Bài giảng Chính sách văn hóa với phát triển của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam - Vương Xuân Tình

pdf 18 trang hapham 2360
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Chính sách văn hóa với phát triển của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam - Vương Xuân Tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_chinh_sach_van_hoa_voi_phat_trien_cua_cong_dong_ca.pdf

Nội dung text: Bài giảng Chính sách văn hóa với phát triển của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam - Vương Xuân Tình

  1. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA VỚI PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM PGS.TS. Vương Xuân Tình Phó Viện trưởng Viện Dân tộc học
  2. MỞ ĐẦU • Cùng với kinh tế, môi trường và công bằng xã hội, văn hóa đang được coi là trụ cột thứ 4 của Phát triển bền vững. • Tuy nhiên, vai trò của văn hóa thường chưa có vị trí xứng đáng trong các chiến lược và chương trình, dự án phát triển. • Còn nhiều thách thức trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa và sử dụng văn hóa như là nguồn lực phát triển. • Báo cáo trình bày chính sách văn hóa ở Việt Nam và ứng dụng trong triển khai Dự án. 2
  3. NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1. Chính sách văn hóa của Việt Nam. 2. Vận dụng chính sách văn hóa trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tộc người ở khu rừng đặc dụng. 3. Ví dụ về dùng luật tục trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên. 3
  4. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM • Thể hiện trong đường lối của Đảng Cộng sản (cương lĩnh, văn kiện của Đảng); trong hiến pháp, pháp luật; trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa của đất nước. • Hai chính sách văn hóa quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của cộng đồng các dân tộc hiện nay: - Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII. - Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 6 tháng 5 năm 2009). 4
  5. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM 1. Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII (1998) • “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. • 5 quan điểm cơ bản: - Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. - Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là một nền văn hóa thống nhất mà đa dạng. - Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân. - Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam là sự nghiệp lâu dài, phải có ý chí, kiên trì và thận trọng. 5
  6. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM • Nền văn hóa “tiên tiến”: - Là yêu nước và tiến bộ. - Vì con người. - Thể hiện trong cả nội dung và hình thức. • “Bản sắc dân tộc”: - Giá trị bền vững, tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Thể hiện trong hình thức độc đáo. 6
  7. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM • Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5: - Chương trình mục tiêu quốc gia 2001 – 2005: “Bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”: Tổng kinh phí 1.600 tỉ đồng. Các hoạt động: Bảo tàng, ngày hội văn hóa các dân tộc, lễ hội, thiết chế văn hóa cơ sở - Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, đề xuất phương hướng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới. 7
  8. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM 2. Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 • Cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển văn hóa; xác lập mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu; là cơ sở để hoạch định kế hoạch, quy hoạch để từng bước xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. • Nhiệm vụ trọng tâm: - Xây dựng con người toàn diện, xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa. - Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. - Phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật. - Phát huy những giá trị tốt đẹp về đạo đức của tôn giáo, tín ngưỡng. 8
  9. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM • Mục tiêu trọng tâm: - Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo; tuân thủ pháp luật; có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, lối sống văn hóa. - Đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của văn hóa dân tộc. - Tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới. 9
  10. VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH VĂN HÓA TRONG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI Ở KHU RỪNG ĐẶC DỤNG 1. Những khó khăn và thách thức • Nhận thức vai trò thực tế của văn hóa với phát triển: - Mục tiêu cho phát triển văn hóa dễ bị mục tiêu kinh tế hay môi trường lấn át. - Nội dung văn hóa trong phát triển dễ bị biến thành “khúc đuôi”, chỉ mang tính hình thức (xây nhà văn hóa cộng đồng, các thiết bị cho hoạt động văn nghệ ). Văn hóa phải hiện thân trong mọi hoạt động của chương trình, dự án phát triển (lập kế hoạch, nội dung, thực hiện, giám sát, đánh giá) 10
  11. VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH VĂN HÓA TRONG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI Ở KHU RỪNG ĐẶC DỤNG • Xây dựng tiêu chí đánh giá các giá trị văn hóa: - Thế nào là có giá trị/ vô giá trị, tốt/ xấu, tiến bộ/ lạc hậu ? - Tiêu chí bị thái độ chính trị, nhận thức chi phối (bài học đối với các giá trị văn hóa vật thể như đình, chùa, miếu; với các giá trị văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng lên đồng, hát chầu văn, hát then ). • Thực hành xác định các giá trị văn hóa: - Việc xác định cần có tri thức chuyên môn (sử học, dân tộc học, khảo cổ học, văn hóa học, văn hóa dân gian ). - Việc xác định cần có đạo đức, tâm huyết và trách nhiệm nghề nghiệp. • Đánh giá nguy cơ bị mất mát/ xói mòn văn hóa truyền thống: - Những thành tố văn hóa có nguy cơ cao bởi bị mất mát/ xói mòn. - Xác định thứ tự ưu tiên cần giữ gìn và phát huy. 11
  12. VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH VĂN HÓA TRONG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI Ở KHU RỪNG ĐẶC DỤNG 2. Một số gợi ý về nội dung giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tộc người ở khu rừng đặc dụng • Không gian sinh tồn truyền thống: - Đất cư trú. - Đất canh tác (đất trồng trọt, đất rừng, khu chăn thả gia súc). - Nguồn nước. - Môi trường tự nhiên (rừng, sông suối). - Môi trường tâm linh (nghĩa địa, nơi chôn người chết, nơi thờ cúng các loại thần bảo hộ đời sống cộng đồng ). Đảm bảo cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần. 12
  13. VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH VĂN HÓA TRONG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI Ở KHU RỪNG ĐẶC DỤNG • Tri thức địa phương trong sản xuất, chăm sóc sức khỏe và quản lý cộng đồng: - Canh tác trên đất dốc. - Chăn nuôi gia súc. - Khai thác tài nguyên thiên nhiên. - Ứng phó với thay đổi thời tiết, khí hậu. - Bài thuốc dưỡng sinh, chữa bệnh. - Bảo vệ mùa màng. - Đảm bảo an ninh trật tự. - Trợ giúp trong lao động, cưới xin, ma chay, làm nhà và lúc rủi ro 13
  14. VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH VĂN HÓA TRONG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI Ở KHU RỪNG ĐẶC DỤNG • Những giá trị văn hóa khác: - Văn hóa vật thể + Trang phục + Nhà cửa - Văn hóa phi vật thể + Ngôn ngữ + Tín ngưỡng đa thần + Tang ma + Lễ hội + Các tập quán trong quan hệ gia đình và giới 14
  15. VÍ DỤ VỀ DÙNG LUẬT TỤC TRONG SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN 1. Tục thờ thó tỉ và giao ước đầu năm của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn - Thó tỉ: thổ công của một làng hay nhóm dân cư. - Mỗi năm tổ chức cúng một lần, nhân dịp đầu năm. - Các gia đình cử đại diện tham gia. - Trong lễ cúng, nhắc lại cam kết bảo vệ mùa màng, bảo vệ rừng, bảo vệ trị an làng xóm. Kiểm điểm công việc trong một năm, xây dựng kế hoạch trong năm mới. - Góp phần tích cực trong phát triển cộng đồng. 15
  16. VÍ DỤ VỀ DÙNG LUẬT TỤC TRONG SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN 2. Tục bảo vệ nguồn cá trên sông suối của người Mường ở Hòa Bình • Mỗi khúc sông hay dòng suối đều có các vũng sâu – nơi có nhiều cá to. • Vào mùa cá sinh sản, cấm đánh bắt cá ở khu vực này. • Có nhiều truyền thuyết về thủy thần, long vương sống ở đây. • Luật tục và truyền thuyết có tác dụng tốt trong bảo vệ và nhân rộng nguồn cá. 16
  17. VÍ DỤ VỀ DÙNG LUẬT TỤC TRONG SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN 3. Tục thờ thần rừng của Hà Nhì ở Ý Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai • Mỗi làng của người Hà Nhì đều có một khu rừng thiêng – thờ thần rừng, vị thần bảo hộ cho cả làng. • Hàng năm vào tháng Giêng, dân làng tổ chức cúng thần rừng. • Luật tục nghiêm cấm chặt cây trong rừng; ai vi phạm sẽ bị phạt và trồng lại cây bị chặt. • Mở đường quốc lộ đi qua khu rừng, song rừng vẫn được bảo vệ tốt. 17
  18. CÁM ƠN QUÝ VỊ QUAN TÂM THEO DÕI ! THANK YOU ! 18