Luận văn Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Lộc Hà – Tĩnh Hà Tĩnh

pdf 51 trang hapham 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Lộc Hà – Tĩnh Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_tang_cuong_huy_dong_von_tai_ngan_hang_nong_nghiep_v.pdf

Nội dung text: Luận văn Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Lộc Hà – Tĩnh Hà Tĩnh

  1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đề tài: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Lộc Hà – Tĩnh Hà Tĩnh
  2. MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ. Lời mở đầu Nội dung Phần 1: Tổng quan về NHNo PTNT Huyện Lộc Hà 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT VN và NHNo & PTNT huyện Lộc Hà 1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban 1.3 Tình hình kinh tế xã hội địa phương ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng 1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng 1.4.1 Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng 1.4.2 Tình hình hoạt động kinh doanh Phần 2: Thực trạng và giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà Chương 1:Thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Lộc Hà 1.1 Thực trạng huy động vốn 1.1.1 Huy động vốn theo thời gian 1.1.2 Huy động vốn theo đối tượng 1.1.3 Huy động vốn theo loại tiền 1.1.4 Huy động vốn theo hình thức 1.2 Đánh giá thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà 1.2.1 Những thành công 1.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân Chương 2: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà 2.1 Định hướng chiến lược kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà trong thời gian tới 2.1.1. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam 2.1.2. Định hướng chiến lược kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà 2.2 Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả huy động vốn
  3. 2.2.1 Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, marketing ngân hàng 2.2.2 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn 2.2.3 Đa dạng hóa hình thức huy động vốn 2.2.4 Mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn 2.2.5 Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý 2.2.6 Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên 2.2.7 Đầu tư nâng cao cơ sở vật chất của chi nhánh 2.3 Kiến nghị 2.3.1. Đối với NHNN 2.3.2. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 2.3.3. Đối với NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà Kết luận Tài liệu tham khảo Nhật kí thực tập Nhận xét của đơn vị thực tập
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn HĐQT : Hội đồng quản trị NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại CBCNV : Cán bộ công nhân viên HĐV : Huy động vốn TCTD : Tổ chức tín dụng TC : Tổ chức DN : Doanh nghiệp CNH-HĐH : Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa KH : Kì hạn
  5. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 1. Sơ đồ 1:Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà 2. Bảng 1.1: Bảng tổng kết tài sản (Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà 3. Bảng 1.2:Báo cáo thu nhập- Chi phí- Lợi nhuận ( Nguồn: Báo Cáo Tổng kết hoạt động NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà các năm 2009, 2010, 2011) 4. Bảng 1.3: Bảng thống kê nguồn vốn thời kỳ 2009-2011 ( Nguồn báo cáo tài chính NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà) 5. Bảng 1.4:Tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2009-2011 ( Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà) 6. Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo thời gian ( Nguồn Báo CáoTài Chính NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà) 7. Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng ( Nguồn Báo Cáo Tài Chính NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà) 8. Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn theo hình thức ( Nguồn Báo Cáo Tài Chính NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà) 9. Bảng 2.4: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền (Nguồn:Báo cáo tài chính NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà năm 2009 – 2011) 10. Biểu đồ 1.1: Lượng vốn huy động qua các năm 11. Biểu đồ 2.1: Huy động vốn theo thời gian 12. Biểu đồ 2.2: Huy động vốn theo đối tượng 13. Biểu đồ 2.3: Huy động vốn theo loại tiền
  6. LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngân hàng là trung gian về tài chính cho các hoạt động đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thông qua việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và của dân cư, sau đó dùng nguồn tiền huy động được đó đem cho vay đối với những doanh nghiệp đang cần vốn để kinh doanh. Mặt khác, ngân hàng giúp cho đồng tiền của người dân được sinh sôi nảy nở, giúp cho luồng tiền chu chuyển nhiều hơn tạo nên một nền kinh tế đa dạng và phát triển. Huy động vốn là vấn đề then chốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng nào huy động vốn được càng nhiều thì hoạt động kinh doanh của họ đạt hiệu quả càng cao. Chính vì vậy mà các ngân hàng luôn chú trọng nâng cao khả năng huy động vốn của mình. Khi mà sự cạnh tranh giành giật thị phần ngày càng diễn ra quyết liệt giữa các ngân hàng thì các ngân hàng luôn có những biện pháp khác nhau nhằm chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh gay gắt này. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Lộc Hà, mặc dù thành lập chưa được lâu, nhưng hiện nay Chi nhánh đã trở thành một trong các ngân hàng có khả năng huy động vốn cao trên địa bàn hoạt động. Có được điều này là sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo, sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ CBCNV trong toàn Chi nhánh. Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà, em có cơ hội được tìm hiểu quá trình hoạt động của công tác Huy động vốn, chính vì vậy em đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho hoạt động Huy động vốn của Chi nhánh đạt hiệu quả cao hơn. Do đó em
  7. lựa chọn đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Lộc Hà – Tĩnh Hà Tĩnh”. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành cảm ơn ThS Đặng Thành Cương - Giảng viên khoa Kinh tế – Trường ĐHV đã giúp em hoàn thành chuyên đề nghiên cứu này. Em xin chân thành cảm ơn bác Nguyễn Hữu Sữu – Giám đốc NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà và tập thể cán bộ công nhân viên NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn!
  8. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LỘC HÀ 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT VN và NHNo&PTNT huyện Lộc Hà. NHNo&PTNT VN được thành lập theo quyết định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là Thủ Tướng Chính Phủ) Tên gọi đầy đủ là Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, viết tắt là NHNo&PTNT VN TênTiếng Anh là: Vietnam Bank For Agriculture And Rural Development, viết tắt là AGRIBANK. Trụ sở chính: Số 2 Láng Hạ , Ba Đình, Hà Nội. Thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988 tiền thân là Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam, đến nay NHNo&PTNT Việt Nam vừa tròn 24 tuổi. Với nguồn vốn ban đầu là 1046 tỷ VNĐ, Ngân hàng đã có những thành công đáng tự hào, làm bộ mặt nông thôn Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt. NHNo&PTNT là ngân hàng kinh doanh đa lĩnh vực: Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, cho thuê Sau hơn 20 năm hoạt động, Ngân hàng luôn chấp hành tốt mọi chủ trương của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng liên tục, bình quân hàng năm cao nhất, cơ sở vật chất ngày càng được bảođảm. Đến nay NHNo&PTNT đã có hơn 2300 chi nhánh và phòng giao dịch, nhiều trung tâm điện tử lớn hoạt động với nhiều tiện ích. Tính đến tháng 9/2011 tổng tài sản của ngân hàng đạt 524 Nghìn tỷ, dư nợ cho vay là 414.464 tỷ VNĐ. Lợi nhuận năm 2010 là 5477 tỷ VNĐ đến năm 2011 là 5792 tỷ VNĐ. NHNo&PTNT Việt Nam đã không ngừng quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của mình không chỉ trong nước mà còn với bạn bè quốc tế. NHNo & PTNT VN đã trải qua các mốc lịch sử phát triển sau: Năm 1988, NHNo & PTNT VN được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) với tên gọi là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
  9. Ngày 01/03/1991, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 18/NH-QĐ thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho Ngân hàng nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngày 07/5/2003, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới. Ngày 28/6/2010, Agribank chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Campuchia. Agribank chính thức công bố thành lập Trường Đào tạo Cán bộ (tiền thân là Trung tâm Đào tạo) vào dịp 20/11/2010. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lộc Hà là một Ngân hàng thương mại trực thuộc hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lộc Hà được thành lập theo quyết định số 343 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam ngày 26 tháng 6 năm 2007 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01tháng 7 năm 2007, trụ sở chính tại xã Thạch Châu –huyện Lộc Hà – tĩnh Hà Tĩnh với 20 cán bộ công nhân viên. Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, nhiệm vụ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lộc Hà là trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực : Tiền tệ - tín dụng - Thanh toán.
  10. Trong những năm vừa qua, Chi nhánh đã có những hoạt động tích cực trong việc cơ cấu lại bộ máy quản lý cũng như các phòng ban. Với một mô hình tổ chức hợp lý, Chi nhánh đã tập trung vào việc phát huy vai trò và năng lực của từng bộ phận cũng như của từng cá nhân trong việc thúc đẩy hoạt động của Chi nhánh ngày càng phát triển. Đội ngũ cán bộ được trẻ hoá và có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Chi nhánh luôn lấy hoạt động tín dụng là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình. Vượt qua những khó khăn thách thức, đóng góp của Chi nhánh NHNo&PTNT trong thời gian qua rất đáng trân trọng. Trong thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục quá trình đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. 1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban Ngân hàng nông nghiệp huyện Lộc Hà gồm 24 cán bộ công nhân viên, trong đó Ban lãnh đạo của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lộc Hà có một Giám đốc và một Phó giám đốc phụ trách mảng công việc khác nhau. Hiện nay bộ máy tổ chức của Chi nhánh gồm 2 phòng ban khác nhau, bao gồm: Phòng Kinh doanh ; Phòng Kế toán – Ngân quỹ, và 2 phòng giao dịch: phòng giao dich Thạch Châu; Phòng giao dịch Phù Lưu. BAN GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Phòng Kinh Kế toán- giao dịch giao dịch doanh Ngân Thạch Phù Lưu quỹ Châu Sơ đồ 1:Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà
  11. - Phòng Kinh doanh: Phòng Kinh doanh gồm một trưởng phòng và các giao dịch viên, có nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài; Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế các nhân trong và ngoài nước; Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín; Phân tích tình hình và sự phát triển của các ngành nghề kinh tế kỹ thuật, của các khách hàng từ đó lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; Thẩm định và đề xuất cho vay đối với các dự án tín dụng, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp thẩm quyền; đồng thời thẩm định các khoản vay do giám đốc Chi nhánh cấp ba quy định, chỉ định theo uỷ quyền của tổng giám đốc, đồng thời theo dõi đánh giá, sơ kết; Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh. - Phòng Kế toán- Ngân quỹ: Phòng kế toán- Ngân quỹ gồm một trưởng phòng, một phó phòng và các giao dịch viên, có chức năng trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của Chi nhánh; Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính; Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT trên địa bàn; Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Pháp luật. - Phòng giao dịch : Phòng giao dịch gồm có một giám đốc, bộ phận tín dụng và các giao dịch viên: có chức năng chính là thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng ,đáp ứng các nhu cầu về gửi tiền tiết kiệm ,nhận tiền gửi từ nước ngoài ,giải ngân các khoản vay, phát hành và thanh toán thẻ ,thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ ,chuyển tiền điện tử ,thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý tài chính ,lập các báo cáo tài chính theo tháng ,quý ,năm, quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy.
  12. 1.3. Tình hình kinh tế - xã hội địa phương ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng Huyện Lộc Hà thành lập ngày 08/03/2007, được hình thành bởi 13 xã trong đó có 7 xã ven biển tách ra của huyện Can Lộc và 6 xã ven biển tách ra của huyện Thạch Hà. Đó là các xã: Ích Hậu, Phù Lưu, Hồng Lộc, Bình Lộc, Tân Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc, Thạch Kim, Thạch Bằng, Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Mỹ, Thạch Châu. Huyện gồm có 20.700 hộ gia đình với 8,8 vạn người, mật độ dân số 742 người/ha. Tổng diện tích đất tự nhiên 11.853ha, tổng diện tích đất gieo trồng 9.850ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp 5.041ha; diện tích đất vườn đồi 1.694ha; diện tích nuôi trồng thủy sản 490ha; diện tích làm muối 191ha. Tình hình kinh tế - xã hội đó đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thuận lợi Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lộc Hà luôn nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện của 3 Thường trực huyện, của Cấp ủy – Chính quyền địa phương các cấp; sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các Ngành, các Tổ chức màng lưới. Đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao có hiệu quả của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Là huyện chủ yếu làm nông nghiệp phù hợp với đặc thù của ngân hàng nông nghiệp tạo điều kiện cho ngân hàng kinh doanh tốt, nhất là trong hoạt động tín dụng cho vay hộ nông dân. Số người lao động cao và có thu nhập tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc huy động vốn và thu nợ. Trong huyện chỉ mới có ngân hàng nông nghiệp nên chưa phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ giúp ngân hàng tập trung vào nghiệp vụ chuyên môn và phục vụ khách hàng. Hơn nữa, sự chỉ đạo năng động, linh hoạt của tập thể lãnh đạo và sự phấn đấu quyết liệt của toàn thể CBCNV trong toàn đơn vị; từ đó đã phát huy được những thuận lợi, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu nhiệm vụ. Khó khăn Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lộc Hà gặp rất nhiều khó khăn, do tiếp tục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng, với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; lãi suất cho vay và lãi suất huy động tăng- giảm liên tục, thị trường tiền tệ
  13. cạnh tranh gay gắt; đặc biệt là cạnh tranh về nguồn vốn huy động, tác động mạnh đến tình hình chung. Huyện Lộc Hà cũng là huyện có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đầu năm hạn hán, cuối năm thời tiết mưa kéo dài, ảnh hưởng đên sản xuất và đời sống nhân dân, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của toàn đơn vị. Bên cạnh đó, với một huyện mới thành lập, tỷ lệ hộ nghèo khá cao, rất khó khăn về nguồn vốn; nguồn vốn huy động tại địa bàn không đáp ứng đủ nhu cầu tiền vay của khách hàng từ đó phải sử dụng vốn của ngân hàng cấp trên lãi suất cao, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tài chính. 1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà 1.4.1 Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lộc Hà thực hiện có một danh mục các sản phẩm dịch vụ khá đa dạng đó là: Dịch vụ nhận tiền gửi: - Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ - Tiền gửi có kỳ hạn - Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi tiết kiệm lãi bậc thang - Tiền gửi tiết kiệm có khuyến mại bảo hiểm - Tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước - Tiền gửi tiết kiệm gửi góp - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu Dịch vụ tín dụng: - Cho vay ngắn, trung, dài hạn các thành phần kinh tế bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ - Cho vay người đi lao động ở nước ngoài - Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống - Đồng tài trợ, uỷ thác và nhận uỷ thác, cho vay các dự án đầu tư - Cầm cố chứng từ có giá - Tài trợ xuất nhập khẩu Dịch vụ thanh toán trong nước - Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tổ chức cá nhân
  14. - Chuyển tiền điện tử - Thu hộ, chi hộ - Chi trả lương hộ Dịch vụ kinh doanh đối ngoại: - Mua bán trao đổi các loại ngoại tệ - Chuyển tiền phi thương mại - Cầm cố, chiết khấu bộ chứng từ Các dịch vụ khác: - Bảo lãnh - Dịch vụ ATM - Dịch vụ phone Banking - Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union 1.4.2 Tình hình hoạt động kinh doanh Là một chi nhánh cấp ba, tuy địa bàn hoạt động không rộng, tuổi đời còn non trẻ, song NHNo&PTNT huyện Lộc Hà đã có bước phát triển đáng kể. Bảng tổng kết tài sản những năm gần đây cho ta thấy điều đó: Qua bảng tổng kết tài sản ta có thể thấy được trong phần tài sản nợ của Agribank, tiền gửi và các khoản vay chiếm số lượng lớn nhất và thay đổi theo các năm theo như sau : 102.743 Năm 2009: 90,99% 112.921 124.801 Năm 2010: 93,35% 133.680 164.375 Năm 2011: 94,08% 174.713
  15. BẢNG 1.1: BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN (đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 ST ST 2009 ST 2010 A.TÀI SẢN I .Tiền gửi và các khoản vay 102.743 124.801 22.058 164.375 39.574 1.Tiền gửi của KBNN và vay NHNN - - - - - 2.T.gửi và các khoản vay trong nước 14.855 205 -14.650 5.412 5.207 3.T.gửi và các khoản vay nước ngoài - - - - - 4.Tiền gửi của khách hàng 87.888 124.596 36.708 158.963 34.367 II .Giấy tờ có giá đã phát hành 2.553 2.524 -29 1.464 -1.060 1. Giấy tờ ngắn hạn 33 46 13 17 -29 2. Giấy tờ dài hạn 2520 2.478 -42 1.447 -1.031 III .Tiền lãi cộng dồn dư trả 2.835 2.928 75 3.634 706 IV.Tài sản nợ khác 1.502 628 -874 629 1 V .Vốn và quỹ của NHNo 3.288 2.799 -489 4.611 1.812 Tổng tài sản 112.921 133.680 20.759 174.713 41.033 B.NGUỒN VỐN I .Tiền mặt và số dư tại NHNN 169 535 366 786 251 1.Vốn có khả năng t.toán nhanh 169 535 366 786 251 2. Đầu tư - - - - - II. Các khoản đ.tư và quyền đòi 45 53 8 52 -1 nợ III. Cho vay trong nước 49.144 64.621 15.477 70.444 5.823 1. Tín dụng với các tổ chức TD - - - - - 2. Tín dụng với các tổ chức Ktế,CN 49.144 64.621 15.477 70.444 5.823 IV. Tiền lãi cộng dồn dự thu 271 241 -30 175 -66 V .Bất động sản và thiết bị 260 281 21 280 -1 1. Tài sản cố định 259 263 4 252 -11 2. Tài sản khác 1 18 17 28 10 VI. Tài sản có khác 63.032 67.949 4.917 102.976 35.027 Tổng nguồn vốn 112.921 133.680 20.759 174.713 41.033 (Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà)
  16. Trong đó nguồn tiền gửi từ khách hàng lại là phần chủ yếu trong đó và có xu hướng tăng theo các năm: Năm 2009 tổng số tiền huy động đựơc là 87.888 triệu VNĐ tức là chiếm 85,54% trong tổng số tiền gửi và các khoản vay. Năm 2010 con số này là 124.596 và chiếm 99,84% tức là gần như toàn bộ số vốn huy động được của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà là tiền gửi của khách hàng. Nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh là chủ yếu, cho vay trong nước tăng theo các năm. Bên cạnh đó ngân hàng cũng đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đem lại hiệu quả cao. Ngân hàng đã luôn chú trọng về tỷ lệ cho vay, tỷ lệ huy động và sử dụng vốn một cách tốt nhất. Bảng thống kê thu chi cho các hoạt động có thể giải thích cho ta biết điều này: BẢNG 1.2:BÁO CÁO THU NHẬP-CHI PHÍ-LỢI NHUẬN (Đơn vị: nghìn VNĐ) 2010 2011 Chỉ tiêu 2009 ST 2009 ST 2010 7. THU 14.724.899 26.468.640 11.743.741 32.129.721 5.661.081 70.Thu nhập HĐ từ tín 14.604.155 25.317.254 10.713.099 29.741.567 4.370.313 dụng 71. Thu nhập từ HĐ 83.932 254.099 170.167 176.713 -77.386 dịch vụ 711.Thu nhập từ dịch 80.625 204.448 123.823 174.204 -30.244 vụ th.toán 712.Thu nhập từ dịch 1.252 43.730 42.478 1.590 -42.140 vụ bảo lãnh 713.Thu nhập từ d.vụ 58 51 -7 265 214 ngân quỹ 719.Thu nhập khác 1.997 5.870 3.873 654 603 72. Th.nhập từ HĐ 22.087 21.175 -912 9.639 -11.482 k.doanh ngtệ 79.Thu nhập khác 14.725 876.112 861.387 2.201.802 1.325.690
  17. 8. CHI 12.929.455 23.714.832 10.785.377 29.683.739 5.968.907 80. Chi phí từ hoạt 11.834.331 21.222.403 20.173.449 25.827.821 4.605.418 động tín dụng 801. Trả lãi tiền gửi 8.104.150 13.060.267 4.956.117 17.573.249 4.512.982 802. Trả lãi tiền vay 2.833.139 4.429.116 1.595.977 7.125.896 2.696.780 803. Trả lãi p.hành 892.309 3.728.776 2.836.467 1.126.093 -2.602.683 giấy tờ có giá 809. Chi phí khác 4.733 4.244 -489 2.583 -1.661 81. Chi phí từ hoạt 6.465 15.652 9.187 21.669 6.017 động dịch vụ 82. Chi phí từ HĐ 5.172 2.845 -2.327 2.078 -767 k.doanh ng.hối 85. Chi phí cho 277.983 448.210 170.227 661.947 213.737 nhân viên 86. Chi phí cho hoạt 212.043 372.323 330.507 501.655 129.332 động quản lí 87. Chi phí về tài sản 268.932 384.655 115.723 647.106 262.451 88. Chi phí dự 324.529 1.268.744 944.215 2.021.463 752.719 phòng, bảo toàn CHÊNH LỆCH 1.795.444 2.753.808 958.364 2.445.982 -307.826 THU CHI ( Nguồn: Báo Cáo Tổng kết hoạt động NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà các năm 2009, 2010, 2011) Nguồn thu có xu hướng tăng dần theo các năm: Năm 2009 là 14.724.899 nghìn VNĐ và đến năm 2010 con số này đã tăng lên là 26.468.640 tức là đã tăng lên đến 11.743.741 nghìn VNĐ, tăng hơn 50%, sang năm 2011 là 32.129.721, tăng 5.661.081 nghìn VNĐ. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng doanh thu. Đây là hoạt động kinh doanh cơ bản và chủ đạo nhất của ngân hàng. Điều này thể hiện rất rõ bởi những năm vừa qua NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà đã rất chú trọng đến vấn đề cho vay, các hoạt động liên
  18. quan đến cho vay để thu lợi nhuận. bên cạnh đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cũng rất phát triển, đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho ngân hàng. Ngân hàng cũng đã đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, nghiệp vụ chuyển tiền điện tử cũng đã đem lại cho ngân hàng nhưng nguồn lợi nhuận khổng lồ. Đối lập với nghiệp vụ thu, nguồn chi trong ngân hàng cũng khá lớn, khi huy động vốn trên thị trường, ngân hàng phải trả lãi cho các nguồn vốn đó, rồi nghiệp vụ chuyển đổi kỳ hạn nguồn vốn để đem cho vay, chi phí cho hoạt dộng dịch vụ cũng khá lớn. Doanh số chi theo các năm cũng tăng dần, năm 2010 đã tăng so với 2009 hơn 12 tỷ VNĐ, đến năm 2011 chi ra đã là hơn 25 tỷ. Tuy nhiên chi tăng thì thu cũng tăng, đảm bảo cho lợi nhuận của ngân hàng luôn được giữ vững. Năm 2009 là: 1.795.444 nghìn VNĐ Năm 2010 là: 2.753.808 nghìn VNĐ Năm 2011 là: 2.445.982 nghìn VNĐ Lợi nhuận năm 2010 tăng gần 1 tỷ tức là đã tăng lên 53,378%. Đến năm 2011 thì lợi nhuận thu được gần bằng lợi nhuận năm trước. Ngân hàng đã tích cực thay đổi phương hướng làm việc, đẩy mạnh và nâng cao công nghệ, phát triển thị trường, quảng bá hình ảnh, sự cống hiến hết mình của chị em cán bộ công nhân viên trong ngành. Đây chính là điều kiện và cơ hội để ngân hàng khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Hoạt động huy động vốn Luôn xác định là hoạt động cơ sở, ngay từ khi thành lập, NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà đã tập trung vào hoạt động huy động vốn, thành tựu đã đạt như sau: Phần lớn nguồn vồn của ngân hàng là vốn được huy động mới, và biến động không đồng đều qua các năm. Năm 2009 lượng vốn huy động được là 106.338 triệu VNĐ và chiếm 94,17%, như vậy tỷ lệ vốn chủ sở hữu và các nguồn khác chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ. Đến năm 2010 thì số lượng vốn huy động được là 128.119 triệu VNĐ lại thấp hơn, chiếm 95,84%, năm 2011 huy động được 170.178 chiếm 97.4% còn lại là vốn chủ và các nguồn khác.
  19. Bảng 1.3: Bảng thống kê nguồn vốn thời kỳ 2009-2011 ( Đơn vị: triệu VNĐ) 2010 2011 Năm 2009 2009 ±2010 ST ST ST % ST % Số vốn huy 106.338 128.119 21.781 20,483 170.178 42.059 32,828 động Tổng nguồn 112.921 133.680 20.759 18,384 174.713 41.033 30,695 vốn Tỷ 94,17% 95,84% 97.4% trọng ( Nguồn báo cáo tài chính NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà) Hoạt động sử dụng vốn Huy động vốn là điều kiện để ngân hàng có thể tiến hành hoạt động còn cho vay lại là cơ sở nuôi sống ngân hàng và để ngân hàng phát triển được. hoạt động cho vay chính là tình hình phát triển của ngân hàng.
  20. Bên cạnh đó, các hoạt động của ngân hàng như hoạt động bảo lãnh, hoạt động đầu tư, hoạt động cũng là những hoạt động thế mạnh của ngân hàng. Sau đây là bảng số liệu về tình hình sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng, một hoạt động chính của ngân hàng: Bảng 1.4:Tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2009-2011 (Đơn vị: nghìn VNĐ) Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu 1.Thu nhập từ HĐ tín dụng 14.604.155 25.317.254 29.741.567 So với Tổng thu 99,18% 95,65% 92,57% 2. Chi phí cho HĐ tín dụng 11.834.331 21.222.403 25.827.821 So với Tổng chi 91,53 % 89,49 % 87,01 % 3. Chênh lệch Thu-Chi 2.769.824 4.094.851 3.913.746 Thay đổi so với năm 2009 0 +1.325.027 +1.635.039 ( Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà) Nhìn vào bảng phân tích ta thấy được hiệu quả của vấn đề sử dụng vốn của Ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và gần như chiếm toàn bộ khoản thu của ngân hàng. Ngân hàng luôn thúc đẩy việc cho vay với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống của ngân hàng. Một ưu thế mà không phải ngân hàng nào cũng có được đó chính là sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Các khách hàng cá nhân trên địa bàn mỗi khi cò nhu cầu vay vốn thường đến đây, họ được phục vụ tân tình và chu đáo, thoả mãn được nhu cầu và mong muốn của họ. Bên cạnh đó cũng có thể kể đến công tác hoạt động kinh doanh vốn ở ngân hàng luôn được đề cao, đội ngũ cán bộ có trình độ, công tác thẩm định, điều tra, làm việc với khách hàng luôn theo một quy trình cụ thể và hiệu quả cao.
  21. Hoạt động khác Ngoài hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, các hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng được đẩy mạnh. Hoạt động bảo lãnh được tiến hành mạnh mẽ, trong những năm vừa qua, một số lớn các hợp đồng bảo lãnh được ký kết và thực hiện và đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế cũng là thế mạnh của ngân hàng. Những tháng cuối năm, biến động mạnh về tỷ giá gây bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nhưng ngân hàng vẫn luôn giữ được thế mạnh của mình.
  22. PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LỘC HÀ Chương 1: Thực trạng huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà 1.1. Thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh 1.1.1. Huy động vốn theo thời gian Trong quá trình huy động vốn,Agribank chia thời gian huy động vốn theo 3 loại kỳ hạn: - Huy động vốn không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn, Tiền gửi thanh toán - Huy động vốn có kỳ hạn< 12 tháng: Những loại tiền gửi có kỳ hạn từ dưới 12 tháng, các loại giấy tờ có giá khác - Huy động vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: Những loại tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng, các loại giấy tờ có giá, giấy nợ nhiều hơn 12tháng Để có thể xem xét và so sánh giữa các năm ta có thể xem biểu đồ sau:
  23. Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, Lượng vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng chiêm tỷ lệ cao, Năm 2009 chiếm tới 62,06% . Đây là hình thức huy động theo các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hay cũng có thể là các sổ tiết kiệm tính theo 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần. Hình thức huy động này luôn chiếm ưu thế bởi tính hợp lý và thuận lợi của nó đối với khách hàng. Sau đây là bảng thống kê tình hình huy động vốn theo kỳ hạn trong 3 năm gần đây:
  24. Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo thời gian ( Đơn vị : triệu VNĐ) Năm 2009 2010 2011 ±2009 ±2010 ST % ST % ST % Chỉ tiêu ST % ST % Vốn HĐ không KH 22.937 21,57 48.672 37,99 25.735 112,199 80.341 47,21 31.669 65,066 Vốn HĐ có KH 65.993 62,06 63.906 49,88 -2.087 -3,162 71.049 41,75 7.143 11,177 12tháng Tổng vốn HĐ 106.338 100 128.119 100 21.781 20,483 170.178 100 42.059 32,828 ( Nguồn Báo CáoTài Chính NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà)
  25. Tuy nhiên trong các năm gần đây, một phần tiền gửi ngắn hạn đã nhường chỗ cho tiền gửi không kỳ hạn. Xu hướng sử dụng tiền gửi thanh toán đang được đặc biệt chú ý, các doanh nghiệp hay tổ chức gửi tiền vào để thực hiện thanh toán tiền hàng hoá, trả lương cho công nhân viên Chính vì vậy sang đến Năm 2010 và năm 2011 lượng tiền gửi không kỳ hạn đã tăng lên tương ứng là 37,99% và 47,21% so với tổng nguồn vốn huy động. Việc huy động này mang lại cho ngân hàng nguồn vốn lớn tuy nhiên không ổn định và ngân hàng gặp khó khăn cho việc chuyển đổi kỳ hạn của nguồn vốn. Mặt khác có thể nói đến lợi thế của ngân hàng đối với hoạt động nhận tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Đây là nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngân hàng và có xu hướng biến động thường xuyên, phức tạp qua các năm. Năm 2009 trên một nửa (62,06%) tổng nguồn vốn là tiền gửi cò kỳ hạn dưới 12 tháng, nhưng sang đến năm 2010 con số này chỉ còn 49,88% và sang năm 2011 là 41,75%. . Trong đó số lượng tiền gửi từ 9 tháng đến 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây luôn là nguồn vốn mang tính ổn định và mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Lượng vốn huy động dài hạn không cao do đặc tính khó huy động của nó song ngân hàng cũng đã duy trì được ở mức hợp lý luôn là trên 10% trên tổng nguồn huy động. Nhìn chung, cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà là tương đối hợp lý: nguồn vốn ngắn hạn luôn là chủ yếu, nguồn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn. Về mặt tài chính thuận lợi cho ngân hàng vì mức chi phí huy động thấp. Tuy nhiên chính nó cũng mang lại cho họ những khó khăn khi nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn tăng lên, sự nhạy cảm của thị trường tiền gửi các tác động không lường trước được của cơ chế thị trường. 1.1.2. Huy động vốn theo đối tượng Phân loại khách hàng theo đối tượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, thuận lợi cho phân tích và đánh giá khách hàng, để từ đó xác định cụ thể mục tiêu và phương hướng cụ thể cho từng đối tượng khách hàng là phương hướng hoạt động của Agribank . Tình hình huy động vốn theo đối tượng của NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà biến động không đồng đều theo các năm: tỷ trọng giữa lượng vốn
  26. huy động được từ dân cư và từ các tổ chức, doanh nghiệp không đồng đều,chủ yếu là tiền gửi của dân cư chiếm trên 95%, tỷ lệ huy động vốn từ các TC, DN chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ lệ huy động vốn từ TCTD. Năm 2009 huy động vốn từ dân cư là 102.201 trđ chiếm 96,11%, sang năm 2010 là 122.866 trđ, tỷ trọng giảm xuống 95,9%, nhưng sang đến năm 2011 thì tình hình lại biến động ngược lại, Ngân hàng đã tích cực huy động vốn từ dân cư, khuyến khích và tăng tiết kiệm dân cư, vì thế mà tỷ lệ vốn huy động từ dân cư đã tăng lên đến con số 96,26% trên tổng số vốn huy động được của năm 2011. Huy động vốn từ các TC, DN cũng tăng lên qua các năm: năm 2009 là 2,68%, năm 2010 tăng lên 2,93%, năm 2011 là 2,73%. Huy động vốn từ TCTD mặc dù năm sau tăng so với năm trước nhưng tỷ trọng lại giảm dần: năm 2009 là 1.287 trđ chiếm 1,21%, năm 2010 là 1.499 trđ chiếm 1,17%, đến năm 2011 là 1.719 trđ chiếm 1,01%. Ta có thể theo dõi cụ thể qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.2: Huy động vốn theo đối tượng
  27. àng Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng ( Đơn vị: triệu VNĐ) ợng khách h ư Năm 2009 2010 2011 2009 2010 ST % ST % ST % Chỉ tiêu ST % ST % Vốn HĐ từ 102.201 96,11 122.866 95,9 20.665 20,22 163.813 96,26 40.947 33,327 dân cư à trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 như Vốn HĐ từ 2.850 2,68 3.754 2,93 904 31,719 4.646 2,73 892 23,761 DN,TC khác ạt động huy động vốn theo đối t Vốn HĐ từ 1.287 1,21 1.499 1,17 212 16,472 1.719 1,01 220 14,676 TC tín dụng ê ho Tổng vốn HĐ 106.338 100 128.119 100 21.781 20,483 170.178 100 42.059 32,828 ảng thống k B ( Nguồn Báo Cáo Tài Chính NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà) ủa ủa NHNo & PTNT Huyện Lộc H c sau:
  28. NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà luôn xác định nguồn vốn từ dân cư là nguồn vốn chủ đạo, là nguồn chủ yếu cho các dự án đầu tư trung hạn, các hoạt động kinh doanh trung hạn. Bên cạnh đó đây còn là nguồn dễ huy động, là thế mạnh của ngân hàng. Có được điều này một phần không nhỏ đó là sự đóng góp của thương hiệu Agribank trên thị trường, là sự tin tưởng của người dân đối với ngân hàng, không những thế, sự phục vụ tận tình và chu đáo của nhân viên ngân hàng đã đem lại sự thành công cho họ. Tuy nhiên cũng không thể không kể đến những khó khăn khi đây cũng chính là nguồn vốn không ổn định và rất nhạy cảm trên thị trường. 1.1.3. Huy động vốn theo hình thức Xét về mặt hình thức huy động, có thể nói NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà tuy là một chi nhánh cấp ba song ở đây đã khá đa dạng hoá các hình thức huy động. Tiền gửi của khách hàng là hình thức huy động chủ yếu và quan trọng nhất trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh lôi kéo chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy nhiều biện pháp, nhiều chương trình Marketting cũng đã được đưa ra. Tỷ trọng tiền gửi của khách hàng luôn chiếm trên 90% trong tổng nguồn của họ. Năm 2011 lượng vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng là 158.963 triệu VNĐ trên tổng nguồn vốn huy động là 170.178 triệu VNĐ , chiếm 93,41% tổng nguồn vốn. Tiền gửi thanh toán luôn là thế mạnh của Ngân hàng Nông nghiệp, hàng năm ngân hàng luôn thu và giữ hộ cho doanh nghiệp một lượng tiền thanh toán là khá lớn. Ngân hàng đã thực hiện tham gia trả lương qua tài khoản cho một số công ty và doanh nghiệp theo chủ trương của nhà nước. Tiền gửi tiết kiệm là một mảng huy động chủ yếu ở đây. Một ưu thế cho ngân hàng đó là nằm trên địa bàn dân cư đông đúc, hoạt động kinh tế sôi động, đa dạng các hình thức. Người dân rất tin tưởng vào ngân hàng, đặc biệt là những khách hàng lớn tuổi. Nguồn huy động ấy tuy nhỏ nhưng có tính chất ổn định và thuận lợi cho ngân hàng rất nhiều. Bên cạnh ấy không thể không kể đến những nỗ lực trong cạnh tranh chiếm giữ thị phần của ngân hàng. Vì vậy lượng tiền gửi của khách hàng luôn tăng theo các năm từ 2009 đến nay Đây là bảng số liệu huy động vốn theo hình thức:
  29. Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn theo hình thức ( Đơn vị: triệu VNĐ) Năm 2010 2011 2009 2009 2010 Chỉ tiêu ST % ST % ST % ST % ST % Tiền gửi của 87.888 82,65 124.596 97,25 36.708 41,767 158.963 93,41 34.367 27,583 khách hàng Phát hành 2.553 2,4 2.524 1.97 -29 1,136 1.464 0,86 -1.060 -41,997 giấy tờ có giá Vay NHNN 14.855 13,97 205 0,16 -14.650 -98,62 5.412 3,18 5.207 2540 và các TCTD Hình thức 446,47 1.042 0,98 794 0,62 -248 -23,8 4.339 2,55 3.545 khác 4 Tổng vốn 106.338 100 128.119 100 21.781 20,483 170.178 100 42.059 32,828 HĐ . ( Nguồn Báo Cáo Tài Chính NHNo&PTN Huyện Lộc Hà)
  30. Phát hành giấy tờ có giá có xu hướng giảm, năm 2009 lượng giấy tờ có giá phát hành ra là 2.553 triệu VNĐ chiếm 2,4%, nhưng sang năm 2010 phát hành với số lượng là 2.524 triệu VNĐ chỉ chiếm 1,97% và năm 2011 chỉ phát hành 1.464 triệu VNĐ chiếm 0,86%. Nguồn vay NHTN và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng đây lại là nguồn có tính chất quan trọng, là nguồn dự trữ của ngân hàng, là nguồn để thuận tiên hơn cho ngân hàng khi thanh toán bù trừ lẫn nhau giữa các ngân hàng bạn. 1.1.4. Huy động vốn theo loại tiền Được sử chỉ đạo của NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà, không chỉ huy động vốn nội tệ mà NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà còn huy động cả hai loại ngoại tệ mạnh đó là đôla Mỹ và đồng tiền chung Châu Âu Euro. Nguồn ngoại tệ đóng vai trò rất lớn và quan trọng trong kinh doanh của Ngân hàng, chính vì vậy trong thời gian qua ngân hàng đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách nhằm thu hút thêm lượng vốn ngoại tệ trên thị trường. Bảng thống kê về tình hình huy động vốn theo loại tiền sẽ cho ta thấy rõ hơn về điều này: Bảng 2.4: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền ( Đơn vị : triệu VNĐ) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1.Tiền gửi bằng VND 61.566 86.245 98.398 Không kỳ hạn 5.775 10.194 12.231 Có kỳ hạn 12 tháng 11.494 19.578 24.649 2.Tiền gửi bằng ngoại 26.322 38.351 60.565 tệ Không kỳ hạn 355 514 1.254 Có kỳ hạn 12 tháng 20.929 32.491 52.867 Tổng tiền gửi của KH 87.888 124.596 158.963 Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà (năm 2009 – 2011)
  31. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy trong 3 năm vừa qua lượng vồn huy động theo nội tệ tăng lên đáng kể. Năm 2009 lượng vốn huy động được là 61.566 triệu VNĐ. Năm 2010 tăng lên 86.245 triệu VNĐ sang đến năm 2011 lượng vốn này đã là 98.398 triệu VNĐ, như vậy là đã tăng 12.153 triệu VNĐ tức là đã tăng hơn 14,09% so với năm 2010. Có được điều này là do trong năm 2011 Ngân hàng đã đẩy mạnh một số biện pháp thu hút vốn, hàng loạt các chương trình khuyến mãi, chương trình tiết kiệm dự thưởng ra đời như chương trình“ gửi tiền trúng vàng 3 chữ A”, tiết kiệm trúng ô tô. Bên cạnh đó ngân hàng còn đa dạng hoá các hình thức lãi suất phù hợp và hấp dẫn với thị trường. Không thể không nhắc đến sự tăng vọt của vốn ngoại tệ trong thời gian qua. Qua biểu đồ ta có thể thấy nhìn chung lượng vốn ngoại tệ tăng trưởng khá tốt và tăng lên nhanh theo các năm.
  32. Năm 2009 lượng vốn ngoại tệ huy động được là 26.322 triệu VNĐ trong đó vốn ngoại tệ có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng là chủ yếu, điều này rất thuận lợi cho việc kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng- một vấn đề đang rất được khách hàng quan tâm hiện nay khi số lượng xuất khẩu lao động trong địa bàn khá lớn. Sang năm 2011 lượng vốn huy động được là 60.565 triệu VNĐ, tức là đã tăng hơn 1.5 lần so với năm trước. 1.2. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà 1.2.1. Những thành công Trong thời gian qua NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Luôn là chi nhánh cấp ba đi đầu của NHNo&PTNT Tĩnh Hà Tĩnh. Hoạt động huy động vốn luôn được xác định là hoạt động quan trọng, là nhiệm vụ số một của ngân hàng. Ngân hàng đã sử dụng nhiều chính sách huy động đa dạng, chính sách lãi suất linh hoạt, mở rộng nhiều tiện ích cho khách hàng. Vì vậy ngân hàng đã đạt được một số kết quả như sau: Nguồn vốn tăng trưởng mạnh, có xu hướng phát triển tương đối tốt. Cơ cấu nguồn vốn đi theo chiều hướng thuận lợi, nguồn vốn huy động phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư của ngân hàng, nhiều khách hàng lớn đến với ngân hàng đã được đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Ngân hàng đã đa dạng hoá các hình thức huy động, những sản phẩm mới cũng được đẩy mạnh. Bên cạnh hình thức tiết kiệm thông thường, ngân hàng còn tiến hành nhiều hình thức khác như tăng cường tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng vàng Bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng đang là vấn đề rất được chú trọng hiện nay. Ngân hàng cũng đã khuyến khích khách hàng đến gửi tiền và đưa ra các hình thức bảo hiểm phù hợp cho họ. Mạnh lưới khách hàng cũng được mở rộng, nhiều khách hàng có đặt quan hệ thân thiết với ngân hàng, lượng khách hàng dân cư đã tăng lên khá cao, Năm 2011có thêm 24.378 khách, số lượng khách hàng là tổ chức cũng khá đông. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền huy động tăng tốt, vốn huy động ngoại tệ có tốc độ tăng nhanh, chiếm vị trí quan trọng, góp phần không nhỏ vào hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động dịch vụ với các ngân hàng khác.
  33. Bên cạnh đó có thể nói đến mức độ tin tưởng của khách hàng dành cho ngân hàng ngày càng cao. Lượng khách hàng dân cư trên địa bàn đến đặt mối quan hệ với ngân hàng tương đối nhiều. Lượng khách hàng đến với ngân hàng trong một ngày dao dộng từ khoảng 70 đến 100 khách hàng, trong đó khách hàng đến gửi tiết kiệm khoảng 30 đến 40 khách hàng. Tuy khách hàng cá nhân đến gửi tiết kiệm với số lượng nhỏ lẻ song ngân hàng luôn khuyến khích, và chính sự tận tụy này đã mang lại thành công cho ngân hàng. Không chỉ huy động vốn, các hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng phát triển mạnh và đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Dịch vụ bảo lãnh cũng hoạt động mang lại hiệu quả cao, tuy hoạt động theo quy định của chi nhành cấp một, cấp hai song tại đây luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, nhiều hợp đồng bảo lãnh đã được ký và hiệu quả mang lại sẽ là rất khả quan. 1.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân Hạn chế Trong quá trình huy động vốn, ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu về vốn cho khách hàng, kể cả vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, vốn nội tệ và cả vốn ngoại tệ. Ngân hàng đã đóng góp một phần không nhỏ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó, NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà cũng còn tồn tại một số vấn đề như sau: Cơ cấu vốn theo kỳ hạn vẫn theo kỳ hạn thấp chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là chủ đạo, trong khi đó nhu cầu cho vay trung lại lớn. Lượng vốn huy động theo trung và dài hạn chưa cao. Điều này đặt ra cho ngân hàng khó khăn trong việc chuyển đổi kỳ hạn và chi phí cho nguồn vốn tăng lên. Nguồn vốn huy động chưa được ổn định, tiền gửi thanh toán chiếm số lượng lớn gây khó khăn cho ngân hàng. Bên cạnh đó các dịch vụ thanh toán, không dùng tiền mặt chưa được chú trọng nhiều, dịch vụ trả lương qua tài khoản còn hạn chế, chưa khuyến khích và thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia, chủ yếu khách hàng hiện nay của ngân hàng ở mảng này là các công ty nhà nước, các của hàng nhỏ. Dịch vụ chuyển tiền chưa được nhanh và chi phí còn cao hơn các TCTD khác cùng địa bàn.
  34. Nguyên nhân - Nguyên nhân khách quan: Hoạt động ngân hàng luôn là một hoạt động vô cùng nhạy cảm với những biền động bên ngoài: những thay đổi từ phía khách hàng, thay đổi do môi trường kinh tế, do đối thủ cạnh tranh Trước hết ta có thể nói đến môi trường kinh doanh: trong thời gian vừa qua nền kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển rõ rệt. Vấn đề lạm phát thời gian vừa qua tăng nhanh, giá cả leo thang trong khi nhu cầu luôn tăng lên, mức lương của các cơ quan tăng lên không đáng kể, không theo kịp những diễn biến phức tạp của thị trường. Mặt khác nhiều hoạt động kinh tế, đầu tư phát triển nhanh đến chóng mặt, khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn không kịp thời gian, thẩm định và phân tích dự án gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn lại có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như các quỹ tín dụng của các xã, việc chiếm giữ lại thị phần và khách hàng khó khăn hơn nếu ngân hàng không có các biện pháp tăng cường hoạt động khác nhau Bên cạnh đó, Lộc Hà là một huyện mới thành lập, kinh tế xã hội còn nghèo, tốc độ phát triển kinh tế chậm, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nông thôn; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hầu như chưa đáng kể, cơ cấu kinh tế còn nhiều bất cập, mật độ dân số cao, địa giới hành chính hẹp; vì vậy sẽ có tác động ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng. Tâm lý khách hàng cũng là một khó khăn cho ngân hàng. Người dân còn chưa quen với các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, hay là cất trữ tiền mặt an toàn hơn so với gửi tiền tại ngân hàng. Vì vậy đây cũng là khó khăn chung mà các ngân hàng ở nước ta còn mắc phải. - Nguyên nhân chủ quan: Xét về phía ngân hàng cũng còn một số vấn đề đặt ra. NHNo&PTNT huyện Lộc Hà mới thành lập trong một thời gian còn ngắn, điểm xuất phát thấp, quy mô dư nợ và nguồn vốn ban đầu vừa thấp lại hết sức khó khăn, trụ sở chưa được xây dựng, điều kiện làm việc, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn; cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ cao, tuy có nhiều lợi thế nhưng kinh nghiệm chưa có nhiều. Các sản phẩm dịch vụ còn mang tính chất truyền thống, ngân hàng chưa chú trọng vào các hình thức, các loại hình ngân hàng mới như ngân hàng điện tử, ngân hàng tại nhà, ngân hàng qua Internet
  35. Các thủ tục gửi tiền, rút tiền, lĩnh tiền còn rườm rà, kém linh hoạt, chưa có dịch vụ hỗ trợ khách hàng điền thông tin hay truy cập thông tin. Vấn đề Marketting trong ngân hàng chưa được chú trọng mạnh: khách hàng hầu như rất ít thông tin về ngân hàng và các dịch vụ của ngân hàng., tuy vậy nhiều khách hàng chưa được hướng dẫn cụ thể về cách thức sử dụng dịch vụ tại ngân hàng. Công tác tuyên truyền và quảng bá hình ảnh, sản phẩm dịch vụ, phương pháp tiếp thị chưa được đẩy mạnh Việc áp dụng công nghệ hiện đại trong toàn hệ thống còn nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn hạn chế, nhiều khi các nhân viên phải làm việc thêm giờ. Chương 2: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà 2.1. Định hướng chiến lược kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà trong thời gian tới 2.1.1. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam 2.1.1.1. Mục tiêu kinh doanh năm 2012 - Tổng nguồn vốn huy động (cả ngoại tệ quy đổi VNĐ), tăng từ 10%- 12% so với cuối năm 2011; - Tổng dư nợ cho vay (cả ngoại tệ quy đổi) tăng từ 8%- 10% so với năm 2011; - Tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn tối đa 40%/tổng dư nợ; - Tỷ lệ dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn khoảng 70%/tổng dư nợ; - Tỷ lệ nợ xấu dưới 6%; - Thu hoạt động dịch vụ tăng 25%- 30% so với năm 2011 - Lợi nhuận trước thuế: tăng khoảng 5%; - Thu nhập người lao động tăng tối thiểu 10%; - Đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN. 2.1.1.2. Chiến lược phát triển Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, NHNo&PTNT Việt Nam đã xác định các chiến lược cụ thể: Về định hướng cho vay:
  36. - Tập trung thị trường nông nghiệp nông thôn với khách hàng là hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia các chương trình phát triển kinh tế như nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi và các thành phần kinh tế ngành nghề nông thôn. - NHNo&PTNT Việt Nam nhận làm dịch vụ 100% (nguồn vốn uỷ thác). - Đối với khách hàng, NHNo&PTNT Việt Nam đầu tư đảm bảo hiệu quả, thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố và cân đối được vốn nội, ngoại tệ Tỷ trọng đầu tư ngắn hạn 60%, trung hạn 40%. Tổng dư nợ khác có tỷ trọng đầu tư khu vực doanh nghiệp từ 30% -35%; khu vực tư nhân cá thể từ 65% - 70%. - Đối với quy mô tài chính: tập trung đầu tư, đổi mới thiết bị quy mô vừa và nhỏ cho các doanh nghiệp hộ kinh tế trang trại, ưu tiên cho doanh nghiệp tiêu thụ (chế biến, xuất khẩu) sản phẩm nông nghiệp. Đối với hoạt động huy động vốn: - Tập trung HĐV ngắn hạn, trung hạn và dài hạn khu vực dân cư; vốn ngắn hạn đối với khu vưc doanh nghiệp. - Thực hiện đầy đủ đúng cam kết để thu hút, tăng nhanh nguồn vốn uỷ thác đầu tư trong, ngoài nước, tham gia khai thác các thị trường vốn. Về các sản phẩm: Mở nhanh các sản phẩm thanh toán, sản phẩm tiền gửi, sản phẩm tín dụng, từng bước mở sản phẩm dịch vụ ATM, thẻ thanh toán, bảo hiểm dịch vụ qua mạng ở những nơi cần thiết và có hiệu quả Về định hướng cạnh tranh: - Khu vực thành thị và địa bàn trọng điểm có sự cạnh tranh quyết liệt của các TCTD, phi tín dụng, biểu hiện rõ nét sự hội nhập của ngân hàng, bởi sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh. - Đối với địa bàn nông thôn được phân ra làm 2 vùng là cùng có giao thông thuận lợi có sự cạnh tranh của các NHTM trong nước; và vùng nông thôn vùng sâu vùng xa 2.1.2. Định hướng chiến lược kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà Mục tiêu phát triển lâu dài của Chi nhánh NHNo%PTNT Huyện Lộc Hà là:“ xây dựng ngân hàng thành một chi nhánh NHTM lớn, chủ lực, hiện đại, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lành mạnh về tài chính,
  37. có kỹ thuật công nghệ cao, đa dạng về sản phẩm dịch vụ, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trong nước và chủ động hội nhập quốc tế ” Năm 2012 là năm có nhiều sự kiện của Đảng, của Nhà nước; là năm có nhiều ngày lễ trọng đại của dân tộc. Năm 2012 hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà được xác định: Có nhiều thuận lợi nhưng gặp không ít khó khăn, thách thức, nhiều diễn biến khó lường hơn năm 2011. Trên cơ sở đó, cùng với định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam, cùng với tình hình hiện tại Chi nhánh đã xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh cho năm 2012 như sau: Công tác huy động vốn: - Phấn đấu tổng nguồn vốn cuối năm đạt 212.700 triệu đồng tăng 42.500 triệu đồng so với 2011,tốc độ tăng 25%. Trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương là 178.500 triệu đồng, tăng 16% so với năm 2011. - Tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm 90%/ tổng nguồn huy động tại địa phương. - Từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và hiệu quả. Để đạt được những mục tiêu trên, Chi nhánh chủ động đưa ra những giải pháp chính sau: Thực hiện chủ trương từng bước giảm triệt để nguồn tiền gửi TCTD nhằm tăng tính ổn định của nguồn vốn; Duy trì mối quan hệ với các khách hàng lớn, tìm kiếm thêm khách hàng và các dự án mới; Củng cố màng lưới hiện có, đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư; Dùng cơ chế thi đua khen thưởng khuyến khích CBCNV trong toàn Chi nhánh thu hút được nguồn vốn hiệu quả. Công tác tín dụng: - Phấn đấu đạt mức dư nợ tại địa phương cuối năm 325 tỷ đồng, tăng 47 tỷ, tốc độ tăng 17% so với năm 2011. - Tỷ lệ cho vay Nông nghiệp nông thôn đạt tỷ lệ trên 95% - Tỷ lệ nợ quá hạn: dưới 1,5% tổng dư nợ. Trong đó nợ xấu dưới 1%. Công tác tài chính:
  38. - Phấn đấu quỹ thu nhập cuối năm đạt mức 256 triệu đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2011 (đủ quỹ thu nhập chi lương và thưởng theo quy định). - Tỷ lệ thu ngoài tín dụng trên 10%. - Tỷ lệ chi khác: 2% tổng chi. 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 2.2.1. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, Marketing ngân hàng. Nghiên cứu thị trường là hoạt động cần được tiến hành thường xuyên đối với tất cả các doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra chính sách cho phù hợp. Các yếu tố cơ bản thuộc về thị trường bao gồm: khách hàng, lãi suất, tỷ lệ lạm phát, sự cạnh tranh của các ngân hàng Hoạt động của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn sự tác động của thị trường, nhất là đối với hoạt động huy động vốn. Nghiên cứu thị trường giúp cho Ban Giám đốc của chi nhánh có những điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình trên thị trường, tiến hành phân loại khách hàng để thực hiện chính sách khách hàng hợp lý, nghiên cứu sự cạnh tranh của các đối thủ để quyết định đưa ra sản phẩm mới đảm bảo tính hấp dẫn Nghiên cứu thị trường nhằm làm sáng tỏ nhu cầu hiện tại và tiềm năng tương lai của thị trường, trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu ngằn hạn, dài hạn, đưa ra chính sách Marketing dài hạn để phát triển mở rộng các hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện thông qua các cuộc tiếp xúc với khách hàng, thông qua các buổi hội thảo, hội nghị từ đó nắm bắt thông tin thị trường. Hoạt động Marketing bao gồm: quảng bá thương hiệu, tiếp thị trực tiếp đến khách hàng, đa dạng các hình thức quảng cáo, khuyến mại, tập trung vào từng sản phẩm dịch vụ, từng đối tượng khách hàng khác nhau Marketting trong ngân hàng có tính chất đặc thù riêng, không giống như các hoạt động Marketting khác. Các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng đa phần là giống nhau, việc đưa ra các sản phẩm mới là vô cùng khó khăn Với vai trò là một chi nhánh, NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà cần tăng cường các biện pháp phát triển nâng cao vị thế trên thị trường, tăng cường động viên và khuyến khích các cá nhân, khách hàng doanh nhiệp và các tổ chức đến với họ. Biện pháp hiệu quả ở đây là thái độ phục vụ và
  39. tác phong làm việc của nhân viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của khách hàng. Sự trở lại hay từ bỏ ngân hàng của khách hàng hoàn toàn phụ thuộc vào điều này. Ngân hàng cần phải tăng cường các biện pháp quảng cáo trên Internet, trên báo đài, các phương tiện thông tin công cộng khác. Bên cạnh đó ngân hàng còn phải thực hiện chính sách ưu tiên và khuyến khích các nhân viên của mình làm việc hiệu quả hơn, chính sách đãi ngộ nhân tài, thu hút nhân tài về làm việc. Chú trọng quan tâm thăm hỏi động viên anh chị em công nhân viên trong dịp lễ, tết, sinh nhật 2.2.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn. Hoạt động HĐV gắn liền với chính sách lãi suất, khách hàng khi quyết định gửi tiền vào một ngân hàng nào đó thường quan tâm đến mức lãi suất họ nhận được là bao nhiêu và cách thức trả lãi của ngân hàng như thế nào. Tuy nhiên để tăng nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, ngân hàng không thể tăng lãi suất một cách tuỳ tiện bởi vì mức lãi suất này ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, quyết định mức lãi suất đầu ra và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó chi nhánh một mặt bám sát các chủ trương của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam về các chính sách tiền tệ và lãi suất, mặt khác cần phải xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý vừa đảm bảo hấp dẫn khách hàng vừa mang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho Ngân hàng mình. Hiện nay vấn đề lãi suất đang là vấn đề nóng bỏng trên thị trường tiền tệ tài chính, nó được tự do hoá, hình thành trên cơ sở cung cầu về vốn kinh doanh trên thị trường. Đây là một thuận lợi cơ bản đảm bảo sự tự chủ trong kinh doanh của các ngân hàng. Các ngân hàng tuỳ thuộc vào mục đích, khả năng của mình có thể áp dụng chiến lược cạnh tranh của mình bằng giá cả mà không bị khống chế bởi NHNN như trong thời gian trước. Tuy nhiên các NHTM cần chú ý rằng, việc cạnh tranh với nhau thông qua đẩy lãi suất lên cao là một chiến lược tốn kém và sẽ đẩy giá hị trường lên cao. Do đó cạnh tranh về chất lượng trên cơ sở một chính sách lãi suất hợp lý là xu thế cạnh tranh lâu dài. Trước tình hình các NHTM cạnh tranh với nhau bằng lãi suất, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà. Do đó chi nhánh cần tập trung thực hiện theo các hướng sau:
  40. - Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ bên cạnh việc áp dụng một chính sách lãi suất mềm dẻo, bám sát các diễn biến của thị trường và có tính cạnh tranh ở mức độ hợp lý. - Để thu hút được khách hàng gửi tiền vào, Chi nhánh cần chú ý khi quy định mức lãi suất đó là: lãi suất kỳ hạn ngắn thấp hơn so với lãi suất kỳ hạn dài, đồng thời quy định thêm nếu khách hàng gửi càng nhiều tiền sẽ được hưởng thêm một mức lãi suất nhất định nào đó. Chẳng hạn như đối với Ngân hàng Á Châu, đối với khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn dưới 20 triệu lãi suất là 3%/năm; nếu gửi từ 20 -100 triệu lãi suất là 3,6%/năm; từ 100 triệu – 1 tỷ lãi suất là 4,2%/năm;từ 1 tỷ trở lên lãi suất là 4,7%/năm - Đối với khách hàng truyền thống có quan hệ lâu năm, có số tiền gửi lớn, Chi nhánh cần có những ưu đãi về mức lãi suất thích hợp để củng cố mối quan hệ và qua đó mở rộng hơn nữa mối quan hệ đối với khách hàng mới. - Hiện nay, do sự biến động về lãi suất nên khách hàng có xu hướng gửi tiền theo kỳ hạn ngắn hạn vào các ngân hàng có tên tuổi nhằm tránh những rủi ro do thị trường tài chính tạo ra. Chính vì vậy, với lợi thế của mình, Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà cần chú ý nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thủ tục gửi rút tiền thuận lợi đồng thời nâng lãi suất tiền gửi ngắn hạn nhằm thu hút được khách hàng đến với Chi nhánh nhiều nhất. 2.2.3. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn. Hiện nay Chi nhánh đã áp dụng các hình thức HĐV tương đối phù hợp với nhu cầu của thị trường nhưng vẫn chưa tương xứng với vị thế hiện tại của Chi nhánh. Do đó Chi nhánh cần mở rộng thêm các hình thức HĐV mới nhằm thu hút được ngày càng nhiều hơn, gia tăng nguồn vốn tại chỗ theo hướng sau: - Tiếp tục duy trì và phát triển các hình thức HĐV hiện có đang được triển khai. - Mở rộng thêm kỳ hạn HĐV thực hiện kỳ hạn linh hoạt hơn, chẳng hạn có thể đưa ra kỳ hạn theo ý muốn của khách hàng như theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng, và tương ứng với mỗi kỳ hạn đó là mức lãi suất phù hợp vì trên thực tế, lượng tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân không khớp với thời hạn của Chi nhánh đang áp dụng.Nếu thực hiện chính sách này, khách hàng khi gửi tiền vào Chi nhánh sẽ cảm
  41. thấy thuận tiện và thoải mái vì tiền của họ vừa sinh lời, vừa đảm bảo an toàn, vừa có thể rút ra theo đúng kế hoạch chi tiêu của mình. - Áp dụng hình thức kết hợp hạn mức tín dụng với tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. Với hình thức này khách hàng có thể sử dụng khoản tiền này của mình thế chấp vay vốn khi cần thiết và số vốn khách hàng muốn vay phụ thuộc vào số dư trên tài khoản tiết kiệm của họ. Hình thức này rất thuận lợi cho cả khách hàng và cả ngân hàng - Đưa ra chương trình khách hàng thân thiên đối với hình thức khi khách hàng gửi một số tiền nhất định sẽ được tặng một số điểm và tích luỹ dần đến một mức quy định sẽ được đổi phiếu mua hàng tại một siêu thị hoặc một thẻ điện thoại, thẻ ATM tương đương với số tiền nào đó. - Thực hiện hình thức gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt. Theo hình thức này, khi khách hàng gửi tiền với kỳ hạn đã ấn định trước nhưng nếu họ có nhu cầu rút trước hạn thì vẫn được hưởng lãi suát tương ứng với kỳ hạn tại thời điểm rút tiền thay vì hưởng lãi suất không kỳ hạn. Tuy nhiên ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất cho phù hợp vừa đảm bảo có lợi cho ngân hàng vừa hấp dẫn khách hàng. Mức lãi suất này có thể thất hơn mức lãi suất tiết kiệm thông thường nhưng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. 2.2.4. Mở rộng màng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn. Hiện nay NHNo & PTNT có một trụ sở chính đóng tại phòng giao dịch Thạch châu, và có 2 phòng giao dịch. Chi nhánh cần cho kiểm tra sắp xếp lại, cho sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm, cũng như xây dựng quy hoạch tiêu chuẩn cho tương lai. Qua đó đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng, công nghệ, đào tạo nâng cao nghiệp vụ đội ngũ CBCNV tại Chi nhánh, tăng cường quảng cáo tại các khu vực dân cư mà các Phòng giao dịch đóng trên địa bàn. Mặt khác, Chi nhánh cần tính toán hợp lý để mở rộng thêm màng lưới các Chi nhánh và các Phòng giao dịch nhằm tìm kiếm khách hàng trên thị trường. 2.2.5. Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý. Có được sự tin tưởng, lòng tin từ khách hàng là điều không hề đơn giản đối với mỗi Chi nhánh. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc đạt được điều trên dường như là không thể không thực hiện đối với Chi nhánh nếu như muốn tồn tại và phát triển. Các tiêu chuẩn trên chỉ giúp cho các Chi nhánh gây được ấn tưọng ban đầu đối với
  42. khách hàng; độ thoả dụng về lợi ích kinh tế mới là yếu tố chủ yếu mang tính quyết định đối với sự lựa chọn của khách hàng. Chi nhánh cần phải cân nhắc trước những quyết định của mình về việc tăng cường lợi ích kinh tế cho khách hàng vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh, mặc dù những sự gia tăng chi phí trước mắt này có thể tạo cho Chi nhánh những lợi ích trong tương lai. Hiện nay nguồn vốn huy động của Chi nhánh đang có xu hướng biến đổi về cơ cấu, tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế đang có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Vì vậy chính sách khách hàng của Chi nhánh cần được coi trọng. Để có thể tăng hiệu quả huy động vốn, xin đề xuất một số giải pháp sau: - Tiến hành phân loại khách hàng để có chính sách đối sử hợp lý. - Đối với khách hàng hiện tại, Chi nhánh cần tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần đẩy mạnh thu hút khách hàng mới theo hướng tập trung vào nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân có nhu cầu sử dụng các dịch vụ bán lẻ. - Đối với các khách hàng có giao dịch thường xuyên, duy trì số dư tiền gửi lớn, có uy tín đối với Chi nhánh nên thực hiện lãi suất ưu đãi về mức lãi suất, ưu đãi trong cung ứng dịch vụ. - Đối với khách hàng là các doanh nghiệp, Chi nhánh nên tiến hành phân tích đánh giá theo định kỳ về quy mô hoạt động, khả năng phát triển để có chính sách ưu đãi về lãi suất, giá cả dịch vụ, cung cấp tín dụng tương xứng, điều này có tác dụng củng cố mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và Chi nhánh, đảm bảo đôi bên cùng có lợi. - Đối với khách hàng là cá nhân, Chi nhánh cũng cần có những quan tâm đúng mức để thu hút nguồn tiền gửi này, tăng quy mô vốn trung và dài hạn. Hình thức ưu đãi áp dụng có thể là tính điểm theo món tiền gửi và tích luỹ điểm đổi quà tặng, điều này rất hấp dẫn đối với khách hàng. - Tổ chức gặp mặt khách hàng để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, những đóng góp xây dựng của khách hàng giúp cho Chi nhánh nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Điều này nên làm hàng năm. Trong trường hợp Chi nhánh đưa ra những dịch vụ mới cũng nên tổ chức giới thiệu để khách hàng biết và có nhu cầu sử dụng. Hình thức này một mặt thu hút thêm khách hàng, mặt khác góp phần quản bá thương hiệu của Chi nhánh.
  43. 2.2.6. Đào tạo và phát triển đội ngũ Cán bộ công nhân viên. Trong bất kì trường hợp nào, yếu tố nhân lực vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến hoạt động của một tổ chức. Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh rất nhạy cảm, sự thành công của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào trình độ đội ngũ CBCNV. Hiện nay, các NHTM nước ta đang thực hiện quá trình hiện đại hoá, phát triển các nghiệp vụ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khi mà nền kinh tế nước nhà đã gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Để hiện đại hoá, các NHTM đã và đang tiến hành cơ cấu lại ngân hàng, đưa công nghệ tin học ngân hàng vào tất cả các khâu, các nghiệp cụ trong quá trình hoạt động kinh doanh, phát triển các sản phẩm mới đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác, NHTM là một ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động đa năng với nhiều nghiệp vụ và đối tượng đào tạo khác nhau, đòi hỏi chuyên môn hoá cao, lại rất nhạy cảm với các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, do đó công tác đào tạo bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho đội ngũ CBCNV cần phải tiến hành thường xuyên, vừa đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh doanh hiện nay, vừa chuẩn bị nguồn nhân lực phát triển NHTM trong tương lai. Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà có đội ngũ CBCNV trẻ chiếm tỷ lệ khá đông, do đó vấn đề kinh nghiệm thực tế của số nhân viên này còn hạn chế. Chi nhánh cần có hướng đào tạo phù hợp đồng thời quán triệt cho họ nhận thức được tầm quan trọng về khả năng đóng góp của mình vào sự thành công của Chi nhánh. Để bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, Chi nhánh nên thực hiện theo các nội dung sau: - Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho CBCNV thông qua các khoá đào tạo ngắn hạn, đào tạo chuyên sâu do NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức. Thông qua chương trình đào tạo, trang bị những hiểu biết sâu về nghiệp vụ cụ thể, với đối tượng khách hàng có những đặc thù tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể, có như vậy nhân viên mới có điều kiện nâng cao kỹ năng, kỹ xảo và trình độ nghề nghiệp, từ đó có điều kiện nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh. - Hỗ trợ kinh phí và tạo thuận lợi về mặt thời gian để cán bộ, nhân viên được tham gia các chương trình tự đào tạo phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ nhận thức và phát triển khả năng của họ. Chi nhánh cần có cơ chế rõ ràng về tiền lương, tiền thưởng trong kinh
  44. doanh khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi CBCNV học hỏi nâng cao trình độ, năng lực công tác. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao năng suất lao động, chất lượng công tác và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. - Thường xuyên bồi dưỡng cho CBCNV các kiến thức về các lĩnh vực có liên quan đến khách hàng và hoạt động ngân hàng như: phương pháp nghiên cứu, phân tích tài chính dự án; hoạt động kinh doanh của các ngành kinh tế; lĩnh vực thị trường, lĩnh vực marketing, lĩnh vực khoa học công nghệ, lĩnh vực kinh tế xã hội tại địa phương từ đó ứng dụng trong quá trình làm việc góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động ngân hàng và tư vấn cho khách hàng khi cần thiết. -Tổ chức tập huấn các văn bản chế độ mới của Chính phủ liên quan đến ngân hàng, của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam để mỗi người hiểu đúng tinh thần và nội dung của các văn bản, chế độ mới ban hành. - Tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề về những lĩnh vực chuyên môn cụ thể, qua đó giúp cho từng CBCNV trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Đồng thời phát động phong trào thi đua, tổ chức các cuộc thi cán bộ giỏi để từng người tự nâng cao năng lực của mình. - Nâng cao kỹ năng giao tiếp, trình độ vi tính ngoại ngữ để có thể sử dụng tốt các phương tiện hiện đại và giao tiếp với khách hàng, tạo phong cách giao dịch ngày càng văn minh, lịch sự và giao tiếp chu đáo với khách hàng. Điều này rất quan trọng bởi vì khách hàng chỉ tìm đến ngân hàng nào mà ở đó người ta tin tưởng và mong muốn nhận được sự chỉ dẫn am tường về tài chính, thái độ cư xử nhã nhặn và tác phong lịch sự của nhân viên. Vì vậy cần thiết phải rèn luyện kỹ năng của nhân viên ngân hàng cự trung thực, độ tin cậy, tính cẩn thận và tinh thần sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng mới trong quá trình đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Chi nhánh cần có chính sách tuyển dụng và sử dụng nhân sự hợp lý, tiến hành lựa chọn và phân hạng nhân lực, chức danh, áp dụng chế độ tiền lương và chế độ khen thưởng phù hợp với khả năng đóng góp của từng CBCNV nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CBCNV. 2.2.7. Đầu tư nâng cao cơ sở vật chất của Chi nhánh. Để hiện đại hoá hoạt động ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế, Chi nhánh cần ứng dụng các công nghệ mới, trang thiết
  45. bị thêm máy móc hiện đại, nâng cấp các chương trình cài đặt, xác lập hệ thống thông tin nội bộ, vị trí nơi giao dịch cần phải khang trang, lịch sự tạo nên tâm lý và thu hút khách hàng. Củng cố chấn chỉnh và cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, đảm bảo phục vụ có hiệu quả chương trình CNH-HĐH đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh cả năng lực tài chính, trình độ công nghệ và năng lực quản lý của toàn hệ thống ngang tầm khu vực. Tích cực xây dựng mô hình ngân hàng hiện đại, chủ động tham gia và kiểm soát quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính tiền tệ trên thế giới, tranh thủ sự hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật của các nước, tổ chức quốc tế để từng bước đưa hoạt động của Chi nhánh đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững. Hoàn thành xây dựng chi tiết chiến lược lớn như: chiến lược về sản phẩm ngân hàng và ứng dụng công nghệ, chiến lược về nguồn nhân lực cũng như xác định chiến lược tổng thể. 2.3. Kiến nghị 2.3.1 Đối với NHNN NHNN là cơ quan quản lý điều hành hệ thống NHTM, định hướng hoạt động cho các NHTM trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đồng thời có tầm quan trọng đối với hoạt động HĐV của các NHTM. Trong thời gian tới, NHNN cần tiếp tục thực hiện một số nội dung sau nhằm hỗ trợ cho các NHTM: - Tiếp tục kiềm chế lạm phát ở mức độ nhất định, ổn định giá trị đồng nội tệ. Điều này có tác dụng thu hút tiền gửi của dân cư vào ngân hàng, tránh việc tích trữ vàng, ngoại tệ và đầu tư vào hoạt động bất động sản; mặt khác có tác dụng giảm áp lực tăng lãi suất. Khi đó Ngân hàng vừa thu hút được tiền nhàn rỗi trong dânc ư, vừa có thể cho vay. Nếu tăng lãi suất để huy động vốn thì các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay, vần đề này sẽ ngày càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp thiếu vốn, xảy ra tình trạng các ngân hàng thừa vốn trong khi các doanh nghiệp rất cần vốn nhưng không thể vay vì lãi suất quá cao. - Tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất chính thức (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản, lãi suất thị trường mở), trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường và phù hợp với việc điều hành chính sách tiền tệ.
  46. - NHNN cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, tạo tính thống nhất và đồng bộ trong các định chế, các chế tài, các quy định liên quan đến ngân hàng, phù hợp với quy luật và điều lệ quốc tế. Bên cạnh đó NHNN cần tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh hơn, tạo điều kiện cho NHTM cò thể cạnh tranh, có thể học hỏi hơn từ bạn bè quốc tế. - Tạo chuẩn mực chung trong hệ thống ngân hàng như hệ thống điện tử, hệ thống thanh toán làm cơ sở pháp lý định hướng cho các ngân hàng hoạt động. Ban hành quy chế phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử như: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng nhằm giúp cho các NHTM nhanh chóng triển khai các dịch vụ có hiệu quả. - Mở rộng quyền tự chủ cho các ngân hàng, cho phép các NHTM đươc phép thực hiện việc mua bán các loại giấy tờ có giá. Đồng thời đẩy mạnh phát triển nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở mở rộng các loại hàng hoá giao dịch trên thị trường nhằm tạo điều kiện cho các NHTM có quy mô vốn có thể tham gia nghiệp cụ thị trường mở. - Hỗ trợ về mặt tài chính cho các NHTM trong việc đổi mới công nghệ ngân hàng thông qua hình thức cho vay ưu đãi đồng thời tăng thêm vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước. 2.3.2 Đối với NHNo & PTNT Việt Nam Là đơn vị quản lý trực thuộc, NHNo&PTNT Việt Nam cần có những chủ trương chính sách cụ thể : Thứ nhất: Cần siết chặt quản lý về mọi mặt bên cạnh đó nâng cao tính độc lập tự chủ, khả năng kinh doanh của các chi nhánh. Mặt khác tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, dễ phát huy hiệu quả cho chi nhánh. NHNo&PTNT cần xây dựng các chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho từng giai đoạn phát triển, để từ đây các chi nhánh và bộ phận có những định hướng phát triển cho riêng mình. Thứ hai: Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay của nước ta, các ngân hàng nước ngoài đang ồ ạt tiến vào mang theo đó những công nghệ hiện đại NHNo&PTNT cần đổi mới lề lối làm việc, đổi mới trang thiết bị, quy trình hoạt động để có thể sánh vai cùng các ngân hàng bạn trong quá trình hoạt động. Ngân hàng cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bên cạnh đào tạo nhân viên cách sử dụng để phát huy tốt các trang thiết bị đó.
  47. Thứ ba: NHNo&PTNT cần đào tạo thêm đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi về nghiệp vụ, chắc về tay nghề để tăng cường nhân sự cho các chi nhánh,phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho cán bộ công nhân viên. Thứ tư: Để khắc phục được tình trạng chậm trong các khâu thanh toán hay chuyển tiền của hệ thống thì đề nghị Ngân hàng cần phải có thêm phần mềm kĩ thuật có đầy đủ thông tin của toàn bộ hê thống, các nhân viên có thể tìm kiếm nhanh nhất các địa điểm kết chuyển, các địa điểm thanh toán ngay trên máy tính chứ không phải tìm trên sổ sách mất nhiều thời gian như hiện nay. Thứ năm: Ngân hàng cần hoàn thiện và đổi mới các quy trình nghiệp vụ, cập nhật công nghệ mới vào ngân hàng. Giảm bớt các giấy tờ thủ tục không cần thiết, giao dịch với khách hàng gọn nhẹ và nhanh chóng thuận tiện cho cả khách hàng và cả ngân hàng nữa. Thứ sáu: Ngân hàng cần nâng cao chất lượng của hoạt động dịch vụ ATM, hiện nay máy ATM đặt ở các địa bàn còn nhiều trục trặc, máy xử lý chậm. Ngân hàng cũng cần tạo mối liên kết với các ngân hàng cùng hệ thống, tạo thẻ đa năng, khách hàng có thể gửi và rút tiền tại bất cứ cơ sở nào trong cùng hệ thống. Đạt đựơc mục tiêu này sẽ góp phần không nhỏ vào chiến lược huy động vốn của họ. 2.3.3 Đối với NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà Với vai trò là chi nhánh cấp ba,một mặt phải tuân thủ các quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Một mặt phải nâng cao vai trò của mình, nâng cao sức cạnh tranh với các chi nhánh khác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà cần: - Luôn theo dõi và nắm bắt kịp thời các quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, từ đó đưa ra các chủ trương và biện pháp tốt nhất cho các chi nhánh. - Nhạy bén trong việc tiếp cận thị trường, thay đổi khung lãi suất phù hợp cho từng thời kì - Điều chỉnh nhân sự trong ngân hàng một cách hợp lý để giảm tình trạng có nơi nhân viên quá nhàn rỗi trong công việc và có nơi nhân viên lại phải làm thêm giờ. - Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ có thêm thời gian đi học thêm, thường xuyên mở ra các lớp học nghiệp vụ, các buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm cho tập thể nhân viên ngân hàng.
  48. Bên cạnh đó NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà cần phải đưa ra nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích, khen thưởng động viên cán bộ, quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần cho anh chị em nhân viên của ngân hàng. - Ngân hàng NHNo&PTNT huyện Lộc Hà cần phải xem xét lại bảng biểu chi phí cho các hoạt động dịch vụ phù hợp hơn bởi vì hiện nay trên thị trường chi phí này vẫn còn cao hơn so với các ngân hàng khác.
  49. KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, hoạt động ngân hàng luôn giữ một vị thế vô cùng quan trọng. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, là một tổ chức có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và điều hoà nguồn vốn của nền kinh tế. Do vậy việc tăng cường các biện pháp huy động vốn không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà luôn là vấn đề xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Lộc Hà đề tài mà em đã chọn chính là “Tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà- Tĩnh Hà Tĩnh”. Trong quá trình hoạt động, NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà đã đạt được những thành công lớn: Công tác huy động vốn đã mang lại nhiều lợi ích tích cực cho các hoạt động của ngân hàng, đóng góp phần lớn vào sự đi lên vững mạnh của ngân hàng. Đi cùng với nó là hoạt động sử dụng vốn chuẩn mực và hiệu quả, các hoạt động trung gian cũng không ngừng được đi lên. Bên cạnh đó, tuy gặt hái được nhiều thành công song trong chính bản thân ngân hàng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Trong bài báo cáo em cũng đã cố gắng đưa ra một số biện pháp và kiến nghị để góp phần tăng cường huy động vốn tại ngân hàng và em tin tưởng rằng nếu được thực hiện nó sẽ góp phần mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Tuy nhiên, để công tác huy động vốn nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung có được hiệu quả cao nhất thì điều này còn phụ thuộc vào sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân ngân hàng, và đó chính là sự đóng góp không ngừng của cán bộ công nhân viên và tập thể ngân hàng. Ngoài ra không thể thiếu sự lãnh đạo nhiệt tình, sự quan tâm và hỗ trợ của NHNo&PTNT Hà Tĩnh, của NHNo&PTNT Việt Nam, của Nhà Nước và Chính Phủ Việt Nam. Sự hỗ trợ ấy sẽ giúp NHNo & PTNT Huyện Lộc Hà khắc phục được những khó khăn, vững bước đi lên cùng các ngân hàng bạn để cùng tiến tới một nền kinh tế phát triển vững chắc.
  50. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2008), “Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Học viện Tài chính, NXB Tài chính. 2. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Lộc Hà (2009-2011), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh 3 năm 2009, 2010, 2011 và nhiệm vụ năm 2012. 3. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Lộc Hà (2009-2011), Bảng tổng kết tài sản, nguồn vốn. 4. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Lộc Hà (2009-2011), Bảng cân đối kế toán. 5. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011 và mục tiêu 2012. 6. Trang web: www.agribank.com.vn 7. Trang web: www.acb.com.vn
  51. NHẬT KÍ THỰC TẬP Thời gian : từ 06/02/2012 đến 30/3/2012 Sinh viên : Phạm Thị Như Hải Lớp: 49B2-TCNH Trường : Đại học Vinh Địa điểm thực tập: Ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn huyện Lộc Hà TT Thời gian Nội dung công việc Địa điểm - Bắt đầu làm quen với các phòng trong chi nhánh Phòng Kinh 1 06/02-10/02 - Tìm hiểu đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ doanh chức của chi nhánh, cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh Tìm hiểu về lịch sử phát triển, bộ máy Phòng Kinh 2 13/02-17/02 quản lý, tình hình hoạt động kinh doanh doanh của đơn vị Tìm hiểu thực trạng huy động vốn của Phòng Kinh 3 20/02-24/02 Ngân hàng doanh - Phụ giúp các anh chị trong phòng viết Phòng Kinh 4 27/02-09/3 phiếu dự thưởng, hồ sơ tín dụng, hồ sơ doanh thế chấp tài sản Xin và tổng hợp số liệu liên quan đến bài Phòng Kinh 5 12/3-16/3 báo cáo thực tập doanh 6 19/3-30/3 - Viết và hoàn chỉnh báo cáo Xác nhận của đơn vị thực tập