Tâm lý học xã hội - Trần Quốc Thành (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tâm lý học xã hội - Trần Quốc Thành (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tam_ly_hoc_xa_hoi_tran_quoc_thanh_phan_1.pdf
Nội dung text: Tâm lý học xã hội - Trần Quốc Thành (Phần 1)
- TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả: TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN LỜI NÓI ĐẦU Tâm lý học xã hội là một ngành của Tâm lý học và mang đậm hơi thở của đời sống xã hội. Lịch sử Tâm lý học xã hội cho thấy, những vấn đề nổi bật của các giai đoạn xã hội lịch sử đều được phản ánh trong Tâm lý học xã hội ở các mức độ khác nhau. Không ít những vấn đề mang tính cấp thiết của xã hội được tiến hành nghiên cứu trong Tâm lý học xã hội ngay từ khi chúng bắt đầu xuất hiện. Những nghiên cứu về phong cách lãnh đạo và công bằng xã hội những năm 1930 - 1940; về sự a dua vào những năm 1950, về sự xâm kích những năm 1960; về giới tính, về dân tộc những năm 1960 - 1970; về chủng tộc những năm 1980 và về những vấn đề Tâm lý xã hội xuyên văn hóa vào những năm 1990 đến nay là sự phản ánh sắc nét những diễn biến và sự kiện lịch sử xã hội. Đồng thời với tính thời sự, những vấn đề mang tính cơ bản và ổn định của Tâm lý học xã hội như vấn đề nguồn gốc của các hành vi xã hội, các quy luật và các cơ chế của sự hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội, bản thân các hiện tượng tâm lý xã hội với các đặc điểm và diễn biến của nó ngày càng được quan tâm. Như một quy luật, xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng được mở rộng và nâng cao thì nhu cầu tìm hiểu bản chất của các quá trình xã hội mà con người tham gia vừa là chủ thể và khách thể càng lớn. Chính vì những lý do như vậy mà sự quan tâm đến Tâm lý học xã hội ngày càng nhiều hơn. Đối với những người làm công tác giảng dạy, việc tiếp cận những vấn đề của Tâm lý học xã hội là hết sức có ý nghĩa. Bởi vì, dù là có ý thức hay không có ý thức, công việc của họ gắn liền với các hiện tượng tâm lý xã hội, chịu sự chi phối của các quy luật tâm lý xã hội. Hơn nữa, nhiều khi chính người làm công tác giảng dạy lại phải chủ động để tạo ra một số hiện tượng tâm lý xã hội trong công việc của mình như làm việc với nhóm sinh viên, đồng nghiệp hay phải đối diện với các hiện tượng tâm lý xã hội cần giải quyết như dư luận xã hội, bầu không khí tập thể Tuy vậy, đây là công việc khó khăn vì chính sự đa dạng và da chiều của các hiện tượng tâm lý xã hội không cho phép có được các khái quát khoa học dễ dàng. Bên cạnh
- đó, việc thiếu vắng các nghiên cứu trong lĩnh vực này ở Việt Nam, cũng như sự non trẻ của bộ môn khoa học này ở nước ta chắc chắn làm cho việc biên soạn khó đáp ứng được đòi hỏi của người đọc. Tài liệu khó tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Vì vậy, các tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến để có thể chỉnh sửa, bổ sung giúp tài liệu trở nên có ích và đầy đủ hơn. Các tác giả Chương 1. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC Chương 2. CÁC QUY LUẬT VÀ CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI Chương 3. NHÓM XÃ HỘI Chương 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA TẬP THỂ Chương 5. ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI, ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI VÀ SỰ XÂM KÍCH Chương 6. NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương 1. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC Nội dung cơ bản: - Bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội: hiện tượng tâm lý xã hội, bản chất, chức năng, phân biệt các hiện tượng tâm lý xã hội với các hiện tượng xã hội; - Đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội: các quan điểm về đối tượng của Tâm lý học xã hội, đối tượng của Tâm lý học xã hội, nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội; Lịch sử hình thành của Tâm lý học xã hội: các tiền đề cho sự ra đời của Tâm lý học xã hội, Tâm lý học xã hội ra đời như là khoa học độc lập, các hình thái đầu tiên của Tâm lý học xã hội; Tâm lý học xã hội trong hệ thống các khoa học: quan hệ của Tâm lý học xã hội với các khoa học khác; - Phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học xã hội. I. BẢN CHẤT CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI 1. Các hiện tượng tâm lý xã hội là gì? Khi nói tới đời sống tâm lý của con người, người ta thường đề cập đến các hiện tượng xúc cảm, tình cảm, đến các quá trình nhận thức như tư duy, tưởng tượng đến ý chí, nhu cầu, động cơ thúc đẩy con người thực hiện các hoạt động này hay hoạt động khác. Các
- hiện tượng tâm lý đó gọi là tâm lý cá nhân, tức là các hiện tượng tâm lý thuộc về từng cá nhân, mang sắc thái riêng của mỗi cá nhân. Các hiện tượng tâm lý đó là sự phản ánh nội dung đời sống xã hội, là sự phản ánh mang tính chất cá nhân riêng lẻ. Các hiện tượng tâm lý cá nhân đó được nghiên cứu một cách tương đối độc lập với nhóm xã hội có cá nhân đó. Tuy vậy, trong đời sống, con người liên tục tham gia vào các nhóm xã hội: gia đình, trường học, bạn bè, đồng nghiệp Trong quá trình đó, cá nhân tác động qua lại với những cá nhân khác, biểu lộ thái độ đánh giá, mong muốn của bản thân và của người khác, nhận biết người khác, ảnh hưởng và bị ảnh hưởng của người khác. Tâm lý của cá nhân khi đó một mặt chịu sự quy định của nhóm xã hội và sự tương tác xã hội, mặt khác điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với yêu cầu và tình huống tương tác. Hệ quả tất yếu là làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý chung ở nhiều cá nhân trong một nhóm trong một cộng đồng, trong cả một dân tộc, thậm chí trong nhiều dân tộc. Đó là các hiện tượng tâm lý xã hội. Như vậy, tâm lý xã hội không phải là tổng đơn giản, cơ học của các hiện tượng tâm lý cá nhân. Nó là các hiện tượng tâm lý chung của nhiều người diễn ra trong các nhóm xã hội, khi con người hoạt động, giao tiếp, tác động qua lại với nhau, được quy định bởi sự tác động qua lại và nhóm xã hội. Tâm lý học xã hội là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội đó. Một cách đơn giản, có thể hình dung các hiện tượng tâm lý xã hội là các hiện tượng tâm lý nảy sinh khi cá nhân tác động qua lại với các đối tượng xã hội khác: Cá nhân Nhóm xã hội. Cá nhân Cá nhân (trong nhóm xã hội). Nhóm Nhóm. Trong các quá trình tương tác đó, cá nhân nhận biết, đánh giá hành vi của mình và người khác như thế nào, cá nhân chịu sự chi phối và chi phối các cá nhân khác ra sao, các mối quan hệ như quan hệ liên nhân cách, sự hấp dẫn lẫn nhau và sự xung đột diễn ra như thế nào trong các nhóm Các hiện tượng tâm lý xã hội đó diễn ra không phải một cách ngẫu nhiên mà theo các quy luật nhất định. Tâm lý học xã hội chịu trách nhiệm phát hiện các quy luật chi phối hành vi và hoạt động của con người khi con người tham gia vào nhóm xã hội cũng như các đặc trưng tâm lý của chính các nhóm xã hội đó.
- Như vậy, Tâm lý học xã hội nghiên cứu các quy luật và cơ chế của các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trong các tương tác xã hội. 2. Bản chất và chức năng của các hiện tượng Tâm lý xã hội Trước khi đề cập đến bản chất của hiện tượng tâm lý xã hội, điều đầu tiên chúng ta phải khẳng định rằng: cá nhân không tồn tại tự nó, tách rời với những cá nhân khác. Cá nhân tồn tại phát triển trong các mối quan hệ xã hội và chính vì thế mỗi cá nhân là “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” (C. Mác). Tham gia vào hệ thống các mối quan hệ xã hội khác nhau tức là cá nhân tham gia vào các nhóm xã hội. Các nhóm đó hiện diện mọi nơi và chính là môi trường xã hội của cá nhân. Đó có thể là gia đình - một dạng nhóm đặc biệt, lớp học, cơ quan, bạn bè Tâm lý học xã hội gọi chung đó là các nhóm xã hội. Hoạt động trong các nhóm xã hội đó cá nhân tác động đến các cá nhân khác đồng thời chịu sự tác động của các cá nhân khác. Sự tác động qua lại đó ảnh hưởng đến hành vi cá nhân và làm nảy sinh những hiện tượng tâm lý chung. Đó là các hiện tượng tâm lý nhóm, rộng hơn gọi là các hiện tượng tâm lý xã hội. Nói như vậy để thấy rằng các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trong môi trường xã hội, trong sự tác động qua lại giữa các thành viên. Do vậy bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội phải gắn liền với sự tác động qua lại này. Từ những phân tích trên có thể thấy rằng tâm lý xã hội là những hiện tượng tâm lý chung của một nhóm xã hội cụ thể nảy sinh trong quá trình tác động qua lại, giao tiếp và hoạt động cùng nhau của các cá nhân trong nhóm. Các hiện tượng tâm lý xã hội đó điều chỉnh, điều khiển hoạt động cùng nhau của các thành viên và của nhóm xã hội. Mặt khác cũng phải thấy rằng các hiện tượng tâm lý xã hội có quan hệ đặc biệt và khó có thể tách rời với các hiện tượng tâm lý cá nhân. Các hiện tượng tâm lý xã hội không tồn tại lơ lửng đâu đó ngoài cá nhân mà chúng hiện diện ở cá nhân, thúc đẩy cá nhân hành động, ví dụ sự a dua, sự hoảng loạn, các trào lưu, thị hiếu Việc nhận biết các hiện tượng tâm lý xã hội cũng chỉ có thể diễn ra trên cơ sở của nhiều cá nhân. Tuy vậy các hiện tượng tâm lý đó không hoàn toàn là các hiện tượng tâm lý cá nhân có thể kiểm soát mà nó từ “bên ngoài” thâm nhập vào cá nhân, vừa được biểu hiện với sắc thái của cá nhân vừa có tính tương đồng với các cá nhân khác trong cùng mối quan hệ tương tác. Có thể coi mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội là mối quan hệ giữa cái chung và riêng. Các hiện tượng tâm lý xã hội hiện diện trong đời sống hàng ngày của chúng ta nhưng không phải lúc nào chúng cũng được nhận biết. Cá nhân có thể bị chi phối bởi các
- hiện tượng tâm lý xã hội một cách vô thức hay có ý thức. Học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống đó là hành động có ý thức, nhưng bắt chước hành vi của người khác, theo trào lưu nhiều khi lại là vô thức. Bị ảnh hưởng của định kiến xã hội trong khi nhìn nhận đánh giá người khác, dân tộc khác mà nhiều khi cá nhân không nhận biết, trong khi hoàn toàn có ý thức thuyết phục người khác làm theo điều mình mong muốn. Nói cách khác, các hiện tượng tâm lý xã hội chi phối tâm lý của cá nhân và qua đó chi phối hoạt động sống của cá nhân. Ở phạm vi lớn hơn, các hiện tượng tâm lý xã hội chi phối các mối quan hệ xã hội trong các nhóm, các cộng đồng hay các dân tộc và cả xã hội loài người. Từ sự thân thiện hay xung đột giữa các cá nhân trong một nhóm xã hội, từ sự định kiến hay đồng nhất hóa với một dân tộc hay một cộng đồng, cá nhân thiết lập quan hệ với các cá nhân khác, nhóm thiết lập quan hệ với nhóm khác. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu khía cạnh tâm lý xã hội của các tầng lớp, các dân tộc nhằm tạo ra các cơ sở cho việc thiết lập và vận hành các mối quan hệ giữa các nhóm đó một cách hiệu quả. Rõ ràng, các hiện tượng tâm lý xã hội đóng vai trò chi phối, ảnh hưởng đến các mối quan hệ đó. Như vậy, có thể thấy các hiện tượng tâm lý xã hội có chức năng định hướng, thúc đẩy và điều khiển, điều chỉnh hoạt động của cá nhân. Hoạt động của các nhóm xã hội, thông qua đó tác động đến các quá trình xã hội. 3. Phân biệt các hiện tượng tâm lý xã hội với các hiện tượng xã hội Các hiện tượng xã hội và các hiện tượng tâm lý xã hội không đồng nhất, nhưng cũng không tồn tại độc lập, tách rời. Hiện tượng xã hội: bất kì hiện tượng nào nảy sinh trong đời sống xã hội của con người, liên quan đến đời sống xã hội của con người đều được gọi là các hiện tượng xã hội. Đó có thể là các hiện tượng tôn giáo, giáo dục, văn hóa, khoa học, đạo đức, chính trị, giai cấp, giới tính Có những hiện tượng xã hội có ở mọi thời kì trong lịch sử của loài người, cũng có những hiện tượng xã hội chỉ có ở một giai đoạn xã hội nhất định. Các hiện tượng xã hội nảy sinh, biến đổi và chuyển hóa theo những quy luật nhất định. Có những quy luật phổ quát cho nhiều hiện tượng xã hội, nhưng cũng có những quy luật mang tính đặc thù cho một lĩnh vực xã hội nào đó. Do vậy nghiên cứu các hiện tượng xã hội đòi hỏi sự tham gia của nhiều khoa học khác nhau. Mỗi khoa học tập trung nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể
- nhưng sự giao thoa là điều tất yếu Tâm lý xã hội chính là minh chứng cho sự giao thoa của các hiện tượng xã hội và tâm lý xã hội. Các hiện tượng xã hội chính là nguồn gốc của các hiện tượng tâm lý xã hội, ví dụ chiến tranh, khủng hoảng, khủng bố sẽ tạo ra các hiện tượng tâm lý xã hội nhất định như tâm trạng lo lắng của xã hội, tâm trạng phản đối chiến tranh. Như vậy, các hiện tượng tâm lý xã hội là sự phản ánh các hiện tượng xã hội. Các hiện tượng xã hội diễn ra theo các quy luật xã hội, nhưng bất kì một hiện tượng xã hội nào cũng có mặt tâm lý xã hội của nó, bởi lẽ chủ thể của các hiện tượng xã hội chính là con người với ý thức, tinh thần của mình. Đó cũng là điều mà V.Wundt trong tác phẩm Tâm lý học dân tộc - một tác phẩm sớm trong lịch sử của Tâm lý học xã hội đã khẳng định: Một góc nhìn quan trọng mà nhờ đó có thể xem xét tất cả các hiện tượng liên quan đến đời sống cùng nhau của con người đó là góc nhìn Tâm lý học. Cũng cần thấy rằng các hiện tượng tâm lý xã hội có tính độc lập tương đối với các hiện tượng xã hội. Với tư cách là các hiện tượng thứ phát, các hiện tượng tâm lý xã hội có thể tồn tại lâu hơn và tương đối bền vững, trong khi các hiện tượng xã hội lại dễ thay đổi. Các hiện tượng tâm lý xã hội diễn ra trong cộng đồng lại có tác động điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong cộng đồng đó và thông qua đó tác động ngược trở lại đến các hiện tượng xã hội. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI 1. Các quan điểm về đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học xã hội Giống như mọi khoa học. Tâm lý học xã hội cần phải xác định rõ đối tượng nghiên cứu của mình. Cũng không phải là ngoại lệ, khi trong lịch sử phát triển của Tâm lý học xã hội, vấn đề đối tượng của khoa học này đã là vấn đề của nhiều cuộc tranh luận. Vấn đề xác định đối tượng của Tâm lý học xã hội lại càng trở nên khó khăn hơn bởi tính chất giao thoa và sự đa dạng của các vấn đề mà nó nghiên cứu. Có thể điểm qua những quan điểm khác nhau về đối tượng của Tâm lý học xã hội như sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, Tâm lý học xã hội phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý đám đông như tâm lý tầng lớp, cộng đồng xã hội, bao gồm: truyền thống đạo đức, tập quán; nghiên cứu các tập thể, các quan điểm xã hội. Những nghiên cứu sớm trong lịch sử Tâm lý học xã hội đều tập trung vào đối tượng đám đông. Các tác phẩm của G.Tard về tâm lý dân tộc, của G.Lebon về tâm lý đám đông là minh họa cho quan điểm này.
- Quan điểm thứ hai cho rằng, Tâm lý học xã hội phải nghiên cứu nhân cách: đặc điểm loại hình, vị trí, các mối quan hệ liên nhân cách trong đời sống xã hội. Quan điểm này xuất phát từ nghiên cứu nhân cách, đặt các nhân cách trong mối quan hệ liên nhân cách. Cơ sở lý luận của nó chính là bản chất xã hội và giá trị xã hội của nhân cách. Quan điểm thứ ba: nghiên cứu cả các quá trình tâm lý đại chúng, cả vị trí của cá nhân trong nhóm; những thay đổi hoạt động tâm lý của cá nhân trong nhóm do ảnh hưởng của sự tác động qua lại, các đặc điểm nhóm, các khía cạnh tâm lý của các quá trình xã hội. Các nhà tâm lý học xã hội theo quan điểm này tập trung vào việc nghiên cứu suy nghĩ, hành vi xã hội của cá nhân, tri giác xã hội, sự ảnh hưởng xã hội đối với các cá nhân. 2. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học xã hội Các quan điểm nêu trên cho thấy: đối tượng của Tâm lý học xã hội là rất rộng và phải xác định từ hai phía - cá nhân và nhóm xã hội. Từ đó, ngày nay một cách phổ biến, đối tượng của Tâm lý học xã hội được xác định như sau: - Các hiện tượng tâm lý chung của nhóm xã hội cụ thể nảy sinh trong quá trình giao tiếp và tác động qua lại giữa các cá nhân. - Cái chung, đặc trưng, cái bản chất trong tâm lý nhiều người trong các nhóm xã hội nhất định. - Những đặc trưng tâm lý cơ bản của các loại nhóm xã hội được tạo nên từ sự tác động qua lại. - Các quy luật nảy sinh hình thành, vận động và phát triển của các hiện tượng tâm lý xã hội và sự tác động qua lại. Cách xác định như vậy cho phép bao quát một diện rộng các vấn đề mà Tâm lý học xã hội cần giải quyết. Đồng thời nó định hướng cho việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý không phải đơn thuần của cá nhân mà là các hiện tượng tâm lý nảy sinh trong đời sống xã hội của con người. Từ cách xác định như vậy, trong quá trình phát triển của Tâm lý học xã hội, hàng loạt các phân ngành ra đời và tập trung sâu hơn vào các vấn đề trong từng lĩnh vực cụ thể như tâm lý học tôn giáo, tâm lý học dân tộc, tâm lý học giới tính 3. Nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội
- * Nghiên cứu lý luận: Với tư cách là một bộ môn khoa học giao thoa, sử dụng nhiều tri thức khoa học từ các ngành khoa học liên quan, đồng thời tập trung vào việc nghiên cứu các hiện tượng rất phức tạp, Tâm lý học xã hội muốn khẳng định được vị trí của nó trong hệ thống các khoa học thì không thể coi nhẹ việc nghiên cứu lý luận. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận tập trung vào các nội chính như sau: - Xác lập hệ thống các khái niệm khoa học riêng của Tâm lý học xã hội, đặc biệt thống nhất nội hàm của các khái niệm dùng trong lĩnh vực này giữa các nhà khoa học và phân biệt các khái niệm đó với các khái niệm gần hoặc có liên quan trong các lĩnh vực khác. Việc sử dụng các khái niệm của các khoa học giao thoa với nội hàm không xác định làm đánh mất bản chất tâm lý xã hội của khái niệm cũng như tạo ra sự lẫn lộn trong việc trao đổi và phản biện khoa học. Điều đó làm giảm giá trị khoa học của các nghiên cứu. - Phát hiện các quy luật của sự nảy sinh, hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lý xã hội, các quy luật của sự tác động qua lại giữa người với người trong các nhóm, các quan hệ xã hội. Cụ thể: phát hiện những điều kiện chủ quan, khách quan của sự hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội, những hình thái biến động, các cơ chế diễn ra các hiện tượng đó. Đóng góp của Tâm lý học xã hội đối với khoa học khác và đối với đời sống xã hội chính là ở nội dung này. Trên cơ sở các quy luật được phát hiện, Tâm lý học xã hội có thể góp phần lý giải các hiện tượng lâm lý xã hội nảy sinh, dự báo xu hướng của các hiện tượng đó và chỉ ra cách thức tác động đến các hiện tượng tâm lý xã hội. - Xây dựng, thiết kế các phương pháp nghiên cứu đặc thù để nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội. Trong các phương pháp đã có, Tâm lý học xã hội khá mạnh với việc sử dụng các phương pháp thực nghiệm để làm bộc lộ các quy luật và các cơ chế của các hiện tượng tâm lý xã hội tuy vậy trong xu hướng nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội ở phạm vi rộng lớn như tâm lý tộc người, tôn giáo, xuất hiện những khó khăn nhất định về phương pháp nghiên cứu. * Nghiên cứu thực tiễn: Có thể nói những vấn đề thực tiễn ngày càng được đặt ra hết sức đa dạng trước Tâm lý học xã hội và các chuyên ngành hẹp của nó. Việc ứng dụng các quy luật chung của Tâm lý học xã hội vào các lĩnh vực hẹp hơn trong đời sống xã hội liên tục làm nảy sinh các chuyên ngành mới với các vấn đề nóng hổi và phức tạp. Tâm lý học dân tộc đang rất được chú ý trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa với các vấn đề thực tiễn cần giải quyết: làm thế nào để gìn giữ bản sắc dân tộc, sự đồng nhất về văn hóa
- và tâm lý dân tộc có vai trò thế nào trong quá trình hội nhập? Tâm lý học tôn giáo với các vấn đề về niềm tin tôn giáo, tình cảm tôn giáo trong thời kì có sự tác động qua lại mạnh mẽ của các tôn giáo khác nhau sẽ như thế nào? Tâm lý học giới tính lại đối đầu với các vấn đề nóng bỏng: đâu là nguyên nhân tâm lý xã hội của các hiện tượng đồng giới? Hệ quả của các phong trào đồng giới đối với đời sống xã hội nói chung? Đặc trưng tâm lý xã hội của các nhóm đồng giới? Cũng như vậy, Tâm lý học quản lý, Tâm lý học tổ chức và công nghiệp cũng đang đứng trước các vấn đề thực tiễn hết sức cấp bách. Việc giải quyết các vấn đề thực tiễn vừa là một nhiệm vụ xã hội đặc ra với Tâm lý học xã hội nói chung và các chuyên ngành của nó nói riêng vừa là nhiệm vụ bên ngoài, vừa là sự thúc đẩy bên trong của chính Tâm lý học xã hội. Giải quyết được các nhiệm vụ đó sẽ tạo ra sự phát triển cho chính Tâm lý học xã hội và khẳng định vị trí của Tâm lý học xã hội trong hệ thống các khoa học và trong đời sống xã hội. III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI 1. Các tiền đề cho sự ra đời của Tâm lý học xã hội Việc chỉ ra những dấu mốc cơ bản trong lịch sử của Tâm lý học xã hội nhằm tới hai mục đích. Thứ nhất, người nghiên cứu có được bức tranh chung về tiến trình ra đời và phát triển của Tâm lý học xã hội với tư cách là một ngành khoa học. Thứ hai, quan trọng hơn, nó giúp chỉ ra được bản chất của Tâm lý học xã hội, về các vấn đề Tâm lý học xã hội giải quyết, về sự phát triển trong các quan niệm về đối tượng của Tâm lý học xã hội. Cũng giống như nhiều bộ môn khoa học khác, các tư tưởng riêng lẻ đề cập đến các hiện tượng tâm lý xã hội đã xuất hiện từ thời kì cổ đại, dưới hình thức chung nhất là các tư tưởng và các học thuyết triết học. Nguồn gốc của các tư tưởng đó chính là các hiện tượng tâm lý xã hội trong cuộc sống có thể được quan sát thấy như: sự cuồng loạn hay hoảng loạn của đám đông, sự thăng hoa trong các lễ tế thần, sự a dua theo các ý tưởng của đa số, sự tôn sùng của các cộng đồng đối với thủ lĩnh, với tô tem Tất cả các hiện tượng tâm lý xã hội đó trong cuộc sống đã đặt các nhà triết học, các nhà tư tưởng trước những câu hỏi lớn: Điều gì thúc đẩy con người cùng tiến hành các hành động như vậy? Cái gì chi phối hành vi của một nhóm, một cộng đồng người? Trả lời các câu hỏi đó, các nhà triết học đã đưa ra những ý tưởng đầu tiên về các hiện tượng tâm lý xã hội. Rất nhiều nhà nghiên cứu đều nhìn thấy sự tồn tại của các tư tưởng Tâm lý học xã hội trong lòng các lý thuyết triết học cổ đại. Các ý tưởng về “tâm lý dân tộc” - sự khác biệt trong tâm lý của dân tộc này với
- dân tộc khác, các “bản năng đám đông” có thể tìm thấy trong các công trình của Arixtốt hay Platon. G.Allport cho rằng người đặt nền móng cho các vấn đề của Tâm lý học xã hội là Platon. Nói cách khác, các mầm mống của Tâm lý học xã hội đã được gieo từ thời kì cổ đại, trên chính mảnh đất là cuộc sống xã hội của con người. Xã hội ngày càng phát triển hơn, các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, việc điều chỉnh hành vi xã hội cùng ngày càng trở nên cần thiết hơn. Cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao, càng mang tính cấp thiết của xã hội và sự phát triển của các khoa học khác nhau, Tâm lý học xã hội trở thành một khoa học độc lập. 2. Tâm lý học xã hội trở thành một khoa học độc lập Theo quan điểm của Anđrêeva, khi xem xét vấn đề tâm lý học trở thành một khoa học độc lập như thế nào cần phải chú ý đến ba yếu tố: 1) Các yêu cầu đối với việc giải quyết các vấn đề Tâm lý học xã hội, xuất hiện trong các ngành khoa học giáp ranh khác nhau mà bản thân các khoa học đó chưa giải quyết được; 2) Các quá trình chuẩn bị phân tách các vấn đề Tâm lý học xã hội bên trong hai bộ môn “mẹ” chủ yếu: tâm lý học và xã hội học; 3) Đặc điểm của các dạng tri thức Tâm lý học xã hội độc lập đầu tiên - Đây là các động lực trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của Tâm lý học xã hội như là một ngành khoa học độc lập. Giai đoạn giữa thế kỉ XIX là giai đoạn một loạt các bộ môn khoa học, trong đó có các bộ môn khoa học xã hội, đạt được những tiến bộ đáng kể. Ví dụ, ngôn ngữ học đã có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu lớn lao. Năm 1859, M.Laxarus (1824 - 1903) và nhà ngôn ngữ học G.Steinthal (1823 - 1893) sáng lập tạp chí “Tạp chí tâm lý học dân tộc và ngôn ngữ” tại Đức. Vấn đề giao lưu ngôn ngữ và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc được quan tâm. Thế nhưng Ngôn ngữ học không thể giải quyết được các vấn đề như sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc bằng các phương tiện của mình. Cũng như vậy, các khoa học khác như Nhân chủng học, Dân tộc học, Khảo cổ học đến thời điểm đó đã tích luỹ được rất nhiều dữ kiện. Trong tất cả các nghiên cứu này xuất hiện một hiện thực cần được tính đến: các đặc điểm tâm lý của một số các nhóm dân tộc, mối liên hệ của các sản phẩm văn hóa và truyền thống, các lễ nghi Đó chính là lý đo mà nhà tâm lý học xã hội người Mỹ T.Shibutani kết luận rằng Tâm lý học xã hội đã trở thành một lĩnh vực độc lập một phần vì các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học xã hội khác nhau không thể giải quyết được các vấn đề nảy sinh - có liên quan đến Tâm lý học xã hội (Shibutani,
- 1999). Như vậy, rõ ràng trong sự phát triển của khoa học xuất hiện nhu cầu tách riêng một lớp các vấn đề mới không thuộc riêng về bất kì một bộ môn nào đang tồn tại rõ rệt hơn, nhu cầu này thể hiện trong việc phát triển của hai bộ môn khoa học được coi là “mẹ đẻ” của Tâm lý học xã hội: Tâm lý học và Xã hội học. Tâm lý học giữa thế kỉ XIX tập trung chủ yếu vào các vấn đề của tâm lý học cá nhân. Trong một số phần của nó, trước hết là trong bệnh lý tâm thần học bắt đầu xuất hiện các mầm mống của các khái niệm tương lai đề cập đến đặc trưng của các dạng tác động qua lại lẫn nhau của con người, các ảnh hưởng lẫn nhau của chúng Bên cạnh đó cũng phát hiện ra sự phụ thuộc trong việc điều chỉnh tâm lý và hành vi cá nhân vào các tác động điều khiển từ phía người khác. Tức là sự điều chỉnh từ phía xã hội. Nói cách khác, một cách tự nhiên, xuất hiện các vấn đề liên quan đến Tâm lý học xã hội ngay trong lòng Tâm lý học. Các tri thức tâm lý - xã hội trong lòng lĩnh vực Xã hội học cũng dần được hình thành, nhưng theo một cách hoàn toàn khác. Gần như ngay từ thời gian đầu tồn tại của mình (giữa thế kỉ XIX) Xã hội học đi tìm kiếm các giải thích cho một loạt những sự kiện xã hội bằng các quy luật từ những lĩnh vực tri thức khác. Ví dụ Spencer vận dụng các quy luật sinh học để giải thích xã hội trong trường phái hữu sinh: quy luật đấu tranh sinh tồn hay tiến hóa xã hội. Song việc quy giản sinh học không thể lý giải đúng đắn các quá trình xã hội và không thể giải thích được bản chất của các quá trình xã hội đã buộc các nhà nghiên cứu phải tìm kiếm các quy luật của Tâm lý học để giải thích cho các quá trình xã hội. Nguồn gốc của các hiện tượng xã hội được cho là nằm trong tâm lý của con người. Khía cạnh tâm lý trong mỗi hiện tượng xã hội trở thành sự quyết định về mặt tâm lý đối với các hiện tượng xã hội. Ví dụ, theo quan điểm nhà xã hội học người Pháp G.Tarde thì các sự kiện xã hội cơ bản bao hàm không phải trong phạm vi một bộ óc, mà trong sự tiếp xúc của một vài bộ óc, là đối tượng tâm lý học “liên trí óc” phải nghiên cứu. Mô hình tổng thể của một sự kiện xã hội được vẽ ra như là mối tương quan của hai cá nhân, trong đó một người bắt chước người khác. Như vậy, trong quá trình phát triển của hai bộ môn khoa học: Tâm lý học và Xã hội học, hiện rõ sự dịch chuyển theo chiều gặp nhau kết thúc bằng việc hình thành các vấn đề đã trở thành đối tượng của một bộ môn khoa học mới. 3. Các hình thái lịch sử đầu tiên của tri thức Tâm lý học xã hội
- Từ những thúc đẩy trực tiếp nêu trên, sự ra đời của Tâm lý học xã hội trở thành hiện thực vào giữa thế kỉ XIX. Các hình thái đầu tiên của riêng tri thức tâm lý - xã hội được khai sinh. Những hình thức đầu tiên này chủ yếu là các lý thuyết trừu tượng, mang tính mô tả mà chưa dựa trên các nghiên cứu thực tế. Tuy vậy chúng đã tạo ra hình hài của một bộ môn khoa học mới. Từ tất cả sự da dạng của những lý thuyết Tâm lý học xã hội đầu tiên thường người ta chọn ra ba lý thuyết đáng kể nhất: tâm lý học dân tộc, tâm lý học đám đông và lý thuyết bản năng của hành vi xã hội. Tâm lý học dân tộc như là một trong các dạng đầu tiên của các lý thuyết tâm lý học xã hội được hình thành vào giữa thế kỉ XIX tại nước Đức. Những người trực tiếp sáng lập nên tâm lý học các dân tộc là nhà triết học M.Laxarus (1824 - 1903) và nhà ngôn ngữ học G.Steinthal (1823 - 1893). Vào năm 1859 tạp chí Tâm lý học các dân tộc và ngôn ngữ được ra mắt và đăng bài báo “Bàn về tâm lý học các dân tộc”. Nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội là “nhận biết về mặt tâm lý bản chất của tinh thần dân tộc, phát hiện các quy luật diễn ra các hoạt động tinh thần của dân tộc”. Sau đó các tư tưởng tâm lý học dân tộc được phát triển trong các quan điểm của V.Wundt (1852 - 1920). Lần đầu tiên Wundt xây dựng lập trường của mình vào năm 1863 trong “Các bài giảng về tâm hồn con người và động vật”. Tư tưởng được phát triển chủ yếu vào năm 1900 trong tập đầu tiên của bộ sách mười tập Tâm lý học các dân tộc. Wundt cho rằng Tâm lý học cần phải cấu thành từ hai phần: Tâm sinh lý học và Tâm lý học các dân tộc. Trong đó, Tâm lý học dân tộc cần phải áp dụng các phương pháp khác, đó chính là phân tích các sản phẩm văn hóa: ngôn ngữ, truyền thuyết, phong tục, nghệ thuật. Các đại diện nổi bật khác của Tâm lý học xã hội thời kì đầu là G.Tard và G.Lebon với lý thuyết về tâm lý học đám đông - một trong các lý thuyết tâm lý xã hội đầu tiên. Lý thuyết này được sinh ra tại Pháp trong nửa cuối của thế kỉ XIX. Các cội nguồn của nó xuất phát từ quan niệm về quy luật bắt chước của G.Tarde (1843 - 1904). Theo quan điểm của Tarde trong “Những quy luật của sự bắt chước”, hành vi xã hội không có lời giải thích nào khác ngoài việc sử dụng ý tưởng về sự bắt chước ông cho rằng Tâm lý học hàn lâm chính thống, định hướng thiên về trí tuệ, đã không thành công khi bỏ qua các thành phần xúc cảm trong các giải thích của mình. Ý tưởng về sự bắt chước tính đến các yếu tố phi lý trong hành vi xã hội, bởi vậy nó có hiệu quả hơn. Chính hai tư tưởng này của Tarde - vai trò của các yếu tố phi lý trong hành vi xã hội và vai trò của sự bắt chước - đã được các nhà sáng lập trực tiếp tâm lý đám đông lĩnh hội. Đó là luật sư người ý S.Sigele (1868 - 1913)
- và nhà xã hội học người Pháp G.Lebon (1841 - 1931). Lebon, với tư cách của một nhà xã hội học, chủ yếu quan tâm tới vấn đề đối lập tương phản giữa đại chúng và giới thượng lưu trong xã hội. Vào năm 1895 xuất hiện công trình chủ yếu của ông Tâm lý học đám đông trong đó có trình bày bản chất của lý thuyết này. Theo quan điểm của Lebon, bất kì một đám đông nào cũng được gọi là “đại chúng”. Đặc điểm chính của nó là mất khả năng lý tính nhưng lại tồn tại sự thống nhất tinh thần của đám đông. “Đám đông này hình thành nên một thực thể duy nhất, phục tùng quy luật thống nhất tinh thần của những đám đông” với một số điều kiện nhất định (G.Lebon,1905). Các đặc điểm điển hình của hành vi con người trong đám đông là: vô trách nhiệm cá nhân (điều này dẫn đến sự thống soái của các phản ứng xung động, bản năng), vai trò cảm xúc chiếm ưu thế đột biến so với lý trí (điều này dẫn đến việc dễ bị các ảnh hưởng khác nhau), hoàn toàn đánh mất lý trí (điều này dẫn đến từ bỏ lôgic), đánh mất trách nhiệm riêng (điều này dẫn đến việc không kiểm soát được các hăng hái bùng phát) (Lebon, 1995). Kết luận suy từ việc mô tả bức tranh về hành vi của con người trong đám đông này là đám đông theo bản chất của mình, luôn luôn lộn xộn, hỗn loạn. Bởi vậy nó cần có “thủ lĩnh”, vai trò này có thể thực hiện bởi “giới thượng lưu”. Các kết luận này được đưa ra trên cơ sở quan sát đám đông trong tình huống hoảng loạn. Không có bất kì khẳng định thực nghiệm nào được đưa ra, mặc dù sau này các quan sát này được ngoại suy cho bất kì hành động của đám đông nào khác. Ý nghĩa về mặt lý thuyết của Tâm lý học đám đông có tính chất hai mặt: một mặt, nó đưa ra lời giải thích ở một mức độ nhất định các tương quan của cá nhân và xã hội, nhưng mặt khác, lời giải thích này lại không có cơ sở. Trên danh nghĩa, ưu thế của cá nhân so với xã hội được công nhận, nhưng bản thân xã hội lại bị tùy tiện quy thành đám đông và thậm chí ở dạng này cũng rất phiến diện, vì bản thân “đám đông”, hay “đại chúng” chỉ được mô tả trong một tình huống hành vi duy nhất của nó - tình huống hỗn loạn. Mặc dù quan niệm tâm lý học đám đông không có ý nghĩa quan trọng đối với số phận tương lai của Tâm lý học xã hội, nhưng dù sao thì các vấn đề được nghiên cứu trong khuôn khổ quan niệm này cũng đáng lưu ý, kể cả vào thời điểm ngày nay. Quan niệm thứ ba, đứng vào hàng những công trình tâm lý - xã hội độc lập đầu tiên là lý thuyết bản năng của hành vi xã hội của nhà tâm lý học người Anh Mc.Dougall (1871 - 1938), chuyển đến Mỹ vào năm 1920 và về sau làm việc ở đó. Công trình của Mc.Dougall Nhập môn Tâm lý học xã hội ra đời vào năm 1908 và năm đó được coi là năm khẳng định cuối cùng của Tâm lý học xã hội như là một bộ môn tồn tại độc lập. Cũng
- trong năm đó ở Mỹ xuất bản cuốn sách của nhà xã hội học E.Ross Tâm lý học xã hội và như vậy, rất trùng hợp, khi cả nhà tâm lý học và nhà xã hội học trong cùng một năm xuất bản giáo trình hệ thống đầu tiên của cùng một bộ môn. Song, năm đó chỉ có thể rất tượng trưng được coi là khởi đầu của thời kì mới trong Tâm lý học xã hội vì ngay từ năm 1897 J.Bolđuin đã đăng công trình Những nghiên cứu về Tâm lý học xã hội mà cũng có thể coi như cuốn sách chỉ dẫn hệ thống đầu tiên. Luận điểm đầu tiên của lý thuyết Mc.Dougall là các bản năng bẩm sinh được coi là nguyên nhân của hành vi xã hội. Tư tưởng này là hiện thực hóa nguyên tắc chung hơn: sự hướng tới mục đích là thuộc tính của cả loài vật và con người. Chính nguyên tắc này đặc biệt có ý nghĩa trong quan niệm của Mc.Dougall, đối trọng với chủ nghĩa hành vi (giải thích hành vi như là phản xạ đơn giản với kích thích bên ngoài). Ông cho là tâm lý “hướng đích” hay “hormic” (từ Hi Lạp horme - hướng tới, khát vọng, khí thế). Các bản năng của mỗi người xuất hiện nhờ kết quả của một sự chuẩn bị tâm sinh lý nào đó - sự có mặt của các kênh nạp năng lượng thần kinh gắn theo di truyền. Các bản năng bao gồm các phần kích thích (dây thần kinh), trung tâm (xúc cảm) và li tâm (vận động). Như vậy, tất cả những gì diễn ra trong phạm vi ý thức đều phụ thuộc trực tiếp vào sự khởi đầu vô thức. Thể hiện bên trong của bản năng chủ yếu là các cảm xúc. Mối liên hệ giữa các bản năng và các cảm xúc mang tính chất hệ thống và được xác định. Mc.Dougall đã liệt kê một số cặp bản năng và cảm xúc có liên quan với nhau: bản năng đấu tranh và tương ứng với nó là sự tức giận, sợ hãi; bản năng bỏ chạy và ý thức tự vệ; bản năng duy trì nòi giống và ghen tương; bản năng tìm kiếm và cảm giác sở hữu; bản năng xây dựng và cảm giác sáng tạo; bản năng bầy đàn và cảm giác thuộc một tổ chức nào đó. Từ các bản năng xuất phát tất cả các tổ chức xã hội: gia đình, buôn bán, các quá trình xã hội khác nhau mà trước hết là chiến tranh. Dù các tư tưởng của Mc.Dougall rất phổ biến, chúng đóng vai trò tiêu cực trong lịch sử khoa học: việc diễn giải hành vi xã hội theo quan điểm của một sự hướng tới mục đích bột phát nào đó hơn thực hóa ý nghĩa của những ảnh hưởng phi lý, vô thức như là động lực không chỉ của cá nhân mà còn của cả loài người. Bởi vậy, cũng như trong Tâm lý học nói chung, vượt qua được các tư tưởng của lý thuyết bản năng là một mốc quan trọng sau này trong sự phát triển của Tâm lý học xã hội khoa học. Những quan niệm đầu tiên của Tân lý học xã hội có những ý nghĩa nhất định. Trước hết, ý nghĩa tích cực của chúng là đã tách biệt và đặt ra rõ ràng các vấn đề thực sự quan trọng, cần phải giải quyết: về tương quan của ý thức cá nhân và ý thức của nhóm, về các
- động lực của hành vi xã hội Các quan niệm tâm lý - xã hội đầu tiên hãy còn yếu bởi việc chúng không dựa trên thực tế nghiên cứu nào, chúng hoàn toàn không dựa trên các công trình nghiên cứu. Song điều cơ bản đã hoàn thành: Tâm lý học xã hội đã được tuyên bố như là một bộ môn khoa học độc lập có quyền tồn tại. Bây giờ nó cần phải tạo ra cơ sở thực nghiệm cho mình vì nói chung tâm lý học đến thời điểm này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sử dụng phương pháp thực nghiệm. Giai đoạn trưởng thành sau đó của Tâm lý học xã hội như là một bộ môn khoa học chỉ có thể là giai đoạn thực nghiệm trong lịch sử phát triển của nó IV. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG CÁC KHOA HỌC 1. Tâm lý học xã hội với Xã hội học và Tâm lý học Đến nay đã có được sự đồng thuận tương đối về đối tượng của Tâm lý học xã hội. Nhưng sự đồng thuận trong quan niệm về phạm vi các nhiệm vụ được giải quyết bởi Tâm lý học xã hội không có nghĩa là đã có sự thống nhất trong cách hiểu về các quan hệ của nó với Tâm lý học và Xã hội học. Bởi vậy cuộc tranh luận về vấn đề “ranh giới” của Tâm lý học xã hội vẫn diễn ra khá độc lập. Ở đây có thể nêu ra ba lập trường: 1) Tâm lý học xã hội là một phần của Xã hội học; 2) Tâm lý học xã hội là một phần của Tâm lý học; 3) Tâm lý học xã hội - đó là khoa học ở vị trí tiếp giáp của Tâm lý học và Xã hội học, trong đó bản thân “chỗ tiếp giáp” được hiểu theo hai cách: a) Tâm lý học xã hội chiếm một phần nào đó của Tâm lý học và một phần nào đó của Xã hội học; bị nó chiếm phần “vô chủ” - lĩnh vực không thuộc cả Xã hội học cũng như Tâm lý học. Nếu theo đề xuất của các nhà tâm lý học xã hội Mỹ Mc.Dougall và G.Harary, thì tất cả các lập trường nói trên có thể đưa về hai quan điểm: nội ngành và liên ngành. Nói cách khác, vị trí của Tâm lý học xã hội có thể tìm ở bên trong một lĩnh vực “mẹ” hay trên ranh giới giữa chúng. Điều này có thể biểu diễn qua sơ đồ sau: Hình 1. Các phương án xác định vị trí của Tâm lý học xã hội (“ranh giới” với Xã hội học và Tâm lý học) Mặc dù có những khác biệt dường như rất cơ bản, tất cả các quan điểm được đưa ra về bản chất đều dừng lại trước một vấn đề: “ranh giới” nào phân chia Tâm lý học xã hội với Tâm lý học và với Xã hội học. Vì có đặt Tâm lý học xã hội ở đâu thì trong mọi hoàn cảnh nó cũng tiếp xúc với hai bộ môn này.
- 2. Tâm lý học xã hội với các khoa học khác Là bộ môn khoa học “giao thoa” giữa Tâm lý học xã hội và Xã hội học, đương nhiên Tâm lý học xã hội có quan hệ chặt chẽ không chỉ với hai khoa học mẹ mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học khác, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên, đặc biệt là khoa học Sinh lý thần kinh và Sinh học có vai trò to lớn đối với Tâm lý học xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu Tâm lý học xã hội sử dụng các tri thức về hoạt động của hệ thần kinh nhằm lý giải các hiện tượng tâm lý đám đông như sự hoảng loạn, sự ám thị, sự lây lan xúc cảm, tình cảm, hay đi tìm các cơ chế hoạt động của não bộ để lý giải hiện tượng đồng cảm giữa con người với con người. Một loạt các lý thuyết của sinh học đã từng được sử dụng để giải thích các hiện tượng tâm lý xã hội như khái niệm “tâm lý bầy đàn”, “sự hấp dẫn bầy đàn”. Ngay cả việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội liên quan đến các nhóm giới tính: sự hấp dẫn giới tính, các hành vi của các giới khác nhau, cũng không hiếm khi các nhà nghiên cứu phải xuất phát từ các hiểu biết về cơ sở sinh học của chúng. Các kiến thức toán học cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn với hai xu hướng: dùng để mô hình hóa các hiện tượng tâm lý xã hội (mặc dù hướng này còn rất hạn chế) và hữu dụng hơn là xu hướng sử dụng các phép toán thống kê để phân tích sâu các hiện tượng tâm lý xã hội. Các phép tính tương quan, phân tích nhân tố, các kiểm định được sử dụng rất phổ biến. Với tư cách là khoa học về các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy con người, triết học cung cấp các cơ sở phương pháp luận cho Tâm lý học xã hội. Từ việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu, cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu đến việc phân tích, giải thích và khái quát kết quả nghiên cứu, các nhà Tâm lý học xã hội đều dựa trên lập trường triết học nhất định. Vấn đề đã và vẫn đang là trung tâm của các cuộc tranh luận liên quan đến vấn đề phương pháp luận là ảnh hưởng (tích cực hay tiêu cực) của việc một nhà Tâm lý học xã hội đứng trên một lập trường triết học nào đó để giải quyết một vấn đề tâm lý xã hội. Vấn đề này được gọi là vấn đề giá trị (tư tưởng) trong nghiên cứu Tâm lý học xã hội. Dù câu trả lời là thế nào đi nữa, không thể có nhà tâm lý học xã hội nào lại không đứng trên một lập trường triết học nhất định để giải quyết vấn đề tâm lý xã hội. Để nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội, Tâm lý học xã hội sử dụng rất nhiều những thành tựu của các khoa học xã hội và nhân văn. Muốn chỉ ra các đặc điểm tâm lý
- của nhóm lớn như dân tộc chẳng hạn, không thể thiếu các kiến thức của dân tộc học, lịch sử dân tộc, văn hóa học. Khá nhiều vấn đề mang tính giao thoa trong Tâm lý học xã hội và các khoa học xã hội nhân văn kể trên như vấn đề nhóm gia đình, vấn đề truyền thống của một cộng đồng hay vấn đề giới Muốn làm rõ các hiện tượng tâm lý xã hội như dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, không thể bỏ qua các vấn đề kinh tế học, chính trị học, quản trị học. Các khoa học xã hội nhân văn cung cấp các tư liệu đa dạng và nhiều chiều về con người trong các mối quan hệ xã hội khác nhau. Ngược lại, các tri thức mà Tâm lý học xã hội phát hiện ra lại đóng vai trò quan trọng đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Chính việc ra đời của Tâm lý học xã hội là minh chứng cho sự cần thiết của nó trong việc giải quyết những vấn đề mà một số khoa học khác chưa giải quyết được một cách đầy đủ. Tóm lại, Tâm lý học xã hội luôn bị đặt trước những đòi hỏi của đời sống xã hội trong việc giải quyết hàng loạt các vấn đề phức tạp và đa diện. Do vậy chỉ khi sử dụng các kiến thức của các khoa học khác có liên quan, Tâm lý học xã hội mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội, Tâm lý học xã hội cung cấp cho các khoa học khác những kiến thức để làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất của các hiện tượng xã hội. Đây cũng chính là cơ sở của mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Tâm lý học xã hội và các khoa học khác. V. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI 1. Các nguyên tắc phương pháp luận a) Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng Nguyên tắc này nhấn mạnh vai trò quyết định của các điều kiện vật chất, của các điều kiện thực tiễn đối với các hiện tượng tâm lý xã hội. Các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trên cơ sở của các điều kiện sống, điều kiện hoạt động của nhóm, của cộng đồng. Nguồn gốc của các hiện tượng tâm lý xã hội phải được tìm kiếm trong đời sống thực. Các hiện tượng tâm lý xã hội không phải nảy sinh một cách “tự nó”, tồn tại lơ lửng đâu đó không có chủ thể. Do vậy, lý giải các hiện tượng tâm lý xã hội phải xuất phát từ các hiện tượng cụ thể trong đời sống xã hội, tìm tòi các nguyên nhân làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý xã hội trong đời sống xã hội hiện thực của con người, trong nhóm người, cộng đồng người cụ thể. Đó chính là nguyên tắc duy vật trong nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội. Ngược lại, các hiện tượng tâm lý xã hội khi đã hình thành lại có được sự độc lập
- tương đối đối với tồn tại xã hội và có sức mạnh riêng của nó. Nó có thể chi phối ngược lại đến các điều kiện xã hội tạo ra những thay đổi, những vận động nhất định. Các hiện tượng tâm lý xã hội như dư luận xã hội, truyền thống xã hội, tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo có những sức mạnh to lớn trong việc điều chỉnh hành vi của con người, của cộng đồng, thậm chí nó có thể tạo ra những sức mạnh làm thay đổi tiến trình của lịch sử trong những thời điểm nhất định. Đó hình là lập trường biện chứng khi nhìn nhận, đánh giá, nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội. Như vậy, nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng chỉ ra cách thức tiếp cận, lý giải và đánh giá các hiện tượng tâm lý xã hội một cách đầy đủ và toàn diện. b) Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan Nguyên tắc này đòi hỏi khi nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội, phải nghiên cứu như nó vốn có, vốn tồn tại trong đời sống hiện thực. Các dữ liệu thu được không được bóp méo, hoặc bị làm sai lệch. Khi lý giải các hiện tượng không được áp đặt chủ quan. Để thực hiện được điều đó, người nghiên cứu cần có khả năng phát hiện các hiện tượng tâm lý xã hội, có khả năng lựa chọn, sử dụng các phương pháp, công cụ thu thập dữ liệu phù hợp, cho độ tin cậy và chính xác cao. Bên cạnh đó, bản thân người nghiên cứu có thái độ trung thực, khoa học trong khi thu thập và xử lý dữ liệu. Nguyên tắc khách quan làm tăng giá trị của các kết quả nghiên cứu và giúp các nghiên cứu ngày càng tiến gần hơn đến bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội cần nghiên cứu. c) Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng Tâm lý xã hội trong mối liên hệ với các hiện tượng xã hội và trong mối liên hệ với các hiện tượng tâm lý xã hội khác Nguyên tắc này được đề ra trên cơ sở coi mọi hiện tượng tâm lý xã hội đều nảy sinh trên các điều kiện sống xã hội, nói cách khác các hiện tượng tâm lý xã hội là sự phản ánh các điều kiện xã hội của nhóm, của cộng đồng. Để chỉ ra nguồn gốc của các hiện tượng tâm lý xã hội người nghiên cứu phải tìm hiểu các hiện tượng xã hội có liên quan. Ví dụ: Một chính sách xã hội một sự kiện xã hội là những nhân tố xã hội tạo ra tâm trạng hay dư luận xã hội. Tất nhiên ở đây không đơn giản là mối quan hệ nhân quả, sự kiện nào tâm lý xã hội ấy mà có hàng loạt các yếu tố khác trong đời sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội tác động đến sự phản ánh các sự kiện xã hội đó. Đặt các hiện tượng tâm lý xã hội cần nghiên cứu trong mối liên hệ với các hiện tượng xã hội cho phép thấy rõ hơn nội dung, mức độ, diễn biến của các hiện tượng tâm lý xã hội. Cũng chính vì thế, các hiện tượng tâm
- lý xã hội khác nhau có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau như bản thân các điều kiện xã hội mà nó phản ánh. Mỗi hiện tượng tâm lý xã hội có vai trò, vị trí nhất định trong đời sống xã hội. Ví dụ: dư luận xã hội tồn tại trong thời gian tương đối ngắn, có chức năng thúc đẩy hoặc kìm hãm những hành vi xã hội nào đó vào thời điểm nhất định, trong khi đó truyền thống của nhóm lớn lại đóng vai trò điều chỉnh hành vi trong thời gian dài hơn, tạo ra sự thống nhất cả thái độ, hành vi, giá trị cho các thế hệ khác nhau. Mặt khác dư luận xã hội lại được hình thành trên cơ sở những giá trị đã ổn định của nhóm, của xã hội - đó chính là nhân tố thuộc về truyền thống. Nói cách khác, ở đây hai hiện tượng tâm lý xã hội mặc dù có những sự khác biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ và có thể chuyển hóa lẫn nhau. d) Nguyên tắc phát triển Nguyên tắc này nhấn mạnh đến việc tiếp cận, nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội trong sự vận động, biến đổi và phát triển của nó. Theo quan điểm biện chứng, sự vật hiện tượng luôn vận động biến đổi, không có sự vật hiện tượng nào là bất biến. Coi sự vật hiện tượng là bất biến tức là rơi vào quan điểm siêu hình. Sự vật hiện tượng tồn tại ổn định tương đối, vận động và biến đổi là tuyệt đối. Xã hội cũng vậy, nó cũng vận động, biến đổi và phát triển theo các quy luật, các chiều hướng nhất định. Với tư cách là sự phản ánh đời sống xã hội, các hiện tượng tâm lý xã hội cũng không thể là bất biến. Các hiện tượng tâm lý xã hội cũng nảy sinh, hình thành và phát triển theo những quy luật, những chiều hướng nhất định. Với sự độc lập tương đối của chúng, các hiện tượng tâm lý xã hội có thể chuyển hóa lẫn nhau, tác động qua lại làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý xã hội mới. Hội chứng “tâm lý đám đông” trong lĩnh vực chứng khóan gần đây là ví dụ điển hình cho sự tác động qua lại và chuyển hóa này. Từ việc bắt chước hành vi của người khác, cá nhân có hành vi giống người khác, sự giống nhau về hành vi lại trở thành kích thích làm nảy sinh tâm trạng chung tạo điều kiện cho sự bắt chước thuận lợi hơn. Sự tác động qua lại đó làm cho hành vi của đám đông không kiểm soát được. Chỉ khi có một tác động lớn nào đó làm cho vòng xoáy tác động đó đột ngột bị dừng lại, hiệu lực của sự tác động qua lại đó mới giảm đi. Như vậy, với tư cách là sự phản ánh đời sống xã hội, các hiện tượng tâm lý xã hội luôn vận động, phát triển, với tư cách là các hiện tượng tinh thần của nhóm, của cộng đồng xã hội có sự độc lập tương đối, các hiện tượng tâm lý xã hội cũng luôn vận động và phát triển không ngừng. Do vậy, cách tiếp cận đúng đắn chính là tiếp cận phát triển.
- Trên đây là các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản đối với việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội. Các nguyên tắc đó chỉ đạo việc tiếp cận, thu thập, phân tích và khái quát kết quả nghiên cứu. Để có được các dữ liệu về các hiện tượng tâm lý xã hội, người nghiên cứu cần lựa chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau cho phù hợp với mục đích và đối tượng nghiên cứu. Sau đây là một số các phương pháp nghiên cứu cụ thể thường được sử dụng trong các nghiên cứu Tâm lý học xã hội. 2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu các tài liệu có ý nghĩa lớn, vì nhờ phương pháp này có thể hệ thống hóa, phân tích và xây dựng được bức tranh chung về vấn đề cần nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, nhà nghiên cứu có thể xác định được những vấn đề đã được giải quyết, mức độ giải quyết một vấn đề vấn đề cần làm rõ thêm, các vấn đề chưa được giải quyết Qua đó, nó cho phép định hướng nghiên cứu. Việc nghiên cứu tài liệu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hoặc xây dựng hệ thống các khái niệm mà nhờ đó nghiên cứu có thể được tiến hành. Một cách ví von, nghiên cứu tài liệu chính là tìm cách “đứng trên vai những người khổng lồ” để tiến xa hơn trong nghiên cứu và tiến gần hơn đến bản chất của đối tượng nghiên cứu. Thực hiện phương pháp này để thu thập thông tin, nhà nghiên cứu cần thiết lập danh mục tài liệu nghiên cứu, ghi lại các nội dung có liên quan, phân tích, phê phán và khái quát các kết quả nghiên cứu đã có. Một vấn đề đặc biệt xuất hiện ở đây liên quan đến việc nhà nghiên cứu lựa chọn, trình bày tài liệu như thế nào. Nhà nghiên cứu cũng là con người với những đặc điểm tâm lý cá nhân có sẵn của riêng mình với các lựa chọn chủ quan, do vậy việc nghiên cứu tài liệu phải phải ánh đúng và đầy đủ các quan điểm khác nhau. Để tránh dạng “chủ quan” (việc trình bày tài liệu theo cách của nhà nghiên cứu) mới này, một thủ pháp đặc biệt có tên gọi là “phân tích nội dung” được đưa vào (Bôgômôlôva, Xtêphanenko, 1992). Đây là phương pháp phân tích tài liệu đặc biệt, dựa trên hình thức của tài liệu: đoạn văn bản được tách riêng ra “các đơn vị”, sau đó tính toán tần suất được sử dụng của chúng. Phương pháp phân tích nội dung chỉ có ý nghĩa sử dụng trong các trường hợp, khi nhà nghiên cứu phải làm việc với các khối thông tin lớn, cho nên phải phân tích rất nhiều văn bản. b) Phương pháp quan sát
- Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, trong đó có Tâm lý học xã hội. Trong Tâm lý học xã hội, quan sát là tri giác các hiện tượng tâm lý xã hội cần nghiên cứu một cách có chủ định, có kế hoạch nhằm phát hiện những dữ kiện cần thiết cho các nghiên cứu. Phương pháp quan sát có thể được sử dụng độc lập hoặc cũng có thể được sử dụng như là một phương pháp bổ sung cho một phương pháp khác. Có nhiều loại quan sát khác nhau: quan sát tự nhiên hay quan sát trong phòng thí nghiệm, quan sát phát hiện hay quan sát kiểm định, quan sát ngắn hạn hay quan sát dài hạn. Trong Tâm lý học xã hội hiện đại có mối quan tâm đặc biệt với một dạng của quan sát là quan sát tham gia, khi nhà nghiên cứu (giấu mặt) trở thành một thành viên của nhóm đang được nghiên cứu. Việc lựa chọn các hình thức quan sát phụ thuộc vào ý đồ, mục đích và điều kiện cụ thể của người nghiên cứu. Hiện nay, nhà nghiên cứu có thể sử dụng nhiều thiết bị hiện đại để hỗ trợ và lưu giữ các biểu hiện của hiện tượng cần nghiên cứu như các phương tiện ghi âm, ghi hình, các camera quan sát ưu điểm cơ bản của phương pháp quan sát là dễ tiến hành, chi phí thấp, linh hoạt. Đặc biệt đối với việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội, thường diễn ra nhanh chóng, không lặp lại, việc sử dụng phương pháp quan sát có lợi thế lớn vì tính linh hoạt của nó. Bên cạnh các ưu điểm, phương pháp quan sát cũng có những hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất là nó phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và tính chủ quan của nhà quan sát. Một người nghiên cứu ít kinh nghiệm có thể bỏ qua những biểu hiện có vẻ không quan trọng nhưng lại là dấu hiệu bản chất của hiện tượng, hay người nghiên cứu có thể bỏ qua những dấu hiệu ít liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp này còn đòi hỏi sự chú ý liên tục và lâu dài của người nghiên cứu bởi vì các hiện tượng cần nghiên cứu có thể diễn ra bất kì lúc nào có thể làm người nghiên cứu bị động. Một khía cạnh khác cũng cần lưu ý là phương pháp quán sát chủ yếu cung cấp các dữ liệu trực quan, cảm tính. Nó cũng cấp các dữ liệu chủ yếu về các hành vi “bên ngoài” - được bộc lộ ra bên ngoài của cá nhân hay nhóm xã hội, mà ít cho thấy những cấu trúc nhận thức bên trong. Do vậy để sử dụng các dữ liệu này một cách hiệu quả cần kết hợp với các dữ liệu thu được từ các phương pháp khác. c) Điều tra (Thăm dò ý kiến) Đây là phương pháp rất được phổ biến trong các nghiên cứu Tâm lý học xã hội. Trong số rất nhiều dạng thăm dò ý kiến, phổ biến nhất trong Tâm lý học xã hội là phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng phổ biến trong Tâm lý học xã hội, đặc biệt trong việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội của
- các nhóm lớn như nghiên cứu dư luận xã hội, các đặc trưng tâm lý của các nhóm lớn. Phương pháp này cho phép nghiên cứu trên lượng khách thể lớn, với thời gian ngắn và có khả năng khái quát kết quả cao. Tất nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định. Để thực hiện phương pháp này, điều quan trọng nhất là xây dựng, thiết kế các câu hỏi. Việc xây dựng bảng câu hỏi để kê khai đòi hỏi nghệ thuật của nhà nghiên cứu. Lôgic của việc xây dựng câu hỏi, thứ tự các câu hỏi, kiểu của chúng (mở - đóng) cần phải được suy tính kĩ càng. Người lập bảng điền kê khai cần phải có “chìa khóa”, nhờ đó các câu trả lời câu hỏi có thể được trình bày một cách thích hợp. Để có được bảng câu hỏi đáp ứng được các tiêu chí đo lường tâm lý như: độ ứng nghiệm (hay còn gọi là độ hiệu lực), độ tin cậy người thiết kế cần được đào tạo về kĩ thuật thiết kế các bảng hỏi và phải thực hiện một quy trình đầy đủ. Có nhiều quy tắc xây dựng cho mỗi bảng câu hỏi, phân bố chúng theo một trật tự nhất định, nhóm lại thành các khối riêng biệt d) Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng trong Tâm lý học xã hội. Trong Tâm lý học xã hội người ta phân biệt hai dạng thực nghiệm chủ yếu: trong phòng thí nghiệm và tự nhiên. Đối với cả hai dạng, tồn tại một số quy tắc chung thể hiện bản chất của phương pháp, đó là: người làm thực nghiệm tự do đưa ra những biến số độc lập và kiểm soát chúng cũng như kiểm soát cả những thay đổi của các biến số phụ thuộc. Trong đó, yêu cầu tách riêng các nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm để các kết quả do đặc có thể được so sánh với một chuẩn mực nào đó. Để thực hiện phương pháp này, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải tuân thủ một loạt các yêu cầu một cách nghiêm ngặt như xác định mục đích thực nghiệm, thiết kế thực nghiệm, kiểm soát các biến số, tiến hành thực nghiệm đúng với thiết kế Đặc biệt trong thực nghiệm Tâm lý học xã hội nhà nghiên cứu được yêu cầu phải tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực đạo đức nghiên cứu vì các nghiên cứu liên quan đến khách thể là con người. Trong lịch sử Tâm lý học xã hội đã có những nghiên cứu thực nghiệm nổi tiếng. Đó là những nghiên cứu về áp lực của nhóm đối với cá nhân, nghiên cứu về việc bắt chước các hành vi xã hội của người khác, nghiên cứu về vai xã hội e) Trắc đạc xã hội Trắc đạc xã hội là phương pháp nghiên cứu nổi tiếng của trường phái Trắc đạc xã hội gắn liền với tên tuổi của J.Moreno. J.Moreno cho rằng: trong nhóm nhỏ tồn tại hai cấu
- trúc các mối quan hệ - cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô. Cấu trúc vĩ mô là các mối quan hệ qua lại về mặt công việc, hoạt động sống và chức năng của các cá nhân. Cấu trúc vi mô là cấu trúc quan hệ tâm lý của cá nhân với những người xung quanh thể hiện chủ yếu ở sự thiện cảm ác cảm hay thờ ơ giữa các thành viên. Nguyên nhân của sự không trùng khớp là ở chỗ: những người cùng hoạt động trong một không gian có thể là những người không có được sự thân thiện về mặt tâm lý. Do vậy, sử dụng phương pháp này có thể “làm bộc lộ các cấu trúc ẩn dấu, những vị trí cá nhân trong nhóm”, chỉ ra các tiếp xúc xúc cảm, vị thế của cá nhân trong các quan hệ xúc cảm, ảnh hưởng của các mức độ quan hệ xúc cảm đến tính hiệu quả hay đến sự hình thành các chuẩn mực nhóm, đến hiện tượng áp lực nhóm Để nghiên cứu các vấn đề đó, J.Moreno đã đưa ra phương pháp Trắc đạc xã hội. Phương pháp này được sử dụng phổ biến để xác định các mối liên hệ liên nhân cách trong nhóm, dựa trên sự lựa chọn, khước từ hoặc bỏ mặc của các thành viên trong nhóm với các thành viên khác của nhóm trong hoạt động chung. Nó còn được sử dụng để nghiên cứu các cấu trúc không chính thức của nhóm, đo lường vị thế của cá nhân trong nhóm, khả năng hoà nhập của cá nhân trong nhóm. Phương pháp này cho phép xác định các quan hệ xúc cảm qua lại giữa các thành viên trong nhóm, từ đó có thể xây dựng được một sơ đồ về cấu trúc vi mô, đồng thời xác định cách phân nhóm tối ưu, làm cho cấu trúc vĩ mô phù hợp với cấu trúc vi mô, góp phần làm cho các nhóm trở nên gắn kết và có hiệu quả hơn. Trắc đạc xã hội được thực hiện dưới dạng điều tra. Nhà nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí trắc đạc cần quan tâm, sau đó điều tra sự lựa chọn của các cá nhân theo tiêu chí trắc đạc đó. Ví dụ: để nghiên cứu mối quan hệ về mặt xúc cảm của các cá nhân đối với cá nhân khác trong nhóm, người nghiên cứu có thể lựa chọn tiêu chí trắc đặc: nếu được lựa chọn ai đó trong nhóm để đi du lịch cùng, anh (chị) sẽ lựa chọn ai?". Dựa trên sự lựa chọn của các cá nhân trong nhóm có thể mô tả được cấu trúc không chính thức của nhóm dưới dạng họa đồ xã hội (sociogram) hoặc tính các chỉ số vị thế xã hội (sociostatus) hoặc chỉ số cố kết nhóm (group cohension). f) Phương pháp đánh giá của nhóm về cá nhân Phương pháp này thường được sử dụng trong việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nhân cách xã hội. Ví dụ, tìm hiểu những phẩm chất hay năng lực cần có ở người lãnh đạo nhóm hoặc tập thể, để từ đó xây dựng mô hình nhân cách của các cá nhân trong một vị trí xã hội nào đó hoặc để đánh giá các mức độ phát triển của các phẩm chất, năng lực đó ở cá nhân cụ thể dưới con mắt của các thành viên khác trong nhóm. Để thực hiện việc này,
- người nghiên cứu có thể hình thành trước một danh sách bao gồm nhiều phẩm chất tâm lý xã hội mà cá nhân cần có ở một vị trí nhất định (dựa vào việc phân tích nội dung, tính chất công việc hoặc dựa vào các điều tra sơ bộ) sau đó đề nghị các cá nhân của nhóm đánh giá mức độ phát triển các phẩm chất đó ở một cá nhân cụ thể cần nghiên cứu. Kết quả cho biết cá nhân có được các phẩm chất, năng lực ở mức độ nào theo sự nhận biết, đánh giá của cá nhân khác hoặc một cá nhân cần có những phẩm chất hay năng lực nào tương ứng với vị trí và vai xã hội nhất định. NHỮNG HƯỚNG ỨNG DỤNG CƠ BẢN CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI: Tâm lý học xã hội ngày càng được chú ý hơn trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực ứng dụng của nó. - Quản lý và phát triển tổ chức: Hướng vận dụng này đang trở thành phổ biến trong xã hội hiện đại ở các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, giáo dục. Những khía cạnh cơ bản gồm: các phương thức quản lý, các phẩm chất tâm lý của người quản lý, giao tiếp công việc, phát triển tổ chức, tư vấn tổ chức, quản trị nhân sự, xây dựng và phát triển nhóm làm việc. - Thông tin đại chúng và quảng cáo: Hướng vận dụng này tập trung vào các vấn đề như người truyền tin, thông điệp, sự giải mã thông tin, tự giác các thông điệp, kênh thông tin, qua đó đưa ra các cách thức tổ chức thông tin và tác động hiệu quả nhất đến công chúng. - Gia đình và nhà trường: Lĩnh vực này bao gồm các nội dung cơ bản như: phổ biến kiến thức tâm lý xã hội, tham vấn tâm lý, tư liệu những lệch lạc tâm lý xã hội, tư vấn chuẩn bị hôn nhân, điều chỉnh các quan hệ gia đình - Luật pháp và chính trị: Các vấn đề được tập trung giải quyết bao gồm: trẻ phạm pháp vị thành niên, cảnh báo tội phạm xã hội, các nhóm nhỏ tội phạm, đồng giới tham vấn các vấn đề chính trị hình thành hình ảnh chính trị, uy tín chính trị - Tổ chức hoạt động của các tập thể trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. - Trong lĩnh vực giáo dục đại học, hầu hết các vấn đề cơ bản của Tâm lý học xã hội đều hiện diện: từ việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục sinh viên trong nhóm, tập thể đến việc thiết lập, vận hành các quan hệ xã hội và liên nhân cách: giảng viên - sinh viên; từ những hiện tượng tâm lý xã hội đơn giản như sự tương tác qua lại giữa các cá nhân đến
- những hiện tượng tâm lý xã hội phức tạp như sự đồng nhất hóa, hay sự cố kết, đoàn kết trong tập thể Do vậy, những tri thức tâm lý học xã hội góp phần đáng kể trong việc phát hiện, lý giải và hình thành các tác động đối với các hiện tượng tâm lý xã hội, từ đó giúp việc tổ chức dạy học diễn ra thuận lợi và có hiệu quả hơn. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I 1. Phân biệt hiện tượng tâm lý xã hội với hiện tượng xã hội, hiện tượng Tâm lý xã hội với tâm lý cá nhân. 2. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học xã hội là gì? Mối quan hệ của Tâm lý học xã hội nói các khoa học khác? 3. Có những phương pháp nào được sử dụng trong các nghiên cứu Tâm lý học xã hội? Mô tả sơ lược các phương pháp đó. Chương 2. CÁC QUY LUẬT VÀ CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI I. CÁC QUY LUẬT TÂM LÝ XÃ HỘI 1. Quy luật kế thừa Để tồn tại và phát triển, con người phải tiếp thu những yếu tố có sẵn, từ đó cải biến chúng cho phù hợp với các điều kiện hiện tại. Nếu không có sự kế thừa thì sẽ không có sự phát triển. Xã hội loài người cũng vậy, có được những thành tựu như ngày nay, xã hội loài người phải “đứng trên vai” những thành tựu của hàng ngàn năm phát triển khoa học, công nghệ, văn hóa và xã hội. Sau này cũng vậy, những thành tựu của xã hội hiện tại lại được tiếp thu cải biến cho các giai đoạn xã hội mai sau. Phản ánh đời sống xã hội, các hiện tượng tâm lý xã hội cũng diễn ra theo quy luật này. Các hiện tượng tâm lý xã hội không phát triển theo con đường sinh học, bằng di truyền sinh học mà bằng con đường “di sản xã hội”. Đặc biệt, đối với các hiện tượng tâm lý xã hội liên quan đến các nhóm lớn xã hội như dân tộc, giai tầng xã hội, cộng đồng xã hội, quy luật kế thừa được vận hành một cách phổ biến. Kế thừa được hiểu là sự chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác các giá trị vật chất (công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, công trình văn hóa nghệ thuật ) và các giá trị tinh thần (kinh nghiệm sản xuất, truyền thống, phong tục tập quán ).
- Nhờ quy luật kế thừa, một cá nhân không cần phải trải qua toàn bộ các giai đoạn phát triển của loài trong kinh nghiệm của bản thân mà chỉ cần kế thừa cái đã có để có được sự phát triển tương ứng trong hiện tại. Một nhóm xã hội không cần lặp lại toàn bộ các giai đoạn mà xã hội đã trải qua mà có thể dựa trên nền tảng đã có để phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. Một dân tộc với các truyền thống của mình, có thể bảo tồn, duy trì và tiếp tục phát triển chúng trong thời kì mới mà không cần phải xây dựng lại từ đầu. Trong quá trình phát triển của dân tộc, các truyền thống khác lại dần được hình thành. Việc kế thừa, một mặt giúp rút ngắn thời gian phát triển, mặt khác tạo điều kiện để sàng lọc, loại bỏ các giá trị không phù hợp. Như vậy nó tạo ra sự phát triển ổn định, không đứt quãng cho xã hội. Kế thừa tâm lý xã hội diễn ra theo nhiều con đường khác nhau. Có thể đó là con đường của “vô thức tập thể”, tức là cá nhân sống trong một môi trường nhóm, cộng đồng xã hội nào đó với các đặc điểm tâm lý riêng, ở cá nhân dần có sự kế thừa các đặc điểm tâm lý đó mà bản thân cá nhân không ý thức được điều đó. Các thế hệ sau nối tiếp các thế hệ trước và tiếp tục duy trì các nét tâm lý đó. Tính cách dân tộc, lòng tự hào dân tộc, cách thức ứng xử với người khác, thậm chí cách thức nhìn nhận, đánh giá và tư duy của cả một cộng đồng là minh chứng rõ ràng về con đường kế thừa này. Nói đến cách tư duy của các dân tộc, các nhà nghiên cứu đều nhắc đến hai kiểu tu duy có sự phân biệt tương đối rõ rệt. Mỗi kiểu tư duy gắn với các cộng đồng người ở các khu vực và các nền văn hóa khác nhau. Đó là kiểu tư duy biện chứng nhìn nhận sự vật luôn vận động và biến đổi liên tục thậm chí không thấy được sự ổn định tương đối của nó trong các xã hội phương Đông mà thuyết “vô thường - sắc không” của Phật giáo là ví dụ. Ngược lại là kiểu tư duy lôgic chặt chẽ coi trọng sự ổn định của sự vật đến mức siêu hình của phương Tây. Các hiện tượng tâm lý xã hội đó được kế thừa một cách “tự nhiên”. Chúng ngấm vào từng cá nhân trong cộng đồng xã hội thông qua giao tiếp tương tác của cá nhân với các cá nhân khác trong các nhóm xã hội. Theo cách nói của Mác: “sự phát triển của mỗi cá nhân phụ thuộc vào các cá nhân mà nó giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp". Bên cạnh con đường kế thừa tự nhiên là kế thừa một cách có ý thức, thông qua các tác động giáo dục của xã hội. Bất kì một thể chế xã hội nào cũng đề cao các giá trị truyền thống nào đó phù hợp với tính chất và xu hướng phát triển của nó. Do vậy, việc giáo dục các giá trị, các chuẩn mực trở thành công việc được tổ chức một cách có ý thức trong các hoạt động của xã hội đó như giáo dục, truyền thông. Đồng thời, mỗi cá nhân ở mức độ phát triển nhất định, có khả năng lựa chọn những giá trị phù hợp với bản thân để kế thừa.
- Sự kế thừa tâm lý xã hội diễn ra rất phức tạp. Nó là sự kế thừa những nét tâm lý chung của cộng đồng xã hội nhưng lại tồn tại trong tâm lý riêng của cá nhân và được thể hiện với màu sắc riêng của mỗi chủ thể. Biểu tượng dân tộc “con Rồng cháu Tiên” của người Việt chẳng hạn. Đây là biểu tượng tâm lý xã hội của cả dân tộc, được bảo lưu, gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng độ sắc nét và đặc biệt ý nghĩa của nó được các cá nhân cảm nhận ở các mức độ và các tầng bậc khác nhau. Hơn nữa, từ biểu tượng chung đến sự thống nhất các hành vi xã hội cùng còn những khoảng cách không nhỏ. Quy luật kế thừa cũng quy định sự phát triển của các cá nhân phụ thuộc vào sự tiếp xúc với các cá nhân khác. Trong quá trình tiếp xúc các giá trị được chuyển giao và được tiếp nhận bởi các thế hệ mới. Các giá trị đó tạo điều kiện cho thế hệ mới phát triển. Có nhiều hình thức kế thừa khác nhau. Trong đó có hai loại kế thừa được đề cập đến nhiều, đó là kế thừa có chọn lọc và kế thừa nguyên si. Kế thừa có chọn lọc là loại kế thừa có phê phán, có tính đến sự phù hợp của các yếu tố được kế thừa với điều kiện hiện tại. Hình thức kế thừa này được coi là rất tích cực, nó tạo điều kiện cho cái được kế thừa có sức mạnh phát triển mới, đồng thời tạo điều kiện cho cái mới có cơ sở vững chắc. Kế thừa nguyên si là dạng kế thừa y nguyên không có sự thay đổi, là tiếp nhận cái cũ một cách vô điều kiện. Dạng kế thừa này nhiều khi tạo ra sự trì trệ, kìm hãm sự phát triển của cái mới và làm các yếu tố được kế thừa trở nên lạc lõng và suy yếu đi. Truyền thống phong tục, tập quán là sự thể hiện sinh động của quy luật này. Bên cạnh phong tục, tập quán có ý nghĩa tích cực với hiện tại, tồn tại những hủ tục, những tập quán đóng vai trò cản trở, kìm hãm cái mới. Như vậy, quy luật kế thừa cho thấy trong đời sống xã hội, các hiện tượng tâm lý xã hội không tự chủ tiêu mà nó có thể được gìn giữ, bảo lưu từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Vấn đề là lựa chọn con đường nào và làm thế nào để các hiện tượng tâm lý xã hội tích cực có thể được kế thừa một cách hiệu quả. 2. Quy luật về sự quyết định của các điều kiện kinh tế - xã hội đối với tâm lý xã hội. Quy luật này là sự thể hiện của quy luật chung về sự quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội. Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng sự ra đời của các thiết chế xã hội, chính trị, tôn giáo, văn học, nghệ thuật đều xuất phát từ tồn tại xã hội. Các hiện tượng tâm lý xã hội với tư các là các hiện tượng tinh thần của xã hội cũng chịu sự chi phối của quy luật này. Biểu hiện cụ thể của quy luật này trong các hiện tượng tâm lý xã hội có thể thấy như sau:
- Các nguyện vọng, tâm trạng, nhu cầu của xã hội bắt nguồn chính từ các điều kiện xã hội, trong đó con người đang sống và hoạt động. Tâm trạng xã hội tích cực, hưng phấn (được các nhà nghiên cứu đánh giá, ví dụ: chỉ số lạc quan cao, chỉ số hạnh phúc cao ) bắt nguồn từ sự đi lên của kinh tế từ sự đầy đủ hơn của các điều kiện sống. Sự xuất hiện và đặc biệt sự ý thức về các nhu cầu xã hội (với tư cách là một hiện tượng tâm lý xã hội) ở bậc cao hơn chỉ có thể diễn ra khi các điều kiện xã hội đã phần nào giúp thỏa mãn các nhu cầu xã hội cấp thấp hơn. Ví dụ các vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc, vấn đề thay đổi khí hậu các vấn đề môi trường Như vậy, muốn nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội phải chỉ ra được các điều kiện xã hội quy định nó. Ngược lại muốn tạo ra các hiện tượng tâm lý xã hội nào đó, phải chuẩn bị các điều kiện xã hội tương ứng, nếu muốn các hiện tượng tâm lý xã hội do diễn ra có hiệu quả. Các quan hệ xã hội trong cộng đồng: trong nhóm xã hội quy định các hiện tượng tâm lý xã hội. Các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trên cơ sở tương tác giữa các cá nhân trong nhóm, trong cộng đồng, đồng thời các tương tác đó diễn ra chính trong các quan hệ xã hội. Các mối quan hệ được vận hành hợp lý: quan hệ lợi ích, quan hệ trách nhiệm sẽ làm nảy sinh bầu không khí xã hội tích cực cởi mở, ngược lại có thể làm nảy sinh xung đột, tạo ra bầu không khí căng thẳng tiêu cực. Do vậy, muốn tác động đến các hiện tượng tâm lý xã hội, một trong số các con đường cơ bản đó là cải tạo các quan hệ xã hội cho hợp lý hơn. Bên cạnh việc khẳng định tính quyết định của các điều kiện kinh tế - xã hội đối với các hiện tượng tâm lý xã hội, cũng cần thấy được tính độc lập tương đối và tác động ngược lại của các hiện tượng tâm lý xã hội đối với các điều kiện kinh tế - xã hội. Sự tác động ngược lại cũng có thể tạo ra những động lực làm biến đổi các điều kiện kinh tế - xã hội trong những thời điểm nhất định đặc biệt khi sự tác động ngược đó được tổ chức và tập hợp một cách hợp lý. Việc cởi bỏ nếp tư duy bao cấp, máy móc và giáo điều đã tạo ra sự chuyển biến vô cùng mạnh mẽ trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta những năm qua là một minh chứng rõ ràng cho tác động ngược lại đó. 3. Quy luật bắt chước Quy luật bắt chước là quy luật được chỉ ra sớm nhất trong Tâm lý học xã hội. Nó đã được đề cập đến trong tác phẩm Những quy luật của sự bắt chước năm 1890 của G.Tarde.
- Ông đã dùng quy luật này để giải thích hành vi của con người, đặc biệt là những hành vi giống nhau giữa các cá nhân trong quá trình tác động qua lại. Theo G.Tarde: Bắt chước là sự cụ thể hóa của “quy luật lặp lại của thế giới”. Thế giới vận động và phát triển theo con đường lặp lại. Di truyền sinh học là lặp lại, phủ định của phủ định là lặp lại. Trong xã hội loài người, sự lặp lại chính là bắt chước. Đây là nền tảng để xã hội tồn tại và phát triển. Nhờ bắt chước mà các phát minh, sáng chế, các hành vi có ích của xã hội được duy trì, trên cơ sở đó được khai thác lại. Bắt chước có tính chất vô thức. Do là sự sao chép máy móc các hành vi bề ngoài của những người khác. Bắt chước người khác chính là “sao, chụp” lại người khác. G. Tarde cũng chỉ ra một số kiểu bắt chước khác nhau: bắt chước lôgic (trí tuệ ý thức) - bắt chước phi lôgic (cảm tính, phi lý); bắt chước nhất thời và bắt chước lâu dài; bắt chước hình thức và bắt chước bản chất; bắt chước giữa các thế hệ, giữa các giai cấp. Thực chất việc Tarde đề ra quy luật bắt chước chủ yếu dựa vào quan sát chứ chưa có các nghiên cứu thực nghiệm cụ thể. Tuy vậy, sự bắt chước rõ ràng diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội và tạo ra một loạt các hiện tượng tâm lý xã hội như thị hiếu, mốt thời trang, trào lưu, xu hướng, làn sóng. Việc đề cao thái quá quy luật bắt chước như là một quy luật tổng hợp để giải thích các hiện tượng tâm lý xã hội đương nhiên là không hợp lý. Tuy vậy những phát hiện của Tarde đã được các nhà nghiên cứu tâm lý học xã hội tiếp thu - chính xác hóa và coi như một trong số các quy luật chi phối sự hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội. Có thể hiểu bắt chước như là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại những hành vi, cách suy nghĩ, các tâm trạng của các cá nhân khác trong đời sống xã hội. Quy luật này có vai trò chính trong việc tạo ra sự đồng nhất giữa các cá nhân trong các nhóm xã hội, nhờ đó nó có thể tạo ra các đặc trưng của các nhóm xã hội khác nhau. Sự bắt chước trong cách ăn mặc, cách nói năng của nhóm lứa tuổi như thiếu niên chẳng hạn, tạo ra sự khác biệt với các nhóm lứa tuổi khác. 4. Quy luật tác động qua lại giữa con người với con người Tác động qua lại là quy luật phổ biến chi phối sự hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội. Tham gia vào các nhóm xã hội, các cá nhân liên tục tác động ảnh hưởng đến các cá nhân khác và ngược lại chịu sự tác động của các cá nhân khác. Sở dĩ các hiện tượng tâm lý xã
- hội nảy sinh là do sự tác động qua lại này. Sự tác động qua lại giữa các cá nhân diễn ra thông qua hoạt động cùng nhau và giao tiếp. Tần suất hoạt động cùng nhau và giao tiếp là chỉ báo cho mức độ tương tác giữa các cá nhân. Sự tác động qua lại giữa các cá nhân có thể mang tính chất tích cực hay tiêu cực. Sự tác động qua lại theo kiểu hợp tác là điều kiện cho sự phát triển các mối quan hệ cá nhân. Ngược lại: sự tác động qua lại theo kiểu cạnh tranh có thể trở thành nhân tố kìm hãm các mối quan hệ. Sự tác động qua lại có thể dẫn tới sự thay đổi về thái độ, tình cảm hay hành vi ở các cá nhân và tạo ra các hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm như bầu không khí nhóm, tâm trạng nhóm. Sự thống nhất các ý kiến sự thống nhất hành vi của các thành viên cũng có thể coi là kết quả của sự tác động qua lại. Các mức độ tác động qua lại giữa các cá nhân phụ thuộc vào sự thống nhất, đồng nhất giữa các cá nhân trong nhóm. Sự thống nhất càng cao, hiệu quả của sự tác động qua lại càng lớn. Bên cạnh đó các đặc điểm chủ quan của cá nhân, phương thức tổ chức thông tin cũng là những nhân tố quan trọng chi phối mức độ tương tác giữa các cá nhân. Sự tác động qua lại giữa các cá nhân, trong Tâm lý học xã hội còn được biểu đạt bằng khái niệm tương tác. Khái niệm tương tác dùng để chỉ không phải sự tương tác bất kì mà để chỉ “sự tác động qua lại xã hội”, tức là sự tác động qua lại giữa con người trong giao tiếp, trong nhóm, trong xã hội. Bản thân quá trình tương tác xã hội cần được phân tích để có thể hiểu được các hành vi xã hội của cá nhân. Sự tác động qua lại được hiểu như là các kích thích hai chiều để tạo ra các phản ứng từ các chủ thể tham gia vào quá trình tương tác. Mặt khác các nhà nghiên cứu phải tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: quá trình tương tác xã hội được thực hiện và điều chỉnh bởi các phương tiện đặc trưng nào? Các yếu tố nào? Từ đây xuất hiện mối quan tâm đối với một loạt các vấn đề: giao tiếp với sự trợ giúp của các biểu tượng, ngôn ngữ, việc diễn giải các tình huống; vấn đề cấu trúc của nhân cách, hành vi của các vai trò xã hội, nhóm quy chiếu; các yếu tố nguồn gốc của sự hình thành các chuẩn mực của sự tương tác xã hội và các thái độ xã hội. Trong quá trình tương tác, các cá nhân diễn giải các cử chỉ điệu bộ của nhau, các tình huống giao tiếp và hành động trên cơ sở các ý nghĩa nhận được trong quá trình giao tiếp. Vì vậy để thực hiện hiệu quả việc giao tiếp, cá nhân cần có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác hay “tiếp nhận vai trò của người khác” và nhìn nhận bản thân bằng con
- mắt của người khác. Chỉ có như vậy, cá nhân mới trở thành nhân cách, thành thực thể xã hội có khả năng ứng xử với bản thân như là với một đối tượng, tức là ý thức được các ý nghĩa của lời nói hành vi của mình, như là người khác tri giác chúng. Trong trường hợp tương tác phức tạp hơn, như trong một nhóm, để thực hiện một cách có hiệu quả cần sự khái quát hóa lập trường của đa số các thành viên trong nhóm. Hành vi của mỗi cá nhân trong nhóm là kết quả của sự chấp nhận của cá nhân các thái độ của các cá nhân khác đối với bản thân và sự thống nhất các thái độ đó vào một thái độ chung gọi là “thái độ khái quát”. Trong tương tác, hành vi của cá nhân được xác định bởi ba biến số: cấu trúc nhân cách, vai xã hội và nhóm tham chiếu. Cấu trúc nhân cách quy định xu hướng ổn định của hành vi, vai xã hội quy định các hành vi được xã hội yêu cầu và kì vọng, các nhóm tham chiếu lôi kéo và tạo ra cơ sở cho sự so sánh đối chiếu các hệ vi. Tùy thuộc vào ý nghĩa của các biến số ở mỗi cá nhân mà các hành vi xã hội trong tương tác diễn ra theo hướng này hay hướng khác. Sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong nhóm xã hội hết sức đa dạng và phức tạp. Trên cơ sở của sự tương tác giữa các cá nhân nảy sinh các hiện tượng tâm lý xã hội và các hiện tượng xã hội. Trong nhiều thời điểm, sự tương tác đặc biệt giữa số đông các cá nhân có thể tạo ra những biến đổi xã hội hết sức to lớn. Do vậy, nghiên cứu sự tương tác xã hội luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm. II. CÁC CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI II. CÁC CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI à Chương 2. CÁC QUY LUẬT VÀ CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI 1. Cơ chế lây lan Trong đời sống xã hội, không ít khi chúng ta gặp các hiện tượng tâm lý xã hội như tâm trạng căng thẳng lo âu, thậm chí hoảng loạn hay ngược lại, sự hưng phấn, quá khích của các nhóm người. Sở dĩ ở nhóm người cùng xuất hiện một dạng xúc cảm nhất định là do sự lây lan của các cảm xúc từ một số cá nhân này sang những cá nhân khác. Cơ chế hình thành các hiện tượng xúc cảm chung đó gọi là cơ chế lây lan.
- Lây lan được hiểu là sự lan truyền xúc cảm từ cá nhân này sang cá nhân khác trong nhóm xã hội một cách mạnh mẽ ở cấp độ tâm sinh lý ngoài những tác động ở cấp độ ý thức nhóm. Sự lây lan đã từ lâu được nghiên cứu như là một phương thức đặc biệt của sự tác động, bằng một cách nào đó tạo ra sự hòa nhập đông đảo của đám đông, đặc biệt trong mối liên hệ với sự xuất hiện các hiện tượng như xuất thần tôn giáo, loạn thần đại chúng và Hiện tượng lây lan đã được biết ngay trong những giai đoạn sơ khai của lịch sử loài người và có nhiều kiểu biểu hiện như các trạng thái bột phát xúc cảm mang tính đại chúng xuất hiện trong khi nhảy các điệu nhảy nghi lễ, sự hăng say thể thao, các tình huống hoảng loạn. Trong hình thức chung nhất, sự lây lan có thể xác định như là tính dễ bị nhiễm một cách vô thức trạng thái tâm lý nào đó. Nó được bộc lộ không phải qua sự thừa nhận có ý thức một thông tin nào đó hay hình mẫu hành vi mà qua việc lan truyền trạng thái xúc cảm hay trạng thái tâm lý. Khi trạng thái xúc cảm đó xuất hiện trong đám đông cơ chế tăng cường nhiều lần sự tác động xúc cảm lẫn nhau của những người giao tiếp bắt đầu hoạt động. Cá nhân ở đây không chịu áp lực trước tổ chức mang tính chủ định mà đơn giản lĩnh hội một cách vô thức hình mẫu của cách ứng xử nào đó bằng cách tuân phục nó. Nhiều nhà nghiên cứu phân tích sự có mặt của một phản ứng lây lan đặc biệt xuất hiện trong các nhóm khán giả mở và có số lượng lớn, khi mà trạng thái xúc cảm được tăng cường bằng con đường phản ánh lặp lại nhiều lần theo mô hình của phản ứng chuỗi thông thường. Hiệu ứng có thể xảy ra trước hết trong tập hợp không được tổ chức, thường xuyên hơn cả là trong đám đông, thể hiện như một dạng củng cố nhằm xua đuổi một trạng thái xúc cảm khác nào đó. Tình huống hoảng loạn là một tình huống đặc biệt trong quá trình tác động qua lại, sự lây lan được tăng cường. Hoảng loạn xuất hiện trong đám đông như một trạng thái xúc cảm xác định, là hậu quả của sự thiếu hụt thông tin về điều gì đó đang đe doạ hoặc điều gì đó khó hiểu hay là ngược lại sự thừa thãi của thông tin về sự đe doạ này. Bản thân thuật ngữ có nguồn gốc từ tên của một vị thần Hi Lạp Pana - người che chở cho những người chăn súc vật tránh được sự nổi giận phi lý của của bầy đàn. Nguyên cớ trực tiếp của sự hoảng loạn là sự xuất hiện của tin tức nào đó có khả năng tạo ra một dạng sốc nhất định. Sau đó sự hoảng loạn tăng thêm sức sức mạnh khi tham gia vào hành động, do cơ chế phản ánh lặp lại. Sự lây lan xuất hiện khi có hoảng loạn khó có thể đánh giá đúng ngay trong cả xã hội hiện đại. Ví dụ rất nổi tiếng về sự xuất hiện sự hoảng loạn quần chúng ở
- Mỹ ngày 30/10/1938 sau chương trình phát thanh của đài phát thanh ABC về quyển sách của H.Yell Chiến tranh của các thế giới. Dân chúng - thính giả thuộc các lứa tuổi hoàn toàn khác nhau và các tầng lớp học vấn khác nhau (theo số liệu chính thức gần 1.000.000 người) đã trải qua trạng thái giống như loạn thần đại chúng, tin vào sự tấn công của người sao Hỏa vào Trái Đất. Mặc dù nhiều người trong số họ biết chính xác rằng đang truyền thanh một kịch bản của một tác phẩm văn học (người phát thanh đã nhắc lại 3 lần) gần 400.000 người nói rằng đã “tận mắt” chứng kiến sự xuất hiện của người sao hoả. Hiện tượng này đã được các nhà tâm lý học Mỹ phân tích một cách chuyên biệt. Sự hoảng loạn là hiện tượng vô cùng khó nghiên cứu. Không thể quan sát được chúng một cách trực tiếp. Bởi vì: thứ nhất, không bao giờ biết được thời điểm xuất hiện của nó; thứ hai, trong tình huống hoảng loạn khó có thể vững vàng để trở thành người quan sát. Chính ở đó sự hoảng loạn thể hiện sức mạnh của nó. Một người bất kì khi nằm trong trạng thái hoảng loạn dù ở mức độ này hay mức độ khác đều bị nó khuất phục. Do vậy, các nghiên cứu hoảng loạn vẫn chỉ ở trình độ mô tả sau khi hoảng loạn đã qua đỉnh điểm. Các mô tả này cho phép chia ra các chu kì cơ bản đặc trưng cho toàn bộ quá trình tổng thể. Hiểu các chu kì này rất quan trọng cho việc chấm dứt hoảng loạn. Điều đó là có thể thực hiện với điều kiện có thể có các sức mạnh có khả năng đưa đến các yếu tố của sự sáng suốt vào tình huống hoảng loạn, bằng cách nhất định chiếm lĩnh được tình huống này. Ngoài việc hiểu biết về chu kì, cần phải hiểu cả cơ chế tâm lý học của hoảng loạn. Các đặc điểm của sự lây lan như là sự chấp nhận một cách vô thức những hình mẫu nhất định của hành vi. Nếu con người trong tình huống hoảng loạn này có thể đưa ra hình mẫu nhất định của hành vi, có khả năng khôi phục lại trạng thái xúc cần bình thường của đám đông, sẽ có khả năng chấm dứt hoảng loạn. Vấn đề quan trọng trong nghiên cứu sự lây lan là vấn đề vai trò của mức độ thống nhất trong đánh giá và tâm thế mà quần chúng (những người bị lây lan tâm lý) có được. Mặc dù vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ trong khoa học, nhưng trong thực tiễn người ta đã tìm ra các hình thức sử dụng các đặc trưng này trong tình huống lây lan. Như trong các điều kiện lây lan đại chúng bởi kích thích, bao gồm cả sự lây lan trước đó sự đồng nhất các đánh giá ví như đối với một nghệ sĩ nổi tiếng là sự cổ vũ, chúng có thể đóng vai các xung lực, tiếp sau đó tình huống sẽ phát triển theo các quy luật của sự lây lan. Sự hiểu biết về cơ chế này được sử dụng trong việc tuyên truyền, trong đó đã đưa ra một
- lý thuyết đặc biệt nâng cao tính hiệu quả của tác động đến thính giả mở bằng con đường mang họ tới trạng thái hưng phấn mở tới trạng thái xuất thần, không hiếm khi cả các thủ lĩnh chính trị khác cũng dùng tới thủ thuật này. Mức độ lây lan mà các thính giả khác nhau có thể bị rơi vào phụ thuộc vào mức độ phát triển chung của các nhân cách tạo ra nhóm thính giả và cụ thể hơn - vào mức độ phát triển tự ý thức của họ. Trong ý nghĩa này có thể khẳng định xác đáng rằng: trong xã hội hiện đại, sự lây lan có vai trò ít hơn so với những giai đoạn đầu trong lịch sử loài người. Có thể nhận thấy rằng trình độ phát triển xã hội càng cao thì các thái độ phê phán của con người càng cao hơn đối với các sức mạnh có tác động lôi kéo họ tới việc thực hiện hành động hay trải nghiệm này khác, dẫn tới kết quả là hiệu quả của cơ chế lây lan càng yếu hơn. (Porsnhiev, 1968). Theo truyền thống đã hình thành trong Tâm lý học xã hội thường xem xét hiện tượng lây lan trong các điều kiện của các hành vi chống đối xã hội và không có tổ chức (các thảm hoạ thiên nhiên khác nhau). Tuy nhiên kiểu hành vi này có thể thể hiện trong các hành động xã hội có ý thức đại chúng, ví dụ trong tiến trình của các cuộc mít tinh khác nhau hay các cuộc biểu tình hoặc trong các tình huống thảm hoạ khác nhau Như vậy không thể nói rằng trong các điều kiện hiện đại, vấn đề lây lan đã tuyệt đối cũ kĩ. Không có sự trưởng thành nào của tự ý thức gỡ bỏ những hình thức này của sự lây lan tâm lý xuất hiện trong các phong trào xã hội quần chúng đặc biệt trong những thời gian không ổn định của xã hội ví như trong điều kiện tái cơ cấu xã hội mạnh mẽ. Tâm lý học xã hội có trách nhiệm to lớn trước xã hội khi nghiên cứu vấn đề này. Ở đây hiện tại chỉ tồn tại những mô tả và quan sát rời rạc về bản chất, chưa có các nghiên cứu nghiêm túc. Cơ chế lây lan được coi là có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết số đông cá nhân ở phương diện xúc cảm. Nhờ có chế này, trong đời sống xã hội có hiện tượng “cộng cảm”, là điều kiện thuận lợi cho sự gắn bó giữa các cá nhân trong nhóm và cộng đồng. Cơ chế này được các nhà nghiên cứu giải thích theo các cách khác nhau. Mikhailôvxki cho rằng lây lan được truyền theo nguyên tắc cộng hưởng, tỉ lệ thuận với đám đông và cường độ xúc cảm được truyền đi. G.Allport lại cho rằng lây lan diễn ra theo “phản ứng vòng tròn”. Cá nhân này kích thích cá nhân khác bằng các biểu hiện xúc cảm của mình, đến lượt họ khi thấy biểu hiện của người khác sẽ tăng thêm phần hứng khởi.
- Các xúc cảm tiêu cực và tích cực đều có thể được lây lan. Do vậy, có thể chủ động tạo ra sự lây lan các xúc cảm tích cực và ngăn chặn sự lây lan các xúc cảm tiêu cực trong nhóm, cộng đồng. 2. Cơ chế đồng nhất hóa - Có nhiều cách quan niệm khác nhau về sự đồng nhất hóa. Có quan điểm coi đồng nhất hóa như một quá trình so sánh, đối chiếu một đối tượng này với đối tượng khác theo một điểm hay tiêu chí nhất định, từ đó khái quát, xác lập sự tương đồng giữa chúng. Ví dụ, khi cá nhân nhận biết các phẩm chất của một số cá nhân khác sẽ tiến hành việc xếp các cá nhân đó theo các kiểu loại khác nhau và sau đó có thể bắt chước, phỏng theo một kiểu nào đó. Như vậy theo cách hiểu này, đồng hóa chính là việc cá nhân lựa chọn và đồng nhất bản thân với các chủ thể khác hay với nhóm nào đó. Cách hiểu chung trong tâm lý học hiện đại cho rằng: đồng nhất hóa là quá trình chủ thể thống nhất bản thân với các cá nhân khác dựa trên các liên hệ cảm xúc, đồng thời nội tâm hóa các chuẩn mực các giá trị của họ. Trong khi đồng nhất hóa, chủ thể nhìn nhận người khác như là sự kéo dài của bản thân, gán cho người khác những đặc điểm, tình cảm, mong muốn của bản thân. Đồng thời cá nhân đặt mình vào vị trí của người khác, dịch chuyển bản thân vào vị trí không gian, phạm vi của người khác và thậm chí đồng nhất hóa ý nghĩ với người khác. Trong Tâm lý học xã hội, đồng nhất hóa được coi là quá trình cá nhân tiếp nhận vai trò xã hội khi gia nhập nhóm. Cá nhân ý thức được vai trò, vị trí của mình trong nhóm và thực hiện tốt vai trò xã hội của mình. Nói cách khác, đồng nhất hóa chính là quá trình cá nhân đồng nhất bản thân với một vai trò xã hội nhất định. Từ các cách hiểu rất rộng và nhiều khía cạnh như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất về cơ chế đồng nhất hóa như sau: Đồng nhất hóa là quá trình cá nhân điều chỉnh bản thân nhằm thích ứng với các vai xã hội hay với các cá nhân khác trong nhóm xã hội trên những phương diện nhất định của đời sống tâm lý. - Vai trò của cơ chế đồng nhất hóa như sau: Cá nhân có thể thực hiện tốt vai trò xã hội của bản thân, từ đó các quan hệ xã hội được vận hành một cách có hiệu quả.
- Các cá nhân trong nhóm có được những điểm chung: sự đồng nhất về cảm xúc, sự đồng nhất về cách giải quyết nhìn nhận vấn đề. Trong các nhóm lớn xã hội, cơ chế đồng nhất hóa có thể diễn ra một cách ẩn tàng để tạo ra những hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm dân tộc, giai cấp như ý thức tự hào dân tộc, nếp suy nghĩ dân tộc, tình cảm dân tộc Tuy nhiên, mặt tiêu cực của cơ chế đồng nhất hóa sẽ xuất hiện khi các cá nhân trong nhóm xã hội bị đồng nhất hóa quá mức. Các cá nhân sẽ trở nên bị động, đánh mất cái riêng và bản sắc riêng. 3. Cơ chế ám thị Trong quá trình giao tiếp, tương tác giữa các cá nhân, có trường hợp cá nhân chịu sự tác động của cá nhân khác và có hành vi phục tùng yêu cầu của cá nhân khác một cách không ý thức được gọi là hiện tượng ám thị. Để hiểu hơn về ám thị, có thể đặt nó trong mối quan hệ với một hiện tượng khác gọi là thôi miên. Trạng thái bị thôi miên là trạng thái “mất tỉnh táo”, “mất khả năng ý thức” của chủ thể. Một người bị thôi miên sẽ không ý thức được các hành vi của bản thân và rơi vào trạng thái bị người khác điều khiển. Ám thị là mức độ nhẹ hơn so với thôi miên, người bị ám thị không mất ý thức nhưng mất khả năng suy xét, phê phán do vậy dễ bị thuyết phục và dễ bị điều khiển. Ám thị là tác động tâm lý có mục tiêu nhưng vô căn cứ từ một người đến người khác hoặc nhóm, dẫn tới sự thay đổi hành vi ứng xử của cá nhân do phục tùng mệnh lệnh đến từ một uy quyền hợp pháp. Quá trình diễn ra ám thị có một số đặc điểm: Sự chuyển giao thông tin dựa vào việc tiếp nhận thông tin một cách không phê phán. Trong quá trình đó, não chỉ giữ liên hệ với một nguồn kích thích, các nguồn kích thích khác bị ngắt. Ám thị là một kiểu tác động đặc biệt có mục đích, sự tác động phi luận cứ của một người lên người khác hay lên một nhóm. Trong ám thị quá trình truyền thông tin được thực hiện trên cơ sở tri giác chúng một cách không có phê phán. Thông thường toàn bộ thông tin được truyền từ người này sang người khác được phân loại căn cứ vào mức độ tính tích cực trong lập trường của người truyền thông tin, phân biệt trong đó các thông báo, thuyết phục và ám thị. Chính hình thức thông tin thứ ba này liên quan đến sự tri giác không phê phán, cho rằng người tiếp nhận thông tin trong trường hợp ám thị không có khả
- năng đánh giá chúng một cách phê phán. Một cách tự nhiên, trong các tình huống khác nhau và đối với các nhóm người khác nhau mức độ phi luận cứ, cho phép tiếp nhận không phê phán thông tin trở nên rất khác nhau. Hiện tượng ám thị được nghiên cứu trong Tâm lý học từ trước đây rất lâu trên thực tế: trong thực tiễn y học hay với một số các hình thức dạy học cụ thể. Ám thị như một hiện tượng tâm lý học xã hội có đặc trưng rõ rệt: do vậy có quyền nói về hiện tượng đặc biệt “ám thị xã hội”. Trong các nghiên cứu của Tâm lý học xã hội vẫn duy trì hệ thống thuật ngữ, được sử dụng trong các phần khác nhau của khoa học tâm lý nghiên cứu hiện tượng này: người thực hiện việc ám thị gọi là nhà ám thị, đối tượng của ám thị gọi là “người bị ám thị”. Hiện tượng chống đối lại ám thị gọi là “phản ám thị”. Trong tài liệu ở Nga, lần đầu tiên vấn đề ý nghĩa của ám thị được đặt ra trong tác phẩm của V.M.Becheriev Ám thị và vai trò của nó trong đời sống xã hội (1903). Khi phân tích ám thị như là phương tiện tác động đặc biệt, vấn đề về tương quan giữa ám thị và lây lan được đặt ra và vẫn chưa có câu trả lời thống nhất. Đối với một số tác giả ám thị là một trong các loại lây lan bên cạnh bắt chước, những người khác lại nhấn mạnh sự khác biệt của ám thị với lây lan, có thể khái quát như sau: Trong lây lan diễn ra sự đồng cảm của trạng thái tâm lý đám quần chúng lớn. Ám thị không có “sự bình đẳng” - ngược lại, trong đó không có sự đồng cảm, và đồng nhất xúc cảm. Nhà ám thị không rơi vào trạng thái của người bị ám thị. Quá trình ám thị có tính một chiều mà không phải là sự tăng lên bột phát của trạng thái nhóm ám thị. Nó là sự tác động tích cực của một người đến một người khác hoặc nhóm. Ám thị, thông thường, mang tính ngôn ngữ, trong khi đó, trong lây lan ngoài tác động ngôn ngữ còn sử dụng cả các phương tiện khác (nhịp điệu, cảm thán ). Mặt khác ám thị khác với thuyết phục ở chỗ nó trực tiếp gây ra những trạng thái tâm lý nhất định không cần có lôgic và chứng cứ. Thuyết phục, ngược lại, được xây dựng trên cơ sở sự trợ giúp của các cấu tạo lôgic để đạt tới sự đồng ý của người khác của người tiếp nhận thông tin. Trong ám thị không đạt tới sự đồng ý mà còn phải là tiếp nhận thông tin dưới dạng kết luận có sẵn. Trong khi đó, trường hợp thuyết phục, kết luận cần phải được đưa ra một cách độc lập bởi người tiếp nhận. Do vậy thuyết phục là tác động chủ yếu mang tính trí tuệ còn ám thị tác động chủ yếu mang tính xúc cảm ý chí.
- Chính vì vậy khi nghiên cứu ám thị đã xác nhận một số quy luật liên quan đến vấn đề: trong những tình huống nào và trong những tình trạng nào hiệu quả ám thị được nâng cao. Những trường hợp ám thị xã hội đã chứng minh sự phụ thuộc của hiệu ứng ám thị vào lứa tuổi: trẻ em nhìn chung dễ bị ám thị hơn người lớn. Cũng đúng như vậy, trong đa số các thường hợp, những người bị ám thị là những người mệt mỏi, yếu về mặt thể chất hơn là những người khỏe mạnh. Nhưng điều quan trọng nhất là ở chỗ ám thị có các nhân tố tâm lý xã hội đặc biệt tác động. Nhiều nghiên cứu cho thấy: điều kiện quyết định tính hiệu quả của ám thị là uy tín của người ám thị, uy tín sẽ tạo ra nhân tố bổ sung đặc biệt của tác động - sự tin tưởng vào nguồn thông tin. “Hiệu ứng niềm tin” này được thể hiện trong quan hệ với nhân cách của người ám thị cũng như trong thái độ đối với nhóm xã hội mà anh ta đại diện. Uy tín của nhà ám thị cả trong trường hợp này và trong trường hợp khác thực hiện chức năng được gọi là “luận cứ gián tiếp” một dạng bù trừ sự thiếu hụt các chứng cứ trực tiếp - là nét đặc trưng của ám thị. Trong ám thị, kết quả phụ thuộc vào cả tính cách cá nhân của người ám thị. Hiện tượng phản ám thị minh chứng cho mức độ chống lại ám thị mà cá nhân riêng biệt có được. Trong thực tế, ám thị xã hội đã nghiên cứu những phương thức, nhờ đó có thể ở một mức độ nhất định cô lập sự “tự vệ tâm lý” này. Tổ hợp các biện pháp như vậy được gọi là “chống phản ám thị” (Porsnhiev.1968). Hiện tượng phản ám thị có thể được sử dụng không chỉ cho việc bảo vệ cá nhân khỏi sự tác động ám thị mà còn cho việc loại bỏ sự tự vệ này. Ví dụ, nếu với tư cách là một phương tiện phản ám thị - sự không tin tưởng vào nhà ám thị, thì bằng cách đưa thêm các thông tin bổ sung về người ám thị có thể đạt tới việc loại bỏ sự không tin tưởng này và tổ hợp các biện pháp đó sẽ là chống phản ám thị. Một cách lôgic, có đề xuất đáp lại những cố gắng bổ sung đó cá nhân cố gắng tạo ra một loạt những biện pháp tự vệ mới. Nhưng đến nay các nghiên cứu thực tế chưa vượt qua được lớp thứ nhất của chống phản ám thị. Trong phương diện nghiên cứu ứng dụng, ám thị có ý nghĩa lớn đối với các lĩnh vực như tuyên truyền và quảng cáo. Vai trò của ám thị được đưa vào hệ thống các phương tiện tác động tuyên truyền là khác nhau, phụ thuộc vào loại tuyên truyền, mục đích và nội dung của tuyên truyền. Dù nét cơ bản của tuyên truyền là dựa vào lôgic và có ý thức còn phương tiện đang được nói đến chủ yếu là phương tiện thuyết phục. Tất cả những điều đó không loại bỏ sự có mặt của một số nhân tố của ám thị. Phương pháp ám thị thể hiện ở đây như là phương pháp dưới dạng chương trình hóa tâm
- lý khán giả, tức là liên quan đến các phương pháp tác động điều khiển, điều này đặc biệt rõ ràng trong lĩnh vực quảng cáo. 4. Cơ chế thỏa hiệp Thỏa hiệp là sự nhân nhượng của cá nhân trước áp lực nhóm thể hiện ở việc cá nhân thay đổi cách ứng xử và thái độ của mình cho phù hợp với đa số. Thỏa hiệp là một cơ chế tạo ra sự thống nhất giữa các cá nhân trong nhóm mặc dù còn có sự khác biệt nhất định. Nó đảm bảo cho việc xác định mục đích chung hay ra quyết định chung của nhóm, đồng thời tránh tạo ra sự xung đột trong một khoảng thời gian. Như vậy, với tư cách là một cơ chế tâm lý xã hội giúp giảm bớt xung đột trong một số tình huống, thỏa hiệp có vai trò tích cực nhất định khác với hiểu đơn giản thiên về tiêu cực của hiện tượng này. Trong nhóm xã hội, với các vị trí, lợi ích khác nhau khó có thể có sự thống nhất hoàn toàn. Cơ chế này có thể coi như một sự “tạm dừng” để có thể tiến tới sự thống nhất hơn khi được trao đổi, thảo luận. Có các loại thỏa hiệp như sau: Thỏa hiệp bên ngoài (thỏa hiệp hình thức) là sự tiếp nhận ý kiến nhóm một cách hình thức; Thỏa hiệp bên trong (thỏa hiệp thực tâm) là sự biến đổi thực sự thái độ của cá nhân cho phù hợp với đa số và loại thứ ba là lập trường độc lập, thực chất là dạng phụ thuộc ngược với ý kiến đa số. Có một loạt các yếu tố ảnh hưởng tới sự thỏa hiệp. Các yếu tố đó thuộc hai nhóm cơ bản: các yếu tố cá nhân và các yếu tố tâm lý xã hội. Các yếu tố cá nhân như đặc trưng tâm lý của cá nhân phải chịu áp lực thỏa hiệp, giới tính, lứa tuổi, trí tuệ, trình độ nhận thức. Các cá nhân có tính độc lập có xu hướng ít thỏa hiệp hơn và ngược lại. Nữ giới có khả năng thỏa hiệp cao hơn nam giới. Các yếu tố tâm lý xã hội như: quy mô nhóm, trình độ phát triển của nhóm, tính chất của các mối quan hệ trong nhóm, vị trí của cá nhân, mức độ phụ thuộc lẫn nhau trong nhóm, hoàn cảnh đặc thù như nội dung cần thỏa hiệp, các nhiệm vụ chung. Thỏa hiệp cũng được coi là một cơ chế mang màu sắc văn hóa, bởi lẽ trong một số nền văn hóa, cơ chế thỏa hiệp chi phối một cách phổ biến các quan hệ xã hội, trong nền văn hóa khác cơ chế này lại ít phát huy tác dụng. NHỮNG HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC: Các quy luật nêu trên chi phối mạnh mẽ sự nảy sinh, hình thành và biến đổi của các hiện tượng tâm lý xã hội trong đời sống của con người. Hoạt động dạy học và giáo dục
- trong các nhà trường về bản chất là hoạt động xã hội. Trong các hoạt động đó, các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh. Đến lượt nó, các hiện tượng tâm lý xã hội lại chi phối chính hoạt động của các chủ thể: giảng viên và sinh viên. Do vậy, việc nắm vững các quy luật cơ bản nêu trên có thể giúp người giảng viên có được sự chủ động nhất định trong việc tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục và trong việc dự đoán các hiện tượng tâm lý xã hội có thể xảy ra để có những cách xử lý khoa học. Từ đó tác động đến sinh viên một cách có hiệu quả. Có thể có các hướng vận dụng như sau: - Khai thác quy luật bắt chước trong việc hình thành nếp sống, lối sống, thái độ, hành vi đúng đắn hay phổ biến những kinh nghiệm tích cực trong giáo dục sinh viên bằng cách xây dựng các hình mẫu, các tấm gương điển hình, những nhóm hạt nhân. Gắn nội dung cần phổ biến với các nhân vật có uy tín, những người cùng thời có ảnh hưởng đối với sinh viên. Các hình mẫu của sự bắt chước phải có tính hấp dẫn đối với sinh viên. Ngược lại, có thể dự đoán trước các xu hướng bắt chước để ngăn chặn sự phổ biến những hành vi tiêu cực, bằng cách lôi cuốn sinh viên vào các hành vi tích cực hoặc làm gián đoạn các kênh tiếp xúc với hình mẫu. - Khai thác quy luật về sự tác động qua lại một cách triệt để trong việc thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi. Sinh viên luôn tham gia vào các nhóm nhất định. Không phải sự thuyết giáo mà sự tác động qua lại giữa các cá nhân được định hướng có thể làm thay đổi mỗi cá nhân một cách tích cực. Tăng cường giao tiếp, trao đổi thông tin, tiếp xúc giữa sinh viên với nhau, giữa giảng viên với sinh viên để có được sự thấu hiểu lẫn nhau và tạo ra sự đồng thuận trong việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc chung. - Khuyến khích việc tìm hiểu các truyền thống, thành tựu của nhà trường. Động viên sự phát triển một cách sáng tạo của sinh viên trên cơ sở truyền thống, thành tựu của nhà trường. - Sử dụng cơ chế lây lan để tạo ra các trạng thái tâm lý nhóm, tâm lý tập thể tích cực, ngược lại ngăn chặn các trạng thái tâm lý tiêu cực. Muốn tạo ra sự lây lan cần chú ý tới “mồi xúc cảm”. Các xúc cảm tích cực như sự lạc quan, phấn khởi, sự hăng hái cần được tạo điều kiện để chúng lây lan làm cho hoạt động của nhóm, tập thể có hiệu quả hơn. Đặc biệt lưu ý đến việc sử dụng cơ chế lây lan để tạo ra sự thống nhất trong các trạng thái xúc cảm, hình thành tình cảm “chúng ta”.
- - Nhận biết, dự đoán ảnh hưởng của các hiện tượng tâm lý xã hội trong phạm vi vĩ mô đến các nhóm sinh viên. - Trong các hoạt động với sinh viên, muốn sinh viên thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, một mặt khuyến khích sinh viên nhận thức về các vai trò xã hội của mình: sinh viên - người học, người nghiên cứu, người tiên phong trong các phong trào xã hội tạo điều kiện để sinh viên đồng nhất hóa thành công, mặt khác khuyến khích sự bộc lộ tính sáng tạo, cái riêng của sinh viên trong công việc. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II 1. Vai trò và nội dung của quy luật kế thừa? Phân tích một hiện tượng tâm lý xã hội để làm rõ sự thể hiện của quy luật kế thừa. 2. Vai trò của quy luật bắt chước trong xã hội? Có thể vận dụng quy luật này như thế nào trong dạy học, giáo dục? 3. Các cơ chế lây lan, đồng nhất hóa, ám thị được thể hiện như thế nào trong đời sống xã hội? Hướng vận dụng các cơ chế đó trong dạy học và giáo dục? Chương 3: NHÓM XÃ HỘI I. KHÁT NIỆM NHÓM XÃ HỘI VÀ PHÂN LOẠI NHÓM 1. Khái niệm nhóm Vấn đề các nhóm, trong đó con người liên kết với nhau trong quá trình sống của mình - vấn đề quan trọng nhất không chỉ của Tâm lý học xã hội mà còn của xã hội học. Trong các khoa học xã hội: về nguyên tắc có thể có hai cách sử dụng khái niệm “nhóm”. Cách thứ nhất, trong thống kê thường đề cập đến các nhóm mang tính điều kiện: sự phân nhóm có chủ định con người theo một dấu hiệu chung nào đó cần thiết cho hệ thống phân tích cụ thể. Cách hiểu như vậy phổ biến trong thống kê. Khi cần thiết các nhóm người được phân chia theo tiêu chí nào đó. Ví dụ: nhóm người với một trình độ học vấn nhất định, nhóm người bị bệnh tim mạch, nhóm người đang cần có nhà ở Đôi khi với cách hiểu như vậy thuật ngữ “nhóm” được sử dụng trong cả Tâm lý học. Ví dụ: trong trường hợp phân tích kết quả của các trắc nghiệm của một nhóm nghiệm thể: nhóm này cho các chỉ số này, còn nhóm khác cho chỉ số khác
- Cách thứ hai: trong một loạt các khoa học, xã hội nhóm được hiểu như là một thực thể xã hội tồn tại hiện thực: trong đó con người tập hợp lại, được liên kết lại bằng những dấu hiệu nhất định như bằng sự đa dạng của các hoạt động cùng nhau hay bằng những điều kiện đồng nhất nào đó trong những hoàn cảnh sống của họ. Những con người này ý thức được theo một cách nhất định sự thâu thuộc của mình vào cơ cấu này mặc dù mức độ và trình độ ý thức có thể rất khác nhau. Chính trong phạm vi của cách hiệu thứ hai, Tâm lý học xã hội sẽ đề cập tới vấn đề nhóm. Thực hiện các vai trò xã hội khác nhau, con người là thành viên của nhiều nhóm xã hội, con người được hình thành dường như trong sự giao cắt của các nhóm đó, như là một điểm bao hàm trong đó các ảnh hưởng của các nhóm giao cắt nhau. Điều đó có hai hệ quả quan trọng đối với cá nhân: một mặt, xác định vị trí khách quan của cá nhân trong hệ thông hoạt động xã hội, mặt khác ảnh hưởng đến sự hình thành ý thức cá nhân. Cá nhân được tham gia vào hệ thống các quan điểm, các chuẩn mực của nhiều nhóm. Do vậy một công việc vô cùng có ý nghĩa là xác định “sự tác động tổng lực” của các ảnh hưởng của các nhóm khác nhau đến cá nhân sẽ như thế nào, sự tác động đó sẽ quy định nội dung ý thức của cá nhân ra sao. Nhưng để thực hiện nhiệm vụ này cũng cần phải xem xét nhóm không chỉ đơn giản là một tập hợp mà như là một đơn vị hiện thực của xã hội, nhóm tham gia vào bối cảnh rộng lớn hơn của hoạt động xã hội, với tư cách là nhân tố hội nhập cơ bản và dấu hiệu cơ bản của nhóm xã hội. Sự tham gia chung của các thành viên nhóm trong hoạt động cùng nhau của nhóm quy định sự hình thành chỉnh thể tâm lý giữa họ và như vậy trong điều kiện đó nhóm thực sự trở thành hiện tượng tâm lý xã hội, tức là đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học xã hội. Từ đó có thể chỉ ra các dấu hiệu cơ bản của một nhóm xã hội: có hoạt động chung của nhiều người được quy định bởi các mục đích, nhiệm vụ, quan hệ (cộng đồng về lợi ích, nhu cầu, chuẩn mực xã hội., chính kiến ), ý thức của các thành viên và của nhóm về sự đồng nhất các dấu hiệu duy trì sự tồn tại và phát triển của nhóm. Với cách lý giải đó “nhóm” có thể được định nghĩa như là “cộng đồng những cá nhân tác động qua lại vì mục đích đã được ý thức, cộng đồng như là chủ thể của hành động” (Sercôvin, 1975. 50). Hay J.P.Chaplin: “Nhóm là sự tập hợp các cá nhân mà ở đó họ có một số đặc điểm chung hoặc cùng theo đuổi một số mục đích giống nhau”. Hoặc “Nhóm là một tập hợp của hai hoặc nhiều người, giữa các thành viên có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau về hành vi. Nhóm là một đơn vị tồn tại một cách có tổ chức, các thành viên nhóm có cùng chung những lợi ích và các mục đích” John.C. Bringham, R. Schlenker.