Tài liệu Công ước quốc tế trong hàng hải
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Công ước quốc tế trong hàng hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_cong_uoc_quoc_te_trong_hang_hai.pdf
Nội dung text: Tài liệu Công ước quốc tế trong hàng hải
- Công ước quốc tế trong hàng hải
- Lêi nãi ®Çu Lời nói đầu Giới thiệu 1 Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS) 1974 đang có hiệu lực, đã được Hội nghị quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, do Tổ chức hàng hải quốc tế triệu tập, thông qua ngày 01 tháng 11 năm 1974, và có hiệu lực vào ngày 25 tháng 05 năm 1980. Công ước đã được bổ sung hai lần bằng các nghị định thư: .1 Nghị định thư được Hội nghị quốc tế về an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm tàu dầu thông qua ngày 17 tháng 02 năm 1978 (Nghị định thư 1978), có hiệu lực vào ngày 01 tháng 5 năm 1981; và .2 Nghị định thư được Hội nghị quốc tế về Hệ thống hài hoà kiểm tra và chứng nhận của các Thành viên Nghị định thư 1988 (Nghị định thư SOLAS 1988) thông qua ngày 11 tháng 11 năm 1988, có hiệu lực vào ngày 03 tháng 02 năm 2000 và đã thay thế và huỷ bỏ Nghị định thư 1978. 2 Đồng thời, SOLAS 1974 cũng được bổ sung bằng các nghị quyết được Uỷ ban An toàn hàng hải của IMO (MSC) họp mở rộng thông qua phù hợp với thủ tục ở điều VIII của SOLAS hoặc được các Hội nghị của các Chính phủ ký kết SOLAS thông qua, cũng được nêu ở điều VIII, gồm có: .1 Bổ sung sửa đổi 1981, được thông qua bằng nghị quyết MSC.1(XLV) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 09 năm 1984; .2 Bổ sung sửa đổi 1983, được thông qua bằng nghị quyết MSC.6(48) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 1986; .3 Bổ sung sửa đổi tháng 4 năm 1988, được thông qua bằng nghị quyết MSC.11(55) và có hiệu lực vào ngày 22 tháng 10 tháng 1989; .4 Bổ sung sửa đổi tháng 10 năm 1988, được thông qua bằng nghị quyết MSC.12(56) và có hiệu lực vào ngày 29 tháng 04 năm 1990; .5 Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 1988, được thông qua bằng nghị quyết số 1 của Hội nghị các Chính phủ ký kết Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, về Hệ thống thông tin an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu có hiệu lực vào ngày 01 tháng 02 năm 1992; .6 Bổ sung sửa đổi 1989, được thông qua bằng nghị quyết MSC.13(57) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 02 năm 1992; .7 Bổ sung sửa đổi 1990, được thông qua bằng nghị quyết MSC.19(58) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 02 năm 1992; .8 Bổ sung sửa đổi 1991, được thông qua bằng nghị quyết MSC.22(59) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1994; .9 Bổ sung sửa đổi tháng 4 năm 1992, được thông qua bằng nghị quyết MSC.24(60) và MSC.26(60), có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 năm 1994; v
- Lêi nãi ®Çu .10 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 1992, được thông qua bằng nghị quyết MSC.27(61) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 năm 1994; .11 Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 1994, được thông qua bằng nghị quyết MSC.31(63) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1996 (phụ lục 1) và vào ngày 01 tháng 07 năm 1998 (phụ lục 2); .12 Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 1994, được thông qua bằng nghị quyết số 1 của Hội nghị các Chính phủ ký kết Công ước SOLAS 1974, có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1996 (phụ lục 1) và vào ngày 01 tháng 07 năm 1998 (phụ lục 2); .13 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 1994, được thông qua bằng nghị quyết MSC.42(64) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 1996; .14 Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 1995, được thông qua bằng nghị quyết MSC.46(65) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1997; .15 Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 1995, được thông qua bằng nghị quyết số 1 của Hội nghị các Chính phủ ký kết Công ước SOLAS 1974, và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 1997; .16 Bổ sung sửa đổi tháng 06 năm 1996, được thông qua bằng nghị quyết MSC.47(66) và có hiệu lực vào ngày 01tháng 07 năm 1998; .17 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 1996, được thông qua bằng nghị quyết MSC.57(67) và có hiệu lực vào ngày 01tháng 07 năm 1998; .18 Bổ sung sửa đổi tháng 06 năm 1997, được thông qua bằng nghị quyết MSC.65(68) và có hiệu lực vào ngày 01tháng 07 năm 1999; .19 Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 1997, được thông qua bằng nghị quyết số 1 của Hội nghị các Chính phủ ký kết Công ước SOLAS 1974, và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 1999; .20 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 1998, được thông qua bằng nghị quyết MSC.69(69) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2002; .21 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 1999, được thông qua bằng nghị quyết MSC.87(71) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2001; .22 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2000, được thông qua bằng nghị quyết MSC.91(72) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2002; .23 Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 2000, được thông qua bằng nghị quyết MSC.99(73) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2002; .24 Bổ sung sửa đổi tháng 06 năm 2001, được thông qua bằng nghị quyết MSC.117(74) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2003; .25 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2002, được thông qua bằng nghị quyết MSC.123(75) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2004; .26 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2002, được thông qua bằng nghị quyết MSC.134(76) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2004; vi
- Lêi nãi ®Çu .27 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2002, được thông qua bằng nghị quyết 1 của Hội nghị các Chính phủ thành viên Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2004; .28 Bổ sung sửa đổi tháng 06 năm 2003, được thông qua bằng nghị quyết MSC.142(77) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006; .29 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2004, được thông qua bằng nghị quyết MSC.151(78) (quy định II-1/3-6), MSC.152(78) (chương III và IV và phụ chương của phụ lục) và MSC.153(78) (chương V), chúng sẽ có hiệu lực tương ứng vào các ngày 01 tháng 01 năm 2006, 01 tháng 07 năm 2006, và 01 tháng 07 năm 2006; .30 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2004, được thông qua bằng nghị quyết MSC.154(78) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006; .31 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2004, được thông qua bằng nghị quyết MSC.170(79) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006; .32 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2004, được thông qua bằng nghị quyết MSC.171(79) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006; và .33 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2005, được thông qua bằng nghị quyết MSC.194(80) và Phụ lục 1 của nghị quyết này có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2007; 3 Nghị định thư 1988 của SOLAS đã được sửa đổi bằng bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2000, được thông qua bằng nghị quyết MSC.92(72) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2002 và bằng bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2002, được thông qua bằng nghị quyết MSC.124(75). Các điều kiện để chúng có hiệu lực đã thoả mãn vào ngày 01 tháng 07 năm 2003 và các bổ sung sửa đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2004. Nghị định thư 1988 cũng được bổ sung sửa đổi bằng bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2004, được thông qua bằng nghị quyết MSC.154(78). Tại thời điểm thông qua Uỷ ban An toàn hàng hải xác định rằng các bổ sung sửa đổi này phải được xem là được chấp nhận vào ngày 01 tháng 01 năm 2006, trừ khi trước các ngày này có trên một phần ba các Thành viên Nghị định thư 1988 của SOLAS hoặc các Thành viên có tổng cộng tổng dung tích đội tàu buôn của họ chiếm không dưới 50% tổng cộng tổng dung tích đội tàu buôn toàn thế giới, có thông báo phản đối bổ sung sửa đổi này. Nếu các bổ sung sửa đổi này được chấp nhận, chúng sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006. vii
- Lêi nãi ®Çu Nội dung của ấn phẩm hợp nhất 4 Ấn phẩm này bao gồm nội dung hợp nhất của Công ước SOLAS 1974, Nghị định thư 1988 của SOLAS, và tất cả các bổ sung sửa đổi sau đó đến và gồm cả bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2002. Văn bản cuối cùng do Ban thư ký IMO biên soạn và với mục đích tạo ra sự dễ dàng cho việc tham khảo những quy định của SOLAS áp dụng từ 01 tháng 07 năm 2004. 5 Ấn phẩm này được chia làm hai phần: .1 Phần 1, bao gồm các điều khoản, các quy định và giấy chứng nhận của Công ước SOLAS 1974 và Nghị định thư 1988; và .2 Phần 2, bao gồm nội dung của nghị quyết A.883(21) về việc áp dụng toàn cầu và thống nhất hệ thống hài hoà kiểm tra và chứng nhận (HSSC); danh mục các giấy chứng nhận và hồ sơ* phải được lưu giữ trên tàu; và danh mục các nghị quyết của các hội nghị Chính phủ ký kết Công ước SOLAS và nội dung của quy định 12-2, chương II-1 của Công ước SOLAS. 6 Nhìn chung, các yêu cầu trong văn bản hợp nhất này có thể áp dụng cho tất cả các tàu, còn các quy định về đóng mới và trang bị áp dụng cho các tàu được đóng vào hoặc sau ngày được nêu trong mỗi quy định. Để xác định các quy định về kết cấu và trang bị áp dụng đối với các tàu đóng trước năm 2001, các văn bản trước đây của Công ước SOLAS 1974, Nghị định thư 1988 và các bổ sung sửa đổi phải được xem xét. Ví dụ, các quy định đặc biệt đối với các tàu khách hiện có chỉ nằm trong phần F, chương II-2 của Công ước nguyên bản SOLAS 1974 nhưng lại không nêu trong chương II-2 của bổ sung sửa đổi 1981 cũng như trong văn bản hợp nhất này. 7. Các điều khoản của chương I, phụ chương của phụ lục SOLAS 1974 đã được sửa đổi theo Nghị định thư 1988 của SOLAS được đánh dấu bằng ký hiệu P88. Không có ký hiệu như vậy nghĩa là các điều khoản của SOLAS 1974 đã được sửa đổi theo Nghị định thư 1978 của SOLAS, vì theo chương I của Công ước, các điều khoản này đã được thay thế và xoá bỏ bằng Nghị định thư 1988 của SOLAS bằng các bổ sung sửa đổi được thông qua sau đó. 8 Nhìn chung, ấn phẩm này đưa ra văn bản của SOLAS 1974 và Nghị định thư 1978 và bao gồm những thay đổi và bổ sung sửa đổi ở dạng văn bản chính thức. Đồng thời, có những thay đổi nhỏ về biên tập nhưng không làm thay đổi nội dung cơ bản, mục đích là để đạt được mức độ chính xác giữa Công ước SOLAS 1974 và Nghị định thư 1988 cùng các bổ sung sửa đổi. Cụ thể: * Danh mục các Giấy chứng nhận bao gồm những mô tả ngắn gọn về mục đích của tất cả các giấy chứng nhận và hồ sơ được nêu trong đó nhằm giúp cho các nhân viên trên bờ, các sỹ quan và thuyền trưởng trong việc đánh giá các giấy tờ và giấy chứng nhận cần thiết cho việc kiểm tra của Chính quyền cảng và thuận lợi cho hoạt động của tàu tại các cảng. viii
- Lêi nãi ®Çu .1 Trong khi hệ thống đánh số thập phân được dùng cho các mục và tiểu mục ở các quy định của chương II-1, II-2, III, IV, V, VI và VII được viết lại toàn bộ ở các bổ sung sửa đổi 1981, 1983, 1988 và 1991, thì hệ thống đánh số đang dùng vẫn được giữ nguyên trong chương I, và VIII; .2 Sử dụng dạng viết tắt khi tham khảo các quy định, các mục và các chương ở các văn bản được thông qua trong bổ sung sửa đổi 1981 và các bổ sung sửa đổi sau đó (ví dụ “quy định II-2/55.5”), trong khi đó hệ thống tham khảo nguyên bản dùng được giữ nguyên trong các quy định không được sửa đổi (ví dụ "Quy định 5 của chương này", "mục (a) của quy định này", ); .3 Thuật ngữ tấn tổng dung tích được thay bằng thuật ngữ tổng dung tích theo quan điểm của quyết định Đại hội đồng (nghị quyết A.493(XII)) cho rằng thuật ngữ tấn tổng dung tích sử dụng trong các hướng dẫn của IMO phải được hiểu có cùng ý nghĩa như tổng dung tích được định nghĩa theo Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển 1969; và .4 Các giá trị tính bằng đơn vị mét theo hệ thống SI, phù hợp với nghị quyết A.351(IX). Lời chú thích 9 Lời chú thích ở trong ấn phẩm hợp nhất này (theo như thông báo của MSC, không phải là một phần của Công ước nhưng được đưa vào để tiện tra cứu) dựa theo các bộ luật, các hướng dẫn và các khuyến nghị liên quan đến một văn bản cụ thể và được Ban thư ký cập nhật cho đến thời điểm xuất bản này. Đồng thời, các chú giải còn được đưa vào trên cơ sở các văn bản liên quan của các bộ luật, các hướng dẫn, các khuyến nghị và các quyết định khác của MSC. Trong mọi trường hợp, người đọc cần phải sử dụng những bản mới nhất của các nội dung cần được tham khảo, cần biết rằng các văn bản này có thể được sửa đổi hoặc thay thế bằng các nội dung cập nhật kể từ thời điểm xuất bản ấn phẩm hợp nhất này của Công ước SOLAS 1974, đã được sửa đổi. ix
- Môc lôc Mục lục Phần 1 Các điều khoản của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 2 Các điều khoản của Nghị định thư 1988 liên quan tới Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 10 Văn bản hợp nhất của phụ lục Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, và Nghị định thư 1988 có liên quan Chương I Quy định chung 15 Chương II-1 Kết cấu – Cơ cấu, phân khoang và ổn định, thiết bị động lực và thiết bị điện 34 Chương II-2 Kết cấu - Phòng cháy, phát hiện cháy và dập cháy 144 Chương III Phương tiện và trang bị trí cứu sinh 279 Chương IV Thông tin liên lạc vô tuyến điện 322 Chương V An toàn hàng hải 343 Chương VI Chở hàng 382 Chương VII Chở hàng nguy hiểm 390 Chương VIII Tàu hạt nhân 403 Chương IX Quản lý hoạt động an toàn tàu 407 Chương X Các biện pháp an toàn đối với tàu cao tốc 411 Chương XI-1 Các biện pháp đặc biệt để nâng cao an toàn hàng hải 414 Chương XI-2 Các biện pháp đặc biệt để nâng cao an ninh hàng hải 420 Chương XII Các biện pháp an toàn bổ sung đối với tàu chở hàng rời 433 Phụ chương Các giấy chứng nhận 444 x
- Môc lôc Phần 2 Phụ lục 1 Nghị quyết A.883(21): Thực hiện toàn cầu và thống nhất hệ thống hài hoà kiểm tra và chứng nhận (HSSC) 511 Phụ lục 2 Các giấy chứng nhận và hồ sơ yêu cầu lưu giữ trên tàu 516 Phụ lục 3 Danh mục các nghị quyết được các Hội nghị SOLAS thông qua 539 Phụ lục 4 Quy định 12-2 của chương II-1 SOLAS 542 xi
- SOLAS, 1974 Phần 1 1
- SOLAS, 1974 Các điều khoản của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 CÁC CHÍNH PHỦ KÝ KẾT MONG MUỐN nâng cao an toàn cho sinh mạng con người trên biển bằng cách thiết lập các nguyên tắc và quy định thống nhất cho mục đích đó trên cơ sở các thoả thuận chung, CHO RẰNG biện pháp tốt nhất để đạt được biện pháp đó là ký kết một Công ước thay thế Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1960, có quan tâm đến những tiến bộ về khoa học kỹ thuật kể từ khi Công ước đó được ký kết, ĐÃ THOẢ THUẬN những điều sau đây: Điều I Nghĩa vụ chung đối với Công ước (a) Các quốc gia ký kết có nghĩa vụ áp dụng các quy định của Công ước này và phụ lục kèm theo nó, phụ lục đó phải được coi như là một phần không thể tách rời của Công ước này. Tất cả những gì nói về Công ước cũng đồng thời nói về phụ lục đó. (b) Các Chính phủ ký kết có nghĩa vụ phải ban hành tất cả các luật lệ, thông tư, chỉ thị và quy phạm và tất cả các biện pháp cần thiết khác để thực hiện đầy đủ các quy định của Công ước này, nhằm đảm bảo rằng, theo quan điểm an toàn sinh mạng con người, tàu phù hợp với công dụng được ấn định của nó. Điều II Áp dụng Công ước này áp dụng cho các tàu treo cờ của các quốc gia mà Chính phủ của các quốc gia đó là Chính phủ ký kết. Điều III Các luật, quy định Các Chính phủ ký kết có nghĩa vụ thông báo và gửi cho Tổng thư ký của Tổ chức tư vấn hàng hải liên Chính phủ* (sau đây được gọi là "Tổ chức"): * Tên gọi của Tổ chức đã được đổi thành "Tổ chức hàng hải quốc tế" (IMO) theo các bổ sung sửa đổi của Công ước của Tổ chức có hiệu lực từ ngày 22 tháng 5 năm 1982. 2
- SOLAS, 1974 (a) Danh sách các tổ chức phi chính phủ, được uỷ quyền hành động thay mặt cho Chính phủ trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ sinh mạng con người trên biển, để phổ biến tới các Chính phủ ký kết và Chính phủ ký kết sẽ thông báo cho các quan chức của họ. (b) Văn bản về các luật, thông tư, chỉ thị và quy định được ban hành về các vấn đề khác nhau nằm trong phạm vi của Công ước này; (c) Đủ số lượng cần thiết các mẫu giấy chứng nhận ban hành theo các điều khoản của Công ước để gửi cho các Chính phủ ký kết nhằm mục đích thông báo cho các quan chức của họ. Điều IV Các trường hợp bất khả kháng (a) Tàu không bị ràng buộc bởi các điều khoản của Công ước này vào thời điểm bắt đầu một chuyến đi bất kỳ, thì không phải tuân thủ các điều khoản của Công ước này trong trường hợp có sự sai lệch bất kỳ khỏi hành trình dự định của nó do ảnh hưởng của thời tiết hoặc của bất kỳ trường hợp bất khả kháng nào khác. (b) Những người có mặt trên tàu vì lý do bất khả kháng hoặc do thuyền trưởng buộc phải thực hiện nhiệm vụ chuyên chở những người bị đắm tàu hoặc những người khác sẽ không được tính đến khi kiểm tra việc áp dụng bất kỳ điều khoản nào của Công ước này cho tàu. Điều V Chở người trong trường hợp khẩn cấp (a) Với mục đích sơ tán con người nhằm tránh mối nguy hiểm đang đe doạ sự an toàn tính mạng của họ, Chính phủ ký kết có thể cho phép tàu chuyên chở một số lượng người nhiều hơn số lượng người được Công ước này cho phép chở trên tàu trong các trường hợp khác. (b) Việc cho phép này không tước bỏ bất kỳ quyền kiểm tra nào theo Công ước này của các Chính phủ ký kết khác đối với các tàu này khi chúng vào cảng của họ. (c) Chính phủ ký kết tiến hành việc cho phép như vậy phải gửi thông báo về sự cho phép đó cùng với thuyết trình về hoàn cảnh cho phép đó cho Tổng thư ký của Tổ chức. Điều VI Các Hiệp ước và Công ước có từ trước (a) Giữa các Chính phủ ký kết, Công ước này thay thế và huỷ bỏ Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển được ký tại London ngày 17 tháng 6 năm 1960; 3
- SOLAS, 1974 (b) Tất cả các Hiệp ước, Công ước và Hiệp định khác có liên quan tới an toàn sinh mạng con người trên biển, hoặc các vấn đề có liên quan tới vấn đề này hiện đang có hiệu lực giữa các Chính phủ tham gia Công ước, vẫn tiếp tục hoàn toàn có hiệu lực theo thời hạn của chúng đối với: (i) Các tàu không áp dụng Công ước này, (ii) Các tàu áp dụng Công ước này nhưng đối với các vấn đề không được đề cập đến một cách rõ ràng; (c) Tuy nhiên, trong trường hợp các Hiệp ước, Công ước hoặc Hiệp định nói trên mâu thuẫn với các quy định của Công ước này thì các quy định của Công ước này được ưu tiên; (d) Tất cả các vấn đề không được đề cập tới trong Công ước này vẫn là đối tượng lập pháp của các Chính phủ ký kết. Điều VII Các quy phạm đặc biệt được soạn thảo trên cơ sở các thoả thuận Khi có các quy phạm đặc biệt, phù hợp với Công ước này, được soạn thảo trên cơ sở giữa tất cả hoặc một số Chính phủ ký kết thì các quy phạm đó phải được thông báo cho Tổng thư ký của Tổ chức để thông báo cho tất cả các Chính phủ ký kết biết. Điều VIII Bổ sung sửa đổi (a) Công ước này có thể được sửa đổi theo một trong các thủ tục được nêu ra ở mục dưới đây. (b) Các sửa đổi sau khi nghiên cứu trong nội bộ Tổ chức: (i) Bất cứ sửa đổi nào do một Chính phủ ký kết đề xuất phải được trình lên Tổng thư ký của Tổ chức là người sẽ thông báo về sửa đổi đó cho tất cả các thành viên của Tổ chức và cho tất cả các Chính phủ ký kết ít nhất là sáu tháng trước khi xem xét vấn đề đó. (ii) Bất cứ sửa đổi nào được đề xuất và thông báo như trên đều phải được chuyển tới Uỷ ban An toàn hàng hải của Tổ chức để nghiên cứu. (iii) Các Chính phủ ký kết của các quốc gia dù là thành viên của Công ước hay không đều có quyền tham gia vào công việc của uỷ ban An toàn hàng hải để nghiên cứu và thông qua các sửa đổi. 4
- SOLAS, 1974 (iv) Các sửa đổi phải được thông qua bằng đa số hai phần ba số các Chính phủ ký kết có mặt và biểu quyết trong uỷ ban an toàn hàng hải họp mở rộng như đã nêu trong tiểu mục (iii) của mục này (từ nay về sau gọi là "Uỷ ban An toàn hàng hải mở rộng") với điều kiện là ít nhất phải có một phần ba số Chính phủ ký kết có mặt khi biểu quyết. (v) Các sửa đổi bổ sung được thông qua như nêu ở tiểu mục (iv) của mục này phải được Tổng thư ký của Tổ chức thông báo cho toàn thể các Chính phủ ký kết để chấp nhận. (vi) (1) Việc sửa đổi một điều khoản của Công ước hoặc Chương I của Phụ lục phải được coi là được chấp nhận vào ngày nó được hai phần ba số Chính phủ ký kết chấp nhận. (2) Việc sửa đổi phụ lục, không phải Chương I, phải được coi là đã được chấp nhận: (aa) Sau hai năm kể từ ngày nó được thông báo cho các Chính phủ ký kết về việc chấp nhận; hoặc (bb) Sau khoảng thời gian nhất định khác nhưng không dưới một năm, nếu được quyết định vào thời điểm thông qua sửa đổi đó bởi đa số hai phần ba số Chính phủ ký kết có mặt và biểu quyết tại Ủy ban An toàn hàng hải mở rộng. Tuy nhiên, nếu trong thời gian nêu trên có trên một phần ba số Chính phủ ký kết hoặc các Chính phủ ký kết có tổng dung tích đội tàu buôn của họ không nhỏ hơn năm mươi phần trăm tổng dung tích đội tàu buôn thế giới, thông báo cho Tổng thư ký của Tổ chức rằng họ phản đối sửa đổi đó thì sửa đổi đề nghị đó phải được coi là không được chấp nhận. (vii) (1) Việc sửa đổi một điều khoản của Công ước hoặc cho chương I của phụ lục phải có hiệu lực đối với các Chính phủ ký kết đã chấp nhận nó, sau sáu tháng kể từ ngày mà nó được coi là đã được chấp nhận, riêng đối với mỗi Chính phủ ký kết đã chấp nhận nó sau ngày nói trên, thì thời điểm bắt đầu có hiệu lực sẽ là sáu tháng kể từ ngày mà Chính phủ ký kết đó chấp nhận nó. (2) Việc bổ sung sửa đổi phụ lục, trừ Chương I phải có hiệu lực sau sáu tháng kể từ ngày việc sửa đổi đó được coi là đã được chấp nhận đối với tất cả các Chính phủ ký kết trừ các Chính phủ đã phản đối việc sửa đổi đó theo tiểu mục (vi)(2) của mục này và không rút lại những phản đối đó. Tuy vậy, trước ngày quy định điều sửa đổi có hiệu lực, bất cứ một Chính phủ ký kết nào cũng có thể thông báo cho Tổng thư ký của Tổ chức biết rằng Chính phủ ký kết đó tự miễn cho mình 5
- SOLAS, 1974 khỏi sự áp dụng sửa đổi đó trong một thời gian không quá một năm kể từ ngày sửa đổi đó có hiệu lực hoặc trong một thời hạn dài hơn do đa số hai phần ba số các Chính phủ ký kết có mặt và biểu quyết trong Ủy ban An toàn hàng hải mở rộng quyết định vào thời điểm thông qua việc sửa đổi. (c) Sửa đổi bằng hội nghị: (i) Theo yêu cầu của một Chính phủ ký kết được ít nhất một phần ba số các Chính phủ ký kết tán thành, tổ chức phải triệu tập một hội nghị các Chính phủ ký kết để xem xét các sửa đổi của Công ước này. (ii) Tất cả các sửa đổi được hội nghị này thông qua với đa số hai phần ba số các Chính phủ ký kết có mặt và biểu quyết, phải được Tổng thư ký của Tổ chức thông báo cho tất cả các Chính phủ ký kết để chấp nhận. (iii) Trừ khi hội nghị đó quyết định khác, sửa đổi đó phải được coi là được chấp nhận và có hiệu lực phù hợp với các thủ tục nêu trong các mục (b)(vi) và (b)(vii) của điều khoản này, với điều kiện là trong các mục này những gì nói về Uỷ ban An toàn hàng hải mở rộng phải được coi như có nghĩa là nói về hội nghị. (d) (i) Chính phủ ký kết đã chấp nhận một sửa đổi cho Phụ lục đã có hiệu lực không được phép gia hạn các giấy chứng nhận theo Công ước này được cấp cho tàu của quốc gia mà Chính phủ của quốc gia đó, theo các nội dung ở tiểu mục (b)(vi)(2) của điều khoản này đã phản đối sự sửa đổi đó và đã không rút lại sự phản đối đó, nhưng ở đây chỉ đề cập tới các giấy chứng nhận mà sửa đổi đó nói đến. (ii) Chính phủ ký kết đã chấp nhận một sửa đổi cho Phụ lục và điều sửa đổi đó đã có hiệu lực, phải gia hạn các giấy chứng nhận theo Công ước này được cấp cho các tàu mang cờ của quốc gia mà Chính phủ của quốc gia đó, theo các nội dung ở tiểu mục (b)(vii)(2) của điều khoản này, đã thông báo cho Tổng thư ký của tổ chức rằng Chính phủ đó tự miễn cho mình khỏi phải thực hiện sửa đổi đó. (e) Trừ khi được quy định khác đi, bất cứ sửa đổi nào cho Công ước này được thực hiện theo điều khoản này, có liên quan đến kết cấu của tàu, chỉ được áp dụng cho các tàu có sống chính được đặt hoặc ở giai đoạn đóng mới tương tự vào hoặc sau ngày sửa đổi có hiệu lực. 6
- SOLAS, 1974 (f) Bất cứ tuyên bố nào về việc chấp nhận, hoặc phản đối, một sửa đổi hoặc bất cứ một thông báo nào được đưa ra theo tiểu mục (b)(vii)(2) của điều này phải được đệ trình bằng văn bản cho Tổng thư ký của Tổ chức để thông báo tới tất cả các Chính phủ ký kết về vấn đề được báo cáo và ngày nhận được. (g) Tổng thư ký của Tổ chức phải thông báo cho tất cả các Chính phủ ký kết về các sửa đổi có hiệu lực theo điều khoản này và ngày có hiệu lực của từng sửa đổi. Điều IX Ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, thông qua và tán thành (a) Công ước được để nghỏ cho việc ký kết tại trụ sở trung ương của Tổ chức từ ngày 1 tháng 11 năm 1974 đến 1 tháng 7 năm 1975 và từ đó trở đi sẽ được để nghỏ để tán thành. Các Quốc gia có thể trở thành thành viên của Công ước này bằng cách: (i) Ký kết không bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua; hoặc (ii) Ký kết có bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua; hoặc (iii) Tán thành. (b) Sự phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành phải được thực hiện bằng việc gửi văn bản lên Tổng thư ký của Tổ chức. (c) Tổng thư ký của Tổ chức phải thông báo tới tất cả các Quốc gia đã ký kết hoặc tán thành Công ước này về việc ký kết hoặc về việc gửi văn bản phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành và ngày gửi các văn bản đó. Điều X Ngày có hiệu lực (a) Công ước này có hiệu lực sau mười hai tháng kể từ ngày có ít nhất hai lăm quốc gia, mà tổng dung tích đội tàu buôn của các quốc gia đó không nhỏ hơn năm mươi phần trăm tổng dung tích đội tàu buôn thế giới, trở thành thành viên của Công ước này phù hợp với điều IX. (b) Các văn bản phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành được gửi cho Tổng thư ký của Tổ chức sau ngày Công ước này có hiệu lực thì sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày gửi văn bản. 7
- SOLAS, 1974 (c) Sau ngày mà sửa đổi cho Công ước này được coi là được chấp nhận theo điều VIII, bất cứ văn bản phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành nào được gửi cho Tổng thư ký của Tổ chức phải áp dụng theo Công ước đã được sửa đổi. Điều XI Huỷ bỏ (a) Công ước này có thể được bất kỳ Chính phủ ký kết nào huỷ bỏ vào bất kỳ thời điểm nào sau năm năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực đối với Chính phủ đó. (b) Việc huỷ bỏ được thực hiện bằng việc gửi văn bản huỷ bỏ cho Tổng thư ký của Tổ chức, là người sẽ thông báo cho tất cả các Chính phủ ký kết khác về những văn bản huỷ bỏ đã nhận được và ngày nhận được văn bản đó cũng như ngày mà những huỷ bỏ này có hiệu lực. (c) Việc huỷ bỏ được thực hiện sau một năm hoặc sau một thời gian dài hơn nếu thời hạn đó được nêu trong văn bản huỷ bỏ, kể từ ngày Tổng thư ký của Tổ chức nhận được văn bản này. Điều XII Lưu giữ và đăng ký (a) Công ước này phải được Tổng thư ký của Tổ chức lưu giữ; Tổng thư ký của Tổ chức phải chuyển các bản sao chính xác được xác nhận cho Chính phủ của tất cả các Quốc gia đã ký kết hoặc thừa nhận Công ước này. (b) Ngay sau khi Công ước này có hiệu lực, văn bản của nó phải được Tổng thư ký của Tổ chức gửi cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc để đăng ký và công bố phù hợp với điều 102 của Hiến chương Liên hiệp quốc. Điều XIII Ngôn ngữ Công ước này được lập thành các bản sao riêng bằng tiếng Trung quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha, các bản này có giá trị ngang nhau. Các bản dịch chính thức bằng tiếng A Rập, Đức và Italia phải được chuẩn bị và lưu giữ cùng với bản gốc đã được ký. 8
- SOLAS, 1974 ĐỂ XÁC NHẬN điều nói trên, những người ký tên dưới đây* được Chính phủ của họ uỷ nhiệm toàn quyền cho mục đích này, đã ký vào Công ước này. THỰC HIỆN TẠI LONDON ngày một tháng mười một năm một ngàn chín trăm bảy mươi tư. * Không đưa các chữ ký vào văn bản này. 9
- NghÞ ®Þnh th− 1988 Nghị định thư 1988 liên quan của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 CÁC THÀNH VIÊN CỦA NGHỊ ĐỊNH THƯ NÀY, VỚI TƯ CÁCH là các thành viên của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, thực hiện tại London ngày 01 tháng 11 năm 1974, THỪA NHẬN việc cần thiết phải đưa các điều khoản về kiểm tra và cấp giấy chứng nhận vào Công ước nêu trên theo hệ thống hài hoà cùng với các văn kiện quốc tế khác, CHO RẰNG mục đích này có thể đạt được tốt nhất là bằng cách ký kết một Nghị định thư liên quan tới Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, ĐÃ THOẢ THUẬN điều sau đây: Điều I Nghĩa vụ chung 1 Các thành viên của Nghị định thư này có nghĩa vụ áp dụng có hiệu quả các quy định của Nghị định thư và các phụ lục kèm theo, nó được coi như một phần không thể tách rời của Nghị định thư này. Tất cả những điều nói về nghị định thư đồng thời cũng có nghĩa là nói về phụ lục đó. 2 Tàu của nước là thành viên của Nghị định thư này khi áp dụng các quy định của Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 cũng như bổ sung (sau đây gọi là "Công ước") sẽ phải áp dụng cả những bổ sung và sửa đổi nêu trong nghị định thư này. 3 Đối với những tàu của quốc gia không phải là thành viên của Công ước và nghị định thư này thì các thành viên của Nghị định thư này sẽ áp dụng những yêu cầu của Công ước và Nghị định thư này đến mức độ cần thiết để đảm bảo rằng những tàu như vậy sẽ không được đối xử thiện chí hơn nữa. Điều II Điều ước trước 1 Đối với những thành viên của Nghị định thư này, Nghị định thư này thay thế cho Nghị định thư 78 liên quan của Công ước. 2 Bất kể các quy định khác của Nghị định thư này, giấy chứng nhận hiện hành bất kỳ được cấp theo và phù hợp với các quy định của Công ước và phụ bản hiện hành bất kỳ của giấy chứng nhận như vậy, được cấp theo và phù hợp với các quy định của Nghị định thư 1978 của Công ước khi Nghị định thư này 10
- NghÞ ®Þnh th− 1988 có hiệu lực đối với các Thành viên đã cấp giấy chứng nhận hoặc phụ bản, sẽ vẫn có hiệu lực đến ngày hết hạn theo quy định của Công ước và Nghị định thư 1978 liên quan của Công ước. 3 Thành viên của Nghị định thư này không được cấp các giấy chứng nhận theo và phù hợp với Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974, được thông qua ngày 1 tháng 11 năm 1974. Điều III Thông tin liên lạc Các thành viên của Nghị định thư này có trách nhiệm liên lạc và gửi cho Tổng thư ký Tổ chức Hàng hải quốc tế (sau đây gọi là "Tổ chức"): (a) các văn bản luật, thông tư, chỉ thị và quy định được ban hành về các vấn đề khác nhau nằm trong phạm vi của Nghị định này; (b) một bản danh sách các thanh tra viên được chỉ định hoặc các tổ chức được công nhận thực hiện các công việc thay mặt Chính quyền hàng hải giải quyết các việc về an toàn sinh mạng con người trên biển để thông báo tới các Thành viên về những thông tin cần thiết từ các cán bộ của họ và thông báo cho tổ chức về các điều kiện và trách nhiệm cụ thể được uỷ quyền cho các thanh tra viên được chỉ định hoặc các tổ chức được công nhận; và (c) số lượng đủ các biểu mẫu giấy tờ, giấy chứng nhận của mình cấp theo các quy định của Nghị định thư này. Điều IV Ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, thông qua và tán thành 1 Nghị định thư này sẽ được để nghỏ để các nước ký kết tại trụ sở chính của Tổ chức từ 1 tháng 3 năm 1989 đến ngày 28 tháng 2 năm 1990 và từ đó sẽ để nghỏ để tán thành. Theo quy định của mục 3, các quốc gia có thể trở thành thành viên của Nghị định này bằng cách: (a) ký kết không bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua; hoặc (b) ký kết có bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua rồi sau đó phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua; hoặc (c) tán thành. 2 Việc phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành sẽ có hiệu lực bằng cách các quốc gia phải gửi văn bản tới Tổng thư ký của Tổ chức. 11
- NghÞ ®Þnh th− 1988 3 Chỉ những quốc gia nào ký mà không bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành Công ước này mới có thể ký Nghị định thư này không bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận thông qua hoặc tán thành. Điều V Hiệu lực 1 Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày cả hai điều kiện sau thoả mãn: (a) không ít hơn 15 quốc gia với đội tàu có tổng dung tích không ít hơn 50% tổng dung tích đội tàu quốc tế trở thành thành viên của Nghị định thư theo điều IV, và (b) điều kiện bắt đầu có hiệu lực của Nghị định thư 1988 liên quan của Công ước quốc tế về mạn khô, 1966 đã thoả mãn, với điều kiện Nghị định thư này không có hiệu lực trước ngày 1 tháng 2 năm 1992. 2 Đối với các quốc gia gửi văn bản phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành Nghị định thư này sau khi các điều kiện để Nghị định thư có hiệu lực đã thoả mãn những trước ngày có hiệu lực, thì ngày có hiệu lực được lấy là ngày có hiệu lực của Nghị định thư này hoặc chậm sau 3 tháng kể từ ngày gửi văn bản tới Tổ chức, lấy ngày muộn hơn. 3 Các văn bản phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành được gửi đi sau ngày Nghị định thư này có hiệu lực sẽ có hiệu lực sau 3 tháng kể từ ngày gửi văn bản. 4 Sau ngày có sửa đổi bổ sung cho Nghị định thư này được coi là đã được chấp nhận theo điều VI, thì bất kỳ văn bản nào về phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành được gửi đi đều được áp dụng theo Nghị định thư này đã sửa đổi. Điều VI Sửa đổi Thủ tục sửa đổi đưa ra trong điều VIII của Công ước này phải được áp dụng để sửa đổi đối với Nghị định thư này, với điều kiện: (a) thực hiện theo điều khoản của Công ước và các Chính phủ thành viên nghĩa là thực hiện theo Nghị định thư này và các thành viên của nghị định thư này tương ứng; 12
- NghÞ ®Þnh th− 1988 (b) những sửa đổi cho các điều của Nghị định thư này và cho Phụ lục của nó phải được thông qua và có hiệu lực phù hợp với thủ tục áp dụng sửa đổi cho những điều của Công ước hoặc chương I của Phụ lục; và (c) những sửa đổi của phụ chương của Phụ lục của Nghị định thư này có thể được thông qua và có hiệu lực phù hợp với các thủ tục áp dụng những sửa đổi của Phụ lục Công ước không phải chương I. Điều VII Huỷ bỏ 1 Nghị định thư này có thể bị huỷ bỏ bởi bất kỳ Thành viên nào vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian 5 năm kể từ ngày Nghị định thư này bắt đầu có hiệu lực đối với Thành viên đó. 2 Việc huỷ bỏ phải được thực hiện bằng cách gửi văn bản huỷ bỏ cho Tổng thư ký của Tổ chức. 3 Việc huỷ bỏ sẽ được thực hiện sau một năm hoặc sau một thời gian dài hơn nếu như thời hạn đó đã nêu trong văn bản, kể từ ngày Tổng thư ký của Tổ chức nhận được văn bản đó. 4 Việc thành viên huỷ bỏ Công ước cũng coi như là thành viên đó huỷ bỏ Nghị định thư này. Việc huỷ bỏ như thế sẽ có hiệu lực cùng ngày huỷ bỏ Công ước có hiệu lực theo điều XI mục (c) của Công ước. Điều VIII Bảo quản 1 Nghị định thư này sẽ do Tổng thư ký Tổ chức bảo quản (sau đây gọi là "người bảo quản"). 2 Người bảo quản phải: (a) thông báo cho tất cả các nước đã ký hoặc tán thành Nghị định thư này biết về: (i) mỗi việc ký kết mới hoặc gửi văn bản phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành cùng ngày tháng của nó; (ii) ngày bắt đầu có hiệu lực của Nghị định thư này; (iii) việc gửi bất kỳ văn bản huỷ bỏ Nghị định thư này kèm theo ngày nhận được văn bản và ngày huỷ bỏ bắt đầu có hiệu lực; 13
- NghÞ ®Þnh th− 1988 (b) gửi các bản sao được xác nhận của Nghị định thư này cho tất cả các quốc gia đã ký hoặc tán thành Nghị định thư này. 3 Ngay khi Nghị định thư này bắt đầu có hiệu lực, người bảo quản phải gửi một bản sao chính thức đã được xác nhận cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc để đăng ký và công bố phù hợp điều 102 của Hiến chương Liên hiệp quốc. Điều IX Ngôn ngữ Nghị định thư này được lập thành một bản chính bằng tiếng A Rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha, các bản này có giá trị như nhau. Các bản dịch chính thức bằng tiếng Italia phải được chuẩn bị và bảo quản cùng với bản gốc đã được ký. THỰC HIỆN TẠI LUÂN ĐÔN ngày 11 tháng 11 năm 1988. XÁC NHẬN NHỮNG ĐIỀU NÊU TRÊN, những người ký tên dưới đây* được Chính phủ của mình uỷ quyền ký Nghị định thư này. * Không đưa các chữ ký vào văn bản này. 14
- Ch−¬ng I Văn bản hợp nhất của phụ lục Công ước SOLAS 1974 CHƯƠNG I Quy định chung Phần A - Phạm vi áp dụng, các định nghĩa, 1 Phạm vi áp dụng 17 2 Các định nghĩa 17 3 Các trường hợp ngoại lệ 18 4 Miễn giảm 18 5 Thay thế tương đương 19 Phần B - Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận P88 6 Giám sát và kiểm tra 20 P88 7 Kiểm tra tàu khách 21 P88 8 Kiểm tra trang thiết bị cứu sinh và các thiết bị khác của tàu hàng 22 P88 9 Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện của tàu hàng 24 P88 10 Kiểm tra kết cấu, thiết bị động lực và trang thiết bị của tàu hàng 24 P88 11 Duy trì các trạng thái sau kiểm tra 26 P88 12 Cấp hoặc xác nhận các giấy chứng nhận 27 P88 13 Giấy chứng nhận do Chính phủ khác cấp hoặc xác nhận 28 P88 14 Thời hạn và hiệu lực của các giấy chứng nhận 28 P88 15 Mẫu các giấy chứng nhận và danh mục trang thiết bị 31 P88 16 Tính sẵn sàng của các giấy chứng nhận và danh mục trang thiết bị 31 17 Chấp nhận các giấy chứng nhận 31 18 Phụ bản của giấy chứng nhận 31 P88 19 Kiểm soát 32 20 Đặc quyền 32 15
- Ch−¬ng I Phần C - Tai nạn 21 Tai nạn 33 16
- Ch−¬ng I Phần A Phạm vi áp dụng, các định nghĩa, Quy định 1 Phạm vi áp dụng (a) Trừ khi có quy định khác, Công ước này chỉ áp dụng cho các tàu hoạt động tuyến quốc tế. (b) Các cấp tàu trong từng chương sẽ được định nghĩa chính xác hơn và phạm vi áp dụng cũng sẽ được nêu rõ trong từng chương đó. Quy định 2 Các định nghĩa Các định nghĩa sau đây được áp dụng cho Công ước này, trừ các trường hợp được quy định đặc biệt khác: (a) Các quy định có nghĩa là các quy định được nêu trong phụ lục này của Công ước này. (b) Chính quyền hàng hải có nghĩa là Chính phủ của quốc gia mà tàu mang cờ. (c) Được duyệt có nghĩa là được Chính quyền hàng hải chấp nhận. (d) Chuyến đi quốc tế có nghĩa là một chuyến đi từ một nước có áp dụng Công ước này đến một cảng ngoài nước đó, hoặc ngược lại. (e) Hành khách là những người trừ: (i) Thuyền trưởng và thuyền viên hoặc những người khác được thuê hoặc có công việc nào đó trên tàu có liên quan đến hoạt động của tàu, hoặc (ii) Trẻ em dưới một tuổi. (f) Tàu khách là tàu chở trên 12 hành khách. (g) Tàu hàng là tàu không phải là tàu khách. (h) Tàu dầu là tàu hàng được đóng hoặc được trang bị để chở xô hàng lỏng dễ bắt lửa. (i) Tàu đánh cá là tàu được dùng để đánh bắt cá, cá voi, hải cẩu, cá moóc hoặc các nguồn hải sản khác. (j) Tàu hạt nhân là tàu được trang bị thiết bị động lực hoạt động bằng năng lượng hạt nhân. 17
- Ch−¬ng I P88 (k) Tàu mới là tàu có sống chính được đặt hoặc đang ở giai đoạn đóng mới tương tự vào hoặc sau ngày 25.05.1980. (l) Tàu hiện có là tàu không phải là tàu mới. (m) Một hải lý là 1.852 mét hoặc 6.080 ft. P88 (n) Ngày đến hạn là ngày và tháng hàng năm tương ứng với ngày hết hiệu lực của giấy chứng nhận liên quan. Quy định 3 Các trường hợp ngoại lệ (a) Các quy định này, trừ các trường hợp được quy định đặc biệt khác, không áp dụng cho: (1) Tàu chiến và tàu chở quân; (2) Tàu hàng có tổng dung tích nhỏ hơn 500; (3) Tàu có thiết bị đẩy không phải là thiết bị cơ giới; (4) Tàu gỗ có kết cấu thô sơ; (5) Tàu du lịch không hoạt động thương mại; (6) Tàu cá. (b) Trừ trường hợp được quy định đặc biệt trong chương V, các quy định này không được áp dụng cho các tàu chỉ hoạt động trên các hồ lớn ở Bắc Mỹ và trên sông St. Lawrence lên qua phía đông của đường thẳng kẻ từ mũi Rosier cho đến mũi West Point đảo Anticosti và quá lên phía bắc từ đảo Anticosti đến kinh tuyến 63o. Quy định 4 Miễn giảm* (a) Con tàu mà thông thường không thực hiện các chuyến đi quốc tế, nhưng trong những hoàn cảnh đặc biệt cần thiết phải thực hiện một chuyến đi quốc tế, thì có thể được Chính quyền hàng hải miễn giảm cho không phải thực hiện một yêu cầu nào của Công ước này, với điều kiện là nó thoả mãn các yêu cầu về an toàn mà theo ý kiến của Chính quyền hàng hải thì những yêu cầu về an toàn đó là đủ để thực hiện chuyến đi đó. * Tham khảo SLS.14/Circ.115 đã sửa đổi về việc cấp các giấy chứng nhận miễn giảm theo Công ước SOLAS 1974 và các bổ sung sửa đổi của nó. 18
- Ch−¬ng I (b) Chính quyền hàng hải có thể miễn giảm cho một con tàu nào đó, có các nét đặc trưng của chủng loại mới, khỏi các yêu cầu của chương II-1, II-2, III và IV của Công ước này, nếu việc áp dụng các yêu cầu đó gây trở ngại nghiêm trọng đến việc nghiên cứu phát triển nét đặc trưng này và cho việc hợp nhất chúng trong các con tàu thực hiện các chuyến đi quốc tế. Tuy vậy, những tàu này vẫn phải thoả mãn các yêu cầu về an toàn mà theo ý kiến của Chính quyền hàng hải đó là đầy đủ để con tàu thực hiện đúng chức năng đã định trước của nó và đảm bảo tính an toàn của con tàu và được Chính phủ của các nước mà con tàu sẽ ghé vào chấp nhận. Chính quyền hàng hải đã cho phép các miễn giảm như vậy, phải thông báo cho Tổ chức biết cụ thể chi tiết về các lý do miễn giảm để Tổ chức thông báo cho các Chính phủ ký kết biết về các điều đó. Quy định 5 Thay thế tương đương (a) Trong các trường hợp, khi các quy định này yêu cầu phải lắp đặt hoặc có trên tàu một dụng cụ, vật liệu, thiết bị hay máy móc đặc biệt hoặc một kiểu nào đó của chúng, hoặc yêu cầu phải tiến hành một biện pháp nào đó, thì Chính quyền hàng hải có thể thay thế vào đó những dụng cụ, vật liệu, thiết bị hoặc máy móc khác, hoặc một kiểu nào khác của chúng, hoặc tiến hành một biện pháp khác với điều kiện rằng Chính quyền hàng hải này phải bằng thử nghiệm tương ứng hoặc bằng một phương pháp nào khác tin tưởng được rằng các dụng cụ, vật liệu, thiết bị hoặc máy móc thay thế hoặc một kiểu thay thế của chúng hoặc biện pháp thay thế ít nhất phải có hiệu quả tương đương với những điều mà quy định này yêu cầu. (b) Bất cứ một Chính quyền hàng hải nào đã cho phép thay thế dụng cụ, vật liệu, thiết bị hoặc máy móc hoặc kiểu tương đương, hoặc các biện pháp thay thế phải thông báo cho Tổ chức về các đặc tính của các vật thay thế đó cùng với báo cáo về các chi tiết cụ thể của sự thay thế đó cùng với báo cáo về các thử nghiệm đã được tiến hành và Tổ chức phải thông báo các đặc tính đó cho các Chính phủ ký kết khác để thông báo cho các quan chức của họ. 19
- Ch−¬ng I Phần B Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận* P88 Quy định 6 Giám sát và kiểm tra (a) Việc giám sát và kiểm tra các tàu trong phạm vi thực hiện các yêu cầu trong các quyềnịnh này và việc miễn giảm phải do các thanh tra viên của Chính quyền hàng hải thực hiện. Tuy vậy, Chính quyền hàng hải có thể ủy nhiệm việc quyềnsát và kiểm tra đó cho các thanh tra viên được họ chỉ định để làm công việc này hoặc cho các tổ chức được họ công nhận. (b) Chính quyền hàng hải khi cử thanh tra viên hoặc công nhận những tổ chức thực hiện việc giám sát và kiểm tra những nội dung đưa ra ở mục (a) phải trao quyền tối thiểu cho họ thực hiện các việc: (i) Yêu cầu sửa chữa đối với tàu; (ii) Thực hiện các đợt giám sát và kiểm tra theo yêu cầu của Chính quyền cảng. Chính quyền hàng hải phải thông báo cho Tổ chức biết về trách nhiệm cụ thể và quyền hạn đã uỷ quyền cho các thanh tra viên được chỉ định hoặc các Tổ chức được công nhận. (c) Khi thanh tra viên được chỉ định hoặc tổ chức được công nhận xác định rằng trạng thái của con tàu hoặc trang thiết bị của nó về bản chất không phù hợp với các số liệu ghi trong giấy chứng nhận, hoặc tàu không đủ điều kiện đi biển vì có nguy hiểm cho tàu hoặc người trên tàu, thì ngay lập tức thanh tra viên hoặc tổ chức đó phải đảm bảo rằng các biện pháp khắc phục đã được thực hiện và đồng thời phải thông báo cho Chính quyền hàng hải biết. Nếu biện pháp khắc phục như vậy chưa được thực hiện thì phải thu hồi giấy chứng nhận và báo ngay cho Chính quyền hàng hải biết, và nếu tàu đó đang đậu tại cảng của Thành viên khác thì cũng phải báo ngay cho Chính quyền cảng đó biết. Sau khi người có trách nhiệm của Chính quyền hàng hải, thanh tra viên được chỉ định hoặc tổ chức được công nhận, đã thông báo cho Chính quyền cảng thì Chính phủ của nước có cảng đó phải tạo cho các quan chức của Chính quyền hàng hải, thanh tra viên được chỉ định hoặc tổ chức được công nhận nói trên sự giúp đỡ cần thiết để họ thực hiện được trách nhiệm của mình theo quy định này. Nếu có thể áp dụng được, Chính phủ của nước có cảng phải đảm bảo rằng tàu đó không được tiếp tục hành trình đến khi nó có thể ra biển hoặc rời cảng đó để đến xưởng sửa chữa thích hợp mà không có nguy hiểm đe dọa tàu hoặc người trên tàu. * Tham khảo “Thực hiện toàn cầu và thống nhất hệ thống hài hoà kiểm tra và chứng nhận (HSSC)” và “Hướng dẫn sửa đổi kiểm tra theo hệ thống hài hoà kiểm tra và chứng nhận” được Tổ chức thông qua bằng nghị quyết A.883(21) và A.948(23) tương ứng. 20
- Ch−¬ng I (d) Trong mọi trường hợp, Chính quyền hàng hải phải hoàn toàn đảm bảo tính chất đầy đủ và tính hiệu quả của các đợt giám sát và kiểm tra và phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để thoả mãn nghĩa vụ này. P88 Quy định 7 Kiểm tra tàu khách* (a) Tàu khách phải qua các đợt kiểm tra dưới đây: (i) Kiểm tra lần đầu trước khi đưa tàu vào sử dụng; (ii) Kiểm tra cấp mới mười hai tháng một lần, trừ trường hợp áp dụng quy định 14(b), (e), (f) và (g); (iii) Kiểm tra bổ sung khi cần thiết. (b) Các đợt kiểm tra nêu trên phải được tiến hành như sau: (i) Kiểm tra trước khi đưa tàu vào sử dụng bao gồm kiểm tra toàn bộ kết cấu của tàu, các máy móc và trang thiết bị, kể cả phần ngoài của đáy tàu, kiểm tra bên ngoài và bên trong các nồi hơi. Việc kiểm tra này phải đảm bảo rằng các trang thiết bị, vật liệu và kích thước các chi tiết kết cấu của tàu, nồi hơi, các bình chịu áp lực khác cùng các phụ tùng của chúng, các máy chính và máy phụ, thiết bị điện, thiết bị vô tuyến điện, kể cả các thiết bị được sử dụng trên các phương tiện cứu sinh, thiết bị phòng cháy, hệ thống và trang bị an toàn chống cháy, trang bị và phương tiện cứu sinh, thiết bị hàng hải, ấn phẩm hàng hải, phương tiện cho hoa tiêu lên tàu và các trang thiết bị khác thoả mãn hoàn toàn các yêu cầu này và các yêu cầu của luật lệ, sắc lệnh, chỉ thị và quy định do Chính quyền hàng hải ban hành đối với những hoạt động dự định của tàu. Việc kiểm tra này cũng phải đảm bảo rằng chất lượng chế tạo tất cả các phần của tàu và trang thiết bị của tàu là thoả mãn về mọi mặt, rằng con tàu được trang bị các đèn hiệu, vật hiệu, thiết bị âm hiệu và tín hiệu tai nạn phù hợp với các yêu cầu của Công ước này và của Quy tắc quốc tế về tránh va trên biển đang hiện hành. (ii) Kiểm tra cấp mới phải bao gồm kiểm tra kết cấu, nồi hơi và các bình chịu áp lực khác, máy móc và thiết bị kể cả bên ngoài đáy tàu. Việc kiểm tra này phải đảm bảo rằng tàu, liên quan đến kết cấu, nồi hơi, các bình chịu áp lực khác cùng các phụ tùng của chúng, các máy chính và máy phụ, thiết bị điện, thiết bị vô tuyến điện, kể cả các thiết bị được sử dụng trên các phương tiện cứu sinh, thiết bị phòng cháy, hệ thống và trang bị an toàn chống cháy, * Tham khảo Nghị quyết A.794(19) về giám sát và kiểm tra tàu khách ro-ro và MSC/Circ.956, Hướng dẫn kiểm tra bất thường các tàu khách ro-ro bởi quốc gia tàu treo cờ. 21
- Ch−¬ng I trang bị và phương tiện cứu sinh, thiết bị hàng hải, ấn phẩm hàng hải, phương tiện cho hoa tiêu lên tàu và các trang thiết bị khác thoả mãn hoàn toàn các yêu cầu này và các yêu cầu của luật lệ, sắc lệnh, chỉ thị và quy định do Chính quyền hàng hải ban hành đối với những hoạt động tàu dự định. Việc kiểm tra này cũng phải đảm bảo rằng chất lượng chế tạo tất cả các phần của tàu và trang thiết bị của tàu là thoả mãn về mọi mặt, rằng con tàu được trang bị các đèn hiệu, vật hiệu, thiết bị âm hiệu và tín hiệu tai nạn phù hợp với các yêu cầu của Công ước này và của Quy tắc quốc tế về tránh va trên biển đang hiện hành. (iii) Kiểm tra bổ sung tổng thể hoặc từng phần, tuỳ theo từng trường hợp, phải được thực hiện sau khi sửa chữa các khuyết tật được phát hiện qua các đợt kiểm tra được đưa ra ở quy định 11 của chương này hoặc khi đã tiến hành các đợt sửa chữa hoặc thay thế quan trọng. Đợt kiểm tra này phải đảm bảo để tin tưởng rằng các sửa chữa hoặc thay thế cần thiết đã được tiến hành có chất lượng, rằng vật liệu và việc thực hiện các sửa chữa hoặc thay thế đó là thoả mãn về mọi mặt và rằng con tàu về mọi mặt là thoả mãn các yêu cầu của Công ước này, của Quy tắc tránh va trên biển đang hiện hành và của các luật lệ, sắc lệnh, chỉ thị và quy định do Chính quyền hàng hải ban hành trên cơ sở của Công ước này. (c) (i) Các luật lệ, sắc lệnh, chỉ thị và quy định đã được nói đến trong mục (b) của quy định này, về mọi phương diện, phải đảm bảo rằng theo quan điểm về an toàn sinh mạng con người, con tàu phù hợp với công dụng thiết kế. (ii) Ngoài ra, các tài liệu nói trên phải nêu rõ các yêu cầu cần được tuân thủ trong các đợt thử thuỷ lực lần đầu và tiếp theo hoặc các đợt thử thay thế khác được chấp nhận đối với các nồi hơi chính và phụ, các mối nối, các ống dẫn hơi, các bình chịu áp lực cao, và các két nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong. Các tài liệu này phải bao gồm các quy trình thử phải được tuân thủ và khoảng thời gian giữa hai đợt thử liên tiếp. P88 Quy định 8 Kiểm tra trang thiết bị cứu sinh và các thiết bị khác của tàu hàng (a) Các trang thiết bị cứu sinh và trang bị khác của tàu hàng có tổng dung tích từ 500 trở lên được nêu ở mục (b)(i) phải chịu các đợt kiểm tra được nêu dưới đây: (i) đợt kiểm tra lần đầu trước khi đưa tàu vào khai thác; 22
- Ch−¬ng I (ii) đợt kiểm tra cấp mới theo khoảng thời gian do Chính quyền hàng hải quy định, nhưng không vượt quá 5 năm, trừ khi áp dụng các quy định 14(b), (e), (f) và (g); (iii) đợt kiểm tra chu kỳ trong vòng 3 tháng trước hoặc sau ngày đến hạn hàng năm lần thứ hai hoặc trong vòng 3 tháng trước hoặc sau ngày đến hạn hàng năm lần thứ ba của các Giấy chứng nhận An toàn Trang thiết bị Tàu hàng phải được thực hiện thay cho một trong những đợt kiểm tra hàng năm được nêu trong mục (a) (iv); (iv) đợt kiểm tra hàng năm được thực hiện trong vòng 3 tháng trước hoặc sau ngày đến hạn hàng năm của Giấy chứng nhận An toàn Trang thiết bị Tàu hàng; (v) đợt kiểm tra bổ sung như đã được nêu đối với tàu khách trong quy định 7(b)(iii). (b) Những đợt kiểm tra nêu trong mục (a) phải được thực hiện như sau: (i) Kiểm tra lần đầu phải bao gồm kiểm tra toàn bộ hệ thống an toàn chống cháy và trang thiết bị của nó, các thiết bị và phương tiện cứu sinh trừ các trang bị vô tuyến điện, trang bị hàng hải trên tàu, phương tiện đưa hoa tiêu lên tàu và các trang thiết bị khác mà theo yêu cầu của chương II-1, II-2, III và V để đảm bảo rằng chúng phù hợp với những yêu cầu của các quy định này, ở trạng thái thoả mãn và phù hợp với công dụng thiết kế của tàu. Các sơ đồ chống cháy, ấn phẩm hàng hải, đèn hành trình, vật hiệu và các phương tiện tạo tín hiệu âm thanh và tín hiệu cấp cứu phải đưa vào nội dung kiểm tra nêu trên nhằm mục đích đảm bảo rằng chúng phù hợp với những yêu cầu của các quy định này và, nếu áp dụng, Quy tắc quốc tế về tránh va trên biển hiện hành;* (ii) kiểm tra cấp mới và chu kỳ phải bao gồm kiểm tra trang thiết bị được nêu trong mục (b)(i) để đảm bảo rằng chúng phù hợp với những yêu cầu tương ứng của các quy định này và Quy tắc quốc tế về tránh va trên biển hiện hành về trạng thái của nó thoả mãn và phù hợp cho hoạt động dự định của tàu; (iii) kiểm tra hàng năm phải bao gồm kiểm tra chung trang thiết bị được nêu trong mục (b)(i) để đảm bảo rằng chúng vẫn được duy trì phù hợp với quy định 11(a) và chúng vẫn thoả mãn cho hoạt động dự định của tàu. (c) Đợt kiểm tra chu kỳ và hàng năm nêu ở các mục (a)(iii) và (a)(iv) sẽ được xác nhận trong giấy Giấy chứng nhận An toàn trang thiết bị tàu hàng. * Tham khảo danh mục trang thiết bị tàu hàng được duyệt (SLS.14/Circ.1). 23
- Ch−¬ng I P88 Quy định 9 Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện của tàu hàng (a) Thiết bị vô tuyến điện, bao gồm cả thiết bị dùng cho phương tiện cứu sinh, của tàu hàng áp dụng theo chương III và IV, phải được kiểm tra như sau : (i) đợt kiểm tra lần đầu trước khi đưa tàu vào khai thác; (ii) đợt kiểm tra cấp mới theo khoảng thời gian do Chính quyền hàng hải quy định, nhưng không vượt quá 5 năm, trừ khi áp dụng các quy định 14(b), (e), (f) và (g); (iii) kiểm tra chu kỳ trong vòng 3 tháng trước hoặc sau ngày đến hạn hàng năm của Giấy chứng nhận An toàn Vô tuyến điện Tàu hàng; (iv) kiểm tra bổ sung đối với tàu khách như nêu ở quy định 7(b)(iii). (b) Các đợt kiểm tra nêu trong mục (a) phải được thực hiện như sau: (i) kiểm tra lần đầu phải bao gồm kiểm tra toàn bộ thiết bị vô tuyến điện tàu hàng, gồm cả thiết bị dùng cho phương tiện cứu sinh, để đảm bảo rằng chúng phù hợp với những yêu cầu của các quy định này; (ii) kiểm tra cấp mới và chu kỳ phải bao gồm kiểm tra các thiết bị vô tuyến điện của tàu hàng, gồm cả thiết bị vô tuyến điện dùng cho phương tiện cứu sinh, để đảm bảo rằng chúng phù hợp với những yêu cầu của các quy định này. (c) Đợt kiểm tra chu kỳ nêu trong mục (a)(iii) phải được xác nhận trong Giấy chứng nhận An toàn Vô tuyến điện Tàu hàng. P88 Quy định 10 Kiểm tra kết cấu, thiết bị động lực và trang thiết bị của tàu hàng (a) Kết cấu, máy tàu và trang thiết bị (trừ những hạng mục trong phạm vi Giấy chứng nhận An toàn Trang thiết bị Tàu hàng và Giấy chứng nhận An toàn Vô tuyến điện Tàu hàng đã được cấp) của tàu như được nêu trong mục (b)(i) phải được kiểm tra và giám sát như sau : (i) kiểm tra lần đầu bao gồm kiểm tra bên ngoài đáy tàu, trước khi đưa tàu vào khai thác*; (ii) kiểm tra cấp mới theo khoảng thời gian do Chính quyền hàng hải quy định nhưng không quá 5 năm, trừ khi áp dụng quy định 14(b), (e), (f), và (g); * Tham khảo thông tư liên quan tới kiểm tra bên ngoài đáy tàu (PSLS/2/Circ.5). 24
- Ch−¬ng I (iii) kiểm tra trung gian trong vòng 3 tháng trước hoặc sau ngày đến hạn hàng năm thứ hai hoặc trong vòng 3 tháng trước hoặc sau ngày đến hạn hàng năm thứ ba của Giấy chứng nhận An toàn Kết cấu Tàu hàng, thay cho một trong các lần kiểm tra hàng năm được nêu ở mục (a)(iv); (iv) kiểm tra hàng năm trong vòng 3 tháng trước hoặc sau ngày đến hạn hàng năm của Giấy chứng nhận An toàn Kết cấu Tàu hàng; (v) trong chu kỳ 5 năm ít nhất phải có 2 lần kiểm tra bên ngoài đáy tàu, trừ khi áp dụng các quy định 14(e) hoặc (f). Nếu quy định 14(e) hoặc (f) áp dụng thì chu kỳ 5 năm có thể được kéo dài tới thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận này được gia hạn. Trong tất cả các trường hợp khoảng cách giữa 2 lần kiểm tra như vậy không được vượt quá 36 tháng; (vi) kiểm tra bổ sung như được nêu đối với tàu khách trong quy định 7(b)(iii). (b) Những đợt kiểm tra và giám sát nêu trong mục (a) phải được thực hiện như sau: (i) kiểm tra lần đầu phải bao gồm kiểm tra toàn bộ kết cấu tàu, máy móc và trang thiết bị của tàu. Đợt kiểm tra này phải đảm bảo rằng việc bố trí, vật liệu, các kích thước và công việc chế tạo kết cấu, nồi hơi và bình chịu áp lực khác cùng phụ tùng của chúng, thiết bị máy chính, máy phụ gồm cả máy lái và các hệ thống điều khiển có liên quan, thiết bị điện và các trang bị khác về mọi mặt đều thoả mãn cho hoạt động dự định của tàu và thông báo ổn định theo yêu cầu đã được cấp. Đối với tàu chở hàng lỏng, các đợt kiểm tra như vậy gồm cả việc kiểm tra buồng bơm hàng, hàng, dầu đốt, hệ thống ống thông gió và các phương tiện an toàn liên quan; (ii) kiểm tra cấp mới phải bao gồm kiểm tra kết cấu, máy móc và trang thiết bị của tàu như đã nêu trong mục (b)(i) để đảm bảo rằng chúng phù hợp với những yêu cầu của quy định này và thoả mãn cho hoạt động dự định của tàu; (iii) kiểm tra trung gian phải bao gồm kiểm tra kết cấu, nồi hơi và bình chịu áp lực, máy móc và trang thiết bị, máy lái, các hệ thống điều khiển tàu liên quan, thiết bị điện để đảm bảo rằng chúng thoả mãn cho hoạt động dự định của tàu. Đối với tàu chở hàng lỏng, đợt kiểm tra này gồm cả kiểm tra buồng bơm hàng, hàng, dầu đốt và hệ thống ống thông gió cũng như các phương tiện an toàn liên quan khác, thử điện trở cách điện của thiết bị điện ở những vùng nguy hiểm; 25
- Ch−¬ng I (iv) kiểm tra hàng năm phải bao gồm kiểm tra toàn bộ kết cấu, máy móc và trang bị của tàu nêu ở mục (b)(i) để đảm bảo rằng chúng được duy trì phù hợp với các quy định 11(a) và chúng vẫn ở trạng thái thoả mãn cho cho hoạt động dự định của tàu; (v) kiểm tra bên ngoài đáy tàu và kiểm tra các hạng mục liên quan được thực hiện cùng một lúc phải đảm bảo rằng chúng vẫn thoả mãn cho hoạt động dự định của tàu. (c) Kiểm tra trung gian, hàng năm và kiểm tra bên ngoài đáy tàu được nêu trong mục (a)(iii), (a)(iv) và (a)(v) phải được xác nhận trong Giấy chứng nhận An toàn Kết cấu Tàu hàng. P88 Quy định 11 Duy trì trạng thái sau kiểm tra (a) Trạng thái của tàu và trang thiết bị của tàu phải được duy trì phù hợp với các quy định của Công ước này để đảm bảo rằng con tàu về mọi mặt vẫn phù hợp để ra khơi mà không gây nguy hiểm cho tàu hoặc con người trên tàu. (b) Sau khi kết thúc bất kỳ đợt kiểm tra nào theo quy định 7, 8, 9 hoặc 10, không được thực hiện bất cứ thay đổi nào về kết cấu, thiết bị động lực, trang thiết bị và các đối tượng khác nằm trong phạm vi của đợt kiểm tra nếu không được phép của Chính quyền hàng hải. (c) Bất cứ khi nào phát hiện thấy có sự cố đối với tàu hoặc khuyết tật làm ảnh hưởng đến tính an toàn của tàu hoặc đến tính hiệu quả hoặc sự đồng bộ của các trang thiết bị cứu sinh của tàu hoặc các trang thiết bị khác thì thuyền trưởng hoặc chủ tàu phải báo cáo cho Chính quyền hàng hải, thanh tra được chỉ định hoặc Tổ chức được công nhận có trách nhiệm trong việc cấp giấy chứng nhận có liên quan vào dịp thuận tiện sớm nhất, những cơ quan này sẽ tiến hành điều tra để xác định xem có cần thiết phải thực hiện một đợt kiểm tra như các quy định 7, 8, 9 hoặc 10 yêu cầu hay không. Nếu tàu đang ở tại cảng của một thành viên khác thì thuyền trưởng hoặc chủ tàu cũng phải báo cáo ngay cho Chính quyền cảng đó biết và thanh tra viên được chỉ định hoặc tổ chức được công nhận phải thẩm tra lại để thấy rằng việc báo cáo như vậy đã được thực hiện. 26
- Ch−¬ng I P88 Quy định 12 Cấp hoặc xác nhận giấy chứng nhận* (a) (i) Đối với tàu khách, sau khi kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra cấp mới tàu khách thoả mãn các yêu cầu của các chương II-1, II-2, III, IV và V cũng như các yêu cầu bất kỳ có liên quan trong các quy định này, phải cấp Giấy chứng nhận an toàn tàu khách cho tàu. (ii) Đối với tàu hàng, sau khi đã kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra cấp mới thoả mãn các yêu cầu tương ứng của chương II-1 và II-2 (trừ các yêu cầu có liên quan đến hệ thống và trang thiết bị an toàn chống cháy và sơ đồ chống cháy) cũng như các yêu cầu bất kỳ có liên quan trong các quy định này, phải cấp Giấy chứng nhận an toàn kết cấu tàu hàng cho tàu.+ (iii) Đối với tàu hàng, sau khi kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra cấp mới thoả mãn các yêu cầu có liên quan của chương II-1, II-2, III và V cũng như các yêu cầu khác có liên quan trong các quy định này, phải cấp Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tàu hàng cho tàu +. (iv) Đối với tàu hàng, sau khi kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra cấp mới trang bị vô tuyến điện phù hợp với các yêu cầu của chương IV và các yêu cầu khác có liên quan trong các quy định này, phải cấp Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng. (v) (1) đối với tàu hàng, sau khi đã kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra cấp mới thoả mãn các yêu cầu tương ứng của các chương II- 1, II-2, III, IV và V cũng như các yêu cầu bất kỳ có liên quan trong các quy định này, phải cấp một Giấy chứng nhận thay cho các giấy chứng nhận nêu ở các tiểu mục (a)(ii), (a)(iii) và (a)(iv), gọi là Giấy chứng nhận an toàn tàu hàng; (2) bất kỳ yêu cầu nào trong chương này áp dụng đối với các Giấy chứng nhận An toàn Kết cấu, Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tàu hàng và Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng cũng phải được áp dụng đối với Giấy chứng nhận an toàn tàu hàng nếu giấy chứng nhận này được sử dụng thay cho các giấy chứng nhận nêu trên. (vi) Giấy chứng nhận An toàn tàu khách, Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tàu hàng, Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng và Giấy chứng nhận an toàn tàu hàng và nêu ở các tiểu mục (i), (iii), (iv) và (v) phải được bổ sung bằng Danh mục trang thiết bị. (vii) Khi được phép có sự miễn giảm cho một con tàu dựa trên cơ sở và phù hợp với các yêu cầu của các quy định này, Giấy chứng nhận miễn giảm được cấp bổ sung cho các Giấy chứng nhận đã được nêu trong mục này. * Tham khảo nghị quyết A.791(19) về áp dụng Công ước quốc tế đo dung tích tàu biển, 1969, đối với tàu hiện có. + Tham khảo thông tư về việc cấp các phụ bản cho giấy chứng nhận (PSLS.2/Circ.1). 27
- Ch−¬ng I (viii) những giấy chứng nhận được nêu trong quy định này phải được cấp hoặc xác nhận bởi Chính quyền hàng hải hoặc bởi người hoặc tổ chức được Chính quyền hàng hải uỷ quyền. Trong mọi trường hợp Chính quyền hàng hải đều phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các giấy chứng nhận này. (b) Sau ngày mà việc chấp nhận Công ước này của Chính phủ ký kết có hiệu lực, Chính phủ ký kết đó không được cấp các giấy chứng nhận căn cứ và phù hợp các điều khoản của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1960, 1948, 1929. P88 Quy định 13 Giấy chứng nhận do Chính phủ khác cấp hoặc xác nhận Theo yêu cầu của Chính quyền hàng hải, chính phủ ký kết có thể bắt tàu vào kiểm tra và nếu nhận thấy rằng các yêu cầu của quy định này được thoả mãn thì phải cấp hoặc uỷ quyền cấp giấy chứng nhận cho tàu đó, và nếu phù hợp, phải xác nhận hoặc uỷ quyền xác nhận vào các giấy chứng nhận trên tàu phù hợp với các yêu cầu của quy định này. Bất cứ giấy chứng nhận nào được cấp như vậy cũng phải nêu được nội dung là nó đã được cấp theo yêu cầu của Chính phủ quốc gia mà tàu treo cờ, nó phải có hiệu lực và được công nhận tương tự như giấy chứng nhận được cấp theo quy định 12. P88 Quy định 14 Thời hạn và hiệu lực của các giấy chứng nhận (a) Giấy chứng nhận An toàn tàu khách phải được cấp với thời hạn không quá 12 tháng. Giấy chứng nhận An toàn kết cấu tàu hàng, Giấy chứng nhận An toàn trang thiết bị tàu hàng và Giấy chứng nhận An toàn vô tuyến điện tàu hàng phải được cấp với thời hạn được Chính quyền hàng hải quy định nhưng không quá 5 năm. Giấy chứng nhận Miễn giảm không được có hiệu lực dài hơn thời hạn của các giấy chứng nhận mà nó đi kèm. (b) (i) Bất kể các yêu cầu mục (a), khi kiểm tra cấp mới được hoàn thành trong vòng 3 tháng trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ, thì giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu lực từ ngày kết thúc kiểm tra cấp mới đến: (1) đối với tàu khách, ngày không vượt quá 12 tháng kể từ với ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ; (2) đối với tàu hàng, ngày không vượt quá 5 năm kể từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ; (ii) khi đợt kiểm tra cấp mới được thực hiện sau ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ thì giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu lực từ ngày kết thúc kiểm tra cấp mới tới: 28
- Ch−¬ng I (1) đối với tàu khách, ngày không vượt quá 12 tháng kể từ với ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ; (2) đối với tàu hàng, ngày không vượt quá 5 năm kể từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ; (iii) khi đợt kiểm tra cấp mới được thực hiện ở khoảng thời gian trước 3 tháng so với ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ, thì giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu lực từ ngày kết thúc kiểm tra cấp mới đến : (1) đối với tàu khách, ngày không vượt quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc kiểm tra cấp mới; (2) đối với tàu hàng, ngày không vượt quá 5 năm kể từ ngày kết thúc kiểm tra cấp mới. (c) Nếu một giấy chứng nhận, trừ Giấy chứng nhận an toàn tàu khách được cấp với thời hạn ít hơn 5 năm, thì Chính quyền hàng hải có thể gia hạn thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận tới thời gian lớn nhất được nêu trong mục (a), với điều kiện kiểm tra nêu ở các quy định 8, 9, và 10 được thực hiện như đối với giấy chứng nhận được cấp với thời gian 5 năm. (d) Nếu đợt kiểm tra cấp mới được thực hiện và giấy chứng nhận mới không thể được cấp hoặc đưa xuống tàu trước ngày hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận cũ, thì người hoặc tổ chức được Chính quyền hàng hải ủy quyền có thể nhậnnhận vào giấy chứng nhận cũ, những giấy chứng nhận như vậy sẽ được chấp nhận với thời gian hiệu lực thêm không quá 5 tháng kể từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ. (e) Nếu một tàu vào thời điểm các giấy chứng nhận hết hạn hiệu lực mà nó không ở tại cảng có thể thực hiện kiểm tra, thì Chính quyền hàng hải có thể gia hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, nhưng việc gia hạn này chỉ nhằm mục đích để tàu hoàn thành chuyến đi về cảng có thể thực hiện kiểm tra và chỉ trong những trường hợp khi việc gia hạn như vậy là đúng đắn và hợp lý. Các giấy chứng nhận không được phép gia hạn quá 3 tháng, và tàu được gia hạn như vậy khi tới cảng thực hiện kiểm tra nó phải được kiểm tra ngay, không được phép tận dụng việc gia hạn này để rời cảng đó mà chưa có giấy chứng nhận mới. Khi kiểm tra cấp mới được thực hiện thì giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu lực tới: (i) đối với tàu khách, ngày không vượt quá 12 tháng kể từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ trước lúc gia hạn; (ii) đối với tàu hàng, ngày không vượt quá 5 năm kể từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ trước lúc gia hạn. (f) Giấy chứng nhận được cấp cho tàu có chuyến đi quốc tế ngắn mà chưa được gia hạn theo các điều khoản nêu trên của quy định này, có thể được Chính quyền hàng hải gia hạn một tháng so với ngày hết hạn của giấy cũ. Khi kiểm tra cấp mới được thực hiện, thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận mới sẽ tới: 29
- Ch−¬ng I (i) đối với tàu khách, ngày không vượt quá 12 tháng kể từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ trước lúc gia hạn; (ii) đối với tàu hàng, ngày không vượt quá 5 năm kể từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận cũ trước lúc gia hạn. (g) Trong trường hợp đặc biệt do Chính quyền hàng hải xác định, giấy chứng nhận mới không cần thiết lấy ngày hết hạn của giấy cũ làm chuẩn như yêu cầu ở các mục (b)(ii), (e) hoặc (f). Trong những trường hợp đặc biệt này giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu lực đến: (i) đối với tàu khách, ngày không vượt quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc công việc kiểm tra cấp mới của tàu; (ii) đối với tàu hàng, ngày không vượt quá 5 năm kể từ ngày kết thúc công việc kiểm tra cấp mới của tàu. (h) Nếu đợt kiểm tra hàng năm, trung gian hoặc chu kỳ được thực hiện trước thời gian quy định nêu trong các mục tương ứng thì: (i) ngày đến hạn được nêu trong giấy chứng nhận liên quan sẽ được sửa đổi thành ngày xác nhận vào giấy chứng nhận và ngày đó không chậm quá 3 tháng so với ngày kết thúc kiểm tra; (ii) đợt kiểm tra hàng năm, trung gian hoặc chu kỳ tiếp theo theo yêu cầu theo quy định tương ứng sẽ được thực hiện theo khoảng thời gian đã định nêu trong những quy định này bằng cách áp dụng ngày đến hạn mới này; (iii) ngày hết hạn của giấy chứng nhận có thể vẫn giữ nguyên miễn sao các đợt kiểm tra hàng năm, trung gian hoặc chu kỳ, tương ứng, được thực hiện để khoảng thời gian lớn nhất giữa các đợt kiểm tra được nêu theo các quy định liên quan không vượt quá quy định. (i) Một giấy chứng nhận được cấp theo quy định 12 hoặc 13 sẽ mất hiệu lực trong bất kỳ các trường hợp nào dưới đây : (i) nếu đợt kiểm tra và giám sát liên quan không được thực hiện trong khoảng thời gian đã nêu ở các quy định 7(a), 8(a), 9(a) và 10(a); (ii) nếu giấy chứng nhận không được xác nhận phù hợp với các quy định này; (iii) lúc tàu chuyển treo cờ quốc gia khác. Giấy chứng nhận mới sẽ chỉ được cấp khi Chính phủ của quốc gia cấp giấy chứng nhận này hoàn toàn thoả mãn rằng con tàu phù hợp với các yêu cầu của quy định 11(a) và (b). Trong trường hợp tàu chuyển cờ giữa các quốc gia thành viên, nếu được yêu cầu sau khi chuyển cờ trong vòng 3 tháng Chính phủ của thành viên mà tàu treo cờ trước đây phải chuyển càng sớm càng tốt cho Chính quyền hàng hải bản sao các giấy chứng nhận có trên tàu trước lúc đổi cờ và các biên bản kiểm tra tương ứng nếu có. 30
- Ch−¬ng I P88 Quy định 15 Mẫu giấy chứng nhận và danh mục trang thiết bị Các giấy chứng nhận và danh mục trang thiết bị phải được biên soạn theo mẫu tương ứng nêu ở phụ chương của Phụ lục Công ước này. Nếu ngôn ngữ sử dụng không phải tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, thì nội dung mẫu phải gồm cả phần dịch ra một trong hai ngôn ngữ này.* P88 Quy định 16 Tính sẵn sàng của các giấy chứng nhận Các giấy chứng nhận và danh mục trang thiết bị được cấp theo các quy định 12, 13 phải sẵn sàng trên tàu cho việc kiểm tra vào mọi thời gian. Quy định 17 Chấp nhận các giấy chứng nhận Các giấy chứng nhận được cấp theo quyền hạn của một Chính phủ ký kết phải được các Chính phủ ký kết khác chấp nhận đối với tất cả các mục đích mà Công ước đã đề cập đến. Chúng phải được các Chính phủ ký kết khác coi là có hiệu lực tương đương như các giấy chứng nhận mà chính họ cấp. Quy định 18 Phụ bản của giấy chứng nhận (a) Nếu trong thời gian một chuyến đi cá biệt, con tàu chở ít hơn tổng số người nêu trong Giấy chứng nhận an toàn tàu khách và do đó theo các điều khoản của các quy định này, có quyền dùng số lượng xuồng cứu sinh và các trang thiết bị cứu sinh ít hơn số lượng nêu trong giấy chứng nhận đó thì Chính phủ, hoặc cá nhân hoặc tổ chức nêu trong quy định 12 hoặc 13 của chương này có thể cấp phụ bản cho giấy chứng nhận đó. (b) Phụ bản này phải nêu được rằng trong các hoàn cảnh đó không có sự vi phạm các điều khoản của Công ước này. Nó phải được đính kèm theo giấy chứng nhận và phải thay thế cho giấy chứng nhận về phần các phương tiện cứu sinh. Nó chỉ có hiệu lực cho một chuyến đi cá biệt mà nó được cấp. * Tham khảo nghị quyết A.561(14) về biên dịch nội dung của giấy chứng nhận. 31
- Ch−¬ng I P88 Quy định 19 Kiểm soát * (a) Mỗi tàu khi ở tại cảng của một thành viên khác phải chịu sự kiểm soát của các thanh tra viên được Chính phủ của quốc gia thành viên đó uỷ quyền hoàn toàn tới chừng mực là việc kiểm soát này nhằm xác định rằng các giấy chứng nhận được cấp theo quy định 12 hoặc quy định 13 của chương này là vẫn đang còn hiệu lực. (b) Các giấy chứng nhận như vậy, nếu đang còn hiệu lực phải được chấp nhận trừ khi có những cơ sở rõ ràng để tin rằng, trạng thái của con tàu hoặc trang thiết bị trên tàu về cơ bản là không phù hợp với các số liệu của bất kỳ một giấy chứng nhận nào, hoặc tàu và trang thiết bị của nó không thỏa mãn các quy giấy 11(a) và (b) của chương này. (c) Trong các trường hợp nêu trong mục (b) hoặc khi một giấy chứng nhận hết hạn hoặc mất hiệu lực, thì người làm công tác kiểm tra phải áp dụng các biện pháp để đảm bảo rằng con tàu đó không được tiếp tục hành trình cho đến khi nó có thể ra khơi hoặc rời cảng đó để đi đến xưởng sửa chữa thích hợp mà không gây nguy hiểm cho tàu hoặc người trên tàu. (d) Trong trường hợp việc kiểm tra này cần đến bất kỳ một sự can thiệp nào, thì người thực hiện việc kiểm tra phải thông báo ngay lập tức bằng văn bản cho Tổng lãnh sự hoặc trong trường hợp không có Tổng lãnh sự, cho đại diện ngoại giao gần nhất của nước mà tàu đang cờ mang về tất cả những hoàn cảnh cần đến sự can thiệp. Ngoài ra cũng phải thông báo cho các thanh tra viên được chỉ định hoặc các tổ chức được công nhận có trách nhiệm cấp các giấy chứng nhận biết. Những vấn đề thực tế có liên quan đến sự can thiệp phải được báo cáo cho Tổ chức. (e) Chính quyền cảng có liên quan phải thông báo tất cả những tin tức liên quan về con tàu cho Chính quyền cảng tiếp theo mà tàu sẽ ghé vào, ngoài việc thông báo cho các bên như đã nêu trong mục (d) của quy định này, nếu họ không có khả năng áp dụng các biện pháp như đã quy định trong các mục (c) và (d) của quy định này hoặc nếu tàu đó đã được phép đi đến cảng tiếp theo. (f) Khi tiến hành kiểm tra theo quy định này, phải thực hiện mọi sự cố gắng có thể được để tránh cho tàu khỏi bị giữ lại một cách không đúng hoặc chậm trễ. Nếu tàu, do có kiểm tra như trên, bị giữ hoặc bị chậm trễ không chính đáng, thì tàu có quyền đòi hỏi bồi thường những tổn thất và mất mát mà nó phải chịu. Quy định 20 Đặc quyền Các đặc quyền của Công ước này không thể được thiên vị cho bất kỳ tàu nào nếu như tàu đó không có các giấy chứng nhận tương ứng có hiệu lực. * Tham khảo Thủ tục kiểm tra của Chính quyền cảng được Tổ chức thông qua bằng nghị quyết A.787(19), được sửa đổi bổ sung bằng nghị quyết A.882(21). 32
- Ch−¬ng I Phần C Tai nạn Quy định 21 Tai nạn (a) Mỗi Chính quyền hàng hải có nhiệm vụ tiến hành điều tra tai nạn xảy ra với bất kỳ tàu của họ có áp dụng Công ước này nếu họ cho rằng việc điều tra này giúp cho việc xác định những thay đổi nào đó trong Công ước này là cần thiết.* (b) Mỗi một Chính phủ ký kết có nhiệm vụ cung cấp cho Tổ chức các thông tin cần thiết đề cập đến kết luận của các cuộc điều tra nói trên. Các báo cáo hoặc chỉ dẫn của tổ chức dựa trên cơ sở các thông tin đó không được tiết lộ đặc điểm nhận dạng hoặc quốc tịch của các tàu có liên quan, hoặc không được bằng bất cứ cách nào quy buộc hoặc ám chỉ trách nhiệm cho bất kỳ tàu hoặc cá nhân nào. * Tham khảo nghị quyết được Tổ chức thông qua sau đây: Nghị quyết A.849(20): Bộ luật về điều tra tai nạn và sự cố hàng hải, được bổ sung sửa đổi bằng nghị quyết A.884(21). Tham khảo thêm: MSC/Circ.953 – MEPC/Circ.372: Báo cáo về các tai nạn và sự cố hàng hải. Văn bản sửa đổi Thủ tục báo cáo hài hoà – Báo cáo theo yêu cầu của SOLAS quy định I/21 và MARPOL 73/78 điều 8 và 12. 33
- Ch−¬ng II-1 chõçng II-1 KÆt c¶u – Cç c¶u, phµn khoang v¡ än ½Ùnh, hÎ thâng mŸy v¡ hÎ thâng ½iÎn Ph·n A – Quy ½Ùnh chung Trang 1 Ph−m vi Ÿp dòng 38 2 ‡Ùnh nghØa 39 3 CŸc ½Ùnh nghØa cÜ liÅn quan ½Æn cŸc ph·n C, D v¡ E 40 Ph·n A-1 – KÆt c¶u t¡u 3-1 CŸc yÅu c·u vË kÆt c¶u, mŸy, ½iÎn t¡u 44 3-2 Châng ¯n mÝn cho cŸc k¾t d±n nõèc biÌn trÅn t¡u d·u v¡ t¡u chê h¡ng réi 44 3-3 Lâi ½i an to¡n tèi mñi t¡u chê h¡ng lÞng 44 3-4 HÎ thâng lai d°t sú câ trÅn t¡u chê h¡ng lÞng 45 3-5 Trang bÙ mèi l¡m b±ng vºt liÎu cÜ chöa ami¯ng 45 3-6 Lâi ½i tèi, trong v¡ phÏa trõèc khu vúc chöa h¡ng cða t¡u d·u v¡ t¡u h¡ng réi 46 3-7 Lõu giù cŸc b¨n vÁ kÆt c¶u trÅn t¡u v¡ trÅn bé 48 3-8 ThiÆt bÙ k¾o v¡ ch±ng buæc 49 Ph·n B – Phµn khoang v¡ än ½Ùnh 4 ChiËu d¡i ngºp nõèc ½âi vèi t¡u khŸch 50 5 HÎ sâ ngºp nõèc ½âi vèi t¡u khŸch 50 6 ChiËu d¡i cho ph¾p cða cŸc khoang trÅn t¡u khŸch 52 7 CŸc yÅu c·u ½´c biÎt vË phµn khoang t¡u khŸch 56 8 än ½Ùnh cða t¡u khŸch trong tr−ng thŸi hõ hÞng 58 8-1 än ½Ùnh cða t¡u khŸch ro-ro trong tr−ng thŸi hõ hÞng 63 8-2 CŸc yÅu c·u ½´c biÎt ½âi vèi t¡u khŸch ro-ro chê 400 ngõéi trê lÅn 63 8-3 CŸc yÅu c·u ½´c biÎt ½âi vèi t¡u khŸch, kháng ph¨i t¡u khŸch ro-ro chê 400 ngõéi trê lÅn 64 9 ViÎc d±n cŸc t¡u khŸch 64 34
- Ch−¬ng II-1 10 VŸch mñi v¡ vŸch trõèc buãng mŸy, h·m tròc, trÅn t¡u khŸch 65 11 VŸch mñi, vŸch trõèc buãng mŸy, âng bao tròc chµn vÙt trÅn t¡u h¡ng 66 12 ‡Ÿy ½ái trÅn t¡u khŸch 67 12-1 ‡Ÿy ½ái trÅn cŸc t¡u h¡ng kháng ph¨i l¡ t¡u chê h¡ng lÞng 68 13 Quy ½Ùnh, kÀ v¡ ½¯ng kû ½õéng nõèc chê h¡ng phµn khoang cho t¡u khŸch 69 14 ChÆ t−o v¡ thø l·n ½·u cŸc vŸch kÏn nõèc trÅn t¡u khŸch v¡ t¡u h¡ng 70 15 CŸc lå kho¾t trÅn cŸc vŸch kÏn nõèc cða t¡u khŸch 71 16 T¡u khŸch chê á tá cÜ ngõéi ½i k¿m 78 17 CŸc lå kho¾t trÅn vÞ t¡u khŸch th¶p hçn ½õéng chÖm gièi h−n 78 17-1 CŸc lå kho¾t trÅn vÞ t¡u phÏa dõèi boong vŸch cða t¡u khŸch v¡ dõèi boong m−n khá cða t¡u h¡ng 81 18 KÆt c¶u v¡ thø l·n ½·u cŸc cøa kÏn nõèc, cøa sä trÝn, trÅn t¡u khŸch v¡ t¡u h¡ng 81 19 KÆt c¶u v¡ thø l·n ½·u cŸc boong v¡ th¡nh quµy trÅn boong trÅn t¡u khŸch v¡ t¡u h¡ng 82 20 TÏnh kÏn nõèc to¡n vÂn ph·n trÅn ½õéng chÖm gièi h−n cða t¡u khŸch 82 20-1 ‡Üng cŸc cøa h·m h¡ng 83 20-2 TÏnh kÏn nõèc to¡n vÂn t÷ boong ro-ro (boong vŸch) ½Æn cŸc buãng bÅn dõèi 84 20-3 Lâi v¡o boong ro-ro 85 20-4 ‡Üng cŸc vŸch ê boong ro-ro 85 21 CŸc phõçng tiÎn hît khá 86 22 Tháng bŸo än ½Ùnh cho t¡u khŸch v¡ t¡u h¡ng 90 23 Sç ½ã kiÌm soŸt tai n−n trÅn t¡u khŸch 91 23-1 KiÌm soŸt tai n−n trÅn t¡u h¡ng khá 91 23-2 TÏnh nguyÅn vÂn cða thµn t¡u v¡ thõìng t·ng, kiÌm tra v¡ ng¯n ng÷a sú câ 92 23-3 C¨m biÆn möc nõèc trÅn cŸc t¡u cÜ khoang h¡ng ½çn kháng ph¨i t¡u chê h¡ng réi 92 35
- Ch−¬ng II-1 24 Kû hiÎu, kiÌm tra ho−t ½æng chu kü v¡ kiÌm tra cŸc cøa kÏn nõèc trÅn t¡u khŸch 93 25 Ghi sä nhºt kû t¡u khŸch 94 Ph·n B-1 - Phµn khoang v¡ än ½Ùnh tai n−n cða t¡u h¡ng 25-1 Ph−m vi Ÿp dòng 95 25-2 ‡Ùnh nghØa 96 25-3 Ch× sâ phµn khoang yÅu c·u R 96 25-4 Ch× sâ phµn khoang thúc A 97 25-5 TÏnh hÎ sâ pi 98 25-6 TÏnh hÎ sâ si 101 25-7 HÎ sâ ngºp 113 25-8 Tháng bŸo än ½Ùnh 103 25-9 CŸc lå ê vŸch kÏn nõèc v¡ ê cŸc boong bÅn trong t¡u h¡ng 104 25-10 CŸc lå bÅn ngo¡i trÅn t¡u h¡ng 105 Ph·n C - ThiÆt bÙ ½æng lúc 26 Quy ½Ùnh chung 106 27 CŸc mŸy 108 28 CŸc phõçng tiÎn cho t¡u ch−y lïi 108 29 MŸy lŸi 109 30 CŸc yÅu c·u bä sung ½âi vèi mŸy lŸi ½iÎn v¡ ½iÎn thuý lúc 115 31 ‡iËu khiÌn mŸy 115 32 Nãi hçi v¡ hÎ thâng c¶p nõèc nãi hçi 118 33 HÎ thâng âng d¹n hçi nõèc 119 34 HÎ thâng kháng khÏ n¾n 119 35 CŸc hÎ thâng tháng giÜ trong cŸc buãng mŸy 119 36 B¨o vÎ châng ãn 120 37 LiÅn l−c giùa buãng lŸi v¡ buãng mŸy 120 38 ThiÆt bÙ bŸo ½æng cho cŸc sØ quan 120 39 Bâ trÏ cŸc thiÆt bÙ sú câ trÅn cŸc t¡u khŸch 121 36
- Ch−¬ng II-1 Ph·n D - Trang bÙ ½iÎn 40 Quy ½Ùnh chung 122 41 Nguãn ½iÎn chÏnh v¡ hÎ thâng chiÆu sŸng 122 42 Nguãn ½iÎn sú câ trÅn t¡u khŸch 124 42-1 ChiÆu sŸng sú câ bä sung ½âi vèi cŸc t¡u khŸch ro-ro 129 43 Nguãn ½iÎn sú câ trÅn cŸc t¡u h¡ng 129 44 HÎ thâng khêi ½æng cŸc mŸy phŸt ½iÎn sú câ 134 45 CŸc biÎn phŸp ng¯n ng÷a ½iÎn giºt, chŸy v¡ cŸc rði ro khŸc do ½iÎn gµy ra 135 Ph·n E - Nhùng yÅu c·u bä sung ½âi vèi buãng mŸy kháng cÜ ngõéi trúc ca thõéng xuyÅn 46 Quy ½Ùnh chung 139 47 Ng¯n ng÷a chŸy 139 48 B¨o vÎ châng ngºp nõèc 139 49 ‡iËu khiÌn mŸy chÏnh t÷ buãng lŸi 140 50 Tháng tin liÅn l−c 141 51 HÎ thâng bŸo ½æng 141 52 HÎ thâng an to¡n 142 53 Nhùng yÅu c·u ½´c biÎt ½âi vèi hÎ thâng mŸy, nãi hçi v¡ hÎ thâng ½iÎn 142 54 Xem x¾t ½´c biÎt ½âi vèi t¡u khŸch 143 37
- Ch−¬ng II-1 Ph·n A Quy ½Ùnh chung Quy ½Ùnh 1 Ph−m vi Ÿp dòng 1.1 Tr÷ khi cÜ quy ½Ùnh ½´c biÎt khŸc, chõçng n¡y ph¨i Ÿp dòng cho cŸc t¡u cÜ sâng chÏnh ½õìc ½´t ho´c ½ang ê giai ½o−n ½Üng mèi tõçng tú v¡o ho´c sau ng¡y 1 thŸng 7 n¯m 1986. 1.2 ‡Ì phòc vò cho chõçng n¡y, thuºt ngù giai ½o−n ½Üng mèi tõçng tú cÜ nghØa l¡ giai ½o−n m¡ khi ½Ü: .1 ‡âi vèi mæt con t¡u cò thÌ viÎc ½Üng mèi ½¬ ½õìc ½Ùnh rß, v¡ .2 ViÎc l°p rŸp con t¡u ½Ü ½¬ b°t ½·u, vèi Ït nh¶t 50 t¶n ho´c 1% tràng lõìng dú kiÆn cða t¶t c¨ cŸc vºt liÎu kÆt c¶u, l¶y giŸ trÙ n¡o nhÞ hçn. 1.3 Trong chõçng n¡y: .1 Thuºt ngù t¡u ½õìc ½Üng cÜ nghØa l¡ t¡u cÜ sâng chÏnh ½õìc ½´t ho´c ½ang ê giai ½o−n ½Üng mèi tõçng tú; .2 Thuºt ngù t¶t c¨ cŸc t¡u cÜ nghØa l¡ cŸc t¡u ½õìc ½Üng trõèc, v¡o ho´c sau ng¡y 1 thŸng 7 n¯m 1986; .3 T¡u h¡ng, ½õìc ½Üng v¡o b¶t cö théi ½iÌm n¡o, ½õìc hoŸn c¨i th¡nh t¡u khŸch ph¨i ½õìc coi nhõ l¡ t¡u khŸch ½õìc ½Üng v¡o ng¡y b°t ½·u cáng viÎc hoŸn c¨i ½Ü. 2 Tr÷ khi ½õìc quy ½Ùnh ½´c biÎt khŸc, ½âi vèi cŸc t¡u ½õìc ½Üng trõèc ng¡y 1 thŸng 7 n¯m 1986, ChÏnh quyËn h¡ng h¨i ph¨i ½¨m b¨o r±ng t¡u phï hìp vèi cŸc yÅu c·u ½õìc Ÿp dòng theo chõçng II-1 cða Cáng õèc quâc tÆ vË an to¡n sinh m−ng con ngõéi trÅn biÌn, 1974, ½¬ ½õìc bä sung søa ½äi theo nghÙ quyÆt MSC.1(XLV). 3.1 T¶t c¨ cŸc t¡u ½õìc søa chùa, hoŸn c¨i v¡ trang bÙ thÅm cÜ liÅn quan, ph¨i tho¨ m¬n Ït nh¶t l¡ cŸc yÅu c·u trõèc ½µy ½¬ Ÿp dòng cho t¡u ½Ü. CŸc t¡u nhõ vºy, nÆu ½õìc ½Üng trõèc ng¡y 1 thŸng 7 n¯m 1986 tháng thõéng ph¨i tho¨ m¬n cŸc yÅu c·u ½âi vèi cŸc t¡u ½õìc ½Üng v¡o ho´c sau ng¡y ½Ü vèi möc ½æ Ït nh¶t l¡ b±ng khâi lõìng m¡ chîng ½¬ tho¨ m¬n trõèc khi ½õìc søa chùa, søa ½äi, hoŸn c¨i ho´c trang bÙ thÅm nhõ vºy. CŸc cáng viÎc søa chùa, hoŸn c¨i v¡ søa ½äi ½´c tÏnh chÏnh* v¡ viÎc trang bÙ thÅm cÜ liÅn quan ½Æn cŸc cáng viÎc ½Ü ph¨i tho¨ m¬n cŸc yÅu c·u ½âi vèi cŸc t¡u ½õìc ½Üng v¡o ho´c sau ng¡y 1 thŸng 7 n¯m 1986 tèi möc ½æ ChÏnh quyËn h¡ng h¨i th¶y l¡ hìp lû v¡ cÜ thÌ thúc hiÎn ½õìc.+ * Tham kh¨o tháng tõ cða ™y ban An to¡n h¡ng h¨i MSC/Circ.650 vË cŸc gi¨i thÏch ½âi vèi søa ½äi v¡ hoŸn c¨i mæt ½´c trõng chÏnh. 38
- Ch−¬ng II-1 + Tham kh¨o tháng tõ cða uý ban An to¡n h¡ng h¨i MSC/Circ.609 vË cŸc gi¨i thÏch ½âi vèi quy ½Ùnh II-1/1.3 cða cáng õèc SOLAS 1974. 39
- Ch−¬ng II-1 3.2 B¶t kÌ cŸc quy ½Ùnh nÅu trong mòc 3.1, cŸc t¡u khŸch cÜ tiÆn h¡nh søa chùa, søa ½äi v¡ hoŸn c¨i ½Ì tho¨ m¬n cŸc quy ½Ùnh cða ½iËu 8.1 kháng b°t buæc ph¨i søa chùa, søa ½äi v¡ hoŸn c¨i mæt ½´c trõng chÏnh. 4 NÆu ChÏnh quyËn h¡ng h¨i cða mæt quâc gia cho r±ng, viÎc ½i l−i trong vïng biÌn kÏn v¡ cŸc ½iËu kiÎn cða chuyÆn ½i l¡m cho viÎc Ÿp dòng cŸc yÅu c·u cða chõçng n¡y l¡ kháng hìp lû v¡ kháng c·n thiÆt, thÖ hà cÜ thÌ miÍn gi¨m cŸc yÅu c·u ½Ü cho nhùng t¡u ho´c cho mæt lo−i t¡u riÅng biÎt treo cé quâc gia ½Ü nÆu nhùng con t¡u n¡y trong quŸ trÖnh chuyÆn ½i, chîng ½i cŸch bé g·n nh¶t kháng quŸ 20 h¨i lû. 5 Trong trõéng hìp cŸc t¡u khŸch ½õìc thuÅ l¡m cŸc cáng viÎc thõçng m−i ½´c biÎt ½Ì chê mæt sâ lõìng lèn h¡nh khŸch ½´c biÎt nhõ nhùng ngõéi h¡nh hõçng, thÖ ChÏnh quyËn h¡ng h¨i cða quâc gia m¡ t¡u treo cé nÆu th¶y r±ng viÎc tho¨ m¬n cŸc yÅu c·u cða chõçng n¡y l¡ kháng thÌ thúc hiÎn ½õìc, thÖ cÜ thÌ miÍn gi¨m cho cŸc t¡u n¡y khÞi cŸc yÅu c·u ½Ü vèi ½iËu kiÎn t¡u ho¡n to¡n tho¨ m¬n cŸc yÅu c·u cða: .1 quy ½Ùnh bä sung cho HiÎp ½Ùnh vË cŸc t¡u chê khŸch thõçng m−i ½´c biÎt, 1971; v¡ .2 quy ½Ùnh bä sung cho NghÙ ½Ùnh thõ vË cŸc yÅu c·u cho buãng ê ½âi vèi cŸc t¡u chê khŸch thõçng m−i ½´c biÎt, 1973. Quy ½Ùnh 2 ‡Ùnh nghØa Trong chõçng n¡y, tr÷ khi cÜ quy ½Ùnh ½´c biÎt khŸc: 1.1 ‡õéng nõèc chê h¡ng phµn khoang l¡ ½õéng nõèc ½õìc sø dòng khi xŸc ½Ùnh sú phµn khoang cða t¡u. 1.2 ‡õéng nõèc chê h¡ng phµn khoang cao nh¶t l¡ ½õéng nõèc tõçng öng vèi chiËu chÖm lèn nh¶t cÜ thÌ ½õìc ½Ùnh ra, phï hìp vèi cŸc quy ½Ùnh vË phµn khoang. 2 ChiËu d¡i t¡u l¡ chiËu d¡i ½o giùa hai ½õéng th²ng ½öng t−i hai ½iÌm ngo¡i cïng cða ½õéng nõèc chê h¡ng phµn khoang cao nh¶t. 3 ChiËu ræng t¡u l¡ chiËu ræng lèn nh¶t giùa hai m¾p ngo¡i cða sõén, ½o t−i ho´c th¶p hçn ½õéng nõèc chê h¡ng phµn khoang cao nh¶t. 4 ChiËu chÖm l¡ kho¨ng cŸch th²ng ½öng tÏnh t÷ m´t ph²ng cç b¨n lû thuyÆt ½Æn ½õéng nõèc chê h¡ng phµn khoang tõçng öng, ½o t−i ½iÌm giùa chiËu d¡i t¡u. 5 Boong vŸch l¡ boong cao nh¶t m¡ cŸc vŸch ngang kÏn nõèc ½õìc ½õa lÅn tèi ½Ü. 6 ‡õéng chÖm gièi h−n l¡ ½õéng kÀ th¶p hçn m´t trÅn cða boong vŸch ½o ê m−n Ït nh¶t l¡ 76 mm. 40
- Ch−¬ng II-1 7 HÎ sâ ngºp cða buãng l¡ sâ ph·n tr¯m cða buãng cÜ thÌ bÙ ngºp nõèc. ThÌ tÏch cða mæt buãng cÜ c¨ ph·n n±m cao hçn ½õéng chÖm gièi h−n ch× ½õìc tÏnh ½Æn ½õéng chÖm ½Ü. 8 Buãng mŸy ½õìc tÏnh l¡ kho¨ng kháng gian t÷ m´t ph²ng cç b¨n ½Æn ½õéng chÖm gièi h−n n±m giùa hai vŸch ngang kÏn nõèc chÏnh ngo¡i cïng t−o th¡nh buãng ½Ì l°p ½´t mŸy chÏnh v¡ phò, nãi hçi chÏnh v¡ t¶t c¨ cŸc k¾t chöa than trúc nhºt. Trong trõéng hìp cÜ sú bâ trÏ khŸc thõéng, ChÏnh quyËn h¡ng h¨i cÜ thÌ quy ½Ùnh cŸc gièi h−n cða buãng mŸy. 9 Buãng h¡nh khŸch l¡ buãng d¡nh cho h¡nh khŸch ¯n ê v¡ sø dòng, tr÷ cŸc buãng chöa h¡nh lû, kho, buãng thúc ph¸m v¡ buãng bõu ½iÎn. ‡âi vèi cŸc quy ½Ùnh 5 v¡ 6, cŸc buãng n±m dõèi ½õéng chÖm gièi h−n d¡nh cho thuyËn viÅn ¯n ê v¡ sø dòng cñng ph¨i coi l¡ buãng h¡nh khŸch. 10 Trong mài trõéng hìp cŸc thÌ tÏch v¡ diÎn tÏch ph¨i tÏnh theo cŸc ½õéng biÅn ngo¡i cða cŸc kháng gian v¡ diÎn tÏch. 11 KÏn théi tiÆt nghØa l¡ trong mài tr−ng thŸi cða biÌn, nõèc v¹n kháng làt v¡o bÅn trong t¡u. 12 T¡u d·u ½õìc ½Ùnh nghØa trong quy ½Ùnh 1, Phò lòc I, NghÙ ½Ùnh thõ 1978 cða Cáng õèc quâc tÆ vË ng¯n ng÷a á nhiÍm t÷ t¡u, 1973. 13 T¡u khŸch ro-ro l¡ t¡u khŸch cÜ cŸc kháng gian chöa h¡ng ro-ro* ho´c cŸc kháng gian ½´c biÎt ½õìc ½Ùnh nghØa ê quy ½Ùnh II-2/3. 14 T¡u chê h¡ng réi l¡ t¡u chê h¡ng réi ½õìc ½Ùnh nghØa ê quy ½Ùnh XII/1.1. Quy ½Ùnh 3 CŸc ½Ùnh nghØa cÜ liÅn quan ½Æn cŸc ph·n C, D v¡ E Trong cŸc ph·n C, D, v¡ E, tr÷ khi cÜ quy ½Ùnh riÅng khŸc: 1 HÎ thâng ½iËu khiÌn mŸy lŸi l¡ thiÆt bÙ m¡ nhé nÜ, cŸc lÎnh ½õìc truyËn ½i t÷ l·u lŸi ½Æn cŸc bæ ½æng lúc mŸy lŸi. HÎ thâng ½iËu khiÌn mŸy lŸi ph¨i gãm cŸc bæ phºn truyËn d¹n, bæ phºn thu nhºn, bçm ½iËu khiÌn thuý lúc v¡ cŸc ½æng cç ½i k¿m cða chîng, cŸc cç c¶u ½iËu khiÌn ½æng cç, hÎ thâng âng v¡ cŸp. 2 MŸy lŸi chÏnh l¡ cŸc mŸy, cŸc thiÆt bÙ quay bŸnh lŸi, cŸc bæ ½æng lúc cða mŸy lŸi nÆu cÜ, v¡ cŸc thiÆt bÙ trúc thuæc v¡ phõçng tiÎn ½Ì ½´t má men quay lÅn tròc lŸi (vÏ dò nhõ sectç lŸi, c·n lŸi) c·n thiÆt cho viÎc chuyÌn dÙch hùu hiÎu bŸnh lŸi nh±m mòc ½Ïch lŸi t¡u trong cŸc ½iËu kiÎn khai thŸc bÖnh thõéng. 3 Bæ ½æng lúc mŸy lŸi l¡: .1 trong trõéng hìp mŸy lŸi ½iÎn, l¡ ½æng cç ½iÎn v¡ cŸc thiÆt bÙ ½iÎn ½i k¿m; * ‡Ùnh nghØa n¡y liÅn quan ½Æn chõçng II-2 cÜ hiÎu lúc trõèc ng¡y 1 thŸng 7 n¯m 2002. Thuºt ngù tõçng ½õçng trong chõçng II-2 ½¬ søa ½äi l¡ “kháng gian ro-ro”. 41
- Ch−¬ng II-1 .2 trong trõéng hìp mŸy lŸi ½iÎn thuý lúc l¡ ½æng cç ½iÎn v¡ cŸc thiÆt bÙ ½iÎn ½i k¿m v¡ mæt bçm ½õìc nâi vèi ½æng cç; .3 trong trõéng hìp mŸy lŸi thuý lúc khŸc, l¡ mæt ½æng cç lai v¡ bçm nâi vèi ½æng cç. 4 MŸy lŸi phò l¡ thiÆt bÙ kháng ph¨i l¡ b¶t kü ph·n n¡o cða mŸy lŸi chÏnh ½õìc trang bÙ ½Ì thúc hiÎn viÎc chuyÌn ½æng bŸnh lŸi nh±m mòc ½Ïch lŸi t¡u trong trõéng hìp mŸy lŸi chÏnh bÙ hÞng, nhõng kháng bao gãm sectç lŸi, c·n lŸi ho´c cŸc th¡nh ph·n cÜ cïng cáng dòng. 5 ‡iËu kiÎn l¡m viÎc v¡ sinh ho−t bÖnh thõéng l¡ ½iËu kiÎn m¡ trong ½Ü con t¡u nÜi chung, thiÆt bÙ ½æng lúc, cŸc mŸy phò, cŸc phõçng tiÎn ½¨m b¨o sú ½¸y t¡u, kh¨ n¯ng lŸi t¡u, sú h¡nh h¨i an to¡n, an to¡n châng chŸy v¡ châng ngºp nõèc, tháng tin liÅn l−c v¡ tÏn hiÎu bÅn trong v¡ bÅn ngo¡i t¡u, cŸc phõçng tiÎn thoŸt n−n v¡ téi h− xuãng sú câ cñng nhõ cŸc ½iËu kiÎn sinh ho−t thuºn tiÎn ½¬ thiÆt kÆ ½Ëu ê tr−ng thŸi l¡m viÎc v¡ ho−t ½æng bÖnh thõéng. 6 ‡iËu kiÎn sú câ l¡ ½iËu kiÎn m¡ trong ½Ü cŸc thiÆt bÙ b¶t kÖ, c·n thiÆt cho cŸc ½iËu kiÎn l¡m viÎc v¡ sinh ho−t bÖnh thõéng, kháng ho−t ½æng ½õìc do m¶t nguãn ½iÎn chÏnh. 7 Nguãn ½iÎn chÏnh l¡ nguãn d¡nh ½Ì cung c¶p n¯ng lõìng ½iÎn cho b¨ng ½iÎn chÏnh ½Ì phµn phâi cho t¶t c¨ cŸc thiÆt bÙ c·n thiÆt cho viÎc duy trÖ ½iËu kiÎn l¡m viÎc v¡ sinh ho−t bÖnh thõéng cða t¡u. 8 Tr−ng thŸi t¡u chÆt l¡ tr−ng thŸi m¡ trong ½Ü thiÆt bÙ ½æng lúc, nãi hçi v¡ thiÆt bÙ phò kháng l¡m viÎc do kháng cÜ n¯ng lõìng. 9 Tr−m phŸt ½iÎn chÏnh l¡ buãng trong ½Ü bâ trÏ nguãn ½iÎn chÏnh. 10 B¨ng ½iÎn chÏnh l¡ b¨ng ½iÎn ½õìc cung c¶p trúc tiÆp t÷ nguãn ½iÎn chÏnh v¡ dïng ½Ì phµn phâi n¯ng lõìng ½iÎn cho cŸc thiÆt bÙ cða t¡u. 11 B¨ng ½iÎn sú câ l¡ b¨ng ½iÎn m¡ trong trõéng hìp hÎ thâng cung c¶p n¯ng lõìng ½iÎn chÏnh bÙ hÞng, ½õìc cung c¶p trúc tiÆp t÷ nguãn ½iÎn sú câ ho´c t÷ nguãn ½iÎn chuyÌn tiÆp v¡ dïng ½Ì phµn phâi n¯ng lõìng ½iÎn cho cŸc thiÆt bÙ, hÎ thâng sú câ. 12 Nguãn ½iÎn sú câ l¡ nguãn n¯ng lõìng ½iÎn ½õìc dïng cung c¶p cho b¨ng ½iÎn sú câ trong trõéng hìp m¶t sú cung c¶p t÷ nguãn ½iÎn chÏnh. 13 HÎ thâng ½æng lúc lŸi l¡ thiÆt bÙ thuý lúc dïng ½Ì cung c¶p n¯ng lõìng quay tròc lŸi, gãm mæt ho´c nhiËu bæ ½æng lúc mŸy lŸi, cïng vèi cŸc ½õéng âng v¡ phò tïng cÜ liÅn quan v¡ mæt thiÆt bÙ bÀ lŸi. CŸc hÎ thâng ½æng lúc lŸi cÜ thÌ cÜ cïng cŸc bæ phºn cç khÏ nhõ c·n lŸi, sectç lŸi v¡ tròc lŸi ho´c cŸc th¡nh ph·n cÜ cïng cáng dòng. 14 Tâc ½æ khai thŸc tâi ½a theo chiËu tiÆn l¡ tâc ½æ cao nh¶t m¡ t¡u ½õìc thiÆt kÆ ½Ì duy trÖ ½õìc trong khai thŸc trÅn biÌn vèi chiËu chÖm ½i biÌn lèn nh¶t. 42
- Ch−¬ng II-1 15 Tâc ½æ lïi tâi ½a l¡ tâc ½æ dú kiÆn t¡u cÜ thÌ ½−t ½õìc ê cáng su¶t thiÆt kÆ ch−y lïi tâi ½a v¡ chiËu chÖm ½i biÌn lèn nh¶t. 16 Buãng mŸy l¡ t¶t c¨ cŸc buãng mŸy lo−i A v¡ t¶t c¨ cŸc buãng mŸy khŸc cÜ chöa thiÆt bÙ ½æng lúc lai thiÆt bÙ ½¸y t¡u, nãi hçi, cŸc thiÆt bÙ nhiÅn liÎu, cŸc ½æng cç ½ât trong v¡ ½æng cç hçi nõèc, cŸc mŸy phŸt ½iÎn v¡ mŸy ½iÎn chÏnh, tr−m n−p d·u, thiÆt bÙ l−nh, thiÆt bÙ cµn b±ng t¡u, thiÆt bÙ tháng giÜ v¡ ½iËu ho¡ nhiÎt ½æ v¡ cŸc buãng tõçng tú, cñng nhõ cŸc h·m d¹n ½Æn cŸc buãng nhõ vºy. 17 Buãng mŸy lo−i A l¡ cŸc buãng v¡ cŸc h·m d¹n ½Æn cŸc buãng ½Ü, cÜ chöa: .1 ½æng cç ½ât trong dïng cho viÎc ½¸y t¡u, ho´c .2 ½æng cç ½ât trong dïng cho cŸc mòc ½Ïch khŸc kháng ph¨i l¡ ½¸y t¡u nÆu cŸc ½æng cç nhõ vºy cÜ täng cáng su¶t kháng nhÞ hçn 375 kW; ho´c .3 mài nãi hçi ½ât d·u ho´c thiÆt bÙ nhiÅn liÎu. 18 Tr−m ½iËu khiÌn l¡ buãng trong ½Ü cÜ bâ trÏ cŸc thiÆt bÙ vá tuyÆn ho´c thiÆt bÙ h¡ng h¨i chÏnh ho´c nguãn ½iÎn sú câ cða t¡u ho´c trong ½Ü tºp trung cŸc thiÆt bÙ ghi nhºn ½Ÿm chŸy ho´c kiÌm soŸt ½Ÿm chŸy. 19 T¡u chê hoŸ ch¶t l¡ t¡u h¡ng ½õìc ½Üng ho´c l¡m cho phï hìp v¡ ½õìc dïng ½Ì chê xá ch¶t lÞng b¶t kü ½õìc liÎt kÅ ê mæt trong hai t¡i liÎu sau ½µy: .1 chõçng 17 cða Bæ luºt quâc tÆ vË kÆt c¶u v¡ thiÆt bÙ t¡u chê xá hoŸ ch¶t nguy hiÌm ½õìc uý ban An to¡n h¡ng h¨i tháng qua b±ng NghÙ quyÆt MSC.4(48), sau ½µy ½õìc gài t°t l¡ “Bæ luºt quâc tÆ vË hoŸ ch¶t chê xá” cÜ thÌ ½õìc Tä chöc bä sung søa ½äi; ho´c .2 chõçng VI cða Bæ luºt vË kÆt c¶u v¡ thiÆt bÙ t¡u chê xá hoŸ ch¶t nguy hiÌm ½õìc ‡−i hæi ½ãng cða Tä chöc tháng qua b±ng NghÙ quyÆt A.212(VII), sau ½µy ½õìc gài t°t l¡: “Bæ luºt hoŸ ch¶t chê xá” ½¬ ½õìc ho´c cÜ thÌ sÁ ½õìc Tä chöc bä sung søa ½äi; tuü t¡i liÎu n¡o phï hìp. 20 T¡u chê khÏ l¡ t¡u h¡ng ½õìc ½Üng ho´c l¡m cho phï hìp v¡ ½õìc dïng ½Ì chê xá khÏ hoŸ lÞng b¶t kü ho´c cŸc s¨n ph¸m ½õìc liÎt kÅ ê mæt trong hai t¡i liÎu sau ½µy: .1 chõçng 19 cða Bæ luºt quâc tÆ vË kÆt c¶u v¡ thiÆt bÙ t¡u chê xá khÏ hoŸ lÞng ½õìc uý ban an to¡n h¡ng h¨i tháng qua b±ng NghÙ quyÆt MSC.5(48), sau ½µy ½õìc gài t°t l¡ “Bæ luºt quâc tÆ vË t¡u chê khÏ” v¡ cÜ thÌ ½õìc Tä chöc bä sung søa ½äi; ho´c 43
- Ch−¬ng II-1 .2 chõçng XIX cða Bæ luºt vË kÆt c¶u v¡ thiÆt bÙ t¡u chê xá ch¶t khÏ hoŸ lÞng ½õìc ‡−i hæi ½ãng tháng qua b±ng NghÙ quyÆt A.328(IX), sau ½µy ½õìc gài t°t l¡ “Bæ luºt vË t¡u chê khÏ” ½¬ ½õìc ho´c cÜ thÌ ½õìc Tä chöc bä sung søa ½äi; tuü t¡i liÎu n¡o phï hìp. 21 Tràng t¨i l¡ hiÎu sâ tÏnh b±ng t¶n giùa lõìng chiÆm nõèc cða t¡u trong nõèc cÜ t× tràng 1,025, theo ½õéng nõèc chê h¡ng tõçng öng vèi m−n khá mïa h¿ ¶n ½Ùnh v¡ tràng lõìng t¡u kháng. 22 Tràng lõìng t¡u kháng l¡ tràng lõìng tÏnh b±ng t¶n cða t¡u kháng cÜ h¡ng, d·u ½ât, d·u bái trçn, nõèc d±n, nõèc ngàt v¡ nõèc c¶p cho nãi hçi trong cŸc k¾t chöa, kho thúc ph¸m, h¡nh khŸch, thuyËn viÅn v¡ tõ trang cða hà. 44
- Ch−¬ng II-1 Ph·n A-1 KÆt c¶u t¡u Quy ½Ùnh 3-1 CŸc yÅu c·u vË kÆt c¶u, mŸy, ½iÎn t¡u Ngo¡i nhùng yÅu c·u ê nhùng ph·n khŸc, trong quy ½Ùnh n¡y, cŸc t¡u ph¨i ½õìc thiÆt kÆ, ½Üng v¡ b¨o dõëng phï hìp vèi cŸc yÅu c·u vË kÆt c¶u, mŸy v¡ ½iÎn cða mæt Tä chöc phµn c¶p ½õìc ChÏnh quyËn h¡ng h¨i cáng nhºn phï hìp vèi cŸc ½iËu kho¨n cða Quy ½Ùnh XI-1/1, ho´c cŸc tiÅu chu¸n quâc gia cða ChÏnh quyËn h¡ng h¨i cÜ möc ½æ an to¡n tõçng ½õçng. Quy ½Ùnh 3-2 Châng ¯n mÝn cho cŸc k¾t d±n nõèc biÌn trÅn t¡u d·u v¡ t¡u chê h¡ng réi (Quy ½Ùnh n¡y Ÿp dòng cho cŸc t¡u d·u v¡ t¡u chê h¡ng réi ½õìc ½Üng v¡o ho´c sau ng¡y 1 thŸng 7 n¯m 1998) T¶t c¨ cŸc k¾t dïng ½Ì d±n nõèc biÌn ph¨i cÜ mæt hÎ thâng ng¯n ng÷a ¯n mÝn hiÎu qu¨, nhõ cŸc lèp b¨o vÎ cöng ho´c tõçng ½õçng. CŸc lèp phð tât nh¶t ph¨i l¡ m¡u sŸng. KÆ ho−ch lúa chàn, Ÿp dòng v¡ b¨o dõëng hÎ thâng ph¨i ½õìc ChÏnh quyËn h¡ng h¨i phÅ duyÎt dúa trÅn cŸc hõèng d¹n ½¬ ½õìc Tä chöc* tháng qua. NÆu phï hìp, cñng ph¨i sø dòng phõçng phŸp châng ¯n mÝn sø dòng ½iÎn cúc. Quy ½Ùnh 3-3 Lâi ½i an to¡n tèi mñi t¡u chê h¡ng lÞng 1 ‡âi tõìng Ÿp dòng quy ½Ùnh n¡y v¡ quy ½Ùnh 3-4 l¡ cŸc t¡u chê h¡ng lÞng, kÌ c¨ cŸc t¡u chê d·u nhõ ½Ùnh nghØa ê quy ½Ùnh 2, cŸc t¡u chê hoŸ ch¶t nhõ ½Ùnh nghØa ê quy ½Ùnh VII/8.2 v¡ cŸc t¡u chê khÏ nhõ ½Ùnh nghØa ê quy ½Ùnh VII/11.2. 2 Mài t¡u chê h¡ng lÞng ph¨i ½õìc trang bÙ lâi ½i an to¡n cho thuyËn viÅn tèi mñi t¡u thºm chÏ trong ½iËu kiÎn théi tiÆt x¶u. Lâi ½i nhõ vºy ph¨i ½õìc ChÏnh quyËn h¡ng h¨i phÅ duyÎt theo hõèng d¹n do Tä chöc ban h¡nh.+ * Tham kh¨o cŸc Hõèng d¹n cho viÎc Lúa chàn, Ÿp dòng v¡ B¨o dõëng cŸc HÎ thâng Ng¯n ng÷a ¯n mÝn ½âi vèi cŸc k¾t d±n nõèc biÌn, ½õìc Tä chöc tháng qua b±ng NghÙ quyÆt A.798(19). + Tham kh¨o Hõèng d¹n vË lâi ½i an to¡n tèi mñi t¡u chê h¡ng lÞng, ½õìc ðy ban An to¡n h¡ng h¨i tháng qua b±ng nghÙ quyÆt MSC.62(67). 45
- Ch−¬ng II-1 Quy ½Ùnh 3-4 HÎ thâng lai d°t sú câ trÅn t¡u chê h¡ng lÞng 1 CŸc t¡u chê h¡ng lÞng cÜ tràng t¨i t÷ 20.000 trê lÅn ph¨i trang bÙ hÎ thâng lai d°t sú câ ê c¨ phÏa mñi v¡ ½uái t¡u. 2 ‡âi vèi cŸc t¡u chê h¡ng lÞng ½Üng v¡o ho´c sau ng¡y 1 thŸng 7 n¯m 2002: .1 v¡o mài théi ½iÌm, hÎ thâng ph¨i cÜ kh¨ n¯ng triÌn khai nhanh chÜng ½Ì ½õìc k¾o khi t¡u m¶t nguãn n¯ng lõìng ½¸y chÏnh v¡ dÍ d¡ng nâi vèi t¡u k¾o. Tâi thiÌu mæt hÎ thâng lai d°t sú câ ph¨i l¡ “bâ trÏ trõèc” (pre-rigged) s³n s¡ng cho viÎc triÌn khai nhanh; v¡ .2 hÎ thâng lai d°t sú câ ê c¨ phÏa mñi v¡ ½uái, cÜ ½ð söc bËn c·n thiÆt, cÜ x¾t ½Æn kÏch thõèc v¡ tràng t¨i t¡u, v¡ nhùng lúc cÜ thÌ phŸt sinh trong ½iËu kiÎn théi tiÆt x¶u. ThiÆt kÆ, chÆ t−o v¡ viÎc thø m¹u hÎ thâng lai d°t sú câ ph¨i ½õìc ChÏnh quyËn h¡ng h¨i phÅ duyÎt dúa trÅn Hõèng d¹n cða Tä chöc. 3 ‡âi vèi cŸc t¡u ½Üng trõèc ng¡y 01 thŸng 07 n¯m 2002, thiÆt kÆ v¡ chÆ t−o cða hÎ thâng lai d°t sú câ ph¨i ½õìc ChÏnh quyËn h¡ng h¨i phÅ duyÎt dúa trÅn Hõèng d¹n cða Tä chöc.* Quy ½Ùnh 3-5 Trang bÙ mèi l¡m b±ng vºt liÎu cÜ chöa ami¯ng 1 Quy ½Ùnh n¡y Ÿp dòng ½âi vèi cŸc vºt liÎu sø dòng l¡m kÆt c¶u, hÎ thâng mŸy, hÎ thâng ½iÎn v¡ thiÆt bÙ Ÿp dòng theo Cáng õèc. 2 ‡âi vèi t¶t c¨ cŸc t¡u, c¶m sø dòng cŸc trang bÙ mèi l¡m b±ng vºt liÎu cÜ chöa ami¯ng, tr÷: .1 cŸnh sø dòng trong mŸy n¾n giÜ kiÌu cŸnh quay v¡ cŸnh cða bçm chµn kháng; .2 nhùng chå nâi v¡ lÜt kÏn nõèc trong hÎ thâng tu·n ho¡n ch¶t lÞng ê nhiÎt ½æ cao (trÅn 350oC) ho´c Ÿp su¶t cao (trÅn 7 x 106 Pa), cÜ nguy cç chŸy, ¯n mÝn ho´c ½æc h−i; v¡ .3 cŸc ph·n cŸch nhiÎt mËm v¡ dÀo sø dòng ê nhiÎt ½æ lèn hçn 1000oC. * Tham kh¨o Hõèng d¹n vË hÎ thâng lai d°t sú câ trÅn t¡u chê h¡ng lÞng ½õìc ðy ban An to¡n h¡ng h¨i tháng qua b±ng NghÙ quyÆt MSC.35(63) cÜ thÌ ½õìc søa ½äi. 46
- Ch−¬ng II-1 Quy ½Ùnh 3-6 Lâi ½i tèi, trong v¡ phÏa trõèc khu vúc chöa h¡ng cða t¡u d·u v¡ t¡u h¡ng réi 1 Ph−m vi Ÿp dòng 1.1 Tr÷ khi nhõ nÅu ê mòc 1.2, quy ½Ùnh n¡y Ÿp dòng ½âi vèi cŸc t¡u chê d·u cÜ täng dung tÏch t÷ 500 trê lÅn v¡ cŸc t¡u chê h¡ng réi, nhõ ½Ùnh nghØa ê quy ½Ùnh IX/1, cÜ täng dung tÏch t÷ 20.000 trê lÅn, ½õìc ½Üng v¡o ho´c sau ng¡y 01 thŸng 01 n¯m 2006. 1.2 CŸc t¡u chê d·u cÜ täng dung tÏch t÷ 500 trê lÅn ½õìc ½Üng v¡o ho´c sau ng¡y 1 thŸng 10 n¯m 1994 nhõng trõèc ng¡y 01 thŸng 01 n¯m 2005 ph¨i tuµn thð cŸc yÅu c·u cða quy ½Ùnh II-1/12-2 ½õìc tháng qua bêi nghÙ quyÆt MSC.27(61).* 2 Phõçng tiÎn tiÆp cºn kháng gian chöa h¡ng v¡ cŸc kháng gian khŸc 2.1 Måi kháng gian ph¨i ½õìc trang bÙ phõçng tiÎn tiÆp cºn ½Ì, trong to¡n bæ cuæc ½éi con t¡u, ChÏnh quyËn h¡ng h¨i, Cáng ty, nhõ ½Ùnh nghØa ê quy ½Ùnh IX/1, ngõéi trÅn t¡u v¡ nhùng ngõéi khŸc cÜ thÌ kiÌm tra to¡n bæ, kiÌm tra tiÆp cºn v¡ ½o chiËu d¡y kÆt c¶u thµn t¡u. CŸc phõçng tiÎn tiÆp cºn n¡y ph¨i tuµn thð cŸc yÅu c·u ê mòc 5 v¡ cŸc yÅu c·u kþ thuºt ½âi vèi phõçng tiÎn tiÆp cºn ½Ì kiÌm tra, ½õìc uý ban An to¡n h¡ng h¨i tháng qua b±ng nghÙ quyÆt MSC.133(76), cÜ thÌ ½õìc Tä chöc søa ½äi, vèi ½iËu kiÎn bä sung søa ½äi n¡y ½õìc tháng qua, ch¶p nhºn v¡ cÜ hiÎu lúc theo cŸc quy ½Ùnh cða ½iËu VIII Cáng õèc n¡y liÅn quan ½Æn thð tòc bä sung søa ½äi Ÿp dòng ½âi vèi phò lòc kháng ph¨i chõçng I. 2.2 NÆu phõçng tiÎn tiÆp cºn câ ½Ùnh cÜ thÌ dÍ bÙ hõ h−i trong cŸc ho−t ½æng nhºn v¡ tr¨ h¡ng tháng thõéng ho´c nÆu kháng thÌ l°p ½´t câ ½Ùnh cŸc phõçng tiÎn tiÆp cºn, ChÏnh quyËn h¡ng h¨i cÜ thÌ cho ph¾p trang bÙ cŸc phõçng tiÎn tiÆp cºn di ½æng ho´c xŸch tay thay thÆ nhõ nÅu ê cŸc yÅu c·u kþ thuºt, vèi ½iËu kiÎn cŸc trang bÙ ½Ì g°n, ½ë, câ ½Ùnh ho´c gia cõéng cho cŸc phõçng tiÎn tiÆp cºn di ½æng l¡ ph·n câ ½Ùnh cða kÆt c¶u t¡u. T¶t c¨ cŸc thiÆt bÙ di ½æng ph¨i cÜ thÌ dÍ d¡ng l°p rŸp ho´c triÌn khai bêi nhùng ngõéi trÅn t¡u. 2.3 KÆt c¶u v¡ vºt liÎu cða t¶t c¨ cŸc phõçng tiÎn tiÆp cºn v¡ cŸc trang bÙ g°n chîng v¡o kÆt c¶u t¡u ph¨i tho¨ m¬n yÅu c·u cða ChÏnh quyËn h¡ng h¨i. CŸc phõçng tiÎn tiÆp cºn ph¨i ½õìc kiÌm tra trõèc ho´c trong quŸ trÖnh l°p ½´t, viÎc kiÌm tra thúc hiÎn theo quy ½Ùnh I/10. * Tham kh¨o phò lòc 4. 47
- Ch−¬ng II-1 3 Lâi ½i an to¡n ½Æn cŸc h·m h¡ng, k¾t h¡ng, k¾t d±n v¡ cŸc kháng gian khŸc 3.1 Lâi ½i an to¡n* v¡o cŸc h·m h¡ng, khoang cŸch ly, k¾t d±n, k¾t h¡ng v¡ cŸc kháng gian khŸc trong khu vúc h¡ng ph¨i trúc tiÆp t÷ boong hê v¡ ph¨i ½¨m b¨o kiÌm tra ½õìc ho¡n to¡n cŸc kháng gian n¡y. Lâi ½i an to¡n* v¡o cŸc khoang ½Ÿy ½ái ho´c tèi phÏa trõèc cŸc k¾t d±n cÜ thÌ t÷ cŸc buãng bçm, khoang cŸch ly sµu, h·m âng, h·m h¡ng, kháng gian m−n k¾p v¡ cŸc khoang tõçng tú kháng dïng ½Ì chöa d·u ho´c h¡ng nguy hiÌm. 3.2 CŸc k¾t v¡ phµn khoang cða k¾t cÜ chiËu d¡i t÷ 35 m trê lÅn ph¨i ½õìc trang bÙ tâi thiÌu hai lâi tiÆp cºn v¡ thang c¡ng cŸch xa nhau c¡ng tât, ½Æn möc cÜ thÌ ½õìc. CŸc k¾t cÜ chiËu d¡i nhÞ hçn 35 m ph¨i ½õìc trang bÙ Ït nh¶t mæt lâi tiÆp cºn v¡ thang. Khi mæt k¾t ½õìc phµn khoang b±ng mæt ho´c nhiËu vŸch ng¯n ho´c cÜ c¨n trê tõçng tú m¡ kháng cho ph¾p tiÆp cºn ½õìc tèi cŸc ph·n khŸc cða k¾t, thÖ ph¨i trang bÙ Ït nh¶t hai lâi tiÆp cºn v¡ thang. 3.3 Måi h·m h¡ng ph¨i ½õìc trang bÙ tâi thiÌu hai phõçng tiÎn tiÆp cºn c¡ng cŸch xa nhau c¡ng tât, ½Æn möc cÜ thÌ ½õìc. NÜi chung, cŸc phõçng tiÎn tiÆp cºn n¡y ph¨i ½õìc bâ trÏ theo ½õéng ch¾o, vÏ dò mæt lâi tiÆp cºn g·n vŸch trõèc ê m−n trŸi, lâi tiÆp cºn cÝn l−i g·n vŸch sau phÏa m−n ph¨i. 4 Sä tay tiÆp cºn kÆt c¶u t¡u 4.1 CŸc phõçng tiÎn tiÆp cºn cða t¡u ½Ì thúc hiÎn kiÌm tra täng thÌ, kiÌm tra tiÆp cºn v¡ ½o chiËu d¡y kÆt c¶u thµn t¡u ph¨i ½õìc má t¨ trong Sä tay tiÆp cºn kÆt c¶u t¡u ½õìc ChÏnh quyËn h¡ng h¨i phÅ duyÎt, mæt b¨n sao cºp nhºt cða Sä tay n¡y ph¨i ½õìc lõu giù trÅn t¡u. Sä tay tiÆp cºn kÆt c¶u t¡u ph¨i bao gãm nhùng tháng tin sau cho måi kháng gian: .1 CŸc b¨n vÁ má t¨ phõçng tiÎn tiÆp cºn tèi kháng gian, vèi cŸc ½´c tÏnh kþ thuºt v¡ kÏch thõèc phï hìp; .2 CŸc b¨n vÁ má t¨ phõçng tiÎn tiÆp cºn trong måi kháng gian ½Ì cÜ thÌ thúc hiÎn kiÌm tra täng thÌ, vèi cŸc ½´c tÏnh kþ thuºt v¡ kÏch thõèc phï hìp. B¨n vÁ ph¨i ch× rß måi khu vúc cÜ thÌ kiÌm tra t÷ vÙ trÏ n¡o; .3 CŸc b¨n vÁ má t¨ phõçng tiÎn tiÆp cºn trong måi kháng gian ½Ì cÜ thÌ thúc hiÎn kiÌm tra tiÆp cºn, vèi cŸc ½´c tÏnh kþ thuºt v¡ kÏch thõèc phï hìp. B¨n vÁ ph¨i ch× rß vÙ trÏ cða cŸc khu vúc kÆt c¶u nguy hiÌm, cŸc phõçng tiÎn tiÆp cºn l¡ câ ½Ùnh hay di ½æng v¡ måi khu vúc cÜ thÌ kiÌm tra t÷ vÙ trÏ n¡o; .4 CŸc hõèng d¹n cho viÎc kiÌm tra v¡ b¨o dõëng ½æ bËn kÆt c¶u cða t¶t c¨ cŸc phõçng tiÎn tiÆp cºn v¡ cŸc trang bÙ ½Ì câ ½Ùnh, cÜ lõu û ½Æn ¯n mÝn b¶t kü do ½iËu kiÎn mái trõéng phÏa trong kháng gian; 48
- Ch−¬ng II-1 * Tham kh¨o KhuyÆn nghÙ ½âi vèi viÎc tiÆp cºn cŸc kháng gian kÏn trÅn t¡u, ½õìc Tä chöc tháng qua b±ng nghÙ quyÆt A.864(20). 49
- Ch−¬ng II-1 .5 CŸc hõèng d¹n vË an to¡n khi sø dòng b¿ ½Ì kiÌm tra tiÆp cºn v¡ ½o chiËu d¡y kÆt c¶u; .6 CŸc hõèng d¹n vË an to¡n cho viÎc l°p rŸp v¡ sø dòng b¶t kü phõçng tiÎn tiÆp cºn di ½æng n¡o; .7 B¨ng kÅ t¶t c¨ cŸc phõçng tiÎn tiÆp cºn di ½æng; v¡ .8 CŸc biÅn b¨n kiÌm tra v¡ b¨o dõëng chu kü t¶t c¨ cŸc phõçng tiÎn tiÆp cºn cða t¡u. 4.2 Trong quy ½Ùnh n¡y “cŸc khu vúc kÆt c¶u nguy hiÌm” l¡ cŸc vÙ trÏ cÜ thÌ biÆt ½õìc tháng qua viÎc tÏnh toŸn ½Ì yÅu c·u kiÌm soŸt ho´c qua kinh nghiÎm ½âi vèi cŸc t¡u tõçng tú ho´c cïng lo−t m¡ dÍ bÙ nöt, biÆn d−ng, ho´c ¯n mÝn cÜ thÌ ¨nh hõêng ½Æn tÏnh to¡n vÂn kÆt c¶u cða t¡u. 5 ‡´c tÏnh kþ thuºt chung 5.1 Vèi cŸc lâi v¡o qua cŸc lå n±m ngang, miÎng h·m ho´c cŸc lå ngõéi chui ph¨i cÜ kÏch thõèc ½ð ½Ì mæt ngõéi ½eo thiÆt bÙ thê v¡ trang bÙ b¨o hæ ½i lÅn ho´c xuâng h·m trÅn b¶t kü chiÆc thang n¡o m¡ kháng bÙ c¨n trê, lå ½Ü ph¨i tháng thoŸng ½Ì dÍ d¡ng k¾o mæt ngõéi bÙ thõçng t÷ ½Ÿy kháng gian lÅn. KÏch thõèc lå tâi thiÌu ph¨i kháng nhÞ hçn 600 mm x 600 mm. Khi lâi ½i tèi mæt h·m h¡ng ½õìc bâ trÏ qua miÎng h·m h¡ng, ½×nh cða thang ph¨i ½õìc bâ trÏ sao cho c¡ng g·n th¡nh quµy miÎng h·m h¡ng c¡ng tât. CŸc th¡nh quµy miÎng h·m h¡ng cÜ lâi qua cao hçn 900 mm cñng ph¨i cÜ bºc ê phÏa ngo¡i ½Ì nâi vèi thang. 5.2 CŸc cøa th²ng ½öng ho´c lå ngõéi chui trÅn cŸc cç c¶u vŸch, s¡n, ½Ì t−o lâi ½i theo chiËu dàc v¡ ngang cða kháng gian ph¨i cÜ kÏch thõèc tâi thiÌu l¡ 600 mm x 800 mm v¡ bâ trÏ kháng cao hçn t¶m ½Ÿy 600 mm tr÷ khi cÜ ½´t cŸc bºc ½ë chµn. 5.3 ‡âi vèi cŸc t¡u d·u cÜ tràng t¨i nhÞ hçn 5.000 t¶n, ChÏnh quyËn h¡ng h¨i trong trõéng hìp ½´c biÎt cÜ thÌ cho ph¾p cŸc kÏch thõèc lå nhÞ hçn nhõ nÅu ê 5.1 v¡ 5.2 nÆu chîng tho¨ m¬n cŸc yÅu c·u cða ChÏnh quyËn h¡ng h¨i vË kh¨ n¯ng ½i qua ho´c di chuyÌn ngõéi bÙ thõçng qua cŸc lå ½Ü. Quy ½Ùnh 3-7 Lõu giù cŸc b¨n vÁ kÆt c¶u trÅn t¡u v¡ trÅn bé 1 CŸc t¡u ½õìc ½Üng v¡o ho´c sau ng¡y 01 thŸng 01 n¯m 2007 ph¨i lõu giù trÅn t¡u mæt bæ cŸc b¨n vÁ ho¡n cáng v¡ cŸc b¨n vÁ khŸc má t¨ ½·y ½ð v¡ tu·n tú b¶t kü hoŸn c¨i kÆt c¶u n¡o. * Tham kh¨o MSC/Circ.1135 vË cŸc b¨n vÁ kÆt c¶u ho¡n cáng ½õìc lõu giù trÅn t¡u v¡ trÅn bé. 50
- Ch−¬ng II-1 2 Mæt bæ cŸc b¨n vÁ nÅu trÅn cñng ph¨i ½õìc lõu t−i Cáng ty, nhõ ½Ùnh nghØa ê quy ½Ùnh IX/1.2. Quy ½Ùnh 3-8 ThiÆt bÙ k¾o v¡ ch±ng buæc 1 Quy ½Ùnh n¡y Ÿp dòng ½âi vèi cŸc t¡u ½õìc ½Üng v¡o ho´c sau ng¡y 01 thŸng 01 n¯m 2007, nhõng kháng Ÿp dòng ½âi vèi cŸc hÎ thâng k¾o sú câ ½õìc trang bÙ tho¨ m¬n theo quy ½Ùnh 3-4. 2 T¡u ph¨i ½õìc trang bÙ cŸc hÎ thâng, thiÆt bÙ v¡ bæ phºn vèi ½ð t¨i l¡m viÎc an to¡n ½Ì ½¨m b¨o thúc hiÎn mài ho−t ½æng k¾o v¡ ch±ng buæc an to¡n trong ½iËu kiÎn l¡m viÎc bÖnh thõéng cða t¡u. 3 CŸc hÎ thâng, thiÆt bÙ v¡ bæ phºn trang bÙ theo mòc 2 ph¨i tho¨ m¬n cŸc yÅu c·u cða ChÏnh quyËn h¡ng h¨i ho´c tä chöc ½õìc ChÏnh quyËn h¡ng h¨i cáng nhºn theo quy ½Ùnh I/6*. 4 Måi bæ phºn ho´c chi tiÆt cða thiÆt bÙ ½õìc trang bÙ theo quy ½Ùnh n¡y ph¨i ½õìc ghi rß r¡ng b¶t kü h−n chÆ n¡o liÅn quan ½Æn ho−t ½æng an to¡n, lõu û ½Æn söc bËn cða cŸc ph·n g°n vèi kÆt c¶u t¡u. * Tham kh¨o MSC/Circ.1175 Hõèng d¹n vË thiÆt bÙ k¾o v¡ ch±ng buæc. 51