Sách bỏ túi dành cho nhân viên xã hội (Phần 1)

pdf 12 trang hapham 2630
Bạn đang xem tài liệu "Sách bỏ túi dành cho nhân viên xã hội (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsach_bo_tui_danh_cho_nhan_vien_xa_hoi_phan_1.pdf

Nội dung text: Sách bỏ túi dành cho nhân viên xã hội (Phần 1)

  1. 1 Biên sọan : Th.s.Nguyễn Ngọc Lâm SÁCH BỎ TÚI DÀNH CHO NHÂN VIÊN XÃ HỘI ( 50 câu hỏi và giải đáp ) BAN XUẤT BẢN ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM MỤC LỤC PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  2. 2 An sinh xã hội trang 4 Nhu cầu cơ bản của con người 7 Công tác xã hội 10 Giá trị của Công tác xã hội 17 Kỹ năng của Nhân viên xã hội . 22 Giải quyết vấn đề 27 Phương pháp cá nhân 29 Kỹ năng thúc đẩy sự thay đổi 37 Phương pháp Nhóm 42 Phương pháp cộng đồng 47 Dự án 55 AN SINH XÃ HỘi 1. An sinh xã hội là gì ? Hệ thống các biện pháp thực thi bởi các tổ chức xã hội hay Nhà nước, bao gồm chính sách và luật pháp, chương trình, quyền lợi và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của con người. Quá trình liên quan đến việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, sự phát triển tài nguyên nhân lực và cải tiến chất lượng cuộc sống ( cá nhân không những phải được đáp ứng các nhu cầu cơ bản mà còn được phát huy tối đa và hòa nhập một cách tốt đẹp vào xã hội ). 2. Hệ thống an sinh xã hội phát triển như thế nào ? Hệ thống an sinh xã hội là sản phẩm của hệ thống xã hội, lịch sử, văn hóa của một xã hội. Nó liên quan đến các yếu tố : - phát triển kinh tế - lịch sử xã hội - địa lý - Hệ thống chính trị và cấu trúc - Các phương pháp cổ truyền để đáp ứng các nhu cầu xã hội. - Các giá trị và niềm tin. 3. Các nhu cầu an sinh xã hội được đáp ứng như the nào tại các nước đang phát triển ? - Nhu cầu cá nhân được xem như là một phần của các nhu cầu của xã hội theo nghĩa rộng. - Hộ gia đình là trung tâm của nền sản xuất kinh tế, phân phối và tiêu thụ. - Các nhu cầu được đáp ứng qua sự cố gắng hợp tác liên kết trong gia đình mở rộng , làng xã, cộng đồng. Các thành viên cùng hưởng mức an sinh như nhau. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  3. 3 - Giòng họ có trách nhiệm và bổn phận phải chu tòan. 4. Các quan niệm về an sinh xã hội ở các nước trên thế giới có gì khác nhau không ? Các quan niệm đều không giống nhau, có thể nêu : 1. Quan niệm hạn hẹp : Cá nhân và gia đình chịu trách nhiện chính về an sinh. Nghĩ rằng lo an sinh nhiều thì người dân lệ thuộc vào nhà nước, nên quyền lợi của họ chỉ ở mức tối thiểu. Chỉ hỗ trợ khi gia đình và cộng đồng không còn khả năng giúp đỡ. An sinh được xem như là đặc ân hơn là quyền được hưởng. 2. Quan niệm theo định chế : - Xã hội chịu trách về nền an sinh của người dân. - An sinh được xem là quyền của mọi người. - An sinh được quan tâm từ lúc được sinh ra cho đến lúc mất. - Từ từ chuyển trách nhiệm của nhà nước sang lãnh vực tư nhân. 3. Quan niệm theo phát triển : - An sinh là quyền cơ bản. - An sinh là một phần của các định chế xã hội ( sức khỏe, giáo dục, nông nghiệp, việc làm ) có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và trình độ vận hành của xã hội. - An sinh quốc gia là phương tiện cơ bản để thực hiện công bằng xã hội. - Khuyến khích các họat động của các nhóm tự giúp và các hợp tác xã kinh tế. - Nhận thức nhiều hơn về phát triển xã hội và sự liên kết của cộng đồng quốc tế trong việc xóa đói giảm nghèo. 5. Thế nào là công bằng xã hội ? - Tiếp cận các tài nguyên - Không bị phân biệt đối xử - Có cơ hội đồng đều - Tham gia và dân chủ - Hoạt động cộng đồng - Trách nhiệm tập thể - Biến chuyển xã hội NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI 6. Con người có những nhu cầu cơ bản gì ? PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  4. 4 1. Nhu cầu sinh tồn : ăn, mặc, ở 2. Nhu cầu được an tòan : nhu cầu tự duy trì và chuẩn bị cho tương lai vững chắc hơn, ổn định về thu nhập,việc làm, sức khỏe. 3. Nhu cầu xã hội: được chấp nhận, được yêu thương, cố gắng có mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp với những người xung quanh. 4. Nhu cầu được tôn trọng : Muốn được đánh gía cao, muốn có năng lực để đối phó với những khó khăn phức tạp hơn. Nhu cầu này giúp con người có tự tin, uy tín, quyền lực và tăng sự kềm chế. 5. Nhu cầu tự khẳng định : tăng tiềm năng, khát vọng muốn làm cái điều mà người ta có thể đạt được. Con người thể hiện một lọai nhu cầu nào đó mạnh hơn các nhu cầu khác vào một thời điểm nhất định tùy vào hòan cảnh và cơ hội trong cuộc sống. 7. Mối quan hệ tương quan của các nhu cầu cơ bản được thể hiện như thế nào ? NHU CẦU SINH TỒN CƠ BẢN Thực phẩm Nước uống Ở Mặc TÙY THUỘC THU NHẬP VIỆC LÀM GIÁO DỤC KỸ NĂNG CƠ HỘI PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  5. 5 QUYỀ N CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI 8. Một xã hội tốt đẹp mà ngành công tác xã hội quan tâm là gì ? “XÃ HỘI TỐT ĐẸP” CUNG ỨNG CÁ C DỊ CH VỤ CƠ BẢN VÀ TÀI NGUYÊN ( ví dụ : thực phẩm, nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, việc làm ) CHỌN LỰA TIẾP CẬN VỚI TẤT CẢ THAM GIA VÀO LÃNH VỰC NHÀ NƯỚC Kế họach Thiết lập chính sách Lấy quyết định Và thực hiện Xã hội phản ứng như thế nào trước các vấn đề xã hội ? - cảm xúc - tình thương - lòng nhân đạo PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  6. 6 - tương trợ - tình nguyện - trừng phạt - góp ý - can thiệp bằng chuyên môn ( như y học, công tác xã hội ) CÔNG TÁC XÃ HỘI 9. Công tác xã hội là gì ? - Là một chuyên ngành nhằm xóa hoặc giảm đi những khó khăn ( tâm lý, hành vi, thể hiện vai trò, quan hệ, kinh tế, xã hội ) ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Khoa học ứng dụng, cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiển và xây dựng những kỹ năng chuyên môn. 10. Công tác xã hội phát triển như là một chuyên ngành. Các yếu tố tác động đến việc phát triển của công tác xã hội như là một chuyên ngành : - Phương pháp giúp đỡ người dân. - Sự cố gắng để được thừa nhận như là chuyên nghiệp. - Cố gắng thống nhất lý thuyết chung và cả việc đào tạo nhân viên xã hội. 1. Phương pháp thực hành riêng biệt – Mâu thuẩn giữa sứ mệnh và phương pháp. Mâu thuẩn ở chổ là có hai mối quan tâm cùng lúc với cá nhân và xã hội, từ ba phương pháp chính : - phương pháp cá nhân, - phương pháp nhóm - phương pháp cộng đồng. 2. Như là một nghề nghiệp vì : - Xuất phát từ khoa học và nghiên cứu tìm hiểu. - Dựa trên nền tảng đó để hòan thành các mục tiêu thực hành và riêng biệt của mình. - Có kỹ thuật đào tạo. - Có khả năng tổ chức và quản lý các họat động của mình. - Có động cơ nhân bản. 3. Thống nhất lý thuyết chung: - Đã hình thành các nguyên tắc và các phương pháp. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  7. 7 - Có các lãnh vực thực hành : an sinh nhi đồng, người cao tuổi, người khuyết tật, công tác xã hội sức khỏe và tâm thần vv - Kiến thức về hành vi con người trong môi trường xã hội. - Kiến thức về chính sách xã hội và tiến trình thiết lập và triển khai chính sách. - Kiến thức về các phương pháp công tác xã hội thực hành và sự phát triển các kỹ năng phù hợp. - Kiến thức về sự tham gia trong nghiên cứu. - Kiến thức về phát triển xã hội. 11.Thế nào là hành vi con người ? Cử chỉ, động tác đáp lại của con người khi có một kích thích từ bên ngòai hoặc một động lực thúc đẩy bên trong để giải tỏa một sự mất thăng bằng ( nhu cầu cơ bản ) để đạt mục đích là thỏa mãn nhu cầu, tức là tái lập sự cân bằng. Con người hành động để thích nghi với hòan cảnh, để tồn tại và phát triển. Khó mà xác định được các nguồn gốc của hành vi, tuy nhiên các nhu cầu cơ bản, thể hiện vai trò, khái niệm bản thân và môi trường xã hội là những nguồn gốc quan trọng dẫn đến hành vi tích cực hay tiêu cực. 12. Khái niệm bản thân là gì ? Là cách mỗi cá nhân hình dung chính mình là người như thế nào và soi theo đó mà hành động. Nó được hình thành dần do cách đối xử, phản ứng của những người xung quanh và những kinh nghiệm thành công hay thất bại của mình. Khái niệm bản thân chuyển biến theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy theo các yếu tố : - Sự suy nghĩ của mình về người khác mong đợi như thế nào về mình trong hành vi. - Việc đãm nhận các vai trò được giao ( hòan thành hay không hòan thành ). - Kinh nghiệm khắc phục những khó khăn, cản trở, các mâu thuẩn gặp phải trong cuộc sống ( mối quan hệ, nguyên tắc, vai trò, giá trị ) - Việc nhận biết được các phản ứng khác nhau của những người khác trong những hòan cảnh khác nhau. - Mức độ mong đợi nơi chính mình trong hành vi ( biết quyết định, tránh cái sai, biết làm cái đúng ). 13. Nhân viên xã hội làm gì ? Nhằm làm cho môi trường đáp ứng được các nhu cầu cho con người, nhân viên xã hội : - làm việc với cá nhân hoặc nhóm - làm việc với nhóm có cùng vấn đề - Giúp cộng đồng nhận diện nhu cầu của mình, phát triển kỹ năng và tìm kiếm tài nguyên để thỏa mãn các nhu cầu ấy. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  8. 8 Phương cách chính của nhân viên xã hội là tăng năng lực cho cá nhân và nhóm để họ có khả năng tốt hơn và đạt các mục tiêu của mình. 14. Các mục tiêu của công tác xã hội bao gồm những gì ? 1. Tăng cường chất lượng cuộc sống. 2. Giúp người dân thỏa mãn nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề của họ. 3. Giúp người dân tìm kiếm tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu của họ. 4. Giúp xây dựng một cộng đồng biết đáp ứng nhu cầu của người dân. 15. Nhân viên xã hội phải làm như thế nào để đạt được các mục tiêu này ? Tiến trình giải quyết vấn đề : - Tiến trình giúp thân chủ chọn lựa và trở nên tự quyết hơn vì mọi người đều mong muốn phát triển khả năng, hành động một cách độc lập, tự do và biết lấy quyết định. - Công việc của NVXH : thảo luận, phân tích vấn đề, hướng dẫn, giúp TC nhận diện vấn đề, cung cấp thông tin, can thiệp ở nhiều cấp độ tùy vào tính chất của vấn đề, quan tâm đến hệ thống thân chủ ( sơ đồ gia tộc ) - NVXH cần quan tâm đến thân chủ như “ con người trong bối cảnh” ( sơ đồ sinh thái ) hay “ con người trong môi trường” vì vấn đề của họ có liên quan đến nhiều yếu tố tác động: gia đình, công việc, cộng đồng hoặc yếu tố sinh lý, sức khỏe, kinh tế, văn hóa xã hội. Tóm lại, đó là sự thiếu thích nghi giữa con người và môi trường xã hội. 16. Nhân viên xã hội trong tiến trình giải quyết vấn đề nhắm vào các mục tiêu gì ? 1. Tăng cường khả năng giải quyết vấn đề của thân chủ ( giúp TC có cái nhìn khác nhau về vấn đề, thấy được mặt mạnh của mình và các tài nguyên để giải quyết vấn đề.). 2. Huy động được tài nguyên ( pháp lý, y tế, nước sạch ) 3. Tác động đến các tổ chức để hỗ trợ thân chủ. 4. Thông họat các mối tương tác giữa cá nhân và người khác trong môi trường của họ. 5. Tác động đến các mối quan hệ tương tác giữa các tổ chức và các định chế. 6. Tác động đến các chính sách xã hội ảnh hưởng đến môi trường sống của họ. 17. Công tác xã hội trong môi trường xã hội là gì ? Các cấp độ của môi trường : 1. Cấp vi mô : cấp cá nhân, nhóm nhỏ và gia đình. 2. Cấp trung mô : trường học, đòan thể, tổ chức, cộng đồng. 3. Cấp vĩ mô : gía trị văn hóa, định chế xã hội ( giáo dục, tôn giáo, chính trị, an sinh xã hội, kinh tế ). Vấn đề là tìm nguyên nhân, tài nguyên và những cản trở ở nhiều cấp độ khác nhau. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  9. 9 18.Thế nào là một môi trường hỗ trợ ? Đó là môi trường thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản của con người. 1. Nhu cầu tối thiểu cho gia đình được sinh tồn ( ăn, mặc, ở ) 2. Được cung cấp các dịch vụ chủ yếu : nước sạch, vệ sinh, điện, đi lại,sức khỏe, giáo dục. 3. Tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến chính họ. 4. Công ăn việc làm vừa là phương tiện vừa là cứu cánh của chiến lược nhu cầu cơ bản. 5. Thỏa mãn các nhu cầu cơ bản trong mạng lưới thông thóang về quyền con người. 19. Tại sao nhân viên xã hội phải thiết lập mối quan hệ hỗ trợ tốt với thân chủ ? - Vì đó là mối quan hệ chính thức, dựa trên vai trò chuyên môn của nhân viên xã hội. Nhân viên xã hội phải gác sang một bên nhu cầu của bản thân mình để tập trung vào nhu cầu của thân chủ. - Đặc điểm của mối quan hệ hỗ trợ là : mức độ quan tâm, sự thấu cảm, tôn trọng, chấp nhận và lắng nghe. - Sự hiểu biết về bản thân mình giúp nhân viên xã hội nhận thức rõ về cách nhìn các vấn đề bên ngoài theo kinh nghiệm bản thân, theo ta cảm thụ thế giới riêng bên ngoài.Cách nhìn vấn đề thường ở 3 mức độ : - Mức độ cá nhân : cách nhìn tùy theo kinh nghiệm đã trải qua trong qúa khứ và đó cũng là cách ta nhìn thế giới bên ngoài. - Mức độ văn hoá :mỗi người cảm thụ thế giới bên ngoài theo cách riêng của mình và do ảnh hưởng văn hoáa khác nhau, - Mức độ nghề nghiệp : do được đào tạo chuyên nghiệp, nên nhân viên xã hội đã thay đổi cách nhìn : * Nhìn nhận một cách khách quan, dẹp bỏ cái tôi sang một bên.Nhân viên xã hội cần biết nhiều điều và phải sẳn sàng với những điều mà mình chưa biết . * Nhìn cái cũ với con mắt mới. * Nhìn vấn đề từ nhiều gốc cạnh khác nhau.Chúng ta nên thay đổi chổ đứng để nhìn vấn đề và thay đổi nhận thức trong đầu để nhìn vấn đề.Đồng thời, nhân viên xã hội cũng giúp thân chủ có một cái nhìn từ góc độ mới đối với mình cũng như với những người có liên hệ đến thân chủ. GIÁ TRỊ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI 20. Công tác xã hội thực hành được xây dựng trên các gía trị gì ? Giá trị nghề nghiệp là gì ? Công bằng xã hội là giá trị chính của ngành công tác xã hội. Như là niềm tin và lý tưởng, các gía trị phản ảnh ý tưởng của nhân viên xã hội về cuộc sống, người dân và xã hội. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  10. 10 Ngành công tác xã hội nhắm đến việc tăng cường các họat động xã hội lành mạnh của mọi người trong xã hội và theo đuổi các chính sách và chương trình biện hộ cho chất lượng cuộc sống với các mục tiêu công bằng xã hội, không phân biệt đối xử, tự do và dân chủ. 1. Tôn trọng con người : - Con người là duy nhất, không ai giống ai. - Công nhận mọi người đều có khả năng tri thức ( có quyền chọn lựa cách sống) 2. Quyền tự quyết : - Giá trị chính của sự tôn trọng con người. - Liên quan đến quyền thể hiện mối quan tâm của chính thân chủ. - Được giúp đỡ nếu họ cần và từ chối sự giúp đỡ nếu họ không cần. - Tất nhiên phải trong bối cảnh họ nhận thức rõ về quyền công dân, bổn phận và trách nhiệm của họ. 3. Thái độ chấp nhận và không phê phán : - Thân chủ không chỉ được chấp nhận mà vấn đề của họ phải được hiểu thấu đáo và cần được giúp đỡ. - Nhân viên xã hội phải cố gắng nhiều để thiết lập mối quan hệ chấp nhận với thân chủ, tạo bối cảnh qua đó họ tự bộc lộ và tự quyết định ( NVXH phát triển kỹ năng lắng nghe ). - Càng khai phá hòan cảnh của thân chủ, nhân viên xã hội càng hiểu họ như là cá nhân trong bối cảnh riêng biệt. Có khi thân chủ có lời nói hoặc có hành động mà nhân viên xã hội khó chấp nhận, nhân viên xã hội cần bày tỏ sự bất đồng của mình, nhưng phải chấp nhận họ và không lên án họ vì mục tiêu của nhân viên xã hội là tìm hiểu và giúp đỡ họ. 4. Khoan dung và chấp nhận sự khác biệt : Đó là tôn trọng sự độc nhất ( cá nhân hóa ) của thân chủ và chấp nhận các gía trị, niềm tin và văn hóa của họ. Điều khó chịu nhất là nhân viên xã hội là phải học cách đánh gía và hiểu vấn đề khó khăn của thân chủ theo hệ thống tiêu chuẩn gía trị của thân chủ. 5. Tránh “ dán nhãn “: Tôn trọng thân chủ có nghĩa là không “dán nhãn” bằng cách “xếp lọai” họ ( ví như xếp lọai nghiện, tàn tật ). Khi bị dán nhãn, họ có nguy cơ mất nhân cách và họ không được thừa nhận và đối xử như những cá nhân. 6. Kín đáo : PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  11. 11 Phải giử bí mật các thông tin mà thân chủ cung cấp, trừ trường hợp thân chủ cho phép nhân viên xã hội tiết lộ và việc đó vì lợi ích của thân chủ. 7. Khách quan : Nhân viên xã hội không nên để cảm xúc lấn áp. Khách quan có nghĩa là hiểu đúng vấn đề của thân chủ, không méo mó theo nấc thang gía trị riêng của mình hay kinh nghiện riêng của mình. Có những trường hợp khó xử : - Trường hợp thân chủ khó chọn lựa giải pháp : ví dụ : một hoc sinh nữ mang thai và do dự trong sự chọn lựa : sinh con và nuôi con, phá thai hay sinh con và cho người khác nuôi. Sự chọn lựa sẽ tùy thuộc nhiều vào các giá trị của thân chủ. - Có khi sự chọn lựa của thân chủ mâu thuẩn với các khuôn mẫu của xã hội hay luật pháp. - Có khi sự chọn lựa của thân chủ sẽ gây tác hại cho người khác : ví dụ người vợ, do có vấn đề di truyền có thể sinh con quái thai và không muốn cho chồng biết ( NVXH có thể trình bày quan điểm của mình là người chồng có quyền biết về vấn đề này ). - Có vấn đề liên quan đến đạo đức : Nếu bạn là NVXH, có một cô gái đến với bạn và cho biết vừa bị người cha ruột của mình hãm hiếp thì bạn có nên cho người mẹ cô gái biết không ? Tất nhiên, nói tự quyết là nói đến sự lưa chọn và quyết định từ sự lựa chọn đó. Nhân viên xã hội là người đưa ra những lựa chọn nhằm cung cấp cho thân chủ những cơ hội cho quyền tự quyết. Nhưng ở những trường hợp mà quyết định của thân chủ gây tác hại đến người khác thì quyền này phải bị giới hạn và nhân viên xã hội phải đứng về phía luật pháp để quyết định nhân danh người khác. 21. Các cấp độ giá trị nào trong công tác xã hội thực hành ảnh hưởng đến nhân viên xã hội ? Giá trị xã hội Hệ thống gía trị của xã hội có liên quan đến các chính sách xã hội ( đạo đức, định chế an sinh xã hội ) Giá trị nghề nghiệp Hệ thống giá trị của ngành công tác xã hội ( đã nêu ở phần trên ) Giá trị của tổ chức Hệ thống giá trị của cơ quan mà nhân viên xã hội đang làm việc.(Chính sách, chiến lược, các nguyên tắc họat động của cơ quan ). Giá trị của thân chủ Hệ thống gía trị có nơi thân chủ (hình thành do quá trình được giáo dục, xã hội hóa, kinh nghiệm ) Giá trị cá nhân của Hệ thống giá trị có được nơi cá nhân nhân viên xã hội ( niềm nhân viên xã hội tin, cách nhìn cái gì đúng , cái gí sai ) Các mức độ hệ thống giá trị khác nhau này có thể tác động đến cách giải quyết vấn đề. Các cấp độ giá trị này càng tương hợp thì ngành công tác xã hội sẽ bớt được những cản trở. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  12. 12 22. Các chúc năng của công tác xã hội là gì ? 1) Giúp mọi người nâng cao năng lực và tăng cường khả năng 2) giải quyết vấn đề. 3) Giúp mọi người tiếp cận được các dịch vụ cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi cho những tác động hỗ tương giữa các cá nhân và người khác trong môi trường. 4) Giúp cho các tổ chức đáp ứng nhu cầu của con người và tác động đến các mối quan hệ hỗ tương giữa các tổ chức và thể chế. 5) Anh hưởng đến chính sách xã hội. Vai trò của nhân viên xã hội là gì ? - Vai trò trực tiếp : Tư vấn cá nhân và xử lý từng vấn đề Tư vấn hôn nhân và gia đình. Làm việc theo nhóm. Làm việc tại cộng đồng. Nhà giáo dục. - Vai trò gián tiếp hay kết nối hệ thống : Môi giới : trung gian kiên kết con người với nguồn lực. Người quản lý, điều phối theo các trường hợp. Người hòa giải. Người biện hộ nhân danh thân chủ. Nhà nghiên cứu. KỸ NĂNG CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI 23. Nhân viên xã hội phải có những kỹ năng cơ bản nào ? 1) Khả năng nghe và giao tiếp với người khác theo gốc độ hiểu biết và có mục đích. 2) Khả năng thu thập thông tin và tổng hợp các dữ liệu có liên quan trong qúa trình đánh gía. 3) Khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ giúp đỡ trong công việc chuyên môn. 4) Khả năng quan sát và đánh gía các hành vi, ngôn ngữ có lời và không lời bằng phương pháp chẩn đóan chính xác. 5) khả năng tạo long tin nơi thân chủ và khuyến khích họ với mọi nổ lực tự giải quyết vấn đề của mình. 6) khả năng trao đổi tình cảm, tế nhị, không làm tổn thương hoặc không làm cho thân chủxấu hổ, không yên tâm. 7) khả năng khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách linh họat, sáng tạo trong việc đề ra giải pháp mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thân chủ. 8) khả năng đánh gía nhu cầu của thân chủ và đề ra thứ tự ưu tiên trong giải quyết vấn đề. 9) khả năng dàn xếp và hòa giải hai bên. 10) khả năng đóng vai trò làm cầu nối giữa cá nhân, nhóm ,cộng đồng và các tổ chức xã hội. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com