Bài giảng Dinh dưỡng trẻ em - Chương III: Dinh dưỡng trẻ em - Trân Thị Diệp Nga

pdf 27 trang hapham 2430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dinh dưỡng trẻ em - Chương III: Dinh dưỡng trẻ em - Trân Thị Diệp Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_dinh_duong_tre_em_chuong_iii_dinh_duong_tre_em_tra.pdf

Nội dung text: Bài giảng Dinh dưỡng trẻ em - Chương III: Dinh dưỡng trẻ em - Trân Thị Diệp Nga

  1. NĂM HỌC 2013- 2014 BÀI GIẢNG Dành cho chương trình SP Mầm Non Thực hiện: Thân Thị Diệp Nga 1
  2. DINH DƯỠNGTRẺ EM CHƯƠNG III: DINH DƯỠNG TRẺ EM
  3. III- DINH DƯỠNG TRẺ EM TỪ 1-3 TUỔI - Trẻ sau một năm vẫn tiếp tục lớn và phát triển nhanh nhưng bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện Khẩu phần ăn hàng này không hợp lí trẻ bị rối loạn tiêu hóa,SDD
  4. III- DINH DƯỠNG TRẺ EM TỪ 1-3 TUỔI 1- Nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng -Năng lượng được xem là nhu cầu số 1: năng lượng cần cho hoạt động cơ thể và cần đủ để tích luỹ tạo ra sự lớn của tổ chức cơ thể. -Nhu cầu năng lượng/ngày:1.100- 1.300 Kcal - Ở trường mầm non, nhu cầu dinh dưỡng cần cung cấp ở nhà trường phải đạt được 60 – 70% về năng lượng và các chất dinh dưỡng trong một ngày.
  5. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CỦA TRẺ / NGÀY CÁC CHẤT DINH ĐƠN VỊ 1 ĐẾN 3 TUỔI DƯỠNG NĂNG LƯỢNG Kcal 1100 – 1300 PROTID g/kg thể trọng 2 – 3 LIPID g/kg thể trọng 3 – 4 GLUCID g/kg thể trọng 14 – 15 Calci mg 500 Fe (sắt) mg 6 Vitamin A g 400 Vitamin D g 15 Vitamin B1 Mg 0,8 Vitamin PP Mg 9,0 Vitamin C Mg 35
  6. III- DINH DƯỠNG TRẺ EM TỪ 1-3 TUỔI Nhu cầu về dinh dưỡng Vitamin và chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể trẻ Để đảm bảo cho trẻ được cung cấp đầy đủ vitamin và chất khoáng chúng ta cần cho trẻ ăn các loại thức ăn đa dạng từ các nguồn thực phẩm khác nhau.
  7. III- DINH DƯỠNG TRẺ EM TỪ 1-3 TUỔI 2- Phương pháp dinh dưỡng a -Nguyên tắc và chế độ ăn của trẻ * Thức ăn phải từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều vừa phù hợp với sự phát triển cơ năng sinh lí vừa tạo nên sự thích ứng hợp lí. Thức ăn mềm (nghiền nát, nấu nhừ) * Cho trẻ ăn đặc dần để tăng lượng ăn phù hợp với sức chứa của dạ dày.
  8. a-Nguyên tắc và chế độ ăn của trẻ * Ăn nhiều bữa để đủ nhu cầu vì lượng dự trữ glucid ở trẻ em rất ít nên chóng đói, chóng mệt lả khi đường huyết hạ. Cho trẻ ăn nhiều bữa vừa là cách đảm bảo đủ nhu cầu khi lượng ăn của trẻ chưa cao. Số bữa ăn của trẻ sẽ bớt dần khi lượng ăn của trẻ được tăng lên. * Cần thay đổi mùi vị cảm quan để kích thích trẻ ăn vì Trẻ rất dễ chán ăn, nhất là ăn lặp đi, lặp lại các món quen thuộc.
  9. a-Nguyên tắc và chế độ ăn của trẻ * Nghiêm khắc trong chế độ ăn đối với trẻ: vì các phản xạ ăn uống của trẻ mới hình thành, chưa được củng cố chắc chắn nên phải rèn luyện cho trẻ. * Hạn chế ăn nhiều đường trước bữa ăn vì đường dễ thoả mãn cảm giác đói, dễ chán ăn thức ăn khác gây mất cân bằng dinh dưỡng. * Đề phòng trẻ bị nhiễm khuẩn do thức ăn và dị ứng với thức ăn lạ. * Cần uống đủ nước. * Trẻ ngủ đủ giấc cũng là biện pháp hỗ trợ tích cực cho việc lợi dụng chất dinh dưỡng.
  10. b-Chế độ ăn của trẻ từ 13 đến 18 tháng. - Chế độ ăn cháo từ 13 đến 18 tháng, có thể cho trẻ ăn sớm hơn 1 đến 2 tháng nếu trẻ đã chán ăn bột. - Chế độ ăn cháo: ở tuổi này trẻ chưa đủ răng sữa nên thức ăn cần phải mềm, nấu nhừ, nửa đặc, nửa loãng. - Đến cuối lứa tuổi, phải chuẩn bị cho trẻ biết ăn cơm. - 11 đến 12 tháng: ăn cháo loãng. - đến 15 tháng: ăn cháo đặc. -16 đến 18 tháng: ăn cháo thật đặc hoặc cơm nát như cháo đặc.
  11. Trẻ cần ăn 4 – 6 bữa trong 1 ngày trong đó có 2 – 3 bữa bú mẹ (hoặc sữa khác). Ở nhà trẻ cho trẻ ăn 3 bữa cháo và cho trẻ ăn thêm một bữa phụ: yaourt, sữa đậu nành, trái cây và đảm bảo cho trẻ khoảng 600 – 700 Kcalo/ ngày, phần còn lại do bữa ăn của gia đình cung cấp. Phối hợp nhiều loại thực phẩm để bữa ăn đủ và cân đối chất dinh dưỡng. Thường xuyên thay đổi thực phẩm, cách chế biến phù hợp để trẻ ăn ngon miệng, hết suất.
  12. Một bữa cháo có các thực phẩm chính như: Gạo: 30 – 40 gam (cháo loãng); 50 gam (cháo đặc). Thịt: 25 30 gam hoặc cá tôm cua; đậu đỗ: 5 gam. Rau củ: 20 – 25 gam. Dầu ăn: 5 – 10 gam. Nước mắm: 5 gam. Hành, mùi (ngò): vừa đủ.
  13. HÌNH VUÔNG THỰC PHẨM CẢ NGÀY CỦA TRẺ 13- 18 THÁNG Gluxit Prôtêin Thịt 30g Gạo 100g Trứng 1 qủa Đậu đỗ 50g Sữa mẹ hoặc sữa Đậu nành Vitamin Muốikhoáng Dầu thưc vật 10g Rau củ 100g Chuối 1quả
  14. c- Chế độ ăn của trẻ từ 19 đến 36 tháng - Từ 19 tháng trẻ mọc nốt 4 răng sữa cuối cùng và trên 2 tuổi trẻ có đủ răng sữa. Chế độ ăn của trẻ chuyển dần sang chế độ ăn như người lớn nhưng phải có chất lượng và mềm, nhừ hơn. -Trong nhà trẻ có nhóm cơm nát: 19 đến 24 tháng nhóm cơm thường: 25 đến 36 tháng.
  15. c- Chế độ ăn của trẻ từ 19 đến 36 tháng - Mỗi ngày trẻ được ăn từ 5 – 6 bữa (chính và phụ). -Trong bữa chính, nên tổ chức cho trẻ ăn 2 món: món ăn mặn và canh. - Nhà trẻ tổ chức cho trẻ ăn 2 bữa chính, 1 bữa phụ và bảo đảm cho trẻ khoảng 700 – 800 Calo, phần còn lại do bữa ăn gia đình cung cấp. Một bữa cơm của trẻ cũng có đủ 4 nhóm thực phẩm chính, nên thay thế một số hỗn hợp thức ăn có độ đậm năng lượng và protid cao và phải chế biến cho phù hợp với dung tích dạ dày, sức nhai của trẻ.
  16. HÌNH VUÔNG THỰC PHẨM CẢ NGÀY CỦA TRẺ 18- 36 THÁNG Gluxit Prôtêin Thịt 80g Gạo 150g Hoặc cá tôm Đậu đỗ 50g Sữa Đậu nành 200ml+ 20g đường Vitamin Muốikhoáng Lipit Rau củ 200g Dầu thưc vật 20g Chuối 1quả
  17. HÌNH VUÔNG THỰC PHẨM CẢ NGÀY CỦA TRẺ 18- 36 THÁNG
  18. IV- DINH DƯỠNG TRẺ EM TỪ 4- 6 TUỔI 1- Nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng - Với lứa tuổi mẫu giáo cần chú ý đảm bảo nhu cầu về năng lượng nhiều hơn lứa tuổi nhà trẻ. - Ở lứa tuổi 4 đến 6 tuổi, năng lượng cần: 1500 –1600 Kcal/ trẻ / ngày. -Nhu cầu cần cung cấp ở trường mẫu giáo phải đạt 50 – 60% nhu cầu các chất dinh dưỡng trong 1 ngày. -Hằng ngày trẻ được ăn từ 4 – 5 bữa, trong đó ở trường mẫu giáo trẻ được ăn ít nhất là 2 bữa chính và 1 bữa phụ.
  19. IV- DINH DƯỠNG TRẺ EM TỪ 4- 6 TUỔI 1- Nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng - Lứa tuổi này có cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá ngày càng hoàn thiện, nên loại thức ăn phải ngày càng phong phú và càng gần với người lớn hơn. Tuy nhiên, trẻ ở lứa tuổi này vẫn chưa thể ăn như đối với người lớn. - Từ 4 đến 6 tuổi vẫn là tuổi quan trọng để hình thành các tập quán và thói quen về ăn uống. Do đó, chúng ta cần tôn trọng các nguyên tắc cho ăn như đã nói ở lứa tuổi trước. -
  20. III- DINH DƯỠNG TRẺ EM TỪ 4- 6 TUỔI 2- Xây dựng hình mảng thực phẩm - Trẻ ở độ tuổi này có các gai vị giác rải rác khắp mặt lưỡi nên rất thích ăn đồ ăn ngọt Chất ngọt rất nhanh làm dịu đói, ở lượng cao, kích thích niêm mạc dạ dày, và tới ruột dễ đàng gây cảm giác no. Vì vậy, nếu thường xuyên cho trẻ ăn đồ ngọt dễ gây ra thiếu dinh dưỡng về chất lượng. -Cần cho trẻ ăn một lượng sữa và chế phẩm trứng, thịt nạc, các loại rau quả tươi cao hơn ở người lớn.
  21. HÌNH VUÔNG THỰC PHẨM TRONG BỮA CHÍNH CỦA TRẺ 4- 6 TUỔI Gluxit Thịt 20g- 30g Gạo 100g- 120g Hoặc cá tôm trứng Lạc vừng Sữa Đậu nành 120ml Rau củ quả 30g -50g Dầu thưc vật 10g
  22. IV- DINH DƯỠNG TRẺ EM TỪ 4- 6 TUỔI 3- Cách chế biến các món ăn - Loại glucid thích hợp nhất cho trẻ lứa tuổi này là sữa, trái cây, rau tươi Nên tránh các món ăn quá mặn, chua, cay các đồ gia vị các loại bánh rán, bánh nhân mỡ, thịt nhiều mỡ. -Cần chú ý phối hợp nhiều loại thực phẩm để bữa ăn đủ và cân đối các chất dinh dưỡng. -Mỗi ngày trong khẩu phần ăn của trẻ phải được sử dụng tối thiểu là 20 loại thực phẩm khác nhau.
  23. IV- DINH DƯỠNG TRẺ EM TỪ 4- 6 TUỔI Lượng lương thực, thực phẩm cần cho trẻ Trong1 bữa chính Gạo: 80 – 100 g (tuỳ nhóm lớp: mầm, chồi, lá). Thịt (hoặc cá, trứng ): 40 – 50 g. Dầu mỡ: 12 – 15 g. Nước mắm: 8 – 10 g. Rau các loại: 40 – 50 g. Trái cây: 40 – 60 g (tuỳ các loại).
  24. IV- DINH DƯỠNG TRẺ EM TỪ 4- 6 TUỔI Lượng lương thực, thực phẩm cần cho trẻ Trong 1 bữa phụ Gạo: 30 – 50 g (tuỳ nhóm lớp: mầm, chồi, lá). Nếu là các thực phẩm như: nui, mì, miến, phở thì tính lượng tương đương. Thịt (hoặc cá, trứng ): 20 – 30 g. Rau các loại: 20 – 30 g. Sữa hoặc sữa đậu nành: 100 120 ml. Chè đậu đường: 120 – 150
  25. IV- DINH DƯỠNG TRẺ EM TỪ 4- 6 TUỔI 3- Cách chế biến các món ăn - Cần đảm bảo các khâu lựa chọn thực phẩm tươi ngon, vận chuyển, chế biến và bảo quản tốt. -Chế biến phải phù hợp lứa tuổi nấu chín, dễ tiêu hóa. - Tăng cường đạm động vật trong khẩu phần ăn
  26. THÂN ÁI CHÀO TẠM BIỆT CHÚC CÁC EM HỌC TỐT diepnga@gmail.com