Bài giảng Kỹ thuật tạo nhịp tim tạm thời - Lê Võ Kiên

pdf 103 trang hapham 2410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật tạo nhịp tim tạm thời - Lê Võ Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_tao_nhip_tim_tam_thoi_le_vo_kien.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kỹ thuật tạo nhịp tim tạm thời - Lê Võ Kiên

  1. KỸ THUẬT TẠO NHỊP TIM TẠM THỜI ThS. BS LÊ VÕ KIÊN Viện Tim mạch Việt Nam
  2. CHỈ ĐỊNH TẠO NHỊP TẠM THỜI • Trong trường hợp nhịp chậm không do NMCT: – Nhịp chậm xoang, suy nút xoang, ngừng xoang có triệu chứng. – Block nhĩ thất có triệu chứng: block nhĩ thất cấp II Mobitz II, block nhĩ thất cấp III. – Nhịp chậm có triệu chứng do quá liều thuốc. – Nhịp chậm có triệu chứng do rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hóa, ngộ độc thuốc. – Nhịp chậm xoang hoặc block nhĩ thất sau mổ tim, can thiệp tim mạch hoặc ghép tim. – Nhịp chậm do viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim cấp – Sau triệt đốt rối loạn nhịp nhanh có biến chứng block nhĩ thất. – Máy tạo nhịp vĩnh viễn không dẫn.
  3. Chỉ định tạo nhịp tạm thời • Nhịp chậm do nhồi máu cơ tim: – Vô tâm thu – Nhịp chậm có triệu chứng do suy nút xoang hoặc block nhĩ thất cấp II Mobitz I mà không đáp ứng với Atropine. – Block nhĩ thất cấp II Mobitz II hoặc Block nhĩ thất cấp III. – Block 2 nhánh hoặc block nhánh luân phiên. – Block nhánh trái mới xuất hiện kèm block nhĩ thất cấp I. – Block phân nhánh mới xuất hiện trên cơ sở block nhánh phải cũ kèm block nhĩ thất cấp I.
  4. Chỉ định tạo nhịp tạm thời • Chống rối loạn nhịp nhanh: – Cắt cơn nhịp nhanh trên thất hoặc nhịp nhanh thất trơ với thuốc điều trị bằng tạo nhịp vượt tần số. – Tạo nhịp chủ động ở BN có RL nhịp thất nhanh do nhịp chậm gây ra hoặc do HC QT dài. • Dự phòng: – Khi can thiệp thân chung ĐMV trái hoặc can thiệp ĐMV phải. – Cấy máy tạo nhịp 3 buồng điều trị suy tim. – Để điều trị thuốc chống loạn nhịp nhanh mà các thuốc này có thể làm nhịp chậm hơn.
  5. Một số chỉ định thƣờng gặp nhất trên thực hành lâm sàng • Block nhĩ thất độ cao có ngất • NMCT thành dưới – NMCT thất phải có block nhĩ thất độ cao. • Viêm cơ tim có rối loạn nhịp. • Ngộ độc Digoxin. • Cơn tim nhanh trên thất hoặc tim nhanh thất trơ với thuốc, phải tạo nhịp vượt tần số. • Suy nút xoang có nhiều đoạn ngừng xoang dài, có ngất. • Sau mổ tim
  6. BAV 3 - Chủ nhịp nhĩ: nhịp từ nút xoang. - Dẫn truyền nhĩ thất: block hoàn toàn. - Chủ nhịp thất: nhịp thoát từ bộ nối hoặc từ thất.
  7. NMCT thành dƣới + BAV3 Bezold – Jarisch Reflex
  8. Phân nhánh bó HIS
  9. Block 2 nhánh Block nhánh phải + Block phân nhánh trái trước
  10. Block 2 nhánh Block nhánh phải + Block phân nhánh trái sau
  11. CHỐNG CHỈ ĐỊNH • Rối loạn đông máu • Nhiễm trùng tại chỗ chọc mạch • Huyết khối tĩnh mạch sâu ở tĩnh mạch định chọc.
  12. CÁC CÁCH TẠO NHỊP TẠM THỜI • Tạo nhịp tạm thời qua lồng ngực • Tạo nhịp tạm thời đường tĩnh mạch • Tạo nhịp tạm thời thượng tâm mạc trong phẫu thuật tim • Tạo nhịp tạm thời qua thực quản • Tạo nhịp tạm thời bằng chọc kim điện cực xuyên lồng ngực vào tim.
  13. TẠO NHỊP QUA LỒNG NGỰC Cực âm Cực dương
  14. Đặc điểm tạo nhịp tạm thời qua lồng ngực • Phương thức: tạo nhịp cố định • Cường độ dòng điện: 50 – 100 mA • Dựa vào sự cải thiện lâm sàng, điện tim và bắt mạch để theo dõi. • Gây giật cơ ngực, cơ lưng khó chịu cho BN • Chỉ dùng để dự phòng sẵn tình huống nhịp chậm hoặc sử dụng khẩn cấp tạm thời trong khi chuẩn bị tạo nhịp đường tĩnh mạch.
  15. TẠO NHỊP TẠM THỜI TRONG PHẪU THUẬT TIM
  16. TẠO NHỊP TẠM THỜI ĐƢỜNG TĨNH MẠCH (tạo nhịp qua nội tâm mạc)
  17. PHƢƠNG THỨC TẠO NHỊP TẠM THỜI • Phương thức phổ biến là: Tạo nhịp 1 buồng theo nhu cầu khi nào “cần” thì máy mới phát nhịp: - Nếu máy “cảm nhận” thấy nhịp tự nhiên của BN nhanh hơn nhịp mà máy cài đặt máy “nằm vùng” chờ sẵn. – Nếu nhịp BN chậm hơn nhịp mà ta cài sẵn cho máy: máy lập tức phát xung theo tần số được cài đặt.
  18. PHƢƠNG THỨC TẠO NHỊP • Bảng mã hiệu tạo nhịp NBG. • Phương thức tạo nhịp được mô tả bởi một loạt các chữ cái ghép lại với nhau: VVI, AAI, DDD, VVIR, VOO
  19. PHƢƠNG THỨC TẠO NHỊP TẠM THỜI • Tạo nhịp tạm thời 1 buồng thất: dùng phương thức VVI (Ventricle – Ventricle – Inhibited) – Ventricle: nơi tạo nhịp: qua 1 điện cực đặt ở thất – Ventricle: nơi nhận cảm nhịp tự nhiên của BN: qua chính dây điện cực đang đặt ở thất – Inhibited (ức chế): nếu nhận được tín hiệu có nhịp tự nhiên của BN máy sẽ bị ức chế phát xung, ưu tiên cho nhịp tự phát của BN.
  20. PHƢƠNG THỨC TẠO NHỊP TẠM THỜI • Tạo nhịp 1 buồng nhĩ: dùng phương thức AAI (Atrium – Atrium – Inhibited) – Nơi tạo nhịp: qua dây điện cực đặt ở nhĩ. – Nơi nhận cảm nhịp nhĩ tự nhiên: qua chính dây điện cực đang đặt ở nhĩ. – Inhibited: nếu có nhịp nhĩ tự nhiên máy không phát xung.
  21. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN • Giải thích bệnh nhân và gia đình về lợi ích và nguy cơ của thủ thuật, ký cam kết thủ thuật. (trừ trường hợp cấp cứu khẩn cấp). • Thủ thuật nên được tiến hành ở nơi có đầy đủ phương tiện và thuốc cấp cứu tim mạch. • Tốt nhất là nên thực hiện thủ thuật với trợ giúp của màn huỳnh quanh tăng sáng.
  22. PHƯƠNG TIỆN
  23. MÁY TẠO NHỊP TẠM THỜI 1 BUỒNG
  24. MÁY TẠO NHỊP TẠM THỜI 2 BUỒNG
  25. MÁY TẠO NHỊP TẠM THỜI • Hầu hết các trường hợp chỉ cần máy tạo nhịp 1 buồng. • Máy tạo nhịp tạm thời 2 buồng có thể dùng sau mổ tim nhằm đạt hiệu quả huyết động cho các BN suy tim nặng.
  26. MÁY TẠO NHỊP TẠM THỜI • Chức năng MTN tạm thời: “2 chiều” . Bộ vi xử lý của máy có khả năng: – phát xung từ máy tới tim để kích thích tim theo tần số mà BS lập trình. – cảm nhận được nhịp tim tự nhiên của BN truyền về máy và phân tích ra quyết định ứng xử với nhịp tim tự nhiên này.
  27. MÁY TẠO NHỊP TẠM THỜI • 3 loại núm điều chỉnh cơ bản mà máy nào cũng có: – Điều chỉnh tần số – Điều chỉnh cường độ phát xung tạo nhịp để kích thích tim – Điều chỉnh mức độ nhạy của cảm nhận nhịp tim tự nhiên của BN • 3 đèn báo cơ bản máy nào cũng có: – phát xung – nhận cảm – sắp hết pin.
  28. 3 núm chỉnh cơ Điều chỉnh tần số bản tạo nhịp tạm thời Điều chỉnh cường độ phát xung tạo nhịp Điều chỉnh mức độ nhạy của nhận cảm
  29. Đèn nháy báo Đèn nháy báo nhịp nhận cảm nhịp BN do máy phát xung (ký hiệu: SENSE) (ký hiệu: PACE) Đèn báo sắp hết pin (ký hiệu: Low Batt)
  30. DÂY ĐIỆN CỰC
  31. DÂY ĐIỆN CỰC • Điện cực có bóng ở đầu có thể trôi dễ dàng theo dòng máu qua van ba lá thuận lợi đặt tại giường. • Không dùng điện cực có bóng trong cấp cứu ngừng tuần hoàn (nhằm tránh bóng nút chặt thêm vào van ba lá càng mất huyết động).
  32. Vuốt cong đầu điện cực Khi dây điện cực được đút từ ngoài qua lòng sheath thẳng để vào mạch máu tự duỗi bớt ra là vừa!
  33. VAI TRÒ CỦA DÂY ĐIỆN CỰC • Truyền dòng điện kích thích từ máy tới tim. • Nhận dòng điện từ tim BN truyền về máy để phân tích và ra chỉ thị cho máy.
  34. KỸ THUẬT
  35. 4 BƢỚC CƠ BẢN • 1. Chọc mạch • 2. Lái dây điện cực vào vị trí đích • 3. Tìm ngưỡng tạo nhịp của máy • 4. Tìm ngưỡng nhận cảm của máy
  36. VỊ TRÍ CHỌC MẠCH • TM dưới đòn trái • TM cảnh trong phải • TM dưới đòn phải • TM đùi
  37. Kỹ thuật chọc mạch • Theo nguyên lý Seldinger • Nếu chọc đường dưới đòn: đưa guidewire vào lòng mạch, nếu vào được ít nhất 30 – 40 cm chắc chắn không bị đi lên TM cảnh (và ngược lại) • Nếu có màn tăng sáng, đưa đầu guidewire vào tới TM chủ dưới là được. • Cách khác: trong khi đẩy guidewire, thấy xuất hiện ngoại tâm thu nhĩ hoặc đôi khi ngoại tâm thu thất trên điện tim (nếu làm tại giường).
  38. Kỹ thuật chọc mạch
  39. Kỹ thuật chọc mạch
  40. VỊ TRÍ ĐÍCH ĐẶT ĐIỆN CỰC • Tạo nhịp thất: cố gắng đưa điện cực vào mỏm thất phải. • Tạo nhịp nhĩ: cố gắng đưa điện cực vào tiểu nhĩ phải nếu có thể.
  41. Mỏm thất phải có nhiều bè cơ nhất
  42. TM dƣới đòn trái • Thuận lợi nhất để đưa điện cực qua van ba lá (nhất là khi làm mù) do thuận chiều uốn cong điện cực nhất lý tưởng trong trường hợp phải làm khẩn cấp tại giường. • Ít di lệch điện cực khi BN cử động. • Nhược điểm: trùng với bên định cấy MTN vĩnh viễn thường không lựa chọn nếu BN có chẩn đoán Suy nút xoang, BAV3 không do NMCT.
  43. HƢỚNG TIẾP CẬN TỪ TM DƢỚI ĐÒN TRÁI Vòng van ba lá
  44. TM CẢNH TRONG PHẢI • Thuận lợi để đưa điện cực qua van ba lá (nhất là trong trường hợp làm mù) do thuận chiều cong điện cực. • Nếu BN quay đầu, quay cổ dễ bị tác động lực vào điện cực gây di lệch.
  45. HƢỚNG TIẾP CẬN TỪ TM CẢNH TRONG PHẢI
  46. TM DƢỚI ĐÒN PHẢI • Không thuận lợi để đưa điện cực qua van ba lá nhất là khi làm mù phải thêm động tác quay điện cực gần 180 độ sau khi đã tiếp cận nhĩ phải. • Vẫn có thể làm được nếu có màn tăng sáng hoặc người làm thủ thuật có kinh nghiệm. • Ưu điểm: “để dành” vùng TM dưới đòn trái cho cấy MTN vĩnh viễn sau này nếu có CĐ.
  47. HƢỚNG TIẾP CẬN TỪ TM DƢỚI ĐÒN PHẢI
  48. HƢỚNG TIẾP CẬN TỪ TM DƢỚI ĐÒN PHẢI Tư thế chiếu nghiêng phải 30 độ
  49. HƢỚNG TIẾP CẬN TỪ TM DƢỚI ĐÒN PHẢI Tư thế chiếu nghiêng phải 30 độ
  50. Đẩy điện cực qua van ba lá vào buồng thất phải Tư thế chiếu nghiêng phải 30 độ
  51. Rút nhẹ điện cực ra 1 – 2 cm cho đầu điện cực thả lỏng tự do trong buồng tim, quay ngƣợc chiều kim đồng hồ quặt đầu điện cực xuống rồi đẩy vào mỏm thất phải Tư thế chiếu nghiêng phải 30 độ
  52. Đẩy thêm điện cực vào để “bụng” điện cực chùng vừa phải trong lòng nhĩ phải Tư thế chiếu nghiêng phải 30 độ
  53. LƢU Ý • Luôn lưu tâm đến điện tim trên máy theo dõi tránh gây ngoại tâm thu và khởi phát tim nhanh thất do đầu điện cực kích thích vào tâm thất.
  54. ĐƢỜNG TM ĐÙI
  55. ĐƢỜNG TM ĐÙI • Ưu điểm: nhanh, thuận lợi dưới màn tăng sáng, nhất là trong can thiệp ĐMV. • Nhược điểm: nguy cơ nhiễm trùng, huyết khối TM sâu chi dưới, hạn chế vận động cho BN.
  56. CỐ ĐỊNH ĐIỆN CỰC TRONG BUỒNG TIM • Đầu điện cực phải bám chắc vào bè cơ. • Soi trên màn tăng sáng thấy đầu điện cực di động qua lại nhẹ nhàng một kiểu thuần nhất theo chu chuyển tim. • Điện tâm đồ không thấy ngoại tâm thu thất đi sau mỗi nhát tạo nhịp. • Để trùng “bụng” điện cực với độ cong và độ dài hợp lý.
  57. ĐẶT TẠO NHỊP BUỒNG NHĨ
  58. • Tạo nhịp nhĩ trong một số trường hợp thường gặp: – Suy nút xoang có ngất mà dẫn truyền nhĩ thất còn tốt. – Hội chứng QT dài với dẫn truyền nhĩ thất tốt. – Tạo nhịp vượt tần số cắt cơn tim nhanh trên thất.
  59. ĐẶT TẠO NHỊP TẠI GIƢỜNG
  60. ĐẶT TẠO NHỊP TẠI GIƢỜNG • Thực hành nhiều với màn XQ tăng sáng sẽ giúp mang lại kinh nghiệm để làm “mù” tại giường. • Loại dây điện cực có bóng ở đầu sẽ tự trôi qua van ba lá. • Trong trường hợp cấp cứu khẩn cấp: nên chọn TM dưới đòn trái. • Cần biết ước lượng độ dài điện cực đưa vào người BN. Có thể đo ướm trực tiếp trên người bệnh.
  61. ƢỚC LƢỢNG ĐỘ DÀI ĐIỆN CỰC GIÚP CHO TÌNH HUỐNG ĐẶT TẠO NHỊP TẠI GIƢỜNG QUA TM DƢỚI ĐÒN ~ 25 - 27 cm TRÁI Vòng van ba lá
  62. ƢỚC LƢỢNG ĐỘ DÀI ĐIỆN CỰC ~ 20 - 22 cm QUA TM DƢỚI ĐÒN Vòng PHẢI van ba lá
  63. Đặt tạo nhịp tại giƣờng • Khi đầu điện cực tới vòng van ba lá, đoạn điện cực cần đẩy vào thêm: ~ 5 – 6 cm là vừa. • Hầu như không thể vào mỏm thất phải nếu làm “mù”. • Có thể phải chấp nhận ở ĐRTP hoặc VLT, miễn là ngưỡng tạo nhịp tốt (< 1 mA), có các bằng chứng khi theo dõi điện tim cho thấy điện cực ổn định. • Trường hợp khẩn cấp không cố “hoàn hảo” đưa điện cực vào mỏm thất phải bằng mọi cách khi làm tại giường. • Trường hợp khẩn cấp: nên chọn TM dưới đòn trái.
  64. BIỂU HIỆN ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG KHI ĐẶT TẠO NHỊP TẠM THỜI
  65. • Luôn lưu tâm quan sát điện tâm đồ trong suốt quá trình đặt máy tạo nhịp !
  66. MÁY DẪN TỐT – Tạo nhịp thất Sóng Spike
  67. MÁY DẪN TỐT – Tạo nhịp nhĩ Sóng Spike
  68. MÁY KHÔNG DẪN
  69. TẠO NHỊP MỎM THẤT PHẢI
  70. TẠO NHỊP MỎM THẤT PHẢI Vector tổng khử cực thất
  71. TẠO NHỊP ĐƢỜNG RA THẤT PHẢI Vector tổng khử cực thất
  72. CƢỜNG ĐỘ TẠO NHỊP • Cường độ dòng điện hoặc hiệu điện thế mà ta cài đặt để máy phát xung dẫn nhịp tim. Thường ký hiệu là Output. • Đơn vị: mA (quy ước). • Có loại MTN tính theo hiệu điện thế: Volt (V). • Tùy loại máy ta đang dùng cho BN ghi chép hồ sơ là mA hoặc V.
  73. CƢỜNG ĐỘ TẠO NHỊP Cường độ tạo nhịp, đv: mA mA
  74. CƢỜNG ĐỘ TẠO NHỊP Cường độ tạo nhịp, đv: V
  75. CƢỜNG ĐỘ TẠO NHỊP • 1 mA ≠ 1 V • Định luật Ohm: U = I x R. • MTN tạm thời không cho ta biết điện trở của dòng điện. – Nếu I = 1 mA – và giả sử R = 500Ω U = 0,5V.
  76. TÌM NGƢỠNG TẠO NHỊP • Ngưỡng tạo nhịp là cường độ dòng điện hoặc hiệu điện thế (tùy loại máy) thấp nhất mà máy còn dẫn được tim. • Cách tìm: – Tăng tần số máy cao hơn tần số BN 10 – 20 nhịp. – Hạ dần Output máy từ cao xuống thấp (VD: 5 mA 3 mA 1 mA 0,5 mA) cho đến khi máy mất dẫn thì ngừng lại. – Lại tăng nhẹ Output ít một cho tới khi máy dẫn đều. – Ngưỡng tạo nhịp: là mức Output thấp nhất mà máy dẫn tốt. – Ngưỡng chấp nhận được ≤ 1 mA.
  77. • Nếu ngưỡng tạo nhịp buồng thất > 1 mA Cố gắng chỉnh lại điện cực hoặc lái điện cực tìm vị trí khác xung quanh cho đến khi đạt được ngưỡng < 1 mA.
  78. TÌM NGƢỠNG TẠO NHỊP
  79. CÀI ĐẶT CƢỜNG ĐỘ TẠO NHỊP • Cài đặt cường độ tạo nhịp gấp 1,5 – 2,5 lần ngưỡng và tối thiểu là 3 mA (đảm bảo an toàn). • VD: – Ngưỡng = 0,8 mA cài 3 mA – Ngưỡng = 1 mA cài 3 mA
  80. NHẬN CẢM CỦA MÁY • Ký hiệu: Sensitivity (mV) • Nhịp tự nhiên của BN truyền xung động qua dây điện cực về MTN MTN có khả năng nhận biết được nhịp nội tại này. • Mỗi lần khử cực tâm thất (hoặc tâm nhĩ) đều xuất hiện 1 hiệu điện thế (mV). • VD: BN Nguyen Van A. – Đo được hiệu điện thế của khử cực tâm thất = 8 mV – và tâm nhĩ = 3,6 mV
  81. NHẬN CẢM CỦA MÁY
  82. TÌM NGƢỠNG NHẬN CẢM CỦA MÁY • Tìm ngưỡng nhận cảm của máy = đo hiệu điện thế nội tại tự nhiên của tim. • Cách làm: – Giảm tần số máy thấp hơn 10 – 20 nhịp so với nhịp tim BN đang có. – Vặn nút nhận cảm (Sensitivity) theo mức mV từ thấp đến cao cho đến khi thấy spike phát xung của máy tranh chấp với nhịp BN mặc dù vẫn có nhịp tim tự nhiên của BN. – Lại vặn từ từ nút theo chiều ngược lại cho đến khi không còn thấy spike do máy phát xung nữa mà chỉ có nhịp tim tự nhiên của BN đều đặn đây chính là hiệu điện thế nội tại của tim.
  83. CÀI ĐẶT ĐỘ NHẠY CỦA MÁY • Cài đặt mức Sensitivity ít nhất = ½ mức ngưỡng vừa đo được. • Ví dụ: – Tìm được ngưỡng nhận cảm của thất = 7 mV cài đặt Sensitivity = 3,5 mV. – Tất cả các xung > 3,5 mV mà máy nhận được máy sẽ coi là nhịp của BN máy không phát xung mà tiếp tục nằm “chờ”.
  84. (tiếp VD) • Nếu cài đặt quá nhạy: giả sử 0,5 mV MTN sẽ lầm tưởng hoạt động của nhĩ, hoạt động của cơ xương, hoặc điện từ bên ngoài là nhịp thất tự nhiên máy không phát xung tạo nhịp. • Gọi là hiện tương: Oversensing
  85. Nhận cảm quá nhạy (Oversensing)
  86. Nhận cảm quá nhạy Oversensing (VVI)
  87. Nhận cảm quá nhạy Oversensing (AAI)
  88. (tiếp VD) • Nếu cài đặt mức mV cao: VD > 7 mV máy vẫn nhận tín hiệu của nhát bóp tự nhiên nhưng không cho rằng đó là nhịp thất bóp cứ phát xung đều (hiện tượng Undersensing) xen kẽ lộn xộn giữa nhịp máy và nhịp tự nhiên của BN spike đánh vào sóng T hiện tượng giống ngoại tâm thu R/T tim nhanh thất, rung thất.
  89. Nhận cảm quá kém (Undersensing)
  90. Nhận cảm quá kém (Undersensing)
  91. TẠO NHỊP VƢỢT TẦN SỐ BộBộ phậnphận nútnút phátphát xungxung tạotạo nhịpnhịp vượtvượt tầntần sốsố
  92. TÁC DỤNG • Cắt cơn nhịp nhanh. – Cắt cơn nhịp nhanh trên thất: đặt 1 dây điện cực nhĩ. – Cắt cơn nhịp nhanh thất: đặt 1 dây điện cực thất. • Lưu ý: kích thích tạo nhịp vượt tần số có thể sinh ra cơn tim nhanh loại khác.
  93. CÁCH TIẾN HÀNH TẠO NHỊP VƢỢT TẦN SỐ • Xác định tần số tim hiện tại của BN • Cài đặt tần số nhịp máy nhanh hơn tần số tim khoảng 15 – 20 nhịp/phút. • Ấn nút phát xung của máy mỗi lần khoảng 10 – 20 nhịp để cho máy cướp quyền chủ nhịp của cơn nhịp nhanh. Tim BN sẽ dẫn hoàn toàn theo MTN. • Nhả tay khỏi nút để ngắt phát xung đột ngột. Tim không còn dẫn theo MTN nữa. • Khi đó, xung động từ nút xoang “chờ sẵn” sẽ “lao xuống” dẫn nhịp tim.
  94. THEO DÕI BỆNH NHÂN ĐẶT TẠO NHỊP TẠM THỜI • Làm điện tâm đồ12 chuyển đạo sau đặt máy. • Theo dõi biến chứng do chọc mạch. • Theo dõi cài đặt tần số, cường độ phát xung, mức nhận cảm, đèn báo hết pin hàng ngày. • Theo dõi cáp nối điện cực. • Mắc monitor theo dõi liên tục. • Thay băng vị trí đường vào. Không tác động lực lớn lên hệ thống dây điện cực tránh kéo tuột điện cực.
  95. BIẾN CHỨNG
  96. BIẾN CHỨNG • Thủ thuật chọc mạch: – Tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi – Tắc mạch do khí, do huyết khối – Gây tê quá nhiều bằng Lidocain lidocain ngấm vào máu xóa mất nhịp thoát thất ở BN BAV3 ngừng tim. – Đầu guidewire vào thất phải gây ngoại tâm thu thất khởi phát xoắn đỉnh, tim nhanh thất, rung thất. – Chọc vào động mạch, đặt dây điện cực vào thất trái
  97. BIẾN CHỨNG • Rối loạn nhịp: – Do lái điện cực thô bạo trong buồng thất phải gây nhiều ngoại tâm thu thất, tim nhanh thất. – Gây ra tình trạng phụ thuộc MTN nhất thời ở các BN có nhịp nội tại quá chậm dẫn đến ngừng tim nếu rút dây điện cực không để tần số MTN quá nhanh so với nhịp nội tại trong khi lái dây điện cực, phải quan sát điện tim mỗi lần chỉnh đầu dây điện cực. – Đầu điện cực không cố định gây ngoại tâm thu thất, tim nhanh thất.
  98. BIẾN CHỨNG • Cơ học: – Thủng tim gây tràn máu màng tim do lái dây điện cực thô bạo. – Mắc và cuộn dây điện cực trong các sợi dây chằng của van ba lá. – Tổn thương cơ học bó His gây Block nhĩ thất hoàn toàn. – Tổn thương cơ học nhánh phải của bó His gây block nhĩ thất ở các BN có sẵn block nhánh trái. – Giật cơ hoành
  99. BIẾN CHỨNG • Rối loạn hoạt động MTN: – Tuột điện cực mất dẫn MTN ngừng tim ở các BN bị phụ thuộc MTN. – Dây điện cực hỏng mất dẫn – MTN hỏng, không phát xung – MTN hết pin do không kiểm tra đèn báo sắp hết pin hàng ngày. – Không cài hoặc cài đặt độ nhận cảm không hợp lý RL nhận cảm (oversensing hoặc undersensing) – MTN hỏng chức năng nhận cảm
  100. Xin cảm ơn các anh chị và các bạn đã chú ý lắng nghe!