Bài giảng Các thời kỳ của tuổi trẻ - Huỳnh Thị Minh Tâm

pdf 75 trang hapham 3690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Các thời kỳ của tuổi trẻ - Huỳnh Thị Minh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_cac_thoi_ky_cua_tuoi_tre_huynh_thi_minh_tam.pdf

Nội dung text: Bài giảng Các thời kỳ của tuổi trẻ - Huỳnh Thị Minh Tâm

  1. BS.CKI HUỲNH THỊ MINH TÂM 2012
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Trình bày được 6 thời kỳ của tuổi trẻ. 2. Mô tả đặc điểm sinh lý và bệnh lý của mỗi thời kỳ. 3. Kể được những hậu quả nếu có bất thường của mỗi thời kỳ.
  3. ĐẠI CƯƠNG Cơ thể trẻ em có những đặc điểm riêng về cấu tạo và sinh lý. Từ lúc bào thai đến tuổi trưởng thành, trẻ phải trải qua hai hiện tượng:  Sự tăng trưởng.  Sự trưởng thành.
  4. Sự tăng trưởng: là tăng trưởng về số lượng và kích thước của tế bào ở các mô. Sự trưởng thành: là một hiện tượng phát triển về chất. do có sự thay đổi về cấu trúc của một số bộ phận, dẫn đến sự thay đổi về chức năng của tế bào.
  5. Quá trình lớn lên và sự phát triển của trẻ có tính chất toàn diện.  Giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng biệt về sinh lý và bệnh lý.
  6. 6 thời kỳ của tuổi trẻ Bào thai. Sơ sinh. Nhũ nhi. Răng sữa. Thiếu niên. Dậy thì.
  7. 1.THỜI KỲ BÀO THAI. Bắt đầu từ khi thụ thai đến lúc đẻ, trung bình 270 ± 15 ngày, tính từ ngày đầu tiên của lần kinh nguyệt cuối cùng. Thời kỳ này chia làm hai giai đoạn:  Giai đoạn phát triển phôi thai.  Giai đoạn phát triển nhau thai
  8. Giai đoạn phát triển phôi thai 1.1.1 Đặc điểm sinh lý. Ba tháng đầu dành cho sự tượng hình và biệt hóa các bộ phận.
  9. Giai đoạn phát triển phôi thai  Trong ba tháng này các tế bào cơ thể phát triển về số lượng nhiều hơn khối lượng,  do đó thai tăng cân ít,  chủ yếu dài ra nhiều  100% các bộ phận cơ thể phải được tượng hình để tạo ra người thật sự
  10. Giai đoạn phát triển phôi thai  Mỗi bộ phận tượng hình theo qui định cụ thể về thời gian,  Nếu đúng lúc không tượng hình thì mãi về sau không thể tượng bù.
  11.  Trong ba tháng đầu  do đó thai tăng cân các tế bào cơ thể ít, phát triển về số chủ yếu dài ra nhiều lượng nhiều hơn  và 100% các bộ khối lượng, phận cơ thể phải được tượng hình để tạo ra người thật sự
  12. Từ tuần lễ thứ năm đến thứ sáu  Phôi được chứa trong một cái túi đầy dịch lỏng ( nước ối), có một bộ não đơn giản , xương sống và hệ thần kinh TW.  Bốn rãnh nông xuất hiện trên vùng đầu, sau này sẽ trở thành 2 mắt và 2 tai của em bé.
  13. Từ tuần lễ thứ năm đến thứ sáu  Phôi thai bắt đầu có hệ tiêu hóa, một miệng với một hàm.  Một hệ thống mạch máu đang được hình thành.  Bốn chồi tay chân rất nhỏ tượng hình.
  14. Tuần lễ thứ bảy  Đầu phát triển to ra và gập vào phía lồng ngực, cánh tay và chân đã hình thành rõ ràng có những khe hở này sẽ trở thành các ngón tay và các ngón chân của em bé.  Tim bắt đầu bơm máu đi khắp cơ thể của phôi thai.  Phôi có phổi, ruột, gan, thận và bộ phận sinh dục bên trong nhưng tất cả chưa được hình thành hoàn chỉnh.
  15. Tuần lễ thứ bảy  Đầu phát triển to ra và gập vào phía lồng ngực, cánh tay và chân đã hình thành rõ ràng có những khe hở này sẽ trở thành các ngón tay và các ngón chân của em bé.  Tim bắt đầu bơm máu đi khắp cơ thể của phôi thai.
  16.  Phôi có phổi, ruột, gan, thận và bộ phận sinh dục bên trong nhưng tất cả chưa được hình thành hoàn chỉnh.
  17. Từ tuần lễ thứ tám  Chiều dài rất nhỏ dưới 25 mm ( trông giống con nòng nọc) nhưng thai đã có gương mặt tương đối hoàn chỉnh với lỗ mũi, môi và miệng lưỡi.  Tất cả các cơ quan nội tạng chủ yếu đã phát triển ở hình thức sơ khai.  Các chồi đã nhú ra và bắt đầu phát triển thành tay chân, trên đó có những nhú nhỏ mọc ra thành bàn tay, bàn chân.
  18. Từ tuần lễ thứ tám (tt)  Chiều dài rất nhỏ dưới 25 mm ( trông giống con nòng nọc)  thai nhi đã có gương mặt tương đối hoàn chỉnh với lỗ mũi, môi và miệng lưỡi.
  19. Tuần lễ thứ mười hai.  Thai nhi đã có hình dạng giống con người, mặc dù đầu vẫn còn quá to so với thân mình.  Tứ chi vẫn còn nhỏ mặc dù đã hình thành đầy đủ.
  20. Tuần lễ thứ mười hai (tt)  Dây rốn có nhiệm vụ cung cấp oxy và dưỡng chất để nuôi thai nhi.  Lúc này bé vẫn còn rất nhỏ, chiều dài khoảng 6 cm.  Giai đoạn này bà mẹ hết ốm nghén.
  21. 1.1.2 Đặc điểm bệnh lý.  Một số yếu tố có thể gây rối loạn hoặc cản trở sự tương hình và gây sẩy thai, quái thai hay dị tật bẩm sinh do mẹ tiếp xúc với các yếu tố đó.  Độc chất: Dioxin  Thuốc: an thần, nội tiết tố, thuốc chống ung thư, kháng sinh  Nhiễm trùng: nhiễm siêu vi nhu bệnh rubeol, cúm  Tia X quang, phóng xạ
  22. Giai đoạn phát triển nhau thai.
  23. Giai đoạn phát triển nhau thai. 1.2.1 Đặc điểm sinh lý.  Từ tháng thứ tư đã hình thành nhau thai để mẹ cung cấp trực tiếp năng lượng, oxy và chất cần thiết cho trẻ phát triển.  Đến tháng thứ sáu thai nhi dài 70% chiều dài khi đẻ.  Bắt đầu tháng thứ 6 – 9 trẻ tăng cân rất nhanh, từ 700g của quý II, tăng mỗi tuần 200g trong quý III để có 3500g lúc đẻ.  Sự tăng cân của trẻ trong giai đoạn này phụ thuộc trực tiếp vào sự tăng cân của mẹ trong thai kỳ.
  24. Giai đoạn phát triển nhau thai. 1.2.1 Đặc điểm sinh lý.  Từ tháng thứ tư đã hình thành nhau thai để mẹ cung cấp trực tiếp năng lượng, oxy và chất cần thiết cho trẻ phát triển.
  25.  Từ tháng thứ 6 – 9 trẻ tăng cân rất nhanh, từ 700g của quý II, tăng mỗi tuần 200g trong quý III để có 3500g lúc đẻ.  Sự tăng cân của trẻ trong giai đoạn này phụ thuộc trực tiếp vào sự tăng cân của mẹ trong thai kỳ.
  26. Thai nhi 16 và 20 tuần
  27. Bào thai 20 tuần & 40 tuần
  28. TĂNG CÂN TRONG THAI KỲ  Trung bình mẹ tăng cân từ 10 – 12 kg/thai kỳ, được phân ra như sau: Quí I : tăng 0 – 2 kg Quí II : tăng 2 – 4 kg Quí III : tăng 5 – 6 kg Trẻ phát triển các giác quan như vị giác, khứu giác, xúc giác. Trẻ có phản ứng với các kích thích của môi trường bên ngoài qua các phản xạ như tăng giảm nhịp tim.
  29. Đặc điểm về bệnh lý  Trẻ bị ảnh hưởng dị tật bẩm sinh trong giai đoạn phôi.  Mẹ tăng cân không đủ sẽ sanh con suy dinh dưỡng bào thai.  Trong ba tháng cuối dễ đẻ non hoặc nhiễm trùng bào thai nếu mẹ bị bệnh.
  30. Phòng ngừa  Giáo dục tiền hôn nhân  Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.  Tiến hành tầm soát phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho các thai phụ.  Giáo dục người mẹ mang thai chỉ uống thuốc theo toa của bác sĩ.
  31. 2. THỜI KỲ SƠ SINH. 2.1 Đặc điểm sinh lý Được tính trong 4 tuần đầu sau sinh. Đây là thời gian trẻ làm quen và thích nghi với môi trường bên ngoài. Cuộc sống ngoài tử cung được thể hiện các hiện tượng sau:  Trẻ bắt đầu thở bằng phổi.  Hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh  BM tuần hoàn bắt đầu làm việc.  Sữa non là thức ăn đầu tiên và lý tưởng của trẻ.
  32. 2.1 Đặc điểm sinh lý thời kỳ sơ sinh (tt). Trẻ bắt đầu thở bằng phổi. Vòng tuần hoàn chính thức hoạt động (lỗ Botal liên nhĩ và ống thông động mạch đóng kín trong tuần lễ đầu).
  33. 2. THỜI KỲ SƠ SINH. 2.2 Đặc điểm bệnh lý  Các sang chấn sản khoa gây xuất huyết não, màng não, gây ngạt, gảy xương đòn, xuất huyết thượng thận.  Các bệnh nhiễm khuẩn da, uốn ván rốn, viêm phổi, viêm màng não, tiêu hóa, nhiễm trùng huyết là một trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh.  Ảnh hưởng của giai đoạn bào thai, trẻ bị dị tật bẩm sinh và suy dinh dưỡng bào thai sau sinh.
  34. Trẻ sơ sinh
  35. 2.3 Phòng ngừa  Sản phụ: tiêm ngừa uốn ván.  Khám thai định kỳ, sanh tại các cơ sở y tế.  Cho trẻ bú sữa non càng sớm càng tốt.  Khám sức khỏe định kỳ 1 tháng một lần để theo dõi sức khỏe của trẻ.
  36. 3.THỜI KỲ NHŨ NHI. 3.1 Đặc điểm sinh lý  Kéo dài từ tháng thứ 2 đến tháng 12, thời gian này trẻ tiếp tục lớn nhanh.  Cuối năm cân nặng tăng gấp ba lần lúc đẻ, chiều cao tăng gấp rưỡi. Trẻ được 9 kg, chiều cao tăng 25 cm (50 + 25 = 75cm).  Vòng đầu tăng 10 cm ( 34 + 10 = 44 cm) não phát triển nhanh từ 350 gam lúc đẻ, đạt gần 900 gam khi trẻ 12 tháng.  Lớp mỡ dưới da phát triển mạnh trẻ trở nên bụ bẫm mập tròn.
  37. THỜI KỲ NHŨ NHI
  38. 3. Thời kỳ nhũ nhi (tt). 3.2 Đặc điểm bệnh lý  Sau 6 tháng tuổi miễn dịch mẹ cho đã cạn, khả năng sản xuất miễn dịch của trẻ chưa đầy đủ, trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài do đó khả năng bị bệnh nhiễm trùng tăng cao nhất là nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa như viêm phổi, tiêu chảy
  39. 3.Thời kỳ nhũ nhi 3.2 Đặc điểm bệnh lý  Trẻ dễ mắc các bệnh suy dinh dưỡng, còi xương nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và ăn dậm đúng cách.  Hệ thần kinh chưa được biệt hóa đầy đủ nên các yếu tố gây bệnh dễ có phản ứng toàn thân: sốt cao co giật, phản ứng não màng não.
  40. 3. Thời kỳ nhũ nhi (tt). 3.3 Phòng bệnh Hướng dẫn bà mẹ cho con bú sữa mẹ ngay sau sanh và cho đến 12 tháng. Cho ăn dậm đúng phương pháp. Theo dõi sức khỏe định kỳ, tiêm chủng đầy đủ theo lịch.
  41. 4. THỜI KỲ RĂNG SỮA 4.1 Đặc điểm sinh lý. Bắt đầu từ 1 đến 5 tuổi. Để tiện việc nuôi dưỡng và giáo dục, thời kỳ này được chia làm 2 lứa tuổi:  Lứa tuổi nhà trẻ : từ 1 – 3 tuổi  Lứa tuổi mẫu giáo: từ 4 – 5 tuổi.
  42. THỜI KỲ RĂNG SỮA.
  43. 4. THỜI KỲ RĂNG SỮA. 4.1 Đặc điểm sinh lý.  Tốc độ lớn của trẻ không còn nhanh như thời kỳ bú mẹ, trẻ mất dạng mập tròn, người trở nên thon gầy ( 4 – 5 tuổi).  Cân nặng tăng trung bình tăng 2000g mỗi năm. Chiều cao tăng gấp đôi khi đẻ( lúc 4 tuổi).  Tốc độ lớn của trẻ không còn nhanh như thời kỳ bú mẹ, trẻ mất dạng mập tròn, người trở nên thon gầy ( 4 – 5 tuổi).  Cân nặng tăng trung bình tăng 2000g mỗi năm. Chiều cao tăng gấp đôi khi đẻ( lúc 4 tuổi).
  44. THỜI KỲ RĂNG SỮA.
  45.  Trẻ phát triển nhanh về vận động và tinh thần, trẻ trở nên khéo léo hơn thích tập vẽ, tập viết  Rất tò mò ham tìm hiểu môi trường, thích cuộc sống tập thể, thích bạn bè.  Trẻ bắt đầu nhai được các thức ăn cứng của người lớn và chán thức ăn mềm như tuổi nhũ nhi.  Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt ( 2- 5 tuổi)
  46. 4. Thời kỳ răng sữa. 4.2 Đặc điễm bệnh lý  Do tiếp xúc rộng rãi nên trẻ dễ mắc các bệnh như cúm, sởi, ho gà, bạch hầu, viêm gan siêu vi, bại liệt, lao nếu không được tiêm chủng đầy đủ (theo lịch tiêm chủng).  Dễ mắc các bệnh miễn dịch dị ứng như hen, mẫn ngứa, viêm thận  Dễ mắc các bệnh viêm nha chu và cao răng.  Thiếu hụt Iod: 10% trẻ ở miền núi bị suy giáp trạng, chậm phát triển tâm thần không thể đi học.
  47. 4. Thời kỳ răng sữa 4.3 Phòng bệnh.  Giáo dục cho trẻ ý thức về vệ sinh.  Khám răng định kỳ (theo chương trình nha học đường).  Tiêm chủng đầy đủ.  Vệ sinh môi trường, tích cực phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
  48. 5. THỜI KỲ NIÊN THIẾU ( từ 7 – 14 tuổi) 5.1 Đăc điểm sinh lý.  Trẻ tiếp thu nhanh biết suy nghĩ và phán đoán.  Chức năng của các bộ phận đã hoàn chỉnh, hệ thống cơ phát triển mạnh, các bắp thịt bắt đầu nở nang.  Giới tính bắt đầu hình thành và phát triển.  Răng vĩnh viễn thay thế răng sữa.
  49. 5. THỜI KỲ NIÊN THIẾU ( từ 7 – 14 tuổi)
  50. 5.2 Đặc điểm bệnh lý  Nếu răng sữa bị hư và chân răng không được nhỗ kịp thời, răng vĩnh viễn dễ bị mọc lệch.  Dễ mắc các bệnh dị ứng, bệnh thấp khớp, thấp tim, viêm thận, viêm Amidan.  Bệnh lứa tuổi học đường: da, ký sinh trùng đường ruột, cận thị, vẹo cột sống.  Có những rối loạn về tâm lý và hành vi ảnh hưởng của môi trường ( phim ảnh mang tính bạo lực, gia đình có những xáo trộn )
  51. 5.3 Phòng bệnh  Vệ sinh học đường, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường.  Phòng ngừa phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp  Đưa chương trình giáo dục giới tính vào trường học.
  52. 6. THỜI KỲ DẬY THÌ.  Từ 15- 20 tuổi, còn gọi là lứa tuổi vị thành niên. Đây là giai đoạn quan trọng về mặt tăng trưởng và sinh học.  6.1 Đặc điểm sinh lý.  Trẻ lớn nhanh, có thể dậy thì sớm từ lúc 12 – 13 tuổi.  Bắt đầu trở thành người lớn về thể chất, tinh thần và sinh dục.  Sau 1 – 2 năm dậy thì, trẻ ngừng phát triển về chiều cao, nhưng cân nặng vẫn tiếp tục tăng.
  53. 6. THỜI KỲ DẬY THÌ 6.1 Đặc điểm sinh lý (tt)  Chức năng sinh dục dần trưởng thành, và hoạt động mạnh, to ra về kích thước. Ở nam có tinh trùng lúc 16 tuổi, ở nữ kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện.  Bộ phận sinh dục chỉ thật sự trưởng thành sau 20 tuổi.  Song song với biến đổi về nội tiết, hệ thần kinh nhất là tâm thần không ổn định, trẻ dễ thay đổi tính tình dễ lạc quan cũng như dễ bi quan, thất vọng.
  54. 6.2 Đặc điểm về bệnh lý  Trẻ dễ bị rối loạn tâm thần, suy nghỉ nhiều nhưng hành động chưa chính chắn, dễ có những quyết đinh sai lầm: tự tử, phạm pháp xì ke, ma túy, đi hoang nếu gặp thất bại, nghịch cảnh trong cuộc sống.  Dễ bị các bệnh lây qua đường tình dục
  55. 6.3 Phòng bệnh  Giáo dục sức khỏe vị thành niên, tiền hôn nhân (giáo dục giới tính, các biện pháp phòng tránh thai, các bệnh lây qua đường tình dục).  Giáo dục cho các bậc cha mẹ về đặc điểm tâm sinh lý trong giai đoạn này  Giáo dục cho trẻ yêu thích thể dục thể thao.
  56. KẾT LUẬN Sự thay đổi và phát triển của trẻ qua 6 thời kỳ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống: gia đình, xã hội, nhà trường và cách nuôi dưỡng Do vậy các thời kỳ của tuổi trẻ không cố định, có thể sớm hoặc muộn, nhưng bắt buộc phải trải qua đủ 6 thời kỳ trên thì cơ thể của trẻ mới trưởng thành.
  57. KẾT LUẬN
  58. Tự lượng giá: CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT. 1. Đặc điểm sinh lý nào sau đây có ở trong thời kỳ sơ sinh: A. Trẻ bắt đầu thở bằng phổi B. Vòng tuần hoàn chính thức chưa hoạt động. C. Bộ máy tiêu hóa chưa bắt đầu làm việc. D. Hệ thần kinh phát triển hoàn chỉnh. E. Không phải các đặc điểm trên.
  59. CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT. 2. Đặc điểm sinh lý nào sau đây có ở trong thời kỳ bú mẹ: A. Trẻ lớn nhanh, cuối năm cân nặng gấp 3 lần, chiều cao tăng gấp rưỡi. B. Bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt. C. Các chức năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào đường tiêu hóa và hô hấp tốt D. Không phải các đặc điểm trên.
  60. CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT. 3. Đặc điểm sinh lý nào sau đây có ở trong thời kỳ răng sữa: A. Trẻ phát triển nhanh về vận động và tinh thần. B. Trẻ biết đi, chạy, leo trèo. C. Trẻ có thể tự làm các việc đơn giản: biết dùng thìa để ăn, mặc quần áo, trẻ cũng có thể tập vẽ, tập viết. D. Cân nặng tăng trung bình mỗi năm 2000g, chiều cao tăng hai lần khi đẻ lúc 4 tuổi. E. Tất cả các đặc điểm trên.
  61. CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT. 4. Biện pháp phòng bệnh nào sau đây áp dụng cho trẻ ở thời kỳ thiếu niên: A. Phòng học phải có đủ ánh sáng. B. Tránh cho trẻ chơi trò chơi điện tử hoặc xem phim hành động bạo lực. C. Đề phòng và phát hiện sớm bệnh thận để điều trị tích cực. D. Chú ý tư thế ngồi học với từng lứa tuối. E. Ba biện pháp A, B và D.
  62. CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT. 5. Biện pháp phòng bệnh nào sau đây áp dụng cho trẻ thời kỳ dậy thì: A. Giáo dục giới tính và quan hệ nam nữ lành mạnh. B. Đề phòng các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. C. Đề phòng các rối loạn hành vi như nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy D. Tất cả các biện pháp trên. E. Hai biện pháp A và C.
  63. 1. THỜI KỲ?
  64. 2. THỜI KỲ?
  65. 3.Thời kỳ ?
  66. 4. Thời kỳ ?
  67. THỜI KỲ?
  68. Thời kỳ?