Tập huấn Kinh doanh lưu trú du lịch tại nhà dân - Bài 3: An ninh an toàn

pdf 9 trang hapham 3331
Bạn đang xem tài liệu "Tập huấn Kinh doanh lưu trú du lịch tại nhà dân - Bài 3: An ninh an toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftap_huan_kinh_doanh_luu_tru_du_lich_tai_nha_dan_bai_3_an_nin.pdf

Nội dung text: Tập huấn Kinh doanh lưu trú du lịch tại nhà dân - Bài 3: An ninh an toàn

  1. Tập huấn Kinh doanh lưu trú DU LỊCH tại nhà dân Bài 3: An ninh và An toàn esrt programme
  2. Giới thiệu bài THỜI GIAN: 15 PHÚT Tài liệu phát tay Các hoạt động Tiếng Anh • Trình bày tranh ở trang mở đầu của bài trong tài liệu tranh lật và yêu cầu học viên nhận biết điều gì đang diễn ra • Thảo luận tầm quan trọng của việc học bài này • Mời một số học viên chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề an toàn ở cơ sở lưu trú tại nhà dân của họ TRANG
  3. Những vấn đề an ninh thường gặp THỜI GIAN: 15 PHÚT Những vấn đề an ninh thường gặp: • Trộm cắp: khi các vật dụng bị đánh cắp mà chủ sở hữu không biết • Cướp: khi các vật dụng bị đánh cắp trực tiếp từ một người • Các cuộc tấn công: khi có người bị cướp và bị thương trong vụ cướp hoặc khi bị tấn công hoặc đánh nhau Làm thế nào để xác định được các vấn đề an ninh: thông báo của khách và những người chứng kiến. Các biện pháp phòng ngừa: • Cung cấp nơi an toàn cho khách để tài sản và các đồ vật có giá trị • Báo trước cho khách về các mối nguy hiểm Giải quyết các vấn đề an ninh (trong tất cả trường hợp): • Trợ giúp khách hết sức có thể • Trấn tĩnh họ • Báo lại ngay với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương • Tìm nhân chứng hoặc bằng chứng để phục vụ cho việc điều tra của công an • Đảm bảo rằng khách có những giấy tờ phù hợp để xin cấp hộ chiếu thay thế hoặc yêu cầu thanh toán bảo hiểm • Cung cấp những đồ dùng tạm thời cho khách như quần áo (nếu khách mất quần áo), điện thoại . Tài liệu phát tay Các hoạt động Tiếng Anh • Thẻ: Những vấn đề an ninh có thể xảy ra • Cash: Tiền mặt trong những trường hợp nào? Giải thích. • Passport: Hộ chiếu • Động não: Làm thế nào để giải quyết • Belongings: Đồ dùng cá nhân các vấn đề an ninh thông thường? Yêu cầu học viên trao đổi kinh nghiệm và thảo luận ngắn. • Thảo luận: Nguyên tắc hành động trong tất cả các tình huống liên quan đến vấn đề an ninh. TRANG1
  4. Các vấn đề an toàn thông thường THỜI GIAN: 15 PHÚT Các vấn đề an toàn, rủi ro thường xảy ra: • Động vật, bò sát, côn trùng: Rắn cắn, côn trùng đốt, chó hoặc các động vật khác có thể tấn công khách. • Thiết kế và cách bài trí của ngôi nhà: những mối hiểm họa ngoài ý muốn như bậc cửa cao, bậc thang dốc, đường trơn. • Trang thiết bị, các vật dụng trong nhà: các mối đe dọa ngay trong cơ sở lưu trú như dây điện hở, đồ nội thất có cạnh sắc, bàn ghế không chắc chắn, ổ cắm điện bị quá tải Làm thế nào để xác định các mối nguy hiểm: Thường xuyên kiểm tra dựa theo danh mục xác định, theo thông báo của khách và theo kinh nghiệm từ các tai nạn hoặc chấn thương đã xảy ra. Tài liệu phát tay Các hoạt động Tiếng Anh • Thẻ: Những mối hiểm họa có thể gây • Mosquito net: Màn nguy hiểm cho an toàn của khách du lịch? • Stairs: Cầu thang Giải thích. • Wet: Ướt Yêu cầu học viên chọn các tấm thẻ về vấn đề an toàn thường xảy ra với khách du lịch. • Dry: Khô Đề nghị họ giải thích chúng. • Mind your step!: Chú ý bước chân • Thảo luận: Làm thế nào để xác định các • Low ceiling!: Trần nhà thấp mối nguy hiểm? TRANG2
  5. Phòng tránh tai nạn THỜI GIAN: 15 PHÚT Thông báo cho khách những mối nguy hiểm và cách phòng tránh: • Khi khách đến nơi, cảnh báo họ về bất kỳ mối nguy hiểm họ có thể gặp phải. • Sử dụng những biển báo đơn giản sẽ giúp khách nhận ra những mối nguy hiểm như đường trơn, cửa ra vào thấp, • Một số lời khuyên như cẩn thận khi bước lên và xuống cầu thang, luôn luôn mắc màn khi đi ngủ, không bắt hay chạm vào côn trùng sống Những khu và trang thiết bị của cơ sở lưu trú được bảo dưỡng thường xuyên: • Bậc cầu thang • Ban công • Trang thiết bị nội thất • Thiết bị điện • Đèn hoặc các thiết bị chiếu sáng • Ánh sáng ở khu vực công cộng, đặc biệt là đường vào nhà vệ sinh • Bình chữa cháy, đặc biệt là trong bếp và các khu vực sinh hoạt • Xung quanh ngôi nhà: bụi cây, đồng cỏ, ống thoát nước Tài liệu phát tay Các hoạt động Tiếng Anh • Bài tập nhóm thiết kế áp - phích: Đề nghị học viên làm việc theo 4 nhóm để thảo luận và chuẩn bị thuyết trình ngắn về cách phòng tránh các tai nạn. • Học viên làm việc trong 4 nhóm TRANG3
  6. Xử lý các trường hợp khẩn cấp THỜI GIAN: 20 PHÚT Một số trường hợp khẩn cấp: Những chấn thương sau cần được lưu ý. Mức độ cần lưu ý phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của vết thương. • Đau tim • Ngộ độc thức ăn hoặc rắn cắn/ côn trùng đốt • Vết bỏng • Điện giật • Chấn thương não do bị va đập hoặc bị đánh • Gãy chân/tay Xử lý các trường hợp khẩn cấp: • Xác định mức độ nguy hiểm của chấn thương • Đảm bảo an toàn cho người bệnh và hủy bỏ nguồn gây chấn thương • Yêu cầu mọi người giúp • Gọi cấp cứu • Áp dụng phương pháp sơ cứu • Đưa đến bệnh viện nếu cần thiết Tài liệu phát tay Các hoạt động Tiếng Anh Danh mục các số điện thoại • Sắp xếp thẻ: Học viên chọn thẻ có • Food poisoning: Ngộ độc thức ăn khẩn cấp ví dụ như công an địa đề cập đến các trường hợp khẩn cấp. • Snake bite: Rắn cắn phương, xe cứu thương, trạm y tế Sắp xếp thẻ: Yêu cầu học viên sắp xã, bệnh viện huyện, ít nhất 2 • • Insect stings: Côn trùng đốt xếp các thẻ đề cập đến nguyên tắc ưu số điện thoại đường dây nóng • Fire: Lửa tiên trong xử lý các trường hợp khẩn cấp Electric sock: Điện giật tại cơ sở lưu trú nhà dân. • • Burn: Bỏng TRANG4
  7. Xử lý các vết thương thông thường THỜI GIAN: 20 PHÚT Vết thương Các chỉ dẫn đơn giản Rắn cắn Không dùng thuốc của địa phương hay thuốc truyền thống. Nếu bị cắn ở chân hay tay thì cần hạn chế cử động của chân hoặc tay. Tháo đồ trang sức ở những vùng bị thương. Đưa nạn nhân đến bác sĩ nhanh nhất có thể! Chó cắn Làm sạch vết thương với thuốc sát trùng và băng lại. Đưa người bị thương đến bác sĩ để tiêm thuốc chống uốn ván nếu bệnh nhân chưa tiêm chủng. Vết bỏng Tháo trang sức Chườm đá hoặc ngâm nước lạnh. Không chọc vào vết giộp Băng lỏng Điện giật Cắt nguồn điện nhanh nhất có thể; tránh lan truyền nguồn điện sang người khác; áp dụng những kỹ thuật hô hấp tim (hô hấp nhân tạo bằng cách thổi hơi vào miệng và ấn ngực); đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất khi nhịp tim đã trở lại bình thường và người bệnh có thể tự thở. Côn trùng cắn Làm sạch và sát trùng các vết cắn hoặc đốt, không dùng tay trần để loại bỏ côn hoặc đốt trùng. Bôi thuốc kháng sinh mỡ vào các vết cắn hoặc đốt. Chảy máu Sử dụng kỹ thuật RED: Nghỉ ngơi - Nâng cao - Ấn trực tiếp (Rest - Elevation - Direct pressure) Nghỉ ngơi: Trong mọi trường hợp, càng hạn chế vận động thì vết thương sẽ càng lành nhanh hơn, bởi vậy cần phải nghỉ ngơi. Nâng cao: nâng vết thương cao hơn vị trí của tim. Bạn nên yêu cầu người bị thương đặt vết thương của họ ở vị trí cao nhất có thể. Bạn nên giúp họ làm thế và sử dụng những vật dụng xung quanh để hỗ trợ việc đặt vết thương lên cao. Ấn trực tiếp: Ấn vào vết thương để cầm máu. Tốt hơn hết là dùng vải như gạc vô trùng (tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng bất cứ vật liệu nào sạch sẽ và phù hợp). Gãy chân, Băng để cố định vùng bị bong gân. bong gân Nâng cao chân nếu bị bong gân ở mắt cá chân. Tài liệu phát tay Các hoạt động Tiếng Anh • Bài tập nhóm và đóng vai: Xử lý 1 vết thương thường gặp: rắn cắn, bỏng, chảy máu ngoài. • Động não: Làm thế nào để xử lý các vết thương dưới đây: chó cắn, điện giật, côn TRANG5 trùng cắn, gãy chân và bong gân.
  8. Làm sạch và băng bó vết thương THỜI GIAN: 20 PHÚT Hướng dẫn: Dụng cụ/Thiết bị: có một bộ dụng cụ y tế đơn giản dưới đây có thể dễ dàng sử dụng tại khu lưu trú tại nhà của bạn: Dụng cụ Công dụng Tùy chọn Khử trùng Làm sạch và khử trùng các vết Thuốc khử trùng như Povidon Iod hoặc thương hở có thể sử dụng nước muối. Băng Băng bó vết thương Gạc cuộn, bông, băng cá nhân Thuốc mỡ Làm sạch vết thương và ngăn Thuốc mỡ Madecassol ngừa nhiễm trùng từ vi khuẩn Cái gắp nhỏ Loại bỏ các mảnh vỡ, bụi bẩn Không có thương hiệu cụ thể,hầu hết như cỏ hoặc đá nhỏ từ vết thương có sẵn ở các cửa hàng thiết bị y tế Vật liệu làm Vô trùng vết thương để tránh Bông cotton mềm thường được sử sạch vết thương nhiễm trùng dụng để làm sạch da của bạn (tăm bông) Băng cấp cứu Băng bó các vết thương lớn Các bước trong việc làm sạch và băng bó vết thương 1. Chuẩn bị các thiết bị cấp cứu: nước sạch và thiết bị y tế bao gồm cả băng, gạc, găng tay cao su, chất khử trùng. 2. Rửa tay: đầu tiên phải rửa tay bằng nước sạch, sau đó rửa qua dung dịch và đeo găng tay 3. Làm sạch vết thương: sử dụng gạc làm sạch vết thương từ bên ngoài, sau đó sau đó thay một miếng gạc ướt để rửa sạch vết thương bên trong. 4. Che vết thương bằng thuốc bột hoặc băng: thoa bông lên vết thương, sau đó dùng thuốc mỡ khử trùng nếu cần thiết, che vết thương bằng 1 miếng gạc và băng hoặc thay bằng thuốc bột/chất kết dính y tế. Tài liệu phát tay Các hoạt động Tiếng Anh Danh mục các dụng cụ thiết bị • Nhận biết đồ vật: Xác định tên các dụng y tế thông thường • Wound: Vết thương cụ thiết bị y tế. • Bandage: Băng gạc • Chia sẻ kinh nghiệm: Yêu cầu học viên chia sẻ những kinh nghiệm của họ khi thực hiện sơ cấp cứu • Trò chơi thẻ: Các bước làm sạch và băng bó vết thương • Thực hành cá nhân/Đóng vai (nếu thời gian cho phép): thực hành việc rửa băng bó vết thương cho khách nghỉ tại nhà dân. TRANG6
  9. Contributions This series of materials has been produced in collaboration between the High Impact Tourism Training for Jobs and Income Programme (HITT) funded by the European Union, the European Union funded Environmentally and Socially Responsible Tourism Capacity Development Programme (ESRT), and the International Labour Organisation (ILO) in Vietnam. These programmes and organisations contributed to the development and printing of this material and will be using these training materials to deliver High Impact Tourism Training to their respective target beneficiaries. This publication has been produced with the financial assistance of the European Union. The contents of the publication are the sole responsibility of the projects HITT and ESRT and can in no way be taken to reflect the views of the European Union. For more information on EuropeAid, please visit http:// ec.europa.er/europeaid/ This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-ShareAlike 3.0 Unported License ( Đóng góp Tài liệu này được xuất bản với sự phối hợp giữa Chương trình Đào tạo kỹ năng du lịch có tác động cao cho khối lao động phổ thông (HITT) do Liên Minh Châu Âu tài trợ, Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU) do Liên minh Châu Âu tài trợ và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam. Các Dự án và tổ chức trên đã đóng góp vào việc xây dựng và phổ biến tài liệu này và sẽ sử dụng các tài liệu đào tạo để giúp đào tạo kỹ năng du lịch có tác động cao cho các nhóm hưởng lợi mục tiêu. Tài liệu này được sản xuất với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu. Chương trình HITT và ESRT hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này và nội dung đó không thể hiện quan điểm của Liên minh Châu Âu. Để biết thêm thông tin về sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu (EuropeAid), xin vui lòng truy cập Tài liệu được cấp quyền theo giấy phép Creative Commons Attribution-NonCommercial-ShareAlike 3.0 Unported License (tham khảo