Ứng dụng Gis phân tích khoảng trống trong phát triển du lịch tại Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu

pdf 10 trang hapham 2380
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng Gis phân tích khoảng trống trong phát triển du lịch tại Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfung_dung_gis_phan_tich_khoang_trong_trong_phat_trien_du_lich.pdf

Nội dung text: Ứng dụng Gis phân tích khoảng trống trong phát triển du lịch tại Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN ỨNG DỤNG GIS PHÂN TÍCH KHOẢNG TRỐNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Nguyễn Hữu Duy Viễn* Title: Application of GIS for TÓM TẮT gap analysis in tourism development at Vung Tau city, Trong phát triển du lịch, phân tích khoảng trống cho thấy Ba Ria – Vung Tau province khoảng cách giữa tiềm năng phát triển so với nguồn lực đầu tư hiện tại. Đây là một cơ sở quan trọng để phân bổ lại các nguồn lực dịch vụ Từ khóa: GIS, phân tích phù hợp với tiềm năng phát triển, hướng đến sử dụng hợp lý tài khoảng trống, phát triển du nguyên và phát triển du lịch bền vững theo lãnh thổ. Thông qua việc lịch, Vũng Tàu. giới thiệu về quy trình ứng dụng GIS phân tích khoảng trống trong Keywords: GIS, gap analysis, phát triển du lịch, vận dụng quy trình vào thực tế tại thành phố Vũng tourism development, Vung Tàu, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm sử dụng hợp lý không gian Tau city phát triển du lịch tại địa bàn. Thông tin chung: ABSTRACT Ngày nhận bài: 7/3/2017; In tourism development, gap analysis shows the gap between Ngày nhận kết quả bình duyệt: development potential and current investment. This is an important 15/5/2017; basis to reallocate service resources compatible with development Ngày chấp nhận đăng bài: potential, towards utilisation of natural resources sensibly and 06/9/2017. sustainable tourism development by location. Based on the introduction of GIS application process for gap analysis in tourism Tác giả: development and application this process at Vung Tau city, the * ThS., trường Đại học Quảng Bình article suggested some solutions to use sensibly in tourism nguyenhuuduyvien@gmail.com development space at this area. 1. Giới thiệu Thành phố (TP) Vũng Tàu nằm ở phía nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có diện tích 144,42km2, dân số 327.000 người (2016), gồm 17 đơn vị hành chính (16 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Rạch Dừa, Nguyễn An Ninh, 1 xã: Long Sơn). TP. Vũng Tàu có địa hình đa dạng gồm đồng bằng, núi đá, bãi biển, đồi cát ven biển, (Tp. Vũng Tàu, 2016). Với vị trí 3 mặt giáp biển (phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông, phía Tây giáp Vịnh Gành Rái) và mặt còn lại giáp với các sông, rạch, khí hậu Hình 1. Bản đồ hành chính thành phố Vũng Vũng Tàu chịu ảnh hưởng sâu sắc từ biển. Vị Tàu. Nguồn: Thể hiện từ dữ liệu GIS của Sở Tài trí Tp. Vũng Tàu được thể hiện ở Hình 1. nguyên và Môi trường Bà Rịa – Vũng Tàu Số 03 (10/2017) 65
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN Với cảnh quan thiên nhiên đa dạng (biển, năng hỗ trợ tốt cho việc phân tích khoảng núi, đảo) kết hợp các giá trị văn hóa – tôn trống này. Điều này giải quyết được tình giáo đặc sắc và hạ tầng – dịch vụ tương đối trạng chủ quan so với các phương pháp đồng bộ, Vũng Tàu có thuận lợi cho việc phát truyền thống. triển nhiều loại hình du lịch như: Văn hóa – Bài viết dưới đây giới thiệu về quy trình tâm linh, về nguồn, thể thao; hội nghị – hội ứng dụng GIS phân tích khoảng trống trong thảo; sinh thái, dã ngoại, nghỉ dưỡng; Thế phát triển du lịch với trường hợp nghiên cứu nhưng du lịch Vũng Tàu hiện nay chủ yếu tại Tp. Vũng Tàu, đồng thời đưa ra một số đề mới được biết đến là các sản phẩm gắn với xuất nhằm sử dụng hợp lý không gian, hướng biển. Để hướng đến hình thành đô thị du lịch đến phát triển bền vững hoạt động du lịch tại Vũng Tàu theo quy hoạch phát triển đến địa bàn. 2020, địa phương này đã đề ra các chương trình hành động nhằm đa dạng hóa các sản 2. Nội dung phẩm du lịch. Tuy nhiên, để có thể khai thác 2.1. Quy trình và phương pháp nghiên cứu hiệu quả thế mạnh tại các khu vực cụ thể thì cần phân tích khoảng trống trong phát triển Dựa trên cơ sở tham khảo từ Johannes H. du lịch, làm cơ sở cho việc phân bổ nguồn lực van der Merwe và Adriaan van Niekerk dịch vụ phù hợp với tiềm năng phát triển. Hệ (2013), chúng tôi đã xây dựng được quy trình thống thông tin địa lý (GIS) là một công cụ hỗ ứng dụng GIS phân tích khoảng trống trong trợ mạnh trong việc phân tích không gian, phát triển du lịch bao gồm 13 bước, chia làm đặc biệt là khả năng chồng lớp, phân vùng và 3 giai đoạn (nghiên cứu chính sách, xây dựng thể hiện kết quả phân tích dưới dạng các bản dữ liệu GIS và phân tích khoảng trống) được đồ kết quả với tính trực quan cao nên có khả thể hiện ở Hình 2. Hình 2. Quy trình ứng dụng GIS đánh giá điều kiện phát triển du lịch Số 03 (10/2017) 66
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 2.1.2. Xây dựng dữ liệu GIS 2.1.1. Nghiên cứu chính sách về sản phẩm du lịch * Xác định các biến không gian đối với mỗi nhóm sản phẩm du lịch Việc nghiên cứu chính sách gắn với 4 nội dung chính (1 – 4), trong đó bước 1 giúp xác Việc đánh giá tiềm năng du lịch thường định được các ưu tiên cho việc phát triển các căn cứ vào một số yếu tố như: Sự hấp dẫn, sản phẩm du lịch (yếu tố cung), các bước 2 – 4 liên kết, khả năng tiếp cận, bền vững, an cung cấp thông tin về thị hiếu, xu hướng của toàn, thời vụ, sức chứa, (Trần Văn Thông, du khách (yếu tố cầu) đối với các sản phẩm 2003). Dựa trên cơ sở này, kết hợp với kết du lịch và chiến lược phát triển sản phẩm du quả khảo sát, phân tích đặc thù về tự nhiên, lịch đáp ứng nhu cầu du khách. kinh tế – xã hội của địa bàn và tham khảo ý kiến chuyên gia (phỏng vấn sâu một số cán Chính sách phát triển du lịch của Vũng bộ nghiên cứu du lịch, cán bộ quản lý chuyên Tàu được tiếp cận thông qua các văn bản trách về du lịch tại Tp. Vũng Tàu), chúng tôi chính: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đã lựa chọn lại các biến có tác động mạnh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến việc đánh giá 3 nhóm sản phẩm du lịch đến năm 2030; kế hoạch hành động phát tại Tp. Vũng Tàu gồm: triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch (1) Sự hấp dẫn: Thường được xác định phát triển kinh tế dịch vụ Tp. Vũng Tàu đến bằng sự đa dạng, đặc sắc và độc đáo của năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Các dữ phong cảnh, địa hình, sự thích hợp của khí liệu được bổ sung thông qua việc khảo sát thị hậu, Đây là biến quan trọng nhất đối với sự trường du khách, phân tích các số liệu thống hình thành sản phẩm du lịch vì nó quyết định kê của các cơ quan quản lý du lịch tại Vũng đến sức thu hút du khách. Tàu và tham khảo ý kiến chuyên gia cho thấy: (2) Sự liên kết: Được xác định qua khả Ngoài sản phẩm du lịch đặc thù gắn với biển năng kết nối với các điểm du lịch lân cận để là nghỉ dưỡng biển, thể thao, giải trí, Vũng hình thành nên các cụm điểm du lịch có sự Tàu còn có ưu thế về các nhóm sản phẩm với phân bố gần gũi về địa lý. Điều này tạo ra sự thứ bậc ưu tiên giảm dần như sau: Du lịch đa dạng đối với cảm nhận du khách. văn hóa – lễ hội, tâm linh – hành hương; du lịch thương mại, hội nghị – hội thảo (MICE); (3) Sự tiếp cận: Trong nghiên cứu này du lịch thể thao (địa hình dốc) và du lịch sinh được xác định qua khoảng cách từ trục giao thái rừng ngập mặn, thông chính/điểm cung ứng dịch vụ đến điểm du lịch. Việc phân tích khoảng trống dựa trên cơ sở đối chiếu giữa tiềm năng do yếu tố vị (4) Sự bền vững: Được xác định dựa vào trí đặc thù mang lại và mức độ đáp ứng của 4 mục tiêu Du lịch bền vững toàn cầu (2013) cơ sở dịch vụ. Trong khi đó, nhóm sản áp dụng cho các điểm du lịch: Quản lý bền phẩm về thương mại và hội nghị – hội thảo vững, lợi ích cộng đồng, bảo tồn văn hóa và (MICE) chỉ phụ thuộc chủ yếu vào cơ sở bảo vệ thiên nhiên và môi trường (Global dịch vụ nên việc phân tích khoảng trống là Sustainable Tourism Council, 2013). không cần thiết. Do đó, trong trường hợp * Xây dựng dữ liệu các biến không gian này, chỉ có nhóm sản phẩm về văn hóa – trong GIS tâm linh, thể thao địa hình và sinh thái được Các dữ liệu GIS đầu vào cho việc đánh giá lựa chọn để phân tích khoảng trống vì các tiềm năng tương ứng với các biến không gian sản phẩm này phụ thuộc cả vào vị trí phân đã được xác định gồm: Sự hấp dẫn, sự liên bố đặc thù lẫn cơ sở dịch vụ. kết, sự tiếp cận và sự bền vững. Ngoài ra còn Số 03 (10/2017) 67
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN có dữ liệu về phân vùng ảnh hưởng của các thực hiện một số thao tác nhằm biến đổi cụm dịch vụ (vai trò cơ sở cho việc phân chúng thành dữ liệu cần thiết để phân tích. vùng). Tuy nhiên, các dữ liệu về các biến này Quy trình xây dựng dữ liệu các biến không không thể thu thập trực tiếp được mà phải gian trong GIS được thể hiện theo Hình 3. gián tiếp qua các dữ liệu có liên quan, sau đó Hình 3. Quy trình xây dựng dữ liệu GIS trong khu vực p mà không thuộc về phân khu - Dữ liệu về sự hấp dẫn, sự liên kết và sự i p (với i ≠ j và 1≤ i, j ≤ n) khi và chỉ khi: bền vững được thành lập từ dữ liệu tọa độ (x, j y) về các điểm tài nguyên du lịch (văn hóa, 2 2 2 2 (x xpi ) (y ypi ) (x xpj ) (y ypj ) sinh thái và thể thao) và thuộc tính là các (1) thống kê về xếp hạng điểm di tích, số lượng cảnh quan, giá trị độc đáo; khoảng cách so với Trong đó: x, y: Tọa độ của điểm bất kỳ; pi các điểm lân cận; kết quả đánh giá bền (xi, yi), pj (xj, yj): Lần lượt là khu vực và tọa độ vững, Nội suy tuyến tính được sử dụng để của điểm i, j. Dựa theo mối quan hệ trên, ranh chuyển từ dữ liệu điểm sang dạng vùng. giới giữa các khu vực được xác định bởi các đường trung trực của các đoạn thẳng nối giữa - Dữ liệu về sự tiếp cận được thành lập các điểm (D. Han và M. Bray, 2006). thông qua chức năng tạo vùng đệm với dữ liệu đầu vào là hệ thống giao thông chính trên * Phân ngưỡng tiêu chuẩn cho bản đồ các địa bàn Tp. Vũng Tàu. biến không gian - Dữ liệu phân vùng ảnh hưởng của các Ngưỡng tiêu chuẩn là cơ sở để phân cấp cụm dịch vụ được thành lập thông qua chức đánh giá. Việc phân ngưỡng phụ thuộc vào năng nội suy vùng Thiessen từ dữ liệu tọa độ mức độ chi tiết của dữ liệu và yêu cầu của bài (x, y) của các cụm dịch vụ (lưu trú, ăn uống) toán phân tích. Trong nghiên cứu này, các trên địa bàn TP. Vũng Tàu. Vùng Thiessen biến không gian được phân thành 4 cấp với được tạo thành từ tập hợp các điểm P = {p1, điểm số đánh giá tương ứng: thuận lợi (4) – p2, pn}, trong đó mỗi điểm tương ứng với 1 khá thuận lợi (3) – tương đối thuận lợi (2) – khu vực, nghĩa là n điểm sẽ xác định được n kém thuận lợi (1). Dựa trên việc tham khảo khu vực tương ứng sao cho mỗi khu vực chỉ từ Trần Văn Thông (2003), ngưỡng tiêu chứa 1 điểm. Một điểm (x, y) bất kỳ nằm chuẩn đánh giá được xác định theo Bảng 1. Số 03 (10/2017) 68
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN Bảng 1. Ngưỡng tiêu chuẩn cho các biến không gian Mức Sự hấp dẫn Sự liên kết Sự tiếp cận Sự bền vững độ Lợi ích cộng đồng, tài nguyên – Trên 5 cảnh đẹp, Trên 5 điểm Cách trục 4 môi trường được tích cực cải 3 yếu tố độc đáo du lịch dưới 500m thiện 3 – 5 cảnh đẹp, 2 3 – 5 điểm Cách trục 500 Lợi ích cộng đồng, tài nguyên – 3 yếu tố độc đáo du lịch – 1000m môi trường được cải thiện 1 – 2 cảnh đẹp, 1 2 – 3 điểm Cách trục Lợi ích cộng đồng, tài nguyên – 2 yếu tố độc đáo du lịch 1000 – 2000m môi trường được duy trì Đơn điệu, kém độc Dưới 2 điểm Cách trục trên Tác động xấu đến cộng đồng, tài 1 đáo du lịch 2000m nguyên – môi trường xuống cấp Nguồn: Tham khảo và điều chỉnh từ Trần Văn Thông (2003) đánh giá của chuyên gia quy hoạch du lịch và 2.1.3. Phân tích không gian cán bộ quản lý du lịch tại địa phương. * Xây dựng trọng số (phương pháp AHP) Theo phương pháp AHP, trọng số của các Các biến có mức độ đóng góp khác nhau biến không gian đối với du lịch văn hóa (bộ trong việc hình thành sản phẩm du lịch. Giữa trọng số 1): 0,43 – hấp dẫn; 0,30 – liên kết; các sản phẩm trong tổng thể du lịch cũng có 0,21 – tiếp cận; 0,06 – bền vững; du lịch thể tính ưu tiên khác nhau. Do đó, cần xác định thao (bộ trọng số 2): 0,38 – hấp dẫn; 0,13 – được mức độ đóng góp/ưu tiên đó thông qua liên kết; 0,07 – tiếp cận; 0,42 – bền vững; du trọng số. Trong nghiên cứu này, phân tích thứ lịch sinh thái (bộ trọng số 3): 0,43 – hấp dẫn; bậc (AHP - Analytic Hierarchy Process) được 0,10 – liên kết; 0,05 – tiếp cận; 0,42 – bền sử dụng để xác định 3 bộ trọng số (đánh giá vững. Cũng theo phương pháp này, trọng số tiềm năng của 3 sản phẩm thành phần: Văn của các nhóm sản phẩm đối với tổng thể du hóa, thể thao, sinh thái) và 1 bộ trọng số lịch (bộ trọng số 4) tính được như sau: 0,59 – (đánh giá tiềm năng tổng thể du lịch). văn hoá; 0,30 – thể thao; 0,11 – sinh thái. Vie ̣c xa c định trọ ng so theo phương pha p * Phân tích chồng lớp đa tiêu chí trong này gồm 4 bước: (1) Xây dựng ma trận; (2) GIS (MCA-GIS) So sánh các nhân tố thông qua so sánh cặp; Quy trình phân tích chồng lớp đa tiêu chí (3) Tổng hợp số liệu để có trị số chung của trong GIS (MCA – GIS) nhằm thành lập các mức độ ưu tiên; và (4) Kiểm tra tính nhất bản đồ đánh giá tiềm năng (thành phần, tổng quán của các so sánh cặp. Trong đó, việc so thể) và bản đồ phân vùng tiềm năng tổng thể sánh cặp (bước 2) sử dụng dữ liệu từ ý kiến được thể hiện qua Hình 4. Số 03 (10/2017) 69
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN Hình 4. Quy trình phân tích chồng lớp đa tiêu chí trong GIS Trước hết, chúng tôi thực hiện việc Để có bản đồ phân vùng tiềm năng tổng chồng lớp trong GIS đối với 4 lớp dữ liệu đã thể du lịch, việc chồng lớp (chồng lớp logic được xây dựng: hấp dẫn, liên kết, tiếp cận, theo phương thức giao cắt) được thực hiện bền vững theo các bộ trọng số 1, 2, 3 và giữa bản đồ đánh giá tiềm năng tổng thể du ngưỡng đầu vào đã được xác định cho lần lịch và bản đồ phân vùng ảnh hưởng của các lượt từng nhóm sản phẩm du lịch. Việc tổng cụm dịch vụ. Việc tổng hợp giá trị cho các khu hợp được tiến hành theo công thức 2: vực được định lượng theo nguyên tắc thể n hiện trong công thức 3: K (wj xij )  K1S1 K2 S2 K3S3 Kn Sn j 1 (3) (2) K S Trong đó: K: Mức thuận lợi của sản phẩm Trong đó: K: Giá trị đáp ứng của khu vực; du lịch; Wj: Trọng số của yếu tố j ; Xij: Điểm số K1, K2, K3, Kn: giá trị đáp ứng của các tiểu khu cho cấp i của yếu tố j . 1, 2, 3, , n trong khu vực (K1, K2, K3, Kn : Ngưỡng đầu ra được xác định theo nhận giá trị từ 1 đến 4 theo mức phân cấp nguyên tắc làm tròn số: 1,00 -> 1,49: Kém đánh giá); S1, S2, S3, Sn: Diện tích của các tiểu thuận lợi; 1,50 -> 2,49: Tương đối thuận lợi; khu 1, 2, 3, , n trong khu vực; S: Diện tích 2,50 -> 3,49: Khá thuận lợi; 3,50 -> 4: Thuận toàn bộ khu vực (Nguyễn Trọng Yểm, 2006). lợi. Kết quả có được là 3 bản đồ đánh giá tiềm Ngưỡng đầu ra của bản đồ phân vùng năng du lịch văn hóa, du lịch thể thao và du tiềm năng tổng thể du lịch được xác định lịch sinh thái. theo nguyên tắc làm tròn số: 1,00 -> 1,49: Kế tiếp, 3 bản đồ đánh giá tiềm năng du Kém thuận lợi; 1,50 -> 2,49: Tương đối lịch thành phần lại được chồng lớp với bộ thuận lợi; 2,50 -> 3,49: Khá thuận lợi; 3,50 trọng số 4. Kết quả có được là bản đồ đánh –> 4: Thuận lợi. giá tiềm năng tổng thể du lịch. Việc tổng hợp, * Thành lập bản đồ phân vùng điều kiện ngưỡng đầu vào và đầu ra được tiến hành dịch vụ du lịch tương tự như đối với các bản đồ đánh giá tiềm năng du lịch thành phần. Bản đồ phân vùng điều kiện dịch vụ du lịch được xây dựng dựa trên lớp dữ liệu phân Số 03 (10/2017) 70
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN vùng ảnh hưởng của các cụm dịch vụ. Việc Tàu và trung tâm đảo Long Sơn. Mức tương phân mức thuận lợi dựa vào quy mô và số đối thuận lợi chiếm diện tích lớn nhất với lượng của hệ thống lưu trú và ăn uống phân 100.868.645m2 (72,1%), phân bố thành một bố trên địa bàn của 32 khu vực được phân dải liên tục trừ phần tây nam và trung tâm vùng từ phương pháp nội suy vùng Thiessen. đảo Long Sơn. Mức kém thuận lợi chiếm diện Kết quả thể hiện được phân thành 4 cấp với tích 3.909.094m2 (2,8%), phân bố rải rác ở điểm số đánh giá tương ứng: Thuận lợi (4) – phía đông bắc Tp. Vũng Tàu. Kết quả đánh giá khá thuận lợi (3) – tương đối thuận lợi (2) – tiềm năng tổng thể du lịch Tp. Vũng Tàu được kém thuận lợi (1). thể hiện ở Hình 4a. * Phân tích khoảng trống trong GIS Bản đồ phân vùng tiềm năng du lịch tổng thể là kết quả của quá trình chồng lớp Bản đồ phân tích khoảng trống trong logic (dạng giao cắt) giữa bản đồ đánh giá phát triển du lịch tại Tp. Vũng Tàu được xây tiềm năng tổng thể du lịch và bản đồ phân dựng dựa trên phương pháp chồng lớp số vùng ảnh hưởng của các cụm dịch vụ. Bản đồ học giữa bản đồ phân vùng tiềm năng tổng này cho thấy mức độ thuận lợi được tính thể du lịch và bản đồ điều kiện dịch vụ toán theo mức trung bình cho các khu vực (chồng lớp phép trừ: Tiềm năng tổng thể – cung ứng dịch vụ. Mức thuận lợi phân bố ở Điều kiện dịch vụ). Ngưỡng đầu vào dựa các khu vực 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 14. Mức khá theo giá trị dữ liệu của các bản đồ đầu vào. thuận lợi phân bố ở các khu vực 9, 10, 11, Kết quả có được là bản đồ phân vùng 12, 13, 15. Mức tương đối thuận lợi phân bố khoảng trống với ngưỡng đầu ra chia làm 5 ở các khu vực 16, 17, 18, 20, 22, 28, 32. Mức bậc, thể hiện ở Bảng 2. kém thuận lợi phân bố ở các khu vực 19, 21, Bảng 2. Ngưỡng phân mức khoảng trống 24, 25, 26, 27, 29, 30, 31. Kết quả phân vùng Tiềm năng tổng tiềm năng tổng thể du lịch Tp. Vũng Tàu thể du lịch được thể hiện ở Hình 4b. Các kết quả từ bản đồ đánh giá và phân 1 2 3 4 vùng tiềm năng đã chỉ ra hai khu vực có (-) 1 0 1 2 3 nhiều thuận lợi về mặt tài nguyên cho việc phát triển kết hợp các sản phẩm du lịch đó là (-) 2 -1 0 1 2 Điều kiện dịch khu vực trung tâm thành phố và khu vực vụ du lịch (-) 3 -2 -1 0 1 đảo Long Sơn. Trong đó, trung tâm thành phố là nơi có nhiều khu vực có mức độ (-) 4 -3 -2 -1 0 thuận lợi về mặt tài nguyên khá tốt đối với 2.2. Kết quả và thảo luận phát triển tổng thể du lịch (trong đó thế 2.2.1. Bản đồ đánh giá và phân vùng tiềm mạnh là du lịch văn hóa và du lịch thể thao). năng tổng thể du lịch Tp. Vũng Tàu Đây là khu vực tập trung nhiều thắng cảnh như núi Lớn, núi Nhỏ, và các khu di tích, Bản đồ đánh giá tiềm năng tổng thể du quần thể kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng dân lịch cho thấy mức độ thuận lợi của các vị trí gian đặc sắc như: Bạch Dinh, hải đăng Vũng cụ thể đối với việc phát triển kết hợp 3 nhóm Tàu, Tượng chúa Kitô, Thích Ca Phật Đài, sản phẩm du lịch văn hóa, thể thao và sinh Kế đến là khu vực đảo Long Sơn với di tích thái. Mức thuận lợi chiếm diện tích nhỏ nhất, Nhà Lớn, đạo Ông Trần và cảnh quan núi với 1.567.948 m2 (1,1%), phân bố rải rác ở Nưa, rừng ngập mặn có thể phát triển một trung tâm Tp. Vũng Tàu. Mức khá thuận lợi số loại hình du lịch kết hợp: Tham quan, chiếm diện tích lớn thứ hai với 33.654.312 nghiên cứu văn hóa lịch sử và du lịch sinh m2 (24,0%), tập trung ở phần tây nam Vũng thái gắn với hệ sinh thái rừng ngập mặn, Số 03 (10/2017) 71
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN b a d c Hình 4. Một số bản đồ kết quả. Nguồn: kết quả phân tích từ dữ liệu điều tra (2016). a. Đánh giá tiềm năng tổng thể du lịch; b. Phân vùng tiềm năng tổng thể du lịch; c. Phân vùng điều kiện dịch vụ; d. Phân vùng khoảng trống phát triển du lịch độ thuận lợi về điều kiện dịch vụ du lịch 2.2.2. Bản đồ phân vùng điều kiện dịch vụ theo các khu vực được phân chia từ phương du lịch Tp. Vũng Tàu pháp nội suy vùng Thiessen. Mức thuận lợi Bản đồ phân vùng điều kiện dịch vụ du gồm các khu vực 2, 5, 6, 7, 8, 11, 21, 26. Mức lịch được thành lập dựa trên mức độ đồng khá thuận lợi gồm các khu vực 1, 3, 4, 9, 14, bộ và quy mô của các các cụm dịch vụ (chủ 15, 25. Mức tương đối thuận lợi gồm các khu yếu thể hiện qua hệ thống dịch vụ lưu trú và vực: 10, 12, 13, 18, 19, 22, 24, 27, 28. Mức dịch vụ ăn uống). Bản đồ này thể hiện mức kém thuận lợi gồm các khu vực: 16, 17, 20, Số 03 (10/2017) 72
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 23, 29, 30, 31, 32. Kết quả phân vùng điều năng và phân vùng điều kiện dịch vụ trong kiện dịch vụ trong phát triển du lịch Tp. phát triển du lịch TP. Vũng Tàu cho thấy các Vũng Tàu được thể hiện ở Hình 4c. mức thuận lợi và khá thuận lợi chiếm diện tích nhỏ và có xu hướng tập trung chủ yếu Kết quả cho thấy các khu vực dọc bờ tại khu vực trung tâm TP và một phần tại biển phía đông nam và tây nam Vũng Tàu là đảo Long Sơn. Trong khi đó các mức tương những khu vực có điều kiện dịch vụ tốt nhất. đối và mức kém thuận lợi có quy mô diện Đây là nơi tập trung nhiều khu nghỉ mát, tích chiếm chủ yếu và phân bố trên một diện khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế. rộng ở khu vực đông bắc TP. Vũng Tàu. Trong khi đó, các khu vực khác nhất là khu vực đảo Long Sơn và phía đông bắc thành - Khoảng trống trong phát triển du lịch: phố, điều kiện dịch vụ còn khá nghèo nàn và Kết quả bản đồ phân vùng khoảng trống với kém phát triển. các mức giá trị biến thiên từ –2 đến 2 (không có các mức tối thiểu và tối đa theo lý 2.2.3. Bản đồ phân vùng khoảng trống thuyết: –3, 3), diện tích chủ yếu dao động phát triển du lịch Tp. Vũng Tàu quanh mức 0, trong khi đó các mức – 2 hoặc Bản đồ phân vùng khoảng trống trong 2 chiếm số lượng nhỏ. Điều này cho thấy phát triển du lịch Tp. Vũng Tàu được thể việc đầu tư cho cơ sở dịch vụ trong thời gian hiện theo 5 mức khoảng trống: Mức cao (= qua nhìn chung đã đáp ứng khá tốt so với 2) bao gồm các khu vực 23 và 32, là các khu tiềm năng phát triển của Tp. Vũng Tàu. Tuy vực có tiềm năng lớn nhưng cơ sở dịch vụ nhiên, một số khu vực đáng chú ý là khu vực còn nhiều hạn chế. Mức khá cao (= 1) gồm 32 (đảo Long Sơn), khu vực 23 được đánh các khu vực 10, 12, 13, 16, 17, 20, 29, 30, 31. giá có tiềm năng khá thuận lợi trong việc Mức trung bình (= 0) gồm các khu vực 1, 3, phát triển một số sản phẩm du lịch kết hợp 4, 9, 14, 15, 18, 19, 2, 24, 27, 28. Mức khá giữa sinh thái, thể thao với văn hóa, nhưng thấp (=–1) gồm các khu vực 2, 5, 6, 7, 8, 11, điều kiện dịch vụ lại mới đạt ở mức kém 25. Mức thấp (=–2) gồm các khu vực 21 và thuận lợi. Khu vực này chỉ mới tồn tại một 26, là các khu vực có điều kiện cơ sở dịch vụ điểm dịch vụ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu phát triển song tiềm năng phát triển còn sinh hoạt của địa phương, lại phân bố khá xa thấp. Trong đó, các mức mang giá trị (+) thể so với các điểm du lịch nên chưa đáp ứng hiện yếu tố tiềm năng lớn hơn so với điều được nhu cầu của việc phát triển kết hợp các kiện dịch vụ. Mức 0 cho thấy tiềm năng và sản phẩm du lịch. Vì vậy cần phải hoàn thiện điều kiện dịch vụ tương đối phù hợp với hệ thống cơ sở dịch vụ (chủ yếu là về ăn nhau. Các mức mang giá trị (-) cho thấy tiềm uống, lưu trú và vận chuyển) đối với những năng kém hơn so với điều kiện dịch vụ. Kết khu vực này. Ngược lại, đối với những khu quả phân vùng khoảng trống trong phát vực có điều kiện dịch vụ phát triển nhưng triển du lịch Tp. Vũng Tàu được thể hiện tiềm năng còn hạn chế (21, 26) thì cần tập theo Hình 4d. trung khai thác theo hướng phát triển các 2.2.4. Một vài nhận xét sản phẩm ít phụ thuộc vào yếu tố tài nguyên như: Hội nghị – hội thảo (MICE), sân golf, - Xu hướng phân bố không gian của tiềm bóng đá, ) hoặc chuyển hướng đầu tư sang năng và điều kiện dịch vụ: Kết quả từ các các lĩnh vực kinh tế khác. bản đồ đánh giá tiềm năng, phân vùng tiềm Số 03 (10/2017) 73
  10. TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN 3. Kết luận loại hình du lịch tập trung chủ yếu tại khu vực trung tâm Tp. Vũng Tàu. Trong khi đó, Với thế mạnh về phân tích không gian, các khu vực khác thì điều kiện nguồn lực về GIS có khả năng đáp ứng tốt cho việc phân tài nguyên lẫn dịch vụ còn thiếu đồng bộ, tích khoảng trống trong phát triển du lịch. chủ yếu phù hợp cho việc phát triển một Khả năng tích hợp trọng số được tính toán từ hoặc vài loại hình du lịch đơn lẻ. Kết quả phương pháp AHP và kết quả thể hiện dưới cũng chỉ ra một số khu vực cần quan tâm dạng các bản đồ đảm bảo được tính chính xác trong việc điều chỉnh mức độ phân bổ đầu và trực quan cao. tư đối với các cơ sở dịch vụ. Đây là cơ sở để Kết quả nghiên cứu tại Tp. Vũng Tàu sử dụng hợp lý các nguồn lực địa phương cho thấy xu hướng phân bố của các yếu tố hướng đến phát triển du lịch bền vững cho nguồn lực về tài nguyên và cơ sở dịch vụ Tp. Vũng Tàu. đáp ứng cho việc phát triển tổng hợp nhiều TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Văn Chính. (2016). Ứng dụng 5. Thomas L. Saaty. (1977). A scaling GIS trong việc phát triển không gian du lịch method for priorities in hierarchial tại thành phố Vũng Tàu. Luận văn Thạc sỹ, structures. Journal of Mathematical Địa lý học. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Psychology, Vol 15, 234-281. Nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh. 6. Trần Văn Thông. (2003). Quy hoạch 2. D. Han and M. Bray. (2006). du lịch – Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Tài Automated Thiessen polygon generation. liệu lưu hành nội bộ Khoa Du lịch – Trường Đại Water Resources Research, Vol. 42, 1-10. học Dân lập Văn Lang, Tp. Hồ Chí Minh. 3. Global Sustainable Tourism Council. 7. Ủy ban nhân dân Thành phố Vũng (2013). Global Sustainable Tourism Council Tàu. (2016). Giới thiệu thành phố Vũng Tàu. Criteria and Suggested Performance Truy cập ngày 02/06/2016, từ Indicators for Destinations. Truy cập ngày . /brvt/extAssetPublisher/content/3450479/ gioi-thieu-thanh-pho-vung-tau-1>. 4. Johannes H. van der Merwe and Adriaan van Niekerk. (2013). Application of 8. Nguyễn Trọng Yểm. (2006). Nghiên geospatial technology for gap analysis in cứu xây dựng bản đồ phân vùng tai biến môi tourism planning for the Western Cape, South trường tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, Đề tài Africa Journal Science, Vol. 109, 1-10. nghiên cứu Khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội. Số 03 (10/2017) 74