Việt Nam môi trường và cuộc sống - Nông thôn Việt Nam trên con đường đổi mới

pdf 9 trang hapham 2000
Bạn đang xem tài liệu "Việt Nam môi trường và cuộc sống - Nông thôn Việt Nam trên con đường đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfviet_nam_moi_truong_va_cuoc_song_nong_thon_viet_nam_tren_con.pdf

Nội dung text: Việt Nam môi trường và cuộc sống - Nông thôn Việt Nam trên con đường đổi mới

  1. Việt Nam môi trường và cuộc sống Nông thôn Việt Nam trên con đường đổi mới
  2. Việt Nam môi trường và cuộc sống Nông thôn, nơi sống thân thiết của mỗi chúng ta, trải rộng mênh mông dọc theo chiều dài đất nước. Nền nông nghiệp đa canh Việt Nam xoay quanh trục trung tâm nghề trồng lúa là nền tảng của văn minh - văn hóa Việt Nam. Dân là nông dân mang bản chất tiểu nông. Nơi tụ cư là xóm làng (Đồng bằng Bắc Bộ), bản - mường (Tây Bắc), buôn - plây (Tây Nguyên) hay phum - sóc ( Nam bộ). Cái chung, truyền thống là văn hóa nông nghiệp với nghề trồng lúa, nhưng cái riêng thì lại có ở nhiều hệ sinh thái nông nghiệp khác nhau. Lịch sử đất nước thăng trầm đều có nguồn gốc sâu xa từ nông thôn, các cuộc cách mạng xưa nay đều dấy lên từ nông thôn. Nông thôn là nơi diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới, giữa đúng và sai, giữa ngụy trá và chân lý với nhiều vấn đề thiết cốt của đời sống chúng ta hôm nay. Ngược lại, nông thôn Việt Nam cũng chịu tác động sâu sắc của quá trình phát triển hướng tới một xã hội công nghiệp đang diễn ra ở nước ta. Nhiều tác động đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi tận gốc nếp làm ăn, nếp sống, nếp nghĩ của con người, cũng như môi trường sống của họ theo cả chiều tốt và chiều xấu. Nông thôn Việt Nam đang đối mặt với những vấn đề trăn trở cần giải quyết: Sản xuất nông nghiệp để thỏa mãn lương thực, thực phẩm cho gia tăng dân số dẫn đến việc tăng sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, sử dụng nước và vấn đề thoái hóa đất đai. Các vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường, sức khỏe cộng đồng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
  3. Việt Nam môi trường và cuộc sống Các vấn đề giảm đói nghèo, cải thiện đời sống nông thôn, tăng đầu tư cho các vùng nghèo, phát triển trang trại, tìm việc làm, công bằng xã hội Khung VI.1. NÔNG THÔN VIỆT NAM Nông thôn hôm nay vẫn là của bao đời, nhưng nông thôn bao đời nay không còn là nông thôn hôm nay. Nông thôn Việt Nam đang ở thời điểm chuyển giao thế kỷ, thời điểm gồng mình để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, 20% dân số nước ta ở thành thị, chiếm 40% thu nhập dân cư, 60% thu nhập còn lại dành cho 75% dân số nông thôn. Khoảng cách giàu nghèo giữa hai khu vực này là 3,7 lần. Chưa có sản phẩm công nghiệp tiêu dùng nào sản xuất cho khoảng 75% nông dân phù hợp với túi tiền của họ, từ quần áo, giày dép, thực phẩm, đồ gia dụng, phương tiện đi lại, Nguồn: Theo Báo Nông thôn ngày nay, 2002 Đấu tranh với đói nghèo, với nạn phá rừng, với công bằng giới, với việc làm, công bằng xã hội, hay phát triển bền vững nông nghiệp đều diễn ra ở nông thôn xưa vốn êm đềm sau lũy tre làng. Chính phủ đã có những chương trình chiến lược quốc gia nhằm cải thiện đời sống của người nông dân, xóa dần sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị. Trong đó
  4. Việt Nam môi trường và cuộc sống vấn đề môi trường nông thôn cũng được đề cập như là một trong những ưu tiên đặc biệt. Đặc điểm phát triển nông thôn hiện nay Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại khu vực nông thôn: Những năm 2001, 2002 và 2003 chứng kiến sự chuyển dịch khá mạnh mẽ cơ cấu sản xuất trong khu vực nông nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lấy gỗ, mía đường và nuôi trồng thuỷ sản. Khu vực này gặp khá nhiều trở ngại và đạt kết quả không như dự kiến, ước tính gia tăng chỉ đạt 2,7%. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng này, chủ yếu là việc đối mặt với vấn đề tiêu thụ, sự giảm giá nông sản, nghiên cứu phát triển thị trường không đồng bộ, công nghệ sau thu hoạch chưa phát triển, ảnh hưởng của sâu bệnh và thiên tai lũ lụt liên tiếp trong 2001, 2002. Sự suy thoái đất, thiên tai và ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp trong khu vực (dịch SARS, 2003), ảnh hưởng của dịch cúm gà trên 57 tỉnh, thành phố đầu năm 2004 đã ảnh hưởng đến thương mại - du lịch và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Phát triển các đầm phá, ruộng lúa nuôi tôm ảnh hưởng đến hệ sinh thái đầm phá, cửa sông và môi trường biển: Khu vực thuỷ sản liên tiếp đạt mức tăng trên 10,6% so với năm 2001, nhờ phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm nước mặn, nước lợ, phát triển nuôi cá lồng, cá bè, mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân và cho xã hội. Tuy nhiên, thuỷ sản cũng chỉ chiếm khoảng 10,7% so với tổng giá trị của khu vực nông nghiệp, nên đóng góp này cũng còn nhỏ. Phát triển nuôi trồng thủy sản đang đặt ra nhiều việc phải bàn bạc để rút kinh nghiệm kịp thời, do việc phát triển chủ yếu không theo quy hoạch và tự phát. Trong cả nước, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tính
  5. Việt Nam môi trường và cuộc sống đến 2001 đã là 1.091.412 ha (chỉ trong 2001 tăng hơn 400.000 ha so với kế hoạch). Một số tỉnh đã ồ ạt chuyển ruộng lúa sang nuôi tôm, việc phát triển nuôi tôm ở các đầm phá ở khu vực cửa biển, vùng đất ngập mặn ven biển đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái đầm phá, cửa sông ven biển. Ảnh hưởng này sẽ nghiêm trọng cho người nông dân hơn, nếu thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách bảo hộ thị trường của Mỹ, như vụ kiện cá tra, cá basa của Việt Nam trong năm 2002 - 2003, giá tiêu thụ rớt xuống trên 65%, người nông dân chịu thiệt thòi khi môi trường đã bị ảnh hưởng. Phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và phát triển các làng nghề đã góp phần phát triển kinh tế nông thôn và giảm tỷ lệ thất nghiệp của khu vực. Theo thống kê, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn hiện nay ở mức 74,4%, có tăng nhiều đối với một số khu vực, nhưng tăng không đáng kể so với tỷ lệ trung bình chung trong toàn quốc. Nguyên nhân chính vẫn là do thiếu đất canh tác, hộ thuần nông vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu, việc chuyển đổi sang sản xuất phi nông nghiệp diễn ra chậm, các khu vực làng nghề vẫn khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, không có các “ông mai, bà mối” và các hiệp hội hay đơn vị xúc tiến giúp đỡ việc quảng bá sản phẩm. Tỷ lệ tăng dân số nhìn chung đã được khống chế, nhưng ở một số vùng vẫn còn cao, sức ép về việc làm lớn, trong khi lao động nông thôn thiếu chuyên môn có tay nghề. Khung VI.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN Tổng số đất đai vùng nông thôn: 31,31 triệu ha (chiếm 95,2% diện tích cả nước). Tổng dân số nông thôn: 59.204.800 người (chiếm khoảng 75% dân số cả nước).
  6. Việt Nam môi trường và cuộc sống Tổng số xã (nông thôn): 8.950 xã (chiếm 85% xã, phường). Tổng sản phẩm ngành nông nghiệp: 97.767 tỷ đồng (chiếm 20,2%). Đầu tư cho nông nghiệp và lâm nghiệp 20.000 tỷ đồng (chiếm 12,24% năm 2001). Thu nhập bình quân người nông dân 225.000đ (thấp nhất 83.000 đồng - cao nhất 523.000 đồng). Tỷ lệ số hộ đói nghèo ở nông thôn 14,3%. Kết cấu hạ tầng cơ sở: điện, đường, trường, trạm - 95,6%. Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo về môi trường nông thôn Việt Nam, 12-2002 Chịu nhiều thiệt thòi do biến động giá cả hàng nông sản: Sự không cân đối giữa giá hàng công nghiệp và dịch vụ với hàng nông sản diễn biến theo hướng bất lợi cho nông dân. Các chính sách kích cầu về thu mua lúa, cà phê hay chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp - thuỷ sản năm qua thực chất chỉ có lợi cho phía doanh nghiệp, người nông dân sản xuất trực tiếp vẫn không cải thiện được tình hình khó khăn. Những vấn đề môi trường bức xúc ở nông thôn Các vấn đề môi trường nổi cộm nhất tại khu vực nông thôn liên quan đến tập quán và thay đổi trong thâm canh nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác, tăng sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc kích
  7. Việt Nam môi trường và cuộc sống thích tăng trưởng, mở rộng tưới tiêu dẫn, vấn đề cung cấp nước sạch, vấn đề vệ sinh môi trường, đặc biệt các hoạt động sản xuất hàng hóa trong các làng nghề dẫn đến các ảnh hưởng tới môi trường khu vực. Hơn nữa, một lượng lớn chất thải chăn nuôi, vệ sinh môi trường không được cải thiện và việc không đủ nguồn nước sạch tác động đến sức khoẻ của người dân khu vực nông thôn qua các con đường nước uống, thực phẩm, qua đường hô hấp. Bên cạnh những bệnh dịch thường xuyên gặp như ỉa chảy, tả, kiết lỵ, một số năm gần đây, xuất hiện các dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm như viêm não Nhật Bản, viêm não cấp có căn nguyên từ nguồn nước bẩn, lan truyền qua đường tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc do thuốc trừ sâu, bệnh tật do các chất độc tích luỹ. Các bệnh dịch cúm A, dịch cúm gà lan tràn từ Nam ra Bắc, trên nhiều tỉnh thuộc vùng đồng bằng, nông thôn (Tết Giáp Thân) gây thiệt hại lớn về kinh tế và đe doạ tới sức khoẻ dân cư nông thôn. Đợt dịch cúm gà lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam đã diễn ra từ cuối tháng 12-2003 tới cuối tháng 3-2004 do vi rút H5N1 đã gây ra thiệt hại lớn tới ngành chăn nuôi gia cầm và làm cho các gia đình chăn nuôi gia cầm ở nông thôn điêu đứng. Dịch cúm này đã lan rộng trên 57 tỉnh thành, 38 triệu con gà và gia cầm trong tổng số 250 triệu gia cầm cả nước bị thiêu huỷ. Toàn bộ số gia cầm bị tiêu huỷ được đổ xuống hố sâu ít nhất 2 - 3m, và chôn lấp theo đúng kỹ thuật vệ sinh được hướng dẫn "lót nilông to trước khi thả gia cầm bị dịch bệnh, tránh chất thải thẩm thấu vào đất gây ô nhiễm nguồn nước. Sau khi đã thả gia cầm xuống hố phải phủ đất, phun hóa chất nồng độ cao hoặc vôi bột để khử khuẩn". Nhưng ở một số địa phương do không tuân thủ đúng hướng dẫn trên nên có những hố chôn gia cầm đã có hiện tượng bốc mùi hôi thối, thẩm thấu nước ra ngoài, đe dọa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại khu vực dân cư lân cận.
  8. Việt Nam môi trường và cuộc sống Khung VI.3. DIỄN BIẾN DỊCH CÚM GIA CẦM TẠI VIỆT NAM Cuối tháng 12-2003, dịch cúm gia cầm xuất hiện đầu tiên tại trại gà giống của Công ty Cổ phần Hà Tây, sau đó bắt đầu xuất hiện tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Giữa tháng 1-2004, dịch xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, sau đó lan rộng sang các tỉnh Đông Nam Bộ và một số tỉnh phía Bắc. Cuối tháng 1-2004, dịch lan ra các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đầu tháng 2-2004, dịch phát triển nhanh và trên quy mô rộng. Bình quân mỗi ngày có 150 - 230 xã, 15 - 20 huyện phát sinh ổ dịch mới với số gia cầm phải tiêu huỷ mỗi ngày lên tới 2 - 3 triệu con. Ngày 6-2-2004 được ghi nhận là ngày dịch bệnh lên tới cao điểm, có 267 xã và 20 huyện phát sinh ổ dịch mới với 4 triệu gia cầm bị tiêu huỷ. Từ ngày 11-2 đến 20-2, dịch có chiều hướng giảm dần, không có thêm huyện, tỉnh mới phát sinh ổ dịch. Bình quân mỗi ngày còn 20 - 30 xã phát sinh ổ dịch mới. Số gia cầm bị tiêu huỷ giảm xuống còn 0,2 - 0,7 triệu con. Ngày 26-2, trên phạm vi cả nước không phát sinh ổ dịch mới và không có gia cầm tiêu huỷ thêm. Ngày 2-3, công bố khống chế được dịch bệnh trên phạm vi cả nước, hoàn thành mục tiêu dập tắt dịch trong tháng 2. Ngày 26-3, hoạt động vận chuyển, tiêu thụ gia cầm trở lại bình
  9. Việt Nam môi trường và cuộc sống thường. Ngày 30-3, công bố hết dịch trên địa bàn cả nước. Nguồn: Báo Lao động, ngày 13-4-2004 Do đói nghèo, áp lực môi trường tại những vùng làng nghề và khu vực dân cư dần trở nên bất lợi với các yếu tố phát triển kinh tế xã hội như nhu cầu đường sá, đất đai, vốn và đặc biệt là thông tin. Dưới đây xin đề cập tới ba vấn đề môi trường nổi bật ở nông thôn Việt Nam . Đó là vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường, vấn đề sử dụng hoá chất trong nông nghiệp và vấn đề môi trường tại các làng nghề.