Bài giảng Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_duong_loi_khang_chien_chong_thuc_dan_phap_va_de_qu.ppt
Nội dung text: Bài giảng Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)
- BÀI III ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975
- I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954) 1. Những chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng thời kỳ 1945-1946 a) Những căn cứ để Đảng đề ra đường lối "Kháng chiến kiến quốc" bảo vệ, xây dựng và phát triển chính quyền nhân dân. - Về chính trị: + Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, phong trào cách mạng thế giới đã có bước phát triển mạnh mẽ, con đường XHCN được nhiều dân tộc lựa chọn. + Chủ nghĩa đế quốc đang tìm mọi cách củng cố lại vị thế của chúng. Mỹ đã trở thành nước mạnh nhất trong phe đế quốc chủ nghĩa. Pháp đang ra sức khôi phục lại sự thống trị của chúng ở các nước vốn là thuộc địa của Pháp và ngày 23/9/1945 chúng đã nổ súng xâm lược nước ta lần thứ 2. + Cách mạng Việt Nam phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù cực kỳ phản động trong điều kiện bị bao vây bốn phía. + Hệ thống chính quyền mới được thiết lập ở cả 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã còn non yếu. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và phát triển. + Đảng Cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành được sự tín nhiệm lớn trong quần chúng và được các tầng lớp nhân dân tin tưởng, ủng hộ.
- - Về kinh tế: + Sản xuất đình đốn (cả nông nghiệp và công nghiệp) + Tài chính kiệt quệ, giá cả leo thang, nạn đói gay gắt. - Văn hoá - xã hội: + 95% dân số mù chữ + Các tệ nạn xã hội còn rất nặng nề (giáo trình trang 81-82.)
- b) Nội dung cơ bản của chủ trương bảo vệ, xây dựng, phát triển chính quyền cách mạng. - Nội dung này được thể hiện: + Trong nghị quyết của nhiều hội nghị, trong các chỉ thị, sắc lệnh mà tập trung nhất là chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" ngày 25/11/1945. + Năm vấn đề chủ yếu mà Đảng chủ trương tập trung giải quyết để bảo vệ và phát triển thành quả của cách mạng là:
- * Xác định tính chất của cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng. Do đó khẩu hiệu hành động của chúng ta lúc này là: Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết. * Xác định kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. * Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách là: Diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng nền tài chính quốc gia, cải thiện đời sống nhân dân. * Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố chính quyền cách mạng, tích cực xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang. * Thi hành chính sách ngoại giao theo phương châm: thêm bạn bớt thù, mềm dẻo nhưng cương quyết. (đọc giáo trình trang 82-84)
- c) Thắng lợi và kinh nghiệm của việc thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc thời kỳ 1945-1946 - Những thắng lợi: + Đưa cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế hiểm nghèo "ngàn cân treo sợi tóc", bảo vệ được nền độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng. + Đã xây dựng được nền móng ban đầu cho chế độ mới, chuẩn bị được những cơ sở cần thiết để tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp sau này. - Kinh nghiệm: + Xây dựng và phát huy được sức mạnh đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ những thành quả của cách mạng. + Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, phân hoá kẻ thù, có đối sách cụ thể với từng kẻ thù, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. + Tích cực, chủ động xây dựng thực lực của cách mạng. Đây là yếu tố căn bản và quyết định cho thắng lợi của cách mạng trong bất kỳ tình huống nào. (đọc giáo trình trang 84-85)
- 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954) a) Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính của Đảng. - Với dã tâm cướp bằng được nước ta, thực dân Pháp đã đơn phương xé bỏ những điều ước đã ký với ta và liên tiếp gây ra nhiều vụ đổ máu ngày càng nghiêm trọng (Hải Phòng và Lạng Sơn - 20/11/1946; Yên Ninh, Hàng Bún - 17/12/1946). Đặc biệt ngày 18/12/1946 chúng đã gửi tối hậu thư đòi tước vũ khí của lực lượng tự vệ của ta ở Hà Nội và giao cho chúng quyền kiểm soát trật tự, an ninh ở thủ đô Hà Nội. - Phân tích tình hình lúc này Đảng ta thấy khả năng hoà hoãn là không còn bởi tiếp tục nhân nhượng sẽ mất nước, trở lại cuộc đời làm nô lệ cho thực dân Pháp. Vì vậy Đảng và nhân dân ta buộc phải đứng lên cầm vũ khí chống lại thực dân Pháp xâm lược. Đêm 19/12/1946 cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta đã bùng nổ.
- - Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng được thể hiện qua 3 văn kiện chủ yếu: + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946. + Chỉ thị toàn quốc kháng chiến của Trung ương Đảng ngày 22-12-1946. + Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh, xuất bản đầu năm 1947. Các văn kiện này đã nêu lên nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta là: Chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Đường lối xác định:
- + Mục đích kháng chiến là: "Đánh thực dân Pháp phản động xâm lược; giành thống nhất và độc lập". + Nhiệm vụ cuộc kháng chiến là: "Hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ cộng hoà dân chủ; phát triển nền dân chủ mới. + Tính chất: Tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới. + Phương châm kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. * Toàn dân: thể hiện về mặt lực lượng kháng chiến. * Toàn diện: là hình thức của cuộc kháng chiến * Lâu ài và dựa vào sức mình là chính: cách thức tiến hành kháng chiến. + Triển vọng của kháng chiến: sẽ giành được thắng lợi và sau đó đưa đất nước đi lên CNXH. (Đọc giáo trình trang 88-92)
- - Kết quả thực hiện đường lối giai đoạn 1946 - 1950 + Về quân sự: * Đánh bại chiến lược "Đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp, phá thế bao vây của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam. * Lực lượng quân đội ta trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. + Về chính trị: * Hệ thống chính quyền các cấp tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của một chính quyền của dân, do dân và vì dân. * Số lượng Đảng viên và cơ sở Đảng phát triển mạnh; Khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng và tăng cường. + Về văn hoá - xã hội: * Sự nghiệp giáo dục nâng cao dân trí tiếp tục thu được nhiều kết quả tốt đẹp; * Phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới được phát động rộng khắp. + Về kinh tế: * Thực hiện có kết quả chủ chương phát triển sản xuất, tự cấp, tự túc, đảm bảo đời sống của nhân dân; * Thực hiện một bước cách mạng ruộng đất, bước đầu đã chia 113.000 hecta ruộng đất của đế quốc, việt gian; ruộng đất vắng chủ cho nông dân. + Về đối ngoại: * Khối đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Cam phu chia được củng cố và phát triển. * Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và của nước XHCN chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Đọc giáo trình (trang 92-93)
- b. Phát triển đường lối theo phương hướng: Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên CNXH. (1951-1954) - Đường lối này thể hiện trong nhiều văn kiện nhưng tập trung nhất là ở Chính cương của Đảng lao động Việt Nam được Đại Hội II (2-1951) thông qua với những nội dung chủ yếu: + Xác định tính chất xã hội Việt Nam: Có 3 tính chất: * Dân chủ nhân dân * Một phần thuộc địa * Nửa phong kiến.
- + Đối tượng cần đánh đổ của cách mạng : * Đối tượng chính: chủ nghĩa đế quốc xâm lược cụ thể là Đế Quốc Pháp và can thiệp Mỹ. * Đối tượng phụ: Là phong kiến, cụ thể là phong kiến phản động. + Nhiệm vụ của cách mạng: * Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược giành độc lập, thống nhất. * Xoá bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng. + Động lực của cách mạng: Xác định có 4 giai cấp gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Ngoài ra còn có những thân sĩ yêu nước và tiến bộ. + Về triển vọng của cách mạng: Nhất định sẽ tiến lên CNXH. Quá trình đó là lâu dài và trải qua ba giai đoạn: * Giai đoạn thứ nhất: Hoàn thành giải phóng dân tộc. * Giai đoạn thứ hai: Xoá bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện người cây có ruộng * Phát triển kĩ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân * Giai đoạn ba: Xây dựng cơ sở cho CNXH, tiến lên thực hiện CNXH
- + Về vai trò lãnh đạo cách mạng: Do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng Lao động Việt Nam- Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. + Quan hệ quốc tế: * Việt Nam đứng về phe hoà bình và dân chủ * Ra sức tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN, nhân dân tiến bộ thế giới. + Tăng cường đoàn kết chiến đấu với Lào và Cam Phu Chia.
- 3. Kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. a. Kết quả: (Đọc giáo trình Trang 98-100) - Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của Thực dân Pháp và sự can thiệp của Đế quốc Mỹ. - Giải phóng miền Bắc, tạo điều kiện đưa miền Bắc đi lên CNXH. b. Ý nghĩa lịch sử: - Đối với Việt Nam: + Chứng minh sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. + Tăng thêm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. - Đối với thế giới: + Đem lại niềm tin cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển. + Mở rộng địa bàn tăng lên lực lượng cho CNXH và cách mạng thế giới. c. Nguyên nhân thắng lợi: (Đọc giáo trình trang 101) - Sự lãnh đạo đúng đắn sáng suốt của Đảng Cộng sản và của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Có khối liên minh phối hợp chiến đấu giữa cách mạng ba nước Đông Dương, sự giúp đỡ của cách mạng thế giới - Sự đoàn kết, chiến đấu hi sinh của toàn thể dân tộc Việt Nam. - Có lực lượng vũ trang anh hùng với 3 thứ quân - Có chính quyền dân chủ nhân dân d. Bài học Lịch sử: (đọc giáo trình trang 102) • - Phải có đường lối kháng chiến đúng đắn phù hợp với thực tiễn Việt Nam. • - Kết hợp và giải quyết đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, trong đó phải xác định đúng vị trí của từng nhiệm vụ để tập trung lực lượng giải quyết. • + Không ngừng tăng cường năng lực và nâng cao sức chiến đấu của Đảng hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong điều kiện chiến tranh.
- II. ĐƯỜNG LỐI KHÁNH CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 -1975). 1. Những căn cứ để Đảng đề ra đường lối. - Tình hình thế giới: + Phong trào cách mạng thế giới mà nòng cốt là hệ thống XHCN phát triển mạnh, liên tục tiến công vào chủ nghĩa đế quốc buộc chúng phải đối phó ở khắp nơi. Tuy nhiên trong nội bộ phong trào cách mạng thế giới cũng có những bất đồng ngày càng sâu sắc (Trung Quốc và Liên XÔ) + Đế quốc Mỹ trở thành tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế và quân sự rất to lớn. Chúng đã đưa ra chiến lược toàn cầu mới nhằm cứu vãn sự suy yếu của Chủ nghĩa đế quốc (kế hoạch Mác- San) và đàn áp phong trào cách mạng thế giới: Đế quốc Mỹ chọn Việt Nam làm với thí nghiệm học thuyết này. + Xu thế hoà hoãn giữa các nước lớn trên thế giới xuất hiện và ngày càng phát triển.
- - Tình hình Việt Nam. + Sau khi Hiệp định Giơ- ne - vơ được ký kết, cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã trở thành lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, là tiền đồn của phe XHCN ở phía Đông, Việt Nam là nơi hội tụ các mâu thuẫn của thời đại. + Miền Bắc được giải phóng và tiến lên CNXH, còn miền Nam tạm thời nằm dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Sự nghiệp thống nhất đất nước của nhân dân ta gặp khó khăn to lớn. + Các nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà còn rất hạn hẹp.
- 2. Nội dung đường lối giai đoạn 1954-1964. a. Hoàn cảnh lịch sử: - Đế quốc Mỹ đã thay Pháp vào xâm lược miền Nam Việt Nam. - Lực lượng cách mạng miền Nam nhỏ bé, chủ yếu là về chính trị. b. Nội dung chủ yếu Được thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị - NQ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (7-1954) - Nghị Quyết Bộ chính trị (9-1954) - Đề cương cách mạng miền Nam (8-1956) - Nghị quyết Hội Nghị Trung ương lần thứ 13 (12-1957) - Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1-1959) - Nghị quyết Đại hội III (9-1960) (Đọc giáo trình trang 104-109) Các nghị quyết này đã đề ra và giải quyết những vấn đề chủ yếu sau:
- + Đẩy mạnh đấu tranh chính trị để giữ gìn những thành quả cách mạng mà nhân dân ta giành được trong kháng chiến chống Pháp đồng thời tập hợp, rèn luyện quần chúng để chuẩn bị cho tổng tuyển cử thống nhất đất nước bằng con đường hoà bình như hiệp định Giơ-ne-vơ qui định. (1954- 1956). + Khi khả năng thống nhất đất nước bằng con đường hoà bình không còn nữa Đảng chủ trương phải tăng cường lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa và tiến hành đấu tranh giành chính quyền bằng con đường bạo lực (1957-1964) + Xác định đúng đắn vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền + Đường lối đúng đắn của Đảng thời kỳ này đã góp phần đánh bại hai chiến lược quan trọng là "chiến tranh đơn phương" và "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ và tay sai
- 3. Nội dung đường lối chống Mỹ trên cả nước 1965-1975. a. Hoàn cảnh lịch sử - Đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược mới “Chiến tranh cục bộ’’trực tiếp đưa quân Mỹ vào xâm lược miền Nam đồng thời gây chiến tranh phá hoại ác liệt miền Bắc - Thế và lực của cách mạng miền Nam được tăng cường mạnh mẽ sau khi đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và tay sai. - Tình hình quốc tế có nhiều biến động.
- b. Nội dung chính của đường lối. Được thể hiện trong các nghị quyết sau: - Nghị quyết Hội Nghị Trung ương lần thứ 11 (3- 1965) và lần thứ 12 (12-1965) - Hội nghị lần thứ 13 (1-1967) - Hội nghị lần thứ 14 (1-1968) - Nghị quyết Trung ương lần thứ 18 (1-1970) - Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) - Nghị quyết Hội nghị Bộ chính trị mở rộng (8-12- 1974 đến 7-1-1975). Các nghị quyết trên tập trung chủ yếu giải quyết những vấn đề sau:
- + Nêu lên và khẳng định quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của nhân dân ta. Coi đây là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi người Việt Nam. + Đề ra phương châm chiến lược: kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh; tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công lớn, giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn. + Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công, liên tục tiến công, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị; Thực hiện 3 mũi giáp công, đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược. Coi đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng.
- + Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: * Chuyển hướng xây dựng miền Bắc từ thời bình sang thời chiến bảo đảm để miền Bắc làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn cho cách mạng cả nước. * Trực tiếp chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và sẵn sàng đánh bại chúng khi chúng liều lĩnh tấn công ra miền Bắc + Quan hệ giữa cách mạng 2 miền: Tiến hành đồng thời 2 chiến lược để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong giai đoạn này đã góp phần đánh bại 2 chiến lược quan trọng của đế quốc Mỹ là: chiến lược "chiến tranh cục bộ" đưa quân Mỹ trực tiếp vào xâm lược nước ta, đồng thời gây chiến tranh phá hoại miền Bắc; chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh; giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH. • (Đọc giáo trình trang 110-115)
- 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. a) Nguyên nhân thắng lợi - Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam - Có sự chiến đấu, hy sinh của quân đội và nhân dân ta - Có sự vững mạnh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa - Có tình đoàn kết chiến đấu giữa 3 nước anh em Việt Nam - Lào - Cămpuchia. - Có sự ủng hộ của các nước XHCN và nhân loại tiến bộ (Đọc giáo trình trang 118-119) • b) Ý nghĩa lịch sử (đọc giáo trình trang 115-117) • - Đối với Việt Nam: • + Quét sạch quân xâm lược ra khỏi nước ta, đem lại hoà bình, độc lập và thống nhất cho đất nước. • + Góp phần quan trọng nâng cao uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế. • - Đối với thế giới: • + Góp phần làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc. • + Cổ vũ các dân tộc đứng lên đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, tự do và hoà bình, phát triển.
- c) Bài học kinh nghiệm - Phải quán triệt và thực hiện đúng đắn đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. - Luôn tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. - Phải thực hiện chiến tranh nhân dân và phải có phương pháp tác chiến đúng đắn, khoa học. - Phải có đội ngũ cán bộ có lý tưởng cách mạng vững vàng, có năng lực tổ chức, chiến đấu giỏi. (đọc giáo trình trang 119-120)