Luận văn Phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2010

pdf 155 trang hapham 2611
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phat_trien_du_lich_tinh_nghe_an_giai_doan_2000_2010.pdf

Nội dung text: Luận văn Phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2010

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Hà Thị Thuần PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Hà Thị Thuần PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 Chuyên ngành : Địa lí học (Trừ ĐLTN) Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức: Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Lê Thông, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, người đã cho em nhiều bài học quý báu bề phương pháp nghiên cứu khoa học, sự nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Minh Tuệ đã luôn động viên, khuyến khích và cho em những đóng góp quý báu. Em cũng xin cảm ơn Phòng Sau đại học trường Đại Học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa học này. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan ban ngành: ủy ban nhân dân, sở Văn hóa – Thông tin – Du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch Nghệ An đã cung cấp những tư liệu thiết yếu phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu đề tài này. Và cuối cùng, xin gửi lời biết ơn bố mẹ, cảm ơn các anh chị đồng nghiệp, bạn bè đã luôn đồng hành giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Mặc dù, đã có những nỗ lực nhất định, nhưng do hạn chế nghiên cứu của bản thân và ảnh hưởng của điều kiện khách quan, đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin kính mong nhận được sự cảm thông và chỉ đạo tận tình của Quý Thầy Cô và các bạn! TP. Hồ Chí Minh, 20.09.2012 Học viên Hà Thị Thuần
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục bảng số liệu Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 10 1.1. Cơ sở lý luận 10 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch 10 1.1.2. Chức năng của du lịch 17 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển du lịch 19 1.1.4. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch 26 1.2. Cơ sở thực tiễn 31 1.2.1. Thực tiễn hoạt động du lịch Việt Nam 31 1.2.2. Hoạt động du lịch vùng Bắc Trung Bộ 36 Chương 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN 42 2.1. Vị trí tỉnh Nghệ An trong chiến lược phát triển du lịch 42 2.2. Tài nguyên du lịch 44 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 44 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 55 2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 70 2.3.1. Hệ thống giao thông vận tải 70 2.3.2. Hệ thống cung cấp điện 72 2.3.3. Hệ thống bưu chính, viễn thông 72 2.3.4. Hệ thống cấp, thoát nước 73 2.4. Các điều kiện kinh tế - xã hội khác 73 2.5. Đánh giá chung 74 2.5.1. Thời cơ và thuận lợi 74 2.5.2. Thách thức và hạn chế 76 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN 78 3.1. Vị trí của du lịch nghệ an trong nền kinh tế của tỉnh 78
  5. 3.2. Hoạt động du lịch theo ngành 79 3.2.1. Nguồn khách 79 3.2.2. Cơ sở lưu trú 84 3.2.3. Doanh thu 88 3.2.4. Lao động 90 3.2.5. Vốn đầu tư 91 3.2.6. Hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch 92 3.3. Thực trạng phát triển lãnh thổ du lịch 93 3.3.1. Điểm du lịch 93 3.3.2. Tuyến du lịch 100 3.3.3. Cụm du lịch 103 3.2.4. Trung tâm du lịch – Thành phố Vinh 108 3.4. Đánh giá tổng hợp hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 110 3.4.1. Thành tựu 110 3.4.2. Hạn chế 111 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 113 4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển 113 4.1.1. Quan điểm phát triển 113 4.1.2. Mục tiêu 114 4.1.3. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2020 115 4.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển du lịch nghệ an đến năm 2020 121 4.2.1. Tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch 121 4.2.2. Vốn, đầu tư 123 4.2.3. Chính sách sản phẩm du lịch 123 4.2.4. Thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch 125 4.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 126 4.2.6. Cơ chế, chính sách và kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước 127 4.2.7. Hợp tác khu vực và quốc tế 128 4.2.8. Phát triển du lịch bền vững 130 KẾT LUẬN 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO 134 PHỤ LỤC 1
  6. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Số lao động du lịch trong ngành du lịch Việt Nam 35 Bảng 1.2: Khách du lịch đến Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 - 2010 39 Bảng 1.3. Số lao động trong ngành du lịch của vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 – 2010 40 Bảng 2.1: Xếp hạng ưu tiên theo tiêu chí trong hệ thống bảo tồn 54 Bảng 2.2. Di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng và mật độ phân theo huyện, thị xã và thành phố 56 Bảng 2.3: Danh mục các lễ hội tỉnh Nghệ An 59 Bảng 3.1: Quy mô và cơ cấu GDP tỉnh Nghệ An phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2010 (Giá thực tế) 78 Bảng 3.2: Nguồn khách du lịch đến Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 80 Bảng 3.3: Cơ sở lưu trú tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 84 Bảng 3.4. Số lượng khách sạn được xếp hạng năm 2010 85 Bảng 3.5: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 90
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 33 Biểu đồ 1.2: Khách du lịch nội địa giai đoạn 2000 – 2010 33 Biểu đồ 1.3: Doanh thu du lịch vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 – 2010 39 Biểu đồ 3.1. Khách du lịch đến Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 82 Biểu đồ 3.2: Doanh thu ngành du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 88 DANH MỤC HÌNH Hình 1.3: Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch 20 Hình 2.1. Lèn Hai Vai (thuộc huyện Diễn Châu) 46 Hình 2.2: Sao La – động vật quý hiếm ở Nghệ An 51 Hình 2.3. Đua thuyền trong lễ hội du lịch Cửa Lò 62 Hình 2.4: Biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Làng Sen 63 Hình 2.5: Sản phẩm từ dệt thêu thổ cẩm truyền thống ở Quỳ Châu 66 Hình 2.6: Cá Mát sông Giăng – Cam Xã Đoài 69
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay trên thế giới, du lịch đang phát triển nhanh chóng và trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu. Du lịch không chỉ là hoạt động kinh tế, mà còn là hoạt động văn hóa, xã hội. Với chức năng kinh tế, du lịch đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đóng góp một phần đáng kể trong GDP của các nước. Với chức năng văn hóa – xã hội, du lịch góp phần thiết lập mối quan hệ giao lưu, thắt chặt tình hữu nghị thân ái; gìn giữ và tôn tạo bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, do đặc tính hoạt động của mình, du lịch còn góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh kinh tế vùng chậm phát triển, giúp xóa đói giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng xa. Vì những lẽ đó, du lịch đang trở thành mục tiêu phát triển chung hướng tới ở các quốc gia. Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sau Đổi mới (năm 1986), nhiều tiềm năng du lịch đã trở thành hiện thực. Nhiều thẳng cảnh (Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, Sa Pa, Đà Lạt, ); nhiều di tích lịch sử, văn hóa (Hoàng thành Thăng Long, Thừa Thiên Huế, đô thị cổ Hội An, các lễ hội văn hóa, Festival ) đã trở thành những địa điểm thu hút khách du lịch. Cùng với đổi mới, Việt Nam đã tích cực hội nhập và mở cửa nền kinh tế như một sự phát triển tất yếu, hợp quy luật. Và trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung, du lịch được xác định là một ngành “kinh tế mũi nhọn”. Trên cơ sở đó, nhà nước đã tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho từng vùng và định hướng khai thác phát triển một số cụm, tuyến du lịch mới có ý nghĩa thiết thực đối với địa phương. Nghệ An là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch đa dạng, phong phú như du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - lịch sử, tín ngưỡng tâm linh. Đặc biệt, Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại; có hệ thống rừng nguyên sinh với khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận và
  9. 2 có bãi biển trải dài 82km; nhiều địa danh di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đẹp Tuy nhiên, trong những năm qua sự phát triển ngành du lịch Nghệ An chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Hình ảnh thương hiệu du lịch Nghệ An chưa được định vị rõ nét trong tâm thức khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế; các sản phẩm lưu niệm phục vụ khách mẫu mã đơn điệu, chất lượng chưa cao. Điều này đã ảnh hưởng một phần đến doanh thu du lịch và sức thu hút du khách, nhất là du lịch quốc tế. Xuất phát từ những thực tế đó, nhận thấy việc rà soát tài nguyên, đánh giá thực trạng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch tỉnh Nghệ An là một việc làm cấp thiết. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2010” để nghiên cứu, những mong đánh thức được tiềm năng, và tìm ra hướng đi mới cho ngành du lịch ở Nghệ An trong xu thế hội nhập giữa các vùng, các khu vực và quốc tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ 2.1. Mục đích của đề tài Trên cơ sở vận dụng lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, đề tài tập trung đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2010. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển tới năm 2020 nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch tỉnh Nghệ An, phát triển du lịch có hiệu quả và bền vững. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch ở Việt Nam và các tỉnh Bắc Bộ giai đoạn 2000 – 2010 để vận dụng vào việc nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Nghệ An. - Kiểm kê, đánh giá tiềm năng du lịch ở địa phương và phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2010. Từ đó, làm sáng tỏ những lợi thế so sánh và hạn chế đối với việc tổ chức và phát triển du lịch của tỉnh.
  10. 3 - Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tới năm 2020 nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch tỉnh Nghệ An. 3. Giới hạn nghiên cứu - Về nội dung Đề tài tập trung đánh giá tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, các điều kiện để phát triển du lịch và thực trạng hoạt động du lịch theo hai khía cạnh ngành và lãnh thổ (các tuyến, điểm, cụm, khu du lịch, trung tâm du lịch với các sản phẩm đặc trưng). - Về phạm vi lãnh thổ Phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh Nghệ An (gồm mười bảy huyện lỵ, hai thị xã và một thành phố). Ngoài ra, đề tài còn có thể mở rộng nghiên cứu sang các tỉnh lân cận để thấy được mối liên hệ và so sánh giữa các tỉnh, đặc biệt là những tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ. - Về thời gian Đề tài tập trung thu thập số liệu, phân tích và nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ 2000 – 2010 và định hướng đến năm 2020. 4. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 4.1. Trên thế giới Từ khi du lịch xuất hiện và khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, khu vực; du lịch và ngành địa lí du lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới dưới nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Một trong những khía cạnh đầu tiên là nghiên cứu các yếu tố tác thành và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Những công trình nghiên cứu đầu tiên về du lịch có tầm quan trọng trên thế giới có thể kể đến là những nghiên cứu về các loại hình du lịch, khảo sát về vai trò lãnh thổ, lịch sử, những nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động du lịch của Poser (1939), Christaleer (1955) được tiến hành ở Đức năm 1930. Tiếp theo đó là các công trình đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí của Mukhina (1973); nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của
  11. 4 các điểm du lịch Khadaxkia (1972) và Sepfer (1973). Các nhà địa lí cảnh quan học của trường Đại học tổng hợp Matxcơva như E.D. Xmirnova, V.B. Nhefedova đã nghiên cứu các vùng cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (cũ). Các nhà nghiên cứu Tiệp Khắc như Mariot (1971), Salavikova (1973) đã tiến hành đánh giá và thành lập bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Ngoài ra các nhà địa lí Canada như Vônfơ (1966) cũng đã tiến hành đánh giá các loại tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch. Bên cạnh đó, một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu du lịch đã được quan tâm là vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch, các nhà địa lí du lịch trên thế giới đã có nhiều công trình nổi tiếng về vấn đề này được xem là kim chỉ nam – là cơ sở lý luận có tính kế thừa cho các nghiên cứu về sau. I.I. Pirojnik (1985) – nhà địa lí du lịch người Bêlarút đã phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch các vùng du lịch là đối tượng qui hoạch và quản lí. M. Buchovarop (Bungari), N.X. Mironhenke (Anh) đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lí du lịch là hệ thống lãnh thổ du lịch các cấp hoặc tổng hợp thể lãnh thổ du lịch và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch. Trong những năm gần đây, khi những lợi ích của du lịch trở nên rõ ràng hơn cũng như tác động của nó với hàng loạt vấn đề nảy sinh mang tính toàn cầu thì việc nghiên cứu du lịch gắn với sự phát triển vùng lại càng trở nên cần thiết. Ở Pháp, Jean – Lozoto (1990) đã nghiên cứu và phân tích các tụ điểm du lịch. Các nhà địa lí Anh, Mĩ gắn công việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự án du lịch trên một miền hay một vùng cụ thể. Nhìn chung, nhiều nhà địa lí đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lí du lịch là các hệ thống lãnh thổ hoặc tổng hợp lãnh thổ du lịch, tức là xác định các hệ thống địa bàn phát triển du lịch trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch. 4.2. Ở Việt Nam Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó đến nay các công trình nghiên cứu địa lí du lịch nhìn chung vẫn chưa nhiều. Phần lớn tập trung các vấn đề về tổ chức lãnh thổ không gian du lịch, cơ sở lý luận và
  12. 5 phương pháp nghiên cứu du lịch với một số tác giả tiêu biểu như: Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã được thực hiện như: Đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì nghiên cứu (1991), “Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thông chủ trì (1993); “Quy hoạch quốc gia và vùng, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ” do Vũ Tuấn Cảnh và Lê Thông (1994); “Địa lí du lịch Việt Nam” – Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2010); “Tổ chức lãnh thổ du lịch” – Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1999); “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” do Phạm Trung Lương chủ biên (2000) Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu, một số dự án, đề tài cấp Nhà nước, các báo cáo trong các cuộc hội thảo về du lịch của Việt Nam. Dưới góc độ địa lí học, ở trình độ thạc sĩ cũng có nhiều luận văn nghiên cứu theo hướng này, tiêu biểu như các luận án thạc sĩ: “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hà Tĩnh” (2009) của Nguyễn Quốc Lập, Đại học sư phạm Hà Nội; “Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum trong xu thế hội nhập” (2010) của Thái Huỳnh Anh Chi, Đại học sư phạm Hà Nội; “Phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên trong xu thế hội nhập” (2011) của Phạm Thủy Quỳnh, Đại học sư phạm Hà Nội; và một số bài báo có giá trị trên các tạp chí Du lịch Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế, Toàn cảnh sự kiện và dư luận 4.3. Ở Nghệ An Với sự phát triển non trẻ của ngành du lịch địa phương, các công trình nghiên cứu về du lịch tỉnh Nghệ An mới chỉ dừng lại ở một số báo cáo như: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Bộ” do Bộ VHTTTT Du lịch nghiên cứu; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An 1996 - 2010” và “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2006 – 2020” do Sở Du lịch Nghệ An kết hợp với Viện nghiên cứu phát triển Du lịch. Việc nghiên cứu đánh giá tổng quan hoạt động du lịch tỉnh mà đặc biệt là phân tích đánh giá sâu sắc các loại tài nguyên
  13. 6 phục vụ hoạt động du lịch ngày nay hầu như chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và cập nhật. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Đây là quan điểm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu du lịch. Theo quan điểm này, mỗi một đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống có nhiều yếu tố cấu thành, và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi nghiên cứu một đối tượng phải đặt nó trong mối tương quan với các đối tượng khác, với các yếu tố trong hệ thống cao hơn cũng như với cấp phân vị thấp hơn. Với ý nghĩa đó, du lịch tỉnh Nghệ An xét về mặt lãnh thổ được xem là một phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ; xét về khía cạnh ngành, là bộ phận trong hệ thống kinh tế - xã hội của toàn tỉnh. Đồng thời, nó bao gồm các cấp phân vị thấp hơn là các điểm, tuyến, cụm, vùng du lịch. Chỉ cần một thay đổi nhỏ của phân hệ sẽ tác động đến hoạt động, phát triển chung của toàn hệ thống. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp Xuất phát từ chỗ coi hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống xã hội được tạo thành bởi các thành tố: tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người có mối quan hệ qua lại gắn bó với nhau, do đó việc vận dụng quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trên quan điểm đó, khi đánh giá về tài nguyên du lịch phải được xem xét một cách tổng hợp kể cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn; cũng vậy trong quá trình khái quát về thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Nghệ An cũng phải phân tích các khía cạnh: lượt khách, doanh thu, lao động Từ quan điểm tổng hợp để có thể nhìn nhận, đánh giá các đối tượng du lịch một cách đồng bộ, hình thành nên các điểm, tuyến , cụm, vùng du lịch hiệu quả, đạt được những giá trị đồng bộ về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường. 5.1.3. Quan điểm lãnh thổ Quan điểm lãnh thổ cho rằng các đối tượng nghiên cứu được phân bố trên phạm vi không gian lãnh thổ nhất định và có đặc điểm riêng. Xem xét hoạt động du lịch
  14. 7 trong mối quan hệ với đặc điểm lãnh thổ nhằm khái quát được đặc trưng của du lịch trên từng địa bàn nghiên cứu. Và để mang lại hiệu quả tổ chức kinh doanh du lịch, cần tìm ra sự khac biệt trong từng đơn vị lãnh thổ từ đó tạo ra được sản phẩm du lịch đặc trưng, khai thác thế mạnh, khắc phục những hạn chế. 5.1.4. Quan điểm lịch sử và viễn cảnh Mỗi một hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội nói chung và địa lí du lịch nói riêng đều tồn tại trong một thời gian nhất định, nghĩa là có quá trình phát sinh, phát triển và suy vong. Nghệ An là mảnh đất có nền văn hóa bản địa đặc sắc được hình thành lâu đời, cùng với truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường và nét độc đáo của thiên nhiên tạo cho vùng đất này một giá trị riêng. Các đặc điểm này được khai thác phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch của tỉnh Nghệ An nói riêng. Sử dụng quan điểm lịch sử, viễn cảnh để tìm hiểu quá trình khai thác, thực trạng phát triển của hoạt động du lịch tỉnh nhà; từ đó nhằm tiếp tục kế thừa, phát huy những thành quả, rút ra bài học kinh nghiệm và có kế hoạch phát triển trong tương lai. 5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm này đòi hỏi sự phát triển phải được bền vững cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, việc khai thác nguồn tài nguyên, tổ chức các hoạt động du lịch đạt hiệu quả kinh tế phải quan tâm tới vấn đề bảo vệ cảnh quan môi trường, gìn giữ và tôn tạo các giá trị văn hóa và quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư bản địa. Cần có những biện pháp tổ chức, quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và văn hóa – xã hội của địa bàn tỉnh từ hoạt động du lịch. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí phân tích tài liệu Phương pháp này cho phéo kế thừa, tích lũy thành tựu của quá khứ. Đây là phương pháp được sử dụng hầu như xuyên suốt trong đề tài, bao gồm hai giai đoạn: thu thập tài liệu và xử lí tài liệu. Nguồn tài liệu được sử dụng trong đề tài có thể gồm các dạng: tài liệu chuyên khảo, các văn bản pháp luật, nghị quyết, nghị định; số
  15. 8 liệu thống kê từ các cơ quan ban ngành; một số luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước; và một số trang báo điện tử Kết quả của quá trình thu thập và xử lí tài liệu sẽ ảnh hưởng đến kết quả của quá trình nghiên cứu, tính chính xác và tính khoa học của đề tài. 5.2.2. Phương pháp thực địa Sử dụng phương pháp này để có được cái nhìn trực quan, xác thực và toàn diện về vấn đề; tránh được những kết luận chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn và có cơ hội để so sánh, kiểm chứng độ chính xác của những tư liệu thu thập trong phòng. Quá trình thực hiện đề tài đòi hỏi phải tiến hành nhiều đợt thực địa đến các tuyến, điểm du lịch. Trong đó, lựa chọn một số điểm du lịch gần địa bàn thành phố, một số điểm ở các huyện vùng xa; một số điểm du lịch đã được khai thác và một số điểm tiềm năng. Đồng thời, trực tiếp gặp gỡ thu thập thông tin, kiến thức không có trên sách vở từ người dân bản địa, các cơ quan ban ngành. 5.2.3. Phương pháp bản đồ - GIS Với đặc thù là môn khoa học nghiên cứu khía cạnh lãnh thổ của các đối tượng địa lí du lịch, phương pháp bản đồ cho ta thấy sự phân bố không gian của đối tượng. Có thể nói, bản đồ là điểm khởi đầu và kết thúc của hoạt động nghiên cứu; cho phép khai thác thông tin trên hệ thống bản đồ đã được xây dựng và tiến hành thể hiện các kết quả nghiên cứu lên bản đồ. Theo mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ xây dựng hệ thống các bản đồ tài nguyên, bản đồ thực trạng và bản đồ định hướng du lịch tỉnh Nghệ An. Và để có được kết quả nhanh và chính xác, với sự hỗ trợ đắc lực của kỹ thuật máy tính, đề tài đã sử dụng GIS để xây dựng hệ thống bản đồ. 6. Đóng góp chủ yếu của đề tài - Tổng quan và hệ thống hóa vấn đề lý luận và thực tiễn về địa lí du lịch; trên cơ sở đó vận dụng vào nghiên cứu cụ thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An. Đưa ra bức tranh hoạt động du lịch và các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch tỉnh Nghệ An.
  16. 9 - Đề xuất được các giải pháp chủ yếu góp phần khai thác tài nguyên, phát triển du lịch hiệu quả và bền vững 7. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm các phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong đó, phần nội dung của luận văn sẽ được trình bày trong bốn chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch - Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An - Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2010 - Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
  17. 10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch a. Khái niệm du lịch Du lịch đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia; là bộ phận cấu thành đời sống vật chất – tinh thần của con người hiện đại. Hội đồng lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã công bố du lịch là ngành kinh tế lớn nhất thế giới. Đối với nhiều quốc gia du lịch nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Bởi những lẽ đó, du lịch là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Tuy nhiên, dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ rất nhanh như vậy, song do tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, với sự khác biệt về ngôn ngữ và bản chất phức tạp của hoạt động này; cho đến nay nhân thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Đúng như Giáo sư, Tiến sĩ Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định : “ Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Thuật ngữ “du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La Tinh hóa thành tornus và sau đó thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh) – xuất hiện khoảng năm 1800, mypuzm (tiếng Nga). Trong tiếng Việt, thuật ngữ tourism được dịch thông qua tiếng Hán: Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi tourism là du lãm với ý nghĩa đi chơi để nâng cao nhận thức [27]. Về khái niệm, có thể thấy sự biến đổi nhận thức thông qua một số khái niệm du lịch tiêu biểu sau đây: Năm 1930, Glusman (Thụy Sĩ) định nghĩa: Du lịch là sự chinh phục không gian của những người hướng đến những điểm nhất định nhưng không phải là nơi ở thường xuyên của họ. Cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư
  18. 11 dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đế sự di chuyển đó. Năm 1941, Hunziker và Kraff (Thụy Sĩ) cho rằng: Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ [27]. Dưới con mắt các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Tuy nhiên mỗi học giả có những nhận định khác nhau. Các nhà kinh tế du lịch thuộc trường Đại học Kinh tế Praha (Cộng hòa Séc) mà đại diện là Mariot coi : “du lịch là tổng hợp các hoạt động kĩ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ở ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường xuyên”. Theo hội đồng trung ương về du lịch của Cộng hòa Pháp 1978, tiêu chí chính để phân biệt giữa hoạt động du lịch và hoạt động giải trí đơn thuần là di chuyển từ 24 tiếng trở lên và động cơ tìm sự vui vẻ. Ở đây du lịch là khái niệm thiên về tiếp cận kinh tế, còn nếu thiên về tiếp cận xã hội thì sẽ có khái niệm giải trí. Không chỉ các nhà kinh tế, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch thuộc lĩnh vực khác như lĩnh vực địa lí cũng thấy yếu tố kinh tế là không thể thiếu được trong khái niệm du lịch. Trong quá trình hoạt động du lịch, thực tế chỉ ra rằng, ngoài tiếp cận cộng đồng mới đảm bảo cho sự phát triển lâu dài. Dựa trên tiếp cận này Michael M. Coltman đã định nghĩa “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch” [29]. Gần đây hơn, trong “Cơ sở địa lí du lịch và dịch vụ tham quan”, với một nội dung chi tiết, nhà đia lí người Bêlarut – Pirojnik đã đưa ra một khái niệm khá hoàn thiện: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và cư trú tạm thời bên ngoài nơi thường trú nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa hoặc thể thao, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ”.
  19. 12 Như vậy, có thể thấy sự biến đổi trong nhận thức về nội dung bản chất của thuật ngữ du lịch. Tựu chung lại, du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt mang ý nghĩa thông thường là hiện tượng xã hội chỉ việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí Mặt khác, du lịch được nhìn nhận như là hoạt động gắn chặt với kết quả kinh tế - sản xuất, tiêu thụ do chính nó tạo ra. b. Khách du lịch Khái niệm “Khách du lịch” hay “Du khách”, xuất hiện lần đầu tiên tại Pháp vào cuối thế kỉ XVIII. Tới nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về khách du lịch. Theo tổ chức Du lịch thế giới, khách du lịch là những người có các đặc trưng: - Là người đi khỏi nơi cư trú của mình - Không theo đuổi mục đích kinh tế - Đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên - Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tùy theo quan niệm của từng nước [28]. Điểm chung nhất đối với các nước trong cách hiểu khái niệm về khách du lịch là: Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến từ 24 giờ trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) nhưng không quá thời gian một năm. Khách du lịch là những người tạm thời ở tại nơi họ đến du lịch với các mục tiêu như nghỉ ngơi, kinh doanh, hội nghị hoặc thăm gia đình. Khách du lịch được phân chia làm 2 nhóm cơ bản: khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. * Khách du lịch quốc tế Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch được tổ chức ở Roma (Ý) năm 1963, Ủy ban thống kê của Liên hợp quốc đưa ra khái niệm khách du lịch quốc tế: là người thăm viếng một số nước khác ngoài nơi cư trú của mình với bất kỳ lí do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thăm.
  20. 13 Khái niệm khách viếng thăm quốc tế bao gồm hai thành phần: khách du lịch quốc tế (International tourist) – là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24 giờ (hoặc sử dụng ít nhất một tối trọ). Và khách tham quan quốc tế (International excursionist) – là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian ít hơn 24 giờ (hoặc là không sử dụng một tối trọ nào). * Khách du lịch nội địa: Định nghĩa khách du lịch nội địa sớm nhất được nêu ra vào năm 1957 và 1958. Lúc bấy giờ cuộc hội thảo di Cục du lịch của chính phủ Canada cùng Hội liên hợp tổ chức du lịch chính phủ quốc tế cùng triệu tập và hội nghị của nhóm chuyên gia thống kê du lịch tổ chức ở Madrid quy định khách nội địa là: “Bất cứ ai cư trú ở một nước (không xét tới quốc tịch) tới một nơi nào đó ngoài nơi người đó cư trú ở trong nước người đó để tiến hành du lịch không dưới 24 giờ hoặc không dưới một đêm, mà mục đích lữ hành không phải là các hoạt động thăm viếng theo đuổi để có thù lao”[5]. Tuy nhiên, khái niệm khách du lịch nội địa được xác định không giống nhau ở các nước khác nhau về khoảng cách chuyến đi và thời gian lưu trú. c. Tài nguyên du lịch * Khái niệm tài nguyên du lịch Theo Pirojnik (Cơ sở địa lí du lịch và dịch vụ tham quan), du lịch là một ngành định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung, khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005, khoản 4, điều 4, chương I: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch”. Theo Nguyễn Minh Tuệ: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này
  21. 14 được sử dụng trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”[19]. * Đặc điểm tài nguyên du lịch - Tính phong phú và đa dạng: Đặc điểm này là cơ sở để tạo nên sự phong phú của sản phẩm du lịch, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch. - Sự kết hợp giữa giá trị hữu hình và vô hình: Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị vật chất là phương tiện hữu hình, hình thành nên các sản phẩm du lịch, mà còn chứa đựng những giá trị vô hình. Giá trị này được thể hiện qua sự cảm nhận, cảm xúc tâm lý và sự thỏa mãn nhu cầu của du khách, đồng thời còn được thể hiện qua kênh thông tin mà khách du lịch nhận được về sản phẩm. - Tính dễ khai thác: hầu hết các tài nguyên du lịch vốn đã có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo nên. Do đó, chỉ cần đầu tư không lớn đã có thể tôn tạo, tăng them vẻ đẹp và tạo ra điều kiện thuận lợi nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên này. - Tính thời vụ: Thời gian có thể khai thác và thời điểm khai thác các loại tài nguyên thường không giống nhau và thay đổi trong năm tùy thuộc chủ yếu bởi yếu tố khí hậu và tập quán dân gian. Điều này đã chi phối và quyết định tính mùa trong du lịch. - Tính bất biến về mặt lãnh thổ: đối với sản phẩm được tạo ra từ loại tài nguyên du lịch này thì du khách phải đến tận nơi để tận hưởng và thưởng thức; tạo nên lực hút cơ sở hạ tầng, dòng du lịch tập trung đến loại tài nguyên đó và là thế mạnh đặc trưng của từng địa phương. - Khả năng sử dụng nhiều lần: nếu tuân theo các quy luật tự nhiên, sử dụng hợp lý và áp dụng những biện pháp bảo vệ chung thì tài nguyên du lịch là một loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài. * Phân loại tài nguyên du lịch Để khai thác hợp lí và có hiệu quả tài nguyên du lịch theo hướng bền vững cần tiến hành phân loại tài nguyên du lịch một cách phù hợp và mang tính khoa học. Hiện nay có rất nhiều cách phân loại khác nhau của nhiều tác giả và các cơ quan nghiên cứu du lịch ở nước ta cũng như quốc tế. Sau đây là một vài cách phân loại:
  22. 15 - Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO,1997) đã xây dựng hệ thống phân loại tài nguyên du lịch thành 3 loại, 9 nhóm gồm: loại cung cấp tiềm tang (gồm 3 nhóm: văn hóa kinh điển, tự nhiên kinh điển, vận động); loại cung cấp hiện đại (gồm 3 nhóm: đường sá, thiết bị, hình tượng tổng thể) và loại tài nguyên kĩ thuật (gồm 3 nhóm tính năng: hoạt động du lịch, cách thức và tiềm lực khu vực). - Ở nước ta, cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một số tác giả (Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương ) trong quá trình đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam đã phân chúng thành hai nhóm: Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu; nguồn nước; sinh vật. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: các di tích văn hóa lịch sử; các lễ hội; các đối tượng gắn với dân tộc học; các đối tượng văn hóa thể thao và hoạt động nhận thức khác [19]. d. Sản phẩm du lịch * Khái niệm sản phẩm du lịch Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, hợp thành bởi nhiều bộ phận kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách trong chuyến du lịch. Do đó, sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách; được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực là: cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó [29]. Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch Trong đó, tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Còn dịch vụ du lịch, xét dưới góc độ là quá trình tiêu dùng của khách du lịch, có thể được tổng hợp theo các nhóm cơ bản sau: - Dịch vụ vận chuyển: Du lịch gắn với những chuyến đi và sự di chuyển nên không thể thiếu loại dịch vụ này. Nó bao gồm việc đưa khách đến điểm du lịch và di chuyển trong phạm vi điểm đến.
  23. 16 - Dịch vụ lưu trú, ăn uống: cơ sở thuê buồng, giường phục vụ hoạt động nghỉ ở lại và ăn uống – loại nhu cầu không thể thiếu của du khách. Đây là hoạt động kinh doanh đáng kể trong du lịch. - Dịch vụ tham quan, giải trí: là một bộ phận quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, thu hút và lôi kéo khách du lịch. Đảm bảo cho khách du lịch sử dụng tối ưu thời gian rỗi và tăng thu nhập cho nhà kinh doanh du lịch. - Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm: đây cũng là hoạt động tăng tính hấp dẫn, để lại dấu ấn cho sản phẩm du lịch và là nhu cầu không thể thiếu của nhiều du khách. - Ngoài ra, còn có các dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung, bao gồm: + Dịch vụ thu gom, sắp xếp các dịch vụ riêng lẻ thành một sản phẩm du lịch. Thể hiện qua việc các cơ sở mua lại những dịch vụ khác nhau, sắp xếp, phối hợp chúng thành một chương trình du lịch trọn gói hoặc đơn giản. + Dịch vụ bán lẻ sản phẩm du lịch: cung cấp thông tin và bán lẻ các sản phẩm du lịch cho khách du lịch. * Đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch - Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp: nó kết hợp các loại dịch vụ do nhiều đơn vị cá nhân, thuộc các ngành khác nhau cung cấp. - Sản phẩm du lịch chủ yếu tồn tại ở dạng vô hình: tuy sản phẩm du lịch bao gồm cả yểu tố hữu hình và vô hình, nhưng yếu tố hữu hình là hàng hóa chiếm tỉ trọng nhỏ, trong khi yếu tố vô hình là dịch vụ thường chiếm 80 – 90% về giá trị. Do đó, việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn, thường mang tính chủ quan và phụ thuộc vào khách du lịch. - Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch. Do đó, không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch, mà thực tế buộc khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. - Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Không bán được cũng có nghĩa là không thể lưu kho và hầu như không còn giá trị, do đó phần lớn sản phẩm du lịch tự tiêu hao.
  24. 17 - Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn mà có thể tập trung vào thời gian nhất định, tạo nên tính mùa trong hoạt động kinh doanh du lịch. - Sản phẩm du lịch không có tính đồng nhất: các nhân viên không thể tạo ra những sản phẩm như nhau trong những thời gian làm việc khác nhau. Khách du lịch khác nhau trong những thời gian, bối cảnh khác nhau cũng có những cảm nhận khác nhau về sản phẩm du lịch [19]. e. Các loại hình du lịch Có nhiều cách phân loại các loại hình du lịch tùy theo tiêu chí khác nhau, các chuyên gia du lịch Việt Nam thường phân chia theo các tiêu chí cơ bản sau [19]: - Theo nhu cầu của khách: du lịch chữa bệnh, nghỉ ngơi, thể thao, văn hóa, công vụ, tôn giáo, thăm hỏi - Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch nội địa, du lịch quốc tế. - Theo vị trí địa lí các cơ sở du lịch: du lịch nghỉ biển, nghỉ núi. - Theo việc sử dụng các phương tiện giao thông: du lịch xe đạp, máy bay, ô tô, tàu thủy, tàu hỏa. - Theo thời gian của cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, dài ngày. - Theo lứa tuổi: du lịch thanh niên, thiếu niên, gia đình. - Theo hình thức tổ chức: du lịch có tổ chức, cá nhân. 1.1.2. Chức năng của du lịch a. Chức năng xã hội Chức năng xã hội của du lịch thể hiện trước hết ở chỗ, du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm và là công cụ giảm nghèo khá hiệu quả. Du lịch là ngành thu hút lao động rất lớn. Theo thống kê của UNWTO, lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ du lịch hiện chiếm hơn 10,7% tổng lao động trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hàng năm, ngành du lịch tạo ra them 15.000 – 20.000 chỗ làm việc trực tiếp trong các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch. Với sự phát triển của du lịch, dân cư có nhiều cơ hội tìm việc làm ngay tại địa bàn mình sinh sống với thu nhập cao, và cũng có nhiều cơ hội được đào tạo nghề, được hưởng thụ hạ tầng kỹ thuật tốt.
  25. 18 Du lịch còn góp phần thỏa mãn những nhu cầu tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống, phục hồi sức khỏe, tái sản xuất khả năng lao động và tăng cường sức sống cho nhân dân. Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng cường khả năng lao động của con người. Theo các công trình nghiên cứu về y sinh học của Crivosev, Dorin (1981), nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30%. Đặc biệt, bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh tiêu hóa giảm 20%. Một số khu điều dưỡng khẳng định rằng, nước khoáng của những vùng này có thể chữa được bệnh lao phổi, bệnh scorbut do thiếu Vitamin C, các bệnh về da liễu, chảy máu lợi Bên cạnh đó, du lịch còn có tác dụng giáo dục tính thẩm mỹ, tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc khi trực tiếp được tiếp xúc với các thắng cảnh của đất nước, các công trình văn hóa, di tích lịch sử dân tộc. Đồng thời, du lịch là điều kiện để mọi người xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn và tăng tính đoàn kết cộng đồng. Đối với quan hệ quốc tế, du lịch là cơ hội để mở rộng, củng cố, thắt chặt tình hữu nghị thân ái giữa các quốc gia trên thế giới. b. Chức năng kinh tế Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước. Theo thống kê của UNWTO, thu nhập du lịch chiếm trên 10% GDP của thế giới [28]. Hơn nữa thu nhập tạo ra trong ngành du lịch là “thu nhập kép”, khi phát triển một cơ sở dịch vụ này sẽ kéo theo sự phát triển của hàng loạt các hoạt động kinh tế khác. Theo “Economics of leisure and tourism” (John Tribe): Cứ mỗi USD tiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo ra khoảng 2 – 3 USD thu nhập gia tăng [28]. Du lịch còn là ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào nguồn thu của chính phủ thông qua nghĩa vụ thuế. Đây còn là ngành xuất khẩu tại chỗ với nhiều ưu thế nổi trội, góp phần quan trọng vào việc thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, sự phát triển du lịch giúp đa dạng hóa và kích thích sự phát triển của các ngành kinh tế khác: giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại Ngoài ra, còn tăng cường cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
  26. 19 kĩ thuật cho cộng đồng. Tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Ở một khía cạnh gián tiếp, du lịch còn tác động đến kinh tế của một quốc gia thông qua việc phục hồi sức khỏe, khả năng lao động và đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt [19]. c. Chức năng sinh thái Chức năng sinh thái của du lịch thể hiện qua việc tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái, giúp con người sống hòa hợp với thiên nhiên. Tiềm năng tự nhiên đối với du lịch của lãnh thổ góp phần tối ưu hóa tác động qua lại giữa con người với môi trường tự nhiên trong điều kiện công nghiệp hóa, đô thị. Du lịch góp phần vào việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên, giúp khai thác tốt hơn, có hiệu quả hơn các không gian đẹp, cảnh quan thiên nhiên; thúc đấy việc nghiên cứu, phát hiện công nhận thêm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn mới, tăng cường đầu tư làm phong phú thêm các không gian du lịch; làm tăng khối lượng và chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hơn thế nữa, du lịch còn nâng cao nhận thức của con người về giá trị của tự nhiên, thay đổi thái độ và hành vi đối với môi trường thiên nhiên. d. Chức năng chính trị Du lịch như một nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Không phải ngẫu nhiên mà chủ đề về du lịch được đưa ra năm 1967 là “Du lịch – giấy thông hành của hòa bình”. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển du lịch a. Vị trí địa lí Vị trí địa lí là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch. Ý nghĩa của vị trí đối với sự phát triển du lịch thể hiện qua sự ảnh hưởng của nó đến đặc điểm một vài thành phần của môi trường địa lí – khí hậu, mạng lười thủy văn, thực vật là tiền đề cho sự phát triển các loại hình du lịch khác nhau; nhiều khi chính do vị trí thuận lợi mà quyết định hướng các luồng du lịch tới một nước hay một vùng nào đó [9]. Theo August Losch, đối với các hoạt động chủ yếu, yếu tố quyết
  27. 20 định của điều kiện vị trí là điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn. Vị trí địa lí bao gồm vị trí về mặt lãnh thổ và vị trí kinh tế - chính trị, khi phân tích cần đặt nó trong khung cảnh của vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế. b. Tài nguyên du lịch TÀI NGUYÊN DU LỊCH Tài nguyên Tài nguyên tự nhiên nhân văn Địa Khí Thủy Sinh Di Lễ Dân Nhân tích hình hậu văn vật hội tộc văn VH - học khác LS DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI DI SẢN HỖN HỢP Hình 1.3: Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch (Nguồn: Địa lí Du lịch Việt Nam) * Tài nguyên tự nhiên Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta có sức hấp dẫn phát triển du lịch. Các đối tượng tự nhiên cần quan tâm khi nghiên cứu du lịch là: địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật. Theo Luật du lịch (Điều 13, chương II): “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. - Địa hình: Hình dạng bề mặt đất ảnh hưởng đến du lịch với sự hấp dẫn của danh thắng tự nhiên, cũng như khả năng xây dựng các cơ sở du lịch thuộc các loại hình khác nhau. Khi phân tích ảnh hưởng của địa hình với hoạt động du lịch người ta chú ý đến hai yếu tố là hình thái địa hình và các dạng địa hình đặc biệt.
  28. 21 I.A. Vedenin (1975) cho rằng khu vực có các kiểu địa hình các tương phản về mặt hình thái thì phong cảnh càng đẹp và được đánh giá càng cao đối với du lịch. Và trên thực tế, các dạng địa hình tương đối đơn điệu về mặt ngoại hình ít gây được cảm hứng cho khách du lịch. Trong các dạng địa hình thì miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch. Ngoài các dạng địa hình chính, các dạng địa hình đặc biệt có ý nghĩa đối với du lịch cần được quan tâm là dạng địa hình Karst và địa hình ven bờ. Một trong những kiểu Karst được quan tâm nhất đối với du lịch là hang động Karst. Đối với kiểu địa hình ven bờ đây là dạng tài nguyên có thể khai thác phát triển du lịch với nhiều mục đích khác nhau thông qua chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các bãi biển để phát triển du lịch (chiều dài – rộng, độ mịn của cát, độ dốc, độ trong, độ mặn ). - Khí hậu: Đối với hoạt động du lịch, đặc điểm khí hậu sinh học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các chỉ tiêu khí hậu được quan tâm nhất là nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí. Ngoài ra, các tiêu chí sinh học khác được chú ý là yếu tố gió, áp suất, khí quyển, ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, cần lưu ý tới những hiện tượng thời tiết đặc biệt chi phối tới các kế hoạch du lịch. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích. Điều kiện khí hậu còn tác động đến tính mùa trong du lịch. Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng. Các địa phương khác nhau có tính mùa du lịch không như nhau. Ngoài ra, điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc các hoạt động du lịch. Yếu tố khí hậu còn tác động gián tiếp đến hoạt động du lịch qua tác động đến độ bền tài nguyên du lịch, làm phong hóa nhanh các công trình, các di tích lịch sử - văn hóa và thay đổi diện mạo cảnh quan tự nhiên. - Thủy văn: Tài nguyên nước phục vụ du lịch bao gồm nước trên mặt, nước dưới đất và nước khoáng. Trong đó, nguồn nước trên mặt có ý nghĩa to lớn nhất. Ngoài ra, cần phải nói đến nguồn nước khoáng với những thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hóa học, chất khí, nguyên tố phóng xạ ), hoặc có một số tính chất vật lý
  29. 22 (nhiệt độ, độ pH ) có tác dụng đối với sức khỏe con người; đây là nguồn tài nguyên có giá trị cho du lịch an dưỡng và chữa bệnh. - Sinh vật: Tài nguyên sinh vật là dạng tài nguyên đặc biệt, có giá trị tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, khám phá và nâng cao nhận thức cho du khách. Đối với một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học thì tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở tính đa dạng sinh học, sự bảo tồn các nguồn gen quý giá đặc trưng cho các vùng tự nhiên khác nhau trên thế giới. * Tài nguyên nhân văn Tài nguyên nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ nhu cầu du lịch. Đối với du lịch, người ta khai thác các giá trị nhân văn sau: các di tích văn hóa – lịch sử, lễ hội, các đối tượng dân tộc học và các giá trị nhân văn khác. Theo điều 13, chương II, Luật du lịch năm 2005: “Tài nguyên nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. - Các di tích văn hóa – lịch sử: Ở Việt Nam, theo luật di sản văn hóa (2001) thì: “Di sản văn hóa là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc các công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học”. Di sản văn hóa được phân chia thành di tích văn hóa – khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa nghệ thuật và các danh lam thắng cảnh [19]. Khi đánh giá đối tượng nhân văn này, cần quan tâm các tiêu chí: Tổng số di tích các loại trên lãnh thổ; số di tích được xếp hạng quốc gia; mật độ di tích trên một đơn vị diện tích [16]. Mỗi chỉ tiêu có một ý nghĩa khác nhau. Chỉ tiêu đầu tiên đánh giá về số lượng di tích, hai chỉ tiêu sau đánh giá về chất lượng di tích. Đây là những chỉ tiêu quan trọng để phân tích khả năng khai thác, phát triển du lịch của các di tích văn hóa – lịch sử.
  30. 23 - Lễ hội Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc hướng về một sự kiện trọng đại, ôn lại truyền thống, giải quyết nỗi âu lo Lễ hội là một yếu tố văn hóa quan trọng trong đời sống xã hội, ở mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc từng nét văn hóa đó chứa đựng những tính chất, đặc trưng riêng, mang hơi thở vào cuộc sống của xã hội đó. Nó phù hợp với điều kiện sống cụ thể, nó nảy sinh và bị chi phối bằng các hình thức, phương thức lao động, hoàn cảnh sống và môi trường tự nhiên. Lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Thời gian diễn ra lễ hội thường khác nhau. Nói chung, xuất hiện vào thời điểm thiêng liêng của sự chuyển tiếp giữa các mùa. Ở một chừng mực nhất định, lễ hội cũng tạo ra tính mùa của du lịch [17]. Phân tích giá trị của lễ hội với du lịch người ta thường tập trung các tiêu chí: Thời gian diễn ra lễ hội (mùa nào, tháng nào), độ dài của lễ hội; địa điểm tập trung lễ hội; ý nghĩa của lễ hội (ý nghĩa địa phương, quốc gia) và đặc biệt là khả năng đón khách và kinh doanh du lịch [16]. - Các đối tượng gắn với dân tộc học Sự huyền bí, nét đặc sắc của các đối tượng dân tộc học ngày càng thể hiện rõ giá trị của mình đối với các nhà du lịch trên hành trình tìm kiếm, gặp gỡ, nuôi dưỡng các nền văn hóa ấy, đồng thời “không ngừng tìm kiếm bản sắc dân tộc mình”. Các đối tượng dân tộc học có ý nghĩa đối với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống – sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc Khi đánh giá đối tượng dân tộc, các tiêu chí được quan tâm là: tổng số dân trên lãnh thổ; các dân tộc và cơ cấu dân tộc; đặc điểm phong tục tập quán của các dân tộc và khả năng hình thành loại hình, sản phẩm du lịch từ đối tượng đó [16]. - Các tài nguyên nhân văn khác + Các làng nghề: làng nghề truyền thống là tinh hoa về mặt công nghệ, kĩ thuật của một vùng thể hiện qua các sản phẩm có tính khu biệt, qua cách sống, các phong
  31. 24 tục tập quán, văn hóa ứng xử của cộng đồng. Làng nghề và các nghề thủ công truyền thống từ lâu đã trở thành đối tượng của hoạt động du lịch, nơi con người hướng tới để khám phá, tìm hiểu và chiêm nghiệm sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giá trị vật chất và tinh thần một cách hài hòa và sinh động nhất. + Một số các đối tượng văn hóa khác cũng thu hút khách với mục đích tham quan, nghiên cứu như: trung tâm của các viện khoa học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thường xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, biểu diễn ba lê, các cuộc thi hoa hậu Các đối tượng văn hóa thường tập trung ở các thủ đô và thành phố lớn vì thế các thành phố này mặc nhiên trở thành những trung tâm du lịch văn hóa của các quốc gia, vùng – khu vực và là hạt nhân của các trung tâm du lịch. + Các thành tựu kinh tế của đất nước hoặc vùng cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch c. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, đối với du lịch cở sở hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó nổi bật là mạng lưới và phương tiện giao thông. Ngoài ra, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện nước cũng là một phần không thể thiếu, có vai trò phục vụ trực tiếp hoạt động du lịch. - Hệ thống giao thông vận tải: Du lịch gắn với sự di chuyển của con người, vì vậy nó phụ thuộc trực tiếp vào giao thông. Về phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu. + Khi đánh giá mạng lưới giao thông cần quan tâm các chỉ tiêu: tổng chiều dài tuyến đường, mật độ đường, các tuyến đường chính. + Các phương tiện giao thông chủ yếu là: đường ô tô, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Mỗi loại giao thông có những đặc điểm riêng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. - Hệ thống thông tin liên lạc: đảm bảo sự giao lưu của khách du lịch trong nước và quốc tế thông qua việc trao đổi các dòng tin tức xã hội. Vẫn đề này được thỏa
  32. 25 mãn bằng nhiều loại hình thông tin khác nhau: thông tin vệ tinh, internet, điện thoại, điện báo, bưu điện Sự thuận tiện của mạng lưới thông tin liên lạc đảm bảo sự thông suốt trong các giao dịch kinh doanh du lịch, giúp cho hoạt động du lịch trở nên phổ biến, hiệu quả hơn. - Hệ thống điện: Các nhà máy điện, cơ cấu mạng lưới điện, khả năng đảm bảo điện của địa phương cho các hoạt động của các điểm, khu, cụm, trung tâm du lịch, sự cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu tiêu thụ điện trong toàn vùng có ý nghĩa lớn, bởi các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi, giải trí của khách du lịch. Hoạt động du lịch – một hoạt động mang tính hưởng thụ, nghỉ ngơi, giải trí để tái sản xuất sức lao động thì nhu cầu về điện là rất lớn. - Hệ thống cấp, thoát nước: Bao gồm nguồn nước cho sinh hoạt và các dịch vụ du lịch. Nguồn nước trong cơ sở hạ tầng cần được lưu ý ở hai khía cạnh: khả năng cung cấp nước, chất lượng nguồn nước và hệ thống cung cấp nước đáp ứng nhu cầu du lịch. d. Các nhân tố kinh tế - xã hội – chính trị * Đường lối chính sách phát triển du lịch: đường lối, chính sách của mỗi quốc gia được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Đối với du lịch đường lối, chính sách cũng thể hiện rõ vai trò của mình. Nó có thể là động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch nếu định hướng đúng, phát triển hợp quy luật, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành kinh tế này nếu không xây dựng được chính sách đúng đắn, không có thiện chí tạo điều kiện khai thác tiềm năng. Đường lối, chính sách sẽ là cơ sở tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và thuận lợi cho hoạt động du lịch. Từ đó, kích thích quá trình giao lưu, tăng cường hoạt động đầu tư phát triển du lịch. * Các nhân tố kinh tế - xã hội khác Tác động đến hoạt động du lịch còn có hàng loạt các nhân tố khác như: sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tình hình chính trị hòa bình ổn định, dân cư và lao động tất cả các yếu tố này đều có tác dụng là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động du lịch tăng trưởng nhanh hoặc kìm hãm ngành kinh tế này chậm phát triển.
  33. 26 1.1.4. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Do đó, việc xây dựng bộ chỉ tiêu gồm các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch là một việc làm quan trọng; đảm bảo việc đánh giá một cách tương đối đầy đủ và khách quan đối tượng du lịch qua các tiêu chí thành phần. Trong quá trình phát triển du lịch, nhận thấy có thể chia ra hai nhóm chỉ tiêu: chỉ tiêu nguồn lực phát triển và chỉ tiêu thực trạng phát triển du lịch. 1.1.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nguồn lực phát triển du lịch a. Vị trí địa lí: là chỉ tiêu quan trọng trong nhóm nguồn lực phát triển du lịch. Vị trí địa lí được đánh giá dưới hai khía cạnh: - Về mặt giới hạn lãnh thổ, vị trí địa lí ảnh hưởng nhất định đến các đặc điểm tự nhiên và mức độ tập trung giá trị nhân văn của điểm du lịch, quyết định khả năng tiếp cận điểm du lịch; được đánh giá thông qua khoảng cách thời gian đi đường và các loại phương tiện giao thông có thể sử dụng đến điểm du lịch. - Về mặt kinh tế - chính trị, điều kiện kinh tế và tình hình chính trị ổn định tại khu vực diễn ra hoạt động du lịch có tác động gây cản trở hay tạo điều kiện thuận lợi kích thích hoạt động này diễn ra mạnh mẽ. Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, các vị trí địa lí đặc biệt (có cửa khẩu, hải cảng ) sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các tuyến du lịch xuyên quốc gia, thúc đẩy việc tiếp cận, trao đổi, giao lưu, thâm nhập sâu vào nền kinh tế văn hóa thế giới. b. Tài nguyên du lịch: được đánh giá qua sự hấp dẫn, tính mùa vụ và độ bền vững của điểm đến. Tiêu chí này đánh giá khả năng khai thác và quyết định mức độ hoạt động du lịch. Tùy theo đặc điểm của từng loại tài nguyên mà lựa chọn loại hình du lịch, hình thức kinh doanh và thời gian hoạt động du lịch phù hợp. * Sức hấp dẫn: là một trong tiêu chí hàng đầu thể hiện được tính thẩm mỹ, đặc sắc, độc đáo, sự kết hợp hài hòa các yếu tố thành phần; góp phần thỏa mãn nhu cầu và đáp ứng tâm lý tìm đến với cái đẹp của du khách. - Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên: tính hấp dẫn được đánh giá tổng hợp, với sự kết hợp hài hòa của các yếu tố địa hình, khí hậu, thủy văn và sinh vật. Mà cụ thể
  34. 27 là được xác định bằng sự phân hóa đa dạng hình thái địa hình kết hợp các dạng địa hình đặc biệt; điều kiện khí hậu tương đối ôn hóa phù hợp với đặc điểm sinh học của con người, vắng mặt các hiện tượng thời tiết bất thường; sự có mặt của hệ thống sông, ao, hồ, suối tự nhiên hoặc nhân tạo có giá trị tạo môi trường du lịch trong lành, tô điểm cho cảnh quan; và đặc biệt là các hệ sinh thái đặc hữu, điển hình tồn tại dưới dạng vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, các điểm tham quan sinh vật - Đối với tài nguyên du lịch nhân văn: tính hấp dẫn khách du lịch là tiêu chí có tính chất tổng hợp được xác định bằng nét độc đáo về mỹ thuật, nghệ thuật và kiến trúc của các công trình văn hóa (quốc tế, quốc gia hoặc địa phương); bề dày thời gian của di tích lịch sử (cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại); nét huyền bí, hấp dẫn trong các phong tục, nếp sống, trang phục, văn hóa nghệ thuật của các tộc người; sự độc đáo, tinh tế của các làng nghề; các đặc sản địa phương và sự đa dạng phong phú, ấn tượng của các sự kiện văn hóa – thể thao khác. * Tính mùa của hoạt động du lịch: tính chất mùa vụ là một trong những đặc điểm đặc trưng của hoạt động du lịch. Sự thường xuyên hay gián đoạn của hoạt động du lịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phương hướng khai thác, đầu tư, kinh doanh phục vụ du lịch. Thời gian hoạt động du lịch chủ yếu chịu sự chi phối của điều kiện khí hậu tại điểm, vùng du lịch. Được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất của các điều kiện khí hậu đối với sức khỏe của khách du lịch và số thời gian thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch. Trong những trường hợp mà số thời gian thích hợp nhất của điều kiện khí hậu với sức khỏe con người và số thời gian thuận lợi cho hoạt động du lịch có khác biệt thì lấy số thời gian thuận lợi cho hoạt động du lịch làm tiêu chí đánh giá. * Độ bền vững của tài nguyên du lịch: là tiêu chí thể hiện khả năng bền vững của các thành phần, bộ phận tự nhiên và nhân văn trước áp lực của hoạt động du lịch, của khách du lịch và của các đối tượng khác hoặc thiên tai. Tiêu chí này được đánh giá qua số lượng các thành phần tự nhiên bị phá hoại, khả năng phục hồi, sự cân bằng sinh thái và sự đảm bảo hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên của các tài nguyên du lịch tự nhiên. Đồng thời còn được đánh giá qua
  35. 28 số lượng các công trình văn hóa, các di tích lịch sử còn được bảo tồn qua thời gian mà không bị phá hoại bởi môi trường nhiệt đới ẩm, thiên tai và chiến tranh; sự gìn giữ nguyên vẹn các giá trị văn hóa của các lễ hội, các dân tộc, các làng nghề, đảm bảo cho các hoạt động du lịch được diễn ra liên tục. c. Cơ sở hạ tầng: tiêu chí này có ý nghĩa quyết định mức độ hoạt động du lịch. Đây là cơ sở để biến các tiềm năng du lịch trở thành hiện thực và hạn chế các tác động tiêu cực làm tổn hại đến môi trường tự nhiên cũng như môi trường nhân văn. Chỉ tiêu này được đánh giá qua sự có mặt cũng như chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách về mạng lười và phương tiện giao thông; khả năng cung cấp điện nước cho hoạt động sản xuất và kinh doanh du lịch; khả năng đáp ứng giao lưu trao đổi thông tin liên lạc cho các hoạt động kinh tế và du lịch. 1.1.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển du lịch Với chức năng nghiên cứu khía cạnh không gian của hoạt động du lịch, việc đánh giá thực trạng phát triển của một điểm đến du lịch cũng phải được xem xét dưới khía cạnh lãnh thổ thông qua các phân vị là: điểm du lịch, tuyến du lịch, cụm du lịch và trung tâm du lịch. Bên cạnh đó, du lịch là một ngành kinh tế, để đánh giá được sự tăng trưởng cũng như vai trò của du lịch đối với nền kinh tế - xã hội của một địa phương, vùng lãnh thổ thì việc xây dựng bộ chỉ tiêu hoạt động theo ngành gồm các tiêu chí đánh giá về lượt khách, doanh thu, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động là rất cần thiết. a. Chỉ tiêu hoạt động theo ngành * Nguồn khách: Khách du lịch là một trong năm phân hệ quan trọng của hệ thống lãnh thổ du lịch. Có thể nói sự có mặt của du khách đồng nghĩa với “sự sống” của một điểm du lịch. Khi đánh giá về tiêu chí này, trước hết người ta quan tâm đến tổng lượt khách qua các năm và tốc độ tăng trưởng bình quân (trong đó, phân biệt khách nội địa và khách quốc tế). Tiếp đó, mục đích du lịch là một tiêu chí cần được phân tích. Đối với khách du lịch quốc tế, mục đích du lịch bao gồm: du lịch thuần túy, thăm thân, thương nhân và các mục đích khác. Đối với khách nội địa, mục đích du lịch chủ yếu
  36. 29 được phân theo: du lịch nghỉ biển, tham quan, lễ hội, chữa bệnh và các mục đích khác. Xác định được số lượng khách theo các mục đích du lịch là định hướng quan trọng trong việc hoạch định chiến lược, vạch định hướng và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh phù hợp, đem lại hiệu quả cao. Cơ cấu khách du lịch còn được xem xét dưới góc độ phương tiện đi lại, gồm: đường bộ, đường biển, đường hàng không. Các yếu tố này là cơ sở thiết kế các tuyến du lịch đảm bảo đáp ứng với nhu cầu và điều kiện của du khách. Ngoài ra còn thúc đẩy việc nâng cấp, xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng như các hoạt động kinh tế khác. Cuối cùng, đối với đánh giá tiêu chí nguồn khách cần xác định được mức độ chi tiêu và thời gian lưu trú của khách du lịch tại một điểm đến. Trong các chỉ tiêu trên, tiêu chí số lượt khách cho phép đánh giá về khía cạnh “lượng” của hoạt động du lịch, trong khi đó tiêu chí mức độ chi tiêu và thời gian lưu trú lại đánh giá về mặt “chất” của ngành này. Từ đó cho thấy, trong quá trình phát triển du lịch không chỉ cần quan tâm thu hút lượng khách lớn mà còn phải đặt việc tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách là mục tiêu quan trọng của ngành. * Cơ sở vật chất – kĩ thuật: Là điều kiện quan trọng đảm bảo hoạt động kinh doanh du lịch được tiến hành hiệu quả. Mức độ tiện nghi và đa dạng của cơ sở vật chất – kỹ thuật tại các điểm đến tỷ lệ thuận với khả năng tăng nguồn thu và kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Trong đó, cơ sở lưu trú và ngành kinh doanh lưu trú là chỉ tiêu quan trọng – một trong ba trụ cột của ngành du lịch. Cơ sở lưu trú được đánh giá qua số phòng, buồng, mức tăng trưởng hàng năm, công suất sử dụng phòng; số khách sạn được xếp sao và số khách sạn phân theo hình thức quản lý. Ngoài ra, sự có mặt của các cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm, các cơ sở phục vụ ăn uống có vai trò đảm bảo các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, góp phần lấp đầy khoảng thời gian đi du lịch bằng nhiều hoạt động thú vị, thoải mái, tạo nên sự độc đáo và ấn tượng riêng cho mỗi sản phẩm du lịch. * Doanh thu: Du lịch thể hiện chức năng kinh tế của mình qua đóng góp doanh thu hàng năm. Thu nhập từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do du khách chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ
  37. 30 khác Đối với những điểm du lịch mới hình thành và chưa phát triển cao, doanh thu du lịch chủ yếu tập trung vào cơ sở lưu trú. Trên thực tế, tất cả các khoản này không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu, do đó chỉ tiêu doanh thu du lịch thường không phản ánh hết đóng góp của ngành cho nền kinh tế. * Nguồn lao động: lao động trong ngành du lịch là yếu tố quan trọng để hoạt động du lịch được diễn ra, và có tính quyết định lớn đối với sự thành công của hoạt động kinh doanh. Tiêu chí này được đánh giá qua tổng số lao động, mức độ tăng trưởng qua các năm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn lao động. Số lượng lao động đảm bảo khả năng phục vụ khách và chất lượng lao động quyết định mức độ hài lòng của du khách, đây là tiêu chí để đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch. b. Chỉ tiêu hoạt động theo lãnh thổ (cấp tỉnh) * Điểm du lịch: Là cấp phân vị thấp nhất, là kết quả đầu ra trước tiên trong hệ thống lãnh thổ du lịch. Các điểm du lịch trước hết được phân tích qua sự có mặt của một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa, lịch sử hoặc kinh tế - xã hội), cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và mức độ hoạt động du lịch tại điểm du lịch. Hai tiêu chí này sẽ quyết định điểm du lịch là điểm đang khai thác hay điểm tiềm năng. Dựa vào sự hấp dẫn của tài nguyên và sự hoàn thiện của kết cấu hạ tầng mà người ta xếp hạng các điểm du lịch quốc gia và điểm du lịch địa phương. Ngoài ra, tiêu chí thời gian lưu trú tại điểm du lịch cũng khá quan trọng, thể hiện mức độ phát triển và khả năng hấp dẫn du khách tại điểm đó. * Tuyến du lịch: Là một đơn vị tổ chức không gian du lịch, được tạo bởi nhiều điểm du lịch khác nhau về quy mô, chức năng. Việc xây dựng các tuyến du lịch thông thường dựa trên các tuyến đường giao thông sẵn có, hệ thống đô thị, các cơ sở lưu trú cũng như giá trị các điểm đến. Do đó việc đánh giá tuyến du lịch cũng thông qua các tiêu chí cụ thể: tên, chiều dài tuyến; các điểm du lịch trên tuyến; thời gian hoạt động của tuyến và các sản phẩm du lịch chủ yếu. Căn cứ vào phạm vi hoạt động của tuyến du lịch, có thể phân loại tuyến du lịch là tuyến nội tỉnh hay liên tỉnh; tuyến du lịch quốc gia hay quốc tế. Và dựa vào đặc
  38. 31 điểm hoạt động của điểm du lịch trên tuyến có thể xác định được các tuyến du lịch tiềm năng. * Cụm du lịch: Là nơi tập trung nhiều điểm du lịch với mật độ tương đối lớn. Các tiêu chí để đánh giá cụm du lịch là hạt nhân của cụm, các điểm du lịch, sản phẩm du lịch đặc trưng. Việc xác định cụm du lịch là cụm đang hoạt động hay cụm tiềm năng được dựa trên cơ sở đánh giá nguồn tài nguyên, khả năng khai thác và thực trạng hoạt động của các điểm du lịch cũng như mức độ liên kết của các điểm trong cụm. * Khu du lịch: Theo quy định tại khoản 7, điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam “Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiểu quả về kinh tế, xã hội và môi trường”. * Trung tâm du lịch (của quốc gia và địa phương): là nơi tập trung khá đa dạng các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng tương đối phong phú và đặc biệt có vai trò thu hút khách du lịch và tạo nguồn thu rất lớn. Được coi là hạt nhân phát triển du lịch của địa phương. Tiêu chí khi phân tích thực trạng của một trung tâm du lịch là nêu được các sản phẩm du lịch của trung tâm và đánh giá vai trò của trung tâm du lịch trong sự phát triển du lịch địa phương. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực tiễn hoạt động du lịch Việt Nam Được hình thành từ những năm 60, cho đến nay ngành kinh tế du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới, du lịch Việt Nam đang thực sự chuyển mình, ghi lại những dấu ấn đẹp trên bản đồ du lịch thế giới và được đánh giá là điểm đến an toàn, thân thiện, đầy hấp dẫn đối với cộng đồng du lịch thế giới. Việt Nam nổi bật với nét độc đáo của vị trí địa lí, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa gắn chặt lục địa vừa thông ra đại dương. Trên nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam là nơi gặp gỡ giao thoa của các luồng di cư động – thực vật; đem lại sự giàu có và đa dạng về mặt sinh thái tự nhiên. Đây là điều kiện hình thành và phát triển phong phú các loại hình du lịch gắn với các hệ sinh thái đặc trưng; hệ sinh thái biển – đảo, hệ sinh thái sông – hồ, hệ sinh thái rừng – hang động. Cùng với đó, sự
  39. 32 giao lưu tiếp xúc của nền văn hóa bản địa với dân cư xung quanh cũng như truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu đời đã tạo cho Việt Nam một vẻ đẹp của bản sắc văn hóa đậm màu, của truyền thống dân tộc hồn hậu, là vốn quý để khai thác, phát triển các loại hình du lịch văn hóa. Đến nay, Việt Nam đã có 12 di sản vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đặc biệt, năm 2012 Vịnh Hạ Long đã trở thành một trong bảy kỉ quan thế giới mới. Hơn thế nữa, Việt Nam còn nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động, có vị trí thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế, hội nhập củng cố và mở rộng các mối quan hệ song phương, đa phương góp phần phát triển hiệu quả để du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Có thể nói hoạt động du lịch ở Việt Nam bắt đầu rất sớm, từ những chuyến du ngoạn của các vua chúa ngày xưa trên hành trình mở mang bờ cõi; được định hình rõ nét hơn trong thời kì đô hộ của thực dân Pháp với việc khai thác nhiều thắng cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa và xây dựng hàng loạt biệt thự, khách sạn nghỉ dưỡng. Cho đến khi Công ty du lịch Việt Nam được thành lập, vào ngày 09/07/1960 đã chính thức đánh dấu sự ra đời của ngành du lịch Việt Nam như một ngành kinh tế độc lập. Trong quá trình hội nhập và phát triển, du lịch Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế của một ngành kinh tế mũi nhọn và đạt được nhiều bước phát triển quan trọng. a. Khách du lịch: - Khách quốc tế: Sự phát triển của ngành du lịch gắn bó mật thiết với dòng khách du lịch. Nhìn chung lượt khách du lịch không ngừng tăng lên với nhịp độ ngày càng nhanh. Từ đầu thập kỷ 90 trở lại đây đã diễn ra “sự bùng nổ” du lịch với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, đặc biệt là lượng khách quốc tế. Năm 2000 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 2,14 triệu lượt, đến năm 2005 lên 3,48 triệu lượt và năm 2010, lần đầu tiên khách du lịch quốc tế vượt qua mốc 5,0 triệu lượt. Tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế giai đoạn 2000 – 2010 đạt 8,9%/năm. Song trong 2 năm 2002 và 2009 tăng trưởng âm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch cúm AH1N1.
  40. 33 Biểu đồ 1.1: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 Triệu lượt 5.05 5 4.23 4 3.77 3.48 3 2.62 2.14 2 1 0 2000 2002 2005 2007 2009 2010 Năm (Nguồn: Tổng cục du lịch) - Khách nội địa Biểu đồ 1.2: Khách du lịch nội địa giai đoạn 2000 – 2010 30 Triệu lượt 28 25 20 19.2 16 11.2 10 0 2000 2005 2007 2009 2010 Năm (Nguồn: Tổng cục du lịch) Về khách du lịch nội địa, đến năm 2005 đã vượt chỉ tiêu của chiến lược phát triển du lịch đặt ra (15-16 triệu lượt khách), đặc biệt hai năm 2009 và 2010, khách du lịch nội địa có tốc độ tăng trưởng ấn tượng và đạt con số 28 triệu lượt năm 2010,
  41. 34 gấp 2,5 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng du lịch nội địa đạt 10,2%/năm trong giai đoạn 2000 – 2010. Về cơ cấu khách theo thị trường và mục đích du lịch, thị trường khách Trung Quốc đến Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là khách Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan,Ôxtrâylia Về mục đích đến Việt Nam, số khách đi du lịch chiếm hơn 40%, sau đó là lý do thương mại 24%, thăm thân 22% và các mục đích khác 14%. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không 60%, tiếp theo là đường bộ 32% và đường thủy 8%. b. Doanh thu Do lượng khách du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh nên doanh thu du lịch cũng tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2000, doanh thu đạt 17,4 nghìn tỷ thì đến năm 2005 lên 30 nghìn tỷ đồng và năm 2009, do ảnh hưởng của dịch cúm và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, số lượng lượt khách du lịch giảm tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam đã có những tháo gỡ kịp thời, doanh thu vẫn tăng lên 68 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2010 doanh thu du lịch đạt 96 nghìn tỷ đồng. c. Cơ sở lưu trú Trong những năm qua, số cơ sở lưu trú tăng nhanh dựa trên việc cải tạo cơ sở cũ, xây dựng cơ sở mới theo hướng chuyên nghiệp hóa. Sự tăng nhanh được thể hiện ở cả 2 mặt: số lượng và chất lượng. Về số lượng, từ 3.267 khách sạn năm 2000 đã tăng lên 3.810 khách sạn năm 2005 và đạt 12.000 khách sạn năm 2010 với tổng số phòng là 235.000 phòng. Đến hết năm 2010, cả nước có 391 khách sạn đạt chuẩn trên 3 sao (46 khách sạn 5 sao; 110 khách sạn 4 sao; 235 khách sạn 3 sao) với tổng số phòng 41611 phòng. Các cơ sở lưu trú của nước ta hiện nay tập trung chủ yếu tại các trung tâm du lịch lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng khách sạn 5 sao. Các khách sạn 5 sao hàng đầu như: Sofitel Plaza Hà Nội, Melia Hà Nội, Rex Hotel (Hồ Chí Minh), Majestic (Hồ Chí Minh), Sunrise (Nha Trang), Furama (Đà Nẵng)
  42. 35 Ngoài các cơ sở lưu trú, các cơ sở vui chơi giải trí ở nước ta đã và đang được phát triển và đưa vào khai thác nhằm đáp ứng yêu cầu của đông đảo du khách. Tiêu biểu như: Suối Tiên, Đầm Sen, Thảo Cầm Viên, khu du lịch Kỳ Hòa (Hồ Chí Minh); Công viên nước Hồ Tây, khu du lịch Thác Đa, Thiên Sơn – Suối Ngà, Thiên đường Bảo Sơn (Hà Nội). Bên cạnh Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số địa phương khác cũng đang đẩy mạnh việc phát triển các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao nhằm thu hút du khách. d. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch Trong những năm qua, nguồn lao động trong ngành du lịch của nước ta đã không ngừng tăng lên về số lượng và từng bước được cải thiện về chất lượng. Về mặt số lượng, số lao động (trực tiếp và gián tiếp) nhìn chung có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của hai nhóm đối tượng này là không đồng đều. Bảng 1.1. Số lao động du lịch trong ngành du lịch Việt Nam Năm 2000 2005 2008 Lao động trực tiếp 22.594 165.397 269.096 Lao động gián tiếp 1.984 112.537 244.970 Tổng số 24.578 277.934 514.030 (Nguồn: Địa lí du lịch Việt Nam – Tr.200) Về mặt chất lượng, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng lên và tạo thành đội ngũ nòng cốt phục vụ cho ngành du lịch. Tuy nhiên, số lao động này chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số lao động của ngành. Trong ngành Du lịch của nước ta còn nhiều hạn chế như chưa đáp ứng được nhu cầu về cả số lượng và chất lượng. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn (hơn 50% năm 2009), trình độ ngoại ngữ, năng lực nghiệp vụ còn nhiều bất cập. Đặc biệt, lao động trong ngành còn thiếu tác phong công nghiệp, chưa thật sự gấn bó với nghề, ngoại trừ lao động ở một số trung tâm du lịch lớn.
  43. 36 e. Xúc tiến, quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch Những thành tựu đã và đang đạt được đã mở ra cho du lịch Việt Nam những vận hội mới. Hình ảnh du lịch Việt Nam đã khẳng định được những nét riêng độc đáo với dấu ấn của một số thành phố du lịch rất đậm nét trong lòng du khách: “Hà Nội – thành phố phục hưng của Đông Nam Á”, “Thành phố Hồ Chí Minh – sự pha trộn đầy quyến rũ giữa quá khứ và hiện tại”, “Nha Trang – biển nhiệt đới Việt Nam”. Bên cạnh khai thác những giá trị tự nhiên và văn hóa tạo ra các sản phẩm du lịch truyền thống (du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch biển, núi, du lịch chữa bệnh ) nhiều loại hình du lịch mới: du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề không những được đầu tư phát triển mà còn nhận được sự hỗ trợ tích cực của một số quốc gia và tổ chức như Liên minh Châu Âu (EU), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Hiệp hội các trường đại học – cao đẳng Canada (ACCC) góp phần xóa đói giảm nghèo ở một số địa phương. Hoạt động du lịch của nước ta đã có bước phát triển mới góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước, tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo; góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, phát triển ngành nghề thủ công; thúc đẩy giao thông, văn hóa, thông tin và giao lưu các vùng miền trong nước và quốc tế. Những hiệu quả kinh tế - xã hội mà du lịch đem lại là động lực thúc đẩy đầu tư cho sự phát triển vững chắc của ngành. Vận hội mới đang mở ra cho du lịch Việt Nam nhiều cơ hội tốt để đẩy mạnh quảng bá, kích cầu du lịch, hứa hẹn sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn trong thời gian tới. 1.2.2. Hoạt động du lịch vùng Bắc Trung Bộ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và hành lang du lịch Đông – Tây. Diện tích toàn vùng là 51,5 nghìn km2, với số dân 10.092 nghìn người, mật độ dân số 196 người/km2. Phía Bắc vùng giáp với tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp với tỉnh Đà Nẵng, phía Tây giáp Lào và phía Đông là biển Đông.
  44. 37 Nét đặc sắc, đa dạng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của mảnh đất chịu nhiều thử thách qua các biến động lịch sử dân tộc đã tạo cho vùng du lịch Bắc Trung Bộ một tiềm năng du lịch phong phú, có giá trị thu hút cao đối với du khách và phát triển đủ các loại hình du lịch từ tham quan, nghỉ mát, tắm biển đến thể thao, nghiên cứu. Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, vừa có núi ở phía Tây (dãy Trường Sơn), vừa có biển ở phía Đông (biển Đông) với chiều dài 670km nên tài nguyên du lịch của vùng Bắc Trung Bộ phong phú và đa dạng như núi, hang động, nước khoáng, hệ sinh thái vườn quốc gia, đầm phá và đặc biệt là du lịch biển. Cùng với bề dày lịch sử dân tộc, Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có 3 di sản văn hóa thế giới là Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, di tích thành nhà Hồ, 1 di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, 1 khu dự trữ sinh quyển thế giới (Tây Nghệ An) và hơn 550 di tích văn hóa – lịch sử được xếp hạng quốc gia, đứng thứ 2 trên 7 vùng kinh tế cả nước (sau vùng Đồng bằng sông Hồng), chiếm 16% tổng số di tích xếp hạng quốc gia cả nước (năm 2010). Bắc Trung Bộ cũng là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, chính trị gia nổi tiếng, là nơi sinh sống của cộng đồng 25 dân tộc thiểu số Việt Nam điển hình là Thái, Mường, Chứt, Pa Cô, Cơ tu, Tà Ôi, Bru – Vân Kiều với các bản sắc văn hóa hết sức đặc trưng được thể hiện qua các lễ hội, nghề thủ công, các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, kho tàng văn hóa dân gian, ẩm thực hệ thống di tích cách mạng gắn liền với hai cuộc kháng chiến của dân tộc là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hết sức có giá trị đối với hoạt động du lịch. Vùng Bắc Trung Bộ có hơn 1.200km đường biên giới với CHDC Lào với hệ thống các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính quan trọng bên cạnh hệ thống cửa khẩu là các khu kinh tế cửa khẩu, các chợ đường biên là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch biên giới. Tài nguyên du lịch nổi trội toàn vùng gồm: - Hệ thống di sản (tự nhiên và văn hóa), di tích lịch sử cách mạng
  45. 38 - Cảnh quan thiên nhiên gắn với dãy Bắc Trường Sơn - Hệ sinh thái vườn quốc gia, đầm phá - Biển, đảo - Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số dọc miền Tây của vùng - Đường biên giới với các cửa khẩu quốc tế, chợ đường biên. Các điểm tài nguyên nổi bật như: Sầm Sơn, Thành nhà Hồ (Thanh Hóa); Kim Liên, Cửa Lò (Nghệ An); Ngã Ba Đồng Lộc, lưu niệm Nguyễn Du, Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Di tích chiến tranh chống Mỹ, đảo Cồn Cỏ ở Quảng Trị; Cố đô Huế, Lăng Cô – Cảnh Dương , Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) Nắm bắt tiềm năng của vùng, trong những năm qua các tỉnh Bắc Trung Bộ đã không ngừng đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Đáng kể nhất là hạ tầng giao thông vận tải. Cho đến nay, mạng lưới giao thông của vùng gồm quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất và các tuyến đường ngang là các quốc lộ 7,8,9. Đường Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết, đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế giữa các tỉnh trong vùng, đặc biệt có giá trị du lịch to lớn. Thông qua các quốc lộ chính nêu trên, vùng Bắc Trung Bộ còn kết nối, giao lưu với nước bạn Lào thông qua hệ thống các cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu quan trọng như Nà Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị). Toàn vùng có 3 sân bay : sân bay Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Phú Bài (Thừa Thiên Huế), trong đó Phú Bài là sân bay quốc tế. Các sân bay trong vùng đang được nâng cấp phục vụ tốt việc kết nối giữa vùng với các trung tâm kinh tế của đất nước (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh). Bên cạnh đó, hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc đang được đầu tư cải tạo góp phần phục vụ đắc lực cho hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
  46. 39 Bảng 1.2: Khách du lịch đến Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 - 2010 Đơn vị tính 2000 2005 2007 2008 2009 2010 Khách du lịch Nghìn người 1796,6 4347,2 6282,8 7139,6 7589,7 9650,1 Khách quốc tế Ngìn người 245,6 480,8 832,6 979,7 824,9 731,4 So với cả nước % 6,0 5,6 7,1 7,5 6,1 5,0 Khách nội địa Ngìn người 1550,4 3866,4 5450,2 6159,9 6764,8 8918,4 So với cả nước % 8,3 9,6 9,9 10,2 10,0 12,2 (Nguồn: Tổng cục du lịch) Ngành du lịch của vùng phát triển mạnh trong những năm qua. Năm 2000, cả vùng chỉ mới đón được 1,8 triệu lượt khách (khách quốc tế chiếm 13,7%) thì đến năm 2010 đã lên đến 9,6 triệu lượt khách (khách quốc tế 7,3%). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch trong giai đoạn 2000 – 2010 đạt 15%. Số cơ sở lưu trú cũng tăng lên nhanh chóng cùng với sự gia tăng nguồn khách du lịch tới vùng. Năm 2000, vùng có 508 số cơ sở lưu trú chiếm 13,6% so với cơ sở lưu trú cả nước, năm 2005 tăng lên 882 số cơ sở và đến hết năm 2010, toàn vùng có 1587 số cơ sở với 34 251 phòng chiếm 13,1% số cơ sở lưu trú cả nước. Toàn vùng có 1 khách sạn 5 sao là Imperial Hotel (Thành phố Huế). Số lượng các khách sạn từ 3 đến 5 sao còn chiếm tỉ lệ nhỏ trong hệ thống khách sạn toàn vùng. Với sự tăng trưởng nguồn khách, doanh thu du lịch cũng tăng lên. Năm 2000 doanh thu du lịch toàn vùng đạt 507,5 tỉ đồng , năm 2005 tăng lên 1318,8 tỉ đồng và năm 2010 tăng lên 3864 tỉ đồng chiếm 3,8% doanh thu cả nước. Biểu đồ 1.3: Doanh thu du lịch vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 – 2010 Tỷ đồng 5000 4000 3864 3260.8 3000 2940.5 2000 1765.6 1318.8 1000 507.3 0 2000 2005 2007 2008 2009 2010 Năm (Nguồn: Tổng cục du lịch)
  47. 40 Phát triển du lịch tạo ra nhiều việc làm cho lực lượng lao động toàn vùng, nhờ đó lao động trong ngành du lịch có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2000, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch vùng đạt 8 650 người thì đến hết năm 2010, số lao động toàn vùng là 29 240 tăng gấp 3,4 so với năm 2000, chiếm 6,1 % số lao động hoạt động trong ngành du lịch của cả nước. Bảng 1.3. Số lao động trong ngành du lịch của vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 – 2010 Đơn vị 2000 2005 2007 2008 2009 2010 Lao động Người 8650 17040 21733 23419 26075 29240 So với cả nước % 9,2 6,2 5.6 5.5 5.9 6.1 (Nguồn: Tổng cục du lịch) Các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là: - Tham quan, nghiên cứu tìm hiểu các di sản văn hóa thế giới (Phong Nha – Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế). - Tham quan nghiên cứu các di sản văn hóa truyền thống: di sản văn hóa thời nhà Nguyễn ở Huế. - Du lịch biển và đầm phá, du lịch văn hóa và lễ hội - Du lịch nghủ dưỡng biển (biển Lăng Cô – Cảng Dương, biển Thiên Cầm, biển Cửa Lò) - Du lịch biên giới, cửa khẩu - Tham quan nghiên cứu hệ sinh thái tại các vườn quốc gia như: Vườn quốc gia Bến En, Vườn quốc gia Pù Mát, Vườn quốc gia Vũ Quang, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vườn quốc gia Bạch Mã. - Tham quan nghiên cứu các di tích thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: tuyến đường mòn Hồ Chí Minh (con đường huyền thoại). - Di sản văn hóa các dân tộc ít người ở các huyện vùng cao
  48. 41 Định hướng đến năm 2020, vùng du lịch Bắc Trung Bộ sẽ đón hơn 13 triệu lượt khách (3 triệu lượt khách quốc tế) với tổng doanh thu từ du lịch đạt 1 820 triệu USD. Du lịch vùng tập trung chủ yếu ở các địa bàn trọng điểm: - Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng – sông Lam - Quảng Bình – Quảng Trị gắn với Phong Nha – Kẻ Bàng, Cửa Tùng – Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ. - Thừa Thiên – Huế gắn với hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế và cảnh quan thiên nhiên Lăng Cô – Cảnh Dương, Bạch Mã, Tam Giang Nhìn chung, Bắc Trung Bộ là vùng đất lý tưởng để khai thác phát triển du lịch với điều kiện tự nhiên phong phú cùng giá trị văn hóa độc đáo. Trong những năm tới, cần có chiến dịch quảng bá về thương hiệu, gây ấn tượng về sản phẩm du lịch đối với du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, cần có kế hoạch lâu dài và quy mô trong đào tạo nhân lực, cung cấp đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch có trình độ, hiểu biết về đặc trưng của vùng. Tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho du khách tại các điểm tham quan. Và cơ bản là tạo sự liên kết giữa các địa phương, bảo toàn hệ sinh thái tự nhiên cũng như hệ sinh thái nhân văn kết hợp khai thác có hiệu quả tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc.
  49. 42 Chương 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN Nghệ An có diện tích tự nhiên 16 490,7 km2 chiếm 32% diện tích vùng Bắc Trung Bộ và 3,4% diện tích cả nước, đứng đầu 63 tỉnh, thành phố. Số dân là 2917,4 nghìn người năm 2010, đứng thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ (sau Thanh Hóa) và thứ 4 so với cả nước. Tỉnh có trung tâm hành chính là Thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía Nam. Toàn tỉnh gồm có 17 huyện (gồm 7 huyện đồng bằng ven biển và 10 huyện miền núi), 2 thị xã (thị xã Thái Hòa và thị xã Cửa Lò) và 1 thành phố trực thuộc (Thành phố Vinh). Nghệ An có 479 đơn vị hành chính cấp xã gồm 462 xã phường và 17 thị trấn. Được biết đến là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Mĩnh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc cùng với sự phong phú đa dạng về tài nguyên tự nhiên và nhân văn, Nghệ An có khá nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Những năm gần đây, Nghệ An đã và đang thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế tới thăm và lưu lại. Sức hút nơi đây là sự hòa quyện giữa các dạng địa hình, cảnh sắc thiên nhiên phong phú cũng với những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể giàu bản sắc, có bề dày lịch sử. Mà hơn hết là ấn tượng qua tấm lòng thân mật, mến khách của người dân nơi đây. 2.1. Vị trí tỉnh Nghệ An trong chiến lược phát triển du lịch Nghệ An nằm ở phía Đông Nam vùng du lịch Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 18033’ đến 20000’ vĩ Bắc và từ 103052’ đến 105048’ kinh Đông. - Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa với đường biên giới dài 196,3 km - Phía Nam giáp Hà Tĩnh với đường biên giới dài 92,6 km - Phía Tây giáp nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào với đường biên giới dài 419 km - Phía Đông giáp với biển Đông với tổng chiều dài bờ biển trên 82km. Vị trí địa lý này đã chi phối đặc điểm tự nhiên cũng như quyết định lớn đến đời sống kinh tế - chính trị, giao thông, giao lưu trao đổi và đặc biệt là sự phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.
  50. 43 Tỉnh nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vị trí này làm cho khí hậu Nghệ An mang đặc trưng của kiểu khí hậu gió mùa chí tuyến cùng với sự phân hóa khí hậu theo không gian trên cảnh quan địa hình đồi núi phân cắt. Vị trí này là điều kiện hình thành cảnh quan rừng thường xanh nhiệt đới ẩm với tiềm năng sinh vật giàu có. Trong đó có khu dự trữ sinh quyển với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Nghệ An có ý nghĩa quan trọng trong việc cân bằng sinh thái cho khu vực miền Trung; tạo ra mối quan hệ bền chặt về sinh thái không chỉ các tỉnh duyên hải miền Trung mà còn cả nước. Tuyến đường quốc gia quốc lộ 1A dài 91km, đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1 dài 132km. Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh Nghệ An với 7 ga, trong đó ga Vinh là trung tâm có số lượng hành khách và hàng hóa lưu thông lớn nhất miền Trung. Tỉnh Nghệ An có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều cảng nội địa và cảng biển như Bến Thủy, Cửa Hội, Cửa Lò đây là tiềm năng lớn cho ngành vận tải đường thủy về hàng hóa và hành khách. Đặc biệt cảng Cửa Lò quy mô trên 1 triệu tấn, là đầu mối nối Lào và Đông Bắc Thái Lan qua đường 7 và đường 8 thông ra biển Đông. Sân bay Vinh đang ngày càng được mở rộng và nâng cấp hiện đại làm phong phú các loại hình vận tải, đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách tới Nghệ An. Là một tỉnh nằm trong không gian của vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Nghệ An có ưu thế quan trọng về vị trí để phát triển các ngành kinh tế, nhất là kinh tế thương mại và dịch vụ du lịch, là điểm dừng chân khá quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt, xuyên Á; là điểm khởi đầu con đường di sản miền Trung, con đường huyền thoại Hồ Chí Minh lịch sử; là tỉnh có chung đường biên giới tiếp giáp với CHDCND Lào với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng tạo điều kiện thu hút du khách từ Lào, Đông Bắc Thái Lan và các nước Châu Á khác đến tham quan du lịch Nghệ An và Việt Nam. Với vị trí chiến lược nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Mianma – Thái Lan – Lào – Việt Nam – biển Đông. Đây là điều kiện để phát triển khu kinh tế
  51. 44 Đông Nam Nghệ An trở thành một khu kinh tế tổng hợp đầy triển vọng với hệ thống khu công nghiệp dịch vụ góp phần giao lưu kinh tế, thương mại trong và ngoài nước. Hệ thống các tuyến du lịch trong nước và quốc tế nối Vinh – Cánh Đồng Chum – Luoangprabang – Vietian – Đông Bắc Thái Lan và ngược lại đã giúp Nghệ An đóng vai trò là một trung tâm du lịch vùng quan trọng. Có thể khẳng định, Nghệ An có vị trí địa lý quan trọng góp phần hình thành nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hội tụ được các giá trị văn hóa – lịch sử. Cùng với các tuyến giao thông quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa Nghệ An với các tỉnh, các vùng trong cả nước và các nước láng giềng. Đây chính là tiềm năng, là cơ sở quan trọng để khai thác phát triển du lịch, biến Nghệ An thành một điểm đến hấp dẫn, một đầu mối, điểm dừng chân lý tưởng cho các tuyến du lịch quốc tế và trong nước. 2.2. Tài nguyên du lịch 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.2.1.1. Địa hình Nghệ An là một tỉnh nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối chằng chịt. Địa hình Nghệ An chủ yếu là đồi núi bao trùm ba phần tư lãnh thổ tỉnh, thuộc các huyện có chung một phần biên giới với Lào: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong; bên trong tỉnh hay giáp giới tỉnh Thanh Hóa: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quỳ Hợp. Khu vực cao hơn cả là dãy Trường Sơn và Pu Họat. Dải Trường Sơn bề ngang hẹp, hiểm trở với nhiều đỉnh núi cao hơn 2000m, cao nhất là đỉnh Puxalaileng tại Na Ngoi – Kỳ Sơn 2345 m. Dãy Pu Hoạt có mức độ chia cắt lớn, mạng lưới sông suối chằng chịt. Địa hình cácxtơ Nghệ An có đặc điểm là không liên tục, nằm rải rác, dân địa phương gọi là “lèn”. Khu vực đồi núi kéo dài từ các huyện đồi núi xuống các huyện đồng bằng có độ cao trên dưới 200m, một vài đỉnh nhô lên, nhưng không vượt quá 500m. Thấp nhất là vùng đồng bằng phù sa Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh thuộc huyện Quỳnh Lưu).
  52. 45 Những dạng địa hình chính của Nghệ An có giá trị du lịch: * Dạng địa hình đồi núi: Địa hình đồi núi là dạng đặc trưng cơ bản của tỉnh. Nghiên cứu lịch sử và hiện tại có thể nêu lên những đặc trưng chính của dạng địa hình này có ý nghĩa du lịch là: Vùng núi Pu Hoạt Bắc sông Cả và vùng Trường Sơn: + Cấu trúc Pu Hoạt với đỉnh cao nhất 2453m: mức độ phân cắt lớn với một mạng lưới sông suối chằng chịt. Ngoài đỉnh Pu Hoạt còn có nhiểu đỉnh khá cao trên 1500m như Pu Long (1570m), Pho May (1562m). + Cấu trúc Trường Sơn có hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam với hệ thống sông núi và sườn dốc bị chia cắt phức tạp. Dải Trường Sơn Bắc từ Nam sông Cả đến đèo Mụ Dạ có bề ngang hẹp nhiều đỉnh cao trên 2000m như Puxalaileng (2345m) cao nhất Nghệ An, rất hiểm trở. Các dãy núi Puxalaileng nối tiếp nhau liên tục tạo thành dạng núi non trùng điệp trên lãnh thổ huyện Kỳ Sơn và kéo dài theo dọc biên giới tự nhiên Việt – Lào. Vùng đồi núi thấp bao gồm các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và một phần của các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Quỳnh Lưu. Đặc điểm chung của vùng là đồi thấp, độ cao trên dưới 200m, đỉnh bằng, sườn thoải, xen kẽ còn có các thung lũng rộng hơn như thung lũng vùng sông Con và Thanh Chương. Đây là nơi có nhiều tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn, vừa là nơi cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ phát triển du lịch. Như vậy, với hơn ba phần tư diện tích là đồi núi đã đem lại một ý nghĩa lớn cho du lịch Nghệ An. Yếu tố địa hình này cùng với nguồn động thực vật phong phú là tài nguyên tổng hợp để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thể thao, mạo hiểm Các loại hình du lịch này hiện nay được du khách rất yêu thích, đặc biệt là khách quốc tế. * Địa hình Karst: Địa hình Karst ở Nghệ An không giống như những nơi khác, không có hoặc rất hiếm thấy những dải địa hình Karst liền mạch mà thường là các dạng đồi núi Karst rải rác dân địa phương thường gọi là “lèn”. Khu vực đá vôi là nơi chuyển tiếp giữa
  53. 46 vùng núi Pu Hoạt và đồi bát úp 200 – 300m, tập trung ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Ngoài ra còn thấy rải rác ở các huyện Thanh Chương, Đô Lương, Diễn Châu. Nhiều khối núi đá vôi do quá trình Karst diễn ra mãnh liệt đã để lại các dạng địa hình đá vôi lởm chởm có nhiều hang, động, thung lũng, động Karst, có nơi là các lèn đá vôi. Một số điểm có thể khai thác phục vụ tốt cho du lịch như: hang đá mặt trắng ở Bài Sơn – Đô Lương, hang Bua và hang Thẩm Ồm ở Quỳ Châu, khu vực lèn Hai Vai của Diễn Châu, nơi đã phát hiện di tích đồ đá của người Việt cổ. Hình 2.1. Lèn Hai Vai (thuộc huyện Diễn Châu) “Một vai gánh vác sơn hà. Một vai phá đá xây nhà, nung vôi” * Địa hình bờ, bãi biển: Nghệ An có khoảng 82km đường bờ biển, bờ biển Nghệ An thuộc đoạn bờ thấp và bằng phẳng kéo dài từ Nam Thanh Hóa vào, có nhiều cửa sông cắt xẻ và nhiều mỏm núi đâm sát ra biển tạo thành các mũi Cửa Lò, múi Lồi, mũi Ròn Nét đặc trưng chính của bãi biển vùng này là cát thoải, rộng, cát trắng không có bùn, nước biển trong xanh, chưa bị nhiễm bẩn rất thích hợp cho phát triển du lịch biển, đặc biệt là khu vực từ cảng Cửa Lò đến Cửa Hội dài 6km. Trên biển sát bờ có các đảo đẹp như: Lan Châu, Song Ngư và Hòn Mắt. * Vùng đồng bằng: Đặc điểm đồng bằng Nghệ An là không tập trung thành vùng lớn mà bị chia cắt thành nhiều vùng nhỏ bởi các dãy đồi, mỗi khu vực có
  54. 47 những nét riêng về sự hình thành, độ cao cũng như mặt bằng là nơi xen kẽ giữa tài nguyên nhân văn và tài nguyên biển thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu. Dạng địa hình này chính là nơi hình thành các đô thị, nơi tập trung đông dân cư và phát triển sầm uất nhất. Do đó, thuận lợi cho việc mở rộng các dịch vụ phục vụ du lịch; xây dựng các cơ sở hạ tầng, các trạm an dưỡng, cơ sở lưu trú 2.2.1.2. Khí hậu Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh và ít mưa. * Các yếu tố khí hậu chủ yếu tác động đến hoạt động du lịch: - Chế độ nhiệt: Nghệ An thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ nên mang nhiều đặc điểm rõ nét của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nền nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 20 – 250C, tổng nhiệt năm 3000 – 40000C và có sự phân hóa theo không gian và thời gian. Theo không gian, nhiệt độ phía Tây và Tây Bắc giảm và thấp hơn phía Nam và Đông Nam. Phía Tây và Tây Bắc nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18 – 210C, phía Nam và Đông Nam nhiệt độ dao động từ 20 – 240C. Chế độ nhiệt có sự khác nhau rõ rệt giữa mùa nóng và mùa lạnh. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa đông bắc nên nhiệt độ xuống rất thấp, nhiệt độ trung bình tháng 190C. Các huyện thuộc phía Tây và Tây Bắc có nơi xuống rất thấp, dưới 140C, thậm chí có thể xuống tới 100C. Từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 24 – 250C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,70C. - Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm toàn tỉnh dao động từ 1200 - 2000mm/năm và có sự phân bố cao dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, chia thành 2 mùa rõ rệt. Sự phân bố lượng mưa theo thời gian có liên quan chặt chẽ với chế độ gió mùa và tác động của địa hình. Mùa khô hạn ít mưa hoàn toàn phù hợp với gió mùa đông bắc, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 15 – 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1 và 2, lượng mưa trung
  55. 48 bình tháng đạt 7 – 60mm/tháng. Đến mùa gió mùa Tây Nam, do bị chi phối bởi không khí nóng ẩm có nguồn gốc từ biển, hầu hết các vùng trong tỉnh đều có mưa. Lượng mưa chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất là vào tháng 8 và 9, từ 250 – 540mm/năm, số ngày mưa từ 15 – 19 ngày/ tháng. Mùa này thường kèm theo bão. - Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình toàn tỉnh trên 80%. Độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa, vùng có độ ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam huyện Kỳ Sơn, Tương Dương. Sự phân bố độ ẩm phù hợp với sự phân bố mưa về cả thời gian lẫn không giản. Độ ẩm lớn nhất trong năm xảy ra vào tháng 8 và nhỏ nhất vào tháng 1, tháng 2. Vào mùa gió mùa Đông Bắc và thời kỳ chuyển tiếp sang gió mùa Tây Nam lượng bốc hơi lớn, do đó phần lớn diện tích của tỉnh có độ ẩm trung bình thấp khoảng 75%. Vào mùa gió mùa Tây Nam, độ ẩm trung bình trong những tháng này trên địa bàn tỉnh đều đạt trên 80%, thàng 7,8,9 thường đạt giá trị cao nhất, nhiều ngày độ ẩm trên 80%, có nơi đạt 90%. * Các hiện tượng thời tiết bất thường: Bên cạnh những mặt thuận lợi, khí hậu tỉnh Nghệ An cũng có những hiện tượng thời tiết đặc biệt, mặc dù xảy ra với tần suất không cao nhưng tính chất của nó cũng cản trở nhất định đến du lịch. - Bão: là một tỉnh với 82km đường bờ biển, Nghệ An chịu nhiều ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, trung bình mỗi năm 2-3 cơn bão, mùa bão thường vào tháng 8 đến tháng 10. Bão thường kèm theo mưa to gió lớn, sức gió mạnh nhất có lúc giật trên cấp 12, cấp nguy hiểm. Sau bão, lũ lụt xảy ra nhiều nơi, dịch bệnh có nhiều điều kiện phát triển gây thiệt hại lớn về người và của. - Sương muối: xảy ra ở các vùng núi cao và một vài vùng trung du có địa hình và thổ nhưỡng thuận lợi cho sự xâm nhập của không khí lạnh và sự mất nhiệt độ do bức xạ mạnh mẽ của mặt đất, điển hình như ở Phủ Quỳ. Hiện tượng thời tiết này ảnh hưởng nhất định đến hoạt động du lịch, đặc biệt gây nguy hiểm cho khách du lịch.
  56. 49 - Gió phơn Tây Nam: là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ, xuất hiện vào tháng 7, tháng 8, bình quân mỗi năm khoảng 20 – 30 ngày. Các thung lũng phía tây như Con Cuông, Tương Dươngs chịu ảnh hưởng nhiều nhất (kéo dài 40 – 50 ngày), nơi ít nhất là Quỳnh Lưu, Quỳ Châu (10 – 15 ngày). Gió Tây Nam đã gây ra khô nóng, hạn hán, ảnh hưởng tới hoạt động du lịch. Tóm lại, với đặc điểm khí hậu như trên, Nghê An có điều kiện để hình thành các cảnh quan thiên nhiên đặc sắc với sự phân hóa đa dạng theo mùa và theo không gian. Số các hiện tượng thời tiết bất thường không nhiều. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. 2.2.1.3. Nguồn nước * Sông ngòi: sông ngòi ở Nghệ An phần lớn có hướng chảy Tây Bắc – Đông Nam, là hướng nghiêng chung của địa hình. Có nhiều sông ngắn, lòng dốc nên nước chảy xiết. Phần lớn sông ngòi ở đây nằm trong hệ thống sông Cả - là hệ thống sông lớn và quan trọng trong mạng lưới sông ngòi nước ta. Sông dài 523km, đoạn chảy ở Việt Nam dài 361km với 86 phụ lưu cấp 1,2. Hệ thống sông Cả đã tạo ra một mạng lưới sông khá đều trên toàn tỉnh, với mật độ trung bình 0,6km/km2. Độ dốc bình quân chung cho toàn lưu vực là 18,3%. Đối với mục đích khai thác cho du lịch, có ý nghĩa quan trọng nhất là đoạn hạ lưu sông Cả, từ Cửa Hội đến Đô Lương có chiều dài khoảng 80 – 120km. * Suối: Vùng miền núi và giáp ranh giữa miền núi với trung du có nhiều suối khe, từ những độ dốc lớn, nước chảy xiết tạo nên những phong cảnh hấp dẫn như suối Bò Đái huyện Thanh Chương; suối An Quốc ở huyện Hưng Nguyên; suối nước lạnh phía Bắc huyện Quỳnh Lưu Suối nước khoáng ở miền núi Nghệ An có nhiều nhưng hiện nay chưa được điều tra tỉ mỉ và khai thác. Một số suối nước nóng đã được khai thác và phục vụ cho du lịch như: suối nước nóng – khoáng Bản Khạng (Quỳ Hợp) có giá trị cho khai thác du lịch, chất lượng tốt. Các nguồn khác ở Bản Hạt, Bản Bò, Bản Lạng (Quỳ Hợp); Cồn Soi (Nghĩa Đàn), Vinh Giang (Đô Lương) đều có thể khai thác phục vụ cho du lịch.