 3 Cường độ sử dụng Cường độ sử dụng - thời kỳ cao điểm ( người/ha) 4 Tác động xã hội Tỷ số Du khách/Dân địa phương (thời kỳ cao điểm) Các thủ tục đánh giá môi trường hoặc sự kiểm soát 5 Mức độ kiểm soát hiện có đối với sự phát triển của điểm du lịch và mật độ sử dụng Phần trăm đường cống thoát tại điểm du lịch có xử lý (chỉ số phụ có thể là giới hạn kết cấu của năng 6 Quản lý chất thải lực cơ sở hạ tầng của điểm du lịch, ví dụ như cấp nước, bãi rác) Quá trình lập quy Có các kế hoạch nhằm phục vụ cho điểm du lịch (kể 7 hoạch cả các yếu tố du lịch) Các hệ sinh thái tới 8 Số lượng các loài hiếm đang bị đe dọa hạn Sự thỏa mãn của du Mức độ thỏa mãn của khách du lịch (dựa trên các 9 khách phiếu thăm dò ý kiến) Sự thỏa mãn của địa Mức độ thỏa mãn của điạ phương (dựa trên các 10 phương phiếu thăm dò ý kiến) Nguồn: Du lịch bền vững.
  34. 28 Ngoài các chỉ tiêu chung cho ngành du lịch, để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch cụ thể thì UNWTO đã đưa ra một số chỉ tiêu đặc thù. Bảng 1.4 : Các chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch STT Hệ sinh thái Các chỉ tiêu đặc thù Độ suy thoái (% bãi biển suy thoái, bị xói mòn) Cường độ sử dụng (số người/1m bãi biển) 1 Các vùng bờ biển Hệ động vật bờ biển/động vật dưới biển ( số loài chủ yếu nhìn thấy) Chất lượng nước (rác, phân và lượng kim loại nặng) Độ xói mòn (% diện tích bề mặt bị xói mòn) 2 Các vùng núi Đa dang sinh học (số lượng các loài chủ yếu). Lối vào các điểm chủ yếu (số giờ chờ đợi) Áp lực xã hội tiềm tàng (tỷ số thu nhập bình quân từ du lịch/số dân địa phương) Các điểm văn hóa Tính mùa vụ (% số cửa hàng mở cửa quanh năm/ tổng số 3 (các cộng đồng cửa hàng) truyền thống) Xung đột (số vụ việc có báo cáo giữa dân điạ phương và du khách) Lượng tiền tệ rò rỉ (% thu lỗ từ thu nhập trong ngành du lịch) Quyền sở hữu (% quyền sỏ hữu nước ngoài hoặc không 4 Đảo nhỏ thuộc địa phương đối với các cơ sở du lịch) Khả năng cấp nước (chi phí, khả năng cung ứng) Các thước đo cường độ sử dụng (ở quy mô toàn đảo cũng như đối với các điểm chịu tác động Nguồn: Du lịch bền vững Bộ chỉ tiêu UNWTO sử dụng để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch cụ thể. Tuy vậy, các chỉ tiêu này cũng chưa thực sự chính xác.Vì vậy để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch chúng ta thường sử dụng thêm hệ thống chỉ tiêu về môi
  35. 29 trường. Trên thực tế du lịch bền vững còn được xem xét bởi mối quan hệ mới – du lịch bền vững -được thiết lập khi thỏa mãn yêu cầu sau: - Nhu cầu của du khách: được đáp ứng cao. - Phân hệ sinh thái tự nhiên: không suy thoái. - Phân hệ xã hội – nhân văn: giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương trên cơ sở tăng cường văn minh do mở rộng giao lưu với các du khách, các nền văn hóa khác. Bảng 1.5: Hệ thống chỉ tiêu môi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch STT Chỉ tiêu Các xác định - Tỷ lệ % số khách trở lại/tổng số khách Bộ chỉ tiêu về đáp - Số ngày lưu trú bình quân/đầu du khách 1 ứng nhu cầu của - Tỷ lệ % các rủi ro về sức khỏe (bệnh tật, tại nạn) khách du lịch do du lịch/tổng số khách - % chất thải chưa được thu gom và xủ lý - Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày( tính theo mùa - Lượng nước tiêu thụ/du khách/ngày( tính theo mùa Bộ chỉ tiêu để đánh - % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây giá tác động của du dựng/tổng diện tích sử dụng do du lịch 2 lịch lên phân hệ - % số công trình kiến trúc không phù hợp với kiến sinh thát tự nhiên trúc bản địa (hoặc cảnh quan)/tổng số công trình - Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm (phổ biến-hiếm hoi-không có) - % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải cơ giới (tính theo trọng tải) - % vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội Bộ chỉ tiêu đánh giá của địa phương so với tổng giá trị đầu tư từ các 3 tác động lên phân nguồn khác hệ kinh tế - % số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho người địa phương so với tổng số lao động địa
  36. 30 phương - % GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do du lịch gây ra hoặc có lợi do du lịch mang lại - % giá trị chi phí vật liệu xây dựng địa phương/tổng chỉ phí vật liệu xây dựng - % giá trị hàng hóa địa phương/tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho du lịch - Chỉ số Doxey - Sự xuất hiện các bệnh/dịch liên quan tới du lịch - Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch - Hiện trang các di tích lịch sử văn hóa của địa Bộ chỉ tiêu đánh giá phương tác động của du lịch - Số người ăn xin/tổng số dân địa phương 4 lên phân hệ xã hội - Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du – nhân văn lịch - Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán ) xác định thông qua trao đổi với các chuyên gia Nguồn: Du lịch bền vững 1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế xã hội hiện nay Du lịch của một nước phát triển làm tăng ngân sách nhà nước, giải quyết đời sống xã hội, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế có liên quan phát triển theo. Trên thế giới, nhiều nước do du lịch phát triển đã đem lại cho ngân sách nguồn thu ngoại tệ lớn. Năm 1995 các nước thu nhập du lịch quốc tế cao : Mỹ 58 tỷ USD, Italia 27 tỷ USD Du lịch là một trong những nguồn thu ngoại tệ hàng đầu ở nhiều nước như : Thailand, Philippin, Hongkong Việc phát triển du lịch còn là nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như : giao thông, xây dựng, bưu điện, hàng không, nông nghiệp, ngân hàng Vai trò của du lịch còn thể hiện ở chỗ, giúp cho du khách biết được tiềm năng kinh tế của các nước, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước.
  37. 31 Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, thì phát triển du lịch bền vững còn góp phần giới thiệu truyền bá nét văn hoá dân tộc cho bạn bè trên thế giới.Phát triển du lịch bền vững ngày càng trở nên quan trọng hơn trong xã hội hiện nay : Du lịch phát triển bền vững sẽ mang tính chất giáo dục cao về ý thức bảo vệ môi trường và nguồn tài nguồn tự nhiên cho khách du lịch và cả cộng địa phương. Du lịch bền vững là phương tiện cải thiện và nâng cao sức khỏe, giáo dục, và phúc lợi cho xã hội. Nếu không có phát triển bền vững thì tương lai của các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt. Giúp giảm thiểu đói nghèo và ngăn ngừa vấn đề suy thoái môi trường trong hiện tại và tương lai. Phát triển du lịch bền vững là biện pháp thiết thực nhất để cứu lấy môi trường thiên nhiên và là biện pháp gián tiếp cứu lấy con người. Phát triển du lịch bền vững góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch mới có sức thu hút cao, đem lại cho du khách những chuyến đi với chất lượng và hiệu quả cao. Là nhân tố quan trọng trong quan hệ hữu nghị giữa các nước trên thế giới và tạo điều kiện trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Có thể nói rằng, phát triển du lịch bền vững là việc cần làm và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế góp phần quan trọng trong việc tăng tốc của nền kinh tế đất nước. 1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nơi và bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững du lịch Nha Trang 1.4.1. Một số điển hình về phát triển du lịch không bền vững 1.4.1.1. Phát triển du lịch ở Pattaya (Thái Lan) Trong gần ba thập kỷ từ năm 1970, Pattaya đã đầu tư xây dựng từ hơn 400 lên đến gần 25.000 phòng khách sạn. Với việc ồ ạt phát triển các cơ sở lưu trú trong một thời gian ngắn tại một địa điểm đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực. Biển trở nên rất ô nhiễm và Uỷ ban Môi trường quốc gia Thái Lan đã phải đưa ra tuyên bố là việc tắm biển ở đây không an toàn vào năm 1989. Cùng với đó là các đặc điểm tự nhiên khác bị phá huỷ một cách nghiêm trọng, sự đánh mất cây cối, động vật hoang dã, làm cho môi trường trở nên khô cằn. Sự phát triển không có quy hoạch đó đã
  38. 32 kéo theo sự ùn tắc về giao thông, thiếu nước sinh hoạt, xung đột về chính trị và cả về mặt xã hội ngày càng gia tăng làm gây cản trở cho sự phát triển du lịch bền vững. Khung cảnh tự nhiên của khu du lịch bị mất đi, độ hấp dẫn khách du lịch giảm sút. Những nguyên nhân đó đã làm cho nhiều du khách không muốn đến với Pattaya và đến năm 1989 thì hầu như không có khách du lịch nào muốn quay trở lại với địa điểm du lịch này nữa. Với những giải pháp hữu hiệu được đưa ra vào năm 1993 nhằm giải quyết các vấn đề trên thì xu hướng phát triển mới dần bị đẩy lùi và số lượng khách đã có dấu hiệu tăng trở lại. Một trong những nguyên nhân chính đánh mất sự nổi tiếng của khu du lịch Pattaya đó chính là sự suy thoái về mặt môi trường, ô nhiễm, sự phá huỷ môi trường tự nhiên, sạt lở, đánh mất cây cối, động vật hoang dã Cùng với đó là sự kém hấp dẫn đối với khách du lịch. Vấn đề đặt ra ở đây là phải nhận thức được vấn đề phát triển du lịch phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch. Mọi sự phát triển du lịch tách rời vấn đề môi trường đều dân đến thất bại. Để du lịch phát triển bền vững thì phải có chính sách phát triển du lịch hợp lý, phải kết hợp giưa việc phát triển du lịch với viêc bảo vệ môi trường, cảnh quan khu du lịch. 1.4.1.2. Phát triển du lịch ở đảo Canary (Tây Ban Nha) Đảo Canary gồm 7 đảo và một số đảo nhỏ ở Đại Tây Dương, cách Tây Ban Nha lục địa khoảng 1.500 km, nổi tiếng là trung tâm đa dạng sinh học với sự tập trung của nhiều loài sinh vật biển, có nhều cảnh quan đẹp, phong phú, khí hậu lý tưởng. Điều đó đã giúp cho nơi đây trở thành điểm đến quen thuộc của du khách Châu Âu. Ở đây du lịch được phát triển khá sớm bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 với một số ít du khách Châu Âu đến đây vì lý do chữa bệnh. Từ năm 1900 với 8.000 du khách thì đến năm 1975 thì quần đảo Canary đã đón được 2 triệu khách và con số đó tiếp tục tăng nhanh, vào năm 1990 là 7,4 triệu khách và 13 triệu khách vào năm 1999. Ngành du lịch dịch vụ chiếm gần 80% tổng thu nhập của nền kinh tế. Điều đó cho thấy, nền kinh tế ở đây phụ thuộc vào du lịch quá nhiều. Sự phát triển nhanh cua du lịch ở Canary nhưng không có những quy hoạch phát triển cở sở hạ tầng du lịch một cách hợp lý đã dẫn đến việc quá tải du lịch. Quá
  39. 33 trình xây dựng bất hợp lý đó đã kéo theo sự mất kiểm soát trong phân bổ nguồn nước sinh hoạt, phân bổ công việc của các nhân tố khác, tắc nghẽn giao thông Sự gia tăng xây dựng không có quy hoạch hợp lý ở Canary đã tạo ra áp lực về đất đai. Cùng với đó là sự đầu tư ồ ạt của người nước ngoài vào nơi đây đã tạo ra môi trường không tốt cho dân cư địa phương và cư dân địa phương đang dần dần trở thành những người thiểu số. Sự phát triển quá nóng ở quần đảo Canary đã cho thấy tính chất không bền vững trong quá phát triển du lịch. Cùng với lượng du khách đông là việc thải ra hàng triệu tấn rác thải, ô nhiễm không khí do quá nhiều các phương tiện chuyên trở. Mức độ khai thác du lịch bất hợp pháp ngày càng gia tăng do người dân chạy theo lợi nhuận đã làm cho cảnh quan nơi đây xuống cấp nghiêm trọng. Quả thật Canary đang trở thành một vấn đề khó khăn cần phải giải quyết. Muốn phát triển du lịch một cách lâu dài ở đây thì các nhà chức trách và các ban ngành phải cùng tham gia giải quyết. 1.4.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững 1.4.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc Vân Nam là một tỉnh của Trung Quốc với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 80% diện tích), đất dùng cho nông nghiệp rất hạn chế vì vậy chính quyền cần có chính sách phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch dân cư, sử dụng đất đai một cách hợp lý. Phát triển du lịch ở đây được đặt dưới sự quản lý tốt của nhà nước bằng các quy hoạch hợp lý với sự tham gia, phối hợp giữa các ngành và địa phương. Vân Nam có nhiều khu du lịch nổi tiếng với nhiều sắc thái, sinh cảnh riêng đã tạo cho du lịch của tỉnh phát triển một cách đa dạng.Với sự quản lý khai thác tài nguyên du lịch được thống nhất cao gắn kết với sự tham gia của cộng đồng dân cư tạo nền tảng cho du lịch ở đây phát triển một cách bền vững, lâu dài. Quy hoạch các khu du lịch ở đây tuân theo quy luật của thị trường nhưng có một sự định hướng rõ ràng. Trong quá trình lập quy hoạch du lịch có sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về các lĩnh vực: xây dựng, kiến trúc, du lịch, lữ hành, văn hoá, môi trường Quy hoạch của tỉnh theo hướng bền vững, song song với việc phát triển du lịch là việc gìn giữ bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan du lịch.
  40. 34 Ở các địa điểm du lịch thì đều có các quy định rõ ràng cho các nhà quản lý, người kinh doanh và khách du lịch phải thực hiện một cách nghiêm túc. Cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ du khách đều phải làm theo mẫu thống nhất phù hợp với khu du lịch, không có hiện tượng chèo kéo khách mua hàng, hiện tượng ăn xin, các tệ nạn xã hội Chính quyền tỉnh hỗ trợ cư dân địa phương phát triển các ngành nghề truyền thống bằng cách mở các lớp đào tạo nghề thu công, cho vay vốn tạo dựng cở sở sản xuất thủ công chính những việc làm đó đã giúp cho cơ hội tăng thêm thu nhập, giải quyết vấn đề việc làm giảm sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên. 1.4.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Phong Nha Kẻ Bàng Bên cạnh sự gia tăng về số lượng khách du lịch thì cơ sở vật chất ở Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ du khách cũng được nâng cấp, cải thiện, môi trường đã được quan tâm, giữ gìn, chất lượng phục vụ du lịch được nâng lên một bước và sự tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch. Điều đó đã giúp cho Phong Nha - Kẻ Bàng được sự hài lòng của du khách khi đến đây. Du lịch ở Phong Nha - Kẻ Bàng còn góp phần quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội. Các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch như mại dâm, ma tuý, tội phạm không có chiều hướng gia tăng và luôn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. Tuy vậy, với lượng lớn du khách đến vớn Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp. Trước những tồn tại trên Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách hước hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc
  41. 35 thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân. 1.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho du lịch Thành phố Nha Trang Từ những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của tỉnh Vân Nam, của Phong Nha - Kẻ Bàng và sự phát triển du lịch không bền vững của Pattaya, của đảo Canary có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển bền vững tại các khu du lịch nói chung và du lịch Thành phố Nha Trang nói riêng như sau: Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết, liên kết các tổ chức ban ngành liên quan để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch. Tích cực quảng bá, tiếp thị hiệu quả dựa trên tiềm năng độc đáo của khu du lịch, xây dựng hệ thống thông tin chi tiết để phục vụ du khách tìm hiểu về du lịch Thành phố Nha Trang. Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, tích cực cải thiện môi trường xung quanh khu du lịch. Hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và cảnh quan khu du lịch. Tích cực phát triển các ngành nghề địa phương phục vụ du lịch, việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng chính là cách làm du lịch bền vững. Xây dựng kênh thông tin phản hồi ý kiến của du khách, mạng lưới cộng đồng tham gia vào việc giám sát, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và môi trường. Nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, các khu vui chơi phục vụ du lịch.
  42. 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG I Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến , nâng cấp và hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người quan tâm trong những năm gần đây. Theo quan điểm của Tổng cục du lịch Việt Nam, phát triển du lịch phải được định hướng và quản lí theo phương châm: Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, khai thác, sử dụng hợp lí và phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên, chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tránh hiện đại hoá hoặc làm biến dạng môi trường, cảnh quan di tích, xây dựng và giữ gìn môi trường xã hội lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là ở các đô thị du lịch và các điểm tham quan du lịch. Phát triển du lịch bền vững chịu tác động của các yếu tố: Nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng, đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người, yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch, đường lối chính sách phát triển du lịch, sự tham gia của cộng đồng. Để đánh giá tính bền vững của du lịch cần dựa vào các tiêu chí khác nhau, bao gồm: bộ chỉ tiêu môi trường của tổ chức du lịch thế giới UNWTO (mức độ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, tác động của du lịch lên hệ sinh thái và lên kinh tế xã hội. Phát triển du lịch bền vững có vai trò rất lớn đối với nước ta hiện nay. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, thì phát triển du lịch bền vững còn góp phần giới thiệu truyền bá nét văn hoá dân tộc cho bạn bè trên thế giới. Mặt khác, phát triển du lịch bền vững là biện pháp thiết thực nhất để cứu lấy môi trường thiên nhiên và là biện pháp gián tiếp cứu lấy con người. Theo kinh nghiệm trên thế giới, một trong những nguyên nhân chính đánh mất sự nổi tiếng của khu du lịch chính là sự suy thoái về mặt môi trường, ô nhiễm, sự phá huỷ môi trường tự nhiên, sạt lở, đánh mất cây cối, động vật hoang dã Cùng với đó là sự kém hấp dẫn đối với khách du lịch. Vấn đề đặt ra ở đây là phải
  43. 37 nhận thức được vấn đề phát triển du lịch phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch. Mọi sự phát triển du lịch tách rời vấn đề môi trường đều dân đến thất bại. Để du lịch phát triển bền vững thì phải có chính sách phát triển du lịch hợp lý, phải kết hợp giưa việc phát triển du lịch với viêc bảo vệ môi trường, cảnh quan khu du lịch.
  44. 38 Chương 2 : TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHA TRANG – KHÁNH HÒA 2.1. Tổng quan về thực trạng kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế Trong 5 năm qua, tình hình kinh tế của thành phố tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,2%; GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 2.200 USD, tăng 12,5%/năm. Các ngành dịch vụ phát triển nhanh bình quân đạt 18,7% năm; nhiều điểm du lịch được xây dựng với đặc thù cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đặc trưng đã trở thành điểm đến hấp dẫn, nổi tiếng trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, toàn thành phố hiện có 455 khách sạn, với tổng số phòng đạt gần 10.000 phòng, trong đó, khách sạn từ 2 sao trở lên chiếm 14%; Hầu hết các cơ sở lưư trú đều được đầu tư nâng cấp và nâng cao chất lượng phục vụ. Về doanh thu du lịch năm 2009 đạt 1.561 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.873 tỷ đồng tăng 19,99% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 2.253 tỷ đồng (tăng 20,28%) Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân hàng năm 14,8%, năm 2010 ước đạt 8.129 tỷ đồng, riêng khu vực tập thể, cá thể do thành phố trực tiếp quản lý đạt 193 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 4,7%, ước năm 2010 đạt 478,7 tỷ đồng. Năng lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, toàn thành phố hiện có 3.150 tàu thuyền với tổng công suất 155.000 CV, trong đó có 480 chiếc có công suất lớn (≥90 CV) với 85.000 CV, sản lượng khai thác đánh bắt đạt bình quân trên 34.400 tấn/năm (mức tăng bình quân đạt 6,4%/năm), doanh thu hàng năm đạt 400 tỷ đồng; sản lượng nuôi trồng bình quân đạt 482 tấn/năm. Thu ngân sách luôn vượt kế hoạch hàng năm, ước tính năm 2010 thu trên 1.000 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2005 và là địa phương duy nhất trong toàn tỉnh có khả năng tự cân đối và có đóng góp ngân sách cho tỉnh. Với kết quả thu tăng, thành phố đã đảm bảo chi kịp thời, đầy đủ cho các khỏan chi thường xuyên,
  45. 39 chi đầu tư phát triển, đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh và nhu cầu an sinh xã hội. Tổng chi ngân sách thành phố tăng bình quân hàng năm 14,1%, trong đó chi đầu tư phát triển 24,5% (chiếm tỷ trọng 21,8% trong tổng chi của thành phố), thành phố đã thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và các hoạt động chính sách hỗ trợ người nghèo, chi hỗ trợ xăng dầu, bảo hiểm cho ngư dân lên đến hàng trăm tỷ đồng. 2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ðến nay, trên địa bàn Khánh Hòa đã hình thành một cách rõ nét ba vùng kinh tế trọng điểm, gồm trung tâm là TP Nha Trang; phía bắc là khu vực vịnh Vân Phong (thuộc huyện Vạn Ninh) và phía nam là khu vực vịnh Cam Ranh. Riêng đối với thành phố Nha Trang, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp; đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của thành phố là: dịch vụ, chiếm 62,5% - công nghiệp 30,5% - nông nghiệp 7%. 2.1.3. Về giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái 2.1.3.1. Công tác giáo dục, y tế và văn hóa Về giáo dục - đào tạọ, 5 năm qua, sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm toàn diện và từng bước phát triển. Chất lượng giáo dục của các cấp học được nâng cao, cơ sở vật chất được tăng cường, 86% trường lớp đã được kiên cố hóa, thành phố đã đầu tư xây dựng mới 21 điểm trường, 139 phòng học và các phòng chức năng, sửa chữa 44 phòng học và 11 công trình phụ khác, với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng và đã có 18 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (có 03 trường mần non). Toàn thành phố có 111 trường với gần 68.000 học sinh, huy động 85,3% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp (riêng trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 đạt 94,5%), có 98,9% trẻ trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi đến trường tiểu học, 96,7% trẻ từ 11 - 14 tuổi đến trường THCS; có 100% giáo viên công lập ở các ngành học đạt trình độ chuẩn và 55% trên chuẩn; có 27/27 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, duy trì chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, đã có 27/27 trung tâm học tập cộng đồng đi vào hoạt động.
  46. 40 Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai tích cực, bước đầu thực hiện có hiệu quả. Công tác khuyến học, khuyến tài đã huy động mọi nguồn lực, tiềm năng để phát triển giáo dục - đào tạo. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển mạnh loại hình trường, lớp mầm non ngoài công lập, đã thu hút 77,5% tổng số học sinh mầm non huy động ra lớp toàn thành phố. Về Y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm và đạt được kết quả tích cực; các cơ sở y tế được xây dựng mới, nâng cấp và bổ sung các phương tiện khám chữa bệnh cho 20 cơ sở y tế xã, phường; có 27/27 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 40% trạm y tế có bác sỹ, 100% trạm y tế có cán bộ dược và có nữ hộ sinh hoặc y sản nhi. Hoạt động y học cổ truyền được duy trì. Ngành y tế đã có nhiều cố gắng chủ động ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, không để bùng phát các ổ dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm được kiểm soát; các chương trình, mục tiêu y tế quốc gia hoàn thành, công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân được tăng cường kiểm tra. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai 0 đồng bộ, tỷ suất sinh hàng năm giảm bình quân 0,3 /00, tốc độ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 13,41%. Về văn hóa thông tin - Thể dục thể thao - Truyền thanh, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện, đã góp phần đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống văn minh, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại các đình, đền, miếu cũng được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Hoạt động thông tin - tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ đã có bước phát triển mới về lượng và chất. Nhiều sự kiện chính trị, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế như Festival biển, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Lễ công bố thành phố Nha Trang được Thủ tướng Chính phủ công nhận đô thị loại I, Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam, Hội nghị Thống đốc ngân hàng các nước ASEAN được tổ chức thành công tại Nha Trang đã cổ vũ nhân dân, cán bộ nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng thành phố văn minh, thân thiện; góp
  47. 41 phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Nha Trang - Khánh Hòa với bạn bè trong nước và quốc tế. Hoạt động thể dục thể thao tiếp tục phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng, phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển, số người tập TDTT thường xuyên đạt 25,1% tổng số dân, số gia đình thể thao đạt 31,2% tổng số hộ toàn thành phố. Công tác xã hội hóa thể dục thể thao có nhiều tiến bộ, nhiều cơ sở tập luyện thể dục thể thao đã được đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân. Mạng lưới truyền thanh từ thành phố đến xã, phường được quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng và tăng cường cơ sở kỹ thuật, thiết bị; tỷ lệ phát sóng trên địa bàn dân cư thành phố đạt 95%, đảm bảo phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của thành phố. 2.1.3.2. Bảo vệ môi trường Để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của đan cư ở đây và thu hút nhiều hơn khách du lịch, TP Nha Trang đã có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường. Trước hết, Nha Trang chú trọng công tác tuyên truyền vận động người dân sống trên đảo, ven bờ chung tay bảo vệ môi trường biển, hạn chế vứt rác thải bừa bãi xuống biển, không chặt phá rừng ngập mặn. Hàng năm, các hoạt động bảo vệ môi trường biển như thả rùa về biển, bắt sam biển gai, một loài ăn san hô, thu gom rác nhân ngày bảo vệ môi trường được đông đảo người dân tham gia. Trong những dịp Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đa dạng sinh học thế giới, Ngày Lặn trái đất, tỉnh phát động người dân tham gia làm sạch biển để nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường biển. Bắt đầu từ năm 2007, UBND TP Nha Trang giao Ban quản lý Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện phương án thu gom, vận chuyển rác trong vịnh Nha Trang. Kinh phí đầu tư ban đầu cho phương án này khoảng 500 triệu đồng gồm các hạng mục như: xây dựng hầm xử lý rác, thùng đựng rác, tập huấn phân loại rác; thuê tàu vận chuyển, hợp đồng lao động, mua thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác vận chuyển rác vào đất liền. Sau 1 năm thực hiện, phương án thu gom, vận chuyển rác trong vịnh Nha Trang
  48. 42 ban đầu đã đạt được hiệu quả nhất định. Đến nay, các đơn vị liên quan đã thu gom hơn 1.500 tấn rác thải tại vịnh Nha Trang, trong đó lượng rác thu được chủ yếu tại các lồng, bè (khoảng 800 tấn), số rác còn lại thu được từ các khu dân cư trên đảo. Hiện nay, lượng rác được thu gom hàng ngày từ 4 - 5 tấn, cao điểm lên đến 7 tấn. Hoạt động thu gom rác đã giúp giảm áp lực ô nhiễm trên vùng biển vịnh Nha Trang. Nhờ đó, tại nơi công cộng trên các đảo, mặt nước biển đã phần nào sạch, đẹp hơn. Qua hoạt động thu gom rác trên vịnh Nha Trang, ý thức bảo vệ môi trường biển của người dân cũng được nâng cao. Các biện pháp khoa học phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ môi trường biển vịnh Nha Trang cũng được đẩy mạnh. Riêng Viện Hải dương học Nha Trang có những nghiên cứu giúp phát triển vịnh Nha Trang, có những biện pháp công nghệ như phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, nuôi trồng mới rạn san hô. Viện đã có những nghiên cứu thực hiện 1 số công nghệ phục hồi cảnh quan vịnh Nha Trang, đặc biệt 2004-2006 nghiên cứu nuôi trồng hệ san hô, ngoài ra còn nuôi một số sinh vật biển sống trong hệ san hô như cá khoang. Tuy nhiên việc bảo vệ môi trường biển vịnh Nha Trang vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, hàng ngàn lồng bè nuôi thủy sản trên vịnh xả ra hàng tấn rác thải mỗi ngày nhưng người nuôi trồng thuỷ sản chưa nộp phí thu gom rác, kinh phí cho việc bảo vệ môi trường hạn chế, quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch không theo kịp thực tế. Về mặt quản lý môi trường: UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo thực hiện các thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quản lý chất thải nguy hại, ứng phó sự cố tràn dầu theo đúng qui định, có sự phân cấp rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường; công tác kiểm soát ô nhiễm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cũng như việc kiểm tra, thanh tra xử lý các hành vi vi phạm được thực hiện nghiêm túc có phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh, huyện, các ban quản lý Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong và cảnh sát môi trường; công tác thu phí nước thải, truyền thông bảo vệ môi trường, tham mưu chính sách trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch BVMT đã nâng cao hiệu quả của công tác quản lý môi trường.
  49. 43 2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Nha Trang 2.2.1. Tiềm năng du lịch Nha Trang 2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên a) Vị trí địa lý Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số 392.279 người (2009). Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông. Với vị trí này Nha Trang có nhiều lợi thế: thuận tiện về đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển trong nước và quốc tế, là cửa ngõ Nam Trung bộ và Tây Nguyên nên Nha Trang có điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu và phát triển. Nha Trang nằm ở phía Đông Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang. Một đồng bằng được bồi lấp bởi sông Cái Nha Trang có diện tích gần 300 km², địa hình đồng bằng bị phân hóa mạnh: Phần phía Tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn, độ cao tuyệt đối khoảng 10-20 m ; Phần phía Đông là địa hình tích tụ độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi các dòng chảy. Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) có chiều dài 79 km, phát nguyên từ Hòn Gia Lê, cao 1.812 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Sông Cái Nha Trang có 7 phụ lưu, bắt nguồn ở độ cao từ 900 đến 2.000 m nhưng lại rất ngắn, thường dưới 20 km nên độ dốc rất lớn tạo nhiều ghềnh thác ở thượng lưu. Từ cửa sông Chò trở lên thì có thác Đồng Trăng, thác Ông Hào, thác Đá Lửa, thác Nhét, thác Mòng, thác Võng. Qua khỏi thác Võng thì có thác Dằng Xay, thác Tham Dự, thác Ngựa, thác Hông Tượng, thác Trâu Đụng, thác Giang Ché, thác Trâu Á, thác Nai, thác Rùa, thác Hòm Phần trên nguồn còn có rất nhiều thác nhưng ít người lên đến nên không có tên gọi. Với địa hình đó, Nha Trang trở thành một trong những nơi có cảnh quan đẹp nhất thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham. b) Khí hậu Khí hậu tương đối ôn hòa của Nha Trang đã tạo cho nơi đây một lợi thế về du
  50. 44 lịch. Thường có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11. Những tháng còn lại là mùa khô, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng.Nhiệt độ trung bình hàng năm của Nha Trang cao khoảng 26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%. c) Tài nguyên biển đảo Vịnh Nha Trang Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha. Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt Mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; nhiệt độ bình quân hàng năm là 26C; nóng nhất 39C, lạnh nhất 14,4C. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới. Trong số các đảo trong vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng như:
  51. 45 Hòn Miễu Hòn Miểu còn được gọi là đảo Bồng Nguyên nơi có Thủy Cung Trí Nguyên với những sinh vật kì lạ. Cách hồ là bãi sỏi đủ màu, đủ dáng, trải thành từng lớp trên bờ thay cho cát trắng. Hình 2.1: Hòn Miễu Hòn Mun Là một đảo nhỏ trong Vịnh, sở dĩ có tên là "Hòn Mun" vì phía đông nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. Kết quả khảo sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam. Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới. Từ năm 2001, Khu bảo tồn biển Hòn Mun ra đời bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng nước xung quanh. Diện tích khoảng 160km² bao gồm khoảng 38 km² mặt đất và khoảng 122 km² vùng nước xung quanh các đảo. Đây là khu bảo tồn biển đầu tiên tại Việt Nam.
  52. 46 Hình 2.2: Hòn Mun Hòn Tằm Là một điểm du lịch sinh thái biển đảo hấp dẫn, nơi đây vẫn còn lưu lại vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới xanh mướt, bờ cát dài lãng mạn. Phía sau đảo này có một hang đá rất đặc biệt, kỳ bí mới được ngành du lịch phát hiện và đưa vào khai thác. Đó là hang Dơi nơi có rất nhiều đàn dơi cư trú trên những vách đá cheo leo ở độ cao 60m. Đảo được đầu tư phát triển nhiều loại hình thể thao bãi biển như dù bay, bóng chuyền bãi biển, đua xuồng Kayak, leo núi . . Ngày 6-2-2010, Công ty Cổ phần Hòn Tằm Biển Nha Trang chính thức đưa khinh khí cầu đầu tiên ở Việt Nam vào phục vụ du khách, khoang hành khách làm bằng thép có sức chứa từ 25 đến 30 hành khách cùng lúc bay lên độ cao 150m để ngắm được toàn vịnh Nha Trang. Hình 2.3: Hòn Tằm
  53. 47 Hòn Tre Là đảo lớn nhất trong vịnh Nha Trang với diện tích trên 30 km², nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 5km về phía Đông, cách cảng Cầu Đá 3,5km vị trí tương đối biệt lập, có bãi tắm thiên nhiên đẹp, thảm thực vật trong khu vực còn nguyên sơ, khí hậu ôn hoà, ít gió bão, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển. Khu vực quy hoạch đảo bao gồm 2 khu vực chức năng: Khu Vũng Me - Bãi Trũ - Đầm Già - Bãi Rạn được quy hoạch hướng tới một quần thể các dự án du lịch cao cấp bao gồm 7 dự án hiện có: Khu du lịch Con sẻ tre, Vinpearl resort & spa, Khu du lịch sinh thái và Thế giới nước Vinpearl, Công viên văn hóa Vinpearl, Công viên văn hóa Hòn Tre, Khu du lịch sinh thái Bãi Sỏi, Khu biệt thự và sân golf Vinpearl, giao thông đối ngoại của phân khu chủ yếu thông qua 2 cảng du lịch tại Vũng Me và tuyến cáp treo Vinpear (tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới). Khu Đầm Bấy được quy hoạch theo mô hình khu du lịch cộng đồng bao gồm khu vực dự án Khu du lịch thế giới biển và dự án Làng du lịch sinh thái Đầm Bấy. Hình 2.4: Hòn Tre
  54. 48 Hòn Chồng – Hòn Vợ Hình 2.5: Hòn Chồng – Hòn Vợ Gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi Lasan. Dưới chân đồi là bãi đá ngổn ngang có thể là do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này. Cụm đá lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn Cụm đá thứ hai có hình dáng một người phụ nữ ngồi trông ra biển - được đặt một cái tên có ý nghĩa gần gũi với Hòn Chồng - đó là Hòn Vợ, cụm đá này ít được du khách để ý hơn. Đảo yến Đây không phải là tên riêng của một đảo nào, mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi vậy. Nhưng trong 19 hòn đảo ở Vịnh Nha Trang thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều yến nhất. Hòn Nội là đảo nằm phía trong, còn Hòn Ngoại nằm phía ngoài. Hòn Nội có bãi tắm đôi (có hai bờ biển một mặt hướng ra Vịnh Nha Trang mặt còn lại hướng vào một vũng lớn bị cô lập trong đảo mùa nước lên, nước sẽ tràn qua doi cát vào vũng) với cát trắng rất đẹp nhưng ít dùng cho du lịch chủ hoạt động chủ yếu trên đảo là khai thác Yến sào.
  55. 49 Hình 2.6: Đảo yến Diamond Bay Diamond Bay (Wonderpark Resort), một resort trên đại lộ Nguyễn Tất Thành, Nha Trang, Khánh Hòa là nơi diễn ra lễ đăng quang của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008, được hoàn thành chỉ sau bốn tháng xây dựng, khánh thành vào ngày 30 tháng 6 năm2008. (Hình 7 – Phụ lục) Biệt thự Cầu Đá Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại) tọa lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), là một di tích lịch sử văn hóa khá nổi tiếng, nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc phương Tây với nghệ thuật hoa viên phương Đông. Lầu Bảo Đại được người Pháp đã xây dựng năm 1923 ban đầu là một cụm 5 biệt thự trên núi Chụt để làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học đến nghiên cứu vùng biển Đông Nam Á tại Viện hải dương học Đông Dương (hiện là Viện hải dương học Nha Trang) người Pháp đặt tên cho các ngôi biệt thự này theo tên các loài cây và hoa trồng xung quanh. Lần lượt từ mỏm núi trở vào là biệt thự Xương Rồng, Bông Sứ, Bông Giấy, Phượng Vĩ, Cây Bàng. Từ năm 1940 đến 1945, hoàng đế Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ ngơi ở biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ nên từ đó cụm di tích này được gọi là Lầu Bảo Đại.
  56. 50 Hình 2.7. Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại) Suối khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang Trung tâm du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang vừa đầu tư xây dựng nhà kỹ thuật với diện tích khoảng 520m2 bao gồm: nhà giặt ủi, nhà xử lý bùn khoáng, nhà đóng sản phẩm bùn khoáng, kho chứa đồ Đồng thời trung tâm cũng vừa nâng cấp và đưa vào hoạt động phục vụ du khách khu vực ngâm khoáng. Nước khoáng nóng cũng như bùn khoáng Silic đã được công nhận về mặt y tế là có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Ngoài tác dụng thư giãn, kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh ngoại biên, nước khoáng nóng cũng như bùn khoáng còn có tác dụng tích cực đối với làn da, chữa được một số bệnh ngoài da thông thường và làm cho da mịn màng, sáng đẹp hơn.Vì vậy du khách rất thích thú với sản phẩm du lịch này, hầu như ai đã từng đặt chân đến Thành Phố Nha Trang thì đều sử dụng sản phẩm du lich ở suối khoáng nóng tháp Bà như tắm bùn, tắm khoáng nóng và thật thoái mái khi được ngâm mình trong bùn và khoáng.
  57. 51 Hình 2.8: Khu du lịch Suối khoáng nóng Tháp Bà Khu du lịch Con Sẻ Tre Hãy một lần đến với điểm du lịch Con Sẻ Tre cùng nằm trên đảo Hòn Tre nhưng có phong cách khác biệt với Hòn Ngọc Việt. Nơi đây được thiết kế theo phong cách cổ, dân dã, gần gũi với thiên nhiên. Ðặt chân lên đảo, du khách sẽ bắt gặp những mặt người ngộ nghĩnh được vẽ trên đá như đang hân hoan chào đón bạn.
  58. 52 Nét độc đáo ở đây là toàn bộ hệ thống nhà cửa, nhà hàng, nhà vườn, cầu, bàn ghế, giường, cột điện đều làm bằng tre. Con Sẻ Tre tựa lưng vào đồi với rừng cây xanh tươi tốt cùng hoa lá đủ mầu. Thấp thoáng trong rừng cây xanh là những nhà nghỉ khép kín xinh xắn và thơ mộng. Bạn sẽ cảm nhận được sự hào phóng của gió biển nguyên chất, nước biển xanh nồng nàn, tiếng sóng vỗ dịu êm làm cho tâm hồn bạn thư thái và khoan khoái. Bạn thỏa sức hít căng lồng ngực không khí trong lành, tinh khiết nơi đây và quên đi bao âu lo, căng thẳng đời thường. Con Sẻ Tre rất phù hợp với việc nghỉ ngơi thư giãn, tắm biển, lặn biển, câu cá, Nét đặc trưng của Con Sẻ Tre là lò nướng dân gian lộ thiên theo kiểu La Mã. Lò nướng hình tròn, khá lớn được xây thành hai tầng. Sáu ụ gạch cao chừng 4 mét của lò nướng được thắp sáng như 6 ngọn đuốc thiêng. Chủ nhân của khu du lịch cho biết: 5 ngọn tượng trưng cho 5 châu, còn ngọn thứ 6 tượng trưng cho người và đảo này. Những hải sản tươi rói được xếp lên lò gạch nướng lộ thiên như tôm hùm xiên que nướng, mực nướng xả ớt, sò nướng mỡ hành Mùi khói thơm trộn lẫn với tiếng xè xè của những hải sản nướng làm thức dậy tất cả vị giác. Trong khung cảnh ấm cúng và thanh bình đó bạn sẽ thích thú hơn khi được nghe tiếng đàn ghi-ta thùng thánh thót, nghe những giọng ca lãng tử. Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng, nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá nên Nha Trang đã trở thành một trong mười trung tâm du lịch lớn của cả nước, đặc biệt là du lịch biển với rất nhiều bãi tắm nổi tiếng như như bãi biển Nha Trang, Bãi Tiên,. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt, khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới. Trữ lượng hải sản thuộc vùng biển ước khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%). Khả năng cho phép hàng năm khai thác khoảng 70.000 tấn.
  59. 53 Ngoài các hải sản như cá, mực và các loại ốc, biển Nha Trang còn là nơi trú ngụ của chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào. Đây là một đặc sản quý mà không phải tỉnh nào trong cả nước cũng có thể có được, là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp. Là một trong những đặc sản nổi tiếng thu hút khách du lịch thưởng thức. Hình 2.9 Khu du lịch Con sẻ tre
  60. 54 2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn a) Di tích văn hóa lịch sử Hàng năm, thành phố Nha Trang thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng. Ngoài những thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển dài với bãi cát trắng tuyệt đẹp, các hòn đảo nổi tiếng như Hòn Tre, Hòn Tằm với đủ các trò chơi trên biển, khu nghỉ dưỡng Vinpearland, vịnh Vũng Rô, bãi dài Cam Ranh Nha Trang còn có rất nhiều điểm đến văn hóa và lịch sử nằm ngày trong thành phố. Nhà thờ Núi Nằm trên độ cao 12 mét giữa trung tâm thành phố, Nhà thờ đá Nha Trang là địa điểm thu hút rất nhiều du khách, các nhà quay phim và nhiếp ảnh trong và ngoài nước. Tên chính thức của nhà thờ là Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua, nhưng thường được người dân trong vùng nhắc đến với tên gọi giản dị là nhà thờ đá, nhà thờ Nha Trang, nhà thờ Ngã Sáu. Phổ biến hơn cả vẫn là tên gọi Nhà thờ Núi. Nhà thờ là một trong những nét kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Pháp. Với tư tưởng truyền bá lối sống cao đẹp của Công giáo tại Nha Trang, giáo sĩ Louis Vallet (1869 – 1945) đã dành tâm huyết của ông để xây dựng nhà thờ. Sau khi mất, mộ của ông được đặt ở dưới chân núi của nhà thờ. Ngày 3 tháng 9 năm 1928, nhà thờ được khởi công xây dựng trên một mõm núi nhỏ có tên là núi Bông. Cái tên nhà thờ Núi cũng do đó mà có. Điểm thú vị là để tạo mặt bằng trên đỉnh núi, người ta đã sử dụng khoảng 500 vỏ trái mìn. Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn theo lối kiến trúc nhờ thờ Công giáo phương Tây. Lối kiến trúc này giống với nhà thờ ở Sapa và một số địa điểm khác tại Việt Nam. Một gác chuông cao ở chính giữa có treo 3 quả chuông là điểm dễ nhận biết của các nhà thờ Công giáo phương Tây. Nhà thờ là một không gian đẹp được những nhà nhiếp ảnh và quay phim rất ưa thích. Những cặp tình nhân cũng lựa chọn nhà thờ để làm nơi chụp những tấm ảnh cưới của mình. Nhà thờ mở cửa đón khách tất cả các ngày trong tuần từ 8h sáng và vẫn duy trì các buổi giảng đạo vào buổi sáng và buổi chiều.
  61. 55 Hình 2.10: Nhà thờ núi Viện Hải Dương Học Được thành lập năm 1923, là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Viện Hải dương học nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi kề ngay cảng Cầu Đá, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km về hướng Đông Nam. Đến thăm Viện, du khách sẽ được tận mắt xem Bảo tàng sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính. Nơi đây có cả bộ xương cá voi khổng lồ dài tới gần 26m, cao 3m với 48 đốt sống được phục chế đầy đủ phục vụ nghiên cứu khoa học và khách tham quan du lịch. Chùa Long Sơn Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn dưới chân đồi Trại Thủy ở Nha Trang. Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất Khánh Hòa. Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 21 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung
  62. 56 quanh Chùa. Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử của vùng lân cận. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1963. Dưới chân đài sen là bức tường chia thành những ngăn nhỏ để chứa hài cốt do các gia đình Phật tử gửi. Hình 2.11: Tượng Phật trắng (Chùa Long Sơn) Các di tích lịch sử của vương quốc Chămpa Khánh Hòa có nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chămpa. Trong đó Tháp Bà có lẽ là di tích nổi tiếng nhất. Tháp do vua Chămpa là Harivácman xây dựng vào những năm 813 - 817. Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại nhiều. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Mặt bằng thứ nhất của tháp được lát gạch, có 14 trụ và các bậc liên tiếp. Mặt bằng thứ hai là một cụm gồm bốn tháp, cả bốn tháp đều được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm gạch xây rất khít mạch, không nhìn