Tài liệu bổ sung ôn thi Đại học và Cao đẳng liên thông môn quản trị du lịch

doc 242 trang hapham 3290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bổ sung ôn thi Đại học và Cao đẳng liên thông môn quản trị du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_bo_sung_on_thi_dai_hoc_va_cao_dang_lien_thong_mon_q.doc

Nội dung text: Tài liệu bổ sung ôn thi Đại học và Cao đẳng liên thông môn quản trị du lịch

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH TÀI LIỆU BỔ SUNG ÔN THI ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG MÔN QUẢN TRỊ DU LỊCH (CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM CÁC TÀI LIỆU KHÁC: KINH TẾ DU LỊCH, TỔNG QUAN DU LỊCH, QUẢN TRỊ DU LỊCH ) TS NGUYỄN VĂN HÓA 1
  2. CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH, KHÁCH DU LỊCH 1.1.1 Các quan điểm về du lịch 1.1.1.1 Du lịch và sự tiêu dùng: Năm 1938, tác giả Léveillé – Nizerolle viết quyển sách nhan đề “Du lịch trong nền kinh tế đương thời” (Le tourisme dans l’économie contemporaine) đã khẳng định: “Du lịch là toàn bộ hoạt động không sinh lợi của con người khi họ rời khỏi nơi thường trú của họ”. Hoặc trong tác phẩm có nhan đề “con mèo cái trên mái nhà nóng bỏng” (La chatte sur un toit brulant) của tác giả Tennessee Nilliams có đoạn viết “Cái Châu Âu này (đối với du khách cook) nào khác gì một cuộc bán đấu giá rộng lớn, đúng là như vậy. Chẳng có gì khác cả. Tất cả sự tập trung tích luỹ những ngôi nhà đổ nát, có gì đâu khác với một nơi bán khổng lồ sau vụ cháy nhà, một cửa hàng tạp phẩm bất hạnh”. Hai tác giả Léveillé-Nizérolle và Tennessee Nilliams đưa ra các quan điểm trên cho rằng du lịch là hoạt động tiêu dùng và không sinh lợi là xét ở bản thân du khách, được khách phải sử dụng phần thu nhập của họ đi du lịch là chỉ mất tiền cho các nhu cầu ở, ăn uống, vận chuyển Thật vậy, các quan điểm của hai tác giả trên đây chỉ thấy và bị lừa vì hình thức bề ngoài của nó vì: - Có một sự trao đổi giá trị kinh tế (hữu hình) của tiền bạc – tài sản bỏ ra để đổi lấy cái mà bằng mắt không thể thấy được, đó là giá trị không kinh tế - giá trị văn hoá (vui chơi, giải trí, phát triển tinh thần con người). Do đó, Marc Boyer đã nói: “Du lịch có thể được định nghĩa như một sự trao đổi giữa một giá trị kinh tế (hao mòn của các tài sản vật tư, tiền đổi lấy những giá trị văn hoá (thẩm mỹ, tinh thần, sự khoái lạc) ví như một con gà quay thơm uống kèm với một chay rượu ngon trong một nhà hàng bình thường so với dùng tại một nhà hàng sang trọng sẽ cho ta một sự khoái cảm về vị giác mà không thể nào phân tích được hết những ý nghĩa trao đổi của nó”. - “Sự tập trung-tích luỹ” của người dùng tàu để đánh bắt cá để có khoản lợi nhuận ngày càng lớn, cuối cùng họ cũng sẽ trở thành du khách (theo tác giả 2
  3. Tausch Wert) vì người đánh bắt cá không thể làm mãi công việc này, đến lúc nào đó họ phải có nhu cầu vui chơi giải trí Như vậy sự tiêu dùng có hai giai đoạn: giai đoạn trung gian và giai đoạn sau cùng. Du khách (đạt ở trình độ cao) thích vui chơi giải trí dùng chiếc tàu thuỷ để đi chơi thì đó là giai đoạn tiêu dùng cuối cùng: bản thân người này trước đây dùng tàu thuỷ để đánh bắt cá là giai đoạn tiêu dùng trung gian vì sau này họ trở thành thực khách. Tóm lại, do có sự trao đổi giá trị kinh tế lấy giá trị không kinh tế và sự phân biệt giai đoạn khác nhau của quá trình tiêu dùng cho phép chúng ta lựa chọn ra được cách “cư xử” đối với du lịch. 1.1.1.2 Du lịch-một sự lãng phí : Tại hội nghị về được lịch, tháng 4 năm 1968, nhà tâm lý học Claire Lucques đã khẳng định: “Du lịch tự giải thích như một hành vi lãng phí”. Thật vậy, nhận thức của Claire Lucques đã bị méo mó dù quan sát quan điểm của ông về cả khía cạnh kinh tế. Vì ta biết rằng mỗi một sự tích luỹ về của cải đều mang theo nó một sự lãng phí - chi tiêu tiền của. Nhưng ở một đất nước hoặc một xã hội giàu có thì có sự nhàn rỗi, từ đó tất yếu “vui chơi giải trí và du lịch” được coi là một sản phẩm. Thì sự lãng phí hay sự tiêu huỷ vật chất trong trạng thái giàu có để có được sản phẩm tinh thần kể cả vật chất khác với mục đích cuối cùng là vui chơi gải trí, tạo nên sự sản khóái tinh thần-tạo thế cân đối về mặt tình cảm tâm sinh lý của con người đã bị nhiểu loạn bởi nền văn minh kỹ thuật thì thật là hữu ích và hữu ích không lường. Để dẫn chứng, nhà văn nổi tiếng trên thế giới là Lamartine, ông đã tìm thấy trên bước đường đi du lịch của mình có một khả năng tích luỹ phong phú về kiến thức văn hoá, ông đã viết: “con người toàn diện là con người đã đi du lịch nhiều – rất nhiều, do đó đã thay đổi và tăng lên gấp hai mươi lần tư tưởng và đời sống của mình”. 1.1.1.3 Du lịch- sự trao đổi các giá trị văn hoá đại chúng : Từ sự quan sát khoa học và nghiêm túc, Marc Boyer đã đưa ra nhận thức của mình. Ông ta coi du lịch như là một sự trao đổi giữa giá trị kinh tế với giá trị văn hoá, du lịch trở thành điểm gặp gở giữa thiên nhiên với con người. Sự trao đổi giữa hai giá trị đó trên tinh thần tự nguyện và tự giác. Và theo Marc Boyer 3
  4. qua du lịch tạo nên sự gặp gỡ giữa con người sống trong nền văn minh công nghiệp và con người của nền kinh tế không phát triển. Đối với René Menil, có mối quan hệ giữa khách tới viếng thăm người được viếng thăm (Visiteur –Visité), mối quan hệ này thật kỳ lạ từ hai phía; hai bên chủ và khách đều ngở ngàng về thói quen, tập quán, phong tục, và cách đối xử; nhưng cái sự kỳ lạ ấy thật là bình dị do con người gắn bó với những cảnh đẹp và thoáng qua một cách thản nhiên. Trong tác phẩm của mình được đăng trên tạp chí Tâm lý học (1959), ông khẳng định: “ta phải đi xa hơn nữa, tiến xa hơn nữa để hiểu thấu sự thật về con người, cho tới lúc đó chỉ là nhận thức trong cái thị giác kỳ quặc của mình” 1.1.1.4 Du lịch một hệ thống hình ảnh : Theo nhà xã hội học Oliver Burgelin, ông coi du lịch như một hình ảnh xa vời so với thực tế. Một cuộc viễn hành du lịch đã được tiến hành trong một vũ trụ đầy tín hiệu (biểu hiện bằng những ngôi sao mà các hướng dẫn viên đánh dấu). Du khách được hài lòng vì nhìn thấy được những tín hiệu phù hợp với các hình ảnh mà hướng dẫn viên đưa ra trước cho họ. Tác giả Edger Morin không có quan điểm xa xôi như Oliver Burgelin coi du lịch là nhu cầu sâu lắng của con người Hướng thứ nhất là đưa con người trở về với thiên nhiên, mà một số hình thức biểu hiện là nghỉ hè, nghỉ đông. Nó có tác dụng cắt đứt hoặc phá vở những khuôn khổ gò bó của cuộc sống trong xã hội hiện đại. Hướng thứ hai là con người tìm hiểu cuộc sống tương lai để tiến bước. Hướng thứ hai này biểu hiện rõ nét trong du lịch. Con người tỏ một vẻ lo buồn siêu hình (métaphisiques) và cả một ý thích phiêu lưu mạo hiểm. 1.1.1.5 Du lịch một khía cạnh tổ chức: Các nhà tư tưởng trong thời đại ngày nay, du lịch cũng được phân tích - coi nó như một hệ thống tập trung các mối liên hệ giữa cá nhân với cá nhân. Nhà tư tưởng thứ nhất là André Siegfried trong tác phẩm “những sắc thái của thế kỉ thứ 20” (Les aspects được XX-sìecle), tác giả đã coi du lịch thuộc công cụ hành chính. Nhận thức này làm nổi bật lên một vấn đề: “Du lịch là một bộ phận cấu trúc của xã hội đương thời, được đóng khung trong 4
  5. khuôn khổ hành chính và quy ước, quy chế ngày một chặt chẽ hơn. Chính quyền phải có sự tổ chức nếu như muốn sản xuất có hiệu quả nhất. ”Tác giả tỏ ra rất khâm phục đối với mạng lưới của các hãng lữ hành, những khách sạn lớn hiện nay. Công tác tổ chức, phương pháp điều hành quản lý và nghiên cứu thị trường trong những năm gần đây đã đi vào du lịch đại chúng. Việc sử dụng hệ thống điện toán để phân phối tốt hơn những làn sóng dồn dập những được khách đi nghỉ hè, nghỉ đông. Tác giả Enzensberger trong quyển “Một luận thuyết về du lịch” (Une théoric de tourime, Paris, 1965) đã viết: “Nếu du lịch là một ngành công nghiệp với quy mô vĩ đại như vậy thì nó phải có những điều kiện không thể thiếu được để sản xuất hàng loạt: đẩy mạnh tiêu chuẩn hoá, dịch vụ đảm bảo chất lượng ” 1.1.2 Nghiên cứu hoạt động du lịch Du lịch là một ngành công nghiệp quan trọng. Nhiều năm qua các nhà hoạch định, các nhà phân tích và các nhà chuyên môn về du lịch đã dự toán rằng du lịch sẽ dần dần trở thành một ngành công nghiệp lớn nhất vào thế kỉ thứ 21. Mặt dù sự lớn mạnh của ngành du lịch đang tăng lên đột ngột từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng nhiều cơ quan cấp chính phủ, các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan đến ngành du lịch cũng chỉ mới bắt đầu chú ý thực sự đến hoạt động du lịch là vì: Thiếu nhiều thông tin tin cậy về tầm quan trọng của ngành du lịch. Hầu hết các nước có các cách thức thu nhập dữ liệu về ngành du lịch nhưng có nhiều sự khác biệt về chất lượng dữ liệu được thu nhập giữa các quốc gia hoặc giữa các ngành có liên quan trong một quốc gia, do đó gặp rất nhiều rắc rối trong việc phân tích hoạt động du lịch. Du lịch được coi là một lãnh vực phức tạp, đòi hỏi sự nghiên cứu từ nhiều hướng của các ngành thuộc khoa xã hội, cũng nư từ các chuyên môn khác nhau Thật vậy, xuất phát từ bản chất của du lịch, để đánh giá nghiên cứu đúng về du lịch phải xét du lịch trên cơ sở tổng hợp những khía cạnh sau đây: 1.1.2.1 Nội dung nghiên cứu hoạt động du lịch 5
  6. a. Du lịch như là kinh nghiệm của con người (Tourism as a humain experience): Du lịch là hoạt động mà những cá nhân làm và hưởng thụ. Để hiểu nhiều về hiện tượng du lịch chúng ta phải hiểu thái độ của mỗi cá nhân, tâm lý của được khách và tiềm năng của được khách. Sự xem xét từng nhóm người qua nhiều năm, sự lặp đi lặp lại giúp ta giải thích lai lịch quá khứ để có cách xử thế trong tương lai. Nó là một vấn đề nghiên cứu có tầm quan trọng đặc biệt trong ngành du lịch. Thông tin này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết chế và tạo ra sản phẩm du lịch mới, có chiến dịch marketing để cải tiến thêm sản phẩm cho phù hợp với sự mong đợi của khách. Khi con người đi du lịch, họ thường sử dụng mục đích chuyến đi như một phần kinh nghiệm của họ: kinh nghiệm quá khứ về sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cùng loại, những kiến thức về sự phân loại sản phẩm và nhận thức về sự khác biệt giữa các sản phẩm của khách. b. Du lịch như là cách cư xử mang tính xã hội (Tourism as a social behaviour) Ngành du lịch hình thành từ kinh nghiệm cá nhân của con người, tức là kinh nghiệm giữa con người nhiều ít, cao thấp rất khác nhau trong một thế giới mênh mông biển người. Nhiều quyết định của cá nhân liên quan đến kinh nghiệm du lịch, và bị ảnh hưởng bởi tâm lý cá nhân cũng như kinh nghiệm xã hội, kể cả vai trò tự nhận thức xã hội của mỗi con người. Du khách có thể là người - nạn nhân của tội ác hoặc gây nên những sự hiềm khích làm hại đến xã hội do sự cố ý hoặc vô tình của họ trong khi giao tiếp với cộng đồng người. Sự hiểu biết về mặt xã hội của du khách và cách cư xử - giao tiếp về mặt xã hội phù hợp với thói quen của người dân ở nơi tiếp đón sẽ góp phần làm giảm sự xung đột, sự hiểu lầm hoặc sự hiềm khích trước đây, họ trở nên thân thiện, sống chan hoà, hoà bình lẫn nhau. 6
  7. Nói một cách tổng quát hơn, triển vọng môn tâm lý học, và môn tâm lý xã hội dựa vào du lịch, được khách là đối tượng nghiên cứu cuả các môn học này. c. Du lịch như là một hiện tượng địa lý (Tourism as a geographic phenomenon) : Chuyến du hành từ nơi gởi khách đến nơi tiếp nhận có những nét đặc thù riêng. Các ngành kinh tế giữa các địa phương hoặc các vùng được tổ chức khác nhau. Nơi tiếp nhận khách thường chứa đựng các hình ảnh có sức hấp dẫn nhanh cho các du khách từ nơi khác đến. Việc nghiên cứu về địa lý theo nhiều cách khác nhau góp phần nâng cao sự hiểu biết về mặt du lịch, giúp cho việc xác định, phân tích sự hình thành, tồn tại và phát triển của các vùng du lịch, khu du lịch. Việc dự đoán dung lượng chuyến du hành từ nơi gởi đến nơi nhận khách chính là việc nghiên cứu các vùng địa lý quan trọng có quan hệ nhau. d. Du lịch như là một nguồn lực (Tourism as a resource): Nhiều cộng đồng địa phương đã cảm thấy thích thú mở mang và phát triển du lịch vì chính nó là nguồn lực kinh doanh do được khách mang tiền từ các địa phương, các vùng khác đến cho họ mà cũng chỉ cần một số khía cạnh thuộc về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân tạo tối thiểu. Sự thành công của ngành du lịch và lôi kéo khách đến thưởng thức những đặc trưng riêng của địa phương. Nhưng thật không may mắn nếu được khách đến quá đông so với dân cư ở nới đó hoặc theo kiểu học đòi của dân sở tại sẽ làm phá huỷ đi những nét độc đáo của dân tộc và do sự “quá tải của du lịch sẽ giết chết du lịch” (trop de tourisme tue le tourisme). e. Du lịch như là hoạt động kinh doanh (Tourism as a business): Hầu hết những người làm trong lĩnh vực du lịch – lãnh vực thu hút được số người làm việc và mang lại thu nhập cao, những nhân viên hoặc những người chủ của họ có thể mang lại thu nhập từ các việc nghiên cứu như: Sắp xếp lại tổ chức và cải tiến lại cơ cấu hoạt động kinh doanh. 7
  8. Đưa ra các chiến lược nhằm khắc phục những rủi ro và những sự bất ổn của ngành. Tao ra những nổ lực trong hoạt động marketing. Đưa ra những chỉ dẫn trong công tác quản lý nhân viên, đào tạo các nhân viên mới và phát triển nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân viên cũ. f. Du lịch như một ngành công nghiệp (Tourism as an Industry) : Ngành du lịch không chỉ có đến vài ngàn cơ sở kinh doanh, hơn nữa và hơn rất nhiều trong thời gian tới. Nó gắn liền với sự phồn vinh của các nước và sự ham muốn giàu có của mỗi cá nhân. Nói chính xác hơn, du lịch là một nhóm gồm nhiều ngành có liên quan trong một thể thống nhất như: vận chuyển (hàng không, đường sắt, đường bộ ) cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, các hoạt động vui chơi giải trí, các sự kiện văn hoá lịch sử, hoạt động bán lẻ Đặt trưng quan trọng của ngành du lịch là sử dụng khá nhiều lao động. Du lịch còn là nguồn lưu chuyển tiền tệ quan trọng giữa các quốc gia và giữa các vùng với nhau. Tất cả các chính phủ, ở từng chừng mực nào đó điều kích thích sự phát triển du lịch vì nó mang lại của cải, sự giàu có cho quốc gia và tạo việc làm mới giúp người dân thực hiện nghĩa vụ lao động. Ở nhiều nước, du lịch tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho ngân sách quốc gia nói chung và góp phần tăng ngân sách địa phương nói riêng. Ngân khoản dành cho quảng cáo trong du lịch rất lớn. Những khoản chi này được trích ra từ thu nhập của các đơn vị kinh doanh du lịch. Nghiên cứu du lịch đóng vai trò khá quan trọng vì ngoài sự tác động tăng trưởng cho bản thân ngành du lịch, ngành này còn kích thích sự phát triển của các ngành khác như: thông tin liên lạc, xây dựng, vận chuyển công cộng kể cả khu vực dịch vụ khác (khu vực hành chình sự nghiệp: trường học, bệnh viện ) Nhiều phương tiện khách du lịch sử dụng được quản lý và điều hành bởi các cơ quan nhà nước như: các công viên quốc gia và địa phương, những di tích lịch sử, các viện bảo tàng, khu bảo tồn thiên nhiên, các bến 8
  9. phà Việc quy hoạch, bảo tồn những phương tiện nêu trên có ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó chính là mục đích chính của chuyến đi. 1.1.2.2 Những thử thách gặp phải trong nghiên cứu hoạt động du lịch: - Thiếu phương tiện đo lường có thể tin tưởng được - Sự biến đổi rất lớn trong ngành công nghiệp du lịch - Sự khác nhau cơ bản trong hiện tượng du lịch từ nơi này đến nơi khác và ở các vùng địa lý với nhau - Một sự rời rạc và thiếu tiêu chuẩn - Một tương lai không chắc chắn 1.1.3 Khái niệm về khách du lịch (Du khách) Sự nghỉ ngơi là từ ngữ chính trong thời đại văn minh của chúng ta. Từ ngữ này gồm ba bộ phận; du lịch, những sự thay đổi nơi ở và hoạt động cuối tuần, thời gian nhàn rỗi hàng ngày. Những khái niệm liên quan đến du lịch là chủ thể chính trong nhiều cụôc tranh luận. Chúng ta nhìn xa hơn về khái niệm này. Semuel Pegge sử dụng từ mới “tourist” để diễn tả những người đi du lịch vào năm 1880. Trên tạp chí thể thao nước Anh đã gơíi thiệu từ “tourism” vào năm 1811. Dù cả hai từ ngữ “tourist” (du khách ) và “tourism” (du lịch) là hai từ đã được dùng từ hai thế kỉ qua nhưng đến nay và mai sau có thể vẫn chưa có định nghĩa nào được chấp nhận vĩnh viễn. Việc thiếu một định nghĩa được. xem là vĩnh viễn sẽ làm vở mộng những nhà phân tích và các nhà dự đoán về du lịch. Tính không thống nhất và không chắc chắn của một khái niệm gây ra nhiều khó khăn khi so sánh các dòng khách du lịch giữa các quốc gia với nhau. Vào năm 1973 Hội đồng các chuyên gia về thống kê của The short Lived League of Nations (làODCD Tourism committee ngày nay) có đưa ra định nghĩa của họ để mô tả “khách du lịch quốc tế là bất cứ ai thăm viếng một quốc gia khác nơi mà họ thường trú, trong thời gian trên 24 giờ”. Hội đồng các chuyên gia thống kê coi du khách quốc tế còn bao gồm những cá nhân trực tiếp đi hội nghị đến làm việc hay cư trú, những sinh viên đi du học, 9
  10. những người làm việc băng qua biên giới, và những người đi du lịch liên tục ở một quốc gia không có giới hạn thời gian tối đa ở quốc gia đó. Khoảng một thập kỷ sau, ở một hội nghị khác của Liên Hiệp Quốc về du lịch tổ chức tại Roma (italia) vào năm 1963 đã đưa ra sự khác biệt để phân biệt giữa khách du lịch (tourists) là người nghĩ lại hơn 24 giờ, còn khách tham quan (excursionists) là người đi nghĩ dưới 24 giờ. Thuật ngữ liên quan đến sự khác biệt này được thử nghiệp vào năm 1967 bởi nhóm chuyên gia thống kê làm việc trong hội đồng thống kê Liên Hiệp Quốc. Họ đề nghị rằng, sự khác biệt ở chỗ du khách (touruists) là những người ở lại qua đêm, khách tham quan (day visitors hay excursionists) là những người không ở lại qua đêm. Khái niệm sau, theo các chuyên gia bao gồm cả những người quá cảnh (tourist travellers). Định nghĩa về du khách tại Roma lần này xác định: “du khách là người đi thăm viếng tạm thời, nghỉ ngơi ít nhất 24 giờ trong quốc gia được thăm viếng”, người đó đi với động cơ nghỉ ngơi của họ; đồng thời có đưa ra định nghĩa về khách tham quan (excursionists) là “người thăm viếng tạm thời nghỉ ngơi dưới 24 giờ”. Tổ chức du lịch thế giới giới thiệu tóm tắt những từ ngữ này như sau: Khách viếng thăm quốc tế (international visitor) là cá nhân đi vào một quốc gia ở đó không phải là nơi thường trú của họ và họ không thuộc vào một trong số những người sau đây: Dự định cư trú, định cư hay tìm kiếm một việc làm ở nước đến. Thăm viếng với tư cách là người ngoại giao hay viên chức quân sự Người làm ở cơ quan ngoại giao, quân sự của nước ngoài ở các nước sở tại Người tị nạn, dân cư ngụ hoặc người làm việc ở vùng biên giới. Đến và ở với thời gian trên một năm. Nhưng khách quốc tế (international visitors) có thể là: Đến thăm viếng với mục đích chữa bệnh, giải trí, tôn giáo, tham quan, vấn đề gia đình, các sự kiện thể thao, dự hội nghị, học tập - nghiên cứu hay quá cảnh để sang một quốc gia khác. Một thuỷ thủ hoặc phi công của nước ngoài nghỉ lại tại quốc gia. 10
  11. Một thương gia nước ngoài hoặc một khách thương mại lưu lại với thời gian dưới một năm gồm cả các nhà kỹ thuật đến lắp đặt các thiết bị. Nhân viên của các tổ chức quốc tế đi công tác với thời gian dưới một năm và có trở về với đất nước của họ. Khách thăm viếng quốc tế (international visitors) gồm du khách quốc tế (international tourists) và khách tham quan quốc tế (international excurrsionists) . Du khách quốc tế là khách đi thăm viếng, họ chi tiêu ít nhất một đêm trong cơ sở lưu trú tại quốc gia tiếp nhận. Khách tham qua quốc tế là khách đi thăm viếng mà họ không có chi tiêu ít nhất một đêm trong cơ sở lưu trú tại quốc gia tiếp nhận. Những người này bao gồm khách ở lại trên tàu, khách du lịch quá cảnh như các hành khách đi máy bay đến nhưng không có làm thủ tục nhập cảnh. Hội nghị liên minh quốc hội về du lịch tổ chức tại La Haye (Hà Lan) từ ngày 10 đến 14 tháng 4 năm 1989 đã xác định du khách quốc tế là người : Đi thăm một nước khác với nước mà họ cư trú thường xuyên. Mục đích của chuyến du lịch là tham quan, thăm viếng hay nghỉ ngơi với thời gian không quá một năm, nếu trên một năm phải được phép gia hạn Không được làm bất cứ một công việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn hay do yêu cầu của các nước sở tại. Sau khi kết thúc đợt tham quan hay lưu trú phải rời khỏi nước tham quan để trở về nước thường trú của mình hoặc đi đến một nơi khác. Không được coi là khách quốc tế những người không thoả mãn những điều kiện trên và đặc biệt là những người sau khi đã vào lưu trú một nước nào đó với tư cách người du lịch, đi tham quan, lưu trú hoặc tìm cách kéo dài thời gian của cuộc hành trình và lưu trú đến ở lại hẳn nước này hay để làm việc (hành nghề có thù lao). Các định nghĩa về “du lịch nội địa” và “du khách nội địa” khó có thể thống nhất hơn đối với định nghĩa “du lịch quốc tế” và “du khách quốc tế”. Thật vậy, có sự phản ứng dữ dội vè các khái niệm này giữa các tổ chức trong một quốc gia và có sự khác biệt nhau khi tính toán số lượng du khách ở các 11
  12. quốc gia. Vào năm 1981, Tổ chức Du Lịch Thế Giới có đưa ra nhiều hướng chỉ đạo để xác định thế nào là du lịch nội địa và du khách nội địa như sau: Coi là du khách nội địa (domestic travellers) gồm những công dân và người ngoại quốc đối tượng tham quan trong nước. Tính vào du lịch gồm những người đi làm việc mang tính nghề nghiệp của họ ở một nơi xa. Cần có sự phân bịêt giữa dịch vụ trú thường xuyên hoặc tạm thời trong một thời gian ngắn với chuyến du hành. Cần phân biệt giữa sự lưu lại trên 24 giờ (hay ở qua đêm) với dưới 24 giờ (không ở lại qua đêm). Tóm lại, ở hội nghị vào năm 1981, Tổ chức Du lịch Thế giới có đưa ra định nghĩa về du khách nội địa là “người đi du lịch đến một nơi thuộc về đất nước mà họ đang sinh sống và thời gian tối thiểu 24 giờ và tối đa ít hơn một năm với mục đích giải trí, thể thao, hội họp, tập hợp, nghiên cứu, thăm viếng bạn bè hay thân nhân, sức khoẻ, công vụ, hay tôn giáo”. Khách tham quan nội địa (Domestic excursionist) là “một khách du lịch đi trong nước mà họ đang sinh sống vì bất cứ một lý do gì (giống như du khách) nhưng thời gian lưu lại ít hơn 24 giờ” Mặt dù Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra các định nghĩa và những hướng chỉ đạo trên, gần như mỗi quốc gia có đưa ra định nghĩa riêng và xác định giới hạn phạm vi khác nhau để chỉ đạo cho việc tính toán số lượng du khách cho mình. Ở HOA KỲ Hội đồng nghiên cứu Tài Nguyên Du Lịch Quốc Gia (1973) cho rằng du khách (tourist) là bất cứ ai đi du lịch xa nhà ít nhất 80 km vì bất cứ mục đích gì nhưng không phải là làm việc và không kể đến thời gian của chuyến đi. Trung tâm dữ liệu du hành Hoa Kỳ (the US Travel Data Center) và phòng điều tra Hoa Kỳ (The US Bureau of the census) đưa ra định nghĩa về khách thăm viếng (visitor) là người đi du hành có khoảng cách ít nhất 160 km xa nhà, ngoại trừ mục đích làm việc và không kể đến thời gian lưu lại. Ở PHÁP 12
  13. Du khách (touriste) được coi là tất cả những người mà họ rời bỏ nơi cư ngụ thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất 24 giờ và dưới 4 tháng với mục đích nghỉ ngơi (nghỉ hè hay nghỉ cuối tuần), sức khỏe, hội họp-hội nghị- hội thảo, công vụ và những hoạt động chuyên môn của họ. Ở CANADA Ngành thống kê Canada và ngành du lịch Canada sử dụng khoảng ít nhất 80 km để trả lời cho các cơ quan nghiên cứu du lịch Canada và coi những chuyến đi đó phải là những ngày nghỉ. Cơ quan điều tra du lịch là Ontrario (Ontrario Travel Survey), năm 1983 sử dụng khoảng cách tiêu chuẩn là 40 km để định nghĩa về du khách (tourists) . Nhưng trái lại, British Colombia định nghĩa về “visitor” hay “tourist” là một cá nhân đi du hành xa nơi anh ta thường trú như một người dân và qua ít nhất một đêm, không có quan tâm đến khoảng cách là bao xa. Ở VIỆT NAM: Theo Hán việt tự điển của Đào Duy Anh thì du lịch là đi chu du khắp mọi nơi. Theo Việt Nam tự điển của Hội Khai trí Tiến Đức thì du lịch có nghĩa là đi chơi khắp mọi nơi để xem xét. Theo từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (1991) . - Du hành là đi chơi phương xa - Du lịch là đi chơi để xem phong cảnh ở phương xa. - Du khách là người đi chơi ở phương xa hoặc người khách từ xa đến chơi. Các định nghĩa trên đây có nội dung quá nhỏ bé hoặc quá rộng, nó đều không sát với thực tế hoạt động du lịch hiện nay. Trong Quy chế quản lý kinh doanh du lịch (ban hành kèm theo nghị định số 37-HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng) thì: “Du khách quốc tế” là người nước ngoài, người, Việt Nam định cư ở nước ngoài đến và lưu lại qua đêm ở Việt Nam, công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài. 13
  14. “Khách du lịch nội địa” là công dân Việt Nam rời khỏi nơi ở thường xuyên, có sử dụng dịch vụ lưu trú ở qua đêm của các tổ chức kinh doanh du lịch trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam “Kinh doanh du lịch “là việc thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ các dịch vụ du lịch nhằm mục đích sinh lợi. Được sự chuẩn bị của Tổ chức Du lịch Thế giới, 3/1993 Uỷ ban Thống kê Liên hiệp quốc (The United Nations Statistical Commission) in là tài liệu thống kê du lịch (Recommendations on Tourism Statistics) mới và rõ ràng nhất liên quan đến các khái niệm và cách phân loại gắn với du lịch. 1.1.4 Một số khái niệm khác : “Du lịch” (tourism) là những hoạt động của người đi du hành đến và lưu trú tại nơi ngoài môi trường thường xuyên của họ trong thời gian liên tục không quá một năm để nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích khác”. Và cũng theo Tổ chức Du lịch Thế giới, dựa vào mối quan hệ trao đổi giữa các quốc gia có những hình thức du lịch sau đây: a. Du lịch nội địa: (Domestic tourism) là chuyến du hành của những cư dân đi trong phạm vi quốc gia của họ. b. Du lịch nội địa hay du lịch vào (inbound tourism) là chuyến du hành của những người không là cư dân của quốc gia đến một quốc gia. c. Du lịch hướng ngoại hay du lịch ra (Outbound tourism) là chuyến du hành của cư dân đến một quốc gia khác. Từ ba hình thức trên của du lịch có thể phối hợp lại theo cách thức khác sẽ có ba loại hình du lịch như sau: a. Du lịch trong nước : (Internal tourism) nó bao gồm du lịch nội địa và du lịch vào. b. Du lịch quốc gia: (National tourism) nó bao gồm du lịch nội địa và du lịch. ra. 14
  15. c. Du lịch quốc tế: (International tourism) nó bao gồm du lịch hướng nội và du lịch hướng ngoại. Thể hiện Người du hành (Travallers) Khách thăm viếng Khách du hành khác (Visistors) (Other travelers) Du khách (Tourists) Khách tham quan (Excursionists) (Overnight visitors) (Same-day visistors) Tuy nhiên, theo tôi du lịch có thể định nghĩa như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của các cá thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với thời gian không quá một năm với mục đích hoà bình, nơi đến cư trú không phải là nơi đến làm việc.” Từ định nghĩa trên, du lịch gồm các yếu tố: Du lịch là mối liên hệ giữa khách và nơi tiếp nhận khách, giữa khách với dân cư nơi tiếp nhận Du lịch là một hiện tượng xã hội mang tính đại chúng, cho cả người giàu sang và người nghèo đều có thể đi du lịch được. Nó không dành riêng cho đối tượng cụ thể nào. Du lịch bao gồm các hoạt động kinh tế cho các đơn vị kinh doanh, kể cả không kinh doanh cung ứng cho khách: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, an ninh, cấp cứu Cả ba yếu tố trên được hình thành từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của khách (ngoài nơi thường xuyên). 15
  16. Du lịch là hoạt động vì hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc, cư dân của các địa phương. DU KHÁCH: Khái niệm “du khách” hay “khách du lịch” bằng tiếng Việt này rất dể nhầm lẫn từ đó tính số lượng khách không thống nhất với nhau giữa các ngành (thống kê hải quan, xuất nhập cảnh, du lịch ”do đó cần sử dụng từ tiếng Anh để minh hoạ và cần sử dụng các từ ngữ tiếng Việt như sau: Khái niệm “khách thăm viếng” (visitors) và “du khách” (tourists) sử dụng có khác nhau giữa các quốc gia, chẳng hạn như Pháp thường dùng từ touristes, Tây Ban Nha sử dụng từ visiteurs Từ tourists sử dụng có khuynh hướng nhấn mạnh vào các chuyến đi để hưởng thụ và sử dụng các tiện ích thương mại. Từ visitors được chuộng hơn từ tourists. Theo tổ chức Du Lịch Thế Giới, tính vào số liệu thống kê và phân tích hoạt động du lịch – ngành du lịch thì nên sử dụng từ “khách thăm viếng” (visitors). Vậy khách thăm viếng có hai loại là khách thăm viếng quốc tế và khách thăm viếng nội địa. a. Khách thăm viếng quốc tế: (international visitors) là bất cứ người nào đi du hành đến một quốc gia khác với nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian liên tục không quá 12 tháng và họ đi với mục đích chính là đi thăm viếng chớ không thực hiện hoạt động nào đó để có thu nhập trong thời gian ở tại quốc gia họ thăm viếng, Khách thăm viếng quốc tế gồm: Du khách (tourists - overnight visitors) là người đi thăm viếng, họ lưu lại ít nhất một đêm tại các cơ sở lưu trú tập thể hoặc tư nhân ở các quốc gia được thăm viếng, đó gọi là du khách quốc tế. Khách tham quan: (same-day visitors) là người đi thăm viếng, họ không có qua đêm tại các cơ sở lưu trú tập thể và tư nhận tại các quốc gia được thăm viếng. Họ còn gọi là khách tham quan quốc tế (international excursionists) . Khái niệm này còn có cả những hành khách đi trên các tàu du lịch, họ đến một quốc gia bằng tàu biển và trở lại tàu mỗi đêm khi ngủ, dù cho tàu này neo ở cảng nhiều ngày. Nó còn được tính cả cho những người trên các du thuyền, xe lửa. 16
  17. b. Khách thăm viếng nội địa (domestic visitors) : Khái niệm này dùng để diển tả bất cứ cư dân nào trong quốc gia đi du hành đến những nơi trong phạm vi quốc gia ngoài mội trường thường xuyên của họ trong thời gian liên tục không quá 12 tháng và có mục đích chính là thăm viếng, không thực hiện hoạt động nào để có thu nhập trong thời gian ở nơi thăm viếng. Khách thăm viếng nội địa gồm hai nhóm: Du khách (tourists-overnight visitors) là người đi thăm viếng, họ lưu lại ít nhất một đêm tại các cơ sở lưu trú tập thể và tư nhân ở nơi được thăm viếng. Những người này còn gọi là du khách nội địa (domestic tourists). Khách tham quan (same- day visitors) là người đi thăm viếng, họ không có qua đêm tại các lưu trú tập thể và tư nhân ở các nơi được thăm viếng. Họ còn gọi là khách tham quan nội địa (domestic excursionists). CẦU DU LỊCH: (TOURISM DEMAND) Là hệ thống các yếu tố tác động đến sự hình thành các cuộc hành trình lưu trú tạm thời của con người ở một nơi khác ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thỏa mãn các nhu cầu về văn hoá, nghệ thuật, giao lưu tình cảm, công vụ Các yếu tố tác động đó gồm: khả năng chi tiêu, mhu cầu, sở thích, thời gian nghỉ ngơi, motel Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, sự phân loại nhu cầu du lịch theo các tiêu thức sau đây: Dựa vào mục đích của chuyến đi: du lịch nội địa, du lịch ra và du lịch vào cũng chia làm 6 nhóm: - Nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và nghỉ hè - Thăm viếng bạn bè và người thân. - Kinh doanh và chuyên môn - Chữa bệnh - Tôn giáo, tín ngưỡng - Khác Dựa vào thời gian lưu trú, chia ra các nhóm theo số đếm: - Khách tham quan : 0 17
  18. - Du khách có 5 phân nhòm: 1 3, 4 7, 8 28, 29 91, 92 365 - Dựa vào nơi gởi khách và nơi tiếp nhận khách của một chuyến đi. Đối với du khách thì chủ yếu phân loại khách thăm viếng (visitors) theo quốc gia cư trú tốt hơn là theo quốc tịch Dựa vào loại phương tiện vận chuyển, có 3 nhóm và các phân nhóm : - Hàng không chia ra: Các chuyến bay định kỳ, các chuyến bay thất thường và các dịch vụ khác. - Đường biển, chia ra: phà và tàu chơ khách, tàu du lịch, khác. - Đường bộ, chia ra: xe lửa, xe khách hoặc xe bus và các phương tiện vận chuyển công cộng khác, xe riêng, xe cho thuê, những phương tiện bằng đường bộ khác. Dựa vào cơ sở lưu trú du lịch : có 2 nhóm và các phân nhóm sau: - Cơ sở du lịch tập thể + Khách sạn và cơ sở cùng loại, gồm: khách sạn và các cơ sở tương tự. + Các cơ sở chuyên môn hoá, gồm: các cơ sở điều dưỡng, các trại, nhà nghỉ của các cơ quan, các phương tiện công cộng dịch vụ chuyển được, các trung tâm để tổ chức hội nghị. + Các cơ sở tập thể khác: các nhà của để nghỉ ngơi, địa điểm cắm trại cho du khách, các cơ sở tập thể khác. - Cơ sở lưu trú du lịch tư nhân: Nhà riêng để cho thuê, phòng cho thuê trong gia đình, nhà thuê của các cơ quan, những cơ sở lưu trú được cho ở miễn phí bởi thân thuộc hoặc bạn bè, cơ sở lưu trú tư nhân khác. CUNG DU LỊCH : (TOURISM SUPPLY) Là tập hợp những hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra để sẵn sàng giúp cho việc thực hiện cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người thông qua tổ chức vận chuyển, phục vụ lưu trú, phục vụ ăn uống, hướng dẫn tham quan CHI TIÊU CỦA KHÁCH: (TOURISM EXPENDITURE) 18
  19. Là tất cả những khoảng chi tiêu của khách thăm viếng hoặc người nhân danh họ chi ra trong suốt cuộc hành trình và lưu trú của họ ở nơi tiếp nhận. Chi tiêu của du khách gồm các khoản: - Chuyến du hành theo giá trọn gói (package travel), kỳ nghỉ theo giá trọn gói (package holidays) và các chuyến du lịch theo giá trọn gói (package tours) - Lưu trú - Ăn và uống. - Vận chuyển - Các hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá thể thao. - Mua sắm - Chi phí khác. 1.2. SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH 1.2.1. Khái niệm “ Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” «Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. » (LDL.VN 2006) 1.2.2. Những bộ phận cấu thành của sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch gồm những yếu tố kết hợp lại với nhau để cung cấp cho thị trường mục tiêu những sự thoả mãn và lợi ích cho khách, gồm 2 nhóm yếu tố: - Những yếu tố hữu hình; - Những yếu tố vô hình Hoặc 8 nhóm sau: - Các yếu tố tự nhiên và nhân văn (yếu tố cơ bản) 19
  20. + Cảnh quan tự nhiên: bãi biển, núi rừng, thác, động thực vật, môi trướng thiên nhiên + Thành phố, làng mạc + Môi trường, khí hậu + Di tích lịch sử, văn hoá cách mạng, phong tục tập quán - Môi trường kế cận: những yếu tố tự nhiên có sức lôi cuốn- hấp dẫn - Dân cư địa phương: thái độ của dân cư - Các trang thiết bị: trung tâm hội nghị, hội chợ, triển lãm, trường đua - Các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống và thương mại - Các cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ du khách: đường xá, sân bay, bến cảng, điện, phương tiện thông tin liên lạc - Các hoạt động nhộn nhịp và bầu không khí đón tiếp - Hình ảnh (thương hiệu): được tạo ra từ nhân viên, người tổ chức quản lý, tài liệu quảng cáo đến thị trường mục tiêu Nếu xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch theo một chuyến hành trình du lịch thì thành phần sản phẩm du lịch gồm các nhóm cơ bản: - Dịch vụ vận chuyển - Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống - Dịch vụ tham quan, giải trí - Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm - Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch: bảo hiểm, thủ tục v.v. 1.2.3. Các đặc trưng của sản phẩm du lịch: - Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể (chủ yếu tồn tại dưới dạng vô hình) hay trừu tượng - Sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt. - Quá trình sản suất và tiêu dùng sản phẩm DL diễn ra đồng thời cùng một thời gian và địa điểm - Sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố không thể tách rời và có tính thời vụ - Tính rủi ro của sản phẩm du lịch cao 20
  21. - Không thể dịch chuyển được; - Không thể tồn kho; - Mang tính thời vụ. Sản phẩm của ngành du lịch hoặc của hãng lữ hành gồm 9 đặc trưng sau: - Tính nhìn thấy được và không nhìn thấy được - Tính đa dạng của các thành tố (yếu tố cấu thành) trong một sản phẩm - Tính đa dạng của các thành viên tham gia (theo chiều ngang và chiều dọc; bên trong và bên ngoài) - Môi trường địa lý bất di bất dịch (không thể di chuyển) - Nơi cung ứng xa nơi cư trú của khách - Tính đa dạng của các loại sản phẩm - Tính dịch vụ của sản phẩm du lịch, thể hiện ở các đặc trưng: + Khách hưỡng thụ không bị tiêu huỹ đi + Phải có khách để tồn tại và thực hiện dịch vụ + Không thể tồn kho + Không thể tách rời (dịch vụ được tạo ra khách hưởng thụ ngay) + Không tương hợp hay không đồng nhất (giữa các thời điểm khác nhau, giữa các nhân viên khác nhau, 1 nhân viên cũng khác nhau) + Không có sự co dãn của cung so với cầu trong ngắn hạn + Luôn thay đổi + - Tính phụ thuộc vào nền kinh tế-xã hội, nhà nước - Tính thời vụ của sản phẩm 1.2.4 Các loại sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch rất đa dạng, có 5 loại chính sau: - Sản phẩm du lịch gắn với một quần thể địa lý. Quần thể địa lý có thể là: lục địa (vùng Bắc Mỹ, vùng Bắc Âu, vùng Đông Nam Á ); vùng đa quốc gia (vùng sông Nil, vùng Pyrenné, vùng sông Mékong ); vùng trong một quốc gia ( vùng Tây Bắc VN, vùng Tây nguyên VN, vùng đồng bằng sông Cữu Long VN ); một địa phương (Tp. HCM, Tp.Đà Nẳng, tỉnh Tiền Giang ). 21
  22. Bản thân một quần thể địa lý chưa phải là sản phẩm du lịch, nó mới chỉ là “nguyên liệu” cần thiết để nhà tổ chức kinh doanh du lịch tạo ra sản phẩm của mình phải phối hợp nhiều ngành khác. Muốn tạo ra sản phẩm du lịch dựa vào quần thể địa lý cần thực hiện 5 bước cơ bản sau: b.1 Liệt kê tất cả những yếu tố nội tại và tương lai của quần thể địa lý đó b.2 Nhận diện thị trường tiềm năng, phân khúc thị trường và lựa chọn thị trừơng mục tiêu b.3 Xác định tổng thể các sản phẩm và vị trí của chúng trên thị trường mục tiêu đã chọn b.4 Sản phẩm phải được tổ chức, nối kết để du khách mục tiêu có thể tìm được lợi ích của họ b.5 Phải tung sản phẩm ra thị trường với một hệ thống bán, khuyến mãi và tuyên truyền quảng cáo hoàn chỉnh - Sản phẩm du lịch dưới dạng chìa khoá trao tay. Là sản phẩm trọn gói với một mức giá nhất định, như: + Sản phẩm trọn gói của một khách sạn, Resort, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, làng du lịch, nơi nghỉ dưỡng + Sản phẩm trọn gói của một nhà hàng, một bữa ăn + Sản phẩm trọn gói của một chuyến du lịch bằng tàu biển + Sản phẩm trọn gói của một chuyến du ngoạn, Tour du lịch (sinh thái, lặn biển, tham quan, công vụ, hội thảo, hội nghị ), dã ngoại (Tour), tham quan (Excursion), khám phá (Découvert), thám hiểm (Aventure) - Sản phẩm du lịch dưới dạng là một trung tâm, như: trung tâm nghỉ dưỡng, trung tâm lặn biển, trung tâm trượt tuyết, trung tâm chữa bệnh, trung tâm Spa - Sản phẩm du lịch dưới dạng là sự kiện, lễ hội: sự kiện thể thao, văn hoá giải trí - Sản phẩm du lịch đặc biệt, có các loại hình thi đua, thể thao như: thuyền buồm, lướt ván, cưỡi ngựa, nhảy dù, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, Casino, thi uống bia, thi ăn Hamberge, thi ăn trứng gà, 1.3 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 1.3.1 Khái niệm về sản phẩm du lịch 22
  23. Là khái niệm phức tạp và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. - Theo nghĩa hẹp, SPDL đợc hiểu là bất kỳ thứ gì du khách mua, theo nghĩa rộng hơn, đó là sự kết hợp giữa những gì du khách làm và những cơ sở giải trí, tham quan, những phơng tiện và dịch vụ mà du khách sử dụng để làm cho nó thành hiện thực Từ điển thuật ngữ Du lịch (S.Medlik). - Theo Michael M. Coltman "Sản phẩm du lịch là một tổng thể gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình” 1.3.2 Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch của một quốc gia hoặc địa phương Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, SPDL được cấu thành bởi 2 nhóm chính: các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân văn. 1.3.2.1 Nhóm 1 gồm các yếu tố tự nhiên: - Các điều kiện về khí hậu - Tính hấp dẫn, đa dạng của tài nguyên DL - Khả năng tiếp cận nguồn nước dồi dào - Lòng hiếu khách của người dân tại điểm đến - Nằm vị trí có khả năng tiếp cận tốt thị trường mục tiêu, hoặc các điều kiện thuận lợi để phát triển các sân bay, cảng biển cần thiết. 1.3.2.2 Nhóm 2 gồm các yếu tố nhân tạo: - Hệ thống giao thông tốt, có khả năng tiếp cận dể dàng tới các vùng khác nhau trong cả nước, có sân bay tương xứng. - Tập hợp khách sạn, khu du lịch và các tiện nghi lưu trú khác, các nhà hàng, quán bar và các dịch vụ giải trí khác. - Các phương tiện thể thao, giải trí đa dạng - Chuỗi các phương tiện vui chơi và mua sắm - Kinh tế địa phương tại mỗi điểm đến có thể cung ứng được các dịch vụ cần thiết cho nhu cầu du lịch của du khách - Kết cấu hạ tầng du lịch có đủ năng lực và có khả năng phát triển thêm - Các dịch vụ cộng đồng phát triển tốt như cảnh sát, đội cứu hoả, các dịch vụ y tế, bưu điện, ngân hàng, 23
  24. - Các hoạt động văn hoá nghệ thuật đương đại phát triển rộng rãi và sôi nỗi - Dân số địa phương đủ đáp ứng nhu cầu gia tăng về lao động du lịch. 1.3.3. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và doanh nghiệp du lịch trong việc xây dựng sản phẩm du lịch 1.3.3.1 Vai trò của các cơ quan liên quan trong việc xây dựng sản phẩm du lịch Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương Các bộ ngành liên quan Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương Doanh nghiệp du lich Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch khác 1.3.3.2 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương Hoạch định chính sách, định hướng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vµ dịch vụ du lịch trên toàn quốc Định hướng đầu tư khai thác vµ Quản lý hoạt động khai thác tài nguyên du lịch. Hoạch định chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch vµ phát triển sản phẩm du lịch Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, Định hướng phát triển các dịch vụ liên quan, Định hướng phát triển các loại hình vụ sản phẩm du lịch mới phù hợp với thị trường và tiềm năng hiện có Đầu mối hoạt động phát triển sản phẩm du lịch liên vùng, liên quốc gia Đầu mối phối hợp liên ngành trong : - Quản lý, khai thác tài nguyên du lịch, - Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, - Bảo đảm an ninh quốc phòng trong hoạt động du lịch, 24
  25. - Hợp tác quốc tế về phát triển du lịch vµ sản phẩm du lịch 1.3.3.3 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương Tổ chức triển khai các chiến lược, chủ trương, chính sách về xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại địa phơng. Quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên du lịch, xây dựng và phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch tại địa phương. Xây dựng các cơ chế phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch vµ phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương Tổ chức triển khai các kế hoạch, chương trình phát triển sản phẩm du lịch quốc gia (vd: CTHDQG về DL). Tổ chức phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển các dịch vụ liên quan, các loại hình, sản phẩm du lịch mới phù hợp với thị trường và tiềm năng của địa phương. Đầu mối cho các hoạt động phát triển sản phẩm trên địa bàn tỉnh và chủ động liên kết vùng trong phát triển sản phẩm du lịch 1.3.3.4 Vai trò của các bộ ngành liên quan Phối hợp với ngành Du lịch quản lý, đầu tư khai thác tài nguyên du lịch. Phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác tài nguyên du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch mới. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho khách du lịch vào Việt Nam và tổ chức các loại hình du lịch. Đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện nâng cao tính hấp dẫn của điểm đến. Tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch liên vùng, liên quốc gia và dựa trên khai thác tài nguyên du lịch ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo Phối hợp đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch vµ phát triển các dịch vụ hợp thành sản phẩm du lịch 1.3.3.5 Vai trò của doanh nghiệp du lịch 25
  26. Nghiên cứu, đầu tư xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch riêng có của doanh nghiệp phù hợp định hướng của Ngành, đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách du lịch. Hưởng ứng các kế hoạch, hoạt động phát triển sản phẩm du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương. Tiếp thị và chào bán sản phẩm du lịch trên thị trường nhằm thu hút khách du lịch. Chủ động nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu mới để phát triển sản phẩm du lịch mới, khác biệt, tạo sức cạnh tranh. 1.3.4. Phát triển sản phẩm du lịch trong chiến lược và quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch quốc gia + Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam + Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam + Các chương trình phát triển du lịch quốc gia 1.3.4.1 Mục tiêu phát triển sản phẩm trong Chiến lược phát triển du lịch VN Tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang sắc thái riêng của Việt Nam, có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Đa dạng hoá sản phẩm du lịch và tạo các sản phẩm đặc trưng của từng vùng để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.3.4.2 Giải pháp phát triển sản phẩm trong Chiến lược phát triển du lịch VN Gắn sản phẩm với thị trường, đặc biệt đối với những thị trường quốc tế có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày. Tăng cường đầu tư để hình thành và phát triển các khu du lịch, nâng cấp và phát triển các điểm tham quan du lịch, nâng cao chất lượng và tạo các sản phẩm du lịch mới. 1.3.4.3. Nội dung Chiến lược phát triển sản phẩm trong Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 26
  27. Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng để thu hút khách quốc tế, tạo ưu thế cạnh tranh, chiếm lĩnh, mở rộng thị trường. Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề, khai thác các tiềm năng du lịch hợp lý, có quy hoạch cụ thể đối với từng loại tài nguyên du lịch. Đa dạng hoá sản phẩm du lịch đảm bảo phát triển du lịch bền vững. 1.3.4.4 Nhiệm vụ của dự án đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm thuộc CTHĐQG về Du lịch Phát triển du lịch văn hoá lịch sử Phát triển du lịch sinh thái Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù quốc gia và liên quốc gia Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch a. Nội dung nhiệm vụ phát triển du lịch văn hoá lịch sử Khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch mẫu, dựa trên khai thác một di tích lịch sử văn hoá hoặc các giá trị văn hoá của một cộng đồng. Hỗ trợ hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian phục vụ khách du lịch tại các điểm du lịch đông khách. Nâng cấp sản phẩm du lịch dựa trên khai thác giá trị văn hoá, truyền thống độc đáo, đặc sắc của đồng bào dân tộc ít người. (Hỗ trợ nhạc cụ, quần áo, tăng âm, ) Tổ chức các hội thảo về phát triển sản phẩm du lịch văn hoá, lịch sử b. Phát triển du lịch sinh thái Khảo sát, xây dựng các sản phẩm chuyên đề du lịch sinh thái Hỗ trợ nâng cấp sản phẩm du lịch biển đảo. Tổ chức hội thảo chuyên đề phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển đảo c. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù quốc gia và liên quốc gia Nâng cấp và phát triển các sản phẩm du lịch liên quốc gia: tour đường bộ, đường thuỷ liên quốc gia, các tour liên quốc gia gắn với loại hình du lịch tàu biển Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của các địa phương 27
  28. d. Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Bình chọn cửa hàng dịch vụ đạt chuẩn (TP.HCM đi đầu) Nghiên cứu, khảo sát và tổ chức hội thảo phát triển du lịch làng nghề. Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lao động trong ngành Du lịch và lao động trong các ngành dịch vụ liên quan như nhân viên hải quan, thuyết minh viên bảo tàng 1.3.5 Một số kết quả đạt được trong quá trình triển khai công tác xây dựng sản phẩm du lịch ở Việt Nam Tổ chức thành công các đoàn khảo sát tuyến điểm du lịch trong khuôn khổ Chương trình HĐQGDL, mang lại kết quả đa dạng: - Xây dựng được các sản phẩm du lịch mới - Đề xuất chính sách phát triển sp du lịch cho các địa phương, vùng và quốc gia - Khích lệ phát triển sp du lịch ở địa phơng, thu hút sự quan tâm của chính quyền và nhân dân địa phơng tham gia phát triển DL (vd Hà Giang) - Góp phần tuyên truyền, quảng bá sp du lịch của các địa phương, các vùng và quốc gia Sản phẩm du lịch đã và đang được đa dạng hoá, từng bước nâng cao được chất lượng và khả năng cạnh tranh Khai thác tiềm năng du lịch, bảo tồn và phục hồi các lễ hội truyền thống ở các địa phương (vd. Lễ hội Ông Khiu Bà Khiu, Lễ hội Yên Tử, Lễ hội Chử Đồng Tử Tiên Dung, ) Nhiều hoạt động du lịch với các chủ đề độc đáo, hấp dẫn đã được tổ chức Các SPDL được xây dựng phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, địa phơng. Một số sản phẩm du lịch độc đáo như “ Du lịch về cội nguồn”, "Con đường Di sản miền Trung", "Con đường xanh Tây Nguyên", “Vòng cung Tây Bắc”, “Vòng cung Tây - Đông Bắc”, sản phẩm du lịch liên 28
  29. quốc gia “Việt - Lào - Thái”, “Việt Nam - Campuchia”, “Việt Nam- Trung Quốc”, đã được xây dựng làm tăng sức hấp dẫn của DL Việt Nam. Những khó khăn và hạn chế ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch Chưa chú trọng tiêu chuẩn hoá sản phẩm du lịch. Công tác giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa được triển khai nghiêm túc. Năng lực và tính chuyên nghiệp trong xây dựng spdl của đội ngũ cán bộ quản lý và lao động trong ngành hạn chế Quản lý khai thác tài nguyên du lịch bị buông lỏng tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường xuống cấp Những điều kiện khách quan: thiên tai, dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế 1.3.6. Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch 1.3.6.1 Kinh nghiệm Thái Lan Phát triển các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu từng thị trường (nghỉ dưỡng, văn hoá, mua sắm, giải trí, chữa bệnh, đào tạo, MICE ) Xây dựng sản phẩm du lịch chuyên đề theo năm, gắn với chiến dịch quảng bá hiệu quả (Chiến dịch “Amazing Thailand”). Xây dựng sản phẩm đặc trưng cho từng địa phương (Chiến dịch “OTOP” - Mỗi làng một sản phẩm). Chiến dịch Thailand Sorry, Thailand Super Deal 1.3.6.2.Kinh nghiệm của Malaysia Đa dạng hoá sản phẩm du lịch: (tập trung phát triển du lịch văn hoá, sinh thái, MICE). Thành công nhất là du lịch sinh thái. Phát triển mạnh du lịch mua sắm: Chiến dịch siêu khuyến mại Mega Sale Campaign. 29
  30. Phát triển sản phẩm du lịch liên quốc gia, tận dụng tiềm lực du lịch của nước láng giềng (Singapore) để làm phong phú sản phẩm du lịch của mình. Phát triển du lịch tàu biển. Chiến dịch: Malaysia- châu Á đích thực 1.3.6.3 Kinh nghiệm của Singapore Phát huy thế mạnh công nghệ để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, cao cấp: - Du lịch MICE - Du lịch chữa bệnh, - Du lịch mua sắm - Du lịch vui chơi giải trớ, - Du lịch tàu biển và - Du lịch đào tạo Phát triển sản phẩm du lịch liên quốc gia với Malaysia. Chiến dịch mới phát động: 2009 lý do để tận hởng Singapore 1.3.7. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam thời gian tới 2020. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch toàn diện nằm trong Chiến lược marketing du lịch quốc gia theo hướng tạo ra các sản phẩm độc đáo, chuyên đề và đa dạng. Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng tới các khu, điểm du lịch Đẩy mạnh các hoạt động khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo và hấp dẫn. Coi trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch để tăng vị thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường thế giới và khu vực. 30
  31. Tiêu chuẩn hoá, tăng cường giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch. Tăng cường bảo vệ cảnh quan, môi trường du lịch, đặc biệt tại các khu, điểm du lịch 1.3.8. Các giải pháp cụ thể để phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam thời gian tới 1.3.8.1. Xây dựng sản phẩm độc đáo, đặc sắc dựa trên các thế mạnh sau: Các di sản thiên nhiên như: Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát Bà, đảo Phú Quốc, vịnh Văn Phong. Quy hoạch, xây dựng quần thể các khu du lịch tổng hợp cao cấp; Các bãi biển dọc miền Trung: Lăng Cô, Non Nước, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né, Ninh Chữ, xây dựng những khu nghỉ dưỡng biển mang đậm dáng nét kiến trúc và phong cách phương Đông; Các điểm du lịch có khí hậu mát mẻ: Đà Lạt, Măng Đen (Kon Tum), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Bà Nà (Đà Nẵng), Sapa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội), xây dựng quần thể các khu du lịch nghỉ dưỡng núi và du lịch sinh thái; Các di sản văn hoá vật thể: Di tích Mỹ Sơn, đô thị cổ Hội An, cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, các đình, chùa, đền có kiến trúc độc đáo, các công trình kiến trúc, các làng cổ và nhà cổ nhà làng Đường Lâm (Sơn Tây), phố cổ Hà Nội. Các di sản văn hoá phi vật thể: cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế, rối nước Thăng Long, ca Trù, đàn Bầu, múa hát dân tộc truyền thống của đồng bào các dân tộc, các lễ hội như lễ hội đền Hùng, festival Huế, lễ hội Ooc om bok, Ka tê, Cầu Ngư, Ẩm thực Việt Nam với hàng ngàn món ăn độc đáo, nổi tiếng của các vùng, miền. Xây dựng các tour hướng dẫn chế biến món ăn truyền thống Việt Nam. Tập quán, truyền thống và lối sống của đồng bào các dân tộc. 31
  32. Các làng nghề sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống và độc đáo: Bát Tràng, Làng làm nón (Chuông, Hà Tây), làng dệt lụa Vạn Phúc (Hà Tây), Làng đúc đá Ngũ Hành Sơn, khôi phục, phát triển các làng nghề thành các điểm du lịch 1.3.8.2 Xây dựng & phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề hấp dẫn: Du lịch chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ: tại vùng núi và các điểm du lịch có khí hậu mát mẻ như Tam Đảo, Sapa, Mẫu Sơn, Ba Vì, Đà Lạt, Bạch Mã, Bà Nà, Măng Đen; những nơi có suối nớc nóng như Quang Hanh (Quảng Ninh), Kênh Gà (Ninh Bình), Kim Bôi (Hoà Bình), Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Xây dựng các spa resort; Du lịch sinh thái tại các rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vùng núi phía Bắc, Tây nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long; phát triển du lịch sinh thái biển. Du lịch mạo hiểm: trekking, leo núi, vượt thác, đi bè, thuyền nan, xuồng cao su trên sông suối, xe đạp địa hình, lặn biển, nhảy dù, khinh khí cầu, thả diều, lớt ván, đi thuyền kayak Du lịch lịch sử, tìm hiểu các di tích chiến tranh giữ nứớc của Việt Nam như Điện Biên Phủ, địa đạo Củ Chi, Vĩnh Mốc, di tích Khe Sanh, đờng Hồ Chí Minh; các công trình lịch sử, tượng đài, các triều đại vua chúa Việt Nam, Du lịch chơi Gôn tại các sân golf Chí Linh, Đồng Mô, Lương Sơn, Sóc Sơn, Đà Lạt, Phan Thiết, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Du lịch câu cá, du lịch bằng du thuyền trên sông và thuyền buồm trên biển Du lịch làng nghề, sưu tầm hàng mỹ nghệ, côn trùng, 1.3.8.3. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch: Tập trung đa dạng hoá sản phẩm theo hướng tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và đặc điểm của khách du lịch; 32
  33. Nâng cao trình độ và chất lượng dịch vụ du lịch. Cung cấp dịch vụ du lịch hiện đại, kết hợp nhiều loại hình du lịch trong một sản phẩm. Phát triển các tour du lịch liên quốc gia như tour đường thuỷ dọc sông Mekong, tour 3 nớc Đông Dương, tour di sản thế giới 3 nước Đông Dương, tour đường bộ Việt-Lào-Thái, tour đường bộ Việt Nam-Trung Quốc, tour du lịch “con đường tơ lụa”, ; Du lịch văn hoá, lễ hội. Lựa chọn, khôi phục các lễ hội dân gian truyền thống và độc đáo. Tổ chức các sự kiện, lễ hội nhân dịp Tết Nguyên Đán; Phát triển du lịch nghỉ dưỡng: - Du lịch nghỉ dưỡng biển trên cơ sở kết hợp nhiều loại hình thể thao giải trí biển tại các vùng biển nổi tiếng (Hạ Long, Cát Bà, Cửa Lò, các bãi biển dọc miền Trung từ Hà Tĩnh – Bình Thuận, Vũng Tàu, Phú Quốc và Côn Đảo). - Du lịch nghỉ dưỡng núi (Sapa, Tam Đảo, Sìn Hồ, Ba Vì, Mẫu Sơn, Bạch Mã, Bà Nà, Đà Lạt, Măng Đen) Phát triển du lịch MICE. Xây dựng các trung tâm hội nghị quốc tế hiện đại tại Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ, Cát Bà, Phú Quốc. Xây dựng các công viên chủ đề tại các thành phố lớn và các trung tâm du lịch, phát triển các loại hình giải trí về đêm; Phát triển Du lịch mua sắm. Hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại : Tại các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ. - Tại các cửa khẩu đường bộ: Móng Cái(Quảng Ninh), Lào Cai, Hữu Nghị (Lạng Sơn), Lao Bảo (Quảng Trị), Tây Ninh, Khánh Bình ( An Giang). - Tại các cảng biển: Hải Phòng, Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn. 33
  34. Phát triển loại hình du lịch dựa vào những sự kiện đặc biệt mang tầm quốc tế và khu vực như: - Các cuộc thi đấu thể thao, - Liên hoan âm nhạc, phim - Các cuộc thi sắc đẹp, - Các festival Tổ chức các chiến dịch khuyến mại vào mùa thấp điểm và những giai đoạn khó khăn: khủng hoảng, thiên tai. 1.3.8.4 Xây dựng & phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề hấp dẫn: Du lịch chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ: tại vùng núi và các điểm du lịch có khí hậu mát mẻ như Tam Đảo, Sapa, Mẫu Sơn, Ba Vì, Đà Lạt, Bạch Mã, Bà Nà, Măng Đen; những nơi có suối nớc nóng như Quang Hanh (Quảng Ninh), Kênh Gà (Ninh Bình), Kim Bôi (Hoà Bình), Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Xây dựng các spa resort; Du lịch sinh thái tại các rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vùng núi phía Bắc, Tây nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long; phát triển du lịch sinh thái biển. Du lịch mạo hiểm: trekking, leo núi, vượt thác, đi bè, thuyền nan, xuồng cao su trên sông suối, xe đạp địa hình, lặn biển, nhảy dù, khinh khí cầu, thả diều, lướt ván, đi thuyền kayak Du lịch lịch sử, tìm hiểu các di tích chiến tranh giữ nước của Việt Nam như Điện Biên Phủ, địa đạo Củ Chi, Vĩnh Mốc, di tích Khe Sanh, đờng Hồ Chí Minh; các công trình lịch sử, tượng đài, các triều đại vua chúa Việt Nam, Du lịch chơi gôn tại các sân golf Chí Linh, Đồng Mô, Lương Sơn, Sóc Sơn, Đà Lạt, Phan Thiết, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, 34
  35. Du lịch câu cá, du lịch bằng du thuyền trên sông và thuyền buồm trên biển Du lịch làng nghề, su tầm hàng mỹ nghệ, côn trùng, 1.3.8.5 Xây dựng & phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề hấp dẫn: Du lịch chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ: tại vùng núi và các điểm du lịch có khí hậu mát mẻ như Tam Đảo, Sapa, Mẫu Sơn, Ba Vì, Đà Lạt, Bạch Mã, Bà Nà, Măng Đen; những nơi có suối n- ước nóng như Quang Hanh (Quảng Ninh), Kênh Gà (Ninh Bình), Kim Bôi (Hoà Bình), Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Xây dựng các spa resort; Du lịch sinh thái tại các rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vùng núi phía Bắc, Tây nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long; phát triển du lịch sinh thái biển. Du lịch mạo hiểm: trekking, leo núi, vượt thác, đi bè, thuyền nan, xuồng cao su trên sông suối, xe đạp địa hình, lặn biển, nhảy dù, khinh khí cầu, thả diều, lướt ván, đi thuyền kayak Du lịch lịch sử, tìm hiểu các di tích chiến tranh giữ nước của Việt Nam như Điện Biên Phủ, địa đạo Củ Chi, Vĩnh Mốc, di tích Khe Sanh, đường Hồ Chí Minh; các công trình lịch sử, tượng đài, các triều đại vua chúa Việt Nam, Du lịch chơi Gôn tại các sân golf Chí Linh, Đồng Mô, Lương Sơn, Sóc Sơn, Đà Lạt, Phan Thiết, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Du lịch câu cá, du lịch bằng du thuyền trên sông và thuyền buồm trên biển Du lịch làng nghề, sưu tầm hàng mỹ nghệ, côn trùng Một số thành tựu trong quá trình phát triển của ngành Du lịch Việt Nam - Cập nhật: Thứ hai, 7/9/2009 35
  36. Thành tựu về quan hệ phối hợp liên ngành và địa phương Sau khi Bộ Chính trị có Kết luận 179-CT/TW về phát triển du lịch trong tình hình mới và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX trong lĩnh vực du lịch, chủ trương phát triển du lịch được quán triệt sâu rộng trong cả nước; cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn dần được làm rõ; các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng và triển khai chương trình hành động phát triển du lịch, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổng cục Du lịch phối hợp với các Bộ, Ngành trung ương, tăng cường làm việc với cấp uỷ và chính quyền địa phương các cấp để quán triệt và thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy tỉnh uỷ, thành uỷ ở nhiều địa phương đã có nghị quyết hoặc chỉ thị về phát triển du lịch, quan tâm xây dựng và triển khai chương trình phát triển du lịch trên địa bàn. Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch được thành lập, do Phó Thủ tướng làm Trưởng ban, các thành viên là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan trực tiếp đến du lịch. 51 tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của địa phương. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã đi vào cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức và hành động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và toàn xã hội, huy động được nhiều nguồn lực cho sự nghiệp phát triển du lịch. Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã cơ bản xây dựng quy hoạch phát triển du lịch địa phương mình. Chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch trong 10 năm qua đạt hiệu quả, làm cho hoạt động du lịch sôi động cả trong và ngoài nước. Tiềm năng, thế mạnh về du lịch của đất nước đã được khai thác tốt hơn theo hướng đa dạng hóa và nâng dần chất lượng sản phẩm, tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh. Sự phối hợp liên ngành và địa phương đã có tác dụng trong việc phục dựng, tổ chức thành công hàng trăm lễ hội truyền thống, thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước, từng bước khai thác thế mạnh văn hóa, lịch sử và sinh thái của đất nước để phát triển du lịch. Cùng với việc chú trọng đẩy mạnh phối hợp liên ngành và thực hiện xã hội hóa hoạt động du lịch, Tổng cục Du lịch đã chú trọng phối hợp các địa phương để nâng cao tính liên ngành của hoạt động du lịch. Nét nổi bật trong quản lý nhà nước về du lịch mấy năm gần đây là sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ của các địa phương, các ngành trong hoạt động du lịch bằng việc ký kết các thỏa thuận hợp tác để đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch, xây dựng các chương trình du lịch theo các tuyến liên vùng; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ du lịch. Các Sở quản lý du lịch đã hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thực hiện các dự án xây dựng sản phẩm du lịch, liên doanh, lập dự án đầu tư nhằm tăng cường mối liên kết, mở rộng phạm vi các chương trình, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã phát huy lợi thế là trung tâm du lịch đầu tầu của du lịch cả nước làm tốt công tác hợp tác và là hạt nhân liên kết trong quản lý phát triển du lịch: Sở Hà Nội đã có văn bản thỏa thuận hợp tác với 10 Sở; Sở thành phố Hồ Chí Minh đã ký thỏa thuận hợp tác với 8 Sở; phối hợp chặt chẽ 36
  37. với các Sở tại địa phương liên quan triển khai có kết quả các nội dung thỏa thuận hợp tác. Các liên kết khu vực giữa các địa phương được hình thành dưới nhiều hình thức như: Chương trình “Du lịch về nguồn” của ba tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai; Chương trình du lịch “Theo dấu chân Bác Hồ” của Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên; Chương trình “Con đường Di sản miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Hành trình Di sản” ; Chương trình phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long; Nhiều sự kiện du lịch được tổ chức tại một số địa phương đã được các địa phương khác hưởng ứng và tham gia tích cực nên đã tạo ra chuỗi sự kiện đều khắp cả nước, thể hiện rõ tính liên vùng. Hoạt động kinh doanh du lịch nhờ thế có điều kiện thuận lợi để phát triển, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập của du lịch mỗi địa phương và cả nước. Về quan hệ hợp tác quốc tế Với nỗ lực mở rộng hợp tác quốc tế, du lịch Việt Nam đã ký 42 hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước là thị trường du lịch trọng điểm và trung tâm giao lưu quốc tế, tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác; ký hiệp định hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; thiết lập và tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác; tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch Tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác Hành lang Đông - Tây, hợp tác sông Mêkông - sông Hằng, hợp tác ASEAN, APEC, ASEM, hợp tác trong Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), trong Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) ; có quan hệ bạn hàng với 1.000 hãng của 60 nước và vùng lãnh thổ. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách, đẩy mạnh xúc tiến du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động gắn kết hoạt động du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và thế giới. Một số chính phủ và tổ chức quốc tế như Luxembourg, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hà Lan, Cu Ba, cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp, EU, WTO viện trợ không hoàn lại gần 40 triệu USD về đào tạo nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật cho du lịch Việt Nam; thu hút 9,126 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài (chiếm 7% tổng số vốn FDI cả nước, không tính số dự án đầu tư vào văn phòng và căn hộ cho thuê). Ngành Du lịch đã thực hiện chủ trương dựa vào lợi thế so sánh (như văn hóa, ẩm thực, nguyên liệu, lao động ) đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn, chủ yếu là kinh doanh ăn uống, và gần đây là kinh doanh lưu trú ở các nước láng giềng, Pháp, Đức và Hoa Kỳ. Việc đón tiếp trên 4 triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm trong những năm gần đây và đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch ở nước ngoài đã đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền về đất nước, con người và du lịch Việt Nam, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, tăng cường ngoại giao nhân dân, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước và góp phần đẩy mạnh Ngoại giao Chính trị - Kinh tế - Văn hóa. Vụ Thị trường Du lịch 37
  38. Phụ lục dẫn chứng: Mổ xẻ “70% du khách quốc tế một đi không trở lại” Xem bài viết này trên Việt Báo - TS Lê Trọng Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng Cục Du lịch) cho rằng việc đánh giá 70% khách du lịch quốc tế “một đi không trở lại” là thiếu khách quan. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận du lịch Việt Nam đang có nhiều vấn đề cần phải chấn chỉnh. Ngoài thời gian làm việc thì con người có nhu cầu vui chơi giải trí, cái này phụ thuộc vào đâu, nó phụ thuộc vào sản phẩm du lịch. Có sản phẩm thì “ăn” mãi không chán nhưng có sản phẩm chỉ “dùng” một lần. Do đó mình không có lý do chính đáng để nói vì sao khách hàng không “ăn” nữa bởi nhu cầu của người ta chỉ đến thế thôi. Vấn đề là ở đó, việc đánh giá khách “một đi không trở lại” là chưa đúng, sai bản chất. Có những trường hợp khách muốn quay lại nhưng bởi lý do cá nhân chứ không phải sản phẩm du lịch của tôi kém. Ngành du lịch chưa hề có con số tổng hợp có 70% khách du lịch quốc tế không quay lại Việt Nam như thông tin vừa qua. Do vậy, muốn biết được con số đó thì phải có số liệu trên cơ sở đặc thù của hoạt động du lịch, từ người cung cấp sản phẩm du lịch về phía thị trường, khách phản ánh thì mới chính xác. Thưa ông, nhưng ngành du lịch của Việt Nam vẫn chưa biết tự làm mới mình, hoạt động du lịch chỉ xoay quanh lối mòn là tham quan các làng nghề, xem rối nước ? Cái này phụ thuộc vào việc xây dựng sản phẩm. Du lịch là một ngành kinh doanh cung cấp các dịch vụ cho nhu cầu vui chơi thưởng ngoạn của khách nên mục tiêu của anh là phải tạo hết mọi điều kiện để du khách thỏa mãn với các nhu cầu của họ. Nhưng vấn đề ở chỗ nếu làm được như vậy lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, điều kiện. Điều kiện tài nguyên thì chúng ta có, nhưng từ tài nguyên đó biến thành sản phẩm là một việc hoàn toàn khác. Tình trạng hiện nay là chúng ta đang khai thác tài nguyên “thô” mà không có “tinh chế”. Tài nguyên chỉ thật sự hiệu quả nếu chúng ta có nghệ 39
  39. thuật khai thác, chúng ta không thể băm bổ các tài nguyên đó một cách vô tội vạ. Sản phẩm du lịch của ta hiện nay chưa đa dạng, còn trùng lặp. Du lịch biển ở đâu cũng giống nhau. Ngay Hà Nội đã có hàng trăm làng nghề, chúng ta có hàng trăm dự án khu du lịch sinh thái nhưng đó không phải là sản phẩm du lịch. Đừng nghĩ chúng ta không biết tự làm mới như người ta nói, bởi du lịch Việt Nam đang trong quá trình phát triển nên trình độ nghệ thuật khai thác có phần nào đó chưa đáp ứng được, bởi du lịch đòi hỏi tổnghợp rất nhiều ngành nên mới phối hợp được. Dù sản phẩm của anh hay thế nào chăng nữa nhưng không có đườngvào thì khách cũng không có. Vấn đề ở đây là xây dựng sản phẩm đa dạng, đặc thù và phải đáp ứng nhu cầu dịch vụ và chất lượng. Tuynhiên điều này chúng ta vẫn chưa thực hiện tốt. Bên cạnh đó, mục tiêu của ngành du lịch là cung cấp cho khách những sản phẩm có chất lượng cao. Để giữ được khách thì phụ thuộc nhiều yếu tố. Bản thân sản phẩm du lịch đó phải đặc thù, phải hấp dẫn được khách. Du lịch thì cả thể giới đều có, trong đó có những sản phẩm giống nhau. Nhưng nếu muốn thu hút khách thì sản phẩm đó phải có “chất”, hấp dẫn về đặc thù văn hóa về điều kiện tự nhiên Còn trường hợp“không đặc thù” thì phải hơn người ta về chất lượng. Ông đánh giá như thế nào về hiện trạng xây dựng các sản phẩm du lịch của Việt Nam hiện nay? Cái này phụ thuộc vào chất lượng và giá trị kinh doanh. Muốn đánh giá được chất lượng sản phẩm và trình độ phát triển thì phải nhìn vào nguồn thu của nó. Căn cứ vào tiêu chí này thì lượng khách của chúng ta rất nhiều. Vấn đề là phải nhìn từng khía cạnh, có cái chưa được, có cái được. Về tổng thể thì nhu cầu phát triển du lịch và khách du lịch rất lớn nhưng sản phẩm du lịch lại chưa thể đáp ứng. Hiện nay có người hiểu chất lượng dịch vụ gắn liến với bấtđộng sản, gắn với việc xây dựng nhà thật đẹp. Người ta đổ tiền xây dựng cả khu “rì dọt” rất lớn nhưng chất lượng sản phẩm ở đó lại rất kém. Nói đúng hơn thì bản thân nó chẳng phải là sản phẩm, đó chỉ là khu bất động sản mang tên “rì dọt”, mang tên du lịch, sản phẩm ở đó không rõ ràng, thậm chí xung đột nhau. Ai lại 40
  40. bố trí hoạt động văn hóa ngay cạnh khu ăn uống, nơi người ta cần nghỉ ngơi thì bố trí cạnh khu sân khấu ngoài trời ầm ĩ cả ngày. Và như vậy là chúng ta đang phát triển du lịch một cách thiếu liên kết, mang tính ồ ạt? Tình trạng phổ biến bây giờ là thiếu sự liên kết. Người kinh doanh du lịch chỉ làm phần ngọn, đưa đón khách đến. Còn sản phẩm du lịch thì ai làm, làm như thế nào thì không có liên quan. Rất nhiều nhà đầu tư đang đổ tiền xây khu nghỉ dưỡng, chẳng cần biết sản phẩm là gì cả. Mục tiêu phát triển du lịch là tạo ra dịch vụ tốt nhất, muốn làm được điều này thì phải tổng hợp được nhiều hoạt động như đầu tư, xây dựng sản phẩm, cơ sở vật chất, trình độ nghiệp vụ Do vậy phát triển du lịch đòi hỏi có sự đồng bộ, không thể cắt khúc được. Tính liên kết đồng bộ bây giờ là không có, mạnh ai nấy làm. Chúng ta thiếu liên kết đồng bộ về nghiệp vụ du lịch, quản lý kinh doanh, thiếu liên kết vùng. Ngoài lý do đó ra thì ông có nghĩ rằng các đơn vị kinh doanh du lịch hiện nay đang làm ăn theo kiểu “vắt sữa” mà không quan tâm đến việc đầu tư lâudài? Cái này chưa đúng. Mỗi người kinh doanh đều có sản phẩm và mục tiêu của mình. Nhiều đơn vị mục tiêu kinh doanh của họ là đưa khách đến, chúng ta không thể gọi đó là “vắt sữa”được. Nhưng “vắt sữa” có thể xuất phát từ nơi cung cấp dịch vụ, bởi họ chỉ lo thu tiền, bán món hàng của mình nhưng chất lượng lại không bảo đảm và cũng chẳng có đầu tư lâu dài cho hoạt động đó, “vắt sữa” là ở đấy. Ở một mặt khác, khái niệm “vắt sữa” đúng với tình trạng là chúng ta làm kiệt tài nguyên thông qua các sản phẩm du lịch. Đó là tài nguyên có sẵn rồi, nó cũng giống như bầu sữa và anh không được phép khai thác ồ ạt. Và như vậy chúng ta đang lo quảng bá hình ảnh mà quên đi nhiệm vụ xây dựng các sản phẩm tương xứng, có điều gì mâu thuẫn ở đây không, thưa ông? Quảng bá là điều cần thiết, nhưng phải chuẩn bị cơ sở vật chất tốt đã thì mới mời họ vào. Nếu bây giờ có hàng chục triệu khách du lịch vào Việt Nam thì với những gì hiện có, liệu chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu của khách. Phải 41
  41. làm nhanh chuyện này. Đã quảng bá rồi thì phải có sản phẩm đáp ứng. Mời khách đến uống nước mà thiếu cốc thì coi sao được. Quảng bá là tốt, nhưng một khi có những sản phẩm chưa đáp ứng thì không nên quảng bá. CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN, TÁC ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DU LỊCH Các sự kiện lớn của lịch sử ngành du lịch trên thế giới: - Thế kỷ 8 TCN – Các cuộc hành hương của người Hy Lạp về đỉnh Olympus - Thế kỷ thứ 7 và thế kỉ thứ 8 – Sự phát triển của du lịch tôn giáo - Thế kỷ 13 – Thời kì của các cuộc du hành tới các trường ĐH của Ý - Năm 1271 – Cuộc viễn du của Marco Polo đến Nguyên Mông (Trung Quốc cổ) theo Con đường tơ lụa - Năm 1336 – Cuộc thám hiểm của Francesco Petrarka vào rặng núi Alps Provence - Năm 1492 – Cuộc thám hiểm của Columbus với việc phát hiện ra châu Mỹ - Năm 1550 – Cuốn sách đầu tiên hướng dẫn du lịch tại Ý: "Giới thiệu về Ý" - Thế kỷ 18 – Những cuộc du hành đầu tiên trong mùa đông - Năm 1825 – Xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới - Năm 1841 – Khai trương công ty du hành đầu tiên mang tên "Thomas Cook", và chuyến du hành đầu tiên bằng tàu hỏa - Năm 1882 – Mở những hội hiệp chủ khách sạn đầu tiên tại Thụy Sĩ - Năm 1904 – Mở lộ trượt tuyết đầu tiên - Năm 1924 – Thực hiện Olympic mùa đông lần đầu tiên; xây xa lộ đầu tiên tại Ý - Năm 1934 – Thành lập Hội các tổ chức du lịch chính thể (UIOOPT) 42
  42. Một số thành tựu trong quá trình phát triển của ngành Du lịch Việt Nam - Bài 3 Cập nhật: Thứ tư, 9/9/2009 Tại cuộc Triển lãm “40 năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, gian trưng bày của Tổng cục Du lịch đã chuyển đến khách tham quan thông điệp về quá trình hình thành và phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn 40 năm - ngành Du lịch thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trang tin vietnamtourism.gov.vn giới thiệu một số nội dung đã được thể hiện để trưng bày tại cuộc Triển lãm từ 28/8 đến 2/9/2009. Trung tâm Thông tin du lịch Bài 3: Hoạt động du lịch trong nhiều năm liên tục có sự phát triển Tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn Về khách du lịch: Lượng khách năm 1994 đạt một triệu, đã về trước kế hoạch 1 năm và vượt dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới 6 năm. Từ 1990 đến 2007 lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng với 2 con số. Khách du lịch quốc tế tăng 17 lần từ 250.000 lượt (năm 1990) lên xấp xỉ 4,253 triệu lượt (năm 2008). Khách du lịch nội địa ước tăng 20 lần, từ 1 triệu lượt năm 1990 lên khoảng 20,5 triệu lượt năm 2008. Số lượng người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng, bình quân giai đoạn 2000 - 2008, trên 30.000 người/năm. Bảng 9: Số lượng khách du lịch hàng năm (nội địa, quốc tế) Đơn vị: lượt người Năm Khách quốc tế Khách nội địa 1990 250.000 1.000.000 1991 300.000 1.500.000 1992 400.000 2.000.000 1993 670.000 5.100.000 1994 1.020.000 6.200.000 1995 1.351.300 6.900.000 1996 1.607.200 7.300.000 1997 1.715.600 8.500.000 43
  43. 1998 1.520.100 9.600.000 1999 1.781.800 10.000.000 2000 2.140.100 11.200.000 2001 2.330.050 11.700.000 2002 2.627.988 13.000.000 2003 2.428.735 13.500.000 2004 2.927.873 14.500.000 2005 3.477.500 16.100.000 2006 3.583.486 17.500.000 2007 4.229.349 19.200.000 2008 4.253.740 20.500.000 6 tháng 2009 (ước) 1.893.605 11.700.000 Về thu nhập du lịch: Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập: năm 1990 thu nhập du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2009, con số đó ước đạt 70.000 tỷ đồng, gấp trên 50 lần. Bảng 10. Thu nhập du lịch Đơn vị: ngàn tỷ đồng Năm Thu nhập 1990 1,34 1991 1,68 1992 2,83 1993 5,25 1994 8,00 1995 8,73 1996 9,50 1997 10,06 1998 14,00 1999 15,60 44
  44. 2000 17,4 2001 20,50 2002 23,00 2003 22,00 2004 26,00 2005 30,00 2006 51,00 2007 56,00 2008 64,00 6 tháng 2009 32,40 (ước) Nguồn: Tổng cục Thống kê Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho xã hội Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành Du lịch trong khu vực dịch vụ. Ở đâu Du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên-Huế), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), Bình Châu (Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu), một số địa phương đồng bằng sông Cửu Long ); tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài. Ước hiện nay, hoạt động du lịch đã tạo ra việc làm cho trên 334.000 lao động trực tiếp và khoảng 710.000 lao động gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ. Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng giao lưu văn hoá và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hoá đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Thông qua du lịch các ngành kinh tế xã hội khác phát triển; mở thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, xây dựng, viễn thông, 45
  45. văn hoá nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, diện mạo của nền kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng lên trình độ cao hơn. Điểm mấu chốt là thông qua du lịch đã kích cầu có hiệu quả cho các ngành kinh tế khác phát triển. Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư. Trong quá trình phát triển du lịch, nhiệm vụ quốc phòng an ninh và đối ngoại được đặc biệt coi trọng. Từ các chủ trương đến các công việc điều hành cụ thể hoạt động du lịch liên quan đến an ninh, quốc phòng đều có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Trong chỉ đạo phát triển du lịch, nhất là phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tổ chức các tour du lịch , vấn đề an ninh quốc gia luôn được nhấn mạnh. Cán bộ công nhân viên chức và người lao động ngành du lịch, đặc biệt là các cán bộ quản lý những người tiếp xúc trực tiếp với khách và cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch, hội nhập kinh tế quốc tế đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng an ninh, quốc phòng và có ý thức bảo vệ Tổ quốc, nêu cao tinh thần cảnh giác. Hoạt động du lịch trong thời gian qua rất sôi động, nhưng cơ bản vẫn giữ được an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch đã quan tâm xây dựng lực lượng tự vệ, chấp hành tốt qui định về sĩ quan dự bị, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Việc phát triển du lịch ở các vùng biên giới, hải đảo đã góp phần rất tích cực khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và đất liền. Những phần thưởng và danh hiệu cao quý được Đảng và Nhà nước khen tặng Trong thời kỳ đổi mới, trong ngành Du lịch đã có 2 tập thể và 3 cá nhân đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động; có 9 cá nhân được công nhận là Chiến sĩ thi đua toàn quốc; toàn Ngành có 247 tập thể và cá nhân được tặng thưởng từ Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, đến cờ và Bằng khen của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Bảng 11: Phần thưởng, danh hiệu thi đua đã đạt được Danh hiệu Số lượng Đối tượng Huân chương Hồ Chí Minh 1 Tập thể Huân chương Lao động hạng Nhất 3 2 tập thể, 1 cá nhân Huân chương Lao động hạng Nhì 9 7 tập thể, 2 cá nhân Huân chương Lao động hạng Ba 31 15 tập thể, 16 cá nhân Cờ Thi đua Chính phủ 60 60 tập thể 46
  46. Bằng khen Thủ tướng Chính phủ 134 57 tập thể, 77 cá nhân Chiến sĩ thi đua toàn quốc 9 9 cá nhân Ngoài ra, Tổng cục Du lịch còn tặng 123 cờ, 2.785 Bằng khen, 456 Chiến sĩ thi đua cơ sở, 316 Tập thể lao động xuất sắc và 8.204 Huy chương vì sự nghiệp Du lịch. Trong bối cảnh đất nước ổn định, nước ta có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo của Nhà nước, sự phối hợp của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự chuyển biến nhận thức đã chuyển hoá thành chủ trương và hành động của các cấp lãnh đạo địa phương trong phát triển du lịch, sự hưởng ứng của nhân dân, sự hỗ trợ quốc tế và nỗ lực của toàn ngành, ở tất cả các thời kỳ, Du lịch Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó; đã xây dựng Ngành trưởng thành và phát triển về mọi mặt, từng bước hội đủ điều kiện của một ngành kinh tế mũi nhọn: (1). Có tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ trọng trong GDP tăng nhanh và liên tục; (2). Có thị trường rộng lớn; (3) Sức lan toả mạnh, thúc đẩy nhiều ngành và địa phương phát triển, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển văn hoá, xã hội; (4). Thu hút được ngày càng nhiều lao động, góp phần phát triển yếu tố con người; (5). Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế; và, đã tạo được tiền đề vững chắc cho du lịch phát triển ở mức cao hơn trong thập niên tới./. Vụ Thị trường Du lịch Chuyên đề : 47
  47. QUY HOẠCH VỚI PHÁT TRIỂN ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 1. Điểm và tuyến du lịch “Điểm du lịch là một đơn vị lãnh thổ du lịch, nơi tập trung một loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, văn hoá - lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hay kết hợp cả hai ở qui mô nhỏ”. Vì thế điểm du lịch có thể được phân thành 2 loại : - Điểm tài nguyên - Điểm chức năng Với mỗi điểm du lịch, thời gian lưu lại của khách du lịch tương đối ngắn (không quá 1 - 2 ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một vài trường hợp ngoại lệ (thí dụ, điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ của cơ quan). Một điểm du lịch tốt cần phải có môi trường (tự nhiên và văn hoá xã hội) trong lành, có các điều kiện đảm bảo các dịch vụ du lịch tối thiểu cho du khách (khách sạn, phương tiện thông tin liên lạc, ăn uống, mua sắm hàng lưu niệm ). Các tuyến du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc biệt. Dựa vào các cực hút, các cửa khẩu quốc tế quan trọng và hệ thống đường bộ, đường biển, đường sông và đường hàng không, hệ thống đô thị và các cơ sở lưu trú cũng như giá trị của các điểm du lịch để hình thành nên các tour du lịch đáp ứng được nhu cầu tham quan du lịch của khách quốc tế và trong nước. “Tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức không gian du lịch được tạo bởi nhiều điểm du lịch khác nhau về qui mô, chức năng, sự đa dạng của các đối tượng du lịch với nhau trên lãnh thổ”. Cơ sở tiền đề cho việc xác định tuyến là các điểm du lịch và hệ thống giao thông thuận tiện. Do vậy tuyến du lịch có thể là : tuyến đường bộ, tuyến đường sắt, tuyến đường thuỷ, tuyến đường không. Về mặt lãnh thổ trong một quốc gia, tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng (á vùng, tiểu vùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng (giữa các vùng). 48
  48. Đối với cấp tỉnh có tuyến du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh (ra các tỉnh khác). Căn cứ vào tính đa dạng về chức năng của các điểm du lịch trên một tuyến và tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch tổng hợp với các điểm du lịch có chức năng khác nhau (du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng ) hoặc tuyến du lịch chuyên đề với các điểm du lịch cùng chức năng. Để đảm bảo việc xác định tuyến điểm du lịch có tính tổng hợp cao, cần lượng hoá đến mức tối đa các chỉ tiêu dựa trên các đánh giá định lượng và định tính. Đối với mỗi chỉ tiêu cụ thể có hệ thống điểm là 4,3,2,1 căn cứ voà 4 mức độ khác nhau từ cao đến thấp. Mặt khác đối với việc xác định tuyến, điểm du lịch, mỗi chỉ tiêu sẽ có vai trò ý nghĩa khác nhau. Dựa và tầm quan trọng của các chỉ tiêu để có hệ số thích hợp : Chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng : hệ số; Chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng : hệ số 2 và chỉ tiêu có ý nghĩa hệ số 1. Như vậy tổng hợp theo mức độ quan trọng của chỉ tiêu sẽ có mức điểm: Những chỉ tiêu rất quan trọng sẽ có thang điểm là : 12, 9, 6, 3. Những chỉ tiêu quan trọng sẽ có thang điểm là : 8, 6, 4, 2. Những chỉ tiêu có ý nghĩa sẽ có thang điểm là : 4, 3, 2, 1. - Những chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định tuyến điểm du lịch có hệ số 3 bao gồm : độ hấp dẫn; thời gian hoạt động du lịch; cơ sở hạ tầng; cơ sở vật chất kỹ thuật; hiệu quả kinh tế của điểm du lịch. - Những chỉ tiêu được xác định có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định tuyến điểm du lịch có hệ số 2 bao gồm : sức chứa của khách du lịch và vị trí của điểm du lịch. - Chỉ tiêu có ý nghĩa đối với việc xác định tuyến điểm du lịch là : mức độ phá huỷ của các thành phần tự nhiên tại điểm du lịch. Điểm đánh giá tổng hợp của các chỉ tiêu theo 4 mức độ và hệ số của nó thể hiện ở bảng 2 : 49
  49. Bảng 2 : Điểm đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu Số Thang bậc Rất thuận Khá Trung Kém TT lợi thuận lợi bình Nội dung chỉ tiêu 1 Độ hấp dẫn khách du lịch 12 9 6 3 2 Thời gian hoạt động 12 9 6 3 4 Hiệu quả kinh tế 12 9 6 3 5 Sức chứa của khách du lịch 8 6 4 2 6 Vị trí của điểm du lịch 8 6 4 2 7 Mức độ phá huỷ của các 4 3 2 1 thành phần tự nhiên Tích số 442.368 78.732 6.912 108 Qua tích số điểm trên có thể khẳng định rằng sự phân hoá của các điểm du lịch được thể hiện theo mức độ thang điểm (bảng 3) Bảng 3 : Sự phân hoá các mức điểm khác nhau Số Mức xác định Số điểm Chiếm tỉ lệ % so với số TT điểm tối đa 1 Rất quan trọng 78.732 - 442.368 >13% 2 Khá quan trọng 6.912 - 78.732 8% ; 13% 3 Trung bình 108 - 6.912 0,006 ; < 8% 4 Kém quan trọng <108 < 0,006% Các điểm du lịch được xếp vào loại rất quan trọng thường là những điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên trong quá trình xác định cần lưu ý đến những điểm du lịch hiện vẫn còn ở dạng tiềm năng do các điều kiện 50
  50. về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở mức thấp và do vậy chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế cũng chưa cao. Chính vì lý do này nên một phần các điểm du lịch thuộc loại khá quan trọng sẽ được xếp vào nhóm các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế và một phần còn lại cùng với các điểm du lịch thuộc loại trung bình và kém quan trọng sẽ được xếp vào nhóm các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương. Các tuyến du lịch được xem là có ý nghĩa quan trọng nêu như có mật độ lớn các điểm du lịch thuộc nhóm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế và ngược lại các tuyến du lịch kém quan trọng phần lớn chỉ bao gồm các điểm du lịch thuộc nhóm có ý nghĩa vùng và địa phương hoặc rất ít các điểm thuộc nhóm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Các tuyến du lịch sẽ được xác định bằng việc nối các điểm du lịch dựa trên hệ thống giao thông trên lãnh thổ nghiên cứu. Một tuyến du lịch được đánh giá là hấp dẫn nếu như nó bao gồm được nhiều điểm du lịch cọi trí rất quan trọng, hay nói một cách khác là tuyến du lịch đó có mật độ các điểm du lịch rất quan trọng cao. Dựa vào khái niệm trên và chỉ tiêu về khoảng cách đã được phân tích có thể bước đầu phân các tuyến du lịch thành : - Tuyến du lịch đặc biệt hấp dẫn : có mật độ các điểm du lịch rất quan trọng lớn hơn hoặc bằng 1 điểm / 100 Km - Tuyến du lịch rất hấp dẫn : có mật độ các điểm du lịch rất quan trọng trong khoảng từ 1/2 điểm /100 Km đến 1 điểm /100 Km. - Tuyến du lịch hấp dẫn : có mật độ các điểm du lịch rất quan trọng trong khoảng từ 1/5điểm/100 Km đến 1/2 điểm/100 Km. - Tuyến du lịch kém hấp dẫn : có mật độ các điểm du lịch rất quan trọng nhỏ hơn 1/5điểm/100 Km. Tất nhiên việc đánh giá dựa trên các chỉ tiêu định lượng đề xuất trên đây mới chỉ mang tính tương đối bởi mới dựa vào mật độ các điểm du lịch rất quan trọng mà chưa xét đến mật độ các điểm du lịch có vị trí khá quan trọng và quan 51
  51. trọng. Tuy nhiên chỉ tiêu này sẽ được chỉnh lý cho phù hợp với đặc điểm của từng lãnh thổ và đặc điểm phương tiện vận chuyển, các dịch vụ kèm theo 2. Tổng quan về công tác quy hoạch gắn với phát triển du lịch Việt Nam Trong 50 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 1990, Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với du lịch các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Du lịch Việt Nam còn có những khó khăn, hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước. Trong giai đoạn đầu phát triển của thời kỳ phát triển mới sau khi ngành du lịch được thành lập lại vào năm 1993 và để thực hiện yêu cầu phát triển du lịch theo tinh thần Nghị quyết 45/CP của Chính phủ, ngày 22 tháng 6 năm 1993, về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch; Chỉ thị 46/BCH-CT của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 14/10/1994, việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010 là rất quan trọng và cần thiết. Đây sẽ là cơ sở để thực hiện các kế hoạch phát triển với các giải pháp cụ thể đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh mới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 (QHTT) là công trình quy hoạch đầu tiên được thực hiện trên cơ sở kế thừa những kết quả của Dự án “Xây dựng kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam 1991 - 2005” (VIE/89/003) do Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) tài trợ thực hiện trong năm 1990. Sau gần 1 năm thực hiện, QHTT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 307/TTg ngày 24/5/1995. Đây là lần đầu tiên ngành du lịch có quy hoạch chuyên ngành trên phạm vi toàn quốc và đây cũng là một trong những quy hoạch chuyên ngành đầu tiên cho thời kỳ phát triển 1995 - 2010 ở Việt Nam. 52
  52. Nhằm cụ thể hoá các nội dung quy hoạch, từng bước đưa QHTT vào cuộc sống, trên cơ sở QHTT được phê duyệt, trong các năm tiếp theo, Tổng cục Du lịch đã tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch phát triển các vùng du lịch : Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ & Nam Bộ và các trung tâm du lịch : Hà Nội và phụ cận, Hải Phòng - Quảng Ninh, Huế - Đà Nẵng và phụ cận, Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt, và TP. Hồ Chí Minh và phụ cận. Ngoài những quy hoạch du lịch chủ yếu trên, đối với một số lãnh thổ có tiềm năng du lịch đặc sắc nằm trong không gian một số trọng điểm du lịch đã được xác định trong QHTT như Hạ Long - Cát Bà, Văn Phong - Đại Lãnh, Phú Quốc, v.v. cũng đã được quy hoạch. Kết quả QHTT và quy hoạch các vùng, trung tâm du lịch, các trọng điểm du lịch là cơ sở quan trọng để các địa phương trong cả nước tiến hành quy hoạch, lập các dự án khả thi đầu tư để khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú trên lãnh thổ được quản lý, góp phần tích cực phát triển kinh tế – xã hội của các đại phương nói riêng và cả nước nói chung. Bên cạnh các quy hoạch phát triển du lịch trên, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực thực hiện một số các quy hoạch phát triển cấp khu vực, góp phần tích cực để du lịch Việt Nam hội nhập với du lịch khu vực và quốc tế. 3. Dự thảo QHTT phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 3.1 Quan điểm phát triển a) Phát triển du lịch với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng thúc đẩy các ngành liên quan phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại công bằng, tiến bộ xã hội. - Trên phạm vi cả nước và ở hầu hết các địa phương du lịch phải nổi lên là ngành kinh tế có đóng góp to lớn. Trong giai đoạn10 năm tới du lịch ngày càng chiếm ưu thế trong hoạt động đời sống kinh tế xã hội. Quy hoạch du lịch cả nước định hướng phát triển các khu, điểm du lịch quốc gia và địa phương ở những nơi có tiềm năng phát triển du lịch. Thu nhập du lịch ở các trọng điểm 53
  53. du lịch chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu GDP. Bên cạnh đó, đóng góp của du lịch vào GDP ngày càng tăng khẳng định vị trí động lực trong nền kinh tế. - Vai trò kinh tế của ngành du lịch ở mỗi địa phương, mỗi trọng điểm du lịch và trên phạm vi cả nước thể hiện trong sự gia tăng nhanh về thu nhập du lịch. Quy hoạch phát triển du lịch đối với những địa bàn trọng điểm sẽ hướng tới cơ cấu kinh tế lấy du lịch làm trọng yếu gắn với lợi thế của địa phương; ở đâu có tiềm năng, lợi thế cho du lịch ở đó du lịch chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế các ngành; - Phát huy tối đa hiệu quả kinh tế du lịch từ yếu tố liên ngành, đồng thời quy hoạch du lịch gắn với quy hoạch các ngành kinh tế- xã hội để khai thác sức lan tỏa, động lực phát triển của du lịch với các ngành liên quan; coi phát triển du lịch là ngành tiêu thụ kích thích phát triển thị trường đầu ra của các ngành liên quan. Quy hoạch phát triển du lịch luôn tính tới các yếu tố tác động và hiệu quả tác động của các ngành liên quan như nông nghiệp, giao thông, công nghiệp, thương mại, bảo hiểm, viễn thông Du lịch phát triển vừa dựa trên cơ sở các ngành vừa tạo động lực cho các ngành phát triển, qua đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ hiện đại. b) Phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm. Quy hoạch phát triển du lịch cả nước, các vùng du lịch, các khu du lịch, điểm du lịch phải dựa trên cả 3 yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường để phát triển bền vững. Từ nhận thức đến hành động từ trong quy hoạch tới các dự án cụ thể phải đảm bảo yếu tố bền vững với tầm nhìn dài hạn, khai thác tài nguyên phải tính tới bảo tồn và phát huy giá trị lâu dài; quy hoạch phải tính tới vòng đời sản phẩm lâu dài. Trong hoạch định chính sách, quản lý điều hành và tổ chức triển khai quy hoạch nhất thiết phải tính tới lợi ích của các bên đảm bảo hài hòa, đặc biệt quan tâm nhóm đối tượng xã hội là nhóm yếu thế; tôn trọng tự nhiên và những vấn đề có tính chất tự nhiên; coi con người là bộ phân cấu thành của tự nhiên và là trung tâm trong mối quan hệ với thiên nhiên. Vì vậy sản phẩm du lịch phải mang sắc thái thiên nhiên, sắc thái nhân văn sâu sắc. 54
  54. Tính chuyên nghiệp thể hiện ngay trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch. Các khu chức năng phải đảm bảo khai thác công năng tiện nghi nhưng tiết kiệm, thân thiện môi trường. Đặc biệt chất lượng dịch vụ được coi trọng hàng đầu đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Tính chuyên nghiệp đòi hỏi phải có đội ngũ lao động tinh thông, chuyên nghiệp. Tính hiện đại thể hiện trong quy hoạch phát triển du lịch không nhất thiết là những công trình vĩ đại mà thể hiện trong quan điểm sử dụng dịch vụ, tính tiện nghi với chức năng thông minh được hỗ trợ bởi cộng nghệ cập nhật; hiện đại trong phong cách dịch vụ và được thể hiện trong các chi tiết của sản phẩm và kỹ năng của người phục vụ. Quan điểm trọng tâm, trọng điểm gắn với quá trình chuyển dịch sang tập trung phát triển về chất và đầu tư chiều sâu; quy hoạch phát triển các sản phẩm, dịch vụ đặc trưng, có chất lượng và giá trị gia tăng cao, có thương hiệu nổi bật. Khác với giai đoạn trước sự tập trung thể hiện trong cả quy mô và chất lượng để có những khu du lịch, điểm du lịch, sản phẩm du lịch có tầm cỡ, có tiếng vang. Quy hoạch phải gắn thế mạnh về tài nguyên du lịch các vùng miền với định hướng tập trung đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch; Tập trung phát triển các khu du lịch biển có tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu và có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Phát triển có trọng điểm, tập trung vào khai thác các sản phẩm đặc trưng vùng; phát triển các loại hình sản phẩm có thế mạnh nổi trội; tập trung đầu tư cho các khu du lịch quốc gia, tạo những đầu tầu cả về quy mô, tầm cỡ và chất lượng; Coi những đầu tàu về sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch và tuyến du lịch là những mũi nhọn, những “ngôi sao” dẫn dắt phát triển theo định hướng chiến lược; phát triển thị trường trọng điểm theo ưu tiên thị trường mục tiêu trên cơ sở kết quả nghiên cứu thị trường; hỗ trợ thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp du lịch mạnh, thương hiệu du lịch mạnh. c) Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế 55
  55. Quy hoạch các khu, điểm du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu khách quốc tế mà cả khách nội địa trong cùng một không gian phát triển. Nhìn chung sản phẩm du lịch không phân biệt thị trường về quốc tịch là khách quốc tế hay khách nội địa mà quan trọng hơn là nhu cầu của từng đối tượng khách khác nhau được đáp ứng khác nhau. Vì vậy sản phẩm du lịch được thiết kế cho khách quốc tế hay nội địa phụ thuộc chính vào nhu cầu, tính chất, mục đích chuyến đi và khả năng thanh toán. Trong giai đoạn tới tiếp tục phát huy vai trò dẫn đường khai phá bởi du lịch quốc tế và từng bước nâng vai trò nền tảng cơ sở của du lịch nội địa để thu hút và tăng thêm giá trị cho du lịch quốc tế; phát triển du lịch nội địa tạo sự ổn định trong bối cảnh có những biến động trên thị trường quốc tế đồng tới tạo cân đối phát triển giữa các vùng, miền. Việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá đều phải được tiến hành cả đối với thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Coi trọng thị trường khách du lịch quốc tế đến; duy trì tốt các thị trường truyền thống và thị trường có nguồn khách lớn; đảm bảo tăng trưởng ổn định lượng khách quốc tế đến Việt Nam, trong đó tập trung thu hút phân đoạn thị trường có khả năng chi trả cao, du lịch dài ngày. Đẩy mạnh khai thác hiệu quả và bền vững thị trường du lịch nội địa đáp ứng nhu cầu du lịch của nhân dân, vừa đạt mục tiêu kinh tế vừa góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, thể chất và ý thức tự tôn dân tộc; tăng cường hiểu biết, hữu nghị, đoàn kết, hợp tác giữa các địa phương, các dân tộc anh em. d) Phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường Quy hoạch phát triển du lịch gắn với quy hoạch bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là những di sản văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc các vùng, miền phải được coi trọng, gìn giữ và phát huy trở thành yếu tố hấp dẫn trong phát triển sản phẩm du lịch; coi giá trị văn hóa là cơ sở nền tảng của hoạt động du lịch. Do vậy hoạt động du lịch phải khuyến khích, tạo được động cơ và mối quan tâm tới công tác bảo tồn; tạo nguồn kinh phí cho bảo tồn từ nguồn thu nhập du lịch. Phát triển du lịch với trách nhiệm xã hội, tôn trọng 56
  56. văn hóa bản địa, tăng cường giao lưu và làm giàu văn hóa giữa các cộng đồng, vùng miền. Việc phát triển du lịch luôn gắn chặt với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Quy hoạch các khu, điểm du lịch, phát triển sản phẩm và tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch luôn tính tới yếu tố chủ quyền quốc gia, các khu quân sự, vấn đề an ninh biên giới, hải hảo; vấn đề an ninh, an toàn trong quá trình du lịch; vấn đề trật tự xã hội, thuần phong mỹ tục địa phương và giảm thiểu, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội do du lịch gây ra. Các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch đều cân nhắc tới những yếu tố xã hội này mới đảm bảo sự bền vững. Gắn với quan điểm phát triển bền vững, hoạt động du lịch vừa nhằm hướng đích phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống toàn dân là cơ sở góp phần ổn định xã hội, đảm bảo các yếu tố về kinh tế và đời sống xã hội. Trên cơ sở đó cũng thông qua hoạt động du lịch mà cải thiện hạ tầng, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và làm tăng vẻ đẹp cho đất nước và là cầu nối hoà bình, hữu nghị với các quốc gia trên thế giới. Xác định môi trường du lịch là yếu tố tạo sức hấp dẫn và giá trị thụ hưởng của hoạt động du lịch; Cảnh quan và môi trường du lịch là yếu tố sống còn của ngành du lịch. Vì vậy mọi chương trình hành động phát triển du lịch đều phải coi trọng các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. e) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của các vùng, miền trong cả nước. Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mà các yếu tố đầu vào và quá trình tiêu dùng du lịch gắn bó mật thiết với nhiều ngành, lĩnh vực. Xã hội hóa trong hoạt động du lịch cũng chính là xã hội hóa trong các ngành. Quy hoạch phát triển du lịch luông tạo hướng mở cho các ngành, các thành phần xã hội tham gia vào quá trình đầu tư, phát triển du lịch. Phát huy hiệu quả tính liên vùng, liên kết vùng và khu vực trong tổ chức không gian du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch. Mọi phương án phát triển du 57