Tài liệu Y học thường thức - Chán ăn

pdf 7 trang hapham 2690
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Y học thường thức - Chán ăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_y_hoc_thuong_thuc_chan_an.pdf

Nội dung text: Tài liệu Y học thường thức - Chán ăn

  1. CHÁN ĂN Mục tiêu 1. Trình bày nguyên nhân thường gặp gây chán ăn. 2. Trình bày triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán chán ăn. 3. Trình bày xử trí biếng ăn. Nôi dung 1. Định nghĩa chán ăn Chán ăn là trường hợp trẻ mất sự thèm muốn dùng thức ăn, có khi trẻ sợ tất cả loại thức ăn 2. Sinh lý học bài tiết dịch tiêu hoá Tuyến nước bọt của trẻ sơ sinh còn trong trạng thái sơ khai, chưa biệt hoá. Đến tháng thứ 3 - 4 thì mới phát triển hoàn toàn. Mặt khác do trung tâm bài tiết nước bọt trẻ em trong mấy tháng đầu chưa phát triển, nhất là võ não, do đó số lượng nước bọt trong mấy tháng đầu còn rất ít. Cũng vì vậy mà trong mấy tháng đầu, trẻ chưa có thể tiêu hoá được các chất bột, vì thiếu các men amylaza và ptyalin. Sau 3 - 4 tháng, cùng với sự phát triển của hệ thần kinh, sự hoàn thiện về cấu tạo của tuyến nước bọt, số lượng nước bọt dần dần tăng lên. Số lượng nước bọt bài tiết ra, cũng như thành phần của nó phụ thuộc vào thành phần và tính chất của thức ăn, vào tình trạng sức khoẻ của trẻ. Những trẻ bị rối loạn dinh dưỡng mãn tính thì số lượng nước bọt bài tiết ít hơn; trái lại khi bị viêm ở miệng thì nước bọt bài tiết ra rất nhiều. Trong nước bọt trẻ nhỏ có phản ứng trung tính toan tính nhẹ, ph từ 6 - 7,8 (người lớn là 7,4 - 8). Trong nước bọt có 2 men tiêu hoá chất bột là amylaza và ptyalin (biến tinh bột, glycogen thành disaccarit) và maltaza biến disaccarit thành monosaccarit. Hoạt tính của các men này tăng dần theo tuổi, còn trong các quá trình bệnh lý thì giảm Bài tiết dạ dày: - Bài tiết dạ dày trẻ em chịu ảnh hưởng thần kinh trung ương. - Thành phần dịch vị trẻ em ngay từ lúc đẻ cũng như người lớn, nhưng số lượng và chất lượng kém hơn nhiều. Bài tiết các men cũng như các chất đạm còn phụ thuộc vào tình trạnh sức khoẻ, vào đặc điểm riêng biệt của từng trẻ, vào thành phần thức ăn. - Tiêu hoá thức ăn ở dạ dày: đối với trẻ bú mẹ, 25% số lượng sữa đã hấp thu ở dạ dày trong đ1o kể cả protit và lipit. Còn đối với các loại sữa và thức ăn khác chỉ hấp thu được một số chất đường, muốn hoà tan trong nước mà thôi. Do đó thời gian sữa mẹ ở dạ dày là 2 - 2 giờ 30 , sữa bò 3 - 4 giờ , những thức ăn loại mỡ ở lại dạ dày lâu hơn. Vì Vậy, khoảng cách mỗi bửa bú của trẻ em tối thiểu phải là từ 2g30 - 3 giờ. Chức phận của ruột: thức ăn chủ yếu được tiêu hoá và hấp thu ở ruột. Thức ăn được tiêu hoá ở ruột nhờ tác động nhờ tác dụng của men ở ruột. Men tiêu hóa ở ruột gồm có các men của dịch vị, dịch tụy, mật và chất mật : amylase, maltase, 1
  2. enterokinase, lipase, investin, erepsin. Thời gian thức ăn ở ruột trung bình từ 12 – 16 giờ. thời gian này phụ thuộc vào tính chất của thức ăn. 3. Dược học thuốc kích thích tiêu hoá: Neopeptine 3.1. Thành phần Cho 1ml thuốc giọt Cho 5ml thuốc nước Cho 1 viên Alpha-Amylase 20 mg 100 mg 100 mg Papain 10 mg 20 mg 100 mg Tinh dầu Dill 2 mg Tinh dầu Anise 2 mg Tinh dầu caraway 2 mg Simethicone 30 mg 3.2. Dược lực - Alpha-amylase : là một men nội sinh có thể thủy phân tinh bột và các polysaccharide (hoạt tính amylotic) bằng tấn công vào mối nối alpha-1,4 glucusidic cho ra các dextrine, oligosaccharide và nomosaccharide. Một ml neopeptine giọt có khả năng tiêu hoá 15 mg tinh bột chín. Mỗi viên nang neopeptine tiêu hoá không dưới 80g tinh bột chín phóng thích 320 kcal - Papain: là men tiêu hoá đạm chế từ nhựa quả đu đủ chưa chín bao gồm papaùne và chymopapain có thể thủy phân amide và ester polypeptide cho ra peptide có trọng lượng phân tử thấp. cả 2 loại men trên đều bền trong môi trường acide và kiềm và giúp tiêu hoá nhanh thức ăn - Simethicone: làm thay đổi sức căng bề mặt của các bọt khí làm chúng nhập lại với nhau. Chất này được dùng điều trị đầy hơi. Simethicone có tác dụng tại chỗ trong ống tiêu hóa mà không hấp thu và vì thế không ảnh hưởng toàn thân. - Các tinh dầuDill, Anise, và caraway có tác dụng điều hoà nhu động cơ trơn tiêu hoá. Khi nhu động cơ trơn giảm, chúng kích thích nhờ đó tạo cảm giác đói hoặc gây trung tiện giúp chống đầy hơi trướng bụng khi thức ăn không tiêu lên men trong ruột. Khi cơn trơn tăng co thắt, chúng làm dịu, nhờ đó chống được nô trớ, nôn mữa, đặc biệt ở trẻ bú mẹ và trẻ em tuổi ăn dặm và giai đoạn cai sữa. - Chỉ định: trẻ ăn không tiêu, rối loạn tiêu hoá, đầy hơi trướng bụng sau khi ăn hay bú, tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ, ọc sữa, chán ăn. 4. Nguyên nhân thường gặp gây chán ăn ở trẻ em Triệu chứng biếng ăn có thể là do một nguyên nhân thực thể làm cho trẻ không đói hoặc do nguyên nhân tâm thần, cảm giác thèm ăn bị mất hay giảm. 4.1. Nguyên nhân bệnh lý 4.1.1. Mọc răng: khi bắt đầu mọc răng trẻ thường mắc chứng biếng ăn nhất là khi mọc mấy răng đầu tiên. Triệu chứng này xuất hiện nhiều tuần trước khi răng nứt ra và hết khi răng đã mọc. 4.1.2. Bệnh nhiễm trùng: đây là nguyên nhân phổ biến nhất, tất cả các bệnh nhiễm khuẩn dù nặng hay nhẹ, dù cấp hay mạn, thường làm cho trẻ biếng ăn, chỉ cần trẻ sốt nhẹ cũng làm cho trẻ kém ăn. 2
  3. Viêm họng, viêm VA, viêm phổi, viêm tai, viêm bể thận, chốc lở đều gây ra triệu chứng biếng ăn. Trong bệnh ho gà, trẻ biếng ăn không phải chỉ do nhiễm khuẩn mà còn vì sợ ăn vào lại lên cơn ho. Các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính gây biếng ăn kéo dài, ví dụ lao, 4.1.3. Bệnh tiêu hoá: chứng biếng ăn hay gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu của những hội chứng đau bụng cấp : tiêu chảy, viêm ruột thừa, tắc ruột, lồng ruột; nhưng hiện tượng biếng ăn dần dần bị lu mờ trước những triệu chứng khác ồ ạt và nghiêm trọng hơn như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, táo bón. 4.1.4. Bệnh mạn tính nặng: tim, hen, thiếu máu, leucemie, thừa Vitamin D2, viêm thận mạn, còi xương , tetani. 4.1.5. Nguyên nhân ăn uống - Khi thay đổi thức ăn, trẻ hay bị biếng ăn cho đến khi quen với thức ăn mới. Trường hợp cai sữa: cai sữa đột ngột hay cai chậm quá, cũng là nguyên nhân biếng ăn. - Ăn nhiều quá mức khi: cho ăn một số lượng thức ăn quá nhiều, sau một thời gian trẻ chịu đựng được trẻ không chịu ăn. Ngoài số lượng quá nhiều thường là khẩu phần ăn không cân đối, ít thay đổi, đơn điệu, ngày nào cũng như ngày nào. Đối với trẻ trên 6 tháng cần xem chế độ ăn hoặc toàn sữa hoặc pha loãng quá cũng là nguyên nhân biếng ăn. - Ăn kém mức: đôi khi cũng là nguyên nhân. Nhìn chung các sai lầm về ăn uống cũng gây nên rối loạn tiêu hoá, rối loạn tiêu hoá làm tăng và kéo dài chứng biếng ăn. 4.2. Nguyên nhân tâm lý Còn gọi là biếng ăn do rối loạn tâm thần Có một số bệnh nhi bị chứng biếng ăn mà không có bệnh thực thể. Đây là một vấn đề mới được nghiên cứu về nguyên nhân. Nguyên nhân : chứng biếng ăn tâm lý có thể là : - Bắt uống nước đường quá lâu trong thời kỳ sơ sinh. - Lúc cai sữa thiếu tình cảm vì phải xa mẹ, lại phải ăn thức ăn xa lạ. - Cho ăn sữa hoặc bột quá lâu. - Mất ngủ nhiều quá nên trẻ “ngái ngủ” mà chưa muốn ăn. - Ảnh hưởng của người mẹ, mẹ hay sợ sệt, hoặc nuông chiều hoặc không săn sóc được. - Đứa trẻ biếng ăn là biểu hiện một phần phản ứng chống đối lại của bệnh nhân. 5. Triệu chứng 5.1. Lâm sàng Trẻ bú mẹ ít khi biếng ăn. Trái lại trẻ ăn nhân tạo dễ có hiện tượng này, nhất là trong thời kỳ cai sữa sớm từ tháng thứ 5, thứ 6 và những trẻ từ 3 - 7 tuổi. Thường trẻ em ăn ít cho nên hay đòi ăn vặt, ăn những thức ăn mà bố mẹ không muốn Ở trẻ nhỏ, bị suy dinh dưỡng thường ăn rất ít và chỉ uống nước nhiều. 3
  4. Ở trẻ lớn, biếng ăn ngoài triệu chứng ăn ít, lại hay đòi ăn những thức ăn chua, không bổ như dưa chua, cà muối đặt biệt những trẻ này không chịu ăn thịt, cá, cơm. Do đó, người thầy thuốc chẩn đoán một bệnh nhi biếng ăn rất dễ dàng ở mọi tuyến, điều khó khăn nhất là phải xác định nguyên nhân. Hậu quả của biếng ăn: sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, tâm thần. 5.2. Xét nghiệm: cho xét nghiệm phù hợp với nguyên nhân. 6. Chẩn đoán Người thầy thuốc chẩn đoán biếng ăn có thể thực hiện ở mọi tuyến, nhưng xác định nguyên nhân biếng ăn thì khó khăn hơn và có thể thực hiện ở tuyến huyện trở lên. - Về lâm sàng: cần dựa vào tiền sử sản khoa đến tiền sử bệnh nhi lúc mới đẻ ra (sang chấn, ngạt thở, nhiễm khuẩn lúc mới đẻ, đẻ thiếu tháng hay đủ tháng, tình trạng sức khoẻ: đẻ non hay đẻ thường) và tình trạng sức khoẻ của các anh chị em, cùng cơ địa của bố mẹ, ông bà. Cần tìm hiểu chế độ ăn hàng ngày của trẻ, ăn sữa mẹ hay nhân tạo, thời kỳ cai sữa, cách cho ăn và giờ giấc các bữa ăn, số lượng và chất lượng, khẩu phần, ảnh hưởng gia đình đối với trẻ trong bữa ăn. - Nên tìm thêm rối loạn chức năng tiêu hoá: như táo bón, tiêu chảy; triệu chứng thần kinh: quấy khóc, mất ngủ, cáu kỉnh, biểu đồ cân (có giá trị chẩn đoán và tiên lượng quan trọng), khi trẻ không lên cân hay sút cân, lúc đó tình trạng bệnh đáng làm cho thầy thuốc phải thận trọng. - Cần phân biệt với những trường hợp giả biếng ăn do nguyên nhân cản trở ở miệng làm trẻ không ăn được + Đặc biệt đối với trẻ đẻ non, đẻ yếu mất phản xạ mút và phản xạ nuốt, nên thức ăn không qua bộ tiêu hoá được. + Trẻ có thể khó nuốt do một số dị tật hay tổn thương đường miệng: sứt môi, tách vòm miệng, lưỡi to, cứng hàm trong bệnh uốn ván, không có hàm dưới, liệt cơ họng trong bệnh bạch hầu và bệnh bại liệt, v.v + Một số trường hợp trẻ bị nuốt đau khi bị tưa miệng, viêm họng, áp- xe sau hầu; những nguyên nhân đó lúc đầu làm cản trở sự tiêu hoá ở miệng, dần dần trở thành nguyên nhân gây biếng ăn, vì gây thành phản xạ thần kinh đặc biệt làm cho trẻ dễ sợ các bữa ăn, hoặc làm giảm các hoạt động cơ năng của bộ tiêu hoá. Vì thế các trẻ bị thiếu ăn hay đói kinh niên dễ bị biếng ăn. + Ngoài ra ở trẻ lớn cần chú ý quan hệ giữa biếng ăn và phương pháp giáo dục: nuông chiều, chế độ ăn quá khắt khe đơn độc, trẻ thiếu bạn, xa mẹ, thường gặp ở trẻ em gia đình thiếu con, con một, hay ở gia đình bố mẹ ly dị. 7. Xử trí : cần phải xử trí theo nguyên nhân 7.1. Nếu vì mọc răng trẻ biếng ăn, không cần điều trị, mà tạm thời giảm bớt số lượng sữa. 7.2. Nếu do nhiễm khuẩn, phải dập tắt các ổ nhiễm khuẩn, đặc biệt trong trường hợp nhiễm khuẩn kinh diễn ở họng dùng penicilline, nạo VA, Chứng biếng ăn sẽ khỏi khi điều trị khỏi ổ nhiẽm khuẩn. 7.3. Điều trị nguyên nhân tâm lý 4
  5. Đòi hỏi nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện. Cần có sự kiên nhẫn, khéo léo và linh động hợp lý trong việc săn sóc ăn uống. Cần có sự cộng tác chặt chẽ giữa gia đình và người thầy thuốc. Mọi thái độ, cử chỉ, lời lẽ và biện pháp nôn nóng thiếu mềm dẽo của gia đình, bắt ép trẻ ăn theo chế độ đã định trước, chỉ gây phản ứng chống đối của trẻ, tuyệt đối không ép và doạ dẫm trẻ. 7.4. Điều trị chán ăn do sai lầm về ăn uống: cần thay đổi chế độ ăn cho thích hợp và cách cho ăn (số lần, số lượng, giờ giấc ) theo từng lứa tuổi. Chú ý đến sự cân đối của khẩu phần và sinh tố. Ngoài ra, thay đổi không khí, đi chơi nơi có khí hậu trong sạch (nông thôn), thể dục (bơi, chạy, đối với trẻ lớn) cũng giúp cho việc phục hồi sức khoẻ, chữa được triệu chứng biếng ăn ở trẻ em. 7.5. Sử dụng men tiêu hoá : Neopeptine (giọt, viên nang, thuốc nước) - Giọt: Trẻ 1 tuổi : 5ml/ngày, chia 2 lần uống sau khi ăn. 8. Phòng bệnh - Điều chỉnh chế độ ăn nuôi dưỡng trẻ tốt, dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh trong ăn uống tránh các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá. - Nên giữ ấm trẻ khi thời tiết lạnh tránh nhiễm trùng đường hô hấp. - Điều trị nhanh chóng các ổ nhiễm trùng càng sớm càng tốt để trẻ có thể ăn trở lại bình thường. Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn Nhi, Đại học Y Khoa Hà Nội, bài giảng Nhi Khoa, nhà xuất bản y học, 1995 2. Bộ môn Nhi, Đại học Y Khoa Hà Nội, bài giảng Nhi Khoa, nhà xuất bản y học, 2000. 3. Lam Dao Binh, Vidal , nhà xuất bản David B Bromillow, 2001 : 388-89. Câu hỏi lượng giá Câu hỏi MCQ 1. Biếng ăn là do (chọn câu đúng) : a. Sứt môi b. Liệt dây thần kinh c. Mất sự thèm muốn ăn d. To lưỡi 2. Khi trẻ bắt đầu mọc mấy cái răng đầu tiên thì trẻ (chọn câu đúng) : a. Bị sốt b. Biếng ăn c. Hay quấy khóc d. Tất cả các câu trên đều đúng 3. Nguyên nhân của biếng ăn thường do (chọn câu đúng) : a. Mọc răng 5
  6. b. Các bệnh nhiễm khuẩn c. Nguyên nhân ăn uống d. Tất cả các câu trên đều đúng 4. Trẻ biếng ăn có thể là do nguyên nhân nhiễm khuẩn như (chọn câu đúng) : a. Viêm họng b. Viêm phổi c. Nấm ở miệng lưỡi d. Tất cả các câu trên đều đúng 5. Rối loạn tiêu hoá có thể gây biếng ăn thường gặp trong các trường hợp như (chọn câu đúng): a. Tiêu chảy b. Táo bón c. Nôn trớ d. Tất cả các câu trên đều đúng 6. Vế chế độ ăn như sau có thể gây biếng ăn (chọn câu đúng) : a. Thay đổi thức ăn đột ngột b. Cai sữa đột ngột c. Cai sữa chậm quá d. Tất cả các câu trên đều đúng 7. Trẻ biếng ăn có thể do (chọn câu đúng) : a. Bắt uống nước đường quá lâu trong thời kỳ sơ sinh b. Cho ăn bột quá lâu c. Mất ngủ nhiều quá d. Tất cả các câu trên đều đúng 8. Biếng ăn tâm thần có thể do (chọn câu đúng) : a. Mẹ trẻ hay sợ sệt b. Mẹ trẻ không săn sóc trẻ c. Lúc cai sữa thiếu tình cảm của mẹ d. Tất cả các câu trên đều đúng 9. Xử trí biếng ăn do sai lầm về ăn uống cần phải (chọn câu đúng) : a. Thay đổi chế độ ăn thích hợp b. Thay đổi không khí khi đi chơi c. Cho thêm các vitamin d. Tất cả các câu trên đều đúng 10. Xử trí biếng ăn do nhiễm khuẩn cần phải (chọn câu đúng) : a. Dùng kháng sinh b. Hạ sốt nếu trẻ có sốt c. Thuốc rơ lưỡi nếu bị nấm ở miệng lưỡi d. Tất cả các câu trên đều đúng Nghiên cứu trường hợp Mục tiêu: 1. Nêu nguyên nhân biếng ăn 6
  7. 2. Điều trị và phòng tránh biếng ăn Thời gian NCTH : 6 phút Nội dung: Trẻ 8 tháng tuổi, bú mẹ từ lúc sau sinh đến nay, khi trẻ được 5 tháng mới bắt đầu cho ăn dặm, bà mẹ cho trẻ ăn bột được 2 ngày, sau đó cho ăn cháo bịt (cháo bịt pha với nước) 4 lần/ngày, mỗi lần nửa chén. Có lúc trẻ ăn ít chỉ 2 lần/ngày. Khoảng 3 ngày nay, trẻ bị tiêu phân lỏng 5 lần ngày, kèm ho sổ mũi, sốt nhẹ, trẻ không chịu ăn cháo nữa, chỉ bú mẹ thôi. Bà mẹ có mua thuốc ở tiệm cho trẻ uống nhưng không giảm, đến bệnh viện. Khám thấy trẻ sốt 380C, thở 55 nhịp/phút, còn tiêu phân lỏng 6 lần/ngày, trẻ uống nước háo hức mắt trũng nhẹ. Câu hỏi: 1. Nêu nguyên nhân biếng ăn ở trẻ này? 2. Phân tích chế độ ăn của trẻ có phù hợp không? 3. Làm thế nào xử trí biếng ăn của trẻ này và phòng tránh biếng ăn? 7